VIỆT NAM HIỀN HÒA 31 (Tướng Vịnh)
Tôi đặt niềm tin vào Nguyễn Chí Vịnh, một tình yêu Tổ Quốc chân chính, một tư duy về thời cuộc tỉnh táo, sắc sảo. Đúng là "hổ phụ sinh hổ tử"!
(ĐC sưu tầm trên NET)
Nguyễn Chí Vịnh (sinh năm 1957) là một chính khách và tướng lĩnh Quân đội Nhân dân Việt Nam. Chức vụ hiện tại của ông là Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng Việt Nam, hàm Thượng tướng. Ông từng giữ chức Tổng Cục trưởng Tổng Cục 2[1], lãnh đạo công tác tình báo quân đội từ 2002 đến 2010.
(ĐC sưu tầm trên NET)
Nguyễn Chí Vịnh
Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Nguyễn Chí Vịnh | |
---|---|
Tướng Nguyễn Chí Vịnh năm 2010 |
|
Tiểu sử | |
Biệt danh | Năm Vịnh |
Sinh | 15 tháng 5, 1957 Hà Nội, Việt Nam |
Binh nghiệp | |
Thuộc | Quân đội Nhân dân Việt Nam |
Năm tại ngũ | 1981 - nay |
Cấp bậc | Thượng tướng |
Khen thưởng | Huân chương Quân công hạng Nhì Huân chương Chiến thắng hạng Nhì ... |
Thân thế
Ông sinh ngày 15 tháng 5 năm 1957[2] tại Hà Nội, nguyên quán ở thôn Niêm Phò, huyện Quảng Điền, tỉnh Thừa Thiên - Huế. Ông là con trai út của Đại tướng Nguyễn Chí Thanh. Nguyên tên Đại tướng Nguyễn Chí Thanh là Nguyễn Vịnh, vì vậy về sau ông lấy tên khai sinh của mình đặt tên cho con trai út là Nguyễn Chí Vịnh.[3]. Mẹ là bà Nguyễn Thị Cúc.Sự nghiệp
- Năm 1964 đến 1974, học sinh trường Thiếu sinh quân Nguyễn Văn Trỗi, trường Văn hóa Quân đội.
- Năm 1974 đến 1976, Học sinh trường Cấp 3 Lý Thường Kiệt nay là trường Trung học phổ thông Việt Đức - Hà Nội
- Năm 1976-1981 sinh viên trường Học viện Kỹ thuật Quân sự, trường Sĩ quan Thông tin.
- Năm 1981, công tác tại Cục Nghiên cứu (Cục Tình báo- Bộ Quốc phòng).
- Tháng 2 năm 1995, ông được giao nhiệm vụ Phụ trách Cục 12 Tổng Cục 2 Bộ Quốc phòng.
- Tháng 5 năm 1995, ông được bổ nhiệm Phó Cục trưởng Cục 12, rồi Cục trưởng Cục 12 và sau đó là Phó Tổng Cục trưởng Tổng Cục 2.
- Năm 1999, ông được Thủ tướng Chính phủ phong Quân hàm Thiếu tướng Quân đội Nhân dân Việt Nam.
- Năm 2002, bổ nhiệm giữ chức Tổng Cục trưởng Tổng Cục 2 Bộ Quốc phòng.[1]
- Năm 2003, bảo vệ thành công Luận án Tiến sỹ chuyên ngành Quan hệ Quốc tế.
- Tháng 12 năm 2004, được Thủ tướng Chính phủ phong Quân hàm Trung tướng Quân đội Nhân dân Việt Nam.
- Tháng 2 năm 2009, giữ chức Thứ trưởng Bộ Quốc phòng.[4][5]
- Tháng 8 năm 2009, ông thôi kiêm nhiệm Tổng Cục trưởng Tổng Cục 2.
- Ngày 27 tháng 4 năm 2010, được Hội đồng Chức danh Giáo sư Nhà nước trao học hàm Phó Giáo sư chuyên ngành Quan hệ Quốc tế.
- Tháng 12 năm 2011, được Chủ tịch nước phong Quân hàm Thượng tướng Quân đội Nhân dân Việt Nam.
- Tại Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XI, được bầu vào Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam.
Cống hiến
- Ông là người góp phần lớn trong việc giữ vững sự tồn tại và phát triển của Tổng Cục 2, Bộ Quốc phòng. Trong thời gian đảm nhiệm cương vị Tổng Cục trưởng Tổng Cục 2 (2002 - 2009), nhiều đơn vị dưới quyền được Nhà nước phong tặng danh hiệu Anh hùng Lực lượng Vũ trang Nhân dân và nhiều danh hiệu cao quý khác [6]
Gia đình riêng
- Phu nhân là con gái Trung tướng Đặng Vũ Chính, tức Đặng Văn Trung, nguyên Tổng Cục trưởng Tổng Cục 2, Bộ Quốc phòng Việt Nam (từ năm 1994 đến năm 2002).
- Con trai Nguyễn Chí Đức, du học tại Úc [cần dẫn nguồn]
- Con gái Nguyễn Thi Mai, du học tại Trung Quốc
Chú thích
- ^ a b Thế Vinh - Hà Trường (24 tháng 3 năm 2008). “Tình báo quốc phòng phải vững chắc, nhạy bén hơn nữa”. Báo Vietnamnet. Truy cập ngày 9 tháng 7 năm 2010.
- ^ Đồng chí Nguyễn Chí Vịnh
- ^ Nguyệt Tú - Nguyệt Tĩnh (4 tháng 2 năm 2006). “Chuyện tình yêu của đại tướng Nguyễn Chí Thanh”. Báo Tuổi trẻ online. Truy cập ngày 9 tháng 7 năm 2010.
- ^ “Việt Nam-Trung Quốc tăng cường quan hệ quốc phòng”. BBC. 2 tháng 3 năm 2010. Truy cập ngày 10 tháng 7 năm 2010.
- ^ Đức Thịnh (17 tháng 7 năm 2009). “Lãnh đạo Bộ Quốc phòng tặng nhà tình nghĩa gia đình chính sách”. Báo Quân đội Nhân dân. Truy cập ngày 9 tháng 7 năm 2010.
- ^ Những chiến công thầm lặng - Tổng cục 2, Bộ Quốc phòng xuất bản tháng 3 năm 2008, Hà Nội
Thượng tướng Nguyễn Chí Vịnh nói về lòng tin ở Biển Đông
(Tin tức thời sự)
- "Để gìn giữ hòa bình, Việt Nam khẳng định làm tất cả, vì một Biển
Đông không tiếng súng, song sẵn sàng tự vệ và minh bạch với thế giới từ
Sách trắng Quốc phòng 2009 cho tới công bố việc mua tàu ngầm Kilo, hệ
thống S 300, máy bay Su-30..." - Thượng tướng Nguyễn Chí Vịnh, Ủy viên
T.Ư Ðảng, Thứ trưởng Quốc phòng chia sẻ.
Trong bài phỏng vấn nhân dịp
Tết Nguyên đán Giáp Ngọ trên báo Nhân dân, Thượng tướng Nguyễn Chí Vịnh
đã chia sẻ về thời cuộc, đối thoại quốc phòng, về người cha..., đặc biệt
là những suy nghĩ về lòng tin ở Biển Đông.
Ông
nói: “Thế giới giờ ít cái mới. Ðúng lại thường cũ. Mới chưa chắc đúng.
Mới như cái gọi “Ðường chín khúc” thì sai quá, chả ai chấp nhận được.
“Lòng tin chiến lược” là mới và đúng...”.
Thượng
tướng Nguyễn Chí Vịnh khẳng định: "Hợp tác nếu thiếu lòng tin thì không
thể thành công. Để xử lý bất đồng, xung đột, thiếu lòng tin lại càng
không thể.
Với vấn đề Biển Đông, điều quan trọng
nhất là xây dựng lòng tin, cao hơn là lòng tin chiến lược. Rằng các quốc
gia không định sử dụng sức mạnh quân sự, không tuyên bố và hành xử bất
chấp luật pháp và thông lệ quốc tế.
Khi đã không
tin, lòng tin sẽ sứt mẻ. Đã sứt mẻ thì cứ vỡ dần, tạo ra hiệu ứng
đô-mi-nô mất lòng tin. Cho nên, giữa chúng ta với các quốc gia liên
quan, quan trọng nhất là phải xây dựng lòng tin chính trị.
Mà
quan trọng trước hết là chúng ta thực lòng muốn có quan hệ hợp tác, hữu
nghị với Trung Quốc, muốn nhìn thấy Trung Quốc XHCN phát triển không đe
dọa nước nào; tôn trọng, hợp tác với Việt Nam cùng phát triển, để trở
thành những quốc gia có vai trò quan trọng trong khu vực và trên thế
giới.
Chỉ có độc lập tự chủ và chủ quyền lãnh thổ là không nhân nhượng"
Thượng tướng Nguyễn Chí Vịnh |
"Khi
chúng ta công khai, minh bạch vấn đề Biển Đông, Hoàng Sa, Trường Sa với
thế giới, lắng nghe ý kiến cộng đồng quốc tế trên các diễn đàn song
phương và đa phương thì không thể nói là "quốc tế hóa", "lôi kéo nước
này chống nước kia được". Đó là luận điệu, hay là cách suy diễn sai lầm"
- ông Vịnh nói rõ.
Nói về vai trò của truyền thông
trong nước với hoạt động ngoại giao nói chung, đối ngoại quốc phòng nói
riêng, Thượng tướng cho biết: 'Trong khoảng ba năm qua, truyền thông đã
truyền đạt chính xác những gì chúng ta muốn nói, mô tả chính xác, đúng
bản chất những nét lớn diễn biến tình hình.
Ngoài
sự chỉ đạo, định hướng, truyền thông đã coi trọng nghiên cứu, hấp thụ
chọn lọc từ truyền thông nước ngoài. Phân tích khách quan hơn, không đơn
điệu, xơ cứng. Đương nhiên còn "sạn". Không tránh được, song cũng không
nên quá để ý những điều đó.
Nhưng tôi mong thông
tin mang chất truyền thông nhiều hơn. Khi Trung Quốc thành lập Vùng nhận
dạng phòng không trên biển Hoa Đông, nó sát sườn tới Biển Đông.
Nó
là phép thử, theo tôi nó còn nguy hiểm hơn cả “đường chín khúc”, vì
luật hàng không thế giới chặt hơn luật hàng hải rất nhiều. Vào vùng biển
quốc tế, anh có thể đăng ký hay không đăng ký, nhưng anh bay qua FIR
của nước nào đó thì phải xin phép.
Thí dụ như bầu
trời Việt Nam mà ông đặt "Vùng nhận dạng phòng không" của ông trùm lên
trên, tức là máy bay từ Hà Nội đi ra Biển Đông bay vào TP Hồ Chí Minh
phải xin phép ông, thì tôi chết! Nguy hiểm thế! Truyền thông phải khách
quan, sắc sảo vạch ra, chỉ rõ những cái đó".
Khi được
hỏi lại về những phát biểu "Việt Nam không chấp nhận "hòa bình lệ
thuộc", "hòa bình của chúng ta không phải là cầu hòa", Thượng tướng
Nguyễn Chí Vịnh giải thích thêm: "Khi không có được đường lối độc lập tự
chủ thì hòa bình đó, nếu có, là thứ hòa bình lệ thuộc. Tôi luôn nói độc
lập tự chủ, chủ quyền lãnh thổ. Vế đầu về đường lối. Vế sau về lãnh
thổ. Mất độc lập tự chủ là mất luôn chủ quyền lãnh thổ. Tự quyết định
vận mệnh dân tộc là một giá trị không thể so sánh, không thể đánh đổi".
Và
để "ngăn chặn thỏa hiệp trên lưng ta, khi mà trong quan hệ quốc tế,
đỉnh cao xung đột là thỏa hiệp", theo ông Vịnh, khi xung đột đến đỉnh
cao, các nước lớn đều tính lợi ích riêng. Hoặc phải hy sinh lợi ích này
để tìm kiếm lợi ích khác. Hoặc hy sinh những nhân tố khác ảnh hưởng tới
lợi ích của họ.
Tuy nhiên, ông nhấn mạnh, "toàn cầu hóa rồi, bất cứ hai quốc gia nào mà có chuyện thì thế giới cũng không yên".
Mai Thùy (Lược theo Nhân dân)
Thượng tướng Nguyễn Chí Vịnh: VN không phải là ốc đảo
01/01/2014 08:46 (GMT + 7)
TT - Như thường lệ mấy năm gần đây, trước thềm năm mới Thượng tướng Nguyễn Chí Vịnh - thứ trưởng Bộ Quốc phòng - dành cho Tuổi Trẻ một cuộc trao đổi để đánh giá, nhìn nhận, bình luận về những vấn đề đối ngoại, quốc phòng...
Tin bài liên quan
Ông mở đầu: Chúng ta đang được sống trong không khí xã
hội rất tốt, cuộc sống mặc dù còn nhiều khó khăn nhưng vẫn đủ cho mỗi
người hưởng niềm vui, thành quả lao động của họ trong suốt một năm dài.
Đúng là chúng ta vẫn còn rất nhiều vấn đề cần giải quyết: nạn tham
nhũng, những khó khăn về kinh tế, nhưng sự ổn định xã hội và sự bình yên
đem lại cho chúng ta những điềm lành, những tín hiệu tốt về tương lai.
Bình yên nhưng vẫn còn sóng ngầm
* Có những phân tích rằng năm 2013 là một năm biển Đông lặng sóng. Ông có nghĩ như vậy không?
- Nếu nói 2013 là một năm biển Đông lặng sóng theo cách
chơi chữ ẩn dụ như vậy thì có lẽ chưa thật sự chính xác. Phải nói rằng
thời gian qua chúng ta đã rất cố gắng để xây dựng vùng biển Đông, vùng
đặc quyền kinh tế, vùng Trường Sa của chúng ta có những bước phát triển
mới.
Chúng ta duy trì được các hoạt động bình thường trên
biển như hoạt động nghề cá của ngư dân, thăm dò và khai thác dầu khí,
nghiên cứu biển, hoạt động của hải quân, cảnh sát biển... Biển Đông ổn
định, hòa bình, không có vướng mắc gì lớn trước những khác biệt về chủ
quyền của VN với nước ngoài.
Nói như vậy để hiểu rằng biển Đông lặng sóng không phải
là chúng ta ngồi yên, không làm gì cả, mà chúng ta phải đem rất nhiều
sức lực ra để đảm bảo cho mọi hoạt động lao động sản xuất, đi lại trên
biển diễn ra một cách bình thường, hòa bình.
Vừa qua tôi có đi đến một số địa phương thì thấy ngư
dân của chúng ta có thể yên tâm đi lại, làm ăn trên các ngư trường
truyền thống của mình. Đây là điều rất đáng mừng và chính nó là một nhân
tố tạo ra không khí bình yên, sự yên tâm đối với tình hình chung của
đất nước.
* Điều gì đã tạo nên không khí yên bình như vậy, thưa ông?
- Trước hết, phải nói rằng Đảng, Nhà nước chúng ta đã
có những bước đi hết sức đúng đắn, với tinh thần thật sự mong muốn giải
quyết mọi bất đồng bằng biện pháp hòa bình trên nguyên tắc hợp tác cùng
phát triển giữa các nước có lợi ích trên biển Đông.
Chúng ta cũng đã đi trước rất xa mới có được ngày hôm
nay. Phải kể đến chuyến thăm Trung Quốc của Tổng bí thư Nguyễn Phú
Trọng, hai bên đã ký được những nguyên tắc cơ bản để giải quyết vấn đề
trên biển. Rồi chuyến thăm Trung Quốc và một số nước khác của Chủ tịch
nước Trương Tấn Sang.
Chúng ta chủ động nâng cấp quan hệ đối tác toàn diện
với Mỹ. Và điểm nhấn trong hoạt động đối ngoại của chúng ta là bài phát
biểu hết sức minh bạch, rõ ràng của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng tại hội
nghị Shangri-La (Singapore).
Trong ngoại giao, chúng ta đã không nói lấy được mà
chúng ta chân thành nói và làm, là một thành viên có trách nhiệm với khu
vực và cộng đồng quốc tế.
Phải nói rằng chúng ta là một tấm gương về việc nói và
làm theo xu thế chung của thế giới hiện đại là hợp tác, phát triển, là
bạn, đối tác tin cậy của mọi quốc gia trên cơ sở đường lối đối ngoại độc
lập tự chủ, giữ gìn bản sắc của VN và luôn luôn bảo vệ mạnh mẽ lợi ích
chính đáng của quốc gia, dân tộc.
Sự bình yên mà chúng ta có chính là kết quả của một
loạt hoạt động có tính thống nhất, sự hội tụ như vậy và đó chính là kết
quả có nguồn gốc từ ý chí mạnh mẽ của nhân dân về độc lập, tự chủ, hòa
bình.
* Nhưng liệu rằng sự bình yên, ổn định trong năm 2013 có mang tính bền vững hay vẫn ẩn chứa trong đó những cơn sóng ngầm?
- Với những biến động tình hình trên thế giới và khu
vực hiện nay cũng như chiến lược của các quốc gia, đặc biệt là các nước
lớn, thì không thể nói rằng biển Đông không còn sóng ngầm. Chúng ta cần
nhìn nhận là tình hình còn rất phức tạp.
Nhưng một lần nữa tôi muốn nhấn mạnh là nếu chúng ta
vẫn giữ được độc lập tự chủ trong đường lối đối ngoại, giữ được phương
châm mà Bác Hồ đã vạch ra là “dĩ bất biến ứng vạn biến”, giữ cho được sự
chủ động trong quan hệ đối ngoại với các nước trên tinh thần tin cậy,
hợp tác, phát triển trên cơ sở luật pháp quốc tế thì chúng ta tin rằng
về phần chúng ta sẽ từng bước ổn định hơn tình hình đất nước, tình hình
biển Đông. Không những thế, chúng ta còn tự tin rằng VN sẽ đóng góp tích
cực cho hòa bình, ổn định trong khu vực và trên thế giới.
* Ông nhắc đến từ tin cậy trong đối ngoại, tại hội
nghị Shangri-La Thủ tướng cũng đề cập cụm từ “lòng tin chiến lược” và
mới đây trong chuyến thăm Nhật Bản, Thủ tướng tái khẳng định “chúng ta
đối ngoại chân thành”, nhưng chắc chắn rằng lòng tin không thể tạo ra từ
một phía...
- Đã nói đến lòng tin thì phải nói ít nhất từ hai phía.
Thủ tướng nói lòng tin chiến lược là gì? Tôi nghĩ rằng có hai yếu tố cơ
bản để xây dựng lòng tin chiến lược.
Một là chân thành và thực tâm. Hai là lòng tin chiến lược dựa trên lợi ích chiến lược.
Lòng tin chiến lược hoàn toàn không chỉ dựa vào lời
nói, nó xuất phát từ sự chân thành và thực tâm trong việc tìm ra những
điểm tương đồng để giải quyết vấn đề lợi ích chiến lược trên cơ sở bình
đẳng, cùng có lợi giữa các bên.
Đây cũng là xu hướng chủ đạo đang diễn ra trên phạm vi
thế giới. Nếu ở đâu đó tồn tại sự áp đặt, cục bộ lợi ích thì ở đó không
thể có lòng tin chiến lược.
Chúng ta minh bạch, đàng hoàng
* Thưa ông, khi Trung Quốc tuyên bố thiết lập vùng
nhận dạng phòng không ở biển Hoa Đông thì tình hình khu vực đã trở nên
nóng bỏng với sự phản đối của Nhật Bản, nhiều người VN đã nghĩ rằng liệu
Trung Quốc có thiết lập vùng nhận dạng phòng không tương tự ở biển
Đông? Và phải chăng việc Trung Quốc tập trung điểm nóng vào biển Hoa
Đông cũng là nguyên nhân khiến biển Đông lặng sóng?
- Tôi nghĩ rằng đây là vấn đề không nên né tránh và
cũng không thể nói rằng đây là việc chúng ta không quan tâm. Mỗi người,
mỗi quốc gia sẽ nhận thức vấn đề và phản ứng về nó một cách khác nhau.
Với VN, chắc chắn rằng dù bên ngoài có thế nào đi nữa
thì chúng ta vẫn giữ vững nguyên tắc về chủ quyền với toàn vẹn lãnh thổ
mà chủ quyền biển bao gồm trên mặt biển, trên bầu trời và dưới đáy biển
theo đúng luật pháp quốc tế, cái gì không đúng luật thì chúng ta không
chấp nhận.
Chúng ta phải dựa vào sức mình để làm chủ bầu trời của
mình, làm chủ mặt biển của mình và làm chủ đáy biển của mình. Và chúng
ta công khai, minh bạch với thế giới quan điểm của mình.
* Có thể nói là chưa bao giờ có sự hiện diện tập
trung của các cường quốc tại khu vực Đông Nam Á và rộng ra là cả khu vực
Đông Á như năm 2013, với những lợi ích và mâu thuẫn đan xen. VN đứng
trước cơ hội và thách thức gì trong bối cảnh này, theo ông?
- Sự hiện diện của các nước lớn tại khu vực này đã diễn
ra 5-7 năm nay, với sự phát triển mạnh mẽ của Trung Quốc, với chiến
lược xoay trục của Mỹ, chiến lược hướng đông của Ấn Độ, sự quan tâm và
can dự của các nước châu Âu và trong khu vực thì các nước Nhật Bản, Hàn
Quốc với các lý do chủ quan và khách quan của mình cũng phải phát triển
rất mạnh mẽ về quốc phòng, an ninh, đối ngoại. Như vậy, tự nhiên tình
hình khu vực trở nên nóng, trở thành tâm điểm quan tâm của thế giới.
Tất nhiên, một khi khu vực được chú ý thì từng quốc gia
trong khu vực cũng được chú ý và cũng có tiếng nói có trọng lượng trước
cộng đồng quốc tế, nhưng sự can dự đa chiều và mạnh mẽ của các cường
quốc cũng khiến các nước nhỏ dễ đánh mất mình.
Như vậy, có nước sẽ tạo được điều kiện thuận lợi để
phát triển nhanh hơn, có nước bị rơi vào vòng xoáy của sự tranh giành
lợi ích giữa các cường quốc. Vấn đề đặt ra với chúng ta là giữ cho được
độc lập tự chủ, tranh thủ được cơ hội để phát triển.
* Một đặc điểm rất đáng chú ý của năm 2013 là sự
biến động, mất ổn định chính trị tại các nước trong khu vực, đặc biệt là
ở Campuchia, Malaysia, Thái Lan... Bối cảnh này tác động thế nào tới
VN?
- Cái gọi là “phong trào dân chủ” theo kiểu Bắc Phi,
Trung Đông hay người ta gọi là “cách mạng màu trực tuyến” là một căn
bệnh hay lây và thực tế nó đã lây lan sang nhiều khu vực trên thế giới.
Khu vực của chúng ta cũng đã có dấu hiệu bị lây căn bệnh này.
Mỗi một “phong trào dân chủ” có sắc thái, mức độ khác
nhau nhưng đều có điểm chung là đòi xóa bỏ chế độ hiện hành, xóa bỏ kết
quả bầu cử, hậu quả là gây ra biến động xã hội và tình trạng mất kiểm
soát.
Chúng ta không thể không quan tâm đến vấn đề này. Bởi
nó là bệnh hay lây nên nếu chúng ta không cẩn thận thì nó cũng có thể
lây sang đất nước mình, nhất là với tầng lớp thanh niên. Vậy chúng ta
phải làm gì?
Trước hết là phải nhận thức được căn bệnh ấy trong một
thế giới phẳng, không được chủ quan. Thứ hai, điều đặc biệt quan trọng
là không được để xảy ra mâu thuẫn giữa nhân dân với chính quyền. Không
được để sự bức xúc của người dân ở một số lĩnh vực đất đai, môi
trường... trở thành những phong trào chống lại đường lối của Đảng, chính
sách pháp luật của Nhà nước.
Nhìn nhận trên thực tế thì tôi thấy rằng chúng ta đã
rất chủ động giải quyết nhiều vấn đề bức xúc, đặc biệt là qua việc thực
hiện nghị quyết trung ương 4, chính vì vậy chúng ta đã giữ được ổn định.
Trở lại vấn đề với câu hỏi rằng: VN có là ốc đảo không?
Không. VN không phải là ốc đảo. Chúng ta đã hội nhập, đã giao lưu kinh
tế, văn hóa rất sâu với khu vực và thế giới. Vậy thì chúng ta phải có gì
mới giữ được ổn định chứ, chúng ta phải có gì mới không bị lây. Bởi vì
chúng ta kịp thời thay đổi, điều chỉnh, chúng ta minh bạch, đàng hoàng.
* Ông nghĩ sao về chuyện Mỹ vẫn chưa bán vũ khí sát thương cho VN?
- Tôi có thể nói rằng tại thời điểm này VN chưa có nhu
cầu mua vũ khí của Mỹ. Tuy nhiên, về sự cấm đoán này, tôi có nói chuyện
với một số đồng nghiệp và chính giới Hoa Kỳ thì họ giải thích đây là
chuyện của Quốc hội.
Và điều bất thường là Quốc hội Mỹ gắn việc cấm bán vũ
khí sát thương với cái gọi là tình hình dân chủ nhân quyền ở VN. Tôi có
nói lại với những người tôi gặp rằng trong bối cảnh hai nước đã tuyên bố
quan hệ đối tác toàn diện thì sự cấm cản trên là điều bất thường và
chưa tạo dựng được lòng tin chiến lược.
* Trong thời gian qua, khi VN tăng cường các hoạt
động trao đổi quân sự như tiếp nhận tàu hộ vệ tên lửa, tàu ngầm, máy
bay... từ nước ngoài thì báo chí quốc tế rất chú ý, có nhiều bài bình
luận rằng VN mua sắm vũ khí là để đối phó với sự gia tăng hoạt động quân
sự của Trung Quốc trong khu vực. Là người gắn bó với công tác đối ngoại
quốc phòng, ông nói gì về chuyện này?
- Câu chuyện này cũ rồi. Việc VN phải mua sắm trang bị
quốc phòng bây giờ cũng là muộn, bởi nền kinh tế của chúng ta chưa phát
triển.
Chúng ta đã và đang từng bước, phù hợp với sự phát
triển kinh tế, để mua sắm vũ khí, trang bị quốc phòng đáp ứng nhu cầu
tối thiểu trong việc bảo vệ chủ quyền chính đáng của mình.
Việc mua sắm như vậy là chuyện bình thường ở mọi quốc
gia, kể cả những quốc gia hàng trăm năm nay chưa từng biết đến chiến
tranh.
Những dự án mua tàu ngầm Kilo và các dự án khác thì chúng ta đã chuẩn bị, đã ký kết nhiều năm trước nên đã là chuyện cũ.
Chỉ có một điều cần phải nói là việc mua sắm vũ khí,
trang bị không làm ảnh hưởng tiêu cực đến nền kinh tế và chất lượng cuộc
sống của người dân.
|
ĐÀ TRANG - LÊ KIÊN thực hiện
Nhận xét
Đăng nhận xét