Thứ Ba, 11 tháng 2, 2020

PHẢN DÂN HẠI NƯỚC (Bè lũ tư sản đỏ) 47

-Cách mạng Việt Nam gồm hai cuộc cách mạng hợp thành: Cách mạng giải phóng dân tộc và Cách mạng vô sản
-Cách mạng giải phóng dân tộc đã hoàn thành một cách vẻ vang và đầy tự hào.

                                   

                                                           Vì Nhân dân quên mình
-Thực tế xã hội đã phơi bày: Cách mạng vô sản đã không những bên bờ thất bại không thể cứu vãn, mà còn có "thành tựu" làm hình thành tầng lớp "tư sản đỏ" từ những người cộng sản lứa hậu duệ do chính cách mạng đào tạo, không những không tạo ra được những nét ưu việt nổi bật của hình thái kinh tế xã hội mới (chủ nghĩa cộng sản),mà còn phải duy trì hình thái kinh tế xã hội cũ (chủ nghĩa tư bản) để mưu cầu tồn tại.
-Mục đích của định hướng XHCN là làm cho dân chúng có cuộc sống ngày càng ấm no hạnh phúc. Nhưng giải tỏa qui hoạch Thủ Thiêm lại có hiệu ứng ngược lại. Như thế có phải là phản cách mạng và những kẻ chủ mưu (gồm các đảng viên cộng sản) có phải là bè lũ phản động?
-Tội lỗi lớn nhất của những kẻ cộng sản thoái hóa là bản thân chúng không những không tin, mà còn phá vỡ không thể phục hồi được lòng tin phải tốn biết bao xương máu mới bồi đắp nên được của quần chúng cần lao đối với Đảng cộng sản. 
-Điều đó gợi ý cho những người cộng sản chân chính phải xét lại nền tảng lý luận của triết học Mác - Lênin và tìm con đường khác để đến với chủ nghĩa cộng sản.
-Muốn thế, điều trước tiên là phải để trí não thoáng đãng, tâm hồn rộng mở, suy tư trên tinh thần tất cả là của dân, do dân và vì dân.
-Trong khi chưa tìm được con đường nào khác, vẫn đi trên con đường này để tiến lên CNXH, thì điều cấm kỵ không được làm số một là không được để sự uất ức, hận thù của họ dâng cao. Không được để xảy ra thêm những vụ tương tự Tiên lãng, Đồng Tâm, Thủ Thiêm...Phải tích cực, nỗ lực xây dựng lại lòng tin của quần chúng.
-Phải nghiêm trị những kẻ phản dân, hại nước, những kẻ đã thành "tư sản đỏ" làm suy đồi đạo đức xã hội, những kẻ gây tội ác trong thời bình. 
-Phải loại bỏ khỏi đội ngũ những kẻ mà lòng tham đã nhấn chìm hoàn toàn đức tính thiêng liêng nhất của một con người: lòng nhân ái, và lời thề số một của một đảng viên cộng sản: "Vì Nhân dân quên mình"! 

                                                        Tự Nguyện - Trọng Tấn 

-Mặt trông đau đớn rụng rời,
Oan này còn một kêu trời, nhưng xa.
Một ngày lạ thói sai nha,
Làm cho khốc hại chẳng qua vì tiền.

(Nguyễn Du) 
-Ngày xưa đi cướp chính quyền
 Là vì muốn sống trong miền ấm no
Ngày nay thấp thỏm âu lo
Lũ tư sản đỏ xông vô cướp nhà!
Chúng là một đám ba hoa
Luồn trên lách dưới, thành ma hại người.

----------------------------------------------------------------------
(ĐC sưu tầm trên NET)
 
'Trùm' buôn bán thuốc ung thư giả ở VN Pharma nói gì trong lời sau cùng

Đã rõ “đường đi” trong vụ giao đất trái luật cho Vũ “nhôm”

11:28 21/09/2019

BizLIVE - Nguyễn Hữu Tín và đồng phạm vi phạm các quy định của Nhà nước trong việc cho thuê đất, bán chỉ định nhà và khấu trừ tiền thuê đất đối với nhà, đất số 15 Thi Sách.

Đã rõ “đường đi” trong vụ giao đất trái luật cho Vũ “nhôm”
Phan Văn Anh Vũ, hay Vũ "nhôm".
Các tình tiết được nêu trong cáo trạng VKSND Tối cao vừa truy tố ông Nguyễn Hữu Tín, nguyên Phó chủ tịch UBND TP.HCM và các đồng phạm liên quan đến vụ giao đất ở số 15 Thi Sách, Q.1 cho CTCP Xây dựng Bắc Nam 79 của Phan Văn Anh Vũ, còn gọi là Vũ “nhôm”.
Cụ thể, ngày 22/3/1994, UBND TP.HCM ký Quyết định số 10477/QĐ-UB xác lập sở hữu nhà số 15 Thi Sách gồm diện tích đất là 2.345,3 m2 và căn nhà trên đất có tổng diện tích xây dựng là 2.657,75 m2, thuộc diện “Nhà cơ quan hành chánh chế độ cũ và giao Sở Nhà Đất thành phố tổ chức thực hiện việc quản lý theo quy định”.
Sau đó, Công ty Phim Giải phóng thuộc Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch (Bộ VHTT&DL) ký hợp đồng thuê nhà với Công ty TNHH MTV Quản lý kinh doanh nhà TP.HCM (Công ty QLKDN), thời hạn thuê đến ngày 31/7/2015.
Trong năm 2014, Bộ Công an gửi văn bản tới  Bộ VHTT&DL và UBND TP.HCM đề nghị tạo điều kiện cho Công ty Bắc Nam 79 sớm hoàn tất thủ tục pháp lý và trực tiếp ký hợp đồng thuê đất với Sở Tài nguyên và Môi trường, thay cho Công ty Phim Giải phóng.
Sau khi nhận được các văn bản, ông Nguyễn Hữu Tín bút phê chỉ đạo Lê Văn Thanh “giao Sở Tài nguyên và Môi trường hướng dẫn thủ tục”. Bị can Lê Văn Thanh giao cho Nguyễn Thanh Chương tham mưu, soạn thảo cho ông Thanh ký, gửi Sở Tài nguyên và Môi trường, Sở Tài chính, Công ty QLKDN, nội dung: “Tiếp Công văn số 3702/BCAc-B11 ngày 24/10/2014 của Bộ Công an về việc cho phép Công ty Bắc Nam 79 được trực tiếp ký hợp đồng thuê đất tại khu đất số 15 Thi Sách, Phó chủ tịch UBND Nguyễn Hữu Tín có ý kiến chỉ đạo như sau: Giao Sở Tài nguyên và Môi trường phối hợp Công ty QLKDN và Sở Tài chính hướng dẫn thủ tục”.
Khi được giao xử lý, bà Nguyễn Lan Châu, Chuyên viên phòng Quản lý đất Sở Tài nguyên và Môi trường đã soạn thảo văn bản trình bị can Trương Văn Út, nội dung đề xuất xác định rõ nhà đất 15 Thi Sách thuộc nguồn gốc công sản do Nhà nước trực tiếp quản lý, nếu sử dụng vào mục đích an ninh quốc phòng cần phải có ý kiến của Thủ tướng Chính phủ và Bộ Công an; nếu sử dụng vào mục đích thương mại dịch vụ thì đấu giá hoặc có ý kiến của Thủ tướng Chính phủ.
Bị can Trương Văn Út bút phê sửa đề xuất và đưa bản sửa cho bà Nguyễn Lan Châu; bà Châu đã soạn thảo văn bản theo nội dung đề xuất Sở TNMT kiến nghị UBND TP xem xét quyết định giao cho Sở Tài chính rà soát, sắp xếp nhà số 15 Thi Sách cho Công ty Bắc Nam 79. Tuy nhiên, bị can Út bút phê sửa nội dung bản dự thảo lần thứ hai theo nội dung đề xuất xử lý nhà đất 15 Thi Sách tương tự trường hợp nhà đất số 8 Nguyễn Trung Trực đã xử lý trước đó.
Bà Nguyễn Lan Châu đã soạn thảo lại văn bản nội dung như bút phê của bị can Út và trình bị can Út duyệt, ký nháy văn bản, sau đó trình bị can Đào Anh Kiệt, ký ban hành Công văn số 48 ngày 2/12/2014 gửi UBND TP kèm theo bản dự thảo công văn để UBND TP ký ban hành nội dung đồng ý cho Công ty Bắc Nam 79 được ký hợp đồng thuê đất số 15 Thi Sách với Sở Tài nguyên và Môi trường.
Trên cơ sở nội dung Công văn số 48 và dự thảo công văn của Sở Tài nguyên và Môi trường, bị can Nguyễn Thanh Chương, đã tham mưu soạn thảo văn bản trình bị can Lê Văn Thanh duyệt đồng ý đề xuất và trình bị can Nguyễn Hữu Tín ký ban hành Công văn số 927 ngày 16/12/2014, với nội dung đồng ý cho Công ty Bắc Nam 79 được ký hợp đồng thuê đất số 15 Thi Sách với Sở Tài nguyên và Môi trường.
Ngày 13/3/2015, Sở Tài chính có Công văn số 1809 nội dung xác định giá trị tài sản vật kiến trúc tại số 15 Thi Sách là: 6.777.262.500 đồng và viện dẫn căn cứ Nghị định số 46 ngày 15/5/2014 của Chính phủ quy định về thu tiền thuê đất, thuê mặt nước thì Công ty BắcNam 79 được khấu trừ chi phí bồi thường tài sản vật kiến trúc trên đất vào tiền thuê đất phải nộp.
Căn cứ Công văn số 1809, bị can Nguyễn Thanh Chương đã tham mưu, dự thảo trình bị can Lê Văn Thanh, đồng ý đề xuất và ký nháy văn bản trình bị can Nguyễn Hữu Tín ký ban hành Công văn số 198 ngày 25/3/2015, nội dung: Công ty Bắc Nam 79 có trách nhiệm nộp vào ngân sách thành phố phần chi phí bồi thường tài sản, vật kiến trúc trên đất và lợi thế thương mại tại số 15 Thi Sách là 6.777.262.500 đồng. Toàn bộ chi phí bồi thường này, công ty được khấu trừ vào tiền thuê đất phải nộp theo quy định.
Ngày 14/4/2015, công ty của Vũ “nhôm” đã nộp vào ngân sách số tiền 6.777.262.500 đồng và có văn bản đề nghị Sở Tài nguyên và Môi trường TP cho phép ký hợp đồng thuê đất, cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất theo quy định. Chi cục Thuế Quận 1 xác định Công ty Bắc Nam 79 phải nộp số tiền thuê đất kể từ ngày 11/6/2015 đến ngày 31/12/2016 là 6.796.992.107 đồng và được khấu trừ tiền số tiền thuê đất này bằng số tiền bồi thường giải phóng mặt bằng 6.777.262.500 đồng mà Công ty CPXD Bắc Nam 79 đã nộp vào ngân sách nêu trên.
Ngày 1/6/2015, bà Nguyễn Lan Châu, đã dự thảo văn bản trình bị can Trương Văn Út duyệt nội dung, ký nháy và trình bị can Kiệt duyệt, ký Công văn số 18/TNMT-QLSDĐ-M và nội dung dự thảo quyết định để báo cáo UBND TP.HCM xem xét quyết định cho Công ty Bắc Nam 79 thuê đất. Trên cơ sở đó, bị can Nguyễn Thanh Chương tham mưu, dự thảo văn bản trình bị can Lê Văn Thanh duyệt đồng ý đề xuất và trình bị can Nguyễn Hữu Tín ký ban hành Quyết định số 2781 ngày 11/6/2015 về việc chấp thuận cho Công ty Bắc Nam 79 thuê 2.345,3m2 đất tại số 15 Thi Sách với mục đích làm văn phòng làm việc, thời hạn 50 năm, hình thức thuê đất trả tiền hằng năm.
Ngay sau đó, Công ty Bắc Nam 79 đã làm các thủ tục xin chuyển mục đích sử dụng đất có chức năng ở và đã được các sở, ngành chức năng và UBND TP.HCM chấp thuận cho chuyển mục đích sử dụng, cấp phép chủ đầu tư, cấp phép xây dựng.
Sau khi có quyết định của UBND TP về chuyển đổi mục đích sử dụng đất tại số 15 Thi Sách, Công ty Bắc Nam 79 đã cùng với đối tác thành lập công ty và thực hiện khởi công Tòa nhà cao ốc Madison tại số 15 Thi Sách. Đến nay công trình đã cất nóc, xây xong phần thô 18 tầng, hiện đang trong giai đoạn hoàn thiện.
Cơ quan điều tra xác định, các bị can Nguyễn Hữu Tín, Lê Văn Thanh, Nguyễn Thanh Chương, Đào Anh Kiệt, Trương Văn Út với chức trách, nhiệm vụ được giao, biết rõ hành vi của mình thực hiện đã vi phạm các quy định của Nhà nước trong việc cho thuê đất, bán chỉ định nhà và khấu trừ tiền thuê đất đối với nhà, đất số 15 Thi Sách trái quy định của pháp luật.
HUYỀN TRÂM

Cựu chủ tịch Trần Văn Minh cùng Vũ “nhôm” gây thiệt hại cho Đà Nẵng 20.000 tỷ đồng

11:08 04/09/2019

Cơ quan Cảnh sát điều tra xác định bị can Trần Văn Minh, cựu Chủ tịch UBND TP.Đà Nẵng, với vai trò chủ mưu cùng các bị can trong vụ án giúp Vũ "nhôm" thao túng đất công sản, gây thiệt hại cho Đà Nẵng. 

Cựu chủ tịch Trần Văn Minh cùng Vũ “nhôm” gây thiệt hại cho Đà Nẵng 20.000 tỷ đồng
Bị can Trần Văn Minh (trái) và Văn Hưu Chiến. Ảnh TT
Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an vừa hoàn tất bản kết luận điều tra và chuyển hồ sơ sang VKSND cùng cấp đề nghị truy tố 21 bị can trong vụ án bán thao túng đất công sản liên quan đến Phan Văn Anh Vũ (Vũ "nhôm") gây thất thoát tài sản nhà nước xảy ra tại Đà Nẵng.
Trong số các bị can bị đề nghị truy tố có bị can Trần Văn Minh, Chủ tịch UBND TP.Đà Nẵng (giai đoạn từ năm 2006 - 2011) và bị can Văn Hữu Chiến, Chủ tịch UBND TP.Đà Nẵng (giai đoạn 2011 - 2014), cùng bị đề nghị truy tố về các tội danh "vi phạm chế độ quản lý, sử dụng tài sản nhà nước gây thất thoát lãng phí" và "vi phạm các quy định về quản lý đất đai". Trong đó, bị can Trần Văn Minh được xác định là người có vai trò chủ mưu, cầm đầu, chỉ huy việc thực hiện các hành vi phạm tội.
Theo kết luận điều tra, các bị can trong vụ án này có liên quan đến các hành vi vi phạm pháp luật xảy ra ở 21 bất động sản là công sản đã được Phan Văn Anh Vũ (Chủ tịch HĐQT công ty cổ phần xây dựng Bắc Nam 79) cấu kết với các bị can khác để mua giá rẻ và 7 dự án bất động sản với giá trị quyền sử dụng đất là hàng chục ngàn tỷ đồng.
Theo kết luận điều tra, trong thời gian từ năm 2002 đến 2017, Phan Văn Anh Vũ đã đứng tên, nhờ người thân đứng tên thành lập, tham gia góp vốn và trực tiếp điều hành hoạt động của 5 doanh nghiệp kinh doanh bất động sản, với mục đích thâu tóm nhiều dự án bất động sản và nhà, đất công sản trên địa bàn TP.Đà Nẵng không qua đấu giá quyền sử dụng đất, với giá thấp hơn giá do UBND TP.Đà Nẵng quy định và thu lợi cá nhân với số tiền đặc biệt lớn.
Các bị can Trần Văn Minh và Văn Hữu Chiến với cương vị là Chủ tịch UBND thành phố, được giao quản lý, sử dụng tài sản nhà nước, quản lý đất đai trên địa bàn TP.Đà Nẵng đã có hành vi vi phạm chế độ quản lý, sử dụng tài sản nhà nước, vi phạm các quy định về quản lý đất đai như: ký ban hành nhiều văn bản và chỉ đạo cấp dưới thực hiện việc giao đất, thu hồi, cho thuê, cho phép chuyển quyền sử dụng đất, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất và chuyển nhượng nhà, đất công sản trên địa bàn TP.Đà Nẵng cho bị can Phan Văn Anh Vũ trái quy định của pháp luật; giảm giá, giảm hệ số sinh lợi, cho phép chuyển đổi tên người nhận quyền sử dụng đất trái quy định của pháp luật. Theo kết luận điều tra, số tiền mà các bị can gây thất thoát của nhà nước trong cả 2 tội danh là gần 20.000 tỷ đồng.
"Hành vi phạm tội của các bị can Trần Văn Minh, Văn Hữu Chiến và đồng phạm đã tạo điều kiện cho bị can Phan Văn Anh Vũ thâu tóm nhiều dự án bất động sản và nhà, đất công sản tại TP.Đà Nẵng không qua đấu giá quyền sử dụng đất, gây thiệt hại đặc biệt lớn đối với ngân sách nhà nước, làm mất niềm tin của nhân dân và gây bức xúc lớn trong xã hội", kết luận điều tra nêu rõ. 
Theo Báo Thanh Niên

Buôn thuốc ung thư giả, cựu tổng giám đốc VN Pharma lãnh 17 năm tù

01/10/2019 16:26 GMT+7

TTO - Bị cáo Nguyễn Minh Hùng (cựu tổng giám đốc VN Pharma) nhận 17 năm tù, trong khi bị cáo Võ Mạnh Cường - người môi giới cho VN Pharma mua thuốc H-Capita 500mg - nhận 20 năm tù.

Buôn thuốc ung thư giả, cựu tổng giám đốc VN Pharma lãnh 17 năm tù - Ảnh 1.
Chủ tọa phiên tòa tuyên án chiều 1-10 - Ảnh: QUANG ĐỊNH
Chiều nay 1-10, sau 1 tuần xét hỏi và nghị án, TAND TP.HCM đã tuyên án với 12 bị cáo trong vụ án buôn bán hàng giả là thuốc chữa bệnh xảy ra tại Công ty Cổ phần VN Pharma.
Tòa nhắc nhở lời nói chuẩn mực
Trong những ngày xét xử, hàng loạt vấn đề còn mâu thuẫn được nêu ra trước tòa như nguồn gốc và chất lượng của lô thuốc H-Capita do VN Pharma nhập về. Bộ Y tế và các luật sư bào chữa cho các bị cáo cho rằng lô thuốc có nguồn gốc từ Ấn Độ, chỉ bị giả xuất xứ Canada và nhập về Việt Nam chứ không phải thuốc giả.
Trong khi đó, đại diện Viện kiểm sát nhận định việc Bộ Y tế tự cho cán bộ đi Ấn Độ trong 4 ngày nhưng thu thập được rất nhiều thông tin, được hợp pháp hóa lãnh sự, là không khách quan. Lý do là vì Cục Quản lý dược Bộ Y tế là đơn vị cấp phép cho VN Pharma nhập lô thuốc, hiện cục này cũng đang bị điều tra.
Theo VKS, ý kiến của Cục Quản lý dược cho rằng H-Capita kém chất lượng chứ không phải thuốc giả là bao che cho các bị cáo. Cho rằng các chứng cứ cục này đưa ra về nguồn gốc lô thuốc chưa được cơ quan điều tra Bộ Công an thẩm tra, VKS đã không sử dụng để đánh giá.
Trong khi đó, các luật sư cho rằng trách nhiệm của VKS là thẩm tra chứng cứ, việc VKS không chịu thẩm tra chứng cứ là "thiếu trách nhiệm’’.
Tại tòa, đại diện VKS đề nghị HĐXX kiến nghị đoàn luật sư xử lý một số luật sư có lời nói chưa chuẩn mực, xúc phạm đại diện VKS. Theo HĐXX, quá trình điều hành phiên tòa trên nguyên tắc khách quan, công khai, cách tranh luận của các bên có lúc gay gắt nhưng không có lời nói nào vượt quá khuôn khổ luật pháp, không có cơ sở xử lý như kiến nghị của VKS.
Tuy nhiên, thông qua vụ án, HĐXX nhắc nhở những người tham gia phiên tòa cần có lời nói chuẩn mực, tránh xúc phạm người khác và vi phạm pháp luật.
Buôn thuốc ung thư giả, cựu tổng giám đốc VN Pharma lãnh 17 năm tù - Ảnh 2.
Các bị cáo lắng nghe tòa tuyên án - Ảnh: QUANG ĐỊNH
Xác định tội buôn bán hàng giả là thuốc chữa bệnh
Quá trình thẩm vấn và tranh luận công khai tại tòa đã có đủ cơ sở kết luận VN Pharma được thành lập từ tháng 10-2011 do Nguyễn Minh Hùng làm chủ tịch HĐQT kiêm tổng giám đốc. Từ năm 2012, Nguyễn Minh Hùng nhận thấy thị trường có nhu cầu về thuốc chữa trị ung thư nên đã bàn với Võ Mạnh Cường nhập khẩu loại thuốc thuốc chữa ung thư là H-Capita 500mg về Việt Nam.
Do thiếu một số giấy tờ về tiêu chuẩn thuốc mà phía công ty ở Canada không cung cấp được, ông Hùng đã chỉ đạo nhân viên làm giả các giấy tờ nêu trên. Kết luận giám định của Bộ Y tế thể hiện lô thuốc H-Capita 500mg nói trên chứa 97% hoạt chất capecitabine, là thuốc không rõ nguồn gốc, kém chất lượng, không được sử dụng làm thuốc chữa bệnh cho người.
Tại tòa, hội đồng giám định trả lời giám định thuốc trong 3 thời gian cho các thông số khác nhau là hoàn toàn đúng, vì dược chất giảm dần theo thời gian, tạp chất tăng dần.
HĐXX cho rằng toàn bộ lô thuốc bị giả nguồn gốc xuất xứ, tạp chất định danh không đạt tiêu chuẩn, hồ sơ thuốc bị làm giả…, có đủ căn cứ xác định các bị cáo phạm tội buôn bán hàng giả là thuốc chữa bệnh. Các bị cáo là người hiểu biết, có chức vụ nhưng đã buôn bán hàng giả để trục lợi.
Theo tòa, lô thuốc H-Capita đã được nhập về Việt Nam. VN Pharma đã trúng thầu cung ứng thuốc cho bệnh viện. Tuy nhiên lô thuốc này đã được Cục Quản lý dược kịp thời phát hiện có vấn đề nên chưa bán ra. Việc lô thuốc chưa được ra thị trường là trái ý muốn của các bị cáo.
Buôn thuốc ung thư giả, cựu tổng giám đốc VN Pharma lãnh 17 năm tù - Ảnh 3.
Bị cáo Võ Mạnh Cường tại tòa chiều 1-10 - Ảnh: QUANG ĐỊNH
Bị cáo Võ Mạnh Cường là người cầm đầu
Theo HĐXX, tại tòa bị cáo Võ Mạnh Cường (người môi giới cho VN Pharma mua thuốc) cho rằng bị điều tra viên ép cung, bức cung gây nên những lời khai bất lợi cho bị cáo. Luật sư của bị cáo đã đề nghị triệu tập điều tra viên. Tuy nhiên, HĐXX cho rằng những lời khai trên của bị cáo Võ Mạnh Cường là không có cơ sở.
Bị cáo Võ Mạnh Cường cũng cho rằng bị đối tượng Raymundo (chưa rõ lai lịch) lừa, cung cấp thuốc không đúng nguồn gốc. HĐXX cho rằng không có căn cứ chấp thuận lời khai này. Theo tòa, bị cáo Cường hoàn toàn chủ động trong vụ án, đã cùng bị cáo Hùng bàn bạc cách nhập và nâng khống giá lô thuốc vào Việt Nam.
Do đó, bị cáo Cường được xác định là người có vai trò cầm đầu. Các bị cáo khác nguyên là nhân viên VN Pharma có vai trò giúp sức tích cực.
Bị cáo Phạm Văn Thông là dược sĩ, khi được VN Pharma nhờ viết tiêu chuẩn không có thực đã thực hiện để trục lợi.
Bị cáo Phạm Anh Kiệt đóng con dấu công ty Austin lên các tờ giấy A4 sau đó được sử dụng được vào hợp đồng mua bán thuốc. Mặc dù không biết việc mua bán thuốc của VN Pharma nhưng bị cáo đã giao con dấu cho bị cáo Hùng, là giúp sức cho việc mua lô thuốc H-Capita.
Sau đó bị cáo Kiệt được bị cáo Hùng nhờ trả tiền mượn pháp nhân công ty Austin, chứng tỏ bị cáo Kiệt giúp sức cho việc buôn bán thuốc giả.
HĐXX nhận định hành vi của các bị cáo là nguy hiểm cho xã hội, gây ảnh hưởng đến niềm tin của người dân vào sự quản lý Nhà nước trong lĩnh vực y tế.
Buôn thuốc ung thư giả, cựu tổng giám đốc VN Pharma lãnh 17 năm tù - Ảnh 4.
Cựu tổng giám đốc VN Pharma Nguyễn Minh Hùng nghe tòa tuyên án - Ảnh: QUANG ĐỊNH
Tòa tuyên mức án cụ thể đối với 12 bị cáo như sau:
Võ Mạnh Cường (cựu giám đốc Công ty H&C): 20 năm tù
Nguyễn Minh Hùng (cựu tổng giám đốc VN Pharma): 17 năm tù
Nguyễn Trí Nhật (cựu phó tổng giám đốc VN Pharma): 12 năm tù
Ngô Anh Quốc (cựu phó tổng giám đốc VN Pharma): 11 năm tù (cộng bản án 5 năm tù của TAND cấp cao tại Hà Nội về tội đưa hối lộ, hình phạt tổng hợp với bị cáo Quốc là 16 năm tù)
Phạm Văn Thông (dược sĩ): 5 năm tù
Phan Cẩm Loan (cựu phó trưởng phòng xuất nhập khẩu VN Pharma): 7 năm tù
Bùi Ngọc Duy (cựu trưởng phòng nghiên cứu và phát triển VN Pharma): 6 năm tù
Phạm Anh Kiệt (cựu tổng giám đốc Công ty TNHH một thành viên Dược Sài Gòn): 3 năm tù
Hoàng Trúc Vy (cựu nhân viên phòng nghiên cứu và phát triển VN Pharma): 3 năm tù cho hưởng án treo
Nguyễn Trí Nhật (cựu phó tổng giám đốc VN Pharma): 12 năm tù
Phan Xuân Thiện (nguyên phó tổng giám đốc VN Pharma): 7 năm tù
Lê Vũ Phương (nguyên kế toán trưởng VN Pharma): 5 năm tù
Phạm Quỳnh Trang (nguyên nhân viên công ty H&C): 4 năm tù
Cấm các bị cáo đảm nhiệm chức vụ hoặc làm các nghề liên quan đến y tế trong vòng 5 năm kể từ ngày chấp hành xong hình phạt tù.
Buôn thuốc ung thư giả, cựu tổng giám đốc VN Pharma lãnh 17 năm tù - Ảnh 5.
12 bị cáo trong vụ án VN Pharma lắng nghe tòa tuyên án - Ảnh: QUANG ĐỊNH
Với số tiền hơn 6 tỉ đồng là tiền chênh lệch do nâng khống giá thuốc, được để bên ngoài sổ sách, HĐXX tuyên tịch thu sung công quỹ. Tuy nhiên, số tiền này các bị cáo đã tiêu xài hết, chỉ còn hơn 2 tỉ đồng. Do đó HĐXX tuyên buộc các bị cáo Nguyễn Minh Hùng và Võ Mạnh Cường phải nộp lại hơn 4 tỉ đồng để sung công quỹ Nhà nước.
9300 hộp thuốc H-Capita bị tịch thu tiêu hủy.
HĐXX kiến nghị cơ quan điều tra nhanh chóng điều tra đối tượng Raymundo và một số đối tượng có liên quan đến vụ án để xử lý triệt để. Đối tượng Raymundo, người cung cấp thuốc H-Capita và toàn bộ hồ sơ giả cho các bị cáo, thường xuyên qua lại Việt Nam nhiều lần.
Thông qua các hợp đồng nhập khẩu thuốc của VN Pharma, HĐXX nhận thấy hiện nay có tình trạng nâng khống giá thuốc rồi nhận lại tiền nâng khống chuyển từ nước ngoài về Việt Nam, sau đó sử dụng số tiền này trong cạnh tranh giá thuốc, khiến giá thuốc trong nước bị ảnh hưởng, gây khó khăn người dân.
HĐXX đề nghị Bộ Y tế làm rõ giá cả các loại thuốc nhập khẩu để thuốc đúng giá trị và chất lượng.
Đối với việc cấp giấy phép nhập khẩu thuốc vẫn còn một số lỗ hồng, một số cán bộ nhân viên trong ngành y tế chưa chấp hành nghiêm các quy định của Bộ Y tế, mang tính đối phó, HĐXX kiến nghị Bộ Y tế rà soát để khắc phục để tình trạng này.

Ông Ngô Nhật Phương nói về chuyện ông có "tài liệu mật" của Bộ Y tế - Video: QUANG ĐỊNH
Có hay không việc ông Ngô Nhật Phương (người làm chứng, người liên quan trong vụ án) tiết lộ văn bản mật của Bộ Y tế, vẫn là câu hỏi được nhiều người quan tâm.
Đại diện VKS cho rằng quá trình điều tra vụ án, Bộ Y tế đã gửi cơ quan An ninh điều tra Bộ Công an công văn đóng dấu mật về nguồn gốc, chất lượng lô thuốc H-Capita. Việc quản lý, khai thác, sử dụng nội dung công văn này phải được tuân thủ theo các quy định về bảo vệ bí mật Nhà nước.
Thời điểm tháng 6-2018, khi công văn chưa được giải mật, ông Ngô Nhật Phương đã trực tiếp giao nộp cho cơ quan điều tra một số tài liệu liên quan đến nguồn gốc lô thuốc. Đại diện VKS đã kiến nghị HĐXX yêu cầu cơ quan điều tra xác minh tổ chức, cá nhân vi phạm quy định về bảo vệ bí mật Nhà nước liên quan đến đến các tài liệu mật của Bộ Y tế.
Trong khi đó, chia sẻ bên hành lang phiên tòa chiều nay, ông Ngô Nhật Phương khẳng định không biết gì về các nội dung mật của Bộ Y tế. Các văn bản này của ông là do bạn hàng kinh doanh dược ở Ấn Độ cung cấp.
Về việc này, HĐXX quyết định chuyển các tài liệu trên cho cơ quan an ninh điều tra Bộ Công an giải quyết theo thẩm quyền.
Cựu tổng giám đốc VN Pharma Nguyễn Minh Hùng bị đề nghị 18-19 năm tù Cựu tổng giám đốc VN Pharma Nguyễn Minh Hùng bị đề nghị 18-19 năm tù
TTO - Bị xác định là người chủ mưu, cầm đầu trong vụ án buôn bán thuốc ung thư giả, cựu tổng giám đốc VN Pharma bị đề nghị từ 18-19 năm tù.
TÂM LỤA

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét