Chủ Nhật, 1 tháng 5, 2016

ĐỊNH HƯỚNG ĐI ĐÂU? 55

-Nghèo mạt rệp mà đòi sài sang. Dân đã có nhu cầu đâu? Chỉ các "ngài" thích xây-phá như thế mà thôi!
-NÓI NHƯ CON "KÉT", LÀM NHƯ CON "KẸT"!
-QUAN "NỔ" = MỴ DÂN
-Định hướng như ... cứt mà đòi lên "Thiên Đường".  
-Rồi đây, lịch sử sẽ chỉ rõ công - tội!
-Phí không khéo, sẽ làm cho "sưu cao thuế nặng", và như vậy, khác gì thời phong kiến!? 
-Không thể chối cãi: xã hội yếu kém phổ biến, là sai lầm của thể chế!
- Thế nào là định hướng XHCN !? Phải chăng là (đối với VN), phải ưu tiên công nghiệp hóa nông nghiệp?
-Xây dựng ồ ạt, mở rộng tràn lan phạm vi đô thị như Hà Nội, tp HCM...là một định hướng nóng vội, sai lầm! Vì tác dụng làm cho dân giàu nước mạnh rất ít, lợi bất cập hại!
-Bảo vệ đảng và bảo vệ dân, cái nào ưu tiên hơn cái nào?
-"Đồng chí" nào "lên" cũng vậy thôi! Ôi, cần lắm một nhân tài!
-Ưu tiên công nghiệp hóa nông nghiệp một cách thực chất, đó là định hướng duy nhất đúng cho kinh tế Việt Nam, đó là tiền đề làm cho "dân giàu, nước mạnh" đúng nghĩa!
-“Vì lợi ích mười năm trồng cây, vì lợi ích trăm năm trồng người” (Lời Hồ Chí Minh). Nhưng nếu không biết cách tạo gốc và trồng...? 
-Chửi hay không chửi thì làm đéo gì được các "ngài"? Nhưng chửi đổng cho...đỡ tức dái hơn!

 -------------------------------------- 
(ĐC sưu tầm trên NET)

Vòng luẩn quẩn: Nghèo hóa do chi phí y tế



chi phí y tế
Mẹ con chị Phạm Thị Mười đan giỏ để mưu sinh. Mỗi chiếc giỏ thành phẩm, chị kiếm được vỏn vẹn 1.800 đồng. Chồng chị không còn khả năng lao động từ 10 năm trước, con trai bị bệnh còi xương từ nhỏ. (Nguồn: plo.vn)

Việt Nam đang ngày càng nghèo hơn vì tình trạng bệnh tật gia tăng và “chi phí y tế thảm họa”.
Trong gần 20 năm qua, tổng chi cho y tế tại Việt Nam tăng từ 5,2% GDP lên 6,9% GDP (tương đương 190.000 tỷ đồng), theo Báo cáo “Gánh nặng chi phí cho y tế từ tiền túi và bảo vệ tài chính tại Việt Nam 1992-2014” của Trường Đại học Y tế Công cộng đưa ra tại Hội nghị Khoa học Y tế Công cộng toàn quốc tổ chức tại Hà Nội ngày 25/4.
Theo BHXHVN, năm 2013, tổng chi y tế theo đầu người (chi thường xuyên và chi đầu tư) tại Việt Nam trung bình 116 USD/người/năm.
Tại Singapore, tổng chi tiêu của chính phủ đối với y tế công cộng chỉ chiếm 1,6% GDP, nhưng mức trung bình ở con số 1.104 USD/người/năm.
Điều này cho thấy, Việt Nam làm ra ít của cải hơn, nhưng phải chi tiêu nhiều hơn cho y tế. Điều này tiếp tục kéo chi phí an sinh y tế trên đầu người xuống mức thấp.
Trong tổng chi trên, tỷ lệ chi từ tiền túi của hộ gia đình chiếm tới 54,8% – gấp 3 lần mức trung bình thế giới (gần 18%) và cao hơn mức trung bình của các nước có thu nhập trung bình thấp (trên 52%), theo Báo cáo tổng quan ngành y tế năm 2013.
Trong khi hệ thống tài chính y tế Việt Nam là sự hỗn hợp giữa tài chính y tế từ thuế, BHYT xã hội, và chi phí trực tiếp từ tiền túi của hộ gia đình, thì các khoản chi từ tiền túi người bệnh chiếm hơn 50% tổng chi là một trong những nguyên nhân chính gây ra chi phí ‘thảm họa’ và gánh nặng tài chính, chưa kể khoản chi gián tiếp qua thuế và quỹ BHYT.
Tại Nhật Bản, bệnh nhân chi trả 30% các chi phí trong khi chính phủ trả 70% còn lại; tại Mỹ, theo Chương trình chăm sóc sức khỏe Obamacare có 4 mức bảo hiểm với mức chi trả thấp nhất là chính phủ 60%, người mua BH 40%.
GS-TS Phạm Mạnh Hùng – Chủ tịch Tổng hội Y học Việt Nam cho biết, mức chi trả từ tiền túi người bệnh chiếm khoảng 20% – 30% tổng chi y tế là mức hợp lý và sẽ giảm nguy cơ rơi vào “bẫy nghèo” do viện phí, theo báo Người Lao Động tháng 11/2012.
Lưu ý rằng tổng chi trên là các khoản tiền mà hộ gia đình phải trả vào thời điểm họ sử dụng dịch vụ y tế, bao gồm: tiền khám, tiền thuốc, tiên giường, tiền xét nghiệm…, không bao gồm tiền đi lại, bồi dưỡng, chi cho mua bảo hiểm và các khoản được BHYT chi trả.
Không lạ khi tại Hội nghị Khoa học Y tế Công cộng toàn quốc 2016, PGS.TS Hoàng Văn Minh – Phó Hiệu trưởng Trường ĐH Y tế Công cộng đưa ra con số khoảng 550.000 hộ gia đình Việt Nam đang gặp phải tình trạng “chi phí y tế thảm họa”, theo báo Thanh Tra đưa tin.
Con số trên tương đương 2,3% hộ gia đình Việt. Mức chi phí y tế chiếm ≥ 40% khả năng chi trả.
Dù đã giảm gần 40% so với năm 2010 (hơn 860.000 hộ gia đình), con số này vẫn ở mức cao so với nhiều nước trong khu vực.
Điều này khiến khoảng 400.000 hộ gia đình bị nghèo hóa sau khi chi trả chi phí y tế, tập trung phần lớn vào những gia đình có người già, những gia đình sống ở nông thôn, những hộ nghèo và cận nghèo.
Theo TS Minh, kết quả nghiên cứu với gần 2.000 bệnh nhân tại 3 trung tâm điều trị ung thư lớn nhất cả nước là Bệnh viện Bạch Mai, Bệnh viện K Trung ương và BV Ung bướu TP HCM cho thấy sau 1 năm phát hiện bệnh, có 22,36% bệnh nhân bị khó khăn về kinh tế. Trong đó:
  • Gần 34% bệnh nhân không thể mua thuốc;
  • 24% bệnh nhân không thể thanh toán tiền gas, điện, nước;
  • 21% không thể thanh toán chi phí đi lại;
  • 15,2% không có tiền mua đồ ăn uống.
Trong tổng số 2.000 bệnh nhân tham gia khảo sát, 66,7% bệnh nhân phải vay mượn; 22% bệnh nhân phải bán tài sản để chi trả cho các chi phí y tế.
Một điều tra năm 2010 cho thấy có tới gần 60% số hộ gia đình nghèo mắc nợ do chi phí khám chữa bệnh và 67% phải vay mượn tiền để chi trả điều trị nội trú, theo trang SGGP.
Người nghèo đang càng nghèo hơn vì tình trạng bệnh tật và “chi phí y tế thảm họa”.
BHYT và giá thuốc
Tháng 7/2015, Bộ trưởng Bộ Y tế cho biết cả nước có 64,6 triệu người tham gia BHYT, tăng 2,7 triệu người so với cùng kỳ năm 2014, đạt tỷ lệ bao phủ 71,4% dân số.
Tuy nhiên, đến tháng 11/2015, Ủy ban về các vấn đề xã hội của Quốc hội cũng cho biết, thuốc do quỹ BHYT chi trả chỉ chiếm khoảng trên 50% tổng số thuốc, do cơ quan BHXH giám sát. Trong khi đó, giá thuốc biệt dược, thuốc độc quyền không do quỹ BHYT chi trả hiện rất cao.
Năm 2014, bình quân mỗi người Việt Nam tiêu tốn 31 USD cho tiền thuốc; 50% số tiền này dùng để mua thuốc ngoại nhập có giá bán cao, theo Báo cáo của Ủy ban về các vấn đề xã hội.
Do ngành dược nội địa hầu như không phát triển, mặc dù 70% dân số sống ở nông thôn, nhưng thuốc ngoại nhiều hơn thuốc nội.
Trong khi đó, thị trường phân phối dược phẩm bị thao túng, nâng giá nghiêm trọng. Theo báo Tuổi Trẻ tháng 11/2015, bà Phạm Khánh Phong Lan – Phó giám đốc Sở Y tế TP.HCM, phụ trách lĩnh vực dược cho biết những bất cập từ luật và sự quản lý là nguyên nhân dẫn đến người dân phải è cổ gánh chịu giá thuốc đắt vô lý.
Hiện nay luật chưa cho phép công ty nước ngoài phân phối dược phẩm, nhưng thực tế họ đã phân phối trực tiếp dưới các hình thức “núp bóng” những công ty dược trong nước. Các công ty Việt Nam chỉ đăng ký hoạt động trên hình thức và nhận chi phí trung gian”, bà Lan nói.
Độc quyền và câu kết nâng giá của một số thuốc nhập khẩu; mua bán lòng vòng, tầng nấc trung gian đẩy giá lên; mua chuộc bác sĩ kê đơn: hoa hồng, chiết khấu là 3 vấn nạn làm giá thuốc cao ngất ngưởng, theo bà Lan.
Từ ngày 1/1/2015, luật Bảo hiểm y tế sửa đổi đã cắt giảm mức chi trả cho 28 loại thuốc đặc trị bệnh ung thư từ mức 50-100% xuống còn 30-50%. Điều này gây ảnh hưởng trực tiếp đến những gia đình có người thân bị bệnh hiểm nghèo.
Phan A tổng hợp

Y đức – dược đức: Giá thuốc trên cao! (Phần 1)



Bệnh nhân và gia đình người bệnh phải còng lưng cõng tiền hoa hồng được tính gộp vào tiền thuốc, thiết bị y tế. Chúng bị đẩy lên cao để chi trả cho nhiều tầng lớp trung gian. (Ảnh: Internet)
Bệnh nhân và gia đình người bệnh phải còng lưng cõng tiền hoa hồng được tính gộp vào tiền thuốc, thiết bị y tế. Chúng bị đẩy lên cao để chi trả cho nhiều tầng lớp trung gian. (Ảnh: Internet)

“Độc quyền và câu kết nâng giá của một số thuốc nhập khẩu; mua bán qua nhiều tầng nấc trung gian; mua chuộc bác sĩ kê đơn bằng hoa hồng, chiết khấu” – là những nguyên nhân khiến người dân phải “è cổ” gánh giá thuốc cao vô lý, theo Phó giám đốc Sở Y tế TP.HCM, phụ trách lĩnh vực dược, bà Phạm Khánh Phong Lan cho hay vào ngày 19/11, thông tin trên báo Tuổi Trẻ.
Phần 1: Những ‘góc tối’ hoa hồng
70% dân số sống ở nông thôn, nhưng thuốc ngoại nhiều hơn thuốc nội
Theo thông tin từ báo Lao Động, tỷ lệ sử dụng thuốc nội tại các tuyến y tế còn rất ít. Tại tuyến huyện, chỉ 62% thuốc sử dụng là thuốc nội; tỉnh là 44%, trung ương hơn 10% và chủ yếu là các thuốc thông dụng. Theo đó, càng ở tuyến trên, tỷ lệ sử dụng thuốc nội càng giảm dần.
Tỷ lệ sử dụng thuốc nội ở tuyến trung ương là thấp nhất, nhưng đây lại là tuyến mà người dân tập trung về chữa trị nhiều nhất. Tại Sài Gòn, từ năm 2013 đến 2014, số lượt bệnh nhân đến bệnh viện quận, huyện khám, chữa bệnh tăng từ 6% lên 36%. Trung bình mỗi năm ngành y tế thành phố này điều trị cho khoảng 40 triệu lượt bệnh nhân, trong đó từ 40-60% đến từ các địa phương khác.
Vào năm 2010, tiền chi dùng cho thuốc nội chỉ chiếm 38,7% trong tổng 15.000 tỉ đồng tiền mua thuốc sản xuất tại Việt Nam và thuốc ngoại nhập của bệnh viện các tuyến. 61,3% chi phí thuốc ‘chảy’ vào các hãng thuốc ngoại từ các công ty nhập khẩu, phân phối.
Trong khi đó, tính đến năm 2009, số người sống ở khu vực thành thị chỉ chiếm 29,6% (hơn 25,3 triệu người). 70,4% tổng dân số sống ở khu vực nông thôn (hơn 60,4 triệu người), theo số liệu từ Tổng cục Thống kê.
Bio-Rad và 2,2 triệu USD hối lộ
Trong một vụ việc hối lộ y tế gây chấn động vào cuối năm 2014, Tập đoàn Bio-Rad Laboratories (Mỹ) thừa nhận đã hối lộ 2,2 triệu USD cho các các đại lý và nhà phân phối tại Việt Nam để bán được các thiết bị y tế.
Hình thức tuồn tiền hối lộ là thuê một trung gian để đưa những khoản tiền hối lộ, giúp Bio-Rad né tránh trách nhiệm. Bio-Rad Singapore sẽ bán sản phẩm cho một nhà phân phối của Việt Nam với mức chiết khấu lớn. Bên phân phối bán lại cho các khách hàng với giá chuẩn và dùng một phần trong mức chênh lệch làm tiền hối lộ.
Theo điều tra của Ủy ban Chứng khoán và Giao dịch (SEC), giám đốc văn phòng đại diện bán hàng của Bio-Rad ở Việt Nam được phép phê duyệt những hợp đồng có giá trị lên đến 100.000 USD và chi hoa hồng đến 20.000 USD. Các đại diện bán hàng sẽ đưa hối lộ dưới hình thức tiền mặt cho viên chức ở các bệnh viện và phòng thí nghiệm nhà nước để họ đồng ý mua sản phẩm của Bio-Rad.
Tổng cộng các khoản thanh toán không hợp lý mà văn phòng Việt Nam thực hiện từ năm 2005 đến cuối năm 2009 là 2,2 triệu USD, cho các đại lý và nhà phân phối (khoảng 40 tỷ đồng theo tỷ giá tại thời điểm đó).
Theo đó, một thiết bị được nhập về đại lý và nhà phân phối Việt Nam đã bị đội giá qua ít nhất 4 tầng: Bio-Rad, văn phòng đại diện bán hàng của Bio-Rad ở Việt Nam, các đại lý, nhà phân phối Việt Nam và viên chức ở các bệnh viện và phòng thí nghiệm nhà nước.
Trong báo cáo nhanh gửi Bộ trưởng Y tế ngày 11/7/2014, Thanh tra Bộ Y tế của Việt Nam cho biết có tổng cộng 22 bệnh viện, 15 Sở Y tế mua sản phẩm của Bio-Rad. 8 bệnh viện báo cáo đã mua trang thiết bị y tế của Công ty Bio-Rad chủ yếu là những bệnh viện lớn, tuyến trên.
Ngoài ra, còn có 4 trường đại học Y Dược, 3 Ban quản lý dự án cũng mua sản phẩm của công ty này. Các sản phẩm nhập khẩu bao gồm thuốc, dược phẩm; vắc-xin, sinh phẩm; thiết bị y tế; vật tư, phụ kiện; hóa chất.
Sự việc này được nhận ra từ năm 2006. Giám đốc khu vực Đông Nam Á (RSM) của Bio-Rad cho biết điều này là vi phạm đạo đức kinh doanh của hãng và vi phạm pháp luật. Nhưng đại diện văn phòng Việt Nam cho hay, hối lộ là một điều bình thường ở Việt Nam và Bio-Rad sẽ mất 80% doanh thu nếu không làm như vậy.


Mỗi năm có thêm 150.000 người mắc ung thư ở Việt Nam. Trong đó, khoảng 50% không có khả năng điều trị bệnh do hoàn cảnh khó khăn - Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Xuyên cho biết hồi tháng 9/2014. (Tin, ảnh: moithegioi.vn)
Mỗi năm có thêm 150.000 người mắc ung thư ở Việt Nam. Trong đó, khoảng 50% không có khả năng điều trị bệnh do hoàn cảnh khó khăn – Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Xuyên cho biết hồi tháng 9/2014. (Tin, ảnh: moithegioi.vn)

Mặc dù giá y tế bị đội lên 40 tỷ đồng mà ngân sách và người bệnh phải chịu (thông qua viện phí) là không hề nhỏ, thế nhưng ông Nguyễn Văn Tiên – Phó chủ nhiệm Ủy ban các vấn đề xã hội của Quốc cho biết trên VOV: “Trong 5 năm, hối lộ có 2,2 triệu USD, có lẽ còn quá nhỏ”.
“Ví dụ, họ có thể tài trợ dưới hình thức mời đi nước ngoài tham dự hội thảo. Tài trợ cho mấy trăm người đi dự hội thảo, mỗi ông vài ngàn USD, cộng lại đã thành một khoản lớn (…)
Trả hoa hồng có nhiều cách lắm chứ không đơn giản chạy từ tài khoản của công ty sang tài khoản cá nhân. Ví dụ như tài trợ đi nước ngoài, hội thảo, trả tiền trực tiếp… Thực tế ở nhiều nơi vẫn có tình trạng trả hoa hồng theo đơn thuốc. Người bán thuốc rất tinh, xem ai kê đơn như thế nào để trả hoa hồng”, ông Tiên cho biết thêm.
Bác sĩ kê toa thuốc ‘ăn’ hoa hồng
Năm 2012, báo Tuổi Trẻ chỉ ra vấn nạn bác sĩ kê toa ‘ăn’ hoa hồng, trực tiếp ngã giá đòi % đối với các tiếp trình dược viên tại Bệnh viện Q.9, TP.HCM.
Bác sĩ Nguyễn Trọng Việt  (trưởng khoa) và một số bác sĩ khác của khoa khám bệnh, Bệnh viện Q.9 bị phát hiện thường kê những toa thuốc bất hợp lý và chỉ định thuốc không liên quan gì đến bệnh của bệnh nhân. Thuốc được kê lặp đi lặp lại, thậm chí không có trong danh mục điều trị bệnh ấy nhưng vẫn được đưa vào (ví dụ, bệnh sỏi thận, nhiễm trùng tiểu, viêm dạ dày nhưng kê toa cả… thuốc trị bệnh xương khớp – đối với bệnh nhân N.V.U. (59 tuổi).
Theo thông tin từ Tuổi Trẻ, bác sĩ Nguyễn Trọng Việt công khai tiếp trình dược viên trong giờ khám bệnh và thỏa thuận hoa hồng với hãng dược. Bên khoa khám bệnh, bác sĩ này muốn nhận 20%. Còn bên khoa dược, chỉ cần chi 5-6% là được – bác sĩ Việt bỏ ngỏ.
Trước đó, đầu năm 2010, hai bác sĩ khoa Gan Mật, Bệnh viện ĐH Y dược TP HCM, đã bị tạm ngưng hành nghề để giải trình về việc “ăn” chiết khấu đến 30% từ Công ty Schering-Plough, theo thông tin từ Vnexpress. Kê toa bán mỗi lọ thuốc khoảng 3 triệu đồng, bác sĩ sẽ được hưởng gần 1 triệu đồng từ công ty dược.
Cũng cùng thời điểm, một PGS – TS là giảng viên bộ môn hóa kiểm nghiệm của trường ĐH Y dược TP HCM cũng bị buộc tạm ngưng lên lớp. Theo phản ánh, người này chính là giám đốc tiếp thị hai loại thuốc Pegintron 50mcg và Pegintron 80mcg của Công ty Schering-Plough nói trên; và cũng là người được công ty trích hoa hồng.
Trước đó, trong khoảng thời gian từ các tháng 6-7-8 và 9/2009, một số bác sĩ đang công tác tại các bệnh viện và trường y tại TP HCM bị phát hiện đã nhận tiền hoa hồng từ Công ty Schering-Plough để kê toa thuốc đặc trị viêm gan Peg-intron 50 mcg và Peg-intron 80 mcg. Với mức chiết khấu cao đến gần 30%, người nhận nhiều nhất mỗi tháng khoảng 500 triệu đồng.
Đây là những ví dụ điển hình cho tình trạng bắt tay giữa bác sĩ và công ty phân phối thuốc, sau khi thuốc đã được nhập ngoại vào Việt Nam. Bên cạnh những bác sĩ y đức, thì những “chân rết” vẫn hình thành và tồn tại trong ngành y như trên. Qua mỗi tầng nấc trung gian, giá thuốc lại đội lên vì còn phải trích chi cho hoa hồng.
(còn tiếp)
Phan A tổng hợp

Y đức – dược đức: Giá thuốc trên cao! (P2)



Bệnh nhi và người nhà tại  Bệnh viện Nhi Đồng 2. (Ảnh: baodansinh.vn)
Bệnh nhi và người nhà tại Bệnh viện Nhi Đồng 2. (Ảnh: baodansinh.vn)

Phần 2: Loạn thầu, loạn giá thuốc
“Thuốc thang tăng giá cỡ nào cũng phải mua, vì có bệnh thì buộc phải chữa chạy. Nhưng với mức thu nhập của người nghèo như chúng tôi mà phải chịu trăm thứ giá cả tăng cùng lúc, không biết lấy đâu tiền mà chi trả, chữa bệnh…?”, một bệnh nhân điều trị bệnh thoái hoá cột sống tại Bệnh viện Bạch Mai nói khi biết tin thuốc đồng loạt tăng trung bình 16% (năm 2012), theo Thời báo Kinh doanh .
Giá thuốc liên tục tăng 6 năm qua
Có thể coi tỷ giá, giá dược liệu, giá nguyên phụ liệu, giá vận tải… là những nguyên nhân khách quan khiến giá thuốc tăng. Thế nhưng, giá cả mọi hàng hóa khác, như lương thực, thực phẩm, đồ điện tử…, đều có lúc tăng lúc giảm, còn thuốc chữa bệnh (cùng với giá điện, giá nước) chỉ thấy tăng. Giá thuốc không có cả bình ổn, chứ chưa nói là giảm.
Bắt đầu từ năm 2009, giá thuốc liên tục điều chỉnh tăng trong nhiều năm cho tới thời điểm hiện tại.
Sau một năm ổn định 2008, bước sang đầu tháng 1/2009, giá thuốc đột ngột tăng cao. Tại chợ thuốc Ngọc Khánh (Hà Nội), giá bán sỉ tăng từ 5%-10%, nhất là kháng sinh ngoại và thuốc đặc trị ngoại nhập. Giá tăng phổ biến tại những trung tâm dược phẩm khác như Láng Hạ, Văn Miếu, Hai Bà Trưng… Hiệp hội Sản xuất và kinh doanh dược Việt Nam cho biết giá thuốc ngoại nhập tăng do tỷ giá USD tăng.
Tiếp đến tháng 4/2010, giá thuốc nội, ngoại tại Hà Nội lại ào ào điều chỉnh giá. Mức tăng từ 5%-20%, trong đó chủ yếu là thuốc kháng sinh và biệt dược. Số lượng thuốc giảm giá chỉ bằng 1/5 so với số lượng thuốc tăng giá, theo khảo sát của Hiệp hội Sản xuất Kinh doanh dược VN. Đáng chú ý là những thuốc sản xuất từ dược liệu trong nước, không liên quan đến tỉ giá ngoại tệ, cũng tăng giá.
Bẵng một thời gian, 5 tháng sau, giá thuốc lại lặng lẽ tăng trở lại trên thị trường Hà Nội với mức tăng trên dưới 5%. Một nhân viên dược trên phố Lò Đúc cho biết trên báo Người Lao Động: “… thực tế thì thuốc vẫn tăng nhưng tăng “nhỏ giọt” nên khách hàng ít để ý, qua mặt được cơ quan chức năng”.
Năm 2011, thuốc nhập khẩu tăng 5-8%, thuốc sản xuất trong nước tăng 10-40%. Lý do đưa ra là hầu hết nguyên liệu tân dược để làm thuốc đều phải nhập khẩu từ châu Âu, châu Mỹ, Trung Quốc.
Cuối tháng 7, đầu tháng 8/2012, khoảng 28 lượt mặt hàng thuốc sản xuất trong nước tăng giá và 32 lượt mặt hàng thuốc nhập khẩu tăng giá. Những loại thuốc phổ biến như thuốc thuộc nhóm kháng sinh, điều trị tim mạch, huyết áp, nhãn khoa nhập khẩu tăng 7-10% và chưa có dấu hiệu dừng lại. Lý giải về điều này, các doanh nghiệp dược cho rằng các thành tố đầu vào như điện, nguyên phụ liệu, xăng dầu, chi phí vận tải đều tăng. Đáng chú ý đây cũng là thời điểm gần 400 dịch vụ y tế tăng giá. Bệnh nhân nghèo lao đao với nỗi lo kép vừa giá thuốc vừa viện phí tăng.
Năm 2013, thuốc và dịch vụ y tế có chỉ số giá tăng tới gần 46% trong toàn năm.
Năm 2014, 656 mặt hàng thuốc lại tiếp tục tăng giá, trong đó 84 mặt hàng thuốc nhập khẩu và 572 mặt hàng thuốc sản xuất trong nước.
Năm 2015, tính từ đầu năm đến hết tháng 7, có 51 lượt mặt hàng thuốc nhập khẩu và 606 lượt mặt hàng thuốc trong nước kê khai lại giá (tăng giá). Con số này chiếm khoảng 2,5% trong tổng số 25.000 mặt hàng thuốc hiện đang lưu hành trên thị trường – Cục Quản lý giá, Bộ Tài chính cho hay. Nguyên nhân Bộ Y tế đưa ra là do tỷ giá, giá nhập khẩu… thay đổi.


Hành lang của Bệnh viện Trung ương Huế vào ban đêm trở thành nơi ngủ của người nhà bệnh nhân nghèo. Những khuôn mặt hốc hác vì phải chăm người bệnh dài ngày, tiền dành để mua thuốc, trả viện phí nên không tiền thuê chỗ ngủ qua đêm, tháng 4/2011. (Ảnh: vnexpress.net)
Hành lang của Bệnh viện Trung ương Huế vào ban đêm trở thành nơi ngủ của người nhà bệnh nhân nghèo. Những khuôn mặt hốc hác vì phải chăm người bệnh dài ngày, tiền dành để mua thuốc, trả viện phí nên không tiền thuê chỗ ngủ qua đêm, tháng 4/2011. (Ảnh: vnexpress.net)

“Chạy” đấu thầu thuốc
Năm 2012, kết quả kiểm tra của Thanh tra Sở Y tế Hà Nội cho thấy có tới 70% mặt hàng thuốc có giá bán thực tế bằng hoặc lớn hơn 70% giá kê khai hoặc kê khai lại, theo thông tin từ báo Diễn đàn Kinh tế Việt Nam.
Một ví dụ điển hình cho tình trạng này là thuốc Calcium folinate 0,1g, của Ebewe (Áo). Tháng 3/2012, thuốc này có giá 183.750 đồng/hộp. Thế nhưng giá kê khai từ ngày 31/12/2007 báo cáo Sở Y tế Hà Nội lại đã lên tới 256.244 đồng. Vậy là giá thuốc đã tăng trước 72.494 đồng/hộp từ 5 năm trở về trước.
Một ví dụ khác, thuốc điều trị ung thư Palitaxel 100mg, có giá kê khai từ tháng 7/2008 là 5.355.000 đồng. Nhưng mức giá vào tháng 3/2012 cũng chỉ có 4.265.730 đồng – thấp hơn 1 triệu so với giá kê khai từ 6 năm trước.
Điều này có hai cái lợi, thứ nhất là doanh nghiệp có thể “lách luật”, tăng giá thuốc nhưng vẫn không tăng vượt quá mức giá kê khai tại Cục Quản lý dược (Bộ Y tế). Thứ hai, là doanh nghiệp “có bánh” để “chạy” đấu thầu.
Theo lý thông thường, trúng thầu thường là những bộ hồ sơ đưa ra chất lượng tốt nhất, với chi phí rẻ nhất. Tuy  nhiên, nếu người mua muốn hưởng lợi hoa hồng từ hợp đồng, thì mọi chuyện sẽ khác. Giá bán sẽ phải đẩy lên cao, để đảm bảo lãi kinh doanh và đủ chi cho hoa hồng.
Theo tờ Tuổi Trẻ, khi đó chi phí đầu vào, chi phí kinh doanh, khấu hao, mua sắm, đầu tư… trong hoạt động sản xuất, kinh doanh sẽ phải được nâng lên. Ngoài ra, nếu trong danh mục thuốc mời thầu của bệnh viện không có loại có hàm lượng cho phép, thì phải tiếp tục “chạy”, để thuốc đó có trong danh mục mời thầu.
“Chạy” xong danh mục mời thầu thì phải “chạy” tiếp vào danh mục bảo hiểm y tế, vì trúng thầu mà không vào được danh mục bảo hiểm y tế sẽ không bán được bao nhiêu. Rồi lại “chạy” để thuốc được nhập vào kho, “chạy” để được bên tài chính thanh toán.
Đây chính là lý do làm xuất hiện hiện tượng nhiều loại thuốc có hàm lượng không thông dụng lại trúng thầu vào bệnh viện với giá bán cao gấp 2-5 lần. Ví dụ, một lọ Piracetam 2g/10ml có giá 6.700 đồng, nhưng lọ thuốc không thông dụng với hàm lượng 4g/10ml, giá lại tới 26.000 đồng, theo thông tin từ Báo Hải Quan.
Hoặc, thuốc kháng sinh Cefalexin thường có hàm lượng 250mg, 500mg và 1.000mg, nhưng loại trúng thầu tại các bệnh viện lại có hàm lượng 350mg và 750mg với giá cao hơn, theo Pháp Luật Số.


Giá thuốc liên tục được điều chỉnh tăng trong nhiều năm qua. (Ảnh: Internet)

Đối tượng “gánh” giá cuối cùng là người dân và quỹ Bảo hiểm y tế. Mà Quỹ bảo hiểm y tế cũng là từ nguồn đóng của người dân tham gia BH kèm theo các nguồn thu hợp pháp khác.
Một người dân phản ánh: một viên thuốc kháng sinh có cùng hoạt chất, hàm lượng, chỉ khác nhà phân phối mà thuốc thanh toán khi khám BHYT có giá gần 10.000 đ/viên, trong khi đi mua ở nhà thuốc tư nhân chỉ hơn 4.000 đ/viên. Thành ra, cùng bị viêm họng khi đi khám BHYT thì số tiền chi trả lại lớn hơn số tiền đến trực tiếp khám bác sĩ ở phòng mạch tư, theo thông tin từ Đại Đoàn Kết.
Đó là thất thoát trực tiếp từ túi tiền của người dân. Đối với thất thoát ngân sách thì có thể nhìn qua một vụ án y tế lớn năm 2013. Chỉ trong vòng 2 năm (từ 2008-2010), 9 nhân sự chủ chốt của Sở Y tế Gia Lai đã biến nhiều loại thuốc có nguồn gốc trong nước thành ngoài nước…, thông đồng với nhà thầu, xét thầu không đúng với hồ sơ mời thầu và tiêu chuẩn đánh giá được duyệt, xét thầu sai 16 mặt hàng thuốc. Hơn 8,59 tỷ đồng từ ngân sách ‘chảy’ vào túi các cá nhân trên.
‘Không cao đừng mong trúng thầu’
Vì Thông tư 01 (ban hành tháng 1/2012,  sửa đổi, bổ sung vào tháng 11/2013) yêu cầu đấu thầu thuốc với tiêu chí giá rẻ, tiết kiệm. Do đó, đấu thầu giá cao là chuyện lobby cửa sau.
Tùy hội đồng mà doanh nghiệp phải thuận theo chiều gió, đẩy giá thuốc lên mới mong “trúng” thầu. “Không thầu thì không có hội đồng thầu. Cứ theo giá thị trường mà mua bán. Còn thầu thì phải làm sao cho hội đồng thầu đồng ý. Hội đồng muốn mua rẻ thì rẻ, muốn mua mắc thì mắc. Doanh nghiệp phải làm theo ý kiến của hội đồng thầu mới thắng thầu...”, các công ty cho hay trên báo Tuổi Trẻ.
Theo đó, có doanh nghiệp “chạy” hết các thành viên hội đồng thầu, có khi chỉ “chạy” người có quyền quyết định – tờ báo này cho hay.
Hồi năm 2013, ĐB Nguyễn Phi Thường (Hà Nội) từng đặt câu hỏi về lý do đằng sau của tình trạng đấu thầu loạn giá thuốc, theo Việt Nam Net:
Tại sao hoạt động đấu thầu tại nhóm, cơ quan, tổ chức nhà nước, các dự án sử dụng vốn ngân sách nhà nước phần lớn vẫn chưa hiệu quả. Còn tại nhóm vốn tư nhân thì ngược lại?
Món lợi này lớn tới mức, Giám đốc Sở Y tế TP.HCM lại được bổ nhiệm làm Giám đốc Trung tâm Mua sắm hàng hóa và tài sản công của ngành y tế thành phố, rồi lại làm Chủ tịch Hội đồng Đấu thầu thuốc (năm 2013), theo thông tin từ báo Sài Gòn Giải Phóng, Người Tiêu Dùng và trang Tầm Nhìn.
Sang năm 2014, khi Tổng Giám đốc Công ty Dược phẩm VN Pharma Nguyễn Minh Hùng và các đồng sự liên tục bị khởi tố và bị bắt giữ để điều tra về tội buôn lậu thuốc, dư luận mới đặt câu hỏi, bệ đỡ nào đằng sau danh hiệu “ông vua đấu thầu thuốc” VN Pharma với những gói trúng thầu  cung ứng thuốc trị giá hàng trăm tỷ đồng tại các bệnh viện?
Ông Thường cho biết, tại các nước phát triển, hoạt động đấu thầu sẽ qua các hình thức trung gian như trung tâm dịch vụ, sàn giao dịch, công ty quản lý tổ chức đấu thầu. Đó là xu hướng đấu thầu kiểu 3, 4 bên hoặc nhiều bên.
Còn tại Việt Nam lại phổ biến đấu thầu kiểu 2 bên hoặc 2,5 bên, tức chỉ có người gọi thầu và người dự thầu, hoặc người gọi thầu cộng tư vấn (thuộc người gọi thầu) và người dự thầu. Phía bệnh viện đòi hỏi, yêu cầu gì công ty dược cũng phải đáp ứng, không dám cãi, vì cãi thì “bể” thầu.
Nếu luật vẫn quẩn quanh phục vụ đấu thầu 2 bên, 2,5 bên như dự thảo thì không thể xử lý dứt điểm, căn cơ được những tiêu cực như thông thầu, quân xanh, quân đỏ, lobby, đi đêm, liên minh rút tiền”, ông Thường cho hay.
(còn tiếp)
Phan A tổng hợp

Y đức – dược đức: Giá thuốc trên cao! (P3)



Nhiều loại biệt dược, thuốc độc quyền điều trị nhiều loại bệnh mãn tính, tim mạch, ung thư... đang bị đẩy giá lên cao, khiến nhiều người phải dừng điều trị vì không kham nổi tiền thuốc. (Ảnh minh họa/Internet)
Nhiều loại biệt dược, thuốc độc quyền điều trị nhiều loại bệnh mãn tính, tim mạch, ung thư... đang bị đẩy giá lên cao, khiến nhiều người phải dừng điều trị vì không kham nổi tiền thuốc. (Ảnh minh họa/Internet)

Phần 3: Một thị trường phân phối nhiều lũng đoạn
Phần 1phần 2 đã đề cập tới tình trạng liên kết “ngầm” giữa ba chân trụ: công ty thuốc nước ngoài – các công ty phân phối dược trong nước – nhân sự bệnh viện (hội đồng đấu thầu, các cá nhân bác sĩ…).
Các mối quan hệ ngầm này được duy trì bằng hối lộ và % hoa hồng, đổi lại là những hợp đồng phân phối thuốc nhiều tỷ đồng. Điều này dẫn tới tình trạng độc quyền và câu kết nâng giá của một số thuốc nhập khẩu, của tỷ lệ sử dụng thuốc ngoại quá cao so với thuốc nội trong khi dân còn nghèo. Từ các “góc tối” đấu thầu, hoa hồng, giá thuốc bị đẩy lên cao nhiều lần để chi trả cho nhiều tầng nấc trung gian. Người dân là những người cuối cùng phải gánh những giá thuốc “trên trời”.
Phần 3 sẽ chỉ ra những thủ thuật lũng đoạn phân phối, làm giá trên thị trường dược.
“Thị trường dược tại Việt Nam hỗn loạn”
Bất cứ ngành công nghiệp nào thì đều phải đứng hai chân là sản xuất và tiêu thụ. Thế nhưng ngành Dược VN lại đang sống với một tư duy khập khiễng, chấp nhận “đi nạng” chỉ với một chân phân phối. Rõ ràng là hoàn toàn bất ổn”, bà Phạm Khánh Phong Lan – Phó giám đốc Sở Y tế TP.HCM, phụ trách lĩnh vực dược cho hay tại buổi thảo luận tại tổ về Luật dược ở Đoàn ĐBQH TP.HCM hôm 19/11, theo thông tin trên báo Tuổi Trẻ.
Theo bà Lan, nhiều công ty, tầng nấc trung gian tham gia phân phối làm thị trường dược tại Việt Nam hỗn loạn. Thuốc tới tay người tiêu dùng bị đội giá lên rất nhiều. Một trong những nguyên nhân là “có tình trạng các công ty nước ngoài núp bóng các công ty dược Việt Nam để phân phối“.
Hiện nay, luật chưa cho phép công ty nước ngoài phân phối dược phẩm, nhưng thực tế họ đã tiến hành phân phối trực tiếp dưới các hình thức “núp bóng” các công ty dược trong nước. Các công ty VN chỉ đăng ký hoạt động trên hình thức và nhận chi phí trung gian”, báo Tuổi Trẻ dẫn lời bà Lan.
Hiện trong cả nước có tới hơn 2.000 công ty phân phối trong khi chỉ có 180 nhà máy sản xuất thuốc (gấp hơn 11 lần). Trong số 180 nhà máy, có 130 nhà máy đạt tiêu chuẩn GMP, công suất mới đạt 50%. Điều này tạo ra một hệ thống phân phối thuốc phức tạp, nhiều nấc trung gian và khó kiểm soát, trong khi việc sản xuất thì thiếu thốn.
Nhưng mà rất tiếc, đối với luật, đủ điều kiện, người ta đến xin cấp phép thì mình phải cấp thôi. Và như vậy con số hiện nay lên tới 1.000 rồi, còn cả nước thì gần 2.000. Liệu chúng ta có cần đến chừng đó tầng nấc trung gian hay không?”, bà Lan đặt câu hỏi.


Tổng giá trị tiêu thụ thuốc và chi tiêu bình quân đầu người cho dược phẩm từ 2005 đến 2028 (dự kiến). (Nguồn: Công ty Cổ phần Chứng khoán FPT (FPTS)
Tổng giá trị tiêu thụ thuốc và chi tiêu bình quân đầu người cho dược phẩm từ 2005 đến 2028 (dự kiến) cho thấy tiềm năng lớn của thị trường dược. (Nguồn: Công ty Cổ phần Chứng khoán FPT)

Những thủ thuật lũng đoạn phân phối: “cắt lô”, độc quyền số visa
“Cắt lô” là việc thu gom, bao tiêu một lô thuốc từ hãng dược nước ngoài sản xuất, đưa về Việt Nam và phân phối độc quyền. Nhiều khách hàng cũng “cắt lô” mua thuốc tại những công ty sản xuất thuốc trong nước, nhận bao tiêu sản phẩm.
Theo đại diện Cty cổ phần Dược phẩm Euvipharm có nhà máy ở tỉnh Long An, chuyện “cắt lô” khá phổ biến vì đây là hình thức kinh doanh đúng pháp luật. Việc cắt lô được tiến hành với điều kiện có pháp nhân kinh doanh dược rõ ràng, người nhận bao tiêu cũng chịu trách nhiệm bảo quản thuốc, công nợ, xuất bán có hóa đơn chứng từ đầy đủ, theo thông tin từ báo Lao Động.
Mặt trái của việc này là các chủ phân phối có thể lũng đoạn thị trường thuốc đối với những bệnh mãn tính.
Mình chỉ “cắt lô” một hai mặt hàng chuyên điều trị tiểu đường thôi, bởi dễ bán và được giá”, anh Hoàng Văn Huy, người chuyên nhập hàng và phân phối thuốc ở Sài Gòn cho biết trên tờ Tiền Phong.
“Chiêu trò” của đơn vị phân phối là việc “vét lô”, hoặc chia ra để độc quyền phân phối. Giá rất dễ đẩy lên cao khi mặt hàng trở nên khan hiếm, còn người bệnh thì buộc phải mua để chữa bệnh.


Bệnh nhân nằm ở sân Bệnh viện Ung bướu TP.HCM chờ điều trị, tháng 1/2013. (Ảnh: vnexpress.net)
Bệnh nhân nằm ở sân Bệnh viện Ung bướu TP.HCM chờ điều trị, tháng 1/2013. (Ảnh: vnexpress.net)

Theo thông tin trên báo Lao Động, thủ thuật bắt tay làm giá này được nhóm nghiên cứu của Cục Quản lý cạnh tranh (Bộ Công Thương) chỉ ra như sau:
Một doanh nghiệp A không có chức năng nhập khẩu thuốc chữa bệnh trực tiếp vào Việt Nam, nên phải nhập khẩu uỷ thác thông qua một doanh nghiệp B.
Sau khi lô hàng được nhập về, A lại hợp tác với C để “cắt lô” hàng, bằng cách C sẽ mua lại 50% hay 80% tuỳ khả năng trong khi toàn bộ lô hàng vẫn được lưu kho tại B theo quy định.
Số hàng còn lại sau khi “cắt lô” sẽ được một đơn vị phân phối cho A bán ra thị trường với giá bình thường. Khi hàng trên thị trường gần hết sẽ tạo ra tình trạng khan hiếm giả tạo. Sau đó, A sẽ báo cho C đưa nốt số hàng đã mua ra thị trường với giá cao hơn. Đó là hành vi “bắt tay” đầu cơ để nâng giá.
Còn về việc độc quyền visa, theo thông tin từ Thời báo Kinh tế Sài Gòn, theo quy định, muốn lưu hành thuốc tại Việt Nam thì phải thực hiện thủ tục đăng ký thuốc (cấp số visa) với Cục Quản lý dược, Bộ Y tế. Việc đăng ký này là rất cần thiết để kiểm soát chất lượng dược phẩm. Thế nhưng, cũng theo quy định, một công ty muốn nhập khẩu thuốc vào Việt Nam để phân phối thì phải được sự đồng ý của đơn vị nắm quyền sở hữu số visa (đối với loại thuốc đã đăng ký).
Khoảng hở này làm hình thành nên những “đường dây” phân phối độc quyền. Các tập đoàn nước ngoài và các công ty phân phối có thể khống chế khiến các công ty khác không thể chen chân vào chuỗi phân phối. “Công ty nào sở hữu được số đăng ký rồi thì họ muốn cho phép ai thì cho phép, không cho phép thì đành chịu, chẳng làm gì được cả. Ví dụ, công ty A là “người nhà” phân phối của họ thì họ gật đầu. Còn người ngoài thì đừng hòng!”, một chuyên gia giải thích.
Những thủ thuật lũng đoạn thị trường này, cùng với tệ ăn chia hoa hồng từ bác sĩ kê toa đến hội đồng đấu thầu tại bệnh viện, khiến bàn tay độc quyền giá thuốc vươn xa từ các tập đoàn nước ngoài đến tận các bệnh viện, với hằng sa số tầng nấc trung gian mà bà Phạm Khánh Phong Lan đã phải kêu lên ở trên.
Câu hỏi đặt ra là, vì sao ngành dược Việt Nam lại bị ‘lấn lướt’ bởi hàng ngoại nhập?
Đón đọc Phần 4: Một ngành dược “ốm yếu”
Phan A tổng hợp

Từ ngày 1/3, viện phí tăng ít nhất 30%



vien phi, benh vien qua tai
Từ 1/3/2016, giá viện phí mới sẽ áp dụng đối với bệnh nhân có thẻ BHYT. Việc áp mức giá viện phí mới đối với bệnh nhân chưa có thẻ BHYT sẽ được đưa ra trong năm nay. Trong hình, bệnh nhi tại Bệnh viện ung bướu TP.HCM, tháng 6/2015. (Ảnh: afamily.vn)

Theo thông báo ngày 17/2 của Vụ Kế hoạch tài chính (Bộ Y tế), từ tháng 3, viện phí sẽ tăng tối thiểu 30%. Tại 9 bệnh viện tuyến trung ương đã thực hiện tự chủ tài chính hoàn toàn, mức tăng tối thiểu là 50%, theo báo Tuổi Trẻ đưa tin.
Cụ thể, từ ngày 1/3, viện phí bao gồm các chi phí y tế: phụ cấp trực, phụ cấp phẫu thuật, thủ thuật. Các bệnh viện tự chủ tài chính sẽ đưa thêm lương bác sĩ, nhân viên y tế vào viện phí.
9 bệnh viện tự chủ tài chính hoàn toàn gồm BV Bạch Mai, BV Chợ Rẫy, BV Việt Đức, BV Tai Mũi Họng trung ương, BV Mắt trung ương, BV Phụ sản trung ương, BV Răng Hàm Mặt trung ương TP Hà Nội, BV trường Đại học Y Dược Hải Phòng, BV trường Đại học Y Dược Thái Bình, theo Cổng Thông tin Điện tử Chính phủ.
Trước mắt, mức viện phí mới sẽ áp dụng thanh toán đối với người bệnh có thẻ BHYT. Tùy theo nhóm đối tượng, người có thẻ BHYT sẽ phải đồng chi trả ở các mức khác nhau:
– Nhóm được cấp thẻ BHYT miễn phí, khám chữa bệnh được thanh toán 100%. Nhóm này bao gồm người nghèo, trẻ dưới 6 tuổi và các đối tượng chính sách xã hội.
– Nhóm được quỹ BHYT thanh toán 95% chi phí, phải đồng chi trả 5%. Nhóm này đã được ngân sách hỗ trợ tối thiểu 70% để tham gia BHYT, gồm: người đang hưởng lương hưu, trợ cấp mất sức lao động hàng tháng; người thuộc diện hưởng trợ cấp bảo trợ xã hội hàng tháng; người thuộc hộ gia đình nghèo; người dân tộc thiểu số đang sinh sống tại vùng có điều kiện kinh tế khó khăn, đặc biệt khó khăn.
Chi phí cho một lần sử dụng dịch vụ kỹ thuật không vượt quá 40 tháng lương tối thiểu.
– Nhóm các đối tượng khác được quỹ BHYT thanh toán 80% chi phí, phải đồng chi trả 20%. Chi phí cho một lần sử dụng dịch vụ kỹ thuật cũng không vượt quá 40 tháng lương tối thiểu.
“Với người không có thẻ BHYT – chủ yếu là lao động tự do, nông dân, diêm dân và người cận nghèo (chiếm khoảng 25% dân số) – vẫn áp dụng mức giá như hiện nay. Đến ngày 1/7, giá các dịch vụ, kỹ thuật khám chữa bệnh sẽ tính thêm tiền lương của nhân viên y tế”, ông Nguyễn Nam Liên, Vụ trưởng Vụ Kế hoạch Tài chính – Bộ Y tế, cho biết trên báo Người Lao Động tháng 1 vừa qua.
Trong năm nay, Bộ Tài chính, Bộ Y tế sẽ xem xét, hướng dẫn việc áp mức giá viện phí mới đối với bệnh nhân chưa có thẻ BHYT. Tính đến cuối 2015, vẫn còn 24 triệu người chưa tham gia BHYT, theo thông tin từ trang Kinh tế và Dự báo (Bộ Tài chính).
Tờ Tuổi Trẻ cho hay với phần chi phí thêm này, viện phí cho các ca phẫu thuật, thủ thuật từ ngày 1/3 sẽ tăng thêm từ 300.000 – 1,5 triệu đồng/ca, tiền khám thông thường sẽ tăng 3-4 lần, tiền ngày giường sẽ tăng gấp rưỡi, gấp đôi so với hiện hành.


Bảng giá chi tiết một số dịch vụ y tế được điều chỉnh từ 1/3/2016. Giá chưa bao gồm chi phí vật tư chuyên dụng. (Nguồn: moh.gov.vn)
Bảng giá chi tiết một số dịch vụ y tế được điều chỉnh từ 1/3/2016. Giá chưa bao gồm chi phí vật tư chuyên dụng. (Nguồn: moh.gov.vn)

Phan A tổng hợp

Điều chỉnh viện phí: Gần 60% người cận nghèo sẽ “cõng” lương bác sĩ?



Mục tiêu đặt ra là đạt 80% dân số có thẻ BHYT năm 2014. Nhưng hết 6 tháng đầu năm 2015 mới đạt 71,6%. (Ảnh: laodong.com.vn)
Mục tiêu đặt ra là đạt 80% dân số có thẻ BHYT năm 2014. Nhưng hết 6 tháng đầu năm 2015 mới đạt 71,6%. (Ảnh: laodong.com.vn)

Điều này là có thể xảy ra, nếu tốc độ của lộ trình BHYT toàn dân không đạt được như mục tiêu ít nhất 75% người có BHYT đến cuối năm 2015. Hiện gần 60% số hộ cận nghèo vẫn chưa được hoàn thành thủ tục để mua BHYT qua chương trình hỗ trợ kinh phí, trong khi từ tháng 11 tới, viện phí sẽ tăng.
Dự kiến cuối tháng 11 và đầu tháng 12/2015, tất cả chi phí khám chữa bệnh trực tiếp cho người bệnh và các phụ cấp đặc thù (gồm phụ cấp thường trực 24/24h, phụ cấp phẫu thuật, thủ thuật) của cán bộ, nhân viên y tế sẽ được tính vào viện phí.
Tiếp đến ngày 1/3/2016, tiền lương của bác sĩ, y tá… sẽ được tính vào viện phí.
Theo đó, sẽ có khoảng 1.800 dịch vụ y tế trong danh mục được BHYT đang thanh toán sẽ được điều chỉnh giá, khi Thông tư liên tịch quy định thống nhất giá dịch vụ y tế khám chữa bệnh BHYT giữa các BV cùng hạng trên toàn quốc  do liên Bộ Y tế – Tài chính ban hành có hiệu lực trong tháng 11/2015. Ước tính tối thiểu sẽ tăng 20% so với mức tính hiện hành.
Trong năm 2015, việc điều chỉnh giá viện phí theo Thông tư mới này chỉ áp dụng với người bệnh có BHYT. Còn đối với người không có thẻ BHYT vẫn áp dụng theo mức giá hiện nay.
Trong năm 2016, sẽ điều chỉnh theo giá viện phí mới với đối tượng không có BHYT. Thời điểm thay đổi hiện chưa được công bố.
Viện phí thay đổi như thế nào?
Ngày 9/10, ông Nguyễn Nam Liên, Vụ trưởng Vụ Kế hoạch – Tài chính (Bộ Y tế) cho biết, dự kiến sau khi điều chỉnh, giá giường bệnh sẽ tăng thêm 10.000-20.000 đồng/ngày, chi phí phẫu thuật, thủ thuật tăng thêm 300.000 – 1,5 triệu đồng/ca, theo thông tin từ báo Sài Gòn Giải Phóng.
Từ 1/3/2016, khi tính cả tiền lương của bác sĩ, y tá, nhân viên y tế… vào viện phí, ước tính trong tổng chi phí điều trị một ca bệnh là 6 triệu đồng, trong đó 350.000 – 400.000 đồng để trả lương cho cán bộ y tế.
Ngoài ra, mức giá khám bệnh sau khi đã tính chi phí trực tiếp và tiền lương: 40.000 đồng/lượt đối với BV hạng đặc biệt và hạng I; hạng II: 39.000 đồng/lượt, hạng III: 34.000 đồng/lượt và hạng IV: 31.000 đồng/lượt. (mức thu tối đa hiện nay lần lượt là 20.000, 15.000, 10.000 và 7.000 đồng, tức tăng 100%, 93%, 240% và 340%)
Đáng lưu ý là theo cách tính mới, tiền lương của bác sĩ, y tá, nhân viên y tế… thay vì trước đây do Nhà nước trả, từ thời điểm kể trên sẽ do người bệnh trực tiếp chi trả hoặc trả thông qua quỹ BHYT.


Bệnh nhân và người nhà nằm, ngồi la liệt chờ tới lượt khám ngoài hành lang bệnh viện. (Ảnh: nld.com.vn)
Bệnh nhân và người nhà nằm, ngồi la liệt chờ tới lượt khám ngoài hành lang bệnh viện. (Ảnh: nld.com.vn)

Trước đó, theo lộ trình đã công bố, giá dịch vụ y tế sẽ được thực hiện với ba giai đoạn. Giai đoạn cuối 2015 đến năm 2016, tính đủ chi phí tiền lương, chi phí trực tiếp (chưa tính chi phí quản lý và chi phí khấu hao tài sản cố định).
Giai đoạn hai là trong năm 2018, sẽ tính thêm chi phí quản lý. Giai đoạn ba, đến năm 2020, sẽ tính thêm chi phí khấu hao tài sản cố định.
Lý giải về việc tăng giá dịch vụ y tế, ông Nguyễn Nam Liên – Vụ trưởng Vụ Kế hoạch – Tài chính (Bộ Y tế) cho biết, hiện nay giá dịch vụ y tế mới chỉ được tính 3/7 yếu tố chi phí trực tiếp, thậm chí có nhiều nơi mới tính 60-80% của ba yếu tố, tức là chưa được tính đúng, tính đủ.
Theo ông Liên, khi giá dịch vụ y tế được tính đủ, bệnh viện sẽ không được Nhà nước cấp kinh phí hoạt động nữa. Nguồn kinh phí hoạt động của bệnh viện lúc đó sẽ do Quỹ Bảo hiểm y tế thanh toán (đối với người có thẻ BHYT) hoặc do người bệnh chi trả (nếu không có thẻ BHYT).
Phần ngân sách mà NN đang cấp cho các bệnh viện sẽ được dùng để hỗ trợ cho các đối tượng hoàn cảnh khó khăn mua thẻ BHYT và đầu tư cho lĩnh vực y tế dự phòng, theo thông tin từ Báo Pháp Luật TPHCM.
Điều chỉnh viện phí liệu có cùng tốc độ với lộ trình BHYT toàn dân?
Theo Vụ trưởng Vụ Kế hoạch – Tài chính (Bộ Y tế), việc điều chỉnh giá dịch vụ y tế sẽ không tác động đến người nghèo.
Người nghèo, người tộc thiểu số, người dân sinh sống tại các huyện đảo, xã đảo, người từng tham gia chiến tranh và thân nhân, trẻ em dưới 6 tuổi khi đi khám chữa bệnh đã được bảo hiểm chi trả 100% chi phí nên sẽ không bị ảnh hưởng – ông Liên nói trên Báo Pháp Luật TP.HCM.
Ông Liên cho biết hiện tại Việt Nam có 6 triệu người cận nghèo, theo thông tin từ báo Lao Động. Nhóm đối tượng này được NN hỗ trợ tối thiểu 70% chi phí mua thẻ bảo hiểm y tế và khoảng 40% trong số này đã có thẻ BHYT. Theo tính toán, sau khi đã được ngân sách nhà nước hỗ trợ 70% thì người bệnh phải đóng là 200.000 đồng/năm, tương ứng với số tiền 30% còn lại.
Như thế, còn gần 60% người cận nghèo chưa có thẻ BHYT.
“…Vừa qua Chính phủ đã chỉ đạo các tỉnh, thành phố sử dụng ngân sách địa phương và các nguồn vốn hợp pháp khác; Bộ Y tế cũng đã huy động 1 số dự án ODA để hỗ trợ cho hộ cận nghèo để phấn đấu 100% hộ cận nghèo được tham gia bảo hiểm y tế. Đối tượng này khi đi khám chữa bệnh được Quỹ BHYT chi trả 95% chi phí”, ông Liên nói trong “Hội nghị cung cấp thông tin về điều chỉnh giá dịch vụ y tế gắn với lộ trình bảo hiểm y tế toàn dân và nâng cao chất lượng khám chữa bệnh” được tổ chức tại tỉnh Ninh Bình ngày 7/4, báo VOV đưa tin.
Tuy nhiên, trên thực tế, độ phủ BHYT được tiến hành “ì ạch” hơn nhiều.
Tính đến ngày 31/5/2015, số người tham gia BHYT trên cả nước vào khoảng 64,6 triệu người, đạt 71,6%. So với cuối năm 2014, số người tham gia BHYT giảm 1,4 triệu người.
Hết 6 tháng đầu năm nhưng cả 63 tỉnh, thành đều chưa hoàn thành việc lập danh sách cho nhóm các hộ gia đình làm nông, lâm, ngư, diêm nghiệp… có mức sống trung bình. Trong khi đây là điều kiện đầu tiên để người dân nhận được 30% hỗ trợ kinh phí mua BHYT.
Đặc biệt, nhóm những người thuộc hộ cận nghèo, đặc biệt là những hộ mới thoát nghèo cũng chưa được nhận thẻ BHYT, mặc dù họ được hỗ trợ 70% kinh phí mua thẻ BHYT. Hiện cả nước vẫn còn khoảng 2,6 triệu người thuộc hộ cận nghèo chưa được mua BHYT và hàng trăm người dân sống tại các xã đảo, huyện đảo chưa được cấp thẻ BHYT mặc dù đối tượng này được Chính phủ hỗ trợ 100%.
Ngoài ra, khi người bệnh khám chữa bệnh trái tuyến, quỹ BHYT sẽ thanh toán theo các mức như sau:
  • Tại BV tuyến trung ương: 40% chi phí điều trị nội trú;
  • Tại BV tuyến tỉnh: 60% chi phí điều trị nội trú từ ngày 1/1/2015 đến ngày 31/12/2020; 100% chi phí điều trị nội trú từ ngày 1/1/2021 trong phạm vi cả nước;
  • Tại BV tuyến huyện: 70% chi phí khám bệnh, chữa bệnh từ ngày 1/1/2015 đến ngày 31/12/2015; 100% chi phí khám bệnh, chữa bệnh từ ngày 1/1/2016.
(Theo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật bảo hiểm y tế số 25/2008/QH12, Khoản 15 Điều 1)
Theo đó, người bệnh sẽ phải tự chi trả 40% chi phí khám chữa bệnh vượt tuyến ở cấp tỉnh trong vòng 5 năm, trước khi được thanh toán 100% chi phí kể từ năm 2021; ở cấp huyện là 30% trong vòng 1 năm, trước khi được thanh toán 100% chi phí kể từ năm 2016.
Tại BV cấp trung ương, người bệnh sẽ phải tự trả 60% chi phí điều trị nội trú. Mức này là đã giảm 10% so với trước thời điểm 1/1/2015.
Điều gì bất hợp lý, điều gì chờ đợi?
Theo logic lý thuyết, việc tính giá dịch vụ y tế được thực hiện theo cơ chế giá thị trường sẽ tạo sự cạnh tranh, buộc cả BV công và tư phải nâng cao chất lượng khám chữa bệnh, đồng thời thực hiện mục tiêu “khuyến khích người dân tham gia BHYT” – như ông Nam Liên, Vụ trưởng Vụ Kế hoạch tài chính (Bộ Y tế), chỉ ra.
Nhưng trong khi giá viện phí được dự kiến sẽ tăng ngay từ tháng 11 tới, thì tỷ lệ bao phủ BHYT do ngành y tế đặt đến hết năm 2015 mới là 75% dân số và đến năm 2020 mới đạt 80%…
Nếu như tính nhân văn của kế hoạch chuyển đổi là đúng như lời ông Nam Liên nói: “Khi điều chỉnh giá, người dân sẽ thấy được lợi ích, tính nhân văn của BHYT và tham gia nhiều hơn” – thì người dân sẽ tự hỏi, vì sao không đảm bảo lộ trình BHYT toàn dân trước, rồi mới tiến hành thả giá viện phí theo giá thị trường?
Theo cách mà NN đang tiến hành, kể từ tháng 11 tới, gánh nặng viện phí sẽ đè nặng lên gần 30% dân số không tham gia BHYT – theo thống kê của Bộ Y tế, cũng như những đối tượng bệnh nhân cấp cứu, bệnh nặng buộc phải điều trị trái tuyến tại BV tuyến trung ương.
Ngoài ra, theo như thông báo, khi giá dịch vụ y tế được tính đủ thì nguồn kinh phí hoạt động của BV vốn do NN cấp trước đây sẽ được dùng để hỗ trợ cho các đối tượng khó khăn mua thẻ BHYT và đầu tư cho lĩnh vực y tế dự phòng. Chúng sẽ được công khai như thế nào – đó là điều cần chờ đợi, cũng như việc bài toán chất lượng dịch vụ có tăng không, khi “phí” được chuyển sang “giá”, sẽ được dư luận chờ xem giải pháp mà các nhà quản lý bệnh viện đưa ra.
Phan A

Người nghèo đi viện: “Sảy đâu là nhà…”



Nhà xa, bệnh nặng, lại nghèo, nhiều bệnh nhân và người nhà ở ngoại tỉnh chọn cách lang thang, vạ vật trong bệnh viện để đỡ tiền ở trọ, đi lại, tiết kiệm đồng nào hay đồng nấy cho đủ thứ chi phí thuốc men, giường nằm. Tết 2014, hai cha con bé Tuấn Ninh (5 tuổi, Cao Bằng) lấy hành lang làm nhà; bé Ninh bị ung thư ruột, tại BV Ung bướu TP.HCM. (Ảnh: baodatviet.vn)
Nhà xa, bệnh nặng, lại nghèo, nhiều bệnh nhân và người nhà ở ngoại tỉnh chọn cách lang thang, vạ vật trong bệnh viện để đỡ tiền ở trọ, đi lại, tiết kiệm đồng nào hay đồng nấy cho đủ thứ chi phí thuốc men, giường nằm. Tết 2014, hai cha con bé Tuấn Ninh (5 tuổi, Cao Bằng) lấy hành lang làm nhà; bé Ninh bị ung thư ruột, tại BV Ung bướu TP.HCM. (Ảnh: baodatviet.vn)

Hành lang, góc cầu thang, sân bệnh viện… cứ nơi nào trống đều có thể trở thành “nhà”. Như một nghịch lý, những “góc tối” lúp xúp chăn màn với những suất cơm dọn vội lại là nơi bấu víu của những bệnh nhân nghèo cùng người thân, trong cơn lốc tăng viện phí, tăng giá thuốc liên tiếp nhiều năm qua. 


Hành lang của Bệnh viện Trung ương Huế vào ban đêm trở thành nơi tá túc của người nhà bệnh nhân, tháng 4/2011. (Ảnh: vnexpress.net)
Hành lang của Bệnh viện Trung ương Huế vào ban đêm trở thành nơi tá túc của người nhà bệnh nhân, tháng 4/2011. (Ảnh: vnexpress.net)
Những khuôn mặt lam lũ, tối sạm vì vừa lo chăm người thân, vừa lo tiền thuốc thang, viện phí. (Ảnh: vnexpress.net)
Những khuôn mặt lam lũ, tối sạm vì vừa lo chăm người thân, vừa lo tiền thuốc thang, viện phí. (Ảnh: vnexpress.net)
Ông Phạm Văn Thịnh (58 tuổi, phường Hương Sơ, TP Huế) tần ngần với 50 nghìn đồng còn lại trong túi. Số tiền 20 triệu đồng phải có để ngày mai phẫu thuật cho con trai bị gãy xương cổ trong khi làm thợ nề, không biết sẽ vay mượn ở đâu. (Ảnh: vnexpress.net)
Ông Phạm Văn Thịnh (58 tuổi, phường Hương Sơ, TP Huế) tần ngần với 50 nghìn đồng còn lại trong túi. Số tiền 20 triệu đồng phải có để ngày mai phẫu thuật cho con trai bị gãy xương cổ trong khi làm thợ nề, ông không biết sẽ xoay sở ra sao. (Ảnh: vnexpress.net)
Hai cha con bé Tuấn Ninh (5 tuổi, Cao Bằng) ngồi so ro bên góc hành lang. Bé Ninh bị ung thư ruột. Đồng lương công nhân của anh chị không đủ để lo chữa bệnh cho con. Tết 2014, cha con phải tá túc ở hành lang bệnh viện Ung bướu. (Ảnh: baodatviet.vn)
Những ngày sát tết 2014, hai cha con bé Tuấn Ninh (5 tuổi, Cao Bằng) ngồi so ro bên góc hành lang bệnh viện Ung bướu TP.HCM. Bé Ninh bị ung thư ruột. Đồng lương công nhân của hai vợ chồng không đủ để lo chữa bệnh cho con. Tết năm ấy, cha con tá túc ở hành lang bệnh viện Ung bướu. (Ảnh: baodatviet.vn)
Những đứa trẻ thơ thẩn chơi bên lề hành lang vì ba mẹ chúng không có tiền đón xe về quê ăn Tết. Trong hình là em Quốc Kỳ (ung thư mắt) và Kim Xuyến (8 tuổi, ung thư gan) đang chơi đồ hàng, tại BV Ung bướu TP.HCM, tháng 1/2014. (Ảnh: baodatviet.vn)
Những đứa trẻ thơ thẩn chơi bên lề hành lang vì ba mẹ chúng không có tiền đón xe về quê ăn Tết. Trong hình là em Quốc Kỳ (ung thư mắt) và Kim Xuyến (8 tuổi, ung thư gan) đang chơi đồ hàng, cắt bánh làm đồ ăn Tết, tại BV Ung bướu TP.HCM, tháng 1/2014. (Ảnh: baodatviet.vn)
Bà Ngô Thị Mao, 84 tuổi, ngồi co ro trong chiếc chăn cũ bên hành lang bệnh viện chăm con bị bệnh tim. (Ảnh: baodatviet.vn)
Bà Ngô Thị Mao, 84 tuổi, ngồi co ro trong chiếc chăn cũ bên hành lang bệnh viện chăm con bị bệnh tim. (Ảnh: baodatviet.vn)
Người nhà căng màn, đặt ghế cố định ở góc hành lang ngủ vạ vật qua đêm trong cái giá rét 11 độ C của mùa đông Hà Nội, tháng 2/2015. (Ảnh: nguoiduatin.vn)
Người nhà căng màn, đặt ghế cố định ở góc hành lang ngủ vạ vật qua đêm trong cái giá rét 11 độ C của mùa đông Hà Nội, tháng 2/2015. (Ảnh: nguoiduatin.vn)
Ngủ gầm cầu thang, dù ẩm thấp, tối tăm và nhiều muỗi bọ. Mắc dù một số bệnh viện có nhà lưu trú cho người nhà bệnh nhân, nhưng 15.000 đồng/ngày đêm vẫn là một khó khăn với người đi chăm bệnh dài ngày. (Ảnh: nguoiduatin.vn)
Ngủ gầm cầu thang, dù nơi này ẩm thấp, tối tăm và nhiều muỗi bọ. Mặc dù một số bệnh viện có nhà lưu trú cho người nhà bệnh nhân, nhưng 15.000 đồng/ngày đêm (BV Bạch Mai) vẫn là một khó khăn với người đi chăm bệnh nhân dài ngày. (Ảnh: nguoiduatin.vn)



“Khổ lắm em ơi, đã 5 năm nay anh chị coi bệnh viện là nhà. Một tuần anh ấy chạy thận 2-3 lần, tuy có bảo hiểm cho người nghèo, nhưng cũng phải đóng 500 ngàn/tháng (5% chi phí chữa bệnh BHYT). Còn chưa kể ăn uống một ngày hai vợ chồng cũng gần cả trăm ngàn nữa...”, chị Trần Thị Tuấn (40 tuổi, quê huyện Thăng Bình, tỉnh Quảng Nam) thở dài, tháng 5/2011. (Ảnh: baodanang.vn)
“Khổ lắm em ơi, đã 5 năm nay anh chị coi bệnh viện là nhà. Một tuần anh ấy chạy thận 2-3 lần, tuy có bảo hiểm cho người nghèo, nhưng cũng phải đóng 500 ngàn/tháng (5% chi phí chữa bệnh BHYT). Còn chưa kể ăn uống một ngày hai vợ chồng cũng gần cả trăm ngàn nữa…”, chị Trần Thị Tuấn (40 tuổi, quê huyện Thăng Bình, tỉnh Quảng Nam) thở dài, tháng 5/2011. (Ảnh: baodanang.vn)
Bữa ăn vội của bệnh nhân nghèo tại hành lang khoa Thận nhân tạo, Bệnh viện Đà Nẵng bên lề hành lang, tháng 5/2011. (Ảnh: baodanang.vn)
Bữa ăn vội của bệnh nhân nghèo tại hành lang khoa Thận nhân tạo, Bệnh viện Đà Nẵng bên lề hành lang, tháng 5/2011. (Ảnh: baodanang.vn)
Co ro trong cái lạnh, BV Phụ sản Trung Ương, tháng 1/2014. (Ảnh: nguoiduatin.vn)
Co ro trong cái lạnh, BV Phụ sản Trung Ương, tháng 1/2014. (Ảnh: nguoiduatin.vn)
Nhiều sản phụ vừa sinh, sức khỏe còn yếu, cần kiêng cữ nhưng cũng đành vật vờ dọc hành lang, vì còn vô vàn thứ cần đến tiền. (Ảnh: nguoiduatin.vn)
Nhiều sản phụ vừa sinh, sức khỏe còn yếu, cần kiêng cữ nhưng cũng đành vật vờ dọc hành lang, vì còn vô vàn thứ cần đến tiền. (Ảnh: nguoiduatin.vn)
Bồn chồn trong giá rét với bao nhiêu khoản viện phí, lại lo lắng cho sức khỏe người thân, khiến người đàn ông này không ngủ được, tại BV E, tháng 2/12015. (Ảnh: nguoiduatin.vn)
Bồn chồn trong giá rét với bao nhiêu khoản viện phí, thuốc men, lại lo lắng cho sức khỏe người thân khiến nhiều người không ngủ được, tại BV E, tháng 2/12015. (Ảnh: nguoiduatin.vn)
“Xóm chạy thận” tại Bệnh viện Đa khoa Bình Định. Thực chất đây chỉ là góc nhỏ nơi hành lang nhà tang lễ được dùng làm ‘nhà’, tháng 11/2014. (Ảnh: nongnghiep.vn)
Khu nhà tạm được BV cho dựng lên từ năm 2012. “BV có khu nhà trọ giá thấp dành cho bệnh nhân và người nhà ở xa, nhưng dù giá rẻ đến mấy, đối với bệnh nhân chạy thận cũng ít người kham nổi…”, Giám đốc BVĐK Bình Định Hồ Việt Mỹ cho hay. (Tin, ảnh: nongnghiep.vn)
Chỗ nghỉ của những bệnh nhân bệnh viện Ung Bướu TP.HCM, tháng 9/2013. (Ảnh: afamily.vn)
Nơi ăn, ở của những bệnh nhân bệnh viện Ung Bướu TP.HCM, tháng 9/2013. (Ảnh: afamily.vn)
Khi cơn mưa qua đi, những gì đằng sau tấm bạt là lỉnh kỉnh xô, thùng, chiếu... Hành lang, góc cầu thang của dãy C, bệnh viện Ung Bướu TP.HCM từ nhiều năm nay đã thành “chung cư” của những bệnh nhân điều trị ngoại trú nghèo khó. (Ảnh: afamily.vn)
Khi cơn mưa qua đi, những gì đằng sau tấm bạt là cuộc sống của bệnh nhân, lỉnh kỉnh xô, thùng, chiếu… Hành lang, góc cầu thang của dãy C, bệnh viện Ung Bướu TP.HCM từ nhiều năm nay đã thành “chung cư” của những bệnh nhân điều trị ngoại trú nghèo khó, tiết kiệm tiền đi lại, tiết kiệm tiền thuê trọ. (Ảnh: afamily.vn)
Bệnh viện ngầm cho ở. Lâu lâu bảo vệ đi kiểm tra, yêu cầu bệnh nhân thu dọn vật dụng tránh làm mất mĩ quan và cản trở lối đi. Chỉ ra khoảng sân trước mặt, bà Năm (ung thư trực tràng, BV Ung Bướu TP.HCM) nói: “Mỗi khi có thanh tra sở tới là chúng tôi phải cuốn chiếu màn ra để ngoài đó. Họ về thì lại mang trở vào”. (Ảnh: afamily.vn)
Bệnh viện ngầm cho ở. Lâu lâu bảo vệ đi kiểm tra, yêu cầu bệnh nhân thu dọn vật dụng tránh làm mất mĩ quan và cản trở lối đi. Chỉ ra khoảng sân trước mặt, bà Năm (ung thư trực tràng, BV Ung Bướu TP.HCM) nói: “Mỗi khi có thanh tra sở tới là chúng tôi phải cuốn chiếu màn ra để ngoài đó. Họ về thì lại mang trở vào”. (Ảnh: afamily.vn)
Bữa cơm chiều âu lo trên manh chiếu của người cha bệnh tật và cô con gái, BV U Bướu TPHCM, tháng 5/2011. (Ảnh: afamily.vn)
Bữa cơm chiều âu lo trên manh chiếu của người cha bệnh tật và cô con gái, để rồi đến đêm, cả hai lại co ro trong cái lạnh nền đất gió lùa. Cứ qua đi là hết một ngày…, tại BV U Bướu TPHCM, tháng 5/2011. (Ảnh: afamily.vn)
Phan A tổng hợp

