Thứ Ba, 28 tháng 12, 2021

NẢN ĐỜI (ĐL)

 

 
Cát Bụi Cuộc Đời - Hoa Hậu Kim Thoa | Bạn Chết Lặng Khi Nghe Ca Khúc Bolero Này


NẢN ĐỜI I

Tự dưng khóc rống chê Trời
Rồi cười khanh khách khen Người hay ghê

Khôn lanh làm chuyện u mê
Tranh giành cho cố, chờ về buông xuôi

Ghét thì ghét đến chết thôi
Thương thì thương cả cuộc đời cũng cho

Trường chinh xây-phá xô bồ
Non sông nát bấy, cơ đồ chửa xong

Trách Trời dung túng bất công
Trách Đất nhỏ thó cho lòng Người tham

Ước gì Tạo Hóa đoái thăm
Cho Trời xuống dưới, Đất nằm lên trên

Để Người dứt mộng thần tiên
Biết đời là phước, hồn nhiên là phần

                                         
Trần Hạnh Thu

 
Thói Đời - Chế Thanh (Dòng Nhạc Việt 32)

SỰ KIÊU NGẠO

Thứ Sáu, 10/06/2016 01:00 GMT+7.

Share on Facebook


 

Kinh Thánh: 2 Các Vua 5:9-19

SUY GẪM 

Chúng ta bắt đầu đọc ở đây với một hình ảnh mạnh mẽ, Na-a-man, quan tổng binh của một đội quân hùng mạnh, một người được tôn trọng và quý mến, đang đứng bất lực trước cửa nhà một người Y-sơ-ra-ên thấp hèn. Đối với một người đàn ông quyền lực và tôn trọng như thế, đó có lẽ là nơi rất hiếm trong cuộc đời ông - xúc phạm và bất lực, không làm được gì để thay đổi hoàn cảnh. Sự mong đợi của ông là được chữa lành cách trọng thể, một sự bày tỏ phép lạ cách diệu kỳ và đó là điều thích hợp với những người ở địa vị của ông, nhưng Ê-li-sê lại đáp lời khác hẳn.   

Thật sỉ nhục khi nhà tiên tri không gặp ông, lại bảo ông làm điều không có ý nghĩa gì, cũng là sự coi thường đất nước ông. Nổi giận vì lòng tự ái bị xúc phạm, lúc đó ông muốn bỏ cuộc trở về nhà. Gốc rễ của vấn đề này là gì? Câu trả lời khá đơn giản, đó là sự kiêu ngạo. Sự kiêu ngạo kín giấu đã bày tỏ, sự kiêu ngạo trong chính ông, những điều ông đã đạt được và địa vị xã hội của ông, sự tự hào về đất nước mà ông đã hy sinh để bảo vệ. Vì điều này, ông sẵn sàng bỏ sự chữa lành.

Cách duy nhất để ông được chữa lành là qua sự khiêm nhường và thuận phục, không phải là một việc lớn lao hay khó khăn gì tất cả chỉ cần tấm lòng khiêm nhường và phó thác. Ông đã nhận được sự chữa lành và hơn thế nữa, nhận biết một Đức Chúa Trời chủ tể và quyền năng trên mọi sự. Kinh nghiệm được quyền năng thiên thượng bởi ân điển Đức Chúa Trời, ông từ bỏ những thần tượng và nhận viết Đức Chứa Trời hằng sống duy nhất. Việc đó ở một đất nước ngoại bang như Sy-ri là một thách thức nhưng dù là người mới ông đã bước những bước cố gắng làm đẹp lòng Đức Chúa Trời và tìm kiếm sự tha thứ của Ngài. 

ÁP DỤNG 

Cần điều gì để khiến bạn chạy đến với Đức Chúa Trời? Bạn có chạy đến với Ngài trước, hay bạn chờ cho đến khi con người không thể làm gì khác?

Sự kiêu ngạo có đang chặn đường bạn không nhận được phép lạ từ Đức Chúa Trời không? Bạn có nổi giận hay buồn bã vì Ngài không đáp lời cầu nguyện của bạn theo cách bạn mong đợi không?  

LỜI CẦU NGUYỆN 

Lạy Chúa là Đức Chúa Trời, xin hãy tra xét và thử nghiệm lòng con. Xin giúp con nhìn thấy những khía cạnh trong đời sống mà sự kiêu ngạo đang ngăn chặn con chấp nhận đường lối Ngài cao hơn và tốt hơn của con. Con hạ mình trước Ngài và ăn năn vì đã không vâng theo Ngài. Xin giúp con trao phó ý muốn mình cho Ngài. A-men.

Tôi sẽ làm điều này để vinh hiển danh Chúa:

 

Xem tiếp...

TT&HĐ V - 46/n

 
Kỹ thuật trích xuất năng lượng chân không
 Dù các kỹ sư điện ít đề cập đến năng lượng trong chân không lượng tử, tuy nhiên, nó là một nguồn năng lượng gần như là vô tận và - nếu ta biết cách khai thác nó - các nguồn năng lượng thông thường hiện nay như nhiên liệu hóa thạch, điện hạt nhân, và thủy điện sẽ nhanh chóng được "nghỉ hưu". Tiến sĩ Moray King là tác giả 3 cuốn sách về Năng lượng Điểm Không và hiện đang làm việc tại Công ty TeslaTech (bang Utah, Hoa kỳ)
 
 
10 nguồn năng lượng chính trong tương lai

PHẦN V:     THỐNG NHẤT 
"Khoa học là một sức mạnh trí tuệ lớn nhất, nó dốc hết sức vào việc phá vỡ xiềng xích thần bí đang cầm cố chúng ta."
Gorky 
 
"Mỗi một thành tựu lớn của nhà khoa học chính là xuất phát từ những ảo tưởng táo bạo". 
JohnDewey
"Chân lý chỉ có một, nó không nằm trong tôn giáo, mà nằm trong khoa học."
Leonardo da Vinci
 
"Cái khó hiểu nhất chính là hiểu được thế giới" 
Albert Einstein
 "Có hai cách để sống trên đời: một là xem như không có phép lạ nào cả, hai là xem tất cả đều là phép lạ".
Albert Einstein
      
“Chính qua cuộc đấu tranh nhằm thống nhất một cách hợp lý cái đa dạng mà đã đạt được những thành công lớn nhất, dù rằng chính ý đồ đó có thể gây ra những nguy cơ lớn nhất để trở thành con mồi của ảo vọng”.
Albert Einstein


“Người nhìn thấy cái đa dạng mà không thấy cái đồng nhất thì cứ trôi lăn trong cõi chết”.

Upanishad       

CHƯƠNG VII (XXXXVI): HÚT - ĐẨY
“Lực hút cũng như lực đẩy, là thuộc tính cơ bản của vật chất.”

“Hấp dẫn cần phải được gây ra bởi một tác nhân thường xuyên tác động theo một qui luật nào đó, nhưng tác nhân này là vật chất hay phi vật chất thì tôi xin dành cho bạn đọc suy nghĩ.”
                                                                                                                                                 Niutơn

"Không xiềng xích hay thế lực bên ngoài nào có thể ép buộc tâm hồn của một người tin hay không tin."


"Tất cả vinh quang đều đến từ sự dám bắt đầu".
Eugene F Ware


"Tất cả mọi người đều mơ; nhưng không như nhau. Những người mơ về đêm, trong những ngóc ngách sâu kín lờ mờ của tâm trí, khi thức giấc vào ban ngày mới nhận ra đó là ảo ảnh; nhưng những người mơ vào ban ngày mới là đáng gờm, vì họ có thể thực hiện giấc mơ của mình với đôi mắt mở to, để biến chúng thành hiện thực".
T.E.Lawrence


"Ước mơ giống như những vì sao… ta có thể không bao giờ chạm tay vào được, nhưng nếu đi theo chúng, chúng sẽ dẫn ta đến vận mệnh của mình".
Samuel Johnson 


"Tôi được ban cho sự nhận thức về định mệnh của chính mình. Tôi chưa bao giờ tự hạ thấp bản thân. Tôi chưa bao giờ đánh giá mình theo tiêu chuẩn của người khác. Tôi luôn trông đợi nhiều ở chính mình, và nếu tôi thất bại, tôi thất bại chính mình".
Sophia Loren


"Tự tin là điều kiện đầu tiên để làm được những việc lớn lao".
Samuel Johnson  


"Hãy mơ ước bất cứ điều gì bạn muốn mơ. Đó là vẻ đẹp của trí tuệ con người. Hãy làm bất cứ điều gì bạn muốn làm. Đó là sức mạnh của ý chí con người. Hãy tin tưởng vào bản thân để thử thách những giới hạn của mình. Đó chính là lòng can đảm để thành công".
Bernard Edmonds 


"Không ai biết sau đó mọi chuyện sẽ xảy ra như thế nào nhưng chúng ta vẫn đi về phía trước. Bởi vì chúng ta có lòng tin và sự trung thực"
Paulo Coelho 

"Muốn hiểu Vũ Trụ này, phải hoang tưởng mãnh liệt. Muốn hoang tưởng mãnh liệt, phải có niềm tin".
NTT    

 

 

(Tiếp theo)

Phải nhấn mạnh lại, khi xuất hiện một thực thể KG nói chung và một thực thể KG mang điện nói riêng trong một vùng môi trường không gian đặc thù nào đó, thì giữa thực thể và vùng không gian đó sẽ xảy ra tương tác là cho vận động của chúng cùng biến điện theo hướng tạo ra một trạng thái cân bằng động có tính ổn định và duy trì lâu dài. Tuy nhiên, trong sự tương tác ấy không hề có hiện tượng truyền năng lượng cho nhau giữa thực thể KG và môi trường không gian, nghĩa là năng lượng nội tại (toàn phần) của mỗi đối tượng tương tác có sự chuyển hóa ở mức độ nào đó nhưng không đổi về lượng. Khi trạng thái cân bằng động ổn định đã được thiết lập thì coi như thực thể KG và môi trường không gian đã hợp thành một hệ thống vận động duy nhất, hay có thể nói thực thể KG đã thuộc về môi trường không gian đó, là bộ phận hợp thành nội tại của vùng không gian đó. Lúc đó, xét trên một bình diện nhất định, vì nội tại vùng không gian đã ở trạng thái cân bằng động ổn định có tính lâu dài, nên phải cho rằng trong vùng không gian đó không tồn tại bất cứ một thực thể KG “ngoại lai” nào và như vậy, cũng không xảy ra bất cứ tương tác nào. Không có đột biến nào trong vận động thì cũng có nghĩa không có đối tượng tương tác, và vùng không gian đó được coi là “tĩnh”, không thể hiện ra bất cứ một hiệu ứng hút - đẩy nào. Nói cách khác, tương tác giữa thực thể KG và môi trường không gian là tiền đề làm xuất hiện hiệu ứng hút - đẩy trong không gian. Nhưng nếu không có đối tượng để phát huy thì hiệu ứng ấy không thể hiện được. Có tác dụng hút - đẩy mà không thể hiện ra được thì cũng như tác dụng ấy không tồn tại. Hay có thể nói rằng trong vùng không gian tĩnh, hiệu ứng hút - đẩy tồn tại dưới dạng ẩn dấu, tiềm năng (tương tự như một vật chuyển động thẳng đều, khi không va chạm với vật khác thì nó không phát tác xung lực và cũng không hàm chứa một xung lực nào cả mà chỉ hàm chứa một tiềm xung lực - hay còn gọi là động lượng, “thứ” có khả năng chuyển hóa thành xung lực).
Khi xuất hiện một thực thể KG (mới) trong vùng không gian  đang ở trạng thái tĩnh, thì ngay lập tức giữa thực thể KG có sẵn trước đó và thực thể KG mới xuất hiện hình thành nên một tương tác gián tiếp, thông qua khâu trung gian là “dải” không gian giữa chúng. Dải không gian đó đóng vai trò như “vật” truyền tương tác, nhưng đúng hơn, đóng vai trò làm xuất hiện hiệu ứng hút - đẩy. Như vậy, có thể thấy, trong một vùng không gian, hiệu ứng hút - đẩy chỉ xuất hiện ở giữa các cặp đối tượng tương tác, ngoài ra, không xuất hiện (nghĩa là cũng không tồn tại) ở những nơi khác.
Quá trình suy đoán “luộm thuộm” vừa rồi, đến đây, đã “cho phép” chúng ta rút ra kết luận “hùng hồn”: xung quanh  và hạt đang “khảo sát”, không hề có trường điện từ nào cả; trong tình thế mà chúng ta đã giả tưởng, chúng đồng thời gây biến điệu miền không gian giữa chúng, làm hình thành nên hiệu ứng hút - đẩy tác động đến từng đối tượng theo đúng nguyên lý tác dụng tương hỗ, đồng thời cơ chế hoạt động của nó cũng thể hiện ra một cách có qui luật mà vật lý học đã nêu ra, gọi là “cảm ứng điện từ” (nhưng lại quan niệm nó tồn tại như một thực thể vật chất hiện diện đồng thời khắp một thể tích không gian nào đó mà nó chiếm lĩnh). Khi sự quay của được thấy như một dòng điện xoáy và ở lân cận xuất hiện hạt , thì giữa chúng xuất hiện một hiệu ứng hút - đẩy gây ra hiện tượng tương tác gián tiếp giữa chúng với nhau tuân theo qui luật cảm ứng điện từ. Nghĩa là có thể hình dung dòng điện xoáy sinh ra một từ thông biến thiên tại vị trí của hạt , làm cho mặt này bị tác động một lực có phương chiều được xác định theo qui tắc bàn tay trái, và do đó nó chuyển động tròn bên cạnh quĩ đạo của , tương tự như chuyển động của nhưng trái chiều, mà ở góc độ quan sát nhất định, có thể coi sự quay của hạt như một dòng điện (xoáy) do dòng điện xoáy cảm ứng nên.
Với giả tưởng đã trình bày ở trên, chúng ta quay lại giải thích (theo quan niệm riêng) hiện tượng tồn tại dòng điện biến thiên không tắt (hay còn gọi là hiện tượng dao động điện từ điều hòa) trong mạch dây dẫn (có cuộn tự cảm) nối hai bản điện của một tụ điện. Trước hết, chúng ta mô tả sự tạo thành và tồn tại một dao động điện từ không tắt (điều hòa) ở hình 9.
Khi tụ điện đã được nạp đầy và ngắt khóa K thì trong mạch dẫn không tồn tại dòng điện (hình 9/a). Giữa hai bản cực của tụ điện tồn tại hiệu ứng hút giữa các cặp điện tích trái dấu gây ra lực tĩnh điện đối với chúng. Khi đóng khóa K, sẽ làm mạch dẫn trở thành đường ưu tiên lan truyền của các điện tử tự do và như thế, làm xuất hiện một dòng điện trong mạch dẫn, thông qua cuộn tự cảm L.
Hình 9: Dao động điện từ điều hòa.
Nếu không có cuộn L, dòng điện chỉ có chiều từ bản tụ dương đến bản tụ âm, tăng đột biến từ 0 lên giá trị cường độ nào đó rồi giảm đột biến về 0 và chấm dứt tồn tại, tụ điện trở thành vật dẫn trung hòa về điện. Nhờ có cuộn L mà dòng điện này tăng, giảm chậm lại và được duy trì. Nghĩa là khi đóng khóa K, xuất hiện dòng điện có chiều từ bản tụ dương sang bản tụ âm, có cường độ tăng dần lên giá trị cực đại Io nào đó rồi giảm từ Io xuống 0. Khi dòng điện này bằng 0 thì lập tức xuất hiện một dòng điện mới, cũng tăng dần từ 0 lên Io rồi giảm về 0 tương tự như dòng điện ban đầu nhưng ngược chiều với nó. Có thể cho rằng hai dòng điện đó chỉ là một dòng điện xoay chiều duy nhất và đã hoàn thành một chu kỳ vận động của nó. Chu kỳ đó có tính lặp đi lặp lại một cách điều hòa, tạo nên hiện tượng dao động điện từ điều hòa (không tắt).
Theo quan niệm của chúng ta, vì đó là dòng điện liên tục tăng, giảm, xoay chiều một cách có chu kỳ nên còn gọi là dòng điện biến đổi theo thời gian, và nói chung, bất cứ dòng điện biến đổi nào cũng làm biến điệu vận động của môi trường không gian chứa nó. Sự biến điệu này làm xuất hiện hiệu ứng tác động đến tất cả các điện tích hợp thành dòng điện. Cuộn dây L không phải là nguyên nhân gây ra sự biến điệu không gian cũng như hiệu ứng mà chỉ đóng vai trò như một bộ khuyếch đại chúng. Khi dòng điện đang trong giai đoạn tăng, hiệu ứng phát sinh có tác dụng làm giảm tốc độ tăng của nó theo đúng như qui luật mà điện học đã khám phá ra (nhưng lại quan niệm (có lẽ là) sai lầm về thực tại). Khi cường độ dòng điện trong cuộn L đạt đến Io, vùng không gian chứa dòng điện bị biến điệu đạt đến trạng thái kích thích nhất mà dòng điện có khả năng gây ra được. Cùng lúc đó, vùng không gian giữa hai mặt bản tụ trở về trạng thái vận động bình thường và hiệu ứng hút ở đó bị triệt tiêu. Từ giá trị Io, cường độ dòng điện bắt đầu giảm. Sự giảm đó làm cho sự biến điệu của vùng không gian chứa dòng điện đảo chiều theo xu thế giảm mức độ bị kích thích để trở về trạng thái thông thường. Sự biến điệu ngược chiều ấy của không gian làm xuất hiện hiệu ứng làm giảm tốc độ giảm của dòng điện tuân theo qui luật cảm ứng điện từ. Khi cường độ dòng điện qua cuộn L bằng 0 thì vùng không gian chứa cuộn L trở về trạng thái vận động bình thường. Đồng thời, khoảng không gian giữa hai mặt bản tụ bị biến điệu đạt đến trạng thái kích thích gây ra hiệu ứng hút điện tương tự như lúc đầu nhưng ngược chiều và do đó làm xuất hiện dòng điện ngược chiều trong mạch dẫn có cuộn L. Dòng điện này cũng tăng, giảm theo đúng qui luật đối với dòng điện trước và khi cường độ của nó bằng 0 thì tụ điện cũng trở về trạng thái ban đầu, kết thúc một chu kỳ dao động điện từ, bước vào một chu kỳ mới.
Nếu cách giải thích định tính về hiện tượng dao động điện từ như trên là có lý thì phải loại bỏ quan niệm về sự tồn tại của trường điện từ của điện học, nghĩa là cũng phải loại bỏ luôn giả thuyết của Mắcxoen về sự tồn tại của dòng điện dịch cũng như sự xuất hiện dòng điện tự cảm (chứ không phải dòng điện cảm ứng nói chung!).
Trong vật lý, còn có một thí nghiệm mà về mặt trực giác, khó lòng bác bỏ được sự xuất hiện của dòng điện tự cảm. Sơ đồ của thí nghiệm này được mô tả ở hình 10.
Hình 10: Thí nghiệm về hiện tượng tự cảm
Kết quả quan sát được từ thí nghiệm đó là, khi ngắt mạch điện (bằng khóa K), kim điện kế D lệch về quá số 0 rồi mới quay trở lại số 0 đó (hình 10/a), còn khi đóng mạch, kim điện kế D từ 0 vượt quá giá trị a rồi mới trở lại vị trí chỉ giá trị đó. Theo vật lý học, chỉ có thể giải thích hiện tượng đó trên cơ sở thuyết cảm ứng điện từ với quan niệm về sự tồn tại và vận động của trường điện từ và kim điện kế xử sự như vậy là do sự xuất hiện của dòng điện tự cảm gây ra.
Nhưng nếu giải thích hiện tượng theo quan niệm của chúng ta thì cũng có vẻ hợp lý. Khi ngắt mạch, phần dòng điện đi qua điện kế giảm ngay về 0, còn phần dòng điện qua cuộn L giảm chậm hơn do không gian chứa nó bị biến điệu gây ra hiệu ứng “cản”. Vì vậy, khi kim điện kế đã đến vị trí 0 rồi thì vẫn còn một dòng điện dù nhỏ nào đó trong mạch có cuộn L, có chiều là chiều của dòng điện ban đầu, và dòng điện này phải chạy qua điện kế từ B sang A làm kim điện kế tiếp tục lệch đi quá vị trí 0. Ngược chiều, khi đóng mạch, do vùng không gian chứa cuộn L biến điệu gây hiệu ứng giảm tốc độ tăng dòng điện, nên hướng qua điện kế từ A sang B trở thành hướng ưu tiên lan truyền hơn. Do đó, phần dòng điện qua điện kế có cường độ lớn hơn cường độ của phần dòng điện qua cuộn dây L. Tình hình đó làm cho kim điện kế phải vượt quá giá trị a rồi mới trở lại vị trí đó (khi dòng điện ổn định).
Trên cơ sở lý thuyết trường điện từ của mình, Mắcxoen đã tiên đoán về sự tồn tại của sóng điện từ. Ông cho rằng ánh sáng là một nhiễu loạn điện từ, vận tốc ánh sáng trong một môi trường do các hằng số điện  và hằng số từ của môi trường đó quyết định. Năm 1888, Hécxơ đã tiến hành một thí nghiệm nổi tiếng. Ông dùng một nguồn điện xoay chiều cao tần tạo ra (theo quan niệm vật lý) một điện trường biến thiên theo thời gian, và đã phát hiện ra rằng, tại mọi điểm trong không gian xung quanh đều có cặp véctơ cường độ điện trường cũng như cường độ từ trường . Cặp véctơ này cũng biến thiên theo thời gian. Trên cơ sở kết quả đo đạc của thí nghiệm, Hécxơ đã đi đến kết luận: điện từ trường biến thiên đã được truyền đi trong không gian dưới dạng sóng điện từ và tiên đoán của Mắcxoen về ánh sáng đã được chứng thực. Ngày nay, trong vật lý học, các sóng điện từ đơn sắc được phân loại theo độ lớn của bước sóng (hay tần số) của chúng trong chân không, lập thành “Thang sóng điện từ” trải dài khoảng từ 10-12 đến 102 cm, tương ứng với các tia y, x, bức xạ quang (tử ngoại, khả biến, hồng ngoại) và sóng vô tuyến.
Nhưng đối với chúng ta, những kẻ hoang tưởng “cứng đầu” nhất thế giới, thì xung quanh bộ tạo dao động điện dùng cho việc thực hành thí nghiệm, làm gì có trường điện từ biến thiên theo thời gian nào, hoặc phải quan niệm trường điện từ biến thiên theo thời gian chính là môi trường không gian biến thiên theo thời gian tương ứng với nhịp điệu biến đổi của dao động điện. Giả sử rằng trong chân không chỉ có bộ dao động điện, ngoài ra không có một thực thể nào nữa, thì vì không có đối tượng tương tác nên trong vùng chân không bị biến điệu ấy cũng không xuất hiện một hiệu ứng nào, kể cả hiệu ứng điện từ. Khi cường độ và nhịp điệu vận động của bộ dao động điện được kích hoạt lên đến mức gây ảnh hưởng đến sự chuyển hóa KG đối với những lực lượng KG trong nội tại bộ dao động điện, thì lúc đó sẽ xuất hiện nổi trội hướng ưu tiên lan truyền thoát khỏi bộ dao động điện của những lực lượng KG đó, và như vậy, làm xuất hiện sự bức xạ ra các dây KG. Vì các dây KG đều được cấu tạo nên từ hai loại hạt KG là , cũng như phải lan truyền trong vùng không gian đã bị biến điệu theo nhịp điệu của bộ dao động điện nên chúng được “thấy” là những sóng có bản chất điện từ. Có thể nói, bức xạ điện từ (trong đó gồm cả ánh sáng) là những thực thể KG dạng dây lan truyền trong môi trường không gian theo cách thức nào đó được qui định bởi cấu trúc phi Ơclít của không gian vi mô và khi lan truyền trong miền không gian bị biến điệu điện từ, nếu “quan sát” ở tầng nấc vĩ mô, tính Ơclít của không gian nổi trội, thì chúng được thấy lan truyền tuân theo qui luật cảm ứng điện từ.
Khi bộ dao động điện hoạt động ở mức độ chưa đủ để phát ra bức xạ điện từ (một cách chủ động (!), vì thực ra một thực thể KG không thu - phát bức xạ điện từ là điều không tưởng!), thì như đã nói, nó chỉ làm biến điện vùng không gian xung quanh nó mà thôi, ngoài ra, không xuất hiện bất cứ tương tác nào, bất cứ thứ gì lan truyền đi đâu cả. Giả sử rằng cho xuất hiện một dây KG (trung tính) trong vùng không gian bị biến điệu đó. Lập tức giữa dây KG này và bộ dao động điện xuất hiện một hiệu ứng điện từ làm cho chúng tương tác gián tiếp với nhau. Dây KG sẽ phải làn truyền ra xa bộ dao động điện với nhịp điệu tùy thuộc vào nhịp điệu vận động của bộ dao động điện và như một bức xạ điện từ hay sóng điện từ. Khi xuất hiện một vật dẫn có hình dạng cụ thể nào đó trong vùng không gian bị biến điệu bởi bộ dao động điện thì do trong vật dẫn tồn tại các điện tử tự do mà giữa vật dẫn và bộ dao động điện xuất hiện một hiệu ứng gây ra tương tác điện từ giữa chúng. Nếu vật dẫn là một vòng dây kín thì trong đó phải xuất hiện một dòng điện cảm ứng biến thiên theo thời gian với nhịp điệu được qui định bởi nhịp điệu của bộ dao động điện và có thể coi vòng dây dẫn cấp, cũng làm biến thiên không gian xung quanh nó. Nếu thay vòng dây dẫn bằng một bộ thu dao động điện  do bộ dao động điện phát ra thì sẽ nhận được nhịp điệu biến thiên theo thời gian của không gian tại đó với tần số và bước sóng xác định nào đó và đó chính là sóng vô tuyến điện mà vật lý học quan niệm. Như vậy, sóng vô tuyến điện chỉ là sự biểu hiện của không gian bị biến điệu do dao động điện gây ra chứ không phải là một tồn tại độc lập với môi trường không gian. Hay có thể nói, sóng vô tuyến điện là một tồn tại ảo, chỉ “xuất hiện” khi đo nó và không xuất hiện ở những nơi không tồn tại tương tác điện từ.
Kết luận lại, chúng ta cho rằng không hề tồn tại một trường điện từ như vật lý học quan niệm và phải phân biệt rành rọt sóng điện từ gồm bức xạ điện từ (có thể thu được quang phổ của chúng) và sóng vô tuyến (tồn tại ảo, không thể thu được quang  phổ của chúng).
***
Chương “Hút - đẩy” đã đến hồi kết thúc. Chúng ta tin tưởng về sự tồn tại những hiệu ứng hút - đẩy trong môi trường không gian, dù sự hình dung của chúng ta có thể là chưa thỏa đáng. Chính những hiệu ứng này đã tạo ra hiện tượng vạn vật hấp dẫn và hiệu ứng cảm ứng điện từ. Trường hấp dẫn và trường điện từ không tồn tại một cách thực sự mà chỉ có thể tồn tại ảo trong tâm trí con người. Khái quát hơn, chúng ta nói trong Vũ Trụ thực tại, không hề tồn tại một môi trường nào cả ngoài môi trường không gian. Môi trường không gian, xét ở tầng đáy cùng của Vũ Trụ vi mô, có cấu trúc mạng khối “đầy ắp” các hạt không gian, nội tại nó có tính gián đoạn, tính phi Ơclit, còn nếu xét ở tầng nấc “đụng trần” của Vũ Trụ vĩ mô, thì nó không có cấu trúc, trống rỗng (hư vô tương đối), có tính liên tục, thuần Ơclit mà chúng ta quen gọi là chân không.
Loài người, từ rất lâu rồi, đã quan sát chân không (cái hiển hiện ngay trước mắt mà tưởng không thấy!) và cũng đã “dò xét” nó rất nhiều để xác định xem nó là cái gì, là “hữu” hay “vô” (có hay không có). Cách nay hơn 2500 năm, Lão Tử gọi không gian là "Huyền Tẫn" (Mẹ nhiệm màu) và coi nó là gốc của trời đất: “Dằng dặc đến bất tuyệt, tạo thành mọi vật mà không kiệt”. Đến thế kỷ V TCN, Đêmôcrít, cha đẻ của thuyết nguyên tử ngây thơ, quan niệm chân không là hoàn toàn trống rỗng. Muộn hơn một chút, vào thế kỷ IV TC, triết học Kỳ Na giáo (Jainism) cho rằng không gian là vô hạn và không thể nhận thức được. Hơn nữa, triết học đó còn quan niệm: không gian là nơi mở rộng (?) có hai loại. Đó là không gian nối tiếp nhau, trong loại thức nhất, loại thứ hai không cho phép vận động, gọi là “không gian trống rỗng”: không gian thứ nhất bao trùm tất cả thế giới, nơi diễn ra sự sống và vận động; không gian trống rỗng tự nó trải ra vô tận phía sau không gian lấp đầy.
Đồng thời với sự xuất hiện quan niệm về không gian của Kỳ Na giáo, Aristốt phủ nhận sự hoàn toàn trống rỗng của chân không và cho rằng không gian chứa đầy một chất đặc biệt gọi là ête.
Đến các thời đại sau đó, quan niệm về chân không vẫn cứ mang tính triết học, vẫn “chao đảo, dằn vặt” giữa có và không, giữa hữu hạn và vô hạn. Có lẽ đến thế kỷ XVII, quan niệm chân không mang tính khoa học mới xuất hiện. Vật lý học thực nghiệm thời đó đã đi đến kết luận: chân không trống rỗng, nó đồng nghĩa với các áp suất thấp.
Cho đến thế kỷ XX nhiều thực nghiệm vật lý đã hướng các nhà nghiên cứu đến quan niệm: chân không không những không trống rỗng mà còn vận động thăng giáng (gọi là thăng giáng lượng tử). Thí nghiệm nổi tiếng nhất là thí nghiệm phát hiện ra hiệu ứng Casimir. Trong một chân không kín, không một chút ánh sáng cũng không hiện diện một chút thực thể vật chất nào ngoài hai tấm kim loại mỏng có bề mặt nhẵn bóng như gương đặt đối mặt song song với nhau và rất gần nhau, nhà vật lý Hendrik Carimir phát hiện có một lực hút nhau giữa hai tấm kim loại ấy. Lực hút này dù rất nhỏ nhưng có thực, không thể phủ nhận được. Năm 1948, Casimir đã cho công bố thí nghiệm đó của ông và chứng minh rằng chính các thăng giáng của chân không đã làm xuất hiện hiệu ứng hút ấy - mà sau này được gọi là hiệu ứng Casimir để ghi nhớ công lao của người phát hiện ra nó. Mười năm sau, Marcus Sparnay đã thực hiện một loạt thí nghiệm kiểm chứng và chứng minh được hiệu ứng hút Casimir tỷ lệ với diện tích mỗi bản kim loại và tỷ lệ nghịch lũy thừa bậc bốn với khoảng cách giữa hai bản kim loại. Trên cơ sở đó, Casimir đã suy ra được: hiệu ứng hút mà mình phát hiện ra mang bản chất điện từ, (Có thể, nếu đủ khả năng áp sát hai bản kim loại đó đến một khoảng cách gần hơn nữa gọi là tới hạn nào đó, sẽ xuất hiện một lực đẩy tạm gọi là lực đẩy Casimir?)
Thí nghiệm phát hiện ra hiệu ứng Casimir đã là phát pháo hiệu về sự ra đời của thuyết trường lượng tử.
Theo thuyết trường lượng tử, chân không không bao giờ trống rỗng, các vi hạt hiện ra và biến đi một cách bí ẩn. Theo Heisenberg (nguyên lý bất định), do thăng giáng năng lượng nên chân không bao giờ cũng tràn đầy các hạt ảo vật chất và phản vật chất. Nhà vật lý người Anh, Pal Dirac, đã định nghĩa chân không là trạng thái năng lượng cực tiểu của một cấu trúc, là trạng thái cơ bản của vạn vật, nó vô hướng, trung hòa.
Cũng theo thuyết trường lượng tử, chân không là một môi trường vật chất chưa biểu hiện, thường gọi là trạng thái ảo hay trạng thái tiềm ẩn của thực tại. Về mặt lý thuyết, chân không vật lý có khả năng sinh ra vũ trụ vật lý. Về mặt thực nghiệm, cũng đã thực hiện được một số quá trình sinh cặp hạt trong các phòng thí nghiệm vật lý hiện đại. Chân không vật lý còn là nhân tố làm cho trường siêu thống nhất tách thành các trường khác nhau. Mật độ của chân không vật lý cực kỳ lớn và tổng năng lượng của nó có vẻ như vô hạn, vượt xa quá nhiều năng lượng cần thiết để giải thích gia tốc giãn nở của Vũ Trụ mà các nhà thiên văn đo lường được. Đây chính là một trong những mâu thuẫn vô cùng nan giải giữa thuyết trường lượng tử và thuyết Big Bang mà các nhà vật lý đương đại đang phải đối đầu, nó lục tìm cách vượt thoát.

Phải chăng trường lượng tử mà các nhà vật lý đã tiên đoán chính là môi trường không gian mà chúng ta đã hình dung? Max Planck có viết: “Ai dấn thân nghiêm túc vào hoạt động khoa học của bất cứ loại nào đều nhận ra rằng trên cổng vào có viết mấy chữ: “Hãy có niềm tin”. Hay như nhà nghiên cứu lịch sử khoa học tên là Norwood Russell Hanson đã nói: "Người nghiên cứu mẫu mực không phải là người thấy và thông báo lại cái mà những người quan sát bình thường đã thấy và thông báo lại, mà là người thấy trong các sự vật quen thuộc cái mà chưa ai thấy". Và chúng ta (trong vai Hiện Thực) thêm: chỉ có hai khả năng thấy được những cái mà người quan sát bình thường không thấy được, đó là cách nhìn của kẻ bị điên hoặc cách nhìn của Hoang Tưởng!
 

(Hết chương XXXXVI)
--------------------------------------------------------------





Xem tiếp...

MUÔN MẶT ĐỜI THƯỜNG II/314

(ĐC sưu tầm trên NET)

 
Bản Tin 113 Online Cập Nhật Hôm Nay | Tin Tức 24h An Ninh Mới Nhất Ngày 27/12/2021 | ANTV
 
Thời sự quốc tế 27/12, Nóng: virus sars-cov-2 có thể xâm nhập não người và cơ quan nội tạng, FBNC
 
Putin: Nga sẽ đ,á,p t,r,ả nếu phương Tây từ chối thỏa thuận an ninh
 
Tin 24h nóng sáng 28/12 | Người đàn ông U60 rồi mà còn ham hố để vướng vòng lao lý
 
Chiều Trên Bến Cảng - Ngọc Tân [Official Audio]

Nghệ An TV

Con đường lạnh lẽo nhất thế giới đã chôn vùi 250 nghìn người, bị bản đồ xóa sổ

Xem tiếp...

Thứ Hai, 27 tháng 12, 2021

MÃN NGUYỆN (ĐL)

 
TÌNH KỸ NỮ - TUẤN VŨ

 Có thể là hình ảnh theo phong cách hoạt hình Nhật Bản về 1 người

MÃN NGUYỆN

Trái khoáy thay và buồn bã lắm
Hỡi người em gái ta thương!

Từng trải đời đấu đá, bon chen
Học hỏi tánh hiền, thấu dần thiện-ác
Nên ta chọn yêu thương làm lý tưởng
Yêu thương mình, yêu thương nhân gian.

***

Ta gặp em, trời dun dủi vô duyên
Trong quán nhạc nền, hoa đèn điếc, đục
Nơi em hàng đêm mưu sinh bên dung tục
Em nói quen rồi, ta đau nhói lê la.

Không nỡ bỏ đi khi nghe em xót xa
Ta nán lại mở lòng lành chân thật
Khinh bạc hết chỉ cần em tha thiết
Thấm tình ta mà vui với trời xanh

Nhưng ngờ đâu, mong muốn đã không thành
Càng cố công càng lún lầy vỡ lở
Nản cuộc bù nhìn, dễ buông lời phẫn nộ
Đời vốn khổ rồi còn chà xát khổ hơn!...

***

Ôi! Khó biết bao giữa chốn đấu trường
Gầm gừ bản năng, nhe răng dục vọng
Tìm được chân tình, thanh ngần, đằm thắm
Không gợn tính toan, không bợn kim tiền

Ta đã tận tường duyên cớ, nguồn cơn
Em nhỏ bé chắc gì lường thấu tỏ:
Vũng ứ đọng đa mang dòng sông cả?
Diều buộc dây theo kịp cánh chim bằng?

Chưa hết ngỡ ngàng
Tháng ngày mơ lầm, bẽ bàng, tê tái
Dằn vặt khôn nguôi giữa ra đi ở lại
Đã cấu cào, giằng xé toạc hồn xiêu
Cố vá víu lành, lại rách bởi trớ trêu

***

Ghét lắm chặng đời vô lý thóa mạ nhau
Căm hờn Ông Tạo giam vào định mệnh
Bắt ta ưu phiền, bắt em u uất
Đày ải hoài trong tù ngục tổn thương

Ai làm cây bao dung khô cằn
Cũng đành thôi, chẳng cầu xanh tươi lại...
Vẫn nhắn tìm em, cúi đầu, không ngần ngại
Chuộc lỗi riêng mình, gột rửa sạch bê tha!...

***

Chán nản ghê,
Chệch choạc hoài hướng về lý tưởng!
Hối hận khiếp,
Những lúc bất bình thốt ra trái ngược!

Đúng là,
Ma dẫn lối
Quỉ đưa đường,
Hoang mang bùa ngải...

Ta buồn ta,
Xuýt xoa cho em gái,
Bấn loạn tâm thần, bỏ lỡ mối tình thâm...

***

Thế rồi cũng trọn tháng năm
Âm thầm quanh quẩn dốc lòng sắt son
Ủi an hai nẻo đường trần
Một thời xui rủi số phần gặp nhau.

Sáng nay nắng nhẹ trời cao,
Thấy tươi nguyên lại sắc đào dáng xuân
Chắc rằng đã hợp tình quân
Ủ ê, héo hắt không còn vấn vương...

Mai ta quải gánh lên đường,
Hành trang gồm cả nhớ thương về người!...

Trần Hạnh Thu

 
EM LÀ CON THUYỀN CÔ ĐƠN - THÁI HỌC [OFFICIAL MUSIC VIDEO]

5 kỹ nữ “nổi danh” nhất từ xưa tới nay

Một góc nhìn khác về nghề “buôn phấn bán hương”.

Nhắc đến “kỹ nữ”, người ta thường nghĩ tới thân phận của những cô gái bị coi khinh trong xã hội. Câu chuyện về 5 người kỹ nữ dưới đây sẽ cho chúng ta một góc nhìn khác, một thái độ “thực” hơn về một vài con người xuất thân trong chốn “lầu xanh”.

1. Phryne – cô gái hồng lâu tham vọng

Thời Hy Lạp cổ đại, tại thành Athens, cô gái hồng lâu Phryne được coi là một giai nhân tuyệt sắc. Phryne được rất nhiều vương tôn quý tộc theo đuổi, cô có một cuộc sống giàu có, sung túc. Khối tài sản của cô lớn đến mức, khi những bức tường Thebes bị Alexander Đại đế phá hủy, Phryne đã đề nghị bỏ tiền ra xây lại.
Tuy nhiên, lời đề nghị của cô bị từ chối bởi Phryne thể hiện mong muốn được khắc dòng chữ “Bị phá hủy bởi Alexander Đại đế và được sửa chữa lại bởi Phryne, một kỹ nữ” trên những bức tường này.

Trong buổi lễ ca ngợi thần biển Poseidon, Phryne đã cởi bỏ bộ đồ tuyệt đẹp của mình, thả tóc và bước xuống biển trước ánh nhìn của mọi người. Hình ảnh của cô khiến cho họa sĩ Apelles sáng tác nên tác phẩm để đời Aphrodite Anadyomene.

2. Biện phu nhân – người vợ kỹ nữ của Tào Tháo

Trong lịch sử Trung Hoa, ít ai biết rằng người vợ nổi danh của Ngụy vương Tào Tháo lại xuất thân từ chốn phấn hương. Tuy không phải vợ cả song Biện phu nhân lại là người vợ danh vọng nhất của ông vua nổi tiếng đa nghi.
Sử cũ chép lại rằng, Biện phu nhân được Tào Tháo chuộc khỏi lầu xanh năm 20 tuổi, nhanh chóng được sủng ái và đã khiến chồng khâm phục vì bản lĩnh gan dạ của mình. Tương truyền, khi Tào Tháo trốn tránh sự truy nã của Đổng Trác, bà là người duy nhất bình tĩnh, khuyên thân nhân không được hoảng loạn và đợi chồng về.

Khi Tào Tháo được phong vương, bà trở thành Ngụy vương hậu. Con cả là Tào Phi kế nghiệp, bà được tôn là Vương Thái hậu, rồi thành Hoàng Thái hậu khi Tào Phi xưng đế. Cách cư xử của bà cũng được nhiều người nể trọng. Tuy nhiên, cái kết cuối đời của bà không được bình yên vì sự tranh giành đoạt vị của các con trai của bà Tào Phi và Tào Chương.

3. Kiharu – geisha nổi danh nhất mọi thời đại

Giới geisha Nhật Bản không ai là không biết tới Kiharu Nakamura, nổi danh với biệt hiệu “geisha duy nhất biết tiếng Anh”. Kiharu (tên thật là Kazuko) sinh ra trong một gia đình giàu có, gia giáo nhưng với lòng đam mê nghệ thuật của mình, chẳng mấy chốc Kiharu đã trở nên nổi tiếng khắp Tokyo.
Vua hài Charlie Chaplin, ngôi sao bóng chày Mỹ – Babe Ruth… cũng đã từng thưởng thức tài nghệ múa hát của Kiharu trong chuyến viếng thăm nước Nhật. Với vốn ngoại ngữ của mình, bà đã đóng góp rất nhiều trong công cuộc truyền bá văn hóa Nhật Bản ra thế giới.

4. Đốc Sao – kỹ nữ chung tình

Tại Việt Nam, thế kỉ XX ghi dấu ấn đậm nét về kỹ nữ tài sắc bậc nhất Hà thành Đốc Sao. Nhan sắc mặn mà, đa tình của cô đã làm điêu đứng biết bao chàng công tử. Cô có làn da trắng, đôi mắt biết nói và đặc biệt là khuôn mặt đậm chất phồn thực. Một tờ báo thời bấy giờ từng viết rằng: “Khi nhìn mặt Đốc Sao, người ta sẽ không thể nghĩ những điều tốt đẹp hơn”.

Tuy được nhiều người theo đuổi song cô lại chỉ chung tình với duy nhất nhà báo nghèo Hoàng Tích Chu, người đã giúp cô trong việc mở và phát triển nhà hát có phòng khiêu vũ đầu tiên trên đất kinh kì. Cô Đốc tình nguyện chăm sóc cho Chu trong đời sống, lo cho tờ báo của ông. Đến khi Hoàng Tích Chu mất vào năm 33 tuổi, cô Đốc đã in trên danh thiếp của mình là: “Bà góa phụ Hoàng Tích Chu”. Sự chung tình của một danh kĩ như Đốc Sao đã khiến nhiều người phải cúi đầu thán phục.

5. Belle du Jour – gái làng chơi và là nhà khoa học nổi tiếng

Còn tại nước Anh thời hiện đại, danh tiếng của gái làng chơi Belle du Jour đi khách tới 500USD/giờ (khoảng 10 triệu đồng) đã gây xôn xao dư luận. Nghệ danh này theo tờ Sunday Times chính là của Tiến sĩ Brooke Magnanti, một nhà nghiên cứu về căn bệnh ung thư.
Theo chính lời kể của cô, việc dấn thân vào nghề này như một cơ duyên khi cô chuyển tới từ Scotland làm nghiên cứu sinh. Cuộc sống quá đắt đỏ, các khoản nợ nần chồng chất khiến Magnanti không còn cách nào khác là phải đi làm gái mại dâm. Giờ đây, Magnanti nói cô cảm thấy hạnh phúc khi được bước ra khỏi bức màn bí mật. Cô không còn phải nói dối để che đậy mọi chuyện với những người mình yêu quý.
THEO MASK ONLINE

 

Xem tiếp...

TT&HĐ V - 46/m


 
Điện từ trường cảm ứng và sóng điện từ | CPKT THPTQG môn Vật lý
 
PHẦN V:     THỐNG NHẤT 
"Khoa học là một sức mạnh trí tuệ lớn nhất, nó dốc hết sức vào việc phá vỡ xiềng xích thần bí đang cầm cố chúng ta."
Gorky 
 
"Mỗi một thành tựu lớn của nhà khoa học chính là xuất phát từ những ảo tưởng táo bạo". 
JohnDewey
"Chân lý chỉ có một, nó không nằm trong tôn giáo, mà nằm trong khoa học."
Leonardo da Vinci
 
"Cái khó hiểu nhất chính là hiểu được thế giới" 
Albert Einstein
 "Có hai cách để sống trên đời: một là xem như không có phép lạ nào cả, hai là xem tất cả đều là phép lạ".
Albert Einstein
      
“Chính qua cuộc đấu tranh nhằm thống nhất một cách hợp lý cái đa dạng mà đã đạt được những thành công lớn nhất, dù rằng chính ý đồ đó có thể gây ra những nguy cơ lớn nhất để trở thành con mồi của ảo vọng”.
Albert Einstein


“Người nhìn thấy cái đa dạng mà không thấy cái đồng nhất thì cứ trôi lăn trong cõi chết”.

Upanishad       

CHƯƠNG VII (XXXXVI): HÚT - ĐẨY
“Lực hút cũng như lực đẩy, là thuộc tính cơ bản của vật chất.”

“Hấp dẫn cần phải được gây ra bởi một tác nhân thường xuyên tác động theo một qui luật nào đó, nhưng tác nhân này là vật chất hay phi vật chất thì tôi xin dành cho bạn đọc suy nghĩ.”
                                                                                                                                                 Niutơn

"Không xiềng xích hay thế lực bên ngoài nào có thể ép buộc tâm hồn của một người tin hay không tin."


"Tất cả vinh quang đều đến từ sự dám bắt đầu".
Eugene F Ware


"Tất cả mọi người đều mơ; nhưng không như nhau. Những người mơ về đêm, trong những ngóc ngách sâu kín lờ mờ của tâm trí, khi thức giấc vào ban ngày mới nhận ra đó là ảo ảnh; nhưng những người mơ vào ban ngày mới là đáng gờm, vì họ có thể thực hiện giấc mơ của mình với đôi mắt mở to, để biến chúng thành hiện thực".
T.E.Lawrence


"Ước mơ giống như những vì sao… ta có thể không bao giờ chạm tay vào được, nhưng nếu đi theo chúng, chúng sẽ dẫn ta đến vận mệnh của mình".
Samuel Johnson 


"Tôi được ban cho sự nhận thức về định mệnh của chính mình. Tôi chưa bao giờ tự hạ thấp bản thân. Tôi chưa bao giờ đánh giá mình theo tiêu chuẩn của người khác. Tôi luôn trông đợi nhiều ở chính mình, và nếu tôi thất bại, tôi thất bại chính mình".
Sophia Loren


"Tự tin là điều kiện đầu tiên để làm được những việc lớn lao".
Samuel Johnson  


"Hãy mơ ước bất cứ điều gì bạn muốn mơ. Đó là vẻ đẹp của trí tuệ con người. Hãy làm bất cứ điều gì bạn muốn làm. Đó là sức mạnh của ý chí con người. Hãy tin tưởng vào bản thân để thử thách những giới hạn của mình. Đó chính là lòng can đảm để thành công".
Bernard Edmonds 


"Không ai biết sau đó mọi chuyện sẽ xảy ra như thế nào nhưng chúng ta vẫn đi về phía trước. Bởi vì chúng ta có lòng tin và sự trung thực"
Paulo Coelho 

"Muốn hiểu Vũ Trụ này, phải hoang tưởng mãnh liệt. Muốn hoang tưởng mãnh liệt, phải có niềm tin".
NTT    


 

 (Tiếp theo)

Quay lại với giả tưởng chỉ có một quả cầu mang điện tích Q ở trung tâm một vùng chân không đủ lớn. Theo vật lý học, nó tạo ra một điện trường quanh nó và cường độ điện trường tại một điểm cách tâm nó một khoảng r, được tính:
Để tiện việc tính toán, các nhà vật lý đã đưa ra khái niệm véctơ cảm ứng điện (ký hiệu ) và dùng nó thay cho biểu diễn đường sức. Phương của véctơ  trùng với phương của véctơ nhưng được qui ước có chiều luôn hướng từ tâm quả cầu mang điện ra ngoài. Độ lớn của D được xác định:
với  là diện tích mặt cầu bao quanh quả cầu điện, có tâm là tâm của cầu điện và có bán kính là r.
Từ khái niệm véctơ cảm ứng điện, các nhà vật lý đưa tiếp ra khái niệm điện thông (thông lượng cảm ứng điện, ký hiệu: ). Điện thông là lượng véctơ cảm ứng điện đi qua một diện tích bề mặt nào đó. Trong trường hợp ở đây, chúng ta có:
Sự bất hợp lý của việc đưa ra khái niệm véctơ cảm ứng điện và điện thông là ở chỗ: dù số lượng điểm hợp thành diện tích mặt cầu có bán kính r là hữu hạn thì cũng rất nhiều và lượng điện tích đi qua một điểm trên mặt cầu bao giờ cũng phải nhỏ hơn Q, nghĩa là điện trường gây ra bởi quả cầu mang điện tại điểm đó phải nhỏ hơn giá trị . Biết Q là lượng điện tích tập trung gồm n (số tự nhiên) điện tích nguyên tố qo, và cho rằng n cũng là số điểm hợp thành mặt cầu có bán kính r, thì lượng điện tích phân bố cho một điểm trên mặt cầu ấy là:
Do vậy, điện trường tại điểm đó là:
Còn nếu vẫn quan niệm điện trường tại mỗi điểm trên mặt cầu bán kính r bằng thì tổng lượng điện trường mà quả cầu mang điện đồng thời gây ra trên mặt cầu đó phải là:
Vì điện trường liên quan mật thiết tới năng lượng điện nên không thể hình dung nổi một năng lượng điện lại triển khai được một năng lượng điện lớn hơn nó nhiều lần, phân bố đều trên một mặt cầu có bán kính r và bao quanh nó.
Vậy thì điện trường có tồn tại không? Đến đây, chúng ta tin rằng nó không tồn tại dưới hình thức như vật lý học quan niệm.
Để loại bỏ quan niệm điện trường, chúng ta đưa ra giả thuyết sau đây.
Khi trong khoảng chân không (đủ lớn) mà chúng ta giả tưởng chỉ tồn tại duy nhất khối cầu mang điện tích Q=nqo, vì không có đối tượng mang điện nào khác ở quanh nó nên nó cũng hoàn toàn không phát huy tương tác gì (dù sự có mặt của nó có gây “xáo động” nào đó đối với chân không thì nó cũng không “hề hấn” gì về mặt điện), nghĩa là nó không tạo ra một điện trường nào cả. Nếu đột nhiên xuất hiện một hạt (điện tích thử qo) trên mặt cầu tưởng tượng như đã nói, thì lập tức giữa quả cầu và  xuất hiện một hiệu ứng hút hay đẩy tùy thuộc vào dấu của chúng. Tổng lực tương tác của chúng, xét trong mối tương phản âm - dương là bằng 0, xét về giá trị tuyệt đó (về mặt lực lượng) là 2Fo. Do đó, lực tác động đến mỗi thực thể trong hai thực thể ấy bằng:
Nếu tiếp tục xuất hiện ở đâu đó trên mặt cầu hạt  thứ hai (và giả sử rằng giữa hai hạt đã bị cách ly về mặt điện), thì giữa hạt này với quả cầu mang điện Q cũng lập tức xuất hiện hiệu ứng hút hoặc đẩy, sinh ra một lực tác động đến mỗi thực thể đúng bằng Fo. Tương tự, nếu xuất hiện hạt thứ n trên mặt cầu thì giữa nó và quả cầu mang điện Q cũng xuất hiện hiệu ứng hút hoặc đẩy và lực tác động đến từng thực thể cũng bằng Fo. Lúc này, tổng hợp lực tác động đến quả cầu là:
Có thể cho rằng đến đây, quả cầu mang điện Q đã hết khả năng tương tác điện với hạt .
Bây giờ, trên mặt cầu giả tưởng đang xét, không xuất hiện hạt mà xuất hiện một hạt vĩ mô (hàm chứa trong nó số lượng rất lớn các điện tích nguyên tố qo) mang điện, đóng vai trò là điện tích q, với q=mqo và m<. Giữa quả cầu mang điện Q và điện tích thử q tất nhiên cũng xuất hiện hiệu ứng hút hoặc đẩy đối với chúng về mặt điện. Sự tác động của hiệu ứng hút - đẩy điện tồn tại trong môi trường không gian cũng chính là nguyên nhân của hiện tượng điện hưởng (chúng ta dùng thuật ngữ này chung cho cả hai hiện tượng: điện hưởng của vật dẫn và sự phân cực của chất điện môi, dù hai hiện tượng này có bản chất hoàn toàn khác nhau).
Như vậy, chúng ta phán đoán, khi xuất hiện điện tích thử q trên mặt cầu thì giữa nó và quả cầu Q tương tác, vừa hút hoặc đẩy nhau một lực nào đó, vừa làm xảy ra quá trình điện hưởng đối với nhau. Quá trình điện hưởng ở mỗi thực thể làm tăng cường lực ban đầu và khi cả hai thực thể đạt đến trạng thái cân bằng tĩnh điện thì lực cũng đạt đến giá trị cực đại. Để thỏa mãn biểu thức Culông, chúng ta cho rằng trong trường hợp điện tĩnh (các điện tích tham gia tạo lực coi như không chuyển động), thành phần từ lực không xuất hiện trong khi năng lượng tham gia tương tác lại không đổi, nên lực điện tăng lên gấp đôi. Bên cạnh đó, khi đã đạt đến trạng thái cân bằng tĩnh điện thì tổng điện tích tham gia tương tác hút hoặc đẩy là (n.m), nghĩa là điện tích tham gia tương tác ở mỗi thực thể đúng bằng một nửa lượng (n.m). Từ đó, lực điện tác động lên mỗi thực thể được xác định là:
(Có thể suy diễn: Vì Q=nq q=mqo, nên theo công thức Culông:
Nếu trên mặt cầu bán kính r xuất hiện đâu đó thêm một điện tích thử q nữa thì giữa nó và quả cầu Q cũng nhanh chóng hình thành một hiệu ứng điện (với điều kiện điện tích thử này đã được cách ly về mặt điện với điện tích thử kia). Hiệu ứng điện ấy gây ra gây ra hiện tượng điện hướng ở mỗi thực thể và rốt cuộc cũng làm xuất hiện lực điện tác động đến mỗi thực thể đúng bằng F với biểu diễn toán học của nó là:
              
Với N2 là tổng số điện tích tham gia tương tác lực và để thỏa mãn định luật Culông thì phải có:
               N2=n.m
Tuy nhiên khả năng điện hưởng của quả cầu Q không thể là vô hạn, cho nên đến một giới hạn nào đó, định luật Culông không còn đúng nữa.
Tóm lại, theo hình dung của chúng ta thì cái gọi là điện trường không tồn tại, công thức Culông chỉ áp dụng được trong Vũ Trụ ở tầng nấc vĩ mô và cũng chỉ trong một khoảng hạn định. Khi trong chân không xuất hiện một thực thể mang điện hay không mang điện, thì môi trường không gian ở đó (xung quanh thực thể) có thể biến thái đi ở mức độ nào đó để hòa hợp với vận động của thực thể duy trì một thế cân bằng động mới có xu hướng làm xuất hiện hiệu ứng hút - đẩy (chứ không phải thực thể đã thiết lập một trường hút - đẩy thường trực). Đối với thực thể mang điện, chỉ khi xuất hiện một thực thể khác ở đâu đó quanh nó thì giữa nó với thực thể mới mới xuất hiện hiệu ứng hút hay đẩy và coi như chúng tương tác lực với nhau thông qua môi trường không gian.
Đã không tồn tại thường trực (hay chỉ tồn tại ảo) một điện trường thì cũng không thể tồn tại thường trực (hay chỉ tồn tại ảo) một từ trường, và như vậy, trường điện từ cũng không thể tồn tại thực sự. Hơn nữa, không có các điện tích thì cũng không thể xuất hiện hiện tượng cảm ứng điện từ, do đó, không thể tồn tại trường điện từ như một thực thể vật chất độc lập, có cấu trúc đặc thù được.
“Thí nghiệm giả tưởng” ở trên còn cho phép suy diễn rằng, nếu trên mặt cầu bán kính rn điện tích q (đã được cách ly nhau), mà tại vị trí tâm của mặt cầu không có quả cầu Q, thì ở đó không hề có tác động lực tĩnh điện (thực nghiệm vật lý cũng chỉ suy diễn là có sự chồng chất điện trường ở đó chứ chẳng có bằng chứng thực sự nào cả vì làm sao mà đo được?!). Chỉ khi xuất hiện quả cầu Q ở dó thì mới xuất hiện một lực tổng hợp gây ra bởi n điện tích q tác động đến nó (nếu khả năng điện hưởng của nó cho phép).
Mấu chốt lôgic trong luận điểm thứ hai của học thuyết trường điện từ Mắcxoen là sự giả định về sự tồn tại dòng điện dịch. Dòng điện dịch là biểu hiện của một điện trường biến thiên theo thời gian. Nếu dòng điện dẫn tương ứng với dòng điện tích chuyển động thì dòng điện dịch không hề liên quan đến điện tích hay hạt vật chất nào khác. Sự giống nhau của chúng, hay có thể nói đặc trưng chung của chúng là ở chỗ đều gây ra từ trường như nhau.
Không thể hình dung được một dòng điện phi vật chất nhưng có năng lượng, không tương tác với bất cứ đối tượng nào mà lại sinh ra từ trường, Hơn nữa cũng cần xem xét lại có thực sự ngay cả dòng điện dẫn cũng sinh ra từ trường hay không?
Theo vật lý học thì khoảng không gian giữa hai bản điện của một tụ điện phẳng phải tồn tại một điện trường. Theo suy đoán của chúng ta, nên hiểu điện trường ấy chính là hiệu ứng hút điện do hai bản điện làm vận động của vùng không gian giữa chúng bị biến thái và gây ra hiện tượng hút. Tuy nhiên, khi trong vùng không gian giữa hai bản điện không hiện hữu một thực thể nào thì hiệu ứng hút điện, trong tình trạng đã cân bằng tương tác, không thể hiện, nghĩa là tồn tại dưới dạng tiềm ẩn. Khi xuất hiện một hạt vật dẫn không mang điện trong vùng đó, hiệu ứng điện mới phát huy tương tác, gây ra sự điện hưởng đối với hạt và tạo thế cân bằng động ổn định mới. Nếu hạt đó mang điện, nó sẽ bị tương tác lực và nếu nó đủ nhẹ thì phải chuyển động về bản điện có điện tích trái dấu với nó.
Khi nối hai bản điện đó với nhau bằng một dây dẫn có cuộn tự cảm (không đi qua vùng không gian giữa hai bản điện) thì trong dây dẫn sẽ xuất hiện dòng điện biến đổi (xoay chiều) và nếu không bị ảnh hưởng bởi những tác động ngoại lai (như điện trở chẳng hạn), thì dòng điện này được duy trì coi như đến vĩnh cửu. Sự biến đổi điều hòa theo thời gian của dòng điện là do có sự hiện diện của cuộn tự cảm (tự cảm là trường hợp riêng của cảm ứng điện từ). Tuy nhiên, vì sao dòng điện lại duy trì được khi mạch dẫn nó bị hở (bị ngăn cách bởi vùng không gian giữa hai mặt bản điện)? Để giải quyết vấn đề, Mắcxoen đã giả định về sự tồn tại một dòng điện tích trong vùng không gian giữa hai mặt bản điện. Dòng điện này có chiều và cường độ là chiều và cường độ của dòng điện dẫn, có mật độ dòng là mật độ điện tích trên mặt bản điện. Chính dòng điện dịch này đã đóng vai trò làm kín mạch điện. Nguyên nhân làm xuất hiện dòng điện dịch không thể là cái gì khác ngoài điện trường biến thiên giữa hai bản điện, hay nói đúng hơn, trường điện từ biến thiên theo thời gian đã đóng vai trò như một dòng điện dịch mà Mắcxoen đã giả định.
Chúng ta không thừa nhận sự tồn tại của điện trường nên có cách giải thích khác.
Có thể rằng, khi nối dây dẫn vào hai bản điện của tụ điện đã nạp đầy điện và đóng mạch thì cũng là lúc làm xuất hiện một hiệu ứng hút điện dọc theo dây dẫn giữa hai bản tụ. Nhờ có hiệu ứng này làm xuất hiện hướng ưu tiên lan truyền nổi trội trong dây dẫn về bản cực trái dấu với các điện tích và bản chất cấu tạo của vật dẫn mà trong dây dẫn, dễ dàng xuất hiện một dòng điện có chiều (theo qui ước) từ bản điện dương đến bạn điện âm. Nếu không có cuộn tự cảm thì dòng điện này nhanh chóng bị triệt tiêu, hai bản điện và dây dẫn hơp thành một vật dẫn cân bằng tĩnh điện. Lúc này, hiệu ứng điện trong dây dẫn không còn nữa, hiệu ứng hút điện giữa hai mặt bản tụ trở thành hiệu ứng đẩy điện. Nhờ có cuộn tự cảm mà cường độ dòng điện dẫn phát sinh không tăng trưởng cũng như suy biến đột ngột.
Vật lý học đã giải thích cặn kẽ vai trò của cuộn tự cảm trong việc duy trì dòng điện biến đổi. Chúng ta cũng thừa nhận cảm ứng điện từ là có thật, nhưng hiểu khác đi theo quan niệm của mình. Dù chỉ ở dạng phỏng đoán ngây ngô và thô phác (khả năng của chúng ta chỉ có thế!) thì chúng ta cũng cứ “vẽ vời” ra đây, cố tạo cho được một chiếc cầu vượt (có thể là rất “ọp ẹp”!) để tiếp tục tiến lên phía trước, hoàn thành sứ mệnh mà Tạo Hóa giao phó (thật không đấy?!), hơn nữa, đã tốn biết bao nhiêu trí lực, đổ xuống biết bao nhiêu mồ hôi nước mắt cho cuộc hành trình và đã đến được tận đây rồi, đã lờ mờ thấy đích rồi, không lẽ lại… giơ tay đầu hàng, lủi thủi quay về? Mà có về được nhà không khi tuổi đã già, sống không còn bao lâu nữa, trước cuộc thoái lui muôn trùng vạn dặm? Không, khôn ngoan nhất là vượt lên phía trước! Lão Tử bảo: ra đi có nghĩa là trở về. Đến được đích thì cũng coi như về nhà. Đích đã thấp thoáng kia rồi. Ngu dại gì mà bỏ dở cuộc hành trình “đi tìm cái gì đó”. (Rõ là lẩn thẩn! Đang trên kệ sách mà làm như… Đúng là đồ Hoang Tưởng rồ dại!)
Ở những tầng phía đáy cùng của Vũ Trụ vi mô, trừ hạt , còn tất cả các thực thể mang điện tích khác, khi lan truyền, đều có dạng dây và cũng được chúng ta gọi là các dây KG mang điện tích. Các dây mang điện tích bao giờ cũng có khối lượng lớn hơn khối lượng của một số lẻ nguyên lần lớn hơn hoặc chí ít cũng bằng 3. Hiệu ứng điện chỉ có tác dụng đến điện tích mà dây KG mang cho nên khi lan truyền theo hướng của hiệu ứng điện, dù vận tốc lan truyền theo hướng đó rất lớn thì bao giờ cũng nhỏ hơn vận tốc cực đại C. Do yêu cầu chuyển hóa KG không được phép trì trệ mà lúc đó, các phần tử hợp thành gây KG phải đồng thời lan truyền theo một hướng thứ hai nữa sao cho vận tốc tổng hợp của chúng đúng bằng C. Như vậy, dây KG mang điện tích, khi xoay quanh trục của nó nữa. Sự xoay này được gọi là xoáy KG của nội tại dây. Ở tầng nấc sâu trong Vũ Trụ vi mô, trong cấu trúc mang khối phi Ơclit của môi trường không gian, cũng như sự nhận biết của chúng ta về bản chất môi trường ấy còn hết sức mờ mịt, nên khó mà hình dung được sự xoáy KG trong thực tại diễn biến thế nào. Nhưng dựa trên nguyên lý tương tự, tính lan truyền dưới tác động của hiệu ứng điện, trông đại loại như một sợi đơn (hay cáp) có hình lò xo vừa tịnh tiến theo phương trục vừa xoay quanh trục của nó.
Trong một vùng môi trường không gian, khi xuất hiện một thực thể KG mới, giữa chúng sẽ có sự ảnh hưởng nào đó đối với nhau, làm cho vận động của nhau biến thái ở một mức độ nhất định theo hướng ổn định lại hoạt động trong thế cân bằng động mới. Khi xuất hiện một dây KG mang điện tích trong một khu vực chân không nào đó và trong trường hợp dây đó định xứ thì nó được thấy là một giả hạt và xoáy nội tại mạnh mẽ. Trong không gian Ơclit, một cách tương tự, có thể hình dung môi trường không gian là nước tĩnh và giả hạt xoáy nội tại là một khối băng có hình dáng giống hạt prôtôn (không tan chảy) và xoay quanh trục của nó cũng giống như sự xoáy (rất nhanh) của prôtôn mà chúng ta đã diễn tả, dù bản chất của hai hiện tượng là rất khác nhau.
Ngay cả khi khối băng không xoay (đứng yên) thì giữa nó và nước vẫn thường xuyên xảy ra tương tác! Không chú ý đến loại tương tác đó, khi khối băng xoay quanh, nó và nước tương tác nhau dưới hình thức ma sát. Do có sự ma sát mà nước ở lân cận xung quanh khối băng bị “kéo theo” sự xoay của khối băng, đồng thời, ngược lại nước cũng ngăn cản sự xoay của khối băng (bỏ qua hiện được gia nhiệt). Giả sử nguồn lực làm xoay khối băng là không đổi thì do phải chịu một lực cản của nước mà khối băng xoay chậm lại. Chúng ta cho rằng đến một lúc nào đó, sự xoay của khối băng lẫn sự xoáy của vùng nước quanh nó đều trở nên ổn định, nghĩa là giữa chúng đã thiết lập được một tương tác mang tính bất biến và duy trì lâu dài theo thời gian. Có thể thấy, càng xa khối băng và vùng xích đạo của nó thì mức độ xoáy càng yếu đi một cách có qui luật. nếu cho xuất hiện một phần từ băng trong vùng nước xoáy ấy tại vị trí cách tâm khối băng xoay một khoảng r thì nó sẽ bị tác động một lực có độ lớn và phương chiều xác định được trên cơ sở qui luật xoáy của vùng nước. Như vậy, ở một mức độ nhìn nhận nào đó, chúng ta nói rằng, khối băng xoay đã làm xuất hiện một hiệu ứng hút – đẩy và có thể biểu diễn hiệu ứng này một cách toán học.
Quay lại với dây KG mang điện trong chân không. Khi nó định xứ, nó sẽ biến thành giả hạt và xoáy nội tại mạnh mẽ: Tương tự như khối băng, nó cũng làm cho môi trường không gian xung quanh nó biến thái vận động đi. Tuy nhiên, sự khác nhau cơ bản giữa hai hiện tượng là một đằng được nhìn nhận trong Vũ Trụ vĩ mô, khối băng và nước như không còn dính dáng gì đến Không Gian nữa, chúng tồn tại và vận động trong không gian như ở chốn Hư Vô (hư vô tuyệt đối), đằng khác được nhìn nhận trong khoảng đáy cùng của Vũ Trụ vi mô, sự xoáy của dây KG mang điện thực chất chỉ là sự chuyển hóa trạng thái kích thích nội tại của các hạt KG, hay còn gọi là chuyển hóa KG, mà sự ảnh hưởng của giả hạt cùng với xoáy nội tại của nó đến vận động của vùng chân không xung quanh nó không thể nào lại là do ma sát giữa chúng với nhau được.
Cũng có thể hình dung giả hạt KG là dây KG (có dạng lò xo) đã bị nén lại hết cỡ (hoặc cuộn lại theo cách nào đó) và xoay hoặc xoáy quanh trục của nó. Theo chúng ta quan niệm thì giây KG là tập hợp nối tiếp và xen kẽ nhau của ba loại hạt , (hạt KG thông thường). Khi dây KG định xứ thì biến thành giả hạt KG và xoay (hoặc xoáy) mạnh. Lúc đó, tại bất cứ điểm nào thuộc nội tại giả hạt (ở đây phải quan niệm điểm đúng bằng kích cỡ hạt KG) cũng thể hiện một sự chuyển hóa KG liên tiếp và điều đặn qua ba trạng thái: , , , , …, mà về nhịp điệu, có thể coi nó là một giao động điều hòa không tắt. Vì là những phần tử hợp thành giả hạt vận động nội tại cân bằng nên các điểm giao động ấy phải có sự liên kết nào đó với nhau và sự giao động của chúng phải có mối quan hệ nhân quả khăng khít với nhau. Chúng ta cho rằng chính sự vận động mang bản chất giao động nổi trội theo một qui luật xác định, có tính chu kỳ của tập hợp điểm (hạt KG). hợp thành giả hạt xoáy là nguyên nhân gây ra sự biến thái của môi trường không gian xung quanh giả hạt. Vì hạt KG đóng vai trò nút mạng của mạng khối không gian, mà không gian thì không thế “rách” được (Tồn Tại không thể bị tổn thương được!), nên hạt KG tuyệt đối không thể di dời được. Như vậy, chỉ có thể hình dung sự biến thái vận động của vùng không gian quanh giả hạt xoáy là biến thái về nhịp điệu, nghĩa là sự xoáy của giả hạt đã gây ra một hiệu ứng kích thích làm nhịp điệu vận động của các giả hạt KG của môi trường không gian xung quanh giả hạt bị “méo” đi, bị sai lệch về mặt thời gian so với trước, khi xuất hiện giả hạt. (Theo quan niệm của chúng ta, đơn vị thời gian nhỏ nhất tuyệt đối là to=10-38 s . Nhưng điều đó chỉ đúng khi coi thời gian như là một đại lượng hợp thành lực lượng KG hay năng lượng. Thực ra, thời gian là một tồn tại ảo cho nên có thể “chia nhỏ” nó đến vô tận. Khi so sánh thời điểm xảy ra hai biến cố trong Vũ Trụ, khoảng thời gian chênh lệch không thể nhỏ hơn cả to. Do đó, phải coi to là chu kỳ dao động chuyển hóa nội tại của hạt KG. Chỉ như thế thì sự biến đổi nhịp điệu qui ra khoảng cách nhanh nhất về mặt thời gian (vận tốc C) mới có khả năng!).
Do bị biến điệu và vận động ở trạng thái bất thường nên vùng không gian xung quanh giả hạt luôn có xu thế trở về với trạng thái thông thường. Như vậy, vùng không gian đã bị biến điệu được cho là đã ở trạng thái kích thích và trạng thái kích thích này làm tiềm ẩn một hiệu ứng nào đó. Giả sử có một hạt (hạt KG trung hòa điện) xuất hiện ở lân cận giả hạt, trong vùng không gian bị biến điệu, thì nó phải chịu một hiệu ứng đẩy ra xa giả hạt (hướng ưu tiên lan truyền).
Giả sử rằng giả hạt mang điện tích nguyên tố . Sự xoáy nội tại của giả hạt là ổn định nên điện tích này sẽ lan truyền theo một đường cong không đổi và khép kín (chúng ta cho là đường tròn). Nếu có một hệ quan sát “ở đó” quan sát được sự quay của , nhưng khoảng thời gian cảm nhận tối thiểu của thiết bị (độ nhậy) lớn hơn nhiều so với chu kỳ quay của thì có thể coi đó là một dòng điện xoáy. Nếu trong vùng không gian bị biến điệu, lân cận giả hạt và trên cùng mặt phẳng quĩ đạo của , xuất hiện một hạt , thì lập tức, giữa hạt này và  của giả hạt xuất hiện một hiệu ứng hút - đẩy. Vì hạt  có khối lượng nên hiệu ứng đẩy nó ra xa  là do nó ở trong vùng không gian kích thích, mà sâu xa hơn là do sự quay của gây ra. Vì hạt mang điện tích âm nên giữa nó và  (thực ra là hạt ) thiết lập nên một hiệu ứng hút tĩnh điện. Chúng ta phán đoán rằng khoảng cách giữa và hạt càng lớn thì cả lực hút và lực đẩy càng yếu, ngược lại, khoảng cách đó càng nhỏ thì lực hút và lực đẩy càng lớn. Nhưng xét về tốc độ tăng giảm thì giá trị của lực đầy biến thiên nhanh hơn giá trị của lực hút, nghĩa là hiệu ứng hút - đẩy giữa và hạt có tính chất khoảng cách giữa chúng càng nhỏ thì tác dụng đẩu càng trở nên nổi trội, dần lấn át tác dụng hút và ngược lại, khoảng cách giữa chúng càng lớn thì tác dụng hút càng trở nên nổi trội, lấn át tác dụng đẩy. Có thể là trong tình hình như thế, và cũng vì  quay, đồng thời hạt  phải và chỉ có thể lan truyền với vận tốc C, nên hạt , dưới tác dụng của hiệu ứng hút - đẩy, sẽ phải quay tròn trong cùng mặt phẳng chứa “quĩ đạo” của . “Quĩ đạo chuyển động” của hạt  có cùng chu vi với “quĩ đạo chuyển động” của   nhưng chiều “chuyển động” của chúng ngược nhau. Hai quĩ đạo ấy không tiếp xúc nhau mà cách hau một khoảng nhất định.
Sự mường tượng ở trên không hề dựa vào một cơ sở xác đáng nào nên chỉ là một võ đoán không hơn không kém! Dù là võ đoán thì ở chừng mực nào đó về mặt nguyên tắc, chúng ta tin rằng nó cũng mang nét hợp lý, nếu quan niệm vật lý về một trường điện từ tồn tại như một thực tế vật chất “thường trực” trong không gian là sai.
Xen vào một đoạn có tính “tự vấn an” như thế để chúng ta tiếp tục yên tâm mà mường tượng cho… thoải mái!
(Còn tiếp)
----------------------------------------------------------------
Xem tiếp...