Thứ Năm, 2 tháng 4, 2015

ĐỊA LINH NHÂN KIỆT 41

(ĐC sưu tầm trên NET)

Đỗ Bí (? - ?)

VietnamDefence - Ông người Nông Cống (nay thuộc Thanh Hóa). Nhưng cũng tương tự như Bùi Bị, hiện vẫn chưa ai rõ Đỗ Bí sinh và mất vào năm nào. Ông tham gia khởi nghĩa Lam Sơn ngay từ những ngày đầu chuẩn bị gian khổ nhất. Và cũng từ đó, sự nghiệp của ông dần dần đi vào sử sách.
Ông người Nông Cống (nay thuộc Thanh Hóa). Nhưng cũng tương tự như Bùi Bị, hiện vẫn chưa ai rõ Đỗ Bí sinh và mất vào năm nào. Ông tham gia khởi nghĩa Lam Sơn ngay từ những ngày đầu chuẩn bị gian khổ nhất. Và cũng từ đó, sự nghiệp của ông dần dần đi vào sử sách.
Đỗ Bí đến với Lê Lợi từ rất sớm, nhưng có lẽ ông cũng bắt đầu sự nghiệp của mình từ vi trí của một nghĩa sĩ bình thường. Sử cũ nhắc đến tên của Đỗ Bí lần đầu tiên vào tháng 4 năm Mậu Tuất (1418):
“Vua (chỉ Lê Lợi - NKT) bèn thu quân, cùng với Lê Lễ (tức Đinh Lễ - NKT), Phạm Vấn, Đỗ Bí, Nguyễn Xí và Lê Đạp tạm náu ở Linh Sơn. Hơn ba tháng trời chỉ dùng măng tre và rễ cỏ để ăn cho qua bữa” (Đại Việt thông sử, Đế kỷ, đệ nhất).
Nhưng, từ khi Lam Sơn bắt đầu tấn công ồ ạt vào Nghệ An, tên tuổi của Đỗ Bí lại nhanh chóng nổi lên. Ông thực sự là một vị tướng có tài. Binh nghiệp của ông được hi nhận chủ yếu qua mấy sự kiện lớn sau đây:
  • Tham gia chỉ huy trận Khả Lưu (1424)

Bấy giờ, quân Lam Sơn đã chiếm được Trà Lân - mộ vị trí hết sức quan trọng, nằm án ngữ ngay trên mạch lưu thông phía Tây của Nghệ An. Giặc tức tối điều quân lên Trà Lân, quyết bóp nát lực lượng chủ lực của Lam Sơn tại đấy. Muốn đến Trà Lân, giặc phải đi qua ải Khả Lưu, mà Khả Lưu là một vùng đất hiểm, chiếm được Khả Lưu là chiếm được lợi thế, từ đó, có thể khống chế và dễ dàng vào Trà Lân.
Nhạy bén trước thực tế này, Lê Lợi và Bộ chỉ huy Lam Sơn đã quyết định điều quân đến chiếm giữ trước ở vùng Khả Lưu, bám lấy đất hiểm để chặn đứng cuộc hành quân đàn áp nguy hiểm này.  Hơn một chục tướng lĩnh được huy động đến để phối hợp cầm quân đánh giặc ở Khả Lưu, trong số đó có Đỗ Bí. Và tất cả các tướng đều hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao. Trận Khả Lưu (Chi tiết của Trận Khả Lưu, tham khảo thêm phần viết về Lưu Nhân Chú và Lê Ngân) là một trong những trận thắng vang dội nhất của nghĩa quân Lam Sơn tại Nghệ An. Từ trận thắng này, tình hình ngày càng thay đổi theo chiều hướng có lợi cho Lam Sơn.
  • Một trong những vị tướng chỉ huy xuất sắc đạo quân thứ nhất của Lam Sơn ở vùng ngoại vi Đông Quan
Tháng 9 năm 1426, Lê Lợi và Bộ chỉ huy Lam Sơn quyết định cho hơn 1 vạn quân táo bạo luồn sâu vào vùng còn  bị quân Minh tạm chiếm, vừa tấn công quân Minh ở vùng đồng bằng, vừa phối hợp uy hiếp thành Đông Quan (Quân số và nhiệm vụ của từng dạo quân, tham khảo thêm phần viết về Phạm Văn Xảo).
Bấy giờ, Đỗ Bí có vinh dự được cùng với các tướng Phạm Văn Xảo, Trịnh Khả và Lý Triện chỉ huy đạo thứ nhất. Đạo này gồm có trên ba ngàn quân và một thớt voi. Nhiệm vụ cụ thể là uy hiếp mặt Nam của thành Đông Quan và sẵn sàng chặn đánh viện binh của giặc rất có thể sẽ tràn từ hướng Vân Nam (Trung Quốc) sang. Ngay khi vừa tiến ra khu vực phía Nam của thành Đông Quan, đạo quân này đã liên tiếp lập được ba chiến công vang dội, đó là: thắng trận Ninh Kiều (9/1426); thắng trận Nhân Mục (9/1426) và thắng trận Xa Lộc (10/1428).  Trong ba trận lớn này, Đỗ Bí có vinh dự trực tiếp chỉ huy hai trận Ninh Kiều và Nhân Mục.
Tháng 11 năm 1426, nhà Minh sai Vương Thông đem 5 vạn quân sang cứu nguy. Tình hình địch trong thành Đông Quan đã nhanh chóng thay đổi theo chiều hướng bất lợi cho Lam Sơn. Mặc dù quân số ít, Đỗ Bí và các tướng chỉ huy của đạo quân thứ nhất vẫn hạ quyết tâm chủ động đánh giặc. Trận quyết chiến chiến lược Tốt Động-Chúc Động (Chi bết về trận Tốt Động-Chúc Động, tham khảo thêm phần viết về Phạm Văn Xảo và Trịnh Khả) đã được tổ chức trước hết là dựa trên cơ sở của quyết tâm lớn đó. Đỗ Bí đã góp phần hết sức quan trọng vào việc làm thay đổi hẳn mối tương quan thế và lực giữa Lam Sơn với quân Minh. Từ đây tương lai toàn thắng của Lam Sơn đã xuất hiện ngày càng rõ.  Cũng từ đây, Lê Lợi và Bộ chỉ huy Lam Sơn bắt đầu dời đại bản doanh ra ngay vùng ngoại vi Đông Quan để trực tiếp chỉ huy mọi hoạt động của Lam Sơn.
  • Tham gia chỉ huy cuộc vây hãm thành Đông Quan
Sau trận đại bại ở Tốt Động-Chúc Động, Vương Thông buộc phải rút quân về cố thủ ở trong thành Đông Quan và ra sức kêu cứu một cách thảm thiết. Ngược lại, phần lớn lực lượng của Lam Sơn đã được điều động đến để vây hãm thành Đông Quan. Đỗ Bí được Lê Lợi điều đến để tăng cường cho lực lượng của các tướng Lý Triện và Lê Văn An ở khu vực cửa Bắc. Ông cùng với Lý Triện đóng quân ở Cảo Động (nay thuộc huyện Từ Liêm, ngoại thành Hà Nội).
Bị vây hãm nghiêm ngặt, Vương Thông rất lấy làm tức tối và hoang mang. Nhiều binh sĩ và cả tướng lĩnh của giặc đã trốn ra đầu  hàng. Để cứu vãn tình thế, Vương Thông đã lợi dụng mọi cơ hội để đánh trả, hòng lấy thắng lợi nhỏ để kích động tinh thần binh sĩ dưới quyền.
Ngày 7 tháng 2 năm Đinh Mùi (ngày 4/3/1427), Vương Thông bất ngờ cho quân đánh mạnh vào khu vực đóng quân của Đỗ Bí và Lý Triện ở Cảo Động. Trong trận đánh bất ngờ này, danh tướng Lý Triện đã anh dũng hy sinh, còn Đỗ Bí thì bị giặc bắt, mãi đến khi Vương Thông đầu hàng và rút hết quân về nước, ông mới được cứu thoát.
Năm 1428, triều Lê đinh công ban thưởng cho các tướng lĩnh, Đỗ Bí được ban quốc tính là họ Lê, vì thế, sử sách vẫn thường chép họ tên ông là Lê Bí. Ông là một trong số 14 người được ban tước Huyện Hầu.
Mùa xuân năm 1448, Hoàng Thái hậu Nguyễn Thị Anh và vua Lê Nhân Tông cùng đông đảo quan lại, tướng lĩnh về bái yết Lam Kinh. Đỗ Bí có vinh dự được cùng với Nguyễn Thận ở lại coi giữ kinh thành Thăng Long. Sau, ông mất vào năm nào, không thấy sử chép.

Nguồn: Danh tướng Việt Nam - Tập 2: Danh tướng Lam Sơn / Nguyễn Khắc Thuần.-H.: Giáo dục, 1996.

Bùi Bị (? - ?)

VietnamDefence - Vào đầu thế kỷ thứ XV, ở xã Hào Lương, huyện Lương Giang (nay thuộc huyện Thọ Xuân, Thanh Hóa) có hai nhân vật đặc biệt. Một là Đỗ Phú - tên phản dân, hại nước. Hai là Bùi Bị - vị anh hùng trong sự nghiệp cứu nước, cứu dân, vị danh tướng của lịch sử dân tộc.
Hiện vẫn chưa rõ Bùi Bị sinh và mất năm nào. Lý lịch cuộc đời của Bùi Bị chỉ bắt đầu được biết tới kể từ khi ông tham gia khởi nghĩa Lam Sơn. Ông không có tên trong danh sách những người tham dự Hội thề Lũng Nhai, cũng không có tên trong số các vị tướng lĩnh thường được nhắc tới nhiều trong những ngày đầu gian khổ nhất.
Có lẽ sự nghiệp của Bùi Bị bắt đầu từ vị trí khiêm nhượng của một nghĩa sĩ Lam Sơn. Chí lớn và lòng dũng cảm của bản thân, cộng với kinh nghiệm thực tiễn sôi động của cuộc chiến đấu đương thời đã nâng Bùi Bị lên hàng các bậc danh tướng. Công lao và tài năng của Bùi Bị được ghi nhận chủ yếu qua mấy trận đánh tiêu biểu sau đây:
  • Cùng Trịnh Khả, dùng mưu lừa giặc để giành lại hài cất của tổ tiên Lê Lợi (1418)
Ngay khi Lê Lợi vừa làm lễ tế cờ xuất trận, mở đầu cuộc chiến đấu một mất một còn với quân Minh đô hộ, giặc đã dồn sức tổ chức những cuộc tấn công đàn áp rất khốc liệt vào lực lượng của Lam Sơn. Mặc dù tương quan thế và lực hết sức chênh lệch, Lam Sơn cũng đã dũng cảm chiến đau, gây cho địch những tổn thất khá lớn, trong đó, đặc biệt hơn cả là trận mai phục ở Lạc Thủy (xem thêm phần viết về Nguyễn Lý).
Sau trận Lạc Thủy, giặc hèn hạ trả thù bằng cách khai quật mồ mả và lấy hài cốt của tổ tiên Lê Lợi, đặt trên thuyền và neo thuyền ở giữa sông, hòng buộc Lê Lợi phải ra hàng. Trước tình huống phức tạp này, tướng Trịnh Khả được lệnh cùng với Bùi Bị dùng mưu giành lại bộ hài cốt ấy. Và hai ông đã bí mật đội cỏ lội sông, rồi nhân lúc giặc ngủ say, nhẹ nhàng lên thuyền, lấy hài cốt của tổ tiên Lê Lợi mang về (Tham khảo thêm phàn viết về Trịnh Khả). Chiến công của Trịnh Khả và Bùi Bị đã có tác dụng rất to lớn trong việc củng cố niềm tin của nhân dân và binh sĩ lúc bấy giờ đối với tương lai tất thắng của Lam Sơn. Bùi Bị và Trịnh Khả được Lê Lợi trọng thưởng.
  • Trận Mỹ Canh (1418)
Ngày 17 tháng Giêng năm Mật Tuất (1418), nhờ có tên Việt gian là Ái (chưa rõ họ) dẫn đường, quân Minh lại ồ ạt tấn công vào Lam Sơn. “Chúng bắt được gia thuộc của Vua (tức Lê Lợi - NKT) cùng vợ con rất đông” (Lam Sơn thực lục, quyển 1). Lê Lợi cùng với các tướng lớn nhỏ và lực lượng nghĩa sĩ còn lại (trong đó có Bùi Bị), rút lên ẩn náu trên Linh Sơn, chờ giặc lui quân mới về đắp lũy ở quê cũ là Lam Sơn” (Lam Sơn thực lục, quyển 1. Tham khảo thêm phần viết về Nguyễn Lý).
Chỉ một thời gian ngắn sau khi trở lại Lam Sơn, Lê lợi đã “phủ dụ” sĩ tốt, ước thúc (nghĩa là ép quân sĩ dưới quyền phải theo lệnh mà làm cho đến nơi đến chốn) đội ngũ, chỉnh đốn khí giới, khiến cho tinh thần quân sĩ lại hăng, thề không đội trời chung với giặc. Vua biết quân sĩ đã có thể dùng được, liền cho người n khiêu chiến. Giặc cậy mạnh, vào hết nơi đất hiểm để đánh Vua. Vua đặt phục binh ở xứ Mường Một, dùng tên có tẩm thuốc độc, từ hai bên bắn ra, giặc phải tan chạy. Vua tiến quân đến xứ “Mương Nanh, đêm ngày đánh nhau với giặc không nghỉ. Giặc lại thua, phải lui về Nga Lạc Thượng. Vua đánh sách Hà Đả, ngày ngày khiêu chiến mà giặc không ra. Hôm sau, giặc đánh nhau với Vua ở xứ Mỹ Canh. Ta bắt được tướng giặc là Nguyễn Sao, chém được hơn một ngàn tên nữa” (Lam Sơn thực lục, quyển l). 
Trong các trận liên tiếp ở Mường Một, Mường Nanh, Nga Lạc Thượng, Hà Đả và Mỹ Canh, thì Mỹ Canh là trận tương đối lớn. Lần đầu tiên, tướng giặc bị bắt sống và cũng lần đầu tiên, số quân giặc bị tiêu hao khá nhiều. Một trong những người có công lớn tại trận Mỹ Canh chính là Bùi Bị. Từ đấy, Bùi Bị trở thành một trong những bề tôi thân cận của Bình Định Vương Lê Lợi.
  • Cầm quân thẳng tiến ra Tây Đô
Đầu năm 1425, Lam Sơn đã giải phóng được toàn bộ đất đồng bằng Nghệ An, tạo được chỗ đứng vững chắc để có thể đối đầu với quân Minh trên một tư thế hoàn toàn mới. Lúc này, Bùi Bị đã là một trong những vị tướng giàu uy tín và năng lực của Lam Sơn. 
Tháng 4 năm 1425, sau khi đánh tan đạo viện binh của giặc do Lý An chỉ huy từ Tây Đô tiến vào cứu nguy cho thành Nghệ An, Lê Lợi chủ trương cho quân bất ngờ tấn công thẳng ra Tây Đô. Các tướng Đinh Lễ, Lê Sát, Bùi Bị, Lý Triện và Lưu Nhân Chú được lệnh đem hai ngàn tinh binh và hai thớt voi, gấp rút đi thực hiện nhiệm vụ này. Chỉ ba ngày sau khi nhận lệnh, các tướng đã sắp đặt đội ngũ chỉnh tề.
Với một cuộc hành quân kiên quyết, táo bạo và cấp tốc, Bùi Bị và các tướng nói trên đã giải phóng được hầu hết đất Thanh Hóa, buộc giặc phải co về cố thủ trong hành Tây Đô. Từ đây, miền đất rộng lớn và liên hoàn từ Thanh Hóa trở vào Nam thuộc về Lam Sơn. Chiến công này của Bùi Bị cùng các tướng Đinh Lễ, Lê Sát, Lý Triện và Lưu Nhân Chú, có ý nghĩa rất lớn lao đối với toàn bộ quá trình phát triển và những thắng lợi rất vang dội của Lam Sơn sau đó. Cơ hội để đưa Lam Sơn từ một cuộc khởi nghĩa vũ trang phát triển thành một cuộc chiến tranh giải phóng có quy mô cả nước đã bắt đầu mở ra.
  • Một trong những vị tướng chỉ huy xuất sắc đạo quân thứ hai của Lam Sơn ở vùng ngoại vi Đông Quan
Tháng 9 năm 1426, Lê Lợi và Bộ chỉ huy Lam Sơn quyết định đưa hơn 1 vạn quân, luồn sâu vào vùng còn tạm bị quân Minh chiếm đóng, tiến ra khu vực ngoại vi của thành Đông Quan, vừa ráo riết hoạt động, vừa trực tiếp uy hiếp sào huyệt lớn nhất của chúng là thành Đông Quan. Hơn 1 vạn quân này được chia làm ba đạo khác nhau và được giao cho một loạt tướng lĩnh xuất sắc của Lam Sơn chỉ huy. Bấy giờ, Bùi Bị có vinh dự được cùng với các tướng Lưu Nhân Chú, Lê Trương và Lê Ninh chỉ huy đạo quân thứ hai (Về các đạo quân, tham khảo thêm phần viết về Phạm Văn Xảo).
Nhiệm vụ của đạo quân này là: (+) Băng qua đất Nam Hà ngày nay, tiến xuống vùng Thái Bình và Hải Hưng ngày nay, giải phóng vùng hạ lưu sông Hồng, hỗ trợ đắc lực cho đạo quân thứ nhất và đạo quân thứ ba hoạt động. (+) Sẵn sàng đợi đánh lực lượng của giặc, nhất định sẽ từ Nghệ An và Tây Đô tháo chạy ra.
Bùi Bị và các tướng đã hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ giải phóng vùng hạ lưu sông Hồng. Nhiệm vụ thứ hai tuy đã hết sức cố gắng, nhưng Bùi Bị và các tướng cũng không sao hoàn thành nổi. Hai vạn quân Minh từ Nghệ An và Tây Đô vào và hội quân được với lực lượng của chúng ở Đông Quan.
Khi đạo quân thứ hai đang tích cực hoạt động ở vùng hạ lưu sông Hồng, thì từ Thanh Hóa, Lê Lợi quyết định đưa quân ra thêm. Bùi Bị cùng Lưu Nhân Chú được lệnh đem hơn hai ngàn quân và hai thớt voi tiến sang dành phá vùng Đông và Đông Bắc thành Đông Quan, đồng thời, sẵn sàng đánh chặn viện binh của giặc rất có thể sẽ từ Khâu Ôn (Trung Quốc) tràn sang.
Hoạt động của lực lượng Lam Sơn do Bùi Bị chỉ huy đã có tác dụng làm cho quân Minh bị lúng túng vì phải phân tán để đối phó với nhiều hướng khác nhau. Đây chính là cơ hội thuận tiện để các tướng chỉ huy đạo quân thứ nhất có thể thắng liên tiếp ở Ninh Kiều, Nhân Mục và Xa Lộc, để rồi sau đó là thắng vang dội ở Tốt Động-Chúc Động.
Sau trận Tốt Động-Chúc Động, Lê Lợi và Bộ chỉ huy Lam Sơn đã chuyển đại bản doanh từ Thanh Hóa ra Bắc. Nơi đặt đại bản doanh đầu tiên là Tây Phù Liệt (nay thuộc Thanh Trì, ngoại thành Hà Nội). Tại đây, Lê Lợi quyết định đánh trận phủ đầu, uy hiếp mạnh mẽ đối với thành Đông Quan. Hai tướng Bùi Bị và Trần Nguyên Hãn được lệnh đem hơn một trăm chiến thuyền, đánh mạnh vào khu vực Hát Môn. Đây là cuộc tấn công khiến cho Tổng binh Vương Thông của giặc hết sức hốt hoảng. Tất cả lực lượng của chúng buộc phải co về cố thủ trong thành Đông Quan.

Cuộc vây hãm Đông Quan bắt đầu. Lê lợi và Bộ chỉ huy Lam Sơn bố trí lực lượng như sau: 
- Vây hãm cửa Bắc: Các tướng Lý Triện và Lê Văn An. 
- Vây hãm cửa Tây: Các tướng Bùi Bị, Lê Nguyễn và Lê Chửng. 
- Vây hãm cửa Nam: Các tướng Đinh Lễ, Lê Sát, Nguyễn Lý và Nguyễn Chích.
- Vây hãm cửa Đông: Tướng Phạm Vấn.
Cuộc vây hãm này đã khiến cho Vương Thông lâm vào thế ngày một cùng quẫn. Hy vọng mong manh và duy nhất của hắn chỉ là chờ đợi viện binh.
Cuối năm 1427, nhà Minh điều 15 vạn quân sang cứu nguy cho Vương Thông. Đấy là cố gắng cao nhất, cũng là cố gắng cuòí cùng của nhà Minh. Lê Lợi và Bộ chỉ huy Lam Sơn quyết định: vừa tiếp tục bao vây và dụ hàng Vương Thông, vừa nhanh chóng điều quân lên biên giới, đập tan hoàn toàn cuồng vọng của quân xâm lăng. Bấy giờ, tướng Bùi Bị được cử ở lại để chỉ huy lực lượng vây hãm Đông Quan. Một lần nữa, ông đã hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ, không cho phép Vương Thông có thể lợi dụng cơ hội để phản công.
  • Thành viên phái đoàn đại diện của Lam Sơn tại cuộc Hội thề Đông Quan (1427)
Sau khi các đạo viện binh của Liễu Thăng và của Mộc Thạnh lần lượt bị đánh cho tan tành, Vương Thông buộc phải đầu hàng và rút hết quân về nước. Nhưng, thay vì tiến vào Đông Quan tiếp nhận sự đầu hàng vô điều kiện của Vương Thông, để xoa dịu bớt nỗi nhục của quân xâm lăng và cũng là để mở ra cơ hội tốt cho việc thiết lập mối quan hệ bang giao hữu hảo sau này, Lê Lợi và Nguyễn Trãi đã tổ chức Hội thề Đông Quan, tức là lễ tiếp nhận sự đầu hàng dưới một dạng thức đặc biệt. Vương Thông buộc phải ra tận đại bản doanh của Lê Lợi để thề là sẽ rút quân khỏi nước ta.

Tham dự cuộc Hội thề Đông Quan, về phía Lam Sơn, ngoài Lê Lợi còn có các tướng lĩnh sau đây: Trần Nguyên Hãn, Lưu Nhân Chú, Phạm Vấn, Lê Ngân, Phạm Văn Xảo, Bùi Bị, Trịnh Khả, Nguyễn Chích, Nguyễn Lý, Phạm Bối, Lê Văn An, Bế Khắc Thiệu và Ma Luân.
Về phía quân Minh, ngoài Vương Thông, còn có: Mã Anh, Sơn Thọ, Mã Kỳ, Trần Trí, Lý An, Phương Chính, Trần Tuấn, Trần Hựu, Chu Kỳ Hân, Quách Vĩnh Thanh, Dực Khiêm, Lục Quảng Bình, Hồng Bỉnh Lương, Lục Trinh, Dương Thời Tập và Quách Đoan. 
Cũng như các tướng lĩnh khác, Bùi Bị đã tỏ ra rất xứng đáng với niềm tin cậy lớn lao của Lê Lợi và của Bộ chỉ huy Lam Sơn. Ông vừa tỏ được sự oai phong lẫm liệt của một vị tướng quân dày dạn kinh nghiệm trận mạc, tỏ được tư thế hiên ngang của những người đại diện cho cả một dân tộc bất khuất, lại cũng vừa tỏ được thiện chí thực sự muốn tránh họa binh đao lâu dài cho cả hai nước.
Năm 1428, triều Lê định công ban thưởng cho các tướng lĩnh lập được nhiều công lao. Bùi Bị được ban quốc tính là họ Lê, vì thế, sử vẫn thường chép họ tên ông là Lê Bị. Ông là một trong số các Công thần Khai quốc, được ban tước Huyện Hầu. (Bấy giờ có 14 người được ban tước này và người đứng hàng đầu tiên trong số 14 người này là ông).
Sau, chưa rõ ông mất vào năm nào, chỉ biết năm 1453, triều đình truy tặng tước vị cho một số Công thần Khai quốc, thì ông và Đinh Lễ, Lý Triện cùng được hưởng lệ này. Nói khác hơn, ông phải mất trước năm 1453.

Nguồn: Danh tướng Việt Nam - Tập 2: Danh tướng Lam Sơn / Nguyễn Khắc Thuần.-H.: Giáo dục, 1996.
Xem tiếp...

XEM PHIM (Mậu Thân)

(ĐC sưu tầm trên NET)

Xem tiếp...

ĐỊA LINH NHÂN KIỆT 40

(ĐC sưu tầm trên NET)

Nguyễn Xí (1397 - 1465)

“Như Nguyễn Xí:
Khí độ trầm lắng mà hùng mạnh. độ lượng lớn mà cương nghị hơn người. Giúp Cao Hoàng (tức Lê Lợi - NKL) mở nước, trải trăm trọn gian nan. Phò Tiên Khảo (tức vua Lê Thái Tông - NKT) giữ giang sơn, hết lòng giúp rập. Ra ngoài thì trọn chức tướng võ, vào trong thì vẹn phận tướng văn, nghĩa tôi con thật khó có ai sánh kịp. Khép mình theo đạo đạo, hồn nhiên như ngọc chẳng khoe tươi. Nghiêm nghị ở triều, lẫm liệt như thanh gươm mới luyện. Trăm quan nể trọng phong thái. Bốn biển ngưỡng mộ uy danh...”.
Đại Việt thông sử (Chư thần truyện)
Nguyễn Xí sinh năm Đinh Sửu (1397) tại làng Thượng Xá, huyện Chân Phúc (nay là huyện Nghi Lộc, tỉnh Nghệ An) trong một gia đình làm nghề buôn bán muối rất nghèo khổ. Năm 1405, thân phụ ông là Nguyễn Hội qua đời, ông được người anh ruột là Nguyễn Biện đưa ra Lam Sơn và được Lê Lợi nuôi trong nhà như con. 
Việc hai anh em Nguyễn Biện và Nguyễn Xí tìm đến Lam Sơn với Lê Lợi có nguyên do từ mối quan hệ trước đó của Lê Lợi với thân phụ của hai ông. Điều này được sách Đại Vệt thông sử ghi chép như sau:
“Năm Ất Dậu (năm 1405), Nguyễn Hội từng đến Lam Sơn yết kiến vua Thái Tổ. Lúc này, vua Thái Tổ còn làm Phụ Đạo (đất Lam Sơn), đãi ông rất hậu. Sau đó, ông trở về làm muối nơi xứ Côn Xuân (tại quê hương ông). (Nguyễn) Hội bị một con cọp đã thành tinh cắp đi vùi xác ở một huyệt đất tốt tại xứ Đồng Lam. Cọp còn cắm cây chung quanh mộ. Hôm sau, người nhà đến, tìm được và đem về chôn nơi khác. Nhưng rồi đến đêm hôm sau nữa, con cọp lại tới gầm thét vang khắp núi non, bới tung lên, vất bỏ quan tài, đem xác đến vùi lại ở chỗ cũ. Bấy giờ, người nhà mới biết là trời ban cho huyệt tốt” (Đại Việt thông sử, Chư thần truyện).
Đoạn ghi chép trên cho phép hiểu rằng, Nguyễn Hội đến Lam Sơn rồi từ Lam Sơn về Côn Xuân và bị cọp bắt cũng cùng trong năm 1405, còn như vì sao ông lại đến đất Lam Sơn với Lê Lợi thì chưa rõ. Khi đến với Lê Lợi, Nguyễn Xí chưa đầy 10 tuổi, nhưng đã tỏ rõ là người có tài nên được Lê Lợi hết lòng yêu quý. Sách trên chép tiếp rằng:
“Vua (tức Lê Lợi - NKT) sai Nguyễn Xí nuôi một đàn chó săn gồm hơn 100 con. Sớm chiều chia cơm cho chó ăn ông đều dùng chuông làm hiệu. Bầy chó theo sự điều khiển của ông, tiến thoái răm rắp. Nhà vua rất quý ông, cho là ông có tài làm đại tướng, nên (đến khi sắp dấy quân khởi nghĩa thì) sai ông nắm quyền cai quản đội quân Thiết Đột thứ nhất”.
Như vậy là, vào năm chưa đầy 20 tuổi, Nguyễn Xí đã được trao quyền tướng quân. Năm 1418, khởi nghĩa Lam Sơn bùng nổ, vị tướng trẻ Nguyễn Xí (lúc này 21 tuổi) có vinh dự được hầu cận Bình Định Vương Lê Lợi. Ông từng trải những năm tháng gian nan đầu tiên ở vùng rừng núi phía Tây Thanh Hóa, có công lớn trong việc phò tá Lê Lợi vượt qua những thử thách hiểm nghèo ở Linh Sơn, ở Khôi Huyện...
Những năm 1421 và 1422, Nguyễn Xí là một trong những tướng có công đập tan cuộc tấn công của quân Minh và quân Ai Lao, bảo vệ an toàn Bộ chỉ huy Lam Sơn và lãnh tụ của Lam Sơn là Bình Định Vương Lê Lợi.
Tháng 9 năm 1426, sau khi phái hơn 1 vạn quân, chia làm ba đạo khác nhau cùng tiến ra vùng còn tạm bị quân Minh chiếm đóng để hoạt động, Nguyễn Xí được Bình Định Vương Lê Lợi phong làm đại tướng cùng tướng Đinh Lễ gấp rút đem thêm quân đi tiếp ứng. Nguyễn Xí và Đinh Lễ đã có công hợp sức với các tướng Phạm Văn Xảo, Lý Triện, Trịnh Khả và Đỗ Bí đánh trận quyết chiến chiến lược tuyệt vời ở Tốt Động-Chúc Động. Trận ấy, tướng giặc là Trần Hiệp và Lý Lượng bị giết, Tổng binh của giặc là Vương Thông bị thương. Ta giết tại trận hơn 5 vạn tên, bắt sống hơn 1 vạn tên nữa. Kế hoạch ồ ạt phản công, hòng làm thay đổi cục diện chiến trường của Vương Thông hoàn toàn bị thất bại. Giặc buộc phải co về cố thủ trong thành Đông Quan để chờ viện binh. Ngay sau thắng lợi to lớn này, Nguyễn Xí đã đại diện cho các tướng viết thư cấp báo tin mừng cho Bình Định Vương Lê Lợi (Lam Sơn thực lục nói người gửi thư báo tin mừng là Đinh Lễ, nhưng Đại Việt thông sử lại nói là Nguyễn Xí).
Trong thời kỳ quân Lam Sơn vây hãm thành Đông Quan, tướng Nguyễn Xí có vinh dự được cùng với tướng Đinh Lễ đem quân chốt giữ ở vùng cửa Nam thành Đông Quan.
Tháng 3 năm Đinh Mùi (1427), Vương Thông cho quân tập kích bất ngờ vào lực lượng của Lam Sơn ở Tây Phù Liệt do Thái giám Lê Nguyễn chỉ huy, hòng phá thế bị bao vây. Bình Định Vương Lê Lợi lập tức sai Nguyễn Xí và Đinh Lễ đem 500 quân Thiết Đột tới ứng cứu. Ông và Đinh Lễ đánh cho Vương Thông phải bỏ chạy thục mạng, nhưng khi đến My Động (vùng Hoàng Mai, Hà Nội ngày nay), Vương Thông thấy lực lượng của hai ông quá ít, liền cho quân quay lại liều chết đánh trả. Chẳng may, voi chiến bị sa lầy, ông và Đinh Lễ đều bị giặc bắt. Đinh Lễ thì bị giặc giết hại, riêng Nguyễn Xí, nhờ khéo tận dụng được cơ hội tốt nên đã trốn thoát được.
Sử cũ chép:
“(Nguyễn) Xí về sau nhân một đêm mưa gió, dùng mẹo đánh lừa được tên lính canh giữ mà chạy thoát về, tới ra mắt Vua (tức Bình Định Vương Lê Lợi - NKT) ở dinh Bồ Đề. Vua kêu lên rằng (Nguyễn Xí) sống lại” (Đại Việt sử ký toàn thư, Bản kỷ, quyển X, tờ 30-a).

Trong trận quyết chiến chiến lược Chi Lăng-Xương Giang (từ đầu tháng 10 đến đầu tháng 11 năm 1427), tướng Nguyễn Xí đã có hai lần lập công lớn. Một là, cùng với các tướng Lê Sát, Lưu Nhân Chú và Trần Nguyên Hãn hạ gục thành Xương Giang, phá tan chỗ dựa nguy hiểm của viện binh giặc từ Chi Lăng tràn xuống. Đó là trận công thành lớn nhất của quân Lam Sơn và thắng lợi của trận công thành này đã thực sự góp phần rất đáng kể vào thắng lợi chung của trận quyết chiến chiến lược Chi Lăng-Xương Giang. Hai là, trong cuộc tập kích cuối cùng của quân Lam Sơn vào cánh đồng Xương Giang, Nguyễn Xí đã có công chỉ huy quân lính, hỗ trợ đắc lực cho tướng Lê Sát, đánh tan toàn bộ lực lượng giặc tại đây. Các tướng cao cấp nhất của giặc như Thôi Tụ và Hoàng Phúc đều bị bắt sống. 
Năm Thuận Thiên thứ nhất (1428), Nguyễn Xí được phong là Long Hổ Tướng quân, Suy Trung Bảo chính Công thần. Năm Thuận Thiên thứ hai (1429) Nguyễn Xí được ban tước Huyện hầu và tên ông được xếp vào hàng thứ năm trong biển khắc tên các Khai quốc Công thần của triều Lê.
Nguyễn Xí làm quan trải thờ năm đời vua là Lê Thái Tổ (1428 - 1433), Lê Thái Tông (1433 - 1442), Lê Nhân Tông (1442 - 1459), Lê Nghi Dân (1459 - 1460) và Lê Thánh Tông (1460 - 1497). 
Năm 1445, ông được phong là Nhập nội Đô đốc. Cũng năm ấy vì có kẻ gièm pha, ông bị cách chức, nhưng chỉ một thời gian rất ngắn đã được phục chức, được ban hàm Thiếu bảo. Năm 1460, Nguyễn Xí là một trong những người có công đưa Hoàng tử Lê Tư Thành lên nối ngôi, đó là vua Lê Thánh Tông (1460 - 1497). Nhờ công lao này, ông được phong là Khai phủ Nghi đồng Tam Ty, Nhập nội Kiểm hiệu, Thái phó, Bình Chương Quân quốc Trọng sự, tước Á Quận hầu. Đến tháng 10 năm 1460, ông lại được gia phong tước Quận công. Năm 1462, Nguyễn Xí được gia phong chức Nhập nội Hữu Tướng quốc.

Tháng 10 năm Ất Dậu (1465), Nguyễn Xí qua đời, hưởng thọ 68 tuổi. Ông có tất cả 16 người con trai và 8 người con gái. Con trai của ông đều là những võ tướng có tài:
  1. Nguyễn Sư Hồi làm quan tới hàm Thái úy.
  2. Nguyễn Xưởng giữ chức Tổng quản vệ Nghiêm Võ và Tổng binh xứ Thuận Hóa.
  3. Nguyễn Huyễn giữ chức Đồng tri Tổng binh Hóa Châu.
  4. Nguyễn Bá Kiệt giữ chức Đồng tri vệ Phấn Võ.
  5. Nguyễn Kế Sài giữ chức Tổng binh Hóa Châu.
  6. Nguyễn Phùng Thìn giữ chức Tổng binh Thanh Hóa.
  7. Nguyễn Thúc Ngu giữ chức Đồng tri vệ Ninh Quốc.
  8. Nguyễn Cảnh Vệ giữ chức Chỉ huy sứ vệ Thành Trung.
  9. Nguyễn Trọng Đạt giữ chức Quản lĩnh vệ Tuyên Vũ.
  10. Nguyễn Phúc Xà giữ chức Quản lĩnh vệ Tuyên Vũ.
  11. Nguyễn Hũu Lượng giữ chức Quản lĩnh vệ Tuyên Vũ.
  12. Nguyễn Đồng Dị giữ chức Quản lĩnh vệ Ngọc Kiềm.
  13. Nguyễn Nhân Bảo giữ chức Quản lĩnh vệ Nghiêm Dũng.
  14. Nguyễn Văn Chinh giữ chức Tổng binh Thanh Hóa.
Người con trai thứ 15 là Nguyễn Duy Tân, không thấy chép chức tước gì, còn người con thứ 16 thì hiện vẫn chưa rõ tên và lý lịch.
Cháu của ông cũng phần nhiều là võ tướng, có tên tuổi với đời.  Nguyễn Xí quả đúng là người khởi đầu cho một dòng họ gồm nhiều thế hệ võ tướng.

Nguồn: Danh tướng Việt Nam - Tập 1 / Nguyễn Khắc Thuần.-H.: Giáo dục, 1996.

Nguyễn Chích (1382 - 1448)

VietnamDefence - “Lập Chí rất bền, thấy việc rất sớm, tính mưu rất kỹ, ứng biến rất nhanh, công đầy biên quận” - Trịnh Thuấn Du (Văn bia Thần Đạo)
“Lập Chí rất bền, thấy việc rất sớm, tính mưu rất kỹ, ứng biến rất nhanh, công đầy biên quận”.
Trịnh Thuấn Du (Văn bia Thần Đạo)
Nguyễn Chích người thôn Mạc, huyện Đông Sơn, tỉnh Thanh Hóa, sinh năm Nhâm Tuất (1382), mất năm Mậu Thìn (1448), thọ 66 tuổi. Ông sinh ra trong một gia đình nông dân nghèo khổ, cho nên, thuở ấu thơ đã phải đi ở đợ làm nghề chăn trâu ở vùng Hoàng Sơn và Nghiêu Sơn.
Khi quân Minh xâm lược nước ta, cuộc kháng chiến do nhà Hồ (1400 - 1407) lãnh đạo bị thất bại, Nguyễn Chích đã phát động và lãnh đạo một cuộc khởi nghĩa khá lớn ở ngay vùng Hoàng Sơn và Nghiêu Sơn. Ông đã lập nên một khu căn cứ rất lợi hại tại vùng này sử gọi là khu căn cứ Hoàng-Nghiêu. Ở đấy, lực lượng của Nguyễn Chích đã có lúc lên tới hơn một ngàn người và ông đã từng cho quân đi đánh phá khắp các vùng Đông Sơn, Nông Cống, Ngọc Sơn... khiến cho quân Minh phải nhiều phen chống đỡ rất vất vả. 
Khi Lê Lợi xướng nghĩa ở Lam  Sơn, Nguyễn Chích rất lấy làm hồ hởi. Nghĩa quân Lê Lợi và nghĩa quân Nguyễn Chích đã nhanh chóng phối hợp với nhau để cùng chống kẻ thù chung. Cuối năm 1420, khi Lê Lợi đóng quân tại Mường Nhanh, Nguyễn Chích đã đem toàn bộ lực lượng của mình về với Lê Lợi và tự nguyện đặt dưới quyền chỉ huy chung của Lê Lợi. Ông được Lê Lợi phong làm Thiết Đột Hữu vệ, Đồng Tổng đốc Chư quân và trực tiếp chỉ huy một đạo quân quan trọng của Lam Sơn. Sau đó chẳng bao lâu, ông được thăng chức Nhập nội Thiếu úy là một trong những chức võ quan cao cấp nhất lúc bấy giờ. Sự hội nhập của lực lượng Nguyễn Chích với lực lượng của Lê Lợi là một bước tiến quan trọng cua phong trào Lam Sơn nói riêng và của sự nghiệp chống quân Minh đô hộ nói chung.
Đối với Bộ chỉ huy Lam Sơn, thêm Nguyễn Chích không phải chỉ đơn giản là thêm một người giàu nghĩa khí, mà thực là thêm một dũng tướng dày dạn kinh nghiệm trận mạc, thêm một bộ óc chiến lược tài ba. Chính Nguyễn Chích là người đã có công tạo ra bước ngoặt lịch sử cho phong trào Lam Sơn vào cuối năm 1424. Tháng 10 năm 1424, Bộ chỉ huy Lam Sơn đã có một cuộc hội nghi quân sự rất quan trọng. Hội nghị đã quyết định chấm dứt thời kỳ hòa hoãn với quân Minh và chủ động tấn công để từng bước làm thay đổi tương quan thế và lực của đôi bên. Tại hội nghị này, Nguyễn Chích đã trình bày một ý kiến rất xuất sắc, được Bộ chỉ huy Lam Sơn nhiệt liệt tán thành. Sử gọi đó là chiến lược Nguyễn Chích
Nội dung ý kiến của Nguyễn Chích là: Lam Sơn phải nhanh chóng mở rộng địa bàn hoạt động, phải chiếm cho kỳ được một vùng đồng bằng rộng lớn mới có thể huy động được sức người và sức của cho cuộc chiến đấu lâu dài. Vùng đồng bằng rộng lớn mà Nguyễn Chích đề nghị chính là Nghệ An. Về mặt lý luận, Nguyễn Chích cho rằng, Nghệ An là nơi xa, lực lượng của quân Minh vừa ít lại vừa yếu, khả năng chiến thắng của nghĩa quân Lam Sơn rất rõ ràng. Nghệ An là nơi tiếp giáp với Thanh Hóa, rất tiện lợi cho cuộc tấn công của Lam Sơn. Về mặt thực tiễn, Nguyễn Chích cũng nói rõ, ông từng có dịp qua lại vùng này, nắm vững đường đi lối lại và do đó, có thể làm người dẫn đường và làm tướng tiên phong cho Lam Sơn. Trên cơ sở ý kiến của Nguyễn Chích, cuối năm 1424, cuộc tấn công bất ngờ của Lam Sơn vào Nghệ An bắt đầu.
Trong vòng một thời gian rất ngắn, Lam Sơn đã liên tiếp giành được nhiều thắng lợi vang dội. Nguyễn Trãi đã viết về cuộc tấn công này với những lời rất hùng tráng:
“Trận Bồ Đằng: Sấm vang chớp giật,
Trận Trà Lân: Trúc chẻ tro bay”.
Chiếm được Nghệ An, nói theo cách nói của Nguyễn Chích là tìm được đất đứng chân, và từ đất đứng chân đặc biệt này, nghĩa quân Lam Sơn đã liên tiếp làm nên những kỳ tích:
- Buộc thành Nghệ An phải tồn tại chơ vơ như một ốc đảo giữa một vùng giải phóng rộng lớn. Trong lúc đó, Bộ chỉ huy Lam Sơn lại đường đường đóng ngay ở núi Thiên Nhẫn - một vị trí cách thành Nghệ An không xa. Tại đây, Lê Lợi cho xây thành để đặt đại bản doanh. Thành ấy, dân gian thường gọi là thành Lục Niên.
- Mùa thu năm 1425, Lam Sơn tiến quân ra giải phóng vùng đồng bằng Diễn Châu. Và cũng chỉ sau một vài trận giao tranh, Lam Sơn đã hoàn toàn giành được ưu thế. Thành Diễn Châu cũng lâm vào hình trạng bị cô lập, không khác gì thành Nghệ An. 
- Cũng ngay trong mùa thu năm 1425, nghĩa quân Lam Sơn đã nhân đà thắng lợi, tiến gấp ra giải phóng đất Thanh Hóa. Giặc phải hốt hoảng co về cố thủ trong thành Tây Đô.
- Đầu mùa đông năm 1425, quân Lam Sơn tấn công vào Tân Bình và Thuận Hóa (bấy giờ, vùng này tương ứng với miền đất từ phía Nam tỉnh Hà Tĩnh vào đến Quảng Ngãi ngày nay). 
Từ đây, Lam Sơn thực sự là chủ nhân của một vùng đất giải phóng rộng lớn và liên hoàn từ Thanh Hóa trở vào Nam. Tương quan thế và lực giữa Lam Sơn với quân Minh đã thay đổi một cách thật nhanh chóng. Ở một chừng mực nhất định nào đó, chúng ta cùng có thể nói rằng, những thắng lợi nói trêu đều nảy sinh từ sự đúng đắn của chiến lược Nguyễn Chích. Và tất cả những thắng lợi sau đó của phong trào Lam Sơn đều không thể tách rời ảnh hưởng to lớn của chiến lược Nguyễn Chích. Nhiều nhà nghiên cứu đã xếp vị trí và tầm vóc của Nguyễn Chích trong khởi nghĩa Lam Sơn chỉ sau Lê Lợi và Nguyễn Trãi mà thôi.
Từ tháng 10 năm 1424 trở đi, Nguyễn Chích thường luôn được hầu cận bên cạnh Lê Lợi và đóng góp cho Lê Lợi cũng như Bộ chỉ huy Lam Sơn nhiều ý kiến xuất sắc. Vì lẽ này, hầu như ông không trực tiếp cầm quân tham gia các trận đánh nữa. Tuy nhiên, vai trò của ông cũng không hề vì thế mà trở nên mờ nhạt. Ông có mặt thường xuyên trong Bộ chỉ huy Lam Sơn và tham gia quyết định những vấn đề quan trọng, góp phần không nhỏ vào thắng lợi chung của phong trào Lam Sơn.
Khi Lê Lợi lên ngôi, Nguyễn Chích được phong tước Đình Thượng Hầu. Suốt thời Lê Thái Tổ, Lê Thái Tông và những năm đầu đời Lê Nhân Tông, Nguyễn Chích là tướng cầm quân trấn giữ vùng phía Nam của đất nước ta.
Tháng 12 năm 1448, Nguyễn Chích qua đời vì bệnh, khi đang còn giữ chức Nhập nội Đô đốc. Triều đình truy tặng ông là Nhập nội Tư không, Bình Chương sự, đồng thời, ban cho ông tên thụy là Trinh Vũ.

Nguồn: Danh tướng Việt Nam - Tập 2: Danh tướng Lam Sơn / Nguyễn Khắc Thuần.-H.: Giáo dục, 1996
Xem tiếp...

NHỚ MỘT THỜI 21

(ĐC sưu tầm trên NET)




Xem tiếp...

CÂU CHUYỆN LỊCH SỬ 45

(ĐC sưu tầm trên NET)

Vì sao Nguyễn Văn Thiệu quyết định rút khỏi Tây Nguyên?

50 năm trước, Nguyễn Văn Thiệu quyết định rút lui khỏi mảnh đất chiến lược Tây Nguyên. Vì sao vậy?

Từ bỏ cao nguyên
Trong suốt lịch sử chiến tranh xâm lược Việt Nam, cả người Pháp và người Mỹ đều đánh giá Tây Nguyên là nóc nhà của Đông Dương. Đó là một vùng có giá trị chiến lược quân sự quan trọng, ai làm chủ được Tây Nguyên sẽ làm chủ được Đông Dương. Tuy nhiên, những ngày này của 40 năm trước, quân đội Sài Gòn đã quyết định rút khỏi vùng đất chiến lược này. Đó không phải một đợt lui binh chiến thuật mà là một cuộc rút lui quy mô lớn với cả một quân đoàn được trang bị hiện đại gồm hàng ngàn xe pháo và các trang bị cồng kềnh. Quyết định rút lui này được đưa ra sau khi quân đội Sài Gòn để mất thành phố Buôn Ma Thuột.
Theo lời khai của viên Đại tá Phạm Duy Tất - Chỉ huy trưởng biệt động quân thuộc Quân khu 2 (VNCH) được tướng Văn Tiến Dũng trích trong hồi ký Đại thắng mùa xuân, ngày 14/3/1975, Tổng thống chính quyền Sài Gòn Nguyễn Văn Thiệu đã có cuộc họp với các tướng lĩnh ở Cam Ranh để bàn về bước đi sau khi thất trận ở Buôn Ma Thuột.
Vi sao Nguyen Van Thieu quyet dinh rut khoi Tay Nguyen?
Đội hình Quân đoàn 2 VNCH rút khỏi Tây Nguyên ngày 16/3/1975. 
Trong cuộc họp đó, Thiệu hỏi tướng Cao Văn Viên có còn quân trù bị để tăng cường cho Tây Nguyên không thì nhận được câu trả lời không còn. Thiệu lại hỏi Phạm Văn Phú – Tư lệnh Quân đoàn 2 rằng nếu không có tăng viện thì giữ được bao lâu. Phú trả lời giữ được 1 tháng với điều kiện được yểm trợ không quân tối đa, tiếp tế đường không đầy đủ để bù đắp thiệt hại của những trận vừa qua. Phú thề sẽ tử thủ ở Pleiku nếu được đáp ứng các điều kiện trên.
Tuy nhiên ông Thiệu nói ngay cả việc tiếp tế đường không cũng không thể đáp ứng và kết luận rằng phải rút khỏi Kon Tum, Pleiku để bảo toàn lực lượng, lấy quân đưa về giữ đồng bằng ven biển, tiếp tế thuận lợi hơn.
Vấn đề rút theo đường nào cũng được đưa ra bàn bạc. Tướng Cao Văn Viên nói rằng trong lịch sử chiến tranh Đông Dương, chưa có lực lượng nào rút theo đường 19 mà không bị diệt còn đường 14 thì càng không thể được. Những người dự họp cho rằng chỉ có đường số 7 từ lâu không dùng đến, tuy xấu nhưng như vậy có thể tạo yếu tố bất ngờ giúp cuộc rút lui an toàn.
Ngày 15/3 Quân đoàn 2 VNCH bắt đầu rút khỏi Tây Nguyên với liên đoàn biệt động số 6, liên đoàn biệt động số 23 và lữ đoàn kỵ binh số 2 làm nhiệm vụ bảo vệ đường, liên đoàn công binh đi trước để chữa đường, bắc cầu. Trước đó, vào đêm 14 rạng ngày 15/3, Bộ Chỉ huy tiền phương Quân đoàn 2 VNCH đã rút về Nha Trang bằng máy bay.
Tuy nhiên, cuộc rút lui sau đó bị thất bại. Theo "Lịch sử kháng chiến chống Mỹ" tập 8, Quân đoàn 2 VNCH bị chặn lại thị xã Cheo Reo và bị đánh tan tại đây. Phần lớn vũ khí và phương tiện của quân đoàn này hoặc bị phá hủy hoặc bị quân giải phóng chiếm được.
Mặc dù một số lượng lớn bộ binh của Quân đoàn 2 chạy thoát về phía đồng bằng ven biển nhưng tinh thần hoang mang và các vũ khí nặng đã mất hết nên quân đoàn này cơ bản đã bị loại khỏi vòng chiến. Mặt khác, các nhóm tàn quân rút được về đồng bằng không những không thể tăng cường thêm sức phòng thủ mà thậm chí chỉ làm tăng thêm không khí hoang mang cho những kẻ chưa bị tấn công.
Vì sao Thiệu quyết rút khỏi cao nguyên?
Nhận xét về quyết định rút khỏi Tây Nguyên của quân đội Sài Gòn, trong hồi ký "Đại thắng mùa xuân", Đại tướng Văn Tiến Dũng viết: “…trong ký ức tôi hiện lên nhiều hình ảnh rút chạy của địch trong cuộc chiến tranh chống Pháp và chống Mỹ: cảnh tháo chạy của Sáctông và Lơpagiơ trên đường số 4 hồi Chiến dịch Giải phóng Biên giới, cảnh tháo chạy của Trung đoàn thuỷ quân lục chiến Mỹ ở Khe Sanh năm 1968, của Sư đoàn 1, các lữ đoàn dù và lữ thuỷ quân lục chiến nguỵ ở Đường 9-Nam Lào năm 1971, của Sư đoàn 3 nguỵ ở Quảng Trị năm 1972. Địch đã nhiều phen rút chạy trước sức tiến công của ta và thường áp dụng những thủ đoạn nghi binh khác nhau khi rút.Nhưng giờ đây, cả một quân đoàn chủ lực của nguỵ rút chạy hộc tốc, bỏ cả Tây Nguyên - một địa bàn chiến lược rất quan trọng thì vì sao? Theo lệnh ai? Hai đòn sấm sét ta đánh ở nam Tây Nguyên đã làm rung động quân địch đến thế kia ư? Đúng là đòn đánh trúng huyệt, địch bắt đầu ngấm, chỉ sau có mấy ngày. Đúng là địch đã choáng váng và rối loạn về chiến lược. Lại một sai lầm nữa rất lớn về chiến lược của chúng”.
Người quyết ý rút bỏ cao nguyên là Tổng thống chính quyền Sài Gòn Nguyễn Văn Thiệu. Là một sĩ quan lục quân được đào tạo bài bản theo chương trình của Pháp trước khi bước vào chính trường Thiệu không thể không hiểu vị trí chiến lược của Tây Nguyên. Vậy thì vì sao ông ta đã quyết định đi một nước cờ như vậy?
Vi sao Nguyen Van Thieu quyet dinh rut khoi Tay Nguyen?-Hinh-2
Nguyễn Văn Thiệu.
Trong cuốn sách "Khi đồng minh tháo chạy", ông Nguyễn Tiến Hưng – phụ tá của ông Thiệu đã cố gắng trả lời câu hỏi này dựa trên các sự kiện liên quan. Theo ông Hưng, ảnh hưởng lớn nhất cho quyết định này là tình hình viện trợ quân sự của Mỹ.
Giữa tháng 8/1974, Quốc hội Mỹ duyệt mức chuẩn chi viện trợ quân sự cho Việt Nam Cộng hòa ở con số 700 triệu USD. Cũng thời điểm đó, theo tính toán của Bộ Tổng tham mưu quân đội VNCH, dự trữ đạn dược và xăng dầu đã gần cạn, nếu không có bổ sung, dự trữ đạn tồn kho chỉ đủ cung ứng được từ 30 đến 45 ngày. Tướng Cao Văn Viên nói rằng: “Số đạn tồn kho sẽ hết vào tháng 6/1975 nếu không nhận được thêm viện trợ”.
Trên cơ sở đó, một số tướng lĩnh Sài Gòn dưới sự cố vấn của sĩ quan Mỹ đã đề xuất lên ông Thiệu ý tưởng rút bỏ cao nguyên nếu quân giải phóng tổng tấn công. Ông Nguyễn Tiến Hưng kể lại rằng trong một cuộc họp hồi cuối năm 1974, ông đã đọc được một tài liệu phân tích ảnh hưởng của các mức viện trợ quân sự tới khả năng chiến đấu và phân chia theo từng quân, binh chủng. Theo đó, nếu mức viện trợ quân sự là 1,4 tỷ USD thì có thể giữ được tất cả những khu đông dân cư của cả 4 vùng chiến thuật. Nếu là 1,1 tỷ thì vùng I phải bỏ. Nếu là 900 triệu thì khó lòng giữ được vùng I và vùng II chiến thuật. Nếu là 750 triệu thì chỉ có thể phòng thủ vài khu vực chọn lọc. Nếu dưới 600 triệu thì chỉ còn giữ được Sài Gòn và vùng châu thổ sông Cửu Long.
Ngoài ra, từ 1/8/1974, một nhóm nghiên cứu của quân đội Sài Gòn được Chuẩn tướng về hưu Ted Sarong của Australia cố vấn đã đi đến kết luận là quân đội Sài Gòn nên bỏ vùng I và vùng II và tập trung lại để chỉ giữ một tuyến từ Tây Ninh tới Nha Trang.
Như vậy, quyết định rút khỏi cao nguyên của ông Thiệu ít nhất đã được xem xét từ trước đó vài tháng nhưng không phải dựa trên những cân nhắc chiến lược chiến thuật quân sự mà chỉ dựa trên số lượng viện trợ quân sự Mỹ. Qua đó cho thấy rõ tính chất phụ thuộc của quân đội Sài Gòn vào Mỹ.
Theo Trần Vũ/Người Đưa Tin

Ngô Đình Diệm đã bị anh trai hại chết ra sao?

Ít người biết Ngô Đình Thục có công đưa Ngô Đình Diệm lên đỉnh cao quyền lực nhưng cũng tạo ra giọt nước tràn ly khiến em mình tử nạn.

Quyền lực trong hậu trường
Ngô Đình Thục là anh thứ hai trong gia đình Ngô Đình Diệm. Sau khi người anh cả là Ngô Đình Khôi mất năm 1945, Thục theo nếp cũ “quyền huynh thế phụ” trở thành người có tiếng nói quyết định trong gia đình họ Ngô Đình, mặc dù ông này đã là một linh mục. Chính Ngô Đình Nhu cũng từng phân trần với linh mục Cao Văn Luận về quyền uy của ông Thục rằng “Thân sinh tôi mất rồi thì chỉ còn đức cha là bậc quyền huynh thế phụ. Tôi không biết phải nói thế nào, Tổng thống thì cả nể Đức cha (Thục) lắm”.
Ngo Dinh Diem da bi anh trai hai chet ra sao?
 Giám mục Ngô Đình Thục. Ảnh: Wikipedia.
Từ khi Ngô Đình Diệm lên làm Tổng thống, Thục ngày càng can dự sâu vào chính trị. Cuốn sách "Cái chết của anh em nhà Ngô nói rằng: Từ ngày Ngô Đình Diệm trở thành Tổng thống chính quyền Sài Gòn thì Ngô Đình Thục cũng trở thành “Tổng thống” trong giới Công giáo. Ông ta can dự vào nhiều vụ dàn xếp, mua quan bán chức trong chính giới. Thậm chí ông ta còn lấy tư cách anh Tổng thống để ra lệnh mở kho tài sản quốc gia để lấy vật liệu xây dựng xây các công trình nhà thờ Công giáo.
Uy quyền của Ngô Đình Thục lớn nên các linh mục cũng theo đó trở thành thế lực có tiếng nói. Uy quyền của họ lên tới đỉnh điểm khi nhiều người dân có việc kiện cáo không mang ra chính quyền mà mang đến nhà thờ cho cha xứ. Chỉ cần vị linh mục phê vào lá đơn là đại diện chính quyền phải chấp hành răm rắp.
Chính Ngô Đình Thục, trên một tạp chí của Công Giáo vào ngày 15/4/1963 đã thừa nhận rằng trên bàn giấy của ông ta luôn luôn có 1 chồng đơn từ xin can thiệp những chuyện thế tục. Và cha Thục cũng “tự hào” khoe rằng mình từng nhiều lần có ý kiến với chính quyền để giải quyết các lá đơn.
Nhờ bóng Thục, các linh mục Công giáo cũng được thể làm lớn. Khi cần tiền làm việc gì, họ thường tổ chức bán vé xổ số “Tombola”. Đây là một hình thức vận động quyên góp có thưởng. Người ủng hộ sẽ được phát 1 tấm phiếu ghi số tiền đóng góp. Trên phiếu có ghi số thứ tự. Kết thúc cuộc quyên góp, ban tổ chức sẽ quay chọn số. Tấm phiếu nào có số thứ tự trùng với số xổ sẽ được nhận một phần quà hoặc một khoản tiền có giá trị tượng trưng.
Theo các quy định đương thời thì những cuộc tổ chức sổ xố như vậy phải xin giấy phép rất nhiêu khê. Nhưng các linh mục thì không cần phải xin mà cứ tự do tiến hành vì không ai dám đụng vào họ. Không những thế, các linh mục cứ nhằm mấy ông quận trưởng, xã trưởng nhờ bán vé hộ. Ôm một đống vé, bán thì không ai mua, không bán thì mất lòng các vị “con trời” nên họ đành phải xuất công quỹ ra mà ôm trọn.
Ở cấp dưới là như vậy, trên cấp cao, suốt thời kỳ Thục làm giám mục ở Vĩnh Long, hàng tuần các quan chức Chính phủ, Quốc hội, Quân đội.... lại “hành hương” về Vĩnh Long để “thỉnh an” cha Thục. Sự việc này được chính Ngô Đình Nhu thổ lộ với linh mục Cao Văn Luận “ Từ ngày Đức cha về Huế, ở đây tôi mới rảnh rang. Khi Đức cha còn ở Vĩnh Long thì thứ bảy, chủ nhật nào bọn họ cũng rủ nhau xuống Vĩnh Long cả nội các, cả Quốc hội. Biết là phiền phức nhưng không làm thế nào được”.
Ngo Dinh Diem da bi anh trai hai chet ra sao?-Hinh-2
 Ông Ngô Đình Diệm.
Minh chứng cho lời ông Nhu, trong cuốn sách "Ai đã giết anh em Ngô Đình Diệm" có kể câu chuyện: “Vào khoảng tháng 6/1960, nhân một buổi lễ trọng thể tại Vĩnh Long (buổi lễ thuộc phạm vi tôn giáo), thế nhưng từ sáng sớm đã có hàng trăm xe hơi nối đuôi nhau trên con đường “hành hương” về Vĩnh Long. Hầu hết là các Bộ trưởng, dân biểu, tướng tá, công chức cao cấp. Vì có hàng trăm xe của nhân viên chính quyền cho nên Bắc Mỹ Thuận bị kẹt, xe hàng, xe dân bị ứ lại dài cả hàng cây số và phải đợi cả hàng 2, 3 giờ mới được khai thông. Một nhà báo Mỹ cũng bị kẹt trong đám xe đó. Khi trở về Sài Gòn ông ta tỏ ý phàn nàn và phê bình gay gắt… Chuyện đến tai Ngô Đình Nhu, ông đỏ mặt tía tai đập tay vào bàn rồi gọi điện thoại cho ông Chủ tịch Quốc hội Trương Vĩnh Lễ: “Làm cái gì mà kỳ vậy. Xuống đấy làm cái gì mà lố vậy. Tôi nhờ ông bảo bọn họ ngưng ngay cái trò đó đi”. Ông Nhu không thích là chuyện của ông Nhu. Con đường Sài Gòn – Vĩnh Long vẫn tấp nập khách công hầu”.
Thành vì Thục, bại cũng vì Thục
Cuối thập niên 1950, Diệm rơi vào cơn thất chí vì hết theo Pháp lại theo Nhật mà không được gì. Nhận thấy cách làm chính trị kiểu trùm mền ngáp ruồi của Diệm không hiệu quả, Thục đã thu xếp 1 chuyến đi dài cho Diệm. Lúc này Thục là Giám mục ở Vĩnh long. Ngày 18/6/1950, Thục xin với Đại sứ Mỹ - Gullion tại Sài Gòn cho Diệm và ông ta nhập cảnh Hoa Kỳ với lý do trên đường qua Roma dự năm Thánh.
Tại Mỹ, Thục vận động Hồng y Spellman thu xếp một bữa cơm chiều tại khách sạn Mayflower ở Washington với sự tham dự của nhiều chính trị gia Mỹ. Được Thục động viên, Diệm đã đứng lên miễn cưỡng diễn thuyết chống Cộng. Nhờ vụ này mà các nghị sĩ Mỹ biết tới một người mặt trắng bệch, dáng đi lúc lắc, là “con nước chúa”, từng làm quan triều Nguyễn và quan trọng là đang căm thù Cộng sản không rõ nguyên do.
Người Mỹ đang tự cho mình có sứ mệnh be bờ ngăn làn sóng cộng sản tại Đông Dương. Đúng lúc đó Ngô Đình Diệm xuất hiện với đầy đủ tiêu chí Mỹ cần nên ngay lập tức trở thành ứng cử viên sáng giá của Mỹ tại tiền đồn chống cộng ở Việt Nam. Chẳng bao lâu sau, Pháp thua, Mỹ nhảy vào miền Nam Việt Nam và Diệm trở thành Tổng thống dưới sự đạo diễn của Mỹ.
Trong việc này, Thục là người có công lớn nhất nhưng không ngờ 9 năm sau chính ông ta lại hủy hoại “ngôi vị” của Diệm. Ngày 6/5/1963 (2 ngày trước lễ Phật Đản), Diệm ra sắc lệnh cấm treo cờ Phật. Nguyên do của cái lệnh kỳ cục này đều xuất phát từ Thục.
Cuốn sách "Tại sao Mỹ thua ở Việt Nam" của Nguyễn Phú Đức cho biết: “ Đầu tháng 5/1963, tín đồ Phật tử ở Huế chuẩn bị lễ Phật Đản lần thứ 2507. Lần đó lại trùng với dịp kỷ niệm 25 năm cha Ngô Đình Thục được phong Giám mục đang phụng sự việc đạo tại Huế. Là anh cả của Tổng thống Diệm, cha Thục không phải là con người có tính khiêm nhường Cơ đốc giáo. Ông tỏ ra giận dữ khi không nhận được điện văn chúc mừng của các Thượng tọa Phật giáo tại Huế. Để trả thù, cha Thục dùng tình huynh đệ can thiệp với chính quyền Diệm ra lệnh cấm treo cờ Phật trong ngày Phật Đản với lý do chỉ có quốc kỳ mới được treo nơi công cộng”.
Khi cảnh sát đến từng chùa để thực thi sắc lệnh này đã gặp phải sự kháng cự quyết liệt của tăng ni phật tử Huế. Vào ngày 8/5, một cuộc biểu tình lớn của phật tử Huế nổ ra và cứ thế lan rộng ra khắp miền Nam ở mọi ngành mọi giới. Đáp lại, Diệm Nhu đàn áp dã man, cho cảnh sát tấn công vào chùa. 11/6, Hòa thượng Thích Quảng Đức tự thiêu, giáng một đòn dư luận mạnh mẽ vào chế độ Diệm. Mấy tháng sau đó, liên tiếp xuất hiện các cuộc biểu tình. Những làn sóng dư luận mạnh mẽ do sự kiện Phật giáo gây ra ở trong nước và trên thế giới, đặc biệt là ở Mỹ đã là giọt nước tràn ly dẫn đến việc Mỹ cho lật đổ Diệm để tìm một “con ngựa” khác. Do vậy, có thể nói trong sự nghiệp của Diệm, thành cũng nhờ Thục mà bại cũng vì Thục.
Theo Trần Vũ/Người Đưa Tin
Xem tiếp...

AN CHI GIẢI ĐÁP 3

(ĐC sưu tầm trên NET)

Màn, màng và mùng

(Petrotimes) - Trong quan họ có bài “Con nhện giăng mùng”. Xin ông vui lòng giải thích thêm nghĩa chữ “mùng” trong bài này?
Bạn đọc: Xin được hỏi ông An Chi: “mùng” có phải là hình thức cổ của “màn”? Ở trong Nam phân biệt “màn (cửa)” và “mùng (chống muỗi)”, nhưng ở Bắc thấy người ta dùng “màn” cho cả hai nghĩa này. Trong quan họ có bài “Con nhện giăng mùng”. Xin ông vui lòng giải thích thêm nghĩa chữ “mùng” trong bài này? Xin chép lại lời bài hát để ông tiện xem xét:
“Bỉ: Người về… để con nhện í ơ ớ ơ nó mấy giăng hự hừ mùng là giăng ứ hự mùng.
Hát: Đêm năm canh a lính tình tang là em luống chịu ớ ơ đôi í ba người ơi i hự lá hội hừ. Đêm năm canh a lính tình tang là em luống chịu í ơ ơ lạnh à lùng, cả năm Quan họ trở ra à về. Có nhớ í ơ ớ ớ ơ có nhớ chăng ố mà đến chúng em chăng, Quan họ trở ra à về. Có nhớ í ơ ớ ớ ơ có nhớ chăng ố mà đến chúng em chăng ì í i”.
Một lần nữa xin cảm ơn ông.
Tam Bách Ngưỡng (Bắc Ninh)
Học giả An Chi: Hai từ “màn” và “mùng” không có quan hệ gì về mặt từ nguyên.
“Màn” là âm xưa của chữ “mạn” [幔], có nghĩa là “màn”. Phàm các từ Hán Việt bắt đầu bằng phụ âm M- mang thanh điệu 2 (dấu huyền) thì đều là âm xưa của những từ cùng gốc mang thanh điệu 6 (dấu nặng): - “miền” trong “dân ca ba miền” là âm xưa của “miện” [面], nay đã đọc thành “diện”, có nghĩa là “phương”, “hướng”; - “mồ” trong “mồ mả” là âm xưa của “mộ” [墓] trong “mộ chí”; - “mì” trong “nhu mì” là âm xưa của “mị” trong “nhu mị” [柔媚]; v.v...
Còn “mùng” trong “mùng mền” thì bắt nguồn ở từ ghi bằng chữ [幪] (cũng viết không có bộ “thảo” [艹] ở trên, bên phải), mà âm Hán Việt hiện đại là “mông”. Ngoài nghĩa động từ, Hán ngữ đại tự điển (Thành Đô, 1993) đã ghi cho nó hai nghĩa danh từ: 1.- khăn để che đậy đồ vật; 2.- màn, trướng. Phàm các từ Hán Việt bắt đầu bằng phụ âm M- mang thanh điệu 2 (dấu huyền) thì đều là âm xưa của những từ cùng gốc mang thanh điệu 1 (không dấu): - “mà” trong “mịn mà”, “mượt mà” (mịn, mượt như được mài) là âm xưa của “ma” [摩,磨] (= mài); - “màng” trong “mùa màng” là âm xưa của chữ “mang” [忙] trong “mang nguyệt” (tháng bận rộn vì nông sự); - “mần” (= làm) là âm xưa của chữ “mân” [忞] (= gắng sức); - “mồi” trong “mồi lửa” là âm xưa của chữ “môi”
[媒] trong “hỏa môi”, thường phát âm thành “hỏa mai”; v.v... Trở lên là nói về thanh điệu; còn về vần thì - ÔNG và -UNG là những người bà con gần gũi, quen thuộc: - “cộng” [共] với “cùng”; - “động” [動] với “đụng”; - “lồng” trong “lồng chim”, “lồng bàn” với “lung” [籠] trong “lao lung”; - “nồng” trong “nồng hậu” bây giờ đọc là “nùng” [濃]; - “ngồng” trong “tồng ngồng” với “ngung” [顒] (= đầu quá to); v.v...
Trở lên là nói về “mùng” trong “mùng mền”. Còn “mùng” trong bài quan họ của bạn thì sao? Cứ như lời hát bạn đã ghi thì hiển nhiên là nó có quan hệ về mặt liên tưởng đến bài ca dao “Buồn trông”:
Đêm qua ra đứng bờ ao,
Trông cá: cá lặn, trông sao: sao mờ.

Buồn trông con nhện chăng tơ,
Nhện ơi, nhện hỡi, nhện chờ mối ai?
Buồn trông chênh chếch sao mai.
Sao ơi, sao hỡi, nhớ ai sao mờ?
…………………………….
So sánh ngôn từ giữa hai bên thì ta thấy “giăng mùng” trong “Con nhện giăng mùng” chính là “chăng tơ” trong “con nhện chăng tơ”. Nói toạc ra, “mùng” ở đây chính là cái “mạng nhện”, mà Hán ngữ là “tri thù võng” [蜘蛛網].
“Võng” [網] có nghĩa là “lưới, là một chữ hậu khởi, mà tiền thân là [罔]. Hai chữ này có bộ phận hài thanh là
[亡], nay đọc là “vong” nhưng vốn có phụ âm đầu M - và vốn thuộc vận bộ “dương” [陽] mà nhiều chữ đã đọc theo vần - ANG, như: “dạng” [樣], “sàng” [牀], “trang” [莊], “trạng” [狀], “vãng” [往], v.v... Với phụ âm đầu M - và vần - ANG, chữ “vong” [亡] đã hài thanh cho những chữ “mang” khác nhau: [忙,杗,杧,芒,虻 v.v…]. Vậy thì về mặt lý thuyết, chữ “võng” [罔,網], hài thanh bằng chữ “vong” [亡], cũng có thể đọc với phụ âm đầu M- và vần -ang. Còn trên thực tế thì nó đã từng được đọc thành “màng” trong “màng lưới”, “màng óc” và “mạng” trong “mạng lưới”, “mạng nhện”, “mạng che mặt”, đặc biệt là… “mạng = web”. Với phụ âm đầu V- và vần -ANG, nó từng được đọc thành “váng”: “váng nhện” ở trong Nam chính là “mạng nhện” ở ngoài Bắc còn cái mà ngoài Bắc gọi là “váng” (như trong “váng dầu”, “váng mỡ”) thì trong Nam gọi là “màng màng”. Cứ như trên thì “võng”, “váng”, “mạng”, “màng” là những điệp thức, nghĩa là những từ cùng gốc, nay dùng để chỉ những khái niệm khác nhau nhưng có liên quan xa, gần về mặt ngữ nghĩa. “Võng” vốn là tấm lưới đan thành mắt to hoặc nhỏ, túm lại ở hai đầu để mắc vào gốc cột, gốc cây hay khoen, móc mà nằm. “Váng” cũng có nghĩa gốc là lưới (váng nhện), rồi nghĩa phái sinh là cái lớp mỏng kết lại, được ví như một tấm lưới, phủ lên bề mặt một chất lỏng. “Mạng” thì cũng vốn là lưới (“mạng nhện” - “mạng che mặt”, “mạng đèn măng sông”) còn “màng” là một điệp thức tảo kỳ của “mạng” (màng lưới = mạng lưới).
Còn “mùng” trong “Con nhện giăng mùng” thì sao? Có phải cũng là một điệp thức của “màng” hay không? Chúng tôi cho là không. Như đã nói, “mùng” bắt nguồn ở từ ghi bằng chữ [幪], mà âm Hán Việt hiện đại là “mông”. Ở đây, ta có mối tương quan về vần “UNG - ÔNG”, như đã có nêu dẫn chứng ở trên. Còn chữ “võng” [罔,網] lẽ ra phải đọc thành “vưỡng” vì vốn thuộc vận bộ “dương” [陽] (vần “-ƯƠNG”), mà nhiều chữ đã đọc theo vần “-ANG”, như cũng đã nêu ở trên. Vậy, với “võng” (< “vưỡng”), “váng”, “màng”, “mạng”, ta có tương ứng về vần “ƯƠNG - ANG”.
Với hai mối tương ứng riêng biệt, rõ ràng về vần như trên, ta không có lý do gì để gắn “mùng” với “màng”. Ta chỉ có thể kết luận rằng, trước khi trở thành một từ của phương ngữ miền Nam tương ứng với “màn” (che, chống muỗi) của phương ngữ miền Bắc, thì “mùng” cũng đã từng được sử dụng với nghĩa đó tại vùng trung du Bắc Bộ, là cái nôi của tiếng Việt toàn dân. Dĩ nhiên cả “mùng” lẫn “màn” đều là những cái “lưới” - có ai may mùng, may màn bằng vải bít bùng, kín mít - cho nên từ “mùng” mới được dùng để chỉ cái mạng nhện trong bài “Con nhện giăng mùng” (nếu sự ghi nhận của bạn là hoàn toàn chính xác).
A.C

Mèo mả gà đồng

Bạn đọc: Xin được hỏi ông An Chi câu “Mèo mả, gà đồng” có ý nghĩa gì? Tôi đã tìm thông tin nhưng không thấy đâu giải thích. Rất mong ông giải thích để tôi được hiểu thấu đáo. Xin chân thành cảm ơn! Nguyễn Thành Tâm
Năng lượng Mới số 402
Học giả An Chi: Trước nhất, xin nói về danh ngữ “mèo mả”. Tại bài “Chuyện mèo, chuyện chó” (mục “Từ chữ đến nghĩa”) trên Đương Thời số 26-27 (1/2011), chúng tôi đã viết về một khái niệm hữu quan như sau:
“Mèo đàng là “mèo đường”. Đây là một danh ngữ tương ứng với street cat trong tiếng Anh, chat des rues trong tiếng Pháp và nhai miêu 街貓 trong tiếng Hán. Mèo đàng là mèo vô chủ hoặc tuy có chủ nhưng đã bỏ nhà chủ mà đi lang thang ngoài đường để kiếm cái ăn. Ta có câu ca dao:
Mèo đàng lại gặp chó hoang;
Anh đi ăn trộm gặp nàng xoi khoai.
Tiếng Việt còn có một danh ngữ đồng nghĩa với “mèo đàng” là “mèo mả” trong câu “mèo mả, gà đồng”. Mèo mả là mèo hoang, sống ở bãi tha ma. Thì cũng “đồng hạng” với “mèo đàng” là “mèo vô chủ hoặc tuy có chủ nhưng đã bỏ nhà chủ mà đi lang thang ngoài đường để kiếm cái ăn”. Cách hiểu về hai tiếng “mèo mả” dù sau cũng thống nhất giữa các nhà chú giải. Nhưng “gà đồng” thì có phần rắc rối hơn. Trên Kiến thức Ngày nay số Xuân Quý Dậu, 1993 (bài “Con gà trong ngôn ngữ dân gian”, tr. 24-27), với bút hiệu Huệ Thiên, chúng tôi đã viết:
“Là một vật nuôi, con gà dù có đi kiếm ăn khắp bờ kia bụi nọ, lúc sắp tối cũng trở về chuồng mà ngủ: Chó quen nhà, gà quen chuồng. Nếp sống này làm phát sinh ở chúng một sự ỷ thế: Chó cậy gần nhà, gà cậy gần chuồng. Nhưng cá biệt vẫn có những con gà xé rào. Không biết do nguyên nhân tâm linh hay sinh lý nào mà nó lại bỏ nhà chủ ra đi để trở thành gà hoang sống ở ngoài gò, ngoài đồng. Bởi thế mới có câu mèo mả, gà đồng (xin đừng nhầm với gà đồng là con ếch, cùng một kiểu nói với hươu thềm là con chó, v.v…)”.
Tuy chúng tôi đã nói rõ sự khác nhau giữa khái niệm “gà đồng” đang xét với “gà đồng” là ếch nhưng có một độc giả vẫn gửi thư đến để phản đối cách hiểu của chúng tôi. Vị này nói rằng năm ông ấy học trung học trước giải phóng, thầy dạy Quốc văn có giải thích thành ngữ mèo mả, gà đồng như sau: “Nghĩa đen: Đến mùa động dục, họ hàng nhà mèo tìm nơi thanh vắng để làm tình, chẳng hạn như nơi gò mả hoang vắng. Còn họ nhà ếch (gà đồng) bắt từng cặp với nhau ngoài đồng ruộng khi những cơn mưa đầu mùa trút xuống. Nghĩa bóng: Ở đây chỉ bọn thanh niên lêu lổng có tình cảm lăng nhăng bậy bạ”. Và vị độc giả này kết luận: “Vậy gà đồng trong thành ngữ nói trên là ếch chứ không phải “gà hoang” như Huệ Thiên đã nói”.
Việt Nam tự điển của Lê Văn Đức (chủ biên) và Lê Ngọc Trụ (hiệu đính) cũng giảng như thầy giáo của độc giả đó. Nhưng soạn giả của quyển từ điển này và vị thầy giáo nọ đã nhầm một cách căn bản mặc dù cách hiểu chính xác đã được ghi nhận trong hầu hết những quyển sách hoặc từ điển.
Đào Văn Tập giảng rằng mèo mả, gà đồng đồng nghĩa với mèo đàng, chó điếm, dùng để chỉ “những kẻ điếm đàng, du thủ du thực” (Từ điển Việt Nam phổ thông, Nhà sách Vĩnh - Bảo, Sài Gòn, 1951). Đây cũng là cách giảng của Đào Duy Anh: “Mèo ở mả, gà ở đồng, không ở nhà, chỉ những hạng người không có căn cứ, vô lại, ví như những kẻ trốn chúa lộn chồng” (Từ điển Truyện Kiều, NXB Khoa học Xã hội, 1954, tr.245). Nguyễn Thạch Giang cũng giảng: “Mèo hoang sống kiếm cái ăn nơi nghĩa địa, gà hoang sống ở đồng nội, ví như hạng người vô lại, không có sở cứ nhất định” (Truyện Kiều, khảo đính và chú thích, Hà Nội, 1972, tr.438, câu 1731). Còn sau đây là lời của Nguyễn Quảng Tuân: “Giảng “gà đồng” là con ếch thì chẳng có nghĩa gì. Mèo mả gà đồng ở đây được đặt đối nhau: Mèo ở mả, gà ở đồng. Mèo ở mả là mèo hoang, sống ở tha ma. Gà ở đồng là gà hoang, sống ở đồng nội. Người ta ví hạng vô lại, không có chỗ ở nhất định với loại mèo hoang sống lang thang ngoài nghĩa địa và với loài gà hoang sống lang thang ở ngoài đồng nội. Gà đồng đâu có phải chữ nói lóng mà giảng là con ếch!” (Chữ nghĩa Truyện Kiều, Hà Nội, 1990, tr.58).
Trên đây là cách hiểu của các nhà từ điển và nhà chú giải. Bây giờ, nếu đặt thành ngữ đang xét vào câu Kiều thứ 1.731 và ngôn cảnh cụ thể của đoạn Kiều 1.725-1.736 là lời mắng mỏ của Hoạn Bà thì ta sẽ thấy nó chẳng có liên quan gì đến chuyện “trên Bộc trong dâu”, nghĩa là đến chuyện “bắt cặp”, “làm tình”giữa nam và nữ cả. Mụ ta chỉ mắng Kiều là hạng đàn bà con gái bỏ nhà đi hoang mà thôi. Sau khi “điều tra lý lịch” của Kiều, Hoạn Bà chỉ hạ cho nàng sáu chữ, ba tính cách: Bơ thờ, trốn chúa, lộn chồng. Ta hãy xét xem đây là ba tính cách như thế nào. Bơ thờ là lơ là, không quan tâm đến, không thiết gì đến công việc. Trốn chúa (chúa (từ cũ) = chủ) là bỏ nhà chủ mà trốn đi. Còn lộn chồng là bỏ chồng mà đi lấy gã đàn ông khác. Mụ ta nêu lên ba tính cách đó để chứng minh cho kết luận của mình về Kiều rằng “con này chẳng phải thiện nhân”. Thiện nhân là gì? Là người lương thiện, nói nôm na, là người đàng hoàng. Tiếng là “nôm na” nhưng đàng hoàng lại bao quát nhiều tính cách tốt đẹp: Không dâm đãng, không ăn chơi, không trộm cướp, không du thủ du thực, không lừa đảo, v.v… Đâu có phải chỉ là… không dâm đãng để từ đó suy ra mà giảng gà đồng thành chuyện “ếch bắt cặp”, “làm tình” giữa nam và nữ. Nếu không tự đặt mình vào sự ràng buộc chặt chẽ của từ ngữ, văn cảnh và cốt truyện mà cứ “bung” cách hiểu của mình ra theo hứng thú chủ quan thì không khéo có người sẽ giảng rằng mẹ của Hoạn Thư còn “làm tình” giữa ban ngày ban mặt ngay trên giường thất bảo nữa ấy chứ. Thì đây:
Giữa giường thất bảo ngồi trên một bà mà lại
Bất tình nổi trận mây mưa.
Mây mưa là gì? Sau đây là lời giảng của Đào Duy Anh: “Bài tựa” Cao - đường phú của Tống Ngọc nói rằng tiên vương nước Sở nằm mộng thấy thần-nữ ở núi Vu - giáp (sic), thần - nữ nói: “Thiếp thường làm mây buổi sáng, mưa buổi chiều. Người sau nhân đó dùng từ “vân vũ” tức mây mưa để chỉ sự nam nữ giao hợp”. Nhưng, may quá, Đào Duy Anh còn đưa ra nghĩa thứ hai cho hai tiếng mây mưa là “chỉ cơn giận dữ” (Sđd, tr.243).
Trở lại với danh ngữ gà đồng, chúng tôi xin đưa ra luận cứ cuối cùng để bác bỏ cái nghĩa “ếch” mà khẳng định nghĩa “gà hoang” của nó. Ta nên nhớ rằng “mèo mả - gà đồng” là hai danh ngữ nằm trong thế tiểu đối ở câu Kiều thứ 1.731. Chỉ có hiểu “gà đồng” ở đây là “gà hoang” thì cái sự tiểu đối của Nguyễn Du mới đạt được mức độ viên mãn mà thôi. Tại sao? Hoàn toàn đơn giản là vì trong “mèo mả” thì “mèo” là mèo nên trong “gà đồng” thì “gà” cũng phải là gà chứ không thể là “ếch” một cách tréo ngoe được. Trong một thế đối thật sự chặt chẽ thì chữ đối lại ở vế sau phải theo sát mọi đặc điểm của chữ được đối ở câu trước chứ dứt khoát không thể thoát ly quỹ đạo ngữ pháp và ngữ nghĩa của nó được. Cứ tùy hứng mà hiểu rằng “gà đồng” ở đây thuộc họ ếch nhái thì vô hình trung người ta đã biến Nguyễn Du thành một anh thợ xài chữ tùy tiện, vụng về. Không, “gà đồng” ở đây vẫn là một loài động vật thuộc bộ gà của lớp chim.
A.C
Xem tiếp...

Thứ Tư, 1 tháng 4, 2015

NHỚ MỘT THỜI 20

(ĐC sưu tầm trên NET)

Xem tiếp...

ĐỊA NGỤC TRẦN GIAN 21(Nhà tù Sơn La)

(ĐC sưu tầm tên NET)

Tên di sản: Nhà Tù Sơn La
Địa điểm: Tổ 8, Phường Tô Hiệu, Thành phố Sơn La
Vùng: Quốc lộ 6

Ý nghĩa lịch sử:
I. Tên gọi: Nhà tù Sơn La
          Tên thường gọi: Nhà tù Sơn La
          Tỉnh Sơn La có 12 dân tộc anh em cùng chung sống từ lâu đời. Trước những năm 1908, Sơn La nằm trong địa phận tỉnh Vạn Bú, tỉnh lỵ đặt tại bản Pá giang bên bờ Sông đà. Đầu năm 1908 chính quyền Thực dân cho dời tỉnh lỵ về thị trấn Sơn La, chúng lấy tên của thị trấn nhỏ này đặt tên cho tỉnh. Ngay từ khi chuyển tỉnh lỵ về Sơn La, chính quyền thực dân đã tính đến việc xây dựng một trại giam ở đây, song song với việc xây dựng tòa sứ Nhà giám binh, trại lính và các công sở khác.
          Tháng 10 - 1907, Sở kiến trúc thuộc Nha công chính xứ Bắc kỳ đã hoàn chỉnh thiết kế mặt bằng đầu tiên của Nhà tù Sơn La. Đầu năm 1908, dưới sự đốc thúc của tên công sứ Giăng Mông Pê Ra, Nhà tù Sơn La được gấp rút xây dựng và hoàn thành vào cuối năm 1908, với diện tích 500 m2 . Mang tính chất Nhà tù hàng tỉnh và đặt tên là Nhà tù Sơn La.
          Nhà tù Sơn La được đổi tên thành Ngục Sơn La. Năm 1930 Đảng cộng sản Việt Nam ra đời đã lãnh đạo nhân dân ta nổi dậy đấu tranh chống lại áp bức bóc lột của Thực dân phong kiến. Những cuộc đấu tranh đã làm cho kẻ địch bị bất ngờ, chúng lồng lên tìm đủ mọi cách để đàn áp phong trào cách mạng của quần chúng, mặt khác chúng gấp rút xây thêm hoặc mở rộng các nhà tù, đặc biệt chúng đã chú trọng đến Nhà tù Sơn La. Lợi dụng vị trí, địa thế của Sơn La chúng tiến hành mở rộng Nhà tù Sơn La nên gấp 3 lần so với ban đầu (Từ 500m2 lên 1500m2 ). Từ đây Nhà tù Sơn La đã thay đổi hẳn về tính chất giam giữ tù nhân, nó đã trở thành một trung tâm đặc biệt để đày ải, giam giữ và tiêu hao dần lực lượng cách mạng Việt Nam.
          Bởi vậy từ năm 1930 Nhà tù Sơn La được đổi tên thành Ngục Sơn La (từ PriSon thành Penten cier).
II. ĐỊA ĐIỂM PHÂN BỐ DI TÍCH - ĐƯỜNG ĐI ĐẾN:
          Nhà tù Sơn La nằm trên đỉnh đồi Khau cả, một khu đất cao trung tâm thị xã Sơn La, nơi án ngữ các ngả đường đi Hà Nội - Lai Châu - Tạ Bú. Từ đỉnh đồi Khau cả có thể nhìn bao quát toàn cảnh Thị xã Sơn La, và đặc biệt khu đồi này nằm độc lập và gần như tách biệt với vùng dân cư bên ngoài, vì vậy nó rất thuận lợi cho âm mưu của thực dân pháp xây dựng trung tâm giam cầm những người yêu nước Việt Nam tại đây.
          Nhà tù Sơn La phía Đông giáp trụ sở làm việc của UBND tỉnh Sơn La cách khoảng 100m. Phía Tây nhìn về khu đồi khí tượng có con đường quốc lộ 6 đi thẳng Lai Châu cách con đường này khoảng 200m, phía Nam nhìn ra trung tâm thị xã cách đường Tô Hiệu khoảng 400m, phía Bắc nhìn về phía trụ sở của tỉnh Đảng bộ Sơn La, cách đường Quốc lộ 6 (đi xuôi về Hà Nội) khoảng 500m.
          Nhìn chung Thực dân Pháp chọn địa điểm đồi Khau cả để xây dựng Nhà tù Sơn La để thực hiện âm mưu và tội ác của chúng rất có hiệu quả. Bởi vì với địa điểm nằm trên đồi cao chúng có thể dễ dàng bao quát được mọi hoạt động xung quanh nhà tù và có thể cách ly được những tù nhân chính trị với nhân dân các dân tộc bản địa. Đặc biệt chúng lợi dụng khí hậu khắc nghiệt và công việc khổ sai cộng với chế độ tù đày hà khắc nhằm tiêu hao dần sinh lực của tù nhân.
          * ĐƯỜNG ĐI ĐẾN DI TÍCH:
          Đến tham quan, nghiên cứu hay tìm hiểu về di tích Nhà tù Sơn La, quý khách có thể đi lại rất thuận lợi bằng nhiều phương tiện cơ giới hoặc đi bộ với 2 cửa ngõ vào di tích.
          - Cửa ngõ thứ nhất: Nếu đi theo trục đường quốc lộ 6 (Hướng từ Hà Nội lên) đi qua cầu 308, đến ngã 3 Gốc phượng (tên thường dùng tại địa phương) ngã 3 này - một hướng đi thẳng lên Lai Châu, hướng rẽ tay trái là đường vào trụ sở tỉnh Đảng bộ Sơn La, hướng tay phải ngược lên đồi khoảng 400m là trụ sở UBND Tỉnh Sơn La, đi tiếp đến 100m là đến di tích Nhà tù Sơn La. Đây là con đường chính và thuận tiện mà các đoàn khách thường đến tham quan.
          - Cửa ngõ thứ hai: Cũng bắt đầu từ trục đường 6 hướng đi Lai Châu về trụ sở Tạ Bú ra (gọi là ngã 3 két nước). Nếu từ ngã 3 này lên đến di tích khoảng 400m.
III. NỘI DUNG SỰ KIỆN CỦA DI TÍCH:
          Trong quá trình xâm lược và thiết lập chế độ thuộc địa ở Việt Nam, Thực Dân Pháp đã phải đương đầu với sức phản kháng quyết liệt của dân tộc Việt Nam anh hùng. Biết bao thế hệ người Việt Nam yêu nước, bất chấp sức mạnh vật chất và sự tàn bạo của kẻ thù xâm lược, đã đứng dậy đấu tranh với nhiều hình thức, thực hiện mục tiêu đánh đuổi giặc ngoại xâm cứu nước. Đối phó với một dân tộc như vậy, Thực Dân Pháp đã sử dụng nhiều thủ đoạn dã man chính sách thâm độc như: Chia rẽ, đầu độc, ngu dân, đàn áp và khủng bố. Chúng đã dựng lên hàng loạt nhà tù, trong đó có Nhà tù Sơn La nhằm hủy diệt lực lượng lãnh đạo cách mạng và phong trào quần chúng và thủ tiêu ý trí đấu tranh của nhân dân.
          Nhà tù Sơn La cùng với nhà tù Côn Đảo, Buôn Mê Thuật và Hỏa Lò nổi bật lên những chứng tích về sự tàn bạo của chế độ Thực dân. Cũng chính tại nơi bị giam cầm, đày ải ấy. Những người yêu nước và Cộng Sản Việt Nam đã anh dũng đấu tranh, làm thất bại nhiều mưu đồ đen tối và xảo quyệt, man rợ của kẻ thù.
          Nằm trong hệ thống các nhà tù, Nhà ngục, trại giam … Nhà tù Sơn La do Thực Dân Pháp xây dựng ở nước ta vào những năm đầu của thế kỷ 20. Khởi thủy nó chỉ là Nhà tù hàng tỉnh mang tên "Prison de Vạn Bú" với chức năng là giam giữu từ thường phạm.
          Từ khi Đảng cộng sản Việt Nam ra đời và lãnh đạo nhân dân ra vùng lên đấu tranh chống Đế quốc phong kiến thì Nhà tù Sơn La thay đổi hẳn tính chất, nên được đổi tên là "peni tencier de Son La". Như vậy đối tượng giam giữ không chỉ là tù thường phạm mà cả tù chính trị thuộc các Đảng phái, trong đó chủ yếu là tù Cộng Sản. Như vậy Nhà tù Sơn La trở thành trung tâm giam cầm đày ải những người yêu nước Việt Nam.
          Nếu như năm 1930 chỉ có 24 người tù Cộng Sản tư nhà giam Hỏa Lò bị "phát vãng" lên Sơn La thì tháng 12 năm 1944 con số đó đã lên tới 1007 tù nhân. Sơn La là một tỉnh miền núi cách xa Hà Nội. Chỉ có một con đường độc đạo là con đường số 41 (nay là đường Quốc lộ 6) trình độ dân trí còn thấp và thủa đó là một trong những vùng nổi tiếng "Nước độc rừng thiêng" "Nước Sơn La ma Vạn Bú" hoặc "Ai lên Hát lót Chiềng Lề, khi đi thì dễ khi về thì không". Không thể chém giết cùng một lúc hàng loạt những người dân Việt Nam yêu nước, nên Thực Dân Pháp đã thực hiện âm mưu hết sức thâm độc là lợi dụng khí hậu khắc nghiệt, kết hợp với chế độ ăn uống kham khổ, chế độ lao tù hà khắc, lao động khổ sai cực nhọc…  Để giết dần, giết mòn cả thể xác lẫn tinh thần của người tù chính trị, điều đó đã thể hiện đầy đủ trong các các báo cáo của Công Sứ Sơn La Xanh - Pu - Lốp gửi Thống sứ Bắc kỳ. "chỉ cần một thời gian không lâu, sốt rét, bệnh tật và công việc khổ sai sẽ tiêu hao chúng một cách êm thấm …".
          Tàn nhẫn hơn chúng dùng chế độ vật chất để mua chuộc biến những người lạc hậu thành hàng rào bao vây nhà tù, ngăn cách những người tù chính trị với đông đảo quần chúng nhân dân và lợi dụng sự khác nhau về phong tục tập quán, về ngôn ngữ để ngăn cản tuyên truyền cách mạng của các tù chính trị.
          Trong điều kiện sống lao động, bệnh tật và âm mưu của kẻ thù như vậy. Những người tù chính trị Sơn La phải thực sự đối đầu với những thử thách lớn. Nếu không có nghị lực ý chí và sáng tạo thì rất dễ bị sa ngã, đầu hàng an phận thủ thường. Qua các nguồn tài liệu còn lưu giữ được cho đến ngày nay, qua lời kể của các nhân chứng, chúng ta biết được một phần nào những người tù Cộng sản ngay từ lúc đặt chân tới Nhà tù Sơn La đã ý thức được những khó khăn, nguy hiểm và sớm tìm được cho mình những phương thức hoạt động thích hợp để sống, để tiếp xúc với dân, gây dựng cơ sở cách mạng, để đấu tranh trực tiếp với kẻ thù, rèn luyện và chuẩn bị chu đáo hành trang cần thiết khi có điều kiện trở về với Đảng với tổ chức. Có lẽ chưa có một nhà tù nào trong hệ thống nhà tù của Thực Dân Pháp lập ra nước ta lại có một mô hình tổ chức chặt chẽ, có hiệu quả của những người Đảng cộng sản như ở Nhà tù Sơn La, và cũng ở nơi đây đã đào tạo cho cách mạng, cho Đảng nhiều cán bộ lãnh đạo xuất sắc như vậy: đ/c Trường Chinh, Lê Duẩn, Nguyễn Lương Bằng, Lê Thanh Nghị, Đặng Việt Châu, Văn Tiến Dũng, Nguyễn Văn Trân… và rất nhiều đồng chí giữ các cương vị trọng trách trong các cơ quan Đảng và Nhà nước ta đều thử thách, rèn luyện và trưởng thành từ Nhà ngục Sơn La.
          * CÁC CUỘC ĐẤU TRANH TRONG NHÀ TÙ SƠN LA:
          Kẻ thù tưởng rằng hễ bắt được tù Cộng Sản là có thể tiêu diệt được tinh thần và ý chí chiến đấu của họ, sẽ tiêu diệt được Đảng ta và dập tắt được phong trào của nhân dân ta. Nhưng chúng đã lầm ý chí kiên cường của những người tù cộng sản được rèn đúc mài sáng trên sự tàn bạo của chúng. Người Đảng viên Cộng sản không chịu chết mòn trong gông cùm của kẻ thù, mà họ đấu tranh bảo tồn lực lượng, bảo vệ khí tiết cách mạng của Đảng, tổ chức cuộc sống, học tập lý luận và tuyên truyền cách mạng, giác ngộ quần chúng, xây dựng cơ sở cách mạng bên ngoài nhà tù.
          Trong giai đoạn năm 1930 - 1932, các đoàn tù chính trị gồm 50 người bị kết án khổ sai 5 năm đày lên Sơn La, tháng 2 năm 1933, đoàn tù thứ 4 gồm 210 người, đây là đoàn tù đông nhất bị đày lên Sơn La. Sau khi Thực Dân Pháp đàn áp dã man phong trào Xô Viết Nghệ Tĩnh. Trong đoàn tù này có các đồng chí: Trịnh Đình Cửu, Trần Văn Lan, Đỗ Ngọc Du, Khuất Duy Tiến, Trường Chinh, Lê Duẩn mà Thực dân pháp đã xếp vào "những phần tử nguy hiểm".
          Tháng 10/1933 nhiều cuộc đấu tranh liên tiếp của những người tù Cộng sản ở Nhà tù Sơn La nhung tiêu biểu nhất vẫn là cuộc đấu tranh "Chống tên toàn quyền Đông Dương PátSkiê". Cuộc đấu tranh này anh em tù chính trị đã tổ chức đưa ra bản yêu sách gồm các vấn đề như sau:
          - Phải thực hiện chế độ tù chính trị
          - Phải chuyển tù về đồng bằng
          - Phải cải thiện chế độ ăn uống
          - Phải cấp thuốc cho người ốm
          - Không được đánh đập và bắt tù nhân làm việc nặng nhọc.
          Anh em tù chính trị còn tố cáo chế độ tù đày dã man làm cho nhiều người chết, những người tù còn lại đều bị ốm yếu, bệnh tật. Thái độ cương quyết của tù nhân đã buộc PátSkiê phải nhận  bản yêu sách và hứa sẽ nghiên cứu và giải quyết.
          Tháng 10 - 1934 đến tháng 5 - 1935. Thực Dân Pháp tiếp tục đày các đoàn tù lên Sơn La, trong những đoàn tù này có các đ/c Nguyễn Lương Bằng, Đặng Việt Châu, Phạm Quang Lịch… Có nhiều đ/c bị đày lên Sơn La lần thứ hai như đ/c Trường Chinh, Bùi Vũ Trụ, Hoàng Đình Dong.
          Để lãnh đạo anh em đoàn kết đấu tranh với chế độ tù đày dã man, các đ/c Nguyễn Lương Bằng, Trường Chinh đã bí mật lãnh đạo những Đảng viên Cộng sản từ nhà tù Hỏa lò bị Thực Dân Pháp đày lên Nhà tù Sơn La họp lại, nhận định tình hình ở Ngục tù Sơn La và đề ra chủ trương thành lập "Hội đồng thống nhất" do đ/c Trường Chinh phụ trách, dưới sự chỉ đạo "Hội đồng thống nhất" được chia thành các ban: Ban trật tự trong - Ban trật tự ngoài - Ban hợp tác xã - Ban Nhà bếp - Tổ nhà thuốc. Hội đồng chỉ định người phụ trách, các ban các tổ hoạt động theo quyền hạn trách nhiệm do "Hội đồng thống nhất" đã quy định và được tự chủ theo hoạt động của mình. Những người tù cộng sản chủ trương hoạt động công khai, không ra sách báo như ở Hỏa Lò. Những cán bộ được bố trí trong những vị trí công tác mà bọn thống trị có thể chấp nhận được, chúng không để ý theo dõi, mọi người đều tự giác tuân theo những nguyên tắc do Hội đồng nêu ra mà lấy ý kiến rộng rãi trong anh em. Việc thành lập "Hội đồng thống nhất" là thắng lợi to lớn của tù chính trị về mặt tổ chức và chỉ đạo đấu tranh hợp pháp. Lúc này những người tù Cộng sản ở Ngục Sơn La đều vui vẻ phấn khởi giúp đỡ nhau tổ chức sản xuất, tăng gia gây quỹ, cải thiện đời sống, tổ chứ học tệp lý luận, văn hóa … Tìm cách để giác ngộ binh lính trong nhà tù, vận động giáo dục quần chúng, đặc biệt là quần chúng thanh niên, học sinh, công chức.
          Thắng lợi của các đồng chí tù chính trị từ những năm 1935 - 1936 đã để lại nhiều bài học kinh nghiệm quý báu về mặt tổ chức đấu tranh, tổ chức đời sống.
          * CUỘC ĐẤU TRANH TUYỆT THỰC CHỐNG TÊN GIÁM NGỤC GA-BÔ-RI:
          Khi chiến tranh thế giới lần II bùng nổ, Đế quốc Pháp lại tăng cường khủng bố tù nhân hơn nữa. Đặc biệt là chúng tăng cường khổ sai nặng nhọc đối với tù nhân đi phá đá, đốn củi, đốn gỗ ở chốn rừng sâu, đào hầm, xây nhà tù, khẩu phần ăn gạo lẫn trấu, thịt ôi, cá ươn, mắm thối, nằm sàn xi măng, gây nhiều bệnh tật hiểm nghèo… gây lên nhiều chết chóc đau thương. Trước những tình hình đó chi bộ nhà tù Sơn La phát động cuộc đấu tranh chống chế độ tù đày hà khắc của nhà tù, đòi bảo đảm quyền lợi hợp pháp của tù chính trị, mà chính quyền thực dân đã thừa nhận. Nguyên nhân bùng nổ cuộc đấu tranh là GA-BÔ-RI đã đánh đập tù nhân một cách dã man, tự ý cấm người tù xuống suối tắm giặt, không cho họ tự quản bếp ăn, bớt xén trắng trợn khẩu phần ăn của tù nhân, chúng còn không cho tù nhân nói chuyện với binh lính.
          Cuộc đấu tranh nổ vào tháng 6 năm 1940. Hôm đó trước mặt viên giám ngục, đại diện tù chính trị tuyên bố: Bắt đầu từ hôm nay chúng tôi tuyệt thực để phản đối xếp GA-BÔ-RI đối xử tàn tệ, đánh đập tra tấn, chửi mắng, quát nạt tù chính trị. Tuy nhiên chúng tôi không bỏ công việc, mọi người về trại đến chiều vẫn đi làm bình thường. Cuộc đấu tranh kéo dài 4 ngày sau đó không thấy lay chuyển, tên Cút-xô quyết định nhân nhượng một bước để chuẩn bị cho cuộc tiến công lớn hơn. Trước mặt thượng cấp tên GA-BÔ-RI xin hứa "sẽ chấp hành mệnh lệnh của ngài Công sứ". Thắng lợi của cuộc đấu tranh này rất quan trọng, giải quyết được một số quyền lợi mà cũng từ đấy thái độ của binh lính có chuyển biến hơn, biết nể trọng tù nhân. Từ thắng lợi của các cuộc đấu tranh vai trò lãnh đạo của chi bộ Đảng trở thành tất yếu các đồng chí cũng bắt đầu khẳng định: "Chúng ta không chỉ biến nhà tù Đế Quốc thành trường học cách mạng, mà còn là trường đời, là nơi rèn luyện đấu tranh giai cấp, là học viện của chủ nghĩa Mác - lê nin".
          * CUỘC ĐẤU TRANH KIÊN QUYẾT VÀ KHÔN KHÉO CHỐNG CÚT XÔ:
          Với sự âm mưu thâm độc của tên cáo già Cút - Xô chúng nhượng bộ tù chính trị trong cuộc đấu tranh trước, nhưng trong thâm tâm chúng chuẩn bị một kế hoạch tấn công quyết liệt hơn để uy hiếp tinh thần những người tù chính trị. Bề ngoài chúng dùng những lời lẽ ngọt ngào, những cử chỉ thân mật, nhưng bên trong chúng ngầm ra lệnh cho bọn tay chân của chúng thẳng tay đàn áp, khủng bố tù chính trị mạnh hơn nữa.
          Lúc này tình hình thế giới đang có nhiều biến chuyển. Vì vậy bọn thống trị ở các nhà tù khác, chúng tăng cường khủng bố, ngược đãi tù chính trị. Riêng ở nhà Ngục Sơn La số tù Cộng sản lên tới một trăm đồng chí. Để phục vụ cho âm mưu đó, chúng mở rộng và xây dựng nhà tù mới, chúng bắt tù chính trị phải làm những công việc khổ sai nặng nhọc, bóc lột nhân công rẻ mạt, đày đọa anh em làm mồi cho ốm đau chết chóc. Tên Cút - Xô cáo già ra lệnh cho cai và lính bắt tù phải "Đổ mồ hôi nhiều hơn nữa". Các công việc lao động khổ sai trong nhà tù đều phải tăng thêm chuýen. Hắn ra lệnh cho chân tay của chúng theo dõi mọi hoạt động của những người "Bướng bỉnh" báo cho hắn để hắn bắt giam buồng tối.
          Đó là nguyên nhân nổ ra cuộc đấu tranh lớn nhất trong nhà tù Sơn La vào ngày 13 - 5 - 1941. Cuộc đấu tranh này do chi ủy quyết định. Ban lãnh đạo cuộc đấu tranh được thành lập gồm các đồng chí có nhiều kinh nghiệm, khỏe mạnh, can đảm, sẵn sàng hy sinh, đứng ra làm hàng rào che chở cho những đồng chí già yếu, cán bộ lãnh đạo như: đ/c Trần Huy Liệu, Nguyễn Lương Bằng, Xuân Thủy, Lê Đức Thọ, Tô Hiệu. Vì bệnh tật ho lao nặng, đ/c Tô Hiệu bị giam cách ly ở xà lim tam giác chéo cũng cương quyết xin tham gia đấu tranh, ban lãnh đạo thấy sức khỏe của đồng chí làm liên lạc và điều tra tình hình địch, thông báo cho anh em, tuyên truyền binh lính tranh thủ sự ủng hộ của họ. Đồng chí Tô Hiệu góp phần quan trọng trong cuộc đấu tranh này.
          Hôm đó ngày 13 tháng 5 năm 1941, buổi trưa đi làm về cơm đã dọn ra sân, anh em không ăn, một đại biểu của ta đứng lên tuyên bố với giám ngục: "Chúng tôi tuyệt thực và không đi làm để phản đối ông Công sứ đánh đập, bắt giam hầm Cát xô mấy người xe nước một cách vô lý". Sau khi tuyên bố, anh em tập trung về trại lướn cũ, ban lãnh đạo sắp xếp chỗ nằm cho từng người: Khỏe nằm ngoài, yếu nằm trong. Ban lãnh đạo dặn dò các đồng chí giữ vững tinh thần sẵn sàng đối phó nếu chúng dở trò khủng bố. Nhưng tên cáo già Cút xô nham hiểm và quỷ quyệt ra lệnh bắt giam mấy người xe nước xuống hầm, hắn biết thế nào cũng có sự phản ứng nên hắn đã chuẩn bị khủng bố dã man mà ta không lường hết được. Được tin tù chính trị đấu tranh tuyệt thực, Cút - Xô tỏ ra bình tĩnh, hắn không hò la, đánh đập, chửi bới mà lập tức ra lệnh cho bọn lính ống sẵn sàng, lưỡi lê tuốt trần. Mở cửa xông thằng vào trại, chúng dồn mọi người xuống hầm tối. Lúc đầu anh em cứ tưởng chúng làm như vậy để tiện cho việc kiểm tra lục soát, không ngờ Cút - xô định chôn sống hàng trăm con người. Sau đó Cút - xô ra lệnh "Không để lọt một hạt cơm, giọt nước vào hầm ngầm. Nếu ai trái lệnh sẽ bị bắn ngay!". Hắn còn hăm dọa sẽ lấy gạch xây lấp cửa hầm.
          Sự việc xảy ra hoàn toàn khác với dự kiến của ta, ta chỉ tuyên bố nhịn ăn, nhưng kẻ địch bắt nhịn uống và giam chặt dưới hầm sâu thiếu không khí với số lượng tù nhân là 156 người. Căn hầm chật hẹp, ẩm thấp, chỉ có 6 lỗ cửa nhỏ trông lên mặt đất, không khí vốn đã thiếu lại thêm hơi người càng ngột ngạt, khó thở. Hầm ẩm ướt lạnh lẽo, nay biến thành một lò nung nóng bức, nhiều đồng chí phải cởi hết quần áo, muốn đứng áp vào tường đá cố hút lấy một chút hơi mát. Do không được ăn uống, trong hầm tối thiếu ánh sáng và không khí nên sức khỏe anh em giảm sút rất nhiều. Ở ngoài nhân dân phố Chiềng Lề rất căm phẫn khi biết được tin Cút xô giam hàng trăm tù chính trị dưới hầm tối. Với tình cảm đó, bà con người gửi phên đường, ống nước vào ủng hộ cho anh em tù chính trị. Đối với anh em trong tù vì có sự cổ vũ lớn lao, tiếp thêm sức mạnh để anh em tiếp tục đấu tranh.
          Cuộc đấu tranh kéo dài 13 ngày đêm của những người tù chính trị phạm ở Sơn La đã kết thúc.Qua nhiều ngày bị giam cầm trong hầm tối, khi bước chân lên mặt đất, hầu hết các đồng chí bị ù tai, hoa mắt bước đi lảo đảo, chập choạng, có đồng chí ngã gục không đi tiếp được nữa. Sự ác độc tàn bạo của kẻ thì càng nung nấu thêm lòng căm thù quân cướp nước, càng quyết tâm đấu tranh chống lại chủ nghĩa Thực Dân đến cùng của những người Cộng sản. Từ đây đã mở ra thời kỳ mới, hoạt động sôi nổi, thắng lợi liên tiếp trên mặt trận chính trị - kinh tế - văn hóa - quân sự - tuyên truyền giác ngộ binh lính, quần chúng xây dựng cơ sở cách mạng đầu tiên ở nước ta.
          * SỰ RA ĐỜI CỦA CHI BỘ NHÀ TÙ SƠN LA:
          Từ năm 1930 - 1939 đã có nhiều đoàn tù bị Thực Dân Pháp đày lên Nhà tù Sơn La, nhưng chưa thành lập được tổ chức Đảng bởi vì chưa có kinh nghiệm lãnh đạo, chưa gây được cảm tình với binh lính, gây dựng một cơ sở cách mạng bên ngoài. Vì vậy đến năm 1939 đã có nhiều đoàn tù bị đày lên Sơn La trong đó có các đồng chí nhiều kinh nghiệm hoạt động cách mạng có các đồng chí đã bị bắt và bị giam cầm ở các nhà tù khác như Côn Đảo, Hỏa Lò. Xuất phát từ những yêu cầu cấp bách lúc này trong nhà tù Sơn La phải có một chi bộ Đảng làm hạt nhân lãnh đạo và tổ chức đấu tranh. Cuối tháng 12 - 1939, các đồng chí Đảng viên trong nhà tù bí mật họp và lập ra chi bộ lâm thời gồm 10 đồng chí, đ/c Nguyễn Lương Bằng được cử làm bí thư.
          - Tháng 2 năm 1940, chi bộ lâm thời được chuyển thành chính thức đ/c Trần Huy Liệu được bầu làm bí thư.
          - Tháng 5 - 1940 đại hội chi bộ được tổ chức thảo luận, nội dung các chủ trương công tác và bầu ra Ban chi ủy, đ/c Tô Hiệu được bầu làm Bí thư, chi bộ đề ra những chủ trương đường lối hoạt động cụ thể:
          1- Lãnh đạo mọi hoạt động trong tù đề ra phương hướng đấu tranh.
          2- Gíao dục Đảng viên nâng cao lập trường quan điểm, ý chí chiến đấu, nhân sinh quan cộng sản, đạo đức phẩm chất cách mạng.
          3- Rèn luyện và đào tạo cán bộ
          4- Xây dựng cơ sở cách mạng bên ngoài nhà tù
          5- Bắt liên lạc với tổ chức đảng bên ngoài nhà tù.
          Dưới sự lãnh đạo của chi bộ, đại hội đại biểu tù nhân được tổ chức. Các tù nhân thảo luận sôi nổi, thông qua quy chế chung về tổ chức nhà tù. Đại hội quyết định thành lập ủy ban nhà tù (Còn gọi là ủy ban hàng trại) đặt dưới sự lãnh đạo của chi bộ nhà tù. Đó là cơ quan cao nhất điều hành hoạt động của tù nhân giữa hai kỳ đại hội, có nhiệm vụ quyền hạn để tổ chức và thực hiện các nghị quyết của đại hội, chỉ đạo các ban cơ sở, đồng thời làm chức năng đối ngoại. Các ban cơ sở gồm có:
          Ban trật tự trong, ban trật tự ngoài, Ban kinh tế, Ban cứu tế, Ban tuyên truyền, Ban huấn luyện, Phòng y tế, Ban khánh tiết, Ban Văn hóa, Ban dân vận. Riêng ban binh vận hoạt động bí mật trực thuộc chi ủy. Từ năm 1942 tập thể tù chính ở tù Sơn La đã hoàn thành về cơ cấu tổ chức của mình. Chức năng của mỗi ban hoạt động khác nhau nhưng cùng chung một mục đích đó là: Chống lại chế độ tù đày hà khắc của Thực Dân Pháp đối với tù chính trị, mặt khác anh em tù chính trị tổ chức học tập, cải thiện đời sống vật chất tinh thần, gây cơ sở cách mạng từ binh lính, công chức trong và ngoài nhà tù, bắt liên lạc với Trung ương Đảng.
          * CHI BỘ NHÀ TÙ SƠN LA VỚI PHONG TRÀO CÁCH MẠNG Ở SƠN LA
          Tình hình ở bên ngoài nhà tù ngày càng thuận lợi cho việc chi bộ nhà tù tích cực tuyên truyền, gây dựng phong trào cách mạng bởi lúc này nhân dân ta càng căm ghét bọn cướp nước và bọn quan lại, cường hào. Trước những tình hình đó càng thôi thúc anh em tích cực mọi hoạt động trong nhà tù. Vì vậy trong thời gian này các đồng chí tù chính trị ở Nhà tù Sơn La cần phải tìm bắt liên lạc với tổ chức Đảng ở Trung ương.
          Giữa lúc nóng lòng chờ đợi liên lạc của Trung ương thì một số các đồng chí mới bị bắt, bị đày tiếp lên nhà tù Sơn La. Trong các đoàn tù đó có các đồng chí như: Trần Đăng Ninh, đồng chí đã mang theo chủ trương mới của Trung ương (Nghị quyết hội nghị lần thứ 8 của Trung ương tháng 5 - 1941). Từ đó đã giúp chi bộ có đường lối hoạt động. Đến tháng 11 năm 1943 Trung ương cử đồng chí Bình Phương lên Sơn La bắt liên lạc với chi bộ nhà tù Sơn La.
          Sau khi nhận được chỉ thị của Trung ương Đảng, chi bộ đã cử đồng chí Lê Thanh Nghị, Trần Quốc Hoàn thay mặt chi bộ tiếp nhận chỉ thị của Trung ương Đảng đó là động lực thúc đẩy các hoạt động của chi bộ trong nhà tù như việc tổ chức học tập, rèn luyện quân sự, xây dựng cơ sở cách mạng ở bên trong nhà tù và bên ngoài nhà tù, tuyên truyền giác ngộ binh lính. Sẵn sàng chờ đội mọi thời cơ thuận lợi tiến tới giải phóng tù nhân, đồng thời mở ra hướng đi mới cho phong trào cách mạng ở Sơn La.
          Đầu năm 1943, chi bộ Nhà tù Sơn La đã chính thức thành lập được 2 cơ sở cách mạng bên ngoài nhà tù đầu tiên ở Sơn La. Tổ chức thứ nhất ở Mường La gồm các đ/c Lò Văn Gía, Cầm Văn Thinh, Lù Văn Phui, Lò Xuân tổ này do anh Cầm Văn Thinh trực tiếp làm bí thư.
          Tổ thứ hai thị xã gồm: Chu Văn Thịnh, Tòng Văn Lanh, tổ này trực tiếp anh Chu Văn Thịnh làm bí thư.
          Hai tổ này được mang tên "Đoàn thanh niên Thái cứu quốc". Trực tiếp dưới sự lãnh đạo của chi bộ Nhà tù Sơn La. Có nhiệm vụ tiếp nhận chủ trương đường lối của Đảng, giác ngộ quần chúng, tập hợp các đoàn viên thanh niên có ý thức tham gia cách mạng, lôi kéo những người có cảm tình với ta.
          Tháng 8 năm 1943, chi bộ Nhà tù Sơn La tổ chức cuộc vượt ngục đầu tiên ở Sơn La. Cuộc vượt ngục này đòi hỏi chi bộ phải chuẩn bị chu đáo về mọi mặt và phải bí mật, rút kinh nghiệm cuộc vượt ngục của hai đ/c Tường và đ/c Lý không có tổ chức nên đã xảy ra thảm họa vô cùng to lớn cho chi bộ Nhà tù Sơn La, ảnh hưởng tới tư tưởng của anh em tù chính trị.
          Sau khi nghiên cứu chi bộ nhận định nhân tố thắng lợi trong cuộc vượt ngục này là phải có người dẫn đường. Chi bộ chọn anh Lò Văn Gía một đoàn viên thanh niên Thái cứu quốc thông minh, dũng cảm, nhanh nhẹn, có tinh thần yêu nước và nhiệt tình cách mạng. Thành phần vượt ngục gồm có 4 đồng chí do chi bộ Nhà tù chọn đó là đồng chí: Nguyễn Lương Bằng, Trần Đăng Ninh, Lưu Đức Hiểu, Nguyễn Văn Trân. Do có sự chuẩn bị chu đáo nên cuộc vượt ngục của 4 đồng chí đã thành công tốt đẹp. Anh Lò Văn Gía sau khi trở lại Sơn La đã bị Thực Dân Pháp bắt và thủ tiêu.
          Đây là cuộc vượt ngục thành công duy nhất từ trước đến giờ ở Nhà ngục Sơn La, nó đánh dấu một bước ngoặt lịch sử kịp thời cổ vũ anh em, tin tưởng vào sự lãnh đạo của Đảng.
          * CHI BỘ NHÀ TÙ SƠN LA VỚI CÁCH MẠNG THÁNG 8 -1945 Ở SƠN LA
          Để gấp rút chuẩn bị lực lượng giành chính quyền ở các địa phương Xứ ủy Bắc kỳ đã cử đồng chí Lê Trung Toản trở lại Sơn La để cùng các đồng chí ở địa phương tổ chức lại các phong trào.
          Hội người Thái cứu quốc ở Sơn La là một hình thức tổ chức quần chúng, là một hình thức tổ chức mặt trận Việt Minh, người lãnh đạo trực tiếp là Đảng viên Chu Văn Thịnh. Tổ chức này có nhiệm vụ tuyên truyền cách mạng, vạch trần tội ác của Nhật, kêu gọi đồng bào đoàn kết.
          Ngày 26 - 8 -1945 dưới sự lãnh đạo của Ban cán sự Tỉnh bộ Việt Minh do đồng chí Chu Văn Thịnh làm chủ tịch. Cuộc khởi nghĩa hoàn toàn thắng lợi.
          Có thể nói chi bộ Nhà tù Sơn La là vườn ươm hạt giống cách mạng, nơi tỏa sáng của Đảng tới nhân dân các dân tộc Sơn La, từ cơ sở cách mạng và từ những cốt cán trung kiên được chi bộ Nhà tù Sơn La lớn mạnh sau này.
IV. GIÁ TRỊ LỊCH SỬ CỦA DI TÍCH
          Nhà tù Sơn La một chứng tích về âm mưu thâm độc và tàn ác dã man của Thực Dân Pháp, đối với những người Cộng sản và những người yêu nước Việt Nam. Nó đã trở thành một trung tâm giam cầm và đày ải, tiêu hao dần lực lượng cách mạng Việt Nam. Trong 15 năm từ 1930 đến 1945, hàng nghìn những người yêu nước Việt Nam đã bị giam cầm tại nơi đây. Nhưng vượt lên trên gôm cùm và tội ác của Thực Dân Pháp, những cộng sản Việt Nam ở đây đã biến Nhà tù Đế Quốc thành trường học cách mạng, biến những bức tường đá lạnh lẽo của Nhà tù Đế Quốc thành những viên gạch hồng ấm tình đồng chí của những bạn tù, biến bóng đêm đen tối của nhà tù Đế Quốc thành những tia sáng cách mạng tỏa ra khắp vùng núi rừng Tây Bắc. Chính vì vậy Nhà tù Sơn La đã trở thành chiếc nôi của cách mạng Việt Nam, đã đào tạo, bồi dưỡng một đội ngũ các chiến sỹ trung kiên cho Đảng, cho dân tộc, đội ngũ những người Cộng sản kiên cường lãnh đạo nhân dân ta giành độc lập cho dân tộc.
          Di tích nhà tù Sơn La được Đảng và Nhà nước ra đặc biệt quan tâm, được xếp hạng quốc gia tù năm 1962. Và đã trở thành một trung tâm giáo dục truyền thống cách mạng cho các thế hệ người Việt Nam và ngày nay di tích cách mạng Nhà tù Sơn La trở thành một điểm thu hút nhiều đối tượng khác trong nước và nước ngoài, đặc biệt là trường học cách mạng cho thế hệ con em các dân tộc Sơn La.
Xem tiếp...