Thứ Ba, 30 tháng 1, 2018

TÌNH YÊU VÔ BỜ 18/b (Máu mủ gặp lại)

(ĐC sưu tầm trên NET)
 
Hải Dương: Người vợ 20 năm cõng chồng đi cắt bỏ da thịt
(VTC14) - Trong xã hội hiện đại, khi mà tỷ lệ ly hôn ở những cặp vợ chồng trẻ đang ngày một gia tăng, thì vẫn còn đó những chuyện tình đầy xúc động và những cặp vợ chồng tình nghĩa sống bên nhau đến đầu bạc răng long, cùng nhau chia sẻ mọi thăng trầm trong cuộc sống.

Cuộc hội ngộ người thân trong nước mắt sau vụ trao nhầm con 43 năm ở Hà Nội

Tin nóng -

Khi gặp lại người thân của mình, chị Trang và bà Hạnh đã không kìm được những giọt nước mắt hạnh phúc. 43 năm trước, họ đã từng bị lạc khỏi gia đình tại nhà hộ sinh quận Ba Đình, Hà Nội.

Mới đây, câu chuyện về gia đình chị Tạ Thu Trang (phường Quán Thánh, Ba Đình, Hà Nội) tìm thấy người con thất lạc cách đây 43 năm khiến dư luận xôn xao. Kì tích xảy ra giữa đời thực khiến nhiều người cảm thấy vui mừng. Trên MXH, họ không quên để lại lời chúc phúc cho gia đình may mắn này.
Bà Nguyễn Mai Hạnh rất hạnh phúc vì sau bao năm đã tìm thấy người con gái mình chưa từng được bồng bế. Giây phút gặp nhau, 2 mẹ con chỉ biết ôm nhau, nước mắt rơi hoài không dứt.

Gia đình chị Trang và bà Hạnh.
Theo lời bà, con gái bà đang sống tại phố Huế, Hà Nội. “Đúng là tưởng xa tận chân trời nhưng lại gần ngay trước mặt. Bây giờ, cả 2 gia đình đã có dịp gặp nhau, coi như tôi đã có 2 con, con nuôi cũng như con ruột, đều đã có gia đình hạnh phúc”.
Chị Tạ Thu Trang cho biết, nhờ sự can thiệp của truyền thông nên bản thân tìm thấy bố mẹ ruột sau 3 tháng. Bố mẹ chị hiện đang sinh sống ở Đà Nẵng. Trước đó, họ từng sống tại ngôi nhà gần hồ Trúc Bạch. Người bị trao nhầm với chị Trang là một phụ nữ khá xinh đẹp tên X. sinh ngày 10/10/1974 đang làm kinh doanh.
Khi hai bên gia đình gặp nhau, tôi thấy chị X. rất thân quen vì từng gặp thời thơ ấu”, chị Trang kể. “Có lẽ, chúng tôi có một mối duyên lớn nên mới tìm thấy nhau“.

Chị Trang và bà Hạnh rất vui mừng khi tìm lại được người ruột thịt.
Chị Trang kể lại, khi đang học cấp 2, ngày chị X. chuyển vào học cùng lớp thì cũng là lúc chị Trang bất ngờ chuyển sang lớp khác.
Sau khi báo chí đưa tin về vụ việc nhầm con, có thể chị X. đã linh cảm thấy điều gì đó“. Chính vì thế, một ngày tháng 6 vừa qua, chị X. tìm đến nhà bà Hạnh. Vừa nhìn thấy chị, bà Hạnh òa khóc bởi chị quá giống bà và chị Vân (con gái lớn của bà Hạnh). “Ngay từ giây phút đó, tôi đã thấy chị X. gọi mẹ Hạnh là mẹ rồi. Cả hai ôm nhau khóc nghẹn“, chị Trang nói thêm.
Chị X. đã trải qua quãng thời gian khó khăn khi phải tranh đấu với chính mình. Có thể, chị đã tự tìm hiểu và biết sự thật về cha mẹ ruột nhưng không muốn cuộc sống bị đảo lộn. Thế nhưng, sức mạnh tình mẫu tử đã vượt lên tất cả, giúp chị có thêm động lực để đến nhà, tìm gặp mẹ ruột của mình.
Khi biết tin bố mẹ mình ở Đà Nẵng, cuối tháng 6/2016, chị Trang mua vé máy bay rồi bay vào đoàn tụ với người thân. “Khi vừa xuống sân bay, tôi đã thấy ông và biết 100% là bố tôi. Về đến nhà, gặp mẹ thì tôi nhận được ánh mắt, cử chỉ dành cho tôi yêu thương lắm”, chị Trang hạnh phúc nói.
Cách đây hơn 1 năm, gia đình bà Nguyễn Thị Mai Hạnh (65 tuổi), ở đường Quán Thánh, quận Ba Đình, Hà Nội từng lên mạng, nhờ cộng đồng tìm kiếm người con gái bị trao nhầm lúc mới sinh cách đây 42 năm.
Ngày 10/10/1974, bà Hạnh sinh con gái ở nhà hộ sinh quận Ba Đình. Những đứa trẻ được đánh số, cùng với số người mẹ. Bà Hạnh mang số 33, nhưng nhận được đứa trẻ mang số 32. Nhân viên y tế cho rằng, trong lúc tắm rửa, số đánh dấu bị mờ. Khi bà Hạnh ra nhà tắm tìm thì những đứa trẻ đánh số gần cạnh đều đã được gia đình đưa về hết.
Ôm đứa trẻ trở về, bà Hạnh luôn canh cánh trong lòng vì biết rõ, con ruột đã bị người khác bế nhầm. Dù vậy, trong suốt 42 năm đã qua, gia đình bà vẫn luôn hết mực yêu thương con nuôi, coi như con ruột. Trong sâu thẳm, bà luôn mong muốn tìm lại người con thất lạc. Trong khi đó, chị Trang cũng mong muốn tìm được cha mẹ máu mủ ruột già.
Nhờ sự giúp đỡ của cộng đồng và những nỗ lực không mệt mỏi của cả gia đình, mới đây, những người con, người cha, người mẹ lạc nhau đã tìm thấy nhau, giống như chưa hề có cuộc chia ly.

Cô gái xinh đẹp Thanh Hóa khao khát tìm mẹ ruột sau 24 năm lưu lạc

13/03/2017 17:19

Trong những giấc mơ, Bùi Thị Hà Vân vẫn thấy mẹ đẻ và chị gái cười tươi rạng rỡ, đón cô vào lòng. Nhưng, tỉnh giấc, cô gái 24 tuổi quê Thanh Hóa vẫn thấy mình cô đơn, lạc lõng giữa xứ người.


Cô gái xinh đẹp Thanh Hóa khao khát tìm mẹ ruột sau 24 năm lưu lạc - Ảnh 1Bùi Thị Hà Vân ước mơ được gặp lại mẹ đẻ, dù chỉ một lần

Bùi Thị Hà Vân đang làm việc tại một khách sạn quận Hà Đông, Hà Nội. Cô gái có ngày sinh ghi trên giấy khai sinh 24.12.1993, chào đời tại Bệnh viện Phụ sản thành phố Thanh Hóa. Mẹ đẻ của Vân vì hoàn cảnh nghèo túng, khó khăn không thể nuôi cô nên sau ngày sinh đã trao con cho một người phụ nữ khác nhờ yêu thương, chăm sóc.
Người phụ nữ ấy là bà Bùi Thị Gián, năm nay 81 tuổi, đang sinh sống ở khu đô thị Văn Quán, quận Hà Đông, Hà Nội. Bà Gián xin Vân từ bệnh viện về, trao em bé còn đỏ hỏn cho em gái mình, là bà Bùi Thị Bảy, một giáo viên nghỉ hưu không chồng, không con. Bùi Thị Hà Vân lớn lên trong tình yêu thương vô bờ của những người phụ nữ không cùng huyết thống, cho đến một ngày, trái tim cô mách bảo, cô phải đi tìm mẹ đẻ của mình.
“Tôi không biết tên của mẹ”
Khi Vân về với gia đình mẹ nuôi, bà Bùi Thị Bảy đã ngoài 50 tuổi, nghỉ hưu. Bà Bảy yêu thương Vân hết mực và không bao giờ nói với Vân rằng cô không phải con do bà sinh ra. Năm Vân học lớp 11, bà Bảy mắc bệnh, ốm yếu rồi qua đời. Trước khi nhắm mắt xuôi tay, bà nói với bà Gián, chị gái mình rằng cố gắng thương yêu, chăm sóc Vân thay bà.
“Ngày còn nhỏ, khi tôi nghe chúng bạn trêu chọc, rồi hàng xóm người này người kia nói tôi chỉ là con nuôi, tôi không nghi ngờ gì hết, vì mẹ Bảy luôn yêu thương tôi vô cùng, bà cũng mắng luôn những ai nói tôi là con nuôi. Nhưng sau khi mẹ Bảy mất, bác Gián tôi đã nói hết sự thật", Vân bộc bạch.
Cô gái trẻ trải lòng: “Bác tôi ngày càng già yếu. Bác bảo không biết mình khi nào chết, trước khi chết chỉ mong tôi tìm được máu mủ để mẹ con, chị em gặp nhau, để tôi có chỗ dựa, ít nhất về mặt tinh thần”. 

Cô gái xinh đẹp Thanh Hóa khao khát tìm mẹ ruột sau 24 năm lưu lạc - Ảnh 2Bùi Thị Hà Vân ngày nhỏ (bìa phải) với mẹ nuôi và ngày là học sinh cấp 2 tại Thanh Hóa

Bà Bùi Thị Gián là người đón Bùi Thị Hà Vân từ Bệnh viện Phụ sản Thanh Hóa từ tay người mẹ trẻ bất hạnh không đủ điều kiện nuôi con vào năm 1993. Tuy nhiên, ngày đó, người phụ nữ còn rất trẻ sau khi trao đứa con mình dứt ruột đẻ ra cho một người xa lạ không hề để lại bất cứ một kỷ vật gì, thậm chí chỉ là một cái tên.
“Bác Gián tôi chỉ nhớ rằng, đó là một ngày cuối năm 1993, mẹ đẻ tôi khi đó chừng ngoài 25 tuổi. Ngoài tôi, bên cạnh mẹ còn có một bé gái, là chị gái ruột của tôi, khi đó chừng 4 - 5 tuổi. Lúc bác Gián tôi đến bế tôi khỏi tay mẹ, chị ấy cứ khóc ngằn ngặt và hét lên: “Không được mang em đi”. Thế nhưng, một cô y tá chạy đến và bảo, “mẹ cháu khó khăn lắm, không nuôi cả hai chị em được, nếu em không đi thì cháu phải đi”. Mẹ đẻ tôi khóc như mưa, chỉ nói mấy câu với bác Gián tôi, đại ý rằng trăm sự nhờ chị trông nom cháu”, Bùi Thị Hà Vân bồi hồi kể lại câu chuyện của mình.
“Không biết bây giờ mẹ có khỏe không”
Năm Vân học lớp 11, mẹ nuôi cô gặp bạo bệnh rồi qua đời. Các chú bác nuôi cũng đều lớn tuổi, Vân một mình sống trong căn nhà nhỏ ở thôn Viên Hỷ, xã Định Hưng, huyện Yên Định, Thanh Hóa, mái nhà có bao nhiêu kỷ niệm của cô và người mẹ nuôi sớm hôm tần tảo. Vân không đói ăn, không thiếu mặc vì có bác Gián và các chú cô khác cho tiền, cho gạo.
Cô gái xinh đẹp Thanh Hóa khao khát tìm mẹ ruột sau 24 năm lưu lạc - Ảnh 3Cô gái 24 tuổi khao khát tìm được mẹ và chị gái

Tuy nhiên, nhiều đêm thao thức trong căn nhà lạnh lẽo phảng phất mùi nhang khói, cô thấy mình cô đơn, lạc lõng, không biết mình là ai, mẹ đẻ mình nơi đâu, chị gái mình hiện giờ có cuộc sống ra sao.
Vân nuốt nước mắt, cố gắng học hết cấp 3 tại Trường THPT Yên Định 1, Thanh Hóa, sau đó thi đỗ vào Trường CĐ du lịch Hà Nội. Những năm gần đây, bác Gián của Vân theo các con ra Hà Nội sinh sống (tại khu đô thị Văn Quán), do đó đón Vân về chung sống cùng để cháu gái đỡ buồn tủi.
Cô gái trẻ 24 tuổi đến hôm nay đã có một công việc tạm thời ổn định, có thu nhập đủ nuôi sống bản thân vẫn khao khát tìm được mẹ ruột, chị ruột để giải đáp một câu hỏi bấy lâu trăn trở trong mình: “Mẹ đẻ của tôi đang nơi đâu?”.
Vân bộc bạch: “Tôi không hề oán trách mẹ tôi. Chỉ vì mẹ khổ quá, không nuôi được tôi nhưng mẹ đã gửi tôi cho một gia đình rất tốt, ai cũng chăm sóc, yêu thương tôi, đến tận ngày hôm nay. Nhưng một giọt máu đào hơn ao nước lã, con người phải biết nguồn cội của mình ở đâu. Tôi muốn tìm thấy mẹ, để ôm mẹ, khóc trong lòng mẹ. Ngày trao tôi cho người khác, mẹ rất khó khăn, không biết bây giờ mẹ có khỏe không?”.
Cô gái xinh đẹp Thanh Hóa khao khát tìm mẹ ruột sau 24 năm lưu lạc - Ảnh 4Hà Vân luôn tin rằng, bây giờ mẹ và chị gái cô cũng đang đi tìm mình

Suốt thời gian qua, Bùi Thị Hà Vân đã nhờ người quen tìm kiếm thông tin trong Bệnh viện phụ sản thành phố Thanh Hóa, nhiều người gợi ý Vân có thể nhờ chương trình Như chưa hề có cuộc chia ly giúp đỡ, nhưng cái khó khăn nhất, Vân không biết tên mẹ, tên chị gái là gì, một tấm ảnh, một đặc điểm khuôn mặt, hình dáng... của mẹ, của chị, Vân cũng không hay biết. Đến ngày sinh của Vân, 24.12.1993 cũng chỉ do mẹ nuôi tự đặt trong giấy khai sinh, không phải ngày sinh chính xác của Vân.
“Nhưng còn hi vọng, tôi còn ước mơ. Tôi nghĩ rằng mẹ tôi, chị tôi bây giờ cũng đang nóng lòng muốn gặp lại tôi, nhưng mọi người không biết tôi đang nơi đâu. Xin hãy giúp tôi tìm mẹ, tìm chị của mình”, Vân mong mỏi...
Theo Thúy Hằng/Thanh niên

Những cuộc hội ngộ kỳ diệu từ công nghệ giám định gien

23:35 08/08/2010

Sau hàng nửa thế kỷ ly tán, những người thân (cả còn sống và đã mất) có thể được khẳng định chính xác tình máu mủ qua những di vật không còn nguyên vẹn. Đã có nhiều cuộc hội ngộ cảm động nhờ những tiến bộ trong công nghệ giám định gien ở Trung tâm Nghiên cứu sinh y dược - Học viện Quân y.

Con lai Mỹ và hành trình tìm cha



Hải Đỗ.
Ngày 04 tháng 04 năm 1975, chiếc máy bay vận tải C-5 của Hoa Kỳ gặp nạn ngay khi vừa rời sân bay Tân Sơn Nhất. 138 người chết, trong đó có 78 em nhỏ.
Đó là chuyến bay chính thức đầu tiên, được lệnh của Tổng thống Hoa Kỳ Gerald Ford, di tản những em nhỏ người Việt mồ côi cha mẹ trong những ngày cuối cùng của cuộc chiến. Chiến dịch này được biết đến với cái tên Operation Babylift.​
Những em bé mồ côi người Việt ngồi trên chiếc máy bay vận tải C-5A Galaxy, đây là chuyến bay đầu tiên của Chiến dịch Babylift, cất cánh từ sân bay Tân Sơn Nhứt trong giai đoạn cuối của cuộc chiến tranh Việt Nam, ngày 04 tháng 4, 1975. Vài phút sau khi cất cánh, chiếc máy bay đã gặp nạn.
Những em bé mồ côi người Việt ngồi trên chiếc máy bay vận tải C-5A Galaxy, đây là chuyến bay đầu tiên của Chiến dịch Babylift, cất cánh từ sân bay Tân Sơn Nhứt trong giai đoạn cuối của cuộc chiến tranh Việt Nam, ngày 04 tháng 4, 1975. Vài phút sau khi cất cánh, chiếc máy bay đã gặp nạn.
Bất chấp khởi đầu bi kịch, chiến dịch Operation Babylift đã di tản thành công 3000 em nhỏ người Việt, rất nhiều trong số đó là những đứa trẻ mang hai dòng máu, con của các quân nhân Hoa Kỳ, bị bỏ rơi khi chiến tranh sắp kết thúc.
Vô số những đứa trẻ như vậy vẫn còn kẹt lại phía sau.
Nhưng cũng có những em bé lai đã được đưa đi trước cả khi chuyến bay đầu tiên của Operation Babylift khởi sự, nhờ vào số ít những tình nguyện viên giống như bà Maria Eitz.
“Tại sao tôi được cứu?”
Cuốn hộ chiếu VNCH này là thứ duy nhất gắn với Việt Nam mà Moki còn giữ lại bên mình.
Cuốn hộ chiếu VNCH này là thứ duy nhất gắn với Việt Nam mà Moki còn giữ lại bên mình.
Thấu hiểu cảm giác của một đứa trẻ mồ côi sau Thế chiến thứ hai tại Đức, người mẹ đơn thân Maria Eitz đã nhận nuôi hai bé trai con lai người Việt, đặt tên lần lượt là Jonathan và Nicholas. Và bà còn muốn tìm cho chúng một người em gái.
Ngay khi bà Eitz đặt chân tới một cô nhi viện Cần Thơ, những người phụ nữ ở đây cố đưa cho bà những đứa trẻ Việt có làn da sáng. Nhưng bà không thể rời mắt khỏi một cô bé da sậm, với chiếc bụng to và những lọn tóc xoăn tít, đang chen chúc trong một chiếc cũi ở góc nhà với hai đứa trẻ khác.
“Con tôi đây rồi,” bà Eitz nói.
Bà muốn nhận nuôi một bé gái có cùng màu da với hai người con nuôi của mình. Hai cậu bé đều là kết quả của những mối tình giữa người mẹ Việt và những người cha gốc Phi. Bà muốn một cô bé mà không ai muốn nhận. Moki, bà đặt tên cho bé gái như vậy, rồi đưa cô ra khỏi Việt Nam, về với tổ ấm đang dần trở nên đông đúc tại San Francisco.
​Bà Eitz còn nhận nuôi thêm một bé gái người Campuchia nữa, và đặt tên là Aiyana.
Sau đó không lâu, bà kết hôn với ông Don Hesse, một tình nguyện viên của Peace Corps. Hai người cùng nhau nuôi dạy bốn đứa trẻ trong một căn nhà màu xám xanh, được xây theo phong cách Victoria trên con phố Sixth Avenue, đối diện công viên Golden Gate.
“Tôi còn nhớ hồi đó tôi rất hạnh phúc,” Moki nói. Lúc nào căn nhà cũng đầy trẻ con, những đứa trẻ không nhà, bị lạm dụng, hay nghiện thuốc, đều có thể tới đây. Một số đến chỉ để chơi, số khác tìm kiếm sự giúp đỡ của bà Eitz, một nhà tâm lí học.
Moki theo học trường Quốc tế Pháp –Mỹ. Đây là một trường song ngữ của tư nhân, toạ lạc tại trung tâm thành phố San Francisco, nơi không ai quan tâm đến màu da của bạn. Cho tới giờ, Moki vẫn coi Lisa, cô bạn Mỹ trắng học cùng lớp hai, là bạn thân nhất của mình.
Trong ngày Cựu chiến binh, ông Hesse, bố nuôi của Moki thường nấu bữa tối, rồi đưa cả nhà đi ăn kem. Ông muốn chúng nhớ đến và trân trọng những người cha ruột của mình.
Sau khi xem xong vở kịch Broadway “Miss Saigon”, Moki bắt đầu tưởng tượng ra cho riêng mình câu chuyện cổ tích về tình yêu của cha mẹ ruột.
16 tuổi, cô bắt đầu có bạn trai. “Giai đoạn từ 16 đến 18, tôi cố gắng đi tìm bản ngã của mình … Tôi sống vì điều gì? Tại sao tôi lại được cứu? Tại sao lại là tôi?”
18 tuổi, Moki mang thai. Cô hạ sinh bé Kaitlin vào năm 1992. “Tôi muốn có đứa con máu mủ của mình, một mầm sống của riêng tôi,” Moki phân trần.
Khi bé Kaitlin được một tuổi rưỡi, người ta tìm thấy một khối u trên cổ cô bé. Moki đưa bé đến văn phòng bác sĩ tại Oakland, nhưng cô không hề có tiền sử bệnh của gia đình. Cô còn nhớ lúc đó một ý nghĩ đã hiện lên trong đầu “Đây là con tôi và tôi không biết có chuyện gì đang xảy ra với nó. Bác sĩ cũng có vẻ không biết. Tôi không có một chút thông tin gì. Đó là một việc rất nghiêm trọng.”
Khối u không nguy hiểm đến tính mạng, thế nhưng hành trình tìm lại người cha ruột của Moki trở nên cấp thiết hơn bao giờ hết.
“Ngày nào mày không làm thì không có được ăn”
Nguyễn Tâm và người mà anh tin là mẹ ruột của mình.
Nguyễn Tâm và người mà anh tin là mẹ ruột của mình.
Sân bay Tuy Hoà nằm không xa trung tâm thành phố Nha Trang, đây từng là một trong những căn cứ của quân đội Hoa Kỳ trên đất VNCH, nơi đóng quân của phi đội Không quân và các nhóm trực thăng chiến đấu của Lục quân. Quán bar trong ngôi làng nhỏ, bụi bặm bên ngoài căn cứ là chốn lui tới thường xuyên của đám quân nhân lúc không phải làm nhiệm vụ.
Bà Nguyễn Thị Ngọc Vân là chủ của quán bar đó. Trong cái ngày định mệnh năm 1971 ấy, bà mở cửa như thường lệ, và thấy một bé trai được đặt trong một chiếc thùng giấy.
Bà biết cậu là con của một người lính Mỹ, nhưng không ai dám đứng ra nhận. Vậy là bà Vân đưa bé về nuôi như người con trai độc nhất. Bà đặt cho cậu cái tên Nguyễn Tâm.
Năm 1975, Sài gòn sụp đổ, bà Vân cùng với Tâm, lúc đó đã bốn tuổi, bị đưa đi trại cải tạo suốt sáu tháng trời. Tội của bà là bán bia cho Mỹ. Ngày trở về, hai mẹ con với hai bàn tay trắng kéo nhau về quê ngoại ở Phù Cát, Qui Nhơn. Năm Tâm lên 11, mẹ nuôi của cậu bỏ cậu lại với hai ông bà để đi Pleiku làm kinh tế mới cùng bạn trai.
Người phụ nữ mà Tâm gọi là bà ngoại nói với cậu “Mày không có máu mủ gì ở đây, ngày nào mày không làm thì không có được ăn.”
"Sáng thì ra đồng chăn bò, cắt lúa, lượm phân bò, ngày nào cũng vậy, đi từ sáng tới trưa, chiều thì đi về học một hai tiếng." Tâm kể. Hồi đó, không biết bao nhiêu lần Tâm nhặt được những quả lựu đạn M79 lăn lóc trên cánh đồng. Những đứa trẻ lớn thường mang về tháo ra, lấy thuốc nổ đem đi đánh cá.
Một ngày mùa xuân năm 1987, Tâm nghe thấy có tiếng nổ. 5 đứa bạn của Tâm cố tháo một quả lựu đạn. Không đứa nào còn sống.
“Họ nói tôi không thuộc về nơi này”
Jannies bên mẹ mình khi còn nhỏ (Ảnh Jannies Nguyễn)
Jannies bên mẹ mình khi còn nhỏ (Ảnh Jannies Nguyễn)
Tại một căn cứ quân sự khác của Mỹ ở Tam Quang, Quảng Nam, bà Nguyễn Thị Chin gặp một người lính Mỹ gốc Phi với biệt danh Sol. Hai người sống với nhau như vợ chồng được 4 năm trước khi bà Chin hạ sinh một bé gái vào năm 1972, lấy tên là Jannies Nguyễn.
Năm 1969, Tổng thống Mỹ Richard Nixon triển khai cái gọi là “Việt Nam hoá chiến tranh”. Nixon yêu cầu rút dần binh lính Hoa Kỳ trong khi tiến hành hoà đàm.
Sol, sau đó đóng quân tại Biên Hoà, là một trong những người lính được lệnh rời khỏi Việt Nam năm 1972, bỏ lại bà Chin cùng với con gái mới bốn tháng tuổi Jannies.
Sol được chuyển đến Thái Lan nhưng vẫn tiếp tục gửi tiền và thư từ về cho hai mẹ con, với lời hứa sẽ quay lại. Khi quân du kích tấn công Biên Hoà những ngày cuối năm 1972, bà Chin làm tất cả mọi thứ để bảo vệ Jannies. Thư từ, ảnh của Sol đều bị đốt. Bà cố gắng vuốt thẳng những lọn tóc xoăn của cô con gái, rồi dựng chuyện nói rằng chồng cô là người Thượng Tây Nguyên da ngăm. Cuối cùng thì bà cạo trọc đầu Jannies rồi trở về quê nhà gần Tam Quang cạnh Quốc lộ 1, nơi bà gặp Sol vào năm 1968.
Hai mẹ con ở trong một căn nhà lá ba gian, làm bằng tre và rơm rạ. Sau nhiều năm, nền nhà đã lún và bóng loáng bởi những đôi chân trần.
Lúc đó Jannies mới 5 tuổi, sống cùng với mẹ, ông bà ngoại và một người em họ. Ông ngoại, chỉ còn một chân sau cuộc chiến, ngủ trên một chiếc giường tre nhỏ. Cả nhà chia nhau chiếc giường tre còn lại.
Jannies theo học một trường tiểu học gần nhà, chỉ có một giáo viên với hai lớp học 60 học sinh. Học hết lớp năm, nhà ngèo, Jannies bỏ học giúp mẹ làm đồng vào buổi sáng và bán hoa quả cùng đồ ăn mỗi khi chiều về.
“Ngày nào tôi cũng bị đánh. Họ nói tôi là con Đế quốc Mỹ. Họ bảo không có chỗ cho tôi ở đây, và rằng tôi đáng nhẽ không được đến trường.”
Người ta chế nhạo cô, chửi mẹ cô là con điếm.
Về nhà …
Những đứa con lai, giống như Jannies và Tâm, bởi vẻ ngoài quá khác biệt, chúng bị xã hội Việt Nam gạt ra ngoài rìa. Người ta gọi chúng với cái tên chung “Bụi đời”.
Nhận thấy những dấu hiệu của sự ngược đãi, Quốc hội Hoa Kỳ đã thông qua một đạo luật có tên Amerasian Homecoming Act vào năm 1987, cho phép gần 30.000 trẻ mồ côi là con của lính Mỹ được đến nước này.
Chương trình đoàn tụ này cho phép các thành viên gia đình, ví dụ như “vợ chồng, con cái, hoặc mẹ ruột” được theo những đứa trẻ này vào Mỹ. Đó là lí do vì sao, sau 18 năm trời đằng đẵng ngóng tin của Sol, Jannies, mẹ của cô, và người em cùng mẹ khác cha rời Việt Nam, tìm kiếm một cuộc sống mới tại thành phố Oklahoma.
Còn trường hợp của Tâm thì không đơn giản như vậy. Có môt lần, cán bộ địa phương đến gặp “ông bà ngoại” của Tâm để nói về chương trình đoàn tụ. Lo sợ bị chính quyền bắt, Tâm chạy lên Pleiku tìm mẹ nuôi Ngọc Vân của mình, người chủ quán bar đã tìm thấy anh trong chiếc thùng giấy, và là người nuôi anh như con ruột.
Sau khi biết rằng đây chương trình này hoàn toàn có thật, hai mẹ con đăng kí tên mình vào danh sách. Nhưng trớ trêu thay, người mẹ nuôi của Tâm sau đó đã bán anh cho một gia đình ở Sài Gòn với giá hai lượng vàng. Người ta mua anh về, hi vọng anh trở thành tấm vé để cả gia đình họ sang được đến đất Mỹ.
Nhưng người tính không bằng trời tính, chỉ mình Tâm được sang Mỹ. Đó là ngày 20 tháng 05 năm 1991, khi ấy Tâm vừa tròn 19 tuổi.
“Đây là gia đình tôi”
Bà Angela Trammel là một chuyện gia về gia phả học của tổ chức Kin Finder Group. Bằng phương pháp thử DNA, bà tìm kiếm và truy nguyên lịch sử gia đình, xử lí những vụ nhận con nuôi phức tạp. Bà cho biết:” Cho đến tận năm 2008, chỉ có gần 2% trong số 30.000 con nuôi Mỹ lai Á tìm được cha ruột của mình.”
Nhưng trong một vài năm trở lại đây, khi mà phương pháp thử DNA trở nên phổ cập hơn với mức giá phải chăng, dao động trong khoảng từ 99$ cho đến 300$, ngày càng có nhiều con nuôi Mỹ lai Á nuôi hi vọng tìm được cha ruột của mình.
Bà Trammel khuyên khách hàng nộp mẫu thử tới ba nguồn dữ liệu DNA chính – là Ancestry.com, 23andMe và Family Tree, để tăng khả năng tìm được những mẫu DNA trùng hợp. Với khoảng 5 triệu mẫu thử DNA hiện nay tại các kho dữ liệu, hành trình tìm lại cha ruột của những người con lai Mỹ Á vẫn còn dài.
Theo lời khuyên của bà Trammel, Tâm gửi mẫu thử của mình tới tất cả các nguồn dữ liệu DNA mà anh có thể tiếp cận. Và cuối cùng, anh cũng tìm thấy một người đàn ông có DNA trùng khớp với mình tại một vùng quê bang Georgia.
Người đàn ông này tên là Chris Murray, từng là lính thuỷ đánh bộ đóng tại Đà Nẵng. Cha của ông, Thomas Washington, cũng tham gia hải quân và đồn trú tại Nha Trang. Murray còn có một người em tên Danny, cũng từng tham chiến tại Việt Nam.
Khi được yêu cầu gửi mẫu DNA để so sánh, Murray tỏ ra bối rối. Nhưng khi nhìn thấy tấm hình của Tâm trên facebook, ông đã biết rằng đây chính là cháu mình, ngay cả khi chưa có kết quả thử DNA.
Em của Murray, cha ruột của Tâm là Danny Murray, từng là chỉ huy một đơn vị trực thăng chiến đấu đóng quân tại Tuy Hoà. Ông đã qua đời trong một vụ lật xe vào năm 1989, cái năm mà Tâm vẫn còn lang thang gỡ lựu đạn cách đó nửa vòng trái đất.
Nước mắt chảy tràn, Tâm nói:” 43 năm qua, lúc nào cũng cầu nguyện cho ba, xin chúa gìn giữ ba, nhưng lúc tìm được thì ba không còn sống nữa. Cái hi vọng của em đó là nếu mà ba còn sống, thì em biết mà tìm mẹ. Nhưng lúc ông chết, những gì ông biết về mẹ không còn nữa.”
Sau ngày đoàn tụ với gia đình Mỹ, Tâm đổi tên thành Thomas Danny Murray để tưởng nhớ tới cha và ông nội mình.
Thomas Danny Murray, người vợ Kim, và con gái Sofia và Stella
Thomas Danny Murray, người vợ Kim, và con gái Sofia và Stella
Còn về phần Moki, sau biến cố sức khoẻ của cô con gái, Moki cũng bắt đầu gửi mẫu DNA của mình đến ba nguồn dữ liệu trên. Cô tìm thấy một trường hợp có tỉ lệ trùng khớp cao tại Alabama. Đây rất có thể là em họ cô.
Với sự giúp đỡ của Trammel, Moki tìm được một người đàn ông có tới 95% khả năng là cha ruột của cô. Ông sống tại Detroit. Ông ấy trong độ tuổi phù hợp, từng phục vụ trong quân ngũ. Moki thậm chí còn tìm thấy ảnh người đang ông này mặc quân phục. Vậy là sau 43 năm, dường như Moki đã chạm rất gần tới người cha mà bấy lâu nay cô tìm kiếm.
Vậy nhưng … ông lại chỉ phục vụ tại Nam Hàn, chứ không phải Nam Việt Nam. Và vì lẽ đó, đây không thể nào là cha Moki.
Moki Evans và con gái, Shaina Evans và Kaitlin Eitz.
Moki Evans và con gái, Shaina Evans và Kaitlin Eitz.
Hành trình tìm cha của Jannies cũng rơi vào ngõ cụt. Mẫu thử DNA của cô gần với một người có vẻ như là anh em họ, nhưng cả hai lại không có quan hệ huyết thống trực tiếp.
Một ngày Chủ nhật trước Lễ Tạ ơn, trong khi hầu hết mọi người ở cái thành phố Oklahoma này đang bận cổ vũ cho đội bóng bầu dục yêu thích của địa phương, Jannies cùng gần 60 “trẻ bụi đời” khác gặp nhau tại một khách sạn gần sân bay, náo nức tập luyện những bài hát Việt. Tối hôm đó họ sẽ biểu diễn trong một chương trình gây quĩ giúp đỡ người con lai còn đang kẹt lại tại Việt Nam. Ngồi trên sàn sân khấu, vài người trong số họ bỗng cất tiếng hát, những câu hát đắng cay về đời con lai:
“Em không có cha, từ thuở vừa mới lọt lòng.
Anh cũng không mẹ, từ thuở còn ở trong nôi
Chẳng ai thương tiếc cho đời tôi, chẳng ai thương xót cho đời lai
Trót thương cho mình, đành ôm phận con lai không biết ngày mai…”
“Đây là gia đình tôi” Jannies nói “Đây là anh chị em tôi”. Nhưng hành trình tìm cha của Jannies chắc chắn vẫn chưa kết thúc…
Jannies (thứ tư từ trái) và các anh chị em
Jannies (thứ tư từ trái) và các anh chị em
Xem tiếp...

TÌNH YÊU VÔ BỜ 18/a (Máu mủ gặp lại)

(ĐC sưu tầm trên NET)
 
Như chưa hề có cuộc chia ly... 56: May mắn này xin dành cho nhau

Câu chuyện có thật trong bài ca "Giọt sữa cuối cùng"

(VOV) - Trước khi bị địch bắn chết, chị đã kịp giành lại đứa con 10 tháng tuổi để cho con bú những giọt sữa cuối cùng.
Gần như tất cả những người mộ điệu cải lương đều biết và yêu quý một bài vọng cổ của nghệ sĩ, soạn giả Trọng Nguyễn – bài “Giọt sữa cuối cùng”. Nhưng rất nhiều người không biết rằng, bài ca ấy là câu chuyện có thật được kể bằng âm nhạc – câu chuyện về sự hy sinh anh hùng của liệt sỹ Nguyễn Thị Tư (ở ấp Trung Hưng 1B, xã Vĩnh Hưng, huyện Vĩnh Lợi, tỉnh Bạc Liêu).
Câu chuyện của chị Tư được những người làm phim “Bạc Liêu quê hương tôi” và nghệ sĩ, soạn giả Trọng Nguyễn phát hiện, tôn vinh vào năm 1997.
Ngôi nhà của liệt sỹ Nguyễn Thị Tư
Chuyện kể rằng: Như nhiều vùng quê miền Nam anh hùng khác, xã Vĩnh Hưng của Bạc Liêu trong kháng chiến chống Mỹ là vùng đệm giữa căn cứ Vĩnh Trinh của ta và tiểu khu Bạc Liêu của địch.
Chỉ là xã thôi mà địch đóng ở đây cả cụm pháo 105mm, một tiểu đoàn bảo an và tiểu đoàn cơ động 411 cùng nhiều ác ôn, dân vệ, tề điệp...
Chị Tư bấy giờ là vợ của xã đội trưởng Năm Dỏng – một cán bộ diệt ác ôn nổi tiếng của vùng. Anh Năm Dỏng vào cứ chiến đấu, chị Tư ở nhà thay anh chăm sóc gia đình, nuôi em, nuôi con và mở quán lập đường dây tiếp tế thuốc men, lương thực, bảo vệ cán bộ di chuyển từ cứ ra vùng địch tạm chiếm. Cuối năm 1971, chị Tư sinh bé út đặt tên Lê Mỹ Linh.
Địch nắm chắc dân Vĩnh Hưng hầu hết thân cách mạng, che chở cho cán bộ nên chúng mở nhiều trận càn quét, lùng sục tìm bắt anh Năm Dỏng và cán bộ lãnh đạo xã nhưng không được. Bởi vậy, chúng quyết định bắt chị Tư để uy hiếp, buộc chị khai ra hầm bí mật của chồng và đồng đội.
Sau hàng loạt đòn tra tấn vẫn không khai thác được gì, chúng ra lệnh giết chết chị Tư, cắt lỗ tai mang về chi khu.
Trước lúc hy sinh, chị đã van nài bọn chúng xin được cho con bú lần cuối… Những người làm phim tài liệu “Bạc Liêu quê hương tôi” ngày ấy đã lấy sự hy sinh anh hùng của chị Tư để đưa làm tứ cho bộ phim.
Câu chuyện ấy cũng làm soạn giả Trọng Nguyễn bấy giờ là Chủ tịch Hội Văn học - nghệ thuật tỉnh Bạc Liêu rơi nước mắt. Ông trằn trọc suốt 1 tuần trước khi viết thành bài ca “Giọt sữa cuối cùng” như một sự trả nợ ơn nghĩa đối với người mẹ, người phụ nữ anh hùng của đất Vĩnh Hưng.
Nghe "Giọt sữa cuối cùng"
Chỉ hơn 1 năm sau, khi bộ phim và bài ca cổ đầy xúc động viết về chị Tư ra đời, chị đã được công nhận là liệt sỹ. Phần mộ của chị cũng được quy tập trong nghĩa trang dành cho những người anh hùng của Vĩnh Hưng.
Trọng Nguyễn lấy nút thắt cao trào nhất là giây phút cuối cùng của chị Tư để xây dựng một hình tượng người phụ nữ - một người mẹ - người chiến sỹ tuyệt đẹp:
Bọn giặc gầm lên: “Chồng mày đâu? Đồng đội mầy đâu? ”
Chị lắc đầu: “Tôi không biết”.
Thằng chỉ huy hất hàm ra lệnh: “Bắn!”.
“Khoan! Hãy chờ tôi giây lát”.
Rồi chị gượng đứng lên, giành lại đứa con từ trong tay giặc. Nước mắt tuôn trào, chị thầm gọi con… ơi. Bú nhanh lên kẻo không còn kịp nữa. Ơi con của tôi, ơi bầu sữa. Giọt sữa cuối cùng, con bú cạn nghe con".
Ngày 17/4/1972, khi chị Tư hy sinh, bé Lê Mỹ Linh khi ấy mới chỉ hơn 10 tháng tuổi đã bị địch giằng khỏi vòng tay và bầu sữa mẹ. Cô bé ngày ấy năm nay đã tròn 40 tuổi.
Khác với mọi người, cô chưa bao giờ nghe nổi trọn vẹn bài ca “Giọt sữa cuối cùng” viết về mẹ và chính mình. Bởi lần nào cũng vậy, chỉ nghe đến "vô câu phụng hoàn" là cô đã thấy nghẹn đắng nơi cổ họng.
Cô nói: “Đất Vĩnh hưng này, nghe đến bài: “Giọt sữa cuối cùng” thì ai cũng biết là má tui, nhưng tui không cho mấy đứa ở trỏng bật băng hay ca trước mặt tui. Tui nghe nó đau quá, chịu hổng nổi”.
Vĩnh Hưng bây giờ là một trong 8 xã của huyện Vĩnh Lợi, tỉnh Bạc Liêu đang trong tiến trình xây dựng nông thôn mới với khởi điểm ban đầu là xã văn hóa 5 năm liền.
Ông Lê Văn Đỗi – Trưởng ấp Trung Hưng 1B cho biết: “Trung Hưng 1 và xã Vĩnh Hưng là xã anh hùng trong kháng chiến. Ở đây có biết bao nhiêu thân nhân thương binh, liệt sỹ đã tham gia nuôi chứa cán bộ. Chị Tư được công nhận là liệt sỹ thì người dân đều thấy rất xứng đáng. Những gương anh hùng như chị Tư góp phần thú giục thanh niên toàn xã và gia đình chính sách thể hiện bằng hành động tham gia xây dựng nông thôn mới”.
Sau 40 năm kể từ khi chị Nguyễn Thị Tư hy sinh, quê hương Vĩnh Hưng hôm nay đã có những bước đổi thay kỳ diệu. Cô bé bú giọt sữa cuối cùng của mẹ ngày nào giờ đã có 2 con, một cháu học lớp 12, một cháu vừa vào lớp 6. Cô mở một gian hàng tạp hóa nhỏ nơi quê chồng. Căn nhà ngày xưa, giờ giao cho chị Hai thờ má. Đám giỗ má, Mỹ Linh về thắp lên bàn thờ nén nhang với lời nhắn nguyện: “Má hãy an lòng, quê mình giờ đã an bình, chị em con đều đã lớn khôn!”
Tháng 7 tri ân các anh hùng liệt sỹ, chúng tôi càng yêu quý bài ca cổ "Giọt sữa cuối cùng" vì Trọng Nguyễn như đã nói hộ tất cả những ai đồng điệu:
"Hoa cỏ mai ai trồng bên mộ chị
Màu tím rưng rưng gợi nhớ ngày xưa.
Vĩnh Hưng ơi! đất anh hùng mỗi bận tôi qua
Đều có bóng dáng và dấu chân của chị.
Dấu chân xưa vẫn còn nằm trong đất
Đất kiên cường dấu chân ấy cũng trổ hoa.
Chị ơi, tôi đang viết về chị một bài ca mà nước mắt đã làm nhòa trang giấy.
Tôi nghe đâu đây như có dòng sữa ấy,
Chảy giữa quê hương làm cao rộng những công trình.
Mỗi chiến công đổi bao nhiêu xương máu
Chỉ có giọt sữa cuối cùng chị gởi lại cho con.
Đêm Vĩnh Hưng lúa trở mình ngậm sữa,
Dâng hạt gạo cho đời, thêm giọt sữa cho con./.
Trong chương trình phát thanh đặc biệt kỷ niệm 65 năm Ngày Thương binh liệt sỹ, sau khi chúng tôi phát sóng trực tiếp câu chuyện về sự hy sinh của liệt sỹ Nguyễn Thị Tư, lại được biết hoàn cảnh của Mỹ Linh và gia đình liệt sỹ Nguyễn Thị Tư gặp rất nhiều khó khăn, Cơ quan Thường trú Đài TNVN đã nhận được rất nhiều điện thoại, tin nhắn của quý thính giả trong cả nước bày tỏ sự cảm thông và chia sẻ.
Mọi người đã ủng hộ cho Mỹ Linh và gia đình hơn 20 triệu đồng, trong đó có thính giả tên Đạt hiện ở Ban Chỉ đạo Tây Nguyên ủng hộ 10 triệu đồng; thính giả tên Thanh ở Công ty Tranimexco Sài Gòn ủng hộ 3 triệu đồng và hàng chục thính giả ủng hộ từ 500.000 đồng đến vài triệu đồng.
Riêng Công Đoàn Công ty TNHH Quản lý Bay ở địa chỉ: 5/200, Nguyễn Sơn, Bồ Đề, Long Biên - Hà Nội chính thức vận động toàn đơn vị ủng hộ 40 triệu đồng để xây nhà tình nghĩa cho Mỹ Linh và gia đình.
Đài TNVN xin trân trọng cảm ơn quý thính giả gần xã đã thể hiện tấm lòng tri ân của mình. Mọi sự đóng góp cho thân nhân liệt sỹ Nguyễn Thị Tư và Lê Mỹ Linh xin gửi về Cơ quan thường trú Đài TNVN tại khu vực ĐBSCL, số 102- đường Lý Tự Trọng- Quận Ninh Kiều- TP Cần Thơ. Số ĐT: 07103.833.199. Số tài khoản: 0111000513295 - Ngân hàng ngoại thương Cần Thơ./.

Đau lòng sống cách nhau 1km, thất lạc nhau 39 năm

Ngày 8/7 vừa qua, người phụ nữ 39 tuổi Lôi Tú Vinh lần đầu tiên được gặp mặt mẹ đẻ sau 39 năm chia cắt.


 - hình ảnh 1
Ngày 8/7, cô Lôi Tú Vinh đã gặp lại mẹ ruột của mình sau 39 năm. Có nước mắt, có những cái ôm kìm nén suốt chừng ấy năm.
Lôi Tú Vinh lớn lên ở huyện Văn Thành, TP.Châu Sơn, tỉnh Chiết Giang, Trung Quốc. Cô được một gia đình nhận nuôi từ Viện phúc lợi, vì khi đó hai vợ chồng nọ sinh được một người con nhưng không may đứa trẻ yểu mệnh đã qua đời. Vì đau xót cho đứa con cộng thêm việc sữa mẹ tràn về rất nhiều nên họ muốn có một đứa con để xoa dịu nỗi đau.
Về sau, người mẹ nuôi này mang thai và sinh thêm hai cô con gái sinh đôi, dù vậy Tú Vinh chia sẻ "Cuộc sống vốn không mấy dư giả nhưng họ vẫn đối xử với tôi rất tốt".
Bất hạnh thay, vào năm Tú Vinh 11 tuổi, người mẹ nuôi qua đời vì bạo bệnh, khi được 16 tuổi, cô phải bươn chải làm thuê phụ giúp gia đình. Một thân một mình lặn lội khi còn quá trẻ, Tú Vinh luôn mong mỏi tìm được bố mẹ ruột của mình.

 - hình ảnh 6

Mấy năm gần đây, người bố nuôi của Tú Vinh ngày càng yếu, ông đã đem tất cả mọi chuyện kể cho cô nghe: "‘Bố mẹ xin con từ Viện phúc lợi ở thị xã Thụy An về, rất có thể bố mẹ đẻ của con là người Thụy An đấy".
Kể từ đó, cô hầu như đều sống và làm việc tại thành phố Thụy An, Chiết Giang để tìm kiếm người thân. Đúng là cô đã được sinh ra tại thị trấn Đinh Điền, thành phố Thụy An. Gia đình cô khi đó đã có 4 người con, hoàn cảnh khá túng thiếu.
Tuy nhiên, bố mẹ đẻ của cô vẫn luôn muốn sinh được một cậu con trai nên khi bé gái là Tú Vinh mới vừa chào đời được 3 ngày, họ đã lén lút để con trước cửa Viện phúc lợi Thụy An.
Hơn 30 năm trước, bố đẻ của Lôi Tú Vinh đã qua đời. Hơn 10 năm sau, mẹ cô là bà Trần Kim Muội mới đem chuyện về đứa con gái bị đem đi cho kể với các con. Những năm qua, các chị em của cô cũng khắc khoải tìm kiếm thành viên bị thất lạc của gia đình.

 - hình ảnh 7
Tú Vinh ôm chặt mẹ trong ngày gặp lại.

Trong khi đó, Tú Vinh cũng đơn độc trên hành trình tìm lại gia đình không mệt mỏi. "Vài năm nay, cuộc sống của tôi đã dần ổn định, con trai cũng đã vào trung học nên tôi càng có nhiều thời gian để tìm lại ruột thịt của mình", người phụ nữ 39 tuổi cho hay.
Có lần Tú Vinh đã đăng tải thông tin tìm người thân trên Nhật báo Thụy An, và ông trời không bao giờ phụ lòng người khi cô đã tìm được gia đình mình vào ngày 21/6 vừa qua.

 - hình ảnh 4
Niềm vui ngày đoàn tụ của Tú Vinh và gia đình.
"Vừa nhìn thấy Tú Vinh, tôi đã có thể khẳng định đây chính là em gái mình. Không chỉ giống nhau về ngoại hình, tôi còn có cảm giác gần gũi đặc biệt đến khó tả, chính là cảm giác cùng chung máu mủ", người chị ba nói.
Kết quả giám định ADN cũng cho thấy, bà Trần Kim Muội và Lôi Tú Vinh có quan hệ mẹ con. "Tôi sống ở Đường Hạ, dù có chuyển nhà vài lần nhưng đều sống quanh khu đó. Nhà của các chị tôi cũng ở gần đó", Tú Vinh chia sẻ.

 - hình ảnh 5
Những giọt nước mắt trong ngày đoàn tụ.
Cuộc sống thật khôn lường khi dù cách nhau 1km mà họ phải chịu đựng nỗi đau chia li suốt mấy mươi năm. Hi vọng suốt quãng đời còn lại, họ sẽ sống bên nhau đầm ấm, hạnh phúc và không để lạc mất nhau thêm lần nào nữa.

Cuộc trùng phùng ly kỳ sau 45 năm thất lạc

14/04/2015 14:39

(NLĐO)- 2 tháng nay, người dân thôn Hưng Lộc, xã Bình Định Nam, huyện Thăng Bình, tỉnh Quảng Nam vẫn bàn tán xôn xao câu chuyện 2 chị em ruột tìm về nhà sau 45 năm thất lạc.

Đó là cuộc tìm nhau đầy bất ngờ của 2 chị em bà Hồ Thị Thanh Trà (SN 1959) và bà Hồ Thị Vinh (SN 1963).
Trong ngôi nhà nhỏ ẩn mình dưới hàng cây xanh rợp bóng, cụ Nguyễn Thị Dần (SN 1930) cùng ông Hồ Văn Phước (SN 1964, cháu bà Dần) đã kể lại câu chuyện ly kỳ chẳng khác nào chuyện trong phim.
Tháng 10-1970, cuộc chiến tranh chống Mỹ đang ở giai đoạn khốc liệt, bà Dần về làm dâu nhà họ Hồ được 6 tháng thì hai người con chồng là bà Trà và bà Vinh bị lính ngụy bắt đưa đi.
Cụ Nguyễn Thị Dần cùng ông Hồ Văn Phước kể lại câu chuyện cuộc trở về sau 45 năm bị thất lạc của chị em bà Trà.
Cụ Nguyễn Thị Dần cùng ông Hồ Văn Phước kể lại câu chuyện cuộc trở về sau 45 năm bị thất lạc của chị em bà Trà.
Bà Trà sau đó được đưa vào một gia đình ở tỉnh Quảng Ngãi nhận làm con nuôi. Đến năm 1976, khi đất nước đã thống nhất, bà theo gia đình vào làm kinh tế mới và định cư hẳn ở thị trấn Sa Thầy, huyện Sa Thầy, tỉnh Kon Tum. Bà Vinh bị bắt đưa ra Quảng Trị sau đó được đưa di chuyển khắp nơi rồi lấy chồng và định cư ở xã Sông Ray, huyện Cẩm Mỹ, tỉnh Đồng Nai.
Năm 2006, con trai bà Trà là anh Nguyễn Thanh Khê (SN 1983) và con gái bà Vinh là chị Lê Thị Mỹ Châu (SN 1984) tình cờ gặp nhau khi cùng học chung một trường Cao Đẳng tại tỉnh Đồng Nai.
Hôm đó, Châu đi chơi với nhóm bạn thì gặp Khê tại quán cà phê. Khi biết Khê quê Quảng Nam, Châu đem câu chuyện gia đình mình kể cho Khê nghe rằng: Quê Châu cũng ở Quảng Nam, hồi nhỏ do chiến tranh nên mẹ Châu thất học, bị lính Mỹ bắt cóc và lưu lạc gia đình từ nhỏ cho đến nay chưa tìm được.
Châu nghe mẹ kể lại, trong gia đình mình có ông ngoại làm cách mạng, bà ngoại bị Mỹ giết chết. Ông bà ngoại có 3 người con gái gồm chị đầu Hồ Thị Thức, chị kế tiếp là Hồ Thị Trà và mẹ mình tên Hồ Thị Vinh.
Cuộc trùng phùng ly kỳ sau 45 năm thất lạc
Cụ Dần hiện sống một mình trong ngôi nhà nhỏ dưới sự đùm bọc của xóm làng
Nghe Châu hỏi có biết trường hợp nào như vậy hay không, Khê chết điếng cả người vì câu chuyện Châu kể trùng khớp với câu chuyện lâu nay mẹ vẫn thường kể cho anh nghe.
Tìm hiểu thêm một vài thông tin, Khê và Châu nhận ra rằng mình chính là anh em con dì ruột. Hai anh em vui mừng cho số điện thoại của bà Trà và bà Vinh để hai người liên lạc nói chuyện với nhau.
Khi đã nhận ra máu mủ ruột thịt, bà Trà đón xe từ Kon Tum xuống Đồng Nai để gặp em gái. Giây phút gặp nhau, hai người phụ nữ với mái đầu “tóc bạc gác tóc xanh” ôm nhau khóc như những đứa trẻ.
Tối hôm đó, họ không ngủ một giây phút nào mà để dành thời gian động viên, kể cho nhau nghe về những tháng năm xa cách.
Do thời điểm bị bắt đi cả hai còn quá nhỏ, hai chị em bà Trà chỉ còn nhớ nhỏ giọt vài thông tin về quê hương, cha mẹ của mình. Sau thời gian sắp xếp lại những chi tiết trong trí nhớ, mãi đến đầu năm 2015, bà Trà vẽ bản đồ và sai con trai tìm về quê hương thì may mắn được người quen chỉ đường về thôn Hưng Lộc gặp cụ Dần. Sau khi tìm được gốc tích, hai chị em bà Trà dìu dắt chồng con hẹn nhau trở về quê hương. Trời đổ mưa kín lối trong ngày trở về quê của hai người con bị thất lạc 45 năm nhưng những cái ôm quyện chặt, những giọt nước mắt hạnh phúc đã xua tan đi cái lạnh của mùa đông …
Trở về nhà, hai chị em bà Trà lại khóc hết nước mắt khi biết rằng, kể từ ngày mình bị bắt đi, không ngày nào nơi quê hương xứ Quảng này, người cha già là cụ Hồ Văn Long (SN 1921), chị gái và bà Dần không khỏi mong ngóng. Cụ Long đã dành gần nửa cuộc đời còn lại để đi tìm con trong vô vọng. Đến năm 2005, do tuổi già sức yếu, cụ mất đi và để lại tâm nguyện tìm hai người con cho cụ Dần lúc này tuổi đã già, sức đã yếu.
Sau một thời gian chung vui, gặp lại chị em, họ hàng, hai người phụ nữ cùng gia đình lại phải quay về với cuộc sống mưu sinh thường ngày nơi đất khách quê người và cũng là quê hương thứ hai của mình. Cụ Dần vẫn lặng lẽ sống trong căn nhà nhỏ với sự đùm bọc, yêu thương của xóm làng. “Tôi vui không thể tả khi hai người con tìm về. Bây giờ, nếu có chết đi tôi cũng yên lòng vì tâm nguyện bao năm của hai vợ chồng tôi đã đạt được” – cụ Dần bộc bạch.
Trao đổi với chúng tôi qua điện thoại, bà Trà cho biết cuộc sống của hai chị em bà tuy không còn vất vả như xưa nhưng vẫn không được khá giả. Sau mấy chục năm lưu lạc trở về, bà Trà vừa mừng vừa tủi nhưng bà nói rằng chị em bà không trách cứ ai mà chỉ trách chiến tranh đã gây ra tội ác với không chỉ riêng gia đình bà mà còn với vô vàn những hoàn cảnh khác.

Ông Nguyễn Công Danh, Chủ tịch UBND xã Bình Định Nam, cho biết ngoài trường hợp hai chị em bà Trà, tại địa phương còn có nhiều trường hợp bị địch bắt đi và thất lạc trong thời kỳ chiến tranh. Vào năm 1994, bà Hồ Thị Tấn (chị em con chú bác của bà Trà) cũng đã tìm về nhà sau khi bị thất lạc cùng thời điểm với bà Trà.


Bài -ảnh: Quang Vinh

Hương Khê: Anh em lạc nhau 70 năm bất ngờ hội ngộ

Bố mẹ lần lượt qua đời, anh em ông Kế ly tán khi mới 5 – 7 tuổi nên ký ức về nhau cũng nhạt nhòa như mưa qua cửa kính. Thế nhưng, sau 70 năm bặt tin nhau, họ bất ngờ ần ra nhau từ một chi tiết rất nhỏ.
Đó là câu chuyện cảm động về hai anh em ông Nguyễn Đình Kế và bà Nguyễn Thị Trang, ở xóm 8 xã Hà Linh, huyện Hương Khê (Hà Tĩnh).Anh em trùng phùng sau 70 năm cách biệt Ngôi nhà nhỏ của vợ chồng bà Nguyễn Thị Trang nằm ngay ven đường quốc lộ 15A, phía trước là núi, sau lưng là hồ rộng mênh mông, phong cảnh nước non hữu tình. Mấy năm trở lại đây, tuy con cái thành đạt và đi làm ăn xa, song tinh thần ông bà, đặc biệt là bà Trang, vẫn luôn phấn chấn. Bởi lẽ, bà vừa tìm lại được người anh trai ruột thịt của mình sau nhiều năm biền biệt tin tức. Xa cách nhau từ khi tóc còn để chỏm, đến lúc bà không còn nhớ được rằng mình có một anh trai thì người anh lại đột ngột dẫn con cháu về khiến bà cảm động không cầm được nước mắt cho ngày hội ngộ.Bà Nguyễn Thị Trang năm nay đã 74 tuổi. Bà sinh ra trong gia đình có 4 anh em, trong đó có 3 anh em trai, bà là con út. Gia đình đói khổ nên cuộc sống vô cùng khó khăn. Đến năm 1945 thì lần lượt bố rồi 2 người anh trai đầu đã bỏ mẹ con bà đi vì đói. Người mẹ già đành phải đau lòng mang đứa con trai thứ 3 là Nguyễn Đình Kế, lúc ấy mới có 7 tuổi, cho đi làm con nuôi. Còn lại mình bà với đứa con gái 5 tuổi bám trụ lại quê nhà rau cháo nuôi nhau. Ký ức về người anh trai lúc đó trong tâm khảm của bà Trang chỉ là cuộc gặp lần cuối, khi mẹ dẫn anh giao cho một người khác, làm con nuôi. “Lúc đó, thấy mẹ khóc, anh Kế cũng khóc nhưng tui không hiểu chuyện chi tiết. Cuộc sống xô đẩy, bon chen với cơm áo gạo tiền đã khiến tui quên béng mất mình có người anh trai. Thậm chí, lúc mất, mẹ tui cũng không đả động gì đến việc nhắc nhở tui tìm anh trai mình”, bà Trang rơm rớm nước mắt nhớ lại chuyện ngày quá khứ.Thế rồi, bà Trang cũng như bao cô gái quê khác, lớn lên lập gia đình, nuôi dạy con cái. Bà sinh hạ được 5 người con, ngoại trừ cậu con trai thứ tư đang làm việc chân tay ở Thái Lan thì đều là công chức nhà nước. Bà Trang nhìn xa xăm và nhớ lại, vào một ngày cuối năm, trời rét căm căm, bà đang chuẩn bị tống cựu nghênh tân thì nhà có khách lạ. Trong đoàn người ấy có cả ông Nguyễn Ngọc Sơn, giám đốc công ty cao su Hà Tĩnh, và nhiều người trong làng. Khi bà còn ngỡ ngàng chưa hiểu chuyện gì thì một người đàn ông tầm 75 tuổi chạy đến nắm tay bà lắc lắc: “Chính em gái tôi đây rồi, bao năm trời cách biệt, đau đáu tìm về, nay mới có dịp trùng phùng. Em tôi già và gầy quá”. Trong câu chuyện gặp mặt tại bữa cơm thân mật sau đó, bà Trang mới biết, người đàn ông nọ chính là anh Kế của mình. Đã hơn nửa thập kỷ, ông vẫn đau đáu nhớ về cội nguồn. Lúc này, bà mới lật giở ký ức, 2 anh em ôm nhau mừng mừng, tủi tủi, nước mắt rơi nghẹn ngào. Câu chuyện tựa cổ tích đang tái hiện giữa đời thường. Ngày đó, nghe tin bà Trang tìm lại được người anh của mình, bà con lối xóm đến chật kín nhà để chia vui, niềm vui ngày trùng phùng.Loạn lạc vì chiến tranh, đói kém Trong ngày gặp mặt, ông Nguyễn Đình Kế đã kể lại cho em gái và bà con họ hàng nghe về quãng đường lưu lạc của mình cũng như hành trình tìm lại em gái. Ngày đó, mẹ đem cho ông Kế làm con nuôi một người đàn ông gốc Huế, tên là Năm, làm cai cho Pháp ở Tổng Hà Linh. Nhận con nuôi được vài năm, ông Năm Huế trở lại thủ đô, mang theo cả Kế. Với ý định xóa gốc tích của đứa con nuôi, ông Năm đã thay đổi tên của Kế thành Nguyễn Văn Ba. Sau khi ông Năm mất, Ba vào bộ đội, rồi xuất ngũ và lấy vợ, lập nghiệp ở Đà Nẵng. Ông Ba (tức Kế), có 10 người con, đến nay các con đều đã thành đạt, định cư ở Mỹ. Về chuyện đau đáu với quê hương cũ, ông Kế kể lại với bà Trang cũng như xóm làng rằng, chưa ngày nào ông thôi nhớ về quê, dù ký ức rất đỗi nhạt nhòa, mờ mịt.Càng về già, ông càng hay hoài niệm, nhất là thời điểm các con định cư hết bên trời Tây, chỉ có hai ông bà sống giữa Đà Nẵng hoa lệ. Thế rồi, một ngày cuối tháng 10.2010, ông xem chương trình thời sự trên Đài Truyền hình Việt Nam nói về tình hình lũ lụt ở miền Trung, trong đó có nhắc đến địa danh Hà Linh, huyện Hương Khê. Ban đầu, ông chỉ định lưu tâm để bàn với vợ dành ít tiền gửi về cứu trợ lũ lụt. Nhưng 2 chữ “Hà Linh” cứ ám ảnh khiến ông bao đêm trăn trở, lần dở ký ức vụn của tuổi thơ. Thế rồi, trong mớ hỗn độn ấy, ông chợt nhớ ra năm xưa mình cũng từng ở vùng đất có địa danh này.Sau ông nhờ mấy người bạn làm ở VTV Đà Nẵng tìm cho đoạn thời sự đã phát hôm đó. Ông xem đi xem lại, thấy có ông Sơn giám đốc công ty cao su đóng trên địa bàn này trả lời phỏng vấn. Ông Kế tìm cách liên hệ, xin số điện thoại để hỏi về địa danh Hà Linh thì được biết, đó là tên của xã mà công ty đang đóng. Đến lúc ông hỏi về dòng họ Nguyễn Đình thì ông này không biết, nhưng có hứa sẽ giúp đỡ nếu về đây. Từ đó cho đến khi quyết định ra Hà Tĩnh tìm em gái, ký ức người đàn ông ở vào cái tuổi thất thập cổ lai hy này đã chắp ghép được những mảnh vỡ của quá khứ, rằng ông có một người em gái, có mẹ già và anh trai, nhưng đích xác ai sống, ai mất thì ông không dám chắc. Dù vậy, ông vẫn quyết tâm ra Bắc để tìm ra gốc gác của mình. Dù là không còn ai trong gia đình nữa, thì ông vẫn tin dòng họ sẽ còn một ai đó sống sót.Tháng 11.2010, khi cơn lũ vừa rút đi, lấy cớ làm công tác cứu trợ nhân đạo, ông Nguyễn Đình Kế cùng vợ và mấy người cháu xa đánh xe về Hà Linh. Qua câu chuyện rành rẽ với ông giám đốc công ty cao su, người bạn này đã giúp ông hỏi han tin tức về nguồn cội của mình. Khi đến UBND xã nhắc về dòng họ Nguyễn Đình, ông chủ tịch Đặng Minh Đức cho hay, có dòng họ đó ở xã này, hiện trưởng họ là ông Nguyễn Đình Dưỡng, cán bộ tiền khởi nghĩa trong phong trào Xô Viết – Nghệ Tĩnh những năm từ 1930 đến năm 1931. Họ rồng rắn kéo nhau đến nhà ông Dưỡng. Khi nghe nhắc đến đứa cháu tên Kế bị thất lạc năm xưa, cụ Dưỡng bỗng dưng đứng phắt dậy, chạy đến bên ông Kế run run: “Thằng Kế năm xưa đây rồi. Chính mày chứ không thể ai khác. Chiến tranh tàn khốc, cả dòng họ cứ tưởng mày đã theo Tây (vì ngày xưa Kế làm con nuôi cho ông Năm Huế theo Pháp), không ngờ mày đã giác ngộ mà theo cách mạng”. Cuộc trùng phùng chưa dừng lại ở đó, cụ Dưỡng cho hay, ông Kế còn một người em đang sống tại xóm này. Nghe đến đấy, ông Kế vừa hồi hộp, vừa mừng rỡ. Đến lúc này, ông mới tin rằng, linh cảm về một đứa em máu mủ ruột rà vẫn còn đâu đó trên đất nước đã trở thành hiện thực.Thắm tình anh em Hai anh em Nguyễn Đình Kế và Nguyễn Thị Trang gặp nhau, rơi nước mắt mừng mừng tủi tủi. Mấy chục năm qua khi ký ức về nhau chỉ là một thoáng xa xăm mỏng mờ nhưng bất ngờ họ lại tìm được tình thân. Ông Kế cũng chẳng thể nào hình dung được em gái nhỏ bé năm xưa của mình nay đã là một bà lão già nua gầy gò và sống trong khổ hạnh. Được cái 5 đứa con của bà Trang đều học hành tử tế và thành đạt. Mấy chục năm nuôi con chăm cháu đã vắt kiệt sức lực của người đàn bà này. Trong khi đó, ông Nguyễn Đình Kế có cuộc sống khấm khá hơn ở khu phố sầm uất tại quận Hải Châu, thành phố Đà Nẵng. Từ sau lần gặp lại ấy, ông Kế đã nhiều lần về Hà Tĩnh để thăm và đỡ đần em gái trong cuộc sống thường nhật. Ông Kế cũng đã 3 lần cho xe về đón vợ chồng bà Trang vào chơi Đà Nẵng, thăm người nhà anh trai sau 70 năm kỳ ngộ.Giữa năm 2011, sau khi đứa con trai út quyết định sang Mỹ định cư, vợ chồng ông Nguyễn Đình Kế cũng ngậm ngùi chia tay em gái để theo con cái sang sống phần đời còn lại ở trời Tây. Xa nhau, lòng bà khôn nguôi nhung nhớ. Tình anh em hơn nửa thập kỷ không gặp nhau thì không sao, đến lúc nhận ra, chưa kịp vui niềm hạnh ngộ thì đã phải chia tay. Có lẽ cũng thấu hiểu nỗi lòng em gái nên cứ vài ngày một lần, ông Kế lại gọi điện về gặp bà Trang động viên em nên bà cũng thấy ấm lòng. Nhắc chuyện kỳ ngộ với anh trai mình, bà Trang vẫn còn nguyên cái cảm giác hồi hộp, hạnh phúc. Có lẽ đó là món quà bất ngờ nhất, kỳ diệu nhất mà số phận ban tặng cho 2 anh em bà sau gần như cả cuộc đời.
Xzone

Những bức ảnh chia lìa tình máu mủ khiến cả thế giới xúc động

Em bé con nằm co ro trong hình vẽ mẹ do chính em tự vẽ. Đôi giầy nhỏ xinh của em được đặt dưới chân "mẹ". Dù chưa đọc lời chú thích người xem cũng hiểu rằng mẹ của em đã chết và em nhớ mẹ biết nhường nào.

Sự im lặng vĩnh viễn
Những bức ảnh chia lìa tình máu mủ khiến cả thế giới xúc động 1

Bức ảnh trên đã ghi lại hình ảnh xúc động về đám tang 2 em bé người Palestine thiệt mạng trong một vụ không kích của Israel vào Dải Gaza hồi tháng 11/2012. Người xem đau xót cảm nhận được sự đối lập đầy ám ảnh giữa cảm xúc phẫn nộ và đau đớn của những người dân dự lễ tang đau thương, và sự lặng yên vĩnh viễn của 2 đứa trẻ vô tội. Cha của các em cũng thiệt mạng trong vụ tấn công, còn người mẹ tuy sống sót nhưng đang phải điều trị tại bệnh viện địa phương. 
Người con cuộn tròn trong hình vẽ mẹ bằng phấn
Những bức ảnh chia lìa tình máu mủ khiến cả thế giới xúc động 2
Không chỉ những bạn trẻ thiếu vắng mẹ mà một người con nào khi nhìn hình ảnh cô bé cuộn tròn trong hình vẽ người mẹ bằng phấn đều nghẹn ngào.
Bức ảnh được truyền tải đi nhiều lần nên dường như đã không còn biết được tác giả. Nhưng hơn tất thảy, nó là sự đồng cảm sâu sắc đối với những người không còn mẹ, là sự đánh thức tình yêu, hành động đối với bất kỳ ai còn có mẹ trên đời.
 Cậu bé 2 tuổi khóc bên xác mẹ
Những bức ảnh chia lìa tình máu mủ khiến cả thế giới xúc động 3

Nhiều người rớt nước mắt thương cảm cho hoàn cảnh đáng thương của hai mẹ con cậu bé người Myanmar trong bức ảnh này. Mẹ cậu bé đã bị tai nạn trên đường tới bệnh viện thăm chồng và đã tử vong. Cậu bé chỉ biết ngồi bên mẹ khóc thét trong tuyệt vọng, trên tay vẫn còn cầm chiếc bánh mỳ, trong khi những người xung quanh chỉ biết đứng nhìn một cách đầy thương cảm.
Cậu bé ôm di ảnh mẹ thiệt mạng tại Nga
Những bức ảnh chia lìa tình máu mủ khiến cả thế giới xúc động 4
  
Ngày 11/09/2012 vừa qua đã xảy ra vụ hỏa hoạn kinh hoàng tại một xưởng may tại Nga khiến 14 công nhân Việt Nam thiệt mạng. Trong ảnh là cậu bé Nguyễn Ngọc Minh (10 tuổi, quê Nghệ An) khi đi nhận di hài của mẹ tại sân bay. Cậu bé ngồi gục trên sàn, một tay cầm di ảnh của mẹ, một tay ôm mặt khóc nức nở. Sau 5 năm xa cách, Minh “đón” mẹ về nước nhưng mãi mãi không được gặp mẹ nữa.
Tôi mất tất cả rồi...
Những bức ảnh chia lìa tình máu mủ khiến cả thế giới xúc động 5
Bức ảnh trên chụp người phụ nữ Syria tên là Aida dùng tay che đi gương mặt bị thương và những giọt nước mắt tuôn rơi. Cô Aida khóc không phải chỉ vì những vết thương đang nhức nhối mà còn vì nỗi đau đớn tột bậc khi chồng cùng hai đứa con nhỏ đã thiệt mạng và ngôi nhà của gia đình bị phá hủy sau cuộc giao tranh giữa quân đội chính phủ và quân nổi dậy tại quê hương cô- Idlib, miền bắc Syria.
Chỉ trong chốc lát, người phụ nữ này đã mất đi tất cả những gì quý giá nhất trong cuộc đời vì chiến tranh, loạn lạc. Ở Syria, có hàng nghìn người phụ nữ rơi vào cảnh ngộ như cô Aida.
Khoảnh khắc đứt lìa
Những bức ảnh chia lìa tình máu mủ khiến cả thế giới xúc động 6
  
Những bức ảnh chia lìa tình máu mủ khiến cả thế giới xúc động 7
Hai bức ảnh xúc động: một than khóc, một nụ hôn vĩnh biệt người thân đã ra đi chụp tại Bệnh viện Shifa, thành phố Gaza ngày 18/11 vừa qua cho thấy sự khắc nghiệt của cuộc sống, của chiến tranh. Sẽ chẳng ai bên ai được mãi mãi dù có yêu thương nhau đến mấy. Sẽ chẳng ai biết được điều gì xảy ra, phút trước còn vui vẻ bên nhau, phút nhau là lìa xa khi chưa kịp nói lời tạm biệt.
Bé gái 3 tháng tuổi bị cha đánh chết chỉ vì bé là... con gái
Ngày 5/4, bé gái Neha Afreen (Ấn Độ) đã được đưa tới bệnh viện Vani Vilas, Bangalore trong tình trạng vô cùng nguy kịch, thương tích đầy mình. Sau khi các bác sĩ kiểm tra thì phát hiện trên thân thể non nớt của cô bé 3 tháng tuổi đầy các vết thương, chấn thương nghiêm trọng ở vùng đầu, cổ bị trật khớp, toàn bộ lớp da mỏng manh bị trầy trụa kèm theo các vết cắn và bỏng khắp người.
Các bác sĩ cố hết sức để cứu chữa cho sinh mệnh bé nhỏ, cô bé đáng thương cũng dũng cảm chống lại đau đớn song không thắng nổi thần chết. Ngày 11/4, trái tim bé nhỏ của Neha đã ngừng đập. Các bác sĩ cho rằng cô bé bị thương quá nghiêm trọng ở vùng đầu.
Những bức ảnh chia lìa tình máu mủ khiến cả thế giới xúc động 8

Bức ảnh người mẹ trẻ ôm xác bé Neha Afreen trên tay này làm hàng triệu người rơi lệ.
Những bức ảnh chia lìa tình máu mủ khiến cả thế giới xúc động 9

Bé đã bị bố đánh đến trấn thương nghiêm trọng ở đầu, trật khớp cổ, bị bố cắn, dí thuốc lá đang cháy vào người. Ông bố nhẫn tâm này đã nhét giẻ đầy mồm bé. Vì vậy, bé đã ra đi mãi mãi.
Người gây ra những vết thương tàn nhẫn và cái chết đau lòng của cô bé 3 tháng tuổi chính là cha ruột em, ông Umar Farooq, một công nhân sơn xe. Kẻ nát rượu này đã không ngừng dằn vặt, đánh đập vợ để đòi có “một thằng con trai”!
Buổi tối hôm đó, khi Reshma đi ngủ, Farooq đã nhét giẻ đầy miệng Neha để ngăn bé khóc và ra sức đánh đập cô bé bằng những gì anh ta vớ được.
Lúc người mẹ trẻ tỉnh giấc vào nửa đêm thì phát hiện con gái đang bị co giật dữ dội, nôn ra máu, cô gọi chồng nhưng anh ta thờ ơ. Sau đó, nhờ sự giúp đỡ của hàng xóm, Reshma đưa con nhập viện nhưng cuối cùng, thiên thần bé bỏng đã ra đi mãi mãi.

Nhờ Facebook, 'liệt sĩ' được trở về nhà sau 34 năm báo tử


Sự trở về bất ngờ của ông Kế (ở Thanh Hóa) sau hàng chục năm lưu lạc khiến gia đình, bà con lối xóm vui mừng khôn xiết. Ngày ngày, người dân thay nhau đến chia vui, hỏi thăm ông.


Liệt sĩ trở về sau 34 năm báo tử nhờ Facebook Nhờ câu chuyện đăng tải lên Facebook, một người lính ở Thanh Hóa đã trở về quê nhà sau hàng chục năm lưu lạc nơi xứ người.
Những ngày đầu tháng 10, căn nhà của bà Trịnh Thị Hậy nằm rìa thôn Tân Đa (xã Quảng Tân, huyện Quảng Xương, Thanh Hóa) đông hơn thường lệ. Người thân, làng xóm thay nhau đến chia vui với bà Hậy vì người con trai trở về sau gần 40 năm, kể từ lúc nhập ngũ.
“Tôi mừng lắm. Không có gì hạnh phúc bằng việc con trở về đoàn tụ”, bà Hậy nói.
Cụ bà 82 tuổi cho hay gia đình có 7 người con. Tháng 4/1978, chàng trai Nguyễn Văn Kế lên đường nhập ngũ. Sau thời gian huấn luyện, anh Kế tham gia chiến đấu tại chiến trường Campuchia.
Hòa bình lập lại, những người lính xã Quảng Tân lần lượt trở về, riêng anh Kế thì không. Ngày ngày, bà Hậy cùng chồng mỏi mắt ngóng trông nhưng con trai vẫn biệt tích. Đến năm 1983, người mẹ đau đớn nhận giấy báo tử. Anh Kế được công nhận là liệt sĩ.
“Con đi chiến đấu nhưng không một lá thư, một kỷ vật gửi về. Lúc ấy chúng tôi đành chấp nhận sự thật là con đã hy sinh”, bà Hậy nhớ lại quãng thời gian đau buồn.
Hơn 30 năm qua, cuộc sống khó khăn đủ bề khiến gia đình bà Hậy cũng chưa thể thực hiện ước nguyện tìm hài cốt của con trai. Câu chuyện về người lính Nguyễn Văn Kế anh dũng hy sinh cũng dần lùi sâu vào quá khứ.
Nho Facebook, 'liet si' duoc tro ve nha sau 34 nam bao tu hinh anh 1
Bà Hậy vui mừng bên người con trai vừa từ cõi chết trở về. Ảnh: Nguyễn Dương.
Bất ngờ một ngày cuối tháng 9/2017, thông tin và hình ảnh của ông Kế còn sống ở Thái Lan được đăng tải lên mạng xã hội Facebook.
Ông Nguyễn Văn Hùng (anh trai con bác ông Kế) cho hay một người đàn ông ở Quảng Ninh qua Thái Lan làm ăn và gặp ông Kế. Với ký ức mập mờ, ông Kế kể cho người đó việc mình từng là người lính và quê ở Thanh Hóa. Người này lập tức chia sẻ câu chuyện lên mạng Facebook để giúp ông Kế tìm quê hương.
“Thông tin về chú được nhiều người chia sẻ. Ít ngày sau thì gia đình chúng tôi biết tin và liên lạc. Được nhiều người giúp đỡ, đến ngày 1/10, chú trở về quê nhà trong sự vỡ òa của mọi người”, ông Hùng hồ hởi kể.
Bà Hậy xúc động tiếp lời: “Ngày gặp lại, hai mẹ con chỉ biết ôm nhau khóc nức nở. Tôi khóc vì quá hạnh phúc, không thể nói nên lời vì con trai đã từ cõi chết trở về”.
Theo lời ông Kế, ông không hy sinh mà bị quân Pôn Pốt bắt trong lúc vừa chữa xong căn bệnh sốt rét ở một trạm xá. Một thời gian sau, ông trốn được ra ngoài với trí nhớ không rõ ràng.
Ông sống thang lang và sau đó lưu lạc đến một tỉnh ở Thái Lan. Hàng chục năm qua, ông mưu sinh bằng nghề nhặt ve chai. Lúc đau ốm, không vợ con, không người thân thiết bên cạnh.
“Tôi ăn không đủ no, ngủ dưới gầm cầu. Đã nhiều lần tôi muốn về nước nhưng không có cách nào cả. Cuộc sống như tách biệt với bên ngoài”, ông Kế kể.
Nho Facebook, 'liet si' duoc tro ve nha sau 34 nam bao tu hinh anh 2
Người thân, làng xóm đến chia vui với gia đình bà Hậy. Ảnh: Nguyễn Dương.
Phép màu xảy ra khi giờ đây ông đã được mọi người giúp đỡ để về đến quê nhà. Gặp lại nhiều người thân thiết, trí nhớ của ông cũng hồi phục nhanh hơn. Mấy hôm nay, ông Kế khan cả giọng nói vì trả lời nhiều câu hỏi của người thân.
“Nhiều người hỏi tôi có nhớ họ là ai không. Tôi không thể nhớ được vì giờ già rồi, ai cũng khác. Nhưng mọi người nhắc tên gì, con bà này, ông kia là dần dần tôi nhớ ra”, ông Kế vui vẻ nói.
Kể từ ngày con trai về, bà Hậy đã hạ di ảnh thờ và bát hương. Tấm bằng Tổ quốc ghi công cũng được gia đình trả cho chính quyền.
Bà Nguyễn Thị Thu, Trưởng phòng Lao động, Thương binh và Xã hội huyện Quảng Xương, cho biết huyện đang phối hợp với lãnh đạo xã để xác minh con người, nhân thân và các giấy tờ tùy thân (nếu có) của ông Kế.
“Sau khi xác minh, huyện sẽ phối hợp với các cơ quan chức năng làm chế độ thương bệnh binh cho ông Kế. Huyện cũng hướng dẫn lãnh đạo xã làm việc này sớm nhất có thể”, bà Thu nói.

'Liệt sĩ' trở về sau 37 năm lưu lạc

Nhập ngũ năm 1973, đến năm 1990 ông Tước (quê Hưng Yên) được công nhận liệt sĩ. Tuy nhiên, gần đây ông Tước bất ngờ trở về gia đình.

Như chưa hề có cuộc chia ly: Sự trở về của bốn anh em sau 41 năm


Thứ sáu, 21/11/2014 | 06:27 GMT+7

(ĐSPL) - Những năm tháng chiến tranh ác liệt, vùng đất Bến Hải anh hùng trở thành nơi đầu tuyến lửa. Mất mát và đau thương hiện hữu ngay trong tâm trí những đứa trẻ khi vừa sinh ra đã phải rời xa quê hương. Trong ký ức vụn vỡ, chỉ là những mảnh ghép mơ hồ về một vùng quê nắng gió. Nhưng, từ sợi chỉ mơ hồ ấy, sau mấy chục năm xa xứ, những người con tìm về lại quê hương trong sự ngỡ ngàng, kỳ diệu.

Như chưa hề có cuộc chia ly: Sự trở về của bốn anh em sau 41 năm - Ảnh 1

Nhân dân Vĩnh Linh đón học sinh K.8 trở lại quê nhà vào năm 1973 sau bảy năm sơ tán ra miền Bắc. (ảnh tư liệu)

Những đứa trẻ "mồ côi" quê hương
Xuôi dòng Bến Hải, chúng tôi tìm về mảnh đất máu thịt Vĩnh Kim (huyện Vĩnh Linh, tỉnh Quảng Trị) để cùng người dân nơi đây sống lại những năm binh lửa hào hùng và ký ức về chuyến đi K.8 của những đứa trẻ mồ côi nơi đây. Chiến tranh kết thúc, tất cả lần lượt tìm về với quê hương. Nhưng, trong số ấy, bốn đứa cháu của bà Nguyễn Thị Quyên (72 tuổi, trú Xóm Rooc, xã Vĩnh Kim) mãi không thấy về. Để rồi hơn 40 năm trời, những đứa cháu ngày nào mới quay về với quê hương trong mòn mỏi đợi chờ của người dì ruột.
Nhắc đến những năm tháng xưa, người đàn bà 72 tuổi tâm sự: "Chưa bao giờ ký ức của tui thôi nghĩ về những năm tháng ấy. Nó như một phần máu xương của tui gắn với bốn đứa cháu còn đỏ hỏn. Sáng hôm nớ năm 1967, tui và chị ruột tên là Tuyền ra rẫy nhổ sắn về nấu ăn, bom đạn thì ác liệt không biết mô mà lần. Chị mang rổ sắn về nhà, còn tôi đi sau một chút. Về tới gần nhà chị, tui nghe tiếng máy bay ầm ầm. Dứt tiếng bom thì tui nghe tiếng kêu la "O Tuyền bị thương rồi". Căn nhà chị tui sập. Tui chạy ào xuống, bức vách đất đè lên thằng Hoàng, con trai của chị".
Những giọt nước mắt bắt đầu lăn dài trên gò má nóng hổi, bà Quyên kể tiếp: "Chị tui chết ngay sau đó. Chỉ còn lại bốn đứa con là Nguyễn Văn Cháu (SN 1959), Nguyễn Thị Lan (SN 1962), Nguyễn Văn Phượng (SN 1964) và Nguyễn Văn Hoàng (SN 1967). Thằng Hoàng khi ấy còn đang bú, nó bị bức vách đất tường nhà sập đè lên nhưng may mắn chỉ bị thương nhẹ". Chiến tranh đã cướp mất đi mẹ của những đứa trẻ khi cách đó chưa lâu, cha chúng vừa qua đời bởi căn bệnh ung thư quái ác. Lúc đó, bốn đứa trẻ bơ vơ chỉ còn biết trông nhờ vào người dì ruột.
Thế rồi bom đạn giội xuống mảnh đất Vĩnh Kim ngày càng ác liệt, bà Quyên ngậm ngùi xin cho những đứa cháu mình đi ra Bắc theo diện K.8. Gạt dòng nước mắt, bà kể tiếp: "Bom đạn mù mịt không biết khi mô hết, chỉ tội nghiệp cho cu Hoàng khi mất mẹ phải bú dì. Thế rồi phải xin cho chúng đi Bắc, lòng tui xót lắm, nhớ lắm nhưng ở lại thì bom đạn biết đâu mà lường. Thế là thằng Cháu đi đầu tiên. Ngày chuẩn bị cho chúng đi, tôi sợ chúng lạc sau này không tìm được đường về quê hương nên ghi tên tuổi, quê quán vào một miếng giấy nhỏ đeo vào cổ cho mấy anh em. Nhưng rồi dì cháu, anh em cũng vẫn thất lạc nhau".
Đó là chuỗi ký ức dài về những năm tháng bắt đầu lưu lạc nơi xứ người của những đứa trẻ và sự khắc khoải đợi chờ của bà Quyên. Cuối năm 1967, Lan khi đó mới 5 tuổi, Hoàng mới được 10 tháng đi theo gia đình bà Quyên trong chiến dịch K.8 ra Tân Kỳ (Nghệ An). Phượng khi đó mới 3 tuổi đi theo gia đình người bác bên nội cũng ra đó. Ra tới Tân Kỳ được một thời gian, khoảng năm 1969, mấy đứa trẻ về ở Trại nhi đồng Nguyễn Bá Ngọc tại xã Hưng Đạo (huyện Tiên Lữ, tỉnh Hưng Yên). Cầm trên tay mảnh giấy của người dì ghi quê hương mình ra đi, nhưng cũng vì quá nhỏ nên những đứa trẻ không còn giữ được.
Ra Trại nhi đồng nuôi dưỡng con em mồ côi ở Hưng Yên, ba chị em Lan, Hoàng, Phượng thuộc ba độ tuổi nên sống ở ba khu trại khác nhau. Tâm trí thơ dại ngày một phai dần những hình ảnh về quê nhà, khi họ lần lượt được những gia đình khác nhận về nuôi dưỡng.
Nỗi khắc khoải quê nhà
Những đứa cháu đi tập kết chưa được bao lâu thì bà Quyên được cử đi học trường sư phạm ở huyện Duy Tiên (tỉnh Hà Nam). Kể từ ấy, bà bắt đầu rong ruổi khắp xứ Bắc, tìm các cháu trong khắc khoải vô vọng. Ngược xuôi khắp nơi, nhưng không ai còn nhớ về những đứa trẻ ấy. Chỉ đến khi bà trở về lại quê nhà thì may mắn tìm được người con trai đầu của chị mình là anh Cháu. Vì là đứa con lớn nhất được đi tập kết đầu tiên, Cháu còn nhớ và tìm về được quê nhà qua những lời nhắc nhở của bà Quyên.
Bà Quyên cho biết thêm, sau khi anh Cháu biết ba đứa em của mình đã lưu lạc đâu đó trên đất Bắc, anh lại tìm ra Hà Nội để hỏi tìm tung tích của các em. Nhưng rồi hồ sơ thất lạc, sau nhiều chuyến kiếm tìm trong vô vọng, mấy năm sau anh Cháu mất trong một tai nạn bom mìn ở tây Gio Linh. Kể từ đây, con đường tìm kiếm những đứa cháu của bà Quyên về lại với mảnh đất quê hương không thể tiếp tục. Bà Quyên bảo: "Nhiều đêm tui khóc vì nhớ chúng lắm. Tui lại nghĩ đến lời chị gái khi tui không lo được cho chúng. Từ ngày thằng Cháu mất, tui coi như hết hy vọng, đau khổ thêm bội phần".

Như chưa hề có cuộc chia ly: Sự trở về của bốn anh em sau 41 năm - Ảnh 2

Bà Nguyễn Thị Quyên tâm sự với PV về những đứa cháu một thời lưu lạc của mình.

Thế nhưng, bà Quyên cũng như những người thân của ba đứa trẻ ấy lại không thể ngờ rằng ở đâu đó xa xôi, những đứa trẻ năm nào giờ đã là những người lớn tuổi, trong tâm trí luôn đau đáu nỗi nhớ quê nhà và đang ngày đêm tìm về nơi chôn nhau cắt rốn. Hành trình đi tìm lại cội nguồn của ba đứa trẻ lưu lạc ấy lại bắt đầu từ những lá thư gửi cho chương trình "Như chưa hề có cuộc chia ly". Anh Phượng với những ký ức còn sót lại, đã lên đường đi tìm lại chị em mình. Kết cục có hậu đã đến, sau những năm tháng không biết mệt mỏi ấy, anh đã tìm được chị và em trai của mình. Hiện, anh Phượng sống tại TP.HCM, chị Lan sống ở Hải Dương, và Hoàng sống tại Quảng Ngãi.
Bà Quyên nhớ lại: "Tui nhớ như in đó là số 31 của chương trình ti vi lúc chiều 7/6/2010, là tui được gặp lại mấy đứa. Khi gặp nhau chỉ biết òa khóc. Nghe thằng Phượng nói khiến tui càng khóc: "Con chỉ nhớ hai tiếng Vĩnh Linh - Quảng Bình thôi. Con nhớ gió cát, nhớ bom đạn chứ không nhớ nổi ai hết. Nhưng lòng dạ con cứ bồi hồi mỗi lần đi qua miền Trung. Thế rồi con quyết tâm đi tìm lại quê hương". Giờ đây trên mảnh đất này, không chỉ riêng ba đứa cháu gọi bằng dì ruột của bà Quyên may mắn trở về vào năm 2010 sau 41 năm lưu lạc.
Bà Quyên còn có hai đứa cháu khác ở thôn Hương Nam (cũng thuộc xã Vĩnh Kim) là Hiền và Huệ là hai trong số 120 đứa trẻ Vĩnh Linh mồ côi, được đưa từ Tân Kỳ ra Hưng Yên nuôi dưỡng vào năm 1969. Bố mẹ của Hiền và Huệ cũng chết vì bom năm 1967. Huệ may mắn được một gia đình ở Hà Nội đón về nuôi và năm 2003 tìm được về quê hương. Hiền được một gia đình tận Vĩnh Phúc đón về làm con nuôi. Mãi một năm sau khi Lan, Phượng, Hoàng tìm về được quê nhà thì từ Vĩnh Phúc, Hiền cũng tìm được quê hương để đoàn tụ với các chị em mình.
Chiến tranh đã lùi xa, những hố bom cũng dần lấp đầy và những hố sâu ký ức xa xứ của những đứa trẻ lưu lạc năm nào cũng sẽ được bù đắp bằng tình yêu, khát vọng quê hương đầy máu và nước mắt.
Sợi chỉ mong manh
Trao đổi với chúng tôi, ông Nguyễn Viết Thanh, Trưởng thôn Rooc (xã Vĩnh Kim) xác nhận, chuyện bốn người cháu của bà Nguyễn Thị Quyên lưu lạc suốt mấy chục năm trời mới tìm lại được quê hương là sự thật. "Có lẽ chính tình máu mủ là sợi dây kết nối họ lại với nhau, kết nối tâm hồn những người con xa xứ về với quê hương", ông Thanh nói.
Hữu Hòa - Nhâm Thân

Cuộc đoàn tụ "như chưa hề có cuộc chia ly" của cô gái 17 năm bị bán sang Trung Quốc làm vợ

Biết tin cô gái sinh năm 1982 bị bán sang Trung Quốc sau 17 năm mới có cơ hội trở về, nhiều người anh em họ hàng và hàng xóm đã kéo đến đông đúc để chia vui, nhiều người nói đây quả là phép màu...

Như xem... cô dâu về làng
Trưa 4/2, hàng chục người bà con hàng xóm đã đến gia đình ông Bùi Văn Hán (66 tuổi ở thôn Đự, xã Thành Thọ, huyện Thạch Thành, Thanh Hóa) để đón cô con gái ông Hán trở về sau 17 năm mất liên lạc.

Khung cảnh gia đình ông Hán diễn ra giống chương trình Như chưa hề có cuộc chia ly.
Khung cảnh gia đình ông Hán diễn ra giống chương trình "Như chưa hề có cuộc chia ly".

Người đầu tiên nhanh chân ra đón cô gái 17 năm mất tích là người hàng xóm thân thiết ngày xưa.
Người đầu tiên nhanh chân ra đón cô gái 17 năm mất tích là người hàng xóm thân thiết ngày xưa.
Phía bên trong nhà, ông Hán không kìm nổi nỗi xúc động cũng nhanh chóng hòa mình vào với đám đông người đang hướng về đứa con gái của ông.

Sau vài giây như chết đứng người, ông Hán chạy ra ôm chầm lấy con gái, hai bố con chỉ biết khóc thay cho lời nói. Sau đó là tiếng khóc nức nở từ chị Hà Bố ơi, con nhớ bố lắm.
Sau vài giây như "chết đứng người", ông Hán chạy ra ôm chầm lấy con gái, hai bố con chỉ biết khóc thay cho lời nói. Sau đó là tiếng khóc nức nở từ chị Hà "Bố ơi, con nhớ bố lắm".

Rồi người cha vui mừng khôn xiết nhìn sang xung quanh thốt lên: Con gái tôi chẳng khác xưa chút nào. Đây là con tôi bấy lâu nay đi tìm...
Rồi người cha vui mừng khôn xiết nhìn sang xung quanh thốt lên: "Con gái tôi chẳng khác xưa chút nào. Đây là con tôi bấy lâu nay đi tìm..".
Không khí tại gia đình ông Hán mỗi lúc lại thêm đông vì những người hàng xóm và họ hàng kéo đến chia vui. Trong câu chuyện, ông Hán nhắc lại cái ngày con gái bỏ nhà: "Tôi không nhớ chính xác ngày nhưng khoảng tháng 7/2000, lúc đó 18 tuổi. Hai chị em tranh nhau cái xe đạp tập tành cho thằng em trai, em nó ngã. Tôi không kiềm chế được nên tát nó một cái".

Ông Hán nhớ lại thời thời điểm con gái bỏ đi.
Ông Hán nhớ lại thời thời điểm con gái bỏ đi.
Ông Hán bảo: "Thế là nó bỏ nhà đi, cứ nghĩ nó đi một lúc rồi về. Đến bữa ăn không thấy con về, cả nhà mới tá hỏa đi tìm nhưng không thấy. Thế là nó đi một mạch suốt mười mấy năm qua. Gia đình tôi đã cắt cử người đi khắp mọi noi, vào cả trong miền Nam nơi có nhiều người thân, họ hàng xem con có đến không. Nhiều năm nay tôi cứ nghĩ quẩn quanh, chả biết nó sống chết thế nào…".
Đối với những người hàng xóm, mỗi người góp một câu rồi xuýt xoa, ai cũng vui mừng. Nhiều người nhắc lại cô gái 18 tuổi khi đó sắp đi lấy chồng bỗng dưng bỏ nhà ra đi. Nhưng hôm nay, tất cả như đang đón cô dâu mới về làng!

Hàng xóm kéo đến chúng vui với gia đình ông Hán và chứng kiến ngày trở về của chị Hà.
Hàng xóm kéo đến chúng vui với gia đình ông Hán và chứng kiến ngày trở về của chị Hà.
Trước đó, ngay sau khi về đến Hà Nội tá túc tại một nhà người dân "tốt bụng", chị Hà đã chia sẻ lại quãng thời gian sống ở Trung Quốc. Cuộc đời 17 năm nơi đất khách quê người như một bộ phim nhiều tập.
Theo chị Hà, bị bố tát, giận bố nên đã trót dại bỏ nhà đi lên thành phố. Tại đây, chị Hà gặp một người phụ nữ xin việc, người này hứa sẽ lo cho có công ăn việc làm và cuộc sống.
Tuy nhiên, 7 ngày ròng rã đi trên tàu, người con gái từ quê ra tỉnh không hay biết mình đã rơi vào tay bọn buôn người.
Khi biết mình đang ở đất Trung Quốc thì cũng là lúc bọn buôn người đã khống chế chị hoàn toàn. Sau đó 1 năm, chị Hà bị bán cho một người đàn ông Trung Quốc làm vợ. Sống chung với người đàn ông này 3 năm, sau đó chị đã tìm cách thoát được ra ngoài và mang theo 2 đứa con lưu lạc đến thành phố Quế Lâm.
Hiện, chị đang chung sống với một người đàn ông làm công nhân xây dựng, người này tuy rất nghèo nhưng rất yêu thương vợ. Tuy vậy, chị Hà luôn nung nấu ý định bằng mọi giá tìm con đường để trở về quê hương.

Chị Hà vui mừng khi gặp lại gia đình
Chị Hà vui mừng khi gặp lại gia đình
Khoảng tháng 4/2016 trong khi đang bán hàng thuê ở trung tâm TP Quế Lâm, chị gặp được cặp vợ chồng Việt đi du lịch sang Trung Quốc, chị Hà tâm sự lại số phận của mình và mong muốn được vợ chồng này tìm kiếm giúp chị người thân đang sống ở Thạch Thành.
Cặp vợ chồng người Việt đã chụp lại chân dung chị và đăng trên facebook. Không ngờ, sau một thời gian, chị Hà đã được đoàn tụ cùng gia đình sau 17 năm lưu lạc.
Chị Hà chia sẻ thêm, kể từ khi được mọi người giúp đỡ làm các thủ tục kết hôn hợp pháp với người chồng và có visa… Ít nhất hai lần chị đã về đến giáp vùng biên để sang Việt Nam nhưng bất thành.
"Chồng em không có tiền, tích góp chỉ đủ cho em đi thôi. Một lần chồng đưa đến cửa khẩu gần Móng Cái nhưng em không có tiền thuê người người phiên dịch tiếng Việt. Chồng em thì sợ về rồi em sẽ không sang nữa, thế là cả hai quay lại. Còn một lần gần đây cũng do không có tiền nên về gần Lạng Sơn thì em cũng quay lại. Đến hôm nay thì được trở về nhà rồi, hạnh phúc quá không biết nói gì hơn...", chị Hà chia sẻ bằng thứ tiếng Việt trúc trắc vì đã quên mất nhiều sau 17 năm xa xứ.
Theo Tri thức trẻ

Xem tiếp...