Eric Clapton 1

(ĐC sưu tầm trên NET)

Eric Clapton

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Eric Clapton
Eclapton cardiff.jpg
Clapton tại buổi hòa nhạc Tsunami Relief, năm 2005
Thông tin nghệ sĩ
Tên khai sinh Eric Patrick Clapton
Nghệ danh Slowhand
Sinh 30 tháng 3, 1945 (68 tuổi)
Ripley, Surrey, Anh
Nghề nghiệp Nhạc sĩ, Ca sĩ, Sáng tác
Thể loại Blues, blues-rock
Nhạc cụ Guitar, hát
Năm 1963 - nay

    Website Official website
    Nhạc cụ nổi bật
    Guitars
    Blackie Fender Stratocaster
    Brownie Fender Stratocaster
    Eric Patrick Clapton CBE (sinh ngày 30 tháng 3 năm 1945) là nhà soạn nhạc, nghệ sĩ ghi ta nhạc blues-rock kiêm ca sĩ người Anh. Ông đã ba lần được vinh danh tại Rock and Roll Hall of Fame lần lượt với tư cách thành viên của hai ban nhạc The YardbirdsCream và nghệ sĩ solo, qua đó trở thành người duy nhất được đề cử ba lần. Ông thường được nhiều nhà bình luận cũng như người hâm mộ xem là một trong những nghệ sĩ ghi ta hay nhất mọi thời,[2] xếp thứ tư trong danh sách "100 tay guitar vĩ đại nhất" do tạp chí Rolling Stone bầu chọn [3] cùng vị trí thứ 53 trong danh sách "100 nghệ sĩ hay nhất mọi thời đại" cũng của tạp chí này.[4]
    Dù chơi rất nhiều phong cách âm nhạc khác nhau suốt sự nghiệp song dòng nhạc chính của Eric Clapton vẫn là nhạc blues. Thay vì tập trung vào đó thì ông lại sáng tạo ra nhiều thể loại, gồm blues-rock (cùng ban nhạc John Mayall & the Bluesbreakers và ban The Yardbirds)và psychedelic rock (cùng ban Cream). Danh mục các dòng nhạc mà Clapton thành công không chỉ dừng ở nhạc blues mà còn ở các dòng Delta Blues (Me and Mr. Johnson), nhạc pop ("Change the World"), reggae (Bản "I Shot the Sheriff" của Bob Marley). Bản tình ca "Layla" là một bài hát vào loại thành công nhất của Clapton do ông chơi cùng ban nhạc Derek and the Dominos, cũng như bản "Crossroads" của nghệ sĩ ghi ta Robert Johnson đã trở thành một bài chính yếu của ông từ lúc ông bắt đầu chơi trong ban nhạc Cream.

    Sự nghiệp

    Thuở nhỏ

    Ông sinh tại Ripley, Surrey, Anh Quốc khi cha là một người lính 25 tuổi đến từ Montreal, Quebec, Canada tên Edward Walter Fryer gặp mẹ ông là một thiếu nữ 16 tuổi tên Patricia Molly Clapton nhưng hai ông bà không kết hôn. Rồi ông Fryer đi chiến đấu trước khi Clapton sinh sau đó trở về Canada. Ông lớn lên với ông bà ngoại mà nhiều ý kiến cho rằng họ mới là cha mẹ thực của ông, còn bà Patricia chỉ là chị thôi.
    Nhân dịp sinh nhật tuổi 13 ông được tặng một cây Tây Ban Cầm hiệu Hoya nhưng ông suýt thôi không học nữa vì thấy chơi đàn dây kim loại khó quá. Dù nản ông vẫn bị nhạc blues sớm lôi cuốn, nên dành rất nhiều thời giờ tập luyện các hợp âm và lưu nhiều bản nhạc của các nghệ sĩ dòng blues trong máy ghi âm Grundig Cub.
    Sau khi tốt nghiệp trung học năm 1961, ông học tại trường đại học mỹ thuật Kingston nhưng bị buộc thôi học sau năm đầu do ông chỉ chú tâm vào âm nhạc chứ không phải mỹ thuật. Thời này ông bắt đầu diễn nơi công cộng quanh vùng Kingston, Richmond, và Cực tây Luân Đôn để kiếm tiền.[5] Năm lên 17 ông tham gia ban nhạc đầu tiên trong đời có tên "The Roosters", là một ban chơi thể loại R&B rất sớm tại nước Anh.

    Thập niên 1960

    The Yardbirds and the Bluesbreakers

    Ông tham gia The Yardbirds là ban nhạc rock and roll theo phong cách blues từ năm 1963 đến tháng 3 năm 1965. Do ảnh hưởng từ dòng blues Chicago lẫn các nghệ sĩ ghi-ta nhạc blues hàng đầu như Buddy Guy, Freddie King, B. B. King, ông đã luyện được phong thái đặc trưng cho mình rồi tên tuổi dần được khẳng định trong nền âm nhạc Anh quốc.[6] Mới đầu họ chơi lại nhạc của Chess/Checker/Vee-Jay, sau đó thu hút nhiều người hâm mộ khi họ nối tiếp vị trí của ban nhạc huyền thoại Rolling Stones ở câu lạc bộ Crawdaddy tại Richmond, Luân Đôn. Tháng 3 năm 1965 ban Yardbirds có bài hit đầu tiên là For Your Love mà Clapton chơi phần ghi-ta, lúc đó ông mới rời khỏi ban nhạc.

    Chú thích

    1. ^ “"Eric clapton Band History from 1963 to 1966"”. Truy cập ngày 29 tháng 2 năm 2008.
    2. ^ “Eric Clapton”. Little Steven. Rolling Stone Issue 946. Rolling Stone.
    3. ^ “The 100 Greatest Guitarists of All time”. Rolling Stone. 2004-03-24. Truy cập ngày 29 tháng 8 năm 2008.
    4. ^ “The Immortals: The First Fifty”. Rolling Stone Issue 946. Rolling Stone.
    5. ^ Welch, Chris (1994) Extract
    6. ^ Romanowski, Patricia (2003)

     

    Nhận xét

    Bài đăng phổ biến từ blog này

    NGẬM SẦU (ĐL)

    MUÔN MẶT ĐỜI THƯỜNG III/104

    MỌC CÁNH