Thứ Hai, 27 tháng 8, 2018

LƯỚI TRỜI LỒNG LỘNG 17

(ĐC sưu tầm trên NET)
 
Vị khách thuê xe nguy hiểm - Hành Trình Phá Án Mới Nhất 2015

"Lưới trời lồng lộng" không chỉ còn là câu nói, Trung Quốc đã thực sự tạo ra nó!

Ngọc Nguyễn |
"Lưới trời lồng lộng" không chỉ còn là câu nói, Trung Quốc đã thực sự tạo ra nó!

Chỉ cần ngước lên và nhìn vào màn hình camera, cô Mao Ya đã có thể mở cửa căn hộ chung cư của mình mà chẳng cần dùng chìa khóa.

"Khi bận cầm đồ cả 2 tay, tôi chỉ cần hướng về phía camera để mở cửa ra. Rất tiện lợi và đơn giản," báo Washington Post dẫn lời cô Ya. Còn con gái 5 tuổi của cô do thường hay làm mất chìa khóa cũng dễ dàng ra vào nhà nhờ công nghệ nhận diện khuôn mặt.
Nhưng đối với cảnh sát, những chiếc camera thay thẻ cư dân còn phục vụ cho mục đích quản lý an ninh. Nhờ công nghệ hiện đại này, chính quyền sẽ biết được ai đến và đi của mỗi khu nhà. Theo WaPo, nhờ công nghệ này, giới chức địa phương sẽ dần dần thu được kho dữ liệu ảnh cá nhân khổng lồ giúp cảnh sát xác định các hành vi phạm tội.
Công nghệ nhận diện và giám sát bao trùm Trung Quốc
Nhận diện khuôn mặt là chủ đề công nghệ rất nổi bật tại Trung Quốc. Các ngân hàng, sân bay, khách sạn và ngay cả các nhà vệ sinh công cộng cũng áp dụng công nghệ xác định danh tính của người dân bằng cách phân tích khuôn mặt của họ.
Lưới trời lồng lộng không chỉ còn là câu nói, Trung Quốc đã thực sự tạo ra nó! - Ảnh 1.
Ảnh cắt từ phóng sự do WaPo thực hiện về các công nghệ nhận diện và giám sát hiện được sử dụng rộng rãi tại Trung Quốc
Tất nhiên, lực lượng cảnh sát và an ninh là hai chủ thể áp dụng công nghệ hiện đại này nhiều nhất. Dự án thí điểm tại thành phố Trùng Khánh chỉ là một phần trong kế hoạch đầy tham vọng của chính phủ Trung Quốc với tên gọi "Xue Liang", nghĩa là là "Mắt sáng", như một cách nhà chức trách hiện thực hóa câu nói "lưới trời lồng lộng". Mục đích chương trình nhằm kết nối các camera an ninh tại các địa điểm công cộng và nút giao thông để lập nên hệ thống giám sát và chia sẻ dữ liệu của toàn Trung Quốc.
Sử dụng công nghệ nhận diện khuôn mặt và trí thông minh nhân tạo, công nghệ này sẽ phân tích và hiểu được ý nghĩa các hình ảnh từ camera nhằm theo dõi những kẻ tình nghi, phát hiện các hành vi đáng ngờ và phối hợp các hoạt động cấp cứu trong các tình huống khẩn cấp.
Theo báo cáo của cảnh sát, tại các khu chung cư ở Trùng Khánh, “Với sự hỗ trợ của công nghệ nhận diện khuôn mặt, chúng ta có thể nhận ra người lạ, phân tích thời gian mỗi lần đi vào và đi ra của họ, ai đã ở qua đêm và bao nhiêu lần. Từ đó, chúng ta có thể xác định những đối tượng khả nghi".
Để triển khai dự án quan trọng này, chính phủ Trung Quốc đang hợp tác tích cực với các công ty công nghệ lớn trong nước, với những cá nhân từng tốt nghiệp từ các trường đại học hàng đầu của Mỹ và cựu nhân viên của các tập đoàn công nghệ hàng đầu thế giới như Google và Microsoft. Giới chức nước này đặt mục tiêu đến năm 2020 Trung Quốc sẽ sở hữu mạng lưới giám sát hình ảnh toàn quốc hoàn chỉnh và hiệu quả.
Không chỉ có Trung Quốc, cơ quan điều tra hàng đầu của nước Mỹ (FBI) cũng đang thử nghiệm công nghệ này. Hệ thống nhận dạng thế hệ mới của FBI sử dụng công nhận nhận dạng khuôn mặt để so sánh hình ảnh từ hiện trường với những hình ảnh trong cơ sở dữ liệu quốc gia. Từ đó, lực lượng cảnh sát trên khắp Mỹ sẽ xác định được địa điểm chính xác của vụ án.
Trong phòng trưng bày trưng bày của 3 công ty cung cấp công nghệ nhận diện khuôn mặt ở Trùng Khánh và Bắc Kinh, các hình ảnh được trình chiếu trên các màn hình lớn, và các khuôn mặt được nhận diện từ các đám đông để so sánh với khuôn mặt của các đối tượng truy nã. Các camera trên đường tự động phân loại thông tin của người đi đường theo giới tính, quần áo và thậm chí là chiều dài mái tóc. Từ đó, giới chức có thể theo dõi hành trình đi lại của người dân chỉ bằng khuôn mặt của họ.
Lưới trời lồng lộng không chỉ còn là câu nói, Trung Quốc đã thực sự tạo ra nó! - Ảnh 2.
Tại văn phòng của hãng Megvii tại Bắc Kinh, một nhà thiết kế đang chuẩn bị tài liệu quảng cáo cho một sản phẩm nhận diện khuôn mặt. Giám đốc marketing của công ty nói rằng chương trình Khuôn mặt của Megvii đã giúp cảnh sát bắt giữ hàng nghìn đối tượng (Ảnh: WaPo)
Công nghệ Trung Quốc vượt Mỹ
Li Xiafeng, giám đốc nghiên cứu và phát triển của Cloudwalk, cho biết "Nếu một địa điểm phát sinh hiện tượng đánh bạc, và có những người thường xuyên đến đó thì đương nhiên họ trở thành những người đáng nghi. Một khi bạn đã xác định được một tên tội phạm hay nghi phạm, bạn sẽ nghiên cứu mối quan hệ của họ với những người khác. Nếu một người khác có nhiều quan hệ thì họ cũng trở nên khả nghi".
Phần lớn doanh thu của các doanh nghiệp này đến từ các ngân hàng và các công ty tài chính đang sử dụng công nghệ nhận dạng khuôn mặt để kiểm tra danh tính khách hàng tại các máy ATM hoặc trên điện thoại. Một số sân bay ở Trung Quốc đã sử dụng sự công nghệ tiên tiến này trong hoạt động kiểm tra an ninh, còn khách sạn áp dụng cho công đoạn nhận phòng. Phiên bản dịch vụ đi chung xe Uber tại Trung Quốc, công ty Didi Chuxing, cũng đang áp dụng công nghệ này để xác định tài xế.
Các công ty khởi nghiệp còn giới thiệu nhiều ứng dụng thân thiện với người dùng hơn. Các công ty như SenseTime, Megvii và Cloudwalk cung cấp các ứng dụng di động cho phép mọi người trang điểm và tự trang trí các biểu tượng ngộ nghĩnh lên mặt mình.
Tuy vậy, một số ứng dụng tạo cảm giác quá đà. Ví dụ như, một giảng viên tại một trường đại học Bắc Kinh được cho là đang sử dụng máy quét mặt để kiểm tra xem học sinh của mình có buồn chán trong giờ học, hay công nghệ xác định việc khách du lịch có sử dụng quá nhiều giấy vệ sinh tại Thiên Đàn ở Bắc Kinh, hoặc một nhà hàng KFC ở Hàng Châu cho phép khách hàng thanh toán bằng nụ cười.
Theo bà Monica Wang, một nhà phân tích cao cấp trong lĩnh vực giám sát và bảo mật hình ảnh của hãng IHS Markit ở Thượng Hải, với khoảng 62 triệu camera giám sát vào năm 2016, nước Mỹ thực tế có tỷ lệ trang bị camera tính trên đầu người cao hơn Trung Quốc với khoảng 172 triệu camera.
Tuy nhiên, các công ty công nghệ tại Trung Quốc thường nói rằng công nghệ nhận diện khuôn mặt của họ có tỷ lệ chính xác cao hơn gấp nhiều lần so với FBI. Điều này có lẽ là chính xác vì theo nhiều chuyên gia, các công nghệ dựa trên thuật toán cần sử dụng lượng dữ liệu lớn để đảm bảo tính chính xác. Và Trung Quốc hiện sở hữu nhiều dữ liệu công dân nhiều hơn bất cứ nước nào trên thế giới và hầu như không gặp nhiều khó khăn trong khai thác nguồn dữ liệu này.

Lưới Trời Lồng Lộng, Tuy Thưa Nhưng Khó Lọt: Hành Ác Tất Sẽ Nhận Quả Đắng, Câu Chuyện Tham Quan Hại Người Và Phỉ Báng Trời Đất Của Vua Vũ Ất Sẽ Giúp Ta Khai Tâm

Thứ sáu, 28/07/2017 10:53 AM
Cổ nhân có câu: “Lưới trời lồng lộng, tuy thưa nhưng không lọt” hay “thiện ác đều có báo ứng, chỉ là sớm hay muộn mà thôi.” Những câu này đều là để nói rằng, làm việc ác tất sẽ bị ác báo.
Lưới trời lồng lộng, tuy thưa nhưng khó lọt.
Hoàng đế triều Đường, Đường Thái Tông từng nói: “Dĩ sử vi kính, khả dĩ tri hưng thế” ý tứ là soi vào lịch sử có thể biết được sự hưng vong của một triều đại, một đất nước.
Trung Hoa là nước duy nhất trên thế giới mà công việc ghi chép lịch sử hàng ngàn năm chưa bao giờ bị gián đoạn. Người Trung Hoa thời xưa luôn rất chú trọng việc chép sử, các triều đại đều có Sử quan để ghi chép lại hiện thực lịch sử. Trong “Đường sơ quan tu sử thư” có ghi: “Trừng ác khuyến thiện, đa thức tiền cổ, di giám tương lai”, tức là việc trừng trị cái ác khuyến khích cái thiện phải biết nhiều chuyện đời xưa, lấy đó làm gương cho hậu thế. 
Cổ nhân giảng: “Tiền sự bất vong, hậu thế chi sư”, ý tứ là không quên việc trước, dùng đó làm tấm gương cho việc sau. Lịch sử không chỉ truyền lại văn hóa mà còn cho hậu thế hiểu thế nào là thiện là ác, vì thế cần lưu giữ lại những lời dạy của người xưa để làm gương.
Người xưa thường nói: “Trên đầu ba thước có Thần linh”, họ rất tin vào luật nhân quả nên không dám làm việc ác. Nhưng ngày nay, nhiều người cho rằng chuyện báo ứng thiện ác là mê tín, vô căn cứ.
Vì thế con người chỉ biết tư lợi, làm chuyện ác một cách tự nhiên, chỉ cốt làm sao có lợi cho mình, không từ một thủ đoạn làm hại người khác. Họ không hiểu rằng “thiện ác đều có báo ứng, chỉ là sớm hay muộn thôi”. Chúng ta hãy lấy lịch sử làm tấm gương để nhận ra “lưới trời lồng lộng, tuy thưa nhưng không lọt”.
Ác quan hại người cuối cùng tự hại mình
Tục ngữ cổ có câu: “Hại người cuối cùng lại hại chính mình, làm nhiều việc bất nghĩa là tự hủy hoại chính mình”. Đã có rất nhiều trường hợp lịch sử chứng minh câu nói này không sai, dưới đây là câu chuyện về ác quan thời Võ Tắc Thiên.
Hành ác hại người, lãnh quả đắng.
Ác quan Sách Nguyên Lễ thời Võ Tắc Thiên nắm quyền, thành danh bằng cách tố cáo vu oan giá họa người khác, hại người nhiều vô kể.
Khi làm quan tra khảo phạm nhân, ông ta thường dùng cực hình tra tấn vô cùng man rợ. “Tra tấn” được người đời xưng là “sở trường” của ông ta. Mỗi khi tra tấn, ông ta đều khiến người bị tra tấn phải đau đớn đến mức xương gãy, đầu nứt và đành phải nhận tội thì mới hả lòng.
Thủ đoạn ghê rợn nhất là ông ta cho nhốt người vào lồng sắt mà tra tấn. Sau này nhiều người tố cáo Sách Nguyên Lễ âm mưu tạo phản nên ông ta bị tống vào nhà lao.
Lúc ấy, quan xét xử Sách Nguyên Lễ lại chính là thuộc hạ của ông ta. Thấy Sách Nguyên Lễ không chịu nhận tội, vị quan xét xử này lạnh lùng nói: “Mang cái lồng sắt của Sách công ra đây!”
Vừa nghe thấy câu này, Sách Nguyên Lễ đã toàn thân run rẩy, lập tức cúi đầu nhận tội. Cuối cùng ông ta đã bị chết thảm trong nhà lao.
Ác quan hại người, cuối cùng bị “gậy ông đập lưng ông”
Ác quan Chu Hưng dưới thời Võ Tắc Thiên cũng thành danh nhờ ngụy tạo án oan “mưu phản”. Khi ông ta đương chức cũng dùng cách bức cung nhục hình vô cùng tàn khốc, gây ra vô số án oan, hàng ngàn người bị ông ta hãm hại. Sau này Chu Hưng cũng lại bị kẻ khác tố cáo mình “tạo phản”.
Gậy ông đập lưng ông.
Khi Chu Hưng bị tố tạo phản, người xét xử ông ta là một ác quan khác, tên là Tuấn Thần. Trước đây trong một dịp Tuấn Thần ngồi ăn cùng Chu Hưng có xin thỉnh giáo Chu Hưng về phương pháp ép phạm nhân nhận tội.
Chu Hưng hãnh diện nói: “Việc này không khó, chỉ cần đệ bỏ phạm nhân vào cái chum to rồi châm lửa đốt xung quanh thì lo gì hắn không nhận tội!”
Sau này khi đến lượt Tuấn Thần xét xử Chu Hưng, đã nói: “Đệ phụng theo mật chỉ, nói có người tố cáo huynh mưu phản, mời huynh vào chum đi!”
Chu Hưng vừa nghe bốn chữ “mời huynh vào chum” thì hồn bay phách lạc, toàn thân mềm nhũn, liên tục rập đầu nhận tội. Câu chuyện này về sau nổi tiếng và được người dân dùng cụm từ “gậy ông đập lưng ông” để miêu tả.
Về sau, Tuấn Thần cũng không thoát khỏi kết cục bị ác báo bi thảm. Thời gian tại vị ông ta cũng làm quá nhiều việc ác, dùng nhục hình giết hại vô số người.
Khi Tuấn Thần tra khảo thì không kể nặng nhẹ đều đổ nước muối vào lỗ mũi để bắt họ nhận tội. Ông ta còn đào đất làm Thủy lao để ngâm phạm nhân vào trong nước hành hạ, còn bỏ đói không cho ăn khiến phạm nhân vì đói mà phải nuốt vải y phục thay lương thực. Nói chung, phương sách của Tuấn Thần là chưa chết thì chưa chịu buông tha.
Đến năm 697, khi ấy Tuấn Thần 47 tuổi cũng bị người tố phạm vào tội danh “mưu phản”. Sau đó không lâu, ông ta bị đưa lên pháp trường xử trảm. Những người căm hận ông ta nghe tin này đều tới pháp trường chứng kiến và tranh nhau xẻ thịt ông ta để lấy, chỉ trong ít phút, xác Tuấn Thần đã không còn.
Bất kính với Thần linh, bạo quân bị sét đánh
Bất kính với thần linh sẽ bị Thiên Lôi đánh chết.
Bậc Quân vương thời cổ đại muốn được lòng dân để có thể giữ giang sơn yên bình vững vàng, họ đều chú ý làm lễ tế trời long trọng, cầu xin Thần linh che chở. Thế nhưng trong lịch sử cũng có nhiều bạo quân bất kính với Trời Đất. Trong “Sử ký – Ân bản kỷ” ghi lại một sự kiện như sau:
Vua Vũ Ất nhà Ân là vị vua bạo ngược vô đạo, kiêu căng ngông cuồng, bất kính với trời đất. Ông ta từng cho thợ làm tượng gỗ rồi gọi đó là “thiên thần”. Võ Ất còn sai người đóng vai “thiên thần” để cùng nhau chơi cờ phân thắng bại với mình, hoặc bắt người và “thiên thần” giả đánh nhau. Nếu “thiên thần” thua, Võ Ất sẽ bắt mọi người tra tấn và làm nhục “thiên thần”.
Ngoài ra, Võ Ất còn làm một cái túi da cho đầy máu vào trong, treo lên cao và gương cung bắn rồi nói rằng đây là ta đang “bắn trời”.
Võ Ất tại vị được 5 năm. Trong một lần đi săn đến chỗ sông Vị Thủy, Hoàng Hà thì bỗng nhiên sấm sét nổi lên, đánh chết ông ta. Sử sách ghi chép rằng, Võ Ất chết vô cùng thê thảm.
Nhiều vị Quân chủ đời sau luôn lấy chuyện này làm tấm gương cho mình. Họ cũng rất coi trọng việc tôn kính Trời Đất, không dám làm việc càn quấy vì sợ bị quả báo giống như Võ Ất đã bị.
theo Trithucvn

Lưới trời lồng lộng: Nhân quả báo ứng bức hại người lương thiện (phần 1)

Nhiều quan to Trung Quốc đã bị ác báo vì bức hại Pháp Luân Công. (Ảnh: Getty Images)
Từ ngày 20/7/1999, cựu Tổng Bí thư Giang Trạch Dân đã phát động cuộc đàn áp Pháp Luân Công, tính đến nay đã được 17 năm. Vào thời kỳ đầu, nhiều quan chức theo chân ông Giang tích cực đàn áp Pháp Luân Công đã thăng tiến nhanh chóng trên con đường quan lộ, chiếm giữ nhiều vị trí quan trọng trong giới lãnh đạo cấp cao của Trung Quốc. Tuy nhiên, lưới trời lồng lộng, tuy thưa mà khó thoát…
Hơn 3 năm sau Đại hội 18 của Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ), khi ông Tập Cận Bình nắm quyền và đưa ra chính sách “đả hổ” chống tham nhũng đã thanh trừng hàng trăm quan chức các cấp thuộc phe cánh của ông Giang Trạch Dân, nhiều người trong số đó bị chết một cách bất ngờ. Các quan chức bị xử lý chủ yếu là vì tội tham ô và mua quan bán chức, nhưng nhiều quan to ngã ngựa như Vương Lập Quân, Bạc Hy Lai, Lý Đông Sinh, Tô Vinh, Từ Tài Hậu, Chu Vĩnh Khang, đều nằm trong danh trách truy hỏi của Tổ chức Quốc tế Điều tra Bức hại Pháp Luân Công.
Từ đây hé mở một bí mật của phe cánh ông Giang Trạch Dân: Những quan to thuộc phái này được thăng tiến vì bức hại Pháp Luân Công, nay đã đến hồi bị báo ứng, đạo trời “thiện ác có báo” quả linh nghiệm.
Bài này xin điểm lại những quan to bị báo ứng vì đàn áp Pháp Luân Công từ sau Đại hội 18. Trước tiên là 6 quan to cấp quốc gia của phe ông Giang.

1. Ông Bạc Hy Lai: Thủ phạm chính bức hại Pháp Luân Công, chủ mưu mổ cướp nội tạng

Ông Bạc Hy Lai từng là Bí thư Trùng Khánh, Ủy viên Bộ Chính trị Trung Quốc, bị cách chức ngày 15/3/2012; ngày 26/10 cùng năm bị lập án và cưỡng chế thi hành; ngày 22/9/2013 bị xử tù vô thời hạn vì các tội danh tham ô, nhận hối lộ và lạm dụng chức quyền. Nhưng tội nghiêm trọng nhất của ông Bạc là âm mưu chính biến và mổ cướp nội tạng thì không được công khai.
Bạc Hy Lai tại tòa án Tế Nam, tỉnh Sơn Đông. (Ảnh: Xinhua)
Ông Bạc Hy Lai tại tòa án Tế Nam, tỉnh Sơn Đông. (Ảnh: Xinhua)
Trong thời gian nhậm chức Thị trưởng Đại Liên, Bí thư và Tỉnh trưởng Liêu Ninh, Bí thư thành phố Trùng Khánh, ông Bạc Hy Lai đã nỗ lực theo ông Giang Trạch Dân bức hại Pháp Luân Công, và trở thành chủ mưu trong tội ác mổ cướp nội tạng các học viên Pháp Luân Công.
Để đẩy mạnh cuộc đàn áp Pháp Luân Công, ông Giang Trạch Dân đã xây dựng bộ máy tay chân tại các địa bàn. Sau một tháng đàn áp, ngày 20/8/1999, ông Giang đã đi thị sát 10 ngày ở Đại Liên, hành động hiếm thấy đối với một lãnh đạo cao nhất của chính quyền Trung Quốc. Tại đây đã diễn ra giao kèo đen tối giữa ông Giang và ông Bạc Hy Lai: Chỉ cần liều mạng đàn áp Pháp Luân Công là ông Bạc sẽ được thăng quan phát tài.
Hai tháng sau chuyến thị sát của ông Giang, vào tháng 10/1999, ông Bạc Hy Lai được thăng chức Bí thư thành phố Đại Liên. Vài tháng sau, ông Bạc lại được vào Ban Thường vụ tỉnh Liêu Ninh, chưa tới thời gian một năm đã leo đến chức Tỉnh trưởng và Phó Bí thư tỉnh ủy. Thành phố Đại Liên nhanh chóng trở thành địa bàn đi tiên phong trong việc đàn áp Pháp Luân Công.
Trong thời gian ông Bạc nhậm chức tại Liêu Ninh, địa bàn này đã có ít nhất 103 học viên Pháp Luân Công bị bức hại đến chết (đây mới chỉ là con số chứng thực được), đứng thứ 4 trên toàn Trung Quốc. Dưới áp lực của ông Bạc, tỉnh Liêu Ninh đã bức hại Pháp Luân Công vô cùng tàn bạo với trại cưỡng bức lao động Mã Tam Gia, nhà tù Đại Bắc, Trại quản giáo Trương Sĩ, Long Sơn, Đại Liên.
Nhưng tội ác dã man hơn cả là mổ cướp nội tạng học viên Pháp Luân Công. Trong thời gian ông Bạc ở tỉnh Liêu Ninh, thành phố Đại Liên trở thành địa bàn sớm nhất phát triển hoạt động mổ cướp nội tạng, còn nơi diễn ra nghiêm trọng nhất là thành phố Thẩm Dương. Dưới hoạt động đắc lực của ông Bạc Hy Lai, bà vợ Cốc Khai Lai và ông Vương Lập Quân, tội ác này đã nhanh chóng phát triển sang nhiều địa bàn khác trên toàn Trung Quốc.
Với tội ác này, ông Bạc đã bị các học viên Pháp Luân Công ngoài Trung Quốc khởi kiện và Tòa án Tây Ban Nha truy tố. Dù vậy, ông Giang Trạch Dân vẫn muốn đưa ông Bạc lên tiếp quản quyền lực sau Đại hội 18 nhưng bất thành.
Năm 2012, hãng tin AFP và Apple Daily (Hồng Kông) cùng đưa tin ông Bạc Hy Lai và bà Cốc Khai Lai liên quan đến buôn bán nội tạng và tiêu bản thi thể người. Giới lãnh đạo tối cao Trung Quốc đã nắm rõ chuyện này, và lập tức cho đóng cửa xưởng tiêu bản cơ thể người ở Đại Liên. Sự kiện này cũng liên quan đến hàng ngàn vụ án mổ cướp nội tạng và liên quan đến đường dây lợi ích giữa gia đình ông Bạc và quan to cầm đầu Ban Chính pháp Trung ương Chu Vĩnh Khang.

Theo một đoạn ghi âm do Đại Kỷ Nguyên thực hiện, trong thời gian ông Bạc Hy Lai cùng Thủ tướng đương thời Ôn Gia Bảo đi thăm Đức vào ngày 13/9/2006 (khi đó ông Bạc là Bộ trưởng Thương mại), ông Bạc thừa nhận ông Giang Trạch Dân đã ra lệnh mổ cướp nội tạng học viên Pháp Luân Công.

Phe cánh ông Giang vì bức hại Pháp Luân Công, sợ bị thanh trừng nên từ năm 2008 đã bắt đầu có âm mưu chính biến. Theo dự tính sẽ đưa ông Bạc Hy Lai vào Ban Thường vụ Bộ Chính trị, tiếp quản chức của ông Chu Vĩnh Khang, sau đó liên kết với thế lực phái Giang trong quân đội để giành lại quyền lực trong tay ông Tập Cận Bình trong vòng hai năm sau Đại hội 18. Nhưng âm mưu này đã sụp đổ cùng với sự kiện ông Vương Lập Quân chạy trốn vào Lãnh sự quán Mỹ.

2. Ông Chu Vĩnh Khang: Cựu bộ trưởng bộ công an, tổng chỉ huy bức hại Pháp Luân Công

Tại Đại hội 17, ông Chu Vĩnh Khang trở thành Ủy viên Thường vụ Bộ Chính trị và Bí thư Ban Chính pháp. Sự việc  là do ông Giang Trạch Dân bố trí để ông Chu tiếp quản thay ông La Cán với chức vị “tổng chỉ huy” bức hại Pháp Luân Công. Ông Chu bị lập án điều tra ngày 29/7/2014; bị xử tù vô thời hạn vào ngày 11/6/2015 vì tội nhận hối lộ, lạm dụng chức quyền và làm lộ bí mật quốc gia.
Ông Bạc Hy Lai (phải) và ông Chu Vĩnh Khang (trái) là 2 cánh tay đắc lực giúp ông Giang Trạch Dân (giữa) bức hại Pháp Luân Công.
Ông Bạc Hy Lai (phải) và ông Chu Vĩnh Khang (trái) là 2 cánh tay đắc lực giúp ông Giang Trạch Dân (giữa) trong cuộc đàn áp Pháp Luân Công.
Ông Chu Vĩnh Khang là thủ phạm chính hỗ trợ ông Giang Trạch Dân trong tội ác mổ cướp nội tạng và bức hại Pháp Luân Công.
Kể từ khi ông Chu Vĩnh Khang nhậm chức Bí thư tỉnh Tứ Xuyên năm 1999 đã đẩy mạnh đàn áp Pháp Luân Công, và Tứ Xuyên đã trở thành địa bàn bức hại Pháp Luân Công nghiêm trọng nhất. Tại Tứ Xuyên, ông Chu từng nhiều lần nhấn mạnh phải đàn áp và tuyên truyền bôi nhọ Pháp Luân Công, ông này còn đưa ra chính sách khen thưởng những tổ chức và cá nhân tích cực tham gia đàn áp Pháp Luân Công.
Từ cuối 2002, sau khi ông này nhậm chức Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Bí thư Ban Chính pháp Trung ương, Bộ trưởng Bộ Công an, đã thao túng toàn hệ thống hành pháp quốc gia và đẩy mạnh chính sách bức hại Pháp Luân Công. Năm 2008, Chu được nhậm chức Bí thư Ban Chính pháp, Ủy viên Thường vụ Bộ Chính trị, trở thành người phát ngôn trực tiếp của ông Giang Trạch Dân trong bức hại Pháp Luân Công.
Ngày 11/9/2013, Tổ chức Quốc tế Điều tra bức hại Pháp Luân Công đã công bố 20 đoạn ghi âm điều tra liên quan đến tội ác mổ cướp nội tạng, trong đó có đoạn ghi âm ghi mà ông cựu Ủy viên Thường vụ Bộ Chính trị Lý Trường Xuân nói: Ông Chu Vĩnh Khang phụ trách việc này (mổ cướp nội tạng học viên Pháp Luân Công).

3. Ông Từ Tài Hậu, Phó Chủ tịch Quân ủy Trung ương

Ông Từ Tài Hậu là Ủy viên Bộ Chính trị khóa 17, cựu Phó Chủ tịch Quân ủy Trung ương, quân hàm Thượng tướng, bị ngã ngựa và điều tra ngày 15/3/2014; bị khai trừ  khỏi Đảng vào ngày 30/6 và chuyển cho Cơ quan Kiểm sát Quân sự xử lý; ngày 30/7 bị khai trừ Quân tịch và quân hàm Thượng tướng. Ngày 15/3/2015, ông Từ bị chết vì ung thư. Ngày 11/12/2014, một bài viết trên báo Quân đội Trung Quốc đã gọi ông Từ Tài Hậu là “yêu quái quốc gia”.
Từ Tài Hậu (bên phải) cùng Bạc Hy Lai tại một hội nghị ở Bắc Kinh năm 2012. Từ Tài Hậu và Bạc Hy Lai đã thiết lập mạng lưới thu hoạch nội tạng ép buộc ở tỉnh Liêu Ninh.
Ông Từ Tài Hậu (bên phải) cùng ông Bạc Hy Lai tại một hội nghị ở Bắc Kinh năm 2012. Ông Từ và ông Bạc đã thiết lập mạng lưới mổ cướp nội tạng ở tỉnh Liêu Ninh.
Năm 1999, khi ông Từ Tài Hậu theo ông Giang Trạch Dân bức hại Pháp Luân Công đã được thăng quân hàm Thượng tướng khi còn giữ chức Phó Chủ nhiệm thứ nhất Tổng cục Chính trị, dọn đường trở thành một trong những nhân vật quan trọng nhất trong Quân đội Trung Quốc; năm 2002 được vào Ban Bí thư Trung ương Đảng; năm 2004 nhậm chức Phó Chủ tịch Quân ủy Trung ương, trở thành người cao nhất phụ trách công tác Đảng trong quân đội, được VOA (Mỹ) gọi là thân tín của cựu Chủ tịch Quân ủy Trung Quốc Giang Trạch Dân, cũng là người phát ngôn bại hoại trong quân đội của ông Giang Trạch Dân.
Từ 1999 đến tháng 5/2006, quân đội Trung Quốc đã 6 lần tổ chức hội nghị chuyên môn về “xử lý vấn đề tôn giáo liên quan đến nước ngoài”, đối tượng chính nhắm vào là Pháp Luân Công. Sau đó hệ thống quân đội Trung Quốc bắt đầu khởi động kế hoạch “cấy ghép nội tạng” đầu tiên, mục đích để thực hiện ý chỉ của Chủ tịch Quân ủy Giang Trạch Dân trong mổ cướp nội tạng các học viên Pháp Luân Công.
Trong thời gian ông Từ Tài Hậu nắm quyền, quân đội Trung Quốc kiểm soát 98% nguồn nội tạng cấy ghép của Trung Quốc. Ông Từ Tài Hậu là người chịu trách nhiệm chính đối với tội ác mổ cướp nội tạng học viên Pháp Luân Công, là một trong những hung thủ quan trọng theo ông Giang Trạch Dân bức hại Pháp Luân Công.

4. Ông Quách Bá Hùng: Hổ to nhất trong quân đội

Ông Quách Bá Hùng sinh năm 1942, quân hàm Thượng tướng, từng được vào Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Chủ tịch Quân ủy Trung ương, ngã ngựa ngày 15/4/2015, ngày 30/7 bị chuyển đến Viện Kiểm sát Quân sự xử lý.
Ông Quách Bá Hùng từng nhiều lần tự sát, cắn lưỡi, giả thần kinh, và phản cung, gây cản trở quá trình xét xử. (Ảnh: Secretchina)
Ông Quách Bá Hùng từng nhiều lần tự sát, cắn lưỡi, giả thần kinh, và phản cung, gây cản trở quá trình xét xử. (Ảnh: Secretchina)
Tương tự như ba nhân vật kể trên, tội của ông Quách Bá Hùng được xác định là tham ô hủ bại, nhưng bí mật lớn phía sau chính là ông này đã tích cực theo ông Giang Trạch Dân bức hại Pháp Luân Công, lợi dụng những thuộc cấp tham tiền để lôi kéo tham gia vào tội ác mổ cướp nội tạng học viên Pháp Luân Công.
Từ năm 1992, ông Quách Bá Hùng nhờ bám theo ông Chủ tịch Quân ủy Giang Trạch Dân mà được thăng tiến nhanh chóng, chỉ trong vòng 10 năm (từ chức Tư lệnh Quân đoàn 47 Quân khu Lan Châu) đã được vào Bộ Chính trị, leo đến chức Phó Chủ tịch Quân ủy Trung ương. Năm 2004 khi ông Giang Trạch Dân không còn nhiệm kỳ Chủ tịch Quân ủy thì ông Quách Bá Hùng trở thành người phát ngôn trong quân đội của ông Giang, tiếp tục thực hiện chính sách bức hại Pháp Luân Công, chống lại những người kế nhiệm nào không ủng hộ ông Giang. Ông Quách Bá Hùng mãn nhiệm năm 2012.
Hàng loạt điều tra của Tổ chức Quốc tế Điều tra bức hại Pháp Luân Công chứng minh rằng dưới thời ông Giang Trạch Dân, ông Từ Tài Hậu và ông Quách Bá Hùng, quân đội Trung Quốc  có mối liên quan chặt chẽ đối với tội ác mổ cướp nội tạng học viên Pháp Luân Công. Theo điều tra chưa hoàn chỉnh của Tổ chức Quốc tế đối với 100 bệnh viện của Cảnh sát Vũ trang và Quân đội, đã có ít nhất 60.000 ca ghép thận, 11.300 ca ghép gan đã được thực hiện.

5. Ông Lệnh Kế Hoạch: Đẩy mạnh bức hại Pháp Luân Công ở nước ngoài

Ông Lệnh Kế Hoạch là cựu Chủ tịch Hội nghị Hiệp thương Chính trị Trung Quốc, Trưởng ban Mặt trận thống nhất Trung Quốc, ngã ngựa ngày 22/12/2014. Trong thời gian giữ chức Trưởng ban Mặt trận thống nhất, ông Lệnh đã đẩy mạnh chính sách đàn áp Pháp Luân Công ra nước ngoài, chỉ huy các tổ chức đặc vụ Trung Quốc tại Đài Loan, Hồng Kông và Mỹ để bức hại Pháp Luân Công.
Vụ án ông Lệnh Kế Hoạch là vụ án nghiêm trọng nhất kể từ khi ĐCSTQ xây dựng chính quyền đến nay (Ảnh: Internet)
Vụ án ông Lệnh Kế Hoạch là vụ án nghiêm trọng nhất kể từ khi ĐCSTQ xây dựng chính quyền đến nay. (Ảnh: Internet)
Ông Lệnh Kế Hoạch từng liên quan đến cuộc chính biến của ông Chu Vĩnh Khang, gây trở ngại lớn cho quá trình tiếp quản quyền lực của ông Tập Cận Bình, thậm chí còn ảnh hưởng đến cục diện nhân sự tại Đại hội 18. Khi còn là Trưởng ban Mặt trận thống nhất, ông này đã phối hợp với Phòng 610 (Cơ quan chuyên trách đàn áp Pháp Luân Công) và Lãnh sự quán Trung Quốc để sách nhiễu hoạt động của Pháp Luân Công ở nước ngoài, chỉ đạo các tổ chức đặc vụ ở ngoài Trung Quốc dùng thủ đoạn bạo lực phá rối học viên Pháp Luân Công khi thấy họ thỉnh nguyện ôn hòa nhân những chuyến công tác nước ngoài của ông Tập Cận Bình.

6. Ông Tô Vinh

Ông Tô Vinh là Phó Chủ tịch Hội nghị Hiệp thương Chính trị Trung ương khóa 12, bị ngã ngựa vào ngày 14/6/2014, cách chức vào ngày 25/6 cùng năm, tháng 2/2015 bị lập án điều tra vì tình nghi nhận hối lộ.
Ông Tô Vinh - Phó Chủ tịch Ủy ban toàn quốc Hội nghị Chính trị hiệp thương nhân dân Trung Quốc
Ông Tô Vinh – Phó Chủ tịch Ủy ban toàn quốc Hội nghị Chính trị hiệp thương nhân dân Trung Quốc.
Ông Tô Vinh nhậm chức Phó Bí thư tỉnh Cát Lâm từ tháng 4/1998 đến tháng 10/2001. Trong thời gian này, ông Tô Vinh cũng kiêm chức Tổ trưởng “tổ chỉ đạo vấn đề Pháp Luân Công” của tỉnh Cát Lâm (tức Phòng 610), phụ trách hoạt động đàn áp Pháp Luân Công trên toàn tỉnh. Nhờ được lòng ông Giang Trạch Dân, vào tháng 10/2001 ông Tô được thăng chức Bí thư tỉnh Thanh Hải.
Trong thời gian ông Tô Vinh nhậm chức ở Cát Lâm, số học viên Pháp Luân Công được xác nhận bị bức hại chết là 23 người. Còn tại tỉnh Thanh Hải, có 3 học viên Pháp Luân Công đã được xác nhận là bị bức hại đến chết trong nhiệm kỳ của ông Tô Vinh.
Tháng 8/2003, ông Tô Vinh bị điều đến phụ trách tỉnh Cam Túc. Kể từ nhiệm kỳ của ông Tô Vinh, tình trạng bức hại Pháp Luân Công bắt đầu nghiêm trọng với nhiều thủ đoạn: bắt bớ, theo dõi, cực hình… làm nhiều người thiệt mạng.
Tháng 11/2004, ông Tô Vinh thăm Cộng hòa Zambia với vai trò Bí thư tỉnh Cam Túc, khi đó học viên Pháp Luân Công ở ngoài Trung Quốc đã kiện lên tòa án cấp cao Zambia. Sau khi nhận được lệnh gọi của tòa án, ông Tô Vinh đã vội bỏ chạy về nước.
Trong thời gian ông Tô Vinh giữ chức Bí thư tỉnh Giang Tây từ 2007 – 2013, ông này cũng tiếp tục đẩy mạnh đàn ápPháp Luân Công. Tháng 12/2010, ông Tô Vinh đã chủ trì “Hội nghị Phòng 610” tỉnh Giang Tây ở Hồng Cốc Than. Hội nghị đã đề xuất thành lập “Ban tẩy não” để bức hại tẩy não những học viên Pháp Luân Công không chịu từ bỏ tín ngưỡng. Tháng 2/2011, Ban này đã lập danh sách các học viên Pháp Luân Công để tẩy não.

Tạm kết

Sáu quan to cấp quốc gia nêu trên đều thăng tiến nhanh chóng dưới thời ông Giang Trạch Dân, trở thành những nhật vật trung tâm bức hại Pháp Luân Công. Đến nay, ông Bạc Hy Lai và ông Chu Vĩnh Khang đã bị bỏ tù vô thời hạn, ông Từ Tài Hậu thì bị bệnh qua đời, còn ông Quách Bá Hùng, ông Lệnh Kế Hoạch và ông Tô Vinh thì đang chờ ngày thẩm vấn. Đây đều là bị quả báo vì những tội ác họ gây ra trong cuộc đàn áp Pháp Luân Công, cũng là lời cảnh tỉnh cho những người tham gia cuộc bức hại: Đạo trời khó thoát, làm ác sẽ bị ác báo.
Theo Phương Lâm Đạt, Đại Kỷ Nguyên tiếng Trung
MQ biên dịch

 

Lưới trời lồng lộng – Nhân quả báo ứng bức hại người lương thiện (P2)

Ngày 20/7/1999, cựu Tổng Bí thư Trung Quốc Giang Trạch Dân phát động cuộc đàn áp Pháp Luân Công, tính đến nay đã được 17 năm. Vào thời kỳ đầu, nhiều quan chức theo chân ông Giang tích cực bức hại Pháp Luân Công đã thăng tiến nhanh chóng trên con đường quan lộ, chiếm giữ nhiều vị trí quan trọng trong giới lãnh đạo cấp cao Trung Quốc, hệ thống quân đội, các địa phương… Tuy nhiên, lưới trời lồng lộng, tuy thưa mà khó thoát.
Bài này tiếp tục điểm lại những quan to bị báo ứng vì bức hại Pháp Luân Công tính từ sau Đại hội 18. (Xem thêm Phần 1 tại đây)

7. Lý Đông Sinh: Thứ trưởng Bộ Công an, đạo diễn vụ án tự thiêu giả tại Thiên An Môn

Ông Lý Đông Sinh bị cách chức ngày 20/2/2013, trong thông báo tội danh của ông này có nhắc đến chức vụ bí mật: Tổ phó Tổ lãnh đạo vấn đề phòng chống và xử lý tôn giáo X, Chủ nhiệm Phòng 610 (Cơ quan chuyên trách đàn áp Pháp Luân Công). Ngày 21/8/2015, ông Lý Đông Sinh bị khởi tố vì tội nhận hối lộ, ngày 12/1/2016 bị tòa án cấp trung thành phố Thiên Tân xử 15 năm tù.
ông Lý Đông Sinh, trùm hệ thống phòng 610 bức hại Pháp Luân Công (Ảnh: Internet)
ông Lý Đông Sinh, trùm hệ thống phòng 610 bức hại Pháp Luân Công (Ảnh: Internet)
Trong thời gian ông Lý Đông Sinh làm Tổ phó Tổ chỉ đạo 610 Trung ương, Chủ nhiệm Phòng 610 và Phó giám đốc Đài Truyền hình Trung ương đã làm nhiệm vụ tuyên truyền chống lại Pháp Luân Công và tham gia bức hại tẩy não học viên Pháp Luân Công, trong đó nổi tiếng nhất là đạo diễn vụ án tự thiêu giả tại Thiên An Môn.
Ngày 10/6/1999, ông Giang Trạch Dân đặc biệt cho thành lập “Phòng 610” chuyên phụ trách bức hại Pháp Luân Công. Tổ chức bất hợp pháp này thuộc quản lý trực tiếp của ông Giang và Ban Chính pháp.
Ngày 20/7/1999, ông Giang Trạch Dân khởi động cuộc đàn áp toàn diện đối với Pháp Luân Công, thực hiện chính sách bức hại tàn bạo đẫm máu mang tính diệt chủng. Khi đó, ông Lý Đông Sinh từ chức Phó giám đốc Đài truyền hình Trung ương Trung Quốc đã được bổ nhiệm làm Chủ nhiệm “Phòng 610” và Thứ trưởng Bộ Tuyên truyền, trở thành cánh tay đắc lực của ông Giang Trạch Dân và Chu Vĩnh Khang trong đàn áp Pháp Luân Công.
Trong hoạt động tuyên truyền bôi nhọ Pháp Luân Công, theo thống kê sơ bộ, từ 21/7/1999 đến năm 2005, ông Lý Đông Sinh đã cho phát sóng 102 chương trình vu khống Pháp Luân Công trong chuyên mục “Phỏng vấn tiêu điểm”. Trong đó từ 20/7/1999 đến cuối năm 1999 đã phát sóng tổng cộng 39 chương trình.
Vào thời điểm đó, mục “Thông tin tiếp sóng” của Đài truyền hình Trung ương cũng bắt đầu tuyên truyền chống Pháp Luân Công, thời lượng phát sóng mỗi ngày kéo dài đến 45 phút để kích thích người dân Trung Quốc thù hận Pháp Luân Công.
Ngày 23/1/2001, ông Lý Đông Sinh đã cùng ông Giang Trạch Dân và La Cán đạo diễn màn “tự thiêu Thiên An Môn” để người dân Trung Quốc thù ghét Pháp Luân Công. Tổ chức phát triển giáo dục quốc tế đã khẳng định: Cái gọi là “tự thiêu Thiên An Môn” là do chính quyền Trung Quốc đạo diễn để bôi nhọ Pháp Luân Công.
Nhờ tích cực trong bức hại Pháp Luân Công, ông Lý Đông Sinh được thăng chức Thứ trưởng Bộ Tuyên truyền Trung ương. Năm 2009 được thay thế ông Lưu Kinh (Liu Jing) làm Chủ nhiệm “Phòng 610”. Sau đó để tạo thuận lợi cho tổ chức đàn áp Pháp Luân Công, ông Chu Vĩnh Khang đã đặc cách đưa ông Lý Đông Sinh lên làm Thứ trưởng Bộ Công an.

8. Vương Mẫn: Nhiều nợ máu

Ngày 4/3/2015, ông Vương Mẫn, Phó Chủ nhiệm Ban Y tế – Văn hóa – Khoa giáo của Đại hội đại biểu Nhân dân toàn quốc khóa 12 bị ngã ngựa.
Vương Mẫn, cựu Bí thư thành phố Tế Nam tỉnh Sơn Đông bị điều tra, bị cáo buộc đã nhận hối lộ hơn chục triệu Nhân dân tệ (Ảnh: Internet).
Vương Mẫn, cựu Bí thư thành phố Tế Nam tỉnh Sơn Đông bị điều tra, bị cáo buộc đã nhận hối lộ hơn chục triệu Nhân dân tệ (Ảnh: Internet).
Năm 2004, ông Vương Mẫn được điều từ Giang Tô làm Phó Bí thư tỉnh Cát Lâm, Phó Tỉnh trưởng, sau thăng chức Bí thư tỉnh Cát Lâm. Tháng 11/2009 được bổ nhiệm làm Bí thư tỉnh Liêu Ninh, sau đó lại kiêm chức Chủ nhiệm Ban thường vụ Đại hội đại biểu Nhân dân toàn quốc tỉnh Liêu Ninh. Trong nhiệm kỳ ở Cát Lâm, Vương Mẫn đã ông theo Giang Trạch Dân đàn áp Pháp Luân Công, bị Tổ chức Quốc tế Điều tra bức hại Pháp Luân Công xếp vào đối tượng truy cứu. Ông Vương Mẫn từng đóng vai diễn tồi tệ trong “sự kiện Mã Tam Gia” năm 2013 (tháng 4/2013, tội ác của trại Lao động Mã Tam Gia được phơi bày trên tạp chí Lens Magazine của Trung Quốc, khi đó ông Vương Mẫn đã phản đối chính sách hủy bỏ trại cưỡng bức lao động này của ông Tập Cận Bình.)
Thời làm Bí thư thành phố Tô Châu, ông Vương Mẫn đã cùng ông Thị trưởng Dương Vệ Trạch (đã bị bắt) tham gia tích cực đàn áp Pháp Luân Công. Tháng 6/2003, nữ học viên Pháp Luân Công 61 tuổi Trần Tú Phần ở Côn Sơn – Tô Châu đã bị tra tấn đến chết; năm 2004, học viên Pháp Luân Công Trần Quang Huy (nam, 40 tuổi) ở Nam Kinh đã bị kết án vì tổ chức thành lập điểm giảng sự thật về Pháp Luân Công, sau bị tra tấn điện trở thành người thực vật, qua đời ngày 12/12/2006. Theo thống kê của mạng Minh Huệ, từ 20/7/1999 – 10/2004, trong nhiệm kỳ ông Vương Mẫn làm Phó tỉnh trưởng Giang Tô và Bí thư thành phố Tô Châu đã có 17 học viên Pháp Luân Công ở Giang Tô bị hại chết.
Tháng 10/2004 – 11/2009, trong thời gian ông Vương Mẫn giữ các chức: Phó Bí thư tỉnh Cát Lâm, Phó tỉnh trưởng, Tỉnh trưởng tạm quyền, Bí thư tỉnh ủy, Chủ nhiệm Ban thường vụ Đại hội đại biểu Nhân dân tỉnh, đã xảy ra nhiều vụ bắt bớ bức hại Pháp Luân Công. Theo thống kê của mạng Minh Huệ: từ tháng 10/2004 – 11/2009 khi ông Vương Mẫn nhậm chức ở Cát Lâm, tỉnh này có 121 học viên Pháp Luân Công bị bức hại đến chết.
Tháng 11/2009 – tháng 5/2015, ông Vương Mẫn nhậm chức Bí thư tỉnh Liêu Ninh, Chủ nhiệm Đại hội đại biểu Nhân dân toàn. Theo thống kê của mạng Minh Huệ, từ tháng 11/2009 – 12/2013 có 28 học viên Pháp Luân Công tỉnh Liêu Ninh bị hại chết.
Sau khi có chính sách bức hại Pháp Luân Công, tỉnh Liêu Ninh luôn nằm trong kiểm soát của ông Giang Trạch Dân, nhiều quan to như Lý Trường Xuân, Chu Vĩnh Khang, Bạc Hy Lai, Từ Tài Hậu đều từng đóng quân tại Liêu Ninh và cài cắm vô số thân tín tại đây, trong đó có Vương Mẫn, Trần Chính Cao… hình thành “Bang Liêu Ninh”. Tại Liêu Ninh có nhiều địa bàn được dựng lên để tra tấn cực hình và cưỡng ép chuyển hóa học viên Pháp Luân Công: nhà tù nữ Liêu Ninh, trại giáo dưỡng Mã Tam Gia, nhà ngục Miên Châu…
Ông Vương Mẫu đã tích cực theo chân ông Giang Trạch Dân, Chu Vĩnh Khang đàn áp Pháp Luân Công; trong nhiệm kỳ của ông này ở Giang Tô, Cát Lâm và Liêu Ninh tỉnh có ít nhất 166 học viên Pháp Luân Công đã bị bức hại đến chết.

9. Mã Kiến: Thứ trưởng Bộ Quốc an, theo dõi học viên Pháp Luân Công ở nước ngoài

Ông Mã Kiến ngã ngựa ngày 16/1/2015.
Năm 1999 sau khi ông Tăng Khánh Hồng nhậm chức Trưởng ban tổ chức Trung ương đã tăng cường xây dựng phe cánh, không lâu sau thời gian nhậm chức đã bổ nhiệm hơn 70 quan chức từ địa phương lên tới Trung ương, trong đó có ông Mã Kiến. Những quan chức này bất ngờ được leo cao nên luôn biết nghe lời ông Tăng Khánh Hồng, trở thành thế lực quan trọng của Tăng.
0a01e014508288e3a2e94ba0b0188cc6
Ông Mã Kiến ngã ngựa ngày 16/1/2015.
Ông Mã Kiến có 30 năm kinh nghiệm công tác tại hệ thống Quốc an, từng phụ trách Cục 10 Bộ Quốc an, nhiệm vụ giám sát những nhân viên tổ chức đi ra nước ngoài và du học sinh.
Năm 2006, ông Mã Kiến lên chức Thứ trưởng, phụ trách chống gián điệp. Sau khi Chu Vĩnh Khang ngã ngựa, ông Mã Kiến trở thành quan chức cấp cao nhất trong hệ thống Quốc an.
Hệ thống Quốc an Trung Quốc còn có nhiệm vụ bí mật khác là tham gia bức hại Pháp Luân Công. Đa số gián điệp phụ trách theo dõi Pháp Luân Công ở nước ngoài thuộc hệ thống này.

10. Bạch Ân Bồi: Thành lập “căn cứ chuyển hóa” Vân Nam

Bạch Ân Bồi là nguyên Phó Chủ nhiệm Ủy ban Bảo vệ Tài nguyên và Môi trường, bị ngã ngựa ngày 29/8/2014; bị lập án điều tra ngày 13/1/2015. Thời nhậm chức Bí thư tỉnh Vân Nam và Thanh Hải, ông Bạch Ân Bồi đã tích cực bức hại Pháp Luân Công, “cơ sở chuyển hóa” Pháp Luân Công tỉnh Vân Nam được thành lập trong thời gian nhiệm kỳ của ông này.
Bạch Ân Bồi là nguyên Phó Chủ nhiệm Ủy ban Bảo vệ Tài nguyên và Môi trường, bị ngã ngựa ngày 29/8/2014.
Bạch Ân Bồi là nguyên Phó Chủ nhiệm Ủy ban Bảo vệ Tài nguyên và Môi trường, bị ngã ngựa ngày 29/8/2014.
Theo thống kê sơ bộ, số học viên Pháp Luân Công ở tỉnh Vân Nam bị bức hại (bắt cóc, thu tài sản, bỏ tù, cưỡng chế chuyển hóa) có hơn 1000 người; có gần 500 học viên bị cưỡng bức lao động, hơn 300 học viên bị tuyên án, ít nhất 44 học viên bị bức hại chết, nhiều người chịu cực hình tàn nhẫn.
Ngoài ra, Vân Nam cũng là một trong những tỉnh phát triển nhất trong hoạt động cấy ghép nội tạng, có đến hơn 40 bệnh viện có cấy ghép nội tạng, trong đó Bệnh viện Nhân dân số 1 thành phố Côn Minh đã thực hiện thành công 164 ca ghép gan trong 12 năm. Người ta cũng đặt nghi vấn về việc có kho nội tạng người sống giam học viên Pháp Luân Công ở tỉnh này.

11. Lưu Thiết Nam: Phó Chủ nhiệm Ban cải cách phát triển quốc gia bị xử tù vô thời hạn

Ông Lưu Thiết Nam là Phó Chủ nhiệm Ban cải cách phát triển quốc gia, cựu Cục trưởng Cục Năng lượng Quốc gia, bị điều tra ngày 12/5/2013; bị xử tù vô thời hạn ngày 10/12/2014.
Ông Lưu Thiết Nam
Ông Lưu Thiết Nam
Ông Lưu Thiết Nam cũng được xem là “quản lý tài vụ” của ông Giang Trạch Dân, đã giúp phe cánh phái Giang chiếm dụng nhiều tài sản trong hệ thống Năng lượng quốc gia Trung Quốc. Trong thời kỳ ông Hồ Cẩm Đào và ông Ôn Gia Bảo nắm quyền, ông Lưu Thiết Nam nhiều lần bị tố cáo nhưng vẫn bình an vô sự nhờ có thế lực phái Giang làm chỗ dựa.
Trong danh sách quan to bức hại Pháp Luân Công được mạng Minh Huệ thống kê có tên ông Lưu Thiết Nam.
Theo Phương Lâm Đạt, Đại Kỷ Nguyên tiếng Trung
MQ biên dịch

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét