Chủ Nhật, 27 tháng 10, 2013

TUỔI ĐÁ BUỒN

(ĐC sưu tầm trên NET)

 CÂY SI



Rung dây đàn làm khánh  
Nghiêng bình rượu làm ly             
Vun tình say thành núi
Kết cho đời cây si!                         

U buồn như tháp cổ                          
Rêu phong phủ xanh rì
Xõa hồn vào mưa gió
Hoang vu nhớ xuân thì

Cuồn cuộn thân thác đổ
Trút cành lá xum xuê
Tưới rễ lên sỏi đá
Ôm hôn cõi đi về!

                      Trần Hạnh Thu
 
                                      
Xem tiếp...

Câu chuyện tâm linh 26

(ĐC sưu tầm trên NET)

Chuyện kinh ngạc về nhà thôi miên tài năng nhất thế kỉ 20

00:01:00 21/05/2012

    Trong lịch sử, ông cũng là người có khả năng khai thác sức mạnh huyền bí của tinh thần mà chưa ai có thể vượt qua được.

    Có thể nói, Chiến tranh Thế giới I và II là thảm họa tồi tệ nhất trong tiến trình văn minh của nhân loại. Tuy nhiên, đây cũng là giai đoạn xuất hiện những phát minh vĩ đại, con người kiệt xuất mà lịch sử không bao giờ thôi nhắc tên. Một trong số đó chính là nhà thôi miên đại tài Wolf Messing - con người mà cuộc đời kì lạ của ông đã trở thành đề tài cho một bộ phim kinh điển của điện ảnh Nga. Trong lịch sử, ông cũng là người có khả năng khai thác sức mạnh huyền bí của tinh thần mà chưa ai có thể vượt qua được.

    Cậu bé mộng du có tài năng thiên bẩm…

    Từ nhỏ, năng khiếu đặc biệt của Wolf Messing đã được bộc lộ rõ. Ông sinh ngày 10/9/1899 trong một gia đình Do Thái ở thị trấn nhỏ Góra Kalwaria gần Warsaw, Ba Lan. Thuở nhỏ, Wolf bị mắc chứng bệnh mộng du, một chứng bệnh mà người ta cho rằng liên quan tới chu kì vận động của Mặt trăng. Để chữa bệnh cho con, cha mẹ ông đặt một chậu nước lạnh dưới chân giường, mỗi khi bị mộng du, Wolf giẫm chân vào chậu nước và tỉnh dậy. Phương pháp này tỏ ra khá hiệu quả.

    Lên 6 tuổi, Wolf Messing được gửi vào học trong một trường dòng giáo sĩ ở quê nhà. Tại đây, ông khám phá ra khả năng ghi nhớ kì lạ các bài cầu nguyện và trong ông xuất hiện tư tưởng rằng, ánh mắt có thể sai khiến những người xung quanh. Sau 5 năm học tập, Wolf đã chán cuộc sống chốn này và tìm cách đi tàu bỏ trốn sang Berlin, Đức. Cậu bé 11 tuổi trốn trên chiếc tàu chở khách đầu tiên mình nhìn thấy, ngủ dưới các gầm ghế. Khi bị người soát vé tàu phát hiện, không hiểu bằng cách gì mà Wolf Messing thuyết phục được người kiểm tra vé rằng tờ giấy lộn trên sàn nhà mà ông đưa cho chính là vé. Cuộc đào thoát của ông thành công, mở ra một chương mới trong cuộc đời bí ẩn của nhân vật xuất chúng này.

    Lưu lạc và cuộc gặp gỡ định mệnh - bước ngoặt số phận…

    Tại Đức, cậu bé nhỏ tuổi làm đủ mọi nghề vất vả cơ cực để kiếm sống ngày vài bữa ăn. Một ngày nọ, Wolf Messing lả đi vì đói, mọi người tưởng ông chết nên đã đưa tới nhà xác. May sao, Wolf được một giáo sư, bác sĩ tâm thần kiêm nhà bệnh học thần kinh nổi tiếng tên Albel cứu giúp. Chính giáo sư đáng kính này là người đầu tiên nhận ra năng lực có 1-0-2 của Wolf Messing về tinh thần và khả năng kiểm soát bản thân một cách đặc biệt. Ông vô cùng ngạc nhiên khi thấy Wolf có thể đọc và điều khiển suy nghĩ của người khác, thực hiện các lệnh tinh thần chính xác. Giáo sư còn quyết định dạy lại cho Wolf kĩ năng tự kiềm chế bản thân trước các nỗi đau.

    Sau khi bình phục hoàn toàn và học những kĩ năng bác sĩ Albel chỉ dạy, Wolf bắt đầu dấn thân vào sự nghiệp giải trí của mình với việc đi tour lưu diễn khắp châu Âu, biểu diễn trước mắt khán giả những màn xiếc đau tim. Nói một cách khiêm tốn: Wolf Messing chỉ tiến hành những thí nghiệm vật lí đơn giản, rất dễ thực hiện trên con người để kiếm thêm thu nhập. Nhờ số tiền ấy mà ông có thể đỡ đần phần nào cho gia đình ở quê còn nhiều khó khăn vất vả. 

    Càng ngày, danh tiếng của Wolf Messing càng nổi như cồn. Nhiều nhà khoa học bấy giờ có vai vế trong giới nghiên cứu đều muốn gặp mặt ông để xem thực hư về lời đồn thổi. Trong giọng nói của ông có gì ma quái mà khiến biết bao người và tin răm rắp, làm theo những gì được ông nói ra. Bản thân những người bị ông thôi miên cứ thấy tựa như đờ đẫn, tâm trí trống rỗng và luôn miệng nói: “Vâng, thưa chủ nhân”. 

    Ngay đến nhà bác học Albert Einstein cũng đã từng mời ông tới nhà, diện kiến cùng nhà phân tâm học Sigmund Freud. Tại đây, một câu chuyện lí thú về cuộc đối đầu giữa hai nhà khoa học nghiên cứu tâm thần đã diễn ra. Wolf Messing tỏ ra vượt trội, ông đọc được cả những suy nghĩ mà Freud còn chưa nói ra: lấy cái nhíp và nhổ 3 sợi ria mép của A. Einstein. Tuy nhiên, Wolf cũng học được một bài học về sự tự thôi miên bản thân từ Freud, góp phần hoàn thiện khả năng của bản thân. 

    Tài năng tỏa sáng trên toàn thế giới…

    Tuổi trẻ vẫy vùng của Wolf Messing luôn được ghi dấu với khả năng vận dụng thuật thôi miên đúng lúc đúng chỗ. Là một nhà ngoại cảm tiên tri lỗi lạc, Wolf Messing công khai dự đoán sự thất bại của Đức Quốc xã nếu chúng tấn công Liên Xô. Sự kiện này khiến Quốc trưởng Hitler mê tín nổi giận, treo thưởng 200.000 mác (khoảng 30 tỷ VNĐ) cho cái đầu của Wolf. Trong lần trở về quê nhà, ông chẳng may dính một cú đấm trời giáng của lính Đức và bị bắt giam tại sở cảnh sát. Và ở đây, ông đã khẳng định siêu năng lực bản thân. Ông dùng toàn bộ sự tập trung của mình, thôi miên những sĩ quan cảnh sát, ra lệnh cho họ đi vào buồng giam rồi nhốt lại. Xong xuôi đâu đấy, ông dùng chút sức lực ít ỏi của mình mà chạy thoát. Ông theo một chiếc xe chở cỏ vượt qua biên giới Nga vào tháng 10/1939.

    Một lần khác, sau khi tới Nga, ông có diễm phúc được gặp Joseph Stalin - lãnh đạo của Liên Bang Xô-viết. Thời gian này, Stalin đã nhiều lần thử tài của Wolf để rồi phải tâm phục khẩu phục trước sự kiệt xuất của ông. Thử thách đầu tiên, dưới sự giám sát của hai cảnh sát, Wolf Messing đi vào một ngân hàng, trình bày với nhân viên giao dịch rằng mình muốn rút tiền. Khi được yêu cầu giấy xác minh, nhà thôi miên rút ra một tờ giấy trắng cứ như thể được phù phép, khống chế hoàn toàn người nhân viên. Trong vòng chưa đầy một lúc, ông ung dung đi ra mang theo 10.000 Rúp (khoảng 60 triệu VNĐ) mà không cần một loại giấy tờ gì hết. Tất cả những người chứng kiến đều thảng thốt kinh ngạc, thậm chí nhân viên kia sau khi tỉnh lại và biết được sự thật đã bị lên một cơn đau tim nữa. 

    Chưa hết, thử thách thứ hai còn khó khăn và hà khắc hơn thế rất nhiều. Lần này, Wolf Messing phải sử dụng khả năng thôi miên cao độ hơn, với nhiều người cùng một lúc. Ông đã tự tiện đi thẳng vào điện Kremlin, thôi miên tất cả nhân viên bảo vệ, đi tới tận phòng và vẫy tay chào Stalin. Những người bị ông thôi miên sau này trả lời rằng, khi ông bước vào, họ không hề biết đó là ông, tất cả đều một mực khẳng định đó chính là… Stalin. Đến nước này, Stalin đã rất khâm phục và ngưỡng mộ thiên tài Wolf Messing.

    Trở thành con người vĩ đại…


    Nhà thôi miên Wolf Messing và phần mộ của ông.

    Những năm tháng tiếp theo, Wolf tâm sự nếu có được cuộc đời thứ hai, ông sẵn sàng dành toàn bộ cho khoa học, nghiên cứu. Công lao đem thôi miên tới đông đảo mọi người của ông là vô cùng lớn, được phong nghệ sĩ Công huân Liên Bang Xô-viết. Song, vào thời kì này, nghiên cứu vấn đề tinh thần, ngoại cảm ở Liên Xô không được quá chú trọng nên nhiều bí mật trong phương pháp của Wolf đã thất truyền. Wolf Messing chính thức trở thành huyền thoại ngày 8/11/1974, khi mất trên giường bệnh. Thậm chí, trước lúc mất người ta vẫn còn không khỏi thán phục trước sự lỗi lạc của ông: Nằm trên giường bệnh, nhìn bức chân dung treo trên tường, Wolf Messing đã đoán được trước sự ra đi của bản thân và không hề muốn thay đổi. Ông thốt lên rằng: “Hết rồi, Wolf ạ. Anh sẽ không trở lại đây nữa đâu!”
    Xem tiếp...

    Thứ Bảy, 26 tháng 10, 2013

    Trích từ "N-L 3/d"

     +Nói thêm và ngắn gọn về tham-sân-si. Bản năng sinh tồn làm xuất hiện tính tham. Tính tham đã biểu hiện với mức độ mờ-tỏ nào đó ở các giồng loài sinh vật chưa có tư duy, và rõ nhất là ở những động vật có thần kinh bậc cao. Ở loài động vật có tư duy trừu tượng (loài người), sự hồi ức và suy diễn làm cho tính tham trở nên đặc biệt sâu sắc và (tạm gọi là) cuồng nhiệt, "đeo đẳng" dai dẳng trong tâm hồn con người và luôn hối thúc "cái tôi" thỏa mãn nó. Có thể dùng thuật ngữ "thèm khát danh lợi" để nói về cái tham đặc thù, được hình thành nên từ sự "kết hợp" giữa bản năng với ý thức, có gốc tồn tại sâu trong tiềm thức và do đó, chỉ ở loài người mới có. Vì có cái tham và ý chí thỏa mãn cái tham ấy mà cũng "dễ bề" xuất hiện cái "sân" (ích kỷ, ghen ghét, ganh đua, tranh dành...) ở mỗi con người, và mọi bất công, đau thương, khốn khổ do con người gây ra cho con người trong xã hội ( nghĩa là trong cả tình cảm máu mủ ruột thịt, trong cả tình yêu lứa đôi) đều từ đó mà ra cả. Vì tham-sân "dính líu" đến bản năng (có tính tự phát, mù quáng) nên không thể tiệt trừ tuyệt đối được, nhưng vì "dính líu" đến cả ý thức (có tính tự giác, tỏ tường) nên có thể tiêu trừ tương đối được. Tuy nhiên, muốn tiêu trừ tham-sân hoặc chế ngự tham-sân ở mức độ (nào đó được qui ước là) hợp lý thì ý thức phải thực sự thông tuệ, thực sự thấu suốt về nhân tình thế thái (cực khó để đạt được như thế đấy nhé!!!), mà trong Đạo Phật trạng thái ý thức ấy được gọi là "giác ngộ", hơn nữa là "đại ngộ". Ý thức khó  đạt đến chí lý, chí tình được là vì sự ngăn cản, "quậy phá" (ngay từ đầu!) của hai yếu tố chính yếu: trình độ nhận thức về tự nhiên-xã hội-nhân sinh và chính cái tham cố hữu trong lòng người. Một ý thức chưa thực sự giác ngộ thì có nghĩa vẫn còn mê muội, lầm lạc, hay nói như Đạo Phật là còn bị "si". Vậy thì cái si cũng là vốn có ở mỗi con người nhưng nó ở trạng thái "yếu" hay "mạnh" lại là do tình thế cuộc sống và tinh thần xã hội chi phối. Chẳng hạn, trong xã hội có năng lực chế tác to lớn, tự do sản xuất hàng hóa (xã hội tư bản), tất yếu dẫn đến cạnh tranh thị trường với mọi thủ đoạn có thể để tiêu thụ mà phương thức cơ bản nhất, chính yếu nhất là kích thích tiêu dùng, nghĩa là khuyến dụ ý thức đã si càng...si hơn nữa (!) bằng quảng cáo (quảng cáo tràn lan rõ ràng là lợi bất cập hại!). Ý thức như thế nào thì ý chí (chủ đích tự giác của trí não về chân lý, về đúng-sai, muốn đạt tới) như thế. Nếu quan niệm lý trí là tư duy đã đạt đến thuần túy khách quan (nghĩa là chí lý) thì ý chí là lý trí vẫn còn bị lũng đoạn bởi nhận thức còn hạn chế bởi cảm tính chủ quan, "vướng víu" bản năng đầy bảo thủ của con người. Mức độ si của ý thức qui định mức độ tham-sân và khi ý thức lạc đến si cuồng thì tham-sân sẽ bùng phát vô lối đến cao độ, thậm chí đến...vô độ lượng. Lúc đó, ý chí sẵn sàng bất chấp luân thường đạo lý, sẵn sàng thực hiện mọi thủ đoạn đê hèn cũng như độc ác nhất. Và một khi ý chí ấy ở địa vị lãnh đạo (nghĩa là nắm được quyền lực nhất định) thì...thôi rồi!!! Như vậy, qui kết lại, con người gây ra khốn khổ, đau thương cho đồng loại trong xã hội là tại tham-sân-si thái quá với vai trò "đầu tàu" là "đồng chí" si - sự mê muội, lầm lạc, và sự mê lầm này rốt cuộc, theo Đức Phật là do vô minh (không biết, chưa "đốn ngộ"). 
    Xem tiếp...

    BÀI VIẾT HAY 35

    Khả năng tâm linh là một sự thật mà "duy ý chí" đến mấy cũng không thể bác bỏ được. Mặt khác, dù có khả năng tâm linh cỡ nào thì cũng trong giới hạn của con người trần thế. Hoạt động vượt giới hạn ấy, nhà ngoại cảm sẽ sai lầm, thậm chí tệ hơn, trở thành kẻ "buôn thần bán thánh". Cần nghiêm trị những kẻ giả danh ngoại cảm, nhất là lại còn cấu kết thành tổ chức có tính qui mô núp bóng nhà nước, lợi dụng chủ trương, chính sách "đền ơn đáp nghĩa" hoàn toàn phù hợp với truyền thống nhân hậu cao đẹp của Dân Tộc, để bóc lột một cách trắng trợn, vô lương tâm đến mức tàn độc của cải và tiền bạc của người dân đang khốn khổ nói riêng và của nhân dân đang còn rất vất vả nói chung. Tuy nhiên không phải vì thế mà để cho sự căm hận làm mất bình tĩnh, "tưng" lên, phủ nhận tất cả công lao thực sự của các nhà ngoại cảm, hơn nữa là (vô tình) thóa mạ "người thật, việc thật", cũng có nghĩa là quay lại với lối tư duy cực đoan thời xưa cũ.
    ĐC

    (ĐC chép từ Petro Times)
     Nhà ngoại cảm Phan Thị Bích Hằng trong "cơn bão" hoài nghi
    (PetroTimes) - Trong cơn bão hoài nghi của dư luận hướng về các nhà ngoại cảm (NNC) thì Phan Thị Bích Hằng lại đi về một cơn bão thực tế hơn, chị đi về miền Trung, đi trao quà cho đồng bào bị lũ lụt. Vẫn giọng nói nhẹ, tình cảm như thôi miên người nghe, chị chia sẻ với phóng viên PetroTimes về “cơn bão” của lòng mình.
    PetroTimes: Những ngày qua, sau phóng sự của đài truyền hình, đã có những luồng dư luận không hay về giới ngoại cảm nói chung và về chị nói riêng. Chị có cảm thấy bị áp lực không, cảm giác của chị như thế nào?
    NNC Phan Thị Bích Hằng: Đương nhiên là cũng có áp lực. Khi mà mình đang bình thường, đang “trắng” và giờ bị nhuộm “đen” thì sao không áp lực được. Nếu tôi không là người tìm được nhiều hài cốt trong những năm qua thì đã không bị chú ý nhiều đến vậy.
    Nhà ngoại cảm Phan Thị Bích Hằng.
    PetroTimes: TS Vũ Thế Khanh đã lên tiếng “bênh vực” chị, cho rằng không nên đánh đồng những nhà ngoại cảm chân chính với những nhà ngoại cảm rởm. Chị cảm nhận thế nào khi có những thông tin khiến nhiều người bất ngờ về chị?
    NNC Phan Thị Bích Hằng: Thú thật là tôi chưa tìm hiểu kỹ quy trình tác nghiệp của phóng viên đưa phóng sự đó nên cũng không biết phải trả lời thế nào. Việc đầu tiên, tôi có thể trả lời ngay là sự yếu kém về nghiệp vụ khi đưa ra một phóng sự quan trọng như thế trên một kênh truyền hình. Đề cập đến vấn đề rất quan trọng liên quan đến danh dự và nhân phẩm của một con người mà rất là tự tiện và nói một cách chụp mũ, đánh đồng. Đó là điều mà tôi thấy thực sự ngạc nhiên.
    Đầu tiên, không thấy áp lực mà tôi cảm thấy ngạc nhiên. Tôi quá ngạc nhiên vì tại sao một chương trình như vậy, một kênh như vậy mà lại đưa thông tin ra một cách rất thiếu cân nhắc.
    PetroTimes: Chị có thể giải thích kỹ hơn những thông tin liên quan đến chị trong phóng sự đó?
    NNC Phan Thị Bích Hằng: Có lẽ tôi sẽ không giải thích những thông tin không phải do tôi đưa ra. Những ai làm chương trình đó phải có trách nhiệm giải thích thấu đáo cho dư luận. Còn về vấn đề chuyên môn, để giải thích được một câu chuyện ngoại cảm, chúng ta sẽ phải ngồi trực tiếp với nhau rất lâu, trao đổi bằng nhiều luận cứ khoa học. Để khách quan, bạn có thể tham khảo ý kiến của TS Vũ Thế Khanh và Trung tâm Nghiên cứu tiềm năng con người.
    PetroTimes: Chị vốn là nhà ngoại cảm nổi tiếng và được các phương tiện thông tin đại chúng đề cập đến rất nhiều. Chị có nghĩ đã làm phật lòng ai đó?
    NNC Phan Thị Bích Hằng: Không, tôi cũng có biết gì đâu và tôi cũng chẳng có quan hệ gì với những người làm chương trình truyền hình đó cả. Đây là chương trình truyền hình mới, tôi chưa thấy ai đề cập đến việc trao đổi thông tin hay làm chương trình như thế cả.
    Còn từ trước đến nay, đối tượng hợp tác thường xuyên của tôi là các gia đình liệt sỹ, các cựu chiến binh. Có thể tôi không giúp đỡ hết được tất cả mọi người nhưng khi đã giúp ai thì tôi giúp đỡ nhiệt tình, hết khả năng của mình. Tôi nghĩ mình không làm phật lòng ai cả.
    PetroTimes: Đã xuất hiện một số thông tin ngược chiều như: Phải có rất nhiều tiền mới có thể thuê được nhà ngoại cảm Bích Hằng đi tìm mộ. Chị lý giải thế nào về những tin đồn này?
    NNC Phan Thị Bích Hằng: Có lẽ là thế này đi, nếu bây giờ bạn đi hỏi bất kỳ một gia đình nào đã nhờ tôi tìm mộ mà họ bảo là tôi đặt vấn đề đòi tiền thì tôi hoàn toàn chịu trách nhiệm.
    PetroTimes: Chị sẽ “giải nghệ” luôn, như một lời thề danh dự của các nhà ngoại cảm?
    NNC Phan Thị Bích Hằng: Tôi sẽ giải nghệ luôn. Không làm gì nữa. Tôi là vậy, cứ đi tìm, đi làm thôi. Nhiều trường hợp gia đình không có phương tiện, chi phí đi lại, nếu lo được thì tôi lo luôn. Nói thật cũng có trường hợp gia đình liệt sỹ tìm xong hài cốt rồi không có tiền trả tiền thuê ô tô, tôi cũng đứng ra trả tiền giúp. Có nhiều người đi làm với tôi đã chứng kiến điều này.
    Nhà ngoại cảm nổi tiếng nhất Việt Nam sẽ không từ bỏ sứ mệnh tìm hài cốt liệt sỹ của mình.
    PetroTimes: Cụ thể hơn nữa, trong vụ việc đi tìm một phần hài cốt của liệt sỹ Phùng Chí Kiên, liệu có vấn đề gì ở đây không?
    NNC Phan Thị Bích Hằng: Người ta cứ nói chị đòi hỏi, đặt giá này nọ. Ví dụ như trong vụ việc này, tôi không có điều kiện gặp được gia đình. Tôi đi tìm một phần hài cốt của liệt sỹ Phùng Chí Kiên là do có mong muốn từ bác Võ Nguyên Giáp và các bác trong Đội Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân. Có bác Huyên, bác Kim Sơn, chú Lê Viết Hoài… biết điều này.
    Mặc dù được trời ban cho chút khả năng khác người bình thường nhưng với tôi, bác Võ Nguyên Giáp không chỉ như một người ông mà còn là một vị Thánh. Cả dân tộc, cả đất nước, thậm chí là cả thế giới thần tượng bác. Có những thời điểm thăng trầm hoặc những khó khăn của cuộc đời làm nhà ngoại cảm của tôi mà không ai hiểu được. Những lúc như vậy, tôi luôn luôn nghĩ đến bác và khi tìm đến bác để xin những lời khuyên, để cảm thấy tự tin hơn và có thêm sinh khí để tiếp tục công việc tìm hài cốt các liệt sỹ của mình.
    Với trường hợp của liệt sỹ Phùng Chí Kiên, bác Võ Nguyên Giáp nói muốn đi tìm lại phần hài cốt đã mất. Nói đến chuyện đó, giọng bác nghẹn lại và không nói được nữa. Tôi thấy vậy và lên đường.
    PetroTimes: Chị có nghĩ là có ai đó muốn bôi xấu chị, bôi xấu các nhà ngoại cảm không?
    NNC Phan Thị Bích Hằng: Chuyện thị phi ở đời không thể tránh được dù là các nhà ngoại cảm hay không phải nhà ngoại cảm. Ai cũng có thể gặp phải những chuyện thị phi như vậy. Còn chuyện đố kỵ, ganh ghét, ghen ăn ghét ở thì tồn tại muôn đời nay. Nó nhiều lắm nên tôi cũng chẳng lấy gì làm lạ. Tôi nghĩ, nếu tôi nghèo nàn, rách rưới thì có khi họ còn thương hại. Họ sẽ bảo là con người có khả năng như thế mà lại trông nghèo nàn.
    Còn nếu mình có cuộc sống tốt thì người ta sẽ bảo là sao như thế mà lại có nhiều tiền, có tài sản, có xe ô tô, có cái này cái kia. Tôi thấy ở ta có lắm cái cũng buồn cười. Nhiều khi người xấu thì chê người đẹp, người nghèo thì khinh người giàu.
    PetroTimes: Cú sốc này có ảnh hưởng đến công việc tìm kiếm hài cốt của chị không?
    NNC Phan Thị Bích Hằng: Tôi nghĩ đây là những chuyện không liên quan đến nhau. Cái gì nó ra cái đấy, không phải cứ thấy "sóng cả mà ngã tay chèo".
    Tôi nói rồi, tôi còn khả năng và còn làm được thì tôi sẽ làm, sẽ giúp đỡ cho những người còn cần đến mình. Ông trời còn cho tôi khả năng thì tôi sẽ không bao giờ quên sứ mệnh của mình. Còn nhiều gia đình trên khắp đất nước này, còn nhiều liệt sỹ chưa được đoàn tụ vẫn đang đợi tôi...
    Xin cảm ơn chị về cuộc trao đổi này!
    Hoàng Thắng - Thanh Ngọc (Thực hiện)
    Xem tiếp...

    BÀI VIẾT HAY 34

    (ĐC chép từ VnExpress)

    NSND Trung Kiên: 'Tình cảm cha con với Thanh Lam vẫn tốt'

    Giữa tiếng nước chảy từ hòn non bộ đặt trong sân vườn, cùng tiếng réo rắt từ cây đàn piano của cháu, vị nghệ sĩ lão thành cởi mở chia sẻ câu chuyện về âm nhạc và cuộc sống gia đình.
    - Ở tuổi 74, ông vẫn miệt mài truyền dạy kiến thức cho thế hệ trẻ. Khi nào thì ông định nghỉ ngơi thực sự?
    - Tôi bây giờ còn bận hơn cả trước khi về hưu. Một tuần, tôi dạy ở Học viện Âm nhạc Quốc gia ba ngày, đi từ sáng tới tối mịt, ba ngày tôi dành thời gian viết sách. Ngoài ra tôi còn làm cố vấn cho Trung tâm âm nhạc Serenade. Tôi làm không phải vì tiền, với việc dạy học, số tiền nhà nước trả cho tôi không đủ đi xe, mỗi giờ được 65 nghìn đồng. Với việc làm cố vấn, tôi hướng dẫn định hướng phát triển cho trung tâm mà không lấy một đồng nào. Tôi chỉ có ngày nghỉ ngơi duy nhất là thứ bảy, dành cho việc đi câu. Vợ tôi (giáo sư Trần Thu Hà) còn đi dạy ở Học viện từ thứ hai đến tận thứ bảy.
    Khi tôi còn làm quản lý, có người hỏi tôi, sau này nghỉ hưu sẽ làm gì? Tôi bảo, tôi trở lại nguyên hình một nhà giáo. Đó là điều tôi xác định từ khi còn đương chức. Mình được nhà nước đầu tư cho đi học, sau cho làm quản lý, giờ về hưu được tiếp tục cống hiến là điều hạnh phúc. Tôi cho rằng, làm việc là cách tốt nhất để giữ đầu óc minh mẫn và cơ thể khỏe mạnh.
    k1-1491-1382675806.jpg
    Nghệ sĩ Nhân dân Trung Kiên đến mừng cô học trò là Sao Mai Bích Hồng ra đĩa.
    - Không chỉ thế, ông còn tham gia một số chương trình âm nhạc lớn và luôn đòi hát live. Nhiều nghệ sĩ tuổi ông thường chọn cách lipsync để giữ hình ảnh trong lòng khán giả, sao ông không làm thế?
    - Tôi không bao giờ hát nhép. Nếu không hát được nữa thì thôi chứ cố để làm gì. Bạn nói nhiều người già hát nhép để giữ hình ảnh, tôi thì cho rằng, để kiếm tiền thôi. Không hát được nữa thì về mở cửa hiệu buôn bán, cắt tóc, ai lại hát nhép, xấu hổ lắm. Tôi biết có một nghệ sĩ nhân dân nhiều năm nay có hát thật được đâu.
    Với tôi, hàng ngày dạy học sinh cũng là cách luyện tập gián tiếp. Tôi nhận lời hát vì tình cảm chứ không phải vì mấy triệu đồng. Hôm nọ tôi hát cho chương trình Dương Thụ được trả 5 triệu, trong khi đó Trọng Tấn chạy show hét 30 - 40 triệu. Không phải mình chê tiền nhưng cái gì cũng nên có mức độ của nó.
    - Ông nghĩ sao về sự chênh lệch quá lớn giữa cát-xê ca sĩ trẻ hát nhạc nhẹ và nghệ sĩ theo dòng nhạc cổ điển?
    - Cái đó miễn bàn, nó do sự quy định của thị trường, nếu không có bàn tay của nhà nước thì không bao giờ thay đổi được. Ở các nước, những ca sĩ dòng nghệ thuật cao cấp có chế độ đãi ngộ rất cao còn ca sĩ nhạc nhẹ cát-xê cao nhưng bị đánh thuế đến một nửa. Năm 1997 tôi đi Anh thấy doanh thu từ quỹ xổ số của nhà nước mỗi năm được tầm mấy trăm triệu bảng, được phân bố cho bảo tàng, kịch, opera... Ở Việt Nam không có thuế thu nhập bất bình đẳng, ca sĩ nhạc nhẹ cũng chỉ chịu thuế 10% như người thường, thậm chí có người còn khai man để trốn thuế. Thành ra có những người, chỉ nhờ một bài hát mà có thể xây nhà, mua ôtô. Thôi thì người ta làm gì kệ người ta, mình cũng chẳng phiền lòng. Ở tuổi này, tôi chỉ nghĩ tới việc làm sao để dạy học trò cho tốt còn khi ra đời, họ phải tự phấn đấu thôi.
    - Ở trường nghiêm khắc, còn khi ở nhà, ông dạy các cháu mình ra sao?
    - Thiện Thanh và Đăng Quang ở với Quốc Trung nhưng thực tế, thằng bé Đăng Quang hầu như ở với ông bà vì nó học suốt ngày. Thằng bé chăm chỉ lắm, không như chị gái - ông dạy thanh nhạc cho mà rất lười. Tôi và bà Hà không như nhiều người, ra đường khen cháu lên mây dù thực tế cháu ở nhà thì hư. Tôi rất chiều, rất yêu cháu nhưng nghiêm khắc lắm. Không nghiêm là hỏng, trẻ con bây giờ nhiều thứ cám dỗ, không như thế hệ chúng tôi ngày xưa.
    - Với sự chăm chỉ của Đăng Quang và sự hướng dẫn tận tình của giáo sư Trần Thu Hà, ông có hy vọng cậu bé sẽ là một Đặng Thái Sơn trong tương lai?
    - Hoàn toàn không. Đặng Thái Sơn là em vợ tôi, một hiện tượng mà không biết bao nhiêu năm nữa Việt Nam mới có. Đặng Thái Sơn là đứa thông minh, chăm chỉ, được học trong môi trường nghệ thuật từ bé, lớn lên ra nước ngoài học tập và phát triển sự nghiệp. Nếu Đặng Thái Sơn ở Việt Nam thì cũng “chết” từ lâu rồi. Môi trường âm nhạc Việt Nam không thuận lợi cho âm nhạc cổ điển phát triển. Mỗi lần về, Sơn dạy Đăng Quang rất cẩn thận. Thằng bé cũng khá nhưng để thành Đặng Thái Sơn thì không mơ. Với Đăng Quang, sau khi tốt nghiệp hệ Đại học về piano chúng tôi hướng nó sang một nghề khác, cũng về âm nhạc.
    - Đó là con đường trở thành nhà sản xuất âm nhạc như bố Quốc Trung?
    - Nhà sản xuất âm nhạc thì lại làm nhạc nhẹ, tôi không thích, mà cháu tôi cũng không có năng khiếu ấy. Nghề sản xuất âm nhạc có người làm tốt nhưng cũng phải nói hơi bạo mồm rằng trong đó có 30% là bịp bợm. Tôi từng làm quản lý ở Cục Nghệ thuật Biểu diễn, tôi biết hết. Quốc Trung là loại làm được, nổi tiếng. Với con trai, tôi tôn trọng những điều nó làm. Tôi không hiểu lắm nên không dám góp ý.
    - Sắp tới, ông sẽ tham gia đêm nhạc của Thanh Lam vào 30/11. Ông vẫn dành nhiều ưu ái cho con dâu cũ?
    - Lam cứ mời mãi nên tôi nhận lời. Ly hôn là chuyện của Lam và Trung, còn việc tình cảm cha con của tôi và Lam vẫn tốt vì Lam cũng là một nghệ sĩ chân chính, một người tử tế, nhất là khi con Lam lại đang ở với tôi. Lam đến đây luôn với con. Nhưng bà Hà cũng nghiêm khắc lắm, phải có ngày có giờ mới cho cháu đi chơi cùng mẹ chứ không phải lúc nào Lam muốn lôi con đi là đi được.
    - Ông và Giáo sư Thu Hà đều là những tên tuổi lớn của âm nhạc Việt Nam. Hai người gìn giữ quan hệ trong gia đình cũng như trong nghệ thuật ra sao?
    - Tôi và bà Hà chưa bao giờ mâu thuẫn lớn. Chúng tôi cùng tham gia một hướng âm nhạc cổ điển, đôi lúc có thể không thống nhất trong quan điểm nhỏ về một vấn đề của âm nhạc, đó là điều không tránh được. Khi nghĩ ra đề cương cho một tiến sĩ nào tôi đều hỏi ý kiến vợ. Ngồi trên ôtô tôi tranh thủ tranh luận với bà ấy. Chúng tôi giúp đỡ, hỗ trợ nhau như thế. Phải ngưỡng mộ mới lấy nhau chứ, nhưng ngưỡng mộ không có nghĩa là mù quáng, cho vợ mình là nhất.
    Ngọc Trần thực hiện
    Xem tiếp...

    Thứ Sáu, 25 tháng 10, 2013

    MODERN TALKING

    (ĐC sưu tầm trên NET)

    Modern Talking 

    Bách khoa toàn thư mở Wikipedia



    Modern Talking là một ban nhạc pop của Đức gồm 2 thành viên là nhạc sĩ kiêm ông bầu, ca sĩ hát nền Dieter Bohlen và ca sĩ chính Thomas Anders. Đây là nhóm nhạc thành công nhất nước Đức (tính theo số lượng đĩa bán được).
     
    Modern Talking được thành lập năm 1984. Ngay sau khi thành lập, họ sớm thành công vang dội với bản disco "You're My Heart, You're My Soul", và sau đó là "You Can Win If You Want" và "Cheri, Cheri Lady". Từ 1985 đến 1987 mỗi năm họ phát hành 2 album và tiếp tục quảng bá những single trên truyền hình khắp châu Âu. Sau khi nhóm nhạc tan rã vào năm 1987, đôi song ca này đã tái hợp vào năm 1998 và đã gây tiếng vang bất ngờ với việc leo lên đứng đầu nhiều bảng xếp hạng. Một thời gian không lâu sau đó, Bohlen và Anders chia tay lần nữa vào năm 2003 do những mâu thuẫn không thể giải quyết nổi (họ chưa bao giờ là bạn ngay từ đầu). Thomas Anders ngay lập tức bắt đầu sự nghiệp solo riêng của mình, trong khi đó Bohlen bắt đầu dành thời gian của mình cho việc đào tạo những tài năng âm nhạc mới.
    Modern Talking tỏ ra rất thành công ở thị trường châu Âu, châu Á, Nam Mỹ và 1 số nước châu Phi. Ở Anh, họ chỉ 1 lần duy nhất lọt vào top ten vói ca khúc "Brother Louie" (1986, thứ 4). Còn ở thị trường Mỹ thì họ hầu như không được biết đến (chưa bao giờ xuất hiện trên các bảng xếp hạng của Mỹ).
    Các ca khúc trước lần chia tay thứ nhất được sáng tác theo phong cách Euro Disco và chịu ảnh hưởng của âm nhạc Schlager (của Đức), nhạc pop disco (của The Bee Gees) và những nhạc phẩm Anh ngữ lãng mạn có nguồn gốc Ý, Pháp. Tới năm 1998, khi nhóm tái hợp, Bohlen sáng tác nhạc Eurodance và các bản ballad theo phong cách Mĩ.
    Số lượng đĩa bán được trên khắp thế giới tính tới tháng 6 năm 2003 là 120 triệu bản (theo hãng BMG) và nhờ đó họ trở thành ban nhạc Đức có lượng đĩa tiêu thụ nhiều nhất trong lịch sử, trên cả Scorpions, Snap! Boney M, Sandra, Rammstein...
    • Modern Talking là ban nhạc Đức duy nhất có năm đĩa đơn đứng số một liên tiếp tại Đức.
    • Bài hát thành công nhất của họ You're My Heart - You're My Soul ở số 1 tại 35 quốc gia.
    • Bài hát được ưa thích Cheri Cheri Lady lên tới Số 1 tại 11 quốc gia gồm: Liban, Israel, Đức, Áo, Hy Lạp.
    • Bài hát Brother Louie đứng trên bảng xếp hạng Anh Quốc 8 tuần liền và đạt tới vị trí thứ 4.
    • Năm 1988 số đĩa bán ra của Modern Talking đạt tới 85 triệu.
    • Năm 1998 đĩa số 7 sau khi tái hợp Back for good bán được 700.000 bản trong tuần đầu tiên tại Đức.
    • Năm 1998 tại cuộc trình diễn đầu tiên bên ngoài nước Đức sau khi tái hợp ở Budapest họ đã biểu diễn trước 214.000 người và được trình chiếu trên MTV Châu Âu.
    • Họ đã bán hơn 100.000 bản 'Back for Good' tại một thị trường nhỏ như Nam Phi, tức đạt mức hơn hai lần đĩa bạch kim tại nước này.
    • Năm 1999 phiên bản thứ ba bài "Brother Louie" đạt tới Top 5 trong bảng xếp hạng âm nhạc Anh.
    • Đĩa đơn Sexy Sexy Lover được xếp hạng Top 20 trên bảng xếp hạng MTV Châu Âu.
    • Năm 2001 họ được trao giải Top of the Pops là ban nhạc hay nhất của Đức, tại Manchester.
    • Các đĩa đơn Win the RaceReady for the Victory được viết theo yêu cầu của Công ty truyền hình Đức RTL để phát tại các cuộc đua xe công thức 1.
    • Nhiều bài hát của họ, gồm You're My Heart, You're My Soul và Cheri, Cheri Lady đã được các nghệ sĩ Cantopop cover lại trong thập niên 1980.

    Xem tiếp...

    HIỆN THỰC KỲ ẢO 16

    (ĐC sưu tầm trên NET)

    + Con người là một cây sậy, nhưng là một cây sậy biết suy nghĩ.
    L. Pascal
    + Do bản chất của mình, con người là nghệ sĩ. Bất cứ ở đâu con người cũng ra sức, bằng cách này hay cách khác, lồng cái đẹp vào cuộc sống của mình.
    M. Gorki
    + Ai cũng muốn đẹp và hướng tới cái đẹp. Nhưng sự hướng tới ấy nhiều khi là...ngược chiều!
    ĐC
    + Cái đẹp là cuộc sống phù hợp với biểu tượng của chúng ta về cái đẹp
    Trenưsepxki
    + Cái đẹp là sự mời gọi hạnh phúc
    Stanđan
    + Chỉ có "đẹp" chứ không có "cái đẹp"! Còn nếu muốn gọi "đẹp" là "cái đẹp" thì nên nhớ rằng xét cho đến cùng, cái đẹp không có tính thực thể mà chỉ tồn tại (ảo) trên bình diện tinh thần. Ngay cả mỹ học hiện đại, vì chưa thấy được nguyên nhân đích xác làm xuất hiện cái đẹp cũng như sự cảm thụ cái đẹp (thẩm mỹ), nên cũng  chưa trả lời dứt khoát và xác đáng được thực chất cái đẹp là gì và sự cảm thụ cái đẹp từ đâu mà có, nghĩa là nó vẫn trả lời (chưa hẳn đúng!) một cách đầy cảm nghiệm theo lối "vòng vo tam quốc". Mỹ học còn thế thì trách chi ai?! Tuy nhiên, vì thẩm mỹ là một tồn tại tự nhiên như một định ước được hun đúc nên từ quá trình sống lâu dài của đại chúng và  trở thành bộ phận của mỹ học chỉ vì mục đích nghiên cứu mà thôi, nên quan niệm xã hội về xấu-đẹp, nói chung là có tính độc lập (tương đối) và vẫn chuẩn mực thực sự "theo ý nó". Kể cũng may!!!
    ĐC

    Những hình ảnh vô duyên có 1-0-2 của phụ nữ nơi công cộng (P15) | ảnh phụ nữ vô duyên,ảnh có 1-0-2,ảnh có một không hai của phụ nữ,ảnh hài phụ nữNhững hình ảnh vô duyên có 1-0-2 của phụ nữ nơi công cộng (P15) | ảnh phụ nữ vô duyên,ảnh có 1-0-2,ảnh có một không hai của phụ nữ,ảnh hài phụ nữ Những hình ảnh vô duyên có 1-0-2 của phụ nữ nơi công cộng (P15) | ảnh phụ nữ vô duyên,ảnh có 1-0-2,ảnh có một không hai của phụ nữ,ảnh hài phụ nữNhững hình ảnh vô duyên có 1-0-2 của phụ nữ nơi công cộng (P15) | ảnh phụ nữ vô duyên,ảnh có 1-0-2,ảnh có một không hai của phụ nữ,ảnh hài phụ nữ

    + Giới thiệu cái đạo đức cho người ta noi theo, cái tật xấu cho người ta lên án, cái lố bịch cho người ta thấy rõ – đó là nhiệm vụ của bất cứ một người chân chính nào cầm bút viết, cầm bút vẽ, cầm dao khắc
    Diderot
    + Một dân tộc càng mạnh, càng vươn cao về mặt đạo đức bao nhiêu, thì nó càng dũng cảm nhìn vào những mặt non yếu và những thiếu sót của mình bấy nhiêu. Một dân tộc yếu hèn hoặc già cỗi, tán tạ đến mức không thể tiến lên được nữa thì chỉ thích ca tụng mình và rất sợ nhìn vào những vết thương của mình, vì nó biết rằng đó là những vết tử thương, rằng thực tại của nó không phải là một cái gì phấn khởi, rằng nó chỉ tìm thấy những niềm an ủi giả dối trong sự đánh lừa mình thôi.
    Bielinski

    Xem tiếp...

    Tin buồn 17

    (ĐC chép từ VnExpress)

    Võ sĩ quyền anh tử vong sau khi bị knock-out
     
    Võ sĩ người Mexico Francisco Leal qua đời ba ngày sau khi bị đo ván trong trận đấu với đối thủ Raul Hirales vào ngày 19/10 tại Cabo San Lucas (Mexico).
    francisco-leal-pugile-morto-1-7258-13826
    Francisco Leal (trái) bị dính nhiều cú đấm vào đầu trước khi tử vong. Ảnh: MB.
    Làng quyền anh Mexico bị rúng động bởi cái chết thương tâm của võ sĩ 26 tuổi này. Trong trận đấu vào ngày 19/10, Francisco Leal chơi tốt hơn ở hiệp 1, 2 và 5 trước khi bị võ sĩ Raul Hirales cho đo ván ở hiệp 6 bằng cú đấm tay phải cực mạnh. Francisco Leal nỗ lực cầm cự đến hiệp 8 trước khi bị đấm thêm một cú nữa vào vị trí cũ và ngã xuống sàn. Leal cố đứng dậy để tiếp tục trận đấu nhưng trọng tài ra dấu kết thúc sau khi anh không đứng vững ở thời điểm đếm đến mười.
    Sau khi Francisco Leal quỵ xuống, lực lượng y tế đưa anh vào bệnh viện ở Cabo San Lucas trước khi chuyển lên San Diego vì tình trạng nguy kịch. Anh hôn mê sâu và qua đời vào ngày 22/10. Nguyên nhân dẫn đến cái chết của Francisco Leal được xác định là do tổn thương nặng nề ở vùng não.
    FranciscoLeal-GuardiaPZ2-1860-1382673351
    Cái chết thương tâm của Francisco Leal khiến làng quyền anh Mexico rúng động. Ảnh: MB.
    Francisco Leal từng thắng 20, thua 8 và hòa 3 trận trong sự nghiệp. Anh từng có trận tranh ngôi vô địch trẻ thế giới ở hạng lông năm 2009 tại quê nhà Mexicali nhưng bị thua sau 8 hiệp trước Celestino Caballero của Panama. Các đồng đội của võ sĩ quá cố cho biết sẽ đoàn kết để hỗ trợ tối đa cho gia đình Francisco Leal trong thời điểm khó khăn hiện tại.
    Nguyễn Tùng
    Xem tiếp...

    Thứ Năm, 24 tháng 10, 2013

    BÀI VIẾT HAY 33

    (ĐC sưu tầm trên NET)

    Muối và con người

    Không phải ngẫu nhiên muối đi vào đời sống văn hoá của người dân xứ Huế như một nét đẹp dung dị mà không kém phần thanh cao, thể hiện bản chất khiêm tốn, cần cù của những con người chịu thương chịu khó ở dải đất miền Trung dãi dầu mưa nắng này. Muối là một phần tất yếu của cuộc sống. Tuy quan trọng nhưng quen thuộc trong cuộc sống hàng ngày đến nỗi chính chúng ta đôi lúc cũng cảm thấy muối quá đỗi bình thường. Có thể sẽ có người cho rằng “Muối thì có gì mà nói, ở đâu chẳng có!”. Thế nhưng nếu có dịp tìm hiểu các nghi lễ tôn giáo, văn hoá độc đáo liên quan đến muối, được thưởng thức những bữa cơm muối đậm đà hương vị quê hương xứ Huế, bạn sẽ ngỡ ngàng phát hiện ra rằng có một thế giới kỳ diệu khác nữa mà ở đó muối không chỉ là những hạt vật chất nhỏ bé cần thiết cho sự sống mà chính là những tinh hoa mang linh hồn người dân nơi đây.
    Không biết muối có tự bao giờ, chỉ biết muối với con người gắn bó chặt chẽ với nhau. Muối đi theo suốt cuộc đời con người từ lúc chào đời đến lúc nhắm mắt xuôi tay. Do có giá trị đặc biệt, muối hiện diện trong hầu hết mọi lĩnh vực của cuộc sống. Muối được dùng làm gia vị, thuốc chữa bệnh, sử dụng trong các ngành công nghiệp hoá chất, thực phẩm. Muối còn là một loại mỹ phẩm tuyệt vời vừa rẻ tiền lại vừa hiệu quả. Muối có nhiều công dụng là thế nhưng điều đáng nói hơn cả, muối giữ một vị trí quan trọng trong đời sống tinh thần của người dân miền Trung. Muối được trân trọng đặt lên bàn thờ làm lễ vật cúng tế bên cạnh nhiều vật phẩm khác như chè, cháo, hoa quả, gạo, hạt nổ, trầm trà, áo giấy, heo, bò, gà… Từ vai trò thiết yếu trong đời sống hàng ngày, muối trở thành lễ vật thường trực trong đời sống nghi lễ, trở thành cầu nối giữa hai cõi âm – dương, thể hiện lòng thành kính của con người đối với thần linh, tổ tiên và những người đã khuất.
    Ở Huế, con người có hai cuộc sống khác biệt: cuộc sống tâm linh và cuộc sống đời thường. Cũng giống bất kỳ nơi đâu trên thế giới, trong cuộc sống đời thường của người Huế, muối hoà quyện vào hương thơm của các loại thực phẩm khác nhau tạo nên nhiều món ăn hấp dẫn, thơm ngon lạ thường. Huế từng là mảnh đất kinh kỳ, nổi tiếng với những món cao lương mỹ vị phục vụ tầng lớp vua chúa phong kiến và quan lại. Vậy mà đỉnh cao của nghệ thuật ẩm thực Huế lại là khả năng biến những thứ tầm thường thành tuyệt tác. Cơm muối Huế xứng đáng có được tiếng tăm ấy. Thoạt nghe ta có thể tưởng lầm đây là một bữa cơm đạm bạc, đơn sơ của những người nghèo hèn vì thành phần khiêm tốn của nó. Có tận mắt quan sát quá trình chế biến thức ăn cầu kỳ của các bà nội trợ ta mới hiểu cơm muối không hề đơn giản như tên gọi. Đây chính là sự kết tinh của sức sáng tạo và tài năng của người phụ nữ Huế. Đúng, chỉ có cơm và muối nhưng thật cầu kỳ và sang trọng! Để có được bữa cơm muối này đầu bếp phải chuẩn bị kỳ công, đôi khi mất đến hai ba ngày. Cơm được nấu bằng loại gạo tẻ ngon nhất lấy từ các làng quê ở ngoại ô, ví như gạo de An Cựu nổi tiếng từng dùng để tiến vua. Và cơm phải được nấu trong nồi đất do làng Phước Tích sản xuất.
    Một mâm cơm muối lớn hay nhỏ có thể tuỳ thuộc vào số lượng người ăn, theo đó thức ăn chính là các món muối có thể ít nhiều tuỳ thích. Muối dùng làm thức ăn phải là loại muối được ủ lâu năm. Các món muối được chế biến đa dạng từ rang, kho cho đến um, chiên, trộn... Mỗi món có màu sắc, hương vị riêng không hề trùng lẫn. Món muối được người Huế yêu thích và hay làm nhất là món muối sả, chế biến từ thịt heo bằm, muối, sả, ớt, ruốc Huế. Các thành phần kể trên được xào với dầu ăn trên lửa cho đến khi mọi thứ quyện chặt vào nhau. Muối sả ăn với cơm gạo thơm thì không gì bằng, nhất là vào những ngày mưa lạnh. Kế đến là các món muối thịt, muối ruốc, muối tôm, muối cá… luôn làm nao lòng người thưởng thức... Rồi nào là muối vả, muối hành khô, muối mè, muối ớt, muối gừng, muối khế xanh… Ôi thôi, món nào cũng muốn ăn. Cùng với các loại gia vị khác nhau các món muối mang lại sự đa dạng về màu sắc và hương vị cho mâm cơm, càng tôn thêm vị đậm đà khó quên của muối. Ngắm nhìn mâm cơm muối ta mới thấy hết cái tài của người nội trợ Huế, thêm vào đó là cảm nhận về một lẽ sống giản dị: ở đời nếu khéo vun vén, thu xếp thì chúng ta vẫn có thể vượt qua khó khăn để có một cuộc sống tốt đẹp hơn.
    Đã từ lâu lắm muối tạo nên những giá trị sống cao đẹp cho người dân miền Trung nói chung và người dân xứ Huế nói riêng. Có tới thăm miền duyên hải nhỏ hẹp này, chúng ta mới thấy hết nỗi vất vả, gian truân của người dân nơi đây tần tảo lao động sớm khuya trên những ruộng muối rộng mênh mông hay ngày đêm bám biển. Hơn ai hết, họ trân trọng từng hạt muối mặn mòi – món quà quý giá của biển cả. Qua bàn tay tài hoa của người phụ nữ Huế, hạt muối nhỏ bé tinh khôi đã góp phần tạo nên một nền văn hoá độc đáo – Văn hoá Muối.
    Tài liệu tham khảo
    Võ Thuý Hoa
    Trung tâm Học liệu Đại học Huế

    Muối, lễ vật cúng tế của người dân miền Trung

     
    Muối là kết tinh của thiên nhiên, là thức ăn cần thiết của con người, là văn minh của nhân loại, cho nên muối được xem là vật thiêng để cúng tế ở nhiều nền văn minh trên thế giới, trong đó đặc biệt người dân miền Trung yêu hạt muối và trân trọng dùng muối để cúng tế. Đây là một nét văn hóa vừa đẹp lại vừa tôn quý. BBT xin giới thiệu đến quý vị độc giả một nghiên cứu của Lê Thọ Quốc về đề tài này.
    1. Vấn đề nghiên cứu
    Miền Trung - mảnh đất của sự hội tụ, giao thoa và tiếp biến văn hóa, cộng cư của người dân Việt - Tiền trú - Chămpa trong buổi đầu, trên bước đường Nam tiến của người Việt. Chính vì vậy, đời sống văn hóa tín ngưỡng của các cộng đồng cư dân nơi đây chứa đựng những giá trị đặc trưng mang tính vùng, miền, trong chỉnh thể cấu trúc đa dạng của nó.
    Trong sinh hoạt tín ngưỡng, tôn giáo của người Việt, có thể nhận thấy sự phong phú của lễ tiết, với những lễ vật cúng tế, lễ nghi được trao truyền qua nhiều thế hệ; trong đó, mang đậm dấu ấn văn hóa nông nghiệp lúa nước đặc trưng trong sự giao thoa văn hóa núi, biển mà cư dân Việt miền Trung là một minh chứng sinh động, điển hình thông qua các lễ vật cúng tế. Ngoài những lễ vật, lễ thức căn bản không thể thiếu của các nghi lễ cúng tế, tạm gọi là “phần cứng”, cần chú ý tới những phẩm vật luôn có sự thay đổi đặc trưng, tuỳ thuộc vào đối tượng cúng tế, tạm gọi là “phần mềm”. Chính từ vấn đề này, chúng ta có thể nhận chân được đối tượng cúng tế cũng như tính chất của lễ cúng được diễn ra, mà muối là phần cứng luôn hiện diện trong hệ thống lễ vật cúng tế với một chức năng bao trùm lên toàn bộ ý nghĩa các lễ cúng của người Việt miền Trung.
    Từ những tác dụng muôn mặt trong cuộc sống đời thường (tác dụng sinh học, vật lý, hoá học, phong tục, tình cảm, ước vọng,…), con người cũng đã đưa muối vào đời sống nghi lễ với những tính năng hay biểu tượng như: [1.] tình cảm: mặn mòi, sâu đậm,… [2.] phong tục: tẩy uế,… [3.] ước vọng: sự vĩnh cửu, sung túc, v.v…
    Hạt muối từ một chức năng sử dụng thông thường, trở thành lễ vật cúng tế không thể thiếu trong đời sống tín ngưỡng của các cộng đồng cư dân miền Trung. Từ đó, đặt ra nhiều vấn đề cần đi sâu tìm hiểu về vị trí, vai trò cũng như hệ quan niệm... trong các nghi thức cúng tế.

    2. Muối - lễ vật cúng tế
    Miền Trung là một phức hệ đan xen, cận cư, khu trú của nhiều tộc người bản địa và người Việt (từ châu thổ Bắc bộ), góp phần tạo nên đời sống kinh tế - văn hóa tín ngưỡng đa dạng, phong phú [Lê Thị Như Khuê, 2005]. Đến vùng đất mới, người Việt mang theo vốn văn hóa truyền thống từ cố hương đất Bắc, giao thoa, tiếp biến với văn hoá tín ngưỡng của cư dân tiền trú bản địa, hình thành thế ứng xử đặc thù trước tự nhiên cũng như xã hội, mà biểu hiện cô đọng nhất có thể dễ dàng nhận thấy, chính là từ hệ thống lễ tiết và phẩm vật cúng tế phong phú.

    2.1. Từ vị trí của muối trong đời sống con người...
    Muối có giá trị đặc biệt, mang tính phổ quát toàn nhân loại bởi con người không thể thiếu muối. Từ xa xưa, con người đã biết sử dụng muối làm thực phẩm, bảo quản thức ăn, chữa bệnh... và ngày nay, muối có mặt ở hầu khắp các lĩnh vực, với nhiều chức năng: gia vị, chữa bệnh, trong văn chương, phong tục tập quán, tín ngưỡng - tôn giáo,... 
    Ở đây, muối mang nhiều ý nghĩa, tuỳ mục đích, bối cảnh sử dụng và cơ bản, tuỳ thuộc phong tục tập quán của mỗi một cộng đồng tộc người. Người Hy Lạp hiến dâng muối trong các nghi lễ thờ cúng tại đền Jeswish. Người theo đạo Cơ Đốc vào ngày Sabbath vẫn còn tập tục nhúng bánh mì trong muối như là dấu vết còn lại của sự cúng tế. Trong Phật giáo truyền thống Ấn Độ, muối được sử dụng để xua đuổi những linh hồn xấu xa sau khi dự đám tang về bằng cách ném muối lên người trước khi vào nhà. Đạo Shinto lại sử dụng muối để tẩy uế, xua đuổi những thần linh có ác ý trong sân đấu của các võ sĩ đô vật Sumô trước trận đấu. Trong nghi lễ Công giáo, muối được các linh mục làm phép để trừ ma quỷ khi làm phép rửa tội và muối cũng được hòa vào nước để làm nước thánh,… Đối với người Việt, muối hiện diện trong lễ vật cúng tế và cũng có mặt trong các kiêng kị để khu trừ uế tạp mỗi khi gặp xui xẻo “phòng long” hay yểm trừ tà ma,…

    2.2. ... đến muối trong lễ vật cúng tế của người Việt miền Trung
    Muối trong vai trò thực phẩm chủ yếu với dung lượng nhiều hay ít, nhưng trong đời sống lễ nghi, nó lại mang nhiều giá trị đặc thù đối với từng nghi lễ. Có sự sai khác về mặt số lượng, không gian sống và ý nghĩa biểu tượng của muối trong đời sống nghi lễ, do vậy, là điều dễ hiểu.
    Trong các lễ vật cúng tế, muối hiện diện một cách thường trực bên cạnh gạo, hạt nổ, chè, cháo, hoa quả, giấy áo, trầm trà, cùng gà, heo, bò,… Trên cơ sở từ các lễ cúng, có thể nhìn nhận muối được sắp xếp và hầu như có mặt trong tất cả các lễ nghi diễn ra của người Việt:

    Đầy tháng: Hương, hoa, trầm, trà, gạo , muối,…    Gà, cua, trứng, thức ăn,…, cúng Bà mụ
    Hôn lễ: Hương, đèn, muối, gừng,…    Hoa, quả, lễ phẩm liên quan, cúng Ông Tơ, Bà Nguyệt
    Nhà mới: Gạo, muối, nước,…    Hoa, quả, thức ăn,  cúng Thô Thần
    Cúng đất: Hương, đèn, áo, cháo, gạo, muối, nỗ,…    Gà, heo, thức ăn,…,  cúng Thần
    Cúng thập loại cô hồn: Hương, đèn, áo, cháo, gạo, muối, nỗ,…, cúng Cô hồn, chúng sinh,…
    Phạt mộc (Lễ tang): Hương đèn, muối, gạo, cúng xua đuổi tà ma
    Lễ Thổ thần: Hương, đèn, hoa quả, muối, gạo,… cúng  Thần Hoàng v.v...    
    Đối với lễ cúng Thần (nhân thần và thiên thần) như các lễ cúng đất, cúng thần Thành hoàng, cúng Mụ, tạ trời đất,…, muối được dùng nguyên hạt, để dưới bụng con gà trống hoặc heo, bò, dê,… kèm theo một con dao, bởi theo quan niệm dân gian, khi các vị thần phối hưởng sẽ có dao để cắt/xẻ, chắm với muối để ăn, điều đó sẽ làm cho các vị thần vui vẻ nhận lấy lễ vật của người cúng. Đây là quan niệm phổ biến trong dân gian nhưng đồng thời, vẫn có thể nhìn nhận muối trong một hệ thống quan niệm về nhu cầu của một thực thể sống: máu (huyết), lục phủ ngũ tạng, muối (sự sống)... của con vật dâng đến các vị thần linh.Trong nghi lễ tang ma, để linh hồn người quá cố được an tĩnh, người Việt có lễ Phạt mộc để xua đuổi tà ma bằng cách chém vào áo quan ba nhát. Khi lễ kết thúc, tang chủ ném một nắm gạo và muối ra đường để tống tiễn hết mọi loại ma quỷ kể cả mộc tinh ẩn nấp trong quan tài (Toan Ánh, 1970: 303). Trong văn tế Tốt khốc, hình ảnh chén cơm, đĩa muối hiển thị tấm lòng của con cháu: “Ngày tháng thoi đưa, tới tuần tốt khốc, cây lặng, gió lay, khóc làm sao được, lưng cơm, đĩa muối, gọi chút đền ơn, cha (mẹ) từ khuất mặt, tưởng, linh hồn như ở linh sàng. Con khó có lòng, thờ lúc chết như thờ lúc sống” (Lê Trung Vũ, Lưu Kiếm Thanh, Nguyễn Hồng Dương, 1996: 224). Điều đó đã cho thấy, muối vừa là cái gắn bó trong cuộc sống của người sống nhưng cũng vừa là tấm lòng, tấc dạ, là lễ vật của con cháu khi cúng thần linh, tổ tiên như quan niệm của trần thế.
    Trong lễ cúng thập loại cô hồn hay vào những ngày sóc vọng, ngoài những lễ vật hương hoa, quả phẩm,…, bao giờ cũng có mâm gạo, muối, cháo thánh, bánh tráng, đường, tiền,... để cấp phát cho thập loại chúng sinh  . Đó được xem như là những thứ cần thiết hằng ngày trong cuộc sống con người, với hàm ý sâu xa: cõi âm và dương tuy khác nhau nhưng luôn: “kỉnh như tại” theo quan niệm Á đông. Từ đó, mặc nhiên nhìn nhận người sống và người chết đều có những nhu cầu như nhau: “Con người sống nhờ hột gạo, hột muối thì thác cũng phải cần hột gạo, hột muối” (An Miên, 2006). Sống và chết được ví như sự thay đổi về không gian và thời gian nhưng vẫn có những nhu cầu tương tự trong ăn uống, mặc, ở và các nhu cầu khác: “Người Việt Nam cho là rất tự nhiên khi tin rằng người chết sống vô hình bên cạnh người sống. Niềm tin này không đến với họ từ một hành động tín ngưỡng, từ một nhu cầu để ước mơ, để giải thích các bí ẩn của đời sống; đó không phải là một niềm xác tín đơn giản phía luận lý, phát sinh từ một nhu cầu con tim hay trí óc, đó là một đoán chắc thực sự buộc họ phải chấp nhận với sự thực hiển nhiên của sự thật thấy được, sờ được... Người ta tin người chết sống bên cạnh người sống như tin vào ánh nắng mặt trời hay sức nặng của chì ” (L. Cadière, 2003: 498 - 499) .
    Muối còn hiện diện trong phong tục hôn nhân từ xa xưa: “Để cho quan hệ vợ chồng được bền vững, khi cưới đôi vợ chồng trẻ thời Hùng Vương có tục trao nhau nắm đất và gói muối. Nắm đất tượng trưng cho lời nguyền gắn bó với đất đai - làng xóm - quê hương; gói muối là lời cầu chúc cho tình nghĩa giữa hai người mặn mà chung thuỷ ” (Trần Ngọc Thêm, 2006). Cũng từ sự tích “ông Tơ bà Nguyệt” nên trong mâm lễ Tơ hồng, luôn có một đĩa muối và đĩa gừng, bởi theo quan niệm dân gian, khi có sự kết hợp thì gừng dịu bớt vị cay, muối dịu bớt vị mặn. Tính chất đó đã biểu trưng tình nghĩa vợ chồng gắn kết với nhau, hòa dịu như muối với gừng trong cuộc sống gia đình.
    Khi vào nhà mới, người ta thường cúng Lỗ Ban (tổ nghề thợ mộc) ba hủ gạo, muối và nước đầy, để trên cao, cầu cho tân gia sung túc, và cũng để nhớ ơn bà Thị tổ nghề mộc - Cửu Thiên Huyền Nữ. Rõ ràng, con người đã thừa nhận 3 lễ vật đặc biệt này là vô cùng cần thiết, quan trọng cho sự sống, gia chủ phải trân trọng lưu giữ với ước nguyện cuộc sống sung túc.
    Trong một số nghi lễ cổ truyền của người đi biển ở xứ Quảng, muối có mặt trong lễ cúng tạ thần linh và lễ Tống cói (xui xẻo) (Nguyễn Xuân Hương, 2004), hay trong lễ Đổ giàn ở An Thái - Bình Định, ngoài nhưng lễ vật khác đi kèm, lễ vật chính bao giờ cũng có lá cờ phướn - tượng trưng cho phúc đức tài thần, một heo quay, bánh trái, gạo muối v.v...
    Từ vai trò thiết yếu trong cuộc sống đời thường, muối trở thành vật phẩm thường trực trong đời sống nghi lễ. Quan niệm về muối do vậy trở nên khá đặc trưng. Mặt khác, trong lễ vật cúng tế của người Việt, muối hiện diện như một phần tất yếu, là sự biểu trưng hương vị biển trong sự tổng hợp văn hóa đa dạng và phong phú của cư dân Việt.
    Người dân quan niệm “ăn gì cúng vậy”, “xưa bày nay làm”, dù rằng có khi, nguyên nghĩa của nó ít được truy nguyên. Tuy nhiên, điểm chung xuyên suốt là lòng thành kính của con người đối với thần linh, tổ tiên... trong mối giao hoà hai cõi âm - dương. Bên cạnh đó, cần chú ý đến sự bổ sung trong quan niệm của các vị tu sĩ, hay thầy pháp, tham gia các qui trình lễ nghi đó, thông qua văn tế:
    Phù diêm mễ dã, báu vật trời sanh, nhớ khi xưa Nghiêu - Thuấn nông công canh, Thần Nông hoàng đế sơ phân, tạo diêm mễ thử đa dụng thực, trợ bách tánh đều ăn khí lực, thúc muôn dân truyền dưỡng sanh thành. Gạo Lực Châu vua Thuấn nông công canh. Muối ở Đại Hải nhà Châu chế tác. Thổ sanh mễ mùi thơm phưng phức. Thủy sanh diêm nhụy trắng phau phau. Trước đà nỗi tiếng quân vương chư hầu, sau để thế lưu truyền thiên hạ. Xưa tiên hiền tạo hóa lương thảo phát tam cung, cập đại tiểu quân bình âm mễ diêm sa hạ. Hởi âm binh...” (Văn cúng cấp phát diêm mễ cho âm linh cô hồn).
    Trên cơ sở khảo sát từ thực tế, muối trong lễ vật cúng tế của người Việt miền Trung được họ xem xét từ nhiều giác độ nhận thức riêng biệt và hầu như không ai tường tận gốc tích xuất phát từ việc cúng muối.
    Căn cứ trên bài văn cúng, gạo và muối chính là hai báu vật mà trời ban cho con người, được vua Thuấn và Thần Nông lấy làm nguồn sống chính yếu của con người, lưu truyền cho hậu thế về sau. Đồng thời, cũng đã nói lên nguồn gốc hình thành của muối với hình ảnh: “Muối ở Đại Hải nhà Châu chế tác,... Thủy sanh diêm nhụy trắng phau phau”. Thêm vào đó, muối và gạo khi phát cho âm binh cô hồn thì đồng thời cũng nhắc nhở họ nhớ đến nguồn gốc hình thành cũng như sự trân trọng, quý báu vật trời ban cho, một lần nữa, họ lại dùng vật phẩm quí giá đó để hiến cúng cho cõi âm.
    Với quan niệm đơn giản “xưa bày nay làm” nhưng ẩn chứa nhiều lý lẽ biện chứng của một mối quan hệ giao hoà, muối mặc nhiên hiện hữu một cách thường trực trong đời sống lễ nghi.

    3. Thay lời kết
    Muối có mặt phổ biến trong lễ vật cúng tế của người Việt miền Trung, với những nét đậm nhạt khác nhau tùy tập tục thờ cúng. Cho nên, bức tranh về muối trong lễ vật cúng tế trên vùng đất này cũng hết sức sinh động, phong phú về quan niệm, mục đích lẫn ý nghĩa của việc cúng muối đem lại.
    Hạt muối với vai trò đảm bảo cho sự sống còn của con người và các loài động/thực vật đã chuyển hóa thành một lễ vật sử dụng trong cúng tế là một cầu nối trong mối quan hệ tương giao giữa hai thế giới âm và dương, hay thế giới của người và thần linh, ma quỷ,... Từ món ăn phải có muối, muối làm cho hương vị món ăn thêm ngon, giúp cơ thể được khỏe mạnh, muối đã hòa tan trong cơ thể của mọi người thông qua những món ăn, thức uống từ cao sang đến đạm bạc. Muối là sự thiết thân, là nhu cầu tối thiểu phải có, nên muối không chỉ có mặt trong chế biến món ăn mà còn được sử dụng là lễ vật cúng tế với một ý nghĩa thỏa mãn nhu cầu tinh thần đối với thế giới tâm linh.
    Có thể hiện nay, quan niệm về muối trong đời sống lễ nghi đôi lúc không còn mang giá trị nguyên nghĩa nhưng sự hiện diện của phẩm vật đơn giản nhưng cực kỳ quí giá này vẫn là điều đương nhiên. Nghiên cứu đời sống lễ nghi, cụ thể là ý nghĩa biểu trưng của các vật phẩm, như muối, có thể coi là những từ khoá quan trọng trong việc tìm hiểu đời sống tâm linh, thế ứng xử nhân bản của con người trước những thế giới ngoài con người.
    Do vậy, hạt muối hoàn toàn không chỉ còn là một hạt muối thuần tuý vật chất nữa.
    L.T.Q
     TÀI LIỆU THAM KHẢO
    An Miên (2006), “Đầu xuân nói chuyện muối”, DVCOnline.net.
    Bảo Đàn (2007), “Con đường muối” đến trục lộ xuyên Á trong diễn trình lịch sử  - văn hóa Việt - Lào”, Thông tin khoa học, Phân viện Nghiên cứu VHTT tại Huế, số tháng 9: 121 - 141.
    Cadière, L. (2003), “Gia đình và tôn giáo ở An nam”, B.A.V.H (tập XVII, 1930), Huế: Nxb. Thuận Hoá: 489 - 566.
    Đặng Nghiêm Vạn (2002), “Hệ thống tôn giáo dân tộc: Đạo thờ tổ tiên (Dẫn chứng địa giới Hà Nội)”, trong Philippe Papin - Olivier Tessier [Ch.b] (2002), Làng ở vùng châu thổ sông Hồng: Vấn đề còn bỏ ngỏ, H.: Trung tâm KHXH&NV Quốc gia, Nxb. LĐXH: 355 - 378.
    Lê Thị Như Khuê (2005), “Lưu ảnh của lớp người tiền trú ở miền Trung Việt Nam qua lễ tục cúng đất - tá thổ”, Thông tin khoa học, Phân viện Nghiên cứu VHTT tại Huế, số tháng 9: 17 - 27.
    Lê Trung Vũ, Lưu Kiếm Thanh, Nguyễn Hồng Dương (1996), Nghi lễ đời người, H.: Nxb. Văn hóa Dân tộc.
    Li Tana (1999), Xứ Đàng Trong: Lịch sử kinh tế - Xã hội Việt Nam thế kỷ 17 và 18 [Nguyễn Nghị dịch], Tp.HCM.: Nxb. Trẻ.
    Ngô Đức Thịnh [Ch.b] (2000), Văn hóa dân gian làng ven biển, H.: Nxb. Văn hóa Dân tộc.
    Nguyễn Hữu Thông (2005), “Duyên hải miền Trung - Trường sơn - Tây nguyên: một chỉnh thể trong đa dạng”, Thông tin khoa học, Phân viện Nghiên cứu VHTT tại Huế, số tháng 9: 7 - 16.
    Nguyễn Xuân Hương (2004), “Một số nghi lễ cổ truyền của nghề biển ở xứ Quảng”, Văn hóa Dân gian, số 3.
    Phạm Minh Thảo (2000), Lệ tục vòng đời, H.: Nxb. Văn hóa - Thông tin.
    Thích Huyền Tôn [d.], Du già diệm khẩu thí thực khoa nghi, T.p Hồ Chí Minh: Nxb. Tôn giáo.
    Toan Ánh (1970), Nếp của con người Việt Nam - phong tục cổ truyền, S.: Nxb. Khai trí.
    Trần Ngọc Thêm (2006), Phong tục hôn nhân (13/11/2006), www.vns.hnue.edu.vn.

    Xem tiếp...

    HIỆN THỰC KỲ ẢO 15

    (ĐC sưu tầm trên NET)

    Thế giới nhân sinh thực sự huyền diệu! Nó huyền diệu không phải vì Thượng Đế ngay từ đầu đã ban cho nó sự hoàn thiện mà trái lại là sự khuyết tật. Chính sự khiếm khuyết đã chắp đôi cánh bất khuất và sáng tạo đầy lạc quan cho con người có khả năng băng qua mọi khổ ải, gian lao để vươn tới sự toàn thiện lý tưởng và nhờ thế mà thế giới nhân sinh trở nên huyền diệu!
    ĐC



    Xem tiếp...