Thứ Hai, 31 tháng 1, 2022

CÔ GÁI ĐÁNH ĐÀN (ĐL)

 
Cô Gái Sài Gòn Đi Tải Đạn - Tốp Ca Quân Khu 7 [Official Audio]

 Cô gái đánh đàn violin trong rừng sâu A0282

CÔ GÁI ĐÁNH ĐÀN

Giữa miên man
Thăm thẳm ngút ngàn
Cao hùng sừng sững
Hiện hình cô gái ngồi bên pho tượng
Ôm đàn rải nhạc vào chiều...

Gió uyên áo mang theo
Len lỏi gieo khắp thâm u, thinh lắng
Hiện thực đang dần tắt nắng
Bừng lên cõi hứng khởi siêu linh

Vi vu giai điệu "Lịch sử mối tình"
Kể về ngày xưa chốn "Đồng xanh" bát ngát
Có "Căn nhà ngoại ô" mát rượi "Giàn thiên lý"
Nghe tiếng "Gọi đò", "Em đi trên cỏ non"
Lanh lảnh hối người tìm "Lá diêu bông"
Người trao "Phượng hồng", cho người lẫy hờn "Nỗi buồn hoa phượng"...

Rồi "Hương thầm" cứ tỏa lan "Ở hai đầu nỗi nhớ"
Khắc khoải đợi chờ "Một mai giã từ vũ khí", "Về quê"...

Chiều nay buông mê,
Hả hê những lạc xác cô hồn chiến binh thất vọng
Đã tụ hội chỉnh tề hướng về pho tượng                                             Giữa linh thiêng sâu lắng gió núi mưa ngàn
Lặng nghe cô gái thiện nguyện ru đàn...

Mãi còn nỗi nhớ niềm thương,
Các chị các anh ơi,                                                                               Máu xương nào cũng là máu xương
Cùng một giống nòi, đã đành nằm xuống,
Thôi thì...xóa bỏ hận thù, trong lòng Tổ Quốc,
Đâu cũng là đất nước quê hương!

Hôm nay 30,                                                                                       Không khí Tết đã tràn ngập khắp sông biển, non ngàn                         Cô gái dạo lên những khúc đàn rộn rã                                            Pho tượng mấy ngàn năm hiện hồn rực rỡ                                      Cất tiếng ca vang vọng, xum họp, trường tồn...

Trần Hạnh Thu

 
Yêu nhau đi (Bésame mucho) - Tiếng hát Hoàng Phương Mai & Thu Hồng

Tiếng đàn Balalaica trên sông Đà – Bài thơ hấp dẫn của thi sĩ Quang Huy

Tiếng đàn Balalaica trên sông Đà là một thi phẩm đặc sắc nổi bật cho phong cách thơ của Quang Huy. Ông là một cây bút vang danh của nền thơ ca Việt Nam. Bài thơ cho thấy sự hùng vĩ gắn bó hòa quyện giữa con người, tâm hồn con người và thiên nhiên, giữa ánh trăng với dòng sông. Đây là một thi phẩm hay đã được đưa vào chương trình dạy học gắn bó với nhiều thế hệ bạn đọc nước ta. Cùng nhau cảm nhận bài thơ hấp dẫn này nhé!

Tiếng đàn Ba-la-lai-ca
Như ngọn gió bình yên
Thổi qua rừng bạch dương dìu dặt
Nghe rụt rè
Như tia mắt
Người thiếu nữ soi mình trong đáy giếng
Mùa thu
Nghe mơ hồ
Như tiếng hát
Trong bồng bềnh sương núi
Nghe vời vợi
Như cánh thiên nga
Bay khuất nẻo mây xa…
Tiếng đàn Ba-la-lai-ca
Như ngọn sóng
Vỗ trắng phau ghềnh đá
Nghe náo nức
Những dòng sông nóng lòng tìm biển cả
Như khúc dân vũ Cáp-ca
Nhịp chân quay khiến mắt nhìn chếnh choáng
Nghe hào phóng
Như ngọn gió Xi-bia
Thổi hút cuối trời…
Trên sông Đà
Một đêm trăng chơi vơi
Tôi đã nghe tiếng đàn Ba-la-lai-ca như thế
Một cô gái Nga mái tóc màu hạt dẻ
Ngón tay đan trên những sợi dây đồng.
Lúc ấy
Cả công trường say ngủ cạnh dòng sông
Những tháp khoan nhô lên trời ngẫm nghĩ
Những xe ủi, xe ben sóng vai nhau nằm nghỉ
Chỉ còn tiếng đàn ngân nga
Với một dòng trăng lấp loáng sông Đà.
Ngày mai
Chiếc đập lớn nối liền hai khối núi
Biển sẽ nằm bỡ ngỡ giữa cao nguyên
Sông Đà gửi ánh sáng đi muôn ngả
Từ công trình thuỷ điện lớn đầu tiên
Khi ấy những người bạn Nga sẽ ở đâu
Hàn cực Véc-khôi-an
Hay đỉnh cao I-éc-cút?
Ở những vùng nào trên Liên bang Xô-viết
Lại mở những công trình thuỷ điện vẻ vang.
Nhưng vĩnh viễn sẽ còn ở Việt Nam
Tiếng đàn Ba-la-lai-ca lay động
Tiếng đàn, ấy là biểu tượng
Cho tâm hồn Nga
Như đêm nay
Rung một khoảng sông Đà.

Đây là một bài thơ hay mang ý nghĩa sâu sắc của nhà thơ Quang Huy. Bài thơ này đã được đưa vào chương trình sách giáo khoa tiếng việt lớp 4 ( bộ cũ ) và lớp 5 ( bộ mới ). Chắc chắn sẽ có nhiều độc giả cần một địa chỉ tham khảo bài thơ này đúng không? Mời các bạn đón xem nhé!

Câu 1 (trang 70 sgk Tiếng Việt 5): Những chi tiết nào trong bài thơ gợi lên hình ảnh một đêm trăng vừa tĩnh mịch vừa sinh động trên công trường sông Đà?

Trả lời: Một đêm trăng vừa tĩnh mịch vừa sinh động trên công trường sông Đà được thể hiện qua các câu thơ giàu hình ảnh, giàu màu sắc:

“Một đêm trăng chơi vơi

Tôi đã nghe tiếng ba-la-lai-ca

Một cô gái Nga mái tóc màu hạt dẻ”.

Và:

“Cả công trường say ngủ cạnh dòng sông

Những tháp khoan nhô lên trời ngẫm nghĩ

Những xe ủi, xe ben sánh vai nhau nằm nghỉ

Chỉ có tiếng đàn ngân nga

Với một dòng trăng lấp loáng sông Đà”.

Tuy tĩnh mịch, nhưng đêm trăng vẫn rất sinh động vì có tiếng đàn của cô gái Nga, có dòng sông lấp loáng dưới ánh trăng và những sự vật đưa tác giả miêu tả bằng biện pháp nhân hóa: Công trường say ngủ, tháp khoan đang bận ngẫm nghĩ, xe ủi, xe ben sóng vai nhau nằm nghỉ.

Câu 2 (trang 70 sgk Tiếng Việt 5): Tìm một hình ảnh đẹp trong bài thơ thể hiện sự gắn bó giữa con người với thiên nhiên trong đêm trăng bên sông Đà.

Trả lời: Hình ảnh đẹp thể hiện sự gắn bó giữa con người với thiên nhiên, theo em là:

“Trên sông Đà

Một đêm trăng chơi vơi

Tôi đã nghe tiếng ba-la-lai-ca

Một cô gái Nga tóc màu hạt dẻ

Ngón tay đan trên những sợi dây đồng”.

Và:

“Chỉ còn tiếng đàn ngân nga

Với một dòng trăng lấp loáng sông Đà”.

Hình ảnh rất đẹp này gợi lên cho thấy sự hùng vĩ gắn bó hòa quyện giữa con người, tâm hồn con người và thiên nhiên, giữa ánh trăng với dòng sông. Tiếng đàn ngân nga lan tỏa vào dòng sông.

Nội dung: Ca ngợi vẻ đẹp kì vĩ của công trình, sức mạnh của những người đang chinh phục dòng sông và sự gắn bó, hòa quyện giữa con người với thiên nhiên.

Câu 3 (trang 70 sgk Tiếng Việt 5): Những câu thơ nào trong bài thơ sử dụng phép nhân hóa?

Trả lời:Những câu thơ sử dụng phép nhân hóa:

Cả công trường say ngủ cạnh dòng sông.

Những tháp khoan nhô lên trời ngẫm nghĩ.

Những xe ủi, xe ben sánh vai nhau nằm nghỉ.

Biển sẽ nằm bỡ ngỡ giữa cao nguyên.

Sông Đà chia ánh sáng đi muôn ngả.

Tiếng đàn Balalaica trên sông Đà là một thi phẩm nổi tiếng của nhà thơ Quang Huy. Qua bài thơ tác giả ca ngợi vẻ đẹp thiên nhiên vào đêm của sông Đà. Hãy đón xem bài viết này và cảm nhận sâu sắc ngòi bút tài hoa cùng ý nghĩa sâu sắc của ông. Cảm ơn các bạn đã theo dõi bài viết này của chúng tôi!

 

 

Xem tiếp...

MUÔN MẶT ĐỜI THƯỜNG II/347

(ĐC sưu tầm trên NET)

 
Bản Tin 113 Online Cập Nhật Hôm Nay | Tin Tức 24h An Ninh Mới Nhất Ngày 30/1/2022 | ANTV
 
Thời sự quốc tế 30/1 | Nhật - Hàn cảnh báo Triều Tiên lại phóng vật thể nghi tên lửa đạn đạo | FBNC
 
Tin Biển Đông mới nhất 29/1.Vụ máy bay chiến đấu Mỹ F-35C rơi Biển Đông,Trung Quốc phát biểu cực sốc
 
Tin tức nóng sáng 31/1 (29 Tết) | Nghi án nạn nhân bị sa't hại rồi giấu xác trong thùng hoa quả
 
Người yêu dấu (Tiếng hát Hoàng Phương Mai)


Xem tiếp...

Chủ Nhật, 30 tháng 1, 2022

XUÂN VUI NHÉ

 

 
Xuân Đã Về Remix || Nhạc Xuân

Đặc điểm hoa mai vàng Yên Tử

XUÂN VUI NHÉ

Mới hôm qua nghe em cười nắc nè                                                     Sáng nay đã thấy mặt em buồn thiu                                              Nàng Thơ ơi, xuân đang về vui vẻ                                                   Sao em tặng đời toàn vần điệu hắt hiu 

Em cảm nhận Tết năm nay khí thế?
Đại dịch tràn qua truy sát dân tình
Sức sống đô thành oằn lên mạnh mẽ
Và Sài Gòn đã ngát một vùng xanh!
 
Vui lên em, mắt cười tươi cùng anh 
Cho mai ruộm cành, xuân xanh ca hát
Xứng vai Nàng Thơ phải lạc quan, tươi mát
Nhuộm thêm xanh trời, xanh nắng, xanh thơ...

Xanh những con người, xanh những ước mơ
Xanh tất cả, xanh màu tình sự sống
Anh đến bên Thơ, rủ Thơ vào giấc mộng
Giấc mộng lành, anh giành sẵn trong tim!
 
Nếu mai này có thất lạc yêu tin
Thì Thơ ơi, hãy giữ lòng nhân ái
Bởi khi đủ đầy tình yêu thương đồng loại
Mới thỏa linh hồn, tỏa ngát ngàn thơ...!

Trần Hạnh Thu
 
Xuân Yêu Thương - Kim Chi | Nhạc Xuân 2022 Mới Nhất Đón Năm Mới Tết Nhâm Dần


Hoa mai vàng Yên Tử Một Loài Hoa Quý Độc Đáo Ngày Tết

Cứ mỗi đợt năm mới xuân về thì những cánh mai vàng lại phủ vàng cả một bầu trời quê hương làm cho con người ta có một cảm giác nôn nao và vui tươi đến lạ thường. Và đặc biệt khi nhắc đến loài hoa của mùa xuân này phải kể đến mai vàng Yên Tử – Một loài hoa quý.

Kể về loài hoa Yên Tử

Theo những lời kể của người xưa, ngày đi khi vua Trần Nhân Tông dẹp loạn được giặc phương Bắc đã truyền lại ngôi vị cho người con trai của mình và lên núi Yên Tử tu hành. Và loài mai vàng Yên Tử cũng bắt đầu từ đây bởi khi ấy vua Trần Nhân Tông đã lập ra Thiền Phái Trúc Lâm Yên Tử và phát động cho các tín đồ trồng mai. Với sự chăm sóc tỉ mỉ cùng thời tiết phù hợp và chỉ trong vài năm mai vàng đã ngập khắp khu rừng và được đặt tên là “Đại lão mai vàng Yên Tử”.

Hình ảnh hoa mai vàng Yên Tử
Hình ảnh hoa mai vàng Yên Tử

Đặc điểm Mai Yên Tử

Theo những nghiên cứu khoa học thì vốn dĩ mai vàng sẽ không trồng cũng như phát triển được ở miền Bắc, thường muốn ngắm nhìn sắc vàng rực rỡ của những bông hoa này phải vận chuyển từ Nam ra. Tuy nhiên việc này khá tốn kém chi phí và hoa lại không giữa được lâu do thời tiết không phù hợp.

Đặc điểm hoa mai vàng Yên Tử
Đặc điểm hoa mai vàng Yên Tử

Tuy nhiên, đối với loài mai vàng Yên Tử thì lại có thể trồng và phát triển được trong điều kiện thời tiết á nhiệt đới miền Bắc. Đó là một sự khác biệt tạo nên nét đặc trưng riêng.

Mai Yên Tử nở theo chùm và trên một cây khi nở rộ có rất nhiều chùm rất đẹp. Hoa có 5 cánh, lộc hoa màu xanh, hương thơm thoang thoảng nhẹ nhàng dễ chịu. Những cây mai Yên Tử lâu đời rất cao, đường kính lớn nằm trong khoảng từ 40 – 50 cm. Nơi núi rừng xanh thẳm thẳm, trong cái thời tiết se lạnh của những ngày cuối đông chớm xuân, những cánh hoa mai Yên Tử rực rỡ khoe sắc làm bừng sáng không gian trên cao làm say đắm lòng người.

Hoa mai Yên Tử nở rộ
Hoa mai Yên Tử nở rộ

Và với một đặc điểm nữa khiến Mai Yên Tử được nhiều người yêu quý và ưa chuộng chính là loài hoa này có tuổi thọ rất dài, ít sâu bệnh, phát triển và sinh trưởng rất khỏe. Những cây mai cổ thụ có vòng đời lên đến hàng trăm năm.

Ý Nghĩa loài Mai vàng Yên Tử

Mai vàng Yên Tử tượng trưng cho sự bền bỉ và kiên trì không bao giờ bỏ cuộc, luôn vươn mình vượt qua mọi khó khăn và khắc nghiệt của cuộc sống. Nó cũng giống như tinh thần mà ngày xưa vua Trần Nhân Tông và các thuyền môn đã bỏ công để trồng và chăm sóc để hoa nở vàng cả một cánh rừng.

Ý nghĩa hoa mai
Ý nghĩa hoa mai

Ngoài giá trị về mặt kinh tế, Mai vàng Yên Tử còn có giá trị về mặt đời sống tâm linh, trường tồn và còn mãi theo thời gian. Ngày nay, người ta chủ động tăng cường bảo tồn và nhân giống loài hoa đẹp và quý này. Để mỗi dịp Tết đến xuân về có thể được ngắm nhìn những bông hoa mai tươi sắc trong ánh nắng ấm áp và cùng những cơn gió bay.

Hình ảnh những bông hoa mai vàng rực rỡ nhất

Hoa mai vàng là loài hoa của niềm vui và sức sống
Hoa mai vàng là loài hoa của niềm vui và sức sống
Hoa mai vàng mang mùa xuân đến
Hoa mai vàng mang mùa xuân đến
Hoa mai vàng đẹp nhất
Hoa mai vàng đẹp nhất
Hoa mai vàng khoe sắc
Hoa mai vàng khoe sắc
Hoa mai vàng trong gió xuân
Hoa mai vàng trong gió xuân
Hoa mai vàng trong nắng
Hoa mai vàng trong nắng
Một bông hoa mai vàng
Một bông hoa mai vàng
Một nhánh hoa mai vàng đẹp
Một nhánh hoa mai vàng đẹp
Xem tiếp...

TT&HĐ V - 49/e

 
Đi tìm nguyên nhân gây ra vụ nổ Big Bang

PHẦN V:     THỐNG NHẤT 
"Khoa học là một sức mạnh trí tuệ lớn nhất, nó dốc hết sức vào việc phá vỡ xiềng xích thần bí đang cầm cố chúng ta."
Gorky 
 
"Mỗi một thành tựu lớn của nhà khoa học chính là xuất phát từ những ảo tưởng táo bạo". 
JohnDewey
"Chân lý chỉ có một, nó không nằm trong tôn giáo, mà nằm trong khoa học."
Leonardo da Vinci
 
"Cái khó hiểu nhất chính là hiểu được thế giới" 
Albert Einstein
 "Có hai cách để sống trên đời: một là xem như không có phép lạ nào cả, hai là xem tất cả đều là phép lạ".
Albert Einstein
      
“Chính qua cuộc đấu tranh nhằm thống nhất một cách hợp lý cái đa dạng mà đã đạt được những thành công lớn nhất, dù rằng chính ý đồ đó có thể gây ra những nguy cơ lớn nhất để trở thành con mồi của ảo vọng”.
Albert Einstein


“Người nhìn thấy cái đa dạng mà không thấy cái đồng nhất thì cứ trôi lăn trong cõi chết”.

Upanishad       


  CHƯƠNG X (XXXXIX): LỜI "LẢM NHẢM" SAU CÙNG
 
“Điều gì đã thổi sức sống vào các phương trình và làm cho chúng có thể mô tả Vũ Trụ?”
Stephen Hawking

“Không có thiên tài nào mà không pha lẫn sự điên rồ trong đó”
Arixtốt

“Thiên tài khác ngu ngốc ở chỗ thiên tài có giới hạn”
A. Anhxtanh

“Nếu thực tại không tương đồng với lý thuyết, hãy thay đổi thực tại”
A. Anhxtanh

“Có thật nhiều thứ để tìm hiểu, nhưng cũng thật ít thứ đã được tìm hiểu thấu đáo”
Robert A. Heinlein

“Từ Vũ Trụ, tôi không còn nhìn thấy biên giới các quốc gia! Trái đất xanh một màu xanh vĩnh cửu”. Gagarin

“...Đặt cược cho một vũ trụ duy nhất và sự tồn tại của một nguyên lý sáng tạo chịu trách nhiệm cho việc điều chỉnh Vũ Trụ một cách vô cùng chính xác... Nguyên lý này không đại diện bởi một vị Chúa rậm râu; đó là một nguyên lý phiếm thần biểu hiện qua các định luật của tự nhiên.”
Trịnh Xuân Thuận

“Chắc chắn rằng, tựa như tình cảm tôn giáo, niềm tin rằng thế giới là lý tính, hay ít nhất là có thể hiểu được, chính là cơ sở của mọi công trình khoa học. Niềm tin này tạo nên quan niệm của tôi về Chúa. Đó là quan niệm của Spinoza”. 
Albert Einstein

"Có một thứ chúng ta thấy ngay từ khi chào đời và hầu như thường xuyên trong cuộc đời, nhưng chúng ta vẫn tưởng là chưa từng thấy, đó là không gian. Có một thứ chúng ta tưởng thực sự tồn tại như dòng trôi cuốn chúng ta đi nhưng không biết trôi về đâu, đó là thời gian. Ngày nay, chưa ai nhận thức được hoặc nhận thức vẫn sai lầm về chúng. Chỉ khi nào loài người nhận thức chính xác và cặn kẽ hai thứ thiết yếu ấy, thì nhiệm vụ khoa học của loài người mới có cơ may hoàn thành".
TC
 
"Sau nhiều năm nghiền ngẫm, ở chặng cuối cuộc đời tôi mới ngộ ra: Vũ Trụ không hỗn độn như chúng ta tưởng mà là một khối gắn kết thống nhất vĩ đại, không phải vì phục tùng ý Chúa (làm gì có Chúa!) mà vì chính bản thân nó: Tồn Tại. Vạn vật trong lòng nó luôn vận động để tránh Hư Vô, nghĩa là vận động cho nó và vì nó, luôn tự giác răm rắp tuân theo một nguyên lý chung nhất và duy nhất: nguyên lý Tự Nhiên". 
 NTT

""Của dân,do dân và vì dân" là nguyên tắc cơ bản của mọi nhà nước trong việc duy trì và bảo toàn xã hội chứ không phải sở hữu riêng của NNVN". 
NTT
 
 


(Tiếp theo)
***
Trong lịch sử nghiên cứu khoa học của nhân loại, không hiếm những ý tưởng mới hôm qua còn bị cho là ngớ ngẩn, điên rồ “điếc không sợ súng” như trên đã làm nên những điều kỳ diệu của hôm nay, và nói cho công bằng, không hiếm những điều hôm nay được xem như kỳ diệu thì ngày mai đã thành ấu trĩ, ngây thơ, thậm chí là “vớ vẩn”, sai lầm. Phải chăng quá trình đi nhận thức để tìm hiểu Tự Nhiên Tồn Tại là tất yếu như thế? Có lẽ, đó là quá trình vừa “tình cờ” vừa “cố ý”, là xâu chuỗi và đan xen những sự kiện, biến cố ngẫu nhiên như “bèo dạt mây trôi” theo dòng chảy tất yếu hướng về một chân lý đích thực cuối cùng. Chúng ta cũng là những kẻ học hành không được bao nhiêu không phải vì không được học mà vì học không được. Cha mẹ sinh ra chúng ta là một thân xác tương đối hoàn hảo nhưng Trời lại chỉ ban cho chúng ta một bộ não hoạt động ở mức thiểu năng trí tuệ nên đành sống một cuộc đời đầy hoài nghi, lúc nào cũng ngơ ngơ ngác ngác. Chính vì như thế nên chúng ta đã cố học nhưng không thể nào lĩnh hội được “tảng” lý thuyết toán - lý cao siêu và vĩ đại đang “trị vì” kiến thức nhân loại. Sự thể ấy đã làm cho chúng ta, vào thời xưa kia, khi còn chưa già, nhiều lúc vô cùng buồn nản và thất vọng. Còn bây giờ thì… không hề nhé, hỡi “ông” Toán - Lý!
Hoài nghi và ngơ ngác có cái dở nhưng cũng có cái hay. Cái hay đó là đã tạo ra trong chúng ta sự tò mò “ghê gớm” về thế giới khách quan làm bật ra nỗi ước vọng mãnh liệt: hiểu được bản chất của Vũ Trụ và giải thích được vì sao nó lại vốn dĩ thế chứ không thể khác.
Sự thực không thể phủ nhận được là toán - lý ngày nay, dù có thể còn hàm chứa những ngộ nhận này nọ thì xét một cách tổng thể, vẫn là thành quả mang tính “có lý” chứ không thể phi lý được. Quá trình hình thành, phát triển, vượt qua thử thách suốt hàng mấy ngàn năm nhận thức của loài người chứng tỏ rõ ràng như vậy. Vậy thì muốn nhận biết đến căn nguyên về sự tồn tại của Vũ Trụ, không thể chối bỏ toán - lý mà ngược lại, phải tiến tới theo hướng mà toán - lý đã khai mở và chỉ ra, phải sử dụng những “phương tiện” mà toán - lý đã sáng tạo. Nhưng như đã thổ lộ, năng lực trí tuệ yếu kém của chúng ta đã không cho phép chúng ta sánh vai, đồng hành với lực lượng tinh nhuệ, đi tiên phong của toán - lý để thực hiện ước vọng cháy bỏng của bản thân mình. Đó là cái mâu thuẫn đối kháng cực kỳ gay gắt, tuy không đến nỗi một mất một còn, nhưng đến Tạo Hóa (xin lỗi Ngài!) cũng không khắc phục được!
Nếu không khắc phục được mâu thuẫn thì tìm cách vượt qua mâu thuẫn, nếu không có “tảng” lý thuyết toán - lý cao siêu và vĩ đại làm điểm tựa thì chúng ta hãy hành động như anh chàng nọ: tự túm tóc làm mình bay lên và hành trình đó đây cho thỏa niềm ước ao, khát vọng. Lời tự nhủ thầm ấy, ai nghe thấy mà không cười hô hố vì đối với họ rõ ràng là nó đầy ngông cuồng và hão huyền. Nhưng đối với chúng ta, đó là lời tự nhủ tuyệt vời bởi vì chúng ta đã biết tỏng, một cách tương đối, và nếu tìm ra cách tự tạo một động cơ phản lực trong nội tại bản thân mình bằng những vật liệu và phương tiện thông dụng nhất, thì chúng ta cũng sẽ hóa thành trái tên lửa vi vu đến mọi chân trời góc bể của Vũ Trụ.
Tuân theo lời khuyên nhủ, việc đầu tiên chúng ta làm là đặt ra câu hỏi: toán - lý là cái gì? Và chúng ta đã trả lời được: toán - lý là một Vũ Trụ ảo do loài người sáng tạo ra trong quá trình quan sát và nhận thức Vũ Trụ thực tại, nhằm mô phỏng, miêu tả thực tại theo nhãn quan, cách thức đặc thù và ý chí (tức lý trí chưa hoàn toàn sáng suốt) của mình. Cũng do đó mà Vũ Trụ ảo toán - lý vừa mang tính khách quan vừa mang tính chủ quan, vừa như thực thể vừa là nguyên lý. Nói cách khác, toán - lý là một thực tại kỳ ảo hòa quyện với hoang đường huyễn hoặc. Còn thực chứng có ảo không? Ảo luôn! Tất cả các thí nghiệm đúng là thực tại, nhưng kiến thức rút ra được từ các thí nghiệm ấy đều phải thông qua suy luận. Cho dù suy luận có tính trực giác đến mấy thì cũng không thoát khỏi sự lũng đoạn của suy nghĩ chủ quan con người, nghĩa là các thí nghiệm ấy đã bị “ảo hóa”. Ví dụ, để chứng minh xung quanh một dây dẫn điện có tồn tại trường điện từ, người ta phải dùng thiết bị đo. Nếu thiết bị đo hoạt động, ta rút ra kết luận rằng ở đó tồn tại một trường điện từ, dù ta có đo nó hay không. Nhưng có chắc trong vùng không gian xung quanh dòng điện, thực sự tồn tại trường điện từ không? Nếu hỏi các nhà vật lý theo chủ nghĩa thực chứng, thì 100% câu trả lời là khẳng định. Chúng ta thắc mắc: đành rằng khi đưa thiết bị đo đến đó thì phải thừa nhận là có, nhưng khi lấy thiết bị đo đi khỏi thì sao lại khẳng định được (vì đã có thực chứng đâu!?)? Dòng điện dùng năng lực của mình để tạo dựng một trường tương tác cố định trong vùng không gian bao quanh nó nếu là sự thực thì thật…phi thường!
Có thể hiểu nôm na: “tư duy” là “nghĩ” và “suy”. Ở loài vật (không phải loài người) có thể có “nghĩ” nhưng không có “suy”, hoặc sự “suy” của chúng là nông cạn, nhất thời và được gọi là bản năng, vô thức. Một con báo nằm rình rập con mồi, chờ đợi thời cơ để xông ra vồ chụp, không thể nói khác được, phải là một quá trình được điều khiển bởi sự  "nghĩ". Nhưng cũng không thể nói khác được, đó là sự "nghĩ" thiếu "suy", nhất thời, nông cạn, tương tự một phản xạ bản năng đã được tự nhiên hun đúc qua nhiều thế hệ. Sự  nghĩ đó mau chóng nhạt nhòa sau quá trình săn bắt mồi và không còn được lưu giữ như một “kỷ niệm” trong não con báo nữa. Như thế, nếu ở loài vật có tồn tại sự suy nghĩ nào đó thì sự suy nghĩ đó hầu như không có hồi ức (sự nhớ lại), và đã thành bản năng của con vật thông qua con đường tiến hóa-thích nghi sinh vật. Vậy, có thể quan niệm: tư duy là những cảm giác về thế giới khách quan được lưu giữ tương đối dài lâu theo thời gian mà bộ não có thể tái hiện lại trong tâm thức (hồi ức), nhờ đó mà chọn lựa (suy ra) được hành động được coi là tốt nhất cho đảm bảo sống còn trong cuộc đấu tranh sinh tồn. Nói cách khác, tư duy là “nghĩ” và có khả năng “suy” từ sự “nghĩ” ấy. Tư duy mà loài người có được chính là một trong những thành quả của tiến hóa thích nghi thông qua quá trình đấu tranh sinh tồn ở một giống loài có cơ thể sinh học đặc thù tồn tại trong một môi trường thiên nhiên đặc thù, với thời gian đủ lâu.
Nhờ có tư duy ấy mà loài người nhận thức ngày một sâu sắc về tự nhiên. Quá trình nhận thức tất yếu làm xuất hiện toán học và vật lý học. Toán - lý thuở ban đầu chỉ có mục đích duy nhất là đáp ứng đòi hỏi nảy sinh ra từ cuộc mưu sinh và ước ao được sống ổn định hơn, sung sướng hơn của loài người. Chính vì sự nhận thức còn yếu kém của loài người, cũng như sự thể hiện “lấp lửng”, “hai mặt” của hiện thực khách quan mà trong toán - lý xuất hiện những mâu thuẫn nội tại gây rạn vỡ niềm tin đối với nhận thức và buộc loài người phải tìm cách giải quyết. Lịch sử cho thấy việc giải quyết mâu thuẫn phát sinh trong toán - lý là một công cuộc vô cùng khó khăn gian khổ, nhưng cũng hết sức oanh liệt, hào hùng, tuy rằng cho đến tận ngày nay vẫn còn đầy những “ngổn ngang”. Mặt khác, cũng cần thấy rằng công cuộc đó đã làm cho toán - lý ngày nay đã vượt xa mục đích “thực dụng” dung dị thuở ban đầu của nó để đảm nhiệm luôn cái vai trò mà triết học không kham nổi: mô tả và giải thích Tự Nhiên Tồn Tại một cách định tính, và cả định lượng. Chính quá trình thực thi sứ mạng ấy mà chúng dần chuyển hóa thành thực tại ảo. Nhưng đến nay toán - lý vẫn chưa hoàn thành vai trò đó, trái lại, toán - lý ngày một phát phì với “ngổn ngang” những lý thuyết, giả thuyết nhân tạo vô cùng phức tạp, vô cùng rối rắm, trở thành cao siêu, huyền bí mà dù cho một người có bộ não nhận thức kiệt xuất, bỏ cả đời để học, cũng không thể lĩnh hội hết được. Điều đó ám chỉ rằng Vũ Trụ là cực kỳ khó hiểu và người thường như chúng ta, nếu muốn nhận thức nó thì trước hết phải thấu suốt toán - lý, nhưng vì chúng ta (cũng như những thế hệ mai sau) không thể thực hiện được điều đó, nên đành “bất khả tri” trước thực tại khách quan. Nếu sự ám chỉ ấy là sự thực tất yếu thì… buồn quá! Nhưng thật là may lại không phải như vậy! Bởi vì như chính toán - lý đã phô bày ra, nhiều trường hợp, một hiện tượng có thể hiểu được theo nhiều cách, bằng nhiều lý thuyết khác nhau, từ đơn giản đến phức tạp. Vì sao vậy? Vì Vũ Trụ là thực tại khách quan vốn dĩ hai mang như thế, hay tại vì tư duy "sáng tạo" ra như thế?
