Thứ Sáu, 28 tháng 9, 2018

CHIẾN TRANH THẾ GIỚI II - 1

-Xét được sống còn trong no đủ là mưu cầu cơ bản và ước nguyện chính đáng của mọi cuộc đời, thì sẽ phân biệt được chiến tranh phi nghĩa và chiến tranh chính nghĩa, sự phòng vệ chính đáng cũng như sự bắt buộc hạ sát lực lượng đối kháng. Và khi phải hành động xả thân vì lẽ phải, con người trở nên vô cùng cao quí.
-Nhưng xét trên bình diện đánh giá sự sống là thứ quí giá nhất trên đời, thì giết chóc lẫn nhau, dù là giết chóc bắt buộc, là hành động điên rồ tột bậc của con người và chiến tranh, dù là chiến tranh chính nghĩa, vẫn là sự ngu xuẩn vô hạn, dù là sự ngu xuẩn tự giác, nhân danh bảo vệ sự sống! 
-Đứng lên trên tất cả mà phán xét, thì:
trí tuệ siêu việt của con người thậm ngu ngốc!
-Chân lý là đây:
Chiến tranh là mệnh lệnh tối thượng của tự nhiên mù quáng đối với trí tuệ sáng suốt của loài người: hãy giết chóc lẫn nhau!
-Như vậy, muốn không còn chiến tranh nữa, con người hoặc không còn lòng tham danh lợi và tính tư hữu hoặc trở lại suy nghĩ tăm tối như hươu, nai.
-Nhưng hết chiến tranh rồi, xã hội loài người có hết bạo tàn? 
-Và vô cớ tàn sát sinh linh, con người có phải là ác độc!?
-----------------------------------------------------------------
(ĐC sưu tầm trên NET)
 
Trận chiến cuối cùng Tập 1

Thế chiến II - cuộc chiến khốc liệt nhất lịch sử nhân loại

Cuộc chiến giữa phe Đồng minh, dẫn đầu là Anh, Liên Xô, Mỹ và phe Trục phát xít gồm các thế lực chính Đức, Italy và Nhật Bản là cuộc chiến rộng và thảm khốc nhất trong lịch sử nhân loại.

Thế chiến II - cuộc chiến khốc liệt nhất lịch sử nhân loại
Tháng 1/1933, Adolf Hitler, lãnh đạo của đảng Đức Quốc xã, trở thành thủ tướng Đức và ngay lập tức bắt đầu củng cố quyền lực, bỏ tù các đối thủ chính trị. Đức bỏ ra nhiều tiền để nghiên cứu vũ khí nguy hiểm và xây dựng nền công nghiệp quân sự mạnh mẽ. Ảnh: National WWII Museum
Thế chiến II - cuộc chiến khốc liệt nhất lịch sử nhân loại
Chiến tranh Trung - Nhật tháng 7/1937 nổ ra khi quân Thiên hoàng xâm lược Trung Quốc. Đây là cuộc chiến tranh lớn nhất ở châu Á thế kỷ 20. Ảnh: National WWII Museum
Thế chiến II - cuộc chiến khốc liệt nhất lịch sử nhân loại
Ngày 1/9/1939, Đức xâm lược Ba Lan, khiến Anh và Pháp tuyên chiến với Đức. Phần đông ý kiến cho rằng đây là thời điểm Thế chiến II chính thức bắt đầu. Ngày 17/9, Liên Xô tiến vào Ba Lan. Đến ngày 6/10, Ba Lan bị Đức, Liên Xô và các đồng minh của các nước này chiếm giữ hoàn toàn. Năm 1940, Đức kiểm soát Đan Mạch, và tấn công Pháp, khiến nước này phải đầu hàng và bị Đức chiếm đóng phần lớn lãnh thổ. Trong ảnh, máy bay tiêm kích Bf 110 của không quân Đức vượt biên giới Ba Lan trong Thế chiến II. Ảnh: History of World War
Thế chiến II - cuộc chiến khốc liệt nhất lịch sử nhân loại
Khi Đức xâm chiếm lãnh thổ mới ở Đông Âu, nước này thành lập các đơn vị bán quân sự đặc biệt gọi là Einsatzgruppen, sát hại người Do Thái và người chống đối, thường trong vụ nổ súng hàng loạt. Người Do Thái và những nạn nhân ở Đức và các quốc gia nằm dưới quyền kiểm soát của nước này bị bắt và đưa đến các trại tập trung, lao động, và hành quyết. Cuộc thảm sát được tiến hành mà không có ngoại lệ nào dành cho trẻ em hoặc trẻ sơ sinh. Tại trại tập trung Auschwitz, Đức còn tiến hành thí nghiệm y khoa trên cơ thể người sống, như nhốt tù nhân vào phòng áp suất, dùng họ thử các loại dược phẩm khác nhau, bắt họ chịu rét cóng đến chết, cũng như tiến hành một số tổn thương chết người khác trên tù nhân. Tội ác tàn sát chủng tộc đối với 6 triệu người Do Thái của Đức được gọi tên là Holocaust hay Shoah. Trong ảnh, người Do Thái tại Hungary bị quân Đức tống vào phòng hơi ngạt tại trại tập trung Auschwitz năm 1944. Ảnh: Yad Vashem
Thế chiến II - cuộc chiến khốc liệt nhất lịch sử nhân loại
Với sự thúc đẩy của Tổng thống Mỹ Roosevelt, quốc hội nước này tháng 3/1941 thông qua đạo luật Lend-Lease, cung cấp cho Anh, Pháp Tự do (lực lượng chống Đức Quốc xã tại Pháp) Trung Quốc, Liên Xô và các quốc gia đồng minh khác thực phẩm, dầu, và thiết bị quân sự. Ảnh: National WWII Museum
Thế chiến II - cuộc chiến khốc liệt nhất lịch sử nhân loại
Tháng 10/1940, Italy tấn công Hy Lạp nhưng thất bại. Tháng 4/1941, Đức tấn công hai nước Nam Tư và Hy Lạp và chiếm đóng khu vực này.
Trên chiến trường Bắc Phi, Italy tháng 8/1940 tấn công các thuộc địa của Anh nhưng đều thất bại. Đức tăng viện cho Italy và tham gia chiến đấu với Anh ở ven bờ biển Cyrenaica năm 1941-1942. Anh sau đó giành chiến thắng, mang về cho phe Đồng minh thêm quân nhu và vật chất. Tháng 11/1942, Mỹ thực hiện Chiến dịch Bó Đuốc, đổ bộ vào Maroc, bao vây lực lượng phe Trục. Đến tháng 5/1943, phe Trục tại Bắc Phi đã bị đánh bại hoàn toàn. Trong ảnh là quân Anh tại Bắc Phi năm 1942. Ảnh: Imperial War Museums
Thế chiến II - cuộc chiến khốc liệt nhất lịch sử nhân loại
Tháng 6/1941, chiến tranh Xô - Đức bắt đầu khi Đức bất ngờ cắt đứt thỏa thuận không xâm lược với Liên Xô và tiến hành chiến dịch Barbarossa, kế hoạch tấn công khổng lồ với 3.300.000 quân Đức và 60 vạn quân các nước chư hầu để chiếm đóng Moscow trước cuối năm. Đây là cuộc tấn công ác liệt nhất trong Thế chiến II. Khi mùa đông đến, Hồng quân Liên Xô phản công và đánh bật Đức ngay tại ngoại ô Moscow. Trong ảnh, quân Đức tiến vào Liên Xô năm 1941. Ảnh: National WWII Museum 
Thế chiến II - cuộc chiến khốc liệt nhất lịch sử nhân loại
Đức tái tấn công Liên Xô năm 1942, tiến đến sát dãy núi Kavkaz, nhưng cũng bị Liên Xô phản công vào mùa đông, làm quân Đức tổn thất nặng nề. Trong ảnh là Hồng quân Liên Xô trong trận Stalingrad, diễn ra tại thành phố Stalingrad (nay là Volgograd) ở tây nam Nga từ tháng 7/1942 - 2/1943. Đây được coi là chiến thắng quyết định của Liên Xô, bước ngoặt quan trọng và bước đầu làm xoay chuyển cục diện trong Thế chiến II.
Thế chiến II - cuộc chiến khốc liệt nhất lịch sử nhân loại
Ngày 7/12/1941, Nhật Bản tấn công Trân Châu Cảng của Mỹ (trong ảnh), Philippines và một số thuộc địa của các cường quốc châu Âu tại Đông Á và Tây Thái Bình Dương. Mỹ, Anh, các thuộc địa của Anh, Hà Lan và một loạt các quốc gia Mỹ Latinh tuyên chiến với Nhật. Về phía phe Trục, ngày 11/12/1941, Đức Quốc xã và Italy cũng tuyên chiến với Mỹ, lấy cớ là Mỹ đã phá vỡ "sự trung lập". Ảnh: National WWII museum
Thế chiến II - cuộc chiến khốc liệt nhất lịch sử nhân loại
Ngày 6/6/1944 hay còn gọi là D-day, lực lượng Đồng minh phương Tây đổ bộ vào bờ biển Normandie, một vùng của Pháp bị Đức chiếm đóng. Chiến dịch bắt đầu bằng việc ném bom hàng loạt từ các căn cứ không quân bên kia eo biển nước Anh cùng với sự yểm trợ của khoảng 6000 khu trục hạm. Quân Đức cuối cùng bị đánh bại nhưng lực lượng Đồng minh cũng bị thiệt hại nặng nề. Trong ảnh, quân Mỹ tiến vào bờ biển Normandie năm 1944. Ảnh: ensacarmexico
Thế chiến II - cuộc chiến khốc liệt nhất lịch sử nhân loại
Cuối năm 1944, các Đồng minh phương Tây tiến vào biên giới Đức từ phía tây trong khi Liên Xô tấn công từ phía đông khiến Berlin thất thủ. Ngày 30/4/1945, Adolf Hitler được cho là đã tự sát trong hầm ngầm Fuhrer tại Berlin bằng súng lục sau khi uống một viên thuốc độc để khỏi bị rơi vào tay Hồng quân Liên Xô. Eva Braun, cô vợ mới cưới của trùm phát xít, cũng chết cùng ông ta. Ảnh: AP
Thế chiến II - cuộc chiến khốc liệt nhất lịch sử nhân loại
Ngày 16/4-9/5/1945, Hồng quân Liên Xô đánh tan lực lượng vũ trang bảo vệ thành phố Berlin, chiếm thủ đô Đức. Trong ảnh, người lính Hồng quân Meliton Kantaria cắm cờ Liên Xô trên tòa nhà Quốc hội Đức sau khi nơi này được tiếp quản. Ảnh: Yevgeny Khaldei
Thế chiến II - cuộc chiến khốc liệt nhất lịch sử nhân loại
Thống chế William Keitel đại diện cho phía Đức ký kết văn kiện đầu hàng không điều kiện. Ngày 9/5/1945 đánh dấu chiến thắng của các nước Đồng minh chống phát xít tại chiến trường châu Âu. Ảnh: archive.gov
Thế chiến II - cuộc chiến khốc liệt nhất lịch sử nhân loại
Ngày 6 và 9/8/1945, Mỹ thả hai quả bom nguyên tử xuống Hiroshima và Nagasaki. Quân đội Liên Xô tấn công Đạo quân Quan Đông của Nhật đang đóng ở Mãn Châu ngày 9/8. Nhật Bản ngày 15/8 đầu hàng, đánh dấu chiến thắng của quân Đồng minh tại châu Á - Thái Bình Dương, chính thức kết thúc thế chiến II. Trong hình là đám mây hình nấm do quả bom ném xuống Nagasaki tạo thành. Ảnh: archive.org

Berlin hai tháng sau khi kết thúc Thế chiến II
Cuộc chiến gây ra tổn thất lớn về nhân mạng cho cả hai phe. Số người thiệt mạng tại các nước Đồng minh là trên 61 triệu người, còn phe Trục là 12 triệu người. Video trên ghi lại quang cảnh hoang tàn của Berlin vào tháng 7/1945, hai tháng sau Đức Quốc xã đầu hàng. Video: ChronoHistory
Sau khi Thế chiến kết thúc, Mỹ và Liên Xô trỗi dậy trở siêu cường quốc thế giới. Khối Đồng Minh và nhân dân thế giới có nguyện vọng giữ gìn hòa bình và ngăn chặn các cuộc chiến tranh thế giới mới, dẫn đến sự ra đời của Liên Hợp Quốc tháng 6/1945. 
Phương Vũ

10 sai lầm ngớ ngẩn nhất khiến Hitler phải bại vong trong thế chiến thứ 2 (Phần 1)



Những sai lầm của kẻ độc tài đã dẫn đến sự thất bại của Đức Quốc Xã. Đó là vận đen của Hitler mà cũng là điều may mắn cho cả thế giới. 
Chúng ta đều biết đến Hitler như một kẻ độc tài, bài trừ người Do Thái và có nhiều âm mưu chính trị nham hiểm. Thậm chí ông ta còn lãnh đạo chính quyền phát xít gây ra chiến tranh thế giới thứ 2. Tuy cuối cùng thất bại nhưng những tội ác của trùm phát xít này là không thể tha thứ. 
Trong bài viết này chúng ta hãy cùng đi tìm hiểu một chút về những sai lầm của Hitler, những sai lầm cơ bản này đã dẫn đến thất bại của Hitler nói riêng và Đức Quốc Xã nói chung. 
1. Hủy bỏ dự án sản xuất súng trường tấn công đầu tiên trên thế giới 
Khi Đức tấn công vào đất Nga trong chiến tranh thế giới 2, nhu cầu về một loại vũ khí mới là cần thiết để giúp quân phát xít để đối phó với sự rộng lớn của lãnh thổ và hàng triệu binh sĩ Nga. Đó phải là một vũ khí mang độ chính xác, phạm vi, và sức thâm nhập của các loại súng trường. 
Ngoài ra cũng phải có sự kết hợp của tốc độ cao, thời gian nạp đạn nhanh và khả năng cơ động của một khẩu súng máy. Các nhà phát triển đã tạo ra MBK 42 – khẩu súng trường tấn công đầu tiên của thế giới.  


(Ảnh: Internet)
(Ảnh: Internet)

Và kết quả bước đầu thật đáng kinh ngạc. Các đơn vị được trang bị các loại vũ khí mới này đã đem lại lợi thế tuyệt vời ở nước Nga, sử dụng chúng để cắt sâu vào đất Nga.
Sau đó trong một đấu tranh chính trị ở Berlin, Hitler đã giận dữ và quyết định bỏ toàn bộ dự án. Ông ta đã hủy bỏ toàn bộ các thử nghiệm và khả năng của loại súng mới này. Các chỉ huy Đức đổi tên loại súng này thành “MP43” ( maschinenpistol 43) và tiếp tục sản xuất sau lưng của Hitler trong một thời gian. Nhưng khi Fuhrer biết về điều đó, ông đã cho ngừng tất cả lại.


(Ảnh: Internet)
(Ảnh: Internet)

Sau một thời gian ông ta đã hiểu được lợi ích và tiềm năng của loại súng này, quyết định cho dự án hoạt động lại. Đó là khoảng thời gian giữa những năm 1943 và có lẽ quyết định này là quá muộn khi người Nga đã bắt đầu chiếm phần áp đảo.
2. Hủy bỏ máy bay phản lực đầu tiên trên thế giới – Messerschmitt 262
Ngành hàng không trong Thế chiến II vẫn còn bị chi phối bởi thế hệ những máy bay chân vịt. Nhưng bạn có biết người Đức đã phát minh ra chiếc máy bay phản lực đầu tiên trên thế giới, được gọi là Me -262. Me 262 đã được cho thử bay vào khoảng năm 1943.


(Ảnh: Internet)
(Ảnh: Internet)

Chính Quốc trưởng Hitler đã ngăn cản việc đưa vào tham chiến chiếc máy bay tiêm kích phản lực đầu tiên trên thế giới Me 262, khi hoàn toàn tin tưởng vào hệ thống pháo phòng không thường tỏ ra vô dụng. Mãi đến cuối năm 1943, khi máy bay đồng minh ném bom Berlin và Hamburg, chiếc máy bay thử nghiệm Me 262 thứ 5 mới được trình lên Quốc trưởng Hitler.
Thế nhưng, Hitler lại không nhận ra những mặt mạnh của máy bay tiêm kích phản lực và ra lệnh cải tạo Me 262 thành máy bay ném bom tốc độ cao.
Hitler đã hoàn toàn sai lầm bởi thứ quân đội Đức thiếu lúc đó là các máy bay đánh chặn chứ không phải máy bay ném bom. Đã có nhiều ý kiến trái chiều những Hitler muốn thực hiện theo cách của mình.


(Ảnh: Internet)
(Ảnh: Internet)

Kết quả là khắp bầu trời đã được bôi đen bởi các máy bay ném bom của Mỹ và Anh. Mãi đến tháng 11/1944, Bộ trưởng Công nghiệp quốc phòng Albert Speer mới thuyết phục được Hitler sử dụng Me 262 làm máy bay đánh chặn. Nhưng quyết định của Hitler cũng trở nên quá muộn và khiến cho quân phát xít thất bại.
3. Quân đội Đức không bao giờ được phép rút lui
Hitler không phải là một chiến lược quân sự, điều đó có thể giải thích lý do tại sao ông lại quá cuồng tín với khẩu hiệu vô lý “không rút lui, chiến đấu đến người cuối cùng”. Rõ ràng không phải là một nhà chiến lược quân sự cũng có thể nhận ra rằng sức mạnh ý chí tuyệt đối sẽ không làm được gì nhiều khi phải chống lại những loạt đại bác.


(Ảnh: Internet)
(Ảnh: Internet)

Ông ta thực sự tin rằng chiến trường là nơi chiến đấu như trong phim với danh dự, chiến thắng là điều tất yếu. Hitler đã tuyên truyền và áp đặt điều này với lính của mình , ngay cả khi người Nga đánh tan tác quân đội Đức.
Trong cuộc gọi từ Stalingrad, ông ta không cho phép Frederich Paulus chiến đấu theo cách của mình, nhất quyết không cho quân đội tháo chạy khỏi Liên Xô khi dòng bao vây của hồng quân còn yếu. Thay vào đó, Hitler bắt họ phải chống đỡ đến cùng. Kết quả là sự thất bại và tiêu tan mọi hi vọng của người Đức.
Nhưng ngay cả khi thất bại đó xảy ra Hitler cũng không hiểu ra vấn đề. Ông từ chối cho phép quân đội của mình quay trở lại và củng cố phòng ngự bờ đông sông Rhine vào năm 1945. Đây rõ ràng là sự lựa chọn thông minh, nhưng Hitler lập tức gửi một tin nhắn từ chối họ – “không được rút lui”. Quân Đồng Minh đã nắm lấy cơ hội này và càn quét cả khu vực. Đức Quốc xã cuối cùng cũng phải rút lui và thất bại hoàn toàn, đang từ thế chủ động chuyển sang bị động.


(Ảnh: Internet)
(Ảnh: Internet)

Sau đó không lâu, ngay tại Berlin. Hitler lại trực tiếp bắt quân của mình chiến đấu lại quân Nga dọc theo sông Oder chứ không cho rút về để thắt chặt phòng thủ bên trong thành phố. Một ngày sau đó, người Nga tiến vào Berlin, và chỉ có khoảng 80.000 người Đức. Một nửa trong số đó là dân thường. Kết cục thảm hại đã xảy ra và rõ ràng nguyên nhân chính là do sự ngang bướng và tính hiếu thắng của chính Hitler.
4. Quân đội Đức không sẵn sàng để chiến đấu trong thời tiết khắc nghiệt ở Nga
Nghe đến “Nga” là hình ảnh cái rét âm độ, băng tuyết phủ đầy đã hiện lên. Đây là một đất nước có mùa đông dài và khắc nghiệt vô cùng. Người dân bản xứ phải chống chọi với cái lạnh bằng rượu, cá ướp, quần áo và cả sự thích nghi. Rõ ràng với một quốc gia đi xâm lược như Đức thì sự chuẩn bị để đối đầu với cái lạnh là rất quan trọng dù là thời điểm tiến công là mùa nào. Vì cuộc chiến hoàn toàn có thể kéo dài ngoài ý muốn.


(Ảnh: Internet)
(Ảnh: Internet)

Mùa đông năm 1941 là một trong những mùa đông lạnh khủng khiếp nhất trong lịch sử nước Nga, đặc biệt là trong suốt cao điểm quân Đức tấn công Moscow. Cách đó 1 thế kỷ, quân của Napoleon cũng trong tình thế tương tự và thời tiết cản bước, chuyển thế có lợi cho quân Nga. Hitler đã không hề lên kế hoạch cho trận chiến trong mùa đông, và không có sự chuẩn bị tương xứng cho binh sĩ cũng như vũ trang.
Mùa đông khắc nghiệt đó đã giúp cho quân Nga tập hợp và chuẩn bị cho các trận phản công của Chiến tranh thế giới thứ 2, mà mọi người dân Nga đều biết tới với tên gọi “Cuộc chiến Vệ quốc vĩ đại”. Và một lần nữa tầm nhìn hạn hẹp của Hitler lại gây ra hậu quả.


(Ảnh: Internet)
(Ảnh: Internet)

Mùa xuân năm 1942, khi Đức sẵn sàng để tiến quân thì đã quá muộn. Nước Nga đã phục hồi đủ để phản công lại. Quân phát xít mất đi thế chủ động. Đây lại là một sai lầm không đáng có của một thủ lĩnh như Hitler.
5. Quá lạm dụng tên lửa V1 và V2
Hitler không ngừng hy vọng vào “vũ khí thần diệu” sẽ cứu nguy cho nước Đức Quốc xã. “Những thành tựu” đạt được trong kỹ thuật tên lửa và chế tạo các loại máy bay đã vượt qua Mỹ và Liên Xô tới 10-15 năm. Giá như không có những tư liệu khoa học của Kamler (người đứng đầu trung tâm nghiên cứu của tổ chức SS) thì không biết khi nào người Mỹ mới hoàn thành được chuyến bay đầu tiên vào vũ trụ của mình. Và có thể tự tin nói rằng: “Người Mỹ mở được cánh cửa của mình đi vào vũ trụ là nhờ những bí mật của Đệ Tam Đế chế”.


(Ảnh: Internet)
(Ảnh: Internet)

Có một sự thật là Hitler xứng đáng là thiên tài trong việc làm suy yếu và sử dụng sai những tiềm năng khổng lồ như súng trường tấn công MP43 và máy bay chiến đấu Me -262. Nhưng không dừng lại, ông còn mắc thêm sai lầm với tên lửa đạn đạo, sai lầm lần này lại là vì lý do quá lạm dụng vào tên lửa, thay vì tiếp tục nghiên cứu dự án bom nguyên tử.
Hitler không tán thành vung tiền vào các nghiên cứu dài hạn mà chưa biết chắc có thành công hay không như dự án làm bom nguyên tử. Chiến thắng chớp nhoáng của Đức trước các cường quốc châu Âu khiến Hitler càng tin vào “thiên tài” của mình. Thời gian 1937-1940, Đức chi 550 triệu mác để nghiên cứu chế tạo tên lửa V1 và V2, trong khi vấn đề bom nguyên tử bị bỏ ngỏ.


(Ảnh: Internet)
(Ảnh: Internet)

Trong lúc Hitler dành thời gian và tiền bạc chú trọng đầu tư vào tên lửa thì phía Mỹ đã thành công trong việc chế tạo bom nguyên tử. Đây chính là dấu chấm hết cho chiến tranh thế giới 2 và cả Đức Quốc Xã.
Ánh Trăng tổng hợp

10 sai lầm ngớ ngẩn nhất khiến Hitler phải bại vong trong thế chiến thứ 2 (Phần 2)




Những sai lầm của kẻ độc tài đã dẫn đến sự thất bại của Đức Quốc Xã. Đó là vận đen của Hitler mà cũng là điều may mắn cho cả thế giới. 
Tiếp theo phần 1
6. Không bao giờ lắng nghe ý kiến của các tướng khác
Hitler tự xem mình là thiên tài quân sự sau khi chỉ huy quân đội Đức giành được các thắng lợi ban đầu của cuộc chiến. Nhưng càng lấn sâu vào cuộc chơi, y lại càng sa lầy và đổ lỗi cho các tướng lĩnh cái tội không chịu thi hành lệnh của mình. Điều này dẫn đến sự bất mãn trong một vài người. Về sau Hitler chỉ còn nghe theo lời bản thân mình.


(Ảnh: Internet)
(Ảnh: Internet)

Nhưng khi chiến tranh tiếp tục với những diễn biến phức tạp hơn, Hitler trở nên ít tin tưởng hơn. Ông ta bắt đầu kiểm soát mọi khía cạnh từ lớn đến nhỏ của trên tất cả các mặt trận. Hãy nhớ rằng ông ta không phải là một nhà chiến lược quân sự, do đó, sự quản lý chặt chẽ từ Hitler chỉ làm mọi việc đi theo chiều hướng xấu.


(Ảnh: Internet)
(Ảnh: Internet)

Cụ thể như tại trận chiến rừng Ardennes ở Bỉ vào tháng 12/1944, dù các tướng lĩnh Đức đã nghi ngờ vào một thất bại nhưng Hitler vẫn không chịu nghe theo. Kết quả thất bại của chiến dịch này càng làm cho Đức tiến gần hơn đến sụp đổ .
7. Trao quyền chỉ huy không quân cho Goering
Một trong những thất bại lớn nhất của Đức trong thế chiến 2 là trước Không lực Hoàng Gia Anh. Lý do cho thất bại này không chỉ vì sự xuất sắc đặc biệt của các phi công hay lợi thế sân nhà của Anh mà bởi sai lầm của Hitler. Khi ấy, ông đã giao không quân cho Thống chế Hermann Goering.


(Ảnh: Internet)
Thống chế Hermann Goering. (Ảnh: Internet)

Thuộc quyền thống chế Goering, Tổng tư lệnh KQ Đức, có khoảng 2.600 máy bay. Mệnh lệnh của Goering rất đơn giản. Đầu tiên, họ phải tấn công tất cả các sân bay căn cứ của lực lượng tiêm kích Không quân Hoàng gia, đặc biệt các máy bay Spitfire và Hurricane, vô hiệu hóa các máy bay tiêm kích và sân bay của chúng.
Tuy nhiên hệ thống radar phòng không trải dài dọc theo bờ biển nước Anh đã phát huy vô cùng hiệu quả, đánh chặn các đợt ném bom của máy bay Đức từ rất sớm, khiến quân Đức rất khó để đạt được mục tiêu của mình.
Bức tường điện tử vô hình được dựng lên dọc theo toàn bộ bờ biển nước Anh, đã làm Goering phát cáu. Vì vậy hai hoặc ba ngày sau khi bắt đầu các cuộc tấn công, Goering ra mệnh lệnh tấn công và phá hủy mạng lưới radar.


(Ảnh: Internet)
(Ảnh: Internet)

Tuy nhiên, Goering ra lệnh bãi bỏ việc tấn công đài ra-đa, biện luận rằng không ích gì phải tiếp tục tấn công như thế bởi vì các đài ra-đa đã bị tấn công vẫn còn hoạt động. Dần dần quân Đức đã bị mất nhiều máy bay hơn nhiều.
Ngay cả khi các kết quả tệ hại , Hitler vẫn không tước quyền chỉ huy của Goering và tìm một người có khả năng về quân sự hơn. Cuối cùng là Đức đã thua Anh dù quân số đông hơn nhiều.
8. Sai lầm khi đưa quân chiến đấu ở trên hai mặt trận cùng lúc
Hitler hẳn nhận thức được sai lầm của Đức ở thế chiến 1 là chiến đấu dàn trải trên nhiều mặt trận. Ông ta hẳn sẽ cố gắng để tránh phạm vào sai lầm đó, tuy nhiên, lần này, lòng khao khát xâm lược nước Nga lại đẩy Hitler vào bẫy chết.


(Ảnh: Internet)
(Ảnh: Internet)

Đầu tiên là chiến trường Châu Âu. Hitler đã nắm được quyền kiếm soát phần lớn châu Âu và tấn công sang Anh. Nhưng trong cuộc tấn công bằng không quân do Goering chỉ huy, Đức đã thua. Hitler đáng nhẽ nên nhìn nhận lại và sửa chữa sai lầm, củng cố quân đội vào 1 mục tiêu chính, thanh trừng xong toàn bộ Châu Âu.
Lẽ ra nếu ông ta kiên trì thì mọi chuyện sẽ khác. Nhưng thay vào đó, ông ta lại đưa ra mục tiêu khác song song là Nga. Sự kiêu căng đã làm cho Hitler suy nghĩ rằng Anh có thể thắng một trận nhưng điều đó không có nghĩa họ là một mối đe dọa nghiêm trọng với Đức trên Châu Âu hay bất kì chỗ nào. Ngay sau khi giải quyết xong Nga thì sẽ quay lại đối phó với Anh.
Tuy nhiên, tấn công Nga chỉ làm phân tán lực lượng quân đội và cho quân Đồng Minh thời gian phục hồi. Sự chiếm đóng ở các nước Châu Âu khác cũng trở nên lơi lỏng khi phải tập trung vào mục tiêu khổng lồ là nước Nga.


(Ảnh: Internet)
(Ảnh: Internet)

Kế hoạch đầy tham vọng của Hitler đã thảm bại – Nga đã không thua và Anh trở nên mạnh mẽ hơn. Nói cách khác, người Đức lại thua một lần nữa khi cố gắng rải quân ra nhiều mặt trận.
9. Tuyên bố chiến tranh với Hoa Kỳ
Vào ngày 11 tháng 12 năm 1941, vài ngày sau sự kiện Nhật Bản tấn công Trân Châu Cảng và Hoa Kỳ tuyên chiến với Nhật, Đức Quốc xã đã tuyên chiến với Hoa Kỳ để đáp trả lại những gì mà họ khẳng định là một loạt những hành vi khiêu khích của Chính phủ Hoa Kỳ khi mà nước này chính thức ở vào tình trạng trung lập trong Chiến tranh thế giới thứ hai.
Quyết định tuyên chiến được Adolf Hitler đưa ra gần như ngay lập tức, không có sự chuẩn bị hay tham khảo ý kiến. Sau đó trong cùng ngày, Hoa Kỳ cũng đã tuyên chiến với Đức.


(Ảnh: Internet)
Hitler tuyên chiến với Hoa Kỳ trong Quốc Hội Đức. (Ảnh: Internet)

Tất nhiên, Hitler đã không biết rằng khi bị tuyên chiến nước Mỹ có thể biến quân đội của mình thành một người khổng lồ quân sự. Sự nguy hiểm còn là vấn đề trung lập của Mỹ, ngay lập tức sau lời tuyên chiến Mỹ đứng về phe Đồng Minh.
Với khoảng cách địa lý và đường biển xa kha khá thì Hitler khó có thể mang quân đến tấn công như với các nước xung quanh.
Mỹ còn là một đất nước giàu có, tài nguyên dồi dào, về mặt con người cũng phát triển với dân số đông, nhiều nhà khoa học… Đất nước này vẫn đứng vững ngay trong cuộc Đại Suy Thoái.
Một thiên tài kinh tế chính trị như Hitler nên thấy trước điều đó khi Mỹ tham chiến. Và cuối cùng hai quả bom nguyên tử của Mỹ đã kểt thúc chiến tranh.
10. Ám ảnh bởi Stalingrad
Đây là một trong những trận đánh đẫm máu nhất của toàn bộ thế chiến thứ 2, trận Stalingrad trở thành bước ngoặt của cuộc chiến. Nếu bỏ qua tham vọng về các mỏ dầu ở Caucasus thì Hitler có lẽ đã lệnh cho Tập đoàn quân số 6 bao vây Stalingrad rồi tính đến Caucasus sau.


Stalingrad. (Ảnh: Internet)
Stalingrad. (Ảnh: Internet)

Nhưng hóa ra Hitler lại tập trung vào cả 2 mục tiêu là thành phố và các mỏ dầu (trong khi mỏ dầu mới là mục tiêu mà Hitler cần khi đến đây), khiến Tập đoàn quân số 6 phải chiến đấu trên toàn bộ khu vực thành phố: Từng dãy phố, từng căn nhà… mọi ngóc ngách, khiến binh sĩ Đức chịu thiệt hại nặng nề.
Nga sau đó thực hiện một cuộc tấn công và bao vây toàn bộ Stalingrad và tiêu diệt cả Tập đoàn quân số 6 ( Tập đoàn quân này không được phép rút vì chỉ thị của Hitler đưa ra ).
Ánh Trăng tổng hợp

Những sai lầm ngớ ngẩn của kẻ độc tài Hitler (P I)

GL ,    6 năm trước

Những sai lầm của kẻ độc tài đã dẫn đến sự thất bại của Đức Quốc Xã, và cũng là một phần may mắn của cả thế giới.

Chúng ta đều biết đến Hitler như một kẻ độc tài, bài trừ do thái và có nhiều âm mưu chính trị nham hiểm. Thậm chí ông ta còn lãnh đạo chính quyền phát xít gây ra chiến tranh thế giới thứ 2. Tuy cuối cùng thất bại nhưng mọi tội ác là không thể tha thứ. Trong bài viết này chúng ta hãy cùng đi tìm hiểu một chút về những sai lầm của Hitler, những sai lầm cơ bản này đã dẫn đến thất bại của Hitler nói riêng và Đức Quốc Xã nói chung, và cũng là một phần may mắn cho cả thế giới.
10. Hủy bỏ dự án sản xuất súng trường tấn công đầu tiên trên thế giới
nhung-sai-lam-ngo-ngan-cua-ke-doc-tai-hitler-p-i


Khi Đức tấn công Liên Xô trong chiến tranh thế giới II, nhu cầu về một loại vũ khí mới là cần thiết để giúp quân phát xít để đối phó với sự rộng lớn của lãnh thổ và hàng triệu binh sĩ Nga. Đó phải là một vũ khí mang độ chính xác, phạm vi, và sức thâm nhập của các loại súng trường. Ngoài ra cũng phải có sự kết hợp của tốc độ cao, thời gian nạp đạn nhanh và khả năng cơ động của một khẩu súng máy. Các nhà phát triển đã tạo ra MBK 42- khẩu súng trường tấn công đầu tiên của thế giới .
Và kết quả bước đầu thật đáng kinh ngạc. Các đơn vị được trang bị các loại vũ khí mới này đã đem lại lợi thế tuyệt vời ở Nga, sử dụng chúng để cắt sâu vào Liên Xô. Sau đó trong một đấu tranh chính trị ở Berlin, Hitler đã giận dữ và quyết định bỏ toàn bộ dự án. Ông ta đã hủy bỏ toàn bộ các thử nghiệm và khả năng của loại súng mới này. Các chỉ huy Đức đổi tên loại súng này thành " MP43 " ( maschinenpistol 43) và tiếp tục sản xuất sau lưng của Hitler trong một thời gian. Nhưng khi Fuhrer biết về điều đó, ông đã cho ngừng tất cả lại.
Sau một thời gian ông ta đã hiểu được lợi ích và tiềm năng của loại súng này, quyết định cho dự án hoạt động lại. Đó là khoảng thời gian giữa những năm 1943 và có lẽ quyết định này là quá muộn khi người Nga đã bắt đầu chiếm phần áp đảo.
9. Hủy bỏ máy bay phản lực đầu tiên trên thế giới -Messerschmitt 262
nhung-sai-lam-ngo-ngan-cua-ke-doc-tai-hitler-p-i


Ngành hàng không trong Thế chiến II vẫn còn bị chi phối bởi thế hệ những máy bay chân vịt. Nhưng bạn có biết ? Người Đức đã phát minh ra chiếc máy bay phản lực đầu tiên trên thế giới, được gọi là Me -262. Me 262 đã được cho thử bay vào khoảng năm 1943. Tuy nhiên, trong giai đoạn đầu, máy bay được thiết kế như một máy bay đánh chặn - một máy bay chiến đấu chuyển động nhanh. Me 262 hoàn toàn áp đảo so với các loại máy bay của đồng minh thời đó là Spitfire và P-51 Mustang, bởi tốc độ khủng khiếp của nó.
Nhưng Hitler không muốn đánh chặn, ông ta không nhận ra những mặt mạnh của máy bay phản lực và ra lệnh cải tạo Me 262 thành máy bay ném bom tốc độ cao.
Hitler đã hoàn toàn sai lầm bởi thứ quân đội Đức thiếu lúc đó là các máy bay đánh chặn chứ không phải máy bay ném bom . Đã có nhiều ý kiến trái chiều những Hitler muốn thực hiện theo cách của mình. Kết quả là khắp bầu trời đã được bôi đen bởi các máy bay ném bom của Mỹ và Anh. Mãi đến tháng 11/1944, Bộ trưởng Công nghiệp quốc phòng Albert Speer mới thuyết phục được Hitler sử dụng Me 262 làm máy bay đánh chặn. Nhưng quyết định của Hitler cũng trở nên quá muộn và khiến cho quân phát xít thất bại.
8. Quân đội Đức không bao giờ được phép rút lui
nhung-sai-lam-ngo-ngan-cua-ke-doc-tai-hitler-p-i


Hitler không phải là một chiến lược quân sự, điều đó có thể giải thích lý do tại sao ông lại quá cuồng tín với khẩu hiệu vô lý " không rút lui, chiến đấu đến người cuối cùng" .Rõ ràng không phải là một nhà chiến lược quân sự cũng có thể nhận ra rằng sức mạnh ý chí tuyệt đối sẽ không làm được gì nhiều khi phải chống lại những loạt đại bác.
Ông ta thực sự tin rằng chiến trường là nơi chiến đấu như trong phim với danh dự, chiến thắng là điều tất yếu. Hitler đã tuyên truyền và áp đặt điều này với lính của mình , ngay cả khi người Nga đánh tan tác quân đội Đức.
Trong cuộc gọi từ Stalingrad, ông ta không cho phép Frederich Paulus chiến đấu theo cách của mình, nhất quyết không cho quân đội tháo chạy khỏi Liên Xô khi dòng bao vây của hồng quân còn yếu. Thay vào đó, Hitler bắt họ phải chống đỡ đến cùng. Kết quả là sự thất bại và tiêu tan mọi hi vọng của người Đức.
Nhưng ngay cả khi thất bại đó xảy ra Hitler cũng không hiểu ra vấn đề. Ông từ chối cho phép quân đội của mình quay trở lại và củng cố phòng ngự bờ đông sông Rhine vào năm 1945. Đây rõ ràng là sự lựa chọn thông minh, nhưng Hitler lập tức gửi một tin nhắn từ chối họ - " không được rút lui". Quân Đồng Minh đã nắm lấy cơ hội này và càn quét cả khu vực. Đức Quốc xã cuối cùng cũng phải rút lui và thất bại hoàn toàn, đang từ thế chủ động chuyển sang bị động.
Sau đó không lâu, ngay tại Berlin. Hitler lại trực tiếp bắt quân của mình chiến đấu lại quân Nga dọc theo sông Oder chứ không cho rút về để thắt chặt phòng thủ bên trong thành phố. Một ngày sau đó, người Nga tiến vào Berlin, và chỉ có khoảng 80.000 người Đức. Một nửa trong số đó là dân thường. Kết cục thảm hại đã xảy ra và rõ ràng nguyên nhân chính là do sự ngang bướng và tính hiếu thắng của chính Hitler.
7. Quân đội Đức không sẵn sàng để chiến đấu trong thời tiết khắc nghiệt ở Nga
nhung-sai-lam-ngo-ngan-cua-ke-doc-tai-hitler-p-i


Nghe đến “Nga” là hình ảnh cái rét âm độ, băng tuyết phủ đầy đã hiện lên. Đây là một đất nước có mùa đông dài và khắc nghiệt vô cùng. Người dân bản xứ phải chống chọi với cái lạnh bằng rượu, cá ướp, quần áo và cả sự thích nghi. Rõ ràng với một quốc gia đi xâm lược như Đức thì sự chuẩn bị để đối đầu với cái lạnh là rất quan trọng dù là thời điểm tiến công là mùa nào. Vì cuộc chiến hoàn toàn có thể kéo dài ngoài ý muốn.
Tháng 6 năm 1941, Đức bắt đầu tiến đến xâm lược Nga. Hitler đã quá tự tin và cho rằng chỉ cần 1 đến 2 tháng để quân phát xít thành công. Tất cả mọi người sẽ được nhấm nháp trà tại Berlin vào tháng Chín, Hitler đã khẳng định vậy. Và một lần nữa tầm nhìn hạn hẹp của Hitler lại gây ra hậu quả.
Sáu tháng sau cuộc tiến công , người Đức đã đạt được những kết quả đáng kinh ngạc nhưng cũng không có nghĩa rằng họ đã đánh bại được Hồng Quân. Phát xít đóng quân ở ngay ngoại ô Moscow, đe dọa đến điện Kremli. Rõ ràng, nếu Moscow thất thủ thì cả đất nước sẽ mất đi đầu não và nước Nga sẽ thất bại. Nói xa hơn, sự thất bại của Liên Xô cũng sẽ kéo theo sự thất bại của quân Đồng Minh.
Nhưng theo lịch sử thì mọi chuyện hoàn toàn không diễn biến như vậy. Lý do ? Đó chính là mùa đông. Người Đức đã không chuẩn bị cho cái lạnh khắc nghiệt của miền bắc nước Nga. Người Đức không quen với thời tiết khắc nghiệt và cũng không có sự chuẩn bị trước về thể lực, quân lương, áo rét. Trong khi đó, người Nga trực tiếp chiến đấu trên quê hương mình, họ cố gắng cầm cự, phát triển quân đội trong khi người Đức cố gắng chống chọi với cái lạnh.
Mùa xuân năm 1942, khi Đức sẵn sàng để tiến quân thì đã quá muộn. Nước Nga đã phục hồi đủ để phản công lại. Quân phát xít mất đi thế chủ động. Đây lại là một sai lầm không đáng có của một thủ lĩnh như Hitler.
6. Quá lạm dụng tên lửa V1 và V2
nhung-sai-lam-ngo-ngan-cua-ke-doc-tai-hitler-p-i


Quân đội Đức trong chiến tranh thế giới 2 đã phát triển được một số những công cụ vũ trang mang tính chất đột phá như súng trường, máy bay phản lực. Thậm chí tên lửa đạn đạo cũng là một sự phát triển từ phía quân đội Đức. Tất cả những sáng chế này đều có vai trò quan trọng và khả năng tạo ưu thế cho bất kì quân đội nào có chúng. Thật không may , chúng lại được đặt trong tầm kiểm soát của Hitler.
Có một sự thật là Hitler xứng đáng là thiên tài trong việc làm suy yếu và sử dụng sai những tiềm năng khổng lồ như súng trường tấn công MP43 và máy bay chiến đấu Me -262. Nhưng không dừng lại, ông còn mắc thêm sai lầm với tên lửa đạn đạo, sai lầm lần này lại là vì lý do quá lạm dụng vào tên lửa, thay vì tiếp tục nghiên cứu dự án bom nguyên tử.
Hitler không tán thành vung tiền vào các nghiên cứu dài hạn mà chưa biết chắc có thành công hay không như dự án làm bom nguyên tử. Chiến thắng chớp nhoáng của Đức trước các cường quốc châu Âu khiến Hitler càng tin vào “thiên tài” của mình. Thời gian 1937-1940, Đức chi 550 triệu mác để nghiên cứu chế tạo tên lửa V1 và V2, trong khi vấn đề bom nguyên tử bị bỏ ngỏ.
Trong lúc Hitler dành thời gian và tiền bạc chú trọng đầu tư vào tên lửa thì phía Mỹ đã thành công trong việc chế tạo bom nguyên tử. Đây chính là dấu chấm hết cho chiến tranh thế giới 2 và cả Đức Quốc Xã.
Tham khảo: toptenz

Những sai lầm ngớ ngẩn của kẻ độc tài Hitler (Phần II)

GL ,    6 năm trước

Phần tiếp theo với 5 sai lầm ngớ ngẩn nhất của kẻ độc tài Hitler.

5. Không bao giờ lắng nghe ý kiến của các tướng khác
nhung-sai-lam-ngo-ngan-cua-ke-doc-tai-hitler-phan-ii


Hitler là một nhà kẻ độc tài đúng nghĩa. Ông ta không hề tin tưởng và lắng nghe các tướng của mình. Cho dù họ là những nhà chiến lược quân sự thực thụ và đưa ra nhiều ý kiến rất hợp lý. Chỉ trong các trận chiến trên nước Pháp, Hitler đã nghe theo các tướng của mình và giành được thắng lợi.
Nhưng khi chiến tranh tiếp tục với những diễn biến phức tạp hơn, Hitler trở nên ít tin tưởng hơn. Ông ta bắt đầu kiểm soát mọi khía cạnh từ lớn đến nhỏ của trên tất cả các mặt trận. Hãy nhớ rằng ông ta không phải là một nhà chiến lược quân sự, do đó, sự quản lý chặt chẽ từ Hitler chỉ làm mọi việc đi thèo chiều hướng xấu.

Không chỉ ở sự quản lý, ông đã không lắng nghe tướng của mình khi họ cầu xin ông cho phép làm những việc chỉ có một người điên sẽ không làm . Chẳng hạn như việc bảo vệ Normandy - Erwin Rommel cho rằng quân Đồng minh sẽ tấn công ở Normandy chứ không phải Calais. Ông muốn di chuyển quân đội của mình về phía bắc để chống lại các cuộc tấn công. Hitler từ chối vì nghĩ rằng cuộc tấn công thực sự vẫn còn trong lúc hàng trăm hàng ngàn quân Đồng minh đã đổ vào bờ. Cái giá phải trả khi không lắng nghe là quân phát xít đã để mất Pháp.
4. Trao quyền chỉ huy không quân cho Goering
nhung-sai-lam-ngo-ngan-cua-ke-doc-tai-hitler-phan-ii
Một trong những thất bại lớn nhất của Đức trong thế chiến 2 là thất bại trước Không lực Hoàng Gia Anh. Lý do cho thất bại này không chỉ vì sự xuất sắc đặc biệt của các phi công và lợi thế sân nhà của Anh mà còn bởi sai lầm của Hitler khi đã giao không quân cho Thống chế Hermann Goering.
Goering cũng giống như Hitler là không có kinh nghiệm chỉ huy. Vì vậy, khi Hitler ra lệnh cho ông tìm cách đối phó với nước Anh, Goering cho rằng phải tấn công ngay. Cuộc tổng không kích của Goering nhắm vào nước Anh bắt đầu ngày 15 tháng 8 với mục đích tiêu diệt Không lực Hoàng gia Anh và qua đấy tạo một điều kiện thuận lợi cho cuộc đổ bộ. Ông bảo chỉ cần mất 2 đến 4 tuần là tiêu diệt hoàn toàn Không quân Anh.
Kỹ năng của Anh trong việc chỉ đạo máy bay chặn đánh những đội hình máy bay Đức đông đảo hơn chủ yếu là nhờ ra-đa. Từ lúc cất cánh, máy bay Đức đã bị theo dõi trên màn hình ra-đa của Anh, và hành trình của họ được vẽ ra một cách chính xác đến nỗi bên Anh biết được nên chặn đánh họ ở đâu và lúc nào. Đây là điều mới lạ trong chiến tranh không quân và khiến cho Đức hoang mang, vì Đức kém xa Anh trong việc phát triển và sử dụng thiết bị điện tử.
Ngày 15 tháng 8, Goering ra lệnh bãi bỏ việc tấn công đài ra-đa, biện luận rằng không ích gì phải tiếp tục tấn công như thế bởi vì các đài ra-đa đã bị tấn công vẫn còn hoạt động. Dần dần quân Đức đã bị mất nhiều máy bay hơn nhiều. Ngay cả khi các kết quả tệ hại , Hitler vẫn không tước quyền chỉ huy của Goering và tìm một người có khả năng về quân sự hơn. Cuối cùng là Đức đã thua Anh dù quân số đông hơn nhiều.
3. Sai lầm khi đưa quân chiến đấu ở trên hai mặt trận cùng lúc
nhung-sai-lam-ngo-ngan-cua-ke-doc-tai-hitler-phan-ii


Hitler hẳn nhận thức được sai lầm của Đức ở thế chiến 1 là chiến đấu dàn trải trên nhiều mặt trận. Ông ta hẳn sẽ cố gắng để tránh phạm vào sai lầm đó, tuy nhiên, lần này, lòng khao khát xâm lược nước Nga lại đẩy Hitler vào bẫy chết.
Đầu tiên là chiến trường Châu Âu. Hitler đã nắm được quyền kiếm soát phần lớn châu Âu và tấn công sang Anh . Nhưng trong cuộc tấn công bằng không quân do Goering chỉ huy, Đức đã thua. Hitler đáng nhẽ nên nhìn nhận lại và sửa chữa sai lầm. Củng cố quân đội vào 1 mục tiêu chính, thanh trừng xong toàn bộ Châu Âu. Lẽ ra nếu ông ta kiên trì thì mọi chuyện sẽ khác. Nhưng thay vào đó, ông ta lại đưa ra mục tiêu khác song song là Nga . Sự kiêu căng đã làm cho Hitler suy nghĩ rằng Anh có thể thắng một trận nhưng điều đó không có nghĩa họ là một mối đe dọa nghiêm trọng với Đức trên Châu Âu hay bất kì chỗ nào. Ngay sau khi giải quyết xong Nga thì sẽ quay lại đối phó với Anh. Tuy nhiên, tấn công Nga chỉ làm phân tán lực lượng quân đội và cho quân Đồng Minh thời gian phục hồi. Sự chiếm đóng ở các nước Châu Âu khác cũng trở nên lơi lỏng khi phải tập trung vào mục tiêu khổng lồ là Liên Xô.

Kế hoạch đầy tham vọng của Hitler đã thảm bại - Nga đã không thua và Anh trở nên mạnh mẽ hơn. Nói cách khác, người Đức lại thua một lần nữa khi cố gắng rải quân ra nhiều mặt trận.
2. Tuyên bố chiến tranh với Hoa Kỳ
nhung-sai-lam-ngo-ngan-cua-ke-doc-tai-hitler-phan-ii


Khi Nhật Bản tấn công Hoa Kỳ vào tháng Mười Hai năm 1941 , Hitler thông qua thỏa thuận ba bên và tuyên chiến với Mỹ. Đây là một động thái ngu ngốc. Việc tuyên chiến với một quốc gia giàu có, xa xôi và đang ở thế trung lập như vậy hoàn toàn có thể mang nguy cơ bị tấn công bất ngờ. Vì vậy, tôn trọng cam kết với Nhật Bản cũng chẳng giúp ích được gì.
Nhưng tất nhiên, Hitler đã không biết rằng khi bị tuyên chiến nước Mỹ có thể biến quân đội của mình thành một người khổng lồ quân sự. Sự nguy hiểm còn là vấn đề trung lập của Mỹ, ngay lập tức sau lời tuyên chiến Mỹ đứng về phe Đồng Minh. Với khoảng cách địa lý và đường biển xa kha khá thì Hitler khó có thể mang quân đến tấn công như với các nước xung quanh.
Mỹ còn là một đất nước giàu có, tài nguyên dồi dào, về mặt con người cũng phát triển với dân số đông, nhiều nhà khoa học … Đất nước này vẫn đứng vững ngay trong cuộc Đại Suy Thoái. Một thiên tài kinh tế chính trị như Hitler nên thấy trước điều đó khi Mỹ tham chiến. Và cuối cùng hai quả bom nguyên tử của Mỹ đã kểt thúc chiến tranh.
1. Ám ảnh bởi Stalingrad
nhung-sai-lam-ngo-ngan-cua-ke-doc-tai-hitler-phan-ii


Trong tháng 10 năm 1942, Hitler có chút thay đổi về mục điêu ở phía Nam nước Nga. Mục tiêu ban đầu của quân phát xít là Caucasus – nơi nhiều các mỏ dầu ở phía Nam nước Nga. Nếu nắm giữ được khu vực này, dự trữ dầu khổng lồ sẽ biến nền kinh tế vốn đã đang phát triển mạnh của Đức thành một đế chế. Tuy nhiên, thành phố Stalingrad (nay là Volgograd ) - pháo đài cuối cùng của quân đội Nga trên mặt trận phía Đông cũng không ở quá xa. Hitler đã quyết định : chuyển hướng phần lớn đoàn quân đi về phía Nam đi chiếm Stalingrad. Ông tin tưởng mọi người được về nhà trước Giáng Sinh.
Thật không may, và điều này dường như là một nỗi ám ảnh với Hitler. Nhưng thành phố Stalingrad không dễ bị đánh bại như mong đợi. Quân đội Nga hứng chịu tổn thất to lớn trong trận chiến, nhưng họ vẫn kiên cường và cố thủ đợi thời cơ. Hitler đã sai lầm khi điều quân ở Caucasus – nơi trọng yếu ra khỏi vị trí và đưa họ đến Stalingrad. VIệc này không giúp đỡ người Đức vì có thêm quân thì họ cũng chỉ bao vây cố định ở ngoài thành phố. Tuy nhiên, nỗi ám ảnh về cuộc chiến của Hitler đã làm mất Caucusus , nơi lúc đầu là mục tiêu chính khi đến Nga.
Tham khảo: toptenz

 


Xem tiếp...

BUỒN NHỚ MÊNH MANG 7

(ĐC sưu tầm trên NET)

Chiều

Thơ » Việt Nam » Hiện đại » Xuân Diệu » Thơ thơ (1938)

Hôm nay, trời nhẹ lên cao,
Tôi buồn không hiểu vì sao tôi buồn...

Lá hồng rơi lặng ngõ thuôn,
Sương trinh rơi kín từ nguồn yêu thương.
Phất phơ hồn của bông hường,
Trong hơi phiêu bạt còn vương máu hồng.
Nghe chừng gió nhớ qua sông,
E bên lau lách thuyền không vắng bờ.
- Không gian như có dây tơ,
Bước đi sẽ đứt, động hờ sẽ tiêu.
Êm êm chiều ngẩn ngơ chiều,
Lòng không sao cả, hiu hiu khẽ buồn...


                                                                 Ông Lái Đò - Duy Khánh

Lời bài hát Ông lái đò

Tôi đã gặp một chiều trên bến nước
Ông lái đò ngồi đợi khách sang sông
Gió đưa nhẹ đôi hàng lau lả lướt
Ông lái buồn đưa mắt mỏi mòn trông
Một dĩ vãng tự ngàn xưa chiếu dội
Mỗi chiều về sống lại giữa hồn ông
Ông chỉ muốn cuộc đời xưa đen tối
Xóa nhòa đi trong cùng tận đáу lòng
Mới hôm nào trên bến sông vắng lặng
Đời buồn tênh như lỡ một cung đàn
Thuуền đò ông mang nặng sầu cô quạnh
Lẵng lờ đưa bao khách lạ sang sông
Khách qua đò ngàу xưa hờ hững quá
Trả công ông để lại một vài xu
Họ với ông hai cảnh đời xa lạ
Ѕang sông rồi không một tiếng phân ưu
Và cứ thế giòng đời trôi lặng lẽ
Ɓến ngàу xưa tưởng ngủ muôn đời
Ông lái đò trong tuổi già bóng xế
Ϲòn mong gì thấу được ánh hồng tươi
Ɲhưng một hôm ánh hồng lên rực rỡ
Ɲon sông rền một điệu nhạc oai hùng
Giòng sông xưa chuуển mình lên hăm hở
Muôn hoa tươi căng thẳng nhựa sống hùng
Ông lái đò giờ đâу già уếu lắm
Ϲũng thấу lòng sống lại tuổi đôi mươi
Hồn rung mạnh trước cảnh đời tươi thắm
Ɲỗi mừng vui không thốt được nên lời
Từ hôm đó bến đò ông sống dậу
Ɓao nhiêu chiều đã đón khách sang sông
Ɲhững người khách không giống ngàу xưa ấу
Họ về đâу hồn nặng trĩu bên lòng
Họ về đâу bụi vương mình trên nếp áo
Đường xa xăm tóc lộng gió tơi bời
Họ đi rồi ông thấу buồn áo não
Vì họ qua bến ấу một lần thôi
Và từ đó bên hàng lau lả lướt
Khách ngàу xưa không trở lại sang sông
Ɲên mỗi chiều thả thuуền theo bến nước
Ông lái buồn đưa mắt mỏi mòn trông

Bến đò quê ngoại

06:55, 22/08/2015 (GMT+7)
Tôi tần ngần đứng trên bờ sông nhìn cây cầu vững chãi bắc ngang dòng sông với tấp nập xe cộ qua lại, lòng nôn nao nhớ về bến đò xưa cũ, nhớ ông lão chèo đò bốn mùa với chiếc quần cụt, điếu thuốc lá lập lòe trên tay trong cơn mưa lâm thâm buốt giá và nhớ nụ cười của cậu tôi dang đôi tay vạm vỡ đón lấy những đứa cháu xa trở về đầy yêu thương, ấm áp...
Tôi sinh ra ở quê ngoại. Tới lúc chập chững biết đi mới được gặp mặt cha lần đầu. Ngày ấy, cha tôi còn trong quân ngũ, miệt mài với công tác khắc phục hậu quả sau chiến tranh. Tuổi thơ của tôi gắn liền với hình ảnh người cậu thân thuộc. Năm tôi lên 3 tuổi, cha trở về và quyết định đưa gia đình về quê nội. Ấu thơ không hiểu hết nỗi chia ly nhưng ít nhiều tôi quyến luyến nơi mình lớn lên với những bước chân chập chững theo sau người cậu của mình. Mẹ tôi kể rằng, dù về quê nội nhưng tôi vẫn quyến luyến với nơi vốn đã thân quen. Nhiều đêm trắng, tôi vô cớ buồn, vô cớ khóc đòi cậu khiến mẹ tôi nhiều phen rớt nước mắt. Mãi đến nhiều năm sau đó khi tôi dần lớn khôn, dăm bữa, nửa tháng tôi vẫn đòi mẹ đưa về quê ngoại chơi dù đường sá đi lại ngày ấy rất khó khăn, đa phần là đi bộ.
Đường về quê ngoại ngày ấy là chặng đường khá gian nan dài ngót 20 cây số và một bến đò mang tên Tùng Luật vắt ngang qua dòng Bến Hải, nơi một thuở chiến tranh được mệnh danh là: Cửa tử! Bến đò Tùng cũng giống như hàng trăm bến đò khác ở mọi miền quê sông nước. Cách đây mười năm có lẻ, bến đò làng Tùng mỗi ngày vẫn duy trì hai buổi đò ngang qua lại đôi bờ. Đó là chỗ hẹn của kẻ đi, người về ở đôi bờ dòng sông huyền thoại. Chẳng ai nhớ mặt, chẳng ai nhớ có bao nhiêu bước chân đã lên thuyền xuống bến để ra đi và trở về. Chỉ duy ông già lái đò không tên vẫn cứ lầm lũi đưa khách sang sông. Trong ký ức tôi, ông là một người kiệm lời nhưng dư dả nụ cười hồn hậu, nước da màu đồng hun rắn rỏi. Trên tay, dù mưa hay nắng vẫn lập lòe điếu thuốc lá; đông hay hè ông vẫn mặc độc mỗi chiếc quần cụt. Ông cần mẫn bẻ tay lái như người nghệ sĩ điêu luyện nơi cửa tử và luôn sẵn lòng giúp người đi đò đưa những đứa trẻ lên bờ khi đò cập bến, trong đó có tôi.
Kể từ ngày cây cầu vĩnh cửu bắc ngang sông được xây dựng, giao thương thuận lợi hơn trước, chuyện sang sông, chở hàng hóa không còn là nỗi niềm của bà con. Bến đò xưa và tiếng gọi đò lùi vào dĩ vãng. Không còn nữa cảnh bến sông tấp nập khách, không còn lời than thở “qua sông lụy đò”. Cũng không còn nữa hình ảnh người lái đò ngang lấp ló trong sương sớm phủ kín mặt sông hay bóng con đò vãn khách cô đơn trên mặt bến.
Tôi trở về quê ngoại, tần ngần đứng trên bến đò xưa. Nhớ vu vơ khi hay tin ông lái đò năm xưa đã thành người thiên cổ. Người con trai của ông, đôi lúc nhớ bến, nhớ cha, lật đật xuống đò thả mái chèo chơi vơi giữa lòng sông. Đò không có khách mà đò đầy nỗi nhớ. Bờ bến đã sùi sụt đổi thay và khách đi đò năm xưa bây giờ lặng lẽ rưng rưng một niềm tiếc nuối. “Có cầu, nhiều người dân vui lắm. Con cháu được đi trên chiếc cầu rộng và đẹp như thế, quê hương cũng nhờ chiếc cầu này mà từng bước thoát dần cái nghèo”, cụ già tên Loan đứng bên mé sông chia sẻ nỗi lòng với khách. Nhưng tận sâu thẳm lời bà, khách nhận ra rằng bà vẫn trăn trở một nỗi buồn tiếc khi bến đò ngang êm đềm trước mặt làng trở thành thứ lỗi thời và trôi vào dĩ vãng. Đã lâu không còn những chuyến đò ngang, và nay người ta qua về trên chiếc cầu mà lòng háo hức. Bến đò ngang đã quen mà nay dường như lạ. Vậy là ngoài cái không khí vui tươi hướng về chiếc cầu mới, khúc sông này còn man mác những nỗi niềm - nỗi niềm của khách sang sông trên bến đò đã lỗi với thời.
Tôi lặng im ngắm chiều buông trên bến đò xưa cũ. Người cậu vóc dáng vững chãi từng gánh trên đôi vai gần cả tạ lương thực, đạn dược băng rừng tiếp tế cho miền Nam năm xưa giờ dáng vẻ đã hao gầy phân nửa. Đôi tay rắn rỏi dang ra đón đứa cháu xa mỗi lần đò cập bến giờ cầm điếu thuốc cũng đã run run. Bên bến đò xưa cậu lặng im. Vẫn nụ cười ấm lòng nhưng gợi lên niềm man mác. Đổi thay-cuộc đời vốn vậy! Cái ngày tôi nằm cuộn tròn trong tấm chăn bông giữa cái nắng hè 37 độ C để đòi mẹ đưa về ngoại giờ đã trở thành miền ký ức. Sau những ngày cầu xây xong, tôi vẫn trở về và dành chút thời gian ngồi bên mé sông. Và những ngày kế đó khi trở lại thị thành với nhiều cây cầu nổi tiếng bắc ngang dòng sông Hàn, tôi vẫn mang trong ký ức cũ mèm của mình hình bóng bến đò năm xưa ở miền quê ngoại.
Bây giờ, dọc triền sông ấy vẫn còn nhiều lắm những con đò. Nhưng đó là con đò đánh cá lạch bạch nổ máy hướng về biển cả lúc chiều dần buông. Lâu lắm nơi đây đã không còn ai ngóng chờ những chuyến đò ngang để sang bên kia bờ. Tôi ngồi bệt bên vệ cỏ với người cậu giờ đã lưng còng tóc bạc, ngắm cảnh sông nước mênh mang, bỗng thấy bến cũ người xưa như vẫn còn đâu đó. Năm tháng đã đẩy đưa những đổi thay nhưng có lẽ ở một miền nào đó trong lòng người đã một lần bước chân sang sông trên chuyến đò của ông lão ấy vẫn thổn thức mãi những nhịp chèo, thổn thức mãi hai tiếng: Đò ơi!
THIÊN LAM


 
Ngày Xưa Lên Năm Lên Ba - Duy Khánh

Ngày Xưa Lên Năm Lên Ba
Ca sĩ: Hương Lan, Sơn Ca
Lời nhạc Hương Lan: epub ePub Kindle Mobi/PRC PDF A4A4   PDF A5A5   PDF A6A6  
Ngày xưa lên năm lên ba
Tuổi thơ yêu trăng yêu hoa
Giữa đêm mơ hoa mơ trăng vào nhà
Mình thường hay chơi quanh cây đa
Có em em là Hằng Nga,
có anh anh là Cuội già
Ngày xưa lên năm lên ba
Tuổi thơ như bông như hoa
Đã ghi bao nhiêu kỷ niệm ngọc ngà
Đời vui như chim sơn ca
Líu lo giữ trời đầy hoa
Hát vang giữa đời đầy hoa
Tuổi thơ giờ cũng qua rồi
Ngày vui giờ cũng qua rồi
Tìm về kỷ niệm thời xưa yêu dấu
Đường đời càng dài càng xa thơ ấu
Thơ ấu ới xanh mây trời
tiếc thương về đâu
Mười năm hai mươi năm trôi
Thời gian qua như con thoi
Cuốn xô ta quay quay theo giòng đời
Mười năm hai mươi năm qua
Tiếc thay cả đời Hằng Nga
Tiếc thay cả đời Cuội già
Giờ em đang say hương yêu
Dù anh đang trong gieo neo
Vẫn yên tâm vui vui trong phận bèo
Còn đâu em ơi em ơi
Tuổi thơ theo giòng đời trôi
Lửng lơ trong mây chiều chơi vơi.

Kể về một kỉ niệm thời thơ ấu làm em nhớ mãi


Bài văn mẫu 1

"Thời thơ ấu", mỗi khi nhắc đến ba từ ấy, trái tim em lại thổn thức. Bao nhiêu kỉ niệm tuôn trào nhưng chỉ có những cách diều là em nhớ mãi. Ôi! "những cánh diều" thuở nào.
Nhớ những buổi trưa hè, lũ trẻ trong làng tụ tập lại thả diều thi. Chúng chạy lấy trớn để những cơn gió nồm nâng cánh diều lên. Ôi! Hạnh phúc biết bao khi thấy con diều của mình từ bay lên, đùa giỡn với cơn gió. Em cùng mấy đứa bạn trong xóm cùng nhau hò hét tranh đua. Có đứa diều tốt, bay cao nhất, nó cứ nổ mãi. Rồi khi có một con diều nào đó vươn lên đứng nhất thì mặt nó tức lắm, có gắng đánh rớt con diều đáng ghét kia. Có anh không may sở hữu một chiếc diều dỏm. Vừa lên trời đã chống mũi xuống đất. Có chiếc chạy hụt hơi mà chỉ quay tròn. À, mà nói vậy chứ không phải thứ hạng cánh diều chỉ dựa vào diều tốt hay dỏm mà một phần còn nhờ tài nghệ của dân thả diều. Trong lúc thả với tay điêu nghệ, em đã được chúng chỉ cho vài chiêu nâng diều. Nào là khi diều rơi thì giựt giựt đôi tay, nào là khi thả diều thì phải cầm theo keo và một ít dây diều. Nếu thấy hôm ấy gió mạnh thì gắn thêm một đoạn dây vào dây diều, còn nếu gió nhẹ diều bay không nổi thì gở một ít dây ra cho nó nhẹ... Nhờ những kinh nghiệm quý báu đó mà thi thoảng em cũng được biệt hiệu "vua thả diều". À, mà hình như em chưa nói cái chuyện này thì phải, chả là khi cuối buổi thả, diều nào bay cao nhất thì người thả sẽ được cái biệt hiệu quý báu ấy.
Bây giờ, cánh diều thuở nào đã bị xếp xó để nhường thời gian cho những cua kèm liên hồi. Tuy rằng, em không còn được chạy nhảy trên cánh đồng đầy rơm rạ nữa. Những cảm giác bay bổng cùng cánh diều sẽ không bao giờ phai nhạt trong kí ức của em mãi mãi...

kỉ niệm thời thơ ấu

Bài văn mẫu 2

Năm nay, em đã là học sinh lớp 6 nhưng những kỉ niệm hồi còn thơ ấu em không bao giờ quên. Trong những kỉ niệm ấy có chuyện rèn luyện chữ viết hồi em học lớp 3. Em trở thành học sinh giỏi Văn cũng là nhờ một phần vào những ngày rèn luyện gian khổ ấy.
Trong các môn học, em sợ nhất môn chính tả vì chữ em rất xấu. Mỗi khi đến giờ chép chính tả theo lời cô đọc, em thấy khổ sở vô cùng. Chưa bao giờ em đạt điểm cao môn này. Nhiều buổi tối, em giở tập, lặng nhìn những điểm kém và lời phê nghiêm khắc của cô giáo rồi buồn và khóc. Mẹ thường xuyên theo dõi việc học tập của em. Biết chuyện, mẹ không rày la trách mắng mà ân cần khuyên nhủ:
- Con lớn rồi, phải cố tập viết sao cho đẹp. Ông bà mình bảo nét chữ là nết người đấy con ạ!
Em ngẫm nghĩ và thấy lời khuyên của mẹ rất đúng. Vì thế em quyết tâm tập viết hằng ngày, đến bao giờ chữ em trở nên sạch đẹp mới thôi.
Em tự đề ra cho mình kế hoạch mỗi ngày dành ra một tiếng đồng hồ tập chép. Trước hết, em chép lại những bài tập đọc trong sách giáo khoa. Sau đó, tập chép những bài thơ ngắn. Mẹ dạy em cách cầm bút sao cho thoải mái để viết lâu không bị mỏi tay. Em học theo và đã quen dần với cách cầm bút ấy. Mỗi bài, em viết nhiều lần ra giấy nháp, khi nào tự thấy đã tương đối sạch đẹp thì mới chép vào vở. Xong xuôi em nhờ mẹ chấm điểm. Những bài đầu, mẹ chỉ cho điểm 5, điểm 6 vì em viết còn sai Chính tả và nét chữ chưa đều. Em không nản chí, càng cố gắng hơn.
Đến bài thứ chín, thứ mười, em đã có nhiều tiến bộ. Những dòng chữ đều đặn, ngay hàng thẳng lối hiện dần ra dưới ngòi bút của em. Mẹ không ngừng động viên làm cho em tăng thêm quyết tâm phấn đấu.
Lần đầu tiên được cô giáo cho điểm mười chính tả, em vô cùng sung sướng. Cô giáo khen em trước lớp và khuyên các bạn hãy coi em là gương tốt để học tập.
Em luôn nhớ lời mẹ và thầm cảm ơn mẹ. Em cầm quyển vở có điểm 10 đỏ tươi về khoe với mẹ. Mẹ xoa đầu em nói:
- Thế là con đã chiến thắng được bản thân. Con đã trở thành người học sinh có ý chí và nghị lực trong học tập. Mẹ tự hào về con. Ba con biết tin này chắc là vui lắm!
Từ đó, cái biệt danh Tuấn gà bới mà các bạn tinh nghịch trong lớp đặt cho em không còn nữa. Tuy vậy, em vẫn kiên trì tập viết để nét chữ ngày một đẹp hơn. Sau Tết, em sẽ tham gia hội thi Vở sạch chữ đẹp do trường tổ chức.
Đúng là có chí thì nên, có công mài sắt có ngày nên kim, phải không các bạn?

Bài văn mẫu 3

Trong mỗi cuộc đời, có biết bao kỉ niệm đẹp về tình cảm gia đình và tình bạn, những kỷ niệm ấy thật thiêng liêng cao đẹp biết bao. Nhưng ấn tượng sâu nặng nhất đối với tôi là những kỷ niệm hồi học ở trường tiểu học.
Ngôi trường của tôi ở nông thôn nên không có nét đẹp gì đặc biệt. Nhưng nó đã mang lại cho tôi kỷ niệm ngọt ngào khi lần đầu bước vào trường: cô giáo dạy tôi nắn nót từng chữ, đôi tay của cô nắm chặt tay tôi để rèn chữ, bàn tay cô ấm áp làm sao và cô lại còn tập cho chúng tôi múa hát, giọng cô trong trẻo làm sao.
Thời gian trôi qua mau, kỷ niệm lại càng có nhiều với mái trường này... Tôi còn nhớ mãi những kỷ niệm đẹp lúc ra chơi, cùng các bạn chơi đủ các trò, nào là: chơi đuổi bắt, nhảy dây, chơi cầu nhưng ấn tượng sâu nhất đối với tôi đó là trò chơi bịt mắt bắt dê. Hôm ấy vào giờ ra chơi, Lan rủ các bạn trong lớp cùng nhau chơi. Đông quá các bạn phải oẳn tù tì xem ai bắt, cuối cùng là Nam bắt. Lan dùng khăn quàng của mình để bịt mắt Nam lại, các bạn chạy xoay vòng cậu ta, lúc này bạn ấy không thấy gì cả, chỉ tóm bừa nên chúng tôi chạy tán loạn. Bỗng dưng dính một người, Nam sờ từ đầu cho đến tóc và khẳng định là Nga. Nam bỏ khăn ra nhìn, hóa ra đó là bạn lớp khác. Lúc này hai người đều đỏ mặt còn các bạn cùng chơi thì bật cười.
Bỗng dưng có một tiếng nói to "Cho tôi chơi với!" Đó chính là Thành, người bạn hay đùa nhất của lớp tôi. Bạn ấy từ trong lớp chạy ra và xung phong bắt. Lan dùng khăn bịt mắt Thành lại, các bạn bắt đầu trốn, Thành đứng giữa sân nhìn qua nhìn lại chẳng thấy gì cả, nhưng hình như bạn ấy đang nghe tiếng bước chân của Hiền. Hiền thấy thế liền chạy qua cột cờ và dừng chân lại, đứng né một bên. Thành nhào tới bắt, ai ngờ Thành bắt dính cột cờ, cả lớp cười lăn lộn, Thành cũng ôm mặt cười.
Tiếng trống tùng tùng báo hiệu giờ vào học, thế là giờ ra chơi đã hết, vào lớp các bạn đều dùng tập, sách để quạt cho mát. Đó là một kỷ niệm sâu sắc nhất với tôi dưới mái trường này.
Tuy bây giờ đã học cấp II nhưng kỷ niệm trong sáng hồn nhiên ấy tôi vẫn nhớ. Nhớ đến để thấy thời tiểu học đẹp đẽ làm sao và đó sẽ là kỷ niệm theo tôi trong suốt những năm tháng ngồi trên ghế nhà trường.

Bài văn mẫu 4

Mỗi chúng ta khi lớn lên, đều bỏ lại đằng sau mình một thời thơ ấu biết bao kỉ niệm buồn vui lẫn lộn. Tôi vẫn nhớ những lần ham chơi quên cả giờ về, hay những lần mải đi chơi làm mất cả chìa khóa nhà. Nhưng kỉ niệm về người anh họ của em khiến em nhớ mãi không thể nào quên.
Trong những dịp nghỉ hè, tôi thường được bố mẹ cho về quê. Tôi rất thích về quê bởi ở đó tôi có một người anh họ. Anh hơn tôi một tuổi và rất quý tôi. Mỗi lần về quê, anh thường dắt tôi đi chơi khắp nơi. Anh đi đằng trước, tôi lũn cũn chạy theo sau. Những khi tôi mỏi chân, anh thường cõng tôi trên lưng chạy nhong nhong. Ngồi trên lưng anh tôi thích chí cười khanh khách. Quê tôi có bờ lau trắng xóa. Những lúc đang chơi đuổi bắt, không thấy anh đâu, tôi khóc thét lên, anh từ đâu chạy đến, rắc lên đầu tôi những cánh hoa khiến tôi tròn mắt ngạc nhiên. Đặc biệt, tôi rất thích mỗi khi anh và bạn anh thi thả diều, nhìn cánh diều bay lên bầu trời cao lồng lộng, tôi không bao giờ chán. Anh chiều tôi là thế nhưng tính nhõng nhẽo của tôi đã gây nên một tai nạn. Hôm đó, anh dắt tôi đi đến nhà một người bạn. Trên đường đi, tôi bống nhìn thấy một cây roi quả sai vô cùng.
Những quả roi chín thành từng chùm trông thật thích mắt. Tôi dừng lại và chỉ lên những chùm quả đang lấp ló trong tán lá. Tôi muốn ăn roi. Anh định trèo lên hái cho tôi. Anh đứng ngước mắt lên và lắc đầu: "Cây cao quá, anh không trèo được. Thôi, đi cùng anh ra chợ, anh sẽ mua cho em". Tôi nhất quyết "Không, em thích ăn cả chùm cơ! Ở chợ không có roi giống thế này". Dù anh thuyết phục thế nào, tôi cũng không chịu. Anh càng dỗ, tôi càng bướng và tôi đã ngồi bệt xuống đất, nước mắt bắt đầu chảy dài, tay chân đạp loạn xạ. Tôi biết, anh nhất định sẽ hái cho tôi khi thấy tôi khóc. Và quả thật, tôi đã thắng. Anh kéo tôi đứng dậy, lau nước mắt và nói: "Em nín đi, anh sẽ hái cho em chùm quả đó". Anh dắt tôi đến cổng nhà bác có cây roi, gọi cửa và tôi thấy có một bác chạy ra, anh xin phép bác cho anh được hái một chùm roi. Bác đồng ý nhưng dặn anh tôi phải cẩn thận vì cành roi rất giòn. Anh trèo lên, trèo thật cao để hái được đùng chùm roi tôi thích. Nhưng khi đang hái thì anh trượt chân, ngã nhào từ trên cây xuống. Tôi thấy anh ngã thì chạy đến hỏi: "Anh có đau không?" anh gượng cười, nói: "Anh không sao đâu. Em cứ yên tâm". Nhưng không phải thế, anh bị gãy chân...
Bố về quê, biết anh bị gãy chân vì tôi. Bố đã mắng tôi nhưng anh lại nói với bố: "Tất cả là tại cháu, chú đừng mắng em kẻo nó sợ". Dù tôi có gây ra chuyện gì, anh cũng luôn che chở cho tôi. Anh là người anh tuyệt vời của tôi. Kỷ niệm đó mỗi khi nghĩ lại, tôi lại thấy cay cay nơi sống mũi.
  
Đa Tạ (Duy Khánh Karaoke)

Đa Tạ

Tác giả: Anh Việt Thu
Tôi xin đa tạ ngày nao súng phải thẹn thùng.
Ngày nao súng phải lạnh lùng.
Nắng Hạ vàng rưng rưng mây trắng
Ôi! Mây xõa tóc nghiêng nghiêng.
Xin đa tạ người em bé bỏng mặn mà,
người em bé bỏng thật thà.
Nắng Hạ vàng rơi phủ bờ vai.
Lời ai ru gió hiu hiu buồn.

Tôi xin đa tạ lời ca tiếng ru ru mềm,
lời ca tiếng ru êm đềm.
Ôi! Lời ca đã xua chinh chiến.
Du chim trắng trắng tung bay.
Xin đa tạ dòng máu thắm đỏ ruộng cày.
Dòng máu vẫn chảy miệt mài.
Xin lời ru xua hãi hùng đi.
Lời ai ru gió hiu hiu buồn.

Tôi xin đa tạ dòng máu thắm đỏ ruộng cày.
Dòng máu đã chảy miệt mài.
Trên đồng sâu hay trên ruộng lúa
Xanh thăm thẳm mắt em thơ.
Xin đa tạ mẹ quê nắng lõa mù loà.
Mẹ quê nức nở lệ nhoà.
Nắng Hạ vàng rơi phủ bờ vai.
Lời ai ru gió hiu hiu buồn.

Tôi xin đa tạ lời ca nở hoa ân tình.
Lời ru giữ quê hương mình.
Nắng Hạ vàng rưng rưng mây trắng.
Ôi! Mây xõa tóc nghiêng nghiêng.
Xin đa tạ ngày nao súng phải thẹn thùng.
Ngày nao súng phải lạnh lùng.
Xin lời ru xua hãi hùng đi.
Lời ai ru gió hiu hiu buồn.

Tôi xin đa tạ ngày nao súng phải thẹn thùng.
Ngày nao súng phải lạnh lùng.
Nắng Hạ vàng rưng rưng mây trắng
Ôi! Mây xõa tóc nghiêng nghiêng.
Xin đa tạ bàn tay thống khổ nhục nhằn.
Bàn tay thống khổ thù hằn.
Nắng Hạ vàng rơi phủ bờ vai.
Lời ai ru gió hiu hiu buồn.

Tôi xin đa tạ người anh chiến binh oai hùng,
người anh chiến binh oai hùng.
Ôi! Vòng tay đã ru chinh chiến.
Du chim trắng trắng tung bay.
Xin đa tạ mồ hôi nhỏ giọt dầm dề,
mồ hôi nhỏ giọt tràn trề
Xin lời ru xua hãi hùng đi.
Lời ai ru gió hiu hiu buồn.

Tôi xin đa tạ mồ hôi nhỏ giọt dầm dề,
mồ hôi nhỏ giọt tràn trề.
Trên đồng sâu hay trên ruộng lúa.
Xanh thăm thẳm mắt em thơ.
Xin đa tạ lời ca ấp ủ vỗ về
lời ru ấp ủ não nề.
Nắng Hạ vàng rơi phủ bờ vai
Lời ai ru gió hiu hiu buồn.

Tôi xin đa tạ lời ca đã xua bạo tàn.
lời ru đã xua phũ phàng.
Nắng hạ vàng rưng rưng mây trắng.
Ôi! Mây xõa tóc nghiêng nghiêng.
Xin đa tạ ngày nao súng phải thẹn thùng,
ngày nao súng phải lạnh lùng.
Xin lời ru xua hãi hùng đi.
Lời ai ru gió hiu hiu buồn.

HOÀNG THI THƠ MỘT NHẠC SĨ TÀI HOA - VIÊN NGỌC QUÝ CỦA NỀN TÂN NHẠC VIỆT NAM

  Hoàng Thi Thơ: Sau 33 năm "Rướ

tình về với quê hương"NHẠ SĨ
 NHẠC SĨ HOÀNG THI THƠ

* HOÀNG HỮU QUYẾT( Khai bút đầu năm 2009- Xuân Kỷ Sửu)
Trong thập niên 50 trên sóng của Đài Phát thanh Sài Gòn Huế... tôi thường được nghe những ca khúc của nhạc sĩ Hoàng Thi Thơ như : Duyên quê do đôi song ca Nguyễn Hữu Thiết - Ngọc Cẩm   Đôi mái chèo trăng... đến thập niên 60 trở lại. Các ca khúc kế tiếp dần được lan toả như : Các anh về do ca sĩ Hương Lan Tà áo cưới Giao Linh Đường Xưa lối cũ Thanh Thuý trình bày... Và các ca khúc khác lần lượt được Nhà xuất bản Tinh Hoa ấn hành một cách rộng rãi đến người yêu nhạc Việt Nam thời bấy giờ...

SAU 33 NĂM " Rước tình về với quê hương"
Cố nhạc sĩ Hoàng Thi Thơ  người tiên phong xây dựng những điệu vũ vừa hiện đại vừa đậm chất dân tộc sau nhiều năm sinh sống và mất ở hải ngoại đã chính thức được "rước tình về với quê hương" như tên bản nhạc chan chứa tình quê hương xứ sở của mình.
Nhạc sĩ Hoàng Thi Thơ vừa được Cục Nghệ thuật biểu diễn cấp phép phổ biến sáu ca khúc sáng tác trước năm 1975: Đường xưa lối cũ Rước tình về với quê hương Hình ảnh người em không đợi Duyên quê Túp lều lý tưởng Múc ánh trăng vàng.
Trong thời gian vừa qua lần lượt tại Hà Nội Kiên Giang Tiền Giang và TP HCM sáu ca khúc này đã có mặt trong chương trình từ thiện "Tiếng hát từ nguồn cội" giúp kiều bào nghèo tại Campuchia Lào do Ủy ban nhà nước về người Việt Nam ở nước ngoài Bộ Ngoại giao và Tập đoàn RASS tổ chức do ông Hoàng Kiều( tức Hoàng Hữu Kiều) một Việt kiều tại Hoa Kỳ đứng ra tài trợ.
Vậy là sau 33 năm sinh sống và mất ở hải ngoại lần đầu tiên nhạc sĩ tài hoa này đã chính thức "rước tình về với quê hương" như tên bản nhạc chan chứa tình quê hương xứ sở của mình.
Những tác phẩm đã để lại nhiều dấu ấn trong làng tân nhạc Việt Nam
Cố nhạc sĩ Hoàng Thi Thơ tên thật là Hoàng Hữu Ngạnh sinh ngày 16-7-1928 tại làng Bích Khê huyện Triệu Phong tỉnh Quảng Trị.
Tốt ngjhiệp đại học khoa Văn - Triết Liên khu 3 và 4 tại Thanh Hoá.
Hoạt động văn hoá nghệ thuật từ năm 1945 tham gia đoàn văn nghệ Quảng Trị do nhạc sĩ Nguyễn Hữu Ba làm trưởng đoàn. Năm 1946 cùng với nhạc sĩ Trần Hoàn gia nhập đoàn tuyên truyền kháng chiến Trung bộ do Nhà văn Hải Triều phụ trách. Năm 1947 được mời làm phóng viên và biên tập viên báo " Cứu Quốc" tại Liên khu 4 do ông Lưu Quý Kỳ làm chủ nhiệm kiêm chủ bút và Thi sĩ Chế Lan Viên làm trưởng ban biên tập.
Năm 1952 trở về Huế rồi vào Sài Gòn làm giáo sư dạy trung học Anh Ngữ và Pháp ngữ. Ông là tác giả cuốn sách nổi tiếng vào những thập niên 1950 "Để sáng tác một bài nhạc phổ thông".
 Trước tháng 3 năm 1975 ông dẫn đoàn đi lưu diễn tại Nhật Bản thì đất nước hoàn toàn giải phóng và định cư tại Hoa Kỳ. Ở đây ông tiếp tục hoạt động văn nghệ. Và mất năm 2001 tại Hoa Kỳ. Vợ ông là ca sĩ Thuý Nga nổi tiếng với chất giọng trầm ấm trên sóng của Đài Phát thanh Sài Gòn và một tay xử dụng đàn phong cầm ( Accordéon) tuyêt hảo thời bấy giờ.
                                  
NHẠC SĨ HOÀNG THI THƠ & CA SĨ THÚY NGA
Bài: "Chiều hành quân" của nhạc sĩ Lam Phương .Cũng viết cho cuộc tình chia tay với ca sĩ Thuý Nga lúc chính thức lấy nhạc sĩ Hoàng Thi Thơ.
::: Lam Phương :::
Chiều Hành Quân
Một chiều hành quân qua thôn xưa lúc nắng xuân chưa nhạt màu
Chạnh lòng tìm người em gái cũ: Em tôi đã đi phương nào?
Nghẹn ngào nhìn qua hàng tre xanh ngắm bóng chim đua trên cành
Giờ tìm đâu hình bóng cũ: Em ơi! Em đi về đâu?
Về đâu em ơi lúc tình còn sâu lúc hương trần đời vẫn chờ nhau giữa đêm thâu
Về đâu khi em vẫn là nguồn sống khi ánh xuân nồng vừa nhẹ vương lên má hồng...
Hẹn nhau qua hết một mùa phượng rơi nhưng hoa chưa tàn mà lòng ai đã đổi thay.
Thế thôi vui chi sống trong tình đầu nhạc "chiều hành quân" nay biết gởi về đâu?
Để rồi một năm nơi biên cương dấn bước thân trên sa trường
Ngày thì tìm vui bên chiếc súng khi đêm anh vui với đàn.
Dù mộng tàn phai trong thương đau vẫn nhớ mãi duyên ban đầu
Lời thề ngày xưa đã trót hứa: Em ơi xin em đừng quên.

Nhạc sĩ Hoàng Thi Thơ để lại cho đời hơn 600 ca khúc đủ thể loại và sức sống lan toả với thời gian nhạc tình yêu ông có nhiều bài nổi tiếng: Các anh về Đám cưới trên đường quê Tà áo cưới Ô kìa đời bỗng dưng vui Hình ảnh người em không đợi Một lần cuối Túp lều lý tưởng... Với nền nhạc quê hương âm hưởng dân ca nhiều bài của ông được nhớ như : Rước tình về với quê hương Mấy nhịp cầu tre Múc ánh trăng vàng Gạo trắng trăng thanh...
::: Hoàng Thi Thơ :::
Các Anh Về
1950 ...

Anh đi một sáng Thu buồn
Xao xuyến thôn nghèo và vườn rau níu tay anh
Vườn khoai níu chân anh ngẩn ngơ bao lòng
Anh đi trai gái mong chờ
Mưa sớm sương chiều giây phút mỏi mòn tim anh
Đêm buồn vạt kêu canh gió lùa lều tranh.

Hôm nay tin các anh về
Thôn xóm vui mừng và ngàn chim hót líu lo
Người em ngỡ giấc mơ bèn ra con đò
Bâng khuâng đón các anh về
Nước mắt lưng tròng khi tiếng cười dậy đôi môi
Tim lạnh từ xa xôi sưởi nồng lòng tôi.

Anh ơi anh ơi! Biết rằng đời là tranh đấu
Xóm làng hận thù khắc sâu bao câu
Nhưng đôi mắt ai mỗi lần nhìn nắng Thu buồn
Nỗi sầu về chiếm tâm hồn bơ vơ.

Anh ơi anh ơi! Ngóng chờ từ chiều Thu ấy
Ngóng chờ từ giờ bóng mây bay qua cho
ta tin xa!
Bóng chàng từ núi non ngàn
Bóng chàng từ chốn phương nào xa xôi.

Hôm nay một sáng Xuân hồng
Đón các anh về từng đàn em bé ra sông
Mẹ già ngóng trông con niềm vui trong lòng
Hôm nay đón các anh về
Cô gái quê nghèo nghe tiếng thề ngày Thu xưa
Tâm hồn tựa câu thơ đi vào mộng mơ....
Ông cũng có nhiều bài nhạc mang tính lãng mạn kể chuyện quen thuộc với người nghe như Rong chơi cuối trời quên lãng Chuyện tình nàng thiếu nữ tên Thi Chuyện nàng La Lan...Nhạc sĩ Hoàng Thi Thơ còn bước sang thể loại nhạc cảnh phong cách sống động phù hợp với hình thức sân khấu như Từ Thức Lộng Ngọc Người nghệ sĩ mù... Thể loại nhạc kịch ông để lại bốn tác phẩm công phu có giá trị: Diên Hồng... Từ Thức lạc lối bích đào Dương Quý Phi Cô gái điên Ả đào say. Ông viết cả trường ca như Tiếng trốngNăm 1961 nhạc sĩ Hoàng Thi Thơ lập Đoàn văn nghệ Việt Nam (nhạc sĩ Lê Thương làm phó đoàn) quy tụ gần 100 nghệ sĩ tên tuổi chuyên viên nghệ thuật tài hoa suốt bốn năm lưu diễn và được hoan nghênh ở nhiều quốc gia lãnh thổ: Nhật Bản Singapore Hongkong Đài Loan Lào.Từ sáng tác âm nhạc thuần túy bắt đầu từ năm 1945 đến năm 1967 ông lập ra Đoàn ca vũ nhạc kịch Hoàng Thi Thơ trình diễn tại khắp Sài Gòn nhấn mạnh vào hình thức múa. Cùng một số vũ sư Lưu Hồng... ông tiên phong xây dựng được một số điệu vũ vừa hiện đại vừa đậm chất dân tộc như múa xòe múa quạt múa trống bồng múa nón quai thao múa K Ho múa Ê Đê... Không dừng lại đó ông còn là nhà đạo diễn kiêm nhà sản xuất một số phim như : Cô gái điên Người cô đơn...Dù trong giai đoạn nào sống trong nước hay ngoài nước nhạc sĩ Hoàng Thi Thơ vẫn không ngừng sáng tác và hoạt động nghệ thuật. Những năm cuối đời ông tập trung vào hướng sáng tác mang màu sắc thiền. Ông ví cuộc sống hiện tại của mình như là cuộc sống tiên và bảo không có gì để ân hận. Tuy nhiên đến cuối đời ông cũng luôn khẳng định mình mãi mãi là một người nghệ sĩ với trái tim luôn rung động để sáng tác cho đời: "Buổi sáng thức dậy tôi uống nước tôi nhìn ra dàn hoa tôi ngắm những chú chim. Tôi nghe vang vọng lại những ca khúc của tôi hay của người khác. Rồi tôi đọc sách. Tôi thấy cuộc đời đẹp đẽ quá... Và cứ thế tôi sáng tác hoài".
TÌNH KHÚC VƯỢT THỜI GIANVà rồi sự rung động của ông hằng mấy mươi  năm qua đã lan truyền mạnh mẽ đến khán giả yêu âm nhạc. Bởi lẽ hầu hết người Việt Nam đều thuộc ít nhất một câu hát rất ngọt ngào và gần gũi bởi tình yêu lứa đôi lẫn tình yêu quê hương nơi từng nét của nhạc sĩ Hoàng Thi Thơ như "Em gái vườn quê cuộc đời trong trắng dầm mưa dãi nắng mà em biết yêu trăng đẹp ngày rằm...".Trong cuộc đời sáng tác nghệ thuật chỉ cần để lại dấu ấn với người yêu nhạc... nhớ đến một bài hát của mình . Đó là điều hạnh phúc vô cùng và đã khắc ghi tên tuổi của chính mình...
::: Hoàng Thi Thơ :::
Duyên Quê
Em gái vườn quê
cuộc đời trong trắng
dầm mưa dãi nắng
mà em biết yêu trăng đẹp ngày rằm.

Anh biết mặt em
một chiều bên thềm
giọng hò êm đềm
và đôi mắt em lóng lánh sau rèm.

Ai hát ngoài ao
chung ngồi giặt áo
giọng hò êm quá
mà anh ngỡ ai rót mật vào lòng.

Anh cuốc vườn sau
mặt trời trên đầu
ruộng vườn lên màu
vì em ước mong đây đó chung lòng.

Gió xao ao bèo
em thương anh không kể là giàu nghèo
miễn rằng tình đặng sơn keo
núi cao em cũng trèo
sông sâu em cũng lội
vạn đèo em cũng qua.

Gió lay cành đa
anh thương
anh thương em thật thà
mưa lay hoa cà
da em quá mặn mà
và thương bao giọt mồ hôi
đẹp má mặn môi.

Dăm miếng trầu cay
một buồng cau trắng
một buồng cau trắng
mà duyên đôi ta nên
vợ thành chồng.

Một túp lều tranh
một vừng trăng tròn
một vừng trăng tròn
mà tha thiết yêu cho hết tơ lòng.

Cho đến ngày mai
dù mưa hay nắng
lòng ta vẫn thắng
mà đôi chúng ta xây dựng
đời này ta có bàn tay
một tình yêu này
một đời xum vầy
thì đâu khó chi lấp biển vá trời...



       *    Nhạc sĩ Hoàng Thi Thơ t ên thật là: HOÀNG HỮU NGẠNH.
     Quê quán tại : Làng Bích Khê huyên Triệu phong tỉnh Quảng Trị . (Đời thứ 14) của dòng họ Hoàng) tốt nghiệp Đại học khoa Văn - Triết Liên khu 3 - 4 tại Thanh Hoá. Hiện đang thờ tại Chùa làng Bích Khê và Nhà Thờ Họ Hoàng làng Bích Khê huyện Triệu phong tình Quảng Trị.
    Ông có 5 con trai 1 gái.
    1/Hoàng Hữu Thi Hoài sinh năm 1952 .Hiên nay là Nhà Báo Việt Nam. Con của Ca sĩ nổi tiếng Tân Nhân Hà Nội.
    2/Hoàng Hữu Thi Thi sinh năm 1958 con ca sĩ Thuý Nga.
    3/Hoàng Hữu Thi Thương sinh năm1959 mất 1962. Con ca sĩ Thuý Nga.
    4/Hoàng Thuỵ Mỵ Thoa sinh năm 1961. Con ca sĩ Thuý Nga - Hiện đang sinh sống tại Hoa Kỳ.


•·   Ông Hoàng Kiều tên thật là : Hoàng Hữu Kiều.
•·   Quê quán tại : làng Bích Khê huyện Triệu phong tình Quảng Trị.
    (Đời thứ 15 của dòng họ Hoàng) tốt nghiếp tú II tại Sài Gòn. Công chức chế độ cũ. Chủ khách sạn Thống Nhất tại TP Đà Nẵng trước năm 1975. Sau năm 1975 định cư tại Hoa Kỳ. Hiện là chủ đầu tư công ty Shangai  RASS Bolood Products tại Trung Quốc. Là một thương gia quốc tế tầm cỡ thành công lớn trong sự nghiệp kinh doanh tại Hoa Kỳ và Trung Quốc. Trước khi tiến hành làm từ thiện Ông là người bỏ toàn bộ kinh phí xây dựng Trung tâm lăng mộ gia đình Hoàng Hữu tại nghĩa trang Gò Dưa Thủ Đức Đền Nghĩa Trũng tại Quảng Trị Chùa Làng Bích Khê và Nhà Thờ Họ Hoàng tại làng Bích Khê huyện Triệu Phong tỉnh Quảng Trị....

Xem tiếp...