Thứ Sáu, 13 tháng 11, 2015

BÀI VIẾT HAY 99/b (nhà nước là gì?)

-Một khi còn xã hội loài người thì còn nhà nước!

-----------------------------------------------------
(ĐC sưu tầm trên NET)


HUYỀN THOẠI VỀ MỘT NHÀ NƯỚC TỰ TIÊU VONG – MAI THÁI LĨNH (trích)

Chương II
Quan niệm “Chuyên chính vô sản”

Trong Tuyên ngôn của Đảng cộng sản, khi nói đến nhiệm vụ trước tiên của giai cấp vô sản, Marx và Engels đã viết: “(…) giai đoạn thứ nhất trong cuộc cách mạng công nhân là giai đoạn giai cấp vô sản tự xây dựng thành giai cấp thống trị, là giai đoạn giành lấy dân chủ.” (Sđd, T. I, tr. 567)

Thuật ngữ “giành lấy dân chủ” có thể gây ra sự hiểu lầm là Marx và Engels mong muốn xây dựng một chế độ dân chủ. Thật ra, không phải hoàn toàn như vậy. Engels đã giải thích rõ ràng về khái niệm giành lấy dân chủ trong tác phẩm Những nguyên lý của chủ nghĩa cộng sản (1847). Trả lời câu hỏi: cuộc cách mạng vô sản sẽ diễn biến như thế nào?, Engels viết:

Trước hết, nó tạo ra một chế độ dân chủ và nhờ đó mà trực tiếp hay gián tiếp tạo ra quyền thống trị chính trị của giai cấp vô sản. Trực tiếp như ở Anh là nơi mà hiện nay vô sản đã chiếm đa số trong nhân dân; gián tiếp như ở Pháp và Đức là nơi mà đa số nhân dân không những gồm có vô sản mà còn gồm cả tiểu nông và tiểu tư sản thành thị là những người chỉ mới ở trong giai đoạn đang chuyển thành giai cấp vô sản, và trong việc thực hiện mọi quyền lợi chính trị của mình, đang ngày càng phụ thuộc vào giai cấp vô sản, do đó chẳng bao lâu, sẽ phải đồng ý với các yêu cầu của giai cấp vô sản. Muốn thế, có lẽ cần phải có một cuộc đấu tranh mới nữa, song cuộc đấu tranh mới đó nhất định sẽ kết thúc bằng thắng lợi của giai cấp vô sản. (Sđd, T. I, tr. 455)

Như vậy, vào thời điểm này, Marx và Engels vẫn còn tin rằng sau khi giành được chính quyền, giai cấp vô sản có thể dựa vào chế độ dân chủ đã hình thành từ trước trong xã hội tư bản chủ nghĩa để xây dựng chủ nghĩa xã hội; vì trong một số nước ở Tây Âu, chế độ đó có thể bảo đảm được sự thống trị của giai cấp vô sản đối với toàn xã hội (nhất là đối với các giai cấp nông dân và tiểu tư sản thành thị). Chế độ dân chủ đó không phải là mục đích, mà chỉ là phương tiện để thực hiện nhiệm vụ của cách mạng vô sản:

Đối với giai cấp vô sản, chế độ dân chủ sẽ trở nên hoàn toàn vô ích nếu nó không được dùng ngay lập tức làm phương tiện để thi hành những biện pháp rộng rãi trực tiếp đánh vào chế độ tư hữu và bảo đảm sự sinh sống của giai cấp vô sản. (Sđd, T. I, tr. 455)

Thật ra, vào thời điểm viết Tuyên ngôn của Đảng cộng sản, Marx chưa quan tâm đầy đủ đến hình thức và nội dung của nhà nước vô sản sau khi giai cấp vô sản nắm được chính quyền. Cuộc cách mạng năm 1848 ở các nước lục địa châu Âu, nhất là nước Pháp, đã khiến cho Marx tập trung sự chú ý vào vấn đề đó.

Như chúng ta đã biết, Marx đã đặt rất nhiều hy vọng vào cuộc cách mạng năm 1848, mà tiêu điểm là nước Pháp. Bản thân ông và Engels cũng đã trực tiếp tham gia hoạt động cách mạng trong thời gian đó ngay tại nước Đức – là quốc gia láng giềng, chịu tác động rất lớn của các biến cố xảy ra từ nước Pháp. Sự đàn áp khốc liệt của các chính quyền tư sản ở lục địa châu Âu đối với phong trào đấu tranh của giai cấp vô sản đã đẩy phong trào này vào một giai đoạn thoái trào tương đối lâu dài. Bản thân Marx và Engels cũng phải rời bỏ nước Đức để bắt đầu một cuộc sống lưu vong ở nước Anh. Chính trong hoàn cảnh đó, Marx đã nêu ra quan niệm chuyên chính vô sản (proletarian dictatorship, dictature du prolétariat), chủ yếu như một giải pháp để đối phó với cái mà ông gọi là nền chuyên chính tư sản [1] . Trong tác phẩm Đấu tranh giai cấp ở Pháp 1848-1850 (1850), ông viết:

(…) giai cấp vô sản ngày càng tập hợp xung quanh chủ nghĩa xã hội cách mạng, xung quanh chủ nghĩa cộng sản mà chính giai cấp tư sản đã gán cho cái tên là Blanqui. Chủ nghĩa xã hội này là lời tuyên bố cách mạng không ngừng, là chuyên chính giai cấp của giai cấp vô sản, coi đó là giai đoạn quá độ tất yếu để đi đến xoá bỏ những sự khác biệt giai cấp nói chung, xoá bỏ tất cả những quan hệ sản xuất làm cơ sở cho những sự khác biệt ấy, xoá bỏ tất cả những mối quan hệ xã hội thích ứng với những quan hệ sản xuất đó, để đi đến cải biến tất cả những tư tuởng nảy sinh ra từ những quan hệ xã hội đó. (Sđd, T. II, tr. 137 )

Điều đó có nghĩa là giai cấp vô sản phải thiết lập chuyên chính vô sản, hiểu theo nghĩa là một nền độc tài của giai cấp vô sản, coi đó là giai đoạn quá độ để đi đến xoá bỏ tất cả các giai cấp. Như trên đã nói, mục tiêu mà Marx và Engels nhắm đến không phải là một chế độ dân chủ, mà là xã hội cộng sản, tức là một xã hội không còn có nhà nước. Để đạt được mục tiêu đó, những người cộng sản có thể chọn một trong hai phương tiện: chế độ dân chủ hoặc chuyên chính vô sản (tức là một chế độ độc tài tạm thời).

Như vậy, chuyên chính vô sản là một sáng tạo về mặt tư tưởng của bản thân Marx chứ không phải là sự bóp méo, xuyên tạc do các môn đệ đời sau. Chính Marx đã khẳng định điều này trong lá thư gửi Joseph Wedemeyer (ngày 5.3.1852):

Còn về bản thân tôi thì tôi không có cái công lao là đã phát hiện ra sự tồn tại của các giai cấp trong xã hội hiện đại, cũng như cuộc đấu tranh giữa các giai cấp ấy với nhau. Các sử gia tư sản trước tôi rất lâu đã trình bày sự phát triển lịch sử của cuộc đấu tranh giai cấp ấy, còn các nhà kinh tế học tư sản thì đã trình bày giải phẫu kinh tế của các giai cấp ấy. Cái mới mà tôi đã làm là chứng minh rằng: 1. sự tồn tại của các giai cấp chỉ gắn liền với những giai đoạn phát triển lịch sử nhất định của sản xuất; 2. cuộc đấu tranh giai cấp nhất thiết sẽ dẫn tới chuyên chính vô sản; 3. bản thân nền chuyên chính này chỉ là bước quá độ tiến tới thủ tiêu tất cả mọi giai cấp và tiến tới một xã hội không giai cấp. (Sđd, T.II ,tr. 661-662)

Nền chuyên chính này có phải là một sự tiếp thu, hoàn thiện bộ máy nhà nước cũ hay không? Trong cuốn Ngày 18 tháng Sương mù của Louis Bonaparte (1852), qua nghiên cứu sự phát triển của bộ máy nhà nước tư sản ở Pháp từ thời kỳ đấu tranh chống chế độ phong kiến cho đến khi thành lập Đế chế II (triều đại Napoléon III), Marx cho rằng phải đập bỏ bộ máy nhà nước tư sản thay vì tiếp thu hay hoàn thiện bộ máy đó:

Tất cả các cuộc cách mạng đã hoàn bị bộ máy đó chứ không đập tan nó. Các chính đảng nối gót nhau đấu tranh giành chính quyền, đều coi việc đoạt lấy toà lâu đài nhà nước đồ sộ ấy là chiến lợi phẩm chủ yếu của kẻ chiến thắng. (Sđd, T. II, tr.514 )

Trong những năm tháng sống lưu vong ở nước Anh, Marx đã dành hết thời gian, sức lực và tâm trí để hoàn thành bộ Tư bản, nhằm chứng minh bản chất bóc lột của xã hội tư bản và sự diệt vong tất yếu của xã hội đó. Ông tập trung vào việc nghiên cứu kinh tế – chính trị học, ít chú ý đến lĩnh vực chính trị, đến vấn đề nhà nước. Nhưng ngay trong tập I, quyển I bộ Tư bản (xuất bản năm 1867), khi nói đến các phương pháp tích luỹ ban đầu của chủ nghĩa tư bản, Marx đã viết những dòng như sau :

Nhưng tất cả các phương pháp đó đều lợi dụng quyền lực nhà nước, tức là bạo lực xã hội tập trung và có tổ chức, để đẩy nhanh quá trình chuyển hoá của phương thức sản xuất phong kiến thành phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa, và rút ngắn những giai đoạn quá độ của quá trình đó lại. Bạo lực là bà đỡ của mọi chế độ xã hội cũ đang thai nghén một chế độ mới. Bản thân bạo lực là một tiềm lực kinh tế. (Sđd, T. III, tr. 576)

Trong đoạn văn trên đây, quyền lực nhà nước được định nghĩa là bạo lực xã hội tập trung và có tổ chức. Marx coi bạo lực là bà đỡ của mọi chế độ xã hội cũ đang thai nghén một chế độ mới, là một tiềm lực kinh tế. Cho nên không có gì đáng ngạc nhiên nếu ông chủ trương sử dụng nhà nước như một hình thức bạo lực tập trung và có tổ chức nhằm thực hiện việc xoá bỏ chế độ tư hữu.

Tuy nhiên, đó mới chỉ là những nét phác thảo về mặt lý thuyết, còn mang tính chất mơ hồ, chung chung. Khái niệm chuyên chính vô sản cần có nội dung cụ thể hơn để có thể trở thành một khái niệm cơ bản, một phạm trù của chủ nghĩa xã hội khoa học. Marx đã tìm thấy lời giải đáp trong kinh nghiệm của Công xã Paris (1871).

 
*


Ngày 18.3.1871, công nhân Paris nổi dậy cướp chính quyền, thành lập Công xã Paris. Mặc dù chỉ tồn tại có hơn hai tháng (18.3 – 27.5.1871), “chính quyền vô sản đầu tiên của thế giới” này đã để lại dấu ấn sâu đậm trong phong trào đấu tranh của những người mác-xít. Ở đây, chúng ta không xét xem Công xã Paris đã tồn tại như thế nào trong thực tế, hoặc có ý nghĩa lịch sử như thế nào đối với nhân loại, mà xét xem từ kinh nghiệm lịch sử đó Marx đã rút ra những kết luận gì để bổ sung cho quan niệm về nhà nước của ông.

Trước hết, ngay giữa những ngày Công xã Paris đang còn tồn tại, Marx đã tỏ ra rất tự hào về việc Công xã làm đúng như điều ông đã quan niệm từ gần hai thập niên trước:

Nếu anh coi lại chương cuối cùng trong quyển Ngày 18 tháng Sương mù của tôi, anh sẽ thấy tôi nói rằng mục tiêu cách mạng sắp tới ở Pháp sẽ không nên là việc chuyển giao bộ máy quân phiệt quan liêu từ tay kẻ này sang tay kẻ khác như trước nữa, mà là đập tan bộ máy ấy, và đó là điều kiện tiên quyết của mọi cuộc cách mạng nhân dân thật sự ở lục địa. Đó cũng là điều mà các đồng chí anh dũng của chúng ta ở Pa-ri đang cố gắng thực hiện. (“Thư gửi Ludwig Kugelman, 12.4.1871”; Sđd, T. IV, tr. 547)

Công xã đã đập tan bộ máy nhà nước cũ thay vì chiếm lấy nó. Việc phá huỷ bộ máy nhà nước cũ thể hiện trên hai hành động: bãi bỏ quân đội thường trực để thay bằng nhân dân được vũ trang và xoá bỏ bộ máy quan liêu (tức là xoá bỏ bộ máy công chức hành chính). Marx rất tự hào về thành tích đó của Công xã. Ông viết:

“Công xã đã thực hiện được khẩu hiệu của tất cả các cuộc cách mạng tư sản là thiết lập một chính phủ ít tốn kém, bằng cách huỷ bỏ hai món chi tiêu lớn nhất: quân đội thường trực và hệ thống quan lại.” [2] (Sđd, T. IV, tr. 96)

Điều cần nhấn mạnh là Marx hoàn toàn bác bỏ quan niệm coi bộ máy nhà nước như một bộ máy chuyên môn hoá, đòi hỏi phải có trình độ nghiệp vụ để quản lý một cách có hiệu quả. Ông tán dương việc Công xã giao công tác hành chính nhà nước cho quần chúng công nhân:
Đã mất đi cái ảo tưởng trước kia cho rằng việc quản lý hành chính và chính trị là những điều bí mật, là những chức năng siêu việt mà người ta chỉ có thể giao phó vào tay của một đẳng cấp thạo việc gồm những kẻ ăn bám nhà nước, những tên mật thám được trả lương hậu và những kẻ hưởng lộc thánh, chúng được đặt vào những chức vụ cao, thu hút trí thông minh của quần chúng và quay trí thông minh đó trở lại chống quần chúng ở những bậc thang đẳng cấp thấp. (…) Nó [Công xã] đã lập tức biến các chức năng công cộng - quân sự, hành chính, chính trị - thành những chức năng thật sự công nhân, chứ không phải thành những thuộc tính bí mật của một đẳng cấp thạo việc… (“Dự thảo lần thứ nhất của Nội chiến ở Pháp”, Sđd, T. IV, tr. 35-36)

Xoá bỏ bộ máy hành chính do đó cũng đồng nghĩa với việc xoá bỏ đội ngũ công chức (mà Marx gọi là “đẳng cấp thạo việc”). Đồng thời với việc xoá bỏ bộ máy hành chính kiểu cũ, Công xã cũng thủ tiêu luôn chế độ đại nghị:

Chế độ đại nghị ở Pháp đã đến giờ tận số. (…) Dưới thời đế chế, với Hội nghị lập pháp và Thượng nghị viện của nó (…) chế độ đại nghị chỉ là một trò hề đơn giản, một vật phụ thuộc đơn giản của chế độ độc tài dưới hình thức thô sơ nhất. Từ đó, chế độ đại nghị đã chết hẳn ở Pháp và cuộc cách mạng công nhân chắc chắn sẽ không làm cho nó sống lại từ đống tro tàn của nó. (Sđd, T. IV, tr. 33)

Thay cho chế độ đại nghị với nguyên tắc phân chia quyền lực (séparation des pouvoirs) là một nhà nước tóm thâu cả quyền hành pháp và quyền lập pháp trong tay:
Công xã không nên là một cơ quan đại nghị [3] , mà phải là một cơ thể hành động, vừa hành chính, vừa lập pháp. (Sđd, T. IV, tr. 92)

Tính độc lập của ngành tư pháp, một đặc điểm của chế độ tam quyền phân lập, cũng bị bác bỏ, bởi vì tính độc lập này chỉ là hình thức, dùng để che đậy sự phụ thuộc vào quyền hành pháp:

Các viên chức tư pháp đều mất hết cái vẻ độc lập bề ngoài được dùng chỉ để che đậy sự phục tùng hèn hạ của họ đối với tất cả mọi chính phủ nối tiếp nhau mà họ đã lần lượt tuyên thệ trung thành để rồi về sau lại bội phản. Cũng như các công chức khác trong xã hội, từ nay trở đi, họ đều phải được công khai bầu lên, chịu trách nhiệm và có thể bị bãi miễn. (Sđd, T. IV, tr. 93)

Nhưng làm thế nào để một bộ máy tập trung quyền hành như thế không trở thành một bộ máy quan liêu? Theo Marx, Công xã bao gồm những uỷ viên hội đồng thành phố (conseillers municipals) được bầu lên từ các khu phố của Paris, theo thể thức phổ thông đầu phiếu: “Họ là những đại biểu có trách nhiệm và có thể bị bãi miễn bất cứ lúc nào”. Mặt khác, “đa số uỷ viên của Công xã tất nhiên phải là những công nhân hoặc là những đại biểu được thừa nhận của giai cấp công nhân” (Sđd, T. IV, tr. 92). Nói cách khác, đó là một chính phủ của giai cấp công nhân:

… về thực chất, nó [Công xã] là một chính phủ của giai cấp công nhân, là kết quả của cuộc đấu tranh của giai cấp những người sản xuất chống lại giai cấp chiếm đoạt, là hình thức chính trị rốt cuộc đã tìm ra được khiến cho có thể thực hiện được việc giải phóng lao động về mặt kinh tế. (Sđd, T. IV, tr. 97)

Marx cho rằng Công xã đã áp dụng những biện pháp có hiệu quả để chống chủ nghĩa quan liêu: bất cứ viên chức nhà nước nào cũng phải được bầu và có thể bị bãi miễn, luôn luôn đặt dưới sự kiểm soát của nhân dân, lĩnh lương ngang với công nhân:
Công xã loại bỏ hoàn toàn hệ thống đẳng cấp chính trị và thay thế những ông chủ ngạo mạn của nhân dân bằng những đầy tớ luôn luôn có thể bị bãi miễn; thay thế một trách nhiệm tưởng tượng bằng một trách nhiệm thật sự, vì những người được uỷ nhiệm này luôn luôn hành động dưới sự kiểm soát của nhân dân. Họ được trả lương như những người công nhân lành nghề, 12 li-vrơ mỗi tháng, tiền lương cao nhất không quá 240 li-vrơ một năm, tiền lương mà theo một nhà khoa học có uy tín là giáo sư Huxley thì chỉ cao hơn một chút so với 1/5 tiền lương của một công chức của Hội đồng giáo dục ở Luân-đôn. (Sđd, T. IV, tr. 35)


Mặt khác, Công xã áp dụng nguyên tắc “công khai hoá” mọi hoạt động của mình:

Nhưng Công xã không hề tự cho mình là không bao giờ sai lầm, như tất cả các chính phủ cũ vẫn thường tự nhận là như thế. Công xã công bố tất cả những báo cáo hội nghị của mình, thông báo tất cả những hoạt động của mình, nói cho công chúng biết tất cả những khuyết điểm của mình. (Sđd, T. IV, tr. 106)


Mặc dù chỉ tồn tại trong một thời gian rất ngắn (72 ngày) và trong một hoàn cảnh đặc biệt (thù trong, giặc ngoài), nhưng Công xã không phải chỉ là khuôn mẫu chính quyền của riêng thủ đô Paris, mà còn là hình mẫu có thể áp dụng cho toàn nước Pháp:

Tất nhiên là Công xã Pa-ri phải là kiểu mẫu cho tất cả các trung tâm công nghiệp lớn ở Pháp. Chế độ của Công xã một khi đã được thiết lập ở Pa-ri và ở các trung tâm thứ yếu rồi thì cả ở các tỉnh, chính phủ tập quyền cũ cũng phải nhường chỗ cho cơ quan tự quản của những người sản xuất. Trong một bản phác hoạ ngắn gọn về tổ chức quốc gia mà Công xã chưa kịp xây dựng tỉ mỉ thêm, người ta đã khẳng định dứt khoát rằng Công xã cần phải trở thành hình thức chính trị của ngay cả những thôn xóm nhỏ nhất, và quân đội thường trực ở các miền nông thôn cũng phải được thay thế bằng một đội dân cảnh với thời hạn nghĩa vụ quân sự rất ngắn. Một hội đồng đại biểu đóng ở tỉnh lỵ phải quản lý những công việc chung của tất cả các công xã nông thôn trong tỉnh, và các hội đồng hàng tỉnh đó, đến lượt chúng, lại phải cử đại biểu đi tham dự Nghị viện quốc gia đóng ở Pa-ri; các đại biểu đều phải nghiêm khắc tuân theo một mandat impératif (chế độ uỷ nhiệm tuyệt đối) của các cử tri của mình và có thể bị bãi miễn bất cứ lúc nào. (Sđd, T. IV, tr. 93-94)


Công xã cũng là chính phủ dân tộc chân chính, đồng thời là một chính phủ mang tính chất quốc tế :

Vậy nếu Công xã là đại biểu chân chính của tất cả những thành phần lành mạnh của xã hội Pháp, và do đó là chính phủ dân tộc chân chính thì do chỗ Công xã đồng thời là chính phủ của công nhân, là người chiến sĩ dũng cảm đấu tranh để giải phóng lao động, nên Công xã cũng hoàn toàn có đầy đủ tính chất quốc tế. Trước mắt quân đội Phổ, cái quân đội đã sáp nhập hai tỉnh của nước Pháp vào Đức, Công xã đã sáp nhập công nhân toàn thế giới về phía nước Pháp. (Sđd, T. IV, tr. 103)


Công xã là chính quyền của một giai cấp (giai cấp công nhân), nhưng lại là một chính phủ dân tộc chân chính. Công xã là một chế độ độc tài, nhưng lại là một chính quyền thật sự dân chủ: “Công xã đã cung cấp cho nền cộng hoà cái cơ sở của những thiết chế thật sự dân chủ” (Sđd, T. IV, tr. 97).

Tất cả những mâu thuẫn đó (chuyên chính - dân chủ, giai cấp - dân tộc, quốc gia - quốc tế) đều được giải quyết một cách ổn thoả, bởi vì Marx đã từng phát biểu trong Tuyên ngôn của Đảng cộng sản: “Tất cả những phong trào lịch sử, từ trước đến nay, đều là do thiểu số thực hiện, hoặc đều mưu lợi ích cho thiểu số. Phong trào vô sản là phong trào độc lập của tuyệt đại đa số, mưu lợi ích cho tuyệt đại đa số” (Sđd, T. I, tr.555). Hơn nữa, Marx tin rằng sự xuất hiện của Nhà nước trong lịch sử chỉ là biểu hiện của một sự tha hoá mà xã hội cộng sản trong tương lai phải xoá bỏ. Trong bản dự thảo lần thứ nhất cũng như trong bản chính thức của tác phẩm Nội chiến ở Pháp, người ta có thể tìm thấy nhiều thuật ngữ mang ý nghĩa xấu mà Marx sử dụng để gọi bộ máy nhà nước: một con trăn khổng lồ… chằng (bọc) lấy cơ thể sống của xã hội công dân, cái bướu ăn bám xã hội công dân, cái ác mộng làm nghẹt thở, cái quái thai siêu tự nhiên của xã hội, con quái vật nhà nước, một sỉ nhục lớn nhất của xã hội, cái vườn ươm tất cả những điều thối tha của xã hội, vv…

Trong cách lập luận biện chứng theo kiểu Hegel, Marx coi xã hội công dân là chính đề (thesis, thèse), Nhà nước là phản đề (antithesis, antithèse). Vì thế, trong cái hợp đề (synthesis, synthèse) mà Marx gọi là liên hiệp (association), Nhà nước sẽ biến mất, hoà tan vào xã hội công dân, chứ không còn là một thực thể tách rời với xã hội công dân nữa:
Công xã là việc xã hội đoạt lại quyền lực nhà nước, quyền lực này trở thành một sức sống của bản thân xã hội, chứ không phải là một lực lượng thống trị và nô dịch xã hội. Đó là việc bản thân quần chúng nhân dân đoạt lại quyền lực nhà nước, họ là những người thay thế cái quyền lực có tổ chức dùng để áp bức họ bằng quyền lực của bản thân họ... (Sđd , T. IV, tr. 33)


Nhà nước ký sinh trên cơ thể xã hội, kìm hãm sự tự do phát triển của xã hội. Vì vậy, khi xoá bỏ bộ máy nhà nước cũ, Công xã đã giải phóng xã hội một cách triệt để:

Chế độ công xã hình như đã hoàn lại cho cơ thể xã hội tất cả những lực luợng từ trước đến nay đã bị nuốt mất bởi cái “nhà nước” ăn bám trên thân thể xã hội và kìm hãm sự tự do phát triển của xã hội (Sđd , T. IV, tr. 95)


Điều cần lưu ý là Nội chiến ở Pháp là một tác phẩm viết rất vội vàng. Ngày 18.4.1871, giữa lúc Công xã Paris còn đang tồn tại, trong một phiên họp của Tổng hội đồng của Quốc tế I, Marx đã đề nghị ra một “lời kêu gọi” nhằm biến những kinh nghiệm của Công xã thành tài sản chung của phong trào công nhân quốc tế. Được Tổng hội đồng giao nhiệm vụ soạn thảo lời kêu gọi, Marx đã viết hai bản dự thảo để rồi sau cùng hoàn chỉnh thành bản dự thảo cuối cùng; bản này được Tổng hội đồng thông qua vào ngày 30.5.1871, nghĩa là vài ngày sau khi Công xã Paris bị thất bại. Bản chính thức được xuất bản lần đầu tiên bằng tiếng Anh ở Luân-đôn vào ngày 13.6.1871 với cái tên Nội chiến ở Pháp – Lời kêu gọi của Tổng hội đồng Hội liên hiệp công nhân quốc tế. Engels đã viết về điều này như sau:

Ngày 28 tháng năm, những chiến sĩ cuối cùng của Công xã đã hy sinh trên dốc Belleville trong cuộc chiến đấu với những lực lượng đối địch đông hơn, và hai hôm sau, ngày 30 tháng năm, Mác đã đọc trước Tổng hội đồng tác phẩm của mình, trong đó ý nghĩa lịch sử của Công xã Paris được nêu bật lên bằng vài nét ngắn gọn, mạnh mẽ, nhưng chính xác và nhất là rất trung thực đến nỗi toàn bộ cái khối phong phú sách báo sau này viết về vấn đề đó đều không tài nào theo kịp. (“Lời mở đầu viết cho lần xuất bản thứ ba bằng tiếng Đức tác phẩm Nội chiến ở Pháp, Sđd, T. VI , tr. 467)

Cũng trong bài viết này, Engels ca ngợi “thiên tài kỳ diệu” của Marx, thiên tài đã khiến cho Marx “có thể hiểu rõ được tính chất, ý nghĩa và những hậu quả tất nhiên của các sự biến lịch sử lớn, ngay trong lúc mà những sự biến đó còn đang diễn ra trước mắt chúng ta, hoặc vừa mới chấm dứt xong” (Sđd, T. VI, tr. 465-466). Nhưng một tác phẩm viết vội vàng như thế nhằm đáp ứng nhu cầu cổ động chính trị trước mắt làm sao có thể trở thành một tác phẩm thật sự mang tính chất khoa học? Đó là điều mà Engels, vì quá say sưa ca ngợi thiên tài của bạn mình, đã quên không nghĩ tới.

[1]Trong Nhà nước và cách mạng (1917), Lenin cho rằng Marx và Engels đã nêu lên tư tưởng chuyên chính vô sản ngay trong tác phẩm Tuyên ngôn của Đảng cộng sản, khi hai ông định nghĩa nhà nước là “giai cấp vô sản đã được tổ chức thành giai cấp thống trị”. Cách giải thích này không có tính thuyết phục, bởi vì giai cấp vô sản vẫn có thể thống trị bằng con đường của chế độ dân chủ, như cách giải thích của Engels trên đây, hoặc như cách giải thích của Karl Kautsky mà chúng ta sẽ thấy trong phần sau.
[2]Trong bản dịch tiếng Pháp: fonctionnarisme d’Etat (chế độ công chức Nhà nước). Xem: Karl Marx et Friedrich Engels, Œuvres choisies, Editions du Progrès, Moscou, 1979, tr. 299.
[3]Trong bản dịch tiếng Pháp: organisme parlementaire.
Xem tiếp...

Thứ Năm, 12 tháng 11, 2015

TIẾU LÂM KIM CỔ 102

(ĐC sưu tầm trên NET)

Xem tiếp...

CÂU CHUYỆN TÌNH BÁO 65

(ĐC sưu tầm trên NET)
(Tình báo - Gián điệp) - Từng tận mắt chứng kiến người anh ruột và đồng đội hi sinh, trong lòng cậu bé Thắng lúc ấy đã hừng hực lửa căm thù, chỉ mong có cơ hội để trả thù nhà, nợ nước.
    Sau này lớn lên, người con của quê hương Đồng Khởi được tổ chức tín nhiệm giao nhiệm vụ tối mật. Đó là cải trang thành thiếu nữ để thâm nhập vào “Nữ thám báo Thiên Nga Phụng Hoàng”, một tổ chức hoạt động hết sức ma quái của địch. Suốt 5 năm “giả gái” tác chiến độc lập trong lòng địch, chiến sĩ tình báo huyền thoại không hề để lộ một chút sơ hở nào. Chính điều đó đã giúp cho viên tình báo Huỳnh Văn Thắng cung cấp được nhiều thông tin giúp du kích tiêu diệt được nhiều tên ác ôn nằm vùng.
    “Cô gái” Huỳnh Thị Thanh
    “Cô gái” Huỳnh Thị Thanh
    Quá khứ cơ cực của cậu bé xứ dừa
    Trước mặt chúng tôi là người đàn ông ngoài 60, gương mặt đôn hậu, ông cười giòn: “Hồi xưa lúc giả gái tui gọn ghẽ lắm, da trắng trẻo chứ không đen như bây giờ”. Sinh ra và lớn lên trên mảnh đất có nhiều anh hùng đã hi sinh cho cách mạng xã Định Thủy, huyện Mỏ Cày Nam, tỉnh Bến Tre. Mảnh đất này cũng từng là cái nôi cho cuộc Đồng Khởi năm 1960. Ở nơi đây, ngày ngày có câu bé Huỳnh Văn Thắng (Năm Thắng) suốt ngày len lỏi khắp các hang cùng ngõ hẻm để bán bánh bò, bánh dừa. Trong gia đình, cha và hai anh lớn đi theo cách mạng, ở nhà chị còn bà mẹ già và hai em gái, nên ngay từ nhỏ mọi việc lớn nhỏ trong nhà đều do một bàn tay Thắng lo lieu.
    Hàng ngày, cậu bé Thắng đi dọc ven sông khi ở vùng bến đò, bến xe, chợ Ngã Năm với đôi chân trần, khoác lên mình chiếc áo bà ba trên tay là một thúng bánh trái. Miệng rao bán: “Ai bánh bò, bánh dừa, bánh chuối…”. Nghe tiếng rao từ lúc mặt trời còn chưa ráo sương của cậu bé độ chừng 13, 14 tuổi của Thắng, ai cũng suýt xoa khen ngợi, còn nhỏ mà rất hiếu thảo. Đã thế, tuy suốt ngày phơi nắng đến tận tối mịt mới về, nhưng cậu bé Thắng lại có nước da trắng bóc, khuôn mặt bầu bĩnh, khó mà phân biệt được trai hay gái nên ai cũng quý mến. Có lẽ vì được ưu ái như thế, chuyện buôn bán của Thắng rất “xuôi chèo” đi đâu cũng có người ủng hộ mua bánh trái.
    Năm Thắng 17 tuổi, nhận thấy chàng trai là con nhà nghèo nhưng lại có truyền thống cách mạng, siêng năng làm việc nên xã đã cử đi học lớp cứu thương để về cứu chữa cho thương binh. Cũng từ đây, Năm Thắng bắt đầu bén duyên với nghiệp chiến sĩ tình báo. Ngoài việc thức dậy từ sáng sớm để đi “buôn thúng, bán bưng”, Thắng còn đi làm “chú liên lạc” với “cái chân thoăn thoắt” ngày ngày đi lấy tin tức của Đài tiếng nói Việt Nam từ Hà Nội và Đài Phát thanh Nam bộ phục vụ cho quân ta nắm bắt tình hình chiến sự.
    Trước đó, Năm Thắng đã từng tận mắt chứng kiến người anh trai thứ ba Huỳnh Văn Tác hi sinh trong trận đánh lịch sử năm 1968. Không có gì đau đớn hơn trước sự ra đi của người thân, cậu bé Thắng đã nuôi trong mình lòng căm hận bọn giặc Mỹ vô cùng sâu sắc. Có lúc, Thắng còn tức giận đòi đem dao đi tìm bọn lính Việt Nam Cộng Hòa chém cho tả tơi. Nhưng khi nghe bà mẹ phân tích thiệt hơn, “anh hùng mười năm trả thù không muộn”. Từ đó, Thắng đã nhen nhóm trong mình ý chí trả thù lũ giặc ác ôn hại dân.
    Càng ngày tình hình chiến sự càng thêm gay gắt, khi bọn địch hoạt động ngày một xảo quyệt hơn. Đặc biệt, lúc bấy giờ tại khu vực huyện Mỏ Cày và các vùng lân cận xuất hiện một tổ chức của Mỹ hoạt động rất tinh vi, chúng đã phái nhiều quân trà trộn vào quân ta giết hại nhiều cán bộ cách mạng. Đó là tổ chức tình báo Thiên Nga. Đứng trước nhiều mối lo nguy hại, vào cuối năm 1970, Ty Công an Trưởng tỉnh Bến Tre đã ra chỉ thị bằng mọi cách phải đưa được người của ta vào trong lòng địch. Áp dụng kế sách “lấy độc trị độc”, cài nữ tình báo của ta vào tổ chức này. Nhưng vấn đề đặt ra là làm sao tìm được một nữ thám báo vừa nhanh nhẹn, gan dạ lại đầy mưu lược và đáng tin cậy để nhận lãnh nhiệm vụ được giao phó. Dường như đây là một việc làm khó khăn, tưởng chừng như rơi vào bế tắc.
    Lại nói về cậu bé Năm Thắng nay đã trưởng thành, ra dáng là một người thanh niên khôn lớn, lanh lẹ, hoạt bát. Trong thời gian này, Năm Thắng được cử đến chăm sóc sức khỏe cho ông Ba Hội, Trưởng Ty Công an Bến Tre đang về xã Định Thụy để trực tiếp tổ chức mạng lưới tình báo của ta. Nhìn thấy cậu thanh niên đi đứng nhẹ nhàng lại có nước da trắng như bông bưởi, dáng người gọn ghẽ, cao ráo. Ngay lập tức, trong đầu ông nảy ra ý định nhờ Năm Thắng giả làm con gái, thâm nhập vào tổ chức hoạt động đặc biệt này.
    Lột xác thành mỹ nữ để hoạt động
    Sau khi nhận lời “giả gái” làm nữ thám báo, Năm Thắng vừa mừng vừa lo, bởi cử chỉ nhẹ nhàng giống thiếu nữ thì ông “có thừa”. Nhưng ngặt nỗi, về giọng nói thì vẫn “chuẩn” nam giới, nên Năm Thắng đã về thưa lại với mẹ là bà Trương Thị Chánh. Khi nghe con trai thông báo sẽ tham gia vào tổ chức nữ thám báo của Thiên Nga để làm tình báo, bà Chánh đã ủng hộ con trai hết lòng. Và bà trở thành “quân sư” bất đắc dĩ, chỉ bảo con trai cách hành xử đi đứng như một thiếu nữ miệt vườn thực thụ.
    Bẵng đi một thời gian, người dân trong vùng Định Thụy không ai còn nghe thấy tiếng rao thánh thót vang cả xóm vào mỗi buổi sáng của con trai bà Chánh lang thang bán bánh lá dừa. Thì ra, để có thể hóa thân làm con gái được suôn sẻ, suốt thời gian đó Năm Thắng đã đóng cửa trong nhà để “tu” làm kiếp “thân gái dặm trường”. Cậu thanh niên ngay từ nhỏ chỉ quen với bàn tay nắm chiếc chổi xệ quét nhà, tay chai sạn vì suốt ngày bưng bê thúng bánh trái nay phải tự học nhảy đầm để có bước đi uyển chuyển, là lượt. Trước đây, ăn uống xuề xòa là thế nay phải ăn uống từ tốn để cho ra dáng thư thái. Ngoài ra, để trở thành người “con gái” quyến rũ, làm chao đảo đám lính ngụy háo sắc, Năm Thắng còn phải nâng ngực, mặc áo ngực, để tóc dài uốn ngang vai và gội đầu bồ kết để thêm phần nữ tính.
    Một thời gian ngắn “rèn giũa”, hình dáng bên ngoài của Năm Thắng đã giống con gái. Tuy nhiên, “bản chất” nam giới của ông thì vẫn chưa có gì thay đổi. Lúc ấy, Năm Thắng chợt nghe các chú, các bác trong tổ chức “mách nước” rằng có một loại thuốc (hóc môn –PV) khi tiêm vào cơ thể người đàn ông thì bộ phận sinh dục sẽ bị “teo” lại và có thể mất luôn khả năng dòng dõi. Sau nhiều đêm vắt tay lên trán trằn trọc suy nghĩ, ông quả quyết: Để có thể trả thù nhà, nợ nước và giúp cho cách mạng thì hi sinh hạnh phúc của bản thân cũng không còn gì phải hối hận. Nghĩ là làm, ngay sáng hôm sau ông một mình đến gặ bác sĩ Từ đề nghị ông chích mũi thuốc làm giảm “nam tính” trong ông.
    Khi nghe chàng trai còn trẻ tuổi lại có đề nghị không giống ai, vị bác sĩ nọ đã khước từ và giải thích, chích thuốc này vào hậu quả là khôn lường và có thể bị tuyệt tự, không vợ không con. Vậy nhưng, Năm Thắng vẫn cố nài nỉ: “Thôi bác sĩ cứ chích cho con đi. Vì cuộc sống của con hiện giờ rất khó khăn, con phải đi buôn bán để nuôi cha mẹ già và hai em nhỏ. Thời buổi buôn bán khó khăn, là thân con trai rất khó cho việc buôn bán. Hoàn cảnh của con sau này như thế nào thì kệ thôi, đành phải phó mặc cho số phận”. Nghe lời tỉ tê của Năm Thắng, bác sĩ Từ có phần xiêu lòng. Nhưng vì đây là chuyện liên quan đến hạnh phúc cả một đời người, ông không thể tự quyết định. Ông yêu cầu Năm Thắng phải đưa mẹ đến đây gặp bác sĩ và được sự đồng ý của bậc làm cha mẹ mới có thể tiến hành chích thuốc.
    Làm theo lời bác sĩ “nếu chị Hai (mẹ ông Thắng) nhất trí tôi sẽ giúp”. Nên lần sau đến, ông đã đưa mẹ đi cùng. Khi nghe bác sĩ trình bày, do biết trước được ý nguyện của con trai mong được phục vụ cho cách mạng, bà Chánh cũng “giả lả”: “Thôi giờ nguyện vọng của thằng Năm nó muốn như vậy, tôi làm mẹ cũng đau khổ lắm. Nhưng bác sĩ thương gia đình tôi, bác sĩ cứ cho nó được toại nguyện”.
    Sau hơn nửa năm trải qua nhiều lần “sát hạch” khả năng “giả gái” của tổ chức và của người “thầy” gần gũi với ông nhất là bà Chánh, Năm Thắng chính thức bước ra ngoài với một diện mạo mới. Người dân Định Thủy ai nấy đều “mắt tròn mặt dẹt” khi phát hiện Huỳnh Văn Thắng là đứa con gái để tóc ngắn bấy lâu nay của bà Chánh. Cũng từ đó, người dân không ai còn thấy cậu thanh niên Năm Thắng lam lũ với dép lê nơi đầu đường xó chợ, mà thay vào đó là cô thiếu nữ miệt vườn nói năng nhẹ nhàng, nghe rất mượt với làn da trắng như bông bưởi, khuôn mặt phúng phính bầu bĩnh, vóc dáng cân đối. Cùng với diện mạo mới, Năm Thắng cũng đổi thẻ căn cước mới, lấy tên là Huỳnh Thị Thanh mật danh F5, hay còn gọi là Năm Thanh. Cũng từ đây, cuộc đời của “cô gái” Năm Thanh bắt đầu những ngã rẽ mới khi nhận nhiệm vụ tác chiến độc lập nơi hang hùm miệng sói.
    (Theo Gia Đình)

    (Tình báo - Gián điệp) - Trải qua quá trình “tu luyện”, Năm Thắng thực sự hóa thân thành một cô gái có dáng đi yểu điệu để thâm nhập vào đội nữ thám báo Thiên Nga Phụng Hoàng. Dù sống giữa bầy lang sói, nhưng nhờ sự tinh nhạy và khôn ngoan, “cô gái” Huỳnh Thị Thanh (tên gọi khi giả gái của Năm Thắng) đã hoàn thành tốt mọi chỉ thị của cấp trên, giúp nhiều cán bộ cách mạng của ta thoát khỏi “nanh vuốt” của quân thù.
      Hình ảnh Năm Thắng khi cải trang. Ảnh tư liệu.
      Hình ảnh Năm Thắng khi cải trang. Ảnh tư liệu.
      Trở thành “nữ thám báo”
      Từ khi cải trang thành nữ giới, Năm Thắng ngày ngày đi “buôn thúng, bán bưng” từ Vàm Nước Trong đến bến Dừa Cháy. Ít ai ngờ rằng, người “con gái” đang mang trên mình một nhiệm vụ tối mật, đó là phải trà trộn được vào tổ chức “nữ thám báo Thiên Nga Phụng Hoàng”.
      Thiên Nga Phụng Hoàng là một tổ chức tình báo được chính quyền Việt Nam Cộng hòa thành lập năm 1968, dưới sự cố vấn của CIA (Mỹ). Nhiệm vụ của Thiên Nga là xâm nhập vào các cơ sở cách mạng của ta, sau đó thu thập thông tin và tìm cách giết hại các chiến sĩ. Thành viên của biệt đội chân dài này được tuyển chọn rất khắt khe. Người trúng tuyển phải là những thiếu nữ trong độ tuổi 18-25, có ngoại hình đẹp, giao tiếp giỏi và khôn khéo. Sau quá trình “sát hạch”, các chị em được thu nạp vào Thiên Nga. Trước khi thực thi nhiệm vụ, họ sẽ được cử đi học ở các khóa tình báo tại Trường Tình báo Trung ương ở Sài Gòn.
      Tổ chức Thiên Nga hoạt động hết sức tinh vi, chúng thường cài nhiều tình báo, mật thám vào các cơ sở cách mạng. Đặc biệt, để dễ bề trà trộn, đội quân gián điệp này còn được chia làm hai ban: ban nam do Trung úy Mười Râu khét tiếng ác ôn phụ trách và ban nữ do Sáu Dung (em vợ Mười Râu) đứng đầu. Trong thời gian hoạt động từ năm 1968 – 1971, chúng đã dùng tiền bạc để mua chuộc nhiều người làm gián điệp, gây không ít thiệt hại cho quân ta.
      Về phần Năm Thắng, khi đã hóa thân thành nữ nhi, nhờ tài ăn nói khéo léo, “nàng” nhanh chóng tiếp cận được với những người liên quan đến biệt đội Thiên Nga. Đôi khi, “cô” Thanh còn cố tình đi lạc đường, đâm thẳng vào tận “sào huyệt” của bọn gián điệp rồi giả vờ “đi nhầm đường” để tìm cách bắt chuyện làm quen.  Hàng ngày, Năm Thanh (Căn cước mang tên Huỳnh Thị Thanh, mật danh là F5) thường xuyên rao bán bánh trước nhà Mười Râu. Cô gái xinh xắn, nói năng nhẹ nhàng, vóc dáng cân đối đã lọt vào “mắt xanh” của Năm Mỹ (vợ của Mười Râu). Năm Mỹ thường xuyên mua bánh dừa nên Năm Thanh nhanh chóng tiếp cận được với người phụ nữ này.
      Mỗi lần đi bán bánh qua nhà Mười Râu, Năm Thanh lại ghé vào thì thầm chị em với Năm Mỹ. Ông Năm Thắng kể: “Mỗi khi gặp vợ của Mười Râu, tui luôn tỏ ra thân thiết. Tui kể lể với Năm Mỹ là do hoàn cảnh gia đình nghèo khổ, gặp thời buổi kiếm tiền khó khăn, lại ghét cách mạng nên tui trốn lên đây buôn bán. Tui giả bộ cần tiền đặng nuôi gia đình nên nhờ chị Năm Mỹ tìm việc làm có lương ở trong chính quyền. Không ngờ, nghe tui nói xong, Năm Mỹ liền gật đầu đồng ý và bảo: “Em bán bánh được bao nhiêu đồng. Chị sẽ nói chuyện với chồng chị và đứa em gái cho em gia nhập đội Thiên Nga, lương lậu vừa hậu hĩnh lại nhàn hạ”. Thế nhưng không hổ danh là vợ của “trùm” Thiên Nga, Năm Mỹ ra điều kiện cho “cô gái” là phải có 7 cây vàng để lo lót một tấm giấy chứng nhận là thám báo. Người chiến sĩ tình báo bồi hồi nhớ lại: “Khi ấy, tổ chức cách mạng của ta còn rất khó khăn, gia đình tui cũng quá nghèo nên má tui phải chạy vạy vay mượn hàng xóm mới đủ được ngần ấy để lo cho con vào Thiên Nga”.
      Khi đã nhận tiền, Năm Mỹ vui vẻ dẫn “cô” Thanh qua gặp Sáu Dung. Đây vốn không phải là lần đầu tiên phụ trách ban nữ của Thiên Nga gặp cô gái này. Trước đó, Sáu Dung đã “lưu tâm” tới cô Năm Thanh cao ráo xinh xắn, hoạt bát đi bán hàng rong. Ả đã bí mật cho người xác minh lai lịch của “cô” rất kỹ càng nên khi thấy chị gái giới thiệu “cô” F5, Sáu Dung nhận lời ngay. “Nhờ các cán bộ cách mạng lo lý lịch của tui chu toàn và kín kẽ nên không chỉ Sáu Dung mà cả tên trung úy Mười Râu cũng không phát hiện được điều gì nghi vấn cả”, ông Năm Thắng kể.
      Ngày 1/1/1971, “cô” Huỳnh Thị Thanh chính thức được gia nhập tổ chức “nữ thám báo Thiên Nga Phụng Hoàng” khi vừa tròn 18 tuổi. Ở trong biệt đội này, cô Thanh được giao nhiệm vụ theo dõi tin tức ở vùng Nước Trong và một số địa bàn ở xã Định Thủy (huyện Mỏ Cày) dưới vỏ bọc một cô gái bán bánh dừa.
      Huyền thoại tình báo thời còn trẻ. Ảnh TG
      Huyền thoại tình báo thời còn trẻ. Ảnh TG
      Lập công xuất sắc

      Áp lực vì quá… đẹp Trong thời gian hoạt động thám báo ở Thiên Nga Phụng Hoàng, Năm Thanh đã gặp nhiều tình huống “dở khóc, dở cười” cũng chỉ vì nhan sắc xinh đẹp. Không chỉ cảnh sát, mật thám mà ngay cả tên Trung úy Mười Râu cũng từng thèm thuồng “kiều nữ” này. Hắn liên tục rủ người đẹp đi xem phim, đi chơi để tìm cách ve vãn. Nhiều lần, Mười Râu có ý định sàm sỡ, đòi “ngủ” với F5 nhưng “cô” đều khéo léo từ chối.
      Nhờ sự khôn khéo, Năm Thanh dần lấy được lòng Sáu Dung. Cô luôn cận kề kẻ phụ trách ban nữ như một vệ sĩ riêng. F5 được Sáu Dung nâng đỡ, bao bọc và kết nghĩa chị em. Trong tất cả các thành viên của tổ chức, Năm Thanh được coi là  nữ thám báo nhanh nhẹn và đáng tin cậy nhất của Thiên Nga ở Mỏ Cày.
      Tuy nhiên, để vừa đảm bảo được sự tin cậy, vừa che giấu được thân phận thật, F5 luôn ý thức được rằng mọi hành động phải hết sức cẩn trọng, bởi sống giữa hang hùm chỉ hơi sơ hở là bị phát hiện và bị thủ tiêu bất cứ lúc nào. “Dù đã được tiêm thuốc làm giảm nam tính, giọng nói cũng đã thay đổi nhưng khổ nỗi, râu tui vẫn mọc ra. May mắn là các thành viên của Thiên Nga đều có một phòng sinh hoạt riêng nên cứ tối đến là tui phải… nhổ hết râu, đến sớm mai, da liền lại là không thấy vết nhổ”- Năm Thắng kể về “bí quyết” giả gái.
      Khi đã được cấp thẻ thám báo, Năm Thanh luôn hoàn thành tốt công việc của tổ chức giao phó. Nhiệm vụ của F5 và các thành viên trong biệt đội Thiên Nga là sáng ra phải có mặt tại trụ sở báo cáo tình hình tin tức hoạt động của Việt cộng, lên kế hoạch đối phó và nhận mệnh lệnh cấp trên, sau đó lại trở về với công việc thường nhật. Ngày ngày, F5 được giao nhiệm vụ đội lốt thiếu nữ gánh hàng rong đi lại trong xã Định Thủy và “để mắt” tới Việt cộng.
      Để tạo dựng lòng tin, F5 đã phối hợp cùng với đồng chí Đặng Tấn Phong (nguyên Thiếu tá CA tỉnh Bến Tre) ở cơ sở chủ động chỉ điểm giả nhưng phải đảm bảo sự chính xác để lấy lòng tổ chức. Nhớ lại những tháng năm hoạt động trong hang hùm, ông Năm Thắng cười xòa: “Tui phải cố gắng để mọi việc diễn ra đúng như kế hoạch đã bàn với đồng chí Phong. Tui báo với Sáu Dung địa điểm phục kích của Việt cộng. Có hôm, tui báo tin có quân du kích phục ở mé đồn… Sáng hôm sau, bọn chúng cho quân kiểm tra và thấy có nhiều vết chân của du kích mai phục, từ đó Mười Râu và Sáu Dung hoàn toàn tin tưởng tui”.
      Suốt 5 năm hoạt động trong Thiên Nga, điều khiến ông nhớ mãi là chiến công xuất sắc khi phát hiện được hai tên thám báo nằm vùng nguy hiểm của địch. Vào năm 1973, Nguyễn Văn Tư (Tư Một – thuộc tổ chức cảnh sát đặc biệt Bến Tre) và Phạm Văn Hương (nhân viên tình báo Tiểu khu Mỏ Cày) đã lập công với Thiên Nga khi giúp tổ chức này bắt giữ được nhiều chiến sĩ cách mạng.
      Một lần đi chơi, Sáu Dung tiết lộ với Năm Thanh: “Có hai nam thám báo bên ban của anh Mười Râu lập công lớn nên được thưởng rất hậu hĩnh. Nhờ có hai anh này, chúng ta tiêu diệt được 4 tên Việt cộng. Bởi vậy, bên ban nữ cần phải cố gắng hơn nữa để được cấp trên khen thưởng”. Nghe vậy, Năm Thanh như “mở cờ trong bụng”, “cô” liền tỉ tê: “Chị ơi, em rất khâm phục anh Tư Một và anh Hương. Hai anh ấy giỏi thiệt đó. Chị cho tụi em được gặp hai ảnh để học hỏi kinh nghiệm. Mà bộ chắc hai anh đẹp trai lắm, giới thiệu cho ban nữ nha chị Sáu!”. Nghe người em kết nghĩa bày tỏ nguyện vọng, Sáu Dung không chút nghi ngờ đã đồng ý đưa Năm Thanh sang ban nam để học hỏi “bí kíp” chỉ điểm. Chỉ trong một thời gian ngắn, F5 đã có trong tay hai tấm hình của Tư Một và Phạm Văn Hương. Đồng thời, “cô” cũng nắm được thông tin chính xác địa điểm chúng thường hoạt động và bí mật gửi về để tổ chức của ta nhận diện. Ngay sau đó, hai tên thám báo đã bị tiêu diệt. Những ngày sau đó, Năm Thanh đã giúp tổ chức cách mạng nhận ra kẻ chiêu hồi Ba Đăng. Sau khi đầu hàng giặc, tên này tự nguyện làm chỉ điểm cho Thiên Nga. Nhưng rồi, Ba Đăng cũng có chung số phận như những tên phản gián khác. Cuối cùng, hắn đã bị cách mạng trừ khử.
      Một thời gian sau, đi bán bánh ở đâu, “cô” Thanh cũng nghe người dân bàn tán về việc mấy tên chỉ điểm bị cách mạng trừng trị. Vờ như không biết, Năm Thanh chỉ hỏi bâng quơ “vậy hả?”, rồi quay thúng đi rong ruổi trên những nẻo đường mà trong lòng vui như “trẩy hội”. Ít ai ngờ rằng, cô “kiều nữ” với gánh hàng rong chính là người lập công xuất sắc tiêu diệt bọn phản quốc.
      (Theo Gia Đình)

      (Xã hội) - Một nam thanh niên 20 tuổi vì nhiệm vụ cách mạng giao phó đã giả gái, trở thành tình báo viên hoạt động độc lập trong lòng địch. Chiến sĩ tình báo đặc biệt với mật danh F5 này đã giúp du kích tiêu diệt nhiều tên ác ôn, nằm vùng.
        Hơn thế nữa, sự giả dạng còn hoàn hảo đến mức con trai Tỉnh trưởng Bến Tre nằng nặc đòi rước về làm vợ. Trong lịch sử tình báo thế giới, việc một nam nhân hóa thân thành nữ để làm nhiệm vụ như nhân vật này chưa từng được ghi nhận!
        Chân dung ông Năm Thắng hiện tại, người cha của 5 đứa con.
        Chân dung ông Năm Thắng hiện tại, người cha của 5 đứa con.
        Nhiệm vụ có một không hai
        Nhà tình báo giả gái có cái tên rất đàn ông là Huỳnh Văn Thắng (thường gọi là ông Năm Thắng) sinh ra ở xã Định Thủy, huyện Mỏ Cày, tỉnh Bến Tre, cái nôi của phong trào Đồng Khởi những năm 1960. Gia đình ông Thắng có truyền thống cách mạng khi cha và 4 anh trai đều thoát ly đi kháng chiến, riêng anh Thắng vì là con út phải ở lại vùng tạm chiếm chăm sóc mẹ, để ba và các anh yên tâm chiến đấu.
        Trong chiến dịch tìm diệt của Mỹ – ngụy sau chiến dịch Mậu Thân 1968, Huỳnh Văn Thắng trực tiếp chứng kiến người anh trai thứ ba Huỳnh Văn Tạc hy sinh ngay tại quê nhà. Sự mất mát, đau thương từ cái chết của người anh khiến Thắng có ý định thoát ly đi kháng chiến để trả thù. Thế nhưng một nhiệm vụ mới đang được cấp trên ấp ủ giao cho Thắng thực hiện, nhiệm vụ đánh dấu một bước ngoặt lớn trong cuộc đời anh thanh niên mới ngoài 20 tuổi.
        Sau phong trào Đồng khởi, tinh thần kháng chiến chống lại chính quyền Sài Gòn và đế quốc Mỹ xâm lược ở Bến Tre ngày một lên cao. Để ổn định và tái kiểm soát tình hình, Mỹ – ngụy thành lập tổ chức Thiên Nga – Phượng Hoàng nhằm tung lực lượng mật vụ, thám báo… vào các tổ chức kháng chiến rồi từ đó chỉ điểm, cài cắm khiến hàng loạt cơ sở kháng chiến của ta nằm trong lòng địch bị lộ, nhiều chỉ huy cấp cao trong vùng bị bắt… Tổ chức tình báo này có cách thức hoạt động gần như CIA và gây không ít thiệt hại cho quân cách mạng.
        Tổ chức Thiên Nga – Phượng Hoàng này chia làm 2 ban nam, nữ để trà trộn vào lực lượng kháng chiến. Ở Bến Tre, ban nam dưới sự chỉ huy của trung úy Mười Râu khét tiếng ác ôn, có nhiều nợ máu với nhân dân, ban nữ dưới quyền kiểm soát của Sáu Dung là em gái của Mười Râu. Tổ chức này hoạt động hết sức ma quái nên phong trào kháng chiến ở Bến Tre gặp nhiều khó khăn. Trước tình hình đó, Ty Công an tỉnh Bến Tre đưa ra nhận định phải phá cho bằng được tổ chức thám báo Thiên Nga bằng cách “lấy độc trị độc”. Chúng ta đưa người vào tổ chức trên để nắm thông tin rồi đưa ra ngoài để lực lượng du kích tiêu diệt những tên thám báo đang nằm vùng hoặc ẩn trong tổ chức kháng chiến.
        Nhận nhiệm vụ, ông Đặng Tấn Phong (lúc đó là cán bộ Ty Công an tỉnh Bến Tre) rất hoang mang vì không biết tìm đâu ra một người con gái vừa kiên định, vững lập trường và phải đặc biệt dũng cảm để cài cắm vào lực lượng của địch nắm tình hình. Nhiệm vụ khó khăn tưởng chừng rơi vào bế tắc thì đến một hôm ông gặp Năm Thắng tại Định Thủy. Năm Thắng có giọng nói nhỏ nhẹ, người mỏng cơm, bước đi hơi yểu điệu như con gái, lại là con trong gia đình có truyền thống cách mạnh nên ông Phong hình thành ý nghĩ cho Năm Thắng giả gái để làm nhiệm vụ.
        “Năm Thắng lúc bấy giờ nó giống con gái lắm, ngay cả cái cục trái khế ở cổ mà đàn ông hay có thì nó lại không, với thêm nữa nhà Năm Thắng có truyền thống cách mạng, anh nó vừa mới hy sinh nữa nên tôi nhanh chóng báo cáo với lãnh đạo Ty Công an tỉnh về vấn đề này và được chấp thuận kế hoạch cho Năm Thắng giả gái” – ông Đặng Tấn Phong (nguyên là thiếu tá công an tỉnh Bến Tre) hồi tưởng lại.
        “Nhận nhiệm vụ giả gái, tui hoang mang lắm chứ. Đang là thằng đàn ông thế này mà bắt tui giả gái vào sống trong lòng địch. Lúc đầu tui không nghĩ ra nổi, nhưng do thù bọn Mỹ – ngụy quá, nó đã giết hại anh Ba tui, bạn bè tui nên tui quyết định nhận nhiệm vụ, với lại mấy anh trên tỉnh chắc cũng xem xét và tin tưởng mới giao cho tôi nhiệm vụ như vậy” – ông Năm Thắng giãi bày về hoàn cảnh khi mình phải nhận một nhiệm vụ lạ lùng như vậy. Ông còn cho biết thêm do cái cổ không có trái khế nên giọng nói của ông mới dịu dàng, êm ái như con gái như vậy. Điều này cũng rất hiếm gặp ở người đàn ông trưởng thành.
        Sau khi nhận nhiệm vụ, Năm Thắng có thời gian 6 tháng để thâm nhập vào tổ chức tình báo Thiên Nga, trong thời gian này, mọi khâu chuẩn bị đều hoàn toàn bí mật và mẹ Năm Thắng – bà Trương Thị Chánh chính là người duy nhất biết điều này, bà cũng đồng thời tìm mọi cách giúp người con trai út giả trang thành nữ giới. Hơn 20 năm sống với hình hài con trai, mọi thói quen đi đứng, sinh hoạt, nay lại phải thay đổi trong vòng 6 tháng trời là chuyện cực kỳ khó khăn.
        Mẹ anh bất đắc dĩ trở thành người hướng dẫn anh tập luyện một cuộc sống của người phụ nữ: “Tôi cho nó tắm gội với lá hương nhu, lá sả, bồ kết để mượt tóc, rồi dạy nó nết đi đứng ăn ở của con gái; may cho nó 5-6 cái quần xilíp rồi cũng chừng đó cái áo ngực để nó mặc, mấy cái áo ngực tui phải may độn bông gòn vào trong đó để nó mặc mới được, chứ sơ hở tụi thám báo nó biết được thì chết”.
        Thế nhưng đó chưa phải là những khó khăn nhất mà Năm Thắng chịu đựng, do áp lực về thời gian thực hiện nhiệm vụ, do lệnh cấp trên đưa ra mà Năm Thắng đã đi đến quyết định khiến anh có thể mất luôn cuộc đời của một người đàn ông. Để có được dáng điệu như người phụ nữ, anh lên Bệnh viện Bến Tre nhờ bác sĩ tiêm một mũi thuốc triệt tiêu cảm giác làm con trai để thực hiện nhiệm vụ được dễ dàng. Quyết định này không phải ai cũng dám dấn thân và làm được như Năm Thắng.
        “Ông bác sĩ lúc tiêm cho tui có nói là việc trở lại làm đàn ông sau này khó lắm đấy, nhưng tui phải nói với ổng là vì nhà nghèo nên muốn chuyên tâm buôn bán để làm giàu, không phải vợ con nên tui mới làm vậy. Với lại tui cũng chấp nhận tất cả để làm nhiệm vụ mà, tui không nghĩ gì khác ngoài việc hoàn thành nhiệm vụ và trả thù cho anh Ba, cho bạn bè” – ông Năm Thắng kể.
        Sau nửa năm trốn trong nhà tập luyện và trải qua nhiều tình huống thử thách trình độ “yểu điệu thục nữ”, Năm Thắng chính thức bước ra ngoài với một hình dáng mới và một tên gọi rất con gái – Huỳnh Thị Thanh (Năm Thanh), đứa con gái lâu nay để tóc ngắn của bà Trương Thị Chánh. Tổ chức mau chóng đưa “chị” Năm Thanh lên thành phố Bến Tre làm căn cước với tên gọi và diện mạo mới để bước vào trận tuyến, nơi mà “chị” phải độc lập tác chiến ngay tại hang hùm – tổ chức thám báo Thiên Nga.

        Mật danh F5 cùng điệp vụ tối mật
        Trước khi bước vào trận tuyến nơi mà Năm Thắng phải đối mặt trực diện với kẻ thù, Ty Công an tỉnh Bến Tre đặt cho anh mật danh F5 để dễ bề liên lạc.
        Trong vai một thiếu nữ tuổi 20 ở quê lên bán bánh dừa, bằng vóc dáng cân đối, khuôn mặt ưa nhìn, hiền lành và nói năng khéo léo; “chị” Năm Thanh mau chóng tiếp cận được với Năm Mỹ – vợ của Mười Râu, tên trung úy làm trưởng nhóm thám báo nam Phượng Hoàng. Từ mối quan hệ này, F5 bằng nhiều cách đã trở thành chỗ thân quen với Năm Mỹ và mau chóng được tin tưởng xem là chỗ tâm giao, nhờ cơ sở này mà F5 có cơ hội.
        “Lúc đó tui nói với Năm Mỹ là nhà tui nghèo khổ, ghét cách mạng nên trốn lên đây buôn bán hàng rong kiếm tiền phụ giúp gia đình. Tui có kêu “chị Năm Thùy có việc gì làm bên chính quyền không để tui làm có lương phụ giúp gia đình?”, khi đó Năm Mỹ vốn có chồng và em chồng làm lớn như vậy nên nhanh chóng nhận giúp tui” – ông Năm Thắng kể.
        Năm Mỹ vì quý mến, đồng thời qua đó muốn kiếm thêm ít tiền nên dẫn Năm Thanh sang gặp Sáu Dung – trưởng nhóm Thiên Nga, em gái của Mười Râu. Được chị dâu giới thiệu, lại thấy Năm Thanh ăn nói khéo léo, duyên dáng nên Sáu Dung nhận lời đưa vào tổ chức thám báo Thiên Nga dưới quyền chỉ huy của chính ả. Yêu cầu đầu tiên để được nhận vào tổ chức thám báo Thiên Nga là “chị” F5 Năm Thanh phải có 7 cây vàng đưa cho Năm Mỹ lo lót một tấm giấy chứng nhận là thám báo. Bà Chánh – mẹ của F5 – phải đi vay mượn hàng xóm số tiền này cho “chị” để vào bằng được Thiên Nga.
        Là lính mới, để cho sếp Sáu Dung và Mười Râu tin tưởng, F5 phối hợp với nhóm của Đặng Tấn Phong bên ngoài chỉ điểm giả cốt lấy lòng tin và thể hiện sự “mẫn cán” trong công việc. “Anh em tui lúc đó chơi trò như thế này, tui báo với Sáu Dung địa điểm tập trung của anh em du kích ở đâu thì tối đó ông Phong ổng cho người tới đó bắn vài loạt đạn quấy phá rồi rút, riết như vậy bên Thiên Nga nó tin tưởng tui và nghĩ tui có nhiều thông tin, từ đó mới đi lại hoạt động dễ dàng hơn” – ông Năm Thắng nhớ lại những ngày đầu vào đội Thiên Nga như thế.
        Nhờ miệng khéo nói và những thông tin sốt dẻo liên tục được báo về chính xác, 2 sếp lớn của thám báo Thiên Nga huyện Mỏ Cày tỏ ra tin tưởng, quý mến, riêng Sáu Dung còn kết nghĩa chị em với Năm Thanh nữa, đủ cho thấy “trình” giả gái điêu luyện đến mức nào của “chị”.
        Sống giữa bầy lang sói, để qua mặt mà không lộ thân phận đàn ông, F5 Năm Thanh hết sức cẩn thận trọng việc đi đứng, vệ sinh… bởi chỉ cần một sơ hở “chị” sẽ mất mạng, nhiệm vụ bấy lâu nay dồn công sức thực hiện sẽ bị đổ vỡ. Sau khi ổn định và có “chỗ đứng” trong nhóm thám báo Thiên Nga, F5 bắt đầu lập những chiến công đầu tiên… (Còn tiếp)
        Bà Trương Thị Chán
        Bà Trương Thị Chán
        “Tôi cho nó tắm gội với lá hương nhu, lá sả, bồ kết để mượt tóc, rồi dạy nó nết đi đứng ăn ở của con gái; may cho nó 5-6 cái quần xilíp rồi cũng chừng đó cái áo ngực để nó mặc, mấy cái áo ngực tui phải may độn bông gòn vào trong đó để nó mặc mới được, chứ sơ hở tụi thám báo nó biết được thì chết” – mẹ ông Năm Thắng – bà Trương Thị Chán nói.
        (NLD)
        Xem tiếp...

        CÂU CHUYỆN LỊCH SỬ 92 (Alfred Nobel - Giải Nobel)

        (ĐC sưu tầm trên NET)

        Alfred Nobel

        Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
        Alfred Nobel
        Sinh 21 tháng 10 năm 1833
        Flag of Sweden.svg Stockholm, Thụy Điển
        Mất 10 tháng 12, 1896 (63 tuổi)
        Sanremon, Ý
        Quốc tịch Flag of Sweden.svg Thụy Điển, Flag of Russia.svgNga, Flag of France.svg Pháp, Flag of Italy.svg Ý
        Ngành Nghiên cứu thuốc nổ
        Nổi tiếng vì dinamite, cống hiến hoà bình cho nhân loại
        Ghi chú
        Người sáng lập ra giải Nobel  
        (21 tháng 10 năm 183310 tháng 12 năm 1896) là một nhà hóa học, một nhà kỹ nghệ, người phát minh ra thuốc nổ (dynamite) và một triệu phú người Thụy Điển. Ông dùng tài sản của mình để sáng lập ra Giải thưởng Nobel. Nguyên tố hóa học Nobelium được đặt theo tên của ông.

        Tiểu sử


        Mặt nạ đắp khi mất của Alfred Nobel, tại nhà ông ở Bjorkborn, Karlskoga, Thuỵ Điển
        Alfred Nobel sinh ngày 21 tháng 10 năm 1833 tại Stockholm, Thụy Điển, là con trai thứ ba của nhà khoa học Imanuel Nobel (Nobel có hai anh, anh cả là Robert Nobel, anh thứ là Ludvig Nobel). Từ bé, Nobel rất hay bị ốm, nên sức khoẻ của cậu bé không được tốt lắm. Sau vài năm, cha của Nobel rời đến Sankt-Peterburg để chế tạo thuỷ lôi, địa lôivũ khí cho quân đội Nga bành trướng ra bên ngoài. Sau 5 năm xa cách, cuối cùng, năm 1842, cả nhà Nobel chuyển đến Sankt-Peterburg, nơi bố đang làm việc.
        Nobel đặc biệt thích học văn học, nhưng bố cậu lại muốn Nobel học khoa học (vì Nobel có năng khiếu về khoa học kỹ thuật). Nobel cũng đành phải nghe lời bố.Từ đó, Nobel bắt đầu nghiên cứu cùng bố và các anh về thuốc súng và thuỷ, địa lôi.
        Năm 1853, cuộc chiến Krim nổ ra, nước Nga đối đầu với liên quân ba nước Anh-Pháp-Thổ Nhĩ Kì. Nhà máy Nobel càng bận rộn hơn. Tuy nhiên, sau khi Nga bại trận, nhà máy Nobel bị phá sản vì nguồn nợ quá lớn. Cả gia đình phải trở về Thuỵ Điển.

        Tai nạn đầu tiên

        Sau khi về Thuỵ Điển, Nobel nghiên cứu về Nitroglycerin, một loại chất nổ phân giải ở 50-60 °C và phát nổ rất mạnh ở nhiệt độ 218 °C. Dù rất nguy hiểm, Nobel vẫn miệt mài nghiên cứu. Sau vài lần nghiên cứu với bố, anh cũng tìm ra nguyên lý của thuốc nổ và, mọi người đã chứng kiến một cách kinh ngạc. Nobel thành lập một công ty, và công ty của anh cũng làm ăn phát đạt hơn trước, không những thế, nhiều lúc nhà máy còn phải sản xuất cấp tốc để giao hàng cho kịp. Em út của Nobel, Emil Nobel cũng cùng anh và bố nghiên cứu Nitroglycerin, và Emil được quyền tự do trong nhà máy.
        Nhưng do Alfred Nobel chủ quan về tính năng an toàn, ngày 3 tháng 9 năm 1864, nhà máy Nobel phát nổ, rất nhiều công nhân thiệt mạng, trong đó có cả Emil, em Nobel. Sau lần tai nạn đó, thuốc nổ hầu như bị mọi người bác bỏ, nhưng Nobel quyết không từ bỏ ý định chế tạo thuốc nổ.
        Ít người biết rằng Alfred Nobel cũng là một nhà soạn kịch, Nemesis, một bi kịch bốn hồi về Beatrice Cenci, một phần lấy cảm hứng từ vở kịch thơ năm hồi của Percy Bysshe Shelley The Cenci, đã được in khi ông hấp hối, và toàn bộ số sách đó, trừ ba bản lưu bị đốt ngay sau khi ông chết(1896), vì bị coi là một vụ scandal và báng bổ. Cuốn xuất bản lần đầu tiên còn lại (song ngữ tiếng Thuỵ Điển - Quốc tế ngữ) được xuất bản tại Thuỵ Điển năm 2003. Vở kịch (tháng 5 năm 2003) vẫn chưa được dịch ra bất cứ một thứ tiếng nào ngoài Quốc tế ngữ.
        Thi hài Alfred Nobel được chôn cất tại Norra begravningsplatsen ở Stockholm.

        Thuốc nổ dynamite

        Nobel bắt đầu nghiên cứu thuốc nổ từ năm 17 tuổi. Nobel thấy rằng khi nitroglycerin kết hợp với một chất hấp thu trơ như kieselguhr (đất có nhiều tảo cát hay còn gọi là đất mùn) nó trở nên an toàn và dễ sử dụng hơn, và ông được trao bằng sáng chế hỗn hợp đó năm 1867 với cái tên dynamite. Nobel đã quảng cáo thử nghiệm chất nổ của mình lần đầu tiên trong năm đó tại một mỏ khai thác đá tại Redhill, Surrey, Anh Quốc.
        Tiếp theo ông kết hợp nitroglycerin với một chất nổ mạnh khác, bông thuốc súng, và có được một chất trong như thạch với sức công phá mạnh hơn cả dynamite. Gelignite, hay Blasting gelatin như tên nó được gọi, được cấp bằng sáng chế năm 1876, và tiếp theo đó là hàng loạt các hỗn hợp tương tự khác, thêm kali nitrate, bột gỗ và nhiều chất khác.
        Vài năm sau, Nobel tạo ra ballistite, một trong những loại thuốc súng nitroglycerin, có chứa phần bông thuốc súng và phần nitroglycerin tương đương nhau. Thuốc súng này là tiền thân của cordite, và Nobel tuyên bố rằng bằng sáng chế của ông về loại thuốc súng này hùng hồn minh chứng cho sự tranh cãi giữa ông và Anh Quốc. Đỉnh điểm của việc chế tạo loại thuốc nổ này là thuốc nổ mạnh và không có khói. Từ việc chế tạo dynamite và các loại thuốc nổ khác cũng như công việc khai thác các giếng dầu ở Baku của ông và các anh em trai Ludvig và Robert Hjalmar (1829-1896) ông có được một gia sản to lớn.

        Các giải thưởng

        Công bố sai lầm năm 1888 vụ cáo phó sớm về cái chết của Nobel trên một tờ báo Pháp, cho rằng phát minh ra dynamite của ông, được cho là điều khiến ông quyết định để lại một di sản tốt hơn cho thế giới sau khi chết. Bản cáo phó viết Le marchand de la mort est mort (Nhà buôn cái chết đã chết) và tiếp tục viết, "Tiến sĩ Alfred Nobel, người đã trở nên giàu có sau khi phát minh ra cách thức giết con người nhanh chóng hơn bao giờ hết, đã qua đời ngày hôm qua."
        Ngày 27 tháng 11 năm 1895 tại Câu lạc bộ Thuỵ Điển – Na Uy ở Paris, Nobel đã ký chúc thư cuối cùng của mình và để phần lớn số tài sản thành lập các giải Nobel, trao hàng năm cho bất kỳ ai không phân biệt quốc tịch. Ông chết sau một cơn đột quỵ ngày 10 tháng 12, 1896 tại Sanremo, Ý. Số lượng tiền mặt dành cho Quỹ Giải Nobel là 31 triệu kronor (4.223.500,00 USD).
        Ba giải Nobel đầu tiên dành cho những gương mặt nổi bật trong khoa học vật lý, trong hoá học và trong Giải Nobel Sinh lý học hay Y học; giải thứ tư là giải đáng chú ý nhất các tác phẩm văn học "theo một định hướng tư tưởng" và giải thứ năm được trao cho cá nhân hay tổ chức có được thành tích tốt nhất phục vụ lý tưởng cho tình thân thiện quốc tế, ngăn chặn hay giảm bớt các đội quân thường trực, hay thành lập hay xúc tiến sự tiến triển của hoà bình.
        Định nghĩa giải văn học, "theo một định hướng tư tưởng" (tiếng Thuỵ Điển: i idealisk riktning), khá khó hiểu và gây ra nhiều tranh cãi. Trong nhiều năm, Viện Hàn lâm Thuỵ Điển diễn giải "ideal – tư tưởng" mang nghĩa "duy tâm hay lý tưởng" (trong tiếng Thuỵ Điển idealistisk), và coi đó là lý do để từ chối trao giải cho những tác giả quan trọng nhưng kém phần lãng mạn, như Henrik Ibsen, August StrindbergLev Nikolayevich Tolstoy. Cách hiểu này đã được thay đổi và ví dụ, giải thưởng đã được trao cho Dario FoJosé Saramago, những người hoàn toàn không thuộc trường phái văn học duy tâm (hay lý tưởng).
        Khi đọc cuốn Nemesis trong nguyên bản tiếng Thuỵ Điển và khi nhìn vào triết thuyết cũng như quan điểm văn học của ông, dường như ông có ý chống lại điều từng tin tưởng lúc đẩu - rằng giải thưởng phải được trao cho các tác giả đã chiến đấu cho lý tưởng của mình "chống lại" những quyền lực như Chúa, Nhà thờ và Quốc gia.
        Các cơ quan được ông chỉ định trao giải thưởng vật lý và hoá học cũng có khá nhiều cách diễn giải ý kiến của ông, bởi vì ông không tham vấn ý kiến của họ trước khi quyết định uỷ thác trách nhiệm. Trong một bản chúc thư dài một trang ông đặt điều kiện rằng số tiền không được trao cho những khám phá hay phát minh trong khoa học vật lý và những khám phá hay những cải tiến trong hoá học. Ông đã mở một cảnh cửa cho những giải thưởng kỹ thuật, nhưng ông không để lại những hướng dẫn về iệc làm cách nào phân biệt giữa khoa học và kỹ thuật. Bởi vì các cơ quan có quyền quyết định trao giải trong những lĩnh vực đó quan tâm nhiều tới khoa học hơn kỹ thuật nên không ngạc nhiên các giải thưởng đều được trao cho những nhà khoa học chứ không phải các kỹ sư, kỹ thuật viên hay những nhà phát minh khác. Theo một nghĩa các giải thưởng được công bố gần đây của World Technology Network là một sự tiếp nối không trực tiếp (bởi vì không phải do quỹ Nobel tạo ra) những ước vọng của Nobel, bởi vì ông đã không ghi điều đó vào trong di chúc của mình.
        Năm 2001, cháu trai của ông, Peter, đã yêu cầu Ngân hàng Thuỵ Điển phân biệt giải thưởng dành cho các nhà kinh tế học của họ được trao "để tưởng nhớ Alfred Nobel" với năm giải thưởng kia. Điều này đã gây ra nhiều tranh cãi về việc liệu giải thưởng trao trong lĩnh vực kinh tế hiện nay có phải là "Giải Nobel" hay không (xem Giải thưởng Khoa học kinh tế của Ngân hàng Thuỵ Điển để tưởng nhớ Alfred Nobel).

        Những lời đồn đại về giải Nobel

        Không có giải Nobel cho toán học. Lời đồn đại cho rằng Nobel đã quyết định không thành lập giải Nobel Toán học vì một phụ nữ - được cho là người tình, vợ hay vợ chưa cưới – đã từ bỏ ông để đi theo một nhà toán học nổi tiếng, thường được cho là Gösta Mittag-Leffler. Không hề có bằng chứng lịch sử ủng hộ lời đồn này và Nobel không bao giờ kết hôn.
        Cũng có giả thuyết cho rằng việc không có giải Nobel cho toán học bởi toán học là phương tiện cho các môn khoa học tự nhiên khác chứ không tạo ra sản phẩm ứng dụng như vật lý, hóa học, sinh học hay tác động tức thời tới tinh thần và sức khỏe con người như y học và văn học.
        Từ các ngành khoa học được trao giải Nobel có thể thấy việc ông muốn trao giải cho những người tạo ra được thành tựu ứng dụng thực tiễn và tạo ra sản phẩm có thể thấy được.
        Trang này được sửa đổi lần cuối lúc 07:44, ngày 29 tháng 1 năm 2014.

        Giải Nobel

        Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
        Giải thưởng Nobel
        A golden medallion with an embossed image of Alfred Nobel facing left in profile. To the left of the man is the text "ALFR•" then "NOBEL", and on the right, the text (smaller) "NAT•" then "MDCCCXXXIII" above, followed by (smaller) "OB•" then "MDCCCXCVI" below.
        Trao cho Các cống hiến nổi bật trong Vật lý, Hóa học, Văn học, Hòa bình, Kinh tế, và Y học
        Quốc gia Thụy Điển
        Na Uy (chỉ có Giải Hòa bình)
        Được trao bởi Giải thưởng Thụy Điển
        Viện khoa học Hoàng gia Thụy Điển
        Viện Karolinska
        Hội đồng Nobel Na Uy
        Lần đầu tiên 1901
        Trang chủ nobelprize.org
           
        Giải thưởng Nobel, hay Giải Nobel (phát âm tiếng       Thuỵ Điển: [noˈbɛl], Thụy Điển, số ít: Nobelpriset, Na Uy: Nobelprisen), là một tập các giải thưởng quốc tế được tổ chức trao thưởng hằng năm kể từ năm 1901 cho những cá nhân đạt thành tựu trong lĩnh vực vật lý, hoá học, y học, văn học, kinh tếhoà bình; đặc biệt là giải hoà bình có thể được trao cho tổ chức hay cho cá nhân. Vào năm 1968, Ngân hàng Thụy Điển đưa thêm vào một giải về lĩnh vực khoa học kinh tế để tưởng nhớ nhà khoa học Alfred Nobel, người đã sáng lập ra giải Nobel. Kết quả đoạt giải được công bố hằng năm vào tháng 10 và được trao (bao gồm tiền thưởng, một huy chương vàng và một giấy chứng nhận) vào ngày 10 tháng 12, ngày kỷ niệm ngày mất của Nobel. Giải Nobel được thừa nhận rộng rãi như là giải thưởng danh giá nhất một người có thể nhận được trong lĩnh vực được trao. 
        Giải Nobel Hòa bình được trao thưởng ở Oslo, Na Uy, trong khi các giải khác được trao ở Stockholm, Thụy Điển. Giải Nobel được xem là giải danh giá nhất trong các lĩnh vực văn học, y học, vật lý, hóa học, hòa bình và kinh tế.
        Các giải Nobel không bắt buộc phải được trao hàng năm, nhưng ít nhất phải được trao một lần cho mỗi 5 năm. Một giải khi đã trao thì không bao giờ bị tước. Giải Nobel được trao cho tối đa 3 người mỗi năm.

        Nguyện vọng của Nobel

        Giải Nobel lập nên theo nguyện vọng cuối cùng của Alfred Nobel, một nhà hóa học, nhà công nghiệp học và người phát minh ra thuốc nổ của Thụy Điển. Alfred Nobel đã viết nhiều bản di chúc trong cuộc đời của mình. Bản cuối cùng viết vào ngày 27 tháng 11 năm 1895, một năm trước khi ông mất. Ông kí tên trong một quán bar ở Paris. Ông đã thấy tổn thương vì phát minh thuốc nổ của ông được sử dụng cho mục đích dã man và ông muốn giải thưởng của ông phục vụ cho nhân loại. Có giả thuyết cho rằng động lực thúc đẩy là do ông đọc cáo phó về sự chết non của chính ông, do một nhà báo Pháp viết, là người đã nhầm Alfred với Ludvid, người anh của Alfred, khi Ludvid mất, và như thế bài báo đã chê trách Alfred là "thần chết". Vì thế trong bản di chúc, Alfred đã dành 94% trị giá tài sản (khoảng 2 000 000 bảng Anh) và lấy lãi hàng năm để lập nên 5 giải Nobel (vật lý, hóa học, hay y học, văn học, và hòa bình) cho "những ai, trong những năm trước khi giải được trao đó, đã đưa đến những lợi ích nhất cho con người.". Ông tuyên bố:
        Tất cả tài sản còn lại của tôi được thực hiện như sau đây:
        Số tiền vốn sẽ được người thực hiện di chúc đầu tư vào các nguồn an toàn và lập nên quỹ, và lợi nhuận nói trên được chia thành các giải thưởng cho những ai trong những năm trước khi nhận giải đã phục vụ tốt cho nhân loại. Lợi nhuận nói trên được chia ra làm 5 giải thưởng bằng nhau, chia ra như sau: một phần cho người có phát hiện hay phát minh quan trọng nhất trong lĩnh vực vật lý, một phần cho người có phát hiện và phát triển quan trọng nhất trong hóa học; một phần cho người có phát hiện quan trọng nhất trong lĩnh vực sinh lý học hay y học; một phần cho người đã sáng tạo ra trong lĩnh vực văn chương tác phẩm nổi bật nhất với khuynh hướng lý tưởng hóa; và một phần cho người đã đóng góp nhiều nhất hay tốt nhất nhất cho tình anh em giữa các dân tộc, cho sự xóa bỏ hay giảm thiểu quân đội thường trực và cho sự giữ gìn và tăng tình hữu nghị giữa các nước.
        Giải thưởng cho vật lý và hóa học sẽ do viện Hàn lâm Thụy Điển trao tặng; cho sinh lý học hay y học do viện Caroline ở Stockholm; cho văn chương do viện Hàn lâm Stockholm; và cho người đóng góp vì hòa bình do ủy ban 5 người được Quốc Hội Na Uy bầu. Trong di chúc của tôi có nói rõ ràng rằng giải được trao không phân biệt quốc gia của người nhận, vì thế người xứng đáng nhận giải nhất sẽ nhận giải, dù cho người đó có là người Scandinavi hay không.
        Do chưa hoàn tất và vì các trở ngại khác, phải đến 5 năm sau khi ông mất, Quỹ tài trợ Nobel mới ra đời và giải Nobel đầu tiên được trao năm 1901.
        Trang này được sửa đổi lần cuối lúc 11:49, ngày 22 tháng 8 năm 2013.

        Những con số thú vị của giải Nobel

        Mùa giải Nobel năm nay sẽ mở màn vào ngày 7.10 tới - Ảnh: Shutterstock
        - Người lớn tuổi nhất giành giải Nobel là nhà khoa học Mỹ gốc Nga Leonid Hurwicz. Ông thắng giải Nobel Kinh tế năm 2007 lúc đã 90 tuổi. Và chỉ vài tháng sau niềm vui lớn lao ấy, ông qua đời trong tháng 6.2008.
        - Cũng trong năm 2007, nữ tác gia Anh Doris Lessing trở thành người lớn tuổi nhất giành giải Nobel Văn học. Tên bà được xướng lên khi bà đã 87 tuổi. Nhà văn sau đó gọi giải thưởng này là một 'thảm họa' vì nó khiến bà không còn thời gian để viết lách.
        - Nhà khoa học Anh Lawrence Bragg giành giải Nobel Vật lý năm 1915 khi chỉ mới 25 tuổi là người trẻ nhất chiến thắng trong lịch sử trao giải Nobel. Ngoài ra, còn có nhà khoa học Đức Werner Karl Heisenberg thắng giải Nobel Vật lý năm 1932 khi được 31 tuổi. Còn người trẻ nhất đoạt giải Nobel Văn học là nhà văn Anh Rudyard Kipling với giải thưởng năm 1907 khi ông được 42 tuổi.
        - Tuổi bình quân của tất cả những người đoạt giải Nobel ở mọi lĩnh vực từ năm 1901 đến 2012 là 59 tuổi.
        - Kể từ năm 1901 khi giải Nobel đầu tiên được trao cho đến nay, đã có 44 phụ nữ được vinh danh, bao gồm hai lần của Marie Curie, và số nam giới là 795 người. Người phụ nữ đầu tiên chiến thắng giải Nobel Kinh tế là bà Elinor Ostrom vào năm 2009. Và chỉ có hai phụ nữ giành giải Nobel Vật lý, gần đây nhất là hồi năm 1963, trong khi có đến 191 nam giới ghi tên mình trong lĩnh vực này.
        - Từ năm 1901 đến 2012, có tổng cộng 834 cá nhân và 21 tổ chức nhận giải Nobel, bao gồm một vài người được tôn vinh nhiều hơn một lần.
        - Có sáu cặp cha và con trai thắng giải thưởng danh giá này, trong khi chỉ có một cặp cha và con gái cùng một cặp mẹ và con gái có mặt trong số những người đoạt giải. Ba cặp vợ chồng cũng được vinh danh ở giải Nobel, trong đó có cặp vợ chồng nổi tiếng người Pháp Joliot-Curie.
        - Có sáu người đã từ chối nhận giải. Trong đó có triết gia Pháp Jean-Paul Sartre hồi năm 1964 và nhà chính trị Việt Nam Lê Đức Thọ năm 1973 không nhận giải thưởng Nobel Hòa bình được trao chung với Ngoại trưởng Mỹ khi ấy là Henry Kissinger. Trùm phát xít Adolf Hitler đã cấm ba nhà khoa học của Đức là Richard Kuhn (giải Hóa học 1938), Adolf Butenandt (Hóa học 1939) và Gerhard Domagk (Y học 1939) nhận giải, còn chính quyền Liên Xô buộc nhà văn Boris Pasternak từ chối giải Nobel Văn học năm 1958.
        - Có ba người đoạt giải Nobel Hòa bình khi đang ngồi tù là nhà báo Đức Carl von Ossietzky (năm 1935), lãnh đạo đối lập Myanmar Aung San Suu Kyi (1991) và nhà bất đồng chính kiến Trung Quốc Lưu Hiểu Ba (2010). 21 năm sau khi được công bố trúng giải, bà Aung San Suu Kyi vào ngày 16.6.2012 đã có dịp đến Oslo (Na Uy) và trao diễn văn nhận giải của mình.
        - Giải Nobel Hòa bình năm 2013 có con số kỷ lục 259 đề cử. Tên của những người được đề cử và nội dung các cuộc thảo luận của ủy ban được giữ kín trong 50 năm.
        Tiến Dũng

        Bạn biết gì về giải thưởng Nobel danh giá?

        Chúng ta vẫn thường hay nghe nói về giải thưởng Nobel, một giải thưởng cao quý dành cho những những phát minh khoa học vĩ đại. Những không nhiều người biết, đằng sau giải thưởng này là một câu chuyện đời phức tạp.

        Cuộc đời Nobel
        Bạn biết gì về giải thưởng Nobel danh giá?
        Alfred Bernhard Nobel ( 1833 – 1896 ) là một nhà hóa học tài ba, người phát minh ra thuốc nổ (dynamite). Là con trai thứ ba của nhà khoa học Imanuel Nobel , từ nhỏ, ông đã tỏ ra rất có năng khiếu trong lĩnh vực khoa học kĩ thuật và thường cùng bố và các anh nghiên cứu về thuốc súng và thủy lôi.
        Bạn biết gì về giải thưởng Nobel danh giá?
        Hai mươi tuổi, Nobel bắt đầu nghiên cứu về thuốc nổ Nitroglycerin - loại thuốc nổ vốn được phát minh từ năm 1846 nhưng vì chưa thể khống chế và sử dụng nó một cách an toàn nên chưa có ứng dụng thực tế. Sau ba năm nghiên cứu, ông đã tìm ra cách khống chế nó và cho ra đời loại thuốc nổ an toàn có tên là Dynamite. Những năm sau, Nobel thành lập một công ty thuốc nổ. Phục vụ hữu ích cho đời sống (phá núi, đang kênh…), và cùng thời gian xảy ra chiến tranh, công ty của Nobel phất lên như diều gặp gió. Là một người có đầu óc kinh doanh ông đã mở xưởng tại nhiều nước, phát triển thị trường thuốc nổ rộng dãi. Trước sau ông có tới 300 bằng sáng chế có đăng ký bản quyền. Nobel đã trở thành một nhà triệu phú thời bấy giờ với khối tài sản hơn 500 triệu USD. Thời đó, ông được mệnh danh là “ kẻ buôn bán tử thần” do thuốc nổ cuả ông được áp dụng vào các cuộc chiến tranh với vô vàn người chết.
        Sự ra đời của giải thưởng
        Nobel, nhà hóa học tài ba, nhà kinh doanh tài ba, suốt cuộc đời (63 năm) không lập gia đình (dù cho là có thời gian có mối quan hệ với một vài người). Một điều nữa, vì người đời coi ông là ‘ kẻ buôn bán tử thần” và chính ông cũng nhận ra hậu quả từ những phát minh khoa học của mình khi chúng được áp dụng vào chiến tranh.
        Có lẽ, những lý do trên đã đưa Nobel đến một quyết định mà không ai ngờ tới!
        Ngày 10/12/1896, sau cái chết đột ngột của Nobel, bản di chúc được công bố trong sự ngỡ ngàng của tất cả mọi người (nhất là những người thân cận của Nobel) khi ông dành hầu hết của cải của mình cho khoa học. Khối tài sản giá trị lớn lao này tương đương với là 33.200.000 Coron tương đương với 1,4 tỷ Frăng (năm 1987). Sau đây là phần di chúc liên quan đến giải thưởng NOBEL:
        Tôi người ký tên dưới đây, Alfred Bernhard Nobel tuyên bố về sự cân nhắc kỹ lưỡng ý nguyện của tôi về vấn đề tài sản khi tôi qua đời như sau:
        Phần lớn số tiền đó sẽ do những người thực hiện di chúc của tôi đầu tư một cách an toàn nhất và sẽ trở thành một vốn mà mà lợi tức hàng năm sẽ được sử dụng để làm thành các giải thưởng dành cho những ai trong năm trước đó có những công hiến lớn nhất cho lợi ích của nhân loại.
        Lợi tức đó sẽ được chia thành 5 phần bằng nhau và được phân phối theo cách sau:
        - Một phần sẽ tặng cho người có khám phá hoặc cải tiến quan trọng nhất trong lĩnh vực Vật lý.
        - Một phần sẽ dành cho người có khám phá hay cải tiến đặc sắc nhất về hoá học;
        - Một phần sẽ dành cho người có khám phá quan trọng nhất trong sinh lý học và y học.
        - Một phần sẽ dành cho người có tác phẩm có ý nghĩa nhất về mặt lý tưởng trong lĩnh vực văn học.
        Và phần sau cùng sẽ dành cho người có cống hiến lớn nhất hoặc tốt nhất cho tình hữu nghị giữa các quốc gia, dân tộc, cho sự huỷ bỏ hoặc giảm bớt các quân đội thường trực, cho sự tập hợp và tổ chức các Hội nghị Hoà bình.
        Các giải về Vật lý và Hoá học sẽ do Viện Hàn lâm khoa học Thụy Điển trao tặng. Các giải Sinh học và Y học do Viện Caroline ở Stockholm trao tặng, và các giải thưởng về Hoà bình sẽ do một Uỷ ban gồm năm thành viên do Nghị viện Na Uy đề cử.
        Điều mong ước khẩn thiết của tôi là sẽ không có một sự phân biệt nào về quốc tịch trong việc trao giải, và người xứng đánh nhất để nhận giải có thể có hay không nguồn gốc Bắc Âu.
        Paris, ngày 27 tháng 11 năm 1895.
        Alfred Nobel ”
        Bạn biết gì về giải thưởng Nobel danh giá?
        Và giải thưởng Nobel danh giá bắt đầu từ đây. Giải thưởng NOBEL được trao bắt đầu từ năm 1901. Cho tới nay đã có hơn 750 giải thưởng NOBEL đã được trao cho các nhà khoa học, nhà văn những người hoạt động hoà bình cho thế giới. Những người được giải không những là một vinh dự cho cá nhân mà còn mang lại vinh quang cho tổ quốc của mình. Đây là giải thưởng khoa học lớn nhất thế giới có tác dụng thúc đẩy sự nghiệp phát triển khoa học của nhân loại.
        Cấu trúc giải thưởng Nobel
        Phần thưởng dành cho mỗi giải gồm hai phần:
        Một tấm bằng kèm huy chương Nobel.
        Bạn biết gì về giải thưởng Nobel danh giá?
        Một món tiền (thay đổi tùy theo lãi của vốn Quỹ Nobel). Theo tính toán của Nobel, những năm đầu, mỗi giải thưởng tương đương 15 năm lương của một giáo sư đại học. Năm 1948, mỗi giải trị giá 32.000 USD. Năm 1980, 210.000 USD. Cuối những năm 1990 là 1 triệu USD. Và năm nay là 1,36 triệu USD.
        Bạn biết gì về giải thưởng Nobel danh giá?
        Vì sao không có giải nobel toán học?
        Một thắc mắc được giới khoa học đặt ra từ lâu xoay quanh giải thường danh giá này. Có rất nhiều cách giải thích.
        Theo lời đồn đại, Nobel đã quyết định không thành lập giải Nobel Toán học vì một phụ nữ - người tình hoặc vợ chưa cưới - đã từ bỏ ông để đi theo một nhà toán học nổi tiếng Gosta Mittag Leffler . Tuy nhiên; cho đến nay, không hề có bằng chứng nào ủng hộ điều này.
        Một giả thuyết khác cho rằng việc không có giải toán học bởi Nobel cho rằng toán học là phương tiện cho các môn khoa học tự nhiên khác chứ không trực tiếp tạo ra sản phẩm ứng dụng như vật lý, hóa học, sinh học hay tác động tức thời tới tinh thần và sức khỏe con người như y học và văn học.
        Bạn biết gì về giải thưởng Nobel danh giá?
        Lý do thực sự đàng sau vấn đề này không ai rõ. Có một điều rằng, để thay thế sự thiếu hụt này, có một giải toán học tương đương với giải Nobel là giải Fields. Đây cũng là giải mà giáo sư Ngô Bảo Châu của chúng ta đã đạt được.
        Nobel, nhà khoa học, nhà kinh doanh tài ba đã để lại cho nhân loại ngày nay một thông điệp về mục đích chân chính của khoa học:”phải phục vụ lợi con người”. Ông đã khởi xướng giải thưởng khoa học danh giá nhất, là nguồn cổ vũ và khát vọng của tất cả những người nghiên cứu khoa học trên thế giới.
        Xem tiếp...