Thứ Năm, 4 tháng 9, 2014

ĐỊA LINH NHÂN KIỆT 18 (Lý Công Uẩn)

(ĐC sưu tầm trên NET)

Lý Thái Tổ

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
 
Tượng Lý Thái Tổ.jpg
Tượng Lý Thái Tổ tại Hồ Hoàn Kiếm, Hà Nội, dựng năm 2004
 
Lý Thái Tổ (chữ Hán: 李太祖, 8 tháng 3, 97431 tháng 3, 1028), húy là Lý Công Uẩn (李公蘊), là vị Hoàng đế sáng lập nhà Lý trong lịch sử Việt Nam, trị vì từ năm 1009 đến khi qua đời năm 1028.
Dưới triều nhà Tiền Lê, ông làm quan đến chức Điện tiền chỉ huy sứ (殿前指揮使), là một chức quan võ chỉ huy quân đội bảo vệ kinh đô Hoa Lư (華閭) bấy giờ. Ông được lực lượng của Đào Cam Mộc (陶甘沐) và sư Vạn Hạnh (萬行) tôn làm vua sau khi vua Lê Long Đĩnh qua đời. Dưới triều ông, triều đình trung ương được củng cố, các thế lực phiến quân bị đánh dẹp, kinh đô được dời từ Hoa Lư về thành Đại La (大羅) vào tháng 7 năm Thuận Thiên thứ hai (1010), và thành này được đổi tên thành Thăng Long (昇龍).

Thân thế

Sinh ngày 12 tháng 2 năm Giáp Tuất (甲戌), niên hiệu Thái Bình (太平) năm thứ 5 triều Đinh (丁)  (tức ngày 8 tháng 3 năm 974 Tây lịch), là người ở hương Diên Uẩn (延蘊), châu Cổ Pháp (古法), lộ Bắc Giang (北江) (nay ở làng Dương Lôi, phường Tân Hồng, thị xã Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh có đền thờ). Mẹ ông họ Phạm (范). Khi lên ba tuổi, mẹ ông đem ông cho Lý Khánh Văn (李慶文), sư chùa Cổ Pháp (古法) làm con nuôi và đi tu từ đó. Đến bảy tuổi, ông được cha nuôi là Lý Khánh Văn gửi cho một người bạn - thiền sư nổi tiếng là Vạn Hạnh (萬行) dạy dỗ.
Lớn lên, với sự bảo hộ của sư Vạn Hạnh, ông vào kinh đô Hoa Lư (華閭) làm quan nhà Tiền Lê, thăng đến chức Tả thân vệ Điện tiền chỉ huy sứ (左親衛殿前指揮使). Theo Đại Việt sử ký toàn thư, ông là người khoan thứ nhân từ, có lượng đế vương. Các sử gia ghi chép không thống nhất về nguồn gốc và thân thế của ông. Ông đã được sư Vạn Hạnh ở chùa Lục Tổ (六祖) khen như sau:
Đứa bé này không phải người thường, sau này lớn lên ắt có thể giải nguy gỡ rối, làm bậc minh chủ trong thiên hạ.
Sư Vạn Hạnh

Thời Tiền Lê

Lý Công Uẩn lớn lên thời Lê Đại Hành, ông theo giúp hoàng tử Lê Long Việt.
Năm 1005, Lê Đại Hành mất, các con tranh giành ngôi vua. Năm 1006, Lê Long Việt giành được ngôi báu, trở thành vua Lê Trung Tông. Nhưng chỉ được 3 ngày Trung Tông bị em là Lê Long Đĩnh giết hại giành ngôi. Lúc đó các quan đều sợ hãi bỏ chạy, chỉ có Lý Công Uẩn đến ôm xác Trung Tông khóc.
Lê Long Đĩnh không những không trị tội mà khen Lý Công Uẩn là người trung nghĩa, tiếp tục trọng dụng ông vào chức cho làm Tứ sương quân phó chỉ huy sứ, rồi sau đó thăng đến chức Tả thân vệ điện tiền chỉ huy sứ.
Theo "Ngọc phả các vua triều Lê" ở các di tích cố đô Hoa Lư - Ninh Bình, Lý Công Uẩn hàng năm theo thiền sư Lý Vạn Hạnh vào hầu vua Lê ở thành Hoa Lư, Công Uẩn được vua yêu, cho ở lại kinh thành học tập quân sự. Vua lại gả con gái cả là Lê Thị... sinh ra Lý Phật Mã và đặc phong cho Công Uẩn làm Điện tiền cận vệ ở thành Hoa Lư. Dần dần, Công Uẩn thăng lên chức Điện tiền chỉ huy sứ. Chức ấy chỉ dành cho hoàng tộc hoặc quốc thích mới được trao. Chính nhờ vậy mà về sau, Lý Công Uẩn đã đem ngôi vua về cho họ Lý.

Lên ngôi

Các bộ sử cổ của Việt Nam như Việt sử lược, Đại Việt sử ký toàn thưKhâm định Việt sử Thông giám cương mục thống nhất chép rằng tháng 10 năm 1009, vua nhà Tiền LêLong Đĩnh mất, các con còn nhỏ, quan Điền tiền chỉ huy sứ là Lý Công Uẩn được sự ủng hộ của Chi nội là Đào Cam Mộc (陶甘沐) cùng thiền sư Vạn Hạnh đã lên ngôi hoàng đế; các quan trong triều đều nhất trí suy tôn; thái hậu nhà Tiền Lê (vợ Lê Đại Hành) gọi ông vào cung mời lên ngôi vua.
Riêng trong sách Đại Việt sử ký tiền biên, sử gia Ngô Thì Sĩ ghi lại lời nghi vấn về việc Lý Công Uẩn giết Lê Long Đĩnh để đoạt ngôi:
Lý Thái Tổ rất căm phẫn trước tội ác giết anh cướp ngôi của Khai Minh Vương, nhân lúc Khai Minh Vương bệnh tật, sai người vào đầu độc giết đi rồi giấu kín việc đó, nên sử không được chép, nếu quả như vậy, cũng là đạo Trời hay báo, nên chép phụ vào để làm răn
Đại Việt sử ký tiền biên
Sách Đại Việt sử ký toàn thư cũng chép thái độ của Lý Công Uẩn sau khi nghe Vạn Hạnh khuyên giành lấy ngai vàng, nhưng không nói tới việc giết Lê Long Đĩnh:
Công Uẩn sợ câu nói ấy tiết lộ, bảo người anh em đem Vạn Hạnh giấu ở Tiêu Sơn. Song từ đấy cũng lấy thế tự phụ, mới nảy lòng ngấp nghé ngôi vua
Đại Việt Sử ký Toàn thư
Tuy nhiên, các bộ sử, kể cả Đại Việt sử ký tiền biên, đều ghi nhận việc trăm quan của triều đình cũ suy tôn Lý Công Uẩn khi ông lên ngôi và sử sách không ghi nhận một cuộc nổi dậy nào của những người nhân danh trung thành với nhà Tiền Lê để chống lại nhà Lý sau khi triều đại này hình thành.

Tượng đài Lý Thái Tổ (21,18456701°B 106,07636702°Đ) tại trung tâm thành phố Bắc Ninh
Việt sử lược, quyển trung, "Nguyễn kỷ" (阮紀), "Thái Tổ" (太祖) có ghi chép

"Trong làng vua có cây bông gạo bị sét đánh, để dấu vết thành bài văn, trong đó có những câu:
Nguyên văn Hán văn:
樹根杳杳
木表青青
禾刀木落
十八子成
震宮現日
兌宮隠星
六七日間
天下太平
Phiên âm Hán Việt:
Thụ căn yểu yểu
Mộc biểu thanh thanh
Hòa đao mộc lạc
Thập bát tử thành
Chấn cung hiện nhật
Đoài cung ẩn tinh
Lục thất niên gian
Thiên hạ thái bình
Nguyễn Gia Tường dịch thơ:
Gốc rễ thăm thẳm
Vỏ cây xanh xanh
Lúa dao cây rụng
Mười tám hạt thành
Phương đông nhật mọc
Phương tây sao tàn
Khoảng sáu bảy năm
Thiên hạ thái bình "
Theo phép chiết tự chữ Hán, mấy câu này ẩn ý nhà Lê sẽ mất (cây rụng) và nhà Lý (thập () + bát () + tử () thành chữ ()) sẽ nổi lên. Sư Vạn Hạnh bèn nói với Lý Công Uẩn rằng: "Gần đây tôi thấy bài sấm văn lạ, biết nhà Lê đương mất mà nhà Lý đương lên. Họ Lý lại không có ai khoan hòa, nhơn hậu và trung thứ như ông, nên rất được lòng dân. Nay tuổi của tôi đã hơn 70 rồi, chỉ sợ không kịp thấy sự thịnh trị mà lấy làm giận". Lý Công Uẩn sợ lời nói tiết lộ ra nên bảo Vạn Hạnh vào ẩn ở Ba Sơn".
Khâm định Việt sử thông giám cương mục chép bài thơ trên với đôi chút khác biệt, giữa câu "Thập bát tử thành" 十八子成 và "Chấn cung xuất nhật" 震宮出日 có thêm hai câu:
Nguyên văn chữ Hán:
東阿入地
異木再生
Phiên âm Hán Việt:
Đông A nhập địa
Dị mộc tái sinh
Dịch nghĩa:
Đông A vào đất
Cây khác lại mọc lên
Hai câu này có lẽ là do người đời sau thêm vào. Trong đó chữ "trần" 陳 có nghĩa là họ Trần bị chiết tự sai thành "đông a" 東阿.
Khâm định Việt sử Thông giám cương mục, Chính biên, Quyển I nêu lời phê về sấm truyền họ Lý sẽ làm vua như sau:
Bờ cõi Bắc Nam tuy có khác, nhưng vận hội vẫn như nhau: nhà Lê thì có chuyện khoác áo long cổn, nhà Lý thì lời sấm truyền ghi trên thân cây, sao mà giống chuyện với bên Tống thế! Hay là người làm sử thấy thế, gò ép gán gẩm vào với nhau để cho thần dị câu chuyện, chứ trời kia có ý làm ra như thế đâu?
Khâm định Việt sử Thông giám cương mục.
Lý Công Uẩn lên ngôi hoàng đế tháng 11, ngày Quý Sửu, năm Kỷ Dậu (tức 21 tháng 11 năm 1009), đặt niên hiệu là Thuận Thiên (順天, nghĩa là "theo ý trời"). Ông phong cha là Hiển Khánh Vương, mẹ là Minh Đức Thái hậu, chú là Vũ Đạo Vương, anh ruột là Vũ Uy Vương, em ruột là Dực Thánh Vương. Ông lập sáu vương hậu, con trưởng ông là Lý Phật Mã được phong Khai Thiên Vương, lập làm Thái tử. Các con trai khác của ông cũng được phong vương. Đồng thời, con gái lớn của ông là An Quốc công chúa Lý Thiềm Hoa được gả cho Đào Cam Mộc, Đào Cam Mộc cũng được phong Nghĩa Tín Hầu (義信侯). Một người con gái khác là Lĩnh Nam công chúa là Lý Bảo Hòa cho động chủ Giáp Thừa Quý.

Trị vì

Dời đô từ Hoa Lư về Thăng Long


Cố đô Hoa Lư, nơi núi non hiểm trở
Đối với Lý Công Uẩn, ý tưởng tái lập nơi đặt bộ máy điều hành đất nước ở vị trí trung tâm đồng bằng sông Hồng là trung tâm kinh tế, chính trị văn hóa của đất nước đương thời hẳn đã hình thành từ lâu, nhưng thời điểm mang tính quyết định việc dời đô từ Hoa Lư về Đại La (大羅) có xuất phát điểm là chuyến thăm quê vào mùa xuân năm 1010. Ngay sau khi lên ngôi, ông đã về thăm quê và hình thành rất nhanh quyết định dời đô.Lý Thái Tổ thấy đất Hoa Lư, cố đô của Đại Cồ Việt chật hẹp không có thể mở mang ra làm chỗ đô hội được, bèn định dời đô về thành Đại La (hay La Thành), ngày nay là Hà Nội. Quyết định rời bỏ hẳn một kinh đô từ vùng núi non hiểm trở ra vùng đồng bằng có thể cho thấy bản lĩnh và tầm nhìn của vị hoàng đế khai sáng ra triều Lý và thủ đô Hà Nội của Việt Nam. Trong Chiếu dời đô (Thiên đô chiếu), Lý Thái Tổ khẳng định làm thế không phải theo ý riêng như các cựu triều ĐinhTiền Lê, mà để mưu việc lớn, thấy thuận tiện thì thay đổi. Cũng trong Chiếu dời đô, ông còn viết Thăng Long là nơi thắng địa, thực là chỗ tụ hội quan yếu của bốn phương, đúng là nơi thượng đô kinh sư mãi muôn đời.
Đại Việt sử ký toàn thư ghi nhận:
Bề tôi đều nói: "Bệ hạ vì thiên hạ lập kế dài lâu, trên cho nghiệp đế được thịnh vượng lớn lao, dưới cho dân chúng được đông đúc giàu có, điều lợi như thế, ai dám không theo". Vua cả mừng.
Tháng 7 năm Thuận Thiên thứ nhất (1010) thì khởi sự dời đô. Khi ra đến La Thành, ông lấy cớ có điềm trông thấy rồng vàng bay lên trời nên đổi tên Đại La thành sang Thăng Long thành (昇龍城), và cải Hoa Lư làm Trường An phủCổ Pháp làm Thiên Đức phủ.

Tôn giáo


Tượng thờ vua Lý Thái Tổ ở chùa Kiến Sơ, Gia Lâm, Hà Nội
Lý Thái Tổ vì xuất thân từ chùa chiền, nên sau khi lên ngôi rất hậu đãi giới tăng lữ. Vào năm 1010, sau khi đã dời đô từ Hoa Lư về Thăng Long, việc đầu tiên ông làm liền xuất ra 2 vạn quan để làm chùa ở phủ Thiên Đức (tức Cổ Pháp).
Cùng năm, sau khi củng cố xây dựng Hoàng thành, ông lại chùa ngự Hưng Thiên và tinh lâu Ngũ Phượng. Ngoài thành về phía nam dựng chùa Thắng Nghiêm.
Tháng 6 năm Thuận Thiên thứ 9 (Mậu Ngọ 1018), Lý Thái Tổ sai quan là Nguyễn Đạo ThanhPhạm Hạc sang nhà Tống (Trung Quốc) thỉnh kinh Tam Tạng đem về để vào kho Đại Hưng.
Về việc này, Lê Văn Hưu nhận xét:...Lý Thái Tổ lên ngôi mới được 2 năm, tông miếu chưa dựng, đàn xã tắc chưa lập mà trước đã dựng tám chùa ở phủ Thiên Đức, lại trùng tu chùa quán ở các lộ và độ cho làm tăng hơn nghìn người ở Kinh sư, thế thì tiêu phí của cải sức lực vào việc thổ mộc không biết chừng nào mà kể

Chính trị

Lúc bấy giờ nhà Tống của Trung Quốc bận nhiều việc nên không sinh sự lôi thôi gì với Đại Việt. Bởi vậy khi Lý Thái Tổ lên ngôi, sai sứ sang cầu phong, hoàng đế nhà Tống cho làm Giao Chỉ quận vương, sau lại gia phong làm Nam Bình vương vào năm 1017 (thời Tống Chân Tông). Các vương quốc láng giềng như Chiêm ThànhChân Lạp đều sang triều cống, cho nên việc bang giao thời bấy giờ được yên trị. Năm Thuận Thiên thứ 11 (Canh Thân 1020), ông lệnh cho con đem quân đi đánh Chiêm Thành, và giành chiến thắng.
Vua Thái Tổ lưu tâm về việc sửa sang trong nước: đổi phép cũ của nhà Tiền Lê; chia nước ra làm 24 lộ, gọi Hoan ChâuÁi Châu là trại. Năm 1013, lại định ra 6 hạng thuế là: thuế ruộng, đầm, ao; thuế đất trồng dâu và bãi phù sa; thuế sản vật ở núi; thuế mắm muối đi quan Ải quan; thuế sừng tê giác, ngà voi và hương ở trên mạn núi xuống; thuế tre gỗ hoa quả. Ông cho những bậc công chúa coi việc trưng thu các thứ thuế ấy.
Lý Thái Tổ còn thực hiện chính sách "thân dân". Dưới triều ông, có nhiều lần nhân dân được xá thuế, chẳng hạn như tô thuế được xá 3 năm vào năm 1016. Đến năm 1017, tô ruộng cũng được xá.

Đánh dẹp

Ở trong nước cũng có đôi ba nơi nổi lên làm loạn, như ở Diễn Châu (thuộc Nghệ An) và ở mạn thượng du hay có sự phản nghịch, nhà vua phải thân chinh đi đánh dẹp mới yên được. Thời bấy giờ các hoàng tử đều phong tước vương và phải cầm quân ra chiến trường, bởi vậy ai cũng giỏi nghề dùng binh.
Theo Đại Việt sử ký toàn thư, tháng Hai năm Tân Hợi (1011), tức là năm Thuận Thiên thứ hai, vua Lý Thái Tổ mang sáu quân đi phạt quân Cử Long ở Ái Châu. Quân Cử Long thất bại, bộ lạc bị đốt và người cầm đầu bị bắt và giải về.
Tháng 10 năm Thuận Thiên thứ 4 (Quý Sửu 1013), vua Thái Tổ thân chinh đánh quân Man ở châu Vị Long, quân ông giành chiến thắng.
Có lần ông đem quân đi đánh Diễn Châu. Khi ông về tới Vũng Biện, theo Đại Việt sử ký toàn thư "trời đất tối sầm, gió sấm dữ dội". Thấy vậy, ông đốt hương và khấn trời:
"Tôi là người ít đức, lạm ở trên dân, nơm nớp lo sợ như sắp sa xuống vực sâu, không dám cậy binh uy mà đi đánh dẹp càn bậy. Chỉ vì người Diễn Châu không theo giáo hóa, ngu bạo làm càn, tàn ngược chúng dân, tội ác chồng chất, đến nay không thể dung tha không đánh. Còn như trong khi đánh nhau, hoặc giết oan kẻ trung hiếu, hoặc hại lầm kẻ hiền lương, đến nỗi hoàng thiên nổi giận phải tỏ cho biết lỗi lầm, dẫu gặp tổn hại cũng không dám oán trách. Đến như sáu quân thì tội lỗi có thể dung thứ, xin lòng trời soi xét".
Sau khi ông khấn, gió sấm không còn dữ dội nữa và trở nên yên lặng.
Năm Thuận Thiên thứ 5 (Giáp Dần 1014), được lệnh của Lý Thái Tổ, Dực Thánh Vương đánh dẹp quân Man. Theo Đại Việt Sử Lược, ở Lộ Kim Hoa, quân của Dự Thánh Vương đánh bại tướng Man là Đỗ Trương Huệ, chém vạn đầu giặc, bắt được quân sĩ và ngựa nhiều vô số. Ly Châu dâng con Kỳ Lân. Đổi phủ Ứng Thiên làm Nam Kinh. Chân Lạp sang cống.
Năm Thuận Thiên thứ 13 (Nhâm Tuất 1022), ông ra lệnh cho Dực Thánh Vương đánh dẹp Đại Nguyên Lịch.
Năm Thuận Thiên thứ 15 (Giáp Tý 1024), Thái tử được lệnh ra quân đánh châu Phong Luân, còn Khai Quốc Vương thì đánh Châu Đô Kim. Thành Thăng Long được xây.
Năm Thuận Thiên thứ 18 (Mậu Thìn 1028), Thái tử lại được lệnh đánh châu Thất Nguyên, Đông Chinh Vương cũng đi đánh Châu Văn.

Qua đời

Theo Đại Việt sử lược, năm Mậu Thìn 1028 (tức năm Thuận Thiên thứ 19), sức khỏe nhà vua không được tốt. Ông băng hà ở điện Long An vào tháng 3, năm MậuMậu Tuất Thìn (tức ngày 31 tháng 3 năm 1028). Ông ở ngôi 19 năm, hưởng thọ 55 tuổi. Ông được táng ở Thọ Lăng, Thiên Đức phủ. Dâng miếu hiệuThái Tổ, thụy hiệuThần Vũ Hoàng đế (神武皇帝).
Khi còn tại vị, tôn hiệu của ông là Phụng Thiên Chí Lý Ứng Vận Tự Tại Thánh Minh Long Hiện Duệ Văn Anh Vũ Sùng Nhân Quảng Hiếu Thiên Hạ Thái Bình Khâm Minh Quảng Trạch Chương Minh Vạn Bang Hiển Ứng Phù Cảm Uy Chấn Phiên Man Duệ Mưu Thần Trợ Thánh Trị Tắc Thiên Đạo Chính Hoàng Đế.

Nối ngôi

Khi Lý Thái Tổ vừa qua đời, việc tế táng lại chưa hoàn tất, thì ba hoàng tử Võ Đức Vương, Dực Thánh Vương và Đông Chinh Vương cùng quân sĩ vây hãm thành, nhằm mục đích cướp ngôi Thái Tử. Được sự giúp đỡ của Lê Phụng Hiểu, Thái tử Lý Phật Mã lên nối ngôi, tức là vua Lý Thái Tông – vị vua thứ hai của nhà Lý.

Gia quyến

  1. Vũ Uy vương (武威王)
  2. Dực Thánh vương (翊聖王). Có sách ghi là con trai
  • Hậu phi: Thái Tổ lập 9 hoàng hậu, trong đó có một số người được sử ghi danh hiệu:
  1. Linh Hiển hoàng hậu (靈顯皇后, ? - ?), tên là Lê Phất Ngân (黎佛銀), có thuyết là con của Lê Hoàn, là mẹ của Thái tử Lý Phật Mã.
  2. Tá Quốc hoàng hậu (佐國皇后).
  3. Lập Nguyên hoàng hậu (立元皇后).
  4. Lập Giáo hoàng hậu (立教皇后).
Còn lại đều không rõ tên họ.
  • Hậu duệ: Ít nhất 8 hoàng tử, 13 công chúa.
  1. Thái Tông hoàng đế Lý Phật Mã [李佛瑪], còn có tên là Lý Đức Chính [李德政], Khai Thiên vương Hoàng thái tử (開天王 皇太子), phong năm 1009. Mẹ Linh Hiển hoàng hậu.
  2. Khai Quốc vương Lý Bồ [開國王 李菩], phong năm 1013, ở phủ Trường Yên.
  3. Đông Chinh vương Lý Lực [東征王 李力], phong năm 1018.
  4. Vũ Đức vương (武德王, ? - 1028). Khởi đầu loạn Tam vương, bị Lê Phụng Hiểu chém chết.
  5. Uy Minh vương Lý Nhật Quang [李日光], còn có tên Lý Hoảng [李晃]. Theo《Việt Điện U Linh tập》, mẹ là Linh Hiển hoàng hậu.
  6. An Quốc công chúa (安國公主), gả cho Đào Cam Mộc (陶甘沐).

Nhận định


Tượng Lý Thái Tổ và Lý Thái Tông ở đền Lý Bát Đế
Các sử gia phong kiến Việt Nam theo quan điểm Nho giáo có chê trách ông ở mặt quá sùng tín vào đạo Phật, chê trách cơ cấu tổ chức của triều đình ông không phù hợp với quan niệm của họ.
Sử gia Lê Văn Hưu phê bình trong Đại Việt sử ký:
Lý Thái Tổ lên ngôi mới được 2 năm, tông miếu chưa dựng, đàn xã tắc chưa lập mà trước đã dựng tám chùa ở phủ Thiên Đức, lại trùng tu chùa quán ở các lộ và độ cho làm tăng hơn nghìn người ở Kinh sư, thế thì tiêu phí của cải sức lực vào việc thổ mộc không biết chừng nào mà kể. Của không phải là trời mưa xuống, sức không phải là thần làm thay, há chẳng phải là vét máu mỡ của dân ư? Vét máu mỡ của dân có thể gọi là làm việc phúc chăng? Bậc vua sáng nghiệp, tự mình cần kiệm, còn lo cho con cháu xa xỉ lười biếng, thế mà Thái Tổ để phép lại như thế, chả trách đời sau xây tháp cao ngất trời, dựng cột chùa đá, điện thờ Phật, lộng lẫy hơn cung vua. Rồi người dưới bắt chước, có kẻ hủy thân thể, đổi lối mặc, bỏ sản nghiệp, trốn thân thích, dân chúng quá nửa làm sư sãi, trong nước chỗ nào cũng chùa chiền, nguồn gốc há chẳng phải từ đấy?
sách này không còn, dẫn lại theo Đại Việt sử ký toàn thư.
Cũng trong Đại Việt sử ký, Lê Văn Hưu so sánh:
Có người hỏi: Lê Đại Hành với Lý Thái Tổ ai hơn? Thưa rằng: Kể về mặt trừ dẹp gian trong, đánh tan giặc ngoài, làm mạnh nước Việt ta, ra oai với người Tống thì Lý Thái Tổ không bằng Lê Đại Hành có công lao gian khổ hơn. Nhưng về mặt tỏ rõ ân uy, lòng người suy tôn, hưởng nước lâu dài, để phúc cho con cháu thì Lê Đại Hành không bằng Lý Thái Tổ lo tính lâu dài hơn. Thế thì Lý Thái Tổ hơn ư? Đáp: Hơn thì không biết, chỉ thấy đức của họ Lý dày hơn họ Lê, vì thế nên nói theo họ Lý.
sách này không còn, dẫn lại theo Đại Việt Sử ký Toàn thư,
Sử thần Ngô Sĩ Liên soạn bộ Đại Việt sử ký toàn thư bình rằng:
Lý Thái Tổ dấy lên, trời mở điềm lành hiện ra ở vết cây sét đánh. Có đức tất có ngôi, bởi lòng người theo về, lại vừa sau lúc Ngọa Triều hoang dâm bạo ngược mà vua thì vốn có tiếng khoan nhân, trời thường tìm chủ cho dân, dân theo về người có đức, nếu bỏ vua thì còn biết theo ai! Xem việc vua nhận mệnh sâu sắc lặng lẽ, dời đô yên nước, lòng nhân thương dân, lòng thành cảm trời, cùng là đánh dẹp phản loạn, Nam Bắc thông hiếu, thiên hạ bình yên, truyền ngôi lâu đời, có thể thấy là có mưu lược của bậc đế vương. Duy có việc ham thích đạo Phật, đạo Lão là chỗ kém.
Đại Việt Sử Ký Toàn Thư.
Khâm định Việt sử Thông giám cương mục chính biên quyển thứ 2 nhận định:
Nhà Lý được nước, cũng không phải chính nghĩa cho lắm, nhưng đương buổi Lê Ngoạ Triều, lòng người lìa tan, sinh dân vô chủ, không về với Công Uẩn còn biết theo ai?
Khâm định Việt sử Thông giám cương mục .

Vinh danh

Lý Thái Tổ và các vị vua nhà Hậu Lý được thờ ở đền Đô tỉnh Bắc Ninh. Hiện nay, có một ngôi đền thờ riêng ông được xây dựng từ vốn các công trình 1000 năm Thăng Long do Hà Nội kết hợp với Ninh BìnhĐền Vua Lý Thái Tổ đặt tại trung tâm khu di tích Cố đô Hoa Lư.
Nhiều địa phương lấy tên ông đặt cho một số đường phố: đường Lý Thái Tổ ở Bắc Ninh, phố Lý Thái Tổ ở Hà Nội, phố Lý Công Uẩn ở Hải Dương… Tại Hà Nội và Bắc Ninh đều có dựng tượng đài ông.
Tiến tới kỷ niệm 1000 năm Thăng Long, Ban Chỉ đạo quốc gia kỷ niệm 1.000 năm Thăng Long - Hà Nội và nhiều đơn vị đã lên kế hoạch làm phim về Lý Công Uẩn với quy mô lớn như các bộ phim Chiếu dời đô, Đường tới thành Thăng Long, người con của rồng,...
Năm 2004, một tượng đài Lý Thái Tổ được xây dựng tại trục đ­ường Đinh Tiên Hoàng thuộc khu vực vườn hoa Chí Linh, Hồ Hoàn Kiếm, Hà Nội theo mẫu của nhà điêu khắc Vi Thị Hoa, bằng đồng (nặng 14 tấn, cao 3,3 m) thuộc dạng công trình chào mừng kỷ niệm 1.000 năm Thăng Long - Hà Nội. Tuy nhiên, theo một số ý kiến cho rằng "tượng vua nước Nam nhìn lại giống... Tần Thủy Hoàng", với trang phục giống của Tần Thủy Hoàng và "khi rời đô về Thăng Long Lý Thái Tổ mới 36 tuổi nhưng gương mặt vua Lý trong tượng như ngoài 60" . Bà Vi Thi Hoa cho biết là không có tài liệu vật thể nào về khuôn mặt, trang phục của Lý Thái Tổ và "Chúng tôi sáng tác mang tính ước lệ".
Tháng 8 năm 2011, chiếc tàu hộ tống mang tên lửa lớp Gepard 3.9 (Project 11661E) thứ hai của Hải quân nhân dân Việt Nam - HQ 012 - được đặt tên là Lý Thái Tổ.

Đến chùa Dận, nghe giai thoại về vĩ nhân Lý Công Uẩn

Không chỉ nổi tiếng là nơi sinh ra và nuôi dưỡng vĩ nhân Lý Công Uẩn, ông vua đầu tiên của triều Lý, chùa Dận còn nổi danh là nơi che giấu cán bộ cách mạng.

Vừa chào đời, đất nước đã... "nằm trong tay"
Ngay từ khi sinh ra, Lý Công Uẩn đã được dự báo có thiên mệnh hoàng đế với bốn chữ son "sơn hà xã tắc" trong lòng hai bàn tay. Dù chưa lên ngôi nhưng ngay từ nhỏ, Lý Công Uẩn đã có khả năng "đày ải" cả Thần, Phật vì tội mách thầy phạt ông.
Sinh ra và lớn lên tại chùa Dận hay còn gọi là chùa Cổ Pháp hoặc chùa Lục Tổ. Tên gọi chùa Dận được hình thành khi Lý Công Uẩn ra đời, sáng lập ra triều Lý. Ban đầu nhân dân gọi là chùa Rặn (rặn đẻ) sau đọc chệch thành chùa Dận. Ngày nay, nhân dân quanh vùng thành kính gọi tên chùa Cổ Pháp là chùa Ứng Tâm hay chùa Dận.

Tam quan chùa Dận được xây dựng trên nền cũ, nơi Lý Công Uẩn từng được sinh ra.
Lý Công Uẩn sinh ngày 12 tháng 2 năm Giáp Tuất (8/3/974) tại cửa tam quan của chùa Dận. Sinh ra đã không có cha, chỉ biết rằng mẹ ông là Phạm Thị, sinh ông xong thì chết. Theo truyền thuyết, cha của Lý Công Uẩn là một người nghèo, đi làm thuê ở chùa Tiên Sơn (An Phong, Bắc Ninh) phải lòng một tiểu nữ, làm nàng có thai. Nhà chùa thấy thế đuổi đi, hai vợ chồng dẫn nhau đi đến một khu rừng, mệt mỏi ngồi nghỉ. Người chồng khát nước, liền đến cái giếng giữa rừng uống, sảy chân chết đuối. Người vợ đến nơi thì giếng đã lấp, không còn chỗ để đi liền đến xin tá túc ở chùa Ứng Tâm (chùa Dận) gần đó. Thấy người vợ đến, sư trụ trì chùa liền đón tiếp nhiệt tình bởi trước đó, ông đã được thần báo mộng: "Ngày mai dọn chùa cho sạch để đón hoàng đế đến".
Tuy nhiên lại có thuyết khác nói rằng ông là con của Lý Khánh Văn, trụ trì chùa Cổ Pháp. Theo thuyết này, mẹ ông là một bà góa chồng đến làm thuê ở chùa Cổ Pháp, sau đó đi lại với trụ trì chùa là Lý Khánh Văn rồi mang thai. Khi biết Phạm Thị mang thai, Lý Khánh Văn đuổi bà đi nơi khác. Sau khi sinh con, bà bọc con trong manh áo cũ rồi bỏ ngoài cửa tam quan chùa. Nghe thấy tiếng khóc, Lý Khánh Văn ra nhặt đem vào nuôi và đặt tên là Lý Công Uẩn. Thế nên lúc bấy giờ có câu ca dao châm biếm nhẹ nhàng Lý Khánh Văn: "Con ai đem bỏ chùa này. Nam mô di Phật con thầy, thầy nuôi".
Đây chỉ là những tích xưa ra đời để giải thích sự xuất hiện của vĩ nhân Lý Công Uẩn. Cho đến nay, chưa có ai tìm được đáp án chính xác cho nguồn gốc xuất thân của vị vĩ nhân này. Chỉ biết rằng đây là người "mở màn" cho triều đại nhà Lý và là người có công lớn trong việc chuyển kinh thành từ Cố đô Hoa Lư (Ninh Bình) về Thăng Long (Hà Nội).
Sinh ra không có cha lại vừa mất mẹ, nên ông nhận được tình yêu thương và dạy dỗ hết lòng của người cha nuôi Lý Khánh Văn. Mới 6 tuổi, Lý Công Uẩn đã tinh thông khá nhiều sách vở, được coi là một chú bé thông minh, khôi ngô tuấn tú và khá rắn rỏi. Thế nhưng, ngoài sự thông minh ấy, Lý Công Uẩn lại là một cậu bé vô cùng tinh nghịch và mải chơi. Có lần, cha nuôi sai cậu đem oản lên cúng Hộ Pháp, thay vì thành tâm vâng lời, chú liền khoét oản ăn trước. Đến đêm, Hộ Pháp báo mộng cho Lý Khánh Văn biết khiến cậu bị cha nuôi mắng. Tức giận, Lý Công Uẩn lên chùa đánh cho Hộ Pháp ba cẳng tay, sau đó viết vào sau lưng pho tượng mấy chữ: "Đày ba ngàn dặm". Đêm hôm ấy, Lý Khánh Văn lại thấy Hộ Pháp đến báo mộng với vẻ mặt buồn rầu và ngỏ lời từ biệt: "Hoàng đế đã đày tôi đi xa, xin có lời chào ông". Sáng hôm sau, Lý Khánh Văn lên chùa xem pho tượng thì thấy sau lưng quả nhiên có mấy chữ "Đồ tam thiên lý" thật. Ông liền sai chú tiểu lấy nước rửa nhưng không sao rửa sạch. Cuối cùng, ông phải bảo Lý Công Uẩn vào rửa thì chú bé chỉ lấy ngón tay xoa xoa là sạch ngay.
Lớn thêm chút nữa, Lý Công Uẩn vẫn không thay đổi tính nết là bao. Thay vì phải chăm chỉ học hành, cậu bé Công Uẩn lại chỉ ham chơi và luôn tìm cách trốn học. Ngày ấy, khi được gửi sang chùa Tiêu Sơn của thiền sư Vạn Hạnh (anh trai Lý Khánh Văn) để học văn học và tài kinh luân của thầy, Lý Công Uẩn luôn tỏ rõ sự thông minh và nghịch ngợm của mình trong mọi hoàn cảnh. Đến cả khi bị trói ở cổng tam quan, cậu vẫn tức cảnh làm thơ: "Thiên vi khâm chầm địa vị thiên/ Nhật nguyệt đồng song đốt ngã miên/ Dạ thâm bất cảm trăng thân túc/ Chỉ khủng sơn hà xã tắc điên", dịch là: "Trời làm màn gối, đất làm chiên. Nhật nguyệt cùng ta một giấc yên. Đêm khuya chẳng dám dang chân duỗi/ Chỉ sợ sơn hà, xã tắc nghiêng". Nghe xong câu thơ này, nhà sư Vạn Hạnh biết cậu có khí chất đế vương nên ra sức dạy dỗ và lo toan cho Công Uẩn làm nên sự nghiệp lớn.
Vị vua được lòng "thiên hạ"
Thiền sư Vạn Hạnh thường bảo với mọåi người: "Đứa bé này không phải người thường, lớn lên có thể phò nguy, gỡ rối, làm minh chủ trong thiên hạ". Do vậy, những giai thoại ly kỳ về Lý Công Uẩn ngày càng nhiều. Sinh ra đã khác người, cộng thêm trí tuệ siêu phàm của mình, từ một chức quan nhỏ, ông làm tới chức Tả thân vệ Điện tiền chỉ huy sứ (dưới triều Tiền Lê đây là một chức quan to trong hàng võ chỉ người trong hoàng tộc mới được làm). Đây cũng là bước ngoặt đưa ông trở thành vị hoàng đế đầu tiên của nhà Lý.

Tượng đài Lý Công Uẩn (Lý Thái Tổ) ở vườn hoa Lý Thái Tổ (Hà Nội).
Bé thì tinh nghịch nhưng khi lớn lên, đặc biệt khi làm quan, ông luôn là vị quan tốt, được mọi người yêu mến. Có thể nói Lý Công Uẩn là người sống vô cùng trung nghĩa, điều này được thể hiện qua hành động ôm xác Lê Trung Tông mà khóc; Năm 1005, Lê Đại Hành mất, các con trai tranh giành ngôi báu, Lê Trung Việt giành được ngôi trở thành vua Lê Trung Tông. Thế nhưng chỉ được 3 ngày, vị vua này bị em trai là Lê Long Đĩnh giết hại cướp ngôi. Lúc ấy các quan chạy hết, chỉ có Lý Công Uẩn đến ôm xác Lê Trung Tông mà khóc. Hành động này của ông được Lê Long Đĩnh vô cùng nể phục, khen là trung nghĩa và tiếp tục sử dụng, phong cho ông chức Tướng quân phó chỉ huy sứ, sau là Tả thân vệ Điện tiền chỉ huy sứ. Dưới thời cai trị của Lê Long Đĩnh, lòng dân vô cùng oán hận bởi ông vua tàn bạo và ngang ngược coi dân đen như cỏ rác này. Thế nên sau khi Lê Long Đĩnh chết, Lý Công Uẩn được triều thần khanh sỹ tôn lên làm vua.
Việc trở thành vị vua đầu tiên của nhà Lý không chỉ được báo trước bởi những giai thoại kỳ lạ từ khi sinh ra của Lý Công Uẩn mà còn được điềm báo bởi bài Sấm. Thuở ấy, ở làng Cổ Pháp có cây gạo cổ thụ bị sét đánh tước mất vỏ ngoài, để lộ ra mấy câu Sấm: "Thụ căn yểu yểu/ Mộc biểu thanh thanh/ Hòa đao mộc lạc/ Thập bát tử thành" ẩn ý nhà Lê sẽ mất, nhà Lý sẽ nổi lên. Bài Sấm này được Vạn Hạnh nói với Lý Công Uẩn: "Gần đây tôi thấy bài Sấm lạ, biết nhà Lê đương mất mà nhà Lý đương lên. Họ Lý lại không có ai khoan hòa, nhân hậu và trung thứ như ông, nên rất được lòng dân". Điều này cho thấy, sớm muộn gì việc xưng bá thiên hạ của Lý Công Uẩn sẽ thành.
Sau khi lên làm vua, Lý Công Uẩn vẫn trọng dụng các vị quan cũ của triều Tiền Lê, giữ nguyên những gì tốt đẹp mà triều Tiền Lê đã làm. Bên cạnh đó, ông còn là vị vua được lòng dân khi thực hiện chính sách thân dân và nhiều lần xá tô thuế, tô ruộng cho dân. Có thể nói, ông là vị vua anh minh, biết chăm lo, lo lắng làm sao cho người dân có cuộc sống ấm no hạnh phúc.
Trước khi lâm chung, ông cũng dặn con cháu, quan lại không được xây lăng to đẹp bằng gạch đá mà chỉ được đắp bằng đất để đỡ tốn tiền bạc của dân: "Khi ta mất, không được xây lăng to đẹp bằng gạch đá mà chỉ cần đắp bằng đất để đỡ tốn tiền bạc của dân. Quân lính và thường dân nếu có thương nhớ vua thì cứ lấy đất đắp lên, càng cao càng quý. Khi mộ cao, cỏ mọc nhiều thì trâu bò sẽ có thức ăn trở nên béo khỏe, có sức cày ruộng cho dân. Đây cũng là nơi vui chơi của trẻ mục đồng, càng gần với vua, các em càng nhớ tới công ơn của các vị tiền nhân, sẽ trở thành người tốt", theo sách sử chép lại. Nghe lời truyền dạy của ông, các đời vua triều Lý sau này đều không xây lăng mà chỉ xây mộ nhỏ, sau đó phủ đất lên trên.
Có thể nói Lý Công Uẩn là một vị vua anh minh, được lòng dân. Ông không chỉ yêu thương dân như con mà còn là người có tầm nhìn xa trông rộng nghĩ tới tương lai của con dân Đại Việt qua việc chuyển kinh đô từ Hoa Lư về thành Đại La. Điều này được thể hiện khá rõ trong Chiếu dời đô: "Thăng Long là nơi thắng địa, thực là chỗ hội tụ quan yếu của bốn phương, đúng là nơi thượng đô kinh sư mãi muôn đời".
Hồng Mây
nguoiduatin.vn
Xem tiếp...

TỘI QUÁ NGƯỜI ƠI! 11

(ĐC sưu tầm trên NET)

Tận mục vườn thú “tra tấn” động vật tồi tệ nhất thế giới

(ĐSPL) – Vườn thú Surayaba ở Indonesia có thể được coi là “địa ngục trần gian” đối với các loài động vật ở đây bởi chúng bị đối xử không khác gì những “tù nhân”.
Chỉ trong 3 tháng vừa qua, 50 loài động vật trong vườn thú Surayaba đã chết. Năm ngoái, một con hươu cao cổ cũng chết vì ăn phải 20 kg túi nilong trong chuồng giam. Ngoài ra, chú hổ Sumatra đã bị mắc bệnh về đường tiêu hóa do thường xuyên phải ăn thịt có trộn lẫn formaldehyde.
Một số hình ảnh đáng thương về những loài động vật trong “địa ngục” được mệnh danh là “vườn thú tàn độc nhất thế giới”:
Tận mục vườn thú “tra tấn” động vật tồi tệ nhất thế giới - Ảnh 1
Theo chủ nhân của chú voi này, ba chân của nó bị xích lại để nó không thể đến phá một cửa hàng nhỏ trong sở thú Surabaya.
Tận mục vườn thú “tra tấn” động vật tồi tệ nhất thế giới - Ảnh 2
Một con voi khác cũng “cùng chung số phận”. Nó bị xích một chân trước và một chân sau và không thể di chuyển được dù chỉ là một bước ngắn.
Tận mục vườn thú “tra tấn” động vật tồi tệ nhất thế giới - Ảnh 3
Chú lạc đà này gầy đến mức người ta có thể nhìn rõ xương sườn của nó nhô lên khi ăn cỏ trong một cái chuồng chật chội.
Tận mục vườn thú “tra tấn” động vật tồi tệ nhất thế giới - Ảnh 4
Con khỉ nâu Nam Mỹ này đã nhìn ra ngoài với vẻ mặt van nài trong nhiều phút.
Tận mục vườn thú “tra tấn” động vật tồi tệ nhất thế giới - Ảnh 5
Bộ xương của chú hươu cao cổ đã chết được trưng bày
Tận mục vườn thú “tra tấn” động vật tồi tệ nhất thế giới - Ảnh 6
Một chuồng chim chật chội với những con diệc và cò được nhốt chung.
Tận mục vườn thú “tra tấn” động vật tồi tệ nhất thế giới - Ảnh 7
Chú hổ Sumatra trong “căn nhà” được xây bằng gạch với ô cửa sổ nhỏ.
Tận mục vườn thú “tra tấn” động vật tồi tệ nhất thế giới - Ảnh 8
Con hà mã nhỏ châu Phi đang tắm trong một bể đầy nước bẩn.
Tận mục vườn thú “tra tấn” động vật tồi tệ nhất thế giới - Ảnh 9
Phát ngôn viên của sở thú gồm 3.000 động vật cho biết họ đang cải thiện điều kiện trong sở thú. Những loài động vật chết là do chúng đã già và mắc bệnh.
Tận mục vườn thú “tra tấn” động vật tồi tệ nhất thế giới - Ảnh 10
18 con hươi bị nhốt trong một cái chuồng chật chội.
Tận mục vườn thú “tra tấn” động vật tồi tệ nhất thế giới - Ảnh 11
Những con khỉ Proboscis được nhốt chung với hươu.
Tận mục vườn thú “tra tấn” động vật tồi tệ nhất thế giới - Ảnh 12
Một chú khỉ ngồi trên một hòn đảo, xung quanh được bao phủ là nước và không có một cây xanh nào cho chúng leo trèo.
Song Tú (Theo Dailymail)
Báo Đời SốngPháp Luật)

Thứ Bảy, 26/07/2014 | 21:24 GMT+7|

Chú khỉ đẫm lệ vì đứt tay khiến dân mạng xót xa

Ba bức ảnh chú khỉ mắt đẫm lệ, ngồi co ro với một tay bị đứt và tay phải sờ vào phía đối diện được người dùng có nicknam A.Q chia sẻ và lan truyền nhanh trên Facebook.  
    ————————-
    Chu khi dam le vi dut tay khien dan mang xot xa
    Chú khỉ đẫm lệ vì đứt tay khiến dân mạng xót xa
    Nhìn vào bức ảnh trên, có lẽ ít ai không cảm thấy xót xa.
    Kèm theo ảnh, A.Q đăng status: “Cảm thấy xót xa và nhói lòng khi thấy những cảnh tượng này! Hãy nhìn vào ánh mắt của chú khỉ này và cảm nhận nỗi đau thương như thế nào! Xin đừng đối xử với động vật như vậy! Dẫu biết mọi việc đều do nhân quả nhưng sao nghẹn ngào quá! Cầu mong chú khỉ sẽ mau siêu thoát để không phải chịu khổ đau trên thế gian này nữa! Nam mô đại từ đại bi tầm thanh cứu khổ cứu nạn Quán Thế Âm Bồn Tát!”.
    Xem ảnh trên, nhiều dân mạng cảm thấy nhói lòng.
    Chu khi dam le vi dut tay khien dan mang xot xa
    Một số người đoán già đoán non về nguyên nhân chú khỉ bị mất tay. Hầu hết đều cho rằng chú khỉ này bị kẻ ác chặt đứt tay khi nhìn vào thương tích của nó. Thậm chí có người thề sẽ “xử” kẻ chặt tay chú khỉ.
    Tuy vậy, theo tìm hiểu của người viết, chú khỉ bị đứt tay này không sống ở Việt Nam mà trong sở thú Lop Buri của Thái Lan.
    Chu khi dam le vi dut tay khien dan mang xot xa
    Chu khi dam le vi dut tay khien dan mang xot xa
    Trong bài viết trên website Postjung của Thái Lan, ngoài ba ảnh trên còn có các chú khỉ khác cũng rất đáng thương khi bị đánh bầm mắt hay bị mổ bụng xẻ thịt lúc đang mang thai…
    Thiết nghĩ, Thái Lan cần có biện pháp để bảo vệ loài khỉ, hoặc xử lý thích đáng những kẻ đối xử nhẫn tâm với khỉ.
    Theo Việt Báo
    (ĐC chép từ http://tinvn.info)

    Bị bỏ đói, đàn khỉ quậy phá nhà dân

    Hơn 1 năm trước, khu du lịch Phù Sa (trên cồn Ấu, P.Hưng Phú, Q.Cái Răng, TP.Cần Thơ) đóng cửa do kinh doanh lỗ lã. Đàn khỉ ở đây từ đó bị lãng quên, bỏ đói nên chúng qua xóm làng lân cận tìm thức ăn, quậy phá.


    Thấy có người tới, khỉ mẹ ôm khỉ con ra bên bờ rạch Phù Sa "xin ăn" - Ảnh: Tiến Trình 
    Khu du lịch (KDL) Phù Sa cách xóm dân cư trên cồn Ấu một con rạch nhỏ. Ven rạch là những dãy bần cao. Người dân ở đây cho biết khỉ từ KDL hay theo những nhánh bần để qua khu dân cư. Khi các hộ dân chặt bỏ nhánh bần để cách ly, đàn khỉ đợi lúc nước xuống thấp lũ lượt lội qua rạch. “Có lẽ chúng đói quá nên mới vậy”, một người dân cồn Ấu nói.
    Ông Lê Ngọc Hòa (55 tuổi, ngụ khu vực 1, P.Hưng Phú) cho hay dân cồn Ấu chủ yếu sống bằng nghề nuôi cá và trồng cây ăn trái. Thế nhưng, từ chuối, nhãn, chôm chôm, tới dừa, hoa màu... đều bị “con cháu Tề Thiên” phá. “Hồi trước KDL Phù Sa còn hoạt động, mỗi ngày người ta cho khỉ ăn 2 lần, đàn khỉ thỉnh thoảng có qua quấy phá nhưng ít. Bây giờ bị bỏ đói, chúng đi kiếm ăn khắp nơi”, ông Hòa nói.
    Ông Nguyễn Quốc Kia (58 tuổi, bảo vệ ao cá đối diện KDL Phù Sa), kể: “Tháng trước, tôi phát hiện 2 con khỉ rất to đang rình bắt gà của ông Hai Dẫn. Tôi phải rọi đèn pin đuổi thì chúng mới bỏ đi”. Nguy hiểm hơn, ông Kia kể có lần bầy khỉ ngồi trên nóc chòi của KDL, khi khách đi xuồng ngang, chúng gỡ ngói chọi xuống, rất may là không trúng ai... “Trong đàn có con khỉ mặt trắng to gần bằng con người. Cỡ đó nó mà vật con nít là chết”, một người dân ở cồn Ấu lo ngại.
    Đàn khỉ vô chủ ?
    Trước nạn khỉ quấy khá, người dân cồn Ấu tìm nhiều cách để đối phó nhưng không hiệu quả. Nhà ông Tư T. trồng dừa, chuối, cam, đu đủ... liên tục bị khỉ phá, đã giăng bẫy thòng lọng để bắt. Sáng ra, ông T. thấy chiếc bẫy bị gỡ, dây treo lủng lẳng, còn cây trái trong vườn tiếp tục bị phá. Theo những người dân ở cồn Ấu, đàn khỉ tại KDL Phù Sa có đến hàng trăm con, nhưng có nhóm thợ săn từ nơi khác đến bắn hạ hàng loạt khi chúng qua cồn Ấu kiếm thức ăn.
    Trên thực tế, KDL Phù Sa vẫn có một nhóm người trông giữ. Ngày 27.8 chúng tôi đến liên hệ nhưng vừa nghe xưng nhà báo thì nhóm người này hung hăng đuổi đi.
    Theo ông Hồ An Phước, Chi cục trưởng Chi cục Kiểm lâm TP.Cần Thơ, KDL Phù Sa trước đây của Công ty TNHH MTV nông súc sản XNK Cần Thơ (Cataco), được cấp sổ nuôi khỉ phục vụ du lịch. Thế nhưng đàn khỉ được nuôi thả nên sinh sôi rất khó kiểm soát số lượng. Liên hệ với Cataco, chúng tôi được một nhân viên công ty cho biết “công ty sắp giải thể rồi. Tụi tôi còn... chưa biết về đâu, nói gì đến đàn khỉ (!?)”.
    Tiến Trình
    (ĐC chép từ .thanhnien.com.vn) 
     
    Xem tiếp...

    Thứ Tư, 3 tháng 9, 2014

    DƯ LUẬN XÃ HỘI 22 (Bích Hằng)

    -Miếng ăn là miếng tồi tàn/mất ăn một miếng lộn gan lên đầu.
    -Trâu buộc ghét trâu ăn
    -Ăn không được, phá cho hôi
    -Càng nói không mê tín, càng mê tín! -Khi vui thì vỗ tay vào/đến khi hoạn nạn thì nào thấy ai.
    -Được ăn, được nói, được gói mang về
    -Không tin thì đừng nhờ, đã nhờ thì đừng ''chửi''.
    -Cạn tàu ráo máng
    -Ăn cháo đái bát
    -Qua sông đấm buồi vào sóng
    -Giấu đầu hở đuôi!
    -Tôi tin vào mọi thứ cho tới khi nó bị bác bỏ. Vì vậy tôi tin vào tiên, thần thoại, rồng. Tất cả đều tồn tại, thậm chí dù nó chỉ ở trong tâm trí bạn. Ai dám nói rằng giấc mơ và ác mộng không thực như điều ở đây lúc này?
    I believe in everything until it's disproved. So I believe in fairies, the myths, dragons. It all exists, even if it's in your mind. Who's to say that dreams and nightmares aren't as real as the here and now? (John Lennon)

    -----------------------------------------------------

    (ĐC sưu tầm trên NET)

    Phan Thị Bích Hằng

    Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
    Phan Thị Bích Hằng (sinh ngày 15 tháng 2 năm 1972) là một nhà ngoại cảm nổi tiếng ở Việt Nam. Bà là người đã sử dụng khả năng đặc biệt của mình trong thời gian gần 20 năm qua để giúp rất nhiều gia đình tìm kiếm hài cốt người thân bị thất lạc. Việc tìm hiểu, khảo nghiệm khả năng ngoại cảm của Bích Hằng có thể giúp cho các nhà khoa học giải đáp nhiều vấn đề cứ liệu liên quan đến thế giới tâm linh. Bên cạnh là việc nhà ngoại cảm nổi tiếng nhất Việt Nam, Phan Thị Bích Hằng cũng có nhiều tin đồn không hay Năm 2010, Phan Thị Bích Hằng tuyên bố dừng công việc ngoại cảm và chuyển sang kinh doanh.

    Tiểu sử

    Phan Thị Bích Hằng sinh ở xã Khánh Hòa, huyện Yên Khánh, tỉnh Ninh Bình. Đầu năm 2005, mở một doanh nghiệp chuyên về thiết kế nội thất (hai vợ chồng làm giám đốc và phó giám đốc). Năm 2007 bà công tác tại trường Đại học Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội (tên cũ là trường Đại học Quản trị Kinh doanh Hà Nội) và cũng là một trong những cộng tác viên của bộ môn Cận tâm lý, Trung tâm nghiên cứu tiềm năng con người thuộc Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam. Năm 2010, Phan Thị Bích Hằng tuyên bố dừng công việc ngoại cảm và chuyển sang kinh doanh.

    Các sự kiện

    Bà Hằng được biết đến với việc tìm được mộ của nhiều nhân vật lịch sử như: nhà văn Nam Cao, Nguyễn Phong Sắc, Hồ Ngọc Lân, Nguyễn Đức Cảnh. Một trong những vụ được tường thuật nhiều nhất là việc tìm mộ em gái của giáo sư Trần Phương
    Có những hài cốt mất tích lâu đời như mộ tướng quân Hoàng Công Chất bà đã tìm lại được, giúp cho họ Hoàng chắp nối được bộ gia phả hoàn chỉnh. Rồi một số cán bộ cách mạng nòng cốt của đảng Cộng sản bị Pháp giết mất xác bà cũng tìm được hài cốt đưa về nghĩa trang liệt sĩ.
    Thậm chí, qua Bích Hằng, lịch sử đã phải viết thêm về trận đánh khốc liệt ở cánh rừng K'Nác, huyện K'Bang, tỉnh Gia Lai. Nơi đây 400 thi thể các chiến sĩ cùng những chiến công của họ đã bị chôn vùi, và Phan Thị Bích Hằng đã tìm ra hài cốt của họ để đưa về nghĩa trang liệt sĩ, mang lại niềm an ủi cho các gia đình.
    Tháng 10 năm 2013, trong một chương trình "Trở về từ ký ức" của Đài Truyền hình Việt Nam, có phóng sự nói rằng tất cả các mẫu vật được Viện Pháp y Quân đội giám định lấy từ một số hài cốt mà Bích Hằng tìm được đều là giả mạo hoàn toàn. Qua đó, VTV khẳng định Bích Hằng đã "gian trá" và "thất đức".

    Thông tin thêm

    Đài BBC đưa tin: Giám đốc Trung tâm thuộc Hội khoa học thông tin và viễn thông ứng dụng (Liên hiệp Khoa học Công nghệ tin học ứng dụng (UIA)), ông Vũ Thế Khanh cho hay: Đây là những người có khả năng thần giao cách cảm. Một số nghe được tiếng nói từ cõi khác, một số ngửi được mùi người chết. Theo ông, "Có người sinh ra đã có khả năng thần bí, có người lại có sau khi gặp một tai nạn gây chấn động tâm lý mạnh." Cũng theo ý kiến của vị giám đốc này thì cả Việt Nam có tới chừng 100 người tự nhận là có khả năng thần giao cách cảm nhưng con số nổi tiếng nhất là khoảng 10 người. Bà Phan Thị Bích Hằng ở miền Bắc được coi là một người như thế. Và theo báo Công an Nhân dân thì cô Hằng được cán bộ nhà nước cao cấp mời để tìm xác những người lính Việt Nam hy sinh từ trong kháng chiến chống Pháp...
    Ngày 18 tháng 5 năm 2006, đài BBC cũng đã cho chiếu trên tivi bộ phim tài liệu nói về việc đi tìm hài cốt bằng phương pháp ngoại cảm ở Việt Nam. Phim Psychic Vietnam được chiếu trên kênh BBC Two ở Anh nói về chuyện từ khoảng một thập niên nay, nhiều gia đình Việt Nam đã nhờ đến những người được nói là có khả năng ngoại cảm để giúp tìm mộ người thân chết trong chiến tranh.
    Trang này được sửa đổi lần cuối lúc 02:11, ngày 20 tháng 6 năm 2014.
     

    Nhà ngoại cảm Bích Hằng tìm được mộ em gái nguyên Phó thủ tướng

    (Soha.vn) - Nhà ngoại cảm Phan Thị Bích Hằng từng tìm được hài cốt của người em gái nguyên phó Thủ tướng Trần Phương đã khiến ông bất ngờ chết lặng đi.

    Nhà ngoại cảm - sự lừa dối trắng trợn?
    Trong chương trình truyền hình trực tiếp "Trở về ký ức" số mới nhất của VTV đã có nhiều thông tin về khả năng thực sự của các nhà ngoại cảm. Trong số đó có cả nhà ngoại cảm nổi tiếng Phan Thị Bích Hằng, người được biết đến với khả năng tìm kiếm mộ liệt sỹ trong nhiều năm gần đây.
    Theo chương trình, rất nhiều thân nhân, gia đình của các liệt sĩ đã nhận nhầm xương động vật thành xương của người đã khuất. Chính vì vậy mà dư luận đang dấy lên sự nghi ngờ khả năng thực sự của nhà ngoại cảm nổi tiếng này.
    Nhưng dù sự thật có ra sao thì bà Phan Thị Bích Hằng cũng đã khiến nhiều người phải biết đến khi từng tìm được hài cốt của những người nổi tiếng. Một trong số đó là em gái của nguyên phó Thủ tướng Trần Phương.
    Người em gái của GS Trần Phương là Vũ Thị Kính sinh năm 1929, tham gia kháng chiến chống Pháp từ năm 16 tuổi với bí danh Trần Thị Khang. Năm 1950 cô là Huyện ủy viên của Đảng bộ Phù Cừ, Bí thư phụ nữ Cứu quốc huyện. Tháng 6 năm đó, địch bắt được cô từ hầm bí mật, đưa về bốt La Tiến - một bốt khét tiếng tàn ác, một đồn binh lớn án ngữ phía nam tỉnh Hưng Yên, phía bắc tỉnh Thái Bình và phía tây tỉnh Hải Dương.
    Địch đã dùng mọi hình thức tra tấn hòng buộc cô khai báo và đầu hàng. Trước khí tiết không lay chuyển của cô, chúng đã giết và vứt xác nữ du kích này xuống sông Luộc. Ngay sau ngày cô hy sinh, đội nữ du kích Hoàng Ngân của huyện đã phát động tuần lễ giết giặc trả thù cho cô. Huyện ủy và đội nữ du kích Hoàng Ngân đã tổ chức đi tìm xác cô nhưng không thấy.
    Đó là nỗi day dứt xót xa của gia đình tôi suốt mấy chục năm qua. Mẹ tôi hồi còn sống thỉnh thoảng lại hỏi tôi: “Có tìm thấy xác em không? Tôi đành an ủi: Bao giờ hết chiến tranh con sẽ tổ chức việc tìm kiếm, chắc là được mẹ ạ”. Nói thế mà lòng tôi như muốn khóc vì biết mình bất lực trước nỗi đau của mẹ. Cả một dòng sông Luộc mênh mông như thế nối ra biển cả biết tìm kiếm nơi đâu?” - GS Trần Phương tâm sự.
    Nguyên Phó Thủ tướng Trần Phương kể lại hành trình bí ẩn tìm em gái.
    Nguyên Phó Thủ tướng Trần Phương kể lại hành trình bí ẩn tìm em gái.
    GS Trần Phương đã tìm cách tiếp cận các nhà ngoại cảm có tiếng tăm. GS Phương lại tiếp cận được với nhà ngoại cảm nổi tiếng Phan Thị Bích Hằng.
     GS Trần Phương chuẩn bị cho cuộc gọi hồn với đầy sự “cảnh giác”: “Tôi lục tìm trong trí nhớ những vụ việc mà chỉ tôi và em tôi biết, để kiểm tra xem có thật là linh hồn em tôi đang nói với tôi không. Dự buổi gọi hồn có chị tôi và em gái tôi, nhưng tôi dặn không ai được nói, đề phòng hớ hênh, để lộ thông tin: “thầy bói nói dựa”.
    Bích Hằng năm ấy mới 28 tuổi, tốt nghiệp Đại học Kinh tế Quốc dân, đang làm kế toán cho một công ty xây dựng trong quân đội.
    Nguyên phó Thủ tướng tìm được hài cốt em gái nhờ nhà ngoại cảm
    Nhà ngoại cảm Phan Thị Bích Hằng đã yêu cầu đặt lên bàn một chiếc cốc, một vốc gạo để cắm hương, một ngọn nến và một bức ảnh của cô Khang.
    Sau mấy phút dán mắt vào tấm hình, Bích Hằng hớn hở: “Cháu chào cô. Cháu là Phan Thị Bích Hằng. Bác Trần Phương nhờ cháu mời cô về để hỏi hài cốt của cô hiện nay ở đâu?”. Rồi Hằng quay sang GS Phương: “Có một người đàn ông đi cùng với cô Khang…”.
    Bích Hằng đang thắp hương trước ngôi mộ cô Khang
    Bích Hằng đang thắp hương trước ngôi mộ cô Khang.
    Qua “phiên dịch” của Hằng, cô Khang nói: “Người thanh niên đi cùng với em chính là anh Sơn đấy. Anh vẫn thường xuyên đến gặp em”.
    GS Phương giật mình vì anh Sơn mà Bích Hằng vừa nhắc đến chính là người anh, người bạn, người đồng chí thân thiết nhất của ông đã hy sinh.
    GS Phương hỏi: “Vậy em nằm trên vườn hay dưới ao?”.
    - “Đến bờ ao cũng còn 3 bước chân nữa. Phía trên em chừng 2m là chị Nguyễn Thị Bê, đội viên Đội nữ du kích Hoàng Ngân, quê ở ngay làng La Tiến. Cách chỗ em nằm cũng chừng 2m về phía đông là một người đàn ông bị bắt từ Hải Dương về, em không biết tên, ba cái mộ dường như nằm trên một đường thẳng. Hai người kia bị giết cùng một ngày với em”.
    “Chúng cột tay ba người lại với nhau rồi vứt xuống sông lúc nửa đêm. Dân phòng ta có đi tìm nhưng không thấy. Mãi mấy ngày sau xác mới nổi lên. Dân vớt được mới đem về đây chôn. Xa hơn còn 7 người nữa cơ. Mấy người nổi lên trước thì dân còn cho được manh chiếu, còn nổi lên sau thì đến manh chiếu cũng không có nói gì đến quan tài”.
    GS Trần Phương kể: “Rồi cô ấy chỉ dẫn tỉ mỉ chỗ cô nằm, với các đặc điểm về cây cỏ xung quanh, bắt đầu từ cây nhãn ở góc vườn mà tôi nhận ra ngay".
    Tôi hỏi: “Em có biết chỗ em nằm thuộc đất của ai không?”. Cô đáp: “Em cũng không biết nữa”. Cháu Hằng hỏi: “Hài cốt của cô còn nguyên vẹn không?”. Cô nói: “Chúng đánh em gãy xương sườn, gãy xương cánh tay và xương đòn tay phải, gãy hai chiếc răng ở hàm trên bên phải, giập gò má bên trái. Xương cốt hiện nay vẫn còn nhưng đã mủn, vì chôn có quan tài đâu, răng dưới rụng nhưng răng hàm trên vẫn nguyên”.
    Tôi hỏi để kiểm tra: “Răng em bây giờ màu gì?”. “Bây giờ màu đen”. Tôi vội cãi: “Nhưng trước đây răng em trắng kia mà”.
    “Cô Khang” nói tiếp: “Em chưa nói hết. Răng em đen xỉn do bùn đất ngấm vào chứ không phải đen hạt na. Ngày xưa, các anh ấy hay trêu em là có hàm răng đẹp nhất, tươi tắn nhất đội du kích. Nếu anh có đào nhầm sang mộ khác thì anh vẫn có thể nhận ra ngay, vì hàm răng của em không thể lẫn được. Cái khuôn mặt cũng vậy. Tuy gò má trái có bị giập, nhưng cả khuôn mặt thì vẫn còn. Anh có thể dễ dàng nhận ra em. Nhưng khi đào anh phải cẩn thận, vì chỉ cần xúc một xẻng đất là nó vỡ ra ngay”.
    Cuộc gọi hồn kéo dài gần hai tiếng đồng hồ “hội ngộ” đầy xúc động và nhiều chi tiết xác thực. Những nghi ngờ về một màn kịch của nhà ngoại cảm đã bị bay biến trong đầu nguyên Phó Thủ tướng vốn vô thần này. Nhưng cuộc đào mộ sau đó với rất nhiều bất ngờ đã khiến ông chết lặng đi...
    Sau đó, gia đình GS Trần Phương đã tìm được mộ của em gái mình và có đưa đi giám định ADN và cho ra là đúng. Đây là thành công không thể phủ nhận khả năng của nhà ngoại cảm Phan Thị Bích Hằng.
    (Tổng hợp)
     

    Phan Thị Bích Hằng: "Tôi thấy đáng tiếc cho sự hồ đồ của VTV"

    .vn) - Nhà ngoại cảm Phan Thị Bích Hằng cho rằng, những việc bà làm trong hơn 20 năm qua là vì tấm lòng tri ân các anh hùng, liệt sỹ.
    Trong chương trình "Trở về ký ức" số mới nhất của VTV đã chia sẻ rất nhiều thông tin quan trọng về khả năng thực sự của các nhà ngoại cảm. Trong số đó có cả nhà ngoại cảm nổi tiếng Phan Thị Bích Hằng đã được phơi trần sự thật.
    Theo chương trình, rất nhiều thân nhân, gia đình của các liệt sĩ đã nhận nhầm xương động vật thành xương của người đã khuất.
    Theo cục Người có công (Bộ Lao động - Thương binh và xã hội) thì trong một vụ giả mạo xương các liệt sĩ thì gần như 100% các mẫu xương tìm theo lời của nhà ngoại cảm mang đến giám định đều cho kết quả sai. 2-5% số xương mang đến không phải xương người. Với các trường hợp do thân nhân tự mang đến xét nghiệm cũng cho các kết quả sai khá cao.
    Đáng chú ý là vụ giám định phát hiện xương động vật được coi là xương liệt sĩ đau xót nhất diễn ra vào tháng 9 năm 2009.
    Liệt sĩ Phùng Chí Kiên, một bậc tiền bối, Ủy viên trung ương đảng năm 1935, người đầu tiên được Chủ tịch Hồ Chí Minh phong hàm tướng. Đồng chí hy sinh năm 1941, bị Pháp tra tấn và chặt đầu treo để thị uy. Năm 1990, phần thân thể của tướng Kiên đã được đưa về nghĩa trang liệt sĩ, còn phần thủ cấp, Bộ Quốc phòng và gia đình đã nhờ đến nhà ngoại cảm Phan Thị Bích Hằng chỉ giúp.
    Sau giám định, thứ mà bà Hằng nói là hài cốt của liệt sĩ Phùng Chí Kiên là mảnh sành vụn và một chiếc răng động vật.
    Trao đổi với chúng tôi vào sáng 25/10, nhà ngoại cảm Phan Thị Bích Hằng cho biết, những thông tin như trên đã gây ảnh hưởng rất nhiều đến cuộc sống, tâm lý của bà.
    Nhà ngoại cảm Phan Thị Bích Hằng.
    Nhà ngoại cảm Phan Thị Bích Hằng.
    "Những thông tin như vậy đã gây ảnh hưởng rất nhiều đến tôi nhưng giờ tôi nghĩ đó là điều bình thường vì quá trình tôi làm đã kéo dài hơn 20 năm còn việc làm nhầm hay cứ cho là sai đi thì việc này cũng chưa ngã ngũ. Họ (VTV - PV) đưa ra những thông tin một chiều, không đúng sự thật.
     
    Họ (VTV - PV) mới nhìn vào một góc của sự thật, giống như con voi, họ mới nhìn thấy cái vòi mà đã đưa ra những phán đoán không đúng. Tất cả sự thật sau này sẽ được chứng minh còn đến giờ phút này tôi chỉ cảm thấy hơi đáng tiếc cho sự vội vàng, hồ đồ. Thực sự đến lúc này tôi không có vấn đề gì cả, không lấy làm bi quan...", nhà ngoại cảm Phan Thị Bích Hằng nói.
    Cũng theo bà Hằng: "Sự việc tìm hài cốt của đồng chí Phùng Chí Kiên tôi làm đã rõ ràng, có sự chứng kiến của hàng trăm người, của lãnh đạo quân đội, của Tỉnh uỷ, UBND tỉnh Bắc Kạn, của huyện và người nhà người ta chứng kiến".
    Bà Hằng cũng cho biết thêm, việc tìm kiếm hài cốt của đồng chí Phùng Chí Kiên được bà làm theo lời đề nghị của Đại tướng Võ Nguyên Giáp và các cựu chiến binh trong Đội Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân.
    "Việc tìm hài cốt của đồng chí Phùng Chí Kiên được tôi thực hiện theo lời của Đại tướng Võ Nguyên Giáp và các bác cựu chiến binh trong Đội Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân. Hiện tôi vẫn còn bức thư của Đại tướng gửi về việc này.
    Tất cả quá trình làm việc của tôi đều trên tinh thần tri ân các liệt sỹ và tôi coi đó là một sứ mạng cao cả. Bản thân gia đình tôi cũng có một số liệt sỹ nên tôi thấm thía nỗi đau của con các bác mồ côi cha và có rất nhiều người từng ôm bố tôi và gọi bố ơi.
    Vì thế, khi các bác cựu chiến binh có đề nghị là tôi sẵn sàng giúp đỡ ngay. Còn thực ra quá trình tìm kiếm đồng chí Phùng Chí Kiên ban đầu tôi chỉ tiếp xúc với các bác cựu chiến binh của Đội Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân còn phía gia đình thì về sau này khi đi tôi mới được tiếp xúc...", bà Hằng chia sẻ.
    Bà Hằng khẳng định, trong thời gian sớm nhất sẽ có trả lời chính thức gửi đến VTV về những vấn đề nên trên.
     
    Ví da nam đa năng da thật cao cấp ERPC

    Lần theo những câu chuyện “thêu dệt” về nhà ngoại cảm Phan Thị Bích Hằng

    Sau gần 2 năm điều tra, thu thập các tư liệu để chứng minh những điểm “mập mờ” trong các câu chuyện được sử dụng như căn cứ chắc chắn chứng minh cho khả năng ngoại cảm siêu việt của nhà ngoại cảm Phan Thị Bích Hằng, PV đã được bà Hằng chủ động liên hệ gặp để đưa ra những lời giải thích. Tuy nhiên, những lời giải thích này lại càng khiến cho những câu chuyện mà bà Hằng kể ra trước đó thêm khó tin...
    Bài 1: Không ai làm chứng cho câu chuyện bà Hằng "bị chó dại cắn"

    Câu chuyện đầu tiên mà PV lần theo chính là sự kiện về đám tang ở tuổi 17 của cô thiếu nữ Phan Thị Bích Hằng sau khi Hằng bị chó dại cắn. Có thể nói, lần chết đi sống lại này là bước ngoặt khai sinh ra một “huyền thoại ngoại cảm” Phan Thị Bích Hằng ngày hôm nay. 
    PV đã tập trung vào các tình tiết được nhiều người biết đến và vẫn tin tưởng: Có thực sự bà Bích Hằng bị chó dại cắn chết? Đám tang với các tình tiết bố bà Bích Hằng – một vị đại tá quân đội (như lời bà Hằng giới thiệu) đã bắn 7 phát súng lên trời để tỏ lòng thương tiếc con gái có thật hay không? Có hay không chuyện ông lang Rồng – người đã bốc thuốc bằng gỗ ván thôi cho bà Hằng uống để trị những cơn dại do chó dại cắn? Người bạn gái học cùng bà Hằng cũng bị chó dại cắn và qua đời trước khi bà Hằng chết lâm sàng có thật hay không?  
     
    Gần đây, Phan Thị Bích Hằng thường xuyên phải đối mặt với các dấu hỏi về khả năng ngoại cảm của bà.

    Gặp những nhân chứng về chuyện bà Hằng bị chó dại cắn

    Để trả lời hàng loạt câu hỏi mang tính quyết định này, PV đã mất nhiều ngày tìm về xã Khánh Hòa, huyện Yên Khánh, tỉnh Ninh Bình (quê nhà của bà Phan Thị Bích Hằng) để tìm những chứng cớ thuyết phục. Tuy vậy, khi tìm hiểu, hỏi chuyện những người hàng xóm gần nhà bà Hằng gần như không hay biết về đám tang của một cô gái trẻ với những phát đạn chát chúa từ người bố - vị đại tá quân đội. Bà Phạm Thị Cạnh, một người hàng xóm sống cách nhà của Bích Hằng chưa đầy 300m, có con trai học cùng cấp 3 với bà Bích Hằng khẳng định như đinh đóng cột: “Đám tang nào nhỉ? Tôi không biết! Cái Hằng nó có chết thực vật hồi nào đâu mà bảo nó có đám tang?”.
    Bài báo này không phủ nhận toàn bộ quá trình hoạt động ngoại cảm được nhiều cơ quan, đơn vị, cá nhân thừa nhận của của bà Phan Thị Bích Hằng, mà chỉ đề cập tới độ chính xác những câu chuyện từng được bà Hằng kể ra để minh chứng cho nguồn gốc phát lộ khả năng ngoại cảm của bà.
    “Ngày xưa, tôi và Bích Hằng có học cùng một lớp nhưng quả thực về việc chết hụt của cô ấy và đám tang như lời anh kể thì tôi không biết gì” - anh Thuần, con trai của bà Cạnh tiếp lời. Anh Thuần cũng khẳng định lớp mình học – cũng là lớp của bà Bích Hằng - không có bất kỳ bạn nữ nào bị chó dại cắn chết. Đây cũng là lời khẳng định của thầy Nguyễn Tử Nhiên, giáo viên chủ nhiệm 3 năm cấp III của bà Phan Thị Bích Hằng và anh Thuần (khóa lớp A2 khóa 1986 – 1988 tại Trường cấp 3 Yên Khánh B). Anh Vũ Văn Chinh, học trò cũ của thầy Nhiên và là bạn cùng lớp cấp 3 với Bích Hằng cũng khẳng định: “Lớp tôi học không có ai bị chó dại cắn chết cả”.

    Về chuyện chữa trị bệnh chó dại cắn, bà Hằng có kể lại trong clip được đưa lên mạng và nhiều người theo dõi rằng: Gia đình đưa cô đi chữa trị nhiều nơi, bằng cả Đông y lẫn Tây y, song các bác sĩ, thầy lang đều lắc đầu, bởi bệnh này từ xưa đến nay không ai chữa khỏi. Khi đến nhà một ông thầy lang theo Thiên chúa giáo, ông xem xét kỹ biểu hiện cơ thể rồi nói một câu an ủi: “Chúa lòng lành sẽ che chở cho con”. Sau đó, ông bảo người con trai ra nghĩa địa lấy một mảnh ván (ván thôi) người ta vừa bốc lên hôm trước, rồi bào chế với vài vị thuốc. Để giành giật lại sự sống, gia đình đã cho cô uống ngay vị thuốc khủng khiếp này và quả nhiên, cô qua khỏi cơn nguy kịch.
    Để kiểm chứng thông tin ông lang Rồng, người đã bốc vị thuốc có gỗ ván thôi tại nghĩa địa cho bà Bích Hằng uống, trong vai một người có người nhà bị chó dại cắn, PV đã khẩn khoản nhờ bà Thọ, mẹ bà Bích Hằng: “Cháu đọc báo thấy bảo cô Bích Hằng nhà mình từng bị chó dại cắn, nhưng nhờ được một ông lang cho uống vị thuốc lạ có gỗ ván thôi nên qua khỏi cơn nguy kịch. Cháu mong bà chỉ giúp cháu địa chỉ của ông lang đó để cháu tới xin thuốc cứu người nhà”. Trả lời, bà Thọ chỉ nói ngắn gọn: “Ông lang đó là ông lang Rồng, nhà ở Ninh Sơn, Ninh Bình. Nhưng tiếc là ông ấy chết được mấy năm rồi”.
    Quyết tìm hiểu tới cùng, theo lời chỉ dẫn của bà Thọ, PV đã tìm đến phường Ninh Sơn, TP.Ninh Bình. Đúng như lời bà Thọ nói, ông lang Rồng đã qua đời từ mấy năm trước. Khi tìm đến hiệu thuốc mang tên ông lang này, đang được quản lý bởi anh Phạm Văn Hà, con trai thứ hai của ông lang Rồng, PV được anh Hà cho biết: "Đúng là bố tôi có chữa chó dại cắn cho chị Bích Hằng. Nhưng chị Bích Hằng chưa hề đến nhà tôi mà chỉ có người nhà của cô ấy đến lấy thuốc mà thôi. Và bố tôi cũng không phải là người theo đạo Thiên chúa". Anh Hà cũng thừa nhận: “Thuốc chữa dại mà bố tôi bốc cho Bích Hằng có cả vị gỗ ván thôi”. Sau khi chết hụt, trong câu chuyện mang màu sắc huyền bí của mình, nhiều lần bà Hằng khẳng định mình có khả năng biết trước cái chết sẽ đến với một số người như ông Vũ Văn Trác, Bùi Văn trai...
    Thông tin
    Bà Phan Thị Bích HằngNhà ngoại cảm
      Vào cái đêm tôi bị chết lâm sàng, lúc tôi bắt đầu lên cơn là 9 giờ tối. Lúc đó, chỉ có mấy người trong nhà biết với nhau gồm cụ, 2 người anh em của bố mẹ tôi là bác Phạm Văn Miên, bác Tranh. Có một người nữa gia đình cũng tìm đến khi có chuyện là cụ Ký người cùng làng. Nhưng bây giờ cụ đã chết...  
    Để xác minh những chuyện này, PV đã gặp vợ, con của ông Trác và ông Trai. Những người trong gia đình này đều khẳng định chồng, cha họ mất vì bạo bệnh và thời gian mất khác xa so với lời kể của bà Hằng. “Theo lời chị Hằng, bố chồng tôi sẽ chết trước ngày 15.7. Tuy nhiên, thông tin này không đúng vì bố tôi mất vào ngày 14.4.1989. Bố tôi mất là do trước đó bị bệnh lao” - một người con của ông Vũ Văn Trác nói.
    “Đúng là ông nhà tôi đã mất. Tuy nhiên, tôi đọc báo thì thấy Bích Hằng bảo ông ấy sẽ chết vào tháng Giêng, cụ thể là ngày 24. Nhưng ông nhà tôi mất vào ngày 16.5.1990 tại BV 108. Khoảng 5 tháng trước khi ông nhà tôi mất, do bệnh của ông diễn biến quá nặng quá nên gia đình đã phải đưa ông lên Viện Quân y 108 để chữa trị” - bà Phạm Thị Cạnh, vợ ông Bùi Văn Trai kể lại.
    Tiếp tục lần theo những đầu mối thông tin, PV tìm đến nhà ông Phan Văn Khải, chú ruột của Phan Thị  Bích Hằng. Nhà ông Khải cũng sát nhà bà Bích Hằng. Trong câu chuyện của mình, Bích Hằng từng khẳng định: “Nhà ông chú ruột tôi ai cũng bị bệnh kỳ lạ, teo một bên chân, nghẹo một bên đầu, hoàn toàn về bên phải”. Khi phóng viên đến, ông Khải không có nhà mà chỉ có người vợ và anh con rể người Nam Định ở nhà. Bà này khẳng định: Nhà tôi không có ai bị teo chân, nghẹo cổ cả. Chỉ có tôi bị viêm đa khớp và đau ở chân vào khoảng năm 2004. Tuy nhiên, mẹ của Hằng đã cho mấy viên thuốc được mua từ bên nước ngoài về, tôi uống rồi khỏi liền.
    "Đúng là bố tôi có chữa chó dại cắn cho chị Bích Hằng. Nhưng chị Bích Hằng chưa hề đến nhà tôi mà chỉ có người nhà của cô ấy đến lấy thuốc mà thôi." - Anh Phạm Văn Hà, con trai ông lang Rồng, người được cho là đã chữa bệnh chó dại cắn cho bà Hằng
    “Tôi không dám chắc là mình bị chó dại cắn chết”

    Mở đầu câu chuyện với PV, bà Phan Thị Bích Hằng bày tỏ quan điểm: “Tôi được nghe là bạn về quê tôi tiến hành điều tra. Nếu cần gì, bạn cứ liên lạc với tôi để trao đổi. Tôi sẵn sàng hợp tác cho công tác điều tra. Là một nhà ngoại cảm chân chính, tôi cũng rất bức xúc với những người dùng ngoại cảm để bịp bợm, kiếm tiền”.

    Ngay sau lời mở đầu đầy thiện chí của bà Hằng, PV đề cập với bà Hằng về những nghi vấn xung quanh cái chết của bà: Việc bà bị chó dại cắn và chết lâm sàng có thật hay không? Ai là người trực tiếp tham gia vào việc chữa trị? Ai là người chứng kiến cái chết? Bà Hằng cho hay: "Ngày đó, tôi bị con chó nhà hàng xóm cắn. Một thời gian sau tôi bắt đầu có dấu hiệu lên cơn dại. Nhà tôi đã chạy chữa khắp nơi. Có hai ông lang đã chữa bệnh cho tôi là ông lang Rồng và cụ Trương An. Cụ Trương An là người theo đạo đã nói câu: “Chúa lòng thành sẽ ban phước lành cho con”.

    So với các câu chuyện đã kể, đây là lần đầu tiên tên của những vị thầy thuốc đã chữa bệnh chó dại cắn được bà Hằng tiết lộ. Cũng theo lời Bích Hằng, bà cũng không dám khẳng định là mình bị chó dại cắn chết. “Biết đâu là do uống thuốc, do bị sốc vì ảnh hưởng từ cái chết của người bạn thân?”- bà Hằng nói.

    “Vào cái đêm tôi bị chết lâm sàng, lúc tôi bắt đầu lên cơn là 9 giờ tối. Lúc đó, chỉ có mấy người trong nhà biết với nhau gồm cụ, 2 người anh em của bố mẹ tôi là bác Phạm Văn Miên, bác Tranh. Có một người nữa gia đình cũng tìm đến khi có chuyện là cụ Ký người cùng làng. Nhưng bây giờ cụ đã chết”- vẫn lời bà Hằng.

    Khi PV đặt câu hỏi: Tại sao cái chết của cô người làng lại rất ít biết, ngay cả những người thân như dì ruột cũng không nhớ? Bà Hằng trả lời: Lúc đó, trời rất tối, gia đình lại không muốn chuyện lan rộng. Bà dì ruột không được cho biết vì bà là người rất ốm yếu, dễ bị sốc (?).

    Nhà bà Hằng ở quê.

    Một thông tin cũng đáng lưu tâm là việc ông Thọ, bố bà Hằng đã dùng súng bắn nhiều phát lên trời khi con gái mình bị chết, tuy nhiên, việc này lại không hề  kinh động tới xóm làng dù lúc đó là 7 giờ sáng. Lý giải về điều này, bà Hằng khẳng định: “Lúc đó, bố tôi là quân dự bị hạng nhất, có mang súng theo người. Việc bắn súng là có thật”. Khi PV hỏi sau chuyện đó, ông Thọ có bị kỷ luật không thì bà Hằng cho biết: “Không! Có thể mọi người nghe hơi khó tin, thấy vô lý nhưng sự thật là như vậy!” - bà khẳng định lại.

    Không chính xác 100% đâu có làm tổn hại tới ai?

    Tiếp tục câu chuyện, PV đặt câu hỏi xung quanh những cái chết được Bích Hằng dự đoán. Nhà ngoại cảm này thừa nhận trường hợp của ông Bùi Văn Trai và Vũ Văn Trác không trùng hợp với thời gian chết thật của hai nhân vật này. “Tôi chỉ nhớ một người chết vào mùa đông, một người chết vào mùa hè. Trong lúc nói chuyện, có thể do tôi hưng phấn nên không nhớ đúng về mặt thời gian” - Bích Hằng giải thích.

    Tuy nhiên, trong câu chuyện mà Bích Hằng từng nói vào năm 2004 về đề tài ngoại cảm trước đông đảo công chúng và giới ngoại cảm, bà đã từng nhắc rất cụ thể về thời điểm chết của hai người này đến từng giờ, từng ngày: “Cuộc sống cứ như thế trôi qua, đến ngày truyền thanh 3 cấp của xã đọc tin cáo phó cụ Vũ Văn Trác chết hồi 2 giờ chiều ngày 15.7 cả làng mới ngã ngửa ra. Thời gian tôi nói và thời gian ông mất quá gần”. Trường hợp ông Bùi Văn Trai được Bích Hằng nói rõ là mất ngày 24 tháng Giêng. Tuy nhiên, theo gia đình thì ông Trác mất vào ngày 14.4.1989.

    Ngoài ra, cả hai gia đình của hai người đã khuất trên đều nói là hai người này bị bệnh nặng trước khi chết. Riêng ông Trác đã nằm viện 5 tháng trước khi mất. Điều này khác hoàn toàn với lời Bích Hằng nói họ là những người hoàn toàn khỏe mạnh.

    Như để biện hộ thêm cho những sự sai lệch này của mình, bà Hằng cho rằng: “Đó là những câu chuyện thuộc về quá khứ. Tôi không làm công trình khoa học, cũng có trình bày với cơ quan pháp luật đâu mà phải chính xác tuyệt đối. Nó có thể du di, nhưng nó có làm hại tới ai đâu?”.

    Về cô bạn cùng làng bị chó dại cắn chết, bà Bích Hằng đã “làm mới” lý lịch của nhân vật này khi đính chính lại: Đó không phải là cô bạn cùng lớp mà là cô bạn cùng đội ôn thi học sinh giỏi. Người bạn này không ở cùng làng mà ở xã bên cạnh.

    “Khi cô kể câu chuyện đó là năm 2004, người bạn này đã chết. Khi cô nhắc về người bạn này, cô của người bạn này đã cầm một tờ báo sang và nói đừng nhắc lại về cái chết của cháu gái cô ấy vì gia đình rất đau buồn. Hơn nữa, theo gia đình bên đó thì chưa hẳn người bạn này chết vì bệnh dại”- Bích Hằng giải thích.

    Tuy nhiên, khi PV đề nghị bà Hằng cung cấp thông tin cụ thể về nhân thân người bạn kia để PV xác thực lại câu chuyện thì bà Hằng đã từ chối.
    (ĐC chép từ http://danviet.vn)
     

    Dẫn chứng thuyết phục bà Bích Hằng mất khả năng ngoại cảm?

    Xung quanh nhà ngoại cảm Phan Thị Bích Hằng hiện đang có nhiều thông tin trái chiều nhau. Có nhiều dẫn chứng khá thuyết phục cho nhận định bà Bích Hằng bị mất khả năng ngoại cảm.

      Nhà ngoại cảm nổi tiếng bậc nhất Việt Nam 
      Phan Thị Bích Hằng, quê ở Yên Khánh, Ninh Bình, hiện đang sinh sống ở Hà Nội, được đánh giá là nhà ngoại cảm nổi tiếng bậc nhất Việt Nam. Bà Bích Hằng sinh ngày 15/2/1972, ở Khánh Hòa, Yên Khánh, Ninh Bình, đã tốt nghiệp Đại học Kinh tế Quốc dân và Thạc sĩ Quản trị Kinh doanh.
      Từ năm 1999 đến nay Bích Hằng công tác tại Trường ĐH Quản trị Kinh doanh Hà Nội. Phan Thị Bích Hằng cũng là một trong những cán bộ của bộ môn Cận tâm lý, Trung tâm Nghiên cứu tiềm năng con người thuộc Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam.
      Hầu hết các nhà ngoại cảm đều nói rằng, họ phát hiện khả năng của mình sau một biến cố rất lớn nào đó trong cuộc đời như bị ốm gần chết, bị tai nạn suýt chết, thậm chí có người đã “chết lâm sàng”, Bích Hằng cũng không ngoại lệ.
      Theo báo Công an nhân dân, mùa hè năm 1990, Bích Hằng và một người bạn cùng bị một con chó dại cắn, bạn gái của cô sau đó đã chết. Hằng được gia đình đưa đi chữa trị nhiều nơi, song tất cả đều bất lực. Một thầy lang đã chữa cho cô bằng bài thuốc của ông, sau một đợt lên cơn dại Hằng tỉnh lại và khỏi bệnh.
      Sau đó, khi đã khỏe mạnh hẳn, Phan Thị Bích Hằng đã dần dần phát hiện năng lực được cho là kỳ lạ của mình. Bà nổi tiếng sau các vụ tìm mộ nổi tiếng từ năm 2007: tìm mộ cô em gái của giáo sư Trần Phương, Hiệu trưởng Trường ĐH Kinh doanh và công nghệ Hà Nội; tìm mộ tướng công Hoàng Công Chất; tìm thấy 400 bộ hài cốt liệt sĩ ở cánh rừng K’Nác, huyện K’Bang, tỉnh Gia Lai…
      Dẫn chứng thuyết phục bà Bích Hằng mất khả năng ngoại cảm? - Ảnh 1
      Nhà ngoại cảm Phan Thị Bích Hằng.
      Cũng từ đó, Phan Thị Bích Hằng được xem là nhà ngoại cảm nổi tiếng Việt Nam, được cho là thực sự có khả năng đặc biệt.
      Phải chăng Phan Thị Bích Hằng đã mất khả năng?
      Vào năm 2010, một chiếc khách chạy từ Nam Định vào trong miền Nam, khi đi qua địa phận xã Xuân Lam (huyện Nghi Xuân, Hà Tĩnh) thì bị mất phương hướng và bị dòng nước lũ cuốn trôi. Chỉ có 17 người may mắn thoát nạn còn gần 20 người khác đã bị trôi theo dòng lũ.
      Trước tình hình đó, Đại tá Nguyễn Trọng Thường - Chỉ huy trưởng bộ đội Biên phòng Hà Tĩnh cho biết đã gọi điện nhờ nhà ngoại cảm Phan Thị Bích Hằng để xác định vị trí và địa điểm chiếc xe gặp nạn.
      Bà Hằng đã dự đoán rằng: “Xe đang nằm ở vị trí cách cầu Bến Thủy trong vòng 500m về phía hạ lưu (thuộc vị trí xã Xuân An, Nghi Xuân, Hà Tĩnh)". Tuy nhiên, vị trí chiếc xe khi được vớt lên cách cầu Bến Thủy khoảng 3km chứ không phải 1,2km về phía hạ lưu cầu Bến Thủy như các nhà ngoại cảm đoán.
      Từ đây, dư luận bắt đầu dấy lên nghi ngờ: Phải chăng Phan Thị Bích Hằng đã mất khả năng? Tuy nhiên, lúc đó bà Hằng bất ngờ phủ nhận mình chỉ phán đoán dựa trên kinh nghiệm chứ không dùng khả năng ngoại cảm của mình để xác định vị trí chiếc xe tai nạn.
      Một dẫn chứng khác được đưa ra vào tháng 10/2013, trong một chương trình "Như chưa hề có cuộc chia ly" của Đài Truyền hình Việt Nam. Phóng sự nói rằng tất cả các mẫu vật được Viện Pháp y Quân đội giám định lấy từ một số hài cốt mà Bích Hằng tìm được đều là giả mạo hoàn toàn. Qua đó, VTV khẳng định bà Bích Hằng đã "gian trá" và "thất đức".
      Bà Ngô Thị Thúy Hằng - Giám đốc Trung tâm Quản lý dữ liệu về liệt sĩ và người có công đã dẫn chứng về trường hợp liệt sĩ Lê Tiến Hệ, gia đình sinh sống tại phường Ngọc Thụy, quận Long Biên, Hà Nội. Gia đình liệt sĩ Hệ đã cậy nhờ nhà ngoại cảm Bích Hằng tìm mộ bằng phương pháp ngoại cảm. Qua áp vong, nhà ngoại cảm Bích Hằng cho gia đình biết mộ liệt sĩ Hệ đang ở Kon Tum.
      Tuy nhiên, giấy báo tử của liệt sĩ này lại cho biết anh không hy sinh ở Kon Tum. Sau đó, gia đình liệt sĩ Hệ đã đưa mẫu hài cốt thu được ở Kon Tum tìm thấy bằng phương pháp ngoại cảm đi xét nghiệm ADN và kết quả cho thấy nhà ngoại cảm đã đoán sai.
      Cũng vào tháng 10/2013, trong chương trình "Trở về ký ức" của VTV, nhiều chuyên gia cũng đã vén bức màn bí mật sự thật về khả năng ngoại cảm của bà Phan Thị Bích Hằng.
      Một trong vụ việc tiêu biểu là việc tìm phần hài cốt còn lại của tướng Phùng Chí Kiên vào năm 2008 do bà Hằng là người hướng dẫn. Sau khi mẫu vật được đưa về Viện Pháp y Quân đội - Bộ Quốc phòng kiểm tra thì cho kết quả hài cốt của động vật chứ không phải của người.
      Nhà báo Phạm Ngọc Dương – người có hơn chục năm nghiên cứu về hiện tượng ngoại cảm, cũng kể về một số vụ Phan Thị Bích Hằng sai lầm mà anh phát hiện ra.
      Cụ thể như vụ tìm kiếm mộ tổ họ Vũ là bà Nguyễn Thị Đức – người lấy ông Vũ Hồn và là tổ mẫu của dòng họ Vũ (Võ). Tuy nhiên, theo như gia phải họ Vũ, bà Nguyễn Thị Đức đã chết từ thế kỷ 9, tức là cách nay ngót 1.200 năm, từ khi đất nước ta nằm dưới chế độ Bắc thuộc.
      Vào thời điểm 1.200 năm trước, nước ta còn trong thời kỳ Bắc thuộc, dưới sự thống trị của nhà Đường. Người dân thường chỉ chôn bó chiếu, còn quan chức, người giàu nhà Hán thì được chôn bằng mộ Hán (hay còn gọi là mộ vòm), hoặc mộ gỗ hình cũi.
      Nhưng theo lời người phu đào mộ, ngôi mộ mà chị Bích Hằng chỉ lại là 1 ngôi mộ có xác ướp, quan tài bằng gỗ ngọc am rất thơm. Như vậy, đây là loại mộ hợp chất, nghĩa là kiểu mộ “trong quan ngoài quách”, có xác ướp. Và loại mộ này chỉ có thể xuất hiện vào thời Hậu Lê cách nay khoảng 500 năm. Chưa cần tới những nhà nghiên cứu, chỉ cần có 1 chút kiến thức về khảo cổ là có thể biết được chị Bích Hằng đã lầm.
      Vụ thứ 2 là đi tìm mộ của danh tướng Lý Thường Kiệt. Theo như lịch sử, thời Lý Thường Kiệt sống, đất nước theo đạo Phật nên thường hỏa táng, hoặc nếu không sẽ chôn trong mộ cũi. Tuy nhiên, trong lịch sử khảo cổ nước ta chưa từng phát hiện 1 ngôi mộ nào ở thời kỳ này còn hài cốt, thậm chí đến còn quan tài đã là hiếm.
      Trong khi đó chị Bích Hằng lại chỉ 1 ngôi mộ xác ướp, còn gọi là mộ hợp chất. Như vậy là sai. Vụ tìm mộ tướng Phùng Chí Kiên chỉ là một trong rất nhiều sai sót của ngoại cảm, cũng như của chị Hằng.
      Tuy nhiên, nhà báo Phạm Ngọc Dương cũng cho rằng, không phải tất cả những vụ tìm mộ của bà Bích Hằng đều sai, không thể vì một số vụ sai lầm của Phan Thị Bích Hằng mà bà lừa đảo, thất đức... việc tìm lại được phần mộ các liệt sỹ hy sinh anh dũng bị lịch sử lãng quên, cũng là điều đáng trân trọng.
      Trên thực tế, bà Hằng đã “hành nghề” gần 20 năm, phần đông đều biết đến bà với khả năng đặc biệt và đã giúp rất nhiều gia đình tìm kiếm hài cốt người thân bị thất lạc, nếu có làm sai chẳng lẽ cơ quan chức năng không biết. Tại sao đến bây giờ VTV mới “vạch mặt” các nhà ngoại cảm?
      Dư luận cũng đặt câu hỏi ngược lại, việc một chương trình của VTV Đài Truyền Hình Việt Nam chẳng lẽ đưa tin sai? Họ còn lên tiếng cảnh tỉnh những người “ngu muội” khi tin vào những chuyện “thiếu khoa học”.
      Bà Phan Thị Bích Hằng có khả năng ngoại cảm nhưng đã mất hay không có khả năng đặc biệt này, hiện vẫn chưa có lời giải đáp thỏa đáng. 
      Tiểu Phong (Tổng hợp)
      (ĐC chép từ nguoiduatin.vn)
        

      Con trai nguyên Phó Thủ tướng Trần Phương: 'Phan Thị Bích Hằng đã lợi dụng bố tôi'

      Đây là lời khẳng định của ông Vũ Xuân An, con trai ruột nguyên Phó Thủ tướng Trần Phương. Nguyên Phó Thủ tướng Trần Phương đã từng nhờ bà Phan Thị Bích Hằng giúp tìm mộ em gái - liệt sĩ Vũ Thị Kính, Đội trưởng Đội du kích Hoàng Ngân.

      Nguyên Phó Thủ tướng, GS Trần Phương - tên thật là Vũ Văn Dung, sinh năm 1927 tại Mỹ Hào, Hưng Yên. Ông có người em gái tên là Vũ Thị Kính, người đã hy sinh anh dũng ở tuổi 21 khi đang lãnh đạo Đội nữ du kích Hoàng Ngân.

      Theo tài liệu ghi lại: Vũ Thị Kính sinh năm 1929, tham gia kháng chiến chống Pháp từ năm 16 tuổi với bí danh Trần Thị Khang. Năm 1950 cô là huyện ủy viên của Đảng bộ Phù Cừ, Bí thư Phụ nữ Cứu quốc huyện. Tháng 6 năm đó, địch bắt được cô từ hầm bí mật, đưa về bốt La Tiến – một bốt khét tiếng tàn ác án ngữ phía nam tỉnh Hưng Yên, phía bắc tỉnh Thái Bình và phía tây tỉnh Hải Dương.

      Phan Thị Bích Hằng và nguyên Phó Thủ tướng Trần Phương.

      Vụ tìm mộ ly kỳ khiến nguyên Phó Thủ tướng thay đổi quan điểm

      Địch dùng mọi hình thức tra tấn hòng buộc cô phải đầu hàng. Trước khí tiết không lay chuyển của cô, giặc đã giết và vứt xác nữ du kích xuống sông Luộc. Sau ngày cô hy sinh, Đội nữ du kích Hoàng Ngân đã phát động tuần lễ giết giặc trả thù cho cô. Huyện ủy và Đội nữ du kích Hoàng Ngân đã tổ chức đi tìm xác cô nhưng không thấy. Vì lẽ trên, phần mộ của cô bị thất lạc, mất dấu.

      Gia đình ông Trần Phương luôn trăn trở điều này. Trên báo Tiền Phong, ông Trần Phương tâm sự: “Mẹ tôi hỏi: Con có tìm được em không? Tôi phải an ủi mẹ: Bao giờ hết chiến tranh con sẽ tìm kiếm, chắc là được mẹ ạ. Nói thế mà lòng tôi như muốn khóc vì biết mình bất lực trước nỗi đau của mẹ. Cả một dòng sông Luộc mênh mông như thế nối ra biển cả biết tìm kiếm nơi đâu?”.
       "Tôi khẳng định là không có gì ngoài bùn đất... Thậm chí, gia đình tôi còn huy động thanh niên trong nhà bóp từng cục một trong đống đất mang về để tìm dấu tích xương cốt nhưng chẳng thấy gì" - ông Vũ Xuân An.

      Trong niềm trăn trở, day dứt khôn nguôi, gia đình GS Trần Phương đã bỏ nhiều công sức ra để đi tìm  người em gái đã khuất. Chính ông thừa nhận trên báo Tiền Phong: “Tôi vốn được đào tạo theo tinh thần của khoa học thực nghiệm, cái gì chứng minh được mới tin là có, cái gì chưa chứng minh được thì dứt khoát không tin. Trong đời tôi, tôi chưa bao giờ tin có linh hồn, thần thánh, ma quỷ. Ngay cả những ngày giỗ bố mẹ, tôi cũng không làm cơm cúng, không thắp hương, chỉ sửa một lọ hoa tươi để tưởng nhớ”. Tuy nhiên, khi nghe tin nhiều người tìm được hài cốt bằng gọi hồn, bằng ngoại cảm, bằng thấu thị, ông đã quyết định thử tìm mộ em gái bằng phương pháp ngoại cảm.


      Liệt sĩ Vũ Thị Kính (tức Trần Thị Khang, nguyên Đội trưởng Đội nữ du kích Hoàng Ngân (Hưng Yên), em gái của nguyên Phó Thủ tướng - Giáo sư Trần Phương.

      GS Trần Phương đã tìm cách tiếp cận các nhà ngoại cảm có tiếng tăm. Một nhà ngoại cảm đã vẽ cho GS Phương sơ đồ tìm mộ em gái nhưng sau 4 ngày tìm kiếm, gia đình cũng mới loay hoay gần khu vực được cho là có hài cốt của nữ du kích Trần Thị Khang (tức Vũ Thị Kính). Không nản, GS Phương gặp Phan Thị Bích Hằng. Bích Hằng đã mang lại niềm tin cho ông bằng những tình tiết mà theo ông nói chỉ có ông và em gái biết.

      Theo các bài báo dẫn lời ông Trần Phương, công cuộc tìm mộ bắt đầu từ một cuộc gọi hồn. Bích Hằng yêu cầu đặt lên bàn một chiếc cốc, một vốc gạo để cắm hương, một ngọn nến và một bức ảnh của cô Khang. Sau mấy phút dán mắt vào tấm hình, Bích Hằng hớn hở: “Cháu chào cô. Cháu là Phan Thị Bích Hằng. Bác Trần Phương nhờ cháu mời cô về để hỏi hài cốt của cô hiện nay ở đâu?”. Rồi Hằng quay sang GS Phương: “Có một người đàn ông đi cùng với cô Khang…”.

      Mượn thân xác Bích Hằng, cô Khang nói: “Người thanh niên đi cùng với em chính là anh Sơn đấy. Anh vẫn thường xuyên đến gặp em”. GS Phương giật mình. Anh Sơn chính là người anh, người bạn, người đồng chí thân thiết nhất của ông đã hy sinh.

      GS Trần Phương kể: “Rồi cô ấy chỉ dẫn tỉ mỉ chỗ cô nằm, với các đặc điểm về cây cỏ xung quanh, bắt đầu từ cây nhãn ở góc vườn mà tôi nhận ra ngay. Tôi hỏi: “Em có biết chỗ em nằm thuộc đất của ai không?”. Cô đáp: “Em cũng không biết nữa”. Cháu Hằng hỏi: “Hài cốt của cô còn nguyên vẹn không?”. Cô nói: “Chúng đánh em gãy xương sườn, gãy xương cánh tay và xương đòn tay phải, gãy hai chiếc răng ở hàm trên bên phải, giập gò má bên trái. Xương cốt hiện nay vẫn còn nhưng đã mủn, vì chôn có quan tài đâu, răng dưới rụng nhưng răng hàm trên vẫn nguyên”.

      Tôi hỏi để kiểm tra: “Răng em bây giờ màu gì?”. “Bây giờ màu đen”. Tôi vội cãi: “Nhưng trước đây răng em trắng kia mà”.  “Cô Khang” nói tiếp: “Em chưa nói hết. Răng em đen xỉn do bùn đất ngấm vào chứ không phải đen hạt na. Ngày xưa, các anh ấy hay trêu em là có hàm răng đẹp nhất, tươi tắn nhất đội du kích. Nếu anh có đào nhầm sang mộ khác thì anh vẫn có thể nhận ra ngay, vì hàm răng của em không thể lẫn được. Cái khuôn mặt cũng vậy. Tuy gò má trái có bị giập, nhưng cả khuôn mặt thì vẫn còn. Anh có thể dễ dàng nhận ra em. Nhưng khi đào anh phải cẩn thận, vì chỉ cần xúc một xẻng đất là nó vỡ ra ngay”.


      Bích Hằng đang tìm mộ liệt sĩ bên hồ Đắk Lốp, Tây Nguyên. (Ảnh: I.T)

      Cuộc tìm mộ diễn ra sau đó ít lâu. Phan Thị Bích Hằng cùng đi để chỉ địa điểm cho chính xác. Chị Hằng đến gần gốc nhãn, ngắm nghía một lát rồi cắm hương xuống đất. Lấy bó hương làm tâm, chị vạch một ô hình chữ nhật để đào.
      Dưới sự hướng dẫn của Bích Hằng, vị trí ngôi mộ đã được xác định và những nhát cuốc bắt đầu bổ xuống. Đào hết lớp đất “vượt thổ” thì chị Hằng ra lệnh cho thợ ngừng đào. Chị nhảy xuống hố lấy dầm gạt nhẹ từng lớp cát đen. Chưa đến một gang tay thì vướng ngay vào thanh củi mục. Nạy lên, ngâm vào nước thì nhận ra đó là một khúc tre già, ruột tre đã phân hủy hết, nhưng đốt và cật tre thì vẫn còn nguyên. Mọi người đều kinh ngạc khi biết thông tin về cái cán thuổng đã được báo trước.

      Sau hành trình kỳ lạ tìm mộ em gái, GS Trần Phương đã trăn trở nhiều với những câu hỏi: “Có một thế giới linh hồn ngoài thế giới của con người đang sống không? Thế giới linh hồn đó hoạt động thế nào? Có khả năng tác động thế nào đến thế giới của con người đang sống?”.

      Trong một lần tiếp xúc với PV, vợ của ông Trần Phương cũng cho hay: Vì ông nhà tôi là một nhà khoa học lớn, ông muốn thông qua câu chuyện này để các nhà khoa học khác quan tâm, nghiên cứu vấn đề ngoại cảm. Phải chăng, vì thế mà vấn đề ngoại cảm và tên tuổi của Bích Hằng được nâng tầm?

      Con trai GS Trần Phương: “Bích Hằng sử dụng chân gỗ”?

      Câu chuyện về hành trình tìm mộ em gái của GS Trần Phương xuất hiện trên các mặt báo đã gây chấn động dư luận. Có thể nói, nó đã củng cố niềm tin của rất nhiều người về khả năng ngoại cảm của Bích Hằng bởi câu chuyện mà ông kể ra rất logic, có nêu vật chứng… Tuy nhiên, trớ trêu thay, chính vợ và nhất là con trai của ông – kỹ sư Vũ Xuân An - lại không tin vào câu chuyện này và vào chính Phan Thị Bích Hằng.

      Trong hai lần trò chuyện với ông Vũ Xuân An, phóng viên có đặt vấn đề với ông An như sau: Nhà em có một ngôi mộ bị thất lạc. Hiện tại, gia đình đang nhờ bà Phan Thị Bích Hằng tìm kiếm lại ngôi mộ này bằng phương pháp ngoại cảm. Tuy nhiên, thông qua các mối quan hệ, em được biết anh là người đại diện cho gia đình trong việc tìm mộ của cô anh – liệt sĩ Vũ Thị Kính. Vì vậy, em muốn nghe ý kiến tham khảo từ anh…

      Ngay khi nghe phóng viên đặt vấn đề này, ông An đã thể hiện sự bức xúc với... bà Phan Thị Bích Hằng: “Vớ vẩn ấy mà! Hằng không tìm được mộ cô tôi đâu. Tôi khẳng định chắc chắn 100% là như vậy! Cô ta đã sử dụng “chân gỗ” để lừa gia đình tôi” - ông An nói.

      Vậy anh là người trực tiếp đi cùng Bích Hằng để bốc phần mộ mà Bích Hằng cho là mộ của liệt sĩ Vũ Thị Kính ạ?

      - Đúng, tôi là người trực tiếp đi cùng Hằng luôn. Tuy nhiên, chẳng có bất kỳ một phần xương cốt nào cả.

      Tại sao em thấy trên báo, GS Trần Phương có kể là có tìm được 5 cái răng hả anh?

      - Tôi khẳng định chắc chắn là không có gì ngoài bùn đất. Nếu chỉ có một chút xương cốt thì mọi việc đã khác hoàn toàn. Thậm chí, gia đình tôi còn huy động thanh niên trai tráng trong nhà bóp từng cục, từng cục một trong đống đất mang về để tìm dấu tích của xương cốt nhưng chẳng thấy gì.

      “Bích Hằng không có khả năng gì, chỉ là lừa bịp. Cô ta chỉ muốn lợi dụng bố tôi. Bích Hằng chỉ là con số 0 tròn trĩnh” - ông Vũ Xuân An cay đắng kết luận.

      Để tìm hiểu rõ hơn nguồn thông tin trên, PV đã tiếp cận với vợ ông Trần Phương. Khi PV đề cập việc tìm ông Vũ Xuân An để hỏi về nhân vật Bích Hằng, vợ ông Trần Phương vội can ngăn: "Cậu gặp nó cũng không giải quyết vấn đề gì đâu. Nó ghét và không tin cô Bích Hằng, thậm chí nó còn không cho nhắc tên cô ấy trước mặt nó. Nó là con tôi nên tôi hiểu".
      Cũng theo lời bà, khi nhờ Bích Hằng tìm mộ, ông Vũ Xuân An chính là người đã thay mặt bố mình đi bốc hài cốt của cô mình theo lời chỉ dẫn của Bích Hằng. Sau đó, khi về ông An không tin vào khả năng ngoại cảm của Bích Hằng nữa. “Trong nhà tôi chia ra 2 luồng ý kiến. Mấy thằng con trai tôi thì không tin vào Bích Hằng và cho rằng cô này sắp đặt. Còn con dâu, con gái thì có vẻ tin” - vợ của ông Trần Phương nói tiếp.

      Về bản thân mình, bà tâm sự: "Tôi cũng không biết được. Nhưng thôi, cứ tin là cô nhà mình đã về để họ tộc an lòng".

      Theo các bài báo viết thì khi bốc mộ cô nhà mình có tìm thấy 5 chiếc răng. Vậy tại sao không đem xét nghiệm ADN mấy chiếc răng này để giải tỏa khúc mắc trong gia đình?

      Vợ GS Trần Phương trả lời: "Đó là do tưởng tượng thôi, chứ làm gì có chiếc răng nào. Đến xương cũng chả còn. Chỉ là nắm đất thôi".
      (ĐC chép từ http://danviet.vn)   
      Xem tiếp...