Thứ Sáu, 23 tháng 1, 2015

CÂU CHUYỆN TÌNH BÁO 32

(ĐC sưu tầm trên NET)

Khổ như tình báo Ấn Độ

(An ninh quốc tế) - Cơ quan an ninh, tình báo hàng đầu của Ấn Độ đang xoay xở chống mối đe dọa khủng bố trong điều kiện thiếu thốn trăm bề.
    Nhân viên NIA tại hiện trường một vụ đánh bom ở New Delhi - Ảnh: The Indian Century
    Nhân viên NIA tại hiện trường một vụ đánh bom ở New Delhi - Ảnh: The Indian Century
    Theo Reuters hôm qua 9.11, giới chức Ấn Độ thông báo đã bắt giữ một phụ nữ 36 tuổi với cáo buộc dính líu tới ý đồ của nhóm vũ trang Jamaat-ul-Mujahideen Bangladesh (JMB) muốn ám sát Thủ tướng Sheikh Hasina của nước láng giềng Bangladesh và tiến hành đảo chính ở nước này. Âm mưu nói trên bị phanh phui sau khi 2 thành viên JMB thiệt mạng trong một vụ nổ, nghi là tai nạn trong lúc chế bom, ở bang Tây Bengal, miền đông Ấn Độ, hồi tháng 10. Sau vụ nổ, Cơ quan điều tra quốc gia Ấn Độ (NIA) lập tức vào cuộc và phát hiện nhiều phần tử JMB ẩn náu tại Ấn Độ để lên kế hoạch tấn công Bangladesh. Hiện NIA đang ra sức truy lùng khoảng 10 thành viên cấp cao của nhóm này trên lãnh thổ Ấn. Tuy nhiên, công việc của họ đang gặp rất nhiều khó khăn khi NIA vừa phải đối phó JMB, al-Qaeda, khủng bố Hồi giáo từ Pakistan và cả tổ chức IS trong tình trạng ngay đến xe cộ cũng không có mà đi.
    Trên răng dưới dép
    Theo Reuters, NIA được thành lập năm 2009 sau vụ khủng bố kinh hoàng ở Mumbai làm 166 người chết do nhóm Hồi giáo Lashkar-e-Taiba ở Pakistan gây ra hồi tháng 11.2008. Cơ quan này có chức năng và hoạt động tương tự Cơ quan an ninh quốc gia Mỹ (NSA), chuyên điều tra các nguy cơ khủng bố đe dọa an ninh quốc gia. Tuy nhiên, trong khi đồng nghiệp Mỹ và nhiều nước khác được trang bị tận răng với các món “đồ chơi” công nghệ cao thì các điệp viên Ấn Độ gần như “trên răng dưới dép”. Đơn cử trong vụ nổ ở Tây Bengal, ngay sau khi nhận được tin, đội điều tra viên của NIA lập tức… gọi taxi đến hiện trường vì cơ quan không có đủ xe. Thậm chí, họ còn phải thuê các công ty tin học bên ngoài giải mã một máy tính thu được từ hiện trường. Ngoài ra, NIA hiện không có quan chức chuyên về giám sát mạng, chuyên gia chất nổ hoặc truy tìm nguồn gốc hóa chất.
    Hồi mới thành lập, NIA còn không có trụ sở riêng mà phải đặt bản doanh tại khách sạn Centaur ở thủ đô New Delhi, vốn từng bị website tư vấn du lịch nổi tiếng TripAdvisor gán mác là khách sạn dơ nhất ở Ấn Độ trong 3 năm liên tiếp. Chịu không thấu, NIA chuyển tới một trung tâm thương mại ở ngoại ô New Delhi và mãi đến năm ngoái, cơ quan này mới được phân một tòa nhà gần trụ sở quốc hội. Theo Reuters, mang trọng trách rất lớn nhưng ngân sách hoạt động hằng năm của NIA chỉ vào khoảng 16 triệu USD, bằng 0,5% ngân sách dành cho cơ quan tương tự của Mỹ. Các lãnh đạo NIA đang ra sức thúc giục chính phủ cho tăng gấp đôi nhân sự, tuyển thêm chuyên gia và lập một trung tâm quốc gia đào tạo quan chức chống khủng bố, nhưng vẫn chưa nhận được phản hồi, Reuters dẫn lời một số quan chức New Delhi cho biết.
    Mạnh ai nấy làm
    Ngoài NIA, Ấn Độ có nhiều cơ quan điều tra và tình báo khác. Tuy nhiên, giới chức nước này thừa nhận giữa các đơn vị vẫn tồn tại một sự ganh đua ngầm và họ không sẵn sàng chia sẻ thông tin cho nhau. Các thời chính phủ Ấn nhiều lần tuyên bố sẽ tái cấu trúc lực lượng tình báo – an ninh và cải thiện mạng lưới liên lạc giữa họ nhưng đến nay vẫn chưa có gì thay đổi. Theo Reuters, chính phủ Ấn Độ trước đây từng có ý định nâng cấp NIA thành trung tâm chống khủng bố quốc gia, có thẩm quyền cao hơn các cơ quan khác và có thể tiếp cận tất cả dữ liệu tình báo. Tuy nhiên, kế hoạch này vấp phải sự phản đối từ chính quyền các bang do lo ngại quyền lực tập trung về tay trung ương.
    Hiện nay, NIA vẫn phụ thuộc một phần vào cảnh sát địa phương, vốn bị đánh giá là thiếu năng lực, thiếu thông tin và quan liêu, trong việc thu thập thông tin tình báo. Theo Reuters, khi bắt một nghi phạm, cảnh sát địa phương Ấn Độ rất khó khăn trong việc xác định đó có phải là đối tượng bị truy nã toàn quốc hay không. Từ đó mới dẫn đến vụ cách đây gần 5 năm, cảnh sát bang Tây Bengal bắt giam một người tên Yasin Bhatkal trong nhiều tháng trời vì nghi vấn lưu hành tiền giả mà không hề biết rằng đây là thủ lĩnh nhóm vũ trang cực đoan khét tiếng Indian Mujahideen. Cuối cùng, kẻ đứng sau hàng loạt vụ đánh bom kinh hoàng này cũng được thả và đến năm 2013 mới bị NIA bắt lại khi đang lẩn trốn gần biên giới với Nepal. Nhằm khắc phục tình trạng trên, chính phủ Ấn Độ đang xây dựng hệ thống dữ liệu máy tính quốc gia kết nối với 14.000 đồn cảnh sát trên cả nước. Hệ thống được kỳ vọng sẽ lần đầu tiên mang lại cho cảnh sát địa phương khả năng kiểm tra lý lịch của nghi phạm dựa trên vân tay hoặc công nghệ quét tròng mắt.
    Không biết gì cả
    Hiện nay, giới chức an ninh Ấn Độ đang vô cùng lo ngại về nguy cơ IS và chi nhánh mới của al-Qaeda ở tiểu lục địa Ấn Độ chiêu dụ công dân nước này. Một số quan chức Ấn Độ tiết lộ với Reuters rằng kể từ khi lên nắm quyền hồi tháng 5, Thủ tướng Narendra Modi tập trung đẩy mạnh giám sát các đối tượng Hồi giáo có xu hướng cực đoan, và cải thiện quan hệ tình báo với Mỹ cùng Israel. Tuy nhiên, khi được đề nghị xác nhận thông tin nói khoảng 150 người Ấn Độ đã gia nhập IS, Giám đốc NIA Sharad Kumar trả lời: “Chúng tôi thật sự không biết gì cả”.
    (Theo Thanh Niên)

    Chuyện tình của những điệp viên lừng danh

    (Xã hội) - Những điệp viên trong mạng lưới tình báo H10- A22 của Vũ Ngọc Nhạ đều là những người đàn ông đẹp trai và đầy tài năng. Trong quá trình hoạt động tình báo, họ hóa thân vào vai những nhân vật tầm cỡ trong chính quyền Sài Gòn. Từ đó bắt đầu những câu chuyện tình lãng mạn và cảm động của họ.Từ chối tình yêu của con gái Bộ trưởng.
    Bạch Tuyết cảm tình và quý mến Lê Hữu Thuý ngay từ buổi ông Bộ trưởng bộ Nội vụ Ngụy là Ngô Văn Nhậm mời anh về nhà mình dùng cơm. Rồi Tuyết si mê say đắm Thuý và yêu anh hết mực. Bố cô, ông Bộ trưởng Ngô Văn Nhậm cũng muốn gả con gái của mình cho Lê Hữu Thuý. Lúc đầu Thuý cũng rất thích Bạch Tuyết, cô vừa xinh, vừa tình tứ, nhưng anh lại xác định mình không thể chung sống với con gái một tên trùm bán nước. Lê Hữu Thuý đã từ chối khéo, nói là mình đã có gia đình.
    Anh về tâm sự với người chỉ huy trực tiếp của mình là Vũ Ngọc Nhạ. Một ngày sau Vũ Ngọc Nhạ gặp lại Lê Hữu Thuý và nói: “Mình có cô bạn đang học ở Nha Trang, gia đình là cơ sở của ta. Mình sẽ thuyết phục cô ấy giả làm vợ cậu và xin một tờ giấy hôn thú để hợp lý hoá cho cậu được không? Lê Hữu Thuý thấy Vũ Ngọc Nhạ giúp mình cách xử lý đó rất hợp lý, anh đồng ý ngay.
     Chuyện tình của những điệp viên lừng danh - Ảnh 1
    Ông Vũ Ngọc Nhạ (bên phải) và Thủ tướng Phạm Văn Đồng.
    Sau một thời gian Lê Hữu Thuý từ chối Bạch Tuyết, ông Bộ trưởng Ngô Văn Nhậm gợi ý Thuý (lúc đó làm phụ tá cho ông Nhậm) đưa vợ con đến nhiệm sở để “trình diện”. Một tình huống cấp bách, Lê Hữu Thuý đành phải nhờ Vũ Ngọc Nhạ dẫn đường để ông đi Nha Trang đón “vợ” do tổ chức sắp xếp có tên trong tờ giấy hôn thú về Sài Gòn. Người vợ xa lạ ấy ông chưa hề gặp mặt tên là Ngô Thị Như.
    Lê Hữu Thúy tưởng chỉ đưa “vợ” về trình diện ông Bộ trưởng để có cớ từ chối con gái ông ta, ngờ đâu khi gặp Ngô Thị Như thì bỗng tình yêu bùng cháy. Ngô Thị Như đẹp không thua gì nàng Bạch Tuyết, lại hiền dịu, đoan trang và là đối tượng cảm tình của cách mạng. Lê Hữu Thúy mê Ngô Thị Như và say đắm cô thật sự. Thế là từ đó Ngô Thị Như trở thành người vợ thật của Hữu Thúy, son sắt, thuỷ chung đi suốt chặng đường gian lao cực nhọc cùng ông cho đến tận phút cuối đời.
    Bà Như kể: “Tôi nhận lời ký vào tờ hôn thú để giúp anh Thuý thoát không phải làm con rể ông Bộ trưởng Ngô Văn Nhậm. Nào ngờ anh lại thương yêu tôi, có lẽ do số trời”. Bốn năm sau, năm 1959, Lê Hữu Thuý bị bắt cóc, khi đó ông đang làm chủ tờ báo “Sinh lực Sài Gòn”. Chúng nghi ngờ ông có liên quan đến nhóm Cộng sản Vũ Ngọc Nhạ. ông Nhạ cùng một số anh em trong mạng lưới bị bắt trước đó gần một năm. Chúng đưa tất cả ra giam tại toà Khâm Huế.
    Khi Ngô Thị Như chấp nhận làm vợ Lê Hữu Thuý, bà biết con đường ông đang đi là rất nguy hiểm. Bà hiểu công việc của ông và sẵn sàng chia sẻ cùng ông. Tháng 2/1960, Ngô Thị Như bồng bế ba đứa con nhỏ ra Huế để nuôi chồng trong tù. Cuộc sống những năm tháng ở tù thật cơ cực. Nhà lao chỉ chia hai xuất cơm cho người lớn, ông bà phải xẻ ra cho ba đứa con, nên cả nhà thường bị đói khát. Đói khổ, nhưng có ông ở bên, bà vẫn cảm thấy hạnh phúc. Thời gian ở trong tù, bà đã sinh cho ông thêm một đứa con nữa.
    Những người vợ tuyệt vời
    Ông Vũ Hữu Duật, nguyên Thị ủy viên Thái Bình, một đường dây quan trọng của Vũ Ngọc Nhạ trong Phủ Tổng thống. Nhớ lại năm tháng hoạt động trong lòng địch, ông nói: “Khi tôi lên làm Phó Chủ tịch đảng dân chủ, đảng của ông Thiệu, mọi người cứ tưởng gia đình tôi giàu có lắm. Nhưng thực tế có phải vậy đâu. Tám đứa con tôi ăn học, khôn lớn toàn do vợ tôi lo. Bà ấy buôn bán, xoay xở nuôi con. Hai lần tôi vào tù thì bà ấy đều theo nuôi tôi trong tù. Tôi hoàn thành được nhiệm vụ đặc biệt, có công rất lớn của bà ấy”.
     Chuyện tình của những điệp viên lừng danh - Ảnh 2
    Ông Vũ Hữu Duật.
    Ông Vũ Hữu Duật nói tiếp: “Khi tôi lên đường làm nhiệm vụ đặc biệt, cũng là lúc nhà tôi bồng con rời miền Bắc theo tôi vào Nam. Suốt 20 năm bà ấy cam chịu tiếng xấu là đi theo một tên phản bội. Ngày đó ở Minh Châu, Thái Bình quê tôi, người ta gọi tôi là tên đào ngũ, bỏ Đảng chạy theo giặc vào Nam”.
    Bà Phạm Kim Chi, vợ ông Duật kể: Tháng 8/1954, bà cùng gia đình ông Vũ Ngọc Nhạ lên chuyến tàu di cư vào Nam. ông Nhạ do tổ chức bố trí đóng vai một trung uý Ngụy. Trên tàu có chừng hơn chục tên lính Pháp, trong đó có tên quan hai, người dong dỏng cao, mắt sâu, vận quần áo kaki trắng đi lại khoác vai ông Nhạ vẻ thân thiện. Hình như ông Nhạ đã làm quen với tên quan hai này từ trước.
     Chuyện tình của những điệp viên lừng danh - Ảnh 3
    Lúc ấy bà đang lục tìm chiếc khăn mặt để lau cho đứa con nhỏ. Nhưng bà lại nhầm túi của ông Nhạ. Bà lôi trong túi ra một lá cờ đỏ sao vàng. Rất may tên quan hai người Pháp và những người chung quanh chưa kịp nhìn thấy. Bà nhét vội lá cờ vào túi. Trước lúc tàu chạy, bọn mật vụ đi kiểm tra, lục soát và ngó mặt từng người. Bà Chi đổi chiếc túi cho ông Nhạ, rồi ôm chiếc túi có lá cờ và bế thằng con áp vào để che mắt địch. Lá cờ được mang vào miền Nam an toàn.
    Sau này hỏi ông Nhạ, bà Chi mới biết, lá cờ đỏ sao vàng ngày ấy rất thiêng liêng. ở miền Nam ngày đó, chỉ có cờ ba sọc của Mỹ và cờ của chế độ Ngô Đình Diệm. Vì phải xa miền Bắc, nên ông Nhạ mang theo lá cờ để đỡ nhớ. Còn một lý do nữa, ông bảo lá cờ là biểu tượng của Tổ quốc, của Đảng, mang theo để nung nấu ý chí vươn lên. Vì thế ông đã bất chấp nguy hiểm khi mang theo lá cờ”. Chúng tôi hỏi bà Chi: “Bà cũng không sợ khi nhận chiếc túi có lá cờ?”. Bà Chi nói: “Tôi có gặp nguy hiểm cũng không bằng ông Nhạ bị bắt. Vì ông đang đi làm nhiệm vụ đặc biệt cùng chồng tôi”.
    Bà Nguyễn Thị Nhẫn, vợ ông Vũ Ngọc Nhạ tâm sự: “Hơn 20 năm, ông Nhạ ngày ngày sống bên cạnh kẻ thù, cũng là 20 năm tôi phấp phỏng không yên. Tôi không lo tính mạng của mình mà lo cho chồng, cho con, lo cho bố mẹ, những người vì bà mà suốt đời phải mang tiếng, khổ nhục”. Tháng 8/1954, cô Nhẫn 20 tuổi xinh đẹp nhất làng Cọi Khê, bế con theo chồng di cư vào Nam và bị kết tội là theo giặc. ở quê bố mẹ, anh, em, họ hàng đều liên lụy. Bố chồng Nhẫn bị quản thúc. Bố đẻ Nhẫn vật vã đau khổ vì con… rồi qua đời.
    Nguyễn Thị Nhẫn theo chồng vào Sài Gòn, nhưng đâu sung sướng gì. Hàng ngày từ sớm tinh sương đến tận tối mịt bà phải chạy chợ nuôi đàn con nhỏ cho chồng đi hoạt động cách mạng. Cuộc sống cực nhọc, lam lũ quanh năm mà vẫn túng thiếu. Bà kể, tính đến nay đã hơn 40 năm bà chạy chợ bán tương cà mắm muối. Bà mới nghỉ mấy năm nay vì tuổi cao sức yếu. Thời chồng bà làm cố vấn cho Ngô Đình Diệm, rồi làm cố vấn cho Nguyễn Văn Thiệu, nhưng cuộc sống gia đình vẫn chủ yếu do bà buôn bán, chạy chợ.
    Năm 1962, bà Trần Lệ Xuân, vợ Ngô Đình Nhu thấy gia đình ông Nhạ quá nghèo liền sang phòng làm việc của ông Nhạ, và nói: “Anh làm cố vấn cho Chính phủ Quốc gia mà để vợ con suốt ngày phơi mặt ngoài chợ…”.
    Đốt tài liệu mật của địch ngay giữa trại giam
    Một lần, lợi dụng tình hình ở Huế hỗn loạn, bọn địch hoang mang bỏ chạy, Lê Hữu Thuý đã lục soát tìm được một số tài liệu mật mà địch nắm được về quân ta. ông mang về phòng giam đưa cho vợ là Ngô Thị Như xử lý. Bà Như và đứa con gái lớn ngồi đốt từng tờ, đốt gần hết đống tài liệu thì bọn mật thám phát hiện ra. Sau đó, ông Thuý bị kết án thêm 3 năm tù giam vì tội thủ tiêu tài liệu. Nhưng ông bà rất vui vì những bí mật của đồng đội được bảo đảm an toàn.
    (Theo Đời Sống Pháp Luật)

    Tướng Vũ Ngọc Nhạ kể về “Vụ án chính trị rúng động Sài Gòn”

    (An ninh quốc gia) - Sau một thời gian hoạt động, mạng lưới tình báo A22 do điệp viên Vũ Ngọc Nhạ tổ chức và lãnh đạo đã thu được nhiều tin tức tuyệt mật. Nhưng sau đó, mật vụ của Tổng nha cảnh sát Ngụy và CIA đã bí mật theo dõi, cả mạng lưới đã bị lộ.
    Phiên tòa xét xử họ làm rúng động chính giới và cả Sài Gòn lúc bấy giờ. Vụ án của họ được báo chí miền Nam thời đó đưa tin rầm rộ, với những cái tít gây choáng cho bạn đọc như: “Vụ án chính trị thế kỷ”, “Vụ án gián điệp lớn nhất thời đại”… Sau đó, Vũ Ngọc Nhạ lại tìm vỏ bọc mới, trở lại Sài Gòn, tiếp tục hoạt động.
    Tìm vỏ bọc mới để tiếp tục hoạt động
    Nhà tình báo Vũ Ngọc Nhạ kể: “Thế là ngày 16/7/1969, cả mạng lưới của tôi sa vào tay địch. Bọn mật vụ thuộc Tổng nha cảnh sát Ngụy và bọn CIA trút mọi cực hình đánh đập, tra khảo chúng tôi suốt 3 tháng trời, trước khi chúng đưa ra tòa xét xử”. Khi bắt được Vũ Ngọc Nhạ – một ông cố vấn của Tướng Nguyễn Văn Thiệu – cả Sài Gòn huyên náo, xôn xao. Bởi, phía địch đã phát hiện và tóm được một mạng lưới tình báo quân sự của Việt cộng, nằm ngay trong cơ quan đầu não của chính quyền Việt Nam Cộng hòa.
    Ngày ấy báo chí Sài Gòn đưa tin rùm beng về vụ việc với những hàng tít lớn: “Vụ án gián điệp lớn nhất thời đại”. “Vụ án chính trị của thế kỷ”. Các bị cáo đều là những nhân vật trọng yếu trong Chính phủ Ngụy quyền: Người là cố vấn đặc biệt của Tổng thống, người là cấp Bộ trưởng, người là tham chính văn phòng Bộ chiêu hồi. Vũ Ngọc Nhạ, người bị tố cáo cầm đầu mạng lưới gián điệp, xuất hiện trước tòa với bộ áo trắng, quần đen, cà vạt nâu, miệng luôn luôn tươi cười. ông từ chối luật sư biện hộ cho mình và cũng không tự bào chữa. ông tuyên bố những việc mình đã làm chỉ có lịch sử phán xét.
    Các báo đưa tin về vụ án ông Vũ Ngọc Nhạ.
    Các báo đưa tin về vụ án ông Vũ Ngọc Nhạ.
    Sau vụ án, chúng đưa các ông Vũ Xuân Hòe, Lê Hữu Thúy, Vũ Hữu Duật ra đày ngoài Côn Đảo. Hai ông Vũ Ngọc Nhạ và Huỳnh Văn Trọng bị chúng giam tại Sài Gòn đến đầu năm 1970 mới đưa ra Côn Đảo.
    Trước thắc mắc của tôi: “Làm thế nào từ Côn Đảo, ông lại về Sài Gòn rồi lại vào Dinh Độc Lập tiếp tục hoạt động?”, ông Vũ Ngọc Nhạ cho biết: “Tôi không nghĩ mình bị bắt là hết, mà mỗi lần bị bắt lại phải nghĩ cách tìm một con đường mới, bọc mình một lớp vỏ mới. ở Côn Đảo, cả mạng lưới của chúng tôi bị giam chung một biệt khu, nên anh em bàn nhau rất kỹ về “đường đi, nước bước” sau đó. Chúng tôi nhận mình là lực lượng thứ ba, có cơ hội sẽ hợp pháp hóa để hoạt động. Khi hiệp định Pari được ký kết, năm 1973, tôi và anh Huỳnh Văn Trọng được trao trả tại Lộc Ninh. Cha Hoàng cùng một số linh mục ở Bình An và khối công giáo Phát Diệm đã móc nối đón tôi vào Sài Gòn”.
    Tác giả Minh Chuyên (bên phải) và ông Vũ Hữu Duật.
    Tác giả Minh Chuyên (bên phải) và ông Vũ Hữu Duật.
    Tình huống thót tim
    Có một tình huống xảy ra ở phòng Tổng thống cách đây hơn 40 năm, chợt nhớ lại, Vũ Ngọc Nhạ kể: “Hôm ấy tại cái phòng này, Nguyễn Văn Thiệu tiếp một số quan chức cao cấp của chính quyền Sài Gòn và quan chức người nước ngoài tới làm việc. Tôi có mặt với tư cách cố vấn của Tổng thống Thiệu. Ngồi cạnh tôi là ông Raymond J.de Jaegher – cố vấn của Tổng thống Mỹ Nixơn. ông ta nhìn tôi rất lâu, rồi đột nhiên hỏi: “ông không phải là người Việt Nam?”.
    Tôi giật mình, cố tĩnh tâm để không thay đổi sắc mặt, nhưng mồ hôi toát ra. Tại sao ông ta lại bảo mình không phải là người Việt Nam? Hay ông ta nghĩ người Việt Nam tức là Việt Nam Cộng hòa. Có nghĩa là ông ta bảo mình là Việt Cộng. Hay là mình bị lộ? Tôi chợt nhớ ra Jaegher là người Mỹ gốc Bỉ nhập quốc tịch Mỹ và từng có thời kỳ làm cố vấn cho Tưởng Giới Thạch. Tôi liền buông một câu thăm dò: “ông không phải là người Mỹ”.
    Tôi không ngờ mình đã phóng mũi tên trúng đích. ông Raymond J.de.Jaegher đứng phắt dậy chìa tay bắt tay tôi, nói nhỏ: “ông không phải người Việt Nam. Tôi không phải người Mỹ. Đúng vậy. Nhưng ông đang làm cố vấn cho Chính phủ Việt Nam. Tôi đang làm cố vấn cho Chính phủ Mỹ. Chúng ta sẽ hợp tác chặt chẽ với nhau nghe. Từ đó tôi và Jaegher thường xuyên trao đổi tin tức cho nhau. Tôi đã khai thác được nhiều điều bổ ích từ ông cố vấn mắt xanh này, phục vụ cho công việc của mình”.
    Nỗi oan phải chịu đựng âm thầm
    Thiếu tướng báo Vũ Ngọc Nhạ tâm sự: “Cuộc đời con người ta chẳng được là bao mà gần nửa đời bị nghi oan, nghĩ lại, nhiều khi tôi thấy buồn. Vợ tôi, bà ấy cũng buồn lắm nhưng cũng may cuộc chiến tranh kết thúc, ta giành thắng lợi lớn. Nỗi oan của gia đình tôi được giải tỏa”.
    Nói về giai đoạn oan khuất của gia đình, ông Vũ Ngọc Nhạ chia sẻ: “Tôi là một chiến sỹ quân đội nhập ngũ thời kỳ chống Pháp. Tôi còn nhớ ngày lên đường, cả làng Cọi Khê tiễn chân tôi. Làng Cọi Khê hồi đó, ngày nay là xã Vũ Hội (huyện Vũ Thư, tỉnh Thái Bình). Tôi ra đi trong niềm tự hào của gia đình, của quê hương. Bạn bè cùng lứa hân hoan vui mừng cổ vũ tôi. Tôi hứa với mọi người tôi sẽ phấn đấu trở thành một người chiến sỹ tốt, một anh bộ đội trung thành với quân đội, với nhân dân, sẵn sàng hy sinh vì Tổ quốc.
    Gia đình, họ hàng và bà con làng xóm rất yêu quý tôi và sau này họ cũng tự hào về tôi, người chiến sỹ quân đội đã lập công xuất sắc trong cuộc kháng chiến chống Pháp được đi dự hội nghị Tổng kết chiến tranh du kích toàn quân. Vậy mà, 5 năm sau cuộc đời anh bộ đội trong tôi bị “tiêu tan” trong sự thất vọng của dân làng. Đầu năm 1954, tôi trở về quê hương, mọi người ngạc nhiên sửng sốt. Tôi vận bộ đồ một sỹ quan ngụy, vai đeo lon Trung úy, hông đeo súng ngắn về đưa vợ con ra Hải Phòng xuống tàu há mồm di cư vào Nam… Từ đó trong tâm khảm của mọi người, của dân làng, của bạn bè, tôi là kẻ đào ngũ đi theo giặc. Họ cho là tôi bị người Pháp mua chuộc, tôi là tên phản quốc. Trong mắt dân làng Cọi Khê, vợ tôi cũng là kẻ phản bội đi theo chồng, tức là đi theo giặc.
    Vợ chồng tôi đành cắn răng cam chịu tiếng xấu. Từ đó, gia đình tôi vào sống ở trong Sài Gòn. Nỗi căm giận của dân làng với tên phản bội Tổ quốc trút hết lên bố mẹ tôi. Anh em, họ hàng và những người thân thiết sống ở làng Cọi Khê bị nhục nhã, vì mang tiếng xấu nhà có người đi theo giặc. Gia đình tôi, một gia đình cách mạng, bỗng chốc trở thành một gia đình phản quốc, bị dân làng khinh bỉ, bị chính quyền theo dõi. Quyền sống và quyền lợi của bố mẹ anh em ruột thịt của tôi cơ cực vô cùng. Có lúc bố tôi đã nghĩ đến cái chết vì tôi, vì nhục nhã không chịu nổi”.
    Ông Vũ Ngọc Nhạ kể tiếp: “Nỗi oan ở quê nhà tuy cay đắng đau đớn nhưng được người thân gánh chịu cho vợ chồng tôi. Lần thứ hai, khi tôi đi tù ở Côn Đảo, lúc được tha, nhiều người cũng nghi ngờ. Nỗi oan do người Mỹ bắt tôi lần này, đưa đi tù rồi thả tù cũng thật chua xót. Ngày đó, ở trong tù không tìm được chứng cứ, họ phải thả chúng tôi ra. Nhưng không ít người lại nghi vấn chúng tôi, trắng đen cứ lẫn lộn. Ai thả lưới tình báo A22? Ai cứu họ? Lực lượng phía ta cũng có người đặt vấn đề: Vì sao địch tha tội cho ông Vũ Ngọc Nhạ? Riêng lực lượng công giáo khi đó lại sẵn sàng mở cửa đón chúng tôi về”.
    Chỉ cần thay đổi sắc mặt là bị lộ
    Thiếu tướng Vũ Ngọc Nhạ tâm sự: “Sống với kẻ thù, ngồi cùng bàn làm việc, ăn cùng mâm, suốt ngày nghe chúng chửi Cách mạng, chửi Cộng sản, chỉ cần thay đổi sắc mặt một chút là có thể bị lộ. Thực tế mấy chục năm hoạt động trong lòng địch, tôi đã phải đổi tên đổi họ, mai danh ẩn tích. Đến nỗi gia đình anh em họ hàng làng xóm quê hương tôi tin chắc là tôi đã chết từ lâu. Nhưng cũng có người thì lại nghi ngờ tôi đi theo địch”.

     

    Không có nhận xét nào:

    Đăng nhận xét