Thứ Tư, 30 tháng 9, 2015

KIẾP GIANG HỒ 33

(ĐC sưu tầm trên NET)


Cuộc đấu súng, tiêu diệt băng cướp khét tiếng ở ngã ba 'tử thần'

Thấy tài xế không chịu dừng xe theo lệnh, Thắng rút súng bắn vào xe làm hai người thiệt mạng, 5 hành khách bị thương.
24 năm đã trôi qua, chuyên án triệt phá nhóm cướp khét tiếng do Đỗ Cao Thắng cầm đầu vẫn lưu giữ trong trí nhớ của nhiều công an tỉnh Lạng Sơn.
Theo Công an tỉnh Lạng Sơn, năm 1991 và 1992 ở ngã ba Đình Lập, còn gọi là ngã ba “tử thần”, thuộc huyện Đình Lập, tỉnh Lạng Sơn - nơi có thể sang Tiên Yên (Quảng Ninh) hay về Lục Ngạn (Bắc Giang) hoặc lên cửa khẩu Bắc Chắ, sang Trung Quốc, xảy ra hàng chục vụ cướp dùng vũ khí chặn đường xe khách “xin” tiền, tài sản.
Một trong những băng cướp liều mạng và tàn bạo nhất bị tiêu diệt ngày đó là băng cướp do Đỗ Cao Thắng (50 tuổi) cầm đầu. Tên này đã nhiều lần bị bắt về các tội Trộm cắp, Cố ý gây thương tích nhưng đều trốn trại và ngày càng nguy hiểm hơn khi luôn có súng bên người.
Chưa học hết lớp 6, Thắng đã bỏ học, giao du với đám thanh niên hư hỏng trong vùng. Ngày 13/12/1986, sau khi uống rượu trở về, Thắng cùng Sái Việt Chinh nhìn thấy anh Âu Xuân Tuyên, bộ đội đang đi bộ ngược chiều, liền rút lê AK, dọa đâm để xin chiếc mũ vải mềm anh đang đội. Khi anh Tuyên đưa chiếc mũ, hai tên lại bắt anh này cởi thêm chiếc áo mút đang mặc. Anh Tuyên còn đang ngần ngừ thì bị Chinh nhảy vào đấm đá, khiến sợ hãi, bỏ chạy về đơn vị ở gần đó. Lực lượng Công an, Quân đội vây bắt, nổ súng mới khiến hai tên côn đồ buông vũ khí sau khi đã đâm hai chiến sĩ bị thương.
Băng cướp của Thắng tụ tập được nhiều tên cướp có bề dày án tích như Tô Văn Phương, Sái Văn Lợi, Tô Văn Thành, Nguyễn Văn Thường, đều là những kẻ có “máu mặt” ở Đình Lập. Để có đủ vũ khí sử dụng, tháng 7/1991, Thắng dẫn đàn em đột nhập vào kho vũ khí của Huyện đội Đình Lập, trộm 4 khẩu AK và mấy quả lựu đạn.
Ngày 27/7/1991, Thắng rủ Phương mang súng AK ra xã Hữu Sản, Sơn Động, Hà Bắc để chặn xe khách cướp. Thấy xe khách của anh Nông Quang Trung đi qua, Thắng xông ra giữa đường chặn xe để Phương lên xe, cướp tiền của khách. Hai tên vòng về khe Dăm, Đình Lập, Lạng Sơn, chặn xe máy của anh Quỳnh để cướp nhưng không được nên đã xả súng bắn nát chiếc xe và bắn bị thương anh Quỳnh.
Liên tiếp những ngày sau đó, Thắng dẫn đàn em sang Bình Liêu, Quảng Ninh gây ra nhiều vụ cướp ôtô, tài sản trong đó có 2 vụ chặn cướp đúng vào xe của Công an huyện Đình Lập. Cả hai lần này, Thắng đều chỉ đạo đàn em bắn trả, làm một số công an bị thương, xe hư hỏng nặng còn bọn chúng chạy thoát vào rừng.
Xác định tính chất nghiêm trọng của vụ việc, ngày 19/9/1991, ông Đỗ Hùng, khi đó là Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Cảnh sát nhân dân, Bộ Nội vụ đã chủ trì cuộc họp giữa Công an 3 tỉnh Lạng Sơn, Hà Bắc và Quảng Ninh. Tại cuộc họp, Ban chuyên án được thành lập nhằm triệt phá băng cướp này.
Sau hai tháng thực hiện, công an đã bắt được 4 tên trong nhóm, vận động được 2 người, trong đó có Phương ra đầu thú cùng tiền, tài sản và súng cướp được.
Điên cuồng vì hai đệ tử thân tín ra đầu thú, Thắng cùng đàn em tiếp tục gây ra nhiều vụ cướp khác, hễ thấy ai chống cự là bắn chết không tha. Điển hình như chiều 10/12/1991, Thắng, Hải chặn xe khách để cướp tài sản nhưng bị lực lượng Công an Đình Lập tấn công.
Thấy đồng bọn bị tiêu diệt, Thắng xả súng bắn tử vong một công an cùng lái xe khách. Kinh hoàng nhất là vụ trả thù gây ra tối 13/1/1992. Thắng dẫn theo một toán cướp đến xã Bắc Lãng, Đình Lập, chặn xe khách để cướp. Thấy tài xế không chịu dừng xe theo lệnh của hắn, Thắng rút súng bắn vào xe làm hai người thiệt mạng, 5 hành khách bị thương. Nhóm cướp nhảy lên xe định lấy tài sản thì bị công an truy đuổi, phải chạy tháo thân.
Ngay tối hôm đó, cho rằng ông Đàm Văn Ký, Trưởng thôn Nà Nát, Bắc Lãng báo tin cho cơ quan công an kế hoạch chặn cướp của mình, Thắng xách súng tới nhà ông Ký, bắt cả nhà ra sân, xếp thành hàng dọc. Cả nhà ông Ký quỳ sụp xuống lạy hắn xin được tha tội nhưng kẻ máu lạnh vẫn không lay động. Hắn giương súng bắn hai loạt đạn AK vào người ông Ký rồi mới đồng ý cho cả nhà đưa xác nạn nhân vào nhà. Mỗi khi gây án, trong khi đồng bọn đều bịt mặt riêng Thắng thì không. Khi bắn ai, hắn gí sát mặt mình vào như muốn khắc sâu trong tâm khảm nỗi sợ hãi của bị hại.
Ông Nông Văn Định, Giám đốc Công an tỉnh Lạng Sơn, khi đó là Trưởng phòng Cảnh sát hình sự nhớ lại: Đến ngày 14/3/1992, qua trinh sát, biết Thắng đang lẩn trốn trên một chòi canh nương, tổ công tác nhanh chóng triển khai lực lượng bao vây. Cuộc đấu trí căng thẳng diễn ra nhiều tiếng đồng hồ, lực lượng công an với phương châm dùng lý lẽ để thuyết phục tên cướp đầu hàng, tuy nhiên Thắng đáp trả bằng những loạt đạn để tìm cách thoát thân.
Biết không thể thu phục được tên cướp, tổ công tác quyết định khép chặt vòng vây và nổ súng tiêu diệt. Sau khi băng cướp do tên Thắng cầm đầu bị triệt phá, người dân không còn lo sợ khi đi qua địa bàn giáp ranh giữa ba tỉnh nữa và biệt danh về ngã ba “tử thần” dần trở thành dĩ vãng.
Theo Công an nhân dân

Cuộc vây bắt tên cướp khét tiếng từng là trinh sát đặc công

Gây ra một loạt vụ cướp tàn độc, bắn chết công an, tướng cướp Hoàng Văn Chung (Chung "Chón") được liệt vào danh sách "tiêu diệt tại chỗ" của cả lực lượng công an và quân đội tỉnh Lạng Sơn hồi những năm 1990.
Từng là trinh sát đặc công, giỏi sử dụng các loại vũ khí, hành tung "xuất quỷ nhập thần" của tướng cướp Chung "Chón" (54 tuổi) nỗi ám ảnh kinh hoàng của người dân và các thương lái vùng biên ải Lạng Sơn những năm 1990.
Đại tá Triệu Văn Điện (hiện là Trưởng phòng Cảnh sát truy nã - Công an tỉnh Lạng Sơn) khi đó là Phó trưởng Phòng Cảnh sát hình sự cho hay vụ cướp nào Chung "Chón" cũng vác AK, lựu đạn và nhiều loại súng khác đi theo để sẵn sàng tiêu diệt nạn nhân. Biệt danh "Chón" theo tiếng Nùng nghĩa là "sóc", di chuyển nhanh như sóc. Tên tướng cướp này vốn là trinh sát đặc công tinh nhuệ, giỏi sử dụng các loại vũ khí.
Đầu tháng 1/1989, Chung "Chón" từng "xộ khám" vì tổ chức đồng bọn vác súng đi chặn xe và cướp tài sản của những người đi đường tại khu vực cầu Bản Liếp, xã Phú Xá, huyện Cao Lộc, Lạng Sơn. Đi tù chưa được bao lâu, tháng 5/1990, Chung "Chón" dùng lửa đốt phá cánh cửa buồng giam trốn thoát.
Như con sói thoát bẫy, đi tới đâu, hắn cũng thâu nạp thêm "tay chân", lấy cướp bóc làm kế sinh nhai, bắn nạn nhân làm trò giải trí và "thử súng". Điều lạ là mỗi lần đám đệ tử "xộ khám", hắn đều lọt lưới một cách ngoạn mục, lẩn trốn đi nơi khác và tiếp tục lập băng cướp mới.
Gây ra những vụ cướp táo tợn, tàn độc, băng cướp Chung "Chón" cũng không "chừa" những vụ cướp vặt. Từ cướp một con gà, nồi khoai lang đến hàng trăm triệu đồng, vụ nào chúng cũng vác súng ra bắn. Cuối tháng 2/1992, chúng từng xả hết 6 băng đạn chỉ để cướp một nồi khoai lang. Rất may nạn nhân kịp thời chạy thoát. Khoảng tháng 3/1992, hết tiền ăn tiêu, Chung lại cùng đồng bọn xách súng và lựu đạn đến khu vực xã Phú Xá để rình. Lần này, chúng cướp được 300.000 đồng và một con vịt góp giỗ sau khi đã bắn nạn nhân bị thương vào đùi.
Một tuần sau, đồng bọn của Chung sa lưới nhưng hắn trốn thoát. Ngày 27/12/1992, Chung cùng đồng bọn ra cầu Khánh Khê, huyện Văn Quan chặn xe cướp được 15 triệu đồng, bắn nạn nhân trọng thương.
Sự xuất hiện của băng cướp của Chung "Chón" khiến nhiều người dân ở mấy huyện biên giới như Cao Lộc, Bình Gia, Văn Quan, Bắc Sơn của tỉnh Lạng Sơn, cứ tối tối vội vàng cửa đóng then cài, không dám ra đường. Cánh lái xe tải đường dài từ miền xuôi lên hay các thương lái chuyên đánh hàng Trung Quốc đều phải đổi quy luật làm ăn, chỉ dám qua những vùng này vào ban ngày…
Trong khi các hoạt động điều tra đang được tiến hành thì một vụ án mạng nghiêm trọng nữa lại xảy ra. Ngày 24/4/1993, sau khi thành lập thêm một băng mới gồm Hoàng Văn Long, Đồng Văn Eng, Lăng Văn Nhàn, giao vũ khí cho từng tên, cả bọn ra đoạn đường rẽ vào xã Thụy Hùng, cách Dốc Quýt 500m ngồi rình. Tối hôm đó, anh Hoàng Văn Tiệp, cán bộ Thanh tra Công an tỉnh Lạng Sơn chở người nhà đi qua bị bọn cướp lao ra bắn nên đã dùng súng bắn trả khiến Eng trúng đạn.
Sau hồi đấu súng không cân sức, anh Tiệp bị Nhàn dùng súng AK bắn chết tại chỗ. Nhóm cướp tháo hạy, bỏ lại tên đồng bọn bị thương nặng.
Xác định đây là băng cướp nguy hiểm, chỉ có thể bắt hoặc tiêu diệt được Chung "Chón" mới làm tan rã được, kế hoạch vây bắt được vạch ra tỉ mỉ. Hàng ngày, các trinh sát tuần tra công khai dọc tuyến quốc lộ 1, các tuyến đường liên huyện, liên xã ở các huyện: Văn Quan, Bình Gia, Bắc Sơn, Cao Lộc - nơi Chung "chón" và đám tay chân thường hoạt động để chúng không dám lộ diện, dần dần co cụm lại. Mặt khác, cơ quan điều tra đồng thời phối hợp với lực lượng quân đội đóng trên địa bàn sẵn sàng bắt giữ, hoặc tiêu diệt tại chỗ nếu hắn manh động chống trả.
Về phía Chung, sau khi bắn chết anh Tiệp đã tiếp tục thu nạp đệ tử, lập một băng cướp mới. Tuy nhiên, chúng hoạt động cầm chừng hơn bởi sự tuần tra gắt gao của công an. Biết nhóm cướp lẩn trốn trong rừng hồi thuộc huyện Cao Lộc nhưng các trinh sát không thể tìm ra chỗ ở, bởi rừng núi mênh mông, bạt ngàn, chúng lại thường xuyên thay đổi địa điểm.
Thời điểm này, nguồn tin trinh sát cho hay, Chung dù có vợ con đề huề nhưng cặp bồ với Vi Thị Vị, ở huyện Cao Lộc và có với nhau một con trai. Dù không về thăm nhà, nhưng hàng tháng Chung lại đến thăm bồ và con riêng. Vị có 3 em trai từng tham gia các băng cướp của Chung. Trong số này, một người lãnh án 7 năm, một bị tuyên phạt hơn 10 năm tù. Sau khi được vận động, thuyết phục, người em trai thứ ba tên là Hạt chọn con đường lập công chuộc tội, hợp tác với công an.
Thượng uý Triệu Văn Điện được Ban chuyên án giao nhiệm vụ phụ trách tổ truy bắt. Anh cùng trinh sát Đoàn Minh Hà và Đội trưởng Đặc nhiệm Phòng Cảnh sát hình sự Hoàng Văn Nam (hiện là Phó phòng Cảnh sát bảo vệ và hỗ trợ tư pháp, Công an tỉnh Lạng Sơn) theo dõi sát sao nhà Vị, đưa tiền cho Hạt thường xuyên mua đồ tổ chức ăn uống mời Chung đến.
Gần đến Tết nửa năm (ngày 6/6 âm lịch) của đồng bào dân tộc Nùng, Ban chuyên án quyết định lựa chọn làm thời điểm phá án. Đêm 1/8/1993, đúng kế hoạch sau khi ăn uống no say, Chung lên giường đi ngủ. Hạt lẩn ra ngoài báo tin cho trinh sát. Ngay lập tức, các lực lượng tác chiến của Cục Cảnh sát hình sự và Phòng Cảnh sát hình sự Công an tỉnh Lạng Sơn đã đi bộ hơn 5km vào đến nhà của Vị để tổ chức vây bắt.
Mọi hành động đều đảm bảo bí mật tuyệt đối. Tuy nhiên, trong nhà có người già và trẻ nhỏ, lại đề phòng Chung "Chón" cảnh giác đổi chỗ ngủ, nên các trinh sát phải áp sát tận nơi để xác định vị trí. Kiên trì bao vây đến 4 rưỡi sáng thì mẹ Vị dậy trước để vệ sinh cá nhân. Ngay lập tức, anh Điện tiến lại rút thẻ ngành và dặn dò bà lão vào gọi hai cháu dậy, thả trâu ra khỏi chuồng để tránh đạn lạc.
Tiếng loa kêu gọi đầu hàng vang lên nhưng tên tướng cướp vẫn cố thủ trong nhà. Trinh sát ném quả lựu đạn hơi cay thứ 3, hắn mới chịu ra ngoài. Đề phòng hắn cất giấu lựu đạn, vũ khí trong người nên các trinh sát yêu cầu phải cởi hết quần áo, xoè tay, kiễng chân đi ra. Nhưng vừa ra khỏi đám khói, hắn đã vụt chạy ra cửa sau hòng tẩu thoát vào rừng. Thượng uý Điện và anh Nam nhanh như cắt đã dùng võ thuật quật ngã tên tướng cướp. Kiểm tra trong nhà, các trinh sát thu được một khẩu súng Colt, 60 viên đạn, một quả lựu đạn đã rút chốt mà Chung mưu mô để ngay trước cửa khi hắn phải ra khỏi nhà.
Ngay sau đó, tay chân của hắn là Long, An cũng sa lưới. Chung bị kết án tử hình, Long lãnh án 14 năm tù, An bị án 7 năm tù. Vị thì mới đây bị Công an tỉnh Hải Dương bắt về tội Lưu hành tiền giả, đang thụ án tù.
Kết thúc chuyên án, với những thành tích xuất sắc, thượng uý Điện được phong quân hàm vượt cấp, được mời đi báo cáo điển hình tiên tiến tại nhiều hội nghị của Bộ Công an.
Theo Công an nhân dân

