Thứ Bảy, 4 tháng 7, 2015

SIÊU QUẦN 35

(ĐC sưu tầm trên NET)

Bí ẩn ‘thần y bấm huyệt’ cao thủ hơn cả Võ Hoàng Yên

(VTC News) - Với cao nhân này, lương y Võ Hoàng Yên chỉ là học trò.


Kỳ 1: Cao thủ hơn Võ Hoàng Yên

Thời gian gần đây, người dân hai thành phố lớn, là Hà Nội và TP.HCM, rủ nhau đi học môn bấm huyệt, có tên Thập chỉ liên tâm pháp. Bác sĩ, nhà cảm xạ Dư Quang Châu chính là người đứng là tổ chức học tập môn bấm huyệt lạ lùng này.

Chúng tôi đã vào cuộc tìm hiểu và được những người tham gia các khóa học cho biết, khi học môn bấm huyệt Thập chỉ liên tâm pháp, thì mới hiểu được rằng, “thần y bấm huyệt” Võ Hoàng Yên không có gì ghê gớm.

Tiếp tục tìm hiểu, chúng tôi phát hiện ra rằng, ở TP.HCM từng có một cao nhân “bấm huyệt” chẳng khác gì thần y, cải tử cho không biết bao nhiêu phận người. Đó là bà Huỳnh Thị Lịch, nổi tiếng với môn bấm huyệt Thập chỉ đạo. Với cao nhân này, lương y Võ Hoàng Yên chỉ là học trò.

PV VTC News đã gặp gỡ những nhân chứng, học trò của vị “thần y” bí ẩn này để tìm hiểu môn bấm huyệt thần thông, cũng như số phận kỳ lạ của vị lương y nổi danh một thời.

Người dân Hà Nội đi học bấm huyệt
Nhà cảm xạ Dư Quang Châu dẫn tôi đi vòng vèo qua những con phố ở trung tâm TP.HCM, rồi dừng lại trước ngôi nhà cũ kỹ, thấp lè tè, bên cạnh những tòa nhà cao tầng.

Chủ nhà dáng nhỏ bé, gầy còm, giọng nói nhỏ nhẹ đẩy cửa tiếp khách. Bà là Trần Thị Hường, người học trò thân thiết như con của vị lương y bí ẩn.

Bà Hường bảo: “Bà Huỳnh Thị Lịch ngày xưa nổi tiếng lắm, ở Sài Gòn nhắc đến ai mà không biết. Nhưng bà mất đi rồi, không ai học được hết bí kíp của bà, nên tên tuổi bà cũng vì thế mà bị người đời lãng quên. Bà có nhiều học trò lắm, nhưng mỗi người chỉ học được vài môn, trị được vài bệnh mà thôi.

Lâu nay, nhắc đến chuyện bấm huyệt, người ta biết đến ông Võ Hoàng Yên, nhưng là truyền nhân của cụ Huỳnh Thị Lịch, tôi biết rằng, khả năng bấm huyệt của cụ lịch còn là bậc thầy.

Môn bấm huyệt Thập chỉ đạo của cụ Lịch thần thông lắm, chúng tôi học bao nhiêu năm nay mà chỉ biết được một chút xíu thôi. Cụ mất đi thật là tiếc. Cũng may là anh Dư Quang Châu đã ra sức khôi phục môn bấm huyệt của cụ”.

Bác sĩ Dư Quang Châu đang bấm huyệt theo phương pháp Thập chỉ liên tâm pháp của bà Huỳnh Thị Lịch

Bà Hường là cán bộ trong quân đội, công tác ở Cục Quân trang, thuộc Tổng cục Hậu cần. Bà đã về hưu từ năm 1990.

Năm 1977, ba mất, bà gặp cú sốc lớn, cơ thể suy nhược, rồi bệnh tật triền miên. Công việc nặng nề, tăng ca ngày đêm, khiến bà kiệt sức. Cơn đột quỵ làm bà gục hẳn.

Sau mấy tháng nằm viện, bà mới tỉnh lại, nhưng đôi tai điếc đặc, mặt mũi rúm ró, liệt nửa người.

Gia đình đã đưa bà đi điều trị khắp nơi, cả đông y lẫn tây y, nhưng suốt bao năm, bệnh tình không hề thuyên giảm. Nhiều lần bà tuyệt vọng, nghĩ đến cái chết.

Một lần, khi điều trị ở Bệnh viện Quân đội 175, một bác sĩ khuyên bà thử đến gặp lương y Huỳnh Thị Lịch, bởi bệnh viện không thể giúp gì được bà. Còn nước còn tát, gia đình khênh bà Hường đến ngã ba Hàng Xanh.

Bà Hường kể về người thầy của mình
Ký ức bà Hường vẫn rõ mồn một buổi đầu tiên đến nhà bà Lịch. Hàng trăm bệnh nhân xếp hàng đợi đến lượt được bà bấm huyệt trị bệnh. Người nào đến gặp bà cũng trọng bệnh, người câm, người điếc, người bại liệt, teo cơ, bướu cổ…

Bà Hường kể: “Chờ đợi hết một buổi rồi tôi cũng được gặp bà. Bà chỉ nhìn tôi rồi bảo bệnh nặng lắm, phải điều trị rất lâu, mất nhiều công sức.

Lúc đó tôi vẫn nhận thức được mọi thứ xung quanh, nhưng nói khó nghe lắm, giọng cứ ứ trong cổ, thốt mãi chẳng ra lời. Thế mà bà bấm một lúc, tôi bỗng thấy nhẹ cả người, nói năng lưu loát hơn. Lúc đó thì tôi có niềm tin vào bà lắm.

Sau hôm đó, ngày nào người nhà cũng đưa tôi đến để bà bấm huyệt cho. Chừng nửa năm thì tôi đã hồi phục gần như hoàn toàn. Tôi xin được làm học trò của bà. Bà cũng nhận, nhưng chỉ sai tôi làm việc lặt vặt giúp bà, ghi chép sổ sách.

Khi tôi đã nắm được một số kiến thức về huyệt đạo, thì bà mới dạy cho tôi. Tôi học bà mấy chục năm, nhưng cũng chỉ học được một phần nhỏ kiến thức của bà.

Giờ tôi mang những kiến thức bà truyền dạy phục vụ cộng đồng, truyền lại cho người khác. Mong muốn của bà trước khi nhắm mắt là truyền được môn bấm huyệt Thập chỉ đạo càng rộng càng tốt, để cứu được nhiều người”.

Bà Hường bấm huyệt cho bệnh nhân
Chính vì sống gần gũi với lương y Huỳnh Thị Lịch mấy chục năm, nên bà Hường hiểu khá rõ về cuộc đời của vị lương y bấm huyệt bí ẩn này.

Lương y Huỳnh Thị Lịch tên thật là Trần Thị Kim Thanh, sinh năm 1917.

Quê bà ở vùng Ý Yên (Nam Định). Trong ký ức của bà chỉ có vậy, còn làng, xã nào, tên bố mẹ, không thấy bà nhắc đến.

Ngay từ nhỏ, cô bé Thanh đã gặp cảnh éo le. Mẹ mất sớm, cha lấy vợ hai, người thân đói khát, bỏ làng bỏ xứ đi cả. Bé Thanh bơ vơ, không ai nuôi dưỡng.

Lương y Huỳnh Thị Lịch đang bấm huyệt trị bệnh
Ngày đó, dân làng kể nhiều về những đồn điền cao su rộng mênh mông ở miền Nam. Công nhân cao su tuy vất vả, nhưng có cái ăn, cái mặc. Người dân trong làng kéo nhau vào Nam rất nhiều để làm việc trong các đồn điền cao su.

Chỉ nghe kể rằng, làm công nhân cao su sẽ có miếng ăn, cô bé Thanh 11 tuổi, đã tìm đường vào Nam.

Tiền không có, nên chỉ có mỗi cách… cuốc bộ. Ban ngày vừa đi vừa xin ăn, tối ghé đình chùa, bờ bụi, chợ, nhà ga ngủ.

Đi bộ 2 năm thì vào đến Bình Dương. Thanh hỏi đường tìm đến đồn điền cao su. Tuy nhiên, đồn điền cao su chẳng nhận cô bé đen nhẻm, còi cọc, mới 13 tuổi đầu.

Không xin được việc ở đồn điền cao su, bé Thanh lang thang vạ vật ở chợ, rồi tính nước về Sài Gòn xin ăn.

Trong một lần đi xin ăn, Thanh đã gặp một võ sư người Bình Định, lập nghiệp ở Bình Dương, với một lò dạy võ nổi tiếng. Cuộc đời bé Thanh đã rẽ sang một hướng khác.

Còn tiếp…


Gặp cao nhân Ấn Độ, thành ‘thần y bấm huyệt’

(VTC News) – Bà Lịch là truyền nhân duy nhất của vị đạo sĩ bí ẩn được tôn xưng như thánh ở biên giới Ấn Độ.

Kỳ 2: Gặp cao nhân ở Ấn Độ

Gặp cô bé gầy gò, đen nhẻm, lê la đầu đường xó chợ xin ăn, võ sư họ Huỳnh gốc Bình Định đem Trần Thị Kim Thanh về nuôi dưỡng. Vị võ sư này lập nghiệp ở Bình Dương và có một võ đường lớn, dạy hàng trăm võ sinh.

Để có miếng ăn, Thanh đã làm việc phụ giúp vị võ sư này như người ở. Thanh ngoan ngoãn, chịu khó, nên võ sư họ Huỳnh rất quý mến.

Xem các võ sinh tập luyện, cô bé Thanh gầy còm, đen nhẻm cũng múa may, tập theo. Thấy cô bé giúp việc có vẻ mê võ thuật, võ sư họ Huỳnh đã cho Thanh học võ sau giờ làm. Vị võ sư này đã hết sức ngạc nhiên bởi sự tiếp thu võ thuật rất tốt của Thanh, ông dạy đến đâu, Thanh học được đến đó.

Gặp cao nhân Ấn Độ, thành ‘thần y bấm huyệt’
Mộ bà Huỳnh Thị Lịch 

Chỉ học một thời gian ngắn, Thanh đã đấu được với các võ sinh cả nam lẫn nữ. Võ sư họ Huỳnh rất quý Thanh, đã nhận làm học trò, sau đó nhận con nuôi. Ông đã đổi lại tên cho con nuôi. Từ đó, Trần Thị Kim Thanh có tên là Huỳnh Thị Lịch, tức mang họ của vị võ sư.

Bà Trần Thị Hường, học trò của cụ Huỳnh Thị Lịch kể rằng, khi cụ Lịch ở tuổi 60, cụ vẫn múa võ ngoài sân. Đêm xuống, lúc cụ tập khí công, lúc đi quyền. Cụ cầm thương, đao múa loang loáng trong những đêm trăng rất đẹp mắt.

Cụ Lịch kể với bà Hường rằng, chính vì được học võ thuật kỹ lưỡng, nên bà hiểu rất rõ kinh lạc trên cơ thể người.

Sau khi rời võ đường của võ sư họ Huỳnh ở Bình Dương, bà tham gia công tác từ thiện của một đoàn bác sĩ người Pháp ở Sài Gòn. Bà được một bác sĩ Pháp nhận vào làm tại Bệnh viện Hỏa Xa.

Thấy cô y tá tò mò về mổ xẻ bệnh nhân, lại am hiểu kinh mạch, bộ phận cơ thể người, nên ông cho Lịch phụ mổ. Trong nhiều lần mổ tử thi, ông cũng cho Lịch tham gia. Bác sĩ người Pháp đã rất kinh ngạc khi thấy cô y tá giúp việc chưa một ngày học về mổ xẻ mà nói về kinh lạc con người vanh vách, đặc biệt là các huyệt đạo.

Gặp cao nhân Ấn Độ, thành ‘thần y bấm huyệt’
Di ảnh "thần y bấm huyệt" Huỳnh Thị Lịch 

Thấy quý Lịch, nên ông đã nhận Lịch làm gia sư cho hai cô con gái, kiêm giúp việc, quản lý gia đình cho bác sĩ người Pháp này.

Năm 18 tuổi, Lịch gặp anh thanh niên tên Trần Văn Hải, người Củ Chi. Hai người yêu nhau, muốn xây dựng gia đình. Thế nhưng, gia đình Hải gia thế, không chấp nhận cô con dâu không cha, không mẹ, thân thế giúp việc.

Không được gia đình chấp nhận, ông Hải đã bỏ nhà ở riêng với người yêu. Ông Hải xin làm công nhân trong nhà máy sản xuất đèn. Hai người được cách mạng cảm hóa, nên đã theo Việt Minh, hoạt động bí mật trong lòng địch.

Hàng ngày, bà Lịch quẩy gánh bán hoa ở khu vực nội thành, tiếp xúc với hàng ngũ địch, thu thập thông tin. Năm 1948, ông Hải đã hy sinh anh dũng khi làm chiến sĩ quân báo, để lại 3 đứa con cho bà Lịch nuôi dưỡng.

Thân thế bại lộ, bà Lịch bế con trốn về Đồng Tháp Mười, tiếp tục hoạt động cách mạng. Bi kịch liên tiếp xảy đến với người đàn bà bất hạnh này. Cô con gái 13 tuổi đã bị bọn Tây bắt cóc đem ra cánh đồng cưỡng hiếp. Cưỡng hiếp chán chê, chúng giết cô bé.

Gặp cao nhân Ấn Độ, thành ‘thần y bấm huyệt’
Bà Trần Thị Hường (bên phải), học trò của bà Lịch 

Nỗi đau chưa nguôi, thì 2 người con trai nhỏ xíu đã chết trên tay bà. Đợt đó, bọn địch tổ chức càn quét vào Đồng Tháp Mười. Bà bế 2 con cùng các chiến sĩ du kích trốn ra cánh đồng, lặn ngụp bờ sông.

Khi bọn địch càn qua, hai cậu con kêu khóc, sợ địch phát hiện thì nhiều người mất mạng, bà đành bóp mũi con lặn xuống sông. Khi bọn địch đi qua, trồi lên mặt nước, thì 2 cậu con đã tắt thở.

Thảm kịch kinh hoàng khiến bà Lịch tưởng như không gượng dậy được. Bà về Sài Gòn, lang thang các con phố như người mất trí, miệng gọi tên con.

Trong lúc đi lang thang, bà gặp lại vị bác sĩ người Pháp. Ông bác sĩ tốt bụng này đã đưa bà về nhà chăm sóc, điều trị. Một thời gian sau, bà tỉnh táo bình thường.

Để bà quên đi nỗi đau quá lớn, bác sĩ này đã đưa bà sang Pháp, giúp việc cho gia đình này.

Ở nhà vị bác sĩ người Pháp này một thời gian, bà quyết tâm chu du thiên hạ. Biết tiếng Pháp, lại chăm chỉ, nên bà dễ dàng kiếm được việc làm. Cứ có tiền, bà lại lên đường tìm đến vùng đất mới.

Gặp cao nhân Ấn Độ, thành ‘thần y bấm huyệt’
Gặp cao nhân Ấn Độ, thành ‘thần y bấm huyệt’
Phương pháp Thập thủ đạo (Thập chỉ liên tâm pháp) dựa trên kinh mạch của 10 ngón tay, chân 

Sau mấy năm lưu lạc, thì bà dạt tới tận biên giới Ấn Độ, giáp Pakistan. Tại đây, bà gặp một đạo sĩ, sống trong một ngôi chùa trong núi. Vị đạo sĩ này có khả năng bấm huyệt kỳ tài. Biết bà Lịch giỏi võ, am hiểu kinh lạc, nên đạo sĩ đã nhận bà làm học trò.

Hàng ngày, đạo sĩ bấm huyệt cho rất nhiều người. Bà Lịch vừa phụ giúp ông, vừa học tập cách bấm huyệt. Môn bấm huyệt của ông có tên là Thập thủ đạo, tức là phương pháp bấm huyệt dựa vào kinh mạch trên 10 ngón tay, chân.

Bà Lịch đã rất kinh ngạc trước khả năng kỳ tài của vị đạo sĩ này. Ông đã giúp hàng ngàn người đang câm tự dưng bật ra tiếng nói, đang điếc bỗng nghe được, thậm chí đang chống nạng thì bỏ nạng, ngồi xe lăn thì đứng lên đi… Người dân trong vùng coi vị đạo sĩ này như thánh nhân, gặp thì quỳ rạp khấn vái.

Thấy môn bấm huyệt này rất thần thông, bà Lịch chuyên tâm học hỏi. Vừa học vừa thực hành, nên bà Lịch nắm bắt rất nhanh, có khả năng bấm huyệt trị được nhiều thứ bệnh.


Gặp cao nhân Ấn Độ, thành ‘thần y bấm huyệt’
Bác sĩ Dư Quang Châu nghiên cứu, truyền bá môn bấm huyệt này ra cộng đồng 

Năm thứ 12, biết mình không sống được nữa, vị đạo sĩ này gọi bà Lịch đến bảo: “Số ta đã tận, không sống thêm được nữa. Chỉ tiếc rằng chưa truyền hết được cho con tinh hoa của môn bấm huyệt. Ta đã viết lại các kiến thức của mình vào cuốn sách để truyền lại cho con.

Ta mong con cảm thụ được hết kiến thức về môn bấm huyệt này để giúp đời. Con nên nhớ rằng, để thành tài, con phải loại bỏ hết tham sân si, trị bệnh cứu nhân độ thế, không được lấy tiền của thiên hạ, thì mới thành công được”.

Trao lại tập tài liệu cho học trò, vị đạo sĩ này ngồi kiết già đối diện với bà Lịch. Ông lấy chiếc khăn đỏ trùm lên đầu bà, yêu cầu bà tập trung tư tưởng.

Ông đặt tay lên đầu bà, niệm thần chú. Bà Lịch cảm thấy như có nguồn năng lượng nóng bỏng truyền sang mình. Bỗng dưng, bà thấy đầu óc sáng láng, cảm giác như nhìn rõ toàn bộ cơ thể mình, từng mạch máu, từng sợi cơ, với các dòng khí đậm đặc lưu chuyển trong cơ thể. Dường như đầu óc bà sáng láng hẳn ra, hiểu thấu mọi điều thầy đã nói với mình suốt 12 năm.

Ngay đêm hôm đó, vị đạo sĩ người Pakistan trút hơi thở cuối cùng. Bà Lịch nước mắt lưng tròng, chôn vị đạo sĩ phía sau ngôi chùa. Hàng ngày, bà ngồi bên mộ thầy, tập trung đọc tài liệu.

Chỉ một năm sau, vừa tự học, vừa trị bệnh, bà đã cũng đã trở thành thần y bấm huyệt nổi danh khắp vùng, là truyền nhân duy nhất của vị đạo sĩ bí ẩn được tôn xưng như thánh ở biên giới Ấn Độ.

Còn tiếp…

Dương Phạm – Bình Thái

‘Thần y bấm huyệt’ nuôi 5 ‘quái thai’ để trị bệnh

(VTC News) - Cả 5 “quái thai” bị bỏ rơi ngày nào đều trở thành những đứa trẻ bình thường.

Kỳ 3: Xin ‘quái thai’ để trị bệnh

Luyện được công năng đặc dị của môn bấm huyệt Thập thủ đạo của vị đạo sĩ người Pakistan ẩn tu ở Ấn Độ, bà Huỳnh Thị Lịch tìm đường về nước.

Không con cái, không người thân, bà Lịch đã vào bệnh viện Từ Dũ để kiếm một đứa trẻ bị bỏ rơi về nuôi dưỡng.

Vào bệnh viện, thấy có rất nhiều cháu bé dị tật bẩm sinh, mà thời kỳ đó gọi là “quái thai”, bị các bà mẹ bỏ rơi, bà Lịch động lòng thương xót. Bà đã nảy ra ý tưởng sử dụng khả năng bấm huyệt của mình để điều trị cho các bé tật nguyền. Nghĩ là làm, bà liền xin 5 bé ‘quái thai’ về nhà nuôi dưỡng.

Các cán bộ ở bệnh viện hết sức ngạc nhiên với ý tưởng của bà. Nhiều người cho rằng bà bị hoang tưởng. Tuy nhiên, một phụ nữ “rước” hộ 5 em bé “quái thai”, đã giảm được gánh nặng cho bệnh viện, nên họ tạo điều kiện hết sức.

‘Thần y bấm huyệt’ nuôi 5 ‘quái thai’ để trị bệnh
Bà Huỳnh Thị Lịch bấm huyệt trị bệnh 

Đưa 5 cháu bé dị tật về nhà, bà Lịch ra sức bấm huyệt trị bệnh. Điều kinh ngạc đã xảy ra, cháu bé điếc thì nghe được, câm thì nói được, khoèo tay, khoèo chân thì đứng dậy lẫm chẫm đi. Cả 5 “quái thai” bị bỏ rơi ngày nào đều trở thành những đứa trẻ bình thường.

Lớn lên, những người con này được bố mẹ nhận lại, rồi lấy vợ, lấy chồng, tứ tán nơi khác. Một người bệnh nặng nhất, tên là Bình, thì ở cùng bà, được bà bấm huyệt cả chục năm ròng. Sau này, chị Bình ở vậy, chăm sóc bà cho đến khi bà về trời.

Sự việc bà Lịch bấm huyệt chữa khỏi cho 5 “quái thai”, bị dị tật bẩm sinh, là sự kiện chấn động thời bấy giờ. Hàng trăm, hàng ngàn người ùn ùn kéo đến diện kiến “thần y bấm huyệt”, những mong được khỏi bệnh.

Việc một người phụ nữ đơn thân bỗng thành “thần y”, nổi như sóng, khiến chính quyền Sài Gòn để ý. Khi đó, họ chỉ tin vào Tây y, nên phương pháp bấm huyệt trị bệnh là thứ thần bí, thậm chí được liệt vào dị đoan.

Chính quyền Sài Gòn đã điều bác sĩ, các nhà khoa học và cả quân đội đến bao vây nhà bà, trực tiếp kiểm tra khả năng trị bệnh của bà. Mục đích của họ là sẽ “lật tẩy trò bịp” của bà Lịch, để khép bà tội lừa đảo, rồi tống giam.

‘Thần y bấm huyệt’ nuôi 5 ‘quái thai’ để trị bệnh
Ông Nguyễn Tam Kha, học trò của bà Lịch, tiếp tục công việc bấm huyệt theo phương pháp Thập thủ đạo 

Thế nhưng, trước mắt các nhà khoa học, hàng chục bệnh nhân đã khỏi bệnh một cách thần kỳ. Có cháu bé sinh ra đã điếc lác, chỉ sau vài phút bấm huyệt, cháu bé đã nghe được tiếng gọi của mẹ, có người mấy chục năm trời câm, bỗng nói tròn vành rõ tiếng.

Không tin vào những bệnh nhân đến nhà, họ đã tự chọn bệnh nhân đưa đến cho bà kiểm nghiệm. Bà xem xét bệnh tình, xác định bệnh nhân nào trị được, thì tiến hành thử nghiệm. Có người ngồi xe lăn, bỗng vịn tay đứng lên lò dò tập đi, người liệt tay thì nhấc lên nhấc xuống. Có người bị mù, sau một lúc bấm huyệt, thì lờ mờ nhìn thấy mọi thứ xung quanh…

Thậm chí, có trường hợp một bệnh nhân bí tiểu, phải đưa đi cấp cứu bằng xe xích lô, bà chỉ bấm vài cái, nước tiểu cứ thể chảy ra, không tài nào hãm lại được.

Mặc dù chính quyền rất ghét bà Lịch, nhưng bà lại được các nhà khoa học ủng hộ. Không chỉ có khả năng trị bệnh thần kỳ, mà bà còn là người không ham danh lợi.

‘Thần y bấm huyệt’ nuôi 5 ‘quái thai’ để trị bệnh
Học phương pháp bấm huyệt của bà Lịch 

Mặc dù có rất đông bệnh nhân, song bà không lấy tiền của ai. Bà đặt một hòm từ thiện ở trong phòng làm việc. Bệnh nhân nào khá giả, tự nguyện bỏ tiền vào hòm. Bà dùng tiền từ thiện để tặng lại bệnh nhân nghèo, hoặc đi làm từ thiện. Bà thường xuyên đi làm từ thiện với nghệ sĩ Phùng Há.

Không tìm được cách khép tội bà Lịch, chính quyền Sài Gòn đành phải để bà tiếp tục trị bệnh. Tuy nhiên, để vớt vát lại danh dự cho mình, họ tuyên truyền bà Lịch là… nhà ảo thuật!

Hồi miền Nam mới giải phóng, bà Lịch vào Bệnh viện 175 điều trị bệnh sỏi mật và sỏi bàng quang. Trong quá trình chờ điều trị, bà đi dạo trong khuôn viên bệnh viện. Bà thấy trong khuôn viên có nhiều bệnh nhân chống nạng tập đi. Mỗi người một hoàn cảnh, người tai biến, người tai nạn, người dị tật bẩm sinh…

Gặp ai, bà cũng gọi lại hỏi han, xem xét tình trạng bệnh tật. Thấy bệnh nhân nào phù hợp với bấm huyệt, bà lập tức điều trị cho họ ngay trên ghế đá trong khuôn viên bệnh viện. Không ít bệnh nhân đã bỏ nạng tập đi, hoặc đang câm bỗng bật nói khiến người nhà tưởng bị ma ám.

Việc người bệnh kéo ra tụ tập kín khuôn viên bệnh viện để bà Huỳnh Thị Lịch bấm huyệt khiến các bác sĩ để ý. Một cô y tá tên là Ngọc, bị bướu cổ khá nặng, đã nhờ bà bấm huyệt. Không ngờ, chỉ vài lần bấm huyệt, mà cái bướu đã xẹp đi.

Quá kinh ngạc với chuyện bấm huyệt trị bệnh, lãnh đạo bệnh viện này đã kết hợp với các chuyên gia của bệnh viện Thống Nhất lập hội thảo “tranh cãi” về khả năng bấm huyệt trị bệnh của bà Huỳnh Thị Lịch.

Sau cuộc hội thảo đó, tuy còn nhiều ý kiến trái chiều, song danh tiếng nữ lương y với cách trị bệnh kỳ lạ khi đó càng nổi danh hơn. Thậm chí, một đồng chí cán bộ lãnh đạo công an tỉnh Tiền Giang đã tìm đến bà nhờ trị bệnh.

Ông này bị teo một ngón tay, đã được bà bấm huyệt khỏi, nên rất cảm phục khả năng chữa bệnh của bà. Ông đã mời bà về Tiền Giang làm việc trong một bệnh viện y học cổ truyền.

‘Thần y bấm huyệt’ nuôi 5 ‘quái thai’ để trị bệnh
Bác sĩ Dư Quang Châu hướng dẫn phương pháp bấm huyệt Thập chỉ đạo (Thập thủ đạo), mà ông gọi là Thập chỉ liên tâm pháp 

Làm việc ở Tiền Giang một thời gian, thì Bộ Nội vụ (Bộ Công an sau này) đã cử cán bộ vào nghiên cứu về tài bấm huyệt của bà Lịch. Bà đã thử tài bấm huyệt cho các cán bộ của Bộ Nội vụ chứng kiến. Mấy cán bộ công an được bà bấm huyệt đã ngủ ly bì, gọi kiểu gì cũng không dậy. Chỉ đến khi bà bấm huyệt cho tỉnh dậy thì mới mở được mắt ra.

Biết khả năng bấm huyệt của bà Lịch là thần kỳ, Bộ Nội vụ đã chỉ đạo công an Tiền Giang giúp đỡ bà mở trung tâm trị bệnh miễn phí, dạy nghề bấm huyệt. Công an tỉnh còn cử đồng chí công an, là Trung tá Năm Liên phục vụ bà Lịch trong việc trị bệnh. Ngoài ra, còn có đồng chí Hồ Kiêm sưu tầm tài liệu, viết lại các phương pháp trị bệnh của bà.

Ông Tư Nguyện, khi đó là Tổng Tổng cục trưởng Tổng cục Cao su, bị bệnh Parkinson khá nặng. Được sự giới thiệu của một đồng chí công an, ông đã về Tiền Giang trị bệnh. Bệnh tình tiến triển tốt, ông liền xin bà về Tổng cục Cao su.

Ông Tư Nguyện đã cấp cho bà căn biệt thự rất lớn, vốn là nhà của nghệ sĩ Thẩm Thúy Hằng, bỏ hoang sau giải phóng, để bà có không gian rộng lớn, trị bệnh cứu người được thuận tiện hơn.

Tại căn biệt thự này, bà Lịch chuyên tâm bấm huyệt cứu người, truyền dạy phương pháp bấm huyệt cho rất nhiều học trò.

Sau này, khi Nhà nước lấy lại căn biệt thự, Hội Phật giáo đã tìm cho bà căn nhà nhỏ ở cư xá Văn Thánh, để bà tiếp tục công việc bấm huyệt trị bệnh miễn phí cho đến khi qua đời.

Còn tiếp…

Dương Phạm – Bình Thái

Truyền nhân của ‘thần y bấm huyệt’ bí ẩn nhất Việt Nam

(VTC News) - Vợ nhìn chồng đi lại được sau mấy năm đu trên nạng mà xúc động không nói nên lời.


Kỳ 4: Truyền nhân bấm huyệt

Có thể nói, bà Huỳnh Thị Lịch là “thần y” bấm huyệt bí ẩn nhất Việt Nam. Bà để lại di sản kiến thức bấm huyệt đồ sộ, nhưng gần như chưa được nghiên cứu, áp dụng môn bấm huyệt này rộng rãi, trị bệnh, nâng cao sức khỏe cho người dân.

Cả đời bà âm thầm chữa bệnh, truyền dạy cho các học trò, và đặc biệt không tiếp xúc với giới truyền thông, nên thân thế, sự nghiệp của bà rất bí ẩn. Học trò của bà chủ yếu là những người thiên về nghiên cứu, ít thực hành, lại không quảng bá rộng rãi, nên tưởng như môn bấm huyệt mà bà gọi là Thập thủ đạo đã biến mất.

Nhà cảm xạ Dư Quang Châu dẫn chúng tôi đi vòng vèo trong khu đô thị An Phú - An Khánh (Quận 2. TP.HCM), tìm đến ngôi nhà số 7, đường 9B. Ngôi biệt thự cửa rộng mở, bên trong có mười mấy người ngồi im lặng đợi đến lượt được ông Nguyễn Tam Kha bấm huyệt.

Gương mặt người nào cũng háo hức chờ đợi đến lượt mình. Bàn tay săn chắc của ông vừa day, vừa bấm. Một tay ông giữ huyệt ở khu vực bàn tay, một tay bấm lần lượt lên đến vai. Ông ân cần hỏi cảm giác, xem bệnh nhân có đau không, có dễ chịu không, đau ở chỗ nào… để điều chỉnh tốc độ bấm, lực bấm.

Truyền nhân của ‘thần y bấm huyệt’ bí ẩn nhất Việt Nam
Ông Nguyễn Tam Kha bấm huyệt cho bệnh nhân tai biến 
Truyền nhân của ‘thần y bấm huyệt’ bí ẩn nhất Việt Nam
Bấm huyệt trị thoát vị đĩa đệm 

Sau khi được ông Kha bấm huyệt, ai cũng tỏ ra thoải mái, cơ mặt giãn ra. Phía xa, ông để chiếc hòm từ thiện. Ai có tiền thì bỏ vào dăm ba ngàn, ai không có thì cứ thế về.

Trước đó, tôi đã được nghe bà Trần Thị Ngọc Hường, học trò của bà Lịch kể rằng, cả đời bà Lịch bấm huyệt cứu người hoàn toàn vì cái tâm trong sáng, không vụ lợi. Bà để hòm từ thiện trong nhà, để người có tiền bỏ vào, rồi bà lấy tiền đó giúp người nghèo. Bà Lịch cũng nói rõ với học trò rằng, chỉ những người có tâm trong sáng, cứu người không vụ lợi mới học được môn bấm huyệt Thập thủ đạo.

Có lẽ, ông Kha không chỉ học nghề bấm huyệt từ bà Lịch, mà còn thấm nhuần cả tư tưởng nhân văn trong trị bệnh của bà.

Nói về tác dụng của môn bấm huyệt, ông Kha phân tích: “Phần đông chúng ta vẫn cứ nghĩ môn bấm huyệt, chẳng hạn như lương y Võ Hoàng Yên, là thứ thần bí, khó hiểu, nhưng thực ra rất đơn giản. Ta có thể hiểu đơn giản rằng, máu là gốc của sự sống. Nếu bộ phận nào trên cơ thể ít được bơm máu, hoặc không được máu nuôi dưỡng thì sẽ thành bệnh, giống như “điểm chết” trong cơ thể sống.

Truyền nhân của ‘thần y bấm huyệt’ bí ẩn nhất Việt Nam
Người dân xếp hàng chờ đến lượt được ông Kha bấm huyệt 

Môn bấm huyệt Thập thủ đạo, hay còn gọi là Thập chỉ đạo sẽ kích thích các mạch máu bơm máu đến những “điểm chết” đó. Điều đó lý giải vì sao Võ Hoàng Yên có thể bấm huyệt cho người teo cơ, bại liệt khỏe lại, điếc nghe được, câm nói được… Môn Thập thủ đạo cũng kỳ diệu như thế, nhưng khi hiểu được cơ chế đó, thì ta mới hiểu rằng, không phải bệnh nào bấm huyệt cũng khỏi được, nó phải là những bệnh liên quan đến việc lưu chuyển máu kém”.

Ông Nguyễn Tam Kha vốn là cán bộ có vị trí trong Cơ quan cảnh sát điều tra, Công an TP.HCM. Ông bảo rằng, là một cảnh sát điều tra, nên ông không dễ tin vào những chuyện mà ngày trước cho rằng huyền bí, kiểu như bấm huyệt trị bệnh.

Ông Kha kể: “Ngày xưa, nhà tôi ở ngay cạnh nhà bà Lịch. Sáng tôi dậy từ 5 giờ tập thể dục, đã thấy có cả trăm người xếp hàng để bà bấm huyệt. Họ trật tự xếp hàng vòng vèo qua cả cổng nhà tôi.

Truyền nhân của ‘thần y bấm huyệt’ bí ẩn nhất Việt Nam
Nữ thạc sỹ ngành luật bị thoái hóa gót chân được ông Kha bấm huyệt 

Thú thực, khi đó tôi rất không ưa bà Lịch, vì cho rằng cách bấm huyệt trị bệnh là lừa đảo, nhảm nhí. Tôi cũng thử dò la hỏi han một số bệnh nhân, họ bảo bà giỏi như Thánh, chữa được nhiều bệnh câm, điếc, bại liệt, bướu cổ… Càng nghe những người bệnh này kể, tôi càng cho là nhảm nhí, dị đoan. Những căn bệnh ấy đến máy móc hiện đại, thuốc men tốt còn khó, nói gì đến bà lang già bấm huyệt”.

Mặc dù chăm chỉ tập thể dục, sức khỏe rất tốt, nhưng năm 1998, ông Kha bị đột quỵ do huyết áp tăng đột ngột. Cơn đột quỵ không cướp đi mạng sống, nhưng sức khỏe của ông mất hoàn toàn, công danh, sự nghiệp cũng tan thành mây khói.

Đơn vị giới thiệu đến nhiều nơi, gia đình đã đưa ông đến tất cả các bệnh viện tốt nhất để điều trị, bác sĩ Nguyễn Tài Thu trực tiếp châm cứu nhiều ngày, nhưng bệnh tình tiến triển rất chậm.

Ngày nào cũng vậy, sáng sớm, chiều tối, bất kể lúc nào rỗi rãi, vợ lại dìu ông tập đi dọc vỉa hè. Những bước đi khó nhọc, đau đớn, nhưng ông không nhụt chí.

Một tối, ông chống nạng tập đi như thường lệ. Bà Lịch đi ra cổng, gặp anh hàng xóm vừa tập đi vừa nhăn nhó liền hỏi: “Con bị sao mà ra nông nỗi này? Con vào đây ta xem cho”.

Ông Kha chẳng có chút tin tưởng gì vào việc chữa bệnh kiểu nắn bóp, nhưng nể bà Lịch là hàng xóm, nên ông vào nhà để bà bấm huyệt.

Truyền nhân của ‘thần y bấm huyệt’ bí ẩn nhất Việt Nam
Ông Kha là một trong những học trò xuất sắc của bà Lịch

Bà Lịch bắt mạch, nghe ngóng, rồi đọc ra đủ thứ bệnh trong người ông Kha, những thứ bệnh mà phải chiếu chụp, siêu âm, xét nghiệm mới biết được. Ông Kha cũng cảm thấy khá ngạc nhiên.

Bà Lịch một tay giữ huyệt, một tay bấm nhoay nhoáy, lúc nhanh, lúc chậm như thể chơi đàn. Hết bấm tay, lại bấm chân, vai, gáy. Bà bấm đến đâu, ông có cảm giác như máu tràn đến đó, gân cốt căng lên. Ông Kha không tin nổi một cụ bà ngoài 80, mà đôi tay vẫn cứng như thép, làm việc không biết mệt mỏi.

Bấm xong, bà Lịch bảo ông Kha thử đứng dậy đi. Điều kỳ lạ đã xảy ra, ông đã tự đi tập tễnh mà không cần đến hai chiếc nạng gỗ. Vợ nhìn chồng đi lại được sau mấy năm đu trên nạng mà nước mắt mọng mi, xúc động không nói nên lời. Ngay lúc đó, ông Kha đã tin rằng mình sẽ được tái sinh lần nữa.

Từ đó, cứ mỗi ngày 2 lần, ông Nguyễn Tam Kha sang nhà hàng xóm để được bà Lịch bấm huyệt. Chỉ chừng nửa năm thì di chứng căn bệnh tai biến đã không còn nữa, ông khỏe lại như xưa.

Được bà Lịch bấm huyệt, nghiên cứu những tài liệu của bà, hiểu rõ về cơ thể người, ông Kha mới biết rằng môn bấm huyệt rất khoa học, chứ không dị đoan, nhảm nhí như ông từng nghĩ. Ông cảm phục tấm lòng Bồ Tát của bà, bởi bà làm việc từ sáng đến đêm, quanh năm suốt tháng mà không lấy tiền công, không mưu cầu lợi lộc. Bà sống trong căn nhà tuềnh toàng, thiếu thốn đủ thứ.

