Chủ Nhật, 23 tháng 6, 2013

ĐÀNH ÁC

                   (Tặng bâng quơ!)

Tình em ngây thơ hoang dã
Tình anh già dặn thâm sâu
Chẳng hợp được thành vui một khối
Cứ mãi rã rời, dằn vặt, khổ đau.

Anh đành buông lời cay độc
Cho em căm hờn bỏ đi
Thế là tan tác tình si
Mà người trong cuộc chia ly không buồn!

Rồi em sẽ lại hoàn hồn
Như chưa từng có anh trên cõi đời...

(Mong em hạnh phúc mà thôi!)


                                  Trần Hạnh Thu



Xem tiếp...

Tư liệu về thiên nhiên kỳ bí 7

(Đại Chúng sưu tầm trên NET)

Đám mây lạ hình đĩa bay xuất hiện trên bầu trời Nga 

 

    Nhiếp ảnh gia Dennis đã ghi lại được khoảnh khắc đám mây lạ hình đĩa bay xuất hiện thành 3 tầng từ nhỏ đến lớn trên bầu trời bán đảo Kamchatka.

    Theo Daily Mail ngày 7/6 vừa qua, tại Nga đã xuất hiện 3 đám mây lạ có hình dáng như đĩa bay lơ lửng trên đỉnh núi lửa thuộc bán đảo Kamchatka, phía Đông nước này.

    Đám mây lạ hình đĩa bay xuất hiện trên bầu trời Nga 1
    Hình ảnh chùm mây hình đĩa bay xuất hiện trên bầu trời nước Nga vừa qua.

    Người đã chụp lại khoảnh khắc thiên nhiên kỳ lạ và hiếm có này là nhiếp ảnh gia người Nga Dennis Budde Cove, 33 tuổi.

    Được biết, đây chỉ là một đám mây thông thường được tích tụ lại thành hình dáng lạ. Lý giải về hiện tượng này, người ta cho biết, khi nhiệt độ giảm, không khí sẽ được gió đẩy đi nhanh chóng, các hơi nước ngưng tụ sẽ có hình dáng như UFO.

    Nói về quê hương của mình, nhiếp ảnh gia Dennis cho biết: "Bán đảo Kamchatka là một vùng đất rất đặc biệt và đẹp.". Từ nơi đây, người ta có thể trèo lên đỉnh núi, đi dọc theo bờ sông để đến Thái Bình Dương.

    Cực quang tím tại Mỹ

    Bầu trời, mặt hồ tại Mỹ huyền ảo trong ánh tím là một trong những cảnh tượng thiên văn đáng chú ý trong tuần.

    d
    Không chỉ bầu trời và mặt nước, mà dường như ngay cả những cây trên sườn dốc quanh công viên quốc gia Hồ Crater, bang Oregon, Mỹ cũng chuyển màu bởi sự hiện diện của cực quang tím vào tối 31/5. Ảnh: National Geographic.
     titan-764224-1370940239_500x0.jpg
    Titan, vệ tinh lớn nhất của sao Thổ, trong một bức ảnh do tàu Cassini của Mỹ chụp. Ảnh: NASA.
     ngan-ha-964742-1370940249_500x0.jpg
    Vệ tinh Swift của Mỹ chụp 655 bức ảnh để khảo sát các ngôi sao trong một khu vực có chiều dài 7.000 năm ánh sáng trong thiên hà Small Magellanic Cloud. Sau khi máy tính ghép 655 ảnh với nhau, các nhà khoa học thu được một hình ảnh giống như mẩu bánh với vô số hạt đường nhiều màu sắc. Ảnh: NASA.
     ho-aral-233814-1370940255_500x0.jpg
    Biển Aral, biển kín lớn nhất thế giới, xuất hiện trong một bức ảnh do vệ tinh Landsat của Mỹ chụp. Vùng màu đen là nước trong biển Aral, còn vùng màu trắng là những đám mây. Hiện nay diện tích mặt nước trong biển Aral chỉ bằng 1/10 so ban đầu. Ảnh: NASA.
    d
    Giống như một con công, sao chổi Pan-STARRS phô diễn đuôi hình quạt trong vũ trụ. Đuôi hình thành do sao chổi phun bụi và khí ra môi trường xung quanh. Ảnh: National Geographic.
    d
    Bụi màu đen che phủ sườn phía tây của núi lửa Karimsky trên bán đảo Kamchatka của Nga. Vệ tinh Landsat của Mỹ chụp cảnh tượng này hôm 20/5. Ảnh: NASA.
    Minh Long
     
    Xem tiếp...

    Câu chuyện lịch sử 2

    (Đại Chúng sưu tầm trên NET)

    Bồ Tát Thích Quảng Đức và trái tim Xá Lợi bất diệt

    Ai sống trong thời 1963 và được chứng kiến cảnh tượng bi tráng độc nhất vô nhị này ,đều biết khi Bồ Tát Thích Quang Đức tự thiêu tại ngã tư Phan Đình Phùng - Lê Văn Duyệt ( nay là ngã tư đường Nguyễn Đình Chiểu và Cách Mạng Tháng Tám) toàn thân ngài không tỏ vẻ đau đớn gì mà ngài vẫn điềm nhiên trong tư thế ngồi Thiền , sau khi thân xác ngài đã cháy rụi hết , duy chỉ còn quả tim là không cháy , người ta lấy quả tim đó đem vô lò thiêu lại , dưới sức nóng ..4000 độ (!),cái lò thiêu muốn nứt nẻ ra ,vậy mà trái tim của Bồ Tát Thích Quảng Đức vẫn còn ..trơ trơ ra đó(!) ,giới báo chí trong nước và nước ngoài có mặt lúc đó thi nhau chụp hình , sự kiện này làm chấn động đất Sài Gòn một thời nói riêng và toàn Thế Gíơi nói chung ,điều này làm cho mọi người càng thêm tin tưởng vào sự nhiệm màu của Phật Pháp không phải là hư danh
    Hình ảnh Bồ Tát Thích Quảng Đức tự thiêu năm xưa
    Ai sống trong thời 1963 và được chứng kiến cảnh tượng bi tráng độc nhất vô nhị này đều biết khi Bồ Tát Thích Quang Đức tự thiêu tại ngã tư Phan Đình Phùng - Lê Văn Duyệt ( nay là ngã tư đường Nguyễn Đình Chiểu và Cách Mạng Tháng Tám) toàn thân ngài không tỏ vẻ đau đớn gì mà ngài vẫn điềm nhiên trong tư thế ngồi Thiền , sau khi thân xác ngài đã cháy rụi hết , duy chỉ còn quả tim là không cháy , người ta lấy quả tim đó đem vô lò thiêu lại , dưới sức nóng ..4000 độ (!),cái lò thiêu muốn nứt nẻ ra ,vậy mà trái tim của Bồ Tát Thích Quảng Đức vẫn còn ..trơ trơ ra đó(!) ,giới báo chí trong nước và nước ngoài có mặt lúc đó thi nhau chụp hình , sự kiện này làm chấn động đất Sài Gòn một thời nói riêng và toàn Thế Gíơi nói chung ,điều này làm cho mọi người càng thêm tin tưởng vào sự nhiệm màu của Phật Pháp không phải là hư danh
    Hòa-Thượng Thích-Quảng-Ðức đi tu từ thuở nhỏ ở miền Trung. Ngài sống cuộc đời giản dị và hoằng pháp độ sanh bằng phương cách xây dựng nhiều chùa. Trong cuộc đời Ngài đã xây cất tất cả 31 ngôi chùa, gồm 14 chùa ở miền Trung và 17 chùa ở miền Nam.
    Chiếc xe mà Bồ Tát Thích Quảng Đức đã dùng để đi tự thiêu năm xưa hiện đang được lưu giữ ở chùa Thiên Mụ ( Huế )
    Trong cuộc tranh đấu Phật Giáo chống chánh sách Kỳ thị Tôn Giáo và gia đình trị của chế độ Ngô-Ðình-Diệm vào mùa Phật Ðản 1963, là thời kỳ sôi nổi nhứt, Hòa-Thượng Thích-Quảng-Ðức về ngụ tại chùa Ấn-Quang để tiện bề tham gia cuộc tranh đấu.
    Ngày 30-5-63, Hòa-Thượng tham gia cuộc biểu tình tại công trường Lam Sơn trước Quốc Hội, tới 5 giờ chiều về chùa Xá-Lợi dự cuộc tuyệt thực. Dịp nầy Hòa-Thượng Thích-Quảng-Ðức trình lên Ủy-Ban Liên-Phái Bảo Vệ Phật-Giáo một bức Tâm thư xin tình nguyện tự thiêu. Thư đề ngày 27-5-63. Ủy-Ban Liên-Phái không chấp nhận sự tự thiêu.
    Trái tim bất diệt của Bồ Tát Thích Quảng Đức
    Nhưng đến ngày 10-6-63, tình hình không được sáng sủa, chẳng những vậy mà Phật giáo tại Huế đang bị lâm nguy. Lúc nầy Hòa-Thượng đang tụng Kinh Pháp-Hoa tại chùa Ấn-Quang. Vào 8 giờ tối 10-6-63, Thương-tọa Thích-Tâm-Châu và Thiện-Hoa đang họp ở chùa Xá-Lợi. Quí vị cho mời Ðại Ðức Thích-Ðức-Nghiệp tới chùa để nhờ Ðại Ðức chuyển lời hỏi Hòa-Thượng Quảng-Ðức về tâm nguyện tự thiêu nếu Hòa-Thượng không thay đổi thì tổ-chức ngay cuộc tự thiêu vào ngày hôm sau.
    Hòa-Thượng Quảng-Ðức trả lời Ðại Ðức Ðức-Nghiệp rằng Ngài vẫn quyết tâm hy-sinh cho đạo pháp, tự thiêu để cúng dường Tam Bảo. Trả lời Ðại Ðức Ðức-Nghiệp xong, Hòa-Thượng bình thản như không có chuyện gì, lúc ấy là 7 giờ 30 đêm 10-6-1963, Ngài lên chánh điện Chùa Ấn-Quang chủ lễ khóa Tịnh-Ðộ thường ngày. Buổi lễ cuối cùng ấy có Ðại Ðức Huệ-Thới đi chuông, Ðại Ðức Ðức-Niệm đi mỏ.
    Hòa Thượng Thích Huyền Quang với trái tim bất diệt của Bồ Tát Thích Quảng Đức

    Ðại chúng hiện diện đều không ai biết một biến-cố quan trọng sắp xảy ra. Sau khi Phật tử về hết, tại giữa chánh điện, Hòa-Thượng Quảng-Ðức mới tâm sự với hai Ðại Ðức rằng:
    - Vì đạo pháp tôi xin hiến thân giả huyễn nầy để cho Pháp Nạn được giải thoát. Ngày mai nầy tôi sẽ từ giã cõi đời, hẹn gặp hai Thầy ở cảnh giới Cực Lạc của Ðức Phật A-Di-Ðà. Sau khi tôi tự thiêu để hiến dâng cho Phật Pháp, xin các Thầy lưu ý, vì tôi không thể trực tiếp nói điều này với các Ngài lãnh đạo:
    Một là, sau khi thân tôi thiêu thành tro bụi sẽ còn lưu lại một vật gì đó cho đời, thì đó là kết quả tốt đẹp về lời Phát nguyện của tôi hiến dâng thân này cho Ðạo Pháp và đó cũng là thành quả đời tu hành của tôi.
    Hai là, khi tôi thiêu, nếu tôi chết trong tư thế nằm ngửa thì nguyện vọng Phật-Giáo sẽ thành công, các Thầy cứ tiếp tục tranh-đấu. Ngược lại nếu tôi chết nằm sấp thì quý Thầy nên tìm cách đi ra các nước Miên, Lào, Thái, v.v… để mà tu, nguyện vọng tranh đấu của Phật-Giáo sẽ không thành.
    Hình ảnh Bồ Tát Thích Quảng Đức
    Ba là, ngày di quan tài của tôi, nếu các Thầy có cảm thấy triệu-chứng gì lạ lạ, có thể là ngủ mộng thấy, có thể là cảm giác hay triệu chứng gì thì nên đình chỉ ngay, dời việc di quan qua ngày khác.
    Nghĩ lại ba điều Hòa-Thượng Quảng-Ðức nói đêm trước ngày tự thiêu đều hiển ứng:
    1. Thân thể Ngài thiêu thành tro, mà quả tim của Ngài vẫn còn đỏ hồng như trái xoài chín dưới sức nóng 4.000 độ; nóng đến nỗi lò thiêu An-Dưỡng-Ðịa đã phải nứt nẻ.
    2. Khi ngọn lửa thiêu thân vừa lặn tắt, ba lần cuối đầu xá về hướng Tây, liền ngay khi đó, Ngài bật ngửa nằm im trên mặt đất giữa ngã tư đường Phan-Ðình-Phùng và Lê-Văn-Duyệt trong tiếng niệm Phật vang dội của hàng trăm chư Tăng Ni đang ngồi vây quanh chấp tay thành kính. Tư thế viên-tịch đúng như Ngài huyền ký lại, làm cho Tăng tín đồ tin tưởng vào sự thành công nguyện vọng bình đẳng tôn giáo mà quyết tâm dấn thân hơn. Chung cuộc chánh nghĩa đã thắng.
    3. Ai sống trong thời 1963, nếu có lưu tâm đến thời cuộc đều nhớ ngày di quan của Hòa-Thượng Quảng-Ðức ra An-Dưỡng-Ðịa để thiêu. Theo chương trình là 10 giờ sáng. Dân chúng ở hai bên đường Phan-Thanh-Giản và đường Minh-Mạng lập hương án để tiễn đưa Ngài; nhưng mọi người đợi mãi đến hơn 12 giờ trưa mà vẫn chẳng thấy đâu. Sau đó mới nhận được thông báo của Ủy-Ban Liên Phái Bảo Vệ Phật-Giáo cho biết dời ngày di-quan. Dân chúng lúc bấy giờ vô cùng bàng-hoàng kinh ngạc. Khoảng 2 giờ chiều hôm ấy, người ta thấy năm bảy người mặc sắc phục đen lặng lẽ từ dưới bờ ruộng bước lên gở những quả mìn đã được chôn từ lúc nào trên quãng đường đất dẫn đến lò thiêu của An-Dưỡng-Ðịa.
    Sau 3 lần cúi sấp, nhục thân của Bồ-Tát Thích-Quảng-Ðức đã bật ngửa ra sau đem đến niềm tin thắng lợi cho cuộc tranh đấu vì đạo pháp của toàn thể Tăng tín đồ Phật-Giáo.
    ***
    Nói về Hòa-Thượng Quảng-Ðức, người sống rất giản-dị thật bình dân. Lúc nào tay cũng lần chuỗi, niệm Phật với gương mặt thản nhiên và miệng luôn luôn như mỉm cười. Những ngày Ngài ở chùa Ấn-Quang để chờ cấp lãnh-đạo Phật-Giáo chấp thuận tâm nguyện tự thiêu, Ngài ăn cơm với Tăng chúng, chứ không ngồi ăn cùng bàn với Ban Giám-đốc Phật-Học Ðường Nam-Việt Chùa Ấn-Quang, hay các vị lãnh đạo Phật-Giáo.
    Nói như thế để chúng ta thấy rằng, người mang tâm nguyện Bồ-Tát vào đời hành đạo bao giờ cũng thể hiện đời sống bình dị, pháp tu đơn giản của Phật dạy. Pháp tu đơn giản mà chúng tôi muốn nói ở đây chính là Pháp môn niệm Phật. Có lẽ vì quá đơn giản mà người đời xem thường, từ tâm lý xem thường đưa đến khó tin vào năng lực của Pháp môn niệm Phật, như Kinh A-Di-Ðà Phật nói: “Nan tín chi pháp” . Có nghĩa là Pháp môn niệm Phật vãng sanh Cực Lạc thật là đơn giản mà hiệu năng thì vô cùng. Vì vậy mà người đời khó tin!
    Tưởng cũng nên nhắc lại, đến đêm 20-8-63, Ngô-Ðình-Diệm lại phản bội những gì đã ký kết với Phật-Giáo, rồi cho lịnh tấn-công vào các chùa, bắt giam tất cả Tăng Ni toàn quốc, kể cả các vị lãnh đạo Ủy Ban Liên Phái Bảo vệ Phật Giáo Việt-Nam tại Chùa Xá-Lợi.
    Trong đêm đó cảnh-sát của Diệm Nhu dự định đoạt lấy Trái Tim Xá-Lợi, nhưng một Thiếu Tá cảnh-sát đã nhanh tay cất giấu Trái Tim Xá-Lợi ấy, toán Cảnh Sát quýnh quáng tìm kiếm mà không ra. Sau khi tình hình yên ổn vị Thiếu Tá ấy - là một Phật tử – đem hoàn lại vật thiêng cho quý vị lãnh đạo Phật-Giáo tại chùa Xá-Lợi.Sau nầy khi Cộng Sản chiếm Sàigòn, họ đã cưỡng đoạt chiếm lấy Trái Tim Xá-Lợi Bất Diệt của Bồ-Tát Thích-Quảng-Ðức để làm quốc bảo đồng thời cũng để tuyên truyền cho chế độ.
    Kiến thức bổ sung: (Trích báo Nguồn Đạo số 70 Tết Đinh Hợi 02/2007)
    Lời Tòa Sọan : Câu chuyện về trái tim của Hòa Thượng Thích Quảng Đức đã đuợc nói nhiều trên các báo, và đã đi vào lịch sử Phật Giáo Việt Nam. Tòa Sọan Nguồn Đạo vừa hân hạnh nhận được bài viết của Cư Sĩ Minh Lạc Vũ Văn Phường (Seattle, USA) đã ưu ái gửi cho, để chứng minh sự việc lịch sử này. Đạo Hữu Minh Lạc đã là nhân chứng thực sự đã tham gia vào việc bảo tòan trái tim của Ngài Quảng Đức trong thời kỳ đấu tranh Phật Giáo năm 1963. Nay xin đăng tải bài viết ày để đóng góp thêm vào phần tài liệu về Ngài Thích Quảng Đức đồng thời để quý độc giả thưởng lãm. Nguồn Đạo
    Trong thời kỳ tranh đấu bảo vệ Phật-Giáo tại Việt-Nam vào năm 1963, Hòa-Thượng Thích Quảng-Đức phát nguyện hy sinh nhục thân, tự thiêu để cúng dường Tam Bảo, thức tỉnh nhà cầm quyền. Ủy Ban Tranh Đấu Bảo-Vệ Phật-Giáo lúc đó đặt trụ sở tại chùa Xá-Lợi Saigon, sau khi xem xét và nghiên cứu cẩn thận, đã chấp thuận và tổ chức cuộc thiêu thân cúng dường của Hòa-Thượng Thích Quảng-Đức.




    Ngày 11-06-1963, cuộc tự thiêu đã diễn ra hoàn hảo, nghiêm túc và hùng tráng làm rung động thế-giới. Nhục thân của Hòa-Thượng được đưa về quàn taị chùa Xá-Lợi, ngay chính Giảng Đường để các Tăng, Ni, Phật tử và mọi người tới viếng, tụng kinh cầu siêu, trang nghiêm và xúc động. Mấy ngày sau, nhục thân của Ngài được liệm trong quan tài bằng gỗ thật tốt và đưa đi hỏa thiêu ở An-Dưỡng-Địa, Phú-Lâm, Chợ Lớn. Lửa cháy mạnh, khói bốc cao, mọi người niệm Phật rất chân thành. Hôm sau, các Tăng, Ni mở lò thiêu để hốt xương thì thấy một vật to bằng nắm tay lẫn lộn giữa những xương tro. Tôi là đại diện Hội Phật-Học Nam-Việt được cử đi chứng kiến việc hốt tro, đã thấy tận mắt những xương nhỏ cháy thành tro vụn, mầu trắng, những xương lớn như xương đầu gối, xương ống chân cũng tan vụn thành những mảnh nhỏ, nhưng trái tim của Hòa-Thượng thì còn nguyên, tuy có bị cháy chung quanh chút ít. Mọi người đều bàng hoàng và đưa tro cốt cùng trái tim của Hòa-Thượng về trình lên Ủy-Ban Tranh-Đấu Bảo-Vệ Phật-Giáo.
    Thượng-Tọa Thích Trí-Quang nói: “Do công phu tu hành có định lực kiên cố của Hòa-Thượng Thích Quảng-Đức đã kết tinh thành Xá-Lợi, trái tim này sẽ cứu Phật-Giáo Việt-Nam, cần phải bảo tồn và gìn giữ “. Cụ Chánh-Trí Mai-Thọ-Truyền, Hội-Trưởng Hội Phật-Học Nam-Việt và là một thành-viên của Ủy Ban Tranh-Đấu Bảo-Vệ Phật-Giáo bảo tôi: “Đạo-Hữu là Dược-Sĩ có thuốc gì và phương cách gì để bảo tồn trái tim này không?” Tôi nhận lời, lau rửa trái tim sạch sẽ, ngâm vào formol và tôn trí trong một bình thủy tinh. Ủy-Ban Tranh-Đấu Bảo-Vệ Phật-Giáo gọi thợ đến chụp hình trái tim, in ra và phân phát. Mọi người chấn động cho là phép lạ.
    Cuộc tranh đấu bảo vệ Phật-Giáo bùng nổ rầm rộ hơn trước: Học sinh bãi khóa, sinh viên biểu tình, nhà buôn đóng cửa, bãi thị, quân đội hoang mang, lại thêm nhiều cuộc tự thiêu của các Tăng, Ni ở Huế, Saigon và các tỉnh… làm Ngô triều phản ứng mạnh. Đêm 20-8-1963, công an, cảnh sát phá chùa, bắt bớ Tăng, Ni và Phật-Tử, trên từ Hoa-Thượng Tăng Thống Thích-Tịnh-Khiết, các vị Thượng-Tọa, Đại-Đức Tăng Ni, dưới đến các Phật-Tử, sinh viên, học sinh… đều bị bắt giữ.
    Dĩ nhiên chùa Xá-Lợi được chiếu cố tận tình, vừa là trụ sở của Ủy-Ban Tranh-Đấu Bảo-Vệ Phật-Giáo, vừa là chỗ cư trú của Hoà-Thượng Tăng-Thống cùng các Hòa-Thượng, Thượng-Tọa, Đại-Đức nòng cốt của phong-trào tranh đấu, các cấp chỉ huy các Tăng, Ni và Phật-Tử, vừa là chỗ trưng bày “trái tim bật diệt” của Hòa-Thượng Thích Quảng-Đức. Cửa kính bị đập nát, các chậu cây kiểng đổ vỡ ngổn ngang, mọi người trong chùa đều bị bắt đi.
    Trái Tim của Hòa-Thượng Thich Quảng-Đức ra sao?
    Tối ngày 20-8-1963, được tin mật báo nhà Ngô sẽ phá chùa,Ủy-Ban Tranh-Đấu Bảo-Vệ Phật-Giáo ra lệnh cất “trái tim bất diệt” vào tủ sắt của Hội Phật-Học. Tủ sắt này có 2 lớp, lớp bên ngoài đựng các giấy tờ quan rọng, lớp bí mật bên rong cất giấu những bảo vật như Kinh bằng Lá Bối, tiền bạc …
    Sau khi bắt giữ các Hòa-Thượng, Thượng-Tọa, Đại-Đức Tăng, Ni và Phật-Tử, và cho ra mắt các vị Tăng mới thân chánh quyền, và muốn trấn an Phật-Tử cùng hòa hoãn với sự đòi hỏi và điều tra của Ủy-Ban Tranh-Đấu Bảo-Vệ Tôn-Giáo và Nhân Quyền của Liên-Hiệp-Quốc, nhà Ngô cho phép (cũng như bắt buộc) mở cửa chùa Xá-Lợi để cho mọi người tới lễ bái, vì sắp đến ngày Đại Lễ Vu-Lan (Rằm Tháng Bảy âm-lịch).
    Ngoài Cụ Chánh-Trí Mai-Thọ-Truyền và đạo hữu Tổng Thư Ký Huệ-Đức Lê Ngọc Diệp đã bị bắt cùng với chư Hòa Thượng, Thượng-Tọa, Đại-Đức… những nhân viên ban quản trị Hội Phật-Học Nam-Việt, trong đó có tôi, được gọi tới sở Công-An, đường Nguyễn-Trãi, Chợ-Lớn, yêu cầu mở cửa chùa Xá-Lợi, Tránh không được, dù muốn, dù không, chúng tôi đưọc xe của Công-An đưa về chùa Xá-Lợi, mở cửa cho mọi người tự do ra vào lễ bái, dĩ nhiên có công-an, cảnh sát theo rõi, canh chừng
    Sau khi quét dọn sạch sẽ Chánh-Điện, Giảng-Đường và phòng ốc, dâng hoa cúng Phật, làm lễ tẩy tịnh, chúng tôi xuống mở két sắt, thấy cửa két bị đập thủng, xập một nửa xuống nên ngăn bí mật bên trong được che kín, như có bàn tay Hộ-Pháp bảo vệ. Chúng tôi hồi hộp, gọi thợ sắt đến gỡ từng mảnh sắt ra, thì thật là nhiệm mầu: Chiếc hộp đựng “trái tim bất diệt” vẫn còn y nguyên, trái tim vẫn ngự trị bên trong, kiên cố và hùng tráng như thách đố với cơn bão tố Pháp nạn. Chúng tôi bảo nhau mang cất “trái tim bất diệt” vào một chỗ bí mật, thề không tiết lộ.
    Sau ngày Cách Mạng thành công lật đổ Ngô triều vào ngày 1-11-1963, cửa chùa Xá-Lợi rộng mở, mọi người tấp nập đến chùa lễ Phật và cung kính lễ “trái tim bất diệt” còn nguyên vẹn trải qua cơn giông tố phũ phàng.
    Sau cùng “trái tim bất diệt” được đưa về tôn thời tại Việt-Nam Quốc-Tự, đường Trần-Quốc-Toản, Chợ Lớn, trụ sở Viện Hóa-Đạo, thuộc Giáo-Hội Phật-Giáo Việt-Nam Thống-Nhất.
    Sau biến cố 30-4-1975, chúng tôi được Hoà-Thượng Thích-Tâm-Châu, Viện-Trưởng Viện Hóa-Đạo tại Việt –Nam Quốc-Tự cho biết: Cộng-Sản cất “trái tim bất diệt” của Hòa-Thượng Thích Quảng-Đức vào tủ sắt một ngân hàng ở Saigon.

    N.V (Theo http://lichsuvn.info)
    Xem tiếp...

    Thứ Bảy, 22 tháng 6, 2013

    BÀI VIẾT HAY 13

    (Đại Chúng sưu tầm trên NET)

                        NHÌN LẠI THƠ KHÁNG CHIẾN 1945 – 1975
                                                                    Trần Thị Minh Giới*

    1. Dẫn nhập
       Tiếng súng đã tắt – bom đạn đã thôi gầm thét. Kỷ nguyên mới đã được mở ra cho dân tộc ta với chiến thắng vĩ đại mùa xuân 1975. Toàn dân tộc bước sang một thời kỳ mới – thời kỳ xây dựng và phát triển.
    Ba mươi năm đã trôi qua, ba mươi năm chỉ là cái chớp mắt của lịch sử nhưng đủ để một thế hệ trưởng thành, một thế hệ không biết đến chiến tranh nhìn nhận đánh giá nền văn học chiến tranh và cũng đủ để các thế hệ trưởng thành trong chiến tranh nhìn nhận lại, đánh giá lại nền văn học cách mạng trong giai đoạn vừa qua – giai đoạn 1945 – 1975.
        Vì sao cần có sự nhận thức, đánh giá đó ?
        Theo Trần Đình Sử, đó là vì “do nhu cầu đổi mới bức thiết của văn học trong công cuộc đổi mới chung của đất nước, cũng như do khát vọng thiết tha muốn tự vượt lên chính mình trong thời kỳ mới” (7;31). Và như vậy, việc nhìn nhận, đánh giá lại văn học cách mạng giai đoạn này là cần thiết. Vấn đề là để nhìn nhận và đánh giá lại nền văn học giai đoạn này đã nảy sinh rất nhiều ý kiến, không trùng khớp nhau, thậm chí phủ định nhau.“Bên cạnh việc khẳng định nền văn học cách mạng giai đoạn này mà những nhược điểm được nhận thức sâu sắc hơn, một số hiện tượng văn học từng được đánh giá cao nay không còn được giữ nguyên kích thước như cũ”(7;31). Cũng có ý kiến cho rằng văn học 1945 – 1975 là “một khúc gãy làm gián đoạn tiến trình hiện đại hóa văn học dân tộc đã được dấy lên từ đầu thế kỷ, nhất là giai đoạn 1930 – 1945, mà mãi tới sau 1986 mới lại được tiếp nối” (7;32). Ý kiến này có lẽ xuất phát từ việc đem “đối lập tuyệt đối giữa cá nhân và cộng đồng, giữa ý thức xã hội và ý thức nhân bản – đó là sự đề cao ý thức cá nhân, chú trọng đến việc khám phá cái tôi mà xem nhẹ ý thức cộng đồng” (5;16). Cũng có ý kiến cho rằng, văn học giai đoạn này là văn học “hy sinh nghệ thuật” vì nó phục vụ mục đích chính trị cách mạng. Dường như việc phục vụ chính trị, cổ vũ và tuyên truyền là tất cả giá trị của nền văn học này. Và cũng có ý kiến cho rằng nền văn học này đã “lạm dụng nguyên lý phản ánh, cốt ghi chép cho nhiều người thật, việc thật” và giá trị đích thực của văn học chủ yếu là ở phương diện tư liệu, đời sống (7;32).
         Vì vậy trong bài viết này, chúng tôi muốn góp thêm một vài ý kiến để nhìn nhận, đánh giá lại nền thơ kháng chiến của dân tộc trong giai đoạn 1945– 1975.
    2. Nền thơ kháng chiến 1945-1975 - Một vài nhận định
        Theo Nguyễn Văn Long (1996), sở dĩ có nhiều ý kiến khác nhau như vậy là do nhiều nguyên nhân, nhưng chủ yếu có lẽ do góc nhìn và cách tiếp cận khác nhau. Ông cũng cho rằng để tiếp cận và đánh giá một giai đoạn văn học như vậy có thể dựa vào một vài tiêu chí mà ông đã mạnh dạn đưa ra như sau:
       1. Xem xét tác dụng của văn học đối với thời đại: sự đáp ứng của nó đối với các đòi hỏi bức thiết của thời đại ấy – đây có thể coi là giá trị được nhìn nhận từ chức năng xã hội – lịch sử của văn học.
       2. Các giá trị ấy lại phải xem có bền vững, có khả năng vượt qua những giới hạn của thời gian, của không gian để đến với mọi con người ở mọi thời đại hay không? Đấy phải chăng là những giá trị mang tính nhân loại phổ quát?
       3. Đặt thời kỳ văn học đó trong tiến trình phát triển của nền văn học dân tộc: cần tính đến năng lực kế thừa tinh hoa văn học truyền thống và nhân loại để tạo ra cái mới, nhằm một mặt giữ gìn bản sắc và kinh nghiệm quí báu, và mặt khác thúc đẩy văn học đi lên (5;16, 17).
        Những tiêu chí mang tính tiền đề này có thể vẫn còn có điều cần bàn nhưng về đại thể nó cũng đủ để chúng ta căn cứ vào đó mà tiếp cận, đánh giá. Trong phạm vi bài viết này, chúng tôi sử dụng các tiêu chí này để nhìn nhận lại, đánh giá lại nền thơ kháng chiến trong giai đoạn 1945 – 1975. Tất nhiên vì phạm vi bài viết không cho phép, chúng tôi chỉ xin đề cập đến những nét tiêu biểu nhất.
    1. Tiêu chí thứ nhất Xem xét tác dụng của văn học đối với thời đại: sự đáp ứng của nó đối với các đòi hỏi bức thiết của thời đại ấy
        Giai đoạn 1945 – 1975 là giai đoạn mà cả nước tiến hành hai cuộc kháng chiến chống lại hai đế quốc hùng mạnh nhất nhì thế giới vì độc lập, tự do, thống nhất đất nước và chủ nghĩa xã hội. Toàn thể nhân dân ta bước vào cuộc kháng chiến đầy gian khổ và khó khăn này với một quyết tâm cao độ. Khi cả dân tộc trong tư thế sẵn sàng xung trận thì thơ ca lẽ nào chỉ để ca tụng sự tinh khiết của một giọt sương, sự đẹp đẽ của một cành hồng, sự lảnh lót véo von của một tiếng chim – như các nhà thơ trước đã từng. Lẽ nào lại như thế – không thể như thế! Thi ca trong giai đoạn này phải là đạn bom, là tiếng kèn xung trận đanh thép. Sóng Hồng – một trong những nhà thơ, nhà lãnh đạo cách mạng đã đưa ra những câu thơ khẳng định phương hướng sáng tác mới của các nhà thơ:
                                            … Lấy cán bút làm đòn xoay chế độ
                                               Mỗi vần thơ : bom đạn phá cường quyền …

                                                                           (Là thi sĩ – Sóng Hồng)
       Và điều đó càng được khẳng định với Chủ tịch Hồ Chí Minh :
                                                 … Nay ở trong thơ nên có thép
                                                    Nhà thơ cũng phải biết xung phong…

        Thơ ca đến lúc này đã trở thành vũ khí trong tay các nhà thơ – chiến sĩ. Đòi hỏi bức thiết của thời đại lúc này là giải phóng dân tộc, là xây dựng tổ quốc, là bảo vệ nền hòa bình ở miền Bắc và giải phóng miền Nam mà thơ ca có nhiệm vụ phải đáp ứng. Trong một đất nước luôn luôn phải đối đầu với quỉ dữ thì việc cần làm đầu tiên vẫn là phải tiêu diệt bọn quỉ dữ ấy, mang lại yên ổn cho đời. Đối với những người sống trong những ngày giặc Mỹ rải bom oanh tạc thì bài thơ cần cho họ là gì ? Lời rên xiết hay lời nguyện cầu. Ở xa tít bên kia đại dương, lũ giặc sẽ nghe ư hay tận trên thiên đàng xa thẳm, Chúa sẽ thấu ư? Có nghĩa gì đâu chứ! Bài thơ cần cho họ lúc này “chính là chiếc Mig – chiếc Mig được lái bởi các anh hùng Việt Nam đang lao vào các phóng pháo cơ Mỹ và tiêu diệt chúng”(1;60). Trong những ngày tháng khốc liệt này, thơ phải có nhiệm vụ không chỉ đưa ru mà còn thức tỉnh. Không phải chỉ vì “ơi hời” mà còn đập bàn, quát tháo, lo toan – (Chế Lan Viên). Các nhà thơ đã xác định việc mình cần làm và thơ ca biết rõ việc mình cần làm là:
                                                    Đừng làm nhà thơ đi tìm kiếm sao Kim
                                                    Thứ vàng ấy, loài người chưa thiết đến
                                                    Đi tìm quĩ đạo các trời xa, hay lắm !
                                                    Nhưng cần giải phóng ta ra khỏi quĩ đạo
                                                   Những trận xích sắt xe tăng và những trận càn

                                                                                  (Sổ tay thơ – Chế Lan Viên)
         Đáp ứng sự đòi hỏi bức thiết của thời đại có nghĩa là phải trả lời câu hỏi “Tổ quốc hay là chết” (lời của chủ tịch Cuba – Phiđen Catxtơrô) – mà trả lời câu hỏi này chính là sự chọn lựa của trái tim – và cái giá của sự chọn lựa là máu, là sinh mạng – nhưng trách nhiệm của nhà thơ là phải trả lời. “Câu trả lời ấy không phải của anh mà là với tư cách của một thế hệ những thanh niên nước Việt – cả dân tộc Việt – một dân tộc chịu nhiều oan ức và khổ đau, trong những tháng năm của một thời kỳ lịch sử” (8;98,99). Dù thế nào chăng nữa, thì đối với các nhà thơ chiến sĩ - “cái giá trị thiêng liêng và cuối cùng vẫn thuộc về Tổ Quốc” (8;100). Họ đã chứng minh như thế:
                                                       Trời ơi, nếu kẻ thù chiếm được
                                                    Chỉ một gốc sim thôi, dù chỉ một gốc sim cằn
                                                     Tổ quốc sẽ ra sao, Tổ quốc?
                                                     Thơ ơi thơ hãy ghì lấy gốc sim …

                                                                          (Đường tới thành phố – Hữu Thỉnh)
    Với tất cả nhận thức ấy về giá trị thơ ca đối với cuộc sống, về vai trò của người cầm bút đối với thời đại, thơ ca kháng chiến giai đoạn 1945 – 1975 đã được nuôi dưỡng, tiếp sức và gắn bó mật thiết với những bước đi
    của cách mạng, với vận mệnh của dân tộc và đời sống của nhân dân. Thơ giai đoạn này đã phản ánh hầu như mọi mặt của cuộc sống, cuộc chiến đấu dũng cảm của nhân dân ta – điều đó cũng có nghĩa là nó giữ được vai trò và chức năng xã hội– lịch sử của mình, đã chứng minh được năng lực phục vụ những mục tiêu cao cả của cách mạng và đã tạo được một giá trị thật sự đáng kể, đáng trân trọng – “thước đo giá trị của một nền văn học la nó phục vụ được bao nhiêu cho sự nghiệp cách mạng” (6;130). Nó “đã thể hiện con người và thời đại một cách cao đẹp” (Sóng Hồng).
         Thơ ca phục vụ cách mạng giai đoạn này đã được các tầng lớp văn nghệ sĩ chấp nhận một cách tự giác và tự nguyện, bởi vì họ cho rằng đó cũng chính là trách nhiệm của một công dân:
                                                          Ta hiểu vì sao ta chiến đấu
                                                          Ta hiểu vì ai ta hiến máu

                                                                                     (Tố Hữu)
        Đó cũng chính là sự trăn trở của các nhà thơ:
                                                    Chớ bao giờ quên nỗi đau của một thời thơ ấy
                                                   Tổ quốc trong lòng ta mà có cũng như không
                                                   Nhân dân ở quanh mà ta chẳng thấy
                                                   Thơ xuôi tay như nước chảy xuôi dòng

                                        (Người thay đổi đời tôi – người thay đổi thơ tôi – Chế Lan Viên)
    là sự biết ơn sâu sắc đối với Bác Hồ, người đã làm nhà thơ “sáng mắt sánglòng”:
                                                  … Một buổi sáng nhìn lòng ta, ta thấy Bác
                                                      Nước mắt ràn, ta cảm hết ơn sâu

                                                                                       (Chế Lan Viên)
    để rồi cuối cùng khẳng định :
                                                  … Ta muốn thơ ta thành hầm chông giết giặc…
                                                 … Cho tôi sinh giữa những ngày chống Mỹ
                                                       Vóc nhà thơ đứng ngang tầm chiến lũy
                                                      Bên những dũng sĩ diệt xe tăng ngoài đồng và
                                                                                                         hạ trực thăng rơi

                                                              (Tổ quốc bao giờ đẹp thế này chăng – Chế Lan Viên)
    Như vậy, xét ở tiêu chí tác dụng của văn học đối với thời đại: sự đáp ứng của nó đối với các đòi hỏi bức thiết của thời đại ấy thì thơ ca kháng chiến giai đoạn 1945 – 1975 hoàn toàn thoả mãn – đó là thời đại của:
                                                          Dẫu một cây chông trừ giặc Mỹ
                                                          Hơn nghìn trang giấy luận văn chương

                                                                                               (Tố Hữu)
    2. Tiêu chí thứ hai Giá trị mang tính nhân loại phổ quát
         Ở đâu có áp bức – ở đó tất có đấu tranh. Ở đâu có bạo tàn, ở đó tất có sự vùng dậy. Chân lý ấy dường như đúng ở mọi nơi, mọi lúc, mọi đất nước, mọi thời đại. Chừng nào trên trái đất này vẫn còn bom rơi, đạn nổ, vẫn còn sự rên xiết dưới sự khốc liệt của các cuộc chiến tranh thì chừng ấy giá trị của bài thơ “Đợi anh về” sẽ không bao giờ là vô ích.
        Đã từng có người nói “khi đại bác gầm thì họa mi im tiếng”. Có thể là như vậy nhưng thơ ca thì không. Khi đại bác gầm thì thơ ca càng vút lên với những âm điệu khác nhau để kêu gọi, để vạch trần, để tố cáo, để lên án và cũng là để hun đúc cho mọi người sự quyết tâm, sự đồng cảm chống lại cái xấu và cái ác, cái phi nghĩa và cái phi lý. Trong những ngày nhân loại rên xiết dưới gót chân bọn phát xít thì cuộc chiến đấu đó không còn là cuộc chiến đấu của nhân dân Đức, Pháp, Nga, Mỹ… nữa, mà cuộc chiến đấu đó đã được phát động trên phạm vi toàn cầu, trong đó thơ ca đã góp một phần quan trọng. Riêng nước Đức, thơ ca đã tạo nên một dòng văn học mang tên văn học Đức chống phát xít. Ngay từ năm 1937, Giăng Pêtơsen đã khẳng định quan niệm nghệ thuật của mình: “Nước Đức ngày mai, nước Đức tự do sẽ xóa bỏ tận gốc mọi sự tra tấn, hiềm thù, đổ máu, … Vì một nước Đức như thế mà chúng ta chiến đấu, vì một nước Đức như thế mà chúng ta cầm bút …” (4;25). Cũng giống như ở đất nước ta giai đoạn 1945 – 1975, quan điểm nghệ thuật đầy tính chiến đấu này có cơ sở từ hiện thực đời sống đen tối, đau thương mà quật khởi, từ ý thức chính trị rõ ràng của những nhà văn cầm bút. Nếu như Giôhan Becsơ đã nhấn mạnh hai yếu tố cơ bản của văn học Đức chống phát xít là “thứ nhất đó là nền văn học của giai cấp công nhân và các lượng dân chủ tiến bộ tiếp tục sự nghiệp bản vệ những truyền thống nhân đạo Đức trong cuộc đấu tranh chống lại sự tàn bạo phát xít. Đó là nền văn học nhân danh lý tưởng cao cả của loài người, nhân danh toàn bộ truyền thống tốt đẹp của nghệ thuật Đức để thể hiện tiếng nói và lương tâm của dân tộc. Thứ hai đó là nền văn học tập hợp trên các cơ sở các nhà hiện thực phê phán vĩ đại. Dù họ xuất thân từ giai cấp công nhân hay giai cấp tư sản nhưng tiếng nói nghệ thuật của họ đã trở thành vũ khí chống lại chủ nghĩa phát xít.” (4;27) Thì cũng như họ, ở Việt Nam chúng ta tiến hành cuộc kháng chiến cũng vì chúng ta muốn bảo vệ chân lý và công lý; nhân danh lý tưởng cao cả của loài người. Chúng ta chiến đấu không chỉ cho mình mà còn chiến đấu cho cả các dân tộc anh em khác còn đắm chìm trong đêm tối của kiếp đời nô lệ. Chúng ta đấu tranh, chúng ta chiến đấu không đơn độc, dù đất nước này cách đất nước kia một nửa quả địa cầu; nhưng những vần thơ chiến đấu, những vần thơ mang trong đó hơi thở nóng hổi của thời đại thì dường như lại rất gần gũi. Nó vượt qua mọi biên giới hữu hình, không phân biệt chủng tộc, màu da. Nó cũng vượt qua biên giới vô hình của thời gian để lay động trái tim của nhiều thế hệ.
                                     Bài thơ sáng viết ở Việt Nam, chiều đọc ở Mạc Tư Khoa
                                     Sáng hôm sau đốt cháy lên những cuộc biểu tình ở Pari, Nữu Ước …
                                    Nó viết ở kinh tuyến này và rung động trào sôi ở kinh tuyến khác
                                    Trong dân tộc và ngoài dân tộc …

                                                                               (Sổtay thơ – Chế Lan Viên)
    Và chúng ta đã biết, nếu thơ ca được sinh ra trong mưa bom, bão đạn, trong bừng bừng lửa hận và ngút ngàn thương đau thì tất nhiên không thể nào đòi hỏi thơ ca phải là lời dịu ngọt. Giống như những con sông, “những con sông ấy đang chảy qua những vùng hiểm trở của lịch sử, và từ sông nó đã hóa thác, hóa ghềnh, hóa thành đại giang sôi trào, giận dữ. Thơ không đưa ru mà bây giờ thức tỉnh. Sông không ca hát nữa mà nó thét gầm. Huygô trong Trừng phạt không còn là người tình nhân đẹp của Nỗi buồn Ô-lym-piô.Pablô Nêruđa trong các bài thơ chính trị tấn công chủ nghĩa đế quốc Mỹ không còn cầm cành hồng trong tay như trong 100 bài thơ tình kỳ diệu. Ông đã cầm một con roi. Và như vậy, đối với Henrich Hainơ, như thế đối với Maiacốpxki. Thơ thành vũ khí tư tưởng. Những đám mây nhàn tản trở thành tích điện và hóa nên chớp giật, hóa nên sấm sét.” (2;242)
         Thơ nhân danh con người, nhân danh công lý, nhân danh lý tưởng cao cả của loài người để chiến đấu và các nhà thơ đã dùng ngòi bút làm vũ khí là một điều không phải mới mẻ và xa lạ. Một khi ở nơi nào đó, vào thời gian nào đó con người còn phải chịu khổ đau vì nhục hình, vì áp bức, bất công, vì mất tự do thì lúc đó thơ ca vẫn còn lâm trận, vẫn còn làm nhiệm vụ cao cả của mình. Thơ ca kháng chiến 1945-1975 là thơ ca mang đậm nét tính nhân loại phổ quát. Nó rất gần gũi với dòng văn học chống phát xít của nhân dân Đức với những Béctôn Brech, Giôhan Bêsơ, với những vần thơ của nhà thơ Chi-lê Pablô Nê-ru-đa, của Xi-mô-nốp, Ra-pha-en An-bec-ti … Những vần thơ ấy là những quầng lửa truyền đời, dù âm ỉ hay bùng phát nhưng sẽ
    không bao giờ tắt. Bởi nó là ánh sáng của trí tuệ và lương tâm con người.
    3. Tiêu chí thứ ba Đặt thời kỳ văn học ấy trong tiến trình phát triển của nền văn học dân tộc: cần tính đến năng lực kế thừa tinh hoa văn học truyền thống và nhân loại để tạo ra cái mới, nhằm một mặt giữ gìn bản sắc
    và kinh nghiệm quí báu, và mặt khác thúc đẩy văn học đi lên
        Theo tiêu chí trên thì vấn đề mà chúng ta cần xem xét là vị trí của dòng thơ ca kháng chiến giai đoạn 1945-1975 trong tiến trình văn học dân tộc.
         Chúng ta biết rằng, thơ ca kháng chiến nói riêng và văn học cách mạng nói chung trong giai đoạn 1945-1975 lấy mục tiêu phục vụ chính trị, tuyên truyền và cổ vũ cách mạng làm nhiệm vụ trung tâm. Đây không phải là nét mới, nét riêng của dòng thơ ca kháng chiến mà nó là việc tất yếu phải thế thể theo yêu cầu thời đại, không chỉ ở nước ta mà còn ở nhiều nơi khác trên thế giới. Hơn nữa, nhìn về văn học quá khứ, chúng ta cũng thấy” việc phản ánh đời sống chính trị, bày tỏ hoài bão chính trị cũng đã tạo thành một truyền thống vănhọc”(7;32). Những câu thơ của các vị vua, vị tướng đời Lý, đời Trần như Lý Thường Kiệt, Trần Thái Tông, Trần Hưng Đạo, Phạm Ngũ Lão, Nguyễn Trãi, Lê Lợi... rồi những câu thơ dậy sóng của Phan Bội Châu, những câu thơ thấm đậm niềm tin yêu kính trọng nghĩa binh của Đồ Chiểu ở “Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc” … đã từng làm thế. Đó chính là một hiện tượng nghệ thuật đặc thù nếu xét về mặt lý thuyết một khi tác phẩm thể hiện nội dung đời sống chính trị. Xét về mặt thành quả đã đạt được thì “văn học cách mạng đã để lại nhiều tác phẩm ưu tú, giàu giá trị thẩm mỹ, đủ các thể loại, không thua kém các tác phẩm ưu tú thuộc giai đoạn văn học trước và sau nó”(7;33). Thơ ca trong khi làm nhiệm vụ chính trị, hướng tới việc thoả mãn những nhu cầu của quần chúng đã có “những phát hiện nghệ thuật quan trọng và mới mẻ về hiện thực và con người. Đó là vẻ đẹp hùng vĩ của cảnh tượng cả một dân tộc vùng dậy đi tới ánh sáng và tự do, … nói lên khát vọng của cả một dân tộc chiến đấu cho chân lý “Không có gì quí hơn độc lập tự do”(5;18).
        Những hình ảnh không thể phai mờ một thời kỳ lịch sử đã được thơ ca khắc hoạ bằng những nét cực kỳ sinh động và đầy sáng tạo. Hình tượng về Tổ quốc, về nhân dân, về các tầng lớp, thế hệ con người Việt Nam vừa thấm đẫm phẩm chất truyền thống lại vừa thấm sâu tinh thần của thời đại. Chưa từng bao giờ trong lịch sử, những nét cơ bản trong truyền thống của dân tộc là chủ nghĩa yêu nước và tinh thần nhân đạo lại được phát huy và kế thừa mạnh mẽ đến như vậy. Tinh thần dân tộc, tình cảm dân tộc, ý thức cộng đồng, tình yêu quê hương đất nước, tình đồng chí, đồng đội, nghĩa đồng bào, đã được biểu hiện một cách phong phú, nhiều vẻ, nhiều mặt. Chủ nghĩa yêu nước đã được phản ảnh trong thơ ca giai đoạn này chính là niềm tự hào và ý thức làm chủ đất nước, làm chủ vận mệnh mình của quần chúng nhân dân, khẳng định đất nước này là đất nước của nhân dân. Tinh thần nhân đạo truyền thống đã được kế thừa và phát triển theo hướng mới - hướng về con người, đặc biệt là những con người lao động, thể hiện khát vọng giải phóng con người, ca ngợi lòng nhân ái, sự thuỷ chung son sắt. Đồng thời cũng đề cao ý thức và tình cảm giai cấp, khẳng định con đường giải phóng và sự trưởng thành của quần chúng nhân dân. Những nhà thơ đầu tiên đã nhóm lên ngọn lửa – xua đuổi bóng đêm và phát tín hiệu kêu gọi những con người muốn bước tới một điểm chung và tập hợp thành đội ngũ – đội ngũ những nhà thơ, nhà văn đông đảo chưa từng có và của nhiều thế hệ, đội ngũ của những nhà thơ – chiến sĩ lưng đeo gươm tay mềm mại bút hoa.
         Thơ ca giai đoạn này đã đạt được những thành tựu đáng kể cả về mặt độc đáo lẫn sự tìm tòi đổi mới về mặt ý thức lẫn hình thức. Một đội ngũ nhà thơ với những tên tuổi đã trở nên quen thuộc cho các thế hệ công chúng như: Sóng Hồng, Tố Hữu, Huy Cận, Chế Lan Viên, Tế Hanh, Quang Dũng, Trần Mai Ninh, Hồng Nguyên và rất nhiều những nhà thơ khác nữa trong buổi đầu kháng chiến. Quả thật đây là thời kì nở rộ thơ ca, mà chỉ mỗi việc nhớ và kể tên các nhà thơ cũng đã là điều khó khăn rồi. Thành tựu của các nhà thơ lớp trước đã góp phần thúc đẩy sự phát triển của thơ ca hiện đại, đặc biệt là thơ ca giai đoạn chống Mỹ.
        Nhà thơ, nhà lý luận, nhà phê bình Chế Lan Viên khi kết thúc bài tựa cho Tập thơ chống Mỹ cứu nước đã viết: “Một nền thơ Việt Nam mang lý tưởng xã hội chủ nghĩa mà lại rất dân tộc, thừa hưởng truyền thống cũ của cha ông nhưng táo bạo đi tìm cái mới hiện đại ngày nay, mang hoài bão chung của một đất nước một thời nhưng bao dung trân trọng phong cách của trăm nhà, chiến đấu trên những đỉnh cao, nhưng không coi thường cuộc sống thường tình, kết hợp tính Đảng và tính nhân dân, Việt Nam và nhân loại, hiện thực mà rất đỗi trữ tình, đi tìm cái thiện, chân nhưng phải biểu hiện ra bằng hình thức đẹp” (3;115).
    3. Kết luận
        “Sức mạnh của nền văn nghệ là ở sự trả lời đúng và hay cho những vấn đề cốt yếu của cuộc sống” (Xuân Diệu). Mà những vấn đề cốt yếu của cuộc sống trong giai đoạn 1945-1975 là gì? Nếu không phải là sự chiến đấu cho sự độc lập, tự do, cho chủ nghĩa xã hội; là sự đấu tranh chống lại bạo tàn, bất công; là lau khô những giọt nước mắt của sự đau khổ, nhọc nhằn, uất hờn, tủi nhục; là mang lại tiếng cười trong trẻo của trẻ thơ, tiếng cười hạnh phúc cho tuổi xế chiều… Nhiệm vụ của thơ ca là hướng con người đến cái đẹp, cái cao cả, cái anh hùng…, tuy rằng trong quá trình thực thi nhiệm vụ đó, thơ ca và cả đội ngũ sáng tác cũng còn hạn chế ở mặt này hay mặt khác -như ý kiến nhận xét của những nhà phê bình sau này .
        Tóm lại, văn học cách mạng nói chung và thơ ca kháng chiến nói riêng trong giai đoạn 1945-1975 - một giai đoạn lịch sử không lặp lại của văn học dân tộc - có những nét đặc thù riêng, rất khó tiếp cận, đánh giá. Việc đánh giá dòng văn học này không thể một sớm một chiều mà cần phải có một độ lùi cần thiết về mặt thời gian và một phương pháp tiếp cận hợp lý để đưa ra được những nhận định xác đáng, thấu đáo, có lý có tình hơn.

    (* Th.S-NCS chuyên ngành Văn học, CBGD Khoa Việt Nam học)


    TÀI LIỆU THAM KHẢO
    1. Chế Lan Viên – Thơ ở những ngày và những nơi chống Mỹ. In trong Bay theo đường dân tộc đang bay - tập tiểu luận và phê bình – NXB Văn học giải phóng.
    2. Chế Lan Viên – Thơ trong đạn lửa – in trong Nghĩ cạnh dòng thơ – tiểu luận – NXB Văn học Hà Nội – 1981.
    3. Chế Lan Viên – Thơ và lý luận về thơ xã hội chủ nghĩa – in trong Bay theo đường dân tộc đang bay – tập tiểu luận và phê bình – NXB Văn học giải Phóng
    4. Lương Ngọc Bính – Văn học Đức chống phát xít – Những vấn đề mỹ học và thi pháp – NXB Giáo dục Hà Nội - -1995
     5. Nguyễn Văn Long – Về cách tiếp cận để đánh giá văn học Việt Nam sau Cách mạng tháng tám – in trong 50 năm văn học Việt Nam sau Cách mạng tháng tám – NXB . ĐHQG – Hà Nội –1996
    6. Tố Hữu – Cuộc sống, cách mạng và văn học nghệ thuật – NXB Văn học Hà Nội – 1981
    7. Trần Đình Sử – Văn học cách mạng Việt Nam 1945 – 1975 trong tiến trình văn học dân tộc thế kỷ XX – in trong 50 năm văn học Việt Nam sau Cách mạng tháng tám – NXB . ĐHQG Hà Nội –1996
    8. Trịnh Thanh Sơn – Đọc lại trường ca “Đường tới thành phố” – Nhà văn – Tạp chí của Hội nhà văn Việt Nam . Số 2 năm 2000
    9. Xuân Trường – 35 năm văn học và một số vấn đề đang đặt ra – Tạp chí văn học tháng 5/1980 – trang 63.


                             LOOKING BACK THE RESISTANCE POETRY IN THE PERIOD
                                                                         OF
                                                               1945 – 1975
                                                       Trần Thị Minh Giới, M.A

         The revolutionary literature in general and the resistance poetry in particular of the period of 1945-1975 – a unrepeated history period of the Vietnamese literature – have specific characteristics which is difficult to
    appraise. The appraisement of this literature needs time and suitable approaches to bring out exact and reasonable judgments.
          Therefore, this paper would like to contribute some ideas to reappraise the Vietnam resistance poetry in the period of 1945-1975.
    Văn học cách mạng nói chung và thơ chống Mỹ nói riêng thời kỳ 1945-1975, có những đặc trưng đặc biệt nhưng chưa có sự đánh giá, giới thiệu cụ thể. Thông qua bài viết, tác giả muốn đóng góp một số ý tưởng để đánh giá lại thơ chống Mỹ Việt nam trong thời kỳ 1945 - 1975
    Xem tiếp...

    Tư liệu về tâm linh 12

    (Đại Chúng sưu tầm trên NET)

    Chuyện kỳ lạ quanh những lăng mộ bí ẩn




    Rosalia Lombardo 1918-1920, (Italia)

    Cô bé Rosalia sinh năm 1918 và chỉ sống được 2 năm rồi chết vì bệnh viêm phổi.

    Người cha của cô bé muốn giữ lại ký ức về con gái và đã chi tiền cho ông Alfredo Salafia để ông này ướp xác cho Rosalia.
    Chuyen ky la quanh nhung lang mo bi an

    Salafia đã thay máu cho Rosalia bằng chất formaldehyde, sấy lớp da bằng hỗn hợp cồn và glyceril và bảo quản thi thể khỏi bị nấm mốc với sự hỗ trợ của axit salinsylic.

    Kết quả thật đáng kinh ngạc. Đã gần một thế kỷ trôi qua mà trông cô bé vẫn như vừa mới đi vào giấc ngủ trong quan tài thủy tinh, là thứ được tẩm đầy khí nitơ và được hàn kín mít lại.

    Lồng sắt cho người chết, (Scotland)

    Ở Scoland hiện vẫn tồn tại những truyền thống rất khác thường như những chiếc lồng sắt dành cho người quá cố.

    Sau khi họ đã được chôn dưới đất rồi thì bên trên mộ còn được trang bị thêm lồng bằng những thanh kim loại dày.
    Chuyen ky la quanh nhung lang mo bi an

    Mới thoạt nhìn thì căn nguyên được cho là sợ những người chết sẽ thoát ra khỏi mộ và gây cho người sống mọi sự phiền toái.

    Tuy vậy, sự thể lại hoàn toàn khác. Những chiếc lồng sắt được dùng để bảo vệ cho người chết khỏi những người đang sống, chính xác hơn là tránh việc bị những người đào mộ lấy đi thi thể để làm các thử nghiệm y học.

    Taira no Masacado, Tokio (Nhật bản)


    Là samurai khi còn sống, sau khi chết, Masacado đã để lại dấu ấn đặc biệt trong lịch sử Tokio.

    Ở thời đại Heyyan, ông đã lãnh đạo cuộc nổi dậy lớn nhất chống lại hoàng đế vào năm 940. Vì thế sau đó ông đã bị tuyên án chém đầu.
    Chuyen ky la quanh nhung lang mo bi an

    Sau khi đã chịu án thì đầu của Masacado vẫn còn sống (theo khẳng định của các nhà sử học Nhật) và trong suốt ba tháng nó đã làm cho mọi người sợ hãi khi đôi mắt vẫn cứ đảo liên hồi một cách điên dại.

    Rút cục, người ta đã chôn chiếc thủ cấp bồn chồn đó. Và ở khu vực đó đã nổi lên một thành phố mà sau này trở thành thủ đô của Nhật bản - Tokio.

    Những huyền thoại có liên quan đến samurai vẫn không kết thúc Theo truyền thuyết thì ngôi mộ của ông cho dù ở bất cứ trường hợp nào cũng không thể bị quấy nhiễu, hoặc bị tiêu hủy, mà đây có nguy cơ là một thảm họa lớn đối với Tokio, cũng như với cả nước Nhật.

    Cho đến nay thì vị trí này vẫn trong tình trạng tốt và có lẽ đó là ngôi mộ lâu đời nhất thế giới.

    Hầm mộ gia đình, Barbados

    Những người yêu thích truyện trinh thám đều biết về sự bí ẩn của căn phòng đóng kín. Trong đời thực cũng gặp phải những trường hợp như vậy và đây là một trong những chuyện đó.

    Khi ông Thomas Chain nào đó qua đời và thi thể của ông được đưa vào hầm mộ gia đình vào năm 1813 thì các công nhân nghĩa trang đã phát hiện cảnh tượng kỳ lạ trong hầm mộ.

    Tất cả những quan tài cũ đã bị dịch chuyển khỏi chỗ của mình. Hầm mộ này đã bị bít kín từ năm 1808, sau khi cô bé Mary Ann Chain 2 tuổi đã chết và được đem tới đây.
    Chuyen ky la quanh nhung lang mo bi an

    Không thấy có thứ gì bị đánh cắp từ hầm mộ, cửa vào hầm được trát bởi một lớp xi măng cũng không bị hư hại và không có dấu vết là đã bị mở ra. Các quan tài đã được đưa trở lại chỗ cũ sau khi đặt thêm quan tài của Thomas, và hầm mộ lại được niêm phong.

    Lần cuối cùng là 3 năm sau, vào năm 1816 sau khi thi thể cậu bé Charles Brewster Ames 11 được mai táng tại đây thì hầm mộ lại được niêm phong.

    Và cũng như những lần trước, lần này vẫn thấy tất cả các quan tài lại bị dịch chuyển khỏi chỗ cũ, ngay cả chiếc quan tài kẽm nặng của Thomas Chain phải 8 người đàn ông mới nâng lên được cũng không còn nằm ở vị trí cũ.

    Tin tức về hiện tượng kỳ lạ của hầm mộ gia đình này đã đến tai đến thị trưởng Barbados. Ông ra lệnh, hầm mộ được đổ cát, các bức tường được nghiên cứu kỹ lưỡng để đánh dấu những đường hầm bí mật. Cánh cửa đã được niêm phong bởi con dấu của chính ông thị trưởng.

    Và thời gian trôi đi nhưng chỉ một năm sau ông thị tưởng đã sốt ruột và cho mở hầm mộ. Phần niêm phong không bị hư hại gì, lớp cát vẫn nguyên vẹn, song những chiếc quan tài thì… vẫn bị dịch chuyển.

    Hơn nữa, một chiếc trong số đó bị đứng dựng lên, một chiếc khác thì một nửa thân nằm trên các bậc thang dẫn ra ngoài.

    Ông thị trưởng đã bất lực và ra lệnh chuyển các quan tài đến chỗ khác và hầm mộ đã bị bỏ lại trong tình trạng như hiện giờ. Bí ẩn về hiện tượng này vẫn chưa được giải đáp.

    Mery Selly, 1797-1851, Dorset (Anh)


    Điều độc nhất vô nhị đã xảy ra với Mary Sell. Sau khi người chồng của cô qua đời vào năm 1822 (do rủi ro) và thi thể ông đã được hỏa táng, thế nhưng quả tim của ông thì vẫn còn nguyên vẹn.

    Mary mang quả tim của chồng về bọc trong một tờ bản thảo và cất ở trong tủ của mình cho đến khi bà chết vào năm 1851.
    Chuyen ky la quanh nhung lang mo bi an

    Những người thân đã đặt bản thảo bọc quả tim của người chồng của bà vào trong quan tài của Mary. Đúng là một câu chuyện lãng mạn ngay cả sau khi chết.

    Mafia, Ekaterinburg (Nga)


    Trong những năm 90 và sau đó tại Ekaterinburg không hiếm khi xảy ra những cuộc thanh toán giữa các băng nhóm tội phạm khác nhau. Trong các vụ đó có những kẻ tội phạm đủ loại và cả những người khác đã bị chết.

    Người ta đã đặt thi thể những tên tội phạm khét tiếng nhất vào những chiếc quan tài được trang trí cầu kỳ, trên mộ có đặt những chiếc tượng bằng đá granit với hình người đã bị chết có kích cỡ như người thật.
    Chuyen ky la quanh nhung lang mo bi an

    Hơn thế, trên một số ngôi mộ có đặt camera giám sát hoạt động suốt ngày đêm để đảm bảo việc giữ gìn những tấm bia hình và các phần mộ.

    Iznez Clarke 1873-1880, Chicago (Mỹ)

    Chuyen ky la quanh nhung lang mo bi an

    Iznez Clarke là một cô bé 7 tuổi đã bị sét đánh vào năm 1880 ở Chicago. Trên mộ có đặt tượng của cô bé với kích thước bằng đúng người thật, trong tay cầm chiếc ô và bó hoa.

    Bức tượng này được xây bằng tiền của những người thân và được đặt trong một lồng kính kiên cố.

    Kitty Jay, Devon (Anh)
    Chuyen ky la quanh nhung lang mo bi an

    Thu hút sự chú ý hiếu kỳ của nhiều người suốt hơn 200 năm nay là một ngôi mộ nằm không xa Jays Grave. Kitty Jay được chôn cất trong mộ. Cô đã tự tử, vì thế không được chôn bên trong nghĩa trang mà ở ngoài ngã tư của con đường để linh hồn của cô không thể tìm được sự bình an ở thế giới bên kia.

    Tuy vậy, trên mộ thường có hoa tươi mà những người quan sát đã không phát hiện được ai đã đặt chúng ở đó. Mọi người đều có chung ý nghĩ rằng đó là có bàn tay của ma quỷ.

    Công chúa Elizabeth Demidoff, 1779-1818, Paris (Pháp)

    Một nghĩa trang không mấy khi được biết đến ở Paris, Cimetière du Père-Lachaise.

    Công chúa Elizabeth đã lấy chồng là thái tử I San-Donato song cuộc hôn nhân không tình yêu đó đã làm cho cô gái phải khổ sở.
    Chuyen ky la quanh nhung lang mo bi an

    Trong di chúc nàng đã cho biết rằng tài sản của nàng sẽ thuộc về người nào có thể sống ở hầm mộ (nơi nàng được mai táng) trong một tuần mà không ăn uống.

    Theo khẳng định của những người chứng kiến thì có nhiều người đã cố gắng làm điều đó nhưng không ai thành công và tài sản của công nương vẫn đang còn nguyên.
     Ngọc Bích

    Việt Báo (Theo_VTC)

    Ly kỳ những xác chết bật quan tài tìm đường về nhà


    Hình ảnh những xác chết đột nhiên đứng dậy và thản nhiên đi lại bình thường trên đường để tìm về nhà của mình có thể khiến nhiều người phải rùng mình sợ hãi. Tuy nhiên, đối với những người Toraja ở Indonesia, việc làm cho những thây ma biết đi dường như là một nghi lễ lưu truyền nhiều đời trong cuộc sống tâm linh của họ.

    “Ma thuật” có từ lâu đời

    Toraja là nhóm dân tộc bản địa sống ở vùng núi cao phía nam tỉnh Sulawesi, Indonesia (từ “Toraja” có nghĩa là “những người ở vùng đất cao”). Từ nhiều năm về trước khi vùng đất người Toraja sinh sống còn bị cô lập và dường như tách biệt với thế giới bên ngoài thì những tin đồn về ma thuật thần kỳ, làm cho xác chết đi đứng bình thường đã được nhiều người trên thế giới biết tới.

    Theo những người già nhất trong bộ tộc, việc làm cho thây ma biết đi có từ thời xa xưa. Vào thời ấy, một cuộc nội chiến đã xảy ra giữa những người Tana Toraja ở phía Tây và người Tana Toraja ở phía Đông.

    Người Tana Toraja ở phía Tây đã bị thua thảm hại và bị giết chết gần hết. Trong khi đó, người Tana Toraja ở phía Đông bị thiệt mạng ít hơn và hầu hết các chiến binh đều mang được xác của những người tử nạn về làng để chôn cất.


    Ly ky nhung xac chet bat quan tai tim duong ve nha
    Người Toraja đặt xác trên núi

    Ngược lại, do không thể mang xác của những người xấu số về làng, người Tana Toraja ở phía Tây đã nghĩ ra một cách đặc biệt để chôn cất những người chết. Sau đó, họ dùng một phương thức thần bí nào đó làm các xác chết biết đi và tự tìm đường về làng của mình. Kể từ đó, người Tana Toraja vẫn giữ “ma thuật” này và cho đến nay các thầy phù thủy chỉ thực hiện khi có yêu cầu của người nhà người quá cố.

    Nghệ thuật bảo quản xác chết hoàn hảo


    Từ năm 1905, các nhà khoa học đã tìm thấy những xác người còn nguyên vẹn, không bị phân hủy ở vùng đất này. Điều đặc biệt là dường như những xác người này không hề được tẩm ướp bất cứ một loại hóa chất nào, khác hẳn với phương pháp ướp xác được biết đến của người Ai Cập cổ đại.

    Tuy nhiên, nhiều nhà khoa học vẫn nghi ngờ có một loại chất đặc biệt giúp bảo quản xác chết, nhưng cho đến nay họ vẫn chưa thể tìm ra câu trả lời.

    Còn theo những người dân địa phương, cách thức chôn cất độc đáo của người Tana Toraja cùng với điều kiện thổ nhưỡng đặc biệt có thể là một trong những nguyên nhân quan trọng lý giải cho việc tại sao việc thây ma biết đi lại chỉ có duy nhất ở vùng Mamasa, Indonesia.


    Ly ky nhung xac chet bat quan tai tim duong ve nha
    Xác ướp nguyên vẹn

    Khi một người trong làng qua đời, thi thể của họ sẽ được bọc bằng quần áo trước khi đặt vào quan tài. Sau đó, những người đàn ông sẽ khiêng chiếc quan tài ra nơi chôn cất của bộ lạc.

    Điều đặc biệt là nghĩa địa của người Tana Toraja nằm cheo leo trên những vách núi đá vôi dựng đứng. Tại đây, người ta đục thành những ô vuông ăn sâu bên trong đá, đủ dài và rộng để vừa một chiếc quan tài.

    Nhìn từ phía xa, những ngôi mộ nằm trong lòng núi trông giống những chiếc tổ chim bồ câu hay giống những ô cửa sổ của một khu nhà cao tầng. Chỉ những người đàn ông khỏe mạnh mới làm được công việc chôn cất vất vả này.

    Ban đầu, họ dùng thang tre để bắc lên những khoang mộ trên vách núi và sau đó phải cần tới 4 đến 5 người mới có thể vận chuyển thi thể người quá cố lên vách núi thẳng đứng như tường trước khi đặt người chết vào nơi yên nghỉ cuối cùng.

    Cũng dễ hiểu khi đến gần những ngôi mộ, người dân không hề thấy mùi hôi thối bởi những xác chết không bị phân hủy mà khô quắt lại, trông như một xác ướp. Nhiều xác chết bước ra khỏi quan tài sau nhiều năm vẫn còn lông mi, lông mày, tóc và khuôn mặt hầu như không bị biến dạng hay thay đổi nhiều.

    Theo những người dân nơi đây, việc những xác chết có “chất lượng” tốt như vậy có thể là do trong đá vôi ở vùng này có một loại chất giúp bảo quản xác người. Thêm vào đó việc những thi thể nằm sâu trong vách núi tránh được tác động của thời tiết hoặc sự đào bới của các loại động vật cũng có thể là một nguyên nhân dẫn đến việc các thi thể được giữ nguyên vẹn. Bởi lẽ, một xác chết sẽ không thể đi lại bình thường nếu như xương bị rời rạc mỗi nơi một chiếc.

    Hành trình về nhà của những xác chết

    Theo niềm tin của người trong bộ tộc, người chết phải quay trở về ngôi làng nơi anh ta được sinh ra để gặp mặt những người thân. Điều này rất quan trọng bởi vì họ sẽ hướng dẫn những kỹ năng giúp người chết bước vào một cuộc sống mới ở thế giới bên kia.

    Trước đây, nhiều người lo ngại quãng đường trở về nhà của những thây ma quá dài, và sợ rằng những thây ma này lại “chết” một lần nữa trên đường đi, nên họ thường thuê một thầy phù thủy đi đằng sau, nhằm giúp dẫn đường cho những thây ma này trở về nhà an toàn.


    Ly ky nhung xac chet bat quan tai tim duong ve nha
    Xác ướp nguyên vẹn

    Người chết phải tự thực hiện hành trình trở về nhà, bất chấp quãng đường đó xa hay gần. Sau khi được “làm phép”, xác chết có thể đi lại bình thường. Những thây ma di chuyển một cách cứng nhắc, trông giống như một rô-bốt và khuôn mặt dường như không biểu lộ bất cứ cảm xúc gì.

    Nếu một ai đó nói chuyện trực tiếp với xác chết, xác chết sẽ ngã xuống và không thể tiếp tục cuộc hành trình trở về nhà nữa. Do đó, một điều nguy hiểm trong hành trình trở về nhà của các xác chết là gặp những người còn sống và bị họ bắt chuyện.

    Để hạn chế rủi ro, các thầy phù thủy thường tìm những con đường vắng vẻ, gần như không có người qua lại để các xác chết có thể tự do đi lại mà không bị làm phiền.

    Làm xác chết biết đi bằng cách nào?

    Cho đến nay các nhà khoa học vẫn phải đau đầu đi tìm lời giải cho việc bằng cách nào mà phù thủy Toraja có thể khiến những xác chết đi lại và nhận biết được nhà của mình để trở về.

    Câu trả lời được tạm cho là hợp lý nhất là việc các thầy phù thủy đã sử dụng một loại chất độc dạng bột nhằm đưa người chết sống trở lại trong trạng thái vô thức, trong một khoảng thời gian nhất định.

    Theo đó, loại bột này được cho là chất cực độc đối với người sống do được chiết xuất từ những loài động vật rất độc trong tự nhiên như cá nóc, bọ cạp, nhện độc… Những chất này cũng được cho là tồn tại ở da và nội tạng của con sa giông, cóc, kỳ nhông, bạch tuộc vòng xanh…

    Tuy vậy, đối với người chết, nó lại có tác dụng chẳng khác nào thuốc thần giúp cải tử hoàn sinh. Khi chất bột này được “thổi” vào những xác chết, nó sẽ kích thích hệ thần kinh đã chết hoạt động trở lại một cách vô thức như một cái máy.


    Ly ky nhung xac chet bat quan tai tim duong ve nha
    Xác chết biết đi

    Thường thì loại thuốc này sẽ làm cho các thây ma sống lại trong khoảng 3 ngày, đủ thời gian để tìm đường về nhà. Nếu muốn các thây ma sống lại lâu hơn, các phù thủy phải pha chế thuốc với tỷ lệ và liều lượng khác.

    Mặc dù vậy, nhiều người vẫn tỏ ra không thỏa mãn với câu trả lời trên và cho rằng việc làm những thây ma biết đi chỉ là một trò ma thuật tà đạo của các phù thủy.

    Ngày nay, người Tana Toraja cũng hiếm khi được thấy những thây ma tìm đường về nhà. Người ta e ngại rằng, chẳng bao lâu nữa câu chuyện về những thây ma biết đi sẽ lại chỉ có trong phim ảnh hoặc tưởng tượng. Bởi, ngày càng có ít người biết “ma thuật” này và ít gia đình nào có thể chi trả được chi phí cắt cổ cho việc thuê thầy phù thủy.

    Cho đến ngày nay, việc làm cho những xác chết biết đi vẫn là một bí ẩn làm đau đầu các nhà khoa học Indonesia và thế giới.

    Thực hư của sự thật khó tin này ra sao, có lẽ chỉ những phù thủy người Tana Toraja mới có câu trả lời xác đáng nhất. Dù dùng ma thuật hay không thì đây vẫn là một nghi lễ tâm linh quý cần được cộng đồng người Tana Toraja và chính phủ Indonesia gìn giữ và bảo vệ.

    Theo Báo Gia đình và Cuộc sống

    Việt Báo (Theo_VTC)

    Đánh thức xác ướp, lời nguyền kinh hoàng ứng nghiệm


    Một ngày những xác ướp đã ngủ yên hàng nghìn năm dưới đất sâu bị đánh thức... và những lời nguyền kinh hoàng bắt đầu ứng nghiệm.

    Lời nguyền xác ướp

    Người ta vẫn tin rằng lời nguyền của xác ướp không chỉ bắt đầu có từ khi phát hiện ra lăng mộ của Tutankhamun. Nhà nghiên cứu Domimic Monsterrat tin rằng câu chuyện về lời nguyền của xác ướp thực sự có nguồn gốc trong những năm 1820 do một tác giả người Anh và hoạt động múa thoát y kì lạ trên sân khấu.

    Buổi biểu diễn xảy ra gần Picadilly Circus ở London vào năm 1921 dường như đã mang lại cảm hứng cho tiểu thuyết gia ít tên tuổi Jane Loudon Webb viết cuốn sách viễn tưởng có tên Xác ướp.

    Cuốn sách lấy bối cảnh ở thế kỉ 22, nhân vật chính là một xác ướp đầy thù hận và giận dữ, hắn đã sống lại và đe dọa siết cổ người hùng. Sau đó một cuốn sách cho trẻ em có tên Fruits Of Enterprise đã được xuất bản nói về việc đốt cháy các xác ướp để khám phá bên trong một kim tự tháp Ai Cập kì bí.

    Và các xác ướp thường được phác họa đầy thù hằn. Vào năm 1869, khái niệm lời nguyền xác ướp trở nên rõ rằng hơn khi Lousa May Alcot viết truyện ngắn có tên Lost in the pyramid: The mummys curse. Các câu chuyện về lời nguyền của xác ướp vẫn được sáng tác trong vòng 30 năm sau đó.

    Vào năm 1912, sự việc đắm tàu Titanic đã làm cho cả thế giới phải kinh hoàng. Có lời đồn về nguyên nhân của việc chìm tàu được một số người tin là do lời nguyền của một xác ướp Ai Cập được đưa lên tàu.

    Thế nhưng tình tiết liên quan đến lời nguyền của xác ướp trở thành tâm điểm chú ý chỉ khi khám phá và mở ra khu lăng mộ của vua Tutankhamun vào năm 1923.

    Câu chuyện này đã được kể rất nhiều nhưng thực tế và viễn tưởng lại cứ đan xen vào nhau. Hai tác giả gần đây đã phân tích những thực tế từ những câu chuyện là Christopher Frayling và Nicholas Reeves.

    Thực tế đầu tiên: Ngài Carnavon, người tài trợ cho việc tìm kiếm lăng mộ vua Tutankhamun và nhà khảo cổ học Howard Carter đã tiến vào khu hầm mộ của vua Tutankhamun vào tháng 2/1923.

    Vào khoảng tháng 6/1923, ngài Carnavon đã bị một con muỗi cắn vào má và bị bệnh. Theo như trên các phương tiện truyền thông, sự kiện này đã làm cho nhiều người đi đến kết luận rằng lăng mộ của vua Tutankhamun có lời nguyền.

    Có rất nhiều tác giả nổi tiếng đã đưa ra những lí luận của họ trên báo chí. Lấy ví dụ, Marie Corelli - Tác giả có tiếng cùng thời - đã khẳng định các tác giả Ai Cập đã cảnh báo: "Kẻ nào dám quấy động giấc ngủ của Pharaoh, đều phải chết".

    Tin đồn về lời nguyền của xác ướp ngày càng xôn xao hơn khi tình trạng của ngài Carnavon trở nên tồi tệ hơn. Cuối cùng ông đã mất trong năm 1923. Trên thực tế cái chết này đã kéo theo rất nhiều những nghi vấn xung quanh nó.

    Những nghi vấn đó chủ yếu xoay quanh 5 vấn đề: Thứ nhất, người ta nói vào ngày lăng mộ được mở ra, con chim yến của Carter đã bị nuốt bởi một con rắn mang bành (biểu tượng của các Pharaoh cổ đại).

    Tiếp đến là vào thời điểm ngài Carnavon chết ở bệnh viện thủ đô Cairo, các bóng đèn ở thủ đô Cairo bị tắt trong vòng 5 phút. Và thứ ba, con chó Susie của Carnavo đã trở lại Anh, tru lên và chết đúng vào lúc 2 giờ sáng, cùng thời gian mà Carnavon qua đời.

    Thứ tư, trên cánh cửa của lăng mộ vua Tutankhamun là một dòng chữ khắc "Kẻ nào dám quấy động giấc ngủ của Pharaoh, đều phải chết". Và cuối cùng hầu hết những người có mặt tại hôm mở lăng mộ đều đã chết.

    Thậm chí cuối năm 1970, lời nguyền dường như vẫn có tác dụng khi các buổi triển lãm được mở ra ở San Francisco, một trong các cảnh sát gác mặt nạ vàng của vua Tutankhamun khẳng định ông ta đã bị đột quỵ vì lời nguyền.

    Mặc dù các thẩm phán đã bác bỏ điều này, trên Internet ngày nay vẫn cung cấp các thông tin rất sáng tạo. Một số trang web còn chỉ ra rằng cho đến năm 1969 chỉ có 2 thành viên trong đội khai quật tránh được lời nguyền.

    Trên thực tế thì sau 46 năm kể từ cuộc khai quật những thành viên trẻ tuổi nhất vẫn còn sống đến 70 tuổi hoặc hơn. Và chính sự kì bí của lời nguyền cũng làm tăng sự hiếu kì hơn về đất nước Ai Cập.

    Xác ướp 5.300 năm – Lời nguyền chết chóc
    Danh thuc xac uop, loi nguyen kinh hoang ung nghiem
    Xác ướp "Người băng Otzi"
    Xác ướp "Người băng Otzi" được cặp vợ chồng người Đức Helmut và Erika Simon phát hiện trên dãy núi Alps ở biên giới của nước Áo và Italy vào năm 1911. Đây là xác ướp được bảo quản tự nhiên cổ nhất ở Châu Âu với hơn 5.300 tuổi.

    Các nhà khoa học đưa ra nhiều giả thuyết dẫn đến cái chết của "Người băng Otzi" như tự sát, bị giết hoặc bị hiến tế… Tuy nhiên, cho tới nay người ta vẫn chưa tìm hiểu được thân thế, cuộc đời của xác ướp này.

    Trong lúc mọi thứ đều chưa sáng tỏ thì lời nguyền chết chóc của "Người băng Otzi" lại trở thành nỗi ám ảnh kinh hoàng đối với nhiều người.

    Ít nhất đã có 7 người không chết vì tai nạn cũng chết bởi những căn bệnh nan y hiếm gặp kể từ khi xác ướp này bị đánh thức sau giấc ngủ kéo dài 53 thế kỷ.
    Danh thuc xac uop, loi nguyen kinh hoang ung nghiem
    Danh thuc xac uop, loi nguyen kinh hoang ung nghiem
    Nạn nhân đầu tiên là một thành viên thuộc đội nghiên cứu xác ướp – tiến sỹ Rainer Henn. Năm 1992, ông đã tử nạn trên đường đến dự buổi hội thảo về "Người băng Otzi".

    Xe của Henn đâm vào một chiếc xe khác khiến ông chết ngay lập tức. Các cơ quan an ninh đã không tìm được nguyên nhân của vụ tai nạn. Tiếp đó, người đưa tiến sĩ Henn tới tham quan nơi tìm ra xác ướp – nhà leo núi Kurt Fritz cũng bị vùi chết trong bão tuyết.
    Danh thuc xac uop, loi nguyen kinh hoang ung nghiem
    Nhà làm phim Rainer Hoelzl – người công bố cho cả thế giới biết về xác ướp Otzi là nạn nhân xấu số thứ ba. Một căn bệnh lạ khiến ông đau đớn quằn quại trong nhiều tháng và qua đời sau khi bộ phim tài liệu nói về "Người băng Otzi" được công chiếu.

    Sau đó, chính người đã tìm ra xác ướp này – ông Helmut Simon cũng bị một cơn bão tuyết chôn vùi ngay sau khi nhận được 50.000 bảng Anh tiền phát hiện ra "Người băng Otzi".

    Chưa dừng lại ở đó, người tìm ra thi thể của ông Helmut Simon cũng đột ngột qua đời vài giờ sau lễ tang của đồng nghiệp.

    Năm 2005, chuyên gia nghiên cứu về xác ướp Otzi – ông Konrad Spindler đã tử vong không rõ nguyên nhân. Cuối cùng, lời nguyền lại ứng nghiệm với tiến sĩ Tom Loy – người đã phân tích những mẫu máu trên quần áo và vũ khí tìm thấy cạnh "Người băng Otzi". Ông đã qua đời trước khi hoàn thành một cuốn sách nói về xác ướp này.

    Hàng loạt những cái chết đột ngột không rõ nguyên nhân của các nhà khảo cổ học và chuyên gia nghiên cứu sau khi tiếp xúc với "Người băng Otzi" khiến người ta liên tưởng đến sự tồn tại của một lời nguyền chết chóc.

    Tuy nhiên, cho tới tận bây giờ, khoa học vẫn chưa thể tìm ra câu trả lời cho những bí ẩn xung quanh lời nguyền này.

    Xác ướp Pharaoh – Lời nguyền trừng phạt của đấng tối cao

    Ngày 4/11/1929, nhóm khai quật của nhà khảo cổ học Howard Carter đã phát hiện ra ngôi mộ của vua Tutankhamun.

    Đây là sự kiện gây chấn động thời bấy giờ, bởi khám phá này là một bước đột phá trong lĩnh vực khảo cổ học. Tuy nhiên, nó cũng mang đến không ít nghi ngờ và sợ hãi về một lời nguyền trừng phạt của Pharaoh.

    Truyền thuyết kể rằng những ai đánh thức giấc ngủ dài của Pharaoh sẽ phải hứng chịu lời nguyền của Ngài:“Bất cứ kẻ nào vào mộ với tâm hồn đen tối, ta sẽ bóp cổ hắn như bóp một con chim”.

    Vào đúng ngày tìm thấy lăng mộ, Howard trở về nhà và nhận ra rằng con chim hoàng yến yêu quý của mình đã bị rắn hổ mang ăn thịt. Với người Ai Cập, rắn hổ mang được coi là biểu tượng của người canh giữ lăng mộ.
    Danh thuc xac uop, loi nguyen kinh hoang ung nghiem
    Sau đó “Lời nguyền Pharaoh” lại ứng nghiệm với Carnavon – nhà tài trợ cho cuộc khai quật hầm mộ. Ông đã qua đời vì một vết muỗi cắn lây truyền bệnh.

    Một điều trùng hợp đáng sợ là hai ngày sau khi Carnavon qua đời, xác ướp Tutankhamun được kiểm tra và người ta đã phát hiện một vết đỏ ở vị trí tương tự vết muỗi cắn của Carnavon trên khuôn mặt vị vua trẻ.

    Một thời gian ngắn sau đó, nhà khảo cổ Arthur Mace trong nhóm nghiên cứu cũng rơi vào trạng thái hôn mê sâu và qua đời không rõ nguyên nhân. Những ngày tiếp đó, một chuỗi những cái chết bí hiểm tiếp tục phủ bóng đen lên dự án của Carter.
    Danh thuc xac uop, loi nguyen kinh hoang ung nghiem
    Bạn của Carnavon – George Gould sau khi nhìn vào ngôi mộ đã lên cơn sốt cao rồi qua đời ngay ngày hôm sau. Không lâu sau, bác sĩ của George cũng từ giã cõi đời .

    Dù nhiều nhà khoa học cho rằng nguyên nhân dẫn đến chuỗi cái chết của những nạn nhân xấu số là do một loại vi khuẩn lâu năm trong môi trường ẩm ướt của hầm mộ, nhưng những bí ẩn về một nền văn minh cổ đại vẫn khiến nhân loại trăn trở với câu hỏi liệu có hay không một lời nguyền trừng phạt của đấng tối cao?.

    Xác ướp công chúa Altai - Bí ẩn lời nguyền trả thù

    Ngày 31/7/1993, các nhà khảo cổ đã tình cờ phát hiện xác ướp của một phụ nữ trẻ tại khu vực núi Altai sát Mông Cổ và Trung Quốc. Người phụ nữ này được cho là xuất thân từ một gia tộc cao quý thuộc bộ tộc Pazyryks, một tộc người du mục sống vào khoảng thế kỷ IV - III TCN.

    Xác ướp mất khi khoảng 25 tuổi, có hình xăm trên 2 cánh tay, đeo thắt lưng đỏ tượng trưng cho chiến binh, mặc áo may bằng lụa, 2 tay nắm những cành cây tùng. Ngoài ra, các nhà khảo cổ còn phát hiện xác của 6 con ngựa được chôn cùng xác ướp.
    Danh thuc xac uop, loi nguyen kinh hoang ung nghiem
    Danh thuc xac uop, loi nguyen kinh hoang ung nghiem
    Xác ướp "Công chúa Altai"
    Những chứng cứ trên khiến nhiều nhà khoa học dự đoán đây là một vị công chúa của người Altai và đặt tên cho xác ướp là “Ice Princess” ("Công chúa băng tuyết") hay “Princess of Altai” ("Công chúa Altai").

    Theo truyền thuyết của người Altai, công chúa là một nữ tu sĩ và đã tự nguyện hy sinh để bảo vệ Trái đất khỏi những linh hồn ma quỷ. Thổ dân bản địa coi xác ướp 2.500 tuổi này chính là tổ tiên của mình.

    Xung quanh “Công chúa Altai” tồn tại lời nguyền bí ẩn mà thế giới chưa thể lý giải – lời nguyền về sự trả thù của xác ướp.

    Người dân Altai cho rằng việc các nhà khoa học khai quật và đưa công chúa đi đã khiến thần linh nổi cơn thịnh nộ và trút giận xuống con người. Đây cũng được cho là nguyên nhân gây ra trận động đất 5,3 độ Richter vào ngày 31/7/2012.

    11 năm trước, nhiều người đã lờ đi câu chuyện của người phi công điều khiển máy bay chở xác ướp tới thành phố. Anh này khẳng định có một trận động đất đã xảy ra vào ngày người ta đào xác ướp “Công chúa Altai” lên.

    Ngày 27/9/2003, cơn địa chấn lớn nhất trong hơn 70 năm với cường độ 6,6 độ Richter đã xảy ra nhưng người ta vẫn không nhận thấy bất kỳ mối liên hệ nào với lời nguyền của xác ướp “Công chúa Altai”.
    Danh thuc xac uop, loi nguyen kinh hoang ung nghiem
    Danh thuc xac uop, loi nguyen kinh hoang ung nghiem
    Chỉ tới ngày 31/7/2012, khi một trận động đất làm rung chuyển cả dãy Altai, người ta mới bắt đầu nghi ngờ về sự tồn tại của lời nguyền này.

    Lúc này, dư luận lại càng xôn xao khi ông Vladimir Konchev - Bộ trưởng Bộ Văn hóa Cộng hòa Altai đã gặp tai nạn và tử vong trên đường đàm phán đưa xác ướp “Công chúa Altai” về quê nhà. Theo họ, đây chính là lời cảnh báo của xác ướp.

    Sự trả thù ấy có thật hay không, lời nguyền của xác ướp “Công chúa Altai” liệu có tồn tại? Cho đến nay, đây vẫn là một bí ẩn chưa có lời giải với nhân loại.

    Theo ĐS&PL
    Việt Báo (Theo_VTC)


    Xem tiếp...