SIÊU QUẬY 1

(ĐC sưu tầm trên NET)

Những vụ lừa đảo tài chính khiến thế giới kinh hoàng

Nhắc đến những Bernie Madoff, Allen Stanford... giới tài chính thế giới không khỏi "sởn gai ốc" bởi dư âm của những vụ lừa đảo làm chấn động thế giới mà những tên tuổi này đứng đầu trong danh sách kẻ khởi xướng.
<>Ngày 6/3 vừa qua trở thành ngày đáng nhớ của giới tài chính toàn cầu khi một trong những trùm lừa đảo tài chính nổi tiếng nhất trong lịch sử Allen Stanford ra hầu tòa tại Mỹ vì đã vận hành một chương trình lừa đảo đa cấp (Ponzi) khiến 30.000 nhà đầu tư “sập bẫy” và mất sạch tổng số tiền 7 tỷ USD. Đây cũng là dịp để tạp chí Time của Mỹ điểm lại những tên tuổi "tiến bối" đã bị luật pháp sờ gáy vì chủ mưu trong các vụ lừa đảo tài chính.
<>Allen Stanford
<>Từng là một trong những tỷ phú tài chính nổi tiếng của Mỹ, Stanford có lối sống xa hoa, sở hữu nhiều biệt thự, du thuyền, và thậm chí cả một sân bóng cricket ở quần đảo Antigua. Ở thời kỳ đỉnh cao, giá trị tài sản của Stanford lên tới 2,2 tỷ USD. Stanford còn được biết đến là nhà từ thiện hào phóng, thậm chí còn được phong tước hiệp sỹ tại Antigua.
Hình ảnh Những vụ lừa đảo tài chính khiến thế giới kinh hoàng số 1
Tuy nhiên, lớp vỏ hào nhoáng này đã bị “lột trần” khi vào tháng 2/2009, Stanford bị Ủy ban Chứng khoán và hối đoái Mỹ (SEC) cáo buộc lừa đảo giới đầu tư. Các công tố viên vào cuộc và sự thật được phơi bày, danh mục đầu tư trị giá nhiều tỷ USD mà Stanford huy động vốn của khách hàng với lời hứa sẽ trả lợi nhuận béo bở chỉ là giả mạo. Nhiều nạn nhân của Stanford mất trắng cả tiền tiết kiệm dưỡng già. Họ phải đợi 3 năm để chờ kẻ lừa đảo này bị đem ra trước vành móng ngựa cách đây ít hôm, bất chấp các luật sư của bị cáo cho rằng thân chủ của họ có vấn đề về trí nhớ.
Cáo trạng cho thấy, Stanford đã lừa 30.000 người với tổng số tiền 7 tỷ USD. Nhiều khả năng, Stanford sẽ phải bóc lịch 20 năm trong trại giam.

<>William Miller, “cha đẻ” của Ponzi
<>Nhiều thập kỷ trước khi mô hình lừa đảo đa cấp được gán cho cái tên Ponzi, kiểu lừa đảo này đã được một thủ thư có tên William Miller ở Brooklyn khởi xướng. Nhiều người đã vét sạch những đồng tiền mồ hôi nước mắt của mình để góp vào công ty đầu tư mang tên Franklin Syndicate do Miller lập ra vào năm 1899, với hy vọng sẽ được trả lãi suất 10% mỗi tuần. Miller được đặt biệt danh “520%” - chỉ mức lãi suất cả năm mà ông ta hứa với các nhà đầu tư. Siêu lừa này tuyên bố ông ta có một bí quyết để nắm bắt cách kinh doanh của các công ty ăn nên làm ra.
<>Hình ảnh Những vụ lừa đảo tài chính khiến thế giới kinh hoàng số 2
Khi sự thật được phơi bày, mọi người mới vỡ lỡ Miller đã lừa của các nhà đầu tư 1 triệu USD, tương đương với 25 triệu USD ngày nay. Với tội danh đó, Miller bị kết án 10 năm, nhưng chỉ phải ngồi 5 năm trong nhà đá. Ra tù, "siêu lừa" đến Long Island kiếm sống bằng việc buôn bán tại một cửa hiệu tạp hóa.

<>Charles Ponzi
Charles Ponzi không phải là người đầu tiên “thiết kế” ra kiểu lừa đảo Ponzi, nhưng kiểu lừa này được đặt theo tên ông ta vì cú lừa mà ông ta thực hiện đã khiến cả nước Mỹ phải chấn động vào thời đó.
<>Hình ảnh Những vụ lừa đảo tài chính khiến thế giới kinh hoàng số 3
Theo đó, vào năm 1919, gã người Italy nhập cư vào Mỹ này hứa với các nhà đầu tư rằng, họ sẽ kiếm đậm bằng cách mua tem thư quốc tế từ các quốc gia khác rồi đổi lấy tem thư Mỹ. Tất nhiên, gã lừa này không quên mở công ty “Securities Exchange Company” ở Boston để hợp pháp hóa chương trình lừa đảo và che mắt mọi người.

Bằng cách “quay vòng” nguồn vốn, Ponzi đã bỏ túi nhiều triệu USD. Khi sự thật được phơi bày thì Ponzi đã ôm được của các nhà đầu tư 20 triệu USD, đồng thời 6 ngân hàng đi vào con đường phá sản.

