CÂU CHUYỆN TÂM LINH 52/c (thuật thôi miên)

(ĐC sưu tầm trên NET)

Xuất xứ của thuật thôi miên

 
Xuất xứ của thuật thôi miên
ảnh minh họa
Vào thế kỷ 18, bác sĩ người Áo F. Mexmer đã hé mở tấm màn che phủ hiện tượng thôi miên mà chính ông cũng không hề hay biết.
Ông nổi tiếng về việc chữa bệnh cho các bệnh nhân của mình bằng phương pháp "đặt nam châm". Những người khao khát được khỏi bệnh ngồi vào trong bồn tắm có lắp những thanh nam châm lớn, sau đó nhiều người đã khỏi bệnh. Mexmer giải thích đó là do tác động của "chất lỏng từ". Nhưng khi viện hàn lâm khoa học Pari điều tra hoạt động của ông, các nhà khoa học đã ghi vào bản án: "Không có gì chứng minh cho sự tồn tại của chất lỏng từ; như vậy, thứ chất không hề tồn tại này không thể mang lại lợi ích gì được".

Nhưng rồi Mexmer qua đời mà vẫn tin chắc rằng thứ "chất lỏng" như thế là có thật. Thật ra, ông đã từng thấy nhiều lần bệnh nhân đến gặp ông đã khỏi bệnh chẳng cần có nam châm gì hết. Sự thuyên giảm bệnh và bình phục đến ngay tức thì sau khi ông nhìn người bệnh và nói chuyện với người đó về bệnh tật. Hơn nữa, nhiều lần thậm chí đã từng xảy ra như thế này: Sau khi tới gặp "thầy thuốc vĩ đại", những người điếc hay mất giọng như có phép thần thông biến hoá đã lấy lại được giọng và khỏi điếc, mặc dầu họ đã không chịu tác động của nam châm. Sự thể là thế nào? Sau khi suy nghĩ, Mexmer quả quyết rằng không phải nam châm, mà chính ông là vật chứa "từ trường động vật" có tác dụng chữa bệnh. Khi truyền nó sang người khác, ông đã giúp họ vật lộn với bệnh tật.

Mexmer có nhiều học trò và môn đệ. Một người trong số họ đã có dịp may thực hiện một phát minh ngẫu nhiên. Tuy nhiên, ông ta đã "phát minh" lại cái mà những quan tư tế Atxiri và Babilon đã biết đến. Khi chữa bệnh bằng từ trường, ông ta đã chạm chán với một hiện tượng lạ lùng. Thường bệnh nhân của Mexmer là những người có thần kinh yếu và bệnh hoạn, họ phản ứng lại việc chữa trị bằng các chứng co giật, thậm chí đôi khi bằng những cơn điên loạn. Thế mà giờ đây... Anh chàng bệnh nhân trẻ tuổi bỗng nhiên ngủ thiếp đi ngon lành trong lúc được xoa bóp. Người thầy thuốc hoảng hốt cố lắc anh ta dậy, nhưng vô hiệu, anh ta vấn cứ ngủ. Nhưng sau đó, khi người thầy thuốc bất thình lình ra lệnh cho anh ta đứng dậy, người bệnh liền nhỏm dậy, đi vài bước nhưng hai mắt vấn nhắm nghiền.

Mặc dù mí mắt vẫn khép chặt, anh ta xử sự hoàn toàn như lúc tỉnh, tuy vậy khi đó giấc ngủ vẫn tiếp tục. Người thầy thuốc bối rối cố nói chuyện với anh ta, đặt ra các câu hỏi. Anh chàng nông dân trả lời hoàn toàn khôn ngoan và rành rọt. Người thầy thuốc lập lại thí nghiệm. Và ông ta gây ra được một trạng thái giống hệt như vậy ở những người khác. Tiếp tục thí nghiệm, ông tiến hành cái gọi là ám thị sau thôi miên, tức là sai khiến người đang ngủ thực hiện một loạt những hành động nhất định sau khi đánh thức dậy. Và những người bệnh thực hiện điều mà người ta đã ám thị cho họ trong giấc ngủ "từ" .

Việc nghiên cứu tiếp theo về những hiện tượng thôi miên gắn liền với tên tuổi bác sĩ phẫu thuật người Anh Brêt. Cần phải nhận xét rằng ông này tỏ thái độ rất hoài nghi với thuyết từ của Mexmer và các môn đệ. Nhưng đến khi thực hiện ý định vạch mặt anh chàng "chữa bệnh bằng từ" người Thuỵ Sĩ Laphôngten, Brêt đã tin vào tính xác thực của các hiện tượng thôi miên mà Laphôngten biểu diễn và từ khi ấy, ông bắt đầu nghiên cứu hiện tượng đó. Ông đã thay đổi thuật ngữ "từ trường động vật" bằng thuật ngữ hiện đại "hypnotism" (thôi miên) (từ tiếng Hy lạp "Hypnos" nghĩa là ngủ). Ông là người đầu tiên bắt đầu sử dụng thôi miên để làm giảm đau trong phẫu thuật và thấy rằng thôi miên có tác dụng hơn cả là trong việc chữa những chứng bệnh thần kinh khác nhau, đặc biệt là các chứng rối loạn ixtêri như tê liệt, bệnh điếc do tâm thần, mù và câm.

Kì lạ thuật 'thôi miên' - Thứ Năm, 13/12/2012 15:41


Chúng tôi đến gặp Quân "thôi miên" đúng lúc ông đang tiếp một nữ sinh viên. Cô sinh viên này đang học năm thứ 3 Đại học Dân lập Thăng Long, nhờ người quen giới thiệu tìm đến chỗ Quân "thôi miên" để chữa bệnh… sợ!
Như một ví dụ để minh chứng cho việc có thể dùng ý chí tác động vào các bộ phận khác nhau trên cơ thể, thạc sĩ Nguyễn Mạnh Quân đề nghị chúng tôi thực hành theo cách như sau: Úp hai bàn tay vào nhau, lấy điểm gốc là hai đường cổ bàn tay để so sánh. Sau đó nhìn vô định vào một trong hai lòng bàn tay bất kỳ của chính mình và tưởng tượng bàn tay này đang to dần lên, các ngón tay đang vươn dài ra trong khoảng vài phút. Thật kỳ lạ, sau khi úp tay đo lại, trên bàn tay vừa tưởng tượng kia các ngón tay bỗng dài và to hơn hẳn các ngón tay trên bàn tay còn lại, trong khi chỉ vài phút trước đó, hai tay đều nhau! (?!).
Chúng tôi đến gặp Quân "thôi miên" đúng lúc ông đang tiếp một nữ sinh viên. Cô sinh viên này đang học năm thứ 3 Đại học Dân lập Thăng Long, nhờ người quen giới thiệu tìm đến chỗ Quân "thôi miên" để chữa bệnh… sợ! Nguyên do vào khoảng nửa năm trước, cô gái này đi xem bói, thầy bói nói rằng chỉ 3 tháng nữa là chết! Qua 3 tháng, không thấy bị làm sao, tự dưng cô thấy mình sợ đủ thứ trên đời. Một cô gái chân yếu tay mềm, mắt đeo kính cận dày cộp mà lúc nào đi ra đường cũng sợ mình sẽ… làm hại người khác? Đến nỗi bây giờ cô không dám đi học nữa, nghỉ học mấy tuần nay…
Có thời gian tìm hiểu thêm mới biết, trường hợp nữ sinh mắc chứng bệnh lạ nói trên tìm đến Quân "thôi miên" không phải là duy nhất. Ông Quân đưa cho tôi xem một bản đăng ký trị liệu của một người tên là Nguyễn Vũ Thảo, quê quán Diễn Châu - Nghệ An, hiện đã chuyển vào miền Nam sinh sống. Theo bản đăng ký của người đàn ông này, thì từ hồi còn đi học, anh ta gặp nhiều trường hợp người khác nói chuyện bắn văng nước bọt ra ngoài. Sau đó, khi đã đi làm (trong bản đăng ký ghi rõ công việc hiện tại là Sales - bán hàng), một lần nói chuyện thấy có nước bọt văng ra thế là từ đấy trở đi bị ám ảnh thực sự, trong đầu không ngừng nghĩ về… nước bọt!
Trong bản đăng ký, Thảo viết: "…Tôi không thể nào ngừng suy nghĩ về nước bọt được. Đến nỗi miệng luôn ứa ra nước bọt dù không làm gì, ăn gì hay thèm khát gì. Đặc biệt là lúc ngồi gần người khác khiến tôi lo sợ họ nghe thấy tiếng tôi nuốt nước bọt nên lại càng bị tệ hại hơn. Lúc ấy mỗi lần tôi nói, vẫn có thể nói bình thường nhưng kéo dài như vậy một tháng thì tôi bắt đầu có nước bọt cả trong khi nói (mặc dù không bị văng ra ngoài) khiến việc phát âm không còn tròn tiếng và bị ảnh hưởng đến việc diễn đạt nói chung và kéo dài cho đến tận bây giờ (đã 10 năm)…".
Một trong những chi tiết ngay lập tức gây được sự chú ý của chúng tôi, đó là nội dung của bản đăng ký trị liệu theo mẫu. Bản đăng ký đã yêu cầu người có nhu cầu trị liệu cung cấp chi tiết nhiều thông tin như chỉ số huyết áp, đường trong máu? đã từng điều trị tại đâu? Đã hoặc đang điều trị bằng phương pháp nào (đông y, tây y, thuốc nam, thuốc bắc, châm cứu...)? Các loại thuốc đang sử dụng? Nhận xét của bạn hoặc của bác sĩ về tiến triển của bệnh (ghi rõ là của ai) hay thậm chí những vấn đề như bạn có hay mơ khi ngủ không? Khi ngủ dậy bạn có hay nhớ nội dung giấc mơ không? Bạn đã hoặc sẽ vui nhất khi nào? Trong cuộc sống bạn sợ điều gì nhất? Điều gì đã làm bạn buồn nhất? Có những thông tin cảm tưởng gần như chẳng liên quan gì đến việc điều trị bệnh, chẳng hạn như với câu hỏi của bản đăng ký rằng Bạn đã hoặc sẽ vui nhất khi nào? Nguyễn Vũ Thảo đã trả lời rất hồn nhiên: Chinh phục được người yêu!
Thạc sĩ Nguyễn Mạnh Quân đang ứng dụng thôi miên cho nữ sinh Đại học Thăng Long.
Khác hẳn với hình dung của nhiều người trước đây cho rằng thôi miên là một điều gì đó kỳ bí, và rằng chẳng cần gì hết, cứ đến thầy thôi miên cho là khỏi bệnh, ông Quân khẳng định với tôi rằng thôi miên là một phương pháp hẳn hoi, đã được nhiều nước trên thế giới sử dụng trong phác đồ điều trị một số bệnh nhất định. Tuy nhiên, nó cũng giống như việc ở ta coi châm cứu như một phương pháp, thì ở một số nước khác lại không cho phép vậy. Và khi đã sử dụng như một liệu pháp, thì người sử dụng thôi miên phải biết rõ con bệnh của mình đã điều trị bằng phương pháp nào trước đó, đã điều trị đến đâu, đã uống những thuốc gì… hoặc đối với những bệnh về tâm lý thì lại cần phải có những thông tin về tâm lý, tính cách người bệnh. Chứ không phải thôi miên chỉ cứ là lần lần, sờ sờ rồi bệnh gì cũng khỏi cả. Chữa bệnh gì cũng phải tìm vào căn nguyên của nó.
Trung tâm Nghiên cứu sức khỏe Thể - Tâm - Trí của Thạc sĩ thôi miên Nguyễn Mạnh Quân nằm toàn bộ trên tầng 2 của một nhà văn hóa phường. Từ hơn 2 năm nay, khi chính thức về Việt Nam, ông Quân đã thành lập hai trung tâm, một là Trung tâm Thể - Tâm - Trí trực thuộc Liên hiệp Các hội khoa học kỹ thuật Việt Nam và Trung tâm UNESCO nghiên cứu và ứng dụng khoa học thôi miên Việt Nam. Thạc sĩ Nguyễn Mạnh Quân có dáng người nhỏ gọn, ánh mắt khá sắc và đặc biệt là một giọng nói cùng cách biểu đạt rất truyền cảm.
Ông Quân cho biết bắt đầu theo học thôi miên từ năm 29 tuổi, năm 1993 tại Đức và Thụy Sỹ, đến nay đã ngót 20 năm. Theo ông Quân, hiện tại trung tâm không đăng ký chức năng khám chữa bệnh, có lẽ do vấn đề về giấy phép, nhưng với một số trường hợp thân quen giới thiệu hoặc gần gũi thì ông vẫn giúp. Và cũng theo lời ông Quân, thì ông chưa thu tiền "chữa bệnh" của một ai.
Theo giải thích của thạc sĩ Nguyễn Mạnh Quân, thôi miên không phải là một phép thuật huyền bí. Nó hoàn toàn khác hẳn với tất cả mọi trò ảo thuật và những phương pháp nhanh tay nhanh mắt  như chúng ta vẫn thường được nghe hay đã từng được chứng kiến, mà đơn giản thôi miên chỉ là những kỹ thuật để đưa người ta vào trạng thái mà ý thức hệ tạm thời không can thiệp nếu những ám thị từ phía bên ngoài (từ phía các nhà trị liệu) không gây thiệt hại hoặc tổn thương tới cơ thể, tinh thần và luân thường đạo lý của họ…
Trong trạng thái này người ta sẽ tiếp xúc được với vô thức của mình, thông qua đó sẽ có thể thay đổi được phần lớn những tư duy tiêu cực bằng những tư duy tích cực trong tiềm thức. Lập ra một hệ thống tư duy mới, cắt bỏ những nỗi sợ sệt, thay đổi và bỏ đi những cảm xúc tiêu cực có hại cho sức khỏe, hạnh phúc, công việc. Tìm và giải tỏa, tháo gỡ những cảm xúc và những nguyên nhân gây bệnh và cản trở mọi hoạt động trong cuộc sống… Dưới hình thức và bằng những phương pháp này mà thôi miên sẽ làm cho con người khỏe mạnh và thành đạt thực sự, chứ không phải là một phép để làm cho bất cứ ai tự nhiên thay đổi được cả.
Còn về phương diện sinh học, khoa học đã phân tích quy trình thôi miên chính là một dạng ức chế thần kinh của lớp vỏ não con người. Đây là trạng thái ức chế từng phần của vỏ não, giống như khi ta đang ngủ nhưng vẫn tồn tại một tiềm thức, một điểm thức nào đó ở vỏ não. Chính qua điểm thức này, đối tượng bị thôi miên đã nghe được lời nói hoặc nhìn được cử chỉ ám thị của người thực hiện thôi miên.
Và theo giải thích của ông Quân, thì vấn đề của thôi miên chính là đưa con người vào trạng thái lơ mơ như sắp ngủ như thế, trong tình trạng tần số não hạ thấp ấy để rồi đưa ra những ám thị phù hợp với mong muốn, nguyện vọng của người được thôi miên nhằm đạt hiệu quả cao nhất. Chỉ có điều, ám thị thế nào cho phù hợp với từng hoàn cảnh chắc có lẽ là điều mà Quân "thôi miên" đã phải mất gần 20 năm ròng "đèn sách trời Tây"?
Luật sư Vũ Hoàng Tùng 90kg thời điểm năm 2009 (trái) và 75kg (bây giờ).
Một trường hợp khác cũng đã "qua tay" Quân "thôi miên" khiến chúng tôi khá tò mò và tìm gặp cho bằng được. Đó là trường hợp của luật sư Vũ Hoàng Tùng, Đoàn luật sư TP Hà Nội. Luật sư Tùng cao 1,80m. Thời điểm năm 2009, Vũ Hoàng Tùng nặng 90kg. Xem một bức hình anh Tùng chụp với người bạn khi đi chơi Tết 2009 để cảm nhận sự "quá khổ, quá tải": mặt phính, bụng to trông rất nặng nề. Theo lời kể của luật sư Tùng, sau đó, anh đi cùng một người đến gặp Quân "thôi miên", tuy nhiên lúc ấy anh chưa hề có ý giảm béo.
Qua buổi nói chuyện, được khuyên nên giảm béo, anh Tùng thấy hợp lý rồi đồng ý để tiếp nhận ám thị từ Quân "thôi miên" trong một vài buổi. Thật kỳ lạ, theo lời luật sư Vũ Hoàng Tùng kể lại, chỉ trong vòng 3 tháng, anh sụt 8kg và sụt tiếp 7kg nữa trong vòng nửa năm tiếp theo. Anh Tùng cho biết kể từ ấy, trọng lượng của anh luôn ổn định ở mức 75kg. Một điều khác biệt nữa anh Tùng cho hay, và khi gặp Quân "thôi miên" chúng tôi cũng được khẳng định lại, đó là toàn bộ quá trình giảm béo ấy không hề yêu cầu phải ăn kiêng, thậm chí còn là không được ăn kiêng!
Theo Quân "thôi miên" giải thích, ăn kiêng để giảm cân giống như ta chủ động nạp ít năng lượng vào cơ thể, trong khi tiêu hao năng lượng lại vẫn giữ nguyên với các hoạt động của chính cơ thể ấy. Làm thế không khác gì phóng xe ra trạm xăng nhưng chủ động đổ ít xăng hơn mọi lần, khi mà tuyến đường cần phải đi không hề thay đổi… Điều này sẽ dẫn đến việc chiếc xe, với mức tiêu thụ nhiên liệu như cũ sẽ buộc phải dừng lại ở một điểm nào đó trên tuyến đường, không thể nào đến đích được… Muốn không phải đổ nhiều xăng trên cùng một chiếc xe ấy, thì phải tìm ra và khắc phục được nguyên nhân đã làm cho chiếc xe tiêu tốn nhiều nhiên liệu trước đã…
Đối với những trường hợp muốn giảm béo như của luật sư Vũ Hoàng Tùng, Quân "thôi miên" đã truyền cho họ những ám thị về sự cần thiết phải giảm cân để cơ thể tự điều chỉnh, chỉ chấp nhận những món ăn có lợi và đủ calo cho cơ thể là tự động dừng, không cưỡng ép?
Theo thạc sĩ Nguyễn Mạnh Quân, thực ra phương pháp trị liệu, chữa bệnh bằng thôi miên đã được áp dụng từ xa xưa? Đó chính là những phương pháp chữa mẹo dân gian mà đa phần chúng ta đều biết đến với những ca chảy máu cam hay hóc xương gà... Đứng trên thuật thôi miên mà phân tích thì các cử chỉ, yêu cầu hay lời nói trong mẹo hoặc người làm mẹo chính là ám thị được đưa ra. Tùy vào mức độ tin tưởng của người được ám thị sẽ tương đương với khả năng thành công của phương pháp chữa mẹo.
Ví như khi chữa mẹo cho trẻ bị chảy máu cam bằng cách đứng sát tường nhà nín thở, đồng thời chạm trán vào tường nam 7 cái, nữ 9 cái thì hết (?!). Hoặc điển hình nhất là chữa mẹo khi bị hóc xương gà. Cách đây ít lâu, báo chí đã có viết về một cụ bà hơn 80 tuổi ở Kim Liên, Đống Đa, Hà Nội đã chữa cho rất nhiều người chẳng may bị hóc xương gà, xương cá, râu tôm… chỉ bằng một "bài thuốc" đơn giản: cho bệnh nhân uống 3 ngụm nước, ngậm 3 hạt muối rồi xoay chiếc đèn dầu đã cũ kỹ 3 lần, trong lúc chữa không được nói chuyện với ai là khỏi? Hoặc cũng chữa hóc xương gà bằng mẹo khi cho người bị hóc xương lấy một ly nước sạch, đặt ly nước đó trên lòng bàn tay trái, bàn tay phải cầm miệng ly xoay theo chiều kim đồng hồ. 7 vòng với nam, 9 vòng với nữ, sau đó uống hết là khỏi (?).
Chưa hết, còn có một mẹo khác là khi bị hóc bất cứ thứ gì tại bàn ăn, có thể lấy một vật có chiều dài như đũa, dao, dĩa… và chỉ cần xoay vuông góc lại so với vị trí hiện tại của nó. Nhớ là không được xoay quá thì lại thành đảo đầu xương! Làm vài lần với vài vật dụng khác nhau và sau đó có thể kiểm tra lại bằng uống một hớp nước hoặc nuốt một miếng cơm to là hết… Vấn đề là, trong hàng loạt các thao tác như vậy, đâu là mấu chốt để người gặp nạn thoát được hóc xương?
ANTG
(TÓM LƯỢC)

Mời bạn đến với “Thôi miên”(1)

Bạn hãy hình dung mình đang ngồi trên một mỏm đá cách mặt biển 6m, ở bên dưới sóng biển xô ầm ầm vào vách đá,…. Hít đầy lồng ngực không khí trong lành mằn mặn của biển, nghe tiếng chim hải âu kêu… và bạn trông thấy mốn lối mòn dẫn ra bãi biển… bạn đi theo lối đó, bỏ giày và đi chân trần trên nền cát ấm ra sát mép nước.. ngón chân bạn ngập trong làn nước lành lạnh… bạn cúi xuống và viết “ Tôi yêu em” và tên của nàng … rồi nhìn các con sóng đang chuyển đi thông điệp của mình ra biển. Và bạn cho rằng thông điệp đã được gửi đi.
Đây chỉ là một trong vô vàn kỹ thuật tưởng tượng mà bạn sẽ học trong tài liệu tuyệt vời này. Bằng cách để cho tâm hồn tĩnh lặng và học cách đưa mình vào trạng thái thôi miên, bạn có thể tưởng tượng những gì mình luôn mong muốn – và biến nó thành sự thật! Thôi miên còn bao hàm rộng hơn nghĩa của từ vựng đem lại là một liệu trình thư giãn. Đó là một cách hưởng thụ cuộc sống một cách đầy đủ nhất- một kỹ thuật đưa những gì bạn muốn cho hiệntại và trong tương lai thành sự thật.
Thôi miên dành cho những người mới bắt đầu là thức ăn cho tâm hồn bạn. Nó không chỉ nuôi dưỡng bạn hàng ngày, mà còn hường dẫn bạn làm sao có thể gặt hái trong cuộc sống.

Lời giới thiệu về “Thôi miên”(2)

Thôi miên tựa như trạng thái mơ màng. Khi bạn đang trong trạng thái mơ màng, bạn chuyển từ trạng thái tỉnh táo sang trạng thái alpha, bước vào những tưởng tượng của bản thân. Tuy bạn vẫn tỉnh táo và còn nhận thức bạn vẫn lãng quên đi những tác động bên ngoài.
Mơ màng là một hiện tượng bình thường, an toàn và lành mạnh mà chúng ta có thể thực hiện hết lần này đến lần khác. Đôi khi mơ màng rất mãnh liệt và có mục đích tớ mức con người ta có cảm giác đã đạt được mục đích. Điều này xảy ra hoàn toàn tự phát và không hề có chủ tâm.
Thôi miên là một kỹ thuật giúp bạn chuyển từ trạng thái tỉnh táo – trạng thái mơ màng – có chủ ý và hướng sự quan tâm của bạn đến một số mục đích cụ thể nào đó để có thể đạt được mục đích. Tương tự như trạng thái mơ màng, thôi miên là một hiện tượng bình thường, an toàn và lành mạnh.Khi thôi miên, cũng như khi đang mơ màng, tâm trí bạn vẫn tỉnh táo nhưng bạn cũng gần như lãng quên đi những tác động bên ngoài. Trong cả hai trường hợp mơ màng và thôi miêntrí óc của bạn điều chỉnh về tần số alpha – điều khác biệt là khi thôi miên trí óc của bạn tập trung đến một mục đích cụ thể mà bạn muốn đạt được và không trừu tượng. Những mục đích có thể là: cai thuốc lá, giảm ăn, nâng cao khả năng tự nhận thức bản thân, vượt qua những nỗi sợ hãi, ám ảnh, tăng khả năng nhớ – Không có giới hạn nào cho các mục đích có thể đặt ra.
Khi bạn đã nắm được nội dung của tài liệu này, bạn sẽ có thể thôi miên người khác hoặc bản thân mình vì bất kỳ lợi ích, hoặc mục đích quan trong nào.Tài liệu này sẽ từng bước hướng dẫn bạn các kỹ thuật thôi miên và các ví dụ thực tế minh hoạ từng điểm một cách cụ thể. Bạn không cần phải lo lắng gì cả. Bạn còn được hướng dẫn cách sửa đổi các kỹ thuật để phát triển các kỹ năng của mình.



KINH NGHIỆM CỦA TÔI
Tôi đã thực hành thôi miên trong suốt 25 năm qua, đã thôi miên hàng trăm người trong những tình huống hoàn toàn hiểu được. Ban đầu tôi chỉ làm ngoài giờ vào ngày nghỉ cuối tuần và vào các buổi tối và không lấy tiền. Thời gian này, tôi học hỏi và rèn luyện kỹ năng thôi miên của mình rất nhiều. Lúc đó tôi sống bằng nghề viết về kỹ thuật, vì tôi là người có lòng vị tha, thôi miên giúp tôi có cơ hội giúp đỡ những người khác.
Vào năm 1976, tôi đã quyết dành trọn thời gian cho thôi miên và tôi ra kinh doanh. Lúc đó tôi tính $25 một lần, giá đó thấp hơn từ $10-$25 so với những nhà thôi miên khác. (Tôi không tham lam đó là vì sao tôi đặt mức giá thấp hơn những người khác.). Mặc dù chi phí duy trì kinh doanh như tiền thuê nhà, quảng cáo, điện thoại khá cao nhưng tôi vẫn làm ăn được.

MỤC ĐÍCH CỦA TÔI
Tôi viết tài liệu này để thể hiện thôi miên là một kỹ thuật đáng trân trọng và rất có lợi. Dù cho bạn tự thôi miên bản thân trong phòng kín hoặc trước người bạn yêu hoặc bạn bè thì lợị ích vẫn là rất lớn. Vợ chồng có thể được xích lại gần nhau trong tình yêu, sự hài hoà và thông cảm hơn mong đợi nhờ thực hành thôi miên với mục đích chung. Khi tự thôi miên bạn xích lại gần cái tôi trong bạn và qua đó ….. Thôi miên không có mặt tiêu cực. Nếu bạn tiếp cận nó một cách liêm chính, bạn sẽ đạt được thành tựu.
Hạnh Nga (Theo Thôi miên)

Làm thế nào để trở thành một nhà “Thôi miên”(3)


Delta Tần số từ 0-4 chu kỳ trên giây. Đây là trạng thái vô thức. Hiện vẫn chưa rõ lắm về phạm vi của sóng Delta.
Theta. Tần số từ 4-7 chu kỳ trên giây. Theta là một phần của tiềm thức và đôi khi thôi miên cũng diễn ra ở đây. Những ký ức lãng mạn đều được lưu giữ ở vùng theta. Theta là khu vực đặc biệt giúp mở cánh cửa nhận thức xa hơn thôi miên để bước vào thế giới của tâm linh. Khoảng theta là khu vực các ký ức về tâm linh thường xuất hiện. (xem chương 15).
Alpha. Tần số từ 7-14 chu kỳ trên giây. Đây là trạng thái tiềm thức.Đây là nơi các giấc mơ (xảy ra khi ngủ), trạng thái mơ màng, và hầu hết thôi miên xảy ra ở đây. Thiền định thường xảy ra trong khoảng này (mặc dầu thỉnh thoảng nó vẫn rơi vào theta.) Ký ức tâm linh đôi khi cũng xảy ra ở alpha. Alpha là một vùng quan trọng cho thôi miên.
Beta. Vùng tỉnh táo, chu kỳ vào khoảng từ 14 trở lên. Beta là nơi chúng ta thực hiện các hoạt động khi ta thức. Đa phần thì chúng ta vận hành hoạt động tỉnh táo nhất ở tần số 20 chu kỳ trên giây. Ở tần số 60 chu kỳ trên giây con người ở trạng thái kích động. Trên mức 60, tôi cũng không biết chuyện gì sẽ xảy ra nhưng chắc chẳn dễ chịu chút nào.
Chú thích: *EEG là chữ viết tắt của electroencephalograph. Não thường tạo ra các tín hiệu điện từ tế bào não và tế bào thần kinh và gửi đi các thong điệp. Máy EEG có thể rò được các tín hiệu điện này. Khi sử dụng máy EEG không gây đau và không gây hại. EEG ghi lại được hoạt động điện của não bộ. Máy EEG rất hữu ích khi được dùng để chẩn đoán động kinh.
Khi bạn ngủ não hoạt động chậm dần từ khoảng beta sang đến khoảng alpha và sau đó vào trạng thái theta và delta. Phần lớn bạn ngủ trong khoảng alpha. Thôi miên tận dụng cơ chế hoạt động tự nhiên này của não bộ . Nó làm cho não chuyển vào trạng thái alpha nhưng không rơi vào giấc ngủ. Trong trạng thái alpha, tiềm thức của chúng ta rộng mở cho các gợi nhớ (suggestive input).
Tâm trí tỉnh táo không mấy chấp nhận sự gợi ý (suggestion). Nó thường suy nghĩ, lập luận và thực hiện các hành động mà nó đã biết. Tuy nhiên tiềm thức như là một gia nô dễ bảo. Nó không suy nghĩ hay lập luận. Nó đáp ứng những gì được yêu cầu. Đây chính là sức mạnh và giá trị của thôi miên. Nhờ thôi miên bạn có thể đưa vào những gợi mở vào tiềm thức. Tiềm thức chấp nhận những gợi ý này và làm cho chúng thành sự thực. Phần nào, tiềm thức thông báo cho phần tỉnh táo về những thông tin mới để hành động. Tâm trí tỉnh táo thích hoạt động theo những gì đã có sẵn nên nó sẵn sang hoạt động trên những thong tin mới nhận. Mặc dù không ai hiểu rõ tại sao thôi miên làm được điều đó và tiềm thức dẫn đến kết quả như thế nào, chúng ta chỉ biết là nó xẩy ra và hoạt động rất tốt.
Các gợi ý:
Chúng ta sẽ thấy các gợi ý được sử dụng trong thôi miên trong các chương khác. Hiện tại bạn chỉ cần biết các gợi ý cần phải có tính tích cực, mang tính xây dựng, và có lợi. Vì não tiềm thức không nhận thức được tốt xấu. Nó chỉ thụ động nhận những gì bạn gợi ý và hành động.
Hãy cẩn thận từng lời nói khi đưa ra gợi ý. Một người đàn ông dùng tiếng lóng chỉ về đi ngoài hàng trăm lần một ngày. Rốt cục ông ta đã làm cho tiềm thức hiểu là ông ta muốn đi ngoài, và ông ta đã bị tiêu chảy cấp tính. Từ ngữ rất mạnh, và tiềm thức của bạn tiếp nhận nó theo từng chữ.
Những chuyện hoang đường
Có rất nhiều hiểu lầm về thôi miên. Phần lớn những hiểu lầm này xuất phát từ những đoạn phim loại B chiếu về hình ảnh một người bị điều khiển như một con rối khi một người có siêu năng lực ra một lệnh “hãy nhìn vào mắt tôi”. Điều tưởng tượng này chỉ để làm cho bộ phim thêm hấp dẫn mà thôi, nó chẳng có chút nào là sự thật. Tiếp đó còn nhiều những chuyện hoang đường khác và lời giải thích đi kèm.
Nhà thôi miên có yêu thuật. Điều này hoàn toàn sai lầm. Nhà thôi miên là người bình thường có thể làm chủ những kỹ năng đưa ra các gợi ý để biến chúng thành sự thật như mong muốn.
Khi bị thôi miên con người ta sẽ hành động không theo ý muốn của mình. Hoàn toàn sai. Trước hết, không ai có thể bị thôi miên khi họ không muốn. Chủ thể phải hợp tác toàn khi dịện khi tiến hành thôi miên. Thứ đến, khi trong trạng thái thôi miên, không ai có thể ép họ làm những gì mà họ không muốn làm lúc bình thường. Trong lúc thôi miên, chủ thể có thể lựa chọn chấp nhận hay từ chối các gợi ý. Nếu những lời gợi ý làm mếch làng chủ thể ngay lập tức họ sẽ thoát ra khỏi trạng thái thôi miên nếu họ muốn.
Chỉ những người yếu bóng vía mới bị thôi miên. Nhưng thực tế lại ngược lại. Những người càng thông minh thì càng dễ thôi miên. Thực tế cho thấy một số trường hợp có vần đề về thần kinh thì không tiến hành thôi miên được. Hầu như mọi người nếu muốn làm thôi miên đều có thể tiến hành được. Chỉ có 1% dân số là không thể tiến hành thôi miên do sự thiếu sót của hệ thần kinh, hoặc một lí do nào đó mà chúng ta chưa lí giải nổi thì không thể thôi miên được.
Người bị thôi ở trạng thái mất hồn hoặc mất ý thức. Hoàn toàn sai. Khi bị thôi mien, chủ thể hoàn toàn tỉnh táo và nhận biết được. Chủ thể khi bị thôi miên chỉ rất tập trung vào hướng mà nhà thôi miên đang chỉ ra, và tạm thời quên lãng những việc khác.
Người ta có thể không thoát ra khỏi trạng thái thôi miên. Điều này hoàn toàn sai. Ngay cả khi nhà thôi miên chết đột tử ngay khi tiến hành thôi miên ở giai đoạn sâu thì chủ thể vẫn có thể tự thoát ra khỏi trạng thái thôi miên một cách dễ dàng. Hoặc chủ thể rơi vào một giấc ngủ ngắn và sau đó thức dậy tỉnh táo hoàn toàn hoặc mở mắt ngay khi nhà thôi miên dừng lời.
Chỉ có thôi miên sâu mới tốt. Không đúng. Mỗi cấp độ thôi miên đều mang lại lợi ích.
Trạng thái thôi miên
Khi bị thôi miên chủ thể vẫn nhận thức được là họ đang ở đâu và đang làm gì. Chủ thể sẽ ở trạng thái vô thức và nghe rõ được mọi thứ. Thường thì chủ thể ở trạng thái tê liệt hoặc không có cảm giác về cơ thể vật lý.
Tự thôi miên
Bạn hoàn toàn có thể tự thôi miên bản thân. Nhiều người làm vậy mỗi ngày và đưa ra những gợi ý có tính chất xây dựng. Nếu bạn đã từng bị thôi miên rồi thì bạn dễ tự thôi miên hơn. Tài liệu này hứơng dẫn bạn thôi miên người khác và có thể dùng những chỉ dẫn này để thôi miên bản thân. Nếu bạn có bạn cùng tập có thể thôi miên bạn, bạn sẽ tăng tốc hơn trong việc học tự thôi miên.

Hạnh Nga (lược dịch) (Theo Thôi miên)

Tiến hành “Thôi miên” (4)

.
Giọng nói và nhịp điệu
Giọng của mình thế nào cứ dùng như vậy. Tôi cũng từng gặp các nhà thôi miên mới vào nghề cố tình đổi giọng nói của mình bằng cách kéo dài giọng cho vang hơn chất kịch tính. Sự cố gắng này là vô ích. Hãy dùng giọng nói của chính mình. Nếu ai có giọng nói du dương và vang thì thật tốt, nhưng cũng không phải thật cần thiết. Điều quan trọng là bạn biết bạn đang làm gì, có sự hoà hợp và tôn trọng thân chủ. Tuy nhiên bạn cũng cần phải luyện nhịp điệu nói. Bạn phải nói chậm rãi, đủ để thân chủ của bạn có thể đáp ứng theo lời chỉ dẫn của bạn, và cũng không quá chậm mà làm xao lãng sự chú ý của thân chủ. Làm sao bạn phải dùng giọng nói của mình để duy trì sự chú ý của thân chủ. Ở một số thân chủ cần nói nhanh hơn nhưng cũng có những người cần nói chậm. Kinh nghiệm sẽ giúp bạn nhiều trong việc này.
Ngừng khoảng từ 2-5 giây là vừa. Ví dụ: Thả lỏng đầu gối (dừng 2 giây); thả lỏng bắp chân (dừng 2 giây); và bây giờ thả lỏng các ngón chân (dừng 1giây); thả lỏng các ngón chân (dừng 2 giây);
Khi ở các bước tưởng tượng bạn cần dừng lâu hơn. Ví dụ, Tôi muốn bạn tưởng tượng mình đang đứng trên đỉnh thang hình xoáy ốc (dừng 3 giây); tưởng tượng những bậc thang (dừng 3 giây); những bậc thang được trải thảm. Hãy tưởng tượng đến thảm (dừng 3 giây).
Không nên dùng đồng hồ cho những quãng dừng này mà dùng cảm tính để ước đóan. Khi tôi tiến hành thôi miên tôi thường tập trước các lời chỉ dẫn để có được nhịp điệu như mong muốn.
Nói chậm và đều đều. Điều này để đưa bộ não của thân chủ chuyển từ trạng thái tỉnh táo sang vô thức và tiếp nhận những lời gợi ý của bạn. Nếu giọng nói của bạn đậm chất kịch tính và có sức ảnh hưởng sẽ làm cho bộ não của thân chủ tỉnh táo và như vậy lại làm xa rời với ý muốn của bạn là thân chủ phải thư giãn tối đa, và dễ dàng chấp nhận những gợi ý của bạn.
Tư thế
Bạn có thể đứng hoặc ngồi. Còn thân chủ thì có thể ngồi thoải mái trong một chiếc ghế bành, ghế tựa thẳng lưng, hoặc nằm ở giường, hoặc dưới sàn, hoặc ngồi xếp chân trên sàn, hoặc đứng. Mọi tư thế đều ổn, tuy nhiên cũng phải tuỳ tình huống. Ví dụ: một liệu trình giảm đau chỉ kéo dài 2 phút thì đứng rất ổn, nhưng một liệu trình kiểm soát chế độ ăn dài 30 thì đứng lại không ổn.
Ghế tựa hoặc ghế có lưng thẳng, không tay là phù hợp nhất cho thân chủ. Cả thân chủ và người thực hiện thôi miên đều cần thoái mái và chắc chắn, và thân chủ hiếm khi rơi vào giấc ngủ trên những chiếc ghé này. Tôi thích chọn ghế tựa đầu cho thân chủ. Còn khi thôi miên bản thân tôi lại thích ghế thẳng lưng và không có tay vịn. Khi là người thực hiện thôi miên thì tôi cùng thích ghế thẳng lưng không tay vịn.
Nằm trên giường cũng rất thoái mái và chắc chắn, nhưng có một điểm bất lợi là thân chủ dễ rơi vào giấc ngủ. Thân thể và trí óc rất dễ rơi vào giấc ngủ khi được nằm và não bộ cũng dễ rơi vào trạng thái alpha. Một nhà thôi miên có tay nghề cần phải tránh điều này. Tuy nhiên một số người phảỉ nằm liệt giường thì bạn cũng phải cố vậy.
Nằm trên sàn cũng tương tự như nằm ở giường. Thân chủ có chiều hướng rơi vào giấc ngủ. Thêm nữa nằm dưới sàn cũng không được tiện lắm cho nên tôi không đề nghị với những liệu trình dài.
Tương tự tôi cũng không không đề nghị với những liệu trình dài cho tư thế ngồi xếp chân trên sàn. Tôi thường chỉ dùng tư thế này khi ngồi thiền (một dạng của tự thôi miên) và kết quả thật là tốt. Có lần tôi ngồi thiền sâu được khoảng một tiếng rưỡiở tư thế này mà không hề mỏi mệt gì cả. Nên tôi nghĩ ràng bất kỳ ai kể cả chưa thuần thục chưa được tập luyện nhiều cũng có thể thực hiện được ở tư thế này.
Thông thường thì thân chủ của tôi ngồi trên ghế tựa còn tôi ngồi trên ghế thẳng lưng, ngồi đối diện nhau cách nhau khoảng 0.6m đến 1.8m. Có lúc có bàn ở giữa có lúc không; điều này không mấy quan trọng. Tôi chọn vị trí ngồi gần thân chủ để chỉ cần nói bình thường là đủ nghe và cũng đủ xa để thân chủ không e ngại. Một số liệu trình tôi phải đứng trước thân chủ và chạm vào người thân chủ. Đây là những trường hợp ngoại lệ, chứ không phải là nguyên tắc.
Tốt nhất là chỗ thân chủ ngồi không được để ánh sáng rọi trực tiếp vào mắt. Thân chủ ngồi quay lưng lại phía cửa sổ và đèn. Điều này giúp thân chủ dễ thư giãn và thoải mái hơn.
Nơi tiến hành thôi miên
Bạn có thể tiến hành thôi miên ở bất cứ chỗ nào, miễn là ánh sáng trong phòng yếu nhưng bên ngoài phải sáng, yên tĩnh, và không có tiếng ồn. Lý tưởng nhất là một căn phòng yên tĩnh hơi tối.
Tuy nhiên cũng tận dụng những lúc không được như ý để phát triển. Có lần khi tôi bắt đầu tiến hành thôi miên thì phòng bên có bác thợ mộc cứ nện búa bang bang vào ngay sau chỗ thân chủ tôi ngồi. Tôi liền bỏ những chỉ dẫn thông thường và chuyển sang: Âm thanh bên ngòai không ảnh hưởng đến bạn. Thực tế âm thanh bên ngoài giúp bạn đi vào trạng thái thư giãn sâu hơn, và dễ chịu hơn” Sau đó cứ nỗi nhát búa vang lên tôi lại nói “sâu hơn” “sâu hơn” và “sâu hơn”. Và thế là thân chủ của tôi đã đạt được trạng thái thư giãn hoàn toàn. Thậm chí tôi cũng không cần làm thêm những bước thường nhật, để đưa cô ấy vào trạng thái thư giãn. Và tôi có thể bắt đầu ngay với những gợi ý. Và kết quả thật là tuyệt.
Bật nhạc
Rất nhiều nhà thôi miên dùng nhạc êm nhẹ hoặc một đĩa đặc biệt chẳng hạn như tiếng sóng vỗ khi thực hiện thôi miên. Tôi cũng đã thử và thấy ổn. Tuy nhiên chỉ có thể thành công khi không có tiếng ồn bên ngoài. Bạn cứ thử xem cách nào tốt với bản thân.
(bạn có thể tìm mua nhạc thư giãn tại bộ môn chúng tôi = vũ điệu vô thức không lời 1 hoặc 2)
Thiết bị hỗ trợ
Những gì bạn cần chỉ là chiếc đài cassette có chức năng thu băng. Tôi dùng để ghi băng một bước thôi miên và trao lại cho thân chủ khi xong. Nếu bạn cần bật nhạc thì cần thêm thiết bị cho phần này.
Một vài nhà thôi miên dùng một thiết bị gây giật điện để áp dụng với thân chủ. Ví dụ nhà thôi miên đến bước đưa ra gợi ý “Hãy tưởng tượng bạn đang hút thuốc. Hãy hít một hơi thuốc lá thật dài” (Sau đó anh ta dùng dụng cụ gây giật điện trên người thân chủ) Cách này thân chủ sẽ đánh đồng hễ cứ hút thuốc lá là đau. Tôi cực kỳ phản đối phương pháp này . Nó nguy hiểm, không có lợi và hoàn toàn không cần thiết. Một nhà thôi miên tốt có thể đạt được kết quả tương tự mà không cần phải dùng đến những thiết bị đó.
Quan sát thân chủ
Điều cốt lõi là bạn theo dõi nhịp thở và các cơ. Khi thân chủ của bạn hoàn toàn thư giãn nhịp thở nhẹ và đều. Hiếm thấy trường hợp thở sâu và thở ra nhẹ.
Nhìn tay của thân chủ, xem đang nắm chặt lấy tay ghế, xoắn vào nhau hay duỗi thẳng?
Đầu hơi rũ xuống khi cơ cổ được thả lỏng. Hàm hơi trễ. Không nên có bất kỳ sự căng cơ nào.
Mắt nhắm, mí có thể hơi giật. Điều này cho thấy thân chủ của bạn đang ở trạng thái REM. Trạng thái này xảy khi tốc độ vòng quay của não là 10 vòng/giây, tức là khoảng trạng thái alpha. Nếu bạn nhận thấy trạng thái REM có nghĩa là thân chủ đã ở trong trạng thái thôi miên. Tuy nhiên cũng có thân chủ không cần ở trạng thái REM khi bị thôi miên nên nếu bạn không thấy trạng thái này thì cũng không nên ngại.
Nói chung, nên quan sát các dấu hiệu chỉ sự thư giãn ở thân chủ khi trong trạng thái thôi miên. Những dấu hiệu của căng thảng, căng cơ là biểu hiện thân chủ chưa ở trạng thái thôi miên hoặc chỉ sắp rơi vào trạng thái thôi miên.
Tuy nhiên cũng đừng quá để ý nếu thân chủ có vẻ chưa thực sự thư giãn. Khi ở trạng thái thôi miên mỗi người có một phản ứng khác nhau, không ai giống ai. Bận cứ tiếp tục tiến hành các bước theo tuần tự. Mọi việc sẽ ổn sau khi bạn có kinh nghiệm sau vài lần thôi miên.
Tôi cũng có gặp một vài thân chủ thả lỏng người, mềm mại như cọng bún chỉ sau vài lời dẫn dụ. Cũng có người đã qua giai đoạn 1 người mới hơi có dấu hiệu thả lỏng, thư giãn. Có một số người phải đến giai đoạn 2 mới bắt đầu thả lỏng. Và tôi cũng đã gặp một thân chủ không thể thôi miên được. Sau 3 giai đoạn cố ấy vẫn căng như một sợi dây đàn.
Cách tốt nhất để xác định thân chủ có đáp ứng với thôi miên không là hỏi thân chủ sau khi họ thoát khỏi trạng thái thôi miên. Thân chủ có thể nói cho bạn biết họ có thư giãn hay không và đã trải nghiệm cảm giác gì. Tất nhiên là kết quả cuối cùng mới là điều quan trọng. Ví dụ bạn thôi miên để cai thuốc lá thì thân chủ phải thôi không hút thuốc sau khi thôi miên. Đây là cách tốt nhất để kiểm chứng kỹ năng của bạn và sự đáp ứng của thân chủ.
Phép thử
Một vài nhà thôi miên tiến hành vài phép thử nho nhỏ khi tiến hành thôi miên để kiểm tra xem thôi miên có thực sự có tác dụng lên thân chủ không. Ví dụ bảo thân chủ giơ tay lên sau khi bạn dẫn dụ “tay của bạn nặng, và cứng nhắc không thể cử động”. Nếu thân chủ giơ tay lên như vậy là họ chưa ở trong trạng thái thôi miên. Nếu thân chủ không giơ tay lên như vậy các dẫn dụ của bạn bắt đầu có tác dụng.
Nhưng tôi không cần phép thử gì cả. Tôi cho rằng dùng phép thử như vậy sẽ gây sự hoài nghi trong suy nghĩ của thân chủ. Thân chủ sẽ nghĩ “Không biết là nhà thôi miên này có biết chắc là ông ta đang làm gì không?” Và ngoài ra bạn sẽ làm gì nếu thân chủ giơ tay lên? Cho nên chẳng cần thử gì cả mà bạn cứ tuần tự tiến hành các bước.Bạn hãy tự tin là mình sẽ làm được. Kiên trì sẽ thực hiện được.
Tư vấn trước khi tiến hành thôi miên.
Nên dành thời gian tư vấn cho thân chủ đôi chút trước khi tiến hành thôi miên giai đoạn 1. Phần này tôi hướng dẫn ở phần sau. Điều này là rất quan trọng và không nên bỏ qua. Tôi cũng có hướng dẫn tư vấn trước thôi miên cho trường hợp tự thôi miên.
Mục đích của tư vấn là bạn dành thời gian giải thích cho thân chủ hiểu thế nào là thôi miên, trả lời một số câu hỏi của thân chủ. Đây cũng là thời gian để bạn đặt một cầu nối giữa bạn và thân chủ, khích lệ họ, giúp họ tự tin hơn, và có thể có một vài động tác khiến thân chủ thư giãn hơn. Có một số câu hỏi quan trọng bạn nên hỏi thân chủ qua đó bạn quyết định có tiến hành thôi miên không.
Nếu như thân chủ sơ hoặc e ngại về thôi miên (sau khi bạn đã giải thích về chương trình thôi miên), thì đừng cố thôi miên họ ngay. Mà nên khuyên họ nên suy nghĩ thêm và quay lại sau vài ngày. Và tỏ ý cho thân chủ biết bạn sẵn lòng trả lời các câu hỏi của họ.
Ngược lại nếu thân chủ muốn được thôi miên nhưng bạn còn chưa sẵn sàng thì cũng đừng nên gượng ép. Cả hai phải cần thoải mái, hiểu nhau thì mới tiến hành thôi miên thành công. Luôn nhớ rằng mục đích của thôi miên là giúp người ta kiểm soát cuộc sống tốt hơn, và cải thiện cuộc sống theo hướng tốt đẹp lên. Điều này rất khó thành tựu nếu như có trở ngại giữa người thực hiện thôi miên và người tham gia (tỉ dụ như thiếu niềm tin, kém hoà hợp, còn e ngại).
Không nên ngại ngần khi từ chối thực hiện thôi miên. Một phụ nữ đến văn phòng của tôi để bắt đầu một liệu trình thôi miên kiểm soát chế độ ăn. Trong quá trình nói chuyện trao đổi giác quan thứ 6 của tôi mách bảo rằng có sựkhông hoà hợp giữa chúng tôi. Sau vài câu hỏi nhẹ nhàng, tôi phát hiện ra bà ta có một sự căm ghét đối với đàn ông nói chung. Như vậy chỉ với mong muốn được thôi miên thôi chưa đủ. Bà ta cần giải quyết vấn đề khác hơn là kiểm soát chế độ ăn. Và chỉ người nào mà bà ta hoàn toàn tôn trọng mới có thể giúp được bà ta. Thế là tôi từ chối tiến hành thôi miên cho bà ta.
Và tôi đặt cho bà ta một cuộc hẹn khác với một nhà nữ thôi miên.Và bà ta đã thành công cả về kiểm soát chế độ ăn và về sự hận thù đàn ông. Bà ta đã gọi điện cảm ơn tôi sau đó. Hãy luôn đặt lợi ích của thân chủ lên hàng đầu.
Điểm quan trọng: Không thôi miên cho những người có vấn đề về thần kinh, sức khoẻ có vấn đề. Từ chối những người nào mà bạn nghi là đang nghiện ma tuý
Hạnh Nga (Theo Thôi miên)

Phần tư vấn trước khi “Thôi miên” (5)

Trước hết hướng dẫn thân chủ điền đầy đủ thông tin vào tấm phiếu in sẵn: tên, địa chỉ, số điện thoại liên hệ, mục đích muốn thôi miên, tên thường gọi, hoặc một số thông tin khác mà bạn cần. Nội dung tờ phiếu lấy thông tin của tôi rất ngắn gọn, những thông tin khác tôi sẽ ghi chú lại qua trao đổi, nói chuyện với họ.
Thứ 2: hỏi lý do họ muốn thôi miên. Nên dành chút thời gian cho phần này.Đa phần lý do đưa ra không phải là vấn đề thực chất.
·Nếu câu trả lời là do muốn kiểm soát chế độ ăn thì nên hỏi xem họ đã làm gì để kiểm soát chế độ ăn trước đó?.
·Có vấn đề gì về sức khoẻ không?
·Có đang điều trị bệnh gì không?
·Có đang dùng thuốc gì không? Nếu đang dùng thuốc thì là loại gì?
·Lý do dùng thuốc? Có theo chỉ định của bác sĩ không?
Chỉ nên dừng phần này khi bạn thoả mãn những thông tin bạn cần.
Thứ 3: giải thích vắn tắt thôi miên là gì?
·Giải thích những gì không phải là thôi miên.
·Dẹp bỏ những lo ngại.
·Khuyến khích các câu hỏi.
·Giải thích 6 giai đoạn bạn chuẩn bị tiến hành.
·Nhấn mạnh là không có gì bảo đảm, kết quả hoàn toàn phụ thuộc vào đáp ứng của cá nhân thân chủ với liệu pháp thôi miên.
·Nhấn mạnh rằng không thể ép buộc thân chủ làm những gì đi ngược lại với mong muốn của bản thân họ. Không thể ép buộc thân chủ làm những gì mà bản thân họ khi không bị thôi miên không muốn làm.
·Cũng cần nhấn mạnh rằng trong suốt thời gian thôi miên thân chủ hoàn toàn ý thức được những gì đang xảy ra và ghi nhớ được tất cả.
Thứ 4: đưa ra 2 bài tập nhỏ để mô tả về thôi miên (2 bài tập này sẽ được nói chi tiết trong phần này).
Thứ 5: bắt đầu thôi miên giai đoạn 1.
Năm bước nêu trên là gợi ý cho bạn trong phần tư vấn, trao đổi. Thực tế bạn có thể sẵp xếp theo một trình tự mà bạn muốn.
Cần chú ý 3 điểm chính:
1) Thông tin đầy đủ cho thân chủ biết về bạn và về thôi miên.
2)Thu nhận đầy đủ thông tin về thân chủ.
3) Thiết lập một mối quan hệ thoả mái giữa bạn và thân chủ.
Ngọc Hà (Theo Thôi Miên)

Một số vấn đề thường gặp trong “Thôi miên” (6)

Không nên làm gì can thiệp trong thời gian này. Trừ phi bạn là bác sĩ y khoa. Nếu bạn gặp phải trường hợp này thì nên đề nghị được trao đổi với bác sĩ điều trị của thân chủ nếu không được thì nên từ chối thực hiện thôi miên. Nếu trao đổi được với bác sĩ điều trị thì tham khảo xem có nên thực hiện tư vấn không.
Tìm lý do thực sự. Thường thì lý do cần đến liệu pháp thôi miên được nêu ra không phải là vấn đề cần phải giải quyết. Tôi xin kể một tình huống khá hài hước như sau: Một phụ nữ trung niên khả ái đến chỗ tôi bề ngoài là để kiểm soát chế độ ăn. Trông cô ta trông chẳng có gì là thừa cân cả. Tuy vậy tôi vẫn cứ tư vấn theo đúng trình tự: giải thích về thôi miên, giải thích về liệu trình sắp thực hiện. Sau khi tôi giải thích cô ta vẫn e ngại về thôi miên. Và tôi tiếp tục đăt câu hỏi và cuối cùng cô ta cũng nêu ra mối e ngại là sợ bị lạm dụng tình dục khi tiến hành thôi miên. Tôi khẳng định một cách chắc chắn với cô ta là: Cô ta sẽ hoàn toàn tỉnh táo, khi thực hiện liệu pháp thôi miên tôi không thể làm được gì nếu như cô ta không muốn khi tỉnh. Cô ta cười và bảo “Đó chính là vấn đề!”
Vài năm trước tôi đã ngừng không thực hiện thôi miên cho kiểm soát chế độ ăn, cai thuốc lá, và chế ngự nỗi sợ hãi. Tôi chỉ thôi miên cho trường hợp tăng cường sự tự nhận thức về bản thân và kiểm soát căng thẳng (stress). Tôi thấy rằng hai điểm này là cốt lõi của mọi vấn đề. Tất nhiên là tôi vẫn đưa ra một vài ví dụ về kiểm soát chế độ ăn và cai thuốc lá, nhưng mục tiêu chính của tôi vẫn là tăng cường sự tự nhận thức về bản thân và kiểm soát căng thẳng (stress). Khi một người nhận thức lành mạnh và cân bằng về bản thân mọi vần đề đều tự hoá giải hoặc có thể được giải quyết thích đáng.
Giữ bình tĩnh. Hiếm khi bị rơi vào những tình huống kỳ lạ, nhưng bạn cũng nên giải quyết vấn đề một cách bình tĩnh, chín chắn và ôn hoà. Không bao giờ được để thân chủathays bạn mất kiểm soát. Bạn không thể tỏ ra cáu kỉnh, bực dọc, rối loạn, và đặc biệt là không được mắng nhiếc hoặc thể hiện sự khó chịu trước những phản ứng của thân chủ. Bạn phải học để quen với những phản ứng kiểu như vậy của thân chủ.
Bạn nhớ là không bao giờ, tôi nhấn mạnh không bao giờ là người phán xét. Nếu như bạn dị ứng với nạo phá thai, và là người kịch kiệt phản đối nạo phá thai thì đừng cố thôi miên để giúp một phụ nữ trẻ chưa chồng thoát khỏi mặc cảm có lỗi của việc nạo phá thai. Càm giác của bạn sẽ có thể làm cô ta cảm thấy có lỗi hơn là giúp cho cô ta cảm thấy nhẹ nhàng hơn.
Tôi cũng xin kể lại một tình huống và cách tôi đã xử trí để các bạn tham khảo. Một phụ nữ trung tuổi vào văn phòng tôi trong trạng thái hoảng loạn và khóc nức nở. Cô ta vừa khóc vừa gào, vừa lầm bẩm những từ ngữ đứt quãng. Rất may là 1h nữa tôi mới cócuộc hẹn tiếp theo. Vợ tôi, vừa kiêm lễ tân của văn phòng tôi, cùng với tôi dìu cô ta ngồi xuống ghế. Tôi ngồi bên cạnh cô ta và im lặng. Tôi để cho cô ta khóc cho đã. Qua những đoạn nói đứt quãng tôi nắm được phần nào câu chuyện. Cô ta không muốn sống, và đang có ý định tự sát. Rồi cô ta đến văn phòng tôi. Lý do để tự sát xin không nêu ra ở đây, vì nó cũng không giúp ích gì cho ví dụ của chúng ta; nói chung cuộc sống của cô ta là một mớ bòng bong. Khi đã mệt mỏi và bình tĩnh lại cô ta xin lỗi vì đã làm phiền tôi. Và cô ta nói ở trong tình trạng này chắc cũng không thể tiến hành thôi miên được”
Tôi nói “cứ để xem”. Tôi bảo cô ta “Tôi thấy mắt cô rất đỏ, chắc là rát lắm. Cô hãy nhắm mắt lại trong khi chúng ta nói chuyện” Vài phút sau cô ta đã trong trạng thái thôi miên. Mục đích của tôi là cô ấy tự thuyết phục bản thân sống thêm 2 tuần nữa để tôi có cơ hội giúp cô ta. Và câu chuyện kết thúc rất có hậu. Sau 2 tuần và 4 liệu trình điều trị cô ta đã không còn ý định tự tử nữa. Sau vài tuần sau cô ta đã sắp xếp một cuộc sống một cách ổn thoả.
Quên mất định nói gì. Nếu bạn bất chợt quên mất là mình định nói gì khi đang thôi miên, đừng hoảng sơ, hoặc xin lỗi. Bạn dừng lại một chút và nói “Hãy thả lỏng, thả lỏng, thở nhẹ nhàng”. Chỉ trong chốc lát bạn sẽ nhớ lại hoặc đủ thời gian để lấy mảnh giấy chuẩn bị sẵn. Lúc đó nên thật bình tĩnh, nói chậm rãi và nhẹ nhàng.
Có cảm tình đặc biệt. Đôi khi có những thân chủ đâm ra quá say mê nhà thôi miên. Điều này đôi lúc cũng xảy ra. Bạn cũng nên xử lý khéo léo tình huống này. Đừng để thân chủ nghĩ bạn đang từ chối họ. Cách thiết thực nhất là đừng tỏ ra quá thân mật, hoặc đừng nhận lời đi ăn trưa. Tôi cũng đã gặp thân chủ có cảm tình với mình. Tôi nhẹ nhàng nhắc là vợ tôi là lễ tân của văn phòng. Tôi cũng thành thật khuyên nên có người thứ ba chứng kiến khi bạn tiến hành thôi miên mà tốt nhà nhất là vợ hoặc chồng mình.
Quá lệ thuộc. Đây cũng là một vấn đề có thể nảy sinh. Là một nhà thôi miên bạn giúp thân chủ trở nên tự chủ hơn nhưng không phải lúc nào cũng được như vậy. Thân chủ cảm thấy thật dễ chịu khi dựa dẫm vào một người “rất mạnh, tự tin và cái gì cũng biết”- nhà thôi miên. Khi tình huống này xảy ra bạn phải ngay lập tức dứt bỏ mối quan hệ vì lợi ích của cả bạn và thân chủ.
 Đây là một tình huống mà tôi đã gặp phải. Cô X là một người mẫu, cô ta luôn sợ hãi. Người tình của cô ta -một tên cướp- bị giết chết ngay sau khi cô ấy rời khỏi nhà, nên cô ta rất lo sơ cho mạng sống của mình. Cha mẹ cô ta rất độc đoán và không cho cô ta quyết định bát cứ chuyện gì. Lớn lên người dại dịen của cô ta luôn bảo cô ta phải làm gì. Bạn trai của cô ta cũng vậy. Cô ta không được sống cho bản thân mình. Sau đó cô ta đến văn phòng tôi và nhờ có thôi miên cô ta học được hai chữ tự do. Tự do để sống, tự do để có thêm tự tin. Đó là một trải nghiệm tuyệt vời đối với cô ta và cô ta không muốn để mất. Cô ta gọi điện cho tôi vào ban ngày rồi có lần vào ban đêm. Mấy lần đầu tôi không phản ứng gì. Tiếp đó tôi đã lịch sự yêu cầu cô ta đừng gọi đến nữa. Sau hai tuần không có hiệu quả, tôi đã nói thẳng với cô ta, yêu cầu cô ta không gọi đến nữa và nếu còn gọi tôi sẽ gác máy ngay. Tất nhiên là cô ta khóc và tự khắc phục. Sau đó cô ta đã có một cuộc sống rất thành công.
Bạn nên luôn tự chủ không bao giờ để thân chủ bảo bạn phải làm gì.
Những phản ứng không định trước. Không để những phản ứng không định trước ảnh hưởng đến bạn. Một lần khi tôi đang tiến hành thôi miên một phụ nữ (đây là lần đầu tiên với cô ta). Đến đoạn tôi nói” Tay của cô cứng như khúc gỗ. Cứng nhắc, vô cảm và không thể nhấc lên được”. Thế là cô ta cười ngoắc đến tận mang tai, cười thành tiếng. Mắt vẫn nhắm, và cười một mình khoảng 1 phút hoặc hơn. Tôi cũng tò mò không biết chuyện gì xảy ra, nhưng vẫn tiếp tục thực hiện liệu trình. Sau khi xong tôi hỏi cô ta thì cô ta nói lúc đó cô ta muốn thử vẫy hai tay nhưng không được. Và cô ta vẫn tỉnh táo để biết rằng mình vẫn ngồi trên ghế chẳng ai giữ tay cả mà lại không thể cử động được hai tay khi nhà thôi miên nói “Cô không thể nhấc được tay lên”. Và thế là cô ta cười thành tiếng.
Ngọc Hạnh (Theo Thôi miên)

Thực hành trước khi tiến hành “Thôi miên” (7)

Dưới đây là hai bài tập để tiến hành trước khi thôi miên. Nên thực hiện lúc bạn tư vấn và trao đổi lúc đầu để thân chủ làm quen với thôi miên và là họ cảm thấy thư giãn. Những dòng in nghiêng màu xanh là những dòng bạn cần nói. (Xem thêm bài tập cho tự thôi miên ở phần sau)

Bài 1: Tôi muốn bạn nhắm mắt lại để làm một bài tập nhỏ. Tôi muốn bạn tưởng tượng về cái bảng. Cái bảng có thể màu đen hoặc màu xanh là cây tuỳ theo màu nào bạn thích. Hãy tưởng tượng. Cái bảng có khay phấn và chỗ cài khăn lau bảng. Bạn đã tưởng tượng được chưa?

(Chờ một lát, khi thân chủ trà lời là “được”.)

Tốt. Hãy cầm một viên phấn vẽ một vòng tròn lên bảng. Bạn đã vẽ được vòng tròn chưa?

(Chờ một lát để thân chủ trả lời “được”)

Tốt. Viết một chữ A trong vòng tròn. Bạn đã vẽ xong chưa?

(Chờ một lát để thân chủ trả lời “xong”)

Bây giờ thì xoá chữ A, nhưng đừng xoá vòng tròn. Và nói xong khi bạn hoàn tất nhé.

(Chờ một lát để thân chủ trả lời “xong”)

Rất tốt. Nào bây giờ thì xoá vòng tròn và mở mắt ra.
Bạn hỏi lại thân chủ về trải nghiệm vừa qua về cái bảng. Khẳng định lại những gì cô ta (anh ta) thấy là ổn. Mỗi người có cảm nhận khác nhau: người thì thấy cái bảng, người thì chỉ cảm nhận được nó. Có người lại biết chắc là cái bảng ở đó. Mọi phản ứng đều đúng. Trong liệu pháp thôi miên không phản ứng nào là sai cả. Những gì thân chủ thấy đó chính là những thứ dành cho họ, và đều rất ổn. Khẳng định với thân chủ loại phản ứng này hoàn toàn bình thường trong thôi miên.

Bài 2: Nào bây giờ bạn lại nhắm mắt lại để thực hành thêm một chút nhé. Lần này tôi muốn bạn tập trung sự chú ý vào đỉnh mũi của mình. Bạn đã làm chưa?

(Chờ một lát, khi thân chủ trà lời là “rồi”.)

Tốt. Cứ tiếp tục tập trung vào đỉnh mũi và nghe tôi nói. Tôi muốn bạn tập trung vào đỉnh mũi. Đây là một kỹ thuật thôi miên giúp bạn duy trì sự tập trung và thư giãn, thả lỏng hoàn toàn. Bất ký lúc nào trong liệu trình thôi miên mà tâm trí bạn không tập trung hãy tập trung vào đầu mũi của mình như bạn đang làm lúc này. Như vậy tâm trí bạn sẽ không đi lan man mà sẽ đi theo sự dẫn dụ của tôi. Nào bạn hãy mở mắt ra.

Bạn cũng nên trao đổi với thân chủ một chút về bài tập này. Sau đó bạn có thể tiến hành liệu trình thứ nhất như tôi trình bày ở phần sau.

Ngọc Hạnh (Theo Thôi miên)

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

NGẬM SẦU (ĐL)

MUÔN MẶT ĐỜI THƯỜNG III/104

MỌC CÁNH