Thứ Hai, 13 tháng 3, 2017

VÕ THUẬT TINH HOA 55

(ĐC sưu tầm trên NET)

                    Tuyệt kỹ mê tung quyền - võ sư Hoắc nguyên Giáp

                                                Hoắc Nguyên Giáp đánh bại 7 cao thủ 


Võ công thật của Hoắc Nguyên Giáp còn “bá đạo” hơn trong phim?

Thiên Hà |
Võ công thật của Hoắc Nguyên Giáp còn “bá đạo” hơn trong phim?
(ảnh minh họa)

Hoắc Nguyên Giáp là một nhân vật quen thuộc trên phim ảnh. Nhưng ngoài đời thực, liệu võ công của ông có đạt đến độ "xuất thần nhập hóa"?


Tuyệt kỹ Mê tung quyền huyền thoại
Hoắc Nguyên Giáp (1868-1910) là một nhân vật có thật trong lịch sử Trung Hoa.
Nhắc tới võ công của ông, người ta sẽ nghĩ ngay tới tuyệt kỹ Mê tung quyền, là sự kết hợp hoàn hảo những đỉnh cao công phu của võ Thiếu Lâm và Võ Đang phái.
“Mê” có nghĩa là “biến ảo”, “tung” nghĩa là dấu vết hoặc dấu chân, nên Mê tung quyền có thể tạm hiểu là “những bước chân kỳ ảo”.
Theo một số tài liệu, tuyệt kỹ này được ra đời từ thời nhà Tống (tương truyền do nhân vật Yến Thanh trong tác phẩm Thủy Hử sáng lập).
Chân dung Hoắc Nguyên Giáp.
Chân dung Hoắc Nguyên Giáp.
Đặc điểm của Mê tung quyền là nhẹ nhàng mau lẹ, thi triển phiêu dật, rất nhàn nhã, trọng công phu trọng khéo léo, đủ cả cương nhu.
Về thủ pháp thì chủ yếu là móc, ôm, ngắt, vuốt, bọc, vồ, gác, ép, chú trọng kỹ pháp cầm nã.
Về thoái pháp (bộ pháp: tấn pháp - cước pháp) chủ yếu là đá, điểm, móc, treo, quấn, quét, cắt, hất cả đến khều âm cước xé giữa hai chân, liên hoàn dậm, tránh chân (đóa tử cước) biểu thị yêu cầu tập trung vào một điểm mà đề cập tới cả tám phương.
Môn quyền này về cơ bản được tích hợp giữa phong cách của các loại quyền thuật Bắc Thiếu Lâm pha trộn với phong cách quyền thuật của Đạo gia như Nội gia quyền và Bát Quái chưởng.
Về thân pháp thì lấy giấu, né, vặn, lắc làm chính (tàng, thiểm, ninh, đẩu), còn bộ pháp thì lấy nhảy dọc, bắt lén (tung, khiêu, thâu, móc) làm chính.
Mê tung quyền rất coi trọng đòn chân. Trong các bài dùng khuỷu với động tác chân và vọt lật, trong thực sự thì chú trọng mượn thế thuận sức, ra (đòn) lúc không để ý.
Mê tung quyền tuy nghiêm ngặt về kỹ thuật mà vẫn chuyên chú tính uyển chuyển của Bắc Thiếu Lâm và phong thái tiêu diêu nhàn nhã của Đạo gia.
Trong lịch sử võ thuật Trung Hoa, cha của Hoắc Nguyên Giáp là võ sư danh tiếng Hoắc Ân Đệ chính là người từng truyền dạy Mê tung quyền.
Nhưng mỗi khi nhắc tới tuyệt kỹ đỉnh cao này thì người ta lại nhắc tới Hoắc Nguyên Giáp chứ không phải là cha của ông. Tại sao lại như vậy?
Bởi đơn giản, Hoắc Nguyên Giáp chính là người đã đưa Mê tung quyền lên tới đỉnh cao kết hợp giữa võ thuật và nghệ thuật, biến nó trở thành thứ vũ khí vô cùng lợi hại để đánh bại rất nhiều cao thủ trong nước và nước ngoài để làm rạng danh võ thuật Trung Hoa.
Sau khi Hoắc Nguyên Giáp qua đời thì các thế hệ hậu bối cũng không ai vượt qua được ông trong việc vận dụng thứ võ công tuyệt đỉnh này.
Theo nhiều nhà nghiên cứu về võ thuật, trong bộ phim Hoắc Nguyên Giáp do diễn viên Lý Liên Kiệt thủ vai chính, mặc dù diễn viên này đã thi triển những màn võ công rất đẹp mắt nhưng chừng đó vẫn chưa đủ để diễn tả hết tinh hoa của Mê tung quyền.
Lén luyện võ 12 năm mà không ai hay biết
Hoắc Nguyên Giáp sinh ra trong một gia đình nổi danh võ thuật. Cha ông là Hoắc Ân Đệ kế thừa “Mê tung quyền” gia truyền của tổ tiên, rất giỏi võ nghệ.
Dù nghề nông là kế sinh nhai chính của gia đình, nhưng Hoắc Ân Đệ với bản lĩnh võ thuật của mình vẫn thi thoảng nhận bảo tiêu những chuyến hàng buôn của khách từ Hà Bắc đến Mãn Châu.
Khi Nguyên Giáp còn nhỏ, bản tính hiền lành, thân thể gầy yếu, bình thường luôn bị bọn trẻ trong xóm coi thường.
Cho rằng ông tính tình nhu nhược, thể chất kém, thường bị bệnh hen suyễn mãn tính và sốt vàng da nên phụ thân thường hạn chế ông tập luyện võ thuật.
Nhưng bản tính đam mê võ thuật, Nguyên Giáp vẫn thường xuyên bí mật theo dõi các buổi dạy của cha mình và kiên trì khổ luyện một mình, bất chấp thể tạng bệnh tật đau yếu.
Mỗi khi cha và các sư huynh luyện quyền, ông vẫn lén lút trèo tường, ẩn nấp quan sát tỷ mỉ và ghi nhớ từng chiêu từng thức. Sau đó lại lén ra vườn táo sau nhà luyện tập lại.
Cứ âm thầm khổ luyện như vậy suốt 12 năm, Nguyên Giáp đã đạt trình độ võ công rất cao nhưng gia đình không một ai hay biết.
Tượng Hoắc Nguyên Giáp ở bảo tàng.
Tượng Hoắc Nguyên Giáp ở bảo tàng.
Cho tới một ngày, có một danh sư họ Đỗ đến nhà họ Hoắc xin thỉnh giáo Mê tung quyền.
Hoắc Ân Đệ sai người anh Nguyên Giáp là Nguyên Khanh đấu với khách, nhưng chỉ sau một hiệp đã bị đả thương rớt đài.
Lập tức, Nguyên Giáp xin cha cho đấu thử. Khi cha còn đang nghi hoặc nhìn ông thì Nguyên Giáp đã bay vọt lên sàn đấu.
Thấy trước mặt mình là một thanh niên mảnh khảnh, người khách thầm cười, ý coi thường. Lâm trận, ông vô cùng bất ngờ với những đòn quyền cước mau lẹ đến mờ ảo, kình lực phát ra vô cùng mạnh mẽ.
Đấu đến hơn mười hiệp, bất ngờ thấy ông tung cả người lên không, lộn một vòng. Vị khách chưa kịp định thần đã thấy người ông lộn xuống, dùng hai chân với chiêu “Song long cước” đá bắn đối thủ văng xa mấy trượng, ngưòi kia lấy sức bò dậy, chấp nhận xin thua.
Chứng kiến màn tỉ thí, Hoắc Ân Đệ và những người có mặt đã vô cùng ngỡ ngàng. Tới lúc đó, Nguyên Giáp mới kể lại chuyện 12 năm tự khổ công rèn luyện Mê tung quyền ngoài vườn táo khiến cha và sư huynh vô cùng kinh ngạc và thán phục.
Từ đó, Hoắc Ân Đệ mới đem hết sở học gia truyền để truyền dạy cho con. Dù vậy, nhưng Nguyên Giáp còn nghiên cứu thêm thuật thổ nạp khí công, học hỏi những chỗ mạnh của các danh sư võ thuật khắp nơi.
Về sau này, công phu của ông đạt đến ngưỡng tuyệt đỉnh, “đánh khẽ vào thì thân thể nhũn như bông”, nếu đánh mạnh thì “thân thể rắn như sắt”.
Danh tiếng của Nguyên Giáp ngày càng vang xa khi ông đả bại toàn bộ các võ sư khắp nơi đến tỉ thí khi còn rất trẻ.
Những trận chiến chấn động giang hồ và cái chết bí ẩn
Cũng như cha mình, Hoắc cũng bắt đầu tham gia vào nghề bảo tiêu và càng nổi danh hơn khi nhiều lần đánh bại các toán cướp hàng.
Thời gian sau đó, Nguyên Giáp cũng mở võ đường và có rất nhiều võ sĩ từ khắp nơi đã đến để thách đấu.
Tuy nhiên không một đối thủ nào có thể chịu đựng được nổi những pha ra đòn quá nhanh và biến ảo của Hoắc.
Thậm chí có những lần Nguyên Giáp còn “chấp” cả hàng chục võ sĩ bước lên võ đài thi đấu, tuy nhiên tất cả đều lần lượt phải gục ngã trong sự thán phục.
Trong một thời gian ngắn, Hoắc Nguyên Giáp trở thành võ sĩ không có đối thủ, được mọi người gọi là "Đệ nhất Thiên Tân".
Trong những năm cuối thế kỷ 19, thành phố Thiên Tân thời đó đang bị các nước đế quốc phân chia thành các khu tô giới.
Các võ sĩ phương Tây, Nhật Bản cũng thừa dịp đứng ra thách đấu với các võ sư người Hoa và đa số giành chiến thắng.
Một lần, Nguyên Giáp nghe nói có một người Nga là Solineron tự xưng là “Đại lực sĩ bậc nhất thế giới”, đã giương bốn chữ "Đông Á bệnh phu" (Người bệnh Đông Á) nhằm chế nhạo các võ sĩ cũng như người Hoa.
Ông rất phẫn nộ, đi thẳng tới võ đài xin được giao đấu. Trước một con người nhỏ bé, võ sĩ phương Tây vốn to lớn hơn rất nhiều đã tỏ ra rất chủ quan.
Hoắc Nguyên Giáp thi triển công phu.
Hoắc Nguyên Giáp thi triển công phu.
Nhưng Nguyên Giáp đã làm cho đối thủ và rất đông khán giả phải bất ngờ.
Sau khi bị đối phương cậy sức dồn ép với không ít cú đấm và bị quật ngã xuống sàn, Nguyên Giáp lấy hết sức mình tung một đòn cước Mê tung hiểm hóc, đá văng đối thủ to lớn bay ra khỏi sàn đấu.
Sau đó, võ sĩ phương Tây cố gắng gượng dậy để… giơ đôi tay của Nguyên Giáp lên cao, tuyên bố chiến thắng thuộc về đối thủ.
Vào năm 1909, có võ sĩ người Anh tên Aopian tới Thượng Hải, kiêu căng đăng tin trên báo muốn thách đấu võ với người Hoa, Nguyên Giáp lại phải ra mặt.
Nghe đến tên ông, Aopian đã ngấm ngầm muốn bỏ cuộc, nên cuộc đàm phán đã kéo dài cả tháng sau hàng chục lần thay đổi phương thức giao đấu.
Cuối cùng, địa điểm cuộc đấu võ được cũng được chốt, nhưng đến ngày thi đấu thì Aopian đã bí mật rời Thượng Hải.
Hàng ngàn người đến xem “đả lôi đài” đã rất tức giận. Nhưng sau đó, họ được hả hê, mãn nhãn khi chứng kiến thầy trò Hoắc Nguyên Giáp biến cuộc đấu bất thành sang một buổi biểu diễn võ thuật.
Sau khi khiến các võ sĩ phương Tây khiếp sợ, Hoắc Nguyên Giáp còn đánh bại thêm nhiều cao thủ đến từ Nhật Bản nữa.
Năm 1909, ông liên kết với một số võ sư người Hoa thành lập Hội Võ thuật Tinh Võ (Tinh Võ Môn) nhằm quảng bá võ thuật và được thanh thiếu niên Trung Hoa nhiệt tình hưởng ứng.
Nhưng chỉ 1 năm sau (1910), Hoắc Nguyên Giáp bất ngờ qua đời tại một bệnh viện tại Thượng Hải. Cho tới ngày nay, nguyên nhân cái chết của ông (do bệnh tật hay bị ám sát…) vẫn còn là một dấu hỏi.
Sau khi ông mất, Tinh Võ Thể Dục Hội vẫn tiếp tục phát triển một cách rộng rãi và trở thành cơ sở đầu tiên trong lịch sử võ thuật Trung Hoa phổ biến võ thuật tới đại chúng, không chỉ phát triển trong nước mà còn lan sang khắp khu vực.
Một số pha võ thuật trong phim Hoắc Nguyên Giáp do Lý Liên Kiệt thủ vai chính:

theo Trí Thức Trẻ

Sự thật về cái chết của huyền thoại võ thuật hiện đại Trung Quốc Hoắc Nguyên Giáp

ĐS&PL

(Phunutoday)- Sự thật về cái chết của cao thủ võ lâm Hoắc Nguyên Giáp cho tới nay vẫn còn gây ra nhiều tranh cãi. Người Trung Quốc tin rằng, người Nhật căm giận vì thất bại trong cuộc tỉ thí với cao thủ họ Hoắc nên đã ngấm ngầm sai người bỏ thuốc độc vào thức ăn của ông. Những người khác lại cho rằng, Hoắc Nguyên Giáp đơn giản là bị đánh bại trên võ đài rồi lâm bệnh mà chết…
Cái chết của cao thủ võ lâm
Tháng 6 năm 1910, sau khi đánh bại hai lực sỹ đến từ Nga và Anh, tên tuổi lan khắp Thượng Hải và Trung Quốc, Hoắc Nguyên Giáp quyết định cùng với Nông Kình Tôn và một số bạn bè của mình thành lập “Hội Thể thao Tinh võ Trung Quốc” gọi tắt là Tinh Võ môn. Lãnh tụ cách mạng Trung Quốc lúc bấy giờ là Tôn Trung Sơn rất ủng hộ Hoắc Nguyên Giáp, tự tay viết bốn chữ lớn “Thượng võ tinh thần” tặng cho Tinh Võ môn.
Lúc đó, phố Bồng Lai, Thượng Hải là khu vực cư trú của rất nhiều Nhật kiều. Hội nhu đạo của người Nhật sau khi biết tin Hoắc Nguyên Giáp đánh bại hai võ sỹ của Nga và Anh đã quyết định tuyển chọn hơn chục cao thủ võ thuật trong nước, phái tới Thượng Hải thách đấu với Hoắc Nguyên Giáp.
Khi cuộc thi đấu bắt đầu, Hoắc Nguyên Giáp cử đại đệ tử của mình là Lưu Chấn Thanh xuất trận. Lưu Chấn Thanh bước lên sàn đấu, thủ thế vững như bàn thạch. Các cao thủ Nhật Bản dùng đủ mọi chiêu vẫn không đánh ngã được Lưu. Người Nhật cử võ sỹ vạm vỡ và khỏe mạnh nhất của mình lên đài song cũng bị Lưu đánh ngã, không thể động đậy được. Sự bình tĩnh đã giúp Lưu Chấn Thanh liên tục thắng được 5 người phía Nhật Bản. Người dẫn đầu nhóm võ sỹ Nhật Bản - hội trưởng hội Nhu đạo - thấy tình thế bất lợi bèn bước lên đài đòi trực tiếp tỉ thí với Hoắc Nguyên Giáp.
Giao đấu mới chỉ vài hiệp, đội trưởng phía Nhật Bản đã lĩnh giáo sự lợi hại của Hoắc Nguyên Giáp, vì vậy giở trò gian dối nhằm sát thương đối thủ. Không ngờ Hoắc Nguyên Giáp đã nhìn rõ ý định của đối phương, không chỉ tránh được đòn đánh lén mà còn dùng khuỷu tay đánh gãy tay của đối phương. Các võ sỹ phía Nhật Bản thấy vậy bèn xông lên, song bị những người làm chứng trong buổi tỉ thí ngăn lại.
Hoắc Nguyên Giáp trên phim
Sau trận tỉ thí, người Nhật tổ chức một bữa tiệc mời Hoắc Nguyên Giáp tới dự. Trên bàn tiệc, người Nhật thấy Hoắc Nguyên Giáp ho dữ dội đồng thời phát hiện ông bị thương trong trận tỉ thí, vì vậy đã giới thiệu Hoắc Nguyên Giáp với một bác sỹ người Nhật tên là Akino để giúp ông trị bệnh. Hoắc Nguyên Giáp không hề nghi ngờ gì, chấp nhận lời đề nghị của người Nhật và nằm lại bệnh viện của Akino để chữa bệnh.
Tuy nhiên, kể từ khi vào viện, bệnh tình của cao thủ họ Hoắc ngày một xấu thêm. Những người trong Tinh Võ môn quyết định đưa Hoắc Nguyên Giáp ra khỏi viện về Tinh Võ môn chữa trị bằng Trung y. Tuy nhiên, khi đưa được Hoắc Nguyên Giáp trở về thì thầy thuốc Trung Quốc nói rằng, bệnh của Hoắc Nguyên Giáp đã quá nặng, không thể chữa khỏi được nữa. Ngày 14/9/1910, chưa đầy ba tháng sau trận tỉ thí cuối cùng, cao thủ võ thuật nổi tiếng bậc nhất Trung Quốc thế kỷ 20 Hoắc Nguyên Giáp qua đời tại Tinh Võ môn. Năm đó, ông mới chỉ 42 tuổi.
Việc trước khi chết, Hoắc Nguyên Giáp được điều trị trong bệnh viện của một bác sĩ người Nhật khiến dấy lên nhiều nghi vấn và tranh cãi. Người Trung Quốc cho rằng, người Nhật căm giận vì thất bại trong cuộc tỉ thí võ thuật nên ngấm ngầm hại chết Hoắc Nguyên Giáp trong suốt thời gian ông trị bệnh trong bệnh viện của Akino. Tuy nhiên, cũng có nhiều người cho rằng, giả thuyết Hoắc Nguyên Giáp bị người Nhật hại chết chỉ là hư cấu, thực tế là Hoắc Nguyên Giáp chết vì căn bệnh mà ông mắc phải do luyện công quá sức từ khi còn trẻ.
Những giả thuyết
Ngày nay, giả thuyết Hoắc Nguyên Giáp bị người Nhật hạ độc chết được lưu truyền rất rộng rãi và được đa số người Trung Quốc tin là sự thật. Theo giả thuyết này thì sau khi Hoắc Nguyên Giáp qua đời, các đệ tử và bạn bè của ông trong Tinh Võ môn đã đem những thứ thuốc mà các bác sỹ Nhật Bản đưa cho ông đi xét nghiệm và đã phát hiện một loại thuốc độc hại phổi. Loại độc dược này không phát tác ngay khi uống vào mà tích theo từng ngày rồi phá hoại lá phổi của người uống thuốc. Sau khi phát hiện ra điều này, bạn bè và đệ tử của cao thủ họ Hoắc biết rằng Hoắc Nguyên Giáp không phải chết vì bệnh mà là chết vì bị người Nhật hạ độc.
Trên thực tế thì chính những bộ tiểu thuyết võ hiệp đã giúp cho giả thuyết này được lưu truyền và có ảnh hưởng rộng rãi đối với người Trung Quốc. Trong số đó, đóng vai trò quan trọng nhất chính là những sáng tác của tiểu thuyết gia Hướng Khải Nhiên với bút danh Bình Giang Bất Tiêu Sinh. Từ năm 1912, Hướng Khải Nhiên đã liên tiếp cho xuất bản hai cuốn tiểu thuyết mang tên “Quyền thuật” và “Truyện anh hùng hiệp nghĩa thời cận đại” miêu tả rất chi tiết việc Hoắc Nguyên Giáp bị người Nhật hạ độc chết ra sao.
Trong tiểu thuyết của mình, Hướng Khải Nhiên đã viết rằng, vào cuối năm 1909, đầu năm 1910, sau khi đánh bại lực sỹ người Anh Hercules O’Brien, bệnh phổi của Hoắc Nguyên Giáp ngày càng trầm trọng đành phải đến bệnh viện của bác sỹ người Nhật Akino để chữa trị. Akino nói: “Hoắc tiên sinh không chịu nghe theo khuyến cáo của tôi. Giờ đây bệnh đã nặng, khó lòng có thể chữa khỏi”. Akino đề nghị Hoắc Nguyên Giáp phải nằm viện để điều trị và nói: “Nếu muốn trị khỏi hoàn toàn thì ít nhất phải nằm dưỡng bệnh hai tháng”.
Akino chăm sóc Hoắc Nguyên Giáp rất cẩn thận, thường xuyên ở bên cạnh giường bệnh của ông. Sau hơn một tuần, bệnh của Hoắc Nguyên Giáp đã có những chuyển biến tốt, dự tính một vài tuần nữa là có thể xuất viện. Nào ngờ, đúng lúc ấy thì Hội nhu đạo của Nhật Bản tìm tới mời Hoắc Nguyên Giáp tỉ thí. Akino đành phải đi theo Hoắc Nguyên Giáp tới Tỉnh Đạo Quán.
Khi cuộc tỉ thí bắt đầu, các võ sĩ của Nhật giao đấu với Lưu Chấn Thanh nhưng đều thất bại. Bất chợt lúc đó có một võ sĩ nhật Bản cởi phăng áo, lộ rõ cơ thể cuồn cuộn xông thẳng về phía Hoắc Nguyên Giáp. Hoắc Nguyên Giáp không muốn đánh nhưng cũng không muốn tránh nên đành dùng tay khóa chặt hai cánh tay của đối thủ khiến võ sĩ người Nhật không thể động đậy được rồi quay lại nói với bác sĩ Akino hãy khuyên giải họ.
Không ngờ, võ sĩ người Nhật bị khóa chặt tay đau quá mới vùng vẫy tìm cách thoát ra nhưng càng dùng lực mạnh thì càng bị siết chặt hơn. Một lúc sau, máu trên cánh tay của võ sĩ Nhật chảy ra. Tới lúc đó, Hoắc Nguyên Giáp mới bỏ tay ra, võ sĩ người Nhật đau quằn quại, lăn lộn rên la. Những võ sĩ khác không còn ai dám xông lên nữa.
Hoắc Nguyên Giáp nhờ bác sĩ Akino giải thích nhưng Akino nói rằng không quan trong, đề nghị Hoắc Nguyên Giáp nhanh chóng trở về bệnh viện. Khi về tới bệnh viện đã 8 giờ tối, Akino theo thường lệ khám bệnh cho Hoắc Nguyên Giáp chợt thất thần nói: “Tại sao bệnh đột nhiên lại nặng lên thế này?”. Hoắc Nguyên Giáp nói: “Tôi cảm thấy cơ thể vẫn khỏe, chắc không có chuyện gì đâu”.
Không hiểu có chuyện gì, Akino đành tiêm hai mũi thuốc cho Hoắc Nguyên Giáp rồi kéo Lưu Chấn Thanh ra khỏi phòng nói nhỏ: “Tôi thật sự cảm thấy hối hận. Đáng lẽ ra, tôi không nên đồng ý để Hoắc tiên sinh đến Tỉnh Đạo Quán. Giờ bệnh của Hoắc tiên sinh đã thay đổi, nặng hơn rất nhiều, ông bảo phải làm sao?”. Lưu Chấn Thanh chưa hiểu có chuyện gì, Akino nói tiếp: “Hoắc tiên sinh dùng lực quá sức làm tổn thương bên trong. Đây là việc ngoài ý muốn của tôi. Giờ tôi thực sự không thể chữa khỏi được. Tôi nghĩ cậu nên khuyên thầy mình xuất viện, trong đêm hôm nay quay trở về Thiên Tân may ra còn kịp về tới nhà”.
Lưu Chấn Thanh chưa kịp trả lời thì nghe bên trong phòng có một tiếng ho lớn. Nghe tiếng ho dị thường, Lưu Chấn Thanh và Akino chạy vào bên trong thì thấy Hoắc Nguyên Giáp đang lăn lộn dưới đất, miệng hộc ra máu tươi, không còn nói được lời nào nữa. Akino vội vàng tiêm một liều thuốc thì máu ở miệng Hoắc Nguyên Giáp không chảy nữa, cũng không còn lăn lộn nữa nhưng ông không còn nhận biết được chuyện gì.
Hoắc Nguyên Giáp mất đi hoàn toàn tri giác, Lưu Chấn Thanh đành trở về Tinh Võ môn gặp Nông Kình Tôn để bàn bạc. Khác với Lưu Chấn Thanh, Nông Kình Tôn nhìn mọi việc kỹ càng hơn. Nông Kình Tôn cho rằng, bệnh của Hoắc Nguyên Giáp đột nhiên biến chứng như vậy thì Akino là người đáng nghi nhất. Tuy nhiên, do không có bất cứ chứng cứ nào nên không thể tùy tiện nói ra. Hôn mê tới đêm ngày thứ hai, tức ngày 14/9/1910, huyền thoại võ thuật của Trung Quốc đã trút hơi thở cuối cùng khi mới 42 tuổi.
Sau đó, các đệ tử của Hoắc Nguyên Giáp mới đem thuốc mà Akino kê cho Hoắc Nguyên Giáp đi xét nghiệm, kết quả phát hiện ra rằng đây là loại thuốc độc làm hại phổi mãn tính. Chính Akino trong suốt thời gian điều trị bệnh cho Hoắc Nguyên Giáp đã tiêm loại thuốc này cho ông, khiến bệnh tình của Hoắc Nguyên Giáp không những không được chữa khỏi mà ngày càng nguy kịch hơn và cuối cùng đã giết chết huyền thoại võ thuật này.
Kể từ sau khi hai tác phẩm của Hướng Khải Nhiên ra đời, rất nhiều người ủng hộ giả thuyết người Nhật hạ độc Hoắc Nguyên Giáp, đặc biệt là các bộ sử liệu của Tinh Võ môn. Bộ sách có tên “Tinh Võ bản kỷ” một cuốn sách lịch sử về Tinh Võ môn xuất bản năm 1919 đã ghi chép về cái chết của Hoắc Nguyên Giáp giống hệt với những tình tiết đã được miêu tả trong các tiểu thuyết của Hướng Khải Nhiên. Cũng kể từ đó, “Tinh Võ bản kỷ” trở thành một chứng cứ chắc chắn nhất cho giả thuyết rằng người Nhật đã dùng độc hạ sát Hoắc Nguyên Giáp.
Từ giả thuyết này, nhiều người còn tưởng tượng, hư cấu bổ sung rất nhiều tình tiết khác nhau khiến ngày càng xuất hiện nhiều dị bản so với “bản gốc” ban đầu. Thậm chí có dị bản còn nói rằng, người hạ độc giết chết Hoắc Nguyên Giáp không phải là viên bác sĩ Akino mà người Nhật đã dùng thủ đoạn đê hèn để mua chuộc đầu bếp của Tinh Võ môn bỏ thuốc độc vào thức ăn hằng ngày của Hoắc Nguyên Giáp.
Đây là loại thuốc độc ngấm dần từng ngày cho nên Hoắc Nguyên Giáp không hề phát hiện ra. Cho tới cuộc giao đấu với các võ sĩ người Nhật, thuốc độc này mới phát tác khiến Hoắc Nguyên Giáp qua đời. Cái chết của Hoắc Nguyên Giáp diễn ra ngay sau trận đấu khiến mọi người đều nghĩ rằng ông chết là do bị võ sĩ Nhật đánh trọng thương.
Tuy nhiên, sau đó, các đệ tử của Hoắc Nguyên Giáp đã điều tra ra sự thực và Trần Chân - một trong những đệ tử xuất sắc nhất của Hoắc Nguyên Giáp - đã giúp ông báo thù. Đây là cốt truyện hiện phổ biến trong các bộ phim xây dựng về Tinh Võ môn hoặc nhân vật Hoắc Nguyên Giáp. Sức mạnh của môn nghệ thuật thứ 7 trong thời hiện đại khiến giả thuyết “hạ độc” được truyền bá rộng rãi hơn và cho tới nay thì gần như tất cả mọi người dân Trung Quốc đều tin rằng chính người Nhật đã ngấm ngầm hạ độc để giết chết Hoắc Nguyên Giáp.
Và tranh cãi
Mặc dù giả thuyết “hạ độc” được nhiều người tin là sự thực, song cũng có nhiều người nghi ngờ về tính chân thực của giả thuyết này. Những người này cho rằng, “hạ độc” vốn chỉ là một cách sắp đặt phổ biến đối với cái chết của các nhân vật chính trong các bộ phim hay tiểu thuyết võ hiệp. Một người có võ công cao cường, trí tuệ hơn hẳn người thường, lại là người đạo đức cao thượng, một hiệp khách, một bậc anh hùng nếu như phải chết thì cái chết của anh ta chắc chắn phải là kết quả của một âm mưu ám toán cực kỳ đê tiện của đối thủ. Vì vậy, việc Hoắc Nguyên Giáp, một cao thủ võ lâm, một anh hùng dân tộc chết vì tay người Nhật là một cách xử lý tương đối tinh tế và hợp lý.
Thứ nhất là vì cách sắp xếp các tình tiết như vậy khá đơn giản và dễ dàng. Thứ nữa là nếu như sắp xếp cái chết của Hoắc Nguyên Giáp như vậy sẽ càng làm rõ sự “hy sinh” của huyền thoại võ học này. Những người anh hùng luôn là những người hy sinh vì điều nghĩa, Hoắc Nguyên Giáp kết thù với người Nhật không phải là vì việc riêng mà là vì quốc gia và dân tộc, và ông đã hy sinh vì điều đó. Chính vì vậy, “hạ độc” chính là cách hợp lý nhất để biến Hoắc Nguyên Giáp trở thành một anh hùng vĩ đại và cũng là cái cớ để khích động lòng yêu nước cũng như căm thù kẻ địch của người dân.
Rõ ràng là trong cách lập luận này thì giả thuyết Hoắc Nguyên Giáp bị hạ độc chỉ là một sự bịa đặt của các tác giả tiểu thuyết không hơn không kém. Không chỉ vậy, họ cũng cho rằng giả thuyết hạ độc cũng thiếu đi những căn cứ về mặt lịch sử. Tất cả giả thuyết Hoắc Nguyên Giáp bị hạ độc đều dựa trên câu chuyện hư cấu mà Hướng Khải Nhiên viết trong hai tác phẩm của mình xuất bản năm 1912.
Ngay cả những gì ghi chép trong bộ “chính sử” “Tinh Võ bản kỷ” cũng chỉ là những tình tiết dựa trên hai cuốn tiểu thuyết của Hướng Khải Nguyên. Từ cách lập luận này, những người phản đối giả thuyết “hạ độc” cũng đưa ra một cách giải thích mới về cái chết của vị võ lâm cao thủ Hoắc Nguyên Giáp. Theo họ, Hoắc Nguyên Giáp hoàn toàn không chết vì người Nhật đầu độc mà chết vì bệnh tật.
Căn cứ quan trọng nhất của lập luận này chính là những tài liệu được cho là đáng tin cậy nhất về Hoắc Nguyên Giáp từ lúc ông mắc bệnh tới khi chết. Trần Công Triết - một trong số những người cùng Hoắc Nguyên Giáp sáng lập nên Tinh Võ môn - đã viết trong một cuốn sách có tên “50 năm Tinh Võ môn” rằng: “Hoắc tiên sinh (Hoắc Nguyên Giáp) mắc bệnh thổ huyết, rất thường xuyên phát tác. Khi đó có một người Nhật Bản bán thuốc cho Hoắc Nguyên Giáp, nói rằng có thể trị khỏi được thổ huyết, trị khỏi bệnh phổi. Hoắc Nguyên Giáp tin lời mua thuốc uống.
Tuy nhiên, sau khi uống thuốc này thì bệnh tình càng ngày càng nặng. Bệnh tình của Hoắc tiên sinh là do khi còn trẻ, luyện công quá sức khiến tổn hại tới phổi vì thế mà thổ huyết, sắc mặt nhợt nhạt. Kể từ khi chuyển tới nhà Chi vương gia thì bệnh tình càng ngày càng nguy kịch. Sau khi được đưa tới bệnh viện của Hội chữ thập đỏ Trung Quốc điều trị hai tuần thì qua đời…”.
Theo như ghi chép của Trần Công Triết thì mặc dù ông khẳng định rằng Hoắc Nguyên Giáp vì uống thuốc của người Nhật mà bệnh tình ngày càng nặng, tuy nhiên, ông không hề nói rằng người Nhật hạ độc mà cho rằng, bệnh tình của Hoắc Nguyên Giáp nặng hơn là do uống nhầm thuốc. Trần Công Triết cũng nói rất rõ nguyên nhân căn bệnh của Hoắc Nguyên Giáp chính là do khi còn trẻ luyện khí công quá sức khiến tổn hại tới phổi, từ đó sinh ra thổ huyết. Và chính căn bệnh này đã giết chết huyền thoại võ thuật của Trung Quốc. Những người phản đối thuyết “hạ độc” cho rằng Hoắc Nguyên Giáp chết là vì luyện công không đúng cách nên đã mắc phải căn bệnh nan y từ khi còn trẻ chứ hoàn toàn không hề liên quan gì tới người Nhật cả.
Kết luận cuối cùng mà họ đưa ra là: “Trần Công Triết là một trong số những người đã mời Hoắc Nguyên Giáp tới Thượng Hải, đồng thời cũng là người làm công tác phiên dịch cho Hoắc Nguyên Giáp trong cuộc đấu với võ sĩ người Anh Hercules O’Brien cho tới tận khi ông chết. Do vậy có thể thấy mối quan hệ giữa Trần Công Triết và Hoắc Nguyên Giáp cực kỳ thân mật.
Từ đó, có thể khẳng định rằng, những gì Trần Công Triết ghi chép về nguyên nhân cái chết của Hoắc Nguyên Giáp hoàn toàn đáng tin cậy. Như vậy, Hoắc Nguyên Giáp không phải chết vì bị người Nhật hạ độc mà chết vì bệnh tình trở nên nguy kịch, đưa tới bệnh viện cứu chữa nhưng không kịp”.
Nếu như gọi giả thuyết “hạ độc” là nguyên nhân từ bên ngoài thì giả thuyết Hoắc Nguyên Giáp chết vì bệnh được gọi là nguyên nhân bên trong. Song, nếu như giả thuyết “hạ độc” được coi là một cách xử lý hợp lý và đơn giản cho cái chết của nhân vật anh hùng trong các tiểu thuyết võ hiệp thì giả thuyết chết vì bệnh cũng khiến người ta liên tưởng tới những bậc cao thủ võ lâm luyện khí công tới mức “tẩu hỏa nhập ma” và vì vậy mà mắc bệnh cũng đầy rẫy trong các tiểu thuyết võ hiệp. Tuy nhiên, việc họ dựa trên những ghi chép của một người vô cùng thân thiết với Hoắc Nguyên Giáp là Trần Công Triết khiến những lập luận của họ trở nên vững chãi và không thể coi là vô căn cứ được.
Ngày 6/8/2000, trên các trang báo chính thống của Trung Quốc có phát đi một thông báo, bác bỏ giả thuyết Hoắc Nguyên Giáp chết vì bệnh và một lần nữa khẳng định Hoắc Nguyên Giáp chết do người Nhật hạ độc. Bản thông báo viết: “Cháu trai của Hoắc Nguyên Giáp là Hoắc Văn Đình sau khi cùng với cán bộ văn hóa của khu Tây Thanh thành phố Thiên Tân điều tra kỹ lưỡng, đã tiến thêm một bước chứng thực rằng người Nhật Bản chính là hung thủ sát hại Hoắc Nguyên Giáp.
Những năm gần đây, trong xã hội, có người đưa ra quan niệm cho rằng “người Nhật Bản là bạn tốt của Hoắc Nguyên Giáp, từng giúp ông trị bệnh. Cái chết của Hoắc Nguyên Giáp là do ông bị bệnh chứ không phải do người Nhật hạ độc”. Con cháu của gia tộc học Hoắc từ trước tới nay đều biết rằng, ông cha họ bị giết bởi bàn tay của người Nhật Bản.
Vào thập niên 80, con cháu họ Hoắc khi tiến hành cải mộ cho Hoắc Nguyên Giáp đã phát hiện toàn bộ xương cốt của ông đều biến thành màu đen, chứng minh rằng ông chết vì chất độc.
Vì vậy, họ không thể chấp nhận cách lý giải rằng Hoắc Nguyên Giáp chết vì bệnh tật và người Nhật hoàn toàn không có liên quan gì. Từ năm ngoái (1999), cháu trai của Hoắc Nguyên Giáp là Hoắc Văn Đình đã cùng với các cán bộ văn hóa nhiều lần tới các hội quán mà Hoắc Nguyên Giáp từng hoạt động tại Thượng Hải, Quảng Đông, Chiết Giang để tiến hành sưu tầm tài liệu và chứng cứ chứng minh rằng người Nhật Bản đã hạ độc giết chết Hoắc Nguyên Giáp.
Họ lấy danh nghĩa giúp Hoắc Nguyên Giáp trị bệnh nhưng thực tế là bỏ thuốc độc vào trong thuốc uống khiến căn bệnh của Hoắc Nguyên Giáp vốn có thể trị được thì lại trở nên nguy kịch hơn và khiến ông tử vong”.
Bản thông báo chính thống này một lần nữa đã khẳng định giả thuyết vốn đã tồn tại từ lâu trong sách vở cũng như niềm tin của người Trung Quốc. Tuy nhiên, điều đó không có nghĩa là những ý kiến ngược lại không hề tồn tại. Cho tới tận ngày nay, cuộc tranh cãi giữa các giả thuyết về cái chết của huyền thoại võ thuật thời hiện đại của Trung Quốc Hoắc Nguyên Giáp vẫn chưa kết thúc và vẫn chưa ai có thể đưa ra câu trả lời cuối cùng.
Cổ Tỉnh

Hoắc Nguyên Giáp - Huyền thoại Mê tông và những màn tỉ thí chấn động Thượng Hải

Thứ Ba, ngày 08/04/2014 00:02 AM (GMT+7)
Sự kiện: Khám phá võ thuật
Lâm trận, chỉ thấy bóng ông mờ ảo, linh động nhưng quyền cước đón gió rít ào ào, kình lực phát ra mạnh mẽ. Đấu đến hơn mười hiệp, bất ngờ thấy ông tung cả người lên không, dùng hai chân với chiêu “Song long cước” đá bắn đối thủ văng xa mấy trượng...
Hoắc Nguyên Giáp tên chữ là Tuấn Thanh, sinh ngày 19 tháng 1 năm 1869 ở thôn Tiểu Nam Hà, huyện Tĩnh Hải thuộc Thiên Tân trong một gia đình nổi danh võ thuật (quê gốc ông ở huyện Đông Quang, tỉnh Hà Bắc).
Cha ông là Hoắc Ân Đệ kế thừa võ thuật phái “Mê tông nghệ” gia truyền của tổ tiên, giỏi nghề đánh đấm. Dù nghề nông là kế sinh nhai chính của gia đình, nhưng Hoắc Ân Đệ với bản lĩnh võ thuật của mình vẫn thi thoảng nhận bảo tiêu (bảo vệ, coi sóc) những chuyến hàng buôn của khách từ Hà Bắc đến Mãn Châu Lý và ngược lại, do vậy ông là tiêu sư rất có danh tiếng suốt dải Hà Bắc- Mãn Châu.
Hoắc Nguyên Giáp - Huyền thoại Mê tông và những màn tỉ thí chấn động Thượng Hải - 1
Danh sư huyền thoại Hoắc Nguyên Giáp
Khi Nguyên Giáp còn ở tuổi thiếu niên, bản tính hiền lành, thân thể gầy yếu, bình thường luôn bị bọn trẻ trong xóm coi thường. Cha ông thì cho rằng ông tính tình nhu nhược, không phải tính cách để luyện võ. Do lo ngại ông có thể chất kém (Hoắc Nguyên Giáp bị bệnh hen suyễn mãn tính và sốt vàng da) nên phụ thân Hoắc Nguyên Giáp thường hạn chế ông tập luyện võ thuật. Mặc dù vậy, bản tính đam mê võ thuật, Hoắc vẫn thường xuyên bí mật theo dõi các buổi dạy của cha mình và kiên trì khổ luyện một mình, bất chấp thể tạng bệnh tật đau yếu.
Mỗi khi cha và anh luyện quyền, ông vẫn lén lút trèo tường, ẩn nấp quan sát tỷ mỉ và ghi nhớ hình, thần, yếu lĩnh của từng chiêu từng thức. Sau đó lại lén ra vườn táo sau nhà luyện tập lại, kiên trì và khắc khổ trui rèn. Cứ âm thầm khổ luyện như vậy suốt 12 năm, ông đã đạt trình độ võ công kinh người dù thân thể vẫn “mình hạc, xương mai”, kín đến nỗi cha ông và gia đình không hề biết.
Bước ngoặt trong cuộc đời cũng như sự nghiệp võ thuật của Hoắc Nguyên Giáp xảy ra vào mùa thu năm 1890, khi có một danh sư họ Đỗ đến nhà họ Hoắc xin thỉnh giáo Mê tông quyền.
Hoắc Ân Đệ lúc đầu sai người anh Nguyên Giáp là Nguyên Khanh đấu với khách, nhưng chỉ sau một hiệp đã bị đả thương rớt đài. Nguyên Giáp đứng bên cạnh nói: “Cha, để con đấu thử xem sao?”, khi cha ông còn đang nghi hoặc nhìn ông thì Nguyên Giáp đã tung mình vào sàn đấu rồi cùng người kia giao thủ.
Thấy trước mặt mình là một thanh niên mảnh khảnh, người khách thầm cười, ý coi thường. Lâm trận, chỉ thấy bóng ông mờ ảo, linh động nhưng quyền cước đón gió rít ào ào, kình lực phát ra mạnh mẽ, kỹ pháp công - phòng chặt chẽ đa biến. Đấu đến hơn mười hiệp, bất ngờ thấy ông tung cả người lên không, lộn một vòng. Vị khách chưa kịp định thần đã thấy người ông lộn xuống, dùng hai chân với chiêu “Song long cước” đá bắn đối thủ văng xa mấy trượng, ngưòi kia lồm cồm bò dậy, ôm ngực chấp nhận xin thua.
Tới lúc đó, Nguyên Giáp mới kể lại chuyện 12 năm tự khổ công rèn luyện Mê tông quyền ngoài vườn táo khiến cha và anh ông vô cùng cảm động.
Từ đó trở đi, Hoắc Ân Đệ ra sức chỉ điểm cho Nguyên Giáp, đem toàn bộ yếu quyết “Mê tông nghệ” gia truyền chỉ cho con. Dù vậy, nhưng Nguyên Giáp còn nghiên cứu thêm thuật thổ nạp khí công, học hỏi những chỗ mạnh của các danh sư võ thuật khắp nơi.
Về sau này, công phu của ông đạt đến “đánh khẽ vào thì thân thể nhũn như bông”, nếu đánh mạnh thì “thân thể rắn như sắt”. Danh tiếng của Nguyên Giáp ngày càng vang xa khi ông đả bại toàn bộ các võ sư khắp nơi đến tỉ thí khi còn rất trẻ.
Cũng như cha mình, Nguyên Giáp cũng bắt đầu tham gia vào nghề bảo tiêu và càng nổi danh hơn khi nhiều lần đánh bại các toán cướp hàng, ông trở thành một Tổng tiêu đầu uy tín. Hoắc Nguyên Giáp bắt đầu có một nguồn thu nhập khá, đủ để ông chuyển đến sống ở thành phố Thiên Tân năm 1896.
Thành phố Thiên Tân thời đó đang bị các nước đế quốc phân chia thành các khu tô giới. Nhân dân chịu đủ mọi sự lăng nhục của người phương Tây, người Nhật Bản. Một lần, Nguyên Giáp nghe nói có một người Nga là Solineron tự xưng là “Đại lực sĩ bậc nhất thế giới”, đã giương bốn chữ "Đông Á bệnh phu" (Người bệnh Đông Á) mang đầy ý nghĩa chế nhạo lẫn khiêu khích, mạt sát các võ sĩ cũng như người Hoa khiến họ cảm thấy rất bực tức.
Nguyên Giáp đi thẳng tới rạp diễn, xin được giao đấu, nhưng khi biết ông là một Tổng tiêu đầu, võ công thâm hậu “một địch trăm người”, anh chàng lực sĩ đã lấy lý do “mới đến Trung Quốc nên chưa hiểu luật đấu”, rồi ngay đêm đó vị “đại lực sĩ” chuồn mất. Chuyện này đưa ông nổi danh khắp Thiên Tân, khiến cả người dân Trung Quốc tự hào, báo chí tung hô là “Xuất diện, Tây dương tẩu” (Mới ra mặt, người Tây đã bỏ chạy)..
Vào năm 1909, có võ sĩ người Anh tên Aopian tới Thượng Hải, kiêu căng đăng tin trên báo muốn thách đấu võ với người Hoa, dân chúng Thượng Hải vô cùng phẫn nộ, nằng nặc mời Nguyên Giáp tới Thượng Hải để đấu võ, nêu cao tinh thần dân tộc, bởi khi đó Thượng Hải cũng là tô giới của các nước đế quốc.
Nhận lời tới Thượng Hải, Nguyên Giáp cùng Aopian bàn phương thức giao đấu. Nghe đến tên ông, Aopian đã ngấm ngầm muốn bỏ cuộc, nên cuộc đàm phán đã kéo dài cả tháng sau hàng chục lần thay đổi phương thức giao đấu. Cuối cùng, địa điểm cuộc đấu võ được chọn là “Vị thuần viên” (Vườn rau rút) của nhà họ Trương, nằm trên đường “Chùa Tĩnh An” của Thượng Hải.
Nhưng đến ngày thi đấu thì Aopian đã bí mật rời Thượng Hải. Hàng vạn người đến xem “đả lôi đài” vô cùng căm hận, nhưng sau đó, họ hả hê, mãn nhãn khi chứng kiến thầy trò Hoắc Nguyên Giáp sau khi xin ý kiến người chủ trì đã biến cuộc đấu đả lôi thành một buổi biểu diễn võ thuật xuất sắc. Từ đó uy danh của ông chấn động cả Phố Giang (tức sông Hoàng Phố) tại Thượng Hải.
Từ đầu thế kỷ XIX, ở đường Bồng Lai (Thượng Hải) có trụ sở “Võ đạo quán” của Nhật Bản, đó là trường tập luyện võ thuật Nhật Bản tại Trung Quốc. Người chủ trì “Võ đạo quán” nghe danh Hoắc Nguyên Giáp liền sai người tới mời ông đến quán để “trao đổi kỹ thuật”, thực chất là thách đấu. Thầy trò Nguyên Giáp bằng võ công cao siêu đã nhiều lần đánh thắng các võ sĩ Nhật. Do có võ thuật cao thâm, nên Hoắc Nguyên Giáp được giới võ thuật và các nhân sĩ ở Thượng Hải vô cùng kính phục, cố giữ ông lại để mong ông truyền thụ võ nghệ.
Năm 1909, các nhân sĩ trong giới võ thuật ở Hoàng Gia Đồn thuê một ngôi nhà kiểu cũ, có sảnh rộng, với hai dãy đầu hồi để Nguyên Giáp mở trường, đặt tên là “Tinh Võ thể thao học hiệu” (trường thể thao Tinh Võ). Thập niên 50 của thế kỷ XX, các đệ tử của ông đã mở mang, phổ biến Tinh Võ thể thao học hiệu sang Việt Nam, mở sân Tinh Võ tại Quận 5 ở Sài Gòn, thu hút nhiều thế hệ môn sinh tập luyện, không ít người từ đó đã trở thành cao thủ trong làng võ Việt Nam sau này.
Trong những năm cuối đời, ngoài bệnh hen suyễn mãn tính, Hoắc Nguyên Giáp còn mắc bệnh lao- một chứng bệnh nan y thời bấy giờ. Các thầy thuốc Trung y đã kê cho ông nhiều toa thuốc khác nhau, nhưng sức khỏe của Hoắc ngày một xấu đi. Tới đầu năm 1910, ông phải vào Bệnh viện Chữ thập đỏ Thượng Hải để chữa trị và sau đó ông đã mất tại đây.
Việc Hoắc Nguyên Giáp bất ngờ qua đời ngày 14 tháng 9 năm 1910 khi vừa 42 tuổi đã nảy sinh nhiều giai thoại cho rằng ông bị hạ độc do sự ganh ghét của các võ sư nước ngoài.

Một giai thoại phổ biến nhất căn cứ vào sự kiện trước khi chết, Hoắc Nguyên Giáp từng thi đấu với các võ sĩ Nhật Bản và có đả thương vài người trong số họ, sau đó họ lén lút đầu độc ông thông qua thuốc chữa bệnh. Khi ông mất, giới võ thuật Trung Hoa vô cùng thương tiếc, ca tụng ông bằng bức trướng “Thành nhân thủ nghĩa” (Hoàn thành được nhân từ, giữ trọn được nghĩa khí), xem ông như một danh sĩ có tinh thần dân tộc cao cả.

Năm 1989, khi thi hài Hoắc Nguyên Giáp được cải táng. Có thông tin cho rằng đã phát hiện các dấu tích của việc nhiễm độc thạch tín trên hài cốt. Tuy nhiên, điều này cũng không thể khẳng định được cái chết của ông là do ám sát bằng cách đầu độc, bởi trong Trung y, chất thạch tín với liều lượng hợp lý cũng được xem như một thành phần trong các bài thuốc mà rất có thể Hoắc đã sử dụng trong một thời gian rất dài để điều trị các chứng bệnh của mình.

Việc đồn đoán ông bị đầu độc cũng là cơ sở để các đạo diễn của Trung Hoa đại lục, Hong Kong sau này dựng thành những bộ phim như Tinh Võ Môn, Tân Tinh Võ Môn… với những tình tiết ly kỳ, huyền thoại về con người, cuộc sống cũng như võ nghiệp của Hoắc Nguyên Giáp, những bộ phim gắn liền tên tuổi các ngôi sao võ thuật như Lý Tiểu Long, Lý Liên Kiệt… hay bộ phim Hoắc Nguyên Giáp - mang tên ông mới đây, do Lý Liên Kiệt thủ vai đã rất thành công.
Theo Chu Hồng Châu (danviet.vn)

                                    Trận đánh làm nổi danh Hoắc Nguyên Giáp Lý Liên Kiệt

10 cao thủ võ lâm có thật trong lịch sử Trung Quốc

09/03/2016 09:03:01

10 cao thủ võ lâm có thật trong lịch sử Trung Quốc 1 hour trước 13,244 lượt xem Bản In T+ T-
Hẳn mọi người còn nhớ “Ngũ Cầm Hí” của Hoa Đà chứ? Người ta vẫn tưởng rằng “Ngũ Cầm Hí” (một bài khí công cổ đại, mô phỏng điệu bộ của năm loài thú là cọp, nai, gấu, khỉ và chim) là để rèn luyện sức khỏe, nhưng giới võ thuật Trung Quốc cổ đại lại coi “Ngũ Cầm Hí” là một phương pháp tu luyện nội công. Võ thuật Trung Quốc rất coi trọng nội công, không có nội công tích lũy thì động tác võ thuật chỉ là màn trình diễn đẹp mắt mà thôi, khỏi phải nói “Ngũ Cầm Hí” chính là khởi nguồn của nội công, đó cũng là công pháp tu nội sớm nhất, không những vậy, dựa trên “Ngũ Cầm Hí” người ta đã phát triển thành rất nhiều môn phái võ thuật khác nhau. Do vậy xem ra việc xếp Hoa Đà vào hàng đầu trong các cao thủ võ lâm cũng không có gì khó hiểu.
Sau đây chúng ta hãy cùng tìm hiểu xem 10 đại cao thủ võ lâm này là ai và những câu chuyện truyền kỳ về họ nhé
1. Hoa Đà – danh y thời Đông Hán
(Ảnh: Internet)
Ông đã sáng tạo ra “Ngũ Cầm Hí”, được coi là môn võ thuật sớm nhất ở Trung Quốc, do vậy cũng có người gọi ông là người sáng lập võ thuật Trung Quốc.
Hoa Đà cả đời có rất nhiều đệ tử, trong đó có Phàn A ở Bành Thành, Ngô Phổ ở Quảng Lăng và Lý Đương Chi ở Tây An, đều là những người nổi danh. Các tác phẩm của Ngô Phổ gồm có “Ngô Phổ bản thảo”, Lý Đương Chi có “Lý Đương Chi dược lục”, Phàn A thích châm cứu, ba vị đệ tử này sau này đều trở thành những danh y nổi tiếng thời đó.
Ngô Phổ người huyện Quảng Lăng, muốn học y thuật từ Hoa Đà, nhờ sự dạy bảo của Hoa Đà, ông không những có y thuật cao thâm, còn sống đến bách niên giai lão mà tai không lãng, mắt không mờ, tóc không bạc, răng không rụng.
Cuốn sách chính sử đầu tiên ghi chép về “Ngũ Cầm Hí” là sách “Hậu hán thư” và “Tam quốc chí”. Về sau trong sách “Dưỡng sinh diên mệnh lục” của Đào Hoằng Cảnh thời Nam bắc triều cũng nhắc đến “Ngũ Cầm Hí”. Mỗi cầm hí là tập hợp của một số động tác, do Hoa Đà biên tạo ra dựa trên các học thuyết về ngũ hành, đặc điểm các cơ quan nội tạng, khí huyết, kinh mạch.
2. Nhạc Phi – danh tướng thời Nam Tống
Mẹ danh tướng Nhạc Phi săm 4 chữ ‘tận trung báo quốc’ trên lưng ông. (Ảnh: Internet)
Tương truyền “Hình Ý Quyền” là do Nhạc Phi sáng lập, tuy nhiên gần đây có rất nhiều người không đồng ý với quan điểm này. Mặc dù vậy, Nhạc Phi quả không hổ danh là một võ thuật gia, từ nhỏ ông đã học võ từ người cùng quê Chu Đồng.
Nhạc Phi sinh ở Hiếu Đễ, thôn Vĩnh Hà, huyện Thang Âm, Tương Châu, Định Phủ Lộ, tỉnh Hà Bắc (Nay là An Dương, tỉnh Hà Nam), năm thứ 2 Sùng Ninh Bắc Tống Huy Tông. Theo “Thang Âm huyện trí”, Nhạc Phi còn chưa thành niên đã có thể nâng được cây cung nặng 150 kg, có thể kéo được chiếc nỏ nặng khoảng 440 kg. Nhạc Phi võ thuật cao cường, không thua kém võ nghệ của vị thầy mà ông đã theo học từ nhỏ. Ông theo vị danh sư Chu Đồng học bắn cung. Nhạc Phi học võ rất tinh tấn, sau khi Chu Đồng qua đời, ông mong muốn được tiếp tục tìm thầy học võ, năm thứ 4 Tuyên Hòa (năm 1122 sau công nguyên), Nhạc Phi khi đó 20 tuổi đã bái Trần Quảng, một cao thủ về bắn cung nổi tiếng trong vùng làm thầy, đây là vị võ sư thứ hai của Nhạc Phi. Đây cũng là một bước ngoặt trong sự nghiệp võ thuật của ông. Trần Quảng đã truyền thụ cho Nhạc Phi các quyền thuật như ám sát kẻ địch, chiến đấu trực diện và các kỹ thuật sử dụng đao thương. Được Trần Quảng hết lòng truyền thụ, Nhạc Phi cũng dốc sức theo học, giúp ông đạt được đỉnh cao về kỹ thuật đao thương và quyền thuật, trở thành một người “không ai địch nổi” trong huyện.
Nhạc Phi rất tôn sùng võ nghệ và công danh của Quan Vũ và Trương Phi thời Chiến quốc, có thể nói những câu chuyện về Quan Vũ và Trương Phi được lưu truyền trong dân gian đã có ảnh hưởng sâu sắc đến niềm đam mê võ thuật của Nhạc Phi ngay từ thời niên thiếu, ông mơ ước sau này có thể trở thành một nhân vật anh hùng tinh thông võ nghệ, lập công cho đất nước như Quan Vũ và Trương Phi. Mãi đến khi tòng quân ra trận, ông vẫn luôn coi Quan Vũ và Trương Phi là những hình mẫu của mình.
Nhạc Phi từng nhiều lần ra trận, từ khi 24 tuổi bước chân ra trận, ông đã dần dần rời xa huyện Thang Âm – quê hương nơi ông đã sinh ra, cho đến khi Nhạc Phi gặp nạn, ông chưa một lần được trở về quê hương. Mang theo chí hướng “tận trung báo quốc”, mỗi trận chiến ông đều tự mình xông lên hàng đầu, trong cuộc chiến chống quân Kim, trình độ võ nghệ của ông đã đạt đến đỉnh cao.
Nhạc Phi rất giỏi trong sử dụng khí giới, ông từng chiến đấu với quân Kim một trận chiến kịch liệt ở vùng Thái Hành Sơn. Nhạc Phi được phong tướng quân, nhưng mỗi lần chiến đấu ông đều một mình một ngựa xung phong hàng đầu. Trong “Ngũ nhạc từ minh ký” viết: “ Ta đến từ phía bắc sông, khởi nghiệp ở Đài Châu, tòng quân ra trận, từng tham gia hơn 200 trận chiến ”. Ông chinh chiến khắp trời nam đất bắc, đã kinh qua hàng trăm trận chiến, nhiều lần lập được kỳ tích. Năm Nhạc Phi 38 tuổi, cũng là năm ông gặp nạn, năm Thiệu Ưng thứ 10 (1140 sau công nguyên), đó là vào ngày 10 tháng 7, quân địch từ bắc Ngũ Lý Điếm, huyện Lang Thành tiến đến, một số tướng đề xuất với Nhạc Phi nên tránh xuất hiện hàng đầu, tướng Hoắc Kiên chặn trước đầu ngựa của Nhạc Phi nói: “ Tướng công là trọng thần của quốc gia, liên quan đến an nguy của quốc gia, sao có thể khinh địch vậy được? ” Nhạc Phi không nghe lời khuyên, Hoắc Kiên vẫn gắng sức ghì cương ngựa lại không cho đi, Nhạc Phi dùng cây roi gạt tay ông ta ra, thúc ngựa xông lên phía quân địch, ông vừa thoáng trông thấy viên tướng lĩnh mặc áo bào tím của quân Kim, liền anh dũng vung đao xông đến định chém chết anh ta. Khi thu dọn chiến trường, ông phát hiện trong chiếc áo bào tím của anh ta có một tấm bài vị màu đỏ hồng có khắc hàng chữ “A Cốt Tạp Bột Cận”, nhờ đó biết được rằng đây là một vị tướng lĩnh quan trọng của quân Kim. Đây cũng là trận chiến cuối cùng mà Nhạc Phi được thi triển võ thuật của mình trên chiến trường, sau đó ông bị khép vào tội danh “có lẽ có” ( thời Tống, Trung Quốc, gian thần Tần Cối vu cho Nhạc Phi là mưu phản, Hàn Thế Trung bất bình, bèn hỏi Tần Cối có căn cứ gì không, Tần Cối trả lời “có lẽ có”. Về sau từ này dùng theo ý nghĩa bịa đặt không có căn cứ ), kết thúc một cuộc đời trung quân báo quốc,  ông qua đời ở tuổi 39.
Trong suốt 800 năm kể từ sau thời Nam Tống, không một nhân vật lịch sử nào có được sự sùng bái và ái mộ của nhiều tầng lớp nhân sỹ như Nhạc Phi.
Trong lịch sử Trung Quốc có rất nhiều người có tài nghệ võ thuật nổi tiếng như Nhạc Phi, tại sao người ta lại phong cho Nhạc Phi là “Vũ thánh”? Có lẽ bởi họ đánh giá cao phẩm giá cũng như tài văn thao võ lược, đại trí đại dũng của ông.
3. Trương Tam Phong – đạo sỹ trên núi Võ Đang thời nhà Minh, người sáng lập ra Võ Đang quyền.
Trương Tam Phong là người hành tung vô địch và là một đạo sĩ thần bí. (Ảnh: Internet)
Ông từng một mình đánh bại cả một nhóm đạo tặc hơn trăm tên, Minh Thái Tổ Chu Nguyên Chương từng cảm kích mời ông vào triều làm quan nhưng ông đã khéo léo từ chối.
Nghe nói Trương Tam Phong có khi 3-5 ngày mới ăn một bữa cơm, có thời gian 2-3 tháng mới ăn cơm một lần. Khi tinh thần thoải mái ông thường chu du trên núi, lúc mệt ông nằm ngả lưng trên mây tuyết. Có khi một ngày đi ngàn dặm, “con người kỳ dị, cảm giác như người ở chốn thần tiên”. Năm thứ 24 Hồng Vũ, Minh Thái Tổ Chu Nguyên Chương dặn dò sứ giả: “ Nếu thấy Trương Huyền Huyền thì hãy mời về ”, nhưng cuối cùng cũng không tìm được Trương Tam Phong.
Lý Tính Chi thời Minh Vũ Tông kể rằng, vào giữa những năm Chính Đức (1506-1521), ông vào núi Võ Đang thì gặp Trương Tam Phong, tính ra lúc đó Trương Tam Phong đã 250-260 tuổi rồi.
4. Trương Tùng Khê: người sáng lập phái Võ Đang Tùng Khê
Trương Tùng Khê là người huyện Ngân (thuộc Ninh Ba, Triết Giang) thời nhà Minh. Vào những năm Gia Tĩnh ông nổi tiếng ở phủ Ninh Ba nhờ Nội Gia quyền. Trương Tùng Khê – nhân vật trong truyện “Ỷ thiên đồ long ký” của Kim Dung là đệ tử thứ 4 của Trương Tam Phong, là người thứ 4 trong thất hiệp Võ Đang.
Nghe nói có hai thuật quyền dũng là ngoại gia và nội gia. Ngoại gia rất thịnh hành ở Thiếu lâm, công pháp chủ yếu là đối kháng, giương oai giễu võ, khi ra đòn tấn công thường phải đánh thắng người khác. Nội gia ngược lại rất chậm rãi, khoan thai. Công pháp này tập trung vào chống cự, đỡ đòn, nếu không gặp tình huống nguy cấp thì không ra đòn. Khi ra đòn cũng tránh tiêu diệt đối phương, không chê vào đâu được, cho nên công pháp nội gia có tính thiện hơn.
Quyền thuật của ông không truyền cho người ngoài, không phải là đệ tử nhập thất thì không được truyền.
5. Thích Kế Quang: danh tướng thời nhà Minh kháng Nhật
Thích Kế Quang đã viết nhiều tác phẩm võ học đồ sộ, thuộc hạ của ông là Du Đại Du cũng là một võ thuật gia nổi tiếng thời đó, các binh sĩ do Thích Kế Quang huấn luyện có thể đánh một chọi mười, được coi là đội binh có sức chiến đấu mãnh liệt nhất trong lịch sử Trung Quốc.
Thích Kế Quang rất thành thạo các kỹ thuật sử dụng côn, đao, thương, xiên, bừa, kiếm, kích, cung, tên, lá chắn, tuy nhiên ông vẫn rất xem trọng quyền pháp. Ông cho rằng quyền pháp mặc dù không có nhiều tác dụng trong thực chiến, nhưng có thể rèn luyện cho chân tay nhanh nhẹn, thân thể thuần thục, do vậy quyền là nguồn gốc của võ nghệ, là điều mà mọi người mới học võ đều phải luyện qua. Do vậy ông đã luyện võ từ những động tác đơn giản nhất, đơn điệu nhất, tập trung vào từng chiêu một, tối kị theo đuổi những chiêu thức cao siêu.
Theo sử sách ghi chép, khi ông luyện quyền “thân pháp đơn giản, thủ pháp thuận tiện, cước pháp nhẹ nhàng, thối pháp bốc cao”, đạt đến cảnh giới cao siêu “mọi thế đều thành, chiến thắng mọi kẻ địch”, động tác của ông tinh xảo khó lường, uyển chuyển nhanh nhẹn. Thích Kế Quang không đồng tình với việc gia truyền kế tục, mà căn cứ vào tố chất, điều kiện, thiên chất, khí chất để thu nạp những người tài từ các gia phái khác. Về quyền thuật ông tham khảo trường quyền 32 thức của Tống Thái Tổ, lục bộ quyền, hầu quyền và hành quyền 72 thức của Ôn gia, 36 thức khóa, 24 thức thám mã, 8 thức lật mình, v.v.. Đồng thời ông cũng dung hợp chiêu pháp của các phái, ví dụ như vào những năm Gia Tĩnh tại Sơn Đông ông đã học được thối pháp độc đáo của Lý Bán Thiên, nã pháp của Ưng Trảo Vương, điệt pháp của Thiên Điệt Trương, đả pháp của Trương Bá Kính. Với mong muốn hoàn thiện quyền pháp, Thích Kế Quang đã đi hàng trăm dặm vào núi sâu để bái một vị cao tăng làm sư , mong được học quyền thuật. Cuối cùng, Thích Kế Quang với sự kiên trì nhẫn nại, trí tuệ uyên bác đã tạo nên một bộ quyền pháp hoàn chỉnh có giá trị thực dụng. Ông đã kết hợp các công pháp tay, khuỷu tay, đầu gối, hông, chân, kết hợp năm loại quyền thuật đè, đánh, ngã, nắm, đá thành “Thích gia quyền” với phong cách đặc biệt.
Thích Kế Quang không chỉ tinh thông quyền thuật, ông cũng nghiên cứu sâu về thương pháp và côn pháp. Thương pháp của ông là tổ truyền, vào thời đó đã rất có danh tiếng. Nhưng Thích Kế Quang vẫn không thỏa mãn, ông đã có bước đột phá mới trong thương pháp. Ông đã xin được học danh gia Đường Thuận Chi, được Đường Thuận Chi chỉ dạy, ông cải tiến thương pháp mà mình đã luyện, giúp nó càng hoàn thiện hơn. Ông được công nhận là thương thủ hàng đầu. Khi đó, tướng triều Minh Du Đại Du tinh thông côn pháp, có tiếng nói trong quân lính, Thích Kế Quang liền tranh thủ thời gian học tập ông. Do ông có nền tảng võ thuật chắc chắn nên tiến bộ rất nhanh, sau đó khi quân doanh tổ chức thi đấu, Thích Kế Quang và Du Đại Du cùng tỉ thí côn pháp, không ngờ rằng Thích Kế Quang còn thắng cả thầy. Thích Kế Quang là người có tư chất thông minh, ông còn học cả côn pháp điên của Thiếu lâm, côn pháp Thanh phong, côn pháp Dương thị, côn pháp Ba cung quyền v.v.., giúp cho võ thuật thương côn của ông càng thêm hoàn hảo.
Thích Kế Quang không chỉ tinh thâm võ thuật Trung Quốc, ông cũng không bỏ qua võ thuật đối kháng của các vùng khác. Trong khi giao chiến với giặc Oa (quân Nhật Bản), ông phát hiện cây kiếm Nhật mà họ sử dụng rất có giá trị trong thực chiến.
Trong một lần tác chiến, Thích Kế Quang thu được một quyển “Kiếm cổ Nhật Bản”, trong đó có một phần thực hành trường đao của Nhật, ông lại từ đó mà chế tác thêm, tạo ra “đao pháp Tân dậu”. Đao pháp này đã kết hợp những tinh hoa trong đao pháp của Trung Quốc và Nhật Bản thành một thể thống nhất, lại phối hợp với trường đao Nhật Bản trong phòng vệ, đạt đến uy lực vô song. Ngoài ra, để phá vỡ trường đao của Nhật Bản, Thích Kế Quang dùng một loại trúc xoa (gậy trúc có chạc) dùng phơi quần áo trong dân gian để làm binh khí, chuyên phá trường đao của Nhật Bản. Vì trúc xoa có nhiều chạc, có thể tiếp cận cách quân địch sáu, bảy bước, quân địch sợ bị trúc xoa đâm vào mắt nên không dám đến gần. Nếu quân địch rút dao xông đến, có thể dùng trúc xoa đón đầu chống lại. Khi đao chặt vào trúc xoa, nó liền bị dắt lại trong gậy trúc xoa, không thể rút ra được, đầu gậy rất sắc, khi thừa cơ đâm tới, quân địch cầm chắc phần thua. Sau đó quân của Thích gia đã sử dụng phương pháp này một cách rộng rãi, chặn được đao của quân Oa, giành thắng lợi lớn.
Trong thời gian rong ruổi trên ngựa chiến, Thích Kế Quang đã viết cuốn sách về võ thuật “Kỷ hiệu tân thư”. Trong số các tài liệu về võ thuật vào thời kỳ đầu của Trung Quốc, cuốn sách này vô cùng trân quý. Với nội dung phong phú, cuốn sách là tập hợp những nghiên cứu võ thuật rất tinh thâm của ông, là sự kết hợp hài hòa giữa kỹ thuật đối kháng trong chiến đấu và các quyền thuật để tăng cường sức khỏe trong cuộc sống. Sau “Kỷ hiệu tân thư” ông còn viết tiếp cuốn “Luyện binh kỷ thực”, cuốn sách có ý nghĩa rất lớn trong huấn luyện bộ đội biên phòng và chiến tranh chống quân xâm lực thời đó.
Sau khi dẹp yên giặc Oa ở Phúc Kiến, Chiết Giang, Thích Kế Quang lại bị điều về Kế Môn ở phía bắc, đảm nhận trọng trách bảo vệ cho kinh thành. Năm 1587 công nguyên, Thích Kế Quang qua đời vì bệnh tại quê hương.
6. Võ thuật gia Cam Phượng Trì – võ thuật gia trứ danh thời đầu nhà Thanh
Cam Phượng Trì người Nam Kinh, Giang Tô, là võ thuật gia trứ danh thời nhà Thanh, ông sinh năm Tuấn. Ông là học trò của Hoàng Bách Gia, Nhất Niệm hòa thượng, tinh thông cả nội, ngoại gia quyền, giỏi về phép đạo dẫn. Giới giang hồ gọi ông là “Giang Nam đại hiệp”, tác phẩm của ông có “Hoa quyền tổng giảng pháp”. Do ông có tư tưởng phản người Hán nên dân chúng bị cấm học võ thuật của ông, ông cũng bị nghi là phản Thanh phò Minh, bị quân Thanh truy đuổi phải sống ẩn cư ở Giang Chiết. Trong cuốn“Câu chuyện về Cam Phượng Trì của Vương Hữu Lượng viết rằng ngoài 80 tuổi ông mới được trở về quê hương.
Cam Phượng Trì là một đại hiệp giới giang hồ nổi tiếng khắp bốn phương, nhân vật nghĩa sĩ Phượng lão gia trong “Nho lâm ngoại sử” của Ngô Kính Tử chính là nói về ông. Cam Phượng Trì vốn là người Nam Kinh, từ nhỏ đã mồ côi cha mẹ, lúc nhỏ không thích đọc sách mà chỉ thích võ công, kết giao với giới giang hồ hiệp khách, năm mười mấy tuổi đã nổi tiếng Giang Nam với mệnh danh “tiểu anh hùng xách trâu đánh hổ”. Trong “Thanh sử cảo – Cam Phượng Trì truyền” nói rằng ông có dũng khí hơn người, có thể nâng cả một con trâu.
Cam Phượng Trì nghe nói các cao thủ gia quyền đều tập trung ở Chiết Đông, như Trương Tùng Khê, Đan Tư Nam, Vương Lai Đàm, Hoàng Bách Gia đều là theo phái nội gia quyền từ thời nhà Minh đến nay, họ đã xưng hùng ở Giang Nam. Ông quyết định đến Chiết Đông để tầm sư học đạo, bèn rời Kim Lăng đến núi Tứ Minh. Vùng núi Tứ Minh khi đó còn là vùng rừng núi rậm rạp, cây cổ thụ ngút trời, trong rừng thường có mãnh hổ xuất hiện, người dân trong vùng đều không dám vào núi một mình.
Khi đó thành Dư Diêu, Chiết Giang có một võ sư nội gia quyền là Hoàng Bách Gia, ông là con trai của nhà tư tưởng và sử học nổi tiếng Hoàng Tông Hi. Hoàng Tông Hi khi ở Thanh Bình từng chiêu mộ nghĩa quân, thành lập “Thế trung đường”, từng tiến hành khởi nghĩa vũ trang. Sau khi nhà Minh suy vong, ông yêu cầu Bách Gia theo nghiệp võ, kế tục chủ trương chống nhà Thanh của cha. Hoàng Bách Gia bái Vương Lai Đàm làm thầy, học được các tinh hoa của nội gia, đạt được công phu tinh thâm. Một hôm Hoàng Bách Gia nghe nói có “tiểu anh hùng” Cam Phượng Trì đến vùng, cảm thấy có chút tò mò, bèn tìm đến nhà trọ hỏi thăm, vừa hay gặp được Cam Phượng Trì, sau một bài thử sức, Bách Gia liền nhận Phượng Trì là đệ tử, truyền thụ cho ông các võ thuật của nội gia quyền. Sau ba năm, Hoàng Bách Gia gọi Cam Phượng Trì đến bên nói rằng: “ Toàn bộ bản lĩnh của lão phu đều đã truyền hết cho trò rồi, từ hôm nay, hãy đến Đại Phượng Sơn cách huyện này 80 dặm, quy tụ anh hào các nơi, hãy làm một vị thầy nhân nghĩa, người học võ nghệ phải vì dân mà trượng nghĩa hành hiệp, hãy gây dựng một sự nghiệp kinh thiên động địa ở nơi đó ”. Cam Phượng Trì sau này lại bái Nhất Niệm hòa thượng làm thầy để học quyền pháp Thiếu Lâm, đồng thời bắt đầu sự nghiệp trượng nghĩa hành hiệp, truyền kỳ thế sự của ông.
Tương truyền rằng ông từng trợ giúp nữ hiệp Lữ Tứ Nương đột nhập vào cung nhà Thanh để ám sát Ung Chính. Câu chuyện này mặc dù không có căn cứ lịch sử, nhưng cũng chứng tỏ ông có tư tưởng “phản Thanh phò Minh” sâu sắc đến mức nào.
7. Đổng Hải Xuyên – người sáng lập Bát quái chưởng
Đổng Hải Xuyên sinh năm Gia Khánh thời nhà Thanh (1797-1882), người Mễ Gia huyện Văn An tỉnh Hà Bắc, thuở nhỏ thích các loại quyền thuật, thường đến vấn an các vị thầy ở Giang Nam, dưới chân núi Cửu Hoa ông gặp một trang hảo hán đang đi quanh gốc cây, đi ngược rồi lại đi xuôi vòng, mái tóc dựng đứng (biểu hiện của khí huyết thông suốt), bèn hỏi ông đường đi. Vị hảo hán chỉ dẫn ông đến chỗ của sư phụ anh ta là Vân Bàn lão tổ. Từ đó, Đổng Hải Xuyên ở lại nhà của Vân Bàn lão tổ trên núi Cửu Hoa mà học võ nghệ, trải qua mấy mùa xuân hạ, cuối cùng đã học xong; đến khi ông ra đi, sư phụ tặng cho ông hai chiếc trùy và dặn: “ Võ nghệ của con đã thuộc hàng cao thủ trong các cao thủ, nhưng Chuyển chưởng (lúc đó chưa có tên gọi là Bát quái chưởng) vẫn chưa hoàn thiện, con cần phải hoàn thiện và phát triển nó “.
Sau khi xuống núi, Đổng Hải Xuyên đến kinh thành, được người giới thiệu vào làm tạp dịch trong phủ Túc Vương (Đổng Hải Xuyên vào phủ Túc Vương không phải làm thái giám, một là công việc tạp vụ không nhất định chỉ thái giám mới được làm; hai là lúc đó Đổng Hải Xuyên đã thành niên, mà muốn làm thái giám thì thường phải bị hoạn từ nhỏ, nếu không sẽ nguy hiểm đến tính mệnh, huống hồ là người đã trưởng thành. Trong tài liệu về bát quái chưởng hiện nay cũng cho rằng Đổng Hải Xuyên không phải là thái giám).
Trong một lần tỉ thí ở Vương phủ, Đổng Hải Xuyên đá cái bàn từ phía sau ra trước mặt người xem, cứu hộ vệ của Vương phủ là Cát Hồi Hồi (là người dân tộc Hồi, họ là Cát, nên được người ta gọi là Cát Hồi Hồi. Người này tâm địa bất chính, nhưng công lực Thiết Sa chưởng lại rất cao, khi đệ tử của Đổng Hải Xuyên là Mã Duy cùng bàn việc với hắn ta đã bị hắn lén phóng chưởng làm tổn hại vùng eo sau, lúc đó không việc gì, nhưng ba ngày sau thì bị trọng thương không kịp chữa trị nên tử vong. Tất nhiên Cát Hồi Hồi cũng không có kết cục tốt đẹp). Đối thủ từ trên đài rớt xuống (khi người này bị ném đi, đầu chúc xuống đất, may có Đổng đỡ nếu không đã chết rồi), lúc đó Túc Vương mới biết trong phủ còn có cao thủ giấu mặt. Trên võ đài, Đổng Hải Xuyên nhân tiện biểu diễn thêm vài tuyệt chiêu nữa như chưởng bách thạch ma, thiếp tường họa, tuyệt chiêu cuối cùng của ông là chiêu chạy vòng quanh thân cây, càng quay càng nhanh, cuối cùng chân rời khỏi mặt đất, gọi là lăng không bát bộ.
Khi đó Dương Lộ Thiền – danh sư Thái cực quyền cùng tỉ thí với Đổng Hải Xuyên trên võ đài của Vương phủ, trận tỉ thí vô cùng ngoạn mục, cuối cùng không phân thắng bại. Sau này Bát quái chưởng đã được Đổng Hải Xuyên lưu truyền cho hậu thế. Đổng Hải Xuyên sống rất thọ, đến khi sắp lâm chung, nằm trên giường hai tay vẫn múa bài quyền thức cho đến lúc trút hơi thở cuối cùng. Bát quái chưởng lưu truyền khắp trong ngoài nước cho đến tận ngày nay. Các truyền nhân của gia tộc họ Đổng nhiều không đếm xuể, phần mộ của ông hiện đã được rời đến vùng ngoại ô phía tây Bắc Kinh và được trùng tu.
8. Cao thủ võ lâm Đại Đao Vương Ngũ
Võ hiệp danh tiếng chốn kinh thành. Ông tên thật là Vương Chính Nghị, tự là Tử Bân, nguyên quán Thương Châu, Hà Bắc, người dân tộc Hồi. Ông là học trò thứ 5 của Lý Phượng Cương, nên người ta gọi ông là “tiểu ngũ tử”; cũng bởi ông đao pháp điêu luyện, lại là người chính nghĩa cao thượng, nên được mọi người tôn kính mà gọi ông là “Đại Đao Vương Ngũ”. Vương Chính Nghị cả đời hành hiệp trượng nghĩa, ông từng ủng hộ phong trào Duy tân, dẹp loạn cho đất nước, trở thành một trang hào kiệt được người người ca tụng. Trong số 10 đại cao thủ cuối thời nhà Thanh tiếng tăm lưu truyền trong dân gian, tên tuổi của ông ngang hàng với các võ sư như Yến Tử Lý Tam, Hoắc Nguyên Giáp, Hoàng Phi Hồng.
Vương Ngũ xuất thân bần hàn, năm ba tuổi phụ thân lại qua đời vì bệnh. Ông cùng mẫu thân nương tựa vào nhau mà sống, từ rất nhỏ ông đã phải làm mọi việc để kiếm sống, sau này ông bái Tiêu Hòa Thành làm thầy, từ đó đặt nền tảng vững chắc cho sự nghiệp võ thuật của ông.
Võ sư nổi tiếng nhất Thương Châu thời đó là Lý Phượng Cương. Vì muốn nâng cao trình độ võ nghệ, Vương Ngũ rất muốn bái ông làm thầy, nhưng nhiều lần bị từ chối, ông liền quỳ rất lâu trước cửa nhà Lý, một lòng thành khẩn xin được học, Lý Phượng Cương cuối cùng đã cảm động trước tấm lòng đó mà nhận ông làm đệ tử. Vương Ngũ không phụ kỳ vọng của thầy, chỉ mấy năm sau, võ công của ông đã không kém sư phụ. Để rèn luyện ông thành một nhân tài toàn diện, Lý đã giới thiệu ông với sư huynh của mình là Lưu Sĩ Long, cùng nhau hành tẩu giang hồ. Sau mấy năm rèn luyện, Vương Ngũ cáo biệt sư phụ, năm Đồng Trị thứ 10, ông đến Thiên Tân, rồi lại đến Bắc Kinh, ông được người giới thiệu vào làm ở tiêu cục (một tổ chức chuyên bảo vệ an toàn cho người và tài sản).
Năm thứ 3 Quang Tự, nhờ số tài sản tích lũy được, cùng với sự giúp đỡ của bạn bè, Vương Ngũ tự mình đứng ra mở tiêu cục Thuận Nguyên tại phố Bán Bích (khu Sùng Văn), Bắc Kinh (sau đó chuyển đến khu Quảng An). Tiêu cục Thuận Nguyên có phạm vi hoạt động rất lớn, từ Sơn Hải Quan ở phía bắc đến Thanh Giang Phổ, Hoài An, Giang Tô ở phía nam. Ông làm ăn nghiêm chỉnh, thu phí hợp lý, lại là người đạo đức cao thượng nên công việc kinh doanh rất phát đạt, chỉ trong thời gian ngắn đã danh tiếng như cồn.
Vương Ngũ không chỉ được mọi người kính trọng bởi nghề nghiệp của ông mà còn bởi nghĩa cử yêu nước cao đẹp. Sau khi chiến tranh Giáp Ngọ thất bại, Ngự Sử An Duy Tuấn dâng sớ xin nghiêm trị Lực Trần Nghị và Chi Tệ tội bán nước, nhưng lại bị triều đình nhà Thanh giáng chức xuống làm trấn thủ biên cương. Vương Ngũ vì căm phẫn mà đảm trách việc hộ tống An Duy Tuấn đi nhậm chức. Trở về kinh thành, ông bèn mở học đường tại Hương Am Trù, lấy tên là “Phù võ nghĩa học”. Mọi người ai cũng biết chuyện Vương Ngũ kết giao với Đàm Từ Đồng. Vương Ngũ nghĩa hiệp, phóng khoáng, đã cùng Đàm Từ Đồng kết huynh đệ, được Đàm truyền thụ kiếm pháp, hai người từ đó đã kết tình bằng hữu sâu đậm.
Năm 1898, chính biến Mậu Tuất bước vào giai đoạn cao trào, Đàm Từ Đồng nhận chỉ vào kinh, nhậm chức Tứ phẩm quân cơ chương kinh và tham gia vào cuộc chính biến. Thời gian này, Vương Ngũ đảm nhận việc lo ăn ở, đi lại và bảo đảm an toàn cho Đàm Từ Đồng. Sau khi chính biến thất bại, Đàm Từ Đồng để biểu thị quyết tâm biến pháp, thức tỉnh dân chúng, đã cam chịu bị bắt. Vương Vũ biết tin lòng như lửa đốt, thăm dò tin tức các nơi, mua chuộc quan cai ngục, còn liên lạc với các trí sĩ giới võ lâm để bí mật giải thoát cho Đàm, nhưng lại bị Đàm Từ Đồng kiên quyết cự tuyệt. Ngày 27 tháng 9, Đàm Từ Đồng một trong số “6 quân tử trong chính biến Mậu tuất” bị Cương Nghị Giám trảm tại Thái Thị Khẩu ngoài cổng Vũ Môn, Vương Ngũ biết tin đau đớn tột cùng.
Năm 1900, phong trào vận động phản đế ái quốc của Nghĩa Hòa Đoàn khởi phát ở phương bắc. Vương Ngũ phái người tích cực tham gia, cùng kề vai sát cánh với quân của Nghĩa Hòa Đoàn giết người phương tây, công kích các giáo đường. Sau đó cuộc vận động Nghĩa Hòa Đoàn tiến triển bất lợi ông bèn quay về Bắc Kinh, nhưng ở Bắc Kinh một thời gian thì bị mật báo, nơi ở của ông bị liên quân tám nước bao vây, Đại Đao Vương Ngũ đã tự mình nhận trách nhiệm để không liên lụy đến thân nhân, bạn bè, sau đó ông bị quân Đức bắn chết ở Đông Hà Diên ngoài Tiền Môn, khi đó ông 56 tuổi.
Sau khi Vương Ngũ bị giết, đầu của ông bị treo ở ngoài thành, gia đình không cách nào khâm liệm cho ông. Hoắc Nguyên Giáp ở Thiên Tân nghe tin vội đích thân đến, trong đêm tối hạ đầu của Vương Ngũ xuống, mang đi mai táng. Tối hôm đó, Hoắc Nguyên Giáp ở lại trong căn phòng cũ của Vương Ngũ.
9. Cao thủ võ lâm Hoàng Phi Hồng
(Ảnh: Internet)
Cha của ông là Hoàng Kỳ Anh, là một trong “thập hổ Quảng Đông” (Hoàng Phi Hồng lại không phải là một trong thập hổ Quảng Đông, thập hổ Quảng Đông gồm có: Vương Ẩn Lâm, Hoàng Trừng Khả, Tô Hắc Hổ, Hoàng Kỳ Anh, Chu Thái, Đàm Tể Quân, Lê Nhân Siêu, Trần Thiết Chí, Tô Xán, Lương Khôn), Phi Hồng 6 tuổi đã theo cha học võ, 13 tuổi cùng cha biểu diễn võ thuật ngoài phố kiếm tiền, nhận được công phu gia truyền. Sau đó được Lâm Phúc Thành – đệ tử ruột của Thiết Kiều Tam truyền thụ cho thiết tuyến quyền, tuyệt chiêu phi đà, ông cũng học được của Tống Huy Thang vô hình cước, võ nghệ ngày càng tinh thâm, sau đó, Hoàng Phi Hồng theo cha đến Phòng Thiết Quán ở Lạc Thiện Sơn, Quảng Đông để thu nhận đồ đệ truyền thụ võ thuật. Sau khi Hoàng Kỳ Anh qua đời, Hoàng Phi Hồng nối nghiệp của cha trở thành một võ sư, ông là vị thày dạy võ trẻ nhất trong giới võ lâm ở phương nam thời bấy giờ.
Ông từng được đô đốc Ngô Toàn Mỹ, thủ lĩnh quân Hắc kỳ Lưu Vĩnh Phúc mời huấn luyện võ thuật cho quân đội. Tương truyền ông có các tuyện chiêu như song phi đà, tử mẫu đao, La Hán bào, vô hình cước, thiết xuyên quyền, đơn song hổ trảo, cung tự phục hổ quyền, La Hán kim tiền tiêu, tứ tượng tiêu long côn và đao gia đại bá. Vì ông rất thành thạo các tư thế võ của hổ nên trong giới võ lâm ông có biệt hiệu là “Hổ si”. Ngoài ra Hoàng Phi Hồng còn giỏi múa sư tử, nên có danh hiệu là vua sư tử Quảng Đông. Hoàng Phi Hồng được sự trợ giúp của Lâm Thế Vinh và Đặng Tú Quỳnh, đã cùng hai con trai của di cư đến Hồng Kông mở võ đường thu nhận đệ tử, truyền thụ võ nghệ của ông. Ông qua đời năm 1924 ở Hồng Kông.
Hoàng Phi Hồng tung hoành ngang dọc trong giới giang hồ suốt 10 năm, với sự dũng cảm, trí tuệ và các tuyệt chiêu hơn người, ông đã trải qua hàng trăm trận chiến, lập những chiến công hiển hách. Ông trở thành một đại võ sư nổi tiếng trong ngoài nước. Là người võ nghệ cao cường cùng với đạo đức cao thượng, ông chủ trương “người tập võ phải lấy đức làm đầu”, chưa từng ỷ mạnh ức hiếp kẻ yếu, luôn lấy đức để thu phục lòng người. Ông xóa bỏ những chướng ngại trong môn phái, tôn người có tài năng làm thầy, ông cũng gạt bỏ tư tưởng trọng nam kinh nữ, là một trong những người đi tiên phong trong việc truyền thụ võ nghệ cho nữ đệ tử và lập ra đội nữ sư tử. Trong số rất nhiều đệ tử của ông, nam có Lương Khoan, Lâm Thế Vinh, nữ có Mạc Quế Lan, Đặng Tú Quỳnh là những tên tuổi nổi danh nhất thời đó. Những người khác trong pháp môn của ông cũng có danh tiếng khắp Quảng Đông, Quảng Tây, Hồng Kông, Đài Loan, Đông Nam Á. Lúc sinh thời ông luôn phát huy quốc túy của dân tộc, kêu gọi chính nghĩa, đề cao sự dũng cảm, bênh vực kẻ yếu, cứu nhân độ thế, ông đã lưu lại rất nhiều câu chuyện để đời trong giới võ lâm.
10. Cao thủ võ lâm Hoắc Nguyên Giáp
(Ảnh: Internet)
Hoắc Nguyên Giáp (18/1/1868 – 14/9/1910), tự là Tuấn Khanh, nguyên quán ở An Lạc Đồn, Đông Quang, tỉnh Hà Bắc (thuộc Thương Châu), người dân tộc Hán. Ông sống tại thôn Tiểu Nam Hà, Thanh Hải, Thiên Tân (nay thuộc thị trấn Nam Hà, Tây Thanh, Thiên Tân, để kỷ niệm Hoắc Nguyên Giáp – vị võ sư yêu nước nổi tiếng trong ngoài nước này, chính quyền thành phố Thiên Tân đã phê chuẩn từ ngày 18/1/2009 đổi tên thị trấn Nam Hà quê hương ông thành thị trấn Tinh Võ) Năm Quang Tự thứ 27 (1901), một người Nga đến Thiên Tân biểu diễn võ nghệ tại vườn hoa, anh ta đăng quảng cáo trên báo, tự phong mình là đại lực sĩ hàng đầu thế giới, không có địch thủ ở Trung Quốc.
Hoắc Nguyên Giáp nhìn thấy quảng cáo, lại nghe nói tên người Nga này vẫn công khai ăn nói bừa bãi, lăng mạ người Trung Quốc, nên vô cùng phẫn nộ, bèn cùng chủ nhân của Hoài Khánh hội quán Nông Kính Tôn và đệ tử Lưu Chấn Thanh đến vườn hoa, nhìn thấy tên đại lực sỹ người Nga vẫn đang đứng trên võ đài mà tâng bốc mình là “đại lực sỹ hàng đầu thế giới”, “Quốc gia yếu nhược” nếu có người có khả năng thì hãy lên võ đài tỉ thí. Hoắc Nguyên Giáp sao có thể khoanh tay đứng nhìn? Gạt phăng những lời can gián của mọi người, ông nhảy một phát lên võ đài đứng hiên ngang, thẳng thắn nói: “ Ta là kẻ bệnh phu Đông Á Hoắc Nguyên Giáp đây, xin được giao đấu với ngài trên võ đài ”. Lúc này người phiên dịch nói cho tên người Nga kia về lai lịch của Hoắc Nguyên Giáp.
Tên người Nga sau khi nghe uy danh của Hoắc Nguyên Giáp liền không dám ngạo mạn nữa, lập tức mời Hoắc Nguyên Giáp vào hậu đài, ông hỏi tên người Nga: “ Tại sao lại làm nhục Trung Hoa chúng tôi? ” Đồng thời đưa ra ba điều kiện: Một là đăng lại quảng cáo, phải bỏ câu “đệ nhất thế giới” đi; hai là anh ta phải công khai nhận lỗi vì đã nhục mạ Trung Quốc, xin lỗi trước mặt mọi người; nếu không thì là điều kiện thứ ba này: Hoắc sẽ quyết một trận sống mái với anh ta. Rồi ra lệnh cho anh ta quyết định thật nhanh, tên lực sỹ người Nga nào dám tỉ võ, đành phải làm theo hai điều kiện kia, đồng ý đăng báo cải chính và công khai nhận lỗi với người Trung Quốc, sau đó lặng lẽ rời khỏi Thiên Tân.
Năm Tuyên Thống Nguyên (1909), đại lực sĩ người Anh Tonny đăng quảng cáo ở Thượng Hải nhục mạ “bệnh phu Đông Á”. Hoắc nhận lời mời của bạn đến Thượng Hải hẹn ngày tỉ thí. Khiếp sợ trước uy lực của Hoắc Nguyên Giáp, đối phương đề nghị đưa vạn quan tiền ra cá cược, được bạn bè giúp đỡ, ông cũng đồng ý bỏ ra vạn quan tiền. Khi đối phương trì hoãn, Nguyên Giáp đăng quảng cáo trên báo viết: “ Thế giới mỉa mai chúng ta là nước yếu nhược, tôi là một kẻ yếu nhược trong một nước yếu nhược, mong được thử sức với những kẻ mạnh trong thiên hạ ”. “Lời kêu gọi” này đã truyền đến các lực sỹ ở ngoại quốc. Uy danh của Hoắc công khiến Tonny không dám cả gan đến giao đấu nữa, bèn công khai xin lỗi rồi biến mất tăm.
Ngày 1/6/1910, được sự giúp đỡ của các đồng sự trong giới võ lâm như Nông Kính  Tôn, ông đã tổ chức “Trung Quốc tinh võ thể thao hội” (sau đó đổi thành “tinh võ thể dục hội”, một tổ chức võ thuật nhằm hệ thống hóa và phổ biến rộng rãi võ thuật truyền thống Trung Quốc). Tôn Trung Sơn từng ca ngợi Hoắc Nguyên Giáp là “ niềm hi vọng của nước ta, người người không học không được” , ông đã đích thân viết bốn chữ “tinh thần thượng võ” tặng cho Tinh võ thể dục hội, thể hiện sự tín nhiệm của mình trước tinh thần đạo đức cao thượng lưu truyền hậu thế của Hoắc gia quyền. Tháng 9 năm 1910, hội trưởng hội Judo Nhật Bản mang theo hơn 10 cao thủ võ hiệp sang tỉ thí võ nghệ với Hoắc Nguyên Giáp, cuối cùng đều bại trận dưới tay Hoắc. Người Nhật tổ chức tiệc rượu mời Hoắc, trong tiệc rượu thấy Hoắc ho khạc, bèn mời bác sĩ Nhật Bản vào chữa trị, Hoắc công một đời chính trực, không ngờ lại bị trúng độc mà tử vong vào ngày 14 tháng 9. Năm đó ông 42 tuổi.
Sau khi Hoắc Nguyên Giáp tạ thế, các đệ tử của Tinh võ hội khi đó và các nhân sĩ ái quốc trong giới võ thuật đã tổ chức một buổi lễ tưởng niệm long trọng cho ông, tặng ông câu đối “xả thân vì chính nghĩa”, rồi mai táng ông tại vùng ngoại ô phía bắc Thượng Hải. Năm sau, đệ tử của ông Lưu Chấn Thanh rời quan tài ông đến thôn Tiểu Nam Hà. Tinh võ hội Thượng Hải do đệ tử Nguyên Khanh và con trai thứ Đông Các đảm nhận dạy dỗ. Phân hội các nơi tiếp tục phát triển, 10 năm sau, các chi nhánh của tinh võ hội đã phát triển đến 43 vùng trong và ngoài nước, số lượng hội viên lên đến hơn 400.000 người.
Theo NTDTV
Nhã Thi

Đại hiệp Trường Giang cùng thời Hoắc Nguyên Giáp qua đời, thọ 118 tuổi

Hồng Thủy (Nguồn China News)
 
(GDVN) - Lã Tử Kiếm sinh ngày 15/10/1893 tại huyện Nghi Xương tỉnh Hồ Bắc. Ông là người cùng thời, danh tiếng ngang ngửa với Tân Môn đại hiệp Hoắc Nguyên Giáp.

Giới truyền thông Trung Quốc hôm nay 23/10 đồng loạt đưa tin, võ sư nổi tiếng môn phái Bát Quái Chưởng của võ thuật Trung Hoa Lã Tử Kiếm với biệt danh đại hiệp Trường Giang đã qua đời tại Trùng Khánh ngày 21/10, thọ 118 tuổi.

Lã Tử Kiếm qua đời ở tuổi 118, dáng vẻ tiên phong đạo cốt, danh sư võ lâm Trung Hoa

Sáng nay khi phóng viên các báo đến đưa tin, Liên Hoa Đường, Vĩnh Sinh hội quán là nơi đại hiệp Trường Giang thu nhận môn đệ, đào tạo võ sinh đã trang hoàng xong để chuẩn bị cử hành tang lễ, đón tiếp các phái đoàn môn nhân đệ tử trong và ngoài Trung Quốc về viếng.

Lã Tử Kiếm sinh ngày 15/10/1893 tại huyện Nghi Xương tỉnh Hồ Bắc. Ông là người cùng thời, danh tiếng ngang ngửa với Tân Môn đại hiệp Hoắc Nguyên Giáp, Quan Đông đại hiệp Đỗ Tâm Ngũ được biết đến khá nhiều qua các tiểu thuyết và phim kiếm hiệp Trung Hoa.

Là một võ sư nổi tiếng, đại hiệp Trường Giang sống vắt qua 3 thế kỷ hết sức khỏe mạnh và mẫn tiệp. Ông yêu thích võ thuật từ nhỏ, đã từng bái Giang Anh làm thầy và học võ tại Quốc Y học đường ở Hồ Bắc. Năm 18 tuổi Lã Tử Kiếm tìm tới Bắc Kinh bái Lý Trường Diệp là trưởng môn phái Bát Quái Chưởng làm thầy.

Tang lễ ông được cử hành tại Trùng Khánh

Sau khi học xong tuyệt kỹ này, Lã Tử Kiếm lại tiếp tục hành trình tầm sư học đạo. Ông đã học qua các võ sư nổi tiếng nhất đương thời như Đinh Thế Vinh với hình ý quyền, trường quyền của Lý Quốc Thao ở Trùng Khánh.

Theo cuốn hồi ký của vị võ sư này lưu lại, ông đã từng có thời gian cùng với Hoắc Nguyên Giáp phát động phong trào chống quân đội Nhật Bản xâm lược.

Hồng Thủy (Nguồn China News)

 

 

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét