Thứ Năm, 1 tháng 10, 2015

KIẾP GIANG HỒ 34

(ĐC sưu tầm trên NET)


Bắt khẩn cấp băng cướp xe máy táo tợn dán "mác" CSGT

Ngày 7-4, công an huyện Đức Linh (Bình Thuận) đã bắt 3 đối tượng gây ra vụ cướp xe máy của người dân xảy ra vào rạng sáng cùng ngày.
Theo đó vào lúc 1g sáng ngày 7-4, công an huyện Đức Linh đã triển khai nhanh lực lượng truy bắt khi nhận được phản ánh của người dân về một vụ cướp.
Bat khan cap bang cuop xe may tao ton dan "mac" CSGT
Xe của băng cướp không có biển số mà được dán decal “CSGT”
Băng cướp trên gồm có 3 tên đã chặn xe máy của anh Nguyễn Thế Kỷ (39 tuổi, ngụ thị trấn Đức Tài, huyện Đức Linh). Theo mô tả của anh Kỷ, 3 tên cướp này đi trên 2 chiếc xe máy đã chặn xe máy của anh Kỷ rồi “xin đểu”. Tiếp đó băng cướp này tấn công anh Kỷ, lấy đi xe máy tay ga của anh Kỷ. Lực lượng công an đã tỏa đi nhiều nơi để thu thập thông tin về băng cướp này.
Đến 8g sáng cùng ngày, các chiến sĩ công an đã xác định danh tính của băng cướp trên và tiến hành bắt khẩn cấp 3 đối tượng gồm Trương Trọng Hoàng (38 tuổi), Nguyễn Tấn Công (21 tuổi) và Nguyễn Hữu Phúc (22 tuổi, cùng ngụ huyện Đức Linh).
Trong ngày 7-4, băng cướp này ban đầu khai nhận đã thực hiện vụ cướp táo tợn trên. Theo đó, khi đã nhậu “tưng tưng”, nhóm này chạy 2 xe máy trên đường, gặp anh Kỷ rồi chặn xe máy của anh Kỷ “xin đểu” nhưng anh Kỷ không cho tiền. Sau đó băng này tấn công anh Kỷ, cướp xe máy của anh Kỷ rồi đem qua huyện Bảo Lộc (Lâm Đồng) gửi. Xe máy của nhóm này có một chiếc hiệu Exciter, không có biển số xe, và được dán decal “CSGT” trên thân xe.
Lực lượng công an đang làm rõ vụ cướp trên.

VietBao.vn (Theo_Hà Nội Mới )

Truy quét băng cướp “tia chớp” liều lĩnh, manh động

Đến ngày 01-4-2015, sau gần 2 tháng mật phục, cơ quan CSĐT Công an Bình Thạnh (TP Hồ Chí Minh) đã truy quét thành công băng cướp táo tợn, tất cả đều nghiện ma túy.
Băng cướp này gồm: Nguyễn Đinh Hiền, Huỳnh Văn Y, Nguyễn Tấn Nghĩa, Trần Trung Hiếu (cùng trú tại quận Bình Thạnh). Đã từ lâu, người dân sinh sống quanh cầu Sài Gòn, bến xe Miền Đông hay Quốc lộ 13, đường Nguyễn Xí đều khiếp hãi và đặt cho băng cướp này biệt danh “tia chớp”.   
Nỗi ám ảnh người đi đường
Theo các trinh sát Công an quận Bình Thạnh cho biết thì kẻ cầm đầu trong băng cướp này là Nguyễn Đình Hiền rất táo tợn. Hiền cặp cạ với Nguyễn Tấn Nghĩa một kẻ  từng có tiền án về tội trộm cắp. Hiền và Nghĩa quen nhau trong một lần đi tìm mua và chích ma túy dưới gầm cầu vượt Biên Hòa. Do có nhiều sở thích quái đản như nhau nên chúng trở nên thân thiết. Hiền có một gia đình khá cơ bản, tuy nhiên hắn đã đi ngược lại những mong muốn tốt đẹp của gia đình để đi bụi đời. Do ngày càng dấn sâu vào con đường nghiện ngập lại không có nghề nghiệp ổn định nên Hiền đã bàn với đồng bọn đi cướp để hút ma túy. Hiền thú nhận, sau nhiều lần la cà và gây rối, bọn chúng đã kết thân thêm với Y và Hiếu. Thấy Hiền tuy ngang hàng phải lứa nhưng có nhiều “kinh nghiệm” nên các đối tượng  cho Hiền làm đại ca.
 Nhiều vụ cướp táo tợn được chúng thực hiện chỉ trong tích tắc. Có những căn nhà chúng đột nhập ngay cả khi chủ đang ở nhà. Khi khổ chủ nhìn thấy tri hô thì chúng đã rồ ga và phóng đi rất nhanh. Điều nguy hiểm của băng cướp này là chúng tuyệt đối không bỏ sót một gia cảnh nào.

Truy quet bang cuop �Stia chop� lieu linh, manh dongCác đối tượng và tang vật các vụ cướp
Nan nhan xin tha chet cho trum cuop SH Long tot dat sai cho >> Những điều chưa kể quanh vụ án băng cướp chặt tay
Người vợ ôm 2 con thơ nước mắt ngắn dài khi nghe chồng, một trong những tướng cướp vụ chặt tay cướp xe SH, bị kết án chung thân.
Cứ có cơ hội là cướp 
Theo sự phân công của Hiền, những ngày cuối tháng 3-2015, chúng ráo riết thực hiện các phi vụ lớn. Sau khi đã thám thính được “con mồi”, Nghĩa, Hiếu và Hiền chạy xe đến chân cầu Sài Gòn giật túi xách của chị Đoàn Thị Bích Thi. Bên trong túi xách có 1 điện thoại iPhone 6, 1 điện thoại Samsung Galaxy Note 4, 2 triệu đồng tiền mặt và nhiều giấy tờ tùy thân khác. Sau khi chia nhau ăn chơi và hút chích thuốc phiện thì ngày 16-3, Hiếu và Nghĩa tiếp tục dùng xe máy đi “săn mồi”, đến đường Nguyễn Hữu Cảnh thấy chị Hoàng Thanh Hương chạy theo hướng đường Ung Văn Khiêm có mang theo túi xách và lại đi một mình nên đã áp sát cướp giật. Ngày 24-3, các đối tượng này thám thính biết nhà anh Tạ Quốc Hùng (phường 24, Bình Thạnh) khá giả nên đã mang dụng cụ phá khóa đột nhập nhà anh Hùng trộm 1 xe máy Yamaha Exciter, 1 laptop, điện thoại di động đắt tiền cùng nhiều tài sản có giá trị khác.
Giăng lưới 
Trước những thông tin về băng cướp táo tợn và chuyên chạy xe tốc độ cao lại thường xuyên chuyển địa điểm thuê ở này, Công an quận Bình Thạnh xác định phải truy bắt đến cùng. Các trinh sát được tung ra bám sát địa bàn, nắm quy trình hoạt động của băng cướp. Theo điều tra, các đối tượng này thường thuê khách sạn trên đường một chiều nên càng khó khăn hơn. Các trinh sát có khi phải nhập vai xe ôm, người bán quán ven đường để tiếp cận băng cướp. Thiếu tá Lê Minh Huy - Đội hình sự đặc nhiệm cho biết, băng cướp là những đối tượng trẻ, nhưng hết sức liều lĩnh và manh động. Chúng thường phóng xe tốc độ cao lại lạng lách, đánh võng, và đặc biệt là hay sử dụng ma túy nên dễ manh động. Có những cuộc truy đuổi tiềm ẩn nhiều hiểm nguy cho các trinh sát nhưng chúng tôi vẫn quyết tâm truy quét đến cùng. Đường Nguyễn Xí (quận Bình Thạnh) cũng là nơi chúng hay thuê khách sạn nhất. Sau khi đã nắm rõ thông tin, những ngày cuối cùng của tháng 3-2015, các trinh sát đã ập vào khống chế các đối tượng này khi chúng đang chuẩn bị thực hiện vụ cướp táo tợn tiếp theo. Tại CQĐT các đối tượng đã thú nhận hành vi phạm tội của.

