CÂU CHUYỆN KHẢO CỔ 19 (Mộ Tần Thủy Hoàng)
(ĐC sưu tầm trên NET)
Lăng mộ của Tần Thủy Hoàng nằm ở phía bắc núi Ly Sơn (骊山) thuộc địa phận tỉnh Thiểm Tây (Trung Quốc), cách Tây An 50 km về phía đông.
Từ trên xuống dưới có ba tầng: trên cùng là ngoại cung, tiếp theo là nội cung và sau cùng là tẩm cung. Diện tích tẩm cung khoảng 2 vạn m². Trong tẩm cung phát hiện nồng độ thủy ngân cao hơn mức bình thường 280 lần. Ngoài địa cung, gần khu vực có lớp đất bao bọc bên trên phát hiện thấy 300 đường hầm bồi táng (chôn kèm theo xác) với trên 5 vạn cổ vật quan trọng. Bộ Sử kí của sử gia thời Tây Hán - Tư Mã Thiên,thuật lại việc xây lăng mộ Tần Thủy Hoàng như sau: "Khi Thủy Hoàng mới lên ngôi đã sai đào núi Ly Sơn. Đến khi thôn tính được thiên hạ thì dời 70 vạn người trong thiên hạ đến xây lăng mộ, đào ba con suối, ở dưới đổ Đồng nung và đưa quách vào. Đem những đồ quý báu của các cung điện, của trăm quan xuống cất đầy ở dưới. Lại sai thợ làm máy bắn tên hễ có ai đào đến gần thì bắn ra. Sai lấy thủy ngân làm một trăm con sông, như Trường Giang, Hoàng Hà và biển lớn. Các máy móc làm cho nước sông và biển chảy vào nhau. Ở trên có đủ thiên văn, ở dưới có đủ địa lý, lấy đầu cá nhân ngư để thắp đuốc, trù tính thế nào để cháy mãi mãi."
Sau khi chôn cất xong, có người nói: "Những người thợ làm máy và cất giấu đều biết chỗ cất giấu, thế nào họ cũng tiết lộ việc lớn". Cho nên sau khi cất giấu xong, Tần Nhị Thế (con trai Tần Thủy Hoàng) sai đóng đường hầm đi đến huyệt và cửa ngoài hầm. Những người thợ và người cất giấu không làm sao thoát ra được. Rồi sai trồng cây, trồng cỏ lên trên ngụy trang thành cái núi.
Tuy nhiên việc khai quật lăng mộ gặp rất nhiều khó khăn: vượt qua lớp thủy ngân bao bọc (nồng độ cực kỳ lớn),(280 lần so với mức bình thường), phải di chuyển một khối lượng đất khổng lồ, mực nước ngầm dưới lòng đất khá cao. Quan trọng nhất là việc bảo quản các văn vật được đào lên. Các tượng binh mã khi vừa đào lên thì có màu sắc riêng biệt, sau thời gian đều bị phai nhạt hết. Vì vậy bảo quản bằng phương pháp "đông khô" để tránh nứt, vỡ, phai màu. Hiện vật đào lên được đưa ngay vào hầm lạnh -40 độ C để tạo lớp băng mỏng bao bọc, sau đó bảo quản lâu dài trong kho chứa. Trước khi khai quật không quên dựng một nhà bảo quản khổng lồ bao toàn bộ khu lăng mộ. Vì vậy muốn khai quật toàn bộ khu lăng mộ thì phải tốn hàng trăm triệu đôla Mỹ. Cuộc khai quật được tiến hành trong nhiều năm. Những hiện vật phát hiện được là những tư liệu quý về lịch sử Trung Quốc thời Tần Thuỷ Hoàng.
Trang này được sửa đổi lần cuối lúc 15:04, ngày 11 tháng 7 năm 2014.
Lăng mộ Tần Thủy Hoàng
Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Bài viết hoặc đoạn này cần thêm chú thích nguồn gốc để có thể kiểm chứng thông tin. Những nội dung không có nguồn có thể bị đặt vấn đề và xóa bỏ. Mời bạn bổ sung chú thích từ các nguồn đáng tin cậy để giúp cải thiện bài viết. |
Lăng mộ Tần Thủy Hoàng cùng các tượng binh mã | |
---|---|
Di sản thế giới UNESCO | |
Quốc gia | Trung Quốc |
Kiểu | Văn hóa |
Hạng mục | i, iii, iv, vi |
Tham khảo | 441 |
Vùng UNESCO | Châu Á-Thái Bình Dương |
Lịch sử công nhận | |
Công nhận | 1987 (kì thứ 11) |
Đặc điểm
Bên trên mộ bao bọc bởi một lớp đất đắp nổi cao 76 m, từ Nam đến Bắc dài 350 m, từ Tây sang Đông rộng 354 m. Trên mặt đất chung quanh lăng còn có hai lớp tường thành, diện tích thành bên ngoài là 2 km² có cửa. Giữa hai lớp thành có các giác lâu, cung tẩm, chùa chiền, nhà ở... Bên dưới mặt đất là địa cung hình chữ nhật, dài 460 m từ Nam sang Bắc, rộng 392 m từ Tây sang Đông, bốn phía có tường bao bọc. Tường bao cao 27 m, dày 4 m, bốn phía đều có cửa. Tổng diện tích địa cung là 18 vạn m².Từ trên xuống dưới có ba tầng: trên cùng là ngoại cung, tiếp theo là nội cung và sau cùng là tẩm cung. Diện tích tẩm cung khoảng 2 vạn m². Trong tẩm cung phát hiện nồng độ thủy ngân cao hơn mức bình thường 280 lần. Ngoài địa cung, gần khu vực có lớp đất bao bọc bên trên phát hiện thấy 300 đường hầm bồi táng (chôn kèm theo xác) với trên 5 vạn cổ vật quan trọng. Bộ Sử kí của sử gia thời Tây Hán - Tư Mã Thiên,thuật lại việc xây lăng mộ Tần Thủy Hoàng như sau: "Khi Thủy Hoàng mới lên ngôi đã sai đào núi Ly Sơn. Đến khi thôn tính được thiên hạ thì dời 70 vạn người trong thiên hạ đến xây lăng mộ, đào ba con suối, ở dưới đổ Đồng nung và đưa quách vào. Đem những đồ quý báu của các cung điện, của trăm quan xuống cất đầy ở dưới. Lại sai thợ làm máy bắn tên hễ có ai đào đến gần thì bắn ra. Sai lấy thủy ngân làm một trăm con sông, như Trường Giang, Hoàng Hà và biển lớn. Các máy móc làm cho nước sông và biển chảy vào nhau. Ở trên có đủ thiên văn, ở dưới có đủ địa lý, lấy đầu cá nhân ngư để thắp đuốc, trù tính thế nào để cháy mãi mãi."
Sau khi chôn cất xong, có người nói: "Những người thợ làm máy và cất giấu đều biết chỗ cất giấu, thế nào họ cũng tiết lộ việc lớn". Cho nên sau khi cất giấu xong, Tần Nhị Thế (con trai Tần Thủy Hoàng) sai đóng đường hầm đi đến huyệt và cửa ngoài hầm. Những người thợ và người cất giấu không làm sao thoát ra được. Rồi sai trồng cây, trồng cỏ lên trên ngụy trang thành cái núi.
Công việc khai quật
Năm 1974, một phần hầm mộ được khai quật. Đầu tiên là đường hầm Binh mã dũng số 1. Các nhà khảo cổ ước lượng có đến 8000 tượng làm bằng đất sét gồm có quan văn, quan võ, binh lính và ngựa những người than cận và trung thang với Tần Thuỷ Hoàng.Năm 1994 tiếp tục khai quật đường hầm số 2. Đây được coi là "tinh hoa trong tinh hoa" của Binh mã dũng, chứa đựng trận thế kị binh và các cung thủ với các tư thế bắn tạo hình phong phú, tính nghệ thuật cao.Tuy nhiên việc khai quật lăng mộ gặp rất nhiều khó khăn: vượt qua lớp thủy ngân bao bọc (nồng độ cực kỳ lớn),(280 lần so với mức bình thường), phải di chuyển một khối lượng đất khổng lồ, mực nước ngầm dưới lòng đất khá cao. Quan trọng nhất là việc bảo quản các văn vật được đào lên. Các tượng binh mã khi vừa đào lên thì có màu sắc riêng biệt, sau thời gian đều bị phai nhạt hết. Vì vậy bảo quản bằng phương pháp "đông khô" để tránh nứt, vỡ, phai màu. Hiện vật đào lên được đưa ngay vào hầm lạnh -40 độ C để tạo lớp băng mỏng bao bọc, sau đó bảo quản lâu dài trong kho chứa. Trước khi khai quật không quên dựng một nhà bảo quản khổng lồ bao toàn bộ khu lăng mộ. Vì vậy muốn khai quật toàn bộ khu lăng mộ thì phải tốn hàng trăm triệu đôla Mỹ. Cuộc khai quật được tiến hành trong nhiều năm. Những hiện vật phát hiện được là những tư liệu quý về lịch sử Trung Quốc thời Tần Thuỷ Hoàng.
Trang này được sửa đổi lần cuối lúc 15:04, ngày 11 tháng 7 năm 2014.
Lăng mộ Tần Thủy Hoàng hé lộ cái chết của vị vua tàn bạo
Việc phát hiện và khai quật lăng mộ Tần Thủy Hoàng là một bước tiến dài trong ngành khảo cổ và giúp các sử gia có cái nhìn sâu hơn về một triều đại từng rất hưng thịnh trong lịch sử Trung Hoa, đồng thời nguyên nhân cái chết bất ngờ của Tần vương cũng bắt đầu hé mở.
Lăng mộ chứa nhiều bí ẩn
Lăng mộ Tần Thủy Hoàng cách thành phố Tây An 35km, phía nam là núi Linh Sơn và phía bắc là sông Vỹ, vị trí này được coi là "đế thủy" của Tần vương. Các nhà địa lý Trung Hoa ngày xưa cho rằng, vùng này mang thế đất con rồng. Lăng mộ Tần vương nằm trong lòng núi Lệ, được xem là ở chính giữa khu vực mắt rồng. Bởi vậy, đây là khu lăng mộ rất linh thiêng và mang nhiều điển tích kỳ lạ bao quanh.
Bà Hua Yue (81 tuổi), một cao niên sống gần núi Linh Sơn kể: "Theo truyền thuyết, cứ đến ngày rằm hàng tháng, đội quân đất nung lại sống dậy, hô vang câu thề quyết bảo vệ hoàng đế Tần Thủy Hoàng bằng thứ ngôn ngữ cổ. Còn hoàng đế thì ngồi trên ngai vàng, quan sát sự hùng vĩ của nơi cung điện tọa lạc với vẻ uy nghiêm và oai hùng".
Tần Thủy Hoàng - vị vua tàn bạo đời Tần.
Gần 4 thế kỷ đã trôi qua, các nhà khảo cổ học đã khám phá thêm nhiều di tích quanh lăng mộ của vị vua nổi tiếng tàn bạo Tần Thủy Hoàng. Đến thời điểm này, họ đã khai quật được hơn 2.000 chiến binh đất nung trong lăng mộ. Họ hết sức ngạc nhiên khi chứng kiến Đội quân đất nung của Tần vương mỗi bức tượng một khuôn mặt, một trạng thái cảm xúc. Ý nghĩa của chúng cũng là điều gây tò mò cho các lịch sử gia và họ đang tiến hành tìm hiểu, nghiên cứu Đội quân kỳ lạ này.
Theo dự đoán của các chuyên gia khảo cổ, còn khoảng hơn 6.000 bức tượng nữa, một con số khá lớn so với một lăng mộ vua chúa ở Trung Hoa thời xưa. Quá trình khai quật lăng mộ cũng gặp nhiều khó khăn, bởi các bức tượng đã bị thời gian "mài mòn" đi khá nhiều. Nhà khảo cổ Romey cho biết: "Khi chúng tôi bắt đầu khai quật đội quân đất nung vào những năm 70, do các bức tượng tiếp xúc với không khí và ánh sáng một cách đột ngột nên sau thời gian ngắn, từng mảng sơn bắt đầu bong ra và phai màu dần.
Ngày nay, chúng tôi đã tìm ra một kỹ thuật mới để bảo vệ màu sơn khi khai quật. Nếu khoa học có nhiều thiết bị kỹ thuật hiện đại và phương pháp khai quật tiến bộ, lăng mộ sẽ không bị thiệt hại nghiêm trọng và nhiều bí mật của lăng mộ cũng sẽ được giải đáp".
Điều mong muốn lớn nhất của các nhà khoa học chính là mở được khu lăng mộ trung tâm của Tần Thủy Hoàng và những bí mật ẩn sâu trong đó, mặc dù họ vẫn muốn bảo tồn những báu vật của thế giới cổ đại đầy màu sắc. Theo tài liệu cổ để lại, Hoàng đế Tần Thủy Hoàng đã xây dựng cả một thế giới ngầm dưới lòng đất. Ở đó là cả một vương quốc với đền đài, cung điện nguy nga, trần hang động được mô phỏng theo bầu trời đêm với những vì sao làm từ ngọc trai.
Đặc biệt, vị vua còn chuẩn bị cho mình cả những phi tần bằng đất nung, nhưng đến nay, các nhà khảo cổ vẫn chưa tìm thấy một bức tượng phi tần nào. Sách sử có ghi: "Ngôi mộ hoàng đế lộng lẫy, tất cả đều bằng vàng, xung quanh được đính đá quý, rải châu báu từ trong ra ngoài". Phần mộ của Tần Thủy Hoàng vẫn là một dấu hỏi lớn với các nhà khoa học, bởi họ cũng không chắc chắn phần mộ của ông có thực sự nằm trong khu lăng mộ trung tâm hay không.
Phần mộ của vị vua đầu tiên của nhà Tần có những gì? Đây luôn là câu hỏi thu hút sự tò mò của công chúng không chỉ ở Trung Quốc mà còn là thắc mắc của rất nhiều các nhà khảo cổ và nhà nghiên cứu lịch sử trên thế giới.
Các tài liệu viết về lăng mộ Tần Thủy Hoàng thường nói tới những hệ thống bẫy rắc rối và bí ẩn có thể làm bị thương hoặc lấy mạng bất cứ ai dám xâm nhập vào đây. Tuy nhiên, lý do chính xác hơn là các nhà khảo cổ chưa đủ tự tin với công nghệ hiện tại do e ngại có thể làm hỏng những đồ vật chắc chắn là cực kỳ quí báu.
Họ cũng sợ cả những đồn đại về sự bí ẩn của lăng mộ Tần vương cũng tương tự những lời nguyền xung quanh lăng mộ Tutankhamun ở Ai Cập trước khi các nhà khảo cổ khai quật. Tuy nhiên, nếu những huyền sử là đúng thì lăng mộ Tần Thủy Hoàng đang chôn giấu một kho báu và đồ trang trí lớn hơn bất kỳ lăng mộ vua chúa nào trong lịch sử thời cổ đại, kèm theo đó là những lời nguyền đáng sợ.
Thủy ngân -phương thuốc “trường sinh bất tử” của Tần vương?
Tần Thủy Hoàng không chỉ là một vị vua mang tiếng tàn ác, giết người không ghê tay mà còn là một vị vua hoang tưởng với giấc mơ bất tử. Vị Tần vương dần trở nên điên khùng bởi các loại hóa chất kỳ dị nhằm duy trì sự bất tử để "vĩnh viễn trị vì trên ngôi báu". Ngay việc xây dựng cả một thế giới thu nhỏ với cung vua có đầy đủ binh lính bảo vệ quanh ngôi mộ của Tần Thủy Hoàng đã thể hiện rõ điều này.
Có lẽ, Tần Thủy Hoàng là vị vua duy nhất sợ cái chết đến mức điên dại. Vị vua này sẵn sàng bỏ cả hoàng cung để đi tìm thuốc trường sinh bất tử. Và rồi cuối cùng, vị hoàng đế này cũng tìm ra phương thuốc "quý giá" đó.
Đội quân chiến binh đất nung bên trong lăng mộ khai quật được.
Trong một lần lang thang ở Quốc sử quán (nơi lưu trữ sách sử), Tần Thủy Hoàng bất ngờ tìm thấy một cuốn sách cổ về y học thời xưa. Cuốn sách này có đề cập đến một chất có thể ban cho con người một cuộc sống bất tử, trẻ mãi không già, đó chính là thủy ngân lỏng. Quá đỗi vui mừng, Tần Thủy Hoàng liền cho người đi khắp nơi, thu thập lượng lớn thủy ngân về cung. Thậm chí, Tần Thủy Hoàng còn cho xây một con sông thủy ngân lỏng vây quanh cung điện ngầm của mình.
Nguồn thông tin duy nhất về lăng mộ Tần Thủy Hoàng cũng như dòng sông thủy ngân được ghi chép rất cẩn thận trong cuốn Sử ký của Tư Mã Thiên, sống vào đời Hán. Cuốn sách ra đời một thế kỷ sau khi Tần Thủy Hoàng chết. Tư Mã Thiên miêu tả rằng, hơn 700.000 người đã được huy động đào hầm ngầm xuyên dưới ba con sông. Khu hầm mộ được lát toàn bộ bằng đồng. Các nghệ nhân đã trang trí trần bằng châu báu mô phỏng bầu trời và các vì tinh tú, tạo ra sông và biển bằng thủy ngân, được xem là sức mạnh bảo tồn sự sống thời đó. Thậm chí, dân gian còn thêu dệt một loại máy đặc biệt đã được tạo ra nhằm giúp dòng sông thủy ngân luôn chảy.
Chính con sông chứa đầy thủy ngân ghi trong sử sách là lý do khác khiến các nhà khoa học phải bất đắc dĩ dừng việc khám phá. Thủy ngân ở đây có nồng độ rất cao, nếu cố khai quật vào sâu bên trong sẽ gây nguy hiểm như xói mòn, sạt lở đất ở khu vực xung quanh và tạo điều kiện cho thủy ngân thoát ra ngoài, gây ô nhiễm. Tuy nhiên, các sử gia vẫn đặt ra nghi vấn, lượng thủy ngân để tạo nên sông và biển cũng lên tới hàng chục ngàn tấn, liệu Tần Thủy Hoàng có đủ khả năng để thu thập được số thủy ngân lớn như vậy? Nhưng vì mộ Tần vương chưa được khai quật nên họ không thể biết chắc chắn những điều Tư Mã Thiên mô tả đúng đến đâu.
Trong nỗ lực kiểm chứng câu chuyện của Tư Mã Thiên về dòng sông thủy ngân, 4.000 di vật được tìm thấy đã có phản ứng với radar xác định dấu hiệu hơi thủy ngân. Thật đáng ngạc nhiên, các kết quả xét nghiệm đã khẳng định những dấu hiệu tìm được là của thủy ngân, nhất là khu vực lăng mộ. Mọi bằng chứng đều hướng tới giả định: Có một dòng sông thủy ngân chảy quanh mộ Tần Thủy Hoàng, thậm chí là xung quanh tấm bản đồ nhà Tần.
Nhà khảo cổ Romney nói: "Có lẽ, thủy ngân chính là lý do khiến Tần Thủy Hoàng chết. Tần vương đã nuốt thủy ngân với ước muốn được trường thọ nhưng không ngờ, nó lại đặt dấu chấm hết cho cuộc đời vị vua tàn bạo ở tuổi 49".
An Mai (Theo Livescience)
(Chép từ nguoiduatin.vn)
Lăng mộ Tần Thủy Hoàng cách thành phố Tây An 35km, phía nam là núi Linh Sơn và phía bắc là sông Vỹ, vị trí này được coi là "đế thủy" của Tần vương. Các nhà địa lý Trung Hoa ngày xưa cho rằng, vùng này mang thế đất con rồng. Lăng mộ Tần vương nằm trong lòng núi Lệ, được xem là ở chính giữa khu vực mắt rồng. Bởi vậy, đây là khu lăng mộ rất linh thiêng và mang nhiều điển tích kỳ lạ bao quanh.
Bà Hua Yue (81 tuổi), một cao niên sống gần núi Linh Sơn kể: "Theo truyền thuyết, cứ đến ngày rằm hàng tháng, đội quân đất nung lại sống dậy, hô vang câu thề quyết bảo vệ hoàng đế Tần Thủy Hoàng bằng thứ ngôn ngữ cổ. Còn hoàng đế thì ngồi trên ngai vàng, quan sát sự hùng vĩ của nơi cung điện tọa lạc với vẻ uy nghiêm và oai hùng".
Tần Thủy Hoàng - vị vua tàn bạo đời Tần.
Gần 4 thế kỷ đã trôi qua, các nhà khảo cổ học đã khám phá thêm nhiều di tích quanh lăng mộ của vị vua nổi tiếng tàn bạo Tần Thủy Hoàng. Đến thời điểm này, họ đã khai quật được hơn 2.000 chiến binh đất nung trong lăng mộ. Họ hết sức ngạc nhiên khi chứng kiến Đội quân đất nung của Tần vương mỗi bức tượng một khuôn mặt, một trạng thái cảm xúc. Ý nghĩa của chúng cũng là điều gây tò mò cho các lịch sử gia và họ đang tiến hành tìm hiểu, nghiên cứu Đội quân kỳ lạ này.
Theo dự đoán của các chuyên gia khảo cổ, còn khoảng hơn 6.000 bức tượng nữa, một con số khá lớn so với một lăng mộ vua chúa ở Trung Hoa thời xưa. Quá trình khai quật lăng mộ cũng gặp nhiều khó khăn, bởi các bức tượng đã bị thời gian "mài mòn" đi khá nhiều. Nhà khảo cổ Romey cho biết: "Khi chúng tôi bắt đầu khai quật đội quân đất nung vào những năm 70, do các bức tượng tiếp xúc với không khí và ánh sáng một cách đột ngột nên sau thời gian ngắn, từng mảng sơn bắt đầu bong ra và phai màu dần.
Ngày nay, chúng tôi đã tìm ra một kỹ thuật mới để bảo vệ màu sơn khi khai quật. Nếu khoa học có nhiều thiết bị kỹ thuật hiện đại và phương pháp khai quật tiến bộ, lăng mộ sẽ không bị thiệt hại nghiêm trọng và nhiều bí mật của lăng mộ cũng sẽ được giải đáp".
Điều mong muốn lớn nhất của các nhà khoa học chính là mở được khu lăng mộ trung tâm của Tần Thủy Hoàng và những bí mật ẩn sâu trong đó, mặc dù họ vẫn muốn bảo tồn những báu vật của thế giới cổ đại đầy màu sắc. Theo tài liệu cổ để lại, Hoàng đế Tần Thủy Hoàng đã xây dựng cả một thế giới ngầm dưới lòng đất. Ở đó là cả một vương quốc với đền đài, cung điện nguy nga, trần hang động được mô phỏng theo bầu trời đêm với những vì sao làm từ ngọc trai.
Đặc biệt, vị vua còn chuẩn bị cho mình cả những phi tần bằng đất nung, nhưng đến nay, các nhà khảo cổ vẫn chưa tìm thấy một bức tượng phi tần nào. Sách sử có ghi: "Ngôi mộ hoàng đế lộng lẫy, tất cả đều bằng vàng, xung quanh được đính đá quý, rải châu báu từ trong ra ngoài". Phần mộ của Tần Thủy Hoàng vẫn là một dấu hỏi lớn với các nhà khoa học, bởi họ cũng không chắc chắn phần mộ của ông có thực sự nằm trong khu lăng mộ trung tâm hay không.
Phần mộ của vị vua đầu tiên của nhà Tần có những gì? Đây luôn là câu hỏi thu hút sự tò mò của công chúng không chỉ ở Trung Quốc mà còn là thắc mắc của rất nhiều các nhà khảo cổ và nhà nghiên cứu lịch sử trên thế giới.
Các tài liệu viết về lăng mộ Tần Thủy Hoàng thường nói tới những hệ thống bẫy rắc rối và bí ẩn có thể làm bị thương hoặc lấy mạng bất cứ ai dám xâm nhập vào đây. Tuy nhiên, lý do chính xác hơn là các nhà khảo cổ chưa đủ tự tin với công nghệ hiện tại do e ngại có thể làm hỏng những đồ vật chắc chắn là cực kỳ quí báu.
Họ cũng sợ cả những đồn đại về sự bí ẩn của lăng mộ Tần vương cũng tương tự những lời nguyền xung quanh lăng mộ Tutankhamun ở Ai Cập trước khi các nhà khảo cổ khai quật. Tuy nhiên, nếu những huyền sử là đúng thì lăng mộ Tần Thủy Hoàng đang chôn giấu một kho báu và đồ trang trí lớn hơn bất kỳ lăng mộ vua chúa nào trong lịch sử thời cổ đại, kèm theo đó là những lời nguyền đáng sợ.
Thủy ngân -phương thuốc “trường sinh bất tử” của Tần vương?
Tần Thủy Hoàng không chỉ là một vị vua mang tiếng tàn ác, giết người không ghê tay mà còn là một vị vua hoang tưởng với giấc mơ bất tử. Vị Tần vương dần trở nên điên khùng bởi các loại hóa chất kỳ dị nhằm duy trì sự bất tử để "vĩnh viễn trị vì trên ngôi báu". Ngay việc xây dựng cả một thế giới thu nhỏ với cung vua có đầy đủ binh lính bảo vệ quanh ngôi mộ của Tần Thủy Hoàng đã thể hiện rõ điều này.
Có lẽ, Tần Thủy Hoàng là vị vua duy nhất sợ cái chết đến mức điên dại. Vị vua này sẵn sàng bỏ cả hoàng cung để đi tìm thuốc trường sinh bất tử. Và rồi cuối cùng, vị hoàng đế này cũng tìm ra phương thuốc "quý giá" đó.
Đội quân chiến binh đất nung bên trong lăng mộ khai quật được.
Trong một lần lang thang ở Quốc sử quán (nơi lưu trữ sách sử), Tần Thủy Hoàng bất ngờ tìm thấy một cuốn sách cổ về y học thời xưa. Cuốn sách này có đề cập đến một chất có thể ban cho con người một cuộc sống bất tử, trẻ mãi không già, đó chính là thủy ngân lỏng. Quá đỗi vui mừng, Tần Thủy Hoàng liền cho người đi khắp nơi, thu thập lượng lớn thủy ngân về cung. Thậm chí, Tần Thủy Hoàng còn cho xây một con sông thủy ngân lỏng vây quanh cung điện ngầm của mình.
Nguồn thông tin duy nhất về lăng mộ Tần Thủy Hoàng cũng như dòng sông thủy ngân được ghi chép rất cẩn thận trong cuốn Sử ký của Tư Mã Thiên, sống vào đời Hán. Cuốn sách ra đời một thế kỷ sau khi Tần Thủy Hoàng chết. Tư Mã Thiên miêu tả rằng, hơn 700.000 người đã được huy động đào hầm ngầm xuyên dưới ba con sông. Khu hầm mộ được lát toàn bộ bằng đồng. Các nghệ nhân đã trang trí trần bằng châu báu mô phỏng bầu trời và các vì tinh tú, tạo ra sông và biển bằng thủy ngân, được xem là sức mạnh bảo tồn sự sống thời đó. Thậm chí, dân gian còn thêu dệt một loại máy đặc biệt đã được tạo ra nhằm giúp dòng sông thủy ngân luôn chảy.
Chính con sông chứa đầy thủy ngân ghi trong sử sách là lý do khác khiến các nhà khoa học phải bất đắc dĩ dừng việc khám phá. Thủy ngân ở đây có nồng độ rất cao, nếu cố khai quật vào sâu bên trong sẽ gây nguy hiểm như xói mòn, sạt lở đất ở khu vực xung quanh và tạo điều kiện cho thủy ngân thoát ra ngoài, gây ô nhiễm. Tuy nhiên, các sử gia vẫn đặt ra nghi vấn, lượng thủy ngân để tạo nên sông và biển cũng lên tới hàng chục ngàn tấn, liệu Tần Thủy Hoàng có đủ khả năng để thu thập được số thủy ngân lớn như vậy? Nhưng vì mộ Tần vương chưa được khai quật nên họ không thể biết chắc chắn những điều Tư Mã Thiên mô tả đúng đến đâu.
Trong nỗ lực kiểm chứng câu chuyện của Tư Mã Thiên về dòng sông thủy ngân, 4.000 di vật được tìm thấy đã có phản ứng với radar xác định dấu hiệu hơi thủy ngân. Thật đáng ngạc nhiên, các kết quả xét nghiệm đã khẳng định những dấu hiệu tìm được là của thủy ngân, nhất là khu vực lăng mộ. Mọi bằng chứng đều hướng tới giả định: Có một dòng sông thủy ngân chảy quanh mộ Tần Thủy Hoàng, thậm chí là xung quanh tấm bản đồ nhà Tần.
Nhà khảo cổ Romney nói: "Có lẽ, thủy ngân chính là lý do khiến Tần Thủy Hoàng chết. Tần vương đã nuốt thủy ngân với ước muốn được trường thọ nhưng không ngờ, nó lại đặt dấu chấm hết cho cuộc đời vị vua tàn bạo ở tuổi 49".
Trong cuốn Sử ký của Tư Mã Thiên có ghi: Tần Thủy Hoàng chết vì bạo bệnh và rất nhiều những cuốn sử khác cũng thừa nhận điều "dường như" đã hiển nhiên này. Cũng theo Sử ký, Tần Vương từ nhỏ đã mang bệnh, thể chất yếu đuối, lại làm việc quá sức, mỗi ngày phê duyệt văn thư lên tới 60 cân. Bởi thế, nguyên do dẫn đến cái chết của Tần Thủy Hoàng được kết luận là do mắc bệnh, cộng thêm sức ép của việc triều chính nặng nề, tham vọng bá quyền lúc nào cũng đè nặng trên vai của vị hoàng đế đầu tiên trong lịch sử Trung Hoa. Vậy, đâu là sự thật cho cái chết của Tần Thủy Hoàng? Liệu Tần vương có thực sự bị bạo bệnh hay không? Câu trả lời nằm trong chính khu lăng mộ trung tâm chưa được khai quật. |
(Chép từ nguoiduatin.vn)
Nhận xét
Đăng nhận xét