Thứ Hai, 20 tháng 5, 2019

ĐI VỀ ĐÂU, HỠI DÂN TỘC TÔI ƠI ? (ĐL)

 
Đàn Bò Vào Thành Phố - TCS - Khánh Ly trình bay.

ĐI VỀ ĐÂU, HỠI DÂN TỘC TÔI ƠI ?
Đi về đâu hỡi dân tộc tôi ơi
Dân tộc lớn hợp từ 54 dân tộc
Chất phác, giao hòa, xuề xòa an sống
Hiếu khách, nhu mì, nhường nhịn làm vui!?



Đi về đâu, hỡi dân tộc tôi ơi
Con cháu hận nhau tan nát đất trời
Bàn thờ Tổ Tiên chẳng giảng hòa được nữa
Tham tàn bất chấp giống nòi!?





Đi về đâu, hỡi dân tộc tôi ơi
Lối sống phương Tây lấn chiếm đất rồi
Đồng tiền đã lên ngôi chúa tể
Tình người như ruồi đậu chót lưỡi, đầu môi!?


 
Đi về đâu, hỡi dân tộc tôi ơi
Bê tông cốt thép phá hết rồi
Những núi, những rừng, những sông, những bể
Những làng, những xóm ngàn đời!?




Đi về đâu, hỡi dân tộc tôi ơi!?
Hu, hu...hu!...

                                                                    Trần Hạnh Thu




Suy thoái đạo đức trong xã hội Việt Nam hiện nay

suythoaidaoduc1
Giữa lúc nhiều nhà tâm huyết với đất nước, dân tộc Việt ngày càng cảnh báo về tình trạng đạo đức xã hội VN càng lúc càng suy đồi, thì hiện nhiều nước láng giềng của VN – và qua đó, công luận thế giới – đang nhìn hình ảnh VN một cách “xấu xí”. Sao lại xảy ra cảnh như vậy ? Thanh Quang trình bày vấn đề như sau:
“Những điều trông thấy mà đau đớn lòng”
Hồi tháng 9 năm ngoái, báo Đất Việt trong nước đưa tin “ Hòa Lan hỏang sợ khi tặng áo mưa, người Việt lên cướp”, tạo nên cái cảnh mà tờ báo mô tả là “ mọi người tranh giành nhau, ai cũng cố gắng lấy nhiều nhất những món quà thiện chí về tay mình. Có người còn trèo lên cả sân khấu để cướp từ tay các tình nguyện viên và nhân viên đại sứ quán. Nhiều người hò hét xung quanh khu vực phát áo mưa khiến quang cảnh trước UBND quận Ba Đình trở nên lộn xộn và khó hiểu”. Thì hôm 24 tháng Ba vừa rồi, báo VietnamNet có bài “ Nhật, Thái, Hàn rêu rao người Việt trộm cắp, ăn tham, xả rác…” khiến “ hình ảnh VN đang trở nên xấu xí” trước con mắt thế giới !
suythoaidaoduc3
VietnamNet mô tả báo Sankei Shimbun của Nhật đưa tin “ tình trạng người VN ăn cắp đồ tại Nhật có xu hướng gia tăng” và bị “ lan truyền nhanh trên mạng xã hội khiến nhiều người (VN) cảm thấy xấu hổ” giữa lúc nhiều siêu thị Nhật trương bảng cảnh báo bằng tiếng Việt; rồi chuyện “Thái Lan, Đài Loan cũng đều có biển cảnh báo về thói trộm cắp vặt của người Việt, trong khi một nhà hàng buffet ở xứ Chùa Vàng có bảng bằng tiếng Việt với nội dung “ Xin vui lòng ăn bao nhiêu lấy bấy nhiêu, nếu ăn không hết sẽ bị phạt…” mà dư luận cho là “đây không phải là chuyện hiếm gặp tại các nhà hàng Thái Lan”. Đó là chưa kể “ cư dân mạng cũng lan truyền, bàn tán bức hình chụp tấm biển cấm vứt rác bừa bãi bằng tiếng Việt tại Hàn Quốc” khiến, vẫn theo báo VietnamNet, “ không ít người cảm thấy buồn và xấu hỗ khi hình ảnh đất nước mình đang trở nên xấu xí trong mắt người nước ngòai”.
Đó là chưa kể, cũng cách nay chưa lâu, diễn ra những cảnh như “Tài xế bất lực nhìn dân bới mảnh chai hôi của”, “>Nửa đêm dân ra hôi bánh kẹo từ xe gặp nạn”, “Dân đổ xô ‘hôi’ cổ vật tàu đắm ở Quảng Ngãi”, “Dân ùn ùn ra hôi xăng trên xác xe gặp nạn”…
suythoaidaoduc2Trước những cảnh nhiễu nhương ấu trĩ như vậy, có lẽ câu hỏi cần được nêu lên là tại sao những xứ láng giềng, nhất là những nước than phiền cung cách thiếu văn hóa của người mình như vậy, dân họ lại không bị mang tiếng trên thế giới ? Và đặc biệt là nguyên nhân nào mà nhiều  người Việt mình ngày nay lại hành xử một cách gọi là “vô tư” như thế, dù ngay tại các nước ngòai ?
Có phải xã hội ngày càng ích kỷ?

Từ Đà Nẵng, GS Nguyễn Thế Hùng giải thích:
GS Nguyễn Thế Hùng: Tình trạng này xuất phát từ vấn đề là mọi cái đều do nền giáo dục sinh ra. Thí dụ như ở Miền Nam hồi trước năm 1975, nền giáo dục Miền Nam đào tạo con người rất là đàng hòang. Còn bây giờ, cái nền giáo dục này sao nó lọan quá. Vấn đề cũng đều là con người VN, nhưng tại sao mình giáo dục kiểu này thì họ tốt mà giáo dục kiểu kia thì họ như vậy ? Nguyên nhân là do những người đề ra vấn đề giáo dục, rồi những người lãnh đạo đất nước chủ trương, tuyên truyền, làm gương như thế nào. Rõ ràng là trước đây, hồi trước 75, tại Miền Nam này, mọi người sống trong cảnh rất là trật tự, tức không có nhố nhăng như bây giờ. Như vậy thì rắc rối bây giờ xuất phát từ triết lý giáo dục, cung cách người thầy rồi cung cách quan chức hỗ trợ cho xã hội như thế nào, rồi vấn đề phương tiện truyền thông, báo chí đưa việc tốt, việc xấu trong xã hội như thế nào.v.v.. để cho xã hội đi vào trật tự như một xã hội văn minh.
Theo GS Nguyễn Thanh Giang từ Hà Nội, khi nghe một số người cho đó là do bản tính của con người VN, ông không nghĩ thế. Trước hết, về bản tính của con người VN, GS Nguyễn Thanh Giang khẳng định ông vẫn đánh giá là con người sống có nhân, có nghĩa, có hiếu; và người VN không kém về mức độ trung thực so với các dân tộc khác trên thế giới. Nhưng GS Nguyễn Thanh Giang nhận định rằng chính chế độ trong nước nối kết với tổ chức xã hội, nó đã làm cho người VN tha hóa.
GS Nguyễn Thanh Giang: Phải nói rằng kể từ khi đưa chủ nghĩa Mác vào VN thì con người VN bấy giờ còn tha hóa hơn con người VN hồi thời phong kiến. Và tư chất, đạo lý của con người VN bây giờ còn thua cái thời Pháp thuộc. Cho nên điều đó là do ảnh hưởng của chế độ chính trị và của tổ chức xã hội. Tổ chức xã hội mà chủ yếu đẩy con người vào tình trạng không cạnh tranh lành mạnh, không cạnh tranh dựa trên đạo lý, không dựa trên pháp luật, mà bằng phe nhóm, ỷ thế, ỷ quyền, ỷ vào giai cấp, ỷ vào thành phần lý lịch, ỷ vào con ông cháu cha. Hơn nữa, kể từ khi đưa cái chủ nghĩa Mác vào, lấy chuyên chính vô sản vào, thì người ta không tôn trọng pháp luật nữa. Cho nên người ta sẵn sang giẫm đạp lên pháp luật, lên đạo lý, từ đấy ảnh hưởng đến tâm tính của con người VN. Rồi đời sống không cần đạo lý, không cần pháp luật. Thì đó là cái tội của chế độ chính trị và tổ chức xã hội này.
“Cái tội của chế độ chính trị và tổ chức xã hội” ấy, theo nhiều nhà tâm huyết với quê hương, dân tộc, đã khiến XHVN ngày càng sa sút đáng ngại.
LS Trần Quốc Thuận, nguyên phó Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội VN từng khẳng định chính cái “Cơ chế hiện nay đang tạo kẽ hở cho tham nhũng, vơ vét tiền của của Nhà nước. Không tham nhũng mới là lạ! Nhưng cái mà chúng ta mất lớn nhất lại không phải là mất tiền, mất của, dù số tiền đó là hàng chục tỉ, hàng trăm tỉ. Cái lớn nhất bị mất, đó là đạo đức. Chúng ta sống trong một xã hội mà chúng ta phải tự nói dối với nhau để sống.” và “ Không biết đến bao giờ mới hết nghịch lý ấy ở Việt nam?”.
Từ Thanh Hóa, MS Nguyễn Trung Tôn cho biết:
MS Nguyễn Trung Tôn: Tôi sinh ra sau Cách mạng tháng Tám -sau năm 1945. Cha mẹ tôi, các cụ ngày xưa thì sống cuộc sống khổ sở, đói khát và nghèo nàn hơn so với bây giờ, nhưng các cụ vẫn nói với tôi rằng nhìn vào con người ngày hôm nay mới thấy đạo đức con người càng ngày càng xuống cấp.
GS Trần Kinh Nghị cho rằng vấn đề “ bắt nguồn từ thời kỳ cách mạng giải phóng dân tộc, trải qua nhiều biến cố lịch sử với những phong trào thi đua và những đợt cải cách ruộng đất, cải tạo công thương, nhân văn giai phẩm v.v… khiến xã hội bị xáo trộn, lòng người đảo điên”.
Trong bối cảnh xã hội như vậy, thì người ta không mấy khó hiểu khi “ngọai cảnh ảnh hưởng – nếu không muốn nói là hình thành – tâm tính và cung cách con người”. Và những hành vi của số người Việt như vừa nói, theo PGS-TS Trịnh Hòa Bình thuộc Viện Xã Hội Học VN, “ngoài việc thể hiện tính xấu hôi của, ‘đám đông chỉ chờ kiếm chác’ của người Việt, thì nó còn cho thấy tính vô tổ chức, tự phát và tính ích kỷ của dân mình. Cái tính ích kỷ chính là nguyên nhân để gây ra nhiều thói hư tật xấu khác. Mà cái tính này thường trực trong nhiều cá nhân, không cứ gì người dân nông thôn, tỉnh lẻ hay người thành thị”.
(9356)

Văn hóa suy đồi, đạo đức sa đọa là vì đâu?


Không thể phủ nhận một thực tế đang diễn ra trước mắt, nền văn minh của nhân loại hiện nay ngoài những thành tựu về phát triển đời sống vật chất do khoa học kỹ thuật mang lại, thì nó đang tụt dốc và càng ngày càng sa đọa.


Có người sẽ chống chế rằng, người tốt còn nhiều lắm sao cứ phải nhìn vào mặt xấu mà ca thán. Nhưng họ có biết, chính vì thái độ không nhìn vào mặt xấu, không dám đối diện với thực tại nên con người hiện nay đang dung túng cái xấu, rồi cứ thuận theo đó mà trượt dốc không phanh.
Thế nguyên nhân trực tiếp dẫn tới thực trạng này là gì? Đáp án chính xác nhất cho câu hỏi này chính là Thuyết vô thần.
Trong văn hóa xưa tại Việt Nam, Trung Quốc và các quốc gia khác trên thế giới, mọi người đều tin rằng: vũ trụ, Trái đất và con người được tạo nên bởi các vị Thần. Cụ thể, người Việt Nam là con Lạc Long Quân và mẹ Âu cơ sinh ra từ bọc trăm trứng, một người là thần trên núi, người kia là tiên dưới biển. Người Trung Quốc tin vào Tam Hoàng Ngũ Đế tạo dựng cơ nghiệp Trung Hoa, trong khi người khai sinh vũ trụ là ông Bàn Cổ. Các nước phương Tây có Chúa trời và các thánh.
Trong nội tâm sâu thẳm của quảng đại  dân chúng, ai nấy đều có cùng nhận thức được việc kính Thiên hành Đạo.
Trước kia, ông bà  thấy con cháu làm việc xấu, thường dạy bảo: “Như vậy sẽ thất Đức! Phải tích Đức, tích Đức!”. Lời nói giản đơn nhưng triết lý sâu xa, cứ được bồi đắp hằng ngày trong tâm trí, khiến tâm hồn thơ ấu cảm nhận được sự hiện diện thân quen của đạo đức hàng ngày trong cuộc sống.
Và tư tưởng “Vô Thần luận” xuất hiện như một thứ chất độc rải khắp toàn cầu, được rao giảng hàng ngày trên ghế nhà trường. Loại chất độc này ăn sâu vào máu, và công kích tâm can. Nó ngấm ngầm hủy hoại lương tri, đạo đức của con người, tạo ra những thế hệ dị dạng về tư tưởng.
Vì không tin vào nhân quả, người ta sẵn sàng mổ cướp nội tạng đồng loại để kiếm tiền.
Người xưa coi bản tính làm người là lương tri, chính nghĩa. Ai hành thiện tích đức sẽ được thế gian ca tụng.
Và khi tiếp nhận tư tưởng Vô Thần luận, ai trong thời buổi hiện nay mà tin vào đức, nghiệp và quả báo, ắt hẳn sẽ không tránh khỏi bị thế gian cười chê là kẻ ngu khờ, “thời buổi nào rồi mà còn tin mấy thứ vớ vẩn đó”. Thế nhưng có ai nhớ rằng những thứ “vớ vẩn” ấy chính là điều giữ lấy lương tri và đạo đức của người xưa.
Người thời nay không mấy coi trọng điều đó. Đối với họ, đồng tiền mới là trên hết. Tâm người thì quanh co, trí người lại gai góc, họ chỉ muốn giăng bẫy và miệt thị. Họ đánh lén sau lưng. Họ cười khinh những ai bần hàn mà tán tụng những tay lừa đảo gạt người. Con người giờ đây cho rằng, chỉ cần có tiền, sum xoe giày hiệu xe sang thì dù họ có làm điều xấu xa đến mấy cũng không quan trọng. Nhân cách con người không được đánh giá bằng lý tưởng sống mà thay vào đó là tiền tài danh vọng.
Đạo đức đã bị đồng tiền thay thế. Chính nghĩa đã bị danh lợi đè cho bẹp dí.
Con người ai cũng có mặt xấu và tốt, theo Đạo giáo thì là hai mặt âm dương, theo Phật giáo lại là Phật tính và ma tính. Âm thịnh thì dương suy, ma tính không bị ước chế thì Phật tính sẽ suy yếu, những ai không muốn mình bị câu thúc bởi đạo đức, sẽ rất dễ bị thói hư tật xấu dẫn dụ, mê hoặc, …Khi không có những thiện niệm và chuẩn mực đạo đức ràng buộc, con người trở nên nguy hiểm hơn bao giờ hết.
Khi không còn những chuẩn mực đạo đức để ước chế, con người sẵn sàng lao vào nhau để cấu xé.
Con người khác với động vật là họ biết liêm sỹ, tuân thủ lễ nghĩa, tuân thủ đạo đức và lương tri. Thế nên cổ nhân nói: “Nhân chi sơ, tính bổn thiện”.
Ma tính không bị ước chế mà tự tung tự tác, đã đẩy rất nhiều người hiện nay triệt để thành nô lệ của đồng tiền. Thậm chí, nhiều người chẳng khác gì thú vật! Tượng trưng cho địa vị của một người chỉ là 2 thứ: quyền lực và đồng tiền. Càng ham muốn lợi lộc con người càng mất đi lý trí và thanh tịnh. Chỉ có thanh tịnh con người mới có thể bình tĩnh xử lý tốt những việc quanh mình, mới có thể phát minh sáng tạo, mới có thể duy hộ nền văn minh khởi sự từ bếp lửa trong hang đá… Khi đạo đức ước thúc con người, đầu óc họ giữ được sự thanh tịnh; không vì hưởng thụ đời sống cá nhân mà nuôi dưỡng ý nghĩ độc ác với người khác; không vì sự thỏa mãn mà theo đuổi dâm dục. Một người say rượu có thể bị cái ác xui khiến mà phạm tội. Người mất đi sự câu thúc của đạo đức cũng thế. Họ muốn gì làm đó. Nó thành bệnh truyền nhiễm cho những người xung quanh. Cái ác của người đó ai cũng nhìn thấy nhưng khi mọi người do dự không khống chế thì nó sẽ nhanh chóng  thành một quần thể tà ác.
Chẳng phải sẽ đáng sợ lắm sao khi mọi người cứ thuận theo xu thế trượt dốc ấy mà mê muội, không còn biết phân biệt tốt xấu, đúng sai, không còn nhận ra những nguyên tắc và bản tính làm người. Trong khi cái ác đang hoành hành khắp nơi và đang dẫn đường tới tai họa, hủy diệt. Cho nên Đạo đức và văn hóa truyền thống của nhân loại chính là con đường tồn vong của xã hội, và niềm tin vào Thần chính là nền tảng cho mọi chuẩn mực đạo đức.
Vì không tin vào nhân quả nên những quan chức tham nhũng có nhà chứa hàng tấn tiền vàng, còn dân đen gánh chịu bất công, và nghèo vẫn hoàn nghèo.
Nhưng mục đích Thuyết vô Thần là triệt để xóa bỏ niềm tin của con người vào Thần. Khi con người không tin vào sự tồn tại của Thần, điều đó có nghĩa là họ phủ nhận Thiên đường và Địa ngục. Từ đó họ không tin “thiện ác có báo”, nên sống sao cũng được, muốn gì làm nấy, vô Pháp vô Thiên.