VietBao.vn (Theo_An ninh thủ đô >>>)

Truy quét băng cướp giả cảnh sát hình sự làm khiếp hãi cả vùng quê

Hàng đêm, khi người dân vùng quê Bảo Lâm (Lâm Đồng) bắt đầu chìm vào giấc ngủ thì một băng cướp khét tiếng gồm toàn những kẻ lưu manh lại dùng dùi cui điện và các hung khí khác xông vào nhà dân, xưng cảnh sát để cướp đi tài sản. Hành tung của chúng ngày càng táo tợn và bí ẩn. 
Lai lịch bất hảo của băng cướp
Sau nhiều ngày trinh sát và mật phục, đến ngày 18-3, tên cầm đầu băng cướp này là Nguyễn Minh Tâm cũng đã phải tra tay vào còng. Kẻ cầm đầu đã có nhiều tiền án về tội trộm cắp tài sản. Số tiền trộm cắp, cướp được chủ yếu Tâm dùng vào việc ăn chơi và hút ma túy.  Lý lịch của băng cướp này cũng khiến nhiều dân sợ hãi vì những “chiến tích” của chúng. 
Tâm là một kẻ chơi bời quậy phá, hắn nảy ra ý định sẽ thành lập một băng cướp giả danh cảnh sát hình sự, chuyên đột nhập nhà dân lúc đêm khuya. Thế nên gã đã lê la để tìm đàn em cho mình. Nổi lên trên địa bàn đó là Nguyễn Thanh Tuyên, Hồ Phạm Sang. Đây cũng là những thành phần cộm cán của địa phương, đều từng có tiền án về tội gây rối và trộm cắp tài sản. Tỏ ra mình là đàn anh nên Tâm đã tổ chức chầu nhậu và gọi Sang, Tuyên đến sau đó bày tỏ ý định của mình. Tuyên và Sang hưởng ứng ngay.

Truy quet bang cuop gia canh sat hinh su lam khiep hai ca vung queCác đối tượng trong vụ án
Theo thú nhận của Tuyên thì từ nhỏ gã đã có tính thích đi ăn cắp vặt và không muốn học hành gì cả. Lớn lên, cũng có lần định đi làm công nhân theo ý định của gia đình nhưng thích cuộc sống buông tuồng và hút thuốc phiện hơn nên đã “đầu quân” làm đàn em cho Tâm. Sang cũng là một tên lêu lổng, chuyên ăn cắp vặt và nhiều lần quậy ở các hàng quán trên địa bàn huyện này. Sau khi hình thành băng cướp, Tâm sai Tuyên đi thu nhận thêm một số đàn em khác nữa cho “hùng hậu”. Đồng thời đích thân Tâm và Sang đi lùng mua một số chiếc dùi cui điện và các hung khí khác để phục vụ cho việc đi cướp của mình, tất cả mọi việc làm đều do Tâm chỉ đạo. Theo kế hoạch Tâm và đồng bọn vạch ra thì do địa bàn vùng quê, người dân ít cảnh giác lại thiếu hiểu biết nên có thể hoạt động dễ dàng. Trước khi đột nhập, Tâm, Tuyên và Sang sẽ cử một số đàn em của mình đi thám thính xem nhà nào có nhiều tài sản rồi mới tiến hành. Khi đột nhập, tất cả đều xưng mình là cảnh sát hình sự, đi kiểm tra đột xuất, đồng thời sẽ ép người dân phải úp mặt vào tường. Tâm sẽ chỉ đạo việc khống chế này, các đối tượng khác thì vơ vét tài sản. Các đàn em đắc lực cho Tâm, Tuyền là Phạm Đức An, Lê Đình Hải, Đỗ Việt Thắng, Đỗ Việt Mỹ. 
Điển hình như vụ đột nhập cướp nhà anh Phạm Ngọc Quỳnh (xã Lộc Ngãi). Biết nhà anh Quỳnh khá giả còn thuê  một số người làm và chăn nuôi nên Tâm ra lệnh cho các đàn em của mình theo dõi sát sao. Chúng lựa chọn thời điểm gần 2 giờ sáng để đột nhập. Chúng dùng 3 xe Honda phân khối lớn, mang theo dùi cui điện, mã tấu, rựa xông thẳng vào nhà anh Quỳnh, cả nhà bừng tỉnh trong nỗi sợ hãi. Tất cả bọn chúng ập vào, hô là cảnh sát hình sự, bắt anh Quỳnh cùng những người khác úp mặt vào tường sau đó cướp đi 20 con gà chọi, một ví tiền và nhiều tài sản khác. Theo anh Quỳnh, những chú gà chọi này đã được nuôi và huấn luyện kỹ càng nên giá mỗi con tầm 4-9 triệu đồng. Hành động của băng cướp này, nhanh và táo tợn chúng dí cả dao và roi điện vào cổ nên không thể kháng cự được. Không chỉ dừng lại ở đó, biết anh Quỳnh có cho anh Trần Ngọc Anh nuôi ong để kinh doanh trong trang trại của mình nên băng cướp này tiếp tục khống chế Trần Ngọc Anh cướp đi toàn bộ tài sản của anh. 
Truy quét đến cùng
Vụ cướp táo tợn nhà anh Quỳnh cũng như sự hung hãn của băng cướp đã khiến người dân vùng quê Bảo Lâm nơm nớp lo sợ mỗi khi đêm khuya. Công an Bảo Lâm đã lên kế hoạch và quyết tâm truy quét đến cùng. Sau khi khoanh vùng đối tượng và nhiều ngày trinh sát, lực lượng chức năng bất ngờ đột nhập vào nhà của tên cầm đầu Nguyễn Minh Tâm để cất vó trọn ổ. Nhưng, tên cầm đầu láu cá này đã tẩu thoát trước đó ít phút qua đường cửa sau. Hồ Phạm Sang, Nguyễn Thanh Tuyên, Lê Đình Hải đã bị tóm tại chỗ. Tại hiện trường, CQĐT thu được nhiều điện thoại đắt tiền, gần 30 con gà chọi giá trị cao, đây được xác định là tang vật chúng đi đột nhập trộm cắp về. 
Những ngày đầu tháng 3-2015, CQĐT tiếp tục tăng cường truy bắt tên cầm đầu này, qua trinh sát nắm được, Tâm có người quen ở Đồng Nai nhưng, khi gã chỗ này, khi gã chỗ khác. Tâm còn có một mối liên hệ khác với tên Hồ Duy (một con nghiện nặng ở xã Lộc Ngãi). Một mũi trinh sát phục sẵn ở đây. Đúng như dự đoán, ngày 13-3-2015, Tâm mò về nhà Duy và bị truy bắt ngay. Qua đấu tranh với Tâm, Duy cũng là một tên cộm cán và gây ra nhiều vụ cướp cà phê và tài sản khác trên địa bàn nhưng gã đã tẩu thoát khỏi địa phương, CQĐT đang tiếp tục truy bắt Duy. 

VietBao.vn (Theo_An ninh thủ đô >>>)

Băng cướp có 7 súng, giết 17 người: Kẻ đầu trộm đuôi cướp

Đúng vào thời điểm giáp Tết Nguyên đán cách đây 35 năm, tại xã Quế Phước, Quế Sơn (tỉnh Quảng Nam - Đà Nẵng) xảy ra một vụ án rúng động. Một nhóm người cướp 7 súng gây náo loạn, giết 11 người rồi cố thủ ở trên núi.
Khi bị cơ quan chức năng bao vây nhiều ngày liền, biết không còn đường thoát, kẻ cầm đầu đã tiêu diệt 3 tên đồng bọn để ra hàng. Một lãnh đạo địa phương kể lại, khi vào chấp hành án tại một trại giam của Bộ Công an ở phía Nam, tên này đã giết hai cán bộ công an, sau đó trốn lên Tây nguyên giết thêm một người dân nữa, trước khi bị bắt lại...
Đây là một trong những vụ án có tính chất dã man nhất sau năm 1975 đến nay.
Băng cướp có 7 súng, giết 17 người: Kẻ đầu trộm đuôi cướp
Xã Quế Phước, nơi xảy ra vụ việc kinh hoàng.
Trước cũng như sau năm 1975, Minh “bớt” nổi danh là Đệ nhất đẳng huyền đai, là tay thiện xạ bắn bách phát bách trúng lon bia từ xa, khi giết người chỉ bắn vào tim hoặc đầu, nên đã khét tiếng trong dân làng. Với bản chất manh động, ngông cuồng, chỉ từ những lí do nhỏ cũng khiến y gây án mạng kinh hoàng.
Lần theo dấu vết Minh "bớt"
Với những cán bộ tư pháp của thế hệ đầu tiên sau năm 1975 ở Quảng Nam - Đà Nẵng và người dân Quế Sơn, nói đến Minh “bớt” thì ai cũng nghe danh, vì vụ án rúng động vào những năm 80 của thế kỷ trước. Đại tá Nguyễn Thảnh, Trưởng phòng Quản lý hồ sơ Công an TP Đà Nẵng cho chúng tôi manh mối hết sức quan trọng. Theo ông, giờ có hai người biết chuyện đó là đại tá Nguyễn Thanh Hùng (Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân), nguyên Trưởng phòng Cảnh sát bảo vệ và Cơ động Công an TP Đà Nẵng (đã về hưu) và đại tá Trương Văn Thanh, nguyên Trưởng phòng An ninh điều tra Công an TP Đà Nẵng, người từng tham gia trong vụ án này.
Chúng tôi tìm gặp đại tá Hùng, ông vẫn còn nhớ chuyến đi lên núi năm nào, kể lại những tình huống mà lực lượng Cảnh sát bảo vệ đi truy kích. Nhưng để biết họ tên đầy đủ Minh “bớt”, thân thế lai lịch như thế nào thì ông không nhớ hết. Đại tá Thanh đã dành cho chúng tôi một cuộc gặp, kể về vụ án rúng động năm nào. Ông còn dành một ngày cùng chúng tôi trở lại vùng quê nơi xảy ra vụ án cách đây 35 năm, mà ông có rất nhiều kỷ niệm.
Từ Đà Nẵng, vượt hơn 100 km, chúng tôi về Quế Phước (nay được tách thành xã Quế Ninh, Quế Phước, Quế Lộc, thuộc huyện Nông Sơn, Quảng Nam) vào những ngày trung tuần tháng 1/2015, giáp Tết Nguyên đán, đúng vào dịp này 35 năm trước khi vụ án rúng động diễn ra giữa vùng quê này. Chúng tôi đã gặp những người trong cuộc là ông Nguyễn Văn Dư (Bốn Dư), trước đây là Bí thư Đảng ủy xã Quế Phước, sau này lên làm Trưởng ban Tuyên giáo huyện Quế Sơn. Khi tách huyện, ông qua làm Chủ tịch Ban Dân vận, kiêm Chủ tịch Ủy ban MTTQVN huyện Nông Sơn.
Sau ngày về hưu, ông Dư về làm Chủ tịch Hội Khuyến học huyện Nông Sơn; ông Đỗ Xuân Lập, Bí thư Chi bộ thôn 5 (Đông An, Quế Phước); ông Lê Phước Ba, Phó chủ tịch HĐND xã Quế Ninh (tách ra từ xã Quế Phước), anh Phạm Quý Viễn, Chủ tịch UBND xã Quế Phước và nhiều người lớn tuổi tường tận vụ việc... Từ những nhân chứng này, với những tường thuật của họ, đủ thấy tính chất rùng rợn của vụ án 35 năm về trước...
Nan nhan xin tha chet cho trum cuop SH Long tot dat sai cho >> Những điều chưa kể quanh vụ án băng cướp chặt tay
Người vợ ôm 2 con thơ nước mắt ngắn dài khi nghe chồng, một trong những tướng cướp vụ chặt tay cướp xe SH, bị kết án chung thân.
Chân dung kẻ ngông cuồng
Ông Bốn Dự nhớ như in từng chi tiết, bởi trước đây ông là Bí thư xã Quế Phước nhiều năm liền, người chỉ huy cao nhất ở địa phương khi vụ việc mới xảy ra. Ông nắm rõ hồ sơ lai lịch Minh “bớt”, kẻ khiến dân làng khiếp hãi nhiều năm liền từ trước và sau năm 1975... Tên đầy đủ của Minh “bớt” (có cái bớt ở gò má) là Nguyễn Minh (sinh năm 1950, trú thôn 5, xã Quế Phước, huyện Quế Sơn). Trước năm 1975, Minh “bớt” trải qua nhiều lực lượng trong quân đội chế độ cũ. Minh từng là lính dù, sau đó chuyển qua lính biệt kích, biệt động, nghĩa quân quận Đức Dục.
Minh cũng được xem là đệ tử ruột của Nguyễn Tú Lạc, quận trưởng quận Đức Dục, kẻ khét tiếng gian ác thời bấy giờ. Khi còn là tay sai đắc lực, đệ tử cho Lạc, Minh “bớt” càng nỗi danh hơn với tính ngông cuồng.
Minh rất giỏi võ nghệ, được phong là “Đệ nhất đẳng huyền đai”, còn là tay thiện xạ bắn “bách phát bách trúng”. Một số lần khi giết du kích, Minh “bớt” còn cắt tai phơi khô rồi xâu vào, đeo lên cổ để “xưng hùng xưng bá”. Trước năm 1975, Minh ra chợ thích lấy gì thì lấy, bà con nghe danh Minh nên không ai dám nói nửa câu. Đám bạn của Minh là Huỳnh Dũng (tức In) và Phạm Luyến cũng rất ngông cuồng. Ngoài ra, còn có Lương Lực là cậu ruột của Minh cũng chung phe cánh. Gia đình Minh có 4 anh em, Minh là con đầu. Sau năm 1975, Minh bị đưa đi cải tạo, nhưng không có chức sắc gì nên vài tháng sau cho về nhà.
Khi về, Minh làm nông, lấy vợ và có hai con. Thời gian này, xã Quế Phước sử dụng Minh làm thống kê nông nghiệp, ghi biểu mẫu thuế... Làm được một thời gian thì Minh chứng nào tật đó, nhậu nhẹt, ăn chơi... nên bị sa thải. Từ đây, Minh càng bặm trợn hơn, ai thấy Minh cũng né tránh.
Băng cướp có 7 súng, giết 17 người: Kẻ đầu trộm đuôi cướp
Tác giả (trái) tiếp xúc với các nhân chứng về sự việc 35 năm về trước.

Băng cướp dùng mã tấu táo tợn trên sông Đồng Nai - Ảnh 1 >> Hành trình truy đuổi băng cướp 'ngủ ngày cày đêm' trên sông
Băng cướp tung hoành trên sông Sài Gòn địa phận giáp với tỉnh Đồng Nai, gây hoang mang cho các tàu thuyền, xà lan mỗi khi lưu thông qua đoạn sông này.
Bí quá hóa liều!
Ngày 18/1/1980, Minh ăn nhậu, không có tiền trả nợ nên rủ Lương Lực (cậu ruột Minh) trộm tiền. Một người quen của Minh là Nghĩa, bảo nhà bố dượng của mình là ông Phan Nhung - Trưởng ban cách mạng thôn Đông An (xã Quế Phước) có nhiều tiền. Minh và đồng bọn liền bày mưu tính kế để “chôm” tiền nhà này.
Khi vào nhà ông Nhung, lợi dụng lúc ông đi tiểu, Minh và đồng bọn lấy tiền và nhiều tài sản khác... rồi bỏ chạy. Phát hiện tủ bị mở, tiền mất, ông Nhung cầm súng đuổi theo bắn chỉ thiên ba phát, nhưng chúng đã cao chạy xa bay.
Sáng hôm sau, ông Tào Viết Song - Trưởng công an xã xuống làm việc với Minh “và đồng bọn. Nắm tình hình sơ bộ, ông Dư, Bí thư xã Quế Phước, viết thư cho người mang xuống báo cáo cho ông Đỗ Kim Anh - Phó trưởng Công an huyện Quế Sơn lên điều tra làm rõ.
Sau khi công an huyện điều tra, bọn chúng hết đường chối cãi, khai đã tiêu hết tiền. Qua điều tra, chúng còn thừa nhận thêm vụ lấy trộm gỗ của vợ chồng bà Xa...
Với những chứng cứ trên, chính quyền hẹn Minh và đồng bọn đến ngày 20/1/1980 phải mang tiền, tài sản lên xã để trả lại cho các nạn nhân. Gần đến ngày hẹn vẫn chưa kiếm ra tiền, Minh rủ Huỳnh Văn Dũng và Huỳnh Luyến xuống xã Quế Lộc nhậu thịt cầy bàn kế hoạch kiếm tiền để trả nợ. Cả bọn thống nhất chỉ có cách đi trộm mà thôi...
Trên đường về, chúng lẻn vào trụ sở Hợp tác xã thôn Đông An nhưng không có tiền. Bí quá, chúng tiếp tục bàn nhau: chỉ đi cướp thì mới có tiền, nên nảy sinh ý định đi mượn súng để hành động. Chúng vào nhà ông Trương Thành Tá giả nói mượn súng để đi bắn heo, ông này thấy chuyện không bình thường nên dọa bắn, khiến cả bọn co giò chạy.
Khoảng 16h ngày 19/10/1980, Minh, Dũng phân công Luyến đến nhà anh Võ Sáu - thôn đội để cướp súng, nhưng không có anh Sáu ở nhà. Tiếp đó, Luyến sang nhà anh Dũng - du kích để lấy súng. Chúng gặp mẹ anh Dũng, nói dối là anh Dũng nhờ lấy súng để đi bắn heo, hình như để trong bồ lúa. Bà mẹ tưởng thật mở bồ lúa ra, không ngờ lại có khẩu súng trong đó. Có súng trong tay, chúng càng quyết tâm hành động.
Do thù hằn cán bộ từ trước, Minh nghĩ ra việc thành lập băng nhóm để cướp bóc, bắn giết cán bộ để gây tiếng vang lớn...

Viet Bao.vn (Theo Công an TP.HCM >>>)

Xóa sổ băng cướp gái điếm 'Bông Hồng Trắng'


Các thành viên “Bông Hồng Trắng”, sau một thời gian cải tạo, các cô đã trở về cuộc sống lương thiện, riêng Hằng “người nhện” trở thành “người tình” thứ mười của Hai Thành và cô đã giúp anh khám phá nhiều băng cướp lớn sau này.

---------------------------

---------------------------
Thời điểm trước 1975, lực lượng cảnh sát ngụy hết sức đau đầu vì vừa phải đối phó với tên trộm cướp khét tiếng Điền Khắc Kim vừa phải canh me “Bông Hồng Trắng”. Thế nhưng nhờ những “người tình”, đại úy Hai Thành đã phá những băng nhóm nguy hiểm.
Xoa so bang cuop gai diem Bong Hong Trang
Đại úy Hai Thành (trái) luôn cảm ơn những “người tình” giúp ông và đồng đội phá án thuở nào.
Có giai thoại rằng, chập choạng tối, một tay cảnh sát chìm tình cờ bắt được Hằng “người nhện”, Hằng gạ hối lộ một đêm tình và 2 lượng vàng, tay này sướng quá theo em về nhà ở khu Cầu Sạn kênh Nhiêu Lộc. Khu vực này nổi tiếng về giang hồ du đãng, gái điếm, xì ke ma túy…
Cảnh sát ngụy đã mở nhiều cuộc bố ráp nhưng mỗi lần như thế cũng chỉ lượm được vài tên giang hồ nhí chẳng đáng quan tâm. Còn các đại ca giang hồ thì hay tin trước nên thoát hết. Số nào lì ở lại thì đút tiền trước rồi cải trang thành ông già bà cả là qua mặt hết, số tiếc tiền và liều lĩnh thì dùng súng chống trả rồi nhảy kênh trốn thoát.
Tuy biết tình hình như vậy, nhưng vì quá mê gái và tham tiền nên tay cảnh sát này liều mình. Khi gã vừa ngồi xuống ghế salon thì Hằng “người nhện” búng tay ra hiệu cho đàn em trùm mền đòi… thiến khi đã móc lấy khẩu súng ngắn. Tay cảnh sát hoảng xin các người đẹp tha mạng để… về với vợ.
Và hôm ấy, cả hai phía đều muốn giữ tiếng cho mình nên không làm khó nhau. Tay cảnh sát được trả lại súng vội vã thoát khỏi “động yêu tinh” mà thất kinh hồn vía. Chính vì vậy mà khi bị Hai Thành bắt, Hằng “người nhện” lập tức giở trò hối lộ như ngày xưa, nhưng cô không ngờ lời đề nghị hấp dẫn của mình đã bị anh công an từ chối.
Hằng “người nhện” bất ngờ bị sa lưới của đại úy Hai Thành trên đường phố; còn bị thuyết phục bởi những lời lẽ chân tình của anh công an đẹp trai để rồi cô phải khóc, những giọt nước mắt ân hận về những việc mà mình đã gây ra.
Tuy “Bông Hồng Trắng” đã gây ra một số vụ trấn cướp tài sản, nhưng hầu hết đều do các ả tự khai, còn các tài liệu chứng cứ khác, nhất là của bị hại thì không có nên cũng khó xử lý hình sự. Hơn nữa giúp các cô gái lầm lỡ làm lại cuộc đời tốt hơn là trừng trị nên Hai Thành quyết định cho Hằng “người nhện” và đàn em cơ hội hoàn lương.
Theo lệnh gọi của Hằng “người nhện”, bốn thành viên còn lại của “Bông Hồng Trắng” đều có mặt. Hằng “người nhện” tuyên bố tất cả từ bỏ kiếp giang hồ và đi tập trung cải tạo để làm lại cuộc đời.
Trước khi đi tập trung cải tạo, Hằng “người nhện” cũng đã góp sức giúp Hai Thành và đồng đội triệt xóa băng cướp Rái Cá, bắt sáu tên do Hùng “chuột” cầm đầu. Hùng “chuột” và đồng bọn khai nhận đã gây ra hàng chục vụ trộm cướp trên sông Sài Gòn, Đồng Nai mà mục tiêu là các ghe xuồng thương nhân qua lại trên sông.
Về các thành viên “Bông Hồng Trắng”, sau một thời gian cải tạo, các cô đã trở về cuộc sống lương thiện, riêng Hằng “người nhện” trở thành “người tình” thứ mười của Hai Thành và cô đã giúp anh khám phá nhiều băng cướp lớn sau này.

VietBao.vn (Theo Dòng đời)
Xem tiếp...

ĐỒNG BÀO NƠI XỨ NGƯỜI 24

(ĐC sưu tầm trên NET)

Người Pháp gốc Việt

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Người Pháp gốc Việt
(Gens vietnamiens en France)
Vua Ham Nghi.jpg
Nguyên Lê.jpg
Linh Dan Pham (Cannes 2006).jpg
Yohan Cabaye.JPG
Katsuni 2010.jpg
Thich Nhat Hanh 12 (cropped).jpg
Audrey Giacomini.jpg
Ngo Bau Chau MFO.jpg
Liêm Hoang-Ngoc Bruxelles sept 2010.jpg
Tổng số dân
~300,000 (2012)[1]
Khu vực có số dân đáng kể
Paris, Marseille, Lyon, Lille, Bordeaux
Ngôn ngữ
Pháp, Việt
Tôn giáo
Phật giáo, Nho giáo, Đạo giáo, Công giáo
Người Pháp gốc Việt là nhóm người có tổ tiên xuất xứ từ Việt Nam nhưng sau định cư ở Pháp. Đây là một trong những cộng đồng người Việt hải ngoại lớn nhất thế giới. Vì Chính phủ Pháp không làm thống kê với dữ liệu về chủng tộc của công dân Pháp nên không có con số nào chính xác để biết về số người Pháp gốc Việt. Số người Việt tại Pháp được ước tính từ khoảng 200.000 đến 250.000 người (2002). Con số này tăng thành khoảng 300.000 vào năm 2013.

Lịch sử

Trước 1945


Hoàng tử Cảnh tại Pháp; tranh của Maupérin (1787)

Phan Thanh Giản, hình chụp tại Paris khi đi sứ năm 1863.
Một nhân vật người Việt đặt chân lên đất Pháp vào cuối thế kỷ 18 mà lịch sử nhắc đến nhiều là Hoàng tử Nguyễn Phước Cảnh khi theo Giám mục Bá Đa Lộc cầm đầu phái đoàn sang Pháp cầu viện. Cậu bé 3 tuổi này chỉ ở lại Pháp vài năm rồi lại hồi hương nhưng để lại ấn tượng tốt trong dư luận Pháp.
Gần 100 năm sau người Việt mới bắt đầu sang định cư tại Pháp. Sứ bộ Phan Thanh Giản khi trong chuyến Tây du để chuộc lại Nam Kỳ đã ghi nhận sự có mặt của người Việt tại Pháp. Tuy nhiên con số đó chỉ là những người có quan hệ gia đình nên phải sang Pháp.
Mãi đến đầu thế kỷ 20 cộng đồng người Việt mới tăng lên con số đáng kể. Nguyên nhân chính là tình hình khó khăn tại Pháp trong Đệ nhất Thế chiến bắt buộc chính phủ Pháp phải tìm tuyển nhân công để sung vào các xưởng sản xuất trong khi dân Pháp chính gốc phải dồn vào phục vụ chiến cuộc. Cùng lúc đó Pháp cũng mở cuộc tổng động viên để bổ sung quân đội. Lệnh tuyển lính bản xứ tại Đông Dương thuộc Pháp được ban hành vào Tháng Mười Một, 1915. Sang Tháng Giêng, 1916, triều đình Huế cũng có dụ ban thưởng 80 đồng bạc Đông Dương cho những ai nhập ngũ. Đến năm 1918 khi có lệnh đình chiến thì đã có 48.922 lính gốc Đông Dương (Việt) trong quân ngũ tại Âu châu cùng Bắc Phi  và 51.000 thợ (ouvriers non spécialsés, viết tắt là ONS; tiếng Việt gọi là "lính thợ" hay "công binh") gốc Việt trong các công xưởng của Pháp. Trong số đó có 1.548 người tử vong  Dead link. Số người Việt lưu trú tại Pháp sau giảm nhiều vì đa số chọn hồi hương. Số ở lại chỉ khoảng 3.000 người. Có người ở lại vì kết hôn với người Pháp nhưng phần lớn vì lý do giáo dục và công việc.
Vì tình hình khó khăn kinh tế ở Pháp vào thập niên 1920 ảnh hưởng đến giới lao động, một số hội đoàn của người Việt xuất hiện với mục đích tương tế, tương trợ như Hội Đồng bào Thân ái (La Fraternité des compatriotes), Association Amicale des Travailleurs Indochinois, Association de Laqueurs, Association des Cuisiniers Indochinois, và Association Mutuelle des Travailleurs. Đến năm 1928 thì có Comité de Défense des Travailleurs Annamites ra đời để bảo vệ quyền lợi của công nhân gốc Việt.
Con số thợ thuyền, sinh viên, học sinh đó là hạt mầm của cộng đồng người Pháp gốc Việt.
Khi Đệ nhị Thế chiến sắp bùng nổ thì chính quốc Pháp lại có lệnh tuyển mộ người Việt sang làm lao công thuộc địa (viết tắt tiếng Pháp MOI: main-d'oeuvre indigène), nhưng lần này với dạng cưỡng bách. Năm 1939 đã có 93.000 người, cả lính thợ lẫn lính chiến, bị đưa sang Pháp sung vào quân ngũ hỗ trợ chính quốc theo "Kế hoạch Mandel". Riêng ở Baumettes khoảng 20.000 người bị giam giữ để phục dịch trong các công xưởng với mức lương 1/10 lính Pháp. Một số đã định cư ở Pháp, nhất là vùng Camargue (tỉnh Bouches-du-Rhône), mở mang nghề trồng lúa và làm muối.
Nghề trồng lúa ở Provence là do lính thợ người Việt sang khai khẩn vùng đồng lầy ở Camargue vào thập niên 1940, mở đầu cho kỹ thuật trồng lúa tại Pháp.

1945-1975

Số người Việt sang Pháp định cư tăng thêm vào những thập niên 1940-1960 sau Đệ nhị Thế chiến và cuộc chiến Đông Dương tiếp theo. Khi chính thể bảo hộ của Pháp trên ba xứ Việt, Miên, Lào cáo chung, đại đa số Pháp kiều, trong đó kể cả những người Việt mang quốc tịch Pháp đã rời bỏ Đông Dương để hồi hương về Pháp  Sau 1954, khoảng 50.000 người mang quốc tịch Pháp tại Đông Dương đã hồi hương,  trong đó có 12.000 người bản xứ 
Chính phủ Pháp đưa một số về Noyant-d’Allier, một thị trấn nhỏ thuộc Allier, Auvergne, có truyền thống khai mỏ than nhưng vào thập niên 1950 đã bị bỏ hoang. Bốn trăm gia đình, tổng cộng khoảng 2.000 người được đưa đến đây lập nghiệp. ] Số khác định cư ở Sainte-Livrade-sur-Lot (1600 người), thuộc Lot-et-Garonne, Aquitaine gần Bordeaux miền tây-nam nước Pháp. Nơi cư trú mang tên "Trung tâm tiếp quản Những người Pháp Đông dương" (tiếng Pháp: Centre d'Accueil des Français d'Indochine, CAFI) Nơi đó có cấu trúc giống như một ngôi làng truyền thống ở Việt Nam với đình, chùa.  Trại CAFI ở Sainte Livrade tồn tại đến năm 2008 thì chính quyền địa phương có phá đi để hoạch định lại. Phần lớn đã được tân trang riêng có sáu căn là giữ nguyên dùng làm di tích cuộc di cư và để lưu trữ các hiện vật lịch sử ghi dấu.   Ở Noyant-d'Allier thì nay còn ngôi chùa Pháp Vương. Giữa thị trấn là pho tượng Phật, sang thế kỷ 21 là thắng tích du lịch ở địa phương. 
Sinh viên du học của Việt Nam Cộng hòa thì tập trung ở Paris, thành lập Tổng hội Sinh viên Việt Nam, hoạt động từ năm 1960. Chính phủ Việt Nam Cộng hòa có cơ sở bán thức ăn số 80 đường Monge, quận V, cũng được gọi là Foyer Monge, thuộc tòa đại sứ quản lý cho các sinh viên tụ tập.  Tính đến đầu năm 1975 cộng đồng ở Pháp là cộng đồng người Việt lớn nhất ở hải ngoại 

Sau năm 1975

Đợt người Việt đông nhất sang định cư ở Pháp là vào thập niên 1970-1980 với nạn thuyền nhân vượt biển. Chỉ riêng trong bốn năm 1975-1979, Pháp đón nhận 51.515 người tỵ nạn sang định cư, tức là quốc gia đứng thứ ba sau Hoa KỳÚc về số lượng tiếp nhận người tỵ nạn.  Trong khoảng thời gian từ 1975 đến 1989, Pháp đón nhận khoảng 150.000 người tị nạn, và theo một số nghiên cứu, số người tị nạn chiếm khoảng 80% cộng đồng người Pháp gốc Việt đầu thập niên 1990 
Ngoài chính sách của chính phủ cho người tỵ nạn nhập cư, giới nhân sĩ Pháp như triết gia Jean-Paul Sartre, Michel Foucault, Raymond Aron còn tổ chức nhóm vận động "Un bateau pour le Vietnam" ("Một con tàu cho Việt Nam") kêu gọi gia tăng số người tỵ nạn nhập cảnh. Chính nhóm này cùng với Bernard Kouchner, sáng lập viên tổ chức Médecins Sans Frontières (Y sĩ không biên giới) đã tài trợ con tàu Ile-de Lumière ("Đảo Ánh Sáng") ra khơi cứu giúp người vượt biển. Chính giới Pháp như Jacques ChiracFrançois Mitterrand cũng bảo trợ một số gia đình người Việt tỵ nạn 


Văn hóa


Món phở xuất hiện với bước chân người Việt ở Paris
Hệ thống giáo dục tại Pháp, khác với Canada và các quốc gia châu Âu khác, không chủ trương xây dựng một xã hội đa văn hóa. Vì thế, mặc dù người Pháp gốc Việt thuộc thế hệ thứ nhất cố gắng giữ gìn văn hóa Việt Nam và sử dụng tiếng Việt trong cộng đồng, những người thuộc thế hệ thứ hai và thứ ba sinh ra và lớn lên tại Pháp biết rất ít về quốc gia và văn hóa của tổ tiên họ. Về ngôn ngữ họ cũng không sử dụng tiếng Việt.
Trong một cuộc thăm dò ý kiến vào thập niên 1990, 41% người trẻ từ 11 đến 30 tuổi nói rằng họ được gia đình dưỡng dục theo truyền thống Phật giáo, và 28% nói rằng họ được dạy dỗ theo truyền thống Công giáo. 
Những ngày lễ văn hóa được cộng đồng người Pháp gốc Việt duy trì gồm có Tết Nguyên Đán, Vu Lan, và Tết Trung Thu. Ngoài ra, những người ủng hộ chính quyền Hà Nội còn tổ chức kỷ niệm Ngày Quốc tế Phụ nữ (8 tháng 3, gần trùng với ngày lễ Hai Bà Trưng vào Tháng Hai âm lịch), 30 tháng 4, và 2 tháng 9. 
Một trong những cơ sở tôn giáo lâu đời nhất của người Pháp gốc Việt là chùa Hồng Hiên xây từ năm 1917 ở Fréjus, Var, thuộc Provence-Alpes-Côte d'Azur. Chùa có một thời bị bỏ hoang phế nhưng từ thập niên 1970 trở đi đã hoạt động trở lại.  Tính đến năm 2000 ở Pháp có 38 ngôi chùa của người Việt.  Cũng theo chiều hướng phát triển, người Pháp gốc Việt đã cho xây cất chùa Khánh AnhÉvry ngoại ô Paris. Vào thời điểm dự tính hoàn thành năm 2011-2012, ngôi chùa này được coi là ngôi chùa lớn nhất châu Âu của người dân gốc Việt.
Dưới mắt người Pháp, người Pháp gốc Việt sống tương đối bình yên và hòa nhập vào xã hội Pháp, không gây nhiều vấn nạn như những nhóm thiểu số khác tại Pháp. Tuy không năng động như các cộng đồng người Việt tỵ nạn tại Mỹ hay Úc, người Pháp gốc Việt cũng có những sinh hoạt chính trị như vinh danh 60 năm cờ vàng ba sọc đỏParis cùng Voisins Le BretonneuxMontigny Le Bretonneux 

Chính trị tại Pháp

Đầu thập niên 1980, tỷ lệ nhập tịch của người Việt tại Pháp là khoảng 5%, một trong những tỷ lệ cao nhất trong các cộng đồng người ngoại quốc tại Pháp (so với khoảng 0,25% cho cộng đồng người Algérie, cộng đồng lớn nhất). Điều tra dân số năm 1999 cho thấy khoảng 75% người từng có quốc tịch Việt Nam đã vào Pháp tịch.
Mặc dù người Pháp gốc Việt có tỷ lệ nhập tịch khá cao, họ ít quan tâm đến chính trị tại Pháp và hiếm khi tham gia vào các cuộc bầu cử cấp địa phương và toàn quốc  Họ thường nhập tịch vì lý do kinh tế thay vì lập trường chính trị.   Tuy không thiết tha với biến chuyển trên chính trường tại Pháp, họ rất quan tâm đến tình hình chính trị ở cố hương, và trong quá khứ từng đóng vai trò rất quan trọng trong các phong trào chính trị tại Việt Nam vào thế kỷ 20.
Năm 2009 thì một số người Việt tại Pháp đứng ra thành lập Hội Người Việt thuộc đảng Cộng hòa (tiếng Pháp: Union des Vietnamiens Républicains, viết tắt là UVR) để tạo tiếng nói chính trị cho cộng đồng, trong đó có Bùi Kiệt Sĩ (Alain), Mai Quốc Minh. Tổ chức này của Đảng Cộng hòa Pháp (Parti républicain) hoạt động với mục đích dần tiến tới tranh cử Hạ viện Pháp năm 2012 và các hội đồng thành phố ở các địa phương năm 2014.




Quan điểm chính trị đối với Việt Nam

Sau 1975, cộng đồng người Pháp gốc Việt chia thành hai nhóm rõ rệt: một nhóm ủng hộ chính quyền Hà Nội và một nhóm chống cộng.  Hầu hết các tổ chức và hội đoàn của người Việt, kể cả các tổ chức tôn giáo và kinh doanh, đều ngả theo nhóm này hay nhóm kia.  Những người ủng hộ chính quyền Hà Nội tự nhận là "di dân" trong khi những người chống cộng tự nhận là "người tỵ nạn".  Hai nhóm này có những mục tiêu chính trị trái ngược nhau và những thành viên của mỗi nhóm ít có quan hệ với thành viên nhóm kia.

Nhóm ủng hộ chính quyền Hà Nội

Những người ủng hộ chính quyền Hà Nội, dưới sự lãnh đạo của Hội người Việt Nam tại Pháp (UGVF, Union Général des Vietnamiens de France), có tổ chức quy mô hơn và được chính quyền Việt Nam công nhận. Những người trong nhóm này là những người đến Pháp trước 1975 và con em của họ; vấn đề mưu sinh của họ khá ổn định, và họ được xem là thành phần ưu tú trong cộng đồng gốc Việt. Nhiều thành viên UGVF cũng là đảng viên Đảng Cộng sản Pháp và một số khác là đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam (nhà hoạt động chính trị Nguyễn Khắc Viện từng là chủ tịch UGVF[ .
Trước 1975, mục tiêu của UGVF là chấm dứt chiến tranh tại Việt Nam và ủng hộ chính quyền Hà Nội. Sau 1975, nhiều thành viên UGVF dự định hồi hương để đóng góp trong công cuộc xây dựng đất nước, nhưng chính phủ Việt Nam lại xem giới trí thức có nền giáo dục phương Tây là một mối đe dọa Những người được đào tạo tại Liên Xô được trọng dụng hơn vì họ được xem là có quan điểm chính trị thích hợp hơn. Khi họ trở về Việt Nam, những Việt kiều Pháp thường không tìm được việc làm tương đương với công việc của họ tại Pháp  Từ đó, họ ủng hộ thành lập một cộng đồng người Việt ly hương lâu dài tại Pháp. Mục tiêu của UGVF cũng vì đó thay đổi, chú trọng đến việc giữ gìn di sản văn hóa Việt Nam cho các thế hệ sau  Chính phủ Pháp xem UGVF là một tổ chức cộng sản và các hoạt động chính trị của tổ chức không được công khai cho đến năm 1981, khi được chính phủ Đảng Xã hội công nhận.
UGVF tổ chức nhiều lễ hội cho các ngày lễ lớn như Tết Nguyên ĐánTết Trung Thu. Các sự kiện này luôn có sự hiện diện của đại sứ Việt Nam tại Pháp Các thành viên của UGVF còn thành lập nhiều hội đoàn khác để tranh đua với những tổ chức chống cộng để giành sự ủng hộ từ những người tị nạn sau 1975. Tuy nhiên, các tổ chức này không công bố quan hệ của họ với UGVF vì nhiều người tị nạn sẽ rời bỏ tổ chức nếu họ biết được UGVF đứng sau các tổ chức này 
Mặc dù không hẳn là một bình phong cho những người cộng sản Việt Nam tại Pháp, UGVF là một tổ chức với chủ trương sát cánh với chủ trương của chính quyền Hà Nội.  Nhiều thành viên trẻ trong UGVF, sinh ra và lớn lên tại Pháp, cho rằng UGVF thiếu độc lập và quá phụ thuộc vào Hà Nội.  Họ cũng đã bắt đầu quan tâm vào các vấn đề trong xã hội Pháp như nạn bị người Pháp bản xứ kỳ thị.

Nhóm chống cộng


Huy hiệu Tổng hội Sinh viên Việt Nam tại Paris
Khác hẳn những người ủng hộ chính quyền Hà Nội, những người chống cộng không thống nhất dưới một tổ chức nào tương tự như UGVF, nhưng họ chung một lập trường đối lập với chế độ cộng sản tại Việt Nam.  Trước 1975, những nhóm người Việt chống cộng hoạt động tại Pháp rất ít, và chủ yếu là các tổ chức sinh viên như Tổng hội Sinh viên Việt Nam tại Paris. Sau 1975, với số thuyền nhân tị nạn được nhận vào Pháp tăng vọt, những nhóm chống cộng mới thật sự lớn mạnh để cạnh tranh với nhóm ủng hộ Hà Nội.  Những nhóm chống cộng bao gồm chủ yếu những người tị nạn đến Pháp sau 1975, vì thế họ có tình trạng kinh tế kém ổn định hơn nhóm kia.
Trong lúc UGVF muốn miêu tả cộng đồng người Pháp gốc Việt như một cộng đồng đoàn kết ủng hộ chính quyền Hà Nội, những nhóm chống cộng hoạt động để nói rõ cho người Pháp bản xứ biết là trong cộng đồng người Việt có sự khác biệt chính trị sâu sắc  Họ thường biểu tình phản đối chính phủ Việt Nam, và kêu gọi những người tị nạn tẩy chay những cơ sở kinh doanh có liên quan đến UGVF 
Những tổ chức của những người chống cộng cũng gồm những tổ chức sinh viên, lãnh đạo, xã hội, và văn hóa. Họ có những hoạt động tương trợ những người tị nạn mới đến Pháp. Hầu hết các thành viên hoạt động trong tổ chức Hướng đạo Việt Nam tại Pháp và các tổ chức Công giáo của người Việt đều nằm trong phái chống cộng.   Họ cũng tổ chức các cuộc lễ hội cho các ngày lễ truyền thống, nhưng với quy mô nhỏ hơn so với UGVF.

Di tích


Phương đình xây trên nền cũ của Đền tử sĩ lính Đông Dương

Trước năm 1954

Đền tử sĩ

Rải rác ở Pháp có một số di tích ghi dấu chân người Việt. Ở Nogent-sur-Marne trong Jardin tropicale de Paris, thuộc Bois de Vincennes còn nền cũ ngôi đền tử sĩ tưởng niệm lính Đông Dương, tức temple du Souvenir Indochinois,  tức Nghĩa sĩ từ.  Đây nguyên thủy là một ngôi nhà cất ở Thủ Dầu Một rồi rỡ ra đem sang Pháp dùng cho cuộc Exposition coloniale de Marseille 1906. Qua năm sau chính phủ Pháp cho chuyển về Nogent-sur-Marne và đến năm 1917 thì ngôi nhà đó được dùng làm đền tử sĩ, có sắc phong (1919) của vua Nguyễn Hoằng Tông. Nhà vua còn đến viếng ngôi đền này năm 1922 nhân chuyến công du sang Pháp. 
Năm 1984 đền bị phá hủy hoàn toàn trong cơn hỏa hoạn, nay chỉ còn phần nền với bậc tam cấp tạc đôi rồng đá. Một phương đình tân tạo nhỏ nay nằm ở vị trí này. 

Chùa Hồng Hiên

Ở miền nam nước Pháp thì có chùa Hồng Hiên, do người Việt lập nên từ năm 1917 và được biết đến là ngôi chùa cổ nhất ở Pháp.

Tượng đài kỷ niệm người lính thợ

Trong sân tòa thị chính Arles ở Salin-de-Giraud Tháng 10 năm 2014  nhà chức trách cho dựng bức tượng cách thể vinh danh đóng góp của người lính thợ Việt Nam đã khai sáng ra nghề trồn lúa ở Camargue 

Đài kỷ niệm thuyền nhân

Ngày 12 tháng 9 năm 2010 tượng đài kỷ niệm thuyền nhân Việt Nam với tên Niềm mơ ước của Mẹ (tiếng Pháp: Le Rêve de la Mère) được dựng ở bùng binh "Rond point Saigon", ngã tư thông lộ André Malraux và đại lộ des Genêts thuộc xã Bussy-Saint-Georges, thị trấn Marne-la-Vallée.  Tượng đài này có bốn mục đích:
  1. Tưởng niệm người tỵ nạn thuyền nhân Việt Nam
  2. Tri ân nước Pháp
  3. Ghi ơn bậc phụ huynh
  4. Vinh danh đóng góp của người Pháp gốc Việt.
Đây là bức tượng bằng đồng do điêu khắc gia Vũ Đình Lâm thực hiện. 

Nhân vật

Trong số những người Việt sống ở Pháp được nhiều người biết đến có thể kể tới nhà toán học Ngô Bảo Châu, thiền sư Thích Nhất Hạnh; nhà văn Dương Thu Hương; Trần Thị Nam Murtin, người nhận Bắc đẩu bội tinh Premier ministre grade chevalier năm 2008 của chính phủ Pháp;  ký giả Bùi Tín   kỹ sư Trương Trọng Thi; đạo diễn Trần Anh Hùng; và các nữ diễn viên Phạm Linh Đan, Trần Nữ Yên Khê. Bên cạnh đó cũng có những người Pháp mang trong mình một phần dòng máu Việt nổi tiếng như thanh tra cảnh sát Georges Nguyễn Văn Lộc, luật sư Jacques Vergès, diễn viên France Nuyen, và cầu thủ François Trinh-Duc. Yohan Cabaye
Về kinh doanh có Việt Hoàng Chúc, một nhà triệu phú sở hữu khách sạn NikkoParis ngay bên bời sông Seine.
Xem tiếp...