THE BEATLES 1 (thân thế sự nghiệp)
(ĐC sưu tầm trên NET)
The Beatles (1960-1970) là ban nhạc pop và rock thành lập tại Liverpool, nước Anh với bốn thành viên chính thức là John Lennon, Paul McCartney, George Harrison và Ringo Starr. Họ đã trở thành một trong những ban nhạc nổi tiếng và được ngưỡng mộ nhất trong lịch sử âm nhạc đại chúng.
Tại Liên hiệp Anh, The Beatles
đã cho ra mắt hơn 40 đĩa đơn và album xếp hạng nhất. Sự nghiệp của họ
không chỉ thành công trong nội địa, mà còn lan sang rất nhiều quốc gia
khác: hãng thâu âm EMI của họ đã thống kê chính xác số lượng băng đĩa của The Beatles phát hành trên khắp thế giới tính tới năm 1985 lên tới con số hơn một tỉ. Tại Hoa Kỳ, The Beatles được coi là ban nhạc đắt giá nhất mọi thời đại theo thống kê của Hiệp hội Công nghiệp Ghi âm Hoa Kỳ.
Năm 2004, tạp chí Rolling Stone xếp hạng The Beatles đứng thứ nhất trong số 100 nghệ sĩ vĩ đại nhất mọi thời đại. Tạp chí này nhận định rằng những cống hiến cho sự phát triển của âm nhạc và tầm ảnh hưởng tới văn hóa đại chúng của The Beatles vẫn còn giá trị cho tới tận hiện tại[1]. Vị trí số 1 cho danh sách 100 nghệ sĩ của mọi thời đại cũng được kênh VH1 dành cho The Beatles vào năm 2009[2].
The Beatles đã khởi đầu cho “Cuộc xâm lăng của nước Anh” vào nền âm nhạc Mỹ trong giai đoạn giữa thập niên 1960. Mặc dù ban đầu thể loại nhạc mà The Beatles trình diễn là loại nhạc rock and roll và nhạc đồng quê thập niên 1950, nhưng dần dần trường phái âm nhạc của họ chuyển dời sang Tin Pan Alley rồi tới psychedelic rock (một loại nhạc rock mang sắc thái mênh mang được cho là tương tự như cảm giác lâng lâng khi say thuốc phiện). Kiểu cách, y phục và những lời lẽ phát biểu của The Beatles có ảnh hướng rất lớn tới xã hội và nền văn hóa những năm 1960.
Tháng 3 năm 1957, trong khi đang theo học trường trung học phổ thông Quarry Bank tại Liverpool, John Lennon đã thành lập một ban nhạc nhỏ lấy tên là The Quarrymen. The Quarrymen chơi loai nhạc skip-phô (tiếng Anh: skiffle) – một loại nhạc kết hợp giữa nhạc Jazz và nhạc dân gian. Sau đó, Lennon gặp tay ghita Paul McCartney tại một buổi lễ hội tổ chức tại nhà thờ St. Peter's Church, hạt Woolton (ngoại ô Liverpool) vào ngày mùng 6 tháng 7 năm 1957. Nhận thấy tài năng của Paul, John đã thuyết phục anh gia nhập vào nhóm nhạc của mình. Ngày mùng 6 tháng 2 năm 1958, tay ghita trẻ George Harrison được mời tới xem một buổi biểu diễn của The Quarrymen (lúc này được biết đến dưới rất nhiều cái tên) tại Wilson Hall, Garston, Liverpool. Lúc này, Paul đã quen biết George từ trước trên các chuyến xe Bus tới trường học do họ cùng sống tại phố Speke. Trước lời mời của Paul, George đã quyết định gia nhập nhóm trong vai trò chơi ghita chính, mặc dù lúc đó John Lennon tỏ ra không đồng ý vì George còn quá trẻ. Sau đó lần lượt có khá nhiều thành viên khác đến và ra đi khỏi ban nhạc, cho tới khi Stuart Sutcliffe – bạn học của John – gia nhập ban nhạc trong vị trí chơi bass vào tháng 1 năm 1960 thì ban nhạc mới khá ổn định, lúc này John và Paul đều chơi rhythm guitar. Tuy nhiên vị trí người đánh trống vẫn chưa có được ứng cử viên thích hợp.
Sau đó, ban nhạc The Quarrymen đổi tên nhiều lần, như là "Johnny and the Moondogs", "Long John and the Beatles" và "the Silver Beetles" trước khi trở thành "The Beatles" vào tháng 8 năm 1960. Cái tên này bắt đầu khi Sutcliffe đề xuất cái tên "The Beetles" để tỏ lòng kính phục hai nhóm nhạc Buddy Holly và The Crickets, sau đó John đề nghị đổi thành "The Beatals" cho nhóm mình, không lâu sau họ lại đổi thành the "Silver Beats", "The Silver Beetles", và "Silver Beatles", sau cùng John Lennon quyết định thu gọn lại thành The Beatles. Trong một cuộc phỏng vấn năm 2001, Paul McCartney đã nói với báo chí “John là người đã có ý tưởng gọi tên nhóm là The Beetles, sau đó tôi nói "các cậu nghĩ sao với cái tên Beatles, nó giống như là tiếng trống vậy!" Lúc đó cả nhóm đã khá mệt mỏi để có thể nghĩ những cái tên khác, và cái tên Beatles ra đời như vậy.”
Vào tháng 5 năm 1960, nhóm Silver Beetles đi biểu diễn tại miền đông bắc Scotland, dưới vai trò một nhóm nhạc đệm cho ca sĩ Johnny Gentle. Trong thời gian này, tay trống của nhóm là Tommy Moore, lớn tuổi hơn rất nhiều so với các thành viên còn lại. Moore rời nhóm ngay sau chuyến biểu diễn và trở về với công việc tại một nhà máy sản xuất chai lọ. Norman Chapman là tay trống tiếp theo, nhưng cũng lại phải rời nhóm khi phải thực hiện giai đoạn nghĩa vụ quân sự quốc gia. Sự vắng mặt đột ngột này khiến cho nhóm nhạc đối mặt với khó khăn trầm trọng. Sau đó Allan Williams đã sắp xếp cho nhóm đi biểu diễn tại các câu lạc bộ vùng Reeperbahn thuộc Hamburg, Đức.
Bốn ngày sau khi Best gia nhập thì cả nhóm bắt đầu rời Liverpool tới Hamburg. Tại đây The Beatles bắt đầu biểu diễn tại câu lạc bộ Indra và sau đó rời tới Kaiserkeller vào tháng 4 năm 1960. Giai đoạn này họ phải chơi từ sáu tới bảy tiếng đồng hồ trong cả bảy tối trong một tuần. Ngày 21 tháng 11 năm 1960, George Harrison bị trục xuất khỏi Đức do đã khai khống tuổi với chính quyền (lúc này George mới có 17 tuổi). Một tuần sau đó, do vô tình gây ra một vụ cháy nhỏ tại chỗ ở của mình, Paul và Best bị bắt và bị kết tội cố tình gây hỏa hoạn, kết cục là họ cũng bị trục xuất khỏi đất Đức. John Lennon cùng hai bạn mình quay về Liverpool trong khi Sutcliffe ở lại Hamburg.
The Beatles trở lại Hamburg vào tháng 4 năm 1961 và biểu diễn tại câu lạc bộ Top Ten. Trong lúc này họ được một ca sĩ tên là Tony Sheridan mời trình diễn trong vị trí một ban nhạc đệm cho hàng loạt ca khúc của mình. Lần thứ ba mà The Beatles quay lại Hamburg là vào thời gian từ ngày 13 tháng 4 cho tới 31 tháng 5 năm 1962, khi họ tự mở một câu lạc bộ tên là The Star. Cũng trong chuyến đi này, họ nhận được tin Sutcliffe đã qua đời do bệnh bại não.
Vào cuối năm 1961, sự nổi tiếng của ban nhạc đã giúp thu hút sự chú ý của Brian Epstein, quản lý một hãng thu âm ở địa phương, và tới tháng 1 năm 1962 ông trở thành người quản lý của ban nhạc. Epstein từng là người quản lý của một hãng thâu âm nhỏ của hãng NEMS. Với sự giúp sức của Brian, Parlophone, một chi nhánh của hãng EMI đã chính thức ký hợp đồng với ban nhạc vào giữa năm 1962.
Nhưng, sau đó đã có vấn đề giữa Martin và Pete Best và ông ta đã đề nghị Epstein thay thế tay trống khác cho nhóm nhạc. Thêm nữa, sự bất đồng ngày càng lớn giữa Best và Epstein khi anh này không chấp nhận việc cắt kiểu tóc đặc biệt cho cả nhóm và bỏ qua nhiều buổi thâu âm của nhóm với lý do bị ốm. Vì thế, ba thành viên còn lại của The Beatles đã đề nghị Epstein thay thế Best bằng Richard Starkey (tên thật của Ringo) và được Epstein đồng ý. Ringo là tay trống của nhóm nhạc Rory Storm and the Hurricanes - một nhóm nhạc nổi tiếng của vùng Merseybeat - và anh này cũng đã từng biểu diễn cùng với The Beatles tại Hamburg. Buổi thâu âm đầu tiên của bốn thành viên John Lennon, Paul McCartney, George Harrison và Ringo Starr được thực hiện vào ngày 15 tháng 10 năm 1960 tại Hamburg trong khi nhóm vẫn đang biểu diễn trong vai trò nhóm nhạc đệm cho ca sĩ Lu Walters. Ringo tiếp tục thâu âm cùng với nhóm lần thứ hai cho hãng EMI vào ngày mùng 4 tháng 9 năm 1962, nhưng sau đó Martin đã thay thế anh này bằng tay trống Andy White cho lần thâu tiếp theo vào ngày 11 tháng 9.
Lúc này bản hợp đồng chỉ mang lại cho The Beatles một penny cho mỗi đĩa đơn được phát hành - và được chia đều cho bốn thành viên. Còn những đĩa đơn được phát hành ở ngoài nước Anh thì họ chỉ được phân nửa penny mà thôi. Sau này, Martin đã nhận xét rằng đây quả thật là một bản hợp đồng tồi tệ.
Bản thâu âm đầu tiên của The Beatles cho EMI vào ngày mùng 6 tháng 6 năm 1962 không gây được nhiều chú ý, nhưng vài tháng sau, ca khúc "Love Me Do" của nhóm đã được xếp hạng thứ 17 trên bảng xếp hạng các ca khúc tại Anh vào tháng 9. ("Love me do" đã leo lên vị trí đầu tiên trong bản xếp hạng các single tại Hoa Kỳ vào tháng 5 năm 1964). Vào ngày 26 tháng 1 năm 1962, The Beatles tiếp tục phát hành bản single thứ hai -"Please Please Me" - ca khúc này đã xếp hạng hai trong bản xếp hạng các ca khúc tại Anh và hạng nhất trong bảng xếp hạng NME. Ba tháng sau đó, nhóm nhạc bắt đầu thâu album đầu tay (cũng với tên Please Please Me). The Beatles lần đâu tiên xuất hiện trên truyền hình trong chương trình "People and Places", được tường thuật trực tiếp từ Manchester bởi hãng Granada Television vào ngày 17 tháng 10 năm 1962. Danh tiếng của The Beatles được lan truyền rộng rãi và nhận được phần lớn cảm tình từ những fan nữ trẻ tuổi - được gọi là các "Beatlemania".
Nhóm nhạc cũng bắt đầu gây được sự chú ý của các nhà phê bình âm nhạc thực thụ. Ngày 23 tháng 12 năm 1963, nhà phê bình William Mann đã có một bài nhận xét rất tốt về kỹ năng âm nhạc của The Beatles trong các ca khúc "Till There Was You", "I Want to Hold Your Hand",.... trên tờ The Times.
Vào tháng 8 năm 1963, hãng phát hành Swan Records tại Philadelphia đã phát hành đĩa đơn ca khúc "She Loves You" nhưng cũng không thành công. Ca khúc này được phát trên chương trình truyền hình American Bandstand đã gây cảm giác buồn cười cho các khán giả trẻ Mỹ khi lần đầu tiên họ được thấy kiểu tóc đặc biệt của nhóm. Đầu tháng 11 năm 1963, Brian Epsten đã thuyết phục được Ed Sullivan giới thiệu The Beatles trong show truyền hình của ông ta và ký kết hợp đồng thâu âm với hãng Capitol Records. Và ca khúc "I Want to Hold Your Hand" được hãng này lựa chọn để phát hành. Ngày mùng 7 tháng 12 năm 1963, một clip trình diễn của The Beatles đã được trình chiếu trên kênh truyền hình CBS Evening News.
Một số đài phát thanh tại New York - đầu tiên là WMCA, sau đó là WINS và WABC - bắt đầu phát ca khúc "I Want to Hold Your Hand". Đĩa đơn ca khúc này của The Beatles xuất hiện tại Washington, New York và nhanh chóng có mặt trong các gian hàng bán đĩa nhạc khác. Một triệu bản ghi của ca khúc này đã được phát hành chỉ trong vòng mười ngày, và vào ngày 16 tháng 1 năm 1964, tạp chí Cashbox đã xếp hạng "I Want to Hold Your Hand" ở thứ hạng nhất. Ngày mùng 3 tháng 1 năm 1964, bộ phim của The Beatles trình diễn ca khúc "She Loves You" được phát sóng trong chương trình Jack Paar.
The Beatles xuất hiện lần đầu tiên trên truyền hình là trong chương trình The Ed Sullivan Show ngày mùng 9 tháng 2 năm 1964 và buổi sáng ngày hôm sau, tất cả các báo đều viết về The Beatles. Buổi biểu diễn đầu tiên của họ diễn ra tại Washington Coliseum vào ngày 11 tháng 2 năm 1964.
Sau thành công ngoài sức tưởng tượng của The Beatles tại Mỹ năm 1964, hai hãng Vee-Jay Records và Swan Records ngay lập tức đã tận dụng những lợi thế do ký kết hợp đồng với Beatles từ trước đó để bắt đầu thâu và phát hành các ca khúc của họ, tất cả các ca khúc này sau đó đều xếp hạng nhất trên các bảng xếp hạng.
Hãng thâu âm The Vee-Jay/Swan-issued dần dần kết thúc hợp đồng với chi nhánh Capitol của EMI - nơi phát hành hầu hết các sản phẩm của Vee-Jay trên đất Mỹ. Cụ thể, Capitol đã cho phát hành album The Early Beatles, và phiên bản của nó tại Mỹ với ít hơn ba ca khúc. ("I Saw Her Standing There" được phát hành ở mặt B của đĩa đơn "I Want to Hold Your Hand", và cũng xuất hiện trong album Meet The Beatles. Hai ca khúc "Misery" và "There's a Place" được phát hành trong đĩa đơn "Starline" của Capitol năm 1964, và xuất hiện trong album biên soạn lại Rarities năm 1980) Thời kỳ đầu của hãng thâu âm Vee-Jay và Swan Beatles mang lại những lợi nhuận kỷ lục cho họ trong việc phát hành các ca khúc của The Beatles, và một số đĩa đơn đã bị in sao lậu tràn lan. Hai ca khúc "She Loves You" và "I'll Get You" được hãng Swan thâu âm và phát hành trong album thứ hai của The Beatles, hãng Swan cũng phát hành phiên bản tiếng Đức của ca khúc "She Loves You" với tên "Sie liebt Dich".
Giữa năm 1964 ban nhạc có chuyến du lịch đầu tiên ngoài Châu Âu và Bắc Mỹ, chuyến đi tới Úc của họ vắng mặt Ringo Starr và thay thế vào đó là tay trống Jimmy Nicol. Tại Adelaide họ đã được đón chào bởi hơn 300.000 người hâm mộ. Sau đó Ringo đã trở lại và tiếp tục xuất hiện trong chuyến đi của họ tới Tân Tây Lan (New Zealand) vào ngày 21 tháng 6 năm 1964.
Tháng 6 năm 1965, nữ hoàng Elizabeth II đã quyết định trao cho bốn thành viên của ban nhạc tước phong hiệp sĩ, MBE. Lúc đó danh hiệu này mới chỉ được trao cho các vị tướng kỳ cựu trong quân đội và những người lãnh đạo lớn. Tuy nhiên, Beatles cũng nằm trong số những người bất đồng với chính sách của chính phủ, và các huy hiệu hiệp sĩ đã được lần lượt bốn thành viên trả lại vào ngày 26 tháng 10 năm 1965.
Ngày 15 tháng 8 năm 1965, The Beatles có một buổi trình diễn lớn tại sân vận động Shea Stadium ở New York trước hơn 55.600 người hâm mộ, đây được coi là buổi trình diễn nhạc Rock and Roll lớn đầu tiên trên thế giới. Album thứ sáu của họ mang tên "Rubber Soul" đã ra đời vào đầu tháng 12 năm 1965. Đây được coi là album đầu tiên đánh dấu bước trưởng thành trong âm nhạc của The Beatles.
Ngay sau khi nhóm nhạc quay trở về từ Philippines, John Lennon đã lên tiếng chỉ trích về chuyến đi, và sự việc này đã gây nên nhiều dư luận không tốt cho nhóm nhạc tại Mỹ. Trong một buổi phỏng vấn với ký giả người Anh Maureen Cleave, John đã có một phát biểu rất bất ngờ khi anh cho rằng “The Beatles đã nổi tiếng hơn cả Chúa Jesus”. Sau việc này, một đài phát thanh tại Birmingham, Alabama đã cho phát lời phát biểu của John bên cạnh các ca khúc của nhóm như là một hành động đùa vui. Tuy nhiên, rất nhiều người mộ đạo tại Nam Mỹ đã coi đây như một sự việc nghiêm trọng. Người dân tại hàng loạt các thành thị trải dài từ Bắc Mỹ cho tới Nam Phi đều bắt đầu tỏ ra phẫn nộ, họ đốt rất nhiều đĩa đơn và album của The Beatles. Để trấn an cho tình trạng ngoài ý muốn này, Paul McCartney đã phát biểu: “Họ sẽ phải mua những đĩa nhạc này trước khi họ muốn đốt chúng” Và dưới sức ép kinh khủng từ phía các phương tiện truyền thông Mỹ, cuối cùng John đã phải lên tiếng xin lỗi cho lời nói của mình trong một buổi họp báo tại Chicago ngày 11 tháng 8 năm 1966. Đây cũng chính là dấu mốc chấm hết cho những chuyến lưu diễn của The Beatles trở về sau.
Elvis Presley tỏ ra không đồng tình với chủ nghĩa chống chiến tranh và việc sử dụng chất kích thích của The Beatles. Sau đó ca sĩ này còn đề nghị với tổng thống Mỹ lúc bấy giờ là Richard Nixon cấm hoàn toàn việc nhập cảnh của nhóm nhạc tại đất nước này. Peter Guralnick đã viết, “ Elvis cho rằng, The Beatles [….] đã tạo ra những ảnh hướng không tốt tới văn hóa bản địa của Mỹ. Họ chỉ tới đất nước này để kiếm tiền đầy túi, rồi sau đó khi trở về nước Anh, họ lại cố tình chỉ trích văn hóa của chúng ta”. Guralnick còn cho biết thêm, “Presley tỏ rõ quan điểm chính Beatles là thủ phạm tạo nên một lớp trẻ vô giáo dục và thứ âm nhạc khiêu dâm tại Mỹ trong thập kỷ 1960” Cho dù vậy, John Lennon vẫn có những cảm tình với ca sĩ này khi phát biểu: “Trước khi có Elvis, âm nhạc chẳng là gì”.
Để trả đũa lại Elvis Presley, Bob Dylan đã nêu rõ sự tích cực trong âm nhạc của The Beatles khi ông nói: “ Nước Mỹ đáng lẽ ra phải dựng một tượng đài cho The Beatles, chính họ lấy lại niềm tự hào cho đất nước này”.
The Beatles tổ chức một buổi trình diễn cuối cùng của họ trước các fan hâm mộ tại công viên Candlestick Park, San Francisco vào ngày 29 tháng 8 năm 1966. McCartney đã nhờ Tony Barrow thu âm sự kiện này, nhưng trước khi buổi biểu diễn kết thúc thì thời hạn thâu tối đa 30 phút của băng đã hết và ca khúc cuối cùng vẫn chưa được thâu lại.
Sau đó, The Beatles chỉ còn chú ý vào các buổi thâu âm tại studio. Bảy tháng sau khi cho ra đời Revolver, The Beatles quay lại studio Abbey Road vào ngày 24 tháng 11 năm 1966 để bắt đầu cho quá trình thâu album thứ tám của họ: Sgt. Pepper's Lonely Hearts Club Band. Album này đã lấy mất một khoảng thời gian lớn của nhóm – 129 ngày – và được phát hành vào ngày mùng 1 tháng 6 năm 1967.
Ngày 25 tháng 6 năm 1967, The Beatles trở thành ban nhạc đầu tiên có được vinh dự lên truyền hình trước hơn 400 triệu người trên toàn thế giới. Hình ảnh của họ được thu hình trực tiếp tại studio Abbey Road với màn thâu âm ca khúc mới “All You Need Is Love”, mặc dù quá trình chuẩn bị trường quay cho sự kiện này đã tốn mất của The Beatles và đội ngũ ghi hình hơn năm ngày.
Nhưng sau khi Brian Epstein qua đời ở tuổi 32 do sử dụng thuốc kích thích quá liều vào ngày 27 tháng 8 năm 1967 thì công việc của The Beatles bị ảnh hưởng khá nhiều. Cuối năm 1967, nhóm nhạc đã nhận được một bài báo tại Anh chỉ trích về sự rẻ tiền của bộ phim truyền hình mang sắc thái siêu thực Magical Mystery Tour của họ. Phần lớn lý do của sự chỉ trích này là do bộ phim này là phim màu, trong khi phần lớn dân số tại Anh lúc bấy giờ chưa có máy truyền hình màu. Bản soundtrack của bộ phim mang tên “Flying” là một trong số ít những tác phẩm trình diễn bằng nhạc khí của The Beatles, bản nhạc này sau đó được phát hành tại Anh dưới dạng “đĩa EP kép” và tại Mỹ dưới dạng “full LP” (hiện nay bản này được coi là bản chính thức)
Suốt thời gian đầu năm 1968, The Beatles có mặt tại Rishikesh, Uttar Pradesh, Ấn độ để theo học môn “transcendental meditation” (thiền siêu việt, có thể coi là một dạng của Thiền học) với ngài Maharishi Mahesh Yogi. Sau thời gian này, John Lennon và Paul McCartney tới New York để thành lập công ty Apple Corps. Tới giữa năm 1968, nhóm nhạc lại tiếp tục dành một thời gian dài để hoàn thành album The Beatles (được biết đến rộng rãi với cái tên Album Trắng do bìa của album này hoàn toàn chỉ là một màu trắng). Tuy nhiên đây lại là khoảng thời gian mà những lục đục và bất đồng bắt đầu nảy sinh giữa bốn thành viên, sau đó Ringo Starr đã tạm thời rời nhóm. Thiếu Ringo nhưng các thành viên còn lại vẫn tiếp tục công việc với Paul ở vị trí đánh trống trong các ca khúc "Martha My Dear", "Wild Honey Pie", "Dear Prudence" và "Back in the USSR". Xung quanh sự bất đồng này có nhiều lý giải, nhưng hầu hết đều cho rằng nguyên do chính là vì cô bạn gái mới của John Lennon – Yoko Ono. Yoko có mặt cùng với John trong hầu hết quá trình thu âm của nhóm khiến các thành viên khác khó chịu. Bên cạnh đó, một lý do khác là vì Paul càng này càng tỏ ra hống hách và độc đoán với ba thành viên còn lại. Những rạn nứt này ban đầu tuy không nghiêm trọng, nhưng càng ngày càng trở thành vấn đề lớn của cả nhóm, đặc biệt là khi George Harrison phải rất khó khăn khi muốn đưa ca khúc do mình sáng tác vào album.
