Chủ Nhật, 15 tháng 8, 2021

MIẾNG NGON NHỚ LÂU 20

(ĐC sưu tầm trên NET)

 
Miếng ngon nhớ lâu: Chả mực - Ơi!!! Hải Phòng (số 13)

 

Từ Sài Gòn, vượt 200 cây số ăn tô phở miền Tây 'thơm ngọt như mía lùi'

23/11/2020 16:21 GMT+7

TTO - Có lẽ đời tôi chỉ ăn được phở ở đúng một nơi đó, quán nho nhỏ ở Châu Đốc, An Giang, như chỉ yêu đúng một người đã chỉ cho tôi biết vị phở cũng như vị tình yêu.

Từ Sài Gòn, vượt 200 cây số ăn tô phở miền Tây thơm ngọt như mía lùi - Ảnh 1.

Bức ảnh này chụp tô phở ở quán Bé Ba, tô phở được làm ở Châu Đốc nhưng được thưởng thức ở Sài Gòn.

Từ Nam chí Bắc, thành thị đến thôn quê, đâu đâu cũng ít nhất có một quán phở, người mỗi vùng lại giữ riêng mình một hương vị yêu thích. Riêng tôi không thích ăn phở, trừ phở của quán nhỏ nằm ở thành phố tỉnh lị cách Sài Gòn hai trăm cây số.

Tôi không rõ vì sao mình không thích ăn phở, món "quốc hồn quốc tuý" của Việt Nam mà đến người nước ngoài cũng "phát thèm". 

Ngày mới gặp chồng (lúc đó vẫn còn là người yêu), tôi nói với anh rằng mình không thích ăn phở, anh tròn mắt nhìn tôi, nói anh đã từng gặp người ăn phở mà không để miếng hành nào chứ người không thích ăn phở thì lần đầu. Vậy là trong suốt thời gian hẹn hò chúng tôi lang thang ăn tất tần tật những món ngon Sài Gòn, trừ phở.

Cho đến ngày anh ra đón tôi ở bến xe vào sáng sớm, lần đầu tiên tôi về quê anh. Có lẽ buổi sáng hôm ấy vừa mệt vừa đói, tôi để mặc anh chở đi đâu thì chở, không "ăn gì cũng được" như mấy lần trước.

Vừa mới bước qua cửa, mùi thơm của nước dùng khiến tôi tỉnh ngủ, thứ hương thanh ngọt từ xương. Ngọt chính là đặc trưng của phở nơi đây. Vị ngọt đúng độ không chói gắt hay lấn át những vị khác. Nếu bạn từng thưởng thức ẩm thực miền Tây, hẳn bạn sẽ bật ra trên môi nhận xét: "cái gì cũng ngọt". Có lẽ người miền Tây nhờ ăn gì cũng ngọt nên giọng mới như "mía lùi".

Phở miền Tây cũng ngọt do nhiều lẽ, ngọt từ nước dùng, ngọt đến thứ tương xay để chấm và rưới lên phở. Phở miền Tây an phận với cái sự không chính tông của mình. Người xứ khác đến thấy người miền Tây ăn phở có thể xem là lạ. Lúc nào trên bàn, cạnh ống đũa muỗng là chồng chén nhỏ để thực khách pha tương chấm riêng của mình chứ không cho trực tiếp vào tô.

Tiệm phở hôm đó tôi ăn cùng chồng cũng bày theo cách đặc trưng đó. Nhưng tương xay và tương ớt đựng trong hủ, thứ tương nhà làm chứ không phải đóng chai, nhìn sơ qua đã khác biệt. Tương loãng hơn chứ không đặc sệt, màu không nâu đậm như tương đóng chai mà hơi ngã sang vàng. Múc ra chén rồi cho thêm vài lát ớt tươi càng dậy mùi. 

Lấy đũa gắp miếng thịt bò vừa chín tới thấm nước dùng, chấm nhẹ vào tương, kẹp thêm ít lá quế, ngò gai, tương ngọt cùng ớt cay vừa chạm đầu lưỡi buổi sáng còn chưa được kích thích dần trở nên nhạy hơn, bắt rõ từng vị.

Chồng tôi ngồi đối diện, cười đắc ý. "Anh ăn quán này mười mấy năm, không đâu hợp khẩu vị như đây". Có lẽ anh thích ăn chỗ này phần nào vì cái không gian thân mật mà quán gợi lên. Vừa là nhà ở, vừa là chỗ buôn bán, không cần trang trí hay khẩu hiệu. 

Người bán, người chạy bàn không phải chị em bà con thì cũng hàng xóm, vừa bán vừa tám chuyện, gặp khách quen thì hỏi han cười đùa, không có khoảng cách.

Phở miền Tây cũng giống người miền Tây không câu nệ kiểu cách, không cần xưng "gia truyền" dù bán mấy đời, cũng không cần tự làm sang mình lên bằng cách "kiêu" với khách, lắm khi khách đến mà thịt thà đã hết, khách nói lỡ đến rồi thôi có gì dùng nấy, chủ quán cũng không ngại vét chút nước lèo còn lại làm tô phở "không người lái" đãi khách.

Chồng tôi bảo mười mấy năm rồi nó cũng vậy, quán không đổi, vị không đổi, cả khách anh cũng nhận ra mấy gương mặt quen dù không biết tuổi tên, chỉ có người là già đi. Anh kể hồi xưa là ba chở anh đến quán này, ăn tô phở lót lòng trước khi bắt đầu vô lớp học. 

Quán chẳng những rau miễn phí mà thịt thà cũng "hào phóng" như tính chủ nên ăn hết bánh mà thịt còn dư, có lần anh cứ kêu bánh thêm đến năm sáu chén, vừa nói anh vừa đưa tay ước chừng cho tôi chồng chén đó cao thế nào, lúc tính tiền bà chủ cứ trố mắt nhìn anh, "cái thằng ốm ốm mà ăn mạnh".

Giờ chúng tôi đã thành vợ thành chồng, thi thoảng nhớ về "cái thủơ ban đầu lưu luyến ấy" tôi lại nghĩ về tô phở tôi ăn buổi sáng ở Châu Đốc, quán phở có cái tên chân chất Bé Ba với hương vị mà phở ở khắp Hà Nội, Sài Gòn cũng không làm tôi hài lòng được. Có lẽ đời tôi chỉ ăn được phở ở đúng một nơi đó, như chỉ yêu đúng một người đã chỉ cho tôi biết vị phở cũng như vị tình yêu.

Lần nào về quê, chồng cũng mua phở ở đúng quán đó đem lên chiều vợ. Ngồi trong ngôi nhà ở hẻm nhỏ Sài Gòn, hai vợ chồng hâm tô phở nóng, vừa ăn vừa ôn lại những ngày xưa cũ. Phở không phải là đặc sản quê nhà chúng tôi, nhưng chỉ vị phở mới làm chúng tôi bồi hồi đến vậy.

Có gì hấp dẫn trong Ngày của Phở 12-12-2020?

photo-1

Ngày của Phở 2020 sẽ tiếp tục với cuộc bình chọn "Top 10 thương hiệu phở được yêu thích" từ nay đến ngày 30-11. Top 10 năm 2020 sẽ được vinh danh tại Gala Ngày của Phở 12-12 (Hà Nội). Link bình chọn TẠI ĐÂY .

Năm nay, hành trình "Đi tìm người nấu phở ngon" sẽ mở thêm bảng B dành cho người yêu phở không phải là đầu bếp chuyên nghiệp, giúp tạo thêm sân chơi cho những bà nội trợ, những người đam mê món ăn quốc hồn quốc túy của dân tộc.

Vòng sơ khảo khu vực phía Bắc diễn ra tại Hà Nội vào ngày 10-11, còn khu vực phía nam sẽ diễn ra vào ngày 26-11.

Mời bạn đọc truy cập: ngaycuapho.tuoitre.vn hoặc email về: ngaycuapho@tuoitre.com.vn để đăng ký tham dự.

Cuộc thi ảnh và viết với chủ đề "Phở trong tôi" vừa được ban tổ chức công bố hiện đã nhận được nhiều bức ảnh, bài viết đầy cảm xúc, hứa hẹn lọt vào tầm ngắm của các chuyên gia, của những vị giám khảo khó tính nhưng luôn hết mình vì phở Việt.

Độc giả tham dự vui lòng gửi ảnh và bài về email photrongtoi@tuoitre.com.vn từ nay đến hết ngày 25-11.

Ngày của Phở 12-12 năm nay được tổ chức với sự phối hợp của Hiệp hội Văn hóa ẩm thực Việt Nam, đơn vị đồng hành chính Acecook Việt Nam cùng các đơn vị đồng hành: VinPearl, Minh Long, sâm Ngọc Linh...

Có gì lạ trong tô phở Hà Nội này? Có gì lạ trong tô phở Hà Nội này?

TTO - Bức ảnh của luật sư Phùng Anh Tuấn ở Sài Gòn, đăng trên Facebook của mình, gọi đó là một trong "ngũ đại danh phở Hà Nội", và thách đố bạn bè, là những người Hà Thành sành sỏi: Đây là phở gì?

CHUNG BẢO NGÂN

Quán mì cật ‘bỏ bùa’ khách mấy chục năm ngay trung tâm Sài Gòn mà không cần bảng hiệu

7 Thanh Niên Online
Đó là cách nói vui của nhiều ‘mối ruột’ đã ăn hàng chục năm tại quán mì ông Tỷ. Không biển hiệu, chỉ có vài cái bàn nhưng suốt 40 năm qua, tiệm ăn này vẫn miệt mài ‘bỏ bùa’ khiến nhiều thực khách mê mẩn.
Tô mỳ cật là món ăn “vedette” của quán chú Tỷ, có giá 40.000 đồng
ẢNH: CAO AN BIÊN
Tìm đến quán ăn của ông Trần Cẩm (60 tuổi, ngụ Q.4, còn được nhiều người gọi là chú Tỷ) lúc gần trưa, chúng tôi bắt gặp nhiều người đến ăn kín bàn. Hầu hết, khách ở đây đều là mối quen của chú Tỷ suốt chục năm nay. Hỏi ra thì mới biết món mì cật là “vedette” của tiệm ăn này, tôi nhanh chóng gọi để ăn thử xem nó có ngon như lời đồn đại hay không.

Bán nhiều món, sao khách chỉ gọi một món?

Theo lời chú Tỷ, các món ăn tại quán này đều được chế biến theo công thức truyền thống của người gốc Hoa và công thức gia truyền của gia đình ông nên có hương vị rất đặc trưng, khó trộn lẫn với bất kỳ đâu.
Khi khách gọi mì, ông nhanh chóng lấy một vắt mì còn tươi trụng vào nước sôi để mì chín, vẩy cho ráo nước, ông cho một tí mỡ vào để sợi mì được tươi, không bị kết dính rồi cho vào tô. Sau đó, chú Tỷ thêm rau, thịt, gan, cật heo và để một ít tốp mỡ lên trên cho thơm. Chủ quán cũng không quên nhắc khách pha nước chấm vào một chén riêng bằng cách bỏ ít nước mắm gia truyền, thêm giấm, tiêu, ớt để hương vị món ăn trở nên hoàn hảo.
“Quán của tôi bán nhiều món khác nhau, mì, hủ tiếu mềm, bún gạo. Tuy nhiên, khách gọi nhiều nhất vẫn là món mỳ cật”, ông Cẩm cho biết. Chủ quán này nói thêm, mỗi ngày ông bán hơn 300 vắt mì, 10 kg hủ tiếu, bún gạo gần 5kg.
Quán mì cật ‘bỏ bùa’ khách mấy chục năm ngay trung tâm Sài Gòn mà không cần bảng hiệu - ảnh 1
Ăn tại quán của chú Tỷ từ nhỏ, chị Minh Thảo (47 tuổi, ngụ Q.1) hài hước kể chị vừa sinh ra là được thưởng thức món mì tại quán của ông rồi. “Ăn từ lúc nhỏ xíu xiu cho đến tận bây giờ luôn, hơn 40 năm chứ ít gì. Không biết chú có “bỏ bùa” gì không mà càng ăn lại càng mê, riết rồi thành thói quen luôn. Nhà tôi gần đây, sáng sáng là cứ ra đây ăn thôi. Ăn này mà gọi thêm phần xí quách là số dách”, chị Thảo cười rồi nhanh chóng “khai đũa”.
Quán mì cật ‘bỏ bùa’ khách mấy chục năm ngay trung tâm Sài Gòn mà không cần bảng hiệu - ảnh 2

Chị Minh Thảo (47 tuổi, ngụ Q.1) ăn tại đây hơn 40 năm qua

ẢNH: CAO AN BIÊN

Quán mì cật ‘bỏ bùa’ khách mấy chục năm ngay trung tâm Sài Gòn mà không cần bảng hiệu - ảnh 3

Nhiều khách gọi tô cật thêm để ăn “cho đã”

ẢNH: CAO AN BIÊN

Tương tự như chị Thảo, vợ chồng ông Phùng Thảo (55 tuổi, ngụ TP.Thủ Đức) có thâm niên ăn tại tiệm mì này ngót nghét 20 năm nay. Ông kể ngày xưa vợ chồng ông sống gần đây, tuy nhiên về sau lại chuyển về Thủ Đức để sống. Tuy nhiên, tuần nào vợ chồng ông cũng rủ nhau đến tiệm của ông Tỷ để ăn như một thói quen khó bỏ: “Tôi ăn nhiều nơi lắm rồi, chưa chỗ nào có cái hương vị ngon bằng chỗ này về món mì cật. Từ lúc ăn ở đây, tôi ăn chỗ khác không được, vì không phải là hương vị đó. Vậy nên hai vợ chồng mới lặn lội từ Thủ Đức tới đây ăn, rồi về”.
“Tới đây, vợ chồng tôi cứ chỉ gọi mỳ mà ăn. Phải nói mì ở đây là số 1. Ăn riết mà quen thân luôn với chủ quán”, bà Liên (53 tuổi, vợ ông Thảo) cho hay.
Theo lời của nhiều vị khách tại đây, những người đến ăn đa phần đều khá thân thiết với chú Tỷ vì là “mối ruột” nhiều năm trời. Sáng nay, ông Nguyễn Văn Hải (55 tuổi, ngụ Q.4) là một khách quen của chú cũng đến ăn. Thấy vậy, chủ quán cũng làm riêng cho mình một tô mì rồi ra ngồi thưởng thức cùng khách, vừa ăn vừa nói chuyện. “Gì chứ tiệm này tôi ăn gần 20 năm rồi. Ở đây, mọi thứ đều hợp khẩu vị với tôi nên lần nào tôi cũng ăn tới miếng cuối cùng luôn chứ bỏ uổng”, ông Hải bộc bạch.
Quán mì cật ‘bỏ bùa’ khách mấy chục năm ngay trung tâm Sài Gòn mà không cần bảng hiệu - ảnh 4

Ông Nguyễn Văn Hải (55 tuổi, ngụ Q.4) là một khách quen của quán chú Tỷ hơi chục năm

ẢNH: CAO AN BIÊN

Quán mì cật ‘bỏ bùa’ khách mấy chục năm ngay trung tâm Sài Gòn mà không cần bảng hiệu - ảnh 5

Một số người cũng gọi món hủ tiếu mỳ cật tại quán

ẢNH: CAO AN BIÊN

Chia sẻ về bí quyết nấu ăn ngon khiến nhiều người “mê”, ông Tỷ nói không có gì quá đặc biệt. “Ngoài nước chấm được tôi nấu theo công thức bí truyền thì mọi thứ còn lại cũng bình thường thôi, chỉ cần mình nấu bằng cái tâm là tự khắc món ăn tự động ngon. Thấy khách ăn mà khen ngon, chính là niềm hạnh phúc của tôi”, chủ quán chia sẻ thêm.

Không biển hiệu, nhưng vẫn đông khách

Tâm sự với chú Tỷ, chúng tôi được biết tiệm ăn này được mở năm 1989, hơn 30 năm. Sở dĩ ông lựa chọn bán các món liên quan tới cật heo là vì đây chính là món ăn đặc trưng của người Hoa.
“Thời điểm đầu cũng nhiều khó khăn lắm, tại đâu có ai biết đến quán đâu. Chỉ 6 tháng sau từ khai trương, tôi đã có một lượng khách ổn định nhờ công thức nấu ăn ngon, người này ăn rồi chỉ cho người kia, tiếng lành đồn xa. Đến giờ, tôi có một danh sách mối ruột đến ăn luôn”, ông Tỷ nhớ lại.
Theo lời chị của ông, từ xưa xung quanh đây cũng có rất nhiều quán, tuy nhiên đến giờ không quán nào trụ lại được, chỉ còn mỗi quán của chú Tỷ ăn nên làm ra. Để có được điều đó, ông đã luôn lắng nghe ý kiến của khách, thay đổi để phù hợp hơn.
Chia sẻ về lý do không làm biển hiệu, ông chỉ cười nói: “Quán tôi bán từ 6 giờ sáng đến 11 giờ trưa, chứ có phải bán ngày đêm đâu mà làm biển hiệu. Với lại tiệm này là nhà của chị tôi, nên làm thì thấy cũng kỳ. Biển hiệu hay không chính là ở trong lòng thực khách, chứ làm biển hiệu to mà nấu không ngon, khách không vừa ý cũng như không”.
Quán mì cật ‘bỏ bùa’ khách mấy chục năm ngay trung tâm Sài Gòn mà không cần bảng hiệu - ảnh 6

Vợ chồng ông Phùng Thảo (55 tuổi, ngụ TP.Thủ Đức) từ TP.Thủ Đức đến quán của ông để ăn vì “ghiền”

ẢNH: CAO AN BIÊN

Quán mì cật ‘bỏ bùa’ khách mấy chục năm ngay trung tâm Sài Gòn mà không cần bảng hiệu - ảnh 7

Tóp mỡ được chế biến theo công thức riêng, là một thành phần mà thực khách rất yêu thích trong món ăn

ẢNH: CAO AN BIÊN

Quán mì cật ‘bỏ bùa’ khách mấy chục năm ngay trung tâm Sài Gòn mà không cần bảng hiệu - ảnh 8

Cật heo được ông tỷ chế biến kỹ càng, vệ sinh

ẢNH: CAO AN BIÊN

Đến phụ ông Tỷ bán gần 2 năm nay, anh Trần Quy Đức (46 tuổi, em ruột ông) cảm thấy hạnh phúc vì được bán cùng với anh trai mình. Anh kể lại: “Lúc trước, tôi không có việc gì làm nên qua đây phụ với anh. Làm riết rồi quen luôn rồi, thấy vui vì ngày nào cũng được nấu cho khách. Tôi cũng muốn bán và gắn bó với công việc này lâu nhất có thể”.
Quán mì cật ‘bỏ bùa’ khách mấy chục năm ngay trung tâm Sài Gòn mà không cần bảng hiệu - ảnh 9

Ông Tỷ ngồi ăn cùng ông Hải

ẢNH: CAO AN BIÊN

Quán mì cật ‘bỏ bùa’ khách mấy chục năm ngay trung tâm Sài Gòn mà không cần bảng hiệu - ảnh 10

Niềm hạnh phúc lớn nhất của chủ quán là mang đến những tô mỳ ngon cho khách đến ăn

ẢNH: CAO AN BIÊN

Nhờ có tiệm ăn này, ông nuôi những đứa con của mình thành tài. Mỗi người hiện đã có một công việc ổn định. “Tôi bán để cho vui, vì dù tuổi cũng lớn nhưng cũng cần phải lao động mà. Việc truyền nghề cho các con thì tôi chưa nghĩ tới, vì chúng cũng có việc riêng nhưng tôi sẽ bán đến khi nào không còn sức bán nữa thì thôi”.
Nói xong, ông Tỷ lại miệt mài làm những tô mì mang ra cho khách. Đó cũng là cách mà người chủ quán này theo đuổi hạnh phúc từ công việc đã gắn bó hơn nửa cuộc đời…

 

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét