Chủ Nhật, 31 tháng 1, 2016

CÂU CHUYỆN TÂM LINH 107

(ĐC sưu tầm trên NẸT)




Câu chuyện của những người nhớ kiếp trước (kỳ 1)


    Một bé trai 5 tuổi ở Lebanon tìm đúng chỗ cậu từng giấu khẩu súng ở làng bên cạnh dù cậu chưa bao giờ sang bên làng đó, đồng thời chỉ đúng người bác ở kiếp trước trong ảnh.
    Bé 4 tuổi kể chuyện Thế chiến I
    Edward, một cậu bé 4 tuổi người Áo, luôn cảm thấy cổ họng đau rát mỗi khi trời mưa hoặc thời tiết u ám. Mỗi lẫn như vậy, bé thường nói rằng trước đây một viên đạn đã găm vào cổ họng của em. Edward kể chi tiết cho phụ huynh về cuộc sống "kiếp trước", khi cậu là một anh lính của Thế chiến I và chiến đấu trong các chiến hào. Cậu bé nói rằng, một viên đạn đã găm vào cổ họng khiến cậu thiệt mạng.
    Gia đình đưa Edward tới bác sĩ để kiểm tra. Tuy nhiên, bác sĩ không tìm thấy nguyên nhân khiến cậu bé đau họng ngoài một u nang nhỏ nằm sâu trong cổ. Họ không có cách nào để điều trị. Một thời gian sau khi trở về nhà, Edward kể với bố mẹ nhiều hơn về những chuyện tiền kiếp và nguyên nhân khiến cậu thiệt mạng. Hiện tượng lạ xảy ra: Kích thước khối u giảm dần cho tới khi nó biến mất.
    Giấc mơ về người Do Thái của công dân Canada
    Bruce Whittier - một người đàn ông tại tỉnh Nova Scotia, Canada - thường mơ về một người đàn ông người Do Thái lẩn trốn trong nhà. Stefan Horowitz, tên của người đàn ông Do Thái, sống ở Hà Lan. Sau đó, lính Đức đưa Horowitz tới nhà tù Auschwitz ở Ba Lan và ông qua đời ở đó.
    Trong và sau giấc mơ, Bruce luôn trong trạng thái hoảng sợ và bồn chồn. Ông bắt đầu ghi lại những tình tiết diễn ra trong mơ. Một đêm, ông mơ về một đồng hồ. Mọi thứ hiện ra rõ nét tới mức ông có thể vẽ lại toàn bộ các chi tiết, bao gồm cả vị trí của nó trong một cửa hàng đồ cổ. Dựa vào đó, Bruce tìm thấy một đồng hồ giống y hệt thứ ông thấy trong mơ.
    Người chủ cửa hàng kể rằng gia đình ông mua chiếc đồng hồ từ một thiếu tá người Đức về hưu và sống tại Hà Lan. Câu chuyện này khiến Bruce nghĩ rằng ông chính là Stefan Horowitz ở tiền kiếp.
    Nhớ về cuộc sống từ hơn 3 thế kỷ trước
    Peter Hume - một người sống ở Birmingham, Anh - thường trải qua một giấc mơ khá rõ ràng về cuộc sống khi ông đang làm nhiệm vụ bảo vệ biên giới Scotland vào năm 1646. Khi đó, ông là lính bộ binh của Oliver Cromwell (nhà lãnh đạo chính trị và quân sự nổi tiếng người Anh, góp phần vào việc thành lập nền cộng hòa) và mang tên John Raphael. Khi rơi vào trạng thái thôi miên, Peter nhớ thêm khá nhiều chi tiết và địa điểm.
    Ông bắt đầu thăm những địa điểm trong mơ cùng với anh trai và vô tình phát hiện những vật dụng nhỏ mà binh sĩ sử dụng trong thời kỳ đó, đặc biệt là cái đinh thúc ngựa. Với sự giúp đỡ của một nhà sử học ở làng Culmstock, miền nam nước Anh, ông có thể miêu tả chi tiết về một nhà thờ có một tòa tháp và một cây thủy tùng mọc trên đó. Hơn nữa, ông còn khiến mọi người ngạc nhiên khi nói rằng người ta hạ tòa tháp vào năm 1676.
    Theo sổ sách ở địa phương, một người tên John Raphael từng kết hôn trong nhà thờ này. Để kiểm tra, Ronald Hutton, nhà sử học nghiên cứu về các cuộc nội chiến, đã đưa những câu hỏi về thời đó trong lúc thôi mien Peter. Tuy nhiên, ông không thể trả lời tất cả các câu hỏi.
    Bé trai kể vanh vách quá khứ của ông nội
    Gus Taylor, một bé trai 18 tháng tuổi tại Mỹ, nói rằng em chính là người ông nội quá cố. Trẻ nhỏ nhầm lẫn các thành viên trong gia đình là việc bình thường. Tuy nhiên, trường hợp của Gus rất đặc biệt. Ông nội của Gus qua đời một năm trước khi cậu ra đời. Khi mới 4 tuổi, trong lúc xem ảnh gia đình, Gus chỉ đúng ông nội Augie.
    Chị gái của Augie bị sát hại và hung thủ ném xác bà xuống vịnh San Francisco. Đây là bí mật mà không phải tất cả thành viên trong gia đình đều biết. Vì vậy, cả họ vô cùng kinh ngạc khi đứa trẻ 4 tuổi bắt đầu kể về người chị gái xấu số của Augie. Gus nói rằng, Chúa đã cho cậu một đặc ân sau khi qua đời ở kiếp trước. Nhờ đó, cậu đã chui qua một lỗ hổng và đầu thai để trở thành Gus.
    Câu chuyện của những người nhớ kiếp trước (kỳ 1)
    Cậu bé 4 tuổi luôn nói cậu chính là ông nội. Ảnh: blogspot.com
    Bé 5 tuổi nhớ chuyện tiền kiếp
    Imad Elawar, một bé trai 5 tuổi sống tại Lebanon, thường kể về cuộc sống trước đây của cậu ở một ngôi làng lân cận. Hai chữ đầu tiên mà Elawar nói là "Jamileh" và "Mahmoud". Khi hai tuổi, cậu bé đứng trước nhà một người lạ và nói rằng cậu và họ từng là hàng xóm. Ngoài ra, cậu bé còn kể thêm 55 câu chuyện khác về tiền kiếp.
    Câu chuyện của những người nhớ kiếp trước (kỳ 1)
    Nhiều thứ trong câu chuyện của cậu bé Elawar khớp với đời thực. Ảnh: Beforeitsnews
    Cha mẹ Elawar quyết định tìm hiểu về cuộc sống trước đây của con trai nhờ sự giúp đỡ của Ian Stevenson, một bác sĩ. Họ và bác sĩ thăm làng và ngôi nhà mà Elawar thường nhắc tới. Họ phát hiện 13 sự kiện trùng khớp với câu chuyện của con trai. Imad nhận ra Mahmoud, người bác trong kiếp trước của cậu, và Jamileh, người tình của bác, trong những bức ảnh. Cậu cũng nhớ cả nơi trước đây cậu đã giấu một khẩu súng và từng trò chuyện với một người lạ trong làng về những kỷ niệm trong quân đội. Tổng cộng 51 trong 57 sự kiện trong lời kể của Elawar hoàn toàn trung khớp với những câu chuyện mọi người phát hiện trong chuyến đi.
    Tống Hoa


    Câu chuyện của những người nhớ kiếp trước (kỳ 2)


      Một cậu bé người Anh khiến mẹ sửng sốt khi miêu tả chính xác nơi ở của cậu trong kiếp trước. Đó là một ngôi nhà màu trắng nằm trên bờ biển.
      Cậu bé luôn mơ thấy vũ khí và tai nạn máy bay
      Khi mới 2 tuổi, cậu bé James Leininger ở Mỹ thường nghĩ rằng trước đây cậu là một phi công lái máy bay chiến đấu hải quân trong trong thế chiến II. Leininger không thích chơi với bất kỳ đồ chơi nào khác ngoài máy bay. Sau một thời gian, cậu thường mơ thấy ác mộng về vũ khí và các vụ tai nạn máy bay khủng khiếp.
      Câu chuyện của những người nhớ kiếp trước (kỳ 2)
      Ảnh minh họa: pixgood.com
      James có thể chỉ cho mẹ vị trí bình chứa xăng của một chiến đấu cơ mặc dù trước đó cậu chỉ xem những chương trình thiếu nhi. Mỗi khi ngồi lên máy bay đồ chơi, Leininger thường đi xung quanh kiểm tra giống như một phi công thực thụ đang kiểm tra chiến đấu cơ trước khi cất cánh. Em kể với cha rằng trước đây em từng cất cánh từ hàng không mẫu hạm Natoma và phi công lái cùng là Jack Larson. Sau khi tìm hiểu, cha cậu phát hiện Natoma là một hàng không mẫu hạm nhỏ thuộc hạm đội Thái Bình Dương, còn Jack Larson là một người đang sống tại Arkansas.
      Đứa trẻ kể rằng nó thiệt mạng trong một vụ rơi máy bay ở Iwo Jima. Người phi công chết trong vụ đó là James M. Huston. Cha mẹ cậu bé vô cùng sửng sốt. Họ liên hệ với người chị gái của Huston để kể về những điều kỳ lạ của con trai. Chị gái của Huston gửi lại một bức tượng bán thân của George Washington và một mô hình máy bay Corsair - hai món tài sản cá nhân của James Huston mà đơn vị của anh gửi về nhà sau chiến tranh.
      Nhà nghiên cứu nhớ về cuộc sống từ thế kỷ 19 nhờ thôi miên
      Một trong những câu chuyện về đầu thai nổi tiếng nhất thế giới thuộc về Ruth Simmons - một phụ nữ người Mỹ đồng thời là nhà nghiên cứu hiện tượng tái sinh. Năm 1952, Simmons nhờ nhà thôi miên Morey Benstein giúp cô tìm lại tiền kiếp. Trong lúc thôi miên, cô bắt đầu nói chuyện bằng giọng Ireland đặc sệt. Simmons kể rằng kiếp trước cô là Bridey Murphy, một phụ nữ sống ở thành phố Belfast, phía bắc Ireland, vào thế kỷ 19. Tuy nhiên, người ta không thể xác nhận độ chân thực đối với nhiều thông tin mà cô kể. Cô còn nhớ tên hai người mà trước đây cô thường mua thực phẩm là John Carrigan và Farr cùng tên cửa hàng của họ vào những năm 1865 - 1866. Các câu chuyện của Ruth Simmons đã được chuyển thể thành phim.
      Cậu bé kể vanh vách cuộc sống kiếp trước
      Cameron Macauley - một người sống tại thành phố Glasgow, Scotland - đã khiến mẹ "dựng tóc gáy" khi kể chi tiết về cuộc sống tiền kiếp. Từ khi mới 2 tuổi, Macauley nói rằng cậu từng sống trong một ngôi nhà màu trắng trên đảo Barra, ngoài khơi phía tây bờ biển Scotland, cách nơi sống hiện tại khoảng 1 giờ bay. Ngôi nhà nhìn ra đường băng. Gia đình cậu nuôi một con chó hai màu đen, trắng và cha cậu tên là Shane Robertson. Ông qua đời trong một tai nạn xe hơi. Macauley thường vẽ về ngôi nhà màu trắng bên bờ biển và than thở rằng cậu nhớ người mẹ trước đây.
      Lớn hơn một chút, cậu bé càng tỏ ra buồn rầu, ủ rũ. Gia đình Macauley quyết định đưa cậu tới đảo Barra. Họ thấy một ngôi nhà màu trắng thuộc về gia đình Robertson, hình ảnh về con chó màu đen, trắng và xe hơi giống như loại xe trong ký ức cậu bé trong những bức tranh trên tường. Tuy nhiên, không ai xung quanh đó còn nhớ về người chủ Robertson của ngôi nhà. Macauley đi xung quanh nhà và mọi đặc điểm của nó đều khớp với những hình ảnh xuất hiện trong ký ức của cậu về kiếp trước.
      Trở về Glasgow, Macauley ít nhớ về tiền kiếp hơn. Tuy nhiên, cậu nói rằng cái chết chưa hẳn đã kết thúc vì con người còn có thể quay lại thế giới này lần hai.
      Câu chuyện của những người nhớ kiếp trước (kỳ 2)
      Macauley luôn nhớ về hình ảnh cuộc sống trước đây, về ngôi nhà màu trắng bên bờ biển và chú chó có bộ lông đen trắng. Ảnh: blogspot.com
      Người đàn ông "chết vì uống sữa đông lạnh" trong kiếp trước
      Parmod Sharma là  một người sinh năm 1944 tại Ấn Độ. Lúc 2 tuổi, Sharma nói rằng mẹ không phải nấu ăn cho cậu nữa bởi vợ cậu ở thành phố Moradabad sẽ làm việc đó. Moradabad là thành phố thuộc bang Uttar Pradesh, Ấn Độ, cách Bisauli - nơi ở hiện tại, 145 km.
      Khi lên 3 tuổi rưỡi, Sharma kể về một doanh nghiệp liên doanh bán bánh và đồ uống tên "Anh em Mohan", nơi em và các thành viên gia đình làm việc. Đứa bé khẳng định nó từng có một chuỗi cửa hàng bánh ngọt.
      Trong cuộc sống trước đây, Sharma "là một thương gia khá giả" nên cậu bé thường phàn nàn tình hình tài chính ở cuộc sống hiện tại. Sharma khuyên cha, mẹ không nên uống sữa đông lạnh và nói rằng cậu sẽ ốm nếu uống loại sữa đó. Sharma kể rằng trước đây, cậu chết trong bồn tắm và đây cũng là lý do khiến cậu ghét tắm bồn.
      Cha mẹ Sharma hứa rằng họ sẽ đưa cậu tới Moradabad khi cậu chăm học. Quả thực, họ phát hiện một gia đình mang họ Mehra từng sở hữu nhà hàng "Anh em Mohan". Người quản lý nhà hàng, Parmanand Mehra, qua đời vào năm 1943 sau khi uống sữa đông lạnh và mắc bệnh đường tiêu hóa. Parmanand phải tắm thuốc để chữa bệnh và ông qua đời trong bồn tắm.
      Câu chuyện của những người nhớ kiếp trước (kỳ 2)
      Parmod Sharma nhớ kiếp trước ông là một người làm bánh ngọt. Ảnh:  blogspot.com
      Tống Hoa


      Cuộc sống khốn quẫn của người mắc kẹt trong cơ thể


        Một người đàn ông ở Nam Phi mắc kẹt trong cơ thể suốt 12 năm. Anh từng cảm thấy tuyệt vọng khi tâm trí vẫn tỉnh táo nhưng không thể cử động hay giao tiếp.
        Trong 12 năm, Martin Pistorius không thể cử động hay giao tiếp dù anh hoàn toàn tỉnh táo. Ảnh:
        Trong 12 năm, Martin Pistorius không thể cử động hay giao tiếp dù anh hoàn toàn tỉnh táo. Ảnh: Mirror
        Cuối thập niên 80, bác sĩ chẩn đoán Martin Pistorius, ở Nam Phi, mắc một dạng suy nhược của bệnh viêm màng não. Ở tuổi 12, anh rơi vào trạng thái hôn mê. Sau đó, Martin tỉnh lại nhưng không thể di chuyển, nói chuyện hay giao tiếp bằng mắt. Bác sĩ cho biết anh không hôn mê nhưng cũng không hoàn toàn tỉnh táo, theo Mirror.
        Bố và mẹ anh, Rodney và Joan Pistorius, phải giúp con mọi việc - từ tắm rửa, bón cơm đến lật cơ thể Martin. Nhiều người khuyên họ nên để con trai chết sớm.
        Cuộc sống gia đình khốn khó nên bà Joan từng nói với con trong cơn tuyệt vọng triền miên: “Mẹ hy vọng con chết”.
        Hai năm sau, Martin bắt đầu tỉnh táo, nghĩa là anh có thể nhận thức những việc xảy ra xung quanh. Nhưng anh vẫn không thể cử động hay giao tiếp. Với Martin, đây mới thực sự là cực hình.
        “Tôi nhận thức mọi thứ giống như người bình thường. Tuy nhiên, mọi người đã quen rằng tôi không còn tồn tại nên họ không thể nhận ra tôi đã tỉnh. Thực tế khắc nghiệt khiến tôi nhận ra rằng tôi sẽ phải sống nốt phần đời còn lại trong sự cô độc hoàn toàn”, anh nói.
        Suy nghĩ là hành vi duy nhất Martin có thể thực hiện. Thời gian trôi qua, suy nghĩ của anh trở nên ngày càng tăm tối. Chàng trai chìm dần vào tuyệt vọng. Vì thế, anh ngừng suy nghĩ, chấp nhận số phận, để bản thân biến mất dần khỏi cuộc đời.
        Đến năm 24 tuổi, não Martin bắt đầu hoạt động như người bình thường. Sau đó anh có thể cử động.
        Sau 12 năm mắc kẹt trong cơ thể, Martin trở lại với cuộc sống bình thường.
        Hiện tại, ở độ tuổi 39, Martin Pistorius là một nhà thiết kế, phát triển web và là một nhà văn.
        Năm 2011, anh xuất bản cuốn tự truyện mang tên “Ghost Boy: My Escape From a Life Locked Inside My Own Body” để kể về cuộc đời của anh. 
        Nguyễn Sương

        Xem tiếp...

        Thứ Bảy, 30 tháng 1, 2016

        Ca sĩ QUÁCH TẤN DU

        (ĐC sưu tầm trên NET)

        Quách Tuấn Du

        Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
        Quách Tuấn Du (tên thật:Trần Trung Du) sinh ngày 13 tháng 10 năm 1981 tại An Giang. Anh được biết đến với va trò là ca sĩ đồng thời anh cũng tham gia vào lĩnh vực điện ảnh với vai trò là diễn viên . Anh cũng được Ngọc Sơn nhận làm con nuôi 

        Thân thế & sự nghiệp

        Quách Tuấn Du sinh tại An Giang, đến năm 19 tuổi anh lên thành phố Hồ Chí Minh lập nghiệp. Năm 2001, nhận Hoàng Dũng làm thầy và cùng một thành viên khác lập ra nhóm D&D.
        Sau khi nhóm D&D tan rã, Quách Tuấn Du trở thành ca sĩ solo, tuy không ưa thích tại thành phố Hồ Chí Minh nhưng anh lại được biết nhiều tại các tỉnh miền tây. Tháng 11 năm 2007, anh gặp tai nạn và tạm ngừng biểu diễn một thời gian. Tháng 09 năm 2008, Quách Tuấn Du trở lại với album Vol 6 mang tên "Mất Trắng". Tháng 5 năm 2009 Quách Tuấn Du đã thực hiện liveshow đầu tiên với tên tên gọi "Siêu nhân hát".

        Quách Tuấn Du xuống tóc ngay trên sân khấu

        Trên sân khấu liveshow tối 5/11, nam ca sĩ nhờ sư thầy cạo tóc để sám hối lỗi lầm trong đời.
          1-1848-1415230152.jpg
          Trong phần cuối của đêm nhạc Phật giáo, Quách Tuấn Du khiến khán giả có mặt tại sân khấu ca nhạc Lan Anh xúc động khi anh tự nguyện xuống tóc. Nam ca sĩ nhờ hai sư thầy cạo đầu cho anh.
          4-4380-1415230152.jpg
          Sau đó, nam ca sĩ thể hiện tiết mục "Về chùa sám hối". Đây cũng là ca khúc nói thay tâm tư, cũng như bày tỏ sự đồng cảm của anh với những người đã lầm đường lạc lối, muốn tìm đường về đúng đắn.
          3-6590-1415230152.jpg
          Nam ca sĩ rơi lệ khi nhận được cái ôm động viên của khán giả.
          Trong liveshow, Du cũng đã chia sẻ với khán giả những suy tư trăn trở về đời sống cũng như cái duyên đến với âm nhạc Phật Giáo. Du đã dành nửa chương trình để thể hiện những ca khúc Phật Giáo nổi bật như Quy kính Phật Đà, Lạy Phật Quan Âm, Phật là ánh từ quang.
          Trong liveshow, Quách Tuấn Du chia sẻ với khán giả những suy tư trăn trở về đời sống cũng như cái duyên đến với âm nhạc Phật giáo. Anh dành một nửa chương trình để thể hiện nhạc Phật như "Quy kính Phật Đà", "Lạy Phật Quan Âm", "Phật là ánh từ quang"....
          8-7899-1415230152.jpg
          Trước đó, anh cũng dành thời lượng để thể hiện tấm lòng của con cái với cha mẹ. Thí sinh The Voice Kids 2014 - Huyền Trân - tham gia song ca bài "Ca dao mẹ". Sự xuất hiện giọng ca nhí với giọng hát giàu cảm xúc bên tiếng đàn guitar gây ấn tượng cho khán giả.
          14-3520-1415230153.jpg
          Quách Tuấn Du kết hợp với "bố nuôi" là Ngọc Sơn trong bài "Tình cha". Trước khi hát, anh tâm sự: "Năm  tôi 10 tuổi, trong một đêm mưa, cha tôi đã qua đời. Tôi trở thành trẻ mồ côi cha. Từ đó, tôi có khao khát là phải giúp đỡ mẹ sống thật tốt quãng đời còn lại. Khi trưởng thành, tôi một mình khăn gói từ An Giang lên Sài Gòn lập nghiệp. Trải qua nhiều sóng gió, tôi được ba nuôi và bạn bè nâng đỡ mới có được sự thành công như hôm nay".
          13-1259-1415230154.jpg
          Chủ nhân liveshow cũng thể hiện khả năng diễn xuất trong vở kịch "Tâm và đạo" do danh hài Cát Phượng viết kịch bản.
          15.jpg
          Hiền Thục thể hiện tiết mục "Còn thương rau đắng mọc sau hè" trong tà áo dài duyên dáng. Nữ ca sĩ bị lạc tông ngay đoạn đầu ca khúc. Sau nửa bài cô mới vào được tiết tấu.
          9_1415231824.jpg
          Ca sĩ Phi Nhung trong một tiết mục nhạc Phật.
          18.jpg
          MC Anh Quân và diễn viên Việt Trinh kết hợp dẫn chương trình.
          Tâm Giao
          Ảnh: Duy Nhất

          Việt Trinh về quê Quách Tuấn Du tặng quà Tết

          authorBách Thiên Thứ Ba, ngày 26/01/2016 15:51 PM (GMT+7)

          (Dân Việt) Nữ diễn viên phim "Trót yêu" đã thăm và tặng quà cho những gia đình có hoàn cảnh khó khăn ở Đồng Tháp.

             
          viet trinh ve que quach tuan du tang qua tet hinh anh 1
          Hôm qua (25.1), nữ đạo diễn - diễn viên Việt Trinh đã cùng ca sĩ Quách Tuấn Du về quê nam ca sĩ ở Thị xã Tân Châu, Đồng Tháp tặng quà cho những gia đình khó khăn có thể đón Tết ấm cúng và vui vẻ.
          viet trinh ve que quach tuan du tang qua tet hinh anh 2
          Đây là lần đầu tiên Quách Tuấn Du kêu gọi các anh chị em bạn bè cùng chung tay trao những phần quà và lì xì đến các hộ gia đình nghèo vùng sâu vùng xa nơi anh sinh ra và lớn lên. Với hành động ý nghĩa thiết thực này, anh chỉ muốn mang niềm vui nho nhỏ cho những người dân quê anh trong ngày cận Tết nguyên đán.
          viet trinh ve que quach tuan du tang qua tet hinh anh 3
          Việt Trinh cùng đồng nghiệp và bạn bè mang niềm vui đến bà con nghèo ở đây. Đây đều là các nhu yếu phẩm cần có trong cuộc sống hằng ngày cùng phong bao lì xì là tiền mặt.
          viet trinh ve que quach tuan du tang qua tet hinh anh 4
          Việt Trinh và Quách Tuấn Du còn chu đáo chuẩn bị sẵn những phần ăn cho bà con ngồi đợi đến lượt mình lên nhận quà.
          viet trinh ve que quach tuan du tang qua tet hinh anh 5
          "Người đẹp Tây Đô" vốn là gương mặt diễn viên được khán giả nhiều thế hệ ở các vùng quê yêu mến.
          viet trinh ve que quach tuan du tang qua tet hinh anh 6
          Tham gia chuyến đi này còn có ca sĩ Khánh Ngọc. Cô cũng nhiệt tình cùng Quách Tuấn Du đến từng chỗ ngồi tặng quà cho bà con nơi đây.
          viet trinh ve que quach tuan du tang qua tet hinh anh 7
          Việt Trinh tạo dáng nhí nhảnh khi được các em học sinh ở đây xin chụp hình kỷ niệm.
          viet trinh ve que quach tuan du tang qua tet hinh anh 8
          Tại buổi trao quà, Quách Tuấn Du xúc động chia sẻ, với anh được về chính quê hương mình giúp đỡ bà con là một điều thiêng liêng và hạnh phúc. Anh hi vọng mình có thể giúp được nhiều người dân khó khăn ở đây để ai cũng có thể đón Tết vui vẻ và ấm cúng.
          viet trinh ve que quach tuan du tang qua tet hinh anh 9
          Việt Trinh, Quách Tuấn Du và những người bạn phát liên tục hơn 20 phần quà trong hơn 3 tiếng đồng hồ.
          viet trinh ve que quach tuan du tang qua tet hinh anh 10
          Việt Trinh chụp ảnh cùng các em bé vùng quê Tân Châu, An Giang.

          Quách Tuấn Du thay đổi nhờ ba lần thoát chết

          08:55 19/04/2015

          (Giải trí) - PN - Tuy chưa phải cái tên đình đám trong thị trường âm nhạc, nhưng Quách Tuấn Du có vị trí nhất định. Anh sở hữu một chất giọng nam trung không đặc sắc nhưng khỏe và bền, hát được nhiều loại nhạc khác nhau, cộng với ngoại hình sáng sân khấu, anh dễ lấy lòng các fan nữ.

          Hơn 10 năm đi hát, Quách Tuấn Du ra đĩa đều đặn, đắt show diễn trong nước lẫn hải ngoại. Sự nghiệp ca hát chuyên nghiệp của anh bắt đầu từ năm 2001, khi anh gia nhập nhóm nhạc nam ba thành viên D&D dưới sự dẫn dắt của ông bầu Dũng Đinh (ca sĩ Hoàng Dũng). Nhóm hoạt động đến năm 2004 thì chia tay, Quách Tuấn Du bắt đầu con đường solo. Trong khi hai thành viên còn lại của nhóm đã gần như giải nghệ thì anh vẫn trụ vững trong thị trường âm nhạc.
          Quach Tuan Du thay doi nho ba lan thoat chet
          Tuy là ca sĩ nhưng gần đây, cái tên Quách Tuấn Du còn được biết trên lĩnh vực phim ảnh ở vai chính trong bộ phim truyền hình dài tập Trở về của nữ đạo diễn Việt Trinh. Cũng từ Trở về, người ta biết nhiều hơn về Quách Tuấn Du với những dự án thiện nguyện và công tác xã hội. Anh chăm chỉ tham gia các chương trình ca nhạc từ thiện gây quỹ cho cô nhi, người nghèo…
          Năm 2014, Quách Tuấn Du tổ chức một chương trình biểu diễn nghệ thuật, thể hiện những ca khúc nhạc Phật tại sân khấu Lan Anh. Không những được sự ủng hộ của nhiều bạn bè, đồng nghiệp cũng như các tấm lòng hảo tâm, live show còn khá thành công về mặt doanh thu.
          Quách Tuấn Du tích cực tham gia các hoạt động thiện nguyện cũng vì đồng cảm với những hoàn cảnh côi cút, bất hạnh trong cuộc sống. Năm lên 10 tuổi, cha Quách Tuấn Du qua đời vì bệnh. Mất đi trụ cột, gia đình anh lâm vào cảnh khó khăn, thiếu thốn. Nhà đông anh em (gia đình có năm người) nên mẹ anh quần quật làm việc để nuôi con, thời gian để quan tâm, chăm sóc các con không nhiều.
          “Thật sự chính cuộc đời mới dạy cho tôi nhiều thứ. Tôi không trách gì mẹ mà luôn nhận thức rõ hoàn cảnh của mình nên rất thương mẹ” - Quách Tuấn Du chia sẻ. Khi anh trưởng thành cũng là lúc tài sản cuối cùng cha anh để lại - căn nhà, không cánh mà bay. Mẹ làm ăn thất bát, phải bán dần bán mòn tài sản của gia đình. Thấy mẹ cực khổ thức khuya dậy sớm buôn bán mà vẫn thiếu trước hụt sau, năm 17 tuổi, anh bỏ học lên Sài Gòn tìm việc làm với quyết tâm phụ giúp gia đình.
          Quach Tuan Du thay doi nho ba lan thoat chet
          Thời gian đầu, Quách Tuấn Du vừa làm bồi bàn ở nhà hàng vừa đăng ký thi tuyển vào Trung tâm ca nhạc nhẹ tháng Tám để trở thành ca sĩ cho thỏa đam mê. Làm song song hai công việc được gần hai năm thì anh bị tai nạn phỏng lò gas trong bếp nhà hàng. Sáu tháng nghỉ việc là những tháng ngày trần ai của anh, không tiền trả phí nhà trọ, Quách Tuấn Du phải xin ở nhờ, ăn ké bạn bè, đồng hương.
          Vậy mà anh dứt khoát không cho mẹ hay, vì sợ bà buồn. Anh nói: “Từ lúc ba mất, tôi không muốn mẹ bận tâm bất kỳ điều gì đến tôi. Nỗi đau của mẹ đã quá lớn rồi nên khi gặp khó khăn, thất bại trong cuộc sống, tôi đều cắn răng chịu đựng”.
          Quách Tuấn Du nhớ rất rõ một chuyện. Lúc gia đình còn bán cơm tấm, buổi sáng khi anh đang say ngủ mẹ đã dậy sớm làm việc. Có lần mẹ anh chặt thịt gà trúng tay, máu tuôn xối xả. Giật mình thức giấc, anh chứng kiến mẹ kìm nén cơn đau, không một tiếng kêu than. Đứa con trai nhìn cảnh ấy mà rơi nước mắt. Thương mẹ, anh luôn ý thức phải kiên cường, mạnh mẽ để đương đầu với cuộc sống khó khăn.
          Quach Tuan Du thay doi nho ba lan thoat chet
          Quách Tuấn Du cùng ca sĩ Phi Nhung, nghệ sĩ Thành Lộc trong liveshow ở sân khấu Lan Anh
          Quách Tuấn Du chia sẻ, khi còn trẻ, không có được sự “giáo dục” đúng mức của gia đình nên anh “phá” lắm. Cuộc đời Quách Tuấn Du có ba tai nạn mà anh tưởng không qua khỏi, nhưng may mắn cuộc sống vẫn mỉm cười với anh: té đập đầu xuống đất khi còn bé, phỏng gas ở nhà hàng, rớt xuống sông khi đang lái ô tô.
          Háo thắng, bồng bột, lại thiếu sự chỉ dẫn, kềm cặp của cha mẹ nên anh chơi bời lêu lổng. Tuy nhiên, bạn bè, người thân vẫn luôn tin Quách Tuấn Du là người có tâm tốt, chỉ “nổi loạn” bề ngoài, sẽ đến lúc phải thay đổi.
          Và sự thay đổi đó đã đến vào năm 2010, khi anh thấy mình đã qua nhiều kiếp nạn và may mắn thoát chết nên phải trả ơn cuộc đời và phải thay đổi bản thân. Sự đổi thay này một phần cũng nhờ những chỉ dẫn, khuyên bảo của hai đàn chị: nhà biên kịch Châu Thổ và đạo diễn Việt Trinh.
          Quach Tuan Du thay doi nho ba lan thoat chet
          Quách Tuấn Du hạnh phúc bên mẹ
          Quách Tuấn Du hiện sống với mẹ trong một căn hộ nhỏ. Anh nói, cuộc đời mẹ đã bất hạnh, khổ cực lắm rồi, nên bây giờ là thời gian anh chăm sóc, lo lắng phụng dưỡng mẹ. Đi đâu anh cũng nhớ về nhà ăn tối cùng mẹ. Điều duy nhất có lẽ bà không vui là con trai chưa có một mái ấm riêng. “Tuy nhiên, mẹ rất hiểu tôi nên không thúc ép con, mẹ chấp nhận cá tính của tôi. Hơn nữa, mẹ tôi cũng có nhiều cháu nội, cháu ngoại rồi nên tôi không chịu nhiều áp lực”, Quách Tuấn Du cười với niềm vui lấp lánh trong mắt khi nhắc về mẹ.
          NGUYỄN AN KHANG
          Xem tiếp...

          ĐỊNH HƯỚNG ĐI ĐÂU? 38

          -NÓI NHƯ CON "KÉT", LÀM NHƯ CON "KẸT"!
          -QUAN "NỔ" = MỴ DÂN
          -Định hướng như ... cứt mà đòi lên "Thiên Đường".  
          -Rồi đây, lịch sử sẽ chỉ rõ công - tội!
          -Không có KTNN sẽ không có CNXH! Nhưng KTNN phải hoạt động theo KTTT.
          -Phí không khéo, sẽ làm cho "sưu cao thuế nặng", và như vậy, khác gì thời phong kiến!? 
          -Như thế đã công bằng chưa? Định hướng XHCN là như thế à!?
          -Không thể chối cãi: xã hội yếu kém phổ biến, là sai lầm của thể chế!
          -Đừng nói rằng dân không biết, chỉ tại dân chưa dám nói mà thôi!

           -------------------------------------- 
          (ĐC sưu tầm trên NET)

          Không tinh giản biên chế: Những “vòi bạch tuộc” tiếp tục bám hút tiền thuế của dân

          tinh giản biên chế
          Trong năm 2014, nhiều xã ở huyện Can Lộc (Hà Tĩnh) đã tận thu của nông dân, lập riêng một quỹ chuyên dùng để chi tiêu cho một số công tác ở địa phương. Mức huy động 350.000.000 - 1,7 tỷ đồng/xã, theo điều tra của báo Nông Nghiệp. Trong hình, một nông dân đang trộn phân urê và DAP bón cho lúa. (Ảnh: tintucnongnghiep.com)
          Nếu tham nhũng đã trở thành virut dịch bệnh thì bộ máy quản lý không khác mấy một hệ thống đã suy giảm chức năng miễn dịch. Không chỉ tham nhũng, mà lạm quyền cũng sẽ nhanh chóng phát triển như các bệnh nhiễm trùng cơ hội.

