Thứ Năm, 2 tháng 6, 2016

MỌI MIỀN NƯỚC VIỆT 22 (Hà Giang)


(ĐC sưu tầm trên NET)

Bản đồ của Hà Giang
Hà Giang 
là một tỉnh thuộc vùng núi phía Bắc Việt Nam. phía đông giáp tỉnh Cao Bằng, phía tây giáp tỉnh Yên Bái và Lào Cai, phía nam giáp tỉnh Tuyên Quang. Wikipedia
Diện tích: 3.068 mi²
Dân số: 771.200 (1 thg 7, 2013)

Danh lam thắng cảnh Hà Giang

  • Hùng vĩ đèo Mã Pí Lèng trên cao nguyên đá Hà Giang

    Phượt Hà Giang ai ai cũng muốn khám phá sự hùng vỹ của một trong tứ đại đỉnh đèo Việt Nam. Đèo Mã Pì Lèng – Cung đường mang tên hạnh phúc!
  • Khám phá phố cổ Đồng Văn giữa lòng cao nguyên đá

    Với những nét đặc trưng vốn có, với vẻ đẹp trong nền văn hóa truyền thống đa sắc màu, phố cổ Đồng Văn đã tạo nên điểm nhấn ấn tượng và độc đáo trên vùng cao nguyên đá Đồng Văn
  • Bức tranh mùa vàng rực rỡ ở Hoàng Su Phì

    Đến với Hà Giang, ngoài Cao nguyên Đồng Văn nổi tiếng với vẻ đẹp kỳ vĩ, mê hoặc của những vách núi đá cheo leo, của những cung đường ngoằn nghèo, lượn sóng như thách thức con người khám phá. Du khách...
  • Sự tích núi đôi cô Tiên

    Vùng Tam Sơn, Quản Bạ thuộc tỉnh Hà Giang - một tỉnh nằm ở cực Bắc Việt Nam - có một toà thiên nhiên tròn trịa, đầy quyến rũ trông giống như bộ ngực căng tròn của nàng tiên gọi là Núi Đôi.
  • Hà Giang mùa hoa tam giác mạch

    Cao nguyên đá Đồng Văn không chỉ hấp dẫn du khách bởi vẻ hùng vĩ của những dãy núi đá tai mèo sừng sững, nét đơn sơ mộc mạc của con người… mà nơi đây còn chinh phục biết bao trái tim du khách bởi...
  • Vẻ đẹp của làng văn hóa xã Sủng Là

    Đến với làng văn hóa du lịch Lũng Cẩm trên thuộc xã Sủng Là, huyện Đồng Văn, sẽ để lại trong lòng mỗi người những cảm nhận đặc biệt về vẻ đẹp nhân văn, những nét đặc sắc trong văn hóa vật thể và phi...



Tháng 10 rủ nhau du lịch Hà Giang ngắm hoa tam giác mạch

Thời gian lý tưởng “săn” hoa tam giác mạch
Mùa tam giác mạch ở Hà Giang kéo dài từ đầu tháng 10 đến hết tháng 12. Bạn chỉ cần dành ra ba ngày là vừa đủ để đi hết những địa điểm du lịch hấp dẫn nhất ở Hà Giang.
Hoa tam giác mạch nở ven đường. Ảnh: Ngô Huy Hòa (hachi8)
Hoa tam giác mạch nở ven đường. Ảnh: Ngô Huy Hòa (hachi8)
Hoa chen đá, lá chen hoa. Ảnh: Ngô Huy Hòa (hachi8)
Hoa chen đá, lá chen hoa. Ảnh: Ngô Huy Hòa (hachi8)
Phương tiện di chuyển đến Hà Giang
Di chuyển bằng ô tô: Từ Hà Nội, bạn nên đi xe khách đêm Hà Nội – Hà Giang xuất phát từ bến xe Mỹ Đình lúc 9h tối và tới 5h sáng sẽ đến Hà Giang (xe giường nằm cao cấp, liên hệ đặt chỗ qua điện thoại. Một số nhà xe uy tín là: Bằng Phấn, Hưng Thành, Hải Vân…). Giá từ 260.000 – 300.000 đồng/người. Sau khi đến Hà Giang, bắt xe khách nội tỉnh để di chuyển giữa các địa danh hoặc thuê xe máy để di chuyển.
Mẹ đìu con qua cánh đồng tam giác mạch - Ảnh: Boones Nguyen
Mẹ đìu con qua cánh đồng tam giác mạch. Ảnh: Boones Nguyen
Di chuyển bằng xe máy: Tùy vào thời gian của chuyến đi mà bạn lựa chọn cung đường thích hợp cho mình như một số gợi ý dưới đây:
Cung 1: Khởi hành từ Hà Nội – Sơn Tây (đi đường 21 ở Cổ Nhuế) – cầu Trung Hà – Cổ Tiết – cầu Phong Châu (qua cầu Phong Châu rẽ tay trái) – men theo sông Thao tới thị xã Phú Thọ – Đoan Hùng rồi rẽ đi Tuyên Quang – theo quốc lộ 2 tới Hà Giang (chiều dài khoảng 300 km).
Cung 2: Khởi hành từ Hà Nội – Vĩnh Phúc – Việt Trì – Phú Thọ – Tuyên Quang – Hà Giang (hay tới quốc lộ 2C và quốc lộ 2, dài khoảng 280 km).
Khám phá Hà Giang bằng xe máy là một trải nghiệm vô cùng thú vị. Ảnh: Escapology
Khám phá Hà Giang bằng xe máy là một trải nghiệm vô cùng thú vị. Ảnh: Escapology

