Thứ Sáu, 26 tháng 4, 2013

Tư liệu về kinh tế - chính trị (2)

+(Chép từ wikipedia)

Đàn Xã Tắc

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
 
Là một trong các loại đàn tế cổ, đàn Xã Tắc là nơi được lập để tế Xã thần (Thần Đất, ) và Tắc thần (tức Thần Nông, ) - hai vị thần của nền văn minh lúa nước.
Theo tác giả Đào Duy Anh trong quyển Từ Điển Hán Việt, “Xã tắc” có nghĩa là “Thuở xưa dựng nước (....). Dân cần có đất ở nên lập nền xã để tế thần hậu thổ, dân cần có lúa ăn, nên lập nền tắc để tế thần nông. Mất nước thì mất xã tắc, nên xã tắc cũng có nghĩa là quốc gia”. Giáo sư sử học Lê Văn Lan cho biết "Từ xa xưa, không chỉ đối với người dân, mà ngay cả các vương triều, kinh đô VN và Trung Hoa, đàn Xã Tắc có vị trí vô cùng thiêng liêng. Giữ gìn, bảo tồn đàn Xã Tắc cũng chính là giữ gìn Sơn hà Xã Tắc".

 

Đàn Xã Tắc nhà Đinh tại Hoa Lư

Sách Đại Việt sơ lược chép về việc Đinh Bộ Lĩnh lên ngôi và định đô như sau:
"Đến năm thứ nhất niên hiệu Khai Bảo (968) đời vua Triệu là Tống Thái Tổ, vương xưng Hoàng đế ở động Hoa Lư. Rồi dựng cung điện, chế triều nghi, sắp đặt trăm quan, lập xã tắc và tôn hiệu là Đại Thắng Minh Hoàng Đế".
Tuy nhiên đến thời điểm này thì phần lớn các di tích cung điện thế kỷ X tại Hoa Lư vẫn chưa được phát hiện.

Đàn Xã Tắc nhà Lý tại Hà Nội

Tại Hà Nội, theo nhà Hà Nội học Nguyễn Vinh Phúc, Đàn Xã Tắc được coi là một trong những di tích quan trọng vào bậc nhất của Thăng Long xưa, được lập từ thời vua Lý Thái Tông (năm Mậu Tý 1048) tại tại ngõ Xã Đàn 1 (phường Nam Đồng, Đống Đa, Hà Nội), đến sau thời Vua Lê Chiêu Thống (1788) thì mất dấu. Sau hơn hai trăm năm mất dấu, tình cờ được tìm thấy lại vào tháng 11 năm 2006, khi thi công đường vành đai 1 thuộc dự án cải tạo đường Kim Liên - Ô Chợ Dừa.

Đàn Xã Tắc nhà Nguyễn tại Huế

Vào năm Gia Long thứ 5 (tức năm 1806) đàn Xã tắc đã được dựng lên bên trong Kinh thành Huế (trước đây thuộc xã Hữu Niên, sau là phường Ngưng Tích), thuộc địa phận phường Thuận Hòa (thành phố Huế ngày nay) để tiến hành các nghi lễ cầu thần đất và lúa giúp mùa màng tốt tươi, quốc thái dân an. Trải qua thời gian và những biến động của lịch sử và không được quan tâm bảo quản đúng mức, đàn tế Xã Tắc ngày nay hầu như đã bị hủy hoại hoàn toàn.



+(Chép lại từ buivanbong1.blogspot.com)

Thứ năm, ngày 25 tháng tư năm 2013


ĐỒNG CỐT GIỮA CHỐN "CUNG VUA"

                   BVB - Cách đây hơn nửa thế kỷ, phong trào chống mê tín dị đoan rầm rộ, chẳng khác nào cái lối “cách mạng van hóa” bên Tàu. Người ta coi việc đập nát những di sản văn hoa thời vua chúa phong kiến để lại là một chiến công, là lập thành tích về “tinh thần hăng hái cách mạng, ý chí triệt để cách mạng”.

                Không ít cán bộ trình độ văn hoa thấp, hoặc mới lập bập biết đọc biết viết qua lớp bổ túc xóa mù tại xóm, nhưng hung hăng tinh thần phá đền chùa, đình làng, nên được coi là cách mạng chí cốt, leo lên cán bộ xã, lên huyện, rồi lên cán bộ tỉnh, có vị còn leo lên tận Trung ương, nhưng chữ ký có khi còn quên! Thậm chí, người dân nào mà thờ cúng thì bị quy là mê tín dị đoan, tàn dư chế độ cũ, bị công an, chính quyền mời lên kiểm điểm, răn đe, giáo dục... Chẳng thế mà thông tin đối trọng (phía “địch”) phương Tây và nhiều luồng khác gọi cộng sản là ‘vô thần’. Vậy mà, chắc là không còn tin ở chính mình, không còn tin vào đời, không tin đồng chí mình, và nhất là không tin ở lý tưởng hay nghị quyết đảng lãnh đạo…nay nhiều vị lãnh đạo, nhiều vị trong giới cầm quyền, các đại gia lại đổ xô đi cúng bái, cầu hồn, đồng cốt, thậm chí yểm bùa. Có những vị tiền kho vàng đống, do tham nhũng mà có (là chính) nghĩ hết cách tiêu tiền rồi thì dồn cả chục tỉ, trăm tỉ xây nhà thợ họ, xây miếu này miếu kia, đi cũng chùa rất "sộp"; cái ý xin xá tội nhiều hơn lòng thành kính! Nhưng, nếu tổ tiên ông bà vốn phẩm hạnh, trung chính  và linh thiêng, "cho" tiền nhiều , xây cao sang quy mô như kiểu "chia tiền", kéo tiền bối cũng dính vào "nhóm lợi ích" như thế, thì có thiêng nữa không? Nhiều khi còn bị phạt chịu cái "thẻ đỏ ra sân", quả báo nhãn tiền là cái chắc. Trong những chuyện này, vai trò chủ xướng và tổ chức thực thi của các phu nhân trong "bộ phận không nhỏ" này không phải là nhỏ.
            Lạ! Cũng là đảng ta, chính cương, cương lĩnh, đường lối ấy, hoặc lý luận hơn thì cùng "ý thức hệ" ấy, mà sao khi quá tả, khi quá hữu; khi thì cực đoan, lúc lại cực lực; thích kiểu gì làm kiểu đó, chẳng biết lối nào mà lần? Nói ra công khai và nhãn quan cái thể chứng bên ngoài thì có vẻ "nội nộ đoàn kết nhất trí cao", nhưng xem ra cũng đấu đá nhau chí chóe, tranh ghế tranh quyền tréo ngoe, thấy chưa ăn nhằm gì, dân sờ sờ cả mấy chục triệu thì chả thèm nhờ, cho là nguy, rách chuyện, lại đi nhờ đến thần linh, ma quái! Thế thì đảng gì? Đảng nào? Cái bản chất cộng sản truyền thống gốc gác nay con mấy phần trăm? Hay như TBT Nguyễn Phú Trong đúc kết: "Ra đường, thấy đảng viên nhan nhản, cộng sản được mấy người"?! Không biết bao nhiêu sự biến tướng, di dạng những "cái ổ con tò vò"!? Ở đâu ra tình trạng “mã đáo dị đoan” như thế? Chắc là mỗi người có một cách lý giải, suy đoán, phân tích. Nhưng cái chuyện làm đến Ủy viên Bộ Chính trị của một đảng cộng sản mệnh danh là chính hiệu và duy nhất ‘vĩ đại”, đảng “đạo đức –văn minh” lại đi làm chuyện dưới đây thì quả là hiếm hoi và rất chi là phát …nực cười: 

** Hai Ủy viên Bộ chính trị đối đầu trong cuộc chiến tâm linh tại đàn Xã Tắc
               CNT - Đường vành đai 1 Kim Liên – Ô Chợ Dừa đoạn qua đàn Xã Tắc là nơi linh địa. Giới đồng cốt tin rằng lập đàn thờ tế ở đây có thể hô phong, hoán vũ, điều khiển được trời đất, đảo được vận người. Hai Ủy viên Bộ Chính trị cừu hận đã lâu nay sử dụng âm binh âm tướng để hạ gục nhau. Chiến cuộc bước vào hồi kịch tính với việc huy động Cảnh sát trật tự cùng Thanh tra giao thông ra quân trong chiến dịch chớp nhoáng nhằm dẹp bỏ điện cầu của đồng chí Trưởng ban Tổ chức TW ngay trên nền đất thiêng. 
               Hà Nội đầu năm 2010, chỉ ngót 1 năm nữa là đến ĐH Đảng 11. Đồng chí Hồ Đức Việt trưởng ban Tổ chức Trung ương lúc bấy giờ nằm trong danh sách được cơ cấu lên cao (ít nhất Chủ tịch QH, có thể còn lên Tổng Bí thư). Đồng chí cùng phu nhân nổi tiếng là mê tín, tin vào thánh thần, đồng cốt. Một mặt trau dồi lý tưởng, bồi dưỡng bản lĩnh chính trị, mặt khác đồng chí không ngừng tìm kiếm sự bảo hộ về tâm linh.

Khi thi công con đường vành đai 1, vị trí đàn Xã Tắc phát lộ. Đồng chí Trưởng ban Tổ chức cùng phu nhân sai ngay Phó Chủ tịch thành phố Nguyễn Văn Khôi đích thân xuống trông nom việc lập điện cũng như đảm bảo “trật tự trị an” khu vực này. Sở dĩ quan “thổ địa” Nguyễn Văn Khôi phải khổ sở đi làm cái việc bất đắc dĩ của một ông từ đền bởi lẽ nhờ có sự trợ giúp của đồng chí Trưởng ban Tổ chức Trung ương, đồng chí Khôi “nghẹo” (cổ và đầu bị dị tật luôn nghẹo sang một bên) mới có thể nhảy từ Giám đốc sở GTVT lên Phó Chủ tịch Hà Nội (thay Đỗ Hoàng Ân) mặc dù đồng chí Khôi còn đang dính bê bối 600 triệu đô-la tại dự án thoát nước mà do cái bê bối này, Hà Nội bị ngập to năm 2008 (đ/c Khôi trước làm sếp Ban quản lý Thoát nước HN). Việc đề bạt Nguyễn Văn Khôi nằm ngoài sự “sắp xếp” của đồng chí Ủy viên BCT, Bí thư Thành ủy Phạm Quang Nghị.
Tết nguyên đán cận kề, quan thổ địa Hà Thành cùng Phu nhân Trưởng ban Tổ chức kíp kén 1 toán thợ khéo cùng tay thày nổi tiếng Hà Thành dựng một điện, ngày đêm cầu đảo đất trời để có thể điều khiển được vận hạn phục vụ thăng quan tiến chức của đồng chí Trưởng ban Tổ chức trong đại hội 11.
            Chẳng dè, tay thày này lại là chỗ đi lại thường xuyên của Phạm Quang Lợi, phụ thân Ủy viên Bộ Chính trị Phạm Quang Nghị. Câu chuyện phút chốc đến tai Bí thư Thành ủy.
Mặc dù năm hết Tết đến, Bí thư vẫn dành thời gian ít ỏi quan tâm đến câu chyện tâm linh này. Đồng chí lệnh khẩn cấp thành lập Tổ công tác liên ngành đặc biệt gồm Công an và Thanh tra giao thông do đích thân tướng Nhanh và Nguyễn Quốc Hùng (giám đốc Sở GTVT, đệ cứng của đ/c Nghị) chỉ huy. Tổ công tác này chỉ nhận lệnh và chấp hành mệnh lệnh trực tiếp từ Bí thư Thành ủy.
Đúng nửa đêm, khi “tổ công tác” tâm linh đang lên đồng tới độ phê nhất thì một toán Công an, Thanh tra GTVT xông vào phá và tịch thu hết bàn thờ, đồ cúng tế. Đồng chí Trưởng ban Tổ chức TW và đ/c Phó chủ tịch thành phố nhảy ngay ra quát nạt, Công an và Thanh tra chùn tay thì được tướng Nhanh và Nguyễn Quốc Hùng thúc giục rằng Tổ công tác liên ngành đang thi hành mệnh lệnh đặc biệt từ đích thân Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy Phạm Quang Nghị, mọi mệnh lệnh khác đều không có hiệu lực.
Đối với Trưởng ban Tổ chức TW, việc phá đền này không thể tha thứ được. Nó góp phần vào thổi bùng ngọn lửa hận thù giữa hai đồng chí Ủy viên Bộ Chính trị mà đỉnh điểm là tại ĐH 11 của Đảng, đồng chí Hồ Đức Việt bị mất ghế do mời thày về yểm vận mạng của đ/c Nghị và một đ/c Ủy viên Bộ chính trị khác. Không may cho đ/c Việt là tay thày kia lại là đặc tình của an ninh làm việc cho tướng Nhanh. Toàn bộ kịch bản ám sát “tâm linh” được an ninh tố lên Bộ Chính trị trước sự bẽ bàng của đ/c Trưởng Ban Tổ chức Trung ương.
(CNT / BVB)






Đàn Xã Tắc: Tạo tiếp nghi vấn cho con cháu sau này

"Không thể xác định đó là nền Xã Đàn đời Lý và cũng không thể xác định đó là vùng lõi của di tích Xã Đàn đời Lý".
Liên quan đến tranh luận về vị trí thực sự của Đàn Xã Tắc nằm ở địa điểm khác, VietNamNet đã phỏng vấn nhà nghiên cứu văn hóa Nguyễn Hùng Vĩ xung quanh vấn đề này.
đàn Xã Tắc, Cục di sản, di tích
Đây có phải là vị trí thực sự của Đàn Xã Tắc?
Cuộc khai quật chữa cháy
- Thưa ông, được biết ngay từ cuối năm 2007, sau khi khảo sát khu vực được cho là Đàn Xã tác ông đã có ý kiến rằng về khảo cổ học, không chứng minh được chỗ đặt hòn đá giữa bùng binh đường hiện nay là vùng lõi của Đàn Xã tắc. Tại sao ông lại khẳng định như vậy? và điều đó có ý nghĩa như thế nào?
- Tôi không phải là nhà khảo cổ học chuyên nghiệp mà chỉ là người nghiên cứu văn hóa truyền thống. Tôi thấy rằng, việc tôn trọng các di tích lịch sử không chỉ là luật định mà còn thể hiện tư cách văn hóa. Điều đó là bất di bất dịch. Tuy nhiên với di tích khảo cổ ở bùng binh Xã Đàn hiện nay, tôi có quan sát từ những ngày khai quật đầu tiên. Đó là cuộc khai quật khẩn cấp (chữa cháy) khi một số vật liệu xây dựng cổ phát lộ lúc làm đường. Đến khi cuộc khai quật cơ bản kết thúc, tôi nhiều lần lọ mọ tìm hiểu.
Ý kiến chủ quan của tôi là: "Không thể xác định đó là nền Xã Đàn đời Lý và cũng không thể xác định đó là vùng lõi của di tích Xã Đàn đời Lý". Lí do là, chúng ta không có tài liệu nào đối chứng cái Xã Đàn đời Lý nó hình dáng ra sao, đắp xây bằng vật liệu gì, kích thước nó như thế nào, khi tế có những nghi thức gì, tập trung số lượng người bao nhiêu, vị trí được từ thư ghi lại chính xác là ở đâu, phương vị so với Điện Kính Thiên chếch nam mấy độ với phương vị ngày nay...
Trên hố khảo cổ, di vật Lý rất ít và phân tán, không tập trung dấu hiệu định lượng, không liên tục tầng văn hóa để đưa ra nhận định mang tính khoa học. Ngược lại, gạch Hán và gạch Lê lại rất tập trung, bên cạnh đó, có dấu hiệu một ít di vật nghi là trước Hán. Nếu gọi là lớp Lý thì quá mờ nhạt trong khi nhà Lý kéo dài 215 năm.
Vậy đưa ra nhận định cẩn trọng là: Di tích là một cồn đất đã từng có các di vật từ Đông Sơn qua Bắc thuộc qua Lê đến Nguyễn nằm trên địa bàn Xã Đàn. Mà địa bàn Xã Đàn thì rộng, không chỉ cái cồn đó. Tại sao không đào các điểm khác rồi đối chứng. Phải nhiều điểm mới xác định chắc chắn được. Còn chuyện người ta công nhận di tích là một điều khác, trong sử học còn biết bao nhiêu "nghi án". Ta tạo tiếp nghi án cho con cháu sau này có việc mà nghiên cứu vậy.
Mới đào một chỗ đã khẳng định
- Có nhiều ý kiến, trong đó thậm chí cả người làm trong lĩnh vực khảo cổ - rằng nơi đặt hòn đá ghi di tích đàn Xã Tắc hiện nay thực ra chỉ là địa điểm người ta nghi ngờ đã từng là nơi đặt đàn Xã Tắc, còn trên thực tế đàn Xã Tắc thực sự ở chỗ khác. Quan điểm của ông ra sao?
- Đặt vấn đề nền Đàn tế Xã tắc nằm nơi khác cũng là một giả thuyết cần lưu ý. Cần tôn trọng các ý kiến đó. Khi trở thành địa danh Xã Đàn, nó bao gồm một vùng rộng hơn. Cũng như địa danh Hà Nội bây giờ kéo lên tân Ba Vì, xuống tận Cầu Giẽ, Châu Can vậy. Lấy Núi Nùng làm tâm, vẽ một đường com pa từ Đông Nam sang Tây Nam, mở rộng ra thì Đàn Xã Tắc có thể nằm trong rẻ quạt đó. Chính Nam thì đó là chùa Kim Liên, chếch tây chừng 15 độ thì là chùa Xã Đàn, chếch thêm tí nữa thì là cái bùng binh đó. Giá như chúng ta đào thăm dò hết thì việc xác định sẽ thuyết phục hơn. Khổ là mới đào một chỗ đã khẳng định.
Giả thuyết Đàn Xã tắc nằm ở Chùa Xã Đàn hiện nay
- Ông cho rằng di tích Đàn tế phải là nằm trong khuôn viên Chùa Xã Đàn (Kim Yên tự) ngày nay, nhận định này dựa trên cơ sở nào, thưa nhà nghiên cứu?
- Khi nghiên cứu các di vật đá đời Lý từ năm 1998, tôi có chú ý đến tư liệu mà cụ kiến trúc sư Nguyễn Bá Lăng nhắc trong tác phẩm của ông là trước 1945, đứng trên đê La Thành, nhìn về phía chùa Xã Đàn, ta thấy một số đá lổng chổng, đó là phế tích Khâm thiên giám đời Lý. Tôi đi lần tìm và vào chùa Xã Đàn và gặp cây cột đá ở đó. Chùa Xã Đàn khuôn viên còn rộng và gần hồ Xã Đàn. Nếu đàn Xã Tắc ở đó thì có vẻ hợp lí hơn cả về phương vị cả về cảnh quan. Đời Lý người ta còn "hóa gia vi tự" thì việc hóa một bộ phận công trình công vụ "vi tự" cũng là chuyện thường. Giả thuyết đó hợp lí hơn. Thử khảo cổ xem.
- Trong giới khảo cổ và nghiên cứu văn hóa cũng từng có phát biểu thừa nhận rằng trên thực tế chỉ xác định được khu vực được cho là có Đàn Xã Tắc chứ không thể xác định được nó chính xác ở đâu bởi muốn xác định đúng vị trí thì cần phải làm khảo cổ cả một vùng rộng lớn, có bán kính lên đến cả 1km. Nếu ý kiến này là chính xác thì có nghĩa điểm được cho là Đàn Xã Tắc hiện nay không phải là Đàn Xã Tắc và chúng ta đã thừa nhận sai. Quan điểm của ông về vấn đề này ra sao?
- Đúng sai trong khoa học là chuyện bình thường. Có thế khoa học mới phát triển được. Nếu làm đúng cả thì tương lai lấy gì mà làm? Trong sử học luôn luôn tồn tại các nghi án và cũng nhiều nghi án này chồng lên nghi án nọ.
Lí lẽ "đường đi trên đầu tổ tiên là xúc phạm" cũng buồn cười
- Hiện tại đang nổ ra rất nhiều cuộc tranh cãi giữa các nhà văn hóa, giới khảo cổ, những người làm di sản và những người liên quan trực tiếp tới dự án xây dựng cầu vượt nhưng lại chưa ai xác định được vùng lõi di tích đàn Xã tắc ở đâu. Vậy theo ông chúng ta cần làm gì để giải quyết tình huống này? việc tiến hành khảo sát cả vùng di tích lúc này liệu có cần thiết không  hay cứ tiến hành thi công mà chưa đưa vấn đề vùng lõi vùng biên bảo vệ di tích ra thưa ông?
- Khi việc xác định nền đàn Xã tắc hay vùng lõi di tích chưa rõ ràng thì hãy đặt nó vào tình hình "chưa minh định" cho dù đã công nhận Di tích. Việc thi công cầu vượt cách mép bùng binh hiện nay 1m là được, cứ tiến hành. Có điều là, khi thi công, phải có chuyên gia khảo cổ học đi kèm để giám sát (như giám sát thi công vậy). Có gì bất thường là phải tiến hành khai quật ngay.
Còn lí lẽ rằng, "đường đi trên đầu tổ tiên là xúc phạm" của một số học giả thì cũng có tí mủi lòng nhưng cũng buồn cười. Chả nhẽ phải hạ đường Hoàng Diệu cho ngang di tích Hoàng Thành mới là tôn kính, cáp treo không được cao hơn chùa dưới lũng, máy bay không được bay cao hơn núi Ba Vì thiêng liêng. Có nơi, người ta làm hành lang cao hơn chỗ vĩ nhân ngồi làm việc để tham quan cho rõ đấy.
Xin cảm ơn nhà nghiên cứu
Hạnh Phương (thực hiện)


+(Chép từ net)


 
 
Xem tiếp...

Thứ Năm, 25 tháng 4, 2013

HỔ PHỤ - HỔ TỬ

1-HỔ TỬ 
(Liệt sĩ Võ Dũng)

 Hổ phụ sinh hổ tử
Người xưa nói chớ sai
Đúng là con nhà Võ
Khí khái một đời trai!

Đòi về quê yêu dấu
Noi theo cha kiên cường
Hy sinh trong chiến đấu
Lặng lẽ thành tấm gương! 





2-LỤC DÂN

Võ dũng lừng vang một thủ quân
Văn nhân nức tiếng khắp lục dân
Kiệt xuất đổi dời, xây, trị thủy
Hòa khí lan tràn chín tầng vân

Là con xứ sở Cửu Long điền
Là anh xung phong của thanh niên
Là bộc cúc cung vì đại chúng
Hồn nay an lạc Vĩnh Long viên...


                                  Trần Hạnh Thu


ĐỌC THÊM:

+Võ Văn Kiệt

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia

TIỂU SỬ VÀ HOẠT ĐỘNG
Võ Văn Kiệt tên thật là Phan Văn Hòa sinh năm 1922 tại xã Trung Hiệp, huyện Vũng Liêm, tỉnh Vĩnh Long, miền Nam Việt Nam 
Tham gia cách mạng từ năm 16 tuổi trong phong trào Thanh niên phản đế (1938), ông Kiệt được kết nạp vào Đảng Cộng sản Đông Dương tháng 11 năm 1939. Trong thời gian Khởi nghĩa Nam Kỳ ông là Huyện ủy viên, Bí thư chi bộ tại huyện Vũng Liêm. Sau Cách mạng tháng Tám, khi quân đội Pháp tái chiếm Nam Kỳ, ông là Ủy viên chính trị dân quân cách mạng liên tỉnh Tây Nam Bộ. Từ năm 1946 đến năm 1954, ông là Tỉnh ủy viên, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy Rạch Giá, sau đó là Phó Bí thư rồi Bí thư Tỉnh ủy Bạc Liêu.
Sau Hiệp định Genève, năm 1955, ông được bầu làm Ủy viên Xứ ủy Nam Bộ và Phó Bí thư liên Tỉnh ủy Hậu Giang. Từ năm 1959 đến cuối năm 1970, ông được giao trọng trách là Bí thư Khu ủy T.4, tức khu Sài Gòn - Gia Định. Ông bắt đầu được bầu vào Ban Chấp hành Trung ương của Đảng Lao động Việt Nam từ Đại hội III (năm 1960). Từ năm 1973 đến năm 1975 ông được điều về làm Ủy viên Thường vụ Trung ương Cục miền Nam.
Trong Chiến dịch Hồ Chí Minh ông được Trung ương Cục phân công giữ chức Bí thư Đảng uỷ đặc biệt trong Ủy ban Quân quản thành phố Sài Gòn. Từ năm 1976 ông là Phó Bí thư Thành ủy, Chủ tịch Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh. Ông cũng được bầu vào Quốc hội Việt Nam khóa VI. Từ sau Đại hội IV của Đảng Cộng sản Việt Nam (năm 1976), ông được bầu làm Ủy viên Dự khuyết Bộ Chính trị và được phân công làm Bí thư Thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh đến năm 1982.
Từ tháng 4 năm 1982 ông được Quốc hội Việt Nam phê chuẩn giữ chức Chủ nhiệm Ủy ban Kế hoạch Nhà nước, Phó chủ tịch và Phó Chủ tịch thứ nhấtHội đồng Bộ trưởng. Từ tháng 3 đến tháng 6 năm 1988, ông giữ vị trí Quyền Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng, do Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng Phạm Hùng qua đời đột ngột . Tại kỳ họp thứ 9 Quốc hội khoá VIII (tháng 8 năm 1991), ông được Quốc hội bầu giữ chức Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam (thay ông Đỗ Mười). Tại kỳ họp thứ nhất Quốc hội khoá IX (1992-1997), ông được bầu làm Thủ tướng Chính phủ Việt Nam, Phó Chủ tịch Hội đồng Quốc phòng và An ninh.
Từ tháng 12 năm 1997 đến tháng 4 năm 2001, ông không còn giữ các chức danh trong chính phủ nhưng vẫn được Ban Chấp hành Trung ương Đảng cử làm Cố vấn Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam.

Nghỉ hưu và qua đời

Sau khi từ giã chính trường, ông Kiệt sống tại Thành phố Hồ Chí Minh.
Trong 11 năm từ 1997 đến lúc mất, trước mỗi sự kiện nóng bỏng, quan trọng mang tầm quốc gia hoặc ảnh hưởng lớn đến quyền lợi nhân dân, lại thấy Võ Văn Kiệt lên tiếng với tư cách một người công dân . Võ Văn Kiệt là cựu lãnh đạo Việt Nam đầu tiên công khai đặt vấn đề hòa hợp, hòa giải dân tộc . Ông cũng đã có ý kiến chính thức với lãnh đạo đất nước là nên đối thoại với những người bất đồng chính kiến , ông nói: "chính kiến khác nhau, ý kiến khác nhau là bình thường, và điều quan trọng là cần phải có đối thoại, nói chuyện với nhau một cách sòng phẳng" . Và về việc bầu cử đại biểu Quốc hội ông cũng có nhận định: "Một quốc hội có người tự ứng cử và được dân bầu lên một cách tự do sẽ tốt hơn quốc hội bây giờ".
Trong những năm cuối đời, ông phát biểu ý kiến, kiến nghị với các cơ quan đảng và nhà nước dồn dập hơn. Từ những vấn đề trọng đại như ý kiến đóng góp với Đại hội X, hoà hợp dân tộc, đến những kiến nghị, góp ý, phát biểu về những sự việc cụ thể như: quy hoạch về thành phố dọc sông Hồng, việc xây nhà Quốc hội... Những ý kiến của ông được trình bày thẳng thắn và chứa tâm huyết lớn với nước với dân. Dù được chấp nhận hay không, các ý kiến của ông đều rất quý, rất đáng trân trọng, phù hợp lòng dân và được người dân mong chờ, đón nhận. 
Võ Văn Kiệt đã lên tiếng trên công luận bày tỏ quan điểm lo ngại về các dự án như: nhà máy lọc dầu Dung Quất , thành phố bên sông Hồng , việc xây dựng tòa nhà quốc hội mới  và lần gần nhất là về vấn đề mở rộng Hà Nội . Ông viết: "Thủ đô của cả nước, của cả dân tộc và cả của lịch sử. Không nên và không được phép đưa thủ đô làm nơi thí nghiệm cho bất cứ mục đích gì." 
Bên cạnh đó, ông Kiệt còn bày tỏ rõ quan điểm ủng hộ sự tự do của báo chí đối với các tổ chức chính trị và chính quyền, quan điểm này được thể hiện rõ ở việc ông can thiệp vào sự kiện Thành Đoàn Thành phố Hồ Chí Minh thay thế các vị trí quản lý ở báo Tuổi Trẻ nhằm cài cắm người để quản lý.
Ông Võ Văn Kiệt qua đời lúc 7 giờ 40 phút (giờ Hà Nội)   ngày 11 tháng 6 năm 2008, khi đang điều trị tại Bệnh viện Mount Elizabeth, Singapore . Theo Reuters, ông qua đời do tuổi cao và bị viêm phổi cấp tính , còn theo AP thì ông qua đời do gặp tai biến mạch máu não.
Báo chí Việt Nam chính thức thông báo về cái chết của ông vào tối ngày hôm sau, sau khi các hãng thông tấn quốc tế đã đưa tin và nhiều nhà lãnh đạo quốc tế đã gởi lời chia buồn . 18 giờ ngày 12 tháng 6 năm 2008, Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam ra thông cáo về cái chết của ông và việc tổ chức tang lễ cho ông với nghi thức quốc tang trong hai ngày 1415 tháng 6 . Lễ viếng và lễ truy điệu của ông được tổ chức ở đồng thời ba nơi, Hội trường Thống Nhất (nơi đặt linh cữu của ông), thủ đô Hà Nội và trụ sở Ủy ban nhân dân tỉnh Vĩnh Long (quê hương ông), trưởng ban lễ tang nhà nước là ông Nông Đức Mạnh, Tổng bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam. Lễ an táng được tổ chức vào ngày 15 tháng 6 tại nghĩa trang TP. Hồ Chí Minh.

Gia đình

Ông Võ Văn Kiệt có hai đời vợ. Người vợ đầu của ông, bà Trần Kim Anh, có với ông 4 người con: Phan Chí Dũng (sinh năm 1951), Phan Hiếu Dân (sinh năm 1955), Phan Thị Ánh Hồng (sinh năm 1958) và Phan Chí Tâm (sinh năm 1966) . Năm 1966, bà cùng hai người con út, một trai một gái, đã thiệt mạng khi quân đội Hoa Kỳ bắn chìm tàu Thuận Phong trong một cuộc càn quét qua chiến khu Củ Chi . Ông đã muốn khi chết, tro của mình được rải xuống khúc sông mà hai người con và người vợ của mình đã mãi nằm lại đó. Phan Chí Dũng, người con cả của ông, hi sinh ngày 29-4-1972 tại Sóc Trăng trong một lần đi trinh sát. Ngoài 4 người con với người vợ đầu, ông còn một người con sinh năm 1952 ở miền Bắc tên là Phan Thanh Nam sinh ngày 25-2-1952 , người đã thay mặt gia đình đọc lời cảm tạ trong lễ tang ông. 
Người vợ thứ hai của ông là Giáo sư, Tiến sĩ Hóa học Phan Lương Cầm, giảng viên Đại học Bách khoa Hà Nội, bà Cầm từng được trao tặng Giải thưởng Kovalevskaia, giải thưởng cao nhất dành cho các nhà khoa học nữ Việt Nam. 

Tặng thưởng

Tháng 12 năm 1997, ông Võ Văn Kiệt đã được trao tặng Huân chương Sao Vàng, huân chương cao quý nhất của Nhà nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam. Ngoài ra ông còn được trao tặng nhiều huân, huy chương khác và huy hiệu 60 năm tuổi Đảng.
Ngày 22/2/2009, tên của ông được đặt cho một con đường dài 23,6 km chạy từ ngã tư Bình Long cắt quốc lộ 1A trên đường Nguyễn Hoàng qua nhà máy lọc dầu Dung Quất ra cảng Dung Quất, Quảng Ngãi.

Câu nói nổi tiếng

Tổ quốc là của mình, dân tộc là của mình, quốc gia là của mình, Việt Nam là của mình, chứ không phải là của riêng của người cộng sản hay của bất cứ tôn giáo hay phe phái nào cả.
Có hàng trăm con đường yêu nước khác nhau. Tổ quốc Việt Nam không của riêng một đảng, một phe phái, tôn giáo nào. 
Không ai chọn cửa mà sinh ra! 
Thành phố soi thấy tương lai rất sáng của mình trên vầng trán các em. 
Thủ đô của cả nước, của cả dân tộc và cả của lịch sử. Không nên và không được phép đưa thủ đô làm nơi thí nghiệm cho bất cứ mục đích gì
Một sự kiện liên quan đến chiến tranh khi nhắc lại, có hàng triệu người vui, mà cũng có hàng triệu người buồn

+TRÍCH TỪ BÀI ĐĂNG "VÕ DŨNG, BẠN TÔI" CỦA TRẦN KIẾN QUỐC TRÊN BANTROIK5.BLOGSPOT.COM:

Thời gian má Kim Anh và hai em hy sinh, ở trường Thiếu sinh quân của chúng tôi ngoài Bắc, ngoài việc học tập văn hóa, Dũng và bạn bè còn được học quân sự, làm quen với súng trường CKC và tiểu liên AK. Thỉnh thoảng , Võ Dũng nhận được thư ba nhưng chỉ có vài chữ thông báo: Má và 2 em con vẫn khỏe. Đầu năm 1967, chiến tranh phá hoại ác liệt hơn, nhà trường được sơ tán sang Quế Lâm, Trung Quốc.  Xa má đã 7 năm mà không có một lá thư của má, với sự nhạy cảm của chàng trai 16, Võ Dũng cảm nhận được rằng chắc chắn đã có điều không lành xảy ra. Trong Nam, mũi tên hòn đạn có chừa ai… Dũng gửi thư hỏi thăm ba, không thấy ba trả lời về vụ ấy. Vậy là Dũng bỏ học, nhiều lần lên gặp Chính ủy Bùi Khắc Quỳnh, nằng nặc xin về nước: “Cháu biết các chú giấu cháu tin má đã hy sinh. Giờ cháu chẳng còn thiết học hành. Các chú phải cho cháu về nước chiến đấu, trả thù cho má”. Biết không thể giấu mãi, nhà trường đành phải cho Dũng biết toàn bộ sự thật và cho Dũng về nước theo nguyện vọng của mình.
Tháng 3/1968, rời Quế Lâm về nước, bạn tôi được vào rèn luyện tại Trường Quân chính Quân khu Tả ngạn, đóng ở Hải Dương. Nào tập hành quân đường dài với ba lô đựng gạch nặng vài chục kí trên vai; nào tập xạ kích AK, CKC, ném lựu đạn, đặt mìn;  nào đào hào, đào tang xê… Với chàng trai vừa qua tuổi thiếu niên, chỉ quen ăn học thì như vậy quá là gian khó, vất vả; nhưng Dũng không ngại khó, lầm lũi rèn luyện, chẳng hề kêu ca. “Nợ nước, thù nhà đã giục tao hành động như vậy. Chỉ có như thế mới có thể đủ bản lĩnh, sức lực vào chiến trường”, sau này Võ Dũng đã tâm sự với Nguyễn Đức Dũng (bạn cùng đi rèn luyện) như vậy.
Ban Thống nhất Trung ương liên tục cử những đoàn cán bộ dân chính vào Nam công tác. Tháng 8/1969, Dũng lên tập trung ở Hòa Bình và được ghép đoàn. Nghe tin Dũng sắp đi, dì Bảy Huệ, cô Tư Duy Liên và em Hiếu Dân đã lên thăm. Ai cũng lo vì Dũng còn quá trẻ, khi vào Nam nơi đang có chiến tranh, gần với cái chết, sẽ sống ra sao; nhất là ngày đi học Dũng nghịch ngợm quá. Nhưng Võ Dũng cười và hứa một câu xanh rờn: “Dì và cô yên tâm đi, con quyết sẽ trả thù cho má và 2 em. Lần này con đi “một - xanh cỏ, hai - đỏ ngực”! Dũng đã sống đúng với lời hứa đó….
(...)

Cái chết của mẹ và hai em trở thành một động lực trực tiếp để Võ Dũng kiên quyết vào Nam, phần để “trả thù cho mẹ”, phần để thoát khỏi không gian tù túng đang bó chân một chàng trai mười tám. Năm 1969, anh nhập ngũ sau đó đi thẳng vào Trung ương Cục. Lần đầu vào chiến trường nhưng khi phải di chuyển xuống Khu IX, Võ Dũng đã chọn con đường công khai. Trong vai một Khmer kiều, Võ Dũng được người giao liên của bố anh, bà Sáu Trung, đưa về từ Châu Đốc, theo xe đò xuống Rạch Giá.
Sau khi vợ và hai con mất, ông Võ Văn Kiệt vừa cần một người thân ở bên cạnh vừa, trong thâm tâm, muốn giữ an toàn cao nhất cho con mình. Võ Dũng được đưa về ở trong cơ quan Khu ủy, cạnh cha. Bác sỹ riêng của ông Võ Văn Kiệt, ông Huỳnh Hoài Nam kể: “Ổng dặn tôi kèm Dũng, ‘có khó khăn gì mày lo’. Nhưng Dũng rất ngang bướng, nó cứ đòi xuống đơn vị. Dũng kêu: Em về đây để chiến đấu chứ đâu phải để đào hầm cho ba em núp”.
Năm 1971, sau khi lãnh đạo Khu lấy lại được tư thế sau những tổn thất ghê gớm của Mậu Thân, ông Võ Văn Kiệt phát động đưa con em cán bộ ra mặt trận. Dũng nhân đấy nói, không lẽ kêu gọi con người ta ra trận mà con mình ngồi trong cứ, thế là đòi đi. Bác sỹ Nam kể: “Ổng kêu tôi làm công tác tư tưởng. Tôi nói: ‘Dũng, em về miền Nam làm gì?’. Nó bảo: ‘Chiến đấu trả thù’. ‘Vậy em có thấy bọn anh chiến đấu không?’. Nó bảo: ‘Có, nhưng chiến đấu trong xó không hà’. Tôi lấy chuyện mẹ và các em đã mất ra khuyên can, Dũng vẫn dứt khoát. Ông Kiệt thấy thế đành bảo, thôi để nó đi”.
Dũng đòi bằng được ra một đại đội trinh sát. Ông Kiệt nhớ lại: “Ông Lê Đức Anh biết chuyện định chuyển cháu về pháo binh, chưa kịp ra quyết định thì Dũng mất”. Võ Dũng hy sinh ngày 29-4-1972 khi đang luồn qua những hàng rào dây thép gai trinh sát. Theo anh Hồ Văn Út, cận vệ của ông Kiệt: “Hôm sau, mấy bà má phải vào đồn lính, xin xác Dũng về an táng bên kênh Tư Ký, Sóc Trăng”. Ông Võ Văn Kiệt nhận được tin con trai hy sinh khi đang chủ trì cuộc họp Thường vụ Khu ủy. Gương mặt người chính ủy tái lại, nhưng ông chỉ mím môi để cho nước mắt chảy vào trong.
Những người cận vệ luôn sống cách ông vài bước chân cũng không khi nào nhìn thấy ông Kiệt khóc. Trước ba quân, vẫn là một ông Tám Thuận mạnh mẽ. Nhưng, khi trở về trong chòi riêng ông trở thành một con người khác, lặng câm, cô độc. Bác sĩ Huỳnh Hoài Nam kể: “Ông thích uống cà phê sữa nhưng dạo ấy ông thường kêu tụi tôi làm ‘chà và đen’, cách ông gọi cà phê không. Đó là loại cà phê dành cho những đêm không ngủ. Kể từ khi bà Trần Kim Anh và hai đứa con thơ mất tích trên sông Sài Gòn, có hai kỷ vật lúc nào cũng được ông Kiệt giữ bất li thân đó là bức chân dung của bà và bộ đồ bà ba may bằng lụa tơ tằm. Bác sĩ Nam kể: “Mỗi khi dời cứ, thường chúng tôi giúp ông xếp đồ. Riêng tấm hình và bộ đồ của bà thì tự tay ông làm lấy”.
Xem tiếp...

Tư liệu về kinh tế - chính trị (1)

Luận Về “Đa Đảng”

Luận Về “Đa Đảng”
(Nguyên văn bài viết của Hoàng Hữu Phước đăng trên Emotino ngày 13/02/2011: http://www.emotino.com/bai-viet/18997/da-dang)
Hoang Huu Phuoc, MIB
Câu nói hay nhất đầu năm 2011 cũng là câu đầy dõng dạc, dứt khoát, và khí thế – rất hiếm khi được nghe thấy ở Việt Nam trong suốt vài thập kỷ qua – chính là câu trả lời “Việt Nam Không Cần Đa Đảng”  của một lãnh đạo Đảng khi được phóng viên nước ngoài phỏng vấn nhân Đại Hội Đảng Lần Thứ XI vừa qua. Cái thần uy của vị lãnh đạo Đảng là ở chỗ không cần nói nhiều, không cần giải thích dài dòng, vì sự phân bua nhỏ nhẹ dịu dàng không bao giờ là chiến thuật thượng đẳng hay phong thái đường bệ luôn phải có của người chiến thắng. Thế nhưng, vấn đề đa đảng sẽ cứ mãi được phóng viên nước ngoài lập đi lập lại trong những ngày tháng năm sắp đến, cũng như sẽ mãi được các nhóm chống Cộng khai thác để công kích Việt Nam, còn những người Việt ít làm việc trí óc thường dễ bị phân vân trước các khích bác. Nhân một số học trò và bạn hữu ở nước ngoài, những người hay chuyển đến tôi nhiều bài viết chống cộng ở hải ngoại do thích nghe tôi phản pháo [1] mà họ cho là dễ hiểu dễ nhớ khó cãi khó chống, hỏi tôi dịp Tết này vì sao Việt Nam vẫn còn “độc đảng độc tài” khi sự kiện Đại Hội Đảng Cộng Sản Việt Nam vẫn còn nóng hổi và vì cũng để những bạn trẻ Việt Nam hiểu biết thấu đáo hơn và hết phân vân trước các luận điệu chống đối của nước ngoài, tôi thấy cũng nên mạn phép dùng kiểu giải thích “cực kỳ bình dân” cho vấn đề “cực kỳ hàn lâm” trên.
Việt Nam không cần đa đảng vì sáu lý do rất đơn giản mà tất cả những người Việt Nam có sở hữu trí tuệ uyên bác và trong tình trạng sức khỏe tâm thần ổn định tốt đều đã hiểu và biết rất rõ như sau:
1) Lý do thứ nhất: Lẽ Công Bằng
Tại các nước Âu Mỹ dù có hay không có kinh qua các cuộc chiến tranh nội bộ, xâm lược hay bị xâm lược, khu vực hay toàn cầu, thì mọi tầng lớp nhân dân thuộc mọi phe nhóm hay đảng phái đều có đóng góp công của vào việc xây dựng đất nước, đóng góp xương máu trong tiến hành xâm chiếm nước khác làm giàu cho nước mình, hay đóng góp máu xương chống giặc xâm chiếm nước mình để giữ yên bờ cõi; thế nên ở xứ của họ đương nhiên là các phe nhóm chính trị, các đảng phái chính trị, và các tầng lớp nhân dân có quyền lợi như nhau trong sinh hoạt phe nhóm, đảng phái, mà họ gọi hoa mỹ là “đa đảng” như một nền tảng của “tự do ngôn luận” và “tự do lập đảng”. Tất nhiên, “đa đảng” là để che dấu một sự thật là tất cả các đảng đều chỉ khác nhau ở cái tên còn giống y nhau ở hai điểm (a) phục vụ lợi ích các nhà tài phiệt chủ nhân của đảng cầm quyền và (b) phục vụ lợi ích các nhà tài phiệt chủ nhân của các đảng khác đang nắm quyền ở Thượng Viện và Hạ Viện – nghĩa là nếu giả dụ hoang đường rằng ngay cả khi đảng “Cộng Sản Mỹ” có người “đắc cử” làm Tổng Thống Hoa Kỳ thì người ấy vẫn phải răm rắp thực hiện đầy đủ các cam kết của và tiếp tục các đường lối đối ngoại và thậm chí các cuộc chiến tranh gây ra bởi vị tổng thống tiền nhiệm. Tương tự, đa đảng ở Anh Quốc có nghĩa là bất kỳ đảng nào lãnh đạo chính phủ cũng đều phải tuyệt đối ủng hộ Mỹ, chung vai sát cánh với Mỹ tiến hành chiến tranh tại bất kỳ khu vực nào Mỹ muốn. Thêm vào đó, “đa đảng” tại các quốc gia theo thể chế quân chủ lập hiến chính là trò bát nháo buồn cười khi  vẫn tồn tại miên viễn đặc quyền bất khả xâm phạm của các “vua”, các “nữ hoàng”, tức “đảng cấp trên” hay “đảng thượng cấp”, còn các đảng ở quốc hội và “nội các” là … “đảng hạ cấp” mà họ tự an ủi bằng danh xưng hoa mỹ “đa đảng của tự do dân chủ”.
Việt Nam hoàn toàn khác: tất cả các phe nhóm và đảng phái chính trị đều hoặc làm tay sai cho Pháp hay Nhật hay Hoa hay Mỹ, hoặc tự bươn chải chỉ biết dùng nước mắt bạc nhược cố tìm “đường cứu nước” (như Phan Bội Châu khóc lóc với Lương Khải Siêu [2] khi nhờ Lương Khải Siêu giới thiệu với Nhật xin giúp kéo quân sang Việt Nam đánh Pháp, mà không biết mình rất có thể đã “cõng rắn cắn gà nhà”, “rước voi về dày mả tổ”, mở đường cho sự quan tâm của Quân Phiệt Nhật tàn bạo đánh chiếm và giết chết nhiều triệu người Việt Nam sau này, và phải nhờ Lương Khải Siêu ban phát cho lời khuyên can mới hiểu ra sự nguy hiểm của lời yêu cầu Nhật đem quân đến Việt Nam giúp đánh Pháp), và tất cả đều chống Cộng. Chỉ có Đảng Cộng Sản Việt Nam đánh thắng tất cả, tạo dựng nên đất nước Việt Nam thống nhất, nên việc “đòi quyền lợi” hay “đòi quyền tham chính” của tất cả các cá nhân, tất cả các phe nhóm chính trị bên ngoài Đảng Cộng Sản Việt Nam là điều không tưởng, vô duyên, khôi hài và bất công, nếu không muốn nói là hành vi bất lương của kẻ cướp muốn thụ hưởng quyền lực chính trị trong khi đã không có bất kỳ công sức đóng góp nào cho Đảng Cộng Sản Việt Nam, ngoài sự chống phá ngay từ bản chất.
Người Việt Nam yêu sự công bằng nên không ai chấp nhận đa đảng. Bất kỳ ai nói nhặng lên về đa đảng đích thị là phường gian manh muốn ngồi mát ăn bát vàng, hoặc phường Việt gian tay sai Hoa-Mỹ, và do đó không thuộc cộng đồng người dân Việt chân chính.
2) Lý do thứ nhì: Yêu Cầu Cao Và Chuyên Nghiệp Của Trị Nước
Đảng Cộng Sản Việt Nam đã lãnh đạo thành công về chính trị.
Đảng Cộng Sản Việt Nam đã lãnh đạo thành công về quân sự.
Đảng Cộng Sản Việt Nam đã lãnh đạo thành công về ngoại giao.
Đảng Cộng Sản Việt Nam đã lãnh đạo thành công về kinh tế.
Đảng Cộng Sản Việt Nam đã lãnh đạo thành công về tạo uy danh lớn, uy tín cao, uy thế mạnh trên trường quốc tế.
Do đó, Đảng Cộng Sản Việt Nam đã bảo vệ đất nước thành công, đã xây dựng đất nước thành công, và tất cả những điều này có nghĩa rằng Đảng Cộng Sản Việt Nam có kinh nghiệm thực tế về trị quốc.
Nhân dân Việt Nam không bao giờ cho phép Đảng Cộng Sản Việt Nam đặt sinh hoạt chính trị sống còn của đất nước Việt Nam vào tay những kẻ vô danh tiểu tốt chỉ có hai thứ lận lưng là (a) tấm bằng thạc sĩ hay tiến sĩ của đại học Mỹ và (b) tiền tài trợ của Mỹ và những nước tương cận mưu toan xóa sổ Đảng Cộng Sản Việt Nam để ăn cướp thành quả cách mạng mà chỉ riêng Đảng Cộng Sản Việt Nam tạo dựng nên.
3) Lý do thứ ba: Kinh Nghiệm Thực Tế Và Sâu Sắc Của Người Việt Đối Với Những Kẻ Đặt Vấn Đề Đa Đảng
Tất cả những kẻ đặt vấn đề đa đảng đều nhận tiền của các thế lực chống cộng, từ đó dễ dàng suy ra rằng đòi hỏi đa đảng chỉ nhằm một mục đích duy nhất là tiêu diệt cộng sản để chỉ còn một đảng duy nhất của riêng chúng, chứ không phải để cùng Đảng Cộng Sản hữu hảo sinh hoạt chính trị “tự do” như ở các nước khác. Đảng Cộng Sản Việt Nam sẽ không xứng đáng lãnh đạo đất nước Việt Nam nếu để bản thân Đảng bị tiêu diệt vì luận điệu đa đảng ngây ngô trẻ nít ấy.
Điều nói thêm tuy không cần thiết do đã là sự thật quá rõ ràng là tất cả những người đã và đang kêu gào đòi đa đảng đều là phường bất tài vô dụng, vô danh tiểu tốt, vô hạnh, và vô lại. Không một ai trong nhóm người đòi đa đảng có thể cho ra một cái tên cụ thể nào của một con người cụ thể nào trong toàn thế giới chống cộng có uy danh hiển hách cùng kỳ tích trong và kinh nghiệm về trị quốc để có thể “tham chính” tại Việt Nam.
4) Lý do thứ tư: Kinh Nghiệm Thực Tế Và Sâu Sắc Của Người Việt Đối Với Đa Đảng
Người dân Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa đã có kinh nghiệm rằng Đảng Cộng Sản ở Miền Bắc đã lãnh đạo cách mạng thành công, chiến thắng xâm lược, xây dựng đất nước, và thống nhất đất nước trong vẻ vang.
Người dân Việt Nam Cộng Hòa đã có kinh nghiệm rằng Miền Nam đã chưa hề có chế độ đa đảng  mà chỉ có vài phe nhóm linh tinh hay nói đúng hơn là chế độ đa đảng với chữ “đảng” là “băng đảng”. Sau nhiều năm làm tổng thống, Nguyễn Văn Thiệu cho rằng nhất thiết phải có một đảng chính trị để hòng có được uy danh một tổ chức có cương lĩnh hẳn hoi hầu sánh được với Đảng Cộng Sản Việt Nam nên đã khẩn cấp tổ chức nên cái gọi là Đảng Dân Chủ, với cờ vàng sao đỏ (đối chọi với cờ đỏ sao vàng) do Nguyễn Văn Thiệu làm đảng trưởng (đối chọi với chủ tịch đảng Hồ Chí Minh) trong lễ ra mắt ồn ào rợp cờ xí năm 1973 tại tòa nhà sát bên nơi nay là trụ sở Ủy Ban Nhân Dân Quận Bình Thạnh. Kỳ dư chỉ là những “liên danh tranh cử” của các tên tài phiệt, nhân sĩ “xôi thịt”,  trí thức nửa vời, tu sĩ hổ mang, tay sai Mỹ, bất tài về kinh tế, bất lực về quân sự, dẫn đến sự thất bại nhục nhã khi các tổng thống nối đuôi nhau khóc lóc trên đài truyền hình quốc gia, run rẩy giàn giụa nước mắt thề tử thủ trước khi ôm vàng trốn chạy, còn quân đội vứt bỏ cả quân trang quân dụng và quân phục tháo chạy tán loạn.
Người dân Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam biết rất rõ rằng “tự do đa đảng” kiểu Mỹ áp dụng ở Đông Nam Á hoàn toàn là “độc-đảng-có-sự-ủng-hộ-của-Mỹ” như vết xe đổ của Philippines, Indonesia, v.v.; đồng thời, “tự do dân chủ” dưới sự bảo trợ của Mỹ luôn đồng nghĩa với độc tài gia đình trị tàn bạo và phản dân chủ như phiên bản các “đồng minh” khủng khiếp của Mỹ mà cụ thể là các tên tổng thống “độc đảng độc tài” như Ferdinand Marcos (Philippines), Suharto (Indonesia), Park Chung-hee (Hàn Quốc), Ngô Đình Diệm (Việt Nam Cộng Hòa), Nguyễn Văn Thiệu (Việt Nam Cộng Hòa), v.v., mà hiện nay là Husni Mubarak (Ai Cập) đã cai trị cùng kiểu và bị lật đổ cùng với sự dấy lên của phong trào chống Mỹ và/hoặc chủ nghĩa cực đoan gây bất ổn triền miên trên toàn thế giới.
Do đó, người dân Việt Nam chân chính, biết tự trọng, có tính hào hùng dân tộc, và hiểu biết sâu sắc về chính trị sẽ không bao giờ đặt vấn đề về đa đảng hay có nhu cầu đối với đa đảng.
Người Việt chân chính và có học thức đều biết rằng Hoa Kỳ và Việt Nam đều độc đảng, với điểm khác nhau duy nhất là đảng ở Việt Nam ở dạng sinh học nhất thể, còn đảng ở Hoa Kỳ là dạng sinh năm sinh ba sinh mười giống nhau như đúc do tự phân thân kiểu vi trùng để hoạt động giống y nhau bằng những cơ thể khác nhau, phục vụ cho mục đích không khác nhau.
Người Việt chân chính và có học thức đều biết rằng Hoa Kỳ và phe người Việt chống cộng hiểu rất rõ là họ đang sử dụng chiêu bài công kích cộng sản độc đảng chỉ với mong muốn tiêu diệt cộng sản, hình thành một xã hội độc-đảng-không-cộng-sản mà thôi, như những cuộc tiêu diệt cộng sản và chụp mũ cộng sản lên đầu phe đối lập đã luôn xảy ra dưới thời Suharto, Ngô Đình Diệm, Nguyễn Văn Thiệu cùng những tên tương cận khắp thế giới.
Người Việt chân chính và có học thức muốn đất nước được lãnh đạo bởi một đảng chính trị có thực tài để không phải chứng kiến trò hề tranh cử như ở Mỹ và sự rối loạn chính trị như ở Thái Lan. Đảng phái chính trị ở Việt Nam Cộng Hòa hoặc hữu danh vô thực, hoặc bất tài vô dụng, nên không bao giờ là mong muốn có tồn tại của người dân. Đảng phái chính trị “tương lai” mà những tên nhóc con vô danh tiểu tốt điên rồ như Lê Công Định [3] hay Cù Huy Hà Vũ [ 4] hoặc những tên lưu manh mặc áo chùng đen hay cà sa điên loạn muốn thành lập dù bất tài vô dụng về chính trị, ngu dốt về trị quốc, và chà đạp giáo lý đấng Chí Tôn không bao giờ được người dân Việt Nam chân chính yêu nước cho phép hình thành.
5) Lý do thứ năm: Người Dân Việt Nam Hài Lòng Với Và An Tâm Dưới Sự Lãnh Đạo Của Đảng Cộng Sản Việt Nam 
6) Lý do cuối cùng và là lý do quan trọng nhất: Sự Tồn Tại Của Việt Nam
Mỹ kiêng sợ Trung Quốc đến độ nhiều chục năm qua không bao giờ dám gọi đồng minh Đài Loan là quốc gia. Thái Lan kiêng sợ Trung Quốc. Thế giới kiêng sợ Trung Quốc. Trung Quốc không sợ bất kỳ quân đội nào của thế giới. Trung Quốc chiếm Hoàng Sa đánh tan các chiến hạm Việt Nam Cộng Hòa ngay trước mũi Đệ Thất Hạm Đội hùng hậu của Hoa Kỳ. Trung Quốc chỉ sợ quân đội của Đảng Cộng Sản Việt Nam.
Bọn đòi đa đảng là nhằm xóa sổ Đảng Cộng Sản Việt Nam. Người dân Việt Nam biết rằng xóa sổ Đảng Cộng Sản Việt Nam đồng nghĩa với thủ tiêu tất cả các tướng lĩnh Cộng Sản của quân đội Việt Nam, và làm tan rã quân đội Việt Nam. Người dân Việt Nam biết rằng Trung Quốc không trông mong gì hơn là Việt Nam có đa đảng, vì ngay khi bọn đa đảng xóa sổ được Đảng Cộng Sản Việt Nam, Trung Quốc sẽ xua quân đánh chiếm toàn bờ cõi Việt Nam và chiếm Việt Nam trong vòng 8  giờ làm việc của một ngày làm việc.
Người Việt chống cộng hay rêu rao Đảng Cộng Sản Việt Nam làm tay sai cho “giặc” Trung Quốc  mà không đủ trí tuệ để hiểu rằng chính những hành vi chống Việt Nam của họ mới làm hài lòng mấy anh “giặc” ấy.
Hoa Kỳ thiếu ánh sáng trí tuệ nếu tài trợ dưỡng nuôi các phe nhóm chống Việt Nam Cộng Sản, vì chỉ có quân đội của Đảng Cộng Sản Việt Nam mới có thể ngăn chặn sự bành trướng của Trung Quốc xuống vùng Đông Nam Á, không cho Trung Quốc uy hiếp Châu Úc, không cho Trung Quốc đặt dấu chấm hết cho sự ngự trị tung hoành của các hạm đội Hoa Kỳ ở Thái Bình Dương.
Cộng sản không bao giờ có thể bị tiêu diệt; do đó, sự trỗi dậy của đa đảng đồng nghĩa với nội chiến, tàn phá đất nước, tàn diệt dân tộc, và tạo điều kiện cho Trung Quốc xóa sổ Việt Nam.
Ngoài sáu lý do đơn giản cực kỳ bình dân dễ hiểu và dễ nhớ trên còn có vô số các lý do khác, chẳng hạn (a) thế giới đang đánh giá cao về sự ổn định chính trị (do độc đảng đem lại) ở Việt Nam, nên Việt Nam dứt khoát kiên trì độc đảng để không làm thất vọng các nhà đầu tư quốc tế; (b) thế giới tư bản biến loạn với sự suy thoái kinh tế toàn cầu và các chủ thuyết của Karl Marx được Châu Âu quan tâm tái nghiên cứu tìm cách cứu thân trong khi Việt Nam đã nhuần nhuyễn áp dụng sáng tạo nên không lý do gì phải đi theo con đường đa đảng vô hiệu và thất bại của Âu Mỹ; hay (c) ngay cả Chính Phủ Hoa Kỳ cũng phải nhìn nhận vai trò quan trọng chiến lược của Việt Nam, đất nước độc đảng, trong an ninh khu vực và quốc tế, v.v.
Lời kết luận sẽ rất đơn giản, như lời lãnh đạo Đảng Cộng Sản Việt Nam đã nói:
“Việt Nam Không Cần Đa Đảng.”

                                                                                                                       (Đại Chúng sưu tầm)
Xem tiếp...

THÀNH KÍNH PHÂN ƯU

( Điếu ông Trần Bạch Đằng)



Bệnh ông nặng quá
Xác ông thì già
Không còn gượng nữa
Ông bỏ ông đi

Ông đi, ông về
Với tiên với tổ
Mừng mừng tủi tủi
Vòng hoa phân kỳ

Ông về, ông đi
Vĩnh chào nhân thế
Hóa thành linh khí
Đoàn tụ, chở che

Sống trọn một bề
Vì dân vì nước
Giản đơn, mực thước
Xứng danh anh hùng!

Tôi tiếc thương ông!


              Trần Hạnh Thu




ĐỌC THÊM:

Trần Bạch Đằng

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia

Trần Bạch Đằng (15 tháng 7 năm 192616 tháng 4 năm 2007) là một nhà nghiên cứu, nhà văn, nhà báo Việt Nam. Ông còn là một nhà chính trị lão thành của Việt Nam đã tham gia hoạt động cách mạng từ trước năm 1945. Ông cũng là tác giả của quyển tiểu thuyết Ván bài lật ngửa viết về một nhân vật tình báo trong Chiến tranh Việt Nam: Đại tá Phạm Ngọc Thảo, với bút danh Nguyễn Trương Thiên Lý.

Tiểu sử

Ông tên thật là Trương Gia Triều, sinh ngày 15 tháng 7 năm 1926 tại xã Hòa Thuận, huyện Giồng Riềng, Kiên Giang. Ông là cháu nội nhà chí sĩ yêu nước Trương Gia Mô (còn gọi là cụ Nghè Mô).
Về sự nghiệp chính trị, ông tham gia cách mạng từ khi mới 17 tuổi. Năm 1946, ông đã được giao phụ trách tờ Chống Xâm Lăng của Thành ủy Sài Gòn. Năm 1951 làm tổng biên tập báo Nhân Dân Miền Nam của Trung ương Cục. Trong suốt Chiến tranh Việt Nam, ông lần lượt đảm trách nhiều cương vị quan trọng như bí thư Thành ủy Sài Gòn, phụ trách Ban tuyên huấn Trung ương Cục, Ủy viên Đoàn chủ tịch Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam.
Năm 1976, ông là hội viên Hội Nhà văn Việt Nam. Từ năm 1978, ông là phó Ban Dân vận trung ương. Năm 1981, ông công tác ở Ban Tuyên huấn trung ương; năm 1982 là chuyên gia công tác tư tưởng văn hóa, viết báo, văn, nghiên cứu khoa học xã hội, giúp trung ương và Chính phủ Việt Nam một số vấn đề về chiến lược tư tưởng, kinh tế - xã hội.
Về sự nghiệp văn chương, do ảnh hưởng của gia đình, lòng ham thích văn chương hình thành trong ông rất sớm. Năm 1943, ông đã có những bài thơ đầu tay như:
  • Trên bờ Đồng Nai
  • Dấu cũ
  • Chiếu rách mưa đêm
  • Dạy học lậu...
Trong sự nghiệp của mình, ông có nhiều bút hiệu như: Hưởng Triều, Nguyễn Hiểu Trường, Nguyễn Trương Thiên Lý, Trần Quang... và tham gia ở nhiều thể loại khác nhau.
Ông qua đời ở tuổi 81 vào hồi 10g55 ngày 16 tháng 4 năm 2007 (nhằm ngày 29 tháng 2 âm lịch) tại bệnh viện Chợ Rẫyung thư phổi.

Tác phẩm

Về truyện ngắn, ông có nhiều tác phẩm mang tính thời sự như:
  • Bác Sáu Rồng (1975)
  • Một ngày của bí thư tỉnh ủy (1985)
  • Chân dung một quản đốc (1978)
  • Ngày về của ngoại (1985)
Về kịch nói, ông có:
  • Trần Hưng Đạo bình Nguyên (1951)
  • Nửa tuần trăng kỳ lạ (1984)
  • Tình yêu và lời đáp (1985)
  • Một mùa hè oi ả (1986), Một mối tình (1987)
Về lĩnh vực điện ảnh, ông cũng tham gia nhiều kịch bản phim được đánh giá cao như:
  • Ông Hai Cũ (2 tập, 1985-1987)
  • Dòng sông không quên (1989)
  • Ván bài lật ngửa (8 tập, 1982-1988)
Ông cũng tham gia biên soạn hoặc làm chủ biên nhiều công trình khoa học như:
  • Địa chí văn hóa thành phố Hồ Chí Minh
  • Địa chí Đồng Tháp Mười
  • Địa chí Sông Bé
  • Lịch sử Nam Bộ kháng chiến...
Về thể loại báo chí, ông được xem là một cây bút tích cực phê phán tiêu cực và có nhiều kiến nghị sâu sắc về việc đổi mới của Việt Nam. Nổi bật nhất có Đổi mới - Đi lên từ thực tế (NXB Trẻ, 2000) gồm 112 bài tuyển chọn từ 1975-2000, với 3 phần: Thôi thúc của đổi mới (1975-1985), Gian nan những bước đầu (1986-1991), Chín năm cho một cuộc hồi sinh (1992-2000).
Tuy nhiên, ông gắn bó lâu dài với thể loại thơ hơn cả với các tập thơ:
  • Bài ca khởi nghĩa (1970)
  • Hành trình (1972)
  • Theo sóng Đồng Nai (1975)
  • Đất nước lại vào xuân (1978)
  • Những cái tên đồng bằng (1986)
  • Tuyển tập Hưởng Triều (1997)

Một nhà báo nhạy bén và quyết liệt

Trần Bạch Đằng là một nhà báo có tài. Không phải vì ông đã "dính" với nghiệp báo hơn 60 năm, đã là nhà báo lão thành. Thâm niên trong nghề báo chỉ là một phần, nhiều khi khá nhỏ, quyết định bản lĩnh cũng như sự sắc sảo của một cây bút "nhật trình".
Trước khi là nhà báo (chuyên nghiệp) Trần Bạch Đằng là một nhà chính trị, một người lãnh đạo. Không biết điều đó có giúp gì cho ông với tư cách một nhà báo hay không, hoặc có ảnh hưởng gì tới quan điểm báo chí của ông không. Nhưng ngay sau khi rời khỏi vị trí lãnh đạo, ông lập tức trở lại với nghề báo; và lập tức trở thành một cây viết rất quen thuộc của rất nhiều tờ báo lớn.
Sau nhiều năm, tên ông thường xuất hiện trên các báo như: Sài Gòn Giải Phóng, Tuổi Trẻ, Thanh Niên, Phụ Nữ. Nhưng không chỉ báo lớn, nhiều khi cái tên "Trần Bạch Đằng" ký dưới bài viết còn xuất hiện ở rất nhiều tờ báo "nhỏ". Những lĩnh vực mà ngòi bút báo chí Trần Bạch Đằng "xới" tới khá rộng, từ chính trị tới xã hội, văn hóa, từ chống tham nhũng tới việc xây dựng một xã hội pháp quyền.
Không cực đoan nhưng luôn thẳng thắn trong quan điểm, luôn có "lửa" trong ngòi bút, những bài báo của Trần Bạch Đằng đã được đông đảo người đọc đón nhận một cách tích cực. Ngay cả trong những bài viết phân tích những vấn đề chính trị hay xã hội từ quan điểm của một nhà lãnh đạo (cựu lãnh đạo), ông vẫn đứng về phía người dân thường hay đứng, hay nghĩ, hay cảm[cần dẫn nguồn].
Ông còn có rất nhiều tham gia tích cực, nhiều khi là can đảm không ngại đụng chạm để sự thật được nói lên. Một số bài báo của Trần Bạch Đằng đã thực sự là chỗ dựa công luận cho người dân. Một số bài báo khác đã thực sự tiếp thêm dũng khí cho người trung thực trong cuộc đấu tranh vì sự trong sạch của guồng máy công quyền, vì sự công bằng xã hội[cần dẫn nguồn].
Qua những bài báo của ông có thể nhận thấy ông luôn giữ lý tưởng từ những ngày đầu Cách mạng tháng Támmiền Nam Việt Nam, khi ông là một thủ lĩnh của tổ chức Thanh niên Tiền phong. Đó là làm sao để "dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, và văn minh".
Xem tiếp...