Thứ Tư, 3 tháng 3, 2021

TT&HĐ III - 30/m

                                           

                                                          Thảm sát Katyn năm 1940

PHẦN III:     NGUỒN CỘI 

" Đi đi con!
Trong khinh khi may nhớ nước non
Mà ôn lại cho đừng quên lịch sử
Bốn ngàn năm rồi, Việt Nam bất tử
Dằng dặc đoạn trường chống giặc ngoại xâm
Biết mấy đau thương, biết mấy anh hùng
Ghi tạc địa cầu bao chiến công hiển hách
..."

                                                                                Trần Hạnh Thu

"Lịch sử hoài thai chân lý, nó có thể kháng cự với thời gian, có thể dìm đi những việc cũ, nó là dấu tích của thời xa xưa, là gương soi của đương đại, là lời giáo huấn cho thế hệ sau."
                                                                 
Cervantes (Tây Ban Nha)

"Lịch sử là bằng chứng của thời đại, là ngọn lửa của chân lý, là sinh mệnh của kí ức, là thầy giáo của cuộc sống và là sứ giả của cổ nhân."
                                                                                                      Cicero (La Mã)
 
“Đừng chê cõi trần nhơ
Đừng khen cõi trần đẹp
Cõi trần là thản nhiên
Chỉ có đời nhơ, đẹp.” 
.


.

CHƯƠNG IX (XXX): THỜI CUỘC

“Nếu như sau cái đêm tối tăm của thời trung cổ, các ngành khoa học đột nhiên sống lại với một sức mạnh không ngờ và bắt đầu phát triển nhanh chóng một cách kỳ diệu, thì sự kỳ diệu ấy cũng chính là nhờ sản xuất mà có”
Ph. Ăngghen

"Tình yêu giống như chiến tranh, dễ bắt đầu nhưng rất khó để dừng lại."


"Tôi không biết chiến tranh thế giới thứ 3 sẽ sử dụng vũ khí nào nhưng tôi biết rằng chiến tranh thế giới thứ 4 sẽ sử dụng gậy gộc và đá!"  - Albert Einstein
"Chúng ta từng tự hỏi chiến tranh sống ở đâu, và điều gì khiến nó gớm guốc như vậy. Và giờ chúng ta nhận ra mình biết nó sống ở đâu... ở trong chúng ta."  -


"Người ta vẫn gọi chiến tranh là tội giết người. Không phải: nó là tự sát."
  - Ramsay MacDonald


"Chưa từng có lúc nào thế giới không chiến tranh. Dù trong bảy nghìn, mười nghìn hay hai mươi nghìn năm. Những nhà lãnh đạo khôn ngoan nhất, hay những vị vua cao quý nhất, hay cả Nhà thờ - không ai trong số họ có thể ngăn chặn nó. Và đừng chịu thua thứ lòng tin dễ dãi rằng những người ủng hộ chủ nghĩa xã hội nóng vội có thể ngăn được chiến tranh. Hay có thể chia tách được chiến tranh vì lẽ phải hay đúng đắn ra khỏi phần còn lại. Luôn có hàng nghìn hàng nghìn người mà đối với họ thậm chí cả chiến tranh theo kiểu đó cũng là vô nghĩa và phi lý." - Aleksandr Solzhenitsyn


"Chiến tranh không được trả giá trong thời chiến, hóa đơn sẽ đến sau đó." - Benjamin Franklin

"Chiến tranh là sự ngu dại tột bậc của cuộc sống"
Thầy Cãi
 
 
 
 
 (Tiếp theo)

Khi quân Đức chiếm được Brét - Litốp của Ba Lan và ào ạt tiến về phía đông thì quân Liên Xô cũng đã tiến vào miền đông - Ba Lan (vùng trước đây thuộc Tây - Ucraina và Tây - Bêlarút như đã kể). Tại nhiều điểm quân đội hai nước Nga và Đức đã “chạm trán nhưng không xảy ra xung đột”. Biết chưa phải lúc, Hitle đã hạ lệnh “ngừng tiến về phía đông”, thậm chí cho rút quân khỏi thị trấn Lembéc vừa chiếm được để tránh đụng đầu với lực lượng Xô Viết.


                                       Bộ binh Liên Xô tiến vào Ba Lan 17.09.1939
(Trong quá trình Hồng quân Liên Xô chiếm miền Tây Ukraina và Belarus, thoạt tiên Hồng quân được cư dân Ukraina và Belorussia ở đây nhiệt tình chào đón, tình hình này thay đổi khi có sự thành lập các nhóm du kích chống Xô Viết của người gốc Ba Lan. Việc đó dẫn đến các cuộc bạo động chống Liên Xô ở các vùng mà nay là Tây Ukraina. Hàng ngàn người Ba Lan đã chết do chiến sự hoặc bị trục xuất khỏi nhà cửa. Những nhóm sắc tộc bị cho là có thể gây nguy hiểm bị buộc phải cưỡng bức tái định cư, bị đưa vào các trại lao động. Ngoài ra việc tấn công các nhóm du kích người Ba Lan còn tái diễn khi Hồng quân đánh đuổi quân Đức khỏi Đông Ba Lan năm 1944, với việc Liên Xô tiêu diệt nhóm du kích Ba Lan của Armia Krajowa, do họ đã quay sang chống lại Hồng quân sau khi Đức rút lui.
Ngày nay, Ba Lan đã bắt đầu một cuộc điều tra về vụ "thảm sát Khatyn.". Đó là sự kiện xử bắn hàng ngàn sĩ quan Ba Lan tại rừng Katyn rồi chôn vào các nấm mồ tập thể năm 1940. Ngày 5 tháng 3 1940, dân ủy Bộ Nội vụ Liên Xô (NKVD) Lavrenty Beria gửi một danh sách mang mã số 794/B (794/Б) cho Stalin. Trong đó, người gửi đưa ra nhận định rằng các tù binh Ba Lan tại miền Tây Ukraina và Belorussia (gồm 14.736 người, 97% là người Ba Lan), cũng như những tù nhân đang bị giam trong tù (18.632 người, trong đó có 1.207 sĩ quan quân đội, tổng cộng 57% là người Ba Lan) đều là kẻ thù của chính quyền Xô Viết và không thể cải tạo được nên đề nghị tử hình 14.700 tù binh và 11.000 tù nhân.


Bản danh sách được Lavrentiy Beria gửi đến Joseph Stalin ngày 5 tháng 3 năm 1940 đề nghị tử hình các sĩ quan Ba Lan.
Những thi hài đang phân hủy của các nạn nhân Katyn, được tìm thấy trong ngôi mộ tập thể.                                                         Khai quật Katyn, 1943
Trzy krzyze.jpg
Một đài tưởng niệm gồm ba cây thập tự trên một bệ gạch lớn. Mỗi cây thập tự mang một cái tên - Katyn, Kharkiv và Mednoye.
Địa điểmKatyn, KalininKharkiv,  Liên Xô
Thời điểmTháng 4 – tháng 5 năm 1940
Tử vong22,000
Nạn nhânNgười Ba Lan
Thủ phạmLiên Xô (NKVD)


Đến năm 1987, được sự đồng tình của lãnh đạo Liên Xô Gorbachev, một ủy ban liên hợp Ba Lan – Liên Xô đã được thành lập với nhiệm vụ tìm hiểu và làm sáng tỏ thực tế. Cuối cùng, thông báo của Hãng Thông tấn Liên Xô (TASS) ngày 14 tháng 4 1990 đã đưa ra một bước tiến trong vụ này: các lãnh đạo Liên Xô chính thức tuyên bố Beria (chỉ huy mật vụ Liên Xô khi đó, năm 1953 đã bị Nhà nước Liên Xô xử tử vì tội lạm sát và âm mưu đảo chính) và các đồng sự phải chịu trách nhiệm về vụ xử bắn các sĩ quan Ba Lan tại Katyn. Tháng 11 năm 2010, Duma Quốc gia Nga đã thông qua một tuyên bố lên án I. V. Stalin và các quan chức Liên Xô khác vì đã ký lệnh cho vụ xử bắn tù binh này).
Sự tồn tại của “chiến tranh kỳ quặc”, một phần cũng là do Anh, Pháp vẫn còn mù quáng nuôi hi vọng: “Hitle sẽ quyết định hướng quân đội về phía đông để chống Nga”. Trong hồi ký của tướng Đờ Gôn có đoạn: “Phải nói rằng một số giới muốn nhìn kẻ thù ở Xtalin hơn là Hitle. Họ lo lắng đến những biện pháp để đánh nước Nga, hoặc giúp Phần Lan, hoặc ném bom Bacu, hoặc đổ bộ ở Xtambun nhiều hơn là cách làm sao để thắng đế chế Đức”.
Trong khi đó, lợi dụng thời gian “ngồi” từ 1939 - 1940, nước Đức đã phát triển bộ binh lên tới 136 sư đoàn, xe tăng: 10 sư đoàn, máy bay: 4 vạn chiếc, nghĩa là thực lực quân sự Đức tăng lên chừng gấp đôi so với thời kỳ trước khi đánh Ba Lan. Kế hoạch tỷ mỷ tấn công các nước Tây Âu cũng đã được vạch ra.
“Quay ngược trở lại phía Tây”, ngày 9-4-1940, quân Đức tràn vào Đan Mạch. Vua và chính phủ Đan Mạch không kháng cự, ra lệnh cho quân đội của họ hạ vũ khí đầu hàng. Cùng ngày, quân Đức đổ bộ lên tất cả các cảng lớn của Na Uy. Nhân dân Na Uy kháng chiến rất anh dũng. Chiến sự đã diễn ra ác liệt ở một số nơi. Do có sự phản bội tổ quốc trong chính phủ, Na Uy mau chóng bị đánh bại. Quân Anh, Pháp sang cứu bị đánh bật ra biển.
Ngày 10-5-1940, vào 5 giờ 30 phút sáng, quân Đức tràn vào Bỉ, Hà Lan, Lucxembua và Pháp. Mặt trận phía tây bây giờ mới chính thức diễn ra. Lực lượng bộ binh hai bên không chênh lệch nhau nhiều nhưng phía Đức ưu thế hơn về máy bay và xe tăng. Quân Đức do tướng Phôn Bốc chỉ huy, vượt qua sông Mơdơ (Mense), đồng thời nhảy dù xuống chiếm các sân bay, các đầu mối giao thông và các cứ điểm quan trọng của Hà Lan và  Bỉ. Cũng trong tháng 5 năm 1940 quân Đức mở cuộc tấn công sang Pháp. Quân liên hiệp Tây Âu gồm Anh, Pháp, Bỉ chẳng mấy chốc bị đánh tan tác trước sức mạnh và chiến lược hành quân thần tốc "blitzkrieg" của quân Đức. Các lực lượng chủ yếu của Anh và Pháp phải rút về Dunkerque và lên thuyền trốn sang Anh. Quân chính quy Pháp thì về Normandie đầu hàng, với 90.000 lính tử trận và 200.000 bị thương. Các cuộc tranh chấp hầu như kết thúc. Luxembourg, Bỉ, Hà Lan, và 3/4 nước Pháp rơi vào tay Đức. Bộ tư lệnh Đức sau đó dự tính mở Chiến dịch Sư tử biển tấn công Anh Quốc. Vì hải quân Đức còn đang hồi phục sau thiệt hại nặng trong cuộc chiến tại Na Uy, không quân Đức được trao trọng trách phải khống chế không phận, đập tan kỹ nghệ và ý chí của dân Anh trước khi Đức có thể đem quân đổ bộ lên đất Anh.