Người xưa phân biệt người giàu và người nghèo như thế nào?



giau ngheo

Người thời nay thường cho rằng người có nhiều tiền bạc của cải nhất là người giàu có nhất, còn người không có tài sản gì trong tay là người nghèo nhất.
Nhưng thái độ của người xưa đối với quan niệm về giàu nghèo lại vô cùng thông minh sáng suốt. Hãy cùng đọc câu chuyện về Kỷ Hiểu Lam – vị quan thời nhà Thanh, Trung Quốc luận bàn về người giàu và người nghèo dưới đây để hiểu rõ về quan niệm này.
Có một lần, vua Càn Long nghỉ mát ở Sơn Trang Thừa Đức. Trong lúc nhàn rỗi không có việc gì làm, ông bèn nói chuyện với Kỷ Hiểu Lam và Hòa Thân.
Vua Càn Long hỏi Kỷ Hiểu Lam và Hòa Thân: “Hai vị ái khanh, các ngươi nói xem ai là người giàu nhất thiên hạ? Ai là người nghèo nhất thiên hạ?”
Hòa Thân là đại thần luôn nịnh nọt và muốn lấy lòng vua Càn Long nên nhanh nhảu trả lời trước: “Bẩm thánh thượng! Thần cho rằng thiên hạ là của Thánh thượng nên bệ hạ là người giàu có nhất. Người nghèo nhất là tên ăn mày, hắn trên không có một viên ngói, dưới không có mảnh đất cắm dùi.”
Lời nói này nghe qua thì không có gì sai nhưng vua Càn Long lại im lặng mà không nói gì. Ông quay sang phía Kỷ Hiểu Lam rồi nói: “Kỷ ái khanh, ngươi nói xem nào!”
Kỷ Hiểu Lam vì không muốn tranh cãi với Hòa Thân trước mặt vua cho nên định không nói gì. Nhưng vì vua nhắc đến tên mình nên đành phải nói: “Bẩm thánh thượng, thần cho rằng người giàu nhất thiên hạ là người cần kiệm, còn người nghèo nhất thiên hạ là người tham thèm. Chỉ cần cần kiệm thì cho dù nhà chỉ có bốn bức tường không cũng sẽ dần dần mà giàu có. Còn nếu như đã tham mà lại thèm thì dù có gia tài bạc triệu thì cũng sẽ tiêu xài sạch sẽ ạ!”
Nghe xong lời của Kỷ Hiểu Lam, vua Càn Long vừa gật đầu vừa nói: “Hay! Khanh nói rất đúng!”
Từ xưa đến nay, cần kiệm không chỉ là cách làm giàu mà còn là một đức tính tốt đẹp của con người. Người siêng năng cần cù làm việc lại biết tiết kiệm tiền của mình làm ra, chi tiêu hợp lý thì tài sản ắt sẽ mỗi ngày một nhiều lên. Người đã tham (tham ăn, tham tình ái, tham hưởng thụ…) nhiều, trong lòng lại luôn thèm khát có được, không khống chế được sự thèm khát của mình thì cho dù có làm ra bao nhiêu cũng sẽ hết. Hơn nữa, không chỉ tài sản hết sạch mà đạo đức cũng sẽ theo đó mà đi xuống.
Nhiều người trẻ tuổi trong xã hội chúng ta ngày nay cho rằng gia đình không có nhiều của cải, bản thân lại không làm ra nhiều tiền nên lâm vào bi quan chán nản, than trời trách người. Kỳ thực, chúng ta chỉ cần học theo người xưa, dưỡng thành tính “cần kiệm” và giảm bớt “tham thèm” thì chắc chắn cuộc sống của chúng ta sẽ thay đổi tốt lên!
Theo Secretchina
Mai Trà biên dịch
Xem tiếp...

CUỘC CHIẾN THẦN THÁNH 7

-Chiến dịch Mậu Thân nếu là một chiến thắng thì là một chiến thắng tốn quá nhiều sinh mạng. Do hoang tưởng mà chỉ có tổng tấn công chứ không có nổi dậy, và khi thấy vấn đề thì thành chuyện đã rồi!Mới thấy danh vọng cá nhân, một khi phát tác, dù ở bất cứ lĩnh vực nào, cũng gây tác hại ghê gớm như thế nào!
-Dù vậy, xét về thành quả chính trị đạt được sau đó, nó vẫn có thể được ca ngợi!  
-Nếu gọi cuộc chiến thắng phát xít Hittle của Liên Xô là "Cuộc chiến tranh vệ quốc vĩ đại", thì phải gọi cuộc chiến thắng Mỹ-ngụy của Dân Tộc ta là "Cuộc chiến tranh cứu nước thần thánh"! Còn nếu gọi cuộc chiến thắng phát xít Hittle của Liên Xô là "Cuộc chiến tranh vệ quốc thần thánh", thì phải gọi cuộc chiến thắng Mỹ-ngụy của Dân Tộc ta là "Cuộc chiến tranh cứu nước  vĩ đại"! Đó là hai cuộc chiến cứu mình đồng thời cũng cứu người, tưởng thua mà thắng vẻ vang, mang nét thần kỳ.
-Lời Võ Văn Kiệt: "Một sự kiện liên quan đến chiến tranh khi nhắc lại, có hàng triệu người vui, mà cũng có hàng triệu người buồn".
-Có hai luồng ý kiến khen và chê câu nói trên. Riêng phần tôi, luôn đứng về bên luồng khen! Tôi cho rằng, câu nói đó không những chính xác theo nghĩa đen, mà còn thỏa mãn về mặt tình cảm ghét chiến tranh của con người. Ngày 30/4 là ngày Giải Phóng khỏi ách nô dịch của Dân Tộc, không lẽ không vui? Nhưng để có ngày đó, Dân Tộc Việt đã phải đổi bằng khoảng 5 triệu sinh mạng con em mình (nếu kể cả chiến tranh với Pháp thì hơn thế nữa!) ở cả hai phía chính nghĩa lẫn phi nghĩa. Ngày Chiến Thắng, trong niềm vui chung, tất nhiên cũng có nỗi buồn riêng của từng gia đình về những người thân đã nằm xuống vĩnh viễn, không về. Có thể nói, chiến tranh Việt Nam là cần thiết nhưng quá đắt, ai coi ngày 30/4 là ngày vui trọn vẹn thì rõ ràng là người vô cảm, cuồng tín, và ai coi ngày đó là ngày "quốc hận"thì chính là kẻ ác tâm, cố tình mù quáng lịch sử Việt Nam!
 
 



-------------------------------------------------------
(ĐC sưu tầm trênNET)





Trận đối đầu ác liệt giữa MIG -21 Việt Nam với không lực Mỹ

Những trận đối không ác liệt giữa MIG -21 Việt Nam với không lực Mỹ

Với những chiến thuật mới, MiG-21 của không quân Việt Nam dần làm chủ bầu trời đẩy những chiếc F-4 và F-105 vào thế trận phải loay hoay chống đỡ trên cả hai mặt trận.

Cuộc chạm trán vô cùng ác liệt với “Con Ma”
Sau chiến công bắn hạ các máy bay không người lái của Mỹ, trong tháng 04/1966 các tiêm kích MiG-21 đã vài lần xuất quân đánh chặn các tiêm kích của Không quân Mỹ nhưng thành công đã không đến với các phi công Bắc Việt.
Trận không chiến với tiêm kích Mỹ đầu tiên diễn ra vào ngày 23/04/1966, lúc đó biên đội 2 MiG-21 đã tấn công phi đội tiêm kích chiến thuật F-4 Phantom (biệt danh Con ma). Mặc dù nắm được yếu tố bất ngờ song các phi công MiG-21 đã không thể chiếm được vị trí thuận lợi để phóng tên lửa.
Liên tiếp trong 2 tháng 04 và 05/1966 đã có không dưới 14 lần các phi công MiG-21 phóng tên lửa về phía các tiêm kích Mỹ nhưng không một tên lửa nào trúng mục tiêu. Trong khi chưa diệt được tiêm kích nào của Mỹ, Trung đoàn 921 đã phải chịu những tổn thất đầu tiên, một số phi công MiG-21 đã buộc phải nhảy dù do máy bay hết nhiên liệu không kịp hạ cánh.
Ngày 26/04/1966, Không quân Mỹ xác nhận việc bắn rơi 1 chiếc MiG-21 được ghi nhận cho một chiếc tiêm kích F-4 Phantom phi đội 480 thuộc đơn vị Không quân chiến thuật số 35. Trước những tổn thất nói trên, Bộ chỉ huy Quân chủng Phòng không-Không quân đã tiến hành họp khẩn cấp để phân tích các trận không chiến vừa qua để rút kinh nghiệm.
Kết quả phân tích đã chỉ ra những hạn chế lớn của MiG-21 trong việc tìm kiếm và chỉ thị mục tiêu. Ban đầu các phi công sẽ sử dụng radar để phát hiện mục tiêu, sau khi mục tiêu được xác định các phi công phải chuyển sang dùng hệ thống quang học để khóa mục tiêu và xác định cự ly bắn.
Ngay khi vào trận không chiến với các tiêm kích Mỹ, MiG-21 đã bộc lộ khá nhiều hạn chế song đã được Việt Nam khắc phục qua từng trận đánh.
Việc chuyển từ radar sang hệ thống quang học tạo ra một độ trễ nhất định về thời gian, trong quãng thời gian đó, các phi công đối phương sẽ tìm mọi cách cơ động để thoát khỏi tầm ngắm của hệ thống quang học. Mặt khác, hệ thống quang học trên MiG-21 có phạm vi hoạt động tương đối hẹp, đòi hỏi phi công phải điều khiển máy bay một cách chính xác để duy trì mục tiêu trong phạm vi hoạt động của nó.
Với thời gian sử dụng MiG-21 vỏn vẹn có vài tháng của các phi công Việt Nam thì việc duy trì mục tiêu trong phạm vi của hệ thống quang học không phải là điều đơn giản trong năm 1966. Bên cạnh đó những chiếc tiêm kích MiG-21PF chuyển giao cho Việt Nam không được trang bị pháo GP-9 làm giảm hiệu quả tác chiến. Từ kết quả phân tích điểm yếu của MiG-21, Quân chủng Phòng không-Không quân đã đề ra chiến thuật mới cho biên đội MiG-21.
Theo đó, biên đội MiG-21 làm nhiệm vụ đánh chặn sẽ được trang bị vũ khí hỗn hợp. Một chiếc được trang bị tên lửa không đối không tầm ngắn K-13 lắp đầu tự dẫn hồng ngoại, chiếc còn lại lắp 2 khối phóng rocket không điều khiển S-5M để tấn công mục tiêu trong trường hợp hệ thống quang học không thể khóa mục tiêu.
Với chiến thuật mới, thành công đã đến với các tiêm kích MiG-21 của Việt Nam. Biên đội MiG-21 trang bị vũ khí hỗn hợp đã dành chiến thắng đầu tiên trước tiêm kích của Mỹ vào ngày 07/06/1966, 2 chiếc MiG-21PF xuất kích đã tiêu diệt thành công một chiếc tiêm kích-ném bom F-105 Thunderchief (Việt Nam gọi là Thần Sấm). Tuy nhiên, việc bắn hạ chiếc F-105 trong ngày hôm đó không được phía Mỹ xác nhận.
Nhằm tăng cường hiệu quả chiến đấu cho các tiêm kích MiG-21, Quân chủng PK-KQ đã chỉ thị cho các phi công hoạt động chiến đấu trong trình tự tương đối chặt chẽ. Cự ly giữa các máy bay theo chính diện là 50 mét, theo chiều sâu là 200 mét, trong trường hợp hoạt động theo biên chế phi đội, cự ly giữa các cặp MiG-21 là từ 300 đến 700 mét. Sau đó, các cự ly giữa các máy bay trong cặp sẽ tăng lên từ 500- 800 mét và 800 mét giữa các cặp. Thông thường, các máy bay MiG-21 hoạt động trên độ cao hơn 2.500 mét.
Những chiếc MiG-21PF chuyển giao cho Việt Nam không được trang bị pháo làm ảnh hưởng không nhỏ đến hiệu quả tác chiến.
Trong tháng 06/1966 có thêm 13 phi công Việt Nam hoàn tất quá trình chuyển loại sang sử dụng tiêm kích MiG-21 tại Liên Xô về nước bổ sung đáng kể cho lực lượng phi công lái tiêm kích MiG-21. Ngày 09/06/1966, biên đội 2 chiếc MiG-21 đã lập chiến công bắn hạ 2 chiếc tiêm kích F-4 Phantom, nhưng phía Mỹ không công nhận tổn thất này.
Từ nửa cuối năm 1966, thành tích chiến đấu của Không quân Việt Nam Dân chủ Cộng hòa liên tục gia tăng. Tuy vậy, sự gia tăng thành tích này chủ yếu từ sự đóng góp của MiG-17. Các tiêm kích MiG-21 của Trung đoàn 921 đã xuất quân không chiến vài lần nhưng không bắn hạ được máy bay nào của Mỹ.
Quân chủng PK-KQ tiếp tục tổ chức những cuộc họp để tìm hiểu nguyên nhân chưa thành công của MiG-21 trên chiến trường Việt Nam. Kết quả phân tích cho thấy các phi công lái MiG-21 vẫn sử dụng chiến thuật vận động không chiến như những gì mà họ tập luyện thành thục với MiG-17 trong khi MiG-21 khác xa về tốc độ và khả năng cơ động.
Rõ ràng các phi công Việt Nam nắm giữ hai lợi thế lớn so với Không quân Mỹ là nắm rõ địa hình địa vật khu vực tác chiến và có sự hỗ trợ rất lớn từ hệ thống dẫn đường mặt đất rộng khắp. Quân chủng PK-KQ đã cho điều chỉnh căn bản chiến thuật chiến đấu của không quân tiêm kích. Sử dụng hiệp đồng biên đội chiến đấu giữa MiG-21 và MiG-17 nhằm bổ trợ cho nhau.
F-4 và F-105 bị đẩy vào thế trận loay hoay chống đỡ những chiếc MiG-21 nhanh nhẹn cũng như hỏa lực phòng không mặt đất.
Theo đó MiG-17 sẽ đảm nhận việc chiến đấu ở độ cao dưới 1.500 mét, MiG-21 đảm nhận hoạt động chiến đấu ở độ cao từ 2.500 mét trở lên, khoảng độ cao từ 1.500-2.500 mét là vùng phối hợp không chiến chung. Với chiến thuật mới trong 2 ngày 07 và 11/07/1966 MiG-21 đã bắn hạ 2 chiếc F-105 Thunderchief.
Ngày 21/09/1966, MiG-21 tiếp tục bắn hạ thêm 1 chiếc F-105D khác của Không quân Mỹ. Đến ngày 09/10/1966, các phi công MiG-21 đã dành chiến thắng đầu tiên trước các tiêm kích của Hải quân Mỹ khi bắn hạ đến 2 chiếc F-4B thuộc phi đội tiêm kích VF-154 hoạt động chiến đấu trên tàu sân bay USS- Coral Sea hộ tống cho phi đội cường kích A-4 Skyhawk ném bom khu vực nhà ga Phả Lại, Quảng Ninh.
Đến cuối năm 1966, các tiêm kích MiG-21 đã lập chiến công bắn hạ thêm 2 chiếc F-4 Phantom và 5 chiếc F-105 Thunderchief. Bên cạnh đó, dưới sự cố vấn của các chuyên gia Liên Xô, MiG-21 đã chuyển sang sử dụng chiến thuật đánh chặn từ xa thay vì chỉ cất cánh nghênh chiến khi máy bay địch đã vào không phận như trước.
Với những chiến thuật mới cùng với việc tự rút kinh nghiệm sau mỗi trận đánh của các phi công, tiêm kích MiG-21 dần làm chủ bầu trời đẩy những chiếc F-4 và F-105 vào thế trận phải loay hoay chống đỡ những chiếc MiG-21 nhanh nhẹn cùng nỗi lo nơm nớp từ hỏa lực phòng không mặt đất.
Bài viết có sử dụng tư liệu trong cuốn "Những trận không chiến trên bầu trời Việt Nam (1965-1975) nhìn từ hai phía" - NXB Quân đội Nhân dân, 2013.

Theo Quốc Việt (Trí thức trẻ)








Diễn biến ác liệt của chiến dịch mở “cánh cửa thép” Xuân Lộc 40 năm trước



    (ĐSPL) - Chiến sự ở Xuân Lộc - Long Khánh, “cánh cửa thép” sống còn bảo vệ Sài Gòn, 40 năm trước diễn ra vô cùng ác liệt và đã gây tổn thất lớn cho cả ta và địch. Công phá được Xuân Lộc, các cánh Quân Giải phóng rầm rập tiến về Sài Gòn với khí thế không gì lay chuyển nổi.
    Xuân Lộc – “Cánh cửa thép” cuối cùng bảo vệ Sài Gòn
    Mùa xuân năm 1975, với sức tiến công mạnh mẽ của các binh đoàn chủ lực cơ động chiến lược của Quân Giải phóng miền Nam và sự nổi dậy phối hợp kịp thời của nhân dân địa phương, chúng ta đã lần lượt xóa sổ Quân khu 2 - Quân đoàn 2, Quân khu 1 - Quân đoàn 1 của Chính quyền Việt Nam Cộng hòa, giải phóng hoàn toàn địa bàn Tây Nguyên và miền Trung, trong đó có hai tập đoàn phòng ngự mạnh của địch là Huế và Đà Nẵng, đẩy chính quyền và quân đội Sài Gòn vào tình trạng bị động đối phó.
    Sau khi Đà Nẵng thất thủ (29/3/1975), chính quyền Sài Gòn gấp rút tổ chức tuyến phòng thủ mới từ Phan Rang qua Xuân Lộc đến Tây Ninh nhằm ngăn chặn, làm chậm tốc độ tiến công của ta theo Quốc lộ 1 và Đường 20 đánh vào Biên Hòa, Sài Gòn.
    Dưới sự chỉ đạo của cố vấn Mỹ, quân lực Việt Nam Cộng hòa huy động hầu hết lực lượng còn lại kết hợp với các đơn vị thu dung quân thất trận từ Tây Nguyên và miền Trung chạy vào, nhanh chóng thiết lập nên tuyến phòng thủ bảo vệ Sài Gòn - Gia Định, trong đó, Xuân Lộc được xác định là điểm trọng yếu - "cánh cửa thép" phía Đông Sài Gòn.
    Diễn biến ác liệt của chiến dịch mở “cánh cửa thép” Xuân Lộc 40 năm trước - Ảnh 1

    Xe tăng và bộ binh Quân đoàn 4 tiến công thị xã Xuân Lộc. Ảnh tư liệu.


    Thị xã Xuân Lộc cách Sài Gòn khoảng 80km về phía đông bắc, nằm trên ba trục đường giao thông quan trọng là Quốc lộ 1, Đường 20 và Đường 15 – những tuyến cơ động chủ yếu vào Sài Gòn. Chính diện tuyến phòng ngự Xuân Lộc khoảng 40km, kéo dài từ Túc Trưng qua Dầu Giây, thị xã Long Khánh đến ngã ba Tân Phong. Nơi đây có nhiều núi cao, rừng già che phủ, địa thế rất hiểm yếu cho hoạt động quân sự: "Tiến có thế công, thoái có thế thủ".
    Có thể thấy, Xuân Lộc là một vị trí chiến lược trọng yếu trên chiến trường Bà Rịa - Long Khánh. Ngày 28/3/1975, đích thân tướng Mỹ Weyand - Tham mưu trưởng Lục quân Mỹ - cùng tướng ngụy Cao Văn Viên - Tổng Tham mưu trưởng quân đội Việt Nam Cộng hòa - khi đi thị sát và chọn Xuân Lộc làm phòng tuyến cố thủ đã nhận định: "Mất Xuân Lộc là mất Sài Gòn”.
    Chính vì thế, chính quyền Việt Nam Cộng hòa đã tập trung một lượng lớn quân và trang thiết bị, vũ khí quân sự tại tuyến phòng thủ Xuân Lộc, gồm: Sư đoàn 18 bộ binh, 1 trung đoàn thiết giáp (100 xe), 1 liên đoàn biệt động quân, 9 tiểu đoàn bảo an, 2 tiểu đoàn pháo binh (42 khẩu), 3 đại đội biệt lập, 4 trung đội pháo và các lực lượng cảnh sát, dân vệ, nghĩa quân tại chỗ (tương đương 2 sư đoàn bộ binh)... Trong quá trình chiến dịch, địch tăng cường Lữ đoàn Dù 1, Trung đoàn Bộ binh 8 (Sư đoàn 5), 1 liên đoàn biệt động quân và 1 trung đoàn thiết giáp (theo thông tin đăng trên báo Quân đội Nhân dân).
    Chính quyền Việt Nam Cộng hòa đặt hy vọng cuối cùng vào Xuân Lộc - con "át chủ bài" canh giữ cửa "cấm thành" Sài Gòn - Gia Định. Còn với Quân Giải phóng, Xuân Lộc thực sự là vấn đề chiến lược liên quan trực tiếp đến thời gian, tốc độ của những chiến dịch kế tiếp trong cuộc Tổng tiến công và nổi dậy mùa Xuân 1975, mà trực tiếp nhất là Chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử.
    13 ngày đêm ác liệt công phá tuyến phòng thủ Xuân Lộc
    Trên cơ sở nhận định tình hình chiến trường, ngày 2/4/1975, Bộ tư lệnh Miền quyết định mở Chiến dịch tiến công giải phóng thị xã Xuân Lộc. Lực lượng tham gia chiến dịch có Quân đoàn 4 (Sư đoàn 7 và Sư đoàn 341), Sư đoàn 6 (Quân khu 7), Lữ đoàn Pháo phòng không 71, hai tiểu đoàn xe tăng, các lữ đoàn: Pháo binh 24, Công binh 25, Thông tin 26, một số tiểu đoàn, đại đội bộ đội địa phương; cuối chiến dịch tăng cường thêm Trung đoàn 95B (Sư đoàn 325) và 1 đại đội xe tăng.
    Rạng sáng 9/4/1975, chiến dịch mở màn, ta đồng loạt đột phá Xuân Lộc và Tiểu khu Long Khánh. Từng đợt hỏa lực của ta bắn cấp tập vào những mục tiêu trọng yếu trong thị xã. Tuy bị địch dồn sức chống trả quyết liệt các hướng, mũi tiến công và gây cho ta những tổn thất nhất định, nhưng kết thúc ngày đầu chiến dịch, ta đã đánh chiếm được toàn bộ khu hành chính, cơ bản làm chủ được một nửa thị xã, đưa được 3 tiểu đoàn vào ém sát các mục tiêu trong lòng địch.
    Chiến sự ở Xuân Lộc - Long Khánh diễn ra ngày càng thêm ác liệt và đã gây tổn thất lớn cho cả ta và địch.
    Theo thông tin đăng trên báo Quân đội Nhân dân, để quyết “tử thủ” Xuân Lộc, ngày 12/4, Bộ Tổng tham mưu quân đội Sài Gòn quyết định tăng cường lực lượng, vũ khí và phương tiện chiến tranh cho Xuân Lộc: Đổ lữ đoàn 1 dù xuống chốt tại ngã ba Tân Phong; đồng thời, nhanh chóng bố trí lại thế trận phòng thủ ở thị xã: Đưa lữ đoàn 3 thủy quân lục chiến, chiến đoàn 318 biệt động quân đến chốt giữ Trảng Bom, chiến đoàn 322 biệt động quân đến chốt ở Bàu Cá và điểm cao 122; đưa trung đoàn 8, sư đoàn 5 từ Lai Khê sang tăng cường cho Bàu Cá; lệnh cho các sân bay Biên Hòa, Tân Sơn Nhất tập trung 80 lần chiếc máy bay chiến đấu mỗi ngày trực tiếp chi viện cho các mũi phản kích.
    Chỉ sau thời gian ngắn, lực lượng địch ở Xuân Lộc - Long Khánh đã gia tăng đột biến: Chiếm 50% bộ binh, 60% pháo binh, hầu hết số lượng xe tăng thiết giáp của Quân đoàn 3 - Quân khu 3 và lực lượng tổng dự bị chiến lược của quân đội Sài Gòn.
    Với tình hình như trên, tương quan lực lượng giữa ta và địch ở Xuân Lộc đã thay đổi lớn, đẩy cuộc chiến vào tình thế hết sức cam go, ác liệt. Tuy đã chiếm được một số mục tiêu quan trọng, tiêu hao được một phần lực lượng và phương tiện chiến tranh của địch, giữ được địa bàn đứng chân trong lòng địch, nhưng ta cũng bị tổn thất rất nghiêm trọng.
    Phương án tiến công chính diện đã không mang lại kết quả như mong muốn, ngày 13/4, Bộ chỉ huy chiến dịch buộc phải tạm thời ngừng tiến công, lệnh cho mỗi sư đoàn chỉ để một bộ phận lực lượng ở lại kiềm chế, nghi binh địch, còn đại bộ phận nhanh chóng rút về tuyến sau để củng cố lực lượng, chuẩn bị thực hiện phương án tác chiến mới.
    Diễn biến ác liệt của chiến dịch mở “cánh cửa thép” Xuân Lộc 40 năm trước - Ảnh 2

    Quân Giải phóng miền Nam hoàn toàn làm chủ chiến trường Xuân Lộc. Ảnh tư liệu.


    Thấy bộ đội ta rút khỏi thị xã, chỉ huy quân địch cho rằng sức mạnh và ý chí tiến công của "Việt Cộng" đã bị đè bẹp, sức chiến đấu của chúng đã được phục hồi, niềm hy vọng vào khả năng giữ được chế độ lại chợt "lóe" lên trong tâm tưởng của giới cầm quyền chóp bu chính phủ và quân đội Sài Gòn.
    Nhưng chỉ 2 ngày sau đó, rạng sáng 15/4, hỏa lực pháo binh chiến dịch của ta đã tiến hành tập kích mãnh liệt vào sân bay Biên Hòa, Sư đoàn 6 có sự tăng cường của Trung đoàn 95B đã tiến công diệt chiến đoàn 52, 1 tiểu đoàn pháo, 1 chi đoàn thiết giáp, chiếm giữ chi khu Gia Kiệm, ngã ba Dầu Giây, cắt đứt Quốc lộ 1 (đoạn Xuân Lộc đến Bàu Cá) và đường 20 (đoạn Túc Trưng đến ngã ba Dầu Giây), tạo thế bao vây, cô lập hoàn toàn thị xã Long Khánh - khu vực trọng yếu trên tuyến phòng thủ Xuân Lộc của địch.
    Trước tình hình "ngàn cân treo trên sợi tóc", từ ngày 16/4, Bộ Tổng tham mưu quân đội Sài Gòn khẩn cấp đưa lữ đoàn 3 thiết giáp, trung đoàn 8, sư đoàn 5; huy động hơn 100 khẩu pháo cỡ lớn ở các căn cứ Nước Trong, Hốc Bà Thức, Long Bình, Đại An và 125 lần chiếc máy bay chiến đấu chi viện mỗi ngày, mở cuộc phản kích quy mô lớn, quyết chiếm lại Dầu Giây.
    Dầu Giây bỗng chốc trở thành điểm quyết chiến khốc liệt nhất trong cuộc đọ sức giữa ta và địch tại Xuân Lộc. Tổn thất của cả hai bên tiếp tục tăng lên mỗi ngày. Cùng thời gian này, Sư đoàn 7 và Sư đoàn 341 tiếp tục tiến công, đánh bại các chiến đoàn 43 và 48, tiêu hao nặng lữ đoàn 1 dù của địch; Sư đoàn 6 và Trung đoàn 95B tiến công Hưng Nghĩa và điểm cao 122, đẩy quân địch xuống Bàu Cá. Phối hợp chặt chẽ với đòn tiến công của chủ lực, bộ đội địa phương và du kích nhanh chóng tiêu diệt, bức hàng, bức rút hệ thống đồn bốt địch ở dọc các trục giao thông bao quanh thị xã.
    Khi chiến sự ở Xuân Lộc còn đang diễn ra trong thế giằng co, thì cánh quân duyên hải, nòng cốt là Binh đoàn Hương Giang, sau khi đập tan "lá chắn Phan Rang", giải phóng Phan Thiết, Hàm Tân đã tiến vào khu vực Rừng Lá. Sức mạnh của một binh đoàn chiến lược thọc sâu vừa đánh tan những tập đoàn cứ điểm phòng thủ mạnh nhất của quân đội Sài Gòn ở Huế, Đà Nẵng, Phan Rang không chỉ góp phần cô lập trực tiếp đối với quân địch ở Xuân Lộc, mà còn tạo sức ép mạnh đối với toàn bộ quân địch còn lại ở miền Nam.
    Nhận thấy không thể đủ sức giành lại Dầu Giây, chiếc "then" của "cánh cửa thép" không còn, Bộ Tổng tham mưu quân đội Sài Gòn xuống lệnh rút khỏi Xuân Lộc để bảo toàn lực lượng. Theo đó, vào lúc 22h ngày 20/4, lợi dụng lúc trời mưa lớn, theo tỉnh lộ 2, toàn bộ quân địch ở Xuân Lộc đã tháo chạy về hướng Bà Rịa - Vũng Tàu. Nhưng do chủ quan, mất cảnh giác, chậm phát hiện được hành động của địch, nên ta chỉ kịp chặn đánh được bộ phận rút quân sau cùng của chúng.
    Ngày 21/4/1975, Chiến dịch tiến công Xuân Lộc kết thúc thắng lợi, thị xã Long Khánh được hoàn toàn giải phóng. “Cánh cửa thép” phía Đông Sài Gòn - Gia Định đã mở toang. Thừa thắng, quân và dân các địa phương đã tiến công và nổi dậy giải phóng hoàn toàn tỉnh Long Khánh.
    Sau khi “cánh cửa thép” Xuân Lộc tan rã, một loạt sự kiện liên quan đã liên tiếp diễn ra. Ngay tối ngày Xuân Lộc được giải phóng, Nguyễn Văn Thiệu tuyên bố từ chức và hai ngày sau đó thì trốn chạy khỏi Sài Gòn. Ngày 23/4/1975, Tổng thống Mỹ Gerald Ford tuyên bố: “Cuộc chiến tại Việt Nam đã chấm dứt đối với người Mỹ”. Mặt trận hướng Đông được khai thông, các cánh quân rầm rập tiến về Sài Gòn với khí thế không gì lay chuyển nổi.
    Đại tướng Võ Nguyên Giáp đã nhận định: "Chiến thắng Xuân Lộc làm rung chuyển toàn bộ hệ thống phòng thủ của địch xung quanh Sài Gòn, làm cho tinh thần quân địch càng thêm suy sụp. Tin chiến thắng đã làm nức lòng nhân dân cả nước".
    Đại tướng Lê Đức Anh – nguyên Phó tư lệnh, Tham mưu trưởng Bộ Tư lệnh Quân giải phóng miền Nam – nhận định: "Chiến thắng Xuân Lộc tạo điều kiện rất thuận lợi cho quân và dân trên hướng Đông tiến vào giải phóng Sài Gòn-Gia Định trong chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử, kết thúc thắng lợi cuộc Tổng tiến công và nổi dậy mùa Xuân 1975, giành toàn thắng cho sự nghiệp kháng chiến giải phóng dân tộc, thống nhất Tổ quốc”.
    Như vậy, có thể khẳng định, chiến dịch tiến công Xuân Lộc (từ 9 – 21/4/1975) thực sự là bước đà trực tiếp, hữu hiệu cho cánh quân hướng Đông nói riêng, cho Chiến dịch Hồ Chí Minh (từ 26 – 30/4/1975), giải phóng Sài Gòn - Gia Định, kết thúc thắng lợi sự nghiệp kháng chiến chống Mỹ, cứu nước của dân tộc Việt Nam nói chung.
    HOÀNG CƯỜNG (Tổng hợp)

    Những trận đánh oanh liệt của 'vua diệt máy bay Mỹ'

    Với thành tích cùng đồng đội bắn cháy 37 chiếc máy bay của quân đội Mỹ, ông xứng đáng với biệt danh "vua diệt may bay" hay "sát thủ trên không" mà đồng đội, những người đã từng "vào sinh ra tử" dưới mưa bom bão đạn năm xưa với ông đặt cho.

    Chiến tích lừng lẫy
    Phải mất hơn một buổi sáng tìm đường, chúng tôi mới đến được nhà ông Lê Xuân Tưởng (SN 1950, ngụ thôn Xuân Hồi, xã Liên Thủy, huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình) để trò chuyện về chiến tích lẫy lừng bắn hạ 37 chiếc máy bay của giặc Mỹ. Danh tiếng lẫy lừng, tên tuổi vang xa là vậy, nhưng nhà ông lại nằm khiêm tốn trong một ngõ nhỏ, phủ đầy rêu xanh. Niềm nở đón tiếp chúng tôi, trên môi ông luôn nở nụ cười. Thế nhưng khi kể về những cuộc chiến, những kí ức hào hùng và đau thương năm xưa, ông không giấu được những giọt nước mắt. Ông Tưởng bảo: "Chiến tranh đã kết thúc, phần thắng đã thuộc về chúng ta, thuộc về lẽ phải. Tổ quốc Việt Nam thân thương đã đòi lại được độc lập, tự do nhưng đến nay những thảm cảnh do chiến tranh gây ra cho dân tộc vẫn còn ám ảnh tôi".
    Lê Xuân Tưởng mất cha từ sớm, người anh trai duy nhất của ông cũng theo tiếng gọi của quê hương lên đường vào miền Nam chiến đấu. Ngày ngày phải chứng kiến tội ác của quân xâm lược cùng bè lũ bán nước, trút lên đầu những người dân vô tội. Vì vậy, ngay từ lúc thơ ấu, ông đã sớm giác ngộ cách mạng. Tròn 16 tuổi, Lê Xuân Tưởng đã hăng hái xung phong vào đội du kích xã với nguyện vọng được cầm súng giết giặc, bảo vệ quê hương.
    Tuy vóc dáng nhỏ bé nhưng lại nhanh nhẹn, gan dạ, sau một thời gian rèn luyện, ông được phân công vào đơn vị dân quân trực chiến 12,7 ly của xã. Năm 1968, quân đội Mỹ mở rộng chiến tranh ra miền Bắc bằng không quân, vùng đất Lệ Thủy trở thành vùng đất lửa khốc liệt nhất. Máy bay địch ngày đêm thả bom, dùng hỏa lực bắn phá nhằm cắt đứt mọi sự chi viện từ miền Bắc vào miền Nam. Hàng trăm người dân vô tội đã bị chết oan, hàng ngàn mái nhà bị thiêu cháy... dưới bom đạn của kẻ thù. Trong những ngày tháng đó, đại đội dân quân của ông đã bắn hạ được 2 máy bay của giặc. Chiến tích này thắp lên niềm tin, niềm hy vọng và khát khao được vào miền Nam chiến đấu, để đền nợ nước, trả thù nhà, đòi lại hòa bình, dân chủ và độc lập cùng cuộc sống yên bình trên quê hương Việt Nam thân thương trong ông.
      Những trận đánh oanh liệt của 'vua diệt máy bay Mỹ' - Ảnh 1
    Với những thành tích đã đạt được trong kháng chiến, ông Tưởng được nhận rất nhiều huân chương, huy chương do Nhà nước trao tặng.
    Ngày 10/1/1969, khi vừa tròn 19 tuổi, ông vinh dự được nhập ngũ vào binh đoàn Nhật Lệ - Quảng Bình. Sau một thời gian khổ luyện, ông được cử vào đại đội 17 thuộc Trung đoàn I, Sư đoàn 324, trực tiếp chiến đấu tại chiến trường Trị - Thiên - Huế. Được biên chế vào đại đội có biệt hiệu "Đã đánh là thắng", ông cùng các chiến sĩ khác miệt mài luyện tập cách bắn máy bay địch bất kể ngày đêm. Nhờ lòng quyết tâm và chăm chỉ tập luyện, trong một thời gian ngắn, ông đã nắm bắt được các thao tác kĩ thuật cùng những kinh nghiệm bắn máy bay do đồng đội và cấp trên truyền lại.
    Tháng 12/1969, Lê Xuân Tưởng cùng đơn vị hành quân vào cao điểm 1078 để đánh giặc. Cao điểm 1078 được cả phía giặc và ta coi là "yết hầu" nơi chiến tuyến. Đây chính là cửa ngõ của chiến trường Trị - Thiên - Huế, bởi vậy địch tập trung một số lượng quân lớn cùng hỏa lực mạnh, được sự yểm trợ của máy bay và xe tăng nhằm chống lại các đợt tấn công của quân ta. Với nhiệm vụ bảo vệ kho tàng, đường hành quân và yểm trợ cho bộ binh, sau khi chiếm lĩnh trận địa, đơn vị của ông liền gấp rút xây dựng công sự. Trong lúc quân ta đang miệt mài làm việc thì máy bay giặc tới bắn phá, một người đồng đội rất thân với ông đã anh dũng ngã xuống. Chứng kiến sự hy sinh của đồng đội, ông tự hứa với lòng phải học hỏi thêm để trở thành xạ thủ tiêu diệt máy bay giặc.
    Sau những tiến bộ vượt bậc, ngày 01/02/1970, ông được phân công làm xạ thủ số một, trực tiếp bóp cò trong tổ pháo binh. Cũng chính hôm đó, khi phát hiện một chiếc máy bay cán gáo của địch đang quần thảo trong khu vực nhằm bắn phá cơ sở đóng quân của quân ta, ông cùng đồng đội quyết tâm phải hạ bằng được chiếc máy bay này. Khi mọi thứ đã chuẩn bị xong, chiếc máy bay lọt vào tầm ngắm, một loạt đạn rền vang, chiếc máy bay liệng vòng rồi lao xuống trong tiếng hò reo của mọi người.
    Từ tháng 2 đến tháng 4/1970, tiểu đội của ông đã hạ được 10 chiếc máy bay của giặc Mỹ. Chiến công nối tiếp chiến công, cái tên Lê Xuân Tưởng được nhiều đơn vị biết đến như một tấm gương sáng, một "sát thủ diệt máy bay" hồi đó. Sau khi tham gia chiến dịch Nam Lào, cho đến khi đất nước giành được độc lập, ông đã tiêu diệt tổng cộng 37 chiếc máy bay của đế quốc Mỹ.
    Những trận chiến để đời
    Cuộc chiến càng ngày càng khốc liệt bao nhiêu thì chiến sĩ Lê Xuân Tưởng càng nhận được sự kỳ vọng và niềm tin từ đồng đội cũng như cấp trên bấy nhiêu. Biết bao lần chết đi sống lại, biết bao lần phải cắn răng chịu sự đau đớn của thương tích hành hạ nhưng ông đã cùng đồng đội bám trụ, không quản ngại hy sinh để quyết tâm đánh giặc. Trong kí ức của người cựu binh, hình ảnh những trận chiến oanh liệt hôm nào vẫn còn vẹn nguyên như mới xảy ra ngày hôm qua.
    Trận thứ nhất diễn ra vào lúc mờ sáng 02/07/1970. Pháo địch bắn phá ác liệt vào căn cứ Dốc Mây, nhằm mở đường cho trực thăng đổ quân. Mặc dù quân địch dùng nhiều thủ đoạn như thay đổi đội hình bay, cho bay do thám, cộng với sự yểm trợ của hỏa lực mạnh. Thế nhưng các chiến sĩ của ta không hề nao núng, chỉ trong vòng hơn 30 phút, chính tay ông đã hạ gục 5 chiếc máy bay hiệu HUIA của Mỹ, trong đó, có một chiếc rơi tại chỗ, một chiếc bị đạn xẻ làm đôi. Bị đòn đau, giặc cho pháo binh rải đạn như rải trấu, thả bom như mưa vào vào đồi Dốc Mây. Trận địa bị lộ, cả tiểu đội được lệnh rút về căn cứ dự phòng.
    Do bắn nhiều, họng súng đỏ, nóng như cục than, ông phải cởi áo, nhúng vào nước rồi quấn quanh nòng súng để vác. Khi sang trận địa mới, bờ vai cùng hai bàn tay của ông đã bị bỏng rộp. Sợ ông không đủ sức chiến đấu, tiểu đội trưởng đã đề nghị ông nhường vị trí cho đồng đội nhưng ông không chịu. Tại vị trí chiến đấu mới, ông cùng đồng đội hạ tiếp 2 máy bay, làm thui chột ý chí đánh phủ đầu của giặc Mỹ.
    Trận thứ 2 vào ngày 20/7/1970, tiểu đội của ông hành quân vào chốt chặn ở đồi Âm Hương. Tại đây, máy bay địch vừa bắn pháo hiệu, vừa rải chất độc với sự yểm trợ của pháo binh, gây rất nhiều khó khăn cho quân ta. Nhiều chiến sĩ bị hơi cay, thuốc hóa học làm mờ mắt, ảnh hưởng đến tầm nhìn. Tuy nhiên, họ vẫn một lòng bám trận địa, kiên quyết chiến đấu tới cùng. Khi giặc vừa đổ quân, tiểu đội của ông đã diệt được 6 chiếc máy bay. Đang hăng say chiến đấu thì bất ngờ súng bị hóc, cả tiểu đội phải lui về tuyến sau để khắc phục sự cố. Sau mấy tiếng đồng hồ chạy đua với thời gian, đúng 20h cùng ngày, tiểu đội của ông lại hành quân vào cao điểm 805, tiếp tục chiến đấu.
    Trận thứ ba, rạng sáng 21/7/1970, địch bắt đầu tấn công vào cao điểm 935 và rải quân xuống đồi Âm Hương. Trong trận chiến này, tiểu đội của ông đã hạ gục 5 chiếc máy bay, bị tổn thất nặng, giặc Mỹ phải lui quân. Sau khi chỉnh đốn lại lực lượng, đúng 16h cùng ngày, Mỹ lại tập trung bộ binh, có sự yểm trợ của hỏa lực mạnh cùng máy bay tiến hành đánh chiếm căn cứ quân ta. Vừa quay trở lại, chúng đã bị quân ta đánh phủ đầu, 03 chiếc máy bay rơi tại chỗ, bộ binh của giặc hoảng loạn rút lui, bị quân ta truy kích. Sau những thất bại liên tiếp, giặc Mỹ vô cùng cay cú, ngay đêm đó, chúng cho máy bay tới bắn phá ác liệt trên đồi Âm Hương. Đoán được tình hình trên, quân ta đã chủ động rút về nơi trú ẩn an toàn.
    Sau trận mưa bom trong đêm, quân địch cho máy bay trinh sát tới thăm dò tình hình. Không may cho chúng, chiếc máy bay trinh sát ấy đã trở thành miếng mồi ngon cho "sát thủ" Lê Xuân Tưởng trên ngọn đồi Âm Hương lịch sử.
    Kỳ tích chưa từng ghi nhận trên thế giới
    Với 29 trận chiến, chỉ trong vòng chưa đầy hai năm, người chiến sĩ trẻ kiên trung Lê Xuân Tưởng đã cùng đồng đội tiêu diệt 33 chiếc máy bay của Mỹ, trong đó có 4 chiếc rơi tại chỗ, đến năm 1972, tổng số máy bay bị ông hạ gục lên tới 37 chiếc. Đây là một thành tích hiếm có không chỉ ở Việt Nam mà cả thế giới. Nhằm ghi nhận những đóng góp của ông đối với cách mạng, Đảng và Nhà nước đã phong tặng cho ông tổng cộng 27 huân chương, huy chương, bằng khen... các loại. Trong đó, có 06 bằng khen Dũng sĩ diệt máy bay, 05 lần được tặng Huân chương chiến công, 03 lần được tặng Huân chương chiến sĩ vẻ vang...
    Công Thư
    Xem tiếp...