Truyền nhân của ‘thần y bấm huyệt’ bí ẩn nhất Việt Nam
Ông Kha thờ bà Lịch như người thầy của mình 

Khi ông Kha đã khỏi bệnh, bà Lịch mới gọi ông sang bảo: “Ta có nhiều học trò, nhưng tiếc rằng chưa có ai lĩnh hội được hết kiến thức của ta để giữ gìn môn bấm huyệt này. Ta thấy con có trí tuệ, lại kiên trì, nên ta muốn con tiếp nối công việc của ta. Ta cũng không sống được mấy nữa. Môn bấm huyệt Thập thủ đạo mà thất truyền thì tiếc lắm”.

Nghe bà Lịch nói thế, ông Kha cảm động, chắp tay lạy bà, nhận làm học trò. Ông Kha kể: “Khi đã nhận tôi làm học trò thì cụ nghiêm khắc lắm. Tính cụ nóng nảy, nên không hiểu là cụ mắng ngay. Thậm chí, cụ còn mắng tôi là ngu dốt, không thể học được bấm huyệt.

Tuy nhiên, xuất thân từ ngành công an, làm điều tra, nên tôi cẩn trọng, tỉ mỉ, kiên trì lắm, không vì mấy câu mắng của cụ mà nản. Suốt 2 năm trời tôi chỉ ngồi xem cụ bấm huyệt, đọc tài liệu cụ viết, tìm hiểu cấu tạo cơ thể người, rồi sau đó tôi mới đi vào thực hành. Phải học từ gốc, thì thấm mới lâu. Học cụ mấy năm, lĩnh hội được một số bài, thì cụ mất”.

Theo ông Kha, bà Lịch qua đời năm 2006, khi tròn 94 tuổi. Bà chết trên tay người học trò cuối cùng của mình, chính là ông Nguyễn Tam Kha.

Lúc sắp qua đời, cụ Lịch vời ông Kha vào bảo: “Sở dĩ ta luôn mắng mỏ con là vì ta thử tính kiên trì của con. Không những con không tự ái, mà con tiếp thu, nên ta phục con lắm. Ta tin rằng con sẽ giữ được môn bấm huyệt này. Con nhớ làm công việc này phải vì cái tâm thực sự, mới thành công được”.

Ông Kha lập bàn thờ bà Huỳnh Thị Lịch trong một căn phòng giản dị trên gác căn biệt thự. Ông vừa bấm huyệt cứu người, vừa tiếp tục nghiên cứu môn Thập thủ đạo thần kỳ.

Dương Phạm – Bình Thái
 
Xem tiếp...

Thứ Sáu, 3 tháng 7, 2015

SIÊU QUẦN 34

(ĐC sưu tầm trên NET)

Võ Hoàng Yên

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Võ Hoàng Yên là một thầy thuốc Đông Y, quê ở Ấp Cái Nước, Thị trấn Cái Nước, Huyện Cái Nước, Tỉnh Cà Mau, Việt Nam. Ông thường chữa bệnh miễn phí và chuyên chữa các bệnh câm điếc, bại liệt. Đánh giá về phương pháp và hiệu quả chữa trị của ông có nhiều ý kiến trái chiều, nhất là khi nhiều người nghĩ rằng ông chữa theo cách thần thánh hoặc siêu nhiên.

Xuất thân

Ông sinh năm 1975 trong một gia đình rất nghèo. Khi còn nhỏ, nhà ông rất nghèo nên đã gửi ông vào chùa Hưng Nghĩa Tự (thị trấn Cái Nước). Ở đó, ông được các thượng tọa chỉ dạy phương pháp trị bệnh bằng phương pháp y học cổ truyền.
Sau đó, ông được ở các chùa khác để ăn học. Trong quá trình này, ông được học và thực hành nhiều cách chữa bệnh bằng phương pháp y học cổ truyền. Sau nhiều năm bôn ba với nghề lương y khám bệnh, bốc thuốc, ông tích tụ từ các phương pháp trị bệnh theo y học cổ truyền và nghiên cứu thành đề tài riêng cho mình trên nền tảng tích tụ từ cái cũ.
Chứng kiến ông chữa bệnh, nhiều người nghĩ rằng ông chữa theo cách thần thánh hoặc siêu nhiên. Bởi vì những bệnh câm điếc-bại liệt do tai biến, ông trị rất hiệu quả chỉ trong vài phút bấm huyệt.[cần dẫn nguồn]

Thông tin chữa bệnh

Ông thường chữa bệnh miễn phí cho mọi người. Khi người ta hỏi ông lý do chữa miễn phí, thì ông nói là để giúp đời và trả ơn cuộc đời. Vì khi nhỏ ông được sống, học tập, lớn lên đều do nhà chùa. Ngoài ra, Ông còn là giám đốc Công ty Cổ phần Phú Bình Yên, chuyên sản xuất và trồng cao su ở thôn 3, xã Gia An, huyện Tánh Linh, tỉnh Bình Thuận, Việt Nam.

Kết quả chữa bệnh

Vào thời điểm tới tháng 7/2011, do Ông chưa có giấy phép hành nghề nên Ông chỉ chữa bệnh ở những chùa, nhà dân rộng rãi, đối tượng chữa bệnh là những người dân và cách chữa bệnh mang tính từ thiện, miễn phí cho bệnh nhân. Chính vì vậy, hồ sợ bệnh án là không có. Điều này khiến cho việc kiểm chứng thông tin rất khó khăn. Tuy nhiên, có vài trang web được lập ra và có lời kêu gọi yêu cầu những bệnh nhân được Ông Yên chữa công bố thông tin bệnh án trước và sau khi chữa. Nhiều người bệnh có kết quả tốt, nhưng cũng có người kết quả không tốt. Theo người bệnh phát biểu, lý do kết quả chữa không tốt có thể là do họ không được tái khám và được chữa (bấm huyệt) định kỳ. Điều này cũng còn đang tranh cãi nhiều.
Ông nói mình chỉ trị bệnh theo phương pháp khoa học cổ truyền, không hề có yếu tố thần thánh gì cả. Ông khẳng định mình đang khám và chữa bệnh theo phương pháp thông thường của đông y, tức khai thông huyệt đạo mang tính khoa học rõ ràng. Trong đó có cái của riêng ông trải nghiệm từ bấy lâu nay. Trong quá trình trị bệnh, ông chỉ giúp bệnh nhân sửa lại khiếm khuyết bằng phương pháp khai thông huyệt đạo trên cơ sở khoa học. Do vậy, đối với nhiều trường hợp bị câm điếc, bại liệt, thoái hóa cột sống do tai biến, ông sẽ cố gắng trị khỏi cho họ. Cũng có nhiều trường hợp nặng cần phải có thời gian, riêng nhiều trường hợp quá nặng, ông cũng đành chịu.
Thạc sĩ – bác sĩ Quách Ái Đức, Phó Giám đốc Sở Y tế tỉnh Bình Phước, nhận định: Chưa thể kết luận được phương pháp này có tác dụng tạm thời hay tác dụng lâu dài. Chính vì vậy, Sở Y tế sẽ có trách nhiệm tiếp tục kiểm định phương pháp của lương y Yên.

Tình hình mới nhất

  • Cho tới thời điểm tháng 5 năm 2011, vì ông chưa có giấy phép khám chữa bệnh, nên ngành y tế chính quyền địa phương đã phạt hành chính ông. Có 2 bài viết của Báo Thanh Niên công khai công kích cách chữa bệnh của ông.
  • Lúc 16:15 ngày 4/7/2011, Đài truyền hình Việt Nam VTV1 chiếu phóng sự về Ông. Trong đó, nêu rõ cách thức chữa bệnh của Ông và ý kiến của các bệnh nhân. Một lần nữa, Ông tuyên bố trước ống kính truyền hình là Ông chỉ là người chữa bệnh thông thường, không phải Thần Y như báo chí đồn thổi.
  • Lúc 07 giờ 30 phút ngày 29/7/2011, tại khuôn viên trụ sở Liên hiệp các hội KH&KT tỉnh Bình Phước, hôi thảo do ủy ban nhân dân tỉnh Bình Phước giao cho Liên hiệp các hội KH&KT tỉnh phối hợp với Hội Đông y tỉnh tổ chức đã diễn ra. Phần lớn những bệnh nhân được chữa trị tại đó đều có dấu hiệu tiến triển. Tuy nhiên, các ý kiến từ cơ quan y tế vẫn cho rằng cần phải hết sức khách quan trong việc đánh giá hiệu quả của phương pháp này.
    • Theo giáo sư Hoàng Bảo Châu, cách chữa trị của ông Võ Hoàng Yên về y học hiện đại, đây là phạm vi phục hồi chức năng. Qua 2 loại bệnh nhân (di chứng tai biến mạch não và câm điếc) mà lương y Võ Hoàng Yên chữa cho thấy có hiệu quả tức thời. "Là người đi trước, tôi rất kính trọng ông Yên, một tài năng vĩ đại, hiếm có. Bằng tấm lòng thương người được tu dưỡng trong nhà chùa, hy vọng với khả năng bẩm sinh, ông Yên sẽ giúp cho nhiều, nhiều người bệnh có cơ hội được sống vui, sống khỏe, sống có ích cho xã hội".
    • Ông Quách Ái Đức, Phó giám đốc Sở Y tế tỉnh Bình Phước cho hay, phương pháp điều trị bệnh của lương y Võ Hoàng Yên cần tiếp tục nghiên cứu trước khi có kết luận chính thức, nhưng ông cũng đồng ý cho phép lương y Võ Hoàng Yên được điều trị công khai cho người bệnh trong tỉnh
  • Ngày 09/08/2011, ủy ban nhân dân tỉnh Bình Phước cho biết đã có văn bản đồng ý để lương y Võ Hoàng Yên được tiếp tục chẩn, chữa bệnh trên địa bàn tỉnh Bình Phước. 
    • Hội đồng khoa học tỉnh bổ sung thêm danh mục đề tài nghiên cứu khoa học "Dùng phương pháp xoa bóp day ấn huyệt để phục hồi chức năng một số bệnh câm điếc, bại liệt, thoái hóa cột sống" vào nhóm đề tài nghiên cứu được xét duyệt trong năm 2011 (thực hiện đề tài từ 6 tháng đến 1 năm).
  • Ngày 20/12/2011, Ông chính thức được công nhận là Lương Y và có Giấy Phép Hành Nghề.

Vì sao thần y Võ Hoàng Yên được tiếp tục chữa bệnh cứu người?

Như chúng tôi đã thông tin, UBND tỉnh Bình Phước đã chấp thuận cho ông Võ Hoàng Yên tiếp tục chữa trị bệnh nhân thuộc nhóm câm điếc, bại liệt, thoái hóa cột sống đã đăng ký hoặc đã được điều trị từ 1-3 lần. Hội Đông y tỉnh trực tiếp theo dõi, giám sát quá trình chữa bệnh của ông Yên (tại chùa Quang Minh, thị xã Đồng Xoài và 1 điểm tại thị xã Phước Long). Câu hỏi đặt ra là vì sao lương y Võ Hoàng Yên tiếp tục được trị bệnh cứu người, trong khi dư luận trước đó nhiều người vẫn tỏ ra hoài nghi!!?
Như chúng tôi đã thông tin, UBND tỉnh Bình Phước đã chấp thuận cho ông Võ Hoàng Yên tiếp tục chữa trị bệnh nhân thuộc nhóm câm điếc, bại liệt, thoái hóa cột sống đã đăng ký hoặc đã được điều trị từ 1-3 lần. Hội Đông y tỉnh trực tiếp theo dõi, giám sát quá trình chữa bệnh của ông Yên (tại chùa Quang Minh, thị xã Đồng Xoài và 1 điểm tại thị xã Phước Long). Câu hỏi đặt ra là vì sao lương y Võ Hoàng Yên tiếp tục được trị bệnh cứu người, trong khi dư luận trước đó nhiều người vẫn tỏ ra hoài nghi!!?
Sở dĩ ông Yên được trị bệnh trở lại là bên cạnh sự quan tâm chu đáo của Đảng và Nhà nước mà cụ thể là UBND tỉnh Bình Phước, các nhà khoa học đầu ngành ủng hộ như đã thông tin trước đó thì đại đa số bệnh nhân, nhân thân người bệnh đều ủng hộ và mong muốn ông Yên tiếp tục giúp đỡ người bệnh, nhất là dân nghèo. Sau đây là các ý kiến của họ:
Đại đức Thích Minh Trí (trụ trì chùa Phúc Lâm, 123 đường Phạm Văn Thuận, khu phố I, P.Tân Tiến, TP Biên Hòa, Đồng Nai):
Cách trị bệnh của LY Yên hiệu quả
Thần y Võ Hoàng Yên trị bệnh vẹo cột sống cho sư thầy trụ trì chùa Phúc Lâm ngày 7/7

Tôi bị đau cột sống gần 2 năm nay. Tôi đã đến bệnh viện Đại học Y dược TP.HCM khám. Bác sĩ cho biết, tôi bị thoái hóa cột sống nhẹ, đồng thời kê toa cho tôi mua
thuốc tây uống và khuyên tôi chữa bằng phương pháp vật lý trị liệu (tập bài thể dục chữa cột sống). Tôi đã tập theo sự chỉ dẫn của bác sĩ. Tôi thấy có tập thì có đỡ đau, không tập thì bữa trước bữa sau lại đau như cũ. Biết thông tin LY Yên có thể chữa được bệnh cột sống bằng phương pháp khai thông huyệt đạo, tôi đã nhờ ông chữa giúp cách đây gần 3 tháng. Sau khi khám, LY Yên nói tôi bị vẹo cột sống do ngồi làm việc không đúng tư thế. Chỉ trong nháy mắt, không tới 5 phút, LY Yên đã chỉnh sửa cột sống tôi thẳng lại. Thế là tôi hết đau ngay tức khắc. Cho đến bây giờ, tôi đã khỏi hẳn bệnh đau cột sống. Do đó, tôi mong nhà nước, ngành y tế cần tạo điều kiện cho LY Yên giúp đời vì phương pháp trị bệnh của ông Yên là vô hại, hoặc khỏi bệnh hoặc không khỏi bệnh. Khỏi bệnh thì rất quý, không khỏi bệnh cũng chẳng sao vì ông Yên đâu có lấy của ai đồng nào. Luật sư Trần Văn Trí thuộc Đoàn Luật sư TP.HCM:

Đề nghị sữa đổi luật khám chữa bệnh Tôi đề nghị cần sửa đổi một số điều trong luật khám chữa bệnh để tạo điều kiện cho những người có khả năng sử dụng phương pháp chữa bệnh cổ truyền được hành nghề. Luật sư Trí nói: “Việc ông Võ Hoàng Yên khám chữa bệnh đã đem lại hiệu quả rõ ràng, nên đề nghị chúng ta bàn sâu nội dung làm cách nào để tháo gỡ những ràng buộc pháp lý để ông Yên được điều trị cho người bệnh. Vì luật do con người tạo ra thì sửa luật cũng là do con người sửa, vì vậy cần sớm có sự thay đổi luật khám chữa bệnh”
Bà Đinh Thị Tòng, mẹ của bệnh nhân Đinh Tiến Cường (SN 1989; HKTT: Minh Hóa, Quảng Bình, tạm trú tại P.Phú Hòa, TX.TDM):
Con tôi đã giảm bệnh trên 40%
Con tôi bị bại liệt do bị đánh, chân tay co quắp, nằm một chỗ đã 7 năm nay. Gia đình vay nợ khắp nơi, đi nhiều bệnh viện để chữa cho cháu nhưng các bác sĩ đã
“chê” và khuyên nên đưa về nhà. Các bác sĩ cho biết, lúc đầu, nhiều khả năng cháu sẽ không qua khỏi, tuy nhiên, sau khi cứu chữa, cháu về sống đời sống thực vật trong vòng 2 tháng sẽ chết. Tuy nhiên, nhờ sự chăm sóc gia đình, gia đình đưa đi phục hồi chức năng, dần dần cháu tỉnh lại nhưng chỉ nằm một chỗ. Còn nước còn tát, nghe được tin LY Yên chữa bệnh ở Bình Dương, Bình Phước, chúng tôi đã tìm đến. Qua 4 lần được ông Yên bấm huyệt và chữa trị, đến nay cháu đã tự chống gậy đi được, giảm bệnh hơn 40%. Tôi cảm ơn ông Yên đã giúp đỡ cho con tôi và mong muốn được ông Yên tiếp tục bấm huyệt để cháu giảm bệnh nhiều hơn. Ông Lê Công Thành (ngụ 41 đường số 6, khu phố 3, P.An Lạc, Q. Bình Tân, TP.HCM):

Con tôi đã nghe nói rõ hơn Con tôi là cháu Lê Anh Tú (SN 1987) bị câm điếc 24 năm nay, được LY Yên trị bệnh ở chùa Thiên Ân (TX.Thuận An, Bình Dương) ngày 21-4. Qua hơn 2 tháng được chữa trị dù chỉ một lần nhưng kết quả nghe nói của cháu bước đầu là rất khả quan. Cụ thể là trước khi chưa được bấm huyệt, khả năng của cháu là nghe 5%, nói 5%, đọc 5%, hiểu 3% thì sau khi bấm ở chùa Thiên Ân nghe tăng lên 15%, nói 15%, đọc 25%, hiểu 10%. Hiện nay, cháu nghe 15%, nói 20%, đọc 25%, hiểu tăng lên 20%. Nếu có máy nghe cộng tác, cháu nghe 25%, nói 20%, đọc rõ hơn các từ không dấu, hiểu các từ thông dụng. Với kết quả này có sự kiểm tra kỹ lưỡng của gia đình, tôi nghĩ phương pháp day ấn huyệt của LY Yên là có cơ sở khoa học, mong nhà nước tạo điều kiện cho ông Yên được trị bệnh để con tôi có cơ hội được bấm tiếp tục, giúp cháu mau chóng bình phục hơn.
Hồ Văn (ghi)
* Dưới đây là bài trên báo Người lao động
Vì sao lương y Võ Hoàng Yên được tiếp tục chữa bệnh cứu người?
Như đã thông tin, UBND tỉnh Bình Phước đã chấp thuận cho ông Võ Hoàng Yên tiếp tục chữa trị bệnh nhân thuộc nhóm câm điếc, bại liệt, thoái hóa cột sống đã đăng ký hoặc đã được điều trị từ 1-3 lần. Hội Đông y tỉnh trực tiếp theo dõi, giám sát quá trình chữa bệnh của ông Yên (tại chùa Quang Minh, thị xã Đồng Xoài và 1 điểm tại thị xã Phước Long).
Lập đề tài nghiên cứu
Bên cạnh đó, UBND tỉnh cũng chấp thuận các đề xuất của Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật của tỉnh vận động ông Yên vào thành viên Hội Đông y tỉnh Bình Phước để ông có pháp nhân đăng ký thực hiện đề tài khoa học cấp tỉnh. Hội đồng khoa học tỉnh bổ sung thêm danh mục đề tài nghiên cứu khoa học “Dùng phương pháp xoa bóp day ấn huyệt để phục hồi chức năng một số bệnh câm điếc, bại liệt, thoái hóa cột sống” vào nhóm đề tài nghiên cứu được xét duyệt trong năm 2011 (thực hiện đề tài từ 6 tháng đến 1 năm).
Sau khi nghiệm thu đề tài, UBND tỉnh chỉ đạo cho ngành y tế có thẩm quyền xem xét nếu được thì cấp phép cho ông Yên được điều trị bệnh lâu dài tại tỉnh.
"Phương pháp chữa bệnh hay!"
Theo Giáo sư Hoàng Bảo Châu, nguyên Viện trưởng Viện Y học cổ truyền Việt Nam: “Cách chữa trị của lương y Yên cho thấy bước đầu đạt kết quả. Cách chữa trị này áp dụng kiểu xoa bóp trong võ thuật, tác động chủ yếu lên gân cơ bị tổn thương.
Việc móc ngay cổ họng bệnh nhân nhằm cố gắng phục hồi thanh quản đã không vận động trong thời gian dài. Thứ hai, cầm lưỡi kéo ra, trong y học hiện đại không có thủ thuật nào cầm lưỡi kéo và quay, mục đích chính nhằm phục hồi cơ ở lưỡi, vì lưỡi mềm mại mới nói được. Trên cơ sở đó mọi người đều thấy bệnh nhân nói được ngay. Phương pháp này có cơ sở khoa học, đó là tác động trực tiếp vào những cơ quan bị rối loạn. Còn về lâu dài do các căn bệnh trên (câm điếc, liệt) do tổn thương ở não, nếu tổn thương não nặng thì phục hồi chậm còn nhẹ thì phục hồi nhanh. Vì vậy, nếu bệnh nhân được chẩn trị thường xuyên sẽ chóng phục hồi”.
Bác sĩ Nguyễn Hoàng Sơn, Phó Vụ trưởng Vụ Y học cổ truyền (Bộ Y tế), nói: “Phải nghiên cứu, đánh giá tính an toàn, hiệu quả của phương pháp chữa bệnh của lương y Võ Hoàng Yên và phải có đề tài nghiên cứu. Khi thực hiện đề tài này cần có đơn vị tham gia đánh giá trước, trong và sau quá trình điều trị. Trên cơ sở đó đưa ra những kết luận xác đáng về tính an toàn và hiệu quả của nó. Khi có kết quả nghiên cứu, chúng tôi sẽ báo cáo với Bộ Y tế và có hướng thực hiện những bước tiếp theo”.
Tôi chỉ là lương y bình thường Ông Võ Hoàng Yên tâm tư: “Tôi luôn mong muốn được khám chữa bệnh giúp đỡ những người không may mắc phải bệnh tật. Tuy nhiên, việc khám chữa bệnh của tôi chưa được phù hợp theo quy định của pháp luật dù tôi đã đi nhiều nơi khám chữa bệnh miễn phí và giúp được nhiều bệnh nhân lành bệnh. Do điều kiện học hỏi của tôi chủ yếu từ các nhà sư trong chùa và không qua trường lớp chính quy nào của ngành y. Vì vậy, về mặt lý thuyết chắc hẳn tôi không bằng các bậc thầy và các bác sĩ chuyên ngành. Tôi chỉ là một lương y bình thường, tất nhiên không phải bệnh nào cũng chữa khỏi. Nhưng với tâm niệm rất bình thường là mong được phục vụ giúp bệnh nhân về lâu dài”.
Y.Thanh
Theo Tân Tiến - NLĐ
Ý kiến bạn đọc
* Hoàng Công: Thì cứ để lương y trị bệnh cho mọi người đi. Có mất gì đâu, người bệnh chỉ có được mà thôi. Các bệnh lương y trị, bệnh viện đã bó tay.com rồi. Lương y cũng không tuyên truyền mê tín dị đoan như những nhà nội cảm, ngoại cảm mà. Còn nếu lương y hoặc ai đó chứng minh giúp lương y về mặt khoa học hay lý luận thì chắc chắn VN ta sẽ có giải Nobel y học ngay thôi và cả thế giới về đây mà chưa bệnh... Chỉ cần chữa 10 người  hay 100 người câm mà 1 người nói được là ơn tái sinh quá lớn rồi.
* Quốc Thái: Cái tâm thiện làm con người ta giúp cho đời nhiều việc tốt và ý nghĩa, không phải có bằng cấp hẳn hoi mới chữa được bệnh tật. Có những bệnh nền y học hiện đại với trang thiết bị hiện đại nhưng đành bỏ cuộc, nhưng y học cổ truyền lại giải quyết được, tất nhiên không phải là tất cả . Xin hãy trân trọng tấm lòng của lương y!
* Nguyễn quang Nhâm: Cái này mới đúng nghĩa "lương y như từ mẫu", người có tài, độ lượng và khiêm nhường chúng ta nên kính phục. Nhưng báo chí đừng nên lạm dụng danh từ "thần y", hình như có vẻ hơi châm biếm.
* Người Đọc Báo: Mong lương y Yên giúp được nhiều người hơn nữa, nhất là những người nghèo không có tiền vào bệnh viện
* Dung nguyen: Ta phải trân trọng và cảm ơn vì có những vị lương y tận tâm chữa bệnh cho dân vì " tâm " chứ không vì " tiền " như những y, bác sỹ được đào tạo chính quy khác. Mặc dù họ không được đào tạo bài bản theo bằng cấp, khoa học nhưng hiệu quả từ việc chữa bệnh của họ chúng ta phải công nhận, ghi nhận và trân trọng.
* Thu Hà: Một lương y có tâm, có tài và khiêm tốn. Mong lương y Yên luôn khỏe để chữa được bệnh cho nhiều người nữa.
* Trần Anh Khoa: Cái kiểu hành chính gây khổ cho dân tồn tại lâu dài quá....
* Bạn đọc: Hiện nay, các bệnh viện thường lâm vào tình trạng quá tải. Đối với dân nghèo chuyện vào bệnh viện càng gian nan và khổ ải hơn. Và nếu như chuyện khám chữa bệnh của Lương y YÊN là không phải bùa phép mê tín dị đoan, lại có hiệu quả, thì chuyện cấp phép cho lương y Yên tiếp tục được khám chữa bệnh cho dân nghèo là một việc làm rất đúng đắn và rất đáng hoan nghênh cũng như tấm lòng của lương y YÊN rất đáng được trân trọng. Kính mong quý vị lãnh đạo tại địa phương sớm tạo điều kiện giúp lương y YÊN có thêm điều kiện chữa cho dân những căn bệnh ngặt nghèo mà chắc hẳn là họ không có điều kiện đến bệnh viện mới tìm đến đây. Kính chúc lương y YÊN có nhiều sức khỏe.
* Quang: Có những người thầy thuốc rất giỏi chuyên môn chữa bệnh nhờ đúc rút kinh nghiệm lâu năm hoăc kinh nghiệm gia truyền nhưng lại hạn chế về lý luận. Thầy thuốc Yên là một trong số đó, thầy đã chữa khỏi bệnh cho nhiều người mà lại không lấy tiền, đó là cái tâm đáng trân trọng.
* Quang Vinh: Những việc làm của lương y Yên rất đáng trân trọng. Sở Y tế Bình Phước, UBND Bình Phước, Vụ y học cổ truyền, GS Châu... đã có cái nhìn đúng đắn, tạo điều kiện để lương y giúp đời. Rất tiếc một số người tự xưng là BS mà thiếu cái tâm của người làm ngành y, có các phát biểu hẹp hòi đố kỵ, làm xấu đi hình ảnh người thầy thuốc hiện đại. Không phải mọi bác sĩ được đào tạo theo y học phương tây đều như thế đâu, tôi biết khá nhiều BS tài năng được đào tạo theo y học phương Tây đã học thêm y học phương Đông và có nhiều đóng góp đáng kể. Y học Tây hay Đông đều lấy y đức làm trọng... Mong rằng với sự hợp tác của các cơ quan chức năng, với tấm lòng chỉ vì người bệnh không giấu giếm bí quyết của lương y, ta sẽ có nhiều lương y, BS giỏi giúp đỡ người dân trong một đất nước mà mức thu nhập còn quá thấp, chi phí chữa bệnh vẫn còn ngoài tầm với của nhiều người. Một lần nữa xin biểu lộ lòng cảm phục với lương y Yên.
Xem tiếp...

MUÔN MẶT ĐỜI THƯỜNG 28

(ĐC sưu tầm trên NET)

Xây căn cứ quân sự trên đảo, Trung Quốc mở đường chiếm Biển Đông

VOV.VN - Những hình ảnh vệ tinh mới nhất cho thấy, Trung Quốc sắp xây xong nhiều công trình quân sự tại các đảo mà nước này cải tạo phi pháp ở Biển Đông.
Trung Quốc ngày 30/6 tuyên bố đã hoàn tất việc cải tạo 7 bãi đá thuộc quần đảo Trường Sa.
xay can cu quan su tren dao, trung quoc mo duong chiem bien dong hinh 0
Trung Quốc chiếm đóng và cải tạo trái phép bãi đá Tư Nghĩa của Việt Nam ở Biển Đông (ảnh: 
Tuy nhiên, không dừng tại đó, những hình ảnh vệ tinh mới nhất do DigitalGlobe chụp và được Tổ chức Sáng kiến về Minh bạch Hàng hải châu Á (AMIT) công bố tại Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế (CSIS) tại Washington còn cho thấy Trung Quốc cũng đã xây dựng nhiều công trình quân sự trên các bãi đá nói trên, mà rõ nhất là ở bãi Chữ Thập và bãi Gạc Ma.
Quân sự hóa các bãi đá...
Theo AMTI, Trung Quốc đã hoàn tất việc xây dựng một đường băng dài 3km trên bãi Chữ Thập kèm theo một sân đỗ máy bay và một đường dẫn cho máy bay tiến vào đường băng.
Bên cạnh đó, trên bãi Chữ Thập còn có 2 bãi đáp trực thăng, 10 cột anten vệ tinh liên lạc, một tháp radar.
Ngoài ra, trong hình ảnh vệ tinh của AMTI còn xuất hiện một tàu Hải quân Trung Quốc đậu ở một cảng ở bãi Chữ Thập nói trên.
Không những vậy, một hồ nước ở giữa bãi Chữ Thập đã bị san phẳng để chuẩn bị cho việc xây một hải cảng gồm 9 cầu tầu tạm thời tại đây.
Trong khi đó, tại bãi Gạc Ma, Trung Quốc đang tiến hành xây dựng 2 tháp radar. Ngoài ra, từ các hình ảnh vệ tinh có thể thấy rõ 2 bãi đáp trực thăng, 3 cột anten vệ tinh liên lạc, một tòa nhà cao tầng, một ngọn hải đăng, một nơi sản xuất năng lượng mặt trời với 44 tấm pin năng lượng mặt trời và 2 turbine gió.
Giám đốc AMTI Mira Rapp-Hooper cho biết, tất cả các công trình mà Trung Quốc xây dựng đều có thể phục vụ mục đích quân sự và nhằm giúp tăng khả năng giám sát hoạt động của các nước khác ở Biển Đông.
Theo bà Rapp-Hooper, việc xây dựng này của Trung Quốc là “một thách thức ngoại giao mới đối với không chỉ Mỹ mà còn cả các quốc gia trong khu vực với mục tiêu ngăn chặn việc Trung Quốc quân sự hóa các bãi đá nói trên”.
... Trung Quốc vẫn bao biện là “vì hòa bình”
Ngày 30/6, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Hoa Xuân Doanh lên tiếng khẳng định, việc cải tạo một số bãi đá đã hoàn tất “theo đúng tiến độ”.
Bà Hoa khẳng định: “Bước tiếp theo, Trung Quốc sẽ xây dựng các cơ sở vật chất thích hợp. Những cơ sở này chủ yếu phục vụ cho mục đích dân sự nhưng cũng kèm theo các cơ sở vật chất phục vụ cho việc phòng vệ tại các đảo này”.
Sau đó, ngày 1/7, Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị tuyên bố: “Một ngàn năm trước, Trung Quốc là một quốc gia vươn xa ra biển và vì thế, dĩ nhiên Trung Quốc là quốc gia đầu tiên phát hiện, sử dụng và quản lý quần đảo Nam Sa (tên Trung Quốc gọi quần đảo Trường Sa của Việt Nam)”.
Thông qua Luật An ninh quốc gia- mở đường để chiếm Biển Đông
Những lời lẽ hết sức giảo biện của ông Vương Nghị được cho là để “dọn đường” cho việc Uỷ ban Thường vụ Quốc hội Trung Quốc tuyên bố thông qua Luật An ninh quốc gia mới, một động thái được cho là nhằm củng cố tham vọng của Trung Quốc ở Biển Đông.
Luật An ninh Quốc gia mới của Trung Quốc nêu rõ các vấn đề như an ninh mạng, vũ trụ, biển, các vùng cực và quan trọng nhất cũng như thiết thân nhất là Biển Đông là những lĩnh vực mà Trung Quốc cần phải tập trung bảo vệ.
Các chuyên gia nhận định, Luật An ninh Quốc gia mới của Trung Quốc được cho là sẽ tạo nền tảng cho một “Trung Quốc hung hăng hơn ở Biển Đông”.
“Trung Quốc sẽ viện dẫn luật này cùng với hàng tá các luật trong nước khác của họ chỉ để bao biện cho các hành vi sai trái của họ ở Biển Đông”, bà Bonnie Glaser, cố vấn cao cấp của Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược Quốc tế (CSIS) nói.
Cũng theo bà Glaser, Luật An ninh Quốc gia mới sẽ “giúp” Trung Quốc linh hoạt hơn khi đối phó với các thách thức hiện nay bởi những lời lẽ trong luật này quá rộng và mơ hồ.
“Trung Quốc không chỉ khẳng định rằng mình có chủ quyền [đối với Biển Đông] mà còn nhấn mạnh rằng, các lợi ích về an ninh quốc gia của họ đang bị xâm phạm và Trung Quốc có quyền tiến hành các hoạt động mà nước này thấy cần thiết để bảo vệ người dân và an ninh quốc gia”, bà Glaser nói./.
Trần Khánh/VOV.VN


Lại ném đá xe khách, một cháu bé nhập viện

03/07/2015 09:19 GMT+7
    TT - Quốc lộ 14 đường Hồ Chí Minh qua Tây nguyên thời gian gần đây đang trở thành nỗi ám ảnh với nhiều vụ ném đá xảy ra trên địa bàn các tỉnh Đắk Lắk, Gia Lai, Kon Tum. Không ít xe khách đường dài bị tơi tả bởi những trận “mưa đá”.
    Xe khách Minh Quốc Kon Tum vỡ kính sau khi bị ném đá đêm 1-7 - Ảnh nhà xe cung cấp
    Xe khách Minh Quốc Kon Tum vỡ kính sau khi bị ném đá đêm 1-7 - Ảnh nhà xe cung cấp
    Đại diện chính quyền các địa phương khẳng định tình trạng ném đá xe khách là do ý thức bột phát, xuất phát từ khi tuyến quốc lộ 14 được mở rộng thông thoáng và trở thành... sân chơi cho thanh thiếu niên. Và mới nhất, đã có thêm một cháu bé bị hỏng mắt do hành vi ném đá xe khách.
    Quốc lộ trở thành... 
sân chơi
    Công an huyện Đắk Tô (tỉnh Kon Tum) cho biết vụ ném đá nhà xe Minh Quốc Kon Tum xảy ra lúc 22g đêm 1-7 khi nhóm thiếu niên gồm A Héo, A Hoài và Phạm Văn Bảo ngồi chơi ven quốc lộ đoạn qua xã Tân Cảnh.
    Thấy xe khách của nhà xe Minh Quốc đi từ hướng Kon Tum lên, Hoài, Héo và Bảo đã rủ nhau lấy đá ném. Vụ ném đá khiến mảnh kính rơi vào mắt làm cháu Lê Hoàng Phương Uyên (5 tuổi) đang đi trên xe bị thương phải nhập viện.
    Anh Lê Văn Phương, ba cháu Uyên, cho biết tối 1-7, anh cùng mẹ và cháu Uyên lên xe khách giường nằm của nhà xe Minh Quốc Kon Tum để ra TP Đà Nẵng thăm người thân. Vừa lên xe được chừng 10 phút thì một viên đá lớn xé toang tấm kính ở hông xe và trúng con gái anh đang đi lại đùa giỡn giữa lối đi trên xe.
    “Tôi thấy cháu lấy hai tay ôm mặt kêu trong đau đớn, nghĩ lúc đó chắc đá rơi vào hư mắt mất rồi nên khẩn cấp đưa đi bệnh viện. Tại bệnh viện, sau khi chẩn đoán ban đầu, các bác sĩ xác định có một miểng kính rơi vào vùng mắt, phải đi lên bệnh viện tuyến trên để tiếp tục hội chẩn” - anh Phương nói. Sáng 2-7, sau nhiều giờ điều trị tại bệnh viện, cháu Phương Uyên được cho xuất viện với một vết rách trên màng mắt.
    Ông Đoàn Văn Tám - trưởng Công an xã Tân Cảnh (huyện Đắk Tô, Kon Tum) - cho biết sau khi tiếp nhận thông tin xe khách Minh Quốc bị ném đá, công an đã kiểm tra dọc quốc lộ và xác định trước thời điểm xe khách Minh Quốc bị ném đá có một nhóm thiếu niên ngồi chơi ven quốc lộ 14. Từ đây, ba thiếu niên gồm A Hoài, A Héo và Phạm Văn Bảo được mời lên. “Tại công an, các cháu khai chỉ ném đá cho vui chứ không bị ai xúi cả” - ông Đoàn Văn Tám nói.
    Chiều qua, sau khi bị công an xã triệu tập lên lấy lời khai về việc đã tổ chức ném đá xe khách Minh Quốc, cả ba thiếu niên A Hoài, A Héo và Phạm Văn Bảo đã trốn khỏi nhà.
    Trong ngôi nhà cấp 4 thuộc thôn 3 (xã Tân Cảnh), ông Phạm Văn Trịnh - ba của Phạm Văn Bảo - giọng uể oải bước ra trả lời cán bộ công an xã: “Thằng Bảo nó đi đâu đó tôi cũng chẳng biết”. Công an xã yêu cầu gọi con về gấp nhưng ông Trịnh chỉ nói: “Biết đâu mà gọi”.
    Ông Trịnh cho biết Bảo được gửi về quê và ở với ông bà tại huyện Yên Thành (tỉnh Nghệ An). “Năm nay cháu lên lớp 9. Đầu hè cháu xin vào Đắk Tô chơi. Bình thường cháu ở nhà chơi loanh quanh với đám bạn trong làng, không quậy phá gì cả. Giữa đêm 1-7 thấy công an xã xuống gọi cửa nói rằng cháu lên xã để làm việc, chúng tôi quá bất ngờ”.
    Ông Võ Văn Thắng - công an viên thôn 3 - cho biết trong ba thiếu niên Bảo, A Hoài và A Héo thì A Hoài có hoàn cảnh đặc biệt: mẹ chết từ khi Hoài còn nhỏ, nhà có tới bảy anh chị em, A Hoài vừa học hết lớp 7 chuẩn bị qua lớp 8. Hỏi về ba của A Hoài, ông Thắng lắc đầu: “Ôi giời, trong làng này thì ông đó khỏi nói, suốt ngày say bét nhè. Con cái bỏ bê”.
    Cách nhà A Hoài hai ba căn, nhà của A Héo cũng buồn hiu hắt, không có thứ tài sản nào đáng giá. Y Thíu - chị ruột của A Héo - cho biết Héo đã nghỉ học. “Nó học đến lớp 8 thì nói không muốn học nữa nên bỏ rồi. Nó không chịu đi làm rẫy mà chỉ suốt ngày chơi bời thôi”.
    Nhiều người dân ở thôn 3, xã Tân Cảnh cho biết từ khi quốc lộ 14 được mở rộng thông thoáng, ban đêm thanh niên, trẻ con thường ra ven đường ngồi chơi. “Đây là lần đầu tiên có vụ ném đá xe khách xảy ra ở làng” - ông Phạm Văn Trịnh nói.
    Không có sự xúi giục
    Ban An toàn giao thông tỉnh Kon Tum cho biết từ đầu năm đến nay đã xảy ra bốn vụ ném đá, trong đó cơ quan công an bắt và xử lý được ba vụ. Tại Gia Lai từ đầu năm đến nay có hai vụ ném đá, trong đó có một vụ khiến hai người nhập viện. Tại Đắk Nông trong năm 2014 có chín vụ ném đá, 14 đối tượng bị bắt giữ.
    Theo ông Dương Chuyện - chánh văn phòng Ban An toàn giao thông tỉnh Kon Tum, các vụ ném đá xảy ra trên địa bàn Kon Tum trong thời gian gần đây thường tập trung vào hai nhóm: thanh niên không có việc làm, quậy phá lêu lổng và các học sinh, thiếu niên mới lớn, học sinh ở các làng dân tộc. Chưa có vụ việc nào cho thấy có sự xúi giục hay giật dây đằng sau để tổ chức ném đá.
    “Để xảy ra ném đá, ngoài các yếu tố khách quan như thiếu sân chơi, thiếu việc làm, còn có yếu tố từ việc cha mẹ thiếu quan tâm uốn nắn con cái. Đó là chưa kể sự phối hợp giữa nhà trường, gia đình và chính quyền trong việc răn đe, nhắc nhở, giáo dục cho con cái cũng có vấn đề” - ông Chuyện phân tích.
    Ông Phạm Hiếu Trình - chánh văn phòng Ban An toàn giao thông tỉnh Gia Lai - cũng có ý kiến tương tự như ông Chuyện, đồng thời nói thêm: “Các năm trước Gia Lai rộ lên tình trạng ném đá, nhưng từ đầu năm đến nay chỉ có hai vụ. Từ khi tỉnh chỉ đạo quyết liệt đến công an các địa phương, chính quyền, đoàn thể các xã có quốc lộ 14 đi qua thì tình trạng ném đá giảm hẳn.
    Nói như thế để thấy được rằng việc phối hợp tuyên truyền của hệ thống chính trị là vô cùng quan trọng. Chúng tôi bắt trường học, gia đình ký cam kết, nơi nào để con em mình ném đá thì xử lý nơi đó”.
    Phó thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc: Xử lý nghiêm hành vi ném đá xe khách
    ​Sáng 2-7, Văn phòng Chính phủ đã tổ chức hội nghị trực tuyến toàn quốc sơ kết công tác trật tự an toàn giao thông sáu tháng đầu năm, triển khai kế hoạch công tác sáu tháng cuối năm 2015 do Phó thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc - chủ tịch Ủy ban An toàn giao thông quốc gia - chủ trì.
    Ngay trong phần phát biểu khai mạc, Phó thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã yêu cầu lãnh đạo các tỉnh Tây nguyên báo cáo rõ tình hình ném đá xe khách trong thời gian qua báo chí liên tục phản ánh.
    “Không thể xem nhẹ hành vi này được vì ảnh hưởng rất nghiêm trọng đến tính mạng của người dân. Xe chở khách đang chạy nhanh mà lái xe bất ngờ bị thương do ném đá thì hậu quả sẽ rất khôn lường. UBND các tỉnh Tây nguyên phải khẩn trương chỉ đạo các cơ quan chức năng điều tra làm rõ, xử lý nghiêm minh hành vi ném đá xe khách” - Phó thủ tướng nhấn mạnh.
    Từ đầu cầu Đắk Lắk, ông Y Dhăm Ênuôl - phó chủ tịch UBND tỉnh - nói một số vụ ném đá xe khách xảy ra trong năm 2014 đã được UBND tỉnh chỉ đạo điều tra, khởi tố, truy tố và đưa các đối tượng ra trước pháp luật.
    “Qua một số vụ việc cho thấy phần lớn các đối tượng ném đá chủ yếu là thanh thiếu niên nhận thức hạn chế nên có những hành vi thiếu suy nghĩ. UBND tỉnh chỉ đạo các cơ quan chức năng, chính quyền, đoàn thể các cấp tuyên truyền, giáo dục để thanh thiếu niên có nhận thức đúng đắn, phòng ngừa các hành vi vi phạm pháp luật tương tự”.
    Từ đầu cầu Đắk Nông, một lãnh đạo UBND tỉnh cũng cho biết: “Trong tháng 6-2015, công an đã bắt ba trong số bảy đối tượng ném đá vào xe khách. Điều tra bước đầu, những thanh thiếu niên này khai sau khi uống rượu bia xong kéo nhau ra đường quậy phá, ném đá vào xe khách. Hiện chưa xác định được việc ném đá này có liên quan đến cạnh tranh không lành mạnh giữa các nhà xe hay không” - vị này thông tin.
    Theo lãnh đạo UBND tỉnh Đắk Nông, dự kiến trong tháng này sẽ đưa ra xét xử lưu động một vụ ném đá xe khách để tuyên truyền giáo dục. UBND tỉnh còn chỉ đạo cơ quan chức năng tăng cường tuần tra kiểm soát để kịp thời phát hiện, ngăn chặn hành vi tương tự có thể xảy ra.
    Tương tự, từ đầu cầu Gia Lai, Kon Tum, lãnh đạo hai tỉnh báo cáo ngay sau khi các vụ ném đá xe khách xảy ra, cơ quan công an đã vào cuộc điều tra.
    Sau khi nghe báo cáo, Phó thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc kết luận: “Đây là tính mạng con người chứ không phải trò đùa. Ngoài các cơ quan chức năng vào cuộc điều tra, truy bắt, xét xử các đối tượng vi phạm thì các ban ngành đoàn thể, tổ chức chính trị xã hội, đặc biệt là Đoàn thanh niên phải vào cuộc tuyên truyền cho thanh thiếu niên nhận thức rõ tác hại của hành vi này”.
    Báo cáo tại hội nghị cho biết sáu tháng đầu năm toàn quốc xảy ra 11.179 vụ tai nạn giao thông làm chết 4.478 người, bị thương 10.149 người. So với cùng kỳ năm 2014 giảm 221 người chết, giảm 2.114 người bị thương và giảm 1.648 vụ tai nạn giao thông.
    Phó thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cho rằng số người chết vì tai nạn giao thông giảm được như vậy là còn quá ít. Phó thủ tướng yêu cầu các địa phương, ban ngành nâng cao hơn nữa công tác đảm bảo trật tự an toàn giao thông, đặc biệt cần nghiên cứu chấm dứt tình trạng tài xế nghiện hút, xài bằng lái giả...
    HÀ BÌNH - HOÀNG DƯỠNG

    Đập phá gần 20 tấm bia mộ lấy sắt bán, kiếm tiền tiêu xài

    (TNO) Ngày 3.7, theo nguồn tin của Thanh Niên Online, đại diện Công an thị trấn Nông trường Việt Trung (H.Bố Trạch, Quảng Bình) cho biết, cơ quan này vừa bắt giữ đối tượng đập phá gần 20 tấm bia mộ trên địa bàn.

    Bắt đối tượng đập phá gần 20 tấm bia mộ 1Gần 20 tấm bia mộ ở Nghĩa địa Nam Dinh (thuộc thị trấn Nông trường Việt Trung) đã bị đập phá
    Trước đó ngày 30.6, người dân ở thị trấn Nông trường Việt trung phát hiện nhiều tấm bia mộ tại nghĩa địa Nam Dinh (thuộc thôn Quyết Tiến) bị đập phá. Ngay sau đó, ông Phan Đình Hùng, Trưởng tiểu khu Quyết Tiến, thị trấn Nông trường Việt Trung đã làm đơn trình báo lên cơ quan công an thị trấn.
    Sau khi nhận được tin báo, lực lượng công an thị trấn Nông trường Việt trung đã tiến hành triển khai công tác rà soát các đối tượng tình nghi trên địa bàn.
    Qua quá trình kiểm tra, sàng lọc, lực lượng chức năng phát hiện đối tượng Nguyễn Trùng Dương (16 tuổi, trú thôn Thuận Phước, xã Thuận Đức, TP.Đồng Hới) có nhiều dấu hiệu khả nghi nên đã tiến hành bắt giữ.
    Tại cơ quan chức năng, đối tượng Nguyễn Trùng Dương khai nhận đã đập phá các bia mộ lấy sắt bán. Cụ thể, trong các ngày từ từ 25.6-27.6, Dương đã đập phá gần 20 tấm bia mộ lấy đi hơn 10kg sắt bán cho đại lý thu mua phế liệu, tổng cộng số tiền Dương thu được là 42.000 đồng.
    Ngoài ra, đối tượng còn khai nhận đã lấy cắp thêm một số dụng cụ ở nhà kho gần nghĩa địa.
    Phan Thủy

    Luật An ninh Quốc gia Trung Quốc : Chiêu mới để thôn tính Biển Đông ?

    media Nhiều nước đang tranh chấp chủ quyền tại Biển Đông. Nguồn:wikipedia
    Ngày 01/07/2015, Ủy ban thường vụ Quốc hội Trung Quốc đã thông qua một dự thảo đầu tiên của bộ luật mới về an ninh quốc gia, bao trùm mọi lãnh vực trong đó Bắc Kinh tự cho mình quyền dùng sức mạnh để bảo vệ các lợi ích cốt lõi. Theo một số nhà quan sát, luật mới về an ninh của Trung Quốc có thể là một bước mới của Bắc Kinh trong ý đồ thôn tinh Biển Đông.
    Khi loan tin hãng tin Anh Reuters vào hôm qua đã chú ý ngay đến việc dự thảo này, một khi biến thành luật, sẽ cho phép chính quyền Bắc Kinh sử dụng « mọi biện pháp cần thiết » để bảo vệ chủ quyền lãnh thổ.
    Phát biểu trong một cuộc họp báo, bà Trịnh Thư Na, Phó Chủ tịch Ủy ban Lập pháp Thường vụ Quốc hội Trung Quốc khẳng định rằng Bắc Kinh « sẽ không từ bỏ quyền lợi chính đáng của mình và chắc chắn không hy sinh lợi ích cốt lõi của đất nước ». Vấn đề là gần đây, Bắc Kinh đã càng ngày càng nói nhiều hơn đến việc Biển Đông mà họ đòi hầu như toàn bộ chủ quyền, là thuộc diện lợi ích cốt lõi của Trung Quốc.
    Không chỉ nói suông, Bắc Kinh cũng đã dùng trăm phương nghìn kế để áp đặt các yêu sách chủ quyền của họ tại Biển Đông, từ các phương cách thô bạo, dùng đến sức mạnh, cho đến những thủ đoạn ngoại giao, hay pháp lý giả hiệu.
    Trong một bài viết vào hôm qua, nhật báo Mỹ International Business Times đã cho rằng luật an ninh mới sẽ giúp Trung Quốc thúc đẩy mạnh mẽ hơn nữa đòi hỏi chủ quyền tại Biển Đông, và khiến cho tình hình vốn đã căng thẳng lại càng nghiêm trọng thêm.
    Theo tác giả bài báo, cho đến giờ, Bắc Kinh chủ yếu dựa vào thế mạnh quân sự để tăng cường sự hiện diện tại Biển Đông. Trung Quốc đã thành công trong việc bồi đắp các rạn san hô mà họ lấy từ tay Việt Nam và Philippines thành đảo nhân tạo, và đang xây dựng các cơ sở quân sự trên đó, mà không gặp bất kỳ sự kháng cự nào.
    Trong tình hình đó, theo bà Bonnie Glaser, chuyên gia tại Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế CSIS ở Washington, luật mới về an ninh sẽ chắp cánh cho Trung Quốc quyết đoán hơn : « Trung Quốc sẽ trích dẫn luật, cùng với nhiều bộ luật nội địa khác để biện minh cho những hành động của họ ở Biển Đông ».
    Trong quá khứ, Trung Quốc đã tìm cách biện minh cho các hành động của mình bằng lý do họ có chủ quyền lịch sử tại Biển Đông, viện dẫn một số bản đồ cổ để chứng minh, và sử dụng tấm bản đồ 9 đoạn để minh họa cho các đòi hỏi của mình. Vấn đề là lập luận về chủ quyền lịch sử không có cơ sở pháp lý, nhất là khi mới đây, Philippines đã công bố bản đồ cổ có từ năm 1136 cho thấy rằng tuyên bố chủ quyền của Trung Quốc trên bãi cạn Scarborough hay ở Trường Sa đều là giả dối.
    Giới quan sát đều phê phán tính chất mơ hồ và rộng khắp của luật về an ninh quốc gia của Trung Quốc. Nhiều người cho rằng Bắc Kinh cố tình mập mờ để có thể muốn làm gì thì làm, mà vẫn có thể nói là làm đúng theo luật.
    Áp dụng vào trường hợp Biển Đông, có thể nói rằng, luật an ninh mới của Trung Quốc là một bước tiến mới của Trung Quốc nhằm thôn tính vùng biển này, thoạt đầu là tuyên bố chủ quyền, kế đến là xác định đó là lợi ích cốt lõi, và bây giờ là ra luật để bảo vệ chủ quyền và lợi ích cốt lõi mà chỉ có Bắc Kinh công nhận.

    Mỹ tiêu diệt thủ lĩnh IS "đáng giá" 3 triệu USD

    Dân trí Thêm một thủ lĩnh cấp cao của tổ chức Nhà nước Hồi giáo tự xưng (IS) bị tiêu diệt trong một đợt không kích của Mỹ và đồng minh tại Syria. Tổn thất này được cho là góp phần cản bước IS tại các khu vực biên giới Syria - Iraq. Tariq bin Tahar al-'Awni al-Harzi, một thủ lĩnh cấp cao của IS bị tiêu diệt ngày 16/6. (Ảnh:

    Tariq bin Tahar al-'Awni al-Harzi, một thủ lĩnh cấp cao của IS bị tiêu diệt ngày 16/6. (Ảnh: Daily Mail)

    Daily Mail ngày 2/7 đưa tin, thủ lĩnh cấp cao bị tiêu diệt trong cuộc không kích hôm 16/5 của Mỹ và đồng minh tên là Tariq bin Tahar al-Awni al-Harzi. Tên này phụ trách tìm kiếm các nguồn quỹ tài trợ, thu mua vũ khí và tuyển dụng quân cho IS.

    Al-Harzi được cho là một trong những tên khủng bố khét tiếng đầu tiên gia nhập IS, và đã tìm kiếm được nhiều nguồn quỹ quan trọng cho tổ chức này từ những nhà tài trợ ở vùng Vịnh. Hắn cũng được cho là người dẫn đầu bộ phận đánh bom tự sát của IS.
    Al-Harzi đã bị Mỹ "cấm vận kinh tế" từ tháng 9/2015, và bị treo mức thưởng truy nã lên đến 3 triệu USD.

    “Cái chết của hắn sẽ cản trở hoạt động đưa các tay súng nước ngoài vào tham chiến ở Syria và Iraq, cũng như điều động nhân lực, vật lực của IS qua biên giới 2 nước này”, Đại úy Jeff Davis, phát ngôn viên Lầu Năm Góc cho biết.

    Trước đó, Lầu Năm Góc cũng tiết lộ em trai của al-Harzi là Ali, kẻ thực thi việc chiêu mộ quân cho IS đã thiệt mạng trong một cuộc không kích của Mỹ tại Iraq ngày 15/6. Ali cũng có liên quan đến cuộc tấn công lãnh sự quán Mỹ tại Benghazi năm 2012.

    Thoa Phạm
    Theo Daily Mail

    Chứng khoán Trung Quốc thiệt hại gấp 10 lần GDP Hy Lạp

    Chỉ trong 3 tuần, giá trị các cổ phiếu trên sàn chứng khoán nước này giảm gần 2.400 tỷ USD, tương đương 10 lần GDP của quốc gia vừa bị tuyên vỡ nợ.
    Trong khi thị trường chứng khoán châu Âu và Mỹ đang đi ngang chờ cuộc trưng cầu dân ý có thể quyết định số phận của Hy Lạp vào cuối tuần này thì chứng khoán Trung Quốc lại lao dốc. Đà giảm kéo dài suốt 3 tuần và giá trị vốn hóa đến nay giảm 2.360 tỷ USD, gấp gần 10 lần GDP năm ngoái của Hy Lạp.
    Chỉ số Shanghai Composite hôm qua đã lần đầu tiên trong 2 tháng rơi xuống dưới mốc 4.000 điểm, nhà đầu tư liên tục bán tháo và nghi ngờ hiệu quả các biện pháp hỗ trợ của Chính phủ. Từ đỉnh đạt được giữa tháng 6, chỉ số này đã mất 24%. Hôm qua, cứ một mã tăng lại có 15 mã giảm, dẫn đầu là cổ phiếu các ngành công nghiệp, năng lượng và hàng hóa.
    china-1-8284-1435887360.jpg
    Chứng khoán Trung Quốc giảm mạnh từ giữa tháng 6, so với Euro Stoxx 50 của châu Âu và S&P 500 của Mỹ.
    Bản chất đóng kín của thị trường tài chính Trung Quốc đang khiến cả thế giới mới chỉ quan sát mà chưa hề nhận ra nó sẽ có ảnh hưởng lên thị trường nước mình.
    "Điều đang diễn ra tại Trung Quốc sẽ có hậu quả nghiêm trọng hơn nhiều so với tác động mà Hy Lạp có thể mang lại trong vài tuần hoặc vài tháng tới. Khi chứng khoán Trung Quốc mất đà, nhu cầu trên khắp nước này sẽ bị ảnh hưởng. Việc này sẽ khiến cỗ máy tăng trưởng của toàn cầu thập kỷ qua gặp trục trặc. Tình hình này nghiêm trọng không kém Hy Lạp, nhưng lại rất khó nhận ra vai trò quyết định của nó với kinh tế toàn cầu", Frederic Neumann - trưởng bộ phận nghiên cứu kinh tế châu Á tại HSBC cho biết.
    china-2-2537-1435887360.jpg
    Vốn hóa trên thị trường Trung Quốc từng lên 10.000 tỷ USD giữa tháng 6.
    Các nhà kinh tế học cũng chưa tìm ra có mối liên quan nào giữa các biến động trên thị trường chứng khoán và nền kinh tế nước này. Một khảo sát gần đây của Bloomberg cũng cho thấy giới phân tích còn đang trong cãi liệu những biến động này có ảnh hưởng lên tăng trưởng của Trung Quốc hay không.
    Nếu Trung Quốc mở cửa thị trường vốn, những diễn biến này chắc chắn sẽ gây tác động lên các nhà đầu tư từ London, New York đến Tokyo. Nhưng hiện tại, rõ ràng những điều này chưa thể thu hút sự chú ý như Hy Lạp.
    Hà Thu (theo Bloomberg)

    Công cuộc đấu tranh, bảo vệ chủ quyền biển, đảo đã bước sang giai đoạn mới

    Đây là nhận định của Chuẩn đô đốc Đinh Gia Thật, Chính ủy Quân chủng Hải quân, trong báo cáo trình bày tại Hội nghị triển khai nhiệm vụ công tác Đảng, công tác chính trị 6 tháng cuối 2015 do Tổng cục Chính trị Quân đội nhân dân VN tổ chức sáng qua (2.7).
    Theo Chuẩn đô đốc Đinh Gia Thật, thời gian qua, Trung Quốc đã tăng cường việc hiện thực hóa chủ quyền “đường lưỡi bò” trên Biển Đông. Trung Quốc đẩy mạnh tôn tạo với tốc độ rất nhanh các đảo chìm thành đảo nổi, tạo thành những căn cứ quân sự của Trung Quốc ở Trường Sa. Không những thế, Trung Quốc còn tăng cường các tàu cá, tàu nghiên cứu, thăm dò xâm phạm chủ quyền vùng biển VN. Qua theo dõi, VN phát hiện trong 6 tháng đầu năm 2015, Trung Quốc đã tăng 6 đợt tàu nghiên cứu, thăm dò so với cùng kỳ 2014.
    Theo chuẩn đô đốc, mặc dù bối cảnh khó khăn phức tạp nhưng công tác Đảng, công tác chính trị của Quân chủng Hải quân 6 tháng qua đã được thực hiện tốt. Những diễn biến thời gian qua như hoạt động của giàn khoan Haiyang Shiyou-981 (Hải Dương-981) hay các tàu khảo sát thăm dò của Trung Quốc đều được theo dõi chặt chẽ, nắm chắc tình hình. Đồng thời, quân chủng cũng đã hoàn thành tốt công tác bảo vệ thăm dò địa chấn 2D, 3D tại các lô dầu khí, tìm kiếm cứu hộ, cứu nạn trên biển...
    Trường Sơn

    Quang Lê tuyên bố sốc về tiền bạc

    Nam ca sĩ gốc Huế chia sẻ, nếu Đàm Vĩnh Hưng dứt tình với Nghĩa, anh vẫn sẽ dang rộng vòng tay đón "Đan Nguyên đường phố".

    Mâu thuẫn giữa Đàm Vĩnh Hưng và Quang Lê có liên quan đến một giọng ca được xem là Đan Nguyên đường phố vẫn chưa khép lại.
    Sau khi đọc được những lời phản pháo của giọng ca đến từ Huế, Mr Đàm tiếp tục đưa ra những tin nhắn cho thấy việc Quang Lê đã chủ động liên lạc để lôi kéo Nghĩa về công ty của Quang Lê.
    Bên cạnh đó, tin nhắn từ chồng của Hồng Ngọc cũng ghi rõ ra con số Quang Lê hứa hẹn sẽ trả cho Nghĩa nếu hai bên ký hợp đồng ràng buộc trong 7 năm.
    Theo đó, Nghĩa sẽ được phía Quang Lê chi 200 triệu để qua Thái cấy tóc, xóa xẹo và nâng mũi. Không chỉ thế, Nghĩa còn nhận được 5 triệu tiền lương mỗi tháng, chia 3/7 trong ba năm đầu và công ty lấy 7.
    Kèm theo bằng chứng là những lời chỉ trích rất gay gắt từ phía Mr Đàm gửi cho Quang Lê: “Trước khi sự việc này diễn ra anh đã cảnh báo các chú 2 ngày rồi!
    Có lẽ các chú nghĩ anh hèn "giống" các chú nên muốn thử đúng không? Thế thì bắt đầu! Việc ai nấy làm!”
     quang lê, mr đàm, đàm vĩnh hưng
    Vì "Hot boy kẹo kéo", mối quan hệ giữa Đàm Vĩnh Hưng và Quang Lê không còn được như trước.
    Đón nhận những lời lẽ nặng nề từ "đàn anh" một cách bình thản, Quang Lê vẫn một mực bảo vệ câu trả lời đã đưa ra trước đó.
    Quang Lê chia sẻ: “Tôi đã viết trên trang cá nhân rồi, nếu Hưng thuyết phục được Nghĩa, tôi sẽ để Nghĩa đi về phía Hưng chứ không đứng đây để tranh giành.
    Tôi không có thói quen dùng tiền hay thế lực để ép bất kỳ ai cả, cũng chẳng bao giờ nghĩ tôi giúp Nghĩa thì Nghĩa phải theo tôi.
    Những gì đã làm cho Nghĩa tôi cũng chẳng trưng ra như ai đó. Tại sao phải cho cả thế giới biết? Tôi không phải tuýp người giúp đỡ người này người nọ rồi đi khoe.
    Tôi làm bằng chính cái tâm của mình. Còn nếu ai đó muốn biết chi tiết hơn, hãy tự đi hỏi em ấy.
    Và bây giờ, sau những gì tôi giúp đỡ Nghĩa, em ấy quyết định đầu quân vào một công ty khác, tôi vẫn thấy hạnh phúc. Cái quan trọng là Nghĩa có người dìu dắt và giúp đỡ.
    Tôi xin khẳng định lại một lần nữa, Quang Lê không tranh giành gì với Hưng cả và hoàn toàn tôn trọng quyết định của Nghĩa. Nếu Hưng đón được Nghĩa, tôi mừng cho Hưng.
    Còn nếu Nghĩa chọn tôi vì em đang hát Bolero trong khi tôi được khán giả yêu mến gọi là “Ông hoàng Bolero” thì cũng chẳng có gì sai”.
    Đề cập đến những con số từ phía Mr Đàm trưng ra để chứng minh cho việc Quang Lê và Trọng Nghĩa đã có sự ràng buộc, anh cho hay: “Nếu tôi làm cho Nghĩa thì làm gì có chuyện chỉ dừng ở con số đó. Phải có xe, phòng ở sang trọng và tiền để Nghĩa học thêm nữa chứ.
    3,5 triệu ở Sài Gòn sao sống được, mà chi phí mỗi tháng phải trên 20 triệu. Nếu Nghĩa cần giúp đỡ gia đình, tôi còn phải lo nhiều hơn nữa. Lo cho một người không phải chỉ bằng lời nói mà phải có hành động thật sự".
    Ở thời điểm hiện tại, khi Đàm Vĩnh Hưng đã quyết định dứt tình với Nghĩa, gặp mặt Quang Lê sẽ làm lơ thì nam ca sĩ gốc Huế vẫn khẳng định, sẽ chào khi gặp lại Mr Đàm và sẵn sàng giang tay đón nhận Nghĩa.
    "Xét cho cùng, ai cũng cần một tấm lòng”, anh nói.
    Theo Trí Thức Trẻ
    Xem tiếp...

    BÍ ẨN KHOA HỌC 54 (Kim tự tháp)

    (ĐC sưu tầm trên NET)


    Xem tiếp...