Thứ Năm, 29 tháng 5, 2014

ĐỒNG BÀO NƠI XỨ NGƯỜI 13

Ước trời cho tôi đôi cánh vô thường
Bay khắp nẻo đời cảm ơn người Trái Đất
Đã mở lòng lành cưu mang đồng bào Việt
Của dân tộc tôi chịu biết mấy đoạn trường!...

(ĐC sưu tầm trên NET)


Xem tiếp...

TIẾU LÂM KIM CỔ 40

(ĐC sưu tầm trên NET)


Tập tranh đả kích "Mưu sâu họa càng sâu" nhà xuất bản Quân đội Nhân dânBiên giới của chủ nghĩa bành trướngMô hình thế giới kiểu 1949 của Bắc Kinh
Xem tiếp...

ĐIÊN RỒ TRONG VÒNG DANH LỢI 12

-DÙNG VŨ LỰC TRIỆT TIÊU CUỘC SỐNG MỘT CON NGƯỜI LÀ ÁC. NHƯNG GIẾT MỘT NGƯỜI ÁC ĐỂ CỨU MUÔN NGƯỜI LẠI LÀ ĐIỀU LƯƠNG TÂM ĐÒI HỎI!
-KHÔNG CÓ SỰ TÀN PHÁ NÀO ĐỐI VỚI ĐẤT NƯỚC NÀY "ĐẸP" HƠN SỰ TÀN PHÁ CỦA BÈ LŨ "LỢI ÍCH XÂY DỰNG" TRONG THỜI GIAN QUA!
-NGƯỜI VIỆT NAM NÀO CŨNG YÊU NƯỚC! TRONG RỦI CÓ MAY, NHÀ NƯỚC NHÂN CƠ HỘI NÀY MÀ DẸP SẠCH THAM NHŨNG, KIỆN TOÀN ĐỘI NGŨ HƠN NỮA TRONG SỰ NGHIỆP VÌ DÂN VÌ NƯỚC, KHI CÔNG CUỘC CHỐNG XÂM LĂNG (BIỂN DÂNG, TÀU LẤN) ĐÃ HIỂN HIỆN NHÃN TIỀN!

------------------------------------------

(ĐC sưu tầm trên NET)

Quốc lộ 2.800 tỷ vừa khánh thành đã nứt toác

Chỉ sau ngày khánh thành 1 tuần, Quốc lộ 18 - đoạn Uông Bí-Hạ Long-Quảng Ninh, có chiều dài hơn 30km, với tổng đầu tư trên 2.800 tỷ đồng đã xuống cấp, lún, nứt. Có những đoạn lún so với mặt đường từ 3-6cm, kéo dài 3-5m.
Đoạn lún, nứt đã được sửa lại nhiều lần. (Ảnh: Nguyễn Hoàng/Vietnam+) Đoạn lún, nứt đã được sửa lại nhiều lần. (Ảnh: Nguyễn Hoàng/Vietnam+)
Đây là dự án cải tạo nâng cấp Quốc lộ 18 đoạn Uông Bí-Hạ Long do Công ty Cổ phần BOT Đại Dương làm chủ đầu tư.
Theo quan sát của phóng viên, trên tuyến đường ngàn tỷ này đang bị hỏng hóc trên từng cây số. Đoạn đường dài gần 9km từ khu Đồn Điền, phường Hà Khẩu, thành phố Hạ Long đến khu 2, phường Đại Yên, thành phố Hạ Long, có hiện tượng lún ở phần đường phía ngoài dành cho xe trọng tải lớn. Xe trọng tải lớn đi qua tạo thành những rãnh dài.

Hiện tượng lún, vỡ mặt nhựa thấy rõ nhất tại một số điểm trên đoạn đi qua tổ 91 khu Đồn Điền, phường Hà Khẩu, Hạ Long. Có những đoạn lún so với mặt đường từ 3-6cm, kéo dài 3-5m.

Theo anh Vũ Ngọc Thế, tổ 91 khu Đồn Điền, phường Hà Khẩu, Hạ Long cho biết hiện tượng lún, nứt này đã xuất hiện từ một tháng trước, càng ngày càng nghiêm trọng hơn, sinh ra những ổ gà ổ voi khiến người tham gia gặp nhiều nguy hiểm, có trường hợp đi qua ổ gà đã bị tai nạn.

Ông Nguyễn Hồng Dương, Phó Giám đốc sở Giao thông Vận tải tỉnh Quảng Ninh cho biết, trong quá trình đầu tư xây dựng cải tạo đường Quốc lộ 18 Uông Bí-Hạ Long, sở đã thường xuyên kiểm tra giám sát, tuy nhiên thời gian vừa qua đã xuất hiện một số chỗ hư hỏng, sở đã phát hiện kịp thời và sẽ báo cáo lên bộ Giao thông Vận tải để yêu cầu chủ đầu tư tiến hành sửa chữa khắc phục đảm bảo an toàn cho người tham gia giao thông.

Dự án “Cải tạo, nâng cấp Quốc lộ 18 đoạn Uông Bí-Hạ Long theo hình thức Hợp đồng BOT” nhằm đáp ứng nhu cầu vận tải phục vụ phát triển kinh tế của tỉnh Quảng Ninh nói riêng và vùng Đông Bắc nói chung.

Dự án được khởi công từ giữa tháng 10/2011 và khánh thành vào ngày 18/5 vừa qua, với tổng chiều dài tuyến hơn 30km và có tổng mức đầu tư trên 2.800 tỷ đồng. Quy mô dự án là đường cấp 3 đồng bằng, bốn làn xe, tốc độ thiết kế 80km/h, nền đường rộng 20,5m.

Vào ngày 1/6 tới đây, trạm thu phí Quốc lộ 18 Uông Bí-Hạ Long sẽ được đưa vào sử dụng với mức phí từ 30.000 đến 160.000 đồng/lượt (mức cao nhất - đối với xe ôtô con, của Bộ Tài chính cho phép đối với dự án BOT) với thời hạn dài 22 năm. Với chất lượng đường quốc lộ mới khánh thành đã xuống cấp, có đáng để người dân phải chịu mức phí khá cao như thế này hay không.

Theo Vietnam+
Xem tiếp...

BÀI VIẾT HAY 68

Kiên quyết đấu tranh + khôn khéo bền bỉ + toàn dân toàn diện = Nhất định thắng lợi !

-------------------------------------------

(ĐC chép từ doi-mat.vn)

An ninh kiểu này không khéo thì bán cả nước!

. . 
 
Nhà văn Đông La khi nói về nhà thơ Hồng Thanh Quang thường châm biếm thế này: "ông MC, Đại tá An ninh, Nhà thơ Hồng Thanh Quang, từng không biết an ninh là gì khi “tôn trọng” ông Phạm Xuân Nguyên, người luôn trên tuyến đầu chống đất nước", "anh chàng Đại tá an ninh mà không biết gì về an ninh là Hồng Thanh Quang", "tôi quá ngạc nhiên khi vị Đại tá an ninh này dường như không biết gì về an ninh; ông nhà thơ, nhà báo này hoàn toàn không hiểu tiếng Việt",... Tôi thì trước đó chỉ biết Hồng Thanh Quang là một nhà báo "nghiện thơ", chứ chẳng hề biết ông là một "đại tá an ninh". Nhưng tìm hiểu trên mạng thì biết nghề "an ninh" của ông chỉ là phần "phụ trội" của nghề chính làm báo khi ông chuyển sang cộng tác với báo An ninh thế giới và nay đã là phó Tổng Biên tập Báo Công an nhân dân - Chuyên đề An ninh thế giới. Có lẽ ông chỉ "chuyên an ninh thế giới" nên không chú trọng chuyện "an ninh nội địa" đến nỗi nhà thơ Đông La liên tục chê như vậy. Nhưng câu chuyện tôi đề cập ở đây lại không phải về ông phó tổng biên tập báo Công an nhân dân mà về một "an ninh" khác, đó là "An ninh thủ đô" do một đại tá an ninh khác làm tổng biên tập, là ông Đào Lê Bình. Chẳng biết là "an ninh thủ đô" và "an ninh thế giới" thì ông nào to hơn, quan trọng hơn và cũng chẳng biết ông Bình có phải cũng "an ninh tay ngang" như ông Quang không nhưng câu chuyện dưới đây vừa dính đến "an ninh thế giới" và "an ninh nội địa" nên tôi xin phép nhắc đến tên hai ông để "lấy trớn".


Mọi chuyện bắt đầu từ vụ Trung Quốc vác cái giàn khoan khổng lồ của họ đến đặt trong vùng đặc quyền kinh tế biển của nước ta. Tình hình căng thẳng như thế nào, Đảng và Nhà nước đã có những động thái đối phó ra sao, tinh thần người dân hừng hực đến đâu,... đều được đủ các thể loại phương tiện truyền thông cập nhật từng giờ rồi nên tôi không cần nhắc đến nữa. Nhưng giữa lúc ngọn lửa yêu nước của người Việt đang ngút tận trời xanh, làm xao lòng bao nhiêu bạn bè khắp thế giới thì báo An ninh thủ đô lại tiếp tay cho báo Dân Việt, theo đuôi đám người yếm thế, tư duy nhược tiểu và lũ trẻ trâu "ăn chưa no lo chưa tới" làm một hành động mà tôi phải gọi thẳng ra là vừa DỐT vừa HÈN. Đó là đăng bài viết "Cách ký tên ủng hộ kiến nghị trừng phạt Trung Quốc trên website Nhà Trắng" để kêu gọi người dân Việt tham gia vào trò hề quốc tế bất chấp quốc sỉ này. Chúng tôi có thể không thèm đếm xỉa gì đến những kẻ "làm dân chủ trên bàn phím" như blog Hiệu Minh, quê choa, Vietinfo.eu,... hay các loại lá cải online như Báo Mới, Phunuonline,..., thậm chí du di cho Dân Việt, báo điện tử của báo Nông thôn Ngày nay, của các "Hai lúa" chân chất nhưng với một tờ mang danh là "An ninh thủ đô" thì quả thực hành động "ngồi chung mâm với rận chủ" này là quá sức tưởng tượng!
Tại sao lại DỐT?

Thứ nhất, bên cạnh đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ, hoà bình, hợp tác và phát triển, chính sách đối ngoại rộng mở, đa phương hóa, đa dạng hóa quan hệ quốc tế của Đảng và Nhà nước, Việt Nam đã thực hiện chính sách quốc phòng độc lập, tự chủ, theo đó: Việt Nam không tham gia các liên minh quân sự, không là đồng minh quân sự của bất kỳ nước nào, không cho bất cứ nước nào đặt căn cứ quân sự ở Việt Nam và không dựa vào nước này để chống nước kia. Vậy thì việc kêu gọi, cổ vũ người dân "kiến nghị Mỹ trừng phạt Trung Quốc" là một hành động trái với chính sách của Đảng và Nhà nước cũng như nguyện vọng hòa bình của dân tộc Việt Nam. Và nực cười là sự sai trái này lại được thực hiện bởi chính một cơ quan truyền thông của lực lượng vũ trang Việt Nam.

Thứ hai, tờ An ninh thủ đô cũng như các tờ báo khác kêu gào người Việt kiến nghị chính phủ Mỹ mà có tìm hiểu xem cái chức năng "kiến nghị" này là gì không? Phải chăng chính phủ Mỹ lập ra cái trang web "We the People" (tạm dịch: chúng tôi là nhân dân) này để tiếp nhận "thỉnh cầu" từ khắp nơi trên thế giới? Nếu vậy thì chắc không đến lượt các vị "yêu nước" nhà ta sướt mướt "thỉnh cầu" đâu mà trang web này đã sập sớm bởi tiếng ta thán từ hàng trăm triệu người dân, những nạn nhân của Mỹ, trên khắp thế giới như Iraq, Afghanistan, Lybia, Syria,... Mà ngay cả trường hợp của chính Việt Nam chúng ta, các "nhà yêu nước" và những tờ báo như An ninh thủ đô đây đã bao giờ kêu gọi nhau "kiến nghị" Nhà trắng giải quyết vấn đề chất độc màu da cam, do chính họ gây ra, cho các nạn nhân, đồng bào của chúng ta hay chưa?

Mục đích của "We the People" là gì? Hãy xem họ trả lời đây này:
We the People là một cách thức mới, dễ dàng để tiếng nói của người dân Mỹ đến được với chính phủ của chúng ta. Đây là một tiện ích thuộc hệ thống website của Nhà Trắng, nơi mỗi cá nhân có thể tạo và ký tên trên các kiến nghị để kêu gọi sự hành động của chính phủ liên bang trong phạm vi các vấn đề mà nước ta đang phải đối mặt. Nếu một bản kiến nghị thu thập đủ chữ ký, nó sẽ được xem xét bởi nhân viên Nhà Trắng và sẽ được phản hồi bằng văn bản chính thức. We the People sẽ giúp Nhà Trắng hiểu quan điểm của người dân Mỹ và có sự thảo luận đúng trọng tâm và đúng mực với họ.
Vâng, có chỗ nào của chương trình "kiến nghị chính phủ" này dành cho người Việt Nam hay ngoại quốc nào khác hay không hả các vị "lều báo"?!

Phần đăng ký của We the People không đòi hỏi người đăng ký phải khai báo quốc tịch nên các "lều báo" và những người thiếu hiểu biết, thiếu tự trọng cứ vô tư chia sẻ, vô tư kêu gọi nhau đăng ký làm thành viên để "kiến nghị", kể cả những người chẳng hiểu nửa chữ về những gì trang web đó viết! Có lẽ chính phủ Mỹ khi lập trang web này họ cũng không thể ngờ rằng có lúc họ lại phải đối mặt với những "công dân từ trên trời rơi xuống" một cách trơ trẽn như vậy!
Bên lề trò thỉnh cầu
 1. Hơn 125.000 chữ ký đòi tách Texas khỏi Hoa Kỳ.

2. Hàng chục nghìn người ký đơn đề nghị sáp nhập Alaska vào Nga. (nhưng đã bị xóa trên trang web Nhà Trắng).

3. 273.968 chữ ký đòi trục xuất ca sĩ Justin Bieber khỏi Mỹ!

4. Kiến nghị tha thứ cho Edward Snowden vì "là một người hùng" đạt 159.578 chữ ký nhưng anh này vẫn bị truy nã.

5. Trong vòng vài ngày, gần 200.000 chữ ký yêu cầu kiểm soát súng sau vụ tàn sát trẻ em ở trường tiểu học Sandy Hook nhưng mọi chuyện "đâu lại vào đó".
Thứ ba, giả sử như bỏ qua yếu tố "quốc tịch" trong việc này thì báo An ninh thế giới và những con người đang hùng hục "kiến nghị" làm trò cười cho thế giới kia có nghĩ đến việc chỉ cần người dân một tỉnh của Trung Quốc mà nổi hứng "troll" (chơi khăm) họ, cũng lập kiến nghị và ký cọt yêu cầu chính phủ Mỹ trừng phạt Việt Nam, yêu cầu chính phủ Mỹ công nhận Trường Sa, Hoàng Sa là của Trung Quốc,... thì tình hình sẽ ra sao? Chắc họ hy vọng rằng Mỹ sẽ "yêu quý" Việt Nam hơn "chủ nợ" Trung Quốc vì "mối quan hệ đối tác hữu nghị và hòa bình giữa Mỹ và Việt Nam đang ở trên một lộ trình tốt đẹp" mà bênh vực Việt Nam chăng? Họ có thắc mắc sao ngay cả người dân của đất nước Philippine, "đứa con rơi vùng Viễn Đông" của Mỹ, cũng chẳng có cái kiến nghị nào kiểu này để "cầu cứu bố" không?

Thứ tư, là một tờ báo của ngành An ninh (lại là An ninh cho thủ đô), vậy mà những người làm báo của trang báo này lại có thể mù mờ đến vậy về tình hình chính trị thế giới, về bản chất đế quốc, sen đầm của Mỹ. Bất cứ ai có một chút tư duy độc lập cũng có thể thấy rằng Mỹ đã làm gì đối với thế giới này và đã diễn trò đi đêm với Trung Quốc để "bứng" quần đảo Hoàng Sa của chúng ta như thế nào. Thế giới bây giờ không còn là đơn cực như cách đây hơn 20 - 30 năm, khi mà Liên Xô tan rã còn Trung Quốc thì đang laoy hoay tìm đường tiến lên. Mỹ và đàn em Nato bây giờ chỉ "võ mồm" và ngậm đắng nuốt cay khi nhìn Nga tát vỡ mồm Cruzia năm 2008 và mới đây là "xin tí đất" Ukraina (2014), cũng như "ngậm hột thịt" khi Trung Quốc tiếm chiếm bãi cạn Scarborough do Philippine quản lý (2013). Mà đâu chỉ có Philippine, các "đồng minh nhớn" của Mỹ tại khu vực là Nhật và Hàn Quốc cũng chẳng đang phải tự bơi trong các cuộc tranh chấp đảo với Trung Quốc và Nga từ hàng chục năm nay đó thôi. Vậy thì cớ gì vì một "kiến nghị" của một tay ất ơ nào đó trên mạng, với sự hậu thuẫn của "những công dân từ trên trời rơi xuống", nước Mỹ lại "ra tay nghĩa hiệp"? Ngoại trừ đó là một giấc mơ viển vông của những kẻ dốt nát về chính trị, đớn hèn về bản lĩnh! Tỉnh đi các vị "an ninh thủ đô" ạ, hiện giờ là năm 2014 và nước Mỹ không còn là "cha thiên hạ" nữa rồi (may ra thì còn cái vỏ bọc mà thôi!)!

Thứ năm, nên nhớ là khi "liên minh" với một nước nào đó để chống nước khác tức là chúng ta đã tự tạo cho mình thêm một kẻ thù. Và càng ngu xuẩn hơn nếu kẻ thù đó lại là một gã khổng lồ, "sông liền sông núi liền núi" với chúng ta. Hàng ngàn năm nay, đất nước ta tồn tại độc lập bên cạnh Trung Quốc không chỉ nhờ vào những chiến công đánh thắng sự xâm lược của tay láng giềng xấu tính này mà còn nhờ vào chính sách ngoại giao mềm dẻo ngay sau mỗi chiến thắng của các vị vua anh minh xưa kia. Giặc Pháp, giặc Mỹ xưa kia có thể từ nơi xa xôi đến gây họa cho dân tộc ta bằng những vũ khí tối tân nhưng với một kẻ thù láng giềng thì các "đòn thù" có thể đến từ mọi hướng, mọi lĩnh vực và dù không thể quật ngã được chúng ta thì cũng đủ khiến đất nước ta phải ôm tấm thân chưa lành thương tật chiến tranh này "cầm hơi sống qua ngày". Tệ hơn nữa, Việt Nam sẽ trở thành một bãi chiến trường để tiêu thụ các loại vũ khí tồn kho của phương Tây đồng thời gánh thêm món nợ cho số vũ khí này (và các hợp đồng "tái thiết đất nước") như tình trạng các nước Iraq, Lybia, Afghanistan,... đang phải gánh chịu. "Bán anh em xa, mua láng giềng gần", "nước xa không cứu được lửa gần", những câu dặn dò của cha ông xưa vẫn chưa hề lỗi thời mà minh chứng gần nhất cho sự vi phạm quy tắc này là chính Ukraina, Cruzia đó thôi. Trung Quốc có thể là một gã láng giềng tham lam và xấu tính (thì cũng như Mỹ với Mỹ la tinh, Israel với Palestine mà thôi), nhưng đối thoại với họ vẫn tốt hơn rất nhiều việc đối đầu.

Thứ sáu, tờ An ninh thủ đô và "đồng chấy" (tạm gọi các lều báo và những người chung ý tưởng này) cũng không thèm hiểu rằng Mỹ là một con buôn của thế giới. Mà với con buôn thì chỉ có lợi nhuận mới là mục đích sống còn. Hơn thế nữa, đây là một con buôn đang trong giai đoạn khó khăn, suýt cháy túi vì cuộc chơi tài chính - bất động sản mới đây. Vậy mà họ "hồn nhiên" đề nghị chính phủ Mỹ "xem xét các biện pháp trừng phạt về mặt kinh tế đối với Trung Quốc. Vì đây là phương pháp hiệu quả nhất"(!) Chắc họ không đủ tinh tế để thấy rằng "bố Mỹ" của họ đã phải muối mặt diễn trò hề "trừng phạt kinh tế" Nga thế nào khi Nga xử Ukraina? Chắc họ thiếu óc khôi hài đến mức không biết chuyện yêu cầu "con nợ" đi "trừng phạt kinh tế" chủ nợ là một câu chuyện rất tiếu lâm, nhất là khi làm chuyện đó vì một đối tác tí hon như Việt Nam. Bỏ qua chuyện hầu như tất cả các sản phẩm đầu vào của các công ty Mỹ được gia công tại Trung Quốc, chỉ nhìn qua giá trị thương mại giữa hai siêu cường này những năm vừa qua, chúng ta có thể tưởng tượng rằng "kiến nghị" này cũng tựa như chuyện một cô gái quê nghèo đề nghị "ông chủ" đại gia phải "trừng phạt tình cảm" đối với cô bồ siêu mẫu và giàu có bởi cô bồ này đã "khinh khi" mình (!)
Chuyện này cũng như chuyện một số báo cổ vũ cho người dân "tẩy chay hàng Trung Quốc" hoặc "không tiếp khách người Trung Quốc", là hành động thể hiện chủ nghĩa dân tộc hẹp hòi, thiếu hiểu biết. Những "lều báo" và những người kêu gào "tẩy chay hàng Trung Quốc" có giỏi thì hãy vứt bỏ ngay toàn bộ những thiết bị điện tử, máy móc, phương tiện,... có dán mác "Made in China" trước khi hô hào người khác thực hiện theo? Đừng nói là Việt Nam mà ngay ở những nước có trình độ sản xuất phát triển cao thì nhiệm vụ "tẩy chay hàng Trung Quốc" trong thời đại hiện nay cũng là bất khả thi. Ngay cả trong thời kỳ mà giặc Pháp, giặc Mỹ gieo bao tang thương trên đất nước này thì cũng chẳng có ai hô hào chống giặc bằng cách "tẩy chay hàng hóa Pháp, Mỹ" cả! Thay vì nghĩ ra những "mưu hèn kế mọn" như vậy, các phương tiện truyền thông, các "anh hùng bàn phím" nên dành thời gian đó để giúp "người Việt dùng hàng Việt", "làm sao để hàng hóa Việt đến được với người tiêu dùng", "làm sao nâng cao chất lượng hàng hóa Việt",... Tầm nhìn của các loại "nhà báo" kiểu như vậy thì còn phải "xách dép" cho các bạn trẻ đã thực hiện clip "6 Kiểu Thanh Niên Yêu Nước Điển Hình" dưới đây.


Thứ bảy, cũng như trường hợp biểu tình chống Trung Quốc mới đây, việc xúi bẩy người dân vào những trò nhiều rủi ro mà không ý thức được hậu quả của nó thế nào thì chẳng khác gì "nhiệt tình cộng ngu dốt thành phá hoại". Báo An ninh thủ đô và các "đồng chấy" có biết thành viên "T.D từ San Diego, California", người khởi tạo "kiến nghị" này là ai hay không, có mục đích sâu xa gì hay chỉ là một dạng hồn nhiên yêu nước bằng bàn phím? Họ có hiểu rằng chỉ với một "miếng mồi yêu nước" này, hàng ngàn người dù một chữ tiếng Anh bẻ đôi không biết hoặc có biết cũng chẳng cần quan tâm nội dung "kiến nghị" là gì miễn là có "chống Trung Quốc", đã hùng hục đổ xô đăng ký tài khoản trên trang web của Nhà Trắng để "ký tên" (một số người thậm chí tạo nhiều tài khoản để được "yêu nước" nhiều hơn người khác!) và giờ đây họ hoàn toàn có thể vô tình trở thành những lực lượng ảo để chống phá lại chính đất nước mình? Lấy ví dụ là bản "kiến nghị" ngày 18/05 có tiêu đề "Kiên quyết đáp trả hành động khiêu khích của Trung Quốc gần quần đảo Hoàng Sa và hỗ trợ Việt Nam trong việc bảo vệ chủ quyền của mình" dưới đây, có các nội dung:
1. Đáp trả kiên quyết hơn, dứt khoát hơn đối với hành động khiêu khích của Trung Quốc gần quần đảo Hoàng Sa và hỗ trợ Việt Nam để bảo vệ toàn vẹn lãnh thổ;
2. Hỗ trợ Tiến sĩ Cù Huy Hà Vũ để trở thành một nhà lãnh đạo đối lập với chính phủ cộng sản Việt Nam trên thực tế;
3. Hỗ trợ tổ chức một cuộc tổng tuyển cử ở Việt Nam càng sớm càng tốt mà lý ra theo Hiệp định Genève, đã phải được tổ chức trong tháng 7 năm 1956;
4. Bãi bỏ Tu chính án Case-Church.
Tu chính án Case Church là một tu chính án được Quốc hội Hoa Kỳ thông qua vào năm 1973 cấm chính phủ Hoa Kỳ hoạt động quân sự tiếp tục tại Việt Nam, Lào và Campuchia (mặc dù Hoa Kỳ vẫn đã tiếp tục cung cấp trang thiết bị quân sự và hỗ trợ kinh tế cho chính phủ VNCH). Tức là lấy vỏ bọc "chống Trung Quốc", "kiến nghị" này lồng vào đến 3 kiến nghị chống phá Việt Nam. An ninh thủ đô & các "nhà báo yêu nước" khác có đảm bảo được rằng những "công dân Mỹ từ trên trời rơi xuống" mà họ đã góp phần gầy dựng kia có trở thành một lực lượng ảo, mơ hồ tiếp tục ký tên vào những kiến nghị kiểu này sau khi có những lời kêu gọi khác từ các "nhà dân chủ" và các thế lực phản động như Việt Tân? Và chúng ta lại "hân hoan" với hàng trăm ngàn người ký tên ủng hộ "trừng phạt Trung Quốc" một và chống phá chính quyền Việt Nam ba?

Tất nhiên, cũng như đối với cái "kiến nghị 1", chính phủ Mỹ cũng sẽ chẳng dám nhúng tay vào "trừng phạt Trung Quốc" vì tất cả những nguyên nhân tôi phân tích ở trên. Nhưng về khía cạnh chính trị Việt Nam, rõ ràng là họ và những kẻ chống phá chính quyền VN hoàn toàn có lý do để ăn mừng vì đã xỏ mũi "an ninh" và nhân dân Việt Nam đi hết trò lố này sang trò lố khác. Các thế lực chống phá lại có dịp trưng lên trên "bảng vàng thành tích" của mình những con số "ấn tượng" về "nhân dân phản đối chế độ CS",... Tất nhiên công đầu thuộc về "An ninh thủ đô" và nền báo chí truyền thông của Đảng và Nhà nước!

Tại sao lại HÈN?
Từ thuở lập quốc, các thế hệ người Việt đã trải qua biết bao khói lửa chiến tranh, đánh tan biết bao kẻ thù hùng mạnh khắp thế giới để có được một đất nước Việt Nam độc lập, tự chủ ngày hôm nay bằng chính sức lực, trí tuệ của con người Việt chứ chưa bao giờ phải cầu cạnh nước khác làm giúp mình việc đó cả. Bởi hơn ai hết, cha ông chúng ta hiểu rằng chẳng có độc lập, tự do nào mà không phải hy sinh bằng máu và nước mắt của mình cả, rằng cái độc lập kiếm được bằng công sức của người khác là một thứ độc lập giả hiệu, rằng điều đó chẳng khác gì "tiễn sói cửa trước, rước hổ cửa sau" cả!

Ngay trong kháng chiến chống Mỹ, ở cái thế "trứng chọi đá" như vậy nhưng Bác Hồ và Đảng CSVN vẫn từ chối sự giúp đỡ binh lực từ các nước bạn vì "nợ tiền bạc chúng tôi còn có thể trả nhưng nợ xương máu thì không bao giờ trả được!". Ấy vậy mà ngày nay, trước sự việc gây hấn giữa biển khơi của Trung Quốc, khi mà Nhà nước Việt Nam đang kiên quyết và khéo léo giải quyết tình hình thì một tờ báo của lực lượng an ninh vũ trang lại cùng với đám "rận chủ", "lều báo" và trẻ trâu sướt mướt và trơ trẽn đi "méc lẻo" chính phủ của một đất nước chẳng hề có thỏa thuận, hứa hẹn gì trước đó với Việt Nam về việc hỗ trợ này cả.

Tại sao lại có chuyện vô liêm sỉ như vậy?

Là bởi vì vốn dĩ ở đời (kể cả thế giới tự nhiên lẫn xã hội loài người), luôn tồn tại cái gọi là "mâu thuẫn" trong mọi sự vật. Một dân tộc gặp nhiều tai ương địch họa như Việt Nam thì chắc chắn một điều sẽ xảy ra là tồn tại đồng thời những cá nhân anh hùng, xuất chúng và những kẻ đớn hèn, bội phản. Hay nói như dân gian là "ở đâu cũng có anh hùng, ở đâu cũng có thằng khùng thằng điên". Nhưng phải chi chỉ có những kẻ "khùng, điên" thì đỡ biết mấy, đằng này "âm bản" của các anh hùng lại rất khôn ngoan, lọc lõi, có vậy mới "vinh thân phì gia" được chứ?!
Sự áp bức, đè nén của các chế độ phong kiến, thực dân, đế quốc đã hình thành nên phần đa người dân có ý thức dân tộc với sự phản kháng mãnh liệt và một bộ phận cũng không hề nhỏ những kẻ có tư duy nhược tiểu, nô lệ, cúc cung phụng sự cho kẻ thù để đổi lấy sự yên ấm cho bản thân. Cái căn bệnh dị dạng về tư duy này, khổ nỗi, lại có khả năng lây lan dai dẳng từ thế hệ này qua thế hệ khác và rất dễ lây nhiễm đối với những ai có tư tưởng ích kỷ, mà chúng ta thường thấy qua những biểu hiện trong cuộc sống hàng ngày của những kẻ "thượng đội hạ đạp", những kẻ chỉ thích sống bám, dựa hơi. Đối với những con người này, kẻ giàu kẻ mạnh mới là chân lý, là cái phao để họ bấu víu bởi với bản chất tham lam và hèn nhát, họ chỉ trông mong sao vơ vét được những mẩu vụn bánh mì, bơ thừa sữa cặn của "bề trên" để nuôi nấng, chiều chuộng tấm thân lười biếng của mình là đủ rồi. Với họ, tất cả những phạm trù không nằm trong mục đích "vinh thân phì gia" như lòng tự trọng, sự nghĩa hiệp, tinh thần cống hiến,... đều là vô giá trị.

Những kẻ như vậy, khi khó khăn thì chúng lặn mất tăm về phía sau còn khi yên bình thì chúng tìm mọi cách ngoi lên đầu lên cổ người khác, hệt như lũ ếch đực mỗi khi cơn mưa tạnh lại râm ran "chém gió" nhốn nháo khắp cánh đồng. Và chúng tôi cho rằng một bộ phận không hề nhỏ những kẻ như vậy đã len lỏi, "chui sâu trèo cao" vào các cơ quan Đảng và Nhà nước nói chung cũng như các đơn vị báo chí truyền thông nói riêng, để từ đó phát đi những thông điệp hèn hạ đặc trưng của những kẻ sống bám. Bằng thứ vũ khí truyền thông này, họ càng có điều kiện phát tán mầm bệnh "tâm lý nhược tiểu, tư duy nô lệ" ra khắp đất nước, đặc biệt là đối với giới trẻ còn hạn chế về kiến thức lịch sử, ngơ ngác về chính trị mà bài viết "Cách ký tên ủng hộ kiến nghị trừng phạt Trung Quốc trên website Nhà Trắng" là một ví dụ điển hình.

Dưới ảnh hưởng của họ, chúng ta có thể thấy những ân nhân một thời của dân tộc ta như Liên Xô (Nga), các nước Đông Âu, Bắc Triều Tiên, Cu Ba và ngay cả Trung Quốc (đại đa số người dân Trung Quốc là người tốt và yêu hòa bình như chúng ta mà thôi) hiện ra trên các trang báo (đặc biệt là báo mạng) với những hình ảnh không thể tệ hơn. Trong khi đó, Mỹ và phương Tây, những gã giàu có nhờ tiền ăn cướp khắp thế gian (trong đó có nước ta), lại long lanh, bóng bẩy như những quý ông hào hiệp, lịch lãm. Hàng triệu người Việt đã ngã xuống để nước Việt ta thoát ra khỏi kiếp nô lệ cho ngoại quốc nhưng giờ đây, một số kẻ lại có dã tâm đem dân tộc mình phủ phục dưới chân những kẻ ngoại bang năm nào chỉ bằng những lời đường mật ma mị lòng người. Hàng triệu tấn bom đạn xưa kia đã không khuất phục được tinh thần người Việt nhưng phải chăng giờ đây tinh thần ấy đang bị một số kẻ rao bán lấy vài đồng bạc lẻ?

Trải qua hàng ngàn năm lịch sử thăng trầm, thế sự xoay vần, Việt Nam vẫn trường tồn bên cạnh gã khổng lồ Trung Hoa. Và dẫu hàng ngàn năm nữa thì cái mối quan hệ "láng với giềng như chó với mèo" này cũng khó lòng đổi thay nhưng chắc chắn là thế giới này sẽ lại có những lần thay ngôi đổi chủ, nước Mỹ sẽ chẳng thể ngồi mãi ở ngôi chí tôn. Vậy nếu cứ chạy theo cái tâm thế dặt dẹo của những kẻ yêu nước bằng mồm, đất nước này sẽ ra sao khi "cái ô" đã mất, chỉ còn lại mình với gã khổng lồ đầy hận thù kế bên?
Chân lý không thay đổi, đã được cha ông ta đúc kết hàng ngàn năm nay và được Đảng CSVN vận dụng phát huy hiện nay: phải đứng vững được trên đôi chân mình, phải tự lực tự cường.

Mà trước hết, để cơ thể có thể khỏe mạnh mà vững tâm phát triển, thiết nghĩ Nhà nước nên có biện pháp dọn dẹp bớt đám người "tư duy nô lệ, nhược tiểu", tàn dư của phong kiến - thực dân - đế quốc này ra khỏi các bộ máy truyền thông của mình, trước khi những lời ngọt ngào của rắn mà họ thổi vào tai người dân gây tác hại lớn hơn, nhất là trong điều kiện nền giáo dục của chúng ta còn nhiều vấn đề.
Chứ an ninh, truyền thông kiểu này thì không khéo bán cả nước!

Doi-Mat.vn
Xem tiếp...

Thứ Tư, 28 tháng 5, 2014

ĐỒNG BÀO NƠI XỨ NGƯỜI 12

(ĐC sưu tầm trên NET)


Xem tiếp...

BÀI VIẾT HAY 67

(ĐC chép từ http://nguyentandung.org)

(Phản đối Trung Quốc xâm lược) - Trước tình hình căng thẳng giữa Việt Nam và Trung Quốc ngày càng gia tăng trên Biển Đông tháng 5/2014, thông tin gần nhất cho thấy lãnh đạo Việt Nam đang tính đến biện pháp pháp lý, hay nói cách khác là kiện Trung Quốc ra tòa.
Tuy nhiên các dấu hiệu đưa ra bởi những lãnh đạo khác nhau vẫn chưa rõ ràng, thể hiện sự chần chừ có thể trong việc ra quyết định. Có người còn nhắc đến việc Việt Nam thậm chí đã chuẩn bị tinh thần cho những biện pháp không hòa bình, một cách nói khác của chiến tranh.
Khởi kiện Trung Quốc - Một lựa chọn tất yếu không cần bàn cãi
Liên quan đến việc kiện Trung Quốc, nhiều bài viết đã trình bày các vấn đề như cách thức tiến hành, hệ quả pháp lý và kinh tế của việc kiện.
Bài viết này tập trung phân tích mối vai trò của việc kiện vừa như một biện pháp đối ngoại cần thiết vừa như một giải pháp ngăn chặn và kết thúc chiến tranh, nếu xảy ra.
Hai trường phái
Về đối ngoại, đưa ra vụ kiện cũng là một thứ vũ khí mang tính ngăn chặn trong quan hệ quốc tế. Tồn tại hai trường phái chính trong việc giải quyết các quan hệ quốc tế.
Trường phái tự do (liberalism) đề cao các giá trị chung của nhân loại như hòa bình, công bằng và tin tưởng vào một thế giới hướng thiện nơi các quốc gia mong muốn cùng phát triển và mưu cầu hạnh phúc cho mình và cho người khác.
Trường phái thực tế (realism) ngược lại nhấn mạnh vai trò của từng quốc gia phải tự xoay xở để tự bảo vệ chính mình.
Hay xa hơn nữa là trường phái thực dụng(realpolitik) hoài nghi các giá trị như hòa bình và công bằng, đề cao sức mạnh của quốc gia để cạnh tranh và sống còn.
Các quốc gia phải 'tự xoay xở' để bảo vệ mình
Với vị thế nước nhỏ hiện giờ, Việt Nam cần phải tận dụng sức mạnh của các giá trị của trường phái tự do (liberalism), mà đại diện là các điều luật quốc tế, như UNCLOS 1982, hay Hiến chương Liên Hợp Quốc, hay các cơ quan trọng tài quốc tế như Tòa án Công lý, Tòa Trọng tài về luật biển.
Cụ thể, Việt Nam cần phải nhanh chóng kiện việc Trung Quốc triển khai giàn khoan Hải Dương 981 tại một tòa trọng tài thành lập theo cơ chế giải quyết tranh chấp bắt buộc của Công ước Liên Hợp Quốc về Luật biển 1982 (UNCLOS 1982).
Đó có thể là Tòa Trọng tài Quốc tế về Luật Biển (International Tribunal for the Law of the Sea) ở Hamburg, Đức; Tòa án Công lý Quốc tế (International Court of Justice) tại La Haye, Hà Lan; hay một tòa trọng tài được thành lập đúng theo thủ tục của UNCLOS như cách Philippines đang làm.
Song song đó, Việt Nam nên yêu cầu chính thức Trung Quốc đưa tranh chấp Hoàng Sa ra giải quyết tại Toà án Công lý Quốc tế. Đây là một cách thức đấu tranh hoà bình được Điều 33.1, Hiến chương Liên Hợp Quốc quy định.
Đối với Việt Nam, việc sử dụng biện pháp pháp lý không phải là một lựa chọn tình thế, và sau cùng. Mà ngược lại đó là một sự bắt buộc, một lựa chọn tất yếu không cần bàn cãi khi bất công có khả năng, mầm mống xảy ra (không phải lâm vào thế khi bất công đã diễn ra trước mắt).
Đó là một dạng vũ khí ngăn chặn, vũ khí răn đe (arme de dissuasion) của bên yếu hơn để ngăn chặn việc căng thẳng có thể bị đẩy đến tình trạng đáng tiếc là chiến tranh.
Việc không sử dụng, hay thậm chí chỉ không tuyên bố ngay từ đầu về khả năng sử dụng những biện pháp pháp lý giống như tự trói tay trước đối phương.
Đây là một cách tiếp cận không khôn ngoan, nhất là khi đối phương mạnh hơn rất nhiều và có tiền sử sử dụng vũ lực, tức là có nhiều sơ hở để Việt Nam có thể răn đe bằng sức mạnh của biện pháp pháp lý.
Càng không phù hợp hơn cách tiếp cận đó là khẩu hiệu “16 chữ vàng 4 tốt” kiểu Trung Quốc. Khẩu hiệu trên không thuộc một trường phái quan hệ quốc tế nào, và chắc chắn không thuộc trường phái tự do (liberalism). Vì nó không dựa trên sự công bằng, mà là sự nhượng bộ, không dựa trên hòa bình và tự do, mà là kết quả của sự đe dọa và dàn xếp.
Có thể có lập luận các khẩu hiệu đó chỉ là những mỹ từ ngoại giao hay nghi binh. Sự nghi binh có thể làm hình ảnh gần với đầu hàng, buông xuôi thì liệu có còn sử dụng được hay không?
Ai sẽ dốc vốn liếng chính trị và tài chính quốc gia ra để tin và giúp một kẻ buông xuôi? Thay vì vậy họ sẽ thủ thân theo cung cách thực tế (realism) cho chính họ.
Việt Nam cần từ bỏ ngay và vĩnh viễn các khẩu hiệu viển vông, bất thường và sử dụng cách thức bình thường và duy lý để giải quyết các mối quan hệ quốc tế: kiện Trung Quốc ra tòa khi ngay khi xuất hiện mầm mống bất công.
Kiện hay chiến tranh?
Chiến tranh, dầu kết thúc thế nào cũng khó mà giải quyết mâu thuẫn rốt ráo. Khuất phục một người bằng sức mạnh đã khó, khuất phục cá một dân tộc bằng sức mạnh là điều không thể.
Trong lịch sử cận đại, Việt Nam và Trung Quốc đã qua bao nhiêu cuộc chiến 1974, 1979, 1988 ; mâu thuẫn chỉ chất chồng lên thêm. Các cuộc chiến đó, dầu Việt Nam thua hay thắng, dĩ nhiên cũng không làm Việt Nam đồng ý hơn với Trung Quốc.
Nhìn lại chiến tranh biên giới 1979
Ngược lại, Trung Quốc có thắng hay thua, họ cũng không hài lòng và ‘tốt, vàng’ với Việt Nam hơn. Kết quả của chiến tranh chỉ làm cho bên mạnh thêm bạo tàn và tham lam, bên yếu hơn vẫn bất bình, bức xúc, dầu các nhà nước đại diện họ có đưa ra bao nhiêu mỹ từ để diễn tả mối quan hệ.
Xin nhấn mạnh ở đây chỉ nói đến sự thất bại của chiến tranh như một phương tiện để giải quyết mâu thuẫn cho cả hai nhà nước Việt Nam và Trung Quốc. Còn về những tội ác và đau khổ của chiến tranh với người dân thì không còn gì phải nói.
Ngược lại, đấu tranh pháp lý trược tòa là một biện pháp tốt hơn rất nhiều cho cả hai nước giải quyết tranh chấp và mâu thuẫn.
Khi đó, mỗi quốc gia đều công bằng, và tùy nghi sử dụng các vũ khí của mình : những lập luận, chứng cứ pháp lý, và lịch sử. Phán quyết sẽ là duy lý, rõ ràng, thông báo rộng rãi, và được sự công nhận của quốc tế.
Việt Nam nên nhanh chóng sử dụng các biện pháp pháp lý
Việt Nam nên nhanh chóng sử dụng các biện pháp pháp lý, cách thức duy nhất để thực sự giải quyết dứt điểm các tranh chấp. Trung Quốc phải lắng nghe điều này.
Có thể Trung Quốc sẽ không chấp nhận giải quyểt tranh chấp bằng biện pháp pháp lý do phần nào mất đi lợi thế kẻ mạnh của mình. Nhưng chính quyền Trung Quốc, dầu có thể hiếu chiến đến cỡ nào, cũng hiểu rằng chiến tranh đồng nghĩa với đau khổ, mất mát.
Nhất là như trên đã nói, chiến tranh không bao giờ giải quyết được mâu thuẫn với Việt Nam, láng giềng phương Nam của họ.
Và Trung Quốc cũng thấy rằng cái giá phải trả của chiến tranh sẽ cao hơn nếu họ biết rằng Việt Nam không ngại chiến đấu về cả pháp lý và vũ trang.
Mặt khác, ngay cả khi chiến tranh xảy ra, biện pháp pháp lý cũng cần thiết và phải được Việt Nam tiến hành, Vì nếu chỉ có chiến tranh, kết quả có thế nào thì mâu thuẫn vẫn còn đó, và càng thêm trầm trọng.
Mặt khác việc Việt Nam đề cao biện pháp pháp lý và ôn hòa sẽ tạo được sự ủng hộ của dư luận thế giới trong thời chiến.
Và khi đi đến cùng, chiến thắng của Việt Nam trên công pháp quốc tế sẽ giáng một đòn vào Trung Quốc.
Tóm lại, Việt Nam nên nhanh chóng và mạnh mẽ sử dụng biện pháp pháp lý, đó vừa là một cách thức tích cực trong giải quyết mối quan hệ quốc tế, vừa là một vũ khí ngăn chặn và kết thúc chiến tranh.
Xem tiếp...

BÀI VIẾT HAY 66

(ĐC chép từ http://amaritx.wordpress.com)

Sự bành trướng của Trung Quốc là tất yếu ?

Китайская экспансия неизбежна
Trong những bài báo của tác giả Aleksandr Khramchikhin-Phó giám đốc Viện phân tích quân sự-chính trị, công bố trên tuần báo “Thông tin công nghiệp quân sự” Nga, đã phân tích thực trạng PLA và tổ hợp công nghiệp quân sự của CHND Trung Hoa. Một điều đã được làm sáng tỏ, mặc dù khả năng quân sự của Trung Quốc xét trên phương diện phòng thủ đất nước, từ lâu đã quá dư thừa, nhưng vẫn được tăng cường với tốc độ chưa từng có tiền lệ.
Tại CHND Trung Hoa, người ta cho rằng, một cuộc chiến tranh hạt nhân còn tốt hơn là sự sụp đổ từ bên trong
Trung Quốc chiếm giữ một cách vững chắc vị trí đầu tiên trên thế giới về sản xuất trang bị kỹ thuật chiến đấu tất cả các lớp chủ yếu, trừ tàu ngầm nguyên tử và tàu sân bay, dù nước này chỉ mới sử dụng tối đa  1/3 khả năng của tổ hợp công nghiệp quân sự của mình. Đồng thời, người Trung Hoa trên thực tế đã khắc phục được sự thua kém về chất so với lực lượng vũ trang các nước phương Tây và Nga, điều đã từng tồn tại một thập niên trước đây. Ngay cả trong những lĩnh vực còn có sự tụt hậu nhất định thì đó cũng không phải là vấn đề mang tính nguyên tắc và dễ dàng được bù đắp bằng sự vượt trội về lượng.
Đánh chiếm lãnh thổ như một cách giải quyết các vấn đề
Việc hoàn toàn coi nhẹ những yếu tố này ở nước Nga bắt đầu mang tính chất của một rối loạn tâm lý đám đông nào đó, đôi khi trở nên trầm trọng thêm bởi sự dối trá trắng trợn rằng, vũ khí trang bị ở Trung Quốc được sản xuất những loạt nhỏ, và về cả những mối quan hệ tuyệt vời giữa 2 nước. Can dự rất sâu vào cơn loạn thần này là sự vận động hành lang thân Trung Hoa, ít nhất cũng không thua kém thái độ thân Mỹ ở nước Nga. Hơn nữa nước này có những nguồn lực ở Liên bang Nga mà người Mỹ không có được, đó là sự phiêu bạt của một lượng lớn người Hoa, hầu như đặc vụ Trung Quốc hoạt động không trở ngại gì trên lãnh thổ Nga và một lượng đáng kể công dân Nga, trong số đó có nhiều quan chức cao cấp đã bị Bắc Kinh mua chuộc từ lâu và sẵn sàng bán cho Trung Quốc tất cả mọi thứ.
Trên thực tế, nước Nga hơn 20 năm đã qua gắn bó với Bắc Kinh bằng quan hệ đối tác chiến lược, thêm vào đó ở nước Nga có rất nhiều người tin chắc, những mối quan hệ Nga-Trung là đồng minh đặc biệt. Trong khi đó, CHND Trung Hoa thiết lập quan hệ đối tác chiến lược với nhiều nước trên thế giới, kể cả phần lớn các quốc gia phương Tây, vì vậy không thể nói về sự đặc biệt nào của nước Nga đối với Trung Quốc. Về liên minh cũng như thế. Trong suốt 20 năm qua, các chính khách CHND Trung Hoa, cũng như các nhà khoa học Trung Quốc luôn luôn nhấn mạnh rằng, các mối quan hệ Nga-Trung không phải là đồng minh và không nhằm chống lại bất cứ ai. Đây là lập trường vững chắc của Bắc Kinh, chính thức cũng như thực tế.
Về mối đe dọa Trung Quốc đối với nước Nga, thì đó không phải giả định mà là thực tại khách quan. Trung Quốc không thể tồn tại mà không bành trướng. Điều này được xác định bởi các quy luật của tự nhiên và nền kinh tế, chứ không phải bởi sự hiếu chiến đặc biệt nào đó của nước này. Chúng ta không thể nói, nó sẽ diễn ra ở hình thức nào và với tốc độ nào, nhưng bản thân sự bành trướng là điều không tránh khỏi. Với Trung Quốc vấn đề này đồng nghĩa với việc-hoặc chiếm đoạt lãnh thổ và tài nguyên, hoặc sụp đổ và nội chiến.
Lẽ thứ nhất, giả sử CHND Trung Hoa tiến tới mức độ tiêu thụ lương thực, điện năng, dầu mỏ và các vật chất khác bình quân đầu người ngang với phương Tây, thì các nguồn dự trữ của cả hành tinh cũng không đủ dùng riêng cho nước này. Đây không phải là giả định mà là điều hoàn toàn có thực. Cũng tương tự như vậy, với tốc độ phát triển kinh tế Trung Quốc hiện nay vấn đề nói trên sẽ nảy sinh trong tương lai rất gần, khi phần lớn các độc giả của bài báo này còn đang sống trên cõi đời.
Lẽ thứ hai, sự di dân từ các khu vực phía Đông của CHND Trung Hoa đang tạo ra gánh nặng cho thiên nhiên và hạ tầng cơ sở; những nỗ lực hạn chế sự phát triển dân số là nửa vời và do đó đang làm phát sinh những vấn nạn xã hội chưa được giải quyết (để viết về chúng cần có thêm một bài báo dài).
Vì vậy khi nghiên cứu tình hình hiện tại ở CHND Trung Hoa, không thể không thấy rõ, sự bành trướng ra bên ngoài có thể trở thành giải pháp tối ưu để khai thông các vấn đề bế tắc của đất nước. Nó đảm bảo mở rộng đáng kể lãnh thổ và làm tăng thêm các nguồn tài nguyên thiên nhiên. Hiện đang có sẵn một tiềm năng dự trữ khổng lồ là “những người dôi dư” (thất nghiệp, nam thanh niên không lấy được vợ do mất cân bằng giới tính quá lớn, nông dân bần cùng) cho sự bành trướng này. Hơn nữa, nạn thất nghiệp rất cao trong thanh niên và “thiếu trầm trọng phụ nữ trẻ” làm cho tổn thất cao về sinh mạng trong quá trình hoạt động tác chiến không chỉ đơn thuần là chấp nhận được, mà có khả năng còn là điều mong muốn đối với ban lãnh đạo quân sự-chính trị của nước này.
Mở rộng đáng kể lãnh thổ sẽ cho phép bãi bỏ hạn chế sinh đẻ. Điều này cho phép, nếu không giải quyết được toàn bộ thì cũng giảm bớt đáng kể những mâu thuẫn xã hội liên quan tới các hạn chế này (chúng thực sự mang tính bi kịch và đáng bị cực lực lên án). Nói một cách khách quan, đối với Trung Quốc, lãnh thổ còn quan trọng hơn tài nguyên. Để khai thác tài nguyên thiên nhiên trên lãnh thổ nước mình hay chiếm đóng, hoặc mua ở nước ngoài thì trong bất kỳ trường hợp nào cũng phải tiêu tốn lượng tiền bạc đáng kể. Lãnh thổ mới là giá trị tuyệt đối, không gì có thể thay thế được. Bên cạnh đó, những vấn nạn xã hội do việc di dân gây ra nguy hại đối với nước này còn hơn là thiếu tài nguyên và tình hình sinh thái cực kỳ tồi tệ. Chính chúng gây chia rẽ trong nội bộ xã hội và giữa xã hội với chính quyền, đồng nghĩa với việc làm mất đi quyền lãnh đạo chính thống của Đảng Cộng sản Trung Quốc.
Mà nền kinh tế Trung Quốc không thể tránh khỏi sự sụp đổ vì những vấn đề xã hội là điều hết sức thực tế. Do đó bành trướng ra bên ngoài đối với ban lãnh đạo Trung Quốc đang trở thành giải pháp không thể thay thế.
Riêng phần phía Tây thưa dân cư của nước này, đáng tiếc lại không thích hợp cho cuộc sống bình thường của con người. Tây Tạng là vùng cao nguyên khắc nghiệt, nơi những cư dân bình nguyên, vốn không thích nghi với vùng này không thể sinh sống thường xuyên chứ chưa nói gì tới hoạt động kinh tế. Khu tự trị Tân Cương-Duy Ngô Nhĩ cũng chẳng khá hơn về mặt này. Vùng Nam Siberia của Nga so với những vùng này còn tiện lợi và trù phú hơn nhiều về mọi phương diện. Và Đông Nam Á, khu vực mà chúng ta trước đây cho rằng, sẽ là hướng lựa chọn chính của Trung Quốc, lại có vẻ không thích hợp lắm cho sự bành trướng như thế. Ở đây không có nhiều lãnh thổ (ít nhất cũng nhỏ hơn ở phần châu Á của LB Nga). Vì thế không nên tự dối mình rằng, Trung Quốc có tất cả 2 hướng bành trướng là nước Nga (chính xác hơn là phần lãnh thổ châu Á của nước này) và Kazakhstan.
Tất nhiên, Bắc Kinh thích phương án bành trướng một cách hòa bình hơn (nhân khẩu và kinh tế), nhưng đơn giản là không có đủ thời gian cho phương án đó, vì các mâu thuẫn trong nước sẽ trở nên trầm trọng cực độ trước khi sự bành trướng một cách hòa bình mang lại kết quả. Do đó phương án bành trướng bằng quân sự không thể tuyệt đối loại trừ. Cơ sở lý luận, lịch sử cũng như chiến tranh trong quá khứ đều minh chứng cho điều này.
Không biết đã bao lần những tuyên bố chính thức về việc, Trung Quốc không có các yêu sách lãnh thổ đối với nước Nga được đưa ra (vì một lẽ gì đó những tuyên bố này chủ yếu được tuyên đọc từ chính nước Nga), nhưng các hiệp ước Aigun và Bắc Kinh xác lập biên giới hiện nay được cho là thiếu công bằng và bình đẳng. Trong luật pháp quốc tế hiện hành đơn giản là không tồn tại những phạm trù như thế. Nhưng Trung Quốc đưa chúng vào khi còn chút ít hiệu lực.
Những đường biên giới kiểu Trung Hoa
Về hợp phần quân sự, khái niệm những đường biên giới chiến lược và không gian sống, được xây dựng để làm cơ sở và quyền hạn tiến hành các hoạt động chiến đấu tiến công cho lực lượng vũ trang Trung Quốc được quan tâm đặc biệt. Tờ báo “Giải phóng quân” của Tổng cục chính trị PLA nói về ranh giới không gian sống rằng, nó “xác định ranh giới của không gian sống của một quốc gia và một đất nước, gắn liền với sự hưng thịnh hoặc suy vong của một dân tộc về mọi mặt”, nó “phản ánh tổng thể sức mạnh của nhà nước và phục vụ những lợi ích sinh tồn, kinh tế, an ninh và hoạt động khoa học của nhà nước đó”. Khái niệm dựa trên quan điểm: dân số gia tăng và các nguồn tài nguyên hạn hẹp tạo ra những nhu cầu tự nhiên trong việc mở rộng không gian để đảm bảo cho hoạt động kinh tế tiếp theo và tăng “phạm vi sinh tồn tự nhiên” của quốc gia. Quan điểm đó cho rằng, những đường biên giới không gian và lãnh thổ chỉ quy định các ranh giới, mà ở trong phạm vi của chúng, một quốc gia với sức mạnh thực tế có thể “bảo vệ một cách có hiệu quả những lợi ích của mình”. “Những đường biên giới chiến lược của không gian sống” cần phải được dịch chuyển theo mức độ gia tăng sức mạnh tổng hợp của một quốc gia”. Như tờ báo “Giải phóng quân” nói trên đã viết, việc kiểm soát hiệu quả một khu vực chiến lược trong một thời gian kéo dài được tiến hành bên ngoài phạm vi các đường biên giới địa lý, cuối cùng sẽ làm cho chúng bị dịch chuyển. Khái niệm muốn nói tới việc di chuyển các hoạt động tác chiến từ những khu vực giáp biên vào các vùng biên giới chiến lược hoặc thậm chí vượt qua phạm vi của chúng, vả lại những điều phức tạp trong lộ trình “bảo đảm các quyền hợp pháp và lợi ích của Trung Quốc ở khu vực châu Á-Thái Bình Dương  rất có thể trở thành nguyên nhân của những cuộc xung đột quân sự. Người Trung Quốc cho rằng, những đường biên giới không gian sống của các siêu cường vượt xa phạm vi biên giới pháp lý, và phạm vi ảnh hưởng của các nước nhược tiểu thì luôn nhỏ hơn lãnh thổ quốc gia của họ.
Việc cấp tốc tăng cường tiềm lực tiến công cho PLA và tính chất của những cuộc tập trận đã được tiến hành (mô tả trong bài báo “Trung Quốc sẵn sàng cho một cuộc chiến tranh lớn”) hoàn toàn phù hợp với khái niệm nêu trên.
Về yếu tố kiềm chế chiến lược của CHND Trung Hoa, để chống lại những quốc gia phi hạt nhân thì đã quá thừa, còn để đối đầu với các nước hạt nhân (mà Trung Quốc cũng là một trong số đó) thì than ôi, còn phải nghi ngờ. Không được phép lãng quên về sự nhạy cảm cực thấp của người Trung Hoa đối với những tổn thất (đây là điều khác biệt căn bản của họ so với các đạo quân phương Tây). Điều bất hạnh của chúng ta là quá tin vào khả năng kiềm chế hạt nhân, mà điều này lại cản trở việc phát triển các lực lượng vũ trang thông thường. Vũ khí hạt nhân phải là miếng võ cuối cùng. Chúng ta đã tự đưa mình vào tình thế vũ khí hạt nhân là đầu tiên và duy nhất. Bên cạnh đó, như đã phân tích trong bài báo “Kho vũ khí hạt nhân của Trung Quốc có thể lớn nhất thế giới”, ở CHND Trung Hoa người ta đang chuẩn bị một cách nghiêm túc nhất cho cuộc chiến tranh hạt nhân. Vâng, tất nhiên người Trung Hoa không mong muốn nó xảy ra. Nhưng rõ ràng họ cho rằng, trong trường hợp vạn bất đắc dĩ, nó cũng chấp nhận được, bởi vì sự sụp đổ trong nước có thể còn tồi tệ hơn. Hơn nữa trong trường hợp này có thể xảy ra một cuộc nội chiến có sử dụng vũ khí hạt nhân do bản thân Trung Quốc chế tạo trên lãnh thổ nước mình.
Than ôi, ban lãnh đạo LB Nga nhìn thấy mối đe dọa đối với đất nước mình trong những yêu sách về lãnh thổ của Latvia và Estonia, những nước có lực lượng vũ trang về tổng thể còn yếu hơn cả sư đoàn nhảy dù xung kích cận vệ số 76 của Nga. Thế mà đối với các thủ trưởng của chúng ta, Trung Quốc hoàn toàn không phải là một mối đe dọa. Đây là sự mất trí hay tội ác-điều đó không quan trọng, vì hậu quả cuối cùng sẽ như nhau.
Theo tuần báo “Thông tin công nghiệp quân sự” Ng
Xem tiếp...

Thứ Ba, 27 tháng 5, 2014

TIN BUỒN 30

ĐÈ ĐẦU BẮT ĐỀN AI ĐƯỢC TA ?

----------------------------------

(ĐC sưu tầm trên NET)

http://vtv.vn/Thoi-su-trong-nuoc/Nhieu-khu-tai-dinh-cu-o-Ha-Noi-xuong-cap-nghiem-trong/117630.vtv

Nhiều khu tái định cư ở Hà Nội xuống cấp nghiêm trọng

Thứ ba 27/05/2014 10:39
(VTV Online) -
Sau vài năm đưa vào sử dụng, đến nay các hạng mục của một số khu tái định cư ở Hà Nội đã xuống cấp nghiêm trọng: nền nhà sụt lún, rò rỉ nước qua hộp kỹ thuật, thiếu nước sinh hoạt...
Nhiều khu tái định cư ở Hà Nội xuống cấp nghiêm trọng
Tường nhà nứt toác ở căn hộ số 15, N9, Khu chung cư Đồng Tàu, Hà Nội. (Ảnh: VTV Online)
Tường nhà nứt toác, nền nhà sụt lún, chân cầu thang rời hẳn so với nền nhà là những hình ảnh đầu tiên khi bước vào căn hộ số 15, nhà N9, khu chung cư Đồng Tàu, quận Hoàng Mai, Hà Nội. Không chỉ có vậy, tình trạng hộp kỹ thuật tắc nghẽn, rò rỉ cũng không phải là chuyện hiếm.
Tuy không bị nứt xé như ở Đồng Tàu nhưng cư dân ở Khu tái định cư Nam Trung Yên, Hà Nội lại gặp cảnh trớ trêu khác: thiếu nước sinh hoạt. Cảnh xách xô từ tầng 15, 16 đi xin nước không phải là chuyện hiếm ở đây.
Thực trạng trên không chỉ khiến sinh hoạt gặp nhiều khó khăn mà còn ảnh hưởng tới sự an toàn của người dân khi sinh sống tại đây.
Để biết thêm thông tin chi tiết về thực trạng đáng buồn này, mời quý vị theo dõi ghi nhận tại một số khu tái định cư ở Hà Nội:
Nhóm PV
- See more at: http://vtv.vn/Thoi-su-trong-nuoc/Nhieu-khu-tai-dinh-cu-o-Ha-Noi-xuong-cap-nghiem-trong/117630.vtv#sthash.1HcEBxwR.dpuf

Nhiều khu tái định cư ở Hà Nội xuống cấp nghiêm trọng

Thứ ba 27/05/2014 10:39
(VTV Online) -
Sau vài năm đưa vào sử dụng, đến nay các hạng mục của một số khu tái định cư ở Hà Nội đã xuống cấp nghiêm trọng: nền nhà sụt lún, rò rỉ nước qua hộp kỹ thuật, thiếu nước sinh hoạt...
Nhiều khu tái định cư ở Hà Nội xuống cấp nghiêm trọng
Tường nhà nứt toác ở căn hộ số 15, N9, Khu chung cư Đồng Tàu, Hà Nội. (Ảnh: VTV Online)
Tường nhà nứt toác, nền nhà sụt lún, chân cầu thang rời hẳn so với nền nhà là những hình ảnh đầu tiên khi bước vào căn hộ số 15, nhà N9, khu chung cư Đồng Tàu, quận Hoàng Mai, Hà Nội. Không chỉ có vậy, tình trạng hộp kỹ thuật tắc nghẽn, rò rỉ cũng không phải là chuyện hiếm.
Tuy không bị nứt xé như ở Đồng Tàu nhưng cư dân ở Khu tái định cư Nam Trung Yên, Hà Nội lại gặp cảnh trớ trêu khác: thiếu nước sinh hoạt. Cảnh xách xô từ tầng 15, 16 đi xin nước không phải là chuyện hiếm ở đây.
Thực trạng trên không chỉ khiến sinh hoạt gặp nhiều khó khăn mà còn ảnh hưởng tới sự an toàn của người dân khi sinh sống tại đây.
Để biết thêm thông tin chi tiết về thực trạng đáng buồn này, mời quý vị theo dõi ghi nhận tại một số khu tái định cư ở Hà Nội:
Nhóm PV

CÁC TIN KHÁC

- See more at: http://vtv.vn/Thoi-su-trong-nuoc/Nhieu-khu-tai-dinh-cu-o-Ha-Noi-xuong-cap-nghiem-trong/117630.vtv#sthash.1HcEBxwR.dpuf
Xem tiếp...

NÓI NHIỀU QUÁ! XẮN TAY ÁO LÊN, LÀM NGAY ĐI!

(ĐC chép từ http://nguyentandung.org)

(Thời sự) - Phóng viên phỏng vấn ông Vũ Quốc Hùng, nguyên Ủy viên Trung ương Đảng, nguyên Phó chủ nhiệm thường trực Ủy ban Kiểm tra Trung ương (KTTƯ), về việc công khai tài sản của cán bộ trong công tác phòng chống tham nhũng.
    Vụ án tham nhũng tại Vinalines được điều tra, xét xử nhanh chóng, thể hiện quyết tâm chống “giặc nội xâm” của Đảng và Nhà nước.
    Vụ án tham nhũng tại Vinalines được điều tra, xét xử nhanh chóng, thể hiện quyết tâm chống “giặc nội xâm” của Đảng và Nhà nước.
    Tham nhũng đã là cả một “bầy sâu”
    Mới đây Đảng ta quyết định tái lập Ban Nội chính Trung ương, và lập Ban chỉ đạo Phòng chống tham nhũng Trung ương do Tổng Bí thư đứng đầu. Với kinh nghiệm nhiều năm công tác trong lĩnh vực này, ông mong chờ điều gì ở các Ban của Đảng mới được thành lập hoặc tái thành lập?
    Vào dịp thành lập và tái thành lập những ban đó của Đảng, tôi đã phát biểu với báo chí: Trước tình hình hiện nay, Đảng ta thấy cần tổ chức đội hình chống tham nhũng sao cho hiệu quả.
    Đảng cũng nhận thấy đích thân Đảng phải đi tiên phong, là người cầm cờ. Vì vậy, việc Đảng thành lập những ban như vậy, như nhiều đảng viên và số đông quần chúng, tôi thấy rất phấn khởi.
    Tôi hy vọng các ban của Đảng sẽ có được sự phối hợp, gắn kết trong hoạt động như thời của chúng tôi. Nhiệm vụ của các đồng chí hiện nay khó khăn hơn, bởi như Chủ tịch nước Trương Tấn Sang đã phát biểu, tham nhũng không chỉ là một vài con sâu, mà đã là cả một “bầy sâu”.
    Các đồng chí hiện nay phải có quyết tâm cao, phải hợp đồng tác chiến tốt, đừng nể nang, né tránh. Xây và chống, thì trong chống đã có xây rồi. Xử lý tham nhũng thì phát hiện sớm, ngăn chặn, cảnh cáo, răn đe sớm sẽ có tác dụng tốt, giúp cho tài sản Nhà nước đỡ bị thiệt hại, đối tượng tham nhũng cũng không bị ngập quá sâu dẫn đến bị xử lý nặng.
    Cá nhân tôi rất ủng hộ công khai tài sản
    Trong phòng chống tham nhũng, công khai minh bạch tài sản của cán bộ lãnh đạo chủ chốt được xem là bước đi đầu tiên. Thời ông còn công tác, Đảng đã đặt ra vấn đề này chưa? Theo ông, vì sao việc này suốt nhiều năm qua không tiến triển được bao nhiêu?
    Thời tôi làm việc, đã có đề cập phải khai báo tài sản, nhưng chưa quy định đầy đủ, chặt chẽ như bây giờ. Cá nhân tôi rất ủng hộ phải công khai tài sản.
    Trước khi bổ nhiệm vào chức vụ chủ chốt, phải khai và thẩm tra về tài sản. Trong quá trình giữ chức vụ, từng năm một cũng phải khai tiếp. Dĩ nhiên điều quan trọng là ai kiểm tra việc khai báo đó?
    Nếu phát hiện khai báo gian dối thì xử lý ra sao? Vấn đề này hiện quy định của Đảng và pháp luật của Nhà nước đã rõ ràng, chặt chẽ, đầy đủ rồi, thì phải thực hiện nghiêm túc. Muốn vậy, cán bộ lãnh đạo phải làm gương.
    Khai báo là quan trọng, song kiểm tra việc khai báo còn quan trọng hơn. Ông có kiến nghị cụ thể gì về việc này?
    Lúc này, hơn lúc nào hết, chúng ta phải đẩy mạnh công tác phòng chống tham nhũng – kiên quyết đánh tan “giặc nội xâm”. Làm được điều này, lực ta mạnh hơn, lòng dân đoàn kết hơn. Nguyên UVTƯ Đảng, nguyên Phó Chủ nhiệm thường trực UBKT T.Ư Vũ Quốc Hùng
    Cá nhân tôi cho rằng, việc kê khai tài sản để có kết quả cần có cơ quan có thẩm quyền xem xét và kết luận. Trước khi được bổ nhiệm, cán bộ phải nộp bản khai để cơ quan này kiểm tra, thẩm định.
    Nếu phát hiện khai chưa đầy đủ, trung thực, trước tiên yêu cầu tự khai lại. Nếu khai lại mà vẫn cố tình khai không trung thực, phải kiên quyết xử lý, không loại trừ việc tịch thu sung công quỹ số tài sản cố tình che giấu.
    Việc này, nước ngoài người ta làm mãi rồi. Nước ta cũng đã nói từ lâu, nay đã có quy định rồi thì phải thực hiện rốt ráo, không được phép chậm trễ nữa.
    Người được đề cử phải không tham nhũng
    Tại Hội nghị phòng chống tham nhũng mới đây, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đặt vấn đề: “Muốn chống tham nhũng có hiệu quả thì trước hết phải chống tham nhũng chính ngay trong các cơ quan chống tham nhũng”. Theo ông, việc chống tham nhũng ngay trong hoạt động của Ủy ban KTTƯ, Thanh tra Chính phủ, rồi các cơ quan Điều tra, Kiểm sát, Tòa án… cần được thực hiện thế nào?
    Tổng Bí thư đặt vấn đề như vậy là quá đúng. Các cơ quan có chức năng phòng chống tham nhũng phải gương mẫu. Trước hết, hãy gương mẫu công khai, minh bạch về tài sản.
    Gương mẫu trong kê khai, gương mẫu trong kiểm tra về kê khai tài sản. Nếu phát hiện thiếu trung thực, gian dối, thì phải xử lý nghiêm hơn ở các cơ quan khác. Trước hết, phải đưa ngay những người gian dối ra khỏi những cơ quan này.
    Công tác nhân sự cho đại hội Đảng các cấp, tiến tới Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ 12 đang được tiến hành. Việc công khai, minh bạch tài sản đối với những người được đề cử giữ các chức vụ chủ chốt tại Đại hội Đảng sắp tới có cần thiết không, thưa ông?
    Đã nhiều kỳ Đại hội, chúng ta đề ra tiêu chuẩn người được đề cử phải là người không tham nhũng, không làm ngơ, nhu nhược trước tham nhũng, tích cực đấu tranh chống tham nhũng.
    Muốn vậy, có nhiều việc phải làm, song có lẽ trước tiên, những người dự kiến được đề bạt, bổ nhiệm cần làm ngay việc công khai, minh bạch về tài sản. Làm vậy để tránh sau này không ai “há miệng mắc quai”, trở thành sân sau của tham nhũng. Sau khi họ đã công khai tài sản, phải tiến hành hỏi ý kiến người dân, việc này phải làm thực chất, không được mang tính hình thức.
    Khuyến khích để người dân có tiếng nói
    Vai trò của nhân dân trong đấu tranh phòng chống tham nhũng là rất quan trọng. Có một vấn đề tế nhị, đấu tranh chống tham nhũng thường phải nhắm vào những người có chức, có quyền. Nhiều trường hợp người đấu tranh bị gắn cho cái mác “gây mất ổn định”, “bị đối tượng xấu lôi kéo, dụ dỗ”. Theo ông, làm sao để phân biệt được người đấu tranh chống tham nhũng với những phần tử gây rối, cơ hội?
    Khi dựa vào dân thì phải nghe đủ các ý kiến của dân. Trong quá trình công tác, tôi đã gặp, đã tiếp rất nhiều người dân. Do trình độ, hoàn cảnh, tâm lý… mà mỗi người sẽ có cách trình bày khác nhau. Có những người bức xúc, mất bình tĩnh, hoặc có thiên kiến nên thiếu khách quan. Nhiều khi họ cung cấp những thông tin chưa chính xác, thiếu chứng cứ. Tuy nhiên, tôi chưa gặp ai là “người phản động” cả.
    Cán bộ khi tiếp xúc với dân thì phải khuyến khích để họ có tiếng nói. Cán bộ cần lắng nghe, đừng vội đưa ra nhận định, phán quyết. Vấn đề là phải chắt lọc thông tin, xác minh, thẩm định thông tin. Nếu là khiếu nại hoặc tố cáo, quy trình giải quyết hiện đã rất đầy đủ, chặt chẽ. Song nếu họ gặp mình chỉ để phản ánh, thì đừng hành chính hóa công việc, hãy lắng nghe, khuyến khích họ.
    Một vấn đề nữa, phải bảo vệ người cung cấp thông tin cho mình. Đến giờ tôi vẫn băn khoăn là những quy định về bảo vệ người chống tham nhũng chưa đầy đủ và chưa hữu hiệu.
    Trong cuộc đấu tranh quyết liệt hiện nay nhằm giữ vững chủ quyền đất nước, chống tham nhũng có tác dụng thế nào, thưa ông?
    Tình hình chủ quyền đất nước hiện nay ai cũng đã biết. Ngọn lửa yêu nước trong mỗi người dân Việt Nam, mỗi khi Tổ quốc gặp khó khăn, lại được thổi bùng lên.
    Lúc này, hơn lúc nào hết, chúng ta phải đẩy mạnh công tác phòng chống tham nhũng – kiên quyết đánh tan “giặc nội xâm”. Làm được điều này, lực ta mạnh hơn, lòng dân đoàn kết hơn. Chúng ta mới đủ sức đấu tranh với mọi lực lượng, mọi thủ đoạn của các thế lực đang chống phá chúng ta, mới bảo vệ vững chắc chủ quyền toàn vẹn lãnh thổ của đất nước.
    (Theo Tiền Phong)
    Xem tiếp...

    DƯ LUẬN XÃ HỘI 14

    "U NHƯ KỸ" !?
     ------------------------------------

    (ĐC sưu tầm trên NET)

    Ứng cử viên Tổng thống Ukraine Poroshenko - Ông là ai?

    31/03/2014 18:12
    Tỉ phú Petro Poschenko đang nổi lên là ứng cử viên sáng giá nhất trong cuộc bầu cử Tổng thống ở Ukraine dự kiến diễn ra vào ngày 25/5 tới.
    Hôm 30/3 là thời hạn chót cho việc đăng ký tranh cử Tổng thống Ukraine. Trước đó một ngày, thủ lĩnh đối lập Vitali Klitschko của đảng UDAR (Nắm đấm) thông báo quyết định không tham gia chạy đua trong cuộc bầu cử tổng thống vào tháng 5 tới, mà thay vào đó sẽ ủng hộ doanh nhân Petro Poroshenko ra tranh cử. Klitschko lý giải quyết định của mình như sau: “cơ hội giành chiến thắng duy nhất là đề cử một ứng cử viên từ lực lượng dân chủ”.
    Ông Petro Poroshenko phát biểu trước những người ủng hộ ở phố Downing, London hôm 26/3. Ảnh: REUTERS

    Poroshenko là một chính trị gia, một doanh nhân có tiếng, với biệt hiệu “ông vua chocolate”, do đã tích tụ được khối tài sản lớn trên cương vị là người đứng đầu doanh nghiệp sản xuất chocolate Roshen.
    Ông từng học kinh tế và được biết đến là một doanh nhân lọc lõi, biết tận dụng thời cơ vơ vét tài sản giai đoạn “khoảng trống công nghiệp” sau sự sụp đổ của Liên Xô.

    Bỏ ra vài triệu USD, Poroschenko đã mua hẳn một đài truyền hình cùng với nhiều tài sản công nghiệp nặng và trở thành một người có sức nặng trong nền chính trị, kinh tế Ukraine ngay từ giữa những năm 1990. Tài sản Poroshenko ước đạt 1,3 tỉ USD, theo Forbes, là người giàu thứ 7 ở Ukraine.

    Poroshenko hoạt động chính trị sôi nổi trong những năm cuối 1990, khi trở thành nghị sĩ quốc hội. Ông cũng từng có các thời gian ngắn đảm nhận cượng vị Bộ trưởng ở ba Bộ. Về quan điểm chính trị, Poroshenko là người chống Tổng thống Viktor Yanukovych. Cùng với tỉ phú Viktor Pinchuk, con rể cựu Tổng thống đầu tiên của Ukraine Leonid Kuchma, Poroshenko là người “trở cờ” đầu tiên, khi cả hai cùng kí tên vào một bức thư ủng hộ người biểu tình, khẳng định “con đường châu Âu” là “cách thức để hiện đại hóa đất nước, chống tham nhũng, có tự do báo chí, dân chủ”. Trước đó, ông này cũng công khai ủng hộ “lực lượng dân chủ” trong cuộc cách mạng Cam hồi năm 2004.

    Nếu trở thành Tổng thống, Poroshenko nhiều khả năng sẽ tập trung lôi kéo các nguồn vốn đầu tư từ Tây Âu. Ông này từng kinh doanh với cả Nga, châu Âu, nhưng mối quan hệ với Nga đã xấu đi nhiều khi Mosvka cấm nhập khẩu mặt hàng chocolate từ tháng 7/2013. Sau đó, Nga còn ra lệnh đóng cửa một trong số các nhà máy của Poroshenko trị giá 200 triệu USD.

    Các cuộc khảo sát gần đây cho thấy, tỉ phú người Ukraine này giành được 25% phiếu bầu, dẫn trước khá xa so với 9% của Klitschko và 8% của bà Yulia Tymoshenko (hiện nổi lên là đối thủ duy nhất đối với Poroshenko).
    Tại kì bầu cử tới, Tổng thống sẽ được bầu trực tiếp qua hình thức phiếu phổ thông, có nhiệm kì 5 năm, không được phép đảm nhận quá 2 nhiệm kì.

    Hoài Thanh (IBT)
    baotintuc.vn


    Tổng thống Ucraina quyết lấy lại Crimea
    Thứ hai, 26 Tháng 5 2014 14:20
    Hiến pháp Ucraina không trao cho tổng thống nhiều quyền hành, trong khi tân Tổng thống Petr Poroshenko lại không thuộc đảng phái nào
    Căn cứ vào kết quả kiểm phiếu sơ bộ, tỉ phú Petr Poroshenko, được mệnh danh là “vua sô-cô-la”, chắc chắn đạt đa số phiếu cần thiết để đắc cử tổng thống Ucraina ngay vòng 1. Trong khi đó, võ sĩ Vitaly Klitschko chiến thắng trong cuộc bầu cử thị trưởng Kiev.
    Tổng thống nửa nước?
    Tuyên bố giữ lại toàn bộ chính phủ hiện nay và Thủ tướng Arseniy Yatsenyuk, ông Poroshenko nhấn mạnh nhân dân Ucraina đã ủng hộ sự liên kết với châu Âu. Theo RIA Novosti, ông Poroshenko tuyên bố bảo đảm hòa bình ở Ucraina là nhiệm vụ chính của ông và ông sẽ đến khu vực Donbass để nói chuyện với tất cả những người không cầm vũ khí, đồng thời sẵn sàng đối thoại. Tuy nhiên, ông khẳng định muốn tiếp tục chiến dịch quân sự ở miền Đông với cách thức mới sao cho hiệu quả hơn. Đặc biệt, ông không chấp nhận Crimea là một phần của Nga và quyết tâm lấy lại bán đảo này.
    thegioi12-d1ce8
    Tỉ phú Petr Poroshenko đắc cử tổng thống Ucraina Ảnh: REUTERS
    Dù vậy, ông Poroshenko thừa nhận không thể nói đến sự ổn định mà không đối thoại với Nga. Đáp lại, Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov tuyên bố Nga tôn trọng kết quả bầu cử tổng thống Ucraina nhưng kèm theo lưu ý chính quyền mới ở Kiev phải xem xét lợi ích của mọi nhóm công dân trong nước. Trong khi đó, Chủ tịch Ủy ban Các vấn đề Cộng đồng những quốc gia độc lập Duma Quốc gia Nga, ông Leonid Slutsky, lại tỏ ra nghi ngờ tính hợp pháp của cuộc bầu cử. Ngoài ra, thủ lĩnh phong trào “Đông Nam” Oleg Tsarev - ứng viên tổng thống Ucraina thân Nga - tuyên bố ông Poroshenko chỉ làm được tổng thống ở phía Tây đất nước.
    Đại diện Bộ Ngoại giao Trung Quốc tuyên bố Bắc Kinh tôn trọng lựa chọn của nhân dân Ucraina. Trong khi đó, Mỹ và châu Âu hài lòng về kết quả bầu cử, đồng thời tin là ông Poroshenko sẽ tiến hành chính sách thân phương Tây.
    “Phương Tây đã lầm”
    Theo báo Moskovsky Komsomolets, phương Tây đã lầm khi cho rằng ông Poroshenko có thể nắm quyền kiểm soát đất nước. Nhà phân tích chính trị Alexei Makarkin, Phó Chủ tịch Trung tâm Công nghệ chính trị của Nga, khẳng định các khu vực Đông Nam Ucraina sẽ không công nhận tính hợp pháp của tân tổng thống. Thêm vào đó, quan hệ giữa Nga và Ucraina sau cuộc bầu cử có lẽ không thay đổi lớn. Theo ông Makarkin, Nga giữ thái độ thận trọng đối với cuộc bầu cử trong khi một phần đáng kể dân số Ucraina xem Nga là mối đe dọa đến sự tồn vong của nước này.
    Nhà phân tích chính trị Mikhail Pogrebinsky, Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu chính trị và xung đột Kiev, nhận định: Nếu tân tổng thống Ucraina quan tâm đến củng cố chính quyền, trước tiên ông phải ngừng chiến dịch ở miền Đông và đối thoại với tất cả các bên. Khó khăn ở đây là hiến pháp Ucraina không trao cho tổng thống nhiều quyền hành. Ông Poroshenko lại không thuộc đảng phái nào và trong số những người ủng hộ ông có một số lớn những người theo chủ nghĩa dân tộc và cực đoan.
    Trong chiều 26-5 (giờ địa phương), giao tranh nổ ra dữ dội tại sân bay quốc tế Donetsk. Sau khi hàng chục tay súng ly khai xông vào chiếm giữ các nhà ga, quân đội Ucraina đã triển khai máy bay chiến đấu và trực thăng không kích với sự tham gia của lính dù.
    Ông Vladyslav Selezniov, phát ngôn viên của chiến dịch tấn công chống khủng bố của quân chính phủ, cho hay khoảng 1.300 dân quân ly khai đang tập trung ở khu vực sân bay này và từ chối giao nộp vũ khí. Do vậy các cuộc không kích đã được tiến hành.
    Đầu tiên là một máy bay Su-25 bay vòng cảnh cáo, sau đó một MiG-29 tấn công các điểm kháng cự của quân ly khai. Sau cùng là một trực thăng vũ trang đã tiêu diệt một hệ thống tên lửa phòng không tại sân bay do quân ly khai chiếm giữ.
    donetsk-sanbay-2
    Khói đen bao trùm sân bay Donetsk ngày 26.5 - Ảnh: Reuters
    Ông Selezniov cũng bác bỏ tin cho rằng một trực thăng đã bị bắn hạ.
    BBC thì cho biết tiếng súng vang rền ở khu vực sân bay Donetsk, có cả tiếng nổ đạn pháo cùng nhiều trực thăng vũ trang bay lượn. Khói đen bao trùm khu vực này, các chuyến bay đều bị huỷ bỏ.
    Crimea khan hàng
    Theo hãng tin Newsru, từ ngày 26-5, chính quyền Crimea hạn chế chở thực phẩm ra ngoài bán đảo để ngăn chặn tình trạng thiếu hụt hàng hóa. Nhà chức trách Crimea giải thích các doanh nhân Nga đã bắt đầu thu gom hàng ở Crimea vì giá ở đây thấp hơn đáng kể so với toàn nước Nga. Nhiều quầy hàng tại các siêu thị ở Crimea hiện trống rỗng và đã xảy ra tình trạng thiếu thịt, trứng, hàng đóng gói sẵn, kể cả giấy vệ sinh.
    Lục San (Người lao động).


    Thứ Ba, 27/05/2014 - 06:27

    Giao tranh dữ dội tại sân bay Đông Ukraine bị quân ly khai chiếm đóng

    (Dân trí) - Nhiều máy bay chiến đấu, trực thăng của quân đội Ukraine đã được điều tới tấn công những tay súng ly khai đang chiếm giữ sân bay quốc tế Donetsk từ sáng sớm ngày 26/5, gây ra những tiếng nổ lớn trong khi người dân sống xung quanh vội vã di tản.

    Kênh truyền hình RT của Nga dẫn lời các nhân chứng cho biết các máy bay chiến đấu đã nối lại các cuộc ném bom nhằm vào các địa điểm của lực lượng nổi dây tại sân bay Donetsk. Trước đó, ít nhất 3 chiếc trực thăng đã được nhìn thấy bay về phía sân bay này.
    Lực lượng tự vệ Donetsk tới sân bay mang theo nhiều vũ khí hạng nặng
    Lực lượng tự vệ Donetsk tới sân bay mang theo nhiều vũ khí hạng nặng
    “Những kẻ chiếm đóng Ukraine đang tiến hành chiến dịch tấn công bằng tên lửa và bom tại sân bay quốc tế Donetsk. Họ đang triển khai các máy bay quân sự”, lực lượng tự vệ Donetsk khẳng định trên Twitter.
    Cho đến nay, chiến dịch tấn công này đã khiến ít nhất 2 người bị thương, hãng thông tấn UNIAN cho biết, dẫn lời các nguồn tin thân cận với quân đội Kiev.
    “Tôi đã nghe thấy ít nhất 3 tiếng nổ. Trực thăng lượn vòng trên thành phố còn chiến đấu cơ quân sự có thể được nghe thấy bay lướt qua”, một nhân chứng tại địa phương thuật lại với tờ Ostrov.
    “Chiến đấu cơ đó có lẽ là một chiếc Sukhoi Su-27 hoặc Su-25”, một thành viên lực lượng tự vệ cho biết. “Nó bay ở độ cao khoảng 7-10 km, cứ lên rồi xuống, lượn vòng quanh, nhưng không rõ nhiệm vụ là gì”
    “Các trực thăng đã hạ cánh tại sân bay sau đó cất cánh”, nhân chứng cho biết.
    Lực lượng ly khai tại Donetsk phong tỏa sân bay
    Lực lượng ly khai tại Donetsk phong tỏa sân bay
    Các binh sỹ Ukraine đã rời sân bay và khu vực sảnh dành cho khách VIP và di chuyển vào một khu rừng gần đó, tờ Segodnya của Donetsk khẳng định. Trong khi đó trang tin 62.ua dẫn nguồn tin của Cơ quan an ninh Ukraine (SBU) cho biết các binh sỹ nước này đang hoàn tất chiến dịch bên trong sân bay, sau khi đẩy lùi những binh sỹ cuối cùng của lực lượng tự vệ.
    “Chiến dịch chống khủng bố bắt đầu khi 2 chiếc Sukhoi Su-25 bay tới sân bay. Họ đã bắn cảnh cáo vào khu vực có vị trí của những kẻ khủng bố”, Aleksey Dmitrashkovsky, một quan chức của SBU khẳng định với cổng thông tin trên. Khi lực lượng tự vệ bắn trả, hai trực thăng quân sự, một chiếc MiG 29 và một Mi-24 đã được triển khai cho thấy lực lượng nổi dậy phân tán khắp sân bay.
    Các binh sỹ dù đã tới và hiện họ đang dọn dẹp khu vực này”, Dmitrashkovsky nói, và cho biết thêm ông không có thông tin về thương vong.
    Các cuộc không kích bắt đầu sau khi lực lượng tự vệ không tuân thủ tối hậu thư được binh sỹ Kiev đưa ra, yêu cầu đầu hàng trước 13 giờ giờ địa phương, Vladislav Seleznyov, chỉ huy chiến dịch chống khủng bố khẳng định trên trang Facebook.
    Khói bốc lên ngùn ngụt từ sân bay trong vụ đụng độ
    Khói bốc lên ngùn ngụt từ sân bay trong vụ đụng độ
    Sân bay đã bị đóng cửa “vì lý do an ninh”, còn phóng viên nước ngoài cho biết nhìn thấy khói bốc lên ngùn ngụt từ khu nhà sân bay. Chính quyền Kiev đã yêu cầu dân thương di tản khỏi khu vực quanh nhà chờ của sân bay và bãi đáp.
    Hiện tại các cuộc đấu súng dữ dội đã lại tiếp diễn cả trong và ngoài sân bay then chốt của Donetsk này, vốn là điểm chung chuyển cho cả 3 vùng Kharkov, Lugansk và Zaporozhie.
    Theo hãng thông tấn Nga Itar-Tass, một nhóm các phóng viên Nga và nước ngoài tác nghiệp gần sân bay đã bị các lực lượng thực thi pháp luật Ukraine nổ súng khi còn cách sân bay khoảng 500m. Họ bị các tay súng bắn tỉa nhắm tới trong khi tìm cách ghi hình các diễn biến.
    Có thông tin cho thấy người dân thuộc các quận xung quanh sân bay đang được di tản. Giao thông tại trung tâm Donetsk cũng như các lối tới sân bay đều bị cảnh sát giao thông phong tỏa.
    Cơ quan báo chí của nước Cộng hòa Donetsk tự phong khẳng định một trực thăng của quân đội có vẻ đã bị bắn hạ.
    Thanh Tùng
    Tổng hợp
     
    Xem tiếp...