Thứ Tư, 1 tháng 1, 2020

KÝ ỨC CHÓI LỌI 132

(ĐC sưu tầm trên NET)
 
Trung Tướng NGUYỄN VĂN PHIỆT Tiết Lộ Cách Phá Màn Nhiễu, Hạ 2 Chiếc B52 Trong 10 Phút | Hà Nội 1972
Trung Tướng NGUYỄN VĂN PHIỆT Tiết Lộ Cách Phá Màn Nhiễu, Hạ Đo Ván B52 Trong 10 Phút chiến thắng Điện Biên Phủ trên không, Mời các bạn cùng trở lại những năm tháng khói lửa hào hùng trong lịch sử đấu tranh của dân tộc qua hồi ức của Trung Tướng Nguyễn Văn Phiệt – Nguyên Phó Tư Lệnh Quân Chủng PKKQ VN – người anh hùng với chiến công hạ 2 mb B52 trong 10 phút.

Trung tướng, Anh hùng Nguyễn Văn Phiệt


Nguồn cội tổ tiên của ông là dòng họ Nguyễn làng Kim Đôi (xã Kim Chân, huyện Quế Võ, tỉnh Bắc Ninh) - một dòng họ có 18 tiến sĩ được vinh danh ở các triều đại trong lịch sử dân tộc. Trong số đó, có 2 vị làm tới chức quan Lễ bộ Thượng thư, 2 vị giữ chức Binh bộ Thượng thư, 2 vị làm Lại bộ Thượng thư và 2 vị làm Hộ bộ Thượng thư. Đây là một điều đặc biệt mà hiếm có của một dòng họ, tạo động lực giúp ông ngày đêm đèn sách để học tập, thi cử.
Khi 18 tuổi, khát vọng của Nguyễn Văn Phiệt là tiếp bước truyền thống cha anh và gia nhập bộ đội Cụ Hồ. Thế nhưng, khi khám sức khỏe thì ông lại không đủ tiêu chuẩn để nhập ngũ. Phải đến tháng 2/1960, ông mới nhập ngũ. Tháng 12/1963, ông được kết nạp vào Đảng.
Trung tướng Anh hùng Nguyễn Văn Phiệt
Từ một chiến sĩ ra đa thuộc Đại đội 12, Trung đoàn ra đa 290, Bộ tư lệnh Phòng không, đến năm 1965, ông được lựa chọn đi học chuyển loại Binh chủng Tên lửa Phòng không tại Liên Xô. Về nước năm 1966, ông được biên chế làm sỹ quan điều khiển, Tiểu đoàn 93, Trung đoàn 278, Quân chủng Phòng không - Không quân. Chiến công đầu tiên của ông và đơn vị chính là việc bắn hạ một máy bay F-105 của Mỹ trên bầu trời miền Bắc ngày 22/10/1966.
Đến tháng 7/1972, ông được giao nhiệm vụ là Tiểu đoàn trưởng Tiểu đoàn 57, Trung đoàn tên lửa 261, Sư đoàn phòng không 361, Quân chủng Phòng không - Không quân. Trong trận “Điện Biên Phủ trên không”, đêm 20 rạng sáng 21/12/1972, khắc phục tình trạng đạn dược thiếu thốn, ông cùng đồng đội đã mưu trí chiến đấu, dùng những quả đạn cuối cùng tiêu diệt 2 máy bay B-52 của Mỹ trên bầu trời Hà Nội.
Tiểu đoàn trưởng Nguyễn Văn Phiệt cùng kíp chiến đấu bắn rơi B-52 trong chiến dịch 12 ngày đêm cuối 1972.
Tháng 6/1976, ông học tại Trường Văn hóa Quân đội. Tháng 9/1978, ông giữ chức vụ Trung đoàn trưởng Trung đoàn Tên lửa Phòng không 257, Sư đoàn Phòng không 363 Quân chủng Phòng không. Tháng 8/1979, ông  được cử giữ chức vụ Phó Tư lệnh kiêm Tham mưu trưởng Sư đoàn Phòng không 363 Quân chủng Phòng không. Tháng 10/1979, ông là Phó Tư lệnh Sư đoàn Phòng không 369 Quân chủng Phòng không. Tháng 9/1980, ông đi học bổ tục tại Học viên Quân sự Cấp cao Bộ Quốc phòng. Sau đó trở lại làm  Phó Sư đoàn trưởng kiêm Tham mưu trưởng Sư đoàn Phòng không 369 Quân chủng Phòng không.
Tháng 6/1985, ông  được bổ nhiệm Sư đoàn trưởng Sư đoàn Phòng không 369 Quân chủng Phòng không. Tháng 11/1988, ông tiếp tục đi học bổ túc tại Học viện Chính trị Quân sự.
Từ năm 1989 - 2000, ông liên tục giữ chức Chủ nhiệm chính trị, Phó Tư lệnh kiêm Bí thư Đảng ủy Quân chủng Phòng không - Không quân. Đến năm 2001, ông nhận quyết định nghỉ hưu.
Với những thành tích tiêu biểu trong quá trình công tác, ngày 3/9/1973, Thượng úy Nguyễn Văn Phiệt - Tiểu đoàn trưởng, Tiểu đoàn Tên lửa 57, Trung đoàn Tên lửa 261, Sư đoàn Phòng không 361 Quân chủng Phòng không Không quân được Chủ tịch nước CHXH Chủ nghĩa Việt Nam phong tặng danh hiệu Anh hùng Lực lượng Vũ trang Nhân dân. Đồng chí được tặng thưởng  Huân chương Chiến công (hạng Nhất, Nhì), Huân chương Kháng chiến chống Mỹ hạng Nhì, Huân chương Chiến sĩ vẻ vang (hạng Nhất, Nhì, Ba), Huy chương Quân kỳ quyết thắng, Huy chương Vì sự nghiệp Giải phóng phụ nữ, Huy chương Vì Sự nghiệp Khoa học và Công nghệ.

Vị Tướng phòng không hạ 2 máy bay B-52 trong 10 phút

GiadinhNet - Ở cái tuổi 78 nhưng Trung tướng Nguyễn Văn Phiệt nom còn khỏe khoắn lắm. Trải qua nhiều cương vị quan trọng như Phó Tư lệnh chính trị, Bí thư Đảng ủy Quân chủng Phòng không - Không quân nhưng con người dạn dày trận mạc ấy không chịu nghỉ ngơi. Ông lại bắt đầu một “cuộc chiến” mới: Giúp trẻ em tật nguyền tự đứng lên trong cuộc sống.

Trung tướng, Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân Nguyễn Văn Phiệt. Ảnh: Cao Tuân
Trung tướng, Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân Nguyễn Văn Phiệt. Ảnh: Cao Tuân
Từng bị “trượt” nhập ngũ
Dù không hẹn trước nhưng chúng tôi vẫn được Trung tướng Nguyễn Văn Phiệt ân cần đón tiếp tại phòng khách ấm cúng của gia đình. Hình ảnh nổi bật trên tường là danh hiệu cao quý Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân do cố Chủ tịch nước Tôn Đức Thắng trao tặng cho ông năm 1973. Phía dưới là dòng chữ ghi nhận thành tích đặc biệt xuất sắc của ông trong chiến đấu và phục vụ chiến đấu, góp phần cùng toàn dân, toàn quân đưa sự nghiệp chống Mỹ, cứu nước đến thắng lợi vẻ vang.
Ông Phiệt sinh ra trong một gia đình nông dân lao động nghèo ở vùng quê đồng chiêm trũng thôn Vệ Dương, xã Tân Phúc, huyện Ân Thi, tỉnh Hưng Yên. Nguồn cội tổ tiên của ông là dòng họ Nguyễn làng Kim Đôi (xã Kim Chân, huyện Quế Võ, tỉnh Bắc Ninh) - một dòng họ có 18 tiến sĩ được vinh danh ở các triều đại trong lịch sử dân tộc. Trong số đó, có 2 vị làm tới chức quan Lễ bộ Thượng thư, 2 vị giữ chức Binh bộ Thượng thư, 2 vị làm Lại bộ Thượng thư và 2 vị làm Hộ bộ Thượng thư. Đây là một điều đặc biệt mà hiếm có của một dòng họ, tạo động lực giúp ông ngày đêm đèn sách để học tập, thi cử.
Thuở 18, khát vọng của chàng thanh niên dòng họ Nguyễn Kim Đôi là tiếp bước truyền thống cha anh và gia nhập hàng ngũ bộ đội Cụ Hồ. Thế nhưng, lên xã đội khám sức khỏe thì ông lại bị trượt. “Năm 1959, tôi đi khám bộ đội, bên y tế còn kết luận tôi có vấn đề về tim nên không nhận. Phải đến năm 1960 khi có đợt khám tuyển đi bộ đội, tôi tiếp tục đăng ký tham gia thì lần này mới đủ điều kiện”, ông nhớ lại.
Niềm vui nhập ngũ với ông như vỡ òa thì cũng là lúc ông phải đối mặt với áp lực từ phía gia đình. Cha mẹ và gia đình nhất quyết khuyên ông trước khi lên đường chiến trận phải… lấy vợ. Và rồi, một việc tưởng chừng phải tính toán kỹ đã được diễn ra một cách nhanh chóng. Khi đó, chàng thanh niên 22 tuổi đã quyết định kết hôn với một cô thôn nữ cùng quê mới vừa tròn 20 tên là Đào Thị Hoa.
Ông tâm sự: “Chúng tôi chỉ biết nhau từ hồi còn tham gia đội thiếu niên chứ đã có thời gian tìm hiểu yêu đương đâu. Được hai gia đình đồng ý, chúng tôi nên duyên vợ chồng. Thương người vợ trẻ nhưng trọng trách đất nước trên vai nên tôi cũng chỉ biết động viên vợ ở nhà cố gắng, chăm lo cho gia đình”.
Hạ thêm một máy bay bằng quả đạn cuối cùng
Xác máy bay B52 bị bắn rơi năm 1972, trưng bày tại Bảo tàng Phòng không - Không quân. Ảnh: Nhật Minh
Xác máy bay B52 bị bắn rơi năm 1972, trưng bày tại Bảo tàng Phòng không - Không quân. Ảnh: Nhật Minh
Cuộc đời binh nghiệp hơn 40 năm của Trung tướng Nguyễn Văn Phiệt có vô vàn kỷ niệm đáng nhớ. Từ một chiến sĩ radar thuộc Đại đội 12, Trung đoàn radar 290, Bộ tư lệnh Phòng không đến năm 1965, ông được lựa chọn là số ít học viên đi học chuyển loại binh chủng tên lửa phòng không tại Liên Xô. Về nước năm 1966, ông được biên chế làm sĩ quan điều khiển, Tiểu đoàn 93, Trung đoàn 278, Quân chủng Phòng không - Không quân. Chiến công đầu tiên của ông và đơn vị chính là việc bắn hạ một máy bay F-105 của Mỹ trên bầu trời miền Bắc ngày 22/10/1966.
Đến tháng 7/1972, ông được phân công làm Tiểu đoàn trưởng Tiểu đoàn 57, Trung đoàn tên lửa 261, Sư đoàn phòng không 361, Quân chủng Phòng không - Không quân. Trận đánh mà ông không thể quên được đó là đêm 20, rạng sáng 21/12/1972, khi đạn dược thiếu thốn, ông cùng đồng đội đã mưu trí chiến đấu, dùng những quả đạn cuối cùng để tiêu diệt 2 máy bay B-52 của Mỹ trên bầu trời Hà Nội.
Trung tướng Nguyễn Văn Phiệt cùng vợ chụp hình kỷ niệm với lãnh đạo Trung đoàn không quân 935 tại sân bay Biên Hòa, Đồng Nai năm 2014 (ảnh nhân vật cung cấp).
Trung tướng Nguyễn Văn Phiệt cùng vợ chụp hình kỷ niệm với lãnh đạo Trung đoàn không quân 935 tại sân bay Biên Hòa, Đồng Nai năm 2014 (ảnh nhân vật cung cấp).
Trong ký ức của người lính năm xưa, khi chiếc B-52 (số hiệu 318) lọt vào tầm ngắm của radar, bộ phận giải nhiễu lập tức bám sát theo đường chì trên tiêu đồ. Mục tiêu đã vào đến cự ly 32km, Tiểu đoàn trưởng Nguyễn Văn Phiệt lập tức lệnh cho sĩ quan điều khiển Nguyễn Đình Kiên phóng một quả đạn. Tuy nhiên, đạn không rời bệ phóng. Không để cho B-52 chạy thoát, ông tiếp tục lệnh bắn tiếp quả đạn thứ hai. Đạn rời bệ phóng và bắt được tín hiệu ở cự ly 28km. Kíp trắc thủ nhanh chóng bám sát và khôn khéo đưa đạn đến mục tiêu chính xác. Đạn nổ tiêu diệt mục tiêu ở hướng Tây Nam vào lúc 5h09.
Ngay sau đó, chưa đầy 10 phút, chiến sĩ tiêu đồ lại báo động tiếp tục xuất hiện chiếc B-52 ở cự ly 45km. Còn quả đạn cuối cùng, Tiểu đoàn quyết tâm đổi một quả đạn lấy một máy bay B-52 cho bằng được. Ông Phiệt ra lệnh phát sóng bắt mục tiêu ở cự ly 29km và bắn. Trên màn hiện sóng, 2 tín hiệu tiệm cận nhau và tiến sát. Đạn nổ, chiếc máy bay B-52 (số hiệu 532) rơi tại khu vực chợ Thá, gần núi Đôi lúc 5h19.
Với thành tích xuất sắc này, đơn vị của ông đạt kỷ lục về hiệu suất tiêu diệt B-52 trong toàn chiến dịch. Năm 1973, ông Phiệt được phong tặng danh hiệu Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân. Từ năm 1989 - 2000, ông liên tục giữ chức Chủ nhiệm chính trị, Phó Tư lệnh kiêm Bí thư Đảng ủy Quân chủng Phòng không - Không quân. Đến năm 2001, ông nhận quyết định nghỉ hưu.
Khi hỏi về những “bí mật” của Quân đội nhân dân Việt Nam khi liên tiếp bắn hạ “pháo đài bay” B-52 của Mỹ khiến cả thế giới thán phục, Trung tướng Nguyễn Văn Phiệt tâm sự: “Ta bảo vệ Tổ quốc ta. Ta bảo vệ bầu trời của ta. Ta lại biết trước âm mưu của địch, nên bộ đội Phòng không - Không quân đã xây dựng thế trận, bố trí trận địa và luyện tập từ trước nhiều năm, chỉ có đợi B-52 vào là đánh. Tôi nghĩ nếu bị động, lại không quen địa hình, địa vật thì có tài giỏi mấy cũng không thể chiến thắng được.
Trung tâm từ thiện không lương giúp đỡ người khuyết tật
Trở về quê hương nhưng đau đáu trước bất hạnh của đồng đội cùng những di chứng chất độc da cam khiến nhiều con em cựu chiến binh bị tật nguyền, Trung tướng Nguyễn Văn Phiệt đã bàn với các đồng đội tổ chức trung tâm nuôi dưỡng và dạy nghề cho những số phận bất hạnh này. Với sự tâm huyết của những cựu binh, Trung tâm nhân đạo Hồng Đức ra đời. Thời điểm đó, Trung tướng Nguyễn Văn Phiệt đã trích tiền tiết kiệm của mình và vận động bạn bè ủng hộ thêm để trung tâm duy trì hoạt động.
Chỉ sau một thời gian, trung tâm của ông Phiệt ngày càng phát triển với sự góp sức của 12 thành viên cựu chiến binh Phòng không - Không quân. Ban đầu, họ góp tiền mua cơ sở vật chất, nhờ “trụ sở” tại nhà của một người tại Lạc Trung, Hà Nội. Ông Phiệt giữ chức danh giám đốc.
Xong phần trụ sở, ông Phiệt và đồng đội bắt đầu liên lạc với các Hội chữ thập đỏ ở các huyện vùng sâu, xa để nhận trẻ em bị chất độc hóa học, khuyết tật… về để chăm sóc, nuôi dưỡng và dạy nghề. Khóa học đầu tiên gồm 13 học viên, em thì khoèo tay, cụt chân, em thì vẹo lưng… Số tiền nuôi các em và trả cho giáo viên dạy nghề, ông Phiệt và nhóm bạn phải tự trích từ quỹ lương hưu của mình và đi xin tài trợ khắp nơi.
Để duy trì hoạt động bền vững của trung tâm, trên cương vị giám đốc, ông mời giáo viên dạy nghề mây tre đan, nghề may, thêu cho các em, rồi lặn lội tìm nơi tiêu thụ. Trời chẳng phụ công người, các sản phẩm các em làm ra đều được bao tiêu hết. Nhờ đó, nhiều em có thể tự lo liệu cuộc sống và cưu mang thêm nhiều người có cùng cảnh ngộ.
Đầu năm 2010, do tuổi cao, ông Phiệt đã bàn giao chức Giám đốc cho một cựu chiến binh khác. Nhưng không vì thế mà việc từ thiện của ông bị gián đoạn, hiện ông vẫn dành thời gian rảnh rỗi của mình đến các cơ sở, thăm nom các cháu ở Trung tâm nhân đạo Hồng Đức. Với ông, “mặt trận” giúp đỡ người khuyết tật sẽ theo đến cuối cuộc đời…
C.Tuân – Đ.Tuệ/Báo Gia đình & Xã hội

Trong chớp lửa SAM-2

QĐND - Đã gần 80 tuổi nhưng Trung tướng Nguyễn Văn Phiệt, Anh hùng LLVT nhân dân, nguyên Tiểu đoàn trưởng Tiểu đoàn 57, Trung đoàn 261, Sư đoàn 361 trong Chiến dịch “Hà Nội-Điện Biên Phủ trên không” chỉ huy đồng đội bắn rơi 4 máy bay B-52, vẫn còn mẫn tiệp với nụ cười hào sảng và phong thái đĩnh đạc, dễ gần...

BỘ KHÍ TÀI ĐẶC BIỆT
Nhớ về những năm tháng ác liệt của cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước, Trung tướng Nguyễn Văn Phiệt cho biết, năm 1965, sau chiến công đầu của bộ đội tên lửa, ta xác định cần phải tiếp tục xây dựng đội ngũ cán bộ, chiến sĩ tên lửa phòng không có trình độ. Đảng, Bác Hồ đã quyết định đưa một số cán bộ, chiến sĩ sang Liên Xô học chuyển loại khí tài, trong đó có Nguyễn Văn Phiệt. Quá trình học tập ở nước bạn, có một kỷ niệm mà cho đến giờ Trung tướng Nguyễn Văn Phiệt vẫn không quên. Ông kể rằng, khi mình và đồng đội học tập, thực hành trên bộ khí tài điều khiển tên lửa, một vị tướng của bạn đã nói: “Nếu các bạn sử dụng tốt bộ khí tài này thì sau này chúng tôi sẽ chuyển nó về cho các bạn”. Người sĩ quan trẻ Nguyễn Văn Phiệt cứ nghĩ đó là câu nói đùa nhưng vẫn lấy bút viết tên mình lên bóng đèn báo sóng để đánh dấu.
Trung tướng Nguyễn Văn Phiệt. Ảnh: DUY ĐỨC 
Kết thúc khóa học, về nước đầu tháng 10-1966, Nguyễn Văn Phiệt được điều động về làm sĩ quan điều khiển tại Tiểu đoàn 93, Trung đoàn 278, Sư đoàn 365. Khi tiến hành các thủ tục nhận khí tài, Nguyễn Văn Phiệt rất đỗi mừng vui khi nhận ra bộ khí tài mà ông và đồng đội đã được học tập, huấn luyện và bắn thử tại Capakum (thuộc Liên Xô). Sau khi nhận khí tài, đơn vị được lệnh cơ động lên Cao Phong, Hòa Bình chiến đấu. Ngày 22-10-1966, trong một trận đánh, Tiểu đoàn 93 đã bắn rơi tại chỗ một máy bay F105 của địch. Cũng từ đây, bộ khí tài này đã theo tiểu đoàn chiến đấu liên tục suốt 1.300 giờ trên khắp các chiến trường Vĩnh Linh (Quảng Trị), Quảng Bình...
“Tháng 5-1968, tại trận địa thuộc địa bàn huyện Nghi Lộc, tỉnh Nghệ An, bộ khí tài này bị hư hỏng, được sửa chữa và đưa vào kho làm khí tài dự trữ. Thời điểm này, hai trung đoàn 278 và 275 được điều vào miền Nam tham gia chiến đấu. Trong chiến tranh phá hoại lần thứ hai của đế quốc Mỹ ra miền Bắc, tôi được điều động về làm Tiểu đoàn trưởng Tiểu đoàn 57, Trung đoàn 261, Sư đoàn 361 bảo vệ Thủ đô Hà Nội. Thêm một sự may mắn và ngẫu nhiên nữa, trên cương vị Tiểu đoàn trưởng, trong khi nhận khí tài bổ sung, tôi gặp lại bộ khí tài này và nó đã tham gia chiến dịch 12 ngày đêm bảo vệ bầu trời Hà Nội”-Trung tướng Nguyễn Văn Phiệt nhớ lại.
“PHÁO ĐÀI BAY” ĐỀN TỘI
Kể lại những năm tháng hào hùng 45 năm trước, Trung tướng Nguyễn Văn Phiệt cho rằng, căn cứ tình hình thực tế lúc bấy giờ, ta xác định ưu tiên đạn tên lửa để đánh B-52. Có ý kiến cho rằng chúng ta thiếu đạn, điều đó không hoàn toàn đúng. Thế nhưng có những lúc cả trung đoàn tên lửa với 4 tiểu đoàn thì 2 tiểu đoàn không có đạn trên bệ, bởi lý do bộ phận kỹ thuật lắp ráp đạn không kịp... Khó khăn là vậy nhưng giữa các tiểu đoàn không thể bổ sung đạn cho nhau vì mỗi tiểu đoàn tên lửa có một “phách” riêng, đó là tần số sóng của từng đơn vị. Ông cũng cho rằng, trong Chiến dịch “Hà Nội-Điện Biên Phủ trên không”, chúng ta có một số cải tiến trên SAM-2 nhưng việc “nối tầng” tên lửa là thông tin không đúng. Những chi tiết ta cải tiến trên tên lửa SAM-2 là cải tiến phần đầu nổ để các mảnh nổ nhiều hơn, dẫn đến xác suất tiêu diệt mục tiêu cao hơn; ta thay đổi về công suất điện áp của cánh sóng để chế áp điện tử gây nhiễu của máy bay địch gây ra cho các đài điều khiển tên lửa của ta.
Rút kinh nghiệm chiến đấu cùng kíp trắc thủ trong Chiến dịch “Hà Nội-Điện Biên Phủ trên không”, đồng chí Nguyễn Văn Phiệt ngồi bên phải. Ảnh tư liệu 
Bên cạnh các yếu tố về kỹ thuật, Phòng không Việt Nam đã kết hợp yếu tố về chiến thuật để tiêu diệt B-52. Để thả bom chính xác, B-52 phải căn cứ vào các địa tiêu cố định trên thực địa, do vậy bắt buộc phải bay theo những đường bay cố định. Lợi dụng điểm yếu này, ta đã bố trí các trận địa tên lửa tập trung đánh vào những đường bay cố định của B-52...
Kể về 12 ngày đêm chiến đấu ác liệt, Trung tướng Nguyễn Văn Phiệt cho biết: 15 giờ ngày 18-12-1972, toàn đơn vị nhận được lệnh ăn cơm sớm để chuẩn bị chiến đấu. 19 giờ, một tốp F111 bỏ bom vào trận địa. Một lúc sau, màn hình ra-đa trắng xóa do bị ảnh hưởng nhiễu tích cực từ các tốp máy bay địch phát ra. Đêm đó, Tiểu đoàn 57 phóng 11 quả đạn nhưng không hạ được chiếc máy bay nào. Toàn đơn vị củng cố quyết tâm phải bắn rơi B-52 tại chỗ. 4 giờ 30 phút ngày 22-12, đơn vị báo động vào cấp 1, cấp trên giao nhiệm vụ cho tiểu đoàn phải tiêu diệt tốp B-52 đánh vào khu vực Yên Viên. Lúc này, Tiểu đoàn 57 chỉ còn 3 quả đạn trên bệ, Tiểu đoàn trưởng Nguyễn Văn Phiệt trực tiếp chỉ huy kíp chiến đấu. Theo lý thuyết thì phải dùng 2, 3 quả tên lửa đánh một tốp B-52 nhưng lúc này để tiết kiệm đạn, tiểu đoàn trưởng đề nghị đánh “mổ cò”, dùng quả một. 5 giờ 9 phút, máy bay vào cự ly phóng 35km. Tiểu đoàn trưởng Nguyễn Văn Phiệt ra lệnh phóng quả thứ nhất, quả đạn không rời bệ; phóng tiếp quả thứ hai, đạn đi điều khiển tốt. Khi quả đạn đi được 15km thì nhìn thấy tín hiệu B-52 trùm trên dải nhiễu. Bộ phận trắc thủ sau nhiều ngày chiến đấu đã có những kinh nghiệm điều khiển sao cho mỗi đường đi của B-52 nằm gọn trên một dải nhiễu và lúc này trên màn hình xuất hiện 3 dải nhiễu riêng biệt, tượng trưng cho đường đi của 3 chiếc B-52. Trên mỗi dải nhiễu là một tín hiệu của chiếc B-52 dù rất mờ nhưng kíp trắc thủ đã nhanh chóng bám chặt tín hiệu B-52, đạn được điều khiển đúng và B-52 bị tiêu diệt. Sau đó 10 phút, kíp chiến đấu lại bắt được mục tiêu B-52 vẫn đi theo đường bay cũ. Trên bệ phóng chỉ còn duy nhất một quả đạn, kíp chiến đấu Tiểu đoàn 57 quyết tâm tiêu diệt máy bay địch. Khi máy bay địch vào cự ly sát thương hiệu quả, Tiểu đoàn trưởng Nguyễn Văn Phiệt lệnh phóng đạn. Đạn nổ ở cự ly 24km, bắn rơi thêm một máy bay B-52 tại địa phận núi Đôi. “Có thể nói đây là chiến công đặc biệt xuất sắc, Tiểu đoàn 57 là đơn vị duy nhất của bộ đội tên lửa trong một đêm bắn rơi 2 chiếc B-52. Đến đêm 22-12, đơn vị chúng tôi lại tiếp tục bắn rơi thêm một B-52 và trở thành một trong hai tiểu đoàn bắn rơi nhiều máy bay nhất trong Chiến dịch “Hà Nội-Điện Biên Phủ trên không”-Trung tướng Nguyễn Văn Phiệt kể lại đầy tự hào.
NGÔ DUY ĐÔNG

Bài 1: Chuyện kể của vị tướng già

Thứ ba, 18/12/2012 | 11:44:16 Sáng
Trung tướng, anh hùng LLVT nhân dân Nguyễn Văn Phiệt nói chuyện truyền thống đánh B52 trong chiến thắng 12 ngày đêm “Hà Nội - Điện Biên Phủ trên không” với CBCS đoàn H50. Trung tướng, anh hùng LLVT nhân dân Nguyễn Văn Phiệt nói chuyện truyền thống đánh B52 trong chiến thắng 12 ngày đêm “Hà Nội - Điện Biên Phủ trên không” với CBCS đoàn H50.
(HBĐT) - Không hẹn nhưng chúng tôi được Thượng tá Lưu Văn Đại, Chính ủy Đoàn H50 cho biết: “Nhân kỷ niệm 40 năm chiến thắng “Hà Nội - Điện Biên Phủ trên không”, chúng tôi có mời Trung tướng, Anh hùng LLVT nhân dân Nguyễn Văn Phiệt, người trực tiếp chỉ huy tiểu đoàn tên lửa 52 chiến đấu bắn rơi 4 máy bay B52 trong 12 ngày đêm trên bầu trời Hà Nội năm 1972”. Với chúng tôi và cả cánh lính trẻ Đoàn H50 đều coi đó là một dịp may hiếm có để được nghe, được sống lại không khí chiến đấu trong 12 ngày đêm của những con người quả cảm, kiên cường.


Người đặt bệ phóng cho chiến thắng B52 trên bầu trời Hà Nội

Dù đã ở cái tuổi 75, nhưng vị tướng hai sao Anh hùng LLVT nhân dân, nguyên là Bí thư Đảng ủy, Phó Tư lệnh về chính trị của Quân chủng phòng không - không quân (PK-KQ) vẫn còn mẫn tiệp, luôn nổi bật với nụ cười hào sảng và phong thái đĩnh đạc dễ gần, dễ mến. Giữa đám lính trẻ, ông bảo: ngày xưa khi bắt đầu đi lính tớ cũng như các cậu, nhiều bỡ ngỡ lắm. Nhưng môi trường quân ngũ đã rèn dũa để ngày càng trở nên mạnh mẽ, kiên cường.

Trong câu chuyện của vị tướng già, tôi thấy ông nói nhiều về những trận đánh của bộ đội tên lửa với những chiến công đã làm cho cả thế giới ngả mũ thán phục trong chiến thắng 12 ngày đêm “Hà Nội - Điện Biên Phủ trên không” năm 1972. Dẫu thế, ông vẫn không quên kể về người đã đặt bệ phóng cho bộ đội tên lửa lập nên những chiến công vang dội trong cuộc kháng chiến vệ quốc vĩ đại của dân tộc. ông kể: năm 1962, trước tình hình chiến tranh ngày càng quyết liệt đòi hỏi ta cần phải có sự chuẩn bị để đủ sức đáp ứng những yêu cầu đòi hỏi của chiến trường, Bác Hồ đã gọi đồng chí Phùng Thế Tài, lúc đó đang là Tư lệnh phòng không lên. Trong cuộc gặp đó, Bác đã hỏi: “chú làm Tư lệnh phòng không, chú có biết loại máy bay B52 chưa”. Trong khi vị Tư lệnh còn đang lúng túng trước câu hỏi đó thì Bác nói tiếp “cho dù chú có biết nhưng chú cũng không làm gì được nó đâu, vì nó bay cao trên 10km. Chú mới có pháo cao xạ thì làm sao mà bắn được nó. Nhưng bây giờ chú đã là Tư lệnh Phòng không rồi thì chú phải tiếp tục theo dõi nó, nghiên cứu nó để rồi đánh nó”.

Sau đó, cho đến tháng 6/1965, Mỹ đưa B52 bắt đầu đánh ra khu vực Bến Cát thuộc phía tây bắc Sài Gòn, Bác lại theo dõi nó, đồng thời Người đã tiên đoán sau này nhất định Mỹ sẽ dùng B52 đánh ra Hà Nội. Để sẵn sàng cho kịch bản xấu nhất khi Mỹ dùng B52 đánh ra Hà Nội, trước đó, tại cuộc gặp với đồng chí Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng Liên Xô vào tháng 2/1965 trong chuyến sang thăm Việt Nam, Bác đã đề nghị Liên Xô giúp cho Việt Nam tên lửa. Bởi Bác biết chỉ có tên lửa mới đánh được B52. Đây là loại vũ khí, khí tài đặc biệt được Liên Xô bố trí bảo vệ xung quanh thủ đô Matxcova. Với tên lửa SAM 2, lực lượng phòng không của Liên Xô đã bắn rơi máy bay do thám U2 của Mỹ khi đang bay ở độ cao 20km trên bầu trời Matxcơva. Lời đề nghị đó của Bác đã được phía bạn đồng ý, sau chuyến thăm Việt Nam của Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng Liên Bang Xô Viết từ tháng 2 cho đến cuối tháng 4/1965, Việt Nam đã tiếp nhận những bộ khí tài tên lửa SAM 2 hiện đại nhất lúc bấy giờ. Và ta bắt tay ngay vào học tập sử dụng.

Bởi vì tên lửa SAM2 Liên Xô sản xuất từ năm 1952 bố trí ở Matxcơva lực lượng phòng không Liên Xô đã bắn rơi máy bay do thám U2 của Mỹ khi đó bay ở độ cao 20km. Khi bắt đầu học tập bạn yêu cầu phải 1 năm ta mới đánh, nhưng trước yêu cầu đó, ta chỉ xin 3 tháng. Nhưng trên thực tế chỉ 59 ngày là ta đã làm chủ được loại khí tài đặc biệt này. Bạn đồng ý ngay, từ tháng 2 đến cuối tháng 4 tên lửa đã sang đến Việt Nam rồi. Bắt đầu 1/5/1965 ta bắt đầu học tập làm chủ khí tài tên lửa. Trong những ngày đầu bỡ ngỡ, bạn sang giúp ta không chỉ huấn luyện mà còn trực tiếp chiến đấu. Nhớ lại thời điểm ấy, Trung tướng Nguyễn Văn Phiệt cho biết thêm: Mặc dù yêu cầu để sử dụng thành thạo bộ khí tài đặc biệt này theo như phía chuyên gia Liên Xô thì phải mất đến 1 năm huấn luyện. Thế nhưng với sự sáng tạo, trí tuệ của bộ đội ta chỉ mất có 59 ngày huấn luyện đã có thể chiến đấu. Sau trận đầu đánh thắng máy bay Mỹ bằng tên lửa, Bác mới bảo: Muốn bắt được cọp thì phải vào hang cọp. B52 đánh ở miền nam thì bộ đội tên lửa phải vào trong đó để tìm hiểu cách đánh, tích lũy kinh nghiệm cho những trận đối đầu với chúng trên bầu trời miền Bắc. Có thể nói, ngay từ khi B52 còn chưa xuất kích, Người đã xây bệ phóng, chuẩn bị cả khí tài và tinh thần cho cuộc đối đầu lịch sử 12 ngày đêm trên bầu trời Hà Nội.

Chuyện về bộ khí tài đặc biệt 

Năm 1965, sau chiến công đầu của bộ đội tên lửa, ta đã xác định cần phải tiếp tục xây dựng đội ngũ CBCS tên lửa phòng không có trình độ, chất lượng cao làm xương sống cho lực lượng bộ đội tên lửa còn non trẻ, Đảng và Bác Hồ đã quyết định đưa một số CBCS sang học tập ở Liên Xô. Trong đoàn chiến sỹ sang Liên Xô học tập về điều khiển tên lửa năm ấy có Nguyễn Văn Phiệt. Trong quá trình học tập về điều khiển tên lửa ở Liên Xô, có một kỷ niệm mà Trung tướng Nguyễn Văn Phiệt không thể quên. ông kể: khi mình học tập, thực hành trên bộ khí tài điều khiển tên lửa, một vị tướng của bạn phụ trách việc đào tạo đã nói với anh em là các bạn mà sử dụng tốt bộ khí tài này thì sau này chúng tôi sẽ chuyển nó về cho các bạn. Lúc đầu tôi cứ nghĩ đó là câu nói đùa nhưng tôi vẫn lấy bút viết tên mình lên bóng đèn báo sóng để đánh dấu. Và đúng như lời hứa, sau  khi về nước, chúng tôi đã nhận lại được đúng bộ khí tài đó. Đó là một món quà thật đặc biệt. Nó đã theo Tiểu đoàn chiến đấu một cách bền bỉ liên tục suốt 1.300 giờ trên khắp các chiến trường từ Vĩnh Linh, Quảng Bình và tham gia hiệu quả, bền bỉ trong chiến dịch 12 ngày đêm bảo vệ bầu trời Hà Nội trước những cuộc không kích ác liệt của hàng nghìn lượt máy bay chiến đấu không lực Mỹ ném bom, bắn phá. Với bộ khí tài này, dưới sự chỉ huy của Tiểu đoàn trưởng Nguyễn Văn Phiệt, Tiểu đoàn 52 anh hùng đã bắn rơi 21 máy bay các loại, trong đó có 4 máy bay B52, 7 máy bay F111 và 10 máy bay các loại trên khắp các chiến trường mà nó tham chiến.                                   

(Còn nữa)


                                                                                Mạnh Hùng

Bài 2: Chiến thắng của bản lĩnh, trí tuệ và tầm vóc Việt Nam

Thứ tư, 19/12/2012 | 4:44:32 Chiều
Sát cánh cùng Bộ đội ra-đa, tên lửa, lực lượng pháo cao xạ cũng được củng cố, với quyết tâm tạo nên lưới lửa dày đặc, thiêu cháy giặc trời. (ảnh intenet). Sát cánh cùng Bộ đội ra-đa, tên lửa, lực lượng pháo cao xạ cũng được củng cố, với quyết tâm tạo nên lưới lửa dày đặc, thiêu cháy giặc trời. (ảnh intenet).
(HBĐT) - “Trong 12 ngày đêm chống lại cuộc tập kích lớn nhất trong lịch sử chiến tranh bằng không quân của nước Mỹ, cho dù tương quan về sức mạnh quân sự nghiêng hẳn về phía Mỹ nhưng ta vẫn giành thắng lợi, bắn rơi 34 máy bay B52 và hàng chục máy bay các loại buộc Mỹ phải ký kết hiệp định Pari rút quân về nước và công nhận Việt Nam là một quốc gia. Chiến thắng đó đã khẳng định bản lĩnh, trí tuệ và tầm vóc của dân tộc Việt Nam, mở đầu cuộc nói chuyện với cánh lính trẻ Đoàn H50, vị tướng Anh hùng LLVT nhân dân Nguyễn Văn Phiệt đã nhấn mạnh.


12 ngày đêm vạch nhiễu tìm thù

Trong chiến dịch 12 ngày đêm Hà Nội - Điện Biên Phủ trên không, Sư đoàn phòng không 361 anh hùng là đơn vị bắt rơi nhiều máy bay nhất với 29 chiếc, trong đó có 25 máy bay B52, 4 máy bay F111. Trong chiến công đó, riêng Tiểu đoàn 52 do Tiểu đoàn trưởng Nguyễn Văn Phiệt chỉ huy trong 2 ngày 21 và 22/12 đã bắn rơi 4 máy bay B52 bằng... 5 quả đạn tên lửa. Với chiến công này đã làm quân thù khiếp sợ. Sau này, trong cuộc gặp gỡ lại những cựu binh Mỹ lái máy bay B52 bị bắn rơi trên bầu trời Hà Nội, gặp ông ai cũng bảo: Khi nhận lệnh bay vào ném bom Hà Nội, cứ nghĩ đến những quả đạn tên lửa của Tiểu đoàn do Nguyễn Văn Phiệt chỉ huy là thấy bủn rủn tay chân với những dự cảm lành ít, dữ nhiều.

Dù thế, theo như Trung tướng Nguyễn Văn Phiệt, để bắn hạ máy bay B52 không phải là chuyện dễ. Bởi khi đó, Tổng thống Nixon và bộ máy chiến tranh của Mỹ tin tưởng tuyệt đối vào sức mạnh hủy diệt của máy bay B52. Chúng cho rằng pháo đài bay B52 là bất khả xâm phạm. Ngoài việc được tích hợp những công nghệ tiên tiến, hiện đại nhất lúc bấy giờ, máy bay B52 còn được trang bị những công nghệ điện tử gây nhiễu chủ động làm mù hệ thống rada của ta. Bên cạnh đó, khi làm nhiệm vụ ném bom, mỗi máy bay B52 còn được cả một phi đội với hàng chục chiếc máy bay chiến đấu hiện đại bậc nhất hộ tống, bảo vệ nhằm ngăn chặn mọi cuộc tấn công của hỏa lực phòng không với đồng thời các máy bay hộ tống cũng trở thành một nguồn gây nhiễu tích cực. Dù vậy, với trí tuệ và sự nhạy bén ta đã kịp thời rút kinh nghiệm, tìm ra những phương án, cách đánh sáng tạo để bắt máy bay Mỹ đền tội trên bầu trời Hà Nội, Trung tướng Nguyễn Văn Phiệt nhấn mạnh.

Cuối năm 1972, nhằm cứu vãn sự thất bại trên bàn đàm phán tại Pari và cứu vãn sự sụp đổ của chính quyền Sài Gòn tại miền Nam, Tổng thống Nixon đã phát động cuộc chiến tranh, leo thang dùng máy bay B52 bắn phá miền Bắc với mưu đồ đưa Hà Nội trở về thời kỳ đồ đá. Để thực hiện chiến dịch quân sự này, Mỹ dùng 193/400 máy bay B52 của cả nước Mỹ, 1077/3044 máy bay chiến thuật, số máy bay này bằng với số máy bay của cả nước Anh và Tây Đức cộng lại. Ngoài ra, Mỹ còn đưa đến 6/24 tàu sân bay, 50 máy bay tiếp dầu để tham chiến tại Việt Nam. Đồng thời tích cực đẩy mạnh chiến tranh điện tử với việc huy động 15 máy gây nhiễu phủ sóng toàn miền Bắc. Để dọn đường cho B52 ném bom vào Hà Nội, trước đó, Mỹ đã huy động hàng trăm máy bay F111 đánh phá các trận địa tên lửa, phòng không làm cho chúng ta bị uy hiếp ngay từ lúc đầu về tinh thần. Về phía ta, khi đó chỉ có 9 tiểu đoàn tên lửa và 6 trung đoàn pháo cao xạ bảo vệ thủ đô Hà Nội. Dù vậy, tất cả đã sẵn sàng chiến đấu bảo vệ thủ đô Hà Nội.

Sau ngày 17/12, địch bắn phá ác liệt, đến đêm ngày 18/12, lực lượng phòng không của ta bắn rơi tại chỗ được 2 máy bay B52. Còn ở Tiểu đoàn 52, sau những trận chiến đấu ác liệt, đến 20h11 ngày 21/12 kíp chiến đấu của tiểu đoàn đã bắt được dải nhiễu B52 đánh, khi đó chỉ còn 3 quả đạn, sau khi vạch nhiễu, bắt mục tiêu, lệnh phóng nhưng đạn không đi do ống thu áp lực bị hỏng. Dù tiếc nhưng ngay lập tức Tiểu đoàn trưởng Nguyễn Văn Phiệt đã phát lệnh phóng quả thứ 2. Đạn phóng tốt, điều khiển đến khoảng cách 14 - 15km thì bắt được máy bay và ở cự ly 21km thì đạn nổ tiêu diệt 1 B52. Ngay sau khi tiêu diệt máy bay B52, kíp chiến đấu lại tiếp tục chuẩn bị cho đợt chiến đấu mới trong khi chỉ còn 1 quả đạn. Với quả đạn này, chỉ sau 10 phút kíp chiến đấu của Nguyễn Văn Phiệt cũng đã tiêu diệt thêm 1 chiếc B52 nữa. Tiếp đó, đến đêm ngày 22/12/1972, cũng chỉ với 4 quả đạn tên lửa, kíp chiến đấu của Tiểu đoàn trưởng Nguyễn Văn Phiệt cũng đã tiêu diệt thêm 2 máy bay B52 khi chúng chưa kịp ném bom. Như vậy, trong chiến dịch 12 ngày đêm, Tiểu đoàn 52 của Nguyễn Văn Phiệt đã bắn rơi 4 máy bay B52, góp vào chiến công chung của quân và dân Hà Nội khi đã bắn rơi 34 máy bay B52.

Tiếp tục phát huy truyền thống đánh giỏi, bắn trúng 

Sự háo hức, tò mò của cánh lính trẻ Trung đoàn tên lửa 250 đã được thỏa mãn với những câu chuyện chiến đấu, những chiến công và những kinh nghiệm quý báu của lớp cha anh đi trước. Điều mà ngay từ đầu Thượng tá Lưu Văn Đại, Chính ủy Trung đoàn tên lửa 250 đã khẳng định: buổi nói chuyện này là dịp để CBCS trong Trung đoàn hiểu biết sâu sắc hơn về truyền thống quý báu của quân chủng PK - KQ và truyền thống đánh giỏi, bắn trúng của Sư đoàn 361 phòng không anh hùng cùng các trận đánh hay, những gương chiến đấu tiêu biểu, dũng cảm, mưu trí, sáng tạo trong sử dụng vũ khí, khí tài được trang bị. Nhất là để những CBCS trẻ của Trung đoàn hiểu và thấy được ý nghĩa, tầm vóc vĩ đại của chiến thắng Hà Nội - Điện Biên Phủ trên không năm 1972. Từ đó xác định mục tiêu phấn đấu, nâng cao chất lượng huấn luyện, làm chủ vũ khí, khí tài được Đảng và Nhà nước trang bị, đảm bảo SSCĐ trong mọi tình huống, không để tổ quốc bị bất ngờ với các tình huống từ trên không.
Với ý nghĩa đó, trong những năm qua, CBCS Trung đoàn tên lửa 250 đã tích cực thi đua hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ SSCĐ - quản lý vùng trời. Duy trì nghiêm nề nếp, chế độ canh trực tác chiến từ cấp Trung đoàn đến các phân đội. Thực hiện tốt nội dung 4 biết trong quản lý vùng trời. Chấp hành nghiêm 10 chế độ SSCĐ, tổ chức canh gác ngày đêm chặt chẽ. Thiếu tá Bùi Văn Trường, Chính trị viên Tiểu đoàn 152 cho biết: với việc không ngừng nâng cao chất lượng huấn luyện SSCĐ cũng như phát huy truyền thống đánh giỏi, bắn trúng của đơn vị, trong năm 2011 và đầu năm 2012 thực hiện nhiệm vụ công tác diễn tập, đơn vị đã tham gia bắn đạn thật với những bài bắn khó tại trường bắn TB1 với 6 quả đạn đã đảm bảo xác xuất trúng mục tiêu 100% được Tư lệnh quân chủng PK - KQ tặng bằng khen và Bộ trưởng Bộ Quốc phòng khen. Thiếu úy Trần Văn Nguyện, chiến sỹ Tiểu đoàn 152 khẳng định: chúng tôi luôn cảm thấy vinh dự khi được là chiến sỹ của quân chúng PK - KQ anh hùng. Là thế hệ cán bộ chiến sỹ trẻ, chúng tôi luôn xác định phải tích cực huấn luyện, không ngừng học hỏi, nâng cao kỹ chiến thuật để phát huy hiệu quả vũ khí khí tài hiện có đảm bảo hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao, quản lý tốt vùng trời.

                                                                                   Mạnh Hùng  
Xem tiếp...

DƯ LUẬN XÃ HỘI 76/A

(ĐC sưu tầm trên NET)
 
Chân dung quyền lực-Tô Huy Rứa khuynh đảo chính trường thế nào?



Tô Huy Rứa – Chân dung quyền lực (Kỳ 1)


Hồng Hà
21-12-2019
Tô Huy Rứa sinh ngày 4/6/1947 tại làng Đồn Điền, tổng Thủ Hộ, huyện Quảng Xương, phủ Tĩnh Gia, nội trấn Thanh Hoá; nay là xã Quảng Thái, huyện Quảng Xương, tỉnh Thanh Hoá trong một gia đình dân chài ven biển. Làng Đồn Điền, nơi “chôn nhau, cắt rốn” của Tô Huy Rứa thuở xưa vô cùng nghèo khổ, còn có tên là “làng ăn mày”.
Giai thoại cho rằng, ông tổ của làng Đồn Điền là một ông lão ăn mày. Nơi đây có ngôi đền thờ ông tổ cái bang, thờ một cây gậy và một cái bị, cũng như lưu truyền những tập tục về xin ăn. Hàng năm, ba ngày Tết cả làng có lệ bỏ đi ăn xin, bất kể già trẻ, nam nữ và những người quyền cao, chức trọng… Sau Tết mới về, khi trở về, những gì xin được phải mang ra đền làm lễ tế.
Chuyện xưa thực hư không rõ, nhưng điều này thì có thật: Những năm 1980, mưa bão triền miên, mất mùa thất bát. Để có thể sống sót, rất nhiều người dân làng Đồn Điền bỏ quê đi tứ xứ hành khất, xin ăn. Phong trào tha phương cầu thực cũng bắt đầu từ đó. Những năm 1982-1983, Quảng Thái có hàng trăm người bỏ xứ đi tha phương cầu thực. Nhiều gia đình, vợ chồng con cái đều dắt díu nhau đi ăn xin. Đặc biệt, những năm sau đó, tình trạng trẻ em đang trong độ tuổi đi học bỏ học đi lang thang khắp nơi.
Thống kê những năm 1993-1994, cả xã có hơn 700 em nhỏ đi lang thang, có gia đình 3-4 trẻ đi lang thang đánh giày, bán báo, ăn xin… Một tư liệu cho biết: “Trong số hơn 400 hộ dân ở Quảng Thái, có 249 hộ có người ăn xin chuyên nghiệp. Năm 1995 có 571 lượt, năm 1998 có 167 lượt người đi ăn xin“. Các nhà nghiên cứu gọi chuyện dân Quảng Thái đi ăn xin là “hiện tượng Quảng Thái”.
Năm 2012, khi Tô Huy Rứa tái cử Bộ Chính trị khoá XI, yên vị trên chiếc ghế Trưởng Ban tổ chức Trung ương, vinh quang và cực kỳ quyền lực. Lúc này tiền của bắt đầu đổ về nhà Tô Huy Rứa không đếm xuể, mệnh phụ phu nhân Trương Tuyết Nhung về quê chồng ở Đồn Điền tạ ơn, công đức kinh phí trùng tu tôn tạo đền thờ Thành hoàng của làng trở nên hoành tráng.



Đền thờ Thành hoàng làng Đồn Điền, quê hương Tô Huy Rứa. Ảnh: báo Dân Trí

***
Nhà quá nghèo, học hành không đến nơi đến chốn, năm 1965, Tô Huy Rứa tình nguyện vào lực lượng TNXP. Ngày 6/2/1967, Rứa được kết nạp vào ĐCS và mấy năm sau, nhờ có tài ăn nói, hoạt ngôn, khéo tuyên truyền, cấp trên gởi Rứa theo học tập ở trường Tuyên huấn Trung ương (sau nâng lên Đại học Tuyên giáo, Phân viện Báo chí và tuyên truyền, nay là Học viện Báo chí và tuyên truyền thuộc Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh).
Từ đây, Rứa xin ở lại trường, lần lượt làm trợ giảng, giảng viên… rồi không biết bằng cách nào, lại kiếm được tấm bằng cử nhân Toán tại ĐHTH Hà Nội. Học toán học, nhưng năm 1982 Rứa lại đi Nga để hoàn thành tiến sĩ… Triết học.
Cuối năm 1993, tại hội nghị Trung ương 6 khoá VII, Lê Khả Phiêu được bầu bổ sung vào Bộ Chính trị cùng với Nguyễn Mạnh Cầm, Nguyễn Hà Phan.
Năm 1995, trước thềm đại hội VIII, các phe quyết đấu để tranh giành quyền lực. Nguyễn Hà Phan, đương kim Thường trực Ban Bí thư, là người được Nguyễn Văn Linh ủng hộ để ngồi vào ghế thủ tướng khoá sau, bất ngờ bị tố cáo, quy chụp chính trị.
Tháng 4/1996, hội nghị Trung ương 10, khoá VII đã khai trừ Nguyễn Hà Phan ra khỏi đảng, chấm dứt sự nghiệp chính trị. Lê Khả Phiêu thay Nguyễn Hà Phan ngồi ghế Thường trực Ban Bí thư, quyền lực nghiêng Trời. Nhờ vậy, tại đại hội VIII tháng 12/1996, Lê Khả Phiêu đã đưa được một loạt các đàn em đồng hương Thanh Hoá ngồi vào ghế Uỷ viên Trung ương, trong đó có Tô Huy Rứa và Phạm Quang Nghị. Nếu như Phạm Quang Nghị trúng cử Bộ Chính trị tại đại hội X năm 2006, thì Tô Huy Rứa phải đợi đến hội nghị trung ương 8 khoá X tháng 1/2009 mới được bầu bổ sung vào Bộ Chính trị.
Cuối năm 2009 đến đầu năm 2010, một sự việc gây chấn động dư luận cả nước, đó là vụ Nguyễn Trường Tô chủ tịch UBND tỉnh Hà Giang, hiệu trưởng và đồng bọn “cưỡng dâm, mua dâm học sinh trung học”.
Ngày đó Tiến sĩ – Luật sư Trần Đình Triển là người bào chữa hai nữ sinh bị xét xử tội “môi giới mại dâm” đã gởi đơn kiến nghị đến các cơ quan trung ương, đơn cho rằng, vụ án có dấu hiệu oan sai và bỏ lọt tội phạm: 15 cháu gái từ 13 – 17 tuổi bị gạ gẫm, ép buộc tình dục trong vụ án này đều là nạn nhân, tính chất gần tương đồng nhau, đều bị cưỡng ép, dụ dỗ, khống chế, đe dọa… buộc phải quan hệ tình dục hoặc lôi kéo người khác phục vụ cho nhóm người của Sầm Đức Xương. Nếu gọi cho đúng tội danh thì phải là “cưỡng dâm” hoặc “hiếp dâm trẻ vị thành niên”.
Luật sư Trần Đình Triển gửi kèm văn bản kiến nghị khẩn cấp, đơn kêu cứu của hai bị cáo Hằng và Thúy, trong đó ghi rõ tên, số điện thoại và chức vụ của một số cán bộ cấp tỉnh, huyện, doanh nhân tại Hà Giang đã từng quan hệ tình dục với các cháu.
“Danh sách đen” khách mua dâm của Thuý và Hằng gồm 17 cán bộ Hà Giang. Trong đó có một số tên:
  1. Nguyễn Trường Tô – Thường vụ tỉnh uỷ, Phó Bí thư – Chủ tịch UBND tỉnh Hà Giang – ĐT: 0913271133
  2. Hùng – Giám đốc Ngân hàng Chính sách tỉnh – ĐT: 0913271307
  3. Nguyễn Hoàng Tiến – sĩ quan Công an tỉnh (em ruột Nguyễn Binh Vận, Giám đốc CA Hà Giang) – ĐT: 0912061622
  4. Định – Phó Chủ tịch huyện Vị Xuyên
  5. Thành – Giám đốc Doanh nghiệp – ĐT: 0912144888
  6. Dũng – GĐ Bưu điện tỉnh.
  7. Sầm Đức Xương – Hiệu trưởng trường PTTH Việt Lâm.
  8. Đinh Xuân Hùng – Giám đốc Ngân hàng Chính sách tỉnh Hà Giang
  9. Bích – Trưởng phòng Tổ chức Công an tỉnh.
  10. Hướng – Cán bộ Hải quan cửa khẩu Thanh Thủy.
  11. Minh – Cán bộ Công an tỉnh Hà Giang.
  12. Hoà – GĐ sở Nông nghiệp & Phát triển nông thôn.






Đơn kiến nghị & thư của Ls Trần Đình Triển. Ảnh: Tác giả gửi tới TD
Dư luận xã hội Việt Nam ngày đó “sốc toàn tập”. Bộ mặt nhà nước pháp quyền đã bị “giáng một đòn chí mạng” bằng sự tha hoá đạo đức và suy đồi về nhân cách của những cán bộ đảng viên có trọng trách, chức vụ, cũng như một số trọc phú doanh nhân ở Hà Giang trong vụ án này.
Thậm chí, khi đứng trước nguy cơ bị cách tất cả các chức vụ, trong bản báo cáo đề ngày 27/5/2010 gởi Uỷ ban Kiểm tra Trung ương, Chủ tịch UBND tỉnh Hà Giang Nguyễn Trường Tô khẳng định, Nguyễn Bình Vận, Giám đốc Công an tỉnh Hà Giang cũng đã quan hệ bất chính với nhiều phụ nữ…



Hai cháu Thuý – Hằng và những tên cẩu quan
Dân chúng vô cùng phẫn nộ, đòi hỏi các cơ quan tư pháp phải ra tay trừng trị, cho dù những kẻ phạm tội là ai, ở bất cứ cương vị nào. Những cơ quan, cá nhân vi phạm nghiêm trọng pháp luật tố tụng nói trên cũng cần phải bị xử lý nghiêm khắc theo pháp luật.
Cái tên Nguyễn Trường Tô và lũ yêu tinh được réo trên trang nhất các tờ báo. Hình ảnh ông quan đầu tỉnh, sa đoạ trần truồng cũng được đăng trên các trang mạng xã hội. Thế nhưng, có một người dùng quyền lực, hòng bao che cho bọn cẩu quan hung bạo, đốn mạt và cuồng dâm này. Ông ta muốn bịt miệng báo chí và dư luận, bằng cách gọi điện thoại ra lệnh cấm các Tổng biên tập đăng các bài báo liên quan các cán bộ mua dâm, cưỡng dâm tại Hà Giang.
Nhờ thế lực ở thượng tầng bảo kê, cho nên dù có đầy đủ bản cung khai trước cơ quan điều tra, của các nạn nhân; cả báo cáo đầy đủ chi tiết, tên tuổi các cá nhân hủ hoá, mang số 23- KSĐT ngày 8/3/2010 của Viện kiểm sát Hà Giang, do đích thân Viện trưởng Ấu Duy Quang ký, gởi Uỷ ban Kiểm tra Trung ương, thế nhưng, điều lạ lùng là những tên phạm tội vẫn an toàn. Chắc chắn với quyền năng của mình, có nhân vật “giấu mặt” góp phần can thiệp cho 17 tên “tai to mặt bự” sa đoạ và trác táng này, thoát vòng tố tụng. Người đó không ai khác, chính là Uỷ viên Bộ Chính trị, Bí thư trung ương đảng, Trưởng Ban Tuyên giáo trung ương Tô Huy Rứa.
(Còn nữa)
Bình Luận từ Facebook



Tô Huy Rứa – Chân dung quyền lực (Kỳ 2)

Hồng Hà
24-12-2019
Tiếp theo kỳ 1
Như đã nói ở kỳ trước, luật sư Trần Đình Triển là người bào chữa miễn phí cho hai bị cáo Nguyễn Thúy Hằng và Nguyễn Thị Thanh Thúy trong vụ án “Hiệu trưởng mua dâm” có liên quan đến hàng loạt quan chức tại Hà Giang, trong đó có ông Chủ tịch tỉnh Nguyễn Trường Tô.




Đơn kêu cứu của hai em Thuý – Hằng
Phẫn nộ vì cho rằng Tô Huy Rứa can thiệp thô bạo đến các quyền được hiến định của các cơ quan báo chí, ngày 11/7/2010, luật sư Trần Đình Triển đã gởi thư đến đích danh Tô Huy Rứa. Nội dung thư cho biết, Văn phòng Luật sư Vì Dân đã nhận được tin báo, vào ngày 9/7/2010, Tô Huy Rứa với tư cách Ủy viên Bộ chính trị, Bí thư Trung ương đảng, Trưởng ban Tuyên giáo Trung Ương đã gọi điện thoại mời đại diện Cơ quan chủ quản một số báo chí và Tổng biên tập một số báo tới để yêu cầu không được đăng tải thông tin về vụ việc liên quan đến ông Nguyễn Trường Tô.
Luật sư Triển cho rằng, vụ việc ông Nguyễn Trường Tô không thuộc bí mật quốc gia, do đó báo chí phải được phép đưa tin và yêu cầu ông Tô Huy Rứa phải trả lời và làm rõ sự việc trên. Nếu việc cấm cản báo chí là thật, luật sư sẽ khởi kiện ông Rứa trước các tổ chức của Đảng và cơ quan Nhà nước có thẩm quyền, nhằm xem xét tư cách Đảng viên, cũng như có hay không việc vi phạm pháp luật của ông Tô Huy Rứa.




Thư của LS Trần Đình Triển gởi Tô Huy Rứa
Đây là điều chưa từng xảy ra trong lịch sử đảng cộng sản, một luật sư “dám” gởi thư chất vấn đương kim Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương, Trưởng ban Tuyên giáo đầy quyền lực, một người có khuôn mặt lạnh lùng và “bàn tay thép” như Tô Huy Rứa. Còn nữa, LS Triển còn đòi đưa ông ta ra điều trần trước tổ chức đảng. Điên tiết, nhưng Tô Huy Rứa đành chịu, dù trong nhiều cuộc họp sau đó, Tô Huy Rứa thường nhắc đến tên luật sư Triển như một cái gai trong mắt mình.
Tô Huy Rứa có “ớn” LS Trần Đình Triển không? Có. Thật ra, Trần Đình Triển cũng không phải dạng vừa. Ông xuất thân là một sĩ quan của Học viện An ninh, là Tiến sĩ luật, không “hoạt động dân chủ”, không đứng theo phe nhóm chính trị. LS Trần Đình Triển đưa ra tinh thần phụng sự, tôn chỉ hoạt động tư vấn rõ ràng:
– Bảo vệ đảng,
– Bảo vệ pháp luật,
– Bảo vệ nhân dân,
– Bảo vệ công lý và lẽ phải.
Vì thế, không có bất cứ lý do gì để Tô Huy Rứa “đập” được Trần Đình Triển, chưa kể, Rứa sợ có thể có thế lực khác phía sau “cung đình” chống lưng cho Triển, khi mà đại hội XI chỉ còn hơn 5 tháng nữa sẽ khai mạc và tương lai tái cử rồi tiếp tục tiến xa với Rứa, là rất lớn. Tô Huy Rứa không dại gì đâm đầu vào đá, vì vậy như cách các cô hoa hậu, diễn viên mỗi khi tránh thị phi, scandal trong giới showbiz, Rứa chọn cách… im lặng.
Vụ án rúng động đã khép lại. Sầm Đức Xương, kẻ “dắt gái” cho các quan chức hàng đầu Hà Giang, lãnh án 9 năm tù. Nguyễn Trường Tô bị khai trừ khỏi đảng, nghỉ hưu và xây một biệt phủ rộng hàng chục ngàn mét vuông, kinh phí hàng trăm tỷ đồng, ở ngay tại huyện Vị Xuyên, tỉnh Hà Giang để “vui thú điền viên”. Số quan chức còn lại không hề bị truy tố hay xử lý kỷ luật. Thế mới biết, công lý có khi chỉ là… diễn viên hài!
Sau vụ bê bối này, vị Bí thư tỉnh uỷ Hà Giang là Hoàng Minh Nhất cũng nghỉ hưu. Người thay Nhất là Triệu Tài Vinh, sinh 1968. Triệu Tài Vinh đã xây dựng “đế chế” cả họ làm quan và đóng dấu sự nghiệp làm quan, với vụ mua bán, gian lận điểm thi trong kỳ thi quốc gia gây phẫn nộ, rung chấn và bàng hoàng chưa từng có, kể từ khi cái tên nước Việt Nam bắt đầu ra đời.
Từ sau đại hội X, nhiệm kỳ 2006-2011 với sự tái đắc cử chức TBT của Nông Đức Mạnh và tân thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng nhận nhiệm vụ, quyền lực bao trùm tất cả, chính thức thuộc về “cặp đôi” này. Vì thế, hàng chục dự án ngàn tỷ làm ăn bệ rạc, tham nhũng tràn lan, một nền kinh tế bê bết… nhưng luôn được che đậy. Thậm chí các đại án như PMU18, Vinashin, Vinalines cũng “xoay chiều”, rơi vào ngõ cụt…
Là Bí thư Trung ương và là Trưởng ban Tuyên giáo, được bổ sung vào Bộ Chính trị từ cuối năm 2009, Tô Huy Rứa hiểu rõ độ chênh của cán cân quyền lực hiện tại, cho nên Rứa đứng về phía Ba Dũng.
Đại hội XI, nhiệm kỳ 2011-2016, Nông Đức Mạnh rời khỏi chính trường ở tuổi 71, người ngồi vào ghế Tổng Bí thư là Nguyễn Phú Trọng, sinh 1944.
Theo các cán bộ cấp cao và giới thạo chính trường, lẽ ra chiếc ghế TBT đã thuộc về Hồ Đức Việt (sinh 1947). Hồ Đức Việt là cháu nội “khai quốc công thần” Hồ Tùng Mậu và là con trai của liệt sĩ Hồ Mỹ Xuyên, phó bí thư Tỉnh uỷ Nghệ An. Hồ Đức Việt là ứng cử viên nặng ký cho “tứ trụ”, hoặc chức vụ Tổng Bí thư, hoặc là Chủ tịch Quốc hội.
Hồ Đức Việt vốn học giỏi có tiếng, trước khi tham chính, Việt là Tiến sĩ Toán-Lý, giảng dạy và làm Phó chủ nhiệm khoa Toán-Cơ trường ĐH Tổng hợp Hà Nội.
Trước thềm đại hội XI, các phe bắt đầu vận động tranh thủ phiếu bầu và không quên tấn công quyết liệt, giải quyết “ân oán giang hồ”, hòng triệt tiêu các đối thủ.
Phe Thanh Hoá của Phạm Quang Nghị – Tô Huy Rứa muốn “níu” Hồ Đức Việt lại, cho nên mới có vụ việc chấn động dư luận, lẫn chính trường: Vụ “Tâm linh đàn Xã tắc”.
Xâu chuỗi những thông tin mơ hồ, suy diễn, hàng loạt đơn thư tố cáo vợ chồng Hồ Đức Việt theo đúng kịch bản, bay tới tấp đến các cơ quan đầu não, rằng Hồ Đức Việt mê tín dị đoan, yểm bùa, lập đàn khấn trời đất, gọi “âm binh” trù úm các đối thủ chính trị. Nào là Hồ Đức Việt tham vọng quyền lực, vận động hành lang, nhắm ghế TBT; nào là đạo đức và lối sống bản thân có vấn đề, thể hiện trong các chuyến công du…
Hội nghị 14 khoá X diễn ra từ ngày 13 đến 22/12/2010, Hồ Đức Việt lúc này là Trưởng Ban tổ chức Trung ương, phụ trách Tiểu ban nhân sự đại hội XI. Trước đó, khi trình danh sách dự kiến giới thiệu nhân sự bầu BCH Trung ương khoá XI cho Trưởng Tiểu ban Nhân sự Nông Đức Mạnh xem, khi thấy tên con trai là Nông Quốc Tuấn và một số “người của mình” bị loại ra vì lý do “thăm dò ý kiến phiếu thấp lắm”, Nông Đức Mạnh lồng lên, như muốn ăn thịt Hồ Đức Việt. Giọt nước đã tràn ly…
Vậy là lại suốt 10 ngày hội hội nghị bàn cãi, các phe chạy đua và tấn công nhau. Hồ Đức Việt chính thức bị “lên thớt”, liên minh Nghị – Rứa đứng về phía họ Nông, ra đòn dồn dập về phía Hồ Đức Việt, những chuyện không chấp nhặt đã lâu, giờ cũng thành gán ép “bê bối” dành cho đối phương. Câu nói “ba đánh một, không chột cũng què” chẳng sai bao giờ.
Hơn nửa tháng sau, Hội nghị 15 vào ngày 9/1/2011, cách khai mạc chính thức đại hội XI chỉ có 3 ngày. Lại bỏ phiếu để chốt, cái tên Hồ Đức Việt chính thức bị loại ra khỏi danh sách đề cử “tứ trụ”. Thay vào đó, Nguyễn Phú Trọng được đề cử chức Tổng bí thư khi bước sang tuổi 67, thay cho Nông Đức Mạnh nghỉ hưu. Trương Tấn Sang ngồi ghế Chủ tịch nước thay Nguyễn Minh Triết. Nguyễn Sinh Hùng được đề cử ghế Chủ tịch Quốc hội từ Nguyễn Phú Trọng, dù đã ở tuổi 65. Nguyễn Tấn Dũng tiếp tục giữ chức thủ tướng nhiệm kỳ 2.
Tất cả đã an bài đúng như thế. Kết quả đại hội như mọi người đã biết, Hồ Đức Việt trắng tay, thậm chí không có tên trong danh sách Uỷ viên Trung ương khoá XI và chính thức giã từ sự nghiệp chính trị ở tuổi 64.
Buồn cho nhân tình thế thái, chán chường trong thăng trầm chính sự, Hồ Đức Việt suy sụp tinh thần, đổ trọng bệnh và mất hai năm sau đó, hồi tháng 5/2013.



Bộ ba “ân oán” Hồ Đức Việt (ảnh trên), Phạm Quang Nghị (dưới, phải) và Tô Huy Rứa
Về phần Nghị và Rứa, cả hai thắng giòn giã. Phạm Quang Nghị, đương kim Bí thư Hà Nội, vẫn giữ được ghế cho nhiệm kỳ thứ 2. Tô Huy Rứa điền tên mình vào chiếc ghế “hái ra tiền” đỏ rực, ngồi thế chỗ Hồ Đức Việt đã ngồi trước đây: Trưởng ban Tổ chức Trung ương. Từ đây, với uy vũ của “kiến trúc sư trưởng” trong công tác nhân sự của đảng, ông Trưởng ban mặc sức thao túng chính trường. Xem như Tô Huy Rứa đã toại nguyện, khi chinh phục nấc thang quyền lực cao nhất của cuộc đời kẻ xuất thân từ làng… ăn mày.
(Còn nữa)
Bình Luận từ Facebook

Xem tiếp...

CÂU CHUYỆN VỤ ÁN 224

(ĐC sưu tầm trên NET)
 
Cuộc truy bắt kẻ HÃM HIẾP, SÁT HẠI em họ dã man | Hành trình phá án | ANTV

Thám tử điều tra những án mạng trên đồi

Cuộc điều tra về những vụ giết người man rợ ở Osage diễn ra vào những năm đầu thế kỉ 20 là một trong những cuộc điều tra phức tạp và khó khăn nhất của FBI. Trong vụ này, có khoảng 24 người Ấn Độ đã bị giết chết ở Osage. Vụ án này đã khiến cho những người Ấn Độ còn lại ở Osage phải khiếp sợ và luôn phải sống trong nỗi lo sẽ bị giết hại.
 
Tháng 5-1921, một xác chết đang phân hủy đã được cảnh sát phát hiện ở vùng đồi núi phía Nam của Oklahoma. Danh tính xác chết này được xác định là của Anna Brown. Kết quả khám nghiệm tử thi cho thấy ở đầu của Anna Brown có nhiều vết đạn bắn qua và cảnh sát kết luận cô ta chết do những phát đạn này.
 
Thám tử điều tra những án mạng trên đồi, Thám tử điều tra những án mạng trên đồi1
Thám tử điều tra những án mạng trên đồi, 
 
Sau 2 tháng người ta lại phát hiện ra mẹ của cô ta, bà Lizzie Q cũng bị chết. 2 năm sau, cũng ở tại gia đình này ông bác Henry Roan cũng bị kẻ thủ ác bắn chết. Chưa dừng lại ở đó, trong năm 1923 liên tiếp chị gái Anna và một người anh trai cũng thiệt mạng khi nhà của họ bị đánh bom.
 
Để có được một cái nhìn toàn diện về những vụ giết người này cảnh sát liên bang Mỹ cùng những Thám tử với nhiều kinh nghiệm đã vào cuộc.
 
Trong những nỗ lực điều tra ban đầu của cảnh sát liên bang,  và Văn phòng thám tử họ đã phát hiện ra và đang tập trung vào điều tra hồ sơ của William Hale. Hắn ta được gọi với một biệt danh là “Kẻ thống trị đồi Osage”.
 
Hale nổi tiếng với sự tham lam và tàn nhẫn. Để có thể có được thứ vàng đen này, hắn sẵn sàng đánh đổi mọi thứ trên đời. Sau một thời gian điều tra, những sự liên quan giữa Hale và những cái chết thương tâm trong đại gia đình của Anna Brown đã được làm rõ.
 
Trong những nỗ lực điều tra của mình, FBI còn phát hiện ra nhiều tình tiết mới về tội ác của Hale. Hồi đó hắn còn sai tay chân gây ra một số vụ giết người rồi ngụy trang sao cho giống như một vụ tự tử. Một trong số tay chân đắc lực của hắn là John Ramsey. Sau khi gây ra nhiều vụ giết người man rợ, Ramsey đã bị cảnh sát sờ gáy. Hắn đã thừa nhận những vụ giết người hàng loạt mà chủ mưu là William Hale.
 
Ngay sau đó Hale bị bắt vì tội danh giết người và tổ chức giết người. Phiên tòa xét xử tên này đã diễn ra với sự chứng kiến của số đông dân chúng tại Osage.
 
Trích từ _ Xaluan.com

Hơn 40 thanh niên dùng hung khí truy sát 2 cha con do mâu thuẫn đất đai

Hoàng Dương - Phương Linh |
Hơn 40 thanh niên dùng hung khí truy sát 2 cha con do mâu thuẫn đất đai
Nhóm giang hồ hơn 40 người truy sát 2 cha con vì tranh chấp đất đai.

Được cho là do mâu thuẫn đất đai, hai cha con ông Hùng ở xã Quốc Tuấn (huyện An Lão, Hải Phòng) bị một nhóm hơn 40 người chém trọng thương.

Thông tin từ Công an huyện An Lão (Hải Phòng) ngày 31/12 cho biết, Cơ quan CSĐT, Công an huyện đã lấy lời khai bà Khổng Thị Ty (SN 1955, HKTT tại xã Quốc Tuấn, huyện An Lão) để làm rõ vụ việc chồng, con trai bà Ty bị chém trọng thương trên địa bàn xã Quốc Tuấn, huyện An Lão.
Hơn 40 thanh niên dùng hung khí truy sát 2 cha con do mâu thuẫn đất đai - Ảnh 1.
Nhóm giang hồ hơn 40 người truy sát 2 cha con vì tranh chấp đất đai.
Theo trình báo của bà Ty, vào 8 giờ ngày 25/12, gia đình bà Ty đang ở tại khu đất làm cửa hàng vật liệu xây dựng trên địa bàn thôn Đâu Kiên, xã Quốc Tuấn, huyện An Lão thì xuất hiện vợ chồng ông Th, bà N dẫn theo hơn 40 thanh niên mang theo hung khí cùng chiếc máy xúc đến khu đất gia đình bà Ty đang sử dụng.
Nghe bà Ty nói đến để hồi khu đất, Đỗ Văn Trường (SN 1982, con bà Ty) bỏ vào nhà em trai bằng cửa sau ở bên cạnh khu đất. Ở bên ngoài, bà N chỉ đạo máy xúc húc đổ cổng, chỉ đạo nhóm thanh niên phá dỡ tường bao.
Thấy ông Đỗ Văn Hùng (SN 1954) - chồng bà Ty đứng ở khu vực trồng cây phía sau khu đất, bà N hô hoán mọi người lao vào chém. Theo “lệnh” của bà N, hàng chục đối tượng dùng dao kiếm lao vào tấn công ông Hùng.
Hơn 40 thanh niên dùng hung khí truy sát 2 cha con do mâu thuẫn đất đai - Ảnh 2.
Hai cha con ông Hùng bị chém trọng thương.
Thấy bố bị tấn công, Trường từ trong nhà em trai vội tiến đến căn ngăn, nhưng những đối tượng này tiếp tục quay sang tấn công Trường, phá cửa nhà em trai Trường để truy sát.
Thấy con bị nhiều người lao vào đâm chém, bà Ty lao vào che chắn cho con mới khiến các đối tượng chịu dừng tay.
Hơn 40 thanh niên dùng hung khí truy sát 2 cha con do mâu thuẫn đất đai - Ảnh 3.
Nhóm giang hồ hung hãn mang theo giáo mác truy sát hai cha con ông Hùng.
Theo đại diện Bệnh viện Đa khoa Kiến An (Hải Phòng), các nạn nhân khi được đưa vào cấp cứu có nhiều thương tích trong đó ông Hùng bị chém vùng mặt, vùng đầu, phải khâu hàng chục mũi; Trường bị chém gãy tay trái, đứt gân tay trái, bị đứt gân chân trái, bị chém vào đầu, vào mặt, vào lưng phải thực hiện nối gân tay, gân chân, khâu những vết thương vùng mặt, đầu …
Sau khi bị truy sát, anh Trường cho biết, nguyên nhân vụ việc là do mâu thuẫn đất đai.
Công an huyện An Lão đang xác minh, điều tra vụ việc.

Điều tra vụ án mạng ở huyện Quan Sơn

Chủ Nhật, 01/12/2019, 19:57:06
NDĐT- Ngày 1-12, Công an Thanh Hóa đang điều tra làm rõ cái chết của bà Ngân Thị Oan (54 tuổi) được chồng đưa từ rẫy về nhà riêng trong tình trạng đã tử vong và trên cơ thể có đường đạn xuyên vai trái.
Điều tra vụ án mạng ở huyện Quan Sơn
Nhà riêng của nạn nhân.
Được biết, ông V.V.Ph (53 tuổi) và vợ là bà Ngân Thị Oan có hộ khẩu thường trú tại khu 1, thị trấn Quan Sơn, tỉnh Thanh Hóa nhưng hai vợ chồng thường lên chòi canh trên rẫy trồng hoa màu của gia đình, cách nhà riêng khoảng 1km để ở.
Sáng cùng ngày, ông V.V.Ph đưa bà Oan từ rẫy về nhà trong tình trạng có vết đạn xuyên vai trái, đã tử vong. Người thân của ông Ph trình báo vụ việc tới chính quyền cơ sở và cơ quan chức năng.
Công an huyện Quan Sơn cùng các phòng nghiệp vụ Công an tỉnh Thanh Hóa khẩn trương thụ lý vụ việc, điều tra rõ vụ trọng án.
MAI LUẬN

Điều tra án mạng từ dấu vết côn trùng trên thi thể

Côn trùng có thể trở thành đầu mối cung cấp thông tin quan trọng giúp cảnh sát để phá án.
Cùng với việc thu thập chứng cứ ở hiện trường, các nhà điều tra còn chú ý tới những sinh vật có mặt trên cơ thể hoặc xung quanh cơ thể nạn nhân. Côn trùng học pháp y là ngành chuyên nghiên cứu các loài côn trùng xuất hiện trong các vụ án, đặc biệt là án mạng.
Xác định địa điểm tử vong
Tháng 7/1991, cô Kim Martelloi ở quận Cam (bang California, Mỹ) được thông báo mất tích. Ba ngày sau, hai du khách tìm thấy thi thể một phụ nữ trên sa mạc Palm Springs (cách quận Cam 90 phút lái xe). Tuy nhiên, do xác bị phân hủy quá mạnh, các điều tra viên phải mời nhà côn trùng học pháp y David Faulkner hỗ trợ điều tra.
Nhà khoa học này ngay lập tức phát hiện ra điều bất hợp lý. Ông nói những con giòi xuất hiện trên xác Martello không phải loài sống ở sa mạc. Nếu cô bị giết ở Palm Springs, loài này không xuất hiện.
“Cơ thể nạn nhân bị hai chủng côn trùng khác nhau "xâm chiếm": Một đến từ các loại côn trùng xuất hiện ở thành phố, và loại thứ hai sống trong sa mạc”, David Faulkner giải thích.
Vị chuyên gia nhận định nạn nhân chết ở hiện trường thứ nhất và xác của cô nằm ở đây đủ lâu để các loài côn trùng tìm đến trước khi bị mang đến sa mạc - hiện trường thứ hai.
Bằng chứng này cùng một số manh mối khác thu thập ở sa mạc đã hướng cảnh sát chú ý tới đối tác kinh doanh của nạn nhân. Họ xác định anh ta đã bóp cổ Kim Martelloi trong một nhà kho và mang xác vào sa mạc.
 Ông David Faulkner bên một vài mẫu côn trùng.
 Ông David Faulkner bên một vài mẫu côn trùng.
Theo tiến sĩ Jason Byrd, Chủ tịch của Hiệp hội côn trùng pháp y Bắc Mỹ, côn trùng là bậc thầy về ngụy trang, bắt trước và tự vệ. Chúng có mặt ở khắp mọi nơi và từ tập quán sinh hoạt, các con vật này có thể cung cấp những thông tin quan trọng. Điều mà ít kẻ phạm tội có thể lường trước được.
Faulkner, nhà nghiên cứu tại Bảo tàng Lịch sử Tự nhiên San Diego, nói rằng qua nghiên cứu loại côn trùng nào xuất hiện trên thi thể và vòng đời của những con vật này, các nhà khoa học có thể ước lượng được thời gian tử vong của nạn nhân. Dù không được chính xác đến từng phút, nhưng việc ước lượng nằm trong khoảng nào đó giúp ích rất nhiều cho quá trình điều tra.
Khi một xác chết xuất hiện sẽ có rất nhiều loài côn trùng bu đến, như kiến, bọ gậy và bọ cánh cứng. Thế nhưng ruồi và ấu trùng của chúng (giòi) được cho là công cụ xác định thời điểm tử vong hữu dụng nhất. Thi thể khi phân hủy sẽ tạo ra chất dịch và khí gas. Mùi tỏa ra trong quá trình đó sẽ báo hiệu cho một con ruồi biết rằng có một nơi rất giàu protein để nó có thể đẻ trứng. “Một con ruồi có thể gần như ngay lập tức có mặt và trong vòng 20 phút, những quả trứng đã xuất hiện", ông Faulkner nói.
Các loài côn trùng có thể "thì thầm" cho các nhà nghiên cứu biết những bí mật khác nhau nữa. Ví dụ, xác đã bị di chuyển hay không, có bị chôn dưới đất hay không, thời tiết lúc đó thế nào... Bởi tất cả các yếu tố này sẽ ảnh hưởng đến sự phân hủy của xác - căn cứ xác định thời gian chết của nạn nhân.
Sử dụng côn trùng để bác bỏ chứng cớ vắng mặt
Trước khi giết chết năm thành viên gia đình, Vincent Brothers, cựu phó hiệu trưởng trường Tiểu học Bakersfield, thành phố Bakersfield (bang California) đã đặt vé máy bay đến Ohio (Mỹ).
Chuyến đi thăm anh trai của anh ta nhằm ngụy tạo bằng chứng vắng mặt (cách xa hơn 2.000 dặm) cho tội giết người hàng loạt. Kế hoạch tưởng như hoàn hảo nhưng hàng trăm con côn trùng trong chiếc ôtô đi thuê của anh ta đã nói lên sự thật.
Theo điều tra, sau khi đến Ohio, Brothers thuê một chiếc xe và đi về Bakersfield. Sau khi gây tội với gia đình mình, anh ta lái xe quay trở lại Ohio.
Một giáo sư côn trùng học ở Đại học California - Davis đã xác nhận số côn trùng trong bộ tản nhiệt và một số bộ phận khác của chiếc xe chỉ có thể tìm thấy ở phía tây dãy núi Rocky. Manh mối này, cộng thêm một số manh mối khác bao gồm cả đồng hồ tính dặm trên chiếc xe đã chỉ ra Brothers chính là hung thủ.
“Những tên tội phạm sẽ nhớ đến việc đội mũ trùm tóc, sẽ nhớ đến việc đeo găng tay, nhưng chúng sẽ không nghĩ đến việc rửa xe thật kỹ”, tiến sĩ Jason Byrd nói.
Ngày nay ngành côn trùng học pháp y đã có những bước tiến dài nhờ sự phát triển của khoa học kỹ thuật. Với những hiện trường không tìm thấy xác chết, chỉ có máu và những con côn trùng, các nhà khoa học thậm chí đã có thể lấy được ADN người từ bên trong các con này.
Hậu Dương (Theo Sandiego Union Tribune)

Chiếc bao tải đựng bộ xương khô

Trung QuốcNhững dòng chữ, hình in trên chiếc bao tải đựng xác giúp cảnh sát tìm ra hung thủ giết người, dù thời gian đã xóa hết chứng cứ khác.
Ngày 3/10/2014, người dân huyện Đồng Tử, tỉnh Quý Châu phát hiện chiếc bao tải chứa bộ xương người. Cảnh sát xác định người chết là phụ nữ, tuổi từ 18 đến 25, cao khoảng 1m65, ngạt thở do tác động cơ học từ một đến ba năm trước.
Vì mẫu ADN của nạn nhân không có trong kho dữ liệu, ban chuyên án điều tra từ chiếc bao tải có hình hai con lợn màu đỏ và dòng chữ "Nông Dụng khoa kĩ". Với chi tiết này, cảnh sát hỏi tất cả các đại lí và cửa hàng bán thức ăn chăn nuôi của công ty Nông Dụng tại huyện Đồng Tử.
Ngày 5/10/2014, cảnh sát được một chủ đại lí cho biết bao dùng đựng loại cám chỉ bán tại thôn Hồng Hoa, huyện Đồng Tử. Điều tra sâu hơn, cảnh sát xác định loại cám này được bán trong thời gian ngắn vào khoảng hai năm trước, số lượng tiêu thụ không nhiều, chỉ người trong thôn mua. Ban chuyên án bước đầu cho rằng hiện trường giết người ở thôn Hồng Hoa, nạn nhân hoặc hung thủ là người thôn này.
Toàn huyện có hơn 200 người mất tích trong vòng từ một đến ba năm, trong đó có 52 phụ nữ từ 18 đến 25 tuổi. Vì nạn nhân có thể là người thôn Hồng Hoa, phạm vi điều tra chỉ còn 25 người. Qua lấy mẫu ADN của người nhà 25 người mất tích, cảnh sát tìm ra người chết là Tăng Tiểu Huyên, mất tích khoảng hai năm trước.
Khi Huyên còn nhỏ, bố mẹ cô đã quyết tâm phải gả con đến huyện lị để thoát khỏi cuộc sống nông thôn vất vả. Hai năm trước, Huyên được giới thiệu quen Dương Kiện ở thôn Hồng Hoa. Sau khi hai gia đình nói chuyện, bố mẹ Huyên đồng ý gả con gái cho nhà họ Dương, đòi sính lễ 10.000 nhân dân tệ. Khi đó Kiện và Huyên đều chưa đến tuổi kết hôn theo luật định.
Sau cưới, mỗi lần Huyên về nhà mẹ đẻ đều nói thường xuyên bị chồng đánh, không muốn ở đây nữa. Do hai gia đình giao kèo bằng miệng "bên nào đề nghị ly hôn trước sẽ phải bồi thường", vì thế lần nào mẹ Huyên cũng khuyên con cố nhịn.
Mười tháng sau khi cưới, Kiện tìm gặp bố mẹ vợ nói Huyên đã bỏ nhà đi, mang theo toàn bộ hành lí, giấy tờ cá nhân và điện thoại. Từ đó đến nay, Kiện vẫn hiếu thảo với bố mẹ vợ, ngày lễ tết vẫn mang quà biếu. Do con gái tự ý bỏ đi, bố mẹ Huyên sợ gia đình thông gia bắt bồi thường nên không dám hỏi nhiều, cũng không đi báo cảnh sát.
Điều tra về quan hệ giữa hai vợ chồng nạn nhân, cảnh sát phát hiện nhiều điểm đáng ngờ. Sau khi kết hôn, Kiện lười nhác nên hai vợ chồng thường xuyên mâu thuẫn. Một thời gian trước khi Huyên mất tích, Kiện qua lại với nữ sinh họ Đà, khiến quan hệ vợ chồng càng xấu hơn.
Một ngày sau khi Huyên mất tích, toàn bộ hơn 5.000 nhân dân tệ trong thẻ ngân hàng của Huyên bị rút hết. Do thời gian đã lâu, video giám sát tại cây ATM đã bị xóa, không biết ai là người rút tiền. Ít lâu sau, Kiện chung sống với Đà và có một đứa con. Từ đây, cảnh sát nhận định Kiện có động cơ gây án, nhưng lúc này anh ta đã bỏ đi, không tung tích.
Căn cứ thông tin do thôn dân cung cấp, ban chuyên án tổ chức đồng thời bốn mũi truy bắt đến bốn khu vực Kiện có thể đang lẩn trốn. Ngày 24/10/2014, cảnh sát huyện Đồng Tử đã bắt được Kiện khi đang làm việc tại nhà máy nhựa tổng hợp ở tỉnh Phúc Kiến.
Dương Kiện. Ảnh: CCTV.
Dương Kiện. Ảnh: CCTV.
Theo điều tra, Kiện kết hôn với Huyên theo sự sắp xếp của cha mẹ. Vợ chồng trẻ thường xuyên mâu thuẫn. Kiện nảy sinh tình cảm với Đà và muốn bỏ vợ.
Do giao kèo của hai gia đình, Kiện nhiều lần cố tình bạo hành, hy vọng Huyên bỏ nhà đi hoặc đòi ly hôn. Tuy nhiên, ý đồ này không thành công vì Huyên được gia đình khuyên chịu đựng.
Ngày 2/11/2012, trong lúc tranh cãi, Kiện siết cổ và bắt Huyên nói ra mật mã thẻ ATM... Để che giấu tội ác, hắn gọi điện cho bạn thân là Dương Thiện Huy đến bàn bạc. Sau khi phi tang thi thể nạn nhân, chúng rút tiền trong thẻ ATM của Huyên chia nhau. Ngày 25/10/2014, Huy bị bắt vì tội không tố giác tội phạm và cố ý tiêu hủy bằng chứng phạm tội.
Khang Diệp (Theo CCTV)

Ông lão được minh oan nhờ những lá thư tình

MỹViệc ông Alvin (57 tuổi) giấu giếm gì trong căn nhà xập xệ ngoài rìa thị trấn Ringgold (bang Georgia) là câu hỏi với nhiều người dân thị trấn suốt nhiều năm.
Thỉnh thoảng, ông Alvin lẳng lặng đi lại trên phố nhưng ông ta không bao giờ nói chuyện với ai, kể cả hàng xóm. Cả thị trấn không ai ưa ông Alvin vì tính khí lạ lùng của người này. Khi còn trẻ, ông từng lái ôtô quanh thị trấn với con búp bê thổi hơi ở ghế.
Cũng vì thế, tin đồn nhanh chóng lan ra toàn thị trấn sau khi họ biết ông Alvin gọi 911 để báo tin vợ mình ngừng thở vào sáng 4/10/1997. Người ta bàn tán ông có thể đã giam vợ dưới tầng hầm trong nhiều năm qua nên chẳng mấy ai biết tới sự tồn tại của bà này.
Khi xe cấp cứu tới nơi, Virginia Ridley, vợ của ông Alvin, đã chết trong tư thế nằm trên giường, trên người vẫn mặc nguyên quần áo. Thi thể đã bắt đầu đông cứng, dấu hiệu cho thấy cái chết đã xảy ra ít nhất 8 tiếng trước. Cảnh sát nghi ngờ tại sao người chồng lại chờ lâu như vậy mới gọi cấp cứu.
Alvin Ridley (phải) bên cạnh vợ Virginia Ridley. Ảnh: Filmrise.
Ông Alvin Ridley (phải) bên cạnh vợ Virginia Ridley. Ảnh: Filmrise.
Quan sát xung quanh, cảnh sát thấy rằng ngôi nhà của vợ chồng Alvin không có điện thoại, không lắp đặt vòi nước, và đầy gián chuột. Họ không tìm được giấy tờ cho thấy Virginia đã được điều trị sức khỏe tại bất cứ bệnh viện nào trong phạm vi 100 dặm trong 30 năm qua. Cảnh sát cho rằng đây có thể là dấu hiệu của việc Virginia bị chồng bỏ mặc trong nhiều năm, chết trong tình trạng suy dinh dưỡng.
Tìm hiểu về Alvin, cảnh sát được biết trước kia là thợ sửa tivi, công việc kinh doanh ban đầu khá tốt nhưng cuối cùng đóng phải cửa vì tính khí lạ lùng, thích kiện tụng của ông chủ. Ông ta kết hôn với Virginia vào năm 1966, khi bà mới 18 tuổi. Ít lâu sau, người vợ cắt đứt liên lạc với gia đình vì lý do họ hay xen vào chuyện giữa hai vợ chồng.
Làm việc với cảnh sát, ông Alvin khai khi tỉnh giấc thì thấy Virginia đã chết. Lúc đó, ông ta lái xe ra ngoài rìa thị trấn để gọi điện thoại công cộng. Tới đây, cảnh sát đặt nghi vấn tại sao ông đi qua phòng cứu hỏa trên đường đi nhưng không vào trong trình báo tin cấp cứu mà phải lái tới ngoài thị trấn.
Trong lời khai, cảnh sát thấy khó hiểu khi ông ta không quay số điện thoại của bệnh viện địa phương cách đó chỉ 10 phút xe chạy, mà lại gọi cho bệnh viện ở thành phố ở địa phận bang khác cách xa hơn. Chỉ khi được nhân viên bệnh viện yêu cầu quay số 911, Alvin mới làm theo. Dù vậy, trong cuộc gọi tới 911, giọng nói của Alvin thiếu đi sự lo lắng thường thấy trong tình huống tương tự, cảnh sát nhận định.
Khám nghiệm sơ bộ, giám định viên pháp y của thị trấn thấy rằng thi thể nạn nhân ở trong tình trạng suy dinh dưỡng trước khi chết. Quanh mắt có một vài chỗ bị xuất huyết, dấu hiệu thường thấy ở người tử vong do bị ngạt thở hoặc siết cổ. Lần khám nghiệm tiếp theo, giám định viên lại phát hiện vết thâm tím quanh cổ nạn nhân, đặc trưng khi bị bóp cổ. Cuối cùng, giám định viên kết luận Virginia đã bị sát hại.
Ông Alvin bị khởi tố về tội Giết người nhưng khẳng định mình vô tội. Nếu bị kết tội, ông đối diện với án tù chung thân không ân xá.
Trong cáo trạng, công tố viên chủ yếu dựa vào bản kết luận khám nghiệm thi thể của phòng giám định địa phương.
Để tìm bằng chứng gỡ tội, luật sư bào chữa của Alvin tới thăm ngôi nhà của thân chủ. Ở đây, luật sư phát hiện tường ngôi nhà dán hàng trăm trang nhật ký viết tay, Alvin nói do Virginia viết. Nội dung nhật ký viết về những hoạt động thường ngày của vợ chồng, nhưng chủ yếu là những lá thư tình của người vợ dành cho chồng.
Chuyên gia pháp y do luật sư thuê đối chiếu chữ viết trên trang nhật ký và bút tích trong quá khứ của Virginia để chứng minh chúng có cùng tác giả. So sánh chữ ký, chuyên gia thấy trùng khớp, với đặc điểm nổi bật nhất là lối viết thảo và chữ cái "i" trong chữ ký đều cao hơn các con chữ khác.
Chữ i do Virginia ký nhiều năm trước và trong trang nhật ký có đặc điểm giống nhau. Ảnh: Filmrise.
Chữ "i" do Virginia ký nhiều năm trước và trong trang nhật ký có đặc điểm giống nhau. Ảnh: Filmrise.
Luật sư bào chữa cũng phát hiện Virginia bị bệnh động kinh từ nhỏ. Theo những trang nhật ký, bà đã ngưng uống thuốc chữa động kinh từ nhiều năm trước.
Khi mang bằng chứng tới bác sĩ thần kinh học, luật sư được biết những vết xuất huyết quanh mắt của Virginia trùng khớp với hiện tượng chết đột ngột ở bệnh nhân động kinh. Hiện tượng này thường xảy ra ở những bệnh nhân không được điều trị đúng cách hoặc không uống thuốc. Ngoài ra, một trong những triệu chứng thường thấy khác của bệnh động kinh là chứng ham viết lách, điều này càng thêm củng cố Virginia là chủ nhân của những tờ nhật ký dán quanh nhà.
Với những vết bầm quanh cổ, luật sư bào chữa thuê chuyên gia độc lập rà soát lại quy trình khám nghiệm tử thi của giám định viên địa phương. Từ đây họ phát hiện, nhân viên phòng giám định đã lấy máu từ cổ thi thể để xét nghiệm độ độc nhưng việc làm này vi phạm vào quy trình khám nghiệm thông thường. Luật sư bào chữa lập luận điều này có thể lý giải tại sao vết bầm tím không được ghi nhận vào lần giám định đầu mà chỉ được phát hiện vào lần sau.
Luật sư bên bị cũng xoáy sâu rằng đây là trường hợp tử vong đầu tiên mà giám định viên pháp y địa phương phải khám nghiệm kể từ khi đảm nhiệm chức vụ nên có thể còn thiếu kinh nghiệm. Đồng thời, luật sư cũng cho rằng vị giám định viên có thể không công tâm vì có người nghe được giám định viên nói "người phụ nữ này đã bị giam dưới tầng hầm trong 30 năm" với đồng nghiệp.
Bên cạnh những chứng cứ trên, luật sư cũng tấn công vào yếu tố động cơ gây án bằng câu hỏi: "Tại sao Alvin lại giết Virginia, người bạn duy nhất của mình trong thị trấn này". Nhiều người đồn rằng ông Alvin giam cầm và bỏ bê vợ trong 30 năm, nhưng tại sao khi chết, Virginia vẫn ở trong trạng thái được chăm sóc chu đáo như được sơn móng chân và có những chiếc trâm cài tô điểm mái tóc.
Luật sư vì thế cho rằng Virginia đã qua đời trong đêm vì bị chứng chết đột ngột động kinh sau thời gian dài bỏ dùng thuốc. Vị này khẳng định những trang nhật ký dán tường thể hiện cuộc sống hạnh phúc giữa hai vợ chồng.
Làm chứng tại tòa, ông Alvin nói không dừng lại ở phòng cứu hỏa vì từng gặp rắc rối với cơ quan này nên không còn tin tưởng. Ông gọi điện cho bệnh viện ở xa vì đó là nơi đưa mẹ đi chữa bệnh từ nhiều năm trước và là nơi duy nhất quen thuộc. Alvin kể ngay trước khi chết, Virginia lên cơn co giật mạnh nhưng vẫn nói mình ổn. Ông cũng cho hay bệnh động kinh cũng là lý do vợ không ra khỏi nhà vì quá xấu hổ.
Cuối cùng, sau hai tiếng nghị án, bồi thẩm đoàn ra phán quyết: Alvin vô tội. Biết tin được trả tự do, người chồng này nói cảm ơn vợ vì đã ra làm chứng trước tòa qua những trang nhật ký dán tường.
Alvin và luật sư McCraken Poston. Ảnh: Catoosa News/Adam Cook.
Ông Alvin và luật sư McCraken Poston. Ảnh: Catoosa News/Adam Cook.
Hiện, ông Alvin vẫn chủ yếu dành thời gian một mình ở ngôi nhà xập xệ tách biệt với thị trấn, trừ những buổi ăn trưa cùng người luật sư năm nào đã bảo vệ mình. Câu chuyện của ông đã được giới thiệu tới nhiều người trên thế giới qua các chương trình phá án hình sự.
Quốc Đạt (Theo Washington Post, People)

Xem tiếp...