Thứ Năm, 23 tháng 4, 2020

CÂU CHUYỆN VỤ ÁN 309


(ĐC sưu tầm trên NET)
                                   
             Xác phụ nữ mặc độc quần lót bị nhầm là búp bê manơcanh | Hành trình phá án | ANTG

Phim 'Gone Girl' đời thực: Vợ đột ngột mất tích, 1 năm sau mới tìm được thi thể trước khi chồng bị buộc tội giết một lúc 2 mạng người

Không rõ tác giả Gillian Flynn có lấy cảm hứng từ vụ án này để viết nên cuốn tiểu thuyết Gone Girl (Cô gái mất tích) ăn khách hay không nhưng cả 2 tác phẩm có rất nhiều điểm tương đồng, trừ cái kết.
Gone Girl (Cô gái mất tích) là một trong những bộ phim chuyển thể (từ tiểu thuyết cùng tên) thành công và nhận được rất nhiều lời khen ngợi từ giới chuyên môn. Câu chuyện xoay quanh vụ mất tích của nữ chính Amy từ đó mở ra nhiều tình tiết bất ngờ về cuộc hôn nhân bất hạnh được bao bọc bởi vẻ ngoài hạnh phúc của cô và chồng.

Trong Gone Girl, Nick là 1 ông chồng đạo mạo nhưng lại lừa dối sau lưng vợ.
Không rõ tác giả của tiểu thuyết có dựa trên sự kiện có thật ngoài đời nào không để vẽ nên một câu chuyện Gone Girl cực kỳ lôi cuốn và thu hút. Nhưng vào năm 2003, tại tiểu bang California, Mỹ, xảy ra vụ mất tích của Laci Peterson mà tình tiết trong đó khá giống với bộ phim điện ảnh ăn khách Gone Girl.
Laci và người chồng tên Scott quen biết nhau khi cùng chung sống trong một khu nhà ở San Francisco, California. Laci sở hữu vẻ ngoài xinh đẹp nên nhanh chóng thu hút sự chú ý của Scott. Chính vì vậy nên anh ta đã ra sức theo đuổi cô hàng xóm và cuối cùng cũng chinh phục được trái tim người đẹp. Khi đó, mẹ Laci cũng khuyến khích con gái đến với Scott vì thấy người đàn ông này thực sự yêu thương con mình. Chuyện tình của họ đi đến cái kết viên mãn là 1 đám cưới ấm cúng được tổ chức ngay đúng dịp Giáng sinh năm 2001. Laci không hề biết rằng cũng đúng thời điểm này 1 năm sau, bi kịch sẽ ập đến đời cô.


Laci và Scott là đôi vợ chồng hạnh phúc trong mắt mọi người xung quanh.
Nhìn từ bên ngoài, gia đình Laci và Scott vô cùng hạnh phúc khi 2 vợ chồng đều có sự nghiệp ổn định, 1 mái ấm của riêng mình và mối quan hệ khá tốt với người thân 2 bên. Thế nhưng,, đằng sau hạnh phúc ảo ấy lại chứa đựng kế hoạch giết vợ của ông chồng tham tiền.
Vào Giáng sinh năm 2002, Laci năm đó 27 tuổi đang mang thai đứa con đầu lòng được 8 tháng thì bất ngờ mất tích. Trước đó, vợ chồng cô đã chuẩn bị tên cho con, dự định gọi bé là Connor và trang hoàng nhà cửa, sẵn sàng chào đón thành viên mới trong gia đình.


Scott, thời điểm ấy 30 tuổi, nói rằng lần cuối cùng nhìn thấy Laci là khi vợ dắt chú chó cưng McKenzie ra ngoài đi dạo. Còn bản thân Scott cũng đi câu cá ở Vịnh Berkeley. Sáng hôm sau, 1 người hàng xóm nhìn thấy chú chó một mình lang thang trong khu vực và giao lại con vật cho gia đình nhà Peterson. Tối hôm đó, Scott trở về nhà và báo cảnh sát về việc vợ mất tích.
Gia đình của Laci lập tức tổ chức một đội tìm kiếm con gái họ và chỉ ngày đầu tiên, đã có hàng trăm tình nguyện viên tìm đến để giúp một tay. Được biết, vợ chồng nhà Peterson là những người tốt bụng, cuốn hút nên không lâu sau, vụ việc đã được truyền thông 'ưu ái' để mắt đến.
Thời gian đầu của cuộc tìm kiếm, gia đình Laci nói với báo chí rằng con rể họ là 1 người chồng chung thủy và dễ mến. Họ thậm chí còn thông cảm và ủng hộ Scott khi anh đột ngột bỏ đi khỏi buổi họp báo về vụ mất tích của vợ mình, vì có người đề cập đến việc anh cũng là 1 nghi phạm trong sự việc. Cả nhà Laci đều ở bên cạnh Scott khi cơ quan chức năng tiến hành lục soát nhà, tàu và ô tô, bất chấp cảnh sát nói rằng người đàn ông này không có thiện chí hợp tác công cuộc điều tra.


Các tờ rơi đăng về vụ mất tích của Laci được dán khắp nơi với số tiền thưởng lên đến 50 nghìn USD dành cho những ai có thể cung cấp thông tin sự việc.
Cú 'twist' đầu tiên xảy ra khi Amber Frey, 1 người mát xa trị liệu, tự đến nói với cảnh sát rằng giữa cô và Scott có mối quan hệ ngoài luồng cuộc hôn nhân 'hạnh phúc' của anh và Laci. Amber nói cô không hề hay biết Scott hiện vẫn đang chung sống với bạn đời vì anh từng nói bản thân là người góa vợ. Họ bắt đầu qua lại từ 1 tháng trước khi Laci mất tích.
Sau đó, cảnh sát phát hiện Scott đã mua gói bảo hiểm trị giá 250 nghìn USD sau khi vợ mang thai. Không chỉ có vậy, người đàn ông này còn bán luôn chiếc ô tô của Laci và rao bán căn nhà 2 vợ chồng đang ở. Tuy vậy, cơ quan điều tra vẫn không đủ bằng chứng để bắt giữ Scott.
'Tôi muốn biết anh ta có còn che giấu điều gì nữa không. Bởi vì chúng tôi đã đặt ra quá nhiều câu hỏi nhưng anh ấy lại không thể trả lời. Chúng tôi đã không còn đứng về phía anh ấy nữa' - anh trai Laci, Brent Rocha cho biết.
Tháng 4/2004, cảnh sát tìm được thi thể Laci với đứa con trai còn vẹn nguyên trong bụng, bị dạt vào bờ biển cách nhà vợ chồng cô hơn 144km.

Scott tỏ vẻ mặt bình thản tại phiên tòa xét xử vì tội giết cả vợ lẫn con.
Lúc này, cảnh sát mới truy tìm Scott, khi đó đã thay đổi diện mạo của mình và chuyển đến San Diego để sống cùng bố mẹ ruột. Sợ rằng Scott sẽ trốn sang biên giới Mexico, cơ quan chức năng nhanh chóng bắt giữ hắn đồng thời tiến hành kiểm tra ADN trên thi thể Laci.
Cuối cùng, Scott cũng bị kết tội giết người cấp độ 1 và 2 lần lượt cho Laci và đứa con chưa kịp chào đời của cô. Hắn nhận án tử hình tại nhà tù bang San Quentin.
(Nguồn: Time)
Theo Imacho/Tổ Quốc

Vụ thi thể thiếu nữ lõa thể bất ngờ được hé lộ một cách bất ngờ sau gần 30 năm

Những tâm tư lần đầu thổ lộ bất ngờ trở thành manh mối để vạch mặt hung thủ vụ án cưỡng hiếp, giết người chấn động khắp một vùng, xảy ra gần 30 năm trước.
Chủ đề bàn tán luôn 'nóng hổi' suốt gần 30 năm
Cuộc tán gẫu giữa Heather Backstrom và 'hội bỉm sữa' không hẹn mà gặp vào một buổi chiều tháng 6/2013 tại Acme (ngoại ô thành phố Bellington, Washington, Mỹ) trở nên rôm rả hơn bởi vụ án mạng bí ẩn xảy ra cách đó đã hơn 20 năm. Nạn nhân là Mandy Stavik, 18 tuổi, cô nữ sinh thông minh, ưu tú nổi bật trong vùng.
Mandy Stavik mất tích khi ra ngoài chạy bộ vào kì nghỉ lễ Tạ Ơn năm 1989. Ba ngày sau, thi thể cô được phát hiện tại bờ sông Nooksack - cách thị trấn khoảng 6km, trong tình trạng không mặc gì.
Tim Bass trong một phiên tòa xét xử tội danh bắt cóc, cưỡng hiếp, giết người. (Nguồn ảnh: Bellingham Herald)
Tim Bass trong một phiên tòa xét xử tội danh bắt cóc, cưỡng hiếp, giết người. (Nguồn ảnh: Bellingham Herald)
Ban đầu, nhà chức trách cho rằng Mandy chết đuối. Nhưng vết thương sau gáy cho thấy, rất có thể cô đã bị đánh bất tỉnh. Tinh dịch được tìm thấy trong người nạn nhân. Cuộc điều tra rẽ sang một hướng khác: nhiều khả năng, Mandy đã bị xâm hại tình dục và bị ném xác xuống sông để phi tang.
Các điều tra viên lùng sục khắp nơi để tìm kiếm nghi phạm. 30 người đàn ông trong diện tình nghi bị triệu tập để lấy mẫu nước bọt đưa đi giám định ADN. Không mẫu nào trùng khớp. Không có ADN nào tương tự trong hồ sơ của FBI. Cảnh sát đã liên hệ sự việc này với một vụ giết người hàng loạt, nhưng cuối cùng cũng phải loại trừ, vì khác nhau về cách thức gây án.
Chẳng có thêm bất cứ manh mối nào về hung thủ. Vụ án không được khép lại, nhưng cũng không thể tiếp tục điều tra. Bầu không khí nghi ngờ và căng thẳng bao trùm khắp Acme.
Vụ việc chấn động tới mức, suốt nhiều năm, nó vẫn là chủ đề bàn tán trong nhiều cuộc nói chuyện – và lần tụ họp ngẫu nhiên giữa hội bỉm sữa của Heather Backstrom cũng không phải ngoại lệ. Nhưng cô chẳng thể ngờ, những trao đổi giữa mình và Merrilee Anderson chiều hè hôm ấy lại trở thành một mắt xích quan trọng, mở ra hướng điều tra mới cho vụ án bị bỏ ngỏ gần 3 thập kỉ.
Hai kí ức bất ngờ hướng về một cái tên
Cho tới khi Heather thổ lộ 'Tôi biết kẻ sát hại cô ấy', Merrilee mới lần đầu dám nói lên nghi ngờ của mình: 'Tôi cũng vậy'. Họ sững sờ kể cho nhau về cuộc gặp gỡ với cùng 1 người đàn ông tên là Tim Bass.
Merrilee kể, Tim Bass từng gõ cửa nhà mình vào ban đêm xin dùng nhờ điện thoại, vài năm sau cái chết của Mandy, đúng ngày chồng cô đi vắng. Điện thoại được nhấc lên, nhưng Heather chỉ nghe thấy tiếng tút dài vọng ra – dấu hiệu của việc hắn không hề bấm số, mà đang nói dối về việc cần phải gọi cho ai đó.
'Hắn đi qua bếp, tiến tới phòng ngủ. Hắn nói rằng mình thường lái xe qua nhà chúng tôi. Rằng hắn yêu tôi. Hắn muốn lên giường với tôi... Tôi liên tục nói không, nhưng hắn vẫn cố nài. Tôi dọa gọi cảnh sát. Cuối cùng, bằng một cách nào đó mà tôi không nhớ chính xác, tôi đã đuổi được hắn ra khỏi nhà'.
Mandy Stavik, nạn nhân của vụ án gây chấn động thị trấn Acme năm 1989 (Nguồn ảnh: ABCNews)
Mandy Stavik, nạn nhân của vụ án gây chấn động thị trấn Acme năm 1989 (Nguồn ảnh: ABCNews)
Ấn tượng của Merrilee với Tim Bass cũng không hề tốt đẹp. Cô đã từng ngồi chung xe với hắn và Dan - người sau này là chồng cô. Khi đó, Merrilee mới 15 tuổi, còn Bass 21 tuổi. 'Hắn bắt đầu buông lời tán tỉnh mạnh bạo. Hắn nói về đôi mắt của tôi, rằng chúng thật đẹp. Rồi hắn lôi trong giá đựng cốc ra một cái bút và bắt đầu trượt nó dọc đầu gối của tôi'.
Heather và Merrilee đều từng nghĩ, nếu Bass cư xử thiếu chừng mực với mình, thì rất có thể hắn cũng làm vậy với nhiều cô gái khác, kể cả Mandy Stavik. Nhưng ngoài sự nghi ngờ, họ chẳng có bất cứ bằng chứng nào đủ thuyết phục để báo với cảnh sát. 'Nơi chúng tôi sống là một thị trấn nhỏ. Thực sự đáng ngại khi buộc tội một ai đó về việc mà chính mình cũng không dám chắc', Merrilee chia sẻ.
Chỉ hơn 20 năm sau, khi được nghe một câu chuyện tương tự từ một người mới quen, Merrilee mới nhận ra rằng, đến lúc cần lên tiếng. Vụ án nhờ đó được lật lại.
Bằng chứng quan trọng cuối cùng
Tim Bass không phải là đối tượng tình nghi vào năm 1989. Nhưng việc hắn từ chối cung cấp ADN để đối chiếu và tỏ ra không biết về Mandy Stavik đặt ra nhiều nghi vấn. Càng điều tra, cảnh sát càng phát hiện nhiều điểm đáng ngờ.
Hắn luôn đeo găng tay và không bao giờ vứt bất cứ thứ gì ở nơi làm việc. 'Tim luôn mang rác về nhà. Hắn ta không cho ai cơ hội để tìm được điều gì', Kevin Bowhay – điều tra viên được giao tiếp quản vụ án cho hay.
Câu chuyện phiếm giữa Merrilee Anderson (giữa) và Heather Backstrom (phải) trở thành manh mối quan trọng giúp lật lại vụ án (Nguồn ảnh: CBSNews)
Câu chuyện phiếm giữa Merrilee Anderson (giữa) và Heather Backstrom (phải) trở thành manh mối quan trọng giúp lật lại vụ án (Nguồn ảnh: CBSNews)
Khi vụ việc xảy ra, hắn sống cách Mandy chỉ một con phố. Họ học cùng trường trung học. Hắn thường xuyên tới xem đội bóng rổ của Mandy thi đấu. Con đường Mandy chạy bộ trước khi mất tích đi qua khu nhà hắn.
Vài tháng sau, hắn chuyển nhà và kết hôn. Vợ hắn từng gửi thư tới cảnh sát, tố cáo chồng ngược đãi và khẩn cầu được bảo vệ. Trong mắt vợ, hắn là người rất thích kiểm soát, thường xuyên các chương trình truyền hình về tội phạm máu lạnh, và không ngừng cao giọng: 'Nếu là tao, thì đừng hòng bắt được, tao đâu có ngu. Tao sẽ dễ dàng thoát thân thôi'.
Cảnh sát từng tìm đến cửa hàng bánh, nơi Tim Bass làm tài xế, để lần tìm manh mối. Nhưng phải 4 năm sau – năm 2017, họ mới có thể vạch mặt được kẻ thủ ác, nhờ sự phối hợp từ một nữ nhân viên khác của tiệm bánh tên là Kim Wagner.
Wagner vẫn còn nhớ nỗi sợ hãi vây hãm thành phố quê hương mình sau cái chết của Mandy. 'Tôi hoàn toàn tình nguyện. Vì tôi cũng là một người mẹ. Nếu có chuyện gì đó xảy ra với con gái tôi, tôi cũng muốn ai đó giúp mình. Nghĩ đến việc mẹ cô ấy sẽ chẳng bao giờ có câu trả lời về kẻ đã làm hại con mình, nên nếu có thể giúp bà ấy cảm thấy được an ủi hơn, thì tôi muốn làm điều đó'.
Liên tục theo dõi Tim Bass trong nhiều tháng, cuối cùng cô cũng nhìn thấy hắn uống nước bằng một cái cốc nhựa rồi ném nó, cùng một lon nước ngọt vào thùng rác. 'Trái tim tôi như nhảy ra khỏi lồng ngực. Tôi chộp lấy nó và giấu trong ngăn bàn'.
Chiếc cốc cùng lon nước ngọt có dấu vân tay của Tim Bass được Wagner bí mật giao cho cảnh sát. Đúng như phán đoán, ADN trên đó hoàn toàn trùng khớp với mẫu ADN từng khiến cảnh sát phải 'bó tay' năm nào.
(Tổng hợp – Theo Washington Post, CBSNews)
Theo Lê Bê/Tổ Quốc

Vụ giết người vì tình chấn động Hong Kong: Từ mái ấm của 3 mẹ con trở thành ngôi nhà ma ám rợn người, sau 30 năm chưa thôi ám ảnh

Dù đã trôi qua hơn 30 năm, nhưng vụ án kinh thiên động địa này vẫn khiến người dân Hồng Kông rùng mình mỗi khi nhắc đến. Hiện trường vụ án sau 30 năm đã trở thành căn nhà ma ám rợn cả người.
Án mạng xảy ra vào ngày 9 tháng 5 năm 1984 ở làng Lai King, Kwai Chung, Hong Kong. Vào thời điểm đó, một thanh niên vừa xuất ngũ 22 tuổi tên Diệp Thiếu Văn sau khi chia tay với bạn gái Lương Tuyết Thi (22 tuổi) đã sinh ra oán hận, cầm dao đến làng Lai King và giết chết cô cùng em gái Lương Tuyết Nhạn (18 tuổi). Không những thế, Diệp Thiếu Văn còn ra tay với mẹ của 2 nạn nhân, tên Dương Huệ Quần, khiến bà bị thương nặng.
Ba mẹ con bị con rể thảm sát tại nhà, người mẹ may mắn thoát chết, hai đứa con gái tử vong tại chỗ.
Ba mẹ con bị con rể thảm sát tại nhà, người mẹ may mắn thoát chết, hai đứa con gái tử vong tại chỗ.
Vụ án mạng này được xem là một trong những sự kiện chấn động nhất Hong Kong thời bấy giờ. Nạn nhân Lương Tuyết Thi trong vụ án là một sinh viên đang theo học tại học viện tiếng Anh ở Tsim Sha Tsui. Sau khi tốt nghiệp, Tuyết Thi làm thư ký trong một cơ quan. Trong khi đó, Diệp Thiếu Văn đã nhập ngũ và trở thành cảnh sát cơ động. Khoảng thời gian từ năm 1981 đến 1983, hai người dần dần tiếp xúc rồi phát triển tình cảm thành tình yêu nam nữ, họ thường nói chuyện điện thoại và hẹn hò đi chơi riêng.
Diệp Thiếu Văn, kẻ sát nhân vì tình.
Diệp Thiếu Văn, kẻ sát nhân vì tình.
Diệp Thiếu Văn là chàng trai rất nghe lời bạn gái. Hắn từ bỏ hút thuốc, uống rượu và cờ bạc, thậm chí vì Lương Tuyết Thi, Diệp Thiếu Văn đã xin xuất ngũ vì bạn gái nói rằng không thích công việc này. Tuy nhiên, một số nguồn tin nói rằng, vì Diệp Thiếu Văn vi phạm kỷ luật nên mới bị đuổi khỏi ngành. Thời điểm này, Diệp Thiếu Văn chuyển sang làm nhân viên khách sạn.
Mặc dù cả hai quen nhau rất vui vẻ nhưng gia đình của Tuyết Thi không thích mối quan hệ này. Vào tháng 10 năm1983, bố của Tuyết Thi đã nhập viện và qua đời sau 5 ngày. Trước tình hình tang gia của bạn gái, Diệp Thiếu Văn thể hiện sự quan tâm lo lắng của mình bằng cách kêu gọi bạn bè đến để phụ giúp tang lễ. Nhờ chuyện này mà mối quan hệ giữa gia đình của Tuyết Thi với Diệp Thiếu Văn mới được cải thiện đôi chút. Cuối cùng, Diệp Thiếu Văn cũng thuyết phục được mẹ Tuyết Thi cho anh đến nhà bạn gái sống chung.

Lương Tuyết Thi (bên trái) và Lương Tuyết Nhạn (bên phải).
Lương Tuyết Thi (bên trái) và Lương Tuyết Nhạn (bên phải).
Sau hai tháng, em gái Lương Tuyết Nhạn bắt đầu có những mâu thuẫn với bạn trai của chị. Cô nói rằng Thiếu Văn quá ồn ào, làm ảnh hưởng đến việc học. Có một lần, Tuyết Nhạn thể hiện thái độ ra mặt đã bị Thiếu Văn đánh thẳng vào mặt khiến răng bị gãy. Gia đình Tuyết Thi sau đó đã báo cảnh sát và Diệp Thiếu Văn buộc phải rời khỏi nhà. Mặc dù năm lần bảy lượt có mâu thuẫn với gia đình Tuyết Thi nhưng quan hệ giữa anh và bạn gái vẫn ổn định. Tháng 12/1983, Thiếu Văn và Tuyết Thi kết hôn. Trong hôn lễ, bà Dương và họ hàng cũng có mặt, chứng tỏ quan hệ của họ không đến nỗi căng thẳng.
Trước khi vụ án xảy ra, Diệp Thiếu Văn gọi điện thoại cho mẹ Tuyết Thi nói rằng cô đang bị bệnh, phải đưa đến bệnh viện Queen Elizabeth để điều trị. Nhận điện thoại của con rể, bà Dương cùng Tuyết Nhạn nhanh chóng chạy đến bệnh viện để thăm con gái lớn nhưng sau đó bà phát hiện mình đã bị lừa. Lúc đó, bà Dương nhìn thấy con gái bị trói tay chân và bịt miệng, nhưng sau này khi cho lời khai với cảnh sát, bà nói rằng mình không nhìn thấy gì. Cũng vì chuyện này mà quan hệ của Diệp Thiếu Văn và nhà họ Lương ngày càng xấu đi, không thể cứu vãn.
Từ một câu nói đã gây ra bi kịch thảm hại
Vào 5h30 chiều ngày 9 tháng 5 năm 1984, Diệp Thiếu Văn đột nhiên chạy đến nhà Tuyết Thi ở tầng 3 khu chung cư làng Lai King quỳ gối xuống xin lỗi mẹ vợ. Lúc đó, trong nhà chỉ có bà Dương và Tuyết Ngạn, dù cả hai có nói gì Thiếu Văn vẫn nhất quyết không chịu rời đi. Lương Tuyết Thi thì đang trên đường bước lên nhà thì thấy em gái ra hiệu đừng lên. Thấy điều chẳng lành, Tuyết Thi lập tức báo cảnh sát.
Nhận được thông tin, cảnh sát lập tức có mặt thì vẫn thấy Thiếu Văn đang quỳ. Anh ta đã khóc lóc và nài nỉ Tuyết Thi hãy tha thứ cho mình. Không biết đã từng chịu đựng những điều gì nhưng khi Thiếu Văn van nài, Tuyết Thi không mảy may mủi lòng mà còn đe dọa, nếu như anh rể không đi thì cô sẽ vạch trần 'trò lừa đảo bẩn thỉu' của hắn với cảnh sát. Sau khi nhận thấy đây là vấn đề tranh chấp tình cảm của cặp đôi nam nữ, cảnh sát cũng khuyên nhủ và một lúc sau Thiếu Văn cũng rời đi.
Hình ảnh cảnh sát điều tra hiện trường vụ án năm 1984.
Hình ảnh cảnh sát điều tra hiện trường vụ án năm 1984.
Tối hôm đó, vào lúc 7 giờ 30 phút, Thiếu Văn quay trở lại nhà Tuyết Thi. Lúc này, bà Dương đã gọi cho bố mẹ Thiếu Văn nói rằng hãy đến đây giải cứu. Hai ông bà từ nhà ở Sa Điền đã đến xem xét tình hình, trong khi mẹ Thiếu Văn mắng con trai thiếu nhân cách thì bố lại phàn nàn vì hắn quá coi trọng tình cảm nam nữ. Trong lúc dầu sôi lửa bỏng, Thiếu Văn nói với bố mẹ: 'Con về cũng được, nhưng về rồi con sẽ tự sát cho bố mẹ xem'. Lương Tuyết Thi đứng ngay đó nghe xong liền nói: 'Anh có chết, tôi cũng không rơi một giọt nước mắt'.
Sau đó, Thiếu Văn nói rằng cần vào nhà vệ sinh, vì vậy đã ra khỏi nơi đó đến nhà vệ sinh công cộng. Trong lúc này, bà Dương đã kéo mẹ Thiếu Văn ra cầu thang để nói chuyện và đề cập đến việc cần đưa con rể gặp bác sĩ tâm lý. Vừa nói dứt câu, Thiếu Văn đã quay lại, trên tay cầm con dao 8 tấc kề cổ bà Dương đẩy bà sát vào cửa nhà, kêu rằng nếu như hai cô con gái không mở cửa thì hắn sẽ giết bà.

Hai chị em nhà họ Lương được đưa đến bệnh viện cấp cứu nhưng không kịp.
Hai chị em nhà họ Lương được đưa đến bệnh viện cấp cứu nhưng không kịp.
Bà Dương lúc đó đã ra lệnh các con không được không được mở cửa, nhưng vì muốn cứu mẹ nên Lương Tuyết Thi đã nhào ra. Lúc này, Thiếu Văn nhân cơ hội đâm Tuyết Thi một nhát, em gái Tuyết Nhạn chạy đến thì bị Thiếu Văn đâm vào cổ. Bà Dương lúc đó thoát khỏi tay Thiếu Văn nên nhanh chóng với điện thoại báo cảnh sát, Thiếu Văn nhìn thấy liền lao đến đâm bà nhưng bà kịp trốn vào nhà bếp.
Cuộc ẩu đả đã kinh động khu chung cư, những người hàng xóm nhanh chóng báo cho cảnh sát. Khi họ đến hiện trường thì hai chị em Tuyết Thi và Tuyết Nhạn đều tử vong tại chỗ. Bà Dương thì bị thương nặng và nhanh chóng được đưa đến bệnh viện cấp cứu. Theo điều tra của cảnh sát, khi đó bố mẹ Thiếu Văn đều có mặt tại hiện trường nhưng không dám ngăn cản con trai và cũng không báo cảnh sát. Sau khi ra tay sát hại 3 mẹ con, Thiếu Văn điềm tĩnh theo bố mẹ về nhà. Rạng sáng hôm đó, cảnh sát đến nhà bắt Thiếu Văn.
Cảnh sát lục soát manh mối tại hiện trường.
Cảnh sát lục soát manh mối tại hiện trường.
Ngày 20 tháng 10 năm 1984, phiên tòa xét xử vụ án mạng kinh hoàng chính thức diễn ra. Diệp Thiếu Văn bị cáo buộc với hai tội giết người và một tội gây thương tích. Tại phiên tòa, Thiếu Văn không phủ nhận hành vi của mình. Luật sư biện hộ bằng cách cho rằng bị cáo vì bị nạn nhân khiêu khích nên mới không giữ được bình tĩnh, gây ra án mạng. Ngày 26 tháng 10, sau khi thông qua Bồi Thẩm Đoàn, tòa án tối cao Hong Kong đã phán quyết tội danh giết người của Thiếu Văn được thành lập, bị kết án chung thân vì tội giết người và 18 tháng tù giam vì gây ra thương tích.
Sau này, bố mẹ của Thiếu Văn đã không chấp nhận bản án này và liên tục kháng cáo. Nhiều phiên tòa sau đó đã diễn ra nhưng xét về nhiều yếu tố vẫn không thể giảm án cho Thiếu Văn. Cuối cùng, vào ngày 12 tháng 3 năm 1985, tòa án quyết định vẫn giữ nguyên bản án, mọi đơn kháng cáo đều bị bác bỏ.

Sau khi sự việc được xảy ra, căn nhà Lương Tuyết Thi bỗng chốc trở thành căn nhà ma ám tại làng Lai King này. Từ đó về sau, nhiều người đồn rằng trong căn nhà thường xuyên phát ra những âm thanh kỳ lạ. Mặc dù trước đó có nhiều người đến thuê lại nhưng đều không trụ nổi một tháng.
Hàng xóm cho biết, họ thường nghe thấy tiếng giày cao gót lang thang vào lúc 3 sáng mỗi ngày. Nhưng khi kiểm tra thì không thấy ai. Sau cùng, chủ của tòa nhà này đã quyết định niêm phong căn nhà và không cho thuê. Họ đã quyết định xây tường lấp hết căn nhà như chưa từng tồn tại. Dù thế nhưng người dân xung quanh vẫn không thể không nghe tiếng mở TV, sử dụng điện nước hay thậm chí giọng nói của hai chị em phát ra từ căn nhà này. Thế nhưng, mọi chuyện dần trở nên bình thường theo thời gian.

Ngôi nhà được xây tường toàn bộ như chưa từng tồn tại.
Ngôi nhà được xây tường toàn bộ như chưa từng tồn tại.
Đầu năm 2012, một người sống ở tầng 3 chung cư này đã nói rằng nhìn thấy bóng của một người phụ nữ ở ngoài phòng rác. Sau đó, căn nhà bị ma ám năm nào bất ngờ trở thành chủ đề nóng trên mạng xã hội. Khi trang tin On.cc phỏng vấn những học sinh sống gần đây, họ đều nói rằng họ không sợ nhưng rất muốn biết chuyện gì đã từng xảy ra tại nơi này.
(Nguồn: Zhihu)
Theo Jia You/Trí thức trẻ (Tổ Quốc)
Xem tiếp...

BỘ MẶT CHIẾN TRANH 70

 
Chuyện Tình Người Đan Áo
 
Trả Lời Thư Em - Duy Khánh

-Trong tình trạng chiến tranh đầy chết chóc và tan hoang, bản chất sống của loài người trở nên cực hạn về mọi phía:
+Yêu thương vô vàn mà cũng hận thù vô song
+Thông minh trí tuệ bao nhiêu thì cũng ngu ngốc, mù quáng bấy nhiêu.
+Tuyệt đỉnh dũng cảm thì cũng tột cùng hèn nhát.
+Vừa là thánh thần vừa là quỉ dữ.
...
-Chiến tranh mang bộ mặt gớm ghiếc, tởm lợm đến khủng khiếp, không thể tả được, dù bôi son trát phấn như thế nào, tung hô ra sao.
-Chiến tranh là thể hiện sự thờ ơ, vô cảm khốn nạn tột cùng về việc hủy diệt tàn bạo cuộc sống và thân phận con người.
-Chiến tranh phi nghĩa là chiến tranh "nặn ra" lý do từ không có lý do, hủy diệt và tàn phá cuộc sống một cách không chính đáng. Chiến tranh chính nghĩa là chiến tranh  nảy sinh từ việc giải phóng hoặc chống chiến tranh phi nghĩa, được hủy diệt và tàn phá cuộc sống một cách chính đáng (?).
-Tóm lại, bộ mặt thật của chiến tranh nhìn từ mọi phía nói chung là độc ác, thiểu năng trí tuệ đến ngỡ ngàng của con người khôn ngoan, có lý trí.
-Ngày chiến thắng 30/4, lũ bán nước cay cú gọi là ngày quốc hận, người cộng sản cực đoan cho rằng đó là ngày toàn dân phải vui mừng, riêng cố thủ tướng Võ Văn Kiệt, người cộng sản có vợ con đều chết trong chiến tranh, thì nói, đó là ngày có triệu người vui và cũng có triệu người buồn.
-Lão Tử, một đại hiền triết thời cổ đại của Trung Quốc, từng nói: "Giết hại nhiều người thì nên lấy lòng bi ai mà khóc, chiến thắng thì nên lấy tang lễ mà xử".
-Giống như bóng tối không thể làm tiêu tan bóng tối, thì hận thù không thể xoa dịu được hận thù, và chiến tranh không thể xóa bỏ được chiến tranh.
-Chỉ có sự thấu hiểu ý nghĩa thiêng liêng của cuộc sống, sự thấu hiểu về tính bất hạnh, vô nghĩa tột cùng của cái chết và sự cảm thông, yêu thương sâu sắc đồng loại mới có thể ngăn chặn được chiến tranh!
-Một khi còn tình cảm dân tộc hẹp hòi, lòng tham vị kỷ và cái tâm hận thù của con người, thì vẫn còn chiến tranh. 

 
I Didn't Raise My Boy to be a Soldier - the first anti-war hit record
  
The Band Played Waltzing Matilda - John McDermott
------------------------------------------------------- 
(ĐC sưu tầm trên NET)
 
Giải Mã MẬU THÂN 1968 – Trận Tiến Công Sân Bay TÂN SƠN NHẤT Khốc Liệt Nhất Chiến Dịch

Trận đánh sinh tử giúp Moscow được phong tặng 'thành phố anh hùng'

Trong chiến tranh Xô – Đức, thủ đô Moscow là một trong ba hướng tiến công chủ yếu của quân Đức với Cụm tập đoàn quân (TĐQ) Trung tâm làm nòng cốt dưới quyền chỉ huy của Thống chế F.Bock.

Mục tiêu của quân Đức là bao vây, tiêu diệt Hồng quân Liên Xô ở vùng Moscow và đánh chiếm thành phố này trước mùa đông 1941.
Đối đầu với hơn 1 triệu quân địch được 1.700 xe tăng và một lực lượng lớn không quân chi viện là các Phương diện quân (PDQ) miền Tây của Thượng tướng I. Konev (từ 10/10/1941 là Đại tướng G. Zhukov); PDQ Bryansk của Thượng tướng A. Yeryomenko (sau là Thượng tướng Ya. Cherevichenko); PDQ Kalinin của Thượng tướng I. Konev; PDQ dự bị của Nguyên soái S. Budyonny; và cánh phải PDQ Tây Nam của Nguyên soái S. Timoshenko.
Ngày 30/9/1941, quân Đức bắt đầu chiến dịch tiến công Moscow mang mật danh Taiphoon. Ngày 3/10, xe tăng Đức đột phá Oryol; ngày 6/10 chúng chiếm Bryansk; ngày 12/10 chiếm Kaluga. Nhiều đơn vị Xô-viết bị bao vây song đã chiến đấu anh dũng, giam chân gần 30 sư đoàn địch suốt 2 tuần lễ và do vậy tạo điều kiện để Bộ Chỉ huy Hồng quân có thời gian bố trí bổ sung lực lượng trên các tuyến phòng ngự ở cửa ngõ Moscow.
Trận đánh sinh tử giúp Moscow được phong tặng 'thành phố anh hùng'
Lực lượng phòng không Liên Xô trong trận chiến. Ảnh: Wikipedia
Đến nửa đầu tháng 10, tình hình trở nên đặc biệt nguy ngập. Mặc dù bị tổn thất nặng nề, quân Đức đã chọc thủng được phòng tuyến của Hồng quân và đến cuối tháng 11, đầu tháng 12 tiến đến kênh đào Moscow, vượt sông Nara rồi tiến đến thị trấn Kasira ở phía Nam Moscow. Xe tăng và bộ binh Đức đã tiến đến những nơi mà trước chiến tranh người dân Moscow thường đến dạo chơi vào ngày lễ hoặc ngày chủ nhật.
Stalin ra lệnh điều động Đại tướng G. Zhukov từ mặt trận Leningrad về và giao PDQ miền Tây cho ông chỉ huy. Bộ Tổng tham mưu được chia làm 2 bộ phận: Một bộ phận nhỏ ở lại Thủ đô, còn bộ phận cơ bản chuyển ra đóng ở ngoại vi Moscow để trực tiếp theo dõi và chỉ huy chiến đấu.
Cả thủ đô sống trong những ngày cực kì căng thẳng. Bản thân Stalin chỉ xuống phòng làm việc ở dưới hầm ngầm khi có báo động phòng không, còn phần lớn thời gian ông ở trong ngôi nhà ngay cạnh trụ sở Bộ Tổng tham mưu trên đường Kirov.
Ngày 6/11, Moscow vẫn tổ chức cuộc mít tinh trọng thể kỉ niệm Cách mạng Tháng Mười tại sân ga tàu điện ngầm Mayakovsky. Sáng 7/11, cuộc duyệt binh truyền thống - được chuẩn bị hết sức bí mật, vẫn diễn ra trên Quảng trường Đỏ. Hành khúc quen thuộc “Tạm biệt em, cô gái Slavo” vang lên làm rung động lòng người.
Trận đánh sinh tử giúp Moscow được phong tặng 'thành phố anh hùng'
Cuộc mít tinh trọng thể kỉ niệm Cách mạng Tháng Mười năm 1941. Ảnh: Wikipedia
Tổng Tư lệnh tối cao Stalin đọc lời hiệu triệu: “Toàn thế giới coi các đồng chí là lực lượng duy nhất có khả năng tiêu diệt bọn xâm lược Đức. Các đồng chí được giao một sứ mệnh vĩ đại – sứ mệnh giải phóng. Các đồng chí hãy xứng đáng với sứ mệnh ấy. Các đồng chí hãy noi theo tấm gương dũng cảm của các vị tiền bối vĩ đại – Alesander Nevsky, Dmitry Donskoy, Kuzma Minhin, Dmitry Pozhasky, Alesander Suvorov, Mikhail Kutuzov... Hãy siết chặt đội ngũ dưới ngọn cờ bách chiến bách thắng của Lenin vĩ đại”.
Lời kêu gọi của vị lãnh tụ như một hiệu lệnh thúc giục đoàn quân ra trận. Các trận đánh ác liệt diễn ra ở dải phòng ngự của PDQ Miền Tây và PDQ Kalinin. Trong trận đánh ngày 16/11 tại nhà ga Dubosekova và khu vực phía nam Volokolamsk, 28 sĩ quan và binh sĩ thuộc Sư đoàn Bộ binh 316 của Thiếu tướng Panfilov chống chọi với 50 xe tăng Đức.
Sau 4 giờ chiến đấu, họ đã tiêu diệt 18 xe tăng, hàng trăm lính Đức và hi sinh gần hết, chỉ còn lại 6 người. Chính trị viên đại đội V. Klotshkov đưa lời kêu gọi mà sau này trở thành lời thề chung của tất cả các lực lượng Hồng quân đang chiến đấu trước cửa ngõ Moscow: "Nước Nga rộng lớn, nhưng chúng ta quyết không lùi. Vì sau lưng là Moscow!".
Đầu tháng 12/1941, qua ba đợt tấn công bị tổn thất rất nặng nề, tăng viện và tiếp tế khó khăn, quân Đức bị chặn đứng tại cửa ngõ Moscow. Những lực lượng dự bị của Đức về cơ bản đã được sử dụng hết. Các TĐQ xe tăng Đức thuộc Cụm TĐQ Trung tâm đã tổn thất quá nặng trước sức chống cự của quân đội Liên Xô. Ngày 5/12, toàn bộ Cụm TĐQ Trung Tâm của Đức phải chuyển sang thế trận phòng ngự, kết thúc đợt một của trận đánh.
Vào lúc này, các lực lượng dự bị của Hồng quân đang tiến về Moscow. Ngày 6/12/1941, Hồng quân chuyển sang phản công ở gần Moscow. Trong vòng 4 tháng rưỡi (đến ngày 20/4/1942), qua 2 đợt phản công, Hồng quân đã giải phóng hơn 11 nghìn khu dân cư, đẩy quân Đức lùi về phía Tây trên một chiều sâu 80-250km.
Đây là trận thua lớn nhất từ đầu Chiến tranh Thế giới thứ II của quân đội Đức với hơn 50 vạn sĩ quan và binh sĩ bị tiêu diệt, hơn 70 vạn quân nhân bị thương, hơn 50 sư đoàn Đức bị đánh tan, 1.300 xe tăng, 2.500 đại bác, hơn 15.000 xe cơ giới khác bị phá hủy hoặc thu giữ.
Chiến thắng Moscow tạo ra bước ngoặt quan trọng của chiến tranh, đập tan huyền thoại về cái gọi là “bách chiến bách thắng” và khả năng “đánh nhanh thắng nhanh” của quân đội phát xít. Việc quân Đức bị thất bại ở ngoại ô Moscow buộc quân phiệt Nhật và Thổ Nhĩ Kỳ phải từ bỏ kế hoạch tham chiến cùng quân Đức chống Liên Xô. Nguy cơ chiến tranh ở hai đầu đất nước bị đẩy lùi.
Trong trận đánh lịch sử này, hơn 36 nghìn công dân Xô-viết đã được tặng thưởng huân, huy chương các loại. Năm 1944, Đoàn Chủ tịch Xô-viết Tối cao Liên Xô quyết định đặt ra huy chương “Vì trận phòng thủ Moscow” dành cho những người có công trong trận đánh này, và năm 1965 Moscow được phong tặng danh hiệu Thành phố Anh hùng.
Nguyên Phong

Sốc với “búp bê tình yêu” Hitler đặt làm cho binh sĩ Đức

Trong Thế chiến II, trùm phát xít Hitler từng ra lệnh cho sản xuất búp bê tình dục để cung cấp cho binh sĩ Đức quốc xã. Những con búp bê này được sản xuất để lính Đức tránh lây nhiễm bệnh giang mai khi ra ngoài doanh trại tìm niềm vui từ gái mại dâm.


   
 soc voi “bup be tinh yeu” hitler dat lam cho binh si duc hinh anh 1
Vào năm 1940, chỉ huy lực lượng SS Heinrich Himmler viết thư gửi cho trùm phát xít Hitler để cảnh báo về nguy cơ sức khỏe của binh sĩ Đức quốc xã trong bối cảnh nhiều người quan hệ với gái mại dâm ở Pháp khiến họ mắc bệnh giang mai.
 soc voi “bup be tinh yeu” hitler dat lam cho binh si duc hinh anh 2
Căn bệnh này ảnh hưởng lớn đến sức khỏe và sức chiến đấu của lính phát xít Đức hơn là bị thương do trúng đạn.
 soc voi “bup be tinh yeu” hitler dat lam cho binh si duc hinh anh 3
Thêm nữa, việc lính Đức quốc xã rời doanh trại ra bên ngoài (quán bar, vũ trường...) tìm gái mại dâm để giải khuây có thể dẫn tới nhiều bí mật quân sự bị tiết lộ.
 soc voi “bup be tinh yeu” hitler dat lam cho binh si duc hinh anh 4
Chính vì vậy, Hitler và chính quyền Đức quốc xã nhanh chóng triển khai dự án tuyệt mật mang tên “Dự án Borghild”. Nhiệm vụ của dự án là đảm bảo sức khỏe cho binh sĩ Đức cũng như tránh nguy cơ lộ bí mật quân sự khi lính Đức ở bên gái mại dâm.
 soc voi “bup be tinh yeu” hitler dat lam cho binh si duc hinh anh 5
Loại búp bê tình dục mà phát xít Đức cho sản xuất có tên Lilli được thử nghiệm tại trại Jersey, thuộc thành phố St Hellier do Đức Quốc xã chiếm giữ.
 soc voi “bup be tinh yeu” hitler dat lam cho binh si duc hinh anh 6
Sau khi hoàn thành, Hitler vô cùng ấn tượng về búp bê tình dục Lilli và đặt mua 50 sản phẩm. Nhiều con búp bê trên cũng được trang bị cho lính Đức quốc xã.
 soc voi “bup be tinh yeu” hitler dat lam cho binh si duc hinh anh 7
Những con búp bê đặc biệt này có kích thước vừa nhỏ để nhét vào ba lô, có mái tóc vàng và đôi mắt xanh.
 soc voi “bup be tinh yeu” hitler dat lam cho binh si duc hinh anh 8
Số sản phẩm này được cung cấp cho binh sĩ Đức mang theo khi hành quân để giải khuây, tránh lây nhiễm bệnh tật.
 soc voi “bup be tinh yeu” hitler dat lam cho binh si duc hinh anh 9
Tuy nhiên, đến năm 1942, dự án trên thất bại khi binh lính Đức quốc xã không muốn mang theo con búp bê tình dục Lilli.
 soc voi “bup be tinh yeu” hitler dat lam cho binh si duc hinh anh 10
Lý do được lính Đức quốc xã đưa ra là nếu như bị quân Đồng minh bắt thì sẽ vô cùng xấu hổ khi đối phương tìm thấy búp bê tình dục trong ba lô.
Theo Tâm Anh (Kiến Thức)
Xem tiếp...

CÂU CHUYỆN TÌNH BÁO 324

(ĐC sưu tầm trên NET)
 
Phạm Ngọc Thảo huyền thoại tình báo Việt Nam

Tình báo Anh kêu gọi đánh giá lại quan hệ với Trung Quốc sau dịch Covid-19

0 Thanh Niên Online
Các cơ quan tình báo của Anh cảnh báo Trung Quốc sẽ hành động quyết liệt để bảo vệ mô hình chính trị, kinh tế sau khi đại dịch Covid-19 qua đi.
Tòa nhà trụ sở của cơ quan tình báo MI6 tại London
Reuters
Cơ quan tình báo nội địa Anh MI5 và cơ quan tình báo nước ngoài MI6 kêu gọi chính phủ đánh giá lại mối quan hệ với Trung Quốc sau khi đại dịch Covid-19 kết thúc, đồng thời cân nhắc các biện pháp hạn chế sự tiếp cận của Trung Quốc đối với các ngành công nghệ cao và giáo dục của Anh, theo tờ The Guardian ngày 12.4.
The Guardian dẫn nguồn thạo tin từ quốc hội tiết lộ MI5 và MI6 khuyến cáo chính phủ cân nhắc hạn chế việc Trung Quốc thâu tóm các công ty công nghệ cao của Anh, giảm đầu vào cho sinh viên Trung Quốc tại các trường đại học Anh...
Hai cơ quan tình báo cảnh báo Trung Quốc sẽ hành động quyết liệt hơn nhằm bảo vệ mô hình chính trị sau khi đại dịch Covid-19 qua đi.





Tình báo Anh kêu gọi đánh giá lại quan hệ với Trung Quốc sau dịch Covid-19 - ảnh 1
Những lo ngại của Anh về Trung Quốc được cho là bị gác lại giữa đại dịch Covid-19 và vì mối quan hệ thương mại
AFP
Các cơ quan cho rằng Anh cần đảm bảo đa dạng hóa nguồn cung ứng hệ thống mạng 6G và 7G trong tương lai. Tuy nhiên, các cơ quan tin rằng quyết định cho phép tập đoàn Huawei của Trung Quốc tham gia xây dựng mạng 5G tại Anh là chuẩn xác.
Theo The Guardian, các cơ quan tình báo Anh đã kêu gọi tập trung nhiều hơn vào hành động của Trung Quốc trong vài tháng qua. Tân tổng giám đốc MI5 Ken McCallum sau khi được bổ nhiệm vào cuối tháng 3 cũng đưa ra cam kết tương tự.
Bộ trưởng phụ trách nội các Michael Gove cuối tháng 3 cáo buộc Trung Quốc cố tình giảm nhẹ mức độ nguy hiểm của dịch Covid-19 vào thời điểm đầu khi dịch mới bùng phát và báo cáo không rõ ràng về quy mô, bản chất và độ lây nhiễm của dịch.
Chuyên gia Charles Parton thuộc Viện nghiên cứu an ninh quốc phòng hoàng gia (RUSI), nhà ngoại giao từng có 22 năm kinh nghiệm về vấn đề Trung Quốc, Hồng Kông và Đài Loan, nói rằng việc cân nhắc lại mối quan hệ với Trung Quốc là điều cần làm từ rất lâu vì Trung Quốc coi họ là đối thủ lâu dài của phương Tây.
Bình thường như... trụ sở cơ quan tình báo Anh
Cuối tuần qua, 15 nghị sĩ đảng Bảo thủ cầm quyền gửi thư cho Thủ tướng Boris Johnson, yêu cầu đánh giá lại mối quan hệ toàn diện với Trung Quốc sau khi đại dịch Covid-19 kết thúc. “Chúng ta đã thất bại trong việc đưa ra quan điểm chiến lược về nhu cầu an ninh, kinh tế và kỹ thuật về lâu dài của Anh”, các nghị sĩ viết.
Tuy nhiên, những lo ngại về Trung Quốc trong chính quyền Anh đã bị làm giảm đi vì lợi ích thương mại. Bộ trưởng Gove hồi đầu tháng 4 buộc phải mềm hóa chỉ trích Trung Quốc sau khi Anh nhận được lô máy thở để điều trị bệnh nhân Covid-19 giữa thời điểm thiết bị này trở nên khan hiếm.




Những dự án chiến cơ được giải mật của CIA

Văn Chương |




Những dự án chiến cơ được giải mật của CIA

Năm 1955, Cục Tình báo Trung ương Mỹ (CIA), không lực Mỹ và nhà thầu quốc phòng Lockheed Martin đã chọn một nơi siêu hẻo lánh trong lòng hoang mạc Mojave (phía Nam tiểu bang Nevada, cách thành phố Las Vegas độ 80 dặm về hướng Tây Bắc) để nuôi tham vọng thử nghiệm và phát triển ra các loại chiến cơ tiến bộ nhất, mới mẻ nhất thế giới tại thời điểm đó.

Suốt hàng thập niên, Khu vực thử nghiệm và đào tạo không quân Nevada (NTTR) còn được biết đến dưới tên gọi nổi tiếng: Khu vực 51, chưa từng xuất hiện trên bất kỳ tấm bản đồ công cộng nào, cũng như chính phủ Mỹ thậm chí còn không thừa nhận về sự tồn tại của nó.
Ngày hôm nay, nhờ một lượng lớn các tài liệu của CIA được giải mật đã hé lộ một số loại máy bay có hình thù khác thường được phát triển và thử nghiệm ở Khu vực 51: từ máy bay gián điệp U-2 của thời Chiến tranh Lạnh, cho đến những loại máy bay lấy cảm hứng phim viễn tưởng Star Trek - từ thập niên 1990.
U-2 Dragon Lady
Hồi đầu thập niên 1950, tức ngay lúc cao trào của thời kỳ Chiến tranh Lạnh, CIA đã bắt đầu một nỗ lực tuyệt mật nhằm phát triển ra một loại máy bay trinh sát mà có thể bay tới độ cao 21.336m, đủ để tránh bị phát hiện bởi hệ thống radar của Liên Xô.
Kết quả đã ra đời máy bay U-2 Dragon Lady dưới mã danh Dự án Aquatone, nó là loại máy bay 1 động cơ với đôi cánh giống như tàu lượn, được thiết kế bởi Clarence “Kelly” Johnson, là nhà sáng lập ra phòng Các dự án phát triển tiên tiến của Hãng Lockheed Martin (còn có tên khác là Skunk Works).
Những dự án chiến cơ được giải mật của CIA - Ảnh 1.
U-2 Dragon Lady.
Hãng Lockheed đã chế tạo ra máy bay tại tổng hành dinh Skunk Works ở Burbank (California) chỉ trong vòng 8 tháng, rồi đem nó tới thử nghiệm ở Khu vực 51 mà ông Johnson đặt biệt danh là “Nông trang thiên đường”.
Trước khi U-2 sẵn sàng bay, các kỹ sư của hãng Lockheed đã phát hiện ra rằng nhiên liệu sẽ không thể bay hơi tại độ cao mà máy bay được thiết kế đó. Để xử lý lỗi kỹ thuật này, hãng dầu khí Shell đã tung ra loại nhiên liệu đặc biệt có độ bay hơi thấp bằng cách sử dụng các phụ phẩm dầu mỏ (vốn được dùng thường xuyên trong máy bay và thuốc xịt côn trùng).
Thêm nữa còn phải kể đến bộ đồ điều áp nhằm giúp cho các phi công lái U-2 sống sót ở cao độ nói trên, và sau đó nó đã tích hợp vào các chương trình không gian có người lái.
Theo một báo cáo mới được phân loại của CIA thì chiếc U-2 đã thực hiện chuyến bay thử nghiệm đầu tiên trên hồ Groom vào ngày 1 tháng 8 năm 1955 và không đầy 1 năm sau đó nó đã bay vào lãnh thổ Liên Xô, chính thức trở thành “nguồn cung cấp tình báo quan trọng của Mỹ trên không phận Liên Xô”.
Tuy vậy có một cái giá phải trả: năm 1956, 3 phi công CIA đã tử nạn trong một số chuyến bay thử nghiệm U-2 bao gồm 2 vụ tại Khu vực 51 và 1 vụ ở căn cứ Không quân Mỹ ở Đức. Tháng 5 năm 1960, Liên Xô bắn hạ máy bay U-2 trên không phận thành phố Sverdlovsk (thuộc Nga) và bắt giữ viên phi công Francis Gary Powers, buộc Mỹ phải thừa nhận hoạt động gián điệp.
Trong khi Tổng thống Mỹ Eisenhower ngừng mọi chuyến bay U-2 trên không phận Liên Xô, nhưng chúng đã được tinh chỉnh để nhỏ hơn, bay nhanh hơn và khả năng tàng hình cao hơn.
A-12 Oxcart và SR-71 Blackbird
Ra mắt vào năm 1957, Dự án Oxcart là khởi nguồn sản sinh ra 2 loại máy bay bay cực cao, cực nhanh trong lịch sử Mỹ: 1- Loại 1 ghế Archangel A-12; 2 - Loại 2 ghế SR-71 Blackbird. Loại A-12 có 2 động cơ phản lực, thân máy bay dài và vẻ ngoài có hình dáng giống rắn hổ mang.
Những dự án chiến cơ được giải mật của CIA - Ảnh 2.
A-12 Oxcart và SR-71 Blackbird.
Chiếc A-12 đầu tiên đã được đưa tới Khu vực 51 vào tháng 2 năm 1962. Được tuyên bố hoạt động đầy đủ vào năm 1965, sau khi đạt vận tốc Mach 3.2 (hơn 2.200 dặm/giờ) tại độ cao 27.432m, chiếc A-12 bắt đầu thực hiện các sứ mạng bay trên không phận Việt Nam và CHDCND Triều Tiên ngay từ năm 1967.
Năm 1968, máy bay A-12 “nghỉ hưu” để nhường chỗ cho “người kế nhiệm” SR-71 Blackbird. Dài và nặng hơn máy bay A-12, chiếc SR-71 bay đạt tốc độ siêu thanh và giữ hồ sơ radar thấp nhờ thiết kế thon gọn và loại sơn màu đen hấp thụ radar.
Vào ngày 28 tháng 7 năm 1976, các phi công đã bay trên một chiếc SR-71 đạt tốc độ Mach 3.3 (tức 2193 dặm/giờ). Với tốc độ đạt 121,9m/giây, nó còn nhanh hơn 1 viên đạn súng trường bắn ra. Giải nghệ từ năm 1990 sau hơn 3 thập niên phục vụ, máy bay SR-71 Blackbird vẫn là loại máy bay nhanh nhất thế giới tại thời điểm này.
MiG-21 của liên xô
Khu vực 51 cũng còn được sử dụng cho việc nghiên cứu các loại chiến đấu cơ của nước ngoài hoặc đối thủ mà chính phủ Mỹ đã thu được một cách tình cờ trong suốt thời kỳ Chiến tranh Lạnh. Hồi cuối thập niên 1960, theo các tài liệu CIA mới được phân loại gần đây thì Không lực Mỹ đã thu được một chiếc “Fishbed-E” (chiến đấu cơ phản lực MiG-21 mà Liên Xô đã cho Mỹ “mượn” sau khi một viên phi công Iraq đã dùng nó để đào tẩu sang Israel).
Theo chương trình có tên mã là “Have Doughnut” thì Khu vực 51 đã tự thẩm tra và sao chép chế tạo ra một chiến đấu cơ Mach-2 nhằm tìm hiểu về hiệu suất của MiG-21 và so sánh nó để chọn lọc ra các loại chiến đấu cơ của Mỹ sau này.
Trong suốt 40 ngày của năm 1968, các phi công Mỹ đã bay 102 đợt thử nghiệm ngay trên chiếc MiG với tổng thời gian bay là 77 tiếng.
Họ khám phá ra rằng trong khi máy bay Liên Xô bay chậm hơn các loại chiến đấu cơ Mỹ như F-5 và F-105, thì MiG-21 có bán kính quay vòng chặt chẽ hơn bất kỳ chiến đấu cơ nào khác của Mỹ. Phát hiện này đã khiến các nhà phân tích lên tiếng cảnh báo phi công Mỹ luôn phải tránh các vụ đụng độ không chiến với Mig-21.
Chương trình MiG tuyệt mật tại Khu vực 51 đã từng được cho là diễn ra ngay trên bầu trời Việt Nam, nơi các phi công Mỹ chấm dứt cuộc chiến với tỷ lệ thua 2/1. Việc nghiên cứu MiG-21 đã dẫn đến năm 1969, Không lực Mỹ cho thành lập trường phi công chiến đấu Top Gun.
Lockheed F-117 Nighthawk
Hồi thập niên 1970, Khu vực 51 đã đón chào chiếc oanh tạc cơ tàng hình đầu tiên của Hoa Kỳ: Lockheed F-117 Nighthawk. Nó được thiết kế bởi Skunk Works (Lockheed Martin) và phát triển dưới mã danh Have Blue. Với bề mặt như viên kim cương được cắt gọt nhằm phản xạ và phá hủy các chùm radar, oanh tạc cơ F-117 dễ gây nhầm lẫn với vật thể UFO hình chiếc Boomerang (vũ khí đi săn của thổ dân da đỏ) vốn nằm trong tiềm thức dân chúng Mỹ vào thập niên 1940.
F-117 đã bay lần đầu tiên trên không phận Khu vực 51 vào tháng 6 năm 1981, và chỉ mới lộ ra công luận vào cuối năm 1988. Sau khi ném bom xuống các mục tiêu giá trị cao trên khắp thủ đô Baghdad dọn đường cho Chiến tranh vùng Vịnh vào đầu năm 1991, F-117 đã phục vụ cho các lực lượng Mỹ ở Afghanistan và ở Iraq trước khi “hưu trí” vào năm 2008.
Boeing YF-118G Bird of Prey
Thời thập niên 1990, hãng Boeing đã phát triển ra loại máy bay tuyệt mật của riêng mình: Chim Mồi (Bird of Prey) trong một dự án được quản lý bởi Không lực Mỹ tại Khu vực 51. Mục tiêu ra đời máy bay YF-118G là thử nghiệm các công nghệ máy bay khác nhau, cùng những cách khiến cho máy bay ít bị nhìn thấy hơn bằng mắt thường, hoặc tránh bị radar nhận diện.
Chim Mồi bay lần đầu tiên tại Khu vực 51 vào năm 1996 và thực hiện 38 chuyến bay trước khi chương trình hoàn tất vào năm 1999. Vài năm sau đó nó được giải mật và Hãng Boeing đã tặng Chim Mồi cho Bảo tàng Quốc gia của Không lực Mỹ, mặc dù vậy nhiều bí mật về nó vẫn chưa được biết đến.
Xem tiếp...