Chủ Nhật, 31 tháng 5, 2020

TT&HĐ I - 7/b

 
Thập đại mỹ nhân Trung Quốc, Thay lời tựa

PHẦN I:     CÓ MỘT CÁI GÌ ĐÓ

“Tại sao có một cái gì đó chứ không phải là không có gì?”

CHƯƠNG VII: VÔ TỰ ĐẠI THƯ

Tôi thích mùa xuân, nhưng nó trẻ trung quá. Tôi thích mùa hè, nhưng nó kiêu ngạo quá. Vậy nên tôi thích mùa thu nhất, bởi thanh âm của nó êm đềm hơn, màu sắc của nó sâu đậm hơn, và nó nhuốm chút u sầu. Sắc vàng cam tươi thắm của nó không thể hiện sự ngây thơ của mùa xuân, hay cường lực của mùa hạ, mà nói lên những dịu dàng và sự khôn ngoan nhân hậu của tuổi tác. Mùa thu biết những giới hạn và ý nghĩa của cuộc đời.
I like spring, but it is too young. I like summer, but it is too proud. So I like best of all autumn, because its tone is mellower, its colours are richer, and it is tinged with a little sorrow. Its golden richness speaks not of the innocence of spring, nor the power of summer, but of the mellowness and kindly wisdom of approaching age. It knows the limitations of life and its content.


Đọc thêm tại: https://www.tudiendanhngon.vn/danhngon/ds/strcats/466/sw/t © TuDienDanhNgon.vn
Tôi thích mùa xuân, nhưng nó trẻ trung quá. Tôi thích mùa hè, nhưng nó kiêu ngạo quá. Vậy nên tôi thích mùa thu nhất, bởi thanh âm của nó êm đềm hơn, màu sắc của nó sâu đậm hơn, và nó nhuốm chút u sầu. Sắc vàng cam tươi thắm của nó không thể hiện sự ngây thơ của mùa xuân, hay cường lực của mùa hạ, mà nói lên những dịu dàng và sự khôn ngoan nhân hậu của tuổi tác. Mùa thu biết những giới hạn và ý nghĩa của cuộc đời.
I like spring, but it is too young. I like summer, but it is too proud. So I like best of all autumn, because its tone is mellower, its colours are richer, and it is tinged with a little sorrow. Its golden richness speaks not of the innocence of spring, nor the power of summer, but of the mellowness and kindly wisdom of approaching age. It knows the limitations of life and its content.


Đọc thêm tại: https://www.tudiendanhngon.vn/danhngon/ds/strcats/466/sw/t © TuDienDanhNgon.vn
"Tự nhiên không có tình, không thiên vị ai. Nó không phân biệt Thiện Ác, May Rủi. Chúng ta thấy thiện ác, may rủi trong cuộc sống thì chỉ là theo ý chúng ta thôi. Tín ngưỡng là sự tự lừa dối mình một cách ngọt ngào nhất của con người ".
NTT

Khoa học và cái quan trọng nhất, tốt đẹp nhất và cần thiết nhất trong cuộc sống con người, nó đã và sẽ luôn luôn là biểu hiện cao nhất của tình yêu, chỉ nhờ nó, con người mới chiến thắng được thiên nhiên và bản thân mình.

Khuyết danh

Có những thế lực bí ẩn trong thiên nhiên; khi chúng ta hoàn toàn trao mình cho nàng mà không ngần ngại, nàng sẽ đem cho chúng ta mượn, nàng chỉ cho chúng ta hình thái của những điều mà mắt ta không thấy và trí tuệ ta không hiểu hay ngờ tới." 

 Auguste Rodin

“Chân lý cao cả nhất là chân lý này: Thượng Đế hiện diện ở trong vạn vật. Vạn vật là muôn hình vạn trạng của Thượng Đế. Không nên tin một đấng thần linh nào khác… Chúng ta cần một tôn giáo tạo những con người cho ra người… Bạn nên bỏ những tôn giáo thần bí làm cho bạn suy nhược đi, và bạn nên cương cường… Chỉ có mỗi một đấng Thượng Đế có ý thức, là nòi giống của ta, đâu đâu cũng có bàn tay của Ngài, bàn chân của Ngài, cặp tai của Ngài; Ngài bao trùm hết thảy… Sự sùng bái chính đáng nhất là sự sùng bái vạn vật chung quanh ta… Chỉ người nào giúp đỡ vạn vật mới thực sự là thờ phụng Thượng Đế.”




(Tiếp theo)


* * *

Nền văn minh Trung Hoa cổ đại thuộc hàng cổ nhất thế giới. Theo cuốn “Lịch sử thế giới cổ đại” (NXB Giáo dục, 2006) thì: “Trên lãnh thổ rộng lớn của Trung Quốc, giới khảo cổ học đã phát hiện được rất nhiều hiện vật thuộc các thời kỳ đồ đá cũ, đồ đá giữa, đồ đá mới, đồ đồng, đồ sắt. Tiêu biểu cho nền văn hóa hậu kỳ đồ đá mới là văn hóa Ngưỡng Triều, được phát hiện trước tiên năm 1920 tại thôn Ngưỡng Triều thuộc tỉnh Hà Nam. Sau đó, tại các tỉnh Sơn Tây, Cam Túc, Thanh Hải.v..v… Cũng phát hiện được những di chỉ thuộc văn hóa Ngưỡng Triều. Về niên đại, văn hóa Ngưỡng Triều kéo dài từ khoảng năm 4500 – 2500 TCN. Tiếp theo văn hóa Ngưỡng Triều là văn hóa Long Sơn, phát hiện được năm 1928 ở trấn Long Sơn, gần Tế Nam, tỉnh Sơn Đông. Văn hóa Long Sơn phân bố trên một phạm vi rất rộng, đông từ Sơn Đông, tây đến Thiểm Tây, bắc đến nam Liêu Đông, nam đến Chiết Giang. Về mặt niên đại, văn hóa Long Sơn kéo dài từ khoảng năm 2100 – 1800 TCN”.

Từ lâu lắm, người thuộc giống Mông Cổ đã tới lưu vực sông Hoàng Hà, đánh thổ dân ở đó là người Miêu, chiếm đất. Có lẽ họ trước đó là dân du mục, xa biển, khi bắt đầu chuyển sang sống định cư, chuyên trồng trọt chăn nuôi nên họ không giỏi về hàng hải, buôn bán. Có sách nói rằng hai tộc người hình thành sớm nhất ở lưu vực sông Hoàng Hà là tộc hạ ở trung lưu sông Hoàng Hà và tộc Thương ở hạ lưu sông Hoàng Hà. Sự đồng hóa giữa hai tộc đó thành một bộ tộc thống nhất gọi là Hoa Hạ (Hoa Hạ cũng là tên gọi nước Trung Hoa thời xưa), là tiền thân của dân tộc Hán sau này. Nhưng vì sao có tên gọi "Hoa Hạ"? Trên mạng internet,   Huỳnh Chương Hưng Quy Nhơn 19/12/2013 viết như sau: " Sự hình thành và phát triển Hán tộc lấy Hoa Hạ 华夏 làm chủ thể, dung hợp các tộc khác, không ngừng lớn mạnh lên. Trong lịch trình phát triển nền văn minh 5000 năm của Trung Hoa, theo sự giao lưu qua lại, hỗ tương thẩm thấu về kinh tế văn hoá của các dân tộc đã hình thành dân tộc Trung Hoa thống nhất – dân tộc Hoa Hạ. “Hoa Hạ” là xưng hiệu của dân tộc Trung Hoa, phàm là 56 dân tộc hiện đang sinh sống trên đất nước Trung Hoa đều được gọi là “dân tộc Hoa Hạ”. Người Trung Quốc thường cho mình là “dân tộc Hoa Hạ”, “con cháu Hoa Hạ”. Đối với nguồn gốc hai chữ “Hoa Hạ” rất khó đưa ra luận định. Để giải thích bí ẩn này xưa nay có nhiều thuyết.
          Về nguồn gốc “Hoa Hạ”, từ thời thượng cổ đã lưu truyền một truyền thuyết. Xi Vưu 蚩尤, một người rất có dã tâm, vốn là đại thần của Viêm Đế 炎帝, muốn độc bá thiên hạ đã liên hợp với Miêu tộc 苗族, định đuổi Viêm Đế từ phương Nam xuống Trác Lộc 涿鹿, tự xưng là Nam phương đại đế. Trận chiến quyết định thắng bại bắt đầu diễn ra ở cánh đồng Trác Lộc. Đương lúc đại chiến, Xi Vưu tay cầm trường kiếm chỉ huy quân sĩ xông vào doanh trận Viêm Đế. Bộ lạc Viêm Đế đương lúc yếu thế, một mặt bất đắc dĩ phải kháng cự, mặt khác tìm cách dẫn đội quân rút lui chiến trường cầu viện Hoàng Đế 黄帝. Lúc bấy giờ Xi Vưu đã tiến quân đến Trác Lộc, Hoàng Đế ra lệnh chỉnh đốn lại đội ngũ, hai bên bắt đầu một trận chiến mới. Hoàng Đế nghĩ rằng, chỉ cần cùng với Viêm Đế đồng tâm hiệp lực nhất định có thể đánh bại Xi Vưu. Nhưng Hoàng Đế đã đánh giá thấp Xi Vưu, Xi Vưu dùng yêu thuật, trong phút chốc sương mù phủ đầy, trời tối mù mịt. Đội quân của Viêm Đế và Hoàng Đế bị đánh bại. Đối mặt với Xi Vưu, người gây ra chiến tranh làm hại bách tính, Hoàng Đế quyết định ra sức đánh một trận sống mái. Hoàng Đế tìm đến Viêm Đế bàn bạc kế hoạch tác chiến, lợi dụng Thái cực suy đoán, lại sai người đến đại bản doanh của Xi Vưu thám thính quân tình, biết được Xi Vưu lại dùng yêu thuật sắp phản công. Hoàng Đế nắm quyền chủ động chiến tranh. Khi đội quân của Xi Vưu xông lên đã bị liên quân Viêm Hoàng vây chặt. Lúc bấy giờ liên quân Viêm Hoàng lấy xương làm trống trận, đánh trống vang dậy cả trời đất khiến sĩ khí liên quân tăng cao, quân sĩ trở nên anh dũng. Cuối cùng đánh bại bộ lạc Xi Vưu, Xi Vưu cũng bị bắt làm tù binh. Xi Vưu không chịu đầu hàng bị Hoàng Đế ra lệnh chém đầu. Hai bộ lạc Viêm Hoàng cuối cùng đoàn kết nhất trí, thống nhất trung nguyên. Từ đó, các bộ lạc ở trung nguyên đều tôn Hoàng Đế làm cộng chủ. Dưới sự thống lĩnh của Hoàng Đế, bộ lạc Viêm Đế Hoàng Đế dung hợp thành dân tộc Hoa Hạ, đây chính là nguồn gốc của hai chữ “Hoa Hạ”.

          Còn có một thuyết khác có liên quan. Đối với thuyết này có sự giải thích khác nhau. Tương truyền, triều Hạ là triều đại đầu tiên trong lịch sử Trung Quốc. Đại Vũ 大禹 trải qua mấy năm trị thuỷ thành công được vua Thuấn chọn làm người kế nhiệm. Đại Vũ đã mở ra một thời đại tươi sáng, cho nên lúc bấy giờ tộc Hạ Hậu 夏后 mà Đại Vũ là đại biểu đang chiếm ưu thế trở thành bộ lạc thị tộc cực thịnh. Thêm vào đó tộc Hạ Hậu lấy Hoa sơn 华山 làm trung tâm sinh sống, cho nên được mọi người gọi là tộc Hoa Hạ. Đây cũng là nguyên nhân tại sao con của Đại Vũ kiến lập vương triều đầu tiên gọi là “Hạ”.


          Ngày nay đối với nguồn gốc của tên gọi “Hoa Hạ” cũng còn có những tranh luận Một số chuyên gia học giả đã đem nhiều quan điểm quy nạp thành 2 loại:

- Quan điểm thứ nhất cho rằng, “Hoa Hạ” là danh xưng của dân tộc. Họ cho rằng Trung Quốc cổ đại lấy “Hạ” làm tộc danh:

Hoa Hạ tộc định cư tại Hoa sơn chi chu, Hạ thuỷ chi bàng, cố nhi đắc danh.

华夏族定居在华山之周, 夏水之旁, 故而得名

(Tộc Hoa Hạ định cư ở quanh Hoa Sơn, bên cạnh sông Hạ, nên nhân đó mà có tên)

Danh từ “Hạ” là từ sông Hạ mà ra. Dân tộc Trung Hoa từ xưa tới nay là một dân tộc to lớn được cấu thành từ sự dung hợp các dân tộc khác nhau. Nó mặc dù không phải là một dân tộc đơn thuần, nhưng trong lịch sử nó trước sau lấy một dân tộc hạt nhân làm trung tâm, dần dung hợp và đồng hoá các dân tộc khác, hình thành một “dân tộc đa nguyên hoá mang tính đơn nguyên”, đó chính là dân tộc Trung Hoa ngày nay. Thời Tiên Tần, nó được gọi là “Hoa tộc” hoặc “Hạ tộc”. “Hoa” chỉ “Hoa tộc” cư trú tại Hoa sơn, lấy mai côi hoa 梅瑰花 () làm tô tem, “Hạ” chỉ Hạ Hậu thị 夏后氏 tổ tiên của “Hạ tộc” cư trú ở trung và hạ du Trường giang.

- Một quan điểm khác cho rằng “Hoa Hạ” về căn bản không phải để gọi dân tộc, nó chỉ là một khái niệm văn hoá địa vực. Nhưng ở đây lại có 2 cách giải thích khác nhau.

Thứ nhất: tổ tiên xa xưa của dân tộc Trung Hoa từng được chia là 3 tập đoàn chủ yếu là Hoa Hạ 华夏, Đông Di东夷 và Miêu Man 苗蛮. Trong những cuộc cạnh tranh và chiến tranh không ngừng, Hoàng Đế cuối cùng chiếm được địa vị bá chủ, tập đoàn Hoa Hạ do ông lãnh đạo trở thành chủ lưu chính trị và văn hoá lúc bấy giờ, tập đoàn Đông Di và Man Miêu không thể không xưng thần và đã bị ép gia nhập vòng văn minh Hoa Hạ.

Thứ hai: thời viễn cổ lấy văn hoá cao thấp để định danh. Cho nên khu vực Chu lễ văn hoá cao gọi là “Hạ”, cũng như thế, dân tộc có văn hoá cao gọi là “Hoa”. “Hoa” và “Hạ” hợp lại, gọi chung là “Trung Quốc”. Về sau “Hoa Hạ” không ngừng dung hợp lớn mạnh, phàm các dân tộc chung quanh khi tiếp nhận văn hoá Hoa Hạ, đều gia nhập phạm trù văn hoá Hoa Hạ truyền thống, Hoa Hạ dần trở thành tượng trưng của văn minh Trung Hoa.
Đến giai đoạn hiện nay của chúng ta, vẫn chưa hoàn toàn giải được bí ẩn về nguồn gốc của danh xưng “Hoa Hạ”. (Nguyên tác Trung văn)
TRUNG HOA DÂN TỘC VỊ THẬP MA  KHIẾU “HOA HẠ”

中华民族为什么叫华夏

Trong quyển

TRUNG QUỐC VỊ GIẢI CHI MÊ

中国未解之谜

Chủ biên: Tôn Thiệu Vũ 孙绍武

Hô Hoà Hạo Đặc: Viễn phương xuất bản xã, 2009.)"

Theo truyền thuyết, ông tổ của dân tộc Trung Hoa là Bàn Cổ. “Bàn Cổ có sáu trai, sáu gái… tự lấy nhau thành chồng vợ. Vì vậy con cái chỉ biết mẹ chứ không biết cha”. Rồi đến các đời gọi là Tam Hoàng (Thiên Hoàng, Địa Hoàng, Nhân Hoàng): Hữu Sào dạy dân chặt cây làm nhà; Toại Nhân dạy dân cách làm ra lửa, ăn thức ăn nấu chín; Phục Hi dạy dân làm lưới bắt cá, đặt ra chữ viết để thay cái tục lấy dây thắt nút (điều này thật lạ!), dạy dân phép cưới vợ gả chồng; Thần Nông dạy dân cày ruộng, lập chợ, nếm cây cỏ để làm thuốc chữa bệnh.

Theo nhiều nhà nghiên cứu lịch sử Trung Hoa thì tới đời Phục Hi, Thần Nông, dân tộc Trung Hoa đã bước vào thời đại đồ đá mới, còn các đời trước vẫn là thời đại đồ đá cũ. 

Sau Thần Nông là Hoàng Đế. Ông thu phục, thống nhất các bộ lạc thành liên minh các bộ lạc, cai quản hết thảy, truyền ngôi được năm đời (Hoàng Đế, Thiếu Hiệu, Chuyên Húc, Đế Cốc, Đế Chí, người đời sau gọi là thời Ngũ Đế). Lúc này, người Trung Hoa đã biết dùng bánh xe.

Nối tiếp Ngũ Đế là hai đời Nghiêu, Thuấn. Người đời sau ca tụng là hai ông vua hiền, là những bậc minh quân tài đức vẹn toàn. Nghiêu định phép đo lường tính âm dương, sai ông Cổn đắp đê ngăn nước Hoàng Hà nhưng công việc trị thủy ấy thất bại. Thuấn sai Hạ Vũ trị thủy, đào kinh thoát nước lụt thành công.

Vì tài năng và có công lớn, đến khi Thuấn già, Hạ Vũ được bầu làm người đứng đầu liên minh bộ lạc (Thời kỳ này vẫn đang còn chế độ thị tộc, chưa có chuyện vua truyền ngôi cho con. Như vậy, Ngũ Đế cũng chỉ là năm thủ lĩnh của liên minh bộ lạc).

Theo cuốn “Lịch sử thế giới” của Nguyễn Hiến Lê và Thiên Giang (NXB Văn hóa, 1997) thì: “Sách cổ nhất chép chuyện các vua đó là cuốn “Thượng thư” (có hai thiên: Nghiêu điển và Vũ công) viết vào đầu đời Xuân Thu (thế kỷ VIII trCN), nghĩa là trên ngàn rưỡi năm sau khi vua Thuấn chết. Vậy, việc các vua đó đã truyền khẩu 1500 năm rồi mới chép lại, tất nhiên không sao hoàn toàn đúng sự thực được”.

Nói về tình hình xã hội thời thị tộc của Trung Hoa cổ đại, thiên Lễ vận trong sách Lễ kí chép: “Thi hành đạo lớn thiên hạ là chung, chọn người hiền tài, chú trọng tín nghĩa và sự hòa mục. Do vậy, người ta không chỉ thân với người thân của mình, không chỉ yêu con của mình. Làm cho người già có chỗ dưỡng lão, trai tráng có chỗ dùng, trẻ nhỏ có chỗ nuôi nấng, những kẻ quan quả cô độc tàn tật đều có chỗ nuôi. Trai có nghề nghiệp cho riêng mình, sức lực đều dốc hết nhưng không phải vì mình. Vì vậy, mưu mô xảo quyệt không dùng, trộm cướp giặc giã không có, do đó cửa ngoài không cần đóng, gọi là Xã Hội Đại Đồng”.

Sau khi Hạ Vũ chết, con của ông là Khải lên thay, nghiễm nhiên trở thành ông vua được truyền ngôi, sự kiện đó đánh dấu sự kết thúc của chế độ thị tộc và mở đầu cho việc coi cha truyền con nối ngôi vua là lẽ đương nhiên, hợp đạo lý. Cũng thiên Lễ vận, chép: “Nay đạo lớn đã mất, thiên hạ thành riêng, người ta chỉ thân với người thân của mình, chỉ yêu con của mình, của cải là của riêng mình, cha truyền con nối là hợp với lễ, lấy thành quách hào ao làm kiên cố, lấy lễ nghĩa là kỷ cương, để xác định địa vị của vua tôi… để đặt ra các chế độ, để phân định cương giới ruộng đất, để bồi dưỡng tài năng cho những người dũng cảm và những người thông thái… vì vậy mưu mô được sử dụng và việc binh đao từ đó nổi lên…".

Nhà Hạ (khoảng thế kỷ XXI-XVI trCN), bắt đầu từ vua Khải, và cũng là ông vua đầu tiên của Trung Quốc. Có thể nói bắt đầu từ nhà Hạ, quyền sở hữu tư nhân trong xã hội được khẳng định. Trong thời gian trị vì, Khải đã phải đương đầu với nhiều cuộc chống đối trong liên minh bộ lạc như Bá Ích thuộc bộ lạc Đông Di hay Hữu Hổ thuộc bộ lạc Hạ. 

Con Khải là Thái Khang làm vua, chỉ để tâm vào du ngoạn, không lo chính sự, bị Hậu Nghệ cũng thuộc bộ lạc Đông Di khởi binh đánh, phải bỏ chạy. Nghệ giỏi săn bắn, không thạo trị lý, sau khi đoạt quyền thì cũng giống như Thái Khang khi trước, ham săn bắn mà bỏ bê quốc sự, không chú ý củng cố quyền lực, bị bộ hạ là Hàn Trạc giết, cướp ngôi. Được ít lâu, một người dòng dõi nhà Hạ là Thiếu Khang, được sự ủng hộ của các bộ tộc thân cận giết được Hàn Trạc, khôi phục nhà Hạ. 

Cuối đời nhà Hạ, vua Kiệt là một hôn quân tàn ác, áp bức thậm tệ, bị dân oán hờn. Hạ suy yếu. 


  Xiajie.png
Hình ảnh vua Kiệt mang cây kích trên vai, đại diện cho sự tàn ác và ngồi trên hai nữ bộc, tượng trưng cho sự lạm dụng quyền lực của Ông. Tranh in tường, vẽ vào thời Hán trên một đền thờ của gia đình họ Võ ở Sơn Đông, năm 150.

Trong khi đó tộc thượng ở hạ lưu Hoàng Hà không ngừng lớn mạnh. Tục truyền rằng thủy tổ của tộc Thượng là Khế, người cùng thời với Hạ Vũ. Thành Thang, tộc trưởng lúc đó, là cháu mười bốn đời của Khế. Nhân cơ hội Hạ suy yếu, Thang hội chư hầu, đem quân đánh Hạ. Sử chép hồi đó có tới ba ngàn chư hầu, số dân mỗi chư hầu chắc không đáng bao nhiêu.

Kiệt thua, chạy đến đất Nam Sào (An Huy), chết ở đó. Nhà Hạ bị diệt vong sau 500 năm tồn tại.

Thành Thang lập nên nhà Thương (khoảng 1783-1066 trCN).

Lúc đầu nhà Thương đóng đô ở đất Bạc, phía nam Hoàng Hà, thuộc tỉnh Hà Nam ngày nay. Sau dời đô đến đất Ân, ở phía Bắc Hoàng Hà, cũng thuộc tỉnh Hà Nam, nên nhà Thượng còn được gọi là Ân Thương hay Ân.

絵本三国妖婦伝 殷紂王.jpg
Vua nhà Thương
Trị vì1154 TCN – 1123 TCN
Tiền nhiệmĐế Ất
Kế nhiệmKhông có
Nhà Thương bị Cơ Phát lật đổ
Thông tin chung
Thê thiếpĐát Kỷ
Hậu duệ
Tên thật
Tử Thụ (子受)
Triều đạiNhà Thương
Thân phụĐế Ất

Nhà Thương thịnh một thời, đã có những phát triển bước đầu về mọi mặt. Nhưng về sau, các vua thường bạo ngược, dâm loạn, trác táng vô độ nên đoản thọ, thời gian ở ngôi chỉ “hoặc mười năm, hoặc bảy tám năm, hoặc năm sáu năm, hoặc ba bốn năm”. Trong số đó, nổi tiếng tàn bạo nhất là vua Trụ. Trụ mê nàng Đát Kỷ, dâm ngược, tăng phu phen lao dịch xây cất cung điện nguy nga, mở rộng kinh đô đến tận Triều Ca (huyện Kỳ, tỉnh Hà Nam); đặt thuế má nặng nề, dùng hình phạt thảm khốc đối với những người phản kháng, giết bề tôi trung thành. Không những thế còn luôn gây chiến tranh với các bộ lạc xung quanh, gây biết bao thống khổ lầm than cho dân chúng.

Chế độ tàn bạo và hủ bại làm cho cả xã hội lung lay!
 
cai chet bi tham cua my nhan to dat ky - 4
 Trong dân gian "Đát Kỷ" trở thành thành ngữ nói về sắc đẹp của "hồ ly tinh". (ảnh minh họa)
  
Wikipedia kể: "Thời Thương, người Trung Hoa chưa có tục chép sử, và hiện tại cũng chưa tìm thấy bất kỳ tài liệu đương thời nào ghi nhận sự tồn tại của Đát Kỷ. Tất cả các thông tin về Đắc Kỷ đều xuất phát từ các truyền thuyết dân gian. Mãi đến thời nhà Minh, tác phẩm tiểu thuyết dã sử "Phong thần diễn nghĩa" mới cung cấp những thông tin hệ thống về nhân vật này. 

Theo "Phong thần diễn nghĩa" thì Đát Kỷ nguyên danh là Tô Đắt Kỷ, con gái của Ký Châu hầu Tô Hộ (蘇護). Tô Hộ có 2 người con, 1 là con trai trưởng Tô Toàn Trung, văn võ song toàn, dũng trí hơn người, 2 là Tô Đát Kỷ 16 tuổi, quốc sắc thiên hương. Do vua Trụ Vương vốn háo sắc, nghe lời của Bí Trọng và Vưu Hồn, nên đòi Tô Hộ phải dâng con gái để nạp làm phi tần. Tuy Tô Hộ phản ứng mạnh trước yêu cầu này, nhưng sau khi có thư khuyên giải cân nhắc của Tây Bá hầu Cơ Xương, ông quyết định gả con gái đi..." 

"Nhiều truyền thuyết dân gian đều cho rằng Đát Kỷ là hồ ly tinh hóa thành, vì được biết bà rậm lông chân. Nang được mô tả là có nhan sắc yêu kiều làm mê đắm lòng người, thuộc hàng đại mỹ nhân của Trung Hoa. Tuy nhiên, do là một yêu tinh và có nhiều hành vi trực tiếp hoặc gián tiếp làm chết quá nhiều người, nên dân gian thường gọi bà là "yêu cơ". 

"Phong thần diễn nghĩa" thì cho rằng Đát Kỷ chỉ là người bình thường, nhưng trên đường dâng nạp cho Trụ Vương đã bị Hồ ly tinh nhập xác để thực hiện nhiệm vụ của Nữ Oa Nương Nương giao cho làm cho Trụ Vương mê muội và nhà Thương sụp đổ, tạo điều kiện cho nhà Chu thu phục thiên hạ. 

Cũng có thuyết kể rằng Đát Kỷ là một cô gái nết na hiền thục, vừa nhập cung đã bị Khương Tử Nha tung đồn là yêu nghiệt, khắc tinh của nhà Thương để Trụ Vương sợ, không dám chìm đắm trong tửu sắc. Trụ Vương tin lời triều thần nên đày Đát Kỷ vào lãnh cung. Sống trong lãnh cung cực khổ, Đát Kỷ thay đổi tính nết, trở nên hiểm ác, quyết tâm quyến rũ Trụ Vương để được ra ngoài phá hủy giang sơn nhà Thương, trả thù Khương Tử Nha cùng các triều thần khác. 

Có lần Đát Kỷ bất hòa với thân thuộc của vua là Tỷ Can, bắt ông này phải moi tim ra nấu thuốc rồi dựng linh đàn ở trước đại điện, hậu tang long trọng để được an giấc. Một vị quan giỏi xem tinh tượng, bói toán cũng vì bất hòa mà bị bà cho cột lưng vào cột nung đỏ, cháy cả lưng. Trụ Vương còn cho xây cung "Lộc Đài" vuông mỗi bên 3 dặm, cao ngàn thước, quy mô lớn chưa từng thấy, phải dùng đến hàng vạn thợ xây, xây 7 năm mới xong. 

Những lần đi du ngoạn, Trụ Vương và Đát Kỷ cũng làm không ít điều ác nhân như: Một lần đi dạo thấy cảnh một cụ già và một em bé đi trong mưa tuyết, cụ già thì khỏe mạnh, còn em bé run rẩy vì lạnh. Đát Kỷ nói cụ già được sinh ra trong lúc cha mẹ còn trẻ nên ống chân có tủy, đứa trẻ kia sinh ra khi cha mẹ đã già nên chân không có ống tủy, vì thế mà lạnh. Trụ Vương không tin, ả liền cho người chặt chân cụ già và em bé ra xem rồi cùng cười ha hả, một lần khác thấy 1 sản phụ liền bắt mổ bụng ra xem trai hay gái. 

"Bào lạc" lại là 1 phát minh của Đát Kỷ, Trụ Vương. Đó là 1 ống đồng dài, khi sử dụng mang ống đồng nhét đầy than đỏ bắc ngang qua hố lửa, bắt tội nhân cởi hết quần áo giày dép ra và chạy từ đầu này sang đầu kia của ống đồng. Quan thần trong triều bấy giờ bị tàn sát vô tội vạ. 

Bá Ấp Khảo - một người tình cũ của Đát Kỷ, đẹp trai, văn hay, võ giỏi. Đặc biệt chàng có biệt tài về âm nhạc, trời phú cho có đôi tay tinh tường, những ngón tay như thần có thể điều khiển tiếng đàn. Vẻ đẹp cùng với tài năng của chàng đương nhiên đã khiến Đát Kỷ say như điếu đổ. Vốn tính dâm dục, Đát Kỷ là gái có chồng đã bất chấp luân thường đạo lý, lập mưu tính kế chiếm giữ trái tim chàng. Có lẽ trên thế gian này có người nào đó ở trong một cung điện xa hoa cùng với một mỹ nữ tuyệt sắc như Đát Kỷ mà có thể giữ được bình tĩnh thì người đó chính là Bá Ấp Khảo. Tô hoàng hậu xinh đẹp, quyến rũ, vuốt ve mơn trớn thế nào, chàng cũng nhất định không đồng ý phục tùng nên bị chặt đầu rồi đem xác ra làm nhân bánh bao gửi về cho Cơ Xương. 

Nàng vì niệm tình như tỷ muội với Ngọc Dung, đã săn sóc cho mình nhiều năm hơn nữa sẽ rất khó ăn nói với Trụ Vương nên thuốc cho câm và khờ khạo, tìm người đưa về Ký Châu, giữ mạng cô ta lại để bịt đầu mối chuyện nàng giải cứu Ngọc Mỹ nhân. Nàng còn nhẫn tâm suýt giết chết Cơ Phát nếu không có Thân Công Báo ra tay ngăn cản. 

Chu Vũ Vương Cơ Phát được sự phò tá của Khương Tử Nha đã đánh đổ nhà Thương. Trụ Vương mất nước bèn mặc áo dát ngọc leo lên "Lộc Đài" tự châm lửa thiêu. Đát Kỷ cũng tự thắt cổ chết. 

Các sử gia đời sau thường cho rằng vì quá yêu Đát Kỷ, Trụ Vương đã làm nhiều điều thất đức, đi theo vết xe đổ của vua Kiệt nhà Hạ say đắm nàng Muội Hỷ đến nỗi làm hỏng chính sự và mất nước về tay nhà Chu. Sau này cuối thời Tây Chu lại có chuyện Chu U vương si mê nàng Bao Tự mà cũng lặp lại bi kịch như Trụ Vương làm mất nhà Tây Chu. Về sau, Đát Kỷ bị chính tay Khương Tử Nha giết chết (có nơi ghi là Đát Kỷ sau khi Trụ Vương mất nước đã thắt cổ tự tử)." 

Lúc đó có họ Cơ, tộc Chu cư trú ở thượng lưu Hoàng Hà (vùng Thiểm Tây, Cam Túc ngày nay). Tổ của tộc Chu la Khí, vì trồng lúa giỏi nên được gọi là Hậu Tắc và được tôn là Thần nông nghiệp. Bị người Nhung lấn chiếm, cháu đời thứ mười hai của Khí là Cổ Công Đản Phụ phải dẫn bộ lạc mình từ đất Mân đến đất Kỳ (Thiểm Tây) định cư, làm nhà cửa, xây thành quách, tổ chức lại nhân sự. Những cuộc chiến tranh với bộ lạc xung quanh đem lại cho tộc Chu nhiều chiến lợi phẩm, nô lệ và do đó càng đẩy nhanh sự phân hóa giai cấp trong bộ lạc. Đến đời cháu của Cổ Đông Đản Phụ tên là Xương thì nước Chu thành lập. Xương thành... Chu Văn Vương. 

Văn Vương tích cực củng cố và phát triển thế lực, mở rộng phạm vi cai trị đến vùng Trường Giang, chờ cơ hội đánh nhà Thương đang ngày càng suy yếu. Chưa kịp thực hiện mưu đồ thì Văn Vương chết, con của ông là Phát lên nối ngôi, gọi là Chu Vũ Vương. 

Tháng giêng năm 1066 trCN, Chu Vũ Vương hội 800 chư hầu, thống lĩnh hơn ba trăm binh xa, ba ngàn dũng sĩ, bốn vạn năm ngàn giáp sĩ, tổng cộng hơn sáu vạn người, vượt sông Diễn Hà, tiến về Triều Ca. 

Vua Trụ hoảng hốt đối phó. Nhưng quân chủ lực đang chinh phạt ở miền đông nam xa xôi, Trụ đành miễn cưỡng tập hợp mười bảy vạn nô lệ và tù binh ra ứng chiến. 

Quân Thương tuy đông gấp bội, nhưng vốn căm hận vua Trụ nên vừa thấy quân Chu đã bỏ chạy, nhiều người còn quay giáo đánh lại chủ nô. 

Vua Trụ đại bại, hết đường trốn, phải tự tử trên giàn hỏa thiêu ở Triều Ca. Sau 600 năm tồn tại, nhà Thương tiêu vong.


Đế Tân, tên thật Tử Thụ hoặc Tử Thụ Đức, còn gọi là Thương vương Thụ, Thương Trụ, Thương Thụ, là vị vua cuối cùng đời nhà Thương trong lịch sử Trung Quốc. Ông được cho là ở ngôi từ 1154 TCN đến 1123 TCN, hoặc 1075 TCN đến 1046 TCN




Nhằm thu phục nhân tâm, Vũ Vương phong cho Vũ Canh (con của vua Trụ) một vùng đất cũ của nhà Thương và phong cho ba con mình là Quản Thúc, Thái Thúc, Hoắc Thúc vùng đất bên cạnh để giám sát. Sau đó Vũ Vương rút về Cảo Kinh ở phía tây, vì vậy, thời kỳ nhà Chu đóng đô ở đây được gọi là thời Tây Chu. Triều Tây Chu tồn tại ngót 300 năm (khoảng 1066 – 770 trCN).

Hai năm sau, Vũ Vương chết, con nối ngôi là Thành Vương còn nhỏ, nên em của Vũ Vương là Chu Công nắm quyền nhiếp chính. Lợi dụng tình hình đó, Vũ Canh lôi kéo Quản Thúc, Thái Thúc và một số nước nhỏ ở phía đông nổi dậy. Chu Công đem quân đi đánh, sau ba năm thì dẹp được. Vũ Canh, Quản Thúc bị giết, Thái Thúc bị đày. Về sau, Thành Vương chinh phục nốt các bộ tộc Tứ và Hoài ở phía đông nam. Bản đồ nhà Chu được mở rộng tới tận biển Đông. 

Chu Công có tài tổ chức, điều hành việc nước, thi hành chính sách phân phong đất đai cho người trong họ để làm phên dậu bảo vệ nhà Chu; bày ra lễ nhạc theo phép “tỉnh điền”. Tỉnh điền là phép chia đất cho nông dân ở đời Chu: một khoảng đất rộng khoảng năm, sáu trăm mẫu chia làm chín khu theo hình chữ tỉnh. Tám gia đình chia nhau tám khu ở chung quanh và phải chung sức cấy cày khu ở giữa để nộp cho vua. Tại khu đó có đào giếng chung cho mọi gia đình, (tỉnh có nghĩa là giếng). 

Nhà Chu bước vào thời kỳ cực thịnh. 

Điều thú vị nói thêm: Sử có chép rằng lúc đó, nước ta, được gọi là Việt Thường, sai sứ sang cống chim bạch trĩ, nhà Chu dùng xe chỉ nam để đưa sứ ta về nước. 

Đến thế kỷ IX TCN, Lệ Vương thi hành chính sách giữ độc quyền rừng núi, ao hồ làm mất lòng dân. Không những thế, ông ta còn thẳng tay trừng trị những ai dám bàn tán, kêu ca, làm mọi người căm phẫn. 

Thấy vậy, cận thần là Thiệu Công can: 

- Bịt miệng dân còn nguy hiểm hơn chặn dòng nước. Nước chặn mà bị vỡ thì nhất định sẽ gây tai họa. Kẻ làm việc trị thủy là phải khơi cho nó chảy, kẻ làm việc trị dân là để cho họ được nói. 

Lời đó rất đúng nhưng Lệ Vương bỏ ngoài tai. 

Năm 841 TCN, dân vùng kinh kỳ nổi dậy chống đối. Lệ Vương hốt hoảng bỏ kinh thành chạy đến đất Trệ (Sơn Tây ngày nay) rồi chết ở đó. Con trai của Lệ Vương là Tĩnh trốn vào nhà Thiệu Công. Thiệu Công đưa con trai mình ra mạo xưng để quân khởi nghĩa giết. 

Mười bốn năm tiếp theo là giai đoạn kỳ lạ, không vua, gọi là “Cộng hòa hành chính”. 

Đến năm 827 TCN, Tĩnh được lên làm vua, hiệu là Tuyên Vương. Nhà Chu lại được khôi phục và tương đối ổn định. 

Tuyên Vương chết, U Vương nối ngôi. U vương là kẻ ăn chơi, xa xỉ, say đắm tửu sắc.Theo sử xưa chép lại thì: Chu U Vương trọng dụng Quắc công Thạch Phủ, cho cầm quyền chính trong triều. Thạch Phủ ham lợi, thường xu nịnh U Vương, đón ý vua, mọi người trong triều đều ghét. 

History of King Yu.jpg
U vương đốt lửa dụ chu hầu
Thiên tử nhà Chu
Trị vì781 TCN771 TCN

Chu U Vương đã có vương hậu họ Thân, con gái của Thân hầu, sinh thế tử Nghi Cữu. Năm 779 TCN, Bao Quýnh bị tội với Chu U vương, bèn dâng lên ông một mỹ nữ là Bao Tự. Thấy Bao Tự duyên dáng, xinh đẹp tuyệt trần, Chu U Vương liền ngày đêm sủng ái. Bao Tự sinh được con trai là công tử Cơ Bá Phục. 

Vì say mê Bao Tự, U vương muốn phế bỏ Thân hậu và thế tử Nghi Cữu để lập Bao Tự và Bá Phục. 

Bao Tự rất ít khi cười. U vương tìm mọi cách để làm Bao Tự cười nhưng đều không thành. Quanh đất nhà Chu cai trị vốn xây nhiều tháp dầu để khi có giặc kéo đến thì đốt các cột lửa báo hiệu cho chư hầu đến cứu. Theo lời Quắc công Thạch Phủ, Chu U vương sai đốt lửa cho chư hầu mang quân đến để cho Bao Tự cười. U vương làm theo. Quân chư hầu mấy nước lân cận trông thấy các cột lửa cháy, ngỡ là có giặc bèn hớt hải mang quân đến cứu. Đến kinh thành, thấy mọi người vẫn đi lại bình thường, không có giặc giã gì cả. Các chư hầu ngơ ngác nhìn nhau. Bao Tự ở trên đài trông thấy bật tiếng cười lớn. U vương vô cùng hoan hỉ vì làm được cho Bao Tự cười. Xong U vương lệnh cho các trấn chư hầu rút quân về vì không có giặc. Từ lần Bao Tự cười, U vương rất mừng, lại sai đốt lửa phong đài lần nữa và các chư hầu lại bị lừa. Từ đó các chư hầu mất lòng tin vào thiên tử nhà Chu. 

U vương ngày càng chuyên sủng Bao Tự và xa lánh Thân hậu. Nghe lời Quắc công Thạch Phủ, ông chính thức phế bỏ Thân hậu, lập Bao Tự làm hậu và phế nốt thế tử Nghi Cữu, lập Bá Phục làm thế tử. Tây Chu suy yếu. 

Năm 771 TCN, cha của hoàng hậu họ Thân là Thân Hầu, liên kết với người Khuyển Nhung (tộc Nhung, từ thời Chiến Quốc trở về sau được gọi là Hung Nô) dấy binh đánh U Vương. Tình hình nguy cấp, Chu U vương vội cho đốt lửa phong đài để hiệu triệu chư hầu tới cứu, nhưng các chư hầu đã từng bị lừa nên tưởng vua đùa, không mang quân tới nữa. Chu U vương không chống nổi quân địch, đành mang Bao Tự và thái tử Bá Phục bỏ chạy, bị quân Khuyển Nhung đuổi theo giết chết ở núi Ly Sơn. Con nhỏ Bá Phục và em ông là Trịnh Hoàn Công Cơ Hữu cũng bị giết trong trận này. 

Chu U vương ở ngôi 11 năm. Sau này Thân hầu ân hận mang họa cho dân Hạo Kinh bèn mời các nước chư hầu Tấn, Tần, Vệ, Trịnh đến đánh đuổi quân Khuyển, Nhung và lập con trưởng U vương là Cơ Nghi Cữu lên ngôi, tức là Chu Bình Vương,dời đô sang Lạc Ấp ở phía đông. Từ đó gọi nhà Chu thời kỳ này là Đông Chu (khoảng 771 – 221 TCN).

bao tu, nu cuoi lam diet vong mot trieu dai - 1
 Người đẹp Bao Tự, U Vương thi thoảng lại thắp tháp dầu trêu đùa chư hầu. (ảnh minh họa)

Đông Chu, về mặt thời gian tồn tại, được chia làm hai thời kỳ: thời kỳ đầu gọi là Xuân Thu (770 – 475 TCN), thời kỳ sau gọi là Chiến Quốc (475 – 221 TCN). Do vậy thời Đông Chu cũng được gọi là thời Xuân Thu - Chiến Quốc.

Ở đây có một chú ý nhỏ: 221 TCN là năm nước Tề bị nước Tần diệt và thống nhất Trung Quốc. Nhà Chu đã bị diệt vong trước đó bởi Tần, năm 249 TCN.
(Còn tiếp)

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét