Thứ Ba, 1 tháng 12, 2015

HIỆN THỰC KỲ ẢO 108

(ĐC sưu tầm trên NET)

Rùng rợn những ngôi nhà ma ám có thật khiến bạn “dựng-tóc-gáy”

Những ngôi nhà này đều gắn với một cái chết, hoặc với các vụ giết người rùng rợn và có thật. Tất nhiên, nó không dành cho người yếu tim tới thăm.

Ảnh minh họa
Ảnh minh họa
Seph Lawless là một nhiếp ảnh gia nổi tiếng người Mỹ. Sở thích của ông chính là tìm tòi những ngôi nhà bỏ hoang và tìm hiểu những bí ẩn của chúng. Và những bức ảnh do ông chụp lại trong chuyến khám phá của mình chắc chắn sẽ khiến bất kì ai xem cũng phải nổi da gà.
Đây là hình ảnh của Nova Haunted House, “ngôi nhà bị ma ám” tọa lạc ở Youngstown, Ohio. Theo cảnh sát kể lại, vào năm 1958, Benjamin Albright đã vô tình bắn chết con trai của mình. Và có lẽ vì cảm giác tội lỗi, hung thủ đã giết vợ và tự sát. Theo một số du khách, họ đã vào và chứng kiến những lần cửa đập dữ dội dù không có gió hay người, hoặc xuất hiện vũng máu lớn nhưng khi nhìn lại thì không thấy nữa… Thậm chí, đã có người thấy những bóng ma lởn vởn trong căn biệt thự.
Đây là tòa nhà Victorian ở Temple Street thuộc Detroit, bang Michigan. Nơi đây vào năm 1902 đã có 3 linh mục chết. Hiện thỉnh thoảng người ta vẫn nghe thấy từ nơi đổ nát này những tiếng hú rợn người…
Căn hộ có tên Hooly ở bang Texas này từng là một nhà trọ và quán ăn sáng. Nhưng từ năm 1970, hàng loạt vụ giết người bí ẩn xảy ra nơi đây, bắt buộc quán phải đóng cửa và bỏ hoang từ đó.
Tòa lâu đài có tên Haught Mansion, Brush Park, bang Michigan này từng là nhà thổ nổi tiếng chuyên dành cho những quý ông thuộc tầng lớp thượng lưu trong những năm 1940. Tuy nhiên, vào những năm sau đó, người ta đã tìm được rất nhiều xác chết có dấu vết vòng tròn kì lạ. Quá đáng sợ, không ai còn muốn dám đến đây, trừ những người muốn “thử cảm giác mạnh”.
Căn nhà có vẻ ngoài bình thường này thực chất là nơi kẻ sát nhân Anthony Sowell khét tiếng chuyên giết và giấu xác nạn nhân. Những người dân sống gần đây không dám đi qua căn nhà vì họ thường xuyên nghe những tiếng la hét rùng rợn phát ra.
Căn nhà này đã được Robert Berdella – kẻ giết người hàng loạt khét tiếng nhất trong lịch sử nước Mỹ – dùng để ở.
Berdella trải qua thời niên thiếu khó khăn ở Ohio, nhất là việc bị cưỡng hiếp vào năm 16 tuổi đã khiến hắn muốn trả thù và giết rất nhiều người.
Biệt thự Bailey ở Hartford, Connecticut được mệnh danh là biệt thự ma ám. Thỉnh thoảng người ta vẫn nghe thấy những tiếng vọng từ trong phát ra dù nó đã bị bỏ hoang từ lâu.
Căn biệt thự Milan Masion ở Ohio nổi tiếng với bóng ma ông chủ ngôi nhà, được gọi là Phù thủy Milan. Rất nhiều người đã thề sống chết rằng mình đã nhìn thấy bóng ma này.
Cũng tại Ohio có một tòa nhà của gia đình Oliver. Toàn bộ thành viên đã mất tích bí ẩn vào năm 1898 và cảnh sát cũng không thể điều tra nổi. Tuy nhiên, những người dân gần đó cho biết đến nay, họ vẫn thấy những bóng ma màu trắng xuất hiện trong ngôi nhà.
Ngôi biệt thự đáng sợ ở Philadenphia, bang Pennsylvania sẽ khiến bạn phải giật mình liên tục. Trong ngôi nhà chứa đầy búp bê và dụng cụ kim loại lạ thường.
Đây là ngôi nhà bị bỏ hoang từ năm 1968, chủ nhân của nó là cảnh sát trưởng Carter ở Buffalo, New York. Ông đã tự sát trong đó và đến nay, nhiều người vẫn nghe thấy tiếng la hét phát ra từ nơi này.

Dựng tóc gáy với những tòa nhà ám ảnh nhất nước Mỹ

Dựng tóc gáy với những tòa nhà ám ảnh nhất nước Mỹ

(Soha.vn) - Gác mái bị tra tấn ở Orleans, vụ giết người ở Iowa... là những ngôi nhà bị ma ám nhất khiến người ở đây phải dựng tóc gáy.


1. LaLaurie Mansion, New Orleans
LaLaurie Mansion được xây dựng vào năm 1832
Được xây dựng vào năm 1832, tòa nhà LaLaurie Mansion bị ám ảnh bởi một số nô lệ bị ngược đãi. Chủ sở hữu là Marie Delphine LaLaurie, hay còn gọi là Madame LaLaurie.
Câu chuyện bắt nguồn từ đám cháy trong tòa nhà vào năm 1834. Hỏa hoạn đã thiêu rụi tất cả. Sau đó cảnh sát đã tìm thấy xác của một phụ nữ nấu ăn trong bếp và một số người ở trên gác mái. Điều đáng nói là họ đều bị đánh đập và chân bị xích giam cầm.
Theo tờ New Orleans Bee ra ngày 11.4.1834, những người ngoài cuộc thấy ít nhất 7 nô lệ bị xích giam giữ trong vài tháng.
Sau này, nhà được xây dựng lại giống với bản gốc và thuộc sở hữu của nam diễn viên Nicholas Cage từ năm 2007 cho đến năm 2009.
2. Villisca Ax Murder House, Iowa
Ngôi nhà trắng cũ nằm trên một đường phố dân cư yên tĩnh ở thành phố Iowa. Vào đêm 10.6.1912, 6 thành viên trong gia đình Moore đã bị giết trong vụ giết người hàng loạt.
Cha mẹ Josiah và Sarah cùng bốn đứa con Herman (11 tuổi), Katherine (10 tuổi), Boyd (7 tuổi) và Paul (5 tuổi) và Ina, Lena - 2 đứa trẻ của nhà bạn đến chơi - đã được tìm thấy với những vết thương trên đầu từ một cái rìu.
Các nhà điều tra tin rằng tất cả các nạn nhân, trừ Lena Stillinger, bị giết trong lúc đang ngủ. Lena cho biết đã cố gắng chống cự và bị một vết thương ở cánh tay. Khi tìm thấy, cô bé trong tình trạng hoảng sợ vì bị xâm hại tình dục.
Đức cha George Kelly bị nghi ngờ nhưng cả 2 lần bắt giữ ông đều được tha tội. Đến giờ vụ án vẫn chưa được làm sáng tỏ.
3. Farnsworth House, Gettysburg, Pennsylvania
Cuộc nội chiến nổi tiếng ở Gettysburg là một trong những vụ đẫm máu nhất trong lịch sử ở đây. Farnsworth House được Chuẩn Tướng Elon J. Farnsworth đặt tên. Lính sẽ ẩn nấp và bắn súng ra từ các cửa sổ của tòa nhà. Sau đó, căn nhà được hoạt động như bệnh viện dã chiến chữa trị cho lính bị thương.
Năm trong số 9 căn phòng ở đây cho đến giờ vẫn bị ám ảnh bởi những bóng ma của liệt sĩ cũng như nữ hộ sinh Mari. Nhiều người ngủ tại căn nhà cho biết, họ thường xuyên nhìn thấy cô ngồi trên giường của họ vào ban đêm.
4. Joshua Ward House, Salem, Massachusetts
Thị trấn Salem, Massachusetts không xa lạ gì với truyền thuyết kinh hoàng của tòa nhà Joshua Ward House.
George Corwin - một cựu cảnh sát trưởng khét tiếng giàu có trong những năm 1780 đã cho xây dựng tòa nhà. Biệt danh là "The Strangler", ông đã sử dụng nhiều phương pháp tra tấn nạn dân dã man. Ông là người chịu trách nhiệm trước cái chết của vô số phù thủy địa phương.
Một trong số đó là Giles Corey. Giles Corey gán tội phù thủy đã bị người của Corwin nghiền nát đến chết bằng cách đặt các khối đá nặng trên ngực. Trước khi chết, Corey nguyền rủa Corwin và tất cả các cảnh sát theo anh ta.
Sau lời nguyền này, Corwin đã chết do một cơn đau tim. Một số người theo ông ta cũng chết kỳ lạ.
theo Xzone / Trí Thức Trẻ

Halloween khám phá những ngôi nhà “ma ám” nổi tiếng Hà Thành

Đăng lúc 18:45 pm - 30/10/2015 - Đời sống
Halloween không chỉ là ngày thể hiện tài năng hóa trang “rùng rợn” và còn là dịp để giới trẻ rủ nhau khám phá những căn “nhà ma” nổi tiếng khắp Hà Thành.
Tin liên quan
    Halloween khám phá những ngôi nhà “ma ám” nổi tiếng Hà Thành

    Halloween khám phá những ngôi nhà “ma ám” nổi tiếng Hà Thành

    “Nhà ma nhốt nhiều oan hồn” ở 300 Kim Mã
    Căn nhà số 300 Kim Mã là một trong số những ngôi nhà ma nổi tiếng ở Hà Nội. Được biết, có tin đồn căn nhà ở 300 Kim Mã “nhà ma không đụng tới được” vì căn nhà có vị trí đắc địa, nằm ngay mặt đường khang trang, sầm uất và đông đúc nhất Hà Nội nhưng lại bỏ hoang nhiều thập kỉ nay.
    Sau nhiều năm không sử dụng, căn nhà 300 Kim Mã với kiến trúc kiểu biệt thự, nửa nhà ở có màu tro xám nằm lạc lõng giữa những ngồi nhà màu sắc sôi động. Bức tường dày đến 40 cm, nhìn từ xa trông giống như chiếc lô cốt bị rêu phong phủ kín nhìn càng kỳ bí.
    Căn nhà số 300 Kim Mã là một trong số những ngôi nhà ma nổi tiếng ở Hà Nội.

    Căn nhà số 300 Kim Mã là một trong số những ngôi nhà ma nổi tiếng ở Hà Nội.

    Theo những người sống lâu năm quanh khu nhà cho biết, đất này ngày xưa là bãi tha ma. Có lời đồn lại nói trước đây là  bệnh viện, nhưng bệnh nhân vào chữa không bao giờ qua khỏi.
    Thậm chí, nhiều tin đồn cho rằng, có nhà tâm linh đi qua khu nhà 300 Kim Mã còn nghe thấy tiếng trẻ con khóc, bóng người với tay ra ngoài đòi kêu cứu, than thở bên trong đói rét, khổ sở.
    Gần đây nhất, có tin rằng một công ty đã thuê làm văn phòng, nhưng cứ sáng đến thì thấy bàn ghế bị xếp chồng lên nhau, những tiếng động lạ buổi tối. Và tiếng trẻ con khóc thảm thương trong những ngày mưa phùn âm u.
    Cho đến nay, căn nhà số 300 Kim Mã vẫn là một địa chỉ “kì bí’ mà nhiều bạn trẻ muốn khám phá trong những dịp rằm tháng 7 hay  Halloween.

    Cho đến nay, căn nhà số 300 Kim Mã vẫn là một địa chỉ “kì bí’ mà nhiều bạn trẻ muốn khám phá trong những dịp rằm tháng 7 hay  Halloween.

    Căn nhà 138 phố Hàng Trống
    Căn nhà số 138 phố Hàng Trống nằm trong khu đất đắt đỏ nhất Việt Nam - đối diện trông ra mặt hồ Gươm và kề cạnh là cả một khách sạn to lớn và những cửa hàng sang trọng.
    Tuy nhiên, căn nhà số 138 Hàng Trống lại là một trong những căn nhà mà nổi tiếng nhất Hà Nội. Đã từng có rất nhiều lời đồn về những câu chuyện “kì bí” diễn ra trong ngôi nhà này.
    Đã từng có rất nhiều lời đồn về những câu chuyện “kì bí” diễn ra trong ngôi nhà này.
    Đã từng có rất nhiều lời đồn về những câu chuyện “kì bí” diễn ra trong ngôi nhà này.
    Từ nhiều năm nay, ngôi nha bị đồn có một hồn ma nữ ám. Một số người dân quanh khu vực này cho biết, cứ đến nửa đêm ngày rằm lại có tiếng phụ nữ kêu rên, la hét như đang bị hành hạ hoặc ôm cây đa khóc thảm thương.
    Có tin đồn như vậy vì chủ cũ của căn nhà đã thắt cổ tự tử, những người đến sau thuê ở hay làm ăn đều gặp chuyện không lành.
    Cho đến nay, không biết thực hư những lời đồn đại ra sao, nhưng căn nhà số 138 Hàng Trống vẫn bị coi là một trong những địa điểm “ma ám” nhất Hà Nội.
    Nhà hoang ở Khương Trung Năm 2010, một ngôi nhà cấp 4 tồi tàn, tường gạch đổ vỡ bừa bộn nằm trên đoạn song song với đường Kim Giang kéo dài từ Nguyễn Trãi bị cho là một trong số những ngôi nhà ma ở Hà Nội khiến người ta rùng mình.
    Có lời đổnằng, trong ngôi nhà thường xuyên xuất hiện những âm thanh hình ảnh ma quái, một chiếc bóng trắng lướt qua, hoặc tiếng trẻ con khóc hờ ai oán hay tiếng người cười sằng sặc trong đêm hôm khuya khoắt.
    Nhà hoang ở Khương Trung là địa điểm nhiều bạn trẻ chọn để khám phá trong ngày Halloween
    Nhà hoang ở Khương Trung là địa điểm nhiều bạn trẻ chọn để khám phá trong ngày Halloween
    Không những thế, bên cạnh ngôi nhà là một cây gạo lớn. Theo tâm linh của người Việt Nam, cây dạo thường gắn liền với ma quỷ hay những điều ‘ám ảnh”.
    Nhà ma ám ở 217 Tôn Đức Thắng
    Hơn 10 năm nay, căn nhà ma ám ở địa chỉ 217 Tôn Đức Thắng đã bị bỏ hoang dù có vị trí đắc địa, tọa lạc ở giữa con phố đông đúc, sầm uất trong nội thành Hà Nội.
    Nhìn từ bên ngoài, căn nhà có 2 tầng, tầng 1 được ngăn đôi, tường vôi đã lâu ngày, cũ kĩ, bong tróc thành nhiều vệt loang lổ. Một bên cửa cuốn luôn đóng im ỉm, còn bên kia được một người thuê lại để bán bánh.

    Nhiều người kể lại rằng, căn nhà toát ra hàn khí, âm u, ghê sợ đến nỗi anh chủ tiệm bánh thuê lại một phần ngôi nhà cũng không dám ngủ lại buổi tối. Lý do là thời gian đầu ngủ lại, anh này thường xuyên gặp ác mộng. Anh cho biết: “Có trải qua mới thấy ghê rợn” rồi nhất quyết không chia sẻ thêm gì nữa vì “Tôi không dám nói nhiều về ngôi nhà này. Bây giờ tìm một công việc mới khó khăn lắm”.
    Những người dân xung quanh đây cho biết, có nhiều tin đồn về ngôi nhà này, nhưng nhiều nhất là lời đồn mảnh đất này có nhiều âm hồn lẩn khuất. Người ta đồn rằng, có người treo cổ tự tử, nhiều đêm thấy tiếng gió hú vọng ra từ ngôi nhà. Đó là “âm binh” tụ tập, là những người ở đó bị oan khuất nên không chịu rời đi...
    Nhà ở ngõ 392 Bạch Mai
    Ngôi nhà ở ngõ 392 Bạch Mai từ lâu đã trở thành địa điểm khiến giới trẻ nhắc đến là “rùng mình”. Từ khi ngôi nhà tồn tại, đã có không ít lời đồn về những điều kỳ bí xung quanh ngôi nhà này.
    Có người cho rằng, vợ chồng ngôi nhà này đi xem bói, thầy bói phán ngôi nhà có ma cần về yểm, nhưng do khí hàn nặng quá, chủ nhân ngôi nhà đành cho thuê lại ngôi nhà và ra nơi khác ở.

    Không những thế, còn có tin rằng ngôi nhà rao bán nửa năm không ai mua vì bị ma ám, người dân trong ngõ cũng không dám bén mảng tới căn nhà. Hay tối đến là trong nhà sẽ xuất hiện một hồn ma nữ tóc dài, khóc lóc đòi trả lại căn nhà nên cho đến nay, dù ở vị trí thuận lợi, căn nhà vẫn không có ai mua và cũng không nhiều người dám đi lại xung quanh khu vực này.
    An Nguyên

    Bí mật kinh hoàng nhưng ngôi nhà ma ám rùng rợn nhất Sài Gòn

    29/01/2015 09:43
    Mai Phương
    Sau bài viết về những căn nhà nhiều ma nhất Hà Nội, Báo du học xin gửi tới độc giả bài viết hé lộ về những căn nhà bị ma ám nổi tiếng nhất Sài thành!

    Sau series những căn nhà nhiều ma nhất Hà Nội, Báo du học xin gửi tới độc giả bài viết hé lộ về những căn nhà bị ma ám nổi tiếng nhất Sài thành!
    1.Dinh thự 99 cửa và bóng ma cô gái nhà họ Hứa:
    ma am

    Ngôi biệt thự ma ám nhà họ Hứa
    Căn biệt thự cổ hoành tráng bậc nhất đất Sài Thành nằm ở khu tứ giác đắc địa ở trung tâm TP.HCM là Phó Đức Chính – Lê Thị Hồng Gấm – Calmette – Nguyễn Thái Bình, nay đã được trưng dụng làm Bảo tang Mỹ thuật TPHCM. Nhưng xung quanh dinh thự ấy, những lời đồn ma quái vẫn chưa bao giờ lắng xuống.
    Xung quanh những câu chuyện liêu trai, người ta tính ra rằng, ngôi biệt thự 99 cửa này năm xưa thuộc sở hữu của Hứa Bổn Hỏa – ông chùm bất động sản Nam Kỳ thế kỷ 19.
    Những lời đồn đại ma quái về dinh thự của nhà họ Hứa đã lưu truyền ở Sài Gòn từ trước năm giải phóng 1975.
    Những tiếng khóc than thảm thương từ căn phòng khóa kín, bóng cô gái mặc váy ngủ trắng muốt lướt qua những dãy hành lang không người trong đêm khuya, chuyện vê khuôn mặt ghê rợn bỗng chốc hiện ra trong đêm tối,…là những câu chuyện kinh hoàng mà người ta truyền tai nhau về bóng ma trong ngôi biệt thự này.
    ltu9lwsKSKlJPGh
    Một góc âm u trong ngôi biệt thự
    Người dân Sài Gòn tin rằng, bóng ma trong biệt thự nhà họ Hứa chính là con gái độc nhất của Hứa Bổn Hòa – tiểu thư Hứa Tiểu Lan. Năm xưa, cả Sài thành đã náo loạn khi hay tin cô con gái cưng của ông chùm bất động sản bỗng – dưng – biến – mất. Sự việc bí ẩn ấy đã gây xôn xao trong thành phố suốt một thời gian dài.
    Sau đó, nhà họ Hứa bất ngờ đăng cáo phó báo tin con gái họ đã chết.
    Nhưng điều kinh hoàng chưa dừng lại ở đó. Có lần, mộ của Hứa Tiểu Lan bị đào trộm, bọn trộm mộ những tưởng lấy được những món hời trong mộc của cô tiểu thư nhà quyền quý, nhưng hóa ra, đón chờ bọn chúng lại là một ngôi mộ sơ sài với quan tài…trống không!
    Sau này, căn phòng nơi Hứa Tiểu Lan từng ở, dù đầy đủ tiện nghi, nhưng luôn đóng kín. Ban đêm, từ căn phòng âm u ấy luôn vọng ra những tiếng khóc than gào thét của một cô gái trẻ
    2.Chung cư 727 – nhà ma nổi tiếng nhất Sài Gòn:
    Người ta đồn rằng, khu chung cư này đã bị trấn yểm bởi loại thuật phong thủy ghê rợn: dùng xác trinh nữ!
    4VE5dzhUlNm1VtV
    Khu chung cư cũ kỹ 727 là địa điểm ma ám nổi tiếng
    Những giai thoại về khu chung cư này, mà năm xưa chính là  Khách sạn Building President trên đường Trần Hưng Đạo (quận 5) dễ dàng làm người ta kinh sợ!
    Vào những năm 60 của thế kỷ trước, tại khu đất tọa lạc chung cư 727 bây giờ, ông Nguyễn Tấn Đời – đại gia giàu có nhất nhì Nam kỳ – đã khởi công xây dựng một khách sạn 13 tầng, chia làm 6 tòa, ngăn thành 530 phòng.
    Điều trùng hợp kỳ lạ là ở chỗ: theo phương Tây, con số 13 là con số xui xẻo, con số của ma quỷ. Khách sạn mà ông Đời định xây, lại có đúng 13 tầng! Đây không phải là điều tốt.
    Và quả thật, những điều kinh hoàng đã xảy ra trong quá trình xây dựng.
    Mỗi lần tầng thứ 13 sắp hoàn thành, thì những tai nạn kinh hoàng liên tục xảy ra. Công nhân chết rất nhiều người, khi thì rớt giàn giáo, khi thì bị giật điện,…Những án mạng liên tiếp ấy khiến khách sạn mãi chưa hoàn thành, cũng là căn nguyên của những lời đồn ma ám về khu đất ấy.
    Trước những sự việc trùng hợp đến đáng sợ ấy, ông Tấn Đời đã buộc phải tạm dừng thi công và cho mời thầy pháp sư về trấn yểm tòa nhà.
    Nhắc đến việc “trấn yểm”, những bậc cao niên quanh đây vẫn không khỏi rùng mình. Người ta đồn rằng, thầy pháp kia đã thầy pháp đã cho người đến bệnh viện mua lại xác của 4 trinh nữ, đem về chôn ở 4 góc của khách sạn để trấn tại 4 hướng.
    ADgeJtO1oaOLbJe
    Bên trong chung cư 727
    Sau này, khi khách sạn Building President hoàn thành, dù chuyển tay nhiều chủ, nhưng tầng 13 của khu nhà này, vẫn chưa bao giờ được sử dụng!
    1. Ngôi nhà với chiếc hố…chôn người!:
    Vào một buổi trưa cuối năm 2000, khi người người tất bật, nhà nhà nô nức chuẩn bị đón tết Canh Thìn thì anh trực ban Công an phường 13, quận Tân Bình, bất ngờ nhận được một cú điện thoại lạ lùng của một người thợ hồ ngụ cùng phường, giọng rụt rè, nghi hoặc: “Tôi được thuê đào một cái hố vừa to, vừa sâu, lại gần như ngay giữa nhà, cạnh lối cửa ra vào, chủ nhà nói là đào hầm phân tự hoại. Vừa bước vào nhà tôi đã nghe mùi tanh hôi rất khó chịu, chủ nhà bảo do cống nghẹt nhưng tôi quan sát thấy phía chiếc giường được che chắn nhiều mùng màn, có một vệt nước đen chảy ra… Tôi ngờ có một vụ giết người và hình như người ta đang định thủ tiêu xác, các anh cho người tới đào chiếc hố này lên coi thử”.
    images187250_1

    Ngôi nhà với những lá bùa trên cửa trước kia  là nơi xảy ra án mạng cưới đi 3 mạng người
    Thông tin lập tức được báo cáo, xác minh. Tại khu vực trên, nhiều bà con cũng phản ánh rằng vài ngày qua nghe có mùi khăn khẳn mà không biết xuất phát từ đâu. Đến gần căn nhà “có chiếc hố lạ lùng”, mùi hôi càng nồng.
    Chủ nhân ngôi nhà đó là ông bà Nguyễn Thiếp, Nguyễn Thị Tuyết Lan – cán bộ hưu trí, quê quán Quy Nhơn, Bình Định, tạm trú TPHCM, diện KT3 – và 2 con trai “trên Thuận, dưới Hòa”.
    Anh con trưởng Nguyễn Minh Thuận được cha mẹ cho ăn học đến nơi đến chốn, tốt nghiệp ĐH Tài chính-Kế toán nhưng chưa tìm được việc làm. Nguyễn Minh Hòa chỉ học hết lớp 12 và đã đi làm vệ sĩ tại Công ty Bảo vệ Long Hải.
    “Cả nhà chỉ trông cậy vào đồng lương của Hòa, bà Lan bị tai biến mạch máu não nên thường xuyên ra vào bệnh viện. Không có việc làm, Thuận lại là người thích ăn chơi, tiêu xài, nên thường “thó” tiền trong túi của em trai, vì thế anh em Thuận, Hòa liên tục cãi vã. Ông Thiếp, bà Lan thường bênh vực Hòa hơn. Với chút tiền hưu trí, ông bà có lần tiết lộ với hàng xóm “để dành lo cho thằng út lấy vợ”. Thuận biết được điều đó nên càng nuôi lòng thù ghét em” – anh Q., người hàng xóm nhà ở ngay đầu hẻm, kể.
    Khi thẩm tra, Thuận khai Hòa để mẹ té nên la mắng, Hòa cãi lại, Thuận lấy thanh ma trắc vụt vào mặt Hòa, Hòa quỵ xuống, tưởng Hòa giả bộ, Thuận đánh tiếp vào đầu cho đến khi Hòa chết. Bà Lan trông thấy cảnh ấy nên ngã bật ngửa đập đầu vào cạnh bếp, tắt thở. Ông Thiếp từ quê vào hỏi mẹ và em đâu, Thuận thú nhận đã lỡ tay giết và quỳ lạy, xin cha đừng tố giác, ông Thiếp nghe thế đập đầu vào cạnh giường, máu ra nhiều nên cũng chết ngay…
    Cả 3 người đều bị đánh vào vùng đầu nhiều nhát bằng ma trắc và côn nhị khúc đến lún, nứt, vỡ sọ. Tại hiện trường, công an tìm thấy 2 hung khí này với những vệt máu khô đen. Các nạn nhân bị vùi xuống hố ngay giữa nhà, lấp cát và tráng xi-măng, xác chảy nước, phân hủy, mùi hôi phủ trùm lên cả khu xóm…
    Bao nhiêu năm qua, những thông tin về ngôi nhà luôn được cập nhật, là đề tài thời sự tại các quán cà phê quanh khu vực này. Câu chuyện về các nữ sinh viên đến trọ học, rồi lần lượt kẻ trước người sau… bỏ chạy luôn luôn được người ta kể đi, kể lại không biết bao nhiêu lần. “Người ở lâu nhất chưa được đầy tháng, còn người mau nhất chưa tới 1 tuần” – những người hàng xóm kể. “Nửa đêm, chợt thấy một cô sinh viên tung cửa lao bắn ra khỏi nhà, vừa chạy vừa khóc” – một người dân phụ họa. “Buổi trưa có anh sinh viên đến tìm bạn gái. Gõ, gọi rồi đập cửa mãi một lúc sau mới thấy cô bạn xuất hiện, mặt mũi thất thần, cô ấy nói không ra mở cửa được vì bị đến… 3 cái bóng đè” – một người khác thêm. Được biết, cách đây 1 tuần lại có người dọn đến rồi cũng vội vã dọn đi. Ngôi nhà lại được quét sơn mới và cửa lại dán thêm lá bùa mới chờ người kế tiếp đến thuê.
    1. Ngôi nhà với bóng ma thai phụ bên cửa sổ:
    Tọa lạc tại số 24 phố Lý Thái Tổ, ngôi nhà hoang nơi đây từ lâu đã trở thành địa chỉ ma ám đáng sợ nhất Sài Gòn.
    XczDmWv9CU73kC7
    Tại ngôi nhà này 13 năm trước, một án mạng đau thương đã xảy ra, cướp đi một lúc 7 mạng người của gia đình chủ nhà.
    Năm xưa, nơi đây từng là một cửa hàng xe máy khá “ăn nên làm ra”. Nhưng trận hỏa hoạn khủng khiếp vào một ngày cuối năm đã cướp đi tất thảy 7 mạng người, trong đó có một phụ nữ mang thai và một em bé mới 3 tuổi.
    Cả gia đình chỉ còn một người em trai bị tâm thần và người mẹ già. Đau đớn hơn, thủ phạm thiêu cháy cả gia đình lại chính là người em trai, với lý do giận cả nhà “vì bắt uống thuốc”.
    7 mạng người chết tức tưởi, nhưng điều vẫn ám ảnh người dân nơi đây tới giờ chính là người thai phụ chết cháy trong vụ hỏa hoạn năm đó.
    Một người sống ở phố Lý Thái Tổ lâu năm kể lại: Người ta kể lại rằng trong cơn bão lửa, mọi người nhìn thấy cô gái của chủ nhà một tay ôm con, một tay vịn cầu ban công tầng 1 nhìn xuống đất. Cậu con trai trong lòng chị khóc thét vì sợ hãi. Khoảng cách giữa chị và những người dân đang căng bạt ứng cứu trong lúc chờ lực lượng cứu hộ đến nơi chỉ là một tầng lầu, độ cao từ ban công tầng một với mặt đất là rất thấp. Họ gọi chị nhảy xuống hoặc quẳng đứa trẻ xuống để cứu cháu, nhưng không hiểu sao, chị cứ nhìn thẳng xuống phía dưới rồi ẵm cháu bé chạy vào trong nhà, nơi ngọn lửa đang bốc lên cao kèm theo khói đen mù mịt. Lát sau, chị lại chạy ra nhìn xuống dưới một chạp lâu rồi thêm một lần chạy ngược vào bên trong… Và chị đã không còn xuất hiện nữa, cháu bé đã chết theo mẹ.
    Sau này, ánh mặt ấy đã ám ảnh người dân ở đây một thời gian dài. Người ta đồn rằng, bóng người bên cửa sổ bồng con lúc đó là hồn ma, còn người mẹ và đứa con thì đã chết trước đó. Tới bây giờ, người ta vẫn thường xuyên nghe thấy những tiếng động lạ từ trong căn nhà hoang. Có người còn bang hoàng kể lại rằng: họ vẫn thấy bóng ma của thai phụ lang thang trên tầng 2 của căn nhà vẫn còn tàn tích của trận hỏa hoạn hơn mười năm về trước…
    1. Ngôi nhà 1/5D Quang Trung với “vật thể lạ”:
    Căn nhà 1/5D Quang Trung, quận 12 là một trong những nơi “rùng rợn” khiến cho những người hiếu kỳ không thể bỏ qua.
    Căn nhà này nổi tiếng bởi không ai có thể “trụ” nổi ở đây quá 2 tuần. Người dân xung quanh kể lại rằng, hầu hết người dọn đến đây đều bị “bóng đè” trong khi ngủ đến không thở được. Mỗi khi nửa đêm, chủ nhà lại nghe tiếng khua xoong nồi, chén bát. Tìm xuống bếp để “đuổi” đi chỉ có cảm giác rợn người và như có “thứ gì đó không xác định” cứ lởn vởn quanh mình.
    Kinh hoàng hơn,sau một thời gian bỏ hoang do quá nhiều người đến rồi đi, một công ty may mặc gần khu Chợ Cầu đã thuê căn nhà cho công nhân ở. Nhưng mới ngày đầu tiên, hàng chục công nhân đang ngủ nửa khuya bỗng nhiên bị ngẹt thở, cứng miệng như ai bóp cổ. Sau đó, họ được người dân xung quanh tức tốc đưa đi bệnh viện.
    fs

    Phía trước cổng của ngôi nhà 1/5D Quang Trung
    Cho đến nay, người dân vẫn tin rằng,ngôi nhà số 1/5D Quang Trung là nơi trú ngụ của những linh hồn chết đường, chết chợ, không được siêu sinh nên họ thường về quấy phá những ai dám đến ở căn nhà này.
    Xem tiếp...

    CHUYỆN VỤ ÁN 37

    (ĐC sưu tầm trên NET)

    Thảm án trong căn biệt thự triệu đô (Kỳ 1)

    Chủ Nhật, ngày 22/06/2014 04:00 AM (GMT+7)
    Năm thành viên một gia đình bị giết hại dã man trong một căn biệt thự sang trọng triệu đô. Cảnh sát không thể liên hệ với thành viên còn lại.
    Một người đàn ông ăn mặc lịch sự bước ra khỏi chiếc xe sang trọng trong bãi đỗ xe ở sân bay quốc tế Kennedy. Bỏ lại chiếc xe trong bãi, dự định không bao giờ quay trở lại nơi đây, anh ta bước nhanh về phía sảnh.
    Trong căn biệt thự đắt tiền nhất ở Westfield, New Jersey, chiếc máy hát vẫn đang chạy những bản nhạc mà mọi người trong gia đình thường hay nghe. Một vụ thảm sát vừa xảy ra, tất cả thành viên trong gia đình đã bị giết chết. Người đàn ông ăn mặc lịch sử ở sân bay chính là hung thủ.
    Breeze Knoll, căn biệt thự đắt tiền nhất trong khu biệt thự ở Westfield, New Jersey được thiết kế 3 tầng với 19 phòng. Trong căn biệt thự đó có cả một phòng lớn dành cho những bữa tiệc khiêu vũ.
    Chủ nhân của nó là John List, 46 tuổi. List sống cùng với vợ ông, Helen 45 tuổi, cô con gái lớn Patricia 16 tuổi, hai cậu con trai John Jr 15 tuổi và Fredrick, 13 tuổi. Mẹ List, Alma 85 tuổi cũng sống cùng gia đình.
    List theo đạo Thiên chúa và có những nguyên tắc riêng về cuộc sống gia đình. Mọi thứ trong gia đình luôn theo ý của List. Anh ít khi cười và luôn khoác trên mình những bộ vét đắt tiền ngay cả khi làm cỏ trong sân. Tháng 10/1971, List đã lắp một hệ thông súng tự động cho căn biệt thự của mình với mục đích bảo vệ những thành viên trong gia đình.
     Thảm án trong căn biệt thự triệu đô (Kỳ 1) - 1
    Helen List
    Hai tháng trước, con gái lớn của List, Patricia bị cảnh sát hỏi tới khi đang đi bộ giữa đêm trong tình trạng say rượu và hút thuốc. Đối với List, đó là một điều không thể chấp nhận được, List nói với con gái mình rằng, cô bé phải xuống địa ngục vì điều đó. Vợ anh, Helen List, hiếm khi đi lễ nhà thờ và không tin vào Chúa, một mực bênh con gái mình trước cơn tức giận của List. Tháng 11/1971, List quyết định phải “thay đổi” mọi chuyện trong gia đình mình, không ai biết được anh đã làm gì trong thời điểm đó cho tới tận ngày 7/12.
    Một người hàng xóm của gia đình List sống ở căn biệt thự 431 Hillside để ý thấy đèn trong biệt thự Breeze Knoll luôn sáng. Cô biết gia đình List đã đi nghỉ cách đấy vài ngày trước. Một chiếc xe lạ đỗ trước lối vào đã nhiều ngày hôm nay. Người hàng xóm cảm thấy có điều gì đó bất ổn, cô quyết định thông báo cho cảnh sát.
    Cảnh sát có mặt tại khu biệt thự, sau khi thăm dò xung quanh nhưng không có ra mở cửa, họ tìm cách vào bên trong thông qua cửa sổ tầng một. Bên trong, lò sưởi không được bật, không khí lạnh như bên ngoài. Tiếng nhạc vẫn vang lên, âm thanh du dương của những bài thánh ca. Đồ đạc trong nhà không có sự xáo trộn. Không có tiếng người trong nhà, có vẻ như cả gia đình 6 người đã đi vắng.
    Trong phòng ăn có những vết đen như vết máu dính trên tường, lần theo những vết đó, đi dọc theo hành lang chính dẫn đến các phòng khác, một mùi khó chịu sộc lên. Điều gì đó kinh khủng đã xảy ra trong căn biệt thự này.
     Thảm án trong căn biệt thự triệu đô (Kỳ 1) - 2
    John List
    Vết đen dừng lại ở phòng khiêu vũ, bên cạnh lò sưởi, các nhân viên cảnh sát bất ngờ khi thấy bốn chiếc túi ngủ Boy Scout được xếp chồng lên nhau, mùi kinh khủng bốc ra từ đó. Họ hoảng hốt khi phát hiện 4 xác người bên trong từng chiếc túi ngủ. Dựa vào vết máu trên sàn, có thể kết luận các nạn nhân đã bị giết ở những phòng khác trước khi bị kéo tới đây. Người hàng xóm nhanh chóng nhận ra đó chính là Helen List và ba đứa trẻ.
    Mất khá nhiều thời gian để cảnh sát kiểm tra hết những phòng còn lại trong căn biệt thự. Trong căn phòng rộng cuối hành lang tầng 2, họ phát hiện xác bà Alma, căn phòng bị khóa bên ngoài, bà Alma nằm trên sàn với một chiếc khăn phủ trên mặt. Bà Alma bị bắn chết bởi nhiều phát đạn trên đầu.
    Helen có đã bị bắn chết ở nhà bếp trong bộ váy ngủ trước khi bị kéo đến phòng khiêu vũ. Cánh tay có có nhiều vết máu. Ba đứa trẻ mặc áo khoác mùa đông, có thể chúng vừa đi ra ngoài về.
    Căn biệt thự nhanh chóng được niêm phòng để dựng lại hiện trường. Trong thùng rác đặt ở phòng khiêu vũ, cảnh sát tìm thấy những chiếc khăn  và một vài tờ giấy báo dính máu. Nhiều bức ảnh gia đình trên trên tường bị bắn nát.
    Tám năm trở lại đây, Westfield lại mới xảy ra một vụ giết người và lại là một vụ thảm án.
    Thành viên duy nhất không bị sát hại trong gia đình chính là John List. Không ai có thể liên lạc được với anh khi vụ việc được phát hiện.
    Trong một căn phòng rộng, yên tĩnh trên tầng hai được cho là phòng làm việc của List, cảnh sát tìm thấy hai khẩu súng trong ngăn bàn làm việc, một khẩu súng tự động cỡ 9mm và một khẩu súng lục cỡ nòng 0.22 cùng một số hộp đạn.
    Trên bàn, một chiếc phong bì lớn gửi cho linh mục Eugene A. Rehwinkel. Bên trong là séc, sổ tiết kiệm, sổ bảo hiểm và những giấy tờ bất động sản đứng tên John List, một cuốn sổ ghi chi tiết những khoản nợ của List và một số bức thư được viết bằng tay. Trong thư, List có nhắc đến việc cả gia đình mình bị giết hại.
    Theo Mai Tân ( Theo Trutv) (Khampha.vn)

    Thảm án trong căn biệt thự triệu đô (Kỳ 2)

    Thứ Ba, ngày 24/06/2014 04:00 AM (GMT+7)
    Một lá thư dài 5 trang với nét chữ nguệch ngoạc được tìm thấy. Đó là lời thú tội của hung thủ, thành viên duy nhất trong gia đình mà cảnh sát không tìm thấy.
    Một bức thư List viết cho ông chủ cũng được tìm thấy, List cho biết mình đang trong tình trạng khó khăn về tài chính, “Tôi xin lỗi vì kết thúc mọi chuyện như vậy, nhưng với thu nhập ít ỏi, tôi không thể duy trì được cuộc sống của gia đình mình.”
    Trong một bức thư trước đó List gửi cho mẹ Helen cũng nhắc đến chuyện tài chính, “con không muốn gia đình mình phải sống trong cảnh khốn khó, chỉ còn một cách duy nhất để thoát khỏi tình trạng này.”
    Với linh mục  Eugene A. Rehwinkel, List viết lời thú tối bằng nét chữ nguệch ngoạc, dài tận 5 trang, anh kể lại toàn bộ những gì mình làm với các thành viên trong gia đình. List rất buồn vì Helen đang bị bệnh và cô mất dần niềm tin vào Chúa. Patricia đã lớn và bắt đầu có những hành động khó bảo. List đã cầu nguyện rất nhiều nhưng vẫn lo sợ những gì đang diễn ra trong gia đình sẽ ảnh hưởng đến bọn trẻ khi chúng trưởng thành. List muốn mọi người được giải thoát nên ra tay giết họ. List khẳng định việc mình làm không gây đau đớn cho mọi người, “Họ đã nhận một cái chết nhẹ nhàng nhất”. Trong thư, List mong muốn những người thân của mình được hỏa táng.
    Cảnh sát trưởng James Moran chỉ đạo cuộc điều tra. Moran tuyên bố sẽ không để cho List thoát khỏi vụ này, bằng mọi giá phải bắt hắn chịu tội.
    Cảnh sát thư liên lạc với John List những không nhận được bất cứ tín hiệu nào. List đã biến mất cùng với chiếc xe Chevrolet Impala màu xanh.
    Một chiếc xe Chevrolet Impala màu xanh được phát hiện tại bãi đỗ xe sân bay quốc tế Kennedy. Chiếc xe được gửi tại đây từ ngày 10/11. Chủ nhân chiếc xe được xác định là John Emil List. Cảnh sát nghi ngờ List đã rời khỏi Kennedy khi họ không tìm thấy hộ chiếu của hắn tại nhà. Cảnh sát liên bang ngay lập tức được thông báo về vụ án.
    Một phiên tòa được mở vắng mặt John List, hắn bị buộc tội giết 5 người. Lệnh truy nã John Emil List được công bố rộng rãi.
    John List là một nhân viên bán bảo hiểm, thời gian gần đây, công việc của List gặp nhiều khó khăn, hắn mắc phải những khoản nợ hàng nghìn đô la. Những người quen của gia đình cho biết, cuộc hôn nhân của John và Helen không hạnh phúc như mọi người nhìn vào. Helen tỏ ra xem thường List. Mối quan hệ trở nên xấu đi khi Helen thường xuyên bị bệnh, cô ít đi lễ nhà thờ hơn. Đó là một điều không thể chấp nhận đối với một con chiên ngoan đạo như List.
    Những đứa trẻ trong nhà List dường như cảm nhận được những thay đổi của cha mình. Patricia nói với giáo viên của cô rằng, gia đình mình sắp đi nghỉ mát, cô bé lo sợ cha cô sẽ giết mọi người trong kì nghỉ này.
    Lên kế hoạch cho vụ thảm sát, trước đó vài ngày, List có viêt thư tới trường của bọn trẻ xin phép cho chúng  đi nghỉ cùng gia đình ở Bắc California. Cha Rehwinkel cũng nhận được bức thư với nội dung thông báo đó.
    John List sinh ngày 17/9/1925 tại thành phố Bay, Michigan, là con trai của John Frederick. Khi có List, ông Fredrick đã 64 tuổi. Mẹ hắn, Alma, 39 tuổi.
    Ông Fredrick vì bận bịu với công việc nên ít gần gũi với con trai mình. Ông nghiêm khắc trong việc yêu cầu vợ mình dạy List học và tuân theo những nguyên tắc riêng của mình.
    Sau khi tốt nghiệp trung học, List ra nhập quân đội.  Một năm sau đó, năm 1944, ông Fredrick qua đời, về dự đám tang cha mình, List gần như thay đổi. Mọi người thấy List ít nói hơn, lạnh lùng và không hề tỏ vẻ đau buồn.
    Hết thời gian ở quân ngũ, List bắt đầu quan tâm tới việc mua bán những loại vũ khí, hắn tự sắm cho mình một khẩu súng lục Steyr của Áo. 30 năm sau, chính khẩu súng này được List dùng để bắn chết 5 thành viên trong gia đình hắn.
    List theo học Đại học Michigan ở Ann Arnor và tốt nghiệp với tấm bằng cử nhân quản trị kinh doanh. Hắn gặp Helen, một góa phụ xinh đẹp còn rất trẻ. Hai người kết hôn tháng 12/1951, chỉ hai tháng sau khi gặp nhau bất chấp sự phản đối của bà Alma. Họ sống trong căn biệt thự đắt tiền nhất ở Westfield, New Jersey.
    Thời gian gần đây, Helen liên tục bị đau yếu, cô dùng nhiều thuốc an thần và có những dấu hiệu bất ổn về tâm lý, nhất là sau chuyện con gái riêng của mình mới 16 tuổi đã mang bầu. Helen không còn tin vào Chúa và thường xuyên bỏ lễ nhà thờ, điều đó khiến List giận dữ. Hai người thường xuyên gây sự với nhau trong mỗi bữa ăn. Cuộc sống gia đình bắt đầu có những bất ổn, cộng với việc làm ăn thua lỗ phải vay nợ đã khiến List trở nên đáng sợ.
    Theo Mai Tân (Theo Trutv) (Khampha.vn)

    Thảm án trong căn biệt thự triệu đô (Kỳ 3)

    Thứ Năm, ngày 26/06/2014 04:00 AM (GMT+7)
    Hung thủ thay tên đổi họ và chuyển đến nơi khác sinh sống nhằm thoát khỏi lệnh truy nã của cảnh sát.
    Mâu thuẫn giữa vợ chồng List thực sự trở nên nghiêm trọng và không cứu vãn được khi Helen qua lại với người đàn ông khác và bị lây bệnh. Căn bệnh của cô không thể điều trị khỏi. Rượu và thuốc an thần chỉ làm cho mọi chuyện trở nên xấu đi.
    Thất vọng về gia đình và chính bản thân mình, ngày 5/11/1971, sau bữa ăn tối, List nói chuyện với những thành viên trong gia đình mình về cái chết để giải thoát và âm thầm lên kế hoạch thực hiện nó.
    Sau khi cảnh sát chắc chắn List đã rời khỏi Kennedy và lệnh truy nã liên bang được công bố, họ tin rằng kẻ sát nhân này sẽ bị bắt trong vòng một tới hai tuần. Cha Eugene A. Rehwinkel cũng cố gắng gửi mail cho List nhiều lần với hi vọng có thể khuyên hắn ra đầu thú, tuy nhiên, những bức thư gửi đi đã không được trả lời.  Quá trình tìm kiếm John Emil List, kẻ giết người  hàng loạt này kéo dài tới tận 18 năm.
    Tang lễ của những thành viên trong gia đình List được thông báo rộng rãi. Dù chắc chắn List đã rời khỏi Mỹ nhưng tại đám tang, cảnh sát vẫn bố trí lực lượng theo dõi để phòng trường hợp hắn xuất hiện.
    Xác Alma được đưa về Michigan mai tang, bốn thành viên còn lại được chôn cất trong những cỗ quan tài đơn giản bởi  nhà thờ địa phương không có đủ chi phí làm tốt hơn. Họ không được hỏa táng như “nguyện vọng” của List và hắn cũng không xuất hiện trong lễ tang đó.
     Thảm án trong căn biệt thự triệu đô (Kỳ 3) - 1
    Gia đình John List
    Lệnh truy nã được gửi đi khắp nước Mỹ và những quốc gia khác. Những thông tin có thể giúp cho quá trình nhận dạng, phát hiện hung thủ được tập hợp đầy đủ. Tuy nhiên việc tìm kiếm không hề đơn giản. List đã “biến mất” hoàn toàn.
    Căn biệt thự Breeze Knoll bị bỏ hoang vài tháng sau đó. Đám trẻ con trong khu vực thường xuyên tới đây chơi bất chấp lời cảnh báo của người lớn.
    Ngày 30/8/1972, Breeze Knoll bị thiêu trụi hoàn toàn bởi môt trận hỏa hoạn. Theo điều tra của cảnh sát, nguyên nhân đám cháy là do sự bất cẩn của bọn trẻ. Cũng có thông tin cho rằng, nó bị phóng hỏa bởi một kẻ tâm thần.
    Sau khi rời khỏi Kennedy, John List đổi tên thành Robert P.Clark và tới sống ở Rockies gần Denver, Colorado. Sử dụng những giấy tờ giả mạo, hắn làm đầu bếp tại khách sạn Holiday Inn, một thời gian sau đó, chuyển sang làm kế toán ở The Pinery.
    Đối với một con chiên ngoan đạo như List, việc không được tham dự các buổi lễ tại nhà thờ là một sự trừng phạt kinh khủng nhất. Mãi cho đến năm 1975, hắn mới dám tham dự lễ tại nhà thờ Paul Lutheran ở Denver. Cảm thấy an toàn khi xuất hiện công khai, List mua một chiếc xe cũ, sử dụng nó để giúp việc cho nhà thờ và trở thành một thành viên quan trọng ở đây.
    List gặp gỡ Delores Miller, một phụ nữ đã li dị. Hắn nói với Miller rằng vợ trước của mình đã chết vì căn bệnh ung thư. Năm 1985, List và Miller kết hôn với nhau.
    Trong năm đó, List bị sa thải khỏi The Pinery khi không đáp ứng được yêu cầu công việc. Hi vọng trở thành một chuyên gia tư vấn tài chính của List thất bại, hắn cảm thấy cuộc sống của mình trở nên bế tắc như những năm về trước.
    Ở tuổi 55, cuộc sống gia đình giữa List và Miller bắt đầu có những mâu thuẫn. Miller cảm thấy hối hận vì cuộc hôn nhân vội vàng này.
    Thất nghiệp và ở nhà gần như cả ngày, List thường xuyên trò chuyện với người hàng xóm của mình tên là Wanda Flannery.
    Flannery thường xuyên mua báo và rất quan tâm đến những câu chuyện xã hội. Tháng 2/1987, tình cờ cô đọc được bài báo nói về một vụ án giết người cách đây nhiều năm. Flannery cảm thấy người hàng xóm của mình rất giống với John List, hung thủ đang bị truy nã trong vụ án đó.
    Flannery bắt đầu tìm hiểu thêm về hung thủ và nhận ra những điểm trùng khớp giữa hắn và người hàng xóm của mình. Cô cảm thấy thói quen của họ giống nhau. Đặc biêt người hàng xóm của cô cũng có vết sẹo sau tai phải giống như hung thủ.
    Flannery đã tới gặp Miller để xác nhận lại mọi thông tin, tuy nhiên Miller không quan tâm đến điều đó.
    Một thời gian sau, List tìm được việc làm mới ở Virginia, hắn và Miller rời khỏi Denver. Flannery cũng không còn quan tâm tới việc người hàng xóm của mình có phải là hung thủ trong vụ án năm nào hay không.
    Theo Mai Tân (Theo Trutv) (Khampha.vn)

    Thảm án trong căn biệt thự triệu đô (Kỳ cuối)

    Thứ Bảy, ngày 28/06/2014 04:00 AM (GMT+7)
    13 năm trôi qua, mọi người không còn nhắc nhiều đến thám án ở Breeze Knoll. Cái tên “John List” đã nằm trong danh sách chết của một số nhà điều tra.
    Gia đình List và Miller chuyển tới Virginia trước khi người hàng xóm kịp phát hiện List là hung thủ của vụ án năm nào.
    13 năm trôi qua, mọi người không còn nhắc nhiều đến thám án ở biệt thự Breeze Knoll, cái tên “John List” đã nằm trong danh sách chết của một số nhà điều tra. Tuy nhiên một số thám tử vẫn âm thầm quan tâm đến nó và hi vọng tìm được hắn, trong đó có thám tử Jeffrey Paul Hummel. Hummel làm việc tại phòng điều tra tội phạm New Jersey, ông đã dành rất nhiều thời gian cho vụ án này. Hummel khẳng định John List còn sống.
    Hummel đã liên hệ với các nhà thờ để điều tra tung tích John List, thậm chí nhờ đến giúp đỡ của nhà ngoại cảm.
    Tháng 5/1985, Hummel nghe danh nhà ngoại cảm Elizabeth Lerner. Với hi vọng Lerner có thể giúp mình, ông quyết định liên hệ với người phụ nữ này.
    Hummel kể lại, “Sau nhiều cuộc hẹn gặp, Lerner đã dành cho tôi hai tiếng, cô ấy cẩn thận xem những bức ảnh chụp hiện trường và khẳng định List vẫn còn sống.”
    Theo lời tiên đoán của Lerner, John List không rời khỏi Kenney bằng máy bay như mọi người nghĩ, chiếc xe vứt lại tại sân bay chỉ để đánh lạc hướng điều tra. List đã tới Baltimore (nơi hắn gặp và kết hôn với người vợ thứ hai, Delores Miller).
     Thảm án trong căn biệt thự triệu đô (Kỳ cuối) - 1
    Frank Bender và bức tượng John List 
    Hummel đặc biệt quan tâm đến lời tiên đoán cuối cùng của Lerner, “List sẽ bị bắt ở Virginia. Hắn sẽ tới thăm gia đình mình vào ngày sinh nhật của hắn, ngày 17/9”.
    Hummel lên kế hoạch chi tiết dựa theo những lời tiên đoán của Lerner. Ông bố trí một lực giám sát nghĩa trang Fairview ở Westfield từ ngày 16/9. Bản thân Hummel cũng ngồi chờ cả đêm tại đây. Tuy nhiên, List đã không có mặt.
    Sau nhiều cố gắng nhưng không có kết quả, Hummel quyết định từ bỏ vụ án này, ông chuyển sang đội phòng chống buôn lậu ma túy. Trước khi bàn giao công việc, Hummel không quên dặn đồng nghiệp của mình thông báo cho ông nếu có bất kì thông tin nào liên quan đến vụ án.
    Năm 1988, Fox Broadcasting phát sóng một chương trình trực tiếp về những tên tội phạm nguy hiểm đang bị truy nã với hi vọng có được thông tin từ khán giả.
    Sau chương trình đầu tiên đó, trong vòng hai tuần, cảnh sát nhận được tới gần 6.000 cuộc gọi cung cấp thông tin. Đó được coi là một dấu hiệu tốt.
    Vụ án của John List đã xảy ra cách đây nhiều năm, không ai biết hiện tại ngoại hình của hắn như thế nào? Bức ảnh cảnh sát có đã quá cũ.
    Cảnh sát liên hệ với, Frank Bender, một nhà điêu khắc, nhiếp ảnh gia nổi tiếng ở Philadelphia với hi vọng Bender có thể sử dụng đất sét tái tạo khuôn mặt của John List hiện tại.
    Frank Bender và Richar Walter, một nhà tâm lý học tội phạm đã làm việc với nhau trong một thời gian dài để có thể tạo nên khuôn mặt khả thi nhất dựa trên những đặc điểm khuôn mặt của List cách đây 17 năm.
     Thảm án trong căn biệt thự triệu đô (Kỳ cuối) - 2
    John List tại phiên tòa năm 1990
    Tháng 5/1989, bức tượng đất sét được hoàn thành. Ngày 21/1/1989, nó xuất hiện trên truyền hình cùng với lệnh truy nã đặc biệt.
    Chương trình kéo dài khoảng 10 phút, thu hút hơn 22 triệu người. Cảnh sát tin rằng trong số đó nhất định có người biết thông tin về List.
    Khi chương trình phát sóng, List và Miller đang tham dự lễ nhà thờ. Cả hai đã bỏ lỡ chương trình đặc biệt này. Nhưng người hàng xóm cũ của họ, Wanda Flannery thì không. Flannery không quá ngạc nhiên khi xem chương trình, cô khẳng định John List chính là người hàng xóm của mình. Flannery vội vàng gọi tới đường dây nóng của cảnh sát, cung cấp cho họ địa chỉ của List ở Virginia.
    Có hơn 300 cuộc điện thoại được gọi đến ngay khi chương trình phát sóng. Từng thông tin được sàng lọc một cách cẩn thẩn, địa chỉ đầu tiên cảnh sát có mặt  là địa chỉ do Flannery cung cấp.
    Một mình Miller ở nhà khi cảnh sát tới. John List đang ở nơi làm việc. Miller thực sự sợ hãi khi nghe cảnh sát kể câu chuyện về kẻ giết người hàng loạt và nghi ngờ người đó chính là chồng mình. Miller đã khẳng định những điểm tương đồng giữa hung thủ và chồng mình, cô bắt đầu khóc.
    Sau khi xem tấm ảnh cưới của Miller, cảnh sát khẳng định người đàn ông này chính là kẻ sát nhân họ tìm kiếm suốt 18 năm qua.
    John List không tỏ thái độ sợ hãi khi nhìn thấy nhân viên FBI tại nơi làm việc. Hắn vẫn tự nhận mình là “Bob Clark” cho tới khi cảnh sát đối chiếu dấu vân tay. John List “Bob Clark” bị bắt và bị buộc tội giết người.
    Số tiền bảo lãnh cho John List lên tới 1 triệu đô la Mỹ. Hắn bị giam giữ chờ dẫn độ về New Jersey xét xử.
    Phiên tòa xét xử John List được mở công khai và vẫn thu hút được sự quan tâm của rất nhiều người sau hơn 18 năm. Với những bằng chứng xác thực nhất cảnh sát có được năm nào, John List không thể chối tội. Luật sư của hắn đã cố gắng giảm nhẹ mức án với lý do hắn là một kẻ có dấu hiệu về tâm thần nhưng phía công tố viên đã bác bỏ điều đó.
    Ngày 12/4/1990, sau phiên tòa kéo dài tới 7 ngày, John List bị buộc tội giết 5 người. Án chung thân không khả năng phóng thích được tuyên.
    Theo Mai Tân (Theo Trutv) (Khampha.vn)
     
    Xem tiếp...

    ĐỊNH HƯỚNG ĐI ĐÂU? 18

    -Định hướng như ... cứt mà đòi lên "Thiên Đường".  
    -Rồi đây, lịch sử sẽ chỉ rõ công - tội!

    ------------------------------------------------------
    (ĐC sưu tầm trên NET)
     

    Nợ nhiều tỷ đồng, Thành ủy Bạc Liêu hết tiền hoạt động

    Lãnh đạo Thành ủy Bạc Liêu (tỉnh Bạc Liêu) cho biết, kinh phí chỉ còn đủ trả lương và tiền điện nước đến hết tháng 11, sau đó chưa biết lấy tiền đâu trả lương. Kinh phí hoạt động đã thiếu mấy tháng nay. Bên cạnh đó, thành ủy còn nợ nhiều tỷ đồng.
    Vì nợ nần, tại phòng làm việc của Chánh văn phòng Thành ủy Nguyễn Quốc Minh đã xảy ra vụ “náo loạn”. Sáng 16/10, ông Minh cùng kế toán Văn phòng Thành ủy Đỗ Thu Hương có buổi làm việc về bàn giao công nợ, có Phó Bí thư Thành ủy Trà Văn Bắc dự.
    Làm việc xong, ông Bắc ra về nhưng bà Hương không đồng ý, chỉ tay vào mặt ông Bắc và hỗn loạn xảy ra.
    Nhiều người chạy đến, lập biên bản với gần chục chữ ký, có cả đội trưởng đội bảo vệ. Theo biên bản, bà Hương “cầm bình trà ném mạnh xuống bàn, bình trà bị bể, văng mảnh vỡ khắp phòng, bể một khay đựng bình, ly”.
    Bàn giao nợ giữa lãnh đạo mới và cũ, sau đại hội Đảng nhiệm kỳ mới. Theo biên bản bàn giao tài chính ngày 18/8, quỹ cơ quan còn hơn 2,748 tỷ đồng, nhưng thực tế không có tiền. Thủ quỹ Phan Thị Hơn cho biết, tháng 1/2015, nhận bàn giao từ thủ quỹ cũ, sổ sách ghi 1,8 tỷ đồng nhưng thực tế đã không có tiền mặt.
    Phó chánh Văn phòng Trịnh Thu Phương, người được ủy quyền điều hành kinh phí của cơ quan, cho biết thêm, từ năm 2014 trở về trước có hơn 1,738 tỷ đồng đã chi mà chưa quyết toán được; mấy tháng đầu năm 2015 cán bộ nhân viên ở Thành ủy tạm ứng 1,691 tỷ đồng cũng chưa thanh toán.
    Trưởng phòng Tài chính - Kế toán của thành phố Bạc Liêu, ông Huỳnh Chí Nguyện, nói rằng, ít nhất phải thuyết minh làm rõ hơn 2,5 tỷ đồng đã chi tiêu.
    Đang quá rối rắm thì chiều 21/9, thêm biên bản bàn giao công nợ giữa lãnh đạo cũ và mới, liệt kê nhiều khoản chi từ biên soạn lịch sử Đảng đến tiếp khách, khám sức khỏe cho cán bộ, tổng cộng hơn 2,818 tỷ đồng.
    Ngày 14/10, Giám đốc Bảo hiểm Xã hội tỉnh Bạc Liêu, ông Lê Hoàng Thiển, lại gửi đến Văn phòng Thành ủy Bạc Liêu thông báo nợ các loại bảo hiểm gần 478 triệu đồng.
    Hiện chưa biết hàng tỷ đồng nợ nần đã được sử dụng như thế nào, chỉ biết dự toán ngân sách năm 2015 cho Thành ủy Bạc Liêu chỉ còn 1,593 tỷ đồng để chi tiêu trong 5 tháng, từ tháng 8 đến 12.
    Lãnh đạo Thành ủy nói, số tiền đó không đủ trả lương và tiền điện nước, không còn tiền để hoạt động. Ủy ban Kiểm tra Tỉnh ủy Bạc Liêu đã cử cán bộ xem xét nợ và việc chi tiêu thời gian của Thành ủy Bạc Liêu.

    Giá trường học, bệnh viện lộng lẫy như trụ sở tỉnh


    - Có trụ sở tỉnh, huyện nào một ngày đêm phục vụ hàng ngàn con người, như bệnh viện và trường học? - các độc giả VietNamNet chia sẻ.
    >> Trụ sở huyện cũng phải to
    >> Bộ trưởng Y tế: Giảm tải bệnh viện phải sau 2015

    Không để lụp xụp quá
    Độc giả Vũ Trung Hiếu cho rằng trụ sở cơ quan công quyền như vậy là hết sức bình thường: "Chỗ làm việc có tốt thì cán bộ công chức mới an tâm làm việc được. Bộ mặt của nhân dân, của nhà nước sao để lụp xụp quá được".
    trụ sở, trường học, bệnh viện
    UBND huyện Mộc Châu, Sơn La. Ảnh: Lê Anh Dũng
    Độc giả Văn Mạnh đồng tình "trụ sở cơ quan công quyền là bộ mặt quốc gia" và liên hệ tích "quan tham mặc áo rách" trong phim Tể tướng Lưu Gù.
    "Trụ sở tỉnh Lai Châu nhìn to thế nhưng là chỗ làm việc của hơn 50 sở, ban, ngành đoàn thể tỉnh. Giá không bằng 1.000m2 đất ở Hà Nội nhưng hiệu quả được cả Thủ tướng khen ngợi. Nhờ có trụ sở hợp khối, làm việc liên thông mà cải cách hành chính, phục vụ nhân dân, doanh nghiệp ở Lai Châu đi đầu cả nước", độc giả viết.
    Độc giả Danh thì nghĩ dài hơi: "Trụ sở công quyền phải to và vững chắc, để có thiên tai, bão lũ, người dân có chỗ vào lánh nạn".
    Độc giả Nguyễn Quốc Khánh chỉ ra: "Xây trụ sở nói riêng và các công trình khác nói chung phải tính đến sự phát triển trăm năm sau hoặc lâu hơn nữa để tránh đập đi xây lại lãng phí của dân và tạo điều kiện cho tham nhũng".
    Do đó, độc giả Lê Văn Long nhận định: "Đây là cơ quan công quyền chứ không phải nhà riêng của ai".
    Trụ sở tiền tỷ sao hợp lòng dân
    "Vậy bệnh viện hay trường học là nhà riêng của ai sao?", độc giả Võ Tá Luân phản bác. "Trường học hay bệnh viện nếu được xây dựng lớn như các trụ sở này thì có bị quá tải và thiếu không?"
    Quan điểm này được nhiều độc giả chia sẻ. Độc giả Nguyễn Văn Tú viết: "Nếu những trụ sở to đẹp ấy là trường học hay bệnh viện thì hay biết mấy, để các cháu không phải học chen chúc trong những căn phòng tồi tàn, người dân khi đi khám chữa bệnh không phải nằm hành lang, ba bốn người chung nhau một giường...".
    Độc giả Võ Tá Luân phân tích: "Cơ quan nhà nước, bệnh viện và trường học đều phục vụ dân, nhưng cái nào cần thiết hơn? Xây dựng cả ba là tất nhiên, nhưng phải cân nhắc để đầu tư cho xứng. Bệnh viện, trường học cần đầu tư nhiều và lớn hơn trụ sở UBND. Cứ nhìn vào thực tế, có trụ sở tỉnh, huyện nào một ngày đêm phục vụ hàng ngàn con người không? Nhưng bệnh viện và trường học thì ai cũng thấy rõ".
    Độc giả Huỳnh Hải đồng tình: "Một UBND tỉnh hay huyện cũng chỉ cần vài hội trường, phòng họp, phòng tiếp khách... Phòng làm việc của các 'sếp' chỉ nên 30-40 m2, còn lại là một khu văn phòng hành chính cho chuyên viên các bộ phận".
    Theo độc giả Duc Luan, "tất cả phải phụ thuộc vào điều kiện kinh tế": "Đồng ý trụ sở cơ quan nhà nước phải đàng hoàng, nhưng kinh tế hiện đang rất khó khăn, thậm chí có ĐBQH vừa qua phát biểu là 'đã đến lúc thắt lưng, buộc bụng'. Dân hiện đa số còn nghèo, nhiều gia đình còn không đủ ăn. Trường học thì thiếu trang thiết bị, bệnh viện thì hai, ba bệnh nhân nằm chung một giường... Thế mà đem vài chục, vài trăm tỷ đồng xây trụ sở thì sao hợp lòng dân".
    Còn nhớ, khi trả lời chất vấn trước UB Thường vụ QH tháng 3 năm ngoái, Bộ trưởng Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến cho rằng tình trạng quá tải ở các bệnh viện trung ương là "ảo" do người dân thiếu tin tưởng vào các bệnh viện tuyến dưới cả về quy mô và chất lượng.
    Khi ấy bà Tiến hứa tăng cường cơ sở vật chất và nhân lực cho các bệnh viện tỉnh, nhưng cho rằng phải ngoài năm 2015 mới có thể thấy được hiệu quả của việc giảm tải.
    Chung Hoàng

    Vung tay quá trán làm nông thôn mới, chủ nợ điêu đứng


    Tình hình nợ nần của UBND huyện Phước Long khiến nhiều đơn vị lao đao theo, trong đó có không ít doanh nghiệp được UBND huyện hứa trả nợ nhiều lần nhưng chỉ trả nhỏ giọt.



    Đang xây dựng thì hết vốn, điểm trường mầm non Tường Thắng A ở xã Vĩnh Thanh (Phước Long, Bạc Liêu) bị bỏ phế gây lãng phí - Ảnh: Chí Quốc
    Đang xây dựng thì hết vốn, điểm trường mầm non Tường Thắng A ở xã Vĩnh Thanh (Phước Long, Bạc Liêu) bị bỏ phế gây lãng phí - Ảnh: Chí Quốc
    Ông Trần Thanh Bình - đại diện Công ty TNHH một thành viên xây dựng Kiến Phát Hưng - cho biết doanh nghiệp của ông tham gia xây dựng các tuyến đường giao thông nông thôn theo kiểu ứng trước trả sau.
    Chủ nợ điêu đứng
    Từ năm 2013, UBND huyện Phước Long nợ doanh nghiệp hơn 10 tỉ đồng. Đòi trầy trật trong gần ba năm qua mới được trả khoảng 3 tỉ đồng, khiến doanh nghiệp ông khốn đốn khi phải gánh lãi tiền vay ngân hàng.
    Tương tự, ông Lê Văn Kiệt, chủ DNTN Lê Văn Kiệt, nói doanh nghiệp ông bị thiếu hơn 3 tỉ đồng, mấy năm qua mới chỉ được trả khoảng một nửa.
    Quá bức xúc, cuối tháng 9-2015, Công ty Kiến Phát Hưng cùng DNTN Lê Văn Kiệt gửi đơn đến UBND tỉnh Bạc Liêu đòi nợ, đồng thời cho biết các doanh nghiệp này có nguy cơ phá sản bởi không còn sức chịu đựng.
    Ngoài nợ doanh nghiệp, trên 1.300 giáo viên trong huyện cũng khóc ròng khi nhiều tháng trời không có lương. Chị T., một giáo viên ở huyện này, tâm sự: “Tôi và nhiều giáo viên khác bị nợ lương tháng 7, 8 và 9. Huyện có giải thích là do khó khăn về ngân sách và đề nghị giáo viên chia sẻ nhưng ai hiểu cho khó khăn của chúng tôi”.
    Một cán bộ làm việc tại một phòng của UBND huyện Phước Long cho biết cán bộ như chị hiện vẫn chưa nhận lương tháng 9 và tháng 10. “Tôi có con nhỏ, phải mượn tiền khắp nơi mua sữa cho con”.
    Trong khi đó, vì thiếu tiền làm tiếp, một điểm trường ở xã Vĩnh Thanh xây dở dang rồi bỏ phế. Theo người dân địa phương, đây là Trường mầm non Tường Thắng A, được khởi công từ năm 2013, khi thi công được tầng trệt rồi ngưng.
    Theo ông Nguyễn Hoàng Hậu - chủ tịch UBND xã Vĩnh Thanh, Trường mầm non Tường Thắng A là điểm trường cho học sinh các ấp Tường Thắng A, B và ấp 10, đơn vị chủ đầu tư là Phòng giáo dục - đào tạo huyện Phước Long, trường bị ngưng xây dựng là do thiếu vốn nên học sinh phải học tạm ở nhà văn hoá ấp.
    Còn ông Nguyễn Hữu Tới cho biết trường được xây dựng bằng nguồn vốn vận động xã hội hoá, xây được bấy nhiêu đó thì... hết vốn nên sẽ phải đợi có vốn mới xây tiếp.
    Ưu tiên ngân sách để... trả nợ
    Theo lãnh đạo huyện, không tiền trả lương giáo viên là do ngân sách huyện đã cạn, đang chờ hỗ trợ từ cấp trên. Nhưng khi được tỉnh rót bổ sung thì dòng tiền này lại ưu tiên chảy về túi các sếp và người thân.
    Ngày 21-9, huyện Phước Long được tỉnh bổ sung trên 6,873 tỉ đồng. Trong ngày, số tiền này được Phòng kinh tế - hạ tầng huyện nộp vào tài khoản Ban quản lý quỹ an sinh xã hội - xây dựng nông thôn mới.
    Từ tài khoản của quỹ này, 5,8 tỉ đồng được chuyển vào tài khoản của lãnh đạo huyện và người nhà của lãnh đạo huyện.
    Cụ thể, chuyển cho bà Nguyễn Hồng Hoa (vợ của ông Trần Hoàng Duyên, nguyên bí thư Huyện ủy Phước Long) 1,8 tỉ đồng (bà Hoa vừa rời nhiệm sở), chuyển cho ông Lâm Thành Sáo (phó chủ tịch UBND huyện) 2,5 tỉ đồng, chuyển cho ông Nguyễn Hữu Tới (chánh văn phòng UBND huyện) 1,250 tỉ đồng và chuyển cho bà Phạm Thị Huệ (vợ ông Tới) 250 triệu đồng.
    Tất cả chứng từ chuyển tiền kể trên do ông Nguyễn Trung Kết, trưởng Phòng lao động - thương binh và xã hội huyện Phước Long, ký chủ tài khoản.
    Theo ông Kết, ông không phải là chủ tài khoản của quỹ an sinh xã hội và xây dựng nông thôn mới, chỉ ký theo lệnh chi của chủ tài khoản là phó chủ tịch UBND huyện.
    Ông Kết chỉ biết mục đích chi là trả nợ cho các cá nhân này. Còn trước đây mượn để chi vào việc gì thì ông Kết không biết.
    Chúng tôi liên hệ với ông Trần Hoàng Duyên để hỏi về số tiền 1,8 tỉ đồng vợ ông nhận thì ông Duyên mới giải thích bằng một câu chuyện khác.
    Ông Duyên nói: “Lúc này mình mua chịu ximăng trên Sóc Trăng. Người ta đòi. Mình mới vận động anh em cho mượn tiền để thanh toán bên kia. Khi nào có nguồn sẽ trả. Chúng tôi lựa ra mười mấy người nhưng cuối cùng chỉ có bốn, năm người cho mượn. Tui lấy sổ nhà đi vay ngân hàng. Nhưng lúc đó ngân hàng không cho vay. Tui phải động viên mượn chỗ này chỗ kia mới phát sinh nợ như vậy”.
    Ông Phan Thành Đông cũng xác nhận ngân sách huyện có “mượn” của các cá nhân bên ngoài, nhưng mượn để... trả lương. Ông Đông nói việc ngân sách “mượn nợ bên ngoài” là do nội bộ lãnh đạo huyện Phước Long bàn bạc chứ không xin ý kiến cơ quan cấp trên.
    Khi chúng tôi đặt vấn đề đến bao giờ huyện Phước Long sẽ trả dứt nợ cho các chủ nợ, ông Phan Thành Đông cho biết huyện đang xin hỗ trợ từ cấp trên, đồng thời tranh thủ nguồn bán tài sản công để trả nợ.
    Rút kinh nghiệm
    Tại văn bản cho chủ trương huyện ứng trước 50 tỉ đồng được ký vào tháng 9-2015, Ban thường vụ Tỉnh uỷ Bạc Liêu cho rằng UBND huyện Phước Long nhận thức chưa đúng tinh thần chỉ đạo của Ban thường vụ Tỉnh uỷ.
    Đề nghị huyện rút kinh nghiệm trong công tác chỉ đạo xây dựng nông thôn mới thời gian qua và chủ động tìm biện pháp khắc phục khó khăn, giải quyết nợ đọng.
    Riêng ông Nguyễn Hữu Tới thì nói với khoản tiền nợ 373 tỉ đồng xây dựng nông thôn mới, nếu không đầu tư công trình gì, trong vòng ba năm tới huyện sẽ trả hết nợ.

    TIẾN TRÌNH - CHÍ QUỐC (nguyentientrinh@tuoitre.com.vn)
    Nguồn: TTO

    Đãi tiệc, tặng quà sếp bằng ngân sách

    TRẦN VŨ - Thứ Sáu, ngày 16/10/2015 - 02:35
    (PL)- Cấp dưới lấy tiền từ ngân sách mua thịt đến giỗ nhà sui của bí thư huyện nhậu rồi ghi rõ vào sổ.
    Giữa tháng 9-2015, cơ quan chức năng kiểm tra tài chính nội bộ của các cơ quan ở huyện Hồng Dân (Bạc Liêu) như Văn phòng Huyện ủy, HĐND và UBND huyện thì xác định ngân sách huyện này đã chi vượt dự toán trên 2 tỉ đồng. Một phần của khoản bội chi này không thể quyết toán được do nó dùng để mua thịt đi đám giỗ, mua bóp da cá sấu, card điện thoại hay đưa sếp dằn túi…
    Tưởng tấm lòng, ai dè ngân sách (?)
    Trong tháng 9-2015, nhiều cán bộ ở tỉnh Bạc Liêu rỉ tai nhau về vụ nhiều cán bộ nguyên là bí thư, phó bí thư, chủ tịch huyện Hồng Dân bị đề nghị trả lại cho ngân sách hàng chục, thậm chí vài trăm triệu đồng. Trong số những cán bộ này có ông H. (hiện là lãnh đạo HĐND tỉnh) và ông V. (hiện là một trưởng ban của Tỉnh ủy)… Trước đó, ông H. và ông V. lần lượt là  lãnh đạo Huyện ủy Hồng Dân.
    Ông H., ông V. xác nhận với PV thông tin trên là có thật song đây là nỗi… oan ức khó giãi bày. Ông V. nói: “Tôi bỗng dưng bị đề nghị trả lại cho ngân sách huyện Hồng Dân khoảng 63 triệu đồng. Tôi đã trả đủ ngay khi nhận được thông báo của cơ quan chức năng. Nhưng tôi rất buồn vì cái gì họ cũng tính cho tôi, cả tiền mà các anh em dùng để mua thịt trâu bò đến nhà tôi dự đám giỗ bây giờ cũng buộc tôi trả lại. Hồi trước tôi cứ nghĩ đó là tấm lòng của anh em đối với mình, ai ngờ là từ tiền ngân sách”.
    Tương tự, ông H. nói cũng rất bất ngờ khi được thông báo “nợ” hơn 200 triệu đồng và ông cũng đành móc túi trả lại. “Trước khi tôi về tỉnh (năm 2011), tôi đã mấy lần hỏi anh em văn phòng Huyện ủy xem tôi còn nợ tiền ứng nào không. Anh em nói còn một ít nhưng là chuyện nhỏ, họ sẽ lo. Tôi cứ nghĩ mình không còn dính líu gì nợ nần, tiền bạc với kinh phí hoạt động của huyện Hồng Dân. Ai ngờ gần năm năm sau thì xảy ra sự việc này” - ông H. lắc đầu.
    Ông H. còn khẳng định ông không hay biết gì về “khoản nợ” trên cho đến khi nhận được thông báo. Tuy vậy, ông H. cũng xác nhận những khoản chi tiết do thủ quỹ ghi lại trên sổ tay về các khoản đã chi mua quà cho ông là có thật. Song lâu nay ông vẫn nghĩ đó là tấm lòng của anh em đối với mình, không nghĩ là tiền từ ngân sách huyện.
    Loạn chi rồi ghi “sổ nợ”
    Theo tìm hiểu của PV, các khoản chi không được quyết toán và cá nhân ông H., ông V. được đề nghị trả lại gồm có các khoản như hỗ trợ bí thư đi Cần Thơ khám mắt (4 triệu đồng), giải quyết vụ tai nạn xe đi đám nhà chú B. (12,7 triệu đồng), mua cây cảnh cho chú S. (2 triệu đồng), hỗ trợ cho thường trực Huyện ủy nâng nền nhà (13 triệu đồng), chi thường trực Huyện ủy đi thăm bệnh vợ chú B. (2 triệu đồng), chi cho cán bộ tỉnh tên S. đi Trung Quốc (5 triệu đồng), mua đồ tiếp khách nhà chú B. (5,8 triệu đồng), mua máy xay cá cho chú U. nhỏ (3,5 triệu đồng), chi dằn túi U. (2 triệu đồng), mua đồ đi đám nhà sui U. nhỏ (3 triệu đồng)…
    Ông H. trần tình: “Vợ mình bệnh, anh em họ đến thăm rồi gửi phong bì. Cứ nghĩ đây là tiền anh em văn phòng hùn lại hỗ trợ chứ ai mà nghĩ đó là tiền từ ngân sách. Nói thì kỳ chứ khi tôi về tỉnh, anh em ở huyện tổ chức tiệc rượu mang tính tình nghĩa cá nhân để tiễn tôi đi. Vậy mà họ cũng ghi luôn cho ngân sách chịu”.
    Từ đó ông H. đúc kết: Trong công tác tài chính, cả nể là hại nhau. “Anh em nói đã quyết toán hết rồi, không còn gì nữa. Phải chi lúc tôi hỏi, họ nói thẳng còn những khoản nào không thanh toán được thì đâu có sự cố này” - ông H. nói.
    Chính việc “loạn chi” như trên dẫn đến ngân sách huyện Hồng Dân bị “thâm thủng” khá nặng nề. Từ sự việc này, nhiều cán bộ liên quan đã bị kiểm điểm, xử lý kỷ luật, đồng thời huyện cũng chấn chỉnh các sai phạm. “Trước mắt có ba cán bộ huyện đã xuất gần 2 tỉ đồng tiền túi “bù” vào khoản thâm hụt cho ngân sách huyện nhằm đảm bảo kinh phí cho các văn phòng huyện hoạt động bình thường. Việc chi tiêu của các văn phòng này cũng đã được chấn chỉnh toàn diện” - ông Võ Văn Út, Bí thư Huyện ủy Hồng Dân, nói.
    Mới đây, ông Võ Văn Út (Bí thư Huyện ủy), ông Nguyễn Việt Cương (Trưởng ban Tổ chức Huyện ủy) và bà Nguyễn Hồng Hoa (Quyền Chủ tịch UBND huyện Hồng Dân) đã ứng tiền túi gần 2 tỉ đồng cho ngân sách huyện mượn (Ba vị này không liên can trong sự vụ trên).
    Trước đó, kinh phí hoạt động của các văn phòng Huyện ủy, HĐND, UBND huyện Hồng Dân trong nhiều năm qua luôn thiếu hụt trầm trọng. Năm 2014, kiểm tra tài chính nội bộ tại các cơ quan này cho thấy nhiều lần các văn phòng phải đi vay tiền (trả lãi) hoạt động.
    _________________________________________
    Ông H., người liên quan trực tiếp đến sự cố kinh phí huyện Hồng Dân, trả lời: “Đây không phải là tham ô. Bởi vì tất cả khoản chi xuất thể hiện rõ ràng, đúng thực tế. Ngoài ra, trong câu chuyện này không có việc lập hồ sơ, chứng từ gian dối để chiếm đoạt tiền nhà nước. Bản chất của việc này là tạm ứng chi tiêu nhưng chi tiêu vào những việc tài chính không cho phép hoặc vượt định mức nên buộc hoàn tạm ứng”.
    TRẦN VŨ

    Dự án "treo": Lãng phí tài nguyên đất

    14:00 | 27/10/2015

    Việc giao đất, cho thuê đất của Nhà nước là một trong những chủ trương thu hút đầu tư, phát huy nguồn lực của đất đai trong phát triển kinh tế - xã hội ở địa phương.

    Tuy nhiên, thời gian qua nhiều chủ đầu tư được giao, cho thuê đất vi phạm quy định như sử dụng không đúng mục đích, chậm hoặc không đưa vào thực hiện dẫn đến việc lãng phí đất đai, gây thất thu ngân sách Nhà nước.
    Trên địa bàn TP. Buôn Ma Thuột hiện có hàng chục dự án đã được phê duyệt, giao đất nhưng triển khai chậm tiến độ hoặc đang "đắp chiếu" gây nhiều bức xúc trong dư luận. Điều đáng nói là trong số đó có nhiều địa điểm được xem là khu đất “vàng”, đơn cử như dự án Xây dựng Trung tâm Văn hóa Thương mại, dịch vụ tổng hợp Đắk Lắk Center do Công ty Cổ phần đầu tư Cao Nguyên làm chủ đầu tư (theo Quyết định số 1914/QĐ-UBND, ngày 21-8-2012 của UBND tỉnh) với tổng diện tích đất thuê là 3.385 m2 trên đường Nguyễn Tất Thành (TP. Buôn Ma Thuột). Theo kết quả kiểm tra của Sở Tài nguyên và Môi trường (TN-MT) vào cuối tháng 6 vừa qua, công trình mặc dù đang trong giai đoạn hoàn thiện, chủ đầu tư đã hoàn thành các hạng mục gồm: xây dựng phần thô (1 tầng hầm và 4 tầng) nhưng hiện đã ngừng thi công; trước đó, nhà đầu tư cũng đã được UBND tỉnh cho gia hạn nhiều lần. Hay như dự án Bãi đậu xe phía Bắc do Hợp tác xã Vận tải số 1 làm chủ đầu tư thuê diện tích đất gần 4.000 m2 tại đường Hà Huy Tập, phường Tân Lợi, TP. Buôn Ma Thuột. Mặc dù được UBND tỉnh phê duyệt từ năm 2010, nhưng đến nay, đơn vị chỉ mới xây dựng tường rào bao quanh khu đất dự án. Do gặp khó khăn trong thực hiện bồi thường, giải phóng mặt bằng và khả năng tài chính, hiện nay chủ đầu tư không còn nguyện vọng triển khai thực hiện dự án và đã đề nghị UBND tỉnh thu hồi diện tích đất nêu trên; đồng thời, xin được hoàn trả các khoản chi phí đã đầu tư. Đặc biệt, đối với dự án Xây dựng văn phòng làm việc và cửa hàng mua bán nông sản trên diện tích hơn 5.500 m2 ở xã Ea Tu, TP. Buôn Ma Thuột của Công ty TNHH Thương mại Hoa Đào, sau hơn 3 năm kể từ ngày giao đất, chủ đầu tư chưa triển khai thực hiện các hạng mục theo dự án đã phê duyệt. Không những thế, khi cơ quan chức năng kiểm tra thì Công ty không có mặt tại địa điểm đăng ký kinh doanh, số tiền nợ ngân sách Nhà nước trên 115 triệu đồng.
    Dự án Xây dựng Trung tâm Văn hóa Thương mại, dịch vụ tổng hợp  Đắk Lắk Center hiện đang ngừng thi công.
    Dự án Xây dựng Trung tâm Văn hóa Thương mại, dịch vụ tổng hợp Đắk Lắk Center hiện đang ngừng thi công.
    Ngoài địa bàn TP. Buôn Ma Thuột, tại các địa phương khác như huyện Ea H’leo, Lắk, Ea Kar, M’Đrắk… cũng đang tồn tại nhiều dự án “treo”, sử dụng sai mục đích; trong đó, một số nơi do chủ đầu tư không thực hiện dự án đã để đất được Nhà nước cho thuê bị lấn chiếm trong thời gian dài. Cụ thể, ở huyện Ea H’leo, Công ty TNHH Nguyên Khôi là chủ đầu tư dự án Nhà máy chế biến đá Granit tại thôn  2A, xã Ea H’leo, kể từ khi UBND tỉnh cho thuê 50.000 m2 đất (năm 2008), Công ty đã không thực hiện dự án để đất bị lấn chiếm. Hiện nay, Sở TN-MT đã có văn bản đề nghị UBND tỉnh thu hồi diện tích đất thuộc dự án nêu trên giao cho địa phương quản lý. Tại huyện Lắk, Công ty TNHH Lan Chi, Công ty TNHH MTV Lâm nghiệp Lắk đã sử dụng sai mục đích thuê đất ban đầu khi tự ý trồng cao su trên phần diện tích đất được UBND tỉnh cho thuê để sử dụng vào mục đích trồng rừng sản xuất ở xã Đắk Nuê. Trước hành vi vi phạm pháp luật về đất đai, Sở TN-MT đã ban hành Quyết định xử phạt vi phạm hành chính đối với 2 Công ty này số tiền 30 triệu đồng…
    Theo số liệu thống kê của Sở Kế hoạch và Đầu tư, giai đoạn 2006-2015 toàn tỉnh có 55 dự án chậm tiến độ. Trong đó, đã kiến nghị UBND tỉnh thu hồi 27 dự án do chủ đầu tư không thực hiện các quyết định đã phê duyệt. Điều đáng nói là trong các dự án chậm tiến độ này, có dự án được cho thuê đất với tổng diện tích hàng chục héc-ta như dự án trồng cao su ở huyện Ea H’leo 438 ha; Khu du lịch thác Krông Kmar, huyện Krông Bông 25 ha (đề nghị thu hồi), Khu đô thị sinh thái nghỉ dưỡng Quốc tế Ea Tam trên địa bàn TP. Buôn Ma Thuột với diện tích gần 49 ha… “Nguyên nhân dẫn đến tình trạng các dự án chậm tiến độ và quy hoạch treo bên cạnh do suy thoái kinh tế chung ảnh hưởng đến khả năng tài chính của nhà đầu tư, hoặc vướng mắc trong khâu giải phóng mặt bằng thì còn nguyên nhân  do việc kiểm soát và quản lý thực hiện còn chậm, cán bộ làm công tác này tại các địa phương thiếu về số lượng, yếu về chuyên môn”, anh Cao Quang Diễn, Trưởng phòng Tài nguyên đất, Sở  TN-MT cho biết. Nghiêm trọng hơn là có những chủ đơn vị, doanh nghiệp không có khả năng đầu tư vào sản xuất, kinh doanh, lợi dụng cơ chế thu hút đầu tư của tỉnh để thuê đất, sau đó tìm cách sang nhượng trái phép để kiếm lời. Chính điều này đã dẫn đến tình trạng lãng phí tài nguyên đất, thất thu ngân sách Nhà nước, gây ô nhiễm môi trường, đặc biệt là gây bức xúc trong cộng đồng dân cư bởi trong khi những khu đất dự án bỏ hoang còn người dân lại không có đất để sản xuất; đó là chưa kể đến việc các hộ dân chây lì lấn chiếm đất để sản xuất, xây dựng nhà ở trái phép. Nếu như trước đây, chính quyền các cấp còn nương tay, thiếu kiên quyết trong việc thu hồi, xử lý các dự án chậm, dự án “treo” thì hiện nay, UBND tỉnh đã và đang tập trung đẩy mạnh việc rà soát, kiểm tra việc thực hiện các dự án đã có quyết định cho thuê đất của Nhà nước nhằm xử lý dứt điểm các đơn vị, doanh nghiệp vi phạm quy định. Việc làm này không đơn thuần là câu chuyện thu hồi cho có hoặc “động tác giả” để “dọa” chủ đầu tư như những năm trước mà thể hiện quyết tâm cao, sự quyết liệt để công tác quản lý đất đai ngày càng có hiệu quả.
    Thúy Hồng 

    Nguồn: Báo Dak Lak điện tử

    Tài nguyên đất đai: Lãng phí khủng khiếp!
    SGTT - 02 Tháng Bảy 2012        -
     
       
     
     
     
     
    Một số vấn đề bất cập liên quan tới đất đai đang là cản trở đối với quá trình tái cơ cấu kinh tế ngành nông nghiệp – nông thôn.
    Để đạt được mục tiêu tái cơ cấu kinh tế, không thể thiếu các giải pháp đột phá về quản lý và sử dụng một trong những tài nguyên quan trọng nhất: đất đai, đặc biệt là những vấn đề tăng hiệu quả, đảm bảo tính bền vững trong sử dụng đất, đảm bảo công bằng về quyền lợi đối với đất đai và vấn đề sở hữu đất.

    Xin lược giới thiệu bài viết của TS Đặng Kim Sơn, viện trưởng viện Chính sách và chiến lược phát triển nông nghiệp nông thôn về vấn đề này, trong khuôn khổ hội thảo Diễn đàn kinh tế mùa xuân 2012 do uỷ ban kinh tế của Quốc hội tổ chức.

    Doanh thu/vốn = 0,61; lợi nhuận/vốn = 0,07

    Nguồn tài nguyên đất đai của đất nước chưa thực sự được huy động hiệu quả nhất để trở thành động lực cho phát triển kinh tế – xã hội. Trong phát triển công nghiệp và đô thị, nhiều dự án phát triển các khu dự án mới được mở ra ở hầu hết các địa phương trong cả nước, nhưng tỷ lệ lấp đầy thấp, hiệu quả sử dụng lãng phí. Tình trạng đất được Nhà nước giao, cho thuê để thực hiện dự án đầu tư nhưng chậm sử dụng, hoặc không đưa vào sử dụng, vẫn còn diễn ra khá phổ biến.

    Khu đất công trên đường Trần Quốc Toản, quận 3 được sử dụng làm bãi đậu xe.
    Khu đất công trên đường Trần Quốc Toản, quận 3 được sử dụng làm bãi đậu xe.

    Hiệu quả sử dụng đất trong lĩnh vực nông lâm thuỷ sản còn thấp. Tốc độ tăng hệ số sử dụng đất lúa giảm từ 2,15% giai đoạn 1990 – 2000 xuống còn -0,03% giai đoạn 2000 – 2009, do đó tỷ lệ đóng góp cho tăng trưởng của hệ số sử dụng đất giảm từ 40,4% giai đoạn 1990 – 2000 xuống còn -1,5% giai đoạn 2000 – 2009. Ngành lâm nghiệp với diện tích lớn, chiếm gần 14 triệu ha, nhưng có đóng góp rất nhỏ cho GDP (tính giá trị kinh tế đơn thuần chỉ khoảng 1%; nếu tính cả giá trị kinh tế và giá trị môi trường thì khoảng 3 – 4%).

    Một diện tích lớn đất giao cho các nông, lâm trường quản lý, sử dụng kém hiệu quả. Trước khi sắp xếp, nông lâm trường quản lý 4,6 triệu ha trong đó các nông trường quốc doanh quản lý gần 524.000ha (402.000ha đất nông nghiệp); lâm trường quốc doanh quản lý gần 4,1 triệu ha (3,9 triệu ha đất lâm nghiệp). Sau khi sắp xếp, diện tích nông lâm trường quản lý giảm xuống chỉ còn lại khoảng 4 triệu ha.

    Theo tính toán của nhóm nghiên cứu viện Chính sách và chiến lược phát triển nông nghiệp nông thôn, dựa trên định mức giá của các địa phương năm 2010, tổng số đất mà các nông lâm trường quốc doanh đang nắm giữ có giá trị ít nhất khoảng 47 tỉ đôla, nhưng được sử dụng rất kém hiệu quả, làm lãng phí tài nguyên của đất nước. Bình quân tỷ lệ doanh thu/vốn là 0,61; lợi nhuận/vốn là 0,07, so với doanh nghiệp tư nhân hoạt động trong cùng lĩnh vực là 1,5 và 0,14.

    Tuy nhiên, đây chỉ là các số liệu theo báo cáo, thực tế diện tích do các nông lâm trường quốc doanh quản lý có thể thấp hơn rất nhiều. Trong quá trình sắp xếp, đổi mới, đa số nông lâm trường quốc doanh chỉ rà soát đất đai theo số liệu trên sổ sách, rất ít đơn vị thực hiện đo đạc, cắm mốc thực địa. Theo báo cáo của ban chỉ đạo đổi mới và phát triển doanh nghiệp, một diện tích lớn đất đai được tính vào sổ sách của nông lâm trường thực tế chưa thu hồi được từ những đối tượng mà nông lâm trường đã giao đất dưới hình thức cho thuê, cho mượn, liên doanh liên kết.

    Đất trống đồi núi trọc vẫn còn chưa đưa vào khai thác phổ biến tại các vùng trên cả nước. Theo số liệu của viện Quy hoạch rừng, đến năm 2005, nước ta vẫn còn gần 6,5 triệu ha đất trống đồi núi trọc, tập trung chủ yếu ở hai khu vực là Đông Bắc (1,3 triệu ha) và Tây Bắc (1,7 triệu ha), trong khi trữ lượng rừng tại khu vực này thấp. Đây không những là lãng phí về đất đai, mà còn gây mối quan ngại cho hiểm hoạ về môi trường.
    Tổng số đất mà các nông lâm trường quốc doanh đang nắm giữ có giá trị ít nhất khoảng 47 tỉ đôla Mỹ, nhưng được sử dụng rất kém hiệu quả, làm lãng phí tài nguyên của đất nước. Bình quân tỷ lệ doanh thu/vốn là 0,61; lợi nhuận/vốn là 0,07, so với doanh nghiệp tư nhân hoạt động trong cùng lĩnh vực là 1,5 và 0,14.

    Hệ số quay vòng sử dụng đất có xu hướng giảm

    Ước tính đến năm 2007, cả nước có 9,4 triệu ha đất nông nghiệp, trung bình diện tích đất nông nghiệp trên đầu người là 0,16 ha, chưa bằng 1/3 so với Thái Lan và Campuchia. Điều tra nông thôn của dự án DANIDA năm 2010 tại 12 tỉnh cho thấy, diện tích đất canh tác trung bình của một hộ nông dân là 0,85ha, trung bình một hộ có 5,7 mảnh đất khác nhau, tổng khoảng cách từ nơi ở đến ruộng của các hộ dân là khoảng 4,7km. Ruộng đất phân tán cản trở sản xuất quy mô lớn, áp dụng cơ giới hoá và tiến bộ kỹ thuật để tăng năng suất. Số liệu điều tra cho thấy, hộ nông dân càng có nhiều mảnh đất, thì lợi nhuận trung bình thu được từ mảnh đất đó càng giảm và chi phí càng tăng.

    Tuy nhiên, khả năng tích tụ và tập trung ruộng đất của nông dân hiện nay rất thấp. Kinh tế trang trại phát triển chậm, chỉ chiếm 1% số nông hộ. Quy mô đất trung bình của một trang trại cũng chỉ đạt 6ha. Trong khi đó, hoạt động của thị trường quyền sử dụng đất nông nghiệp rất yếu ớt. Theo kết quả điều tra, chỉ có 2,5% hộ nông thôn bán quyền sử dụng đất trong năm năm từ 2001 – 2005. Hoạt động thị trường thuê đất ở nông thôn cũng rất hạn chế. Trong khi đó, với nguồn tích luỹ hạn chế và thiếu hỗ trợ tín dụng, nên rất khó cho các nông dân giỏi có đủ khả năng mua, hoặc thuê lại đất của các nông dân khác. Kết quả là rất nhiều đất nông nghiệp, đặc biệt tại khu vực ven đô được các nhà đầu tư thành thị mua hoặc thuê để đầu cơ, nhiều đất công bị sử dụng kém hiệu quả, hoặc bị giao hợp đồng lại.

    Hiện nay, ngày càng nhiều lao động nông thôn ra làm việc tại đô thị, rất nhiều lao động nông thôn thu nhập chủ yếu từ các hoạt động phi nông nghiệp, phi chính thức, nhưng do không có hệ thống an sinh xã hội chính thức tại nông thôn, nên vẫn phải giữ đất để đề phòng rủi ro, đất nông nghiệp ở quê không được chuyển nhượng quyền sử dụng đất cho những người ở lại, nên không tăng được hiệu quả sử dụng đất. Đất bị bỏ hoang hoá, hoặc không chăm sóc, đất nhận khoán bị nông dân trả lại, tạo ra sự lãng phí rất lớn. Hệ số quay vòng đất lúa từ năm 2000 đến nay có xu hướng giảm. Trong khi hệ số quay vòng sử dụng đất tăng từ 1,33 năm 1985 lên 1,82 năm 2000, năm 2006 hệ số này giảm xuống còn 1,74 và năm 2009 là 1,81.

    TS Đặng Kim Sơn

     

    Xem tiếp...