Thứ Năm, 3 tháng 2, 2022

TT&HĐ V - 49/i

 
Vật lý lượng tử chứng minh được "cõi âm" tồn tại?
 Lượng tử - "Chúng ta đều nghĩ, cuộc sống chỉ là hoạt động của cácbon và một hỗn hợp các phân tử. Chúng ta chỉ sống một thời gian và sau đó thối rữa vào đất", trích tuyên bố của ông Lanza trên website của mình. Theo ông Lanza, là con người, chúng ta đều tin vào cái chết vì "chúng ta được dạy ai cũng sẽ chết", hay cụ thể hơn là, nhận thức của chúng ta gắn sự sống với cơ thể, trong khi cơ thể chắc chắn sẽ chết. Tuy nhiên, thuyết biocentrism của ông Lanza coi cái chết có thể không phải là dấu chấm hết như chúng ta nghĩ.

PHẦN V:     THỐNG NHẤT 
"Khoa học là một sức mạnh trí tuệ lớn nhất, nó dốc hết sức vào việc phá vỡ xiềng xích thần bí đang cầm cố chúng ta."
Gorky 
 
"Mỗi một thành tựu lớn của nhà khoa học chính là xuất phát từ những ảo tưởng táo bạo". 
JohnDewey
"Chân lý chỉ có một, nó không nằm trong tôn giáo, mà nằm trong khoa học."
Leonardo da Vinci
 
"Cái khó hiểu nhất chính là hiểu được thế giới" 
Albert Einstein
 "Có hai cách để sống trên đời: một là xem như không có phép lạ nào cả, hai là xem tất cả đều là phép lạ".
Albert Einstein
      
“Chính qua cuộc đấu tranh nhằm thống nhất một cách hợp lý cái đa dạng mà đã đạt được những thành công lớn nhất, dù rằng chính ý đồ đó có thể gây ra những nguy cơ lớn nhất để trở thành con mồi của ảo vọng”.
Albert Einstein


“Người nhìn thấy cái đa dạng mà không thấy cái đồng nhất thì cứ trôi lăn trong cõi chết”.

Upanishad       


  CHƯƠNG X (XXXXIX): LỜI "LẢM NHẢM" SAU CÙNG
 
“Điều gì đã thổi sức sống vào các phương trình và làm cho chúng có thể mô tả Vũ Trụ?”
Stephen Hawking

“Không có thiên tài nào mà không pha lẫn sự điên rồ trong đó”
Arixtốt

“Thiên tài khác ngu ngốc ở chỗ thiên tài có giới hạn”
A. Anhxtanh

“Nếu thực tại không tương đồng với lý thuyết, hãy thay đổi thực tại”
A. Anhxtanh

“Có thật nhiều thứ để tìm hiểu, nhưng cũng thật ít thứ đã được tìm hiểu thấu đáo”
Robert A. Heinlein

“Từ Vũ Trụ, tôi không còn nhìn thấy biên giới các quốc gia! Trái đất xanh một màu xanh vĩnh cửu”. Gagarin

“...Đặt cược cho một vũ trụ duy nhất và sự tồn tại của một nguyên lý sáng tạo chịu trách nhiệm cho việc điều chỉnh Vũ Trụ một cách vô cùng chính xác... Nguyên lý này không đại diện bởi một vị Chúa rậm râu; đó là một nguyên lý phiếm thần biểu hiện qua các định luật của tự nhiên.”
Trịnh Xuân Thuận

“Chắc chắn rằng, tựa như tình cảm tôn giáo, niềm tin rằng thế giới là lý tính, hay ít nhất là có thể hiểu được, chính là cơ sở của mọi công trình khoa học. Niềm tin này tạo nên quan niệm của tôi về Chúa. Đó là quan niệm của Spinoza”. 
Albert Einstein

"Có một thứ chúng ta thấy ngay từ khi chào đời và hầu như thường xuyên trong cuộc đời, nhưng chúng ta vẫn tưởng là chưa từng thấy, đó là không gian. Có một thứ chúng ta tưởng thực sự tồn tại như dòng trôi cuốn chúng ta đi nhưng không biết trôi về đâu, đó là thời gian. Ngày nay, chưa ai nhận thức được hoặc nhận thức vẫn sai lầm về chúng. Chỉ khi nào loài người nhận thức chính xác và cặn kẽ hai thứ thiết yếu ấy, thì nhiệm vụ khoa học của loài người mới có cơ may hoàn thành".
TC
 
"Sau nhiều năm nghiền ngẫm, ở chặng cuối cuộc đời tôi mới ngộ ra: Vũ Trụ không hỗn độn như chúng ta tưởng mà là một khối gắn kết thống nhất vĩ đại, không phải vì phục tùng ý Chúa (làm gì có Chúa!) mà vì chính bản thân nó: Tồn Tại. Vạn vật trong lòng nó luôn vận động để tránh Hư Vô, nghĩa là vận động cho nó và vì nó, luôn tự giác răm rắp tuân theo một nguyên lý chung nhất và duy nhất: nguyên lý Tự Nhiên". 
 NTT

""Của dân,do dân và vì dân" là nguyên tắc cơ bản của mọi nhà nước trong việc duy trì và bảo toàn xã hội chứ không phải sở hữu riêng của NNVN". 
NTT



 

(Tiếp theo)
 

Giả sử xét một hệ cô lập chứa bức xạ có thể tích không đổi dưới bất cứ tác động nào. Nếu số lượng bức xạ là không đáng kể thì coi như không có rối loạn. Một dòng ánh sáng lan truyền từ Mặt Trời nóng bỏng đến Trái Đất có chứa nhiệt lượng không? Có thể có nhưng không đáng kể. Vì trong suốt quãng đường lan truyền không có vật cản, do qui luật truyền thẳng của ánh sáng, các sóng điện từ làm rối loạn lẫn nhau không đáng kể, suy ra dòng ánh sáng ấy hầu như không có nhiệt lượng, nhiệt độ và sự truyền nhiệt. Chỉ đến khi vào vùng khí quyển Trái Đất, gặp vật cản, dòng ánh sáng ấy mới phần nào phục hồi nhiệt lượng, nhiệt độ và sự truyền nhiệt.
Lan truyền tự nhiên của một bức xạ điện từ trong chân không là truyền thẳng với tốc độ không đổi c. Khi bị ngăn chặn hay cản trở thì để vẫn đảm bảo được yêu cầu ngặt nghèo về chuyển hóa KG, bức xạ điện từ đó phải thay đổi hướng truyền nhưng tốc độ vẫn không đổi. Trong hệ cô lập chứa bức xạ, do có sự ngăn chặn của mặt cách ly hệ cô lập với môi trường ngoài cũng như sự cản trở lẫn nhau giữa các bức xạ nên mọi bức xạ đều phải thay đổi hướng truyền sau một khoảng thời gian nhất định. Có thể thấy, số lượng các hướng truyền bức xạ khác nhau tại một thời điểm chính là đặc trưng cho mức độ rối loạn bức xạ trong hệ tại thời điểm ấy. Số lượng các hướng truyền khác nhau tại một thời điểm lại phụ thuộc vào lượng bức xạ hiện diện trong hệ. Nếu trong hệ cô lập đang xét chỉ có hai hoặc một số lượng không đáng kể so với thể tích của hệ (nghĩa là mật độ bức xạ trong đó có thể là bằng 0) thì coi như không có sự rối loạn bức xạ trong đó. Chúng ta cho rằng chỉ khi mật độ bức xạ trong hệ đạt đến giá trị làm xuất hiện thường xuyên sự cản trở lẫn nhau gây ra thay đổi hướng truyền giữa các bức xạ thì lúc đó sự rối loạn bức xạ mới trở nên nổi trội, và thể hiện ra trong Vũ Trụ vĩ mô dưới hình thức nhiệt độ cũng rõ rệt hơn. Điều đó cũng cho thấy hiện tượng rối loạn bức xạ dẫn đến hiện tượng tăng giảm nhiệt độ là có tính thống kê, và phụ thuộc hoàn toàn vào giá trị mật độ bức xạ.
Vì đã giả định là thể tích của hệ cô lập đang xét luôn không đổi trong mọi trường hợp nên muốn cho nhiệt độ của hệ tăng lên thì phải tăng giá trị mật độ. Muốn tăng mật độ bức xạ trong hệ thì chỉ có cách duy nhất là “nạp thêm” bức xạ từ môi trường ngoài, nghĩa là theo quan niệm hiện nay, phải “cấp thêm” nhiệt (nghĩa là sự rối loạn bức xạ điện từ) cho hệ.
Điều kiện tiên quyết và cũng là cách duy nhất để cấp được thêm nhiệt cho hệ là phải làm cho môi trường ngoài có nhiệt độ cao hơn nhiệt độ của hệ, nói đúng hơn là làm cho mức độ rối loạn bức xạ của môi trường chứa hệ cao hơn của hệ. Như vậy, quá trình “truyền” nhiệt cho hệ từ môi trường ngoài là quá trình các bức xạ điện từ từ môi trường ngoài xâm nhập vào hệ (làm tăng khối lượng của hệ!). Quá trình đó có khuynh hướng làm cho nhiệt độ bức xạ (cũng chính là mức độ rối loạn bức xạ) của môi trường ngoài giảm xuống, đồng thời làm cho mật độ bức xạ (cũng chính là mức độ rối loạn bức xạ) trong hệ tăng lên, thể hiện ra dưới hình thức theo qui ước dựa trên cơ sở cảm giác nóng – lạnh của con người là nhiệt độ tăng.
Theo nhiệt học, trong tự nhiên có nhiều cách thức truyền nhiệt từ vật này sang vật khác, từ môi trường này sang môi trường khác. Ở một chừng mực nào đó, quan niệm như thế cũng được, nhưng rốt ráo hơn, phải cho rằng, vì nhiệt là sự thể hiện sự vận động rối loạn ở mức độ nào đó của một lượng tập hợp bức xạ điện từ nào đó, phản ánh vào thế giới hiện thực của con người và thông qua cảm thức của con người, nghĩa là sự tồn tại của nhiệt như một lượng năng lượng đặc biệt (nhiệt lượng) chỉ mang tính ảo, là một tồn tại ảo, tương tự như “lượng thời gian”, cho nên về thực chất, không hề có sự truyền nhiệt nào xảy ra trong thực tại khách quan cả, mà chỉ có sự “truyền” rối loạn bức xạ điện từ thông qua con đường thu – phát và tương tác bức xạ điện từ. Khi nói, truyền cho hệ nhiệt động thêm một nhiệt lượng từ môi trường ngoài thì chúng ta nên hiểu rằng bằng cách nào đó phải làm cho mức độ rối loạn bức xạ (ở một góc độ khác là mật độ bức xạ) cao hơn mức độ rối loạn bức xạ của nội tại hệ nhiệt động để tạo điều kiện cho một lượng bức xạ điện từ của môi trường ngoài có thể thâm nhập vào hệ nhiệt động. Khi đã nhận thêm được một lượng bức xạ điện từ từ môi trường ngoài thì mật độ bức xạ trong hệ cô lập tăng lên, kéo theo sự tăng của mức độ rối loạn bức xạ và do đó mà nhiệt độ của hệ cô lập cũng tăng. Từ đây, chúng ta có thêm một suy đoán nữa, rằng, nhiệt độ, xét cho cùng, là thể hiện mức độ cao thấp về động năng trung bình (dẫn đến mức rối loạn nội tại) của hệ. Theo nguyên lý ưu tiên lựa chọn hướng trong chuyển hóa KG (từ vùng có mật độ năng lượng cao đến vùng có mật độ năng lượng thấp), nghĩa là muốn truyền nhiệt cho một vật từ môi trường, thì nhiệt độ của môi trường phải lớn hơn của vật.
Chúng ta hy vọng rằng, với quan niệm trên về sự truyền nhiệt, có thể giải thích thấu đáo hơn và nhất quán hơn nhiều hiện tượng về nhiệt mà không làm xuất hiện mâu thuẫn nội tại như cách giải thích của nhiệt học, thậm chí cả những hiện tượng về nhiệt mà cho đến nay, nhiệt học vẫn bất lực, không lý giải được.
Chẳng hạn, theo quan niệm ngày nay, nhiệt là một dạng đặc biệt của năng lượng. Sở dĩ môi trường Trái Đất có được nhiệt độ đủ cao để sinh vật xuất hiện và sống còn được là nhờ nhận được liên tục và đều đặn nhiệt từ Mặt Trời qua “con đường” gọi là bức xạ nhiệt. Theo định nghĩa, bức xạ nhiệt là hiện tượng nhiệt được truyền đi thông qua sự bức xạ năng lượng điện từ. Định nghĩa như thế sẽ dẫn đến nhận thức: năng lượng nhiệt và năng lượng bức xạ điện từ độc lập tương đối so với nhau, hoặc năng lượng nhiệt là một bộ phận của năng lượng bức xạ điện từ và bức xạ điện từ đóng vai trò như “vật mang” nhiệt lượng.
Triết học duy tồn chỉ ra rằng tuyệt đối không thể có năng lượng tồn tại tách biệt khỏi vật chất. Nói đến năng lượng thì phải nói đến thực thể. Bởi vì điều kiện tiên quyết của tồn tại là vận động. Một thực thể muốn duy trì tồn tại thì phải vận động và hơn nữa là phải vận động đến “chân tơ kẽ tóc”. Qua nhận thức, năng lượng chính là mặt thể hiện cơ bản nhất, phổ biến nhất của vận động. Nói cách khác, đặc trưng chung nhất của mọi dạng vận động là năng lượng. Một cách tương đối, năng lượng là số đo vận động thể hiện ra ở mức độ nào đó của thực thể trước quan sát và nhận thức. Một vật chuyển động so với một quan sát đứng yên thì vận động của nó được thể hiện ra trước quan sát đó một lượng động năng tùy thuộc vào khối lượng và vận tốc của nó. Nhưng đối với quan sát cũng chuyển động song song và cùng vận tốc với vật thì vận động của vật không thể hiện trước quan sát đó, nghĩa là đối với quan sát đó động năng của vật bằng 0. Vậy cách hiểu thứ nhất theo định nghĩa ở trên về nhiệt lượng là sai lầm.
Thế thì nhiệt lượng được truyền từ Mặt Trời đến Trái Đất là sự thể hiện vận động của thực thể nào? Câu hỏi này sẽ tất yếu dẫn đến cách hiểu thứ hai: nhiệt lượng là một phần vận động nội tại của một lượng bức xạ điện từ.  
Có thể rằng ở tầng thế giới vi mô không có khái niệm về áp suất, nhiệt độ và có thể rằng: sự bức xạ điện từ và hiện tượng bức xạ điện từ từ hệ cô lập (bức xạ của vật đen tuyệt đối) là có cùng qui luật, vì với quan niệm của triết học duy tồn có thể suy ra công thức phóng xạ từ công thức bức xạ của vật đen mà Planck đã thiết lập được.
Nếu động lượng được hiểu như một lượng năng lượng di dời thì thay cho mv, ta viết mc2.v: năng lượng truyền trong trường không gian với vận tốc v; sau một thời gian qui ước t, sẽ đạt một đoạn đường là x nào đó. Nhưng nếu ta hình dung vật có khối lượng m thực ra là một khối tập hợp rời rạc của nhiều phần tử khối lượng nhỏ hơn (hay gọi là lượng tử) được đựng trong một bình có thể tích V (tất nhiên là phải có bình đựng rồi!) như khối nước chẳng hạn, thì mật độ năng lượng của khối ấy là . Bây giờ ta tác động sao cho khối nước chảy với vận tốc v trong một ống có tiết diện S. Rõ ràng năng lượng qua mặt S trong t thời gian phải là:
Đại lượng này chính là công suất nếu nói về thiết bị phát năng lượng (bình) hay có thể gọi là thông lượng nếu nói đến (đường ống) truyền tải: năng lượng qua một bề mặt diện tích: lượng năng lượng được truyền đi trong đơn vị thời gian.
Bức xạ điện từ thực chất là phát những luồng năng lượng mà thành phần là những lượng tử. Ở thế giới siêu vĩ mô, những khái niệm như rắn lỏng, thực thể, vật thể… sẽ không còn ý nghĩa. Nếu bằng phép màu nào đó (chắc chắn phép màu đó phải siêu hơn 72 phép thần thông của Tôn Ngộ Không nhiều!) chui được xuống tầng đó để quan sát, chúng ta sẽ thấy một phong cảnh rất quen thuộc, đó là bầu khí quyển, thấy các luồng gió xoáy lốc, mây bồng bềnh trôi trên nền trời trong xanh, đó đây nổi lên những cơn bão, đôi khi là cả mưa nắng nữa. Vũ Trụ quan sát ở tầng đó tương tự như một bầu khí quyển khổng lồ mà trong đó là những quá trình tích tụ, phân tán, hòa hợp, phân ly, đối lưu… đến bất tận, tuân theo một nguyên lý vĩ đại, duy nhất của Tự Nhiên Tồn Tại: bảo toàn và chuyển hóa KG.
Sự vận động vĩ đại ấy là nhịp nhàng, nhất quán và tuyệt đối thống nhất, qui định đến từng hành vi của từng lượng tử không gian để hành vi của từng lượng tử KG luôn phù hợp với hành vi của toàn Vũ Trụ. Nhưng trái lại, để vận động được, tự nhiên tồn tại lại phải phân định thành những lực lượng tương phản nhau. Vì vậy mà trong Vũ Trụ bao la, xét trong phạm vi cục bộ, địa phương, nhất thời, sẽ lại tất yếu tồn tại nhiễu loạn, hiện hữu những lực lượng “nổi loạn”. Để dẹp những cuộc “nổi loạn” triền miên không bao giờ dứt trong khắp Vũ Trụ, chắc Tạo Hóa sẽ mệt lắm! Nhưng nhờ thế mà ở thế giới vĩ mô, chúng ta được may mắn thưởng thức một vở ca kịch có qui mô vô tiền khoáng hậu, biến ảo khôn lường, khi thì sôi động ầm ào, khi thì tĩnh mịch thì thào, lộng lẫy đến huy hoàng và ngập đầy bi tráng.
Đối với thế giới vĩ mô thì hành vi của một lượng tử tác động lên nó là hoàn toàn không nhận biết được, cho nên sự biến đổi trạng thái, hiện trạng một cách nhận biết được của một quá trình vận động, của một thực thể nào đó trước thế giới vĩ mô chính là sự phản ánh tác động đồng thời của rất nhiều, của tập hợp các lượng tử, của một lực lượng thế giới vi mô. Do đó, ta có thể nói rằng sự tác động có thể nhận biết được (làm biến đổi trong một chừng mực “thấy được”, sự phản ánh cảm nhận được) của thế giới vi mô lên thế giới vĩ mô tuân theo qui luật số đông mang tính xác suất thống kê (tính gần đúng).
Muốn nhận thức được đến cội nguồn của Tự Nhiên Tồn Tại, cần thiết phải tìm hiểu cho được cấu tạo, cách ứng xử và hành vi của một lượng tử KG. Nhưng muốn tìm hiểu các hiện tượng, các quá trình trong thực tại phải bị tác động bởi lực lượng vi mô thì tất yếu phải khảo sát, nghiên cứu trên bình diện số đông. Đã vạch vẽ được quĩ đạo của 1 trái bóng bay vào cầu môn, có thể tính toán “áng chừng” theo cơ học Newton vẫn thỏa mãn được yêu cầu ở mức “thô mộc”, nhưng để tìm hiểu hiện tượng ấy ở tầng kích thước phân tử nguyên tử thì thật không dễ dàng gì, nào là phải tìm hiểu mối tương tác điện từ tại thời điểm chân sút của cầu thủ “chạm” vào bóng, nào là ảnh hưởng của các luồng gió, nào là trạng thái nhiệt động của khối khí trong lòng quả bóng… nghĩa là phải nghiên cứu sự tác động lẫn nhau của các lực lượng phân tử nguyên tử. Hay “tường minh” hơn, trong khí động học hoặc thủy động học, người ta nghiên cứu hành vi, tác động của các luồng phân tử khí hay luồng phân tử nước chứ không đời nào lại đi tìm hiểu hành vi của từng phân tử khí hay phân tử nước, vì như vậy không những là nực cười mà còn sai lầm đối với thực tại khách quan. Nói tóm lại, muốn hiểu xã hội loài kiến thì phải tìm hiểu hành vi điển hình của một vài con kiến đại diện (chuẩn hóa), nhưng muốn tìm hiểu sự tác động qua lại của loài kiến với môi trường quanh nó thì phải tìm hiểu hành vi của cả đàn kiến, của nhiều đàn kiến (trong mối quan hệ phụ thuộc lẫn nhau chằng chịt, không thể tách rời của nội tại đàn kiến và của môi trường).
Tìm hiểu vận động nội tại của hốc đen về đại thể là tìm hiểu quá trình thu phát bức xạ điện từ (thu phát luồng năng lượng) của các trung tâm tích tụ năng lượng được gọi là vật đen tuyệt đối, sự tương tác chuyển hóa qua lại của bức xạ điện từ trong một trường không gian bị cô lập bởi môi trường ngoài, bị môi trường ngoài khống chế, cưỡng bức.
Hiện tượng vật đen phát năng lượng sóng điện từ được gọi là bức xạ điện từ. Lượng bức xạ điện từ được phát ra trong một đơn vị thời gian gọi là công suất bức xạ của vật đen. Nếu tính trên một đơn vị diện tích của bề mặt vật đen thì được gọi là năng lượng bức xạ. Một lượng bức xạ điện từ truyền trong hốc đen qua một bề mặt (tưởng tượng) nào đó trong một đơn vị thời gian được gọi là thông lượng bức xạ và tương tự, tính cho một đơn vị diện tích thì gọi là mật độ thông lượng bức xạ.
Nhớ lại biểu thức: , chúng ta nhận thức rằng trong một hệ cô lập cân bằng, thế năng của lượng tử được phân bố tăng dần từ ngoài vào tâm hệ (hình như thế thôi!), nghĩa là nếu có hai lượng tử trong hệ cô lập thì lượng tử ở gần tâm hệ hơn sẽ có thế năng cao hơn (dù có thể là năng lượng toàn phần của chúng bằng nhau). Từ đây, chúng ta hình dung được rằng trong hệ cô lập cân bằng hình như có tồn tại vô vàn mặt thế năng đồng tâm. Các lượng tử “ổn định” trên đó đều có cùng một giá trị thế năng. Chúng ta có thể gọi những mặt đó là mặt đẳng thế và cho rằng các thực thể (chúng ta gọi thế) khi “đi qua” các mặt đó phải tăng hoặc giảm thế năng và ở trường hợp bị kích thích cực độ, phải thu và phát lượng tử (chúng ta đoán mò thế). (Có rất nhiều mặt đẳng thế nhưng không phải là vô hạn. Vì bản chất lượng tử của thế giới khách quan nên các mặt đẳng thế cũng phải có “độ dày” tối thiểu cũng phải bằng “bề dày” của một lượng tử).
Xét một mặt cầu đẳng thế nào đó có diện tích là Sx. Nó chịu một áp lực là:
(Chúng ta lại nhấn mạnh lần nữa rằng sự hiện hữu của mặt Sx chỉ có thể nhận biết được thông qua áp suất P. Có thể trong đơn vị thời gian riêng của hệ cô lập, áp lực tại mặt Sx là cân bằng. Nhưng trong khoảng thời gian nhỏ hơn đơn vị thời gian riêng đó lại không cân bằng do áp lực từ hai phía tới (tương tác điện từ?) không cùng một thời điểm. Và như vậy chúng ta có thể tưởng tượng mặt đẳng thế như một mặt dao động với một tần số xác định. Điều “hốt hoảng” thực sự của chúng ta giờ đây là có bao giờ quan sát được hiện tượng này trong thực tại không hay nó chỉ tồn tại ở cõi mộng – chốn Hoang đường?!)
Nhân hai vế với mc2, Sx và vận tốc hướng kính tức thời tại đó.
Đặt  (hạt bức xạ tại t), và đặt vế phải là , ta sẽ có biểu thức quen thuộc:
Đó chính là công suất bức xạ của khối cầu mà diện tích mặt cầu là Sx, hay thông lượng bức xạ của hệ cô lập tại mặt cầu Sx. Nếu ta lại chia hai vế của biểu thức trên cho Sx thì chắc chắn ta sẽ có một đại lượng gọi là năng suất bức xạ của cầu Sx (ký hiệu Ex) hay mật độ thông lượng của hệ cô lập (ký hiệu ) tại mặt Sx.
Đã biết:
(Chúng ta cũng có thể biến đổi bằng cách thay vx bằng !)
Ở trường hợp cực điểm:
Ngoài ra còn có:
Và  (là vận tốc tức thời theo hướng kính của vi hạt trong hệ cô lập, tính theo đơn vị không thời gian của hệ cô lập. Việc dẫn dắt của chúng ta mang tính tổng quát, đúng cho mọi mặt đẳng thế hay vật đen tuyệt đối nên khi viết chúng ta có thể bỏ chỉ số x đi.
Từ đây nếu ký hiệu năng suất bức xạ riêng của vật đen tuyệt đối trong hệ cô lập ở tần số ... (dải tần) và ở nhiệt độ T nào đó là ..., thì có thể viết:
(Chú ý rằng năng suất bức xạ toàn phần của vật đen phải là )
Bây giờ, một cách “mù quáng” chúng ta cho rằng biểu thức trên mô tản năng suất bức xạ của mặt Sx thì đại lượng  đóng vai trò như năng suất bức xạ riêng của nó. Khi nói nội tại của hệ cô lập ở trạng thái cân bằng thì không có nghĩa là nội tại của nó tĩnh tại, bất động mà cần hiểu rằng nội tại của hệ cô lập vận động một cách điều hòa, tuần hoàn, “trơn tru” một cách tuyệt đối, hay nói gọn, đó là một cân bằng động lý tưởng. Ở trạng thái cân bằng động lý tưởng, nội tại hệ cô lập có bản chất của một dao động điều hòa.
Mỗi mặt đẳng thế (hay còn gọi là mặt mức năng lượng nếu nói đến nội tại nguyên tử!) đều được đặc trưng bởi một tần số dao động riêng được qui định bởi trạng thái (năng lượng) của hệ cô lập. Mọi thực thể hay vi hạt trong hệ cô lập khi qua vùng đó (mặt đẳng thế) phải phát xạ (hoặc hấp thụ) bức xạ điện từ có tần số đúng bằng tần số của mặt đó và đại lượng  cũng chính là năng suất bức xạ riêng của thực thể hay vi hạt đang xét (cứ tưởng tượng rằng kích thước một thực thể hay vi hạt là rất lớn so với bề dày mặt mức thì cùng một lúc thực thể hay vi hạt “có mặt” ở nhiều mặt mức và như vậy năng suất bức xạ toàn phần của nó phải bao gồm nhiều bức xạ điện từ có tần số khác nhau). Hay cũng có thể tưởng tượng rằng trong thực tại không có trạng thái cân bằng lý tưởng. Nguyên do là không thể cô lập hoàn toàn được một hệ và một hệ gọi là cô lập thì cũng đồng nghĩa hệ đó đã bị cưỡng bức, bị kích thích. Vì thế mà chỉ có thể nói nội tại của một hệ cô lập luôn vận động vươn tới trạng thái cân bằng nhưng không bao giờ đạt được. Đó là cuộc “vật lộn quyết liệt” giữa các mặt tương phản nhau: trật tự và hỗn độn, hài hòa và nhiễu loạn, tĩnh và động, bất biến và vô thường…
Tại mặt Sx, nếu cho rằng trong cùng một thời gian, có một lực lượng đi ra là thì một cách tự nhiên, cũng phải có một lực lượng đi vào gọi là (gọi là năng suất hấp thụ được không?). Và lượng này chính là “phần còn lại của thế giới”:
: được gọi là mật độ thông lượng bức xạ riêng của vật đen.
Đối với vật đen tuyệt đối thì theo định nghĩa “truyền thống”, hai lực lượng năng suất bức xạ và mật độ thông lượng bức xạ  phải bằng nhau. Nghĩa là:
Ta có thể suy ra:
Cuối cùng:
Đó chính là công thức nổi tiếng của nhà bác học Planck!
Có vật đen tuyệt đối không? Không! Không bao giờ hiện hữu một vật đen tuyệt đối! Nói không hiện hữu không có nghĩa là không tồn tại! Trong nội tại hệ cô lập phải tồn tại một mặt đẳng thức (tưởng tượng) cân bằng thu phát, nghĩa là:
Xin nói rằng biểu thức vừa thiết lập của chúng ta có độ chênh với công thức truyền thống. Có thể là chúng ta đã dẫn dắt chưa thực sự hợp lý. Nhưng có lẽ công thức Planck cũng chưa thật hoàn chỉnh vì chưa đúng về thứ nguyên (theo định nghĩa của năng suất bức xạ!)
Còn một cách dẫn khác nữa (cũng chỉ là một phán đoán vô căn cứ linh cảm!) có vẻ cũng hợp lý lắm và theo chúng ta còn hay hơn cả cách trên.
Chúng ta nhớ lại rằng tất cả các bức xạ lan truyền trong môi trường (ngoài môi trường là chân không) với vận tốc bao giờ cũng phải nhỏ hơn c. Trong cách dẫn dắt trên, điều đó ẩn chứa ở đại lượng (đây là biểu hiện cách nhìn của thế giới Vĩ mô, vào thế giới Vi mô. Tuy đã có cuộc cách mạng của Planck nhưng vẫn chưa triệt để, vẫn còn có mặt số vô tỷ. Nhưng cũng có thể đó là nếu không tránh được khi tìm hiểu một hiện tượng do số đông gây nên!?)
Từ suy nghĩ này, chúng ta phán đoán một biểu thức mới sau đây:
Chỉ khi v2=0 thì mới bằng . Khi v2=c2 thì không tồn tại mối quan hệ này cũng như nguyên nhân sinh ra nó: hệ cô lập.
Để dẫn dắt đến công thức Planck, ta viết lại:
Và “bịa” thêm như thế này:
Lấy tích phân và biến đổi chút ít (chúng ta đã quá quen chuyện này rồi!) sẽ có:
Tùy theo sở thích mà chúng ta viết:
Một cách gần đúng, đại lượng  chính là bình phương chiết xuất ánh sáng (bức xạ) nên:
Thế là xong! Chúng ta đã lang thang trên một đoạn đường quá dài với bao nhiêu bất trắc. Ôi nhớ gã nhà quê khờ khạo, bỏ xứ sở, bỏ mọi công việc đồng áng để ngao du đây đó cho thỏa nỗi nhớ mong, tưởng con đường rong chơi qua miền “ánh sáng kỳ diệu” là sẽ rất vui vẻ, đầy kỳ hoa dị thảo, nào dè nhiều đèo dốc và gai góc đến thế. Thật là mệt hơn đi cày!

                                              *** 

(Còn tiếp)
----------------------------------------------------------------------
Xem tiếp...

MUÔN MẶT ĐỜI THƯỜNG II/349

(ĐC sưu tầm trên NET)

 
Bản Tin 113 Online Cập Nhật Hôm Nay | Tin Tức 24h An Ninh Mới Nhất Ngày 2/2/2022 | ANTV
 
Thời sự quốc tế 2/2 | Nhật Bản dội gáo nước lạnh vào olympic Bắc Kinh 2022 | FBNC
 
Tin tức mới nhất 3/2 (Mùng 3 Tết) | Xe cứu thương lật ngửa sau va chạm xe máy, 2 người bị thương
 
Chiều đông Moskva - Phú Quang (Tiếng hát Hoàng Phương Mai)


Xem tiếp...

Thứ Tư, 2 tháng 2, 2022

LÀM THƠ TÌNH

 

 
Thơ Tình Cuối Mùa Thu - Duy Khánh
 
Còn gì lãng mạn hơn là những câu thơ tình

LÀM THƠ TÌNH                                                                                                          (Làm thi sĩ nghĩa là ru với gió
Mơ theo trăng và vơ vẩn cùng mây - Xuân Diệu)

 

Làm thơ tình là phải có tình                                                              Không có tình thơ không quyến rũ                                                 Tình giả vờ làm thơ tình nhạt nhẽo                                                       Ngày nay thơ tình phải kèm gái xinh!

Làm thơ tình đừng kiêu căng, hợm mình                                               Dù đã có tình vẫn cần tình lay động                                                   Phải xác định tình yêu là lẽ sống                                                           Đó là mâu thuẫn lớn của nhà thơ! 

Trần Hạnh Thu
 
Bảo Yến - Căn Nhà Ngoại Ô ( Anh Bằng ) | OFFICIAL MV

Thú vị với mối tình nơi xứ sở nước mắm của bà Mộng Cầm và nhà thơ Hàn Mặc Tử

trình bày mối tình đẹp của Cô Mộng Cầm và nhà thơ Hàn Mặc Tử tại bảo tàng nước mắm Làng Chài Xưa

Có lẽ với những người yêu thích văn học, nhất là yêu thích thể loại thơ lãng mạn hiện đại Việt Nam đều từng rất ấn tượng với những tác phẩm thời bấy giờ. Và nhắc đến dòng thơ này thì lại càng không thể không nhắc đến người đã khởi xướng lên Trường thơ Loạn – Hàn Mặc Tử. Với những vần thơ khiến rất nhiều người mến mộ, tuy nhiên để nói về cuộc đời của Hàn Mặc Tử có lẽ cũng còn rất nhiều bất ngờ để khám phá như chính những tác phẩm để đời của ông vậy. Và một trong số những sự kiện khiến người ta cảm thấy tò mò nhất có lẽ vẫn là cuộc tình của ông với bà Mộng Cầm. Vậy thì vì sao mối tình này lại được nhiều người quan tâm? Bí ẩn chất chứa bên trong đó liệu chúng ta có biết? Phải cùng đi tìm hiểu để tìm thêm những đáp án thú vị.

Hình ảnh Hàn Mặc Tử tại Bảo Tàng nước mắm Làng Chài Xưa

Mục lục

Mộng Cầm Là Ai Trong Cuộc Đời Của Hàn Mặc Tử

trình bày mối tình đẹp của Cô Mộng Cầm và nhà thơ Hàn Mặc Tử tại bảo tàng nước mắm Làng Chài Xưa

Có lẽ cuộc đời của Hàn Mặc Tử đã được kể đi nói lại khá nhiều lần từ trong sách báo đến lẫn truyền miệng trong đời sống, chính vì vậy chúng ta hãy tạm gác lại tiểu sử của ông để đi tìm hiểu về bà Mộng Cầm.

Bà Mộng Cầm có tên khai sinh là Huỳnh Thị Nghệ, bà cũng chính là người thiếu nữ mà ngày xưa Hàn Mặc Tử mê mẩn nhớ nhung trong mộng. Bà Mộng Cầm được sinh ra ở vùng đất Phan Thiết đầy nắng gió, tuy nhiên cha mẹ bà lại rời Phan Thiết để tới Nghệ An mưu sinh kiếm sống, chính vì vậy mà ngày bà được chào đời (ngày 17/07/1917) cha mẹ bà cũng lấy cái tên Huỳnh Thị Nghệ để đặt tên cho bà. Thời gian trôi qua nhanh chóng, bà được gửi về lại Phan Thiết rồi trọ ở nhà cậu của mình để học trường Pline Exercices.

Sau này người ta phát hiện ra bà có khiếu thơ văn chính là từ việc xuất phát mình là cháu của nhà thơ Bích Khê, chính vì vậy mà bà cũng thường hay tham gia các hoạt động viết văn thơ gửi báo chí, cái tên Mộng Cầm cũng chính thức xuất hiện khi bà đặt làm bút danh để đăng lên báo những bài thơ của mình. Nào ngờ đây cũng chính là bước ngoặt tình cảm trong cuộc đời bà khi mà Hàn Mặc Tử bắt đầu thấy thích thú với những con chữ trong thơ của bà, ông bắt đầu tìm đến để làm quen, rồi bày tỏ tình cảm của mình với bà qua bài thơ “Muôn năm sầu thảm”.

Chính từ câu thơ đầu tiên “Nghệ hỡi Nghệ…” của Hàn Mặc Tử mà cho mãi về sau này bà Mộng Cầm vẫn luôn ghi nhớ nó trong lòng. Bởi vì, đối với cuộc đời bà, Hàn Mặc Tử chính là người tình đầu tiên mà bà được nếm trải.

Những Chuyện Thú Vị Xoay Quanh Đôi Tình Nhân Này

Cuối cùng sau nhiều lần tâm tình trò chuyện qua báo chí thư từ, thì vào một mùa hè ông Hàn Mặc Tử đã quyết định đi từ Quy Nhơn vào Phan Thiết để thăm người yêu Mộng Cầm của mình. Trước câu hỏi rằng Phan Thiết thì có nơi nào đẹp để đưa ông đi thăm đó đây, Mộng Cầm đã chọn một địa điểm mà bà cho là thích hợp nhất để làm một chốn hò hẹn yên bình. Đó chính là lầu Ông Hoàng, nơi được xây dựng trên một ngọn đồi nhỏ và thấp, nhưng từ tầm mắt có thể dễ dàng hưởng được những đêm trăng sáng tỏ, có thể thấy được cả Mũi Né cũng như cả thị xã Phan Thiết ở phía xa xa, nhưng hấp dẫn nhất vẫn là những ánh đèn hiệu hay đèn ghe chài cứ lấp lánh như những viên kim cương khổng lồ giữa màn đêm đen dày đặc.

Mô phỏng Lầu Ông Hoàng ở bảo tàng nước mắm Làng Chài Xưa

Nhưng điều không ngờ tới thì lần ông vào Phan Thiết thăm Mộng Cầm cũng là lần cuối cùng mà hai người được đi chơi cùng với nhau. Sau thời gian ấy Hàn Mặc Tử có đi ra Huế, rồi mới trở về Quy Nhơn, sau đó thì điều trị bệnh phong tại bệnh viện phong của Quy Hòa rồi từ giã cõi đời ở đó.

Nếu nói không sai thì mối tình giữa Hàn Mặc Tử và Mộng Cầm thật tình chẳng đi được đến đâu. Chính bà cũng tự tâm sự với nhiều người rằng có thể lúc ấy do bà là con nhà phong kiến, cha mẹ thì lại luôn có ý định cản trở bà lấy một người Công giáo, hơn nữa lại là văn nhân, thơ ca thi sĩ. Nhưng chuyện đó vốn cũng không quan trọng bằng việc Mộng Cầm thật sự lúc ấy đã quá thương Hàn Mặc Tử. Tuy nhiên bà cũng biết căn bệnh phong này nếu cứ gần đàn bà thì sẽ càng mau chết, vì vậy mà bà phải chọn cách là cố tình né tránh để Hàn Mặc Tử có thể mau khỏi bệnh rồi mới tính đến chuyện thưa với cha mẹ. Chỉ tiếc rằng Hàn Mặc Tử lại không thể biến điều đó thành sự thật khi ông cuối cùng cũng đã ra đi.

Chuyện lý thú mà người ta vẫn thường nhắc đến khi nói về đôi Hàn Mặc Tử – Mộng Cầm này chính là từ những vần thơ mà hai người từng viết cho nhau rất thắm thiết, thế nhưng quả thật thì hai người từ lần gặp đầu cho đến khi Hàn Mặc Tử mất đều không hề có chuyện gần gũi bên nhau, có chăng chỉ là một cái nắm tay khẽ hờ.

mộ của Hàn Mặc Tử

Sau này để lưu lại những kỷ niệm đẹp đẽ của mình với cố nhân mà Mộng Cầm đã làm một bài thơ mang tên “Kỷ niệm Hàn Mặc Tử ở lầu Ông Hoàng”, bài thơ này chưa bao giờ bà muốn nhiều người biết đến, chỉ để chép tay mà lưu giữ cho riêng mình.

bảo tàng nước mắm làng chài xưa ở phan thiết

Còn Những Bí Ẩn Trên Mảnh Đất Phan Thiết Này

Để nói về thời gian và lịch sử của những con người đã làm nên Phan Thiết chắc chắn bạn không thể bỏ qua Bảo tàng nước mắm Làng Chài Xưa. Ở đó sẽ mô tả và tái hiện đầy đủ từng bước thăng trầm trong lịch sử hình thành và phát triển của Phan Thiết nói chung và làng nghề nước mắm nói riêng. Ở đây cũng có đề cập đến phòng kiểm định nước mắm – nơi mà ngày xưa chồng của bà Mộng Cầm là ông Hồ Lộng Địch xây dựng lên để góp phần chứng thực, kiểm nghiệm và cấp giấy chứng nhận cho những tĩn nước mắm được đem đi khắp muôn nơi.

Ngoài ra ở đây cũng còn có rất nhiều khu trưng bày đẹp và bắt mắt về những mốc thời gian đáng nhớ, khiến chúng ta phải bồi hồi khi nhớ lại một thời hoàng kim hay chỉ đơn giản là những điều thật sự đã làm nên tuổi thơ, cuộc sống của những con người tại Phan Thiết.

Bảo tàng nước mắm Làng Chài Xưa

Nếu là một người yêu thơ ca, cái đẹp, lịch sử và đặc biệt là du lịch thì chắc chắn bạn không được bỏ lỡ chuyến tham quan tới bảo tàng nước mắm Làng Chài Xưa để phiêu du trong một không gian và thời gian hoàn toàn khác biệt mới lạ nhé.

Xem thêm bài viết về lịch sử phan thiết: https://nuocmamtin.com/lich-su-phat-trien-cua-thanh-pho-phan-thiet-chat-chua-trong-bao-tang-nuoc-mam/

Nguồn hình: sưu tầm


Xem tiếp...

XUÂN THÌ TRẦN GIAN (ĐL)

 
Nhạc cao bồi viễn Tây cực hay. Nghe nhạc này, chắc bạn đã già...

danh họa leonardo da vinci

XUÂN THÌ TRẦN GIAN

Bên con đường nhỏ
Có quán cà phê
Với lũ bàn ghế lè tè
Cập kênh, xiêu vẹo
Chẳng tuổi tên, bảng hiệu
Mượn vòm bông giấy nương thân
Thắm hồng, xanh mát quanh năm
Se sẻ chíu cha chíu chít

Bán quán là cô gái
Trinh nguyên như mai sớm đồng quê
Dịu dàng như ánh trăng khuya
Mắt nai mơ về cả trời thu diệu vợi
Những giọt nắng cứ vô tình len lỏi
Thấp thoáng, ảo huyền thần vệ nữ khỏa thân
Uyển chuyển đường tơ, rạo rực hương xuân
Tà áo bà ba cứ vô tình vẫy gọi
Lửng lơ hoài dấu hỏi
Nụ cười nàng Môna Lisa*
Cho mày râu ngẩn ngơ
Bứt tóc, vò đầu đoán mò bí ẩn
"Nàng là tuyết hay da nàng tuyết điểm
Nàng là hương hay nhan sắc lên hương"**

Ông tiên nào gieo hạt mầm yêu thương
Mà từ khô cằn, bạc màu, nắng cháy
Cuồn cuộn vươn lên, tỏa ngát vòm bông giấy
Cho người hiện về bày bán cà phê
Chút cõi mộng mơ giữa trần trụi bốn bề
Ốc đảo hiền lành ven đô thành dữ dội
Chút gió mơn man bên lề đường chang chang cát bụi
Cho người lại qua mát vợi chút mồ hôi

Hơn cả phấn son là sắc nước hương trời
Dục vọng đánh hơi, đua chen tìm đến
Khoe những trái tim chín thơm, đỏ thắm
Khoe những tóc râu phong nhã hào hoa
Ngồn ngộn bạc vàng, cung điện nguy nga
Hứa hẹn hồi môn chất chồng sông núi
Thề thốt ồn ào, căng phồng lá phổi
Để rồi lắc đầu, thất thểu ra đi
Ngơ ngác tình si!...

Bao nhiêu bình minh đã mãn thành hoàng hôn
Lụ khụ mỏi mòn đã bao nhiêu bàn ghế
Lũ lượt đến đi, biết bao đời trai trẻ
Mà quán cà phê cứ vẹn mãi sắc xuân
Giọt nắng ban mai cứ mê mẩn tâm hồn
Mắt nai mơ về cả trời thu diệu vợi
Tách cà phê mãi thơm lừng mời gọi
Vòm lá hoa nồng thắm mãi hồng nhan...

Thời gian quên nàng hay nàng là thời gian?
Còn chảy vô tư hỡi dòng sông năm tháng
Hay trước mỹ nhân cũng động lòng trắc ẩn
Lú lẫn ngừng trôi, sợ nàng bạc mái đầu?...


                                                                       Trần Hạnh Thu

 
Ghost Riders in the Sky (Guitar instrumental)

Leonardo Da Vinci – Tiểu Sử Cuộc Đời, Sự Nghiệp & Tác Phẩm Nổi Tiếng

danh họa leonardo da vinci

Leonardo da Vinci (1452 – 1519) là một trong những nhà tư tưởng, nghệ sĩ và triết học tự nhiên vĩ đại nhất thế giới. Không ngừng tìm kiếm sự hoàn hảo, ông đã tạo ra những kiệt tác nghệ thuật hiếm có như “Nàng Mona Lisa” và “Bữa ăn tối cuối cùng”. Ngoài nghệ thuật, Da Vinci còn nghiên cứu tất cả các khía cạnh của cuộc sống từ giải phẫu học đến toán học và thiên văn học; những nghiên cứu và khám phá sâu rộng của ông đã cho thấy sự thống nhất cơ bản của vũ trụ. Da Vinci được coi là nhân vật chủ chốt đối với sự ra đời của thời kỳ Phục hưng châu Âu – thời kỳ chứng kiến ​​sự xuất hiện của những ý tưởng mới, những khám phá khoa học và sự sáng tạo của nghệ thuật tuyệt vời.

Leonardo da Vinci Là Ai? – Tiểu Sử Cuộc Đời & Sự Nghiệp

Leonardo là con ngoài giá thú của một phụ nữ quý tộc và nông dân Florentine; ông lớn lên ở thành phố Vinci, Ý. Trong suốt giai đoạn trưởng thành, ông đã phát triển tình yêu thiên nhiên và bắt đầu bộc lộ tài năng học tập và nghệ thuật đáng nể của mình ngay từ khi còn nhỏ. Năm 1466, ông chuyển đến Florence và vào làm tại xưởng vẽ của nghệ nhân Verrocchio. Ban đầu, phong cách sáng tạo của Da Vinci khá giống người thầy của mình nhưng dần dần ông sớm phát triển một phong cách nghệ thuật mới và vượt xa phong cách cứng nhắc cũ đó. Tác phẩm đầu tay có ý nghĩa của ông là “Sự tôn thờ của các đạo sĩ” do các tu sĩ của San Donato a Scopeto ủy quyền. Mặc dù chưa hoàn thành nhưng đây là một kiệt tác lớn và khơi gợi nhiều ý tưởng mới. Đặc biệt, ông đã đưa ra các chủ đề về chuyển động và kịch. Ông cũng đi tiên phong trong việc sử dụng Chiaroscuro – đây là kỹ thuật xác định các hình thức thông qua sự tương phản của ánh sáng và bóng tối. Kỹ thuật này sau đó đã được sử dụng để tạo hiệu ứng tuyệt vời trong bức phẩm Mona Lisa.

“Bóng tối là phương tiện giúp các cơ thể phô diễn hình dạng của họ. Hình dạng của các cơ thể này sẽ không thể được hiểu chi tiết mà không có bóng tối”.

—Theo Những cuốn sổ tay của Leonardo da Vinci (Richter, 1888)

Năm 1482, Leonardo đến tòa án Ludovico Sforza ở Milan, ông đã từng ở đây trong 16 năm. Tại đây, ông tiếp tục vẽ tranh và chuyển sang các lĩnh vực khác như kỹ thuật và giải phẫu học. Trong thời kỳ này, ông đã vẽ các tác phẩm nghệ thuật nổi tiếng “Madonna on the Rocks-Đức mẹ đồng trinh trong hang đá” và “The Last Supper- Bữa ăn tối cuối cùng.”

“Bữa ăn tối cuối cùng” đã được mô tả là một trong những bức tranh tôn giáo vĩ đại nhất. Với hình Chúa Giê-su ở chính giữa bức tranh, nó thể hiện dòng cảm xúc cao trào khi Chúa Giê-su chuẩn bị thông báo với mọi người về sự phản bội của môn đệ Judas. Bức bích họa tái hiện Tu viện Santa Maria Delle Grazie, Milan, nhưng đáng tiếc rằng theo thời gian, chất lượng của bức tranh gốc đã xuống cấp, mặc dù đã có những nỗ lực trùng tu thường xuyên.

Cuộc Sống Cá Nhân Của Leonardo da Vinci

Leonardo vẫn độc thân trong suốt cuộc đời. Ông không kết hôn hay có con. Ông cũng giữ kín cuộc sống cá nhân và ít khi chia sẻ thông tin chi tiết. Ông thân thiết với các học trò của mình là Salai và Melzi, nhưng dường như hầu như chỉ tập trung vào các cuộc điều tra sâu rộng, công việc và các bức tranh của mình. Vào thời của ông, các báo cáo đương thời cho thấy Da Vinci là một người độc nhất vô nhị, với vẻ đẹp hình thể, sự uy nghiêm và tư cách đạo đức vững vàng. Da Vinci thể hiện tình yêu của mình với sự thật:

“Nói dối thật là thấp hèn, đến nỗi ngay cả khi nó nói tốt về những điều tin kính, nó sẽ làm mất đi điều gì đó từ ân điển của Đức Chúa Trời; và Sự thật tuyệt diệu đến nỗi nếu nó ca ngợi những điều nhỏ nhặt thì chúng cũng trở nên cao quý”. Những cuốn sổ tay của Leonardo da Vinci

leonardo da vinci là ai

Người viết tiểu sử đầu tiên của ông, Giorgio Vasari, viết về con người của Da Vinci vào năm 1550.

“Bên cạnh vẻ đẹp hình thể không bao giờ được tôn lên đầy đủ, còn có một ân sủng vô hạn trong mọi hành động của ông ấy; và điều tuyệt vời về thiên tài này là, bất cứ khó khăn nào ông ấy cũng hướng đến, anh ấy đều giải quyết chúng một cách dễ dàng”

Một đặc điểm đáng chú ý của Da Vinci là sự tôn trọng và tôn kính rộng rãi của ông đối với sự thật, sự sống và các sinh vật sống. Ông áp dụng chế độ ăn chay và mua những con chim trong lồng để có thể thả chúng. Câu nói của ông được trích dẫn như sau:

” Sẽ đến lúc những người đàn ông như tôi nhìn vào việc giết hại động vật như bây giờ họ nhìn vào việc giết người.”

Từ năm 1506-1510, Leonardo đã dành thời gian ở Milan để làm việc thay mặt cho Vua Pháp Lois XII rất hào phóng. Năm 1513, ông đến Vatican, Rome, nơi ông được sự bảo trợ của Giáo hoàng mới của Medici, Leo X. Tại đây, Da Vinci đã làm việc gần gũi với những người cùng thời như các bậc thầy vĩ đại Michelangelo và Raphael . Tuy nhiên, sự cạnh tranh gay gắt đã sớm nảy sinh giữa Michelangelo và Da Vinci trẻ tuổi.

Tôn Giáo Của Leonardo da Vinci

Mặc dù là người bảo trợ của Giáo hoàng, Da Vinci không phải là một người Công giáo chính thống. Vasari viết về Da Vinci rằng:

“Đầu óc bị suy xét dị giáo đến mức ông ta không tuân theo bất kỳ tôn giáo nào, nghĩ rằng có lẽ tốt hơn là trở thành một triết gia hơn là một người theo đạo Cơ đốc.”

Vasari đã loại bỏ câu trích dẫn này trong lần xuất bản thứ hai nhưng từ tác phẩm để đời của ông, chúng ta có thể thấy Da Vinci coi trọng lý trí và sẵn sàng đặt câu hỏi về những giáo điều được truyền lại qua nhiều thời đại. Da Vinci đã viết những lời chỉ trích về việc Giáo hội Công giáo bán các vật phẩm hưởng thụ. Các bức tranh tôn giáo của Da Vinci cũng cho thấy một đức tin tôn giáo được thể hiện một cách phi tuân thủ. Madonna on the Rocks của anh ấy kết hợp với Đức mẹ đồng trinh, không ăn mặc vương giả hay được bao quanh bởi vầng hào quang, mà chỉ ăn mặc đơn giản trong khung cảnh thiên nhiên xung quanh. Da Vinci tin vào Chúa, nhưng sự nhạy cảm tôn giáo của ông được thể hiện qua việc nhìn thấy Chúa trong nghệ thuật, khoa học và tự nhiên.

“Bằng nghệ thuật của mình, chúng tôi có thể được gọi là hậu duệ của Chúa.” Trích từ Những cuốn sổ tay của Leonardo da Vinci

Da Vinci là một người cực kỳ cầu toàn- một lý do tại sao ông hoàn thành quá ít bức tranh là ông không bao giờ cảm thấy mình đã hoàn thành một cách hài lòng bất cứ điều gì. Anh ấy nói vào cuối cuộc đời của mình:

“Tôi đã xúc phạm đến Chúa và nhân loại vì công việc của tôi không đạt được chất lượng như lẽ ra phải có”.

Năm 1515, Da Vinci rời đến định cư tại lâu đài Cloux, gần Amboise theo lời mời tốt lành của vua Francis I người Pháp. Tại đây, Da Vinci đã dành những năm còn lại của mình, tự do theo đuổi việc học của mình. Ông mất năm 1519 và đã để lại nhiều tác phẩm khoa học và nghệ thuật vĩ đại cho nhân loại.

Các Tác Phẩm Nổi Tiếng Của Leonardo Da Vinci

Mona Lisa

Năm 1499, người bảo trợ L. Sforza của ông đã bị đánh bại bởi cuộc xâm lược của Pháp, khiến Leonardo phải quay trở lại Florence. Trong giai đoạn này, ông đã vẽ bức bích họa mang tên Trận chiến Anghiari. Tác phẩm nghệ thuật độc nhất này đã tạo ra ảnh hưởng to lớn đối với các nghệ sĩ tương lai. Tuy nhiên, nó không được hoàn thành và sau đó đã bị phá hủy. Cũng chính trong thời kỳ này, Leonardo đã hoàn thành bức Mona Lisa. Mona Lisa là một trong những bức tranh nổi tiếng và hấp dẫn nhất thế giới. Mona Lisa là bức chân dung của vợ một quý tộc người Florentine. Trong vài ngày, cô đến gặp Leonardo và yêu cầu vẽ bức chân dung của mình; tuy nhiên, cô ấy lại không mỉm cười. Leonardo thậm chí đã thử thuê nhạc sĩ nhưng vô ích. Một ngày nọ, chỉ trong một giây thoáng qua, cô ấy nở một nụ cười yếu ớt, và Leonardo đã kịp chụp lại. Nụ cười của cô ấy ẩn chứa một điều gì đó vừa bí ẩn lại vừa hấp dẫn.

tác phẩm mona lisa của leonardo da vinci

“Nụ cười ấy đã làm cô bất tử, làm nghệ sĩ bất tử và nghệ thuật bất tử. Nghệ sĩ và nghệ thuật đã trở thành bất tử chỉ bởi một nụ cười yếu ớt, một nụ cười có nét bí ẩn. Ngay cả bây giờ một cái chạm vào tâm hồn vẫn ở đó, và cái chạm vào tâm hồn đó đã chinh phục trái tim của thế giới. ”

Trong bức Mona Lisa, Leonardo nắm vững kỹ thuật sfumato và chiaroscuro. Sfumato cho phép chuyển đổi dần dần giữa các màu sắc-cho phép hình ảnh tinh tế và biểu cảm. Trong Mona Lisa, việc sử dụng chiaroscuro được thể hiện rõ qua sự tương phản giữa khuôn mặt của cô và nền tối.

Trong thời kỳ này Leonardo cũng mở rộng nghiên cứu của mình sang kỹ thuật, khoa học và các môn học khác. Dường như sở thích của ông là vô tận và không có điểm đáy. Ông đã ghi chép rất nhiều bằng chữ viết tay của mình, phần lớn trong số đó không được giải mã trong cuộc đời của ông. Ông cũng vẽ các mô hình phức tạp của máy móc; đặc biệt, Leonardo bị mê hoặc bởi các chuyến bay. Ông thường mua những con chim chỉ để thả và thích thú khi nhìn chúng bay đi. Da Vinci cũng cố gắng tự chế tạo một vật thể bay. Những cỗ máy mà ông vẽ trên giấy, chẳng hạn như máy bay trực thăng, sẽ trở thành hiện thực nhiều thế kỷ sau. Nếu các nghiên cứu về y học của ông được công bố, nó sẽ tạo ra một cuộc cách mạng trong khoa học, vì ông là một trong những người đầu tiên hiểu được sự lưu thông của máu trong cơ thể. Ông cũng nhận ra trái đất quay quanh mặt trời, dự đoán nghiên cứu trong tương lai của Copernicus và Galileo . Da Vinci có động lực để chiêm nghiệm tất cả các khía cạnh của cuộc sống và thế giới, nó để lại cho ông một tình yêu lớn và niềm đam mê với vũ trụ.

“Ở đây hình thức, màu sắc, đặc tính của mọi phần của vũ trụ đều tập trung vào một điểm; và điểm đó thật tuyệt vời … Ồ! kỳ diệu, Hỡi sự cần thiết tuyệt vời – theo quy luật, buộc mọi tác động phải là kết quả trực tiếp của nguyên nhân của nó, bằng con đường ngắn nhất. Đây là những điều kỳ diệu…”

—Theo Những cuốn sổ tay của Leonardo da Vinci

Thông qua các lĩnh vực khác nhau, Da Vinci đã nhìn thấy sự thống nhất tiềm ẩn trong vũ trụ và có một cái nhìn lạc quan về tiềm năng của con người.

“Những thứ tách biệt sẽ được hợp nhất và có được đức tính tốt đến mức chúng sẽ khôi phục lại trí nhớ đã mất của con người.”

Người Đàn Ông Vitruvius

Đây là bản vẽ về tỷ lệ của con người. Da Vinci đã sử dụng tác phẩm trước đó và ghi chú của kiến ​​trúc sư người La Mã Vitruvius. Bức tranh kết hợp nghệ thuật, con người và khoa học – minh họa vẻ đẹp của tỷ lệ hình học và hình dáng con người. Nó là biểu tượng cho kiệt tác của Da Vinci, và thời kỳ Phục hưng mà ông đã truyền cảm hứng, để kết hợp các hình thức nghệ thuật này thành một sơ đồ. Trong sự đơn giản của một bản vẽ đường thẳng, có nhiều yếu tố khác nhau được phát huy tác dụng; nó đã trở thành một hình ảnh mang tính biểu tượng.

tác phẩm người đàn ông vitruvius của leonardo da vinci

Trong suốt cuộc đời của mình, Da Vinci ngày càng nổi tiếng mặc dù ông không phải là một người giàu có và ông phải dựa vào sự bảo trợ từ những người bảo trợ của mình. Họ bao gồm những người đàn ông quyền lực, chẳng hạn như Cesare Borgia, người vào đầu những năm 1500 đã yêu cầu Da Vinci thiết kế các công cụ chiến tranh. Da Vinci đã thiết kế một chiếc nỏ, xe tăng nguyên mẫu và ‘súng máy’.

Xem tiếp...

HẾT TẾT, CÒN SAY! (ĐL)

 
Vì Nhân Dân Quên Mình - Tốp Ca Nam [Lyrics MV HD]


HẾT TẾT, CÒN SAY!

Đệ tử Lưu Linh
Đảo điên về qua cửa Phật
Loáng thoáng thấy đời qui y tất bật
Tiếc cho người trí thức mông lung!

Chán nản cõi lòng...
Thất phu không biết nói
Nhưng thấu hiểu con đường lầy lội
Cách mạng cực đoan rồi quay quắt duy tâm.

Bạc nghĩa vô tình
Cười khinh ngạo nghễ
Thương đất nước mới thoát vòng nô lệ                                            Đến lượt tham hèn, láu cá, vô minh...

Trời Đất thanh bình                                                                        Xuân tràn ước mơ hy vọng                                                             Một ngày kia giữa cao dày lồng lộng                                               Xuất hiện Tổ Quốc thực lòng chí lý vì dân!                                   Đơn giản thế thôi, duy nhất, thực tâm                                            Chứ đâu cần phải tôn thờ Chủ nghĩa                                            Chủ nghĩa nào thì cũng là nô lệ                                                        Là miếng mồi ngon cho áp bức cường quyền!
                                                                                                                                                                
        Trần Hạnh Thu

 
Tiến Bước Dưới Quân Kỳ - Nhạc Cách Mạng Hào Hùng [MV HD]

Tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên - Nét đẹp truyền đời của văn hóa Việt

10:31 PM - 17/11/2020 1015

Trong lịch sử văn hóa Việt Nam, thờ cúng tổ tiên là một trong những nét đặc trưng trong đời sông tinh thần của cộng đồng các dân tộc Việt Nam. Tín ngưỡng này được coi là dạng thức đặc biệt về vũ trụ quan và nhân sinh quan của con người từ thời tiền sử, từ sùng bái những hiện tượng tự nhiên, sùng bái loài vật đến sùng bái và thờ cúng những người đã khuất. Cơ sở quan trọng nhất của tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên là đức tin về sự tồn tại bất diệt của linh hồn con người, đặc biệt là sự tồn tại và quyền năng của linh hồn những người đã khuất có quan hệ huyết thống với những người đang sống.

Tế giỗ Quốc Tổ Lạc Long Quân theo nghi thức truyền thống do các bô lão xã Chu Hóa (thành phố Việt Trì) thực hiện. Nguồn ảnh: baophutho

Tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên có từ thời đại Hùng Vương và bắt nguồn từ truyền thuyết về Lạc Long Quân và Âu Cơ. Ý nghĩa của truyền thuyết này là cho dù người Việt có trăm họ, nghìn tên nhưng tất cả đều có chung một bọc, đều có cùng một tổ tiên. Tinh thần gia tộc, tình nghĩa đồng bào, coi nhau như anh em trong một nhà được khẳng định không chỉ ở yếu tố cùng một huyết thống mà nó còn là một mối quan hệ mang tính chất thần bí vì cùng sinh ra từ một bọc trăm trứng của mẹ Âu Cơ. Chính trong tâm thức thần bí ấy mà mối liên hệ, tình đoàn kết của người Việt sẽ mạnh mẽ hơn, bền chặt hơn các yếu tố vật chất hữu hình.

Trong suốt chiều dài lịch sử, không phải người Việt không nhận ra yếu tố huyền sử trong câu chuyện ấy nhưng với đức tin, người Việt vẫn thừa nhận cội nguồn của mình và luôn tự hào về cội nguồn ấy. Từ bao đời nay, người Việt vẫn coi vua Hùng là tổ tiên của mình và thờ cúng với tấm lòng thành kính. Vì vậy, ngày 10 tháng 3 âm lịch hàng năm được coi là ngày quốc giỗ của dân tộc.

Ý thức về giống nòi và cộng đồng dân tộc đã dẫn người Việt cổ đến việc sùng bái trước hết là tổ tiên và những người đứng đầu cộng đồng của mình, từ làng chạ đến liên minh bộ tộc, và vị thần - người lớn nhất bấy giờ hiển nhiên là thủ lĩnh tối cao của các miền đất đai và các tộc người của nước Văn Lang: vua Hùng. Việc sùng bái vị thủ lĩnh đã có công thành lập liên minh bộ tộc, hình thức nhà nước sơ khai đầu tiên đã khơi nguồn cho một trong những truyền thống tốt đẹp của dân tộc Việt Nam: truyền thống tưởng nhớ tổ tiên và những người có công trong việc dựng nước, giữ nước.

Đặc biệt là cho đến nay trải qua mấy nghìn năm, biết bao thế hệ, biết bao biến đổi mà người Việt Nam ta vẫn tưởng nhớ vua Hùng với tất cả lòng tin và sự kính trọng. “Sự tưởng nhớ ấy là biểu hiện của sức sống mãnh liệt, một biểu hiện của niềm tự hào dân tộc, ý thức độc lập, tự chủ, ý chí kiên cường bất khuất đã thể hiện trong cuộc đấu tranh không ngừng và vô cùng ác liệt chống ngoại xâm và thiên nhiên[1].

Tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên của người Việt Nam là một nét đẹp văn hóa từ ngàn đời nay. Nguồn ảnh: khonggiantho

Từ tín ngưỡng về một tổ tiên chung là các vua Hùng, người Việt cổ đã hướng dần đến sùng bái những tổ tiên của những đơn vị hẹp hơn: làng chạ, dòng họ, gia đình. Tín ngưỡng về thần thánh hoàng làng, về ông khai canh (người lập làng) và đạo thờ tổ tiên gia đình, gia tộc của người Việt, người Mường... thời cận hiện đại đã phát triển trên nền tảng ấy.

Theo tác giả Đào Duy Anh, “Việc tế tự tổ tiên không phải chỉ khiến cho linh hồn tổ tiên khỏi khổ mà còn có ý nghĩa xâu xa hơn nữa, là nhớ ơn sinh thành của tổ tiên (phục bản phản thủy) và lưu truyền nòi giống mãi mãi về sau (vĩnh truyền tôn giống), cho nên ta có thể cho rằng tế tự tổ tiên là lấy sự duy trì chủng tộc làm mục đích”[2]. Tục lệ này được lưu truyền qua các thế hệ người Việt, trở thành một đặc điểm riêng trong đời sống tín ngưỡng của nhân dân Việt Nam và có một sức sống lâu bền trường tồn cùng dân tộc.

 

[1] Trần Ngọc Thêm (2005), “Theo dòng lịch sử thời đại Hùng Vương”, Tạp chí Nghiên cứu văn hóa, số tháng 12, tr.6.

[2] Đào Duy Anh (2000), Việt Nam văn hóa sử cương, NXB Văn hóa - Thông tin, Hà Nội, tr.250.

Hà Thủy

 

Xem tiếp...

THÀNH PHỐ TRONG ĐÊM (ĐL)

 
Người thợ săn và đàn chim nhỏ - Anh Bằng (Tiếng hát Hoàng Phương Mai)

Lộ clip thác loạn trong tiệc độc thân, tôi bị nhà trai hủy cưới, cấm cửa - 1

THÀNH PHỐ TRONG ĐÊM
 

Chuyện kể rằng có thành phố trong đêm
Sặc sỡ hoa đèn
Ảo mờ huyễn hoặc
Phè phỡn khoe khoang, phấn son thác loạn
Nài nỉ ỉ ôi, ngã giá bèo nhèo



Thành phố ấy trong đêm loang lổ sắc màu
Nồng nặc rú gào, phều phào rũ rượi
Trên nền đen bóng tối
U ám mênh mông...



Chuyện kể rằng thành phố ấy trong đêm
Như mồm quái vật
Tham lam nhồm nhoàm nhai nuốt
Những ước mơ lạc lõng, những hy vọng dại khờ
Hóa kiếp những mực thước, ngây thơ
Thành nhầy nhụa, nhỏ nhen, ươn hèn, quỷ quyệt
Dị hợm nụ cười méo theo vai kịch
Cợt nhả, bi hài, cắn nát hàm răng


Đêm thành phố ấy chẳng còn thấy ánh trăng
Nghe sáo véo von, tiếng hò sâu lắng
Yên ả thanh bình, gió vờn man mác
Thơm thảo hương thơ, bát ngát tình đời


Thành phố ấy...điên rồi!
Ngột ngạt đêm đêm tự nhồi phẫn nộ
Bộc phát có ngày trời long đất lở
Tan tành nhịp thở suy đồi... 

                                  Trần hạnh Thu

 
Xin Tròn Tuổi Loạn - Duy Khánh | Huyền Thoại Nhạc Vàng

Những hình ảnh thác loạn trong quán bar Buddha trước ngày phong toả

Những ngày qua, cái tên Buddha Bar đang được chú ý sau khi bị phong tỏa do có người mắc Covid-19 từng đến đây. Đặc biệt đối với Phật tử Phật giáo, quán bar Buddha còn đang làm mất đi sự tôn nghiêm và giá trị vốn có của Phật giáo với những hoạt động kinh doanh đi ngược với giáo lý Phật giáo.

 > Tin mới nhất về quán Buddha bar ở quận 2, TP HCM

Quán bar Buddha (địa chỉ tại số 7 đường Thảo Điền, phường Thảo Điền, quận 2, Thành phố Hồ Chí Minh) là một trong những quán bar và nhà hàng nổi tiếng nhất ở Thành phố Hồ Chí Minh, hoạt động đến nay đã hơn 15 năm với các hoạt động phục vụ gặp gỡ, vui chơi, ăn uống như xem thể thao, chơi bi-a, nhạc sống…

Không chỉ có tên gọi "Buddha Bar", trong không gian của quán còn có nhiều tranh ảnh về Đức Phật được trang trí, trưng bày ở nhiều vị trí khác nhau. Theo hình ảnh đăng tải trên Fanpage của quán bar Buddha, các hoạt động ăn chơi nhảy múa, thác loạn, đầy dục lạc trong không gian trang hoàng nhiều tranh tượng Phật, Bồ tát, Thánh tăng đã gây phản cảm và phẫn nộ trong cộng đồng Phật tử Phật giáo không chỉ trong nước mà cả ở Phật tử ở hải ngoại.

Dưới đây là một số hình ảnh thác loạn bên trong quán bar Buddha trước ngày phong toả (Ảnh từ fanpage của quán trên Facebook.

 
Bảng giá dịch vụ hoạt động tại quán bar Buddha.

 

Xem tiếp...

MUÔN MẶT ĐỜI THƯỜNG II/348

(ĐC sưu tầm trên NET)

 
Bản Tin 113 Online Cập Nhật Hôm Nay | Tin Tức 24h An Ninh Mới Nhất Ngày 1/2/2022 | ANTV
 
Thời sự quốc tế 1/2 | Sau loạt vụ thử tên lửa chấn động Triều Tiên sắp thử hạt nhân? | FBNC
 
Tin tức mới nhất sáng 02/2 (Mùng 2 Tết) | Bắn chết bạn đi săn vì nhầm tưởng là khỉ
 
Người thợ săn và đàn chim nhỏ - Anh Bằng (Tiếng hát Hoàng Phương Mai)

Để thủng lưới 3-1, thông tin search tuyển Trung Quốc bị dân mạng nước nhà chê kém hơn Việt Nam leo thẳng lên hot search Weibo

Kênh 14
Báo Thanh Niên

Xem tiếp...