          Phần 1: Khi mối nguy đến từ lãnh đạo

          Muốn tinh giản biên chế, trước hết phải tinh giản lãnh đạo
          Trong 10 năm (2003-2013) tiến hành tinh giản, bộ máy hành chính không những không thu hẹp mà còn phình thêm 20%. Cũng trong 10 năm đó, “…tổng chi ngân sách tăng 4,9 lần, trong đó chi thường xuyên tăng 7 lần, chi đầu tư từ ngân sách tăng được 3 lần”, TS Lê Xuân Nghĩa cho hay.
          Như vậy là chi thường xuyên tăng rất lớn, trong khi chi đầu tư tăng khiêm tốn và nếu như trừ đi lạm phát thì hầu như không còn”, ông cho biết trên báo Tuổi Trẻ.
          Cuối tháng 12/2015, vấn đề tinh giản biên chế tiếp tục được nhắc lại. “Trong khi chúng ta kêu gọi tinh gin biên chế mà viên chc li tăng lên rt mnh. C nước có 55.851 đơn v s nghip, 2 triu viên chc. Bây giờ c Trung ương, c h thng chính tr có 300.000 người, chưa k công an, quân đi”, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng nói tại Hội nghị trực tuyến của Chính phủ với các tỉnh, thành.
          Tinh giản biên chế muốn đạt hiệu quả, trước hết hãy xét ở cấp lãnh đạo cấp trung ương, tức Chính phủ, Bộ, Sở.
          Ở cấp Sở, xét trường hợp của Bộ NN&PTNT. Theo Thông tư 14 của Bộ NN&PTNT, mỗi Sở NN&PTNT có số lượng Phó Giám đốc (PGĐ) quy định không quá 03 người.
          Nhưng Sở NN&PTNT tỉnh Thanh Hóa, Sở NN&PTNT tỉnh Hà Tĩnh đang có tới 7 PGĐ, Sở NN&PTNT tỉnh Nghệ An có 6 PGĐ, Sở NN&PTNT tỉnh Quảng Bình có 4 PGĐ.
          Chánh văn phòng Sở Nội vụ Thanh Hóa thừa nhận việc Sở NN&PTNT Thanh Hóa có 7 PGĐ là sai, nhưng là cái sai do quyết định của các thế hệ Thường vụ Tỉnh ủy trước. Tỉnh cam kết sẽ không bổ nhiệm thêm (!).
          PGĐ Sở Nội vụ Nghệ An cho biết, việc Sở NN&PTNT Nghệ An có 6 PGĐ là do trước sáp nhập nhiều sở với nhau. Hiện nay các sở đang sắp xếp lại (!).
          Còn đối với tỉnh Hà Tĩnh, Chánh văn phòng Sở Nội vụ Bùi Khắc Phước cho hay: Bộ gửi về nên phải bổ nhiệm (!).
          Vậy ở cấp Bộ thì sao? Theo Nghị định số 36/2012/NĐ-CP, số Thứ trưởng ở mỗi bộ không vượt quá 4 người, nhưng nhiều bộ vẫn dư vượt cấp thứ. Bộ Quốc phòng có 10 thứ trưởng. Bộ Công an, Bộ Công Thương, Bộ Tài chính, Bộ Giao thông vận tải có 7 thứ trưởng. Bộ Xây dựng, Bộ Kế hoạch và Đầu tư có 6 thứ trưởng. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Tài nguyên và Môi trường, Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội, Bộ Ngoại giao, mỗi bộ có 5 thứ trưởng.
          Ngay cả Bộ Nội vụ, bộ chịu trách nhiệm quản lý chính về nhân sự, hành chính, địa giới hành chính…, cũng “vượt rào” khi có tới 6 Thứ trưởng.
          Mục 3, Điều 3 của Nghị định 36 viết: “Số lượng Thứ trưởng ở mỗi Bộ không quá 04 người. Đối với Bộ quản lý nhà nước nhiều ngành, lĩnh vực lớn, quan trọng, phức tạp, số lượng Thứ trưởng có thể nhiều hơn 04 người do Thủ tướng Chính phủ quyết định“.
          Như vậy, việc các Bộ bị “lạm phát” cấp thứ thì trách nhiệm lại truy ngược về Chính phủ. Sự việc thành một vòng luẩn quẩn.
          “Cỗ” bày trước mặt, sao lại không “lạm quyền”?
          Theo báo Tầm Nhìn, báo Công Luận, Phó GĐ Sở NN&PTNT Thái Nguyên Bùi Tiến Chính vẫn giữ chức Chi cục trưởng Chi cục Thủy lợi và Phòng chống lụt bão tỉnh Thái Nguyên ngay cả khi đã được bổ nhiệm PGĐ. Một mình hai cương vị, ông Chính “vừa đá bóng vừa thổi còi”, một mặt ký các dự án xây dựng, gia cố đê điều… mặt khác ký các quyết định chọn nhà thầu, nghiệm thu…
          Trong năm 2014, Chi Cục Thủy lợi Thái Nguyên đã đóng vai trò chủ đầu tư đối với hàng loạt dự án có tổng giá trị lên tới gần 50 tỷ đồng.
          Phó giám đốc Sở NN&PTNT Hà Nội Phan Minh Nguyệt được bổ nhiệm từ năm 2014, tới 2015 mới phát hiện ra một loạt tội danh từ khi còn giữ chức Chủ tịch Hội đồng thành viên, Tổng giám đốc một doanh nghiệp thuộc Sở Nông nghiệp thành phố, theo Việt Nam Net. Từ 2011-2013, ông Nguyệt đã thu bất chính khoảng 25 tỷ đồng, đồng thời bỏ ngoài sổ sách 18 tỷ đồng.
          Nói về quyết định bổ nhiệm năm 2014, Phó Ban Tuyên giáo Thành ủy Hà Nội Phan Đăng Long giải thích: “Do chưa phát hiện được sai phạm nên vẫn bổ nhiệm […]“.
          Tháng 8/2015, Giám đốc Sở Thông tin và Truyền thông tỉnh Phú Yên Lê Thanh Phương bị cách chức vì cố ý làm trái nguyên tắc tài chính gây thất thoát hơn 1 tỉ đồng, lãng phí hơn 320 triệu đồng. Trong đó, ông Phương đã thông đồng “rút ruột” dự án 268 triệu đồng.
          Ngoài ra, ông Phương chỉ đạo nhân viên cấp dưới lập khống, hợp thức hóa nhiều chứng từ để thanh toán sai thực tế hơn 240 triệu đồng; để một số nhân viên của Trung tâm Tích hợp dữ liệu Phú Yên tự ý nâng khống thanh toán, chiếm đoạt hơn 620 triệu đồng, theo báo Người Lao Động.
          Trong vụ sai phạm tại tòa nhà 8B Lê Trực, hai cá nhân nắm chức vụ cao nhất bị thanh tra TP quy trách nhiệm đều đã về hưu, gồm ông Nguyễn Quốc Tuấn – Phó giám đốc Sở Xây dựng và bà Lê Thị Nhung – trưởng phòng Quản lý cấp phép, Sở xây dựng.
          Không tinh giản, tinh giản không hiệu quả, thậm chí càng tinh giản càng phình to với tình trạng “lạm phát” lãnh đạo thì đó là cái nguy đối với hệ thống.
          Bởi vì bộ máy nhân sự đó không chỉ dư thừa mà còn sách nhiễu, không chỉ chi tiêu tốn ngân sách mà còn lạm quyền. Hệ thống đó như những “vòi bạch tuộc”, một bên cắm vào ngân sách của tỉnh, của trung ương, một bên tiếp tục theo các cấp hành chính từ tỉnh, huyện, xã… găm vào từng đơn vị quản lý hành chính nhỏ nhất để rồi tiếp tục lũng đoạn tài nguyên qua đủ loại thuế, phí từ dân chúng, doanh nghiệp.
          Báo Người Lao Động cho hay, trong một thống kê về tình hình tham nhũng nội bộ hồi năm 2005, Ban Nội chính TW đã dẫn một phát biểu của Tổng bí thư Lê Khả Phiêu: “Tham nhũng ở nước ta là do cả cơ chế lẫn con người”.
          Phan A

          Không tinh giản biên chế: Những “vòi bạch tuộc” tiếp tục bám hút tiền thuế của dân (P2)

          tinh giản biên chế
          Một trong số hàng chục cây cầu tại Quảng Trị chỉ xây được mố cầu và dầm bêtông rồi... dừng. (Nguồn: laodong.com.vn)
          Nếu tham nhũng đã trở thành virut dịch bệnh thì bộ máy quản lý không khác mấy một hệ thống đã suy giảm chức năng miễn dịch. Không chỉ tham nhũng, mà lạm quyền cũng sẽ nhanh chóng phát triển như các bệnh nhiễm trùng cơ hội.

          Phần 2: Sự tiếp tay của cơ chế

          Cơ chế ‘xin-cho’
          Cơ chế ‘xin-cho’ hiểu nôm na là Nhà nước có một định lượng chỉ tiêu dự án kinh tế, xã hội, nguồn vốn đầu tư, được giao về hàng năm cho các ban, ngành, tỉnh. Tháng 11/2015 vừa qua, dự án Quốc lộ 1A dư 14.000 tỷ đồng khiến các địa phương đua nhau xin dự án.
          GS Trần Phương cho hay ‘xin-cho’ là sản phẩm của cơ chế kế hoạch hóa tập trung, thậm chí đồng nhất với cơ chế này, do đó mà được gọi là cơ chế  ‘xin-cho’, theo Vneconomy.
          Trên báo Lao động, TS Nguyễn Quang A viết: “Trong khoa học kinh tế (và có lẽ trong các khoa học xã hội khác) không có cái gọi là “cơ chế xin-cho”. Nó là thuần Việt. Chưa có ai định nghĩa cơ chế này một cách tường minh. Người ta thường hiểu là: “bên xin” (thường là cấp dưới, người dân, hay doanh nghiệp) xin “bên cho” (thường là cấp trên, các cơ quan nhà nước) cái gì đó mà “bên cho” có quyền quản lý (có thể lại là một “cơ chế” nào đó mà địa phương xin trung ương chẳng hạn, có thể là quyền kinh doanh, tài nguyên hay nguồn lực gì đó) và bên cho có thể cho hay không cho”.
          Nên tồn tại cơ chế ‘xin-cho’ rồi, lại tiếp tục làm nảy sinh nhiều chi phí bất hợp lý khác, như chi phí “vẽ” dự án, chi phí đi xin, chi phí duyệt cho…  tóm lại là cơ chế đi cửa sau. Khi đã đi cửa sau được thì doanh nghiệp còn “sợ” gì mà không có những sai phạm.
          ‘Nước đục, cò cũng béo’
          Trên chuyên trang Người đồng hành, ông Trần Ngọc Hùng, Chủ tịch Tổng hội Xây dựng Việt Nam cho rằng nếu thành phố có quy hoạch phân khu, chi tiết thì không còn những hiện tượng như câu chuyện nhà 8B Lê Trực. Những sai phạm nghiêm trọng trong xây dựng tại tòa nhà số 8B Lê Trực (phường Điện Biên, quận Ba Đình, Hà Nội) bao gồm lấn khoảng không, xây cao vượt 16 m (tương đương 5 tầng), làm tăng diện tích sàn (vượt 6.126 m2) ngay giữa quận trung tâm.
          Cũng theo trang Người đồng hành, cơ chế xin-cho kết hợp với tư duy nhiệm kỳ (hay còn gọi là “hoàng hôn nhiệm kỳ”) là một trong những nguyên nhân chủ yếu dẫn tới những nhà máy bỏ hoang, ký túc xá sinh viên không có người ở – tức vừa gây thâm hụt, vừa gây lãng phí ngân sách.
          Chủ tịch UBND tỉnh, Giám đốc Sở… trước khi “hạ cánh”, trước khi về hưu, càng phải làm đơn xin dự án để tiền kịp giải ngân. Khi vốn rót về hết, quan chức cũng về, công trình bỏ hoang gây lãng phí hàng nghìn tỷ đồng.
          Hiện ở tại tỉnh Quảng Trị có hàng chục cây cầu được khởi công xây dựng từ năm 2011 nhưng tới nay mới chỉ làm được phần trụ cầu, mố cầu… rồi bỏ để han gỉ. Lý do là đang xây thì trung ương ngừng rót vốn, dù số vốn đã được đưa về địa phương lên đến hàng trăm tỷ đồng.
          Tại Quảng Nam, Tiền Giang, Bình Phước…, nhiều tỷ đồng ngân sách đã được duyệt chi cho những quan chức sắp về hưu sang nước ngoài để khảo sát, học tập kinh nghiệm làm du lịch, làm xổ số.  “Mỗi đoàn đi nước ngoài mất một chiếc ôtô” (tương đương 700-800 triệu đồng), Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng cho hay, theo Vnexpress. Nhưng chỉ trong một năm 2015, số lượng các đoàn đi công tác nước ngoài trên cả nước đã lên tới con số 2.105.




          Danh sách các quan chức sắp về hưu của tỉnh Quảng Nam đi Nam Phi học tập kinh nghiệm du lịch, tháng 8/2015. (Nguồn: motthegioi.vn)
          Danh sách các quan chức sắp về hưu của tỉnh Quảng Nam đi Nam Phi học tập kinh nghiệm du lịch, tháng 8/2015. (Nguồn: motthegioi.vn)

          TS Nguyễn Sĩ Dũng, Phó Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội cho rằng cơ chế ‘xin-cho’ làm méo mó việc phân bổ nguồn lực.
          Rõ ràng nếu có cơ hội để xin thì ai cũng sẽ cố gắng xin cả. Xin không phải lúc nào cũng được, nhưng không xin thì không bao giờ được. Muốn xin thì buộc người ta phải “vẽ” ra dự án. Mà như vậy thì cơ chế xin-cho, tự nó đã làm cho việc phân bổ nguồn lực bị méo mó…”, TS Nguyễn Sĩ Dũng trao đổi với báo Tiền Phong.
          Thực tế, theo đà của cơ chế ‘xin-cho’, các đơn vị hành chính của tỉnh cũng đều cố gắng ‘xin’ cấp vốn từ xây nhà hành chính đến quảng trường tượng đài, xin từ dự án trường học tới tiền trả lương cho giáo viên. Trong vụ việc “vỡ ngân sách” do chi tiêu quá đà của TP Cà MauThành ủy Bạc Liêu, tỉnh Cà Mau và thành phố Bạc Liêu lại ứng ngân sách để chi lương và kinh phí hoạt động, yêu cầu hẹn ngày hoàn trả…
          Phan A 

          Không tinh giản biên chế: Những “vòi bạch tuộc” tiếp tục bám hút tiền thuế của dân (P3)

          tinh giản biên chế
          Tận thu thuế để bù chi tiêu công lãng phí không chỉ làm doanh nghiệp suy yếu và người dân nghèo đói, mà còn lấy đi cơ hội phát triển của những thế hệ tương lai. Bức ảnh: Hai thế hệ. (Ảnh: Rehahn Photography)
          Một năm mỗi nông dân chỉ thu nhập vỏn vẹn 2,5 triệu đồng, nhưng một tối kỷ niệm 120 năm ngày thành lập tỉnh đã chi đến hơn 5 tỷ đồng. Do đó, nếu nhắc lại câu hỏi vì sao tinh giản biên chế hơn 10 năm nhưng bộ máy đó thậm chí còn phình to hơn, hãy xét tới “thói quen” bội chi và tận thu mà bộ máy đó đã duy trì qua nhiều năm nay, với mức độ khủng khiếp như trên.

