Thứ Bảy, 27 tháng 2, 2016

Nhạc sĩ Lam Phương

(ĐC sưu tầm trên NET)
 

Lam Phương

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Lam Phương
Tên khai sinh Lâm Đình Phùng
Sinh 20 tháng 3, 1937
Rạch Giá, Kiên Giang
Nghề nghiệp Nhạc sĩ
Ca khúc tiêu biểu Cỏ úa, Duyên kiếp, Em là tất cả, Kiếp nghèo, Khóc thầm, Lầm, Nắng đẹp miền Nam, Thành phố buồn
Lam Phương (sinh 20 tháng 3 năm 1937), tên thật Lâm Đình Phùng, là một nhạc sĩ Việt Nam rất nổi tiếng
Nội tổ của ông vốn là người gốc Hoa, bỏ nước sang Việt Nam lập nghiệp trong đợt di dân ồ ạt của người Hoa chống đối với nhà Mãn Thanh. Đời ông nội của Lam Phương đã bắt đầu lai Việt Nam và đến thân phụ của anh thì chẳng còn dấu vết gì là người Hoa nữa.
Lam Phương là con đầu lòng, nhưng lớn lên chỉ thấy mẹ và các em trong cảnh nghèo nàn xác xơ. Ông bố đã bỏ đi theo người đàn bà khác từ lúc Lam Phương chưa đủ trí khôn.
Với Lam Phương, Rạch Giá là nơi chôn nhau cắt rún, vui chơi, học hành và khôn lớn. Bao kỷ niệm thân yêu đã bàng bạc trong những bài ca, ý nhạc mà anh sáng tác suốt trên lộ trình dài nghệ thuật. Năm lên 10, ông được gửi lên Sài Gòn trọ học tại nhà người bác ruột ở đường Đinh Công Tráng (gần nhà thờ Tân Định). Tuần lễ trước khi từ giã quê nhà, nhạc sĩ đã lang thang trên khắp các bờ đê, ngồi thẫn thờ hàng giờ nhìn đàn cò trắng tung bay trên đồng lúa xanh rờn, nhìn đám lục bình trôi trên bến Dầu Voi (nơi hội nhập của hai giòng sông).

Tiểu sử

Ông sinh ra ở làng Vĩnh Thanh Vân, quận Châu Thành, tỉnh Rạch Giá (hiện nay là phường Vĩnh Thanh Vân, thành phố Rạch Giá, tỉnh Kiên Giang). Trước cửa nhà ông là một con sông. Đối diện bên kia sông là chùa Thập Phương. Chính vì vậy nên những hình ảnh con đò đưa người qua sông, tiếng chuông chùa và cánh đồng lúa mênh mông là những hình ảnh khắc sâu trong tâm trí nhạc sỹ từ nhỏ để sau này khi lớn lên đi vào các tác phẩm của ông. Nhạc sỹ Lam Phương từng chia sẻ, khác với nhiều người quanh xóm cảm thấy khó chịu vì tiếng chuông chùa mỗi sáng sớm làm họ thức giấc thì đối với ông ngay từ khi còn rất nhỏ, ông đã cảm thấy thích thú với tiếng chuông chùa.
Trung tâm Thúy Nga đã thực hiện 4 chương trình về nhạc Lam Phương:

Thành tựu âm nhạc

Tân nhạc

Ông là một trong những nhạc sĩ tiên phong của tân nhạc miền Nam Việt Nam với khoảng 200 tác phẩm.
10 tuổi nhạc sỹ Lam Phương bắt đầu lên Sài Gòn và chỉ 5 năm sau, tức năm 15 tuổi ông đã bắt đầu sáng tác bản "Chiều thu ấy" nhưng mãi đến năm 1954 ông mới nổi danh với hai bài "Kiếp nghèo" và "Chuyến đò vĩ tuyến". Thời gian đầu sáng tác, nhạc sỹ gặp vô vàn khó khăn về tài chính khi thường xuyên phải vay tiền những người bạn của mình để phát hành các tác phẩm ẩm nhạc.
Nhạc của ông chuộng điệu mambo nhưng đa dạng với rất nhiều đề tài. Nói lên cảm xúc về cuộc di cư năm 1954 có "Chuyến đò vĩ tuyến", "Nhạc rừng khuya", "Đoàn người lữ thứ" và "Nắng đẹp miền Nam". Nói về tình quân nhân ông có "Tình anh lính chiến", "Chiều hành quân". Nói đến tình mẫu tử ông có "Đèn khuya", "Tạ ơn mẹ". Nói đến những kiếp sống lầm than ông có "Kiếp nghèo", "Chiều tàn". Riêng về tình ca, có thể nói ông là một suối nguồn trong nền âm nhạc miền Nam Việt Nam.
Năm 1958 ông nhập ngũ Quân lực Việt Nam Cộng hòa, đêm giã từ trung tâm huấn luyện, ông viết bài "Tình anh lính chiến". Bài hát sau này trở nên nổi tiếng và hầu như người lính nào cũng hát. Trở về dân sự một thời gian, Lam Phương lại được lệnh tái ngũ. Ông gia nhập đoàn văn nghệ Bảo An, khi đoàn này giải tán, ông tham gia ban văn nghệ Hoa Tình Thương và sau cùng Biệt đoàn Văn nghệ Trung ương cho đến ngày mất miền Nam.
Song song với việc sáng tác và biểu diễn với các ban nhạc quân đội, Lam Phương còn cộng tác với trung tâm quốc gia điện ảnh, xuất hiện trong một số phim mang chủ đề vận động cải tiến xã hội như "Chân trời mới", "Niềm tin mới"
Thời gian ở Việt Nam, ông viết rất nhiều bản nhạc nổi tiếng và đem lại cho ông những khoản lợi rất lớn về tài chính khác với thời gian đầu khó khăn lập nghiệp. Thời điểm đó, lương một vị đại tá quân đội cả phụ cấp vào khoảng 50 ngàn đồng, tiền VNCH, lương một vị giám đốc cũng vào tầm đó trong khi nhạc sỹ Lam Phương trong một lần lên Đà Lạt biểu diễn văn nghệ, ngồi trên khu nội trú nhìn xuống thung lũng ông viết bài "Thành phố buồn" và sau này ông bán nó với giá 12 triệu đồng. Ngoài ra còn rất nhiều bản khác như "Tình bơ vơ", "Duyên kiếp"... khiến ông có một tài sản lớn.
Sau thời gian đau khổ với những chuyện tình của mình, nhạc sỹ Lam Phương đã lập gia đình. Thời gian đó ông viết nhiều tác phẩm vui tươi điển hình nhất là tác phẩm "Ngày hạnh phúc". Bài hát được phát như nhạc hiệu của Chương Trình Gia Binh của Đài Phát Thanh Quân Đội và được nhân dân dùng rất nhiều trong các đám cưới. Bài hát nổi tiếng với câu hát "Đêm về nghe con khóc vui triền miên". Tiếng con khóc ở đây là con gái đầu lòng của nhạc sỹ, cô Ánh Hằng.
Khi ở Việt Nam, nhạc sỹ Lam Phương có một tài sản rất lớn trong nhà băng. Tuy nhiên, vào sáng ngày 30/4/1975, ông và gia đình lên tàu Trường Xuân để tị nạn mà không kịp mang theo tài sản gì cũng như rất nhiều người khác, ra đi với 2 bàn tay trắng. Khi ở trên boong tàu ông viết bài "Con tàu định mệnh" với câu hát "Khi đi thấy đường đã xa, bây giờ đường về xứ còn xa hơn ngàn lần". Khi đến đất Mỹ, ông viết tiếp bản "Mất" với câu hát da diết "Sau phong ba trời thêm đen tối, lìa quê hương khi mới đổi đời".
Nhạc sỹ Lam Phương sau khi đến Mỹ, trong hoàn cảnh khó khăn khi phải kiếm tiền bằng những công việc chân tay nặng nhọc thì không may hạnh phúc gia đình gãy đỗ. Ông vô cùng đau xót và viết hàng loạt ca khúc mà tiêu đề chỉ có 1 chữ như "Điên", "Say", "Tiếc"... Trong đó nổi tiếng nhất có lẽ là bài "Lầm" với câu hát "Anh đã lầm đưa em sang đây".
Sau khi hạnh phúc gia đình tan vỡ, ông lại một lần nữa trắng tay rời sang Paris, mà như ông nói rằng, người ta đi tị nạn chính trị còn tôi tị nạn ái tình. Ở đây ông đã gặp được một người phụ nữ tên Hường và viết hàng loạt ca khúc vô cùng tươi vui như "Bé yêu", "Bài tango cho em". Điển hình là bài "Mùa thu yêu đương" với câu hát "Đường vào Paris có lắm nụ hồng", hồng ở đây là xuất phát từ người phụ nữ tên Hường. Tuy nhiên cuộc tình này không đi đến đâu, nên sau cùng ông viết "Tình vẫn chưa yên". Thời gian này ông có cộng tác và giúp đỡ trung tâm Thúy Nga Paris by Night.
Đầu năm 1999, trong một lần đi thăm một người bạn, nhạc sỹ Lam Phương bị tai biến mạch máu não và liệt nửa người. Thời gian này ông gặp rất nhiều khó khăn nhưng cũng nhận được vô vàn tình cảm. Từ chuyện người em gái bỏ cả cửa hàng ăn bên Pháp bay sang Mỹ để chăm sóc cho anh, đến chuyện một người yêu nhạc từ bên Úc mua cho ông một căn nhà và ngày nào cũng gọi điện để bắt ông phải nói chuyện. Bà còn đến tận nơi, vứt chiếc xe lăn ra xa để bắt ông tự đi. Những tình cảm đó giúp nhạc sỹ Lam Phương đã dần bình phục, tuy nhiên không thể được như xưa.

Kịch nói

Ngoài sinh hoạt âm nhạc, ông còn cộng tác với ban kịch Thẩm Thúy Hằng và ban kịch "Sống" của kịch sĩ Túy Hồng.
Tình Cảm:
Người Yêu đầu đời của lam phương Là ca sĩ bạch Yến( ca sỹ Thúy Nga hay ca sỹ Bảo Yến)

Danh sách tác phẩm

Dưới đây là danh sách các nhạc phẩm của Lam Phương (chưa đầy đủ).
  • Bài Tango cho em
  • Bài thơ không đoạn kết
  • Bé yêu
  • Biển sầu
  • Biển tình (1965)
  • Biết đến bao giờ (1965)
  • Bọt biển
  • Bức tâm thư (1957) 
  • Buồn (1978)
  • Buồn chi em ơi
  • Buồn không em
  • Cám ơn người tình
  • Chắp tay nguyện cầu
  • Chấp nhận (1984)
  • Chỉ có em
  • Chỉ còn là kỷ niệm
  • Chiếc áo mùa đông
  • Chiều hành quân (1958)
  • Chiều hoang
  • Chiều hoang đảo
  • Chiều hoang vắng
  • Chiều tàn
  • Chiều Tây Đô (1984)
  • Chiều thu ấy (1952)
  • Cho em quên tuổi ngọc
  • Chờ (1978)
  • Chờ một ngày
  • Chờ người (1970)
  • Chúc mừng
  • Chung mộng
  • Chuyện buồn ngày xuân (1976)
  • Chuyện tình nàng Tô Thị
  • Chuyến đò vỹ tuyến (1956)
  • Chuyến tàu Thống Nhất (1957) 
  • Cỏ úa
  • Con chim nhỏ mắt người tình
  • Con đường tôi về
  • Con tàu định mệnh (1975)
  • Dòng lệ
  • Duyên kiếp (1960)
  • Đà Lạt cô liêu
  • Đánh mất đêm vui
  • Đèn khuya (1960)
  • Đêm dài chiến tuyến (1966)
  • Đêm tiền đồn (1970)
  • Đoạn cuối một cuộc tình
  • Đoàn người lữ thứ (1957) 
  • Đơn côi (1965)
  • Đường đi trọn kiếp
  • Đường về quê Hương
  • Em đi rồi
  • Em là tất cả (1965)
  • Gác vắng
  • Giã từ người yêu
  • Giòng lệ
  • Giọt lệ sầu
  • Hạnh phúc mang theo
  • Hạnh phúc trong tầm tay
  • Hoa đầu mùa
  • Hương thanh bình (1954)
  • Khóc mẹ
  • Khóc thầm (1972)
  • Khúc ca ngày mùa (1954)
  • Kiếp nghèo (1956)
  • Kiếp phiêu bồng
  • Kiếp tha hương (1960)
  • Kiếp ve sầu
  • Lá thư xuân (1957)
  • Lá thư miền Trung (1957) 
  • Lạy trời con được bình yên
  • Lầm (1978)
  • Lời yêu cuối
  • Mất (1978)
  • Mình mất nhau bao giờ
  • Mộng ước
  • Một đêm trăng (1957)
  • Một đời tan vỡ
  • Một kỷ niệm (1965)
  • Một mình
  • Một thời hoa mộng
  • Mơ (1978)
  • Mùa hoa phượng (1954) 
  • Mùa phượng cuối
  • Mùa thu yêu đương
  • Mùa xuân không còn nữa
  • Mưa lệ
  • Nắng đẹp Miền Nam (1957) 
  • Ngày buồn (1971)
  • Ngày em đi
  • Ngày hạnh phúc (1960)
  • Ngày tạm biệt (1960)
  • Nghẹn ngào (1969)
  • Nguyện cầu cho người
  • Nhạc rừng khuya (1953)
  • Nhớ (1995)
  • Như giấc chiêm bao
  • Những gì cho em (1968)
  • Niềm vui đơn côi
  • Niềm vui không trọn vẹn
  • Niềm tin
  • Nửa đời gian khổ
  • Nửa đời yêu em
  • Phút cuối (1971)
  • Quên (1978)
  • Rừng khuya
  • Rừng xưa
  • Sài Gòn ơi vĩnh biệt
  • Say (1978) 
  • Sầu ly hương (1956) 
  • Tạ ơn mẹ
  • Tan vỡ
  • Tàn thu
  • Thành phố buồn (1970)
  • Thiên đàng ái ân
  • Thu đến bao giờ
  • Thu sầu (1969)
  • Thuyền không bến đỗ
  • Thao thức vì em
  • Thương con
  • Tiếc (1978)
  • Tiễn người đi (1960)
  • Tim vỡ
  • Tình anh lính chiến (1958)
  • Tình bơ vơ
  • Tình chết theo mùa đông
  • Tình cố đô (1956)[8]
  • Tình đau
  • Tình đầu muôn thuở
  • Tình đẹp như mơ
  • Tình mẹ
  • Tình người viễn xứ
  • Tình nghĩa đôi mình chỉ thế thôi (1965)
  • Tình như mây khói
  • Tình vẫn chưa yên
  • Tình thiên thu
  • Trăm nhớ ngàn thương
  • Trăng thanh bình (1953)
  • Trước lầu Ngưng Bích
  • Tuyết muộn
  • Từ lúc em đi
  • Vùng trời ngày đó
  • Vĩnh biệt (1964)
  • Vĩnh biệt người tình
  • Xa (1994)
  • Xin thời gian qua mau
  • Xót xa
  • Xuân mộng
  • Yêu nhau bốn mùa
  • Yêu thầm
Xem tiếp...

CÂU CHUYỆN TÂM LINH 108



(ĐC sưu tầm trên NẸT)

Câu chuyện đáng suy ngẫm về 'Nghiệp' và luật nhân quả

Đăng Bởi -
luat nhan qua

Nói về luật Nhân quả, nhà Phật thường có câu: Muốn biết thời quá khứ chúng ta đã làm gì thì cứ nhìn những quả báo chúng ta đang lãnh thọ trong hiện tại.  Muốn biết thời tương lai của chúng ta sẽ ra sao thì cứ nhìn những hành động của chúng ta trong hiện tại.

Dưới đây là câu chuyện về luật nhân- quả, và cái gọi là Nghiệt, đáng để bạn suy ngẫm
Chuyện kể rằng, có một ông trưởng giả kia, sinh thời có bốn bà vợ.
Bà vợ Cả vốn được cha mẹ đôi bên hứa hẹn với nhau từ khi cả hai đứa nhỏ đều chưa ra đời. Sau này cả hai lớn lên, khi cha mẹ đôi bên tổ chức đám cưới cho đôi trẻ, cả hai đều chưa biết mặt nhau, cho nên đôi vợ chồng trẻ sống chung mà không có sự cảm thông, hiểu biết về nhau, chỉ như hai cái bóng bên nhau qua ngày, người chồng không thèm biết đến sự có mặt của người vợ lặng lẽ đi bên cuộc đời mình, như một vật phụ thuộc trong sự âm u tối tăm của căn nhà cổ. 
Rồi người chồng ra ngoài đời làm ăn buôn bán dần dần khấm khá, ông ta bèn cưới thêm một bà vợ nữa. Từ khi có bà Hai, trong nhà luôn luôn vui vẻ với tiếng cười rộn rã, "rủng rẻng" của bà. Ông trò truyện, đùa giỡn, tối ngày cùng với bà Hai đầu gối tay ấp, tưởng như mối tình gắn bó keo sơn không có gì lay chuyển nổi.
Thế nhưng, lòng ham muốn của con người cũng giống như câu chuyện bó cỏ mà người xà ích dùng để dụ con ngựa vươn cổ vói về phía trước, mà không bao giờ đạt được tới đích, ông trưởng giả tối ngày đếm tiền nghe tiếng "rủng rẻng" mãi cũng thấy chán, bèn quyết định cưới thêm bà vợ nữa cho nhà cửa sầm uất vui vẻ. Thế là bà Hai đành phải chia sẻ tình yêu để ông chồng mời bà Ba "uy nghi" về nhà.
Có bà Ba rồi ông mới thấy nếu chỉ quanh quẩn trong nhà thì cũng không có gì là thú vị, chẳng ai biết đến sự giầu có sang trọng của ông, cho nên ông quyết định cưới thêm một bà vợ thứ Tư, một bà "rất sang", mọi người trông thấy là tấm tắc ngợi khen sự cao sang của gia đình ông.
Ngủ quên trên danh vọng, vinh hoa phú quý tràn ngập, với tài kinh doanh và sự lạnh lùng tàn nhẫn trong thương trường, tiền bạc cuồn cuộn vào nhà ông như thác đổ, ông say sưa trên men chiến thắng với danh hiệu Anh Hai Chi Tiền trong những cuộc vui trà đình tửu quán. Từ trên đỉnh cao của danh vọng và quyền thế, ông quên hẳn mặt trái của xã hội, cái mặt dàn trải đầy dẫy những hoàn cảnh khổ đau đói khát, cơm không có mà ăn, co ro trong manh áo rách cho qua đêm Đông rét mướt.
Rồi một ngày kia, ông ngã bệnh. Cái tâm hồn cạn tầu ráo máng ẩn trong cái cơ thể bệnh hoạn dầm dề, kết quả tàn khốc của những cuộc vui suốt sáng, trận cười thâu đêm, đã mau chóng đưa ông tới ngưỡng cửa của Tử Thần.

luat nhan qua
 
 
Trong giờ phút thiêng liêng, gần đất xa trời, ông quyến luyến nhìn bà vợ thứ tư, tha thiết hỏi:
- Ta sắp chết rồi, em là người ta thương yêu nhất, em có đi theo ta không?
Bà Tư nức nở:
- Em thương chàng lắm, nhưng em không thể đi theo chàng sang bên kia thế giới, mà chỉ có thể theo chàng đến mộ mà thôi.
Quay qua bà Ba, ông hỏi:
- Còn em thì sao? Ta rước em về đã lâu, ngày ngày đều chiêm ngưỡng, chăm sóc, o bế, tô điểm cho em đẹp đẽ với đời. Nay ta ra đi, em có đi theo ta không?
Bà Ba nghẹn ngào:
- Em không thể chết theo chàng, nhưng em sẽ tiễn chàng tới tận góc phố, cho đến khi quan tài của chàng khuất bóng.
Thất vọng, ông thở dài hỏi bà Hai:
- Vợ chồng đầu gối tay ấp hàng bao nhiêu năm rồi, ngày đêm ta trân quý em, ta cất giữ em kỹ lưỡng, nay em có đi theo ta không?
Bà Hai mếu máo:
- Em sẽ tiễn chàng tới cửa, khi không còn trông thấy quan tài chàng nữa thì cũng là lúc mà chúng ta vĩnh biệt nhau.
Ông trưởng giả nhắm mắt trong sự buồn rầu, đau khổ. Một lúc sau, ông mở mắt nhìn về phía chân giường, nơi bà vợ Cả vừa già vừa xấu của ông đang sụt sịt, hỏi cho có lệ:
- Còn bà, chắc bà oán tôi bỏ bê bà lắm, đâu thèm nghĩ tới chuyện đi theo tôi bước vào cõi chết?
Nhưng thật là bất ngờ, bà vợ Cả bị bỏ rơi của ông cất giọng bình thản:
- Em đã cùng với chàng bước vào cuộc đời này từ khi chúng ta còn trong bụng mẹ, em sẽ đi theo chàng sang bên kia thế giới, tới tận những cuộc đời tiếp theo của chàng, mãi mãi, cho tới khi nào chàng tu hành thanh tịnh hóa được Bản Tâm, giải thoát khỏi sinh tử luân hồi, thì sự liên hệ của đôi ta mới chấm dứt.
Trong câu chuyện ẩn dụ này, bà vợ thứ Tư là Danh vọng. Đối với nhiều người, cái Danh quan trọng nhất. Cả một cuộc đời bận bịu làm ăn, khi có tiền, dù là có nhiều tới đâu, người ta vẫn thấy là không đủ, phải có Danh. Người ta cũng có thể dùng cả cuộc đời để cầu Danh, dùng cả vốn liếng tiền bạc để mua Danh. Ngay đến một anh du đãng, cũng sẵn sàng phanh ngực ra lãnh viên đạn, để giữ được cái danh là "kẻ anh hùng không sợ chết". Nhưng cái Danh chỉ theo con người tới huyệt mộ, người quá vãng được thân bằng quyến thuộc đọc cho một bài diễn văn ca ngợi những danh vọng tiếng tăm mà họ đạt được trong cuộc đời, đôi khi cũng tâng bốc quá lên để trả nợ hoặc lấy cảm tình với tang gia. Rồi thì những nắm đất thi nhau bay xuống huyệt mộ, xóa dần hình bóng chiếc quan tài lộng lẫy bằng gỗ quý, thế là hết. Người chết chẳng còn được hưởng điều thiết thực gì.
Bà vợ thứ Ba là cái nhà. Cái nhà được ông chủ o bế sơn quét, tu bổ trồng trọt dàn hoa, cây cảnh, tường cao, cổng lớn, cho thật uy nghi hùng vĩ, ai đi qua cũng tấm tắc khen ngợi. Thế nhưng khi quan tài ông quẹo vào góc phố thì cũng là lúc ông và cái nhà vĩnh viễn xa nhau.
Bà vợ thứ Hai là tiền bạc. Suốt một đời bươi chải, tiếng rủng rẻng của những đồng tiền từ tay ông trôi vào ngăn tủ, rộn rã tưng bừng, nay chỉ cùng ông nhìn thấy nhau trước khi quan tài của ông ra tới cửa mà thôi. Khi đám tang khuất sau cánh cửa là ông và tủ tiền đã ngàn đời xa cách nhau rồi.
Tiền tài, nhà cửa, danh vọng đều sớm bỏ rơi ông, chỉ còn lại bà vợ Cả là lẽo đẽo theo ông đến cuối cuộc đời, đến mãi tận bên kia thế giới, theo ông sang tới những kiếp khác trong tương lai. Bà vợ đó tượng trưng cho dòng Nghiệp.
Vậy Nghiệp là gì?
Cổ nhân thường nói rằng mỗi người đều có "Quỷ Thần hai vai" để chứng giám, ghi vào sổ Thiện Ác mọi hành động tốt hoặc xấu mà người ta đã làm trong cuộc đời, để đến ngày người ấy chết thì sẽ bị Diêm Vương chiếu theo sổ Thiện Ác này mà xét xử, nếu khi sống họ làm nhiều việc tốt thì cho họ lên Thiên Đình hưởng phước báo hoặc làm nhiều việc ác thì đày họ vào Địa Ngục để chịu tội báo.
Nhà Phật không quan niệm về một vị "Quỷ Thần hai vai", nhưng cho rằng mỗi con người đều không chỉ sống có một đời, mà khởi đầu dòng đời bằng "một niệm vô minh bất giác", rồi từ đó trôi lăn trong một chuỗi dài những sự sinh tử triền miên, gọi là dòng đời, theo Hành nghiệp, tạo Nhân rồi thọ Quả báo. Trong chuỗi dài những cuộc tử sinh miên viễn đó, mọi hành vi của đương sự đều từ Thân, Miệng và Ý phát sinh ra, gọi là Thân Nghiệp, Khẩu Nghiệp và Ý Nghiệp, và đều được tàng trữ trong một cái kho vô hình gọi là Tàng Thức, có thể tạm ví như lớp màng tạp chất nổi trên mặt biển Chân Tâm thanh tịnh. Chính những tạo tác được tích lũy trong Tàng Thức này là cơ sở của Nghiệp Lực, gọi là chủng tử, lôi cuốn dòng sinh mạng của mỗi đương sự tới nơi mà hắn sẽ tái sanh, rồi lại tiếp tục gieo Nhân, lãnh Quả, các hành vi tốt hoặc xấu trong quá khứ sẽ chi phối đời sống tương lai của đương sự, mãi mãi cho tới khi nào đương sự thanh tịnh hóa được Bản Tâm, hóa giải hết các chủng tử, thì Nghiệp Lực mới chấm dứt hiện hành. Nhà Phật có câu:
- Muốn biết thời quá khứ chúng ta đã làm gì thì cứ nhìn những quả báo chúng ta đang lãnh thọ trong hiện tại. 
- Muốn biết thời tương lai của chúng ta sẽ ra sao thì cứ nhìn những hành động của chúng ta trong hiện tại.

Tiến trình của Nhân và Quả này là qui luật tự nhiên, không có ai tạo ra hoặc hủy diệt, ngoại trừ chính bản thân đương sự hóa giải được các chủng tử qua con đường thanh tịnh hóa Tâm. Nếu Tàng Thức còn chứa chủng tử thì dòng sinh tử vẫn tùy theo Nghiệp tốt hoặc xấu mà luân hồi, tái sinh.
Đức Phật dạy: "Tất cả chúng sinh đều mang theo cái Nghiệp của chính mình như một di sản, như vật di truyền, như người chí thân, như chỗ nương tựa. Chính vì cái nghiệp riêng của mỗi người mỗi khác nên mới có cảnh dị đồng giữa chúng sinh".
Theo định nghĩa, Nghiệp là hành động có dụng tâm hay còn gọi là tác ý. Lời nói có tác ý thì gọi là khẩu nghiệp. Chúng ta thường hay nghe: "Lời nói rồi bay mất". Câu ấy không đúng. Lời nói ác khi hội đủ nhân duyên sẽ đem lại quả báo xấu cho người nói. Lời nói thiện cũng có tác dụng như vậy, theo hướng thiện. Thí dụ, khi chúng ta gặp người nghèo khổ, bất hạnh, chúng ta chạnh lòng thương xót, đem lời an ủi, vỗ về thông cảm. Lời an ủi đó, bắt nguồn từ tấm lòng từ ái của chúng ta là một khẩu nghiệp thiện, tương lai sẽ đem lại cho chúng ta quả báo lành. 
Có dụng tâm thiện hay ác là Ý Nghiệp, mặc dù ý nghĩ đó chưa thành lời nói, chưa thành văn viết hay hành động. Một người tuy cả ngày không nói, không làm gì, nhưng đầu óc luôn bày mưu tính kế với những thủ đoạn gian lận, xấu xa, v.v... thì những mưu gian, kế độc của hắn ta, tuy chưa thực hiện, nhưng đã tác ý, cũng đều là những Ý Nghiệp xấu, tương lai sẽ mang lại quả báo xấu. Nẩy ra ý kiến rồi lại đem thân đi tạo tác, thì đó là Thân Nghiệp. 
Tuy nhiên, những việc làm do vô tình, không khởi tâm tác ý, thì cũng không trong vòng nghiệp báo. 
Từ những điều được trình bày ở trên, chúng ta có thể rút ra hai kết luận: 
- Thứ nhất là trong từng giây phút chúng ta có thể tạo nghiệp mà không biết, bởi vì, chỉ trừ khi chúng ta ngủ, còn thì chúng ta thường xuyên suy nghĩ, nói năng và hoạt động; và mỗi ý nghĩ, lời nói và việc làm, mỗi cử chỉ, hành động của chúng ta đều có thể tạo nghiệp, làm thay đổi cuộc sống của chúng ta trong hiện tại và mai sau.
- Thứ hai là mọi nghiệp thiện hay ác, lành hay dữ, nặng hay nhẹ, đều do ở chỗ tác ý tức là có chủ ý, có mưu định. Tác ý thiện đưa tới quả báo an lành, tác ý ác đưa tới quả báo đau khổ. Cũng như người trồng cam thì sẽ được cây cam và quả cam. Không thể trồng cam mà lại mọc ra cây ớt. Tất nhiên, trồng cam vẫn có thể không có cam ăn, nếu không biết trồng, không bón phân tưới nước. Hơn nữa, dù cho có biết trồng thì cũng phải có thời gian nhất định mới có quả. Tạo nghiệp ác hay nghiệp thiện cũng vậy, nghĩa là phải có đủ nhân duyên và thời gian thích hợp thì mới có quả báo thiện hay ác. 
Có người tuy hiện nay tạo nhiều nghiệp ác, nhưng vẫn sống sung sướng trong hoàn cảnh giàu sang, là vì người ấy trong thời quá khứ đã tạo ra nhiều nghiệp thiện, đến lúc này vừa đúng thời gian lại có điều kiện thích hợp cho nên quả báo của những thiện nghiệp đó trổ ra, vì thế họ vẫn còn được hưởng giàu sang phú quý. Còn những nghiệp ác họ đã tạo ra trong đời sống hiện tại, thì chưa đến thời gian chín muồi, lại chưa có nhân duyên thích hợp, cho nên quả báo ác chưa đến chứ không phải sẽ không đến!.
Nguồn: Thuvienhoasen

6 câu chuyện có thật khiến bạn tin vào luật nhân quả

Thảo luận trong 'Lời phật dạy'
admin

admin Administrator Staff Member

Khi nói đến nhân quả, có người tin và có người không tin, bởi có lúc nó đến rất nhanh chóng nhưng cũng có khi tiềm ẩn rất lâu rồi mới xuất hiện. Dưới đây là 6 câu chuyện kỳ lạ, trong đó hành động và hệ quả đến gần như ngay lập tức, hoặc rất rõ ràng trong cuộc đời:


1. Chỉ vài giây sau khi giật đồ của một phụ nữ, tên cướp liền bị xe buýt đâm

Vào tháng 5/2013 tại Bogota, Columbia, có một gã lưu manh giật điện thoại của một phụ nữ tại bến xe buýt. Gã quay đầu bỏ chạy, nhưng chỉ mới chạy được vài bước thì liền bị xe buýt đâm. Toàn bộ sự việc đã được ghi hình bằng camera giám sát và được phát trên kênh BBC và nhiều hãng truyền thông khác.

2. Người lính thuỷ đánh bộ từng xả thải chất độc trả giá bằng bệnh tật

Vào những năm 70 của thế kỷ trước, Ron Poirier, một kỹ thuật viên điện tử thuộc Thuỷ quân lục chiến [Hoa Kỳ] tại Trại lính Lejeune, bang North Carolina, đã xả thải hàng trăm lít dung dịch độc hại [vào môi trường]. Các hoá chất này đã ngấm vào nguồn nước uống.

Người lính này đã chết do ung thư vào tháng 5/2013, và đây là một trong số những căn bệnh đã hành hạ những người lính thuỷ đánh bộ và người dân địa phương do hệ quả của việc xả thải hóa chất ra môi trường. Trước khi chết, ông nói với hãng tin AP rằng ông cảm thấy đây là cái giá phải trả cho những tội lỗi mà ông đã gây ra.

3. Làm một việc thiện, sau đó tìm thấy 40 USD một cách vô cùng khác thường

Mappberg, một thành viên trên mạng xã hội Reddit đã chia sẻ:

Tôi trải qua giai đoạn mất ngủ và đã thức trắng nhiều đêm trong những năm qua. Một đêm nọ… tôi đến cửa hàng tiện ích 7-11 khoảng lúc 6h30 sáng… Trên đường đi ra, tôi bắt gặp [một người đàn ông vô gia cư]… tôi trở vào và mua cho ông 2 chiếc bánh mì kẹp thịt rồi hâm nóng bằng lò vi sóng. Tôi đưa bánh kẹp cho ông ta rồi đi tiếp đến quán Tropical Smoothie mở cửa lúc 7h sáng.

Tôi đỗ xe, mở cửa, nhìn xuống, và ngỡ ngàng khi trông thấy một tờ 20 USD mới tinh tại vạch kẻ đỗ xe. Cứ tưởng thế đã là quá may mắn, nhưng diễn biến tiếp theo mới thực sự kỳ quặc: tôi trở ra từ quán Tropical Smoothie, và khi đang quay trở lại chỗ đõ xe thì lại trông thấy một tờ 20 USD nữa tại đúng vị trí trước đó. Tôi kiểm tra túi và thấy tờ tiền lúc trước vẫn còn nguyên. Liệu đây có phải là một trục trặc của ma trận không?

4. Dù cố lấy đồ miễn phí, bạn vẫn phải trả tiền như thường

Chia sẻ của thành viên AdolphManson trên mạng Reddit:

Một hôm tôi trả tiền mua một tờ báo nhưng lại lấy 2 tờ (bởi vì tôi phát chán với việc các đồng nghiệp cứ lấy trộm báo của tôi). Khi chuẩn bị rời đi với hai tờ báo, tôi phát hiện thấy áo mình bị mắc kẹt trong hòm bán báo khi cửa hòm đóng lại. Tôi lại phải trả thêm 0,25 USD để gỡ áo ra.


(Ảnh: Shutterstock)

5. Cậu bé ngoan được thưởng

Chia sẻ của thành viên JeffreyGlen trên mạng Reddit:

Hôm nay, tôi và con trai đã đến siêu thị Wal-Mart để mua một cuộn băng mới cho chiếc máy chơi điện tử Nintendo DS của cháu. Khi đến quầy thanh toán, tôi thấy người phụ nữ đứng trước mặt mình đang tỏ vẻ hơi thất vọng. Thẻ tín dụng của cô này bị từ chối khi cô mua sữa trẻ em. Con trai tôi vốn yêu trẻ con nên cháu đã trò chuyện với người phụ nữ đó về đứa con gái nhỏ của cô. Cháu bỏ lại cuộn băng trò chơi rồi đưa số tiền của mình cho người phụ nữ kia và nói, “Em bé của cô cần thức ăn hơn cháu cần trò chơi Cây cỏ đại chiến Zombies (Plants vs. Zombies)”. Tôi cảm thấy vô cùng tự hào nên cuối cùng đã quyết định vẫn mua cuộn băng trò chơi cho cháu.

Khi chúng tôi ra ngoài, một quý bà tiến đến và nói bà đã chứng kiến cách hành xử của con tôi, rồi đưa cho cháu một phong bì và dặn về đến nhà mới được mở. Khi về đến nhà, chúng tôi mở phong bì và thấy một tờ 100 USD kèm theo một mẩu giấy ghi “cháu xứng đáng với phần thưởng này, chàng trai trẻ!”.

6. Cho đi khi bạn không còn gì để cho, bạn sẽ đứng ở top đầu

Chia sẻ của thành viên ScottRockview trên mạng Reddit:

Có một thời tôi từng bán đồ nội thất nhưng không giỏi công việc này. Đó là một giai đoạn khó khăn trong cuộc sống khi tôi chỉ kiếm được 1.000 USD một tháng (khoảng 10 năm trước, đây là mức thu nhập thấp ở Mỹ) và gần như chẳng còn lại gì sau khi chi trả tiền thuê nhà và các hoá đơn dè sẻn của bản thân. Có nhiều lúc tôi không ăn uống gì trong nhiều ngày vì không có tiền.

