Thứ Sáu, 4 tháng 7, 2014

CÂU CHUYỆN BÓNG ĐÁ 1

(ĐC sưu tầm trên NET)

 

Bóng đá

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
 
Football pictogram.svg
Cơ quan điều hành
cấp cao nhất
FIFA
Thi đấu tại Olympic từ Thế vận hội Paris 1900
Số câu lạc bộ 301 000 (2006
Số cầu thủ đăng ký 38 287 000 (2006) 
Số người thường chơi 264 552 000 (2006) 
Số cầu thủ chuyên nghiệp 113 000 (2006) 

Bóng đámôn thể thao đồng đội được chơi giữa hai đội với nhau, mỗi đội có 11 cầu thủ trên sân. Trò chơi này dùng một quả bóng và thường được chơi trên sân cỏ hình chữ nhật với hai khung thành ở hai đầu sân. Mục tiêu của trò chơi là ghi điểm bằng cách đưa bóng vào khung thành của đội đối địch. Ngoại trừ thủ môn, các cầu thủ khác đều không được cố ý dùng tay hoặc cánh tay để chơi bóng. Đội chiến thắng là đội ghi được nhiều bàn thắng hơn khi kết thúc trận đấu.
Bóng đá được chơi ở đẳng cấp chuyên nghiệp trên thế giới.
Hàng vạn người đến sân vận động để xem các trận thi đấu có đội bóng mà họ yêu thích, và hàng triệu người khác theo dõi qua tivi nếu không thể đến sân vận động. Ngoài ra, còn rất nhiều người chơi môn thể thao này ở đẳng cấp nghiệp dư.
Theo một cuộc khảo sát công bố vào năm 2001 của FIFA, tổ chức quản lý bóng đá trên thế giới, có hơn 240 triệu người thường xuyên chơi bóng đá ở hơn 200 quốc gia. Luật chơi đơn giản và dụng cụ thi đấu ít tốn kém giúp cho trò chơi này phát triển mạnh mẽ. Ở nhiều nước, bóng đá có vai trò quan trọng trong cuộc sống của người hâm mộ, trong cộng đồng địa phương hay cả quốc gia; do đó có thể nói đây là môn thể thao phổ biến nhất thế giới.

Tổng quan


Thủ môn nhoài người phá bóng khỏi cầu môn.
Bóng đá là môn thể thao đồng đội được chơi theo các quy tắc đề ra trong Luật bóng đá (tiếng Anh: Laws of the Game). Các vận động viên tham gia chơi bóng đá được gọi là các cầu thủ, họ thường sử dụng một trái bóng hình cầu được gọi đơn giản là quả bóng đá, trái bóng hoặc trái banh. Trong trận đấu bóng đá, hai đội, mỗi đội gồm 11 cầu thủ sẽ tìm cách đưa trái bóng vào khung thành (còn gọi là cầu môn), đội nào đưa bóng vào khung thành đối phương nhiều hơn (ghi được nhiều bàn thắng hơn) sẽ là đội giành chiến thắng, nếu hai đội có số lần đưa bóng vào khung thành đối phương như nhau, hoặc không đội nào làm được việc này thì trận đấu sẽ kết thúc với kết quả hòa.
Quy tắc cơ bản nhất của môn bóng đá là các cầu thủ, trừ người bảo vệ khung thành (được gọi là thủ môn), được phép sử dụng bất cứ bộ phận nào trên cơ thể để chơi bóng trừ hai cánh tay và bàn tay của họ (tuy nhiên cầu thủ phải dùng tay để thực hiện việc ném biên). Trong một trận đấu thông thường, cầu thủ có thể chơi ở bất cứ vị trí nào và có thể đưa quả bóng theo bất cứ hướng nào trên sân, trừ trường hợp cầu thủ rơi vào thế việt vị thì không thể nhận bóng. Dựa vào các quy tắc cơ bản này, cầu thủ thường dùng chân để thực hiện các động tác kỹ thuật như rê bóng, lừa bóng, chuyền bóng cho đồng đội, sút bóng, với mục đích chính là tìm cách đưa bóng vào khung thành đối phương và ngăn không cho đối phương đưa bóng vào khung thành đội nhà. Cầu thủ hai đội có thể va chạm nhau thông qua các pha tranh bóng, tắc bóng nhưng tuyệt đối không được phạm những lỗi ghi trong luật như chuồi bóng từ phía sau, đẩy người, tiểu xảo. Điều khiển trận đấu là tổ trọng tài bao gồm một trọng tài chính và hai trọng tài biên, trọng tài chính sử dụng một chiếc còi cùng hai loại thẻ, thẻ vàng và thẻ đỏ, và có trách nhiệm bắt đầu, kết thúc hoặc tạm dừng trận đấu. Một trận đấu bóng đá thông thường có hai hiệp, mỗi hiệp 45 phút với khoảng thời gian 15 phút nghỉ giữa hai hiệp.

Lịch sử


"Trường xuân bách tử đồ" (長春百子圖) vẽ vào thời Tống mô tả trẻ em chơi xúc cúc.
Các môn thể thao tương tự bóng đá hiện đại (với mục đích đá bóng vào khung thành đối phương) đã xuất hiện ở nhiều nơi trên thế giới từ rất lâu. Theo FIFA thì dạng bóng đá cổ xưa nhất bao gồm đầy đủ các kỹ thuật chơi bóng có lẽ xuất phát từ Trung Quốc vào khoảng thế kỷ 2 hoặc 3 TCN, môn xúc cúc (蹴鞠, đá bóng). Ở La Mã cổ đại cũng xuất hiện một môn thể thao chơi bóng có những nét giống bóng đá, đó là môn harpastum.
Môn bóng đá với các luật chơi gần như ngày nay bắt đầu phổ biến từ giữa thế kỷ 19 tại các trường học trên nước Anh. Bộ luật bóng đá hiện đại cổ nhất mà ta biết là bộ luật mà ngày nay thường được biết đến dưới tên Bộ luật Cambridge (tiếng Anh: Cambridge Rules). Sở dĩ có tên gọi này vì chính trong khuôn viên Trinity College thuộc Đại học Cambridge, đại diện của năm trường Eton, Harrow, Rugby, WinchesterShrewsbury đã tổ chức họp mặt để thống nhất một luật chơi đầu tiên cho môn bóng đá. Cũng trong thập niên 1850, các đội bóng nghiệp dư bắt đầu đựoc thành lập và thường mỗi đội xây dựng cho riêng họ những luật chơi mới của môn bóng đá, trong đó đáng chú ý có câu lạc bộ Sheffield F.C.. Việc mỗi đội bóng có luật chơi khác nhau khiến việc điều hành mỗi trận đấu giữa họ diễn ra rất khó khăn. Nỗ lực đáng kể nhất trong việc chuẩn hóa luật chơi môn bóng đá là việc thành lập Hiệp hội bóng đá Anh (The Football Association, thường viết tắt là FA) vào ngày 26 tháng 10 năm 1863 tại Great Queen Street, Luân Đôn. Sau 5 cuộc họp diễn ra từ tháng 10 đến tháng 12, bộ luật đầy đủ và toàn diện đầu tiên của môn bóng đá gồm 13 điều đã được FA thông qua dưới sự chủ trì của Ebenezer Cobb Morley. Hiện nay cơ quan chịu tránh nhiệm quản lý và theo dõi luật bóng đá trên thế giới là Ủy ban bóng đá quốc tế (International Football Association Board, thường viết tắt là IFAB). IFAB được thành lập năm 1886 tại Manchester trong một buổi họp với sự có mặt của đại diện FA, Hiệp hội bóng đá Scotland (Scottish Football Association), Hiệp hội bóng đá xứ Wales (Football Association of Wales) và Hiệp hội bóng đá Ireland (Irish Football Association).

Bản đồ phân bố mức độ phổ biến của bóng đá. Các quốc gia được tô bằng màu xanh là nơi bóng đá phổ biến nhất, tô bằng màu đỏ là nơi bóng đá ít phổ biến nhất.
Giải thi đấu bóng đá đầu tiên, Cúp FA (FA Cup), được C. W. Alcock tổ chức lần đầu cho các câu lạc bộ bóng đá Anh vào năm 1872. Trận thi đấu bóng đá cấp quốc tế đầu tiên giữa đội tuyển AnhScotland cũng diễn ra vào năm 1872 tại Glasgow. Nước Anh cũng là quê hương của giải đấu liên đoàn đầu tiên, The Football League, liên đoàn này được thành lập năm 1888 theo sáng kiến của giám đốc câu lạc bộ Aston Villa, ông William McGregor. Giải đấu này bao gồm 12 câu lạc bộ thuộc miền Trung và miền Bắc nước Anh.
Cơ quan quản lý bóng đá thế giới, FIFA (Fédération Internationale de Football Association, liên đoàn bóng đá quốc tế) được thành lập vào năm 1904 tại Paris với chủ tịch đầu tiên là ông Robert Guérin, một người Pháp, ngay từ khi thành lập FIFA đã tuyên bố sử dụng và tôn trọng bộ luật bóng đá do FA đưa ra. Từ năm 1913, cơ quan theo dõi luật bóng đá IFAB bắt đầu bổ sung các thành viên là đại diện của FIFA. Hiện nay ban điều hành của IFAB bao gồm 4 đại diện của FIFA và 4 đại diện đến từ các liên đoàn khai sinh luật bóng đá là Anh, Scotland, Ireland và xứ Wales. Tính cho đến năm 2008, FIFA có 208 quốc gia hoặc vùng lãnh thổ có đại diện là thành viên, nhiều hơn Ủy ban Olympic Quốc tế 3 thành viên và nhiều hơn Liên Hiệp Quốc 16 thành viên.
Ngày nay bóng đá đã được chơi ở cấp độ chuyên nghiệp trên khắp thế giới với hàng triệu người đến sân theo dõi các trận đấu cũng như hàng tỷ người theo dõi qua truyền hình. Theo một cuộc thăm dò do FIFA tiến hành năm 2001, có trên 240 triệu người từ trên 200 quốc gia thường xuyên chơi bóng đá. Không chỉ là môn thể thao phổ biến nhất thế giới, bóng đá còn có ảnh hưởng lớn đến nền thể thao và xã hội nhiều quốc gia, hãng truyền hình ESPN từng cho rằng chính đội tuyển Bờ Biển Ngà đã giúp ngăn chặn nguy cơ một cuộc nội chiến tại nước này vào năm 2005, ngược lại cũng chính một trận bóng đá đã khởi đầu cho một cuộc chiến với cái tên Chiến tranh bóng đá xảy ra năm 1969 giữa El SalvadorHonduras.

Luật thi đấu

Hiện nay Luật bóng đá chính thức có 17 điều được áp dụng cho mọi cấp độ chơi bóng và chỉ có một vài sửa đổi nhỏ cho phù hợp với bóng đá nữbóng đá trẻ.

Cầu thủ, trang phục và trọng tài

Mỗi trận đấu bóng đá bao gồm hai đội, mỗi đội 11 cầu thủ thi đấu chính thức trên sân kể cả 1 thủ môn. Thủ môn là người duy nhất được phép chơi bóng bằng tay, tuy nhiên việc này cũng chỉ được giới hạn trong khu cấm địa phía trước khung thành do thủ môn trấn giữ. Bên cạnh số cầu thủ chính thức mỗi đội cũng còn một số cầu thủ dự bị để thay thế khi cần thiết, thông thường trong một trận bóng đá thi đấu chính thức, mỗi đội chỉ được phép thay đổi 3 cầu thủ. Cầu thủ sau khi được thay ra sẽ không thể tiếp tục quay trở lại sân thi đấu. Người chỉ đạo chiến thuật cho đội bóng là huấn luyện viên, vị trí này không phải là quy định bắt buộc được ghi trong Luật bóng đá.
Trang phục thi đấu của các cầu thủ thường bao gồm áo phông, quần soóc, tất cao đến đầu gối, giày và bảo vệ ống đồng. Cầu thủ thi đấu trên sân bị cấm mặc, đeo hoặc mang theo các đồ vật có thể gây nguy hiểm cho cầu thủ đối phương như vòng, dây chuyền hoặc đồng hồ. Do là vị trí được sử dụng tay và thường xuyên phải bay người theo bóng, thủ môn được trang bị kĩ hơn các cầu thủ khác, họ thường mặc áo phông dài tay, đeo cả bảo vệ ống đồng và bảo vệ khuỷu tay và mang găng khi thi đấu.
Điều khiển trận đấu là tổ trọng tài bao gồm 1 trọng tài chính và 2 trọng tài biên, những người này có toàn quyền điều khiển trận đấu theo các quy định của Luật bóng đá, quyết định của trọng tài chính dù đúng hoặc sai cũng thường là quyết định cuối cùng và không thể đảo ngược. Ngoài ba trọng tài làm việc trên sân còn có một trọng tài thứ tư (còn gọi là trọng tài bàn) quản lý việc thay người, theo dõi thời gian bù giờ và thay thế trọng tài trên sân trong trường hợp cần thiết.

Sân thi đấu

Các kích cỡ tiêu chuẩn của một sân bóng đá.
Do được hình thành ở Anh, luật bóng đá trước đây quy định các kích thước theo hệ đo lường Anh tuy nhiên hiện nay các số đo này đã được đổi sang hệ SI cho phù hợp với sự phổ biến của bóng đá trên thế giới. Một sân bóng đá tiêu chuẩn cho các trận đấu quốc tế có dạng chữ nhật với chiều dài nằm trong khoảng từ 100 đến 110 mét, chiều rộng từ 64 đến 75 m. Còn đối với các trận đấu ở cấp độ thấp hơn, sân bóng có thể có chiều dài nằm trong khoảng từ 90 đến 120 m (100–130 yd) và rộng từ 45 đến 90 m (50–100 yd). Hai cạnh dài của sân bóng được gọi là hai đường biên dọc, hai cạnh còn lại là đường biên ngang. Ở chính giữa hai đường biên ngang là khung thành có dạng chữ nhật với chiều dài 7,32 m và chiều cao 2,44 m. Khung thành thường được giăng lưới để dễ phân biệt tình huống bóng vào khung thành hay ra ngoài, tuy nhiên điều này không nằm trong quy định chính thức của Luật bóng đá.
Phía trước mỗi khung thành là khu cấm địa. Khu vực này cũng có dạng chữ nhật với chiều dài dọc theo đường biên ngang của sân với kích thước 40,3 m dài, 16,5 m rộng. Ở giữa khu cấm địa, cách khung thành 11 m là điểm đá phạt đền, nơi các cầu thủ thực hiện các cú sút phạt đền (do cầu thủ đối phương phạm lỗi trong khu vực cấm địa). Khu cấm địa cũng là nơi duy nhất thủ môn được phép chơi bóng bằng tay. Ở phía trong khu cấm địa có một hình chữ nhật nhỏ hơn với chiều dài dọc theo đường biên ngang có kích thước 18,3 m dài, 5,5 m rộng (thường được gọi là khu 5 mét 50), đây là nơi cầu thủ đối phương tham gia tấn công không được phép va chạm trực tiếp với thủ môn đang trấn giữ khung thành.

Thời gian thi đấu

Một trận thi đấu bóng đá thông thường diễn ra trong hai hiệp chính thức liên tiếp, mỗi hiệp gồm 45 phút ngăn cách bằng 15 phút nghỉ giữa giờ. Sau khi hiệp 1, hai đội bóng sẽ phải đổi sân cho nhau để có sự công bằng trong vòng 1 phút. Người có quyền bắt đầu và kết thúc trận đấu là trọng tài chính. Trong các tình huống phải dừng bóng hoặc bóng ra ngoài sân, trọng tài sẽ tính thêm giờ, thời gian chết này sẽ được chơi bù vào cuối mỗi hiệp đấu (được gọi là những phút bù giờ), số phút bù giờ là ít hoặc nhiều đều hoàn toàn phụ thuộc vào quyết định của trọng tài chính, kể cả trường hợp nó khác biệt so với số phút bù giờ do trọng tài thứ tư công bố trên bảng điện tử. Quy định về thời gian đá bù xuất hiện sau trận đấu năm 1891 giữa StokeAston Villa, khi chỉ còn 2 phút là hết giờ, trong tình thế bị dẫn trước 1–0, đội Stoke bất ngờ được hưởng một quả phạt đền, thủ môn Villa đã đối phó bằng cách đá bóng ra khỏi sân và đến khi bóng trở lại sân thì đồng hồ đã điểm 90 phút và Stoke thua trận.
Trong các giải thi đấu liên đoàn, một trận đấu có thể kết thúc với tỉ số hòa, tuy nhiên trong các trận đá loại trực tiếp (như ở các giải Cúp hoặc các trận playoff), bắt buộc phải xác định được một đội giành chiến thắng. Trong trường hợp này, nếu kết thúc 90 phút của 2 hiệp chính hai đội vẫn hòa, họ sẽ phải thi đấu thêm 2 hiệp phụ liên tiếp, mỗi hiệp 15 phút không có nghỉ giữa giờ. Nếu hết 2 hiệp phụ mà kết quả vẫn hòa, hai đội sẽ phải thi đá luân lưu 11 m (hai đội thay phiên nhau thực hiện các quả đá phạt đền) để xác định đội giành chiến thắng. Các bàn thắng ghi được trong hai hiệp phụ sẽ được tính vào kết quả chung cuộc, tuy nhiên các bàn thắng ghi trong những loạt đá luân lưu 11 m sẽ không được tính (mà chỉ dùng để xác định kết quả thắng thua). Trong thập niên 19902000, IFAB đã cho thử nghiệm luật Bàn thắng vàng, theo đó nếu trong hiệp phụ có một đội ghi được bàn thắng trước, trận đấu sẽ lập tức kết thúc với kết quả thắng cho đội vừa ghi bàn. Luật bàn thắng vàng đã được sử dụng ở cấp độ thế giới trong World Cup 1998World Cup 2002 với Pháp là đội tuyển đầu tiên tận dụng được lợi thế này khi giành chiến thắng trước Paraguay bằng bàn thắng vàng của Laurent Blanc (năm 1998), Pháp cũng là đội vô địch ở giải đấu năm 1998. Tại Giải vô địch bóng đá châu Âu 1996, đội tuyển bóng đá quốc gia Đức đã giành chức vô địch sau chiến thắng trước đội tuyển bóng đá quốc gia Cộng hòa Séc bằng bàn thắng vàng của Oliver Bierhoff. Tại Giải vô địch bóng đá châu Âu 2004, luật bàn thắng vàng được thay thế bằng luật Bàn thắng bạc theo đó nếu kết thúc hiệp phụ đầu tiên mà có một đội dẫn trước về tỉ số, trận đấu sẽ kết thúc với chiến thắng giành cho đội có lợi thế về tỉ số. Tuy nhiên hiện nay IFAB đã bỏ việc thử nghiệm cả 2 luật này
Trong các trận đấu loại trực tiếp theo thể thức lượt đi-lượt về, thông thường người ta sẽ tính tới lợi thế bàn thắng trên sân khách. Theo đó nếu sau hai trận mà hai đội có kết quả chung cuộc hòa nhau, đội nào ghi được nhiều bàn thắng hơn trên sân khách sẽ là đội giành chiến thắng. Tuy nhiên không phải giải đấu lớn nào cũng sử dụng lợi thế này, ví dụ như tại Copa LibertadoresNam Mỹ.

Trạng thái bóng trên sân


Sebastian Larsson thực hiện một quả phạt góc cho Birmingham City
Theo luật bóng đá, có hai trạng thái bóng chính trên sân, đó là bóng độngbóng chết. Thời gian bóng động trong trận đấu được tính từ thời điểm các cầu thủ bắt đầu trận đấu bằng cú phát bóng giữa sân cho đến khi bóng rơi ra ngoài khu vực sân thi đấu hoặc trận đấu bị ngừng lại bởi quyết định của trọng tài (do cầu thủ phạm lỗi, chấn thương hoặc tình huống đặc biệt khác), khi đó bóng rơi vào trạng thái bóng chết. Trận đấu lúc này sẽ được khởi động lại bằng các cách chính sau:
  • Ném biên: Khi bóng rơi ra ngoài đường biên dọc do tác động của một cầu thủ đội nhà (dù ở trên mặt sân hay bay trên không). Đội đối phương sẽ được hưởng quyền ném bóng từ vị trí trên đường biên dọc mà bóng rời sân. Từ quả ném biên, bàn thắng chỉ được công nhận khi chạm chân cầu thủ khác
  • Phát bóng: Khi bóng rơi ra ngoài đường biên ngang do tác động của cầu thủ tấn công đối phương. Đội phòng ngự sẽ được hưởng quyền phát bóng lên. Từ quả phát bóng, nếu bóng được đá vào cầu môn, bàn thắng được công nhận.
  • Phạt góc: Khi bóng rơi ra ngoài đường biên ngang do tác động của cầu thủ phòng ngự. Đội tấn công sẽ được hưởng quyền đưa bóng vào trận đấu bằng cú đá từ điểm đá phạt góc (là điểm nối giữa đường biên dọc và đường biên ngang). Từ quả đá phạt góc, nếu bóng được đá vào cầu môn, bàn thắng sẽ được tính.
  • Đá phạt gián tiếp: Khi có cầu thủ bị phạm lỗi nhẹ. Đội đối phương sẽ được hưởng quyền đưa bóng vào trận đấu, nếu đá bóng trực tiếp vào cầu môn, bàn thắng không được công nhận. Bàn thắng chỉ được công nhận khi bóng chạm chân một cầu thủ khác
  • Đá phạt trực tiếp: Khi có cầu thủ bị phạm lỗi nặng (lỗi quy định trong điều 12 của Luật bóng đá, ví dụ bị phạm lỗi khi đang có lợi thế tấn công, bị phạm lỗi từ phia sau). Đội đối phương sẽ được quyền đưa bóng vào trận đấu và bàn thắng ghi vào cầu môn từ cú đá phạt này sẽ được tính.
  • Phạt đền: Khi có cầu thủ tấn công bị phạm lỗi trong khu vực cấm địa của đội phòng ngự. Đội tấn công sẽ được hưởng cú đá phạt từ vị trí đá phạt 11 m, đây là cú đá chỉ có sự tham gia của một cầu thủ đội tấn công (người sút phạt đền) và thủ môn đội phòng ngự.
  • Thả bóng: Khi trận đấu bị dừng lại không phải do bóng ra ngoài sân hoặc có cầu thủ bị phạm lỗi (ví dụ có cầu thủ bị chấn thương, có cổ động viên nhảy vào sân). Trọng tài sẽ là người cầm bóng và thả trước sự có mặt của một cầu thủ mỗi đội.

Phạm lỗi


Một cầu thủ đội sọc đỏ đen vi phạm luật 12 bằng việc kê chân cầu thủ đội sọc trắng xanh.
Thẻ vàng và thẻ đỏ
Thẻ vàng và thẻ đỏ
Thẻ vàng và thẻ đỏ
Một lỗi xảy ra khi có cầu thủ vi phạm các điều ghi trong Luật bóng đá. Các lỗi vi phạm được quy định trong điều 12 của Luật bóng đá (đôi khi còn được gọi là Luật 12). Các lỗi thường thấy là câu giờ, đẩy người, kéo áo. Đội có cầu thủ vi phạm sẽ chịu cú đá phạt trực tiếp hoặc đá phạt đền từ phía đối phương.
Để cảnh cáo cầu thủ phạm lỗi, trọng tài sẽ sử dụng biện pháp nhắc nhở, nặng hơn là phạt thẻ vàng và nặng nhất là phạt thẻ đỏ. Cầu thủ bị phạt 2 thẻ vàng hoặc một thẻ đỏ sẽ bị đuổi khỏi sân và không được thay thế bằng cầu thủ dự bị. Cầu thủ ngoài sân nếu có hành vi không đúng mực cũng sẽ bị trọng tài sử dụng thẻ vàng hoặc thẻ đỏ để cảnh cáo. Với các thành viên ban huấn luyện và huấn luyện viên trưởng, trọng tài không sử dụng thẻ vàng, thẻ đỏ mà có quyền đuổi trực tiếp người vi phạm ra khỏi sân. Trong tình huống xét thấy tiếp tục cho bóng động có lợi hơn cho đội bị phạm lỗi, trọng tài có quyền tiếp tục cho trận đấu diễn ra và tiến hành việc cảnh cáo cầu thủ phạm lỗi sau khi bóng chết, tình huống này được gọi là phép lợi thế.
Luật phức tạp nhất của bóng đá là luật việt vị. Luật này đã có nhiều thay đổi kể từ ngày ra đời, theo quy định mới nhất thì một cầu thủ tấn công bị coi là việt vị khi so với đường biên ngang khung thành đội phòng ngự, cầu thủ này đứng thấp hơn 2 cầu thủ phòng ngự cuối cùng của đối phương (kể cả thủ môn).

Cầu thủ và trận đấu

Các hình thức chơi bóng


Trẻ em chơi bóng đá.
Với luật chơi đơn giản và trang bị không đòi hỏi cầu kỳ, đắt tiền, mọi người ở mọi lứa tuổi đều có thể chơi bóng như một môn giải trí trong các sân tập, tại các giờ học thể dục hay thậm chí là trên đường phố. Tuy nhiên để chơi bóng chuyên nghiệp thì các cầu thủ thường phải tham gia các câu lạc bộ bóng đá từ khi còn trẻ để được huấn luyện kỹ thuật và chiến thuật cơ bản của môn bóng đá. Tại các cơ sở đào tạo này, cầu thủ trẻ sẽ được rèn luyện cả về thể lực và kỹ chiến thuật cũng như được tham gia nhiều trận đấu theo từng lứa tuổi để tích lũy kinh nghiệm. Do tính cạnh tranh rất cao của bóng đá chuyên nghiệp, chỉ một phần nhỏ trong số các cầu thủ trẻ có thể trở thành cầu thủ chuyên nghiệp, số còn lại chấp nhận chơi bóng như một sở thích hoặc tiếp tục sự nghiệp ở các câu lạc bộ bán chuyên nghiệp.
Để chơi trọn vẹn một trận đấu bóng dài 90 phút, cầu thủ cần một sức khỏe và độ bền lớn vì tùy theo vị trí, họ phải di chuyển (chủ yếu là chạy) trên quãng đường tổng cộng dài từ 6 đến 11 km. Bên cạnh đó, cầu thủ bóng đá còn bị đe dọa bởi các chấn thương rất dễ xảy ra trong trận đấu hoặc trong lúc tập luyện, chấn thương thường xảy ra với họ ở chân, ví dụ chấn thương gân khoeo, chấn thương gót chân và đôi khi thậm chí là gãy chân. Những cái chết trên sân đấu hoặc sân tập, tuy hiếm gặp nhưng cũng vẫn xảy ra trong môn bóng đá, một trường hợp như vậy là cái chết của cầu thủ Antonio Puerta người Tây Ban Nha, anh đã chết trong bệnh viện sau khi bị ngừng tim ngay trong một trận đấu thuộc giải La Liga vào ngày 25 tháng 8 năm 2007. Vì sự tiêu tốn thể lực và các mối đe dọa này, một cầu thủ bóng đá chuyên nghiệp hiếm khi có đủ 100% khả năng để thi đấu suốt một mùa giải dài 9 tháng, họ thường có chiến thuật phân bổ sức lực chú trọng cho các trận đấu lớn. Cũng như nhiều môn thể thao hiện đại khác, hiện tượng doping cũng xuất hiện trong bóng đá. Sau một thời gian dài không chấp nhận hợp tác với Ủy ban chống doping quốc tế (AMA), FIFA vào năm 2006 đã đồng ý với đề nghị của IOC về việc tất cả các liên đoàn bóng đá phải ký công ước quốc tế về chống sử dụng doping. Tuy nhiên FIFA vẫn giữ quyền tự quyết định hình thức xử phạt với cầu thủ bị phát hiện dùng doping.
Một trong những đặc điểm hấp dẫn của môn bóng đá là tính bất ngờ của kết quả trận đấu, về mặt này bóng đá và bóng chày được coi là hai môn thể thao đồng đội có tính bất ngờ cao nhất. Có thể kể tới trường hợp của Đan Mạch vốn tham dự Giải vô địch bóng đá châu Âu 1992 với tư cách đội thay thế Nam Tư bị cấm vận nhưng cuối cùng lại vượt qua nhiều đội mạnh để trở thành nhà vô địch châu Âu, hay chiến thắng 3-2 tại chung kết World Cup 1954 của Tây Đức trước Hungary, đội trước đó đã thắng họ tới 8-3 tại vòng đấu bảng. Có thể tóm tắt sự bất ngờ trong môn bóng đá bằng câu nói nổi tiếng của huấn luyện viên Sepp Herberger của đội tuyển Đức vô địch World Cup 1954:
Trái bóng thì tròn còn trận đấu kéo dài tới 90 phút

Môi trường thi đấu

Những cầu thủ bóng đá hiện đại đầu tiên thường là các sinh viên, sau đó mới đến giới thượng lưu và công nhân. Ban đầu họ chỉ là các cầu thủ nghiệp dư và lấy bóng đá như một thú giải trí. Một thời gian dài đầu thế kỷ 20, việc chơi bóng một cách chuyên nghiệp cho các câu lạc bộ của những ông chủ lớn bị coi như hành động "đi làm nô lệ" vì đồng lương thấp và điều kiện thi đấu tồi, ví dụ cầu thủ quốc tế người Pháp Thadée Cisowski được nhận lương mỗi tháng 400 franc vào năm 1961, chỉ nhiều hơn 30% so với mức lương tối thiểu của Pháp (SMIC). Tuy các liên đoàn cầu thủ đã được thành lập ở Anh từ đầu thế kỷ 20, các tổ chức này thực tế đã không đấu tranh được nhiều cho việc cải thiện tình trạng tồi tệ đó. Từ thập niên 1960, điều kiện thi đấu của bóng đá chuyên nghiệp bắt đầu thay đổi, từ năm 1969 cầu thủ bắt đầu được ký hợp đồng có kỳ hạn ở Pháp, ở Anh là từ năm 1978.
Từ thập niên 1970, những "nô lệ đá bóng" bắt đầu trở thành "lính đánh thuê" với điều kiện kinh tế cao hơn khi họ có sự tư vấn của những người hoặc cơ quan đại diện. Tuy nhiên ngay cả mức lương của các ngôi sao tại các giải bóng đá lớn vẫn còn thua kém so với mức lương của các ngôi sao Công thức 1, NBA hoặc quyền Anh chuyên nghiệp. Ví dụ siêu sao Diego Maradona được câu lạc bộ SSC Napoli trả 7,5 triệu franc Pháp mỗi năm trong khi tay đấm Larry Holmes nhận được hơn 45 triệu vào cùng thời gian tương ứng. Theo bảng xếp hạng năm 2006 các vận động viên chuyên nghiệp có thu nhập cao nhất của tạp chí Sports Illustrated thì người có thu nhập cao nhất trong giới cầu thủ, Ronaldinho, nhận khoảng 32,7 triệu USD một năm, tương đương mức của ngôi sao quần vợt Roger Federer (31,3 triệu), nhưng vẫn còn thua xa tay golf Tiger Woods (111,9 triệu).
Cùng với sự gia tăng của lương cầu thủ, số tiền chuyển nhượng một cầu thủ từ câu lạc bộ này sang câu lạc bộ khác cũng tăng lên nhanh chóng, nếu như vào năm 1905, cầu thủ Anh Alf Common trở thành cầu thủ bóng đá đầu tiên được chuyển nhượng với giá 1000 bảng Anh thì vào năm 2001, vụ chuyển nhượng Zinedine Zidane từ Juventus sang Real Madrid đã lập kỷ lục thế giới với giá 76 triệu euro. Tại châu Âu có 2 mùa chuyển nhượng chính diễn ra vào khoảng thời gian giữa hai mùa giải kế tiếp (từ khoảng tháng 6 đến tháng 9 hàng năm) và khoảng thời gian nghỉ Đông của một mùa giải (từ tháng 12 năm trước đến tháng 1 năm sau).

Cách mạng về chiến thuật


Bố trí đội hình của chiến thuật nổi tiếng "WM".

Bố trí đội hình của chiến thuật "4-4-2".
Từ thập niên 1880 đến khoảng năm 1925, chiến thuật phổ biến của các đội bóng là bố trí đội hình gồm 5 cầu thủ tấn công (tiền đạo), 3 cầu thủ chơi giữa sân (tiền vệ) và 2 cầu thủ phòng ngự (hậu vệ). Sở dĩ phải bố trí nhiều tiền đạo như vậy là vì luật việt vị thời gian này quy định tiền đạo phải đứng trên ít nhất 3 cầu thủ đối phương. Việc luật việt vị giảm số cầu thủ phải đứng trên từ 3 xuống còn 2 đã ảnh hưởng lớn đến chiến thuật và số lượng bàn thắng, ngay năm đầu tiên áp dụng luật mới, số bàn thắng ghi ở giải vô địch bóng đá Anh đã tăng từ 4.700 bàn lên 6.373 bàn. Để ứng dụng luật việt vị mới, huấn luyện viên Herbert Chapman đã đưa ra chiến thuật mang tính cách mạng đối với môn bóng đá, chiến thuật "WM" với 3 hậu vệ, 2 tiền vệ phòng ngự (W), 2 tiền vệ công và 3 tiền đạo (M). Bộ tứ tiền vệ ở trung tâm thường được gọi là ô vuông kỳ ảo vì họ đóng vai trò quan trọng trong việc điều tiết bóng, phát động tấn công cũng như ngăn chăn các pha phản công của đối phương.
Chiến thuật WM chính thức phá sản vào năm 1953 sau thất bại nổi tiếng của đội tuyển Anh trước đội tuyển Hungary ngay trên sân vận động Wembley. Với chiến thuật mới "4-2-4", người Hungary đã hạ người Anh với tỷ số 6-3. Sau 4-2-4, bóng đá hiện đại bắt đầu chuyển sang chiến thuật "4-3-3" rồi "4-4-2". Về mặt phòng ngự, bước tiến đáng kể về chiến thuật là đội hình Catenaccio do huấn luyện viên người Argentina Helenio Herrera đưa ra và được áp dụng phổ biến trong các đội bóng Ý. Tại Đức, đội hình phòng ngự lại thường sử dụng một cầu thủ phòng ngự tự do (được gọi là libero) với những đại diện nổi tiếng như Franz Beckenbauer hoặc Lothar Matthaus. Kết hợp việc phòng ngự và tấn công, huấn luyện viên người Hà Lan Rinus Michels đã đưa ra triết lý bóng đá tổng lực theo đó mọi cầu thủ cùng tham gia tấn công hoặc phòng ngự tùy theo tình huống bóng, chiến thuật này đã đem lại thành công cho câu lạc bộ Ajax Amsterdamđội tuyển bóng đá quốc gia Hà Lan trong thập niên 19701980.
Bóng đá hiện đại ngày nay thường sử dụng những đội hình chắc chắn thay vì chỉ tập trung tấn công hoa mỹ, vì vậy những đội hình thường được các đội bóng sử dụng là 4-4-2, 5-3-2, 4-5-1 và đôi khi là 5-4-1 tùy theo đối thủ và điều kiện thi đấu.

Ngôi sao bóng đá


Pelé (áo xanh), người được coi là một trong những ngôi sao bóng đá lớn nhất mọi thời đại.
Bóng đá hiện đại sau hơn 1 thế kỷ hình thành và phát triển đã sản sinh ra nhiều cầu thủ lớn với khả năng và thành tích đặc biệt. Những người này thường được gọi là các ngôi sao bóng đá hay siêu sao bóng đá. Việc xác định một cầu thủ là siêu sao hoặc huyền thoại bóng đá thường gây nhiều tranh cãi, ví dụ danh sách FIFA 100 gồm 125 cầu thủ còn sống được coi là vĩ đại nhất do "ông vua bóng đá" người Brasil Pelé đưa ra cũng gặp nhiều chỉ trích vì bị cho là đã bỏ qua nhiều cầu thủ vĩ đại của quá khứ. Hàng năm người ta thường tổ chức các cuộc bầu chọn cầu thủ xuất sắc nhất ở cấp độ quốc gia, châu lục và quốc tế. Những giải thưởng cầu thủ được coi là uy tín nhất thế giới gồm giải Quả bóng vàng FIFA (từ năm 2010), giải Quả bóng vàng châu Âu của tạp chí France Football (từ năm 1956 đến 2009), giải Cầu thủ xuất sắc nhất năm của FIFA (từ năm 1991 đến 2009), giải Quả bóng vàng châu Phi (từ năm 1970) và giải Cầu thủ Nam Mỹ xuất sắc nhất năm (từ năm 1971).

Tổ chức điều hành

Tổ chức điều hành và quản lý bóng đá toàn thế giới là Liên đoàn bóng đá thế giới (FIFA) có trụ sở tại Zürich, Thụy Sĩ. Dưới FIFA có 6 liên đoàn bóng đá cấp châu lục gồm:
Mỗi một quốc gia thành viên FIFA đều có cơ quan điều hành riêng. Các cơ quan này có mối quan hệ chặt chẽ với FIFA cũng như liên đoàn cấp châu lục của quốc gia đó. Có một số ngoại lệ về quan hệ liên đoàn quốc gia-châu lục, ví dụ như Úc nằm ở Châu Đại Dương tuy nhiên Liên đoàn bóng đá Úc từ năm 2006 đã chuyển về trực thuộc Liên đoàn bóng đá châu Á, hoặc như Israel thuộc khu vực Tây Á tuy nhiên Liên đoàn bóng đá Israel lại trực thuộc Liên đoàn bóng đá châu Âu từ năm 1991.

Giải đấu chính

Cấp quốc tế


Bản đồ các quốc gia từng tham dự World Cup, màu càng đậm là số lần tham dự càng nhiều.
Giải đấu cấp quốc tế lớn nhất của bóng đá thế giới là World Cup. World Cup được FIFA tổ chức lần đầu năm 1930 và đến nay đã trở thành giải thi đấu thể thao được nhiều người theo dõi nhất hành tinh, vượt qua cả Thế vận hội, ví dụ vòng chung kết World Cup 2006 tổ chức tại Đức đã thu hút 26,29 tỷ lượt khán giả xem truyền hình trong đó riêng trận chung kết đã thu hút 715,1 triệu khá giả trên khắp thế giới. World Cup được tổ chức theo thể thức 4 năm một lần với vòng đấu loại có sự tham gia của trên 190 quốc gia thành viên FIFA và vòng chung kết có sự góp mặt của 32 đội tuyển (trước năm 1982 là 16 đội, trước năm 1998 là 24 đội), vòng chung kết của World Cup 2010 sẽ được tổ chức tại Nam Phi.
Trong chương trình Thế vận hội Mùa hè cũng có hạng mục thi đấu của môn bóng đá kể từ năm 1900 (trừ Thế vận hội Mùa hè 1932 tổ chức tại Los Angeles). Cho đến trước Thế vận hội Mùa hè 1984, chỉ có các cầu thủ nghiệp dư được phép tham gia thi đấu (khác với World Cup không phân biệt cầu thủ chuyên nghiệp hoặc nghiệp dư). Hiện nay hạng mục bóng đá nam tại Thế vận hội Mùa hè chỉ dành cho các cầu thủ dưới 23 tuổi (với một số cầu thủ nhất định quá 23 tuổi).
Bên cạnh World Cup do FIFA tổ chức, các liên đoàn châu lục cũng có các giải đấu cấp độ châu lục của riêng họ, đó là Giải vô địch bóng đá châu Âu của UEFA, Cúp bóng đá Nam Mỹ của CONMEBOL, Cúp bóng đá châu Phi của CAF, Cúp bóng đá châu Á của AFC, Cúp bóng đá Bắc, Trung Mỹ và Caribe của CONCACAF và Cúp bóng đá châu Đại Dương của OFC. Các nhà vô địch của các giải đấu cấp châu lục cùng với đương kim vô địch World Cup sẽ gặp nhau tại Cúp Liên đoàn các châu lục, đây là giải đấu khởi động cho World Cup và được FIFA tổ chức trước World Cup 1 năm. Các câu lạc bộ của từng châu lục cũng có các giải đấu riêng trong đó đáng chú ý nhất là UEFA Champions Leaguechâu ÂuCopa Libertadores de AméricaNam Mỹ. Các câu lạc bộ vô địch giải đấu cấp châu lục sẽ gặp nhau trong Giải vô địch bóng đá thế giới các câu lạc bộ do FIFA tổ chức.

Cấp quốc gia


Hai cầu thủ Cesc FàbregasAnderson đang tranh bóng trong một trận đấu thuộc Giải bóng đá ngoại hạng Anh.
Tại mỗi quốc gia, cơ quan điều hành bóng đá cấp quốc gia thông thường sẽ chia giải đấu liên đoàn cấp câu lạc bộ thành nhiều hạng trong đó đội vô địch hạng dưới có thể lên thi đấu tại hạng trên và đội xếp cuối hạng trên sẽ phải xuống thi đấu tại hạng dưới. Các giải đấu liên đoàn này thông thường được tổ chức thành hai lượt đi và về theo đó các câu lạc bộ trong cùng hạng sẽ gặp nhau 2 lần. Các đội đứng đầu giải đấu liên đoàn hạng cao nhất của mỗi quốc gia sẽ tham dự các giải đấu cấp châu lục. Bên cạnh các giải đấu liên đoàn có phân chia thứ hạng, thông thường mỗi quốc gia còn có một giải cúp theo thể thức đấu loại trực tiếp dành cho câu lạc bộ thuộc tất cả các hạng.
Tại một số giải vô địch quốc gia, cầu thủ bóng đá được trả lương rất cao, đặc biệt là các siêu sao bóng đá, có thể kể tới các giải lớn ở châu Âu như La Liga (Tây Ban Nha), Premier League (Anh), Bundesliga (Đức), Serie A (Ý) và Ligue 1 (Pháp).

Bóng đá và truyền thông

Báo viết

Khi bóng đá mới ra đời, nó ít được đề cập đến trong báo chí nói chung và báo chí thể thao nói riêng vì bị coi là quá "bình dân". Thậm chí tờ The Field (xuất bản tại Anh từ năm 1853) vốn chuyên về các môn thể thao "quý tộc" như đánh golf, tennis, đua ngựa chỉ còn mở hẳn một cột báo nhỏ để chê bai và châm biếm môn bóng đá. Một ví dụ khác là tờ L'Auto của Pháp chỉ bắt đầu đăng tin về bóng đá từ sau Thế chiến thứ nhất.
Tuy nhiên cùng với mức độ phổ biến của bóng đá trên thế giới, báo chí thể thao cũng bắt đầu dành mối quan tâm cho môn thể thao này. Hàng loạt báo và tạp chí chuyên về bóng đá ra đời, ví dụ các tờ A Bola, O JogoRecord của Bồ Đào Nha, La Gazzetta dello Sport, TuttosportCorriere dello Sport - Stadio của Ý, MarcaAs của Tây Ban Nha, Olé của ArgentinaL'Équipe của Pháp. Những báo và tạp chí chuyên về bóng đá như vậy bắt đầu được xuất bản trong thời gian giữa 2 cuộc đại chiến thế giới, ngoài tờ tuần báo Le Football Association do chính FIFA xuất bản từ tháng 10 năm 1919 thì mãi đến năm 1929, tờ báo chuyên về bóng đá đầu tiên mới được xuất bản, đó là tuần báo Football của Pháp. Sau Thế chiến thứ hai, tờ báo này được tiếp nối bằng tờ báo nổi tiếng France Football.
Báo viết không chỉ có vai trò quan trọng trong việc quảng bá môn bóng đá với công chúng mà còn tham gia tổ chức và duy trì các giải đấu. Giải đấu danh giá Cúp các đội vô địch bóng đá quốc gia châu Âu đã được chính tờ L'Équipe của Pháp tổ chức lần đầu năm 1955. Một số câu lạc bộ cũng dần xuất bản những tờ báo của riêng họ, ví dụ câu lạc bộ Celtic FC cho ra đời tuần báo The Celtic View từ năm 1965 để chuyên đăng tin tức về câu lạc bộ Scotland này. Câu lạc bộ của Ý AS Roma cũng sở hữu tờ Il Romanista (xuất bản từ năm 2004) với số lượng khoảng 10.000 bản mỗi kỳ.

Truyền hình


Một người quay phim trong thời gian World Cup 2006.
Từ những năm 1920 các trận đấu bóng bắt đầu được tường thuật trực tiếp trên đài phát thanh. Buổi tường thuật lại một trận đấu lần đầu tiên được phát trên sóng phát thanh của Ý ngày 6 tháng 10 năm 1924. Nghề bình luận viên bóng đá cũng bắt đầu xuất hiện với những tên tuổi lớn như Georges Briquet, người được mệnh danh là "Vua bình luận trên đài" của phát thanh Pháp. Ngay cả sau khi truyền hình ra đời, việc tường thuật trận đấu trên sóng phát thanh cũng không vì thế mà lụi tàn vì nhiều người không có điều kiện xem truyền hình vẫn có nhu cầu nghe đài để theo dõi diễn biến trận đấu.
Ngày 16 tháng 9 năm 1937, buổi phát hình đầu tiên một trận đấu bóng đá được đài BBC thực hiện với trận đấu giữa Arsenal và đội dự bị của họ. Arsenal được chọn cho buổi phát hình này với lý do đơn giản là sân đấu của câu lạc bộ gần với trụ sở đài BBC trên Alexandra Palace. Ở cấp độ quốc tế, World Cup 1954 là giải đấu lớn đầu tiên được truyền hình. Ngay từ giai đoạn đầu mối quan hệ giữa truyền hình và bóng đá đã có nhiều xung đột. Matt Busby, huấn luyện viên của Manchester United đã tuyên bố vào năm 1957: "Các cầu thủ bóng đá phải được trả tiền cho giá trị của họ. Không có thù lao, không có phát sóng." Mâu thuẫn về quyền lợi đã dẫn đến việc các sân bóng không cho phép đài truyền hình mang máy quay vào tường thuật trận đấu. Mãi đến thập niên 1980 khi các đài truyền hình chấp nhận chia sẻ lợi nhuận với các câu lạc bộ, những trận đấu cấp câu lạc bộ mới bắt đầu được tường thuật thường xuyên hơn trên màn ảnh nhỏ.

Một trận đấu được truyền trực tiếp theo chuẩn HD trong một rạp chiếu phim tại Anh.
Hiện nay, tiền bản quyền truyền hình đã trở thành một nguồn thu quan trọng của các đội bóng và giải đấu, vì vậy đôi khi lịch thi đấu của các đội phải được điều chỉnh cho phù hợp với giờ theo dõi thuận lợi của khán giả, ví dụ các trận cầu "đinh" của giải Serie A thường bao giờ cũng được tổ chức vào tối Chủ Nhật thay vì tối thứ Bảy như các trận đấu thông thường khác. Để giành quyền phát sóng các giải đấu quan trọng, các đài truyền hình lớn như Sky TV của Anh hay TF1Canal+ của Pháp cũng phải cạnh tranh nhau quyết liệt để đưa ra những số tiền bản quyền càng ngày càng tăng. Một ví dụ cho sự phổ biến của việc truyền hình các trận đấu là World Cup 2006, giải đấu này đã được tổng cộng 376 kênh truyền hình phát sóng trực tiếp trên khắp thế giới với tổng lượng khán giả lên tới 26,29 tỷ lượt, tức là trung bình mỗi trận có khoảng 506 triệu người trên Trái Đất theo dõi. Truyền hình không chỉ ảnh hưởng tới bóng đá về mặt kinh tế. Với công nghệ tường thuật ngày càng tiên tiến, các lỗi nhận định của trọng tài hoặc các pha tiểu xảo của cầu thủ trên sân dần không thể qua nổi mắt khán giả. Nghề trọng tài và luật 12 liên quan đến lỗi của cầu thủ vì thế cũng càng ngày càng được hoàn thiện.
Tương tự như báo viết, một số câu lạc bộ cũng bắt đầu thành lập cho riêng họ các kênh truyền hình. Middlesbrough FC là câu lạc bộ đầu tiên của Anh có kênh truyền hình của riêng mình, kênh Boro TV bắt đầu được phát sóng từ năm 2001. Một số kênh truyền hình của câu lạc bộ khác có thể kể tới OM TV, OL TV, Inter Channel, Milan Channel, Roma Channel, Manchester United TV, Real Madrid TV và Barca TV.

Lợi ích kinh tế


Các cổ động viên của Borussia Dortmund
Việc khai thác các lợi ích kinh tế của bóng đá bắt đầu diễn ra ngay từ thập niên 1880 ở Anh. Tiền vé vào sân của mỗi trận bóng đá đã giúp các đội bóng tự nuôi sống và xây dựng các sân đấu. Trung bình một trận đấu tại mùa giải vô địch đầu tiên của bóng đá Anh (mùa 1888-1889) thu hút khoảng 4.639 khán giả, cho đến cuối thế kỷ 19 con số này đã tăng lên khoảng 10.000 người và đến trước Thế chiến thứ nhất là 20.000 người.
Vé vào sân tiếp tục là nguồn thu chính cho các câu lạc bộ bóng đá cho đến thập niên 1990, sau đó dần được thay thế bằng tiền bản quyền truyền hình. Cùng với truyền hình, các hình thức quảng cáo gắn với đội bóng và trận đấu cũng được tận dụng triệt để. Việc quảng cáo trên ngực áo cầu thủ bắt đầu xuất hiện ở Pháp từ năm 1969 với các câu lạc bộ đi tiên phong là Nîmes OlympiqueOlympique de Marseille. Từ năm 1982, UEFA bắt đầu cho phép cầu thủ mặc áo có quảng cáo trong các giải đấu cấp câu lạc bộ trừ trận chung kết (giới hạn trận chung kết chỉ được dỡ bỏ từ năm 1995). Tuy nhiên việc quảng cáo trên ngực áo đội tuyển cấp quốc gia cho đến nay vẫn chưa được FIFA chấp nhận.
Theo thống kê của mùa bóng 2006-2007 thì câu lạc bộ có doanh thu lớn nhất thế giới là Real Madrid của Tây Ban Nha với 351 triệu euro, sau đó là Manchester United của Anh (315,2 triệu), FC Barcelona của Tây Ban Nha (290,1 triệu), Chelsea FCArsenal FC cùng của Anh (283 và 263,9 triệu). Doanh thu tăng nhưng các câu lạc bộ cũng phải đối mặt với số tiền phải chi trả cho lương cầu thủ, đặc biệt là các ngôi sao của đội. Theo thống kê của mùa bóng 2007-2008, 20 câu lạc bộ của Giải vô địch bóng đá Ý đã phải chi tổng cộng 768,4 triệu euro tiền lương cầu thủ, tăng thêm 101,9 triệu euro chỉ sau một mùa.
Bên cạnh các mối lợi kinh tế trực tiếp, bóng đá cũng đem lại nguồn thu cho các ngành kinh tế có liên quan, đặc biệt là du lịch. Ví dụ thành phố Auxerre của Pháp vốn rất nhỏ với chỉ hơn 40.000 dân nhưng nhờ có đội bóng AJ Auxerre có thành tích khá tốt tại giải vô địch Pháp nên kéo theo đó du lịch của thành phố này cũng phát triển. Một ví dụ khác là việc tổ chức World Cup 2006 chỉ trong vòng 1 tháng đã giúp lượng khách du lịch đến Đức trong cả năm 2006 tăng thêm 9%.

Bóng đá và chính trị

Không chỉ là một môn thể thao thông thường, bóng đá đôi khi còn có ảnh hưởng chính trị ở khu vực hoặc thậm chí là quốc tế. Một số câu lạc bộ bóng đá thành công thường được coi là biểu tượng cho địa phương hoặc chủ nghĩa dân tộc nơi đội bóng đóng quân, FC Barcelona được người Catalan coi là biểu tượng cho tinh thần tự trị của họ, hoặc như Athletic Bilbao là niềm tự hào của người dân xứ Basque với lý do tương tự. Ngược lại đôi khi bóng đá cũng được coi là liều thuốc đoàn kết tinh thần của một quốc gia, có thể kể tới chiến thắng của đội tuyển Pháp tại World Cup 1998 hay của Iraq tại Cúp bóng đá châu Á 2007, theo lời chủ tịch Liên đoàn bóng đá Iraq Hussein Saeed thì "người Iraq chỉ sống vì bóng đá, và đó là bí mật để họ có thể đối mặt với mọi khó khăn".
Ở mức độ quốc tế, lịch sử đã ghi nhận Chiến tranh bóng đá vào năm 1969 là cuộc xung đột đầu tiên bắt nguồn từ một trận đấu bóng. Đó là chiến thắng 3-2 tại vòng loại World Cup 1970 của El Salvador trước Honduras. Những xung đột trong và sau trận đấu đã dẫn đến việc El Salvador đem quân tấn công Honduras, cuộc chiến đã khiến hơn 2.000 người thiệt mạng và càng làm trầm trọng sự mâu thuẫn giữa hai nước láng giềng này. Bóng đá cũng trở thành phương tiện tuyên truyền cho Mặt trận giải phóng Algérie trong thời gian Chiến tranh Algérie. Đôi khi bóng đá lại trở thành phương tiện để thúc đẩy hoặc hàn gắn quan hệ ngoại giao giữa các nước có mâu thuẫn, có thể kể tới trận đấu lịch sử giữa MỹIran tại vòng đấu loại bảng F World Cup 1998 hay World Cup 2002, giải đấu được Nhật BảnHàn Quốc, hai quốc gia vốn có nhiều mâu thuẫn lịch sử, tổ chức chung khá thành công.

Bóng đá trong văn hóa đại chúng

Văn hóa bóng đá


Albert Camus, nhà văn, triết gia nổi tiếng, một thời từng là thủ môn bóng đá
Bóng đá được nhiều nghệ sĩ coi là thứ "ngôn ngữ toàn cầu" với những đặc điểm thi đấu, luật lệ và truyền thống riêng của nó. Nhà văn Albert Camus, người từng một thời là thủ môn bóng đá, đã phát biểu rằng:
Tất cả những gì tôi hiểu rõ nhất về đạo đức và nghĩa vụ của con người đều có được nhờ môn bóng đá
Tác phẩm văn học về bóng đá có thể kể tới Vua bóng đá của Aziz Nesin hay Fever Pitch (1992) của Nick Hornby. Âm nhạc, nhất là các bài hát tập thể, là một yếu tố không thể thiếu của các trận bóng. Các câu lạc bộ và đội tuyển quốc gia thường có những bài đồng ca để cổ vũ tinh thần cầu thủ và huấn luyện viên. Đây có thể là những bài hát được sáng tác riêng cho câu lạc bộ như Leeds United (của Leeds Utd) hay Good old Arsenal (của Arsenal). Cũng có những bài hát không được viết riêng cho bóng đá nhưng lại trở thành ca khúc yêu thích của các cổ động viên, tiêu biểu là You'll Never Walk Alone, bài hát không chính thức của cổ động viên Liverpool FC. Ngược lại, một số nghệ sĩ cũng lấy cảm hứng từ các trận bóng để sáng tác các bài hát, có thể kể tới We Will Rock YouWe Are the Champions của nhóm Queen.
Trong thế giới điện ảnh, bộ phim đầu tiên về bóng đá, Harry The Footballer, được đạo diễn người Anh Lewin Fitzhamon thực hiện từ năm 1911. Các tác phẩm điện ảnh về đề tài bóng đá có nội dung rất đa dạng, từ sự hâm mộ cuồng nhiệt của cổ động viên trong À mort l'arbitre (1984, đạo diễn Jean-Pierre Mocky) đến cái nhìn trào phúng về bóng đá trong Coup de tête (1979, Jean-Jacques Annaud) hay những trận đấu mang dấu ấn lịch sử trong Escape to Victory (1981, đạo diễn John Huston) hoặc Das Wunder von Bern (2003, đạo diễn Sönke Wortmann). Bóng đá đôi khi còn được "mượn" để nói tới các đề tài văn hóa khác, có thể kể tới vở kịch truyền hình Trận bóng của những triết gia do nhóm Monty Python thực hiện năm 1972.
Bóng đá cũng được chuyển thể thành các trò chơi, từ các trò chơi cổ điển như bóng đá bàn hay Subbuteo đến các trò điện tử hiện đại như loạt FIFA Football của hãng Electronic Arts hay loạt Pro Evolution Soccer của hãng Konami (trò chơi điện tử bán chạy nhất tại Pháp năm 2006).

Cổ động viên

Bóng đá, môn thể thao được hâm mộ nhất thế giới, đã tạo riêng cho nó một nền văn hóa cổ động riêng biệt. Cổ động viên là những người đóng góp tài chính nhiều nhất cho câu lạc bộ hoặc đội tuyển họ yêu thích thông qua nhiều hình thức như mua vé vào sân, mua đồ lưu niệm của đội bóng hoặc tham gia các hội người hâm mộ do đội bóng tổ chức. Bên cạnh đó, các cổ động viên cũng là động lực (và cả sức ép) cho đội bóng trong và ngoài sân đấu, vì vậy đôi khi cổ động viên bóng đá được coi như "cầu thủ thứ 12" của đội bóng.
Các hội cổ động viên bóng đá bắt đầu được hình thành từ cuối thế kỷ 19 tại Anh. Ban đầu các hội này thường phụ thuộc trực tiếp vào các đội bóng nhưng kể từ thập niên 1940 họ bắt đầu tách riêng đứng độc lập.[82] Các hội cổ động viên thường đứng ra tổ chức các hình thức cổ động trên sân, đặc biệt là trong các trận đấu "derby" giữa các đội bóng kình địch. Những trận "derby" giữa các đội bóng kình địch nổi tiếng thường trở thành màn trình diễn không chỉ của các siêu sao hai đội mà còn là của các hội cổ động viên, có thể kể tới các trận "derby" nổi tiếng thế giới như Derby della Madonnina giữa A.C. MilanInter Milan của Ý, El Clásico giữa Real MadridFC Barcelona của Tây Ban Nha hay El Superclásico giữa CA Boca JuniorsCA River Plate của Argentina.
Thông thường các cổ động viên bóng đá thường cổ vũ trận đấu một cách hòa bình, tuy nhiên đôi khi bạo lực cũng bùng phát, đặc biệt là trong các trận đấu giữa những đội bóng kình địch. Bạo lực thậm chí đã biến một số trận đấu trở thành thảm kịch, ví dụ điển hình là thảm họa Heysel diễn ra trên sân vận động Heysel tại Bỉ năm 1985 đã khiến 39 cổ động viên thiệt mạng, hơn 600 người khác bị thương. Trong một số trường hợp khác, cổ động viên bóng đá quá khích lại tràn xuống sân làm gián đoạn các trận thi đấu, đây là trường hợp của trận giao hữu giữa đội tuyển Algérie và đội tuyển Pháp diễn ra năm 2001 tại Stade de France, các cổ động viên tràn vào sân đã làm trận đấu phải kết thúc sớm 15 phút.

Các loại hình bóng đá khác

Bóng đá thông thường được chơi với hai đội hình 11 người trên sân lớn, tuy nhiên đôi khi môn thể thao này cũng được biến đổi về số người chơi, luật lệ để phù hợp với các điều kiện chơi bóng khác nhau.

Futsal

Futsal hay bóng đá trong nhà là môn thể thao tương tự bóng đá nhưng các trận đấu được diễn ra trong nhà với một số luật lệ được thay đổi cho phù hợp ví dụ kích thước sân và bóng được thu nhỏ, các cầu thủ đi giày đế bằng thay vì giày đinh như ở các trận đấu sân cỏ. Futsal ra đời vào năm 1930 tại Uruguay và liên tục phát triển dưới sự bảo trợ của FIFA. FIFA cũng là tổ chức điều hành Giải vô địch bóng đá trong nhà thế giới. Các đội tuyển quốc gia có truyền thống ở môn thể thao này có thể kể tới Tây Ban Nha, Ý và Brasil. Tại vòng chung kết Giải vô địch thế giới môn futsal gần đây nhất vào năm 2008 tại Brasil, đội vô địch là Brasil sau khi thắng Tây Ban Nha 4-3 sau loạt sút luân lưu (hai đội hòa 2-2 trong thời gian thi đấu chính thức) tại trận chung kết.

Bóng đá bãi biển


Một trận bóng đá bãi biển
Bóng đá bãi biển là môn bóng đá chơi trên bãi cát, thông thường là bãi biển. Các trận đấu bóng đá bãi biển có 2 đội, mỗi đội 5 người với quyền thay người không hạn chế. Các cầu thủ chơi trên một sân nhỏ kích thước 28x37 m trong 3 hiệp, mỗi hiệp 12 phút. Giải vô địch thế giới môn bóng đá bãi biển được FIFA tổ chức từ năm 1995. Trong môn thể thao này, đội tuyển thống trị nhiều năm qua là đội bóng đá bãi biển Brasil, đội này đã 12 lần vô địch thế giới kể từ năm 1995, thành tích vượt xa so với 2 đội đứng tiếp theo là Bồ Đào Nha và Pháp (cùng 1 lần vô địch thế giới).

Loại hình khác

Bóng đá cho người khuyết tật có hai loại hình chính là bóng đá xe lăn (cho người khuyết tật chi) và bóng đá cho người khiếm thị (cho người có khuyết tật về mắt). Môn bóng đá cho người khiếm thị được đưa vào nội dung thi đấu của Paralympic kể từ năm 2004. Tại các loại hình bóng đá này thì những đội tuyển Nam Mỹ như Brasil và Argentina cũng là những người thống trị. Ngoài ra tại các thành thị còn thịnh hành loại bóng đá đường phố.
Ngoài những loại hình kể trên, cũng còn một số loại hình ít phổ biến hơn như môn jorkyball hay môn bóng đá tennis.
Trang này được sửa đổi lần cuối lúc 06:18, ngày 26 tháng 6 năm 2014.
Xem tiếp...

DƯ LUẬN XÃ HỘI 18

(ĐC chép từ http://infonet.vn)

“Hung hăng ở Biển Đông, Trung Quốc sẽ mất nhiều thứ”

Theo Thời báo phố Wall (WSJ), hôm 30/6, Bộ trưởng Truyền thông Australia Malcolm Turnbull, một người thân cận với Thủ tướng Tony Abbott,cảnh báo, Trung Quốc sẽ mất nhiều thứ nếu tiếp tục "phô diễn sức mạnh cơ bắp".

WSJ cho hay, hôm 30/6, phát biểu tại một hội nghị an ninh và kinh tế tại Đại học Quốc gia Australia, ông Malcolm Turnbull đã thẳng thừng nhận xét về hành động hung hăng của Trung Quốc ở Biển Đông và Hoa Đông.
Bộ trưởng Truyền thông Australia Malcolm Turnbull cảnh báo: "Trung Quốc sẽ mất nhiều thứ".
Ông cho rằng nếu những căng thẳng ở Biển Đông dẫn đến một cuộc xung đột, kéo theo sự tham gia của Mỹ thì Trung Quốc sẽ phải hứng chịu những hậu quả nghiêm trọng, mất rất nhiều thứ, đặc biệt là về kinh tế. Việc phô diễn sức mạnh cơ bắp của Bắc Kinh đối với Việt Nam và Philippines đang gây ảnh hưởng lớn tới an ninh khu vực, đẩy các nước láng giềng đến gần hơn với Mỹ.
Ông nói: “Chính sách của Trung Quốc hiện nay, tôi nghĩ nó quá phản tác dụng, Trung Quốc đã phô diễn sức mạnh cơ bắp với một hoặc nhiều hoặc tất cả các nước láng giềng ở những thời điểm khác nhau”.
"Trung Quốc thực sự không có đồng minh trong khu vực, ngoại trừ Triều Tiên. Và hậu quả (đối với Trung Quốc) là các nước láng giềng Trung Quốc đang gần gũi với Mỹ hơn bao giờ hết”, ông nói thêm.
Theo WSJ, chính phủ của ông Abbott không muốn bị vướng vào cuộc xung đột ngoại giao vì Mỹ là đồng minh thân cận còn Bắc Kinh là đối tác thương mại lớn nhất của nước này. Năm 2013, thương mại hai chiều giữa Trung Quốc và Australia đạt tới 133 tỷ USD. Trung Quốc nhập tới 36% lượng hàng xuất khẩu của Úc.
Trước đó, Mỹ đã kêu gọi các nước trong khu vực, dù không có tranh chấp ở Biển Đông, cũng giúp làm giảm những cẳng thẳng khi Trung Quốc đưa trái phép giàn khoan Hải Dương – 981 vào vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam, cùng hàng loạt những hành động gây hấn khác.
Hồi tháng trước, Phó Tư lệnh Hải quân Mỹ ở Thái Bình Dương cũng kêu gọi Australia đóng vai trò lớn hơn ở Biển Đông và Hoa Đông bằng cách triển khai các tàu đổ bộ và tàu khu trục cùng tàu của Nhật Bản và Mỹ tuần tra ở phía bắc.
Hôm 30/6, Thủ tướng Tony Abbott thông báo Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe sẽ tới thăm Australia trong tháng Bảy và sẽ phát biểu tại quốc hội nước này. Ông Abbott thông báo: “Chúng tôi đều cam kết vì hòa bình, ổn định và thịnh vượng của khu vực châu Á-Thái Bình Dương". Theo WSJ, Australia và Nhật Bản gần đây đã nhất trí tăng cường các mối quan hệ an ninh và thương mại nhằm đối phó với sự trỗi dậy của Trung Quốc.

Nội dung được thực hiện qua tham khảo nguồn tin The Wall Street Journal (WSJ) là một nhật báo có ảnh hưởng lớn trên thế giới, xuất bản tại Thành phố New York, tiểu bang New York , Mỹ với lượng phát hành rất lớn trên toàn thế giới.
PHẠM KHÁNH (lược dịch)

Báo Trung Quốc: 4 lý do không thể thắng Việt Nam bằng chiến tranh

Trên trang mạng Quân sự Trung Quốc (Military.china.com) ngày 3/7 có bài viết cho rằng với 4 lý do cốt tử, gần như chắc chắn Trung Quốc sẽ phải gánh chịu thất bại nếu gây chiến với Việt Nam.
Không quân Việt Nam luôn sẵn sàng túc trực bảo vệ bầu trời Tổ quốc.
Căng thẳng trên biển Hoa Đông giữa Trung Quốc với Nhật Bản hay trên Biển Đông giữa Việt Nam và Trung Quốc càng trở nên căng thẳng hơn thì những lời kêu gọi gây chiến không chỉ đến từ các cấp lãnh đạo cao nhất của Trung Quốc, mà còn bởi một bộ phận người Trung Quốc thiếu hiểu biết, mang tư tưởng chủ nghĩa dân tộc "Đại Hán" cực đoan, luôn cổ vũ cho những hành động mang tính chất ngang ngược vô đạo đối với các nước láng giềng.
Nhưng bên cạnh đó cũng những người Trung Quốc hiểu và biết rằng, nếu bây giờ Trung Quốc gây chiến với các nước láng giềng họ sẽ tự chuốc lấy họa.
Trên trang mạng Quân sự Trung Quốc (Military.china.com) ngày 3/7 có bài viết cho rằng với tình hình hiện tại Trung Quốc không thể gây chiến. 
Theo đó lý do thứ nhất là sự lão luyện thiện chiến của quân đội Việt Nam. Bài viết cho rằng, không phải các lãnh đạo Trung Quốc không dám gây chiến mà bởi vì với những hạn chế hiện tại của Trung Quốc, thì nước này không thể tiến hành một cuộc chiến tranh với bất kỳ quốc gia láng giềng nào.
Nếu Trung Quốc gây chiến với Việt Nam, Trung Quốc sẽ rơi vào cái bẫy. Những bài học từ cuộc chiến với Việt Nam năm 1979 đã cho thấy sự hao tiền tốn của và sinh mạng như thế nào. Chỉ riêng trong trận Lão Sơn, mỗi tuần Trung Quốc tiêu hao gần 200.000 quả đạn pháo, nhưng vẫn thiệt hại từ 4.000 đến 8.000 quân.
Bài báo trên trang mạng của Trung Quốc nói: "Quân đội Việt Nam sử dụng chiến thuật chiến tranh du kích rất lão luyện, họ sẽ đánh bại chúng ta bằng cuộc chiến tiêu hao từ từ cho đến khi chúng ta thất bại, chúng ta không thể khinh thường họ. Người Mỹ đã hết sức sai lầm khi tuyên bố "đưa Việt Nam về thời kỳ đồ đá" và Việt Nam đã đáp lại bằng câu nói rằng "chúng tôi đã bước vào thời kỳ đồ nhôm" (ám chỉ rất nhiều xác máy bay Mỹ đã xuất hiện trên mặt đất ở miền Bắc Việt Nam)... Vì vậy Trung Quốc không thể chiến thắng bằng cách gây ra chiến tranh, bài học về các lực lượng không quân và hải quân hùng mạnh nhất thế giới bị Việt Nam tiêu diệt vẫn còn giá trị". 
Thứ hai, đó là môi trường chính trị quốc tế, khi gây ra cuộc chiến tranh với Việt Nam, Trung Quốc đầu tiên sẽ phải đối mặt với sự lên án một cách gay gắt từ dư luận phương Tây và Hoa Kỳ cũng như Nhật Bản.
Không những thế, gây chiến với Việt Nam sẽ làm cho Trung Quốc không còn chỗ đứng trên trường quốc tế. Các nước trên thế giới sẽ lên án Trung Quốc vì sức mạnh truyền thông nằm trong tay các nước phương Tây, và trong cuộc chiến truyền thông thì Trung Quốc hoàn toàn bị động. Cuộc chiến sẽ làm cho Trung Quốc mất dần sức mạnh và suy yếu, các lực lượng thù địch Trung Quốc sẽ thừa cơ can thiệp vào Trung Quốc. 
Thứ ba, Trung Quốc phải đối mặt với vấn đề thù trong giặc ngoài. Trong khi chính trong nội bộ lãnh đạo Trung Quốc vẫn còn tồn tại những vấn đề rất lớn thì bên ngoài Trung Quốc lại đang phải đối diện với một vòng vây chữ C của các nước.
Nếu Trung Quốc sử dụng những lực lượng tinh nhuệ nhất, hiện đại nhất để đối phó với Việt Nam thì ở những khu vực khác của Trung Quốc lực lượng sẽ yếu và mỏng đi, Trung Quốc sẽ đối mặt với điều cấm kỵ trong binh pháp đó là cùng một lúc phải đối mặt với hai hoặc nhiều mặt trận. 
Có thể dự đoán khi Trung Quốc khai chiến với Việt Nam thì Đài Loan sẽ tuyên bố độc lập ngay tức khắc, lúc đó Trung Quốc không thế nào chiến thắng được trên mặt trận Đài Loan vì Hoa Kỳ sẽ đứng sau hậu thuẫn.
Tiếp theo là Nhật Bản sẽ kiểm soát hoàn toàn quần đảo Điếu Ngư/Senkaku, Trung Quốc sẽ đánh mất cơ hội kiểm soát Bắc Triều Tiên, Ấn Độ đánh chiếm khu vực tranh chấp và thôn tính miền Nam Tây Tạng...
Việc Trung Quốc không thể lấy bài học của Hoa Kỳ tại Lybia hay bài học của Nga tại Georgia bởi vì không chỉ là sức mạng quốc gia của họ mạnh hơn Trung Quốc mà với các cuộc chiến trên thì Nga và Mỹ họ đều có sự thuận lợi về yếu tố địa chính trị, họ không có những vấn đề lớn phức tạp với các nước láng giềng và sự ổn định cơ bản trong nội bộ đất nước, do đó họ không phải lo lắng áp lực từ bên ngoài và nội bộ để có thể giành chiến thắng.
Và điểm cốt lõi quan trọng nhất trong cuộc chiến Iraq, Afghanistan là bởi đó là những quốc gia sa mạc, Không quân Mỹ có thể dễ dàng oanh kích kẻ thù, trong khi đó Georgia vốn chỉ là một đồng bằng chỉ cách ba mươi sáu cây số từ Nga, vì vậy lực lượng cơ giới Nga có thể ngay lập tức cơ động đánh chiếm.
Hải quân đánh bộ Việt Nam diễn tập sẵn sàng chiến đấu.(Ảnh minh họa)
Nhưng với Việt Nam thì khác, những bài học trên không thể áp dụng được, Việt Nam được bao bọc bởi đồi và núi. Pháp, Hoa Kỳ và cả Trung Quốc đã phải nếm trải những thất bại đau đớn tại đây, một cuộc chiến với Việt Nam sẽ hết sức khó khăn, Việt Nam rất lão luyện trong chiến tranh du kích, do đó việc sử dụng tên lửa, máy bay chiến đấu là một sự ngu ngốc! Các đơn vị cơ giới (của Trung Quốc) sẽ bị chặn lại bởi các dãy núi, vì vậy chắc chắn chúng ta sẽ rơi vào một cuộc chiến tranh tiêu hao kéo dài.
Hồ Trung Nghĩa (lược dịch)

 

Xem tiếp...

Thứ Năm, 3 tháng 7, 2014

SIÊU QUẦN 24 (David Coppefeld)

(ĐC sưu tầm trên NET)

David Copperfield (nhà ảo thuật)

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
David Copperfield (nhà ảo thuật)

David Copperfield. Chụp bởi Homer Liwag
Sinh 16 tháng 9, 1956 (57 tuổi)
Metuchen, Middlesex, New Jersey, USA
Quốc tịch Cờ Hoa Kỳ Hoa Kỳ
Công việc ảo thuật gia, Giám đốc, Nhà biên kịch, Nhà văn
Năm hoạt động 1974–nay
Website
dcopperfield.com
David Copperfield tên thật là David Seth Kotkin (sinh 16 tháng 9 năm 1956) là một ảo thuật gia người Mỹ nổi tiếng nhiều trò ảo thuật huyền bí và luôn gây bất ngờ với khán giả. Anh là nhà ảo thuật thành công nhất thế giới về mặt thương mại. Khoảng 40 triệu lượt khán giả đã mua vé xem anh trổ tài, giúp anh thu được hơn 1 tỷ USD

Các tiết mục

  • Năm 1983, cả thế giới đã phải sửng sốt bởi pha trình diễn làm biến mất Tượng thần tự do của Mỹ trước sự chứng kiến của hàng nghìn khán giả và triệu triệu người xem truyền hình trực tiếp.
  • Cưa người.
  • Bay trong không gian như chim.
  • Chui qua bức tường Vạn lý trường thành.
  • Lao mình xuống dòng thác.
  • Làm biến mất cả đoàn tàu có người ngồi trong.
Bình quân trong một năm Copperfield có trên 500 buổi biểu diễn-phần lớn tại Las Vegas
Sinh ra tại New Jersey với tên David Seth Kotkin, Copperfield bẳt đầu biểu diễn ảo thuật lúc lên 12 tuổi và trở thành người trẻ nhất được gia nhập Hội các nhà ảo thuật Mỹ. Lúc lên 16 tuổi, anh được học ảo thuật tại Đại học New York. Lúc anh 18 tuổi, anh nhập học Đại học Fordham, và vào vai diễn chính trong 3 tuần trong vở nhạc kịch Chicago - Người đàn ông có phép thuật - do Holland, MI's John Tammi làm đạo diễn, rồi lấy tên là David Copperfield theo tên của Nhà ảo thuật trong tác phẩm cùng tên của Nhà văn Charles Dickens. Năm 19 tuổi, ông đã được lăng-xê rầm rộ ở khách sạn Honolulu, Hawaii.
David Copperfield vào vai nhà ảo thuật Ken trong bộ phim kinh dị Terror Train vào năm 1980. Ông cũng tạo nên sự xuất hiện khó tin trong bộ phim Prêt-à-Porter năm 1994.Hầu hết các lần xuất hiện của ông đều trên các chương trình tivi đặc biệt hay là các điểm nhấn trên các show truyền hình. Các màn trình diễn chủ yếu của ông là làm biến mất Tượng Nữ thần Tự do, bay như chim, bay qua hẻm núi Grand Canyon, và đi xuyên qua Vạn Lý Trường Thành.
Năm 1982, Copperfield thành lập Project Magic, một chương trình phục hồi nhằm giúp bệnh nhân cải thiện khả năng điều khiển cơ thể bằng cách sử dụng kỹ thuật sleight-of-hand như một liệu pháp vật lý. Chương trình này đã được American Occupational Therapy Association công nhận, và được sử dụng ở hơn 1100 bệnh viện ở 30 nước trên toàn thế giới.
David Copperfield đã đính hôn với siêu mẫu Claudia Schiffer nhưng mối quan hệ này đã chấm dứt sau 6 năm.
David Copperfield từng có lần mở hệ thống nhà hàng mang tên "Magic Underground". Hệ thống này được xây dựng ở 2 khu vực, một ở Thành Phố New York và một ở Walt Disney World (hình chú chuột Mickey ẩn trong lòng đất, còn gọi là Hidden Mickey). Các nhà hàng này sử dụng "D.A.V.I.D" (Digital Audio-Video Interface Device, thiết bị tương tác nghe nhìn kỹ thuật số) để liên hệ với khách hàng. Chúng đã được trang bị hệ thống videophone. Ngoài ra, các bàn thực khách ngồi có thể lướt vòng quanh căn phòng và thậm chí những người phục vụ còn có thể trình diễn ảo thuật khi họ đem thực đơn đến cho khách. Cuối cùng, kế hoạch này bị trục trặc và kế hoạch ở Walt Disney bị hủy bỏ.
Năm 1996, David tham gia nhóm cùng với Dean Koontz, Joyce Carol Oates, Ray Bradbury và những người khác cho cuốn tiểu thuyết " Sự thần kỳ của David Copperfield về những điều không thể" - cuốn tiểu thuyết bằng thơ về thế giới ảo thuật kỳ bí. Cuốn sách thứ 2 được xuất bản cuối năm 1997 với tên " David Copperfield - Ngoài sức tưởng tượng".

Lật tẩy mánh khoé ảo thuật của 'phù thủy' David Copperfield

Không ít khán giả tự hỏi những màn biểu diễn do David Copperfield thực hiện có còn là ảo thuật nữa không hay anh chính là một "phù thủy" chính hiệu đang làm phép trước mắt hàng triệu khán giả yêu quý và hâm mộ anh?

      David Copperfield là một huyền thoại trong thế giới ảo thuật huyền bí. Những ai đã từng được xem các màn ảo thuật của David đều phải trầm trồ, thán phục tài năng ảo thuật hiếm có này.
       
      Huyền thoại mang tên David Copperfield
      Đời tư của chàng trai David khá kín, nó cũng bí ẩn như những trò ảo thuật do anh thực hiện. Sinh ra tại Metuchen, New Jersey (Mỹ), David đã bộc lộ tài năng ảo thuật từ rất sớm và cậu bé cũng kiếm được khá nhiều tiền bằng những trò ảo thuật khéo léo do mình học lỏm được khi mới 11 tuổi. Mọi người gọi cậu một cách âu yếm là "nhà ảo thuật tí hon Davino". Tài năng thiên bẩm của David quá xuất sắc, đến mức chỉ mới 12 tuổi, cậu đã được kết nạp vào hội các nhà Ảo thuật Mỹ. Có lẽ chưa một ảo thuật gia nào có thể sánh ngang với chàng thần đồng ảo thuật này. Sau này, các màn ảo thuật của anh được nâng lên mức nguy hiểm hơn, đặc sắc hơn và ghê rợn hơn với lượng khán giả lên tới hàng triệu người - một lượng khán giả khổng lồ đối với một ảo thuật gia.
      David liên tục nhận được lời mời biểu diễn trong các chương trình truyền hình cũng như đi biểu diễn ở nhiều nước trên thế giới. Các chương trình truyền hình này được truyền tới 40 quốc gia trên thế giới và tất nhiên, lượng người hâm mộ những màn ảo thuật của David cũng rộng khắp toàn cầu. Có người nói, ảo thuật là một phần máu thịt của David nên anh thực hiện các màn biểu diễn "dễ như uống nước". Mỗi màn ảo thuật của David được mọi người nhớ từng chi tiết khi thực hiện và khán giả mong muốn được chứng kiến anh biểu diễn thêm lần nữa.
      Có kẻ láu cá đã từng đột nhập vào hậu trường trong một buổi "phù phép" của David để tìm hiểu màn ảo thuật đã mê hoặc khán giả, thực hư là thế nào? Nhưng, kẻ láu cá này nhận được chỉ là con số không tròn trĩnh. Thông tin đó được công bố, David càng trở nên bí ẩn, các màn biểu diễn của anh càng biến hóa khôn lường, kích thích trí tò mò của biết bao người. Từ trò anh tự trói mình trên một cái phà lửa bốc cháy rừng rực và lao xuống thác nước Niagara rồi biến mất, hay anh tự cưa đôi thân mình trước sự làm chứng của vài khán giả được mời lên sân khấu đến trò đi xuyên qua bức tường dày của Vạn lý Trường thành... đều là những bí ẩn.
      Bình quân trong một năm David có trên 500 buổi biểu diễn, phần lớn tại Las Vegas (Mỹ). Anh là ảo thuật gia đầu tiên được tôn vinh vĩnh viễn tại đại lộ Walk of Fame ở Los Angeles (Mỹ). Tài năng ảo thuật của anh không chỉ giúp anh nổi danh trên thế giới mà còn khiến anh giàu có kể cả khi không tham gia biểu diễn. Điều này bắt nguồn từ một sự việc năm 2001. David đã đoán đúng kết quả xổ số nhiều tháng tại một chương trình biểu diễn trên đài Truyền hình ZDF của Đức. Tất nhiên những con số dự đoán của anh đã được ghi âm và cất giữ trong một két sắt cho đến ngày kết quả xổ số được công bố. Nhưng không ai biết những lần đoán đó anh có mua vé số hay không. Nếu có thì David đã nắm trong tay một khoản tiền trúng thưởng "khủng" lên đến 3,1 triệu euro! Theo bình chọn của tạp chí Forbes về những nghệ sĩ có thu nhập cao nhất thế giới, từ năm 1990 đến nay, David luôn đứng đầu danh sách và bỏ cách một khoảng rất xa so với người đứng thứ hai, nên việc trúng xổ số hay không cũng chỉ là chuyện "vặt vãnh".
      Mặc dù David là người giàu có nhưng anh lại không gặp may trong đời tư. Các mối quan hệ trong cuộc đời của "phù thủy" này chỉ như thoáng qua và cho đến hiện tại, anh vẫn là một chàng trai "chưa vợ" dù đã ngoài tuổi ngũ tuần. Đời tư của chàng nghệ sĩ tài năng này cũng là một câu hỏi hóc búa với những người quan tâm và hâm mộ. Thiên hạ chỉ biết rằng từ năm 1994 đến 1999, anh từng hứa hôn với siêu người mẫu Claudia Schiffer của Đức, tuy nhiên mối quan hệ này đã tan vỡ sau sáu năm "mặn nồng". Năm 2011, cả thế giới hết sức bất ngờ khi David thông báo anh chính thức làm cha của một bé gái thiên thần. Mẹ của đứa trẻ là Chloe Gosselin, 26 tuổi, bạn gái gần đây nhất của anh. Cả hai gặp nhau cách đó hai năm.
      ẩn những màn ảo thuật kinh điển
      Năm 1983, cả thế giới đã sửng sốt bởi pha trình diễn "ma quỷ" của ảo thuật gia David Copperfield, trước sự chứng kiến của hàng nghìn khán giả và triệu triệu người xem truyền hình trực tiếp, gã "phù thủy" đã "hô biến" bức tượng khổng lồ mang tên "Nữ thần tự do" mất tích không dấu vết và tất nhiên, sau đó anh lại "phù phép" cho bức tượng trở lại chỗ cũ như chưa hề có chuyện gì xảy ra. Chắc chắn, ngài David lừng danh sẽ không bao giờ tiết lộ bí quyết thực hiện trò ảo thuật khó tin đó. Các chuyên gia nghiên cứu từ thời báo the Straight Dope, một tờ báo chuyên giải đáp mọi thắc mắc từ độc giả, đã cố gắng tìm tòi bí mật và cuối cùng họ rút ra được một suy đoán đơn giản đến bất ngờ. Họ lý giải màn biểu diễn này dựa trên một lý thuyết khá phổ biến từ cuốn sách "Bigger Secrets" của tác giả William Poundstone.
      Bước đầu tiên, David cho dựng lên hai cột tháp ở hai bên sân  khấu, làm thành mái vòm để căng tấm màn rủ che kín tượng Nữ thần tự do. Khung cảnh đập vào mắt khán giả lúc đó, dù tận mắt chứng kiến trước sân khấu hay qua truyền hình đều là cảnh đằng sau mái vòm nhân tạo. Khi tấm màn buông xuống, ảo thuật gia David bắt đầu đứng "thao thao bất tuyệt" trước đám đông đang mang nỗi nghi ngờ về "nhà diễn thuyết" bất thường này. Chẳng ai để ý rằng trong thời khắc ngắn ngủi mà tuyệt đối quan trọng đó, sân khấu nhẹ nhàng chuyển động xoay tròn trên bục quay. Khi tấm màn được kéo lên, tượng Nữ thần biến mất đúng như ý đồ của nhà ảo thuật, nhưng kỳ thực vào lúc đó, tầm nhìn của khán giả đang bị che khuất bởi một trong hai cột tháp. Người ta còn nói rằng, David đã vận dụng rất tốt cách sử dụng ánh sáng cực mạnh để "làm mù" người xem.
      Chắc chắn nhiều người vẫn còn nhớ màn đi xuyên qua Vạn lý Trường thành của David. Trong màn biểu diễn này, David cũng áp dụng cách sử dụng ánh sáng và đánh lừa thị giác của những người theo dõi. Tiểu xảo chính là cái đèn chiếu với công suất cực mạnh phía sau chiếu thẳng lên tấm màn trắng. Ánh sáng hắt qua tấm màn làm hiện lên bóng của David, nhưng thực tế ánh sáng chỉ làm sáng một phần của tấm màn nhờ góc chiếu của cái đèn. Khi ảo thuật gia David chui vào trong tấm màn, rất nhanh chóng anh lùi về phía góc màn không có ánh đèn và toàn bộ khán giả tưởng rằng David đã đi xuyên qua tường, tất cả đều bị David đánh lừa chỉ trong tích tắc. Ngoài ra, trong màn biểu diễn này, David được gắn một con chip trên người để theo dõi trên màn hình vô tuyến và con chip đã phát ra tín hiệu xuyên suốt tường thành, thể hiện rằng David đã thực sự thành công trong trò ảo thuật này. Khán giả lại tiếp tục bị đánh lừa lần thứ hai.
      Còn rất nhiều những màn ảo thuật khác của David khiến nhiều người "há hốc" mồm theo dõi và rồi lại thắc mắc vì sao chàng trai bình thường kia lại có thể làm được những điều phi thường đến vậy. Bí quyết duy nhất giúp David thành công trong những màn biểu diễn đầy gay cấn và hấp dẫn đến từng chi tiết là ánh sáng của sự đánh lừa khán giả. Có người nói: "Cái khó của một trò ảo thuật không phải là diễn như thế nào mà là sáng tạo ra như thế nào. Nếu ngồi rồi nói rằng mình cũng làm được thì dễ, cái khó là sáng tạo và diễn sao cho giống thật. Nếu bạn có thể sáng tạo ra trò mà không ai ngờ được, diễn mà dù người ta biết là giả rồi mà vẫn tin thì đó mới thực sự là ảo thuật. Xem ảo thuật chính là muốn bị lừa chứ không phải là bị lừa".
      Cướp cũng đành "bó tay" Đầu năm 2006, David và hai nữ trợ lý của mình đã bị một băng cướp gồm bốn tên, mang theo vũ khí tấn công ngay tại Florida (Mỹ). David đã dùng tài ảo thuật của mình lừa bọn cướp, David lật túi để bọn cướp biết anh không có tiền cũng như điện thoại di động mặc dù anh mang trong người ví tiền dày cộp, không chỉ vậy anh còn bình tĩnh ghi nhớ lại biển số xe của bọn cướp để báo cảnh sát. Trong khi đó cả hai trợ lý bị trấn lột toàn bộ tiền bạc và cả điện thoại di động. Chỉ trong tích tắc, bọn cướp lên xe tẩu thoát và sau đó đã sa lưới cảnh sát.

      Hồng Nhung(Theo TMZ/ Huffington Post/Youtube)
      Xem tiếp...

      ĐỊA LINH NHÂN KIỆT 5 (Cải tiến SAM-2)

      (ĐC sưu tầm trên NET)

      Phòng không Việt Nam đã "rửa nhục" cho tên lửa SAM-2 như thế nào?

      Lương Minh - theo Trí Thức Trẻ | 26/12/2013 06:38

      (Soha.vn) - SAM-2 đã thất bại thê thảm ở Trung Đông nhưng khi tới Việt Nam, với tài trí của bộ đội ta, nó đã thực sự trở thành "rồng lửa Thăng Long" vít cổ pháo đài B-52.

      Nhắc đến chiến thắng Điện Biên Phủ trên không năm 1972, không thể không nhắc đến các tổ hợp tên lửa phòng không S-75 (Việt Nam gọi là SAM-2). Trong 12 ngày đêm Hà Nội, Hải Phòng hiên ngang chống lại cuộc tập kích đường không Linebacker II của Mỹ, các tiểu đoàn tên lửa SAM-2 đã bắn hạ 29 trong tổng số 34 máy bay ném bom chiến lược B-52, xóa tan hoàn toàn huyền thoại “pháo đài bay”.
      Chiến công này càng thêm vang dội, khi chúng ta biết rằng: Người Mỹ đã nắm rõ tên lửa SAM-2 như lòng bàn tay. Trước trận đại thắng trên bầu trời miền Bắc Việt Nam cuối tháng 12 năm 1972, tên lửa S-75 đã chịu nhiều thất bại đau đớn, tưởng như không thể gượng dậy nổi. Nhưng với tài trí Việt Nam, SAM-2 đã thực sự trở thành “rồng lửa Thăng Long” vít cổ pháo đài bay B-52 .
      Liên tiếp thất bại
      Giữa thập niên 1960, Liên Xô viện trợ các tổ hợp tên lửa S-75 Dvina chưa qua sử dụng cho Việt Nam và một số quốc gia khác.
      Tổ hợp tên lửa S-75 Dvina
      Tổ hợp tên lửa S-75 Dvina sử dụng đài radar điều khiển hỏa lực SNR-75 Fan Song và đài radar cảnh giới P-12 Spoon Rest , với các đạn tên lửa V-750 và V-750V, có thể diệt mục tiêu ở cự li từ 7-30km, độ cao tối thiểu 450m, tối đa 25.000m. Với đầu đạn nặng 190kg, bán kính sát thương lên đến 65m, tên lửa S-75 có sức công phá rất lớn, là con át chủ bài của phòng không Liên Xô trong một giai đoạn khá dài.
      Tuy nhiên, trước khi đến Việt Nam, thành tích chủ yếu của S-75 chỉ là bắn hạ các máy bay do thám U-2 (ở Liên Xô năm 1960 và ở Cu Ba năm 1962), hay RB-57 (ở Trung Quốc năm 1961). Hai chiến trường lớn đầu tiên của tên lửa S-75 Dvina là tại Việt Nam và Trung Đông.

      Ngày 27-3-1965, Việt Nam nhận được từ Liên Xô bộ trang bị khí tài của hai trung đoàn tên lửa phòng không S-75 Dvina, cùng với 4,5 cơ số đạn tên lửa (54 quả đạn). Chưa đầy một tháng sau, ngày 24-7-1965, hai tiểu đoàn 63, 64 của Trung đoàn 236 (Đoàn Tên lửa Sông Đà) đã lập công xuất sắc, phối hợp cùng với pháo cao xạ và súng máy phòng không tiêu diệt 10 máy bay Mỹ.
      Hình ảnh trận địa tên lửa S-75 Dvina của bộ đội Việt Nam do máy bay trinh sát Mỹ chụp. Một trận địa S-75 Dvina gồm: 6 bệ phóng tên lửa và đài điều khiển hỏa lực cùng các thành phần hỗ trợ khác.
      Hình ảnh trận địa tên lửa S-75 Dvina của bộ đội Việt Nam do máy bay trinh sát Mỹ chụp.
      Choáng váng trước thất bại nặng nề, người Mỹ vội vã đẩy mạnh việc nghiên cứu, đối phó với tên lửa S-75 Dvina. Và điều không ai ngờ tới, là trong khi S-75 đại thắng ở Việt Nam, thì chúng lại thất bại thê thảm ở Trung Đông.
      Lúc bấy giờ, rất nhiều tổ hợp S-75 Dvina đã được Liên Xô viện trợ cho Ai Cập và Syria để chống lại Isarel. Trong tình thế bị bao vây ngặt nghèo, phải chống lại cùng lúc 6 quốc gia có tiềm lực quân sự mạnh: Ai Cập, Syria, Jordan, Libya, Iraq và Arab Saudi, Isarel đã quyết định mở cuộc tập kích đường không Focus, bắt đầu cuộc Chiến tranh Sáu ngày. 
      7 giờ 45 phút sáng ngày 5-6-1967, gần 200 máy bay phản lực chiến đấu Isarel ồ ạt cất cánh tấn công phủ đầu Ai Cập. Không quân Isarel bay thấp để tránh tầm bắn của tên lửa S-75, đồng loạt tiến công phá hủy các sân bay, đài radar, trận địa phòng không của đối phương. Hơn 300 máy bay chiến đấu hiện đại của Ai Cập bị phá hủy, hơn 100 phi công Ai Cập thiệt mạng. Nhiều đài radar và trận địa phòng không bị xóa sổ hoàn toàn.
      Sau đó, các lữ đoàn thiết giáp và bộ binh cơ giới Isarel đồng loạt xuất kích, tạt sườn chia cắt đội hình quân Ai Cập. Quá hoảng sợ, quân đội Ai Cập vội vã rút chạy, bỏ lại rất nhiều vũ khí. 20 bộ khí tài S-75 Dvina bị bỏ lại ở sa mạc Sinai, rơi vào tay quân Isarel. Người Mỹ nhanh chóng “mổ xẻ”, nghiên cứu khí tài tên lửa này, và đưa ra các biện pháp đối phó.
      Ngày 15-12-1967, không quân Mỹ tung 44 lượt máy bay cường kích đánh phá cầu Đuống, 8 đạn tên lửa S-75 của ta bắn lên đều bị mất điều khiển, do bị đối phương dùng máy gây nhiễu ALQ-71 gây nhiễu rãnh đạn. Cũng từ đây, bắt đầu cuộc đọ sức quyết liệt giữa các chiến sĩ tên lửa Việt Nam với không lực Mỹ.
      Trong tình thế vô cùng khó khăn, khi khí tài của ta đã bị đối phương nắm rõ như lòng bàn tay, bộ đội tên lửa Việt Nam chỉ còn vũ khí duy nhất là sự sáng tạo. Bằng các biện pháp thu sóng, kết hợp chụp ảnh, phía ta đã phát hiện được dải tần số và cường độ của loại nhiễu này, sau đó tiến hành “át nhiễu”, nâng công suất sóng điều khiển và sóng trả lời của đạn lên gấp ba lần, vượt qua mọi loại máy gây nhiễu của Mỹ như ALQ-71, ALQ-101, ALQ-107.
      Khó khăn chồng chất khó khăn
      Mọi chuyện vẫn chưa dừng ở đây. Một nhân tố quan trọng của tổ hợp tên lửa S-75 Dvina là các đài radar cảnh giới P-12 Spoon Rest, có tầm trinh sát mục tiêu lên đến 275km, sử dụng dải sóng VHF với 4 tần số phát, kháng nhiễu tương đối tốt.
      Sau thất bại nặng nề trong Chiến tranh Sáu ngày, Ai Cập ráo riết hiện đại hóa quân đội để phục thù. Họ đã nhận được các đài radar P-12 từ Liên Xô. Nhưng không ngờ, phía Ai Cập đã quá mất cảnh giác, các đài radar hầu như không có hỏa lực phòng không và lực lượng bảo vệ. Ngày 26-12-1969, phía Isarel mở chiến dịch Rooster-53, dùng máy bay trực thăng và lính đặc nhiệm tập kích đánh cướp trạm radar Ras Ghareb gần kênh đào Suez, cẩu toàn bộ 7 tấn trang bị khí tài của tổ hợp radar P-12 mang về nghiên cứu.
      Năm lần bảy lượt, bộ đội phòng không Việt Nam bị Ai Cập “báo hại” khi dâng toàn bộ các khí tài phòng không hiện đại nhất cho Mỹ. Tính đến năm 1970, toàn bộ các khí tài radar chủ yếu của Việt Nam đã bị Mỹ tìm hiểu, và đưa ra các biện pháp đối phó hiệu quả. Chiến tranh phá hoại lần thứ hai bắt đầu.
      Các chiến sĩ thực hiện công việc nạp đạn vào bệ phóng.
      Các chiến sĩ thực hiện công việc nạp đạn vào bệ phóng.
      Ngày 10-4-1972, B-52 ném bom rải thảm thành phố Vinh, nhưng hai ngày sau, Quân chủng Phòng không – Không quân mới biết. Ngày 13-4-1972, B-52 đánh ra Thanh Hóa, hủy diệt hoàn toàn sân bay Sao Vàng, nhưng hai tiểu đoàn tên lửa S-75 Dvina ở Thanh Hóa đều không thể phóng đạn, vì nhiễu rất nặng. Đặc biệt, ngày 16-4-1972, máy bay B-52 đánh vào thành phố Hải Phòng, hai trung đoàn 238 và 285 đã phóng lên đến 93 đạn tên lửa nhưng không diệt được chiếc B-52 nào.
      Trước những thất bại liên tiếp, Quân chủng Phòng không - Không quân đã nghiêm túc kiểm điểm, tìm hiểu nguyên nhân và nhanh chóng đề ra các biện pháp củng cố lại lực lượng, trang bị khí tài, chuẩn bị những phương án đánh mới. Trong đó, phải kể đến việc sử dụng radar K8-60 của pháo cao xạ 57mm để chỉ thị mục tiêu cho tên lửa S-75 đánh B-52. Điều đặc biệt là radar K8-60 vốn có hai dải sóng 3cm và 10cm, nhưng dải sóng 3cm bị trục trặc không thể sử dụng được, nên trước đó phía ta chỉ đánh địch bằng dải sóng 10cm, giống như dải sóng của đài radar SON-9A của Liên Xô. Do đó, phía Mỹ chỉ tập trung gây nhiễu nặng dải sóng 10cm.
      Điều thần kỳ đã xảy ra khi các kĩ sư quân sự Việt Nam “mổ xẻ” đài radar K8-60, quyết tâm sửa chữa dải sóng 3cm. Họ đã tìm ra rằng khi thiết kế đài radar K8-60, phía Trung Quốc đã phạm lỗi lớn ở đèn điện tử CKM-99, một bộ phận tối quan trọng, được coi như trái tim của đài phát. Chúng ta đã đặt lại chế độ làm việc cho đèn điện tử CKM-99, phục hồi thành công dải sóng 3cm. Kết quả này đã trở thành miếng võ hiểm của tên lửa S-75 Dvina, được giữ bí mật cho đến ngày mở màn Chiến dịch phòng không Hà Nội – Hải Phòng cuối tháng 12 năm 1972.
      Trong suốt cuộc kháng chiến chống Mỹ, S-75 Dvina đã bảo vệ vững chắc bầu trời miền Bắc bắn rơi hàng trăm máy bay địch, trong đó có “pháo đài bay” B-52 – niềm tự hào của Không quân Mỹ.
      Trong suốt cuộc kháng chiến chống Mỹ, S-75 Dvina đã bảo vệ vững chắc bầu trời miền Bắc, bắn rơi hàng trăm máy bay địch, trong đó có “pháo đài bay” B-52.
      Quá bất ngờ trước dải sóng mới của radar K8-60, không quân Mỹ bất lực không kịp tổ chức gây nhiễu. Tên lửa S-75 Dvina đã lập chiến công vang dội, tiêu diệt 29 máy bay ném bom chiến lược B-52 của địch, làm nên bản hùng ca bất diệt “Điện Biên Phủ trên không”, rửa mối nhục thua trận của loại tên lửa huyền thoại này.
      Trong suốt hai cuộc chiến tranh phá hoại, đánh phá miền Bắc bằng không quân và hải quân của Mỹ, tên lửa S-75 Dvina đã được Việt Nam cải tiến 4 lần, với 40 nội dung kĩ thuật, đảm bảo theo kịp được cuộc chiến tranh điện tử của Mỹ.
      Hiện đại hóa để gìn giữ bầu trời
      Cho đến hiện nay, vẫn có hàng chục tiểu đoàn tên lửa S-75 trong biên chế Quân chủng Phòng không – Không quân Việt Nam, nhưng dĩ nhiên không còn là S-75 Dvina, mà là S-75M Volga cải tiến. Việt Nam đã hiện đại hóa các tổ hợp tên lửa S-75 của mình lên chuẩn S-75M3 Volga 2, sử dụng một số thành phần kĩ thuật số của hệ thống phòng không S-300PMU1 rất hiện đại.
      Ngày nay, phòng không Việt Nam chủ yếu sử dụng biến thể cải tiến S-75M Volga.
      Ngày nay, phòng không Việt Nam chủ yếu sử dụng biến thể cải tiến S-75M Volga.
      Sau nâng cấp, tổ hợp S-75M3 có nhiều tính năng tiên tiến, hoạt động tốt trong điều kiện tác chiến điện tử mạnh, khả năng kháng nhiễu tăng gấp 20 lần so với S-75 nguyên bản, đối phó tốt hơn với các mục tiêu bay thấp, giảm thời gian từ khi bám bắt mục tiêu đến khi sẵn sàng phóng từ 8 giây xuống 3 giây.
      Đài điều khiển hỏa lực SNR-75M3 nâng cấp có thể bám bắt mục tiêu ở cự li 100km, và dẫn đường cho 2 tên lửa tấn công cùng lúc (trước đây chỉ có 1 tên lửa). Đạn tên lửa sau nâng cấp có tầm bắn lên đến 60km, độ cao mục tiêu tối đa 27km (trước nâng cấp là 45km và 25km). Xác suất diệt mục tiêu ở cự li 50km từ 65-98%. Đầu đạn nặng 195kg khi nổ sẽ tung ra 29.000 mảnh vụn, sát thương mục tiêu trong bán kính 65m (250m nếu ở độ cao lớn, không khí loãng).
      Tuy đã cũ, nhưng tên lửa S-75 hiện đại hóa của Việt Nam vẫn là một trong những vũ khí chủ lực để gìn giữ bầu trời. Bởi suy cho cùng, sức mạnh chính của tên lửa nằm ở những bộ óc sáng tạo, những đôi tay tài hoa của các sĩ quan và trắc thủ điều khiển. Bộ đội phòng không Việt Nam đã “rửa nhục” và viết nên huyền thoại về tên lửa S-75 Dvina, chúng ta có quyền vững tin rằng: những phiên bản cải tiến của loại tên lửa năm xưa sẽ tiếp tục vươn cao để bảo vệ bầu trời Tổ quốc.

      Phòng không Việt Nam đã "rửa nhục" cho tên lửa SAM-2 như thế nào? Việt Nam bắt đầu sản xuất "sát thủ diệt hạm" Kh-35UV? Phòng không Việt Nam đã "rửa nhục" cho tên lửa SAM-2 như thế nào? Tàu ngầm Kilo Hà Nội đi đường vòng vì lý do bí mật quân sự? Phòng không Việt Nam đã "rửa nhục" cho tên lửa SAM-2 như thế nào? Trong tay VN, chiến xa cổ lỗ của Mỹ được hồi sinh thế nào?

      Xem tên lửa phòng không chủ lực của Việt Nam lắp ráp

      Sau tên lửa S-300 hiện đại, tên lửa Sam-2 hiện vẫn là loại tên lửa phòng không chủ lực của Việt Nam với hàng chục tiểu đoàn được bố trí khắp đất nước.
        Tên lửa Sam-2 có mặt ở Việt Nam từ năm 1965 do Liên Xô (cũ) viện trợ. Nó là vũ khí chính để làm nên chiến thắng Điện Biên Phủ trên không năm 1972. Mặc dù đã có lịch sử trên 50 năm (ra đời từ cuối thập niên 1950) nhưng tên lửa Sam-2 hiện nay vẫn là tên lửa chủ lực trong hệ thống vũ khí phòng không của Việt Nam.
        Trên thế giới hiện có hàng chục quốc gia sử dụng tên lửa Sam-2 tuy nhiên Việt Nam có lẽ vẫn là nước sử dụng thành công nhất với chiến công bắn rơi hơn 30 máy bay B-52 của Mỹ năm 1972.
        Theo lý thuyết tác chiến của nó, mỗi tiểu đoàn Sam-2 có 6 bệ phóng và đầy đủ khí tài kèm theo. Tuy nhiên ở Việt Nam trong kháng chiến chống Mỹ, mọi lý thuyết đều đã được thay đổi cho phù hợp với tình huống chiến đấu.
        Bộ đội Việt Nam đã tăng cường công tác nghi binh đến mức độ nghệ thuật. Mỗi tiểu đoàn có từ 4 đến 6 trận địa tên lửa. Các trận địa có thể cách nhau hàng chục km. Đánh xong một trận, bộ đội lại thu hết vũ khí lại để chuyển sang trận địa khác.
        Việc bố trí trận địa theo hình lục lăng với 6 bệ ở 6 góc theo lý thuyết sau một thời gian ngắn đã hoàn toàn bị phá bỏ ở Việt Nam vì dễ bị phát hiện từ trên không. Thay vào đó, Việt Nam bố trí linh hoạt các trận địa và ngụy trang rất kỹ. Có khi các bệ phóng được triển khai sẵn ở các trận địa. Bộ đội đánh ở trận địa này xong lại kéo khí tài sang trận địa khác đã có sẵn đạn trên bệ để đánh tiếp. Đó là một trong những bất ngờ lớn với không quân Mỹ và cũng là một trong những yếu tố tạo nên thắng lợi.
        Sau đây là một số hình ảnh về huấn luyện sản xuất đạn ở Tiểu đoàn kỹ thuật, Trung đoàn Tên lửa 274 thuộc sư đoàn phòng không 377 đóng tại Cam Ranh (Hình ảnh của báo Quân đội nhân dân):

        Xem tên lửa phòng không chủ lực của Việt Nam lắp ráp - Ảnh 1

        Đạn được bảo quản, sắp đặt ngăn nắp trong kho

        Xem tên lửa phòng không chủ lực của Việt Nam lắp ráp - Ảnh 2

        Xem tên lửa phòng không chủ lực của Việt Nam lắp ráp - Ảnh 3

        Mở niêm cất, đưa đạn ra khỏi thùng.

        Xem tên lửa phòng không chủ lực của Việt Nam lắp ráp - Ảnh 4

        Cẩu đạn lên xe đẩy. 

        Xem tên lửa phòng không chủ lực của Việt Nam lắp ráp - Ảnh 5

        Đưa đạn ra vị trí tiếp theo.

        Xem tên lửa phòng không chủ lực của Việt Nam lắp ráp - Ảnh 6

         

        Xem tên lửa phòng không chủ lực của Việt Nam lắp ráp - Ảnh 7
        Xem tên lửa phòng không chủ lực của Việt Nam lắp ráp - Ảnh 8
        Xem tên lửa phòng không chủ lực của Việt Nam lắp ráp - Ảnh 9

        Kiểm tra hiệu chỉnh các thông số của đạn tên lửa.

        Xem tên lửa phòng không chủ lực của Việt Nam lắp ráp - Ảnh 10

        Nối tầng xuất phát cho tên lửa.

        Xem tên lửa phòng không chủ lực của Việt Nam lắp ráp - Ảnh 11

        Xem tên lửa phòng không chủ lực của Việt Nam lắp ráp - Ảnh 12

        Xem tên lửa phòng không chủ lực của Việt Nam lắp ráp - Ảnh 13

        Lắp cánh nâng và cánh ổn định cho tên lửa

        Xem tên lửa phòng không chủ lực của Việt Nam lắp ráp - Ảnh 14

        Xem tên lửa phòng không chủ lực của Việt Nam lắp ráp - Ảnh 15

        Lắp đầu đạn cho tên lửa.

        Xem tên lửa phòng không chủ lực của Việt Nam lắp ráp - Ảnh 16

        Hiệu chỉnh hệ thống điện cho tên lửa.

        Xem tên lửa phòng không chủ lực của Việt Nam lắp ráp - Ảnh 17

        Xem tên lửa phòng không chủ lực của Việt Nam lắp ráp - Ảnh 18

        Xem tên lửa phòng không chủ lực của Việt Nam lắp ráp - Ảnh 19

        Cẩu và cố định đạn lên xe chuyên dụng.

        Xem tên lửa phòng không chủ lực của Việt Nam lắp ráp - Ảnh 20

         

        Xem tên lửa phòng không chủ lực của Việt Nam lắp ráp - Ảnh 21

        Nạp nhiên liệu cho tên lửa.

        Xem tên lửa phòng không chủ lực của Việt Nam lắp ráp - Ảnh 22

        Đạn đã sẵn sàng trên bệ phóng ở đơn vị hỏa lực.

        Xem tên lửa phòng không chủ lực của Việt Nam lắp ráp - Ảnh 23

        Đạn rời bệ phóng tiêu diệt mục tiêu.

        Trần Vũ (Tổng hợp)

        Ngành đóng tàu quân sự Việt Nam đang tiến những bước dài

        Trong những năm gần đây, ngành công nghiệp đóng tàu quân sự Việt Nam đã có bước phát triển quan trọng với những con tàu tự đóng hiện đại.
          Sau một thời gian dài phụ thuộc vào các tàu của nước ngoài, thời gian gần đây, trang bị của Hải quân Việt Nam đã được bổ sung những con tàu tự đóng trong nước. Hai kết quả quan trọng nhất của ngành đóng tàu quân sự Việt Nam cho đến nay là tàu pháo TT-400TP và tàu tên lửa Molniya Project 12418.
          Tàu tên lửa Molniya do Nga thiết kế và đã bán cho Việt Nam 2 chiếc. Sau một thời gian sử dụng, Hải quân Việt Nam nhận thấy hiệu quả của lớp tàu chiến này nên đã đàm phán với Nga để tự đóng theo giấy phép của Nga. Hiện tại Việt Nam đã đóng thành công 4 chiếc.
          Hai chiếc đầu tiên đã hạ thủy hồi đầu năm nay và hai chiếc tiếp theo vừa hạ thủy hôm 25/6. Cho đến nay, đây là những  tàu tên lửa đa năng, hiện đại nhất mà Việt Nam tự đóng. 
          Ngành đóng tàu quân sự Việt Nam đang tiến những bước dài - Ảnh 1

          Với ưu điểm hỏa lực mạnh, tốc độ nhanh, Molniya Project 12418 được thiết kế để tiêu diệt tất cả các loại tàu chiến, tàu vận tải, cũng như tàu đổ bộ của đối phương.

          Ngành đóng tàu quân sự Việt Nam đang tiến những bước dài - Ảnh 2

          Molniya có lượng giãn nước toàn tải 510 tấn, dài 56,9m, rộng 10,20m, mớn nước (toàn tải) 2,5m. Thủy thủ đoàn vận hành tàu khoảng 40 người.

          Ngành đóng tàu quân sự Việt Nam đang tiến những bước dài - Ảnh 3

          Điểm đáng sợ nhất của tàu Molniya là các tên lửa hành trình chống tàu Kh-35 Uran-E (tầm bắn 130km, trên lý thuyết có thể diệt tàu 5.000 tấn) với 16 đạn tên lửa được bố trí ở 4 bệ phóng 2 bên sườn tàu.

          Ngành đóng tàu quân sự Việt Nam đang tiến những bước dài - Ảnh 4

          Ngoài ra tàu cũng được trang bị một pháo hạm tự động AK-176M cỡ nòng 76,2mm dùng để tiêu diệt mục tiêu tầm gần trên biển, hoặc khi cần pháo có thể bắn mục tiêu trên không. Pháo AK-176M đạt tốc độ bắn 120 phát/phút, tầm bắn 15km.

          Thành công thứ 2 của ngành đóng tàu quân sự Việt Nam là tàu pháo TT-400TP. Theo các nguồn tin tức đã công bố, đây là con tàu hoàn toàn do Việt Nam tự đóng dựa trên thiết kế sơ bộ của nước ngoài. Từ năm 2010, Hải quân Việt Nam bắt đầu nghiên cứu đóng tàu pháo TT-400TP.
          Sau 2 năm, con tàu đầu tiên đã được hạ thủy thành công và được bàn giao cho Hải quân. Đó là tàu HQ-272. Con tàu này có nhiều đặc tính ưu việt với hệ thống trang bị hiện đại như: pháo AK-176, pháo AK-630, tổ hợp tên lửa phòng không tầm thấp, hệ thống radar, hệ thống nhận biết địch-ta, hệ thống quang-điện tử,...
          Tàu ТТ400ТР có chiều dài 54,16 m, chiều rộng 9,16 m, trọng tải 400 tấn và đạt tốc độ 32 hải lý/h. Phạm vi hoạt động của tàu khoảng 2.500 hải lý với thời gian hoạt động liên tục trên biển đến 30 ngày đêm. Đặc biệt có thể tác chiến trong điều kiện gió cấp 9-10 và sóng cấp 8.
          Tính đến lúc này, đã có 3 tàu TT-400TP được hoàn thiện và bàn giao cho Hải quân Việt Nam. Bên cạnh đó, tàu TT-400TP cũng được rút gọn thiết kế để đóng cho lực lượng Cảnh sát biển Việt Nam.
          Ngành đóng tàu quân sự Việt Nam đang tiến những bước dài - Ảnh 5
          Ngành đóng tàu quân sự Việt Nam đang tiến những bước dài - Ảnh 6

          HQ-272 là tàu đầu tiên trong lớp tàu TT-400TP của Việt Nam tự đóng.

          Ngành đóng tàu quân sự Việt Nam đang tiến những bước dài - Ảnh 7

          Ngoài hệ thống vũ khí tàu còn có các hệ thống điều khiển, chỉ huy chiến đấu và dập lửa khá hiện đại

          Ngành đóng tàu quân sự Việt Nam đang tiến những bước dài - Ảnh 8

          Pháo tự động АК-176 trên tàu TT-400TP.

          Mặc dù các tàu chiến do Việt Nam đóng đến thời điểm này mới là những tàu trọng tải nhỏ nhưng đó là nền tảng quan trọng trong quá trình hiện đại hóa lực lượng Hải quân.
          Các thông tin đã công bố thời gian qua cho thấy Việt Nam đang hợp tác đóng tàu với nhiều đối tác khác ngoài Nga để học hỏi công nghệ. Nhìn vào những tàu mới đóng, nhiều chuyên gia nước ngoài đánh giá trình độ đóng tàu quân sự của Việt Nam đã có bước phát triển vượt bậc. Họ cũng tin tưởng rằng không bao lâu nữa, Việt Nam sẽ đóng được những tàu chiến lớn hơn, phức tạp hơn và hiện đại hơn. 
          Quế Nguyễn (Tổng hợp)
           
          Xem tiếp...

          Thứ Tư, 2 tháng 7, 2014