SBC xoá sổ băng sát thủ bắn chết vợ chồng nghệ sĩ Thanh Nga

Vụ bắt cóc con nghệ sĩ Kim Cương và sát hại vợ chồng tài tử cải lương Thanh Nga chưa có kết quả, đội SBC gánh thêm trọng trách điều tra vụ bắt cóc con một bác sĩ nổi tiếng. Từ đây, Đội trưởng Hai Thành đã xóa sổ được băng tội phạm khét tiếng. 
1_1416897701.jpg
Những ngày đầu tháng 2/1979, đội SBC Sài Gòn đang phân tán lực lượng ráo riết truy tìm băng nhóm bắt cóc con nghệ sĩ Kim Cương và hạ sát vợ chồng nghệ sĩ Thanh Nga thì nhận được trình báo về vụ bắt cóc con bác sĩ Nguyễn Lã Hỷ. Ngày 6/2/1979, sau khi nghiên cứu gia đình vị bác sĩ nổi tiếng, Nguyễn Thanh Tân cùng đồng bọn đã đến trường cấp 1, cấp 2 Tân Nhì (TP HCM) để thực hiện kế hoạch bắt cóc bé Nguyễn Phương. Chúng vào trong lừa bé trai ra cổng nhận thư của mẹ rồi đưa đi.
2_1416897701.jpg
Để cắt dấu vết, trên đường đi, chúng chuyển bé trai sang xe đồng bọn để đưa về Sóc Trăng nhốt. Tân sau đó gọi điện cho gia đình vị bác sĩ yêu cầu đưa 100 lượng vàng. Tiếp nhận vụ án, lãnh đạo Công an TP HCM chỉ đạo Đội trưởng Võ Tấn Thành (Hai Thành) cùng toàn bộ lực lượng SBC khẩn trương điều tra. Hồ sơ vụ án thể hiện, chiều hôm đó, một cuộc gọi đến cho vợ bác sĩ Hỷ. Sau khi thương lượng, chúng chấp thuận giảm tiền chuộc. "Tổ chức chúng tôi đã đồng ý nhận 20 lượng vàng. Bà đi bằng xe đạp, mặc quần đen, áo nâu đến số nhà 95 Phan Đăng Lưu quận Bình Thạnh giao vàng cho người cầm mảnh vải áo của con bà", đầu dây bên kia nói rồi cúp máy.    
3_1416897701.jpg
Đến giờ hẹn, Tân giao quả lựu đạn cho đàn em Nguyễn Văn Hóa bảo ra nhận vàng của gia đình vị bác sĩ. Lúc này, nhiều trinh sát được lệnh bám sát, theo dõi mọi di biến của cuộc trao đổi. Đội trưởng Hai Thành không rời bộ đàm, chỉ huy các trinh sát quyết bắt bằng được nhóm bắt cóc này bởi thủ đoạn và hành vi của chúng rất giống với những tên đã bắt bé TaRo con nghệ sĩ Kim Cương 2 năm trước.
4_1416897701.jpg
Tân đón đầu, theo dõi vợ bác sĩ Hỷ chạy xe đạp trên đường Phan Đăng Lưu. Các trinh sát trong vai xe ôm, xích lô đạp chầm chậm theo người phụ nữ. Gần đến điểm hẹn, cảnh sát phát hiện người đàn ông khả nghi chạy xe 67 đứng bên kia đường.
5_1416897701.jpg
Theo yêu cầu của chúng, người phụ nữ mặc quần đen, áo nâu đứng chờ ở điểm hẹn. Tại ngã ba gần đó, Hóa vung áo của bé Nguyễn Phương ra hiệu rồi tiến đến lấy vàng. Sau cuộc trao đổi chớp nhoáng, tên này nhanh chóng phóng lên chiếc 67 vừa lướt tới của Tân, nhanh chóng bỏ chạy.
6_1416897702.jpg
Ngay lập tức, trinh sát hình sự nổ súng vào bánh xe nhằm bắt sống chúng nhưng viên đạn trúng pô xe, tóe lửa. Tên cầm lái tăng ga đột ngột, nhấc bổng đầu chiếc xe máy rồi lao đi vun vút. Quyết không cho nhóm này tẩu thoát, trinh sát nổ thêm phát súng nữa. Lần này viên đạn găm thẳng vào lưng Hóa, kẻ ngồi sau.
7_1416897702.jpg
Dù bị thương nặng, Hóa cố gắng ghì sát vào lưng Tân, quay người ném quả lựu đạn về nhóm trinh sát. Nhiều thành viên đội SBC nằm rạp xuống đường tránh thương vong nhưng may mắn quả lựu đạn không nổ, chiếc 67 phóng mất dạng. Xác định nghi phạm bị thương nghiêm trọng, Đại úy Hai Thành và nhiều trinh sát giỏi ém mình tại khắp các bệnh viện trong thành phố, đón đầu kẻ bị thương.
9_1416897702.jpg
Sau khi trốn thoát, Tân chở Hóa về và chia lại phần vàng cho đồng phạm. Do Hóa bị thương, số vàng này anh ta đưa mẹ giữ hộ. 
10_1416897702.jpg
Sau khi về tiệm sửa xe của đồng phạm tại quận 5, Tân thay quần áo và cùng đàn em quay lại thuê xích lô đưa Hóa đến bệnh viện Chợ Rẫy rồi bỏ đi. Tại phòng cấp cứu, Hóa biến sắc mặt khi nhận ra nhiều cảnh sát đang đón lõng mình nên thật thà khai: "Tôi là Hóa, người đi chung là Tân. Cháu Phương không biết ở đâu nhưng Tân nhà ở Ngan Rô, Sóc Trăng".
11_1416897702.jpg
Nhiều trinh sát tức tốc phóng về miền Tây. Qua rà soát, cảnh sát phát hiện bé Phương đang ở nhà Tân. Một điều khiến Hai Thành phải "giật mình" là ở đây có nhiều đặc điểm trùng hợp với nơi bé TaRo (con trai nghệ sĩ Kim Cương) bị bọn bắt cóc nhốt gần 2 năm trước. Đó là phía trước căn nhà có ống khói lớn và xung quanh nhiều rơm rạ, mẹ Tân là một cụ già và các bé "Đức Mập", "Bé Sáu" đều có mặt ở đây. Tuy nhiên, Tân không có mặt. 
13_1416897702.jpg
Qua nhiều đầu mối, Hai Thành phát hiện có dấu vết của Tân tại tiệm sửa xe trên đường Nguyễn Biểu (quận 5). Sau thời gian dài theo dõi, các trinh sát lần ra chỗ ẩn núp của Tân là nhà của người quen chủ tiệm sửa xe, trong con hẻm trên đường Nguyễn Thiện Thuật, quận 3. Đúng 0h ngày 9/4/1979, Đội trưởng SBC cùng nhiều trinh sát "cày" nát con hẻm thì phát hiện căn nhà Tân tá túc. Ông Thành xộc lên gác, vung báng súng hạ gục Tân khi hắn định chống cự. 
14_1416897702.jpg
Khám xét chỗ hắn ngủ, các trinh sát thu được số vàng là tang vật của các vụ bắt cóc tống tiền trước đó. Tuy nhiên, Tân chỉ thừa nhận đã bắt cóc con của Kim Cương và bác sĩ Hỷ. Thêm một thời gian điều tra, Đại úy Hai Thành đã khiến hắn phải thừa nhận là hung thủ sát hại nghệ sĩ Thanh Nga gây chấn động dư luận khi tìm được khẩu súng gây án mà hắn nhờ vợ chồng người em chôn giấu dưới đường ống nước. Tuy nhiên, trước đó, 2 chiến sĩ Công an TP HCM đã phải thiệt mạng trong quá trình truy tìm khẩu súng gây án của Tân.
Tên tuổi ông Võ Tấn Thành (Hai Thành) - Đội trưởng SBC đầu tiên của Sài Gòn - còn gắn liền với nhiều vụ án chấn động khác như vụ thảm sát tại nhà Quận chúa Mộng Hoa; giải cứu 11 em bé bị bắt cóc bán lên vùng rừng núi Lâm Đồng; phá nhiều băng cướp có súng như Võ Tùng Hội, Phú “Salem”; truy bắt tên cướp khét tiếng Điềm Khắc  Kim…
Sau này, ông Thành về làm Đội trưởng Cảnh sát hình sự Công an quận Tân Bình rồi chuyển sang làm Chánh án TAND quận Tân Bình trước khi về hưu. Do mắc căn bệnh ung thư máu, người thầy của các cảnh sát hình sự Công an TP HCM vừa qua đời ngày 23/11.
Quốc Thắng
 
Xem tiếp...

MUÔN MẶT ĐỜI THƯỜNG 118

(ĐC sưu tầm trên NET)

Bình thường và bất thường

Phần trả lời của đại diện Ban Thường vụ Thành ủy Hà Nội với báo giới ngày 29-9 về chuyện “cả họ làm quan” ở huyện Mỹ Đức chưa thật sự thuyết phục.

Theo ông Đào Đức Toàn - Ủy viên Ban Thường vụ, Trưởng Ban Tổ chức Thành ủy Hà Nội - sau khi báo chí phản ánh, Thành ủy Hà Nội đã lập đoàn công tác về làm việc với huyện Mỹ Đức và “qua kiểm tra thì thấy các quy trình bổ nhiệm đều chặt chẽ, đúng quy định; cán bộ đều đủ tiêu chuẩn (…), đối chiếu lại các quy định thì huyện Mỹ Đức không vi phạm”. Đặc biệt, ông Toàn cho rằng “ở huyện Mỹ Đức có gần 10 người quan hệ họ hàng (cùng tham gia bộ máy lãnh đạo - NV) có thể nói là rất ngẫu nhiên” (!).
Vấn đề là “đúng quy trình” mà sao lại có dư luận không tốt? Ấy là bởi có dấu hiệu gia đình trị ở đó. Một khi đã chủ ý “cài cắm” thì làm đúng quy trình có gì khó! Phải nói rằng việc có khoảng 10 người cùng quan hệ họ hàng tham gia bộ máy lãnh đạo huyện là rất bất thường chứ không thể cho là “rất ngẫu nhiên”. Mà nếu cho là vụ này “đúng quy trình” hay “rất ngẫu nhiên”, tức huyện Mỹ Đức không làm sai, thì tại sao lại chỉ đạo phải rút kinh nghiệm?!
Cần nói rõ hơn: Vụ “cả họ làm quan” này bắt nguồn từ đơn thư tố giác của quần chúng và từ đây, Báo Người Lao Động đã cử phóng viên về Mỹ Đức điều tra, làm rõ. Sau khi bài đăng, được nhiều báo khác dẫn lại, tạo dư luận rộng khắp trong xã hội, thúc giục cơ quan chức năng cấp cao hơn vào cuộc.
Điều đó cho thấy không một điều gì có thể qua mắt được quần chúng nhân dân. Chính quyền trong thể chế ở ta là chính quyền nhân dân, phải luôn vì dân. Thế nhưng, vụ ở Mỹ Đức cho thấy người dân địa phương chưa được tôn trọng đúng mực.
Một chuyện khác, cũng ở Hà Nội. Cao ốc thương mại 8B Lê Trực (quận Ba Đình) từ khi rục rịch làm dự án (năm 2008) đến lúc xây xong phần thô hơn 7 năm, nay chủ đầu tư đã bán nốt những căn hộ cuối cùng thì mới bị phát hiện có dấu hiệu cao bất thường.
Thực ra, chẳng phải độ cao của công trình này bất thường mà sự “bất thường” có chăng nằm ở chỗ các cơ quan chức năng địa phương. Sở Xây dựng Hà Nội (đơn vị cấp phép) cùng Sở Quy hoạch Kiến trúc Hà Nội (đơn vị thỏa thuận quy hoạch) ắt hẳn đều biết quận Ba Đình là khu vực mà chiều cao công trình được quy định và kiểm soát hết sức nghiêm ngặt, vậy mà cao ốc 8B Lê Trực (cao 60 m) cách Lăng Bác (cao 21,6 m) chỉ tầm 400 m vẫn sừng sững mọc lên!
Bình thường, thanh tra xây dựng luôn rất “nhạy”. Nhà trong hẻm này sửa cái cổng, cửa hàng cuối ngõ kia xây vách ngăn…, họ đều sớm có mặt để “nhắc nhở” và hầu như ngày nào cũng đến “thăm” gia chủ, sai phạm là phạt ngay tức khắc. Thực tế là vậy nên hiếm ai tin rằng lực lượng hữu trách không biết chuyện cao ốc 8B Lê Trực.
Công trình này cao đến 18 tầng (và 4 tầng hầm), nằm giữa trung tâm thủ đô nhưng lực lượng chức năng đầy tai mắt mà bây giờ mới “thấy” thì quả là không bình thường chút nào.
Nguyễn Ngọc 

Lật lại vụ thảm sát ở Nghệ An trước ngày xét xử

TPO - Sáng mai, 30/9, TAND tỉnh Nghệ An mở phiên tòa sơ thẩm xét xử Vi Văn Hai, thủ phạm gây ra vụ thảm sát 4 người trong gia đình ông Lô Văn Bình tại bản Phồng, xã Tam Hợp, huyện Tương Dương.
Căn nhà của Vi Văn Hai, hung thủ gây ra vụ thảm sát tại bản Phồng. Ảnh: Quang Long Căn nhà của Vi Văn Hai, hung thủ gây ra vụ thảm sát tại bản Phồng. Ảnh: Quang Long
Ông Trần Ngọc Sơn, Phó Chánh án TAND tỉnh Nghệ An cho biết, vụ án sẽ được đưa ra xét xử lưu động tại Nhà văn hóa thị trấn Hòa Bình, huyện Tương Dương. Phiên tòa sơ thẩm dự kiến khai mạc lúc 7h30’ ngày mai, 30/9.
“Qua một số lần tiếp xúc với Vi Văn Hai tại trại giam Nghi Kim, các thẩm phán cho biết anh ta có sức khỏe tốt, thái độ... bình thường”, Phó Chánh án Trần Ngọc Sơn, người được TAND tỉnh Nghệ An phân công chủ tọa phiên tòa xét xử Vi Văn Hai, cho hay.
Lật lại vụ thảm sát ở Nghệ An trước ngày xét xử - ảnh 1 Chị Vi Thị Nguyệt (vợ Hai): “Xin mọi người đừng bỏ rơi mẹ con em”. Ảnh: Quang Long
Vi Văn Hai bị bắt giữ ngày 17/9 tại bản Phồng, khi hung thủ đang ở trên lán rẫy của gia đình tại khu vực Dọt Dẹt (xã Tam Hợp, Tương Dương). Cơ quan CSĐT Công an tỉnh Nghệ An đã ra quyết định khởi tố bị can, lệnh bắt tạm giam 4 tháng đối với nghi phạm Vi Văn Hai (tên thường gọi là Vi Văn Mằn, SN 1995, thường trú tại bản Phồng, xã Tam Hợp, huyện Tương Dương) về tội "Giết người".
Lật lại vụ thảm sát ở Nghệ An trước ngày xét xử - ảnh 2 Ông Lô Văn Bình, người mất vợ, con trai, con dâu và cháu nội trong ngày định mệnh.  Ảnh: Quang Long
Lật lại vụ thảm sát ở Nghệ An trước ngày xét xử - ảnh 3 Ông Bình trước túp lều của mình. Ảnh: Quang Long
Trong cuộc họp báo ngày 22/7 tại trụ sở Cơ quan CSĐT, Đại tá Nguyễn Hữu Cầu - Giám đốc Công an tỉnh Nghệ An khẳng định, nguyên nhân dẫn tới vụ thảm sát là do mâu thuẫn cá nhân bột phát và chỉ có một mình Vi Văn Hai là hung thủ, không có đồng phạm trong vụ án này. Trước đó, ngày 2/7/2015, Vi Văn Hai vào rẫy của gia đình ông Lo Văn Bình hái chanh. Lúc này, gần khu vực rẫy nhà ông Bình có bà Viêng Thị Dương, anh Lô Văn Thọ, chị Lê Thị Yến và cháu Lô Viết  Chung.  Vi Văn Hai vào lán của anh Thọ xin muối, cắt chanh ăn. Hai người xảy ra cãi vả, rồi lao vào đánh nhau.


Lật lại vụ thảm sát ở Nghệ An trước ngày xét xử - ảnh 4 Túp lều được bà con dân bản dựng lên giúp ông Lô Văn Bình lấy chỗ che mưa, trú nắng. Ảnh: Quang Long
Lật lại vụ thảm sát ở Nghệ An trước ngày xét xử - ảnh 5 Một góc bản Phồng, xã Tam Hợp. Ảnh: Quang Long
Vi Văn Hai chạy vào lán tìm được một con dao, quay lại hạ sát anh Thọ. Sau đó, Hai đuổi theo chị Yến. Khi phát hiện thấy bà Viêng Thị Dương đang đứng gội đầu ở suối Kẻn Tà, Hai ra tay sát hại. Chị Yến bế con chạy dọc suối tìm đường thoát thân nhưng gặp rào chắn cao, không thể vượt qua nên bị Hai đuổi kịp, dùng dao hạ sát cả hai mẹ con.

Sau khi dùng dao hạ sát 4 người trong gia đình ông Lo Văn Bình, Vi Văn Hai châm lửa, định đốt lán, sau đó lội theo khe suối rời khỏi hiện trường. Trên đường về nhà, Hai vứt con dao gây án hòng phi tang chứng cứ, xuống suối giặt sạch bộ quần áo dính máu đang mặc nhằm che giấu tội lỗi y đã gây ra.

Bà Vi Thị Thẩm, mẹ của Vi Văn Hai cho biết do hoàn cảnh gia đình khó khăn con trai bà chỉ học đến lớp 5. “Bố bảo nghỉ học để vô rừng kiếm tiền nuôi bố mẹ, hắn nghe lời, bỏ học luôn”, bà Thẩm nói.

Bản Phồng có 149 hộ, 625 nhân khẩu. “Đây là bản khó khăn nhất của Tam Hợp, nhưng trước khi xảy ra vụ trọng án tình hình an ninh trật tự rất tốt. Dân bản sống yên vui, hòa thuận!”, Phó Bí thư Đảng ủy xã Tam Hợp, ông Lô Đình Núi nói.

Nhiều người dân bản Phồng cũng cho hay, Vi Văn Hai từng được biết đến là một thanh niên có vẻ ngoài chất phác, hiền lành. Hai không phải là đối tượng nghiện ngập, không rượu chè, chưa từng gây gổ đánh nhau.

“Sau khi 4 người trong gia đình ông Bình bị giết, hàng ngày hắn vẫn về nhà, rồi đi vô rẫy, Hắn không có biểu hiện chi khác. Hắn cứ bình thường!”, ông Vi Văn Tiệp, bố của Hai kể. Sốc trước tội ác tày trời của con trai, ông Tiệp lăn ra ốm.

Nạn nhân bị Vi Văn Hai ra tay tay tàn độc, lại là hàng xóm láng giềng, nhà Hai chỉ cách nhà ông Bình 3 nóc nhà. Bố của Hai chính là người mai mối để anh Lô Văn Thọ đến với chị Lê Thị Yến, Hai thường gọi Lô Văn Thọ bằng anh.

Mất vợ, con trai, con dâu và cháu nội, ông Lô Văn Bình suy sụp. Thương ông, bà con dân bản dựng một túp lều cạnh nhà trưởng bản, cũng là em trai cùng cha khác mẹ, để ông Bình lấy nơi tá túc. Vợ chồng trưởng bản Viêng Văn Độ hàng ngày thay nhau túc trực, chăm sóc anh trai nay đã 81 tuổi.

Hai 'lính Nga' ra hầu tòa ở Ukraine

  • 8 giờ trước
Hai người bị giới chức Ukraine nêu tên là Alexander Alexandrov (phải) và Yevgeny Yerofeyev, ra tòa hôm thứ Ba
Hai người đàn ông, được mô tả là lính đặc nhiệm Nga, đã ra hầu tòa tại Kiev với các cáo buộc gây chiến với binh lính Ukraine.
Hai người này, có tên là Yevgeny Yerofeyev và Alexander Alexandrov, bị cho là sỹ quan thuộc lực lượng tình báo quân sự ở nước ngoài của Nga (GRU) và bị bắt hồi tháng Năm trong cuộc giao tranh ở đông Ukraine.
Nga nói rằng họ không phải là các quân nhân vào thời điểm bị bắt.
Bên công tố muốn ra án tù chung thân, và phiên xử đã được hoãn lại.
Hai bị cáo bác bỏ các cáo buộc khủng bố.
Phiên xử hôm thứ Ba trùng với việc nối lại một phiên tòa ở miền nam nước Nga, nơi viên phi công quân đội Ukraine Nadia Savchenco bị cáo buộc liên quan tới cái chết của hai phóng viên Nga.
Bà nói bà bị các phiến quân bắt trước khi các phóng viên bị giết chết trong một vụ nã pháo cối và sau đó bị đưa lậu qua biên giới vào Nga một cách bất hợp pháp.

 
Bà Nadia Savchenko bị đưa ra xét xử từ tuần trước tại Nga
Các quan chức Nga nói bà tự vượt qua đường biên, giả làm người tỵ nạn.
Bà Savchenko, người đã trở thành một dân biểu Ukraine trong thời gian bị giam giữ tại Nga, vào lúc phiên tòa bắt đầu hồi tuần trước đã bác bỏ vụ án là "rác rưởi".

Nhóm tình báo 'tinh nhuệ'

Phiên tòa xét xử hai công dân Nga tại Kiev nói rằng hệ thống tư pháp sẽ xem xét yêu cầu của các luật sư biện hộ theo đó muốn việc xét xử được tiến hành tại Luhansk, nơi hai người này bị bắt giữ.
Vụ bắt giữ hồi tháng Năm là một thành công to lớn của các lực lượng Ukraine, vốn từ lâu đã cho rằng có các lực lượng đặc biệt của Nga tham gia trong vai trò chủ chốt trong chiến dịch quân sự của các phiến quân thân Nga.
Trong lúc Ukraine và phương Tây nói rằng có những bằng chứng rõ ràng cho thấy có sự hỗ trợ của quân đội Nga, thì chính quyền Moscow nói chỉ có các tình nguyện viên tham gia hàng ngũ những người muốn ly khai ở miền đông Ukraine.
Một trong những người bị bắt đã xuất hiện trong một đoạn video chưa được kiểm chứng hồi tháng Năm, theo đó nói ông này đến từ thành phố miền trung của nước Nga là Togliatti, nơi đóng quân của một đơn vị tình báo quân đội tinh nhuệ.

Brazil sẵn sàng tiếp nhận người di cư

Theo TTXVNCập nhật 20:21 ngày 29/09/2015

Ảnh minh họa. (Nguồn: Telegraph)

VTV.vn - Ngày 28/9, Tổng thống Brazil Dilma Rousseff khẳng định sẵn sàng tiếp nhận người di cư theo chính sách mà quốc gia này đã thực hiện từ suốt một thế kỷ qua.

Trong bài phát biểu tại kỳ họp lần thứ 70 của Đại Hội đồng Liên hợp quốc (ĐHĐ LHQ) đang diễn ra ở New York (Mỹ), Tổng thống Rousseff nhấn mạnh Brazil là quốc gia mến khách và sẵn sàng đón nhận những người di cư đến từ châu Âu, châu Á, Trung Đông, kể cả người Syria. Bà Rousseff bày tỏ con người hoàn toàn có quyền được đi lại tự do trên thế giới.
Chính phủ Brazil mới đây đã cho gia hạn thị thực nhân đạo đặc biệt thêm 2 năm cho những người di cư Syria hiện đang sinh sống tại quốc gia Nam Mỹ này sắp đến thời điểm hết hạn. Những người được cấp thị thực sau đó có thể đi lại tự do trong lãnh thổ Brazil. Khoảng 70% người tị nạn Syria đã lựa chọn sinh cư lập nghiệp tại Sao Paolo.
Trong hai năm gần đây, Brazil đã cấp thị thực cho hơn 7.700 người di cư từ 81 quốc gia, trong đó có 2.900 người Syria. Con số này được dự báo sẽ tiếp tục tăng do hiện vẫn còn nhiều đơn xin thị thực đang chờ xem xét. Tới nay, Brazil đã tiếp nhận hơn 2.000 người tị nạn Syria, nhiều nhất trong số các quốc gia Mỹ Latin 

Đi gửi hàng, “tiện tay” trộm 3 chiếc... quần thun ở sân bay




Dân trí Một hành khách vừa khai báo mất 3 chiếc quần thun trong kiện hành lý đang tập kết tại sân bay Nội Bài để chuẩn bị gửi theo máy bay chở hàng đi Hàn Quốc. Sau khi xác minh,Trung tâm An ninh hàng không đã tìm thấy và trao trả đủ 3 chiếc quần thun cho hành khách.

Ngoài những tài sản có giá trị như điện thoại, máy tính thì nạn ăn cắp vặt cũng xảy ra ở sân bay
Ngoài những tài sản có giá trị như điện thoại, máy tính thì nạn ăn cắp vặt cũng xảy ra ở sân bay
Sự việc “dở khóc, dở cười” nói trên xảy ra khuya ngày 21/9, người khai báo mất quần là ông Vũ Minh Tú - nhân viên của Công ty TNHH Thương mại và tiếp vận toàn cầu Đông Tài.
Theo trình báo với Trung tâm An ninh hàng không Nội Bài, ông Tú cho biết 3 chiếc quần thun bị mất nằm trong kiện hàng có tổng số 30 chiếc của tổng lô hàng 148 kiện, sẽ được gửi theo tàu bay chở hàng trên chặng bay Hà Nội - Incheon (Hàn Quốc), cất cánh lúc 3h55 ngày 22/9.
Lô hàng 148 kiện này được Công ty TNHH Thương mại và tiếp vận toàn cầu Đông Tài tập kết trước cửa kho nhà ga hàng hóa Nội Bài để làm thủ tục kiểm tra soi chiếu an ninh và thủ tục gửi hàng hóa.
Sau khi nhận tin báo mất đồ, qua xác minh đến ngày 23/9, lực lượng An ninh hàng không Nội Bài đã xác định được đối tượng lấy trộm 3 chiếc quần thun là Nguyễn Văn Nhiệm - khách hàng đến ga hàng hóa Nội Bài làm thủ tục gửi hàng.
Trung tâm An ninh hàng không Nội Bài đã yêu cầu đối tượng Nguyễn Văn Nhiệm lên làm việc. Đối tượng này đã thừa nhận hành vi trộm cắp 3 chiếc quần thun và thuật lại toàn bộ quá trình thực hiện hành vi, thủ đoạn trộm cắp đồ.
Hiện Cảng vụ hàng không miền Bắc phối hợp với An ninh hàng không Nội Bài, các đơn vị liên quan đã lập biên bản vụ việc vi phạm đối với Nguyễn Văn Nhiệm, chuyển toàn bộ hồ sơ vụ việc cùng đối tượng vi phạm cho Đồn Công an sân bay quốc tế Nội Bài xác minh, xử lý theo quy định.

Bước đi lớn của Putin

Tổng thống Nga Vladimir Putin đã chọn một thời điểm không thể thích hợp hơn để công khai tham gia vào cuộc chiến chống phiến quân ‘Nhà nước Hồi giáo’ (IS) tự xưng.
Hãng Interfax hôm 25/9 dẫn lời quan chức Bộ Ngoại giao Nga tuyên bố, ‘về lý thuyết’ Moscow có thể tham gia chống IS nếu các điều kiện được đáp ứng. Đêm 27/9, nhiều lãnh đạo châu Âu dường như đã chấp thuận các phương án mà Nga ngụ ý.
Các lãnh đạo châu Âu, gồm cả Thủ tướng Anh David Cameron, đã đồng tình để Tổng thống Bashar al-Assad tiếp tục duy trì quyền lực tại Syria. Đây luôn là điều kiện tiên quyết trong các cuộc mặc cả giữa Nga và phương Tây về Syria, trừ một lần trong năm 2012, Moscow đề xuất phương án ra đi cho ông Assad nhưng Mỹ đã khước từ.
Ông Cameron nói rằng, tương lai của Syria sẽ không thể có Assad, nhưng ít nhất trong giai đoạn chuyển đổi này, họ vẫn đáp ứng điều kiện của Moscow. Đó là Syria cần có một người lãnh đạo để tránh việc quốc gia này sụp đổ trước khi IS chiến thắng.
Muốn giải quyết cuộc khủng hoảng nhập cư tận gốc rễ, thì châu Âu không còn cách nào khác là phải xử lý cho êm thấm cuộc nội chiến tại Syria, mà như vậy họ khó có cách nào khác, là phải đối thoại với Nga.
Tổng thư ký NATO Jens Stoltenberg cho biết đã sẵn sàng thảo luận với Nga về Syria. Ông Stoltenberg nói thêm rằng, việc hợp tác với Nga là cần thiết vì để tránh ‘tai nạn hoặc sự vụ’ do liên minh mà Mỹ dẫn đầu vẫn đang oanh tạc IS.
Nhiều nhà phân tích coi bước đi này của ông Putin chỉ mang tính chiến thuật, và ông Putin khó lòng tranh thủ các thiếu sót của Tổng thống Obama tại Trung Đông trong cuộc chiến chống IS. Tuy nhiên, trên thực tế, lợi ích của phía Nga trong vấn đề này lớn hơn rất nhiều.
Syria, IS, Iraq, Obama, Putin
Tổng thống Nga Vladimir Putin (trái) và Tổng thống Mỹ Barack Obama (phải)
Thứ nhất, Moscow tuyên bố việc đưa vũ khí vào Syria là để đối phó IS. Không ai có thể khước từ quyền của Moscow khi tham gia cuộc chiến chống lại lực lượng đang gieo rắc tội ác kinh hoàng trên khắp Trung Đông, và có thể lan rộng ra thế giới.
Thực tế, những gì Mỹ đang làm trong cuộc chiến chống IS chỉ dừng lại ở mức độ ‘kiềm chế’, chứ không thể tiêu diệt được lực lượng này. Ông Putin chỉ ra thất bại của Mỹ trong các chương trình đào tạo các tay súng nổi dậy chống Assad quay sang đánh IS thê thảm tới mức nào.
“Mục tiêu là huấn luyện từ 5.000-6.000 tay súng, và sau đó là 12.000 hoặc hơn. Nhưng hóa ra chỉ có 60 trong số đó là được huấn luyện bài bản, và chỉ có 4-5 người thực sự cầm súng, trong khi số còn lại đã bỏ chạy cùng với vũ khí của Mỹ, để gia nhập IS” – ông Putin cho hay.
Hai năm trước, Putin từng thành công khi buộc Damascus giải giáp vũ khí hóa học, tránh một cuộc chiến mà Tổng thống Obama suýt phát động nhằm vào Syria. Nay, ông Obama lại lâm vào ‘thế khó xử’ khi không thể phản đối kế hoạch của ông Putin, mà có khi lại miễn cưỡng ủng hộ.
Trong khi đó, ngoài việc chống IS, khí tài và binh sĩ, cố vấn quân sự của Nga hiện diện tại Syria cũng sẽ khiến các cuộc tấn công của lực lượng nổi dậy chống Tổng thống Assad (do Mỹ bảo trợ) kém hiệu quả.
Thứ hai, bằng cách gây dựng các mạng lưới đối tác chống IS, Nga đang tìm cách tăng cường hiện diện càng sâu rộng tại Trung Đông càng tốt, đặc biệt trong bối cảnh Mỹ rút quân khỏi Iraq.
Chỉ trong thời gian ngắn, Iraq đã nhất trí cùng Nga, Iran và Syria phối hợp tác chiến chống IS. Điều đó cũng đồng nghĩa với việc Damascus, Tehran sẽ góp sức tham gia chống IS cùng các lực lượng quốc tế.
Interfax dẫn lời nguồn tin quân sự - ngoại giao tại Moscow cho hay, một trung tâm phối hợp 4 bên sẽ được thiết lập tại Baghdad trên cơ sở luân phiên sĩ quan của Iraq, Iran, Syria và Nga. Đồng thời, Iraq cũng nhất trí trao đổi thông tin tình báo và vũ khí với các đồng minh này.
Trước đó, hơn 20 tỉ USD tiền Mỹ viện trợ và huấn luyện cho quân đội Iraq để chống IS gần như là đổ sông đổ bể, vì không những đội quân này suýt sụp đổ 2 lần trong năm ngoái, mà thậm chí Tướng Mỹ còn phải thốt ra rằng nhiều binh sĩ Iraq thậm chí còn không muốn đánh IS.
Cũng Syria, việc Nga lấy danh nghĩa chống IS tại Iraq cũng hợp lý. “Người Nga buộc phải làm việc với Iran bên trong Iraq để sử dụng sân bay vận chuyển vũ khí và máy bay tiếp liệu trên đường tới Syria", BI dẫn lời Tony Badran, nhà nghiên cứu tại Quỹ Quốc phòng Dân chủ.
Không dừng ở đó, các công trình của Nga tại tây Syria đang có sự phối hợp với phía Iran. Nga còn đang sử dụng một căn cứ không quân tại Hamadan, Iran để tiếp liệu cho máy bay trên đường tới Syria.
Và nếu mục đích sau cùng của Nga là nhằm thiết lập một chỗ đứng chắc chắn, để từ đó phóng chiếu sức mạnh trong khu vực – và thách thức ảnh hưởng của Mỹ tại đây – thì nhiều khả năng Putin có thể sẽ thử thách cả vùng biển tại Iraq.
Thứ ba, bằng việc chuyển trọng tâm sang chiến trường ở Trung Đông, Nga đã làm cuộc chiến ở Ukraina ít được chú ý hơn – kể cả với các lãnh đạo và giới truyền thông phương Tây. Khi đóng vai trò quan trọng trong cuộc chiến chống IS, Moscow sẽ có khả năng thuyết phục các nước phương Tây ngưng các trừng phạt liên quan tới khủng hoảng tại Ukraina.
“Cơ hội theo đuổi các lợi ích quốc gia nằm ở trọng tâm của chiến lược của Nga tại Trung Đông” – tác giả Yaroslav Trofimov viết trên tờ Nhật báo phố Wall hồi đầu tuần qua.
“Đứng đầu trong mục tiêu đó là hồi sinh lại nền kinh tế Nga vốn phụ thuộc vào xuất khẩu năng lượng, hiện đang chịu tác động kép từ giá dầu giảm và các trừng phạt kinh tế mà phương Tây áp đặt sau cuộc khủng hoảng tại Ukraina”.
Đó cũng chính là lý do tại sao nhiều nhà quan sát cho rằng, khi Tổng thống Nga dự cuộc họp của Đại hội đồng Liên Hợp Quốc tại New York, ưu tiên hàng đầu trong các nội dung thảo luận sẽ là Syria và IS, thay vì là Ukraina.
Lê Thu 

Bị khán giả la ó, Ronaldinho chia tay Fluminense

Cựu cầu thủ hay nhất thế giới quyết định chấm dứt hợp đồng với Fluminense chỉ sau hơn hai tháng thi đấu.
ronaldinho-8798-1443500864.jpg
Ronaldinho có thể không còn đủ linh hoạt để chơi ở giải vô địch Brazil. Ảnh: Reuters
Hồi tháng 7, Ronaldinho gia nhập Fluminense theo dạng chuyển nhượng tự do. Khi đó, hai bên ký hợp đồng có thời hạn một năm rưỡi.
Trong hơn hai tháng qua, Ronaldinho vào sân chín trận nhưng không gây được ấn tượng gì. Cầu thủ 35 tuổi này thậm chí không ghi được bàn nào hay chuyền dọn cỗ cho đồng đội, đồng thời từng bị khán giả la ó dữ dội trong trận đấu hồi tháng 8.
Theo Fluminense, CLB và Ronaldinho đã đồng thuận chấm dứt hợp đồng từ ngày 28/9. Cựu cầu thủ hay nhất thế giới sẽ được tự do tìm CLB mới.
Trước khi gia nhập Fluminense, Ronaldinho đã đến Mexico chơi cho Queretaro. Tiền đạo này cũng đã có nhiều năm thi đấu tại Brazil sau khi chia tay Barca và AC Milan.
Nhiều khả năng Ronaldinho sẽ thi đấu cho một CLB đẳng cấp thấp hơn trước khi tới Mỹ vào năm sau, nơi anh có thể hội ngộ với Kaka, Pirlo, Lampard và Gerrard.
Ronaldinho từng có 97 lần khoác áo tuyển Brazil. Đỉnh cao của cầu thủ này là chức vô địch World Cup 2002 trong màu áo Brazil và Champions League 2006 với Barca.
Kim Thành

Nguy cơ lây lan vi khuẩn từ Trái Đất đến sao Hỏa

Để nghiên cứu mẫu nước trên sao Hỏa, giới nhà khoa học sẽ phải đầu tư nhiều tiền nhằm đảm bảo thiết bị sạch, tránh lan truyền vi khuẩn Trái Đất sang hành tinh đỏ.
VNE-Why-we-can-t-look-for-life-4480-3387
Những đường rãnh sẫm màu có thể do nước lỏng chảy trên bề mặt sao Hỏa tạo ra. Ảnh: NASA.
Theo Cơ quan Hàng không Vũ trụ Mỹ (NASA), những đường rãnh sẫm màu xuất hiện trên sao Hỏa vào mùa xuân và mùa hè là kết quả do nước lỏng chảy qua bề mặt. Đây là phát hiện quan trọng mở ra hy vọng tìm thấy sự sống ở hành tinh đỏ.
Trên Trái Đất, nơi nào có nước, ở đó có sự sống. Khi tìm kiếm dấu hiệu sự sống ở các hành tinh khác, phương châm của NASA là "lần theo nguồn nước". Sau khi công bố phát hiện về nước lỏng trên sao Hỏa, các nhà nghiên cứu đang lên kế hoạch thám hiểm những đường rãnh sẫm màu. Trong hội thảo tổ chức ở Washington, Mỹ, John Grunsfeld, một thành viên Cục Khoa học của NASA, bày tỏ hy vọng có thể đưa các nhà sinh học vũ trụ đến khu vực này để nghiên cứu.
Tuy nhiên, theo học giả Lee Billings, việc tìm kiếm sự sống trên sao Hỏa không đơn giản. Hiệp ước Thượng tầng Không gian mà Mỹ tham gia ký kết vào năm 1967 có quy định cấm hành vi "lây lan có hại" vi khuẩn từ Trái Đất sang các hành tinh khác.
Theo Popular Science, tàu vũ trụ Trái Đất phải trải qua quá trình vệ sinh nghiêm ngặt để loại bỏ vi khuẩn trước khi bay vào vũ trụ. Các bước làm sạch bao gồm sấy khô, xử lý hóa chất, chiếu bức xạ cực tím và làm vi khuẩn chết đói. Một số loại vi khuẩn vẫn tồn tại bất chấp những nỗ lực diệt khuẩn của NASA. Ví dụ, tàu thăm dò Curiosity vẫn mang theo tới 65 loại vi khuẩn khi phóng vào vũ trụ.
Do nguy cơ này, Hội đồng Nghiên cứu Vũ trụ (COSPAR) đã quy định những "vùng đặc biệt" trên sao Hỏa, nơi có điều kiện phù hợp để hệ sinh vật phát triển. Tàu thăm dò và các phi hành gia cần tránh những khu vực này nếu chưa được khử trùng tuyệt đối. Nếu vi phạm quy định, họ có thể truyền vi khuẩn Trái Đất sang sao Hỏa, và làm nhiễu loạn các thiết bị dùng để phát hiện sự sống.
VNE-Why-we-can-t-look-for-life-5061-9735
Bản thiết kế tàu thăm dò Mars 2020 dùng để phát hiện sự sống trên sao Hỏa. Ảnh: NASA.
Tàu thăm dò Mars 2020, con tàu tiếp theo có thể tham gia tìm kiếm sự sống ở nơi ẩm ướt trên sao Hỏa, không được phép đến gần "vùng đặc biệt". Những vùng đất chứa nước là thiên đường cho sự phát triển của vi khuẩn, trong khi thiết bị pin nhiệt trên tàu thăm dò có thể cung cấp đủ nhiệt để vi khuẩn Trái Đất sinh sôi.
Tàu vũ trụ tương lai có thể được thiết kế nhằm khắc phục hạn chế trên, nhưng để tiến vào "vùng đặc biệt", việc chế tạo cần thời gian vài năm và tiêu tốn hàng triệu USD. Điều này sẽ tạo thêm gánh nặng cho ngân sách đang bị thắt chặt của NASA.
Phương Hoa

Quân đội Afghanistan phản công Taliban tại Kunduz

Trung tâm Tin tức VTV24Cập nhật 20:05 ngày 29/09/2015

VTV.vn - Ngày hôm nay (29/9), quân đội Afghanistan đã mở chiến dịch phản công nhằm giành lại thành phố chiến lược Kunduz từ tay lực lượng phiến quân Taliban.

Thành phố chiến lược Kunduz đã thất thủ vào tay lực lượng phiến quân Taliban một ngày trước đó.
Theo giới chức Afghanistan, quân chính phủ đã tái chiếm một số khu vực như nhà tù của thành phố, sở chỉ huy cảnh sát tỉnh Kunduz… và sẽ sớm giành lại quyền kiểm soát thành phố 300.000 dân này.
Ngoài ra, quân đội Mỹ cũng cho biết đã tiến hành không kích vào ngoại ô thành phố nhằm loại bỏ mối đe doạ Taliban đối với liên quân và lực lượng Afghanistan.
Kunduz là thành phố đầu tiên tại Afghanistan bị phiến quân Taliban chiếm được trong cuộc chiến kéo dài 14 năm qua. Sự kiện này được coi là một thất bại lớn của chính quyền Tổng thống Afghanistan, Ashraf Ghani.

Chuyên gia quốc tế hiến kế chống ngập cho TPHCM




Dân trí Ngày 29/9, lãnh đạo Thành ủy, UBND TPHCM đã lắng nghe nhóm chuyên gia quốc tế đến từ Nhật Bản, châu Âu,… trình bày các giải pháp công nghệ chống ngập, mô hình sống chung với nước,… cho thành phố.
 >> TPHCM: Cơn mưa kỷ lục gây ngập 72 tuyến đường
 >> TPHCM: Không ngập chỉ là... giấc mơ (!)


Đánh giá về tình trạng ngập lụt tại TPHCM, nhóm chuyên gia quốc tế cho rằng tình trạng ngập đã tới mức “báo động đỏ”, nhất là trận lụt giữa tháng 9 năm nay. Thành phố hiện còn 31 điểm ngập cần giải quyết và với tốc độ xây dựng như hiện nay sẽ còn nhiều điểm ngập phát sinh.
Với thực trạng hiện nay, TPHCM cần phải tính tới tình huống xấu nhất khoảng 12% dân cư thành phố chịu thiệt hại thiên tai, 23% đất đai bị xói mòn không sử dụng được. Thậm chí GDP có thể bị thụt lùi nhiều năm do phát sinh lũ lụt lớn. Trong khi đó, các giải pháp chống ngập của thành phố hiện nay đã và đang triển khai chưa đáp ứng được yêu cầu thực tiễn.
Đường Nguyễn Hữu Cảnh (quận Bình Thạnh) chìm trong biển nước sau cơn mưa chiều 15/9 vừa qua
Đường Nguyễn Hữu Cảnh (quận Bình Thạnh) chìm trong biển nước sau cơn mưa chiều 15/9 vừa qua
Để chống ngập, nhóm chuyên gia đề xuất 6 giải pháp tổng thể và các biện pháp cụ thể đối với hệ thống sông, vùng trũng và hệ thống thoát nước thành phố. Đồng thời, khuyến nghị cần mở rộng, nâng cấp hệ thống thoát nước bẩn trong toàn thành phố; quy hoạch các khu vực thoát nước, lưu trữ nước bằng hồ, hầm, ống tiêu, trữ tạm thời.
Theo nhóm chuyên gia, thành phố nên ứng dụng toàn bộ công nghệ mới để nâng cấp hệ thống cũ và xây dựng cơ sở hạ tầng mới cho công tác chống lụt với thời gian nhanh hơn và độ bền tốt hơn. Các nhóm giải pháp bao gồm: giải pháp khẩn cấp, giải pháp ngắn hạn và giải pháp dài hạn. Đồng thời, đưa giải pháp như trị thủy kết hợp công nghệ phòng chống lũ lụt, mô hình sống chung với nước, hay phương pháp chống lụt thông minh.
Theo chuyên gia đến từ Đức, trước đây, con người cố gắng giải quyết các vấn đề liên quan đến lũ lụt bằng hệ thống điều hòa và các hệ thống dẫn nước. Kết quả thực tế là chỉ giải quyết được một phần, lũ lụt vẫn phá hoại môi trường. Để chống lũ lụt hiệu quả, phải chấp nhận các quy luật tự nhiên. Nếu loại trừ quy tắc này, con người sẽ thất bại.
Con người phải sống chung với lũ và thực hiện các giải pháp thông minh; tạo ra không gian cho nước. Các quốc gia châu Âu đã chi 5 tỷ USD để tạo ra không gian mới cho nước để nước trở về với tự nhiên và không làm trái các quy luật tự nhiên.
Cùng với đó, người dân được trang bị hệ thống thông tin để sống cơ động khi nước lên và chủ động trở lại cuộc sống bình thường khi nước xuống. Trong khi đó, chuyên gia đến từ Nhật Bản lại tập trung vào giải pháp trữ nước đô thị, chia cống rãnh, bể điều tiết, cống ngầm trong thành phố.
Đi cùng với yếu tố công nghệ, các chuyên gia cho rằng yếu tố con người thực hiện các đề án chống ngập tại TPHCM là nhân tố quyết định, do vậy cần có những chiến lược về đào tạo nguồn nhân lực cho hoạt động này…
Ông Lê Thanh Hải – Bí thư Thành ủy TPHCM, cho biết ngập nước đang là thách thức mà thành phố phải đối mặt, ảnh hưởng đến tăng trưởng kinh tế, chất lượng cuộc sống, gây bức xúc trong nhân dân.
Đánh giá cao các giải pháp mà nhóm chuyên gia nước ngoài tham vấn, gợi mở, ông Lê Thanh Hải đề nghị UBND thành phố cầu thị lắng nghe để rà soát lại đề án chống ngập; xử lý cục bộ và cấp bách các điểm ngập trên địa bàn. Đồng thời, đề nghị cơ quan chức năng nghiên cứu giải pháp, vốn đầu tư, vấn đề xây dựng công trình chống ngập sao cho hiệu quả và tiết kiệm.
Quốc Anh

USD không ngừng tăng giá: Tích đô không phải nghĩ?

Chân lý của nhiều người dân đôi khi đơn giản hơn nhiều so với tính toán của các nhà quản lý. Có một thực tế không thể bỏ qua, USD đang tăng giá trên toàn cầu và cả ở Việt Nam. Có lẽ vì thế, thói quen tích trữ USD nhỏ lẻ của người dân không sễ gì thay đổi.

DN sốt sắng, cá nhân thờ ơ
Ngay sau khi đón nhận thông tin Ngân hàng Nhà nước (NHNN) hạ trần lãi suất đối với tiền gửi USD từ ngày 28/9, từ 0,25% xuống 0% đối với tiền gửi USD của các tổ chức kinh tế và từ 0,75% về mức 0,25% đối với cá nhân, hàng loạt các NH điều chỉnh tỷ giá USD/VND giảm theo đúng quy định. Nhiều DN tính tới chuyện chuyển đổi các khoản gửi từ USD sang VND. Đồng USD trong khi đó giảm khá đáng kể so với VND.
Sáng 29/9, Ngân hàng BIDV giảm 5 đồng, DongABank giảm 10 đồng/USD so với phiên liền trước xuống còn 22.510 đồng/USD (bán). USD tự do giảm mạnh 40-50 đồng/USD xuống còn 22.510 đồng/USD và giá mua vào ở mức 22.530 đồng/USD. Mức giá này đã thấp hơn nhiều so với đỉnh cao 22.950 đồng/USD (bán) ghi nhận hôm 25/8.
Chính sách dường như đã ngay lập tức có tác động tới thị trường, theo đúng định hướng của NHNN. Tỷ giá USD tại các NHTM có dấu hiệu hạ nhiệt. Các DN xôn xao tính toán thiệt hơn cho đồng vốn của mình và không ít người dân cũng so sánh xem cầm đồng tiền nào vào thời điểm này.
Ông N.A. Đức, giám đốc một DN nhập khẩu phụ tùng ô tô tại Hải Phòng, cho biết, ông đang tính không gom USD bổ sung cho các đợt nhập hàng sắp tới. Một ít tiền đô dự trữ của gia đình cũng có thể được chuyển đổi sang tiền đồng sao cho có lợi nhất.
vàng, giá vàng, giá-vàng, vàng-trong-nước, vàng-quốc-tế, dự-báo, đầu-năm-2013, vàng-SJC, vàng-DOJI, Phú-Quý, Bảo-Tín-Minh-Châu, giao-dịch, Cục-dự-trữ-liên-bang-Mỹ, Fed, Trung-Quốc, Ấn-Độ, kitco, Trung-Đông, kênh-đầu-tư, Hà-Nội, Sài-Gòn, nhân dân tệ, Trun
Rất nhiều DN và người dân kinh doanh đã có những toan tính khi lãi suất USD tiền gửi của DN về 0% và cá nhân về 0,25%.
Ông Đức Hào, chủ một DN nhập khẩu và phân phối ắc quy tại Hà Nội, cho biết, với khả năng USD ổn định sau khi NHNN hạ lãi suất tiền gửi USD, ông sẽ không phải lo lắng mua trước ngoại tệ tại các NHTM cho các hoạt động nhập khẩu dự kiến của mình.
Đại diện một DN xuất khẩu thủ công mỹ nghệ tại Thường Tín, Hà Nội cho biết nhiều khả năng sẽ chuyển khoản ngoại tệ thu được từ xuất khẩu sang đồng Việt Nam để hưởng lãi suất cao hơn trong bối cảnh DN gửi USD không còn được trả lãi và đồng USD có chiều hướng ổn định.
Chị Hà - chủ một cửa hàng kinh doanh quần áo khu vực Thụy Khuê, Hà Nội - gần đây cũng đã chuyển và bán một phần khá lớn tiền gửi USD sang VND để hưởng lãi suất cao hơn và bổ sung vốn mở rộng kinh doanh khi mà đồng USD lên cao và nhu cầu mua sắm của người dân có dấu hiệu tăng lên.
Sau quyết định của NHNN, chị Hà dự tính sẽ chuyển nốt số tiền gửi USD sang VND để hưởng lãi suất 6-7% như hiện tại.
Rất nhiều DN và người dân kinh doanh đã có những toan tính tương tự khi lãi suất USD tiền gửi của DN về 0% và cá nhân về 0,25%. Tuy nhiên, cũng có không ít người dân gần như không quan tâm tới chính sách mới này.
Thói quen tích vàng, USD dự phòng
Trong khi DN tính toán thiệt hơn, không ít người dân dường như không chịu tác động gì từ các chính sách của NHNN.
vàng, giá vàng, giá-vàng, vàng-trong-nước, vàng-quốc-tế, dự-báo, đầu-năm-2013, vàng-SJC, vàng-DOJI, Phú-Quý, Bảo-Tín-Minh-Châu, giao-dịch, Cục-dự-trữ-liên-bang-Mỹ, Fed, Trung-Quốc, Ấn-Độ, kitco, Trung-Đông, kênh-đầu-tư, Hà-Nội, Sài-Gòn, nhân dân tệ, Trun
Người Việt vẫn còn thói quen găm đô, giữ vàng.
“Đó là chính sách của NHNN. DN có thể phải tính toán nhưng với những người dân như tôi, mua vài ngàn USD lẻ chỉ là để tiết kiệm, chỉ là một cách để dự phòng, có lãi hay không không quan trọng. Lãi suất 0,75% hay 0,25% không ảnh hưởng nhiều tới nhu cầu tích lũy của gia đình”, ông Nguyễn Hoàng, tại Nguyễn Chí Thanh, Hà Nội chia sẻ.
Theo ông Hoàng, không ít bạn bè của ông vẫn có thói quen tích vàng và USD trong nhiều năm qua. Lý do đơn giản là bởi: đây là một trong những cách giữ tài sản khá tốt, thậm chí nhiều khi vừa giữ tài sản vừa có thể sinh lời. Bên cạnh đó, mua USD còn để dự phòng bổ sung cho công việc, du lịch và du học ở nước ngoài.
“Tính từ đầu năm tới nay, tỷ giá đã được điều chỉnh 3 lần tổng cộng 3% và 2 lần điều chỉnh biên độ, tổng cộng dãn thêm 2%. Như vậy, đồng USD được phép biến động tăng thêm 5%. Trên thị trường chợ đen, đồng USD có lúc đã lên tới gần 23 ngàn đồng, hiện vẫn ở mức 22.530-22.550 đồng/USD, cao hơn nhiều so với mức khoảng 21.500 đồng/USD hồi đầu năm”.
Và theo ông Hoàng, việc theo dõi USD nhiều khi chỉ là thói quen và củng cố thêm cho quyết định tích trữ vàng của mình còn trên thực tế không cần tính toán nhiều.
Trên thế giới, ở nhiều quốc gia, hiện tượng nắm giữ USD cũng khá phổ biến. Xu hướng tăng giá không ngừng nghỉ của đồng USD so với phần lớn các đồng tiền khác, nhất là đợt tăng bùng nổ trong vài năm qua đã khiến nhu cầu nắm giữ USD càng lớn.
Tính trong 2 năm qua, USD đã tăng khoảng 20% so với cả yên Nhật và euro. Đồng USD hiện đang duy trì tốc độ tăng mạnh nhất trong 30 năm qua và có thể còn tăng tiếp trong thời gian tới khi Cục dự trữ liên bang Mỹ (Fed) bắt đầu nổ phát súng tăng lãi suất đầu tiên dự kiến vào cuối năm nay.
Theo đánh giá của BVSC, quyết định giảm lãi suất của NHNN là nhằm giảm động cơ nắm giữ ngoại tệ của cả phía DN và người dân, nhất là DN xuất khẩu. Bên cạnh đó còn là mục tiêu bảo toàn tính hấp dẫn của đồng VND.
Đại diện NHNN cũng nhấn mạnh định hướng không khuyến khích giữ đồng USD và định hướng xuyên suốt là nâng cao vị thế của đồng Việt Nam và từng bước chống đôla hóa theo chủ trương của Chính phủ.
Hạ lãi suất USD được xem là nỗ lực mới nhất của NHNN nhằm ổn định đồng nội tệ với mục tiêu ổn định tỷ giá trong năm nay. Phần lớn các chính sách tiền tệ gần đây được đánh giá cao. Chính sách đối với thị trường vàng cũng đã phát huy tác dụng. Tuy nhiên, khó khăn vẫn còn khi mà dư địa chính sách tiền tệ không còn nhiều. Áp lực từ thâm hụt thương mại và cán cân vãng lai cũng như thói quen găm đô, giữ vàng của người giàu Việt vẫn còn khá lớn.
H. Tú

Nhập siêu từ Trung Quốc tiếp tục tăng cao

VOV.VN -Nhập siêu của Việt Nam từ Trung Quốc 9 tháng qua là 24,3 tỷ USD, tăng mạnh ở mức 21,3% so với cùng kỳ năm 2014.

Trung Quốc vẫn là thị trường nhập khẩu lớn nhất của Việt Nam
Theo Tổng cục Thống kê, 9 tháng qua, kim ngạch ước đạt 124,5 tỷ USD, tăng 15,9% so với cùng kỳ năm 2014, trong đó khu vực kinh tế trong nước đạt 51,3 tỷ USD, tăng 9,7%; khu vực có vốn đầu tư nước ngoài đạt 73,3 tỷ USD, tăng 20,7%. Nếu loại trừ yếu tố giá, nhập khẩu đạt 130,4 tỷ USD, tăng 21,4% so với cùng kỳ năm trước, cao hơn nhiều so với mức tăng 14,1% của 9 tháng năm 2014.
nhap sieu tu trung quoc tiep tuc tang cao hinh 0
Riêng nhập siêu từ Trung Quốc 9 tháng là 24,3 tỷ USD, tăng mạnh ở mức 21,3% so với cùng kỳ năm 2014.(Ảnh minh họa: KT)
Kim ngạch nhập khẩu một số mặt hàng phục vụ gia công, lắp ráp và sản xuất tăng cao so với cùng kỳ năm trước, như: Máy móc thiết bị, dụng cụ phụ tùng khác; điện tử máy tính và linh kiện; điện thoại các loại và linh kiện; vải; sắt thép; ô tô; nguyên phụ liệu dệt may, giày dép; sản phẩm chất dẻo; bông; phương tiện vận tải và phụ tùng.
Còn một số mặt hàng có kim ngạch nhập khẩu giảm so với cùng kỳ: Chất dẻo, xăng dầu, hóa chất, gỗ và sản phẩm gỗ, sợi dệt.
Về cơ cấu hàng nhập khẩu, nhóm hàng tư liệu sản xuất chiếm 91,1% tổng kim ngạch. Nhập khẩu nhóm hàng vật phẩm tiêu dùng chiếm 8,9% tổng kim ngạch hàng hóa nhập khẩu.
Trung Quốc vẫn là thị trường nhập khẩu lớn nhất của Việt Nam 9 tháng qua, với kim ngạch ước tính đạt 36,8 tỷ USD, tăng 18,1% so với cùng kỳ năm trước. Tiếp sau là các thị trường như: Hàn Quốc, ASEAN, Nhật Bản, EU, Hoa Kỳ.
Xuất khẩu ngày càng phụ thuộc lớn vào gia công, lắp ráp
Ở chiều xuất khẩu, kim ngạch hàng hóa xuất khẩu của cả nước tính chung 9 tháng ước đạt 120,7 tỷ USD, tăng 9,6% so với cùng kỳ năm trước. Nếu loại trừ yếu tố giá, xuất khẩu đạt 125,5 tỷ USD, tăng 14% so với cùng kỳ năm trước.
Trong đó, xuất khẩu của khu vực kinh tế trong nước ước đạt 35,5 tỷ USD, chiếm 29,4% tổng kim ngạch và giảm 2,7% so với cùng kỳ năm trước; khu vực có vốn đầu tư nước ngoài (kể cả dầu thô) đạt 85,2 tỷ USD, chiếm 70,6% và tăng 15,8%. Nếu trừ dầu thô thì khu vực này đạt 82,1 tỷ USD, chiếm 68,1% tổng kim ngạch hàng hóa xuất khẩu và tăng 21,1%.
Một số mặt hàng chủ yếu có kim ngạch tăng cao so với cùng kỳ năm trước: Điện thoại các loại và linh kiện; hàng dệt may; điện tử máy tính và linh kiện; giày dép; máy móc thiết bị dụng cụ phụ tùng khác; gỗ và sản phẩm gỗ; túi xách, va li, mũ, ô dù; hạt điều.
Một số mặt hàng giảm cả về lượng và kim ngạch xuất khẩu: Than đá, cà phê, gạo, sắt thép, chè. Riêng xuất khẩu dầu thô tuy tăng 4,7% về lượng nhưng lại giảm tới 47% kim ngạch (tương đương 2,7 tỷ USD).
Về cơ cấu hàng hóa xuất khẩu, nhóm hàng khoáng sản và công nghiệp chế tạo ước tính chiếm 45,9% tổng kim ngạch xuất khẩu. Nhóm hàng công nghiệp nhẹ và tiểu thủ công nghiệp chiếm 39,6%. Đáng chú ý là xuất khẩu của 2 nhóm hàng nông, lâm nghiệp và thủy sản đều giảm.
Về thị trường hàng hóa xuất khẩu, Hoa Kỳ vẫn dẫn đầu với kim ngạch đạt 24,9 tỷ USD, tăng 19,6% so với cùng kỳ năm 2014. Tiếp đến là EU, ASEAN, Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc.
Tổng cục Thống kê đánh giá: “Xuất khẩu 9 tháng năm 2015 tiếp tục thể hiện sự phụ thuộc ngày càng lớn vào hoạt động gia công, lắp ráp. Nếu không tính 5 nhóm hàng chủ yếu (hàng dệt may, da giày, túi xách, balo, điện tử, điện thoại và linh kiện) thì giảm 4,2% so với cùng kỳ năm trước”.
Như vậy, tính chung 9 tháng, nhập siêu ở mức 3,9 tỷ USD, bằng 3,2% tổng kim ngạch hàng hóa xuất khẩu, trong đó khu vực kinh tế trong nước nhập siêu cao ở mức 15,8 tỷ USD (cùng kỳ năm 2014 là 4,1 tỷ USD); khu vực có vốn đầu tư nước ngoài tiếp tục xuất siêu 11,9 tỷ USD (cùng kỳ năm trước là 3,7 tỷ USD). 
Riêng nhập siêu từ Trung Quốc 9 tháng là 24,3 tỷ USD, tăng mạnh ở mức 21,3% so với cùng kỳ năm 2014. Tác động của việc điều chỉnh tỷ giá của Trung Quốc và Việt Nam chưa thể hiện rõ trong kết quả hoạt động xuất, nhập khẩu 9 tháng qua, nhưng trong quý IV có thể sẽ bị ảnh hưởng và nhập siêu từ Trung Quốc có khả năng tiếp tục tăng cao./.
Xuân Thân/VOV.VN 

Miễn thị thực cho người Việt Nam định cư ở nước ngoài

VOV.VN - Quy định áp dụng cho cả người nước ngoài là vợ, chồng, con của người Việt Nam định cư ở nước ngoài hoặc của công dân Việt Nam.

Chính phủ vừa ban hành Nghị định số 82/2015/NĐ-CP quy định miễn thị thực cho người Việt Nam định cư ở nước ngoài và người nước ngoài là vợ, chồng, con của người Việt Nam định cư ở nước ngoài hoặc của công dân Việt Nam.
Theo quy định, người Việt Nam định cư ở nước ngoài và người nước ngoài là vợ, chồng, con của người Việt Nam định cư ở nước ngoài hoặc của công dân Việt Nam muốn được miễn thị thực phải đảm bảo các điều kiện: Có hộ chiếu hoặc giấy tờ có giá trị đi lại quốc tế còn giá trị ít nhất 1 năm; có giấy tờ chứng minh là người Việt Nam định cư ở nước ngoài và người nước ngoài là vợ, chồng, con của người Việt Nam định cư ở nước ngoài hoặc của công dân Việt Nam; không thuộc các trường hợp chưa cho nhập cảnh và tạm hoãn xuất cảnh quy định tại Điều 21 và Điều 28 của Luật Nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam.

mien thi thuc cho nguoi viet nam dinh cu o nuoc ngoai hinh 0
Người Việt Nam định cư ở nước ngoài và người nước ngoài là vợ, chồng, con của người Việt Nam định cư ở nước ngoài hoặc của công dân Việt Nam được miễn thị thực. (Ảnh: KT)
Để được giải quyết miễn thị thực, người đề nghị cấp giấy miễn thị thực đang cư trú ở nước ngoài phải nộp hồ sơ theo quy định tại cơ quan có thẩm quyền cấp thị thực của Việt Nam ở nước ngoài. Còn người đang tạm trú tại Việt Nam có nhu cầu cấp giấy miễn thị thực nộp hồ sơ theo quy tại Cục Quản lý xuất nhập cảnh.
Giấy miễn thị thực có thời hạn tối đa không quá 5 năm và ngắn hơn thời hạn sử dụng của hộ chiếu hoặc giấy tờ có giá trị đi lại quốc tế của người được cấp ít nhất 6 tháng. Giấy miễn thị thực được cấp cho người nhập cảnh Việt Nam thăm thân, giải quyết việc riêng.
Giấy miễn thị thực được cấp vào hộ chiếu. Các trường hợp sau đây được cấp rời: Hộ chiếu đã hết trang cấp thị thực; Hộ chiếu của nước chưa có quan hệ ngoại giao với Việt Nam; Giấy tờ có giá trị đi lại quốc tế; theo đề nghị của người được cấp giấy miễn thị thực; vì lý do ngoại giao, quốc phòng, an ninh.
Giấy miễn thị thực được cấp riêng cho từng người. Trẻ em có chung hộ chiếu với cha hoặc mẹ được cấp giấy miễn thị thực chung với cha hoặc mẹ./.
PV/VOV.VN

Vụ án mạng ở Lâm Đồng: Điều tra việc hợp thức hóa đất chiếm đoạt

Công an tỉnh Lâm Đồng đang làm rõ vì sao Kiều Quốc Huy có thể chuyển số Giấy chứng nhận Quyền sử dụng đất từ tên nạn nhân sang tên y.

Bị bắt về hành vi giết người cướp xe hơi vào đầu tháng 9/2015, qua đấu tranh mở rộng vụ án, cơ quan điều tra phát hiện thêm, vào ngày 4/3/2012 đối tượng Kiều Quốc Huy (27 tuổi), tạm trú tại đường Tuệ Tĩnh, TP Bảo Lộc (Lâm Đồng) đã sát hại vợ chồng anh Đỗ Hoàng Bình, chị Phạm Thị Mỹ Hạnh (cùng 31 tuổi), ngụ tại thị trấn Lộc Thắng, huyện Bảo Lâm (Lâm Đồng) để cướp nhiều diện tích đất trị giá hàng tỷ đồng. Vậy ai đã tiếp tay cho Kiều Quốc Huy dễ dàng chuyển Quyền sử dụng đất từ vợ chồng nạn nhân sang tên y?
vu an mang o lam dong: dieu tra viec hop thuc hoa dat chiem doat hinh 0
Tại sao đối tượng Kiều Quốc Huy dễ dàng chuyển Quyền sử dụng đất từ vợ chồng nạn nhân sang tên y?
Sau 24 ngày quanh co một mực chối tội không liên quan đến việc mất tích bí ẩn của vợ chồng Bình – Hạnh. Tuy nhiên, trước những chứng cứ không thể chối cãi, cuối cùng Kiều Quốc Huy đã phải cúi đầu nhận tội, thừa nhận chính y là hung thủ đã gây ra cái chết của cặp vợ chồng trẻ này.
Huy khai, sau khi giết vợ chồng Bình-Hạnh cùng một con chó ném xác xuống giếng chôn giấu phi tang, Huy vào nhà lục tìm, chiếm đoạt 5 Giấy chứng nhận Quyền sử dụng đất mang tên Phạm Thị Mỹ Hạnh, sổ hộ khẩu và CMTND của chị Hạnh rồi khóa cửa lại bình thường.
Để hợp thức hóa 5 Giấy chứng nhận Quyền sử dụng đất vừa cướp được sang tên mình, đối tượng này được cho là đã làm giả giấy nhận tiền giữa y và chị Hạnh, kèm theo giấy chứng thực có sự sang nhượng quyền sử dụng đất giữa các bên của UBND thị trấn Lộc Thắng, huyện Bảo Lâm, tới cơ quan chức năng tiến hành các thủ tục sang nhượng.
Mặc dù hoàn toàn không có mặt bên sang nhượng nhưng không hiểu sao Kiều Quốc Huy lại thực hiện các thủ tục này trót lọt một cách khá dễ dàng, thuận tiện.
Theo thông tin mà chúng tôi có được, một thửa đất có diện tích 1.655m2 của vợ chồng nạn nhân đã được Kiều Quốc Huy chuyển sang tên y và được UBND huyện Bảo Lâm cấp Giấy chứng nhận Quyền sử dụng đất ngày 3/2/2015, tức 3 năm sau khi Kiều Quốc Huy ra tay sát hại đôi vợ chồng này.
Đại tá Phùng Tất Thành, Trưởng phòng Tham mưu Công an tỉnh Lâm Đồng cho biết, hiện cơ quan điều tra đang tiến hành làm rõ vì sao Kiều Quốc Huy lại dễ dàng chuyển Giấy chứng nhận Quyền sử dụng đất từ tên gia đình nạn nhân sang tên Kiều Quốc Huy.
Ngày 29/9, ông Nguyễn Trung Kiên, Chủ tịch UBND huyện Bảo Lâm cho biết, chưa thể cung cấp thông tin gì liên quan đến việc việc sang nhượng Quyền sử dụng đất từ vợ chồng nạn nhân qua tên đối tượng Kiều Quốc Huy do vụ án vẫn đang được điều tra.
Tuy nhiên trong quá trình điều tra, nếu có yêu cầu thông tin về vụ việc sang nhượng đất này từ Ban chuyên án thì chúng tôi sẽ làm hết trách nhiệm để làm rõ vấn đề này”, ông Kiên cho biết thêm./.
Theo Kim Ngân/CAND

Catalunya chuẩn bị ly khai, Thủ tướng Tây Ban Nha chấp nhận đối thoại

media Phe chủ trương Catalunya độc lập mừng thắng lợi sau kết quả bầu cử 27/09/2015.. REUTERS/Andrea Comas
Liên minh chính chủ trương độc lập ở Catalunya hôm nay 28/09/2015 cho biết đang chuẩn bị đưa ra tiến trình ly khai, sau chiến thắng của cuộc bầu cử khu vực hôm qua. Thủ tướng Tây Ban Nha Mariano Rajoy tuyên bố sẵn sàng đối thoại, nhưng « chỉ trong khuôn khổ luật pháp », « không phải nhằm kết thúc sự thống nhất của Tây Ban Nha ».
Raul Romeva, người đứng đầu danh sách ứng cử của liên minh « Junts pel Si » (Cùng nhau nói chấp thuận) khẳng định : « Thông điệp của cử tri đã rõ ràng, chúng tôi có được đa số để có thể khởi đầu tiến trình một cách hợp pháp ».
Tuyên bố này được đưa ra sau khi hai liên danh chủ trương độc lập giành được đa số tuyệt đối với 72/135 ghế ở Nghị viện vùng Catalunya, nhưng nếu tính trên số phiếu thì chỉ được 47,8%.
Ông Romeva cho biết sẵn sàng đối thoại, nhưng chỉ về phương thức đạt được độc lập. Ngược lại, Thủ tướng Tây Ban Nha Mariano Rajoy hôm nay tuyên bố sẵn lòng thương thảo với chính quyền mới sẽ được phe ly khai thành lập tại Catalunya, nhưng « chỉ trong khuôn khổ luật pháp ».
Chính phủ Madrid năm ngoái đã ngăn trở không cho tổ chức trưng cầu dân ý về việc Catalunya độc lập, cho rằng việc này vi phạm Hiến pháp Tây Ban Nha.
Trong cuộc họp báo hôm nay, Thủ tướng Mariano Rajoy cho biết : « Có rất nhiều điều có thể đối thoại. Nhưng khi nào còn là Thủ tướng chính phủ, tôi sẽ không bao giờ thảo luận về tính thống nhất của Tây Ban Nha, về chủ quyền quốc gia (…). Tôi sẵn sàng lắng nghe nhưng không sẵn sàng quên đi luật pháp ».
Vấn đề đang được đặt ra là liệu hai đảng chủ trương độc lập vừa thắng cử có thể hợp tác với nhau lâu dài hay không. Liên minh Junts pel Si của chủ tịch mãn nhiệm Catalunya, ông Artur Mas, thực chất là một liên minh giữa những người bảo thủ và cánh tả dân tộc chủ nghĩa. Trong khi đảng Ứng viên đoàn kết dân tộc (CUP) là cực tả, kêu gọi bất tuân dân sự, đã nhiều lần tuyên bố từ chối tham gia chính quyền nếu ông Artur Mas vẫn tiếp tục lãnh đạo.
Catalunya nằm ở đông bắc Tây Ban Nha là vùng đất đông dân thứ nhì của nước này, và là vùng giàu có nhất nước, chiếm 18,9% tổng sản phẩm nội địa toàn quốc. Tại đây có đến 586.000 doanh nghiệp hầu hết là vừa và nhỏ. Tập đoàn thời trang Mango đặt trụ sở chính tại Catalunya, và Volkswagen sở hữu một nhà máy sản xuất xe hơi nhãn hiệu Seat trong vùng. Thủ phủ Barcelona và các bãi biển Costa Brava thu hút đến 1/4 lượng du khách ngoại quốc đến Tây Ban Nha.
 
Xem tiếp...

Thứ Ba, 29 tháng 9, 2015

SÂU THẲM TÌNH QUÊ 3

(ĐC sưu tầm trên NET)

Kết quả hình ảnh cho hình ảnh quê nhà

Cho tôi về với quê hương

Quê mẹ lúc nào cũng in dấu trong tôi với biết bao kỷ niệm thân thương. Dù tôi đã bị cuốn đi với cuộc sống tấp nập, đô hội nơi thị thành, nhưng quê hương luôn thường trực trong trái tim tôi như một tiềm thức mãnh liệt.
    Tôi - một người con đã rời xa quê hương 13 năm tròn. Trong suốt 13 năm ấy, cuộc sống đã xô tôi đi với học tập, làm việc để mưu sinh. Mọi năm, tôi chỉ được một lần về thăm quê vào dịp Tết. Quê tôi là một thôn nhỏ yên bình, nghèo đói, nơi người dân quanh năm chỉ biết “bán mặt cho đất - bán lưng cho trời”, cuộc sống gói gọn trong lũy tre làng, tuy nghèo khổ mà vẫn ấm áp tình người. Tôi vẫn thân thương gọi là quê mẹ.
    Đó là mảnh đất mà tôi đã sinh ra và lớn lên với biết bao kỷ niệm buồn vui. Là nơi tôi đã mấy lần chết hụt vì tập bơi dưới con sông có bến đò mang tên Ông Bổng - người đàn ông ngày ngày chở đò đưa khách qua sông. Con sông thân thương ấy đã mang nguồn phù sa tươi tốt, bồi đắp cho quê tôi những mảnh ruộng màu mỡ. Và cũng chính nó đã lấy đi biết bao sinh mạng của người dân nghèo khổ trong công cuộc mưu sinh. Chú Quý - một người nông dân hiền lành chăm chỉ đã bị chết đuối khi đi đánh cá đêm, thằng An - con cô Thúy bị nước cuốn khi trốn đi tắm sông cùng các bạn… Nhưng chúng tôi ai cũng yêu con sông ấy, nhất là những buổi trưa hè rủ nhau ra sông tắm mát.
    Quê mẹ là nơi tôi và các bạn tụ tập dưới gốc dừa chơi “ô ăn quan”, chơi trò “đi chợ” hay thậm chí là rủ nhau về nhà hái trộm trái cây, rồi mang ra góp chung để ăn. Dưới gốc cây dừa ấy là cả nghìn kỷ niệm của tuổi thơ mà có lẽ đến bây giờ mỗi chúng tôi không ai có thể quên được. Cái Ninh - bạn thân nhất của tôi đã nói: "Nếu có chuyện gì, gốc dừa này sẽ là nơi chúng mình gặp để nói cho nhau biết nhé". Chẳng hiểu sao từ đó nó lại trở thành nơi tâm sự của chúng tôi mỗi khi đi chơi.
    Và cũng hiển nhiên mà nhà tôi, nơi có gốc dừa ấy đã trở thành trung tâm của cả xóm. Có chuyện gì, tôi cũng là người được biết trước, rồi ngồi đợi những đứa khác đến để tán gẫu. Gốc dừa ấy cũng là nơi chứng kiến cảnh chúng tôi ly tán. Cái Tư - đứa bạn thân trong xóm tôi là đứa giã từ tuổi thơ sớm nhất. Nó học kém, lớn nhanh nên sớm có bạn trai và bỏ cuộc chơi khi mới 16 tuổi. Trước khi nó thông báo đám cưới, chúng tôi đã biết vì ngày nào chúng tôi chẳng đi rình tụi nó nói chuyện. Chuyện tình cảm của nó cũng là đề tài bàn luận của chúng tôi hai tháng gần đây. Nhưng tôi không ngờ, nó lại lấy chồng sớm thế. Nghe nó nói mà mấy đứa tôi ai cũng buồn, nhất là tôi và cái Ninh. Ba đứa là bạn thân của nhau từ nhỏ. Sau khi cái Tư lấy chồng, lũ bạn tôi cũng từ từ tan rã, đứa nghỉ học đi làm, đứa lên cấp 3, đứa cưới... Hiếm hoi lắm, tôi mới gặp được mấy đứa đi học còn sót lại để cùng nhau ngồi tâm sự.
    Mấy năm cấp ba là quãng thời gian mà tôi bắt đầu phải rời xa quê hương. Tôi là người duy nhất ở trong thôn đỗ được một trường có tiếng ở thị xã. Sáng 6 giờ tôi phải đạp xe 6 km tới trường, trưa 12 giờ về tới nhà, 13 giờ chiều lại lóc cóc đạp xe đi. Quê hương lúc ấy trong tôi là những trưa hè nóng rát, hay những sớm đông lạnh căm mà vẫn nhầy nhụa mồ hôi vì đạp xe thần tốc đến trường. Chỉ có những chiều thứ bảy rảnh rỗi, tôi mới được một mình lên sân thượng, chìm đắm trong làn gió mát rượi dưới bóng râm của tán dừa ngắm nhìn những đồng lạc xanh mơn mởn, hay cánh đồng lúa mượt mà, dài tít tắp. Chỉ có thế là bao nhiêu căng thẳng, áp lực học hành của tôi biến mất.
    Ngày tôi xa quê đi đại học, bạn bè tôi chỉ còn vài đứa đến chơi. Đó cũng là lần cuối cùng chúng tôi ngồi dưới gốc dừa tâm sự. Sau bốn năm trở về, tôi chẳng còn gặp ai, đứa lập nghiệp phương xa, đứa theo chồng… Tôi cũng không tránh khỏi vòng cuốn của cuộc sống, cũng đến ngày tôi theo chồng, rời xa quê mẹ. Từ đó, tôi ít khi có dịp trở về thăm quê vì tôi và chồng phải vào Sài Gòn lập nghiệp.
    Thế nhưng, quê mẹ lúc nào cũng in dấu trong tôi với biết bao kỷ niệm thân thương. Mặc dù tôi đã bị cuốn đi với cuộc sống tấp nập, đô hội nơi thị thành. Nhưng quê hương luôn thường trực trong trái tim tôi như một tiềm thức mãnh liệt. Mỗi khi gặp khó khăn, căng thẳng muốn từ giã, buông xuôi, tiềm thức ấy lại bừng tỉnh trong tôi. Nó nói với tôi rằng: “Hãy mạnh mẽ lên, dũng cảm lên, con. Ở quê còn biết bao người gặp khó khăn, vất vả, biết bao nhà tan, cửa nát vì thiên tai, dịch họa. Mà họ vẫn cười, vẫn dũng cảm đương đầu. Vậy tại sao con không thể?”. Ôi quê hương. Cho con xin được cám ơn người. Người đã giữ lại tuổi thơ, giữ lại niềm tin của cuộc đời con, để con có sức mạnh bước tiếp. Vì trong con luôn có những hình ảnh của quê mẹ - nơi con được sinh ra, lớn lên và hạnh phúc bên những người thân yêu của mình.
    Đỗ Thị Phương Mai

    Kết quả hình ảnh cho hình ảnh quê nhà 

    Quê hương

    Quê hương ơi, có phải là mẹ. 
    Tiễn con đi mỗi sớm ban mai. 
    Quê hương ơi, có phải là cha. 
    Nâng con dậy sau mỗi lần vấp ngã.
      Có nỗi nhớ nào giống nỗi nhớ quê
      Để mỗi khi xa ta một mình ngồi khóc
      Quê là mẹ yêu hiền dịu
      Ngóng con về với nỗi nhớ mênh mang
      Quê hương ơi, có phải là cha
      Nâng con dậy sau mỗi lần vấp ngã
      Khi con sống cùng người, con đâu hiểu
      Người luôn bên con trước sóng gió cuộc đời
      Vậy mà...
      Con giận hờn, oán trách đời tệ bạc
      Sinh con ra với đất mẹ khô cằn
      Con trách trời cho con đầu thai vào phận nhà nghèo khó
      Để ngày ngày sống với nỗi lo toan
      Con đâu biết giọt mồ hôi ba mẹ
      Đã nuôi con khôn lớn trưởng thành
      Con đâu biết những trưa hè nóng nực
      Gió từ tay người thổi mát giấc mơ con
      Con đâu biết yêu thương và trân trọng
      Quý củ khoai, hạt thóc mẹ trồng
      Con đâu biết cánh đồng tháng sáu
      Lưng mẹ còng hứng cái nắng chói chang
      Con đâu biết khi mình ốm sốt
      Mẹ và cha thức trắng suốt đêm
      Con đâu biết con đường đến lớp
      Có bóng mẹ hiền che mỗi bước đi
      Và khi lớn...
      Bước vào dòng đời con mới hiểu
      Không nơi nào bằng đất mẹ thân yêu
      Mẹ cho con cơm ăn áo mặc
      Mẹ cho đi mà không cần nhận lại
      Suốt một đời nhận gánh những phiền lo
      Con bật khóc mỗi khi lầm lỗi
      Người lại đón con về, rộng lượng và bao dung
      Quê hương ơi, có phải là mẹ
      Tiễn con đi mỗi sớm ban mai
      Quê hương ơi, có phải là cha
      Nâng con dậy sau mỗi lần vấp ngã
      Chu Thị Mai
      Kết quả hình ảnh cho hình ảnh quê nhà
      Xem tiếp...