Thứ Ba, 2 tháng 7, 2019

BÍ ẨN LỊCH SỬ 100/h

(ĐC sưu tầm trên NET)
 
Vị VUA VN Duy Nhất Mang Quân Sang Dọa TQ Khiến Hoàng Đế Kinh Sợ Phải Mang Tặng Đai Ngọc
Vào thời vua Lê Đại Hành, vị thế của nước Việt cũng rất nguy nan khi phải đối mặt với sự xâm lược của nhà Tống phía Bắc, ở phía Nam vua Chiêm liên kết nhà Tống bắt sứ giả và khiêu chiến với nước Việt… Thế nhưng bằng cách ngoại giao rất cương quyết, vua Lê đã bảo vệ vững chắc giang sơn cho dân tộc Việt. Khiến Chiêm Thành phải quy phục, nhà Tống phài e sợ. Vậy vua Lê Đại Hành đã làm những gì?
Vào thời vua Lê Đại Hành, vị thế của nước Việt cũng rất nguy nan khi phải đối mặt với sự xâm lược của nhà Tống phía Bắc, ở phía Nam vua Chiêm liên kết nhà Tống bắt sứ giả và khiêu chiến với nước Việt…
Thế nhưng bằng cách ngoại giao rất cương quyết, vua Lê Đại Hành đã bảo vệ vững chắc giang sơn cho dân tộc Việt, khiến Chiêm Thành phải quy phục, nhà Tống phải e sợ. Vậy vua Lê Đại Hành đã làm những gì?
Năm 980 trước khi tiến đánh Đại Cồ Việt, vua Tống gửi chiến thư cho Lê Hoàn, lúc đó vẫn còn là Phó Vương nhiếp chính, đe dọa bắt phải quy phục. Trong đó có đoạn viết: “Hiện nay ta đã sửa sang binh xa và bộ tốt, hiệu lệnh chiêng trống rất nghiêm minh; nếu vâng theo giáo hóa thì được tha; nếu chống lại mệnh lệnh thì sẽ bị trị tội.”
ADVERTISEMENT
Trước khi tiến binh vua Tống cũng gửi thư đe dọa: “Nay chín châu bốn biển đã yên, chỉ còn Giao Châu của ngươi ở xa cuối trời… Ngươi định về theo ta, hay muốn chuộc lấy tội. Ta đang chuẩn bị xe ngựa, binh lính, cờ lệnh, chiêng trống… nếu ngươi quy hàng ta tha, nếu trái mệnh thì ta đánh. Theo hay không, lành hay dữ, ngươi tự nghĩ lấy.”


Vị vua Việt dám tiến đánh Trung Quốc, không bị trách mà còn được tặng đai ngọc
Vua Lê Đại Hành (Ảnh: Bìa sách NXB Kim Đồng)

Trong tình cảnh đó, Thái Hậu nhà Đinh là Dương Vân Nga đã quyết định nhường lại Hoàng vị cho Lê Hoàn. Từ đó Lê Hoàn lên ngôi, đổi niên hiệu là Thiên Phúc năm đầu (980), xưng là vua Lê Đại Hành.
Vua Lê Đại Hành cương quyết chống giặc, ngoài việc củng cố chiến lũy, vua thường thỉnh mời những thiền sư như Vạn Hạnh, Pháp Thuận, Ngô Chân Lưu bàn kế giữ nước, nhờ các thiền sư này chỉ bảo Phật Pháp nhằm giữ yên giang sơn.
Năm 981, tướng chỉ huy quân Tống là Hầu Nhân đưa quân sang đánh, vua Lê Đại Hành triệu thiền sư Vạn Hạnh đến hỏi nếu đánh thì thắng hay bại? Thiền sư Vạn Hạnh trả lời rằng, quân Tống sẽ bại và rút lui.
Quả nhiên quân Tống tiến vào bị quân của vua Lê Đại Hành đánh bại, tướng chỉ huy quân Tống là Hầu Nhân Bảo tử trận. Nhà vua có ý khen thưởng các vị thiền sư, nhưng tất cả đều không nhận.
Phá Tống bình Chiêm
Lê Đại Hành là vị vua không chỉ giỏi dùng binh, mà vấn đề ngoại giao cũng rất cương quyết theo đúng phép tắc nhằm bảo vệ giang sơn Đại Cồ Việt.


Vị vua Việt dám tiến đánh Trung Quốc, không bị trách mà còn được tặng đai ngọc
Vua Lê Đại Hành bàn việc nước. (Ảnh qua linhlinhp.violet.vn)

Sau khi đánh bại quân Tống vào năm 981, quan hệ Tống – Việt xấu đi, nhưng vua Lê Đại Hành lại tỏ ra không có gì phải e dè với nhà Tống cả. Khi sứ giả Tống sang, vua Lê cho nhìn thấy sức mạnh ba quân Đại Cồ Việt nhằm khủng bố tinh thần sứ nhà Tống.
Khi biên giới phía Bắc tạm yên, năm 982 vua Lê cho sứ giả đến Chiêm Thành tỏ ý hòa hảo, nhưng vua Chiêm Thành là Tỳ Mi Thuế liên kết với nhà Tống lại bắt giữ sứ giả và khiêu chiến với Đại Cồ Việt.
Vua Lê Đại Hành đưa quân tiến đánh Chiêm Thành cứu sứ giả, đến phút cuối còn do dự, lại mời thiền sư Vạn Hạn đến hỏi, thiên sư Vạn Hạnh trả lời rằng đây là cơ hội đừng để vuột mất.
Vua Lê tiến binh sang Chiêm Thành, vua Chiêm chống lại, chiến trận diễn ra ở vùng Bình Trị Thiên ngày nay. Vua Chiêm bị chém ngay giữa trận tiền, quân Chiêm thua to, quân Việt đánh chiếm được kinh thành. Từ đó Chiêm Thành quy thuận Đại Cồ Việt.


Vị vua Việt dám tiến đánh Trung Quốc, không bị trách mà còn được tặng đai ngọc
Vua Lê Đại Hành xuất chinh. (Ảnh qua linhlinhp.violet.vn)

Đồng thời vua Lê cũng đưa sản vật lấy được từ Chiêm Thành dâng tặng vua Tống cùng thông tin đánh bại Chiêm Thành, những động thái ngoại giao này khiến nhà Tống rất e sợ Đại Cồ Việt.
Năm 990 vua Tống Thái Tông sai hai đại thần là Tống Cảo và Vương Thế Tắc đi sứ phong thêm cho Lê Đại Hành hai chữ “Đặc tiến”. Vua Lê Đại Hành sai Đinh Thừa Chính mang 9 chiến thuyền và 300 quân sang tận Liên Châu (Quảng Đông, Trung Quốc) đón sứ, dùng quân tỏ rõ uy danh Đại Cồ Việt khiến sứ nhà Tống phải dè chừng.
Khi đến kinh đô Hoa Lư, vua Lê bố trí sẵn đại quân trang phục chỉnh tề, gươm giáo sáng loáng tập trận tên các sườn núi, trống trận nổi lên sĩ khí reo hò dậy đất; phía dưới sông nhiều chiến thuyền với tinh kỳ bay rợp trời đất, khiến sứ thần nhà Tổng cả sợ.
Theo quy định thì vua Lê Đại Hành phải quỳ xuống khi nhận sắc phong của thiên triều, thế nhưng nhà vua nhất quyết không quỳ và giải thích rằng “đích thân đánh giặc Mán, ngã ngựa đau chân nên không quỳ được”. Sứ nhà Tống không làm gì được, lại vừa tận mắt thấy binh lực hùng hậu của Đại Cồ Việt nên bỏ qua.


Vị vua Việt dám tiến đánh Trung Quốc, không bị trách mà còn được tặng đai ngọc
Chuyện kể về vua Lê Đại Hành tiếp đãi sứ giả.

Vua Lê dùng đại tiệc tiếp đãi sứ giả và cho xem màn biểu diễn binh lính đánh hổ, nhằm cho sứ giả thấy sức mạnh binh sĩ.
Sau đó vua Lê Đại Hành nói với vua Tống rằng, để tránh việc đón tiếp sứ giả tốn kém, thì sứ giả nước Tống chỉ cần đến địa giới đưa thư và báo tin là được, Đại Cồ Việt sẽ có người ở biên giới lấy thư, vua Tống chấp nhận điều này.
Để khẳng định thế mạnh của Đại Cồ Việt, vua Lê Đại Hành cũng cho quân tiến đánh nhà Tống. Đại Việt Sử Ký Toàn Thư có ghi chép rằng, năm 996 hơn 100 chiến thuyền Đại Cồ Việt tiến đánh trấn Châu Hồng (Khâm Châu) của nhà Tống. Vua Tống được tin không những làm lơ mà còn sai sứ giả là Lý Nhược Chiếu mang chiếu thư và đai ngọc sang tặng cho vua Lê.
Khi sử giả đến, vua Lê Đại Hành nói thẳng thừng rằng: “Việc cướp trấn Như Hồng là do bọn giặc biển ở ngoài, Hoàng đế có biết đó không phải là quân của Giao Châu không? Nếu Giao Châu có làm phản thì đầu tiên đánh vào Phiên Ngung, thứ đến đánh Mân Việt, há chỉ dừng ở trấn Như Hồng mà thôi đâu.”
Phiên Ngung là địa danh thuộc tỉnh Quảng Châu, còn Mân Việt là tỉnh Phúc Kiến ngày nay. Vua Lê nhắc nhở vua Tống rằng những vùng đất đó đều là của người Bách Việt đã được phân rõ từ xưa. (Xem bài: Diện tích nước Việt cổ lớn gấp 10 lần ngày nay)


Lê Hoàn. Tranh lịch sử Việt Nam
Lê Hoàn – Tranh lịch sử Việt Nam

Cũng trong năm này, quân Đại Cồ Việt cũng tiến đánh Ung Châu của nhà Tống, Đại Việt Sử Ký Toàn Thư có chép rằng: “Mùa hạ năm ấy, châu Tô Mậu nước ta lại đem 5 nghìn hương bình xâm lược Ung Châu nước Tống.”
Khi quan tướng nước Tống quấy nhiễu ở biên giới với Đại Cồ Việt vào năm 997, chính vua Tống đã định tội những người này, thậm chí còn xử chém.
Khâm định Việt sử thông giám cương mục có chép lại rằng: “Trương Quan lại dâng thư nói rằng nhà vua bị họ Đinh xua đuổi, thu nhặt đám quân còn sót, ra ở nơi hải đảo, cướp bóc để độ thân, nay đã mất rồi. Vua Tống sai thái thường thừa là Trần Sĩ Long làm Thái phóng sứ, sang dò hư thực, mới biết những lời Trương Quan đều dối trá cả, bèn xuống chiếu nghị tội bọn Trương Quang.”
Đại Việt sử ký toàn thư ghi chép sự việc này như sau: “Nhà Tống xử tội bọn Trương Quan, Quan đã ốm chết, chém Vệ Chiêu Mỹ ở trấn Như Hồng.”


Vị vua Việt dám tiến đánh Trung Quốc, không bị trách mà còn được tặng đai ngọc
Bằng cách ngoại giao rất cương quyết của vua Lê Đại Hành, biên giới của nước Đại Cồ Việt luôn được giữ vững. (Ảnh qua baonga.com)

Bằng cách ngoại giao rất cương quyết, biên giới của nước Đại Cồ Việt luôn được giữ vững, nước Tống và Chiêm Thành đều nể sợ mà không dám xâm phạm.
Trần Hưng
Trong lịch sử Việt Nam thì việc Ngô Quyền đánh bại quân Nam Hán trên sông Bạch Đằng năm 938 được xem là một chiến thắng đánh dấu mốc quan trọng, chấm dứt thời kỳ ngàn năm Bắc thuộc, mở ra thời kỳ tự chủ tự cường cho dân tộc Việt. Nhưng những chi tiết ly kỳ trong cuộc đời của vị Tiền Ngô Vương này thì không phải ai cũng biết.
ADVERTISEMENT
Trong dân gian còn lưu truyền những câu chuyện khá ly kỳ về cuộc đời của Ngô Quyền, như chuyện Dương Đình Nghệ kén rể, chuyện Kiều Công Tiễn vì ghen tức Ngô Quyền mà giết cha nuôi rồi rước giặc vào nhà, v.v. Nhưng dù là vai phản diện hay vai chính diện, những nhân vật lịch sử đó đã nêu bật được chữ “Nhân”, cũng như nghĩa khí của một thời oanh liệt trong lịch sử dân tộc.


Ngô Quyền
Ngô Quyền và chiến thắng Bạch Đằng. (Ảnh tổng hợp: Trí Thức VN)

Nhân tài xuất hiện

Năm 923, Dương Đình Nghệ được nhà Nam Hán cho giữ chức Thứ sử Giao Châu, nhưng ông vẫn muốn khởi nghĩa nhằm giữ quyền tự chủ cho dân tộc mình. Ông chọn tìm được 3.000 hào trưởng cũng như các bậc tuấn kiệt đứng dưới cờ nghĩa của mình và gọi họ là giả tử (con nuôi). Trong những người dưới trướng Dương Đình Nghệ có thể kể đến Đinh Công Trứ, Kiều Công Tiễn và Ngô Quyền.
Đinh Công Trứ là thân phụ của Đinh Bộ Lĩnh, người có công dẹp loạn 12 sứ quân và lập nên nhà Đinh. Kiều Công Tiễn là hào trưởng đất Phong Châu, tức Phú Thọ ngày nay. Còn Ngô Quyền thì là con của ông Ngô Mân – Hào Trưởng đất Đường Lâm, tức Ba Vì ngày nay.


Ngô Quyền
Tương truyền rằng mẹ Ngô Quyền nằm mơ thấy một con đại bàng khác lạ sà xuống khi mang thai ông. (Tranh qua Ybook.vn, sách “Lịch sử Việt Nam bằng tranh”)

Đại Việt sử ký toàn thư có chép về Ngô Quyền như sau:
Khi vua mới sinh có ánh sáng lạ đầy nhà, trạng mạo khác thường, có 3 nốt ruồi ở lưng, thầy tướng cho là lạ, bảo có thể làm chủ một phương, nên mới đặt tên là Quyền. Đến khi lớn lên, khôi ngô, mắt sáng như chớp, dáng đi thong thả như hổ, có trí dũng, sức có thể nâng được vạc…
Năm 917 khi Ngô Quyền 20 tuổi, ông Ngô Mân đã tiến cử con trai mình cho Dương Đình Nghệ. Trong số 3.000 con nuôi của Dương Đình Nghệ thì nổi bật nhất là Kiều Công Tiễn và Ngô Quyền. Dù cả hai người này cùng là nhân tài, nhưng tính cách của họ lại rất trái ngược nhau. Trong khi Ngô Quyền là người hiền, thì Kiều Công Tiễn lại thiếu lòng nhân, cũng có tâm đố kỵ mạnh mẽ. Dù không được ghi chép trong chính sử, nhưng câu chuyện về cuộc thi kén rể của Dương Đình Nghệ lưu truyền trong dân gian mang tên “Thi tài kén rể” cũng cho thấy rõ điểm này.

Cuộc thi tài kén rể hào hứng sử Việt

Dương Đình Nghệ có người con gái là Dương Như Ngọc tuổi vừa đôi mươi, tài sắc vẹn toàn. Nói về tài năng của Như Ngọc thì sau này trong gia phả họ Dương có ghi bà là tướng của nhà Ngô. Như vậy là Như Ngọc thực sự có tài cầm quân chứ không chỉ là phận nữ nhi mềm yếu.
Nhiều trang tuấn kiệt trong số các giả tử đều để mắt đến Như Ngọc. Vì vậy khi con gái đến tuổi lấy chồng, để tỏ sự công bằng và chọn người tài ba, Dương Đình Nghệ đã tổ chức một cuộc thi tài kén rể để tất cả nha tướng có cơ hội thi thố tài năng. Nếu thực sự có việc này, thì hẳn nó phải là cuộc thi tài kén rể hào hứng nhất sử Việt, vì trong số 3.000 giả tử của Dương Đình Nghệ thì hầu hết đều muốn trở thành con rể ông. Hơn nữa, nhiều nhân tài khác cũng tham gia cuộc thi này.


Ngô Quyền
Cuộc thi tài kén rể hào hứng. (Tranh minh họa qua Ybook.vn, sách “Lịch sử Việt Nam bằng tranh”)

Trải qua thi thố, cuối cùng chỉ còn có Ngô Quyền và Kiều Công Tiễn được lọt vào vòng chung kết. Thể lệ vòng thi cuối cùng này là hai người phải vừa cưỡi ngựa vừa ném lao vào mục tiêu, ai ném lao trúng mục tiêu trước thì thắng cuộc.
Hồi trống vang lên, hai con ngựa nhanh chóng đưa chủ nhân lao vút về phía trước. Và chỉ thoáng chốc, con bạch mã của Ngô Quyền đã bỏ rơi con hắc mã của Kiều Công Tiễn. Biết chuyện chẳng thành, trong cơn tức giận, Kiều Công Tiễn đã rút tên bắn vào chân con bạch mã khiến nó bị thương.
Nhưng dù ngựa mình đang cưỡi đột ngột giảm tốc, ngọn lao từ trong tay Ngô Quyền vẫn bình tĩnh xé gió lao tới, cắm thẳng vào mục tiêu. Ngô Quyền thắng cuộc, chiếm được trái tim Như Ngọc giữa ba quân.


Ngô Quyền
Dương Đình Nghệ thu nhận Ngô Quyền. (Tranh qua Ybook.vn, sách “Lịch sử Việt Nam bằng tranh”)

Trong số 3.000 giả tử, Ngô Quyền được coi là người Dương Đình Nghệ tin yêu nhất. Chẳng thế mà dù biết Ngô Quyền đã có vợ, Dương Đình Nghệ vẫn để Ngô Quyền thi tài, và gả con gái yêu cho Ngô Quyền. Sau này Dương Như Ngọc cũng tham gia vào các trận đánh lớn cùng chồng như trận tiễu trừ Kiều Công Tiễn, hay trận Bạch Đằng.
Còn về người vợ đầu của Ngô Quyền thì có rất ít thông tin về bà. Theo bài “Đi tìm dấu tích Hoàng Hậu Dương Phương Lan” đăng trên website của họ Ngô Việt Nam, thì bà tên là Dương Phương Lan, là vợ đồng thời là nữ danh tướng của Ngô Quyền. Tuy nhiên trong trận đánh trên sông Bạch Đằng năm 938, bà đã trúng tên độc và hy sinh trước khi Ngô Quyền lên ngôi vua.
Cũng chính bởi vậy mà sau này khi Ngô Quyền lên làm vua, Dương Như Ngọc đã trở thành vương hậu đầu tiên được chép vào sử sách trong lịch sử Việt Nam. Trước Ngô Quyền, đã có nhiều vua Việt Nam xưng hiệu nhưng không thấy sử sách chép vợ của các vua này (An Dương Vương, Lý Nam Đế, Triệu Việt Vương, Hậu Lý Nam Đế, Mai Hắc Đế).

Mù quáng phản bội giang sơn xã tắc

Năm 931, Dương Đình Nghệ từ Ái Châu (tức Thanh Hóa ngày nay) kéo quân tiến đánh thành Đại La, quân Nam Hán thua to phải chạy về nước. Dương Đình Nghệ xưng là Tiết độ sứ, ông giao cho các tướng lĩnh trấn giữ cai quản các nơi. Ngô Quyền được giao cai quản Ái Châu, còn Kiều Công Tiễn ở lại bên Dương Đình Nghệ.
Kiều Công Tiễn cảm thấy mình không được tin dùng bằng Ngô Quyền, tâm đố kỵ và ghen ghét nổi lên. Vào tháng 3/937 đã ra tay sát hại bố nuôi Dương Đình Nghệ nhằm cướp đoạt quyền lực. Kiều Công Tiển chiếm thành Đại La, nhiều công thần phản đối liền bị Công Tiễn giết hại.


(Ảnh qua Nghiencuulichsu.com)
Đường tiến quân của Ngô Quyền. (Ảnh qua Nghiencuulichsu.com)

Từ Ái Châu, Ngô Quyền cùng vợ để tang cha, rồi cùng em vợ là Dương Tam Kha tiến quân đến Đại La hỏi tội nghịch tặc Công Tiễn. Quân đi đến đâu hào trưởng ở các nơi đều ủng hộ đến đó, khiến quân của Ngô Quyền ngày càng đông và mạnh hơn.
Sách Thiên Nam Ngữ Lục ghi lại câu thơ về sự việc này như sau:
Bảo nhau dắt trẻ, phù già
Bỏ chưng Công Tiễn, về nhà Ngô Vương
Kiều Công Tiễn ở Đại La nghe tin thì vô cùng hoảng sợ, biết mình không thể chống được Ngô Quyền, y bèn sai người mang vàng bạc, châu báu sang nhờ quân Nam Hán cứu viện. Hành động giết chủ rồi “rước giặc vào nhà” của Công Tiễn khiến đất nước đứng trước nguy cơ tiếp tục bị phương Bắc xâm chiếm.

Người anh hùng giúp nước Việt đời đời bền vững

Vua Nam Hán là Lưu Cung nhận lời cầu cứu của Công Tiễn mà như mở cờ trong bụng. Với ông ta đây là cơ hội rất tốt để đem quân chinh phục xứ Giao Châu. Cuối năm 938, Lưu Cung sai hoàng tử Hoằng Thao đem 200 chiến thuyền tiến đánh Giao Châu, còn mình thì đóng binh tại Hải Môn (tỉnh Quảng Đông ngày nay) sẵn sàng tiến quân tiếp ứng.
Sách Đại Việt sử ký toàn thư có ghi chép như sau:
Mậu Tuất, [938], (Tấn Thiên Phúc năm thứ 3). Mùa đông, tháng 12, nha tướng của Đình Nghệ là Ngô Quyền từ Ái Châu cất quân đánh Công Tiễn. Công Tiễn sai sứ sang đút lót để cầu cứu với nhà Hán. Vua Hán là Cung muốn nhân khi nước ta có loạn chiếm lấy nước, bèn cho con là Vạn vương Hoằng Thao làm Tĩnh Hải quân tiết độ sứ, đổi tước phong là Giao vương, đem quân sang cứu Công Tiễn. Vua Hán tự làm tướng, đóng ở Hải Môn để làm thanh viện.
Đứng trước nguy cơ vừa phải đối phó phản loạn trong nước lẫn giặc ngoại xâm, Ngô Quyền hiểu rằng chỉ đi sai một nước cờ thì sẽ mất nước. Sau khi suy nghĩ kỹ càng, ông quyết định phải nhanh chóng ra tay trước nhằm tiêu diệt phản loạn Công Tiễn để rảnh tay đối phó quân Nam Hán.
Tháng 11 năm 938, Ngô Quyền tập hợp quân các nơi được 5 vạn binh, thần tốc tiến đến bao vây thành Đại La, cho người kêu gọi Kiều Công Tiễn đầu hàng. Nhận được tin tức tiếp ứng, nhiều võ quan và binh sĩ nổi loạn, Ngô Quyền đột phá cổng thành, bắt Kiều Công Tiễn. Quân Nam Hán chưa kịp tới thì Công Tiễn đã bị xử tử, kết thúc số phận của kẻ luôn ganh tỵ với người khác, dùng thủ đoạn để chiếm đoạt quyền lực.


Ngô Quyền
Tranh dân gian: chiến thắng sông Bạch Đằng lần thứ nhất.

Dẹp xong phản loạn, Ngô Quyền lãnh đạo ba quân đón đánh quân Nam Hán trên sông Bạch Đằng. Ngô Quyền cho quân tiếp chiến với quân Nam Hán rồi giả thua rút chạy. Quân Nam Hán thừa thắng đuổi theo rồi rơi vào bãi cọc nhọn cắm sẵn trên sông, các thuyền lớn bị đâm vào cọc nhọn đều tan vỡ. Lúc này phục binh của quân Việt cũng tiến đánh khiến quân Nam Hán thiệt hại vô số, hoàng tử Hoằng Thao cũng bị chết trong trận này.
Nghe tin thất bại và con trai tử trận, vua Nam Hán là Lưu Cung thất vọng não nề, không còn tâm trạng kéo quân sang, thậm chí cho rằng tên Lưu Cung là xấu và xui xẻo nên sau đó đã đổi tên thành Lưu Yểm.


Ngô Quyền
Chiến thắng Bạch Đằng. (Tranh sưu tầm)

Nói về chiến thắng Bạch Đằng, trong bài viết “Bàn thêm về quê hương của Ngô Quyền” của tác giả Đặng Thanh Bình đăng trên nghiencuulichsu.com có chỉ ra một số nghi vấn:
  • Vì sao Kiều Công Tiễn dám giết chết Dương Đình Nghệ trong khi y biết sẽ không nhận được sự ủng hộ?
  • Vì sao sau khi Kiều Công Tiễn giết Dương Đình Nghệ không chủ động tiến đánh Ngô Quyền?
  • Vì sao quân Nam Hán lại lựa chọn đường biển vốn mất nhiều công sức chuẩn bị và xa xôi hơn?
  • Vì sao khi nhận được tin cầu viện, thì Hoằng Tháo phải mất tới hơn 15 tháng mới tiến quân tới Bạch Đằng?
Từ đó, tác giả Đặng Thanh Bình kết luận:
Sau khi thua trận năm 931, nhà Nam Hán chắc chắn vẫn muốn thâu tóm Tĩnh Hải quân, nhưng nếu dùng binh thì chưa chắc đã đạt được mục đích. Vì vậy Lưu Cung đã mua chuộc lấy Kiều Công Tiễn, để y giết Dương Đình Nghệ, rồi xưng thần với nhà Nam Hán. Có quân Nam Hán làm chống lưng nên Kiều Công Tiễn mới dám làm càn.
Khi nghe tin quân Ngô Quyền tiến đánh Kiều Công Tiễn, quân Nam Hán không chủ động xuất binh ngay lập tức là để các thế lực ở Tĩnh Hải quân (chỉ Ngô Quyền và Công Tiễn) đánh lẫn nhau, tất sẽ có kẻ bị chết, người bị thương. Kẻ bị thương thì quân cũng mỏi mệt không thể trụ vững trước quân Nam Hán.
Nếu kế ấy mà thực hiện được thì quân Nam Hán chỉ cần đánh một trận là lấy được đất Giao Châu. Thế nhưng điều quân Nam Hán không đánh giá được chính là tài năng của Ngô Quyền và sự đồng lòng của người Việt.
Chiến thắng trên sông Bạch Đằng lần thứ nhất đã chấm dứt ngàn năm đô hộ Bắc thuộc, mở ra thời kỳ tự chủ của dân tộc. Sau này phương Bắc nhiều lần mang quân sang đánh nhưng đều bị quân Việt đánh bại.


Lý Thường Kiệt: Từ hoạn quan đến vị tướng tài lừng danh sử Việt
Một nhân vật mang họ Ngô nổi tiếng mà không phải ai cũng biết tường tận… (Bìa sách NXB Kim Đồng)

Dòng họ Ngô cũng góp phần vào những chiến thắng lừng lẫy của người Việt. Đặc biệt cháu sáu đời của Ngô Quyền chính là người đã phá tan gọng kìm liên minh Tống – Chiêm; bắt sống vua Chiêm khiến Chiêm quy phục; đánh vào đến tận đất Ung Châu để trì hoãn âm mưu tiến đánh Đại Việt của nhà Tống; đồng thời chỉ huy quân Đại Việt đánh bại cuộc xâm lược của 30 vạn quân Tống. Vị anh hùng này tên là Ngô Tuấn, hay còn được biết đến với cái tên: Lý Thường Kiệt. (Xem bài: Lý Thường Kiệt: Từ hoạn quan đến vị tướng tài lừng danh sử Việt)
Trần Hưng

Vùng đất phía Bắc của người Bách Việt từng lên đến tận phía Nam sông Dương Tử (hay Trường Giang), tới khu vực Hồ Động Đình (tức tỉnh Hồ Nam, Hồ Bắc của Trung Quốc ngày nay). Việc này không chỉ được ghi nhận lại trong các truyền thuyết mà còn nằm trong những chứng tích của lịch sử.

Truyền thuyết

Theo Lĩnh Nam Chích Quái (huyền sử) thì ông nội của Lạc Long Quân là Đế Minh (cháu 3 đời của Thần Nông) sinh ra con cả là Đế Nghi. Khi Đế Minh đi tuần thú phương Nam thì gặp và cưới con gái bà Vụ Tiên sinh ra Lộc Tục. Ngay từ tấm bé Lộc Tục đã thể hiện rất thông minh và đoan chính.
ADVERTISEMENT
Đế Minh rất ngạc nhiên trước tư chất thông minh và tài trí của Lộc Tục nên muốn chọn làm người nối ngôi, thế nhưng Lộc Tục lại muốn nhường ngôi cho anh mình là Đế Nghi.
Cuối cùng Đế Minh quyết định truyền ngôi cho con trưởng Đế Nghi làm vua phương Bắc, và cho Lộc Tục làm vua phương Nam, lấy sông Dương Tử làm giới tuyến. Ông tế cáo trời đất trên Thiên đài rằng: “Trước đất trời nguyện rằng: Nam, Bắc cương thổ có khác. Nam không xâm Bắc. Bắc không chiếm Nam. Kẻ nào phạm lời nguyền thì chết dưới đao thương”.


Diện tích nước Việt cổ lớn gấp 10 lần ngày nay
Nước Xích Quỷ được tô màu có diện tích gấp 10 lần nước Việt ngày nay. (Ảnh: Wikipedia)

Từ đấy phía Bắc sông Dương Tử do Đế Nghi cai quản, phía Nam sông Dương Tử do Lộc Tục cai quản. Lộc Tục khi lên ngôi Vua lấy hiệu là Kinh Dương Vương, năm 2879 TCN đặt quốc hiệu là Xích Quỷ, biên giới phía Bắc tới Động Đình Hồ, phía Nam giáp với nước Hồ Tôn, phía Tây giáp với Ba Thục, phía Đông giáp với biển Nam Hải.
Như vậy theo sự phân chia vào thời đấy thì biên giới phía Bắc của người Việt lên đến Động Đình Hồ (phía Nam sông Dương Tử), bao gồm cà các tỉnh của Trung Quốc ngày nay như Hồ Bắc, Hồ Nam, Giang Tây, Quảng Tây, Quảng Đông, v.v.


Diện tích nước Việt cổ lớn gấp 10 lần ngày nay
Bản đồ nước Việt cổ. (Ảnh: Wikipedia)

Nếu tính diện tích thì Bắc giáp Động Đình Hồ vĩ tuyến 29 Bắc, phía Nam giáp nước Hồ Tôn (Chiêm Thành sau này) vĩ tuyến 11 Nam, phía Tây giáp Ba Thục (tỉnh Tứ Xuyên) kinh tuyến 105 Đông, phía Đông giáp bể Nam Hải, kinh tuyến 118 Đông. Tổng cộng diện tích của Xích Quỷ khoảng 2.900.000 km2.
Khi vua Kinh Dương Vương mất, con trai là Lạc Long Quân lên nối ngôi, lập ra nhà nước Văn Lang. Khi ấy, biên giới của Bách Việt vẫn được vẹn toàn.


Diện tích nước Việt cổ lớn gấp 10 lần ngày nay
Truyền thuyết về Lạc Long Quân và Âu Cơ. (Ảnh qua vietbao.vn)

Trong khi đó, dù hậu nhân sau này đã mở mang bờ cõi về phía Nam, nhưng lại mất đi phần đất phía Bắc, nên diện tích Việt Nam bây giờ là 331.698 km2 (tính cả diện tích trên biển), chỉ bằng khoảng 1/10 so với trước kia. Dẫu đây chỉ là huyền sử thì không phải ngẫu nhiên mà các địa danh lại xuất hiện trong huyền sử. Một số nhà nghiên cứu cho rằng huyền sử này đã diễn tả lại một cuộc di dân của người Việt cổ về phương Nam, cũng như sự kết hợp và chia tách của hai chủng Việt cổ lớn thời bấy giờ.

Hai Bà Trưng khôi phục giang sơn

Cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng vào năm 40 SCN đã giành được thắng lợi và lấy lại nguyên vẹn lãnh thổ nước Việt cổ.
Hai Bà Trưng cùng các nữ tướng quả cảm của mình đánh đuổi quân Hán đến tận Động Đình Hồ, một nữ tướng là Trần Thiếu Lan đã tử trận tại sông Thẩm Giang. Đây là con sông nối với Hồ Động Đình. Sách thời nhà Nguyễn có ghi chép rằng: “Các sứ thần triều Lý, Trần, Lê đi sứ sang Trung Quốc, khi qua nơi đây đều có sắm lễ vật đến cúng miếu thờ bà Trần Thiếu Lan.”


Diện tích nước Việt cổ lớn gấp 10 lần ngày nay
Hình ảnh Hai Bà Trưng đánh đuổi quân Hán.

Khi giành được giang sơn, Hai Bà Trưng giao cho nữ tướng Phật Nguyệt chức Tổng trấn khu hồ Động Đình – Trường Sa. Năm 1979, giáo sư Trần Đại Sỹ tìm thấy tại thư viện bảo tồn di tích cổ ở tỉnh Hồ Nam (tỉnh thủ phủ phía Nam Động Đình Hồ, Trung Quốc) có ghi chép trận đánh Động Đình Hồ như sau: “Quang Vũ nhà Hán sai Phục ba tướng quân Tân tức hầu Mã Viện. Long nhượng tướng quân Thận hầu Lưu Long đem quân dẹp giặc. Vua Bà sai nữ tướng Phật Nguyệt tổng trấn hồ Ðộng đình. Mã Viện, Lưu Long bị bại. Vua Quang Vũ truyền Nhị thập bát tú nghênh chiến, cũng bị bại. Nữ vương Phật Nguyệt phép tắc vô cùng, một tay nhổ núi Nga mi, một tay nhổ núi Thái sơn, đánh quân Hán chết, xác lấp sông Trường giang, hồ Ðộng đình, oán khí bốc lên tới trời”.
Diện tích nước Việt cổ lớn gấp 10 lần ngày nay
Giáo sư Trần Đại Sỹ từng tới Trung Quốc để tìm hiểu về lịch sử cuộc chiến giữa Hai Bà Trưng và quân Hán, thấy rất nhiều tỉnh đều thờ Vua Bà, nhiều nhất là tỉnh Hồ Nam (khu vực Động Đình Hồ), nhưng không ai còn nhớ Vua Bà là ai.
Khi ông đến đến Côn Minh, giáo sư sử học Đoàn Văn ở đây cho hay: “Trong truyền thuyết dân gian nói rằng hồi đầu thế kỷ thứ nhất có trận đánh giữa quân vua Bà với quân Hán tại Bồ lăng. Nay Bồ lăng nằm trên lãnh thổ Tứ Xuyên, chỗ ngã ba sông Trường giang và Ô giang.”
Giáo sư Trần Đại Sỹ đến bến Bồ Lăng thuộc huyện Bồ Lăng, tỉnh Tứ Xuyên, Trung Quốc để tìm hiểu. Tại đây giáo sư được Sở du lịch hướng dẫn đến miếu thờ 3 vị thần, tướng của Vua Bà. Nhưng bản thân họ cũng không biết Vua Bà và 3 vị tướng này cụ thể là ai, chỉ cho biết vua Bà là người nổi lên chống tham quan thời Hán, cả vùng đó đều có đạo thờ Vua Bà.
Miếu thờ có rất nhiều câu đối, nhưng cuộc cách mạng văn hóa của Trung Quốc đã hủy gần hết các câu đối này. May mắn là ba câu đối vẫn còn tồn tại tới ngày nay.
Phía trước cửa miếu có câu đối rằng:
Khẳng khái, phù Trưng, thời bất lợi,Ðoạn trường, trục Ðịnh, tiết… can vân.
Nghĩa là:
Khẳng khái phù vua Trưng, ngặt thời của Ngài không lâu.Ðuổi được Tô Ðịnh, nhưng đau lòng thay, phải tự tận…
khí tiết ngút từng mây.
Phía trong miếu có câu đối:
Giang thượng tam anh phù nữ chúa,Bồ Lăng bách tộc khốc thần trung.
Nghĩa là:
Trên sông Trường giang, ba vị anh hùng phò tá nữ chúa,Tại bến Bồ lăng, trăm họ khóc cho các vị thần trung thành.
Những tư liệu này cho thấy biên giới người Việt thời Hai Bà Trưng phía bắc tới Động Đình Hồ (phía Nam sông Dương Tử), phía Tây tới tận Ba Thục (tức tỉnh Tứ Xuyên ngày nay).


Diện tích nước Việt cổ lớn gấp 10 lần ngày nay
Bản đồ nước Lĩnh Nam thời Hai Bà Trưng, phía Bắc đến Động Đình Hồ, phía Tây đến Bồ Lăng (Ba Thục).  (Ảnh: Wikipedia)

Trải qua ngàn năm Bắc thuộc, người Việt dồn dần xuống phía Nam để tránh sự cai trị hà khắc, khiến khu vực phía Bắc người Hoa Hạ ngày càng đông hơn.
Năm 938, Ngô Quyền lãnh đạo người Bách Việt đánh bại quân Nam Hán, làm chủ lại các vùng đất của nước Việt. Tuy nhiên một dải đất lớn phía Bắc là Nam Hải, Tượng Quận, Quế Lâm đã bị bỏ qua, và diện tích nước Việt nhỏ hơn trước. Sau này dù bờ cõi đã được mở rộng về phía Nam, nhưng diện tích ngày nay chỉ bằng hơn 1/10 so với trước đây.

Truyền thuyết không cách xa sự thực

Trong bài viết có tựa đề “Thử tìm lại biên giới cổ của Việt Nam” trên diễn đàn Lý Học Đông Phương, vốn là bài diễn văn tiếng Pháp của giáo sư Trần Đại Sỹ đọc trong dịp khai giảng niên khóa 1991-1992 tại Viện Pháp – Á, được dịch giả Tăng Hồng Minh đăng tải, giáo sư Trần Đại Sỹ đã nhắc tới nhiều luận điểm khẳng định biên giới Việt cổ nằm ở hồ Động Đình. Những luận điểm này được đích thân giáo sư Trần Đại Sỹ khảo cứu và viếng thăm thực địa, trong đó nổi bật là:
1 – Núi Ngũ lĩnh trong truyền thuyết về Đế Minh xác thực nằm ở Trường Sa, Hồ Nam. Ngoài ra tại tỉnh này còn có rất nhiều các di tích được nhắc tới của tộc Việt như: hồ Động Đình, núi Tam Sơn, sông Tương, Thiên đài, Tương đài, cánh đồng Tương.
2 – Thiên đài mà Đế Minh tế cáo trời là có thật, nằm gần bên bờ Tương Giang. Trên đỉnh này có một ngôi chùa nhỏ, bên trong còn có nhiều chứng tích về Hai Bà Trưng và trận Động Đình. Ngoài ra giáo sư Trần Đại Sỹ còn tìm thấy một tài liệu mang tên “Thiên đài di sự lục” tại thư viện Hồ Nam, trong đó miêu tả rõ rằng Thiên đài thờ vua Đế Minh và vua Kinh Dương.
3 – Cánh đồng Tương là nơi mà Lạc Long Quân và Âu Cơ đã hẹn nhau tái hội mỗi năm một lần là có thật. Giáo sư Trần Đại Sỹ kết luận rằng cánh đồng Tương chính là vùng trũng phía Tây Ngạn, giới hạn phía Bắc là hồ Động Đình, Nguyên Giang. Phía Nam là Linh Lăng, Hành Giang. Phía Tây là vùng Chiêu Dương, Lãnh Thủy. Nhưng nay cánh đồng Tương chỉ còn khu vực tứ giác: Tương Giang, Nguyên Giang, Liên Thủy, Thạch Khê Thủy.
Cùng với một số luận điểm vững chắc khác, giáo sư Trần Đại Sỹ đi đến kết luận rằng:
Biên giới cổ của nước Việt, với các triều đại Hồng Bàng, Âu Lạc, Lĩnh Nam, phía Bắc quả tới hồ Ðộng Đình, phía Tây giáp Tứ Xuyên.
Vậy là diện tích nước Việt cổ thực sự lớn gấp 10 lần ngày nay.
Ghi chú: Nước Việt cổ và người Việt cổ là khác so với nước Việt và người Việt hiện nay. Người Việt hiện nay chỉ là một nhánh của người Việt cổ.
Trần Hưng

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét