Thứ Bảy, 18 tháng 1, 2014

BÀI VIẾT HAY 44

(ĐC chép từ http://vnexpress.net)

Cựu binh Mỹ trả mũ cối cho gia đình liệt sĩ Việt Nam

Cách đây 46 năm, một binh sĩ Mỹ nhặt được chiếc mũ cối trên chiến trường miền nam Việt Nam và lưu giữ nó từng ấy năm. Chiếc mũ vừa được trao lại cho gia đình của một liệt sĩ ở Phú Thọ.

Các cựu binh Mỹ trao trả lại chiếc mũ cối cho gia đình liệt sĩ Hưng. Ảnh: AP.
Các cựu binh Mỹ trao trả lại chiếc mũ cối cho gia đình liệt sĩ Hung. Ảnh: AP.
Hãng tin AP cho biết, 4 cựu binh người Mỹ hôm qua trao trả chiếc mũ cối cho gia đình ông Bùi Đức Hưng trong một buổi lễ tại xã Hương Nộn, huyện Tam Nông, tỉnh Phú Thọ.
"Đây là khoảnh khắc rất thiêng liêng đối với gia đình chúng tôi", Bùi Đức Dục, người cháu 52 tuổi của liệt sĩ Hưng nói. Ông Dục bật khóc khi chiếc mũ được đặt lên bàn thờ. 
Ngoài các cựu binh Mỹ, buổi lễ còn có sự chứng kiến của lãnh đạo địa phương và khoảng 100 người dân.
"Chúng tôi coi chiếc mũ là một phần của liệt sĩ Hưng và sẽ coi đó là lời nhắc nhở tới các thế hệ tương lai trong gia đình", ông Dục nói.
Chiếc mũ cối có khắc hình chim bồ câu được John Wast tìm thấy. Ảnh: AP.
Chiếc mũ cối có khắc hình chim bồ câu được John Wast tìm thấy. Ảnh: AP.
Năm 1968, một lính Mỹ trẻ tuổi tên là John Wast tìm thấy chiếc mũ cối có khắc hình chim bồ câu trong một lần đi trinh sát tại một chiến trường ở miền Trung của Việt Nam. Wast buộc chiếc mũ vào ba lô của mình và mang về nhà như một kỷ vật chiến tranh. Khi giải ngũ trở về Mỹ, ông mang theo chiếc mũ và đặt nó lên một chiếc kệ trong nhà suốt gần nửa thế kỷ qua.
Một tổ chức từ thiện có tên gọi Development of Vietnam Endeavor Fund (Quỹ Nỗ lực Phát triển Việt Nam) gần đây tới gặp và hỏi Wast liệu ông có muốn trả chiếc mũ trở về với gia đình người lính từng đội nó không. Cựu binh Mỹ đồng ý. Tổ chức này sau đó tìm được gia đình ông Hưng, người hy sinh trong chiến tranh và hài cốt vẫn chưa được tìm thấy.
Wast, nay đã 67 tuổi, đang sống tại bang Ohio, không tham gia buổi lễ trao lại mũ, nhưng ông gửi một bức thư. Wast nói rằng liệt sĩ Hưng đã chiến đấu "bằng sự khôn khéo và can đảm".
"Đã tới lúc để tôi trả lại chiếc mũ cho những người biết và quan tâm tới Bùi Đức Hưng", Wast nói. "Tôi làm việc này với ý nghĩ rằng tình yêu và hòa bình sẽ tìm đến với tất cả mọi người".
Nguyễn Tâm
 
Ý kiến bạn đọc (71)
Thật cảm động, hãy nhìn kìa, bốn cánh tay của những người từng gọi là kẻ thù, của chiến tuyến bên kia, nâng chiếc mũ trao trả về nơi nó phải ở.
Thật cảm động và vô cùng ý nghĩa
Cánh chim bồ câu thể hiện khát vọng hòa bình của người chiến sỹ ngay khi chiến tranh tàn khốc nhất. Ông đã là liệt sỹ nhưng những con cháu ông đang được hưởng nền hòa bình ấy.
 
Một hành động đẹp: "Hãy quên đi quá khứ và hướng tới tương lai".
Tôi thích người Mỹ rồi đó
 
Chiến tranh qua gần 40 năm. Bao người năm xưa là kẻ thù, bây giờ là bạn. Người Việt nam luôn mở rộng vòng tay với tất cả mọi người. Tôi tự hào là người con đất Việt.
 
Một hành động đầy tính nhân văn, cánh chim Bồ câu biểu tượng của hoà bình như mong ước của liệt sỹ nay đã thành hiện thực.
 
Nhìn hình ảnh của 4 nguoi Mỹ trân trọng nâng chiếc mũ. Ở đó thể hiện lòng kính trọng nguời đã hy sinh và có cả sự ăn năn hối lỗi của những người lính Mỹ. Thật chân thành và cảm động. Tuyệt vời !!


Cựu binh Mỹ từng đấu súng 3 ngày với liệt sĩ Hưng

Năm 1968, sau 3 ngày đấu súng kiên cường với đối phương, Bùi Đức Hưng hy sinh. Khâm phục anh bộ đội Bắc Việt, lính Mỹ trẻ John Wast đã cất giữ chiếc mũ cối lỗ chỗ vết đạn như một lời nhắc nhở mình về giá trị của hòa bình.

Cựu đại tá Bùi Văn Điệp - người nhận được bức thư của cựu binh Mỹ John Wast, rất xúc động, tự hào về người chú của mình. Trong thư, John Wast kể đã giáp mặt và chiến đấu khá vất vả với anh bộ đội Bùi Đức Hưng suốt 3 ngày tại Đức Lập, tỉnh Quảng Đức (nay là Đắk Lắk).
Đến ngày thứ 3, lính Mỹ hạ được tay súng đối phương. Khâm phục lòng dũng cảm, kiên cường của anh bộ đội Bắc Việt, John Wast lật chiếc mũ cối lên để xem mặt người đã đọ súng với mình. Cánh chim bồ được khắc khéo léo ở mặt trong chiếc mũ lỗ chỗ vết đạn ấy làm ông giật mình, nhận ra tình yêu hòa bình lớn lao trong lòng người lính bên kia chiến tuyến.
John Wast buộc chiếc mũ vào ba lô rồi mang theo về quê hương. Suốt 46 năm qua, cựu binh Mỹ đặt kỷ vật chiến trường ấy trên kệ sách và coi như lời nhắc về giá trị của hòa bình.
mu-liet-si-7-9721-1389923186.jpg
Chiếc mũ cối khắc hình cánh chim hòa bình và dòng tên của liệt sĩ Bùi Đức Hưng được cựu binh Mỹ giữ gìn suốt 46 năm. Ảnh: Quỳnh Trang.
“Đọc được email cựu binh Mỹ chia sẻ về lý do giữ chiếc mũ, tôi rất tự hào, về người chú - liệt sĩ Bùi Đức Hưng. Chú Hưng đã chiến đấu ngoan cường đến giây phút cuối cùng khiến kẻ địch cũng phải cảm phục. Trong chiến tranh, sự sống và cái chết là điều rất mong manh. Chúng tôi cảm ơn ông John Wast đã giữ và trao lại kỷ vật cho gia đình. Đó là một hành động thật văn hóa”, cựu đại tá Bùi Văn Điệp - cháu họ liệt sĩ Bùi Đức Hưng chia sẻ.
Sinh năm 1939 trong gia đình nghèo khó ở Hương Nộn, huyện Tam Nông, Phú Thọ, ông Hưng mồ côi cha mẹ năm 6 tuổi, họ hàng không ai đủ sức nuôi thêm một miệng ăn. Ông Hưng nay qua nhà này, mai sang nhà khác chăn trâu, giúp việc kiếm bữa cơm. Có thời gian, ông tha phương làm con nuôi cho gia đình khá giả hiếm muộn. Vì chăm chỉ, ông được bố mẹ nuôi yêu mến.
Sau đó, ông quay về làng sống trong sự đùm bọc của họ hàng và được đi học. Ông Hưng là “của hiếm” thời ấy khi học hết lớp 4.
Ông đứng lớp bình dân học vụ của làng khoảng 2 năm. Sau khi kết hôn và có con gái đầu lòng, ông Hưng chuyển đến nông trường Tam Thắng, Thanh Sơn, Phú Thọ. Tại đây, thày giáo làng được kết nạp Đảng và đến tháng 4/1967, ông làm đơn tình nguyện nhập ngũ.
“Chú ấy là con trai duy nhất trong gia đình nên mọi người gặng hỏi sao lại đăng ký đi bộ đội. Chú Hưng chỉ nhỏ nhẹ trả lời: Cả nước đi chiến đấu, mình ở nhà sao được”, bà Bùi Thị Chất (hơn 80 tuổi), chị dâu liệt sĩ Hưng kể lại.
Nhắc tới ngày ông Hưng về báo tin đi bộ đội, người cháu họ Bùi Đức Dục đỏ hoe mắt: “Chú bất ngờ về chào mọi người, ở với vợ con được một đêm rồi sáng sớm hôm sau lên đường đi B”.
Một năm sau giấy báo tử liệt sĩ Bùi Đức Hưng được gửi về. Người con duy nhất của liệt sĩ vì bệnh nặng mất khi mới 10 tuổi. “Đời anh Hưng vất vả. Anh em ruột thịt, vợ, con đều đã qua đời, việc thờ tự giờ đều do cháu họ Bùi Đức Dục chăm lo”, ông Lê Bá Quyền (82 tuổi), một người làng tâm sự.
mu-liet-si-3370-1389923186.jpg
Chị em ruột, vợ và con gái của liệt sĩ Bùi Đức Hưng đều đã qua đời. Việc thờ cúng người chú do cháu họ Bùi Đức Dục chăm lo. Ảnh: Quỳnh Trang.
Có mặt trong buổi trao tặng hiện vật cho gia đình, nhìn thấy chiếc mũ cối lỗ chỗ vết đạn của liệt sĩ Bùi Đức Hưng, ông Quyền bùi ngùi: “Chắc anh ấy phải hứng cả băng đạn vào người”.
Chiếc mũ cối khắc hình chim bồ câu và dòng tên Bùi Đức Hưng giờ được đặt ở vị trí trang trọng, bên bàn thờ người liệt sĩ. Họ hàng ông Hưng coi đó là tài sản vô giá và là lời nhắc con cháu luôn sống noi gương.
Thượng tá Nguyễn Thị Tiến, Phó giám đốc Bảo tàng quân khu IV, người suốt 6 tháng đi tìm chủ nhân chiếc mũ cối mà cựu binh Mỹ John Wast giữ cũng hài lòng, vì cuối cùng kỷ vật của người đã khuất được trở về quê hương. Tâm nguyện của bà là tìm cho được hài cốt liệt sĩ Bùi Đức Hưng để mang ông về quê mẹ.
Năm 1968, trên chiến trường Việt Nam, lính Mỹ trẻ John Wast thấy chiếc mũ cối có khắc hình chim bồ câu nên đã mang về nhà như một kỷ vật chiến tranh. Khi giải ngũ, ông đặt chiếc mũ lên chiếc kệ trong nhà gần nửa thế kỷ qua.
Một tổ chức từ thiện có tên gọi Development of Vietnam Endeavor Fund (Quỹ Nỗ lực Phát triển Việt Nam) gần đây tới gặp và hỏi Wast liệu ông có muốn trả chiếc mũ trở về với gia đình người lính từng đội nó không. Cựu binh Mỹ đồng ý. Tổ chức này sau đó tìm được gia đình ông Hưng, người hy sinh trong chiến tranh và hài cốt vẫn chưa được tìm thấy.
Wast, 67 tuổi, đang sống tại bang Ohio, không tham gia buổi lễ trao trả mũ tại Phú Thọ ngày 14/1 vừa qua, nhưng ông gửi một bức thư. Wast nói rằng liệt sĩ Hưng đã chiến đấu "bằng sự khôn khéo và can đảm".
Quỳnh Trang
 
Ý kiến bạn đọc (144)
Bi tráng! Không ngăn nổi cảm xúc...dù đang ở chốn đông người...mãi biết ơn các thế hệ đi trước!
DoGan - 16 giờ trước
Đúng, thực là bi tráng, đọc bài báo mà nước mắt cứ tuôn rơi. Người lính Việt Nam dũng cảm kiên cường
Chi - 15 giờ trước
Nhìn kìa, đạn bay lỗ chỗ mà chim bồ câu vẫn cất cánh bay. Thật tự hào là người Việt nam
Tôm113 - 15 giờ trước
 
thật xúc động khi biết được những người lính -những thanh niên Việt Nam ngày xưa đã dũng cảm trong sáng, yêu thương tổ quốc như thế nào. Họ đã có cuộc sống quá vất vả và chịu nhiều đau đớn trong chiến tranh....thương và cảm phục !
ánh - 16 giờ trước
 
Thật xúc động. Tôi thật tự hào về những thế hệ cha anh của mình. Dòng máu Lạc hồng đang cuồn cuộn chảy trong tôi. Khi đất nước cần tôi cũng sẽ như chú ấy.
nhất định sẽ như vậy !!
An Thắng - 9 giờ trước
Đúng vậy, mình cũng sẽ như bạn, khi tổ quốc cần, chúng ta sẽ sẵn sàng lên đường chiến đấu!!!
Củ Chi - 8 giờ trước
 
Đọc bài viết về Chú Hưng mà cổ họng của tôi cứng lại, nước mắt trào ra. Ôi! Hòa Bình, 2 từ mà biết bao xương máu của người Việt đã đổ, biết bao hy sinh và mất mát... Gia đình dòng họ Nội ngoại nhà tôi bây giời Vẫn ...  
Thúy lê - 16 giờ trước
 
Tình yêu HÒA BÌNH thật là cao quí. Việc trao trả chiếc mũ cối về cho gia đình liệt sỹ thật là cảm động, càng làm tốt đẹp hơn tình hữu nghị Việt - Mỹ .
Kim Ngân - 16 giờ trước
 
không thề đọc hết nổi bài báo vì mắt mình đã ướt nhoè,cảm ơn ông đã cho con thấy được giá trị của hoà bình.
Lê dũng - 15 giờ trước
 
Mong rằng những kỷ vật một thời chiến tranh của các cha, chú, anh đã ngã xuống sẽ được đem về nơi đất mẹ quê hương Việt Nam ta
 
Con là đồng hương của ông, xin nghiêng mình trước ông. Cầu mong ông yên nghỉ nơi chín suối.
Kiên - 15 giờ trước
 
Xem tiếp...

Thứ Sáu, 17 tháng 1, 2014

TIẾU LÂM KIM CỔ 21

(ĐC sưu tầm trên NET)


Xem tiếp...

Buồn ơi, về đây với cô hồn! 16

(ĐC sưu tầm trên NET)


Xem tiếp...

CÂU CHUYỆN KHOA HỌC 11

(ĐC sưu tầm trên NET)

Những hội chứng y học khủng khiếp và ghê rợn nhất
Những người mắc những hội chứng này thật tội nghiệp...
1. Sọ mặt trùng lặp

Diprosopus (đôi khi gọi là sọ mặt trùng lặp) là một rối loạn hiếm gặp trong đó khuôn mặt được nhân đôi. Điều này xảy ra khi có sự tham gia của hai thai nhi riêng biệt. Diprosopus do một loại protein được gọi là "âm hedgehog homolog". Cái tên kỳ lạ này xuất phát từ tên một loại phân tử sinh học có khả năng quyết định hình dạng của khuôn mặt, và khi nào có quá nhiều phân tử sinh học này thì bạn sẽ có một khuôn mặt thứ hai giống y khuôn mặt đầu tiên.


Trẻ em có khiếm khuyết này thường chết non, nhưng một bé gái tên Lali Singh, sinh năm 2008 vẫn sống sót được 2 tháng trước khi chết vì một cơn đau tim.

2. Thai nhi trong bào thai

Người đàn ông trong ảnh là Sanju Bhagat, 36 tuổi đến từ Ấn Độ. Ông đã mang thai người anh em song sinh của chính mình. Bởi vì Sanju thiếu một nhau thai, bào thai bên trong gắn trực tiếp vào nguồn cung cấp máu của ông. Các bác sĩ đã lấy bào thai song sinh đã bị biến đổi đó ra và bào thai đó đã không thể tồn tại.


Đây là một rối loạn rất hiếm gặp trong đó hai bào thai một cách nào đó đã kết nối lại với nhau khi còn trong bụng mẹ. Trong nhiều trường hợp, các dấu hiệu có thể nhìn thấy ngay từ đầu và ban đầu thường nhầm lẫn với các u nang hoặc bệnh ung thư. Trong một trường hợp gần đây, một cậu bé 7 tuổi được phát hiện là mang song sinh em của mình khi cha mẹ nhận thấy rằng có cái gì đó chuyển động trong dạ dày của cậu bé.

3. Hội chứng người voi

Người voi Joseph Merrick có lẽ là trường hợp nổi tiếng nhất của hội chứng Proteus. Các nguyên nhân gây ra là do phát triển xương quá mức, tăng trưởng da quá nhiều, và thường đi kèm với khối u. Chỉ có 200 trường hợp trên toàn thế giới được xác nhận kể từ khi căn bệnh này chính thức được phát hiện vào năm 1979. Lúc đầu nó chỉ là một u nhỏ và rất khó để chẩn đoán. Trường hợp của Joseph Merrick là trường hợp duy nhất mà nhiều người biết đến. Những người mắc bệnh này vẫn có chức năng não và trí thông minh như người bình thường khác.


4. Hội chứng Möbius

Đây là một rối loạn hiếm gặp trong đó các cơ mặt bị tê liệt. Phần lớn trường hợp mắt cũng không thể di chuyển từ bên này sang bên kia. Bệnh này khiến người bệnh không có bất kỳ biểu hiện nào trên khuôn mặt, đôi khi dẫn đến nhiều người nghĩ rằng họ là người khiếm nhã. Những người mắc bệnh này hoàn toàn phát triển bình thường. Các nguyên nhân gây ra căn bệnh này không rõ ràng và cũng không có cách điều trị.


5. Hội chứng lão nhi

Căn bệnh này khiến một đứa trẻ nhìn giống như một người lớn tuổi, căn bệnh này là do một loại đột biến gen, và không truyền từ cha mẹ sang con, không có phương thức chữa trị, và hầu hết trẻ em bị bệnh không sống quá tuổi mười ba - thường chết vì đột quỵ hoặc đau tim (những bệnh thường liên quan đến tuổi già).


6. Hội chứng về da

Đây là một rối loạn gây mụn, mọc tóc quá mức dẫn tới sưng và hoại tử da, khiến cho răng và móng tay chuyển đỏ sau khi tiếp xúc với ánh mặt trời, nước tiểu có thể chuyển màu tím, hồng, nâu, hoặc màu đen. Bệnh này liên quan nhiều đến truyền thuyết về người sói và ma cà rồng trong quá khứ, khi đó những người mắc bệnh này bị coi là quái vật. Căn bệnh kỳ lạ này có tên gọi xuất phát từ tiếng Hy Lạp có nghĩa là "màu tím".

7. Bệnh sùi da

Đây là một căn bệnh mà bất kỳ ai trong chúng ta có thể mắc phải do giun ký sinh trùng truyền qua muỗi đốt. Do đó, căn bệnh này rất phổ biến ở các vùng nhiệt đới và châu Phi. Một nguyên nhân khác của bệnh là do tiếp xúc với một số loại đất. Trong một số vùng của Ethiopa, hơn 6% dân số mắc căn bệnh này. Đây là một trong những khuyết tật phổ biến nhất trên thế giới. Những nỗ lực để loại trừ căn bệnh này cũng đã được tiến hành.

8. Hội chứng lão hoá xương

Đây là một bệnh rất hiếm gặp, căn bệnh này khiến các bộ phận của cơ thể (cơ, gân, và dây chằng) chuyển hoá thành xương khi bị hư hại. Điều này thường có thể khiến các khớp bị hư hại, ngăn cản sự di chuyển. Thật không may phẫu thuật cắt bỏ xương tăng trưởng là không hiệu quả bởi vì cơ thể tự làm lành vết thương bằng cách tái tạo các xương bị hỏng.


Căn bệnh này rất hiếm hoi và thường được chẩn đoán nhầm là ung thư. Các trường hợp nổi tiếng nhất là Harry Eastlack mà cơ thể cơ thể trở nên cứng nhắc cho đến khi chết khiến ông chỉ có thể di chuyển môi của mình. Hiện tại bộ xương của ông được trưng bày tại Bảo tàng Mutter.. Người ta vẫn chưa tìm ra phương thuốc chữa căn bệnh này.

9. Hội chứng loạn sản

Đây là một rối loạn di truyền rất hiếm gặp trong đó các mụn cóc hình thành trên da. Nó thường ảnh hưởng đến bàn tay, bàn chân và nó thường bắt đầu trong độ tuổi từ 1 đến 20. Không có cách điều trị hiệu quả cho căn bệnh này mặc dù phẫu thuật có thể được sử dụng để loại bỏ các mụn cóc. Thật không may, sau khi phẫu thuật các mụn cóc lại bắt đầu mọc trở lại và ước tính rằng một người bệnh sẽ cần ít nhất 2 cuộc phẫu thuật mỗi năm để loại bỏ chúng mỗi lần chúng phát triển trở lại. Năm 2007, một người bệnh đã phẫu thuật và (5,8 kg) của mụn cóc đã được loại bỏ (95% các mụn cóc đã được loại bỏ).


10. Hội chứng dương vật sao chép

Diphallia (còn gọi là dương vật sao chép) là một tình trạng mà trong đó nam giới được sinh ra với hai dương vật. Đây là một rối loạn hiếm gặp chỉ với 1.000 trường hợp được ghi lại. Những người mắc bệnh này cũng có nguy cơ nứt đốt sống cao hơn nam giới với một dương vật. Một người mắc hội chứng này có thể đi tiểu từ một hoặc cả hai dương vật của mình trong hầu hết trường hợp. Cả hai dương vật nằm cạnh nhau và kích thước giống nhau, nhưng đôi khi dương vật nhỏ hơn sẽ ngồi trên đỉnh dương vật lớn hơn. Cứ 1 trong 5,5 triệu người ở Hoa Kỳ có hai dương vật.

Chữa bệnh nhờ linh hồn của hoa


Bác sĩ người Anh Edward Bach đã tìm ra 38 loài hoa đồng nội mà theo ông là có linh hồn và chứa nguồn năng lượng sinh học đặc biệt, có thể chữa bệnh. Ông đã phát minh ra liệu pháp chữa bệnh kỳ lạ mang tên mình: Liệu pháp hoa của Bach.

lh18
Edward Bach sinh năm 1886, là bác sĩ ngoại khoa và tâm lý. Năm 1917, ông bị mắc trọng bệnh, phải phẫu thuật. Các bác sĩ cho rằng, Bach bị ung thư và chỉ sống được thêm 3 tháng nữa. Nhưng điều kỳ diệu đã xảy ra, ông hồi phục và tiếp tục sống để hoàn thành công trình nghiên cứu kỳ lạ của mình về khả năng ngoại cảm của các loài hoa đồng nội.

Bach cho rằng, bệnh tật chính là kết quả của sự mâu thuẫn giữa mục tiêu của linh hồn và các cá tính. Cuộc “nội chiến” này tạo ra những tính khí thất thường và ngăn cản năng lượng, dẫn đến thiếu hòa hợp và kết quả là các bệnh thực thể xuất hiện. Liệu pháp điều trị bằng hoa đồng nội được ông đưa ra lần đầu tiên vào năm 1928 trong khoảng thời gian ở xứ Wales (Anh).

Bach cho rằng con người có sự liên hệ giao cảm với 38 loài hoa đồng nội. Ông đã sử dụng phương pháp “trực giác” để phát hiện ra khả năng của 38 loài hoa tương đồng với con người. Ông cho rằng những hạt sương sớm long lanh đọng trên những cánh hoa được chiếu bởi ánh sáng mặt trời đã tích hợp 4 yếu tố cơ bản của cuộc sống là đất - nước - lửa - không khí. Trong đó, những hạt sương này đã “hút” năng lượng sinh học của các bông hoa và đó chính là “cốt hoa”.

Theo bác sĩ Bach, 38 loài hoa đồng nội trong hệ thống của ông cũng có linh hồn và mang những nguồn năng lượng có đặc tính giống với con người. Những nguồn năng lượng sinh học đặc biệt này sẽ truyền tải qua nguồn nước. Người ta có thể uống những loại nước được pha chế từ “cốt hoa” như nước khoáng, rượu để tiếp thu các nguồn năng lượng sinh học đồng điệu với bản thân.

Bach đã “phát minh” ra một loại bát để hứng nước cốt hoa, được gọi là bát mặt trời. Những bông hoa hoặc cánh hoa sẽ được ngâm trong bát nước khoáng hoặc rượu và phơi dưới ánh sáng mặt trời nhẹ. Quá trình này được gọi là “sắc nhẹ” để thu được “cốt hoa”. Sau đó các “cốt hoa” được phối hợp sử dụng để truyền năng lượng sang người được điều trị, thành phần tỷ lệ phụ thuộc và kiểu tính cách, tâm hồn của họ.

19
38 loài hoa trong hệ thống của Bach được tìm thấy trong nhiều thời kỳ khác nhau và phân thành 3 loại chính phụ thuộc vào tác dụng của chúng. Loại thứ nhất gồm 12 loài có khả năng làm thay đổi tính cách. Loại thứ 2 gồm 7 loài có khả năng điều trị các bệnh tật thông dụng. Loại thứ ba có 19 loài để điều trị các sang chấn tâm lý, giúp tăng cường năng lượng sinh học để vượt qua nỗi buồn, sự sợ hãi...

Mỗi loài hoa thuộc hệ thống của Bach được sử dụng để cân bằng một tình trạng tổn thương cảm xúc nhất định. Ví dụ như cỏ long nha (agrimony) điều trị các sang chấn thần kinh; hoa bóng nước (impatiens) điều trị những người nóng tính; hoa ông lão (clematis) hợp với những người luôn mơ màng tới tương lai mà quên mất hiện tại; loài hoa diếp xoăn (chicory) hợp với những người ích kỷ...
Một trong những cách điều trị nổi tiếng nhất của ông là liệu pháp cấp cứu. Liệu pháp này sử dụng 5 loài hoa chính là Cherry Plum, Clematis, Impatiens, Rock rose, được cho là rất hiệu quả trong các trường hợp cấp cứu, trầm cảm nặng, stress, loạn thần, sang chấn thần kinh sau tai nạn...

Từ phương pháp của Bach, người ta đã phát triển lên hàng nghìn cách điều trị khác nhau. Không chỉ sử dụng bát mặt trời, người ta còn dùng phương pháp không cắt hoa để thu “cốt hoa”. Nhiều cuốn sách được phát hành như "Những phương pháp trị liệu Bach flower mới", "Bản đồ cơ thể phương pháp Bach"... Người ta còn phát triển các sản phẩm âm nhạc đặt tên là thể loại Bach F

lh20
owers gồm 38 bài nhạc, tương đương với 38 loài hoa. Khi nghe, bộ não sẽ tạo nên hình ảnh của các loài hoa đó, dùng để phối hợp điều trị các stress, mất cân bằng tâm lý...

Hiện trên thế giới có khoảng 400 trung tâm lớn nhỏ khác nhau chế tạo “cốt hoa” từ Anh, Mỹ, Australia đến Brazil, Ấn Độ. Các trung tâm này đưa ra nhiều loại sản phẩm dựa trên công nghệ Bach, thậm chí còn phát triển thành liệu pháp Bach cho các loài động vật.

Qua đánh giá của các nhà khoa học, liệu pháp “cốt hoa” của Bach chỉ có hiệu quả ngang với phương pháp giả điều trị (placebo), là phương pháp sử dụng giả dược không có tác dụng để tạo các hiệu ứng tâm lý cho người bệnh.

Nguồn Sức Khỏe & Đời Sống

Xem tiếp...

TỰ SƯỚNG 21

(ĐC sưu tầm trên NET)


Xem tiếp...

NGUYỄN BÍNH 7/5 - GIAI THOẠI

(ĐC chép từ http://quehuongonline.vn)


Nguyễn Bính hành phương Nam - Bài 1: Ta và nhà ngươi

Nguyen Binh hanh phuong Nam - Bai 1: Ta va nha nguoi

Bài thơ Hành phương Nam của thi sĩ chân quê Nguyễn Bính không chỉ có một phong cách rất lạ so với những bài thơ khác của ông, mà còn ghi dấu một bước ngoặt quan trọng trong cuộc đời nhà thơ.

“Nhà ngươi” là ai ?
Nói bài thơ có phong cách lạ bởi người ta vốn quen với cái chất mộc mạc, mang phong vị ca dao trong thơ Nguyễn Bính, chẳng hạn: “Nắng mưa là bệnh của trời/Tương tư là bệnh của tôi yêu nàng” hoặc “Hồn anh như hoa cỏ may/Một hôm cả gió bám đầy áo em”... Cho nên khi gặp cái chất hào sảng, khí phách trong Hành phương Nam thì người đọc cảm thấy bất ngờ, thú vị: “Đôi ta lưu lạc phương Nam này/Đã mấy mùa qua én nhạn bay/Xuân đến ngập trời hoa rượu nở/Riêng ta nhà ngươi buồn vậy thay... Tôi thích nhất là những câu xưng hô “ta với nhà ngươi”: “Thế nhân mắt trắng như ngân nhủ/Ta với nhà ngươi cả tiếng cười... Ngươi ơi, ngươi ơi hề ngươi ơi/Ngươi về bên ấy sao mà lạnh/Nhịp trúc ta về lạnh mấy mươi... “Ta” thì đã hẳn là Nguyễn Bính, nhưng còn “nhà ngươi”?
Cách đây 15 năm, tôi có hỏi chị Hồng Cầu (con gái nhà thơ Nguyễn Bính): “Nhân vật được Nguyễn Bính gọi là “nhà ngươi” trong bài thơ Hành phương Nam là ai?”. Chị trả lời: “Là ông Hoàng Tấn đấy!”.
Vài bữa sau, nhà thơ Kiên Giang dẫn tôi đến thăm nhà văn Hoàng Tấn. Ông sống đơn chiếc cùng với cô con gái ruột trong một căn hộ nhỏ nằm trên lầu hai cư xá Thanh Đa (Bình Thạnh, TP.HCM). Nhà ông chật hẹp nhưng trông hệt như một... bảo tàng văn học. Những bài thơ của các thi hữu thân thiết, hoặc những bài báo (tranh ảnh) viết về họ, đều được ông cắt dán trang trọng kín những bức vách. Dạo đó, nhà thơ Kiên Giang đã qua ngưỡng “cổ lai hy”, Hoàng Tấn lớn tuổi hơn, độ ngoài tám mươi. Ấy vậy mà trí nhớ của cả hai lão thi nhân thật tuyệt vời. Gặp nhau họ chuyện vãn như... lân gặp pháo.

Hơn cả vợ và người tình
Nhà văn Hoàng Tấn và Nguyễn Bính thân nhau đến nỗi ông Hoàng Tấn “tự hào” rằng còn thân thiết hơn cả những người tình, những bà vợ của Nguyễn Bính. “Ồ, thế ra Nguyễn Bính đã xa tôi đúng 20 năm rồi ư? Một tia chớp thời gian. Hai thập niên vèo bay! Không, Nguyễn Bính vẫn còn đây, vẫn ở bên tôi ngày đêm tâm sự, cùng nhau xướng họa, ngâm vịnh, cùng nhau xẻ ngọt chia sầu. Trong phòng tôi, trên tường, di bút Nguyễn Bính còn đó. Những thư từ Nguyễn Bính viết cho tôi vẫn còn đây. Những bài thơ trong bản thảo của Nguyễn Bính tôi trân trọng giữ gìn cũng như gìn giữ những tấm ảnh của Bính chụp trong nhiều giai đoạn khác nhau. Chưa bao giờ tôi cảm thấy mất Nguyễn Bính... Nếu tính đến nay (1986), tình bạn của chúng tôi kéo dài còn hai năm nữa là tròn nửa thế kỷ...” (trích Nguyễn Bính - một vì sao sáng - Hoàng Tấn, NXB Đồng Nai, 1999).
Nhà văn Hoàng Tấn kể, khoảng năm 1939 ông vào Sài Gòn thử thời vận bằng cách dấn thân vào “trường văn, trận bút”. Khi đã có công việc ổn định, tháng 8.1943 ông gửi thư về Bắc rủ Nguyễn Bính, Trúc Đường (anh ruột Nguyễn Bính) và Thâm Tâm vào Nam để chuẩn bị cho “bộ khung” tờ Hạnh phúc (bộ mới) do Võ Tuấn Khanh làm chủ nhiệm sắp ra đời. Khoảng một tháng sau thì Nguyễn Bính xuất hiện ở Sài Gòn lần thứ hai (lần đầu Nguyễn Bính vô Nam vào những năm cuối thập niên 30, thế kỷ trước), cùng đi với ông không phải là Trúc Đường, Thâm Tâm mà là Tô Hoài và Vũ Trọng Can.
Ở Sài Gòn, Hoàng Tấn cùng với hai người bạn thuê một căn nhà lợp ngói, nằm trong một vườn cây ăn trái ở khu vực chợ Nancy (Nguyễn Văn Cừ hiện nay). Họ đón Nguyễn Bính về ở chung. Nguyễn Bính rất thích ngôi nhà này và đặt tên là “Lan Chi Viên”. Từ đó, Lan Chi Viên trở thành câu lạc bộ Tao đàn, thường xuyên là nơi họp mặt của một bộ phận thuộc giới trí thức, văn nghệ sĩ Sài Gòn thời bấy giờ với những cái tên: Thiếu Sơn, Lê Tràng Kiều, Khổng Dương, Nam Châu, Thiện Minh, Xuân Miễn, Ngân Hà, Nguyễn Đức Hinh... Ngoài ra còn có một số thân hữu, sinh viên học sinh yêu mến thi tài của Nguyễn Bính vẫn thường lui tới. Hồi đó, hầu như dân Sài Gòn đều ăn cơm tiệm cho tiện, khỏi phải củi lửa nồi niêu, đỡ tốn thời gian để còn làm việc. Cho nên, mỗi chủ nhật ở Lan Chi Viên đều tổ chức nấu cơm gia đình, họp mặt bạn bè trong không khí thơ văn ấm cúng. Những buổi như thế, việc bếp núc đều do Nguyễn Bính đảm trách. Không chỉ sành sõi trong việc nấu nướng (chính xác là làm “mồi” nhậu), Nguyễn Bính còn rất am hiểu về cách pha trà, chọn rượu... Những bữa cơm gia đình như thế thường kéo dài bất kể thời gian, miễn sao tửu lượng vẫn còn, thi hứng vẫn dào dạt và... tiền trong túi chưa cạn!
Riêng với Hoàng Tấn, Nguyễn Bính “phóng bút” (chữ của Hoàng Tấn) một bài thơ tặng bạn: “Trải bao nhiêu núi sông rồi/Đến đây lại vẫn hai người chúng ta/Con đò thì nhớ sông xa/Con người hỏi nhớ quê nhà bao nhiêu?/Cùng thơ và lại cùng nghèo/Thương nhau được mãi nên chiều được nhau/Rối lên, ôi những mái đầu/Sáng lên vô hạn, ôi màu mắt xanh/Ở đây cát bụi kinh thành/Giàu sang một bước, công danh một giờ/Anh em mình, một dòng thơ/Lấy chi ngoi được lên bờ vinh quang/Giữ cho trọn tấm lòng vàng/Võng đào tán tía nghênh ngang mặc người” (bài Trải bao nhiêu núi sông rồi).
“Hai ta lưu lạc phương Nam này”, dù nổi tiếng như cồn song giữa chốn phồn hoa đô hội “giàu sang một bước, công danh một giờ”, Nguyễn Bính vẫn ân cần dặn dò bạn “giữ cho trọn tấm lòng vàng”...

Hà Đình Nguyên

http://nhacso.net/nghe-nhac/mat-nhung.X1pWUURfbQ==.html

Nguyễn Bính hành phương Nam - Bài 2: Giai thoại ở Sài Gòn

Nguyen Binh hanh phuong Nam - Bai 2: Giai thoai o Sai Gon

Phiêu bạt giữa chốn phồn hoa đô hội Sài Gòn mà cái nghèo luôn là bạn đồng hành, thế nên Nguyễn Bính lúc nào cũng cần tiền.

Tuy nhiên, không phải vì cần tiền mà đánh mất lòng tự trọng - Nguyễn Bính đã để lại trong lòng bạn bè nhiều giai thoại lý thú...
Chơi khăm trọc phú
Một lần chủ nhiệm tờ Dân Báo thông qua Tế Xuyên (Léon Sanh) nhờ Nguyễn Bính làm một bài thơ để đăng trên số báo đặc biệt Xuân Giáp Thân. Bài thơ viết về một xóm nhỏ bên kia Cầu Kinh, nơi có khu nhà nghỉ nằm ven sông Sài Gòn của một “đại gia” họ Nguyễn (khu vực Thanh Đa ngày nay). Bài thơ của Nguyễn Bính mang tên Xóm Dừa: “Lối đỏ như son tới Xóm Dừa/Ngang cầu điểm điểm giọt mưa thưa/Xuân sang xao xuyến lòng tôi quá/Tôi đã xây tròn sự nghiệp chưa?”. Còn đây là khổ thơ cuối: “Ở lại kinh thành với bút nghiên/Đêm đêm quán trọ thức thi đèn/Làm thơ bán lẻ cho thiên hạ/Thiên hạ đem thơ đọ với tiền”.
Ông chủ nhiệm tờ Dân Báo không thích hai câu cuối, nên nói với Tế Xuyên nhờ thi sĩ sửa lại. Nể bạn, Nguyễn Bính thay bằng: “Xót xa một sớm soi gương cũ/Thấy lệch bao nhiêu mặt chữ điền!”. Hai câu này cũng chưa làm ông chủ báo hài lòng, đề nghị sửa thêm lần nữa. Nguyễn Bính khước từ. Báo sắp lên khuôn, bài thơ đã được “rao” (quảng cáo) trước, thành thử Tế Xuyên phải năm lần bảy lượt làm thuyết khách. Cuối cùng thì bài thơ cũng được đăng báo, nằm ở vị trí trang trọng với hai câu cuối như sau: “Xót xa một sớm xòe năm ngón/Thấy chết lòng tay vệt trái tim”.
Hai ngày sau khi báo phát hành, Nguyễn Bính đến tòa soạn đòi nhuận bút (các báo hồi đó chưa có chế độ nhuận bút, chỉ có những cây bút nổi tiếng thì chủ báo mới bất đắc dĩ chi cho một khoản tiền khiêm tốn - NV). Ông chủ tờ Dân Báo bảo thủ quỹ trao cho Nguyễn Bính 10 đồng. Nguyễn Bính chê ít, không nhận.
Ông chủ giải thích: “Với các văn sĩ nổi tiếng, bài nào tôi trả cao nhất cũng chỉ tới 5 đồng. Riêng với ông, tôi có cảm tình đặc biệt...”. Ông chủ báo chưa dứt lời thì Nguyễn Bính đã ném xấp tiền tung tóe dưới đất rồi ung dung ra về trước sự kinh ngạc của nhiều người có mặt... Chiều hôm đó, Tế Xuyên tìm đến Lan Chi Viên, ân cần xin lỗi và trao cho Nguyễn Bính 50 đồng. Một trường hợp hy hữu trong làng báo Sài Gòn thời bấy giờ.
Sau khi báo đăng bài thơ Xóm Dừa thì Nguyễn Bính rất được “đại gia” họ Nguyễn biệt đãi và thường mời thi sĩ đến khu nhà nghỉ ở Thanh Đa chơi. Trong một lần đến chơi như thế, Nguyễn Bính được chủ nhân biếu 500 đồng (giá vàng thời điểm này khoảng 60 đồng/lượng - NV).
Sau đó ít lâu, cô em họ của “đại gia” này phát biểu sao đó làm xôn xao làng báo và thương tổn đến danh dự nhà thơ. Nguyễn Bính nổi sung, tương ngay lên mặt báo: “Trọc phú ti toe bàn sách vở/Điếm già tấp tểnh nói văn chương/Chúng coi đồng bạc to hơn núi/Lại học đòi theo thói Mạnh Thường”. Anh em “Nguyễn đại gia” cay hơn ăn ớt.
Chưa hết, Nguyễn Bính còn thuê một lúc 3 chiếc xích lô: chiếc thứ nhất chở cái vali, chiếc thứ hai chở chồng sách báo và... đôi giày, còn Nguyễn Bính thì chễm chệ “ngự” trên chiếc thứ ba - cứ vòng qua, vòng lại hàng chục lần trước tư dinh của “Nguyễn đại gia” nằm trên đường Lagrandìere (nay là đường Lý Tự Trọng). Dân Sài Gòn đứng coi chật đường và cho đó là “một... kỳ quan!” (chữ của nhà văn Hoàng Tấn).
Tập thơ trị giá 5 lượng vàng
Nhà văn Hoàng Tấn kể: “Một hôm Nguyễn Bính hỏi tôi: Làm thế nào có tiền mà không... bẩn. Tôi bày kế cho Bính, Bính khen hay và bắt tay vào thực hiện. Vậy là Nguyễn Bính mua mực tàu, giấy hồng đào suốt ngày “rị mọ” nắn nót (chữ Nguyễn Bính rất đẹp). Năm hôm sau, người ta đọc được mẩu quảng cáo trên báo: “LỠ BƯỚC SANG NGANG - Tập thơ viết tay của thi sĩ Nguyễn Bính, để trong tủ kính lớn của hiệu sách Nguyễn Khánh Đàm ở đường Sabourain. Tập sách vô giá này, chúng tôi sẽ dành tặng cho người nào trả giá cao nhất. Bạn yêu thơ nào đoạt được cuốn sách này sẽ được tác giả viết lời đề tặng ở đầu cuốn sách với chữ ký và triện son”...
Cuối cùng, cuốn thơ viết tay thuộc về một nhà thầu khoán mê thơ tên Trần Sỹ Nghi với giá... 300 đồng (tương đương 5 lượng vàng thời bấy giờ). Trần Sỹ Nghi còn đặt tiệc chiêu đãi tại tư gia trên đường Duranton (Sương Nguyệt Anh bây giờ) với hơn 50 tân khách chỉ để thi sĩ ghi lời tặng và ký tên vào sách (triện son đã đóng sẵn). Bữa tiệc kéo dài đến quá nửa đêm, giúp vui còn có các nữ nghệ sĩ lần lượt ngâm ba bài trong tập Lỡ bước sang ngang... Sau này, gia đình Trần Sỹ Nghi sang Pháp sinh sống, tài sản khánh kiệt nhưng vẫn giữ cuốn thơ chép tay ấy như vật gia bảo”.
Trong tác phẩm Giọt mật cho đời (NXB Văn hóa thông tin, 1994), tác giả Phạm Tường Hạnh kể rằng dạo đó trừ những tờ báo thân Pháp, được Pháp chi tiền thì tồn tại khá lâu, còn những tờ báo tư nhân đứng đắn “thọ” lắm cũng chỉ được dăm ba năm là đình bản.
Nổi tiếng như tờ Phụ nữ tân văn mà cũng chỉ sống được hơn 4 năm. “Vậy mà có hôm Lê Tràng Kiều hỏi tôi (Phạm Tường Hạnh - NV): “Cậu nghĩ thế nào khi có bạn đọc yêu thơ Nguyễn Bính đến nỗi đặt mua một lúc 20 năm báo?”. Tôi cười nghĩ đất Sài Gòn này cũng không thiếu những kẻ lập dị, chơi ngông. Nhưng Lê Tràng Kiều nói tiếp: “Bọn mình nghĩ bà ta nhầm nên hỏi lại: Thưa bà, bà muốn mua 2 năm báo của chúng tôi? Người phụ nữ đó trả lời: Không, tôi đặt mua 20 năm để ủng hộ tờ báo tôi yêu thích. Mọi người trong tòa soạn đều biết rằng đây là một độc giả đặc biệt yêu thích thơ Nguyễn Bính, cho nên ông chủ chỉ cho phép thu vào quỹ một năm báo, còn số tiền 19 năm báo kia bỏ vào phong bì cho người đưa tới nhà Nguyễn Bính”.
Khi Lê Tràng Kiều tiết lộ tên người phụ nữ “chịu chơi” ấy, Phạm Tường Hạnh mới biết đó chính là Loan - cô em bà con của mình, người đẹp phố Cầu Gỗ (Hà Nội), vợ của họa sĩ Nhan Chí. Chàng họa sĩ vốn quê vùng Xóm Thuốc (nay thuộc Gò Vấp, TP.HCM) ra Hà Nội học trường Mỹ thuật và ở trọ trong nhà cô Loan, một cô gái rất mê thơ Nguyễn Bính. Cô thuộc gần như tất cả những bài thơ của Nguyễn Bính và đọc chúng gần như suốt ngày. Rồi gia đình của Nhan Chí từ Sài Gòn ra Hà Nội xin cưới vợ cho con trai. Ngày Loan từ giã Hà Nội theo chồng vào Nam, cô đã làm cả nhà bật khóc khi vừa bước ra cửa bỗng quay lại, ôm chầm lấy mẹ nức nở: “Lần này con bước chân đi/Là con không hẹn lần về nữa đâu...” (Lỡ bước sang ngang). 

Hà Đình Nguyên


Nguyễn Bính - Người đồng hành cô độc

Đúng là ông luôn hiện lên trong chúng ta, bên chúng ta, cùng tỉ tê chia sẻ nỗi niềm trong một đêm mưa, một ánh lửa chài, trong dáng sông bóng núi. Có ông bên những người tha phương. Có ông bên những người Việt đang yêu từ những năm 1939 cho đến tận hôm nay.

Thơ Nguyễn Bính hay như thế, nhưng một thời được cho là "lãng mạn tiêu cực", "tiểu tư sản" không được in và phổ biến. Mãi đến khi đất nước thống nhất, thơ Nguyễn Bính được xuất bản, nhiều bạn trẻ mới được đọc. Nhưng trong sổ tay anh Ngô Tấn Ninh, người anh trai yêu thơ của tôi ở làng biển Thượng Luật những năm 60 của thế kỷ trước vẫn chép đầy thơ Xuân Diệu, Huy Cận, Hàn Mặc Tử, Nguyễn Bính... Anh tôi giấu cuốn sổ thơ ấy kỹ lắm. Tôi lớn lên, sổ tay thơ cũng chép đầy thơ Nguyễn Bính - những "Lỡ bước sang ngang", "Cô lái đò", "Cô hái mơ", "Tương tư", "Chân quê", "Người hàng xóm", "Giời mưa ở Huế", "Hành phương Nam" v.v... Không hiểu mình thành chàng trai trước hay thuộc thơ tình Nguyễn Bính trước! Thật biết ơn ông anh trai si thơ!
Con gái Hà Nội, con gái tỉnh Nam xưa thuộc Kiều và thuộc cả tập thơ "Lỡ bước sang ngang".  Nhà thơ của chúng ta đồng hành với ông thợ cắt tóc, với cô lái đò, các cô gái ngoại ô bơi thúng hái rau bên sông Tô Lịch cho đến các bà các cô trong phòng khuê nhung lụa. Nhà văn Chu Văn kể câu chuyện về Nguyễn Bính và cô lái đò bên bến sông Châu tên Thoa thật cảm động. Nguyễn Bính hàng ngày đi chợ vẫn nhờ đò cô đưa sang. Cô lái không lấy tiền. Và hình như thi sĩ cũng có tặng cô thơ, nên cô rất quí ông. Khi nghe tin Nguyễn Bính mất, cô Thoa đã nấc lên nghẹn ngào, gục mặt lên mái chèo". Ước chết thay cho thi sĩ!". Thế mới biết thơ thật diệu kỳ. Qua thơ, nhà thơ đến với mọi người như một người cật ruột, tin tưởng, gửi gắm.
Có lẽ vì có nhiều người đọc, nhiều người thuộc nên Nguyễn Bính là trường hợp nhà thơ hiện đại duy nhất thơ có nhiều dị bản. Khi Nguyễn còn sống, đã có nhiều bài thơ bị in nối dài thêm khổ, thêm câu. Trong Tuyển tập Nguyễn Bính (NXB Văn học, 1986), chỉ riêng 60 bài thơ tuyển từ các tập thơ trước 1945, đã có 24 trường hợp có các đoạn thơ, câu thơ, chữ thơ có các bản in khác nhau, ấy là thơ đã tự nối dài cuộc đời, tự hóa thân để đồng hành được với nhiều tâm trạng. Có một Nguyễn Bính si tình - lại có một Nguyễn Bính thi sĩ của cuộc kháng chiến. Bài hát "Tiểu đoàn 307" phổ thơ Nguyễn Bính từ Nam Bộ chống Pháp đã cùng hành quân với các binh đoàn trong cả nước cho tới những ngày chống Mỹ thắng lợi với giọng hát liêu trai của ca sĩ Quốc Hương.
Đồng hành thân thiết với nhiều thế hệ, nhưng Nguyễn Bính lại là một người cô đơn, cô độc. Ông cô độc cả về cảnh ngộ và tâm trạng thi sĩ, là một lữ khách giang hồ lên Bắc vào Nam. Chỉ trong vòng 15 năm, từ 1939 đến 1954, theo địa danh ghi dưới các bài thơ Nguyễn Bính đã "lăn lóc có dư mười mấy tỉnh" Bắc Giang, Hải Phòng, Thái Nguyên, Lạng Sơn, Vinh, Huế, Sài Gòn, lục tỉnh miền Đông. Ông đi và sống được nhờ lưng vốn thơ với tâm tình độc giả mến mộ. Rồi ở trọ một mình, xê dịch một mình. Hồi vô Sài Gòn năm 1939, ông có lúc phải, mà cả ngã giá bán từng câu thơ đăng báo để kiếm sống.
Tiền thì ít nhưng "Vẫn dám tiêu hoang cho đến hết / Ngày mai ra sao rồi hãy hay..." (Hành phương Nam). Tiền không có những vẫn trọng thơ hơn tiền, coi khinh bọn định giá văn chương. Theo lời kể của ông Hoàng Tấn (dẫn theo Hà Đình Nguyên - Báo Thanh Niên), ông chủ bút tờ Dân Báo đặt Nguyễn Bính một bài thơ để đăng trên số đặc biêt Tết Giáp Thân (1944). Ông chủ bắt Nguyễn Bính phải sửa đi sửa lại hai câu cuối đến ba lần. Khi báo in ra, Nguyễn Bính đến đòi nhuận bút. Ông chủ báo đưa 10 đồng, Nguyễn Bính chê ít, không nhận.
Ông chủ báo nói :"Với các văn sĩ nổi tiếng khác, tôi trả cao lắm cũng chỉ 5 đồng..." Nguyễn Bính lập tức ném xấp tiền  xuống đất rồi ra về. Ngay chiều hôm đó, tòa soạn phải cử người đến xin lỗi và đưa cho Nguyễn Bính 50 đồng! Túng tiền, Nguyễn Bính còn bò ra  năm ngày chép tay tập thơ Lỡ bước sang ngang  với chữ ký của mình để "bán đấu giá"... Kiếp giang hồ, nhiều khi nhà thơ  bơ vơ nơi sông khách :
    Quê người đứng ngắm mây lưu lạc
    Bến cũ nằm nghe sóng lỡ làng

Có lúc đơn chiếc đến tê dại trên sân ga:
    Chân bước hững hờ theo bóng lẻ
    Một mình làm cả cuộc phân ly

Nguyễn Bính yêu nhiều, yêu si mê, đã hiến cho tình yêu nhiều bài thơ đặc sắc, nhưng ông mãi mãi là người cô đơn trong tình yêu. Nhà văn Tô Hoài kể rằng, ngày trước, Nguyễn Bính đi đâu cũng kè kè cái hộp sắt tây. Loại hộp bánh bích quy, nhưng không đựng bánh mà đựng toàn thư tình, thơ tình. Nguyễn Bính thỉnh thoảng lại mở ra đọc, ngắm rồi lại vuốt lại, xếp lại, đêm ngủ thì gối cái hộp trên đầu. Thì ra những bức thư, là thư tình cũ của các cô nương luôn thề non hẹn biển, có lúc dọa cắt tóc đi tu hay uống thuốc phiện, dấm thanh cho chết (!), nhưng chẳng ai chịu "ăn đời ở kiếp" với nhà thơ nghèo khó!
Nguyễn Bính cắp cái hộp đựng tình yêu cũ ấy đi từ Bắc vào Nam  như là một bảo vật! Ông đi cô độc giữa cái mê hồn trận cay đắng ấy, để rồi chạm đến là ngân thành thơ. Một thứ thơ nồng nàn mà se xiết phận người! Ông như người sinh ra cho những duyên kiếp lỡ làng, ông là sự dấn thân cho thơ, cho cái đạo thơ!
Trong hồi ký " Cát bụi chân ai", Tô Hoài kể rằng, thời kỳ Nguyễn Bính làm báo Trăm Hoa ở Hà Nội (1956 ) có một người con gái đã đến với ông. Họ có với nhau một mụn con đặt tên là Hiền. Rồi hai người xa nhau. Cô gái mang cậu con trai đến trả cho Nguyễn Bính! Ngày ngày nhà thơ ẵm vác cậu bé một bên vai, như mèo tha con. Một tối kia, Nguyễn Bính say rượu bế con thẫn thờ ra phố.
Rồi không hiểu sao, trong vô thức nhà thơ lại trao con cho một người đàn ông xa lạ đang đi tới. Trở về, cơn say vật Nguyễn Bính thiếp đi. Quá nửa đêm quờ tay không thấy con, lật đật chạy đi kêu cứu bạn bè, mặt mày tái nhợt. Mọi người đổ đi tìm khắp thành phố, đi báo nhờ Công an tìm... Nhưng, đứa con ấy ba chục năm ròng vẫn không tìm thấy... Ôi, cuộc đời nhà thơ sao mà đau khổ, thương tâm thế !
Nguyễn Bính - Người đồng hành cô độc tuyệt vời của chúng ta sinh năm 1918, nếu còn sống, năm nay vào tuổi 90. Ông mất sáng 30 Tết Bính Ngọ, tức ngày cuối cùng của năm Ất Tỵ (20/1/1966). Con người tài tử, từng giang hồ mưa gió bốn phương ấy lại thổ huyết chết vì một luồng gió độc trong vườn tại quê nhà. Lạ thật! Cuối năm 2007, trong đợt về thăm thành phố Nam Định, tôi đã cùng người bạn thân nhạc sĩ Huy Tập về làng Thiện Vịnh, xã Cộng Hoà, Vụ Bản cách  Nam Định gần chục cây số viếng mộ Nguyễn Bính. Nguyễn Bính là  nhà thơ số một Việt Nam về thơ làng quê đồng bằng sông Hồng. Thắp nhang vái ông, tôi lại nhẩm những câu thơ ông viết về Huế  trong đợt hành phương Nam của nhà thơ đầu những năm 40 của thế kỷ trước.  
    Giời mưa ở Huế sao buồn thế
    Cứ kéo dài ra suốt mấy ngày
    Thềm cũ nôn nao đàn kiến đói
    Trời mờ ngao ngán một loài mây
    Trường Tiền vắng ngắt người qua lại
    Đập Đá mênh mang bến nước đầy
    Đò vắng khách chơi nằm bát úp
    Thu về lại giở gió heo may…

