Thứ Sáu, 20 tháng 7, 2018

NHỮNG VÌ SAO SÁNG 2 (Diego Maradona)

(ĐC sưu tầm trên NET)
 
Huyền thoại World Cup | Diego Maradona

Maradona - Huyền thoại của những huyền thoại sân cỏ

Diego Maradona tròn 54 tuổi vào hôm qua 30/10. Hơn nửa quãng thời gian này đã được ông dùng để cống hiến sự kỳ diệu cho bóng đá.




Maradona - Huyền thoại của những huyền thoại sân cỏ
Giống như nhiều cầu thủ Argentina, Maradona (hàng sau, ở giữa) làm bạn với trái bóng từ khi còn rất nhỏ. Cậu bé nhanh chóng nổi tiếng dù Argentina chưa phải là một cường quốc bóng đá trong thập niên 1960.
Maradona - Huyền thoại của những huyền thoại sân cỏ
Maradona luyện tập với Argentina Juniors - bệ phóng đầu tiên đưa anh đến đỉnh cao.
Maradona - Huyền thoại của những huyền thoại sân cỏ
"Cậu bé vàng" có một thành tích bất hủ là khoác áo đội một Argentina Juniors khi chưa đầy 16 tuổi. Với CLB này, ông chơi 166 trận và ghi 116 bàn.
Maradona - Huyền thoại của những huyền thoại sân cỏ
Maradona trở thành thủ lĩnh khi dẫn dắt tuyển trẻ Argentina tới chức vô địch U20 thế giới năm 1979.
Maradona - Huyền thoại của những huyền thoại sân cỏ
Năm 1982, ông lần đầu tiên phá kỷ lục chuyển nhượng thế giới khi chuyển từ Boca Juniors tới Barca. Một phần phí chuyển nhượng được thanh toán bằng vàng khối.
Maradona - Huyền thoại của những huyền thoại sân cỏ
Ngôi sao sinh năm 1960 thực sự không có đối thủ tại World Cup 1986, nơi Argentina đăng quang chức vô địch thế giới lần thứ hai.
Maradona - Huyền thoại của những huyền thoại sân cỏ
Maradona ghi bàn thắng gây tranh cãi nhất trong lịch sử bóng đá thế giới khi dùng tay đẩy bóng vào lưới tuyển Anh ở tứ kết World Cup 1986.
Maradona - Huyền thoại của những huyền thoại sân cỏ
Nhưng ngay sau đó là bàn đẹp nhất trong lịch sử bóng đá khi độc diễn từ giữa sân vượt qua sáu cầu thủ đối phương.
Maradona - Huyền thoại của những huyền thoại sân cỏ
Maradona trở thành một ông hoàng trong mắt giới hâm mộ khi đăng quang World Cup 1986.
Maradona - Huyền thoại của những huyền thoại sân cỏ
Ông cũng là cái tên bất tử với Napoli, CLB dám phá kỷ lục chuyển nhượng lúc bấy giờ để mua từ Barca năm 1984.
Maradona - Huyền thoại của những huyền thoại sân cỏ
Với Napoli, Maradona giành hai chức vô địch Serie A và một UEFA Cup. Đây là một thành tích ngoạn mục tại giải đấu luôn có sự cạnh tranh của ba ông lớn Milan, Juventus, Inter.
Maradona - Huyền thoại của những huyền thoại sân cỏ
Maradona có thêm một lần vào chung kết World Cup vào năm 1990 và chỉ chịu thua Đức với tỷ số 0-1.
Maradona - Huyền thoại của những huyền thoại sân cỏ
Maradona dự World Cup lần cuối cùng vào năm 1994, khi đã 34 tuổi. Ông truyền cảm hứng vào các chiến thắng trước Hy Lạp và Nigeria trước khi chia tay giải do scandal chất kích thích.
Maradona - Huyền thoại của những huyền thoại sân cỏ
Maradona vẫn tạo sức hút rất lớn trong những năm cuối sự nghiệp, khi trở lại Boca Juniors.
Maradona - Huyền thoại của những huyền thoại sân cỏ
Từ năm 2008 ông dẫn dắt tuyển Argentina từ năm 2008 và làm việc với cầu thủ được coi là truyền nhân triển vọng nhất - Lionel Messi.
Maradona - Huyền thoại của những huyền thoại sân cỏ
Niềm vui của "cậu bé vàng" khi Argentina vượt qua vòng loại World Cup 2010. Argentina vào đến tứ kết tại vòng chung kết sau đó và một lần nữa thua Đức (0-4). Sau giải đấu đó, Maradona rời xa bóng đá đỉnh cao.
Thúy An

Diego Maradona: Câu chuyện về ma túy, mafia, Chúa trời và niềm kiêu hãnh của Napoli

Thứ Tư, 07/06/2017 09:45 GMT+7

(Thethaovanhoa.vn) - Vào một ngày nắng 5/4/1984, trước vụ bê bối cocaine, trước những hỗn loạn, những bữa tiệc mafia, Diego Maradona đã tới San Paolo bằng trực thăng để ra mắt Napoli.
    Mức phí chuyển nhượng là 13,5 tỉ lira (6,9 triệu bảng), một kỷ lục thế giới. Anh hai mươi ba tuổi. Ít nhất 17.000 CĐV đã trả một khoản tiền lớn để chen chúc nhau chào đón người mà họ chờ đợi sẽ là vị cứu tinh cho đội bóng của thành phố. Trong những cuộc thương lượng kéo dài trước đó, các CĐV đã biểu tình, tuyệt thực, và diễu hành để đòi có anh. Một người hâm mộ đã tự trói mình vào rào chắn ở sân San Paolo. Khi vụ chuyển nhượng được hoàn tất, một tờ báo viết rằng việc thành phố không có “thị trưởng, nhà ở, trường học, xe buýt, công ăn việc làm, và vệ sinh chẳng là gì vì chúng ta đã có Maradona”. Đội bóng đã muốn có anh từ năm 1979, khi anh còn ở Argentinos, dù bản thân chàng trai trẻ Maradona lúc đó chẳng biết gì về nơi anh sắp đến. “Napoli với tôi có nghĩa là đâu đó ở Italy”, sau này anh viết. “Giống như bánh pizza”.
    Thật khó mà nói hết cao vọng của Napoli với Maradona. Họ chỉ là đội bóng đại diện cho thành phố lớn thứ 3 ở Italy, chưa bao giờ vô địch Serie A từ khi CLB được thành lập năm 1926. Họ là Á quân các năm 1968 và 1975, nhưng những khoản đầu tư dù lớn chưa bao giờ mang tới cho họ thành công như các kình địch miền bắc Juventus, AC Milan và Inter. Tất cả những gì họ có là vài chiếc Cúp Quốc gia, các năm 1962 và 1976. Từ năm 1981, họ xếp hạng 3, 4, 10 và 12 ở Serie A. Hạng 12 của năm 1985 thật ra tệ hơn bây giờ nhiều: Lúc đó, Serie A chỉ có 16 đội, và 3 đội rớt hạng. Nói cách khác, Maradona đã tới với một đội bóng chỉ cách vị trí rớt hạng một điểm.
     
    Ở buổi ra mắt, anh bước ra từ đường hầm mặc một chiếc áo phông trắng, áo thể thao màu xanh và khăn choàng Napoli. Những người tham dự giống với một giáo đoàn hơn là một đám đông CĐV. Maradona vẫy tay, mỉm cười, tâng bóng, và thả bong bóng bay màu xanh lên trời. “Chào buổi tối, các bạn Naples”, anh nói bằng tiếng Ý. “Tôi rất vui vì có mặt ở đây với các bạn”.
    Một bài hát đã được viết cho dịp này:
    ‘Maradona, người tiên phong’
    ‘Nếu không phải là giờ, thì còn là bao giờ’
    ‘Thiên tài Argentina đã ở đây’
    ‘Chúng ta không còn phải đợi chờ’
    Maradona chỉ ra mắt mười lăm phút; anh phải bắt máy bay về lại Buenos Aires. Khi anh bước xuống cầu thang, điều anh nhìn thấy khiến đôi chân anh run rẩy. Anh ôm bạn gái mình Claudia Villafañe, và khóc. “Mọi thứ thật nồng nhiệt và Claudia hiểu chúng tôi đang đánh cược sinh mạng của mình, chúng tôi biết chúng tôi phải bắt đầu lại tất cả”, anh viết trong tự truyện của mình El Diego. “Và chúng tôi phải bắt đầu ở đây, trong một thành phố rất có ý nghĩa với tôi. Đó là lý do tại sao khi nói chuyện với các nhà báo, tôi đã nói điều xuất phát tự đáy lòng: Tôi muốn trở thành một thần tượng cho những trẻ em nghèo ở Naples, vì các em cũng giống tôi khi tôi còn sống ở Buenos Aires”.



    Màn ra mắt lịch sử
    Trước khi rời đi, anh đã tổ chức họp báo với Chủ tịch CLB Corrado Ferlaino. Tranh cãi tập trung vào việc Napoli lấy đâu ra tiền cho chữ ký này. Một chính trị gia người Naples tên Vincenzo Scotti đã đi vay tiền, nhưng những người khác nghi ngờ thương vụ có bàn tay của tội phạm có tổ chức, cụ thể là mafia địa phương: băng Camorra. Thỏa thuận rõ ràng có lợi cho Camorra. Theo tác giả Jimmy Burns, CLB hy vọng lượng vé bán ra sẽ tăng gấp ba lần, và mafia nắm toàn bộ thị trường vé chợ đen. Ngay cả Maradona cũng nhận ra điều đó.
    Xúc động với tâm thư của Diego Maradona gửi lãnh tụ Fidel Castro

    Xúc động với tâm thư của Diego Maradona gửi lãnh tụ Fidel Castro

    Nghe tin vị lãnh tụ vĩ đại của Cuba, ông Fidel Castro qua đời, Diego Maradona, huyền thoại bóng đá Argentina đã không cầm được nước mắt.
    Nhưng cuộc tranh luận không công khai, và thật đáng ngạc nhiên khi một nhà báo người Pháp tên Alain Chaillou đã hỏi Maradona rằng anh có biết vụ chuyển nhượng do mafia bỏ tiền hay không. Phòng họp báo hoàn toàn im lặng. Maradona không nói gì. Câu hỏi được chuyển cho Ferlaino, người đã công kích tay nhà báo vì câu hỏi “xúc phạm” với “một thành phố trung thực” như Naples. Bảo vệ được gọi vào, và Chaillou bị dẫn ra khỏi phòng.
    Diego Maradona cần một khởi đầu tươi mới. Vào năm 1982, anh đã gia nhập Barcelona từ Boca Juniors cũng với tư cách cầu thủ xuất sắc và đắt giá nhất thế giới. Nhưng chấn thương và không hòa hợp được với đội bóng mới đã khiến giai đoạn đó trong sự nghiệp của anh thật tồi tệ. Anh ghét phong cách tập trung quá nhiều vào thể lực khi huấn luyện của HLV Udo Lattek. Tâm trạng của anh có khá hơn khi César Luis Menotti được bổ nhiệm năm 1983, nhưng vào tháng 9 năm đó, Maradona bị Andoni Goikoetxea đốn ngã trong một trận đấu gặp Athletic Club. Đó là một pha vào bóng triệt hạ: cao chân, từ đằng sau, và khi Barca đang dẫn 3-0 ở Camp Nou.
    “Tôi cảm nhận rõ ràng cú va chạm, nghe rõ tiếng xương gẫy, như một mảnh gỗ bị đốn ngang”, Maradona viết. Sau này, anh sẽ tha thứ cho Goikoetxea - người vì pha vào bóng đó bị đặt cho biệt danh “Gã đồ tể xứ Bilbao” - nhưng Maradona không tha thứ cho HLV Athletic Javier Clemente, người đã nghi ngờ Maradona giả vờ và mỉa mai rằng “phải đợi 1-2 tuần nữa thì mới biết chấn thương thế nào”. Maradona đã phải gắn thêm hai con ốc vào mắt cá, và vắng mặt hơn ba tháng trời.

    Fernando Redondo: Cú đánh gót huyền thoại và giấc mơ tiền vệ phòng ngự tài hoa

    Fernando Redondo: Cú đánh gót huyền thoại và giấc mơ tiền vệ phòng ngự tài hoa

    “Giày anh ta gắn nam châm à?” Sir Alex Ferguson đặt câu hỏi. Đó là ngày 19/4/2000 và Man United của ông, ĐKVĐ Champions League, vừa bị Real Madrid loại khỏi giải đấu này ngay ở Old Trafford trong một cuộc đối đầu đầy kịch tính
     
    Kịch tính cũng diễn ra bên ngoài sân cỏ. Maradona gây sự với chủ tịch José Luis Núñez, và bắt đầu dính tới ma túy. Khiến vấn đề thêm phức tạp, bạn thời thơ ấu và cố vấn tài chính của anh, Jorge Cyterszpiler, đã đầu tư sai rất nhiều tiền bạc của Maradona, từ xăng dầu và nhà cửa tới một tiệm chơi lô tô ở Paraguay. Maradona vốn đã sống phung phí rồi, vung tiền cho khắp bạn bè và người thân. Không lâu sau, anh lâm vào nợ nần. “Là người quản lý, tôi lẽ ra phải mạnh tay hơn”, Cyterszpiler nói với Burns trong cuốn Maradona: The Hand of God (tạm dịch: Maradona: Bàn tay của Chúa). “Nhưng là một người bạn, tôi thấy có những hạn chế trong việc tôi có thể kiểm soát chi tiêu của cậu ấy tới đâu. Cậu ấy sẽ nói với tôi: ‘Mua cái nhà đó đi, hay chiếc xe đó đi.’ Và tôi không có lựa chọn nào khác… Phung phí tiền bạc là một phần cuộc đời của Diego”.
    Cùng nhau, họ nghĩ ra cách thoát nợ. Họ sẽ chọc giận Núñez khiến ông phải bán anh, rồi kiếm tiền từ vụ chuyển nhượng. Nhưng Núñez rất miễn cưỡng: Maradona là ngôi sao lớn, và việc bán anh đi sẽ đặt ra câu hỏi tại sao ông lại tìm mọi cách đưa anh về lúc đầu. Lập trường đó đã thay đổi khi Barca thua 0-1 trước Athletic ở chung kết Cúp Nhà vua tại Santiago Bernabéu. Sự hằn học đã bắt đầu từ trận đấu trước đó, và khi một cầu thủ Athletic chúc mừng giễu cợt Maradona, anh đáp trả. Một vụ xô xát xảy ra. Trên khán đài có sự chứng kiến của Vua Juan Carlos, cùng hàng triệu khán giả truyền hình. Từ thời điểm đó, Núñez không còn lựa chọn nào. Ông buộc phải bán Maradona.
    Vụ việc đó cũng là giọt nước cuối cùng với Maradona. Anh phải ra đi. Juventus đang quan tâm, nhưng Napoli được coi là thách thức lớn hơn về mặt thể thao. Động cơ tài chính cũng lớn hơn, nên mọi chuyện đã diễn ra đúng như thế: khi vụ chuyển nhượng xong xuôi, 15% khoản tiền vào Maradona, nhưng khoản nợ của anh lớn tới mức anh không nhận được xu nào trong đó.

    Roberto Baggio - Marcello Lippi: Mối thù kinh điển giữa hai thiên tài bóng đá Ý

    Roberto Baggio - Marcello Lippi: Mối thù kinh điển giữa hai thiên tài bóng đá Ý

    Hai người họ, một là HLV, một là cầu thủ, đều vào loại vĩ đại nhất của Italy, đã là những kình địch lâu năm nổi tiếng. Đó là mối hận thù vượt ra khỏi những tranh cãi thường tình giữa HLV và cầu thủ, và mang tính cá nhân sâu sắc.
     
    Khi Diego Maradona tới Ý, anh cho rằng Napoli thật ra không khác gì một đội Serie B. Trước đó, khi có người nói qua với anh về lịch sử của CLB và nguy cơ họ rớt hạng, anh đã ký hợp đồng rồi. Khởi đầu thật tồi tệ. Dưới quyền HLV Rino Marchesi, họ có 9 điểm trong 13 trận đầu trước Giáng sinh (tương đương với 11 điểm ngày nay, do một trận thắng thời đó tính 2 điểm). Trong giai đoạn này, giải VĐQG Ý đang rất mạnh. Juventus có Michel Platini và Giovanni Trapattoni. Milan sẽ sớm về tay Silvio Berlusconi, người bổ nhiệm Arrigo Sacchi. Inter sẽ có Giuseppe Bergomi, Alessandro Altobelli, Karl-Heinz Rummenigge, Lothar Matthäus. Từ 1982 tới 1990, 8/9 Quả bóng Vàng thuộc về các cầu thủ đang chơi ở Serie A: Paolo Rossi (1982), Platini (1983-85), Ruud Gullit (1987), Marco van Basten (1988-89), Matthäus (1990). Dẫu vậy, Maradona không hài lòng. Khi bay về Buenos Aires nghỉ đông, anh “quá xấu hổ tới mức không dám nói về đội bóng của mình”.
    Bước ngoặt tới vào một ngày lạnh lẽo tháng 1. Napoli đánh bại Udinese 4-3 và bước vào chuỗi trận chỉ có 1 lần thua nữa ở Serie A cho tới cuối mùa. Maradona là ngôi sao sáng nhất, ghi 14 bàn; chỉ kém Altobelli (17) và Platini (18). Napoli xếp thứ 8 chung cuộc.
    Nhưng điều đó không thể khiến Maradona hài lòng. Vào mùa hè, anh gây sự với Ferlaino và đòi hỏi rằng nếu ông không tăng cường đội hình, anh sẽ ra đi. Maradona vốn đã là một vị thánh ở Naples và biết Ferlaino không bao giờ dám bán anh. “Mua 3-4 cầu thủ đi, và bán những người bị các khán giả la ó”, anh nói. “Đó nên là thước đo của ông. Nếu tôi chuyền bóng cho một người và anh ta bị la ó, thì anh ta nên ra đi, còn nếu không, hãy nghĩ tới việc bán tôi đi. Vì tôi không thể ở lại đây mãi thế này”.
    Giống như một đứa trẻ chỉ vào món đồ chơi trong một cửa hàng lưu niệm, Maradona đã có điều anh muốn. Và đó là những cầu thủ giỏi thật sự: Claudio Garella, Alessandro Renica. (Lúc này Ciro Ferrara cũng đang trưởng thành từ đội trẻ). “Tôi đã bắt đầu một thời đại ở Napoli, tôi đã khiến người ta phải tôn trọng đội bóng”, Maradona viết. “Trước khi tôi tới, Paolo Rossi từ chối đến đây vì anh nói Naples không phải là thành phố dành cho anh ấy, vì mafia. Sự thật là trước tôi, không ai muốn tới Napoli”.
    Người mới tới xuất sắc nhất là Bruno Giordano. Dù đó là vào năm 1985, nhiều người hẳn nghĩ Napoli mua cầu thủ dựa trên cơ sở điều tra kỹ lưỡng và tham vấn HLV. Sự thật không phải thế. Giordano chỉ vừa gây ấn tượng với Maradona khi Napoli gặp Lazio. Khi các đội bóng bước vào thương lượng, Lazio muốn 5 tỉ lira, con số khiến Ferlaino, theo mô tả của Maradona, “la hét dữ dội với tôi, nói rằng ông ấy không có tiền”. Maradona bỏ ngoài tai: “Vậy thì cố mà kiếm, ông già ơi”.

    Đội hình Napoli mùa 1986-87


    HLV Ottavio Bianchi (trái)

    Cũng mùa hè năm đó, Napoli bổ nhiệm Ottavio Bianchi. Khắc khổ và là dân miền Bắc, ông là người Brescia, ông ngay lập tức bị Maradona ghét. “Ông ấy khó tính, không có vẻ là dân Latin, có vẻ là một người Đức hơn”, Maradona viết, so sánh Bianchi với Lattek. “Ông ấy chẳng bao giờ cười”. Một số bài tập của Bianchi khiến Maradona nổi giận. Đoạn đối thoại dưới đây tiêu biểu cho mối quan hệ của họ:
    Bianchi: “Tôi muốn cậu thực hiện bài tập này”.
    Maradona: “Bài nào?”
    Bianchi: “Tôi sẽ ném bóng lên và muốn cậu trượt chân giành lại bóng, tập bằng cả hai chân”.
    Maradona: “Tôi sẽ không làm thế, tôi không lăn ra đất… Chỉ có đối thủ tôi mới làm thế…”
    Bianchi: “Vậy thì chúng ta sẽ có chuyện quanh năm đấy”.
    Maradona: “Ừ, có chuyện thì có chuyện, rồi ông phải đi thôi”.
    Napoli xếp thứ 3 trong mùa đầu tiên của Bianchi. Mùa tiếp theo, sau khi Argentina vô địch World Cup 1986, họ đưa về những cầu thủ như Fernando De Napoli, Francesco Romano và Andrea Carnevale. Vào lúc Maradona đang tăng tốc trong cuộc đua vô địch, nhiều chuyện kỳ lạ về đời tư của anh lên báo. Tháng 4/1987, Claudia sinh con gái, Dalma. Nhưng trước đó, một phụ nữ trẻ tên Cristina Sinagra có thai và tuyên bố Maradona là cha đứa bé. Câu chuyện trở thành một vụ scandal. Maradona bác bỏ trách nhiệm và nói sự thật không phải thế. Sinagra tuyên bố sẽ đặt tên con trai là “Diego Armando”. (Một nhà báo đã bình luận ở Naples, thế cũng không khác gì đặt con tên là “Jesus Christ”). Câu chuyện kéo dài nhiều năm. Năm 1993, một tòa án Italy xác nhận Maradona quả là cha đứa bé.
    Nhưng đó chỉ là một phần trong cuộc đời điên loạn của Maradona lúc bấy giờ, xoay quanh những bữa tiệc thâu đêm suốt sáng với mafia, phụ nữ, ma túy, xe hơi, và rồi cả cocaine. Trong tự truyện, anh thừa nhận mình gặp vấn đề với ma túy. Napoli biết, nhưng phong tỏa tin tức để anh vẫn ra sân. John Foot viết trong Calcio: A History of Italian Football (tạm dịch: Calcio: Một lịch sử bóng đá Italy) là khi Maradona thử ma túy, Napoli sẽ tráo mẫu nước tiểu của anh. Theo Paddy Agnew trong Forza Italia: The Fall and Rise of Italian Football (tạm dịch: Forza Italy: Sự suy sụp và vươn lên của bóng đá Italy), Maradona từng nói trên đài phát thanh ủng hộ một chiến dịch hỗ trợ người nghiện ma túy. “Nếu những gì tôi nói về việc nghiện ma túy và những tác hại khủng khiếp của nó có thể cứu một người thôi”, anh nói, “thì nó sẽ giá trị hơn hàng trăm bàn thắng của tôi cho Napoli”.
    Sự chia rẽ lẽ ra đã lớn hơn nếu Maradona không còn là con người của trước kia. Tình yêu của người Naples dành cho anh lớn tới mức không thể mô tả bằng lời cho những người ngoài cuộc. Sự tương đắc có vai trò đặc biệt quan trọng. Các nhà nghiên cứu cho rằng sự ấm áp người dân địa phương dành cho anh đã an ủi bản chất nổi loạn của Maradona, cũng như nền tảng xuất thân nghèo khó của anh. Foot viết rằng “biểu tượng tôn giáo Diego là một biểu tượng tôn giáo thật sự, kết hợp giữa sự thần tượng hóa, mê tín hóa, và tình yêu”. Theo Foot, 86% các khán giả ở San Paolo là những người mua vé cả mùa khi Maradona chơi bóng ở đó. Ở các họ đạo, 25% những đứa trẻ mới sinh được đặt tên là “Diego”.
    Diego Maradona gần như không thể bước chân xuống đường. “Tôi không thể đi mua dù chỉ một đôi giày vì chỉ 5 phút sau, cửa sổ của cửa hàng đó sẽ bị đập vỡ và hàng nghìn người sẽ tràn vào”, anh viết. Ở nhà, ra khỏi xe thôi cũng là khó khăn với anh. Anh phải nhảy vào xe, rồ máy, và khi ga-ra mở cửa, tăng tốc lao vào đám đông hy vọng họ sẽ tránh đường. Những ai đã biết rõ chiến thuật đó thì chuẩn bị sẵn xe gắn máy. “Thật điên rồ”, Maradona viết. “Nhưng với chiếc Mercedes hay Ferrari của tôi, tôi vẫn có thể cắt đuôi”.
    Cánh phóng viên địa phương cũng có cảm giác như thế. Agnew, là phóng viên ở Italy lúc bấy giờ, nhớ lại khi Napoli đánh bại Como 2-1 vào cuối năm 1986. Sau trận đấu, các phóng viên đợi Maradona. “Cuối cùng, một nhóm đông người đi từ từ ra khỏi phòng thay đồ về phía hành lang”, Agnew viết. “Đâu đó trong đám đông là Maradona. Xung quanh tôi, những đồng sự ở Naples, những người đưa tin hàng ngày về CLB Napoli, bị kích động. Họ bắt đầu xô đẩy và chen lấn để lên phía trước, không phải để đặt câu hỏi với Diego hay ghi hình anh, mà để bắt tay, ôm, và thậm chí hôn anh”.
    Sự đối xử đó là có thể hiểu được. Ngay cả hiện giờ, hình ảnh Maradona vẫn khiến các CĐV Napoli nổi da gà. Những bàn thắng thật ngoạn mục: các cú vẩy bóng, những pha đột phá như chỗ không người, những quả sút phạt thiện nghệ, một cú vô-lê từ 30 mét, một bàn được ghi khi anh đã nằm xuống đất, một quả phạt góc đi thẳng vào lưới. Maradona xuất sắc tới nỗi các hậu vệ đối phương thậm chí cố tình phạm lỗi với anh cũng không được. Anh cũng cực kỳ can đảm, với những cú đánh đầu khi mà bóng chỉ cách mặt đất có 20 cm. Dẫu biết sẽ bị đá xấu, Maradona vẫn không ngần ngại những gã tiều phu được giao chặt chém anh. “Chúng tôi luôn tổ chức rất chặt chẽ, gây áp lực từ xa lên anh ta, tăng gấp đôi, rồi gấp ba quân số để hạn chế tối đa thiệt hại”, Franco Baresi nhớ lại. “Vì một đối một thì bạn luôn nắm chắc phần thua”.
    Với nguồn cảm hứng Maradona, Napoli chiến thắng liên tục. Trước mùa 1986-87 đó, các đội miền Bắc Italy chỉ để lọt 4 chức VĐQG kể từ năm 1930: Cagliari (1970), Lazio (1974) và Roma (1942, 1983). Các đội miền nam thì chưa bao giờ đăng quang. Nhưng vào ngày 10/5/1987, Napoli chỉ cần thêm 1 điểm trước Fiorentina ở San Paolo để có Scudetto đầu tiên trong lịch sử. Sự phấn khích là không thể tưởng tượng nổi. Theo Agnew, một tay bán hàng chợ cá tên là Giuseppe đã được lệnh từ người chủ phải mặc một chiếc áo Maradona nguyên một tuần. Giuseppe không chịu nổi, cởi ra, và bị sa thải. Agnew cũng kể về những đợt cầu kinh buổi sớm khắp thành phố, chỉ có điều nội dung hơi khác:
    Maradona của chúng con
    Người đã ra sân
    Xin được vinh danh người
    Thành quốc Napoli
    Hãy đưa chúng con ra khỏi thất vọng
    Hãy đưa danh hiệu về đây
    Amen
    Vào ngày hôm đó, Napoli hòa 1-1 chật vật. Cả sân San Paolo phát cuồng. Ferlaino được công kênh như một vị vua. Maradona thì không còn có cả chỗ để thở. Sau trận, anh xuất hiện trên truyền hình chỉ với mỗi chiếc quần lót: Bộ đồ của anh đã bị các CĐV xé rách thành từng mảnh nhỏ. Maradona sau này nói danh hiệu đó là “không thể so sánh được”, thậm chí là cả với chức VĐTG 1986. “Chúng tôi đã xây dựng Napoli từ hoang tàn”, anh viết. “Scudetto thuộc về cả thành phố, và mọi người bắt đầu nhận ra rằng không có gì phải sợ hãi, rằng những kẻ có tiền không thắng mãi, mà những ai chiến đấu, khát khao nhất sẽ chiến thắng. Tôi là thuyền trưởng của con tàu đó, là ngọn cờ. Đơn giản vậy thôi. Tôi coi mình là một người con của Naples”.

    Ăn mừng scudetto lịch sử mùa 1986-87

    Những bàn thắng và pha đi bóng huyền ảo của Maradona ở Napoli
    Ở Naples, các CĐV điên loạn đổ ra đường. David Goldblatt, trong cuốn The Ball is Round: A Global History of Football (tạm dịch: Quả bóng tròn: Lịch sử bóng đá toàn cầu) viết rằng “vô số bữa tiệc và lễ hội đường phố đã diễn ra khắp thành phố trong hơn một tuần”. Xe buýt ngừng chạy. Những mái tóc xoăn màu đen giả bán đắt như tôm tươi. Những tang lễ giả cho Juventus và Milan được tổ chức, có cả quan tài và điếu văn. Foot gọi đó là “lễ ăn mừng lớn nhất trong lịch sử bóng đá Ý”. Trong cuộc bầu cử địa phương diễn ra sau đó, hai mươi nghìn cử tri đã viết “Maradona muôn năm” lên lá phiếu, khiến phiếu không hợp lệ. Một trăm con lừa đã được chuyển tới từ Sardinia để chuẩn bị cho bữa tiệc lớn và trên những bức tường của nghĩa địa thành phố, người ta sơn lên dòng chữ: “Thật tiếc cho quý vị. Quý vị có biết quý vị đã bỏ lỡ điều gì không?”.
    Lúc đó, cố vấn tài chính của Maradona không còn là Cyterszpiler nữa, mà là Guillermo Coppola; một tay môi giới đặc sắc, chuyên hút xì-gà tới từ Buenos Aires. Coppola muốn dựa trên chiến thắng đó giúp Maradona gia hạn hợp đồng thêm 5 năm, tới 1989. Khi cuộc thương lượng bắt đầu, Ferlaino tỏ ra lưỡng lự. Có tin Milan đang quan tâm. Berlusconi đã tới gặp riêng Maradona, anh mô tả nhà tài phiệt này là “một quý ông và một người chiến thắng”. Nhưng việc Maradona ra đi là không thể. “Trong thâm tâm, tôi hiểu mình không thể chơi cho đội bóng nào ở Italy ngoài Napoli nữa”, anh viết. “Vì các CĐV sẽ giết tôi và bất cứ kẻ nào mua tôi”. Anh đã nói thế với Berlusconi. “Nếu thương vụ này diễn ra, cả hai chúng ta đều sẽ phải rời Italy”, anh nói. “Với ông là vì việc làm ăn của ông sẽ lụn bại vì dân Naples sẽ phá ông mỗi ngày, còn với tôi là để bảo toàn mạng sống”.
    Vào đầu tháng 11, khi Napoli ở Milan chuẩn bị cho trận gặp Como, một chiếc Mercedes chở Coppola tới biệt thự của Berlusconi. Coppola được thông báo rằng Milan muốn có Maradona khi anh hết hợp đồng, với bất cứ giá nào. Thậm chí còn chưa hỏi mức lương hiện tại của anh, họ đã đề nghị ngay sẽ tăng lương gấp đôi. Một nhà báo là bạn của Maradona đã đăng tải câu chuyện, và Ferlaino bắt đầu thực sự lo lắng. Cũng ngày hôm đó, ngài chủ tịch chấp nhận mọi điều kiện mà Coppola đưa ra, và hơn thế nữa. Những phúc lợi cho Maradona sẽ cao gấp 3 lần đề nghị ban đầu. Coppola thậm chí đưa vào hợp đồng điều khoản Maradona sẽ được cấp một căn nhà riêng kèm một chiếc Ferrari F40 màu đen - chiếc xe duy nhất trên thế giới lúc bấy giờ.
    Maradona không cần tiền. Dưới sự quản lý của Coppola, tài sản của anh đã thay đổi hoàn toàn. Anh có chương trình truyền hình riêng trên đài RAI với khoản thu nhập riêng từ đó đã là 250.000 USD một tháng. Anh có hợp đồng tài trợ 5 triệu USD với thương hiệu quần áo Nhật Bản Hitochi. Những sản phẩm có hợp đồng tài trợ khác bao gồm văn phòng phẩm, hoa giấy, và “một hiệu cà phê nào đó”. Có lần, anh chụp hình quảng cáo cho thương hiệu bia Asahi bên miệng núi lửa Vesuvius. Giới kinh doanh hiểu rõ giá trị danh tiếng của anh. Có những lần Maradona tới các hãng xe, mô tả chiếc xe mà anh muốn, và họ sẽ chế tạo cho anh một mẫu chưa hề có trên thị trường. Một lần, anh từng đòi một chiếc Mercedes chưa có ở thị trường Italy và một thời gian sau, Coppola dẫn anh ra trước nhà, chỉ cho Maradona thấy chiếc xe đã ở sẵn đó rồi. Maradona mở cửa bước vào xe, khởi động, và nhìn vào cần số.
    “Xe số tự động đấy”, Maradona nói.
    “Phải, số tự động”, Coppola đáp. “Đời mới nhất”.
    “Tôi ra khỏi xe”, Maradona viết, “đưa lại chìa khóa và nói tôi rất cảm ơn, rồi vào lại nhà. Tôi không thích xe số tự động”.

    Maradona và vợ Claudia
    Trên sân, Diego Maradona cống hiến hết mình. Trong những lần anh bị đá xấu quá dữ dội, hay chấn thương, Maradona vẫn luôn cố gắng vượt qua, dùng thuốc giảm đau, gượng đau thi đấu, và cả cocaine nữa. Mùa 1987-88 được chính anh coi là mùa hay nhất của mình. Phải nói lời khen ngợi các bác sĩ ở Napoli, những người đã làm nên phép màu để giúp Maradona giữ vững được thể lực. Anh ghi 15 bàn, trở thành Vua phá lưới ở Serie A, tạo thành bộ ba huyền thoại với Giordano và Careca, được mua về vào mùa Hè. Maradona quan trọng tới mức Bianchi về cơ bản để mặc anh làm gì anh thích; trong một tuần lễ bình thường, Maradona chỉ tập 3 buổi. Thứ Sáu, anh tập thêm một chút đá phạt và mát-xa.
    Khi mùa giải còn lại 5 trận, Napoli đang dẫn trước 5 điểm ở ngôi đầu. Nhưng rồi, trước đó đã giữ sạch lưới 4 trận liên tiếp, họ thua 1-3 ở Juventus, hòa 1-1 ở Verona, thua Milan (2-3), Fiorentina (2-3) và Sampdoria (1-2). 1 điểm sau 5 trận, họ phải nhường ngôi vô địch cho Milan.
    Đó là một thảm họa. Vài cầu thủ lên tiếng chỉ trích Bianchi, và 4 người - Moreno Ferrario, Salvatore Bagni, Garella, Giordano - ra một tuyên bố đòi sa thải ông. Nhưng trong trận áp chót, đám đông ở San Paolo đã gọi vang tên Bianchi, và hợp đồng của ông được gia hạn. Maradona nổi giận. Anh cho rằng chiến thuật của Bianchi là điều dẫn tới thất bại. “Chúng tôi đã biến ông ấy thành người còn lớn hơn cả Maradona”, chính Maradona viết. Đọc cuốn sách của anh, bạn sẽ có cảm giác anh coi mình là cầu thủ ngôi sao, đội trưởng, HLV, giám đốc kỹ thuật, và cả chủ tịch Napoli. “Tôi đau đớn vô cùng: họ đã cho tay HLV những điều mà chúng tôi vất vả mới giành được”, anh viết. “Họ đã quên quá nhanh. Tôi đã tới đây trước ông ta, tôi đã chiến đấu trong cuộc chiến trụ hạng, tôi đã chiến đấu với Ferlaino, đã bảo ông ấy phải mua cầu thủ nào…”
    Còn nhiều diễn biến khác chống lại anh. Cuộc sụp đổ sâu rộng tới mức xuất hiện thuyết âm mưu: Napoli đã buông chức vô địch bởi sức ép từ băng mafia Camorra. Băng này điều hành các hoạt động cá cược bất hợp pháp trong thành phố và sau chức vô địch đầu tiên, dân địa phương đã đặt cược lớn vào một danh hiệu nữa. Nếu Napoli đăng quang, băng Camorra sẽ mất rất nhiều tiền. Nhưng nếu người ta tin vào điều đó, Maradona muốn ra đi. Anh rốt cuộc ở lại để “đối mặt với khó khăn”, nhưng bầu không khí đã trở nên cực kỳ độc hại tới mức anh phải đưa Claudia và Dalma trở về Buenos Aires “đề phòng bất trắc”.

    Suýt ra đi sau khi giành Cúp C3 mùa 1988-89

    10 bàn đẹp nhất trong sự nghiệp của Maradona
    Khi Maradona trở lại từ kỳ nghỉ, anh vẫn còn chưa hài lòng. Bianchi vẫn ở đó, và ban lãnh đạo đội đã thanh lý 4 cầu thủ ra tuyên bố. Sau đó trong mùa giải, lần đầu tiên Maradona nghiêm túc nghĩ tới việc ra đi. Marseille, với tiền từ nhà tài phiệt Bernard Tapie (người sau này sẽ bị bỏ tù vì tội đưa hối lộ), muốn có anh. Họ sẵn sàng trả bất cứ giá nào. Maradona thấy lựa chọn đó cũng hấp dẫn: nước Pháp yên ắng hơn, và kỳ nghỉ đông dài sẽ cho phép anh về lại Argentina lâu hơn. Nhưng anh cũng biết thỏa thuận khó diễn ra. Bất cứ ai để anh rời Naples sẽ không bao giờ được tha thứ.
    Vào tháng 4, Napoli gặp Bayern München ở bán kết Cúp C3. Ferlaino khi đó nói với Maradona: “Nếu chúng ta giành Cúp C3, tôi hứa sẽ để cậu sang Marseille”. Họ đã làm được, đánh bại Stuttgart trong trận chung kết. Đó là danh hiệu đầu tiên của Maradona ở cúp châu Âu, và anh muốn được ra đi. Nhưng ngay trong lễ nhận cúp, Ferlaino đã thì thầm vào tai anh: “Chúng ta sẽ tôn trọng hợp đồng của cậu chứ, Diego?”
    Maradona như muốn đập chiếc cúp vào đầu Ferlaino. Anh đã bị phản bội. Thất vọng tiếp tục khi Napoli về nhì ở Serie A, sau Inter. Trong trận cuối cùng ở San Paolo, các CĐV đã la ó Coppola và Claudia, 2 người ngồi ở khu khán đài VIP. Sự chia rẽ đã xuất hiện. Maradona đe dọa ra đi, và thực lòng anh muốn thế, sau khi thấy gia đình mình bị tổn thương. Anh bỏ về Argentina một thời gian dài. “Tôi muốn ném lựu đạn vào họ”, anh viết.
    Lúc đó, một bức hình xuất hiện trên tạp chí ở Naples Il Mattino trong đó Maradona đang bù khú với trùm băng Camorra, Carmine Giuliano. “Tôi thừa nhận đó là một thế giới quyến rũ”, Maradona viết. “Đó là điều thật mới mẻ với người Argentina: mafia”. Họ sẽ mời anh tới các CLB, tặng anh đồng hồ và xe hơi. Tất cả những gì anh cần làm là để cánh phóng viên chụp ảnh. Nhưng trong khi Maradona thấy vui (“một thời thật khó quên”), anh cũng thấy việc đó vô hại, và những tay mafia thề sẽ bảo vệ anh. Nhưng vấn đề là bắt đầu xuất hiện tin đồn nói anh liên quan tới việc buôn ma túy. Thêm nhiều cáo buộc nối tiếp, và cơn bão trở nên dữ dội tới mức Maradona bắt đầu thấy nguy hiểm cho bản thân và không trở lại Italy nữa tới tận giữa tháng 9, sau khi mùa giải đã diễn ra được 4 trận.

    Maradona và trùm băng Camorra, Carmine Giuliano
    Lần ra sân đầu tiên của anh là trên sân nhà trước Fiorentina. Bắt đầu từ ghế dự bị, Maradona vào sân thay người rồi đá hỏng một quả phạt đền. Nhưng không ai la ó anh. Anh vẫn quý các CĐV, nhưng vẫn ghét Ferlaino, người đã không làm gì để bảo vệ anh. Khi mùa giải nối dài, Maradona tìm lại phong độ đỉnh cao. Binachi giờ đã được thay thế bằng Alberto Bigon, người mà Maradona thấy hòa hợp hơn. Cuộc đua Scudetto đi vào bước ngoặt đầy tranh cãi ở Atalanta vào tháng 4. Khi tỉ số đang là 0-0 và còn lại 15 phút, Alemão, được mua về Napoli trong mùa Hè, té ngã sau một quả ném biên. Một đồng xu từ khán đài ném trúng đầu anh. Bác sĩ Salvatore Carmando chạy vào xử lý vết thương và giúp anh rời sân. (Người vào thay là một tiền đạo trẻ tên là Gianfranco Zola) Alemão được đưa vào bệnh viện, nơi Ferlaino tới thăm anh. Khi Ferlaino trả lời báo chí về vụ việc, ông nói Alemão bị thương nặng tới mức không nhận ra ông. Ferlaino kêu gọi LĐBĐ Italy phải phạt Atalanta và công nhận Napoli chiến thắng. Vài ngày sau, họ được công nhận thắng 2-0.
    Milan, đang cạnh tranh cho chức vô địch, nổi đóa. Họ thuê chuyên gia đọc môi, những người phát hiện ra rằng Carmando đã nói với Alemão “nằm yên, nằm yên”. Khi Alemão sau này chuyển sang Atalanta, anh thừa nhận là mình diễn hơi sâu. Milan càng cảm thấy bất công bởi trong một trận trước đó ở Verona, trọng tài Rosario Lo Bello đã đuổi Sacchi lên khán đài và rút thẻ đỏ với Van Basten, Frank Rijkaard và Alessandro Costacurta. Verona thắng 2-1 và Napoli giành Scudetto, hơn Milan 2 điểm.

    Giành thêm một scudetto ở mùa 1989-90
     
    Với Maradona là một cảm giác phục thù hả hê. 10 tháng trước, anh còn bị gọi là mafia và nghiện ma túy. “Tất cả mọi người phải ngậm miệng lại”, anh viết. Nhưng trong khi danh hiệu củng cố địa vị của Maradona ở Naples, nó lại khiến anh bị thù ghét hơn nữa ở những nơi khác tại Italy, nhất là ở miền Bắc. Juventus, Inter và Milan giờ đều coi Napoli là kình địch không đội trời chung. Mùa Hè năm đó, không khí càng thêm ngột ngạt khi Maradona là đội trưởng của đội đương kim VĐTG Argentina ở World Cup 1990 tổ chức tại Italy. Họ mở màn với trận thua sốc 0-1 dưới tay Cameroon ở Milan, một trận đấu mà Maradona bị la ó dữ dội. Trong trận bán kết, Argentina gặp Italy ở Naples, trước đó Maradona đã kêu gọi các CĐV Naples ủng hộ Argentina để phục thù cho việc họ bị phần còn lại của Italy coi thường. Đó là một lời kêu gọi gây nhiều giằng xé, nhưng các CĐV địa phương đã tôn trọng Argentina. Đội bóng của Maradona chiến thắng sau loạt luân lưu, nhưng rồi thua 0-1 ở chung kết dưới tay Tây Đức.
    Mùa tiếp sau, Maradona rõ ràng đã sa sút. Anh tăng cân, vô kỷ luật, và phong độ kém cỏi. Vào tháng 3, LĐBĐ Italy ra lệnh cho anh phải xét nghiệm ma túy, và anh bị cấm đá 15 tháng. Rất nhiều thuyết âm mưu nổi lên. Đẳng cấp của anh đã đi xuống, và Napoli không còn muốn giữ anh lại nữa. Một số người coi đó là cuộc phục thù của Liên đoàn vì Maradona đã góp tay loại Italy khỏi World Cup. Bản thân Maradona có vẻ cũng tin điều đó khi khăng khăng nói rằng anh vô tội. “Sau trận đấu (Italy - Argentina), (Antonio) Matarrese, Chủ tịch Liên đoàn, dân Bari, không nhìn tôi cay đắng hay giận dữ”, Maradona viết. “Ông ta chỉ ghim ánh mắt vào người tôi như một tay mafia và tôi nghĩ: rồi sẽ khó sống đây”.
    Diego Maradona sẽ không bao giờ chơi cho Napoli nữa. Anh không biết rằng thất bại 1-4 dưới tay Sampdoria cũng đã là trận cuối cùng của anh cho thành phố. Anh ghi bàn duy nhất của Napoli, từ chấm phạt đền - “bàn thắng buồn nhất trong cuộc đời tôi”.

    Mãi mãi là vị thánh
    Nhưng bất chấp lời chia tay ảm đạm đó, di sản của anh ở Napoli đã trở thành huyền thoại. Năm 2000, CLB treo chiếc áo số 10. Họ đã đặt tên San Paolo theo tên anh từ lâu rồi, nếu như ở Italy không có luật quy định tên sân chỉ được đặt cho người chết đã được tối thiểu 10 năm. Trên sân bóng đó, Maradona đã làm những điều mà người Naples chưa bao giờ được thấy, đã giành những danh hiệu Napoli chưa bao giờ có.
    “Nhưng trên tất cả, tôi mang tới cho họ lòng kiêu hãnh”, Maradona viết. “Lòng kiêu hãnh, vì trước khi tôi đến không ai muốn tới Naples, họ đều sợ hãi. Tôi đã tới với tình yêu khu vịnh tuyệt đẹp nhìn ra Địa Trung Hải và chỉ có thế, nhưng tôi chiến thắng vì tôi đã đối mặt với tất cả những ai ở đó. Đó là lý do tại sao ngày nay, người Naples nào cũng có thể nói với bạn: những đội bóng đó không phải do các giám đốc xây dựng lên. Đó là những đội bóng của Maradona”.
    Trần Trọng
    Theo TMR



    Maradona - Kẻ không chết trong mọi vũng bùn

    Tại World Cup 1994, ngồi giữa cả rừng micro đang chĩa về phía mình như những con thú săn mồi, Diego Maradona trình diễn một gương mặt thanh thản đến kỳ lạ, ngay trong giây phút đen tối nhất của một sự nghiệp bóng đá đầy vinh quang.

    Anh chậm rãi nói về một trong những scandal chấn động nhất trong lịch sử bóng đá thế giới, vừa được xác nhận trước đó: huyền thoại Maradona bị trục xuất khỏi World Cup 1994 vì doping. Đấy là một vết nhơ, một vũng bùn, hay cả một địa ngục? Gì cũng được. Maradona ung dung đón nhận tất cả.

    RƠI XUỐNG HỐ PHÂN, ĐÂU CÓ SAO

    Suy cho cùng, đấy không phải là lần đầu tiên, cũng hầu như không thể là lần cuối cùng, Maradona phải can đảm chấp nhận thực tế phũ phàng. Mười lăm tháng treo giò trên phạm vi toàn cầu không thể nhận chìm Maradona. Cocaine và Camorra - hệ thống mafia đầy tội lỗi cát cứ Naples - đều không thể giết Maradona.
    Hai lần quả tim ngừng đập trong giây lát cũng không thể cướp đi mạng sống của “Cậu bé vàng”, nói gì đến những chuyện cỏn con như scandal doping hoặc cả một đạo quân báo chí đang hào hứng, sục sôi trước cái tin chấn động. Tàu Titanic còn có thể đắm chứ Diego Maradona không bao giờ bị nhấn chìm, trong mọi vũng bùn.
    Đấy đã là một bản năng định sẵn cho “Cậu bé vàng” ngay từ lúc chào đời. Tuổi thơ cơ cực ở thị trấn nghèo Villa Fiorito gần Buenos Aires không bao giờ làm cho cậu bé Diegito (nghĩa là Diego nhỏ) mất đi niềm vui.
    Cậu luôn say mê tận hưởng món tài sản vô giá: quả bóng mà ông chú Cirilo tặng Diegito trong dịp sinh nhật lên 3. Diegito luôn chiến thắng những nỗi cơ cực trong cuộc sống thường nhật. Không những vậy, thằng bé còn luôn khao khát vươn lên, quyết chiến thắng số phận trong mọi hoàn cảnh.
    Ý chí của Diegito khi nào cũng mãnh liệt. Người ta nói, tuổi thơ chính là giai đoạn hoàn hảo nhất có thể phản chiếu cá tính sau này của một con người trưởng thành, đơn giản vì cá tính được hình thành trong những năm thơ ấu. Sau này, Maradona không thể bị vùi dập dù anh đã trải qua không biết bao nhiêu sóng gió trong hoàn cảnh luôn là “miếng mồi ngon” của báo giới, chính vì anh đã có một tuổi thơ quá gan lì, đầy sóng gió.

    Trong cuộc đời của mình, Maradona đã trải qua tất cả mọi tình huống có thể đến với một cầu thủ: được ngưỡng mộ bởi tài năng, chinh phục đám đông, giành những vinh quang cao quý nhất, được tôn vinh là báu vật quốc gia, được phong thánh bởi cả người hâm mộ bóng đá lẫn mù bóng đá, ma tuý, án treo giò, sự nhục mạ, những lần thập tử nhất sinh, thân bại danh liệt, trở lại từ cõi chết và cả đứng lên trong hố phân.
    Có lần, thằng bé 3 tuổi Diegito lần mò về sau khi đã mải miết chơi bóng cho đến lúc tối mịt. Lạc lối thế nào, Diegito rơi luôn xuống một hố xí gần nhà. Nghe tiếng la to của Diegito, ông chú Cirilo vội chạy đến cứu, lôi được chú bé lên khỏi đống phân ngập ngụa. Diegito đã có thể chết ngay trong sự kiện ấy và hệ quả là cái tên Diego Maradona đã có thể không bao giờ xuất hiện trong thế giới bóng đá.
    Nhưng Diegito không chết vì nó lập tức phản xạ tuyệt vời, cố ngước mặt để không ngạt thở trong hố phân. Câu chuyện có thật mà tác giả Jimmy Burns viết trong cuốn sách về Maradona với tựa đề “Hand of God - Bàn tay của Chúa” chính là hình tượng tiêu biểu cho ý chí mãnh liệt, quyết tâm chiến thắng mọi địa ngục của Maradona sau này.
    Không bao giờ chịu xa lánh hào quang, một Maradona chưa bao giờ huấn luyện, thậm chí không có nổi những bằng cấp cơ bản của một con người bình thường, rút cuộc cũng thỏa mãn được giấc mộng dẫn dắt đội tuyển Argentina (vâng, Maradona coi như không biết huấn luyện, nhưng điều đó càng cho thấy ông có quyết tâm lớn như thế nào khi phải theo đuổi kế hoạch bất khả thi ấy).
    Ông chấp nhận cai nghiện không phải một mà nhiều lần. Và ông quyết tâm trở lại sân cỏ sau vụ doping “động trời” tại World Cup 1994. Maradona mà rơi xuống bùn vì những hành động, suy nghĩ, quyết định thiếu khôn ngoan thì đấy chẳng bao giờ là chuyện lạ. Nhưng Maradona luôn biết cách gượng dậy sau những sai lầm, giống như ông từng gượng dậy trong hố phân hồi mới 3 tuổi.
    Cũng có thể nói, Maradona không bị tiêu diệt trong những hoàn cảnh sai lầm vì bản năng sống quá mạnh mẽ. Nhưng có vẻ như, Maradona cũng không bao giờ tránh hết những hoàn cảnh sai lầm, bởi bản năng ấy đã tạo nên một Maradona luôn kiêu ngạo, quá tự tin, nói chung là không biết sợ. Người biết sợ thì đâu có lĩnh trọng trách dẫn dắt ĐTQG ở VCK World Cup, dù chính mình chưa bao giờ học cách huấn luyện, quá thiếu thốn về trình độ, nói chung là cầm chắc nguy cơ thất bại!
    Tuổi thơ của Maradona trôi qua với những triết lý hết sức đơn giản và thực tế trong cuộc sống của cộng đồng nghèo. Maradona từng phát biểu một cách hãnh diện: “Những người sống trong khu vực của tôi chẳng bao giờ ngần ngại trốn thuế, cũng không xem đấy là cái tội đáng xấu hổ. Chúng tôi còn có thể giúp nhau trốn thuế nhưng không bao giờ ăn cắp của hàng xóm. Đấy mới là trọng tội. Tôi không bao giờ phủ nhận nguồn gốc nghèo khổ của mình. Tôi từ hào về những gì mình đã trải qua trong tuổi thơ cơ cực”.

    Xuất thân từ cảnh nghèo khó, Maradona hiểu rất rõ cái nghèo hơn bất cứ cầu thủ nào. Cậu nhóc tài năng đó đã phải làm tất cả mọi việc hạ đẳng để kiếm được vài đồng mưu sinh. Cái nghèo thấm đẫm trong hành vi, suy nghĩ và sự phát triển của Maradona. Chỉ có trái bóng là con dường duy nhất giúp Maradona thắp lên hy vọng thoát nghèo, và đó cũng là phương tiện đem lại niềm vui nhỏ nhoi cho cậu.
    Sau này, Maradona dĩ nhiên đã hiển lộ tài năng thiên phú của một cầu thủ đáng gọi là số 1 trong lịch sử bóng đá thế giới (nên không xét đến tư cách, người viết xếp Maradona trên Pele về tài năng). Nhưng người ta yêu mến Maradona còn vì anh không bao giờ che đậy tuổi thơ, không bao giờ chối từ nguồn gốc nghèo nàn và ít học của mình.
    Không bao giờ nghe Pele dự đoán kết quả bóng đá. Đừng nghe Wayne Rooney giảng giải triết lý sống. Đừng đọc những bài phỏng vấn Lothar Matthaeus… Và hãy nghe Maradona nói về cái nghèo. Đấy là một vài “gạch đầu dòng” trong cẩm nang những gì nên và không nên làm, dành cho giới hâm mộ bóng đá trung lập. Maradona mà nói về cái nghèo, về cả một xã hội nghèo, thì anh không chỉ nói thật, mà còn nói rất hay.
    Dĩ nhiên, hồi bé Maradona luôn say mê chơi bóng, chuyện chẳng cần nói. Nhưng tuổi thơ của Maradona không chỉ bao gồm những câu chuyện gắn bó với quả bóng. Lớn lên một tí, Diegito đã biết cách lân la đến những khu vực sang trọng, rình rập cơ hội mở cửa xe cho các “ông lớn” để kiếm chút tiền thưởng. Rồi Diegito biết cách thu lượm những vật phế thải còn mới, như hộp đựng thuốc lá mà người ta vứt ở bến xe, rồi bán lại sau khi lau rửa sạch sẽ.
    Thằng bé cũng biết phải mót lạc (đậu phộng) rơi ở những nơi nào, biết câu cá, biết trốn học, và càng lớn thì Maradona càng biết rõ về sự cơ cực của cảnh nghèo. Anh thấm đẫm cái nghèo trong những năm tháng đầu đời. Những lúc đem về cho mẹ vài peso kiếm được trên hè phố, Maradona luôn nung nấu quyết tâm làm giàu, quyết tâm kéo cả gia đình ra khỏi cái nghèo. Đấy cũng chính là ý chí vươn lên rất mạnh mẽ của Maradona.

    HUYỀN THOẠI VỀ THẰNG BÉ LÀM XIẾC

    Người ta mua vé đến sân Martin de Gainza không phải để xem đội chủ nhà Argentinos Juniors thi đấu, kể cả khi đối thủ là Boca Juniors hoặc River Plate lừng lẫy danh tiếng. Người ta đến sân chỉ để thỏa mãn sự tò mò về một tin đồn lan khắp Argentina trong thời điểm ấy.
    Tin đồn về một cậu bé có tài trình diễn kỹ thuật cá nhân như làm xiếc với quả bóng trong giờ giải lao. Cậu bé ấy quan trọng đến nỗi khi tờ báo Clarin viết sai tên, thì họ phải viết tiếp hẳn một “bài đính chính”, giải thích vì sao đấy không thể chỉ là một mẩu đính chính thông thường…
    Tháng 7/1970, Argentinos Juniors gặp Boca Juniors tại giải VĐQG Argentina. Hiệp 1 kết thúc tẻ nhạt, không chỉ vì không bàn thắng mà còn vì đôi bên hầu như chẳng tạo được pha sóng gió đáng xem nào. Tóm lại, chẳng cần giải thích với người hâm mộ bóng đá, rằng một trận đấu “buồn ngủ” là như thế nào.
    Chút cơ may để khán giả của trận đấu lớn hôm ấy tìm ra nguồn giải trí khác nằm ở một cậu bé chỉ khoảng 9 tuổi, ôm bóng vào sân khi hiệp 1 kết thúc. Hồi ấy, bóng đá Argentina có lệ để bọn trẻ vào sân trình diễn kỹ thuật cá nhân, mua vui cho khán giả trong giờ giải lao.

    Khả năng kỹ thuật khéo léo đến mức "có thể làm xiếc với trái bóng" đã biến Maradona thành sự yêu thích của đám đông, thành thủ lĩnh của những CLB anh từng khoác áo và là linh hồn của ĐT Argentina tại VCK World Cup 1986 tại Mexico, giải đấu chứng kiến "Cậu bé Vàng" đoạt Cúp Vàng thế giới và thời điểm Maradona bước vào ngôi đền bất tử của những huyền thoại.
    Lạ thay, khán giả trên sân thất vọng bao nhiêu về các ngôi sao lão luyện trong màu áo 2 đội bóng lớn hôm ấy thì họ lại hào hứng bấy nhiêu trước những màn trình diễn chẳng khác gì trò ảo thuật của chú bé 9 tuổi trong giờ giải lao. Chỉ bằng một động tác nhỏ để tạo xoáy ngược, kéo lùi quả bóng về phía mình, thằng bé đã “cột” được quả bóng vào mu bàn chân như thể nó đang dùng một sợi giây vô hình.
    Làm gì đi nữa, quả bóng ngoan ngoãn vẫn không bao giờ chịu rớt khỏi chân thằng bé. Rồi quả bóng “leo” lên đỉnh đầu thằng bé, nằm yên tại đấy trước khi chậm chạp “bò” xuống gáy. Khi người xem tưởng như thằng bé rút cuộc cũng phải thả bóng xuống đất thì họ lầm to. Bóng chỉ rớt xuống mu bàn chân còn lại trước khi được hất ngược lên ngực và bắt đầu màn trình diễn tiếp theo.
    Cứ thế, mỗi trò được thằng bé lặp đi lặp lại đến hàng chục lần. Quả bóng chỉ rơi xuống đất khi cậu bé có nhu cầu trình diễn bóng dưới đất. Nó rê bóng, dắt bóng với tốc độ đáng kinh ngạc, mà bóng vẫn cứ dính chặt vào chân…
    Khi trọng tài ra hiệu bảo thằng bé rút lui để hiệp 2 bắt đầu, ông ta há hốc mồm kinh ngạc trước thái độ phản đối từ mọi phía khán đài. Người ta gầm vang: “Để yên cho nó chơi bóng!”. Người phải bất đắc dĩ lui ra chính là trọng tài. Các cầu thủ lớn cũng thích thú đứng xem thằng bé trình diễn, thay vì bực dọc vì phải đợi thêm dăm phút để đá nốt hiệp đấu còn lại của chính họ.

    NGÔI SAO TRUYỀN THÔNG VÀ 3 QUYỂN SÁCH LỚN

    Danh tiếng của “thằng bé làm xiếc” tại SVĐ Martin de Gainza (sân nhà của Argentinos Juniors) bắt đầu lan rộng từ đó, như một bí ẩn trong làng bóng đá Argentina. Bí ẩn là bởi những ai chưa hề tận mắt chứng kiến thì không cách gì tin được lời kể của những người đã đến tận sân để “xem ảo thuật”. Cũng cần nói thêm: đấy là thời buổi mà các phương tiện thông tin đại chúng không phát triển mạnh mẽ như bây giờ.
    Huyền thoại về thằng bé làm xiếc tại sân Martin de Gainza cứ thế tồn tại như một câu chuyện hư cấu. Người ta không tin, nhưng cũng chẳng cần bác bỏ những kiểu “nói dóc” cốt cho bóng đá thêm phần thi vị. Nếu như bóng đá Argentina có một nhân vật tưởng tượng như thế, thì cũng đâu có chỗ nào tai hại, nếu không muốn nói là câu chuyện ấy còn làm cho giới hâm mộ Argentina thêm phần dễ chịu trong hoàn cảnh họ luôn bị đè nén bởi sự vượt trội của nền bóng đá Brazil, ở ngay bên cạnh!
    Nào ngờ, chuyện về thằng bé tâng bóng hóa ra là chuyện có thật rành rành, làm cho cả nền bóng đá Argentina điên lên vì vui sướng. Quyết tâm làm cho ra lẽ những câu chuyện về một thiên tài bé nhỏ được thêu dệt trong giới hâm mộ, tờ báo nổi tiếng Clarin tìm gặp và viết một bài lớn về “nhân vật huyền thoại”.
    Ngày 28/9/1971, tức hơn 1 năm kể từ khi xuất hiện những “tin đồn” đầu tiên, làng bóng Argentina hân hoan chào đón sự kiện tin đồn hóa ra là… chuyện có thật. Bài báo đặt tựa: “Caradona - tương lai của bóng đá Argentina”.

    Khi còn là cậu nhóc vô danh, bị báo chí viết sai tên họ, Maradona đã khiến mọi người ngưỡng mộ bằng khả năng tâng bóng và những kỹ thuật xử lý bóng cá nhân. Sau này, khi đã bước ra trường quốc tế, trong sân khấu được cả thế giới chăm chú, anh lại chinh phục đám đông theo kiểu khác: sự ma lanh của một thằng nhóc nghèo đói trước một cơ hội kiếm tiền. Đó chính là động cơ để Maradona tạc vào lịch sử cú gian xảo "Bàn Tay Của Chúa", dùng tay đưa bóng vào lưới ĐT Anh. Đương nhiên, đó đã trở thành một điển tích bóng đá nổi tiếng, đặt thêm một vành hào quang lên trán Thánh Maradona.
    Vâng, bài báo đầu tiên viết về huyền thoại bóng đá Argentina đã viết sai tên của Diego Maradona như thế! Tờ Clarin viết: “Chỉ riêng những gì chú bé Caradona làm được trong 15 phút giải lao đã đáng xem hơn toàn bộ trận đấu. Mà đấy là trận Argentinos Juniors – Independiente, chứ đâu phải xoàng!
    Caradona thuận chân trái, nhưng vẫn biết cách điều khiển quả bóng bằng chân phải. Chiếc áo rộng thùng thình làm cho cậu bé trông có vẻ buồn cười. Nhưng hình như quả bóng biết nghe lời nó…”. Rồi tờ Clarin kết luận: “Tương lai của bóng đá Argentina đang nằm trong chiếc chân trái của cậu bé này”.
    Đấy chính là Diego Maradona lúc mới 9-10 tuổi. Thời ấy, Argentinos Juniors luôn hốt bạc vì SVĐ Martin de Gainza luôn chật cứng khán giả. Người ta mua vé đến sân là để xem cậu bé thiên tài trình diễn những trò làm xiếc, hơn là để xem trận đấu. Ngay sau khi đăng bài báo lớn ca ngợi “Caradona”, tờ Clarin lập tức đăng bài đính chính, “Maradona chứ không phải Caradona”.
    Xin nhấn mạnh: “bài đính chính”, chứ không phải một mẩu nhỏ giải thích rằng đấy là lỗi xếp chữ như thường thấy. Tờ Clarin nói rõ: chắc chắn Maradona sẽ là tương lai của bóng đá Argentina. Chắc chắn báo chí sẽ phải viết rất nhiều và giới hâm mộ cũng sẽ phải nói rất nhiều về cầu thủ ấy trong tương lai, nên điều quan trọng bây giờ là phải viết đúng tên cậu ta: Diego Armando Maradona!

    Ngạo nghễ, ngông nghênh, ngang tàng, bất chấp tất cả để thể hiện cái Tôi của mình, Maradona hút cigar, uống rượu, dùng ma tuý... những điều cấm kỵ của một cầu thủ, một cách bình thường. Thời gian còn ở Napoli, anh thường nhậu say và vừa đi lang thang vừa hát ông ổng trong đêm khuya gây ồn ào. Một bà già gân cứng cổ mở cửa hòi: "Thằng quái quỷ nào giở trò điên khùng thế?". "Maradona". "Ô, nếu là Maradona thì xin mời hát tiếp". Liệu có cầu thủ nào được ngạo nghễ thế chăng?
    Thế rồi, Maradona bắt đầu xuất hiện một cách thường xuyên trên truyền hình – một chương trình mới, được các nhà sản xuất gấp rút nghĩ ra để đáp ứng nhu cầu “cả nước cần biết mặt Maradona”. Ở trường, khi Maradona đã bước vào giai đoạn phải liên tục “vắng mặt có hệ thống”, các thầy tìm đến tận gia đình để tìm hiểu nguyên nhân vì sao cậu bé ngày càng lười học, và khi không trốn học thì cũng chẳng tiếp thu được chút bài vở nào.
    Một HLV giải đáp với thầy chủ nhiệm trong một lần như thế: “Cứ đến sân xem nó chơi bóng, thầy sẽ có câu trả lời”. Sau khi xem Maradona trình diễn, ông thầy quả không tin nổi cặp mắt của chính mình. Ông nói: “Tôi chưa bao giờ thấy một cầu thủ như vậy, kể cả các ngôi sao lớn. Đây thật sự là một thiên tài”.
    Học làm gì nữa, ông thầy vốn là tín đồ túc cầu giáo ấy đưa cho gia đình Maradona 3 quyển sách to đùng, kèm theo lời dặn: thằng bé cứ tự đọc sách ở nhà, không cần đến lớp nữa. Tất nhiên, người ta không cần nghi ngờ chuyện Maradona có đọc những quyển sách thầy tặng để bổ sung chút kiến thức căn bản hay không. Câu trả lời dĩ nhiên là “không bao giờ”.

    XÂU XÉ TÀI NĂNG “CẬU BÉ VÀNG”

    Vì không có những nhà đại diện chuyên nghiệp, không được quản lý đúng nghĩa, lợi lộc đến từ tài năng thiên phú của Maradona rơi vãi khắp nơi. Từng có lúc, siêu sao Maradona đối diện nguy cơ phá sản trong khi nhà quản lý Cyterszpiler trở nên giàu sụ…
    Ngay từ khi cất tiếng khóc chào đời vào ngày 30/10/1960, Diego Maradona đã lập tức trở thành niềm tin và hy vọng của cả gia đình. Đấy là đứa con trai đầu tiên, làm bà Tota và ông Chitoro mừng như bắt được vàng sau khi sinh liền một mạch 3 đứa con gái. Trách nhiệm đưa cả gia đình ra khỏi cái nghèo còn có thể thuộc về ai khác hơn là cậu trai Diego?

    “Đứa bé này sẽ trở thành cứu tinh cho tất cả chúng ta”, đấy là câu cửa miệng của Francisco Cornejo – HLV đội trẻ Argentinos Juniors mỗi khi ông đến thăm gia đình Maradona. Đúng vậy, Maradona không những là cứu tinh cho gia đình, cho các CLB mà cả nền bóng đá Argentina. Anh là cầu thủ được vẽ tranh nhiều nhất, được xăm nhiều nhất, được ngưỡng mộ nhất ở đất nước Nam Mỹ này, là bạn thân của những lãnh đạo cánh tả như Cố Chủ tịch Fidel Castro. Khi anh nhập viện, hàng nghìn người đã túc trực trước cổng bệnh viện để cầu nguyện.
    Niềm tin của những người xung quanh càng trở nên vững chắc khi mới tí tuổi đầu, Maradona đã hiển lộ tài năng chơi bóng, đúng mẫu thiên phú. “Đứa bé này sẽ trở thành cứu tinh cho tất cả chúng ta”, đấy là câu cửa miệng của Francisco Cornejo – HLV đội trẻ Argentinos Juniors mỗi khi ông đến thăm gia đình Maradona.
    Và khi Cornejo dùng từ “chúng ta”, Cornejo đã buộc người nghe phải hiểu theo hai nghĩa khác nhau. Ông quá thân mật với gia đình Maradona, quá yêu quý tài năng của cậu bé Diego? Hay ông đã thấy rõ tương lai của chuyện “hoa thơm, mỗi người ngửi một tí”, đã thấy rõ cảnh người lớn xung quanh phải xâu xé, chia phần, khi Maradona vươn mình trở thành ngôi sao bóng đá đích thực?

    TIỀM NĂNG BỊ ĐÁNH CẮP VÌ LÒNG THAM CỦA NGƯỜI LỚN

    Vào thời Maradona tập tành chơi bóng, thế giới chưa có những công ty đại diện chuyên nghiệp, FIFA cũng chưa có luật đại diện chặt chẽ như bây giờ. Nói cách khác, đường đến với bóng đá đỉnh cao của “Cậu bé vàng” Diego Maradona chỉ là con đường tự phát, “trong nhờ, đục chịu”. Bằng không, những gì Maradona đem lại cho gia đình nhờ tài chơi bóng chắc chắn đã phải vĩ đại gấp trăm lần so với các ngôi sao ngày nay, như Cristiano Ronaldo hoặc Lionel Messi.
    Cũng vì xung quanh không có những người chuyên nghiệp đích thực nên nguồn lợi từ tài năng thiên phú của Maradona rơi vãi khắp nơi, bản thân “Cậu bé vàng” cũng không khai thác được chính tiềm năng của mình đến mức độ tối đa. Một ví dụ nhỏ: Maradona đã có thể cao đến 1m75, theo sự quả quyết của HLV Cornejo, người đã kiên trì gõ cửa mọi bác sĩ giỏi nhất mà ông biết, để tham khảo ý kiến hoặc tìm hiểu những cách chữa trị đối với thể hình không được như mong muốn của “Cậu bé vàng”.
    So với Maradona, ngôi sao Zico của Brazil còn xuất hiện sớm hơn. Zico cũng đã gặp rắc rối lớn về thể hình, và y học quả đã can thiệp kịp thời để cầu thủ này chiến thắng bệnh còi cọc, trở thành ngôi sao hàng đầu thế giới. Messi bây giờ cũng vậy. Nhưng ý đồ của HLV Cornejo lại không được hiện thực hóa, đơn giản vì ông bố Chitoro của Maradona từ lâu đã âm thầm ngăn cản mọi ảnh hưởng của Cornejo đối với tương lai của Maradona.
    Ban đầu, ông Chitoro tự lập ra “đội bóng làng” Estrella Roja để Diego cùng bọn trẻ trong xóm chơi bóng, với mục đích giúp chúng tránh những con đường tội lỗi phát sinh từ cái nghèo. Thế rồi, một ông tài xế “lắm chuyện” tên là Jose Trotta nghe đồn về tài chơi bóng của Diego Maradona. Trotta rất mê bóng đá, lại quen với Francisco Cornejo, HLV đội trẻ Argentinos Juniors. Đấy là con đường vắn tắt dẫn đến kết cục ban đầu: Maradona gia nhập đội trẻ Argentinos Juniors lúc mới 8 tuổi.

    Bi kịch lớn nhất của Maradona có lẽ là việc anh bị xâu xé ngay từ tấm bé, hệ quả của việc sớm bộc lộ tài năng và khả năng sinh lời. Cha mẹ, HLV, giới chủ CLB... tất cả đều nhìn Maradona như một con gà đẻ trứng vàng. Càng về sau, Maradona càng đối diện với các đối tượng muốn lợi dụng anh: Giới chủ giàu có ở châu Âu, Mafia miền Nam Italia, các cô gái, truyền thông....
    Khi ấy, tất cả những người xung quanh Diego Maradona như ông bố Chitoro, bà mẹ Tota, bác tài xế Trotta và HLV Cornejo đều rất hữu hảo với nhau. Bố mẹ Maradona hoàn toàn yên tâm về một tương lai “chắc chắn không nghèo như bố” của Diego. Nhưng khi tờ báo Clarin lần đầu tiên đăng bài khen ngợi “thần đồng Caradona” (lúc Diego 11 tuổi), Chitoro đã lặng lẽ đến gặp phó chủ tịch Juan Carlos Montes của Argentinos Juniors.
    “Tôi là người duy nhất quyết định tương lai của Diego”, đấy là tất cả những gì Chitoro muốn truyền đạt. Và Montes lập tức ủng hộ. Ban lãnh đạo Argentinos Juniors dĩ nhiên cũng đã nhanh chóng nhận ra giá trị thương mại của “cậu bé vàng”. Họ ký ngay các hợp đồng cần thiết với bố mẹ Maradona.
    Tội nghiệp Diego Maradona đứng giữa, chứng kiến HLV “thân như bạn” Cornejo nài nỉ những người xung quanh: hãy lo cho tương lai thằng bé bằng cách nhờ các bác sĩ cải thiện thể hình trước khi tính chuyện bán buôn. Cornejo lập tức nhận gáo nước lạnh, bị yêu cầu “trở về chỗ của mình”.
    Chitoro vỗ ngực quả quyết “Tôi sẽ quyết định tương lai thằng bé”, còn chủ tịch Prospero Consoli thì lạnh lùng: “Tôi là người duy nhất có quyền bán Maradona”. Tròn 15 tuổi, Maradona và gia đình chuyển đến một căn nhà mới khang trang, do Argentinos Juniors trả tiền thuê. Chỉ hơn 1 năm sau, Maradona khoác áo đội tuyển Argentina. Năm 1981, Argentinos Juniors bán Maradona cho Boca Juniors với giá 1 triệu bảng - KLTG đối với một ngôi sao trẻ thời bấy giờ.

    NGƯỜI BẠN TỐT HAY NGƯỜI ĐẠI DIỆN THÍCH LÀM GIÀU NHỜ THÂN CHỦ?

    Tuổi thơ của Maradona coi như kết thúc ở thời điểm cậu bé tận mắt chứng kiến những cuộc cãi vã của người lớn về “quyền sở hữu” chính mình. Từ bé, Maradona đã được bố mẹ dạy bảo, phân tích rất kỹ về cái nghèo, nhưng không phải thoát nghèo theo cái cách mà cậu chứng kiến.
    Triết lý “sẵn sàng trốn thuế nhưng cấm ăn cắp của hàng xóm” đã thấm đẫm vào con người Maradona. Nói cách khác, Maradona luôn ý thức rõ ràng về việc phải vươn lên bằng tài năng bóng đá để kéo gia đình ra khỏi cuộc sống nghèo khổ, nhưng con đường đi lên dứt khoát phải đầy tình cảm chứ không lạnh lùng.
    Bất mãn trước những mặc cả của người lớn, một Maradona đã “đủ lông, đủ cánh” tự chọn cho mình một con đường riêng. Tiếc thay, đấy lại là con đường quá lạc hậu, khiến việc quản lý siêu sao Maradona sau này thật sự hỏng bét. Maradona chọn một trong số rất ít bạn thân từ thuở niên thiếu của mình làm người quản lý kiêm đại diện. Đấy là Jorge Cyterszpiler.

    Song, bất chấp một tuổi thơ đầy biến cố, một sự nghiệp đầy thăng trầm, tột đỉnh vinh quang, tột cùng nhục nhã, "Cậu Bé Vàng " Maradona vẫn mãi là báu vật của bóng đá Argentina, Nam Mỹ và Thế giới. Maradona là người Argentina nổi tiếng nhất, còn hơn cả Giáo hoàng Francis.
    Xin nhắc lại, tất cả chỉ vì Maradona muốn có yếu tố tình cảm, kể cả trong những cú mặc cả về tiền bạc. Cyterszpyler chưa bao giờ thích thể thao, càng không bao giờ có thể là một nhà đại diện đúng nghĩa. Nhưng thời ấy, khái niệm về người đại diện, như định nghĩa hoặc quy định của FIFA, nào đã xuất hiện!
    Cyterszpiler là con trai một người Do Thái thuộc thế hệ đầu tiên di cư từ Ba Lan sang Argentina để lánh nạn phát xít. Nhân vật này học toán rất giỏi, nhưng mắc bệnh trầm cảm và hoàn toàn dị ứng với thể thao, nhất là từ sau cái chết của anh trai, một VĐV điền kinh gặp tai nạn khi thi đấu. Chẳng hiểu vì sao hai con người thuộc hai nguồn gốc hoàn toàn khác hẳn nhau như thế lại có thể chơi thân với nhau.
    Lúc Maradona khoảng 10 tuổi (Cyterszpiler lớn hơn 2 tuổi), đến chơi nhà Cyterszpiler, Diego Maradona tròn xoe mắt trước những thứ mà cậu chẳng bao giờ thấy ở Villa Fiorito, chẳng hạn cảnh nước chảy ra từ chiếc vòi đồng bóng loáng! Sau này, Cyterszpiler đồng ý làm người đại diện và quản lý cho Maradona.
    Trong suốt những năm 1990, khi báo chí thường xuyên đặt ra câu hỏi: rút cuộc thì nhà quản lý Cyterszpiler đã bòn rút thế nào mà trở nên giàu to trong khi thân chủ nổi tiếng của ông ta suýt phá sản? Maradona chỉ có một câu trả lời: “Đấy luôn là người bạn tốt của tôi! ”


    Không có nhận xét nào:

    Đăng nhận xét