          Phần 3: “Không ai muốn giảm biên chế cả”

          Bộ máy ‘ngốn’ ngân sách khổng lồ
          Theo Trung tâm Thông tin và dự báo KT-XH Quốc gia, năm 2013, Chính phủ bội chi, vượt 110.153 tỷ đồng (tương đương 11,3%) trong khi thu chỉ vượt 12.348 tỷ đồng (tương đương 1,5%), tức chi gấp 8,9 lần thu.
          Năm 2014, bội chi ngân sách cả năm vào khoảng 153,9 nghìn tỷ đồng.
          Năm 2015 chưa có công bố chính thức. Dự toán Ngân sách nhà nước với tổng số thu là 921,1 nghìn tỷ đồng, tổng chi ngân sách nhà nước là 1.147,1 nghìn tỷ đồng. Mức bội chi là 226 nghìn tỷ đồng, tương đương 5% GDP. Chi đầu tư phát triển chỉ chiếm 17%. Chi thường xuyên chiếm tới 67%.
          Năm 2016, dự toán tổng thu ngân sách nhà nước là 1.014,5 nghìn tỷ đồng, dự toán tổng chi 1.273,2 nghìn tỷ đồng. Kế hoạch bội chi ở mức 4,95% GDP, tương đương 254.000 tỷ đồng – tăng 28.000 tỷ đồng so với năm 2015. Trong đó, chi thường xuyên chiếm tới 65%, chi đầu tư phát triển chỉ chiếm 20%.
          Cần chú ý rằng chi thường xuyên bao gồm các khoản chi lương cho khối nhà nước, học bổng, mua sắm, sửa chữa công trình và dịch vụ công của các ngành, tức là chi không hoàn lại. Điều này khác với chi đầu tư phát triển.
          Năm 2013, dư luận từng nóng lên trước thông tin 1 phút họp của các đại biểu tại hội trường tiêu tốn 2 triệu đồng ngân sách; bình quân một ngày họp mất 1 tỷ đồng. Tương tự, thông tin gần 40.000 xe ô tô công tiêu tốn 12.800 tỷ đồng ngân sách một năm công bố hồi cuối năm 2015 cũng khiến cộng đồng sửng sốt về mức độ tốn kém của chi tiêu công.
          Tháng 10/2015, Bộ trưởng Bộ Tài chính Bùi Quang Vinh cho biết ngân sách nhà nước năm 2015 là 255.750 tỷ đồng, nhưng trong đó chi cho ngân sách địa phương là 131.500 tỷ đồng. Ngân sách trung ương còn lại là 154.000 tỷ đồng, trừ đi vốn nước ngoài và các khoản chi khác thì còn 45.000 tỷ đồng.
          Kinh phí tổ chức đại lễ 2/9 với cuộc diễu hành khổng lồ của 30.000 người trong năm 2015 hiện vẫn chưa được công bố. Chỉ riêng tỉnh Bắc Giang, kinh phí tổ chức lễ kỷ niệm 120 năm thành lập tỉnh cho một tối ngày 9/10/2015 là hơn 5 tỷ đồng.


          “Cả nước ngân sách Trung ương chỉ còn 45.000 tỷ đồng. Với mức này không biết để làm cái gì, chưa nói để trả nợ với các thứ. Cho nên gần như không có tiền để làm gì cả” - Bộ trưởng Vinh nói. (Đồ họa: VNnews07)
          “Cả nước ngân sách Trung ương chỉ còn 45.000 tỷ đồng. Với mức này không biết để làm cái gì, chưa nói để trả nợ với các thứ. Cho nên gần như không có tiền để làm gì cả” – Bộ trưởng Vinh nói. (Đồ họa: VNnews0
           
          Thuế: vắt kiệt, tận thu

          Chi như thế, vậy thu bao gồm những khoản nào? Tỷ lệ ra sao?
          Nguồn thu ngân sách bao gồm thu nội địa (chủ yếu là thuế, phí, lệ phí từ doanh nghiệp và cá nhân), dầu thô, cân đối xuất nhập khẩu và viện trợ.
          Theo dự toán ngân sách trong hai năm gần nhất, năm 2015 và 2016, thu nội địa (chủ yếu là thuế, phí, lệ phí từ doanh nghiệp và cá nhân) đều chiếm hơn 2/3 tổng nguồn thu. Năm 2015, 70% tổng thu đến từ thuế, phí, lệ phí. 30% đến từ dầu thô, từ cân đối xuất nhập khẩu và viện trợ. Sang năm 2016, thu nội địa dự kiến sẽ tăng lên đến 77,4%, do tăng tổng thu mà các khoản thu từ dầu thô, cân đối xuất nhập khẩu và viện trợ lại giảm.
          Nhận định về tỷ lệ thuế, phí tại Việt Nam, tại Diễn đàn kinh tế mùa xuân 2015, PGS.TS Trần Đình Thiên – Viện trưởng Viện kinh tế Việt Nam cho biết, những chính sách bảo hộ và thuế chồng lên thuế đang khiến mỗi người dân Việt Nam gánh chịu tỷ lệ thuế phí/GDP cao gấp từ 1,4 đến 3 lần so với các nước khác trong khu vực.
          Trung bình trong giai đoạn 2007-2012, tỷ lệ thuế và phí của Việt Nam là 21,6% GDP, trong khi Trung Quốc là 17,3%, Thái Lan và Malaysia là 15,5%, Indonesia là 12,1% và Ấn Độ chỉ là 7,8%, theo Trí thức trẻ.
          Trong khi đó, thu nhập bình quân tính theo đầu người Việt Nam (GDP/người) năm 2015 là 2.109 USD. Mức thu nhập này thấp hơn Singapore 44 lần (92.632 USD), thấp hơn Malaysia hơn 14 lần (30.317 USD), nhỏ hơn Thái Lan 4,4 lần (9.311 USD), và thấp hơn gần 5 lần so với mức GDP/người trung bình của toàn thế giới.


          Theo tính toán của chuyên viên kinh tế Nguyễn Văn Sơn, thu nhập của nông dân ĐBSCL năm 2011 chỉ 200.000 đồng/người/tháng, tức 2,4 triệu đồng/người/năm. (Ảnh: Liêu Thái)Thu nhập của nông dân ĐBSCL năm 2011 chỉ 200.000 đồng/người/tháng, tức 2,4 triệu đồng/người/năm, theo ông Nguyễn Văn Sơn. (Ảnh: Liêu Thái)

          Theo số liệu Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn công bố tháng 3/2014, thu nhập bình quân của người dân nông thôn năm 2013 ước đạt khoảng gần 20 triệu đồng/năm, tương đương khoảng 1,67 triệu đồng/người/tháng, hoặc 55.000 đồng/người/ngày.
          Nhưng theo tính toán của ông Nguyễn Văn Sơn – chuyên viên kinh tế thuộc Trung tâm nghiên cứu Phát triển ĐBSCL trên Việt Nam Net, thu nhập của nông dân ĐBSCL năm 2011 chỉ 200.000 đồng/người/tháng, tức 2,4 triệu đồng/người/năm.
          Một hạt cà phê của nông dân tỉnh Đắk Lắk phải “gánh” 17 khoản thu do công ty cà phê đặt ra, theo báo Người lao động tháng 9/2015. Một hạt thóc phải “cõng” hơn 100 khoản đóng góp; các loại phí chiếm tới 1/4 chi phí nuôi một con heo từ khi là con giống đến khi xuất chuồng, Viện Thị trường và Giá cả (Bộ Tài chính) nhận định.
          Bà Nguyễn Thị Hằng – Phó Chủ tịch kiêm Tổng Thư ký Hội Nuôi ong Việt Nam từng cho biết để vận chuyển ra khỏi huyện khoảng 45.000 tấn mật ong, phải cần tới 225.000 giấy phép kiểm dịch. “Nếu một ngày cấp phép 1 lần, phải mất 616 năm mới cấp hết số giấy phép trên…”, bà Hằng nói trên Tiền Phong.
          Theo báo Người Lao Động, một khảo sát công bố hồi tháng 8/2015, 32% doanh nghiệp phải trả phí “bôi trơn” cho cán bộ thuế để được nộp thuế. Chuyên gia kinh tế Phạm Chi Lan cho hay, theo một khảo sát của Ngân hàng Thế giới, chi phí mà DN Việt Nam phải trả cho các khoản phí và thuế chiếm tới 40,8% tổng số lợi nhuận, trong đó có rất nhiều loại thuế, phí không thể kiểm soát được. Tiền “bôi trơn” của DN Việt Nam chiếm 0,72-1,02 lần lợi nhuận.


          DN làm ra 1 đồng lợi nhuận thì họ phải đóng ít nhất 0,72 đồng, thậm chí vượt thêm 0,2 đồng lợi nhuận vì những phí tham nhũng, bôi trơn. Kinh doanh lỗ, không còn tiền đầu tư là vì đây. (Hình biếm họa/Sưu tầm)
          DN làm ra 1 đồng lợi nhuận thì họ phải đóng ít nhất 0,72 đồng, thậm chí vượt thêm 0,2 đồng lợi nhuận vì những phí tham nhũng, bôi trơn. Kinh doanh lỗ, không còn tiền đầu tư là vì đây. (Ảnh minh họa/Sưu tầm)

          Thuế phải trên tinh thần nuôi dưỡng nguồn thu chứ không phải chỉ vắt kiệt khả năng đóng góp của doanh nghiệp và người dân. Thuế phí tăng cao thể hiện nguồn thu ngân sách đang khó khăn, cũng như là do nợ công tăng cao và thâm hụt ngân sách nặng nề – bà Lan cho biết trên Báo Đất Việt.
          Mà về lâu dài, nợ càng thêm nợ. “Bởi vì các doanh nghiệp và người dân không còn sức để đóng thuế, không làm ăn có lời được nữa thì lấy đâu tiền mà đóng?” – chuyên gia kinh tế nói.
          Nhưng, trở ngược lại, thì khả năng tận thu thuế và sức hấp dẫn của việc lạm dụng ngân sách cho đến lúc này chẳng phải vẫn là một trong những lý do chính khiến bộ máy khổng lồ ấy vẫn duy trì và không ai muốn giảm biên chế cả hay sao?
          Đón đọc: Phần 4 – Vì sao “vòi bạch tuộc” không bị chặt đứt?
          Phan A

          Không tinh giản biên chế: Những “vòi bạch tuộc” tiếp tục bám hút tiền thuế của dân (P4)

          tinh giản biên chế
          Trân trọng lao động, trân trọng con người là điều mà bất cứ bộ máy chính phủ nào cũng cần nhận thức rõ để đảm bảo tính bền vững cho quốc gia, thay vì không ngừng áp đặt, tận thu thuế, phí bù đắp chi tiêu công. (Ảnh minh họa/Réhahn Photography)

          Tóm tắt bài viết

          Trong phần 1, vấn đề cần tinh giản bộ máy hành chính được nhìn nhận từ góc độ dư thừa lãnh đạo, tình trạng tham nhũng ở cấp lãnh đạo.
          Mặt trái của bộ máy nhân sự này lại được phương thức quản lý dự án “xin-cho” kiểu tập trung bao cấp “tạo điều kiện”, khiến hàng nghìn tỷ đồng ngân sách tiêu pha lãng phí, tham nhũng được hợp thức hóa theo các chương trình xin cấp vốn đầu tư (phần 2).
          Phần 3 chỉ ra tình trạng bội chi ngân sách và tận thu thuế với những “vòi bạch tuộc” hành chính bám sâu, nhũng nhiễu doanh nghiệp và người dân.
          Phần kết sẽ trả lời cho câu hỏi: Vì sao việc tinh giản biên chế liên tục thất bại trong suốt hơn 10 năm qua?

          Phần 4: Vì sao “vòi bạch tuộc” không bị chặt đứt?

          Việt Nam đã chịu thâm hụt ngân sách cao tích tụ hàng chục năm. Nhưng dự toán chi thường xuyên cho bộ máy công năm 2016 vẫn chiếm 2/3 tổng chi ngân sách. Điều đó cho thấy tư duy chi ngân sách nhà nước của bộ máy này vẫn vậy, dù vẫn hô hào tinh giản biên chế hơn 10 năm qua. 
          Vậy thì vì sao “vòi bạch tuộc” không bị chặt đứt?
          Câu trả lời quay trở lại về khả năng tham nhũng trong bộ máy, với những cơ chế nhiều khe hở được tồn tại nhiều năm và tình trạng “nới cửa” để cùng nhau tham nhũng, như đã đề cập đến trong phần 1 và 2.
          Không phải chỉ sau câu phát biểu của đại biểu Quốc hội Trần Trọng Dực hồi năm ngoái: “Để đỗ được công chức ở Hà Nội phải mất không dưới 100 triệu đồng”, thì những móc xích trong bộ máy hành chính mới được biết đến.
          Năm 2014, Bộ Công Thương ồn ào với vụ gian lận thi công chức khi những thí sinh trúng tuyển là con, cháu của các lãnh đạo ngành Công Thương. “Vậy Cục Quản lý thị trường tổ chức thi làm gì khi biết trước người đỗ?” là câu hỏi không chỉ của một thí sinh tự do bị trượt trong kỳ thi trên đặt ra. Đó là câu hỏi chung của nhiều người đối với hệ thống công chức tuy tốn kém tiền thuế dân, mà đằng sau lại là đục khoét, cơ hội với tấm màn minh bạch được kéo căng.
          Đã “chạy” rồi thì vào được là phải “gỡ”. Công chức khởi đầu cũng chỉ là người dân bình thường đi làm với tư tưởng ấy, để rồi nó thành cái nạn đạo đức của toàn xã hội.
          Vậy nguồn “gỡ” là từ đâu? Vẫn là từ ngân sách và sách nhiễu người dân, doanh nghiệp. Dây chuyền này vận hành theo đúng kiểu “cá lớn nuốt cá bé” mà thiệt hại cuối cùng là người lao động khi “chi phí bôi trơn” được chia vào thuế, phí, giá tiêu dùng (điện, nước, xăng dầu, hàng hóa). Một mặt chịu thuế phí, một mặt tiếp tục phải trả những “khoản tiền không tên” mỗi khi bước chân vào cơ quan công.
          Lớn như tầm thanh tra chính phủ – năm 2014, Nguyên Tổng thanh tra chính phủ Trần Văn Truyền bị “khui” ra khối “tài sản nổi” tính sơ là 6 bất động sản (3 nhà đất ở Bến Tre và 3 nhà đất ở Sài Gòn), trị giá hàng chục triệu USD.
          Nhỏ như tầm cấp xã, tháng 12/2015, hàng chục hộ nghèo ở xã Nhơn Sơn, huyện Ninh Sơn bị xã “ép” mua những con bò già, ốm yếu, bị gãy sừng, mòn răng… Giá mỗi con bò là 20 triệu đồng. Nhà nước hỗ trợ 5 triệu, người dân vay thêm 15 triệu. Người dân ý kiến thì ông Phó Chủ tịch Đạo Văn Sói hù dọa “nếu không bắt về sẽ chuyển nguồn hỗ trợ và vốn vay cho người khác”, theo VOV.
          Ngày 9/1/2016, Nguyễn Tường Duy (SN 1968) – nhân viên tại Cục Hải quan TP HCM bị bắt khẩn cấp vì hành vi “Lợi dụng chức vụ quyền hạn khi thi hành công vụ”. Chỉ trong 5 ngày đi du lịch Trung Quốc, ông Duy – một nhân viên hải quan bình thường đã nhận hơn 60 phong bì với tổng số tiền gần 1 tỷ đồng được gửi đến nhà.
          Tinh giản biên chế liên tục thất bại trong suốt hơn 10 năm qua còn bởi không ai trong bộ máy khổng lồ ấy muốn giảm biên chế cả.
          Có một sự việc mà bà Phạm Chi Lan đã chỉ ra như sau: Năm 2015, cơ quan quản lý muốn đánh thuế với các hộ kinh doanh gia đình giống như với doanh nghiệp nhỏ và vừa.
          Trước đó, thủ tục hành chính trong ngành thuế vừa giảm từ 872 giờ xuống còn 171 giờ nộp thuế. Điều này “chắc chắn phải cắt giảm được biết bao công chức trong ngành thuế”, bà Lan nói.
          Nhưng tôi ngờ rằng giảm được giờ nộp thuế cho doanh nghiệp lại tính chuyện đi thu thuế của các hộ gia đình – tức là họ vẫn muốn nuôi bộ máy thuế khổng lồ hiện nay.
          Nhưng theo cách đó thì tất cả những cải cách hành chính thất bại. Một trong những nguyên nhân lâu nay chậm trễ và không đạt được kết quả bao nhiêu cũng là vì cả bộ máy khổng lồ vẫn muốn duy trì cả và không ai muốn giảm biên chế”, chuyên gia kinh tế nhận định.
          Một chuyện khác mà ông Nguyễn Đình Quyền – Phó chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp từng nêu trên Việt Nam Net: “Theo quy trình hiện nay, tinh giản biên chế không dễ dàng chút nào cả. Tôi đã làm vụ trưởng, tôi chỉ cần 2 vụ phó thôi nhưng ông thủ trưởng của tôi nói tôi phải cần 4 vụ phó. Tôi chưa cần lấy thêm người, ông thủ trưởng tôi đã bảo phải lấy thêm…”.
          Theo đó, trong hơn 10 năm qua, từ Chính phủ, Bộ, Sở tới cấp tỉnh, huyện, xã, bộ máy cứ ngày càng phình to. Bổ nhiệm đúng “quy trình”, để rồi bộ máy đó cùng bàn tròn rút thêm tiền công, rồi lại thống nhất thông qua các khoản thuế, phí mới. Đó là lạm quyền để tham nhũng công khai.
          Các chuyên gia kinh tế đã nói nhiều đến vấn đề cắt giảm chi tiêu công. Nhưng khi những sân vận động cả trăm tỷ bỏ không, tượng đài hàng trăm tỷ, nhà văn hóa tiền tỷ dù biết đóng cửa nhưng vẫn xây, thì đó là thể chế có vấn đề.
          Do đó, tinh giản biên chế không chỉ là việc sắp xếp lại lao động trong các đơn vị hành chính công quyền, sa thải bớt viên chức thường thường để giảm chi lương. Đó là việc chặn đứng tham nhũng, đặt cơ chế giám sát để xóa bỏ lạm quyền, là thông qua tinh giản để nhân sự trở thành đội ngũ tinh hoa (elite) thực sự, thay vì chỉ đơn giản là giảm cơ học về số lượng trong khi những “vòi bạch tuộc” vẫn không ngừng vươn xuống từ trên.
          Còn nếu không thực hiện được những điều đó, thì những tuyên bố tinh giản biên chế phát ra từ bộ máy đó chỉ là những lời chiếu lệ mà thôi.
          Phan A

          Bộ LĐ-TB-XH: 10 năm chưa phát hiện vụ việc nào có dấu hiệu tham nhũng

          tham nhung tang qua
          Ảnh minh họa. (Internet)
          Qua tự kiểm tra từ năm 2006 đến 2015, Bộ Lao động – Thương binh & Xã hội chưa phát hiện vụ việc nào có dấu hiệu tham nhũng và quan chức nhận quà tặng sai quy định.
          Theo báo Vnexpress đưa tin, ông Nguyễn Tiến Tùng – Chánh thanh tra kiêm Phó trưởng Ban chỉ đạo Phòng chống tham nhũng Bộ Lao động cho biết, từ năm 2006 đến 2015, đơn vị này đã tổ chức 42 cuộc thanh tra hành chính đối với đơn vị và 3 cuộc kiểm tra trách nhiệm đối với lãnh đạo.
          Trong quá trình kiểm tra, Bộ ‘chưa phát hiện được vụ việc nào có dấu hiệu tham nhũng’, theo đó, ‘không có thiệt hại do tham nhũng gây ra và không có tài sản tham nhũng được thu hồi’. Kết quả thanh tra cũng cho thấy ‘không có trường hợp người đứng đầu nào phải xem xét, xử lý trách nhiệm vì để xảy ra tham nhũng’.
          Về việc tặng, nhận quà và trả lại quà tặng, ông Tùng cho biết, tổng hợp báo cáo các đơn vị cho thấy chưa xảy ra tình trạng sử dụng tài sản công, tặng quà, nhận quà sai quy định. Trong 100% quan chức thuộc đối tượng phải kê khai tài sản đã tiến hành kê khai và công khai, chưa có cá nhân nào thuộc thẩm quyền Bộ phải giải trình về việc kê khai tài sản, thu nhập.
          Kết quả thanh tra trong 10 năm từ 2006 đến 2015 tại Bộ Lao động – Thương binh & Xã hội không khiến dư luận quá bất ngờ khi trước đó, một loạt các báo cáo thanh tra của các tỉnh thành như Hà Nội, Sài Gòn trong năm 2015 đều cho thấy, “không phát hiện được trường hợp tham nhũng nào”, hay tại các địa phương như Đà Nẵng, Khánh Hòa, Quảng Bình, kết quả báo cáo thanh tra cho biết trong 10 năm qua không có công chức nào nhận quà.




          tham nhung tang qua
          Rất nhiều các tỉnh thành có kết quả thanh tra “qua 10 năm, không phát hiện tham nhũng”. (Ảnh minh họa/Internet)

          Mới đây, công tác thanh tra phòng, chống tham nhũng trong 10 năm từ 2006-2015 tại Quảng Ngãi lại gây bất ngờ với kết quả báo cáo cho thấy, địa phương này có 110 vụ tham nhũng với số người liên quan đến tham nhũng là 44 người. Các TAND trong tỉnh đã tiếp nhận thụ lý 42 vụ với 97 bị can, trong đó đã xét xử 37 vụ, 84 bị cáo, chuyển nơi khác xét xử 4 vụ, 11 bị cáo. Tổng số vụ việc tham nhũng đã được xử lý hành chính là 6 vụ, với 145 người, theo thông tin trên báo Quảng Ngãi.
          Các vụ tham nhũng trên đã gây thiệt hại cho ngân sách Nhà nước hơn 11,7 tỷ đồng và 192.439 m2 đất. Đến nay, số tài sản tham nhũng đã được thu hồi là hơn 7 tỷ đồng.
          Các kết quả từ báo cáo thanh tra này làm dấy lên nhiều nghi ngại của dư luận về tính chính xác bởi theo chỉ số nhận thức tham nhũng do Tổ chức Minh bạch thế giới công bố dựa trên ý kiến chuyên gia toàn thế giới về tham nhũng trong lĩnh vực công, năm 2014, Việt Nam xếp hạng 119/174 nước với 31 điểm.
          Thứ hạng này khiến Chủ tịch nước Trương Tấn Sang trong buổi chất vấn tiếp xúc với cử tri ngày 5/12 tại Sài Gòn đã phải nói: “Buồn, xấu hổ, nhục lắm… Bê bối quá, không chấp nhận được”, theo báo Vnexpress.
          Tính xác thực của các báo cáo thanh tra nội bộ trên còn bị nghi vấn nhiều hơn khi chỉ 1 tháng sau khi có kết quả thanh tra tại Sài Gòn, một quan chức hoạt động trong lĩnh vực hải quan của thành phố đã khiến báo chí và dư luận xôn xao với thông tin chỉ trong 5 ngày đi du lịch Trung Quốc, quan chức này đã nhận hơn 60 phong bì với tổng số tiền gần 1 tỷ đồng được gửi đến nhà.
          Sáng ngày 9/12/2015, tại phiên thảo luận kỳ họp thứ 20 HĐND TPHCM, Phó Chánh thanh tra TP, bà Nguyễn Thị Ngọc Nga cho biết: “9 tháng đầu năm 2015 qua công tác thanh tra, chưa phát hiện trường hợp tham nhũng nào…; kiểm tra xử lý nội bộ cũng không phát hiện trường hợp tham nhũng nào”.
          Bà Nga cho hay, trong 9 tháng đầu năm 2015, thành phố đã tổ chức 176 cuộc thanh tra, phát hiện 80/341 đơn vị có sai phạm, chủ yếu là sai phạm về kinh tế nhưng chưa phát hiện các hành vi tham nhũng.
          Tuy nhiên, chỉ 1 tháng sau khi công bố kết luận thanh tra trên, sáng ngày 9/1, cơ quan an ninh đã bắt giữ ông Nguyễn Tường Duy (SN 1968) – quan chức tại Cục Hải quan TPHCM ngay khi người này vừa đáp chuyến bay sau 5 ngày đi du lịch Trung Quốc về sân bay Tân Sơn Nhất. Lực lượng chức năng khám xét nhà ông Duy và phát hiện hơn 60 phong bì, bên trong có chứa tổng cộng gần 1 tỷ đồng. Cơ quan chức năng xác định có khoảng 200 doanh nghiệp bị buộc phải chi tiền cho ông Duy.
          Việc không phát hiện ra trường hợp tham nhũng hay quan chức nhận quà trong các cơ quan nhà nước tại các tỉnh thành trên được lý giải là do tình hình, phương thức, hành vi tham nhũng diễn ra ngày càng tinh vi, phức tạp,… rất khó phát hiện.
          Hòa An tổng hợp

          Nhiều doanh nghiệp bức xúc với giấy giới thiệu xin “tiền hỗ trợ” Tết của công an xã

          Giấy giới thiệu cử công an viên tới doanh nghiệp “xin tiền”  - (Ảnh: nguoiduatin.vn)
          Giấy giới thiệu cử công an viên tới doanh nghiệp “xin tiền” - (Ảnh: nguoiduatin.vn)
          Trong những ngày cận kề Tết Nguyên đán, nhiều doanh nghiệp trên địa bàn xã An Đồng (huyện An Dương, TP Hải Phòng) bức xúc khi nhận được “giấy giới thiệu” từ công an xã, xin hỗ trợ kinh phí để phục vụ công tác giữ an ninh trật tự xã hội dịp Tết với số tiền 1 triệu đồng/doanh nghiệp.
          Theo nội dung, giấy giới thiệu do ông Nguyễn Hữu Tạo – Trưởng công an xã An Đồng ký với lý do xin “tiền hỗ trợ” để phục vụ an ninh trật tự an toàn xã hội Tết Nguyên đán Bính Thân 2016 với số tiền là 1 triệu đồng.
          Hình ảnh giấy giới thiệu này trước đó cũng được lan truyền nhanh chóng trên mạng xã hội Facebook, gây dư luận không tốt.
          Theo báo Tuổi Trẻ, nhiều doanh nghiệp đóng trên địa bàn xã An Đông rất bức xúc khi thấy công an xã cầm giấy giới thiệu trên để tới “xin” tiền với mức 1 triệu đồng/doanh nghiệp, giấy giới thiệu được ký vào ngày 20/1.
          Liên quan tới vụ việc này, Phó trưởng công an huyện An Dương cho rằng phía công an huyện không có chủ trương và cũng không cho phép công an các xã đến doanh nghiệp xin tiền như trên.
          Vào ngày 22/1, công an huyên An Dương đã về xã kiểm tra và yêu cầu thu hồi lại giấy giới thiệu trên.
          Phó công an huyện An Dương cho biết rằng công an xã chưa thu tiền của đơn vị nào và công an huyện đã yêu cầu cấp dưới “rút kinh nghiệm, kiểm điểm nghiêm túc”, trong tháng này Trưởng công an xã An Đồng (người ký giấy giới thiệu) cũng nghỉ hưu theo quy định.
          Hiện các cơ quan chức năng tiếp tục làm rõ, xử lý vụ việc.
          Từ Ân tổng hợp
          Xem tiếp...

          TÁC PHẨM BẤT HỦ 1

          (ĐC sưu tầm trên NET)
          XEM PHIM:
          http://365phim.net/xem-phim/thang-gu-nha-tho-duc-ba.45955.html

          Thằng gù nhà thờ Đức Bà (phim 1996)

          Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
          Thằng gù nhà thờ Đức Bà

          Áp phích phim vẽ bởi John Alvin
          Thông tin phim
          Đạo diễn Gary Trousdale
          Kirk Wise
          Sản xuất Don Hahn
          Kịch bản Victor Hugo (Tiểu thuyết)
          Tab Murphy
          Irene Mecchi
          Bob Tzudiker
          Noni White
          Jonathan Roberts
          Diễn viên Tom Hulce
          Tony Jay
          Demi Moore
          Kevin Kline
          Paul Kandel
          Jason Alexander
          Charles Kimbrough
          Mary Wickes
          Âm nhạc Alan Menken
          Phát hành Walt Disney Pictures
          Công chiếu Hoa Kỳ21 tháng 6 năm 1996
          Độ dài 87 phút
          Quốc gia Mỹ
          Ngôn ngữ Tiếng Anh
          Doanh thu $70,000,000 USD (ước lượng)
          Phim sau Thằng gù nhà thờ Đức Bà 2 (2002)
          Thằng gù nhà thờ Đức Bà (tiếng Anh: The Hunchback of Notre Dame) là một phim hoạt hình thứ 34 của hãng hoạt hình Walt Disney vào năm 1996, được công chiếu vào ngày 21 tháng 6 năm 1996, lấy ý tưởng từ tiểu thuyết Nhà thờ Đức Bà Paris của Victor Hugo. Đạo diễn của bộ phim này là Kirk Wise và Gary Trousdale, từng đạo diễn cho bộ phim Người đẹp và quái vật. Phần tiếp theo của bộ phim, Thằng gù nhà thờ Đức Bà 2, đã được sản xuất để phát hành thẳng dưới dạng đĩa hình năm 2002.

          Nội dung

          Câu chuyện mở ra vào năm 1482 ở Paris cùng Clopin, một người du mục làm nghề diễn rối, kể cho nhóm trẻ con nghe về thằng gù trong nhà thờ Đức Bà: Một đêm tối nọ, bốn người dân du mục tìm cách vào trong Paris nhưng bị thẩm phán Claude Frollo chặn lại. Một người phụ nữ du mục trong nhóm đang mang một cái bọc đã chạy trốn khỏi Frollo, người nghĩ rằng bà đang mang theo đồ đạc ăn cắp. Đuổi theo người phụ nữ tới tận nhà thờ Đức Bà, Frollo giật cái bọc khỏi tay bà và đạp bà, khiến cho người phụ nữ đập đầu xuống bậc thang đá của nhà thờ. Frollo phát hiện ra rằng trong bọc là một đứa bé dị dạng và cũng định dìm chết luôn đứa bé, nhưng bị ông phó giám mục ngăn lại và nói rằng Frollo phải nuôi đứa bé để bù lại việc mình đã giết chết một người phụ nữ vô tội. Hắn đồng ý với điều kiện phải để đứa bé sống trong nhà thờ. Frollo đặt tên cho đứa bé là Quasimodo, nghĩa là "Quái dị".
          20 năm sau, Quasimodo trở thành người rung chuông trong nhà thờ Đức Bà. Frollo cấm anh không được ra khỏi nhà thờ vì sẽ bị người dân ngược đãi bởi vẻ bề ngoài xấu xí. Frollo cũng phải nói dối rằng mẹ của Quasimodo đã bỏ rơi anh và hắn đã đưa anh về nuôi. Tuy vậy, sau khi Frollo đi khỏi, Quasimodo đã ước có được một ngày ở thế giới bên ngoài. Những người bạn tượng máng xối của anh (Victor, Hugo và Laverne) đã thuyết phục anh đi tham dự Lễ hội Hề - lễ hội anh luôn muốn tham dự - vì ai cũng sẽ cải trang cả.
          Frollo và viên đại úy mới, Phoebus tới dự lễ hội trong khi Quasimodo cố gắng để mình khỏi bị lộ. Khi bầu vua hề (Kẻ xấu nhất Paris sẽ trở thành vua hề), Esmeralda, người vừa biểu diễn trước đám đông, đã kéo Quasimodo lên sân khấu vì nghĩ khuôn mặt anh chỉ là mặt nạ. Khi phát hiện ra đó là mặt thật của anh, đám đông trở nên kinh ngạc và sợ hãi, nhưng Clopin đã trấn an họ và Quasimodo trở thành vua hề. Lần đầu tiên anh được hoan nghênh, nhưng đám lính gác của Frollo đã khiến đám đông trở mặt, trói anh xuống bàn quay bằng gỗ và ném vào anh đủ mọi thứ. Phoebus không đồng tình với sự nhẫn tâm như vậy, yêu cầu Frollo hạ lệnh dừng lại, nhưng hắn không nghe vì muốn để Quasimodo học một bài học cho sự không tuân lệnh. Nhưng dù sao, sau khi nhận ra những gì mình đã làm, Esmeralda đã cứu Quasimodo khỏi đám đông và buộc tội Frollo vì đã không cứu anh sớm hơn. Frollo ra lệnh bắt cô nhưng Esmeralda đã dùng mấy trò ảo thuật của mình để trốn thoát và Frollo buộc tội cô sử dụng yêu thuật. Sau khi Quasimodo trở về nhà thờ với sự bẽ bàng, Esmeralda cùng con dê của cô, Djali đã đi theo anh.
          Nhận ra màn cải trang của Esmeralda khi lần đầu gặp cô trên đường, Phoebus đã đi theo cô. Cô đã nhận ra và tấn công lại anh, thậm chí còn dùng cả cây giá nến để đánh nhau với anh trước khi nhận ra rằng Phoebus tôn trọng sự linh thiêng của nhà thờ và không hề muốn bắt cô. Frollo xông vào lúc hai người đang nói chuyện và định bắt cô nhưng Phoebus đã cứu cô bằng cách nói rằng cô đã yêu cầu được bảo vệ trong nhà thờ và không thể làm gì cô. Ông phó giám mục yêu cầu Frollo và Phoebus rời khỏi nhà thờ. Frollo đe dọa Esmeralda rằng nếu cô rời khỏi nhà thờ là sẽ bị bắt rồi đi khỏi. Dù nghĩ rằng mình không xứng làm một tín đồ, Esmeralda đã cầu nguyện cho Chúa giúp cô và những người lang thang khác. Quasimodo nghe thấy giọng cô, đi xuống nhà thờ và bị cô phát hiện, đuổi theo lên gác chuông, rồi càng lúc anh càng thích cô và giúp cô thoát khỏi nhà thờ. Cảm kích vì tấm lòng của anh, cô đã đưa cho anh một sợi dây vải bện, dặn dò anh vài lời rồi đi khỏi. Với hình ảnh cô trong tâm trí, Quasimodo quay lại chiếc bàn gỗ nơi anh để mô hình thành phố và người dân Paris, chạm khắc mô hình Esmeralda. Trong khi đó, Frollo được tin báo Esmeralda đã trốn thoát, và hắn đã lộ rõ dã tâm của mình.
          Ngày tiếp theo, Frollo đã điên cuồng tìm kiếm cô gái du mục, phá hoại và đốt cháy nhà cửa. Phoebus không đồng tình với những việc làm của hắn và khi được ra lệnh đốt một căn nhà, anh đã từ chối. Khi Frollo tự tay đốt nó, anh đã xông vào cứu cả gia đình bên trong. Frollo buộc tội phản bội cho anh, ra lệnh giết anh nhưng Esmeralda đứng gần đó đã gián tiếp giúp Phoebus chạy thoát nhưng bị trúng tên của những kẻ phía sau và rơi xuống sông. Esmeralda đã lặn xuống cứu anh. Ngay sau khi Quasimodo được những người bạn máng xối của mình thuyết phục rằng Esmeralda thích anh, Esmeralda đưa Phoebus tới, chữa thương cho anh. Quasimodo đứng ngay đó, và anh đã đau khổ khi Phoebus và Esmeralda công khai bày tỏ tình cảm với nhau.
          Frollo nghi rằng Quasimodo giúp Esmeralda chạy trốn nên đã đến gác chuông, Esmeralda đi khỏi còn Phoebus được giấu xuống gầm bàn. Frollo dọa Quasimodo và anh nói ra sự thật. Hắn tiếp tục nói sẽ tấn công Khu phố Kỳ diệu.Sau khi Frollo đi khỏi, Phoebus và Quasimodo đã hợp tác tìm ra Khu phố Kỳ diệu, nơi dân du mục ở nhưng bị Clopin cùng người của ông ta phục kích. Dân du mục đòi treo cổ họ vì nhầm tưởng họ là gián điệp. Esmeralda đến cứu họ kịp thời, Phoebus cảnh báo về vụ tấn công nhưng đã quá muộn vì Frollo đã theo họ đến tận Khu phố Kỳ diệu. Ngày hôm sau, Frollo quyết định thiêu cháy Esmeralda. Hắn hỏi cô chọn hắn hay ngọn lửa, và thay vào câu trả lời, cô nhổ vào mặt hắn. Điều này khiến Frollo tức giận và châm lửa. Quasimodo trông thấy vậy, giật đứt xích đang trói nghiến anh vào cây cột nhà thờ và cứu Esmeralda, đưa cô trở lại nhà thờ. Frollo ra lệnh cho lính tấn công. Phoebus thoát ra được khỏi cũi, kêu gọi người dân Paris chống lại Frollo.
          Quasimodo, khi lay gọi Esmeralda mà không thấy cô dậy, tưởng cô đã chết, anh khóc bên giường cô. Frollo lúc đó đi vào với con dao trên tay định giết anh, nhưng anh đã chống lại. Esmeralda tỉnh dậy, anh đưa cô chạy ra ngoài. Frollo đuổi theo. Trong lúc hai bên đánh nhau, Quasimodo biết được sự thật rằng mẹ anh bị giết trong khi cố cứu anh. Frollo định kéo ngã Quasimodo xuống, nhưng thay vào đó, hắn là người mất mạng trong ngọn lửa hừng hực cháy bên dưới nhà thờ. Quasimodo lúc đánh nhau đã lơ lửng bên ngoài ban công. Esmeralda giữ anh lại nhưng không thể, anh tuột khỏi tay cô và rơi xuống. May thay, Phoebus đứng bên dưới đã đỡ anh. Quasimodo chấp nhận tình cảm của Phoebus và Esmeralda. Hai người ra khỏi nhà thờ, mừng chiến thắng và Esmeralda đưa Quasimodo ra ngoài ánh sáng mặt trời. Và anh đã được người dân Paris chấp thuận, anh được tung hô, trở thành người hùng, hòa vào tất cả nhân dân Paris.

          Chuyện hậu trường

          Thằng Gù nhà thờ Đức Bà là bộ phim thứ hai được đạo diễn bởi Gary Trousdale và Kirk Wise sau thành công rực rỡ của phim Người đẹp và quái vật vào năm 1991. Hai đạo diễn đã đọc cuốn tiểu thuyết của Victor Hugo và quyết định thực hiện một số thay đổi để phim phù hợp hơn với khán giả nhỏ tuổi. Những thay đổi này bao gồm việc đưa Quasimodo, Esmeralda và Phoebus thành những anh hùng trong bộ phim, biến Frollo từ Phó giáo chủ thành một ông chủ khắc nghiệt (và tạo ra một nhân vật Phó giáo chủ riêng), đưa ba tượng máng xối bằng đá vào làm bạn của Quasimodo và cho Esmeralda, Quasimodo sống ở phần cuối phim. Kết thúc của bộ phim có lẽ được lấy cảm hứng từ vở opera dựa trên cuốn tiểu thuyết của Hugo, Esmeralda được Phoebus cứu sống ở cuối vở kịch.
          Những họa sĩ vẽ phim đã đến nhà thờ Đức Bà Paris (bối cảnh chính của phim) một vài tuần và đã vẽ hơn hàng trăm bản phác thảo để có được hình ảnh chân thực về nhà thờ trong phim.




          Mối tinh si đầy thống khố của thằng gù Quasimodo trong tuyệt phẩm "Nhà thờ Đức Bà Paris"

          Những khổ đau cuộc đời, những bất công ngang trái tưởng chừng đã 'hóa đá' trái tim của thằng gù Quasimodo. Thế nhưng, chỉ với mối tình câm lặng với nàng Esméralda cũng đủ cứu rỗi linh hồn và khiến hắn đi đến tận cùng của những cảm xúc loài người.

          Tuyệt phẩm 'Nhà thờ Đức Bà Paris' của Victor Hugo

          Nhà thờ Đức Bà Paris (tiếng Pháp: Notre-Dame de Paris, 1831) là tiểu thuyết của đại văn hào Pháp Victor Hugo
          Tác phẩm ra đời xuất phát từ việc tác giả muốn viết một cuốn tiểu thuyết về ngôi nhà thờ nổi tiếng ở thủ đô ở thủ đô Paris (Pháp) đã đến với Victor Hugo vào năm 1828.

          Nhà văn Victor Hugo

          Ông đã nhiều lần đến nhà thờ Đức bà Paris để ngắm kiến trúc cổ của ngôi nhà thờ và nảy ra ý tưởng viết một cuốn tiểu thuyết có tính chất lịch sử lấy bối cảnh Paris thời Trung cổ. 
          Victor Hugo (26/2/1802 tại Besançon – 22/5/1885 tại Paris) là một nhà văn, nhà thơ, nhà viết kịch thuộc chủ nghĩa lãng mạn nổi tiếng của Pháp.  
          Thành công vang dội của hai tác phẩm 'Nhà thờ Đức Bà Paris' và 'Những người khốn khổ' đã đưa Victor Hugo trở thành tiểu thuyết gia của công chúng. 
          Victor Hugo muốn ngôi nhà thờ cổ kính tráng lệ vượt lên trên thời gian và tất cả những biến cố. Tác phẩm đã thể hiện được sự vươn đến một tầm cao triết lý, qua cách mô tả một định mệnh đã dẫn các nhân vật gắn liền với ngôi nhà thờ này cho đến chỗ chết, chỗ hủy diệt. 
          Tính cách của các nhân vật trong tuyệt phẩm được khắc họa đậm nét. Mối tình đau khổ dẫn đến ghen tuông của Đức cha Frollo biến ông thành kẻ ích kỷ, độc ác. Viên đại úy Phoebus với nét hào hoa, đỏm dáng nhưng tâm hồn vô cùng hời hợt. Người đẹp Digan Esméralda trong trắng, ngây thơ và có số phận bất hạnh. Còn Quasimodo, một tên gù mồ côi giữ nhiệm vụ kéo chuông tại Nhà thờ Đức Bà Paris, là một tâm hồn đầy thống khổ với nỗi cô đơn và tình yêu, sự hy sinh cao cả dành cho người con gái mà mình tôn thờ.

          Mối tình si trong câm nín của thằng gù Quasimodo 

          Nổi bật nhất trong tác phẩm có lẽ là tình yêu câm nín đầy thống khổ của thằng gù Quasimodo và Esméralda trong trắng, thơ ngây.

          Tạo hình thằng gù Quasimodo vài nàng Esméralda trên kịch.

          Ai đó đã ví, tình yêu của Quasimodo với nàng Esméralda xinh đẹp như 'Quái thú' và 'Người đẹp'. Chỉ khác nhau ở cái kết quá bị thảm trong bối cảnh xã hội Pháp mà Victor Hugo muốn làm nổi bật lên.
          Đó gần như là tình yêu vô vọng, câm nín, đầy thống khổ. Nhưng thứ mà chúng ta cảm nhận được là chính mối tình ấy là sự cứu rỗi vô cùng với tâm hồn Quasimodo, để hắn biết yêu, biết khóc, biết hận thù, và đi đến tận cùng của những cảm xúc loài người.

          Quasimodo là một thằng gù xấu xí

          Quasimodo là một thằng gù xấu xí, mồ côi khốn khổ được người ta đưa về nhà thờ nuôi dưỡng và trở thành người đánh chuông cho nhà thờ. Một thằng gù sống hoang dại, trơ lỳ, tưởng như trái tim đã bị đánh cắp, tưởng rằng không còn điều gì có thể đánh động nổi trái tim ấy nữa. Vậy mà thằng gù xấu xa đó đã biết yêu, yêu một tình yêu say đắm, cuồng nhiệt. Hắn yêu nàng Esméralda, trong khi nàng lại sợ sệt cái hình dạng xấu xí của hắn. Nàng thiếu nữ Bohemien xinh đẹp ấy đã đem lòng yêu một con người khác.
          Tình yêu chính là nguyên nhân của tất cả những điều mà Quasimodo đã làm. Hắn chấp nhận đánh đổi tất cả những gì đã tồn tại trước đây để có được những khoảnh khắc sống thật với tình yêu của mình. Và đó là con đường mà hắn lựa chọn từ đầu cho tới khi kết thúc tác phẩm. Khi hắn đã dám giết chết người đã cưu mang hắn từ nhỏ, để giải thoát cho nàng Esmerald, và cũng tự giây phút ấy, hắn kết thúc cuộc sống của mình.

          Quasimodo đã kết thúc cuộc đời mình vì tình yêu

          Tác phẩm của Victor Hugo kết thúc, cũng là khi mọi mâu thuẫn, bi kịch được giải thoát – giải thoát bằng những cái chết đau đớn, để những con đường Pari còn vương mãi những tiếng khóc, những tiếng oán hờn, và những cơn gió buồn đến xác xơ lòng người.
          Đó phải chăng là sự cuốn hút vượt thời gian trong những sợi phóng tác của Victor Hugo trong 'Nhà thờ Đức Bà Paris'. Tình yêu vốn luôn tiềm ẩn sự bí ẩn, bằng cách này hay cách khác, nó có một hấp lực mạnh mẽ không thể cưỡng nổi của loài người dù ở thời nào đi nữa, dù ở số phận nào đi chăng nữa!
          Trang Ly (T/h)


          Nội dung phim
          Thằng gù nhà thờ Đức Bà (tiếng Anh: The Hunchback of Notre Dame) là một phim hoạt hình thứ 34 của hãng hoạt hình Walt Disney vào năm 1996, được công chiếu vào ngày 21 tháng 6 năm 1996, lấy ý tưởng từ tiểu thuyết Nhà thờ Đức Bà Paris của Victor Hugo. Đạo diễn của bộ phim này là Kirk Wise và Gary Trousdale, từng đạo diễn cho bộ phim Người đẹp và quái vật. Câu chuyện mở ra vào năm 1482 ở Paris cùng Clopin, một người du mục làm nghề diễn rối, kể cho nhóm trẻ con nghe về thằng gù trong nhà thờ Đức Bà: Một đêm tối nọ, bốn người dân du mục tìm cách vào trong Paris nhưng bị thẩm phán Claude Frollo chặn lại. Một người phụ nữ du mục trong nhóm đang mang một cái bọc đã chạy trốn khỏi Frollo, người nghĩ rằng bà đang mang theo đồ đạc ăn cắp. Đuổi theo người phụ nữ tới tận nhà thờ Đức Bà, Frollo giật cái bọc khỏi tay bà và đạp bà, khiến cho người phụ nữ đập đầu xuống bậc thang đá của nhà thờ. Frollo phát hiện ra rằng trong bọc là một đứa bé dị dạng và cũng định dìm chết luôn đứa bé, nhưng bị ông phó giám mục ngăn lại và nói rằng Frollo phải nuôi đứa bé để bù lại việc mình đã giết chết một người phụ nữ vô tội. Hắn đồng ý với điều kiện phải để đứa bé sống trong nhà thờ. Frollo đặt tên cho đứa bé là Quasimodo, nghĩa là "Quái dị"

          Vĩnh biệt đạo diễn phim "Thằng gù nhà thờ Đức bà"

          Thứ hai , 23 / 6 / 2008, 18: 57 (GMT+7)
           
          TPO – Jean Delannoy, đạo diễn của bộ phim kinh điển "Thằng gù nhà thờ Đức bà", chủ nhân của giải thưởng Grand Pix cho bộ phim Pastoral Symphony tại LHP Cannes 1946 đã qua đời ở tuổi 100.
          image: http://s3.60s.com.vn/image/62008/23/TP_185710531.jpg
          Đạo diễn của bộ phim kinh điển Thằng gù nhà thờ Đức bà đã qua đời ở tuổi 100
          Gia đình Jean cho biết, ông qua đời hôm thứ Tư tuần trước tại nhà riêng ở miền nam nước Pháp.
          Jean Dalennoy nổi danh qua những bộ phim chuyển thể từ các tác phẩm văn học kinh điển, trong đó có phiên bản điện ảnh của L’eternel retour (Love Enternal) năm 1943, sản xuất cùng Jean Cocteau.
          Ông cũng là đạo diễn bộ phim Thằng gù nhà thờ Đức bà năm 1956 với diễn xuất đặc biệt thành công của nam diễn viên người Mỹ Anthony Quinn và biểu tượng điện ảnh người Ý – Gina Lollobrigida.
          Vị đạo diễn lừng danh của hơn 30 bộ phim đã bị các thế hệ nhà làm phim trẻ như Jean-Luc Godard vaf Francois Truffaut chỉ trích rằng phim của ông “phi thực tế”. Tuy nhiên với Tổng thống Pháp Nicolas Sarkozy thì “Jean là một đạo diễn lớn, người đã cống hiến cuộc đời mình cho đam mê nghệ thuật và góp phần rất lớn trong việc tạo nên tầm ảnh hướng của văn hóa nước Pháp”.
          Ông Sarkozy thêm rằng: “Tuy ông đã ra đi, nhưng những bộ phim của Jean vẫn làm say mê chúng ta”.
          TT Pháp cũng nhấn mạnh trong bài phát biểu của mình, rằng những bộ phim như La symphonie pastorale, La princesse de Cleves (The Princess of Cleves) và Le Bossu (The Hunchback) là những tác phẩm trứ danh của Jean.
          Ngoài ra, TT Pháp cũng ấn tượng đặc biệt với "Thằng gù nhà thờ Đức bà, ông miêu tả bộ phim này là “một bộ phim vô cùng xúc động, giúp khám phá những điều tuyệt vời trong tương lai”.
          Duy NamTheo AFP

           
          .
          Xem tiếp...