ĐỊA LINH NHÂN KIỆT 25/b (Bảy núi)
(ĐC sưu tầm trên NET)
Bí ẩn chưa được giải mã
Thất Sơn và Bảy Núi là hai tên riêng. Địa danh Thất Sơn xuất hiện trong quyển Đại Nam nhất thống chí của Quốc sử quán triều Nguyễn biên soạn năm 1865, gồm 7 ngọn: núi Tượng, núi Tô, núi Cấm, núi Ốc Nhâm, Nam Vi, Tà Biệt, Nhân Hòa (hiện các núi này thuộc huyện Tịnh Biên và Tri Tôn). Còn Bảy Núi là tên huyện thành lập năm 1977, đến năm 1979 thì tách thành 2 huyện Tri Tôn và Tịnh Biên.
Theo thống kê, Thất Sơn có 37 núi, đồi nhưng vì sao từ xa xưa lại chọn 7 ngọn núi này? Sự kỳ thú này làm tốn bao bút mực đời sau nhưng bức màn bí ẩn tên gọi Thất Sơn vẫn chưa lộ. Nhà văn Hồ Biểu Chánh, khi làm thơ ký ở Long Xuyên, rồi nhà nghiên cứu văn học, văn hóa và lịch sử Việt Nam Nguyễn Văn Hầu sưu khảo viết quyển Nửa tháng trong vùng Thất Sơn đã liệt kê 7 ngọn núi nhưng tên núi đều khác so với đời xưa. Sau đó, cuốn Việt Nam tự điển do Lê Văn Đức biên soạn, xuất bản năm 1970, đã chú giải tên 7 ngọn núi lại khác so với sưu khảo của ông Hầu, ông Chánh.
Năm 1984, Trần Thanh Phương viết Những trang sử về An Giang nêu Thất Sơn gồm núi Cấm, núi Dài Năm Giếng (Ngũ Hồ Sơn), núi Cô Tô (Phụng Hoàng Sơn), núi Dài (Ngọa Long Sơn), núi Tượng (Liên Hoa Sơn), núi Két (Anh Vũ Sơn), núi Nước (Thủy Đài Sơn) và các tên này gần đúng với quan niệm của dân gian nên được dùng phổ biến. Nhưng năm 2000, một kỹ sư ở An Giang cho rằng Thất Sơn phải là núi Phụng Hoàng Sơn, Ngọa Long Sơn, Liên Hoa Sơn, núi Cấm, núi Phú Cường, núi Nam Qui và khối núi Trà Sư (gồm núi Két, Trà Sư).
Vị kỹ sư này giải thích đời xưa xem rồng, kỳ lân, rùa, phụng, voi, hổ là các con vật tín ngưỡng cao quý tượng trưng cho tầng lớp vua chúa, mãnh tướng, hiền nhân. Vì thế, các ngọn núi với tên của các con linh thú này bao quanh, bảo vệ lấy núi Cấm là ngọn núi cao nhất làm trung tâm. Nhà văn Sơn Nam nhận định: Đời Tự Đức chọn đó là 7 điểm linh huyệt nhưng sau này mỗi người giải thích một cách, quan lại địa phương sưu tầm, vội vã chép vào sử. Nhà văn Sơn Nam lập luận gọi tên Thất Sơn để đối xứng với sông Cửu Long, tạo ra âm dương hài hòa trong thuật số.
Đoàn Minh Huyên là hoàng tử nhà Tây Sơn ?
Núi Két ở xã Thới Sơn, H.Tịnh Biên cao 225 m, là ngọn núi độc đáo trong quần thể Thất Sơn, với khối đá khổng lồ nằm cheo leo trên vách đá nhìn như đầu chim két. Các cựu lão vùng này đều kính trọng gọi là núi ông Két và tin rằng khi mỏ ông xê dịch, nhân gian sẽ gặp chuyện bất ngờ. Các cựu lão kể, do bị bom đạn tàn phá nên mỏ ông Két bị gãy bể, sau này nhìn khối đá giống như đầu con ngựa hơn đầu chim.
Gần núi Két là trại ruộng Thới Sơn, nơi Đức Phật thầy Tây An (1807 - 1856), tức Đoàn Minh Huyên dẫn theo chúng đệ và 12 vị hiền thủ khai phá rừng rú, thu phục ác thú, lập nên trại ruộng, mở ra công cuộc khẩn hoang ở Nam bộ. Cụ đã lập đạo Bửu Sơn Kỳ Hương, tu tâm giúp đời. Do thân thế cụ thần bí nên nhiều suy luận Đức Phật thầy Tây An có thể là hoàng tử Nguyễn Quang Mục, sinh năm 1789, là con vua Quang Trung và Ngọc Hân công chúa. Các trang mạng và một số tờ báo giải trí hay đăng tải ngôi mộ Phật Mẫu ở Cái Nai, H.Chợ Mới, An Giang chính là ngôi mộ Ngọc Hân công chúa (?!). Nhiều giả thuyết suy luận Ngọc Hân và 2 hoàng tử đã trốn thoát trong cơn loạn tru di, vào phương nam thay tên đổi họ ẩn dật.
Mới đây, Hội Khoa học lịch sử An Giang đã tổ chức hội thảo khoa học Nhân vật lịch sử Đoàn Minh Huyên, nhằm làm sáng tỏ thân phận bí ẩn cũng như công khai phá vùng đất hoang hóa của cụ và các chúng đệ tử. Các đại biểu nhận định, năm 1849, ở các làng quê bùng lên dịch tả làm người chết vô số và Đoàn Minh Huyên lúc ấy sống ở làng Tòng Sơn, Sa Đéc đã trị dứt bệnh nhiều người không lấy tiền nên được dân tôn thờ. Tiếng lành đồn xa, người bệnh kéo tới ngày càng đông, gây nghi ngại cho quan tỉnh nên Đoàn Minh Huyên bị đưa qua Châu Đốc tu hành trong chùa Tây An, nhưng thực chất để giam lỏng, giám sát.
Trong hội thảo, một số bài nghiên cứu lại đề cập đến thân phận thế tử lưu vong. Thạc sĩ Mai Thị Thanh, Trường ĐH Đồng Tháp và thạc sĩ Nguyễn Hữu Hiếu, nhà nghiên cứu lịch sử văn hóa Đồng Tháp dựa vào các câu sấm giảng đặt nghi vấn: Đoàn Minh Huyên là con vua Quang Trung. Thạc sĩ Hiếu lý giải đạo Bửu Sơn Kỳ Hương là ẩn dụ của chữ Tây Sơn tức là Bửu Sơn và tên thật của vua Quang Trung là Hồ Thơm, tức Kỳ Hương.
Thanh Dũng
Ở thị trấn Nhà Bàng (H.Tịnh Biên, An Giang), người ta hay nhắc đến
ông Cao Nhà Bàn, còn gọi là Năm Cao, là người dị tướng. Ông Lê Thanh
Phong (55 tuổi, ngụ thị trấn Nhà Bàng) kể ông Cao Nhà Bàn tên thật là Lê
Văn Thùy (sinh năm 1849, ngụ ở Tiền Giang), do vợ con bị dịch bệnh chết
nên buồn rầu bỏ vào Thất Sơn. Ông Phong nói: “Ông nội của tôi là Lê Văn
Sóc đã kết nghĩa huynh đệ cùng cụ Thùy nên tụi tôi gọi cụ là ông nội
nuôi. Ông bà nội tôi kể, cụ Thùy lúc đó tướng mạo bình thường nhưng sau
lần bệnh chết đi sống lại thì lạ làm sao, cơ thể ông biến đổi dài thượt,
cao như người khổng lồ”.
Nhà nghiên cứu Nguyễn Văn Hầu và nhà nghiên cứu Liêm Châu đã sưu khảo các nhân vật kỳ lạ, đều đề cập đến dị nhân này. Cụ Hầu nay là người thiên cổ, còn cụ Liêm Châu năm nay đã bước vào tuổi 90. Cụ Châu kể, lúc đó do mê sưu khảo nên thời trai trẻ, cụ đã đến phần mộ cụ Thùy gặp các nhân chứng sống viết về cuộc đời kỳ lạ của cụ trong tập sách Biên Thùy truyện ký.
Các lão ông kể lại lúc cụ Thùy bắt được con cá trê vàng trên suối đem nấu với canh bầu ăn thì xảy ra chuyện lạ thường. Trước đó, cụ đã mắc trận mưa lớn nên ăn xong canh cá vàng thì ngã bệnh. Đến khi hết bệnh, cơ thể cụ như kéo giãn ra, cao hơn 2,75 m, sự lạ lùng này làm người xung quanh kinh ngạc. Do thấy cụ kỳ hình dị tướng lại hốt thuốc giúp người nên dân chúng rất hiếu kỳ đến xem và xin thuốc. Pháp tình nghi cụ phá rối trị an nên năm 1903 đưa cụ về Châu Đốc điều tra nhưng cho phép cụ được đi lại trong Châu Đốc. Lúc cụ dạo phố, người dân thấy người khổng lồ nên hiếu kỳ xúm lại hỏi chuyện, gây ách tắc đường nên cảnh sát đưa cụ về bót quản thúc.
Năm 1904, chủ tỉnh Châu Đốc là Doceuil tổ chức hội thi “người khổng lồ” và cụ Thùy đoạt giải quán quân. Vì cụ ở Nhà Bàn (sau này đổi tên là Nhà Bàng), lại cao quá khổ nên người ta gọi là Cao Nhà Bàn. Lúc này, thấy dân chúng mến mộ cụ Cao nên Doceuil e ngại cho ngấm ngầm chích thuốc làm cụ tê liệt tứ chi rồi mới thả. Cũng chưa yên tâm, Pháp tiếp tục theo dõi, sau đó thấy cụ bại liệt nằm một chỗ mới thôi. Có lần Phó tham biện Châu Đốc và Chánh án Tòa sơ thẩm Châu Đốc tới thăm, buông lời khuyên cụ đi trị bệnh để họ đưa cụ đi thi người cao nhất thế giới. Cụ Cao bình thản đáp: “Nhờ mấy lọ thuốc nhiệm màu của các ông chích lúc trước mà tôi từ người khỏe mạnh đã thành bại liệt suốt 20 năm qua, ơn đức ấy còn hơn giam giữ tôi trong khám”.
Theo ông Phong, cụ Cao mất năm 1925, phần mộ chôn ở gần núi Trà Sư, lúc ấy là mộ đất, không để ngày tháng năm sinh hay mất, sau này mới xây lại mộ đá.
Ông Phong cho biết lúc sống cụ Cao không xỏ vừa các dép, guốc thường do đôi chân quá khổ nên hay đi chân trần. Khi cụ mất, do khổ người quá lớn nên không quan tài nào vừa.
Hang ông bác vật
Núi Cấm (xã An Hảo, H.Tịnh Biên) là ngọn núi cao nhất Thất Sơn, với chiều cao 720 m, có nhiều hang động sâu thẳm. Một trong những hang động còn lưu truyền sự bí ẩn là hang ông bác vật Lang với câu vè: “Đàn kêu tích tịch tình tang /Đố ai biết được trong hang là gì?/Đàn kêu tích tịch tì tì /Đố ai biết được cái gì trong hang?”.
Ông bác vật Lang tên thật là Lưu Văn Lang, quê ở Sa Đéc, nay thuộc
tỉnh Đồng Tháp. Ông Nguyễn Nhứt Thống, Trưởng ban Tuyên giáo TP.Sa Đéc,
Đồng Tháp kể cụ Lang xuất thân gia đình trung nông, năm 17 tuổi được học
bổng sang Pháp du học. Năm 1904, cụ tốt nghiệp loại ưu, xếp thứ hạng
8/250 sinh viên du học ở Pháp. Pháp biết cụ giỏi muốn giữ lại nhưng cụ
từ chối. Pháp muốn triệt tiêu ý chí, làm nhục cụ nên giao cụ xây dựng
đường sắt xuyên Việt Nam - Trung Quốc, dù lúc này cụ mới bước qua tuổi
20. Họ muốn cụ chết ở môi trường khắc nghiệt hoặc nản do khổ cực mà quay
lại cầu cạnh.
Ông Thống nói cái tên bác vật do người dân Sa Đéc kính trọng đặt, bởi cụ giỏi như bác học. Sau này, có nhiều nhà bác vật nhưng không tên tuổi nào qua được cụ Lang. Người già vùng An Giang, Đồng Tháp vẫn xem cụ như là nhân vật huyền thoại với biệt tài gõ đất. Họ kể cụ Lang cầm cây gậy ba toong gõ đất vài cái là biết vùng đó sẽ bị lở hay không mà khuyên người dân lo trước.
Như vùng đất Mũi Cần Dố ở Sa Đéc, cụ Lang xem xong nói nơi này bị sạt lở nặng. Người dân nghe, tin nhưng các quan chức Pháp cười cợt vì cụ Lang học ở Pháp thì tài năng không thể giỏi hơn kỹ sư của họ. Nhưng không lâu sau đất lở sâu vào cả chục thước nên người Pháp cũng rất nể cụ. Cụ Lang còn có tài gõ cầu, nghe tiếng dội lại biết cầu xây yếu chỗ nào nên Pháp nhiều lần mời cụ đến khắc phục. Vì cụ quá giỏi địa chất nên Pháp đã chỉ định cụ thám hiểm hang động trên núi Cấm với mục đích xem trong hang có khoáng sản, kho tàng như dân gian đồn đoán không.
Câu chuyện ly kỳ ấy được cụ Ba Lưới (98 tuổi, ngụ trên núi Cấm) kể lại. Do chưa biết miệng hang sâu thế nào nên đoàn người cột một con khỉ thả xuống hang nhưng kéo lên thì con khỉ biến mất. Đoàn người lấy làm lạ bèn cột con chó thả xuống nhưng chó cũng biến mất. Ai nấy hãi hùng, sợ sệt không biết dưới hang có bí ẩn gì nhưng cụ Lang vẫn điềm tĩnh buộc dây vào người chui xuống hang. Đoàn người thả dây quá cả trăm thước, họ cứ chờ đợi trong mỏi mòn lẫn lo sợ. Đến rạng sáng hôm sau mới thấy ông bác vật bò lên, hỏi có gì dưới đó, cụ không nói, chỉ ú ớ lắc đầu... Đến nay, chưa ai chui xuống thám hiểm hang động này nên bí ẩn trong lòng hang vẫn bao trùm cùng ông bác vật.
Cụ Lang rất có khí phách, làm cho Pháp nhưng lại chống Pháp đến cùng, tên cụ Lang được đặt tên đường và tên trường ở Sa Đéc. Ông Thống nói, hiện trong văn khố Pháp còn lưu giữ lại tư liệu cụ Lang, cho thấy họ cũng xem trọng cụ.
Trù yểm bò đua
Hằng năm, đến lễ Donta là đồng bào Khmer vùng Thất Sơn lại sôi nổi đua bò truyền thống. Ở các cuộc đua bò vẫn hay xảy ra các chuyện như đôi bò đang chạy băng băng gần tới đích bỗng nhiên lồng lên, chạy tạt ngang, bị phạm quy, thua cuộc. Nhiều người xì xầm đôi bò đã trúng bùa nên đang chạy đột nhiên thấy cọp dữ hoặc thấy hầm hố thì chúng hoảng sợ lồng lên chạy hoảng.
Ai thắng cuộc được trầm trồ ngưỡng mộ, đôi bò đua lọt vào mắt các “tuyển trạch” viên nên cuộc đua nào cũng mang tính chất quyết liệt không kém gì đua ngựa. Người ta còn truyền nhau rằng để chống lại bùa chú, huyền thuật, trước thi đấu vài ngày, chủ bò dùng máu chó mực, quần của phụ nữ lúc có kinh nguyệt yểm lên bò trừ tà. Sau đó khi ra trường đua, dù đối phương có làm bùa chú thì đôi bò nhà cũng không giật mình chạy bậy.
Nhà văn Sơn Nam thời trai trẻ nghiên cứu về vùng đất Thất Sơn đã được các bạn hữu cung cấp tư liệu về đua xe bò. Từ đấy, Sơn Nam đã viết nên truyện Đua xe bò Thất Sơn với các tình tiết ly kỳ cùng những cuộc đua ngoạn mục... Nhân vật chính và có thật là ông Năm Đắt, đua xe bò quá giỏi, cuộc đua nào cũng thắng, làm nhiều tay cá cược phía bên kia thua cuộc nên họ yểm bùa lên bò của ông nhưng không thành. Không lâu sau, Năm Đắt bị bệnh chết đột ngột và người ta nghi ngờ ông bị yểm chết.
Truyện ngắn ấy được đăng trên báo Dân Tộc trong năm 1968, sau đó NXB Lúa Trời đã in tái bản kèm lời giới thiệu của nhà văn Bình Nguyên Lộc, như sau: “NXB Lúa Trời đã làm công việc vô cùng hữu ích này, chúng tôi hoan nghênh, khoa học văn minh là cái này đây, là những cuộc đua xe bò, những trận đá gà, đá cá lia thia, lúa trời, những chiếc nóp... Những cái tối tăm không tên tuổi ấy vậy mà nó họp lại thành nền văn minh riêng biệt của ta đó, mà trên thế giới này không có nơi nào có hết…”.
'Độc nhãn thần ngưu'
Ông Nguyễn Văn Tấn, năm nay 73 tuổi, đã có hơn 50 năm say mê đua bò, huấn luyện bò đua. Ông Tấn bị chột mắt, đi đua bò đoạt nhiều giải nên được gọi là “độc nhãn thần ngưu”. Nơi Hai Tấn đang ở là căn nhà đơn sơ, nằm lọt thỏm trong chốn thâm u, gần chân núi Cấm thuộc ấp Tà Lọt, xã An Hảo, H.Tịnh Biên.
Hồi ức lại chuyện xưa, lão tướng kể, hồi đó gọi là đi bo bò, sau này mới gọi là đua. Bo bò xuất hiện từ lúc nào không ai nhớ đích xác, chỉ ước chừng trong khoảng năm 1920, đi bo bò rất phổ biến. Ông Tấn nói ngày xưa đua bò vẫn có đua bằng xe, nghĩa là hai cặp bò kéo xe chạy trên đường đua dài 200 m. Cách đua này người và bò đều mệt vì điều khiển vất vả nhưng đua xe bò vừa giải trí vừa có cá cược ngầm. Ông Hai Tấn nói: “Lúc đó, ông Năm Đắt nổi tiếng là người đua giỏi, tay nghề ổng rất siêu nên bò tuyển lựa đều là bò chiến”.
Lão cao thủ nhớ lại, ngày xưa, sau khi thu hoạch lúa xong, các chủ bò rủ nhau mang bò đến các sân rộng trong chùa Khmer để bừa đất thí công nhằm thư giãn và cầu mùa lúa sau trúng vụ, rồi chủ bò hứng lên rủ bo bò đua. Những đôi bò chiến thắng được các sư cả, à cha tặng phần thưởng, có khi là cái ách, cái bừa, sợi dây nài, vòng lục lạc... Ông Tấn nói, bò đi bo là bò giỏi nên các “tuyển trạch” viên bò đều kéo về theo dõi cuộc đua để chọn mua bò chiến. “Bò giỏi bo từ 3 - 4 vòng sân đua dài 200 m xong, chúng cũng không mệt, không thở đứt hơi, không chạy bậy. Đôi bò thắng cuộc giá mua bằng 2 - 4 cặp bò thường”.
Ông Tấn nói ngày xưa bò rất có giá trị, lúc trục đất cấy lúa phải đánh bò trục cho đất ruộng nát nhừ ra mới cấy được lúa nên cần bò giỏi, bò khỏe. Mà đất vùng Thất Sơn lại khô cứng hơn các ruộng đất vùng dưới nên bò Thất Sơn phải khỏe mới bừa trục nổi, lái bò mua chúng về vùng dưới sức chúng làm bằng 3 đôi bò thường.
Kỳ thú tuyển bò
Lão tướng tiết lộ, để lựa được bò đua giỏi phải có con mắt tinh tường, phải nhìn xoáy lông của chúng mới xác định đó là bò giỏi hay phản chủ. Bò đua chiều cao khoảng 1,3 - 1,4 m là đúng tiêu chuẩn, bò cao lớn quá cày bừa có thể giỏi nhưng đua chạy chậm chạp. Ông Tấn nói thường người ta mua bò từ bé nuôi dưỡng rồi huấn luyện dần cho chúng quen với đường đua, nếu nó là bò giỏi thì đem đổ tiếp ra mẻ bò chiến. Ông Tấn kể: “Bò không có xoáy lông người ta không thích vì loại này ngổ ngáo lắm, hay chạy quàng, chạy tạt nên còn gọi là bò tạt hay bò lôi, đem đua là thua chắc”.
Hỏi chuyện yểm bùa bò đua, ông Tấn xác nhận có nhưng ai sợ bùa thì sợ, riêng ông thì không. Ông nói bùa chú chỉ dọa được những người yếu vía, còn người đua bò giỏi vững tin vào đôi bò của mình thì người vật như hiểu nhau, bùa chú vô tác dụng. Đôi bò được huấn luyện đến nơi đến chốn, chủ ra lệnh chạy đường nào là không dám chạy quàng đường khác. Ông Tấn tiết lộ, người điều khiển bò phải có chiêu riêng vì trên đường đua khi quẹo cua cần những kỹ xảo riêng để trong cách đứng ngồi thúc bò chạy không “sượng” chân.
Ông nói, ngày xưa đua bò phải là hai vòng hô một vòng thả mới chứng tỏ được giá trị sức bền, sức dẻo của đôi bò, nhưng nay thể lệ đua bị cắt hết, chỉ còn một vòng thả nên đôi bò chiến thắng chưa hẳn là bò giỏi... Ông tâm sự, cùng với nhiều nguyên nhân khác, chất lượng bò đua ngày càng giảm sút là điều rất đáng tiếc.
Thất Sơn truyền kỳ - Kỳ 1: Con vua Quang Trung ở Thất Sơn ?
Không những kỳ bí từ tên gọi, Thất Sơn (An Giang) luôn hấp dẫn nhân gian với bao câu chuyện nửa hư nửa thực về vùng đất của các kỳ nhân dị sĩ, các ông đạo, kho báu, cùng các loài ác thú như rắn khổng lồ, hổ báo...
Mộ Phật thầy Tây An ở chùa Tây An, P.Núi Sam, TP.Châu Đốc - Ảnh: T.D |
Thất Sơn và Bảy Núi là hai tên riêng. Địa danh Thất Sơn xuất hiện trong quyển Đại Nam nhất thống chí của Quốc sử quán triều Nguyễn biên soạn năm 1865, gồm 7 ngọn: núi Tượng, núi Tô, núi Cấm, núi Ốc Nhâm, Nam Vi, Tà Biệt, Nhân Hòa (hiện các núi này thuộc huyện Tịnh Biên và Tri Tôn). Còn Bảy Núi là tên huyện thành lập năm 1977, đến năm 1979 thì tách thành 2 huyện Tri Tôn và Tịnh Biên.
Theo thống kê, Thất Sơn có 37 núi, đồi nhưng vì sao từ xa xưa lại chọn 7 ngọn núi này? Sự kỳ thú này làm tốn bao bút mực đời sau nhưng bức màn bí ẩn tên gọi Thất Sơn vẫn chưa lộ. Nhà văn Hồ Biểu Chánh, khi làm thơ ký ở Long Xuyên, rồi nhà nghiên cứu văn học, văn hóa và lịch sử Việt Nam Nguyễn Văn Hầu sưu khảo viết quyển Nửa tháng trong vùng Thất Sơn đã liệt kê 7 ngọn núi nhưng tên núi đều khác so với đời xưa. Sau đó, cuốn Việt Nam tự điển do Lê Văn Đức biên soạn, xuất bản năm 1970, đã chú giải tên 7 ngọn núi lại khác so với sưu khảo của ông Hầu, ông Chánh.
Năm 1984, Trần Thanh Phương viết Những trang sử về An Giang nêu Thất Sơn gồm núi Cấm, núi Dài Năm Giếng (Ngũ Hồ Sơn), núi Cô Tô (Phụng Hoàng Sơn), núi Dài (Ngọa Long Sơn), núi Tượng (Liên Hoa Sơn), núi Két (Anh Vũ Sơn), núi Nước (Thủy Đài Sơn) và các tên này gần đúng với quan niệm của dân gian nên được dùng phổ biến. Nhưng năm 2000, một kỹ sư ở An Giang cho rằng Thất Sơn phải là núi Phụng Hoàng Sơn, Ngọa Long Sơn, Liên Hoa Sơn, núi Cấm, núi Phú Cường, núi Nam Qui và khối núi Trà Sư (gồm núi Két, Trà Sư).
Vị kỹ sư này giải thích đời xưa xem rồng, kỳ lân, rùa, phụng, voi, hổ là các con vật tín ngưỡng cao quý tượng trưng cho tầng lớp vua chúa, mãnh tướng, hiền nhân. Vì thế, các ngọn núi với tên của các con linh thú này bao quanh, bảo vệ lấy núi Cấm là ngọn núi cao nhất làm trung tâm. Nhà văn Sơn Nam nhận định: Đời Tự Đức chọn đó là 7 điểm linh huyệt nhưng sau này mỗi người giải thích một cách, quan lại địa phương sưu tầm, vội vã chép vào sử. Nhà văn Sơn Nam lập luận gọi tên Thất Sơn để đối xứng với sông Cửu Long, tạo ra âm dương hài hòa trong thuật số.
Đoàn Minh Huyên là hoàng tử nhà Tây Sơn ?
Núi Két ở xã Thới Sơn, H.Tịnh Biên cao 225 m, là ngọn núi độc đáo trong quần thể Thất Sơn, với khối đá khổng lồ nằm cheo leo trên vách đá nhìn như đầu chim két. Các cựu lão vùng này đều kính trọng gọi là núi ông Két và tin rằng khi mỏ ông xê dịch, nhân gian sẽ gặp chuyện bất ngờ. Các cựu lão kể, do bị bom đạn tàn phá nên mỏ ông Két bị gãy bể, sau này nhìn khối đá giống như đầu con ngựa hơn đầu chim.
Gần núi Két là trại ruộng Thới Sơn, nơi Đức Phật thầy Tây An (1807 - 1856), tức Đoàn Minh Huyên dẫn theo chúng đệ và 12 vị hiền thủ khai phá rừng rú, thu phục ác thú, lập nên trại ruộng, mở ra công cuộc khẩn hoang ở Nam bộ. Cụ đã lập đạo Bửu Sơn Kỳ Hương, tu tâm giúp đời. Do thân thế cụ thần bí nên nhiều suy luận Đức Phật thầy Tây An có thể là hoàng tử Nguyễn Quang Mục, sinh năm 1789, là con vua Quang Trung và Ngọc Hân công chúa. Các trang mạng và một số tờ báo giải trí hay đăng tải ngôi mộ Phật Mẫu ở Cái Nai, H.Chợ Mới, An Giang chính là ngôi mộ Ngọc Hân công chúa (?!). Nhiều giả thuyết suy luận Ngọc Hân và 2 hoàng tử đã trốn thoát trong cơn loạn tru di, vào phương nam thay tên đổi họ ẩn dật.
Mới đây, Hội Khoa học lịch sử An Giang đã tổ chức hội thảo khoa học Nhân vật lịch sử Đoàn Minh Huyên, nhằm làm sáng tỏ thân phận bí ẩn cũng như công khai phá vùng đất hoang hóa của cụ và các chúng đệ tử. Các đại biểu nhận định, năm 1849, ở các làng quê bùng lên dịch tả làm người chết vô số và Đoàn Minh Huyên lúc ấy sống ở làng Tòng Sơn, Sa Đéc đã trị dứt bệnh nhiều người không lấy tiền nên được dân tôn thờ. Tiếng lành đồn xa, người bệnh kéo tới ngày càng đông, gây nghi ngại cho quan tỉnh nên Đoàn Minh Huyên bị đưa qua Châu Đốc tu hành trong chùa Tây An, nhưng thực chất để giam lỏng, giám sát.
Trong hội thảo, một số bài nghiên cứu lại đề cập đến thân phận thế tử lưu vong. Thạc sĩ Mai Thị Thanh, Trường ĐH Đồng Tháp và thạc sĩ Nguyễn Hữu Hiếu, nhà nghiên cứu lịch sử văn hóa Đồng Tháp dựa vào các câu sấm giảng đặt nghi vấn: Đoàn Minh Huyên là con vua Quang Trung. Thạc sĩ Hiếu lý giải đạo Bửu Sơn Kỳ Hương là ẩn dụ của chữ Tây Sơn tức là Bửu Sơn và tên thật của vua Quang Trung là Hồ Thơm, tức Kỳ Hương.
Ông Đặng Hoài Dũng, Chủ tịch Hội Khoa học lịch sử cho
rằng giả thuyết đặt ra vua Quang Trung và Ngọc Hân công chúa là cha mẹ
ruột của Đoàn Minh Huyên quá mơ hồ, phi lịch sử. Ông Dũng nhận định công
lao của cụ rất lớn trong khai khẩn đất hoang, lập làng cũng như khai
sáng truyền bá chúng đạo Bửu Sơn Kỳ Hương, tu tâm giúp đời, yêu nước
chống Pháp. Trong đó, Quản cơ Trần Văn Thành là một trong những đệ tử
của cụ đã khởi nghĩa chống Pháp ở căn cứ Bảy Thưa... |
Thất Sơn truyền kỳ - Kỳ 2: Dị nhân và ông bác vật
Vùng Thất Sơn còn lưu truyền về sự biến đổi lạ thường của dị nhân Năm Cao, hay hang sâu huyền bí mang tên ông bác vật.
Dị nhân ở Nhà BàngMộ dị nhân Cao Nhà Bàn - Ảnh: Thanh Dũng |
Nhà nghiên cứu Nguyễn Văn Hầu và nhà nghiên cứu Liêm Châu đã sưu khảo các nhân vật kỳ lạ, đều đề cập đến dị nhân này. Cụ Hầu nay là người thiên cổ, còn cụ Liêm Châu năm nay đã bước vào tuổi 90. Cụ Châu kể, lúc đó do mê sưu khảo nên thời trai trẻ, cụ đã đến phần mộ cụ Thùy gặp các nhân chứng sống viết về cuộc đời kỳ lạ của cụ trong tập sách Biên Thùy truyện ký.
Các lão ông kể lại lúc cụ Thùy bắt được con cá trê vàng trên suối đem nấu với canh bầu ăn thì xảy ra chuyện lạ thường. Trước đó, cụ đã mắc trận mưa lớn nên ăn xong canh cá vàng thì ngã bệnh. Đến khi hết bệnh, cơ thể cụ như kéo giãn ra, cao hơn 2,75 m, sự lạ lùng này làm người xung quanh kinh ngạc. Do thấy cụ kỳ hình dị tướng lại hốt thuốc giúp người nên dân chúng rất hiếu kỳ đến xem và xin thuốc. Pháp tình nghi cụ phá rối trị an nên năm 1903 đưa cụ về Châu Đốc điều tra nhưng cho phép cụ được đi lại trong Châu Đốc. Lúc cụ dạo phố, người dân thấy người khổng lồ nên hiếu kỳ xúm lại hỏi chuyện, gây ách tắc đường nên cảnh sát đưa cụ về bót quản thúc.
Năm 1904, chủ tỉnh Châu Đốc là Doceuil tổ chức hội thi “người khổng lồ” và cụ Thùy đoạt giải quán quân. Vì cụ ở Nhà Bàn (sau này đổi tên là Nhà Bàng), lại cao quá khổ nên người ta gọi là Cao Nhà Bàn. Lúc này, thấy dân chúng mến mộ cụ Cao nên Doceuil e ngại cho ngấm ngầm chích thuốc làm cụ tê liệt tứ chi rồi mới thả. Cũng chưa yên tâm, Pháp tiếp tục theo dõi, sau đó thấy cụ bại liệt nằm một chỗ mới thôi. Có lần Phó tham biện Châu Đốc và Chánh án Tòa sơ thẩm Châu Đốc tới thăm, buông lời khuyên cụ đi trị bệnh để họ đưa cụ đi thi người cao nhất thế giới. Cụ Cao bình thản đáp: “Nhờ mấy lọ thuốc nhiệm màu của các ông chích lúc trước mà tôi từ người khỏe mạnh đã thành bại liệt suốt 20 năm qua, ơn đức ấy còn hơn giam giữ tôi trong khám”.
Theo ông Phong, cụ Cao mất năm 1925, phần mộ chôn ở gần núi Trà Sư, lúc ấy là mộ đất, không để ngày tháng năm sinh hay mất, sau này mới xây lại mộ đá.
Ông Phong cho biết lúc sống cụ Cao không xỏ vừa các dép, guốc thường do đôi chân quá khổ nên hay đi chân trần. Khi cụ mất, do khổ người quá lớn nên không quan tài nào vừa.
Hang ông bác vật
Núi Cấm (xã An Hảo, H.Tịnh Biên) là ngọn núi cao nhất Thất Sơn, với chiều cao 720 m, có nhiều hang động sâu thẳm. Một trong những hang động còn lưu truyền sự bí ẩn là hang ông bác vật Lang với câu vè: “Đàn kêu tích tịch tình tang /Đố ai biết được trong hang là gì?/Đàn kêu tích tịch tì tì /Đố ai biết được cái gì trong hang?”.
Ngôi trường mang tên ông bác vật |
Ông Thống nói cái tên bác vật do người dân Sa Đéc kính trọng đặt, bởi cụ giỏi như bác học. Sau này, có nhiều nhà bác vật nhưng không tên tuổi nào qua được cụ Lang. Người già vùng An Giang, Đồng Tháp vẫn xem cụ như là nhân vật huyền thoại với biệt tài gõ đất. Họ kể cụ Lang cầm cây gậy ba toong gõ đất vài cái là biết vùng đó sẽ bị lở hay không mà khuyên người dân lo trước.
Như vùng đất Mũi Cần Dố ở Sa Đéc, cụ Lang xem xong nói nơi này bị sạt lở nặng. Người dân nghe, tin nhưng các quan chức Pháp cười cợt vì cụ Lang học ở Pháp thì tài năng không thể giỏi hơn kỹ sư của họ. Nhưng không lâu sau đất lở sâu vào cả chục thước nên người Pháp cũng rất nể cụ. Cụ Lang còn có tài gõ cầu, nghe tiếng dội lại biết cầu xây yếu chỗ nào nên Pháp nhiều lần mời cụ đến khắc phục. Vì cụ quá giỏi địa chất nên Pháp đã chỉ định cụ thám hiểm hang động trên núi Cấm với mục đích xem trong hang có khoáng sản, kho tàng như dân gian đồn đoán không.
Câu chuyện ly kỳ ấy được cụ Ba Lưới (98 tuổi, ngụ trên núi Cấm) kể lại. Do chưa biết miệng hang sâu thế nào nên đoàn người cột một con khỉ thả xuống hang nhưng kéo lên thì con khỉ biến mất. Đoàn người lấy làm lạ bèn cột con chó thả xuống nhưng chó cũng biến mất. Ai nấy hãi hùng, sợ sệt không biết dưới hang có bí ẩn gì nhưng cụ Lang vẫn điềm tĩnh buộc dây vào người chui xuống hang. Đoàn người thả dây quá cả trăm thước, họ cứ chờ đợi trong mỏi mòn lẫn lo sợ. Đến rạng sáng hôm sau mới thấy ông bác vật bò lên, hỏi có gì dưới đó, cụ không nói, chỉ ú ớ lắc đầu... Đến nay, chưa ai chui xuống thám hiểm hang động này nên bí ẩn trong lòng hang vẫn bao trùm cùng ông bác vật.
Cụ Lang rất có khí phách, làm cho Pháp nhưng lại chống Pháp đến cùng, tên cụ Lang được đặt tên đường và tên trường ở Sa Đéc. Ông Thống nói, hiện trong văn khố Pháp còn lưu giữ lại tư liệu cụ Lang, cho thấy họ cũng xem trọng cụ.
Thanh Dũng
Thất Sơn truyền kỳ - Kỳ 3: Lão tướng 'độc nhãn' và bùa chú đua bò
Đua xe bò, đua bò chỉ có riêng ở vùng Thất Sơn. Người ta cho rằng để thắng cuộc nhiều người đã dùng huyền thuật, bùa chú yểm bò cho đối thủ bại trận.
Đua bò ở Thất Sơn - Ảnh: T.D |
Hằng năm, đến lễ Donta là đồng bào Khmer vùng Thất Sơn lại sôi nổi đua bò truyền thống. Ở các cuộc đua bò vẫn hay xảy ra các chuyện như đôi bò đang chạy băng băng gần tới đích bỗng nhiên lồng lên, chạy tạt ngang, bị phạm quy, thua cuộc. Nhiều người xì xầm đôi bò đã trúng bùa nên đang chạy đột nhiên thấy cọp dữ hoặc thấy hầm hố thì chúng hoảng sợ lồng lên chạy hoảng.
Ai thắng cuộc được trầm trồ ngưỡng mộ, đôi bò đua lọt vào mắt các “tuyển trạch” viên nên cuộc đua nào cũng mang tính chất quyết liệt không kém gì đua ngựa. Người ta còn truyền nhau rằng để chống lại bùa chú, huyền thuật, trước thi đấu vài ngày, chủ bò dùng máu chó mực, quần của phụ nữ lúc có kinh nguyệt yểm lên bò trừ tà. Sau đó khi ra trường đua, dù đối phương có làm bùa chú thì đôi bò nhà cũng không giật mình chạy bậy.
Nhà văn Sơn Nam thời trai trẻ nghiên cứu về vùng đất Thất Sơn đã được các bạn hữu cung cấp tư liệu về đua xe bò. Từ đấy, Sơn Nam đã viết nên truyện Đua xe bò Thất Sơn với các tình tiết ly kỳ cùng những cuộc đua ngoạn mục... Nhân vật chính và có thật là ông Năm Đắt, đua xe bò quá giỏi, cuộc đua nào cũng thắng, làm nhiều tay cá cược phía bên kia thua cuộc nên họ yểm bùa lên bò của ông nhưng không thành. Không lâu sau, Năm Đắt bị bệnh chết đột ngột và người ta nghi ngờ ông bị yểm chết.
Truyện ngắn ấy được đăng trên báo Dân Tộc trong năm 1968, sau đó NXB Lúa Trời đã in tái bản kèm lời giới thiệu của nhà văn Bình Nguyên Lộc, như sau: “NXB Lúa Trời đã làm công việc vô cùng hữu ích này, chúng tôi hoan nghênh, khoa học văn minh là cái này đây, là những cuộc đua xe bò, những trận đá gà, đá cá lia thia, lúa trời, những chiếc nóp... Những cái tối tăm không tên tuổi ấy vậy mà nó họp lại thành nền văn minh riêng biệt của ta đó, mà trên thế giới này không có nơi nào có hết…”.
'Độc nhãn thần ngưu'
Ông Nguyễn Văn Tấn, năm nay 73 tuổi, đã có hơn 50 năm say mê đua bò, huấn luyện bò đua. Ông Tấn bị chột mắt, đi đua bò đoạt nhiều giải nên được gọi là “độc nhãn thần ngưu”. Nơi Hai Tấn đang ở là căn nhà đơn sơ, nằm lọt thỏm trong chốn thâm u, gần chân núi Cấm thuộc ấp Tà Lọt, xã An Hảo, H.Tịnh Biên.
Hồi ức lại chuyện xưa, lão tướng kể, hồi đó gọi là đi bo bò, sau này mới gọi là đua. Bo bò xuất hiện từ lúc nào không ai nhớ đích xác, chỉ ước chừng trong khoảng năm 1920, đi bo bò rất phổ biến. Ông Tấn nói ngày xưa đua bò vẫn có đua bằng xe, nghĩa là hai cặp bò kéo xe chạy trên đường đua dài 200 m. Cách đua này người và bò đều mệt vì điều khiển vất vả nhưng đua xe bò vừa giải trí vừa có cá cược ngầm. Ông Hai Tấn nói: “Lúc đó, ông Năm Đắt nổi tiếng là người đua giỏi, tay nghề ổng rất siêu nên bò tuyển lựa đều là bò chiến”.
Lão cao thủ nhớ lại, ngày xưa, sau khi thu hoạch lúa xong, các chủ bò rủ nhau mang bò đến các sân rộng trong chùa Khmer để bừa đất thí công nhằm thư giãn và cầu mùa lúa sau trúng vụ, rồi chủ bò hứng lên rủ bo bò đua. Những đôi bò chiến thắng được các sư cả, à cha tặng phần thưởng, có khi là cái ách, cái bừa, sợi dây nài, vòng lục lạc... Ông Tấn nói, bò đi bo là bò giỏi nên các “tuyển trạch” viên bò đều kéo về theo dõi cuộc đua để chọn mua bò chiến. “Bò giỏi bo từ 3 - 4 vòng sân đua dài 200 m xong, chúng cũng không mệt, không thở đứt hơi, không chạy bậy. Đôi bò thắng cuộc giá mua bằng 2 - 4 cặp bò thường”.
Ông Tấn nói ngày xưa bò rất có giá trị, lúc trục đất cấy lúa phải đánh bò trục cho đất ruộng nát nhừ ra mới cấy được lúa nên cần bò giỏi, bò khỏe. Mà đất vùng Thất Sơn lại khô cứng hơn các ruộng đất vùng dưới nên bò Thất Sơn phải khỏe mới bừa trục nổi, lái bò mua chúng về vùng dưới sức chúng làm bằng 3 đôi bò thường.
Kỳ thú tuyển bò
Lão tướng tiết lộ, để lựa được bò đua giỏi phải có con mắt tinh tường, phải nhìn xoáy lông của chúng mới xác định đó là bò giỏi hay phản chủ. Bò đua chiều cao khoảng 1,3 - 1,4 m là đúng tiêu chuẩn, bò cao lớn quá cày bừa có thể giỏi nhưng đua chạy chậm chạp. Ông Tấn nói thường người ta mua bò từ bé nuôi dưỡng rồi huấn luyện dần cho chúng quen với đường đua, nếu nó là bò giỏi thì đem đổ tiếp ra mẻ bò chiến. Ông Tấn kể: “Bò không có xoáy lông người ta không thích vì loại này ngổ ngáo lắm, hay chạy quàng, chạy tạt nên còn gọi là bò tạt hay bò lôi, đem đua là thua chắc”.
Hỏi chuyện yểm bùa bò đua, ông Tấn xác nhận có nhưng ai sợ bùa thì sợ, riêng ông thì không. Ông nói bùa chú chỉ dọa được những người yếu vía, còn người đua bò giỏi vững tin vào đôi bò của mình thì người vật như hiểu nhau, bùa chú vô tác dụng. Đôi bò được huấn luyện đến nơi đến chốn, chủ ra lệnh chạy đường nào là không dám chạy quàng đường khác. Ông Tấn tiết lộ, người điều khiển bò phải có chiêu riêng vì trên đường đua khi quẹo cua cần những kỹ xảo riêng để trong cách đứng ngồi thúc bò chạy không “sượng” chân.
Ông nói, ngày xưa đua bò phải là hai vòng hô một vòng thả mới chứng tỏ được giá trị sức bền, sức dẻo của đôi bò, nhưng nay thể lệ đua bị cắt hết, chỉ còn một vòng thả nên đôi bò chiến thắng chưa hẳn là bò giỏi... Ông tâm sự, cùng với nhiều nguyên nhân khác, chất lượng bò đua ngày càng giảm sút là điều rất đáng tiếc.
Thanh Dũng
Nhận xét
Đăng nhận xét