    (Giời mưa ở Huế)

 Bởi thế về Nam Định đến thắp nhang lạy ông là ý nghĩ đầu tiên của tôi. Một sự trùng hợp rất ý vị là hai hôm trước ở Hà Nội, tại Hội chợ sách quốc tế Vân Hồ, lần đầu tiên tôi gặp và bắt tay nhà văn Nguyễn Bính Hồng Cầu, người con gái miền Nam của thi sĩ. Bây giờ tôi lại đứng bên mộ ông.  Mộ nhà thơ được xây ngoài vườn nhà rất khang trang. Trong nhà là bàn thờ, những kỷ vật của Nguyễn Bính. Tôi và Huy Tập thắp nhang lạy Nguyễn Bính rồi ghi vào sổ lưu niệm. Theo Huy Tập kể thì trước đây là ngôi nhà cũ của gia đình, lúc Nguyễn Bính đi xa, người em trai ở.
Để có được ngôi nhà lưu niệm nhà thơ tài hoa,  gia đình đã bàn với ông em đi làm nhà ở chỗ khác, để anh em góp tiền sửa sang xây lại ngôi nhà cũ thành nhà  lưu niệm nhà thơ Nguyễn Bính. Ở xứ ta mộ nằm giữa làng quê đầm ấm thân thuộc châu thổ Sông Hồng này cũng hạnh phúc lắm lắm. Tiếc là bây giờ những hình ảnh thôn quê trong thơ Nguyễn Bính như đậu mùng tơi, khăn mỏ quạ, quần nái đen v.v... đã thành quá vãng. Các cô gái quê nhà "đi tỉnh", đi Hà Nội, đi xuất khẩu lao động ở Hàn Quốc, Đài Loan… áo phông hở lưng, hở rốn, quần jin lửng, và  không bao giờ về làng nữa…
Nguyễn Bính đã sống và viết nhiều thơ về Huế. Trong hai tập "Người con gái lầu hoa" và "Mười hai bến nước" của ông có nhiều bài thơ đặc sắc về Huế, đã trở thành tài sản tâm hồn của mọi người. Người Huế không ai không thuộc đôi đoạn, đôi câu trong các bài "Giời mưa ở Huế", "Vài nét Huế", "Người con gái lầu hoa", "Lửa đò", "Xóm Ngự Viên" v.v... Nhiều hình ảnh, hình tượng thơ về Huế Nguyễn Bính dùng đã trở thành cổ điển, khó vượt qua. Như các hình ảnh "Giời mưa ở Huế" hay "Cầu cong như chiếc lược ngà...", "Con đò không chở những người chính chuyên" v.v... và đây là tiếng đàn kỹ nữ xưa:
    Đàn ai chừng đứt dây tình
    Vẳng lên một tiếng buồn tênh rồi chìm

Từ sau khi đất nước bước vào thời kỳ đổi mới, nhiều tập thơ và tuyển thơ Nguyễn Bính lại được in đi in lại, đến với độc giả yêu thơ cả nước. Mới hay cái trường tồn của một thi sĩ là những bài thơ "rút ruột đẻ ra", những bài thơ "chân quê" nói về cái "tôi trữ tình" của tác giả, "cái tôi" muôn thuở kiếm tìm, khao khát của con người! Thơ Nguyễn Bính nói với tôi nhiều điều tâm đắc về sự được mất trong thơ.
Trong một bức thư gửi bạn Trọng Miên năm 1939, Hàn Mặc Tử đã viết rằng: "Bởi muốn cho Loài thi sĩ làm tròn nhiệm vụ ở Thế gian này - nghĩa là tạo ra những tác phẩm tuyệt diệu, lưu danh lại muôn đời - Chúa Trời bắt chúng phải mua bằng giá máu, luôn có một định mệnh tàn khốc theo riết bên mình: " Không rên xiết là thơ vô nghĩa lý". Thi sĩ rơi xuống cõi đời bơ vơ, bỡ ngỡ và lạ lùng. Không có lấy một người hiểu mình...".
Điều đó đúng với Hàn Mặc Tử và đúng cả với Nguyễn Bính!
Nguyễn Bính lại đồng hành với tuổi trẻ hôm nay và sẽ còn đồng hành với nhiều thế hệ lứa đôi mai sau. Thi sĩ ơi, thi sĩ là người cô độc, nhưng thơ mãi mãi là bạn đồng hành cùng trái tim con người!
  Ngô Minh (Theo CAND)


Xem tiếp...

ĐIÊN RỒ TRONG VÒNG DANH LỢI 14

(ĐC chép từ http://vnexpress.net)

Khám nhà tướng Trung Quốc, đồ xa xỉ chất đầy 4 xe tải

Khi lục soát căn biệt thự của một vị tướng Trung Quốc, các điều tra viên thu được nhiều đồ vật bằng vàng ròng và vô số rượu quý. Tổng lượng hàng xa xỉ đủ chất đầy 4 xe tải.

Ông Gu Junshan. Ảnh: SCMP.
Ông Gu Junshan. Ảnh: SCMP.
20 sĩ quan bán quân sự được huy động để tịch thu các đồ vật ở nhà ông Cốc Tuấn Sơn, người từng là phó chủ nhiệm tổng cục hậu cần Quân đội nhân dân Trung Quốc (PLA), SCMP hôm qua cho biết. Cốc bị bắt để phục vụ điều tra từ năm 2012 trong vụ án được coi là lớn nhất liên quan đến PLA trong những năm qua. Những thông tin về vụ khám nhà chỉ mới được tiết lộ gần đây.
Biệt thự gia đình Cốc ở thành phố Bộc Dương, tỉnh Hà Nam. Trong số những đồ vật tịch thu được có một bức tượng cố chủ tịch Mao Trạch Đông bằng vàng ròng, một chậu rửa, một mô hình thuyền bằng vàng cùng nhiều thùng rượu Mao Đài, loại rượu đắt tiền ở Trung Quốc.
Hai ngôi nhà bên cạnh biệt thự gia đình do hai người anh em của Cốc sở hữu. Ba ngôi nhà liên kết với nhau bởi một căn hầm dài hơn 30 m chứa nhiều loại rượu đắt tiền. Phần lớn các chai rượu vẫn còn nguyên vẹn vì ông Cốc không sống ở đây trong nhiều năm, tạp chí Caixin cho biết.
Cốc từng chịu trách nhiệm về cơ sở hạ tầng và nhà đất cho quân đội trước khi trở thành phó chủ nhiệm tổng cục hậu cần. Ông bị tạm giữ ngày 19/1/2012 để điều tra cáo buộc "sai phạm kinh tế", cụm từ ám chỉ hành vi tham nhũng. Tên ông được xóa bỏ khỏi website tổng cục hậu cần một tháng sau đó.
Ông Cốc sở hữu bất động sản quan trọng và hàng chục căn hộ với diện tích gần 200 mét vuông mỗi căn trên đường vành đai hai ở khu vực nội thành thủ đô Bắc Kinh. Cựu tướng hậu cần quân đội từng nói với nhà điều tra rằng ông dự định sử dụng chúng làm quà biếu.
Những thông tin vừa được công bố còn cho biết Cốc Hiến Quân, em trai của Cốc Tuấn Sơn bị bắt hồi tháng 8. Trương Thao, anh vợ của Hiến Quân, bị cảnh sát truy nã vào tháng 3 năm ngoái và đã tự đầu thú.
 
Ảnh biệt thự của gia đình Cốc Tuấn Sơn

Biệt thự gia đình của Cốc Tuấn Sơn ở thành phố Bộc Dương, tỉnh Hà Nam.
Biệt thự gia đình của Cốc Tuấn Sơn nằm ở thành phố Bộc Dương, tỉnh Hà Nam.
Hai ngôi nhà xung quanh do hai người anh em của Cốc sở hữu.
Biệt thự gia đình của Cốc Tuấn Sơn nằm ở thành phố
Ba ngôi nhà liên kết với nhau bởi một hầm rượu dài hơn 30 m.
U158P5029DT20140116072322.jpg
Lực lượng an ninh Trung Quốc thu giữ được 4 xe tải đồ xa xỉ sau khi khám xét toàn bộ ngôi nhà.
Lực lượng an ninh Trung Quốc thu giữ được 4 xe tải đồ xa xỉ sau khi khám nhà một trung tướng đang bị điều tra về hành vi "sai phạm kinh tế".
Bức tường phía ngoài biệt thự.
Bức tường phía ngoài biệt thự.
 
                                                                                                                       Nguyễn Tâm (Ảnh: Sina)
Xem tiếp...

Thứ Năm, 16 tháng 1, 2014

Buồn ơi, về đây với cô hồn! 15

(ĐC sưu tầm trên NET)

 

Xem tiếp...

BÀI VIẾT HAY 43

Đúng là "vượt lên chính mình"!

(ĐC chép từ vnexpress.net)

Thứ năm, 16/1/2014 15:54 GMT+7

Cây bút nữ hơn 10 năm chạy thận

Cuộc sống cả chục năm qua của Nhung quanh quẩn trong xóm chạy thận và Bệnh viện Bạch Mai. Sức khỏe ngày càng yếu nhưng chị vẫn có nhiều bài thơ gửi đăng các báo.


Cô gái Trần Phương Nhung có vóc người nhỏ bé, ít nói nhưng cả xóm chạy thận Phương Mai (Hà Nội) đều biết và tự hào về chị. Chị đã nói giúp tâm tư, tình cảm của nhiều người bệnh qua những bài báo xúc động.
 
Chị Nhung tận dụng thời gian rảnh rỗi ở nha để tìm niềm vui và tình yêu trong những trang văn. Ảnh: Viết Tuân.
Chị Nhung tận dụng thời gian rảnh rỗi ở nha để tìm niềm vui và tình yêu trong những trang văn

Chị Nhung, 30 tuổi, quê ở Nam Định, lên chạy thận ở Hà Nội từ năm 2003. Những lúc buồn, chị thường ngồi viết cho mình, để thời gian trôi nhanh hơn. Một hôm, có người bạn vô tình đọc được những bài viết đó, động viên chị gửi bài cho báo Mực Tím. Đó cũng là cái duyên đưa những bài tản văn của chị viết về xóm chạy thận đến với bạn đọc.
Bài viết đầu tiên của chị được đăng báo là Đối mặt với sợ hãi, có câu kết: "Vậy là cuộc sống của tôi từ khi làm quen với xóm chạy thận luôn phải đối mặt với nỗi cô đơn, lo lắng và sợ hãi, nhưng khi tôi không kiểm soát nó nữa, thì nó cũng ít kiểm soát tôi hơn".
Chị đã làm được như vậy, không nghĩ nhiều đến bệnh tật, nỗi buồn, cô đơn nữa. Chị tìm niềm vui trong những bài viết. "Thời gian dành cho nỗi buồn thì sao mình không dành cho một niềm đam mê nào đó. Và mình đã tìm được niềm vui đó, chính là công việc viết văn", chị Nhung chia sẻ.
Ngoài thời gian đi viện, chị tận dụng mọi lúc rảnh rỗi để viết. Hầu hết ý tưởng của chị xuất hiện trong lúc chạy thận. Lúc đó, chị chỉ nằm một chỗ, không biết làm gì, nên tập trung nghĩ để về nhà có thể viết luôn.
 
Ngoài thời gian viết văn, chị còn tranh thủ làm đồ handmade để có tiền trang trải thuốc men và cuộc sống. Ảnh: Viết Tuân.
Ngoài thời gian viết văn, chị còn tranh thủ làm đồ handmade để có tiền trang trải thuốc men và cuộc sống

Nhiều lần dù bị nhiễm trùng máu, chưa hết sốt nhưng chị vẫn gắng gượng ngồi vào bàn viết. Mọi người trong phòng lo lắng hỏi chị sao ốm lại không nghỉ ngơi, chị cười rằng: "Viết là liều thuốc hiệu quả nhất giúp mình mau khỏe lại. Mỗi phút giây nào đó ngừng viết, mình thấy cô đơn, hụt hẫng rất nhiều".
Mỗi bài viết của chị Nhung đều là một câu chuyện tình người với nhiều chi tiết cảm động. Đó là Câu chuyện về những bữa cơm trong xóm chạy thận. Khi chị bưng mâm bát đi rửa, còn thừa lại ít rau, có người hàng xóm trông thấy, vội kêu rằng: "Ấy ấy đừng đổ đi, để đó, tôi ăn nốt cho". Hiếm ở đâu mà người ta lại vô tư, vui vẻ ăn những đồ thừa của nhau sau mỗi bữa cơm như ở đây. Chỉ có những người thân thiết với nhau như ruột thịt mới như thế. Đó là những bữa cơm không trọn vẹn nhưng trọn tình.
Từ những bài tản văn, bài báo nhỏ được đăng, chị Nhung đã quen được nhiều bạn tốt. Có người đọc xong bài viết của chị đã dò hỏi địa chỉ, tìm đến thăm lúc chị ốm. Có người dành hẳn một buổi chiều để đưa chị đi thăm khắp Hà Nội, có người mang khăn, mang sợi len đến tận nhà để chị tranh thủ làm lúc rảnh rỗi.
Đến nay, chị đã có hơn 100 bài tản văn, truyện cười đăng ở các báo. Nhiều bài viết của chị được tuyển chọn, in sách cùng nhiều tác giả khác. Cứ mỗi lần đọc báo, thấy tờ nào hay, chị lại quyết tâm lên ý tưởng để viết bài cho tờ báo ấy.
Khi có nhuận bút, dù ít, dù nhiều, chị dành để giúp đỡ những người khó khăn hơn ở trong xóm. Gặp một cô bé bán tăm trước cổng bệnh viện, một anh chạy thận nhưng không có tiền ăn cơm, chị dùng nhuận bút của mình để giúp đỡ họ.
Dù cũng mang bệnh nhưng chị Nhung rất hay động viên và giúp đỡ những người cùng cảnh. "Những hôm ra bệnh viện chạy thận cùng ca, mình đến muộn thì bạn ấy đã trải giường, chuẩn bị đồ chạy thận giúp mình", anh Nguyễn Văn Quyền, người cùng xóm chạy thận với Nhung, kể. 
Những lúc rảnh rỗi, anh Quyền cũng dành thời gian đọc bài viết của Nhung đã in thành sách. Anh chia sẻ: "Những bài viết ấy kể rất thật về cuộc sống của bọn mình ở xóm chạy thận. Từ khi bị bệnh, cuộc sống khó khăn, bệnh tật, đã nhiều lần mình nản lòng nhưng đọc những bài viết của Nhung, mình thấy tươi trẻ hơn và cố gắng sống tốt hơn".
“Người ta thường nói, hãy sống như ngày mai mình sẽ chết. Nhưng tôi lại nghĩ khác: Hãy sống như không bao giờ mình chết, để làm việc và yêu thương nhiều hơn", chị Nhung tâm sự.
Viết Tuân
Xem tiếp...

TỘI QUÁ, NGƯỜI ƠI! 5

(ĐC sưu tầm trên NET)

-Thằng anh không ra gì làm hại ông em. Ông em quên mình (là ai) nên "ra tay" làm khổ...tất cả! Đúng là:
             "Một bước sa chân, muôn thuở hận
                 Muốn quay đầu lại đã trăm năm" 
                                                                                         
                                                                                      (Nguyễn Trường Tộ)
 
-Nghiêm trị là đích đáng, nhưng...buồn lắm!
-"Quốc dĩ dân vi bản" thì phải đành thế thôi!
-"Lấy quyền thế mà giao du, quyền thế nghiêng là tuyệt, lấy lợi mà giao du, lợi hết là tan" (Vương Thông)

----------------------------------------

Những hình ảnh "đắt giá" về cuộc đời Dương Tự Trọng



Dòng câu chuyện:

Phiên tòa xét xử Dương Tự Trọng và đồng phạm


(ĐSPL) - Bản án 18 năm tù đã khép lại con đường công danh sự nghiệp lẫy lừng của cựu PGĐ Công an Hải Phòng Dương Tự Trọng.
Dương Tự Trọng năm nay 52 tuổi, là con trai của ông Dương Khắc Thụ, nguyên Đại tá Giám đốc Công an Thành phố Hải Phòng trong thập niên 1970-1980. Có anh trai là Dương Chí Dũng, cựu Chủ tịch HĐQT Vinalines, người vừa lĩnh án tử trong phiên xét xử hôm 14/12 liên quan đến vụ bê bối tại Vinalines. Đồng thời có một người em gái là bà Dương Thị Băng Tâm - cán bộ Công an PC 25 Hải Phòng.
Những hình ảnh "đắt giá" về cuộc đời Dương Tự Trọng - Ảnh 1
Dương Tự Trọng nhận bằng khen về những đóng góp của mình
Trước khi bị bắt, Dương Tự Trọng đang giữ chức PGĐ Công an Hải Phòng và là Cục phó Cục Cảnh sát Quản lí Hành chính về trật tự xã hội.
Những hình ảnh "đắt giá" về cuộc đời Dương Tự Trọng - Ảnh 2
Dương Tự Trọng với các anh em chiến sĩ 
Những hình ảnh "đắt giá" về cuộc đời Dương Tự Trọng - Ảnh 3
Được biết đến là 1 khắc tinh của bọn tội phạm đất Cảng
Những hình ảnh "đắt giá" về cuộc đời Dương Tự Trọng - Ảnh 4
 Dương Tự Trọng là cán bộ có biệt tài đánh án
Trong khoảng hơn chục năm trước, Dương Tự Trọng là một trong những cán bộ những cán bộ công an được coi là có biệt tài đánh án cùng các tên tuổi như: Phan Văn Vĩnh (GĐ Công an tỉnh Nam Định - nay anh Vĩnh là Trung tướng, Tổng Cục trưởng Tổng cục Cảnh sát điều tra phòng chống tội phạm), Nguyễn Đức Nhanh (Trưởng phòng Cảnh sát điều tra, Công an TP Hà Nội, rồi sau là Phó Tổng cục trưởng Tổng cục An ninh 2, Giám đốc Công an TP Hà Nội - Trung tướng Nguyễn Đức Nhanh vừa mới nghỉ hưu năm ngoái) 
Những hình ảnh "đắt giá" về cuộc đời Dương Tự Trọng - Ảnh 5
Dương Tự Trọng tham gia một buổi diễn tập
Những hình ảnh "đắt giá" về cuộc đời Dương Tự Trọng - Ảnh 6
Lập nhiều chiến công vang dội
Những hình ảnh "đắt giá" về cuộc đời Dương Tự Trọng - Ảnh 7
Xuất thân trong một gia đình công an nòi
Những hình ảnh "đắt giá" về cuộc đời Dương Tự Trọng - Ảnh 8
Được biết đến là một người hết lòng vì sự nghiệp phá án
Những hình ảnh "đắt giá" về cuộc đời Dương Tự Trọng - Ảnh 9
Vì chữ tình mà sa chân vào vòng lao lý
Chiều 17/5/2012, hai tháng sau khi lên chức Cục trưởng Hàng hải, cựu chủ tịch HĐQT Vinalines Dương Chí Dũng nhận được thông tin bị Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an khởi tố bị can, ra lệnh bắt tạm giam về tội Cố ý làm trái quy định về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng.
Ngay sau khi được báo tin như trên, Dũng đã lập tức “cầu cứu" em trai Dương Tự Trọng.
Ngày 24/12, TAND TP Hà Nội cho biết chuẩn bị đưa vụ án Dương Tự Trọng – nguyên Phó Giám đốc Công an TP Hải Phòng cùng đồng phạm ra xét xử. 
Những hình ảnh "đắt giá" về cuộc đời Dương Tự Trọng - Ảnh 10
Dương Tự Trọng lĩnh án 18 năm tù
Tại phiên tòa xét xử ngày 7-8/1 vừa qua do Thẩm phán Trương Việt Toàn làm Chủ tọa, Dương Tự Trọng đã bị HĐXX tuyên án 18 năm tù. Dương Tự Trọng cùng 6 đồng phạm khác bị truy tố về tội Tổ chức đưa người trốn ra nước ngoài liên quan tới cuộc đào tẩu của Dương Chí Dũng sau khi được mật báo về việc bị khởi tố và có lệnh bắt tạm giam bị cáo Dũng. 
Những hình ảnh "đắt giá" về cuộc đời Dương Tự Trọng - Ảnh 11
Dương Tự Trọng "lệnh" cho vợ con không được khóc
Bị cáo Dương Tự Trọng, trong khoảnh khắc được áp tải đi từ phòng xét xử ra xe thùng để trở về lại trại tạm giam, khi người thân trong gia đình bật khóc, bị cáo Trọng đã “lệnh” cho vợ con mình: “Không được khóc. Cứ bình tĩnh!”.
Những hình ảnh "đắt giá" về cuộc đời Dương Tự Trọng - Ảnh 12
Trước những sóng gió của gia đình, con trai Dương Tự Trọng cũng "trải lòng" xin lỗi mọi người
Theo khai nhận của Dương Chí Dũng tại tòa, đó là một "ông anh" giữ chức vụ quan trọng trong Bộ Công an. Liên quan tới bê bối mật báo cho Dũng bỏ trốn, được biết "ông anh" này đã nhận 500 nghìn USD tiền "lót tay" của bị cáo. HĐXX đã đề nghị tiến hành khởi tố vụ án làm lộ bí mật này. 
Trong phiên xét xử chiều mùng 7 và sáng 8/1, đứng sau vành móng ngựa, bị cáo Dương Tự Trọng có dáng vẻ thâm trầm, ít biểu lộ cảm xúc qua nét mặt như các bị cáo khác. Đúng như tính cách thường thấy ở Trọng khi còn là thủ trưởng cơ quan CSĐT công an TP.Hải Phòng. Không chỉ thể hiện vẻ cứng rắn trên khuôn mặt, bị cáo Dương Tự Trọng còn thể hiện tố chất "lỳ lợm" của dân hình sự qua từng câu trả lời với HĐXX. 
Minh Hiền (tổng hợp)

Qua vụ Dương Chí Dũng nhớ lại vụ xử Cục trưởng Cục Quân nhu Dụ Châu

14/12/13 07:08
(GDVN) - Viện kiểm sát đề nghị HĐXX tuyên án tử hình đối với Dương Chí Dũng và Mai Văn Phúc, các bị cáo còn lại chịu hình phạt từ 6 đến 30 năm tù. Ngoài ra, các bị cáo còn phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại do hành vi phạm tội gây ra. Việc xử nghiêm minh vụ này có thể coi là một bước đột phá trong việc triệt tiêu tham nhũng, kiên quyết bài trừ tham nhũng theo tinh thần, nghị quyết của Đảng và Nhà nước.
    Chiều 13/12, trong phiên xét xử sơ thẩm vụ án “Tham ô tài sản”, “Cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng” xảy ra tại Tổng Công ty Hàng hải Việt Nam, Viện kiểm sát đã đề nghị HĐXX tuyên án tử hình với Dương Chí Dũng, (nguyên Chủ tịch HĐQT Vinalines) và Mai Văn Phúc, (nguyên Tổng giám đốc Vinalines).
    Ngoài ra, VKS đề nghị 10 bị cáo liên đới chịu trách nhiệm bồi thường 338 tỉ đồng thiệt hại do hành vi cố ý làm trái các quy định của nhà nước về quản lý kinh tế mà các bị cáo gây ra.
    Dương Chí Dũng và các đồng phạm tại phiên xét xử. Ảnh TTXVN
    Về đề nghị của HĐXX tử hình Dương Chí Dũng và Mai Văn Phúc, Trung tướng Nguyễn Quốc Thước nguyên Tư lệnh Quân khu IV, ĐBQH các khóa VIII, IX, X, cho rằng: đó là một đề nghị nghiêm khắc nhưng đúng người đúng tội. Việc xử nghiêm minh vụ này có thể coi là một bước đột phá trong việc triệt tiêu tham nhũng, kiên quyết bài trừ tham nhũng theo tinh thần, nghị quyết của Đảng và Nhà nước.
    “Trước đây rất ít vụ “quan tham” được xử đến nơi đến chốn. Hầu hết là cách chức, cho về hưu hoặc nặng cũng chỉ phạt án treo. Bởi vậy nhiều người “nhờn’ với luật pháp và tình trạng tham nhũng vì thế mà gia tăng”, tướng Thước nói.  
    Công tác thanh tra vụ tiêu cực ở Cục Quân nhu được tiến hành khẩn trương, thu thập đủ tài liệu chứng cứ từ Khu Bốn trở ra, Khu Ba gửi lên - Trần Dụ Châu hiện nguyên hình là một tên gian hùng, trác táng, phản bội lại lòng tin của Đảng, của Bác, quân đội và nhân dân. Trước sự thật đau lòng này, Bác Hồ dứt khoát nói: “Một cái ung nhọt, dẫu có đau cũng phải cắt bỏ, không để nó lây lan, nguy hiểm”.
    Theo ông, đây là “trận đánh” tham nhũng đầu tiên sau tinh thần của nghị quyết Trung ương 4 nên phải làm cho ra trò vì “đầu có xuôi thì đuôi với lọt”.
    Tướng Thước cho hay, lúc chưa xét xử ông rất lo vụ đại án này sẽ được làm theo kiểu “ngúc ngắc”, nửa vời, như vậy sẽ không lấy được lòng tin ở nhân dân. Rồi sau, những vụ khác dễ xảy ra kiểu “hòa cả làng”.
    Cũng qua việc HĐXX đề nghị mức tử hình đối với Dương Chí Dũng và Mai Văn Phúc, Tướng Thước nhớ lại chuyện Bác Hồ đã y án tử hình nguyên Đại tá, Cục trưởng Cục Quân nhu Trần Dụ Châu và đồng bọn can tội “biển thủ công quỹ, nhận hối lộ, phá hoại công cuộc kháng chiến”.
    Sự việc ngày đó như sau:
    Mùa thu năm 1950, trong khi bộ đội, dân công đang dồn dập hành quân lên Cao Bằng mở chiến dịch Lê Hồng Phong giải phóng vùng biên giới Việt Trung, thì ngày 05/9/1950 ở thị xã Thái Nguyên - Thủ đô kháng chiến, Tòa án binh tối cao đã mở phiên tòa đặc biệt, xét xử vụ án đặc biệt. Thiếu tướng Chu Văn Tấn ngồi ghế Chánh án cùng 02 Hội thẩm viên là ông Phạm Ngọc Hải, Giám đốc Tư pháp Liên khu Việt Bắc và ông Trần Tấn, Cục phó Cục Quân nhu, Thiếu tướng Trần Tử Bình ngồi ghế Công cáo ủy viên (Viện Kiểm sát bây giờ) và nhiều cán bộ cao cấp của Đảng, chính quyền, quân đội, nhân dân địa phương đến dự.
    Có 03 bị cáo hầu tòa là nguyên Đại tá, Cục trưởng Cục Quân nhu Trần Dụ Châu và đồng bọn can tội: “Biển thủ công quỹ, nhận hối lộ, phá hoại công cuộc kháng chiến” bị đưa ra trước vành móng ngựa.
    Bữa cơm của Bác Hồ và các chiến sĩ thời chống Pháp rất kham khổ trong khi Trần Dụ Châu
    và đồng bọn sống như ông hoàng - Ảnh: Tư liệu 
    Vụ án được phát hiện từ bức thư của nhà thơ Đoàn Phú Tứ, đại biểu Quốc hội khóa 1 gửi lên Hồ Chủ Tịch. Nội dung bức thư như sau: “Gần đây, Đại tá Cục trưởng Cục Quân nhu Trần Dụ Châu đã gây nhiều dư luận bất bình trong anh em quân đội, Châu đã dùng quyền lực “ban phát” ăn mặc, nên Châu đã giở trò ăn cắp (công quỹ), cứ mỗi cái màn cấp cho bộ đội Châu ăn bớt 2 tấc vải xô, nên cứ ngồi lên là đầu chạm đình màn. Còn áo trấn thủ, Châu ăn cắp bông lót rồi độn bao tải vào, nhiều người biết đấy nhưng không dám ho he.
    Cháu (nhà thơ Đoàn Phú Tứ) và 1 Đoàn nhà văn đi thăm bộ đội vừa đi chiến đấu trở về, cháu đã khóc nấc lên khi thấy thương binh thiếu thuốc men, bông băng, hầu như hết chiến sỹ đều rách rưới, võ vàng (vì) đói rét, chỉ còn mắt với răng mà mùa đông rét buốt ở chiến khu lạnh lắm, lạnh tới mức nước đóng băng. Cháu được Trần Dụ Châu mời dự tiệc cưới của cán bộ dưới quyền tổ chức ngay ở chiến khu (nhiều tờ báo viết ở phố Thanh Cù, xã Chấn Hưng, huyện Thanh Ba, tỉnh Phú Thọ, nơi đồng bào Thủ đô tản cư lên buôn bán khá sầm uất).
    Trên những dãy bàn dài tít tắp (bày tiệc cưới) xếp kín chim quay, gà tần, vây bóng, giò chả, nấm hương, thịt bò thui, rượu tây, cốc thủy tinh sáng choang, thuốc lá thơm hảo hạng, hoa Ngọc Hà dưới Hà Nội cũng kịp đưa lên, ban nhạc “Cảnh Thân” được mời từ Khu Ba lên tấu nhạc réo rắt, Trần Dụ Châu mặc quân phục Đại tá cưỡi ngựa hồng, súng lục “côn bát” đến dự.
    Trần Dụ Châu ngạo mạn, mời nhà thơ (tức Đoàn Phú Tứ) đọc thơ mừng hôn lễ. Với lòng tự trọng của mình (đương kim là đại biểu Quốc hội) nhà thơ đã thẳng thắn, dũng cảm xuất khẩu thành thơ: 
    "Bữa tiệc cưới của chúng ta sắp chén đẫy hôm nay,
     Được dọn bằng xương máu của các chiến sỹ.”
    (Sau khi nhà thơ vừa dứt lời, một vệ sĩ của Châu đã tát vào mặt nhà thơ, quát to: “Nói láo” - Báo Công lý ngày 9/10/2009). Nhà thơ bỏ ra ngoài - và viết thư tố cáo lên Bác Hồ.
    Hồ Chủ Tịch đã trao bức thư của nhà thơ cho Thiếu tướng Trần Tử Bình đang là Phó Bí thư Quân ủy Trung ương, Phó Tổng Thanh tra Quân đội, Người nói: “Đây là bức thư của một nhà thơ gửi cho Bác, Bác đã đọc kỹ lá thư và rất đau lòng”, rồi Bác giao cho Thiếu tướng chỉ đạo điều tra làm rõ vụ việc để xử lý.
    Công tác thanh tra vụ tiêu cực ở Cục Quân nhu được tiến hành khẩn trương, thu thập đủ tài liệu chứng cứ từ Khu Bốn trở ra, Khu Ba gửi lên - Trần Dụ Châu hiện nguyên hình là một tên gian hùng, trác táng, phản bội lại lòng tin của Đảng, của Bác, quân đội và nhân dân.
    Trước sự thật đau lòng này, Bác Hồ dứt khoát nói: “Một cái ung nhọt, dẫu có đau cũng phải cắt bỏ, không để nó lây lan, nguy hiểm”.
    Trần Dụ Châu đã bị Tòa án binh tối cao phạt án “tử hình”, đồng thời bị tước quân hàm Đại tá theo công lệnh của Đại tướng Võ Nguyên Giáp, 02 đồng bọn của Châu, mỗi tên bị phạt án tù 10 năm.
    Tử tù Trần Dụ Châu gửi đơn lên Hồ Chủ tịch xin tha tội chết. Ngày làm việc với đồng chí Trần Đăng Ninh, Tổng Cục trưởng Tổng cục Cung cấp, xét lá đơn của tử tù, Bác chỉ cho đồng chí Ninh thấy một cây xoan đang héo lá, úa ngọn và hỏi lý do tại sao cây xoan sắp chết?
    - Dạ, thưa Bác vì thân cây đã bị sâu đục một lỗ rất to, chảy hết nhựa...
    - Thế theo chú muốn cứu cây ta phải làm gì?
    - Dạ, thưa Bác phải bắt, giết hết những con sâu đó đi.
    Bác gật đầu, nói “Chú nói đúng, với loài sâu mọt đục khoét nhân dân cũng thế, nếu phải giết đi một con sâu mà cứu được cả rừng cây thì việc đó là cần thiết, hơn nữa còn là một việc làm nhân đạo”.
    Hồ Chủ tịch đã bác đơn xin tha tội chết của Trần Dụ Châu.
    Báo Cứu quốc ngày 27/5/1950 đã đăng bài xã luận viết về vụ này một cách công khai để nhân dân biết, vụ án đã cho Chính phủ, Đoàn thể (Đảng) nhiều kinh nghiệm trong việc sử dụng, giáo dục và kiểm soát cán bộ để phục vụ tốt cho kháng chiến, kiến quốc... mặc dù có người e ngại, vì nếu công khai vụ án này sẽ làm cho dân chúng chê trách, kẻ địch lợi dụng để phản tuyên truyền, lợi ít, hại nhiều...(?).
    Đoàn thể (Đảng), Nhà nước, Bác Hồ nghiêm khắc xử lý vụ án Trần Dụ Châu hơn nửa thế kỷ trước đây vẫn là bài học quý cho việc chống tham nhũng, lãng phí hiện nay, coi đây là việc làm nhân đạo để củng cố niềm tin của quần chúng.

    Xem tiếp...