Thứ Bảy, 16 tháng 1, 2016

HIỆN THỰC KỲ ẢO 113

(ĐC sưu tầm trên NET)

Bộ bàn ghế ngàn tuổi, 10 tỷ không bán

- Những bộ bàn ghế này được làm từ những loại gỗ quý hiếm, tuổi thọ có khi lên tới ngàn năm tuổi, hoặc được làm từ đá quý, có giá siêu đắt đỏ mà chỉ có những đại gia lắm tiền nhiều của chịu chơi mới mua nổi.
 
Bộ bàn ghế gù hương 3.500 tuổi ở Hòa Bình


Bộ bàn ghế được làm từ gốc cây gù hương (một loại cây rất quý bởi tinh dầu thơm như nước hoa) có tuổi thọ trên 3.550 năm tuổi của ông Nguyễn Công Đức (huyện Lương Sơn, Hòa Bình) được coi là độc nhất vô nhị ở Việt Nam.

bàn ghế, gỗ quý, ngàn năm, gỗ sưa, gù hương, ngọc am, Điện Biên, miền Tây, đá quý, Hòa Bình, bàn-ghế, gỗ-quý, ngàn-năm, gỗ-sưa, gù-hương, ngọc-am, Điện-Biên, miền-Tây, đá-quý, Hòa-Bình
Hàng ngày, ông Đức ngồi thưởng trà và tiếp khách bằng bộ bàn ghế gỗ gù hương

Bộ bàn ghế này là 1 trong 3 phần của gốc cây gỗ gù hương mà ông Đức đã mua được từ 15 năm trước. Bộ bàn này dài 2,7m cùng 18 chiếc ghế.

Nhìn từ xa, bộ bàn ghế gù hương này rất đặc biệt. Các rễ nhỏ to quấn vào nhau đầy sinh động và đẹp mắt. Khi tới gần, một mùi hương thoang thoảng bay ra từ chính bộ bàn ghế này khiến nhiều người nhầm lẫn với mùi thơm của một loại nước hoa nào đó.
Bộ bàn ghế gỗ ngọc am ngàn tuổi giá khủng

Gỗ ngọc am là thứ gỗ xưa kia chỉ dành cho các bậc vua chúa. Ngày nay, loại gỗ này gần như không còn. Cho nên, bộ bàn ghế làm bằng gỗ ngọc am ngàn năm tuổi dưới đáy sông Gâm, thuộc sở hữu của ông Nguyễn Quang Vịnh, một đại gia trong ngành lâm sản, khoáng sản ở Tuyên Quang, có giá trị càng cao. Nó được định giá vào khoảng 10 tỷ đồng.
bàn ghế, gỗ quý, ngàn năm, gỗ sưa, gù hương, ngọc am, Điện Biên, miền Tây, đá quý, Hòa Bình, bàn-ghế, gỗ-quý, ngàn-năm, gỗ-sưa, gù-hương, ngọc-am, Điện-Biên, miền-Tây, đá-quý, Hòa-Bình
Bộ bàn ghế gỗ ngọc am quý hiếm.
Bộ bàn ghế này có hình dáng rất kỳ dị. Mỗi chiếc ghế có chiều cao khoảng 1,5m với hình dáng tự nhiên, ít phải đục đẽo.
4 chiếc ghế được chạm trổ rồng phượng một cách cực kỳ tinh xảo. Mỗi con rồng khổng lồ với những dáng uốn lượn, trạng thái hoàn toàn khác nhau. Những hoa văn họa tiết của tứ linh gồm "long - ly - quy - phượng" cũng được sắp đặt một cách tự nhiên, hài hoà và đầy sang trọng.
Bàn ghế gỗ mun ngàn tuổi nặng cả tấn, giá tiền tỷ
Sau gần 1 năm chế tác, bộ bàn ghế mun hoa vừa được một đại gia mua với giá 1,5 tỷ. Bộ ghế bao gồm 10 món, cột 22, được chạm kỳ lân - là một trong những mẫu chế tác cầu kỳ, tinh xảo và đòi hỏi kích thước bản gỗ để chế tác lớn nhất.
bàn ghế, gỗ quý, ngàn năm, gỗ sưa, gù hương, ngọc am, Điện Biên, miền Tây, đá quý, Hòa Bình, bàn-ghế, gỗ-quý, ngàn-năm, gỗ-sưa, gù-hương, ngọc-am, Điện-Biên, miền-Tây, đá-quý, Hòa-Bình
Bộ ghế được chế tác cầu kỳ, tinh xảo
bàn ghế, gỗ quý, ngàn năm, gỗ sưa, gù hương, ngọc am, Điện Biên, miền Tây, đá quý, Hòa Bình, bàn-ghế, gỗ-quý, ngàn-năm, gỗ-sưa, gù-hương, ngọc-am, Điện-Biên, miền-Tây, đá-quý, Hòa-Bình
Mặt bàn làm từ những phách gỗ đặc dầy 6cm
Theo tiết lộ của chủ cơ sở nội thất tại TP HCM, để chế tác được bộ bàn ghế “khủng” này, phải sử dụng đến 9 khối gỗ mun sọc loại đẹp và kích thước bản gỗ to gần 60cm, trong đó có những súc gỗ nguyên khối dài 3m50, được xẻ ra để đóng băng ghế dài.

Bộ bàn ghế gỗ sưa 100 tỷ của ông trùm Minh "Sâm"

Trước khi bị “sờ gáy”, Nguyễn Ngọc Minh (biệt danh Minh “Sâm”; ông trùm giang hồ, xã hội đen) được biết đến là một đại gia gỗ lớn nhất đất Kinh Bắc, có khả năng thao túng thị trường gỗ quý tại Việt Nam. Với “siêu lợi nhuận” từ gỗ quý, ông trùm này còn được biết đến như một “siêu đại gia” chuyên sưu tập những “siêu tài sản” có một không hai trên đời.
bàn ghế, gỗ quý, ngàn năm, gỗ sưa, gù hương, ngọc am, Điện Biên, miền Tây, đá quý, Hòa Bình, bàn-ghế, gỗ-quý, ngàn-năm, gỗ-sưa, gù-hương, ngọc-am, Điện-Biên, miền-Tây, đá-quý, Hòa-Bình
4 bộ bàn ghế sưa đỏ giá hơn 100 tỷ đồng.
Đặc biệt, Minh “Sâm” sở hữu 4 bộ bàn ghế gỗ sưa đỏ được chạm trổ linh vật công phu, có giá lên tới 5 triệu USD/bộ (khoảng hơn 100 tỷ đồng).

Ngoài ra, Minh “Sâm” còn sở hữu đủ các chủng loại bàn ghế gỗ quý được khảm một cách công phu. Bộ sưu tập của ông trùm này luôn mang đủ 3 yếu tố là cổ - kỳ - mỹ, với giá tiền cao ngút trời.

Bộ bàn ghế vỏ ốc giá 5 tỷ của đại gia miền Tây

Ông Ngô Xuân Pha, Tổng giám đốc Khu du lịch biển Nhà Mát (tỉnh Bạc Liêu) vừa sưu tầm được một số bộ bàn ghế ốp bằng vỏ sò, ốc rất có giá trị tại tỉnh Phú Yên. Ngoài hai bộ bàn ghế tiếp khách còn có bộ bàn ăn. Chủ nhân cho biết, giá của chúng trên 5 tỷ đồng.
bàn ghế, gỗ quý, ngàn năm, gỗ sưa, gù hương, ngọc am, Điện Biên, miền Tây, đá quý, Hòa Bình, bàn-ghế, gỗ-quý, ngàn-năm, gỗ-sưa, gù-hương, ngọc-am, Điện-Biên, miền-Tây, đá-quý, Hòa-Bình
Bộ bàn ghế bằng vỏ ốc độc đáo
Bộ bàn ghế bằng vỏ ốc độc đáo này khiến ai cũng phải trầm trồ khen ngợi về mức độ tinh xảo của nó.

Bàn ghế gỗ lim nguyên khối hiếm có của đại gia Điện Biên

Bộ bàn ghế nằm trong quần thể nhà sàn bằng gỗ lim lớn nhất Việt Nam, trị giá hàng trăm tỷ đồng của đại gia Bùi Đức Giang. Ngôi nhà này mới được xác nhận kỷ lục Guiness Việt Nam về nhà sàn bằng gỗ lim lớn nhất Việt Nam.
bàn ghế, gỗ quý, ngàn năm, gỗ sưa, gù hương, ngọc am, Điện Biên, miền Tây, đá quý, Hòa Bình, bàn-ghế, gỗ-quý, ngàn-năm, gỗ-sưa, gù-hương, ngọc-am, Điện-Biên, miền-Tây, đá-quý, Hòa-Bình
Bộ bàn ghế này bao gồm 4 ghế đơn, một đôn
bàn ghế, gỗ quý, ngàn năm, gỗ sưa, gù hương, ngọc am, Điện Biên, miền Tây, đá quý, Hòa Bình, bàn-ghế, gỗ-quý, ngàn-năm, gỗ-sưa, gù-hương, ngọc-am, Điện-Biên, miền-Tây, đá-quý, Hòa-Bình
Hình ảnh chiếc ghế dài với kích thước lớn khiến nhiều du khách thích thú
Bộ bàn ghế được đục đẽo bằng gỗ lim quý hiếm nguyên khối, bao gồm 4 ghế đơn, một đôn (bàn nhỏ). Mỗi chiếc ghế có chiều cao khoảng hơn 1m. Một chiếc ghế đơn có thể ngồi “lọt thỏm” tới 2 người lớn. Họa tiết được chạm trổ trên bộ bàn ghế là họa tiết rồng phượng uốn lượn tinh xảo.

Ngoài ra, tại một vị trí khác trong khu nhà, chủ nhà còn bày một bộ bàn ghế khác bằng chất liệu gỗ lim bao gồm 2 ghế đơn và 1 ghế dài với chiều dài khoảng 3 mét, chiều cao khoảng 2 mét đục đẽo hoàn toàn bằng gỗ lim nguyên khối.

Bộ bàn đá quý 8 tỷ ở Sài Gòn

Một cửa hàng nội thất Italy tại TP.HCM vừa chào bán 2 chiếc bàn đá quý. Mỗi chiếc có giá hơn 8 tỷ đồng.
bàn ghế, gỗ quý, ngàn năm, gỗ sưa, gù hương, ngọc am, Điện Biên, miền Tây, đá quý, Hòa Bình, bàn-ghế, gỗ-quý, ngàn-năm, gỗ-sưa, gù-hương, ngọc-am, Điện-Biên, miền-Tây, đá-quý, Hòa-Bình
Chiếc thứ nhất có trọng lượng 400kg
Chiếc thứ nhất có trọng lượng lên tới 400kg, vật liệu dùng để sản xuất là một loại đá quý của Italy. Mặt bàn có 2 lớp. Phía dưới là lớp kính cường lực còn phía trên là đá quý. Toàn bộ khung chân được đúc bằng kim loại bên ngoài mạ vàng 24K.
bàn ghế, gỗ quý, ngàn năm, gỗ sưa, gù hương, ngọc am, Điện Biên, miền Tây, đá quý, Hòa Bình, bàn-ghế, gỗ-quý, ngàn-năm, gỗ-sưa, gù-hương, ngọc-am, Điện-Biên, miền-Tây, đá-quý, Hòa-Bình
Chiếc bàn thứ hai bằng đá màu xanh ngọc.
Chiếc bàn thứ hai được làm bằng đá màu xanh ngọc mang phong cách Hoàng gia Nga. Mặt bàn được ghép từ nhiều viên đá quý nhỏ tạo thành hoa văn độc đáo. Chân bàn là 10 tượng thần Vệ nữ khảm vàng. Kệ để chân cũng được làm bằng đá quý.
Hạnh Nguyên(Tổng hợp)

Tòa tháp 9 tầng đáng sợ của lão gàn xứ Nghệ

Ngôi nhà cao đến 9 tầng nhưng gần như chỉ một tay ông Cường làm nên. Mỗi lần đi qua hay ghé vào xem, ai cũng há hốc mồm và rùng mình vì thiết kế đáng sợ của ngôi nhà.

ngôi nhà, Nghệ An, kỳ quái, Nguyễn Ngọc Cường, biệt thự, ngôi-nhà, Nghệ-An, kỳ-quái, Nguyễn-Ngọc-Cường, biệt-thự,
Chủ nhân của ngôi nhà kỳ quái này là ông Nguyễn Ngọc Cường (55 tuổi, trú tại xóm Đồng Xoài, Hoa Thành, Yên Thành, Nghệ An).
ngôi nhà, Nghệ An, kỳ quái, Nguyễn Ngọc Cường, biệt thự, ngôi-nhà, Nghệ-An, kỳ-quái, Nguyễn-Ngọc-Cường, biệt-thự,
“Căn biệt thự” với thiết kế kỳ quái, có nóc tháp nhọn cao vút nằm bên tỉnh lộ 538 trở nên nổi bật với người dân mỗi khi đi ngang đây.
ngôi nhà, Nghệ An, kỳ quái, Nguyễn Ngọc Cường, biệt thự, ngôi-nhà, Nghệ-An, kỳ-quái, Nguyễn-Ngọc-Cường, biệt-thự,
Vốn là lính công binh, ông Cường từng tham gia kháng chiến ở chiến trường Campuchia. Khi trở về quê nhà, ông tham gia sản xuất nông nghiệp, cưới vợ rồi sinh con.
ngôi nhà, Nghệ An, kỳ quái, Nguyễn Ngọc Cường, biệt thự, ngôi-nhà, Nghệ-An, kỳ-quái, Nguyễn-Ngọc-Cường, biệt-thự,
Ông Cường cho biết, từ những năm 90 của thế kỷ trước, ông đã xây dựng căn nhà cấp 4 để ở. Thế nhưng cũng từ đó, ông đã nhen nhóm ý tưởng xây một ngôi nhà để đời làm nơi thờ cúng tâm linh
ngôi nhà, Nghệ An, kỳ quái, Nguyễn Ngọc Cường, biệt thự, ngôi-nhà, Nghệ-An, kỳ-quái, Nguyễn-Ngọc-Cường, biệt-thự,
Ý định ban đầu của lão nông này là xây một căn nhà cao nhất vùng khoảng 10 tầng, trong đó có 5 tầng chính có thể ở. Còn lại là một “ngọn tháp” 5 tầng nhỏ chu vi hình lục giác nổi bật ở phía trên để thờ cúng
ngôi nhà, Nghệ An, kỳ quái, Nguyễn Ngọc Cường, biệt thự, ngôi-nhà, Nghệ-An, kỳ-quái, Nguyễn-Ngọc-Cường, biệt-thự,
“Hàng tháng được nhận tiền trợ cấp của Nhà nước, tôi lại cất một phần lớn rồi đi mua các vật liệu để chuẩn bị xây nhà. Rồi các con cháu, người thân cho tiền tôi cũng cất dành đó”, ông Cường chia sẻ.
ngôi nhà, Nghệ An, kỳ quái, Nguyễn Ngọc Cường, biệt thự, ngôi-nhà, Nghệ-An, kỳ-quái, Nguyễn-Ngọc-Cường, biệt-thự,
Mới đầu thấy chồng mình không lo ăn uống mà chỉ lo dành dụm tiền mua đồ xây nhà, vợ, con và người thân đã ra sức can ngăn. Nhưng rồi không ai cản được vì ông Cường vẫn quyết tâm làm.
ngôi nhà, Nghệ An, kỳ quái, Nguyễn Ngọc Cường, biệt thự, ngôi-nhà, Nghệ-An, kỳ-quái, Nguyễn-Ngọc-Cường, biệt-thự,
Sau nhiều tháng gom góp có được 1 số tiền, ông Cường đi mua vật liệu cần và rồi tự mình thiết kế ngôi nhà bằng cách nghĩ trong đầu đến đâu thì làm đến đó.
ngôi nhà, Nghệ An, kỳ quái, Nguyễn Ngọc Cường, biệt thự, ngôi-nhà, Nghệ-An, kỳ-quái, Nguyễn-Ngọc-Cường, biệt-thự,
Từ lúc bắt đầu xây dựng nhà, ông Cường vừa là thợ chính xây, vừa là kỹ thuật sắt thép và kiêm luôn cả phụ hồ. Ai cũng “sốc” khi những lần thấy ông Cường dùng cả dây đu để thi công, đổ những cột bê tông cao chót vót mà chỉ mỏng manh vài thanh thép
ngôi nhà, Nghệ An, kỳ quái, Nguyễn Ngọc Cường, biệt thự, ngôi-nhà, Nghệ-An, kỳ-quái, Nguyễn-Ngọc-Cường, biệt-thự,
Sau hơn 20 năm xây dựng, hiện tại “căn biệt thự” của lão gàn vẫn còn dở dang mà chưa “đâu vào đâu”. Cả nhà hiện vẫn đang phải sống trong căn nhà cấp 4 nhỏ lụp xụp.
ngôi nhà, Nghệ An, kỳ quái, Nguyễn Ngọc Cường, biệt thự, ngôi-nhà, Nghệ-An, kỳ-quái, Nguyễn-Ngọc-Cường, biệt-thự,
Có những lúc lão gàn phải bán cả lợn, gà chỉ để góp tiền mua vật liệu xây nhà. Nhưng rồi “công trình thế kỷ” này vẫn chưa thể hoàn thiện. Cách đây 2 năm, ông Cường đổ bệnh nên việc xây nhà gần như đã bị dừng. Chính quyền địa phương thấy thiết kế nguy hiểm nên nhiều lần khuyên can ông Cường nên dỡ bỏ, nhưng không được.
ngôi nhà, Nghệ An, kỳ quái, Nguyễn Ngọc Cường, biệt thự, ngôi-nhà, Nghệ-An, kỳ-quái, Nguyễn-Ngọc-Cường, biệt-thự,
Những cột bê tông cao chót vót nhưng mỏng manh và được chổng lên mái nhà khiến ai cũng rợn người mỗi khi đến xem.
ngôi nhà, Nghệ An, kỳ quái, Nguyễn Ngọc Cường, biệt thự, ngôi-nhà, Nghệ-An, kỳ-quái, Nguyễn-Ngọc-Cường, biệt-thự,
Phía bên trên, ông Cường tự tay xây và cách xây cũng rất khác người. Những viên gạch được xây nghiêng thay vì xây ngang cho vững chắc.
ngôi nhà, Nghệ An, kỳ quái, Nguyễn Ngọc Cường, biệt thự, ngôi-nhà, Nghệ-An, kỳ-quái, Nguyễn-Ngọc-Cường, biệt-thự,
Ở dưới, nền móng cũng được tận dụng từ căn nhà cũ với bức tường nhỏ đã phủ kín rêu.
ngôi nhà, Nghệ An, kỳ quái, Nguyễn Ngọc Cường, biệt thự, ngôi-nhà, Nghệ-An, kỳ-quái, Nguyễn-Ngọc-Cường, biệt-thự,
Để phục vụ cho những ai muốn tận hưởng "cảm giác mạnh" xem các tầng ngôi nhà, ông Cường để chiếc thang tre đã cũ để leo lên.
ngôi nhà, Nghệ An, kỳ quái, Nguyễn Ngọc Cường, biệt thự, ngôi-nhà, Nghệ-An, kỳ-quái, Nguyễn-Ngọc-Cường, biệt-thự,
Những nấc thang có thể gãy đổ bất cứ lúc nào.
ngôi nhà, Nghệ An, kỳ quái, Nguyễn Ngọc Cường, biệt thự, ngôi-nhà, Nghệ-An, kỳ-quái, Nguyễn-Ngọc-Cường, biệt-thự,
Cận cảnh tòa tháp cao tầng nhỏ phía trên. Tháp này được thiết kế hình ngôi sao 5 cánh và chỉ đủ 1 người chui lên.

(Theo Trí Thức Trẻ)
Xem tiếp...

Thứ Sáu, 15 tháng 1, 2016

TRÀ DƯ TỬU HẬU 8/b


Chuyện 8: 3 hay 1?
 Hôm sau, khi đã có mặt đông đủ nhưng ông A chưa kịp bày rượu ra, ông B đã hối:
-Tiếp chuyện hôm qua đi anh A. Những điều anh nói chưa chắc đã đúng, nhưng mới toanh, rất đáng để nghe. Theo anh, không gian là "đích thực" vât chất. Anh có thể nói rõ hơn không?
Ông C lại soạn laptop. tôi thì vừa bày ly, rót rượu, vừa nói:
-Ừ! Bác B nói phải lắm. Em cũng thích nghe, dù không hiểu gì mấy. Nói tiếp đi bác A.
Ông A cười "khà, khà" nhìn ông C:
-Anh C chịu tôi nói tiếp không?
-Thì nói đi! -Ông C sẵng giọng.
Thế là ông A bắt đầu nói:
-Từ cảm giác mà chúng ta nhận thức thế giới. Đúng không nào, quí vị? Điều đầu tiên chúng ta nhận biết được thế giới nhờ cảm giác, là gì? Là không gian, là bề dài, bề rộng, bề sâu. Vì không gian tồn tại như một mặc định, nên chúng ta thường quên cảm giác này như chúng ta thường quên không khí vậy. Nhìn đâu cũng thấy không gian. Mở mắt ra là thấy không gian! Khi không có gì trong một khỏang không, chúng ta nói: "Không thấy gì!", nhưng thực ra chúng ta vẫn thấy không gian hay khoảng không gian, một bộ phận của nó. Vậy không gian phải là "thực tại", là thực sự tồn tại. Nghĩa là khi nói đến tồn tại là nói đến không gian. Nhưng không gian là thể hiện của vật chất và vận động vật chất, mà vật chất lại là cái có trước, nên không thể nào không thừa nhận không gian trước hết phải là vật chất theo đúng nghĩa vật lý. Vì không gian, như ta cảm giác, có thể tích vô cùng to lớn, nên nó phải là sự hợp thành của những đơn vị nào đó có bản chất thể tích ở phía vô cùng nhỏ, nhưng phải hữu hạn, vì không thể tưởng tượng được một khối thể tích vô cùng lớn lại có thể hình thành được từ những cái nhỏ vô hạn độ (coi như bằng 0). Vậy, phải nhận thức không gian là vật chất, chất không gian là nguồn cội của tất cả các chất khác có trong tự nhiên. Nói cách khác, mọi chất trong Vũ Trụ đều là sự "nhào nặn ra" từ chất không gian...
-Rồi, cứ giả sử không gian là vật chất đi, rồi sao nữa? Nói về các quy luật đi anh! -Ông B nâng ly lên tính cụng và nói có vẻ sốt ruột.
-Ừ thì nói! Trước hết, ta nói về quy luật lượng-chất, quy luật chỉ ra cách thức, hình thức của sự phát triển. Theo triết học Mác định nghĩa thì:
               +Lượng là phạm trù triêt học dùng để chỉ tính qui định vốn có của sự vật về mặt số lượng, qui mô, nhịp điệu của sự vận động và phát triển cũng như các thuộc tính của sự vật.
               +Chất là phạm trù triết học dùng để chỉ tính qui định khách quan vốn có của sự vật, là sự thống nhất hữu cơ của những thuộc tính làm cho sự vật là nó chứ không phải là cái khác.
               +Độ là phạm trò triết học dùng để chỉ khoảnh giới hạn trong đó sự thay đổi về lượng của sự vật chưa làm thay đổi căn bản chất của sự vật ấy.
               +Điểm nút là phạm trù triết học dùng để chỉ thời điểm mà tại đó sự thay đổi về lượng đã đủ làm thay đổi về chất của sự vật.
               +Chất của sự vật thay đổi do lượng của nó thay đổi trước đó gây ra gọi là bước nhảy. Vậy bước nhảy là phạm trù triết học dùng để chỉ sự chuyển hóa về chất của sự vật do sự thay đổi về lượng của sự vật trước đó gây nên.                    
               + Nội dung quy luật: Mọi sự vật đều là sự thống nhất giữa lượng và chất, sự thay đổi dần dần về lượng trong khuôn khổ của độ tới điểm nút sẽ dẫn đến sự thay đổi về chất của sự vật thông qua bước nhảy, chất mới ra đời tác động trở lại sự thay đổi của lượng mới. Quá trình tác động đó diễn ra liên tục làm cho sự vật không ngừng phát triển, biến đổi. 
Đó là toàn bộ quy luật lượng-chất. Nó đúng không? Tôi cho rằng nó sai hoàn toàn! Thứ nhất, không có một vật nào tự thân chuyển hóa lượng-chất. Thứ hai, khi có tác động của môi trường, lượng và chất có thể biến đổi, nhưng phải có giới hạn. Chẳng hạn, không thể biến nước thành vàng được, hoặc bằng cách nào đó biến một kẻ ngu xuẩn thành thiên tài được. Hay khi ta dùng đèn khò nung một thỏi vàng, nung cỡ nào thì vàng vẫn là vàng. Có thể dùng quy luật lượng-chất giải thích hiện tượng và tưởng rằng đúng. Tuy vậy, không thể dùng quy luật ấy giải thích dược hiện tượng: khi nấu gạo với nước (biến đổi lượng), sẽ thành cơm, nhưng khi cho cơm nguội và khô đi (cũng biến đổi lượng, nhưng ngược chiều ban đầu), cơm không thể biến lại thành gạo! Thứ ba, chất của một vật, dù có biến đổi cỡ nào, nếu không có sự tương tác với môi trường (chứa nó), thì cũng không làm biến đổi (khối) lượng của nó. Thứ tư, cục thịt bò vẫn là cục thịt bò (chất không đổi) nếu tăng khối lượng (thêm lượng vào!) cho nó. -Ông A ngừng "diễn thuyết", tự tay rót tràn ly rượu rồi uống cạn như tự thưởng và thỏa mãn ra mặt. -Tôi nói cũng chí lý đấy chứ, anh C? Hay nói như vậy là không biện chứng?
Ông C bĩu môi chưa kịp nói thì ông B đã lên tiếng:
-Kể ra cũng có lý đấy. Cũng đáng nghe lắm! Nói sang quy luật khác đi, anh A!
-Cũng có thể quy luật lượng-chất vẫn đúng nhưng chỉ đúng trong phạm vi hạn hẹp nào đó, và như vậy, dứt khoát nó không phải là quy luật tự nhiên phổ biến, như triết học Mác đã chỉ ra. -Ông A nói như được động viên, an ủi ông C, nhưng sau đó lại tiếp tục "lên đồng". - Bây giờ tôi nói đến quy luật mâu thuẫn, là quy luật chỉ ra nguồn gốc của sự phát triển. Theo triết học Mác quan niệm thì tất cả các sự vật, hiện tượng trên thế giới đều chức đựng những mặt trái ngược nhau. Sau đây ta tìm hiểu khái niệm và nội dung quy luật:
              +Mặt đối lập là những mặt có những đặc điểm, những  thuộc tính, những qui định có khuynh hướng biến đổi trái ngược nhau tồn tại một cách khách quan trong tự nhiên, xã hội và tư duy. Các mặt đối lập nằm trong sự liên hệ, tác động qua lại lẫn nhau tạo thành mâu thuẫn biện chứng. Hai mặt đối lập tạo thành mâu thuẫn biện chứng tồn tại trong sự thống nhất với nhau.
             + Sự thống nhất của các mặt đối lập là sự nương tựa lẫn nhau, tồn tại không tách rời nhau giữa các mặt đối lập, sự tồn tại của mặt này phải lấy sự tốn tại của mặt kia làm tiền đề. 
             +Các mặt đối lập tồn tại không tách rời nhau nên giữa chúng bao giờ cũng có những nhân tố giống nhau. Những nhân tố giống nhau đó gọi là "sự đồng nhất".                                     
             + Nội dung quy luật: Mọi sự vật, hiện tượng đều chứa đựng những mặt, những khuynh hướng đối lập tạo thành những mâu thuẫn trong bản thân nó, sự thống nhất và đấu tranh của các mặt đối lập là nguồn gốc của sự vận động và phát triển, làm cho cái cũ mất đi và cái mới ra đời thay thế.
Có lẽ dùng từ "mâu thuẫn" chưa thật chuẩn, phải dùng từ "tương phản" xác đáng hơn. Theo triết học duy tồn, muốn tồn tại thì phải thể hiện, đặc tính "sống còn"của tồn tại là phải thể hiện. Vì mọi tồn tại đều cố gắng thể hiện để tồn tại, nên gây ra hiện tượng tương phản cân bằng nhau, từ đó mà làm hình thành nên hai lực lượng tương phản cân bằng nhau trong một thực thể, làm thực thể tồn tại được trong thế cân bằng động. Sự cân bằng động của một thực thể luôn thay đổi trạng thái trong sự tác động thường xuyên của môi trường chứa nó. Lấy thí dụ: một vật chuyển động với vận tốc đều \mathbf {v} _{AB}  trên một đường thẳng. Có thể phân tích vận tốc \mathbf {v} _{AB} thành hai thành phần \mathbf {v} _{AB}\mathbf {v} _{CB}, khác phương chiều của \mathbf {v} _{AB}, sao cho \mathbf {v} _{AB}=\mathbf {v} _{AC}+\mathbf {v} _{CB}. Rõ ràng vật đó đang tồn tại trong một trạng thái cân bằng động theo môi trường với hai vận tốc tương phản nhau là \mathbf {v} _{AB}\mathbf {v} _{CB}. Từ tương phản, bản thân nó đã hàm chứa nghĩa "mâu thuẫn" và "đồng nhất". Hai vận tốc \mathbf {v} _{AB}\mathbf {v} _{CB} là đồng nhất khi chúng cùng phương chiều và cùng gốc tọa độ (trọng tâm vật), và mâu thuẫn khi chúng đồng phương, ngược chiều, cùng gốc tọa độ. Nếu giữ nguyên trạng thái cân bằng động đó thì vật chuyển động đều vĩnh viễn (không phát triển, dù mâu thuẫn vẫn có trong nội tại nó!!!). Muốn cho vật thay đổi trạng thái chuyển động (nghĩa là phát triển!) thì phải có tác động từ biên ngoài (của môi trường). Nếu tác động của môi trường làm cho sự tương phản của hai vận tốc đạt đến mâu thuẫn đối kháng (triệt tiêu sự đồng nhất!) thì nếu theo qui ước vật không tồn tại khi vận tốc bằng 0, thì có thể vật ngừng phát triển, chấm dứt tồn tại (Thực ra vật vẫn tồn tại ở dạng khác).Vậy, vật không thể tự thân vận động nhờ mâu thuẫn nội tại mà phải có sự tham gia của môi trường phù hợp với nguyên lý ngân-quả, suy ra quy luật mâu thuẫn phải sai.
Bàn nhậu im phăng phắc. Ông C tỏ vẻ như đang đọc laptop nhưng chắc chắn là đang lắng nghe, vì lúc này có quái gì trong đó hấp dẫn hơn để đọc đâu? Ông B cứ hít hà như ăn phải ớt. Còn tôi thì há mồm ra nghe. Ông A ghê thật, dám đương đầu với Mác!
-Còn quy luật cuối cùng, "làm thịt" nốt đi bác! -Tôi thúc ông A.
-Ừ thì nốt! -Ông A vừa nói vừa bật "quẹt" mồi thuốc, rồi rít một hơi thật dài, nhả ra mù mịt khói đầy mãn nguyện. - Nhưng trước mắt hãy nghe laptop (tức Wikipedia) của anh C nói: "Quy luật phủ định hay quy luật phủ định của phủ định là một trong ba quy luật cơ bản của phép biện chứng duy vật trong triết học Mác - Lênin, chỉ ra khuynh hướng của sự phát triển, theo đó sự phát triển của sự vật, hiện tượng có xu hướng, khuynh hướng lặp lại giai đoạn đầu nhưng ở trình độ cao hơn, phát triển theo hình xoắn trôn ốc.

Triết học Mác - Lênin cho rằng  bất cứ sự vật, hiện tượng nào trong thế giới đều trải qua quá trình sinh ra, tồn tại, phát triển và diệt vong. Sự vật cũ mất đi được thay thế bằng sự vật mới. Sự thay thế đó là tất yếu trong quá trình vận động và phát triển của sự vật. Không như vậy sự vật không phát triển được. Sự thay thế đó được triết học gọi là sự phủ định.
Theo quan điểm duy vật biện chứng, sự chuyển hoá từ những thay đổi về lượng dẫn đến những thay đổi về chất, sự đấu tranh thường xuyên của các mặt đối lập làm cho mâu thuẫn được giải quyết, từ đó dẫn đến sự vật cũ mất đi sự vật mới ra đời thay thế. Sự thay thế diễn ra liên tục tạo nên sự vận động và phát triển không ngừng của sự vật. Sự vật mới ra đời là kết quả của sự phủ định sự vật cũ. Điều đó cũng có nghĩa là sự phủ định là tiền đề, điều kiện cho sự phát triển liên tục, cho sự ra đời của cái mới thay thế cái cũ. Đó là phủ định biện chứng.
Phủ định biện chứng là phạm trù triết học dùng để chỉ sự phủ định tự thân, sự phát triển tự thân, là mắt khâu trong quá trình dẫn tới sự ra đời sự vật mới, tiến bộ hơn sự vật cũ. Tuy nhiên có sự phủ định chỉ là phá hủy cái cũ, không tạo tiền đề cho sự tiến lên và lực lượng phủ định được đưa từ ngoài vào kết cấu của sự vật, tức là sự tự phủ định, là sự phủ định tạo tiền đề cho sự phát triển tiếp theo, cho cái mới ra đời thay cái cũ.
 
Phủ định biện chứng có các đặc trưng cơ bản là tính khách quan và tính kế thừa.

  • Tính khách quan: vì nguyên nhân của sự phủ định nằm ngay trong bản thân sự vật. Đó chính là giải quyết những mâu thuẫn bên trong sự vật. Nhờ việc giải quyết những mâu thuẫn mà sự vật luôn luôn phát triển. Mỗi sự vật có phương thức phủ định riêng tuỳ thuộc vào sự giải quyết mâu thuẫn của bản thân chúng. Điều đó cũng có nghĩa, phủ định biện chứng không phụ thuộc vào ý muốn, ý chí của con người. Con người chỉ có thể tác động làm cho quá trình phủ định ấy diễn ra nhanh hay chậm trên cơ sở nắm vững quy luật phát triển của sự vật.

  • Kế thừa: vì phủ định biện chứng là kết quả của sự phát triển tự thân của sự vật, nên nó không thể là sự thủ tiêu, sự phá huỷ hoàn toàn cái cũ. Cái mới chỉ có thể ra đời trên nền tảng cái cũ. Cái mới ra đời không xóa bỏ hoàn toàn cái cũ mà có chọn lọc, giữ lại và cải tạo những mặt còn thích hợp, những mặt tích cực, nó chỉ gạt bỏ ở cái cũ những mặt tiêu cực, lỗi thời, lạc hậu, gây cản trở cho sự phát triển. Do vậy, phủ định biện chứng đồng thời cũng là khẳng định.
Cái mới trong phủ định biện chứng là cái biểu hiện sự phát triển phù hợp quy luật của sự vật, hiện tượng, là biểu hiện sự chuyển hóa từ giai đoạn thấp đến giai đoạn cao trong quá trình phát triển.

Nội dung quy luật:  Sự ra đời và tồn tại của sự vật đã khẳng định chính nó. Trong quá trình vận động của sự vật, những nhân tố mới xuất hiện sẽ thay thế những nhân tố cũ, sự phủ định biện chứng diễn ra. Sự vật đó không còn nữa và bị thay thế bởi sự vật mới, trong đó có những nhân tố tích cực được giữ lại. Song sự vật mới này sẽ lại bị phủ định bởi sự vật mới khác.Sự vật mới khác ấy dường như là sự vật đã tồn tại, song không phải là sự trùng lặp hoàn toàn, mà nó có được bổ sung những nhân tố mới và chỉ bảo tồn những nhân tố tích cực, thích hợp với sự phát triển tiếp tục của nó. Sau khi sự phủ định diễn ra 2 lần thì sự phủ định của phủ định được thực hiện, sự vật mới hoàn thành một chu kỳ phát triển. Sự phát triển biện chứng thông qua những lần phủ định biện chứng như trên là sự thống nhất hữu cơ giữa lọc bỏ, bảo tồn và bổ sung thêm những nhân tố tích cực mới. Do vậy, thông qua những lần phủ định biện chứng của bản thân, sự vật sẽ ngày càng phát triển. 

Phạm trù phủ định biện chứng mới nói lên một giai đoạn, một mắt khâu, một nấc thang trong quá trình phát triển nhất định. Với tư cách là cái phủ định (lần thứ 1), cái mới cũng chứa đựng trong mình xu hướng dẫn tới sự phủ định lần thứ 2 (phủ định của phủ định).

