Chủ Nhật, 30 tháng 12, 2018

CÂU CHUYỆN TÌNH BÁO 248

(ĐC sưu tầm trên NET)

TQ: cựu sếp tình báo Mã Kiến lĩnh án tù chung thân

  • 9 giờ trước

Bản quyền hình ảnh Reuters
Image caption
Image broadcast on TV of Ma Jian in court when the verdict was announced Hình ảnh ông Mã Kiến tại phiên tòa trên truyền hình Trung Quốc

Cựu giám đốc cơ quan tình báo Trung Quốc Mã Kiến vừa bị án tù chung thân với tội danh nhận hối lộ và giao dịch tay trong, một tòa án Trung Quốc cho hay.
Ông Mã bị điều tra từ năm 2015 và bị khai trừ khỏi Đảng Cộng sản một năm sau đó.
Ông nhận tội và sẽ không kháng cáo, tòa án ở tỉnh Liêu Ninh miền đông bắc Trung Quốc nói.
Nhiều quan chức cao cấp đã bị kỷ luật trong chiến dịch chống tham nhũng khổng lồ của Chủ tịch Tập Cận Bình.
Ông Mã Kiến từng là thứ trưởng Bộ An ninh Quốc gia Trung Quốc, một bộ đầy quyền lực chuyên phụ trách các hoạt động phản gián và các điệp vụ ở nước ngoài.
Vụ xét xử ông Mã có liên quan tới một trong những nhân vật bị truy nã của Trung Quốc, nhà tài phiệt bất động sản lưu vong Quách Văn Quý. Ông Quách gần đây vừa công bố một loạt các cáo buộc tham nhũng đối với các cán bộ cấp cao của Đảng Cộng sản Trung Quốc.
Ông Mã đã dùng vị trí của mình để giúp ông Quách Văn Quý, người hiện đang sống ở New York, trục lợi, Tòa án Nhân dân Trung cấp Đại Liên tuyên bố.
Ông Mã đã nhận hơn 100 triệu nhân dân tệ (14,5 triệu USD) tiền hối lộ và hưởng lợi từ mua bán chứng khoán nhờ các thông tin tay trong, tòa nói thêm.
"Số tiền nhận hối lộ của bị cáo Mã Kiến là cực kỳ lớn; lợi ích của quốc gia và nhân dân bị tổn thất đặc biệt nặng nề, xâm hại nghiêm trọng tính minh bạch trong hoạt động của cán bộ nhà nước."
Hơn một triệu quan chức đã bị trừng phạt trong chiến dịch chống tham nhũng của ông Tập Cận Bình kể từ khi ông lên nắm quyền hồi 2012, theo nguồn tin chính phủ Trung Quốc.
Chiến dịch này được một số người cho là chuyện thanh trừng nội bộ đối với các phe chống đối trên một phạm vi chưa từng thấy kể từ cuộc Cách mạng Văn hóa dưới thời ông Mao Trạch Đông.

Kamufliaz - Chiến dịch ngụy trang táo bạo của KGB

Hồng Sơn |


Kamufliaz - Chiến dịch ngụy trang táo bạo của KGB

Ngày 1-8-1985, quan chức đứng đầu bộ phận phản gián Gadner Hathaway tại Langley (trụ sở của Cục tình báo trung ương Mỹ - CIA) nhận được một bức điện khẩn từ chi nhánh của tình báo Mỹ tại Italy. Nội dung bức điện cho biết ngay sáng hôm đó, đại tá Vitaly Sergeyevich Yurchenko đã có mặt tại đại sứ quán Mỹ ở Rome với mong muốn hợp tác với Washington.

Khỏi phải nói Hathaway đã mừng tới mức độ nào khi cương vị hiện tại của nhân vật đào tẩu này là hết sức ấn tượng – Phó chỉ huy ban 1 (ban phụ trách nước Mỹ) của Tổng cục I (tình báo đối ngoại của KGB), là nơi chuyên triển khai các chiến dịch tình báo trên lãnh thổ Mỹ và Canada. Kể từ thời của đại tá Penkovski, người Mỹ chưa bao giờ bắt được “con cá vàng” cỡ bự như vậy.
Tuy nhiên, CIA không thể biết được rằng, đó chỉ là điểm mở đầu cho một chiến dịch ngụy trang hết sức mạo hiểm của KGB nhằm che giấu siêu điệp viên Aldrich Ames của mình tại Langley…
Kế hoạch “Lỗ hống sạch”
Cũng ngay trong chiều tối hôm đó, Hathaway nhận thêm một bức điện nữa từ Rome. Trong đó Yurchenko cho biết, 6 tháng trước tại Vienna, có một người Mỹ đã liên hệ với chi nhánh KGB tại đây, cung cấp tên tuổi của một số công dân Xôviết đang làm việc cho Mỹ.
Dù chưa làm việc trực tiếp với nguồn tin này, nhưng Yurchenko biết được nhân vật này từng có thời gian làm việc cho CIA và bất ngờ bị sa thải ngay trước chuyến công tác tới Moscow.
Hathaway thật ra vào thời điểm đó đã biết được, nhân vật được nhắc tới không ai khác chính là Edward Lee Howard. Ông ta nhấc điện thoại gọi điện trực tiếp cho Giám đốc CIA William Casey để báo về tin mừng này.
Kamufliaz - Chiến dịch ngụy trang táo bạo của KGB - Ảnh 1.
Vitaly Sergeyevich Yurchenko.
Quay trở lại thời điểm năm 1977, Hathaway, khi đó đang lãnh đạo chi nhánh của CIA tại Moscow, nhận thấy rằng, tất cả các điệp viên của ông ta mỗi khi rời khỏi đại sứ quán đều không thể thoát được sự theo dõi của phản gián Xôviết.
Trong khi các nhà ngoại giao Mỹ thuần túy lại không hề nằm trong tầm ngắm. Thực tế cho thấy trước khi bất cứ nhân viên CIA nào đặt chân tới Moscow, KGB đều đã nắm được đầy đủ thông tin về nhân vật này, chủ yếu bằng cách rà soát những công việc anh ta đã làm trước đây tại nhiều quốc gia trên khắp thế giới.
Ý tưởng về kế hoạch “Lỗ hổng sạch” của Hathaway ra đời từ thời điểm đó, mục tiêu là lôi kéo các điệp viên có “vỏ bọc sạch”, tức là có độ tuổi dưới 30, từ trước chưa từng làm việc cho cơ quan tình báo ở nước ngoài.
Theo dự kiến của Hathaway, những điệp viên loại này cần phải hoạt động như một bóng ma: xuất hiện nhanh chóng tại địa điểm vào đúng thời gian cần thiết và cũng nhanh chóng rút lui. Chân tướng thực sự của họ chỉ có Langley và đại sứ của Mỹ tại Moscow biết đến. Kế hoạch “Lỗ hổng sạch” nhanh chóng được phê chuẩn với người tiên phong là viên sĩ quan trẻ Edward Lee Howard.
Để có thể đảm trách được với những khó khăn sẽ phải đương đầu tại Moscow, Howard được thông tin khá chi tiết về các chiến dịch tình báo Mỹ đang triển khai tại đây.
Howard tuy nhiên đã không thể tới được Moscow – tại đợt sát hạch qua máy kiểm tra nói dối vào tháng 4-1983, anh ta bị phát hiện đã cố tình giấu giếm về việc sử dụng các loại thuốc an thần trong quá khứ, cũng như về tật nghiện rượu của mình.
Việc không được cử tới Moscow và sau đó là quyết định sa thải không rõ lý do chỉ một tháng sau đó đã khiến giấc mơ trở thành “anh hùng dân tộc” của Howard tan vỡ.
Tháng 8-1983, lãnh sự của Liên Xô tại Washington nhận được đơn xin cấp visa du lịch của Howard, trong đó có kẹp một lá thư với yêu cầu gặp đại diện của KGB để cung cấp một số thông tin mật.
Nhưng do đề xuất gặp gỡ của anh ta ngay tại khu đồi Capitol là khá nguy hiểm, nên KGB đã khước từ vì lo ngại đây có thể là một cái bẫy của Cục Điều tra liên bang Mỹ (FBI). Một năm sau, trước những nỗ lực của Howard tìm cách liên lạc, trung tâm đã chấp thuận đề xuất tiếp xúc với anh ta. Một biến cố bất ngờ đã khiến cuộc gặp không thể diễn ra nhanh chóng.
Tháng 2-1984, trong một cuộc cãi cọ tại quán bar, Howard đã rút súng bắn lên trần nhà. Hậu quả là anh ta phải ra tòa, nhận bản án 5 năm tù treo cùng quyết định cấm xuất cảnh. Howard chuyển tới sống tại Santa Fe, tạm hài lòng với vai trò chuyên gia kinh tế tại Nghị viện bang New Mexico.
Sau khi điệp viên KGB tìm ra địa chỉ mới của Howard, anh ta rất nhanh chóng nhận lời mời hợp tác. Ngày 21-9-1984, Howard lén bay sang Vienna, tới lãnh sự quán Xôviết tại đây để gặp gỡ đại diện KGB.
Anh ta tiết lộ nhiều thông tin quý giá về kế hoạch “Lỗ hổng sạch” cũng như những điệp viên đầu tiên tham gia chương trình trên đang hoạt động tại Moscow. Howard nhận được khoản tiền thưởng hậu hĩnh 150 ngàn đôla. Dù Howard chỉ cho đây là một “thương vụ nhất thời”, nhưng Moscow lại đánh giá khác. KGB vẫn liên tục giám sát anh ta với hy vọng có thể tiếp tục khai thác.
Sau khi nhận được thông báo từ Giám đốc CIA như đã nói ở trên, FBI đã tổ chức theo dõi Howard rất sát sao nhằm tìm kiếm bằng chứng để bắt giữ anh ta. Do không thể tìm ra chứng cớ, ba nhân viên FBI đã trực tiếp thẩm vấn Howard trong suốt 8 giờ liên tục.
Cựu nhân viên CIA vẫn khăng khăng phủ nhận tất cả. Một ngày sau, anh ta lẻn vào lãnh sự quán Xô Viết tại New York, từ đây được bí mật đưa tới Đan Mạch và Phần Lan, trước khi an toàn đặt chân tới Moscow.
Những tiết lộ của “cá vàng”
Quay trở lại với vụ của Yurchenko. Anh ta được đưa từ Italy tới Mỹ trên một chiếc máy bay vận tải quân sự. Theo chỉ thị của chính Giám đốc CIA, Yurchenko được nhận một khoản tiền lương suốt đời vào khoảng 70 ngàn đôla mỗi năm. Kèm theo đó là quyền sử dụng một biệt thự hai tầng tại khu vực ngoại ô Washington.
Kamufliaz - Chiến dịch ngụy trang táo bạo của KGB - Ảnh 2.
Cáo trạng truy nã Edward Lee Howard của FBI.
Người Mỹ đã nhận được “cơn mưa thông tin” có giá trị từ Yurchenko. Anh ta kể chi tiết về quá trình Tổng cục I điều tra về các nguyên nhân phản bội của Oleg Gordievski.
Tiếp đó là tiết lộ về một loại “bụi gián điệp” được phản gián Xô viết bí mật rắc lên quần áo các nhà ngoại giao Mỹ và bên trong xe hơi của họ để có thể xác định những công dân Liên Xô đã từng tiếp xúc.
Yurchenko tiết lộ cho người Mỹ về kế hoạch của KGB triển khai những hòm thư và kho vũ khí bí mật trên lãnh thổ các nước Tây Âu để sử dụng trong những trường hợp khẩn cấp.
Yurchenko cho biết, chi nhánh KGB tại Washington vào tháng 1-1980 từng tiếp xúc với một người Mỹ có bộ râu màu hung, người tự giới thiệu là một chuyên gia phân tích của Cơ quan An ninh quốc gia (NSA). Chỉ nhờ thông tin trên, CIA cùng FBI đã rà soát tổng cộng 580 trường hợp trước khi xác định đó là Ronald William Pelton.
Cũng như Howard, Pelton vào tháng 10-1979 đã không thể vượt qua được cuộc thử nghiệm trên máy phát hiện nói dối liên quan đến những câu hỏi về sử dụng ma túy. Hậu quả là anh ta bị giáng chức, tước khả năng được tiếp cận thông tin mật, lương bổng giảm xuống một nửa.
Khó khăn về tiền bạc đã thúc đẩy Pelton bước chân vào đại sứ quán Liên Xô tại Washington, đề xuất khả năng cung cấp thông tin mật.
Nhờ Pelton, Moscow biết được về chiến dịch siêu bí mật “Ivy Bells” của CIA nhằm lấy cắp thông tin qua đường cáp biển dưới đáy biển Okhot. Ngoài ra, anh ta còn cung cấp dữ liệu về 5 hệ thống do thám điện tử khác của Mỹ cùng 60 trang tài liệu mật khác. Qua thông tin có được từ Yurchenko, Pelton nhanh chóng bị bắt giữ.
Trong phiên tòa xét xử vào ngày 18-6-1986, Pelton bị phán quyết tội danh hoạt động gián điệp cho Liên Xô với mức án tù chung thân. Cũng cần nói thêm, cả Howard và Pelton đều có cơ hội chạy sang Moscow theo các kế hoạch bảo vệ cộng tác viên của KGB.
Nhưng Pelton đã tỏ ra do dự khi nhận được sự cảnh báo của KGB, không tới nơi hẹn như đã định. Qua một loạt những thông tin quan trọng do Yurchenko cung cấp, CIA đã đặt trọn niềm tin vào nhân vật này. Họ không thể ngờ rằng, đó chỉ là một cái bẫy được vạch sẵn trong khuôn khổ chiến dịch “Kamufliaz”…
Cuộc chạy trốn bất ngờ
Trưa ngày 2-11-1985, Yurchenko cùng với nhân viên trẻ của CIA là Tom Hennen – người luôn tháp tùng Yurchenko để ngăn chặn nguy cơ KGB có thể trả đũa – có mặt tại nhà hàng Au Pieddu Cochon nổi tiếng về món ăn Pháp tại một khu sang trọng của Washington.
Cần nói thêm, tại nhà hàng này cho tới nay vẫn còn một tấm biển đề dòng chữ: “Nơi đây vào ngày 2-11-1985 đã diễn ra bữa ăn cuối cùng của Vitaly Yurchenko”…
Sau khi giải quyết xong món tráng miệng, Yurchenko lấy cớ ra ngoài hít thở không khí trong lành. Vài phút sau, khi cảm thấy có gì đó bất thường, Hennen chạy bổ đi tìm đối tượng cần bảo vệ của mình, nhưng khi hiểu ra thì đã muộn.
Yurchenko sau khi hoàn thành sứ mạng “kẻ đào tẩu” của mình đã quay trở lại để thực hiện giai đoạn hai – đó là vạch trần và đả kích hoạt động của CIA.
Một cuộc họp báo được tổ chức ngay sau đó vào ngày 4-11-1985 trong khuôn viên đại sứ quán Liên Xô tại Washington đã thu hút được sự tham gia của đông đảo các phóng viên Mỹ và quốc tế. Họ muốn tận mặt chứng kiến và tìm hiểu: tại sao một nhân viên KGB từng chạy sang với người Mỹ 3 tháng trước đó lại quyết định quay trở lại với đồng đội.
Trước đầy đủ các phóng viên, Yurchenko khẳng định, anh ta bị CIA bắt cóc tại Rome. Trong 3 tháng qua, anh đã bị nhân viên CIA chích ma túy nhằm bẻ gãy ý chí và tìm cách để khai thác những bí mật quốc gia.
Yurchenko còn tố cáo về việc anh ta bị CIA tìm cách ép buộc để thừa nhận mình đã phản bội tổ quốc trước công luận nước Mỹ - cụ thể là bắt ký một hợp đồng với điều khoản được nhận 1 triệu đôla nếu đồng ý làm điều này. Cuối cùng, Yurchenko bày tỏ mong muốn được sớm quay trở về Liên Xô.
Sự kiện trên là một đòn giáng mạnh vào uy tín của CIA, cũng như là một cú sốc thực sự đối với giới chức lãnh đạo tại cơ quan này. Họ chỉ biết triển khai một chiến dịch quy mô trên báo chí nhằm bôi nhọ Yurchenko – công bố những bức ảnh có vẻ khá thân thiện giữa anh ta và các quan chức CIA cũng như FBI, mô tả chi tiết một số bí mật do anh ta cung cấp…
Chiến dịch đánh lạc hướng tinh vi
Câu hỏi đặt ra là: tại sao KGB lại phải dày công chuẩn bị một chiến dịch hết sức tinh vi như trên? Chiến dịch “Kamufliaz” thật ra có mục đích chính nhằm che chắn cho siêu điệp viên Aldrich Ames.
Cho tới thời điểm Yurchenko có mặt tại trụ sở của CIA, Ames đã cung cấp cho KGB thông tin về hàng chục sĩ quan kỳ cựu của KGB và GRU (Cơ quan tình báo quân đội) đang bí mật làm việc cho Mỹ.
Nhờ sự giúp đỡ của Ames, Liên Xô đã kịp thời phong tỏa những kênh thông tin rò rỉ có tầm quan trọng đặc biệt sống còn đối với an ninh đất nước. Mục tiêu chính đặt ra là phải bằng mọi giá bảo vệ nguồn tin đặc biệt quan trọng trên.
KGB đã rất kỳ công để chuẩn bị những thông tin quan trọng để Yurchenko có thể chuyển cho CIA, trong đó có cả hai điệp viên về cơ bản đã không còn có thể khai thác. Washington đã phải mất nhiều thời gian, công sức để tập trung kiểm chứng những gì Yurchenko đã khai báo, chưa kể những nỗ lực cứu vớt chút danh dự sau cuộc chạy trốn đầy bất ngờ của anh ta.
Tổng thống Reagan khi đó cũng phải lên tiếng về vụ việc của Yurchenko: “Tôi cho rằng, bất cứ người Mỹ nào cũng phải đặt câu hỏi về hành động của con người đó, khi anh ta không biết vì sao lại quay trở lại Nga, khi đáng ra có thể sống yên ổn tại Mỹ”.
Dù thế nào, thành công của chiến dịch “Kamufliaz” với vai trò đặc biệt của Yurchenko chính là lôi kéo cả CIA và FBI vào một “cuộc chơi vô bổ” trong một thời gian dài nhằm xác minh những thông tin của anh ta, cũng như khắc phục hậu quả từ vụ trốn chạy sau đó.
Tình báo Mỹ đã bị xao nhãng trong một thời gian đáng kể trước khi có thể phát hiện ra siêu điệp viên Aldrich Ames của Moscow.
Vitaly Sergeyevich Yurchenko sau khi trở về nước đã được trao tặng danh hiệu “Nhân viên danh dự của Cơ quan An ninh quốc gia”, phần thưởng cao quý nhất của KGB. Còn Edward Lee Howard, trước khi Liên Xô tan rã đã chuyển tới sống tại Hungary theo lệnh của Phó chủ tịch KGB Vadim Bakatin.
Dưới áp lực của Mỹ, Hungary đã trục xuất Howard sang Thụy Điển, nơi anh ta bị bắt giữ vào tháng 8-1992 vì nghi ngờ hoạt động gián điệp. Bị trục xuất trở lại Nga một tháng sau đó, Howard lao vào kinh doanh bằng cách mở một công ty bảo hiểm nhỏ. Ông này qua đời tại Moscow vào năm 2006 vì chứng bệnh xơ gan.
theo Công an nhân dân

Cựu lãnh đạo CIA nói Thái tử Arab Saudi 'liều lĩnh và ngu ngốc' trong vụ Khashoggi

Cựu quyền giám đốc CIA cho rằng Thái tử Mohammed hành xử rất khinh suất trong vụ nhà báo Khashoggi bị sát hại.



Thái tử Arab Saudi Mohammed bin Salman. Ảnh: AP.
Thái tử Arab Saudi Mohammed bin Salman. Ảnh: AP.
"Hành động này là rất liều lĩnh, trơ trẽn và đặc biệt ngu ngốc", Michael Morell, cựu quyền giám đốc Cơ quan Tình báo Trung ương Mỹ (CIA) mô tả trong một chương trình của đài CBS về cách hành xử của Thái tử Arab Saudi Mohammed bin Salman trong vụ nhà báo Jamal Khashoggi bị giết hại ở Thổ Nhĩ Kỳ.
"Làm sao một người có thể ngồi ở Riyadh và nghĩ rằng có thể thoát khỏi một vụ như vậy? Khashoggi là một công dân Mỹ, một nhà báo đang làm việc cho Washington Post. Cách suy nghĩ như vậy là cực kỳ ngu ngốc", Morell, người hai lần giữ chức quyền giám đốc CIA năm 2011 và 2012-2013, nói.
Cựu quan chức CIA nhận định vụ Khashoggi cho thấy Thái tử Mohammed là người "ngạo mạn, thiếu kinh nghiệm, quan ngại thái quá về những người bất đồng chính kiến và phong trào Anh em Hồi giáo" và việc các sát thủ Arab Saudi xuống tay với nhà báo này là kết quả của "một loạt đánh giá tệ hại".
Morell cho rằng Thái tử Mohammed đã có những bước đi sai lầm nghiêm trọng kể từ khi được Vua Salman trọng dụng và trao thêm nhiều vị trí như Phó thủ tướng và Bộ trưởng Quốc phòng. "Có người có thể khiến việc cải cách vương quốc gặp rủi ro vì anh ta liều lĩnh. Đó là điều đáng chú ý", ông nói.
Những tin nhắn khiến Thái tử Mohammed bị nghi ngờ trong vụ Khashoggi.

Chính phủ Arab Saudi đã bác bỏ việc Thái tử Mohammed liên quan đến vụ sát hại Khashoggi. Văn phòng công tố Arab Saudi tuyên bố truy tố 11 nghi phạm ra tay giết hại Khashoggi ở lãnh sự quán tại Thổ Nhĩ Kỳ hôm 2/10, trong đó có 5 người có thể lĩnh án tử hình. 
Tuy nhiên, truyền thông Mỹ dẫn nguồn tin từ CIA cho biết tình báo Mỹ đánh giá chính Thái tử Mohammed là người đã ra lệnh giết Khashoggi. Tổng thống Donald Trump lại tỏ ra hoài nghi về đánh giá này và khẳng định Mỹ vẫn giữ quan hệ với Arab Saudi.
Tuy nhiên, phản ứng dữ dội từ cộng đồng quốc tế về vụ sát hại Khashoggi đã ảnh hưởng tiêu cực đến uy tín của Thái tử Mohammed và vị thế ngoại giao của Arab Saudi. Vua Salman hôm 27/12 bất ngờ ra lệnh sa thải hàng loạt bộ trưởng, một động thái được cho là nhằm củng cố vị thế của Thái tử Mohammed sau vụ bê bối.  
Khánh Lynh

Những 'bí mật' CIA moi được từ các lễ duyệt binh của Liên Xô

Tình báo Mỹ coi các lễ duyệt binh của Liên Xô là cơ hội quý giá để thu thập thông tin về vũ khí của nước này.



Pháo 2A3 Kondensator 2P trong lễ duyệt binh ngày 1/5/1960 trên Quảng trường Đỏ, Moskva. Ảnh: CIA.
Pháo 2A3 Kondensator 2P trong lễ duyệt binh ngày 1/5/1960 trên Quảng trường Đỏ, Moskva. Ảnh: CIA.
Trong thời kỳ Chiến tranh Lạnh, Cơ quan Tình báo Trung ương Mỹ (CIA) tiến hành nhiều chiến dịch bí mật với các phương pháp khác nhau để thu thập thông tin quan trọng về các hệ thống vũ khí, khí tài hiện đại của Liên Xô. Ngoài những chuyến bay do thám bằng máy bay trinh sát U-2, CIA còn coi các cuộc duyệt binh trên Quảng trường Đỏ ở Moskva là cơ hội quý báu để thu thập thông tin tình báo, theo Popular Mechanics.
Liên Xô thường tổ chức duyệt binh ở Quảng trường Đỏ vào Ngày Quốc tế Lao động 1/5 và ngày kỷ niệm Cách mạng tháng Mười 7/11, với sự tham gia của nhiều khối binh sĩ và các loại xe tăng, pháo tự hành, tên lửa, máy bay hiện đại nhất trong biên chế quân đội nước này.
Trong số các loại khí tài duyệt binh qua Quảng trường Đỏ, các điệp viên CIA đặc biệt quan tâm đến các loại tên lửa đạn đạo và vũ khí có thể mang đầu đạn hạt nhân như pháo tự hành 2A3 Kondensator 2P, 2S7 Pion. Một số loại vũ khí khác có thể gây thiệt hại lớn cho quân đội Mỹ như pháo phản lực 240 mm BM-24 và tên lửa phòng không 2K12 Kub cũng được quan tâm đặc biệt.
Oanh tạc cơ Myasishchev M-4 biểu diễn trong Triển lãm Hàng không Moskva 1960. Ảnh: CIA.
Oanh tạc cơ Myasishchev M-4 biểu diễn trong Triển lãm Hàng không Moskva 1960. Ảnh: CIA.
Các tổ hợp này chỉ là đốm nhỏ trong những bức không ảnh chụp từ máy bay do thám U-2, do đó CIA thường sử dụng các tùy viên quân sự phương Tây tại Liên Xô tới chứng kiến lễ duyệt binh để có những bức ảnh rõ nét nhất về chúng ở khoảng cách gần.
Biết rõ CIA rất quan tâm đến khí tài của mình trong các cuộc duyệt binh, Liên Xô cũng "tương kế tựu kế" và đánh lừa tình báo Mỹ ít nhất một lần. Tháng 7/1955, Liên Xô tổ chức duyệt binh kỷ niệm ngày truyền thống không quân với sự tham gia của một phi đội gồm 10 máy bay ném bom chiến lược Myasishchev M-4. Các oanh tạc cơ này bay qua Quảng trường Đỏ, sau đó vòng lại và bay trên một tuyến đường 6 lần liên tiếp.
Hành động nghi binh này khiến tình báo Mỹ tin rằng Liên Xô đã cử 60 oanh tạc cơ Myasishchev M-4 tham gia cuộc duyệt binh và ước tính không quân nước này sở hữu ít nhất 600 oanh tạc cơ này. Nhận định này khiến các quan chức không quân Mỹ "sốt vó" về nguy cơ bị Liên Xô qua mặt và không ngớt lời chỉ trích Tổng thống Eisenhower. Trên thực tế, không quân Liên Xô vào năm 1953 chỉ sở hữu 23 oanh tạc cơ Myasishchev M-4 .
Tên lửa đạn đạo liên lục địa R-36 trong lễ duyệt binh ngày 1/5/1968 tại Quảng trường Đỏ, Moskva. Ảnh: CIA.
Tên lửa đạn đạo liên lục địa R-36 trong lễ duyệt binh ngày 1/5/1968 tại Quảng trường Đỏ, Moskva. Ảnh: CIA.
Nguyễn Tiến

"Toàn thế giới, dù Trung Quốc hay Mỹ và đồng minh, đều phải đánh giá cao vũ khí Nga"

QS |

"Toàn thế giới, dù Trung Quốc hay Mỹ và đồng minh, đều phải đánh giá cao vũ khí Nga"
Các xe tăng hiện đại của Nga trong lễ duyệt binh Ngày Chiến thắng. Nguồn: CNN

Theo ông Kokoshin, Lực lượng vũ trang Nga thực sự đã đạt đến cấp độ tái trang bị với vũ khí hiện đại nhất trong vài năm qua

Các lực lượng vũ trang Nga có nhiều loại thiết bị hiện đại, hầu hết các loại vũ khí chủ lực của quân đội Nga đều được đổi mới một cách nghiêm túc - ông Andrei Kokoshin, chuyên gia Viện hàn lâm Khoa học Nga, đồng thời là cựu thư ký Hội đồng An ninh Nga, cho biết.
Theo ông Kokoshin, Lực lượng vũ trang Nga thực sự đã đạt đến cấp độ tái trang bị với vũ khí hiện đại nhất trong vài năm qua, và trên phạm vi rất rộng.
Gần đây, các lực lượng hạt nhân chiến lược, hệ thống cảnh báo tấn công tên lửa, cũng như các lực lượng đa năng, xe bọc thép và nhiều bệ phóng tên lửa đã được đổi mới.
"Đặc biệt, điều này áp dụng cho thành phần không quân, máy bay tấn công - có thể hoạt động trong nhiều điều kiện khác nhau, giải quyết một loạt các nhiệm vụ - và cho cả các máy bay trực thăng" - ông Kokoshin nói thêm.
Vị chuyên gia lưu ý rằng Bộ Quốc phòng Nga trong một thời gian dài đã rất chú ý đến các phương tiện chiến tranh điện tử (EW), đóng vai trò ngày càng tăng trong tình hình hiện nay, trong các hoạt động chiến đấu thực sự.
Ông nói thêm rằng trên toàn thế giới, kể cả ở phương Tây, chất lượng và đặc tính vũ khí Nga được đánh giá cao.
"Nếu nói về những xu hướng ổn định như vậy và những đánh giá gần đây, tôi nghĩ rằng vũ khí Nga được đánh giá cao. Kể cả các nước như Hoa Kỳ và các đồng minh Tây Âu của họ.
Bên cạnh đó, theo tôi được biết, đánh giá của Trung Quốc về vũ khí của chúng ta khá tốt. Nhiều quốc gia khác cũng vậy. Vì thế, ở cấp độ chuyên gia và cấp độ lãnh đạo quân sự, vũ khí Nga đều được đánh giá một cách rất cao" - ông Kokoshin nói.
theo Trí Thức Trẻ

Bộ QP Nga công bố "Vũ khí bí mật của Kremlin": Đẹp nhưng có thể khiến người ta mất đầu!

QS |

Bộ QP Nga công bố "Vũ khí bí mật của Kremlin": Đẹp nhưng có thể khiến người ta mất đầu!

Nếu phải đối mặt với thứ vũ khí bí mật này, không rõ kẻ địch của "Gấu" Nga sẽ run sợ tới cỡ nào?

Theo hãng tin Sputnik, Bộ Quốc phòng Nga đã phát hành bộ ảnh lịch để đón chào năm mới 2019.
Bộ lịch này không chỉ gồm ảnh chụp các cuộc tập trận khác nhau của hầu hết binh chủng, mà còn có cả những trò đùa phổ biến của lính - điều mà trước đây quân đội Nga không sử dụng trong các sản phẩm in và điện tử chính thức.
Những người có nguyện vọng đều có thể tải ảnh từ kho lưu trữ hình ảnh và in ở định dạng thuận tiện - tất cả ảnh được công bố trên trang web chính thức của Bộ Quốc phòng Nga.
Tháng 1/2019 được minh họa bằng hệ thống tên lửa di động Topol-M.
Những hình ảnh khác mà Bộ Quốc phòng công bố gồm các nữ học viên các học viện quân sự, thường được gọi đùa là "vũ khí bí mật của điện Kremlin", cũng như máy bay chiến lược, binh sĩ Lực lượng đặc nhiệm của Bộ Quốc phòng và đại diện các ngành quân sự khác.
Dưới đây là bộ ảnh lịch của Bộ Quốc phòng Nga với những dòng "caption" khá hài hước do hãng tin Sputnik đăng tải:
Bộ QP Nga công bố Vũ khí bí mật của Kremlin: Đẹp nhưng có thể khiến người ta mất đầu! - Ảnh 2.
Chuyển hàng đến bất cứ nơi nào trên thế giới. Ảnh: Bộ QP Nga
Bộ QP Nga công bố Vũ khí bí mật của Kremlin: Đẹp nhưng có thể khiến người ta mất đầu! - Ảnh 3.
Đến mùa Đông, "Gấu Nga” không ngủ đông. Ảnh: Bộ QP Nga
Bộ QP Nga công bố Vũ khí bí mật của Kremlin: Đẹp nhưng có thể khiến người ta mất đầu! - Ảnh 4.
Liếc mắt là "vũ khí" chính của Điện Kremlin. Ảnh: Bộ QP Nga
Bộ QP Nga công bố Vũ khí bí mật của Kremlin: Đẹp nhưng có thể khiến người ta mất đầu! - Ảnh 5.
Những bông hoa xuyên tuyết của Nga. Ảnh: Bộ QP Nga
Bộ QP Nga công bố Vũ khí bí mật của Kremlin: Đẹp nhưng có thể khiến người ta mất đầu! - Ảnh 6.
Chuẩn bị cho cuộc diễu binh ngày 9 tháng 5 năm 2033. Ảnh: Bộ QP Nga
Bộ QP Nga công bố Vũ khí bí mật của Kremlin: Đẹp nhưng có thể khiến người ta mất đầu! - Ảnh 7.
Cài đặt thiết bị trước "Buổi hòa nhạc". Ảnh: Bộ QP Nga
Bộ QP Nga công bố Vũ khí bí mật của Kremlin: Đẹp nhưng có thể khiến người ta mất đầu! - Ảnh 8.
Máy nướng bánh quế điện hạng nặng của Nga. Ảnh: Bộ QP Nga
Bộ QP Nga công bố Vũ khí bí mật của Kremlin: Đẹp nhưng có thể khiến người ta mất đầu! - Ảnh 9.
Với phi công điêu luyện Nga, ngay cả “Cá sấu” cũng biết bay. Ảnh: Bộ QP Nga
Bộ QP Nga công bố Vũ khí bí mật của Kremlin: Đẹp nhưng có thể khiến người ta mất đầu! - Ảnh 10.
Có những người đẹp có thể khiến người ta mất đầu. Ảnh: Bộ QP Nga
Bộ QP Nga công bố Vũ khí bí mật của Kremlin: Đẹp nhưng có thể khiến người ta mất đầu! - Ảnh 11.
Người dùng PC điêu luyện. Ảnh: Bộ QP Nga
Bộ QP Nga công bố Vũ khí bí mật của Kremlin: Đẹp nhưng có thể khiến người ta mất đầu! - Ảnh 12.
Sỹ quan kỵ binh đâu phải là cấp bậc, mà là sứ mệnh!. Ảnh: Bộ QP Nga
Bộ QP Nga công bố Vũ khí bí mật của Kremlin: Đẹp nhưng có thể khiến người ta mất đầu! - Ảnh 13.
Đồ chơi Giáng sinh, nến và pháo. Ảnh: Bộ QP Nga
theo Trí Thức Trẻ

Xem Liên Xô duyệt binh để đánh cắp bí mật quân sự, CIA dính cú lừa ngoạn mục

Trung Phạm |
Xem Liên Xô duyệt binh để đánh cắp bí mật quân sự, CIA dính cú lừa ngoạn mục
Tên lửa đạn đạo liên lục địa SS-9 "Scarp" tham gia lễ duyệt binh trên Quảng trường Đỏ năm 1968. Ảnh: CIA

Ít nhất một lần Cục tình báo Trung ương Mỹ (CIA) đã bị Moscow đánh lừa khi buộc phải tin rằng Liên Xô sở hữu nhiều máy bay ném bom chiến lược hơn những gì Washington dự đoán.

Trong thời kỳ Chiến tranh Lạnh, rất nhiều thông tin về các hệ thống vũ khí mới của Liên Xô được Cục tình báo Trung ương Mỹ (CIA) phát hiện, đơn giản chỉ bằng cách tham gia các buổi lễ duyệt binh!
Theo thông lệ, Liên Xô thường tổ chức duyệt binh trên Quảng trường Đỏ ở Thủ đô Moscow và nhân dịp này trình diễn các vũ khí mới nhằm khuếch trương sức mạnh của nhà nước Xô viết.
Đương nhiên, người Liên Xô luôn cảnh giác với tai mắt của CIA. Nhưng ít nhất một lần họ đã ngoạn mục đánh lừa được giới tình báo phương Tây, khiến lực lượng này phải tin rằng Liên Xô đang sở hữu nhiều máy bay ném bom hạt nhân hơn thực tế.
Hàng năm, các cuộc duyệt binh được Liên Xô tổ chức vào ngày 1/5 để chào mừng Ngày Quốc tế Lao động và ngày 7/11 kỷ niệm Cách mạng Tháng 10. Tài liệu lưu trữ về An ninh Quốc gia của Đại học George Washington viết:
"Mặc dù các lễ duyệt binh lớn nhất thường diễn ra ở Moscow nhưng chúng cũng được tổ chức tại những thành phố khác của Liên Xô. Moscow đôi khi cũng tổ chức một buổi trình diễn không quân vào tháng 7 với sự tham gia của các máy bay quân sự".
Xem Liên Xô duyệt binh để đánh cắp bí mật quân sự, CIA dính cú lừa ngoạn mục - Ảnh 1.
Pháo tự hành Liên Xô tham gia duyệt binh tháng 5/1960. Ảnh: CIA
Tại các sự kiện này, người Liên Xô thường trình diễn tất cả các loại thiết bị quân sự nhưng thu hút sự quan tâm lớn nhất vẫn là các hệ thống mang phóng vũ khí hạt nhân. Họ thường cho diễu hành qua Quảng trường Đỏ và các đại lộ khác các loại pháo, tên lửa đạn đạo hạt nhân cùng nhiều vũ khí khác.
Pháo hạng nặng, trong đó có các giàn phóng rocket 240 mm và tên lửa đất đối không như SA-6 Gainful, loại có thể đe dọa các máy bay ném bom của Mỹ, cũng xuất hiện trong các buổi lễ duyệt binh.
Trong những bức ảnh do máy bay do thám chụp được, kể cả bằng máy bay trinh sát U-2 thì các hệ thống vũ khí trên cũng chỉ như những dấu chấm nhỏ nên việc được quan sát chúng cận cảnh là cơ hội vô cùng quý báu với giới tình báo.
Tùy viên quân sự phương Tây làm việc tại các đại sứ quán và lãnh sự quán ở Liên Xô thường được mời tham dự và chụp ảnh những vũ khí xuất hiện trong buổi lễ duyệt binh. Người Liên Xô đương nhiên nhận thức rất rõ các buổi duyệt binh này có tầm quan trọng như thế nào đối với tình báo Mỹ.
Xem Liên Xô duyệt binh để đánh cắp bí mật quân sự, CIA dính cú lừa ngoạn mục - Ảnh 2.
Một máy bay ném bom Myasishchev M-4 Bison bay trong Lễ trình diễn sức mạnh không quân tại Moscow tháng 6/1956
Do đó, ít nhất một lần họ đã đánh lừa được người Mỹ tin rằng Liên Xô sở hữu nhiều vũ khí hơn những gì Washington dự đoán. Đó là vào tháng 7/1955, tại lễ duyệt binh kỷ niệm ngày không quân, Liên Xô đã cho trình diễn 10 máy bay ném bom chiến lược Myasishchev M-4 Molot (NATO định danh là Bison) bay theo đội hình qua khán đài.
Tuy nhiên, khi thoát khỏi tầm nhìn của quảng trường duyệt binh, những chiếc Bison này lại bay vòng lại theo cùng một hành trình, tổng cộng 6 lần tất cả.
Kết quả là, tình báo Mỹ tin rằng Liên Xô đã cho trình diễn tới 60 máy bay ném bom qua khán đài, chứ không phải 10 chiếc. Điều này có nghĩa là Moscow phải sở hữu tới 600 máy bay ném bom Myasishchev M-4, lớn hơn rất nhiều những gì Mỹ từng biết tới.
Nhận định này đã làm dấy lên nỗi sợ về "khoảng cách máy bay ném bom", mà nhờ đó Liên Xô sẽ nhanh chóng vượt Mỹ về khả năng sản xuất các máy bay ném bom tầm xa. Mức độ tín nhiệm của Tổng thống Eisenhower, người bị chỉ trích nặng nề vì "khoảng cách" không hề tồn tại này, đã bị giảm sút nghiêm trọng. Trên thực tế, Liên Xô chỉ có đúng 23 máy bay ném bom Bison.
Video giới thiệu máy bay ném bom chiến lược Myasishchev M-4/3M của Liên Xô
theo Trí Thức Trẻ
Xem tiếp...

CÂU CHUYỆN LỊCH SỬ 75

(ĐC sưu tầm trên NET)
                                                     sự thật là một kiệt tác về ân tình

40 năm con đường cứu nước của Thủ tướng Campuchia Hun Sen

Trung Kiên (Ban Thời sự)-Thứ tư, ngày 21/06/2017 21:09 GMT+7

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc và Thủ tướng Campuchia Hun Sen

VTV.vn - Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nhiệt liệt chào mừng Thủ tướng Campuchia Hun Sen sang thăm Việt Nam nhân kỷ niệm 40 năm con đường cứu nước của Thủ tướng Hun Sen

Trước thềm cuộc gặp gỡ và nói chuyện với đại diện chính quyền, các tầng lớp nhân tỉnh Bình Dương và các cán bộ chiến sỹ, cựu chuyên gia và quân tình nguyện Việt Nam tại Campuchia, tại cuộc hội kiến với Thủ tướng Campuchia Samdech Techo Hun Sen, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nhiệt liệt chào mừng Thủ tướng Husen cùng 6 Phó Thủ tướng và hầu hết các thành viên trong Chính phủ Campuchia sang thăm Việt Nam nhân kỷ niệm 40 năm con đường cứu nước của Thủ tướng Hun Sen. Chuyến thăm có ý nghĩa đặc biệt trong bối cảnh hai nước chuẩn bị kỷ niệm 50 năm Ngày thiết lập quan hệ ngoại giao (24/6/1967 - 24/6/2017) và Năm hữu nghị Việt Nam - Campuchia 2017.
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc khẳng định, chuyến thăm của Thủ tướng Hunsen là minh chứng sinh động cho sự gắn bó keo sơn, tình đoàn kết Việt Nam - Campuchia trong sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc cũng như xây dựng đất nước. Nhân dịp này, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc chúc mừng đất nước và nhân dân Campuchia dưới sự lãnh đạo của Đảng nhân dân Campuchia sẽ đạt được những thành tựu to lớn, toàn diện hơn nữa trong sự nghiệp xây dựng đất nước Campuchia hòa bình, ổn định và phát triển.
Thủ tướng Hun Sen nhấn mạnh chuyến thăm Việt Nam nhân kỷ niệm 40 năm con đường cứu nước của Thủ tướng có ý nghĩa đặc biệt quan trọng. Đây chính là một trong những đoạn đường trong con đường lịch sử giải phóng dân tộc của đất nước Campuchia. Thủ tướng Hun Sen cũng ca ngợi tình đoàn kết, hữu nghị gắn bó giữa nhân dân 2 nước, đặc biệt là sự giúp đỡ vô tư, trong sáng của Đảng, Nhà nước, Quân đội và nhân dân Việt Nam đối với Campuchia trong công cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc, đưa đất nước Campuchia thoát khỏi họa diệt chủng, hồi sinh mạnh mẽ và xây dựng một xã hội tốt đẹp mang lại đời sống âm no, hạnh phúc cho nhân dân Campuchia.
Trước đó, sáng nay (21/6), Thủ tướng Hun Sen đã thăm lại các địa danh, nhân chứng lịch sử tại huyện Lộc Ninh, tỉnh Bình Phước, nơi 40 năm trước, ngày 21/6/1977, Thủ tướng Hun Sen và đồng đội bắt đầu con đường cách mạng, cứu đất nước Campuchia khỏi chế độ diệt chủng Pol Pot. Tại xã Lộc Thạnh, Thủ tướng Hun Sen đã cắt băng khánh thành Nhà Văn hóa xã, quà tặng Thủ tướng Hun Sen gửi tới nhân dân địa phương - nơi 40 năm trước đã từng chứng kiến những thời khắc lịch sử và bước chân đầu tiên trên con đường cách mạng của ông và các đồng chí của mình.

Thủ tướng Hun Sen đi bộ qua biên giới, thăm lại 'đường cứu nước'

21/06/2017 08:40 GMT+7

TTO - Thượng tướng Nguyễn Chí Vịnh và thượng tướng Trần Đơn đã trao tờ báo Tuổi Trẻ số ra hôm nay 21-6 cho Thủ tướng Hun Sen khi ông vừa đặt chân vào Việt Nam, thăm lại "con đường cứu nước" của mình

Xem thêm video khác trên TVO Tại khu vực biên giới ở phía Campuchia, dưới cái nắng gay gắt, Thủ tướng Hun Sen có bài nói chuyện trước tướng lĩnh quân đội, quan chức và người dân hai nước.
1. Đi tìm đường sống
Thủ tướng Hun Sen ôn lại diễn biến câu chuyện cách nay 40 năm. Hôm đó trời mưa, ông cùng 4 đồng đội đã vượt biên tìm đường sống cho mình và cho đất nước.
Thủ tướng Hun Sen kể: "Tôi không chối bỏ tổ quốc, không chạy đi tìm cuộc sống tốt hơn. Đó là sự chuẩn bị, cho dù có liều lĩnh, tôi cũng phải đi. Cho dù tôi có chết, bị bắt giam hay gì đi chăng nữa, tôi cũng chẳng màng. Tôi chỉ có một mong muốn duy nhất là nói với lãnh đạo Việt Nam rằng ít nhất xin đừng buộc những người Campuchia đã chạy sang Việt Nam về Campuchia để Pol Pot sát hại.
Chúng tôi đến bãi mìn lúc gần nửa đêm và chúng tôi bàn bạc xem nên đi theo đường nào. Không có lựa chọn nào khác ngoài việc phải đi qua bãi mìn, một khu vực giết chóc chiến lược.
“Tụi tui có chết cũng quyết đưa anh qua biên giới. Không thể đi được thì tôi sẽ cõng”, đó là lời của những người anh em đã cùng tôi chiến đấu.
Đó là những lời xuất phát từ đáy lòng của 4 người anh em của tôi. Hai người trong số họ bây giờ đã qua đời rồi, chỉ còn những người con tiếp tục sự nghiệp của cha.
Hai người đồng đội của tôi tính toán và bàn bạc phân công rằng lúc đi qua bãi mìn, hai anh ấy đi trước, tôi đi giữa, còn anh Thon, một trong những đồng đội cùng có mặt hôm nay với tôi, đi cuối cùng. Anh Thon cầm theo một con dao, nếu có phục kích sẽ quyết bảo vệ.
Chúng tôi bắt đầu dò dẫm gỡ mìn, nhưng không thể làm nhanh được.
Và thế là tôi cùng đồng đội đã mất gần 2 tiếng để đi qua bãi mìn gần 200m. Lúc đó trời tối, tụi tui không biết bên kia có bộ đội Việt Nam hay không.
Thưa bà con, những người đã từng thoát khỏi chế độ diệt chủng Pol Pot, sẽ biết rằng câu chuyện này không phải đơn giản. Tôi thật sự đã đánh cược với chính tính mạng của mình.
Sau đó, chúng tôi nghỉ ngơi ở một mô đất. Anh Thon không có vợ nhưng lại là người khóc nhiều nhất. Tôi cũng khóc, nhưng tôi không cho các đồng đội thấy bởi tôi sợ họ sẽ càng suy sụp.
Xem thêm video khác trên TVO
Thủ tướng Hun Sen đã có bài phát biểu khi đến biên giới Campuchia - Việt Nam - Ảnh: THUẬN THẮNG
Thủ tướng Hun Sen chọn một con đường đất đỏ để đi vào Việt Nam, không phải con đường đã rải đá dự tính ban đầu - Ảnh: THUẬN THẮNG
Thủ tướng Hun Sen chọn một con đường đất đỏ để đi vào Việt Nam, không phải con đường đã rải đá dự tính ban đầu - Ảnh: THUẬN THẮNG
2. Đi bộ qua biên giới
Sau khi kết thúc bài nói chuyện, Thủ tướng Hun Sen đi bộ sang Việt Nam. Lối ông chọn để vào Việt Nam là một con đường đất đỏ, không phải con đường đã rải đá dự tính ban đầu.
Ký ức 40 năm tràn về, giữa đường đi, ông tiếp tục dừng lại chia sẻ câu chuyện hiểm nguy mà ông và đồng đội đã trải qua.
Ông Hun Sen kể phía Việt Nam lúc đầu còn chưa tin ông lắm, nhưng sau đó nhiều quan chức cấp cao đã tới gặp ông tại tỉnh Sông Bé. Họ nói ai muốn đi Úc, Nhật Bản, Thái Lan, thậm chí Mỹ hay Canada, Pháp họ sẽ chuẩn bị.
Tôi trả lời ngay: “Tôi tới đây để tìm kiếm sự giúp đỡ từ Việt Nam để cứu đất nước khỏi nạn diệt chủng. Nếu các vị không thể giúp chúng tôi, xin hãy trả lại súng cho tôi. Tôi sẽ quay về Campuchia chiến đấu, cùng chết với nhân dân của tôi”.
Tuy nhiên, ông nói thêm lúc đó, hành trang của ông còn có 12 cây kim. Ông lý giải những cây kim tiêm trong túi quân y đem theo, "cùng lắm tôi sẽ lấy kim đâm thẳng vô cổ để tự sát và tôi tin rằng lãnh đạo Việt Nam ít nhiều sẽ hiểu được thông điệp tự sát của tôi."
Các tướng lĩnh Việt Nam ra tận lô cao su chờ đón ông Hun Sen - Ảnh: VIỄN SỰ
Chia sẻ xong, ông tiếp tục bước qua biên giới, đặt chân sang Việt Nam.
Đón ông ở lô cao su sát biên giới, Thượng tướng Nguyễn Chí Vịnh và Thượng tướng Trần Đơn trao tặng ông tờ nhật báo Tuổi Trẻ cùng với bó hoa tươi thắm.
Nhật báo Tuổi Trẻ ngày 21-6-2017 đã có bài viết trang trọng về hành trình tiến tới lật đổ chế độ diệt chủng Pol Pot của ông.
Và, ông Hun Sen đã được bước lại con đường rừng - con đường tìm tự do cho chính ông và dân tộc Campuchia đúng 40 năm trước.
Ông Hun Sen đã chính thức trở lại con đường tìm tự do cho chính ông và dân tộc Campuchia đúng 40 năm trước - Ảnh: THUẬN THẮNG
3. Nơi cất giấu vũ khí
Di chuyển tiếp đến địa điểm ngày xưa cất giấu vũ khí, Thủ tướng Hun Sen nhớ lại: "Đúng 11 giờ ngày 21-6-1977, tôi cùng đồng đội giấu súng M16, một khẩu K54 và nhiều loại vũ khí khác".
"Lúc đó, sau khi nghỉ ngơi ở biên giới lúc 8 giờ sáng, chúng tôi di chuyển. Đến 11 giờ, cả nhóm đến đây. Hồi đó không có đường như bây giờ mà toàn là rừng. Nhưng tôi thấy có con đường mòn, bên cạnh là một cái ao."
Thủ tướng Hun Sen kể ông và đồng đội lấy nước từ dưới ao này để nấu bữa tối. Vì quá ít gạo nên họ đã không thể nấu cơm mà chỉ nấu được cháo. Nấu xong, cũng không đủ có chén bát gì để ăn nên ông Hun Sen và đồng đội dùng chung một cái chén, thay phiên húp cháo.
"Tôi nhớ mãi!" - ông Hun Sen nói. "Nhưng lúc đó, tôi biết là bọn Pol Pot phản bội tổ quốc đã không thể đuổi theo tôi được nữa.
Thủ tướng Hun Sen nói: "Cảm ơn các bạn" sau khi nhận tờ nhật báo Tuổi Trẻ có đăng bài trang trọng về mình - Ảnh: VIỄN SỰ
Chỉ vào hiện vật đang được trưng bày tại đây, ông Hun Sen nói cho dù đây không phải là vũ khí của mình (vật trưng bày là phiên bản) nhưng nó đúng là những thứ tương tự mà tôi sử dụng lúc đó.
"Tôi xin chân thành cảm ơn những người đã giữ gìn vũ khí này. Và tôi mong muốn sẽ được mang về Campuchia để đưa vào bảo tàng. Đây là những thứ vô cùng quan trọng với chúng tôi trong quá trình lật đổ chế độ Pol Pot" - Ông Hun Sen nói.
Tâm sự trước các tướng lĩnh hai nước, ông Hun Sen nói: "Các vị có tin là một thanh niên 25 tuổi có thể tìm đường cứu nước như tôi hay không? Tôi không phải là Charles De Gaulle nhưng tôi đã làm những công việc mà Charles De Gaulle đã làm. Đó là cứu nước. Charles De Gaulle sang Anh còn tôi sang VN. Tôi cho rằng không có sự khác nhau ở đây. Đây là sự nghiệp mà chúng tôi phải làm để giải phóng đất nước".
Trần Đơn đọc báo cho Hunsen nghe
Thượng tướng Trần Đơn đọc nội dung bài viết trên nhật báo Tuổi Trẻ cho Thủ tướng Hun Sen nghe - Ảnh: THUẬN THẮNG
4. Gặp người Việt đầu tiên
Thủ tướng Hun Sen tiếp tục đến ấp Thạnh Biên, Lộc Thạnh, Lộc Ninh, Bình Phước. Tại địa điểm này, vào 14 giờ ngày 21-6-1977, Thủ tướng Hun Sen đã gặp người dân Việt Nam đầu tiên và họ dẫn ông đi gặp dân quân.
Ông Hun Sen nói: "Hôm nay, tôi trở về nơi mà 40 năm trước bà con từng cưu mang tôi. 40 năm trước, cất giấu vũ khí xong, tôi đã đến đây. Khi chúng tôi đến, nhìn thấy nhà dân, tôi nói với anh em nếu người VN bắt trói thì cứ để họ bắt trói. Tôi nhìn vào đồng hồ và nghĩ rằng chắc chắn người ta sẽ tịch thu cái đồng hồ này.
Rồi chúng tôi đánh bạo đi đến một căn nhà được làm bằng gỗ, tường bằng tre. Tôi gặp hai người đàn ông và một cô gái khoảng 17-18 tuổi. Cô ấy biết tiếng Campuchia. Tôi muốn nhấn mạnh cho mọi người biết khi tôi đến đây thì những người này đã giúp tôi vào trong ấp. Tôi tiếc là không thể tìm được người phụ nữ 17 tuổi đã phiên dịch cho tôi lúc đó."
Xem thêm video khác trên TVO
5. Ăn bữa cơm đầu tiên
"Đó là lần đầu tôi được ăn cơm. Ăn no. Nói ra thì xấu hổ nhưng lúc đó chúng tôi ăn rất ngon. Liên tục mấy ngày trước đó chúng tôi chỉ ăn cháo. Ở Campuchia thì nhiều tháng, năm trước đó tôi đã phải ăn cháo" - Ông Hun Sen tâm sự.
Thế nhưng, không như ông Hun Sen lo sợ, "bộ đội Việt Nam không những không lấy đồng hồ mà thậm chí không dám mở ba lô của chúng tôi, không cần có biết gì trong ấy. Tất cả quá tốt đẹp không như lo sợ của tôi" - Ông kể.
"Đây là điểm mà Việt Nam khác với các nước cứ xem mình là bố của dân chủ mẹ của nhân quyền nhưng đối xử rất tàn tệ với người vượt biên từ nước khác sang" - Ông Hun Sen nhấn mạnh.
Ông nói dù không thể tìm tất cả những người đã trải chiếu ngồi cùng mình ở đây nhưng ông rất nhớ mọi người.
"Đây là một trong những đoạn đường trong con đường lịch sử giải phóng dân tộc của đất nước Campuchia. Chúng tôi luôn ca ngợi hành động đẹp của VN, đã không trói tay, đã cho ăn no, đã không khám xét... Mấy chục năm qua chúng ta đã cùng nhau tồn tại, cùng nhau sinh sống" - Ông Hun Sen.
6. Đến làng Chín, Lộc Thạnh
Theo tôi biết, ngày 21-6-1925, chủ tịch Hồ Chí Minh sáng lập báo Thanh Niên từ Quảng Đông - Trung Quốc. Hôm nay là đúng ngày kỷ niệm 92 năm Ngày báo chí cách mạng Việt Nam.
Thủ tướng Hun Sen
Ngay sau cuộc trò chuyện, Thủ tướng Hun Sen đã tham gia cắt băng khánh thành Nhà văn hóa Lộc Thạnh và trồng cây gõ đỏ tại nhà văn hóa này.
Ông hỏi về tấm biển bên cạnh cây. Sau đó ông đề nghị đổi tên trên tấm biển, ghi đây là cây đoàn kết Việt Nam - Campuchia. Ban tổ chức cho biết yêu cầu của Thủ tướng Hun Sen sẽ được thực hiện ngay trong hôm nay.
Ngay sau lễ khánh thành, Thủ tướng tiếp tục có cuộc nói chuyện bên trong Nhà văn hóa mới toanh này.
Thủ tướng Hun Sen nhớ lại từ Hoa Lư đến làng Chín đường đi khác rất nhiều so với bây giờ. Đến 11 giờ sáng tôi vào đến Hoa Lư, chia nhau bát cháo. Được ăn một bữa cơm là vô cùng giá trị với tính mạng của tôi và đồng đội. Nó giúp chúng tôi lấy lại sức lực. Tại đây, lần đầu tiên tôi gặp các vị trong quân đội nhân dân Việt Nam.
"Gặp cán bộ quân đội nhân dân Việt Nam, tôi được hỏi mục đích sang Việt Nam là gì. Tuy chưa được xác minh rõ ràng về chúng tôi, dù tôi đã vượt biên trái phép lại không có giấy tờ phù hợp nhưng sự đối xử của người dân và quân đội Việt Nam rất tốt." - Thủ tướng Hun Sen nói.
Ông nói: "Tôi biết rằng không dễ dàng gì để phân biện ai là Pol Pot từng giết người Việt Nam, ai là người dân Campuchia đi tìm sự giúp đỡ. Thế mà, ngay cả ba lô của tôi cũng không bị khám xét chứ không nói gì đến thân thể. Chúng tôi không bị xâm phạm. Khi được hỏi về địa điểm đóng quân của lực lượng QK203 phía Campuchia tôi đã chỉ trên bản đồ. Tôi được nghe tiếng đầu tiên từ người phiên dịch: nói láo!
Tôi không "nói láo" nên đã cố gắng diễn đạt lại cho chính xác về những gì muốn nói cho cán bộ thẩm vấn. Tôi là thầy giáo về bản đồ, tôi cũng là sĩ quan tham mưu nên việc chỉ bản đồ là đơn giản đối với tôi. Ví dụ chỗ đóng quân của đơn vị tôi ở toạ độ nào, khi tôi nói và giải thích anh ấy cũng chưa tin tưởng. Thế rồi sau đó có chiếc xe GMC đến chở chúng tôi đi. Người dân nhìn tôi như "sinh vật lạ" chưa từng thấy."
"Ngày hôm nay tôi xin đi lại chiếc GMC đó." - Thủ tướng Hun Sen tâm sự và bồi hồi nhớ về những đồng đội đã không được cùng ông quay lại mảnh đất này.
"Ngày hôm nay, quay trở lại Việt Nam, trên xe của tôi có 5 người là tôi, hai đồng đội năm xưa và hai người con của đồng đội đã qua đời."
Ông Hun Sen chia sẻ: "Tôi đến làng Chín lúc 4 giờ 35 và đến Lộc Ninh lúc 5 giờ 15. Hôm nay trở lại dù không đúng giờ nhưng đúng ngày. Tôi xin cảm ơn những công nhân cao su đã giúp đỡ tôi khi tôi sang đây. Ngày đó, trong đầu tôi luôn ngổn ngang nhiều câu hỏi rằng liệu Việt Nam có bắt tôi đưa lại về Campuchia không? Liệu Việt Nam có tin tôi không? Có sẵn sàng giúp chúng tôi không? Lúc này vợ tôi đang mang thai 5 tháng, liệu Pol Pot có giết vợ con tôi không?"
Giọng thủ tướng Hun Sen nghẹn ngào: "Với một thanh niên chưa đầy 25 tuổi, trong hoàn cảnh đó... thương xót biết nhường nào. Thế rồi, sau này, sau này tôi nghe thông tin vợ con tôi đã qua đời... Cả một thời gian từ 20-6-1977 đến 24-21979, không biết bao nhiêu triệu giọt nước mắt của tôi đã rơi xuống. Tôi đau xót khi nghĩ đến vợ con nhưng điều đó cũng trở thành động lực để cứu đất nước, cứu nhân dân chúng tôi."
Thủ tướng Hun Sen gửi gắm: "Tôi cảm ơn tướng lĩnh Campuchia đã ghi nhận giai đoạn lịch sử này. Tôi cảm ơn Đảng, Nhà nước, quân đội và người dân Việt Nam. Nhà văn hoá này tôi xin tặng người dân Lộc Thạnh. Nó là một công trình lịch sử và cây tôi vừa trồng, tôi đề nghị đặt tên là Cây Hữu nghị Việt Nam - Campuchia."
"Ai nói gì cứ nói nhưng không thể thay đổi được lịch sử, rằng nhờ có Việt Nam chúng tôi mới xây dựng được lực lượng vũ trang, mới giải phóng được dân tộc. Trước giải phóng, Campuchia chỉ có 5 triệu dân, nay đã lên tới 15 triệu người.
Việc kết thúc chế độ Pot Pot cũng đồng nghĩa với việc kết thúc bất ổn ở khu vực. Chúng ta có hoà bình và Campuchia trở thành thành viên của ASEAN, góp phần gìn giữ sự hòa bình, ổn định trong khu vực. Và Campuchia đã có được người bạn tốt là Việt Nam" - Thủ tướng Hun Sen nhấn mạnh
Ông nói: "Cá nhân tôi từ một thủ tướng trẻ nhất thế giới, đến nay trở thành thủ tướng lâu năm nhất. Hôm nay tôi mặc sắc phục thống tướng 5 sao và tôi vẫn mong được đi lại chiếc xe GMC năm xưa. Tôi muốn con cháu ghi nhớ đừng bao giờ để xảy ra chiến tranh và mong toà nhà văn hoá này như biểu tượng của hoà bình, của tình hữu nghị Việt Nam - Campuhia."
Bài nói chuyện của Thủ tướng Hun Sen kết thúc trong tràng pháo tay vang dội. Thay mặt lãnh đạo tỉnh Bình Phước, chủ tịch tỉnh Nguyễn Văn Trăm phát biểu chào mừng Thủ tướng Hun Sen có chuyến trở về lịch sử.
"Chúng tôi cảm nhận rằng những con người, những sự kiện lịch sử đó không bao giờ quên được trong trái tim Thủ tướng" - Ông Trăm nói.
Kết thúc buổi nói chuyện của Thủ tướng Hun Sen, bí thư tỉnh uỷ Bình Phước Nguyễn Văn Lợi đã tặng Thủ tướng Hun Sen lẵng hoa tươi thắm.
Việt Nam đã đắp một đoạn đường bằng đá dăm dài hơn nửa km để đón Thủ tướng Hun Sen thăm lại hành trình 40 năm - Ảnh: VIỄN SỰ
Việt Nam đã đắp một đoạn đường bằng đá dăm dài hơn nửa km để đón Thủ tướng Hun Sen thăm lại hành trình 40 năm - Ảnh: VIỄN SỰ
Địa điểm đón Thủ tướng Hun Sen chính là con đường rừng mà ngày 21-6-1977, Thủ tướng Hun Sen đi qua để vào Việt Nam. Nay, khu vực này là cánh rừng cao su bạt ngàn.
Để chuẩn bị sự kiện Thủ tướng Hun Sen đi thăm lại những địa danh xưa, Việt Nam đã đắp một đoạn đường bằng đá dăm dài hơn nửa km.Dọc hai bên đường cờ và bandron chào đón đoàn Thủ tướng Hun Sen.
An ninh trong khu vực rừng cao su quanh lối mòn mà Thủ tướng Hun Sen sẽ đi qua đã được phong tỏa chặt trong bán kính nhiều km. Hằng trăm cảnh sát cơ động có mặt bảo vệ dày đặc trong các lô cao su.
Lực lượng cảnh sát cơ động Việt Nam làm nhiệm vụ giữa rừng cao su để bảo vệ đoàn Thủ tướng Hun Sen sáng 21-6 - Ảnh: VIỄN SỰ
Đây có thể coi là một cuộc đón tiếp nguyên thủ quốc gia đặc biệt, trong một khung cảnh rất đặc biệt.
Nhiều quan chức Việt Nam có mặt từ sớm để đợi đón Thủ tướng Hun Sen như: Thượng tướng Nguyễn Chí Vịnh - thứ trưởng Bộ Quốc phòng, thượng tướng Trần Đơn - thứ trưởng Bộ Quốc Phòng; thượng tướng Bùi Văn Nam thứ trưởng Bộ Công An.
Thượng tướng Nguyễn Chí Vịnh - thứ trưởng Bộ Quốc phòng, đọc Báo Tuổi Trẻ trong lúc đợi đón Thủ tướng Hun Sen - Ảnh: VIỄN SỰ
Con đường mòn ngày xưa Thủ tướng Hun Sen đi vào Việt Nam. Hôm nay, đường được lát gỗ để đón ông trở lại - Ảnh: THUẬN THẮNG
Thủ tướng Hun Sen thắp nhang trước bàn thờ dưới gốc cây thị bần - Ảnh: THUẬN THẮNG
Thủ tướng Hun Sen thắp nhang trước bàn thờ dưới gốc cây thị bần. Đây là nơi Thủ tướng Hun Sen từng thắp hương sau khi vừa đặt chân vào Việt Nam ngày 21-6-1977 - Ảnh: THUẬN THẮNG
Nhân viên chính phủ Campuchia truyền trực tiếp nội dung phát biểu của Thủ tướng Hun Sen trên facebook của ông - Ảnh: THUẬN THẮNG
Trước đó, từ sáng sớm 21-6, Thủ tướng Campuchia Hun Sen tham dự lễ kỷ niệm 40 năm ký ức hành trình tiến tới lật đổ chế độ diệt chủng Pol Pot (20/6/1977-20/6/2017), được tổ chức tại phum Koh Thmor, huyện Memot, tỉnh Tbong Khmum, Campuchia.
Phát biểu tại dự lễ kỷ niệm 40 năm ký ức hành trình tiến tới lật đổ chế độ diệt chủng Pol Pot, Thủ tướng Campuchia Hun Sen đã bày tỏ sự cảm ơn chân thành đối với Việt Nam.
Trong bài phát biểu của mình, ông Hun Sen nhiều lần nhắc lại sự giúp đỡ của VN giành cho ông và đất nước Campuchia. Những lúc khó khăn nhất chỉ có Việt Nam giúp đỡ Campuchia. Ông không quên điều đó.

VIỄN SỰ - TIẾN TRÌNH - ĐÀ TRANG 

Thủ tướng Hun Sen thăm lại nơi bắt đầu hành trình lật đổ Pol Pot

20/06/2017 21:22 GMT+7

TTO - Ngày 20-6-1977 là ngày gắn liền với cuộc đời và sự nghiệp chính trị của Thủ tướng Hun Sen cũng như lịch sử đất nước Campuchia.


Thủ tướng Hun Sen lúc còn là trung đoàn trưởng của Chính quyền Khmer Dân chủ Hunsen - Ảnh: Facebook Thủ tướng Hun Sen
Thống tướng Noem Sovath, Tổng Cục trưởng Tổng Cục Chính trị và Đối ngoại, Bộ Quốc phòng Campuchia xác nhận Thủ tướng Hun Sen sẽ tham dự lễ kỷ niệm 40 năm ký ức hành trình tiến tới lật đổ chế độ diệt chủng Pol Pot (20/6/1977-20/6/2017), được tổ chức vào ngày 21-6 tại huyện Memot, tỉnh Tbong Khmum.
Buổi lễ này được tổ chức nhằm kỷ niệm ngày đầu tiên của hành trình mà Thủ tướng Hun Sen đã cùng với 4 đồng đội sang Việt Nam tìm kiếm sự ủng hộ lật đổ chế độ diệt chủng Pol Pot.
Dự kiến trong chương trình này, Thủ tướng Hun Sen sẽ đi thăm lại một số địa điểm lịch sử ở tỉnh Tbong Khmum.
Sau đó, ông sẽ sang Việt Nam để thăm lại những địa điểm đầy ắp kỷ niệm trong quá trình đấu tranh như địa điểm chôn giấu vũ khí, địa điểm gặp các công nhân cao su, địa điểm người dân Việt Nam nấu cơm cho ăn và địa điểm gặp cán bộ của Việt Nam.
Ngày 20-6-1977 là ngày có ý nghĩa đối với đất nước Campuchia, thể hiện sự hy sinh anh dũng và đầy mưu trí của Samdech Thủ tướng để chấm dứt một chế độ tàn bạo, giải phóng đất nước khỏi họa diệt chủng, mang lại hòa bình cho đất nước đến ngày nay.
Khi đó, Trung đoàn trưởng của Chính quyền Khmer Dân chủ Hunsen cùng với 4 đồng chí thân tín của mình đã vượt biên giới sang Việt Nam.
Trên trang facebook chính thức của mình, Thủ tướng Samdech Hun Sen đã viết rằng vì tình yêu đối với đất nước, ông đã quyết định chia tay người vợ đang mang thai, đánh đổi sinh mạng của mình để tìm cơ hội cứu cho dân tộc và đất nước Campuchia thoát khỏi nạn diệt chủng Pol Pot.
Sau rất nhiều gian nan, với lòng kiên trì và ý chí quyết tâm giải phóng dân tộc Campuchia của Trung đoàn trưởng Hunsen, ông đã nhận được sự đồng ý giúp đỡ từ Đảng, Nhà nước và quân đội và nhân dân Việt Nam để cứu nhân dân Campuchia thoát khỏi thảm hoạ diệt chủng Pol Pot.
Trong một bài viết trên facebook năm 2016, Thủ tướng Hun Sen đã kể lại việc chấp nhận cơ cực và kìm nén nỗi đau chia ly để quyết thực hiện trọng trách, đem sinh mạng mình làm vốn liếng đấu tranh đánh đổ chế độ diệt chủng, giải phóng dân tộc khỏi chế độ khát máu.
: Thủ tướng CamPuChia HunSen thời trẻ (đứng giữa) ảnh được trưng bày tại Nhà Văn hoá xã Lộc Thạnh, huyện Lộc Ninh, tỉnh Bình Phước - Ảnh: Hữu Khoa
Hình ảnh Thủ tướng Hun Sen thời trẻ (đứng giữa) được trưng bày tại Nhà Văn hoá xã Lộc Thạnh, huyện Lộc Ninh, tỉnh Bình Phước - Ảnh: Hữu Khoa
Thủ tướng Hun Sen viết: “Ngày 20-6-1977 là ngày nguy nan nhất đối với cuộc đời tôi, nếu quyết định hoặc hành động sai một chút thôi thì sẽ gặp ngay nguy hiểm.
Tôi quyết định không ra lệnh cho lực lượng quân đội đánh chiếm huyện Memut, huyện Snuol và một số vùng phụ cận của các huyện gần hai huyện này mà chúng tôi âm thầm rút lực lượng.
Chiều 20-6, trước khi rời đi, tôi đã lệnh mở vựa thóc chứa khoảng 1.000 giạ mang đi xay nấu cơm ăn.
Lúc đó, tôi cũng tranh thủ thu xếp vật dụng theo mình và gửi cho vợ. Cái mà tôi gửi cho vợ là một lọ thuốc cho phụ nữ vượt cạn và một chiếc võng cho con sau khi ra đời.
Điều quan trọng là bức thư tôi viết cho vợ mình với hàng vạn giọt nước mắt rơi lã chã đến tối sầm cả mắt, tìm cái viết tiếp mà không viết nổi.
Nhớ đến những chuyện đau thương ấy, tôi vẫn rơi lệ dù câu chuyện đó đã qua đi 39 năm. Lúc đó tôi mới 25 tuổi, giờ tôi đã 64 tuổi nhưng chuyện ấy vẫn luôn in sâu trong ký ức của tôi.”
Nhà báo THẠCH THÔNG (Đài truyền hình VN thường trú tại Campuchia)

Bộ phim đang chiếu khắp Campuchia: khẳng định một sự thật Việt Nam

07/01/2018 11:02 GMT+7

TTO - “Đó không chỉ là một bộ phim, nó còn là khẳng định sự thật lịch sử”. Một người dân ở Phnom Penh nói như vậy khi được hỏi về bộ phim tài liệu Tìm đường cứu nước đang được chiếu trên đất nước Campuchia.

Bộ phim đang chiếu khắp Campuchia: khẳng định một sự thật Việt Nam - Ảnh 1.
Thủ tướng Hun Sen trước khi sang Việt Nam tìm sự giúp đỡ để cứu nước Campuchia - Ảnh: Từ phim Tìm đường cứu nước
Bộ phim này đề cập đến chuyến đi lịch sử của Thủ tướng Hun Sen, khi ông và đồng đội vượt biên sang Việt Nam tìm sự giúp đỡ để cứu đất nước Campuchia khỏi chế độ diệt chủng Pol Pot.
Quyết định sống còn
Phim dài 98 phút đang tạo sự chú ý đặc biệt tại Campuchia. Trong mấy ngày nay, tất cả đài truyền hình của chính phủ lẫn tư nhân, các trang mạng xã hội... ở Campuchia liên tục chiếu bộ phim này.
Đây là bộ phim được đánh giá giúp nhiều người Campuchia hiểu được sự thật về chuyến đi của ông Hun Sen sang Việt Nam.
Bộ phim ghi lại lời kể của những chứng nhân lịch sử, những người chứng kiến sự khốn khổ của đất nước Campuchia trong thời gian bị cai trị bởi chính quyền Khmer Đỏ. Thời ấy, đói kém, cực hình, đau khổ và cái chết diễn ra khắp đất nước Campuchia.
Trong bối cảnh đó, ngày 21-6-1977 tại làng Koh Thmor (huyện Memot, tỉnh Tbong Khnum), ngôi làng biệt lập ở vùng xa xôi nhất của Campuchia, cách biên giới tỉnh Bình Phước (ngày nay) của Việt Nam chỉ vài cây số, ông Hun Sen mới 27 tuổi, quân hàm trung tá, nắm trong tay một trung đoàn, dẫn theo 4 người lính băng rừng đào thoát sang Việt Nam.
Trong phim, ông Hun Sen kể về chuyến vượt biên qua Việt Nam trong tâm trạng sự giằng xé, nghi ngờ.
Ông nói khi đó ông chỉ có 0,01% hi vọng sẽ được chính quyền Việt Nam hiểu và giúp đỡ. Ông cứ băn khoăn không biết Việt Nam có vì một trung tá "từ trên trời rơi xuống" như ông mà làm ảnh hưởng mối quan hệ với đất nước láng giềng. Nhưng ông vẫn lựa chọn Việt Nam.
Băng qua con đường gian khổ tìm sự sống cho mình và cho đất nước, ông Hun Sen nói may mắn ông gặp được những người Việt Nam rất tốt.
Hôm gặp những người Việt Nam đầu tiên, cũng là ngày đầu tiên sau nhiều năm ông được ăn no. Dù nhóm người của ông bị nghi ngờ nhưng ông vẫn được đối xử tốt. Phải qua nhiều vòng xét hỏi, thử thách, ông Hun Sen mới được chấp nhận tư cách trung tá.
Nỗi lo nhất của ông Hun Sen là bị cán bộ Việt Nam trao trả lại cho phía Campuchia. Ông kể ông đã chuẩn bị những cây kim để nếu có bị trả về Campuchia thì ông sẽ tự vẫn.
Qua những thước phim tài liệu quý giá, rất nhiều người dân Campuchia lần đầu tiên được biết câu chuyện từ khi ông Hun Sen xây dựng quân đội dưới sự giúp đỡ của Việt Nam, đến khi quân đội Campuchia cùng quân tình nguyện Việt Nam giải phóng Phnom Penh khỏi ách Khmer Đỏ ngày 7-1-1979.
Bộ phim đang chiếu khắp Campuchia: khẳng định một sự thật Việt Nam - Ảnh 2.
Thủ tướng Hun Sen đến tỉnh Bình Phước gặp lại những người dân đã cưu mang ông cách đây 40 năm (ảnh chụp 21-6-2017) - Ảnh: THUẬN THẮNG
Khẳng định một sự thật
Trong phim, Thủ tướng Hun Sen một lần nữa nhấn mạnh quyết định chạy sang tìm sự giúp đỡ của Việt Nam là một việc làm đúng đắn. Ông tìm đúng những người bạn tốt. Giá trị của điều đó là mang lại hòa bình cho đất nước Campuchia. Để ông có cơ hội lãnh đạo đất nước của ông phát triển phồn vinh.
Nói về bộ phim, ông Pel Him - một nhà quan sát chính trị ở Phnom Penh - cho rằng đây là lần đầu tiên một bộ phim tài liệu được chiếu rộng khắp các kênh truyền thông ở Campuchia. Bộ phim đang lan tỏa mạnh, gây xúc động lớn.
"Nó không chỉ nói về Samdech Hun Sen, mà còn khẳng định một sự thật về sự giúp đỡ chân tình của Việt Nam. Một sự thật mà có thời gian, một số người không muốn nhớ tới bởi ý đồ chính trị của mình"
Ông Pel Him - một nhà quan sát chính trị ở Phnom Penh nói.

Ông Ly Vann Hong - phó quốc vụ khanh Bộ Thông tin Campuchia - cho rằng bộ phim cho người dân Campuchia biết rõ về sự thật, biết rõ về những gian khó mà Thủ tướng Hun Sen phải trải qua trên con đường cứu đất nước Campuchia.
"Samdech (tức Hun Sen) đã có quyết định sáng suốt giúp đất nước Campuchia vượt qua bóng tối. Điều này càng có ý nghĩa trong bối cảnh mối quan hệ giữa Việt Nam và Campuchia đang rất nồng ấm" - ông Ly Vann Hong nói.
Anh Sopheak Noun - một kỹ sư ở Phnom Penh - khẳng định giá trị của bộ phim "còn hơn cả bộ phim".
"Nó nhắc lại cho người dân Campuchia nhớ lại một thời khủng khiếp của lịch sử và lúc đó ai đã giúp chúng tôi vượt qua hoàn cảnh ngặt nghèo. Nó cổ súy cho người dân Campuchia đoàn kết, thương yêu nhau hơn, nhất là những người trẻ sinh ra sau chiến tranh" - anh Sopheak Noun nhấn mạnh.
Bộ phim rất chân thực
Chia sẻ bộ phim trên trang Facebook cá nhân của mình, ông Vũ Quang Minh - đại sứ đặc mệnh toàn quyền của Việt Nam tại Vương quốc Campuchia - tâm sự: "Hôm 3-1-2018 tôi đã được xem bộ phim truyền hình với nhiều tư liệu quý về hành trình tìm đường cứu nước, cứu dân tộc khỏi nạn diệt chủng của Thủ tướng Hun Sen. Đây cũng là minh chứng cho tình đoàn kết chiến đấu keo sơn giữa hai đất nước Việt Nam - Campuchia".
"Bộ phim rất chân thực, cảm động. Thủ tướng Hun Sen nhắc lại những giúp đỡ chân tình và quý giá mà nhân dân và quân đội Việt Nam dành cho ông và những người con ưu tú của nhân dân Campuchia đi tìm đường cứu nước. Ông kể rất chi tiết và xúc động khi nhớ lại, Việt Nam lúc ấy còn rất khó khăn thiếu thốn sau chiến tranh nhưng vẫn chia sẻ những gì tốt nhất cho nhân dân Campuchia...", đại sứ Vũ Quang Minh viết.
Facebook của Thủ tướng Hun Sen
thu tuong hunsen
Trang Facebook của Thủ tướng Hun Sen thường xuyên cập nhật, đăng tải những hình ảnh gần gũi, giản dị của ông với người dân - Ảnh: Facebook Thủ tướng Hun Sen
Sau cuộc bầu cử Quốc hội Campuchia năm 2013, Thủ tướng Hun Sen đã có Facebook cho riêng mình. Facebook của ông thu hút lượng người theo dõi rất lớn, đến nay có trên 9,2 triệu người theo dõi.
Để chăm sóc cho trang Facebook của mình, Thủ tướng Hun Sen có đội ngũ quản trị thường xuyên đăng hình ảnh, trạng thái, những hoạt động mới nhất của ông, của gia đình, đất nước và người dân Campuchia. Trong đó, phần nhiều là những hình ảnh ông Hun Sen tại các buổi tiếp xúc với người dân.
Đáng chú ý, trong những ngày gần đây người ta thấy Facebook của ông thường xuyên đăng những dòng trạng thái liên quan đến ngày Campuchia được giải phóng.
Ngày 3-1, Facebook của ông chia sẻ bộ phim Tìm đường cứu nước tạo "cơn sốt" ở Campuchia với dòng chữ "Hướng đến sự kiện đất nước được cứu thoát khỏi chế độ Pol Pot ngày 7-1-1979".
Ngày 6-1, trên Facebook của ông lại xuất hiện dòng trạng thái: "Hôm nay, thời tiết Phnom Penh ấm áp với ánh nắng ban mai. Ngày mai, chúng ta sẽ kỷ niệm 39 năm ngày chiến thắng 7-1, khi đất nước chúng ta được giải phóng khỏi chế độ diệt chủng Pol Pot. Cảm ơn các bạn vì đã gìn giữ hòa bình...".
Thủ tướng Hun Sen cũng nổi tiếng là người hết mực yêu vợ. Gần đây, trên Facebook của ông cho đăng hình ảnh gia đình, những đoạn hồi ký và hình ảnh xúc động của ông và người vợ Bun Rany. Khi ấy, ông là một sĩ quan quân đội, bà là cán bộ y tế. Hai người đã vượt qua rất nhiều gian khó dưới chế độ hà khắc, cấm đoán của Khmer Đỏ.
Bà cũng là người được biết đến là có nhiều hi sinh, phải nếm trải đắng cay khi ông bỏ sang Việt Nam tìm đường cứu nước Campuchia. Hai người tái hợp trong niềm hạnh phúc vỡ òa khi ông cùng đoàn quân trở về giải phóng đất nước Campuchia khỏi chế độ Pol Pot.
DARA PICH DANH (từ Phnom Penh)
 
Xem tiếp...