Vũ Trụ thực tại có rắm rối và quá ư phức tạp như toán - lý đã chỉ ra không? Ngắm nhìn hiện thực khách quan, chúng ta bao giờ cũng có cảm nghĩ vạn vật - hiện tượng sao mà hồn nhiên thế. Mọi quá trình trong Vũ Trụ, trừ của loài biết tư duy, đều là mù quáng, mà sao lại có thể triển khai nhịp nhàng, hợp lý đến mức tối ưu như thế? Vì là mù quáng nên các sự vật - hiện tượng không biết “tính toán” các phương trình để lựa chọn giữa có nghiệm và vô nghiệm, giữa bất toàn và tối ưu trong sự vận động duy trì tồn tại của chúng, ấy vậy mà chúng chưa một lần mảy may phạm sai lầm, vẫn tuân thủ tuyệt đối chính xác những vốn dĩ cần phải tuân thủ mà loài người đã khám phá ra (có lẽ là hầu hết) và gọi đó là những nguyên lý, qui luật của tự nhiên. Hơn nữa sự chính xác tuyệt đối ấy chứng tỏ trong Vũ Trụ thực tại khách quan, mọi quá trình nhân - quả bao giờ cũng dẫn đến “có nghiệm” chứ không thể “vô nghiệm”, và “nghiệm” được tạo thành bao giờ cũng xác định, tồn tại một cách dứt khoát. Trong khi đó ở Vũ Trụ ảo toán - lý, đầy rẫy những bất định, những khiên cưỡng không thể hình dung nổi, những hoang cảnh kỳ dị ẩn chứa mâu thuẫn lôgic sâu sắc, chẳng hạn nếu không là tất cả thì cũng gần như tất cả các hằng số mà toán - lý rút ra được từ suy luận khoa học đều là số vô tỷ. Làm thế nào mà các bộ phận trong Vũ Trụ kết hợp với nhau một cách đồng bộ được, nhịp nhàng được, nếu kết quả cho thấy chúng vô tỷ!? Tóm lại, nếu Vũ Trụ thực tại được thấy là một tổng thể được bảo toàn, do đó sự vận động, chuyển hóa trong nội tại nó phải luôn luôn mạch lạc và cân bằng, thì Vũ Trụ ảo toán - lý lại được thấy là một tổng thể bất toàn, bộc lộ nhiều trục trặc, nghịch lý giả tạo đến…vô tỷ...! 
Những suy nghĩ nêu trên đã dẫn chúng ta đến kết luận: toán - lý ngày nay chưa thực sự kiện toàn, vừa thiếu vừa thừa vừa sai lạc, thừa trong chức năng ứng dụng, thiếu trong chức năng giải mã tự nhiên và sai lạc khi là công cụ thuyết minh Vũ Trụ. Như vậy có nghĩa rằng toán - lý ngày nay vẫn chưa hoàn hảo trong vai trò mô phỏng, miêu tả Vũ Trụ thực tại. Như đã nhận xét thì thành quả mà toán - lý tạo lập được trong suốt hàng ngàn năm thật là vĩ đại. Đó là những nguyên lý, định lý, qui luật, định luật và dạng định lượng của chúng là những phương trình, biểu thức, được thiết lập thông qua quá trình nhận thức và nhận thức lại dài lâu của loài người, đồng thời cũng đã kinh qua biết bao thử thách để tự điều chỉnh và định hình mà có dạng như ngày nay. Thành quả ngày nay của toán - lý, do đó, về mặt hình thức và nhất là về mặt định lượng, nói chung là đúng đắn, không thể không thừa nhận được, nhưng cũng không thể cho rằng chúng là “bùa hộ mệnh” vạn năng được, vì chúng là thành quả tạo dựng còn "vương vấn" tính chủ quan và bảo thủ của con người.
Nếu các phương trình, biểu thức toán - lý nói chung là đã xác đáng thì toán - lý không hoàn hảo ở chỗ nào? Chính câu hỏi của nhà vật lý nổi tiếng S. Hawking, mà chúng ta chép lại ở đầu chương, đã gợi ý ra câu trả lời!
Từ quá trình khảo cứu để tìm hiểu một hiện tượng hay một loại hiện tượng của tự nhiên, các nhà nghiên cứu thu được những kết quả có tính đồng nhất và từ đó rút ra được kết luận dưới dạng một định luật, đồng thời đưa ra qui ước và bằng những ký tự cũng như ký số thiết lập nên những phương trình, biểu thức (những biểu diễn toán học) nhằm “cô đọng” định luật ấy dưới dạng định lượng. Như vậy, không phải “điều gì đã thổi sức sống vào các phương trình?” mà chính các nhà nghiên cứu đã gửi gắm nhận thức khoa học của họ vào trong đó. Đối với những “người trần mắt thịt” hoặc thất học thì những phương trình toán - lý chỉ là những hiện hữu vô hồn, những dòng ký hiệu vô tri, chứ không hề có chút sức sống nào cả. Mặt khác, đành rằng những phương trình toán - lý “có thể mô tả Vũ Trụ” (bởi chúng được sinh ra vì mục đích đó mà!) thì thử hỏi sự mô tả đó đã thỏa đáng chưa? Trả lời được câu hỏi này thì vấn đề toán - lý hoàn hảo hay chưa hoàn hảo cũng được làm sáng tỏ.
Nói chung, bản thân các phương trình, biểu thức toán - lý, do đã được xác minh và tỏ ra vững vàng qua thử thách ứng dụng nên đó là những kết quả đúng, diễn tả thích đáng các hiện tượng, phù hợp với những gì mà các nhà nghiên cứu quan sát, đo lường được. Tuy nhiên sự diễn tả ấy chỉ là hình thức, có tính suy diễn phi thực hoặc trực giác bản năng. Bản chất của hiện tượng là do các nhà nghiên cứu chủ quan suy ra trên cơ sở nhận thức khoa học về tự nhiên đã được thừa nhận và đóng vai trò là kiến thức chính thống của đương thời. Một khi nhận thức về tự nhiên của thời đại chưa hoàn hảo thì sự suy lý về bản chất hiện tượng đang nghiên cứu cũng chưa hoàn hảo và đương nhiên phương trình đã thiết lập, đóng vai trò như “phát ngôn viên” của các nhà nghiên cứu, cũng chưa thể hoàn hảo. Nói cách khác, các nhà nghiên cứu đã chưa thấy được đích xác ý nghĩa mà các phương trình, các biểu thức hàm chứa. Có lẽ, bức tranh về thực tại khách quan vốn dĩ đơn giản lắm. Nó phức tạp, trở nên rắm rối, sai lạc là do sự tưởng tượng thái quá của con người, và phải chăng, chỉ khi nào con người xác định được các hằng số Vũ Trụ đều là hữu tỷ, thì thực tại khách quan mà con người vẽ ra mới thực sự đích đáng!? Có lẽ, con đường đi tới chân lý khoa học có nhiều ngã rẽ và toán học là kẻ tiên phong, đóng luôn vai trò là bảng chỉ đường. Vì toán học vẫn chưa chân chính nên đã dẫn vật lý lạc đường, đến với quan niệm về điểm kỳ dị, vụ nổ Big Bang, và một Vũ Trụ dãn nở!?.
Trước đây, kể cũng rất lâu rồi, chúng ta đã từng suy nghĩ rất nhiều đối với quan niệm của toán - lý về Tự Nhiên Tồn Tại và dù còn mờ nhạt, cũng đã thấy hiện lên không ít những ngộ nhận tồn tại trong hệ thống quan niệm ấy. Lúc đó, chúng ta tự cười mình vì nghĩ rằng toán - lý không thể sai được mà chính bản thân chúng ta đã sai khi “nhìn gà hóa cuốc”.
Thế rồi, trong một lần cố hiểu cho được thuyết tương đối hẹp, chúng ta đã phát hiện ra cái sai của Anhxtanh chỉ bằng một thao tác đơn giản với phương tiện là toán học phổ thông. Lúc đầu tưởng mình phạm sai lầm ấu trĩ ở khâu nào đó, nhưng thử đi thử lại mãi vẫn đúng. Dù sao thì chúng ta cũng không hề tin rằng đã tìm ra được “gót chân Asin” của nhà vật lý vĩ đại nhất thế kỷ XX, nhất là khi thấy toán - lý cao cấp (phép toán tenxơ) cũng không hề phát hiện ra cái sai ấy…
Sự hạn chế về kiến thức toán - lý đã buộc chúng ta quay về với triết học Mác - triết học mà chúng ta đã từng cho là nói đúng nhất về tự nhiên, đã từng đặt niềm tin tuyệt đối vào nó thuở thiếu thời, để cố tìm ra một hướng đường thực hiện khát vọng tìm hiểu căn nguyên Vũ Trụ. Vô vọng! Té ra, khi đã có ít nhiều “kinh nghiệm” về nhận thức thì mới thấy triết học này cũng y hệt như một tôn giáo, như Phật giáo chẳng hạn: mê lầm trong cực đoan, cuồng tín và ru ngủ!
Biết rằng nguồn cội của triết học châu Âu là triết học Hi Lạp cổ đại, chúng ta về đó mong tìm ra một sự gợi mở nào đó dù nhỏ nhoi. Và đúng là chúng ta đã tìm được cái gợi mở nhỏ nhoi ấy: ý niệm về tồn tại và sự cần thiết phải phân biệt giữa tồn tại và sự hiện hữu. Ít ỏi thế thôi nhưng cực kỳ quan trọng!
Người ta cho rằng triết học Hi Lạp cổ đại rực rỡ được là nhờ công lao không nhỏ của triết học phương Đông cổ đại. Tin theo nhận định đó nên chúng ta quay sang triết học Ấn Độ cổ đại. Chính ở đây đã bật lên trong chúng ta một ý tưởng hoàn toàn mới mẻ, vô cùng khác lạ, nhưng có vẻ không đến nỗi vô lý lắm: không gian có tính thực thể và là cội nguồn của tất cả, kể cả thời gian. Ý niệm ấy tất nhiên bày ra câu hỏi: vậy thời gian là gì? Lúc đó chúng ta không trả lời nổi, nhưng đã hiểu rằng: ai thấy được bản chất của không gian và thời gian, người đó mới có cơ may thấu tỏ được căn nguyên Vũ Trụ.
(Còn tiếp)
-------------------------------------------------------------------------



Xem tiếp...

MUÔN MẶT ĐỜI THƯỜNG II/346

(ĐC sưu tầm trên NET)

 
Bản Tin 113 Online Cập Nhật Hôm Nay | Tin Tức 24h An Ninh Mới Nhất Ngày 29/01/2022 | ANTV
 
Thời sự quốc tế 29/1 | Trung Quốc cảnh báo bất thường về viễn cảnh chiến tranh với Mỹ | FBNC
 
Tin Biển Đông mới nhất 29/1.Vụ máy bay chiến đấu Mỹ F-35C rơi Biển Đông,Trung Quốc phát biểu cực sốc
 
Tin tức buổi sáng 30/1 | Hầm Thủ Thêm nối hai bờ sông Sài Gòn gặp sự cố?
 
Vọng gác đêm sương - Mạnh Phát (Tiếng hát Hoàng Phương Mai)


Xem tiếp...

Thứ Bảy, 29 tháng 1, 2022

CÂU CHUYỆN VỤ ÁN 208

(ĐC sưu tầm trên NET)

 
Nguyên CSGT Nguyễn Tùng Dương bình tĩnh hút điều thuốc cuối trước giờ THI HÀNH ÁN - GCG

Vụ mất tích bí ẩn của góa phụ máu lạnh

MỹSharon Hall bị cáo buộc liên quan cái chết của ba người, nhưng trong thời gian chờ thụ án, cô ta đột nhiên mất tích.

Ngày 19/3/1960, tổng đài cứu trợ 911 của bang Missouri tiếp nhận cuộc gọi báo án từ Sharon Hall, thông báo chồng mình bị bắn trọng thương, yêu cầu cứu hộ giúp đỡ.

Khi cảnh sát và cứu thương tới biệt thự sang trọng của vợ chồng Sharon, họ thấy cô con gái Danna, 3 tuổi, đang ngồi trên giường ngủ của bố mẹ, bên cạnh là thi thể của James bị bắn từ phía sau.

Sharon khóc nức nở, khai rằng trong lúc đang tắm, con gái nghịch súng của bố và vô tình cướp cò, bắn chết James. Để xác minh liệu bé Danna có khả năng bóp cò, giết bố hay không, cảnh sát đã tìm những dấu vân tay trên khẩu súng. Tuy nhiên, khẩu súng mới được tra dầu nên trên báng không lưu lại dấu vân tay.

Theo lời khai của Sharon, James rất hay để con gái cầm súng chơi. Cả bố mẹ, người thân của James đều xác nhận thường xuyên thấy James cho con gái chơi với súng và cũng đã nhiều lần nhắc nhở anh không nên làm chuyện nguy hiểm như vậy. Bên cạnh đó, cảnh sát cũng cho Danna làm một bài kiểm tra với khẩu súng và cho thấy cô bé hoàn toàn có khả năng bóp cò.

Sharon Hall. Ảnh: Murderpedia

Sharon Hall. Ảnh: Murderpedia

Vì không có nhiều nghi vấn trong cái chết của James nên cảnh sát nhanh chóng kết luận nạn nhân chết do con gái vô tình bóp cò súng. Vụ án khép lại, Sharon nhận khoản tiền bảo hiểm 29.000 USD cho cái chết của chồng.

Song những tin đồn không hay về Sharon bắt đầu lan từ khu phố đến tai các nhà điều tra. Một số hàng xóm nói với các thám tử rằng Sharon vốn ham vinh hoa phú quý, lấy chồng chỉ vì muốn thừa hưởng khối tài sản kếch xù nhà chồng. Gần đây, việc làm ăn kinh doanh của James gặp khó khăn, Sharon không còn được chi tiêu thoải mái như trước nên họ thường xuyên cãi nhau.

Theo điều tra của cảnh sát, James đã phát hiện vợ ngoại tình với John Boldizs, người bạn học cũ của cô. Tức giận vì bị phản bội, James yêu cầu ly hôn. Sharon đồng ý với điều kiện James cho cô ngôi biệt thự và chu cấp nuôi con hàng tháng 1.000 USD. Cảnh sát bắt đầu nghi ngờ Sharon nhưng không có bằng chứng.

Vài tháng sau cái chết của chồng, Sharon gặp gỡ một người đàn ông khác, Walter Jones, ông chủ giàu có của đại lý xe hơi danh tiếng. Ngay từ lần đầu gặp, khi Sharon tới mua xe ở cửa hàng mình, Walter đã nhanh chóng để mắt tới cô gái xinh đẹp, quyến rũ. Họ nảy sinh tình cảm.

Sau khi qua lại được vài tháng, Sharon thông báo với Walter đã có thai và yêu cầu anh ta chịu trách nhiệm. Cô thường xuyên hối thúc nhân tình sớm ly dị vợ để chăm sóc cho cô và đứa bé trong bụng. Thế nhưng anh ta trở mặt, nói Sharon chỉ là thú vui qua đường, sẽ không bao giờ có việc bỏ vợ con để chung sống với cô. Walter lạnh lùng đưa tiền cho Sharon, bắt cô đi phá thai, cũng như cấm tiết lộ chuyện này với bất kỳ ai.

Báo chí đưa tin về các vụ án của Sharon, tháng 1/1962. Ảnh: Unknoưn gender histpry

 

 

Báo chí đưa tin về các vụ án của Sharon, tháng 1/1962. Ảnh: Unknoưn gender histpry

Đêm 26/5/1960, Walter báo cảnh sát việc vợ mình, Patricia Jones, bỗng mất tích, không trở về nhà sau một ngày làm việc. Đồng nghiệp của Patricia nói rằng buổi chiều cùng ngày, cô nghe Patricia nói chuyện qua điện thoại với một người phụ nữ không hề quen biết, nhưng cô ta lại hẹn Patricia sau giờ làm hãy gặp nhau để bàn chuyện hệ trọng.

Đối chiếu với lời khai của đồng nghiệp, một số người dân bên dưới tòa nhà Patricia làm việc cũng nói thấy vợ Walter đã vào xe của một phụ nữ. Tuy nhiên, vì người phụ nữ đó đeo kính râm to bản, trùm kín mặt bằng khăn và áo khoác nên không ai biết cô ta trông thế nào.

Chỉ với thông tin mô tả ít ỏi, Walter ngay lập tức nghĩ đến khả năng người phụ nữ hẹn vợ mình ra ngoài chính là Sharon. Khi Walter được triệu đến sở cảnh sát để thẩm vấn, anh ta cũng thừa nhận việc mình đang ngoại tình với Sharon. Anh ta suy đoán, Sharon có thể liên quan tới vụ mất tích của vợ. Song khi anh ta đến tận nhà nhân tình để hỏi chuyện, Sharon chối quanh co.

Một ngày sau, cảnh sát tìm thấy thi thể Patricia trong một khu nhà bỏ hoang gần nơi làm việc của cô. Cô bị bắn nhiều nhát vào đầu và bụng ở cự ly gần, và có thể bị bắn chết ở một nơi khác trước khi thi thể bị vứt lại ở đây.

Khẩu súng giết chết Patricia có cỡ nòng 22 ly, trùng khớp với khẩu súng đã giết chết chồng của Sharon. Nhưng cảnh sát lại loại bỏ nghi ngờ này bởi khẩu súng đó vẫn thuộc sự quản lý của cảnh sát.

Sau khi Sharon trở thành kẻ tình nghi hàng đầu cho cái chết của Patricia, một lệnh khám xét được thực hiện tại ngôi biệt thự của Sharon. Các nhà điều tra tìm thấy hộp đựng súng rỗng còn mới, nhưng Sharon khai rằng đó là chiếc hộp đựng khẩu súng giết chết chồng mình.

Trong khi cảnh sát tiếp tục tìm kiếm bằng chứng nhưng chưa có kết quả thì một người làm công nhà Sharon tới đồn cảnh sát khai rằng Sharon đưa tiền nhờ mua khẩu súng cỡ nòng 22 ly đứng tên anh ta. Khi biết cảnh sát đang điều tra Sharon, vì sợ bị liên lụy phải vào tù, anh ta đã quyết định tới gặp cảnh sát.

Tuy nhiên, Sharon khai rằng đã đánh mất súng trong khi đi nghỉ mát. Do không có bằng chứng thuyết phục nên Sharon được trắng án trong vụ sát hại Patricia ở phiên tòa vào tháng 6/1961.

Mặc dù thoát tội trong vụ án Patricia, giới điều tra đã quyết định lật lại hồ sơ cái chết của James. Khi các điều tra viên tìm gặp John Boldizs, bạn học cũ và là nhân tình của cô ta, anh này khai nhận Sharon từng nói muốn giết chết James để đoạt tiền bảo hiểm. Cô nhờ anh giết chết James với giá 1.000 USD nhưng John từ chối.

Công tố viên cao buộc, tối 9/3/1960, Sharon đã lén đợi lúc James đang chợp mắt, vào phòng ngủ và lấy khẩu súng 22 ly, bắn một phát đạn chí mạng vào phía sau đầu anh rồi đổ lỗi cho bé Danna.

Tháng 1/1962, Sharon bị tuyên án tử hình nhưng khi đó đang mang thai nên được giảm xuống mức tù chung thân. Sau khi ngồi tù, Sharon đệ đơn kháng án.

Shảon Hall khi bị bắt tại nhà riêng, năm 1960. Ảnh: Murderpedia

 

 

 

Sharon Hall khi bị bắt tại nhà riêng, năm 1960. Ảnh: Murderpedia

Trong lúc chờ phiên tòa tiếp theo, Sharon được thả bảo lãnh ra khỏi nhà giam. Theo các điều khoản pháp lý trong việc bảo lãnh, Sharon được phép rời khỏi đất nước nên cô đã cùng người yêu mới đến Mexico dự định kết hôn.

Tuy nhiên, tại đây Sharon đã bị cảnh sát Mexico bắt giữ vì tội dùng súng bắn chết người yêu mới nhưng may mắn anh này sống sót. Tháng 10/1965, Sharon bị kết án từ 10 đến 13 năm tù vì tội Cố ý giết người.

Tuy nhiên, năm 1969, Sharon đã biến mất khỏi nhà tù nữ Ixtapalapa ở Mexico không để lại bất kỳ dấu vết nào, đưa cô trở thành một trong những kẻ tội phạm đáng chú ý nhất lịch sử nước Mỹ, được mệnh danh là "góa phụ bí ẩn nhất".

Kể từ đó cho đến nay, dù cảnh sát đã áp dụng nhiều biện pháp từ truy nã, theo dõi nhà người thân vẫn không thể nào bắt được cô ta.

Sharon là một trong những người có lệnh truy nã dài nhất trong lịch sử nước Mỹ và cuộc đời đã được khắc họa trong chương trình truyền hình Unsolved Mysteries - Những bí ẩn chưa được giải đáp.

Hoàng Phong (Theo Murderpedia, Unsolved Mysteries, Alchetron)

Tìm được thủ phạm giết người 42 năm trước

Bình ThuậnCông an đã truy tìm được thủ phạm giết người phụ nữ 42 năm trước, khiến ông Võ Tê (hiện đã chết) bị bắt oan.

Ngày 14/1, đại tá Phạm Thật (Phó giám đốc Công an tỉnh Bình Thuận) cho biết, quá trình điều tra lại vụ án, cơ quan công an đã tìm được thủ phạm giết bà Phan Thị Khanh (lúc đó 26 tuổi) là Trương Đình Chi - tức Trần Đình Khôi. "Chi đã ít nhất ba lần thay đổi tên, tuổi. Tuy nhiên quá trình xác minh, giám định và lấy lời khai đều xác định những tên này đều cùng một người", ông Thật nói.

Về việc xử lý hung thủ thực sự của vụ án, Phó thủ trưởng Cơ quan cảnh sát điều tra Công an Bình Thuận - thượng tá Vũ Xuân Tiếu, cho biết pháp luật hiện hành không thể xử lý Chi do đã hết thời hiệu xử lý.

Ngay sau khi bắt được hung thủ, Công an Bình Thuận đã ra quyết định đình chỉ điều tra bị can đối với ông Võ Tê - bị cho là thủ phạm giết bà Khanh 42 năm trước. Cơ quan điều tra xác định, hành vi của ông Tê "không cấu thành tội phạm" theo quy định tại Điều 157 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015.

"Sắp tới, Công an Bình Thuận sẽ tiến hành các bước xin lỗi công khai, bồi thường oan sai theo quy định của pháp luật cho gia đình ông Tê", thượng tá Vũ Xuân Tiếu cho hay.

Ông Võ Ngọc nộp đơn kêu oan cho cha đã mất lên các cơ quan tố tụng hồi cuối năm ngoái. Ảnh: Việt Quốc

Ông Võ Ngọc nộp đơn kêu oan cho cha đã mất lên các cơ quan tố tụng hồi cuối năm ngoái. Ảnh: Việt Quốc

Ông Võ Ngọc (54 tuổi, con trai ông Võ Tê) cho biết, gia đình rất vui mừng khi nhận được quyết định đình chỉ bị can đối với người cha. "Nỗi oan ức của cha tôi và gia đình cuối cũng cũng được giải tỏa. Chỉ tiếc cha tôi đã không còn", ông Ngọc nói và cho biết đang tính toán mức yêu cầu bồi thường oan sai.

Theo nội dung vụ án, 19h ngày 31/7/1980, trên địa bàn xã Tân Minh, huyện Hàm Tân, xảy ra vụ án bà Khanh trên đường đi bẻ bắp về bị sát hại, cướp 1,6 lượng vàng (gia đình cho là bà vẫn mang theo người mỗi ngày).

Công an huyện Hàm Tân sau đó khởi tố, bắt tạm giam ông Võ Tê, sống cách hiện trường khoảng 300 m với cáo buộc Giết người, Cướp tài sản. Ông Tê được di lý về Công an tỉnh Thuận Hải (nay là Bình Thuận) để điều tra. Tuy nhiên, 5 tháng sau, ông Tê được công an tỉnh trả tự do vì "không đủ chứng cứ kết tội". Năm 1994, ông Tê qua đời khi còn mang thân phận bị can.

Ông Võ Ngọc cho biết đây là vị trí bà Phan Thị Khanh nằm chết cách đây 42 năm, ảnh chụp ngày 25/11/2021. Ảnh: Việt Quốc

Ông Võ Ngọc, con trai ông Võ Tê cho biết đây là vị trí bà Phan Thị Khanh nằm chết cách đây 42 năm. Ảnh: Việt Quốc

Hai năm trước, khi nghe tin con trai bà Khanh có đơn gửi Công an tỉnh Bình Thuận tố cáo hung thủ giết mẹ mình, ông Võ Ngọc (54 tuổi, con trai ông Tê) được một số luật sư, người từng trợ giúp pháp lý cho ông Huỳnh Văn Nén hướng dẫn thủ tục để làm đơn kêu oan cho cha.

Cuối năm ngoái, ông Ngọc tiếp tục gửi đơn đến các cơ quan tố tụng đề nghị giải oan cho người cha đã mất .

Sau khi tiếp nhận đơn của ông Ngọc và con trai bà Khanh, Công an tỉnh Bình Thuận đã phối hợp với Cục cảnh sát Hình sự (C02) Bộ Công an xác minh, truy tìm thủ phạm.

Trước đó, ông Đỗ Thanh An (con trai bà Khanh) đã làm nhiều đơn tố cáo gửi Công an tỉnh cho rằng hung thủ thực sự giết mẹ mình chính là ông Trương Đình Chi, sau đổi tên thành Trần Đình Khôi và Lê Minh Sơn. Ông Chi là anh em cột chèo với cậu của anh An.

Hai ngày trước khi xảy ra vụ án, ông Trương Đình Chi cùng vợ từ miền Tây ra Bình Thuận ở nhờ nhà người anh em cột chèo, kế bên nhà bà Khanh. Lúc đó, ông Chi mang theo bao phân Urê 30 kg bán để mua thuốc trị bệnh cho con.

Sau khi bà Khanh vị giết, ông Chi cùng vợ bỏ về miền Tây rồi đi nhiều nơi sinh sống. Nhận đơn tố cáo, Công an tỉnh Bình Thuận nhiều lần truy tìm, nhưng không bắt được nghi phạm do người này và gia đình liên tục thay đổi chỗ ở.

Việt Quốc

 

Xem tiếp...