Trong sự vận động vĩnh viễn của thế giới vật chất, dây chuyền của những lần phủ định biện chứng là vô tận, cái mới phủ định cái cũ, nhưng rồi cái mới lại trở nên cũ và lại bị cái mới sau phủ định. Cứ như vậy, sự phát triển của sự vật, hiện tượng diễn ra theo khuynh hướng phủ định của phủ định từ thấp đến cao một cách vô tận theo đường "xoáy ốc" hay "vòng xoáy trôn ốc". Sau mỗi chu kỳ phủ định của phủ định, cái mới được ra đời dường như lặp lại cái cũ nhưng trên cơ sở cao hơn.
Sự phát triển theo đường "xoáy ốc" là sự biểu thị rõ ràng, đầy đủ các đặc trưng của quá trình phát triển biện chứng của sự vật: tính kế thừa, tính lặp lại, tính tiến lên. Mỗi vòng của đường "xoáy ốc" dường như thể hiện sự lặp lại nhưng cao hơn, thể hiện trình độ cao hơn của sự phát triển.
Quy luật phủ định của phủ định biểu hiện sự phát triển của sự vật là do mâu thuẫn trong bản thân sự vật quyết định. Mỗi lần phủ định là kết quả đấu tranh và chuyển hoá giữa các mặt đối lập trong bản thân sự vật - giữa mặt khẳng định và mặt phủ định. Sự phủ định lần thứ nhất diễn ra làm cho sự vật cũ chuyển thành cái đối lập với cái khẳng định ban đầu. Sự phủ định lần thứ hai, sự vật mới với tư cách là cái phủ định của phủ định đối lập với cái phủ định và dường như trở lại cái ban đầu nhưng không giống nguyên như cũ mà trên cơ sở cao hơn.
Phủ định của phủ định là sự thống nhất biện chứng của cái khẳng định và phủ định, là kết quả của sự tổng hợp tất cả nhân tố tích cực của cái khẳng định ban đầu và cái phủ định lần thứ nhất, cũng như các giai đoạn trước đó. Cái tổng hợp này là sự lọc bỏ những giai đoạn đã qua, vì vậy, nó có nội dung phong phú hơn, toàn diện hơn. Kết quả của sự phủ định của phủ định là điểm kết thúc của một chu kỳ phát triển và cũng là điểm khởi đầu cho kỳ phát triển tiếp theo. Sự vật lại tiếp tục biện chứng chính mình để phát triển. Cứ như vậy sự vật mới ngày càng mới hơn. Theo triết học Mác-Lênin thì quy luật phủ định của phủ định là quy luật phổ biến của sự phát triển của tự nhiên, xã hội và tư duy..."
Trong thí dụ đã nêu ở phía trên, chẳng thấy ảnh hưởng của quy luật phủ định ở đâu cả. Vật không thể tự thân vận động theo quy luật phủ định để có vận tốc lớn hơn được(!). Hay lấy ngay ví dụ "hạt lúa-cây lúa" của Mác để phản bác. Khi hạt lúa mới nảy mầm, đã có cây lúa đâu mà phủ định hạt lúa, và khi đã hình thành cây lúa rồi thì còn đâu hạt lúa nữa để mà phủ định? Hạt lúa không tự thân phát triển được mà phải nhờ môi trường, tùy môi trường định đoại số phận(có thể không nảy mầm thành cây lúa mà cháy thành than!). Trong điều kiện bình thường, hạt lúa sẽ phát triển thành cây lúa nhưng dứt khoát không phải vì nguyên nhân là cây lúa đã phủ định nó. Hơn nữa, hạt lúa chỉ phát  triển hoặc không phát triển thành cây lúa được thôi chứ không thể thành cây khác được là do nội tại nó đã quy định sẵn cho nó từ trước rồi, từ khi chưa có cây lúa...
Theo như đã trình bày thì đối với tôi, cả ba quy luật cơ bản về thế giới tự nhiên khách quan đều sai. Các "ngài" có đồng tình với tôi không?
 

            
Xem tiếp...

CHUYỆN ÍT BIẾT 2

(ĐC sưu tầm trên NET)

Loạt ảnh đáng nhớ về Công nương Diana

Cập nhật lúc: 19:31 01/09/2015

(Kiến Thức) - Đây là những hình ảnh đáng nhớ về Công nương Diana từ lúc còn bé cho đến khi kết hôn, tham gia các hoạt động chính trị - xã hội..
Loat anh dang nho ve Cong nuong DianaHình ảnh đáng nhớ về Công nương Diana này được chụp khi bà còn nhỏ tại Norfolk. 
Loat anh dang nho ve Cong nuong Diana-Hinh-2Ngay từ khi còn nhỏ, cha mẹ của Công nương Diana ly hôn. Sau đó, Công nương Diana sống cùng với cha. Ảnh chụp Công nương Diana năm 1962
Công nương Diana bên chú ngựa khi đến nhà của mẹ cô tại Scotland.  
Loat anh dang nho ve Cong nuong Diana-Hinh-3Công nương Diana bên chú ngựa khi đến nhà của mẹ cô tại Scotland.
Loat anh dang nho ve Cong nuong Diana-Hinh-4Năm 1977, Công nương Diana đã gặp hoàng tử Albert và anh trai Hoàng tử Edward là Thái tử Charles. Sau đó, Công nương Diana và Thái tử Charles tuyên bố đính hôn tại cung điện Buckingham năm 1981
Loat anh dang nho ve Cong nuong Diana-Hinh-5Ảnh chụp Công nương Diana tham gia sự kiện đầu tiên với hôn phu là Thái tử Charles tại London. 
Loat anh dang nho ve Cong nuong Diana-Hinh-6Công nương Diana và Thái tử Charles tổ chức đám cưới hoàng gia tại nhà thờ St. Paul ở London. Đám cưới hoàng gia của Công nương Diana có chi phí lên đến 110 triệu USD
Loat anh dang nho ve Cong nuong Diana-Hinh-7Hình ảnh ngọt ngào, tràn đầy hạnh phúc trong hôn lễ của Công nương Diana tại cung điện Buckingham.
Loat anh dang nho ve Cong nuong Diana-Hinh-8Công nương Diana chụp ảnh cùng chồng và con trai - Hoàng tử William tại cung điện Kensington năm 1982.
Loat anh dang nho ve Cong nuong Diana-Hinh-9Công nương Diana còn là một biểu tượng thời trang đáng chú ý thời đó. Ảnh chụp Công nương Diana lộng lẫy, sang trọng khi tham dự một bữa tiệc của Nhật hoàng năm 1990.
Loat anh dang nho ve Cong nuong Diana-Hinh-10Công nương Diana có những cử chỉ quan tâm đến bệnh nhân nhí mắc bệnh ung thư trong chuyến thăm một bệnh viện Pakistan.
Loat anh dang nho ve Cong nuong Diana-Hinh-11Công nương Diana tham gia các hoạt động xã hội cùng với Hội chữ thập đỏ tại Angola
Loat anh dang nho ve Cong nuong Diana-Hinh-12Ảnh chụp gia đình với đầy đủ các thành viên hoàng gia của Công nương Diana tại lâu đài Windsor. 
Loat anh dang nho ve Cong nuong Diana-Hinh-13Công nương Diana trò chuyện với Đệ nhất phu nhân Hillary Rodham Clinton tại Nhà Trắng. Công nương Diana đã tới New York, Mỹ để gây quỹ cho quỹ từ thiện. 
Loat anh dang nho ve Cong nuong Diana-Hinh-14Công nương Diana có cuộc gặp gỡ Tổng thống Nam Phi Nelson Mandela ở Cape Town để thảo luận về vấn nạn AIDS.

Những bí mật bất ngờ về Công nương Diana

Cập nhật lúc: 08:00 12/01/2016

(Kiến Thức) - Đôi giày đầu tiên của Christian Louboutin được lấy cảm hứng từ hình ảnh Công nương Diana là một trong những điều thú vị về công nương xứ Wales.
Nhung bi mat bat ngo ve Cong nuong DianaCông nương Diana học ở nhà trước khi 9 tuổi. Đây là điều phổ biến đối với giới thượng lưu thời đó. Khi lên 9 tuổi, Công nương Diana mới nhập theo học tại trường chỉ dành riêng cho học sinh nữ - Riddlesworth ở Norfolk. Sau đó, bà học tại West Health Boarding School ở Kent cho đến năm 16 tuổi. Thành tích học tập của Công nương Diana không phải là học sinh xuất sắc khi không đạt được điểm A trong các kỳ thi. 
Nhung bi mat bat ngo ve Cong nuong Diana-Hinh-2Mặc dù không nổi trội trong học tập nhưng Công nương Diana rất xuất sắc trong lĩnh vực bơi lội, lặn và khúc côn cầu. Công nương Diana từng giành được một số thành tích cao trong các cuộc thi bơi lội. Thêm vào đó, Công nương Diana cũng đam mê ba lê và từng mơ ước trở thành diễn viên múa ba lê chuyên nghiệp.
Nhung bi mat bat ngo ve Cong nuong Diana-Hinh-3Không phải ai cũng biết, Thái tử Charles từng có thời gian ngắn hẹn hò với Lady Sarah Spencer - người chị gái của Công nương Diana
Nhung bi mat bat ngo ve Cong nuong Diana-Hinh-4Công nương Diana và Thái tử Charles đã chọn nhẫn đính hôn từ bộ sưu tập trang sức Hoàng gia Garrard vào tháng 2/1981. Chiếc nhẫn đã được trao cho Hoàng tử Harry sau khi phu nhân Diana qua đời, và cuối cùng ông đã trao nó cho lại cho con trai mình là Hoàng tử William. Sau đó, Hoàng tử William dùng chiếc nhẫn đó để cầu hôn Công nương Kate. 
Nhung bi mat bat ngo ve Cong nuong Diana-Hinh-5Váy cưới của Công nương Diana trong hôn lễ với Thái tử Charles là bộ váy cưới dài nhất trong lịch sử Hoàng gia Anh. Chiếc váy cưới này dài 7,62m, được làm từ một loại ren thủ công Carrickmacross và vải taffeta lụa màu trắng ngà và đính sequin, hàng ngàn hạt ngọc trai.
Nhung bi mat bat ngo ve Cong nuong Diana-Hinh-6Công nương Diana đã bán đấu giá 79 chiếc váy lộng lẫy, sang trọng và dùng số tiền đó làm từ thiện. 
Nhung bi mat bat ngo ve Cong nuong Diana-Hinh-7Công nương Diana qua đời vào ngày 31/8/1997 ở tuổi 36, trong một tai nạn ô tô tại thủ đô Paris của nước Pháp. Bà được chôn cất tại khu bất động sản Althorp thuộc hạt Northamptonshir.
Nhung bi mat bat ngo ve Cong nuong Diana-Hinh-8Công nương Diana không hạnh phúc trong thời gian sống tại cung điện Kensington. Mặc dù cung điện này là nơi ở của nhiều thành viên hoàng gia Anh trong nhiều thế hệ nhưng nhiều người sinh sống tại đây cô độc, buồn bã như Nữ hoàng Mary II mắc bệnh đậu mùa trong vòng 1 tuần sau khi chuyển tới cung điện và qua đời ở tuổi 32.
Nhung bi mat bat ngo ve Cong nuong Diana-Hinh-9Sau một tuần hạ sinh hoàng tử William ra đời, Công nương Diana và hoàng tử Charles mới công bố chính thức tước hiệu và tên gọi của con trai mới sinh
Nhung bi mat bat ngo ve Cong nuong Diana-Hinh-10Christian Louboutin thiết kế đôi giày đầu tiên lấy cảm hứng từ hình ảnh nổi tiếng của công nương xứ Wales Diana khi bà đang ngồi trước ngôi đền Taj Mahal trong chuyến đến thăm Ấn Độ năm 1992.

Những điều chưa biết về lễ tang Công nương Diana


12 năm sau khi Công nương Diana qua đời, người quản gia kể lại nỗi đau đớn của mình và phản ứng hoang mang của Hoàng gia Anh. 

Điều gì thực sự xảy ra đằng sau cánh cổng cung điện trong giờ đen tối nhất: Một hoàng tử quá sợ hãi khi đọc cuốn sổ tang. Nữ hoàng nắm chặt đôi bàn tay đầy lo lắng. Đó là những tiết lộ của một người trong cuộc trước sự ra đi đầy đau thương của Công nương Diana. Suốt 12 năm, Dickie Arbiter đã giữ kín những điều bí mật cho cuộc hôn nhân "cơm không lành, canh không ngọt" của Thái tử Charles và Công nương Diana.
 Quan tài với thi thể Công nương Diana được mang vào bên trong Tu viện Westminster Abbey để tiến hành nghi thức tang lễ.
Trước đây, ông cho biết nỗi buồn sâu sắc của mình khi hôn nhân của họ tan vỡ. Hồi đầu tuần này, ông kể về nỗi đau của mình và của Hoàng gia cũng như đất nước trước cái chết đột ngột của Công nương Diana. 
Những hình ảnh sốc trên truyền hình 
Một chiếc xe tiến gần khi tôi bước lên lối đi riêng trên con đường tới Cung điện Kensington. Cửa kính trượt xuống khi chiếc xe đi chậm lại, và tôi nhận ra đó là Công nương Diana. Bà mỉm cười và vẫy tay chào tôi như vẫn thường làm. Tôi nhận thấy bà khá hạnh phúc. Tôi biết bà chuẩn bị trở lại miền nam nước Pháp. Bà vừa đi nghỉ dưỡng ở đó với con trai, nhưng giờ tất cả gia đình Hoàng gia đã về Scotland, còn bà định trở lại Pháp theo lời mời của người bạn - tỉ phú Dodi Fayed. Họ đang ở giữa một mùa hè lãng mạn ngắn ngủi, tán tỉnh nhau, song tôi vui vì biết bà không phải đơn độc khi lũ trẻ chuẩn bị trở lại trường học. Hai tuần sau, khi đang chúi mũi vào TV, tôi sững người trước những hình ảnh truyền hình trực tiếp về một chiếc ôtô méo mó, vặn vẹo nằm chắn ngang một đường hầm sâu hun hút ở Paris.
Thông tin chi tiết về vụ việc không được tiết lộ nhiều, nhưng ít nhất Công nương Diana còn sống. Paul Burrell, quản gia của Công nương, khóc nức nở và chạy ào vào căn phòng ở điện Kensington khi tôi nói với vợ mình Rosemary về thông tin cập nhật đầy tuyệt vọng. Chỉ sau 3h sáng một chút, điện thoại reo. Người gọi là Penny Russell-Smith, thư ký báo chí. "Bà ấy đi rồi" là tất cả những gì Penny nói. Tôi tắm rửa, mặc quần áo và rời văn phòng. Khi sự thực bắt đầu lắng xuống, tôi mới cảm thấy một sự mất mát to lớn. Tôi biết Công nương Diana đã 17 năm. Chúng tôi bên nhau rất nhiều lúc làm việc, công du và ở khách sạn. Chúng tôi thường cười sảng khoái với nhau dù quan điểm cá nhân khá khác biệt. Trong nhiều năm, tôi làm việc như người phát ngôn cho Công nương Diana và Thái tử Charles. Công nương từng thất vọng về tôi nhiều lần. Tuy nhiên, mọi chuyện tốt đẹp khiến những vụn vặn không hay được bỏ qua. Làm sao Công nương có thể ra đi như thế? Tôi gần như không chịu nổi khi nhìn vào những hình ảnh khủng khiếp trên truyền hình. Nhưng tôi biết rằng tôi phải gạt cảm xúc qua một bên. Tôi có việc phải làm.
Kế hoạch tang lễ - điều trớ trêu!
Nữ hoàng Elizabeth II hầu như vẫn cười và vỗ tay không tiếng khi bà thấy biển hoa tưởng niệm Công nương Diana. Song thực ra, gia đình Hoàng gia rất hoang mang.  
Với vụ việc cực kỳ khó khăn này, chúng tôi đã làm tốt nhất có thể và hứa hẹn với giới báo chí sẽ cung cấp nhiều thông tin hơn vào buổi sáng. Tôi gọi điện cho lâu đài Windsor, Sandringham và Holyrood để yêu cầu treo cờ rủ. Nhưng vấn đề khó khăn là ứng xử ra sao với điện Buckingham. Nữ hoàng đang ở Balmoral, do đó không thể treo cờ rủ ở Buckingham. Theo truyền thống, không bao giờ được treo cờ rủ ở đây kể cả khi người thống trị băng hà để thể hiện sự liên tục của chế độ quân chủ. Hình như không có ai có thể trả lời vấn đề hóc búa này trong ngày định mệnh 31/8/1997.
Quyết định cuối cùng là treo cờ Liên hiệp rủ thay cho lá cờ Hoàng gia. Vào 5h sáng, người dân lũ lượt đến đặt hoa tưởng niệm tại các cửa quanh cung điện. Nhưng số lượng hoa tăng lên nhanh chóng, đồng nghĩa với việc lực lượng bảo vệ phải thay đổi cách thức. Theo đúng cách thức, lực lượng an ninh không được bất cứ thứ gì cản trở trong quá trình thực thi nhiệm vụ. Vậy là, tôi phải xin lỗi cảnh sát vì họ phải thay đổi lộ trình canh gác. Vấn đề cuối cùng vậy là đã giải quyết xong. Tôi làm việc với căn cứ không quân RAF Northolt để phối hợp với truyền thông chuẩn bị cho cuộc hành trình trở về nhà từ Pháp của Công nương Diana. Nỗi buồn đau vẫn bao trùm không khí ngày Chủ nhật mùa hè. Sáng hôm sau, ngày giờ tang lễ được quyết định. Lễ tang sẽ diễn ra vào thứ Bảy, ngày 6/9. Chúng tôi có 5 ngày để thu xếp mọi việc cho sự kiện Hoàng gia lớn nhất kể từ sau đám cưới của chính Công nương vào 16 năm trước. Nghi thức rước linh cữu Công nương Diana sẽ đi theo con đường tương tự trong kịch bản lễ tang cho Hoàng Thái hậu sắp tròn 97 tuổi. Lộ trình sẽ bắt đầu từ nhà thờ Hoàng gia, xuống đại lộ trung tâm, trước khi vào Tu viện Westminter.
Thật trớ trêu về những gì chúng tôi đang làm không phải cho sự mất mát của bất cứ thành viên Hoàng gia nào thuộc nhóm tôi phụ trách truyền thông. Chỉ 10 ngày trước đó, chúng tôi đi đúng lộ trình này, thảo ra kế hoạch chính xác cho tang lễ của Hoàng Thái hậu. Chúng tôi không thể tưởng tượng nổi sẽ làm điều này ngay sau đó, nhưng lại cho một thành viên Hoàng gia khác hoàn toàn - một trong những người mà chúng tôi không thể nào tiên đoán sẽ xảy ra thảm kịch như vậy. Song dẫu sao, kế hoạch dự định hữu ích đối với chúng tôi khi mọi thứ vẫn còn in nguyên trong tâm trí. Do đó, mọi thứ chắc chắn sẽ suôn sẻ.
Những sự ấm áp giữa nỗi buồn mênh mang
Nhưng tại sao Nữ hoàng không trở lại London để nói chuyện với người dân? Tất nhiên, chúng tôi biết sự thật. Nữ hoàng cùng gia đình đã đối phó với thảm kịch này theo cách riêng của họ. Mối quan tâm chính của Nữ hoàng là bảo vệ Hoàng tử William (15 tuổi) và Harry (12 tuổi), tránh bị phương tiện truyền thông soi mói cũng như để họ phải chứng kiến không khí buồn đau tràn ngập khắp London. Trong ngày tang lễ, giới truyền thông trong và ngoài nước đến tham dự rất đông.
Nhiều câu hỏi được đặt ra: Tại sao không có thành viên Hoàng gia nào kính cẩn tiễn biệt Công nương Diana tại nhà thờ Hoàng gia? Tại sao không ai trong số họ viết sổ tang? Chúng tôi phải quyết định trả lời mối quan tâm của truyền thông theo cách riêng. Giữa guồng quay điên rồ của sự kiện, tôi trở lại nhà thờ và may mắn không thấy có ai ở đó. Tôi thì thầm trò chuyện với cố Công nương về quãng thời gian chúng tôi bên nhau, tưởng tượng ra bà cười khúc khích rồi lại tranh cãi tiếp với tôi.
Trong sự yên tĩnh của nhà nguyện, tôi cảm ơn Công nương vì bà đã vô cùng tử tế với con gái Victoria của tôi. Nhờ bà, giờ Victoria đang bắt đầu học tập ở Mỹ. Tôi cảm ơn vì Công nương thường xuyên giành thời gian viết thư, dặn dò con gái của tôi. Sau đó, bên ngoài cung điện, Nữ hoàng và Thái tử Charles di chuyển đến trước đám đông, trò chuyện và lắng nghe lời chia buồn từ họ. Tại một thời điểm, Nữ hoàng được một bé gái 11 tuổi tặng vài bông hoa trên đỉnh một vòng hoa và cô bé nói: "Không, thưa Nữ hoàng... Đây là hoa tặng cho Người". Tôi rất vui khi vào những thời khắc kết thúc ấy, Nữ hoàng nhận được một cử chỉ ấm áp như vậy.
Theo Lao Động

Bức ảnh gây sốc về mộ của Công nương Diana


Chứng kiến ​mộ của công nương Diana bị rất nhiều rêu xanh mọc xung quanh, không ít người yêu mến bà cảm thấy buồn và xót xa.

Buc anh gay soc ve mo cua Cong nuong Diana
Đài tưởng niệm của Công nương Diana mọc khá nhiều rêu xanh. (Nguồn: Getty) 
Một năm sau khi đầu bếp cũ của Diana nói về "mớ hỗn độn mọc um tùm" ​tại mộ của Công nương Diana xứ Wales ở Althorp, Northamptonshire thì dường như tình hình vẫn chưa có gì thay đổi mà thậm chí còn tồi tệ hơn.
​Ngày 31/8 vừa qua đánh dấu 18 năm cái chết bi thảm của Diana trong một vụ tai nạn xe hơi ở Paris. Trang Express.co.uk đã tiết lộ những hình ảnh cỏ, cây cối mọc um tùm chắn hết đài tưởng niệm của công nương trên một hòn đảo.
Những hình ảnh này làm buồn lòng nhiều người quen biết Diana, trong đó có Darren McGrady - đầu bếp riêng của bà và 2 con trai trong khoảng thời gian 4 năm khi họ còn ở Cung điện Kensington trước khi bà ra đi vào ngày 31/8/1997 ở tuổi 36.
Buc anh gay soc ve mo cua Cong nuong Diana-Hinh-2
Tình trạng khu lăng mộ của công nương Diana từ năm 2014 (trái) vẫn chưa được cải thiện trong năm nay. (Ảnh: Express) 
Trong tháng 8 vừa qua, ông McGrady đã chia sẻ sự phẫn nộ của mình trên Twitter kèm theo hình ảnh ngôi mộ: “Thật buồn khi nơi an nghỉ của Công nương Diana bị người ta bỏ quên.”
Hàng chục ngàn du khách hàng năm đến Althorp phải trả số tiền lên tới 18,5 bảng để có thể viếng mộ và tỏ lòng kính trọng của họ dành cho công nương vì nơi này là bất động sản của gia đình Spencer từ 500 năm qua. Nó hiện đang thuộc sở hữu của anh trai công nương, ông Charles Diana, thế hệ thứ 9 của Earl Spencer​ và là người đọc bài điếu văn tại tang lễ của bà ở Westminster Abbey 6 ngày sau khi bà qua đời. Sau đó ông giám sát một dịch vụ mai táng riêng ở Althorp cùng ngày.
Ông McGrady, hiện đang sống ở Texas, Mỹ, đã viết một bài đăng blog trên trang web cá nhân của mình rằng: "Đó là một mớ hỗn độn và theo tôi, chẳng có sự yên nghỉ nào dành cho công nương. Hồ nước thì đầy tảo, cây cối, bụi, rêu mọc lên quanh mộ công nương như một mớ hỗn độn cứ như thể rằng họ chẳng cắt tỉa gì kể từ khi công nương được chôn cất".
Buc anh gay soc ve mo cua Cong nuong Diana-Hinh-3
Cỏ và rêu bao phủ bia tưởng niệm. (Ảnh: Express) 
Theo Vietnamplus
 

Xem tiếp...