Thứ Hai, 14 tháng 5, 2018

HÉT LÊN ĐI, ƠI QUÊ HƯƠNG YÊU DẤU! 39

-Mục đích chủ yếu của truyền thông lề trái là bôi xấu, muốn lật đổ chế độ, nhằm thỏa mãn não trạng thâm thù phi lý của nó. 
-Nhưng không phải vì thế mà nó nói sai tất cả! Vì nó nói được cả những điều cấm lỵ mà "lề phải" không giám nói. Cần nghe nó có chọn lọc, rà soát một cách thực tâm phục thiện để tự sửa mình. Đó là con đường khôn ngoan nhất để tiếp cận đầy đủ thông tin, để có thể "toàn ngộ" mà hướng nhanh tới tiến bộ!
-Tuyệt đối phủ định nó hoặc nghe theo nó là cực đoan, bảo thủ, duy ý chí và ngu xuẩn!
--------------------------------
-NÓI NHƯ CON "KÉT", LÀM NHƯ CON "KẸT"!
-QUAN "NỔ" = MỴ DÂN.
-Định hướng như ... cứt mà đòi lên "Thiên Đường XHCN".  
-Rồi đây, lịch sử sẽ chỉ rõ công - tội!
------------------- 
-Xã hội chủ nghĩa mà chi
Thằng trên định hướng làm vì cho ai?
Chém cha cái chế độ này
Chạy quyền, chạy chức rẫy đầy thế a?
Con ông rồi lại cháu cha
Ăn hết "lộc nước", xót xa dân tình
Thương thay cho đám hậu sinh
Ăn phải cám giỗ của "mình" mớm cho
Ai xui xây đắp cơ đồ
Cho ai vơ vét, tha hồ giàu sang? 
--------------------------------------
-Như thế nào là làm cho dân giàu, nước mạnh?
-Coi chừng sai với mục đích "vì dân". Một khi đã không vì dân thì cũng không thể vì nước! Đã không vì dân, vì nước thì vì cái gì? Phải chăng là vì lợi ích của tầng lớp thống trị "đỏ"?
------------------------------------------
- Các "phụ mẫu"  tham tàn "qui hoạch" 
Lũ cháu con phá phách tan hoang!
Khác gì nước mất, nhà tan
Còn đâu cái cảnh "đất lành" ngày xưa?

-Đúng là "Lũ hại dân hại nước!" 



---------------------------------------------------
(ĐC sưu tầm trên NET)
 
Vì sao báo chí nhà nước được chỉ đạo ồ ạt vào cuộc vụ Thủ Thiêm- một hiện tượng lạ chưa từng có?
  
Chính quyền Tp.HCM bất ngờ trưng ra 13 bản đồ Thủ Thiêm thị uy dân chúng, phải chăng là bản đồ giả?

Giật mình đền bù 'đất vàng' Thủ Thiêm, 1 mét bằng 3 bát phở

-Người dân khu đô thị Thủ Thiêm, quận 2, TP.HCM cho biết, họ được đền bù để lấy mặt bằng xây dựng khu đô thị Thủ Thiêm với giá rẻ mạt, 1 m2 đất bằng 3 tô phở.
Ngày 9/5, tổ đại biểu Quốc hội đơn vị 7 thuộc Đoàn Đại biểu Quốc hội TP HCM đã tiếp xúc cử tri quận 2. Tại buổi tiếp xúc, nhiều cử tri bức xúc về việc giá đất đền bù cho các hộ dân giải tỏa trong dự án khu đô thị mới Thủ Thiêm với giá rẻ mạt.
Cử tri Nguyễn Thị Bạch Tuyết, bày tỏ, gặp được đại biểu Quốc hội rất mừng, muốn trình bày tất cả tâm tư nguyện vọng.
Bà Tuyết cho hay, gia đình mình từng bám đất giữ làng, nuôi quân kháng chiến. Khi chính quyền giải toả 3.780 m2 đất nhà bà được chi trả 568 triệu đồng, vườn cây ăn trái trả hơn 3 triệu đồng.
Bản đồ Thủ Thiêm,Quy hoạch Thủ Thiêm,Bản đồ quy hoạch Thủ Thiêm
Cử tri Nguyễn Thị Bạch Tuyết bật khóc khi nói đền giá đền bù rẻ mạt ở KĐT Thủ Thiêm
“Hơn 10 năm ôm gia đình tôi uất ức vì hơn 3.780m2 đất chỉ được đền bù 150.000 đồng, bằng tiền mua 3 tô phở. Cả nhà và tài sản gắn liền trên đất cũng được đền bù rẻ mạt. Hiện nay, sau bao nhiêu năm trở lại khu đô thị mới cũng chỉ thấy toàn dự án nhà ở mọc lên, giá bán hàng chục đến hàng trăm triệu/m2, nghĩ mà xót xa”, bà Tuyết nghẹn lời.
Cùng vấn đề này, cử tri Nguyễn Thị Ngọc Mỹ cho rằng, 22 năm trước quyết định của Thủ tướng Võ Văn Kiệt mang tính nhân văn, phân rõ khu vực trung tâm và tái định cư cho người dân Thủ Thiêm, chứ không phải lấy thêm đất của dân ngoài ranh, còn khu tái định cư thì phân bổ rải rác nhiều nơi.
Cử tri này cho hay, rất tâm đắc ý kiến của cựu Chủ tịch TP.HCM Võ Viết Thanh: "Đồng tiền đã làm biến dạng quy hoạch Thủ Thiêm".
“Tôi đồng ý với ý kiến này. Bởi từ khi được Thủ tướng phê duyệt quy hoạch, khu đô thị Thủ Thiêm đến nay còn dở dang, đất được giao cho nhiều nhà đầu tư xây dựng nhà ở thương mại, bán hàng trăm triệu/m2. Trong khi nhà tôi bị thu hồi, được bồi thường chỉ 200.000 đồng/m2”, bà Mỹ bức xúc nói.
Mua nhà 50 cây vàng được đền bù 94 triệu
Còn bà Nguyễn Ngọc Thanh khóc, cho hay, gia đình mua căn nhà giá 50 cây vàng để ở, sau này chính quyền nói gia đình trong quy hoạch, được đền bù 94 triệu đồng. Sau đó, bố trí gia đình tới ở 1 chung cư, nhưng phải bỏ thêm 800 triệu mới được vào ở.
"Gia đình tôi đâu có nằm trong quy hoạch mà giải tỏa, tôi yêu cầu trả lại căn nhà ở phường An Khánh để sinh sống, hoặc một chỗ khác ổn định hơn”, bà  Thanh yêu cầu.
Bên cạnh đó, cử tri quận 2 cũng bày tỏ bức xúc khi thu hồi đền bù tài sản cho họ với giá rẻ mạt nhưng khi công ty bán ra thì lại cao gấp hàng chục lần.
Cử tri Lê Thị Bạch Tuyết phản ánh: "Tôi đã gọi lên công ty Đại Quang Minh (chủ dự án khu đô thị Sala - P.V) để hỏi tìm mua nhà ở gần nơi ở cũ, thì được thông báo giá đất trên đúng con đường này là 350 triệu/m2 và đã bán hết. Nếu cần thì năm sau công ty sẽ báo lại nhưng lên tới giá 23 tỷ/1 căn”.
Từ đó, cử tri này đặt vấn đề đền bù cho người dân 18 triệu/m2, trong khi công ty bán ra thị trường giá 350 triệu/m2. Mức giá quá chênh lệch, chưa bằng số lẻ giá bán ra, thiệt thòi cho người dân...
Bản đồ Thủ Thiêm,Quy hoạch Thủ Thiêm,Bản đồ quy hoạch Thủ Thiêm
Cử tri Lê Thị Bạch Tuyết phản ánh với tổ đại biểu Quốc hội tại buổi tiếp xúc

“Tôi nghĩ như vậy là bóc lột dân quá, đa số người dân là nghèo, thiểu số mới là giàu”, bà Tuyết nhấn mạnh.
Liên quan đến vấn đề này, ông Nguyễn Phước Hưng, Chủ tịch quận 2 cho biết, không có chuyện đền bù đất giá rẻ bằng 3 tô phở ở dự án đường Lương Định Của.
Theo ông Hưng, dự án này được phê duyệt năm 2016, còn dự án 87 đã được phê duyệt trước đó. Hiện nay, dự án Lương Định Của đã được thẩm định. Lãnh đạo quận yêu cầu chủ đầu tư bồi thường đúng giá thị trường.
Tuy nhiên, các cử tri đã tỏ ra bức xúc về phần trả lời của đại diện lãnh đạo UBND quận 2.
Khu đô thị Thủ Thiêm tọa lạc bên bờ Đông sông Sài Gòn, đối diện quận 1, có tổng diện tích 657 ha được quy hoạch là trung tâm hiện đại và mở rộng của TP.HCM. Khu đô thị có các chức năng chính là trung tâm tài chính, văn hoá, thương mại, dịch vụ cao cấp, nghỉ ngơi, giải trí..
Bản đồ Thủ Thiêm,Quy hoạch Thủ Thiêm,Bản đồ quy hoạch Thủ Thiêm
Một góc khu đô thị mới Thủ Thiêm nhìn từ trên cao
Để đầu tư xây dựng "siêu dự án" này, thành phố đã mất nhiều năm giải tỏa trắng gần như toàn bộ bán đảo Thủ Thiêm, khoảng 15.000 hộ dân đã di dời. Thành phố đã huy động gần 30.000 tỷ đồng để chi trả bồi thường, tái định cư.
Nguyên Chủ tịch TP.HCM Võ Viết Thanh: Thủ Thiêm có tới mười mấy bản đồ

Nguyên Chủ tịch TP.HCM Võ Viết Thanh: Thủ Thiêm có tới mười mấy bản đồ

Ông Võ Viết Thanh, nguyên Chủ tịch UBND TP.HCM là người trình bày đồ án quy hoạch khu đô thị mới Thủ Thiêm, kèm với đó là 13 tấm bản đồ.
Sở Quy hoạch TP.HCM hoài nghi sự tồn tại bản đồ KĐT Thủ Thiêm

Sở Quy hoạch TP.HCM hoài nghi sự tồn tại bản đồ KĐT Thủ Thiêm

Đại diện sở Quy hoạch TP.HCM cho hay, bản đồ tỷ lệ 1/5000 khu đô thị Thủ Thiêm có thể Thủ tướng không phê duyệt nên không được phát hành.
Bản đồ quy hoạch Thủ Thiêm thất lạc đã được thay thế mới

Bản đồ quy hoạch Thủ Thiêm thất lạc đã được thay thế mới

Thứ trưởng Bộ Xây dựng Lê Quang Hùng thông tin về bản đồ quy hoạch Thủ Thiêm bị thất lạc.
'Phải tìm bằng được bản đồ quy hoạch Thủ Thiêm bị thất lạc'

'Phải tìm bằng được bản đồ quy hoạch Thủ Thiêm bị thất lạc'

KTS Ngô Viết Nam Sơn cho rằng, bản đồ quy hoạch 1/5000 Khu đô thị mới Thủ Thiêm là tài liệu pháp lý vô cùng quan trọng; do vậy bằng mọi cách phải tìm được bản đồ thất lạc.
Chưa tìm ra bản đồ gốc quy hoạch khu đô thị mới Thủ Thiêm

Chưa tìm ra bản đồ gốc quy hoạch khu đô thị mới Thủ Thiêm

Chánh VP UBND TP.HCM cho biết, bản đồ khu đô thị mới Thủ Thiêm 1/5000 chưa tìm thấy trong bộ hồ sơ lưu, chứ không phải không có.
Văn Bình

Vụ ‘mất bản đồ Thủ Thiêm’ sẽ dẫn đến một đại án quốc gia?

Phạm Chí Dũng (VOA)

Khu đô thị mới Thủ Thiêm trong tương lai. (Hình: Dân Việt)
Từ một câu hỏi tưởng chừng vô thưởng vô phạt của phóng viên về số phận của bản đồ gốc quy hoạch khu đô thị mới Thủ Thiêm, giới quan chức và đặc biệt cựu quan chức của Thành Ủy và chính quyền TP.HCM có lẽ không thể hình dung rằng số phận của họ đã bị đóng đinh vào câu hỏi này.
Thông đồng phi tang bản đồ gốc?
Cách đây 10 năm và vào lúc còn chưa bị mất chức, tổng biên tập báo Đại Đoàn Kết là nhà báo Lý Tiến Dũng cũng đã tung ra một loạt bài về vấn nạn quy hoạch bị xé nát ở Thủ Thiêm và tình trạng giải tỏa vô tội vạ ở vùng đất này, đồng thời đặt dấu hỏi lớn về việc tại sao các cơ quan chức năng của TP.HCM lại không tìm ra bản đồ gốc quy hoạch khu đô thị mới Thủ Thiêm.
Vài năm trước, báo chí cũng một lần nữa nhắc lại câu hỏi trên. Tuy nhiên, lời hứa hẹn “đang tìm” của chính quyền TP.HCM luôn có giá trị cứ sau mỗi thập kỷ.
Nhưng đến năm nay – 2018, lời hứa trên không còn “thiêng” nữa.
Hậu quả khó ngờ đối với giới quan chức TP.HCM là lời hứa cho có trên đã kéo theo một cảnh tượng bát nháo của quan chức lẫn những chuyên gia nhà nước theo cách kẻ nói có người nói không.
Nhưng mỗi cách trả lời “có” hay “không” lại đều như gắn chặt với một động cơ hoặc đùn đẩy trách nhiệm cho kẻ khác, hoặc rất thiếu trong sáng. Cứ nhìn vào cái cách báo chí nhà nước ồ ạt nhảy vào xới tung vụ “mất bản đồ Thủ Thiêm,” không chỉ những quan chức đương nhiệm và cả những cựu quan chức của TP.HCM – từ chủ tịch thành phố đến giám đốc các Sở Quy Hoạch và Kiến Trúc, Xây Dựng, Tài Nguyên và Môi Trường, Văn Phòng Ủy Ban Nhân Dân thành phố,… đều có thể cảm nhận rõ vụ xới tung tấm bản đồ biến mất không thể là vô tình, và rằng rất có thể hơi nóng hầm hập của cái “lò” Nguyễn Phú Trọng đang phả vào gáy những ai đó ở Sài Gòn.
Trong trường hợp bản đồ gốc quy hoạch Thủ Thiêm 1/5000 biến mất hay bị phi tang, những kẻ “ăn đất” trong chính quyền TP.HCM và các bộ ngành liên đới sẽ có khả năng thoát tội vì cơ quan thanh tra không có cơ sở để đối chiếu và làm rõ con số 150-160 ha đất “giải tỏa thêm” so với quy hoạch cũ. Hẳn là bởi động cơ tính toán như thế mà trong khi Văn Phòng Ủy Ban Nhân Dân TP.HCM khẳng định bản đồ gốc quy hoạch Thủ Thiêm là “có,” thì một hiện tượng chưa từng có là tấm bản đồ này lại không hề được tìm ra ở các bộ ngành liên quan như Văn Phòng Chính Phủ, Bộ Xây Dựng, Bộ Kế Hoạch và Đầu Tư…
Có nghĩa là trong trường hợp tấm bản đồ xấu số trên bị phi tang, đã có một âm mưu thông đồng tập thể giữa nhiều quan chức ở nhiều cơ quan – hoàn toàn xứng đáng trở thành một vụ đại án với ít nhất một tội danh “Cố ý làm trái gây hậu quả nghiêm trọng.”
“Phe cánh chính trị và lợi ích” Lê Thanh Hải
Ngay vào lúc này, nếu ông Trọng muốn mở điệp vụ “truy tìm tấm bản đồ thất lạc,” thì có nghĩa là nhắm trực tiếp vào trách nhiệm của Lê Thanh Hải – cựu chủ tịch và cũng là cựu bí thư TP.HCM, cùng “phe cánh chính trị và lợi ích” của nhân vật này.
Bởi vụ giải tỏa Thủ Thiêm diễn ra trong suốt chiều dài thời gian mà Lê Thanh Hải đảm nhiệm chức vụ chủ tịch TP.HCM (2001-2006) và 2 nhiệm kỳ liên tiếp giữ chức bí thư Thành Ủy TP.HCM (2006-2015).
Lê Thanh Hải lại là quan chức bị dân oan Thủ Thiêm tố cáo ghê gớm nhất về “cướp đất vàng” ở Thủ Thiêm. Vào thời đó, người được xem là “đệ tử ruột” của ông Hải là Tất Thành Cang là bí thư quận 2 đã có nhiều biểu hiện tiếp tay rất đắc lực cho các nhóm lợi ích để cưỡng chế đẩy đuổi dân nghèo Thủ Thiêm ra khỏi mảnh đất duy nhất của họ.
Theo tố cáo của dân oan Thủ Thiêm, trong khi bản đồ người dân trưng ra thực tế diện tích đất chỉ hơn 500 ha thì bản đồ 650 ha của chính quyền tính luôn diện tích nhà đất của người dân.
Có nghĩa là diện tích “giải tỏa thêm” có thể đến 150 ha và do đó đã đẩy đuổi thêm nhiều ngàn người dân Thủ Thiêm khỏi nơi ở và cũng là chỗ sinh nhai duy nhất của họ.
Thủ Thiêm là một khu vực được giới bất động sản Sài Gòn xem là cực kỳ đắc địa, là khu “đất vàng” chỉ cách khu trung tâm Quận Nhất có ba trăm thước bề rộng mặt sông Sài Gòn. Vào thời điểm công bố đền bù lần đầu tiên cho dân, giá đền bù chỉ từ vài trăm ngàn đến vài triệu đồng một thước vuông đất, trong khi giá thị trường khi đó đã lên đến vài ba chục triệu đồng một thước vuông. Còn hiện thời, giá thị trường năm 2018 đã vọt đến hàng trăm triệu đồng cho mỗi thước vuông đất ở Thủ Thiêm. Với mức giá đó và ứng với khoảng 150 ha đất giải tỏa lố – mà hoàn toàn có thể xem là “giải tỏa ăn cướp,” các doanh nghiệp đầu tư vào khu đô thị Thủ Thiêm và giới quan chức ăn theo có thể thu lời ngay cho riêng tiền chênh lệch đất ít nhất 140 ngàn tỷ đồng, tương đương hơn 6 tỷ USD!
Nếu Nguyễn Phú Trọng muốn làm rõ vụ “ăn đất” khủng khiếp và đẫm máu trên và lấy lại một phần lòng tin của dân Sài Gòn, ông ta sẽ không thiếu gì cách để tìm ra bản đồ gốc quy hoạch Thủ Thiêm, bởi bản đồ này không chỉ được lưu ở TP.HCM mà còn ở nhiều bộ ngành khác như Văn Phòng Chính Phủ, Bộ Xây Dựng, Bộ Kế Hoạch và Đầu Tư,…
Chưa kể việc chính một dân oan Thủ Thiêm đã công bố với báo chí là ông đang giữ tấm bản đồ quy hoạch gốc của Thủ Thiêm. Mà như vậy, các cơ quan của ông Trọng không phải mất công tìm kiếm xa xôi nữa.
Còn trong trường hợp bản đồ gốc quy hoạch Thủ Thiêm 1/5000 “có đâu mà tìm” – như một khẳng định của Trưởng Ban Tiếp Công Dân Trung Ương Nguyễn Hồng Điệp, sự việc đang xoay chuyển sang khả năng đã chưa từng tồn tại bản đồ gốc quy hoạch Thủ Thiêm 1/5000, cũng có nghĩa là hồ sơ quy hoạch khu đô thị mới Thủ Thiêm mà chính quyền TP.HCM trình lên thủ tướng chính phủ đã không có bản đồ gốc quy hoạch Thủ Thiêm 1/5000 kèm theo, do vậy không có cơ sở để xây dựng quy hoạch chi tiết và quy hoạch ranh giới (những thành phần bản đồ được tiến hành sau bản đồ quy hoạch chung 1/5000), cũng chẳng có cơ sở nào để giao đất, cấp phép cho các dự án xây dựng ở Thủ Thiêm,… và do đó đây rất có thể là hồ sơ khống, dẫn đến chữ ký trong Quyết Định số 367 phê duyệt quy hoạch Thủ Thiêm của thủ tướng khi đó ông Võ Văn Kiệt cũng… khống nốt.
Mà như vậy, trong suốt hai chục năm kể từ năm 1996 khi có Quyết Định 367, toàn bộ hoạt động cưỡng chế giải tỏa dân ở 160 ha đất Thủ Thiêm là hoàn toàn sai, sai nghiêm trọng, sai đến mức những kẻ làm quy hoạch khống và đi cưỡng chế phải bị ra tòa!
Vì sao báo nhà nước được “mở van”?
Vào thời gian này và như một hiệu ứng đồng pha, hàng loạt tờ báo nhà nước lên tiếng về vụ bản đồ Thủ Thiêm biến mất và còn làm đậm nét như “Dự án khu đô thị mới Thủ Thiêm: Ai phá nát quy hoạch?” và “Công an cần vào cuộc điều tra vụ ‘mất tích’ bản đồ Thủ Thiêm”…
Hiện tượng truyền thông nhà nước ồ ạt tung bài mổ xẻ vụ Thủ Thiêm là rất đáng chú ý.
Bởi theo truyền thống bưng bít các thông tin nhạy cảm từ nhiều năm qua và cho đến nay vẫn chưa có gì thay đổi, loại hình khiếu tố tập thể liên quan đến đất đai được các cơ quan nhà nước như Thanh Tra Chính Phủ, Bộ Công An… xếp vào loại đặc biệt nhạy cảm, “dễ gây kích động,” và do đó Ban Tuyên Giáo Trung Ương cùng Bộ Thông Tin và Truyền Thông luôn chỉ thị cho các cơ quan truyền thông nhà nước hạn chế hoặc cấm đăng những tin tức loại này.
Trong vài trăm “điểm nóng khiếu kiện đất đai” ở Việt Nam mà Thanh Tra Chính Phủ thường thống kê, làn sóng khiếu kiện và tố cáo của dân Thủ Thiêm thuộc loại bi phẫn nhất, dày đặc nhất và kéo dài lâu nhất cho tới ngày hôm nay kể từ khi một quyết định phê duyệt quy hoạch khu đô thị mới Thủ Thiêm được chính phủ ban hành vào năm 1996.
Trong nhiều năm trời, chính quyền TP.HCM và Quận 2 tiến hành chiến dịch cưỡng chế di dời đối với dân nơi đây một cách tàn bạo và đẫm máu nhất trong các vụ cưỡng chế di dời dân ở Việt Nam, đã dẫn đến nhiều cái chết của dân oan Thủ Thiêm, nhưng lại tuyệt đối không được bất cứ cơ quan chức năng nào tiết lộ và cũng không được báo chí nhà nước công bố.
Cho tới nay, vẫn còn hàng trăm hộ dân Thủ Thiêm rồng rắn và ròng rã kéo đi khiếu kiện ở tận Hà Nội, đến tận nhà Thủ Tướng Phúc và Tổng Bí Thư Trọng để đòi hỏi công lý. Cứ mỗi lần dân kéo đến như thế, công an lại ra sức đẩy đuổi và bắt bớ…
Vậy vì sao báo chí nhà nước lại dồn dập đăng tải vụ bản đồ quy hoạch Thủ Thiêm? Phải chăng Ban Tuyên Giáo Trung Ương đã “mở van”?
Cái cách báo chí nhà nước đăng bài ồ ạt như trên lại khá giống với vụ “xe Lexus” của Phó Chủ Tịch Hậu Giang Trịnh Xuân Thanh – cũng được báo chí làm đậm vào Tháng Sáu năm 2016. Tháng Sáu ấy lại được đặc thù bởi “việc cần làm ngay” của Nguyễn Phú Trọng.
Phải chăng ông Trọng đang đưa vụ Thủ Thiêm từ “tầm ngắm” sang tư thế chuẩn bị “bóp cò”?
Sẽ dẫn đến một đại án quốc gia?
Không biết vô tình hay hữu ý, trùng thời điểm vụ “mất bản đồ Thủ Thiêm” vào cuối Tháng Tư – đầu Tháng Năm, 2018, đã có tin về việc một đoàn thanh tra đang làm việc với chính quyền TP.HCM về quá trình bồi thường giải tỏa khu đô thị mới Thủ Thiêm. Tuy nhiên, đây chỉ là tin “nói miệng” – theo Trưởng Ban Tiếp Công Dân Trung Ương Nguyễn Hồng Điệp, mà không hiểu sao lại không được công bố chính thức trên mặt báo nhà nước.
Cũng cần chú ý cách nói của ông Nguyễn Hồng Điệp: “Bây giờ phải tìm biện pháp xử lý cho người dân thôi. Sai đâu nhận đấy.”
Cách nói mạnh miệng trên như thể đã được “quán triệt” từ cấp trên. Cấp nào? Liệu có liên quan gì đến những chỉ đạo gần đây của Nguyễn Phú Trọng về giải quyết khiếu tố đất đai?
Phải chăng Nguyễn Phú Trọng đang đi một nước cờ chưa từng có kể từ lúc khởi động chiến dịch “đốt lò”: xới tung hồ sơ một vụ việc gây ảnh hưởng diện rộng đối với dân chúng và do đó vừa diệt cả quan chức tham nhũng cấp “tập đoàn quân,” vừa thu hồi tài sản tham nhũng, vừa được tiếng lo cho dân?
Nếu đúng thế, vụ “mất bản đồ Thủ Thiêm” sẽ phải dẫn đến một đại án quốc gia về tham nhũng, trực chỉ “gia tộc lê Thanh Hải” và phe cánh chính trị mà quan chức “đại gia tư bản đỏ” này đã dày công gây dựng từ vài chục năm qua ở Sài Gòn.
Chỉ từ đầu Tháng Ba đến nay, đã có 3 người thân của Lê Thanh Hải bị “lên thớt”: Lê Tấn Hùng – em ruột ông Hải, Lê Trương Hải Hiếu – con trai ông Hải, và gần đây nhất là Tất Thành Cang.
Tất Thành Cang – Phó bí thư thường trực TP.HCM – sẽ chắc chắn mất chức vì chỉ đạo vụ công ty Tân Thuận của Thành Ủy TP.HCM bán trái phép 32 ha đất Nhà Bè cho tư nhân. Khi con bài này bị “cháy”, Lê Thanh Hải sẽ mất đi một lá chắn mạnh nhất trong Thành Ủy TP.HCM, và do vậy ông Hải sẽ phải đối mặt với rủi ro lớn hơn hẳn khi bị kiểm tra, thanh tra và điều tra trong thời gian tới.

Giá trị pháp lý bản đồ 1/2.000 của Thủ Thiêm rất cao!

08/05/2018 07:30

Đó là khẳng định của nguyên Kiến trúc sư trưởng TP HCM Lê Văn Năm - người chủ trì lập quy hoạch khu đô thị mới Thủ Thiêm

. Phóng viên: Thưa ông, đầu những năm 1990, kinh tế khó khăn nhưng lãnh đạo TP HCM vẫn muốn phát triển Thủ Thiêm thành khu đô thị trung tâm mở rộng. Thủ Thiêm ngày đó có những lợi thế gì?
Giá trị pháp lý bản đồ 1/2.000 của Thủ Thiêm rất cao! - Ảnh 1.
Kiến trúc sư Lê Văn Năm
- Kiến trúc sư Lê Văn Năm: Có lần, tôi đi thực địa bằng trực thăng, Thủ tướng Võ Văn Kiệt lúc đó sau khi quan sát Thủ Thiêm từ trên cao đã có ý tưởng biến nơi đây là bàn đạp để phát triển các quận - huyện khác của TP và kết nối vùng Đông Nam Bộ. Một mục tiêu khác mà lãnh đạo Chính phủ hướng đến là làm sao kết nối vùng Đông Bắc với phía Nam TP để phát triển quận 7 mà điển hình là Phú Mỹ Hưng.
Ngồi bên cạnh Thủ tướng, khi nhìn xuống Thủ Thiêm, Thủ tướng nói một ý mà tôi rất thấm thía. Đó là TP mình sẽ còn phát triển nhiều lần, mảnh đất Thủ Thiêm rất quý giá, đây sẽ là một phần của trung tâm TP mở rộng. Từ đây, vùng kinh tế trọng điểm phía Nam sẽ được kết nối mà TP là trung tâm và Thủ Thiêm sẽ đóng vai trò quan trọng.
Ngoài việc đi trực thăng với Thủ tướng để có cái nhìn bao quát, chúng tôi còn phải đi thực địa bằng xuồng ghe, xe đến với bà con Thủ Thiêm để nắm thêm tình hình. Nhờ công tác thực địa khá kỹ lưỡng nên chúng tôi đã làm được bản đồ quy hoạch chung 1/5.000 khá hoàn chỉnh để trình TP.
. Quy hoạch khu đô thị mới Thủ Thiêm (KĐTMTT) ngày ấy được làm dựa trên cơ sở nào?
- Khi lục lại hồ sơ ở Viện Quy hoạch TP, chúng tôi thấy chính quyền Sài Gòn đã có một số đồ án nghiên cứu quy hoạch chung và quy hoạch khu Thủ Thiêm của các công ty nước ngoài. Cầm trên tay những tư liệu này, chúng tôi nhận thấy chính quyền Sài Gòn đã muốn phát triển Thủ Thiêm chứ không phải là cái gì mới mà chúng ta nghĩ ra sau này.
Chỉ có điều, sau giải phóng thì chúng ta đưa tầm TP phát triển lớn hơn trước đây. Điểm xuất phát của chúng tôi là đồ án Thủ Thiêm năm 1972 và sau đó lãnh đạo TP yêu cầu tiếp tục nghiên cứu đồ án này và đề xuất những ý tưởng mới cho Thủ Thiêm. Rồi đến gần đây, TP cho phép tổ chức cuộc thi quốc tế, mời những người kinh nghiệm về quy hoạch đề xuất nên làm Thủ Thiêm như thế nào. Sự hình thành Thủ Thiêm như ngày hôm nay là một phần từ các nghiên cứu, đề xuất đó.
Giá trị pháp lý bản đồ 1/2.000 của Thủ Thiêm rất cao! - Ảnh 2.
Với diện tích giải tỏa đạt hơn 99%, khu đô thị mới Thủ Thiêm hiện đã nên hình nên dáng. Ảnh: TẤN THẠNH
. Việc trình quy hoạch chung KĐTMTT ngày ấy được thực hiện ra sao?
- Tôi nghĩ trình tự quy hoạch thì không có gì phức tạp. Trong hồ sơ TP HCM trình Chính phủ thì có bản đồ quy hoạch 1/5.000 để Thủ tướng Chính phủ thấy được tổng thể sự phát triển của khu đô thị này trong tương lai sẽ như thế nào. Trên cơ sở đó, Thủ tướng mới phê duyệt đồ án quy hoạch này. Còn lúc Văn phòng Chính phủ chuyển phê duyệt quy hoạch về TP có kèm theo bản đồ 1/5.000 hay không thì tôi không rõ.
. Sự phát triển của Thủ Thiêm hiện nay dựa trên quy hoạch phân khu 1/2.000. Vậy theo ông, quy hoạch 1/2.000 có thể thay thế được cho quy hoạch 1/5.000 hay không?
- Thứ nhất, bản đồ quy hoạch 1/5.000 của KĐTMTT là một cơ sở pháp lý. Nếu chúng ta cố gắng sưu tầm được thì đó là một điều rất tốt, sẽ là lời giải cho những khiếu kiện của người dân. Còn vì sao thất lạc thì hiện giờ đang tìm kiếm. Bản đồ 1/5.000 có tính pháp lý nhưng đó mới chỉ là quy hoạch chung, có tính định hướng phát triển.
Thứ hai, Bộ Xây dựng có ý kiến về quy hoạch KĐTMTT trong đó nhấn mạnh quy hoạch 1/2.000 là bản đồ chi tiết hóa quy hoạch chung để từ đó đi vào các quy hoạch chi tiết hơn như 1/500 khi xây dựng. Tôi cho rằng tính pháp lý của quy hoạch 1/2.000 rất cao, đó mới là cơ sở để phát triển Thủ Thiêm như hiện nay. Vì vậy, theo tôi, vẫn phải tìm kiếm 1/5.000 nhưng đồng thời cũng phải kiểm tra kỹ lưỡng bản đồ 1/2.000 trong quá trình thi công dự án KĐTMTT, khi đó tính pháp lý càng vững chắc. Khi thực thi theo quy hoạch 1/2.000, Ban Quản lý KĐTMTT có thể đã điều chỉnh chút ít gì đó cho phù hợp với sự phát triển của Thủ Thiêm và tầm vóc của TP.
. Người dân Thủ Thiêm đang đề cập tấm bản đồ 1/5.000 để nói nhà mình ngoài ranh quy hoạch. Theo ông, cách nào để gỡ nút thắt cho vấn đề này?
- Những yêu cầu, đề xuất của bà con thì Ban Quản lý KĐTMTT nắm rất vững bởi đây là chuyện thiết thực của bà con. Do đó, TP phải tìm hiểu xem bà con lấy bản đồ đó từ đâu để tìm được tấm bản đồ này và xác minh tính pháp lý của nó. Chúng ta tôn trọng những ý kiến của bà con nhưng cũng phải cân nhắc, suy xét kỹ lưỡng vì sao bà con thắc mắc và nguồn bản đồ đó từ đâu. Tôi nghĩ bản đồ này phải được lưu giữ bởi các cơ quan quản lý nhà nước.


"Hỗ trợ giá" chứ không phải "bồi thường"
. Đoàn ĐBQH TP HCM giám sát riêng về Thủ Thiêm
Ngày 4-8-2009, Văn phòng UBND TP HCM đã phát đi một thông báo nội dung kết luận của Phó Chủ tịch UBND TP Nguyễn Trung Tín tại hội nghị tiếp xúc, đối thoại với đại diện nhân dân 5 phường (Thủ Thiêm, An Lợi Đông, Bình An, Bình Khánh và An Khánh) về liên quan chủ trương, quy hoạch, bồi thường, hỗ trợ và tái định cư KĐTMTT, quận 2.
Liên quan đến việc UBND TP sử dụng từ "hỗ trợ giá" mà không sử dụng từ "bồi thường" theo Luật Đất đai năm 2003, Nghị định số 197/2004/NĐ-CP và Nghị định số 84/2007/NĐ-CP của Chính phủ, theo UBND TP là căn cứ pháp lý để triển khai thực hiện công tác bồi thường, hỗ trợ và tái định cư KĐTMTT là Quyết định thu hồi đất số 1997 ngày 10-5-2002 của UBND TP (căn cứ chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại Công văn số 190) và quy định tại Nghị định số 22/1998/NĐ-CP ngày 24-4-1998 của Chính phủ (theo Luật Đất đai năm 1993) và được cụ thể hóa tại Quyết định số 135 ngày 21-11-2002 và Quyết định sửa đổi, bổ sung số 123 ngày 16-8-2006 của UBND TP nên UBND không thể áp dụng quy định của Luật Đất đai năm 2003 (theo nguyên tắc luật bất hồi tố).
Do đây công trình có quy mô lớn, thời gian triển khai kéo dài, quá trình thực hiện có nhiều vấn đề phát sinh từ thực tiễn, bao gồm việc thị trường bất động sản có nhiều biến động nên Thành ủy và UBND TP đã thống nhất chủ trương và chỉ đạo việc sửa đổi, bổ sung chính sách hỗ trợ và tái định cư trong KĐTMTT với một cơ chế đặc biệt, nhằm tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trên cơ sở vận dụng tối đa chính sách bồi thường, hỗ trợ và tái định cư theo quy định của nhà nước; bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của người dân bị ảnh hưởng.
. Ngày 7-5, Phó trưởng đoàn chuyên trách Đoàn Đại biểu Quốc hội (ĐBQH) TP HCM Phan Nguyễn Như Khuê cho biết Đoàn ĐBQH TP sẽ tổ chức đoàn giám sát riêng về dự án KĐTMTT.
Theo ông Khuê, hiện đang tổng hợp để xin ý kiến Bí thư Thành ủy kiêm Trưởng Đoàn ĐBQH TP Nguyễn Thiện Nhân. Nội dung giám sát sẽ làm rõ tính pháp lý của dự án từ Quyết định 367 của Thủ tướng dẫn đến các văn bản pháp lý để UBND TP HCM triển khai những nội dung liên quan việc giải tỏa đền bù, mời gọi đầu tư; phân khu chức năng của dự án… Đoàn sẽ mời chuyên gia độc lập bên ngoài để đánh giá, giám sát dự án và cũng sẽ làm rõ trách nhiệm tiếp dân, giải quyết khiếu nại thực hiện đúng pháp luật hay không. Sau đó, đoàn sẽ có đề xuất với cơ quan ban ngành, làm rõ trách nhiệm liên quan. Dự kiến việc giám sát sẽ được thực hiện sau kỳ họp thứ 5, QH khóa XIV.


Cũng có thể xem là không có khái niệm bản đồ gốc
Kiến trúc sư Nguyễn Trường Lưu, Chủ tịch Hội Kiến trúc sư TP HCM, cho biết về quy trình phê duyệt quy hoạch KĐTMTT thì Kiến trúc sư trưởng TP (nay là Sở Quy hoạch - Kiến trúc) sẽ trình UBND TP. Sau đó, UBND TP trình Bộ Xây dựng và Thủ tướng Chính phủ để phê duyệt. Như vậy, ít nhất có 3 nơi này sẽ lưu giữ bản đồ quy hoạch KĐTMTT lúc chưa được phê duyệt và sau khi phê duyệt. Sau khi được Chính phủ phê duyệt quy hoạch thì Chính phủ gửi ban hành cho Bộ Xây dựng và UBND TP là đơn vị trình và thẩm định quy hoạch chính thức. Vì vậy, phải xem lại quyết định phê duyệt của Thủ tướng có gửi kèm bản đồ hay không hay chỉ gửi mỗi quyết định phê duyệt quy hoạch?
Theo kiến trúc sư Lưu, Thủ tướng chỉ ký vào quyết định phê duyệt quy hoạch chứ không ký vào bản đồ, mà bản đồ chỉ đi kèm quyết định. Do đó, cũng có thể xem là không có khái niệm bản đồ gốc có ký phê duyệt của Thủ tướng trên bản đồ.
SỸ ĐÔNG - PHAN ANH

Hệ lụy nguy hiểm quanh tấm bản đồ quy hoạch Thủ Thiêm


(NTD) - Chỉ vài ngày sau khi người phát ngôn của UBND TP.HCM Võ Văn Hoan cho hay bản đồ quy hoạch 1/5000 Khu đô thị mới Thủ Thiêm chưa tìm thấy chứ không phải mất thì ông Nguyễn Hồng Điệp - Trưởng Ban Tiếp công dân Trung ương (Thanh tra Chính phủ) nói rằng: “Làm gì có mà tìm !”. Dư luận chưa hết “ngơ ngác” thì cùng ngày Thứ trưởng Bộ Xây dựng lên tiếng: “Bản đồ Thủ Thiêm thất lạc đã hết hiệu lực”.

ban do
Bản đồ quy hoạch Khu đô thị Thủ Thiêm do người dân cung cấp
Bỏ qua những điều tưởng như chỉ có trong những câu chuyện vui vỉa hè, từ từ bàn đến chuyện vì sao các vị ấy lại dễ dàng phát ngôn như thế, chúng ta hãy cùng nhau tìm câu trả lời cho câu hỏi: Tấm bản đồ ấy có thật hay không?”.
Năm 1995, khi phê duyệt quy hoạch Khu đô thị mới Thủ Thiêm, hồ sơ đi kèm và những căn cứ sau đó để Thủ tướng ký duyệt đều ghi rõ có bản đồ này. Nguyên Thứ trưởng Bộ TN-MT Đặng Hùng Võ khẳng định chỉ cần có kiến thức sơ đẳng về quy hoach, ai cũng biết rõ rằng nếu không có bản đồ quy hoạch thì căn cứ vào đâu để thực hiện.
Cũng chẳng có cơ quan chức năng nào trình lên cấp trên hay thông qua quy hoạch nếu không có bản đồ đi kèm. Trên thực tế, để lên được bàn Thủ tướng phải trải qua rất nhiều cấp từ sở ngành của TP.HCM lên bộ ngành trung ương, qua các chuyên viên, thẩm định phản biện. Hoàn chỉnh rồi các nơi mới ngồi lại với nhau rà soát trước khi gửi lên Văn phòng Chính phủ trình Thủ tướng quyết định.
tam cu
Dân tạm cư sống lây lất trong những căn nhà tạm bợ để chờ đòi được quyền lợi của mình. Ảnh: Nguyên Vũ
Từng đó cơ quan, từng đó con người không bao giờ sơ suất và bỏ qua dễ dàng tấm bản đồ cực kỳ quan trọng đó được. Một quan chức cao cấp cho rằng nếu nói không có tấm bản đồ ấy mà nói Thủ tướng vẫn ký duyệt là cực lỳ vô lý và coi thường các cơ quan nhà nước.
Cho đến nay cả UBND TP.HCM lẫn Bộ Xây dựng, hai cơ quan chịu trách nhiệm và tham mưu chính cho Chính phủ về quy hoạch Thủ Thiêm, vẫn khẳng định rằng bản đồ trên thất lạc chứ không phải không có như ông Điệp phát ngôn! Vậy tấm bản đồ ấy đi đâu?
Nhiều chuyên gia quy hoạch kiến trúc đã phản ứng với phát biểu của Thứ trưởng Bộ Xây dựng “Bản đồ bị thất lạc đã hết hiệu lực”. Một vị nguyên là lãnh đạo Sở Quy hoạch-Kiến trúc TPHCM cho hay bản đồ quy hoạch 1/5.000 là điều kiện bắt buộc phải có đầu tiên và quan trọng nhất để thực hiện các bước tiếp theo của dự án.
Từ bản đồ này các cơ quan chức năng sẽ triển khai lập và phê duyệt đồ án quy hoạch 1/2.000, quy hoạch 1/500. “Nếu không có bản đồ quy hoạch 1/5.000 thì không thể nào triển khai dự án” - ông cho hay.
KTS Nguyễn Văn Đảnh (Hội Kiến trúc sư TP.HCM) nói với PV Báo Người Tiêu Dùnh rằng lý luận bản đồ quy hoạch 1/2.000 thay thế cho 1/5.000 rất khôi hài vì y như chuyện “không cần cha vẫn có con”. Hơn nữa bản đồ 1/2.000 căn cứ vào 1/5.000, nếu không có 1/5.000 thì lấy gì so sánh, đối chiếu 1/2.000 đúng hay sai, lạm quyền hay không? Chưa kể người ký duyệt bản đồ 1/2.000 có đủ thẩm quyền hay không, một câu hỏi đã được đặt ra hàng chục năm nay nhưng chưa có trả lời thỏa đáng!?
Cho đến lúc này hoàn toàn đủ cơ sở khẳng định tấm bản đồ 1/5.000 đi kèm với quyết định phê duyệt quy hoạch Khu đô thị mới Thủ Thiêm hoàn toàn có thật chứ không phải như ông Trưởng ban Tiếp dân Trung ương vội nói. Còn vì sao ông ấy nói như vậy, với mục đích gì thì hạ hồi phân giải.
quy hoach
Bản đồ khu quy hoạch sử dụng đất đai Khu đô thị mới Thủ Thiêm từ cách đây 20 năm.
TS-KTS Võ Kim Cương cho rằng không khó truy quy trình thực hiện quy hoạch để xác định cơ quan nào từng giữ bản đồ quy hoạch này và trách nhiệm nếu để thất lạc. “Theo tôi, có thể các cơ quan này bao gồm: Văn phòng Chính phủ, Bộ Xây dựng, Văn phòng Kiến trúc sư trưởng TP (Sở Quy hoạch-Kiến trúc hiện nay), Ban Quản lý KĐT Thủ Thiêm, đơn vị tư vấn”, ông Cương cho hay.
Theo tìm hiểu của chúng tôi, bản ký chính thức của quyết định 367 ngày 4/6/1996 có kèm bản đồ trên của Thủ tướng Chính phủ được sao gửi đến nhiều nơi, từ Thủ tướng, các phó thủ tướng, các bộ và cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Văn phòng Trung ương Đảng, Văn phòng Quốc hội, Văn phòng Chủ tịch nước, HĐND, UBND TP.HCM, bộ trưởng - chủ nhiệm, các phó chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ... và các cơ quan có trách nhiệm lưu trữ.
Trong các văn bản trình UBND TP.HCM lập quy hoạch 1/2.000 khu đô thị mới Thủ Thiêm đều căn cứ quy hoạch 1/5.000 đã được Thủ tướng phê duyệt nên càng không thể nói là không có bản đồ quy hoạch 1/5.000 này hiện không tìm thấy. Như vậy, tấm bản đồ ấy phải được các cơ quan có thẩm quyền của TP.HCM lưu giữ thì họ mới có thể lấy ra làm căn cứ được chứ chẳng lẽ căn cứ vào cái không có. Vậy thì tại sao đến khi các cơ quan chức năng cần, người dân Thủ Thiêm yêu cầu đem ra để so sánh đất của họ có bị thu hồi “lố” hay không thì đột nhiên “tìm chưa thấy”!?
Với những trả lời bất nhất của các cơ quan có trách nhiệm vào thời điểm vô cùng “nhạy cảm” cùng những tình tiết không chỉ vô lý mà còn khá “khôi hài”, dư luận hoàn toàn có cơ sở để nghi ngờ về việc tấm bản đồ đột nhiên đồng loạt biến mất hay tự nhiên không có?!
Nếu nghi vấn mấu chốt này không được giải tỏa, người, cơ quan làm thất lạc không bị xử lý hay truy trách nhiệm thỏa đáng và nhất là động cơ phía sau vụ việc chấn động dư luận này lại “chìm xuồng” thì những khiếu kiện, bất ổn ở Thủ Thiêm còn kéo dài. Chưa kể những hệ lụy pháp lý cho cả nhà đầu tư trong nước, nước ngoài lẫn cơ quan nhà nước, người dân sẽ vô cùng nguy hiểm nếu tấm bản đồ ấy “biến mất”.
THANH HÀ


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét