Thứ Tư, 4 tháng 6, 2014

SẴN SÀNG !

(ĐC sưu tầm trên NET)

                                    
 

Tàu chiến

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia (Trích lược)

Mô hình tàu chiến "Mông Đồng" thời Trịnh
Tàu chiến (艚戰) hay chiến hạm (戰艦), chiến thuyền (戰舡), là loại tàu được đóng để dùng cho chiến đấu. Tàu chiến thường được đóng theo cách hoàn toàn khác với tàu chở hàng. Ngoài việc được trang bị vũ khí, tàu chiến được thiết kế để chịu thiệt hại và thường chạy nhanh hơn và di chuyển linh động hơn tàu chở hàng. Không như tàu chờ hàng, tàu chiến thường chỉ chở vũ khí, đạn dược và quân nhu cho thủ thủy đoàn của chính nó. Tàu chiến thường thuộc về một lực lượng hải quân, tuy có lúc chúng đã từng được các cá nhân hoặc công ty điều khiển.
Trong chiến tranh, ranh giới để phân biệt tàu chiến và tàu hàng không rõ ràng. Trong chiến tranh các tàu chở hàng thường được vũ trang và được sử dụng như các tàu chiến pha, ví dụ các tàu nhóm Q của Thế chiến thứ nhấttàu viễn dương vũ trang của Thế chiến thứ hai. Trong thế kỷ 17, có nhóm tàu chở hàng thường phục vụ không thường xuyên, không hiếm khi lên đến một nửa hạm đội. Trước thế kỷ 19 khi thiếu các tàu buồm thường có số lượng lớn các tàu thường vũ trang như các tàu ga-lê-ôn. Tàu chiến cũng có thể làm nhiệm vụ chở quân hay chở hàng tiếp viện như Hải quân Pháp trong thế kỷ 18 hay Hải quân Nhật trong Thế chiến thứ hai.

Phát triển tàu chiến

Thời đại tàu mái chèo


Thuyền chiến Đại Việt-tranh thời Lê-Trịnh thế kỷ 18, Bảo tàng lịch sử Việt Nam
Các thời đại cổ, như Cổ Ba Tư, Cổ Hy Lạp, Cổ La Mã tàu chiến thường là các loại tàu chèo tay như tàu birème, trirèmequinquérème. Đây là các tàu dài, nhọn, được đẩy bởi các hàng mái chèo và người chèo. Các tàu chèo tay cổ này được thiết kế để đánh chìm tàu địch bằng cách đâm thẳng vào hoặc tiếp cận tàu địch rồi thủy thủ nhảy sang giáp lá cà. Việc phát triển các máy bắn đá vào thế kỷ 4 TCN và tinh hoa kỹ thuật sau đó của nó cho phép chế tạo hạm đội đầu tiên dùng máy bắn đá, hải pháo, vào đầu thời Cổ Hy Lạp. Với sự hợp nhất chính trị khu vực Địa Trung Hải vào khoảng 2-thế kỷ 1 TCN thì hải pháo đó dần bị loại bỏ, trận Actium là trận đánh lớn cuối cùng hải pháo máy bắn đá được dùng đến.
Từ thời Cổ MuộnTrung Cổ, cho đến thế kỷ 16, vũ khí hải quân là của những người đi trên tàu chiến mang theo và sử dụng như mũi nhọn tàu, cung thủ trong thủy thủ đoàn, rất nhiều thứ bắn đi khác nhau như cung, tên, nỏ, nỏ chữ thập hạng nặng đặt cố định trên tường thành tàu. Cuộc chiến của hải quân có những hành động hàng đầu là đâm thủng và áp sát nên không cần vũ khí chuyên dụng đặc biệt.

Thời đại tàu buồm


Tranh Bắn pháo của Willem van der Velde, vẽ tàu chiến tuyến Hà Lan thế kỷ 17
Pháo hải quân được tái phát triển vào thế kỷ 14, tuy nhiên, việc sử dụng súng chậm trễ. Pháo chỉ được dùng như vũ khí trên biển khi tốc độ nạp đạn cải thiện đủ để tái sử dụng trong một trận đánh. Việc dùng nhiều pháo dẫn đến mất chỗ cho những người chèo thuyền. Thuyền buồm man-of-war (người của chiến tranh) là loại thuyền chạy chủ yếu bằng buồm nổi trội trong thế kỷ 16.
Giữa thế kỷ 17, tàu chiến phát triển theo hướng tăng cường số lượng pháo mạn, chiến thuật hải quân tàu buồm hướng đến việc đưa hỏa lực mỗi tàu đến chiến tuyến của trận đánh, kiểu tàu man-of-war phát triển thành tàu chiến tuyến. Trong thế kỷ 18, các tàu phrai-ghếtxà-lúp vũ trang quá nhỏ để đứng ở chiến tuyến; được dùng để hộ tống tàu buôn, trinh sát tìm tàu địch và phong tỏa bờ biển.

Thép, hơi nước và đạn nổ


Tàu bọc thép Pháp La Gloire
Vào thế kỷ 19, cuộc cách mạng kỹ thuật đem đến những thay đổi to lớn về đẩy, cấu trúc và vũ khí tàu chiến. Động cơ hơi nước dùng vào cuối nửa đầu thế kỷ 19, ban đầu cho các tàu bán vũ trang. Chiến tranh Krym đem đến kích thích mạnh cho phát triển súng. Việc dưa vào sử dụng đạn trái phá sớm dẫn đến đưa vào sử dụng sắt, rồi thép làm giáp cho mạn, boong của tàu chiến lớn. Các tàu chiến bọc thép đầu tiên, La Gloire của PhápHMS Warrior của Anh đã làm các tàu gỗ lạc hậu. Kim loại sớm thay thế gỗ làm vật liệu chính đóng tàu.
Từ thập niên 1850, tàu chiến tuyến được thay bởi thiết giáp hạm chạy hơi nước, tàu phrai-ghết được thay bởi các tàu tuần dương chạy hơi nước. Vũ khí có các ổ súng quaytháp pháo làm súng không lệ thuộc vào hướng của tàu, thay một số lớn súng nhỏ bằng số nhỏ súng lớn mang theo. Nhờ tiến bộ của súng, kiểu pháo đập đất howitzer (obusier) cổ điển được thay thế bằng lựu pháo bắn đạn trái phá tầm xa. Henri-Joseph Paixhans áp dụng tiếm bộ đó lên tàu và cho ra đời hải pháo. Chiến tranh Crưn hải pháo này được áp dụng, khẳng định vị trí của các Tầu tuần dương kiểu mới đa năng. Nội chiến Mỹ khẳng định vị trí của thiết giáp hạm trong đối kháng bằng súng.
Kết thúc thế kỷ 19 là sự phát triển ngư lôitàu phóng lôi. Tàu phóng lôi nhỏ chạy nhanh là một đối trọng với hạm đội thiết giáp hạm đắt đỏ. Ngư lôitàu phóng lôi được người Nga phát triển và sử dụng thành công trong chiến tranh Crưn.

Thời kỳ Dreadnought


HMS Dreadnought, 1906
Một cuộc cách mạng tàu chiến mới, thời kỳ Dreadnought bắt đầu rất nhanh theo thế kỷ 20, khi mà Anh hạ thủy con tàu HMS Dreadnought năm 1906. Tàu có hỏa lực toàn súng to. Tàu được đẩy bằng turbine hơi nước, tàu nặng hơn, nhanh hơn, to hơn tất cả các tàu đã có, những tàu mà nó đã làm cho lạc hậu. Các tàu tương tự lập tức được đóng theo ở nước khác.
Anh cũng phát triển các tàu tuần dương chiến đấu. Tàu này mang súng như thiết giáp hạm, cỡ thân như vậy. Tàu tuần dương chiến đấu hy sinh giáp để đổi lấy tốc độ. Tàu tuần dương chiến đấu nhanh chóng cho các tàu tuần dương khác thành lạc hậu. Những tàu tuần dương chiến đấu dễ tổn thương hơn thiết giáp hạm cùng thời.
Tàu khu trục phát triển cùng thời với các tàu Dreadnought. Tàu khu trục to hơn và mang súng to hơn tàu phóng lôi, tàu khu trục bảo vệ tàu chính của hạm đội trước các mối đe dọa từ tàu phóng lôi.

Thế chiến thứ hai

Buổi đầu Thế chiến thư hai, Đức và Anh lại một lần nữa trội lên như hai lực lượng mạnh nhất Đại Tây Dương. Đức bị hạn chế bởi Hòa ước Versailles, chỉ cho phép họ có một ít tàu nổi nhỏ. Nhưng bằng một cách đặt tên thông minh "thiết giáp hạm bỏ túi" đã đánh lừa Anh và Pháp. Họ có những tàu lớn gây ngạc nhiên như Admiral Graf Spee, Scharnhorst, Gneisenau đều đều tập kích đường vận chuyển Đồng Minh.
Hai chiến hạm đỉnh cao của Đức là BismarckTirpitz, được coi như hai vũ khí đáng sợ nhát của Hải quân Đức. Bismarck chìm nhanh chóng sau một loạt các trận đánh bắc Đại Tây Dương. Tirpitz bị vây hãm trước khi bị Không quân Hoàng gia Anh đánh quỵ. Hải quân Hoàng gia Anh một lần nữa trở thành mạnh nhất châu Âu sau 1943.

Phát triển tàu ngầm

Tàu ngầm thực tế được phát triển cuối thế kỷ 19. Nhưng chỉ đến khi hoàn thiện ngư lôi thì tàu ngầm mới trở thành mỗi nguy thật sự (và có tác dụng thực tế). Cuối Thế chiến thứ nhất tàu ngầm thể hiện năng lực tiềm tàng. Trong Thế chiến thứ hai các tàu ngầm của Hải quân Đức làm Anh khổ sở vì thiếu thốn, tấn công đánh chìm một số lượng lớn tàu ven biển Mỹ.
Việc xuất hiện các tàu ngầm thúc đẩy phát triển các tàu hộ tống chống ngầm cuối Thế chiến thứ nhất, như là các tàu khu trục hộ tống. Rắc rối, nhiều từ ngữ còn thừa kế từ các tàu nhỏ thời tàu buồm như là tàu hộ tống, tàu phrai-ghết và xà-lúp.

Tàu sân bay phát triển

Lực lượng chủ yếu của hải quân chuyển sang tàu sân bay. Trận đánh đầu tiên là trận Taranto, sau đó là trận Trân Châu Cảng, tàu sân bay đã chứng tỏ khả năng tấn công liên tục vào tàu địch ngoài khoảng quan sát và tầm của các tàu mặt nước khác. Hết Thế chiến thứ hai, tàu sân bay trở thành lực lượng trội của hải quân.

Tàu chiến hiện đại


Tàu frai-ghết của Hải quân Pháp, La Fayette
Tàu chiến hiện đại được chia thành 6 nhóm: tàu sân bay, tàu tuần dương, tàu khu trục, tàu hộ tống, tàu ngầm, tàu đổ bộ.
Thiết giáp hạm lập thành nhóm thứ 7, nhưng ngày nay thiết giáp hạm không còn phục vụ trong hải quân thế giới. Chỉ còn Mỹ giữ một ít thiết giáp hạm lớp Iowa vẫn còn như một lực lượng tác chiến, nhìn chung, thiết giáp hạm không thể quay lại như là lực lượng tàu mạnh nhất. Các tàu khu trục hứa hẹn sẽ nổi trội như các tàu mạnh nhất ở hầu hết lực lượng hải quân trên biển.
Tuy nhiên, khó phân biệt rõ ràng các đặc điểm và biểu hiện của tàu tuần dương, tàu khu trục và tàu frai-ghết, gianh giới giữa chúng mờ nhạt và chỉ có ý nghĩa ngôn ngữ. Hầu hết các tàu đều trang bị với 3 nhiệm vụ: chống tàu nổi, tàu ngầm và phòng không. Mã hiệu của lớp tàu không chính xác lâu và đổi chỗ trên cây phân loại. Tất cả các cỡ tàu đều phát triển sau khi định nghĩa đầu thế kỷ 20.
Hầu hết các hải quân đều có tàu vũ trang nhẹ, như tàu rà mìn, tàu tuần tra, tàu tuần tra xa bờ.
Trang này được sửa đổi lần cuối lúc 06:19, ngày 7 tháng 12 năm 2013.

10 lực lượng hải quân ‘nặng ký’ nhất thế giới

Lực lượng hải quân chính là một yếu tố quan trọng để đánh giá sức mạnh quân sự của một quốc gia. Hãy xem đất nước sở hữu lực lượng hải quân 'nặng ký' nhất, theo cả nghĩa đen và nghĩa bóng
    Sắp xếp dựa trên tổng trọng tải của những chiến hạm mà các quốc gia này đang sở hữu:
    10. Đài Loan: 151,662 tấn
    10 lực lượng hải quân ‘nặng ký’ nhất thế giới - Ảnh 1
    Đài Loan có vẻ không quá bận tâm tới những chương trình phát triển tàu sân bay trong thời điểm hiện tại (tàu sân bay là trọng tâm phát triển lượng hải quân tầm xa). Điều quan trọng đối với Đài Loan là tự vệ ngay trên vùng biển đảo mình. Đài Loan hiện đang sở hữu 4 tàu khu trục nhỏ và lượng lớn tàu khu trục hạng nhẹ có khả năng bao vây, kìm chặt những kẻ xâm lược trong vùng vịnh.
    9. Ý: 173,549 tấn
    10 lực lượng hải quân ‘nặng ký’ nhất thế giới - Ảnh 2
    Người Ý sở hữu một vài tàu sân bay nhưng khá nhỏ, trong đó con tàu Guiseppe Garibaldi đã trên 30 tuổi. Quân đội Ý có một hạm đội hỗn hợp gồm các loại tàu khu trục, chiến hạm hạng nhẹ, tàu ngầm và tàu chiến đổ bộ. Căn cứ hải quân Ý nằm rải rác quanh bờ biển đầy nắng Mediterranean và không ai có thể trách họ vì không quan tâm đến việc mở rộng hải quân tầm xa.
    8. Hàn Quốc:178,710 tấn
    10 lực lượng hải quân ‘nặng ký’ nhất thế giới - Ảnh 3
    Hàn Quốc luôn chú trọng trong việc duy trì một lực lượng hải quân có quy mô và hiện đại trong bối cảnh những căng thẳng với Triều Tiên. Với GDP lớn trên 1 tỉ USD, Hàn Quốc hoàn toàn khả năng để phát triển hải quân tầm xa vào năm 2020. Với sự giúp sức của đồng minh Mỹ, Hàn Quốc đang trên con đường tiến tới mục tiêu với một lực lượng hải quân đáng tự hào gồm hàng tá tàu trục khu lớn và đội tàu ngầm tấn công nhỏ.
    7. Ấn Độ: 317,725 tấn
    10 lực lượng hải quân ‘nặng ký’ nhất thế giới - Ảnh 4
    Với trên 300.000 tấn trọng tải tàu biển, hải quân Ấn Độ là lực lượng xứng đáng được tính đến. Hai chiến tàu sân bay INS Viraat (28.700 tấn) và INS Vikramaditya (45.400 tấn), chỉ hướng đến một cường quốc châu lục. Hải quân Ấn Độ cũng đặt mục tiêu trở thành lực lượng tầm xa vào năm 2020. Ấn Độ thường tham gia các cuộc diễn tập quốc tế và từng cử quan sát viên đến Rim of the Pacific (RIMPAC) năm 2012 nơi hội tụ 42 đội tàu hải quân từ khắp thế giới.
    6. Pháp: 319,195 tấn
    10 lực lượng hải quân ‘nặng ký’ nhất thế giới - Ảnh 5
    Pháp sở hữu một trong những lực lượng hải quân lâu đời nhất thế giới. Hiện, hải quân Pháp đang ngày càng quan tâm hơn tới việc giữ gìn hòa bình và duy trì ổn định toàn cầu. Lực lượng hải quân Pháp được dẫn đầu bởi tàu sân bay Charles de Gaulle có khả năng chuyên chở tới 42.000 tấn.
    5. Hoàng gia Anh: 367,850 tấn
    10 lực lượng hải quân ‘nặng ký’ nhất thế giới - Ảnh 6
    Sức mạnh của hải quân hoàng gia chính là nguyên nhân chính giúp nước Anh xây dựng và củng cố đế chế hùng mạnh suốt thời kì Nữ hoàng Victoria. Với lực lượng hải quân lớn nhất và hùng mạnh nhất đồng nghĩa với việc Anh có thể vượt biển khắp các châu lục. Hải quân hoàng gia Anh ngày nay đã hiện diện tại nhiều điểm nóng trên toàn cầu. Người Anh đang xây dựng hai tàu sân bay HMS Queen Elizabeth và HMS Prince of Wales. Những con tàu này sẽ nặng khoảng 70.000 tấn và sẽ tiên phong trong việc mở rộng hải quân nước này trong suốt nửa đầu thế kỉ 21. Ngoài ra, người Anh còn duy trì sự hiện diện của những tàu ngầm lớn bao gồm cả tàu ngầm hạt nhân lớp Vanguard.
    4.  Nhật Bản: 413,800 tấn
    10 lực lượng hải quân ‘nặng ký’ nhất thế giới - Ảnh 7
    Lực lượng Phòng vệ mặt biển Nhật Bản (JMSDF) đang tiến gần hơn tới mục tiêu của mình, đặc biệt khi tham gia chống lại các mối đe dọa của hải tặc Somalia.Những tuyên bố gần như chiến tranh của Nhật Bản với Hàn Quốc đã khiến Nhật càng phải xây dựng một lực lượng hùng mạnh và hiện đại. Hiện Nhật Bản có vài chiếc tàu sân bay trực thăng và rất nhiều tàu khu trục khác. Ngoài ra, JMSDF còn mở rộng lực lượng tàu ngầm và những chiến tàu lớn có thể xem vào hàng bậc nhất thế giới.
    3. Trung Quốc: 708,086 tấn
    10 lực lượng hải quân ‘nặng ký’ nhất thế giới - Ảnh 8
    7 lực lượng hải quân kể trên đều không thể so sánh được với lực lượng hải quân của Trung Quốc, trong đó sự tập trung được đặt nhiều nhất vào sức mạnh của tàu ngầm. Hải quân PLA hoạt động với trên 50 tàu ngầm thông thường và 13 tàu ngầm hạt nhân. Trung Quốc đang nuôi khoảng 290.000 người làm việc cho trên 500 chiếc tàu hải quân.
    2. Nga: 845,730 tấn
    10 lực lượng hải quân ‘nặng ký’ nhất thế giới - Ảnh 9
    Hạm đội Biển Bắc từng hoạt động với trên 200 tàu ngầm. Kể từ năm 1992, hải quân Nga kế thừa lượng lớn tàu chiến của lực lượng hải quân hùng mạnh và quyền uy Xô Viết cũ. Trong những năm gần đây, Nga đã tăng cường chi tiêu quân sự cùng với sự cải thiện nền kinh tế và có kế hoạch xây dựng những nhóm tàu sân bay mới.
    1. Mỹ: 3,415,893 tấn
    10 lực lượng hải quân ‘nặng ký’ nhất thế giới - Ảnh 10
    Mỹ có10 nhóm tàu sân bay, hàng tá tàu khu trục, 22 tàu tuần dương (trong ở vị trí thứ 2 Nga sở hữu 5 chiếc) và một lực lượng tàu ngầm lớn hiện đại. Lực lượng hải quân Mỹ bao gồm 320.000 người. Mỹ cũng là chủ sở hữu của các tàu chiến lớn nhất thế giới. Các tàu sân bay Nimitz nặng khoảng 100.000 tấn mỗi chiếc, cùng với tàu hộ tống có thể hoạt động như một ‘lực lượng hải quân mini’. Nhờ đó, Mỹ có khả năng hoạt động ở bất kỳ vùng biển và đại dương nào trên toàn cầu. Chỉ cần một trong số những tàu sân bay này Mỹ cũng có thể đứng trong top 16 lực lượng hải quân ‘nặng ký’ nhất, trước cả hải quân hoàng gia Úc với 98.426 tấn.
    Thu Hằng

    Lực lượng tàu chiến hùng hậu của Hải Quân Việt Nam

    Việt Nam là quốc gia có vùng biển rộng lớn, nên lực lượng Hải quân chính là một trong những lực lượng nòng cốt nhất của Quân đội Nhân dân Việt Nam.

    1.-Chiến hạm đầu tiên của Việt Nam: Tàu tuần dương Petya II – III

    Petya II và III là lớp chiến hạm hiện đại đầu tiên được hải quân Việt Nam nhận về sau khi giải phóng miền nam, năm 1978-1979 đã tham chiến trong cuộc chiến với Khmer đỏ. Hiện nay Petya vẫn còn phục vụ trong lực lượng HQ Việt Nam.

    Loại chiến hạm Petya II này có độ giãn nước 1077 tấn, kích thước 81.8 x 9.2 x 2.85 m. Sức đẩy 3 trục, 6000bhp với hai động cơ đẩy Turbines khí 30.000 shp. Tốc độ của loại tàu này lf 29 hải lý/giờ.
    HQ-13 lớp Petya II

    Tàu được trang bị radar Fut-N/Strut Curve 2-D. Hệ thống vũ khí bao gồm: hai tháp pháo với súng hai nòng 76.2mm, 2 ống phóng ngư lôi 15.8 inch, hai dàn phóng tên lửa RBUU-6000 ASWRL

    Còn loại tàu Petya III có độ giãn nước 1.040 tấn, kích thước 81.8 x 9.2 x 2.72 m. Sức đẩy 3 trục gồm một động cơ diesel, 6000 bhp với hai động cơ đẩy turbines khí 30.000 shp. Tốc độ tương đương với tàu tuần dương Petya II là 29 hải lý/giờ.

    Petya III được trang bị radar Fut-N/Strut Curve 2-D. Hơn nữa tàu còn được lắp đặt hệ thống định vị siêu âm Titan hull mounted MF có thể phát hiện tàu ngầm và hệ thống định vị Herkules lắp trên thân.

    Hệ thống vũ khí của Petya-III gồm có 2 tháp pháo với đại bác đôi 76,2 mm AK-726 với tầm bắn thẳng mục tiêu trên biển xa 8.2 km. AK-726 được điểu khiển bằng hệ thống tự động Fut-B có thể bắn hạ máy bay có tốc độ bay từ 350 – 650 m/s, ở độ cao từ 500 – 6000 m. Tầm bắn tối đa là 18,3 km. Tốc độ bắn là 45 viên trong 1 phút. Tuy nhiên đây là hệ thống pháo khá cũ được sản xuất vào các năm 1958 – 1964, cho nên có nhiều hạn chế về tầm bắn cũng như độ chính xác.
    Tháp pháo đôi Ak-726
    Tháp pháo đôi Ak-726

    Petya-III còn có 2 dàn Rocket RBU-6000 chống ngầm với 12 ống phóng mỗi dàn, sử dụng rocket cỡ 213 mm RGB-60 không điều khiển có khả năng bắn xuống mặt nước sâu từ 10-500m với tốc độ 11,5 m/s, tầm xa từ 350 – 5800 m. RBU-6000 được điều khiển bởi hệ thống Burya, ngoài nhiệm vụ chính là chống tàu ngầm và tàu chiến khác, RBU-6000 còn dùng để oanh kích các mục tiêu bờ biển. Ngoài ra Petya-III còn có 10 trái ngư lôi cỡ 400 mm
    Giàn tên lửa RBU-6000
    Giàn tên lửa RBU-6000

    HIện nay Việt nam có ba tàu tuần dương Petya II và hai chiếc Petya III mang tên HQ-09 và HQ-11. Tuy nhiên, đây là loại tàu tuần dương nhỏ, khả năng chiến đấu còn hạn chế chính vì vậy Việt Nam trang bị thêm ccs loại tàu chiến hiện đại và có khả năng chiến đấu cao hơn.

    2. Tàu hỏa tiễn cỡ nhỏ lớp BPS 500

    Đây là loại tàu được Nga thiết kế nhưng các công việc sản xuất và lắp ráp tại Việt Nam. Tàu có kích thước 62 x 11 x 2.5 m, độ giãn nước 517 tấn. Sức đẩy của tàu gồm hai động cơ diesel, 2 động cơ phản lực waterjets với 19.600bhp. Tốc độ đi của tàu khá nhanh 32 hải lý/giờ.
    Tàu BPS-500
    Tàu BPS-500

    BPS 500 được trang bị radar Positiv-E/Cross Dome air/surf search có thể định vị trên không và dưới biển và hệ thống phóng mồi bẫy 2 PK decoy.
    BPS -500 bắn đạn thật
    BPS -500 bắn đạn thật

    Hệ thống vũ khí gồm 8 hỏa tiễn KH-35 Uran SSM, 1 đại bác 76.2mm, một súng phòng không 30mm, 2 súng 12.7mm MG.

    3.-Tàu tên lửa Tarantul I

    Đây là loại tàu tên lửa Việt Nam mua bản quyền đóng loại tàu này trong nước. Hiện Việt Nam có khoảng 4 chiếc Tarantul 1, và 2 chiếc Tarantul thế hệ mới thuộc project 1412.8. Trong tương lai sẽ đóng thêm 20 chiếc Tarantul nữa.

    Tàu chiến Tarantul dùng để tác chiến tại các vùng cửa biển và ven bờ. Tàu Tarantul trang bị nhiều loại vũ khí hiện đại và các khí tài tiên tiến, có khả năng độc lập tác chiến và chiến đấu hiệp đồng trong đội hình biên đội.
    Hai chiếc Tarantil đóng tại Thành phố Hồ Chí Minh
    Hai chiếc Tarantil đóng tại Thành phố Hồ Chí Minh

    Tàu tên lửa Tarantul trang bị đầy đủ các thiết bị trinh sát và truyền tin, các hệ thống ra-đa trinh sát và kiểm soát xạ kích. Ra-đa có tầm bao quát toàn bộ vùng tác chiến trong tầm bắn của tên lửa, bám tín hiệu 15 mục tiêu và khoá tới 6 mục tiêu trong môi trường tác chiến điện tử. Hệ thống ra-đa kiểm soát bắn của pháo và tên lửa trên tàu có khả năng phát hiện các mục tiêu trên không, trên biển, tự động dò tìm các tín hiệu đặc trưng của mục tiêu và xử lý các tín hiệu đó chuyển thành dữ liệu tác xạ trên máy tính.

    Mô phỏng thiets ké hẹ thống vũ khí của tàu Taratul I

    Vũ khí chính trang bị trên tàu Tarantul gồm: hệ thống tên lửa đối hạm với giàn phóng tên lửa U-ran phóng tên lửa hành trình KH-35 sắp xếp thành hai hàng, mỗi hàng 8 ống phóng (16 tên lửa). Tên lửa hành trình KH-35 dẫn bằng ra-đa chủ động giai đoạn cuối. Trên hành trình bay, tên lửa bay cách mặt nước 15 mét, ở giai đoạn cuối chúng hạ thấp độ cao và tiêu diệt mục tiêu chỉ ở độ cao từ 3 mét đến 5 mét. Tên lửa Kh-35 có cự ly tác chiến 130km, tốc độ tối đa khoảng 300 m/s, đầu nổ HE nặng 145 kg. 12 tên lửa phòng không Igla-1M. Một pháo hạm 76mm AK-176M (với 316 viên đạn), tầm xa 15km, hai pháo phòng không 30mm AK-630M
    Súng phòng không AK-630
    Ảnh Vndefense.info

    Ngoài ra, tàu cũng có thể trang bị với loại tên lửa hành trình đối hạm Moskit – SS-N-22 với 2 giàn phóng (tổng cộng có 4 tên lửa), tầm xa 90 – 120 km, tốc độ siêu âm. Tầm bắn tối đa 250km, tốc độ mach 3, trần bay cách mặt nước biển 20m, đầu nổ 320 kg.
    Ảnh Vndefense.info
    Ảnh Vndefense.info

    Loại tàu này còn thích hợp với tên lửa hành trình đối hạm P-15 Termit “SS-N-2C” với 2 giàn phóng (tổng cộng có 4 tên lửa), tầm xa 80 km, tốc độ March 0.9.
    Ảnh Vndefense.info
    Ảnh Vndefense.info

    Hệ thống radar gồm radar trinh sát bằng HF, UHF, radar nhận biết mục tiêu không-biển, radar điều khiển, kiểm soát xạ kích cho tên lửa. 2 hệ thống phóng mồi bẫy và mồi bẫy nhiệt PK-10 cỡ 120 mm hoặc PK – 16 dùng để chống radar và hệ thống trinh sát quang học của các hệ thống vũ khí của đối phương. Đạn mồi bẫy PK-16 cỡ 82mm, tầm hoạt động từ 200 mét đến 1800 mét.
    Hệ thống phóng mồi bẫy PK 10
    Hệ thống phóng mồi bẫy PK 10 120mm

    Tàu tên lửa Tarantul có độ giãn nước là 550 tấn, trang bị máy chính 2 trục, động cơ tua-bin khí 32.000 bhp, 3 động cơ Diesel, công suất 500kW mỗi động cơ. Tàu có tầm hoạt động 2400 hải lý, hoạt động liên tục trong thời gian 10 ngày. Tốc độ 38 - 42 hải lý/ giờ.

    Tàu còn trang bị các thiết bị điều hoà không khí, hệ thống thông gió tiên tiến nhất, bảo đảm cho tàu hoạt động trong mọi điều kiện thời tiết.

    Theo một số nguồn tin nước ngoài, 2 tàu Tarantul thế hệ mới cũng đã có mặt tại Việt Nam . Đây chính là 2 tàu đầu tiên thuộc Project 1241.8 “Thần Sấm”. Loại này có tầm hoạt động và hệ thống vũ khí tấn công hơn hẳn Tarantul 1. 2 chiếc này nằm trong hợp đồng mua 12 chiếc Taratul Project 1241.8 mà VN đã ký với Nga. Số còn lại sẽ do VN tự đóng theo công nghệ được chuyển giao .

      4. Tàu tên lửa lớp Osa-II: Ong bắp cày

      Tàu Osa là loại tàu tấn công cao tốc do Liên xô phát triển và sản xuất. Hiện Việt Nam hiện có khỏang 8 chiếc Osa 2 vẫn còn họat động tốt.
      Tàu tên lửa Osa
      Tàu tên lửa Osa
      Loại tàu Osa có khả năng đánh chìm một chiến hạm to hơn nó gấp nhiều lần. Thân tàu Osa được làm bằng hợp kim nhẹ với cấu trúc đặc biệt cùng với 3 động cơ công suất 15000 mã lực và 3 chân vịt, điều này giúp Osa đạt được tốc độ 40 hải lý/giờ. Osa có độ giãn nước là 226 tấn với kích thước 38.6 x 7.6 x 2 m.

      Thủy phi cơ lắp phía trước tàu giúp tốc độ tàu đạt vận tốc cao
      Thủy phi cơ lắp phía trước tàu giúp tốc độ tàu đạt vận tốc cao
      Vũ khí chính là 4 hỏa tiễn P-15 /SS-N-2B Styx SSM được điều khiển bằng ra đa có khả năng đánh chìm 1 chiến hạm to lớn gấp 10 lần Osa ở khỏang cách hơn 80 km. Ngoài ra Osa còn được trang bị vũ khí phụ là 4 đại bác 30mm AK-230, chủ yếu để phòng không hơn là chiến đấu với tàu chiến khác.

      Khẩu AK-230
      Khẩu AK-230
      Chiến thuật chủ yếu của Osa là “đánh và chạy”, lợi dụng tốc độ cao của mình Osa bất ngờ tiếp cận đối thủ và phóng tên lửa sau đó chạy thật nhanh trước khi tàu địch kịp phản ứng, nếu có máy bay địch truy kích thì dùng 4 súng phòng không để chống trả. Chiến thuật này có phần giống các tàu phóng lôi, nhưng khác ở cự ly tiếp cận là vài chục km và vũ khí là hỏa tiễn có tốc độ nhanh hơn nhiều so với ngư lôi.

      Tên lửa SS-N-2B Styx SSM
      Tên lửa SS-N-2B Styx SSM
      Điểm yếu chính là hệ thống điều khiển tên lửa và khả năng tự vệ không cao. Tuy nhiên với khối lượng chỉ 200 tấn và tốc độ cao cùng với 4 hỏa tiễn chết người, Osa vẫn là một đối thủ đáng gờm, đặc biệt khi hành quân với số lượng lớn.

      Osa neo đậu tại Tiên Sa - Đà Nẵng
      Ngày nay, Osa vẫn là vũ khí chính của Hải quân Việt Nam. Tuy vậy, Tarantul vẫn là lựa chọn số một dành cho dòng tàu cao tốc mang tên lửa không chỉ ở nước ta mà còn ở các nước khác nữa.


      5. Tàu phóng lôi lớp Turya
      Là loại tàu được coi là “tiền bối” của tàu phóng lôi lớp Shershen nhập khẩu của Liên Xô, có kích thước 39.6 x 9.6 x 4. Độ giãn nước của tàu này là 250 tấn. Sức đẩy lên tới 15000 bhp với ba động cơ diesel và ba trục. Con tàu còn được gắn thủy phi cơ phía trước để gia tăng tốc độ, có thể đi từ  37-40 hải lý/giờ.

      Tàu phóng lôi lớp Turya
      Tàu phóng lôi lớp Turya
      Hệ thống định vị tàu ngầm Rat Tail dipping kết hợp với hệ thống vũ khí gồm một tháp pháo gắn súng AK – 257 hai nòng 57mm, một súng hai nòng 25mm, bốn ống phóng ngư lôi 533mm chống tàu và chống tàu ngầm. Ngoài ra tàu còn được trang bị hệ thống radar Pot Drum hoặc Muff comb.

      Hiện tại Việt Nam có 4 chiếc tàu này đang phục vụ trong lực lượng Hải quân.

      Tàu Turya TPF
      Tàu Turya TPF
      HQ-331 và HQ-335 là hai chiếc tàu thuộc lớp Turya PTF, thiết kế cũng tương tự như lớp Turya do Nga sản xuất, tuy nhiên vận tốc của loại tàu này nhanh hơn (42 hải lý/giờ). Hệ thống vũ khí được trang bị 1 cặp súng  57 ly/70cal AA, 1 cặp 25 ly, 4 ống phóng ngư lôi 533 ly.

      6. Tàu tuần tra lớp SO 1
      Đây là loại tàu cỡ nhỏ có kích thước 41.9 x 6.1 x 1.8 m, tốc độ 28 hải lý/giờ. Tàu SO 1 có độ giãn nước 213 tấn, sức đẩy 6000 bhp với 3 động cơ diesel 3 trục.

      Vũ khí trang bị cho tàu này là 4 tên lửa RBU-1200 ASW RL, 18 quả mìn và hai súng 2 nòng 25mm.



      7. Tàu phóng lôi lớp Shershen
      Được nâng cấp dựa trên tàu lớp Turya, giá thành rẻ và dễ bảo dưỡng. Động cơ tương tự như Turya hay Osa gồm 3 động cơ diesel M503A, 3 trục, 3 chân vịt. Độ giãn nước là 161 tấn. Kích thước 34.60 x 6.74 x 1.72 m. Sức đẩy là 12000 bhp. Tốc độ 42 - 45 hải lý/giờ.

      Vũ khí trang bị cho loại tàu này là hai súng AK - 230 hai nòng 30mm, 4 ống phóng lôi 533mm (loại ngư lôi 53-56), và mìn. Hệ thống radar OTA-53-206. 

      Hiện Việt Nam còn 4 chiếc đang phục vụ trong lực lượng Hải quân, tuy nhiên lớp tàu này còn được trang bị thêm tên lửa phòng không tầm gần SA-N-5 SAM


      8. Tàu quét mìn lớp Yurka

      Dựa theo thiết kế cua tàu quét mìn lớp T-43 của Liên Xô, nhưng có một số cải biến về việc chống mìn và hệ thống bảo vệ chống mìn nổ. Thân tàu được làm từ thép có từ tính thấp.
      Yurka có độ giãn nước là 560 tấn, kích thước nhỏ gọn 52.1 x 9.6 x 2.65 m. Tàu sử dụng hai động cơ diesel, hai trục với sức đẩy 5000bhp. Vận tốc trung bình của tàu là 16 hải lý/giờ.
      Mìn ADM
      Mìn ADM-1000
      Tàu được lắp hệ thống định vị chống mìn MD-69 Lan. Hệ thống vũ khí gồm hai khẩu AK-230 hai nòng 30mm, 10 quả mìn AMD-1000, tên lửa RBU 1200. Ngoài ra loại tàu này cũng có thể kết hợp hệ thống dò mìn dưới nước MKT-210 Sweeps BKT, AT-3, TEM-4.

      Hiện tàu lớp Yurka đang được neo đậu tại Hải Phòng và Đà Nẵng.

      9. Khu trục hạm Phạm Ngũ Lão

      Đây là khu trục hạm chiến lợi phẩm thu được của Hải quân chính quyền Sài Gòn trước năm 1975, ban đầu thuộc lực lượng tuần duyên Hoa kỳ sau đó chuyển giao do Hải quân Nam Việt Nam. Vũ khí trên tàu đã được thay thế bằng vũ khí của Liên Xô.
      Con tàu có kích thước tương đối lớn 94.7 x 12.5 x 4.1 m, độ giãn nước xấp xỉ 2800 tấn. Sức đẩy lên tới 6000 bhp nhờ 4 động cơ diesel, hai trục. Tốc độ trung bình 18 hải lý/giờ. Con tàu có thể chứa thủy thủ đoàn gồm 200 người.

      Vũ khí của tàu gồm 3 khẩu súng 37mm, 2 khẩu súng 2 nòng 25mm, 2 tên lửa SA-N-5 SAM, 2 cối 81 mm.

      10. Tàu tuần tra lớp Svetlyak

      Tàu tuần tra Svetlyak được thiết kế để thực hiện nhiều nhiệm vụ. Từ nhiệm vụ tuần tra để ngăn bạo lực ở khu vực biên giới bờ biển, để bảo vệ tàu thuyền lớn và vật tư trên mặt nước và trên không.
      Độ giãn nước 375 tấn. Kích thước 49.5 x 9.2 x 2.2m. Động cơ đẩy gồm 3 động cơ diesel M504 với sức đẩy 16.200 bhp. Có thể hoạt động trong 10 ngày trên quãng đường 2200 dặm. Vận tốc tối đa 30 hải lý/giờ.
      Khẩu AK-176
      Khẩu AK-176
      Vũ khí gồm 1 khẩu AK-176M 76.2 mm, giàn phóng tên lửa 4 hàng, mỗi hàng 4 quả tên lửa Ingal-M SR-SAM (tức 16), 1 cặp AK-630 AA 30 mm, 1 súng phóng lựu đạn AGS-17. Hệ thống phóng mồi bẫy P3RK.
        11. Tàu chiến đấu Molnya

        Thế hệ tàu tên lửa chiến đấu Molnya dùng để tác chiến tại các vùng cửa biển và ven bờ. Loại tàu này trang bị nhiều loại vũ khí hiện đại và các khí tài tiên tiến, có khả năng độc lập tác chiến và chiến đấu hiệp đồng trong đội hình biên đội.
        Tàu tên lửa Molnya trang bị đầy đủ các thiết bị trinh sát và truyền tin, các hệ thống radar trinh sát và kiểm soát bắn. Radar có tầm bao quát toàn bộ vùng tác chiến trong tầm bắn của tên lửa, bám tín hiệu 15 mục tiêu và khoá tới 6 mục tiêu trong môi trường tác chiến điện tử. Hệ thống radar kiểm soát bắn của pháo và tên lửa trên tàu có khả năng phát hiện các mục tiêu trên không, trên biển, tự động dò tìm các tín hiệu đặc trưng của mục tiêu và sử dụng hệ thống dữ liệu bắn trên máy tính.

        Tàu tên lửa Molnya trang bị hệ thống với giàn phóng tên lửa Uran phóng tên lửa hành trình KH-35 gồm hai hàng, mỗi hàng tám ống phóng, như vậy tàu có thể phóng cùng một lúc 16 quả tên lửa. Tên lửa KH-35 sẽ được dẫn bằng radar chủ động giai đoạn cuối. Trên hành trình bay, tên lửa cách mặt nước 15 m, khi đến gần mục tiêu chúng hạ thấp độ cao và tiêu diệt mục tiêu ở độ cao 3-5m. Loại tên lửa KH-35 có cự ly 130km, tốc độ 300m/s, đầu nổ HE nặng 145kg.
        Tên lửa chống tàu Moskit SS-N-22
        Tên lửa chống tàu Moskit SS-N-22
        Tàu chiến Molnya còn có thể trang bị tên lửa hành trình chống tàu Moskit SS-N-22 với hai dàn phóng (4 quả) tầm xa 90-120km, bay với tốc độ siêu âm. Tầm bắn tối đa của Moskit là 250km, tốc độ Mach 3, đầu nổ 320kg.

        Ngoài ra tàu còn được trang bị 12 tên lửa phòng không Igla-1M, một pháo tàu AK-176M 76mm (cơ số 316 viên đạn pháo) với tầm xa 15km, hai pháo phòng không AK-630M 30mm.
        Hệ thống radar gồm các radar trinh sát băng HF, UHF, radar nhận biết mục tiêu trên không- biển, radar điều khiển, kiểm soát bắn cho tên lửa. 2 hệ thống phóng mồi bẫy và mồi bẫy nhiệt PK-10 cỡ 120 mm hoặc PK – 16 dùng để chống radar và hệ thống trinh sát quang học của các hệ thống vũ khí của đối phương. Đạn mồi bẫy PK-16 cỡ 82mm, tầm hoạt động từ 200 m đến 1800 m.

        Tàu tên lửa Molnya có lượng giãn nước 550 tấn, trang bị máy chính 2 trục, động cơ tua-bin khí 32.000 bhp, 3 động cơ diesel, công suất 500kW mỗi động cơ. Tàu có tầm hoạt động 2400 hải lý, hoạt động liên tục trong thời gian 10 ngày. Toàn bộ thuỷ thủ đoàn trên tàu 44 người. Tàu còn trang bị các thiết bị điều hoà không khí, hệ thống thông gió tiên tiến nhất, bảo đảm cho tàu hoạt động trong mọi điều kiện thời tiết.

        12. Tàu quét mìn lớp Yevgenya

        Tàu do Liên Xô sản xuất, có kích thước 26,13 x 5,90 x 1,30, độ giãn nước 90 tấn, tầm hoạt động 300 dặm.  Động cơ tàu gồm 2 động cơ diesel, 2 trục với sức đẩy 850 bhp. Tốc độ tối đa của tàu là 11 hải lý/giờ.
        Hệ thống định vị gồm radar MG-7 gắn phía đuôi tàu.

        Tàu được trang bị vũ khí là một pháo 2 nòng cỡ 25mm, 10 quả thủy lôi, 2 khẩu súng máy 14,5 ly, thiết bị quét MT34, SEMT-1, AT-2, Neva, GKT-3.

        13. Tàu tuần tra cao tốc Mirage

        Hiện Hải quân Việt Nam có 4 chiếc tàu cao tốc này. Với hai động cơ diesl M520B, 2 trục, 2 động cơ waterjets kết hợp cùng thiết kế nhỏ gọn 35.45 x 6.79 x 2.76 m, sức đẩy của tàu lên tới 10.800 bhp, vận tốc khá nhanh là 50 hải lý/giờ.
        Tàu được trang bị 1 pháo phòng không cỡ 30 mm AK-306, loại pháo này có 6 nòng tốc độ bắn 600- 1000 phát / 1phút , 2 súng máy 14.5 mm. Hơn nữa, sức mạnh của tàu còn được củng cố bằng 1 hệ thống tên lửa phòng không Igla 1 M , súng phóng lựu chống ngầm cầm tay DP-64 và hệ thống tên lửa SHTURM và tên lửa ATAKA (6 tên lửa tầm xa 5800 mét).

        14. Khu trục hạm Đinh Tiên Hoàng - Gepard  3.9 đầu tiên tại Việt Nam

        Đây là chiến hạm thế hệ Gepard 3.9 Quân đội Nhân dân mới nhập về, có thể nói đây là loại chiến hạm “khủng” nhất trong lực lượng Hải quân Việt Nam cho tới nay. “Đinh Tiên Hoàng” là chiến hạm dùng để thực hiện hàng loạt các nhiệm vụ như tìm kiếm, theo dõi và chống lại các mục tiêu trên không, ngầm và nổi; tiến hành các chiến dịch hộ tống và tuần tiễu; bảo vệ các khu đặc quyền kinh tế ở biên giới trên biển.
        Tàu Đinh Tiên Hoàng
        Tàu Đinh Tiên Hoàng
        Nổi bật nhất là hệ thống tên lửa chống hạm Uran-E với sức mạnh hủy diệt nằm ở tên lửa 3M24E (Kh-35E) mang đầu đạn nặng 145kg. Sử dụng hệ dẫn quán tính cho giai đoạn bay giữa và radar chủ động ở giai đoạn cuối, “cú đấm” của Uran-E có độ chính xác cao và sức mạnh đáng kể đối với các mục tiêu tàu nổi trong cự ly 130km (70 hải lý).
        Pháo hạm AK-176 trên tàu Đinh Tiên Hoàng
        Pháo hạm AK-176 trên tàu Đinh Tiên Hoàng
        Để phòng thủ, Gepard 3.9 sử dụng 2 “lá chắn” tầm ngắn và tầm gần, đó là tổ hợp phòng không Palma (gồm tên lửa Sosna-R và pháo tự động 6 nòng AO-18KD/6K30GSh) và pháo cao tốc AK-630. Với 8 tên lửa Sosna-R có tốc độ siêu vượt âm (Mach 5), dẫn bằng laser, Palma sẽ hạ gục các mối nguy hiểm đến từ trên không xuất hiện trong cự ly 8km như tên lửa diệt hạm, máy bay, bom có điều khiển...
        Nếu các tên lửa Sosna-R chưa triệt hạ hết mục tiêu, các pháo cao tốc sẽ phun ra từ họng súng “lưỡi lửa” dài cả mét với tốc độ bắn chóng mặt 10.000 phát/phút (AO-18KD/6K30GSh) hoặc 6.000 phát/phút (AK-630) để triệt hạ mục tiêu.
        Hai chiếc Đinh Tiên Hoàng và Lý Thái Tổ
        Hai chiếc Đinh Tiên Hoàng và Lý Thái Tổ
        Ngoài ra, hệ thống vũ khí của Gepard 3.9 còn có pháo hạm đa năng AK-176M (cỡ nòng 76,2mm) có thể tấn công các mục tiêu mặt nước, mặt đất và trên không tầm thấp; hệ thống rải lôi phía đuôi tàu và đặc biệt là trực thăng chống ngầm Kamov trực chiến ở bãi đáp phía sau tàu.

        Nét đặc sắc trong thiết kế của Gepard 3.9 là ứng dụng công nghệ tàng hình, do đó giảm độ bộc lộ radar khiến tàu khó bị phát hiện. Thêm vào đó, là khinh hạm có tốc độ di chuyển nhanh (28 hải lý/giờ). Khi tuần tiễu trên biển, Gepard 3.9 giống như con báo đi săn, nhẹ nhàng tiếp cận mục tiêu và ra đòn hạ gục “con mồi”.
        Dàn phóng tên lửa chống hạm KH-35E trên tài Lý Thái Tổ
        Dàn phóng tên lửa chống hạm KH-35E trên tàu Lý Thái Tổ
        Tháng 7 vừa qua, Việt Nam đã nhập tiếp chiếc Geprd 3.9 của Nga, và đặt tên là Lý Thái Tổ. Khả năng của tàu Lý Thái Tổ được nâng cấp kéo dài thời gian đi biển, có khả năng cơ động hơn, nhanh nhẹn trong việc xử lý tình huống và hoạt động. Nội thất của chiếc Gepard thứ 2 này cũng được cải tiến, khiến con tàu có thể dễ dàng được bảo trì.

        15. Tàu bắn pháo Made-in-Vietnam đầu tiên TT400 TP

        Đây là chiếc tàu bắn pháo đầu tiên do chính kĩ sư, công nhân Việt Nam thiết kế và chế tạo ngay trên đất nước mình. Giúp quân đội tăng uy thế trên thế giới.
        Con tàu được các kĩ sư, chuyên gia nước ngoài đánh giá cao về mặt kĩ – mỹ thuật, và độ chuẩn xác cao.

        TT400TP là lớp tàu pháo có vũ khí điều khiển tự động hoạt động trên biển với bốn nhiệm vụ: tiêu diệt tất cả tàu chiến đổ bộ và tàu hộ tống của địch; bảo vệ căn cứ các đội tàu đổ bộ và đội tàu hộ tống ở vùng hoạt động của các lực lượng và tàu phục vụ các lực lượng rà quét mìn; bảo vệ tàu dân sự trên biển và trinh sát chiến thuật cảnh giới mặt nước.
        Chiều dài dài nhất 54,16m, chiều rộng rộng nhất 9,16m, tốc độ tối đa 32 hải lý/giờ. Tàu hoạt động liên tục trên biển 30 ngày đêm, có khả năng tác chiến trong điều kiện gió cấp 9, 10 và sóng cấp 8, tầm hoạt động 2.500 hải lý.
        Ngoài ra, tàu pháo TT400TP được trang bị các thiết bị hiện đại có độ tích hợp cao, nhiều tính năng nổi trội hơn so với cùng lớp tàu 400 tấn (như điều khiển máy chính máy phụ, hệ thống báo cháy, tự động dập cháy, hệ thống điều khiển vũ khí tự động, ổn định).

        Với lực lượng tàu chiến hùng hậu, kết hợp với các loại tên lửa hiện đại như Bramos, Yakhont, SS-N-22, đặc biệt là dàn tên lửa được đánh giá là hiện đại bậc nhất thế giới S-300 nhập từ Nga và máy bay “khủng” Su-30 thêm 6 chiếc tàu Kilo, Việt Nam chắc chắn sẽ bảo vệ được lãnh hải của tổ quốc, duy trì hòa bình trong khu vực.

        • Pha Lê(Theo Wiki, Jane’s, Worldnavy, Mil, Vndefense, Qdnd, TT,PN Today)
                                             

        Tàu ngầm lớp Kilo

        Bách khoa toàn thư mở Wikipedia (Trích lược)
        Lớp Kilo là tên định danh của NATO chỉ một loại tàu ngầm quân sự chạy bằng diesel-điện cỡ lớn được chế tạo tại Nga. Tên gọi chính thức của Nga đặt của lớp tàu ngầm này là Project 636 (Đề án 636). Phiên bản gốc của những tàu ngầm này được gọi ở Nga là Dự án 877 Paltus (Turbot). Có một phiên bản tối tân hơn, được gọi ở phương Tây là Kilo cải tiến và ở Nga là Dự án 636 Varshavyanka. Lớp Kilo sẽ được kế tiếp bởi lớp Lada, bắt đầu thử trên biển vào năm 2005.
        Tàu ngầm Project 636 được thiết kế nhằm tiêu diệt các loại tàu ngầm, tàu nổi cũng như các phương tiên thủy của đối phương, nó có thể hoạt động độc lập hoặc theo các yêu cầu nhiệm vụ khác nhau. Tàu ngầm lớp Kilo có thể vận hành rất êm. Dự án 636, đôi khi được Hải quân Mỹ gọi là "Lỗ Đen" vì khả năng "biến mất" của nó, được cho là một trong những loại tàu ngầm chạy bằng diesel và điện êm nhất trên thế giới.
        Ngói chống dội âm được phủ trên vỏ tàu và cánh ngầm để hấp thu sóng âm sonar, làm giảm thiểu và méo đi những tín hiệu dội lại. Những ngói này cũng làm giảm đi những tiếng ồn gây ra bởi tàu ngầm, do đó làm giảm đi khoảng cách bị phát hiện bởi sonar thụ động.

        Đặc điểm


        Tàu ngầm Kilo tên Varshavyanka của hải quân Nga
        Project 636 là bước phát triển tiếp theo của thế hệ tàu ngầm Project 877EKM, kế thừa những đặc tính ưu việt và được cải tiến đáng kể: động cơ diesel mạnh hơn, tăng tốc độ hành trình khi lặn, tầm hoạt động lên tới 7500 hải lý, giảm tiềng ồn khi hoạt động. Nhờ tiếng ồn được giảm đáng kể, tàu ngầm có khả năng tiếp cận tới các biên đội tàu nổi của địch và dùng tên lửa 3M-54E Club-S tiêu diệt, trước khi bị chúng phát hiện. Tàu Project 636 được trang bị hệ thống thông gió và điều hòa không khí mới, được thiết kế để có thể hoạt động trong các môi trường biển khác nhau, tạo thuận lợi trong sinh hoạt và chiến đấu của thủy thủ đoàn.

        Vũ khí

        Khả năng tác chiến của tàu ngầm Project 636 được tăng đáng kể nhờ việc sử dụng tên lửa đối hạm 3M-54E Club-S được hỗ trợ bởi các hệ thống điện tử tiên tiến. Với tầm bắn hiệu dụng đạt tới 220 km và mang theo đầu đạn 450 kg, cho phép Project 636 tấn công nhanh, từ xa, không cần phải thâm nhập vào tới tầm phát hiện và tấn công của tàu địch hay phải vượt qua những khu vực địch bẫy bằng mìn hoặc thủy lôi, giúp tăng khả năng sống còn. Ngoài ra, tàu còn có môt cơ cấu phóng tên lửa phòng không cho 8 tên lửa Strela-3 (SA-N-8 Gremlin, tầm bắn tối đa 6 km) hoặc 8 tên lửa Igla (SA-N-10 Gimlet, tầm bắn tối đa 5 km).

        Thông số kỹ thuật Project 636

        Kilo class SS.svg

        Trang thiết bị bên trong tàu ngầm Kilo
        Có vài điểm khác nhau của lớp Kilo, và những chi tiết kỹ thuật này có thể không đúng hết cho tất cả các phiên bản khác nhau. Những số liệu sau đây chỉ là ước tính.
        • Lượng choán nước:
          • 2,300-2,350 tấn khi nổi
          • 3,000-4,000 tấn khi lặn
        • Kích thước:
          • Dài: 73,8 m
          • Ngang: 9,9 mét
          • Mớn nước: 6,3 mét
        • Tốc độ tối đa
          • 10-12 hải lý nổi
          • 19 hải lý/h khi lặn
        • Tầm hoạt động
          • Khi được thông hơi (ở tốc độ tiết kiệm 7 hải lý/h): 7.500 hải lý
          • Khi lặn liên tục (ở tốc độ tiết kiệm): 400 hải lý
        • Sức đẩy: Diesel-điện 5900 mã lực (4400 kW)
        • Độ sâu tối đa: 300 mét (hoạt động ở độ sâu 240-250 mét)
          • Độ sâu hoạt động thông thường: 250m
          • Độ sâu hoạt động với kính tiềm vọng: 17,5m
          • Dự trữ hành trình 45 ngày
        • Vũ khí
        • Cơ số vũ khí: 4 tên lửa/18 ngư lôi/24 mìn.
        • Thủy thủ đoàn: 52 (trong đó có 13 sĩ quan).
        • Giá mỗi chiếc là 200 - 300 triệu USD tùy từng cấu hình (Trung Quốc trả khoảng 1,5 - 2 tỷ $ cho tàu ngầm Project 636 lớp Kilo).

        Nga


        Tàu ngầm lớp Kilo của Nga
        Chiếc tàu ngầm lớp Kilo đầu tiên của Nga Project 877 được hạ thủy năm 1979 và đưa vào trang bị cho Hải quân Liên Xô năm 1982. Hiện nay, Hải quân Nga đang sử dụng ba biến thể khác nhau của tàu ngầm lớp Kilo Project 877 gồm kiểu cơ bàn Project 877, Project 877K và Project 877M. Các tàu ngầm lớp Kilo được trang bị cho Hải quân Nga có số hiệu là B248, B260, B277, B871, B806, B800, B401, B402, B459... Cho tới nay, khoảng 30 tàu ngầm lớp Kilo đã được trang bị cho Hải quân Nga, một chiếc trong số này đã được bán cho lran. Tất cả 30 tàu này đều được gọi là Project 877, mặc dù 15 chiếc trong số này là phiên bản Project 877EKM, và 15 chiếc còn lại là các phiên bàn của Project 636. Năm 2008, Viện Nghiên cứu Chiến lược Quốc tế của Thụy Điển thông báo có tổng số 15 tàu ngầm lớp Kilo của Hải quân Nga đang hoạt động, và 4 chiếc dự trữ. Hai chiếc được triển khai ở vùng biển Baltic, một chiếc ở vùng biển Đen, 6 chiếc ở Thái Bình Dương và 6 chiếc được trang bị cho Hạm đội Biển Bắc. Những chiếc tàu ngầm lớp Kilo này được đóng với tốc độ khoáng 2 chiếc một năm từ 1982 đến 1984, và 4 chiếc cuối cùng đã được hoàn thành trong giai đoạn 1991 - 1993. Người ta cho rằng, với vòng đời hoạt động 30 năm, thì đến giai đoạn 2015, tất cả số tàu ngầm này sẽ được đưa ra khỏi trang bị, chúng không thể kéo dài hoạt động sau năm 2020.

        Trung Quốc


        Tàu ngầm lớp Kilo của Trung Quốc
        Trung Quốc là nước mua nhiều tàu ngầm lớp Kilo nhất. Hải quân Trung Quốc đã mua tổng số 12 chiếc tàu ngầm lớp Kilo với các phiên bản khác nhau của Nga. Năm 1994, Hải quân Trung Quốc ký hợp đồng mua 4 chiếc tàu ngầm Project 877EKM và Project 636 trị giá 1 tỷ đô la Mỹ. 2 tàu Project 877EKM được chuyển giao năm 1995 và 2 tàu Project 636 được chuyển giao vào năm 1997 và 1998. Trung Quốc là khách hàng đầu tiên mua tàu ngầm lớp Kilo Project 636. Tất cả 4 tàu mua năm 1994 đều được triển khai ở căn cứ tàu ngầm thuộc Hạm đội Biển Đông tại Chu Sơn, Triết Giang gần eo biển Đài Loan. Theo kế hoạch, 4 chiếc tàu ngầm này sẽ được đưa trở lại Nga để tiến hành hiện đại hoá, có thể chúng sẽ được trang bị thêm hệ thống tên lửa tự dẫn Club. Mặc dù, gặp một số vấn đề về kỹ thuật trong việc bảo dưỡng, huấn luyện thủy thủ, các vấn đề về máy phát điện và ắc quy nhưng Trung Quốc vẫn có kế hoạch mua thêm tàu ngầm lớp Kilo của Nga. Đầu tháng 7/2002, Trung Quốc đã ký một hợp đồng trị giá 1,6 tỷ đô la Mỹ với Tập đoàn xuất khẩu vũ khí Rosobornoexport của Nga mua thêm 8 tàu ngầm lớp Kilo Project 636 và 636M được trang bị hệ thống tên lửa tự dẫn Club-S (SS-N- 27) và một số tên lửa hành trình chống tàu Novator 3M-54E. Chiếc đầu tiên trong 8 chiếc này được hạ thuỷ vào năm 2004, và chuyển giao cho Hải quân Trung Quốc vào năm 2005. Cho đến nay việc chuyển giao toàn bộ 8 chiếc Project 636 và 636M đã được hoàn tất.

        Trong khu vực Đông Nam Á, lndonesia đã đặt mua hai chiếc Project 636 vào năm 2007 và có ý định mua thêm. Việt Nam đã ký hợp đồng mua 6 chiếc Project 636 vào năm 2009, bắt đầu giao hàng khoảng 2012-2013.
        Tàu ngầm lớp Kilo của Nga, được các chuyên gia quân sự nước ngoài đánh giá là loại tàu ngầm chạy bằng động cơ diesel - điện êm nhất trên thế giới hiện nay. Trong những năm 1980, tàu ngầm lớp Kilo Project 877 được đưa vào trang bị cho Hải quân Nga và xuất khẩu ra nước ngoài với số lượng đáng kể. Giữa thập niên 1990 việc đóng tàu ngầm lớp Kilo Project 636, phiên bản cải tiến của Project 877, động cơ mạnh hơn, độ ồn thấp hơn, hệ thống điều khiển tích hợp điều khiển điện tử, vũ khí hoả lực mạnh,... đã thu hút nhiều khách hàng nước ngoài.
        Trang này được sửa đổi lần cuối lúc 08:41, ngày 5 tháng 1 năm 2014. 

        Tàu ngầm Kilo của Việt Nam ‘lợi hại’ hơn Trung Quốc

        (TNO) Tạp chí quốc phòng Kanwa Defense Review (Canada) mới đây nhận định rằng những tàu ngầm lớp Kilo mà Nga cho đóng cho Việt Nam có thể tân tiến và "lợi hại" hơn của Trung Quốc.

         
        Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng thị sát tàu ngầm lớp Kilo mang tên Hà Nội trong chuyến thăm Nga tháng 5.2013 - Ảnh: TTXVN
        Việt Nam đã đặt mua 6 chiếc tàu ngầm điện - diesel Kilo (Dự án 636 Varshavyanka) vào năm 2009, theo hãng tin Interfax.
        Hợp đồng này, bao gồm cả việc huấn huyện cho đội vận hành tàu ngầm Việt Nam, có thể trị giá đến 2 tỉ USD, theo hãng tin RIA Novosti (Nga).
        Trung Quốc là nước mua tàu ngầm lớp Kilo của Nga nhiều nhất. Hải quân Trung Quốc đã mua tổng số 12 chiếc tàu ngầm lớp Kilo với các phiên bản khác nhau của Nga. Cho đến năm 2006, Nga đã bàn giao tất cả tàu ngầm lớp Kilo cho Trung Quốc.
        Kanwa Defense Review ngày 29.10 nhận định rằng tàu Kilo của Việt Nam có kính tiềm vọng, hiện đại hơn tàu ngầm Kilo của Trung Quốc.
        Kính tiềm vọng, là một trong những “con mắt” của tàu ngầm, một ống kính quang học có thể kéo dài hoặc rút ngắn lại, đưa lên khỏi mặt nước để quan sát mục tiêu, khi tàu ngầm ở cách mặt nước khoảng 8-10m.
        Tàu ngầm Kilo 636 nổi tiếng nhờ khả năng hoạt động cực êm, khó bị phát hiện, được các chuyên gia quân sự phương Tây đặt cho biệt danh “Hố đen trong đại dương”.
        Kanwa Defense Review nhận định rằng tàu ngầm Kilo của Việt Nam được trang bị lớp vật liệu chống dội âm (hay còn gọi là ngói chống dội âm) tốt hơn của Trung Quốc.
        Lớp vật liệu dội âm được phủ trên vỏ tàu và cánh ngầm để hấp thu sóng âm sonar, làm giảm thiểu và méo đi những tín hiệu dội lại. Lớp vật liệu này cũng làm giảm đi những tiếng ồn gây ra bởi tàu ngầm, do đó làm giảm đi khoảng cách bị phát hiện bởi sonar thụ động.
        Sonar thụ động của tàu ngầm cũng là “con mắt” của tàu khi đi ngầm thu âm thanh của chân vịt tàu đối phương, qua hệ thống phân tích và kinh nghiệm của thuỷ thủ sonar có thể biết được mục tiêu là chủng loại tàu nào, hướng đi, và tốc độ của tàu....
        Tổng cộng 6 tàu ngầm Kilo 636 được đóng cho Việt Nam tại Nhà máy đóng tàu Admiralty ở thành phố St.Petersburg, Nga. Dự kiến Nga sẽ bàn giao xong gói 6 chiếc tàu ngầm vào năm 2016.
        Tàu ngầm Kilo 636 mà Nga đóng cho Việt Nam là tàu ngầm thuộc thế hệ thứ 3, có lượng giãn nước 3.100  tấn, tốc độ 20 hải lý/giờ, lặn sâu đến 300 m, thủy thủ đoàn gồm 52 người.
        Loại tàu này còn được trang bị sáu ống phóng ngư lôi 533 mm, ngư lôi, thủy lôi và tổ hợp tên lửa đa năng 3M-54 Klub (hay còn gọi là Kalibr 3M54).
        Theo RIA Novosti, tàu Kilo 636 có thể thực hiện các sứ mạng chống tàu và chống tàu ngầm trong những vùng nước nông.
        Hãng tin Interfax (Nga) ngày 28.10 cho biết Nga sẽ bàn giao chiếc tàu ngầm đầu tiên trong lô 6 chiếc Kilo 636 cho Việt Nam vào tháng 11 năm nay.
        Phúc Duy




              Xem tiếp...

              Báo Nga chỉ rõ “sự vô ơn” của Trung Quốc

              (ĐC chép từ http://nguyentandung.org)

              (Quốc tế) - Nhân sự kiện Nga và Trung Quốc mới ký một số thỏa thuận trong chuyến thăm Trung Quốc mới đây của Tổng thống Nga V.Putin
              Tờ “Bình luận quân sự” Nga ngày 03/6 đã cho đăng bài “Hiệp ước ngày 14 tháng 2 năm 1950” của tác giả Mat Terez. Xin giới thiệu cùng bạn đọc. Lời dẫn của bài báo: “Ngày 14 tháng 2 năm 1950, tại Matxcova, Liên Xô và Trung Quốc đã ký Hiệp ước về hữu nghị, đồng minh và giúp đỡ lần nhau giữa Liên Xô và Cộng hòa nhân dân Trung Hoa với thời hạn 30 năm.
               Lễ ký Hiệp ước
              Lễ ký Hiệp ước
              Đã 60 năm trôi qua kể từ thời điểm ấy. Bây giờ còn rất ít người Nga và người Trung Quốc còn nhớ đến Hiệp ước này. Theo quan điểm của tôi, như vậy là rất không công bằng. Chính Hiệp ước này đã tạo rất nhiều điều kiện cho Trung Quốc phát triển kinh tế và biến nước này thành một nước công nghiệp vĩ đại.
              Cùng với Hiệp ước, một số thỏa thuận song phương cũng đã được hai bên ký kết. Liên Xô cam kết là ngay sau khi nước này ký Hiệp ước hòa bình với Nhật Bản, nhưng không muộn hơn cuối năm 1952, sẽ chuyển giao toàn bộ quyền điều hành tuyến đường sắt Trung Quốc – Chanchung, hay còn gọi là tuyến đường sắt Đông Trung Quốc – từ năm 1953 – gọi là tuyến đường sắt Harbin (Cáp Nhĩ Tân) – chạy qua lãnh thổ Mãn Châu Lý nối Chita với cảng Artur (Lữ Thuận Khẩu) cùng toàn bộ tài sản kèm theo mà không kèm theo bất cứ điều kiện gì và cam kết này đã được thực hiện trước 31/12/1952.
              Liên Xô cũng cam kết rút toàn bộ quân khỏi căn cứ hải quân Port- Artur ( đã thực hiện tháng 5 năm 1955) và chuyển giao toàn bộ cơ sở vật chất cùng tài sản cho Trung Quốc tại cảng Dalnhii.
              Liên Xô cũng cung cấp cho Trung Quốc khoản tín dụng ưu đãi 300 triệu đôla để vận chuyển trang thiết bị công nghiệp và các vật liệu khác và giúp Trung Quốc xây dựng 50 cơ sở công nghiệp lớn .
               Thời hoàng kim của “tình hữu nghị vĩ đại”
              Thời hoàng kim của “tình hữu nghị vĩ đại”
              Các trường đại học kỹ thuật Xô Viết tiếp nhận rất nhiều sinh viên Trung Quốc. Cũng đã xảy ra một vụ tai nạn bí ẩn với chiếc máy bay chở các đại biểu của khu vực Tân Cương – Duy Ngô Nhĩ bay sang Liên Xô đàm phán để Liên Xô công nhận độc lập của khu vực này và thiết lập các mối quan hệ ngoại giao (Tân Cương- Duy Ngô Nhĩ bây giờ là một khu tự trị của Trung Quốc).
              Nhưng chỉ đến năm 1957, quan hệ Xô- Trung bắt đầu lạnh nhạt. Từ mùa hè năm 1960, trên toàn bộ tuyến biên giới Xô- Trung dài 7.250 km bắt đầu xảy ra các vụ đụng độ mang tính khiêu khích từ phía Trung Quốc.
              Vào giữa những năm 60, Liên Xô đã chính thức được (Trung Quốc ) “trao quy chế” là kẻ thù của Trung Quốc. Trong các chiến dịch tuyên truyền (ở Trung Quốc ) xuất hiện thuật ngữ mới : “mối đe dọa từ Phương Bắc”. Đỉnh điểm của sự đối đầu Xô- Trung là cuộc xung đột vũ trang kéo dài hai tuần năm 1969 trên sông Ussuri để giành đảo Damanski.
              Những bức ảnh không cần lời chú thích
              Những bức ảnh không cần lời chú thích
              Tiếp theo đó cho đến năm 1974, giới cầm quyền Trung Quốc tuyên bố đối đầu đồng thời với cả Mỹ và Liên Xô. Điều này đã được thể hiện rõ trong “thuyết ba thế giới” do Đặng Tiểu Bình công bố tại Liên Hợp Quốc.
              Theo “thuyết” này thì tất cả các nước trên thế giới được chia làm ba nhóm: 1/ hai siêu cường (Mỹ và Liên Xô); 2/ các nước phát triển vừa và nhỏ; 3/ “thế giới thứ ba” của các nước đang phát triển và Trung Quốc là nước lãnh đạo nhóm này “trong cuộc đấu tranh vì chiến thắng của lý tưởng giải phóng dân tộc và phát triển”.
              “Tình hữu nghị thế kỷ ” giữa hai dân tộc mà các bài hát và phim ảnh hết lời ca ngợi này chỉ thọ được không quá 10 năm. Và kết thúc bằng cuộc đối đầu vũ trang. Liên Xô buộc phải căng mình ở cả hai mặt trận – đối đầu với NATO tại Châu Âu và với Trung Quốc tại Viễn Đông và thực tế này đã ảnh hưởng tiêu cực đến phát triển kinh tế của Liên Xô.
              Nếu xem xét một cách ngắn gọn quan điểm của phía Trung Quốc về Hiệp ước trên, có thể dẫn ra 3 điểm quan trọng trong lập trường của giới nghiên cứu Trung Quốc. Thứ nhất là (hiệp ước) này không bình đẳng.
              Thứ hai, các nhà nghiên cứu Trung Quốc cho rằng Hiệp ước đã ép Trung Quốc phải sao chép mô hình phát triển của Liên Xô- một mô hình không phù hợp với Trung Quốc, và điều đó sau này đã ảnh hưởng tiêu cực đến sự phát triển kinh tế- xã hội của Trung Quốc.
              Cuối cùng, giới phân tích Trung Quốc đặc biệt nhấn mạnh luận điểm thứ ba này – Trung Quốc đã phải trả một giá đắt nào đấy khi ký hiệp ước này.
              Nói một cách ngắn gọn, nếu có ai đó trông chờ vào “sự biết ơn” (của Trung Quốc) thì đã rất nhầm. Cũng nói thêm là trong chính trị không có khái niệm như vậy.
              Hiệp ước này đã đem lại một lợi ích ngắn hạn nào đấy (cho Liên Xô), nhưng trong dài hạn Liên Xô đã tự mình nuôi dưỡng một đối thủ – một đối thủ cực kỳ nguy hiểm. Trong khi đó Trung Quốc và Mao Trạch Đông đã giành được một chiến thắng cả về chính trị lẫn kinh tế.
              Người ta nói rằng giữa Trung Quốc và Mỹ có những mâu thuẫn không thể giải quyết được. Nhưng xin hãy nhớ lại lịch sử: Trung Quốc tham chiến ở Triều Tiên, binh lính Trung Quốc đã giết hàng chục nghìn binh sỹ Mỹ.
              Mao Trạch Đông công khai kêu gọi một cuộc chiến tranh hạt nhân với Mỹ. Trung Quốc tiến hành các hành động quân sự chống Đài Loan v.v , nhưng đột nhiên- tất cả mọi việc đều thay đổi 180 độ như thế này đây:
              Mao Trạch Đông bắt tay R.Nixon và Z. Bzezinski
              Mao Trạch Đông bắt tay R.Nixon và Z. Bzezinski
              Sự kiện này là một bất ngờ hoàn toàn đối với các đồng minh của Mỹ. Chiếc ghế trong Hội đồng Bảo an Liên Hiệp quốc được trao cho Trung Quốc lục địa, Mỹ công nhận Đài Loan là một phần của Trung Quốc và rút quân khỏi lãnh thổ hòn đảo này. Mỹ cũng đưa ra bảo đảm là Quân đội Nhật sẽ không có mặt tại Đài Loan.
              Mỹ và Nhật Bản đầu tư rất nhiều vào kinh tế Trung Quốc. Nếu không có sự giúp đỡ đó thì triển vọng tồn tại của Trung Quốc đã rất mù mịt. Thế nhưng chỉ vài năm sau đó, Trung Quốc “đã bày tỏ sự biết ơn” với Nhật Bản như thế nào, mọi người đã rõ.
              Tôi không muốn nói rằng những thỏa thuận mới ký gần đây với Trung Quốc là một sai lầm. Nhưng Trung Quốc đối với chúng ta không phải là bạn, không phải là đồng minh, không phải là đối tác.
              Trung Quốc chỉ là một người bạn đường nhất thời với các mục tiêu rất không rõ ràng của mình. Không thể dự báo được sự phát triển tiếp theo của tình hình ( trong mối quan hệ với Trung Quốc như đã từng xảy ra trong lịch sử).
              Mao Trạch Đông và những cách “ham mê xác thịt quái đản”

              Mao Trạch Đông và những cách “ham mê xác thịt quái đản”

              Những suy thoái tinh thần kết quả từ cuộc khủng hoảng nông nghiệp và sự giận dữ đối với các cấp lãnh đạo đảng, những người mà Mao không có khả năng để làm việc, làm cho Mao trở...
              Những bí mật về bảo quản thi hài Mao Trạch Đông

              Những bí mật về bảo quản thi hài Mao Trạch Đông

              Đã hơn 30 năm kể từ khi Chủ tịch Mao Trạch Đông qua đời, đất nước Trung Quốc to lớn trải qua nhiều biến động, thi hài của vị lãnh tụ cách mạng Trung Quốc vẫn yên nghỉ trong Nhà kỷ niệm Chủ tịch...
              Mao Trạch Đông chỉ đạo xâm lược Hoàng Sa – sự thừa nhận muộn màng

              Mao Trạch Đông chỉ đạo xâm lược Hoàng Sa – sự thừa nhận muộn màng

              Mặc dù Trung Quốc luôn ra sức tuyên truyền về cuộc chiến xâm lược cách đây 40 năm đối với quần đảo Hoàng Sa, nhưng từ lâu, dư luận quốc tế và khu vực đã sớm nhìn rõ dã tâm của...
              (Theo Đất Việt)
              Xem tiếp...

              BÀI NÓI HAY4

              (ĐC chép từ vietnamplus.vn)

              Không thể "đem gươm đao" đến nhà người ta làm gì thì làm ở thế kỷ 21

              P.V (Vietnam+/TTXVN)
              Tôi cho rằng Trung Quốc nói không chính xác với những gì họ làm. (Nguồn ảnh: TTXVN)

              Hội nghị ninh châu Á hay thường gọi là Diễn đàn Shangri-La năm 2014 đã khép lại tại Singapore từ hôm 1/6. Tuy nhiên, sự kiện này vẫn tiếp tục được báo giới phân tích, mổ xẻ trong suốt tuần qua.
              Điều này là dễ hiểu bởi lẽ những gì được đề cập tại Shangri-La năm nay là những nét vẽ của bức tranh an ninh khu vực vốn đang bị phủ bóng đen bởi những tranh cãi về chủ quyền lãnh thổ, lãnh hải, những cuộc tranh cãi ảnh hưởng địa chính của các nước lớn.
              Xung quanh vấn đề trên, phóng viên TTXVN đã có cuộc phỏng vấn Thứ trưởng Bộ Quốc phòng, Thượng tướng Nguyễn Chí Vịnh đê làm rõ những vấn đề nổi bật của Shangri-La 2014, cũng như những thách thức mới đối với đối ngoại quốc phòng của Việt Nam.
              -Xung quanh những vấn đề nổi bật được đưa ra tại Đối thoại Shangri-La năm 2014, theo Thứ trưởng, có phải là cường điệu không nếu nói Shangri-La năm 2014 là nóng nhất trong lịch sử 13 năm của sự kiện này?

              Thứ trưởng Bộ Quốc phòng, Thượng tướng Nguyễn Chí Vịnh: 
              Trước hết nói về mục đích chung của diễn đàn Shangri-La từ khi mới bắt đầu, đây là sự hợp tác về an ninh khu vực. Như vậy, việc đầu tiên các quốc gia đến đây để trình bày những vấn đề an ninh khu vực, trong đó có những mặt tích cực, có những mặt tiêu cực.

              Bên cạnh đó, các quốc gia cùng với nhau bàn cách nào đó để tăng cường về mặt hợp tác tích cực và giảm thiểu các vấn đề tiêu cực, cũng như giúp cho một số vấn đề thách thức về an ninh khu vực giảm đi, để các quốc gia khu vực có thể ngồi lại với nhau, giải quyết mọi vấn đề trên phương diện đa phương.

              Một đặc điểm khác so với các diễn đàn an ninh khác là diễn đàn Shangri-La này rất đa dạng, gồm cả các nhà chính khách, các nhà quân sự-quốc phòng, các học giả như các nhà sử học, nhà địa lý học, nhà khoa học...
              Chính vì vậy, các vấn đề được nêu bật ra tại diễn đàn Shangri-La 13 cũng rất đa dạng và rất nhiều chiều, hay nói đúng hơn là nó rất khách quan.
              Nổi bật ở đây không phải là nó nhằm vào mục đích cụ thể nào, mà là một diễn đàn tự do về quan điểm của các đại biểu, học giả, bởi có những đại biểu thay mặt cho quốc gia, song cũng có nhưng đại biểu chỉ là học giả họ không đại diện cho ai cả.
              Đối với diễn đàn Shangri-La năm nay cũng vậy, người ta chuẩn bị nhiều vấn đề đưa ra, trước hết là hướng về an ninh khu vực, với những mặt tích cực, mang tính chất hợp tác.
              Bên cạnh đó, họ cũng nêu ra các thách thức về an ninh, trong đó có cả an ninh truyền thống. Và, cuối cùng họ cũng mong muốn các phát biểu tìm cách để giải quyết thách thức đó trên diễn đàn đa phương. Đây là những cái chung trước khi diễn đàn bắt đầu.

              Tuy nhiên, khi diễn đàn bắt đầu bằng bài phát biểu của Thủ tướng Nhật Bản, cũng như những dư luận từ trước khi diễn đàn bắt đầu thì nó đều liên quan đến tình hình rất là nóng liên quan đến an ninh khu vực, đó là vấn đề an ninh biển.
              Trên thực tế đúng như dự báo của các nhà khoa học, các học giả cũng như báo chí phản ánh, diễn đàn Shangri-La lần này đã có hai vấn đề nổi bật được nêu lên: Thứ nhất, an ninh khu vực đã có những dấu hiệu xấu, có thể nói là có những sự đe dọa an ninh, hòa bình của khu vực, vì vấn đề xung đột chủ quyền lãnh thổ, chủ yếu là trên biển.
              Cái thứ hai nữa, dù ít người nói đến nhưng nó ngầm ở dưới, đó không chỉ là cái xung đột chủ quyền, tranh chấp chủ quyền, mà cách hành xử của một số quốc gia bắt đầu đi ra ngoài lề cái đạo lý chung của thời đại, dòng chảy chung của thời đại. Nó cũng đi ra ngoài những gì mà luật pháp quốc tế quy định (bắt buộc các nước đều phải ký vào và phải thực hiện), điều này cho thấy sự bất chấp luật pháp quốc tế.
              Bởi vậy, bước vào phiên đầu tiên, khi mà Thủ tướng Nhật Bản phát biểu, mọi người không ngạc nhiên về nội dung mà ông ấy nói.

              Nhưng, mọi người hết sức ngạc nhiên ở chỗ là ông đã rất thẳng thắn và rất đúng mực, rất chính xác về những nguy cơ về an ninh khu vực.
              Đó là hành vi ứng xử vi phạm luật pháp quốc tế; những tư tưởng cường quyền; những hành động có thể là không nổ súng, không vũ trang, nhưng đó là bạo lực phi quốc gia, để tìm kiếm bằng được lợi ích cục bộ của đất nước mình, chủ yếu là Trung Quốc, trên biển Đông, biển Hoa Đông trong thời gian vừa qua.
              -Trước cách hành xử mà như ông vừa nói là đi ngược lại Luật pháp quốc tế như vậy, theo ông, các bài phát biểu của các đoàn đại biểu tại Shangri-La có đưa ra được cách tiếp cận mới nào cho việc giải quyết được vấn đề liên quan đến an ninh khu vực hay không?

              Thứ trưởng Bộ Quốc phòng, Thượng tướng Nguyễn Chí Vịnh:  
              Cái gọi là mới, tiếp cận mới trong diễn đàn diễn đàn Shangri-La 13 là các quốc gia không né tránh sự thật. 
              Họ nói thật là những việc như thế sẽ đe dọa hòa bình và an ninh của khu vực. Họ cũng chỉ đích danh cái người mà đã làm ra những việc đấy.
              Không chỉ là Thủ tướng Nhật, hay Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ, mà tất cả các diễn giả dù ở các cấp độ khác nhau thì họ đều có chung tiếng nói, quan điểm rằng, các hành động, hành xử của Trung Quốc trên biển Hoa Đông, đặc biệt là biển Đông xung quanh vụ việc Trung Quốc đặt giàn khoan Hải Dương-981 trái phép trong vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam trong thời gian vừa qua là việc làm rất xấu, là lợi dụng sức mạnh cá nhân để áp đặt dư luận quốc tế, bất chấp luật pháp.
              Như bạn biết, trong một quan hệ quốc tế rất phức tạp, đan xen, có thể là người ta nghĩ mà người ta không nói. Hoặc có thể họ nói “thấp” hơn, nhưng không ai tỏ ra đồng tình, bao che cho hành động của Trung Quốc.

              Đây là vấn đề mà theo tôi là động thái rất tốt, chứ trước một "người khổng lồ" mà không ai dám nói thì chân lý chắc cũng sẽ không còn nữa. Tuy nhiên, tất cả mọi người đều đã nói lên sự thật.
              Cái thứ hai, là mọi người không tìm đến cách tiệp cận mới nào, mà cùng quay về cái giá trị truyền thống của nhân loại: Đó là bình đẳng, hòa bình, ổn định và xử lý bằng các giải pháp hòa bình.

              Và, tất cả mọi người đều yêu cầu Trung Quốc chấm dứt các hành động đơn phương, bạo lực để đạt được mục đích xấu của mình-không được làm như thế.
              Tôi cũng đã được đi dự nhiều các hội nghị quốc tế, an ninh, và tham khảo tư liệu từ trước về an ninh từ nhiều năm trước, tuy nhiên tôi thấy ít có một hội nghị nào được tiếng nói đồng thuận như hội nghị lần này.
              Đồng thuận thứ nhất là bởi họ lo lắng cho tình hình an ninh khu vực. Nhưng hơn thế là họ lo lắng để cách hành xử này đừng lan thành một “dịch bệnh."  Bởi, nếu nó lan thành dịch bệnh thì không chỉ một số quốc gia trong khu vực Châu Á-Thái Bình Dương, mà cả thế giới sẽ phải quay lại các thế kỷ trước của lịch sử - những thế kỷ mà có thể “đem gươm, đem đao” đến nhà người ta, muốn làm gì thì làm.
              Thế kỷ 21 không phải là thế kỷ như vậy.
              -Như ông vừa nói, tại diễn đàn Shangri La dư luận quốc tết cũng rất phản đối các hành vi bất chấp luật pháp quốc tế của Trung Quốc. Bởi vậy, quốc gia này cũng đã có những bài phát biểu để bày tỏ quan điểm của họ, đáng chú ý là Phó Tổng tham mưu trưởng Quân đội Trung Quốc Vương Quán Trung cũng đưa ra một cam kết là Trung Quốc cam kết xây dựng châu Á hài hòa, một thế giới lâu dài thịnh vượng. Vậy, theo ông, cam kết đó có thể hiện trung thực chính sách của Bắc Kinh hay không?

              Thứ trưởng Bộ Quốc phòng, Thượng tướng Nguyễn Chí Vịnh:

              Nếu so sánh với những gì mà trưởng đoàn Trung Quốc phát biểu tại diễn đàn Shangri-La 13 và những gì họ làm trên biển thì không cần phải giải thích gì thêm, bởi thực tế là họ "nói một đằng làm một nẻo."

              Cái mong muốn của tất cả hội nghị, cũng như của chúng tôi là Trung Quốc nói và làm giống nhau.

              Ví dụ như trưởng đoàn Trung Quốc nói theo đuổi cái chính sách hòa bình, thì cả thế giới và Việt Nam cũng chỉ mong có thế.
              Nhưng có một điều mà chúng ta cần phải làm rõ là, không chỉ Trung Quốc nói không đúng với cái họ làm mà họ đã nói sai sự thật.

              Tôi muốn nói đến những thông tin trưởng đoàn Trung Quốc nêu ra trong diễn đàn Shangri-La rằng tàu của Việt Nam "quấy rối" giàn khoan của Trung Quốc, điều này là không đúng sự thật.

              -Hiện nay đang nổi lên xu hướng các nước lớn giải quyết những tranh chấp vừa dựa trên luật lệ quốc tế, vừa dựa trên lợi ích quốc gia. Tuy nhiên, không phải lúc nào luật lệ quốc tế cũng làm thỏa mãn lợi ích quốc gia, và ngược lại. Do đó, xu hướng này đang đặt ra thách thức đối với thông luật quốc tế đồng thời khiến các quốc gia đều tăng cường vũ trang. Ông nghĩ sao về điều này?

              Thứ trưởng Bộ Quốc phòng, Thượng tướng Nguyễn Chí Vịnh:
              Việc cân nhắc các hành xử, các chiến lược của mỗi quốc gia phải dựa vào hai yếu tố cơ bản, đó là lợi ích quốc gia và luật pháp quốc tế. Hai cái này không thể tách rời được.

              Không một nước nào từ bỏ lợi ích quốc gia để thực hiện luật pháp quốc tế, nhưng ngược lại, cũng không quốc gia nào được phép chỉ vì lợi ích quốc gia mà chà đạp lên luật pháp quốc tế, mà người ta bao giờ cũng phải tìm ra giải pháp hài hòa giữa lợi ích quốc gia với lợi ích quốc tế.

              Ngay như chính Việt Nam mình, chúng ta đang bảo vệ lợi ích quốc gia mình, nhưng chúng ta bảo vệ bằng luật pháp quốc tế, đây là một điểm rất cần thiết và được khuyến khích, được cộng đồng quốc tế ủng hộ.

              - Trước những quan điểm mà các cường quốc đã trình bày tại diễn đàn Shangri-La 2014, theo ông Đối ngoại Quốc phòng cần phải làm gì trong thời gian tới?

              Thứ trưởng Bộ Quốc phòng, Thượng tướng Nguyễn Chí Vịnh:
              Chúng tôi luôn nghĩ cách thức phi truyền thống an ninh khu vực là một vấn đề mới, và nó đầy bí ẩn, đầy những câu hỏi chưa giải quyết được.

              Tuy nhiên, chúng ta phải nhìn nhận một cách đồng bộ là cách thức phi truyền thống nó thường mang tính chất xuyên quốc gia, vì vậy cần có sự hợp tác rất chặt chẽ ở phương diện rộng lớn ở tầm khu vực, thậm chí là toàn cầu. Vì vậy, Việt Nam rất tích cực tham gia các diễn đàn đa phương. 

              Tại diễn đàn Shangri-La 13 người ta chủ yếu bàn về cách thức phi truyền thống, đây là một nguy cơ rất lớn cho nhân loại. Ngành quốc phòng có trách nhiệm bảo vệ nhân dân mình, cũng như nhân dân tất cả các nước, tôi mong muốn các quốc gia hãy đối xử với nhau bằng cách thức hòa bình./.

              -Xin cảm ơn Thứ trưởng!./.
              Xem tiếp...

              Thứ Ba, 3 tháng 6, 2014

              TỰ SƯỚNG 26

              (ĐC sưu tầm trên NET)

               

              Xem tiếp...

              CÂU CHUYỆN LỊCH SỬ 28

              (ĐC chép từ 24h.com.vn)

              Những thảm bại trong lịch sử của hải quân TQ

              Thứ Tư, ngày 28/05/2014 19:00 PM (GMT+7)
              Trong lịch sử, hải quân Trung Quốc đã từng phải hứng chịu những thất bại nặng nề với cả với tư cách là kẻ xâm lược lẫn nước bị xâm lăng.

              Trong hàng ngàn năm lịch sử của mình, Trung Quốc là một dân tộc luôn ấp ủ tham vọng “Đại Hán” bành trướng, coi mình là trung tâm của vũ trụ. Để thực hiện tham vọng đó, các triều đại Trung Quốc thường xuyên đem quân đi xâm chiếm, đô hộ các lãnh thổ xung quanh.
              Mặc dù nằm trên bờ Thái Bình Dương, song Trung Quốc chưa bao giờ là một quốc gia có lực lượng hải quân mạnh. Các cuộc xâm lăng của Trung Quốc chủ yếu diễn ra trên bộ, trong khi trên biển, hải quân Trung Quốc đã từng phải hứng chịu những thất bại vô cùng nặng nề.
              Trong bối cảnh Trung Quốc đang ngày càng hung hăng, ngang ngược với các quốc gia láng giềng trong vấn đề tranh chấp biển đảo, chúng tôi xin điểm lại những trận chiến trên biển mà trong đó hải quân Trung Quốc đã phải chịu thảm bại trước đối phương, cả với tư cách là kẻ đi xâm lược lẫn bị kẻ khác xâm lược.
              Kỳ 1: Cơn thịnh nộ của Thần Phong
              Trong suốt thế kỷ XIII, vó ngựa xâm lược của quân đội Mông Cổ tung hoành khắp lục địa Âu-Á trong làn sóng bành trướng mãnh liệt. Ở Đông Á, người Mông Cổ đưa quân vào thôn tính Trung Quốc và lập nên triều Nguyên.
              Quân Mông Cổ đã chinh phục một vùng đất rộng lớn trải dài từ phía bắc Trung Quốc tới Ba Tư, Trung Á, Nga và một phần Trung Đông. Ở phía đông, sau khi thôn tính Cao Ly (bán đảo Triều Tiên ngày nay), quân Nguyên bắt đầu dòm ngó Nhật Bản, quốc gia duy nhất ở phía đông chưa bị quân Nguyên cai trị.
              Những thảm bại trong lịch sử của hải quân TQ - 1
              Vó ngựa Nguyên Mông hoành hành khắp lục địa Âu-Á
              Trong các năm 1268 và 1271, vua triều Nguyên là Hốt Tất Liệt đã phái sứ giả đến Nhật để đòi người Nhật phải thần phục triều Nguyên, trở thành chư hầu của Trung Quốc.
              Tuy nhiên trong thời kỳ này Nhật là một quốc gia tương đối hùng mạnh, cộng với vị trí địa lý tách biệt giữa biển cho phép người Nhật sẵn sàng chống lại các yêu sách của triều Nguyên và không chịu thần phục.
              Tức giận trước thái độ chống đối của Nhật Bản, đến năm 1274, Hốt Tất Liệt sai tướng Hàn Đô đem hơn 40.000 quân cùng gần 900 chiến thuyền sang xâm lược Nhật Bản. Với lực lượng hùng hậu của mình, quân Nguyên dễ dàng đánh bại được các đơn vị đồn trú của Nhật trên các đảo tiền tiêu là Tusima và Iki, gây ra những trận thảm sát dã man và hủy diệt nặng nề ở đây.
              Sau khi đổ bộ lên vịnh Hakata, lực lượng kỵ binh quân Nguyên với ưu thế về chiến thuật và vũ khí của mình đã áp đảo quân phòng thủ Nhật Bản. Quân Nguyên sử dụng những quả đạn pháo nhồi thuốc nổ mà quân Nhật chưa từng thấy bao giờ, khiến họ kinh hoàng tột độ.
              Trước sức tấn công mãnh liệt của quân Nguyên, lính Nhật buộc phải rút lui về cố thủ trong một pháo đài gần Dazaifu. Sau một ngày chiến đấu mệt mỏi, quân Nguyên rút về nghỉ ngơi trên chiến thuyền của mình, chờ đợi cuộc tấn công vào ngày mai.
              Tuy nhiên, đêm hôm đó, một cơn bão lớn bất chợt ập vào vịnh Hakata và nhấn chìm 200 chiến thuyền của quân Nguyên. Kỵ binh nhà Nguyên vốn chỉ quen tác chiến trên bộ, không giỏi thủy tính bị sóng dữ vùi dập tơi tả.
              Những thảm bại trong lịch sử của hải quân TQ - 2
              Đoàn chiến thuyền của quân Nguyên giong buồm đi xâm lược nước Nhật
              Cơn bão bất ngờ này đã khiến hơn 13.000 binh sĩ của tướng Hàn Đô thiệt mạng dưới đáy biển, đánh tan cả một hạm đội hùng hậu của nhà Nguyên, buộc số chiến thuyền còn lại cùng số binh sĩ vẫn chưa hết khiếp đảm rút chạy về Cao Ly, kết thúc một cuộc xâm lược thất bại ê chề.
              Tuy nhiên, Hốt Tất Liệt vẫn chưa từ bỏ dã tâm xâm lược Nhật Bản trong một cuộc viễn chinh quy mô lớn hơn. Mặc dù vậy, họ cũng phải mất một thời gian mới khôi phục được hạm đội viễn chinh của mình vốn bị thiệt hại nặng sau cơn bão.
              Về phía mình, sau trận chiến trên, Nhật Bản cũng tăng cường hơn nữa công cuộc phòng thủ tích cực. Biết rằng quân Nguyên sẽ không chịu từ bỏ dễ dàng, quân đội Nhật Bản đã huy động đông đảo các võ sĩ samurai tập hơn để chuẩn bị cho cuộc chiến tranh vệ quốc mới.
              Nhật Bản cũng cho xây dựng một bức tường thành bằng đá dài tới 20 km dọc theo bờ biển vịnh Hakata để đề phòng cuộc tấn công bằng kỵ binh từ phía biển của quân Nguyên.
              Những thảm bại trong lịch sử của hải quân TQ - 3
              Di tích tường đá phòng thủ của quân Nhật
              Năm 1281, sau một thời gian chuẩn bị, Hốt Tất Liệt đã sai các tướng A Tháp Hải, Hàn Đô, Hồng Trà Khâu cùng hơn 150.000 quân và 9000 chiến thuyền tiến theo đường biển xâm lược Nhật Bản lần thứ hai.
              Thuyền chiến quân Nguyên chia làm hai đường, một từ bán đảo Triều Tiên qua, và một đường từ miền nam Trung Quốc tới, dự định hội quân ở bờ biển đảo Kiuxiu. Với lực lượng mạnh hơn cuộc xâm lược lần thứ nhất hơn 10 lần, quân Nguyên tin tưởng rằng lần này họ sẽ sáp nhập được Nhật Bản vào đế chế của mình.
              Tuy nhiên do một số trục trặc dọc đường, hạm đội từ phía nam Trung Quốc đến chậm, tạo điều kiện cho quân Nhật tập trung lực lượng phục kích, đánh tiêu hao, tiêu diệt hạm đội yếu hơn từ ngả Triều Tiên qua.
              Quân Nguyên vẫn còn hạm đội từ phía nam Trung Quốc kéo tới với lực lượng rất hùng hậu. Ngày 16/8/1281, hàng ngàn chiến thuyền hùng hổ kéo vào vịnh Hakozaki và các đảo Taka Hirato với khí thế áp đảo, tưởng chừng như không có gì có thể ngăn cản họ đánh bại quân Nhật và thôn tính cả đất nước này.
              Những thảm bại trong lịch sử của hải quân TQ - 4
              Hành trình đi xâm chiếm Nhật Bản của hải quân Mông Nguyên
              Thế nhưng đúng lúc hạm đội quân Nguyên dàn đội hình chuẩn bị tấn công thì gió bỗng mạnh dần lên, bầu trời mây đen vần vũ, và một cơn bão lớn bất ngờ ập vào bờ biển Nhật Bản.
              Những cơn gió lớn quật chiến thuyền của quân Nguyên vào đá ngầm, sóng biển chồm lên nhấn chìm chúng xuống đáy biển. Hàng chục ngàn binh lính chết đuối trong trận cuồng phong, và những người còn lại cố tìm cách vào được bờ lại trở thành mồi ngon cho các cung thủ và võ sĩ Nhật Bản đang phục kích ở đó.
              Hơn 15 vạn quân Nguyên lên đường chinh phạt nước Nhật nhưng chỉ có khoảng trên dưới 3 vạn trở về. Người Nhật lại chiến thắng oanh liệt trong cuộc kháng chiến chống Nguyên Mông lần thứ 2.
              Nhờ hai trận bão lớn đầy bất ngờ này, nước Nhật đã thoát khỏi vó ngựa xâm lăng của quân Nguyên. Người Nhật đã thần thánh hóa điều này, cho rằng thần linh đã phù trợ họ bảo vệ đất nước, nên họ gọi cơn cuồng phong đã nhấn chìm quân xâm lược đó là "Thần Phong" (Kamikaze).
              Sau hai lần bị thất bại cay đắng, nhà Nguyên trên thực tế vẫn chưa từ bỏ tham vọng chinh phục Nhật Bản. Năm 1283, Hốt Tất Liệt lại sai A Tháp Hải cùng các tướng lĩnh khác chuẩn bị một cuộc viễn chinh lần thứ ba sang Nhật để phục thù.
              Những thảm bại trong lịch sử của hải quân TQ - 5
              Cơn bão bất ngờ nhấn chìm hạm đội của quân Nguyên
              Tuy nhiên thất bại của lực lượng xâm lược nhà Nguyên do Thái tử Thoát Hoan cầm đầu đã khiến quân Nguyên không thể thực hiện được kế hoạch chinh phạt Nhật Bản. Sau hai lần bị quân dân nhà Trần đánh cho tơi tả, Hốt Tất Liệt quyết định gác lại ý đồ xâm lược Nhật Bản để dồn sức tấn công Việt Nam lần thứ ba.
              Sau 3 lần bị đánh tan ở Việt Nam, nhà Nguyên cũng từ bỏ tham vọng tiến xuống phía nam, và họ cũng không hề đả động gì đến kế hoạch tiến đánh Nhật Bản nữa. Nhờ vậy, Nhật Bản là một trong số ít quốc gia hiếm hoi ở Đông Á không bị đế quốc Nguyên  Mông chinh phục.
              Như vậy, đây là những thảm bại đầu tiên của hải quân Trung Quốc với tư cách là kẻ đi xâm lược nước khác. Cùng với những thăng trầm của lịch sử, đến cuối thế kỷ 19, Trung Quốc dần dần suy yếu và trở thành mục tiêu để các nước khác trên thế giới xâm lược.
              Trong thời kỳ này, mặc dù đã xây dựng được lực lượng hải quân tương đối hùng hậu, song Trung Quốc vẫn phải tiếp tục gánh chịu những thất bại nặng nề trên biển, điển hình là trận chiến Thập Phổ nổ ra giữa hải quân Pháp với hải quân nhà Thanh.
              Trận hải chiến Thập Phổ đã diễn ra như thế nào, và vì sao hải quân Trung Quốc thất bại thảm hại, mời các bạn đón đọc kỳ 2: Hải chiến Thập Phổ, Trung Quốc nếm mùi hải quân Pháp vào 19h ngày 29/5/2014
              Trí Dũng (Tổng hợp) (Khampha.vn)

              Hải chiến Thập Phổ, TQ nếm mùi hải quân Pháp

              Thứ Năm, ngày 29/05/2014 19:00 PM (GMT+7)

              Ở kỳ trước, chúng ta đã chứng kiến những thất bại đầu tiên của hải quân Trung Quốc với tư cách là kẻ đi xâm lược. Trong kỳ này, chúng tôi xin giới thiệu tiếp với các bạn một trận hải chiến khác mà hải quân Trung Quốc cũng đã bị giáng những đòn rất nặng nề, đó chính là trận chiến Thập Phổ trong khuôn khổ cuộc chiến tranh Pháp-Thanh.
              Kỳ 2: Hải chiến Thập Phổ, TQ nếm mùi hải quân Pháp
              Năm 1884, Pháp đưa quân ra Bắc Kỳ của Việt Nam nhằm dẹp phong trào Cờ Đen và kiểm soát toàn bộ miền bắc Việt Nam. Nhân cơ hội này, nhà Thanh đã điều quân vào Việt Nam với mục đích vừa ngăn chặn quân Pháp ở biên giới, vừa duy trì ảnh hưởng đối với Việt Nam.
              Về phần mình, Pháp muốn kiểm soát vùng đồng bằng Bắc Bộ và con đường nối từ Hà Nội đến tỉnh Vân Nam của Trung Quốc. Một số trận đụng độ giữa quân Pháp và quân Thanh diễn ra, và sau khi nhiều lính Pháp thiệt mạng trong một cuộc phục kích của quân Thanh ở biên giới phía bắc, chiến tranh Pháp-Thanh nổ ra.
              Hải chiến Thập Phổ, TQ nếm mùi hải quân Pháp - 1
              Một số trận đụng độ đã diễn ra trên bộ giữa quân Pháp và quân Thanh
              Cuộc chiến tranh không tuyên bố này nổ ra cả ở mặt trận trên bộ và trên biển. Trên biển, hải quân nhà Thanh lần đầu tiên đụng độ và “nếm mùi” của hải quân Pháp là trong trận Phúc Châu, khi 7 tàu chiến và hai tàu phóng lôi nhỏ của Pháp tiêu diệt hoàn toàn một hạm đội quân Thanh gồm 9 tàu chiến, trong đó có cả pháo hạm.
              Sau trận chiến này, hải quân Pháp tiến ngược lên phía bắc, phong tỏa eo biển Formosa (Đài Loan ngày nay). Để phá vòng vây của quân Pháp, nhà Thanh điều hạm đội Nam Dương xuất phát từ Thượng Hải tiến đến Formosa.
              Thời bấy giờ, hải quân nhà Thanh gồm có 4 hạm đội lớn là Hạm đội Bắc Dương, Hạm đội Nam Dương, Hạm đội Phúc Kiến và Hạm đội Quảng Đông. Lực lượng đặc nhiệm của hạm đội Nam Dương được cử đi phá vây gồm có 3 tàu tuần dương hạm Nanchen, Nanrui và Kaiji cùng tàu khu trục Yuyuan và thuyền buồm loại nhỏ Chengqing do Đô đốc Wu Ankang chỉ huy.
              Hải chiến Thập Phổ, TQ nếm mùi hải quân Pháp - 2
              Hải quân Pháp phong tỏa bờ biển của Trung Quốc
              Đáng lẽ ra hạm đội Nam Dương đi thực hiện nhiệm vụ lần này sẽ được hai tàu tuần dương hạm hiện đại của Hạm đội Bắc Dương đi hộ tống, tuy nhiên vì những mâu thuẫn và đấu đá trong nội bộ, Hạm đội Bắc Dương đã điều 2 tàu tuần dương hạm này đến Triều Tiên, bất chấp sự phản đối của Wu Ankang.
              Theo ông L. C. Arlington, một sĩ quan hải quân Mỹ làm “cố vấn nước ngoài” trên tàu khu trục Yuyuan, sau sự cố này sĩ khí của quân Thanh đang sa sút nghiêm trọng. Các thuyền trưởng quân Thanh không tin rằng mình có thể đánh lại được quân Pháp và cố viện mọi lý do để tránh giao tranh hết mức có thể.
              Bởi lẽ đó, hạm đội Nam Dương di chuyển một cách chậm chạp và thận trọng, không bao giờ đi quá xa đất liền, và thường xuyên dừng lại để luyện bắn đại bác. Trước khi đến được eo biển Đài Loan, Đô đốc Wu đã tỏ ra tuyệt vọng với nhiệm vụ lần này.
              Hải chiến Thập Phổ, TQ nếm mùi hải quân Pháp - 3
              Một tàu chiến của hạm đội Nam Dương
              Vị đô đốc này nghĩ ra một sáng kiến là tung tin đồn giả rằng hạm đội Nam Dương đang áp sát Formosa với hy vọng rằng thông tin trên sẽ buộc quân Pháp phải dồn tàu chiến về Formosa để phòng thủ và để hở các vị trí khác trong vòng phong tỏa. Trong thời gian đó, hạm đội Nam Dương quay lại và hướng thẳng về vịnh Sanmen, gần cảng Ninh Ba của Trung Quốc.
              Tuy nhiên, đến tháng 1/1885, báo chí Hong Kong đồng loạt đưa tin về hành trình di chuyển đích thực của hạm đội Nam Dương. Lực lượng tình báo của Pháp tại Hong Kong đã nắm được thông tin này và ngay lập tức đánh điện cho Đô đốc Amedee Courbet đang phụ trách vòng vây của quân Pháp.
              Sau một thời gian dài chờ đợi mà không hề chạm trán quân Thanh, hải quân Pháp “mừng như bắt được vàng” sau khi nhận được thông tin này. Đô đốc Courbet nhận định đây là thời cơ vàng để tiêu diệt phần lớn sinh lực hạm đội Nam Dương nên quyết định di chuyển lên phía bắc Keelung vào đầu tháng Hai để săn lùng hạm đội nhà Thanh.
              Lực lượng hải quân Pháp được huy động tham gia chiến dịch tìm diệt này có tàu vỏ sắt Bayard và Triomphante cùng tuần dương hạm Nielly, Eclaireur và Duguay-Trouin, tàu pháo Aspic và tàu chở quân Saone.
              Hải chiến Thập Phổ, TQ nếm mùi hải quân Pháp - 4
              Chiến hạm Triomphante của hải quân Pháp
              Sau một thời gian săn lùng, Courbet nhận được thông tin hạm đội Nam Dương đang tập trung tại vịnh Sanmen, nên ông này quyết định cho hạm đội của mình lợi dụng đêm tối mạo hiểm băng qua các luồng lạch gần đảo Chusan để tiếp cận với quân địch càng sớm càng tốt.
              Đến ngày 13/2, tàu Eclaireur phát hiện dấu hiệu của hạm đội Trung Quốc ở ngoài khơi vịnh Thập Phổ và phát tín hiệu: “Phát hiện 5 tàu hơi nước ở phía nam.” Ngay lập tức hạm đội Pháp triển khai đội hình tác chiến và hướng đại bác về phía tàu Trung Quốc.
              “Kẻ bao vây” cuối cùng cũng lần ra tung tích của “kẻ phá vây”, hứa hẹn một trận chiến vô cùng khốc liệt sẽ nổ ra trên biển. Trận hải chiến Thập Phổ diễn biến như thế nào, mời các bạn đón đọc kỳ 3: Thảm bại của hạm đội hèn nhát vào 19h ngày 30/5/2014.
              Trí Dũng (Tổng hợp) (Khampha.vn)

              Hải chiến Thập Phổ: Thảm bại của hạm đội hèn nhát

              Thứ Sáu, ngày 30/05/2014 19:00 PM (GMT+7)

              Ở kỳ trước, chúng ta thấy rằng mặc dù là hạm đội đóng vai trò là lực lượng xung kích được cử đi phá vòng vây của hải quân Pháp tại eo biển Đài Loan (Formosa), song Hạm đội Nam Dương của hải quân Trung Quốc lại tỏ ra hèn nhát, run sợ và không dám đối đầu.
              Sự hèn nhát đó của chỉ huy hạm đội đã tạo điều kiện cho quân Pháp mở chiến dịch truy lùng và tìm diệt, mặc dù lực lượng của quân Pháp kém hùng hậu hơn nhiều. Và cuối cùng, quân Pháp đã phát hiện ra dấu vết của Hạm đội Nam Dương tại vịnh Thập Phổ, và trận hải chiến bắt đầu.
              Hải chiến Thập Phổ: Thảm bại của hạm đội hèn nhát
              Đang neo đậu tại vịnh Thập Phổ, phát hiện hạm đội Pháp đang tiến lại gần, hạm đội Nam Dương cũng nhanh chóng triển khai đội hình “chữ V”do kỳ hạm Kaiji của Đô đốc Wu dẫn đầu tiến về phía quân Pháp. Nhìn đội hình hoành tráng của quân Trung Quốc đang lừng lững tiến về phía mình, quân Pháp tin rằng đối phương đã sẵn sàng cho một phen sống mái nên chuẩn bị tinh thần để khai pháo và giao chiến.
              Hải chiến Thập Phổ: Thảm bại của hạm đội hèn nhát - 1
              Đội hình tàu chiến Pháp truy lùng Hạm đội Nam Dương
              Thế nhưng họ không ngờ được rằng lúc họ chưa kịp bắn một phát đạn nào thì hạm đội Trung Quốc bất ngờ tan vỡ và tản mát ra khắp nơi. Ba chiếc tuần dương hạm cắm đầu chạy thẳng về phía nam, trong khi tàu khu trục Yuyuan và thuyền buồm Chengqin rúc vào trong vịnh Thập Phổ.
              Theo trung úy hải quân Mỹ L. C. Arlington làm cố vấn cho Hạm đội Nam Dương, Đô đốc Wu có mối hiềm khích với thuyền trưởng của hai con tàu trên nên đã ra lệnh cho họ chạy vào vịnh Thập Phổ để trở thành con tốt thí cho quân Pháp nhằm cứu những chiếc tàu khác.
              Hải chiến Thập Phổ: Thảm bại của hạm đội hèn nhát - 2
              Trung úy hải quân Mỹ L. C. Arlington làm cố vấn cho Hạm đội Nam Dương
              Vì không thể đuổi kịp 3 chiếc tuần dương hạm chạy quá nhanh, quân Pháp ngay lập tức quay trở lại vịnh Thập Phổ để chiến đấu với 2 chiếc tàu đang mắc kẹt bên trong. Đêm ngày 14, rạng sáng ngày 15/2/1885, quân Pháp sử dụng 2 tàu phóng ngư lôi loại nhỏ để tấn công quân Thanh.
              Quân Pháp đã lợi dụng đúng dịp giao thừa tết Nguyên đán năm đó để phát động tấn công với hy vọng lính gác của quân Thanh sẽ bê trễ nhiệm vụ trong dịp tết. Lợi dụng đêm tối, hai chiếc tàu phóng ngư lôi của quân Pháp lặng lẽ tiến đến gần mục tiêu là 2 tàu chiến Trung Quốc đang thả neo trong cảng.
              Hải chiến Thập Phổ: Thảm bại của hạm đội hèn nhát - 3
              Quan lại và binh lính nhà Thanh hồi thế kỷ 19
              Tuy nhiên khi chỉ còn cách khoảng 100 mét, họ bị quân Thanh ở trên tàu phát hiện và vãi đạn như mưa về phía hai chiếc tàu phóng ngư lôi. Loạt ngư lôi đầu tiên của quân Pháp bắn từ khoảng cách xa bị trượt mục tiêu, và hỏa lực của quân Thanh càng lúc càng dày đặc hơn.
              Hai tàu phóng ngư lôi của Pháp đã liều mạng tiếp cận gần hơn dưới làn đạn súng trường và phóng loạt ngư lôi tiếp theo rồi rút ra ngoài an toàn. Hai quả ngư lôi này bắn trúng thân tàu Yuyuan khiến chiếc tàu khu trục của quân Thanh bị thủng một lỗ lớn và chìm dần.
              Sau tiếng nổ của quả ngư lôi đầu tiên, các thủy thủ trên tàu Yuyuan cực kỳ hoảng loạn và thi nhau nhảy ra khỏi tàu để bơi vào bờ. Còn các pháo thủ Trung Quốc ở trên bờ cũng hốt hoảng không kém trước cuộc tấn công bất ngờ của quân Pháp và hò nhau bắn như mưa xuống biển.
              Tuy nhiên, đại bác của quân Thanh vô cùng kém chính xác và không thể bắn trúng được hai chiếc tàu phóng lôi của Pháp đang rút ra trong đêm tối. Thay vì đó, đạn đại bác của quân Thanh lại rơi trúng vào thân tàu Chengqing đang thả neo gần đó, khiến chiếc tàu này chịu chung số phận với tàu khu trục Yuyuan.
              Hải chiến Thập Phổ: Thảm bại của hạm đội hèn nhát - 4
              Tàu chiến của Hạm đội Nam Dương rúc vào cảng Thập Phổ để làm mồi cho quân Pháp
              Trong cuộc tấn công bất ngờ này của quân Pháp, binh lính Trung Quốc chỉ hoàn toàn lo cho bản thân mình mà không hề quan tâm tới số phận của con tàu. Họ chỉ nháo nhác tìm cách thu thập tài sản ở trên tàu rồi nhảy xuống biển để bơi vào bờ.
              Trung úy Arlington kể lại giây phút này: “Xung quanh chúng tôi lúc đó tràn ngập những thủy thủ, binh linh, gà, vịt, ngỗng và đủ loại rác rưởi. Quân Trung Quốc đã mắc sai lầm nghiêm trọng trong trận này. Nếu như họ có ý chí chiến đấu để phản công ngay vào những giây phút cuối cùng, họ có thể đẩy lui được tàu phóng lôi của đối phương và tránh được thảm họa, thậm chí có thể đánh đắm chúng. Thế nhưng họ đã không làm gì cả, và tàu Pháp rút đi mà không gặp trở ngại nào.”
              Đến sáng ngày hôm sau, lực lượng trinh sát của Pháp báo cáo rằng cả hai tàu chiến của Trung Quốc trong vịnh Thập Phổ đều đã bị đánh đắm. Tuy nhiên, quá hổ thẹn với việc tàu Chengqing bị chính pháo quân mình đánh đắm, nhà cầm quyền Trung Quốc loan tin rằng binh lính trên tàu đã tự đánh đắm để nó không rơi vào tay quân Pháp.
              Hải chiến Thập Phổ: Thảm bại của hạm đội hèn nhát - 5
              Lính Trung Quốc hò nhau tháo chạy lên bờ sau khi tàu bị đánh trúng
              Điều đáng nói là trong khi Hạm đội Nam Dương bị hải quân Pháp truy lùng và tấn công gắt gao như vậy, Hạm đội Bắc Dương của nhà Thanh lại án binh bất động, dù họ có trong tay những tàu chiến hiện đại và có hỏa lực mạnh đủ để đương đầu với tàu chiến Pháp.
              Đó chính là lý do khiến hải quân Pháp dù bị dàn mỏng lực lượng vẫn có thể phong tỏa thành công bờ biển phía nam và tây nam Trung Quốc, giáng cho quân Trung Quốc nhiều thất bại nặng nề.
              Tuy cùng nằm trong biên chế của hải quân nhà Thanh, song Hạm đội Bắc Dương hùng hậu lại khoanh tay đứng nhìn Hạm đội Nam Dương bị quân Pháp tấn công tiêu diệt. Vì sao lại xảy ra tình trạng này, và thực lực của Hạm đội Bắc Dương ra sao, mời các bạn đón đọc kỳ 4: Hạm đội Bắc Dương, hổ giấy của hải quân Trung Quốc vào 19h ngày 31/5/2014.
              Trí Dũng (Tổng hợp) (Khampha.vn)

              Hạm đội Bắc Dương, hổ giấy của hải quân TQ

              Thứ Bảy, ngày 31/05/2014 19:00 PM (GMT+7)

              Ở kỳ trước, chúng ta đã chứng kiến thất bại ê chề của Hạm đội Nam Dương nhà Thanh trước lực lượng hải quân Pháp ít hơn về số lượng. Một trong những nguyên nhân khiến hạm đội Nam Dương thất bại là do không được cứu viện kịp thời từ Hạm đội Bắc Dương.
              Để có cái nhìn rõ hơn về Hạm đội Bắc Dương được cho là mạnh nhất hải quân Trung Quốc này, chúng ta cùng nhìn lại lịch sử Trung Quốc vào cuối thế kỷ 19.
              Cuối thế kỷ 19, dưới sự thống trị của triều đình nhà Thanh, Trung Quốc ngày càng suy yếu cả về kinh tế lẫn sức mạnh quân sự. Sau hàng loạt những cuộc khởi nghĩa nông dân và liên tục bị liên quân 8 nước xâu xé, quân đội Trung Quốc trở nên bạc nhược thê thảm.
              Tuy nhiên vào thời điểm này cũng không thể phủ nhận rằng ở Trung Quốc không có các điểm sáng, và một trong những điểm sáng đó chính là Hạm đội Bắc Dương, sản phẩm và là niềm tự hào của Từ Hy Thái Hậu.
              Hạm đội Bắc Dương, hổ giấy của hải quân TQ - 1
              Từ Hy Thái Hậu, người đàn bà đầy mưu lược của nhà Thanh
              Theo các sử gia, động cơ khiến Từ Hy Thái Hậu quyết định thành lập Hạm đội Bắc Dương ngoài việc muốn hiện thực hóa tham vọng thống trị vùng biển phía bắc Trung Quốc còn do người phụ nữ đầy quyền lực và mưu lược này đã cảm thấy được nguy cơ đến từ một đế quốc trẻ ở sát ngay bên nách mình, đó chính là Đế quốc Nhật Bản.
              Sau thời kỳ Duy Tân Minh Trị, Nhật Bản vươn lên từ một nhà nước phong kiến lạc hậu thành một cường quốc hùng mạnh. Là một đất nước nghèo tài nguyên thiên nhiên, Nhật Bản ngày càng nuôi tham vọng vươn ra đại dương, đánh chiếm thuộc địa để tranh giành ảnh hưởng với phương Tây.
              Mục tiêu mà đế quốc non trẻ đang khao khát thuộc địa này nhắm đến chính là Triều Tiên, quốc gia nằm dưới sự bảo hộ của nhà Thanh nhưng cũng đang bước vào giai đoạn suy yếu. Chiếm được Triều Tiên, quân Nhật sẽ có bàn đạp tiến vào vùng Mãn Châu, từ đó sẽ đưa quân nuốt gọn cả Trung Quốc, xưng hùng xưng bá ở châu Á–Thái Bình Dương, sánh vai các cường quốc thế giới. Tuy nhiên, muốn đánh chiếm Triều Tiên, Hải quân Nhật phải đánh bại được Hải quân nhà Thanh, mà chủ yếu là Hạm đội Bắc Dương, hạm đội hùng mạnh nhất châu Á của nhà Thanh, và khả năng thực sự của hai bên đã được bộc lộ trong trận hải chiến Hoàng Hải, đánh dấu bước ngoặt trong quá trình vươn lên mạnh mẽ của hải quân Nhật Bản.
              Trong số 4 hạm đội của hải quân nhà Thanh (Bắc Dương, Nam Dương, Phúc Kiến và Quảng Đông, Hạm đội Bắc Dương dưới sự chỉ huy của quan đại thần Lý Hồng Chương được đánh giá là có lực lượng mạnh nhất châu Á và được xếp thứ 8 thế giới.
              Hạm đội Bắc Dương, hổ giấy của hải quân TQ - 2
              Kỳ hạm Định Viễn khi còn được đóng tại Đức. 
              Hạm đội Bắc Dương được trang bị nhiều tàu chiến lớn, hiện đại được đóng ở Anh và Đức. Tổng cộng, hạm đội có 78 tàu với tổng lượng giãn nước lên tới 83.900 tấn, vượt trội hơn nhiều so với Hạm đội Nhật Bản (khoảng 60.000 tấn). Trong số đó có 2 chiến hạm Định Viễn và Trấn Viễn là những tàu mạnh nhất thuộc hạm đội. Tàu Định Viễn đóng vai trò kỳ hạm của Hạm đội Bắc Dương do Đức đóng năm 1881, bàn giao tháng 11/1885. Con tàu dài 94,5 mét này có khả năng vượt 8.300km với tốc độ trung bình 19km/h. Về sức mạnh hỏa lực, kỳ hạm Định Viễn trang bị 4 pháo 305mm có tầm bắn xa 7,8km, 2 pháo 150mm, 2 pháo 57mm, 2 pháo 47mm, 8 pháo 37mm và 4 ống phóng ngư lôi 356mm. Thủy thủ đoàn trên tàu có tổng cộng 363 người.
              Chiếc mạnh số 2 trong Hạm đội Bắc Dương là tàu bọc thép Trấn Viễn cũng do Đức đóng năm 1882, được trang bị 4 pháo 305mm, 2 pháo 150mm, 6 pháo 37mm và 3 ống phóng ngư lôi. Trong khi đó, phía Hải quân Nhật Bản chỉ có chiếc tàu tuần dương bảo vệ Matsushima là loại lớn nhất được đóng tại Pháp năm 1886. Tàu Matsushima trang bị một pháo 320mm, 12 pháo 120mm, 16 pháo 57mm và 4 ống phóng lôi 356mm.
              Hạm đội Bắc Dương, hổ giấy của hải quân TQ - 3
              Tàu tuần dương bảo vệ Matsushima của hải quân Nhật Bản
               Nhìn chung, Hạm đội Bắc Dương vượt trội hơn so với lưc lượng Nhật Bản về mọi mặt, trang bị hiện đại hơn, nhiều tàu hơn, hỏa lực mạnh hơn rất rất nhiều. Tuy nhiên, lịch sử chiến tranh đã cho thấy lực lượng mạnh hơn, hỏa lực tốt hơn không phải lúc nào cũng giành chiến thắng trong chiến trận, và trận hải chiến Hoàng Hải là một ví dụ sinh động cho thực tế trên. Tuy bề ngoài có vẻ hoành tráng và hùng hậu như vậy, nhưng trước khi bắt đầu bước vào trận chiến Hoàng Hải, lực lượng Hạm đội Bắc Dương đã bị mục ruỗng, thối nát từ bên trong.Tuy Hạm đội Bắc Dương có lực lượng khá mạnh, nhưng binh sĩ nhà Thanh có mức độ sẵn sàng chiến đấu rất kém. Do không được luyện tập thường xuyên nên thao tác và kỹ năng của các pháo thủ là rất kém. Ngoài ra, tệ nghiện hút thuốc phiện lan tràn cũng làm suy kiệt thể chất và tinh thần của không ít binh lính và sĩ quan. Cùng với đó là nạn tham nhũng hoành hành, từ cấp thấp lên đến cấp cao. Mặc dù lúc đầu được đầu tư rất lớn, nhưng từ khi Từ Hi Thái Hậu quyết định rút ngân quĩ đầu tư cho hải quân sang xây dựng cung điện Di Hòa Viên, bà đã giáng một đòn mạnh “bóp chết” Hạm đội Bắc Dương, khiến cho hạm đội hùng hậu này mất hoàn toàn khả năng sửa chữa các chiến hạm, duy trì hoạt động huấn luyện chiến đấu.
              Hạm đội Bắc Dương, hổ giấy của hải quân TQ - 4
              Thủy thủ Trung Quốc trên một tàu chiến của Hạm đội Bắc Dương
              Các quan lại tham nhũng tràn lan, đạn pháo bị nhồi xi măng hay mạt cưa thay cho thuốc súng. Về phần số đạn pháo thực sự thì được sản xuất từ nhiều năm trước, đã rất cũ kĩ do bảo dưỡng kém. Trên các chiến hạm, đa số cấp chỉ huy sa đà vào ăn chơi thác loạn, thậm chí có sĩ quan còn cho tháo cặp pháo 254mm đem ra chợ bán lấy tiền tiêu xài. Từ sĩ quan đến binh lính đua nhau tham ô biển thủ, cấp bậc càng cao thì tham nhũng càng nhiều. Ngay cả những thứ nhỏ nhặt nhất như các tay đấm cửa bằng đồng, lan can cầu thang cho đến những lá chắn bảo vệ ụ pháo bằng thép dày đều bị ăn cắp để đem bán. Đây là điều tất yếu, bởi do ngân sách của hạm đội bị cắt giảm, hoạt động đình trệ, thủy thủ đoàn không có tiền lương nuôi bản thân và gia đình, lại “nhàn cư vi bất thiện” mà quên đi bổn phận người lính với đất nước mà sa đà vào ăn chơi. Có thể nói, Hạm đội Bắc Dương là lực lượng có trang bị mạnh, nhưng đang lung lay từ tận gốc rễ, tệ nạn tham nhũng đã gặm nhấm đến những phần tử nhỏ nhất của con tàu.
              Không chỉ mục ruỗng, thối nát từ bên trong, quan hệ giữa Hạm đội Bắc Dương với các hạm đội còn lại, đặc biệt là Hạm đội Nam Dương còn bị chia rẽ rất sâu sắc. Điều này đã được thể hiện rất rõ trong trận chiến Thập Phổ, khi Hạm đội Bắc Dương khoanh tay ngồi nhìn Hạm Đội Nam Dương bị quân Pháp săn lùng và tấn công tiêu diệt.
              Trước khi trận Thập Phổ diễn ra, Hạm đội Bắc Dương đã cử 2 tuần dương hạm đến hỗ trợ Hạm đội Nam Dương tấn công phá vòng vây của hải quân Pháp ở Đài Loan. Nhưng chưa kịp tham chiến thì Lý Hồng Chương đã cho gọi 2 tuần dương hạm này về, khiến cho Hạm đội Nam Dương thảm bại trước quân Pháp.
              Một trường hợp khác, liên quan đến 6 pháo hạm do Anh đóng, có trong biên chế Hạm đội Bắc Dương, lần lượt mang tên: Trấn Bắc, Trấn Nam, Trấn Đông, Trấn Tây, Trấn Trung và Trấn Biên được bàn giao năm 1879. Bốn chiếc đầu tiên trong số 6 pháo hạm này đáng lẽ phải bàn giao cho Hạm đội Nam Dương, nhưng đã bị Lý Hồng Chương giữ lại để trang bị cho Hạm đội Bắc Dương. Thay vào đó, Hạm đội Nam Dương chỉ nhận được 4 pháo hạm cũ kĩ, đã phục vụ trong Hạm đội Bắc Dương từ năm 1876.
              Những hành động này của Lý Hồng Chương đã khiến các sĩ quan Hạm đội Nam Dương “khắc cốt ghi tâm”, và trong trận hải chiến Hoàng Hải sau đó, Hạm đội Nam Dương hầu như đã không làm gì để cứu viện cho Hạm đội Bắc Dương.
              Rõ ràng, Hạm đội Bắc Dương chỉ là “con hổ giấy”. Tuy bề ngoài được xem là hùng mạnh nhất châu Á nhưng bên trong thì các tàu chiến chủ lực đều bị “mục ruỗng”, sĩ khí binh lính hầu như không có, nội bộ thì chia rẽ trầm trọng.
              Khác với Hạm đội Bắc Dương đang suy tàn, Hạm đội Nhật Bản liên tục được nâng cấp, bổ sung thêm các tàu chiến mới. Ngoài ra, thủy thủ Nhật Bản cũng được đào tạo một cách có bài bản, sẵn sàng chiến đấu cao. Rõ ràng, tuy chưa đánh nhưng “hổ giấy” Hạm đội Bắc Dương gần như đã thua.
              Chỉ huy kém cỏi, thối nát, trang bị “đông nhưng không mạnh”, Hạm đội Bắc Dương đã hứng chịu thất bại đau đớn trước Hạm đội Nhật Bản trong trận chiến Hoàng Hải năm 1894. Diễn biến của trận hải chiến đầy kịch tính này ra sao, mời các bạn đón đọc Kỳ 5: Kết cục thảm hại của hạm đội mạnh nhất Trung Quốc vào 19h ngày 1/6/2014.
              Trí Dũng (Tổng hợp) (Khampha.vn)

              Kết cục thảm hại của hạm đội mạnh nhất Trung Quốc

              Chủ Nhật, ngày 01/06/2014 19:00 PM (GMT+7)
              Hạm đội mạnh nhất Trung Quốc đã bị hải quân Nhật Bản hủy diệt trong trận Hoàng Hải.

              Ở kỳ trước, chúng ta biết rằng đế quốc Nhật Bản cuối thế kỷ 19 đang vươn lên mạnh mẽ và khát khao xâm chiếm thuộc địa. Để thực hiện mộng xâm lược của mình, Nhật Bản phải đối mặt với hạm đội được cho là mạnh nhất châu Á thời bấy giờ của Trung Quốc. Thế nhưng, hạm đội đó đã bị mục ruỗng từ bên trong, và nó đã bị hủy diệt trong một trận hải chiến diễn ra trên biển Hoàng Hải.
              Ngày 17/9/1894, trận hải chiến giữa 2 hạm đội hùng hậu của nhà Thanh và Nhật Bản diễn ra trên biển Hoàng Hải. Trận hải chiến này còn được gọi là trận sông Áp Lục vì nó xảy ra ở gần cửa sông Áp Lục đổ ra biển Hoàng Hải, nơi giáp ranh giữa Triều Tiên và Trung Quốc.
              Trong trận chiến này, hầu hết các tàu chiến chủ lực của cả hai hạm đội đều được tung vào trận, và Hạm đội Nhật Bản mới được tái thiết của Đô đốc Sukeyuki Ito đã chặn đứng được cuộc đổ bộ của lục quân Trung Quốc dưới sự hỗ trợ của Hạm đội Bắc Dương dưới sự chỉ huy của Đô đốc Đinh Nhữ Xương.
              Kết cục thảm hại của hạm đội mạnh nhất Trung Quốc - 1
              Quan đại thần Lý Hồng Chương và Đô đốc Đinh Nhữ Xương, hai "trụ cột" của Hạm đội Bắc Dương
              Trước khi trận chiến xảy ra, Hạm đội Bắc Dương đã có những nỗ lực cuối cùng để sửa chữa lại các chiến hạm, đảm bảo khả năng chiến đấu cao nhất. Đô đốc Đinh Nhữ Xương nhận được sự cố vấn của một số sĩ quan hải quân nước ngoài giàu kinh nghiệm, chẳng hạn như viên đại tá người Đức von Hanneken hoặc một số sỹ quan người Anh đang là giảng viên tại Học viện Hải quân Uy Hải Vệ.
              Trong khi đó, người Nhật rất tự tin vào khả năng của mình, nên không sử dụng cố vấn nước ngoài.
              Phía Trung Quốc, Đô đốc Đinh Nhữ Xương chia hạm đội theo thế trận “nhạn bay hai cánh” với 2 hải đội chia thành hai cánh cung sẵn sàng nghênh địch. Trong thế trận này, hải đội thứ nhất tập trung chủ yếu những tàu xương sống của Hạm đội Bắc Dương gồm 2 thiết giáp hạm Định Viễn và Trấn Viễn nằm ở trung tâm đội hình chiến đấu.
              Bảo vệ cho các thiết giáp hạm này là các tuần dương hạm Dương Uy, Siêu Dũng, Bình Viễn, Tĩnh Viễn, Lai Viễn, Chí Viễn được trang bị nhiều loại pháo có cỡ nòng khác nhau. Đây là một lực lượng rất mạnh gồm tổng cộng có 14 tàu chiến, trong đó có hai tàu phóng lôi cỡ nhỏ.
              Kết cục thảm hại của hạm đội mạnh nhất Trung Quốc - 2
              Tranh vẽ trận Hoàng Hải 1894. 
              Về phía Nhật Bản, Đô đốc Sukeyuki Ito cho hạm đội triển khai theo đội hình hai hàng dọc, trong đó tàu tuần dương Matsushima đóng vai trò là kỳ hạm ở trung tâm của đội hình.
              Đi theo bảo vệ cho kỳ hạm Matsushima là 2 chiến hạm cỡ nhỏ Sei-kyo do thuyền trưởng người Anh John Wilson chỉ huy và pháo hạm Akagi. Tổng tham mưu trưởng Hải quân Nhật Bản, Đô đốc Kabayama Sukenori có mặt trên chiếc Sei-kyo. Lực lượng này tiến lên ở cánh trái đội hình.
              Lực lượng chính của Hạm đội Nhật Bản bao gồm các tuần dương hạm Chiyoda, Hashidate, Itsukushima, Fuso, còn chiếc Hiei được trang bị 9 khẩu pháo 152mm lùi xuống ở trung tâm đội hình.
              Dẫn đầu đội hình tiến công của Nhật Bản ở cánh phải là một hải đội xung kích có tốc độ cao, bao gồm các tuần dương hạm Yoshino, Akitsushima, Takachiho và Naniwa. Đây là những tàu có hỏa lực mạnh và sức cơ động cao, là lực lượng then chốt quyết định trận đánh. Đội hình Hạm đội Nhật Bản như một chữ U lớn, hướng về phía Hạm đội Bắc Dương.
              Bước vào trận đánh, Đô đốc Sukeyuki Ito biết rằng nếu đấu tay đôi với các thiết giáp hạm hiện đại có hỏa lực mạnh của hải quân nhà Thanh, quân Nhật sẽ gánh chịu thất bại nặng nề. Thế nên ông quyết định chọn cách sử dụng lực lượng xung kích với ưu thế về tốc độ cao để đánh vỗ mặt các tàu chiến cỡ nhỏ của Hạm đội Bắc Dương, sau đó áp sát phát huy tối đa sức mạnh hỏa lực để giải quyết trận đánh.
              Vì hạm đội Nhật tiến theo đội hình hai hàng dọc nên các khẩu pháo 305mm có tầm bắn xa 7,8km của thiết giáp hạm Định Viễn và Trấn Viễn gần như không thể bắn trúng tàu chiến Nhật Bản vì vướng những tàu nhỏ hơn ở phía trước.
              Trong khi đó, từ cánh phải, hải đội xung kích của Nhật Bản đã bắt đầu khai hỏa, bắn các tàu chiến nhỏ hơn của đối phương. Trong khi hải đội xung kích lợi dụng ưu thế về tốc độ liên tục di chuyển để đánh vào bên sườn của Hạm đội Bắc Dương, hải đội chính của quân Nhật bất ngờ tiến vào đánh vỗ mặt, buộc quân Thanh phải chật vật chống đỡ trên cả hai phía. Loạt đạn đầu tiên của hải quân Nhật bắn vào kỳ hạm Định Viễn đã khiến Đô đốc Đinh Nhữ Xương bị thương.
              Kết cục thảm hại của hạm đội mạnh nhất Trung Quốc - 3
              Tàu chiến Nhật Bản tiến đến đánh vỗ mặt Hạm đội Bắc Dương
              Sau khi đã áp sát ở cự li đủ để phát huy tối đa hỏa lực hạm tàu, tàu chiến Nhật Bản liên tục di chuyển theo vòng tròn, quây Hạm đội Bắc Dương vào giữa để tiêu diệt. Hạm đội Bắc Dương đã rơi vào cái bẫy của người Nhật Bản.
              Tuy nhiên, theo đánh giá sau này thì chiếc bẫy này không hẳn là không có cách phá vỡ. Nếu như Hạm đội Bắc Dương có chiến thuật đúng đắn để triển khai đội hình, đưa các thiết giáp hạm Định Viễn và Trấn Viễn lên tuyến đầu để khai hỏa trực tiếp vào hải đội xung kích của Nhật Bản, sử dụng ưu thế tầm bắn để ra đòn phủ đầu thì họ đã có thể giành được ưu thế, không đánh mất hoàn toàn quyền chủ động vào tay người Nhật Bản.
              Nhưng không rõ vì lí do gì mà những mệnh lệnh này đã không được đưa ra, dù cho các sĩ quan nước ngoài cố vấn cho Hạm đội Bắc Dương có mặt trong trận chiến cũng đã sớm nhận ra điều này. Có một số ý kiến cho rằng thuyền trưởng tàu Định Viễn đã hèn nhát, chống lại thượng lệnh của Đô đốc Đinh Nhữ Xương.
              Ngoài ra, nguyên nhân thất bại của Hạm đội Bắc Dương chủ yếu nằm ở trang bị quá tồi tệ do nạn tham nhũng hoành hành. Nhiều chiến hạm của Nhật đã bị trúng đạn pháo, thậm chí bị bắn trúng nhiều hơn tàu Trung Quốc. Nhưng những viên đạn pháo nhồi xi măng, mạt cưa thay cho thuốc súng hầu như chẳng gây thiệt hại gì cho quân Nhật.
              Kết cục thảm hại của hạm đội mạnh nhất Trung Quốc - 4
              Tranh vẽ kỳ hạm Matsushima tấn công tàu chiến Hạm đội Bắc Dương. 
              Theo các tài liệu lịch sử, tuần dương hạm Bình Viễn đã bắn nhiều phát trúng vào tàu Matsushima của Nhật Bản, nhưng hầu như các quả đạn đã bị “rút ruột” nên không gây thiệt hại. Những khẩu pháo 305mm và 208mm bất lực trước hạm đội Nhật Bản, khiến các tàu Nhật thoải mái cơ động, chờ cho các tàu Trung Quốc bắn hết đạn để tiến vào áp sát ở cự li 2.700m, khai hỏa đáp trả.
              Mục tiêu đầu tiên là 2 tuần dương hạm loại nhỏ Dương Uy và Siêu Dũng của Hạm đội Bắc Dương. Cả hai chiếc đều bốc cháy dữ dội ngay sau loạt đạn đầu. Các tàu Nhật Bản cơ động liên tục, bắn gãy cột cờ tín hiệu của kỳ hạm Định Viễn, khiến Hạm đội Bắc Dương mất khả năng chỉ huy thống nhất. Để đối phó lại, hạm đội Trung Quốc cũng chia thành ba cặp đôi tàu, để chiến đấu độc lập, chi viện cho nhau.
              Trận chiến kéo dài suốt cả ngày, và kết thúc với phần thắng thuộc về người Nhật Bản. Hạm đội Bắc Dương bị bắn chìm 5 tàu, bị thương 3 tàu, 850 thủy thủ thiệt mạng, 500 người bị thương. Trong khi đó, Hạm đội Nhật Bản chỉ bị hỏng 4 tàu, 190 thủy thủ thiệt mạng, 200 người bị thương.
              Trận Hải chiến Hoàng Hải đã mở đường cho sự vươn lên của Hạm đội Nhật Bản, sánh vai cùng hải quân các cường quốc châu Âu cũng như khẳng định vị trí siêu cường của Nhật Bản trên trường quốc tế.
              Về phần Hạm đội Bắc Dương, sau trận Hoàng Hải, lực lượng này còn đọ sức với Nhật Bản một lần nữa trong trận Uy Hải Vệ tháng 2/1985 và một lần nữa bị diệt gọn. Đội tàu phóng lôi của Nhật Bản đã đánh chìm kỳ hạm Định Viễn cùng 3 tàu lớn khác của Hạm đội Bắc Dương, 13 tàu phóng lôi còn sống sót cố chạy đến Yên Đài thì 6 chiếc bị tiêu diệt và 7 chiếc bị bắt giữ. Ngày 12/2/1895, Đô đốc Đinh Nhữ Xương và các tàu còn lại thuộc Hạm đội Bắc Dương đã đầu hàng quân Nhật vô điều kiện.
              Kết cục thảm hại của hạm đội mạnh nhất Trung Quốc - 5
              Đô đốc Đinh Nhữ Xương đầu hàng Đô đốc Nhật Bản Sukeyuki Ito sau trận Uy Hải Vệ
              Sau này, tờ Quân Giải phóng của quân đội Trung Quốc bình luận về trận hải chiến Hoàng Hải đã kêu gọi chỉ huy các đơn vị cần rút ra bài học từ chiến thắng năm 1894 của Nhật Bản trước nhà Thanh, một bài bình luận được coi là ám chỉ nạn tham nhũng lan tràn trong giới tướng lĩnh quân đội hiện nay.
              Phân tích nguyên nhân thất bại của trận hải chiến này, Quân Giải phóng nhận định: “Hải quân Trung Quốc được trang bị các tàu chiến tiên tiến cùng vũ khí đã được sử dụng bởi các lực lượng hàng hải Minh Trị Nhật Bản, nhưng các thủy thủ và sĩ quan Trung Quốc đã chỉ biết chế giễu sỹ quan hướng dẫn người nước ngoài được trả lương cao, một sự tương phản nổi bật với thái độ học tập nghiêm túc và khiêm tốn của hải quân Nhật Bản.”
              Các nhà phân tích cho nhận định bài bình luận trên của Quân Giải phóng nhằm ám chỉ tới một thực tế rằng quân đội Trung Quốc thời nhà Thanh phải đối mặt với nhiều thách thức tương tự quân đội Trung Quốc bây giờ, đó là nạn gia đình trị, bè phái và tham nhũng.
              Ông Nghê Lạc Hùng, một nhà phân tích quân sự từ đại học Khoa học chính trị - luật Thượng Hải phân tích: “Vấn nạn tham nhũng hiện nay trong quân đội Trung Quốc thậm chí còn tồi tệ hơn hạm đội Bắc Dương thời nhà Thanh. Nếu hiện tượng mua bán quân hàm còn tiếp diễn, quân đội Trung Quốc chắc chắn sẽ bị Nhật Bản đánh bại một lần nữa nếu có xung đột quân sự giữa 2 nước".
              Trí Dũng (Tổng hợp) (Khampha.vn)

              Xem tiếp...