Con người tin có Thiên đường và Địa ngục thì họ sẽ tự biết câu thúc, chế ước tư tưởng của bản thân. Hành vi con người là do tư tưởng chỉ huy. Con người sẽ không dám là điều xấu nếu tin Địa ngục có tồn tại. Họ sẽ tự nguyện làm việc thiện để tích đức và nhận phúc báo nếu tin vào Thiên Đường. Từ đó họ biết phân biệt thiện ác, tốt xấu.
Khi cả một chỉnh thể xã hội có lý niệm làm chuẩn mực, mọi người đều lấy đạo đức câu thúc nội tâm mình, thì những ý nghĩ xấu xa không có cơ hội hiện diện. Thế nên, xã hội cũng không có việc “sát nhân phóng hỏa”. Xã hội như vậy có lẽ cũng không cần cảnh sát bởi trong nội tâm con người đều có cảnh sát tự quản bản thân. Đêm không đóng cửa, trên đường không nhặt của rơi… Đó không phải là việc tốt hay sao?
Khi một xã hội có đạo đức thăng hoa thì mọi việc được giải quyết rất đơn giản. Ai làm việc xấu, mọi người đều thấy ngay. Tuy mọi người không thấy Thiên đường, Địa ngục nhưng đều có một khát vọng hạnh phúc, đều có ý thức sâu kín là sợ hãi tai họa. Khi con người thực sự có đạo đức thì cảm giác hạnh phúc như nước chảy thành suối. Thiên đường đối với anh ta mà nói lại chỉ là một lý niệm hướng suy nghĩ về lẽ phải, về đạo đức vậy! Khi con người rời xa đạo đức, tai nạn như hình với bóng, đau khổ như lửa đốt, Địa ngục đã bày ra trước mắt!
Khôi phục văn hóa Thần truyền chính là phương thức duy nhất vực dậy lương tâm và đạo đức con người.
“Thuyết vô Thần” đã đánh rơi tấm lòng trân quý nhất của con người là sự kính sợ Thần linh. Nó cắt đứt sợi dây hướng Thiện vốn đang buộc chặt cái ác của con người, nó giải thoát và tạo điều kiện cho cái Ác sinh sôi nảy nở, khiến con người không còn khả năng kiềm chế được tư tưởng cùng hành vi, không kiểm soát được hậu quả tai hại. Thuyết vô Thần đã đặt lên vai nhân loại những gánh nặng, và vĩnh viễn là thứ tai họa làm bại hoại và đe dọa nền văn minh nhân loại. Như vậy, thế lực mang đến cho con người thuyết Vô Thần, thế lực triệt tiêu niềm tin của chúng ta vào Thần và phủ định sự tồn tại của Thần chính là thế lực tà ác nhất, nó triệt tiêu bản tính con người từ trong tâm hồn.
Tổ tiên chúng ta đã để lại những di sản trân quý rất đáng tự hào, dường như không thể bị xói mòn. Vậy tại sao trước mặt “Vô Thần luận”, trước mặt tà ác chúng ta lựa chọn sự sợ hãi và thái độ vô tri?
Tìm lại văn hóa truyền thống để gieo lại trong tim những mầm thiện lương. Cứ từng giọt, từng giọt rồi sẽ thành suối, thành sông. Một khi xóa sạch sự tàn ác của thuyết Vô Thần thì bản tính lương thiện tiên thiên của con người sẽ trở lại, cái Ác lại một lần nữa bị trói chặt và chôn vùi. Phục hưng văn hóa truyền thống chính là cơ hội hồi sinh đạo đức nhân loại.
Cổ Văn – Theo Sound of Hope


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét