Thứ Năm, 21 tháng 3, 2013

Tu lieu, dien bien tran tau xam luoc 1979

34 năm chiến thắng biên giới phía Bắc 18/3/1979 - 18/3/2013

3
Lượt Xem:
285
Trong bài 17/2 không phải là ngày kỷ niệm chiến thắng biên giới 1979, tác giả Thiếu Long đã chứng minh với chúng ta rằng ngày 18/03 mới đúng là ngày kỷ niệm chiến thắng cuộc chiến tranh biên giới phía Bắc, chống lại sự xâm lược của "tập đoàn phản động Bắc Kinh". Ấy vậy mà đám "rận sỹ chấy thức" và bè lũ đã bày đủ trò để kỷ niệm cái ngày quân giặc đánh nước mình, một hành động trái ngoe và ngược đời so với đại đa số truyền thống, văn hóa, lễ nghi, thông lệ của các dân tộc, quốc gia trên thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng. Đôi mắt biết tỏng rằng họ cố tình làm cái chuyện ngược đời ấy chẳng phải vì điều lễ nghĩa như họ rêu rao mà âm mưu chính là khơi gợi những nỗi đau chiến tranh, những tội ác của giặc Tàu, từ đó kích động hận thù dân tộc giữa 2 quốc gia, xuyên tạc chống phá nhà nước. Bằng chứng là đến ngày quân dân Việt Nam chiến thắng kẻ thù, đuổi giặc về nước thì họ tuyệt nhiên câm nín như một lũ hến rúc trong bùn vậy! Ca ngợi một chiến công hiển hách của Đảng CSVN có khác nào họ lại tự vả vào mồm mình, vừa đau lại vừa đói (vì những lời khen như vậy chắc chắn chẳng rút được mấy tờ bạc xanh từ cái ngân sách "dân chủ" của quan thầy.)! Thôi thì không có các "mợ" rận sỹ - chấy thức ấy thì chúng ta vẫn cứ "họp chợ" để cùng Thiếu Long ôn lại chiến công vĩ đại của dân tộc mình 34 năm về trước trong bài viết 34 năm chiến thắng biên giới phía Bắc 18/3/1979 - 18/3/2013 dưới đây.

☼☼☼
Vào ngày này 34 năm trước, quân đội Trung Quốc buộc phải chấm dứt cuộc chiến tranh xâm lược và rời khỏi Việt Nam, để lại gần 3 vạn xác đồng đội và 420 xác xe tăng, xe bọc thép các loại.
Sự thương vong và thiệt hại của Trung Quốc đã không giúp cho ý đồ chiến lược nào của họ đạt được: Họ không thể tiến về Hà Nội, xâm chiếm miền Bắc Việt Nam, chia cắt lâu dài Việt Nam, thực hiện kế hoạch bành trướng lâu dài của chủ nghĩa bá quyền đại dân tộc.

Họ không thể lấy miền Bắc nước ta làm bàn đạp để lũng đoạn, thao túng, khống chế và thôn tính khu vực Đông Dương và Đông Nam Á, hay trục lợi, cướp đoạt tài nguyên trong khu vực địa chính trị - địa kinh tế quan trọng này, nối tiếp "truyền thống" chủ nghĩa Đại Hán của phong kiến Trung Hoa.

Họ không thể sử dụng con bài Hoàng Văn Hoan như các vương triều phong kiến của họ đã từng sử dụng các con bài Trần Ích Tắc, Trần Thiêm Bình, Lê Chiêu Thống ngày xưa, không thể tiến vào Hà Nội để đưa Hoan lên làm "thủ lĩnh anh minh", thiết lập ngụy quyền, bắt lính, xây dựng ngụy quân. Thành lập "quốc gia", sau đó thỏa thuận cho các đồng minh, đàn em công nhận và thiết lập ngoại giao với "quốc gia" đó.

Trong cuộc chiến, Hoàng Văn Hoan khéo giấu diếm sự thông đồng của mình với Trung Quốc mà chỉ thể hiện ra là một phần tử Maoist cực đoan. Sau cuộc chiến, an ninh nội bộ của Việt Nam lập tức đôn đốc thúc đẩy việc điều tra các nghi vấn về gián điệp Bắc Kinh ở nước ta.

Ba tháng sau cuộc chiến, tháng 6 năm đó, an ninh Việt Nam tìm được một số bằng chứng về sự thông đồng, đi đêm giữa Hoàng Văn Hoan và đồng đảng với bọn bành trướng Bắc Kinh. Trung Quốc và Hoàng Văn Hoan "đánh hơi" được, thế là Hoan dùng kế "ve sầu thoát xác", giả vờ đi Đông Đức khám bệnh. Với sự trợ giúp của tình báo Trung Quốc, Hoàng Văn Hoan thoát khỏi an ninh Việt Nam ở sân bay Karachi (Pakistan) rồi được bọn bá quyền Bắc Kinh dàn xếp, an bài đưa về Trung Quốc.

Sau khi bỏ trốn, Hoan bị Việt Nam kết tội phản quốc và tuyên án tử hình vắng mặt và trở thành biểu tượng của sự bán nước. Báo chí Việt Nam thời đó gọi Hoan là "Lê Chiêu Thống tân thời". Bên Trung Quốc, Hoan vu cáo Việt Nam là "đối xử với người Việt gốc Hoa còn tệ hơn cả cách Hitler đối xử với người Do Thái".

Năm 1988, theo ý của Trung Quốc, Hoan viết tự truyện "Giọt nước trong biển cả: Hồi ức cách mạng của Hoàng Văn Hoan" nhằm tuyên truyền cho các quan điểm chính thức của Trung Quốc, công kích Việt Nam (chiếm hầu hết nội dung), và đồng thời thanh minh tội phản bội Tổ quốc và còn đề cao bản thân. Hoan nói ngược rằng ông ta mới là người "vì dân vì nước". Hoan viết quyển sách đó bằng tiếng Trung, sau khi được Trung Quốc duyệt, thông qua, và nhà xuất bản Bắc Kinh xuất bản, Hoan dịch lại tiếng Việt và tự xuất bản bản tiếng Việt dưới tên "Giọt nước trong biển cả".

Năm 1991, Hoan chết, Trung Quốc tổ chức lễ tang cấp nhà nước, thi hài được chôn tại nghĩa trang Bát Bảo Sơn, nơi chôn cất các quan chức cao cấp Trung Quốc. Như vậy, có thể nói Trung Quốc đã coi Hoàng Văn Hoan là một loại "thần tử", "bề tôi", "An Nam quốc vương" của họ.

Thất bại trong ý định sử dụng quân bài Hoàng Văn Hoan như một giải pháp chính trị, Trung Quốc cũng thất bại trong ý đồ xâm chiếm Lạng Sơn, Cao Bằng, Lào Cai để làm làm bàn đạp, làm tiền đề xâm lược lâu dài.

Họ càng thất bại trong việc ý đồ làm tiêu hao lực lượng chủ lực và làm suy yếu khả năng phòng ngự của Việt Nam, xóa sổ các đồn biên phòng và phần lớn lực lượng vũ trang địa phương của Việt Nam. Họ không tiêu diệt được sư đoàn hay lực lượng lớn nào của Việt Nam.

Họ cũng thất bại thảm hại trong ý đồ gây sức ép, áp lực buộc Việt Nam phải bỏ dở nghĩa vụ quốc tế lật đổ chế độ diệt chủng và tái thiết nước bạn ở Campuchia. Họ không ép được Việt Nam thay đổi bất kỳ chính sách đối ngoại, đối nội nào với Trung Quốc, các nước, và các tầng lớp người Hoa.

Sự phá hoại, cướp bóc, hủy diệt của họ không đẩy được nền kinh tế và chế độ chính trị Việt Nam tới chỗ rạn nứt và sụp đổ. "Bè lũ Lê Duẩn" vẫn còn đó thì họ càng không có cơ hội nào đưa Hoàng Văn Hoan về nước làm "thủ lĩnh anh minh".

Tóm lược diễn biến chiến sự:

Ngày 16 tháng 2 năm 1979, các tổ thám báo Trung Quốc đã mang theo bộc phá luồn sâu vào nội địa Việt Nam móc nối với "đội quân thứ 5" lập thành các toán vũ trang phục sẵn các ngã ba đường, bờ suối, các cây cầu, với mưu đồ ngăn chặn quân tiếp viện của ta từ phía sau lên. Trước giờ khai chiến, các lực lượng đặc biệt nằm vùng của địch cũng bí mật cắt được phần lớn đường dây điện thoại để cô lập chỉ huy sư đoàn với các chốt, trận địa pháo. Cho thấy cuộc xâm lược này đã được kẻ địch tính toán rất chu đáo và tỉ mỉ.

Ngày 17 tháng 2, Trung Quốc mở đầu giai đoạn 1 của cuộc chiến tranh xâm lược miền Bắc nước ta với hơn 12 vạn quân. Mở đầu là lực lượng pháo binh, tiếp theo là xe tăng, xe bọc thép và bộ binh. Quân địch chia làm nhiều hướng tấn công 26 địa điểm của ta, đặc biệt là Lạng Sơn, Cao Bằng, Lào Cai, Móng Cái, Mường Khương. Tất cả các hướng tấn công đều có hàng hàng lớp lớp xe tăng, pháo binh hỗ trợ. Quân đội viễn chinh do Thượng tướng Hứa Thế Hữu tổng chỉ huy và Thượng tướng Dương Đắc Chí phụ tá. Đây là hai tướng tài của quân đội Trung Quốc trong thời điểm đó.

Hứa Thế Hữu xuất thân chùa Thiếu Lâm (8 năm là đệ tử tục gia Thiếu Lâm Tự), là người văn võ song toàn. Đầu tiên, ông ta tiến thân trên con đường binh nghiệp với quân phiệt Ngô Bội Phu. Khi cuộc Quốc - Cộng nội chiến (tiếng Anh: Chinese Civil War) giữa hai lãnh tụ Mao Trạch Đông và Tưởng Giới Thạch nổ ra, các quan hệ đối kháng lợi ích và hệ quả chiến cuộc dần đưa tới tình trạng Mao nắm được lực lượng nông dân, công nhân, và đại đa số người dân lao động Trung Quốc, Tưởng nắm được hoặc liên minh với giai cấp tư sản tài phiệt, các băng đảng xã hội đen lớn (đặc biệt ở Thượng Hải), các chủ chứa, chủ sòng bài, phần đông quân phiệt, và các chủ ngân hàng (ở đây còn là sự hợp tác chặt chẽ giữa gia tộc Tưởng và gia tộc Khổng, trùm tài phiệt ngân hàng Khổng Tường Hy anh em cột chèo của Tưởng Giới Thạch).

Khi quân Nhật xâm lược Trung Quốc giữa cuộc nội chiến Quốc - Cộng thì cuộc chiến ở Trung Quốc đã phát triển thành một cuộc chiến tranh tam giác giữa Mao - Tưởng - Nhật. Tưởng Giới Thạch lúc đó trên cương vị là lãnh tụ của Quốc dân đảng, phe mạnh nhất và đang có tư cách lãnh đạo chống Nhật, kêu gọi tất cả các quân phiệt còn lại theo về dưới trướng. Thế là lực lượng Ngô Bội Phu được sát nhập vào quân Tưởng và dĩ nhiên Hứa Thế Hữu cũng theo về với Quốc dân đảng. Tuy nhiên sau đó không lâu, bất mãn với thái độ mãi lo đánh người nhà mà lừng khừng trong việc chống Nhật của Tưởng, ông ta được Mao Trạch Đông và Chu Ân Lai mời mọc và theo về.

Là một người từng phục vụ trong 3 phe, 3 quân đội Trung Quốc khác nhau nên có thể nói Hứa Thế Hữu là một viên tướng dày dặn kinh nghiệm sa trường. Nhưng kinh nghiệm của ông ta vẫn chưa bằng Dương Đắc Chí, một viên tướng từng chiến đấu sát cánh danh tướng Bành Đức Hoài trong nội chiến Trung Quốc và chiến tranh Triều Tiên.

Về thực tài quân sự, Hứa Thế Hữu không bằng Dương Đắc Chí. Nhưng về quan hệ thân tín với Đặng Tiểu Bình thì Hứa Thế Hữu bỏ xa Dương Đắc Chí. Hứa Thế Hữu chính là một trong những tay chân thân tín nhất của Đặng và đã ngày đêm bảo vệ Đặng trong Cách mạng văn hóa.

Thời đó nội tình chính trị Trung Quốc vẫn còn đang chưa ổn, do tin tưởng Hứa Thế Hữu hơn nên Đặng giao cho ông ta làm tổng chỉ huy thay vì Dương Đắc Chí. Một phần do quyết định sai lầm này mà quân Trung Quốc sau đó đã phải trả giá đắt. Nói chung, việc Trung Quốc chọn hai tướng chỉ huy này cho thấy rõ là chúng quyết thắng và đặt cược rất nặng vào cuộc chiến tranh xâm lược này.

Nhân cơ hội quân chủ lực Việt Nam đang tham chiến ở Campuchia và đóng quân ở miền Nam Việt Nam để yểm trợ cho mặt trận Campuchia, Trung Quốc muốn "tốc chiến tốc quyết" xâm chiếm, bình định các tỉnh và tiến vào Hà Nội trước khi quân chủ lực Việt Nam về Bắc. Địch hung hăng xua quân tấn công nhanh, chúng muốn đánh mau đánh mạnh, tốc chiến tốc thắng, giải quyết chiến trường sớm và tiến về "ăn phở tại Hà Nội".

Quân địch tiến rất thần tốc theo đúng kế hoạch, đúng lộ trình trong thời gian đầu, nhưng ngay sau đó chúng nhanh chóng bị hụt hẫng và phải chững lại, phải giảm tốc độ do gặp nhiều trở ngại với yếu tố địa lợi và nhân hòa của ta. Hệ thống phòng thủ của ta ở biên giới rất mạnh, với các hầm hào, hang động tại các điểm cao dọc biên giới do lực lượng quân sự có trang bị và huấn luyện tốt trấn giữ. Kết quả là địch phải chịu thương vong lớn. Chiến sự ác liệt nhất diễn ra tại khu vực Bát Xát, Mường Khương, Đồng Đăng, Nam Quan, Thông Nông, Lào Cai và quanh sông Hồng.

Quân ta dùng chiến thuật phòng ngự mềm dẻo, đánh tiêu hao, từng bước làm hao mòn sinh lực địch, vận dụng chiến tranh nhân dân và chiến tranh du kích, tận dụng địa thế hiểm yếu, ưu thế địa lợi, nhân hòa, phong thổ khắc nghiệt với giặc, và tổ chức phục kích, đánh lén, đánh úp, khai thác yếu tố bất ngờ. Có nơi vừa đánh vừa lui để dụ địch vào hiểm địa. Có nơi giữ được chút nào hay chút nấy, cố gắng làm tiêu hao sinh lực của giặc.

Các lực lượng vũ trang, nửa vũ trang của ta ở biên giới phía Bắc muốn câu giờ để chờ các đơn vị chủ lực từ phía Nam quay về trợ chiến, cùng nhau tổng phản công. Cho nên, càng giằng co dai dẳng với giặc lâu chừng nào tốt chừng đó. Diễn biến chiến cuộc càng chậm chừng nào càng tốt chừng đó. Dĩ nhiên điều này trái ngược với ý đồ chiến lược của địch và làm phá sản kế hoạch của chúng.

Ngày 19 tháng 2, chiến sự lan rộng hơn. Quân ta chống trả rất dũng cảm và với tinh thần quyết chiến cao. Kẻ thù hầu như không thể sử dụng lực lượng ở mức sư đoàn mà phải dùng đội hình nhỏ và thay đổi chiến thuật liên miên, tiền hậu bất nhất. Họ tiến chậm chạp, giành giật từng đường hầm, từng điểm cao, và tiến vào Mường Khương, Trùng Khánh, và Đồng Đăng.

Tại Móng Cái, ta và địch giành giật dai dẳng. Gần 5000 tên xâm lược đã bỏ xác trong những ngày đầu này. Trong những ngày này, quân Tàu đã tấn công vào được 11 làng chiến đấu và thị trấn sau khi bị chống cự quyết liệt. Nhưng địch cũng không thể sử dụng được nhiều tài nguyên trong những vùng tạm chiếm. Chúng không thể "lấy chiến tranh nuôi chiến tranh" vì gặp khó khăn trước kế "vườn không nhà trống" của người Việt.

Ngày 22 tháng 2, trong trận đánh Đồng Đăng, quân địch dùng vũ khí hóa học độc hại của phát xít Nhật mà chúng cướp được trước đây, bắn vào các lỗ thông hơi làm thiệt mạng cả những thương bệnh binh cũng như dân lành vô tội. Đây là tội ác chiến tranh.

Trước tình hình chiến sự lan rộng tới Hà Tuyên, Quảng Ninh và cả các khu đô thị ven biển ở Móng Cái, ta thành lập phòng tuyến Yên Bái - Quảng Yên, là một tuyến phòng thủ cánh cung bao gồm khoảng 3 vạn quân. Nhiệm vụ của phòng tuyến này là bảo vệ hai thành phố lớn: Hải Phòng và đặc biệt là thủ đô Hà Nội.

Ngày 25 tháng 2, tại Mai Sao, Quân đoàn 14 thuộc Quân khu 1, Quân đội Nhân dân Việt Nam cùng Bộ chỉ huy thống nhất Lạng Sơn được thành lập, lực lượng bao gồm các sư đoàn 3, 327, 338, 337 (đang từ quân khu 4 ra) và sau này có thêm sư đoàn 347 cùng các đơn vị trực thuộc khác.

Ngày 27 tháng 2, do nhiều thất bại quân sự, bị hao binh tổn tướng, và chịu tổn thương nặng nề trước Quân đội Nhân dân Việt Nam, Đặng Tiểu Bình đã "thay tướng giữa trận", đành phải đưa Dương Đắc Chí lên thay Hứa Thế Hữu, thân tín của ông ta.

Đây là giai đoạn bộc lộ rõ tham vọng xâm lược của Trung Quốc. Đặng tiếp tục điều quân từ Trung Quốc sang Việt Nam để tăng viện và trợ chiến. Điều này đã cho thấy những lời tuyên bố "cuộc chiến giới hạn", "có thể sẽ rút quân" chỉ là những thủ đoạn để gây rối thông tin và lừa dối dư luận. Một mặt Trung Quốc tuyên bố đây là cuộc chiến "giới hạn", mặt khác chúng điều thêm quân. Chúng vừa tuyên bố "có thể sẽ rút quân" vừa tăng cường thêm quân mới. Thay vì rút quân về sau giai đoạn 1, thì Đặng Tiểu Bình tiếp tục giai đoạn 2 và bổ sung, tăng cường thêm đông đảo viện binh từ chính quốc.

Tại Cao Lộc, sư đoàn 129 Trung Quốc đánh mãi không phá nổi trận địa phòng thủ của trung đoàn 141 QĐNDVN. Tại đường 1B, sư đoàn 161 Trung Quốc đang tiến quân thì bị trung đoàn 12 QĐNDVN xáp vào "bám thắt lưng địch mà đánh". Tại đường 1A, một mình trung đoàn 2 QĐNDVN vừa chặn đánh sư đoàn 160 Trung Quốc từ phía Bắc vừa chống lại cánh quân của sư đoàn 161 Trung Quốc từ hướng Tây Bắc, một mình đánh trả hai cánh quân của giặc chia quân đánh ập vào hai bên hông, bên sườn của mình.

Trong những ngày còn lại của tháng 2 năm 1979, quân Trung Quốc mở rộng tấn công nhưng tiến rất chậm và bị tổn thất nặng nề. Quân Việt Nam mở cuộc phản công tự vệ vào huyện Ninh Minh (tỉnh Quảng Tây), huyện Ma Lật Pha (tỉnh Vân Nam), huyện Hà Khẩu (tỉnh Vân Nam), huyện Đông Hưng (tỉnh Quảng Tây), thị xã Bằng Tường (tỉnh Quảng Tây) của Trung Quốc để phá bớt các kho hậu cần, chứa lương thực, quân nhu, nhiên liệu, vũ khí đạn dược của địch tại đây, phá bớt đi những công cụ mà giặc xâm lược dùng để tấn công Việt Nam.

Tại điểm cao 800, một tiểu đoàn quân đội Trung Quốc bí mật luồn qua phía sau bất ngờ đánh úp và chiếm được nơi đặt đài quan sát pháo binh của sư đoàn 3 Sao Vàng QĐNDVN. Tuy tạm chiếm được điểm cao 800, nhưng trong suốt các ngày từ ngày 28 tháng 2 đến ngày 2 tháng 3, quân xâm lược vẫn không sao vượt qua nổi đoạn đường 4 km để vào được thị xã Lạng Sơn, dù đã dùng cho hướng tiến công này tới 5 sư đoàn đánh ập vào (đúng như lời Đặng Tiểu Bình nói: 5 đánh 1).

Từ ngày 2 tháng 3, các sư đoàn 3, 337 của Quân đội Nhân dân Việt Nam đã tổ chức phòng thủ chắc chắn và giáng trả thật mạnh vào các đợt tấn công lớn của quân xâm lược. Sư đoàn 337 QĐNDVN trụ tại khu vực cầu Khánh Khê.

Ngày 5 tháng 3, các sư đoàn chính quy của Quân đội Nhân dân Việt Nam với xe tăng, đại pháo, máy bay chiến đấu đã rầm rộ kéo gần đến mặt trận, chuẩn bị "chia lửa" với lực lượng biên giới và phản công tổng lực giải phóng các khu vực bị chiếm đóng. Quân đoàn 14 QĐNDVN với các sư đoàn 337, 327, 338 hầu như còn nguyên vẹn đang bố trí quân quanh thị xã Lạng Sơn. Quân đoàn 2, chủ lực của Quân đội Nhân dân Việt Nam, đã tập kết sau lưng Quân đoàn 14 QĐNDVN.

Trung Quốc thấy các lực lượng chủ lực của Việt Nam sắp đến nơi và các lực lượng chính quy khác từ phía Nam cũng đang kéo quân ra trận. Trong khi bản thân quân đội Trung Quốc đang bị thương vong và thiệt hại nặng nề, sĩ khí xuống thấp, quân lực suy yếu.

Chỉ với lực lượng vũ trang, bán vũ trang ở địa phương trong đó phần đông là du kích và tân binh mà chúng còn không vượt qua nổi và bị tổn thất nặng nề phơi xác đầy đồng thì nếu chúng ở lại chờ quân ta đến đánh thì kết quả thế nào e rằng một đứa trẻ cũng đoán ra. Đặng Tiểu Bình là "cáo già" không phải một đứa trẻ, thế là quân Trung Quốc bắt đầu rục rịch lui quân.

Việt Nam ra lệnh tổng động viên toàn quốc chống Trung Quốc xâm lược. Đại tướng Võ Nguyên Giáp chấp bút viết bài "Nhân dân Việt Nam nhất định thắng lợi, giặc Trung Quốc xâm lược nhất định thất bại" kêu gọi toàn Đảng, toàn quân, toàn dân đứng lên chống xâm lược. Chiến sự tiếp diễn ở một số nơi. Một phần do sự tự vệ trước các hành động phá hoại, cướp bóc của quân địch. Một phần do sự truy kích của quân ta. Phục binh của sư đoàn 338 QĐNDVN và quân tập kích của sư đoàn 337 QĐNDVN tổ chức phục kích đánh quân Trung Quốc đang rút lui qua ngả Chi Mã và đã gây tổn thương nặng nề cho giặc.

Ngày 16 tháng 3, biên giới phía Bắc mới lặng yên tiếng súng. Những thương bệnh binh đầu tiên thuộc các cánh quân đầu tiên của Trung Quốc được khiêng trở về nước. Những quân lính không được khiêng thì phải chống nạng. Các sĩ quan bị thương thì ngồi xe lăn. Họ bắt đầu "lết" qua biên giới về nước. Một số tài liệu và học giả phương Tây cho rằng đây là ngày chính thức kết thúc cuộc chiến.

Ngày 18 tháng 3 năm 1979, những tên lính Trung Quốc cuối cùng ôm vết thương thể xác và tinh thần rời khỏi Việt Nam, bỏ lại gần 3 vạn xác đồng đội. Quân đội Việt Nam đã gây tổn thương nặng cho giặc và đánh lui chúng ra khỏi bờ cõi, bảo vệ thành công miền Bắc và biên giới phía Bắc, viết thêm một trang sử oai hùng trong lịch sử chống ngoại xâm của dân tộc Việt Nam. Phần lớn sử liệu chính thống, tài liệu giáo khoa Việt Nam xem đây là ngày chính thức kết thúc cuộc chiến.
Xem tiếp...

Thứ Hai, 18 tháng 3, 2013

HÌNH ẢNH 1


                                                                                         Từ: Joel Cecchi

                                                                     NHẬN XÉT
                                                   Chúng mình chung cội chung cành
                                                   Thương cha nhớ mẹ sinh thành bông hoa
                                                   Dưới trời xanh, gió chan hòa
                                                   Cùng nhau múa hát ngợi ca cuộc đời

                                                                                              Trần Hạnh Thu
Xem tiếp...

Thứ Bảy, 16 tháng 3, 2013

Tư liệu về tâm linh 4

Chưa thể lý giải về “thần xà” thì không nên bác bỏ

“Con rắn cũng như tất cả con vật khác đều có linh hồn như con người. Do vậy, câu chuyện rắn thần nhập vào người ở Vạn Phúc là hoàn toàn có cơ sở để tin”, Thiếu tướng, TS Nguyễn Chu Phác.

Xem thêm tại đây 

Xem tiếp...

BẠN, TÔI VÀ NGƯƠI

Bạn là ai?
Bạn là tôi!
Tôi là ai?
Tôi là bạn!
Nếu bạn là khốn nạn?
Thì tôi là tôi!
Nếu tôi là thằng tồi?
Thì tôi không là bạn!

Không tồi, không khốn nạn
Chúng mình là bạn, tôi
Thế thôi?
Không! Còn ngươi?
Nếu cười ngon,
Thì ngươi là tôi là bạn,
Thì tôi và bạn và ngươi
Thành chúng ta:
Những con người
Vui tươi,
Yêu đời,
Mãn nguyện!...


                    Trần Hạnh Thu
Xem tiếp...

Thứ Ba, 12 tháng 3, 2013

LẨU "LỪA"


                            Khôn ăn cái, dại ăn nước
                                                 
                                                       Thành ngữ


Mua cái lẩu dê ngót trăm ngàn
Tiếc gì có dịp đãi bạn vàng
Hương lên nghi ngút, thơm đáo để
Cuộc rượu đêm nay chắc nồng nàn!

Xì xụp mời nhau nếm "mùi" trần
Khoắng hoài chỉ thấy mấy hòn gân
Tóp mỡ lều bều đôi ba miếng
Quan tham đâu cả, nước toàn dân?

Bạn lỡm: món này lạ mà ngon
Xương tan, thịt nát, chỉ gân còn
Chua cay đủ độ xoay vần rượu
Húp dại, răng già đỡ nhai khôn!...

 Ngượng nghịu rằng đây lẩu thiếu "dương"
Vượng khí, hóa thần, chẳng sợ cương!...
Mua bán thời nay hơi khốn nạn
May đời, bạn chỉ khoái "nước non"!

Cười qua cợt lại, đèn kéo quân
Khề khà khen nàng rượu hiền ngoan
Chê cô bán lẩu xinh mà ác
Làm cuộc nhậu vui đượm vị buồn!


                                              Trần Hạnh Thu
Xem tiếp...

BẠN VONG NIÊN

Highslide JS

Thương bà Long Nhãn già
Đã vặn lưng thụ cổ
Vẫn quanh năm nở hoa
Mùa nối mùa trĩu quả...

Bà kết tình từ gió
Và kết nghĩa từ sương
Nên dưới trời sương gió
Mãi xum xuê phi thường?

Hằng đêm sâu tịnh lặng
Bà ru hồn tôi say
Trong mê tỉnh thoáng đàn dơi bay liệng
Ngỡ én về múa vũ điệu xuân lai...

Chịu ơn bà Long Nhãn
Dung dưỡng một đời này!


                            Trần Hạnh Thu
 
Xem tiếp...

Thứ Bảy, 9 tháng 3, 2013

TRỜI, ĐẤT VÀ TÔI

Có Trời-Đất mới có Tôi
Có Tôi, Trời-Đất lần hồi hiện ra
Trời cao Đất thấp bao la
Cho Tôi ở giữa để mà buồn-vui
Đất gần, Trời tít xa vời
Nên đời Tôi ngắn, đến rồi lại đi
Tan thành cát bụi vô tri
Lủi thà lủi thủi vô vi vô thường
Bơ vơ lạc bến Nhớ Thương
Theo dòng Nương Náu về phương Xứ Người
Để rồi lại hóa một đời
Giữa lòng Trời-Đất có Tôi vui-buồn...

Bao giờ mới hết Vấn Vương?!...


                                          Trần Hạnh Thu
Xem tiếp...

Thứ Sáu, 8 tháng 3, 2013

TÌNH YÊU CHÚNG MÌNH

                             (Tặng M)
Có lẽ là số phận
Nên chúng mình gặp nhau
Thành vợ chồng khi chưa có tình yêu
Mà tình yêu lại bắt đầu từ đó
Từ những lo toan, lỡ lầm, trăn trở
Chập chững tìm nhau hiểu nửa thân mình

Nếu những dòng sông là những mối tình
Hỏi mối tình nào không ghềnh, không thác
Bao nhiêu mối tình đổi dòng, khánh kiệt
Được mấy mối tình rực rỡ kỳ quan?

Anh bất tài nên đổ vỡ công danh
Trắng hai bàn tay, một đời thảm bại
Em vẫn theo anh, thủy chung, nhẫn nại
Lặng lẽ nuôi con, vun vén áo cơm

Nếu những mối tình là những dòng sông
Thì mối tình mình bắt nguồn từ khốn khổ
Không đủ ồn ào, chỉ là dòng sông nhỏ
Mà dưới trời xanh, lấp lánh đến kỳ cùng

Có lẽ cùng chung thân phận
Nên chúng mình là nhau
Cuộc hợp hôn không cần đợi tình yêu
Mà tình yêu lại nảy sinh từ đó
Thành cổ thụ qua muôn vàn trắc trở
Rộ lá xanh tươi che chở bầy con
Được học hành, đủ áo đủ cơm
Hồn nhiên lớn lên trong nghĩa tình cha mẹ
Hạnh phúc tràn trề, lanh lảnh cười vui vẻ
Như đêm trăng quê, thôn xóm rước hội về …

Tình yêu chúng mình gom từ nắng từ mưa
Dầu dãi tháng năm, nhọc nhằn cô chắt lại
Từ cuộc ra khơi, hồn em thành gió đẩy
Góp sức bên anh, ngang dọc tìm luồng

Từ những đêm đen, em làm ngọn hải đăng
Rực hồn vọng phu dưới chớp lòa cuồng nộ
Cho thuyền anh trong sóng gào, bão tố
Lạc giữa đại dương, dờ dật, quyết vươn về!...


                                               Trần Hạnh Thu.


Xem tiếp...

Thứ Ba, 5 tháng 3, 2013

HAI LẦN LY DỊ

 Anh cầm thư tòa triệu tập trên tay
Lòng nặng trĩu biết tới ngày ly dị
Em đã ký và anh cũng ký
Bản án tử hình cho song hỷ nát tan

Anh sững sờ trước ca thán, than van
Moi móc đủ điều, khăng khăng đòi ly biệt
Anh nín lặng nhận những lời đay nghiến
Như tội đồ cam chịu trước phán tòa

Có thể anh khờ, sống vụng, xuề xòa
Nhưng anh yêu em, đó là sự thật
Có thể rằng anh nhiều khi nổi giận
Lỡ thốt đôi lời làm em đắng cay

Hòa giải không thành, đành đoạn chia tay
Anh gục đầu, nát lòng trai thương vợ
Suýt gầm lên khi tòa giơ búa gõ
Chợt hiểu em là đã nhớ người ta

Em quay lưng, theo mối tình xa hoa
Kiệu vàng, ngựa ô, chuông ru, dinh mộng
Trút bỏ đời thường, lo toan, ước vọng
Hãnh diện bên chồng áo mão, cân đai

Chẳng hành trang, bỏ dang dở đời trai
Anh tìm đến chốn cao vời, sâu thẳm
Gõ mõ suy tư, tụng kinh nghiền ngẫm
Về những vui buồn sướng khổ nhân gian

Anh thiền tu chẳng mong đến Niết Bàn
Chỉ cố đắc, đạt đến duyên kỳ ngộ
Siêu thoát tâm linh, quay về che chở
Bởi lòng anh còn nặng nợ yêu em

Phù hộ cho em mãi vui sống êm đềm
Quên vĩnh viễn một gia đình ly dị
Để em được là vợ hiền chung thủy
Thỏa nguyện bên chồng xứng đáng đấng phu quân

Một mai kia trong viên mãn số phần
Vợ chồng ngao du, vãng lai thăm thú
Em sẽ thấy ở thâm sơn cùng cốc
Giữa vắng tờ một tọa đá rêu phong

Em khanh khách cười và nói ghẹo chồng:
-Giống anh lắm, nó giống anh lắm đấy
Cũng tóc cũng râu cũng mỉm cười đưa đẩy
Chỉ tội lùi xùi, không rạng rỡ như anh!

Chồng em vui: -Hình như nó thất tình
Ghen với anh vì có em tuyệt mỹ
Thèm làm người nên đá buồn em nhỉ?
Thôi, chúng mình thắp cho nó nén nhang!

Em có biết đâu, anh đã bỏ đường trần
Ngồi hài lòng nhìn đôi tình hạnh phúc
Anh đã đạt được điều anh mong ước
Khiến em về đây, miền viễn xứ, chào anh

Em thắp nén nhang cho pho đá hiền lành
Cũng là lúc anh thì thầm vĩnh biệt
Ly dị ngày xưa riêng tình em cạn kiệt
Tình anh còn da diết đến hôm nay

Lặng lẽ bên em xua tan hết vò dày
Dù vẫn biết xưa em từng lén lút
Không cưỡng nổi con tim si gào thét
Rũ rượi khẩn cầu tha thiết của tình chen

Đã là người, ai không muốn ấm êm
Nhưng tình yêu cứ mê vào trắc trở
Mấy ai biết cõi đời còn thương nhớ
Còn nồng nàn bởi còn có vị tha?

Kể từ nay, thôi nhé, mình chia xa
Em ở lại với trăm năm thế tục
Anh ly dị, lần này anh hạnh phúc
Hóa một vì sao sáng nhất giữa An Nhiên...

Cho những cuộc tình tan vỡ
                                     ngước nhìn lên!


                                           Trần Hạnh Thu
Xem tiếp...

Thứ Hai, 4 tháng 3, 2013

CHƯNG HỬNG

Hôm nay con vợ chợt ngoan
Lắng nghe tao nói, còn bàn với tao
Điều gì cũng nhất trí cao
Một vâng hai dạ, hiền sao là hiền!

Tao cười, tao hát như điên
Ngày nào cũng thế, hơn tiên sống trần...

Bỗng đâu, Trời quát: "Liệu hồn!"
Giật mình, mở mắt, ra toàn chiêm bao!...

Ngoài hiên nhỏ giọt mưa sầu
Tao ngồi nhả khói, đêm thâu mịt mùng...


                                           Trần Hạnh Thu
Xem tiếp...

Thứ Bảy, 2 tháng 3, 2013

TÌNH GIÓ

Gió về nâng cánh diều bay
Thướt tha dìu dặt ngất ngây men tình
Véo von sáo thở quên mình
Trời chiều óng ả gợi nên mộng vàng

- Diều theo gió nhé, lang thang
Ngao du đây đó,truy hoan tháng ngày?

- Ngàn năm là gió với mây
Sao còn tơ tưởng đặt bày niềm yêu?
Diều bay lơ lửng những chiều
Đành rằng ơn gió nhưng theo nhân tình
Xin đừng gây chuyện điêu linh
Mây kia cuồng nộ, mưa ghen, tội diều!...

Gió đang phởn, bỗng ỉu xìu
Đang mơ, chợt tỉnh, đìu hiu nắng tàn
Giữa trời bày cảnh bẽ bàng:
Cánh diều hoan lạc với thằng giật dây
Thản nhiên như chốn Bồng Lai
Đê mê chỉ biết có hai mơ màng!

Gió gằn, gom lại những làn
Kệ chàng chưng hửng, mặc nàng chơi vơi...

Mây ngàn lãng đãng bĩu môi:
- Cánh diều của gió muôn đời là đây
Thỏa thuê lạc thú gió mây
Tòm tem còn nỡ quấy rầy Nhân Gian!...

Nghe ra, gió lại cưu mang
Cho thằng ngỏng cổ, mê man chơi diều!


                                                Trần Hạnh Thu

Xem tiếp...

Thứ Năm, 28 tháng 2, 2013

CHÀO BUỔI SÁNG

Dậy đi em, mình ra chào buổi sáng
Hướng về đông và đứng thẳng con người
Rồi vươn vai tắm gội ánh mặt trời
Hít thở sâu, uống no nê hương nắng

Dậy đi em, đứng nghiêm chào buổi sáng
Vừng hồng lên sẽ tỉnh giấc u mê
Ác mộng, tật nguyền, ma quỉ, bóng đè
Sẽ bị mặt trời chiếu tàn vĩnh viễn

Em sẽ thấy trước bình minh sán lạn
Lòng nhẹ tênh, tan biến hết bơ phờ
Hồn trong veo, không chút bụi trần dơ
Tim rạo rực, trào dâng niềm vui sống!

Dậy đi em mà ươm trồng hạnh phúc
Cần mẫn từng ngày thu lượm lấy cho mình
Vì trên đời này nào có thể đâu em
Vun vén tình yêu nhờ bàn tay kẻ khác?!

Dậy đi em, mà ra chào buổi sáng
Mình cùng nhau náo nức đón ban mai
Nghe tầng không phơi phới gió tương lai
Lan thoảng xuống, mát lành vờn xanh tóc

Nào! Dậy thôi! Mình ra chào buổi sáng
Mau mau lên kẻo ngày tháng qua đời!


                                          Trần Hạnh Thu
Xem tiếp...

Thứ Bảy, 16 tháng 2, 2013

CHÂN TÌNH

Sáng nay có bạn đến thăm
Mặt mừng, tay bắt, cà lăm nụ cười
Từ ngày trốn né cuộc chơi
Im hơi lặng tiếng, nghĩ đời đã quên
Bạn bè thì cũng như mình
Mỗi người mỗi phận, vạn nghìn lo toan

Sáng nay được bạn ghé thăm
Trời xanh như biếc xanh hơn ngày thường
Ngụm trà nóng, đậm thấu xương
Mồ hôi mát gió thơm lừng nắng mai

Hình nhân có dở có hay
Trăm năm ai hát khen ai chân tình
Bi hài là khúc sinh linh
Lời nào trong đó ngân lên rạo lòng?!


                                       Trần Hạnh Thu
Xem tiếp...

Chủ Nhật, 10 tháng 2, 2013

NHỮNG CON LỪA

   Nhà vật lý nổi tiếng người Anh, W. Thômsơn (Wiliam Thomson, 1824-1907) có lần phải hoãn một buổi lên lớp. Ông viết trên bảng dòng thông báo sau:
   - Professor Thomson will not meet his classes today (nghĩa là: Hôm nay giáo sư Thômsơn sẽ không gặp sinh viên).
   Mấy sinh viên tinh nghịch xóa chữ "c" trong từ "classes" (những sinh viên) để thành "lasses" (những tình nhân).
   Hôm sau đến lớp, nhìn lên bảng và trước sự "đắc thắng ra mặt" của sinh viên, giáo sư Thômsơn không nói không rằng, xóa thêm chữ "l" còn "asses" (những con lừa) rồi xách cặp về.


                                                                                                                                             St

LB: -Học trò tếu táo chào thua thầy giáo hóm hỉnh!
      -Đúng là:
                  + "Áo mặc không qua khỏi đầu"
                  +  "Phong độ chỉ là nhất thời, đẳng cấp mới là mãi mãi"
Xem tiếp...

CỢT ĐÙA

                 Một cây làm chẳng nên non
                 Ba cây chụm lại nên hòn núi cao

                                                     Ca dao
CỢT ĐÙA

Một cây chẳng phải một hòn
Ba cây chụm lại chừng còn đống than!
Ba hòn tí tửng chính danh
Đồng tâm hiệp lực, may thành...đầu rau*!

Non kia nhờ đất mà cao
Sông kia nhờ có nông sâu mà thành
Đừng tin đàn én lập xuân
Đừng lầm lễ-nhạc vã nên cơ đồ!

Cười buồn đám trí thức khờ
Học một, hóng hớt, xúm vô: "Iết ồi!"**... 

Chê người?...
                  Không,
                                 ...có cả tôi.
Mê mê,
          tỉnh tỉnh,
                     một nòi...như nhau!

Cợt đùa mình tý, 
                     đỡ đau!...

  

                                        Trần Hạnh Thu



Ghi chú: *Không biết là gì thì hỏi ông...Táo!
              **"Biết rồi!".
                  Thơ Hồ Xuân Hương:         
                          Một đoàn thằng ngọng đứng xem chuông
                          Chúng nói nhau rằng: "Ấy ái uông!"





Xem tiếp...

Thứ Sáu, 8 tháng 2, 2013

TỰ TRÀO

 

Ngẩng mặt ngó Trời, Trời ngó đâu?
Chắc là giận lắm kẻ điếc, liều
Dựng đứng, đặt điều không biết thẹn
Lại còn nhăn nhở: "thích tào lao!"...

Cũng tại Trời bày cảnh đìu hiu
Một hồn, một xác, một buồn thiu
Giải khuây quá chén thành tao loạn
Quàng xiên, khoác lác, vẽ vời điêu

Quen hơi ngất ngưởng tít cheo leo
Xuống làm chi nữa, dưới chán phèo
Cứ đeo, may phước nên rồng rắn
Bằng không, giun dế thỏa lộn lèo*!


                                  Trần Hạnh Thu

Chú thích: *Mượn chữ của Hồ Xuân Hương

 
Xem tiếp...

KHẢI HUYỀN

Lạc vào cõi mộng Tự Nhiên
Thấy trong thăm thẳm cuối miền Siêu Linh
Tỏa lên áng ngọc bí tuyền...
Vĩnh Hằng hiển hiện khải huyền mắt ai?!
Hồn choáng ngợp, vía thở dài:
Viết pho Tồn Tại, ngày mai có thành?...

Trở mình trằn trọc thâu canh
Thời gian gội bạc tóc xanh mất rồi!


                                        Trần Hạnh Thu

Xem tiếp...

KHÔNG HIỂU

Say đời là kiếp đa tình
Rập rình ghẹo gió, thập thình trêu mưa
Phập phình gió đẩy mưa đưa
Trời quang mây tạnh, chỏng chơ một hình

Một hình với bóng nhân tình
Ngó quanh thế thái qua bình rượu trong
Bồ Đề chứng ngộ cho không
Vừa thèm lạc thú vừa mong quên mình?

Gật gù say nghiệm vô minh
Kẻ khôn chịu khó, người hèn được sang
Hữu duyên: biệt xứ Niết Bàn
Vô duyên ở lại: hồn luân Địa Đàng!

Ngồi nốc rượu, đầu ngổn ngang
Phân vân thể xác, hoang mang tâm hồn!


                                              Trần Hạnh Thu
Xem tiếp...

Thứ Sáu, 1 tháng 2, 2013

I XÌ

Ngẫm hoài, chẳng hiểu sự đời
Sinh ra dở khóc dở cười, biết đâu
Cố tập chạy, cố tập gào
Ăn cho chóng lớn, xông vào trường đua
Giàu nghèo, sướng khổ, hơn thua
Phi như tẩu mã tranh về phân ưu...

Uổng công mang nặng đẻ đau
Người người như một, giống nhau i xì!


                                         Trần Hạnh Thu
Xem tiếp...

Thứ Ba, 29 tháng 1, 2013

HÒN PHỤ- TỬ Ở KIÊN GIANG











Nghe tin sét đánh buốt ê đầu
Hòn tình Phụ- Tử chẳng còn đâu
Một cuộc sóng dồn làm Phụ đổ
Trơ trọi từ nay, Tử dãi sầu!...

Xưa kia ở đó có thuồng luồng
Phụ quyên thân Phụ cứu ngư dân
Tử ôm Nghĩa Phụ, thành Hiếu Tử
Tạc vào trời đất khối kỳ gương.

Một lời thành kính, tỏ phân ưu
Thương cho danh thắng, tiếc ngày sau
Trong chốn luân hồi, thôi đành vậy
Đời người kiếp đá khác gì nhau?!


                               Trần Hạnh Thu


                                         























Xem tiếp...

Thứ Hai, 28 tháng 1, 2013

MÓN QUÀ TẦM THƯỜNG

  Trong một buổi đãi tiệc, một bà quí tộc giàu có nói với Hainơ (Heinrich Heine, 1791-1856, nhà thơ nổi tiếng người Đức):
  - Thưa nhà thơ trữ tình của thời đại, tôi xin quì dưới chân ngài và xin hiến dâng ngài tất cả suy nghĩ, tấm lòng và trái tim tôi...
   Nhà thơ đáp lại:
  - Vâng, tôi xin đón nhận! Ai lại nỡ từ chối một món quà tầm thường như vậy.


                                                                                                                                   Sưu tầm(st)


Lạm bàn(LB): -Giai thoại định khen hay chê ai?
                        -Bà quí tộc xin hiến dâng hết những thứ nhà thơ có thừa, trừ tiền bạc. Thế mới
                     điên!
                        -Giàu có ngưỡng mộ quá lố tài năng như thế, kể cũng tầm thường thật. Nhưng 
                      không tầm thường bằng tài năng khinh mạn trước sự ngưỡng mộ đó, nhất là đối
                      với một phụ nữ!


Xem tiếp...

Chủ Nhật, 27 tháng 1, 2013

TU...HÚ

Đến ngày, ra tiệm cơm chay
Kêu tô phở béo, thêm hai đùi gà*
Nhai nam mô, thỏa bụng xà**
Nhâm nhi phật pháp, say mờ rượu tây

Thèm rượu thịt, đừng ăn chay!
Chịu lạt nhớ mặn: đọa đày cái tôi
Rồi lừa phỉnh mắt, mũi, môi
Uốn lưỡi ba tấc dấu đời hai mang...

Trước nay nguyện thiện, khai tâm
Dễ gì cai miệng mà thành lòng tu?!


                                Trần Hạnh Thu

Chú thích: *Những món ăn "đố tục, giảng thanh"!
                 ** "Miệng nam mô, bụng bồ dao găm" (thành ngữ}
Xem tiếp...

NÓI NHẢM

Anh về vui kiếp đói nghèo
Em đi buồn phận nhà giàu chiều nuông
Anh cười nước mắt rưng rưng
Khóc lên khóc xuống em...mừng xa anh!

Gần bùn sen có hôi tanh?
Xa bùn sen có thơm thành...hoa sen?


                              Trần Hanh Thu
Xem tiếp...

Thứ Bảy, 26 tháng 1, 2013

Cùng độc giả

(ĐC sưu tầm trên NET)

Nghĩ về quan niệm "Trong thơ nên có thép" của Bác Hồ

Đăng lúc: Thứ ba - 27/12/2011 14:44
Trong tập thơ Nhật ký trong tù của Bác Hồ, bài Khán “Thiên gia thi” hữu cảm (dịch là Cảm tưởng đọc “Thiên gia thi” nằm ở gần cuối. Đây là một bài thơ đặc biệt. Nó đặc biệt ở chỗ, chỉ với bốn dòng tứ tuyệt, Bác không nói chuyện trong tù như nhiều bài khác mà lại nêu rất rõ quan niệm của Bác về thơ ca.
Nguyên văn:
   KHÁN “THIÊN GIA THI” HỮU CẢM
   Cổ thi thiên ái thiên nhiên mỹ
   Sơn, thủy, yên, hoa, tuyết, nguyệt, phong
   Hiện đại thi trung ưng hữu thiết
   Thi gia dã yếu hội xung phong.
Dịch:
   CẢM TƯỞNG ÐỌC “THIÊN GIA THI”
   Thơ xưa yêu cảnh thiên nhiên đẹp
   Mây, gió, trăng, hoa, tuyết, núi, sông
   Nay ở trong thơ nên có thép
   Nhà thơ cũng phải biết xung phong.
             (Theo bản dịch trong NKTT NXB Văn học - 1988)
“Thiên gia thi” là một tuyển tập gồm hàng trăm bài thơ đặc sắc của nhiều nhà thơ cổ Trung Quốc. Ngày trước, những người theo học chữ Hán thường xem “Thiên gia thi” là một cuốn sách mẫu mực về nghệ thuật thơ ca với thi tứ sắc sảo, sâu xa, với lời thơ tuyệt hảo.
Bị giam trong nhà tù của Tưởng Giới Thạch, Bác Hồ có được cuốn “Thiên gia thi” đem ra đọc để giải buồn và sau khi đã đọc kỹ tập thơ, Bác không chỉ dừng lại ở chỗ thưởng thức nó mà còn muốn nói lên những cảm nghĩ của mình về tập thơ, về thơ ca xưa, về chức năng của thơ ca hiện đại. Đó là lý do ra đời của bài thơ Cảm tưởng đọc “Thiên gia thi”.
Bài thơ cảm nghĩ này có hai phần rõ rệt: Hai câu đầu nói về thơ xưa và hai câu sau nói về thơ nay. Sự kết cấu này cũng mang tính hài hòa cân đối của thơ Đường.
Điều cần đặc biệt lưu ý là ở hai câu đầu Bác đã không hề phản đối việc miêu tả, thể hiện thiên nhiên ở trong thơ. Chính trong thơ Bác, ta cũng luôn bắt gặp những sự rung cảm tinh tế trước vẻ mỹ lệ của thiên nhiên và những câu thơ thể hiện sự rung cảm này thường cũng là những câu thơ đẹp nhất. Chỉ riêng trong tập Nhật ký trong tù cũng đã có tới 26 bài, hoặc tập trung nói về thiên nhiên như Ngắm trăng, Giải đi sớm, Hoàng hôn, Trời hửng… hoặc có một hai câu liên hệ tới thiên nhiên như  Buổi sớm, Quá trưa, Trung thu, Đi đường, Cảnh buổi sớm, Mới ra tù tập leo núi…
Ấy là ta còn chưa nói tới mảng thơ Bác viết sau NKTT. Trong mảng này, có rất nhiều bài viết rất hay về thiên nhiên như  Thượng sơn (Lên núi), Cảnh khuya, Nguyên tiêu (Rằm tháng giêng), Báo tiệp (Tin thắng trận), Tặng Bùi Công…
Đọc thơ xưa, Bác thấy đề tài của thơ xưa chủ yếu là “mây, gió, trăng, hoa, tuyết, núi, sông”. Đề tài này chiếm lĩnh phần lớn các bài thơ xưa và khi đã quá nghiêng về phía miêu tả thiên nhiên thì tự nhiên sẽ giảm đi, sẽ thiếu đi một cách đáng kể sự phản ảnh những vấn đề xã hội của con người. Điều này cũng giống như, nếu trong đêm mà trăng quá sáng thì sẽ làm các ngôi sao bị nhạt mờ đi.
Nói như thế không có nghĩa là trong các nhà thơ xưa không có ai viết về con người, về những vấn đề xã hội. Có chứ! Đỗ Phủ là một ví dụ điển hình. Những bài thơ như Binh xa hành, Tiền xuất tái, Thạch hào lại… của ông đã nói lên nỗi khổ đau vô cùng lớn lao của nhân dân lao động do những cuộc chiến tranh giành đất, đoạt quyền của bọn vua chúa phong kiến thống trị gây ra.
Nhưng những “nhà thơ hiện thực” như Đỗ Phủ không nhiều cho nên nhìn vào thơ cổ Trung Quốc nói chung, người ta vẫn thấy đề tài thiên nhiên lấn át đề tài xã hội.
Như vậy, sự nhận xét và phê phán của Bác là rất xác đáng. Là một người có nho học uyên thâm, Bác cũng yêu thơ xưa, phục cái đẹp của thơ xưa lắm chứ! Nhưng Bác còn là một nhà cách mạng luôn có ý thức dùng ngòi bút làm một trong những thứ vũ khí tấn công kẻ thù nên Bác không thể hoàn toàn đồng tình với sự thiên lệch của thơ xưa và từ sự suy nghĩ về thơ xưa, Người đã nêu lên quan niệm của mình về thơ nay:
Nay ở trong thơ nên có thép
Nhà thơ cũng phải biết xung phong.
Trước hết ta cần xác định thời điểm “nay” trong bài thơ của Bác. “Nay” có nguyên gốc là “hiện đại”. “Nay” chính là thời kỳ Bác đang sống, thời kỳ đầu của thế kỷ XX, thời kỳ mà cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc, cuộc đấu tranh để hình thành các nước xã hội chủ nghĩa đang diễn ra quyết liệt. Ở những năm 40 của thế kỷ này, phong trào cách mạng do giai cấp công nhân và Đảng tiền phong của giai cấp công nhân lãnh đạo đang tiến công vào chủ nghĩa tư bản, đế quốc, chủ nghĩa phát xít và đang giành nhiều thắng lợi lớn lao. Ở nước ta, thời kỳ này cũng là thời kỳ mà Đảng đã ra đời, Mặt trận Việt Minh đã thành lập, cuộc đấu tranh chống Pháp, Nhật giành độc lập tự do của nhân dân ta đang hết sức khó khăn, gay cấn nhưng vẫn lớn mạnh không ngừng để dần dần tiến tới Cách mạng Tháng Tám 1945 thành công rực rỡ.
Thời đại nào, thi ca ấy. Trong một thời điểm như thế, đúng là không thể chỉ có thơ tình Xuân Diệu, không thể chỉ có nỗi buồn trùng điệp như sóng nước Tràng Giang, không thể chỉ có cảm giác bâng khuâng ngơ ngác như con nai đang đạp trên lá vàng khô của rừng thu. Thơ ca phải góp phần vào cuộc chiến đấu chung của dân tộc. Và muốn góp phần đắc lực nhất, nhất thiết trong thơ ca phải có “thép”. “Thép” chính là tính chiến đấu của thơ ca. Tuy nhiên, trong bài Cảm tưởng đọc “Thiên gia thi”, Bác chỉ nói “nên có thép(ưng hữu thiết). “Nên” mang tính chất một ý kiến đề xuất, một lời đề nghị để các nhà thơ tham khảo, nghĩ suy, còn làm theo hay không là tùy họ, chẳng ép buộc ai.
Câu cuối của bài thơ đề xuất một thái độ của nhà thơ: Nhà thơ cũng phải biết xung phong.
Khi thi nhân đã tán thành quan điểm “thi trung hữu thiết” thì họ phải khẳng định thái độ và hành động: Biết xung phong”. Người xưa đã từng xác định “Thi trung hữu họa”, Thi trung hữu nhạc”, nay Bác thêm vào một ý kiến h?t s?c m?i m?: ết sức mới mẻ: Thi trung hữu thiết . Đây quả là một điều quá mới lạ đối với các nhà thơ vốn đã quen nghĩ rằng thi nhân là phải xa lánh những chuyện tầm thường trong cuộc đời, phải có một cách sống riêng biệt, chủ yếu là quy tụ vào thế giới nội tâm, để lòng mình vơ vẩn cùng trăng mây, để tâm hồn mình rung lên như cây đàn muôn điệu trước mọi buồn vui của đời người và mọi vẻ đẹp của thiên nhiên. Nhà thơ phải như một cánh “bướm giang hồ” bay lang thang đi tìm hương sắc của muôn hoa “không quan tâm”, “không chủ nghĩa”. Có như thế mới là thanh cao, mới là thơ mộng. Trong khi hầu hết mọi người nghĩ về thi nhân như vậy thì Bác Hồ lại nói đến chuyện xung phong ”.
Hai tiếng “xung phong” gợi ra vị trí chiến đấu của nhà thơ. Đó là vị trí mũi nhọn trong cuộc đấu tranh cách mạng. Nhà thơ tự nguyện, tự giác chọn cho mình vị trí khó khăn gian khổ đó và tự nguyện tự giác tham gia chiến đấu trên hai bình diện:  Một là dùng ngòi bút của mình, dùng thơ ca của mình là một thứ “bom đạn phá cường quyền”; Hai là khi cần thì thi nhân cũng phải biết xếp bút nghiên mà cầm gươm, cầm súng đánh giặc. Hai tiếng “xung phong” còn gợi lên ý hăng hái xông lên, xốc tới, dũng cảm chiến đấu, không sợ gian khổ, sẵn sàng hy sinh cả tính mệnh của mình cho Tổ quốc. Đó là một sứ mạng cao cả mà cách mạng giao phó cho các nhà thơ.
Trong bài thơ này, Bác Hồ chỉ nói về thơ, về các nhà thơ, nhưng chúng ta đều hiểu rằng đó cũng là quan niệm nói chung của Bác về văn học nghệ thuật cách mạng và về các nghệ sĩ hoạt động trên các địa hạt nghệ thuật khác nhau.
Nêu lên quan điểm văn học nghệ thuật cách mạng trên đây, Bác Hồ cũng là người đã thể hiện quan điểm “trong thơ có thép” trong thực tế sáng tác của mình. Còn vấn đề “Nhà thơ cũng phải biết xung phong”, đối với Bác, ta khỏi phải nói gì thêm vì Bác đã suốt đời làm một người lính tiên phong phấn đấu quên mình cho dân cho nước và cho sự nghiệp giải phóng nhân loại.
Bác đã thể hiện quan niệm trong thơ nên có thép” như thế nào?
Có thể nói là Bác đã thể hiện quan niệm này một cách hết sức tự nhiên, nhuần nhuyễn bởi quan niệm đó đã thấm sâu vào trong nhận thức và trong cách viết của Bác.
Ta có thể thấy rõ chất “thép” trong thơ Bác qua các nhóm bài
sau đây:
1) Nhóm thứ nhất gồm những bài diễn ca giàu tính chất ngụ ngôn, trực tiếp kêu gọi, động viên, quần chúng nhân dân tham gia cách mạng, tham gia chiến đấu như: Bài ca dân cày, Bài ca phụ nữ, Bài ca đội tự vệ, Bài ca sợi chỉ, Con cáo và tổ ong mà hầu hết được viết vào những năm 1941, 1942. Những bài này ít chất thơ nhưng rất mạnh về mặt cổ vũ và đã có tác dụng vô cùng thiết thực trong việc vận động dân ta làm cách mạng, ủng hộ Việt Minh, tham gia đánh Pháp đuổi Nhật.
2) Nhóm thứ hai gồm những bài thể hiện nghị lực phi thường, thể hiện ý chí kiên cường của Bác trong hoàn cảnh khó khăn gian khổ.
Đó là những bài như bài “Đề từ” của tập thơ Nhật ký trong tù và các bài Giải đi sớm, Bốn tháng rồi, Nói cho vui, Ghẻ v.v… (trong tập NKTT).
Ý chí và nghị lực của Người không phải chỉ thể hiện trực tiếp qua các câu thơ như:
… Thân thể ở trong lao
Tinh thần ở ngoài lao
… Vật chất tuy đau khổ
Không nao núng tinh thần.
Mà còn thể hiện một cách gián tiếp qua thái độ ung dung thanh thản như: Ở trong tù mà vẫn ngắm trăng; bị giải đi sớm trong thời tiết cực kỳ giá lạnh mà vẫn say sưa thưởng ngoạn cảnh bình minh và thấy mình như một nhà thơ đi mỗi bước lại thấy “thi hứng thêm nồng”; chân bị trói và bị treo ngược lên ở trên thuyền mà vẫn thấy:
Làng xóm ven sông đông đúc thế.
Thuyền câu rẽ sóng nhẹ thênh thênh.
Ở đây đâu phải chỉ có cái nhẹ thênh thênh  của chiếc thuyền câu mà chính là cái “nhẹ thênh thênh” của tâm hồn Bác giữa cảnh trói buộc, lao tù.
3) Nhóm thứ ba gồm những bài thơ thể hiện sự suy nghĩ đúng đắn, vững vàng, tự tin trong hoàn cảnh bóng tối của nhà giam, cái nơi rất dễ làm u ám lòng người. Nhóm này gồm những bài như  Học đánh cờ, Tự khuyên mình, Nghe tiếng giã gạo… (NKTT).
4) Nhóm thứ tư gồm những bài thơ thể hiện sự quên bản thân mình, quên cảnh đói rét đau khổ ở trong tù mà chính mình đang phải gánh chịu để cảm thông với nỗi khổ đau của người khác như các bài: Người bạn tù thổi sáo, Vợ người bạn tù đến thăm chồng, Cháu bé trong nhà lao Tân Dương, Phu làm đường, Một người tù cờ bạc vừa chết… (NKTT). Chính Bác cũng “gầy đen như quỷ đói - ghẻ lở mọc đầy thân” nhưng nhiều dòng thơ của Bác vẫn ánh lên nỗi xót thương sâu sắc đối với các “nạn hữu”.
5) Nhóm thứ năm gồm những bài thơ thể hiện một niềm vui, một niềm tin và lòng lạc quan trong cuộc sống. Đó là những bài Trời hửng (NKTT), Cảnh rừng Việt Bắc (1947), Nguyên tiêu (Rằm tháng giêng) (1948), Sáu mươi tuổi (1950), Sáu mươi ba tuổi (1953).
Trong thơ Bác, thép luôn hòa quyện với tình, trong tình có thép và trong thép lại có tình.
Sự phân chia các nhóm thơ trên có thể là chưa đầy đủ nhưng cũng đã cho ta thấy việc thể hiện chất “thép” ở trong thơ, đối với Bác không phải là một điều khiên cưỡng, gò bó mà rất tự nhiên, rất tế nhị, tinh vi tạo nên chất thơ một cách đích thực.
Tóm lại, tôi nghĩ rằng, trong hoàn cảnh lịch sử đấu tranh cách mạng của nước nhà hồi đầu thế kỷ XX, việc khẳng định chất “thép” ở trong thơ của Bác Hồ là hết sức cần thiết và vô cùng đúng đắn. Hầu như các nhà thơ lãng mạn của ta đã đi theo cách mạng đã dùng ngòi bút của mình làm thứ vũ khí gang thép phục vụ sự nghiệp đấu tranh của nhân dân, chĩa mũi nhọn về phía quân thù.
Sau này, dẫu là khi trong xã hội chỉ còn lại sự đấu tranh chống nghèo nàn, bệnh tật, đấu tranh chinh phục thiên nhiên thì bên cạnh những bài thơ tình hết sức mượt mà vẫn cần có những bài thơ nói lên cái khát vọng lớn lao muốn chiến thắng, muốn không ngừng vươn tới của con người, do đó mà vẫn còn cần có “thép” ở trong thơ.
Trần Công Tùng

Cùng độc giả!

Hệ luỵ từ sự tác động phức tạp của tình hình thế giới và khu vực mà thực trạng Việt Nam đã và đang diễn ra nhiều bất công, bất cập. Thực trạng tham nhũng, cậy quyền nhũng nhiễu; tệ nạn xã hội nghiêm trọng gia tăng; các chủ trương chính sách của Đảng và nhà nước nhằm giải quyết những vấn đề nóng, bức thiết chưa đáp ứng kịp nhu cầu xã hội… vì thế, đã gây không ít bức xúc trong giới trí thức và quần chúng nhân dân.
Giãi bày bức xúc, nêu kiến nghị với lãnh đạo Đảng và nhà nước ta sớm nhận thấy để điều chỉnh, nhằm bắt kịp tình hình, đáp ứng kịp thời nguyện vọng chính đáng của người dân đang được giới trí thức nói riêng, toàn thể người dân nói chung mỗi ngày chung sức.
Điều đáng quan ngại là: không ít những nhà trí thức (thậm chí là nhà trí thức có tên tuổi) vì muốn giãi bày bức xúc cá nhân hoặc giúp người khác giãi bày bức xúc cá nhân… mà gay gắt lên tiếng phê phán chủ trương chính sách của Đảng và pháp luật nhà nước; phê phán đội ngũ lãnh đạo Đảng và nhà nước hiện nay. Nếu chỉ đơn thuần ở việc giãi bày bức xúc, nêu kiến nghị thì sự việc đáng được khuyến khích, ngợi ca. Thế nhưng, từ phê phán khách quan, không ít người đã dần sa đà, dấn sâu vào hoạt động lên án, phê phán, chỉ trích lồng tính chủ quan, thổi phồng sự việc…trở thành miếng mồi béo bở cho các thành phần phản động, thiếu thiện chí với Việt Nam sử dụng xuyên tạc, lên án, làm méo mó, sai lệch tình hình.
Sự nôn nóng của một thiểu số người đã được các diễn đàn mạng đơm đặt, loan truyền khiến độc giả khi tìm kiếm thông tin đã như lạc vào chốn mê hồn trận, khó có thể phân biệt được đúng sai, càng khó hơn trong việc định lượng mức độ đúng, mức độ sai của sự việc.
Nhiều độc giả đã ngộ nhận bởi thông tin xuyên tạc của các thế lực phản động, cho rằng hàng trăm tờ báo trong nước đều làm theo chỉ đạo của Đảng CSVN, nên không thể hiện được tính khách quan trong đưa tin. Thế nhưng ít ai ngồi thống kê lại có bao nhiêu sự việc đã được báo chí trong nước phanh phui, đưa tin trên tất cả các lĩnh vực của đời sống chính trị, kinh tế, xã hội, văn hoá…Ít ai có dịp ngồi đánh giá lại rằng: sở dĩ các số liệu, sự kiện mà thế lực phản động khai thác để xuyên tạc lại có nguồn từ những bài viết công khai, minh bạch của báo chí trong nước.
Một thực tế mà ít người biết đến đó là: Hàng triệu trí thức Việt Nam (trong và ngoài nước) hết sức bức xúc về hành vi xuyên  tạc ác ý của thế lực phản động, núp danh nghĩa vì lợi ích của người dân Việt Nam nhưng phục vụ cho mưu đồ chính trị đen tối; bức xúc trước sự lạc lối của một vài cá nhân trong nước chỉ vì bức xúc cá nhân mà phủ nhận hoàn toàn lý tưởng, thực tiễn cách mạng, thành quả xây dựng đất nước, lún sâu vào những hoạt động chỉ trích chủ quan, bôi nhọ quá khứ, bôi nhọ đồng đội, bôi nhọ vào chính gia đình họ …chỉ để đánh bóng cá nhân trên các diễn đàn hữu danh vô thực. Không ít người đã lên tiếng chỉ trích, nhưng báo chí trong nước lại không cho đăng chỉ vì lý do “tế nhị” hay “không có lợi cho tình hình chính trị hiện tại”.
BÚT LUẬN tình nguyện làm nhịp cầu chuyển tải những bài viết, quan điểm của hàng triệu trí thức đó. Chúng tôi hiểu rằng, người xưa đã ví von “văn mình, vợ người” để hóm hỉnh cái “thói xấu” của giới văn nghệ, trí thức  người Việt chúng ta, với hàm ý: ít ai chịu cho mình là sai, là hèn kém hơn người khác. Nhưng với việc đăng tải các bài viết phản biện, tranh luận trên tin thần này, hy vọng những người được (bị) phê phán không vì thế mà không tự soi lại mình.
Điều mong ước lớn hơn của BÚT LUẬN là giúp độc giả có thêm một kênh thông tin đáng tin cậy, để rút ra cho mình một quyết định khách quan, trung thực nhất.
Mong đón nhận được sự phản hồi, góp ý của quý độc giả!
BÚT LUẬN
Xem tiếp...

Thứ Năm, 24 tháng 1, 2013

TỰ DO

"Hiểu biết thật sự là hiểu biết có thể đưa ta tới tự do"

                                               Châm ngôn Ấn Độ

"Hãy sống và hãy để cho người khác sống với!"

                                               S. Radhakrishnan


Anh và em
Hai đời tuổi trẻ
Tự do yêu nhau
Ràng buộc vào hôn lễ
Mơ hạnh phúc ngày sau...

Cau trầu thắm quyện chưa lâu
Bức bối nảy sinh, nhức đau bó buộc
Đành đến ly hôn, cởi bỏ duyên tơ lệ thuộc
Lại trả nhau về hai nẻo tự do!

Ôi con sông nào không có hai bờ
Nhịp cầu, con đò nối liền thân phận
Tự do nào không còn ràng buộc
Ràng buộc nào mất hết tự do?!

Nếu trên đời này có tuyệt đối tự do
Sẽ hóa toàn xung đột
Tự do không khi hiển nhiên trói cột?

Hỡi những lứa đôi, hỡi những mối tình
Cứ hồn nhiên mà kết nối trái tim
Mở lối nghĩ suy hướng về chung nhịp điệu!
Khi hai linh hồn đã hòa đồng ước vọng
Tự nhường nhịn nhau từ hai nẻo tự do
Sẽ thành nghĩa tình tối thượng tự do
Trong đằm thắm, vui mừng lệ thuộc
Giữa chợ đời, chẳng gì mua chuộc được
Đến đầu bạc răng long
Đến tận cùng của hạnh phúc trăm năm!...


                                     Trần Hạnh Thu

Xem tiếp...