Một ngày nọ, tôi đang cố gắng bán hàng nhưng chưa được mối nào. Gần đến cuối ngày mà tôi vẫn chưa kiếm được một đồng (tiền hoa hồng). Lúc đó, có một cặp vợ chồng già bước vào và nhìn ngắm các kệ TV. Tất cả các nhân viên bán hàng đều lảng tránh họ vì chúng tôi đều biết rằng bọn họ sẽ nhìn ngắm rất lâu nhưng rốt cuộc chỉ bỏ ra khoảng 100 USD để mua sắm và như vậy tiền hoa hồng chỉ vỏn vẹn có 2 USD.

Tôi nhìn cặp vợ chồng già và nghĩ… nếu tôi có thể bán được bất cứ thứ gì hôm nay, ít nhất tôi sẽ không bị trắng tay và biết đâu vận may của tôi sẽ thay đổi sau đó. Cuối cùng hai vị khách này đã mua 2 kệ (tiền hoa hồng cho tôi là 6 USD) nhưng hỏi tôi cách lắp ráp các kệ này… Mặc dù tôi có thể giới thiệu cho họ một dịch vụ (có tính phí), nhưng tôi lại bảo họ “cháu xong việc lúc 9h00 tối, nếu hai bác đến đón cháu, cháu sẽ đến lắp kệ miễn phí cho hai bác”. Họ nhận lời rồi trả tiền cho món đồ và rời đi.

Các nhân viên bán hàng khác cười nhạo tôi. Họ còn cười nhạo tôi nhiều hơn khi đã gần đến giờ tan ca mà tôi chẳng bán thêm được gì. Cặp vợ chồng già đến đón tôi vào đúng 9h00 tối …

Chúng tôi bước vào căn hộ xinh đẹp của cặp vợ chồng này… Tôi có thể ngửi thấy mùi thức ăn đang nấu nhưng đã cố gắng lờ đi (vào thời điểm đó tôi đã không ăn gì trong khoảng 3 ngày, nên điều này quả thật khó khăn đối với tôi). Tôi đã làm việc gần 3 tiếng đồng hồ liên tục cho đến khi tan ca…
[Ngay sau đó,] bà vợ chạy ra kéo tôi vào bếp. Bà lấy ghế cho tôi ngồi và mang cho tôi một đĩa thịt bò quay nóng hổi. Điều này còn tốt hơn bất cứ món tiền công nào. Tôi rất cảm kích và biết ơn. Tôi cố cầm nước mắt khi thưởng thức một bữa ăn tại gia tuyệt hảo mà bà đã chuẩn bị cho tôi…

Bà vợ đưa tôi một phong bì [sau khi chở tôi về nhà]. Tôi không mở nó, mà chỉ cảm ơn hai ông bà. Tôi vui sướng đi lên căn hộ, vì biết rằng đêm hôm đó mình sẽ đi ngủ với cái bụng căng tròn và có lẽ không cần phải ăn trong vài ngày tới. Tôi cảm thấy rất tuyệt. Tôi mở phong bì và thấy trong đó có một tấm thiệp cảm ơn. Bên trong tấm thiệp là 100 USD. Tôi đã bật khóc…

Sau lần đó, trong suốt những tháng ngày còn lại bán đồ nội thất, tôi luôn chạy tới giúp đỡ những người mà không ai quan tâm. Tôi đã thay đổi mục tiêu của mình từ chỗ đạt doanh số bán hàng lớn mỗi ngày cho đến chỗ quan tâm đến những nhu cầu nhỏ lẻ của khách hàng mà thường không ai quan tâm. Phương thức này đã giúp tôi vượt qua những tháng ngày gian khó cho đến khi tôi kiếm được một công việc có thù lao tốt hơn.

Tác giả Tara MacIsaac, Đại Kỷ Nguyên Anh ngữ
Đọc bản gốc ở đây.
Hoàng Sâm biên dịch​
                                     
Xem tiếp...

BÍ ẨN KHOA HỌC 62

(ĐC sưu tầm trên NET)

Bí Ẩn Những Cơn Mưa

BÍ ẨN NHỮNG CƠN MƯA
Thế giới bao la ẩn chứa muôn vàn điều kỳ thú, trong đó có không ít những hiện tượng tự nhiên khác thường. Như thời mưa vốn là hiện tượng hết sức bình thường, nhưng mưa ra động vật hay mưa ra màu sắc thì chẳng đáng ngạc nhiên lắm sao) .
Mưa động vật
Tháng 10 năm 1863, ở thôn Eiken vùng Norfprk nước Anh đã có một trận mưa cóc tía xuống mặt đất khiến dân cư trong vùng vô cùng ngạc nhiên. Khi mưa tạnh họ gom chúng lại đem đi chôn.
Năm 1687, ở phía đông biển Baltic có một trận mưa hình sợi màu đen đã rơi xuống mặt đất phủ tuyết trắng. Những sợi này ướt sũng bốc mùi như táo thối, khi chúng khô có thể xé như xé giấy và không còn mùi gì nữa. Một phần chất này được bảo lưu, 150 năm sau, khi các nhà khoa học làm xét nghiệm phân tích thì phát hiện ra trong đó có chứa chất giống như rau, chủ yếu là tảo biển hình sợi màu xanh, ngoài ra còn chứa 29 giống tiêm mao trùng.
Khoảng thời thời gian giao mùa đông - xuân năm 1969, có trận mưa vật chất dạng cao su rơi xuống vùng đất rộng lớn phía nam của Iceland. Các ghi chép cho biết ''những thứ này mềm nhẵn, màu vàng sậm giống hình ngón tay người. Theo lời kể của ông Roberts Vans người vùng Kermi thì nó không nguy hại gì cho đàn bò trong vùng, người dân ở đây cho rằng loại ''cao su'' này là một vị thuốc chữa được bệnh nên đã cất giữ chúng trong nhà.
Nhà khoa học người Đức Hambert từng đi thám hiểm khắp Nam Mỹ đã miêu tả hiện tượng cá từ trên trời rơi xuống ở vùng núi Andes như sau, và muốn quả quyết những con cá này được phun ra từ miệng núi lửa: khi xảy ra động đất, núi lửa ở dãy núi Andes phun trào hàng loạt, dưới những chấn động dữ dội do núi lửa phun trào, mặt đất nứt toác ra, đồng thời phun ra nước, cá và nước vôi. Đây quả thật là một hiện tượng kì lạ.
Ngày 5 tháng 5 năm 1876, trên cảng Hoàng Tử của Haiti bỗng xảy ra một trận mưa trứng đen lớn. Các nhà khoa học đã lấy một số trứng này ướp vào trong bình dung dịch để bảo tồn. Hôm sau, số trứng còn lại đã nở thành một loại động vật kỳ dị. Những sinh vật bé nhỏ này qua một vài lần lột xác thì biến thành hình dáng giống con nòng nọc.
Năm 1794, ở thôn Laran nước Pháp đã xảy ra một trận mưa kì lạ: ''Mưa  cóc''.
Một ngày mùa hè trời nóng như lửa, lúc ấy khoảng ba giờ chiều trời bỗng đổ một trận mưa to, 150 binh sĩ đang đóng quân ở khu đất trũng để tránh bị chết chìm đã buộc phải rút đi. Đáng ngạc nhiên là đúng lúc đó trên không trung đổ xuống một cơn mưa cóc. Một người lính tên là M.Gaiet không tin là sự thực có cóc từ trên trời rơi xuống nên đã giở khăn tay đưa cho mỗi người cầm một góc giơ cao lên trên đỉnh đầu, quả nhiên hứng được vô số cóc con, nhiều con còn có đuôi nhỏ xíu tức là vẫn chưa thoát khỏi giai đoạn nòng nọc. Để làm bằng chứng, trong bản báo cáo của mình, M.Gaiet đã nói đến những con nòng nọc bám trên áo và mũ của binh lính.
Ngày 23 tháng 6 năm 1809, ông M.Madu giám đốc bảo tàng tự nhiên Puraje của Pháp đã bị khốn đốn vì một trận mưa to. Trong màn mưa, ông phát hiện ra một loài vật sống, đang rơi xuống. Mưa một lát thì loài vật này đã đầy trên mặt đất, ông nhận ra đó là loài cóc.
Viện khoa học Pháp đã nhận được một, báo cáo của M.Dupaky nội  dung như sau: Sau khi trải qua một đợt hạn hán kéo dài mấy tuần lễ, vào lúc 15 giờ 30 phút tháng 8 năm 1814 đã xuất hiện một trận mưa rào cách Amons 1,6km. Mưa vừa tạnh thì gió thổi dữ dội khiến giáo đường lung lay, các tín đồ ở bên trong bị một phen sợ hú vía. Khi gió vừa ngớt, chúng tôi đi ngang qua sân giáo đường vào nhà vị cha đạo, toàn thân chúng tôi ngấm nước mưa ướt như chuột lụt, kì lạ là trên quần áo mọi người đã bám đầy ếch con còn ngôi nhà đã bị gió thổi bật tung cửa sổ, trên nền nhà lênh láng đầy nước và ếch nhảy khắp nơi.
Năm 1817, sau một đêm mưa rào, lũ trẻ phát hiện thấy vô số cá trích (từ một tấc rưỡi đến ba tấc) đang nằm đầy trên thảm cỏ gần bến sông, số lượng khoảng hai ba thùng. Theo hướng gió lúc đó thì đàn cá trích con này hình như thổi từ vịnh Krylan cách đó 46km về phía bắc chứ không phải từ vịnh Krylan chỉ cách 90m về phía nam mặc dù giữa vịnh với nơi này ngăn cách bởi một vùng đầm ao cao 90m so với mực nước biển. Nhưng nhìn kỹ thì thấy trên mình cá không có bất kỳ một vết thương hay dấu vết gì chứng minh chúng bị dòng nước cuốn tới đây.
Ngày 16 tháng 2 năm 1861, ở Singapore xảy ra một trận động đất, sau đó là một cơn mưa rất lớn. Trong 3 ngày 20, 21, 22, những trận mưa càng dữ dội một cách đáng sợ. Một du khách là nhà sinh vật học Francis Casno lúc đó đang ở Singapore đã nhớ lại cảnh tượng mà mình được chứng kiến: “10 giờ sáng, Mặt trời đã lên, tôi mở cửa sổ nhìn ra ngoài, thấy rất nhiều người Malaysia và người Trung Quốc đang bắt cá trong những vũng nước trên mặt đất, cá bắt được đầy những rổ trên tay họ. Tôi hỏi những người dân địa phương thì được biết, đàn cá này là từ trên trời rơi xuống. Ba ngày sau, trong các vũng nước khô vẫn còn xác những con cá. Tôi nhặt chúng lên xem thì nhận ra đây là giống cá trê sống rất đông trong các sông hồ nước ngọt ở Singapore, chúng sống cả trên bán đảo Malaysia và đảo Sumatra. Những con cá này dài 21 - 30cm là cá đã trưởng thành: Lũ cá trê này rất khoẻ, có thể sống lâu ngoài môi trường nước, lại biết bò lách đi khá xa trên mặt đất, vì vậy chúng ta lập tức nghĩ đến khả năng chúng lách lên từ các ao hồ gần đấy; nhưng phòng tôi ở có tường bao, chúng không thể vượt tường mà vào được. Một cụ già người Malaysia kể rằng hồi trẻ cụ cũng từng được chứng kiến hiện tượng tương tự''.
Nước mưa nhiều màu .
Ngày 13 tháng 8 năm 1819, ở bang Amhelest xuất hiện một vật có mùi thối rữa từ trên trời rơi xuống, bên trên phủ một lớp lông măng như tấm vải. Giáo sư Rofi Grefs đã bóc lớp lông măng và nhìn thấy bên trong 1à ''chất thịt trái cây màu trắng ngà''. Sau khi tiếp xúc với không khí, chất đó ngả “màu xám xanh như màu máu trong tĩnh mạch''. Được biết vật này khi rơi đã phát ra ánh sáng làm chói mắt.
Ngày 2 tháng 11 năm 1819, tại vùng Texas (Mỹ) xuất hiện một cơn mưa màu đỏ. Thông thường thì mưa màu đỏ là vì trong nước mưa có chứa cát đỏ do gió xoáy đưa lại. Nhưng khi tiến hành chưng cất 144 aoxơ nước mưa đó, đến khi chỉ còn lại 4 aoxơ mà vẫn chưa tìm thấy bất kỳ một hạt cát đỏ nào. Phân tích thêm bước nữa thì phát hiện trong nước có cobanclorua? Nhưng trong báo cáo phân tích không giải thích rõ nguyên nhân xảy ra hiện tượng này.
Ngày 16 tháng 3 năm 1846, từ trên bầu trời thành phố Thượng Hải, Trung Quốc rơi xuống một loại bột phấn màu ôliu. Quan sát chất bột phấn này trên kính hiển vi, đầu tiên có thể nhìn thấy bên trong có hai loại vật có dạng sợi tóc. Khi dùng kính hiển vi có độ phóng lớn hơn thì có thể thấy bên trong là một loài tảo biển thuộc họ thủy miên. Đốt chất bột này trên ngọn lửa sẽ ngửi thấy mùi khét như tóc hay da người cháy.
Ngày 1 tháng 8 năm 1869, trời quang mây tạnh, không có gió nhưng bỗng nhiên có rất nhiều thịt và máu từ trên trời rơi xuống nông trại của ông Lonilos Hadson bang California (Mỹ), chỉ vài phút đã phủ kín một mảnh đất diện tích 0,8ha. Những mẩu thịt rơi xuống có hình hạt nhỏ hay hình sợi mảnh, dài 2,54 - 15,24cm. Đồng thời cũng có cả lông rơi kèm theo: Báo ''San Francisco'' buổi tối ngày 9 tháng 8 năm 1869 cũng đăng một bài viết về hiện tượng mưa thịt và máu giống như vậy đã từng xảy ra ở Sandara.
Sớm ngày 14 tháng 2 năm 1870, có một vật thể màu vàng nhạt rơi  xuống vùng Genova Italia. Hai giáo sư M.G.Becoen và Castanni ở trung tâm nghiên cứu kỹ thuật Genova đã tiến hành phân tích vật thể và phát hiện bên trong có chứa 66% cát hạt (đa phần là đá silic, có cả đất sét) 15% oxit sắt, 9% can xi cacbon, 7% chất hữu cơ, còn lại là nước.
Vào lúc 5 giờ 30 phút chiều ngày 22 tháng 7 năm 1995, ông Edward Musa đang làm việc trong khu vườn nhà mình ô thành phố Cinianati bang Ohio nước Mỹ, chợt cảm thấy như có chất nước gì ấm ấm màu đỏ đang nhỏ xuống cánh tay và bàn tay mình.
Lúc đó ông ngước lên bầu trời thì thấy xuất hiện một đám mây lạ, tạo ra cơn mưa màu đỏ rơi xuống, lại rơi đúng vào khu trồng đào trong vườn nhà ông Edward. Ông nói: ''Tôi ngẩng đầu lên và nhìn thấy cách đầu mình chỉ 300m có một đám mây rất lạ, không to lắm nhưng màu sắc thì vô cùng kì dị: có màu xanh thẫm, màu đỏ và màu phấn trắng. Những hạt màu đỏ đã rơi xuống những cây đào. Tôi xin chắc rằng, nước mưa từ đám mây này rơi xuống. Tôi quan sát đám mây một lúc và thử nghĩ xem nó được kết từ chất gì. Lúc đó phần cánh tay trần bị dính nước mưa của tôi bắt đầu nóng bừng, như là bị bỏng. Tôi cảm thấy bị rát như xát dầu thông vào miệng vết thương, tôi vội vàng chạy vào trong nhà rửa sạch cánh tay bằng nước ấm và xà phòng''.
Ngay sáng hôm sau, ông ra thăm vườn, nhìn thấy những cây đào và thảm cỏ đã chết sạch, những quả đào trĩu trịt trên cành đã bị héo quắt queo cả.
Khi mưa lạ rơi, trên bầu trời không hề có máy bay bay qua, cũng không thể có chuyện một nhà máy hóa chất nào lại có thể sản xuất được, một loại mây có thể đứng yên trong mấy chục phút trên một khoảng đất cố định. Không quân Mỹ cũng đã cho người đến lấy các mẫu cây đào, quả đào và cỏ  đem đi xét nghiệm nhưng họ không công bố kết quả. Vì vậy ''cơn mưa chết chốc'' vẫn là một bí ẩn.
Mưa tại một địa điểm
Khó có thể những điều bình thường như cơn mưa lại chứa đầy sự huyền bí. Thế nhưng đã có những cơn mưa kì lạ làm những người chứng kiến sợ hãi, làm các nhà khoa học mê muội khó hiểu.
Có một bản báo cáo hiếm thấy về cơn mưa lớn bất chợt giữa lúc trời nắng to. Vào tháng 10 năm 1886 ở phía bắc thành phố Halot thuộc bang Karolina nước Mỹ theo báo chí nơi này cho biết có khoảnh đất trống nhỏ ở giữa hai cây liên tục ba tuần liền đều mưa vào mỗi chiều, bất luận là mây đen đầy trời hay không có một chút mây nào.
Theo điều tra trước đây của một người làm việc trong đội thông tin của lục quân Mỹ, đã kinh ngạc khi phát hiện ra báo cáo về sự thực này. Trong cuốn điểm lại tình hình thời tiết mỗi tháng” vào tháng 10, ông thấy : Ngày đầu vào buổi chiều trời mưa lúc 4 giờ 47 phút đến 4 giờ 55 phút, lúc đó trời đang nắng gắt. Ngày thứ hai ông đi xem kết quả là giữa lúc trời không mây đen thì có mưa nhỏ từ lúc 4 giờ 5 phút đến 4 giờ 25 phút. Có lúc mưa rơi xuống khu vực có chu vi nửa dặm Anh, nhưng dường như cứ xoay quanh trung tâm là hai cái cây, nhất là lúc lượng mưa tương đối nhỏ thì càng thấy rõ. Khi đội thông tin lục quân phái người đến xem thì cơn mưa kì 1ạ đó đã ngừng một cách huyền bí như lúc nó bắt đầu. Cũng tháng 10 năm đó, tại phía nam thành phố Halot thuộc bang Karolina, Basingolupua đã phát hiện sự việc tương tự. Trong lúc trời không có bóng mây đen nào, bỗng nhiên đổ mưa không ngớt từ sáng đến tối trên hai phần mộ ở khu mộ nơi này, thế nhưng ở những chỗ khác thì không có một giọt mưa nào. Đã có hàng trăm người được tận mắt chứng kiến sự việc kì lạ này.
Khoa học thường giải thích hiện tượng mưa giữa lúc trời đang nắng to là do gió thổi mưa từ nơi khác đến. Nhưng các nhà nghiên cứu vẫn không giải thích được tại sao mưa lại liên tục nhiều lần tại cùng một địa điểm như nói trên?

Truyền Thuyết Về Nàng Tiên Cá

Truyền thuyết về nàng tiên cá
            Nàng tiên cá trong truyền thuyết là một cô gái có mái tóc dài mượt mà và sắc đẹp làm say đắm lòng người. Nửa thân trên của nàng tiên cá giống như con người nhưng nửa thân dưới của nàng là một cái đuôi cá. Trong lịch sử tiến hoá của con người đã từng trải qua thời kì Không Bạch, các nhà khoa học cho rằng trong thời kì này có thể loài người sống ngoài biển khơi. Sau đó con người phân thành hai chi, một chi lên sống trên đất liền, hình thành giống người chúng ta ngày nay, còn một chi vẫn tiếp tục cuộc sống dưới nước. Năm 1999, có một ngư dân ở Kwaita đã đánh được một bộ xương kì lạ, nó có xương đầu, xương sống như con người nhưng lại phần đuôi lại có vẩy giống như cá vậy. Các chuyên gia sau khi kiểm tra cũng không thể đưa ra bất cứ kết luận nào. Càng li kì hơn đó là câu chuyện tại một ngôi mộ cổ ở một làng ven biển nước Nga, người ta phát hiện ra một mô-mi (xác ướp) 3000 năm tuổi. Nửa thân trên của xác ướp này có xương hình tròn giống như con người nhưng nửa thân dưới lại là khung xương đuôi cá. Lẽ nào đây chính là xác của mỹ nhân ngư? Chúng ta đành phải chờ câu trả lời khi khoa học tiến bộ hơn.

Tranh cãi "có một không hai" về Thuyết tiến hóa

Cách đây hơn 150 năm, cuốn sách “ Nguồn gốc các chủng loại” của nhà nghiên cứu sinh học người Anh Charles Darwin ra đời đã làm thay đổi nhận thức của con người về quá trình tiến hóa. Tuy nhiên, ngay từ khi ra đời cho đến thời điểm hiện tại, có khá nhiều nhà khoa học đã tìm ra mâu thuẫn cũng như muốn bác bỏ học thuyết vĩ đại này.
 

Tranh cãi

Khi nói đến Thuyết tiến hóa, người ta thường nghĩ đến Charles Darwin. Tuy nhiên, sự thật thì Darwin không phải là người đầu, mà cũng không phải là người cuối làm cho Thuyết tiến hóa trở thành một sự kiện khoa học đã được công nhận sâu rộng như ngày nay. Trước Darwin đã có nhiều nhà khoa học như Paley , Lyell, và Malthus... đã có những tư tưởng về tiến hóa nhằm giải thích nguồn gốc con người, tuy nhiên đó chỉ là những tài liệu manh mún và chưa đầy đủ.

Chân dung Charles Darwin
Sau khi cuốn sách: “Nguồn gốc các chủng loại” ra đời, có những người đã thần thánh hóa lý thuyết của Darwin và cho rằng ông là một vĩ nhân đã tìm ra nguồn cội của con người. Hiện nay theo nhiều nhà khoa học đánh giá, nếu nhìn vào Thuyết tiến hóa một cách khoa học và khách quan sẽ tìm thấy nhiều lỗ hổng trong công trình nghiên cứu mang tính lịch sử này. Sở dĩ có quan điểm như vậy là do có những khảo cứu thực tiễn trong thời đại của Darwin mà sau này đã không còn thích hợp.
Theo nghiên cứu của một giáo sư người Anh cho biết, trong cuốn “Nguồn gốc các chủng loại” có nhắc tới một tộc người khá lạ lùng ở khu vực Nam Thái Bình Dương. Đây là tộc người có ngoại hình vô cùng bé nhỏ, sinh sống trên đảo Tasmania mà sau này trở thành thuộc địa của Anh. Sau khi người Anh đến chiếm đóng thì tộc người bé nhỏ này cũng đã bị diệt vong một cách nhanh chóng.
Trong “Nguồn gốc các chủng loại”- Darwin khi viết về câu chuyện này đã có nhận định rằng: Sau khi thực dân Anh xâm chiếm đảo Tasmania, đã dẫn đến sự thay đổi kết cấu của thực vật bản địa. Kết quả là phụ nữ tại đảo Tasmania đã không thể có thai và dẫn tới sự tuyệt chủng.
Theo nhà nghiên cứu người Anh đã nói ở trên thì nguyên nhân dẫn tới sự tuyệt chủng của tộc người này không nằm ở chỗ thay đổi kết cấu thực vật bản địa. Trong công trình nghiên cứu của mình, ông cho biết: Trong kết quả điều tra dân số của đảo Tasmania thì tổng nhân khẩu khi đó có khoảng 53.700 người. 14 năm sau chỉ còn 36.359, tức là đã giảm mất 32.29%. Nếu so với tốc độ gia tăng dân số của đảo khi đó thì việc diệt vong của tộc người bé nhỏ chỉ nằm ở vấn đề thời gian.
Trong khi đó, bị bào mòn sức lao động rồi trở thành nô lệ trên ngay vùng đất của mình đã khiến cuộc sống của người dân trên đảo Tasmania trở nên vô cùng khó khăn. Hơn thế nữa, do bị lấy sạch nguồn tài nguyên thiên nhiên, dinh dưỡng lại hạn chế đã khiến phụ nữ trên đảo ít người có khả năng thụ thai. Theo nghiên cứu tại thời điểm đó, cứ 22 phụ nữ của tộc người trên đảo Tasmania thì mới có 1 người có khả năng sinh con. Vì thế chỉ sau một thời gian ngắn tộc người này đã hoàn toàn biến mất.

Lỗ hổng không thể lấp đầy (?)

Không chỉ nêu ra một số nhận định được cho là sai lầm của Darwin trong công trình nghiên cứu vĩ đại của mình, một số người theo Kito giáo thời điểm đó cũng đã “nóng mặt” khi Darwin viết trong cuốn Nguồn gốc các chủng loại rằng: “Không có bàn tay Thượng Ðế trong việc tạo ra vũ trụ, nhất là việc tạo ra các chủng loại mới. Con người cũng như các sinh vật khác là những sản phẩm của sự tiến hóa từ các chủng loại trước”.

Quá trình tiến hóa của loài người theo học thuyết của Darwin.
Những người theo Kito giáo một cách cuồng tín cho tới ngày nay vẫn luôn chống đối Thuyết tiến hóa vì họ luôn có niềm tin vào sự “sáng tạo” của Thiên Chúa. Vì thế để xoa dịu tư tưởng “phản bác” khoa học của một số người cuồng tín, Giáo hoàng John Paul II , trong một bài phát biểu đã nhấn mạnh rằng: “Thân xác con người có thể không phải là sự sáng tạo tức thời của Thượng đế, mà là kết quả của một quá trình tiến hóa dần dần... Những kiến thức mới nhất dẫn đến việc phải chấp nhận Thuyết Tiến Hóa hơn chỉ là một giả thuyết”.
Không chỉ có những người cuồng tín mới có tư tưởng phản bác “Thuyết tiến hóa”, trong bài viết của một nhà nghiên cứu khá nổi tiếng của Mỹ cũng ghi rằng: “Có nhiều hệ truyền giống song song với nhau nhưng không bao giờ gặp nhau. Giống như một hệ Khỉ kéo dài hàng triệu năm, một hệ Người chừng vài trăm ngàn năm, hai hệ này có một số đặc tính tương tự nhưng không giao thoa với nhau và không phải là truyền nhân của nhau”. Ý kiến này được đưa ra để phản bác lại học thuyết của Darwin rằng: “Những sinh vật xuất hiện trước là cha đẻ của nhửng sinh vật sau”.
Để minh chứng cho nhận định của mình, nhà nghiên cứu này đưa ra ví dụ gây sốc: Năm 1967, ở bang Texas của Mỹ xảy ra một vụ tai nạn mà “tang vật” thu được lại hết sức lạ lùng. Trong một cái lọ thủy tinh lớn, cảnh sát Texas dùng để chứa một cái thai “người” gần đủ, với tay chân, mắt mũi. Viên quản thủ tang vật cho biết đó là một cái thai “khỉ”! Một con khỉ Hắc tinh tinh cái, cao gần 5 bộ, có thai, đi lạng quạng từ trong một khu rừng gần nơi ở của người ra ngoài đường và bị xe cán chết. Thấy con khỉ có thai to lớn, các viên chức mới mổ bụng ra, lấy cái thai ra ngoài, và hết sức ngạc nhiên khi đó là một thai người! Giả thuyết cho rằng đó là kết quả giao hợp của một thổ dân nào sống gần đó với con khỉ cái Các bác sĩ phụ khoa đều xác nhận rằng đó là một phiên bản của một “bé trai” đã chín tháng!
Sau khi đưa ra ví dụ này, nhà nghiên cứu trên đã kết luận: “Đây chỉ là kết quả của một sự pha giống đột biến hiếm hoi trong một môi trường nào đó, một không – thời gian nào đó, mà không phải lúc nào cũng có thể thực hiện được. Bằng chứng là cả vài chục ngàn năm nay, chưa có khám phá nào cho thấy những con khỉ có đột biến dần dần thành người như rụng bớt lông, như bập bẹ nói, như bỏ đặc tính leo trèo. Vài chục ngàn năm đối với vũ trụ thì như hạt cát, nhưng với sự tiến hóa của loài người thì đó là một con số lớn. Vậy mà từ khi có lịch sử loài người, không thấy biến đổi thêm gì. Vì thế học thuyết này của Darwin là một lỗ hổng không thể lấp đầy” (?).

Cái chết bí ẩn của Darwin

Mặc dù có rất nhiều tranh cãi và tư tưởng chống đối lại học thuyết tiến hóa của Darwin, nhưng không một ai có thể phủ nhận rằng những đóng góp của ông cho nhân loại quá lớn lao vì nó đã đặt nền móng cho thuyết tiến hóa vạn năng. Không những thế, trong những giả định về cái chết của nhà khoa học này trước đây, nhiều học giả cho rằng: “Darwin đã chết là do quá đam mê công việc nghiên cứu của mình”.

Darwin và công trình vĩ đại "Nguồn gốc các chủng loại" của ông
Trong bệnh án của Darwin, các bác sỹ khi đó ghi rằng: “Darwin bị bệnh Chagas, do nhiễm ký sinh trùng nguyên sinh Trypanosoma Cruzii, thường giới hạn ở một số vùng thuộc Nam Mỹ, gây viêm nhiễm và tổn thương các nội tạng. Đồng thời ông còn bị viêm loét dạ dày do vi trùng Helicobacter pilori gây ra”. Tất cả những căn bệnh đặc biệt này là do ông ăn phải côn trùng gây bệnh khi tham gia cuộc hành trình nghiên cứu trên biển kéo dài 5 năm liền trên con tàu Beagle với các đồng nghiệp.
Sau cái chết bất ngờ của Darwin, đã có rất nhiều chuyên gia vào cuộc để truy tìm nguyên nhân. Có nhiều bác sỹ đã phủ nhận bệnh trạng Darwin mắc phải là do ăn nhầm ký sinh trùng. Họ cho rằng, do thời gian sống trên thuyền lênh đênh trên biển quá lâu nên ông đã mắc chứng tự kỷ… mà chết.
Tuy nhiên, trong một kết quả nghiên cứu gần đây bởi các nhà khoa học của Nga dựa trên các bức thư mà tác giả của Thuyết tiến hóa trao đổi với người thân và bè bạn lại chứng minh rằng: Darwin chết là do bị bệnh tim. Một bệnh lý khá phổ biến và rất khó chữa tại thời điểm đó.

Những truyền thuyết bí ẩn về Ai Cập cổ đại

  • 1 2 3 4 5 411
Ai Cập cổ đại luôn ẩn chưa những câu chuyện, truyền thuyết bí ẩn mà các nhà khoa học, khảo cổ học muốn tìm hiểu khám phá. Trong số những bí ẩn về nền văn minh Ai Cập có vô số những huyền thoai, truyền thuyết được lưu truyền hoàn toàn sai về nền văn minh cổ đại này.

1. Vẻ đẹp của nữ hoàng Cleopatra

Vẻ đẹp của nữ hoàng Cleopatra
Cleopatra VII, vị Pharaoh cuối cùng của Ai Cập cổ đại luôn luôn là một nhân vật lịch sử nổi tiếng với vẻ đẹp quyến rũ. Ý tưởng này đã tồn tại trong hầu hết tất cả mọi người từ Shakespeare cho đến đạo diễn phim Joseph L. Mankiewicz. Tuy nhiên, đồng tiền La Mã lại cho thấy Cleopatra có các đường nét nam tính: một chiếc mũi lớn, cằm nhô ra và đôi môi mỏng - không phải bất kỳ nguyên mẫu nào của văn hóa đều có ngoại hình đẹp. Mặt khác, theo một số nguồn tài liệu đáng lưu ý Cleopatra rất thông minh, trái ngược với vẻ đẹp bên ngoài.

2. Bị ám ảnh bởi cái chết

Người Ai Cập bị ám ảnh bởi cuộc sống, không phải là cái chết
Tìm hiểu về Ai Cập cổ đại với các kim tự tháp, xác ướp và các vị thần, thật dễ dàng để đi đến kết luận họ bị ám ảnh bởi cái chết. Cách thức mà người Ai Cập mai táng thực sự là một cách để tôn vinh cuộc sống. Ví dụ, những hoạ tiết minh họa bên trong các ngôi mộ là buổi lễ thờ cúng nông nghiệp, săn bắn và câu cá. Hơn nữa, các đồ trang sức đắt tiền được chôn cùng với người Ai Cập đã giúp họ tiếp cận với thế giới bên kia, nơi họ tiếp tục công việc hiện tại của họ mà không gặp bất kỳ khó khăn nào. Ướp xác là một cách để giữ cho xác chết sống động như thật, sẵn sàng cho hình thức lý tưởng hóa cuộc sống hàng ngày. Rõ ràng là người Ai Cập bị ám ảnh bởi cuộc sống, không phải là cái chết.

3. Người ngoài hành tinh

Người ngoài hành tinh
Có một số người tin rằng người Ai Cập đã được tiếp xúc với người ngoài hành tinh. Họ cáo buộc rằng các kim tự tháp là những thành tựu siêu phàm và một số bức tranh tường mô tả những nơi ngoài Trái Đất. Điều này có lẽ đã xúc phạm đến các di sản của người Ai Cập cổ đại. Trong khi kim tự tháp Giza là thành tựu toán học đáng kinh ngạc, công trình của các nhà thiên văn học tài tình, các học giả và các kiến trúc sư của thời đại. Và trong khi các Kim Tự Tháp đóng vai trò là cấu trúc cao nhất trong gần 4000 năm, cũng không có nghĩa người Ai Cập là những người bạn với người ngoài hành tinh, nó chỉ có nghĩa là không có nền văn hóa nào có thể sánh với cấu trúc tượng đài của người Ai Cập cho đến thế kỷ 19.

4. Hoàn toàn được khám phá

Tàu năng lượng mặt trời
Nhiều người tin rằng chúng ta đã phát hiện ra tất cả mọi thứ về Ai Cập cổ đại. Điều này là hoàn toàn không chính xác. Những khám phá hấp dẫn về Ai Cập cổ đại vẫn đang được tiến hành hàng ngày nhằm làm sáng tỏ nhiều điều mới mẻ về nền văn minh của họ. Ví dụ, một "thuyền năng lượng mặt trời" hiện đang được chiết xuất từ các kim tự tháp. Tàu năng lượng mặt trời này được cho rằng, sẽ cho phép thi thể của các Pharaoh hỗ trợ thần mặt trời Ra trong trận chiến với Apep, con quỷ của bóng tối vĩnh cửu. Mỗi đêm, thần Ra sẽ đi thuyền buồm năng lượng mặt trời của mình để chiến đấu với Apep và vào lúc bình minh, thần Ra sẽ nổi lên với niềm chiến thắng và đi ngao du trên bầu trời.

5. Chữ tượng hình

Chữ tượng hình
Mọi người dường như đều cho rằng người Ai Cập cổ đại phát minh ra chữ tượng hình. Tuy nhiên, chữ tượng hình nguyên thủy có lẽ được truyền bá vào Ai Cập nhờ những người phương Tây xâm lược. Một huyền thoại khác cho rằng chữ tượng hình là một ngôn ngữ của lời nguyền và những câu thần chú kỳ diệu. Trong thực tế, hầu hết các chữ tượng hình đều được sử dụng cho các bản chữ khắc hoặc miêu tả lịch sử. Lời nguyền hiếm khi được tìm thấy trong các ngôi mộ và hầu như đều là những câu: "Tuổi thọ của mi sẽ bị giảm đi" hay "Mi sẽ không có người thừa kế". Thật thú vị, cho đến khi Rosetta Stone được phát hiện vào năm 1798, và sau đó được dịch ra thì hầu hết các học giả tin rằng các chữ tượng hình minh họa không phải là âm ngữ âm để tạo thành một bảng chữ cái.

6. Cách trang trí trong kim tự tháp

Cách trang trí trong kim tự tháp
Chữ tượng hình chiếm một phần lớn trong nội thất của nhiều ngôi mộ cổ và cung điện của Ai Cập. Nhưng trái với huyền thoại, các kim tự tháp hầu như không được trang trí. Thật vậy, cho đến gần đây các kim tự tháp tại Giza được cho là hoàn toàn trần bên trong. Giả thiết này đã bị phá vỡ khi chữ tượng hình đã được tìm thấy đằng sau một cánh cửa bí mật trong các Kim Tự Tháp một vài tháng trước đây. Ngoài ra, các kim tự tháp không hoàn toàn là đá vôi màu 4000 năm trước: một số đoạn, chẳng hạn như các trụ cột nội thất, được sơn màu đỏ hoặc màu trắng. Loại sơn này và các văn bản bí ẩn khiến cho các kim tự tháp trở nên rất giản dị. Kiến trúc chủ yếu là xi măng và các kim tự tháp là các tòa nhà bằng đá lâu đời nhất và phổ biến nhất trên thế giới.

7. Các Pharaoh giết hại người hầu

Các pharaoh giết hại người hầu
Khi các vị vua chết, người hầu của họ không bị giết và chôn cùng giống như hầu hết mọi người vẫn tin, ngoại trừ một số trường hợp ngoại lệ. Hai vị vua của triều đại đầu tiên của Ai Cập được biết đến với việc chôn người hầu cùng với họ. Xu hướng khái quát của con người đã dẫn đến truyền thuyết. Các vị vua sau này có thể nhận ra rằng các người hầu đáng tin cậy của họ hữu ích khi còn sống hơn là phải chết, vì vậy thay thế cho những người hầu là những bức tượng nhỏ được chôn cùng với chủ để giúp đỡ các Pharaoh ở thế giới bên kia.

8. Những nô lệ xây kim tự tháp

Xây dựng kim tự tháp
Ý nghĩ nô lệ xây dựng các kim tự tháp ở Ai Cập đã được lưu hành kể từ khi nhà sử học Hy Lạp Herodotus báo cáo trong thế kỷ thứ 5 trước Công nguyên. Điều này đã được xác nhận là sai lầm khi ngôi mộ chứa hài cốt của những người xây dựng kim tự tháp được tìm thấy bên cạnh các kim tự tháp ở Giza. Được chôn cất bên cạnh các vị vua là vinh dự lớn nhất, không bao giờ cấp cho các nô lệ. Ngoài ra, số lượng lớn xương gia súc được khai quật tại Giza cho thấy thịt bò, một món ăn ở Ai Cập cổ đại, là thực phẩm chủ yếu của những người xây dựng. Xây dựng các kim tự tháp rõ ràng phải là những thợ thủ công có tay nghề của Ai Cập, không phải là nô lệ như mọi người nghĩ.

9. Lời nguyền của các Pharaoh

Lời nguyền của các pharaoh
“Lời nguyền” đối với những người mở ngôi mộ của Pharaoh Tutankhamun là một thắng lợi của phương tiện truyền thông quảng cáo và tính nhạy cảm của công chúng. Truyền thuyết này là về một lời nguyền của Tutankhamun đã giết chết nhà tài trợ Lord Carnarvon và các thành viên khác của đoàn thám hiểm. Mặc dù một số giả thuyết đã được đưa ra như là do một loại nấm nguy hiểm và các loại khí tích tụ bên trong ngôi mộ, những cái chết vẫn không có một lời giải thích. Chỉ có 8 trong 58 nhà thám hiểm phát hiện ra ngôi mộ đã chết trong vòng 12 năm. Người dẫn đầu đoàn thám hiểm Carter đã sống trên 16 năm. Những sự trùng hợp khác là một trường hợp xác nhận thiên vị: bất kỳ sự bất hạnh nào xảy ra với bất cứ ai trong đoàn thám hiểm đều được gán cho là do lời nguyền của các Pharaoh. Lời nguyền là một ví dụ điển hình của sự thúc đẩy người dân tin vào một câu chuyện thú vị thay vì các sự kiện.
Cập nhật: 23/02/2016 Theo Genk, Listverse
Xem tiếp...

BUỐN ƠI, VỀ ĐẬY VỚI CÔ HỒN! 47

(ĐC sưu tầm trên NET)

Anh có tin vào định mệnh?

00:02:05 12/11/2014

Em đã nhiều lần không tin vào hai từ định mệnh bởi em nghĩ, đó chỉ là thứ lý do an ủi cho những kẻ cô đơn. Hạnh phúc không xuất phát từ định mệnh. Hạnh phúc là do chính chúng ta phải kiếm tìm và gìn giữ lấy.

Cuộc sống đôi khi là những điều vô tình. Cũng như việc em vô tình quen anh.

Em là một cô gái sống lặng lẽ với khoảng trời riêng của chính mình, bỏ mặc những yêu đương của tuổi xanh phía ngoài khung cửa nhỏ.

Anh là một chàng trai với trái tim ấm áp và mang nụ cười của nắng, ôm trọn trong lòng bao hoài bão, khát khao.

Em cứ nghĩ, chúng ta đơn giản chỉ đi ngược đường, đơn giản chỉ là hai kẻ xa lạ mà vô tình va phải nhau. 

Quán cà phê, một chiều đầy nắng. Bờ hồ im ắng một sớm lạnh thu sang. Anh đến, cuộc sống của em như được tô vẽ lại bởi mảng màu tươi sáng. Giữa đất trời rộng lớn, giữa biển người ồn ã, náo nhiệt kia, em bỗng chốc trở nên hữu hình trong mắt ai. Không còn là một mình cô đơn đi lang thang những ngày rảnh rỗi. Không còn là một mình lủi thủi lên thư viện đọc sách giết thời gian. Không một mình mệt mỏi với những áp lực của việc học hành.

Anh có tin vào định mệnh? 1

Anh đến, trái tim em hân hoan với thứ xúc cảm lạ kỳ. Phải chăng định mệnh đưa anh tới, phải chăng định mệnh đã gắn kết hai chúng ta.

Em đã nhiều lần không tin vào hai từ định mệnh bởi em nghĩ, đó chỉ là thứ lý do an ủi cho những kẻ cô đơn. Hạnh phúc không xuất phát từ định mệnh. Hạnh phúc là do chính chúng ta phải kiếm tìm và gìn giữ lấy.

Anh là hạnh phúc. Anh là cơn gió vô tình bước vào cuộc đời em. Anh là định mệnh.

Anh có tin không, khi em chẳng còn giữ lấy một chút gọi là hi vọng. Những gì đã qua, những người đi ngang, em thờ ơ nhìn họ bằng thứ cảm xúc sợ hãi. Em sợ sự hụt hẫng. Ừ, hụt hẫng khi một người ta yêu bất ngờ bỏ ta đi.

Vậy mà, anh rồi cũng rời xa em. Hóa ra định mệnh là như vậy, là trớ trêu đến nhức nhối. Định mệnh đưa anh đến, rồi lại kéo anh đi. Anh đi rồi, em chỉ còn biết ngóng trông những ngày hẹn hò trong tiềm thức.

Anh đi trong màu trắng nhạt nhòa, trong nức nở của mùa về xanh ngắt. Hóa ra số phận chỉ ban cho chúng ta một nửa hạnh phúc trong đời, nửa còn lại, buộc ta phải chấp nhận mất mát đau thương.

Anh có tin vào định mệnh? 2

Ngày ấy anh hứa, anh đi rồi sẽ lại về bên em, rồi sẽ lại dắt em đi lang thang những con đường lá đổ, rồi sẽ lại mua kem để dụ dỗ một đứa ngốc nghếch cứng đầu. Sao anh hứa nhiều thế, để em cứ hoài ôm hi vọng trong nỗi thất vọng không thể nào đối mặt.

Em biết, anh đâu muốn bỏ em mà ra đi. Em biết, là định mệnh, định mệnh bắt anh đi. Em không trách anh nữa đâu, không trách anh trong những giấc ngủ chập chờn chất đầy hình ảnh về anh, không trách anh mỗi lần em nhớ đến mệt mỏi một bàn tay ấm áp.

Anh bây giờ là gió. Một cơn gió trong veo gieo vào lòng em nỗi nhớ đầy hoang hoải. 

Em vẫn sẽ không tin vào định mệnh nữa đâu, bởi nó sao mà nghiệt ngã. Và cũng bởi vì, nó đã mang anh đi.

Còn anh, anh có tin vào định mệnh?
Theo Cát Cánh / Mask Online
 
Kính thưa quí vị quan tâm
T
iểu luận: "Định mệnh có thật hay không?" đã được sự chú ý của dư luận mạng từ khi công bố lần đầu tiên trên website tuvilyso.com (Bây giờ là tuvilyso.net). Đến năm 2006 được ông Lê Duy Chữ là nhà nghiên cứu văn hóa tôn giáo viết bài giới thiệu và được NXB Tôn Giáo cấp giấy phép xuất bản. Chính cuốn sách này có nội dung chỉ thẳng đến vấn đề "Thuyết Âm Dương Ngũ hành là lý thuyết thống nhất mà nhân loại đang tìm kiêm" - mà những cuốn sách khác của tôi viết trước đó chỉ để cập đến một cách dè dặt. Nhưng vào thời điểm trước khi xuất bản, những tư liệu và bằng chứng còn rất nhiều thiếu thốn với người viết. Kể từ khi được xuất bản đến nay, những tư liệu, bằng chứng mới xuất hiện ngày càng nhiều và ngày càng mang tính thuyết phục cho luận điểm mà cuốn sách chuyển tải.
Bởi vậy, mặc dù còn nhiều việc cần làm, tôi vẫn viết lại tiểu luận này với những sửa chữa thay đổi và bổ sung những tư liệu, bằng chứng mới nhất để tiếp tục minh chứng thuyết phục hơn cho luận đề:
Thuyết Âm Dương Ngũ hành chính là lý thuyết thống nhất vũ trụ mà các nhà khoa học hàng đầu đang tìm kiếm.
Lý thuyết này thuộc về một nền văn minh toàn cầu kỳ vĩ đã từng tồn tại trên trái đất và dân tộc Việt hiện nay chính là hậu duệ của nền văn minh này.
Bài viết chỉnh sửa lần này sẽ thay cho bài ở trang chủ website lyhocdongphuong.org.vn:
http://www.lyhocdongphuong.org.vn/News/03/Dinh-menh-co-that-hay-khong-Loi-bach/70/443/

Trân trọng cảm ơn sự quan tâm của quí vị.

Thiên Sứ - Nguyễn Vũ Tuấn Anh.
* * *

ĐỊNH MỆNH CÓ THẬT HAY KHÔNG?

Lời Bạch

Cuốn “Định mệnh có thật hay không?” nhằm mục đích trả lời một nghi vấn trải khắp một đời người và qua hàng thiên niên kỷ trong xã hội loài người. Mặc dù vấn đề thật không đơn giản. Nhưng chính sự không đơn giản đó lại là việc cần làm, khi mà nền khoa học hiện đại đã bắt đầu có một cái nhìn thiện cảm về nền văn hoá Đông phương vốn một thời được coi là huyền bí.
Bói toán, tiên tri là một trong nhiều hiện tượng huyền bí của văn hoá Đông phương. Cách hiểu mới về những giá trị văn hoá Đông phương với cái nhìn của khoa học hiện đại – xét trên những tiêu chí của nó – sẽ tiếp tục chứng tỏ một nền văn minh kỳ vĩ đã từng tồn tại. Đó chính là nền văn hiến trải gần 5000 năm của người Việt. Tiếp theo những cuốn sách đã xuất bản của người viết: “Thời Hùng Vương qua truyền thuyết và huyền thoại”; “Thời Hùng Vương và bí ẩn Lục thập hoa giáp”; “Tìm về cội nguồn Kinh Dịch”; “Tình minh triết trong tranh dân gian Việt Nam”, cuốn “Định mệnh có thật hay không?” là sự tiếp tục phát triển của luận điểm cho rằng:
Lịch sử dân tộc Việt trải gần 5000 năm Văn hiến là một luận điểm khoa học, có cơ sở là những tiêu chí khoa học hiện đại; có khả năng giải thích từ những hiện tượng văn hóa đời sống của con người đến lý thuyết thống nhất vũ trụ theo cách nhìn của nó và là một luận điểm nhất quán. Hay nói 1 cách khác: Với luận đề: “Định mệnh có thật hay không?” sẽ dẫn đến một hệ quả tất yếu là: “Có hay không một lý thuyết thống nhất vũ trụ?” và là sự tiếp tục minh chứng sắc sảo cho nền văn hiến trải gần 5000 năm của người Việt.
Trong sách này, chính văn của người viết được thể hiện bằng kiểu chữ VNI-Times 12; phần trích dẫn được thể hiện bằng kiểu chữ: VNI-Helve 10. Sự hạn hẹp của tri thức người viết trước một vấn đề không nhỏ, sẽ không tránh khỏi thiếu sót. Người viết chân thành và hy vọng sự đóng góp ý kiến của bạn đọc.
Chân thành cảm ơn sự quan tâm của bạn đọc

1 / 3 / Năm Giáp Thân. Kính bút ĐỊNH MỆNH CÓ THẬT HAY KHÔNG?

Ngay từ thuở hoang sơ của nhân loại - khi lịch sử hãy còn là truyền thuyết. Con người đã có những cố gắng tìm kiếm những thông tin cho tương lai của cuộc đời. Nhưng tính chính xác của dự báo càng cao, con người càng bị đẩy dần đến sự khắc nghiệt của định mệnh. Hàng thiên niên kỷ đã trôi qua. Nhân loại vẫn chưa tìm được câu trả lời:
ĐỊNH MỆNH CÓ THẬT HAY KHÔNG?

Thay lời mở đầu Có thể nói rằng: Ngay từ thuở hoang sơ của loài người, vào thời mà lịch sử chỉ là những truyền thuyết và huyền thoại, nhưng khi con người đã ý thức được sự tồn tại của chính mình thì cũng muốn biết đến tương lai của cuộc đời. Từ vua chúa đến thứ dân, họ đã tìm đến những nhà tiên tri - hoặc nhân danh thần thánh, hoặc nhân danh những quyền lực siêu nhiên - để nghe lời tiên đoán về những việc lành dữ sẽ xẩy ra cho số phận con người và cả những quốc gia. Từ những truyền thuyết và huyền thoại cổ xưa nhất cho đến giai thoại về những nhà tiên tri, những phương pháp bói toán của các nền văn minh cổ còn lưu truyền, cho đến sự hiện hữu của những nhà tiên tri nổi tiếng ngay trong thời hiện đại, đã chứng tỏ con người luôn muốn biết trước tương lai của mình. Hiệu quả của những lời dự đoán trải dài theo lịch sử nhân loại cho đến tận ngày hôm nay, thỏa mãn được trí tò mò của con người trước những cái sẽ xảy ra cho số phận con người. Nhưng oái ăm thay! Chính hiệu quả của những lời dự đoán đó, lại khiến cho con người phải ngậm ngùi khi đặt vấn đề cho thân phận của mình: Định mệnh có thật hay không? Như vậy định mệnh được thể hiện rất cụ thể qua những lời tiên tri mà bạn sẽ phải rơi vào một hòan cảnh đã được biết trước. Bạn có thể đã từng đi xem bói. Thầy bói nói trật lấc. Bạn có thể có lý khi không tin vào định mệnh và chỉ tin vào chính khả năng của mình. Bạn vẫn có thể thành công và tay trắng tạo nên sự nghiệp. Bạn vẫn có thể yên tâm nhắm mắt, xuôi tay ở giây phút chót của cuộc đời và di huấn lại cho con cháu: "Không có định mệnh, tất cả đều do chính con người!". Nhưng, những điều xảy ra cho cuộc đời của bạn, chưa chứng minh được rằng: Định mệnh không có thật. Bởi vì, tất cả những tri kiến tích lũy trong cuộc đời bạn, chỉ có thể giải thích được những cái đã xảy ra. Nhưng con người lại muốn biết chính xác những cái sẽ xảy ra. Tính chính xác của sự dự báo càng cao, con người lại càng bị đẩy gần tới sự khắc nghiệt của định mệnh?!
Không chỉ có bạn - có thể bạn nhân danh những giá trị nhân bản, những trí thức mà bạn coi là khoa học - mà ngay cả những niềm tin tôn giáo chính thống cũng phủ nhận định mệnh và cho rằng chỉ có Đấng Chí Tôn mới quyết định số phận con người. Với niềm tin này cho rằng mọi số phận đều đã được Đấng Chí Tôn an bài từ trước. Số phận con người phụ thuộc vào Đấng Chí Tôn. Bởi vậy, những người trung thành với niềm tin tôn giáo mãnh liệt nhất, phải cố gắng làm vừa lòng Đấng Chí Tôn để thay đổi số phận của mình trong hiện hữu, trong tương lai và trong cả những kiếp mai sau. Hoặc số phận của bạn phụ thuộc vào qui luật Nhân & Quả và kết luận là: không có Định Mệnh mà chỉ có sự nhận thức thể hiện qua hành vi con người và hậu quả của nó. Như vậy, trong trường hợp này:
Định mệnh phụ thuộc vào tri thức của bạn (luật nhân quả), hoặc vào ý chí của Đấng Tối Cao?
Như vậy, những lời tiên tri - hoặc là - chỉ là sự phản ánh ý trí của Đấng Tối Cao, hoặc là phản ảnh hậu quả của chính những dữ kiện trong cuộc đời của bạn và dữ kiện đó phụ thuộc vào tri thức của bạn? Hoặc cũng có thể bạn nhân danh khoa học để phủ nhận định mệnh và cho rằng sự bói toán chỉ là hệ quả của tư duy mê tín dị đoan. Nhưng nếu bạn là một nhà khoa học, thì chắc chắn bạn cũng biết một tiêu chí khoa học là:
"Một giả thiết khoa học chỉ được coi là đúng, nếu nó giải thích hợp lý hầu hết những vấn đề và sự kiện liên quan đến nó một cách nhất quán, hoàn chỉnh, có tính khách quan, tính quy luật và có khả năng tiên tri". (mà dân gian gọi nôm là "bói" ).
Hơn nữa, chính các nhà khoa học đang mơ ước:
"Tạo ra một lý thuyết thống nhất các định luật vũ trụ! Một siêu công thức bao trùm mọi định luật của thiên nhiên, hoàn toàn có thể giải thích mọi sự kiện bao quanh của con người từ những hạt vật chất cực nhỏ, đến những thiên hà khổng lồ".
Chúng ta đặt một giả thiết rằng: Tri thức của nhân loại đã đạt được điều mà các nhà khoa học đang mơ ước. Nhưng siêu lý thuyết đó - khi hiện hữu - lại tồn tại trong một cuộc sống và xã hội vẫn tiếp tục phát triển. Như vậy, một trong những chức năng quan trọng của siêu lý thuyết này sẽ lại là những lời dự báo mọi sự kiện bao quanh của con người, cho đến sự vận động của những thiên hà khổng lồ. Phải chăng chính khoa học, khi đạt đến sự tuyệt đỉnh của nó, sẽ lặp lại câu hỏi mà nhân loại đã đặt ra từ ngàn xưa: Định mệnh có thật hay không? Bởi vì, Khi khoa học đã thống nhất mọi quy luật vũ trụ (Định luật vũ trụ) thì nó phải có khả năng tiên tri trên cơ sở lý thuyết đã được tổng hợp ấy và dự báo mọi vấn đề liên quan đến con người. Một lý thuyết khoa học thực sự phải có khả năng dự báo những hiện tượng liên quan đến nó. Sự khác nhau giữa khả năng tiên tri đã và đang hiện hữu trong lịch sử với khi tri thức của nhân loại đạt được một siêu lý thuyết (theo giả thuyết) là: Sự tiên tri đang hiện hữu, tri thức khoa học hiện đại chưa lý giải được căn nguyên của nó, cho nên nó được coi là mang màu sắc huyền bí; còn sự tiên tri trong tương lai thì con người biết được căn nguyên của nó nên không thấy huyền bí. Phải chăng - trong trường hợp này – chính những tiêu chí khoa học và những mơ uớc của nó lại chứng tỏ Định mệnh đang hiện hữu trên thực tế và sẽ được khoa học chứng minh trong tương lai? Nhưng liệu khả năng của khoa học hiện đại có thể đạt được điều mơ ước đó không? Trong cuốn sách khá nổi tiếng:"Thượng Đế và Khoa học" (Đồng tác giả là ba viện sĩ viện hàn lâm khoa học Pháp gồm: Jean Guiton. Grichka Bogdanov. Igor Bogdanov. Nxb Grasset - Paris) cho thấy Thượng Đế vẫn mỉm cuời trước những cố gắng của con người - trước những tri thức khoa học hiện đại nhất - trong việc tìm về sự khởi nguyên của vũ trụ. Trong lời giới thiệu cho cuốn sách (Bản dịch tiếng Việt của Lê Diên. Nxb Đà nẵng), giáo sư Đặng Mộng Lân đã viết:
"Nói cách khác, Thượng Đế hay khoa học, đó chỉ là hai sự lựa chọn. Guiton đã chọn khả năng thứ nhất. Còn khả năng thứ hai? Không có gì ngăn cản chúng ta với sự lựa chọn còn lại".
Có lẽ giáo sư Đặng Mộng Lân đã lầm. Ở đây không phải là sự lựa chọn mang tính áp đặt chủ quan, mà là phải chứng minh cho một trong hai khả năng ấy: Thượng Đế hay khoa học. Với tựa của luận đề này và cũng là vấn đề đặt ra cho nó thì dù Thượng Đế hay khoa học sẽ đều có trách nhiệm chung để trả lời một câu hỏi tồn tại từ ngàn xưa của nhân loại:
"Định mệnh có thật hay không?".
Vấn đề là:
Sự trả lời ấy nhân danh Thượng Đế hay khoa học!
Ông Guiton đã lựa chọn khả năng thứ nhất và ông đã chứng minh cho sự lựa chọn của mình qua những lý thuyết khoa học hiện đại và tiên tiến nhất trong cuốn: "Thượng Đế và Khoa học". Nếu ý chí của Thượng Đế chính là sự khởi nguyên của vũ trụ thì sự lý giải cho vấn đề đặt ra của luận đề này sẽ được giải quyết đơn giản hơn nhiều: Định mệnh sẽ không có thật, vì nó lệ thuộc vào ý chí của Đấng Chí Tôn khi Ngài muốn thay đổi trật tự của vũ trụ. Luận đề này sẽ được kết thúc ở đây. Nếu vũ trụ này là một sự tồn tại khách quan, tự nó và do nó - đồng thời khoa học là kết quả của sự nhận thức của con người phản ánh những qui luật vận động khách quan của vũ trụ thì những lời bói toán, tiên tri chính là kết quả của những sự tương tác có tính qui luật của vũ trụ với cuộc sống con người mà con người có khả năng nhận thức được. Nhưng với sự lựa chọn này, luận đề mà tôi đang trình bày với các bạn sẽ phải chứng minh điều đó. Như vậy, cũng đồng nghĩa với việc nó phải vượt qua chính cái ngưỡng mà nền khoa học hiện đại chưa đạt tới và đang mơ ước. Bởi vì, chỉ có một lý thuyết thống nhất mới có khả năng giải thích "mọi sự kiện bao quanh con người" như mơ ước của nó và tất yếu nó phải có khả năng tiên tri theo đúng tiêu chí cho một lý thuyết khoa học. Nhưng với lập luận này - khi con người nhận thức được những qui luật tương tác của vũ trụ và tích luỹ những tri thức ấy - thì chính sự nhận thức lại không thuộc về những qui luật đó. Vì sự nhận thức lúc này là một chủ thể và là đối tác của những qui luật tạo nên "Định mệnh". Tất nhiên nó không phải Định mệnh. Như vậy giữa Định mệnh và phi Định mệnh; đâu là chân lý? Chiếc chìa khoá mở bức màn huyễn ảo này đang ở đâu?
(Còn tiếp)


  • Thiên Phú, mghp and zingme2010 đã thích điều này


Ta về giữa cõi vô thường
Đào trong kỷ niệm tìm hương cuối mùa
Thiên Sứ

#2 Thiên Sứ

Xem tiếp...