Chủ Nhật, 2 tháng 11, 2014

HÀ ĐỒ VÀ LẠC THƯ 2

TÔI  CŨNG TIN HÀ ĐỒ VÀ LẠC THƯ LÀ CỦA LẠC VIỆT!

-----------------------------------------

(ĐC sưu tầm trên NET)


Lời nói đầu.



Chuyện về lịch sử đâu đến lượt anh chàng làm về tự nhiên như chúng tôi thực hiện. Nhưng những chuyện tình cờ đã đưa chúng tôi vào cuộc. Giữa năm 2004, chúng tôi-những nhà khoa học trẻ có dự định làm một cuốn sách về Vật Lý. Tôi được phân công viết về các triết thuyết về vũ trụ. Các triết thuyết khác nói chung khá đơn giản vì chúng tôi đã làm quen qua. Nhưng Kinh Dịch lại hoàn toàn mù tịt. Thời công nghệ thông tin, đành gõ “Kinh Dịch” vào trang search của Google để tìm tài liệu. Cuộc tìm kiếm này đã dần đưa chúng tôi đến một diễn đàn tranh luận giữa một người có nickname là Thiên Sứ (Nguyễn Vũ Tuấn Anh) [1] và các người khác về đổi vị trí Tốn Khôn [2] của Hậu Thiên Bát Quái [3] trong website www.tuvilyso.com . Và chính cuộc bút chiến này làm cho chúng tôi đặt ra câu hỏi: “Liệu Hà Đồ [4] có hợp với Tiên Thiên Bát Quái? [5]”. Câu trả lời là chúng hoàn toàn không hợp với nhau. Vậy phải chăng Hà Đồ sai, hay Tiên Thiên sai?. Hay Hà Đồ được vẽ ra không dùng để ký hiệu Tiên Thiên?!

Rồi càng nghiên cứu, càng lý thú. Đầu tiên, tôi thử đặt một giả thiết: “Ông Thiên Sứ đúng”. Và lý luận tiếp: “Nếu Thiên Sứ đúng thì truy nguyên lại, người Trung Quốc hoàn toàn không nắm bắt được những tư tưởng Hà Đồ, Lạc Thư. [6]”. Hà đồ thì khó, chứ Lạc Thư chả có gì đáng nói về toán học. Nó cũng chỉ là magic matrix đơn giản nhất thôi. Và trí tuệ người cổ đại hoàn toàn đạt được. Với bất cứ dân tộc nào!
Mốc đột phá đầu tiên nhất là khi chúng tôi thử nghiên cứu đối xứng của cái gọi là “Hậu Thiên Bát Quái Văn Vương”. Nó thật thảm hại, luộm thuộm và phi logic đến mức buồn cười. Rồi dần dần ý tưởng về trống đồng của anh Nguyễn Thiếu Dũng [7] đã thôi thúc tôi. Ừ nhỉ? Tại sao không? Thế ông cha ta để lại thông điệp gì trên trống đồng. Thử dùng một thứ logic tự nhiên, đơn giản nhất để hiểu các cụ xem sao. Khoan nghĩ đến góc độ mỹ thuật để mà trầm trồ: “Ôi đẹp quá! Văn hiến Lạc Việt rực rỡ đấy chứ.”. Liệu có chăng một thứ triết lý nào đó trên trống đồng? Thay vì trầm trồ, thán phục vẻ đẹp của chúng (trống đồng), ta hãy lắng mình tìm những chi tiết nhỏ nhạnh nhất để thử tìm lại cái gì mà ông cha ta gởi gắm vào đó. Mặc dù, cái đẹp cũng là cái rất to tát rồi.
Nào ngồi xuống đây, tôi kể anh nghe. Việt Nam ta có bí quyết trống đồng. Qua bao nhiêu trầm luân, Hán thuộc, Tây thuộc đủ cả; nhất là thời kỳ Bắc thuộc tổ tiên ta chịu mất đi ngữ văn của mình, chịu mất đi một phần ngôn ngữ cổ truyền của mình, chịu mất đi bao tài năng xuất chúng cho kẻ xâm lược. Thế mà bí quyết trống đồng, phương bắc không thể nào chiếm đoạt được. Cái gì thiêng liêng đến mức vậy?. Cái gì mà tổ tiên tôi với anh dù có bị tù đày, tra tấn, nhục hình vẫn không khai? Nó phải là cái gì cao quý chứ. Ít ra đối với dân tộc chúng ta.
Chúng tôi bắt đầu tìm lại “nền văn hiến mồ côi...” như ông Kim Định [8] đã viết. Càng thôi thúc chúng tôi hơn khi đọc được bài phỏng vấn của bà Patricia Pelley  trên BBC:
BBC:Về vấn đề bản sắc dân tộc, chẳng phải đó đã luôn là quan tâm của mọi thế hệ sử gia hay sao?
Đúng vậy, nhưng trong các xã hội hậu thuộc địa, không chỉ riêng ở Việt Nam, vấn đề bản sắc mang một tầm quan trọng đặc biệt. Nhất là khi các sách thời thuộc địa của Pháp tỏ ra tiêu cực về Việt Nam. Chẳng hạn, khi các nhà khảo cổ Pháp khai quật vùng Đông Sơn và thấy sự rực rỡ của trống đồng, họ liền cho rằng đây không thể nào là thành quả của người Việt.
Người Pháp rõ ràng nghĩ họ đã chiếm được nước ta thì nước ta làm gì có nền văn hiến đáng kể!!! Hẳn nhiên, người Pháp với chủ quan của họ có quyền phán xét như vậy. Nhưng chúng ta có quyền nghĩ vậy không là điều đáng nói. Liệu chúng ta có thể nói văn hiến chúng ta không đáng kể trong khi dù bị đô hộ 1000 năm, dân tộc ta vẫn trường tồn không?...
Khá khen cho các học giả người Pháp chăm chú và một cách thành kính nghiên cứu văn hiến Maya, văn hiến Aztec. Nền văn hiến của một dân tộc đã biến mất trên thế gian này; đâu còn gì để so đo, ganh tỵ mà mình không khen cơ chứ. Còn văn hiến của một dân tộc mất nước, một dân tộc bị mình đô hộ thì có chi đáng kể. Nếu có gì đó rực rỡ hay vĩ đại quá ngược với thành kiến của ta, ta cứ phán là không phải thành quả của họ.
Người dân tộc khác cũng hoàn toàn logic khi nói: “Dân tộc Việt của các anh xướng ca vô loài, đàn bà đàn ông nhảy nhót với nhau, không ra thể thống gì. Làm gì có thể đặt vấn đề triết thuyết ra đây? Các anh làm ra trống đồng thật đấy. Nhưng há có một dân tộc nào không có một nghệ nhân khéo léo nào đó?! Người nghệ nhân của các anh chỉ vẽ thô sơ lại một vũ hội nào đấy mà thôi.”. Có thể như thế vậy chăng? Chuyện cơ ngẫu thì trong triết học từ Á sang Âu đều có viết. Nhưng người nghệ nhân làm ra một sản phẩm trí tuệ liệu có ngẫu nhiên phát họa những hình ảnh đập vào mắt mình không?...
Và tôi đã tìm ra những ngẫu nhiên đáng ngờ...

Chú thích:

[1] :  Nguyễn Vũ Tuấn Anh - nhà nghiên cứu văn hoá, chuyên về nền văn hiến Lạc Việt. Ông còn là nhà Dịch học. Một trong những người kiên quyết khẳng định, Kinh Dịch là do người Việt cổ làm nên. Vào đây để đọc sách của tác giả Nguyễn Vũ Tuấn Anh: www.tuvilyso.com
[2] :  Hai quái trong Bát quái. Có tám quái cả thảy vì chúng được xây dựng nên từ hai vạch Âm Dương và có ba lớp như thế, nên số quái sẽ bằng 23 = 8. Với Càn-3 lớp Dương cả, Khôn-3 lớp Âm cả, Đoài-2 Dương dưới và 1 Âm trên, Cấn-2 Âm dưới và 1 Dương trên, Chấn-1 Dương dưới hai Âm trên, Tốn-1 Âm dưới hai Dương trên, Ly-2 Dương trên dưới và vạch Âm giữa, Khảm-2 Âm trên dưới và vạch Dương giữa.
[3] : Hậu Thiên Bát Quái tương truyền do ông Chu Văn Vương dựng nên khi bị Trụ Vương giam cầm ở Dữu Lý. Các quái trong Hậu Thiên Văn Vương được phân bố như sau: Khảm-Bắc, Càn-Tây Bắc, Đoài- Tây, Khôn-Tây Nam, Ly-Nam, Tốn-Đông Nam, Chấn-Đông, Cấn-Đông Bắc.
[4] : Hà Đồ: tương truyền do vua Phục Hy nhìn thấy nó mà vẽ nên hai vạch Âm Dương. Đồng thời dựng nên Tiên Thiên Bát Quái. Hà đồ là một đồ số có các cặp số (được vẽ số nhỏ trong, số to ngoài) sau: 1-6, 2-7, 3-8, 4-9. Với 1-6 đối với 2-7, 3-8 đối với 4-9.
[5]: Tiên Thiên Bát Quái. Các quái trong Tiên Thiên phân bố như sau: Khôn-Bắc, Cấn-Tây Bắc, Khảm- Tây, Tốn-Tây Nam, Càn-Nam, Đoài-Đông Nam, Ly-Đông, Chấn-Đông Bắc. Thật ra phương vị không quan trọng. Chúng tôi chép như thế để bạn đọc biết vị trí tương xứng của các quái mà thôi.
[6] : Lạc Thư. Ma phương 3x3, tổng các số hàng ngang hàng dọc và chéo đều bằng 15. Các số từ 1-9 được xếp như sau (ở đây để tiện theo dõi vấn đề liên quan đến Dịch học, chúng tôi cũng phân các ô của Lạc Thư theo tám hướng: 5 ở giữa, 1-Bắc, 6-Tây Bắc, 7- Tây, 2-Tây Nam, 9-Nam, 4-Đông Nam, 3-Đông, 8-Đông Bắc.
[7] : Nguyễn Thiếu Dũng. Người viết một loạt bài chứng minh Kinh Dịch là di sản của người Việt. Link tham khảo: http://web.thanhnien.com.vn/Khoahoc/2005/4/4/80330.tno  và http://web.thanhnien.com.vn/Khoahoc/2005/10/26/126878.tno
[8] : Kim Định. Linh mục triết gia người Việt. Người viết nhiều về triết lý Việt cổ. Người viết cuốn “Gốc rễ triết Việt”.
 

 
KINH DỊCH, SẢN PHẨM SÁNG TẠO CỦA NỀN VĂN HIẾN ÂU LẠC
Trần Quang Bình
Chương 1. Đối xứng của bát quái. I. Đối xứng thông qua biến đổi nào đó.
_________________________________________________________________________________
Chương 1.
 
Đối xứng của Bát Quái.

Trước tiên, chúng tôi xin giới thiệu quý vị phương pháp nghiên cứu đối xứng của bát quái. Thật ra các phương pháp không có gì phức tạp cả. Người viết chỉ cố tập hợp chúng lại theo một trật tự logic nhất định mà thôi. Có bốn khía cạnh của đối xứng:
  1. Đối xứng của Bát quái thông qua một cách biến đổi nào đó.
  2. Đối xứng Bát Quái thông qua biến dịch từ Tiên Thiên.
  3. Đối xứng Bát Quái của các vòng Âm Dương.
  4. Đối xứng Bát Quái của các quái thuộc nghi Trời và nghi Đất dành cho Hậu Thiên.

I. Đối xứng của Bát quái thông qua một cách biến đổi nào đó.
Các quẻ trong Bát Quái là Càn, Đoài, Ly, Chấn, Tốn, Khảm, Cấn và Khôn. Trật tự này viết theo Toán học có thể đổi thành như sau (vạch liền viết 1, vạch tách viết 0. Vạch dưới viết trước, vạch trên viết sau):


a
b
c
Giá trị
Thứ tự theo Tiên Thiên (Chu Dịch)
Càn
1
1
1
7
1
Đoài
1
1
0
6
2
Ly
1
0
1
5
3
Chấn
1
0
0
4
4
Tốn
0
1
1
3
5
Khảm
0
1
0
2
6
Cấn
0
0
1
1
7
Khôn
0
0
0
0
8

Ta đăt cách biến đổi  trên các quái là fn,m. Và vì tính bình đẳng của các quái (xác suất xuất hiện các quái bằng nhau và các tác động lên các quái trong một thời điểm phải giống nhau) nên trong một lần biến đổi có một và chỉ một cách tác động hay biến đổi lên tất cả các quái. Chung quy, kết quả của các hàm f sẽ nằm trong các nhóm sau đây:

1.     Các f1,x: Không thay đổi vị trí a,b,c. Chỉ phủ định chúng.
  1. f1,1: ( a , b , c )---f----( a , b , c): Kết quả thành chính biến số. Không có ý nghĩa xét đối xứng.
  2. f1,2: ( a , b , c )---f----( a , b , c ): Phủ định biến a. Vì giá trị của các a, b, c chỉ có hai số 1 và 0 nên chúng tôi dùng dấu gạch dưới chỉ phủ định của biến nào đó. Nếu biến đó có giá trị 1 thì phủ định của nó có giá trị 0. Và ngược lại.
Quái 
a
b
c
Kết quả qua hàm f1,2
Quái biến
Tính chất
Càn
1
1
1
0
1
1
Tốn
   4(2)               Càn-Tốn, Đoài-Khảm, Ly-Cấn, Chấn-Khôn
Đoài
1
1
0
0
1
0
Khảm
Ly
1
0
1
0
0
1
Cấn
Chấn
1
0
0
0
0
0
Khôn
Tốn
0
1
1
1
1
1
Càn
Khảm
0
1
0
1
1
0
Đoài
Cấn
0
0
1
1
0
1
Ly
Khôn
0
0
0
1
0
0
Chấn
Ở đây ký hiệu 4(2) chỉ có 4 cặp bát quái đổi cho nhau.
  1. f1,3: ( a , b , c )---f----( a , b , c ): Phủ định biến b. Ở đây chúng tôi sẽ không đưa bảng ra nữa mà chỉ ra yếu tố quan trọng nhất là tính chất. Tính chất: 4(2): Càn-Ly, Đoài-Chấn, Tốn-Cấn, Khảm-Khôn.
  2. f1,4: ( a , b , c )---f----( a , b , c ): Phủ định biến c. Tính chất: 4(2): Càn-Đoài, Ly-Chấn, Tốn-Khảm, Cấn-Khôn.
  3. f1,5: ( a , b , c )---f----( a , b , c ): Phủ định biến a, b. Tính chất: 4(2): Càn-Cấn, Đoài-Khôn, Ly-Tốn, Chấn-Khảm.
  4. f1,6: ( a , b , c )---f----( a , b , c ): Phủ định biến a, c. Tính chất: 4(2): Càn-Khảm, Đoài-Tốn, Ly-Khôn, Chấn-Cấn.
  5. f1,7: ( a , b , c )---f----( a , b , c ): Phủ định biến b, c. Tính chất: 4(2): Càn-Chấn, Đoài-Ly, Tốn-Khôn, Khảm-Cấn.
  6. f1,8: ( a , b , c )---f----( a , b , c ): Phủ định cả ba biến a, b, c. Tính chất: 4(2): Càn-Khôn, Đoài-Cấn, Ly-Khảm, Chấn-Tốn.
2. Các f2,x. Đổi chỗ a, b rồi phủ định các biến.
a.   f2,1: ( a , b , c )---f----( b , a , c): Tính chất: 4(1)2(2): Càn, Đoài, Cấn, Khôn; Ly-Tốn, Chấn-Khảm. Ở đây, tính chất 4(1)2(2) chỉ có 4 quái không đổi và 2 cặp quái biến cho nhau qua hàm f.
b.   f2,2: ( a , b , c )---f----( b , a , c): Phủ định biến thứ nhất sau khi đổi chỗ. Tính chất: 2(4): Càn-Tốn-Cấn-Ly-Càn; Đoài-Khảm-Khôn-Chấn-Đoài. Ở đây, tính chất 2(4) chỉ hai nhóm, mỗi nhóm bốn quái đổi chỗ cho nhau.
c.   f2,3: ( a , b , c )---f----( b , a , c): Phủ định biến thứ hai sau khi đổi chỗ. Tính chất: 2(4): Càn-Ly-Cấn-Tốn-Càn; Đoài-Chấn-Khôn-Khảm-Đoài.
d.   f2,4: ( a , b , c )---f----( b , a , c): Phủ định biến thứ hai sau khi đổi chỗ. Tính chất: 4(2): Càn-Đoài, Ly-Khảm, Chấn-Tốn, Cấn-Khôn.
e.   f2,5: ( a , b , c )---f----( b , a , c): Phủ định biến thứ nhất, thứ hai sau khi đổi chỗ. Tính chất: 4(1)2(2): Ly, Chấn, Tốn, Khảm; Càn-Cấn, Đoài-Khôn.
f.    f2,6: ( a , b , c )---f----( b , a , c): Phủ định biến thứ nhất, thứ ba sau khi đổi chỗ. Tính chất: 2(4): Càn-Khảm-Cấn-Chấn-Càn; Đoài-Tốn-Khôn-Ly-Đoài.
g.   f2,7: ( a , b , c )---f----( b , a , c): Phủ định biến thứ hai, thứ ba sau khi đổi chỗ. Tính chất: 2(4): Càn-Chấn-Cấn-Khảm-Càn; Đoài-Ly-Khôn-Tốn-Đoài.
h.   f2,8: ( a , b , c )---f----( b , a , c): Phủ định biến thứ nhất, thứ hai, thứ ba sau khi đổi chỗ. Tính chất: 4(2): Càn-Khôn, Đoài-Cấn, Ly-Chấn, Tốn-Khảm.

3. Các f3,x. Đổi chỗ a, c rồi phủ định các biến.
a.   f3,1: ( a , b , c )---f----( c , b , a ): Tính chất: 4(1)2(2): Càn, Ly, Khảm, Khôn; Đoài-Tốn, Chấn-Cấn.
b.   f3,2: ( a , b , c )---f----( c , b , a ): Phủ định biến thứ nhất sau khi đổi chỗ. Tính chất: 2(4): Càn-Tốn-Khảm-Đoài-Càn, Ly-Cấn-Khôn-Chấn-Ly.
c.   f3,3: ( a , b , c )---f----( c , b , a ): Phủ định biến thứ hai sau khi đổi chỗ. Tính chất: 4(2): Càn-Ly, Đoài-Cấn, Chấn-Tốn, Khảm-Khôn.
d.   f3,4: ( a , b , c )---f----( c , b , a ): Phủ định biến thứ ba sau khi đổi chỗ. Tính chất: 2(4): Càn-Đoài-Khảm-Tốn-Càn, Ly-Chấn-Khôn-Cấn-Ly.
e.   f3,5: ( a , b , c )---f----( c , b , a ): Phủ định biến thứ nhất, thứ hai sau khi đổi chỗ. Tính chất: 2(4): Càn-Cấn-Khảm-Chấn-Càn, Đoài-Ly-Tốn-Khôn-Đoài.
f.    f3,6: ( a , b , c )---f----( c , b , a ): Phủ định biến thứ nhất, thứ ba sau khi đổi chỗ. Tính chất: 4(1)2(2): Đoài, Chấn, Tốn, Cấn; Càn-Khảm, Ly-Khôn.
g.   f3,7: ( a , b , c )---f----( c , b , a ): Phủ định biến thứ hai, thứ ba sau khi đổi chỗ. Tính chất: 2(4): Càn-Chấn-Khảm-Cấn-Càn, Đoài-Khôn-Tốn-Ly-Đoài.
h.   f3,8: ( a , b , c )---f----( c , b , a ): Phủ định biến thứ nhất, thứ hai, thứ ba sau khi đổi chỗ. Tính chất: 4(2): Càn-Khôn,Đoài-Chấn,Ly-Khảm, Tốn-Cấn.

4. Các f4,x. Đổi chỗ b, c rồi phủ định các biến.
a.   f4,1: ( a , b , c )---f----( a , c , b ): Tính chất: 4(1)2(2): Càn, Chấn, Tốn, Khôn; Đoài-Ly, Khảm-Cấn.
b.   f4,2: ( a , b , c )---f----( a , c , b ): Phủ định biến thứ nhất sau khi đổi chỗ. Tính chất: 4(2): Càn-Tốn, Đoài-Cấn, Ly-Khảm, Chấn-Khôn.
c.   f4,3: ( a , b , c )---f----( a , c , b ): Phủ định biến thứ hai sau khi đổi chỗ. Tính chất: 2(4): Càn-Ly-Chấn-Đoài-Càn, Tốn-Cấn-Khôn-Khảm-Tốn.
d.   f4,4: ( a , b , c )---f----( a , c , b ): Phủ định biến thứ ba sau khi đổi chỗ. Tính chất: 2(4): Càn-Đoài-Chấn-Ly-Càn, Tốn-Khảm-Khôn-Cấn-Tốn.
e.   f4,5: ( a , b , c )---f----( a , c , b ): Phủ định biến thứ nhất, thứ hai sau khi đổi chỗ. Tính chất: 2(4): Càn-Cấn-Chấn-Khảm-Càn, Đoài-Tốn-Ly-Khôn-Đoài.
f.    f4,6: ( a , b , c )---f----( a , c , b ): Phủ định biến thứ nhất, thứ ba sau khi đổi chỗ. Tính chất: 2(4): Càn-Khảm-Chấn-Cấn-Càn, Đoài-Khôn-Ly-Tốn-Đoài.
g.   f4,7: ( a , b , c )---f----( a , c , b ): Phủ định biến thứ hai, thứ ba sau khi đổi chỗ. Tính chất: 4(1)2(2): Đoài, Ly, Khảm, Cấn; Càn-Chấn, Tốn-Khôn.
h.   f4,8: ( a , b , c )---f----( a , c , b ): Phủ định biến thứ nhất, thứ hai, thứ ba sau khi đổi chỗ. Tính chất: 4(2): Càn-Khôn, Đoài-Khảm, Ly-Cấn, Chấn-Tốn.

5. Các f5,x. Đổi chỗ (a, b, c) thành (b, c, a) rồi phủ định các biến.
a.   f5,1: ( a , b , c )---f----( b , c , a ): Tính chất: 2(1)2(3): Càn, Khôn; Đoài-Ly-Tốn-Đoài, Chấn-Cấn-Khảm-Chấn. Ở đây, tính chất 2(1)2(3) chỉ có hai quái không đổi và có hai bộ tam quái đổi cho nhau.
b.   f5,2: ( a , b , c )---f----( b , c , a ): Phủ định biến thứ nhất sau khi đổi chỗ. Tính chất: 1(2)1(6): Đoài-Cấn; Càn-Tốn-Khảm-Khôn-Chấn-Ly-Càn. Ở đây, tính chất 1(2)1(6) chỉ có cặp quái đổi chỗ cho nhau và có một bộ lục quái đổi cho nhau.
c.   f5,3: ( a , b , c )---f----( b , c , a ): Phủ định biến thứ hai sau khi đổi chỗ. Tính chất: 1(2)1(6): Chấn-Tốn; Càn-Ly-Cấn-Khôn-Khảm-Đoài-Càn.
d.   f5,4: ( a , b , c )---f----( b , c , a ): Phủ định biến thứ ba sau khi đổi chỗ. Tính chất: 1(2)1(6): Ly-Khảm; Càn-Đoài-Chấn-Khôn-Cấn-Tốn-Càn.
e.   f5,5: ( a , b , c )---f----( b , c , a ): Phủ định biến thứ nhất, thứ hai sau khi đổi chỗ. Tính chất: 2(1)2(3): Ly, Khảm; Càn-Cấn-Chấn-Càn, Đoài-Tốn-Khôn-Đoài.
f.    f5,6: ( a , b , c )---f----( b , c , a ): Phủ định biến thứ nhất, thứ ba sau khi đổi chỗ. Tính chất: 2(1)2(3): Chấn,Tốn; Càn-Khảm-Cấn-Càn, Đoài-Khôn-Ly-Đoài.
g.   f5,7: ( a , b , c )---f----( b , c , a ): Phủ định biến thứ hai, thứ ba sau khi đổi chỗ. Tính chất: 2(1)2(3): Đoài,Cấn; Càn-Chấn-Khảm-Càn, Ly-Khôn-Tốn-Ly.
h.   f5,8: ( a , b , c )---f----( b , c , a ): Phủ định biến thứ nhất, thứ hai, thứ ba sau khi đổi chỗ. Tính chất: 1(2)1(6): Càn-Khôn; Đoài-Khảm-Tốn-Cấn-Ly-Chấn-Đoài.

6. Các f6,x. Đổi chỗ (a, b, c) thành (c, a, b) rồi phủ định các biến.
a.   f6,1: ( a , b , c )---f----( c , a , b ): Tính chất: 2(1)2(3): Càn, Khôn; Đoài-Tốn-Ly-Đoài, Chấn-Khảm-Cấn-Chấn.
b.   f6,2: ( a , b , c )---f----( c , a , b ): Phủ định biến thứ nhất sau khi đổi chỗ. Tính chất: 1(2)1(6): Ly-Khảm; Càn-Tốn-Cấn-Khôn-Chấn-Đoài-Càn.
c.   f6,3: ( a , b , c )---f----( c , a , b ): Phủ định biến thứ hai sau khi đổi chỗ. Tính chất: 1(2)1(6): Đoài-Cấn; Càn-Ly-Chấn-Khôn-Khảm-Tốn-Càn.
d.   f6,4: ( a , b , c )---f----( c , a , b ): Phủ định biến thứ ba sau khi đổi chỗ. Tính chất: 1(2)1(6): Chấn-Tốn; Càn-Đoài-Khảm-Khôn-Cấn-Ly-Càn.
e.   f6,5: ( a , b , c )---f----( c , a , b ): Phủ định biến thứ nhất, thứ hai sau khi đổi chỗ. Tính chất: 2(1)2(3): Chấn, Tốn; Càn-Cấn-Khảm-Càn, Đoài-Ly-Khôn-Đoài.
f.    f6,6: ( a , b , c )---f----( c , a , b ): Phủ định biến thứ nhất, thứ ba sau khi đổi chỗ. Tính chất: 2(1)2(3): Đoài, Cấn; Càn-Khảm-Chấn-Càn, Ly-Tốn-Khôn-Ly.
g.   f6,7: ( a , b , c )---f----( c , a , b ): Phủ định biến thứ hai, thứ ba sau khi đổi chỗ. Tính chất: 2(1)2(3): Ly, Khảm;Càn-Chấn-Cấn-Càn, Đoài-Khôn-Tốn-Đoài.
h.   f6,8: ( a , b , c )---f----( c , a , b ): Phủ định biến thứ nhất, thứ hai, thứ ba sau khi đổi chỗ. Tính chất: 1(2)1(6): Càn-Khôn; Đoài-Chấn-Ly-Cấn-Tốn-Khảm-Đoài.

Để nguyên cứu đối xứng qua f , ta cứ lấy bất kỳ bát quái nào ra và vẽ theo quy luật hoán đổi theo từng f. Sau đó, xét tính đối xứng của hình nhận được.
Từ trên ta có thể nhận thấy có các tổ hợp đối xứng qua f như sau:
(1): Không đổi qua f. Các quái này ta tô màu đen.
(2): Hai quái đổi qua lại. Các quái này ta tô màu xanh. Đồng thời nối chúng lại với nhau bằng một đường thẳng màu xanh.
(3): Ba quái hoán chuyển với nhau. Các quái này ta tô màu vàng. Và cũng nối chúng lại với nhau bằng các đường thẳng màu vàng theo thứ tự hoán đổi.
(4): Bốn quái hoán chuyển với nhau. Các quái này ta tô màu đỏ. Và cũng nối chúng lại với nhau bằng các đường thẳng màu đỏ theo thứ tự hoán đổi.
(6): Sáu quái hoán chuyển cho nhau. Các quái này ta tô màu xanh lá cây. Và cũng nối chúng lại với nhau bằng các đường thẳng màu xanh lá cây theo thứ tự hoán đổi.
Và các tính chất đối xứng nằm trong các nhóm sau:
  1. 4(1)2(2)
  2. 2(1)2(3)
  3. 4(2)
  4. 1(2)1(6)
  5. 2(4)
Khi nghiên cứu đối xứng vì có rất nhiều kiểu, loại, dạng khác nhau nên ta đặt các đơn vị đối xứng như sau:
T1: Khi có sự đối xứng tâm và các quái biến đổi qua lại đúng chính xác qua hàm f nào đó. Ví dụ qua f1,2 thì Càn Tốn có đối xứng T1 khi chúng mằm đối diện nhau qua tâm. Tất cả phải có 4 cặp quái như thế mới cho ra đơn vị đối xứng T1. Như vậy chỉ có 13 phép biến đổi f nhóm 4(2) mới có khả năng cho ra đơn vị đối xứng T1.
T2: Khi có đối xứng qua tâm nhưng đối xứng của hình vẽ có thêm yếu tố màu của các quái cùng các đường nối chúng.
T1(4): Khi có đối xứng tâm của hai vòng 4 quái với điều kiện các quái đối nhau qua tâm phải cùng một vòng. Các hình vẽ nối chúng với nhau cũng đối xứng qua tâm.
T2(4): Đối xứng qua tâm của hình vẽ hai vòng 4 quái.
T1(6): Nằm trong nhóm 1(2)1(6). Các quái cùng màu khi lấy đối xứng cũng nhận được quái khác cùng màu như thế. Đồng thời các hình vẽ nối của chúng cũng đối xứng qua tâm.
T2(6):
TR1: Trục đối xứng mà các quái biến đổi qua hàm f chính là những ảnh qua lại của trục này.
TR2: Trục đối đứng mà các hình vẽ có thể nhận được nhau qua đối xứng.
TR1(4): Các quái của mỗi vòng đối xứng nhau qua trục này.
TR2(4): Có đối xứng giữa hai vòng 4 quái.
TR1(6): Các quái của mỗi màu đối xứng nhau qua trục này.
TR2(6): Các quái của vòng 6 đối xứng nhau qua trục này. Nhưng hai quái còn lại thì không đổi qua lại nhau mà đổi thành chính mình khi lấy đối xứng qua trục.
Mức độ đối xứng cao, quý vị có thể nhận thấy là từ T1-TR1-T1(4)-T(1)6- đến các đơn vị đối xứng khác.
Xem tiếp...

HÀ ĐỒ VÀ LẠC THƯ 1

(ĐC sưu tầm trên NET)


Lạc Thư

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia

Cửu Cung Bát Quái Hà Đồ Lạc Thư
Hado lacthu.jpg
Bát Quái, Lạc Thư, và Hà Đồ là ba họa đồ được truyền lại từ thời xa xưa, có nguồn gốc từ các bộ tộc phía nam sông Dương Tử cổ đại. Mỗi họa đồ được truyền tụng, phát triển, và sử dụng với nhiều mục đích khác nhau. Bát quái gồm có: Bát quái tiên thiênBát quái hậu thiên. Hà Đồ và Lạc Thư thường được nhắc chung mặc dù lạc thư được sử dụng nhiều hơn do tính cách dễ hiểu.

Hà đồ Lạc thư

Theo truyền thuyết xưa của Trung Quốc, trên sông Hoàng Hà đã từng xuất hiện con long mã trên mình có đồ (Đường vẽ ngoằn nghoèo) gọi là Hà đồ và trên sông Lạc Thủy xuất hiện con thần quy, trên lưng có thư gọi là Lạc thư. Do đó mà người ta đặt ra bát quái và cửu chương

Tham khảo

Liên kết ngoài

Trang này được sửa đổi lần cuối lúc 07:27, ngày 20 tháng 6 năm 2014.

KINH DỊCH, SẢN PHẨM SÁNG TẠO CỦA NỀN VĂN HIẾN ÂU LẠC
Trần Quang Bình
Mục lục
_________________________________________________________________________________

Chương 1. Đối xứng của bát quái.
Chương 2. Tính đối xứng của một số bát quái tiêu biểu.
  I.  Tiên Thiên Bát Quái
 II. Hậu Thiên Bát Quái Văn Vương.
 III. Hậu Thiên Bát Quái theo Nguyễn Vũ Tuấn Anh:
Chương 7. Trống đồng-Những kinh văn Dịch trác tuyệt. Hậu Thiên.
          Phần 1.
          Phần 2.
          Phần 1.
          Phần 2.
     Phần 1.
     Phần 2
  I. Hầu hết những từ tiếng Việt quan trọng mang dấu ấn Dịch.
   Phần 1.
   Phần 2.
   Phần 3.
   Phần 4.
Xem tiếp...

HÀ ĐỒ VÀ LẠC THƯ 1

Xem tiếp...

VIỆT NAM HIỀN HÒA 49 (Mắm)

(ĐC sưu tầm trên NET)

Mắm

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia

Mắm được chế biến từ nhiều loại cá
Trong tiếng Việt, mắm có thể chỉ đến:
  • Khi là danh từ:
    • hay thủy sản có ướp muối mặn để bảo quản lâu, để ngấu, có thể được xử lý tiếp bằng cách nấu, lọc hoặc không cần xử lý tiếp. Ví dụ:
    • Các loài cây mọc ở vùng ngập mặn ven biển, thân nhỏ, rễ trồi lên khỏi mặt đất, thường trồng để bảo vệ đê nước mặn và lấn biển, có danh pháp khoa học là Avicennia spp. thuộc họ Avicenniaceae/Acanthaceae. Xem bài Họ Mắm.
  • Khi là động từ: Là sự bặm miệng để nén bực tức hoặc khi phải gắng sức để làm một việc gì đó quá sức.
  • Thành ngữ với dạng ...mắm...muối
    • "thêm mắm thêm muối": vẽ thêm chuyện hay đừng phức tạp hóa vấn đề
    • "ăn mắm ăn muối": thô tục, khiếm nhã
Trang này được sửa đổi lần cuối lúc 13:15, ngày 8 tháng 9 năm 2014.

Mắm tôm

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia

Một bát mắm tôm đã vắt chanh và đánh tơi.
Mắm tôm, là loại mắm được làm chủ yếu từ tôm hoặc moimuối ăn, qua quá trình lên men tạo mùi vị và màu sắc đặc trưng.
Mắm tôm thường có 3 dạng: đặc, sệt và lỏng. Ba dạng này chỉ khác nhau ở tỉ lệ muối và quá trình phơi nắng.
Người làm mắm còn có thể thái cây bọ mắm rồi trộn với tôm cùng muối để chống giòi bọ.

Mùi vị của mắm tôm Miền Bắc

Quá trình lên men mắm tôm bắt buộc phải sử dụng chính 1 loại enzyme có trong ruột của loài giáp xác này để lên men, các vi khuẩn phân huỷ khác phải bị kiềm chế bằng nồng độ muối khá cao trong mắm tôm. Nhờ đó hương vị chính của mắm tôm là hương vị của enzyme này tạo ra. Khi nào mùi vị của mắm tôm giống như mùi vị của ruột con tôm trong đầu con tôm tươi sống là có thể dùng được.

Mắm tôm trong ẩm thực Việt Nam


Mắm tôm dùng trong món bún đậu mắm tôm
Trong tín ngưỡng của người Việt Nam mắm tôm là thức ăn có tác dụng xua đuổi tà ma. Người ta cho rằng ma quỷ rất sợ loại mắm này, người ăn mắm tôm sẽ không bị ma quỷ làm hại. Để mắm tôm ở trong nhà sẽ tránh hồn ma hiện về. Không chỉ người dân đồng bằng thích ăn mắm tôm mà rất nhiều người dân tộc miền núi cũng rất quý loại mắm này. Có một số người dân tộc miền núi còn có tục lệ là nhà dù nghèo đến mấy khi giỗ cha cũng phải có mắm tôm để cúng.
Mắm tôm có mặt trong nhiều món ăn dân dã miền quê, nhất là những món miền Bắc như cà pháo dầm mắm tôm, nộm rau muống.
Mắm tôm thường được đánh với nước cốt chanh hay rượu trắng cho đến khi sủi bọt để dậy mùi và làm loãng, có thể thêm một chút xíu đường cho vị đỡ gắt.
Khi dùng làm nước chấm lòng lợn, thịt lợn luộc, thịt chó thì có thể ăn kèm theo các loại rau thơm, khế chua, chuối chát, hay riềng tươi, tùy theo loại thịt. Mắm tôm khi được dùng để ăn với bún kèm đậu phụ rán hay chả cá Hà Nội có thể pha thêm một chút mỡ rán nóng.
Trong các món nấu, mắm tôm là thức không thể thiếu khi pha chế món rựa mận và giò heo giả cầy.
Các món nước như bún riêubún thang đều lấy vị mặn mòi của mắm tôm để quyện lấy các hương vị kia.

Phương pháp chung để làm mắm tôm miền Bắc


Chuẩn bị nguyên liệu

Nguyên liệu có thể là tôm, tép, moi nhưng chủ yếu vẫn là con moi vì con moi đánh bắt được nhiều hơn, độ đạm của moi cũng khá cao.

Cách làm

Nguyên liệu tươi sống đem xay ra hoặc chà nát, đối với tôm to thì phải siết bỏ vỏ.
Trộn muối vừa đủ sao cho enzyme trong ruột tôm hoạt động được mà vi khuẩn phân huỷ khác không hoạt động được
Cho vào dụng cụ chứa, phơi nắng, khuấy đảo, để bay bớt hơi nước phát sinh trong quá trình lên men.
Sau 6 tháng đến 1 năm khi mắm tôm có màu và hương vị như đã nói ở trên là mắm đã "ngấu" là có thể dùng được.

Vệ sinh thực phẩm

Mùi vị của mắm tôm khá mạnh, không phải người sành sỏi rất khó có thể phân biệt được mắm tôm còn tốt hay đã hỏng. Mặt khác nhiều người vẫn còn quan điểm sai lầm cho rằng mắm tôm càng nặng mùi càng ngon. Ngay cả khi mua về nếu không biết bảo quản mắm tôm cũng khiến mắm tôm rất dễ bị hỏng. Khi pha chế mắm tôm thì phải dùng luôn, không được pha chế rồi để dành lại cho lần sau.
Mắm tôm từng bị cấm tại Hà Nội do bị Bộ Y tế Việt Nam xem là một trong những nguyên nhân của dịch tiêu chảy cấp. Sau một thời gian, Thứ trưởng Bộ Y tế Trịnh Quân Huấn đã khẳng định nguyên nhân là thực phẩm và nguồn nước bị ô nhiễm nặng nề chứ không phải mắm tôm.
Trang này được sửa đổi lần cuối lúc 08:28, ngày 27 tháng 8 năm 2014.

Nước mắm Phan Thiết

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Nước mắm Phan Thiết là tên gọi chung các loại nước mắm xuất xứ từ Phan Thiết, một địa phương có nghề làm nước mắm truyền thống.

Lịch sử

Nước mắm Phan Thiết thuộc loại "lão làng" và đã có mặt ở hầu hết tại các thị trường trong nước. Nước mắm Phan Thiết đã có từ thời Phan Thiết có tên là Tổng Đức Thắng (1809). Những nhà làm nước mắm khi đó đã làm được nhiều nước mắm và bán ở Đàng Ngoài. Ðến đầu thế kỷ 20, nước mắm Phan Thiết đã có một nhãn hiệu nổi tiếng là nước mắm Liên Thành, được bán rộng rãi trong Nam ngoài Trung.

Thùng lều - loại thùng dùng để làm nước mắm Phan Thiết
Về mặt thương hiệu, từ năm 2007, tên gọi này đã được luật hoá khi Uỷ ban Nhân dân tỉnh Bình Thuận đăng ký bảo hộ vô thời hạn trên lãnh thổ Việt Nam để chứng nhận xuất xứ cho các loại nước mắm được chế biến theo đúng tiêu chuẩn chất lượng và An toàn vệ sinh thực phẩm (ATVSTP) trong địa bàn tỉnh. Tuy nhiên, ngoài Việt Nam, trước đó 8 năm, từ ngày 1 tháng 6 năm 1999 một công ty tên là Kim Seng, trụ sở tại California (Mỹ) đã đăng ký thương hiệu "nước mắm nhỉ thượng hạng Phan Thiết" tại Văn phòng bản quyền sáng chế và nhãn hiệu thương mại Hoa Kỳ.

Nguyên liệu

Nước mắm Phan Thiết chủ yếu được làm từ cá cơm và muối hạt.
Có nhiều loại cá cơm như cá cơm sọc tiêu, cơm than, cơm đỏ, sọc phấn, phấn chì, cơm lép... nhưng ngon nhất là cá cơm than và sọc tiêu. Cá cơm, xuất hiện từ tháng tư cho đến tháng tám âm lịch, là loại cá nhỏ, con to chỉ bằng ngón tay út hay bằng chiếc đũa, nhưng phân rã thành mắm nhanh, nên thời gian thành nước mắm cũng ngắn. Tuy nhiên, nhiều nhà làm nước mắm lâu năm cho biết chất lượng còn phụ thuộc vào thời gian đánh bắt cá, nhất là cá tháng tám, con nào cũng đều béo mập thì nước mắm mới ngon và đạt độ đạm cao nhất.

Cách chế biến

Chế biến trong thùng lều

Người ta dùng loại thùng gỗ hình trụ gọi là thùng lều, cao 2 - 2,5 m, đường kính 1,5 – 2 m, dung tích từ 2.5-8 m3 để muối cá. Sở dĩ người ta phải dùng loại gỗ mềm như bằng lăng, mít, bờ lời để làm thùng là vì khi "niền" lại bằng dây song, chạy quanh mặt ngoài thân thùng, các mảnh gỗ được siết chặt vào nhau, không còn khe hở.
Cá cơm đánh bắt về được chọn lựa kỹ, bỏ những con to hay nhỏ quá hoặc không tươi. Cá được đem vào muối không cần rửa lại vì trước khi đem lên bờ, cá đã được rửa bằng nước biển. Khi muối tỷ lệ thường dùng là 10 cá 4 muối, hay 3 cá 1 muối . Hai thành phần đó trộn chung cho thật đều mà không để nát, gọi là chượp. Sau khi cho chượp vào đầy thùng lều thì phủ lên cá kè đã được kết lại như tấm chiếu, rải một lớp muối lên trên rồi cài vỉ tre trên mặt và xếp đá đè xuống.
Sau 2-4 ngày người ta mở nút lù có cụm lọc ở đáy thùng lều tháo dịch cá chảy ra. Dịch này gọi là nước bổi, do các enzymes trong ruột cá giúp thuỷ phân phần nội tạng cá mà thành. Nước bổi có thành phần đạm, nhưng có mùi tanh, chưa ăn được, thường được lọc bỏ váng bẩn để làm nước châm vào các thùng chượp đã chín nhằm tăng độ đạm.
Sau khi nước bổi rút, chượp trong thùng xẹp xuống và bắt đầu quá trình thuỷ phân chính. Tác nhân chính của quá trình này là một loại vi khuẩn kỵ khí thì cần thời gian từ 8-18 tháng thì mới thuỷ phân xong thân cá. Khi quá trình này hoàn thành, tức chượp chín, thì nước mắm hình thành trong suốt với màu từ vàng rơm tới nâu đỏ cánh gián (tuỳ theo từng mẻ cá) không còn mùi tanh mà có mùi thơm đặc trưng.
Nước nhất được rút từ thùng lều được gọi là nước mắm nhỉ - hoàn toàn từ thân cá thuỷ phân mà thành. Sau khi đã rút nước nhỉ, người ta đổ nước châm vào để rút tiếp nước hai gọi là nước mắm ngang. Mỗi lần rút, độ đạm càng giảm, nên để có sản phẩm có độ đạm đồng nhất bán ra thị trường, người ta phải đấu trộn các loại nước mắm có độ đạm khác nhau.

Chế biến trong lu

Đây là phương pháp làm nước mắm phổ biến ở Phan Thiết, đặc biệt là trong các cơ sở nhỏ. Cách ướp chượp, tỷ lệ cá và muối, vẫn theo cách dùng thùng lều. Điểm khác biệt là chượp ướp trong lu và lu được đậy kín phơi ngoài trời thay vì để trong nhà như thùng lều. Bằng cách này, nhiệt độ trong lu thường cao hơn, chượp mau chín hơn.

Ðộ đạm của nước mắm

Ðộ đạm dinh dưỡng

Quá trình thuỷ phân của chượp thường đi song song với quá trình phân huỷ của các vi khuẩn gây thối, vì thế, thành phần đạm của nước mắm bao gồm 2 sản phẩm của 2 quá trình đó, tức là đạm dinh dưỡng và đạm urê (tức đạm thối). Tỷ lệ đạm dinh dưỡng trong nước mắm càng cao, thì nước mắm càng ngon. Tỷ lệ trung bình ở các loại nước mắm ngon chiếm khoảng 60-70% đạm tổng.
Tuy nhiên, theo luật định, độ đạm mà nhà sản xuất khai báo trên bao bì chỉ là đạm tổng, không phải là đạm dinh dưỡng.

Nước mắm cao đạm

Bằng phương pháp ủ chượp - kéo rút thông thường, nước mắm nhất - tức nước nhỉ - chỉ có độ đạm khoảng 28-30oN. Để có nước mắm nhỉ cao đạm từ 35-37 độ, một mặt người ta phải chọn được cá tốt, tỷ lệ thịt cao, tươi ngon, một mặt khác phải rút kiệt nước bổi để giảm lượng nước có trong thùng chượp.
Ðể đưa độ đạm cao hơn, người ta phải đôn đạm. Phương pháp này thường sử dụng nước hoa cà (nước mắm chưa ngấu) có độ đạm khoảng 22-28o làm nước châm để kéo rút lần lượt qua nhiều thùng lều liên tiếp, mỗi một thùng sẽ làm tăng vài độ đạm. Tuy nhiên, độ đạm kỷ lục có thể đạt được cho đến hiện nay chỉ là 42-43o và chỉ có một số rất ít doanh nghiệp nước mắm ở Phan Thiết có thể làm được.

Khác biệt

Khác biệt chung nhất, dễ nhận thấy nhất của nước mắm Phan Thiết so với nước mắm Phú Quốc và các vùng khác là màu vàng rơm (nếu nguyên liệu là cá cơm) hay màu nâu nhạt (cá nục), trong sánh, có mùi thơm nồng và vị ngọt đậm do đạm cao. Khác biệt đó của nước mắm Phan Thiết được giải thích vì quá trình ủ chượp dưới trời nắng và gió - nhiệt độ trung bình cao, độ ẩm thấp tác động tích cực đến cơ chế lên men - điều mà khó có địa phương nào được ưu đãi như vùng cực Nam Trung bộ.
Ngay trong làng nghề nước mắm ở Phan Thiết, cũng có 3 khu vực sản xuất nước mắm ít nhiều khác nhau:
  • Khu vực phường Thanh Hải: Chủ yếu là các hàm hộ (nhà làm nước mắm) nhỏ, sản phẩm nước mắm vừa mặn, có màu cánh gián đẹp (nhưng để lâu dễ bị xuống màu), độ đạm trung bình. Tại đây còn sản xuất ra các sản phẩm gốc mắm như: mắm nêm, mắm tôm, mắm ruốc...
  • Khu chế biến nước mắm Phú Hài: Đây là khu vực sản xuất quy mô tương đối lớn, sản phẩm nước mắm có độ mặn truyền thống.
  • Khu vực phường Hàm Tiến-Mũi Né: nước mắm tại khu vực này có thể nói là tốt nhất vì nguyên liệu làm từ cá cơm và không có phụ gia. Tuy nhiên, sản phẩm sản xuất ra rất hạn chế.
  • Trang này được sửa đổi lần cuối lúc 14:30, ngày 28 tháng 6 năm 2014.

Nước mắm Phú Quốc

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Nước mắm Phú Quốc là tên gọi chung cho các loại nước mắm được sản xuất tại Phú Quốc, một đảo lớn ở phía tây nam của Việt Nam, thuộc tỉnh Kiên Giang. Nó là một trong các loại nước mắm không những nổi tiếng ở Việt Nam mà còn được biết ở nhiều nước trên khắp thế giới.
Từ năm 2001, Cục Sở hữu Công nghiệp đã công nhận tên gọi xuất xứ nước mắm Phú Quốc và đến năm 2005, Bộ Thuỷ sản đã ban hành Quy định tạm thời về sản xuất nước mắm mang tên gọi xuất xứ Phú Quốc, trong đó bắt buộc sau 3 năm, chỉ có nước mắm đóng chai tại Phú Quốc theo TCN230:2006 mới được chứng nhận xuất xứ từ Phú Quốc.

Lịch sử

Vùng biển xung quanh đảo Phú Quốc có nhiều rong biển và phù du làm thức ăn cho các loài cá cơm, cho nên có nguồn lợi cá cơm rất lớn. Việc sử dụng nguồn lợi này để làm nước mắm ở Phú Quốc đã có lịch sử trên 200 năm. Cuối thế kỷ 19, người dân trên đảo Phú Quốc đã bán nước mắm sang Campuchia, Thái Lan. Tuy nhiên, nước mắm Phú Quốc chỉ nổi tiếng từ những năm 1950, đạt cực thịnh vào những năm 1965-1975. Trong thời kỳ bao cấp ở giai đoạn 1975-1986, ngành sản xuất này mất dần thị phần, nhiều nhà thùng đóng cửa, chuyển nghề. Tuy nhiên, kể từ khi nền kinh tế dần chuyển sang cơ chế thị trường, nghề làm nước mắm ở Phú Quốc dần dần hồi phục. Đến nay, nước mắm Phú Quốc đã đạt 8 triệu lít/năm.
Trước năm 1945, ở Phú Quốc đã có gần 100 nhà thùng làm nước mắm, chủ yếu tập trung ở Dương ÐôngCửa Cạn. Trong thời gian chiến tranh, các nhà thùng ở Cửa Cạn bị tàn phá, nên các nhà thùng dần chuyển qua Dương Ðông và An Thới như hiện nay.

Thiết bị


Một cơ sở sản xuất nước mắm tại Phú Quốc
Nước mắm Phú Quốc được ngâm ủ trong những thùng gỗ lớn bằng gỗ bời lời có tại rừng Phú Quốc, hoặc thay thế bằng vên vên hoặc chai do bời lời khó tìm. Kích thước thùng từ 1,5-3m đường kính, cao từ 2-4m, ủ được từ 7-13 tấn cá. Mỗi thùng được niềng bằng 8 sợi đai, mỗi sợi bện bằng 120 sợi song mây ấy từ núi Ông Tám và Bắc Đảo. Mỗi thùng có thể dùng tới 60 năm nếu được sử dụng thường xuyên.

Nguyên liệu

Bất cứ loại cá nào cũng có thể sử dụng để làm nước mắm, nhưng người sản xuất nước mắm Phú Quốc chỉ sử dụng cá cơm làm nguyên liệu. Cá cơm có khoảng chục loại, nhưng chỉ có Sọc Tiêu, Cơm Ðỏ và Cơm Than là cho chất lượng nước mắm cao nhất.
Ðiểm khác biệt của nước mắm Phú Quốc là cá cơm được trộn tươi trên tàu. Mùa đánh bắt chủ yếu trong năm là từ tháng 7 đến tháng 12. Khi lưới cá vừa được kéo cặp mạn, cá sẽ được vớt bằng vợt, loại bỏ tạp chất và súc rửa bằng nước biển, sau đó trộn đảo ngay với muối với tỷ lệ 3 cá 1 muối rồi đưa xuống hầm tàu. Cách trộn cá tươi như vậy giữ cho thịt cá không bị phân huỷ, nước mắm có hàm lượng đạm cao nhất, không có mùi hôi.

Chế biến

Cá cơm Phú Quốc thường được ướp với muối Bà Rịa - Vũng Tàu, có hàm lượng tạp chất thấp. Muối cũng được lưu kho không ít hơn 3 tháng để các muối tạp gốc Can-xi và Ma-giê - vốn tạo ra vị chát trong nước mắm - lắng xuống dưới. Khi sử dụng để muối cá, phần muối lắng ở dưới sẽ bị bỏ đi.
Cá cơm đã được ướp muối gọi là chượp. Khi tàu cá cập bến, chượp được đưa vào thùng gỗ để ủ theo phương pháp gài nén (đăt vỉ và xếp đá trên mặt đã rải một lớp muối). Quy trình ủ chượp tiêu chuẩn ở Phú Quốc là 12 tháng, cá biệt tới 15 tháng. Sau thời gian này, nước mắm mới được rút: ban đầu là nước mắm cốt có độ đạm trên 30, tiếp đến là nước mắm long có độ đạm trên 20. Sau khi đã kéo rút kiệt đạm trong chượp, các loại nước mắm mới được đấu trộn lại để có độ đạm theo tiêu chuẩn.
Bằng phương pháp kéo rút nước nhất - phơi - đổ lại vào thùng mắm cái, một số nhà sản xuất ở Phú Quốc đã cho ra nước mắm có độ đạm tổng tới 42o, cao nhất bằng cách chế biến tự nhiên.

Khác biệt

Sự khác biệt chính yếu của nước mắm Phú Quốc là màu cánh gián đặc trưng, hoàn toàn tự nhiên chứ không bằng cách pha màu như những nơi khác. Màu cánh gián này có được nhờ cách ướp tươi còn máu trong thân cá và thời gian ủ trong thùng gỗ tới 12 tháng.

Một vài vấn đề về phát triển

Hiện tại, nước mắm Phú Quốc đang đối mặt với 2 vấn đề:
  • Nguồn nguyên liệu đang cạn kiệt do phương pháp đánh bắt bằng dàn đèn công suất lớn, tận diệt cá con, khiến nguồn cá không tái tạo được.
  • Trong thời gian trước đây, tên gọi Nước mắm Phú Quốc không được chú ý để bảo hộ, một số cơ sở đã đăng ký dành riêng cho mình dẫn tới khả năng tên gọi này bị từ chối đăng bạ ở nước ngoài.
Trang này được sửa đổi lần cuối lúc 11:38, ngày 23 tháng 8 năm 2014.
Xem tiếp...