Hình ảnh tiêu biểu của các binh đoàn cơ động Ðức Quốc xã trong Thế chiến thứ 2, bao gồm xe tăng, bộ binh cơ giới hoá và các binh chủng hỗ trợ.
Ngày 15-5, quân đội Hà Lan hạ vũ khí qui hàng, chính phủ Hà Lan chạy sang Luân Đôn. Ngày 27-5, đến lượt Bỉ đầu hàng vô điều kiện.
Trong khi đó, quân Đức do tướng Phôn Runxđét chỉ huy, vượt qua Lúcxembua, đánh bại đạo quân thứ 9 của Pháp do tướng Coráp chỉ huy, chọc thủng phòng tuyến của Pháp trên một khu vực rộng 90 km giữa Xơđăng và Namuya. Ngày 5-6, quân Đức tiến về Pari như bão táp. Ngày 10-6, chính phủ Pháp bỏ Pari chạy về Tua. Cùng ngày này, thấy Pháp nguy ngập, sắp thua, để “dấy máu ăn phần”, phát xít Ý vội tuyên chiến với Anh, Pháp và tấn công ngay vào vùng đông - nam nước Pháp. Sự tham chiến của Ý làm cho tình hình Pháp thêm trầm trọng.
Ngày 16-6, thủ tướng Anh là Sơcsin đưa ra đề nghị về việc ký kết “Liên minh không thể hủy bỏ” giữa Anh và Pháp, theo đó, Anh và Pháp sẽ trở thành một quốc gia thống nhất với một hiến pháp thống nhất. Chính phủ Pháp chia làm hai phe, phe do Râynô cầm đầu muốn giao nước Pháp cho đế quốc Anh, phe do Pêtanh cầm đầu muốn qui hàng phát xít Đức (chẳng một ai quan tâm đến việc đấu tranh cho tự do và độc lập của nước Pháp!). Ngày 17-6, Râynô từ chức, Pêtanh cầm đầu phe đa số lên nắm chính phủ và xin hàng Đức, Ý với những điều kiện nhục nhã.
Hồ Chí Minh có bài thơ tặng Pêtanh như sau:


     Cúi đầu, quỳ gối, hàng quân Đức,
    Trợn mắt, nhăn mày, chửi nước Anh.
     Bán nước lại còn khoe cứu nước,
     Ô danh mà muốn được thơm danh.
     Già mà như chú, già thêm dại,
     Tiếng xấu muôn đời nhuốc sử xanh.


 Nhưng nhân dân Pháp, dưới sự lãnh đạo của đảng Cộng Sản Pháp đã đứng lên kháng chiến chống quân xâm lược bằng cuộc chiến tranh du kích trong lòng nước Pháp.  Đờ Gôn (đang công cán ở Anh) tích cực tập hợp một số người Pháp ở hải ngoại, thành lập “chính phủ Pháp tự do” vào ngày 27-10-1940, dựa vào lực lượng Anh, Mỹ để mưu cầu giải phóng đất nước.


                                 Churchill và De Gaulle 1944
Tháng 7-1940, nước Đức lên kế hoạch “Sư tử biển” nhằm đổ bộ lên đất Anh. Mục đích là khuất phục, khống chế nước Anh đồng thời tung hỏa mù che đậy động tác chuẩn bị tấn công Liên Xô.
Tháng 8-1940, Đức tấn công bằng không quân vào nước Anh. Nhiều cuộc không chiến ác liệt xảy ra. Dù ưu thế thuộc về Đức nhưng Anh cũng chống cự hiệu quả nhờ hệ thống ra-đa mới phát minh, sáng chế ra, phát hiện được mục tiêu từ xa… Hai bên đều thiệt hại nặng nề. Đức chuyển sang ném bom ban đêm. Thủ đô Luân Đôn bị hàng vạn tấn bom tàn phá dữ dội. Thêm nữa, Đức còn phong tỏa chặt chẽ hải phận Anh bằng “chiến tranh tàu ngầm”, đánh đắm rất nhiều tàu chiến Anh. Tình hình của Anh ngày một trở nên nghiêm trọng.
 
Trận chiến nước Anh
Một phần của Mặt trận phía Tây trong
Chiến tranh thế giới thứ hai
Heinkel He 111 during the Battle of Britain.jpg 
Máy bay Heinkel He 111 của Đức trong Trận chiến nước Anh
Anh quay sang cầu cứu Mỹ. Mỹ đã giao cho Anh gần 1 triệu súng trường thời kỳ những năm 1917 - 1918, 50 chiến hạm cũ kỹ. Đổi lại, Anh phải giao cho Mỹ những căn cứ quan trọng về chiến lược ở Đại Tây Dương cũng như những phát minh khoa học kỹ thuật mới nhất của Anh (như rađa, những công trình nghiên cứu về nguyên tử của các nhà bác học Anh và Pháp…). Mỹ đã giúp Anh như thế nên có thể thấy rằng chính cuộc chiến Xô - Đức mới cứu được nước Anh thoát khỏi số phận như nước Pháp.
Ngày 27-9-1940, Đức, Ý và Nhật ký hiệp ước đồng minh quân sự và chính trị ở Béclin, “trước hết nhằm chống Liên Xô” nhưng cũng chống cả Anh, Mỹ. Hiệp ước đề ra không úp mở việc phân chia thế giới: Đức, Ý ở châu Âu, Nhật ở Viễn Đông.
Nhờ sự giúp đỡ của Đức, các phần tử chống Liên Xô làm chính biến thắng lợi, đưa Antônexcô lên nắm chính quyền tại Rumani. Được sự đồng thuận của chính phủ Antôexcô, ngày 7-10-1940, quân Đức kéo vào Rumani. Sau đó, lần lượt Hunggari, Rumani và Xlôvakia đều tuyên bố tham gia Hiệp ước Béclin vào tháng 11-1940. Tháng 3-1941, chính phủ phát xít Bungari cũng tham gia hiệp ước đó và để cho quân đội Đức vào chiếm đóng. Thế là cuối  năm 1940, đầu năm 1941, bốn nước nói trên đã mặc nhiên trở thành “chư hầu” của Đức mà Đức không tốn một viên đạn, lập nên một vành đai bao vây miền tây Liên Xô, miền đông - bắc Hi Lạp và Nam Tư.


                                                     Bộ binh Nam Tư đầu hàng.
Do muốn giành ăn với Đức trong việc xâm chiếm vùng Bancăng mà ngày 28-10-1940, Ý bất ngờ tấn công Hi Lạp từ phía Anbani, không thông báo và thỏa thuận với Đức. Với 20 vạn quân hùng hổ tiến vào Hi Lạp, Ý dự định chiếm thủ đô Aten sau mấy tiếng đồng hồ. Thế nhưng một tuần lễ sau, quân Ý vẫn không tiến được quá 10 km, để rồi đầu tháng 11, quân Hi Lạp được quân Anh yểm trợ đã phản công không những quét sạch quân Ý ra khỏi Hi Lạp mà còn chiếm luôn cả Anbani thuộc Ý nữa.
Lúc này, tại mặt trận châu Phi, Ý cũng đang thua liểng xiểng. Ngày 3-10-1940, quân Anh đột ngột chuyển sang phản công ở Bắc Phi, đẩy lùi quân Ý và đến hè năm 1941 thì chiếm lại tất cả các thuộc địa của Ý ở Đông Phi, kể cả Êtiôpi.
Trước tình hình khó khăn của phát xít Ý, Nhà độc tài Đức Adolf Hitler nhận thấy rằng cần phải giúp đỡ người bạn đồng minh của mình, nhà độc tài Ý Benito Mussolini. Hitler làm điều này không chỉ để giúp cứu vãn thanh thế đang bị suy giảm của phe Trục, mà còn nhằm ngăn cản nước Anh sử dụng lãnh thổ Hy Lạp để ném bom các mỏ dầu Romania, nguồn cung cấp dầu mỏ chủ yếu của Đức Quốc xã.
Đức định qui phục chính quyền Nam Tư như 4 nước Bancăng nêu trên. Nhưng nhân dân Nam Tư đã nổi dậy kháng chiến lập chính phủ mới, ký hiệp ước thân thiện, không xâm phạm với Liên Xô ngày 5-4-1941. Trước tình hình đó, Hitle phải ra lệnh tạm hoãn kế hoạch tấn công Liên Xô để đè bẹp Nam Tư và Hi Lạp trước. Đêm 6-4-1941, không quân Đức dội bom xuống thủ đô Nam Tư và 56 sư đoàn Đức cùng chư hầu tràn vào Nam Tư. Chính phủ Nam Tư bỏ chạy sang Ai Cập. Cùng ngày, Hi Lạp cũng bị Đức tấn công. Quân đội Hi Lạp đầu hàng, quân đội Anh bị đánh bật ra biển.
Việc chiếm bán đảo Bancăng là tạo bàn đạp quan trọng cho quân đội Đức tấn công Liên Xô. Dù bị Đức chiếm đóng nhưng phong trào đấu tranh vũ trang giải phóng dân tộc ở những nước đó ngày càng lớn mạnh, đặc biệt là ở Nam Tư và Hi Lạp, đã biến những sự chiếm đóng đó thành cuộc chiến tranh đẫm máu và dai dẳng, cản trở Hitle tận dụng tiềm lực của vùng này vào việc xâm lược Liên Xô.
Sau khi thôn tính xong 11 nước châu Âu với diện tích gần 2 triệu km2, dân số 142 triệu người, phát xít Đức đã chiếm được những vị trí có ý nghĩa chiến lược hết sức quan trọng về kinh tế và quân sự. Các nguồn dự trữ về nguyên liệu chiến lược, các nhà máy luyện thép, chế tạo quốc phòng; kho tàng vũ khí… của hầu hết các nước Tây Âu đều lọt vào tay nước Đức.

                                Các sĩ quan Nam Tư bị bắt làm tù binh, trước lúc bị đưa sang Đức.
Việc chiếm đóng Tây Âu và Bancăng, đánh tan các lực lượng vũ trang của các nước ở đó tuy có gây cho nước Đức những thiệt hại không nhỏ về chính trị và quân sự (lột trần bộ mặt ăn cướp tàn bạo của chủ nghĩa phát xít, khí thế kháng chiến đấu tranh chống phát xít của nhân dân châu Âu ngày càng tăng, quân Đức bị mất khoảng 2000 xe tăng, nhiều máy bay, tàu chiến…) nhưng chiến quả mà nước Đức gặt hái được vẫn rất to lớn. Quân đội Đức trở thành một lực lượng hùng mạnh bậc nhất thế giới. Quân số trước cuộc chiến với Ba Lan chỉ là 103 sư đoàn thì đến mùa xuân năm 1941 đã tăng lên là 214 sư đoàn (khoảng 8,5 triệu người). Chỉ trong một thời gian từ mùa thu năm 1940 đến mùa xuân năm 1941, để bổ sung thêm cho lực lượng hiện có, Đức Quốc Xã đã thành lập thêm 58 sư đoàn, trong đó có 11 sư đoàn xe tăng và 8 sư đoàn cơ giới. Có thể nói vào giữa năm 1941, trước cuộc tấn công Liên Xô, nước Đức đã có một đội quân nguyên vẹn khổng lồ, được trang bị và hậu thuẫn kỹ càng từ hầu như toàn bộ tiềm lực kinh tế, quân sự của châu Âu tư bản, với một hậu phương chiến lược Tây Âu khá rộng lớn.
Với một lực lượng vũ trang hùng mạnh như vậy, với chiến thuật “đánh chớp nhoáng” đã thể hiện sự “bách thắng” của nó trên chiến trường Tây Âu và Ban căng, Hitle cùng Bộ chỉ huy tối cao quân sự Đức Quốc Xã, ngông cuồng và ngạo mạn, cho rằng thời cơ tiêu diệt kẻ thù số một là Nhà nước Xô Viết cùng với chế độ xã hội chủ nghĩa đầu tiên của thế giới, đồng thời độc chiếm luôn vùng tài nguyên bao la và nhiều như vô tận, đã chín muồi. Trước mắt phát xít Đức lúc này, Liên Xô chỉ là “tên khổng lồ chân đất sét”. Do đó Hitle dự tính “đánh quỵ nước Nga” trong vòng tối đa là 2 tháng và “đánh bại nước Nga bằng một cuộc chiến tranh chớp nhoáng trước khi kết thúc chiến tranh với Anh” (chỉ thị số 21 của Hitle).
       
(Còn tiếp)
-------------------------------------------------------------------


Xem tiếp...

MUÔN MẶT ĐỜI THƯỜNG II/28

(ĐC sưu tầm trên NET)

 
Bản tin 113 Online cập nhật hôm nay | Tin tức 24h mới nhất ngày 02/03/2021 | ANTV
 
Thời Sự Quốc Tế Sáng 03/03: Cập Nhật Tin Tức Mới Nhất Hôm Nay
 
Tin vui đầu năm: Việt Nam ký hợp đồng mua vũ khí mới - Mang lại đơn hàng đặc biệt cho Czech| Quân sự
 
Tin tức | Bản tin sáng 03/3 | Tin tức mới nhất hôm nay
 
Yêu Một Mình - Thiên Trang

Kế hoạch Barbarossa, tham vọng lớn nhất của Đức Quốc xã - VietNamNet
Tình huống Super Sitsontidech ra đòn khiến cả đối thủ lẫn trọng tài nằm gục xuống sân.

Cây xương rồng 60 tuổi, cao 12m trong nhà cổ nổi tiếng nhất miền Tây

VietNamNet
Đá lăn từ đỉnh xuống núi lao vào một số ngôi nhà ở khu tự trị Ebian Yi, tỉnh Tứ Xuyên, miền nam Trung Quốc ngày 27/1.
Xem tiếp...

Thứ Ba, 2 tháng 3, 2021

TT&HĐ III - 30/n

 
Chiến dịch Barbarossa những bí mật vừa được giải mã
                                                 

                                                                      Pháo Đài Brest

PHẦN III:     NGUỒN CỘI 

" Đi đi con!
Trong khinh khi may nhớ nước non
Mà ôn lại cho đừng quên lịch sử
Bốn ngàn năm rồi, Việt Nam bất tử
Dằng dặc đoạn trường chống giặc ngoại xâm
Biết mấy đau thương, biết mấy anh hùng
Ghi tạc địa cầu bao chiến công hiển hách
..."

                                                                                Trần Hạnh Thu

"Lịch sử hoài thai chân lý, nó có thể kháng cự với thời gian, có thể dìm đi những việc cũ, nó là dấu tích của thời xa xưa, là gương soi của đương đại, là lời giáo huấn cho thế hệ sau."
                                                                 
Cervantes (Tây Ban Nha)

"Lịch sử là bằng chứng của thời đại, là ngọn lửa của chân lý, là sinh mệnh của kí ức, là thầy giáo của cuộc sống và là sứ giả của cổ nhân."
                                                                                                      Cicero (La Mã)
 
“Đừng chê cõi trần nhơ
Đừng khen cõi trần đẹp
Cõi trần là thản nhiên
Chỉ có đời nhơ, đẹp.” 
.


.

CHƯƠNG IX (XXX): THỜI CUỘC

“Nếu như sau cái đêm tối tăm của thời trung cổ, các ngành khoa học đột nhiên sống lại với một sức mạnh không ngờ và bắt đầu phát triển nhanh chóng một cách kỳ diệu, thì sự kỳ diệu ấy cũng chính là nhờ sản xuất mà có”
Ph. Ăngghen

"Tình yêu giống như chiến tranh, dễ bắt đầu nhưng rất khó để dừng lại."


"Tôi không biết chiến tranh thế giới thứ 3 sẽ sử dụng vũ khí nào nhưng tôi biết rằng chiến tranh thế giới thứ 4 sẽ sử dụng gậy gộc và đá!"  - Albert Einstein
"Chúng ta từng tự hỏi chiến tranh sống ở đâu, và điều gì khiến nó gớm guốc như vậy. Và giờ chúng ta nhận ra mình biết nó sống ở đâu... ở trong chúng ta."  -


"Người ta vẫn gọi chiến tranh là tội giết người. Không phải: nó là tự sát."
  - Ramsay MacDonald


"Chưa từng có lúc nào thế giới không chiến tranh. Dù trong bảy nghìn, mười nghìn hay hai mươi nghìn năm. Những nhà lãnh đạo khôn ngoan nhất, hay những vị vua cao quý nhất, hay cả Nhà thờ - không ai trong số họ có thể ngăn chặn nó. Và đừng chịu thua thứ lòng tin dễ dãi rằng những người ủng hộ chủ nghĩa xã hội nóng vội có thể ngăn được chiến tranh. Hay có thể chia tách được chiến tranh vì lẽ phải hay đúng đắn ra khỏi phần còn lại. Luôn có hàng nghìn hàng nghìn người mà đối với họ thậm chí cả chiến tranh theo kiểu đó cũng là vô nghĩa và phi lý." - Aleksandr Solzhenitsyn


"Chiến tranh không được trả giá trong thời chiến, hóa đơn sẽ đến sau đó." - Benjamin Franklin

"Chiến tranh là sự ngu dại tột bậc của cuộc sống"
Thầy cãi
 
 
 
 
 (Tiếp theo)
 
                                                                      ***
Dù có thể là phởn chí quá hóa cuồng, tưởng mình tài năng hơn Napôlêông, nhưng Hitle cùng đồng bọn chắc rằng không thể không xem lại cuộc chiến tranh Pháp - Nga năm 1812 và rút ra bài học “nhỏ” mà Bônapác đã để lại: chớ có chọc ghẹo quá trớn ông khổng lồ dù chân ông ta có làm bằng đất sét! Không hẳn là hoàn toàn vì điều đó nhưng điều đó cũng góp phần làm nên một kế hoạch được chuẩn bị kỹ càng, chu đáo của phát xít Đức gây chiến xâm lược Liên Xô.
Ngày 21 tháng 7 năm 1940, Adolf Hitler giao cho Bộ Tổng chỉ huy lục quân Đức soạn thảo Kế hoạch Otto. Tại Chỉ thị số 21 của Bộ Tổng tư lệnh tối cao các lực lượng vũ trang của Đế chế (Reich) ngày 18 tháng 12 năm 1940 và Chỉ thị về việc tập trung và triển khai có tính chiến lược các lực lượng quân đội ngày 31 tháng 1 năm 1941 đã chỉ ra những phương án cuối cùng được duyệt của kế hoạch này, đồng thời, thông báo lệnh của Quốc trưởng đổi tên thành Kế hoạch Barbarossa. Kế hoạch này dự định khởi sự ngày 15 tháng 6 năm 1941, tấn công và đánh chiếm Liên Xô (chủ yếu là phần lãnh thổ thuộc châu Âu) trong một thời gian ngắn ngay trước khi kết thúc chiến tranh với Anh. Ý đồ chiến lược của kế hoạch này là dùng ba đòn vu hồi liên tiếp chia cắt chính diện mặt trận Xô-Đức; hợp vây các lực lượng chủ yếu của quân Nga trên các vùng Pribaltic, Belorussia, Ukraina và miền Tây nước Nga (vùng phụ cận Smolensk). Trọng tâm tác chiến là sử dụng các tập đoàn quân xe tăng tiến hành những đòn đột kích sâu ở phía Bắc và phía Nam khu vực đầm lầy Pripiat (khu tiếp giáp giữa Belorussia và Ukraina), tiêu diệt những cách quân đã bị chia cắt trước khi tiến chiếm Moskva, Leningrad, vùng công nghiệp Donbass cũng như vùng đồng bằng trung và hạ lưu sông Volga.


Thống chế Wilhelm Ritter von Leeb, tư lệnh Cụm tập đoàn quân Bắc

Để có thể giành được một chiến thắng chớp nhoáng, quân Đức buộc phải nhanh chóng hủy diệt Hồng quân Liên Xô trong những chuỗi tấn công và hợp vây trên. Vì vậy mục tiêu chính yếu trước mắt của kế hoạch Barbarossa chính là Hồng quân Liên Xô và sau đó mới là đánh chiếm những vùng đất đai quan trọng hay đạt được những thắng lợi về chính trị. Bản thân Hitler đã nói: so với việc tiêu diệt Hồng quân thì "đánh chiếm Mạc Tư Khoa không thật sự quá quan trọng". Chỉ thị số 21 đã nêu rõ ý định của Hitler như sau:

Phương án tác chiến ban đầu của Kế hoạch Otto tháng 12 năm 1940 là dùng các đòn đột kích liên tiếp của nhiều thê đội xe tăng - thiết giáp mạnh (4 tập đoàn quân xe tăng), sử dụng chiến thuật "luân xa chiến", mở đường tấn công một mạch từ Brest qua Minsk và Smolensk đến Moskva theo lối đánh "gạt đối phương ra để tiến"; nhanh chóng đánh tan cơ quan lãnh đạo tối cao của Nhà nước và quân đội Liên Xô tại Moskva và kết thúc sớm chiến tranh trong vòng vài tuần lễ. Đến ngày 3 tháng 2 năm 1941, nhận thấy phương án này khá phiêu lưu do kéo dài tuyến mặt trận hai bên sườn và các đường tiếp tế cũng phải kéo dài, rất dễ bị Quân đội Xô Viết công kích và chia cắt từ hai phía Bắc và Nam (như đã xảy ra với quân đội của Napoleon năm 1812), các tướng lĩnh Đức Quốc xã đưa ra phương án cuối cùng, chia quân đội Đức ở mặt trận phía Đông thành ba cụm tập đoàn quân, tấn công trên ba hướng chiến lược. 

         Thống chế Fedor von Bock, Tư lệnh Cụm tập đoàn quân Trung tâm 
 
Như vậy, “Kế hoạch Bacbarôxa” (nghĩa là “Râu hung”, biệt hiệu của Phêđêrich, Hoàng đế Đức thời Trung Cổ) được thảo ra từ tháng 6-1940 và chỉ thị số 21 về kế hoạch này được Hitle phê chuẩn ngày 18-12-1940. Kế hoạch nhằm tiêu diệt quân đội Liên Xô (thường gọi là Hồng quân) trong một cuộc chiến tranh đánh nhanh thắng nhanh, do đó Hitle đã huy động tới 190 sư đoàn với 5,5 triệu quân, 3.712 xe tăng, 47.260 khẩu pháo, 4.950 máy bay và 193 tàu chiến, trong đó có 153 sư đoàn Đức, 17 sư đoàn Phần Lan, 18 sư đoàn Rumani và 2 sư đoàn Hunggari, tập trung dọc theo hơn 2.900 km biên giới (1800 dặm) từ bờ biển Baltic phía bắc đến bờ biển Đen phía nam cho giai đoạn đầu cuộc chiến với nhiệm vụ được xác định là: “Chia cắt chính diện của lực lượng chủ yếu của quân Nga đang tập trung ở phía tây nước Nga, sử dụng các cụm quân cơ động mạnh ở phía bắc và phía nam vùng đầm lầy Pripiátxki mở những đòn đột kích này tiêu diệt những cụm tập đoàn quân của đối phương đã bị chia cắt”. Cụ thể, khi bắt đầu tiến công Liên Xô, quân đội phát xít Đức triển khai đội hình như sau:
-Ở cực Bắc là cụm tập đoàn quân Phần Lan – Na Uy: bố trí tại Phần Lan bao gồm Tập đoàn quân Na Uy của Đức, phối thuộc thêm 7 quân đoàn của Phần Lan (sau lập thành Tập đoàn quân Karelia của Phần Lan). Tổng cộng cánh quân này có 21 sư đoàn và 3 lữ đoàn Đức và Phần Lan được yểm trợ bằng 900 máy bay thuộc tập đoàn không quân số 5 của Đức (Luftflotte 5) và không quân Phần Lan. Đối đầu với cụm Phần Lan – Na Uy là Quân khu Leningrad của Liên Xô, sau đổi thành Phương diện quân Bắc (về sau tách thành Phương diện quân Karelia và Phương diện quân Leningrad). Nhiệm vụ của cụm quân Phần Lan – Na Uy này là phòng thủ Phần Lan và Na Uy, phối hợp cùng Cụm tập đoàn quân Bắc tấn công thành phố Leningrad từ hướng bắc, tấn công vào vùng cực chiếm Muốcmanxcơ căn cứ chính của Hạm đội Biển Bắc của Liên Xô và sau đó chiếm thành phố lớn nhất vùng cực là Arkhangelsk.
- Cụm tập đoàn quân “Bắc” (gồm 29 sư đoàn, trong đó có 3 sư đoàn xe tăng, 3 sư đoàn cơ giới, do thống chế Đức là Phôn Lép (Von Leeb) chỉ huy) đột kích chủ yếu từ vùng Tindit theo hướng Đangapinsơ, đông bắc Ôpốtxka, có nhiệm vụ tiêu diệt các đơn vị Xôviết tại vùng Pribantich và sau đó hiệp đồng với một bộ phận lực lượng của cụm “Trung Tâm” chiếm Lêningrát và Crôngstát. Cụm tập đoàn quân “Bắc” được tập đoàn không quân số 1 (gồm 1.070 máy bay chiến đấu) yểm trợ.
- Lực lượng chủ yếu của Đức là cụm tập đoàn quân “Trung Tâm” (gồm 50 sư đoàn, trong đó có 9 sư đoàn xe tăng, 6 sư đoàn cơ giới và 2 lữ đoàn, do thống chế Vôn Bốc (Von Bock) chỉ huy). Với sự tổ chức những cụm xe tăng mạnh ở hai bên sườn, cụm tập đoàn quân này mở những mũi đột kích đánh vu hồi vào hướng chung tiến đến Minxcơ để bao vây các đơn vị Xôviết ở phía tây Bêlarút, sau đó phát triển tiến công trên hướng chung tiến về Xmôlenxcơ. Cụm tập đoàn quân này được tập đoàn không quân số 2 (1.600 máy bay) yểm trợ.
-Cụm tập đoàn quân “Nam” (gồm 57 sư đoàn, trong đó có 5 sư đoàn xe tăng, 4 sư đoàn cơ giới và 13 lữ đoàn, do chuẩn thống chế Phôn Runxtét (Von Rundsted) chỉ huy) có nhiệm vụ tiến công quân đội Xôviết ở Hữu ngạn Ucraina, đột kích triển khai trên cánh trái tới Kiép, chiếm lấy bến vượt sông Đơnhiép. Sau đó các binh đoàn xe tăng phải phát triển tiến công ở hướng đông - nam, không cho những lực lượng còn khả năng chiến đấu của Hồng quân rút qua sông Đơnhiép để bao vây tiêu diệt những lực lượng ấy. Cụm tập đoàn quân “Nam” được tập đoàn không quân số 4 của Đức và không quân của Rumani (tất cả có 1.300 máy bay chiến đấu) yểm trợ.
Các đạo quân ấy được đặt dưới quyền tổng chỉ huy trực tiếp của thống chế Phôn Bơraosít (Von Brauchitsch).
Trước đội quân cực mạnh, đã có kinh nghiệm chiến đấu và với một kế hoạch tấn công chu đáo, tỷ mỷ như thế, Liên Xô đã tổ chức chuẩn bị đối phó như thế nào?
Lúc sinh thời, V. I. Lênin đã nói: “Một quân đội ưu tú nhất, những con người trung thành nhất đối với sự nghiệp cách mạng sẽ bị quân địch tiêu diệt nhanh chóng, nếu họ không được trang bị đầy đủ…”. Tuân theo lời dạy đúng đắn đó, Đảng và Nhà nước Xôviết trong suốt thời kỳ xây dựng và phát triển kinh tế trước chiến tranh đã rất chú trọng đến việc xây dựng lực lượng vũ trang ngày một lớn mạnh cả về số lượng binh sĩ, cả về trang thiết bị quân sự tiên tiến và cả về nghệ thuật tác chiến.

 Dai_tuong_D_G_Pavlov_Tu_lenh_Quan_khu_dac_biet_mien_Tay
Đại tướng D. G. Pavlov, Tư lệnh Quân khu đặc biệt miền Tây
Nhịp độ sản xuất binh khí kỹ thuật của các nhà máy quốc phòng đã tăng theo hàng năm. Vũ khí mới cũng được tích cực nghiên cứu, chế tạo. Chẳng hạn các loại súng cối phản lực, các pháo tự hành đã được sản xuất những mẫu thí nghiệm thành công; năm 1939 đã xuất xưởng hai loại xe tăng KV và T-34 có tính năng hơn hẳn các loại xe tăng của các nước tư bản; đầu năm 1941, nhiều loại máy bay mới đã được trang bị cho không quân, mà phần lớn, về một số tính năng đã hơn hẳn các máy bay cùng loại của Đức và đặc biệt, máy bay cường kích I.L-2 là chưa có máy bay nào trên thế giới sánh kịp…
Nói chung, nghệ thuật quân sự Xôviết đã được xây dựng lên một trình độ cao, phù hợp với tính năng kỹ thuật tiên tiến của binh khí và trang thiết bị quân sự trong thời đại mới. Chiến lược đã xác định đúng đắn những nhiệm vụ của quân chủng và binh chủng. Chiến lược Xôviết phủ định và phê phán có cơ sở lý luận những học thuyết thiên kiến, đề cao vai trò chủ đạo của một phương tiện chiến tranh nào đó và trong điều kiện lúc bấy giờ đã vội hy vọng trông chờ vào “cuộc chiến tranh chớp nhoáng”, đó là những học thuyết chẳng hạn như “chiến tranh xe tăng”, “chiến tranh không quân”, “chiến tranh hải quân”…Chiến lược Xôviết đã biết đánh giá đúng tính chất của cuộc đấu tranh vũ trang và cả những phương thức cơ bản, cần có để giành thắng lợi đối với kẻ địch mạnh hơn về trang bị kỹ thuật, trong đó yếu tố con người luôn mang tính chất cơ bản, quyết định.


Thượng tướng M. P. Kirponos Tư lệnh Quân khu đặc biệt Kiev
Lực lượng vũ trang Xôviết cũng đã đề ra được lý luận mới có cơ sở khoa học kỹ thuật cho việc chuẩn bị và tiến hành các chiến dịch qui mô tập đoàn quân và phương diện quân. Các vấn đề tiến công, các trận đánh gặp gỡ (tao ngộ chiến), bao vây và tiêu diệt địch, tổ chức phòng ngự tích cực và có chiều sâu, đảm bảo hậu cần… đã giữ một vị trí đặc biệt trong lý luận quân sự Xôviết và đã tỏ ra đáp ứng được những đòi hỏi trong cuộc chiến tranh sắp tới.
Tuy nhiên, do thời gian quá ngắn, đã không đủ cho nhân dân Liên Xô giải quyết được tất cả những vấn đề bảo đảm chắc chắn cho nền an ninh của đất nước. Nhiều biện pháp quan trọng còn chưa được thực hiện.
Từ năm 1939, trước sự đe dọa xâm lược ngày một tăng của phát xít Đức, Liên Xô đã phải áp dụng hàng loạt biện pháp cấp bách nhằm tăng nhanh hơn nữa sức mạnh chiến đấu của Hồng quân.
Mùa xuân năm 1941, 81 sư đoàn (trong đó có 40 sư đoàn xe tăng, 20 sư đoàn cơ giới) đang ở giai đoạn thành lập. Đến tháng 1-1941, số quân đã là 4,2 triệu người và tăng lên khoảng 5 triệu vào ngày 1-6-1941. Thế nhưng như đã nói, nền kinh tế Liên Xô khi đó không thể trong một thời gian quá ngắn đảm bảo trang bị mọi thứ cần thiết được cho một số lớn sư đoàn triển khai cùng một lúc.
Do vậy mà khi chiến tranh nổ ra, hầu hết các quá trình trang bị mới, trang bị lại, xây dựng đội ngũ, tổ chức bố trí lại đội hình theo khu vực lãnh thổ… đều đang ở giai đoạn triển khai hoặc dở dang và nói chung, nếu so sánh lực lượng thì quân phát xít Đức hơn quân đội Liên Xô về quân số là 1,8 lần, về xe tăng loại trung và loại nặng là 1,5 lần, về máy bay chiến đấu kiểu mới là 3,5 lần, về pháo và súng cối là 1,25 lần.
Đến đây, sự vận động nội tại của xã hội loài người, vừa mang tính tự nhiên vừa có tính nhân tạo, trong cuộc xoay vần của một thời đại, đã đạt đến trạng thái căng thẳng tột độ của nó và đòi hỏi phải giải quyết. Lúc này, mối quan hệ tương phản giữa chủ nghĩa độc tài hiếu chiến quân phiệt và chủ nghĩa dân chủ cộng hòa nhân văn đã biến thành đối kháng một mất một còn giữa chủ nghĩa Cộng sản và chủ nghĩa phát xít, được cho là kết quả tổng hợp, cộng hưởng của hàng loạt mối quan hệ thành phần hòa quyện, đan xen, kích thích lẫn nhau, như: tư sản và cộng sản, yêu thương và căm ghét, chiến tranh và hòa bình, tiêu vong và tồn tại, nô lệ và tự do, khổ đau và hạnh phúc,… Sự vận động nội tại xã hội đã lựa chọn Liên bang Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Xô Viết và Đức phát xít làm hai tuyến đầu để giải quyết mối quan hệ đối kháng mất - còn ấy, và như một lẽ tự nhiên, số phận thế giới được định đoạt theo hướng ưu tiên đòi hỏi thiết tha của Đức Huyền Diệu là thắng lợi thuộc về Đại Chúng nhân loại, lực lượng đại diện cho sự sống còn loài người.

Quân dự bị động viên của Liên Xô tiến ra mặt trận. Bảng trên cây bên trái ảnh có ghi dòng chữ: "Chính nghĩa thuộc về chúng ta. Kẻ thủ sẽ bị tiêu diệt. Chiến thắng sẽ nằm trong tay chúng ta"
Quân dự bị động viên của Liên Xô tiến ra mặt trận, Moscow 23/6/1941. Bảng trên cây bên trái ảnh có gi dòng chữ: "Chính nghĩa thuộc về chúng ta. Kẻ thù sẽ bị tiêu diệt. Chiến thắng sẽ thuộc về chúng ta" (Ảnh của RIA NOVOSSTI)
 
Nhưng Stalin không ngờ chiến tranh đến sớm hơn ông dự đoán.  Đối với Stalin và ban lãnh đạo Liên Xô, họ không bao giờ tin tưởng vào sự thành thật của Hitler nhưng đã bị thông tin nhiễu đánh lạc hướng về thời điểm cuộc chiến sẽ nổ ra. Họ biết chiến tranh với Đức sẽ nổ ra nhưng cho rằng không thể sớm hơn năm 1942. Thủ tướng Anh Winston Churchill từng cảnh báo trước cho Stalin biết về việc Đức sẽ tấn công Liên Xô, Stalin chỉ nói ngắn gọn: "Tôi không cần lời cảnh báo nào cả. Tôi biết chiến tranh sẽ nổ ra, nhưng tôi tin sẽ có thể làm nó chậm lại nửa năm nữa". Tại cuộc họp Bộ Chính trị ngày 18/11/1940, Stalin đã nói: "Cần phải hiểu tính hai mặt và trò chơi chính trị của Hitler. Hitler là một kẻ tráo trở. Ông ta đã ký hiệp ước hòa bình với Ba Lan, Áo, Tiệp, Bỉ và Hà Lan nhưng đã ngay lập tức xé bỏ chúng. Chắc chắn chúng ta không thể coi hiệp ước này là cơ sở an ninh của chúng ta…".  
 Sau những yếu kém rất rõ rệt của Hồng quân Liên Xô trong Chiến tranh Liên Xô-Phần Lan và sự thể hiện sức mạnh ghê gớm của quân đội Đức trong các chiến thắng tại chiến trường châu Âu, Stalin không muốn Liên Xô phải đương đầu với cuộc tấn công của Đức khi chưa có đủ thời gian chuẩn bị. Stalin trừng trị nghiêm khắc những người cảnh báo về khả năng Đức tấn công, tránh mọi hành động để có thể bị coi là khiêu khích Đức, không cho phép quân đội áp dụng các biện pháp dự phòng và sẵn sàng chiến đấu... Trong cuộc chơi "hữu nghị" với Hitler, Stalin đã thất bại và bị qua mặt. Sự thất bại và thiệt hại to lớn, nguy cơ mất nước nhãn tiền của Liên Xô trong giai đoạn thất trận năm 1941 có nguyên nhân rất lớn từ việc đất nước bị bất ngờ, quân đội đã không chuẩn bị sẵn sàng chiến đấu do không nhận được bất kỳ mệnh lệnh báo động chiến đấu nào.


                             Binh lính Liên Xô bị quân Đức bắt làm tù binh ở Minsk tháng 7 năm 1941

Như vậy, cuộc xung đột Xô - Đức là không thể tránh khỏi, tất yếu dẫn đến sự tiêu vong của chủ nghĩa phát xít tham tàn, và như một định mệnh, quân dân Liên Xô sẽ viết nên một thiên anh hùng ca bất hủ về lòng yêu nước có tựa đề: “Cuộc chiến tranh vệ quốc vĩ đại”, đồng thời cũng làm nên một chiến công chói lọi đến muôn đời của nhân dân thế giới, dâng lên Đức Huyền Diệu.
(Còn tiếp)
------------------------------------------------------------------------

Xem tiếp...