Trong khía cạnh kinh doanh của The Beatles, Paul muốn chỉ định Lee Eastman, cha của bạn gái mình vào vai trò quản lý, nhưng các thành viên còn lại lại muốn đưa Allen Klein – nhà quản lý người New York vào vị trí này. Trước đó, mọi đề xuất của các thành viên trong nhóm đều được thỏa thuận tốt đẹp, nhưng lần này thì không, John, George và Ringo cho rằng Paul còn coi trọng Eastman hơn cả họ. Sự bất đồng này càng được thổi bùng lên khi sau đó Klein – lúc này là người quản lý kinh doanh - cuỗm mất hơn năm triệu bảng của nhóm. Nhiều năm sau, trong cuộc phỏng vấn cho Hồi ký của nhóm, Paul đã nói: “Nghĩ lại lúc bấy giờ, tôi có thể cảm thấy được sự ủng hộ hơi thái quá của Lee Eastman với mình hơn là đối với những thành viên còn lại”.
Trong khi ban nhạc đang trình diễn, cảnh sát khu vực đã được báo cáo về sự ầm ĩ của âm thanh và The Beatles đã bị yêu cầu chấm dứt buổi biểu diễn này. Mặc dù chỉ bị nhắc nhở nhẹ, nhưng sau đó trong The Beatles Anthology, các thành viên của The Beatles đã tỏ ra thất vọng khi họ không bị bắt và giam giữ để tạo nên một “kết cục có hậu” cho bộ phim.
The Beatles thu album cuối cùng của họ - Abbey Road - vào mùa hè năm 1969. Và ca khúc “I Want You (She’s So Heavy)” chính là ca khúc cuối cùng mà bốn thành viên của nhóm làm việc chung. Ca khúc này được thâu âm vào ngày 20 tháng 8 năm 1969.
Ca khúc cuối cùng của ban nhạc là “I Me Mine” do George sáng tác, được ghi âm vào ngày mùng 3 tháng 1 năm 1970 trong album Let It Be. Trong ca khúc này, John vắng mặt do anh đang ở Đan Mạch. Sau đó John tuyên bố rằng anh sẽ rời nhóm vào ngày 20 tháng 9 năm 1969, nhưng đồng ý rằng điều này sẽ chưa được thông báo cho công chúng biết cho tới khi những thủ tục hợp pháp được giải quyết.
Tháng 3 năm 1970, ca khúc Get Back được chuyển tới tay nhà sản xuất người Mỹ Phil Spector, người sau này đã xuất bản ca khúc solo “Instant Karma!” của John Lennon. Còn Paul McCartney thì thực sự thất vọng với quá trình sản xuất ca khúc “The Long and Winding Road” của Phil và chấm dứt hợp đồng với ông ta. Sau đó Paul phát hành lại ca khúc này vào ngày mùng 10 tháng 4 năm 1970, một tuần sau khi cho ra mắt album solo đầu tay.
George sau đó thể hiện tư tưởng chính trị rất tiên tiến của mình và giành được nhiều sự kính trọng khi anh thực hiện buổi hòa nhạc ủng hộ cho Bangladesh tại thành phố New York cùng với nhà soạn nhạc (thầy dạy đàn sitar của George) Ravi Shankar vào tháng 8 năm 1971.
Ngoại trừ buổi thu âm nhạc jazz cùng với nhau vào năm 1974 (ca khúc này không được phát hành rộng rãi) thì từ đó trở về sau, John và Paul không bao giờ hát chung nữa.
Và tới năm 1975, khi toàn bộ hợp đồng giữa The Beatles và EMI-Capitol hết hạn thì chi nhánh Capitol tại Mỹ đã cho phát hành một loạt các tác phẩm còn chưa được công bố của The Beatles, được chia làm năm đĩa nhạc loại dài (LP), bao gồm: "Rock 'n' Roll Music", “The Beatles at the Hollywood Bowl”, “Love Songs”, “Rarities” và "Reel Music”. Trong các tác phẩm này còn có cả các ca khúc mà The Beatles trình diễn trong thời kỳ mới thành lập tại các câu lạc bộ thành phố Hamburg, mặc dù chúng có chất lượng thâu âm khá tồi. Tuy nhiên, trong năm đĩa nhạc này thì các thành viên cũ của nhóm chỉ đồng ý tán thành duy nhất “The Beatles at the Hollywood Bowl” mà thôi. Về sau, các tác phẩm này đã bị xóa đi trong danh mục các album của hãng Capitol.
Ngày mùng 8 tháng 12 năm 1980, John Lennon bất ngờ bị ám sát bởi tay súng Mark Chapman tại thành phố New York. Sau đó, George cho phát hành single “All Those Year Ago” vào tháng 5 năm 1981 với nội dung hồi tưởng về những tháng ngày anh còn biểu diễn trong ban nhạc. Ca khúc này được thâu một tháng sau cái chết của John, với Ringo ở vị trí đánh trống. Sau đó ca khúc được thay lời để tưởng nhớ tới John Lennon.
Đài BBC cũng giữ rất nhiều ca khúc thâu âm của The Beatles từ năm 1963 cho tới 1968. Hầu hết các ca khúc này được phát thanh trong series “The Lost Lennon Tapes” vào năm 1989. Năm 1994, những bản thâu âm tốt nhất đã được BBC chuyển giao cho EMI phát hành trong “Live at the BBC”.
Năm 1988, The Beatles được trao danh hiệu “Rock and Roll Hall of Fame”. Trong đêm trao giải, George Harrison và Ringo Starr đã đồng ý nhận giải cùng với vợ góa của John Lennon là Yoko Ono và hai con trai. Còn Paul McCartney thì không tham dự với lý do “chưa hoàn toàn đồng ý” với giải thưởng này. Sau đó giải thưởng này cũng được trao cho các tác phẩm riêng lẻ của John Lennon vào năm 1994, Paul McCartney vào năm 1999 và George Harrison vào năm 2004.
Tháng 2 năm 1994, ba thành viên còn lại của The Beatles tái hợp và thâu một số ca khúc tại nhà riêng của John. Trong đó có “Free as a Bird” và “Real Love” đều được đưa vào loạt truyền hình hợp tuyển các bài hát của The Beatles và sau đó phát hành dưới dạng single trong tháng 12 năm 1995. Về sau, các đĩa The Beatles Anthology (hợp tuyển các ca khúc) của The Beatles được phát hành với con số kỷ lục, hơn 3,6 triệu bản trong tuần đầu tiên và hơn 12 triệu bản sau ba tuần kế tiếp. Cho tới năm 2005, tổng số phát hành của ấn phẩm này lên tới con số 25 triệu bản (một trong số chín album bán chạy nhất mọi thời đại)
Những năm cuối thập niên 1990, George Harrison phải chống chọi với căn bệnh ung thư phổi và qua đời vào ngày 29 tháng 11 năm 2001.
Năm 2006, George Martin và con trai là Giles Martin đã mix lại một số ca khúc của The Beatles và phát hành dưới dạng album có tên “Love”. Năm 2007, Paul McCartney và Ringo Starr cùng với Yoko Ono và Olivia Harrison có mặt tại Las Vegas cho ngày kỷ niệm một năm phát hành album này.
Năm 2009, hãng MTV Games đã hợp tác với nhà sản xuất Harmonix để chính thức phát hành tựa game The Beatles: Rock Band, trò chơi được các tạp chí danh tiếng về game lẫn các chuyên gia khen ngợi nhờ lối chơi hấp dẫn và xây dựng hình tượng nhân vật bám sát nguyên bản trong quá khứ.
Các thành viên của The Beatles đã rất thành công trong việc thừa kế những trường phái âm nhạc tồn tại trước đó. Một trong số những nghệ sĩ có ảnh hưởng sâu sắc tới quá trình sáng tác của họ là Bob Dylan, đặc biệt là trong các ca khúc như “You've Got to Hide Your Love Away" và "Norwegian Wood (This Bird Has Flown)”. Bên cạnh đó, các ban nhạc như The Byrds và The Beach Boys cũng có tác động đáng kể tới The Beatles, điển hình như album “Pet Sounds” của họ là album mà Paul rất thích và hâm mộ. Nhà phân phối của The Beatles, George Martin đã phát biểu “Nếu không có album Pet Sounds, có lẽ đã không có Sgt. Pepper's Lonely Hearts Club Band…. Có thể so sánh Sgt.Pepper ngang hàng với sự nổi tiếng của Pet Sounds”.
Với việc sử dụng những kỹ thuật âm thanh mang lại hiệu ứng đặc biệt, The Beatles đã mang lại cho các tác phẩm của mình một sắc thái rất riêng, và được coi là “phá cách” so với các trường phái âm nhạc quen thuộc thời bấy giờ. Trong số đó có sự góp mặt của cây đàn sitar của Ấn Độ sử dụng trong ca khúc "Norwegian Wood (This Bird Has Flown)" và cây “swarmandel” trong "Strawberry Fields Forever". Họ cũng đã sớm sử dụng các nhạc cụ điện tử như “Mellotron”, với nhạc cụ này, Paul đã làm ra âm thanh đặc biệt của tiếng sáo trong "Strawberry Fields Forever”, cùng với nó là “ondioline”, một bàn điều khiển điện tử đã tạo ra tiếng kèn “Oboe” lạ lùng trong "Baby You're a Rich Man".
Sử dụng tiếng hòa âm của bốn dây đàn (tiếng anh: “string quartet”) trong ca khúc "Yesterday" năm 1965, The Beatles đã tạo ra một kiểu mẫu hiện đại cho các ca khúc nghệ thuật, sau này, họ còn sử dụng kỹ thuật chơi bốn dây đàn kép (tiếng anh: double-quartet string) trong ca khúc on "Eleanor Rigby" (1966), "Here, There and Everywhere" (1966) và "She's Leaving Home" (1967). Buổi trình diễn hòa nhạc trên truyền hình “Bach's Brandenburg Concerto No. 2” đã đem lại ý tưởng sử dụng chiếc kèn trumpet của Paul trong ca khúc "Penny Lane". Sau đó, The Beatles còn sử dụng kỹ thuật “psychedelia rock” trong các ca khúc "Rain" và "Tomorrow Never Knows" năm 1966, cùng với "Lucy in the Sky with Diamonds", "Strawberry Fields Forever" và "I Am the Walrus" năm 1967.
Mick Jagger trong lần đề cử The Beatles vào Đại sảnh Danh vọng Rock and Roll nói rằng "Nếu tôi buộc phải học cách viết nhạc để bằng một trong số họ, tôi sẽ làm. Thành công của họ ở Mỹ đã mở cánh cửa vốn đang đóng chặt đối với mọi người ở Anh, vì lẽ đó tôi muốn cảm ơn họ vì tất cả." [3].
Tháng 4 năm 1964, 5 ca khúc của The Beatles giành năm thứ hạng cao nhất trên bảng xếp hạng Billboard, điều mà chưa có bất kỳ ai làm được trước đó, các ca khúc này bao gồm "Can't Buy Me Love", "Twist and Shout", "She Loves You", "I Want to Hold Your Hand", và "Please Please Me".
Ca khúc "Yesterday" là một trong những tác phẩm được hát lại (cover) nhiều nhất, còn đĩa đơn "I Want to Hold Your Hand" lại là một trong những ấn phẩm được bán nhanh và chạy nhất trong lịch sử âm nhạc (250.000 bản trong 3 ngày phát hành tại Hoa Kỳ, và hơn 2 triệu đĩa trong 2 tuần kế tiếp). Tổng cộng, The Beatles đã có 5 đĩa đơn nằm trong danh sách 100 đĩa đơn bán chạy nhất tại Anh.
Ngày 30 tháng 6 năm 1966, The Beatles trở thành nhóm nhạc đầu tiên trình diễn tại Nippon Budokan Hall (Tokyo), trong 3 ngày trình diễn, số khán giả tới xem đã lên tới 10.000 người mỗi buổi.
Rolling Stone xếp The Beatles ở vị trí số 1 trong danh sách 100 Nghệ sĩ vĩ đại nhất mọi thời đại[4]. Năm 1988, Mick Jagger đề cử The Beatles vào Đại sảnh Danh vọng Rock and Roll[5] và toàn bộ thành viên The Beatles (gồm George Harrison, Ringo Starr), trừ Paul McCartney không hài lòng, cùng với Yoko Ono, và 2 con trai của John Lennon (John bị ám sát năm 1980) đã lên nhận giải[6].
John Lennon, Paul McCartney và George Harrison đều được vinh danh ở Đại sảnh Danh vọng Rock and Roll (lần lượt là các năm 1994, 1999 và 2004).
Năm 1998, tiểu hành tinh 8749 Beatles được đặt tên từ ban nhạc.
The Beatles
Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
The Beatles | |
---|---|
The Beatles tại sân bay JFK, Mỹ năm 1964. Trên: John Lennon, Paul McCartney Dưới: George Harrison, Ringo Starr |
|
Năm 2004, tạp chí Rolling Stone xếp hạng The Beatles đứng thứ nhất trong số 100 nghệ sĩ vĩ đại nhất mọi thời đại. Tạp chí này nhận định rằng những cống hiến cho sự phát triển của âm nhạc và tầm ảnh hưởng tới văn hóa đại chúng của The Beatles vẫn còn giá trị cho tới tận hiện tại[1]. Vị trí số 1 cho danh sách 100 nghệ sĩ của mọi thời đại cũng được kênh VH1 dành cho The Beatles vào năm 2009[2].
The Beatles đã khởi đầu cho “Cuộc xâm lăng của nước Anh” vào nền âm nhạc Mỹ trong giai đoạn giữa thập niên 1960. Mặc dù ban đầu thể loại nhạc mà The Beatles trình diễn là loại nhạc rock and roll và nhạc đồng quê thập niên 1950, nhưng dần dần trường phái âm nhạc của họ chuyển dời sang Tin Pan Alley rồi tới psychedelic rock (một loại nhạc rock mang sắc thái mênh mang được cho là tương tự như cảm giác lâng lâng khi say thuốc phiện). Kiểu cách, y phục và những lời lẽ phát biểu của The Beatles có ảnh hướng rất lớn tới xã hội và nền văn hóa những năm 1960.
1957-60: Giai đoạn tiền thân của The Beatles
Thành công của The Beatles là kết quả của cả nhóm nhạc hơn là của từng thành viên. Họ đã gặp nhau và chơi nhạc chung được năm năm trước khi những ca khúc của họ trở nên nổi tiếng trong làng âm nhạc.Tháng 3 năm 1957, trong khi đang theo học trường trung học phổ thông Quarry Bank tại Liverpool, John Lennon đã thành lập một ban nhạc nhỏ lấy tên là The Quarrymen. The Quarrymen chơi loai nhạc skip-phô (tiếng Anh: skiffle) – một loại nhạc kết hợp giữa nhạc Jazz và nhạc dân gian. Sau đó, Lennon gặp tay ghita Paul McCartney tại một buổi lễ hội tổ chức tại nhà thờ St. Peter's Church, hạt Woolton (ngoại ô Liverpool) vào ngày mùng 6 tháng 7 năm 1957. Nhận thấy tài năng của Paul, John đã thuyết phục anh gia nhập vào nhóm nhạc của mình. Ngày mùng 6 tháng 2 năm 1958, tay ghita trẻ George Harrison được mời tới xem một buổi biểu diễn của The Quarrymen (lúc này được biết đến dưới rất nhiều cái tên) tại Wilson Hall, Garston, Liverpool. Lúc này, Paul đã quen biết George từ trước trên các chuyến xe Bus tới trường học do họ cùng sống tại phố Speke. Trước lời mời của Paul, George đã quyết định gia nhập nhóm trong vai trò chơi ghita chính, mặc dù lúc đó John Lennon tỏ ra không đồng ý vì George còn quá trẻ. Sau đó lần lượt có khá nhiều thành viên khác đến và ra đi khỏi ban nhạc, cho tới khi Stuart Sutcliffe – bạn học của John – gia nhập ban nhạc trong vị trí chơi bass vào tháng 1 năm 1960 thì ban nhạc mới khá ổn định, lúc này John và Paul đều chơi rhythm guitar. Tuy nhiên vị trí người đánh trống vẫn chưa có được ứng cử viên thích hợp.
Sau đó, ban nhạc The Quarrymen đổi tên nhiều lần, như là "Johnny and the Moondogs", "Long John and the Beatles" và "the Silver Beetles" trước khi trở thành "The Beatles" vào tháng 8 năm 1960. Cái tên này bắt đầu khi Sutcliffe đề xuất cái tên "The Beetles" để tỏ lòng kính phục hai nhóm nhạc Buddy Holly và The Crickets, sau đó John đề nghị đổi thành "The Beatals" cho nhóm mình, không lâu sau họ lại đổi thành the "Silver Beats", "The Silver Beetles", và "Silver Beatles", sau cùng John Lennon quyết định thu gọn lại thành The Beatles. Trong một cuộc phỏng vấn năm 2001, Paul McCartney đã nói với báo chí “John là người đã có ý tưởng gọi tên nhóm là The Beetles, sau đó tôi nói "các cậu nghĩ sao với cái tên Beatles, nó giống như là tiếng trống vậy!" Lúc đó cả nhóm đã khá mệt mỏi để có thể nghĩ những cái tên khác, và cái tên Beatles ra đời như vậy.”
Vào tháng 5 năm 1960, nhóm Silver Beetles đi biểu diễn tại miền đông bắc Scotland, dưới vai trò một nhóm nhạc đệm cho ca sĩ Johnny Gentle. Trong thời gian này, tay trống của nhóm là Tommy Moore, lớn tuổi hơn rất nhiều so với các thành viên còn lại. Moore rời nhóm ngay sau chuyến biểu diễn và trở về với công việc tại một nhà máy sản xuất chai lọ. Norman Chapman là tay trống tiếp theo, nhưng cũng lại phải rời nhóm khi phải thực hiện giai đoạn nghĩa vụ quân sự quốc gia. Sự vắng mặt đột ngột này khiến cho nhóm nhạc đối mặt với khó khăn trầm trọng. Sau đó Allan Williams đã sắp xếp cho nhóm đi biểu diễn tại các câu lạc bộ vùng Reeperbahn thuộc Hamburg, Đức.
Ảnh hưởng từ âm nhạc
John Lennon từng phát biểu: “Elvis chính là người khiến tôi bắt đầu mua các đĩa nhạc, tôi nghĩ rằng những kỹ năng âm nhạc của anh ta thật tuyệt vời. Kỷ nguyên của Bill Haley chẳng gây cho tôi một ấn tượng nào, mặc dù mẹ tôi vẫn thường nghe ông ấy hát. Thực sự chỉ có Elvis mới là người gây cho tôi ấn tượng và niềm đam mê âm nhạc, khi tôi nghe bài ‘Heartbreak Hotel’, tôi đã nghĩ "chính là nó đây rồi!" và bắt đầu để tóc mai dài...” John cũng nói thêm: “Không có thứ gì thực sự ảnh hưởng tới tôi kể từ khi tôi nghe âm nhạc của Elvis. Nếu không có Elvis, có lẽ đã không có Beatles.”1960-70: Những giai đoạn chính trong sự nghiệp
Trôi nổi tại Hamburg
Để chuẩn bị cho chuyến đi tới Hamburg, ngày 12 tháng 8 năm 1960, Pete Best đã được mời vào vị trí đánh trống của nhóm. Best đã từng chơi cho nhóm nhạc The Blackjacks trong câu lạc bộ The Casbah, thuộc sở hữu của mẹ mình. Đây là một câu lạc bộ thuộc vùng West Derby, Liverpool, nơi The Beatles thường xuyên ghé qua. Best được coi là một người không quá thông minh, nhưng có thể hợp tác tốt.Bốn ngày sau khi Best gia nhập thì cả nhóm bắt đầu rời Liverpool tới Hamburg. Tại đây The Beatles bắt đầu biểu diễn tại câu lạc bộ Indra và sau đó rời tới Kaiserkeller vào tháng 4 năm 1960. Giai đoạn này họ phải chơi từ sáu tới bảy tiếng đồng hồ trong cả bảy tối trong một tuần. Ngày 21 tháng 11 năm 1960, George Harrison bị trục xuất khỏi Đức do đã khai khống tuổi với chính quyền (lúc này George mới có 17 tuổi). Một tuần sau đó, do vô tình gây ra một vụ cháy nhỏ tại chỗ ở của mình, Paul và Best bị bắt và bị kết tội cố tình gây hỏa hoạn, kết cục là họ cũng bị trục xuất khỏi đất Đức. John Lennon cùng hai bạn mình quay về Liverpool trong khi Sutcliffe ở lại Hamburg.
The Beatles trở lại Hamburg vào tháng 4 năm 1961 và biểu diễn tại câu lạc bộ Top Ten. Trong lúc này họ được một ca sĩ tên là Tony Sheridan mời trình diễn trong vị trí một ban nhạc đệm cho hàng loạt ca khúc của mình. Lần thứ ba mà The Beatles quay lại Hamburg là vào thời gian từ ngày 13 tháng 4 cho tới 31 tháng 5 năm 1962, khi họ tự mở một câu lạc bộ tên là The Star. Cũng trong chuyến đi này, họ nhận được tin Sutcliffe đã qua đời do bệnh bại não.
Vào cuối năm 1961, sự nổi tiếng của ban nhạc đã giúp thu hút sự chú ý của Brian Epstein, quản lý một hãng thu âm ở địa phương, và tới tháng 1 năm 1962 ông trở thành người quản lý của ban nhạc. Epstein từng là người quản lý của một hãng thâu âm nhỏ của hãng NEMS. Với sự giúp sức của Brian, Parlophone, một chi nhánh của hãng EMI đã chính thức ký hợp đồng với ban nhạc vào giữa năm 1962.
Hợp đồng chính thức
Sau một thời gian, Epstein bắt đầu gặp gỡ với George Martin, người sau này đã ký hợp đồng cho The Beatles với hãng EMI trong vòng một năm và thực hiện cuộc thâu âm đầu tiên vào ngày mùng 6 tháng 6 năm 1962 tại phòng thu Abbey Road ở miền bắc London. Martin tỏ ra không mấy ấn tượng với những bản thâu thử của nhóm, nhưng ông ta thực sự có cảm tình với The Beatles khi gặp mặt họ. Martin cho rằng bốn thành viên trẻ tuổi này thực sự có tài năng, nhưng trong một buổi trả lời phỏng vấn sau đó, ông ta nói rằng chính sự thông minh và hài hước của nhóm đã gây được cảm tình với mình.Nhưng, sau đó đã có vấn đề giữa Martin và Pete Best và ông ta đã đề nghị Epstein thay thế tay trống khác cho nhóm nhạc. Thêm nữa, sự bất đồng ngày càng lớn giữa Best và Epstein khi anh này không chấp nhận việc cắt kiểu tóc đặc biệt cho cả nhóm và bỏ qua nhiều buổi thâu âm của nhóm với lý do bị ốm. Vì thế, ba thành viên còn lại của The Beatles đã đề nghị Epstein thay thế Best bằng Richard Starkey (tên thật của Ringo) và được Epstein đồng ý. Ringo là tay trống của nhóm nhạc Rory Storm and the Hurricanes - một nhóm nhạc nổi tiếng của vùng Merseybeat - và anh này cũng đã từng biểu diễn cùng với The Beatles tại Hamburg. Buổi thâu âm đầu tiên của bốn thành viên John Lennon, Paul McCartney, George Harrison và Ringo Starr được thực hiện vào ngày 15 tháng 10 năm 1960 tại Hamburg trong khi nhóm vẫn đang biểu diễn trong vai trò nhóm nhạc đệm cho ca sĩ Lu Walters. Ringo tiếp tục thâu âm cùng với nhóm lần thứ hai cho hãng EMI vào ngày mùng 4 tháng 9 năm 1962, nhưng sau đó Martin đã thay thế anh này bằng tay trống Andy White cho lần thâu tiếp theo vào ngày 11 tháng 9.
Lúc này bản hợp đồng chỉ mang lại cho The Beatles một penny cho mỗi đĩa đơn được phát hành - và được chia đều cho bốn thành viên. Còn những đĩa đơn được phát hành ở ngoài nước Anh thì họ chỉ được phân nửa penny mà thôi. Sau này, Martin đã nhận xét rằng đây quả thật là một bản hợp đồng tồi tệ.
Bản thâu âm đầu tiên của The Beatles cho EMI vào ngày mùng 6 tháng 6 năm 1962 không gây được nhiều chú ý, nhưng vài tháng sau, ca khúc "Love Me Do" của nhóm đã được xếp hạng thứ 17 trên bảng xếp hạng các ca khúc tại Anh vào tháng 9. ("Love me do" đã leo lên vị trí đầu tiên trong bản xếp hạng các single tại Hoa Kỳ vào tháng 5 năm 1964). Vào ngày 26 tháng 1 năm 1962, The Beatles tiếp tục phát hành bản single thứ hai -"Please Please Me" - ca khúc này đã xếp hạng hai trong bản xếp hạng các ca khúc tại Anh và hạng nhất trong bảng xếp hạng NME. Ba tháng sau đó, nhóm nhạc bắt đầu thâu album đầu tay (cũng với tên Please Please Me). The Beatles lần đâu tiên xuất hiện trên truyền hình trong chương trình "People and Places", được tường thuật trực tiếp từ Manchester bởi hãng Granada Television vào ngày 17 tháng 10 năm 1962. Danh tiếng của The Beatles được lan truyền rộng rãi và nhận được phần lớn cảm tình từ những fan nữ trẻ tuổi - được gọi là các "Beatlemania".
Nhóm nhạc cũng bắt đầu gây được sự chú ý của các nhà phê bình âm nhạc thực thụ. Ngày 23 tháng 12 năm 1963, nhà phê bình William Mann đã có một bài nhận xét rất tốt về kỹ năng âm nhạc của The Beatles trong các ca khúc "Till There Was You", "I Want to Hold Your Hand",.... trên tờ The Times.
Tiếng tăm vượt Đại Tây Dương
Mặc dù lúc bấy giờ tiếng tăm của The Beatles đã thưc sự trở nên phổ biến tại Anh vào đầu năm 1963, thì chi nhánh Capitol Records của hãng EMI tại Mỹ lại không thành công trong việc phát hành hai single "Please Please Me" và "From Me to You" (single đầu tiên đứng đầu bảng xếp hạng các ca khúc tại Anh của nhóm). Art Roberts, giám đốc mảng âm nhạc của đài phát thanh WLS tại Chicago đã đưa ca khúc "Please Please Me" lên buổi phát sóng của đài vào tháng 2 năm 1963, đây trở thành ca khúc đầu tiên của The Beatles được công chúng Mỹ nghe qua radio. Vee-Jay Records, một hãng phát hành nhỏ tại Chicago cũng phát hành các ca khúc của The Beatles cùng với nhiều ca khúc của các ban nhạc nổi tiếng khác lúc bấy giờ, nhưng sau đó bị đình chỉ do vi phạm bản quyền.Vào tháng 8 năm 1963, hãng phát hành Swan Records tại Philadelphia đã phát hành đĩa đơn ca khúc "She Loves You" nhưng cũng không thành công. Ca khúc này được phát trên chương trình truyền hình American Bandstand đã gây cảm giác buồn cười cho các khán giả trẻ Mỹ khi lần đầu tiên họ được thấy kiểu tóc đặc biệt của nhóm. Đầu tháng 11 năm 1963, Brian Epsten đã thuyết phục được Ed Sullivan giới thiệu The Beatles trong show truyền hình của ông ta và ký kết hợp đồng thâu âm với hãng Capitol Records. Và ca khúc "I Want to Hold Your Hand" được hãng này lựa chọn để phát hành. Ngày mùng 7 tháng 12 năm 1963, một clip trình diễn của The Beatles đã được trình chiếu trên kênh truyền hình CBS Evening News.
Một số đài phát thanh tại New York - đầu tiên là WMCA, sau đó là WINS và WABC - bắt đầu phát ca khúc "I Want to Hold Your Hand". Đĩa đơn ca khúc này của The Beatles xuất hiện tại Washington, New York và nhanh chóng có mặt trong các gian hàng bán đĩa nhạc khác. Một triệu bản ghi của ca khúc này đã được phát hành chỉ trong vòng mười ngày, và vào ngày 16 tháng 1 năm 1964, tạp chí Cashbox đã xếp hạng "I Want to Hold Your Hand" ở thứ hạng nhất. Ngày mùng 3 tháng 1 năm 1964, bộ phim của The Beatles trình diễn ca khúc "She Loves You" được phát sóng trong chương trình Jack Paar.
Beatles trên đất Mỹ
Ngày mùng 7 tháng 2 năm 1964, hơn bốn ngàn người hâm mộ đã tâp trung tại sân bay Heathrow để tiễn The Beatles trong chuyến lưu diễn đầu tiên của họ tại Mỹ. Trên chuyến bay, nhóm nhạc được hộ tống bởi số lượng lớn các nhà nhiếp ảnh, nhà báo và Phil Spector, người đi cùng máy bay với họ. Khi sắp sửa hạ cánh, phi công lái máy bay đã nhận được thông báo rằng: "Một đám đông lớn đang chờ đợi họ", sân bay JFK phải công nhận họ chưa bao giờ chứng kiến một đám đông lớn đến như vậy (Ước chừng có khoảng hơn 3.000 người xếp hàng để đón chào ban nhạc). Sau buổi họp báo, các thành viên của The Beatles được đưa lên một chiếc limousines và đi tới thành phố New York. Trên đường đi, Paul McCartney đã bật radio và nghe được lời phát biểu của các phóng viên: "Họ (The Beatles) vừa rời khỏi sân bay và đang di chuyển tới New York....." Sau khi tới khách sạn Plaza Hotel, bốn thành viên còn bị bao vậy bởi số đông người hâm mộ và các ký giả. Sau đó, George Harrison đã bị sốt tới 102 độ F (tương đương 39 độ C) và phải nằm liệt trên giường, buộc Neil Aspinall phải thay thế anh trong buổi ra mắt trên truyền hình đầu tiên.The Beatles xuất hiện lần đầu tiên trên truyền hình là trong chương trình The Ed Sullivan Show ngày mùng 9 tháng 2 năm 1964 và buổi sáng ngày hôm sau, tất cả các báo đều viết về The Beatles. Buổi biểu diễn đầu tiên của họ diễn ra tại Washington Coliseum vào ngày 11 tháng 2 năm 1964.
Sau thành công ngoài sức tưởng tượng của The Beatles tại Mỹ năm 1964, hai hãng Vee-Jay Records và Swan Records ngay lập tức đã tận dụng những lợi thế do ký kết hợp đồng với Beatles từ trước đó để bắt đầu thâu và phát hành các ca khúc của họ, tất cả các ca khúc này sau đó đều xếp hạng nhất trên các bảng xếp hạng.
Hãng thâu âm The Vee-Jay/Swan-issued dần dần kết thúc hợp đồng với chi nhánh Capitol của EMI - nơi phát hành hầu hết các sản phẩm của Vee-Jay trên đất Mỹ. Cụ thể, Capitol đã cho phát hành album The Early Beatles, và phiên bản của nó tại Mỹ với ít hơn ba ca khúc. ("I Saw Her Standing There" được phát hành ở mặt B của đĩa đơn "I Want to Hold Your Hand", và cũng xuất hiện trong album Meet The Beatles. Hai ca khúc "Misery" và "There's a Place" được phát hành trong đĩa đơn "Starline" của Capitol năm 1964, và xuất hiện trong album biên soạn lại Rarities năm 1980) Thời kỳ đầu của hãng thâu âm Vee-Jay và Swan Beatles mang lại những lợi nhuận kỷ lục cho họ trong việc phát hành các ca khúc của The Beatles, và một số đĩa đơn đã bị in sao lậu tràn lan. Hai ca khúc "She Loves You" và "I'll Get You" được hãng Swan thâu âm và phát hành trong album thứ hai của The Beatles, hãng Swan cũng phát hành phiên bản tiếng Đức của ca khúc "She Loves You" với tên "Sie liebt Dich".
Giữa năm 1964 ban nhạc có chuyến du lịch đầu tiên ngoài Châu Âu và Bắc Mỹ, chuyến đi tới Úc của họ vắng mặt Ringo Starr và thay thế vào đó là tay trống Jimmy Nicol. Tại Adelaide họ đã được đón chào bởi hơn 300.000 người hâm mộ. Sau đó Ringo đã trở lại và tiếp tục xuất hiện trong chuyến đi của họ tới Tân Tây Lan (New Zealand) vào ngày 21 tháng 6 năm 1964.
Tháng 6 năm 1965, nữ hoàng Elizabeth II đã quyết định trao cho bốn thành viên của ban nhạc tước phong hiệp sĩ, MBE. Lúc đó danh hiệu này mới chỉ được trao cho các vị tướng kỳ cựu trong quân đội và những người lãnh đạo lớn. Tuy nhiên, Beatles cũng nằm trong số những người bất đồng với chính sách của chính phủ, và các huy hiệu hiệp sĩ đã được lần lượt bốn thành viên trả lại vào ngày 26 tháng 10 năm 1965.
Ngày 15 tháng 8 năm 1965, The Beatles có một buổi trình diễn lớn tại sân vận động Shea Stadium ở New York trước hơn 55.600 người hâm mộ, đây được coi là buổi trình diễn nhạc Rock and Roll lớn đầu tiên trên thế giới. Album thứ sáu của họ mang tên "Rubber Soul" đã ra đời vào đầu tháng 12 năm 1965. Đây được coi là album đầu tiên đánh dấu bước trưởng thành trong âm nhạc của The Beatles.
Những tai tiếng nảy sinh
Tháng 7 năm 1966, khi The Beatles tới lưu diễn tại Philippines, họ đã vô tình làm phật lòng đệ nhất phu nhân Imelda Marcos, người đã rất trông mong được đón tiếp họ trong một bữa ăn sáng tại phủ Tổng thống. Tuy nhiên sau đó, ông Brian Epstein đã lịch sự từ chối bữa ăn này cho nhóm nhạc, sau đó The Beatles cũng đã từ chối do cách thức chế biến của các món ăn không hợp với chế độ dinh dưỡng của nhóm. Hành động vô tình này được đài truyền hình và truyền thanh của Philippines phát sóng nhưng những cử chỉ lịch thiệp của nhóm nhạc lại không hề được nhắc đến. Chính vì thế, sau đó The Beatles cùng các thành viên hộ tống khác buộc phải tự mình tìm cách tới sân bay Manila. Tại sân bay này, người quản lý Mal Evans đã bị hành hung, và các thành viên của nhóm nhạc phải chịu sự bao vây của số đông những người bất bình về hành động của họ. Ngay khi cả nhóm lên được máy bay, thì Epstein và Evans bị yêu cầu buộc phải trả lại toàn bộ số tiền mà nhóm nhạc của ông kiếm được trong chuyến đi.Ngay sau khi nhóm nhạc quay trở về từ Philippines, John Lennon đã lên tiếng chỉ trích về chuyến đi, và sự việc này đã gây nên nhiều dư luận không tốt cho nhóm nhạc tại Mỹ. Trong một buổi phỏng vấn với ký giả người Anh Maureen Cleave, John đã có một phát biểu rất bất ngờ khi anh cho rằng “The Beatles đã nổi tiếng hơn cả Chúa Jesus”. Sau việc này, một đài phát thanh tại Birmingham, Alabama đã cho phát lời phát biểu của John bên cạnh các ca khúc của nhóm như là một hành động đùa vui. Tuy nhiên, rất nhiều người mộ đạo tại Nam Mỹ đã coi đây như một sự việc nghiêm trọng. Người dân tại hàng loạt các thành thị trải dài từ Bắc Mỹ cho tới Nam Phi đều bắt đầu tỏ ra phẫn nộ, họ đốt rất nhiều đĩa đơn và album của The Beatles. Để trấn an cho tình trạng ngoài ý muốn này, Paul McCartney đã phát biểu: “Họ sẽ phải mua những đĩa nhạc này trước khi họ muốn đốt chúng” Và dưới sức ép kinh khủng từ phía các phương tiện truyền thông Mỹ, cuối cùng John đã phải lên tiếng xin lỗi cho lời nói của mình trong một buổi họp báo tại Chicago ngày 11 tháng 8 năm 1966. Đây cũng chính là dấu mốc chấm hết cho những chuyến lưu diễn của The Beatles trở về sau.
Elvis Presley tỏ ra không đồng tình với chủ nghĩa chống chiến tranh và việc sử dụng chất kích thích của The Beatles. Sau đó ca sĩ này còn đề nghị với tổng thống Mỹ lúc bấy giờ là Richard Nixon cấm hoàn toàn việc nhập cảnh của nhóm nhạc tại đất nước này. Peter Guralnick đã viết, “ Elvis cho rằng, The Beatles [….] đã tạo ra những ảnh hướng không tốt tới văn hóa bản địa của Mỹ. Họ chỉ tới đất nước này để kiếm tiền đầy túi, rồi sau đó khi trở về nước Anh, họ lại cố tình chỉ trích văn hóa của chúng ta”. Guralnick còn cho biết thêm, “Presley tỏ rõ quan điểm chính Beatles là thủ phạm tạo nên một lớp trẻ vô giáo dục và thứ âm nhạc khiêu dâm tại Mỹ trong thập kỷ 1960” Cho dù vậy, John Lennon vẫn có những cảm tình với ca sĩ này khi phát biểu: “Trước khi có Elvis, âm nhạc chẳng là gì”.
Để trả đũa lại Elvis Presley, Bob Dylan đã nêu rõ sự tích cực trong âm nhạc của The Beatles khi ông nói: “ Nước Mỹ đáng lẽ ra phải dựng một tượng đài cho The Beatles, chính họ lấy lại niềm tự hào cho đất nước này”.
Thời kỳ làm việc trong phòng thu
Tháng 4 năm 1966, nhóm nhạc bắt đầu thu âm album nổi tiếng, Revolver. Trong suốt quá trình thu âm cho album này, băng âm được cuộn tròn lại và trở thành kiểu mẫu cho việc mix âm cho các bản ballad, R&B, soul và âm nhạc phổ thông.The Beatles tổ chức một buổi trình diễn cuối cùng của họ trước các fan hâm mộ tại công viên Candlestick Park, San Francisco vào ngày 29 tháng 8 năm 1966. McCartney đã nhờ Tony Barrow thu âm sự kiện này, nhưng trước khi buổi biểu diễn kết thúc thì thời hạn thâu tối đa 30 phút của băng đã hết và ca khúc cuối cùng vẫn chưa được thâu lại.
Sau đó, The Beatles chỉ còn chú ý vào các buổi thâu âm tại studio. Bảy tháng sau khi cho ra đời Revolver, The Beatles quay lại studio Abbey Road vào ngày 24 tháng 11 năm 1966 để bắt đầu cho quá trình thâu album thứ tám của họ: Sgt. Pepper's Lonely Hearts Club Band. Album này đã lấy mất một khoảng thời gian lớn của nhóm – 129 ngày – và được phát hành vào ngày mùng 1 tháng 6 năm 1967.
Ngày 25 tháng 6 năm 1967, The Beatles trở thành ban nhạc đầu tiên có được vinh dự lên truyền hình trước hơn 400 triệu người trên toàn thế giới. Hình ảnh của họ được thu hình trực tiếp tại studio Abbey Road với màn thâu âm ca khúc mới “All You Need Is Love”, mặc dù quá trình chuẩn bị trường quay cho sự kiện này đã tốn mất của The Beatles và đội ngũ ghi hình hơn năm ngày.
Nhưng sau khi Brian Epstein qua đời ở tuổi 32 do sử dụng thuốc kích thích quá liều vào ngày 27 tháng 8 năm 1967 thì công việc của The Beatles bị ảnh hưởng khá nhiều. Cuối năm 1967, nhóm nhạc đã nhận được một bài báo tại Anh chỉ trích về sự rẻ tiền của bộ phim truyền hình mang sắc thái siêu thực Magical Mystery Tour của họ. Phần lớn lý do của sự chỉ trích này là do bộ phim này là phim màu, trong khi phần lớn dân số tại Anh lúc bấy giờ chưa có máy truyền hình màu. Bản soundtrack của bộ phim mang tên “Flying” là một trong số ít những tác phẩm trình diễn bằng nhạc khí của The Beatles, bản nhạc này sau đó được phát hành tại Anh dưới dạng “đĩa EP kép” và tại Mỹ dưới dạng “full LP” (hiện nay bản này được coi là bản chính thức)
Suốt thời gian đầu năm 1968, The Beatles có mặt tại Rishikesh, Uttar Pradesh, Ấn độ để theo học môn “transcendental meditation” (thiền siêu việt, có thể coi là một dạng của Thiền học) với ngài Maharishi Mahesh Yogi. Sau thời gian này, John Lennon và Paul McCartney tới New York để thành lập công ty Apple Corps. Tới giữa năm 1968, nhóm nhạc lại tiếp tục dành một thời gian dài để hoàn thành album The Beatles (được biết đến rộng rãi với cái tên Album Trắng do bìa của album này hoàn toàn chỉ là một màu trắng). Tuy nhiên đây lại là khoảng thời gian mà những lục đục và bất đồng bắt đầu nảy sinh giữa bốn thành viên, sau đó Ringo Starr đã tạm thời rời nhóm. Thiếu Ringo nhưng các thành viên còn lại vẫn tiếp tục công việc với Paul ở vị trí đánh trống trong các ca khúc "Martha My Dear", "Wild Honey Pie", "Dear Prudence" và "Back in the USSR". Xung quanh sự bất đồng này có nhiều lý giải, nhưng hầu hết đều cho rằng nguyên do chính là vì cô bạn gái mới của John Lennon – Yoko Ono. Yoko có mặt cùng với John trong hầu hết quá trình thu âm của nhóm khiến các thành viên khác khó chịu. Bên cạnh đó, một lý do khác là vì Paul càng này càng tỏ ra hống hách và độc đoán với ba thành viên còn lại. Những rạn nứt này ban đầu tuy không nghiêm trọng, nhưng càng ngày càng trở thành vấn đề lớn của cả nhóm, đặc biệt là khi George Harrison phải rất khó khăn khi muốn đưa ca khúc do mình sáng tác vào album.
Trong khía cạnh kinh doanh của The Beatles, Paul muốn chỉ định Lee Eastman, cha của bạn gái mình vào vai trò quản lý, nhưng các thành viên còn lại lại muốn đưa Allen Klein – nhà quản lý người New York vào vị trí này. Trước đó, mọi đề xuất của các thành viên trong nhóm đều được thỏa thuận tốt đẹp, nhưng lần này thì không, John, George và Ringo cho rằng Paul còn coi trọng Eastman hơn cả họ. Sự bất đồng này càng được thổi bùng lên khi sau đó Klein – lúc này là người quản lý kinh doanh - cuỗm mất hơn năm triệu bảng của nhóm. Nhiều năm sau, trong cuộc phỏng vấn cho Hồi ký của nhóm, Paul đã nói: “Nghĩ lại lúc bấy giờ, tôi có thể cảm thấy được sự ủng hộ hơi thái quá của Lee Eastman với mình hơn là đối với những thành viên còn lại”.
Sự tan rã
Buổi trình diễn cuối cùng trước công chúng của The Beatles là trên tầng thượng của tòa nhà Apple, số 3 đường Savile Row, London vào ngày 30 tháng 1 năm 1969. Hầu hết các cảnh quay về sự kiện này được ghi hình trong bộ phim Let It Be.Trong khi ban nhạc đang trình diễn, cảnh sát khu vực đã được báo cáo về sự ầm ĩ của âm thanh và The Beatles đã bị yêu cầu chấm dứt buổi biểu diễn này. Mặc dù chỉ bị nhắc nhở nhẹ, nhưng sau đó trong The Beatles Anthology, các thành viên của The Beatles đã tỏ ra thất vọng khi họ không bị bắt và giam giữ để tạo nên một “kết cục có hậu” cho bộ phim.
The Beatles thu album cuối cùng của họ - Abbey Road - vào mùa hè năm 1969. Và ca khúc “I Want You (She’s So Heavy)” chính là ca khúc cuối cùng mà bốn thành viên của nhóm làm việc chung. Ca khúc này được thâu âm vào ngày 20 tháng 8 năm 1969.
Ca khúc cuối cùng của ban nhạc là “I Me Mine” do George sáng tác, được ghi âm vào ngày mùng 3 tháng 1 năm 1970 trong album Let It Be. Trong ca khúc này, John vắng mặt do anh đang ở Đan Mạch. Sau đó John tuyên bố rằng anh sẽ rời nhóm vào ngày 20 tháng 9 năm 1969, nhưng đồng ý rằng điều này sẽ chưa được thông báo cho công chúng biết cho tới khi những thủ tục hợp pháp được giải quyết.
Tháng 3 năm 1970, ca khúc Get Back được chuyển tới tay nhà sản xuất người Mỹ Phil Spector, người sau này đã xuất bản ca khúc solo “Instant Karma!” của John Lennon. Còn Paul McCartney thì thực sự thất vọng với quá trình sản xuất ca khúc “The Long and Winding Road” của Phil và chấm dứt hợp đồng với ông ta. Sau đó Paul phát hành lại ca khúc này vào ngày mùng 10 tháng 4 năm 1970, một tuần sau khi cho ra mắt album solo đầu tay.
1970-nay: Giai đoạn hậu The Beatles
Chỉ một thời gian ngắn sau khi The Beatles tan rã, cả bốn thành viên đều cho ra mắt các album solo của riêng mình, John Lennon với album "John Lennon/Plastic Ono Band", Paul McCartney với album "McCartney", Ringo Starr với album "Sentimental Journey" và George Harrison với album "All Things Must Pass". Tuy nhiên, trong một số album riêng vẫn có sự cộng tác của mọi vài thành viên cũ với nhau. Album "Ringo" (1973) của Ringo Starr trở thành album duy nhất trong thời kỳ này mà cả bốn thành viên cùng hợp tác, mặc dù mỗi người chỉ hát riêng ca khúc của mình.George sau đó thể hiện tư tưởng chính trị rất tiên tiến của mình và giành được nhiều sự kính trọng khi anh thực hiện buổi hòa nhạc ủng hộ cho Bangladesh tại thành phố New York cùng với nhà soạn nhạc (thầy dạy đàn sitar của George) Ravi Shankar vào tháng 8 năm 1971.
Ngoại trừ buổi thu âm nhạc jazz cùng với nhau vào năm 1974 (ca khúc này không được phát hành rộng rãi) thì từ đó trở về sau, John và Paul không bao giờ hát chung nữa.
Và tới năm 1975, khi toàn bộ hợp đồng giữa The Beatles và EMI-Capitol hết hạn thì chi nhánh Capitol tại Mỹ đã cho phát hành một loạt các tác phẩm còn chưa được công bố của The Beatles, được chia làm năm đĩa nhạc loại dài (LP), bao gồm: "Rock 'n' Roll Music", “The Beatles at the Hollywood Bowl”, “Love Songs”, “Rarities” và "Reel Music”. Trong các tác phẩm này còn có cả các ca khúc mà The Beatles trình diễn trong thời kỳ mới thành lập tại các câu lạc bộ thành phố Hamburg, mặc dù chúng có chất lượng thâu âm khá tồi. Tuy nhiên, trong năm đĩa nhạc này thì các thành viên cũ của nhóm chỉ đồng ý tán thành duy nhất “The Beatles at the Hollywood Bowl” mà thôi. Về sau, các tác phẩm này đã bị xóa đi trong danh mục các album của hãng Capitol.
Ngày mùng 8 tháng 12 năm 1980, John Lennon bất ngờ bị ám sát bởi tay súng Mark Chapman tại thành phố New York. Sau đó, George cho phát hành single “All Those Year Ago” vào tháng 5 năm 1981 với nội dung hồi tưởng về những tháng ngày anh còn biểu diễn trong ban nhạc. Ca khúc này được thâu một tháng sau cái chết của John, với Ringo ở vị trí đánh trống. Sau đó ca khúc được thay lời để tưởng nhớ tới John Lennon.
Đài BBC cũng giữ rất nhiều ca khúc thâu âm của The Beatles từ năm 1963 cho tới 1968. Hầu hết các ca khúc này được phát thanh trong series “The Lost Lennon Tapes” vào năm 1989. Năm 1994, những bản thâu âm tốt nhất đã được BBC chuyển giao cho EMI phát hành trong “Live at the BBC”.
Năm 1988, The Beatles được trao danh hiệu “Rock and Roll Hall of Fame”. Trong đêm trao giải, George Harrison và Ringo Starr đã đồng ý nhận giải cùng với vợ góa của John Lennon là Yoko Ono và hai con trai. Còn Paul McCartney thì không tham dự với lý do “chưa hoàn toàn đồng ý” với giải thưởng này. Sau đó giải thưởng này cũng được trao cho các tác phẩm riêng lẻ của John Lennon vào năm 1994, Paul McCartney vào năm 1999 và George Harrison vào năm 2004.
Tháng 2 năm 1994, ba thành viên còn lại của The Beatles tái hợp và thâu một số ca khúc tại nhà riêng của John. Trong đó có “Free as a Bird” và “Real Love” đều được đưa vào loạt truyền hình hợp tuyển các bài hát của The Beatles và sau đó phát hành dưới dạng single trong tháng 12 năm 1995. Về sau, các đĩa The Beatles Anthology (hợp tuyển các ca khúc) của The Beatles được phát hành với con số kỷ lục, hơn 3,6 triệu bản trong tuần đầu tiên và hơn 12 triệu bản sau ba tuần kế tiếp. Cho tới năm 2005, tổng số phát hành của ấn phẩm này lên tới con số 25 triệu bản (một trong số chín album bán chạy nhất mọi thời đại)
Những năm cuối thập niên 1990, George Harrison phải chống chọi với căn bệnh ung thư phổi và qua đời vào ngày 29 tháng 11 năm 2001.
Năm 2006, George Martin và con trai là Giles Martin đã mix lại một số ca khúc của The Beatles và phát hành dưới dạng album có tên “Love”. Năm 2007, Paul McCartney và Ringo Starr cùng với Yoko Ono và Olivia Harrison có mặt tại Las Vegas cho ngày kỷ niệm một năm phát hành album này.
Năm 2009, hãng MTV Games đã hợp tác với nhà sản xuất Harmonix để chính thức phát hành tựa game The Beatles: Rock Band, trò chơi được các tạp chí danh tiếng về game lẫn các chuyên gia khen ngợi nhờ lối chơi hấp dẫn và xây dựng hình tượng nhân vật bám sát nguyên bản trong quá khứ.
Những đóng góp cho sự phát triển của âm nhạc
The Beatles luôn trung thành với quan điểm tự làm mới âm nhạc của mình sau mỗi ca khúc mới, điều này được hỗ trợ lớn bởi năng lực quản lý của George Martin và đội ngũ các kỹ thuật viên của hãng EMI như Norman Smith, Ken Townsend và Geoff Emerick. Sự kết hợp hoàn hảo giữa họ đã tạo nên các album có tính chất đột phá trong âm nhạc của The Beatles, như "Rubber Soul" (1965), "Revolver" (1966) và "Sgt. Pepper's Lonely Hearts Club Band" (1967).Các thành viên của The Beatles đã rất thành công trong việc thừa kế những trường phái âm nhạc tồn tại trước đó. Một trong số những nghệ sĩ có ảnh hưởng sâu sắc tới quá trình sáng tác của họ là Bob Dylan, đặc biệt là trong các ca khúc như “You've Got to Hide Your Love Away" và "Norwegian Wood (This Bird Has Flown)”. Bên cạnh đó, các ban nhạc như The Byrds và The Beach Boys cũng có tác động đáng kể tới The Beatles, điển hình như album “Pet Sounds” của họ là album mà Paul rất thích và hâm mộ. Nhà phân phối của The Beatles, George Martin đã phát biểu “Nếu không có album Pet Sounds, có lẽ đã không có Sgt. Pepper's Lonely Hearts Club Band…. Có thể so sánh Sgt.Pepper ngang hàng với sự nổi tiếng của Pet Sounds”.
Với việc sử dụng những kỹ thuật âm thanh mang lại hiệu ứng đặc biệt, The Beatles đã mang lại cho các tác phẩm của mình một sắc thái rất riêng, và được coi là “phá cách” so với các trường phái âm nhạc quen thuộc thời bấy giờ. Trong số đó có sự góp mặt của cây đàn sitar của Ấn Độ sử dụng trong ca khúc "Norwegian Wood (This Bird Has Flown)" và cây “swarmandel” trong "Strawberry Fields Forever". Họ cũng đã sớm sử dụng các nhạc cụ điện tử như “Mellotron”, với nhạc cụ này, Paul đã làm ra âm thanh đặc biệt của tiếng sáo trong "Strawberry Fields Forever”, cùng với nó là “ondioline”, một bàn điều khiển điện tử đã tạo ra tiếng kèn “Oboe” lạ lùng trong "Baby You're a Rich Man".
Sử dụng tiếng hòa âm của bốn dây đàn (tiếng anh: “string quartet”) trong ca khúc "Yesterday" năm 1965, The Beatles đã tạo ra một kiểu mẫu hiện đại cho các ca khúc nghệ thuật, sau này, họ còn sử dụng kỹ thuật chơi bốn dây đàn kép (tiếng anh: double-quartet string) trong ca khúc on "Eleanor Rigby" (1966), "Here, There and Everywhere" (1966) và "She's Leaving Home" (1967). Buổi trình diễn hòa nhạc trên truyền hình “Bach's Brandenburg Concerto No. 2” đã đem lại ý tưởng sử dụng chiếc kèn trumpet của Paul trong ca khúc "Penny Lane". Sau đó, The Beatles còn sử dụng kỹ thuật “psychedelia rock” trong các ca khúc "Rain" và "Tomorrow Never Knows" năm 1966, cùng với "Lucy in the Sky with Diamonds", "Strawberry Fields Forever" và "I Am the Walrus" năm 1967.
Mick Jagger trong lần đề cử The Beatles vào Đại sảnh Danh vọng Rock and Roll nói rằng "Nếu tôi buộc phải học cách viết nhạc để bằng một trong số họ, tôi sẽ làm. Thành công của họ ở Mỹ đã mở cánh cửa vốn đang đóng chặt đối với mọi người ở Anh, vì lẽ đó tôi muốn cảm ơn họ vì tất cả." [3].
Các thành tựu của The Beatles
Các Album
- Please Please Me (1963)
- With The Beatles (1963)
- A Hard Day's Night (1964)
- Beatles for Sale (1964)
- Help! (1965)
- Rubber Soul (1965)
- Revolver (1966)
- Sgt. Pepper's Lonely Hearts Club Band (1967)
- Magical Mystery Tour (1967)
- The Beatles (The White Album) (1968)
- Yellow Submarine (1969)
- Abbey Road (1969)
- Let It Be (1970)
Các đĩa đơn
The Beatles là một trong những ban nhạc có nhiều đĩa đơn nhất trên thế giới (23 tại Úc, 23 tại Hà Lan, 22 tại Canada, 21 tại Na Uy, 20 tại Hoa Kỳ và 18 tại Thụy Điển). Trong đó Lennon và McCartney là hai tác giả thành công nhất. Mc Cartnay có 32 đĩa đơn xếp hạng nhất tại Hoa Kỳ, còn Lennon là 26 (trong đó có 23 ca khúc do hai người cùng sáng tác, ký tên Lennon-McCartney). Tại Anh, Lennon lại có nhiều ca khúc thành công hơn với 29 đĩa đơn xếp hạng nhất, còn McCartney là 28 (trong đó có 25 ca khúc đồng sáng tác).Tháng 4 năm 1964, 5 ca khúc của The Beatles giành năm thứ hạng cao nhất trên bảng xếp hạng Billboard, điều mà chưa có bất kỳ ai làm được trước đó, các ca khúc này bao gồm "Can't Buy Me Love", "Twist and Shout", "She Loves You", "I Want to Hold Your Hand", và "Please Please Me".
Ca khúc "Yesterday" là một trong những tác phẩm được hát lại (cover) nhiều nhất, còn đĩa đơn "I Want to Hold Your Hand" lại là một trong những ấn phẩm được bán nhanh và chạy nhất trong lịch sử âm nhạc (250.000 bản trong 3 ngày phát hành tại Hoa Kỳ, và hơn 2 triệu đĩa trong 2 tuần kế tiếp). Tổng cộng, The Beatles đã có 5 đĩa đơn nằm trong danh sách 100 đĩa đơn bán chạy nhất tại Anh.
Các buổi trình diễn
Với buổi biểu diễn tại sân vận động Shea Stadium năm 1965, The Beatles đã lập kỷ lục thế giới mới về số lượng khán giả tới xem một buổi trình diễn ca nhạc (56.600 người) và cả số tiền vé thu được. Đây cũng là lần đầu tiên một ban nhạc trình diễn tại sân vận động chứ không phải trong nhà hát hay các đại sảnh lớn. Sự xuất hiện trên truyền hình trong chương trình The Ed Sullivan Show của The Beatles cũng trở thành kỷ lục về số người theo dõi tại Hoa Kỳ vào thời điểm đó (hơn 70 triệu người xem).Ngày 30 tháng 6 năm 1966, The Beatles trở thành nhóm nhạc đầu tiên trình diễn tại Nippon Budokan Hall (Tokyo), trong 3 ngày trình diễn, số khán giả tới xem đã lên tới 10.000 người mỗi buổi.
Danh sách các nhạc cụ sử dụng trong sự nghiệp
Tôn vinh
Ngoài số lượng album và đĩa đơn kỷ lục, The Beatles còn nhận được vô vàn những đánh giá vô cùng tích cực từ những nhà chuyên môn cũng như những người hâm mộ.Rolling Stone xếp The Beatles ở vị trí số 1 trong danh sách 100 Nghệ sĩ vĩ đại nhất mọi thời đại[4]. Năm 1988, Mick Jagger đề cử The Beatles vào Đại sảnh Danh vọng Rock and Roll[5] và toàn bộ thành viên The Beatles (gồm George Harrison, Ringo Starr), trừ Paul McCartney không hài lòng, cùng với Yoko Ono, và 2 con trai của John Lennon (John bị ám sát năm 1980) đã lên nhận giải[6].
John Lennon, Paul McCartney và George Harrison đều được vinh danh ở Đại sảnh Danh vọng Rock and Roll (lần lượt là các năm 1994, 1999 và 2004).
Năm 1998, tiểu hành tinh 8749 Beatles được đặt tên từ ban nhạc.
Bên lề
- Paul McCartney gia nhập Beatles với tư cách là lead guitar của nhóm vì lúc đó chỉ có mình Paul là biết chơi guitar bài bản nhất, còn John chơi guitar theo cách chơi đàn banjo do mẹ là bà Julia chỉ cho. Sau này Paul đã dạy cho John các thế bấm hợp âm trên đàn guitar qua một tấm gương vì Paul là người thuận tay trái.
- Với những đóng góp to lớn của mình về mặt văn hoá nhất là do số ngoại tệ khổng lồ mà The Beatles mang lại cho nước Anh qua những sản phẩm âm nhạc, bộ tứ đã phá lệ trở thành những chàng thanh niên thuộc giai cấp lao động đầu tiên được nữ hoàng Anh ban cho huân chương cao quí MBE vào năm 1965. Khi bị giới quí tộc Anh phản đối vì cho rằng The Beatles không xứng đáng được hựởng vinh dự trên, John đã phản pháo: “Chúng tôi giành được vinh dự này từ việc tạo nên âm nhạc, còn các ông có được huân chương nhờ tạo ra chiến tranh. Vậy thì ai xứng đáng hơn ai?” Cuối năm, họ trả lại hoàng gia Anh danh hiệu.
- Cái tên The Beatles được xem là lấy cảm hứng từ tên nhóm The Crickets của Buddy Holly, thần tượng của Paul McCartney.
- Astrid Kirchherr, nghệ sĩ nhiếp ảnh Đức và bạn gái của Stuart Sutcliffe, là người đã nghĩ ra kiểu đầu nấm nổi tiếng của nhóm Beatles. Ở Anh, kiểu tóc này được gọi là moptop, còn ở Đức, nó được biết đến với cái tên “kiểu tóc của Caesar”.
- Tony Sheridan, ca sĩ mà Beatles đệm nhạc thời ở Hamburg, đã từng đến Việt Nam biểu diễn cho lính Mỹ trong thập niên 60.
- Cả bốn thành viên của nhóm Beatles đều có năng khiếu về hội hoạ. Trong đó những tác phẩm hội hoạ của John và Paul đều được triển lãm.
- Số người theo dõi chương trình truyền hình trực tiếp nhóm Beatles thu âm ca khúc All You Need Is Love là 400 triệu người trên 26 quốc gia trên thế giới.
- Album Ringo năm 1971 của Ringo Starr là album duy nhất có sự tham gia của tất cả bốn thành viên của Beatles sau khi tan rã.
- Cả bốn thành viên của Beatles đều được lấy tên đặt tên cho những đường phố ở sinh quán Liverpool.
- Cả bốn thành viên của Beatles đều thử sức với vai trò diễn viên điện ảnh, người đầu tiên là John Lennon trong bộ phim “How I Won the War” năm 1966. Nhưng người thành công nhất lại là Ringo Starr.
- Năm 1982, Yesterday là ca khúc đầu tiên được trung tâm vũ trụ Mỹ, NASA, phát lên vũ trụ với mục đích tìm kiếm người ngoài Trái Đất. Đầu năm 2010, ca khúc Across the Universe tiếp tục được phát sóng ra ngoài vũ trụ như một tín hiệu kết thân của Trái Đất với người ngoài hành tinh.
- Ca khúc đầu tiên của nhóm Beatles được thu âm là một sáng tác của John và Paul mang tên “In Spite of All the Dangers”. Còn ca khúc đầu tiên chính thức được phát hành của nhóm là sáng tác chung của John và George, bản hoà tấu guitar theo phong cách the Shadows với tên gọi “Cry for a Shadow”.
- Lần đầu tiên ba thành viên của nhóm Beatles thu âm với nhau sau khi tan rã là ca khúc All Those Years Ago (1981) do George viết để tưởng niệm John Lennon.
- Paul, George và Ringo đều ăn chay trường nhưng vì những lí do khác nhau. George ăn chay vì anh theo đạo Hindu, Paul ăn chay để chống việc ngược đãi súc vật còn Ringo ăn chay do tình trạng sức khoẻ.
- Năm 1976, một nhóm nhạc lấy tên là Klatuu cho ra đời một album có phong cách khá giống với Sgt. Pepper. Hầu như không có một thông tin nào trên bìa đĩa về các thành viên của ban nhạc. Nhiều người đoán già đoán non rằng Klatuu chính là nhóm Beatles tái hợp và giọng ca chính trong album là của Paul McCartney. Năm 1977, những thành viên của Klatuu bắt đầu lộ diện gồm ba nhạc sĩ vô danh người Canada. Nhóm rã đám năm 1982 sau một số album không thành công.
- Trong suốt một thời gian dài, Paul McCartney đã từ chối trình diễn những ca khúc nổi tiếng của mình thời Beatles khi biểu diễn chung với nhóm Wings. Cho đến cuối thập niên 70, Paul mới hát lại những ca khúc hits thời Beatles.
- Cả bốn thành viên của Beatles đều kết hôn ít nhất hai lần và đều có một người vợ không mang quốc tịch Anh. Yoko Ono là người Nhật, Linda Eastman (vợ McCartney) và Barbara Bach (vợ Ringo) là người Mỹ, còn Olivia Trinidad Arias (vợ George) là người Mexico.
- Người sử dụng nhiều nghệ danh nhất trong số 4 thành viên của Beatles là George Harrison với ít nhất 20 tên khác nhau. Trong đó có thể kể đến Gary Wright (Gary Wright cũng là một nghệ sĩ rock và là bạn thân của George), Arthur Wax, Bette Y El Mysterioso, Carl Harrison, George H., George Harrysong, George O'Hara, George O'Hara-Smith, The George O'Hara-Smith Singers, George Ohnothimagen Harrison, Hari Georgeson, Jai Raj Harisein, L'Angelo Mysterioso, Nelson Wilbury, P. Roducer, Son of Harry, và Spike Wilbury.
- Cuộc gặp gỡ lịch sử giữa The Beatles và Elvis Presley năm 1969 đã gây cho The Beatles nhiều thất vọng vì Elvis có vẻ nhàm chán và thiếu sức sống. Chính Elvis Presley là người khuyên tổng thống Lyndon Johnson không nên cho The Beatles đến nước Mỹ vì theo Elvis, The Beatles làm ảnh hưởng đến thuần phong mỹ tục của người Mỹ.
- Không có thành viên nào của nhóm the Beatles đến dự tang lễ của Brian Epstein. Đám tang của ông Epstein tổ chức đơn giản tại nhà riêng theo nghi thức Do Thái giáo, không có người ngoài tham dự.
- Ngày 12 tháng 10 năm 1969, tay DJ Russell Gibb ở Chicago nhận được một cú điện thoại nặc danh của một người tự xưng là Tom báo rằng có đủ bằng chứng kết luận Paul McCartney đã chết năm 1966. Sau khi thu thập đầy đủ những chứng cứ cần thiết, Russell Gibb đã thông báo trên chương trình radio của mình về việc Paul McCartney của The Beatles chỉ là một người giả mạo gây nên một cơn shock đối với các fan.
- Khi sáng tác ca khúc Yesterday, Paul đã rất chần chừ khi đưa nó vào album Help! vì anh sợ rằng nó không phải là một ca khúc rock and roll sôi động và sẽ không được yêu thích.
- Mặc dù Elvis Presley là một trong những thần tượng của The Beatles, nhóm đã không thu âm bất kì ca khúc nào của ông vua nhạc rock này. Ngược lại, Elvis trong những năm 70 lại cover lại ca khúc Something của Beatles.
- Giám kháo khó tính của chương trình American Idol, Simon Cowell đã tuyên bố mình sẽ loại The Beatles khỏi chương trình Idol nếu họ tham gia vì ông này cho rằng Ringo Starr không đủ tiêu chuẩn.
- Khi những sáng tác mang âm hưởng Ấn Độ của The Beatles, nhất là ca khúc bất hủ Norwegian Wood trở nên phổ biến, hãng Coral đã chế tạo ra những cây đàn guitar lai sitar và tặng cho mỗi thành viên Beatles một cây. Nhưng nhóm chưa bao giờ sử dụng những cây đàn này trong việc thu âm cũng như biểu diễn.
- Mặc dù không phải là một bài hit single của The Beatles, ca khúc Ob-la-di Ob-la-da của The Beatles đã mang lại hạng nhất trên bảng xếp hạng cho nhóm nhạc Scotland Marmalades trong năm 1969. Đó cũng là ca khúc duy nhất của nhóm Marmalades vào được bảng xếp hạng.
- Nhiều ca khúc của Beatles xuất hiện trong giai đoạn 67-70 thực ra được viết từ trước đó rất lâu. When I’m Sixty Four được Paul viết năm 16 tuổi và thường được The Beatles chơi như một bản nhạc không lời thời ở Hamburg. Don’t Pass Me By trong Album Trắng thì được Ringo viết từ năm 1964. One After 909 trong Let It Be lại là một ca khúc của John và Paul thu âm từ năm 1963.[7]
Nhận xét
Đăng nhận xét