Thứ Tư, 7 tháng 12, 2016

TIẾNG THƠ 2

(ĐC sưutầm trên NET)
------------------------------------------------

"Núi đôi" bài thơ tình thời kháng chiến của Vũ Cao



Vũ Cao

Núi đôi

Bảy năm về trước em mười bảy
Anh mới đôi mươi trẻ rất làng!
Xuân Dục Đoài Đông hai gánh lúa
Bữa thì em tới, bữa anh sang

Lối ta đi giữa hai sườn núi
Đôi ngọn nên làng gọi Núi Đôi
Em vẫn đùa anh: sao khéo thế
Núi chồng núi vợ đứng song đôi !

Bỗng cuối mùa chiêm quân giặc tới,
Ngõ chùa cháy đỏ những thân cau.
Mới ngỏ lời thôi, đành lỡ hẹn,
Đâu ngờ từ đó mất tin nhau.

Anh vào bộ đội, lên Đông Bắc
Chiến đấu quên mình, năm lại năm.
Mỗi bận dân công về lại hỏi
Ai người Xuân Dục Núi Đôi chăng?

Anh nghĩ: quê ta giặc chiếm rồi,
Trăm nghìn căm uất bao giờ nguôi…
Mỗi tin súng nổ vùng đai địch
Sương trắng người đi lại nhớ người.

Qua mấy mùa đông anh tự nhủ:
Trung du ngày tháng vẫn chờ trông
Núi Đôi bốt dựng kề ba xóm
Em vẫn đi về những bến sông?

Náo nức bao nhiêu ngày trở lại
Lệnh trên ngừng bắn anh về xuôi
Hành quân qua tắt đường sang huyện
Anh nghé thăm nhà thăm núi Đôi

Mới đến đầu ao tin sét đánh
Giặc giết em rồi , dưới gốc thông,
Giữa đêm bộ đội vây đồn Thứa
Em sống trung thành chết thủy chung

Anh ngước nhìn lên hai dốc núi
Hàng thông, bờ cỏ, con đường quen
Nắng lụi bỗng dưng mờ bóng khói
Núi vẫn đôi mà anh mất em!

Dân chợ Phù Linh ai cũng bảo
Em còn trẻ lắm, nhất làng trong
Mấy năm cô ấy làm du kích
Không hiểu vì sao chẳng lấy chồng?

Từ núi qua thôn đường nghẽn lối
Xuân Dục Đoài Đông cỏ ngút đầy
Sân biến thành ao, nhà đổ chái
Ngổn ngang bờ bụi, cánh dơi bay

Cha mẹ dìu nhau về nhận đất
Tóc bạc thương từ mỗi gốc cau,
Nứa gianh nửa mái nhà che tạm
Sương nắng khuây dần chuyện xót đau

Em mất để làng ta sống mãi
Lúa sẽ nhiều bông, bắp sẽ nhiều…
Ruộng thấm mồ hôi từng nhát cuốc
Làng ta rồi đẹp biết bao nhiêu!

Nhưng còn núi kia anh vẫn nhớ
Oán thù còn đó, anh còn đây
Ở đâu cô gái làng Xuân Dục
Đã chết vì dân giữa đất này

Ai biết tên em thành liệt sĩ
Bên những hàng tên sáng lạ lùng
Nhớ nhau, anh gọi em đồng chí
Một tấm lòng trong vạn tấm lòng

Anh đi bộ đội sao trên mũ
Mãi mãi là sao sáng dẫn đường
Em sẽ là hoa trên đỉnh núi
Bốn mùa thơm mãi cánh hoa thơm!


Vẻ đẹp bài thơ " Núi đôi" của Vũ Cao.- Đặng Thị Xuân Hương
Đối với bạn đọc, Vũ Cao chưa hẳn là một nhà thơ quen thuộc như Tố Hữu, Chế Lan Viên, Xuân Diệu… Nhưng ai đã đọc “ Núi đôi” của Vũ Cao thì không thể quên những lời thơ, những suy nghĩ rất thành thật của ông qua bài thơ.
Vũ Cao viết “Núi đôi” trong những ngày chống Pháp. Nỗi đau của sự mất mát to lớn kết tinh, lắng đọng trong thơ ông, nhưng nỗi đau không làm người chiến sĩ ngã gục mà từ đó họ vững vàng hơn trong cuộc chiến đấu mới.
“Núi đôi” là một hiện thực  tồn tại của thiên nhiên, cũng là tồn tại của niềm hạnh phúc trong mối tình Xuân Dục – Đoài Đông. “Núi đôi” mang phong vị của một bài ca dao. Câu chuyện trong thơ mang màu sắc dân gian. Hai người yêu nhau. Tình yêu của họ gắn với tình yêu đất nước, quê hương. Cuối một mùa chiêm quân giặc đến, người con trai ra trận. Ngày ngừng bắn anh trở về thăm quê hương thì được tin người con gái đã ngã xuống bên mảnh đất này. Cái chết không đến với người chiến sĩ mà đến với người du kích ở lại. Vũ Cao viết “Núi đôi” hình như cũng chỉ để dành riêng cho người đã ngã xuống với tất cả tấm lòng yêu thương, nhung nhớ. Suốt bài thơ, người con trai gọi “em” xưng “anh” như đang nói với người con gái ở quê hương
“ Bảy năm về trước em mười bảy
Anh mới đôi mươi trẻ nhất làng
Xuân Dục – Đoài Đông hai cánh lúa
Bữa thì em tới bữa anh sang”
Tình yêu của họ không biết bắt đầu từ bao giờ, nhưng nó gắn bó với cánh đồng, với đồi núi của làng quê Xuân Dục – Đoài Đông.
Có những lần, khi đùa người con gái đã nghĩ đến hạnh phúc trăm năm.
“Lối ta đi giữa hai sườn núi
Đôi ngọn nên làng gọi núi đôi
Em vẫn đùa anh sao khéo thế
Núi Chồng, núi Vợ đứng song  đôi”
Những âm tiết cuối của dòng thơ “ núi, đôi, đôi…” tượng trưng cho sự vững chắc, rắn chắc. Hai từ  “ núi  đôi” ,  “ sánh đôi” có lẽ tượng trưng cho niềm hạnh phúc và sự đau xót lắng đọng cùng một lúc trong một con người. Núi đôi không phải chỉ có những lời ca ngợi tình yêu, ca ngợi những kỉ niệm êm đềm nơi đồng quê Xuân Dục, Đoài Đông mà còn là hình ảnh đau thương của quê hương “ Ngõ chùa cháy đỏ những thân cau” . Và ngày ngừng bắn khi hành quân qua huyện, anh ghé “ thăm nhà, thăm núi đôi” nhưng :
“ Mới đến đầu ao tin sét đánh
Giặc giết em rồi dưới gốc thông”
Giặc giết người yêu, giết cả ước mơ, giết chết hạnh phúc lứa đôi của anh. Biết bao đau đớn bàng hoàng đến vào lúc anh đang “ náo nức” hy vọng nhất. Giang Nam trong “Quê hương”  đã nói lên nỗi lòng người con trai lúc ấy:
“ Không tin được dù đó là sự thật.
Giặc giết em rồi quăng mất xác
Chỉ vì em là du kích em ơi
Đau xé lòng anh chết nửa con người”
Cùng chung với nỗi đau ấy, Vũ Cao viết “ tin sét đánh” nói lên được sự thảng thốt, bàng hoàng của người chiến sĩ khi nghe tin người yêu mất. Nhưng người chiến sĩ trong “ Núi đôi” không gục ngã, cái chết anh dũng “ dưới gốc thông” của người yêu có làm anh đau đớn tột độ nhưng với những suy nghĩ chân thành tha thiết, anh tự hào
“ Em sống trung thành, chết thuỷ chung”
Chính cuộc kháng chiến anh dũng này, chính cuộc đời ngắn ngủi nhưng đẹp đẽ, trong sáng vô ngần của người yêu đã đem lại cho anh trong nỗi nghẹn ngào có niềm kính phục ngưỡng mộ, tôn vinh.
Nghĩ đến người yêu, anh nghĩ đến kỉ niệm
“Anh ngước nhìn lên hai dốc núi
Hàng thông, bờ cỏ con đường quen
Nắng bụi bỗng dưng mờ bóng khói
Núi vẫn đôi mà anh mất em”
Một hình ảnh tưởng như vô tình mà mang nhiều ý nghĩa “ anh ngước nhìn” . Trước nỗi đau anh không cúi mặt, câu thơ diễn tả nỗi niềm mất mát, tâm trạng xúc động tê tái:
“ Núi vẫn đôi mà anh mất em”
Từ tấm lòng nặng ân tình và những suy nghĩ đẹp đẽ ấy, Vũ Cao đã tìm một lời kết đẹp cho bài thơ:
“Anh đi bộ đội sao trên mũ
Mãi mãi là sao sáng dẫn đường
Em sẽ là hoa trên đỉnh núi
Bốn mùa thơm mãi cánh hoa thơm”
Câu thơ được viết ra từ một tâm hồn thi sĩ – chiến sĩ. Hình ảnh quen thuộc “ Sao trên mũ”  đã gắn bó với người lính trong thời gian “chiến đấu quên mình năm lại năm”. “Sao trên mũ” là hình ảnh tượng trưng cho lý tưởng, niềm tự hào chính đáng, là hướng đi của người lính cũng là người bạn chia sẻ cùng anh nỗi buồn, giúp anh đứng vững trong tư thế người chiến sỹ.
Lý tưởng đẹp ấy là lý tưởng anh đã chiến đấu suốt bao năm dài, là lý tưởng mà người yêu anh đã ngã xuống vì nó. Người yêu là người liệt sĩ của Tổ Quốc. Hình ảnh của cô gái Đoài Đông là một bông hoa tuyệt đẹp trong suy nghĩ của anh, toả cho cuộc sống hương vị trong lành.
“Em sẽ là hoa trên đỉnh núi.
Bốn mùa thơm mãi cánh hoa thơm”
Là một bông hoa thơm tuyệt đẹp như tâm hồn người chiến sĩ, như cuộc đời người du kích. Tất cả những gì ở câu thơ toả ra là một “ngôi sao” ; không phải chỉ ở trên mũ mà ở ngay trong trái tim anh. Ánh sáng của ngôi sao, qua câu thơ truyền đến mỗi trái tim người đọc, làm ấm lòng người.
Hình như Vũ Cao không có ý định viết cho chúng ta, ông viết để tặng riêng cho người du kích. Bài thơ từ đầu đến cuối vẫn giữ nguyên một giọng điệu, một giọng thơ, giọng những lời tâm sự âu yếm với người yêu. Lúc reo vui khi nhắc đến kỉ niệm, lúc nghẹn ngào khi nói đến nỗi đau của sự mất mát, lúc đinh ninh như một lời thề thuỷ chung.
Dẫu nhà thơ không có ý định viết cho chúng ta thì những tình cảm chân thành của ông, hình ảnh rất đẹp của mối tình, cái chết của người con gái và lời kết cuối bài thơ luôn làm chúng ta suy nghĩ. Mình phải sống như thế nào trong cuộc sống hôm nay.

quê hương

Tác giả: Giang Nam
Thuở còn thơ ngày hai buổi đến trường
Yêu quê hương qua từng trang sách nhỏ
"Ai bảo chăn trâu là khổ''
Tôi mơ màng nghe chim hót trên cao
Có những ngày trốn học
Đuổi bướm cạnh bờ ao
Mẹ bắt được...
Chưa đánh roi nào tôi đã khóc!
Có cô bé nhà bên
Nhìn tôi cười khúc khích...

Cách mạng bùng lên
Rồi kháng chiến trường kỳ
Quê tôi đầy bóng giặc
Từ biệt mẹ, tôi đi
Cô bé nhà bên có ai ngờ!
Cũng vào du kích
Hôm gặp tôi vẫn cười khúc khích
Mắt đen tròn thương thương quá đi thôi!
Giữa cuộc hành quân không nói được một lời
Đơn vị đi qua, tôi ngoái đầu nhìn lại
Mưa đầy trời mà lòng tôi ấm mãi...

Hòa bình tôi trở về đây
Với mái trường xưa, bãi mía, luống cày
Tôi lại gặp em
Thẹn thùng nép sau cánh cửa
Vẫn khúc khích cười khi tôi hỏi nhỏ
Chuyện chồng con khó nói lắm anh ơi!
Tôi nắm bàn tay nhỏ nhắn ngậm ngùi
Em vẫn để yên trong tay tôi nóng bỏng...

Rồi hôm nay nhận được tin em
Không tin được dù đó là sự thật
Giặc bắn em rồi, quăng mất xác
Chỉ vì em là du kích, em ơi!
Đau xé lòng anh, chết nửa con người!

Xưa yêu quê hương vì có chim, có bướm
Có những ngày trốn học bị đòn roi
Nay yêu quê hương vì trong từng nắm đất
Có một phần xương thịt của em tôi. 

Bài thơ “Quê Hương” của Giang Nam



Nhà thơ Giang Nam tên thật là Nguyễn Sung, sinh năm 1929, tại Ninh Hòa (Khánh Hòa). Các tác phẩm tiêu biểu như: Tháng Tám ngày mai (1962), Quê hương (1965), Người anh hùng Đồng Tháp (1969), Vầng sáng phía chân trời (NXB Văn học Giải phóng TP.HCM 1975), Hạnh phúc từ nay (NXB Tác phẩm mới Hà Nội 1978), Thành phố chưa dừng chân (NXB Tác phẩm mới Hà Nội 1985), Rút từ sổ tay chiến tranh (truyện ngắn và ký, NXB Văn nghệ TP.HCM 1987), trường ca Sông Dinh mùa trăng khuyết
Trải qua mấy chục năm hoạt động cách mạng và thơ ca, ông được trao một số giải thưởng cao quý như: Giải ba về truyện ngắn của báo Thống Nhất năm 1960, Giải nhì về thơ tạp chí Văn Nghệ năm 1961, Giải thưởng Nhà nước về văn học nghệ thuật.

Giang Nam

Quê Hương
Thuở còn thơ ngày hai buổi đến trường
Yêu quê hương qua từng trang sách nhỏ
“Ai bảo chăn trâu là khổ?”
Tôi mơ màng nghe chim hót trên cao
Những ngày trốn học
Đuổi bướm cầu ao
Mẹ bắt được
Chưa đánh roi nào đã khóc!
Có cô bé nhà bên
Nhìn tôi cười khúc khích…
Cách mạng bùng lên
Rồi kháng chiến trường kỳ
Quê tôi đầy bóng giặc
Từ biệt mẹ, tôi đi
Cô bé nhà bên (có ai ngờ)
Cũng vào du kích
Hôm gặp tôi vẫn cười khúc khích
Mắt đen tròn (thương quá đi thôi)
Giữa cuộc hành quân không nói được một lời
Đơn vị đi qua, tôi ngoái đầu nhìn lại
Mưa đầy trời nhưng lòng tôi ấm mãi…
Hòa bình tôi trở về đây
Với mái trường xưa, bãi mía, luống cày
Lại gặp em
Thẹn thùng nép sau cánh cửa
Vẫn khúc khích cười khi tôi hỏi nhỏ
Chuyện chồng con (khó nói lắm anh ơi!)
Tôi nắm bày tay nhỏ nhắn ngậm ngùi
Em vẫn để yên trong tay tôi nóng bỏng
Hôm nay nhận được tin em
Không tin được dù đó là sự thật
Giặc bắn em rồi, quăng mất xác
Chỉ vì em là du kích em ơi!
Đau xé lòng tôi, chết nửa con người…
Xưa quê hương vì có chim, có bướm
Có những ngày trốn học vị đòn, roi
Nay yêu quê hương vì trong từng nắm đất
Có một phần xương thịt của em tôi.

Nguồn trích dẫn bài thơ “ Thơ Việt nam 1945-1975”

Vanhaiphong.com- Chúng tôi xin cung cấp thêm một số tư liệu mang tính “bếp núc” xung quanh bài thơ này để bạn đọc thêm thông tin; đặc biệt thông tin về xuất xứ bài thơ.
1.Bài thơ Quê hương chính là bài thơ đã đạt giải nhì về thơ của Tạp chí Văn nghệ. Theo Hoài Thanh, người có mặt trong BGK cho biết thì lẽ ra bài thơ đạt giải nhất, nhưng lại có quan điểm không cho giải, hoặc chỉ khuyến khích vì bài thơ dù hay, nhưng bi luỵ không cổ vũ được phong trào chiến đấu giải phóng miền Nam lúc ấy. Cuối cùng, sau tranh luận mãi và BGK quyết định giải pháp trung dung, trao tặng giải nhì cho tác phẩm này.
2. Nhân vật “cô bé nhà bên” là nhân vật có thật và không chết như trong bài thơ. Đó chính là phu nhân của nhà thơ Bà Phạm Thị Triều, nguyên mẫu của “cô bé nhà bên”. Trước đây trong hgoatj động cách mạng ông bà yêu nhau một thời gian khá dài, khi ông có tên trong đoàn sĩ quan liên bộ đình chiến vừa thành lập sắp lên đường ra Bình Định tập trung để chuẩn bị cho việc ký kết Hiệp định Genevơ; tổ chức mới gợi ý để ông bà làm đám cưới. Ở với nhau được hai đêm thì ông lên đường ra vùng tự do, Bà từ căn cứ sinh cô con gái và trở về Nha Trang hoạt động. Năm 1959.trong một đêm, địch ập vào bắt mẹ con bà giải đi, dù lúc đó đứa con gái đầu còn đỏ hỏn.
Theo lời kể của nhà thơ, cũng vào một buổi tối của năm 1960, ông được cấp trên  thăm hỏi động viên rồi thông báo tin dữ: vợ và con gái ông đã bị địch giết hại trong nhà tù Phú Lợi, Sài Gòn.
Đau đớn đến bàng hoàng, ngay đêm hôm đó, tại căn cứ bí mật của Tỉnh ủy Khánh Hoà đóng dưới chân núi Hòn Dù phía tây thành phố Nha Trang, bên ngọn đèn thắp bằng nhựa cây, trong xúc cảm của niềm đau đớn tột cùng ông đã viết nên bài thơ “Quê hương” như vẽ nên một sự thật đau xót: Giặc bắn em rồi quăng mất xác. Chỉ vì em là du kích em ơi. Đau xé lòng anh chết nửa con người… Sau này bài thơ đoạt giải nhì giải thưởng thơ năm 1960-1961 của Tạp chí Văn nghệ và đã trở thành một dấu mốc trong cuộc đời ông.
Nhưng năm 1962, sau 3 năm bị bắt, vợ và con gái được thả về do không tìm ra căn cứ kết tội. Sau giải phóng 1975, ông bà sống bên nhau trong căn nhà nhỏ số 46, đường Yersin, thành phố Nha Trang. Và  bà  đã ra đi mãi mãi vào tháng 4-2013  ở tuổi 82. Còn nhà thơ đã 83 tuổi nhưng  vẫn cặm cụi đánh vật với chữ nghĩa, những hội thảo văn chương, những trang hồi ký viết dở…
Nguyễn Đình Minh

Tổng hợp và giới thiệu

nhớ con sông quê hương

Tác giả: Tế Hanh
Quê hương tôi có con sông xanh biết
Nước gương trong soi tóc những hàng tre
Tâm hồn tôi là những buổi trưa hè
Toả nẵng xuống giòng sông lấp loáng

Chẳng biết nước có giử ngày giử tháng
giử bao nhiêu kỹ niệm của giòng trôi
Hỡi con sông đã tắm cả đời tôi
Tôi giử mãi mối tình mới mẽ

Sông của quê hương, sông của tuổi trẻ
Sông của miền Nam nước Việt thân yêu
Khi bờ tre ríu rít tiếng chim kêu
Khi mặt nước chập chờn con cá nhảy

Bạn bè tôi tụm năm tụm bảy
Bầy chim non khua lội bên sông
Tôi giơ tay ôm nước vào lòng
Sông mỡ nước ôm tôi vào dạ

Chúng tôi lớn lên mỗi người mổi ngã
Kẻ sớm khuya chài lưới bên sông
Kẻ cuốc cày mưa nắng ngoài đồng
Tôi cầm súng xa nhà đi kháng chiến

Nhưng lòng tôi như mưa người gió biển
Lại trở về lưu luyến bên sông
...................................................
Hôm nay sống trong lòng miền Bắc
Sờ lên ngực nghe trái tim thầm nhắc
Hai tiếng Quê Hương hai tiếng miền Nam

Tôi ngớ không nguôi ánh nắng màu vàng
Tôi quên sao được sắc trời xanh biếc
Tối nhờ cả những người không quên biết
Những buổi trưa tôi đứng dưới hàng cây
Bổng nghe dâng một nổi tràn đày
Hình ảnh con sông quê mát rượi
Lai láng chảy hồn tôi như suối tưới
Quê hương ơi tình tôi cũng như sông
Tình Băc nam tuôn chãy một giòng
Không ghềnh thác nào ngăn cản được
Tôi lại trở về nơi tôi hằng mơ ước
Tôi sẽ trờ về sông nước của quê hương
Tôi sẽ trở về sông nước của tình thương

 

Nhà thơ Tế Hanh đã "về với sông nước quê hương"

16/07/2009 15:41 GMT+7
    TTO - Nhà thơ Tế Hanh - tác giả của bài thơ Nhớ con sông quê hương nổi tiếng đã qua đời lúc 12g ngày hôm nay (16-7) tại Hà Nội sau nhiều năm chống chọi với căn bệnh xuất huyết não.
    Nhà thơ Tế Hanh đã "về với sông nước quê hương" Phóng to
    Nhà thơ Tế Hanh - Ảnh tư liệu
    TTO - Nhà thơ Tế Hanh - tác giả của bài thơ Nhớ con sông quê hương nổi tiếng đã qua đời lúc 12g ngày hôm nay (16-7) tại Hà Nội sau nhiều năm chống chọi với căn bệnh xuất huyết não.
    Tế Hanh tên thật là Trần Tế Hanh, sinh ngày 20-6-1921, tại thôn Đông Yên, xã Bình Dương, huyện Bình Sơn, tỉnh Quảng Ngãi. Thuở nhỏ học trường làng, trường huyện sau ra học tại trường Quốc học Huế. Tế Hanh được biết đến nhiều với các tác phẩm như Nhớ con sông quê hương, Quê hương - hai bài thơ từng được đưa vào chương trình học phổ thông.
    Năm 1947, Tế Hanh làm việc trong Ban phụ trách Trường trung học bình dân Trung bộ, năm 1948, ông ở trong Ban phụ trách liên đoàn văn hóa kháng chiến Nam Trung bộ ủy viên thường vụ chi hội Văn nghệ Liên khu V.
    Năm 1957 khi thành lập Hội Nhà văn Việt Nam, ông là Ủy viên thường vụ Hội khóa I, II, ủy viên thường vụ Hội Liên hiệp Văn học nghệ thuật Việt Nam (1963), tham gia Ban chấp hành Hội Nhà văn Việt Nam nhiều khóa, giữ các chức vụ: Trưởng ban đối ngoại (1968), Chủ tịch Hội đồng dịch thuật (1983), Chủ tịch Hội đồng thơ (1986).
    Ông được tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học nghệ thuật năm 1996.
    Tế Hanh ra đi, giờ đây, những thi sĩ của "Thi nhân Việt Nam" chỉ còn lại mỗi Xuân Tâm!
    Ông là một trong những nhà thơ thành công trong cả phong trào Thơ mới và sau cách mạng tháng Tám với những bài thơ tinh tế và giàu cảm xúc về tình yêu quê hương đất nước.
    Ông sáng tác thơ từ sớm và đã đứng trong phong trào Thơ mới với tập Nghẹn ngào giành giải khuyến khích của Tự lực văn đoàn. Tham gia Việt Minh từ tháng 8 năm 1945, Tế Hanh đã trải qua các công tác văn hóa, giáo dục ở Huế, Đà Nẵng, là Ủy viên giáo dục trong ủy ban lâm thời thành phố Đà Nẵng sau khi Cách mạng tháng Tám thành công.
    Trong Thi nhân Việt Nam, Hoài Thanh - Hoài Chân đã ca ngợi ông "Tế Hanh là một người tinh lắm, Tế Hanh đã ghi được đôi nét rất thần tình về cảnh sinh hoạt chốn quê hương. Người nghe thấy được cả những điều không hình sắc, không thanh âm như mảnh hồn làng, trên cánh buồm giương, như tiếng hát của hương đồng quyến rũ, con đường quê nho nhỏ. Thơ Tế Hanh đưa ta vào một thế giới rất gần gũi..."
    Nhà phê bình văn học Vương Trí Nhàn đã từng giành nhiều tình cảm khi viết về ông như: "Trong thơ Việt Nam tiền chiến, ông chưa bao giờ tạo được một sự hấp dẫn lạ lùng như Hàn Mặc Tử hoặc Nguyễn Bính, cũng không có lúc nào làm chủ thi đàn như Thế Lữ hoặc Xuân Diệu. Nhưng ông vẫn có chỗ của mình. Tập Nghẹn ngào từng được giải thưởng Tự Lực văn đoàn. Từ sau 1945, ông vẫn làm thơ đều đều, những tập thơ mỏng mảnh, giọng thơ không có gì bốc lên nồng nhiệt, nhưng được cái tình cảm hồn nhiên, và tập nào cũng có một ít bài đáng nhớ, khiến cho ngay sau Tố Hữu, Chế Lan Viên, Xuân Diệu người ta nghĩ ngay đến Tế Hanh." (Vương Trí Nhàn, Cây bút đời người).
    Những tập thơ tiêu biểu của ông bao gồm: Hoa niên (1944); Tập thơ tìm lại (1945 ); Hoa mùa thi (1948); Nhân dân một lòng (1953); Lòng miền Nam (1956 ); Gửi miền Bắc (1958); Tiếng sóng (1960); Bài thơ tháng bảy (1961), Hai nửa yêu thương (1963); Khúc ca mới (1966); Đi suốt bài ca (1970), Câu chuyện quê hương (1973); Theo nhịp tháng ngày (1974), Giữa những ngày xuân (1977), Con đường và dòng sông (1980); Bài ca sự sống (1985), Tế Hanh tuyển tập (1987); Thơ Tế Hanh (1989 ); Vuờn xưa (1992); Giữa anh và em (1992); Em chờ anh (1993 ); Tuyển tập Tế Hanh (tập II, 1997).
    Quê Hương
    Làng tôi ở vốn làm nghề chài lướiNước bao vây cách biển nửa ngày sôngKhi trời trong, gió nhẹ sớm mai hồng Dân trai tráng giong thuyền đi đánh cá
    Chiếc thuyền nhẹ hăng như con tuấn mãPhăng mái chèo mạnh mẽ vượt trường giangCánh buồm giương to như mảnh hồn làngRướn thân trắng bao la thâu góp gió
    Ngày hôm sau ồn ào trên bến đỗKhắp dân làng lũ lượt kéo ghe vềNhờ ơn trời biển lặng cá đầy gheNhững con cá tươi ngon thân bạc trắng
    Dân chài lưới làn da ngăm rám nắngCả thân hình nồng thở vị xa xămChiếc thuyền im bến mỏi trở về nằmNghe chất muối thấm dần trong thớ vỏ.
    Nay xa cách lòng tôi luôn tưởng nhớMàu nước xanh, cá bạc, cánh buồm vôiThoáng con thuyền rẽ sóng chạy ra khơiTôi thấy nhớ cái mùi nồng mặn quá!
    Nhớ con sông quê hương
    Quê hương tôi có con sông xanh biếc Nước gương trong soi tóc những hàng tre Tâm hồn tôi là một buổi trưa hè Tỏa nắng xuống lòng sông lấp loáng.
    Chẳng biết nước có giữ ngày, giữ tháng Giữ bao nhiêu kỉ niệm giữa dòng trôi? Hỡi con sông đã tắm cả đời tôi! Tôi giữ mãi mối tình mới mẻ Sông của quê hương, sông của tuổi trẻ Sông của miền Nam nước Việt thân yêu
    Khi bờ tre ríu rít tiếng chim kêu Khi mặt nước chập chờn con cá nhảy Bạn bè tôi tụm năm tụm bảy Bầy chim non bơi lội trên sông Tôi giơ tay ôm nước vào lòng Sông mở nước ôm tôi vào dạ
    Chúng tôi lớn lên mỗi người mỗi ngả Kẻ sớm khuya chài lưới bên sông Kẻ cuốc cày mưa nắng ngoài đồng Tôi cầm súng xa nhà đi kháng chiến Nhưng lòng tôi như mưa nguồn, gió biển Vẫn trở về lưu luyến bên sông
    * * *
    Tôi hôm nay sống trong lòng miền Bắc Sờ lên ngực nghe trái tim thầm nhắc Hai tiếng thiêng liêng, hai tiếng "miền Nam"Tôi nhớ không nguôi ánh nắng màu vàng Tôi quên sao được sắc trời xanh biếc Tôi nhớ cả những người không quen biết...
    Có những trưa tôi đứng dưới hàng cây Bỗng nghe dâng cả một nỗi tràn đầy Hình ảnh con sông quê mát rượi Lai láng chảy lòng tôi như suối tưới Quê hương ơi! Lòng tôi cũng như sông Tình Bắc Nam chung chảy một dòng Không ghềnh thác nào ngăn cản được
    Tôi sẽ lại nơi tôi hằng mơ ước Tôi sẽ về sông nước của quê hương Tôi sẽ về sông nước của tình thương...
    T.H
    Xem tiếp...

    Thứ Ba, 6 tháng 12, 2016

    Bài hát "Black Magic Woman"

    (ĐC sưu tầm trên NET)


    Lời bài hát gốc MyLyric - Lời bài hát

    Got a black magic woman
    Got a black magic woman
    I’ve got a black magic woman
    Got me so blind I can’t see
    That she’s a black magic woman
    She’s trying to make a devil out of me

    Don’t turn your back on me baby
    Stop messing round with your tricks
    Don’t turn your back on me baby
    You just might pick up my magic sticks

    Got your spell on me baby
    Got your spell on me baby
    Yes you got your spell on me baby
    Turning my heart into stone
    I need you so bad , magic woman
    I can’t leave you alone .
               hình ảnh khỏa thân
    Lời dịch - Lời Việt
    Có một người phụ nữ với phép thuật hắc ám
    Có một người phụ nữ với phép thuật hắc ám
    Tôi có một người phụ nữ với phép thuật hắc ám
    Làm cho tôi mù lòa, tôi không thể thấy được
    Rằng cô ta là một phụ nữ với phép thuật hắc ám
    Cô ta đang cố biến tôi thành một con quỉ

    Đừng quay lưng lại với tôi, em ơi
    Hãy ngừng làm rối tung mọi chuyện với mấy trò của em
    Đừng quay lưng lại với tôi, em ơi
    Em chỉ cần nhặt những cây gậy phép của em lên thôi

    Làm cho tôi dính phép thuật của em rồi, em ơi
    Em ám bùa ngải của em lên tôi rồi, em ơi
    Vâng, em ám bùa chú của em lên tôi rồi
    Làm trái tim tôi hóa đá
    Tôi cần em biết chừng nào, người phụ nữ ma thuật
    Tôi không thể để em một mình (Tôi không thể rời xa em)
    hình ảnh khỏa thân
    Xem tiếp...

    Xem phim: "Lễ Giáng Sinh Hắc Ám"

    (ĐC sưu tầm trên NET)

    Lễ Giáng Sinh Hắc ÁmBlack Christmas (1974)

    Trạng thái:
    Đã có bản HD hoặc FULL HD

    Điểm Vkool:
    8.4

    Điểm IMDb:
    4.5
    (20,098 đánh giá)

    Đạo diễn:
    Bob Clark

    Diễn viên:

    Thể loại:
    Phim Kinh Dị - Ma,

    Sản xuất:
    Film Funding Ltd. of Canada, Vision IV, Canadian Film Development Corporation (CFDC)

    Quốc gia:
    Phim Mỹ - Châu Âu

    Thời lượng:
    98 phút

    Năm:
    1974

    Lượt xem:
    528255

    Tags:
    Le Giang Sinh Hac Am Vietsub, Online Black Christmas
    Đánh giá phim (38 lượt)
    1 2 3 4 5 6 7 8 9 10

    Trailer phim


    Xem tiếp...

    CÂU CHUYỆN TÌNH BÁO 180 (Siêu điệp viên George Blake)

    (ĐC sưu tầm trên NET)

    Cuộc vượt ngục li kỳ của điệp viên George Blake

    08:00 23/05/2006

    Vào năm 1966, chuyến vượt ngục thành công khỏi nhà tù Wormwood Scrubs ở London, Anh của điệp viên người Anh làm việc cho tình báo Liên Xô George Blake đã gây chấn động dư luận. George Blake còn đào thoát an toàn đến Liên Xô không phải nhờ sự giúp đỡ của tình báo Liên Xô mà là của 3 bạn tù bị giam giữ với ông.

    Xem tiếp...

    TIẾNG THƠ 1

     (ĐC sưu tầm trên NET)
    ------------------------------------------------------

    Những Năm Anh Ði

                  Tuệ Sỹ
     

    Ngọn gió đưa anh đi mười năm phiêu lãng
    Nhìn quê hương qua chứng tích điêu tàn
    Triều Ðông hải vẫn thì thầm cát trắng
    Chuyện tình người và nhịp thở Trường Sơn

     Mười năm nữa anh vẫn lầm lì phố thị
    Yêu rừng sâu nên khoé mắt rưng rưng
    Tay anh với trời cao chim chiều rủ rỉ
    Ðời lênh đênh thu cánh nhỏ bên đường

     Mười năm sau anh băng rừng vượt suối
    Tìm quê hương trên vết máu đồng hoang
    Chiều khói nhạt như hồn ai còn hận tủi
    Từng con sông từng huyết lệ lan tràn

     Mười năm đó anh quên mình sậy yếu
    Ðôi vai gầy từ thuở dựng quê hương
    Anh cúi xuống nghe núi rừng hợp tấu
    Bản tình ca vô tận của Ðông phương

    Và ngày ấy anh trở về phố cũ
    Giữa con đường còn rợp khói tang thương
    Trong mắt biếc mang nỗi hờn thiên cổ
    Vẫn chân tình như mưa lũ biên cương
     N.Tr. 4 – 1975
     Khung Trời Cũ
     Ðôi mắt ướt tuổi vàng cung trời hội cũ
    Áo màu xanh không xanh mãi trên đồi hoang
    Phút vội vã bỗng thấy mình du thủ
    Thắp đèn khuya ngồi kể chuyện trăng tàn
    Từ núi lạnh đến biển im muôn thuở
    Ðỉnh đá nầy và hạt muối đó chưa tan
    Cười với nắng một ngày sao chóng thế
    Nay mùa đông mai mùa hạ buồn chăng
    Ðếm tóc bạc tuổi đời chưa đủ
    Bụi đường dài gót mỏi đi quanh
    Giờ ngó lại bốn vách tường ủ rủ
    Suối nguồn xa ngược nước xuôi ngàn.
     Tìm Em Trong Giấc Chiêm Bao
     Ta tìm em trong giấc chiêm bao
    Nỗi buồn thu nhỏ hàng cây cao
    Cháy đỏ mùa đông ta vẫn lạnh
    Bóng tối vương đầy đôi mắt sâu
    Yêu em dâng cả ráng chiều thu
    Em đốt tình yêu bằng hận thù
    Cháy đỏ mùa đông ta vẫn lạnh
    Giấc mơ không kín dãy song tù.
     Trại giam X.4 Sàigòn 79
     Ba bài thơ trên đây trích ra từ tập thơ “Tuệ Sỹ: Giấc mơ Trường Sơn” vừa ấn hành ở Hoa kỳ.
    "Lỡ bước sang ngang" - Đọc lại vẫn lay động lòng người (23/06/2011) 
    Trong những ngày này, tôi tìm lại bài thơ lục bát rất ấn tượng của nhà thơ Nguyễn Bính và thấy rằng "Lỡ bước sang ngang" đọc lại vẫn thấy lay động tâm hồn. Các thế hệ người yêu thơ Việt Nam, trong đó có thể thơ lục bát, chắc chắn ai cũng đã hơn một lần đọc thơ Nguyễn Bính, một nhà thơ "chân quê" xuất sắc của thi đàn Việt Nam. Nguyễn Bính không chỉ là nhà thơ "chân quê" mà còn là một trong những nhà thơ sử dụng rất tài tình thể thơ lục bát của dân tộc. Cho nên thơ lục bát của ông đọc vài lần là nhớ và đi theo người đọc gần như suốt cả cuộc đời. 
    Cuối năm 1949 của thế kỷ trước, khi còn là một học sinh tiểu học của Hà Nội bị tạm chiếm, tôi đã say mê ngồi hàng giờ nghe bà ngâm ngợi "Lỡ bước sang ngang" của Nguyễn Bính xen trong tiếng "kẽo kẹt" của chiếc võng đay. Lớn lên một chút, tôi tìm mua bằng được những tập thơ Nguyễn Bính và đọc thuộc lòng bài "Lỡ bước sang ngang", càng đọc càng thấy cay cay sống mũi, nghẹn ngào nơi cổ họng. Hôm nay, với Mục Lục bát xưa và nay của lucbat.com, tôi xúc động viết những dòng này để một lần nữa bày tỏ tình cảm của mình với nhà thơ chân quê Nguyễn Bính, với bài thơ dài "Lỡ bước sang ngang".
    Các thế hệ phê bình văn học trong suốt gần một thế kỷ qua đã có nhiều bài bình về thơ Nguyễn Bính, trong đó có bài "Lỡ bước sang ngang" Lần này, viết lại một số cảm nghĩ của mình, tôi không dám có bình xét gì thêm, chỉ tâm sự đôi điều sau gần 70 năm đọc lại.
    Nguyễn Bính (1918-1966) làm thơ từ năm 13 tuổi, bài thơ đầu tiên của ông được đăng báo là bài "Cô hái mơ". Năm 1937, Nguyễn Bính đã được Tự lực văn đoàn trao giải thưởng cho tập thơ "Tâm hồn tôi" của ông. Trong khoảng thời gian ba năm, ông đã cho ra đời 7 tập thơ như "Tâm hồn tôi" (1940), "Hương cố nhân (1941)" "Người con gái ở lầu hoa" (1942), "Mười hai bến nước" (1942), "Mây Tần" (1942) và tác phẩm được chú ý nhất là "Lỡ bước sang ngang" (1939)…
    Thơ Nguyễn Bính không dùng câu chữ cầu kỳ nên người đọc có thể hiểu dễ dàng qua trực cảm. Những trai gái thời ấy yêu đương tìm thấy lời tâm sự sâu thẳm trong thơ Nguyễn Bính. Những nhớ mong, hò hẹn, chia lìa, đau khổ, nuối tiếc... cả những giờ phút thăng hoa của tình yêu đều được Nguyễn Bính giãi bày tâm trạng. Ông hiểu biết sâu sắc tâm lý của trai làng gái làng. Mỗi câu thơ của ông là một ấn tượng sâu sắc đối với người đọc, nhất là đối với "dân quê"... Trong lòng bạn đọc, không chỉ ở thôn quê, đều thấy Nguyễn Bính là một trong những nhà thơ gần gũi với họ, đã nói hộ họ nhiều điều...
    Nguyễn Bính từ giã chúng ta đã 45 năm, gần một nửa thế kỷ. Tôi đọc thơ Nguyễn Bính từ khi học lớp Nhì trường tiểu học Phố Hàng Bún (Hà Nội) cũng cách nay 62 năm. Năm nay tôi đã 76 tuổi, vậy mà đọc lại Thơ Nguyễn Bính nói chung và "Lỡ bước sang ngang" của thi sĩ nói riêng vẫn thấy lòng mình xốn xang, trào lên một niềm cảm xúc khó tả:
    "Em ơi! Em ở lại nhà
    Vườn dâu em đốn mẹ già em thương
    Mẹ già một nắng hai sương
    Chị đi một bước trăm đường xót xa
    Cậy em em ở lại nhà
    Vườn dâu em đốn mẹ già em thương..."
    Nguyễn Bính hiểu sâu sắc công việc của nhà nông nói chung và những cô gái chăn tằm hái dâu nói riêng. Nuôi tằm là phải có thức ăn chính là lá dâu. Sau một đợt thu hái lá cho tằm ăn, người trồng dâu phải "đốn" dâu để tạo một loạt lá mới cho đợt tằm ăn mới. Nhà thơ không phải "lơ lửng trên mây" mà nhà thơ, cũng như văn nghệ sĩ khác, phải lăn mình vào cuộc sống muôn màu của nhân dân, đưa hơi thở của nhân dân vào thơ thì "thơ mới sống động, sâu lắng mới được nhân dân yêu chuộng".
    "Lỡ bước sang ngang" quằn quại cùng số phận những người phụ nữ ngày xưa khi tình yêu trắc trở phải làm lại cuộc đời, có khi phải "lỡ bước ang ngang" dằn vặt, đau khổ khôn cùng. Không hề giống như "tình yêu sét đánh" ngày nay, hoặc với một số đối tượng trẻ tuổi bây giờ, đến với tình yêu quá nhanh, quá nông nổi và khi chia tay người yêu cũng "nhẹ như lông hồng", ấy là chưa nói đến một bộ phận thanh niên ngày nay, "thay người yêu như thay áo". Lớp lớp thanh niên ngày nay đã được giải phóng khỏi cái "vòng kim cô" "cha mẹ đặt đâu con ngồi đấy" mà có khi ngược lại, "con đặt cha mẹ ở đâu cha mẹ ngồi đấy". Lại còn cái kiểu "yêu thử, sống thử" nữa, nghe mà rùng mình, chẳng còn ra cái lề thói quy củ nào cả, chưa kể nhiều cặp đã "ăn cơm trước kẻng" rồi mới có đám cưới. Thậm chí có cặp uyên ương tổ chức ngày cưới linh đình, tốn kém, nhưng chỉ ít tuần sau, khi họ "no xôi chán chè" rồi, thì lại dễ dàng bỏ nhau. Luật hôn nhân và gia đình của ta tôn trọng yêu đương tự do, cấm mọi hành vi ép buộc, kế thừa truyền thống "ép dầu ép mỡ ai nỡ ép duyên!". Nhưng hiểu thế nào cho thật đúng cái nghĩa của tự do hôn nhân và sự gắn bó lâu dài, gắn bó suốt đời với nhau thì bị coi nhẹ. Tình yêu ngày nay quá thiên về thực dụng. Tìm hiểu nhau ba bốn năm mà chú rể chưa rõ tên ông bố vợ tương lai, cô con dâu tương lai không biết mẹ chồng bao nhiêu tuổi... Tất nhiên, tôi không làm cái việc "vơ đua cả nắm" nhưng rõ ràng trong yêu đương hôn nhân thời @ này rất cần có sự uốn nắn giáo dục của các thế hệ đi trước, rất cần có chuẩn mực, vừa hiện đại vừa truyền thống dân tộc.
    Đọc lại "Lỡ bước ang ngang" của Nguyễn Bính, tôi càng xúc động, thương cảm một thế hệ phụ nữ ngày xưa. Mỗi câu thơ xé lòng của ông cứ lay động mãi tâm hồn tôi, một ông già "Khốt-ta-bít" đã quá cái tuổi "cổ lai hi". Như trên tôi đã nói, tôi không phải một nhà phê bình văn học, phê bình thơ, nên những ý kiến thô thiền này chỉ là tình cảm của một người đọc lại thơ Nguyễn Bính, nhất là thơ lục bát của ông, qua bài "Lỡ bước sang ngang" được xuất bản năm 1940, cách đây 71 năm.
    Bài thơ "Lỡ bước sang ngang" của Nguyễn Bính là một bài thơ dài, thơ dài những không "thừa một chữ". Trong bài viết này, tôi chỉ xin trích đôi đoạn. Bạn nào thích toàn bài xin tìm đọc Thơ Nguyễn Bính của Nhà xuất bản Hà Nội, xuất bản năm 1998 hoặc gửi thư cho tôi theo địa chỉ email: nguyenthanhhahy@gmail.com, tôi sẽ sẵn sàng gửi lại cho bạn đầy đủ bài thơ.
    Sau đây, xin trích một vài đoạn trong bài "Lỡ bước sang ngang" của nhà thơ Nguyễn Bính:
                                             
    … “Hôm nay xác pháo đầy đường
    Ngày mai khói pháo còn vương khắp làng
    Chuyến này chị bước sang ngang
    Là tan vỡ giấc mộng vàng từ đây.
    Rượu hồng em chuốc cho say
    Vui cùng chị một vài giây cuối cùngg
    Rồi đây sóng gió ngang sông
    Đầy thuyền hận, chị lo không tới bờ
    Miếu thiêng vụng kén người thờ
    Nhà hương khói lạnh chị nhờ cậy em…
    ... Thế là tàn một giấc mơ
    Thế là cả một bài thơ não nùng
    Tuổi son má đỏ môi hồng
    Bước chân về đến nhà chồng là thôi
    Đêm qua mưa gió đầy giời
    Trong hồn chị có một người đi qua
    Em về thương lấy mẹ già
    Đừng mong ngóng chị nữa mà uổng công
    Chị giớ sống cũng bằng không
    Coi như chị đã sang sông đắm đò..."
    NGUYỄN BÍNH
    13-06-2011
    Nguyễn Thanh Hà
    Dị Sử, Mỹ Hào, Hưng Yên
    ĐT: 01668383020 - Email: nguyenthanhhahy@gmail.com

    1
    - Em ơi! Em ở lại nhà
    Vườn dâu em đốn, mẹ già em thương
    Mẹ già một nắng hai sương
    Chị đi một bước trăm đường xót xa
    Cậy em, em ở lại nhà
    Vườn dâu em đốn, mẹ già em thương

    Hôm nay xác pháo đầy đường
    Ngày mai khói pháo còn vương khắp làng
    Chuyến này chị bước sang ngang
    Là tan vỡ giấc mộng vàng từ đây
    Rượu hồng em uống cho say
    Vui cùng chị một vài giây cuối cùng
    Rồi đây sóng gió ngang sông
    Đầy thuyền hận, chị lo không tới bờ
    Miếu thiêng vụng kén người thờ
    Nhà hương khói lạnh chị nhờ cậy em
    Đêm qua là trắng ba đêm
    Chị thương chị kiếp con chim lìa đàn
    Một vai gánh lấy giang san...
    Một vai nữa gánh muôn vàn nhớ thương
    Mắt quầng tóc rối tơ vương
    Em còn cho chị lược gương làm gì!
    Một lần này bước ra đi
    Là không hẹn một lần về nữa đâu
    Cách mấy mươi con sông sâu
    Và trăm ngàn vạn nhịp cầu chênh vênh
    Cũng là thôi cũng là đành
    Sang sông lỡ bước riêng mình chị sao?
    Tuổi son nhạt thắm phai đào
    Đầy thuyền hận, có biết bao nhiêu người!
    Em đừng khóc nữa em ơi!
    Dẫu sao thì sự đã rồi, nghe em!
    Một đi bảy nổi ba chìm
    Trăm cay nghìn đắng con tim héo dần
    Dù em thương chị mười phần
    Cũng không ngăn nổi một lần chị đi

    Chị tôi nước mắt đằm đìa
    Chào hai họ để đi về nhà ai
    Mẹ trông theo, mẹ thở dài
    Dây pháo đỏ bỗng vang trời nổ ran
    Tôi ra đứng tận đầu làng
    Ngùi trông theo chị khuất ngàn dâu thưa...

    2
    Trời mưa ướt áo làm gì?
    Năm mười bảy tuổi chị đi lấy chồng
    Người ta pháo đỏ rượu hồng
    Mà trên hồn chị một vòng hoa tang
    Lần đầu chị bước sang ngang
    Tuổi son sông nước đò giang chưa tường
    Ở nhà em nhớ mẹ thương
    Ba gian trống, một mảnh vườn xác xơ
    Mẹ ngồi bên cửi xe tơ
    Thời thường nhắc: "- Chị mày giờ ra sao?"

    Chị bây giờ... nói thế nào?
    Bướm tiên khi đã lạc vào vườn hoang
    Chị từ lỡ bước sang ngang
    Trời dông bão giữa tràng giang lật thuyền
    Xuôi dòng nước chảy liên miên
    Đưa thân thế chị tới miền đau thương
    Mười năm gối hận bên giường
    Mười năm nước mắt bữa thường thay canh
    Mười năm đưa đám một mình
    Đào sâu chôn chặt mối tình đầu tiên
    Mười năm lòng lạnh như tiền
    Tim đi hết máu mà duyên không về

    Nhưng em ơi! Một đêm hè
    Hoa xoan nở, xác con ve hoàn hồn
    Dừng chân trên bến sông buồn
    Nhà nghệ sĩ tưởng đò còn chuyến sang
    Đoái thương thân chị lỡ làng
    Đoái thương phận chị dở dang những ngày
    Rồi... rồi chị nói sao đây?
    Em ơi! nói nhỏ câu này với em...
    Thế rồi máu trở về tim
    Duyên làm lành chị duyên tìm về môi
    Chị nay lòng ấm lại rồi
    Mối tình chết đã có người hồi sinh
    Chị từ dan díu với tình
    Đời tươi như buổi bình minh nạm vàng
    Tim ai khắc một chữ "nàng"
    Mà tim chị một chữ "chàng" khắc theo
    Nhưng yêu chỉ để mà yêu
    Chị còn dám ước một điều gì hơn
    Một lầm hai lỡ keo sơn
    Mong gì gắn lại phím đờn ngang cung
    Rồi đêm kia lệ ròng ròng
    Tiễn đưa người ấy sang sông, chị về
    Tháng ngày qua cửa buồng the
    Chị ngồi nhặt cánh hoa lê cuối mùa

    3
    Úp mặt vào hai bàn tay
    Chị tôi khóc suốt ba ngày ba đêm
    - Đã đành máu trở về tim
    Nhưng khôn buộc nổi cánh chim giang hồ
    Người đi xây dựng cơ đồ
    Chị về giồng cỏ nấm mồ thanh xuân
    Người đi khoác áo phong trần
    Chị về may áo liệm dần nhớ thương
    Hồn trinh ôm chặt chân giường
    Đã cùng chị khóc đoạn trường thơ ngây
    Năm xưa đêm ấy giường này
    Nghiến răng nhắm mắt cau mày... cực chưa?
    Thế là tàn một giấc mơ
    Thế là cả một bài thơ não nùng
    Tuổi son má đỏ môi hồng
    Bước chân về đến nhà chồng là thôi
    Đêm qua mưa gió đầy giời
    Mà trong hồn chị có người đi qua
    Em về thương lấy mẹ già
    Đừng mong ngóng chị nữa mà uổng công
    Chị giờ sống cũng bằng không
    Coi như chị đã ngang sông đắm đò


    1939

    Bài thơ này đã được nhạc sĩ Song Ngọc phổ nhạc thành bài hát cùng tên.

    Nguồn:
    1. Tinh tuyển văn học Việt Nam (tập 7: Văn học giai đoạn 1900-1945), Trung tâm Khoa học xã hội và nhân văn quốc gia, NXB Khoa học xã hội, 2004
    2. Tuyển tập Nguyễn Bính, NXB Văn học, 1986
    3. Hoàng Xuân, Nguyễn Bính - thơ và đời, NXB Văn học, 2003



    Xem tiếp...