Thứ Hai, 1 tháng 6, 2020

NỖI NIỀM OAN KHUẤT 51/b


Lần dở lại những cuộc đời oan khuất
Thương xót biết bao những ước vọng linh hồn
Căm giận biết bao lũ gà mờ giai cấp
Nỡ đày đọa nhau bất chấp lẽ sống còn(!)
----------------------------------------------------------------
(ĐC sưu tầm trên NET)
 
Nhân Văn Giai Phẩm 3 - Phỏng vấn ông Nguyễn Minh Cần về vụ án Nhân Văn Giai Phẩm

Nhạc sĩ Tử Phác

Tóm tắt lý lịch Tử Phác

Nhạc sĩ Tử Phác sinh ngày 31-12-1923 tại Thành phố Hà Nội, nước Việt Nam. Ông sinh thuộc cung Ma Kết, cầm tinh con (giáp) lợn (Quý Hợi 1923). Tử Phác xếp hạng nổi tiếng thứ 82421 trên thế giới và thứ 1034 trong danh sách Nhạc sĩ nổi tiếng.

Tiểu sử Nhạc sĩ Tử Phác

Nhạc sĩ Tử Phác được xem là một trong những văn nghệ sĩ trụ cột của hong trào Nhân văn-Giai phẩm. Ông chính là tác giả của ca khúc "Tiếng hát quay tơ" tức Nguyễn Anh Chấn tên thật là Nguyễn Văn Kim là nhà văn, nhà thơ, nhạc sĩ.
Tử Phác hay còn gọi là Nguyễn Anh Chấn, tên khai sinh là Nguyễn Văn Kim. Ông sinh ra trong một gia đình khá giả ở phố Hàng Bạc nên được người thân và bạn bè gọi là "cậu Kim hàng Bạc".
Năm 1945, ông tham gia kháng chiến chống Pháp và phụ trách tờ báo Thủ đô của khu II. Ông là thành viên Ban Chấp hành Chi hội Văn nghệ Liên khu III
Năm 1950, ông được bổ nhiệm chức Trưởng phòng Văn Nghệ thuộc Tổng cục Chính trị. Hai năm sau, ông làm Tổng Phụ trách Văn Công Quân đội
Từ năm 1957-1958, nhạc sĩ Tử Phác là Thư ký Tòa Soạn của báo Nhân văn Giai phẩm. Khi biến cố xảy đến, ông bị đưa đi cải tạo tại Hòa Bình.
Năm 1982, nhạc sĩ Tử Phác qua đời vì căn bệnh ung thư, nghèo đói, cô đơn.

Theo báo Lao động số 11 năm 1998, đã nhận định về nhạc sĩ Tử Phác như sau: "nghệ sĩ có tầm vóc văn hoá sâu sắc thuộc số người sớm nhất mở đường "sân khấu hoá" cho một điệu múa dân gian là điệu múa sạp."

Tử Phác thời trẻ

Thuở nhỏ, ông thường viết nhạc cùng Lương Hàm Châu (cháu của Lương Văn Can trong Đông Kinh Nghĩa Thục).

Một số hình ảnh về Nhạc sĩ Tử Phác

Chân dung Nhạc sĩ Tử Phác
Chân dung Nhạc sĩ Tử Phác
Một bức ảnh về Tử Phác- Nhạc sĩ nổi tiếng Hà Nội- Việt Nam
Một bức ảnh về Tử Phác- Nhạc sĩ nổi tiếng Hà Nội- Việt Nam
 
 
Lương Ngọc Trác
Lời nói và việc làm của Tử Phác
 
Kể ra nói về Tử Phác cho được rõ ràng cũng không phải dễ vì nhóm Nhân văn có phương châm hoạt động là “jeu serré” (báo cáo Trần Dần) tức là dùng những đòn hiểm hóc, dùng những luận điệu hai mặt, kích người khác làm bậy hộ mình, Tử Phác lại được đồng bọn suy tôn làm mưu sĩ, tức là nghệ thuật đòn hiểm cũng đã khá lắm. Tôi không phải là một nhà thám tử cho nên chỉ giới thiệu những điểm mà trong quan hệ công tác với nhau Tử Phác đã làm tôi phải suy nghĩ.

Gần đây Tử Phác hay nói đến nghệ thuật, luôn tỏ ra cho mọi người biết là mình yêu nghệ thuật lắm và chê trách những ai không “yêu” nghệ thuật bằng mình! Gần đây Tử Phác tỏ ra mình thương yêu anh em, tự cho mình là người biết “hy sinh” cho anh em! Như vậy thực chất Tử Phác yêu nghệ thuật hay địa vị, thực chất Tử Phác có thương yêu anh em không?

Tôi xin lược ra đây tóm tắt bản lý lịch của Tử Phác. Bí danh là Tử Phác tức Nguyễn Anh Chấn, tên thật là Trần Kim. Xuất thân từ một gia đình phong kiến quan lại, đời ông làm quan to ra đầu hàng Pháp. Bố sang Tây du học về Hà Nội làm Tham tá lục lộ. Mẹ con quan, có vốn buôn tơ lụa, vàng bạc. Nhà có của, bố mẹ lại mất sớm nên Tử Phác tha hồ ăn chơi và sớm trụy lạc, rượu chè, thuốc phiện, dần dần bế tắc về tư tưởng, nghiên cứu triết học Nietzsche và các thứ tôn giáo. Làn sóng cách mạng đến gỡ Tử Phác ra khỏi cuộc sống bế tắc đó, lôi cuốn Tử Phác vào cuộc sống mới, con đường hoạt động cách mạng. Trong những năm đầu cuộc kháng chiến, Tử Phác được kết nạp vào Đảng và phụ trách tờ báo Thủ đô của khu II. Sau một thời gian công tác Tử Phác mắc khuyết điểm: bao biện, độc đoán, làm báo theo lối tư sản, v.v… tờ báo bị đình bản. Đầu năm 49 được vào Ban Chấp hành Chi hội Văn nghệ Liên khu III, công tác một ít lâu Tử Phác lại mắc khuyết điểm: bao biện, độc đoán, quan niệm công tác kiểu tư sản, v.v… và một lô khuyết điểm nữa như: tham ô, lãng phí, hủ hoá, v.v… cứ thế tiếp tục, Tử Phác còn thuyên chuyển qua nhiều cơ quan khác: báo Sự thật, báo Sức trẻ, cơ quan Trung ương Thanh niên, cơ quan tuyên huấn quân đội, phụ trách Đoàn văn công quân đội, v.v… Tới đâu Tử Phác cũng cố gắng được một thời gian rồi lại phạm vào những tật xấu đã quen mắc: bao biện, độc đoán, quan liêu, tham ô, lãng phí, hủ hoá, v.v…

Thậm chí thời kỳ ở văn công Tử Phác đã tìm cách quyến rũ cả một phụ nữ trong khi người chồng đi bộ đội vắng.

Riêng tôi có vài kỷ niệm về Tử Phác như sau:

Một lần tôi gặp Tử Phác ở Thanh Hoá hồi 1951, khi đó Tử Phác mới ở đoàn thể chuyển sang công tác quân đội. Sau những câu chuyện thân mật, Tử Phác cho biết là cấp trên định tạm xếp Tử Phác cấp phó chính ủy Trung đoàn (mới tạm thời tức là có ngụ ý sẽ phải cao hơn). Ít lâu sau tôi được biết là Tử Phác còn thấp hơn cấp đó vài nấc. Tôi nghĩ rằng cấp bậc là nhiệm vụ mà nhân dân trao cho, vinh quang của người cán bộ là phải làm tròn nhiệm vụ ấy. Đâu phải như chức nhiêu chức lý ngày xưa có thể dùng tiền tài hoặc thủ đoạn mà chiếm được. Tại sao Tử Phác lại tự cho mình cái chức mà mình không có. Chính vì Tử Phác thích cái lối ngôi thứ kiểu cổ như vậy.

Đến Tết năm đó chúng tôi nhận được mỗi người một phong thư chúc Tết khổ rộng có trang trí hoa lá, in trên giấy trắng tốt, nội dung là chúc tụng anh em và khuyến khích văn nghệ sang năm mới nên cố gắng, v.v… ký tên: Tử Phác Nguyễn Anh Chấn. Nhận lá thư mừng xuân chúng tôi tự nhiên phải nhìn nhau một cách hơi khôi hài vì chúng tôi cho rằng trong quân đội có lẽ chỉ có Đại tướng Võ Nguyên Giáp mới ở cương vị cần thiết để làm việc này.

Năm 1954 ở chiến dịch Điện Biên, tôi có công tác đi qua và tạm lưu lại ở Đoàn Văn công Tổng cục chính trị do Tử Phác phụ trách thì gặp dịp anh em trong Đoàn hội nghị phê bình Tử Phác. Khuyết điểm là: quyến rũ nữ diễn viên tuy mình đã có vợ, quan liêu, độc đoán, v.v… Lần này Tử Phác lại bị kỷ luật và chuyển sang công tác khác.

Năm 1955, sau tiếp thu Hà Nội. Tôi được về công tác ở Phòng Văn nghệ Quân đội thì lại gặp dịp anh em cán bộ trong cơ quan đang phê bình Tử Phác về bệnh độc đoán, quan liêu, hay đè nén anh em, v.v… và đề nghị lãnh đạo thay Tử Phác đi công tác khác.

Đó là tạm nêu tóm tắt vài việc mà tôi biết.

Vậy mà trong bài giới thiệu Đoàn nghệ thuật Hung-ga-ri qua thăm Việt Nam ở báo Nhân văn số 4, Tử Phác đã viết:

“Người nghệ sĩ hãy làm công việc nghệ thuật đi, hãy sống chân thực và nhiệt tình, hãy đem “tâm hồn và trái tim” ra cống hiến cho nhân dân, đừng có rắp tâm đi trên con đường nghệ thuật bằng những biện pháp nào khác!”
Thâm ý Tử Phác viết đoạn này chính là chửi người khác, và như vậy kết quả sẽ là tự đề cao. Cái lối viết báo Nhân văn như thế đó.

Vậy thì cái giá trị của bài báo Nhân văn ấy thế nào? Sự thật Tử Phác đã dùng những biện pháp gì trên con đường nghệ thuật? Hàng chục năm lý lịch quá đủ để chứng minh là Tử Phác nện gót chân quan liêu độc đoán của mình trên lưng anh em văn nghệ với một nhịp điệu khá tàn nhẫn.

Vì những tật xấu cố hữu cho nên Tử Phác bị anh em văn nghệ không ưa và hoàn toàn mất tín nhiệm, bị cô lập. Tất nhiên Tử Phác phải tìm cách giải quyết. Thế là bắt đầu một giai đoạn mới: Tử Phác cải tiến biện pháp hoạt động.

Khi ấy năm 1955, anh em Văn nghệ Quân đội có một số thắc mắc về chính sách, đang đề đạt với lãnh đạo yêu cầu được giải quyết hợp lý. Lúc này quân đội bước đầu áp dụng điều lệnh chính quy, kỷ luật phải được tôn trọng; ngoài xã hội thì Hà Nội mới tiếp thu trật tự an ninh đang cần được củng cố; một vấn đề lớn như quy định những chế độ đặc biệt cho văn nghệ trong quân đội cần phải được nghiên cứu cẩn thận, không thể vội vã được. Một phần vì thế nên anh em văn nghệ ở Phòng Văn nghệ Quân đội sốt ruột và thắc mắc. Thế là Tử Phác trở thành một người rất “thương” anh em, bàn bạc với người này người khác để đấu tranh với lãnh đạo giành quyền lợi cho anh em! Tử Phác hay kể với anh em là do mình đấu tranh quyết liệt nên Tổng cục mới ký quyết định cho văn công được phụ cấp ăn thêm. Nói như vậy vừa là kể công mình vừa là để rút ra một “nguyên tắc”: đối với lãnh đạo phải đấu tranh quyết liệt thì “họ” mới nhả quyền lợi cho anh em. Việc này theo đồng chí phó Cục Tuyên huấn cho biết thì chính do đồng chí Đại tướng đã gặp văn công trong chiến dịch nên chỉ thị cho Cục Tuyên huấn phải nghiên cứu một chế độ bồi dưỡng cho văn công. Việc này Cục trao cho Tử Phác nghiên cứu thì Tử Phác làm rất chậm, phải giục mới xong. Thế là Tử Phác đã không làm tốt phần việc của mình còn đi nói xấu lãnh đạo.

Cái lối vu cáo như vậy Tử Phác luôn luôn dùng. Những câu nói nhọn hoắt như mũi dùi luôn luôn đâm vào sự bực tức của anh em. Tác dụng của nó làm cho cuộc đấu tranh cứ theo đà quá khích mà bốc mãi lên. Mâu thuẫn giữa cấp trên và anh em văn nghệ ở Phòng Văn nghệ Quân đội ngày càng sâu sắc.

Lúc này chiến thuật của Trần Dần là “Phải “imposer” lãnh đạo thực hiện mọi yêu cầu của ta” tức là phải làm quyết liệt và cấp tốc để lãnh đạo trở tay không kịp. Đột nhiên tờ báo Nói thật (của Hoàng Công Khanh) trịnh trọng đăng lên trang nhất bài: “Bước chia tay giữa văn nghệ và chính trị” (trích dịch bài của Lỗ Tấn viết thời kỳ đấu tranh với chế độ Tưởng Giới Thạch). Bài này thật là vu vơ với tình hình chung của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà nhưng lại rất đúng với những hành động của Trần Dần, Tử Phác trong quân đội.

Họ cứ theo đà vu cáo gây sự phẫn nộ trong quần chúng mà nổi lên theo. Tình trạng vô chính phủ trong cơ quan trở thành nghiêm trọng.

Các cấp ủy Đảng trong cơ quan luôn luôn giúp đỡ nhưng đến lúc này trong anh em mới có một số người bắt đầu nhìn thấy sự thật. Rõ ràng là cuộc đề đạt chính sách có tính chất nội bộ đã bị một số phần tử xấu kích lên thành một cuộc đấu tranh có tính chất đối kháng. Thế là anh em bắt đầu chống lại cuộc đấu tranh sai lầm kia. Qua nhiều cuộc tranh luận gay go, số anh em nhìn ra lẽ phải ngày càng đông và cuối cùng thì một nhóm quá khích đã lộ mặt. Đó là: Tử Phác, Trần Dần, Hoàng Cầm, v.v... Đúng như Trần Dần đã kiểm thảo: “cuộc đấu tranh chính sách của anh em Văn nghệ Quân đội chỉ là một cái cớ để chúng tôi khoét sâu mâu thuẫn giữa quần chúng với lãnh đạo…” Âm mưu của họ đã vấp phải sự giác ngộ và đoàn kết của anh em Văn nghệ Quân đội nên đã thất bại hoàn toàn. Trần Dần, Tử Phác bị kỷ luật. Nhưng với chiêu bài “vì quyền lợi quần chúng”, Tử Phác và đồng bọn đã tìm được nhau, kết thành vây cánh, phá phách được một thời gian trong quân đội. Họ sẽ mang chiêu bài đó đi hoạt động những nơi mà còn ít người biết.

Họ kéo nhau ra khỏi quân đội. Đi đâu cũng than thở: “Ở quân đội bị bè phái chèn ép, không thể sống được”.

Việc ra khỏi quân đội của họ có những dụng ý rất đen tối cần vạch ra. Trong khi những anh em Văn nghệ Quân đội còn lại đang lăn mình vào công tác để giải quyết những công việc bị ứ đọng lại trong gần một năm qua và hàn gắn lỗ hổng của bọn họ để lại thì họ đã liên kết được với vây cánh sẵn có ở ngoài vừa vu khống và chửi rủa quân đội, vừa căng chiêu bài nghệ thuật lên chuẩn bị tấn công vào chiếm lĩnh các vị trí cần thiết ở các hội văn học và nghệ thuật.

Riêng như ở ngành nhạc, trong Ban đại diện lâm thời có một cuộc vận động của Văn Cao và Đặng Đình Hưng gạch tên một đại biểu khác của quân đội để thay Tử Phác vào danh sách đại diện. Rồi gạch tên một người khác của quân đội trong dự kiến về danh sách đại biểu đi dự cuộc họp ở Praha để thay Tử Phác vào (cũng trong khoảng thời gian này thì Phan Khôi chuẩn bị đi Trung Quốc, Chu Ngọc chuẩn bị đi Ấn Độ, Thái Thị Liên đi Praha, Nguyễn Văn Tý cùng danh sách với Tử Phác, v.v…). Lúc này Văn Cao đang phụ trách tờ Tập san Âm nhạc đã nhẹ nhàng rút lui và nhường chân thư ký toà soạn cho Tử Phác. Vai trò Tử Phác kể cũng đã được vây cánh tô điểm cho một cách khá kỹ càng nhưng đến lúc thành lập hội thì không một ai đề cử Tử Phác vào danh sách chấp hành hội cả. Đúng ra cũng có một người đã đề cử nhưng rồi chẳng hiểu nghĩ sao lại lên bảng xoá dòng chữ Tử Phác do chính mình đã viết. Sau này Ban chấp hành Hội nhạc đã cử đồng chí Lưu Hữu Phước đến phụ trách chủ nhiệm để lãnh đạo tờ báo của hội thì Tử Phác phản ứng. Rồi nhân dịp đồng chí Phước có việc đi quốc tế một thời gian thì ở nhà Tử Phác tổ chức một cuộc họp toà báo (không báo cáo cho thường vụ hội biết) đề nghị Văn Cao về làm chủ nhiệm thay Lưu Hữu Phước, rồi kẻ biển quảng cáo không đề tên chủ nhiệm. Đến lúc Ban chấp hành cảnh cáo Tử Phác mới kẻ thêm tên chủ nhiệm vào biển.

Một người hành động như vậy, với bè cánh như vậy mà lại đi kêu ầm lên là bị bè phái chèn ép. Thật là vừa ăn cướp vừa đánh trống.

Đến lớp chỉnh huấn văn nghệ vừa rồi. Tử Phác có kiểm điểm về sai lầm của mình và ân hận là mình có tài mà không được trọng dụng nên bất mãn (!) Nào là đang viết “lịch sử âm nhạc thế giới” (!), là trình độ mình thừa sức làm chủ tịch Hội Nhạc sĩ Việt Nam, v.v... Tôi nghĩ rằng cái việc nói bâng quơ cũng là cái tự do của con người, vả lại mấy việc đó thực là lớn quá tôi chưa đủ khả năng làm tới, chỉ xin nhận xét mấy công việc cụ thể mà Tử Phác đã làm.

Báo Nhân văn còn có phần của Tử Phác, đã quá nhiều người góp ý kiến, tôi không cần góp thêm. Xin nêu ra vài bài trong tờ Tập san Âm nhạc thời kỳ Tử Phác làm thư ký toà soạn.

- Bài “Cần gì trước tiên” (trích dịch Anecdote musicale của V. de Velde): Ngày xưa có người hỏi nhạc sĩ Gờ-luých (Gluck) là cần gì trước tiên. Nhạc sĩ trả lời: Cần tiền! Rượu! Vinh quang! Phải chăng ông thư ký toà soạn đã dùng cái phép “ôn cũ biết mới” của Nhân văn để nói lên lẽ sống của mình là như thế.

- Bài “Con trâu nghe nhạc”: Ở miền Trung có điệu hò rất hay. Trâu kéo gỗ dù mệt rồi mà cứ nghe điệu hò nổi lên thì lại ra sức kéo không nghỉ nữa. Có bác nông dân tham việc cứ hò mãi, trâu kéo gỗ về đến nhà thì kiệt sức lăn ra chết. Phải chăng Tử Phác đã mượn bài này để bôi nhọ vốn dân tộc và xuyên tạc ảnh hưởng đúng đắn của văn nghệ với xã hội.

Tờ báo còn một loạt bài và những mục tin để đả chỗ này khen chỗ kia. Tất nhiên chúng ta rất hoan nghênh sự phê bình đúng đắn nhưng ở đây Tử Phác khen những cái chưa đáng khen và chê những cái chưa đáng chê, và nhất là có những dụng ý không tốt ở trong. Ví dụ: Tử Phác chê một sáng tác của Đ.P. là kém thì bị anh em phản ứng về lối phê bình không đúng đắn. Thế là Tử Phác đính chính: “Khuyết điểm trước phê bình chưa rõ ý. Nay đính chính lại rõ hơn là nếu chế độ sáng tác của ta mà khá hơn thì Đ.P. sáng tác không đến nỗi tồi như vậy”. Câu đính chính này rất có giá trị về mặt… xỏ xiên. Tử Phác rất thích dùng cái lối chửi xỏ như vậy, lặt vặt mà hiểm hóc.

Tử Phác có đăng một bài của nhạc sĩ Xô-viết A. Ka-cha-toa-ri-an viết về tình hình nhạc Việt Nam sau khi qua thăm Hà Nội (do Thụy Ứng dịch). Trong đó A.Ka có nhận định một điểm là ở Việt Nam chưa có dàn nhạc “quản huyền” lớn (orchestre symphonique). Tử Phác liền chú thích luôn ý kiến riêng của mình đại ý là: “nhận định này chỉ đúng với miền Bắc Việt Nam” nghĩa là Tử Phác muốn nói là Sài Gòn đã có dàn nhạc symphonique rồi, nghệ thuật Sài Gòn phát đạt hơn Hà Nội. Tội nghiệp cho Tử Phác! Sài Gòn đã làm gì có dàn nhạc symphonique lớn. Chưa nói đến nội dung tư tưởng trong nghệ thuật âm nhạc của Sài Gòn, chỉ nói đến cái hình thức mà Tử Phác rất chú ý ấy Sài Gòn cũng chưa có. Trong khi đó thì thực tế ở Hà Nội có Trường nhạc Việt Nam, năm ngoái nhà trường đã tổ chức hoà nhạc với hình thức của một dàn nhạc symphonique tập sự, tuy chưa đầy đủ nhưng nó đã thành hình. Tử Phác làm báo khách quan theo kiểu gì mà lại quảng cáo cho một sự kiện mà Sài Gòn chưa có?

Tử Phác cũng hay nhắc đến tài năng của mình về sáng tác nhạc. Thực tình việc này tôi không muốn nêu lên vì sự phê bình âm nhạc là rất khó cụ thể, dễ suy diễn, có thể cãi nhau mãi được – nhưng vị quá kiêu căng nên một số anh em khó chịu đã góp thêm cho mấy ý kiến rất cụ thể. Bài “Lá reo” của Tử Phác sáng tác trong kháng chiến là mô phỏng âm hình đoạn A của bản Symphonie pastorale (Beethoven). Bài “Quay tơ” và “Gió Hồ Tây” là mô phỏng một âm hình của bản Flute enchantée (Weber). Bài nhạc thể dục buổi sáng mà Tử Phác đã báo cáo trước hội nghị là thức ba đêm liền để sáng tác thì chính là trích trong vũ kịch Phạm Minh Đức cũng của Tử Phác. Nhân đây giới thiệu luôn về vũ kịch này tuy rằng nó còn dở dang chửa xong. Vũ kịch là hình thức lớn trong sáng tác âm nhạc, nó đòi hỏi người sáng tác phải có một trình độ kỹ thuật nhất định chưa kể đến cảm xúc và các sự hiểu biết khác, Tử Phác không đủ những điều kiện đó nhưng cứ làm. Vì trình độ hoà thanh kém nên Tử Phác chỉ làm được một phần giai điệu còn phần bè đệm thì đến nhờ nhạc sĩ Hiếu giúp, mà loại sáng tác này thì hoà thanh là một công trình rất quan trọng trong việc xây dựng tác phẩm. Kể ra một người năng lực có chỗ còn thiếu sót phải đi nhờ người khác giúp đỡ thì không có gì lạ. Nhưng nó lạ ở chỗ là Tử Phác không chịu nhận là mình còn kém, đã đi nhờ anh Hiếu giúp lại còn sĩ diện nói với anh em bạn là: “Hiếu giúp mình về hoà thanh chẳng qua vì hắn biết đàn piano. Thật ra là tay Hiếu mà là óc mình”. Tử Phác có dám nói câu đó trước mặt anh Hiếu không? Phải chăng đó là biểu hiện của sự vô ơn? Đã vậy khi Cục Tuyên huấn tạm ứng một món tiền cho sáng tác này thì Tử Phác lấy cả và viết thư báo cáo với Cục Tuyên huấn là đã đưa anh Hiếu một nửa! Phải chăng đó là tâm hồn và trái tim của Tử Phác!

Kể những sự việc như trên thì lan man còn nhiều lắm. Sự thực về Tử Phác là như vậy. Cả một hệ thống những sai lầm xấu xa như thế mà cứ mang chiêu bài nghệ thuật và chân lý để chửi Đảng, chửi quân đội, phỉnh nịnh quần chúng hòng thực hiện những ý định đen tối của mình. Tử Phác và nhóm Nhân văn-Giai phẩm thường dùng những chữ lớn như văn nghệ sĩ là lương tâm của thời đại, chịu trách nhiệm trước lịch sử ngàn đời, v.v… Những chữ ấy kêu lắm nhưng cụ thể họ đã làm những gì cho đất nước trong mấy năm nay? Những đêm nằm cạnh bàn đèn thuốc phiện trên gác nhà Tử Phác, họ đã bàn bạc với nhau những gì: jeu serré, các lối vu cáo, đập người này lôi người kia, và những chuyện gì nữa? Họ hãy nói to những chuyện đã bàn bạc ấy lên cho nhân dân góp ý kiến với!

Hãy tỉnh lại đi thôi! Thực tế chứng minh là một số lớn trong bọn họ đã sa đoạ rồi. Họ nên mau mau trở về với thực tế cuộc sống, bớt những tham vọng điên cuồng tàn nhẫn đi. Không nên phá phách lung tung và cuối cùng là tự phá hoại. Chúng tôi nghĩ rằng đất nước chúng ta đang trên đường tiến lên xã hội chủ nghĩa. Xã hội này chỉ nhận làm công dân những người lương thiện và trung thực. Bất kể tài năng anh như thế nào, bất kể anh làm nghề nghiệp gì; là người thợ mỏ đào than hay là người nhạc sĩ sáng tạo ra âm thanh, bao giờ sự lao động lương thiện vẫn là vinh quang trước tiên của con người chân chính.
Nguồn: Văn nghệ Quân đội, số 5 (tháng 5-1958), tr. 53-57. Bản điện tử do talawas thực hiện
 
Câu chuyện quanh bản nhạc "Tiếng Hát Lênh Đênh"
của Tử Phác và Lương Ngọc Châu
 
Bài  "Tiếng  Hát  Lênh Đênh"  là của Tử Phác, TÁC GIẢ DUY NHẤT CUẢ BÀI NÀY.
Ông Tử Phác  làm  bài  này  trong thờì đi  kháng chiến trong chiến tranh 1946-1954. Bài này làm sau  bàì "Tiếng Hát Quay Tơ." Hình như làm hồi là  sinh viên đại học (dạo đó, hình như đại học còn mang tên là  Đaị học Đông Dương).

Tử  Phác có ý nghĩa là "con cuả bà Phác," khuê danh cuả bà thân mẫu, bà tham Ân.
Tử  Phác  về  sau  bị đày ải trong dịp Nhân Văn Giai Phẩm, bị đuổi khỏi trường Âm nhạc, nơi ông dạy học nhưng nhờ có "viện trợ Pháp" cuả các ngườì em, nên cũng đỡ.

Từ  trần taị Hà Nội quãng tuổi cổ lai hi.
Hai con trai cùng vợ con vuợt biên được, định cư ở Pháp.
Cả hai mở tiệm ăn vùng quanh  Paris, cũng khá. Nhưng theo lệ Pháp, cứ mùa hè là đóng cửa một tháng, đi nghỉ hè !

Nhuan
TB-  Tử Phác họ Nguyễn
======================

Sep 19, 2010

Kính thưa cô Nhuận,

Cám ơn cô đã cho thêm tin về Nhạc sĩ Tử Phác.

Em vẫn tự hỏi nhiều lần Tử Phác nghĩa là gì.
Cô cho biết nguồn gốc chữ Tử Phác từ tên thời còn con gái của thân mẫu của NS Tử Phác đã trả lời thắc mắc này.

Cô viết "Tử Phác, tác giả duy nhất" của Tiếng Hát Lênh Đênh, em xin được phép không đồng ý.
Em chắc chắn Tiếng Hát Lênh Đênh của Tử Phác và Lương Ngọc Châu, là vì em có bản chính gốc (origin) ở nhà do Tinh Hoa ấn hành lần thứ nhất năm 1951.

Em xin gửi cô và mọi người theo attach với emails này

Tử Phác chỉ được biết có 2 bài Tiếng Hát Lênh Đênh (cùng với Lương Ngọc Châu) và Tiếng Hát Quay Tơ cho hậu thế và đều là tuyệt phẩm.

Kính thư
PAD
=========================

Sep 19, 2010

Cảm ơn Dũng đã cho mình nghe lại một bài hát mà mình rất thích từ lâu rồi, nhưng nó lại nằm trong danh mục những bài mà "người ta" cho là "nhậy cảm", vì thế nên nó "tắt tiếng"trên đất nước đã sinh ra nó!

Nhân đây, mình cũng xin kể Dũng nghe một chi tiết mà những người ở xa ít biết. Sau 1954, Tử Phác, người đã từng là chính ủy các đoàn Văn công trong KC chống Pháp, bị vướng vào vụ "Nhân Văn Giai phẩm" nên sống âm thầm tại một căn nhà nhỏ ở phố Hàng Giấy, cùng với bà vợ là Lương thị Nghĩa, em gái nhạc sĩ Lương ngọc Châu. Không còn ai biết ông đã từng viết nên "Tiếng Hát Quay Tơ, Tiếng Hát Lênh Đênh...” vì bản thân cuộc đời ông cũng "lênh đênh" như đứa con tinh thần của mình. Cho đến khi ông qua đời, đám tang ông cũng lặng lẽ (không bằng 1/100 đám tang Trịnh Công Sơn ở Sài gòn năm 2000 đâu), và cũng chỉ đám sĩ phu Bắc Hà đi đưa đám, trong những vòng hoa đưa tiễn ông có một vòng hoa mang dòng chữ:

“Lênh đênh lại nhớ quay tơ.”

Lúc đó người ta mới biết người vừa nằm xuống kia chính là Tử Phác,một gương mặt lớn của Tân nhạc Cách mạng Việt Nam.

Thực ra Tử Phác chỉ là “pen-name” của ông thôi chứ tên thật của ông khác cơ. Mình không nhớ chính xác họ của ông nhưng tên thì nhớ mang máng là Anh-Chấn.

Là con nhà khá giả của Hà Nội xưa (tức là thuộc thành phần "không cơ bản," theo quan niệm của những cán bộ CM). Tuy nhiên vì theo CM từ những ngày đầu nên ông đã từng làm Chính Ủy (agent politique) của các đoàn Văn công Quân đội (còn cao hơn cả Văn Cao, Đỗ Nhuận), ngày KC chưa có phong quân hàm nên không rõ cấp bậc của ông hồi đó là gì, nhưng chắc là phải Đại tá là ít nhất.

Tuy nhiên (lại tuy nhiên), sau khi về Hà nội thì ông đã "giác ngộ" giai cấp mà cùng với Văn Cao, Hoàng Cầm, Trần Dần, Lê Đạt... thành lập nhóm "Nhân Văn Giai Phẩm"và dĩ nhiên là ông đã mất hết tất cả, chỉ có may mắn là chưa "được đi học tập" như Nguyễn Hữu Đang, Thụy An...mà lui về ở ẩn như các "đồng chí" khác của ông như Quang Dũng (tác giả Đôi Mắt Người Sơn Tây), Lê Đạt... Có Văn Cao thì được hưởng ân huệ (vì là tác giả Quốc Ca) vẫn được làm việc cho Nhà Nước, nhưng không được sáng tác Nhạc mà chỉ được vẽ bìa các cuốn sách của các tác giả khác.

Trở về với những tác phẩm của Tử Phác, ngoài 2 bài Dũng nêu trên, còn có bài "Vui Lá Reo" viết năm 1952 cũng theo style của Tiếng hát lênh đênh. Bài sau cùng ông viết là "Giải Phóng Tây Bắc"viết năm 1953 khi còn ở quân đội.

Một Người Anh Văn Nghệ (dấu tên vì còn ở VN)
======================

Sep 20, 2010

Anh Thanh Trang và anh Lê Hữu có gửi cho tôi link sau đây, một bài của Vân Uyên viết năm 2002 về Tử Phác:

<https://library.datviet.com/chitiet.asp?ID=39282>

<https://www.nhacso.net/Music/Artist/2005/12/05F6009B/>

Anh Lê Hữu cũng cho link có bài Nguyễn Đình Toàn viết về Tử Phác, cuối trang có Anh Ngọc, Ngọc Bảo, Mai Hương và Quỳnh Giao hát 2 bài Tiếng Hát Lênh Đênh và Tiếng Hát Quay Tơ:

<https://www.diendantrunghochnc.com/phpBB2/viewtopic.php?p=26811&highlight=&sid=e3c5f4ecc8ea2dbf78fc686886caa9da>

Sep 20, 2010

Bây giờ là ... tôi viết vài hàng về Tử Phác, Tiếng Hát Lênh Đênh, Tiếng Hát Quay Tơ:
Trích từ bài Mai Hương và Nhặt Cánh Sao Rơi:

<https://dactrung.net/Bai-bv-388-Mai_Huong_Va_Nhat_Canh_Sao_Roi.aspx>

PAD
--
" ...Giữa Thập Niên 1950, phong trào "Nhân Văn Giai Phẩm" ở miền Bắc Việt Nam nổi dậỵ Đến bây giờ tôi vẫn còn lạnh người đọc những dòng chữ như:

"Tôi bước đi không thấy phố, không thấy nhà
Chỉ thấy mưa sa trên mầu cờ đỏ" (thơ Trần Dần)

hay vẫn kính phục những ý tưởng như:

"Yêu ai cứ bảo là yêu
Ghét ai cứ bảo là ghét
Dù ai ngon ngọt nuông chiều
Cũng không nói yêu thành ghét
Dù ai cầm dao dọa giết
Cũng không nói ghét thành yêu..." (thơ Phùng Quán)

Nhân Văn Giai Phẩm là phong trào đòi quyền phát biểu tự do của những nhà trí thức, văn sĩ, họa sĩ, tư tưởng gia, thi sĩ, giáo sư... Những tên tuổi như Phan Khôi, Nguyễn Hữu Đang, Phùng Cung,Hoàng Cầm, Lê Đạt, Phùng Quán... đã làm rung chuyển tận gốc rễ Xã Hội Chủ Nghĩa Cộng Sản ngày đó và vẫn còn ảnh hưởng đến mãi sau này. Về nhạc sĩ có ba người tham dự phong trào là Văn Cao, Đặng Đình Hưng và Tử Phác. Tử Phác có ít tác phẩm lưu truyền nhưng đều xuất sắc cả.

Tử Phác và Lương Ngọc Châu có một bài hát hay vô cùng là “Tiếng Hát Lênh Đênh,” tựa đề của cuốn băng đầu tiên của Anh Ngọc ở hải ngoạị Băng nhạc “Nhặt Cánh Sao Rơi” có Mai Hương hát “Tiếng Hát Quay Tơ” là một bản Valse do Tử Phác sáng tác và là bản Luân Vũ tương đối nhanh, duy nhất trong băng nhạc rất phù hợp với nhịp của máy quay tợ.

Đây không phải là chuyện nàng quay tơ, anh đan áo trong thời bình như bài nhạc thơ “Thoi Tơ” của nhà thơ Nguyễn Bính và nhạc sĩ Đức Quỳnh. Đây là chuyện quay tơ của thời chiến.

Mai Hương ở “Tiếng Hát Quay Tơ” là những lời thầm thì, hiền dịu, những tâm sự đằm thắm của người đàn bà gửi gấm vào tấm vải may áo cho người yêu đang ở nơi biên cương,
của những hàng nước mắt dưng dưng nhớ người ở xạ..

Hình ảnh của thiếu phụ ngồi quay tơ trong một buổi chiều nắng nhẹ, bỏ hết mọi chuyện và chú tâm vào việc đan áo rét cho người người chiến sĩ của nàng đang ở chốn sa trường là một hình ảnh "cổ điển," một hình ảnh thật đẹp, thật cảm động của thời đại văn minh tiền chiến:

"...Quay, quay, thương nhớ quyến vào tơ
Quay, quay, xe áo rét dâng chàng
Rộn ràng tơ lướt tới người chiến sĩ yêu
Quay, quay, thương nhớ quyến vào tơ
Quay, quay, chăn ấm quấn thân chàng
Mỗi một đường tơ là mối dây tình trong lòng em dâng người hiên ngang..."

Sep 23

Cậu bác sĩ Dũng,
Tử Phác là bào đệ bác sĩ Nguyễn Văn Ái, viện trưởng các viện Pasteur của VNCH. Ông Ái là anh trưởng, Tử Phác là thứ nhì, gia đình chín anh chị em, tên đặt kiểu cổ, tên đơn, không tên kép. Họ Nguyễn, các cụ đặt tên Nguyễn Văn hay Nguyễn Thị...

Anh em cũng người Nam, kẻ Bắc đi kháng chiến chống Pháp rồi bị cuốn thoe luôn như rất nhiều gia đình miền Bắc. Bà Ái là bác sĩ chuyên về Nhi Khoa, có phòng mạch ở vườn Tao Đàn. Tử Phác là tác giả duy nhất của "Tiếng Hát Lênh Đênh." Với các tác giả âm nhạc VN chẳng làm gì có chuyện bản quyền, quyền lợi về tài chánh như Âu Mỹ, cho nên tên tác giả các bài nhạc nhiều khi không hoàn toàn đúng. Đa số do sự nhầm lẫn của tha nhân.

Nhuận
Xem tiếp...

TT&HĐ I - 7/c

 
Nho Gia: Tứ Thư - Trung Dung (Tiếng Việt)

 
"Thái Cát "/ Bài thơ Kinh Thi thời Xuân Thu , youtube de Caroline Thanh Hương

PHẦN I:     CÓ MỘT CÁI GÌ ĐÓ

“Tại sao có một cái gì đó chứ không phải là không có gì?”

CHƯƠNG VII: VÔ TỰ ĐẠI THƯ

Tôi thích mùa xuân, nhưng nó trẻ trung quá. Tôi thích mùa hè, nhưng nó kiêu ngạo quá. Vậy nên tôi thích mùa thu nhất, bởi thanh âm của nó êm đềm hơn, màu sắc của nó sâu đậm hơn, và nó nhuốm chút u sầu. Sắc vàng cam tươi thắm của nó không thể hiện sự ngây thơ của mùa xuân, hay cường lực của mùa hạ, mà nói lên những dịu dàng và sự khôn ngoan nhân hậu của tuổi tác. Mùa thu biết những giới hạn và ý nghĩa của cuộc đời.
I like spring, but it is too young. I like summer, but it is too proud. So I like best of all autumn, because its tone is mellower, its colours are richer, and it is tinged with a little sorrow. Its golden richness speaks not of the innocence of spring, nor the power of summer, but of the mellowness and kindly wisdom of approaching age. It knows the limitations of life and its content.


Đọc thêm tại: https://www.tudiendanhngon.vn/danhngon/ds/strcats/466/sw/t © TuDienDanhNgon.vn
Tôi thích mùa xuân, nhưng nó trẻ trung quá. Tôi thích mùa hè, nhưng nó kiêu ngạo quá. Vậy nên tôi thích mùa thu nhất, bởi thanh âm của nó êm đềm hơn, màu sắc của nó sâu đậm hơn, và nó nhuốm chút u sầu. Sắc vàng cam tươi thắm của nó không thể hiện sự ngây thơ của mùa xuân, hay cường lực của mùa hạ, mà nói lên những dịu dàng và sự khôn ngoan nhân hậu của tuổi tác. Mùa thu biết những giới hạn và ý nghĩa của cuộc đời.
I like spring, but it is too young. I like summer, but it is too proud. So I like best of all autumn, because its tone is mellower, its colours are richer, and it is tinged with a little sorrow. Its golden richness speaks not of the innocence of spring, nor the power of summer, but of the mellowness and kindly wisdom of approaching age. It knows the limitations of life and its content.


Đọc thêm tại: https://www.tudiendanhngon.vn/danhngon/ds/strcats/466/sw/t © TuDienDanhNgon.vn
"Tự nhiên không có tình, không thiên vị ai. Nó không phân biệt Thiện Ác, May Rủi".
NTT

Khoa học và cái quan trọng nhất, tốt đẹp nhất và cần thiết nhất trong cuộc sống con người, nó đã và sẽ luôn luôn là biểu hiện cao nhất của tình yêu, chỉ nhờ nó, con người mới chiến thắng được thiên nhiên và bản thân mình.

Khuyết danh

Có những thế lực bí ẩn trong thiên nhiên; khi chúng ta hoàn toàn trao mình cho nàng mà không ngần ngại, nàng sẽ đem cho chúng ta mượn, nàng chỉ cho chúng ta hình thái của những điều mà mắt ta không thấy và trí tuệ ta không hiểu hay ngờ tới." 

 Auguste Rodin

“Chân lý cao cả nhất là chân lý này: Thượng Đế hiện diện ở trong vạn vật. Vạn vật là muôn hình vạn trạng của Thượng Đế. Không nên tin một đấng thần linh nào khác… Chúng ta cần một tôn giáo tạo những con người cho ra người… Bạn nên bỏ những tôn giáo thần bí làm cho bạn suy nhược đi, và bạn nên cương cường… Chỉ có mỗi một đấng Thượng Đế có ý thức, là nòi giống của ta, đâu đâu cũng có bàn tay của Ngài, bàn chân của Ngài, cặp tai của Ngài; Ngài bao trùm hết thảy… Sự sùng bái chính đáng nhất là sự sùng bái vạn vật chung quanh ta… Chỉ người nào giúp đỡ vạn vật mới thực sự là thờ phụng Thượng Đế.”
(Vivekananda)




(Tiếp theo)


* * *

Lê lết một hồi rồi chúng ta cũng đến được đây, thời Xuân Thu - Chiến Quốc. 

Nói thế chắc nhiều người sẽ tủm tỉm cười: tự vác ách chứ có ai bắt đâu? Muốn đến, cứ thẳng một lèo là đến thôi, việc gì phải vòng vo đi tuốt lên thượng nguồn rồi từ thượng nguồn “luồn lách” qua hết cuộc xung đột này đến cuộc chém giết khác để đến đây, vừa mệt xác, vừa… nguy hiểm nữa? 

Đâu phải vậy! Chúng ta chưa thấy ai đọc sách sử (và cũng có thể là mọi cuốn sách) lần lượt từ trang cuối cùng đến trang đầu tiên cả. 

Làm sao ăn được múi cam nếu không cho bóc vỏ? Chúng ta vẫn có thể đến thẳng Xuân Thu - Chiến Quốc, nhưng rồi chúng ta cũng vẫn cứ phải “lội” ngược lên gặp ông Bàn Cổ để từ đó đi lần nữa về Xuân Thu - Chiến Quốc. Đi như vậy, hóa ra là mệt xác hơn và nguy hiểm hơn bội phần, ít ra là hai lần. 

Vui thế thôi chứ cũng chẳng mệt mỏi, lê lết gì! Không mệt mỏi vì chẳng qua chúng ta chỉ là những kẻ “xào đi xào lại” mấy quyển sách mà thôi. Còn lê lết thì làm gì đến nỗi chậm thế, thậm chí là… quá nhanh nữa là khác. 

Trong vật lý học, chúng ta biết vận tốc “đi” trong không gian được tính là tỷ lệ giữa khoảng cách và thời gian. Nhưng nếu chúng ta đi trong thời gian thì tính như thế nào? Không thấy vật lý học nói tới điều đó. Nhưng có đấy! Có lẽ nhận thức đầu tiên của con người trong quá trình thiên di, du cư để sống còn là khái niệm về hiện hữu, sau đó đến khái niệm vật thể sơ khai rồi đến khái niệm về khoảng cách không gian: sự xa-gần. Chúng ta đã biết, biểu hiện của vận động vật chất, hay của chuyển hóa không gian là thời gian. Vậy thứ nhận thức tiếp theo của con người về thế giới xung quanh, nhiều khả năng, là về thời gian, về sự lâu-mau của một quá trình nào đó xảy ra trong không gian. Nghĩa là nhận thức của con người trước tiên là nhận thức về hiện thực và sự biến đổi của hiện thực, về không gian và thời gian cũng như mối quan hệ giữa chúng. Trong đó có mối quan hệ giữa sự xa-gần và sự lâu-mau, đó chính là "tốc độ" (hay còn gọi là "vận tốc"). Tốc độ là mức độ di động nhanh-chậm của vật thể trong hiện thực. Giả sử một con  ngựa phi di dời đạt khoảng cách s (theo kinh nghiệm!) mất t thời gian, thì tốc độ của nó là v = s/t. Thế còn mối quan hệ giữa thời gian và thời gian? 

Đọc sử cổ đại Trung Quốc từ ông Bàn Cổ đến Đông Chu, chậm lắm, chúng ta mất hai tiếng đồng hồ. Điều đó có nghĩa là chúng ta đã đi qua ngót nghét 4000 năm trong hai tiếng, vậy vận tốc đi trong thời gian của chúng ta là 2000 năm trong một giờ. Đi như thế đâu thể gọi là lê lết được!? 

Cần phải đính chính lại thế này: Từ thế kỷ XXI, chúng ta “vụt” đến thời Bàn Cổ, rồi “phi nước đại” đến đây và trước mắt chúng ta là toàn cảnh sinh động của thời Xuân Thu - Chiến Quốc, thời đã làm xao xuyến biết bao nhiêu tâm hồn con người hậu thế về nhiều mặt của nó. 

Và chúng ta “thấy”: 

Đầu nhà Chu, chư hầu lớn nhỏ có cả ngàn. Các chư hầu thôn tính lẫn nhau, rốt cuộc còn khoảng một trăm. Nhưng đến đầu Xuân Thu, chỉ còn các nước sau là mạnh: Tề, Sở, Tấn, Tần, Lỗ, Tống. 

Sau khi Bình Vương dời đô sang Lạc Ấp không lâu, trong cung đình đã xảy ra việc cha con tranh nhau ngôi vua, làm nhà Chu vốn suy yếu lại ngày càng suy yếu. Nhiều nước chư hầu không chịu triều cống cho vua Chu nữa. Không những thế, một số chư hầu còn lấn chiếm đất đai mà nhà vua không làm gì được. 

Tuy về danh nghĩa vẫn là vua chung của các nước chư hầu, nhưng do suy yếu nhiều cả về chính trị lẫn kinh tế, nên thực tế là bất lực, vua Chu không điều khiển nổi ai cả. 

Nhà Chu suy vi nhưng các chư hầu dù không còn tuân lệnh vua nhưng cũng không dám dẹp bỏ (sợ thất thố về chính trị) mà tìm cách mượn danh Thiên Tử để lên làm bá chủ các chư hầu. Có năm chư hầu kế tiếp nhau làm minh chủ, gọi là Ngũ Bá. Theo Sử ký của Tư Mã Thiên, Ngũ Bá gồm:
  • Tề Hoàn Công (齐桓公, 685 TCN - 643 TCN)
  • Tống Tương Công (宋襄公, 650 TCN - 637 TCN)
  • Tần Mục Công (秦穆公, 659 TCN - 621 TCN)
  • Tấn Văn Công (晋文公, 636 TCN – 628 TCN)
  • Sở Trang Vương (楚莊王, 613 TCN - 591 TCN)
Trước khi Ngũ Bá nổi lên, đã có sự lấn át thiên tử của Trịnh Trang Công (743-701 TCN). Tuy nhiên Trịnh Trang công chỉ đóng vai trò khanh sĩ nhà Chu và ra mặt chống đối thiên tử, chưa thực hiện vai trò "anh cả" các chư hầu. 

Sau khi Trịnh Trang công mất, nước Trịnh suy yếu vì nội loạn. Hơn 10 năm sau Tề Hoàn Công (685-643 TCN) được sự giúp đỡ của Quản Trọng bắt đầu gây dựng nghiệp bá. Nước Tề ở miền Sơn Đông ngày nay, thời đó đã chiếm được hết bán đảo Sơn Đông, đất đai rất rộng, có núi, có biển, có nhiều tài nguyên. Nước Tề nhờ chính sách của Quản Trọng, tu chỉnh võ bị, khai mỏ đúc tiền, lấy nước biển làm muối, nhờ thương mại mà giàu mạnh. Với khẩu hiệu “Tôn vua Trừ Di” (“Man”, “Di” là các tộc luôn quấy rối, đe dọa từ phía nam và phía đông), Tề ngăn chặn được sự xâm lấn, quấy phá của người Nhung Địch. Năm 656 TCN, Tề cùng một số nước khác đem quân tấn công nước Sở vì nước này không chịu triều cống cho nhà Chu. Nước Sở cầu hòa. Tề Hoàn Công họp hội nghị chư hầu và được công nhận làm bá chủ miền hạ lưu Hoàng Hà. 

Trên mạng Internet có bài viết: "Quản Trọng – Vị triết gia và nhà lập pháp xuất sắc thời cổ đại" của An Nhiên – Hàn Mai, Theo Epoch times, nội dung như sau: 

"Quản Trọng, tên hiệu là Di Ngô, là một chính trị gia và nhà chiến lược xuất sắc nước Tề, thời Xuân Thu trong lịch sử Trung Hoa. Dưới sự phò tá của Quản Trọng, nước Tề trở thành quốc gia hùng mạnh nhất thời bấy giờ.


Qihuangongguanzhong.jpg
Tranh vẽ Tề Hoàn công và Quản Trọng
  
Quản Trọng, Tể tướng của Tề Hoàn Công, đã đề xuất nhiều cải cách để củng cố quyền lực và uy danh của nước Tề. (Zhicheng Chen / The Epoch Times)
-Khởi nghiệp bần hàn:


Phụ thân mất mất sớm, Quản Trọng sống cùng mẫu thân trong cảnh nghèo nàn. Ông sớm trở thành bằng hữu của Bao Thúc Nha.
Nhận ra tài năng của Quản, lại thương cảm gia cảnh bần hàn, Bao luôn chăm lo cho Quản Trọng và một mực cung kính thi ân. Thậm chí, hai người bạn từng cùng nhau san sẻ việc kinh doanh, rồi sau cả hai đều tham gia vào quan trường và trở thành sư gia cho hai Thái tử nước Tề.
Quản Trọng dạy Thái tử Củ, trong khi Bao Thúc Nha là thầy Thái tử Tiểu Bạch. Trong thời nước Tề loạn lạc, hai quân sư cùng đưa Thái tử sang các nước láng giềng lánh nạn.
Năm 686 TCN, Tề Tương Công đương nắm quyền, đã bị sát hại cùng vị Tể tướng của mình. Quản Trọng tin rằng Thái tử Củ có quyền kế vị vì lớn tuổi hơn, tuy nhiên Bao Thúc Nha cũng có dự tính riêng. Cả hai vội vã đưa Thái tử về nước Tề.
Thái tử Tiểu Bạch nhanh chân hơn Quản Trọng và Thái tử Củ, nên về đến nước Tề trước và lên ngôi, trở thành Tề Hoàn Công.
Tề Hoàn Công lập tức phong Bao Thúc Nha làm Tể tướng. Tuy nhiên, Bao Thúc Nha đã cật lực tiến cử tài năng của bạn mình. Cuối cùng Tề Hoàn Công chấp thuận và phong Quản Trọng làm Tể tướng nước Tề năm 685 TCN.

Tề Hoàn Công, quan trọng, nước Tề, Bao Thúc Nha,
Quản Trọng, Tề Hoàn Công và Bảo Thúc Nha 

Tình bạn của Quản Trọng và Bao thúc Nha sau này đã trở thành một giai thoại nổi tiếng.
-Xây dựng đất nước:

Chẳng bao lâu sau khi được bổ nhiệm, Quản bắt đầu hiện đại hóa nước Tề với nhiều cải cách, và các chính sách của ông sau này đã giúp Tề Hoàn Công trở thành vị vua chư hầu xưng bá đầu tiên thời Xuân Thu.

Quản tập trung quyền lực nhà nước bằng cách chia đất nước thành nhiều làng, mỗi làng tập trung vào một lĩnh vực thương mại riêng. Thay vì dựa vào giai cấp quý tộc để thu thuế như truyền thống trước kia, ông áp dụng thuế má trực tiếp tới mỗi đơn vị làng xã.

Quản chia dân số thành bốn nhóm, quan chức, nông dân, thợ thủ công và thương nhân. Sau đó, ông đã phát triển phương pháp chọn người tài hiệu quả hơn, thông qua các chương trình đào tạo mới, theo đó sinh ra một thế hệ quan chức chuyên nghiệp.

Thay vì phụ thuộc vào các nhóm nhỏ binh sĩ được các gia đình quý tộc khác nhau đào tạo, ông tuyển quân trực tiếp từ làng xã. Quản có công chuyển đổi hệ thống cai trị của nước Tề từ quý tộc tập quyền sang quan viên chuyên trách.

Những cải cách này là khởi điểm của thuyết pháp gia, trong đó chế độ quân chủ kiểm soát chặt chẽ tất cả các hoạt động, với một hệ thống thống nhất thưởng-phạt đối với tất cả mọi người. Phán quyết được ban ra theo pháp luật.

 TỀ HOÀN CÔNG - QUẢN TRỌNG & BÀI HỌC QUẢN... - Góc nhìn Tâm lý học ...
 Quản Trọng và Tề Hoàn Công

Tuy nhiên, Quản không phải là nhà lập pháp với tầm nhìn hạn hẹp. Bên cạnh chủ trương nhà nước quản lý và kiểm soát, ông cũng tin tưởng vào việc tập trung phát triển các phẩm chất đạo đức và truyền thống tín ngưỡng, vốn đã trở thành hệ tư tưởng chính thống của người dân Trung Hoa.

Quản Trọng cũng cho rằng phúc lợi của dân là nền tảng nước nhà. Người dân no đủ sẽ dễ dàng tiếp thụ sự chính trực và lễ nghĩa, theo đó mới dễ dàng cai quản. Ông đưa ra một biểu thuế thống nhất và sử dụng nguồn lực nhà nước để khuyến khích sản xuất muối và sắt.

Quản chủ trương rằng, nhà vua cần quan tâm đến sự phát đạt của tất cả tầng lớp xã hội, đảm bảo người dân ai cũng no cơm ấm áo, sẵn lòng phụng sự ngôi rồng. Quản tin rằng bốn cột trụ của một nước là lễ nghi, công bằng, chính trực và lương tâm. Thân làm lãnh đạo phải tuân theo nếp sống này và trở thành một tấm gương đạo đức cho dân.

-Đối nội và đối ngoại:

Trong suốt 40 năm làm Tể tướng, Quản Trọng thực hiện một loạt các biện pháp cải cách trong ngoài. Với sự phò tá của ông, Tề đã trở nên thịnh vượng, với tầm ảnh hưởng chính trị mạnh mẽ.

Quản Trọng được xem là tác giả của Quản Tử, cuốn sách sớm nhất đàm luận về luật pháp và kinh tế Trung Hoa cổ đại bao gồm chính trị, thương mại và triết học.

Riêng về kinh tế, cuốn sách đề cập đến những khía cạnh như tài chính, ngân hàng, thương mại, thuế cùng các lĩnh vực khác, tác động mạnh mẽ đến sự phát triển kinh tế Trung Hoa cổ đại."



  • Quản Trọng trong sách "Quản tử", có nói:

"Nhứt niên chi kế mạc như thụ cốc
Thập niên chi kế mạc như thụ mộc
Chung thân chi kế mạc như thụ nhơn
Nhứt thu nhứt hoạch giả, cốc dã
Nhứt thu thập hoạch giả, mộc dã
Nhứt thu bách hoạch giả, nhơn dã"
Tạm dịch:

"Kế một năm, chi bằng trồng lúa
Kế 10 năm, chi bằng trồng cây
Kế trọn đời, chi bằng trồng người.
Trồng một, gặt một, ấy là lúa
Trồng một, gặt mười, ấy là cây
Trồng một, gặt trăm, ấy là người"

Tấn cũng là một nước lớn. Năm 636 TCN, công tử Trùng Nhĩ, sau khi lưu lạc ở nước ngoài 19 năm, được về làm vua, hiệu là Tấn Văn Công. Từ đó, tranh chấp nội bộ chấm dứt, nước Tấn trở nên hùng mạnh. Năm 632 TCN, Văn Công thống lĩnh liên quân Tấn, Tần, Tề, Tống đánh bại liên quân Sở, Trần, Thái ở Thành Bốc. Tiếng tăm nước Tấn vì thế mà lừng lẫy, được công nhận là bá chủ.

Sở ở lưu vực sông Dương Tử (Trường Giang), vốn là một nước nhỏ, được thành lập từ đời Thương. Nhờ khuất phục được nhiều bộ tộc xung quanh và thôn tính được một số nước chư hầu nhỏ của nhà Chu mà Sở trở nên lớn mạnh. Đến đầu thời Xuân Thu, vua Sở xưng vương, không thừa nhận địa vị Thiên Tử của vua Chu. Đến thời Trang Vương (691 – 613 TCN), thế nước Sở càng mạnh. Năm 597 TCN, Sở đánh Trịnh. Tấn đem quân đến cứu cũng bị đánh bại nốt. Nước Sở lên ngôi bá chủ.

Nước Tần ở vùng Tây bắc thành lập tương đối muộn. Khi Bình Vương dời đô sang Lạc Ấp, nhờ có công hộ tống vua mà Tần mới được nhà Chu phong làm chư hầu. Đến đời Tần Mục Công (659 – 621 TCN), Tần nhiều lần đánh nhau với Tấn; tiếp đó bành trướng sang phía tây, tiêu diệt được nhiều nước chư hầu nhỏ của nhà Chu, chiếm được đất đai của người Nhung Địch, trở thành nước lớn.

Tấn và Sở tranh hùng nhau lâu dài nhất để giành ngôi bá chủ ở vùng Hoàng Hà. Năm 546 TCN, hai nước giảng hòa và đều được công nhận là bá chủ. Các nước chư hầu khác đều phải cống nạp cho cả hai nước.

Trong Ngũ Bá, Tống Văn Công chỉ mới có mưu đồ chứ chưa bao giờ thực sự là bá chủ.
Cuối thời Xuân Thu, Ngô ở vùng Giang Tô và Việt ở vùng Chiết Giang là hai nước phát triển. Trong thời gian Tấn, Sở tranh hùng, Ngô là đồng minh của Tấn, Việt là đồng minh của Sở. Vì vậy chiến tranh giữa Sở và Ngô xảy ra nhiều lần. Năm 506 TCN, Ngô đem quân đánh Sở, chiếm được Kinh đô. Sở phải nhờ viện binh của Tần mới đánh đuổi được.
Nhân khi quân Ngô kéo đi đánh Sở, vua Việt là Câu Tiễn tấn công nước Ngô. Năm 496 TCN, Ngô, Việt đánh nhau, vua Ngô là Hạp Lư bị thương rồi chết. Năm 494 TCN, con Hạp Lư là Phù Sai đánh bại quân Việt. Câu Tiễn đầu hàng, chịu mọi nhục nhã để toàn mạng. Sau đó Câu Tiễn nằm gai nếm mật. Nhờ Phạm Lãi, một người đa mưu phò giúp trong mười năm, Câu Tiễn lại mạnh lên, dùng nàng Tây Thi để mê hoặc Phù Sai.

                   tay thi phan boi pham lai vi phu sai? - 1

                                                   Tây Thi Đẹp 'chim sa cá lặn' (ảnh minh họa)

 Sau khi đánh bại nước Việt, Phù Sai đem toàn bộ lực lượng lên phía bắc để tranh quyền bá chủ. Sau hai lần đánh bại quân Tề, năm 482 TCN, Phù Sai họp các chư hầu, đòi làm bá chủ. Nhân cơ hội ấy, Câu Tiễn tấn công kinh đô nước Ngô. Phù Sai vội kéo quân về xin hòa nhưng đến năm 473 TCN thì bị nước Việt tiêu diệt. Nước Việt trở thành bá chủ, thanh thế vang lừng một thời gian.

Thời Xuân Thu kết thúc, thời Chiến Quốc bắt đầu với mức độ chiến tranh ngày càng khốc liệt. Bầu trời vốn mù mịt khói lửa càng thêm mù mịt khói lửa. Cuộc “đấm bốc” nảy lửa vừa “tay bo” vừa “hội đồng” để giành “đai vô địch” thời kỳ này là của bảy “võ sĩ” có máu mặt gồm: Tề, Hán, Ngụy, Triệu, Tần, Sở, Yên.

Trong số đó, ba nước Triệu, Ngụy, Hán được thành lập trên cơ sở phân chia nước Tấn và được nhà Chu công nhận làm chư hầu năm 403 TCN. Nước Việt đầu thời Chiến quốc là một nước lớn, nhưng đến năm 306 TCN, vì có nội loạn nên bị Sở tiêu diệt. Ngoài ra lúc bấy giờ còn có một số nước nhỏ như Lỗ, Vệ, Tống, Trịnh, Tiết…

Đến thế kỷ IV TCN, sự xung đột nhằm thôn tính lẫn nhau giữa bảy nước nói trên bùng lên ngày một khốc liệt.

Ban đầu, Ngụy là nước mạnh nhất. Với ý đồ muốn thống nhất lại nước Tấn cũ, năm 354 TCN, Ngụy tấn công nước Triệu ở phía Bắc, năm 342 TCN, lại tấn công nước Hán ở phía nam, nhưng cả hai cuộc chiến tranh đó đều bị viện binh Tề đánh bại. Ít lâu sau, Ngụy bị Tần và Sở lần lượt tấn công ở phía tây và phía nam, bị hai nước này chiếm mất nhiều đất đai, nên Ngụy suy yếu.

Ở phía đông, cuộc xung đột diễn ra chủ yếu giữa Tề và Yên. Tiếp đó, Tề liên minh với Sở để đánh Tần, Ngụy, Hán, rồi lại liên minh với Ngụy, Hán để đánh Tần, Sở. Trước sự lớn mạnh của Tề, năm 284 TCN, nước Yên liên minh với Tần, Ngụy, Triệu, Hán để đánh Tề. Phần lớn đất đai của Tề bị Yên chiếm làm quận, huyện. Năm năm sau, tuy Tề lấy lại được đất đai nhưng thế lực vẫn ngày một yếu.

Tần thời đầu Chiến quốc còn là một nước lạc hậu. Vua Tần là Hiếu Công tìm kẻ hiền tài, may gặp Thương Ưởng. Thương Ưởng là công tử dòng thứ nước Vệ, ông tên Ưởng, họ Công Tôn, tổ phụ ông vốn là họ Cơ.

Thương Ưởng lúc nhỏ rất thích học thành danh (?), thờ Ngụy tướng là Công Thúc Tỏa. Công Thúc Tỏa biết ông giỏi, nhưng chưa có dịp tiến cử…

Gặp lúc Thúc Tỏa bệnh, Ngụy Huệ Vương thân đến thăm, hỏi:
- Công Thúc bệnh… Nếu không có gì kiêng kỵ, xin hỏi, sắp tới phải tế xã tắc như thế nào?
Công Thúc Tỏa thưa:
- Đứa thứ tử của tôi là Công Tôn Ưởng, tuổi tuy còn nhỏ nhưng có kỳ tài, xin vua hãy chú ý đến những lời nói của nó…
Huệ Vương lặng thinh không nói gì… lại sắp sửa ra đi.
Bảo người trong nhà tránh mặt, Thúc Tỏa thưa:
- Nếu vua không nghe lời khuyên nên dùng Thương Ưởng, vậy thì phải giết ngay, không cho nó rời khỏi nơi này!
Huệ Vương đồng ý rồi ra về.
Công Thúc Tỏa gọi Thương Ưởng vào từ tạ:
- Hôm nay, vua có hỏi ta, ai có thể làm tướng quốc, ta tiến cử ngươi… nhưng thái độ của vua là không dùng. Ý riêng của ta là lo cho vua trước, mà bầy tôi thì sau, vì thế mới bảo vua “Nếu không dùng Ưởng thì nên giết nó…”. Vua đã đồng ý, vậy ngươi phải mau trốn đi.
Thương Ưởng đáp:
- Nếu vua không nghe lời tướng công để dùng tôi, thì đâu có thể nghe lời tướng công mà giết tôi?
Thương Ưởng liền không đi.
Huệ Vương ra về, bảo kẻ tả hữu:
- Công Thúc bệnh nhiều, thật đáng buồn, nhưng lại muốn quả nhân dùng Công Tôn Ưởng để trị nước, thật là trái lễ.
Sau này khi bị Thương Ưởng (đã là tướng nước Tần) đại phá quân của công tử Cung (tướng nước Ngụy, bị bắt làm tù binh) và nước Ngụy mất đất phía tây cho Tần. Huệ Vương đã than:
- Ta hối hận đã không nghe lời Công Thúc Tỏa!
Công Thúc Tỏa chết, Thương Ưởng liền nhờ sủng thần của Hiếu Công là Cảnh Giám xin đến ra mắt.
Qua bốn lần gặp, Hiếu Công mới chịu Thương Ưởng. Sau này, Thương Ưởng có cho Cảnh Giám biết:
- Ban đầu tôi nói với nhà vua về Đế đạo, nhưng vua không nhận được. Kế đó tôi nói với vua về Vương đạo, mà không thể vào được. Sau đó tôi nói về Bá đạo, vua khen hay mà không dùng, tôi bèn nói cái đạo làm cho nước mạnh, vua rất thích.
Thương Ưởng nói về thuật cai trị và đề ra sách lược “Biến pháp” cho Hiếu Công nghe. Hiếu Công liền triệu tập quần thần bàn bạc về chuyện ấy.
Cam Long và Đỗ Chí đều phản đối biến pháp.
Thương Ưởng nói:
- Cai trị đời không phải chỉ có một đạo; làm lợi cho nước không nhất thiết phải theo xưa, cho nên vua Thang, vua Vũ không theo phép xưa mà làm nên nghiệp Vương, nhà Hạ, nhà Ân không đổi Lễ mà mất; thế nên làm trái với đạo xưa chưa chắc là đã sai, và theo Lễ cũ, cũng chưa chắc là đầy đủ…
Hiếu Công quyết định thực hiện biến pháp của Thương Ưởng. Năm 359 TCN, Hiếu Công bắt đầu ban hành các luật cải cách và năm 350 TCN, tiếp tục đề ra một số chủ trương mới nữa.

Sau một thời gian tương đối ngắn, nước Tần trở nên hùng mạnh vượt bậc.

Statue of Shang Yang.jpg
Tượng Thương Ưởng (khoảng 390 TCN-338 TCN),

Thương Ưởng Nhà chính trị
Thương Ưởng, còn gọi là Vệ Ưởng hay Công Tôn Ưởng, là nhà chính trị gia, pháp gia nổi tiếng, thừa tướng nước Tần của thời Chiến Quốc trong lịch sử Trung Quốc. Wikipedia.
Thương Ưởng là vị tướng quốc tài năng, đại biểu xuất sắc của tư tướng Pháp gia. Những cải cách của ông đã làm cho nước Tần trở nên lớn mạnh, mở đường cho việc thống nhất Trung Quốc của Tần Thủy Hoàng sau này. Tuy nhiên hình pháp của ông quá khắc nghiệt, ít dùng ân đức, nên không được lòng bọn quý tộc, dẫn tới việc chết thảm. Sử kí có dòng nhận xét về ông như sau:

-Thương Quân là người thiên tư khắc bạc. Xét việc ông ta muốn nói thuật đế vương với Hiếu Công, đem lý thuyết viển vông ra nói không phải là thực tâm của ông ta. Ông ta nhờ người tôi tớ vua yêu mà được tiến cử, rồi khi được dùng, lại trị công tử Kiền, lừa tướng Ngụy là Ngang, không nghe theo lời Triệu Lương, như thế cũng đủ thấy Thương Quân ít làm ân đức. Tôi thường đọc sách nói về việc mở mang bờ cõi, cày ruộng, đánh trận của Thương Quân, thấy giống như việc ông làm. Cuối cùng ông ta mang cái tiếng xấu ở Tần cũng là đáng lắm!
Thương Ưởng làm tướng quốc nước Tần mười năm, lại ban ra hình pháp khắc nghiệt nên bị nhiều quý tộc oán trách. Sau đó có Mạnh Lan Cao tiến cử Triệu Lương với ông.
Thương Ưởng hỏi Triệu Lương so sánh mình với Bách Lý Hề , Triệu Lương bảo thẳng thừng nói là Thương Ưởng không thể so sánh được với Bách Lý Hề, và khuyên ông trả lại mười lăm ấp, lui về làm ruộng, tiến cử kẻ sĩ mới có thể thoát nạn. Nếu không thì sau này khi vua Tần mất thì người nước Tần nhất định sẽ giết ông"

Thương Ưởng không nghe theo.
Năm 337 TCN, Tần Hiếu công qua đời. Thế tử Tứ lên nối ngôi, tức Tần Huệ Văn vương  Thái phó Công tử Kiền vốn giận Thương Ưởng cắt mũi mình, bèn tâu với vua là Thương Ưởng muốn làm phản. Thương Ưởng bỏ trốn đến cửa quan muốn vào ở nhà trọ. Chủ nhà trọ nói theo phép của Thương Quân phải có giấy chứng nhận mới cho vào ở. Thương Ưởng bỏ đi, than về cái tệ hại của pháp lệnh của mình đặt ra. Sau đó ông bỏ sang nước Ngụy. Người nước Ngụy giận ông chiếm Hà Tây, đuổi về nước Tần. Về nước, Thương Ưởng tập hợp binh ở đất Thương Ư tiến về hướng bắc đánh đất Trịnh. Vua Tần đem binh đánh Thương Quân, bắt được ông, đem đi giết ở Dẫn Trì thuộc đất Trịnh. Tần Huệ Văn vương lấy xe xé xác ông để thị uy, sau đó lại giết cả nhà của Thương Ưởng.
Trước tác của ông để lại có Thương Quân thư.

Sự hùng mạnh ấy làm cho sáu nước phía đông lo sợ. Vì vậy năm 333 TCN, theo sáng kiến của Tô Tần (lúc này là tướng quốc nước Yên) một liên minh gồm Yên, Tề, Triệu, Ngụy, Hán, Sở gọi là “Hợp tung” được hình thành. Nhưng giữa các nước này vốn có nhiều mâu thuẫn nên sự liên minh về quân sự này chỉ tồn tại ba năm thì vỡ. Sau đó sáu nước còn tổ chức hợp tung mấy lần nữa, nhưng cũng không bền chặt.

Để phá hợp tung; gây chia rẽ nhằm dễ bề thôn tính, năm 328 TCN, tướng quốc của Tần là Trương Nghi đề xướng kế sách “liên hoành”. Dưới chiêu bài ấy, và thực hiện chiến thuật “viễn giao cận công” (Hòa nước ở xa, đánh nước ở gần), Tần liên tiếp tấn công các nước láng giềng Triệu, Ngụy, Hán, Sở và nhiều lần thu được chiến quả to lớn; trở thành một lực lượng vô địch. Năm 249 TCN, Tần xóa sổ nhà Chu, rồi liên tiếp diệt Hán (năm 230 TCN), Triệu (năm 228 TCN), Ngụy (năm 225 TCN), Sở (năm 223 TCN), Yên (năm 222 TCN), Tề (năm 221 TCN).

Thời Chiến quốc kết thúc, Trung Quốc hoàn toàn thống nhất.

Tần Vương tên là Doanh Chính, sau khi thống nhất thiên hạ, xưng là Hoàng Đế, nên sử quen gọi là Tần Thủy Hoàng.

Tần Thủy Hoàng là ông vua đầu tiên của Trung Quốc thống nhất. Ông cai trị theo sách của Hàn Phi, “mọi việc đều dùng pháp luật để quyết định, khắc bạc, không dùng nhân đức, ân nghĩa” (Sử ký). Là một ông vua tàn bạo nên pháp luật nhà Tần vô cùng khắc nghiệt.

Tương tự như Lệ Vương xưa kia, thẳng tay trừng trị những ai dám bàn tán, kêu ca mình, Tần Thủy Hoàng cấm mọi người phê phán đường lối thống trị của mình, thẳng tay đàn áp các nhà Nho, “nếu hai người dám bàn với nhau về Kinh Thi, Kinh Thư thì chém giữa chợ, lấy đời xưa để chê đời nay thì giết cả họ” (Sử ký); ra lệnh tịch thu tất cả các sách (trừ sách sử nước Tần, sách thuốc, sách bói và sách trồng cây) đem đốt đi.

Hành động đốt sách ấy đã gây bao nhiêu tiếc nuối cho hậu thế, cho các nhà nghiên cứu lịch sử, tư tưởng văn hóa sau này.

Về Tần Thủy Hoàng, Wikipedia trên mạng Internet có chép:
"Tần Thủy Hoàng (tiếng Hán: 秦始皇)(tháng 1 hoặc tháng 12, 259 TCN – 10 tháng 8, 210 TCN)  tên thật là Doanh Chính (嬴政), còn có tên khác là Triệu Chính (趙政), là vua của nước Tần ở Trung Quốc từ năm 246 TCN đến 221 TCN trong thời kỳ Chiến Quốc  và trở thành vị Hoàng đế sáng lập ra nhà Tần, đồng thời là hoàng đế đầu tiên của Trung Quốc thống nhất vào năm 221 trước Công nguyên  sau khi tiêu diệt các nước chư hầu khác. Ông cai trị cho đến khi qua đời vào năm 210 trước Công nguyên ở tuổi 49
Tự gọi mình là Thủy Hoàng (始皇帝) sau khi Trung Nguyên (Trung Quốc ngày nay) được thống nhất, Tần Thủy Hoàng là một nhân vật quan trọng trong lịch sử Trung Quốc, mở ra gần hai thiên niên kỷ của hoàng gia cai trị Trung Quốc. Sau khi thống nhất, ông và thừa tướng Lý Tư đã thông qua một loạt các cải cách lớn về kinh tế và chính trị . Ông đã tiến hành nhiều dự án khổng lồ, bao gồm việc xây dựng và hợp nhất các bộ phận của Vạn Lý Trường Thành, lăng mộ kích thước thành phố nổi tiếng được bảo vệ bởi đội quân đất nung có kích thước thật, và một hệ thống đường quốc gia lớn, với cái giá của rất nhiều mạng người. Để đảm bảo sự ổn định, ông đặt ra ngoài vòng pháp luật và đốt cháy nhiều cuốn sách và chôn sống một số học giả.
Tần Thủy Hoàng là con trai cả của Trang Tương Vương nước Tần   mẹ là Triệu Cơ, vốn là một người thiếp của Lã Bất Vi - một thương nhân và sau trở thành Tướng quốc nước Tần. Ông sinh ra vào tháng giêng năm 259 TCN  , ở đô thành Hàm Đan của nước Triệu (趙). Vì lý do nơi sinh này nên có ý kiến cho rằng lúc nhỏ, ông họ Triệu tên Chính . Tổ tiên của ông được cho là đến từ vùng Cam Túc 
Sử sách, mà cụ thể là sử ký Tư Mã Thiên ghi nơi sinh và cha mẹ ông  nhưng chính Tư Mã Thiên cũng cho biết, có thuyết nói rằng Tần Thủy Hoàng là con của Lã Bất Vi .
Năm 265 TCN, vua Tần là Tần Chiêu Vương lập con trai thứ là An Quốc quân Doanh Trụ làm Thái tử. Công tử Tử Sở là con trai giữa của Thái tử với một người vợ thứ, Hạ Cơ. Hạ Cơ không được An Quốc quân yêu mến, nên Tử Sở phải đi làm con tin của Tần ở nước Triệu để đảm bảo cho một hiệp ước đình chiến giữa hai quốc gia. Tần nhiều lần đem quân đánh Triệu, làm Triệu thua to trong trận Trường Bình đẫm máu, nên nước Triệu càng bạc đãi Tử Sở. Sau ông có quen với Lã Bất Vi, một thương gia giàu có. Bằng mưu mô của mình, Lã Bất Vi đã dâng Triệu Cơ, vũ nữ và người thiếp của Lã đang mang thai   cho Tử Sở, lại giúp Tử Sở về Tần làm Thái tử rồi lên ngôi vua, thành Trang Tương Vương nước Tần. Cái thai trong bụng được Triệu Cơ giấu kín, để đủ tháng sinh ra, đặt tên là Chính, tức Tần Thủy Hoàng sau này.
Tuy nhiên, theo ý kiến của một số sử gia Trung Quốc hiện đại gần đây thì Doanh Chính là con của Tử Sở chứ không phải là con của Lã Bất Vi. Thuyết này lập luận tập trung vào 2 điểm:

  • Một bộ phận lớn triều thần nước Tần vẫn tin vào việc Doanh Chính là con Tử Sở và vẫn hết lòng ủng hộ Doanh Chính trước sau như một. Do đó, chính quyền của Doanh Chính vẫn đứng vững trước cuộc binh biến do Phàn Ô Kỳ phát động nhằm dựng Thành Kiệu lên ngôi. Đại tướng Vương Tiễn đi dẹp cuộc binh biến này trả lời Phàn Ô Kỳ: "Thái hậu có mang mười tháng mới sinh, vậy nay tức là con tiên vương đẻ ra..." Ngay trong thời đó, những người theo thuyết gán Lã Bất Vi là cha Doanh Chính cũng không thể lý giải một cách khoa học vì sao Triệu Cơ lại mang thai Doanh Chính tới 12 tháng mà lập luận theo cách "thiên mệnh" rằng: "Có thể tại lòng trời muốn sinh ra một vị chân mạng thiên tử nên mới để người mẹ hoài thai lâu như vậy...". Các nhà sử học lý giải rằng: Thực tế, Doanh Chính vẫn chỉ nằm trong bụng mẹ 10 tháng như những đứa trẻ khác kể từ khi Vu Cơ về với Tử Sở. Do cộng thêm thời gian Vu Cơ ở với Bất Vi, thời gian mới là 12 tháng.
  • Thuyết này là sản phẩm của sĩ phu các nước chư hầu Sơn Đông bị Tần Thủy Hoàng tiêu diệt. Họ căm hờn vì bị mất nước, nên nhân việc mẹ vua Tần từng là thiếp của Bất Vi để đặt ra chuyện này nhằm hạ thấp kẻ thù không đội trời chung của mình.
Hai năm ngay trước khi Tần Thủy Hoàng ra đời (262 TCN - 260 TCN), nước Tần và nước Triệu đánh nhau đẫm máu trong trận chiến Trường Bình, kết cục 450.000 quân Triệu đều bị thảm sát, Triệu đại bại. Vì vậy, Triệu đối xử với công tử Tử Sở hết sức khắc nghiệt, "xe ngựa, vật dụng dùng chẳng được sẵn, ở cảnh cùng khốn có vẻ bực bội ", dù ông đã nổi danh khắp chư hầu với tư cách là người kế thừa vương vị khi cha ông lên ngôi. Năm 257 TCN, Tần Chiêu Vương sai tướng Vương Ý vây đô thành Hàm Đan, Triệu cùng quẫn muốn giết Tử Sở, ông cùng Lã Bất Vi chạy thoát về với quân Tần, nhưng Triệu Cơ cùng Doanh Chính không kịp trốn theo, phải ở lại Triệu. Triệu muốn giết cả hai người nhưng Triệu Cơ là con nhà tai mắt ở Triệu, vì thế hai mẹ con đều sống. Họ lẩn trốn trong dân gian suốt 7 năm trời đằng đẵng (257 TCN - 250 TCN)
Năm 250 TCN, Tần Chiêu Tương vương chết, An Quốc quân lên ngôi, tức là Tần Hiếu Văn Vương, lập Tử Sở làm Thái tử, nước Triệu bèn đưa Triệu Cơ và Doanh Chính về Tần. Hiếu Văn Vương làm vua không lâu thì chết, Tử Sở kế thừa vương vị, tức là Tần Trang Tương Vương, phong Lã Bất Vi chức Thừa tướng, tước Văn Tín hầu. Năm 247 TCN, Trang Tương Vương mất sau ba năm trị vì, ngôi vua thuộc về Doanh Chính, khi ấy mới 13 tuổi 

Tần Thủy Hoàng Đế
秦始皇帝

Qinshihuang.jpg
Vua nước Tần
Trị vì 7 tháng 6 năm 247 TCN – 221 TCN

Tần Vương lên ngôi, tôn mẹ là Triệu Cơ (趙姬) làm Thái hậu, phong Thừa tướng Lã Bất Vi làm Tướng quốc, gọi là "trọng phụ", coi như người cha thứ hai của mình
Tướng quốc vốn là chồng cũ của thái hậu, thường ra vào cung cấm tư thông với bà ta. Tần Vương còn nhỏ nên không hay biết hoặc giả vờ không hay biết. Sau đó thì Lã Bất Vi cảm thấy lo sợ nhà vua nhỏ tuổi biết chuyện nên ngầm sai người tìm kiếm một nam nhân cường tráng, dương vật lớn là Lao Ái (嫪毐)   Theo Sử ký, ông trước tiên dùng Lao Ái làm gia nhân rồi dâng Ái vào cung giả làm hoạn quan bằng cách nhổ râu để "hầu hạ" thái hậu. Sau một thời gian thái hậu sợ Tần vương biết chuyện bèn dời Hàm Dương về cựu đô là Ung Thành (雍) sống cùng Lao Ái và sinh được 2 con trai 
Nhờ thái hậu, Lao Ái được phong làm Trường Tín hầu, cũng mưu xây dựng thế lực, mở phủ nuôi thực khách như Lã Bất Vi. Lao Ái mưu đồ cho con mình và thái hậu nối ngôi khi Tần vương Chính qua đời. Nhưng trong một bữa ăn tối do say rượu nên Lao Ái bắt đầu khoác lác về việc là cha dượng của vị vua trẻ 
Năm 238 trước Công nguyên, Doanh Chính đi du lịch đến Ung Thành. Lao Ái chiếm con dấu của thái hậu và huy động một đội quân trong một nỗ lực để bắt đầu một cuộc đảo chính và nổi loạn  . Hơn 1 triệu đồng tiền đồng được đặt trên đầu của Lao Ái nếu bị bắt sống hoặc nửa triệu nếu chết . Những người ủng hộ Lao Ái bị bắt và bị chặt đầu còn Lao Ái thì bị trói và xé xác bởi 5 cỗ xe ngựa, trong khi toàn bộ gia đình của ông ta thì bị giết cả 3 họ. Hai người con riêng của thái hậu đều bị giết và bà bị giam lỏng cho đến khi chết nhiều năm sau đó. Vụ việc liên quan tới Lã Bất Vi, ông bị cách chức, lưu đày rồi sang năm 235 TCN thì được cho một chén rượu độc để tự tử   Doanh Chính sau đó nắm quyền đầy đủ như vua của nước Tần. Thay thế Lã Bất Vi, Lý Tư trở thành thừa tướng mới.
Khi Tần vương Chính lên ngôi, nước Tần đã rất lớn mạnh, có ưu thế áp đảo so với 6 nước chư hầu còn lại. Đất Tần đã mở mang về phía đông rất rộng, lấy từ các nước lân cận như Hàn, Triệu, Ngụy, Sở và nhà Chu (bị diệt năm 249 TCN). Các nước chư hầu Sơn Đông luôn bị đẩy vào thế chống đỡ, nhiều lần tổ chức liên minh chống Tần nhưng chỉ đạt được một số thắng lợi tạm thời, không ngăn cản được quân Tần đông tiến. Tần vương tiếp tục duy trì chính sách "thân xa đánh gần", giao hảo với nước Tề, uy hiếp lấn chiếm Tam Tấn và Sở. Nước Tề giữ quan hệ với Tần nên không ra quân cứu các chư hầu khác.
Tần vương Chính bên trong dùng Úy Liêu, Lý Tư bày mưu kế, bên ngoài dùng cha con Vương Tiễn, Vương Bí và Mông Ngao, Mông Vũ làm tướng đánh dẹp các nước.
Năm 230 TCN, Tần vương Chính tung ra các chiến dịch cuối cùng của thời kỳ Chiến Quốc nhằm chinh phục các vương quốc độc lập còn lại. Nước Hàn (韓) trước đó bị Tần đánh bại nhiều lần, đã rất nhỏ yếu không còn khả năng kháng cự nên là nước đầu tiên bị hạ. Hàn vương An sợ hãi, vội thu hết sổ sách, địa đồ trong nước sang đầu hàng nộp đất. Tần vương chính thức thôn tính nước Hàn.
Sau khi diệt Hàn, Tần vương Chính điều quân đánh Triệu. Tướng Triệu là Lý Mục đẩy lui được quân Tần. Tần vương bèn dùng kế ly gián, sai người đút lót cho gian thần nước Triệu là Quách Khai, xui Khai gièm pha Lý Mục. Triệu U Mục vương nghe lời gièm, tin rằng Lý Mục có mưu phản, bèn giết chết Lý Mục. Sau đó quân Tần nhân cơ hội nước Triệu bị động đất liền tấn công để chinh phục nơi Doanh Chính được sinh ra  . Năm 228 TCN, quân Tần phá vỡ kinh thành Hàm Đan, bắt sống Triệu vương Thiên. Anh Thiên là Triệu Gia chạy lên đất Đại phía bắc xưng vương.
Tần vương Chính quay sang đánh Ngụy để hoàn tất chiến thuật diệt Tam Tấn đầu tiên trong 6 nước. Năm 225 TCN, quân Tần hùng mạnh tấn công Đại Lương, tháo nước sông vào thành. Ngụy vương Giả không chống nổi phải ra hàng.
Ngay trong năm 225 TCN, Tần vương Chính sai Lý Tín mang 20 vạn quân đánh Sở. Lý Tín bị tướng Sở là Hạng Yên đánh bại. Tần vương Chính bèn nghe theo lão tướng Vương Tiễn, tổng động viên 60 vạn quân giao cho Vương Tiễn ra mặt trận.
Vương Tiễn đánh Sở trong 2 năm, đánh bại Hạng Yên, bắt sống Sở vương Phụ Sô. Hạng Yên chạy thoát, lập vua Sở mới là Xương Bình quân lên ngôi. Vương Tiễn lại tấn công xuống phía nam, giết chết vua Sở và Hạng Yên, bình định nước Sở. Nước Sở, quốc gia chư hầu lớn lớn nhất và kình địch nhất của nước Tần đến năm 223 TCN bị chinh phục 
Chỉ còn 2 nước Tề phía đông và Yên phía bắc. Năm 222 TCN, Tần vương sai con Vương Tiễn là Vương Bí mang quân tấn công Yên. Yên vương Hỉ sợ hãi bỏ Kế tại Liêu Đông để chạy sang Bình Nhưỡng, rồi lừa bắt giết thái tử Đan, nộp đầu cho nước Tần để tạ tội với Tần vương Chính. Nhưng Tần vương Chính vẫn hạ lệnh tiến quân, phá vỡ thành Bình Nhưỡng, bắt sống Yên vương Hỷ và gia đình hoàng gia.
Quân Tần nhân đó tiến sang đánh đất Đại. Đại vương Gia (anh Triệu vương Thiên) bị bắt bèn tự sát.
Còn lại nước Tề ở phía đông nước Tần mà bây giờ là bán đảo Sơn Đông, vốn không quen việc chiến tranh suốt hơn 40 năm. Năm 221 TCN, Tần vương Chính lấy cớ Tề vương Kiến mang 300.000 quân phòng thủ ở biên giới phía tây là hành động gây hấn, bèn sai Vương Bí mang quân từ nước Yên tiến thẳng xuống phía nam đánh úp kinh thành Lâm Tri. Tề vương Kiến không chống nổi, phải đầu hàng. Cả 6 nước hoàn toàn bị thôn tính.
Lần đầu tiên trong lịch sử, toàn Trung Quốc đã được thống nhất bởi một nhà cai trị mạnh mẽ. Trong cùng năm đó, Doanh Chính tự xưng là "Thủy Hoàng Đế" (始皇帝), không còn là một vị vua theo nghĩa cũ và vượt xa những thành tựu của các vị vua nhà Chu cũ  .
Ở miền Nam, các cuộc mở rộng bằng quân sự tiếp tục trong suốt triều đại của ông, với các vùng khác nhau được sáp nhập với tỉnh Quảng Đông và một bộ phận hiện nay của Việt Nam .
Sau khi đã thôn tính các chư hầu, Tần Vương Chính đề nghị các bầy tôi bàn về danh hiệu cho mình. Thừa tướng là Vương Quán, Ngự sử Đại phu Phùng Kiếp, Đình úy Lý Tư cho rằng cơ nghiệp của Tần vương Chính lớn hơn cả Ngũ Đế thời cổ; trong các vua cổ đại thì Thái Hoàng là cao quý nhất nên khuyên ông xưng là Thái Hoàng. Tần vương Chính quyết định bỏ chữ thái, lấy chữ hoàng, thêm chữ đế, của những vị đế thời thượng cổ hiệu gọi là "Hoàng Đế".
Đồng thời, ông phê chuẩn các kiến nghị khác của bầy tôi, từ đó mệnh ban ra gọi là chế, lệnh ban ra gọi là chiếu, thiên tử tự xưng gọi là "trẫm". Ông truy tôn vua cha Tần Trang Tương Vương là Thái thượng hoàng.
Vì là hoàng đế Trung Hoa đầu tiên nên ông xưng hiệu "Thủy Hoàng Đế". Thủy Hoàng có nghĩa là "hoàng đế đầu tiên", và ông muốn con cháu đời sau lấy danh hiệu: Nhị thế, Tam thế... cho đến vạn thế.
Tần Thủy Hoàng cũng theo thuyết Ngũ hành: đất, gỗ, kim loại, lửa và nước. Người ta tin rằng nhà Chu trước đó cai trị bởi sức mạnh của lửa, đại diện bởi màu đỏ. Nhà Tần kế tục, lấy hành thủy (nước) mà cai trị, đại diện là màu đen. Màu đen trở thành màu sắc cho hàng may mặc, cờ, cờ hiệu . Các mối liên quan khác bao gồm phía bắc là hướng hồng y, mùa đông và số sáu 
Mới hoàn thành sự thống nhất Trung Quốc, chưa kịp củng cố ở trong, Thủy Hoàng đã nghĩ đến việc mở mang bờ cõi ra nước ngoài.
Các dân tộc du mục miền bắc gọi chung là Hung Nô vẫn là mối lo từ đời Thương, Chu. họ thường xâm lấn biên giới, có chỗ sống lẫn lộn với người Trung Hoa. Đầu đời Tần họ đã len lỏi vào Hà Nam, Tần Thủy Hoàng vội chặn họ lại, sai Mông Điềm làm chánh tướng cầm quân, cùng với con Vương Bí, cháu Vương Tiễn là Vương Ly làm phó tướng, đưa quân đánh dẹp và trấn thủ biên giới phía bắc.
Trong thời gian hơn một năm, Mông Điềm đã chỉ huy quân Tần đánh lui quân Hung Nô ở phía bắc, giành được thắng lợi. Quân Hung Nô bị đánh đuổi từ Du Trung dọc theo sông Hoàng Hà đi về đông đến Âm Sơn tất cả 31 huyện, xây thành trên sông Hoàng Hà để làm giới hạn. Lại sai Mông Điềm vượt sông Hoàng Hà lấy đất Cao Khuyết, Đào Sơn, Bắc Giả, xây đình và thành lũy ở đấy để đuổi người Nhung và đưa những người bị đày đến đấy để ở và lần đầu những nơi này trở thành huyện.
Mông Điềm đánh bại Hung Nô, trấn thủ Thượng Quận (nay là phía đông nam huyện Du Lâm – Thiểm Tây), bắt đầu việc cai trị biên giới. Trong quá trình chinh phạt, Mông Điềm trước sau chú trọng khai phá vùng biên ải, lấy các vùng đất mới làm thành "Tân Tần Địa", chia thành 44 huyện, cắt đặt quan lại.
Mông Điềm chiêu tập nam đinh trong nước đi xây dựng các tuyến phòng thủ ở những nơi hiểm yếu dọc theo biên giới. Trong vài năm, ở biên giới phía bắc Hàm Dương đã xây dựng được ba tuyến phòng ngự.

  • Tuyến thứ nhất nằm ở Bắc sông Hoàng Hà, giữa núi Âm Sơn và Dương Sơn.
  • Tuyến thứ hai là phía tây, quận Cửu Nguyên, nằm dọc theo phía tây dãy Âm Sơn nối với Trường Thành ở nước Triệu.
  • Tuyến thứ ba chính là Trường Thành có từ thời Tần được điều chỉnh lại.
Trên cơ sở đó, Mông Điềm còn huy động sức dân trong nước xây dựng Trường Thành dọc theo biên giới phía đông. Lúc bây giờ, ở biên giới phía bắc nước Tần, ngoài Trường Thành của nước Tần còn có Trường Thành của nước Triệu và nước Yên còn lại từ thời Chiến Quốc. Phía tây Trường Thành bắt nguồn từ Lâm Thao . Phía đông trải dài tới tận Liêu Đông, dài hơn vạn dặm. Đây chính là Vạn Lý Trường Thành nổi tịếng thế giới ngày nay.

Vạn Lý Trường Thành – Wikipedia tiếng Việt
                                                        Vạn lý trường thành 

Bản đồ các khu vực lẻ tẻ do nhà Tần chiếm được của các nhóm tộc Bách Việt ở phía Nam sông Dương Tử sau năm 210 TCN.
Tần Thủy Hoàng còn sai Đồ Thư đem quân, sai Sử Lộc đào ngòi vận lương đi đánh lấy Bách Việt, tức các tỉnh Chiết Giang, Lục Lương (???), Nam Hải (Quảng Đông), Quế Lâm (Quảng Tây), và một phần miền Bắc của Việt Nam, thời đó gọi là Âu Lạc của An Dương Vương (hay Tượng quận theo cách gọi của Trung Quốc).
Năm 214 TCN, Tần Thủy Hoàng sai Triệu Đà đưa những người thường trốn tránh, người ở rể và người đi buôn đánh lấy đất Lục Lương, đóng đồn ở núi Ngũ Lĩnh, lập thành Quế Lâm, Tượng quận, Nam Hải cho những người bị đi đày đến đấy canh giữ.
Năm 213 TCN, Thủy Hoàng lại đem đày những quan coi ngục không thanh liêm đi xây Trường Thành và đi thú ở đất Nam Việt.
Có thể coi Tần Thủy Hoàng đã lập được một đế quốc lớn vào bậc nhất thế giới thời đó, và người phương Tây, do những thương nhân chở lụa sang bán, đã biết danh nhà Tần, gọi Trung Hoa là nước Tần.
Chỉ trong mười mấy năm Thủy Hoàng thực hiện được bấy nhiêu công trình về nội trị, tổ chức hành chính, thống nhất ngôn ngữ, văn tự v.v..., xây cất, đắp đường, mở mang cương vực, được nhiều sử gia coi là vĩ đại.
Trong những năm cuối đời, Tần Thủy Hoàng sợ cái chết và tuyệt vọng tìm kiếm thuốc trường sinh, được cho là sẽ cho phép ông sống mãi mãi. Ông bị ám ảnh với việc có được sự bất tử và bị lừa bởi nhiều người nói có thể cung cấp thuốc trường sinh  . Ông cũng viếng thăm đảo Chi Phù ba lần để đạt được sự bất tử 




  Tàu của Từ Phúc ra khơi năm 219 TCN để tìm kiếm thuốc trường sinh.
Tần Thủy Hoàng nghe theo lời Hầu Sinh và Lư Sinh muốn tu tiên, bèn tự xưng là chân nhân nhưng ít lâu sau hai người lại bất bình vì sự hà khắc của Thủy Hoàng nên cùng nhau bỏ trốn. Thủy Hoàng cũng cấp cho Từ Phúc một con tàu chở hàng trăm đồng nam và đồng nữ tìm kiếm núi Bồng Lai thần bí   Họ cũng được gửi đi để tìm An Cơ Sinh, một người bất tử 1.000 năm tuổi mà Tần Thủy Hoàng cho là đã gặp trong một chuyến vi hành và là người đã mời ông đi tìm mình ở Bồng Lai   Những người này không bao giờ trở lại, có lẽ bởi vì họ biết rằng nếu họ quay về mà không có thuốc trường sinh như đã hứa, họ chắc chắn sẽ bị tử hình. Truyền thuyết cho rằng họ đến Nhật Bản và thuộc địa hóa nó  . Cũng có thể là việc đốt sách, vốn được xem như là một sự lãng phí về văn học, là một phần trong nỗ lực của Thủy Hoàng để tập trung tâm trí của các học giả giỏi nhất của ông trong việc nghiên cứu giả kim thuật. Một số học giả bị tử hình là những người không thể cung cấp bất kỳ bằng chứng về khả năng siêu nhiên của họ. Điều này có thể là phương tiện cuối cùng để kiểm khả năng của họ: nếu bất kỳ người trong số họ có sức mạnh siêu nhiên, họ chắc chắn sẽ sống lại  . Do Thủy Hoàng sợ chết và các "linh hồn xấu xa", ông cho xây dựng một loạt các đường hầm và lối đi thông qua mỗi cung điện của mình, bởi vì chúng sẽ giữ cho ông an toàn từ các linh hồn xấu xa vì ông di chuyển mà không bị nhìn thấy.
Năm 211 TCN, một thiên thạch được cho là rơi xuống Đông Quận (东郡) ở chỗ thấp của sông Hoàng Hà. Trên thiên thạch có người ghi dòng chữ "Thủy Hoàng chết thì đất bị chia." Khi Thủy Hoàng biết được, ông đã phái người đi điều tra. Không ai nhận là người đã viết dòng chữ nên tất cả những người sống gần đó đều bị giết. Tảng thiên thạch sau đó bị đốt cháy và nghiền thành bột
Sau đó, Thủy Hoàng đi kinh lý phía đông, Tả Thừa tướng Lý Tư đi theo, Hữu Thừa tướng Khứ Tật ở nhà. Hồ Hợi, con nhỏ của Thủy Hoàng, được nhà vua yêu mến xin đi theo, vua bằng lòng.
Sau khi tế vua Hạ Vũ ở Cối Kê, Tần Thủy Hoàng trở về kinh. Trên đường trở về phía tây đến bến Bình Nguyên thì bị bệnh.
Thủy Hoàng ghét người ta nói đến việc chết, cho nên quần thần không ai dám nói với nhà vua về việc chuẩn bị cho việc ông qua đời. Khi bệnh càng nặng, nhà vua viết thư đóng dấu của vua gửi đến hoàng tử Phù Tô nói: "Con về Hàm Dương với đám tang, và chôn cất ta ở đấy." Bức thư đã niêm phong ở trong phủ trung xa thuộc quyền Triệu Cao. Bức thư có dấu của nhà vua làm tin chưa giao cho sứ giả, thì Thủy Hoàng qua đời ở Bình Đài (平台), thuộc đất Sa Khâu (沙丘), là nơi cách khoảng hai tháng đi bằng đường bộ cách kinh thành Hàm Dương vào ngày 10 tháng 9 năm 210 TCN theo lịch Julius  . Sử liệu phương Tây cho rằng ông chết do uống phải thuốc thủy ngân do các ngự y chế ra  mà những viên thuốc này vốn được làm nhằm mục đích giúp cho Tần Thủy Hoàng bất tử 
Thừa tướng Lý Tư thấy nhà vua mất ở xa kinh đô nên đã trở thành vô cùng lo lắng rằng tin tức về cái chết của Thủy Hoàng có thể kích hoạt một cuộc nổi dậy lớn trong toàn đế chế  , bèn giấu kín điều đó, không báo tang, chở quan tài trong một cỗ xe mát, cho một hoạn quan được vua yêu ngồi trong xe, đến đâu thì dâng thức ăn, trăm quan vẫn tâu việc như thường  . Viên hoạn quan ở trong xe nghe lời tâu, liền bảo: "Được!". Chỉ có Hồ Hợi, Triệu Cao và một vài hoạn quan thân tín của nhà vua, tất cả có năm sáu người biết là nhà vua đã chết 
Xe đi từ Tỉnh Hình đến Cửu Nguyên. Gặp lúc trời nắng, chiếc xe mới phát ra mùi thối, đám tùy tùng sai các quan đi theo chở trên xe một thạch cá muối để đánh lẫn mùi thối . Đi theo đường thẳng đến Hàm Dương mới báo tang.
Tổng cộng, ông ở ngôi được 35 năm, trong đó 24 năm là làm vua nước Tần từ năm 246 TCN đến năm 222 TCN, và 11 năm làm hoàng đế của đế chế Tần từ năm 221 TCN đến năm 210 TCN.
Cuối cùng, sau khoảng hai tháng, Lý Tư và xa giá trở lại Hàm Dương, nơi mà các tin tức về cái chết của Tần Thủy Hoàng mới được công bố  . Sau khi ông chết, Phù Tô theo lệ sẽ là hoàng đế nối ngôi  .
Lý Tư và Triệu Cao âm mưu giết Phù Tô vì vị tướng được yêu thích bởi Phù Tô là Mông Điềm, người mà họ không ưa   và sợ; anh trai của Mông Điềm là 1 viên quan cấp cao, người đã có lần trừng phạt Triệu Cao Họ đã sợ rằng nếu Phù Tô được lên ngôi, họ sẽ bị mất quyền lực , vì vậy nên Triệu Cao bèn cùng Lý Tư âm mưu phá hủy bức thư của Thủy Hoàng gửi cho hoàng tử Phù Tô (con cả của Thủy Hoàng), đặt ra chuyện thừa tướng Lý Tư đã nhận được tờ chiếu của Thủy Hoàng ở Sa Khâu trước khi chết bảo lập Hồ Hợi làm thái tử; sau đó lại làm một bức thư khác gửi cho hoàng tử Phù Tô và tướng Mông Điềm kể tội hai người, ra lệnh cho hai người phải chết   Kế hoạch này đã thành công, và em của Phù Tô là Hồ Hợi bèn lên nối ngôi, tức là Nhị Thế hoàng đế 
Tần Nhị Thế tuy nhiên lại không có khả năng như người cha của mình. Các cuộc khởi nghĩa nhanh chóng nổ ra. Triều đại của ông là một thời điểm bất ổn về dân sự và tất cả mọi thứ được xây dựng bởi Tần Thủy Hoàng sụp đổ chỉ trong một thời gian ngắn  . Một trong những nỗ lực nổi dậy ngay lập tức là việc Trần Thắng và Ngô Quảng khởi nghĩa ở làng Đại Trạch 
Một trong những dự án đầu tiên mà Tần Thủy Hoàng thực hiện trong khi còn sống là xây dựng lăng mộ cho mình. Năm 215 TCN, ông ra lệnh cho tướng Mông Điềm dùng 300.000 người để bắt đầu việc xây dựng  Các nguồn khác lại cho rằng ông ra lệnh cho 720.000 lao động để xây dựng ngôi mộ  . Một lần nữa, với quan sát của John Man của về dân số của thời gian (xem đoạn trên), các ước tính lịch sử có vẻ còn gây tranh cãi. Ngôi mộ chính (nằm ở vị trí 334°22′52,75″B 109°15′13,06″Đ) có chứa xá Thủy Hoàng vẫn chưa được mở ra và có bằng chứng cho thấy rằng nó vẫn còn tương đối nguyên vẹn  .

Minh họa phía bên ngoài hầm mộ.
Tư Mã Thiên mô tả ngôi mộ rất nhiều châu báu, có một bản đồ của một trăm con sông, trên đó sông Hoàng Hà, sông Dương Tử và biển Đông đều bằng thủy ngân. Hầm mộ ngày đêm đều thắp đèn đốt bằng dầu cá, một loại cá đặc biệt giống hình người. Quan tài hạ rồi, người ta nấu đồng để gắn phần mộ và đặt một cái máy để hễ có kẻ nào lén vào đào mả thì sẽ bị những mũi tên từ mọi chỗ phát ra tự động bắn vào   Ngôi mộ được xây dựng trên núi Li Sơn, cách Tây An 30 km. Các nhà khảo cổ học hiện đại đã xác định ngôi mộ, và đã đưa người máy vào thăm dò sâu bên trong. Các thăm dò cho thấy số lượng thủy ngân cao bất thường, tỷ lệ cao khoảng 100 so với tự nhiên, cho thấy rằng một số phần của truyền thuyết là đáng tin cậy  . Bí mật của ngôi mộ được duy trì vì hầu hết các công nhân xây dựng ngôi mộ đều bị giết  .
Nhà sử học Trung Quốc Tư Mã Thiên, viết một thế kỷ sau cái chết của hoàng đế đầu tiên, đã viết rằng cần đến hơn 700,000 người để xây dựng lăng mộ. Nhà sử học người Anh John Man chỉ ra rằng con số này lớn hơn bất kỳ thành phố nào trên thế giới tại thời điểm đó và tính toán nền móng đã được xây dựng bởi 16.000 người trong hai năm  . Trong khi Tư Mã Thiên không bao giờ đề cập đến đội quân đất nung, những bức tượng này đã được phát hiện bởi một nhóm các nông dân đào giếng vào ngày 29 tháng 3 năm 1974  . Các binh sĩ này được tạo ra với một loạt các hỗn hợp khuôn đất sét và sau đó tiếp tục được cá nhân hóa bằng tay bởi các nghệ sĩ. Có khoảng 6.000 Chiến binh đất nung và mục đích của họ là để bảo vệ Hoàng đế trong thế giới bên kia khỏi các linh hồn xấu xa. Cũng trong đội quân này là xe ngựa và 40.000 vũ khí thực sự bằng đồng.
  

Đội quân Đất nung nổi tiếng.
Trong truyền thống chép sử của Trung Quốc, Tần Thủy Hoàng luôn được miêu tả như một vị vua tàn bạo, người bị ám ảnh bởi các vụ ám sát. Sau này, ông các nhà sử học Khổng giáo lên án việc ông cho đốt sách và chôn sống Nho sĩ. Họ cuối cùng đã biên soạn danh sách Mười tội ác của Tần để làm nổi bật hành động bạo ngược của Thủy Hoàng.
Nhà thơ và chính khách nổi tiếng đời nhà Hán là Giả Nghị kết luận bài viết Kiều Tần Di (过秦论) của mình với những gì đã trở thành bản án Nho giáo tiêu chuẩn trong những lý do cho sự sụp đổ của nhà Tần. Bài tiểu luận của Giả Nghị, được ngưỡng mộ như kiệt tác của thuật hùng biện và lý luận, đã được chép trong 2 tác phẩm lịch sử đời Hán và đã có ảnh hưởng sâu rộng về tư tưởng chính trị Trung Quốc như một minh hoạ cổ điển của lý thuyết Nho giáo  . Ông cho sự tan rã của Tần là do sự thất bại trong việc biểu thị nhân tính và sự công bình và không nhận ra sự khác biệt giữa sức mạnh tấn công và sức mạnh để củng cố 
Tuy nhiên, các sử gia phương Tây nhìn nhận ông là một trong những nhân vật ngoại hạng trong mọi thời đại. Ông chỉ cầm quyền chưa đầy mười lăm năm mà làm cho nước Trung Hoa thay đổi hẳn, thống nhất về mọi mặt, mở mang thêm bờ cõi, thành một đế quốc lớn thời thượng cổ. Đó là một thành tựu được kể là vượt bậc. Ngày nay cái tên "China" hay "Sino" mà người phương Tây dùng để gọi Trung Quốc đều xuất phát từ phiên âm chữ "Tần" (Sin) mà ra. Nhiều nhà sử học nhắc tới Tần Thủy Hoàng song song với Napoleon.
Trong thời hiện đại hơn, đánh giá lịch sử về Hoàng đế đầu tiên khác với sử học truyền thống Trung Quốc đã bắt đầu xuất hiện. Các đánh giá lại này được thúc đẩy bởi điểm yếu của Trung Quốc trong nửa cuối của thế kỷ 19 và đầu thế kỷ 20, cùng việc truyền thống Nho giáo tại thời điểm đó bắt đầu được nhìn thấy bởi một số người như là trở ngại cho sự hòa nhập của Trung Quốc vào thế giới hiện đại, mở đường cho việc thay đổi quan điểm.
Trong thời gian lãnh thổ Trung Quốc xâm phạm bởi các quốc gia nước ngoài, Quốc Dân Đảng nhấn mạnh vai trò của Tần Thủy Hoàng trong việc đẩy lui các rợ phía Bắc, đặc biệt là trong việc xây dựng Vạn lý trường thành.
Một nhà sử học tên là Mã Phi Bách (馬非百) đã cho xuất bản một tiểu sử xét lại về Hoàng đế đầu tiên mang tên Tần Thủy Hoàng Đế Truyền (秦始皇帝传) vào năm 1941, gọi ông là "một trong những anh hùng vĩ đại của lịch sử Trung Quốc". Ông so sánh Thủy Hoàng với các nhà lãnh đạo đương đại Tưởng Giới Thạch và nhìn thấy nhiều điểm tương đồng trong sự nghiệp, chính sách của họ, vốn là hai người mà ông ngưỡng mộ. Cuộc chiến tranh Bắc phạt cuối những năm 1920 trực tiếp dưới sự chỉ đạo chính phủ Quốc Dân Đảng tại Nam Kinh được so sánh với sự thống nhất mang lại bởi Tần Thủy Hoàng." 

(Còn tiếp)
Xem tiếp...