VĂN MINH HÓA 1 (Ai Cập)

(ĐC sưu tầm trên NET)

                                                                              

Ai Cập cổ đại

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia

Tượng nhân sư, phía sau là kim tự tháp Giza

Ramesses II (1279 - 1213 TCN) là là một trong những vị pharaon vĩ đại nhất của Ai Cập cổ đại.

Hình quạt và mái chèo

Map of ancient Egypt, showing major cities and sites of the Dynastic period (c. 3150 BC to 30 BC)
Ai Cập cổ đại, hay nền văn minh sông Nin, gắn liền với cư dân sống bên hai bờ sông Nin tại Ai Cập. Dòng sông Nin dài khoảng 6500 km, có bảy nhánh đổ ra Địa Trung Hải, đã tạo ra nơi sản sinh ra một trong các nền văn minh sớm nhất thế giới. Phần hạ lưu sông Nin rộng lớn, giống như hình tam giác dài 700 km, hai bên bờ sông rộng từ 10 dến 50 km tạo thành một vùng sinh thái ngập nước và bán ngập nước - một đồng bằng phì nhiêu với động thực vật đa dạng và đông đúc. Hàng năm từ tháng 6 đến tháng 9, nước lũ sông Nin dâng lên làm tràn ngập cả khu đồng bằng rộng lớn và bồi đắp một lượng phù sa khổng lồ, màu mỡ. Các loại thực vật chủ yếu như: đại mạch, tiểu mạch, chà là, sen,… sinh sôi nảy nở quanh năm. Ai Cập cũng có một quần thể động vật đa dạng và phong phú, mang đặc điểm đồng bằng-sa mạc như voi, hươu cao cổ, sư tử, trâu, , cá sấu, các loài , chim,…
Tất cả các điều kiện thiên nhiên ưu đãi đã góp phần hình thành nền văn minh Ai Cập sớm nhất. Các ngành nghề như đánh bắt cá, nông nghiệp, thủ công nghiệpthương nghiệp đều phát triển ngay từ 3.000 năm trước Công nguyên. Đặc biệt, các di sản kiến trúc đồ sộ và đạt đến một trình độ vươn lên tầm kỳ quan của thế giới như: các kim tự tháp, các kiệt tác về hội họa, điêu khắc và nghệ thuật ướp xác,…
Theo cách phân định thời gian của Manetho (thế kỷ 3 TCN) thì lịch sử Ai Cập cổ đại được chia ra thành Cổ, Trung và Tân Vương quốc với 30 vương triều kéo dài khoảng từ cuối thiên niên kỷ thứ 4 trước Công nguyên đến năm 332 trước Công nguyên. Vua của toàn cõi Ai Cập thường có các vua chư hầu dưới quyền, nên các tài liệu tiếng Pháp, tiếng Tây Ban Nha, tiếng Bồ Đào Nha dùng danh từ Cổ, Trung và Tân Đế quốc thay vì Vương quốc. Danh từ pharaon bắt đầu được các vua Ai Cập cổ dùng từ vương triều thứ 12 trở đi. Pharaon có nghĩa là ngôi nhà lớn ám chỉ cung vua. Vẫn còn nhiều nghiên cứu về các vương triều Ai Cập đang được tiếp tục và có thể các vương triều này sẽ còn thay đổi, bởi vì ngày nay các công tác khảo cổ vẫn tiếp tục phát hiện thêm nhiều dữ liệu, chứng cứ khác nhau.

Lịch sử qua các thời kì

Lịch sử Ai Cập
All Gizah Pyramids.jpg
Bài này nằm trong loạt bài về Ai Cập
Ai Cập thời tiền sử pre–3100 TCN
Ai Cập cổ đại
Sơ triều đại 3100–2686 TCN
Cổ vương quốc 2686–2181 TCN
Chuyển tiếp thứ nhất 2181–2055 TCN
Trung vương quốc 2055–1650 TCN
Chuyển tiếp thứ hai 1650–1550 TCN
Tân vương quốc 1550–1069 TCN
Chuyển tiếp thứ ba 1069–664 TCN
Hậu nguyên 664–332 TCN
Thời cổ điển
Ai Cập thuộc Achaemenes 525–332 TCN
Ai Cập Hy Lạp hóa 332–30 TCN
Ai Cập thuộc La Mã 30 TCN–641 SCN
Ai Cập thuộc Sassanid 621–629
Thời Trung cổ
Ai Cập Ả Rập 641–969
Ai Cập thuộc Fatima 969–1171
Ai Cập thuộc Ayyub 1171–1250
Mamluk Ai Cập 1250–1517
Thời cận đại
Ai Cập thuộc Ottoman 1517–1867
Pháp xâm lược 1798–1801
Ai Cập dưới thời nhà Muhammad Ali 1805–1882
Khedivate of Egypt 1867–1914
Ai Cập hiện đại
Anh xâm lược 1882–1953
Hồi quốc Ai Cập 1914–1922
Vương quốc Ai Cập 1922–1953
Cộng hòa Ai Cập 1953–present


Thời kỳ Tiền triều đại (12.000 TCN - 3.200 TCN)

  • 12.000 TCN: Dân miền nam Ai Cập đã bắt đầu trồng lúa mạch.
  • 7.000 TCN: Dân cư đồng bằng sông Nin đã biết canh tác.
  • Khoảng 5500 TCN, các bộ lạc nhỏ sống trong thung lũng sông Nile đã phát triển thành một loạt các nền văn hóa thể hiện qua việc làm chủ nông nghiệp và chăn nuôi, và được nhận biết bằng gốm và các vật dụng cá nhân, chẳng hạn như lược, vòng tay, và hạt. Lớn nhất trong số những nền văn hóa đầu tiên ở Ai-cập, là văn hóa Badari, được biết đến với đồ gốm sứ chất lượng cao của nó, công cụ bằng đá, và sử dụng đồng.[1]
Ở miền Bắc Ai Cập, văn hóa Badari được theo sau bởi các nền văn hóa AmratianGerzean,[2] đã mang đến một số cải tiến kĩ thuật. Vào thời kì Gerzian, đã xuất hiện những bằng chứng đầu tiên về sự tiếp xúc với Canaan và bờ biển Byblos.[3]
  • 5.000 TCN:Có xứ Ombos, kinh đô là Ballas ở miền nam Ai Cập (cũng gọi là Thượng Ai Cập). Miền bắc Ai Cập (Hạ Ai Cập) có xứ Balamun, kinh đô là Behedet.
  • 4.500 TCN: Người Ai Cập đã biết dùng dương lịch mỗi năm có 365 ngày. Truyền thuyết cho rằng người đặt ra lịch đó là Thoth. Thoth cũng được cho là người đã đặt ra mẫu tự Ai Cập, toán họcthiên văn học[cần dẫn nguồn]. Người Ai Cập tôn ông là thần của thời gian.
  • 4.000 TCN: Xứ Ombos chiếm xứ Balamun.
  • 3.900 TCN: Xứ Ombos bị chia đôi: xứ Nekhein ở phía bắc và xứ Buto ở phía nam.
  • 3.700 TCN: Người miền bắc Ai Cập bắt đầu biết dùng kim loại.
  • 3.600 TCN: Xứ Nekhein ở miền bắc chiếm được xứ Buto ở miền nam. Họ định đô ở Heliopolis (Nhật Thành).
  • 3.500 TCN: Ai Cập lại chia đôi: Nekhein giữ miền bắc, Buto độc lập ở miền nam.
  • 3.300 TCN: Người phương đông tràn sang chiếm xứ Nekhein.
  • 3.250 TCN: Vua xứ Buto là Scorpion II thắng được vua của Nekhein.

Thời kỳ Sơ triều đại (3.100 TCN - 3.000 TCN)

  • 3.100 TCN: Con của vua Scorpion II là Menes (hay Horus Narmer) đánh đuổi được người phương đông, thống nhất Nekhein và Buto. Menes lập một triều đại mới, tức là vương triều thứ nhất, trong vương phổ của Manetho. Menes cũng được coi là người khai sinh ra nước Ai Cập.
  • Vương triều thứ nhất: Menes xây dựng thành phố Memphis (Bạch Thành) lớn nhất thế giới thời đó. Ông đóng đô ở thành This. Vương triều thứ nhất có 7-9 đời vua và truyền được khoảng 300 năm. Các vua thời này thường đánh đông dẹp bắc. Menes có đánh Libya. Djer đã chiếm đất Sudan đến ghềnh thứ nhì của sông Nin. DenSemerkhet đánh bán đảo Sinai.
Thời này các sử gia còn tranh luận nhiều về cách định năm. Phần đông xếp cuộc thống nhất Ai Cập của Menes vào năm 3100 TCN. Có người xếp trễ đến năm 2900 TCN. Tài liệu xưa của Julius Africanus xếp sớm đến năm 5664 TCN.

Thời kỳ Cổ vương quốc (2.815 TCN - 2.400 TCN)

Những Tiến bộ lớn trong kiến trúc, nghệ thuật, và công nghệ đã được xuất hiện vào thời kì Cổ vương quốc, thúc đẩy bởi năng suất nông nghiệp tăng có thể do một chính quyền trung ương phát triển tốt.[4] Một số thành tựu đỉnh cao của Ai Cập cổ đại, kim tự tháp Giza và tượng Nhân sư vĩ đại, đã được xây dựng trong thời Cổ vương quốc. Dưới sự chỉ đạo của tể tướng, các quan chức nhà nước thu thuế, phối hợp các dự án thủy lợi để nâng cao năng suất cây trồng, huy động nông dân làm việc trong các dự án xây dựng, và thiết lập một hệ thống tư pháp để duy trì hòa bình và trật tự.[5]

Khafre Enthroned
Cùng với tầm quan trọng ngày càng tăng của một chính quyền trung ương, đã phát sinh một tầng lớp mới bao gồm những quan kí lục có học thức và các quan chức mà được ban phát đất đai bởi của các pharaoh đổi lại cho sự phục vụ của họ.Các Pharaoh cũng thực hiện ban cấp đất đai cho các giáo phái và các đền thờ địa phương để đảm bảo rằng họ có nguồn lực để thờ cúng các vị vua sau khi ông ta qua đời.

Thời kỳ chuyển tiếp thứ nhất (2.400 TCN - 2.046 TCN)

Sau khi chính quyền trung ương của Ai Cập sụp đổ vào cuối thời Cổ Vương quốc, chính quyền không còn có thể hỗ trợ hay giữ được sự ổn định cho nền kinh tế của đất nước. Thống đốc các vùng không còn có thể dựa vào nhà vua để được giúp đỡ trong thời gian khủng hoảng này, và tình trạng thiếu lương thực cùng tranh chấp chính trị leo thang gây ra nạn đói và các cuộc nội chiến quy ​​mô nhỏ. Tuy nhiên, bất chấp những vấn đề khó khăn, các quan chức địa phương, do không cống nạp cho các pharaoh, sử dụng sự độc lập mới có được để thiết lập một nền văn hóa phát triển mạnh ở các tỉnh. Một khi kiểm soát các nguồn tài nguyên của riêng mình, các tỉnh đã trở nên giàu có hơn về kinh tế, một thực tế chứng minh bằng sự chôn cất lớn hơn và tốt hơn trong tất cả các tầng lớp xã hội[6]
Không bị ràng buộc bởi lòng trung thành của họ với pharaoh, các nhà cầm quyền địa phương đã bắt đầu cạnh tranh với nhau để kiểm soát lãnh thổ và quyền lực chính trị. Khoảng năm 2160 trước Công nguyên, các vị vua ở Herakleopolis đã kiểm soát Hạ Ai Cập, trong khi một gia tộc đối thủ có căn cứ tại Thebes, gia đình Intef, nắm quyền kiểm soát của Thượng Ai Cập. Vì nhà Intefs mạnh hơn và bắt đầu mở rộng sự kiểm soát của họ về phía bắc, một cuộc đụng độ giữa hai triều đại đối thủ đã không thể tránh khỏi. Khoảng năm 2055 trước Công nguyên, phe Theban dưới quyền Nebhepetre Mentuhotep II cuối cùng đã đánh bại các vị vua Herakleopolis, thống nhất hai vùng đất và mở ra một thời kỳ phục hưng kinh tế và văn hóa được gọi là thời Trung vương quốc.[7]

Thời kỳ Trung vương quốc (2.046 TCN - 1.750 TCN)


Amenemhat III, the last great ruler of the Middle Kingdom
Các pharaoh thời Trung vương quốc đã phục hồi sự thịnh vượng của đất nước và sự ổn định, qua đó kích thích sự hồi sinh của nghệ thuật, văn học, và các dự án xây dựng hoành tráng[8] Mentuhotep II và các vị vua kế tục của vương triều thứ 11 cai trị từ Thebes, nhưng khi viên tể tướng Amenemhat I lên ngôi mở đầu cho triều đại thứ 12 khoảng năm 1985 trước Công nguyên, ông ta đã chuyển kinh đô của quốc gia tới thành phố Itjtawy nằm trong ốc đảo Faiyum.[9] Từ Itjtawy, các pharaoh triều đại thứ 12 đã tiến hành một chương trình cải tạo đất đai và chương trình thủy lợi để tăng sản lượng nông nghiệp trong khu vực. Hơn nữa, quân đội còn tiến hành các chiến dịch quân sự tái chiếm lại vùng lãnh thổ Nubia vốn giàu các mỏ đá và mỏ vàng, trong khi nhân dân lao động xây dựng một công trình phòng thủ ở phía đông vùng đồng bằng châu thổ, được gọi là "Trường thành của nhà vua", để bảo vệ chống lại các cuộc tấn công từ nước ngoài.[10]
Vị vua vĩ đại cuối cùng của thời kỳ Trung vương quốc, Amenemhat III, đã cho phép những người châu Á định cư trong khu vực đồng bằng để cung cấp một lực lượng lao động đủ để cho việc khai thác mỏ và đặc biệt là các công trình xây dựng của ông.

Thời kỳ chuyển tiếp thứ nhì (1.700 TCN - 1.590 TCN)

Khoảng năm 1785 trước Công nguyên, khi mà sức mạnh của các vị vua thời Trung vương quốc suy yếu, những dân định cư châu Á sống ở thị trấn Avaris ở miền đông đồng bằng châu thổ nắm quyền kiểm soát khu vực và buộc chính quyền trung ương phải rút lui về Thebes, nơi các vị vua bị coi là một chư hầu và đặc biệt là phải cống nạp[11] Người Hyksos ("Các vị vua nước ngoài") bắt chước mô hình của chính phủ Ai Cập và miêu tả mình là pharaoh, do đó tích hợp các yếu tố Ai Cập vào nền văn hóa thời đại đồ đồng của họ.[12]

The maximum territorial extent of Ancient Egypt (15th century BC)
Sau khi rút lui về phía nam, các vị vua Thebes thấy mình bị mắc kẹt giữa người Hyksos ở phía bắc và đồng minh Nubia của họ, người Kushite. Sau nhiều năm không động tĩnh, Thebes đã tập hợp đủ sức mạnh để có thể thách thức người Hyksos trong một cuộc chiến sau đó kéo dài hơn 30 năm, cho đến năm 1555 trước Công nguyên[11] Các vị pharaoh Tao II SeqenenreKamose cuối cùng đã có thể đánh bại người Nubia, nhưng phải tới khi người kế vị của Kamose là Ahmose I lên ngôi, họ mới thành công trong việc tiến hành một loạt các chiến dịch vĩnh viễn loại trừ sự hiện diện của dân Hyksos ở Ai Cập. Vào thời kỳ Tân Vương quốc sau đó, quân đội đã trở thành một ưu tiên trung tâm cho các pharaoh trong việc tìm cách mở rộng biên giới của Ai Cập và bảo đảm sự thống trị của họ ở vùng Cận Đông [13]

Thời kỳ Tân vương quốc (1.590 TCN - 1.078 TCN)

1590 - 1310 trước Công nguyên

Tiếp theo đó, những người kế vị ông là Thutmosis I, Thutmosis II, nữ hoàng HatshepsutThutmosis III ngự trên một đế quốc Ai Cập mở rộng đến Palestine, Israel, Liban và một phần của Syria. Sự chinh phạt của triều đại đưa Ai Cập đến những cuộc chiến với đế quốc Mitanni ở Syria và đế quốc HittiteThổ Nhĩ Kỳ. Vua Tutankhamun nổi tiếng với câu chuyện "lời nguyền của các pharaon" (nhiều người vào mộ ông bị chết một cách đáng ngờ) và những di sản quý báu (tìm được trong mộ của ông) được trưng bày nhiều nơi trên thế giới từ thế kỷ 20.

1.310 - 1.078 trước Công nguyên

  • Vương triều thứ 19: Vizia Pramesse trở thành vua Ramesses I của vương triều thứ 19, còn gọi là “nhà Tiền Ramesses”. Những người kế vị là Seti I, Ramesses II tiến đánh Libya, Syria, Sudan, giao chiến với đế quốc Hittite và không ngừng xây dựng các công trình đồ sộ, điển hình như các ngôi đền từ Abu Simbel đến Karnak. Năm 1275 TCN Ai Cập giao chiến với đế quốc Hittite và liên quân 20 dân tộc tại Kadesh ở Cận Đông. Tài liệu. Tài liệu Ai Cập cho là ông thắng trận nhưng ông giảng hòa với Hittite, nhường vùng Kadesh cho Hittite và cưới công chúa xứ này. Merneptah cũng khá tài giỏi, đánh đuổi được một liên quân xâm lược gồm người Libya, Licy, Sardes, Tyrsene và Achean đến từ phương Tây.
  • Vương triều thứ 19 bị 1 người Syria tên là Bay soán ngôi. Được 5 năm, Setnakhte giết được bạo chúa Bay, ông lập ra vương triều thứ 20 còn được gọi là nhà “Nhà Hậu Ramesses”. Vương triều này thường phải đối chọi với các tấn công của Hải nhân, và kết thúc sau khi vua Ramesses XI qua đời.

Thời kỳ chuyển tiếp thứ ba (1.078 TCN - 663 TCN)

  • Vương triều thứ 21 do Smendes I lập lên Vương triều thứ 21 ở thành phố Tanis. Lúc ấy dòng dõi của quan trấn thủ Herihor (hay thầy tế Amun) cai trị miền nam, đóng đô ở Thebes. Mặc dù họ nói tiếng thần phục Tanis, nhưng thực chất họ là một nước độc lập. Trong thời gian này, người Lybia đã được định cư tại khu vực đồng bằng châu thổ phía tây, và thủ lĩnh của những người định cư bắt đầu gia tăng quyền tự chủ của họ.
  • Vương triều thứ 22 do Shoshenq I, một người Libya, lập ra. Ông thống nhất Ai Cập và cưới một công chúa Ai Cập để được dân bản xứ công nhận là chính thống. Sau khi vua Solomon của Do Thái mất, Shoshenq (được cho là Shishaq trong Kinh Thánh) đánh Do Thái vào khoảng 920 TCN và vào cướp kinh đô Jerusalem. Shoshenq cũng đã giành được quyền kiểm soát miền nam Ai Cập bằng cách đặt các thành viên gia đình của mình vào các vị trí thầy tế quan trọng. Sự cai trị của người Libya đã bắt đầu bị xói mòn bởi một triều đại đối thủ ở vùng đồng bằng, nổi lên ở Leontopolis và bị người Kushite đe dọa từ phía nam.
  • Vương triều thứ 23 do Takelot II lập ở miền trung và nam Ai Cập để chống với vương triều thứ 22 (khoảng 840 TCN). Một số sử gia lại cho người lập vương triều thứ 23 là Pedubast I, người nổi lên ở miền nam Ai Cập khoảng 830 TCN để chống với cả Takelot II lẫn vương triều thứ 22. Đến khoảng 760 TCN thì Ai Cập đã bị vỡ ra nhiều nước nhỏ đánh nhau. Năm 730, vua Nubia (nay ở Sudan) là Piye vào chiếm Ai Cập. Trong đài chiến thắng của Piye còn đọc được tên 21 nước trên đất Ai Cập.
  • Khi Piye rút về, Tefnakht nổi lên lập nhà Sais, tức vương triều thứ 24, và diệt hai vương triều 22 và 23, thống nhất Ai Cập.
  • Em trai Piye là Shabaka nối ngôi anh khoảng 716 TCN, sang đánh đuổi nhà Sais, dời đô về Thebes, tức là vương triều thứ 25. Lúc bấy giờ, đế quốc AssyriaIraq đang bành trướng rất mạnh. Năm 701, quân của vua Assyria là Sennacherib phá tan quân Ai Cập và liên quân 29 nước ở Altaqah. Shabaka chết trong trận này. Con cháu của vương triều này mấy mươi năm sau không được kể là vua Ai Cập nữa, nhưng tiếp tục cai trị Nubia thêm 350 năm.

25th Dynasty

Thời hậu nguyên (663 TCN - 332 TCN)

  • Năm 672, Assyria vào đô hộ Ai Cập, và lập hậu duệ của nhà Sais là Necho I lên ngôi. Necho bắt đầu nhà “Hậu Sais” tức vương triều thứ 26. Lợi dụng lúc Assyria suy yếu, Necho I liên kết với các cường quốc trong vùng và lấy lại chủ quyền, nhưng bị Tantamani của Vương triều thứ 25 bắc phạt giết chết. Assyria trở lại đánh bại Tantamani và tàn phá kinh đô Thebes.
Sau đó, con trai của Necho I là Psammetichus I khôi phục được đất nước. Trong thập niên 660 và 650 TCN, Psammetichus I liên kết với Lydia ở Thổ Nhĩ Kỳ để chống với Assyria. Nhưng đến 615-605 TCN, khi Assyria suy yếu, bị liên quân Babylon và Media vây đánh, Psammetichus I và con là Necho II lại đem quân đi cứu. Nhưng các pharaon bị thất bại, Đế quốc Assyria bị diệt. Khoảng năm 586 TCN, pharaon Apries lên nối ngôi. Ông ta nỗ lực đẩy lùi cuộc chinh phạt PalestineSyria của đế quốc Babylon, nhưng không đem lại kết quả gì. Khoảng năm 580 TCN, Hoàng đế Babylon là Nebuchadnezzar II đánh tan tác Quân đội Ai Cập, và củng cố quyền thống trị xứ Palestine. Về phía Tây, pharaon Apries đánh thuộc địa Cyrene của người Hy Lạp, nhưng bại trận rút quân, khoảng năm 570 TCN. Ahmose làm binh biến, trở thành pharaon Amasis II, khoảng năm 586 TCN. Vào năm 567 TCN, cựu vương Apries cầu cứu Hoàng đế Nebuchadnezzar II, nhưng rồi pharaon Amasis đã đập tan tác quân xâm lược Babylon và giết được cả Apries.[14][15] Ông được xem là một vị vua - chiến binh xuất sắc, là bậc minh quân nhìn xa trông rộng và tài năng. Dưới triều đại của ông, nước Ai Cập phát triển thịnh vượng và đạt nhiều thành tựu văn hóa.[16] Ông cũng phát triển thương mại với người Hy Lạp.[15]
  • Từ năm 553 cho đến năm 550 TCN, có Hoàng đế Cyrus Đại đế dấy lên lập đế quốc Ba Tư.[17] Được xem là vị Đại Danh tướng (Great Captain) đầu tiên trong chính sử, ông ta chinh phạt được Đế quốc Media, nhanh chóng mở mang bờ cõi.[18][19] Lúc bấy giờ, Ai Cập là một trong bốn đế quốc lớn ở vùng Cận Đông.[20] Sự phát triển lớn mạnh của Đế quốc Ba Tư làm vua nước Lydia là Kroisos lo sợ và ký Hiệp ước với pharaon Amasis II (549 TCN).[21] Pharaon phái một đạo quân hùng mạnh đến đánh quân Ba Tư. Trong trận Thymbra, Bộ binh Ai Cập vẫn đứng vững trong liên quân Lydia, Hoàng đế Cyrus Đại Đế bèn thỏa thuận riêng với họ, để họ về nước trong vinh quang.[14] Quân Lydia bị đánh tan tác,[22] rồi lần lượt cả hai Đế quốc Lydia và Babylon đều rơi vào tay Hoàng đế Cyrus Đại Đế.[23] Theo Herodotos, vào năm 530 TCN, ông ta tử trận khi đánh Nữ vương Tomyris người Massagetae, truyền ngôi Hoàng đế cho Hoàng thái tử Cambyses.[24]
Hoàng đế Cambyses II chuẩn bị đánh Ai Cập, và Triều đình Ai Cập cũng chuẩn bị cho chiến tranh.[25] Vào năm 526 TCN, giữa lúc quan hệ Ai Cập - Ba Tư trở nên cực kỳ căng thẳng, pharaon Amasis II đột ngột qua đời. Pharaon Psammetichus III lên nối ngôi, bị quân Ba Tư đánh bại và bị bắt giải về Ba Tư, chỉ sau 6 tháng trị vì.[26] Với công cuộc chinh phạt Ai Cập, Hoàng đế Cambyses II đã hoàn thành tham vọng của vua cha Cyrus Đại Đế, và thể hiện mình là một vị thống soái tài năng.[24] Ông ta cho hành quyết nhiều tù binh, nhưng tha tội cho pharaon Psammetichus III và giam cầm ông trong cung đình. Nhà Achaemenes, tuy không đóng đô trên đất Ai Cập, nhưng được coi là vương triều thứ 27 của Ai Cập. Ngân khố Hoàng gia của các vị pharaon Necho, Amasis II và Psammetichus III đều bị mang về Đế quốc Ba Tư.[27]
Trong cuộc chiến tranh Hy Lạp-Ba Tư vào thế kỷ V TCN, quân Ba Tư đã đập tan tác quân Athena trong một trận đánh tại Ai Cập.[28] Trong thời Ba Tư thuộc, người Ai Cập nổi lên độc lập được hơn 60 năm, thành được 3 vương triều chót của danh sách Manetho:
Từ năm 404 TCN cho đến năm 358 TCN, Hoàng đế Ba Tư là Artaxerxes II hai lần đánh Ai Cập, nhưng pharaon Nectanebo II chống trả mãnh liệt đến quân Ba Tư phải lui. Hoàng đế Artaxerxes III lên thay, đánh Ai Cập vào năm 351 TCN nhưng bại trận. Đến năm 343 TCN, ông ta lại xua quân đánh Ai Cập, đánh thắng pharaon Nectanebo II trong trận Pelusium và tiến hành cướp phá tàn bạo.[29]

Triều đại Ptolemaios

Bài chi tiết: Ai Cập thuộc Hy Lạp
Năm 332 TCN, vua MacedoniaAlexandros Đại đế tiêu diệt được đế quốc Ba Tư, rồi chiếm luôn Ai Cập. Đất nước của các pharaon bước sang thời kì Ai Cập thuộc Hy Lạp. Ông tiếp đó cho xây dựng thành Alexandria mà nhà Ptolemaios kế tục đã chọn nó là kinh đô của Ai Cập. Thành phố này đã cho thấy sức mạnh và uy thế dưới sự cai trị của người Hy Lạp, và trở thành một trung tâm của học tập và văn hóa, với Thư viện Alexandria nổi tiếng [30]

Thời kì thuộc La Mã


The Fayum mummy portraits epitomize the meeting of Egyptian and Roman cultures.
Ai Cập trở thành một tỉnh của Đế chế La Mã vào năm 30 trước Công nguyên, sau thất bại của Marcus Antonius và Nữ hoàng Cleopatra VII trước Octavian (sau này là Hoàng đế Augustus) trong trận Actium. Người La Mã phụ thuộc chủ yếu vào các chuyến hàng ngũ cốc từ Ai Cập, và quân đội La Mã, thuộc thẩm quyền của thái thú được bổ nhiệm bởi Hoàng đế, dẹp yên cuộc nổi loạn, thi hành nghiêm túc việc thu thuế nặng, và ngăn chặn cuộc tấn công của bọn cướp, mà đã trở thành một vấn đề nổi tiếng trong giai đoạn này [31] Alexandria đã trở thành một trung tâm ngày càng quan trọng trên tuyến đường thương mại với phương đông, vì những của cải xa hoa kỳ lạ có nhu cầu cao tại Rome.[32]
Mặc dù người La Mã đã có một thái độ thù địch hơn so với người Hy Lạp đối với người Ai Cập, một số truyền thống như ướp xác và thờ cúng các vị thần truyền thống vẫn tiếp tục.[33] Nghệ thuật vẽ chân dung xác ướp phát triển rực rỡ, và một số của các hoàng đế La Mã đã tự mô tả mình như pharaoh, mặc dù không đến mức độ như nhà Ptolemaios trước đây.

Thành tựu văn hóa Ai Cập cổ

Nghệ thuật ướp xác Ai Cập cổ

Bài chi tiết: Xác ướp

Bức tranh miêu tả thuật ướp xác
Thuật ướp xác của người Ai Cập ra đời từ năm 2700 TCN. và kéo dài đến tận thế kỷ thứ 5. Quan niệm của người Ai Cập cổ về sự vĩnh hằng ở thế giới của các thần linh sau khi chết nên việc ướp xác cũng là đức tin cho sự trường tồn của vương quốc Ai Cập.
Nguyên tắc ướp xác của Ai Cập cổ đại dựa trên việc làm mất nước trong cơ thể người chết và lấy đi các bộ phận dễ phân hủy như nội tạng và bộ não. Nghệ thuật lấy não người chết thật tài tình, nhiều năm làm các chuyên gia giải phẫu lúng túng về phương pháp bảo vệ hộp sọ của người chết trong khi não được lấy ra một cách hoàn hảo. Bước tiếp theo, xác ướp được để trong natron khô khoảng 70 ngày để thanh trùng. Cuối cùng là nhồi cỏ khô, thơm vào phần rỗng của nội tạng, xoa dầu thơm và quấn vải lên thi thể một cách cẩn thận và chu đáo. Các ngón tay của xác ướp được lồng bằng các ống vàng. Não và nội tạng khi lấy ra khỏi xác ướp được cất giữ ở 4 chiếc bình.
Nghi thức chôn cất xác ướp cũng thần bí và ngày nay các nhà khảo cổ học vẫn khám phá thêm các thông tin thú vị bên các khu khai quật mới.

Chữ viết Ai Cập cổ


Chữ tượng hình trên một bức vẽ
Đã lâu, các nhà khảo cổ học tìm thấy những ký hiệu tượng hình được khắc trên các bức tranh trong các di tích tìm thấy khi tiến hành khai quật Nekhen (Hierakonpolis theo người Hy Lạp cổ và Kom el-Ahmar trong tiếng Ả Rập ngày nay), vào năm 1894. Tuổi của những chữ tượng hình này có niên đại vào khoảng 3200 TCN. Tuy nhiên, gần đây, các nhà khảo cổ học lại tìm thấy những ký hiệu trên đồ gốm Gerzean, 4000 TCN, có sự tương đồng với chữ viết cổ Ai Cập.
Các nhà Ai Cập học xếp hệ thống chữ viết của Ai Cập cổ vào thể loại chữ tượng hình là lối viết sớm của hệ thống chữ viết của thế giới. Những thầy tu thảo ra những chữ tượng hình Ai Cập cổ từ triều đại đầu tiên (2925 - 2775 TCN).
Chữ tượng hình Ai Cập cổ không còn được sử dụng từ thế kỷ thứ 4. Đến thế kỷ 15, người ta bắt đầu giải mã hệ thống chữ viết của Ai Cập cổ. Đến thế kỷ 19, nhà khảo cổ người Pháp là Champollion đã giải mã được văn tự Ai Cập.
Cuối thế kỷ 20, người ta đã truy ra là mẫu tự Phoenix (tổ tiên của người Li Ban) đã được đặt ra bắt chước theo văn tự Ai Cập. Sau đó các dân tộc Do Thái, Ả Rập, Hy Lạp và La-Tinh đã dựa theo mẫu tự Phoenix để thành lập chữ viết của mình. Ngày nay, các xứ dùng mẫu tự La Tinh, trong đó có Việt Nam, Pháp, Anh; các xứ dùng mẫu tự Hi Lạp, trong đó có Nga đều thừa hưởng di sản của chữ viết Ai Cập !

Văn học - nghệ thuật Ai Cập cổ


Một cuốn sách của người chết viết trên giấy papyrus

Bức tranh tường vẽ hoàng hậu Nefertari
Tác phẩm văn học cổ xưa nhất của Ai Cập có lẽ là các tác phẩm sách giấy papyrus (chỉ thảo) Ipuwer, có niên đại 1800 TCN. Hiện nay bộ sưu tập về các tác phẩm cổ đại Ai cập còn có:
  • Sách giấy papyrus Westcar (1600 TCN)
  • Sách giấy papyrus Tulli (1400 TCN)
  • Sách giấy papyrus Ebers (1300 TCN)
  • Sách giấy papyrus Harris I (1180 TCN)
  • Chuyện của Wenamun (1000 TCN)
Nghệ thuật hội họa Ai Cập cổ đáng để chúng ta kinh ngạc bởi những tranh vẽ trên tường trong các khu hầm mộ của các pharaon, trên các chất liệu gốm cổ,… Các bức tranh mô tả cảnh sinh hoạt và sản xuất cũng như tín ngưỡng tập tục của các cư dân và vua chúa Ai Cập. Các tác phẩm hội họa và các hoa văn trên gốm và đất nung đã cung cấp cho các nhà Ai Cập học các tư liệu phong phú và sinh động.

Một bình gốm có hoa văn ở bảo tàng Louvre
Việc tồn tại cho đến ngày nay các tác phẩm hội họa Ai Cập cổ có thể do khí hậu khô của sa mạc và điều kiện thiếu ánh sáng của các hầm mộ. Những bức vẽ của Ai Cập cổ miêu tả về một thế giới vui tươi cho những người chết ở cõi vĩnh hằng. Nhiều bức họa vẽ cảnh đi vào cõi âm nhằm che chở người chết đi về với Chúa trời vì người Ai Cập tin rằng sự chết chỉ là sự chuyển chỗ ở sang một thế giới các vị thần và điều này sẽ phù hộ cho những vị pharaÔng và các triều đại đang trị vì nước Ai Cập.
Nghệ thuật gốm cổ Ai Cập cũng rất phong phú và tinh xảo. Người Ai Cập cổ đã khám phá ra chất liệu men gốm khá sớm; trên các bề mặt của gốm cổ Ai Cập có chạm khắc tinh xảo các hình nhỏ mô tả nhiều chủ đề. Đồ gốm thường được chôn theo người chết và để dùng vào các nghi lễ thần bí.
Giấy papyrus là một loại giấy do người Ai Cập cổ sáng chế ra, được làm từ cây papyrus mọc ở châu thổ sông Nin. Công nghệ làm giấy papyrus không được ghi lại và bị thất truyền theo thời gian, tuy vậy, vào năm 1940, các nhà Ai Cập học đã phục hồi được công nghệ này. Người ta đã tìm thấy những tấm giấy có kích thước khá lớn, dài hàng mét. Giấy papyrus được người Ai Cập cổ dùng vào các việc ghi chép lại các cảnh sinh hoạt bao gồm văn học, tôn giáo, lịch sử và các công việc hành chính.

Kiến trúc Ai Cập cổ

Các chữ tượng hình Ai Cập có liên quan đến các công trình kiến trúc

Tháp ở đền Karnak

Đền Luxor ở Đông sông Nin
Hơn 10.000 năm trước đây, châu thổ sông Nin là nơi khởi đầu một nền văn minh sớm của thế giới. Cùng với sự xuất hiện nền văn minh Ai Cập cổ là các công trình xây dựng vĩ đại trên một khu vực tập trung dày đặc. Ai Cập cổ đã để lại và đóng góp cho nhân loại một trong Bảy kỳ quan thế giới cổ đại, đó là Kim tự tháp Gizatượng nhân sư Sphinx khổng lồ.
  • Đặc trưng kiến trúc Ai Cập cổ thể hiện sự khan hiếm vật liệu gỗ, nên người Ai Cập cổ sử dụng vật liệu trong xây dựng chủ yếu là gạch chưa nung, đá các loại. Trong suốt các triều đại Ai Cập cổ, vật liệu đá được dùng hầu. Đôi khi, các vật liệu gạch có được dùng trong các công việc xây dựng lâu đài của các Hoàng đế, pháo đài và một số công trình dân dụng khác như tường bao quanh lâu đài, đền đài và đô thị và các công trình phụ trợ ít quan trọng trong các đền đài. Rất nhiều công trình nhỏ của Ai Cập cổ đã bị phá hủy và cuốn trôi theo những cơn giận giữ bất thường của sông Nin. Tuy nhiên, do điều kiện khí hậu khô, nóng của Ai Cập cũng giúp bảo tồn được khá nhiều các công trình xây bằng gạch chưa nung. Ví dụ, ngày nay còn lại một số ngôi làng như Deir al-Madinah, pháo đài Buhen và Mirgissa. Các công trình bằng đá ở các khu đất cao, không ảnh hưởng bởi lũ lụt của sông Nin nhưng cũng chịu tác động không nhỏ của các cơn bão cát sẵn có ở vùng này.
Điều ấn tượng nhất chính là kỹ thuật xây dựng của người Ai Cập cổ. Những công trình đồ sộ, cao lớn và chính xác theo quan niệm vũ trụ của người Ai Cập cổ đến hôm nay cũng làm cho các nhà khảo cổ học lúng túng và việc liên tục khám phá chúng và có nhiều công trình nghiên cứu mới ra đời thay thế cho các lập luận cũ không còn đứng vững. Cũng cần nhắc đến kiểu kiến trúc đặc trưng của các cổng, cửa theo kiểu của vòm ở triều đại thứ 4; tất cả các lối vào của các công trình lớn được kết cấu bởi các cổng lớn có dầm đỡ.

Thế giới quan - triết học Ai Cập cổ


Thần Mặt trời (thần Rê)
Quan niệm về thế giới huyền bí của người Ai Cập cổ hay quan niệm tôn giáo tín ngưỡng kéo dài trên dưới 3.000 năm về giữa cả hai tôn giáo là đạo Ki-tôđạo Hồi.
  • Thần linh của người Ai Cập cổ, khi sơ khởi được quan niệm là một thế giới hỗn mang của vật chất là nước. Vị thần đầu tiên, thần Ra-Atum, hàng năm xuất hiện như nước lũ của sông Nin ở xứ sở Ai Cập. Thần Ra sinh ra các bọt nước, từ đó biến thành thần Shu (không khí) và Tefnut (hơi nước). Thế giới được tạo ra khi thần Shu và Tefnut sinh ra hai đứa trẻ: Nut (bầu trời) và Geb (mặt đất). Con người được tạo ra khi thần Shu và thần Tefnut sơ ý bị lạc trong hoang mạc đen tối, thần Rê dùng đôi mắt của mình đi tìm họ và trong khi xúc động về sự đoàn tụ, nước mắt sung sướng của thần Rê đã tạo nên loài người. Con trai của thần Geb là Osiris được cử làm vua của Ai Cập cổ đại. Người em trai của Osiris là Seth được xem là kẻ xấu xa trong vũ trụ. Seth đã giết Osiris và tự lên ngôi là vua Ai Cập. Sau khi giết Osiris, Seth thách đấu với con trai của Osiris (Horus) và bị thua, Seth bị đày đến sa mạc và biến thành thần bão cát khủng khiếp. Osiris được ướp xác bởi Anubis và biến thành thần của sự chết. Horus bắt đầu lên ngôi vua và trở thành pharaon.
Còn rất nhiều truyền thuyết xung quanh các triều đại Ai Cập. Nhưng thế giới của người Ai Cập luôn xoay quanh các điều thần bí về con sông Nin và sa mạc, tạo nên một đức tin về các thế lực thần bí, luôn lôi kéo con người phải thần phục các pharaong và các pharaong như một vị thần hiện hữu, thay mặt các vị thần khác có nhiệm vụ trông coi dân Ai Cập và dung hòa các thế lực thiên nhiên khắc nghiệt để đưa đến cho thần dân Ai Cập một cuộc sống yên lành bên cạnh pharaong và dòng sông Nin giàu có và thần bí.
  • Quan niệm về cái chết của người Ai Cập cổ như một sự chuyển tiếp một cuộc sống khác ở thế giới bên kia, thế giới cõi âm. Nghi lễ về cái chết là một sự kiện quan trọng và tỉ mỉ nhằm tiễn đưa người chết về với cõi vĩnh hằng. Người Ai Cập cổ quan niệm con người có cả phần thể xác và phần linh hồn, chính vì vậy, các nghi lễ là thể hiện sự chuẩn bị cho thể xác và linh hồn có được sự hòa hợp khi về cõi âm, họ tin tưởng rằng, nếu thi thể được bảo quản tốt nhất thì linh hồn sẽ tái hòa nhập sau một thời gian nào đó. Điều kiện để linh hồn mau chóng trở lại hòa nhập vào thể xác là xác phải được một người thầy tu lành nghề bảo quản nguyên vẹn cơ thể, khuôn mặt được như lúc còn sống và cơ thể phải được ướp hương thơm. Đầu tiên, cơ thể người chết sau khi đã được lấy đi nội tạng, sẽ được cho vào một quan tài nhỏ bằng sậy vùi vào cát nóng nhằm làm khô xác để cho cơ thể không thể phân hủy sau này, sau đó thì mới mai táng trong hầm mộ.

Chính quyền và kinh tế

Chính sách quản lý và thuế


Bức tranh mô tả cuộc sống lao động thường ngày ở Ai Cập cổ
Nhằm quản lý hiệu quả, người Ai Cập cổ đại đã chia vương quốc thành các vùng, được gọi là nome. Vết tích về các nome có lẽ được bắt đầu từ thời kỳ Tiền triều đại (trước 3100 TCN), khi đó các vùng được tự trị như các tiểu đô thị. Hệ thống cai trị này rất phổ biến dưới nhiều triều đại của các pharaon Ai Cập cổ, vương quốc đã được chia thành 42 nome. Thời kỳ suy yếu, nước Ai Cập cũng được chia thành 22 nome. Trong mỗi vùng này, việc cai trị được trao cho một người đứng đầu, giống như thống đốc của một địa phương cấp tỉnh, với đầy đủ quyền lực cai trị địa phương mình. Địa vị của vị thủ lĩnh được phép truyền đời theo dòng họ, cha truyền con nối, được sự bổ nhiệm của pharaon.
Sự cai trị của Ai Cập cổ đại áp đặt khác nhau về số thuế phải đóng của các cư dân. Người ta chưa rõ từ khi nào người dân Ai Cập phải đóng thuế bằng các hình thức hoặc là sản phẩm, hoặc là lao động. Vị quan điều hành hệ thống thuế thông qua một bộ của bang, vùng. Bộ điều hành thuế có các thông báo hàng ngày về số lượng hiện có trong kho, và dự tính thời gian hết trong tương lai. Các loại thuế phải nộp dựa trên kết quả các ngành nghề thủ công và lợi tức. Các chủ đất phải nộp thuế bằng các sản phẩm thu họach trên đất đai, đầm nước và các ốc đảo của mình. Những thợ săn và người đánh cá phải nộp các khoản thuế trên các sản phẩm từ sông, hồ, đầm lầy và sa mạc. Mỗi thành viên trong các gia đình buộc phải trả thuế bằng sức lao động ở các công trường bằng số lượng vài tuần trên một năm, ví dụ như đào kênh hay làm việc ở các khu khai khoáng. Tuy nhiên, những người giàu có, có thể được phép thuê những người đàn ông nghèo khổ đi đóng thuế lao động cho mình.

Hệ thống pháp luật

Người đứng đầu của hệ thống pháp luật chính thức là các pharaoh, người chịu trách nhiệm thi hành pháp luật, thực thi công lý, duy trì pháp luật và trật tự, một khái niệm được người Ai Cập cổ đại gọi là Ma'at[34] Mặc dù không có bộ luật nào từ thời Ai Cập cổ đại còn tồn tại, thư liệu của tòa án cho thấy luật pháp Ai Cập được dựa trên một cái nhìn chung về ý thức đúng và sai mà nhấn mạnh tới việc đạt được thỏa thuận và giải quyết xung đột thay vì tôn trọng đúng một tập hợp quy chế phức tạp[35] Hội đồng địa phương gồm những người cao tuổi, được biết đến như Kenbet vào thời Tân vương quốc, chịu trách nhiệm về phán quyết trong các phiên tòa liên quan đến các vụ kiện nhỏ và tranh chấp nhỏ.[34] Trường hợp nghiêm trọng hơn liên quan đến giết người, giao dịch đất lớn, và cướp mộ được đưa đến Đại Kenbet, mà tể tướng hoặc pharaoh chủ trì. Nguyên đơn và bị đơn dự kiến ​​sẽ đại diện cho bản thân và phải thề một lời tuyên thệ rằng họ đã nói sự thật.

Nông nghiệp


A tomb relief depicts workers plowing the fields, harvesting the crops, and threshing the grain under the direction of an overseer.
Sự kết hợp các điều kiện địa lý thuận lợi góp phần vào sự thành công của văn hóa Ai Cập cổ đại, quan trọng nhất trong đó là đất đai có độ màu mỡ cao, kết quả từ sự ngập lụt hàng năm của sông Nile. Như vậy, người Ai Cập cổ đại có thể tạo ra một nguồn lương thực dồi dào, cho phép dân cư dành nhiều thời gian và nguồn lực cho các mục đích văn hóa, kĩ thuật, và nghệ thuật. Quản lý đất đai là rất quan trọng trong thời Ai Cập cổ đại bởi vì số thuế được thu dựa trên số lượng đất mà một người sở hữu.[36]
Công việc đồng áng ở Ai Cập phụ thuộc vào chu kỳ của sông Nile. Người Ai Cập ghi nhận ba mùa: Akhet (lũ lụt), Peret (trồng trọt), và Shemu (thu hoạch). Mùa lũ lụt kéo dài từ tháng sáu tới tháng chín, bồi đắp hai bên bờ sông một lớp phù sa lý tưởng, giàu khoáng chất cho việc trồng trọt. Sau khi nước lũ rút, mùa gieo trồng kéo dài từ Tháng Mười tới tháng hai. Nông dân cày và trồng hạt giống trên các cánh đồng, được tưới bằng mương, kênh rạch. Ai Cập vốn có lượng mưa hàng năm ít, do đó, nông dân đã dựa vào sông Nile để tưới nước cho cây trồng của họ[37] Từ tháng ba tới tháng năm, nông dân sử dụng liềm để thu hoạch cây trồng của họ, mà sau đó đã đập với một cái đập lúa một để tách riêng rơm khỏi hạt thóc lúa. Sàng lọc loại bỏ trấu khỏi thóc, các hạt thóc lúa sau đó được nghiền thành bột, ủ làm bia, hoặc được lưu trữ để sử dụng sau này.[38]
Người Ai Cập cổ đại trồng lúa mì và lúa mạch, và một số loại ngũ cốc khác, tất cả đều được sử dụng để làm cho hai loại thực phẩm chính là bánh mì và bia [39] Các cây lanh bị nhổ bật gốc trước khi chúng bắt đầu ra hoa, vốn được trồng để lấy sợi. Những sợi này được tách dọc theo chiều dài của nó và xe thành sợi, được sử dụng để dệt vải lanh và may quần áo. Cây cói mọc trên các bờ của sông Nile đã được sử dụng để làm giấy. Rau và hoa quả được trồng ở những mảnh đất vườn, gần các ngôi nhà và trên khu đất cao hơn, và phải được tưới nước bằng tay. Rau bao gồm tỏi tây, tỏi, dưa hấu, bí, đậu, rau diếp, và các cây trồng khác, ngoài ra còn có nho đã được chế biến thành rượu.[40]

Sennedjem plows his fields with a pair of oxen, used as beasts of burden and a source of food.

Động vật

Người Ai Cập tin rằng một mối quan hệ cân bằng giữa con người và động vật là một yếu tố thiết yếu của trật tự vũ trụ, do đó con người, động vật và thực vật được cho là thành viên của một tổng thể chung duy nhất [41]. Gia súc là những vật nuôi quan trọng nhất, việc quản lý thuế đánh vào vật nuôi trong những cuộc tổng điều tra thường xuyên, và kích thước của một đàn phản ánh uy tín và tầm quan trọng của điền trang hoặc ngôi đền mà sở hữu chúng. Ngoài ra cho gia súc, người Ai Cập cổ còn nuôi cừu, dê và lợn. Gia cầm như vịt, ngan, ngỗng, chim bồ câu đã bị bắt do mắc bẫy và được nuôi ở các trang trại, nơi chúng đã bị ép ăn với bột để vỗ béo[42]. Ngoài ra sông Nile còn là một nguồn cung cấp cá phong phú. Ong cũng được thuần hóa ít nhất là từ thời Cổ Vương quốc, và chúng đã cung cấp cả mật ong và sáp.[43]

Chú thích

  1. ^ Hayes (1964) p. 220
  2. ^ Childe, V. Gordon (1953), "New light on the most ancient Near East" (Praeger Publications)
  3. ^ Patai, Raphael (1998), "Children of Noah: Jewish Seafaring in Ancient Times" (Princeton Uni Press)
  4. ^ James (2005) p. 40
  5. ^ Shaw (2002) p. 102
  6. ^ Shaw (2002) p. 120
  7. ^ Clayton (1994) p. 29
  8. ^ Shaw (2002) p. 148
  9. ^ Clayton (1994) p. 79
  10. ^ Shaw (2002) p. 158
  11. ^ a b Ryholt (1997) p. 310
  12. ^ Shaw (2002) p. 189
  13. ^ Shaw (2002) p. 224
  14. ^ a b Richard Ernest Dupuy, Trevor Nevitt Dupuy, HarperCollins (Firm), The Harper encyclopedia of military history: from 3500 BC to the present, trang 23
  15. ^ a b Scott Oden, Men of Bronze, trang 481
  16. ^ Trevor Nevitt Dupuy, Curt Johnson, David L. Bongard, The Harper encyclopedia of military biography, trang 18
  17. ^ M. A. Dandamaev, A political history of the Achaemenid empire, trang 18
  18. ^ Steven R. Ward, Georgetown University. Center for Peace and Security Studies, Immortal: a military history of Iran and its armed forces, trang 11
  19. ^ Steven R. Ward, Georgetown University. Center for Peace and Security Studies, Immortal: a military history of Iran and its armed forces, trang 12
  20. ^ M. A. Dandamaev, A political history of the Achaemenid empire, trang 14
  21. ^ M. A. Dandamaev, A political history of the Achaemenid empire, trang 22
  22. ^ Steven R. Ward, Georgetown University. Center for Peace and Security Studies, Immortal: a military history of Iran and its armed forces, trang 13
  23. ^ M. A. Dandamaev, A political history of the Achaemenid empire, trang 62
  24. ^ a b Steven R. Ward, Georgetown University. Center for Peace and Security Studies, Immortal: a military history of Iran and its armed forces, trang 14
  25. ^ M. A. Dandamaev, A political history of the Achaemenid empire, trang 71
  26. ^ M. A. Dandamaev, A political history of the Achaemenid empire, trang 73
  27. ^ M. A. Dandamaev, A political history of the Achaemenid empire, trang 75
  28. ^ Steven R. Ward, Georgetown University. Center for Peace and Security Studies, Immortal: a military history of Iran and its armed forces, trang 20
  29. ^ Margaret Bunson, Encyclopedia of ancient Egypt, trang 55
  30. ^ Shaw (2002) p. 405
  31. ^ James (2005) p. 63
  32. ^ Shaw (2002) p. 426
  33. ^ Shaw (2002) p. 422
  34. ^ a b Manuelian (1998) p. 358
  35. ^ Janet H. Johnson. “Women's Legal Rights in Ancient Egypt”. University of Chicago, 2004. Truy cập ngày 31 tháng 8 năm 2010.
  36. ^ Manuelian (1998) p. 361
  37. ^ Nicholson (2000) p. 514
  38. ^ Nicholson (2000) p. 506
  39. ^ Nicholson (2000) p. 510
  40. ^ Nicholson (2000) pp. 577 and 630
  41. ^ Strouhal (1989) p. 117
  42. ^ Manuelian (1998) p. 381
  43. ^ Nicholson (2000) p. 409
Trang này được sửa đổi lần cuối lúc 18:37, ngày 12 tháng 1 năm 2014.

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

NGẬM SẦU (ĐL)

MUÔN MẶT ĐỜI THƯỜNG III/104

MỌC CÁNH