Click đặt ngay Tour du lịch Hà Giang giá ưu đãi cực hot chỉ có tại iVIVU.com

Địa điểm lưu trú ở Hà Giang
Ở Quản Bạ, Yên Minh và Đồng Văn có rất nhiều nhà nghỉ bình dân. Nếu muốn tiết kiệm chi phí hơn nữa bạn có thể tìm thông tin các gia đình làm dịch vụ homestay, giá chỉ 50.000 – 70.000 đồng mỗi người.
Một ngôi nhà ở Phố Cáo. Ảnh: Nhimphich
Một ngôi nhà ở Phố Cáo. Ảnh: Nhimphich
Những điểm du lịch hấp dẫn không thể bỏ qua ở Hà Giang
Hà Giang vẫn được biết đến với mùa hoa tam giác mạch hồng rực cao nguyên đá, nhưng phải ai đã đi mới biết – Hà Giang mùa nào cũng đẹp, mùa nào cũng đáng để chinh phục.
Mùa hoa tam giác mạch nhuộm thắm cả sườn đồi - Ảnh: Meo Gia
Mùa hoa tam giác mạch nhuộm thắm cả sườn đồi. Ảnh: Meo Gia
Núi Đôi: Núi Đôi là thắng cảnh nằm tại quốc lộ 4C, thuộc thị trấn Tam Sơn, huyện Quản Bạ, tỉnh Hà Giang. Du khách ghé qua không khỏi trầm trồ trước một tuyệt tác mà tạo hóa đã ban tặng cho vùng đất này. Giữa những núi đá trùng điệp là hai trái núi có hình dáng hệt như bộ ngực căng tròn của người thiếu nữ.
Núi Đôi Cô Tiên nhìn từ cổng trời Quản Bạ – Ảnh: hagiang.gov
Núi Đôi Cô Tiên nhìn từ cổng trời Quản Bạ. Ảnh: hagiang.gov
Ruộng bậc thang Hoàng Su Phì: Những thửa ruộng bậc thang tại Hoàng Su Phì là một trong những ấn tượng không thể bỏ qua khi tới Hà Giang. Cứ mỗi độ thu về, Hoàng Su Phì lại trở thành điểm hẹn của những người yêu du lịch, yêu cái đẹp mặc cho con đường tới nơi đây khá hiểm trở và khó khăn.
Những thửa ruộng bậc thang tại Hoàng Su Phì. Ảnh: Le Tho/Flickr.com
Những thửa ruộng bậc thang tại Hoàng Su Phì. Ảnh: Le Tho/Flickr.com
Dinh thự vua Mèo: Nằm tại thung lũng Sà Phìn, dinh thự vua Mèo chính là ngôi nhà quyền lực nhất vùng đất Hà Giang một thời. Công trình có lối kiến trúc nguy nga, bề thế ấy thuộc sở hữu của dòng họ Vương quyền quý và được xây dựng trong vòng 8 năm mới xong.
Dinh thự vua Mèo - Ảnh: panoramio
Dinh thự vua Mèo. Ảnh: panoramio
Cột cờ Lũng Cú: Cột cờ Lũng Cú chính là điểm đánh dấu cực Bắc tại đỉnh Lũng Cú hay còn gọi núi Rồng (Long Sơn). Mặc dù theo đo đạc, điểm cực Bắc còn cách nơi đây 2 km nữa nhưng với nhiều người Việt Nam, cột cờ Lũng Cú vẫn như một biểu tượng thiêng liêng về chủ quyền quốc gia.
Cột cờ lũng cú cao vợi – Ảnh: Vũ Kim Sơn
Cột cờ Lũng Cú cao vợi – Ảnh: Vũ Kim Sơn
Hoa tam giác mạch: Những cánh đồng tam giác mạch là nét đặc trưng tại Hà Giang. Vùng đất địa đầu Tổ quốc này như thể khoác màu áo mới mỗi khi mùa hoa tam giác mạch về. Du khách đến Hà Giang có thể ngắm loại hoa này ở nhiều nơi như chân cột cờ Lũng Cú, Sủng Là, Đồng Văn, Phố Cáo, Ma Lé…
Hoa tam giác mạch đẹp đến nao lòng. Ảnh: Lê Thanh Sơn/flickr.com
Hoa tam giác mạch đẹp đến nao lòng. Ảnh: Lê Thanh Sơn/flickr.com
Phố cổ Đồng Văn: Phố cổ Đồng ăn nằm tại trung tâm thị trấn Đồng Văn, mặc dù không có quy mô lớn như phố cổ Hà Nội hay Hội An nhưng nơi đây vẫn mang những bản sắc riêng, hấp dẫn du khách.
Đường đi lên Đồng Văn. Ảnh: Tung Hoang
Đường đi lên Đồng Văn. Ảnh: Tung Hoang
Chợ phiên: Giống nhiều vùng núi khác, Hà Giang cũng có những phiên chợ hấp dẫn du khách ngang qua, có thể kể tên những phiên chợ hấp dẫn như chợ phiên trung tâm huyện Quản Bạ, chợ trung tâm huyện Yên Minh, chợ Phố Cáo… và đặc biệt là chợ tình Khâu Vai.
Phiên chợ vùng cao. Ảnh: Escapology
Phiên chợ vùng cao. Ảnh: Escapology
Người dân địa phương ra về sau phiên họp chợ. Ảnh: Escapology
Người dân địa phương ra về sau phiên họp chợ. Ảnh: Escapology
Đèo Mã Pí Lèng: Mã Pí Lèng là một con đèo hiểm trở bậc nhất khu vực miền núi phía Bắc, nối liền giữa Đồng Văn và Mèo Vạc với tổng chiều dài khoảng 20 km. Du khách đến đây vừa được thả hồn vào quang cảnh núi rừng, vừa được ngắm nhìn dòng sông Nho Quế xanh ngắt.
Mã Pí Lèng. Ảnh: Ngô Huy Hòa (hachi8)
Mã Pí Lèng. Ảnh: Ngô Huy Hòa (hachi8)
Những món ngon hấp dẫn không thể bỏ qua
Hà Giang có nhiều món ăn rất hấp dẫn như cháo ấu tẩu, bánh cuốn trứng, xôi ngũ sắc, thắng cố, thịt bò – trâu gác bếp, rượu ngô, thắng đền, chè shan tuyết… Trời se lạnh, ăn một bát cháo ấu tẩu hay thắng cố nóng hổi, uống chén rượu ngô thơm nồng sẽ là trải nghiệm rất tuyệt vời.
Phụ nữ địa phương đang chuẩn bị bữa ăn trong gian bếp đơn sơ. Ảnh: Escapology
Phụ nữ địa phương đang chuẩn bị bữa ăn trong gian bếp đơn sơ. Ảnh: Escapology
Gợi ý lịch trình phượt Hà Giang
Ngày 1: Khởi hành từ Hà Nội vào buổi sáng. Tới Hà Giang vào lúc chiều tối. Bạn có thể nghỉ buổi tối ngay tại thành phố, hoặc lựa chọn đi tiếp tới Quản Bạ (cách thành phố hơn 40 km) hoặc Yên Minh để nghỉ tối. Tuy nhiên, nghỉ tại Hà Giang hợp lý nhất để đảm bảo sức khỏe, sau quãng đường 300 km cơ thể cần được nghỉ ngơi. Buổi tối bạn có thời gian đi một vòng thành phố, ăn uống và nghỉ giữ sức cho ngày mai tiếp tục hành trình.
Cánh đồng hoa kéo dài tưởng như vô tận. Ảnh: Binh Minh Nguyen Huu/flickr.com
Cánh đồng hoa kéo dài tưởng như vô tận. Ảnh: Binh Minh Nguyen Huu/flickr.com
Ngày 2: Ăn sáng. Rời Hà Giang đi Quản Bạ, Yên Minh và tới cao nguyên đá Đồng Văn (có thể dừng ăn trưa tại Yên Minh hoặc Quản Bạ). Trên đường đi Đồng Văn bạn rẽ vào Phó Bảng (5 km) để thăm thị trấn ngủ quên. Nơi đây có những ngôi nhà cổ với kiến trúc độc đáo. Trên đường vào Phó Bảng bạn còn có cơ hội đi qua thung lũng hoa hồng và một cánh đồng tam giác mạch lớn ở ven đường (cách thị trấn khoảng 500 m).
Phố cổ Đồng Văn. Ảnh: Viet Cuong
Phố cổ Đồng Văn. Ảnh: Viet Cuong
Rời Phó Bảng, địa điểm tiếp theo ngay dưới chân dốc là thung lũng Sủng Là. Nơi có thôn Lũng Cẩm nổi tiếng với ngôi nhà trong phim “Chuyện của Pao” và những thửa ruộng tam giác mạch trắng đẹp mê hồn. Ở Lũng Cẩm rất yên bình, bạn sẽ được tham quan những ngôi nhà người H’Mông lâu đời, con đường với hàng lê san sát và những cây thông ôn đới đẹp tuyệt vời.
Nhà của Pao ở Sủng Là. Ảnh: VannK/flickr.com
Nhà của Pao ở Sủng Là. Ảnh: VannK/flickr.com
Rời Lũng Cẩm, địa điểm tiếp theo là Sà Phìn. Trên đường đi bạn sẽ gặp những thửa ruộng tam giác mạch nằm ngay khúc cua lên bãi đá mặt trăng.
Đến Sà Phìn, bạn ghé thăm dinh thự nhà họ Vương (hay còn họi là nhà vua Mèo). Đây là một trong những dinh thự cổ còn xót lại của những gia đình giàu có nhờ buôn thuốc phiện ở Hà Giang.
Từ dinh thự họ Vương, bạn quay trở lại ngã 3 rẽ đi cột cờ Lũng Cú. Qua Phố Là, Ma Lé để đến cột cờ Lũng Cú – nơi đặt nét bút đầu tiên trên bản đồ hình chữ S. Ngay trên đường từ Ma Lé vào Lũng Cú bạn sẽ thấy một cánh đồng tam giác mạch lớn trên sườn đồi. Đây là nơi trồng nhiều tam giác mạch nhất cho đến hiện tại. Hành trình tiếp tục đến cột cờ Lũng Cú.
Em bé giữa cánh đồng hoa. Ảnh: Ngô Huy Hòa (hachi8)
Em bé giữa cánh đồng hoa. Ảnh: Ngô Huy Hòa (hachi8)
Sau cột cờ Lũng Cú, bạn có thể lựa chọn quay check cột mốc 428 và sau đó đi Đồng Văn hoặc về thẳng phố cổ Đồng Văn (chú ý vấn đề thời gian vì đi tới mốc 428 hoàn toàn là đi bộ mất tới gần 3 giờ). Ăn tối và nghỉ lại tại Đồng Văn, kết thúc ngày thứ 2.
Ngày 3: Ăn sáng tại Đồng Văn và lên đường chinh phục Mã Pí Lèng, đi Mèo Vạc, Bắc Mê rồi về lại Hà Giang ăn trưa. Về Hà Nội lúc tối muộn. Đoạn đường này dài hơn 400 km nên bạn cần chuẩn bị sức khỏe, ăn uống, nghỉ ngơi hợp lý đảm bảo cho một chặng hành trình khỏe mạnh và an toàn.
Theo San San (Tổng hợp)



Du lịch Hà Giang ngắm tiên cảnh Hồ Noong


Không chỉ nổi tiếng với cao nguyên đá Đồng Văn hay những cung đường đèo hiểm trở đẹp đến nao lòng, Hà Giang còn nổi tiếng bởi nét huyền bí, hấp dẫn của hồ Noong – nơi từ lâu đã được mệnh danh là chốn “bồng lai tiên cảnh” thu hút rất nhiều khách du lịch.

Du lịch Hà Giang ngắm tiên cảnh Hồ Noong

ho-noong-tien-canh-xu-ha-giang-ivivu-1
Hồ Noong là hồ nước tự nhiên thuộc xã Phú Linh, huyện Vị Xuyên, tỉnh Hà Giang và nằm cách thành phố Hà Giang chừng 23km. Hồ Noong được biết đến với rừng cây nổi trên mặt nước, được ví là một trong những khu rừng nổi của Việt Nam trong top những khu “tiên cảnh” trên mặt hồ.
ho-noong-tien-canh-xu-ha-giang-ivivu-2
Hồ Noong nổi tiếng với khu rừng nổi lọt top những ‘tiên cảnh’ trên mặt hồ của Việt Nam
Hồ Noong nổi tiếng với khu rừng nổi lọt top những ‘tiên cảnh’ trên mặt hồ của Việt Nam
Đây là hồ nước ngọt có lâu đời, nằm trải rộng trên khắp bản Noong 1 và bản Noong 2. Hồ có diện tích mặt nước rộng khoảng 80ha (vào mùa mưa) và 20ha (vào mùa cạn) được bao quanh bởi khu rừng nguyên sinh rộng lớn bao trùm tới trên 700ha, nằm “bồng bềnh” giữa hồ Noong với cảnh sắc hoang sơ đến kỳ thú.
Những gốc cây xanh tốt giữa lòng hồ
Những gốc cây xanh tốt giữa lòng hồ
Điểm đặc biệt của hồ Noong là giữa lòng hồ có những gốc cây xanh tốt nhưng cũng có những gốc cây khô tạo nên một cảnh quan khá thú vị. Hồ Noong là hồ đất ngập nước, thuộc loại địa hình đặc biệt bởi hồ vừa có thể nuôi trồng thuỷ sản, vừa có thể trồng trọt rau màu.

Vi vu du lịch, không lo giá cả với Deal mùa hè giá cực sốc từ iVIVU.com

ho-noong-tien-canh-xu-ha-giang-ivivu-5
Hồ vừa có thể nuôi trồng thủy sản, vừa có thể trồng trọt rau màu
Hồ vừa có thể nuôi trồng thủy sản, vừa có thể trồng trọt rau màu
Những gốc cây khô tạo nên cảnh quan thú vị
Những gốc cây khô tạo nên cảnh quan thú vị
Nguồn nước cung cấp cho Hồ Noong là những khe nước ngầm trong hang đá bắt nguồn từ hai dãy núi của cánh rừng nguyên sinh – nơi Hồ Noong uốn mình tựa vào vách núi – và ba hang nước ngầm được nối với dòng sông Lô. Chính vì vậy mà mỗi khi nước hồ dâng vào mùa mưa sẽ xuất hiện những đàn cá ngược dòng sông Lô bơi theo dòng nước tràn lên vào trú ngự ven Hồ Noong.
Có rất nhiều loài cá sinh sống ở Hồ Noong bao gồm cá da trơn và các loài cá chỉ có nơi đây mới có. Chúng thường sinh trưởng và phát triển một cách tự nhiên với nhiều loài khác, sống đông đúc tạo thành một quần thể sinh động.

Khi đến thăm hồ Noong, du khách sẽ có hai cảm giác khác biệt vào thời điểm khác nhau của hai mùa. Vào mùa mưa, nước hồ dâng lên cao, du khách có thể lang thang cùng dân bản trên chiếc thuyền độc mộc hay ngồi trên bè mảng lênh đênh khắp lòng hồ. Vào mùa khô, lúc nước cạn, dân bản địa sẽ quây vuông thả vịt, ngan trên mặt hồ trong vắt, phản chiếu lung linh bóng gốc cây già trụi lá, hình ảnh những ngôi chòi nổi nằm lẻ loi hay một bóng ghe nhỏ tựa gác mái.
Mặt hồ trong vắt, phản chiếu những hình ảnh lung linh xuống dưới dòng nước
Mặt hồ trong vắt, phản chiếu những hình ảnh lung linh xuống dưới dòng nước
Ngôi chòi nổi nằm lẻ loi giữa lòng hồ
Ngôi chòi nổi nằm lẻ loi giữa lòng hồ
Hàng ngày, từng nhóm người lại vác hom, giỏ, vác lưới ùa ra hồ cùng bắt cá, vợt tôm. Hết buổi, tất cả tôm, cá được dồn cả lại rồi chia đều trong tiếng cười như tan cả vùng hồ vàng óng. Họ vẫn luôn miệt mài với ruộng nương cần mẫn, dải khói lam chiều hoà lẫn trong những hàng cây cộng hưởng với tiếng cười trẻ thơ càng tô điểm thêm nét đẹp duyên dáng cho Hồ Noong.
ho-noong-tien-canh-xu-ha-giang-ivivu-11
Nếu dừng chân nghỉ ngơi tại đây, du khách còn được thưởng thức nền ẩm thực độc đáo gồm: cá Đắng, gà, vịt, dê, bò, thịt thú rừng và các loại rau tự trồng của người dân địa phương. Hấp dẫn nhất là món cá Đắng nổi tiếng khắp vùng, với nhiều kiểu chế biến như: kẹp nướng, món cá rán hoặc nấu canh chua với loại rau quả lá chua, măng chua, dưa chua và khế, điều đặc biệt là khi chế biến cá Đắng thì người ta không mổ, hứa hẹn sẽ là món ngon không thể cưỡng lại dành cho du khách.
Theo Báo Lao Động



 

Cung đường đá nở hoa quyến rũ ở Hà Giang


Đường Hạnh Phúc là con đường nối liền những ngọn núi, phá thế biệt lập cho miền cao nguyên đá Đồng Văn.

Cung đường đá nở hoa quyến rũ ở Hà Giang

Đường dài 185 cây số, điểm đầu là thành phố Hà Giang, điểm cuối là huyện Mèo Vạc. Con đường trở thành điểm đến của nhiều du khách. Từ khoảng tháng 9 đến tháng 11, con đường này dập dìu du khách bởi màu vàng mùa lúa nương chín và hiện là mùa của hoa tam giác mạch.
Tháng 11, hoa chuyển từ màu hồng, đỏ sang màu tím, đẹp đến nao lòng. Có một con đường vắt vẻo qua những ngọn núi cao ẩn trong làn mây trắng, kết nối những bản làng suốt trên hành trình 185 cây số. Đó là con đường mang tên Hạnh Phúc – điểm đầu là trung tâm thành phố Hà Giang và điểm cuối là ngôi chợ phiên nổi tiếng Mèo Vạc. Mùa này, con đường Hạnh Phúc càng trở nên lãng mạn bởi là “mùa đá nở hoa”.
Chỉ có khoảng 20 cây số đầu tiên tính từ trung tâm tỉnh Hà Giang trở ra, đường Hạnh Phúc khá êm ái và bằng phẳng.
Chỉ có khoảng 20 cây số đầu tiên tính từ trung tâm tỉnh Hà Giang trở ra, đường Hạnh Phúc khá êm ái và bằng phẳng.
Chỉ có khoảng 20 cây số đầu tiên tính từ trung tâm tỉnh Hà Giang trở ra, đường Hạnh Phúc khá êm ái và bằng phẳng. Ta có thể chạy xe bon bon trên đường dưới cái nắng lành lạnh của những ngày sắp bước vào mùa đông. Từ đó trở đi, tức khoảng 90% chiều dài, đường Hạnh Phúc không hề đơn giản. Thế nhưng, ai đã một lần đặt chân đến đây thì chắc chắn sẽ quay trở lại bởi sự hấp dẫn của nó. Chúng tôi bắt đầu con đường Hạnh Phúc ở chiều ngược lại với phiên chợ sừng hay còn gọi là chợ lùi tại Mèo Vạc, tức km 185, cũng là điểm cuối của con đường.
Ai đã một lần đặt chân đến đây thì chắc chắn sẽ quay trở lại bởi sự hấp dẫn của nó.
Ai đã một lần đặt chân đến đây thì chắc chắn sẽ quay trở lại bởi sự hấp dẫn của nó.
Chợ phiên Mèo Vạc đánh thức mọi người bởi tiếng bước chân, tiếng trò chuyện của người đi chợ và tiếng chân bò, ngựa khua trên đường. Không ít người phải đi bộ từ đêm trước để đến chợ vì bản làng nằm xa trung tâm. Người ta cất công đi chợ nhưng chợ chỉ nhóm một buổi thì tan. Dù vậy, đến mỗi phiên chợ, mọi người lại náo nức. Có khi đến chợ để gặp gỡ bạn bè, uống rượu ngô, ăn thắng cố chứ chẳng mua bán gì. Giữa trưa nắng chang chang, nhưng mùa này đường Hạnh Phúc khá lạnh. Chúng tôi mau chóng rời phiên chợ để bắt đầu chinh phục con đèo ngoạn mục trên cung đường này.
Chợ phiên Mèo Vạc
Chợ phiên Mèo Vạc
Đó là đèo Mã Pì Lèng hay còn gọi là sống mũi ngựa bởi địa hình đèo thẳng đứng. Nằm trong tứ đại đỉnh đèo của Tây Bắc, con đèo này rất hiểm trở. Lên đèo, xe máy chỉ kéo được số 1 hoặc số 2. Có những lúc phải để số 1 đi hàng cây số. Khung cảnh xung quanh đầy quyến rũ nhưng chúng tôi chẳng dám thưởng thức mà phải luôn dán mắt về phía trước. Cứ vài chục mét lại có một khúc quanh, lơ là là rớt đèo như chơi. Cứ chạy đến khi thấy ngôi nhà nằm ở góc vực của đèo là biết đã chinh phục đỉnh. Chẳng bõ công cầm lái đoạn đường nguy hiểm này khi thiên nhiên đầy ngoạn mục hiện ra trước mắt.
Những dãy núi đá tai mèo đen kịt nối liền nhau như một bức trường thành khổng lồ.
Những dãy núi đá tai mèo đen kịt nối liền nhau như một bức trường thành khổng lồ.
Những dãy núi đá tai mèo đen kịt nối liền nhau như một bức trường thành khổng lồ. Sâu hun hút bên dưới là dòng sông Nho Quế chỉ còn một vệt nhỏ như một tấm vải lụa lượn giữa hai ngọn núi. Đỉnh của Mã Pí Lèng nằm ở độ cao khoảng 2.000 mét so với mực nước biển.
Buổi trưa, trời quang mây. Còn buổi sáng hoặc chiều, đỉnh đèo luôn ẩn mình trong sương mờ dày đặc, xe khó di chuyển được. Chỉ khoảng 20 cây số nhưng đội mở đường phải đu mình trên đá suốt gần một năm ròng để đục đá tạo một con đường rộng chừng 4 tấc trong những năm chiến tranh. Thế mới thấy mức độ hiểm trở của cung đường. Đúng là hạnh phúc khi có con đường xuyên cao nguyên đầy đá tai mèo của miền đá Đồng Văn.
Một cảm giác rất tuyệt vời!
Một cảm giác rất tuyệt vời!
Từ đây, chạy thêm một đoạn đường dốc thoai thoải nữa là đến với thị trấn Đồng Văn nổi tiếng với những ngôi nhà bờ rào đá có trên một thế kỷ, nổi tiếng với phiên chợ nhóm vào cuối tuần và ngôi chợ cổ lâu đời. Phiên chợ, đời sống con người đầy nên thơ, cùng với không gian cổ kính là đề tài của nhiều tác phẩm văn học, thơ, nhạc của giới văn sĩ.
Rong ruổi đi tiếp con đường Hạnh Phúc là nhà vua Mèo Vương Đức Chính. Đây là ngôi nhà cổ đã được khai thác du lịch. Nhà được xây dựng theo kiến trúc đậm chất Trung Hoa xưa. Khi đường sá lên miền đá chưa thông như bây giờ, vùng đất này như một ốc đảo. Bây giờ, những cánh đồng hoa anh túc đã thay bằng lúa nương và những cây trồng khác. Mùa này miền đá nở hoa với những thửa ruộng bậc thang đỏ màu hoa tam giác mạch. Những hốc đá cũng được trồng bắp.
Rong ruổi đi tiếp con đường Hạnh Phúc là nhà vua Mèo Vương Đức Chính.
Rong ruổi đi tiếp con đường Hạnh Phúc là nhà vua Mèo Vương Đức Chính.
Phần còn lại của con đường Hạnh Phúc ít hiểm trở hơn, đi qua những bản làng, nối liền những thửa ruộng bậc thang xa tít tắp. Gần cuối cổng trời là hai ngọn núi tròn trĩnh như đôi gò bồng đảo. Người ta gọi đó là Núi Đôi hay núi Cô Tiên. Cư dân vùng này khá giàu có. Xen lẫn vào nhau giữa những cánh đồng lúa là những ngôi biệt thự, hàng quán sung túc. Ngược lên dốc là cổng trời Quản Bạ. Đó là vị trí cao nhất của khu vực này. Ngày xưa, tại đỉnh này có một cánh cửa ngăn cách hai bên.
Bây giờ, đường sá mở rộng, cổng trời trở thành điểm dừng chân lý tưởng của du khách. Qua khỏi cổng trời là xuống một con đèo lớn cũng chính là cửa ngõ của miền đá Đồng Văn. Từ cổng trời đi thêm 50 cây số là đến điểm đầu của đường Hạnh Phúc, tức km 0 tại trung tâm thành phố Hà Giang.
Phần còn lại của con đường Hạnh Phúc ít hiểm trở hơn, đi qua những bản làng, nối liền những thửa ruộng bậc thang xa tít tắp.
Phần còn lại của con đường Hạnh Phúc ít hiểm trở hơn, đi qua những bản làng, nối liền những thửa ruộng bậc thang xa tít tắp.
Theo Nguyên Bình/Dongvan.gov



Đến Hà Giang tìm đường “lên trời”


Từ Hà Nội, đi theo hướng Phú Thọ, Tuyên Quang, đến Hà Giang. Giá phòng khách sạn Hà Giang khá tốt, dao động từ 100.000 – 180.000 VND cho một phòng sạch sẽ, tiện nghi. Đừng nên bỏ qua cơ hội thưởng thức bánh cuốn đặc sản Hà Giang, không giống như ở vùng xuôi, món bánh cuốn này được đổ chung với trứng và ăn kèm một bát nước lèo nghi ngút khói cảm giác lạ miệng và hấp dẫn.
Phụ nữ Hà Giang - iVIVU.com
Ảnh: Vnphoto

Đêm Hà Giang không có nhiều lựa chọn giải trí, nhưng ngồi nhâm nhi một tách cà phê giữa tiết trời giá rét của vùng cao biết đâu cũng mang lại cho bạn cảm giác thú vị tận hưởng không khí yên bình của vùng đất này.
Điểm dừng chân đầu tiên là Cổng trời Quản Bạ, nơi đây từng có cửa đóng ra vào bằng gỗ Nghiến được làm từ năm 1939, đây cũng chính là cửa ngõ đầu tiên lên Cao nguyên đá Đồng Văn.
Bình minh cổng trời Quản Bạ - iVIVU.com
Bình minh cổng trời Quản Bạ. Ảnh: Vnphoto
Và bắt đầu từ đây, cảnh đẹp liên tiếp hiện ra nhiều đến mức nhiều khi bạn chỉ kịp ghi nhớ bằng mắt lướt qua.
Sông Nho Quế - iVIVU.com
Sông Nho Quế xanh ngắt chạy dọc đường đi. Ảnh: Xomnhiepanh
Đúng với tên gọi, nơi đây đi đến đâu cũng là đá. Bà con dân tộc cho đất vào những hốc đá để có thể trồng ngô, rau… cải thiện sinh hoạt.
Ngay ngã rẽ lên Lũng Cú, là khu phố cổ Đồng Văn, nơi đây có một di tích nổi tiếng không nên bỏ lỡ là nhà của Vua Mèo Vương Chí Sình. Nhà được xây bằng gỗ, tuy đã qua nhiều năm, cơ sở vật chất đã xuống cấp nhiều nhưng vẫn không làm mất đi nét uy quyền của ngôi nhà người giàu nhất Hà Giang xưa.
Nhà vua Mèo Vương Chí Sình - iVIVU.com
Nhà vua Mèo Vương Chí Sình. Ảnh: VNphoto
Rời nhà họ Vương, quay ngược lại khoảng 1km bạn sẽ thấy ngã rẽ lên Lũng Cú, nơi địa đầu Tổ Quốc. Đường đi khá khúc khuỷa, hiểm trở, cua liên tục nhưng cảnh đẹp thì cứ hút hồn nên bạn cần phải tập trung tỉnh táo để có thể đến nơi an toàn.
Để lên đến chân cột cờ, bạn cần leo hơn 389 bậc thang. Trên đường đi sẽ có một hóa thạch bọ Ba Thùy từ thời tiền sử đã được phát hiện tại đây. Bạn sẽ không khỏi thắc mắc là tại sao người ta có thể tìm ra nó trong khi kích thước chỉ cỡ đồng xu 5.000đ.
Cậu bé chăn trâu tại Lũng Cú, nơi địa đầu tổ quốc - iVIVU.com
Cậu bé chăn trâu tại Lũng Cú, nơi địa đầu tổ quốc. Ảnh: Xomnhiepanh
Cảm giác đầu tiên khi đứng dưới chân cột cờ Lũng Cú là một niềm xúc động xen lẫn tự hào, rằng ta đã đặt chân đến đây, nơi địa đầu, cực Bắc Quốc gia, bao nhiêu mệt mỏi của chặng đường dài bỗng dưng tan biến hết.
Sẽ là rất thiếu sót nếu bỏ lỡ con đèo hiểm trở và đẹp bậc nhất trong Tứ đại đèo Tây Bắc, đèo Mã Pí Lèng, nơi con Đường hạnh phúc chạy qua. Trên đỉnh đèo là bia ghi công, đứng tại đây, nhìn thấy sự hiểm trở của con đèo huyền thoại, ta mới thấy được sự hi sinh lớn lao của đồng bào 16 dân tộc vùng núi phía Bắc xây dựng đường hạnh phúc với mong muốn đưa miền núi biên giới tiến kịp miền xuôi.
Đèo Mã Pí Lèng - iVIVU.com
Đèo Mã Pí Lèng – Một trong tứ đại đỉnh đèo. Ảnh: Vnphoto
Di tích lịch sử
26/12/2012 10:00
Tiểu khu Trọng Con
Cách đường quốc lộ số 2, 20 km về phía Đông Nam, cách Thị xã Hà Giang khoảng 60 km về phía Bắc ở tại Xã Bằng Hành, Huyện Bắc Quang, Tỉnh Hà Giang (đã được Nhà nước xếp hạng năm 1996). Năm 1945, thực hiện chỉ thị của Chủ tịch Hồ Chí Minh, các đồng chí: Lê Quảng Ba, Bế Triều, Nam Long cùng đội vũ trang tuyên truyền tiến về tổng Bằng Hành xây dựng lực lượng cách mạng đặt tên là Tiểu Khu Trọng Con. Tiểu Khu Trọng Con là cái nôi của phong trào cách mạng ở Hà Giang. Từ đây phong trào cách mạng được nhân lên, lan rộng khắp các địa bàn của Tỉnh Hà Giang, từ vùng thấp đến các huyện vùng cao, Tiểu khu Trọng Con đã góp phần vào sự thắng lợi của Cách mạng, giải phóng Hà Giang trong thời gian ngắn, đưa nhân dân thoát khỏi cuộc sống kìm kẹp của thực dân Pháp, Phát xít Nhật cùng bè lũ tay sai. Tạo tiền đề cho sự phát triển tốt đẹp của phong trào cách mạng ở Hà Giang trong những thời kỳ lịch sử sau này.
Di tích lịch sử Kỳ Đài
Di tích nằm ở Trung tâm Thị xã Hà Giang, nơi đây ngày 27/3/1961 đồng bào các dân tộc Hà Giang đã vinh dự được đón Bác Hồ thăm và nói chuyện thân mật. Di tích Kỳ Đài không những là công trình văn hóa, mà còn là nơi ghi dấu, gìn giữ những kỷ niệm về Bác Hồ với đồng bào các dân tộc Hà Giang, động viên khích lệ nhân dân Hà Giang làm theo lời Bác Hồ căn dặn, hăng hái tham gia sản xuất, đoàn kết một lòng theo Đảng xây dựng và bảo vệ quê hương Hà Giang ngày càng phát triển.
Bia và Chuông chùa Sùng Khánh
Di tích lịch sử nghệ thuật chùa Sùng Khánh cách Thị xã Hà Giang 9 km về phía Nam thuộc thôn Làng Nùng, xã Đạo Đức, Huyện Vị Xuyên, Tỉnh Hà Giang (đã được nhà nước xếp hạng năm 1993). Cách Thị xã Hà Giang 09 km về phía Tây Nam theo trục đường quốc lộ số 2. Chùa nằm trong Thôn Nùng thuộc xã Đạo Đức, địa thế ngôi chùa rất đẹp, phía sau lưng dựa vào dải núi, phía trái có núi hình Rồng Chầu, phía phải có núi hình Hổ Phục, mặt quay về hướng Đông có cánh đồng rộng và dòng suối trong "Thích Bích" chảy qua, xa xa là dòng Sông Lô uốn mình cùng với trục đường quốc lộ số 2. Chùa Sùng Khánh được xây dựng thời Triệu Phong (1356), do thời gian, chùa bị hư hại, đến năm 1989 được nhân dân xây dựng trên nền chùa cũ. Ở đây còn lưu giữ hai di vật: Bia đá thời Trần (1367) ghi lại công lao của người sáng lập ra chùa và một quả Chuông cao 0.90 m, đường k ính 0.67 m, đươc đúc thời Hậu Lê (1705). Nghệ thuật khắc trên đá, trên Chuông đồng và kỹ thuật đúc Chuông là một bằng cứ nói lên bàn tay tinh sảo của các nghệ nhân vùng biên giới phía Bắc này, và từ đó biết thêm lịch sử phát triển thời Trần và Lê tới tận vùng biên ải Hà Giang.
Chuông chùa Bình Lâm
Chùa Bình Lâm thuộc địa phận thôn Tông Mường xã Phú Linh, Thị xã Hà Giang. Chùa còn có tên gọi chữ Hán là "Bình Lâm Tự". Do thời gian ngôi chùa không còn, nhân dân làm một ngôi nhà bảo vệ và lưu giữ một quả chuông thời Trần được đúc vào tháng 3 năm Ất Mùi (1295) chuông có chiều cao 103 cm, đường kính miệng 65 cm, quai được cấu tạo bởi hai hình rồng, trên chuông có khắc bào Minh bằng chữ Hán gồm 309 chữ năm Bính Thân, niên hiệu Hưng Long thứ 4 (1296). Đây là quả chuông được coi là duy nhất và sớm nhất tìm thấy ở nước ta hiện nay, trên quả chuông ta bắt gặp tiêu bản rồng nổi trên chất liệu đồng (thế kỷ 13). Cùng với quả chuông, tại chùa Bình Lâm còn phát hiện được một số di vật như Tháp đất nung, mái ngói có hoạ tiết hoa chanh....là những nét quen thuộc và tiêu biểu của văn hoá thời Trần. (Hiện di tích đang được hoàn tất hồ sơ đề nghị Nhà nước công nhận).
Khu nhà Dòng họ Vương
Di tích kiến trúc nghệ thuật dòng họ Vương (dân tộc Mông) ở xã Sà Phìn, Huyện Đồng Văn, Tỉnh Hà Giang (đã được nhà nước xếp hạng năm 1993). Đầu thế kỷ XX, Vương Chính Đức được phong làm Bang Tá đã xây dựng khu nhà của mình thành một dinh cơ phú cường và độc đáo để ở và làm việc. Khu nhà được xây dựng theo kiến trúc cổ Trung Hoa (cuối thời Thanh), tổng thể khu chia ba phần chính: Khu tiền dinh, trung dinh và hâu dinh, gồm bốn nhà ngang, sáu nhà dọc, hai tầng với 64 phòng với diện tích sử dụng là 1120 m2. Bao bọc khu nhà là hệ thống tường đá dày từ 0,6 đến 0,9 m; Cao 2,5 đến 3m. Là di tích hiếm có ở vùng miền núi phía Bắc của một dòng họ người Mông ở Hà Giang, với kiến trúc đẹp, những bức phù điêu trạm trổ trên đá được trang trí cầu kỳ, tỉ mỉ các khung cửa sổ bằng gỗ được trạm trổ khá tinh xảo, mái nhà được lợp bằng ngói máng. Công trình khu nhà dòng họ Nhà Vương là công trình nghệ thuật - Một di sản văn hoá, qua đây chứng tỏ nước ta và Trung Quốc có sự giao lưu kiến trúc trong xây dựng, cảnh quan nơi đây đẹp, mát mẻ, có núi cao đồng rộng thuận lợi cho khách đến tham quan du lịch khi đến với Hà Giang; Khu nhà Dòng họ Vương cách Thị xã Hà Giang 145 km về phía Tây Bắc, cách Trung tâm huyện Đồng Văn 24 km về phía Tây Nam.
Nguồn: (Theo sách Hà Giang thành tựu trong công cuộc đổi mới - Báo Đối ngoại Việt Nam 2004)



Di tích lịch sử Căng Bắc Mê


Căng Bắc Mê là một di tích lịch sử thời kỳ kháng chiến chống Pháp thuộc địa bàn thôn Đồn Điền, xã Yên Cường, huyện Bắc Mê, tỉnh Hà Giang. Trước năm 1938, thực dân Pháp cho xây dựng nơi đây thành trại binh, địa bàn căn cứ đóng quân và quan sát của chúng. Thời gian từ năm 1939 đến 1942, chúng còn biến nơi đây thành nhà tù giam giữ các đồng chí cộng sản, trong đó có đồng chí Xuân Thủy, Hoàng Hữa Nam, Hoãng Bắc Dũng, Lê Giản, Nguyên Hồng, Đặng Việt Châu,… Với ý nghĩa lịch sử to lớn của mình, Căng Bắc Mễ đã được quốc gia công nhận là di tích lịch sử và là một nơi có giá trị giáo dục nhân văn sâu sắc. Nếu có cơ hội, các bạn hãy tới Hà Giang, thăm quan di tích lịch sử Căng Bắc Mê để thấy được những giá trị đẹp nơi đây.
di tich lich su cang bac me.6 Di tích lịch sử Căng Bắc Mê
Cổng khu di tích Căng Bắc Mê
Theo phiên âm tiếng Pháp, “căng” có nghĩa là đồn, là trại lính. Còn “Bắc Mê” theo tiếng địa phương là Pác Mìa, có nghĩa là cừa ngòi. Như vậy, Căng Bắc Mê được hiểu là nơi đóng trại lính và là địa bàn quan sát, đặt chốt của thực dân Pháp. Căng nằm trên vùng đất có vị thế thuận lợi là được xây dựng trên sườn núi Rồng. Từ vị trí này, thực dân Pháp sẽ kiểm soát được toàn bộ tuyến giao thông của 3 tỉnh là hà Giang, Tuyên Quang và Cao Bằng.
di tich lich su cang bac me.7 Di tích lịch sử Căng Bắc Mê
Trung tâm của di tích
Bao bọc khu di tích là hệ thống tường thành dài 190m, dày 40cm, cao 2m. Xung quanh tường có nhiều lỗ châu mai, mỗi lỗ cách nhau từ 5-10m. Vào bên trong, khu di tích Căng Bắc Mê bao gồm các đồn bốt, vọng gác, nhà thông tin và có cả nhà giam để giam giữ các tù nhân chính trị mà chúng gọi là Việt Cộng.
di tich lich su cang bac me.8 Di tích lịch sử Căng Bắc Mê
Chân tường còn sót lại
Điều làm nên ý nghĩa và giá trị to lớn cho Căng Bắc Mê chính là nơi đây đã trở thành “trường học” chính trị, là nơi tuyên truyền, giáo dục ý chí cách mạng cho chính các tù nhân và ra cả ngoài căng. Dù bị tra tấn bằng nhiều thủ đoạn dã man, bị đày lao động khổ sai thế nhưng những chiến sĩ cộng sản bị giam cầm vẫn luôn giữ vững tinh thần cách mạng, đấu tranh kiên cường chống lại ách thực dân. Chính nơi đây đã thành lập ra chi bộ Đảng, là cơ quan giáo dục, giác ngộ cách mạng trong tù. Họ truyền tai nhau lý tưởng cộng sản, cho nhau sức mạnh và tình yêu thương để có thêm niền tin vào Đảng, có thêm động lực để cố gắng sống vì một ngày mai tươi sáng.
di tich lich su cang bac me.9 Di tích lịch sử Căng Bắc Mê
Những tù nhân chính trị bị khổ sai
Ngày nay, di tích Căng Bắc Mê không còn nguyên vẹn như xưa, có những căn nhà đã bị phá hủy, chỉ còn lại móng và vài hàng gạch cũ. Chính quyền địa phương đã có những trùng tu, khôi phục lại nhưng quá trình này vẫn đang còn nhiều công đoạn. Nhưng dẫu vậy, Căng Bắc Mê vẫn còn nguyên được giá trị của mình. Người dân nơi đây luôn tự hào khi nhắc tới nơi đây, họ luôn khắc ghi công ơn của những chiến sĩ cách mạng và một lòng học tập và phát huy tinh thần quật cường cùng lòng yêu nước lớn lao của bậc cha anh.
di tich lich su cang bac me.11 Di tích lịch sử Căng Bắc Mê
Người dân nơi đây luôn tự hào và giáo dục thế hệ trẻ nhớ về truyền thống anh hùng
Căng Bắc Mê hiện đang là một địa điểm du lịch, tham quan di tích của tỉnh Hà Giang. Trong tương lai, mong rằng sẽ có nhiều hơn nữa người dân Việt Nam và cả du khách nước ngoài biết được và đến với mảnh đất hùng thiêng này để hiểu hơn về giá trị cùng với ý nghĩa lịch sử lớn lao của nó.
 Ly Ly ( Tổng hợp)

Di tích Kỳ đài

Thứ sáu - 09/01/2015 17:27
Di tích Kỳ Đài nằm trên Quảng trường 26/3 thuộc phường Nguyễn Trãi, thành phố Hà Giang. Tại đây ngày 27/3/1961 Chủ tịch Hồ Chí Minh nói chuyện với hơn 16.800 cán bộ, chiến sỹ và nhân dân các dân tộc tỉnh Hà Giang.
Người khen ngợi những cố gắng, tiến bộ của Đảng bộ và nhân dân các dân tộc Hà Giang trong sự nghiệp xây dựng và phát triển kinh tế, văn hóa, giáo dục, y tế; khen ngợi các lực lượng vũ trang, thanh niên, phụ lão và các cháu thiếu niên nhi đồng đã có những đóng góp tích cực vào sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội, bảo vệ an ninh trật tự, củng cố quốc phòng...
2 1
Tháng 9/2005, nhóm tượng đài “Bác Hồ với đồng bào các dân tộc Hà Giang” được xây dựng, toạ lạc trang trọng ở vị trí trung tâm Quảng trường 26/3 giữa lòng thành phố Hà Giang, được khánh thành vào đúng dịp cả nước kỷ niệm ngày Quốc khánh 2-9, gắn với sự kiện lịch sử trọng đại: Bác Hồ nói chuyện với đồng bào các dân tộc Hà Giang. Công trình tượng đài được Hội đồng Nghệ thuật Quốc gia đánh giá cao về chất lượng nghệ thuật và được đông đảo nhân dân khen ngợi.
Hiện nay Kỳ Đài và Quảng trường 26/3 là nơi đồng bào các dân tộc trong tỉnh về đây hội tụ trong những ngày lễ tết, trước tượng đài cùng kính dâng lên Bác kính yêu những thành tích đã đạt được trong xây dựng và phát triển của Hà Giang, ôn lại kỷ niệm thiêng liêng Hà Giang được đón Bác về thăm; là nơi vui chơi, tổ chức những đợt sinh hoạt chính trị, văn hoá. Kỳ Đài trở thành nơi giáo dục truyền thống cho các thế hệ con em các dân tộc trong tỉnh. Năm 1993, Kỳ Đài được Bộ Văn hoá - Thông tin (nay là Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch) công nhận Di tích lịch sử quốc gia.
Tác giả bài viết: Hoàng Mạnh Hưng

 

10 đặc sản Hà Giang vô cùng hấp dẫn

pystravel.jpg
Đặc sản Hà Giang là một trong những mối quan tâm của nhiều bạn trẻ, khi đến khám phá mảnh đất nơi cực Bắc của Tổ quốc này.
Ẩm thực Hà Giang quả là phong phú. Có thể kể ra 10 đặc sản của Hà Giang như: bánh cuốn phố cổ Đồng Văn, thắng dền Mèo Vạc, mật ong bạc hà, cháo ấu tẩu,… đã làm say lòng biết bao khách phương xa khi được một lần nếm thử. PYS Travel xin một lần được lược lại những đặc sản hấp dẫn này.

1. Thắng dền

pystravel.jpg Thắng dền là một món ăn hấp dẫn của ẩm thực Hà Giang
(Ảnh – Thành Trang) 
Thắng dền là món ăn vặt (hay ăn chơi) của người Hà Giang nói chung và được xem là món ăn để bè bạn ngồi lại sum vầy trong những ngày đông giá rét ở thị trấn Đồng Văn. Thắng dền đích thực là một đặc sản của tỉnh Hà Giang.
pystravel.jpg Thắng dền có hương vị ngọt, béo và cay cay, hấp dẫn vô cùng
(Nguồn ảnh – Internet)
Thắng dền được làm từ bột gạo nếp, tuỳ vào sở thích cũng như khẩu vị của từng người mà người làm bánh sẽ cho thêm nhân bánh bằng đỗ hoặc để chay. Hình dáng của chúng trông giống như những chiếc bánh trôi tàu ở Hà Nội, nếu không hỏi người dân ở đây thì chắc chắn sẽ có du khách nhầm tưởng đó là bánh trôi thật. Những viên bánh thắng dền chỉ làm to hơn ngón tay cái một chút, được thả trong bát có hỗn hợp nước đường ngọt ngậy với nước cốt dừa và gừng. Chúng tạo lên một hương vị hỗn hợp ngọt, béo và cay cay. Trong mỗi bát thắng dền còn được cho thêm những viên lạc hay vừng đã rang chín, giòn giòn mà thơm phức, trông hấp dẫn hơn nhiều.
pystravel.jpg Thắng dền được làm từ bột gạo nếp, tuỳ vào sở thích cũng như khẩu vị của từng người
mà người làm bánh sẽ cho thêm nhân bánh bằng đỗ hoặc để chay
(Nguồn ảnh – Internet) 
Thắng dền chẳng biết từ bao giờ trở thành món ăn vặt đặc sản Hà Giang, mà người Hà Giang thì thường dùng chúng để làm “gia vị” cho cuộc giao lưu, nói chuyện của lũ bạn, là món đặc sản để du khách ăn một lần nhớ mãi.

2. Rêu nướng

pystravel.jpg Rêu nướng là món ăn đặc sản Hà Giang lạ miệng, ăn ngon, bổ mà lại có hương vị rất riêng
(Nguồn ảnh – Internet)
Nếu như thắng dền là món ăn chơi thì rêu nướng lại là đặc sản Hà Giang không thể thiếu trong bữa ăn của người dân tộc Tày, ở xã Xuân Giang. Rêu nướng là món ăn đặc sản Hà Giang lạ miệng, ăn ngon, bổ mà lại có hương vị rất riêng. Rêu được người dân tộc Tày đi lấy ở những khe đá dưới suối, rêu tươi được họ đem rửa sạch và vò hết nhớt mới đem về làm món rêu nướng.
pystravel.jpg Rêu được người dân tộc Tày đi lấy ở những khe đá dưới suối, rêu tươi được họ đem rửa sạch và vò hết nhớt
(Nguồn ảnh – Internet) 
Sau khi rêu sạch và vắt hết nhớt để ráo, người dân cho rêu vào những chiếc lá dong xanh tươi, gói lại chặt bằng dây lạt tre. Như PYS Travel được biết, trước khi đó thì rêu đã được xé tơi và tẩm cùng những gia vị cần thiết đậm đà, gói lại chặt và dùng 2 chiếc que kẹp chặt 2 đầu cho lên bếp than nướng.
pystravel.jpg Rêu được gói lại chặt và dùng 2 chiếc que kẹp chặt 2 đầu cho lên bếp than nướng
(Nguồn ảnh – Internet)
Khi nướng thì lật đều tay 2 mặt để rêu chín đều, đến khi nắn thấy rêu mềm và dậy mùi thơm thơm là đã chín rồi đó. Rêu nướng không chỉ là món ăn được nhiều đồng bào dân tộc ưa thích, mà còn có khả năng chữa nhiều bệnh, giúp lưu thông khí huyết, giải độc, giải nhiệt, ổn định huyết áp và tăng cường sức đề kháng. Với hương vị lạ miệng và nhận được nhiều sự yêu thích của du khách, rêu nướng đã trở thành đặc sản Hà Giang nổi tiếng, giúp làm phong phú hơn những món ăn đặc sản quê hương của nơi đây.

3. Thịt trâu, lợn gác bếp

pystravel.jpg Các nguyên liệu để tạo thành món thịt trâu gác bếp, một đặc sản nổi tiếng của Hà Giang
(Nguồn ảnh – Internet)
Hà Giang là một tỉnh miền núi phía bắc với nhiều dân tộc anh em sinh sống với nhau nên tục gác thịt lên bếp đã trở thành thói quen (phong tục thông lệ) trong mỗi gia đình. Từ bao đời, thịt trâu, lợn gác bếp đã trở thành món ăn không thể thiếu và là đặc sản Hà Giang mà du khách không thể bỏ qua khi đến đây.
pystravel.jpg Thịt gác bếp ăn ngon mà lại không có chất bảo quản,
là món ăn khoái khẩu của du khách mỗi khi có dịp đến Hà Giang

(Nguồn ảnh – Internet)
Thịt trâu, lợn gác bếp thường là những thớ thái dọc dài, từng miếng thịt trâu – lợn một được xiên vào những que to rồi treo lên gác bếp. Trước khi mang gác bếp, người dân đã tẩm các gia vị vào thịt như ướp thịt với các gia vị khác như ớt, gừng, đặc biệt là mắc khén.
pystravel.jpg Những miếng thịt sẽ khô lại nhưng vẫn giữ được gia vị quệt lên đó, có hương vị đặc trưng rất ngọt và thơm
(Nguồn ảnh – Internet)
Sau một thời gian, những miếng thịt sẽ khô lại nhưng vẫn giữ được gia vị quệt lên đó, và có hương vị đặc trưng rất ngọt và thơm. Thịt gác bếp ăn ngon mà lại không có chất bảo quản, là món ăn khoái khẩu của du khách mỗi khi có dịp đến Hà Giang. Nhiều người đến đây không quên mua một ít về làm quà cho mọi người. Chính những du khách đến nơi đây là người đã truyền và mang thịt trâu, lợn gác bếp đến nhiều người biết hơn và làm món ăn đặc sản Hà Giang này có thương hiệu mạnh hơn.

4. Mật ong bạc hà

pystravel.jpg Mật ong bạc hà Đồng Văn có vị ngọt đậm đà khác hẳn mật ong của vùng khác,
chúng êm dịu, thơm ngon, bổ dưỡng và nhất là mùi hương đặc biệt
(Nguồn ảnh – Internet)
Mật ong bạc hà Đồng Văn có vị ngọt đậm đà khác hẳn mật ong của vùng khác, chúng êm dịu, thơm ngon, bổ dưỡng và nhất là mùi hương đặc biệt. Sản phẩm do chính tay người nông dân làm ra, họ cất công chăm sóc ong rồi thu hoạch lấy mật, làm lên những giọt mật ong tinh tuý đặc trưng của vùng núi đá, mang lại giá trị kinh tế giúp cuộc sống ổn định hơn.
pystravel.jpg Hoa bạc hà nở rộ là lúc ong đi tìm mật để nhả ra giọt mật ong bạc hà ngon nhất
(Nguồn ảnh – Internet)
Cứ tới độ tháng 9 tới tháng 12 âm lịch, khi mà những bông hoa bạc hà nở rộ một màu khắp các nương đồi, sườn núi, cao nguyên đá là lúc những bầy ong cao nguyên đá đua nhau đi lấy mật về tổ. Vì cây bạc hà là cây hoa dại, mọc rất nhiều trên cao nguyên, lại thêm hoa của chúng có màu tím hồng đã thu hút những bầy ong đến lấy mật để rồi bay về tổ cho ra những giọt mật thật ngon và quý.
pystravel.jpg  Mật ong bạc hà Đồng Văn có rất nhiều lợi ích với con người
(Ảnh – Thành Trang)
Chính bởi ong đua lấy mật của hoa bạc hà mà loại mật ong bạc hà đã được gọi tên như vậy từ lâu đời và nó cũng nổi tiếng. Mật ong bạc hà Đồng Văn có rất nhiều lợi ích với con người. Chúng được xem như một vị thuốc có dược tính đặc biệt. Đó là khả năng bồi bổ sức khỏe, công dụng chữa các bệnh về hô hấp, đường tiêu hóa. Vị thơm, ngọt dịu hiếm có của loại mật ong này cũng có sức hút đặc biệt.

5. Xôi ngũ sắc

pystravel.jpg Xôi ngũ sắc có 5 màu nổi bật trắng, vàng, tím, đỏ, xanh
được hoà hợp lại tạo thành một món ẩm thực Hà Giang đặc sắc
(Nguồn ảnh – Internet)
Xôi ngũ sắc có 5 màu nổi bật khác, trắng, vàng, tím, đỏ, xanh được hoà hợp lại tạo lên món ăn ngon mà bắt mắt. Xôi này được làm từ một loại gạo nếp thơm và dẻo do chính người dân tộc trồng ra, từng hạt gạo trắng thơm lừng được lựa chọn và chúng có ẩn ý đặc trưng gì đó qua các màu sắc của xôi.
pystravel.jpg Xôi ngũ sắc là món ăn đặc sản của tỉnh Hà Giang
(Nguồn ảnh – Internet)
Xôi ngũ sắc có tính dẻo thơm, nếu để lâu cũng sẽ dễ bị cứng và nếu ăn cũng không cần đến những gia vị khác. Xôi được người dân tộc mang theo để ăn mỗi khi đi làm nương rẫy, bởi vì khoảng cách từ nhà tới chỗ làm khá xa nên họ mang theo ăn lúc đó không mất công đi về. Ăn xôi lại no lâu mà tiện lợi để người dân tộc có thể làm việc tốt hơn.
pystravel.jpg Xôi ngũ sắc thường có 5 màu đặc trưng là trắng, vàng, đỏ, xanh, tím
(Nguồn ảnh – Internet)
Một món ăn đã làm nên bản sắc của đồng bào vùng cao, một món ăn mà chỉ nhắc đến tên thôi đã khiến người ta nhớ đến đại ngàn hùng vĩ…đó chính là đặc sản xôi ngũ sắc. Với hình thức bắt mắt, độ dẻo thơm khó lẫn xôi ngũ sắc đã trở thành một món ăn khó vắng mặt vào các dịp lễ hội, sinh hoạt cộng đồng tộc người thiểu số trong năm.

6. Cháo ấu tẩu

pystravel.jpg Củ ấu tẩu
(Nguồn ảnh – Internet)
Một món ăn khi tới Hà Giang mà bạn không nên bỏ qua là cháo ấu tẩu. Đối với PYS Travel, đây được xem là đặc sản Hà Giang nổi tiếng mà khi đến chưa thưởng thức nghĩa là chưa tới Hà Giang. Cháo ẩu tẩu cũng được nấu từ gạo ngon rồi cho thành phần chính là ấu tẩu, các gia vị đặc trưng nên hương vị của chúng thơm ngậy, bùi cay và còn có vị đắng. Nhiều người không ăn quen cháo ẩu tẩu sẽ không nuốt nổ nhưng khi đã quen thì rất dễ nghiện.
pystravel.jpg Cháo ấu tẩu được nấu từ gạo nếp nương, chân giò lợn và củ ấu tẩu
(Nguồn ảnh – Internet) 
Cái lạnh trên cao nguyên đá khiến người bản xứ mày mò tìm ra món ăn giữ nhiệt mang tên cháo ấu tẩu. Không giống những loại cháo thông thường, cháo ấu tẩu có vị đắng ngắt nơi đầu lưỡi khiến nhiều người phải lắc đầu. Thế nhưng càng ăn, vị đắng ấy càng hấp dẫn lại khiến ai nấy đều muốn ăn mãi không thôi.
pystravel.jpg Cái lạnh trên cao nguyên đá khiến người bản xứ mày mò tìm ra món ăn giữ nhiệt, mang tên cháo ấu tẩu
(Nguồn ảnh – Internet)
Cháo ấu tẩu được nấu từ gạo nếp nương, chân giò lợn và củ ấu tẩu. Củ ấu tẩu mang về rửa sạch, ngâm trong nước vo gạo một đêm sau đó đem ninh chừng 4 tiếng cho mềm và bở tơi. Sau đó phần ấu tẩu này được trộn cùng gạo và nấu trong nước ninh từ chân giò lợn. Tại một số nơi, ấu tẩu và chân giò lợn được nấu riêng. Khi có khách, chủ quán mới trộn phần cháo trắng và phần chân giò cùng ấu tẩu này lại với nhau.

7. Lợn cắp nách

pystravel.jpg Lợn cắp nách là một món đặc sản của tỉnh Hà Giang
(Nguồn ảnh – Internet)
Lợn cắp nách có tên gọi rất đặc biệt mà ai cũng tò mò không biết cái tên đó sinh ra như thế nào. Sở dĩ chúng được gọi như vậy vì thân hình của con lợn này khá bé mà người dân khi bắt lọ hay để ôm thọt vào người hay treo dưới nách. Hơn nữa, lợn cắp nách được ra đời từ thói quen chăn nuôi lạc hậu của bà con các dân tộc vùng cao của Lào Cai như: Dao, Thái, Mông… Đây thực chất là giống lợn đặc trưng truyền thống được lai giữa lợn rừng và lợn Mường và việc nuôi giữ khá đơn giản. Thường thì sau khi lợn mẹ sinh ra lợn con, chúng được thả rông mặc cho mưa nắng, không có chuồng trại, không được chăm sóc. Những con lợn phải tự kiếm thức ăn từ những cây củ dại ở ngoài vườn, rừng… thỉnh thoảng mới được cho ăn những bắp ngô, củ sắn.
pystravel.jpg Lợn cắp nách được nướng trên lửa
(Nguồn ảnh – Internet)
Không giống như loại lợn khác ở miền xuôi được chăn nuôi cẩn thận và ăn nhiều cám nên có thân hình béo mỡ hơn, còn lợn cắp nách nhỏ, do thói nuôi thả dông mà khiến chúng bé nhỏ và thịt của chúng nạc. Vì vậy, lợn cắp nách có thể chế biến thành nhiều món ăn ngon khác nhau rất được ưa chuộng.
pystravel.jpg Lợn cắp nách có thể chế biến thành nhiều món ăn ngon khác nhau rất được ưa chuộng
(Nguồn ảnh – Internet)
Lợn cắp nách làm sạch rồi có thể chế biến tùy theo sở thích của mỗi người. Với thịt lợn này có thể dùng nướng, hấp, kho tùy sở thích, có thể dùng xương để ninh thành món canh ngon. Ngon nhất phải kể đến món lòng dồi và thịt bụng còn lẫn cả xương sườn hấp cách thủy, chấm lá nhội giã nhỏ trộn hạt xẻn hoặt hạt dổi, ớt xanh. Vị hơi chua, chát và mùi thơm của hạt dổi, lá chanh gặp món thịt ba chỉ ăn cũng sẽ có hương vị đặc biệt.

8. Phở chua Hà Giang

pystravel.jpg Phở chua là món ẩm thực Hà Giang làm nức lòng bao du khách
(Nguồn ảnh – Internet)
Phở chua Hà Giang thực chất được lan sang Hà Giang từ Trung Quốc, mà người ta vẫn hay gọi là “Lường Pàn” nghĩa là “Phở mát”. Món ăn này có vị chua chua, lạ miệng ăn rất mát nên được nhiều người yêu thích vào mùa hè.
pystravel.jpg Phở chua Hà Giang là món ăn đặc sản được nhiều người ưa chuộng
(Nguồn ảnh – Internet)
Ngày xưa, phở chua hay được người dân tộc sử dụng trong các đám cỗ của gia đình và thường thì không thể thiếu. Nhưng bây giờ, phở chua không chỉ là món ăn cỗ trong gia đình mà chúng đã phổ biến được nhiều người lựa chọn là món điểm tâm. Những du khách tới Hà Giang, nghỉ chân ven đường cũng không quên lựa chọn cho mình bát phở chua để thoả cơn đói.
pystravel.jpg Công thức làm phở chua Hà Giang không khó, cái cốt vẫn là lựa chọn nguyên liệu ngon
và bánh phở là nguyên liệu chính
(Nguồn ảnh – Internet)
Công thức làm phở chua Hà Giang không quá khó, nếu ai muốn tự tay mình nấu được bát phở chua thì có thể tham khảo công thức. Nguyên liệu của món phở chua bao gồm: thịt lợn rán (xá xíu), vịt quay, lạc đã chao dầu, lạp xường hoặc xúc xích tự chế. Ngoài ra còn có rau ăn kèm gồm: rau húng thơm, tỏi tươi, đu đủ hoặc dưa chuột nạo. Nguyên liệu chính là bánh phở yêu cầu phải là bánh phở tươi được tráng mềm không dùng bánh phở khô.

9. Bánh cuốn phố cổ Đồng Văn

pystravel.jpg Bánh cuốn phố cổ Đồng Văn là món đặc sản Hà Giang nức tiếng gần xa
(Nguồn ảnh – Internet)
Không chỉ khách du lịch mà người dân ở đây cũng thường xuyên chọn bánh cuốn để ăn sáng hay thậm chí là ăn trưa trong những buổi chợ phiên. Có những cô, cậu cứ tới mùa này mà lên Hà Giang là ghé quán bánh ở phố cổ Đồng Văn. Ăn nhiều, thành nghiền luôn món này.
pystravel.jpgCũng là bột gạo hấp tráng mỏng, song bánh ở đây trắng mịn, mỏng, mềm và rất thơm
(Ảnh – Thành Trang)
Thoạt nhìn bánh cuốn nơi đây không có gì khác nhiều so với bánh miền xuôi, nhưng khi thưởng thức rồi, mới thấy thật lạ. Cũng là bột gạo hấp tráng mỏng, nhưng bánh trắng mịn, mỏng, mềm và rất thơm. Làm bánh tưởng chừng đơn giản song cũng đòi hỏi sự nhanh nhẹn, khéo léo của người đầu bếp. Các thao tác nhịp nhàng của đôi bàn tay, từ lấy gáo bột láng đều trên mặt vải, đậy nắp chờ một chút cho bột chín tới, rồi giỡ nắp vung, tiếp theo dùng chiếc đũa cả hớt bánh ra mâm rồi cho thịt mộc nhĩ băm nhỏ làm nhân, cuối cùng cuộn bánh lại. Đối với bánh cuốn trứng, khi bánh vừa chín, chỉ cần đập thêm quả trứng gà rồi đậy vung để một lúc, sau đó mới cho thêm nhân mộc nhĩ thịt băm để trứng vừa chín lòng đào mà bánh vẫn đảm bảo độ mềm, mịn và không nát. Cứ thế, hàng chục rồi đến hàng trăm chiếc bánh ra lò nhanh chóng phục vụ thực khách.
pystravel.jpg Cô hàng bánh cuốn nở nụ cười tươi rói với khách gần xa
(Ảnh – Thành Trang) 
Nước chấm bánh cuốn thường được gọi là nước canh/nước dùng, đựng trong một chiếc bát tô có miếng chả thơm, hành lá mùi tàu thái nhỏ. Nước dùng đậm đà, ngọt lừ từ xương hầm, dậy thơm hành mùi khó cưỡng. Bánh vừa ra lò, bạn có thể xắt từng miếng chấm nước dùng hoặc thả cả chiếc bánh vào ăn ngay trong bát để cảm nhận tổng hòa vị dẻo thơm của bánh với chả, nước chấm béo ngậy. Một chút tiêu, ớt, dấm chua sẽ làm tròn vị, mùi vị khó quên của vùng cao nguyên đá.

10. Cơm lam Bắc Mê

pystravel.jpg Cơm lam Bắc Mê là món đặc sản Hà Giang thơm ngon với khách phương xa
(Nguồn ảnh – Internet)
Cơm lam là cơm được nấu bằng ống nứa, ống tre và nướng chín trên than, lửa. Đồng bào dân tộc thường làm món cơm này để mang theo khi đi làm nương làm rẫy, vừa thuận tiện, lại vừa được bảo quản tốt, không bị ôi thiu. Để làm món cơm lam Bắc Mê không hề khó, công đoạn đơn giản và cũng không hề tốn kém. Người dân thường chọn nguyên liệu là loại gạo nếp ngon nhất được trồng trên nương, rồi ngâm kỹ trong nước. Việc lựa chọn gạo là yếu tố quan trọng nhất vì chúng quyết định phần lớn độ ngon và mùi thơm của cơm lam. Gạo nếp ngâm, vo sạch rồi trộn đều cùng với một chút muối.
pystravel.jpg Cơm lam là cơm được nấu bằng ống nứa, ống tre và nướng chín trên than, lửa
(Nguồn ảnh – Internet)
Nấu cơm lam Bắc Mê không chỉ có gạo là đủ, phải dùng đến những ống nứa, thân cây tre, trúc được chặt từ trên núi mang về. Khi lấy được những thân nứa, tre, trúc mang về, người dân sẽ bỏ một đầu, đổ gạo nếp vào ống tre rồi đổ nước vào vừa tới lớp gạo trên cùng, sau đó lấy lá chuối hoặc lá dong làm nút và nút chặt lại một đầu.
pystravel.jpg Nướng cơm lam Bắc Mê chỉ mất một giờ, khi mùi thơm của cơm toả ra thơm lừng là cơm đã chín và ngon
(Nguồn ảnh – Internet)
Khi đã đổ đầy gạo nếp vào từng ống tre, người ta sẽ để những ống tre đó đốt trên bếp than hồng, vừa đốt vừa xoay tròn từ từ cho nhiệt tác dụng đều lên xung quanh vỏ ống. Nướng cơm lam Bắc Mê chỉ mất khoảng một giờ, khi mà mùi thơm của cơm toả ra thơm lừng là cơm đã chín và ngon rồi.
Hãy đến Hà Giang để thưởng thức trọn vẹn từ cảnh đẹp, đến các món ẩm thực đặc sắc nơi núi rừng các bạn nhé! Tự hào là nhà tổ chức tour Đông – Tây Bắc hàng đầu, PYS Travel sẽ đem đến những dịch vụ hoàn hảo nhất cho các bạn tại mảnh đất cực Bắc thân yêu của Tổ quốc.
Xuân Lang
Tổng hợp

Xem tiếp...