<>Tom Petters
Chuyện xảy ra vào năm 2010, khi một doanh nhân Tom Petters ở bang Minnesota, Mỹ bị kết án 50 năm tù giam. Nguyên nhân của bản án này liên quan đến vụ lừa đảo Ponzi 3,65 tỷ USD do Tom Petters “đạo diễn”. Đây được xem là vụ Ponzi lớn thứ ba trong lịch sử sau vụ Bernie Madoff và vụ Alan Stanford.
Hình ảnh Những vụ lừa đảo tài chính khiến thế giới kinh hoàng số 4
Thủ đoạn của Tom được thực hiện dựa vào tư cách CEO kiêm chủ tịch của công ty Petters Group Worldwide. Theo đó, Petters đã thuyết phục các nhà đầu tư góp tiến để mua hàng điện tử rồi bán lại cho các hãng bán lẻ lớn Costco và Sam’s Club. Nhưng trên thực tế, Petters dùng tiền này cho các hoạt động kinh doanh khác của ông ta và trả lãi cho các nhà đầu tư khác. Lĩnh án khi đã 52 tuổi, có lẽ Petters đến chết vẫn chưa ra khỏi nhà đá.

<>Norman Hsu
Norman Hsu bị cáo buộc vận hành một chương trình lừa đảo kiểu Ponzi với quy mô 60 triệu USD vào năm 2009 bất chấp trước đó ông là nhà huy động tài chính cho đảng Dân chủ của Mỹ . Hsu dùng chiêu trò mời các nhà đầu tư góp vốn, hứa trả lãi cao, dùng tiền của nhà đầu tư trả cho người góp vốn trước để dần "hạ sát" khách hàng.
Hình ảnh Những vụ lừa đảo tài chính khiến thế giới kinh hoàng số 5
Sau khi Hsu bị tố giác, tất cả những chính trị gia từng được ông ta huy động tài chính như Hillary Clinton, Eliot Spitzer, Andrew Cuomo, Barack Obama và Al Franken để chuyển số tiền đã nhận từ nhân vật này vào quỹ từ thiện. Mức án mà tòa dành cho Hsu là 24 năm “bóc lịch”.

<>Lou Pearlman
Từng nổi tiếng với vai trò ông trùm âm nhạc sừng sỏ, có công thành lập những ban nhạc nam  lớn của thập niên 1990 như Backstreet Boys, NSYNC, O-Town… Tuy nhiên, Pearlman chỉ thực sự nổi tiếng khi được biết đến là "kẻ dàn dựng" chương trình lừa đảo Ponzi quy mô 300 triệu USD.
Hình ảnh Những vụ lừa đảo tài chính khiến thế giới kinh hoàng số 6
Để che mắt chính quyền và nhà đầu tư, Pearlman đã lập ra một công ty hàng không “ma”. Vụ việc này bị phát giác vào năm 2006 và Pearlman đã tìm cách bỏ trốn, nhưng bị bắt khi đang trên đường tẩu thoát sang Indonesia. Năm 2008, ông ta bị đem ra xét xử và kết án 25 năm tù giam.

<>Những vụ lừa đảo Ponzi ở Albania
<>Hình ảnh Những vụ lừa đảo tài chính khiến thế giới kinh hoàng số 7
Vào năm 1997, một vụ Ponzi khổng lồ ở Albiania đổ bể, đẩy nước này rơi vào cảnh hỗn loạn tài chính, đồng thời châm ngòi cho một cuộc nổi dậy lớn, lật đổ chính phủ và khiến hơn 2.000 người dân thiệt mạng. Mấy năm trước đó, Albania bước vào thời kỳ quá độ sang cơ chế thị trường tự do sau nhiều năm nằm dưới sự thống trị của chế độ độc tài Enver Hoxha. Hệ thống tài chính còn sơ khai ở thời điểm quá độ của Albania nằm dưới sự thống trị của một loạt những kế hoạch Ponzi hứa trả nhà đầu tư mức lãi lớn.

Hơn 2/3 người dân Albania đã sập bẫy chiêu lừa này vì lóa mắt trước cơ hội giàu lên nhanh chóng. Thậm chí, Chính phủ Albania còn công khai phê chuẩn hoạt động của một số công ty lừa đảo này. Đến đầu năm 1997, người dân Albania bị mất tổng cộng hơn 1,2 tỷ USD. Mất tiền, người dân đổ ra đường để phản đối Chính phủ, cho rằng nhà chức trách hưởng lợi từ những kẻ lừa đảo. Về sau, Liên hiệp quốc phải can thiệp để lập lại trật tự ở nước này.

<>Gerald Payne
Vụ lừa đảo Ponzi của Gerald Payne lấy mất của các nhà đầu tư gần 500 triệu USD, nhưng gây ấn tượng hơn cả là cách rút tiền của siêu lừa này. Vào giữa thập niên 1990, Payne dùng nhân danh nhà thờ để thuyết phục gần 18.000 người góp vốn cho ông ta, hứa sẽ trả lãi lớn thông qua việc đầu tư vào vàng, bạc và trái phiếu nước ngoài.
Hình ảnh Những vụ lừa đảo tài chính khiến thế giới kinh hoàng số 8
Trên thực tế, Payne đã dùng séc để rút tiền dưới mức giới hạn thông báo 10.000 USD nhằm không bị phát hiện. Tuy nhiên, do Payne rút tiền bằng séc rất nhiều lần nên đã bị Thuế vụ Mỹ chú ý. Khi ra tòa, Payne cho biết, số tiền đã bị dùng làm quà biếu chứ không phải được đầu tư. Payne lĩnh án 27 năm, còn vợ ông ta là Betty ngồi tù 12 năm rưỡi.

<>David Dominelli
<>Hình ảnh Những vụ lừa đảo tài chính khiến thế giới kinh hoàng số 9
Năm 1979, Domilelli mở một công ty ở California, Mỹ và hứa trả cho những nhà đầu tư góp vốn sớm mức lãi 40-50%. Đây là một vụ lừa đảo Ponzi kinh điển, trong đó Dominellini dùng tiền của nhà đầu tư đến sau trả cho nhà đầu tư đến trước, huy động được tới 80 triệu USD. Đến năm 1983, gần 1.500 nhà đầu tư đã mắc bẫy của siêu lừa này, khiến ông ta dần dần không thể đáp ứng được khả năng rút vốn nữa. Vào năm 1985, Dominelli bị kết án 20 năm tù giam và được tha bổng sau khi thụ án 10 năm. Ông ta qua đời vào năm 2009 tại Chicago.

<>Bernie Madoff
Bernie Madoff được xem là biểu tượng của tội phạm tài chính hiện đại. Năm 2008, ông cựu chủ tịch sàn giao dịch Nasdaq bị cáo buộc vận hành một vụ lừa đảo Ponzi trị giá 50 tỷ USD, lớn nhất trong lịch sử. Với uy tín ở Phố Wall, Madoff đã thu hút hàng chục ngàn nhà đầu tư góp vốn, hứa trả lãi 10,5% mỗi năm trong suốt gần 2 thập kỷ.
Hình ảnh Những vụ lừa đảo tài chính khiến thế giới kinh hoàng số 10
Cũng giống như các chương trình lừa đảo kiểu Ponzi khác, Madoff chỉ dùng tiền của nhà đầu tư đến sau trả cho người đến trước, chứ chẳng đầu tư gì sất. Không chỉ các nhà đầu tư cá nhân mà nhiều tổ chức từ thiện, trường đại học và cả một số ngân hàng đại chúng cũng bị Madoff lừa. Madoff bị kết án 150 năm và hiện đang bóc lịch trong trại giam.
<>Khánh An (tổng hợp/Dân trí)
Nguồn : Tin Mới / Nguoiduatin.vn

Lật lại hồ sơ những kẻ lừa đảo nổi tiếng nhất mọi thời đại

Lịch sử thế giới đã chứng kiến không biết bao nhiêu vụ lừa đảo với muôn hình vạn trạng. Sau mỗi vụ, mọi người lại không khỏi ngỡ ngàng trước sự táo bạo và khả năng lừa đảo đến siêu phàm của những kẻ phạm tội.
Lật lại hồ sơ những kẻ lừa đảo két tiếng nhất sẽ đem đến cho chúng ta một góc nhìn hoàn toàn mới về những “thiên tài” không được đặt đúng chỗ này.

1. George Psalmanazar (1679-1763) - Người Formosan đầu tiên đến châu Âu
  

George Psalmanazar được mệnh danh là kẻ nói dối tài năng nhất từ trước đến nay. Y đã mê hoặc cả nước Anh trong một thời gian dài với những câu chuyện bịa đặt vô cùng hấp dẫn.

Psalmanazar tự nhận mình là người đến từ một vùng đất bí ẩn, lần đầu tiên đặt chân đến châu Âu. Y có thể nói một thứ tiếng không ai biết, ăn mặc những kiểu quần áo chẳng giống ai và thực hành những nghi thức kỳ dị,… nhưng có điều lạ là y có vẻ bề ngoài rất giống với người châu Âu.

Psalmanazar luôn quả quyết rằng mình đến từ hòn đảo Formosan xa xôi, nơi trước đây y bị một bộ lạc bản địa bắt làm tù binh, và kể lại rất tỉ mỉ về nhưng phong tục tập quán kỳ lạ ở dó.


Trình độ nói dối của Psalmanazar thành công đến mức y còn tự viết thành sách mô tả lại khá cụ thể hòn đảo kỳ lạ này. Theo cuốn sách “Mô tả về lịch sử và địa lý đảo Formosan” mà y đã cho xuất bản, những người đàn ông trên đảo không mặc quần áo mà lúc nào cũng “trần như nhộng” với món ăn yêu thích của họ là rắn.

Ngoài ra, y còn đi nhiều nơi để thuyết trình về lịch sử và ngôn ngữ của vùng đất kỳ lạ do chính y bịa ra, thậm chí còn dịch các tác phẩm văn học không hề có thực của vùng đất hư cấu ấy.

Trò bịp bợm chỉ kết thúc vào năm 1706 khi bản thân Psalmanazar cảm thấy quá mệt mỏi với vở kịch “tự biên tự diễn” của mình và thú thật với bạn bè.

2. Mary Baker - Công chúa Caraboo bị bắt cóc


Gần giống với trường hợp của George Psalmanazar, “nữ quái” Mary Baker đã mê hoặc mọi người xung quanh bằng cách đóng vai đóng vai công chúa Caraboo bị bọn cướp biển bắt cóc từ một hòn đảo trên ấn Độ Dương.

Chuyện kể rằng, vào năm 1817, một người thợ đóng giày ở Anh, bắt gặp một thiếu nữ bị lạc đường trong bộ trang phục hết sức lạ lùng và đẹp mắt. Cô gái này nói thứ tiếng mà không một ai hiểu được. Người dân địa phương đã phải nhờ đến không biết bao nhiêu người nước ngoài khác nhau để cố gắng hiểu được cô gái đó đang nói gì. Rất may, cuối cùng cũng có một thủy thủ người Bồ Đào Nha hiểu được phần nào câu chuyện của cô gái. Cô ta nói rằng mình là công chúa Caraboo đến từ hòn đảo Javasu thuộc Ấn Độ Dương.

Cô bị bọn cướp biển bắt cóc nhưng đã may mắn trốn thoát được khi thuyền đi qua kênh Bristol rồi bơi vào bờ. Trong suốt 10 tuần sau đó, cô công chúa kỳ lạ này luôn là đề tài yêu thích trong những câu chuyện của người dân địa phương. Cô sử dụng cung tên rất thành thạo, leo trèo cây rất giỏi, hát bằng thứ ngôn ngữ kỳ lạ và cầu nguyện chúa trời mà cô gọi là Allah Tahhah.
  

Thế nhưng, sự thật cuối cùng cũng được phơi bày. Cô công chúa Caraboo hóa ra chỉ là con gái của người thợ đóng giày tên là Mary Baker đến từ Devon. Cô công chúa tự xưng này từng là một hầu gái làm việc tại nhiều cung điện trên khắp nước Anh. Ả tự sáng tác ra thứ ngôn ngữ kỳ quái chỉ có trong tưởng tượng và khéo léo biến nó thành một câu chuyện như thật. Đặc biệt “Công chúa Caraboo” còn công du đến cả Mỹ, Pháp và Tây Ban Nha mặc dầu không gặt hái được nhiều thành công như ở Anh.

Câu chuyện của ả là nguồn cảm hứng sáng tác của nhà viết kịch John Wells khi ông này làm bộ phim Công chúa Caraboo năm 1994.

3. Wilhelm Voigt (1849-1922) - viên đại úy vùng Köpenick


Wilhelm Voigt được ghi nhận là một kẻ lừa đảo táo bạo, một tên cướp liều lĩnh, khét tiếng bậc nhất trong lịch sử nước Đức. Voigt đã từng đóng nhiều vai để lừa đảo, nhưng thành công và nổi tiếng nhất phải kể đến vai y đóng giả một viên đại úy vào năm 1906.

Ngay từ nhỏ, Wilhelm Voigt đã nổi tiếng về trộm cắp. Khi mới 14 tuổi, y đã bị bắt giam 14 ngày vì tội ăn cắp. Từ năm 1864 đến năm 1891, y còn bị bắt giam thêm 4 lần vì tội trộm cắp và 2 lần vì tội làm giả giấy tờ.

Phi vụ lớn nhất và thành công nhất mà y đã từng thực hiện bắt đầu vào năm 1906. Voigt mua một một bộ quân phục đại úy đã sử dụng ở Köpenick rồi đến các đơn vị quân đội đóng ở gần đó. Ngày 16/10/1906, trên đường đi, Voigt tình cờ gặp 2 tiểu đội lính cảnh vệ. Y giơ ra một một mệnh lệnh khẩn cấp do y tự làm ra, trong đó có viết rằng y có quyền trưng dụng bất kỳ đơn vị quân đội nào để điều động đi làm nhiệm vụ đặc biệt.

Nhóm lính này tin là thật và nghe lệnh chỉ huy của Voigt tiến về thành phố Köpenick bằng đường sắt. Khi đến Köpenick, y cấp cho mỗi người một khoản tiền nho nhỏ để động viên rồi ra lệnh đánh chiến Tòa thị chính của thành phố (khi đó Köpenick là một thành phố trự trị). Do bất ngờ, Voigt và nhóm lính của mình nhanh chóng giành được kiềm quyển soát cơ quan đầu não của thành phố. Y liền ra lệnh bắt giam Thị trưởng thành phố, trưởng phòng thu ngân, phong tỏa các tuyến đường ra vào thành phố và hệ thông tin liên lạc với Berlin. Tiếp đó y ra lệnh trưng dụng toàn bộ các khoản tiền của thành phố với tổng giá trị lên đến 4.000 mác.
  

Sau khi ôm trọn số tiền đã cướp được trong tay, Voigt tiếp trục ra lệnh cho lính của mình giữ nguyên vị trí trong vòng 1 tiếng rưỡi, còn y thì chạy ra ga tàu hỏa rồi chốn mất tăm.

Nhưng cuối cùng Voigt cũng bị bắt và bị kết án 4 năm tù giam vì tội tấn công vũ trang và cướp tiền.

Năm 1908, y được thả tự do trước thời hạn theo một chỉ thị đặc biệt của Hoàng đế Đức.

4. Cassie Chadwick (1857-1907) - “Đứa con” ngoài giá thú của Andrew Carnegie


Cuối thế kỷ 19, đầu thế kỷ 20, Cassie Chadwick được coi là một cái tên đình đám, nổi tiếng với những vụ lừa đảo ngân hàng trị giá lên đến hàng triệu USD.

Thị có tên thật là Elizabeth Bigley sinh tại Eastwood, Ontario (Canada). Ngay từ hồi nhỏ Elizabeth đã tham gia vào nhiều hoạt động phạm pháp và bị bắt lần đầu tiên khi mới 22 tuổi vì tội làm giả séc ngân hàng. Nhưng sau đó ít lâu, thị được phóng thích do giả bị mắc bệnh thần kinh.

Năm 1882, Elizabeth kết hôn với Wallace Springsteen. Tuy nhiên, chỉ 11 ngày sau khi kết hôn, người này đã bỏ Elizabeth khi phát hiện ra quá khứ đen tối của thị.

Năm 1886, thị trở thành thầy bói với cái tên Lydia Scott, nhưng sau đó 1 năm lại chuyển thành Madame Lydia DeVere để thêm phần huyền bí.

Năm 1889, Elizabeth lại tiếp tục làm séc giả, bị bắt và bị tuyên án 9 năm rưỡi tù giam ở nhà tù Toledo, Ohio. Chỉ 4 năm sau thị được tha bỏng và trở lại Cleveland với tên là "Mrs. Hoover" rồi mở một nhà chứa ở ngoại ô thành phố.

Năm 1897, thị kết hôn với Leroy Chadwick, một người không hay biết chút nào về quá khứ của thị mà chỉ bị vẻ đẹp cuốn hút làm mờ mắt. Năm 1900, khi nước Mỹ mở cuộc điều tra dân số, thị liền thay đổi lý lịch và trở thành con người mới với cái tên Cassie Chadwick sinh ngày 3/2/1862 ở Pennsylvania.

Ngay sau khi kết hôn với Leroy Chadwick, Cassie bắt tay vào vụ lừa đảo lớn nhất và thành công nhất của mình bằng cách tự nhận mình là con ngoài giá thú của Andrew Carnegie, một thương nhân nổi tiếng - người có công thành lập ra người có công thành lập nên tập đoàn Carnegie New York, tổ chức Carnegie vì Hòa bình, trường đại học Carnegie Mellon ở Pittsburgh.
 

Trong suốt 8 năm liền, bằng nhiều thủ đoạn, nhất là dưới bình phong chắc chắn như vậy, thị đã thực hiện nhiều khoản vay ngân hàng với tổng trị giá lên đến 20 triệu USD.

Ngày 2/11/1904, vụ lừa đảo của thị phát giác khi Ngân hàng H. B. Newton, chi nhánh Boston đệ đơn kiện. Cassie bị bắt ngay tại căn hộ của mình ở khách sạn Breslin lúc đó thị còn đeo một chiếc thắt lưng trong đó chứa 100.000 USD. Tại thời điểm bị bắt, tổng các khoản nợ của Cassie lên đến gần 5 triệu USD.

Ngày 10/3/1905, một tòa án ở Cleveland tuyên án Cassie Chadwick 14 năm tù giam và phạt 70.000 USD vì tội lừa đảo.

 Y được mệnh danh là tên tội phạm “vĩ đại” nhất mọi thời đại, bậc thầy của nghệ thuật lừa đảo với 45 tên giả và thông thạo 5 ngoại ngữ. Riêng tại Mỹ, Viktor Lustig đã bị bắt 50 lần, nhưng lần nào cũng được thả do không có bằng chứng để kết tội.

5. Joseph Whale (1875-1976) - Ông chủ ngân hàng "dỏm"

Mussolini, trùm phát xít Italia, cũng từng là một trong số rất nhiều các nạn nhân của Joseph Whale - một trong những kẻ lừa đảo quốc tế thành công nhất nước Mỹ.

Whale đến Italia dưới lốt một kỹ sư công nghiệp mỏ để bán cho Mussolini quyền khai thác mỏ quặng giàu có ở bang Colorado (Mỹ). Phi vụ làm ăn trót lọt đó giúp y thu lợi 2 triệu USD lấy từ quỹ của Mussolini và cao chạy xa bay trước khi Cơ quan mật vụ Italia kịp phát giác vụ việc.

Một cú lừa ngoạn mục khác và nổi tiếng nhất của Whale là vụ Ngân hàng thương mại quốc gia Munsee. Khi ngân hàng này chuyển đến địa điểm mới, ngay lập tức Whale thuê lại ngôi nhà trống đó và thành lập một ngân hàng khác chỉ để thực hiện duy nhất một vụ giao dịch. Joseph Whale không giỏi về lừa đảo, mà là thiên tài về tổ chức. Hắn thuê cả một đám du thủ du thực đóng giả nhân viên ngân hàng, nhân viên bảo vệ và khách hàng để diễn cảnh giao dịch y như tại một ngân hàng thật sự.

Mục tiêu nhắm tới của Whale trong thời gian đó là các triệu phú người Chicago với thông tin bí mật bị “bị rò rỉ” rằng chủ ngân hàng (và cũng chính là y) đang nắm quyền giao dịch một khu đất của chính phủ có giá chỉ bằng 1/4 giá thị trường.

Một vị khách đã trúng câu. Người này được đưa tới ngân hàng của Whale và được chứng kiến một vở kịch diễn cảnh giao dịch hết sức chuyên nghiệp do các “nhân viên” của y thực hiện. Bị thuyết phục trước cung cách làm ăn chuyên nghiệp đó, vị khách này quyết định mua khu đất và trao cho y 400 nghìn USD bằng tiền mặt mà không hề hay biết giấy tờ mình đang giữ chỉ là đồ giả.

Joseph Whale bị bắt và ngồi tù 10 năm. Y chết năm 1976 hưởng thọ 101 tuổi.

6. Victor Lustig (1890-1947) - Kẻ hai lần rao bán tháp Eiffel



Victor Lustig sinh năm 1890 tại Bohemia, khi đó thuộc Đế quốc Áo-Hung. Khi tốt nghiệp phổ thông Lustig đã thông thạo 5 ngoại ngữ: Séc, Anh, Pháp, Đức, Ý. Sau một thời gian lang thang khắp châu Âu, Lustig quyết định định cư tại Paris.

Y được mệnh danh là tên tội phạm “vĩ đại” nhất mọi thời đại, một bậc thầy về nghệ thuật lừa đảo với 45 tên giả. Chỉ riêng tại Mỹ, Viktor Lustig đã bị bắt 50 lần, nhưng lần nào y cũng được thả do không có bằng chứng để kết tội.

Đầu Thế chiến I, Lustig cầm đầu một tổ chức cờ bạc bịt bợm trên những chuyến tàu du lịch xuyên Đại Tây dương. Vào những năm 1920, y hay du lịch đến Mỹ và chỉ trong vòng 2 năm đã lừa đảo lấy đi hàng trăm ngàn USD từ các ngân hàng và các doanh nhân nước này.

Tuy nhiên, tất cả những vụ lừa đảo đó chỉ là chuyện “cỏn con” chẳng thấm vào đâu so với việc Lustig dám cả gan rao bát bán tháp Eiffel - một trong những biểu tượng nổi tiếng nhất của nước Pháp.

Vào năm 1925, tình cờ Lustig đọc trên một tờ báo nói về những khó khăn tài chính lớn của Tòa thị chính thủ đô Paris trong việc duy tu tháp Eiffel. Lập tức, bộ óc “thiên tài” của y đã phác họa ra một kế hoạch táo bạo và quyết định bắt tay ngay vào việc thực hiện.


Hắn ta làm giấy tờ giả, mạo nhận mình là Thứ trưởng Bộ Bưu điện Pháp, sau đó làm giấy mời giả và mời 6 nhà tư bản ngành luyện kim đến một khách sạn sang trọng để bàn bạc về số phận tháp Eiffel. Tại đây Lustig nói rằng, chi phí tu sửa tháp Eiffel quá lớn, Chính phủ không đủ sức gánh vác nên dự định sẽ bán danh thắng lịch sử này làm sắt vụn thông qua một cuộc đấu giá kín. Làm ra bộ để tránh phản ứng dữ dội từ phía dư luận, y thuyết phục những người tham dự hôm đó phải giữ kín chuyện này.

Tháp Eiffel có tổng khối lượng lên đến 9.000 tấn, trong đó có 7.300 tấn thép, thế nhưng giá khởi điểm mà vị “Thứ trưởng” này đưa ra lại thấp hơn rất nhiều so với giá thực tế trên thị trường. Điều đó tạo nên cơn sốt cho các nhà đầu tư. Nhiều người đã phải chi những khoản tiền “đi đêm” rất lớn với y để mong được trúng thầu. Cuối cùng, quyền tháo dỡ tháp thuộc về triệu phú Andre Poisson, sau khi đã trao cho Lustig một khoản tiền lên đến 50.000 USD.

Phải đến mấy ngày sau, khi Andre Poisson đưa công nhân đến để tháo rỡ tháp Eiffel thì mới vỡ lẽ ra là mình bị lừa, còn Lustig lúc đó đã cao chạy xa bay với một va li tiền nặng trịch. Andre Poisson đã thật sự bị sốc vì sót của, nhưng sợ bị “mất mặt” nên đành nín lặng, không đệ đơn kiện kẻ đại bịp kia.


Đầu những năm 1930, Viktor Lustig quay trở lại Paris và tiếp tục lừa bán tháp Eiffel một lần nữa. Phi vụ lừa bán tháp Eiffel lần thứ hai này cũng trót lọt và y đã thu được 75.000 USD tiền mặt.

“Đi đêm lắm cũng có ngày gặp ma”, cuối cùng Lustig kết thúc sự nghiệp lừng danh của mình ở nhà tù Alcatraz - California (Mỹ) vào năm 1935 sau khi bị kết án 15 năm tù vì tội làm tiền giả và thêm 5 năm vì tội trốn tù. Năm 1947, Lustig chết tại đây vì bệnh sưng phổi.

7. Ferdinand Demara (1921-1982) - "Kẻ mạo danh vĩ đại"


Ferdinand Demarra được biết đến với cái tên “Kẻ mạo danh vĩ đại”. Trái ngược với Christopher Rocancourt, động cơ của “chuyên gia giả mạo” này không phải vì tiền bạc, mà chỉ đơn thuần để thỏa mãn những cảm giác mạnh khi hóa thân thành những con người khác nhau và hòa nhập vào mọi tầng lớp xã hội.

Trong cuộc đời, y đã thủ rất nhiều vai khác nhau như: kỹ sư xây dựng, quận phó, nhân viên cai ngục, bác sĩ tâm lý, luật sư, chuyên gia của Tổ chức bảo vệ trẻ em, thầ tu, biên tập viên, chuyên gia về ung thư, bác sĩ phẫu thuật và giáo viên… Điều kỳ lạ là, mặc dù có trình độ học vấn thấp (chưa tốt nghiệp Trung học phổ thông), thế nhưng trong bất kỳ vai nào y cũng diễn một cách hết sức tài tình kể cả về tài tùy cơ ứng biến lẫn chuyên môn trong từng vai diễn.

Vai diễn đầu tiên của Demarra là một nhân viên phục vụ trong Quân đội Mỹ vào năm 1941, núp dưới cái tên của một người bạn.


Vai diễn nổi tiếng nhất của Demarra là vai bác sĩ phẫu thuật Joseph Kear. Phải nói rằng, y vô cùng khéo léo để có thể xoay xở được vai bác sĩ phẫu thuật trong một thời gian dài khi diễn ra cuộc chiến Mỹ - Triều Tiên. Các bệnh nhân của y lúc đó đều đươc chữa trị bằng những liều kháng sinh hào phóng. Demarra chỉ bị lộ diện khi bà mẹ của bác sĩ Joseph Kear thật phát hiện ra và báo cho chính quyền.

Ferdinand Demarra mất năm 1982 thọ 61 tuổi. Cuộc đời và sự nghiệp của con người này đã được viết thành truyện và được dựng thành bộ phim có tên "The Great Imposter".

8. Frank Abagnale (1948) - "Hãy bắt tôi nếu có thể"


Tuy chỉ mới 17 tuổi, thế nhưng Frank Abagnale đã nhanh chóng trở thành một trong những tên cướp ngân hàng thành công nhất trong lịch sử nước Mỹ. Câu chuyện đó bắt đầu từ những năm 60 của thế kỷ trước. Bằng những tấm séc ngân hàng tự tay làm giả một cách khéo léo, Abagnale đã dễ dàng cuỗm đi gần 5 triệu USD của rất nhiều các ngân hàng khác nhau.

Tất cả điều này đều diễn ra khi Abagnale chưa tròn 20 tuổi. Đặc biệt, y gần như có mặt thường xuyên trên các chuyến máy chở khách để đi khắp thế giới khi tự nhận mình là phi công của Hãng hàng không PanAm.

Chỉ trong có 5 năm, Abagnale đã trải qua đến 8 nghề, và những trò bịp bợm của y đã gây thiệt hại trên diện rộng với nạn nhân là các ngân hàng tại 26 nước trên thế giới.

Trong cuộc đời của mình, Abagnale đã thủ rất nhiều “vai” như giáo sư xã hội học, bác sĩ nhi khoa trong một bệnh viện ở bang Georgia... Tuy nhiên, chiến tích lẫy lừng nhất của y là tự “vẽ” cho mình bằng tốt nghiệp Đại học Tổng hợp Harvard để được nhận vào làm việc tại văn phòng của Tổng chưởng lý bang Louisiana.

Điều trớ trêu là, Abagnale bắt đầu “khởi nghiệp” khi mới có 16 tuổi và nạn nhân đầu tiên lại chính là cha đẻ của y. Năm 21 tuổi thì Abagnale bị bắt, nhưng sau đó thì được tha và đầu quân cho Cục Điều tra liên bang (FBI) với vai trò là chuyên gia chống làm giả.

Những cuộc phiêu lưu của y đã trở thành cảm hứng để dựng thành bộ phim nổi tiếng “Hãy bắt tôi nếu như có thể” với diễn xuất của nam tài tử Leonardo Di Caprio trong vai chính.
 
Lật lại hồ sơ những kẻ lừa đảo nổi tiếng nhất mọi thời đại (3)






9. David Hampton (1964-2003)
  
Lật lại hồ sơ những kẻ lừa đảo nổi tiếng nhất mọi thời đại (3)

Hampton là một người Mỹ gốc Phi, tự nhận mình là con trai của nghệ sĩ, đạo diễn danh tiếng người da đen Sidney Poitier. Lúc đầu Hampton giới thiệu mình là David Poitier để có thể ăn uống miễn phí trong các nhà hàng sang trọng. Sau khi thấy mọi người thật sự tin vào điều đó, y tiếp tục gây ảnh hưởng tới những nơi khác. Hampton thuyết phục mọi người cho ở nhờ thậm chí cho hắn tiền, trong số những người bị hắn lừa còn có những ngôi sao lớn như Melanie Griffith, Gary Sinise và Calvin Klein.

Với người này Hampton nhận mình là bạn của con cái họ, người khác thì là bác sĩ bị lỡ chuyến bay đến Los Angeles trong khi lo lắng tìm hành lý bị thất lạc, người khác nữa thì y vừa bị cướp giật và rất cần sự giúp đỡ… Những câu chuyện bịa như thật của hắn đã giúp hắn lấy được tiền của người khác một cách trót lọt.

Năm 1983, Hampton bị bắt và kết tội lừa đảo. Tòa án buộc y phải bồi thường cho những người bị hại một khoản tiền là 4.490 USD. David Hampton chết năm 2003 do bị AIDS. Những câu chuyện lừa đảo của Hampton đã khơi nguồn cảm hứng cho bộ phim "Six Degrees of Separation".

10. Christopher Rocancourt (1967) - kẻ mạo danh
 

Khác với kiểu lừa đảo của Frank Abagnale, một người Mỹ khác cũng nổi tiếng chẳng kém với biệt tài mạo danh. Christopher Rocancourt được coi là một trong những kẻ lừa đảo táo tợn nhất trong lịch sử nước Mỹ khi khôn khéo len lỏi vào giới thượng lưu nước này dưới nhiều bình phong khác nhau.

Trên thực tế, Rocancourt lại có nguồn gốc xuất thân thấp kém: bố là một kẻ nghiện rượu, còn mẹ là gái làng chơi và bản thân thì bị gửi vào trại trẻ mồ côi ngay từ lúc lên 5 tuổi.

Nạn nhân của y thường là các gia đình giàu có ở Mỹ với phương thức hoạt động chủ yếu là tự giới thiệu mình là một nhà tài chính đầy thế lực hoặc một nhà sản xuất phim ấp ủ những kế hoạch đầy tham vọng... Đặc biệt, Rocancourt còn tự nhận mình là thành viên trong gia đình nhà tỉ phú Mỹ Rockerfeller và là bạn thân của Tổng thống Bill Clinton, để từ đó thực hiện trót lọt hàng loạt vụ lừa đảo với tổng số tiền lên tới 40 triệu USD.

Tháng 8/2000, Rocancourt bị bắt giữ khi các vụ lừa đảo của y bị bại lộ, nhưng đã chạy trốn thành công sang Canada. Tại đây, y tiếp tục các trò lừa đảo của mình. Khi khai báo với cảnh sát, các nhân viên của khách sạn Whistler cho biết, y tự giới thiệu mình là một vận động viên đua xe quốc tế nổi tiếng và giải thích rằng do không muốn gây sự chú ý đối với những người hâm mộ lên y đã phải sử dụng tên giả.

Đến tháng 3/2002, Christopher bị cảnh sát Canada bắt giữ vì tội lừa đảo và nhanh chóng bị dẫn độ về Mỹ. Tại tòa, y chỉ thừa nhận 3 trong số 11 tội danh trong bản cáo trạng.

11. Claude Lipsky - Kẻ lừa đảo thế kỷ


Claude Lipsky luôn tự coi mình là một doanh nhân kém may mắn, thế nhưng những người khác thì xem y là một kẻ lừa đảo siêu hạng.

Mọi chuyện bắt đầu từ những năm 70 của thế kỷ trước. Sau khi kiếm được chút ít tiền vốn nhờ thu mua sắt vụn, Lipsky trở thành giám đốc tài chính của công ty Patrimoine Foncier chuyên kinh doanh và đầu tư bất động sản. Với dáng vẻ đĩnh đạc pha chút chân chất trong trang phục lịch sự, Lipsky dễ dàng lấy được lòng tin của mọi người. Từ năm 1969 đến năm 1971, có 14.000 người đã góp 151 triệu frăng Pháp (tương đương 30,5 triệu USD) cho công ty của Lipsky. Vụ việc nhanh chóng bị vỡ lở vì những khoản tiền mà những người đầu tư vào Patrimoine Foncier đáng lý phải được dùng để mua bán bất động sản thì lại được  tài trợ cho những công ty làm ăn bất chính. Hàng trăm người góp vốn sau đó đã lên tiếng đòi lại tiền, nhưng đều vô ích. 43 triệu frăng đã bị Lipsky biển thủ.

Năm 1976, Claude Lipsky bị tuyên phạt 8 năm tù giam. Vụ việc này còn dính dáng tới cả một cố vấn thân cận của Tổng thống Pháp lúc bấy giờ và một luật sư.

Một năm sau khi ra tù, năm 1987 Lipsksy sang châu Phi. Tại đây, y lại tiếp tục gạ gẫm những quân nhân Pháp (tại ngũ hoặc đã về hưu) tham gia vào quỹ đầu tư bất động sản do y đứng đầu. Để thuyết phục được các quân nhân, Claude Lipsky đã câu kết với Trung tá Claude Derusco và viên tướng Pierre Haubois và đã lừa được 430 người tham gia góp tiền cho y. Bộ ba đã hứa hẹn với các quân nhân rằng họ sẽ nhận được 10% lãi suất tiền gửi hàng tháng. Từ năm 1987 đến năm 1999, nhóm người này đã lừa được tổng cộng gần 30 triệu euro.

Sau khi bị bắt, vào tháng 7/2007, Tòa án Versailles của Pháp mở phiên tòa sơ thẩm đối với bị cáo Claude Lipsky cùng đồng bọn. Song đến ngày ra tòa, Claude Lipsky cáo bệnh và tòa phải xử vắng mặt y 5 năm tù giam và yêu cầu bồi thường 375.000 euro. Đây là khung hình phạt cao nhất đối với tội lừa đảo tại Pháp.

12. Milli Vanilli  - “Danh ca chưa bao giờ biết hát”


Vào những năm 90 của thế kỷ trước đã xảy ra vụ bê bối hát “nhép” lớn chưa từng có trong lịch sử làng âm nhạc thế giới liên quan đến nhóm nhạc lừng danh Milli Vanilli.

Milli Vanilli là sản phẩm của ông bầu Frank Farian vào năm 1988 với thủ đoạn tập hợp một số ca sĩ phòng thu khá chắc tay nhưng có vẻ ngoài khó tiếp thị cùng 2 chàng trai trẻ ăn ảnh Rob Pilatus và Fabrice Morvana, vốn là người mẫu và vũ công. 2 anh chàng đẹp trai này được dựng lên làm ca sĩ trên bìa đĩa, còn giọng ca thực sự thì lại là các giọng hát chuyên nghiệp khác. Frank đã rất khéo léo khiến mọi người tin rằng các đĩa nhạc của nhóm là do cặp “ca sĩ” kia hát. Milli Vanilli đã biểu diễn rất thành công và nhanh chóng giành được sự mến mộ của người yêu nhạc trên khắp thế giới. Đỉnh cao nhất trong sự nghiệp của Milli Vanilli là 3 giải thưởng Âm nhạc Mỹ (American Music Awards), đặc biệt là giải Grammy “Nghệ sĩ mới xuất sắc nhất” vào năm 1990.

Trước đó, vào năm 89, trong một buổi diễn trực tiếp được MTV ghi hình, khi nhóm “hát” bài “Girl You Know It's True”, đĩa đã bị “vấp” và lặp đi lặp lại câu "Girl, you know it's". Tuy, người hâm mộ không để ý và buổi diễn vẫn được tiếp tục, nhưng giới phê bình lại đặt nhiều dấu hỏi về tài năng của đôi song ca này.

Trước sự hoài nghi của dư luận, cùng với sức ép đòi hát trực tiếp ở album kế tiếp của 2 anh chàng “ca sĩ-người mẫu” đã khiến Frank phải tổ chức họp báo để hạ màn vở kịch hát nhép của nhóm nhạc Milli Vanilli.

Kết quả là, giải Grammy bị thu hồi, các hợp đồng ghi đĩa bị hủy. Milli Vanilli bị kiện và buộc phải bồi thường cho những ai đã mua đĩa nhạc của mình.

Anh Nguyễn
Tổng hợp

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

NGẬM SẦU (ĐL)

MUÔN MẶT ĐỜI THƯỜNG III/104

MỌC CÁNH